You are on page 1of 66

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP

NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU


CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA 2

Giảng viên hướng dẫn: ThS. LÊ THIẾT HÙNG

Sinh viên thực hiện:

LÊ THỊ BÍCH TRÂM 15080041

LỮ THỊ NGỌC TRINH 15061851

VÕ VĂN XIN 15086051

LÊ THIỆN Ý 15048471

Lớp: DHHO11C

Khoá: 2015-2019

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP

NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU


CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA 2

Giảng viên hướng dẫn: ThS. LÊ THIẾT HÙNG

Sinh viên thực hiện:

LÊ THỊ BÍCH TRÂM 15080041

LỮ THỊ NGỌC TRINH 15061851

VÕ VĂN XIN 15086051

LÊ THIỆN Ý 15048471

Lớp: DHHO11C

Khoá: 2015-2019

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2018


NHIỆM VỤ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên:

Lê Thị Bích Trâm 15080041

Lữ Thị Ngọc Trinh 15061851

Võ Văn Xin 15086051

Lê Thiện Ý 15048471

Chuyên ngành: Hóa hữu cơ

Lớp: DHHO11C

I. NHIỆM VỤ THỰC TẬP:


1. Tìm hiểu về Công ty Cổ phần dịch vụ Sonadezi.
2. Tìm hiểu quy trình công nghệ và các thiết bị sử dụng tại Nhà máy xử lý nước
thải KCN Biên Hòa 2.
3. Trao dồi kỹ năng giao tiếp, mối quan hệ đồng nghiệp trong môi trường làm việc
thực tế.
4. Tiếp xúc với điều kiện làm việc thực tế, làm quen với nghề nghiệp và rèn luyện
tác phong công nghiệp.
5. Tìm hiểu các phương pháp kiểm tra, phân tích chất lượng nước thải đầu vào và
nước sau xử lý.
6. So sánh giữa lý thuyết và thức tế để củng cố những kiến thức đã học ở trường.
7. Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.
II. TIẾN ĐỘ THỰC TẬP
- Tuần 1: Thực tập tài nhà máy, tham quan tìm hiểu sơ lược về Nhà máy xử lý
nước thải KCN Biên Hòa 2.
- Tuần 2: Thực tập tại nhà máy, tìm hiểu quy trình công nghệ xử lý nước thải, cách
thức hoạt động của từng giai đoạn, chức năng của từng thiết bị.
- Tuần 3: Thực tập tại nhà máy, tìm hiểu cách vận hành, các sự cố xảy ra và cách
khắc phục.

i
- Tuần 4: Báo cáo và tổng kết toàn bộ quá trình thực tập, hoàn thành báo cáo và
xác nhận của nhà máy, kết thúc thực tập.
III. THỜI GIAN THỰC TẬP:
Thực tập tại nhà máy từ ngày 30/7/2018 đến 25/8/2018
IV. HỌ TÊN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Lê Thiết Hùng

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018

Trưởng bộ môn Giảng viên hướng dẫn

TS. Phạm Thị Hồng Phượng ThS. Lê Thiết Hùng

ii
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy
Lê Thiết Hùng, người đã tận tình hướng dẫn và theo suốt chúng em trong thời gian
thực tập vừa qua.

Cảm ơn Ban Lãnh Đạo Cổ phần Dịch vụ Sonadezi đã cho chúng em có cơ hội
thực tập tại Công ty, tạo điều kiện thuận lợi để chúng em có thể tiếp xúc với quy
trình công nghệ thực tế tại Công ty, những máy móc và trang thiết bị có liên quan
đến kiến thức mà chúng em được học ở trường. Cảm ơn toàn thể công nhân tại nhà
máy xử lý nước thải KCN Biên Hòa 2 đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em
trong thời gian qua.

Chúng em cũng xin gửi lời cám ơn đến các thầy, cô trong Khoa công nghệ
Hóa học đã truyền đạt những kiến thức hữu ích, đồng thời tạo mọi điều kiện giúp
chúng em hoàn thành tốt bài báo cáo tốt nghiệp này.

Chúng em xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè cũng như những người bạn
vẫn luôn bên cạnh nhiệt tình giúp đỡ những lúc khó khăn để chúng em có thể hoàn
thành bài báo cáo này một cách tốt nhất.

Trong quá trình thực hiện bài báo cáo này chắc chắn vẫn còn những sai sót
không tránh khỏi, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn
để bài báo cáo của chúng em trở nên hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cám ơn!

iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.....................................................................................................................................

Phần đánh giá

 Ý thức thực hiện:


 Nội dụng thực hiện:
 Hình thức trình bày:
 Tổng hợp kết quả:

Điểm bằng số:................................Điểm bằng chữ:.................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018

Giảng viên hướng dẫn

(Kí và ghi rõ họ tên)

iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

.....................................................................................................................................

Phần đánh giá

 Ý thức thực hiện:


 Nội dụng thực hiện:
 Hình thức trình bày:
 Tổng hợp kết quả:

Điểm bằng số:................................Điểm bằng chữ:.................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018

Giảng viên hướng dẫn

(Kí và ghi rõ họ tên)

v
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢN BIỂU......................................................................................viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................ix

DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU.................................................................................x

LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP..............................................

1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP....................................................2

1.2. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG...........................................................................4

1.3. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH..........................................................................4

1.4. GIỚI THIỆU VỀ KCN BIÊN HÒA 1 VÀ BIÊN HÒA 2..............................5

1.5. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY XLNT KCN BIÊN HÒA 2............................6

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XLNT TẠI NHÀ MÁY
XLNT KCN BIÊN HÒA 2...........................................................................................

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG...................................................................................8

2.1.1. Nguồn tiếp nhận............................................................................................8

2.1.2. Tính chất, thành phần nước thải....................................................................8

2.1.3. Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý...........................................................10

2.2. CÔNG NGHỆ XLNT CỦA NHÀ MÁY XLNT KCN BIÊN HÒA 2..........12

2.2.1. Thuyết minh công nghệ................................................................................12

vi
2.2.2. Mô tả chi tiết công trình đơn vị....................................................................15

2.2.3. Các sự cố trong nhà máy và cách xử lý.......................................................25

2.2.4. Hóa chất xử lý và bảo trì hệ thống...............................................................33

2.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KÌ THỰC TẬP TẠI NHÀ MÁY.................39

CHƯƠNG 3: PHẦN MỞ RỘNG ĐỀ TẠI THỰC TẬP..........................................

3.1. Các thông số quan trọng trong xử lý nước thải............................................40

3.2. So sánh 2 công nghệ Unitank và C-Tech.....................................................43

3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình vận hành........................................44

3.4. Những số liệu ghi chép hằng ngày...............................................................44

3.5. An toàn trong vận hành hệ thống xử lý nước thải:.......................................45

3.5.1 Các trang thiết bị bảo hộ lao động:.............................................................45

3.5.2 An toàn khi sử dụng hóa chất:.....................................................................45

3.5.3 An toàn trong quá trình vận hành:..............................................................45

3.5.4 An toàn về điện:...........................................................................................46

3.5.5 An toàn về phòng cháy chữa cháy:..............................................................46

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................

1.1 KẾT LUẬN:....................................................................................................47

1.2 KIẾN NGHỊ....................................................................................................47

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................48

vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Chương 2

Bảng 2.1: Chỉ tiêu nước thải đầu vào........................................................................8

Bảng 2.2: Chỉ tiêu nước thải đầu ra.........................................................................10

Bảng 2.3: Một số sự cố và cách khắc phục..............................................................26

Bảng 2.4: Bảng bảo trì hệ thống..............................................................................33

Chương 3

Bảng 3.1: Các khoảng giá trị BOD..........................................................................41

Bảng 3.2: So sánh công nghệ Unitank và công nghệ C-Tech..................................43

viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Chương 1

Hình 1.1: Logo Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi..................................................2

Hình 1.2: Trụ sở chính Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi......................................2

Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi....................................3

Hình 1.4: KCN Biên Hòa 2.......................................................................................6

Hình 1.5: Nhà máy XLNT KCN Biên Hòa 2.............................................................7

Chương 2

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải tại nhà máy............................................13

Hình 2.2: Hố gom B01............................................................................................15

Hình 2.3: Hố gom B01............................................................................................15

Hình 2.4: Sàng quay lọc rác tinh.............................................................................16

Hình 2.5: Quá trình sục khí bề mặt hệ thốngUnitank...............................................20

Hình 2. 6: Quá trình lắng hệ thống Unitank.............................................................21

Hình 2.7: Bể C-Tech................................................................................................23

Hình 2.8: Khu vực ép bùn.......................................................................................24

Hình 2.9: Bể nước sạch B09....................................................................................25

ix
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU

Các bể

Ký hiệu Tên bể

B01 Hố gom

B02 Bể điều hòa

B03 Bể báo động

B04 Bể keo tụ/lắng

B05 Bể sục khí/lắng

B06 Bể sục khí

B07 Bể sục khí/lắng

C-TECH 1 Bể C-Tech 1

C-TECH 2 Bể C-Tech 2

B08 Bể nén bùn

B09 Bể nước sạch

K10 Kênh Venturi

T0401 Bồn xút

T0402 Bồn FeCl3

x
Các van tự động

Kí hiệu Vị trí

V01S0205 Van sàng quay đến bể điều hòa

V01S0206 Van sàng quay đến bể báo động

V02L0101 Van bể điều hòa tới bể sục khí

V03L0202 Van bể báo động đến bể keo tụ

V03L0303 Van bể báo động đến bể điều hòa

V04L0101 Van bể lắng đến bể điều hòa

V02L0104 Van bể điều hòa đến bể B05

V02L0202 Van bể điều hòa đến bể B07

V02L0303 Van bể điều hòa đến bể B06

V05L0101 Van bể B05 đến hố nước sạch

V05L0202 Van bể B05 đến hố bơm (xả rửa nước)

V07L0101 Van bể B07 tới hố nước sạch

V07L0202 Van bể B07 đến hố bơm (xả rửa nước)

V04L0915 Van pha hóa chất PE M0401 đến B04

V08L0705 Van pha hóa chất PE M0801 đến B04

xi
Thiết bị

Ký hiệu Vị trí Tên thiết bị

P0101/P0102 B01 Bơm

S0102 B02/B03 Sàng quay

I0201/I0202 B02 Máy khuấy chìm

P0201 B02 Bơm

P0301/P0302 B03 Bơm

A0401 B04 Khuấy

P0401/P0402 B04 Bơm sinh khối dư

R0401/02 B04 Cơ cấu cào

A0501 B05 Khuấy chìm

A0601 B06 Khuấy chìm

A0701 B07 Khuấy chìm

I0501 B05 Sục khí bề mặt

I0601 B06 Sục khí bề mặt

I0701 B07 Sục khí bề mặt

P0501 B05 Bơm sinh khối dư

P0701 B07 Bơm sinh khối dư

P0901 B09 Bơm nước ra

xii
Ký hiệu Vị trí Tên thiết bị

R0801 B08 Cơ cấu cào

P0403 TB Bơm FeCl3

P0404 TB Bơm xút ăn da

P0405 TB Bơm Polymer từ M0401 và M0801

P0802 TB Bơm Polymer từ M0801

P0801 TB Bơm bùn cho máy ly tâm

S0801 TB Máy ly tâm

M0401 TB Cụm pha chế chất Anionic PE

M0801 TB Cụm pha chế chất Cationic PE

M0101 B03 Bioscan - Biomaster

xiii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

KCN Khu công nghiệp SVI Sludge Volume Index

CN Công nghiệp TVS Total Volatile Solid

PTTN Phân tích thí nghiệm SS Suspended Solid

TB Thiết bị TDS Total Dissolved Solid

VSV Vi sinh vật DO Dissolved Oxygen

BĐH Bể điều hòa NM Nhà máy

HT Hệ thống XLNT Xử lý nước thải

TVMT Tư vấn môi trường KS Khảo sát

BOD Biological Oxygen Demand HT Hệ thống

COD Chemical Oxygen Demand MCRT mean cell residence

TSS Total Suspended Solid

MLSS Mixed Liquor Volatile Suspended Solid

MLSS Mixed Liquor Suspended Solid

PCL Programmable Logic Controller

xiv
LỜI NÓI ĐẦU
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam
nói riêng, hiện nay, có rất nhiều khu công nghiệp được hình thành với quy mô lớn
để phục vụ cho sự phát triển đó. Và tất nhiên, đi kèm với việc sản xuất là quá trình
đào thải ra môi trường. Các nhà máy sản xuất công nghiệp sử dụng rất nhiều hóa
chất để phục vụ cho việc sản xuất của mình nên nước thải từ nhà máy cũng chứa
nhiều hóa chất dư thừa, trong đó có cả những hóa chất độc hại cho con người và
sinh vật. Các doanh nghiệp càng phát triển thì càng đẩy mạnh sản xuất, từ đó lượng
nước thải cũng tăng lên. Nếu tất cả nước thải được thải trực tiếp ra môi trường thì
mỗi ngày mặt đất sẽ thẩm thấu bao nhiêu hóa chất, các sinh vật nhiễm độc, hệ sinh
thái lụi tàn, rồi chất độc theo nước đi vào cuộc sống, sinh hoạt chính chúng ta, hậu
quả của chúng rất kinh khủng mà ta không thể lường trước được.

Chính vì vậy nước thải công nghiệp cần phải được xử lý kỹ càng và nhà máy
xử lý nước thải KCN Biên Hòa 2 ra đời đóng một vai trò quan trọng cải thiện chất
lượng nước thải đầu ra, nhằm đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của
khu công nghiệp nói riêng, của ngành công nghiệp Việt Nam nói chung.

Chỉ vỏn vẹn 1 tháng thực tập, tìm hiểu về Công ty nên chắc chắn rằng bài báo
cáo không thể tránh được những sai sót. Chúng em rất mong nhận được những góp
ý chân thành từ phía công ty, phía thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Hình 1.1: Logo Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi

Hình 1.2: Trụ sở chính Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi

Sonadezi là nhà đầu tư chính của nhiều khu công nghiệp thuộc về vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam như Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Long Thành, Xuân Lộc, Gò
Dầu,... Công ty ra đời vào ngày 15/12/1990 với tên gọi ban đầu là Công ty Phát
triển Khu công nghiệp Biên Hòa. Với số vốn vài trăm triệu đồng, thời điểm đó
Sonadezi chỉ kinh doanh trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp
tại tỉnh Đồng Nai. Vốn điều lệ của Sonadezi tăng dần lên 1 tỉ đồng vào năm 1993,
800 tỉ đồng vốn nhà nước khi thay đổi mô hình hoạt động thành Công ty mẹ - Công
ty con (tổ hợp Sonadezi) vào năm 2005. Sau lần chuyển đổi tên và mô hình hoạt
động vào năm 2010, từ tháng 2/2016, Tổng công ty Cổ phần Phát triển Khu công

2
nghiệp Sonadezi chính thức trở thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 3.765 tỷ đồng
và hơn 5 nghìn nhân viên, hoạt động kinh doanh rộng rãi nhiều lĩnh vực hơn và địa
bàn kinh doanh cũng mở rộng.

Công ty Cổ phần dịch vụ Sonadezi được thành lập (theo Quyết định số 2335/
QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng
Nai và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3600890938 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Tỉnh Đồng Nai cấp lần đầu ngày 15 tháng 05 năm 2007.

Công ty cổ phần dịch vụ Sonadezi hoạt động với sơ đồ tổ chức như sau:

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi

3
1.2. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

Xác định rõ mục tiêu hoạt động từ khi mới thành lập là: “Kinh doanh các
dịch vụ nhằm góp phần vào sự phát triển của Tổ hợp Sonadezi nói riêng và kinh tế-
xã hội của tỉnh Đồng Nai nói chung; đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông;
đảm bảo việc làm và phúc lợi cho người lao động; góp phần tăng thu ngân sách và
bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp tập trung và khu dân cư”, SDV đã và
đang tạo nên thương hiệu riêng trong lĩnh vực xử lý môi trường nói riêng và dịch vụ
KCN thông qua việc tập trung vào các lĩnh vực hoạt động chính như sau:

- Dịch vụ bảo vệ môi trường:


o Quản lý vận hành hệ thống xử lý nước thải
o Thu gom, vận chuyển và xử lý các loại nước thải, chất thải nguy hại, chất thải
đô thị và công nghiệp
o Dịch vụ tư vấn về kỹ thuật môi trường và tài nguyên
o Dịch vụ Phân tích thí nghiệm (Phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn VIMCERTS
031).
- Dịch vụ Khu công nghiệp:
o Dịch vụ bảo vệ
o Dịch vụ duy tu cây xanh; tư vấn mua bán, cho thuê và chăm sóc cây xanh,
thảm cỏ.
o Dịch vụ vệ sinh công nghiệp
- Các dịch vụ khác phục vụ trong khu công nghiệp:
o Kinh doanh nhà hàng và tổ chức sự kiện

1.3. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH

Công ty cổ phần dịch vụ Sonadezi hoạt động với tầm nhìn và sứ mệnh như
sau:

- Tầm nhìn: Trở thành công ty cung cấp dịch vụ cho khu công nghiệp, khi đô
thị công nghiệp uy tín và chất lượng hàng đầu trong khu vực.

4
- Sứ mệnh: Kinh doanh các dịch vụ nhằm phát triển thành một Công ty chuyên
nghiệp trong cung cấp dịch vụ cho khu công nghiệp, khu đô thị công nghiệp, góp
phần vào sự phát triển của kinh tế – xã hội của tỉnh Đồng Nai nói chung; đảm bảo
lợi ích hợp pháp của các cổ đông, đảm bảo việc làm và phúc lợi cho người lao động;
góp phần tăng ngân sách và bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp tập trung và
khu dân cư.[6]

1.4. GIỚI THIỆU VỀ KCN BIÊN HÒA 1 VÀ BIÊN HÒA 2

- Khu công nghiệp Biên Hòa 1: Khu công nghiệp Biên Hoà 1 được thành lập
từ năm 1963 là khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam với tên gọi vào thời điểm đó
là khu kỹ nghệ Biên Hòa do Công ty Quốc gia khuếch trương các khu kỹ nghệ quản
lý.
o Vị trí địa lý: Thuộc địa bàn Tỉnh Đồng Nai, Một mặt giáp Quốc lộ 1, tuyến
giao thông huyết mạch Bắc – Nam và điểm giao lộ giữa Đồng Nai – Tp.Hồ
Chí Minh – Vũng Tàu.
o Hiện nay, toàn bộ diện tích 335ha của KCN Biên Hòa I đều đã được thuê.
Các doanh nghiệp có nhà xưởng, văn phòng tại KCN Biên Hòa I chủ yếu
kinh doanh các lĩnh vực như: vật liệu xây dựng, điện-điện tử, kim khí; dệt,
thủy tinh, ván ép, hàng thực phẩm, hóa phẩm v.v…
o Trong 61 công ty thuê đất ở KCN Biên Hòa 1, có 5 công ty Nhật Bản.
Trong số này có 3 tên tuổi nổi tiếng là Ajinomoto, CFT Việt Nam (Công ty
Dây Đồng Việt Nam), Iwaki Pumps Vietnam chuyên về các hệ thống bơm
chất hóa học, hệ thống xử lý nước thải,...

Tuy nhiên hiện tại, do các doanh nghiệp xả thải ra sông Đồng Nai khiến nguồn
nước bị ô nhiễm trong khi hơn 1 triệu người dân thành phố Biên Hòa và hàng triệu
dân các tỉnh Đông nam bộ phụ thuộc vào nguồn nước sông Đồng Nai nên khu công
nghiệp đang có kế hoạch di dời và dự kiến sẽ hoàn thành trước 31/12/2022.[7]

- Khu công nghiệp Biên Hòa 2: là một trong những khu công nghiệp hình
thành sớm nhất trong thời kỳ mở cửa thu hút đầu tư của tỉnh Đồng Nai. Có vị trí địa
lý chiến lược, cận kề cửa ngõ đầu mối giao thông khu vực tứ giác kinh tế (Đồng Nai

5
– Bình Dương – Vũng Tàu – TP.HCM) và đáp ứng đầy đủ về các dịch vụ tiện ích
ngay trong KCN. Khu công nghiệp được đầu tư trang bị hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh

Hình 1.4: KCN Biên Hòa 2


và đồng bộ, có nhà máy xử lý nước thải công suất 8.000 m3/ngày đêm với công
nghệ xử lý tiên tiến từ Châu Âu, KCN này là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu
tư.
o Địa điểm: Phường Long Bình Tân, TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
o Tổng diện tích quy hoạch của KCN Biên Hòa 2 là 365ha
o Thời gian thành lập: năm 1995
o Hiện KCN Biên Hoà 2 đã khai thác và lấp đầy 100% diện tích với hơn 130
dự án, thu hút các nhà đầu tư nổi tiếng như Nestle, Hisamitsu, Mabuchi,
Aqua, Cargill, Meggit…với tổng vốn FDI 2.252 triệu USD. [8]

1.5. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY XLNT KCN BIÊN HÒA 2

Nhà máy xử lý nước thải KCN Biên Hòa 2 thuộc sự quản lý của Công ty Cổ
phần Dịch vụ Sonadezi với tổng công suất thiết kế là 8.000m3/ngày đêm, trong đó:

- Hệ thống Unitank của Bỉ với công suất 4000m3/ngày đêm được đầu tư và đi
vào hoạt động vào năm 1999.

6
- Hệ thống C-Tech của Áo với công suất 4000m3/ngày đêm được đầu tư và đi
vào hoạt động vào năm 2011

Hình 1.5: Nhà máy XLNT KCN Biên Hòa 2

Công nghệ xử lý nước thải KCN Biên Hòa 2 áp dụng là công nghệ bùn hoạt
tính. Đây là một trong những hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ hiện đại
của tỉnh Đồng Nai nhằm mục đích thu gom, xử lý nước thải phát sinh từ các doanh
nghiệp trong KCN Biên Hòa 2 và một phần nước thải từ KCN Biên Hòa 1 dẫn về.
Sonadezi tự hào là doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong việc cam kết phát triển
bền vững và bảo vệ môi trường.

Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột A.[Bảng 2.2]

7
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XLNT
TẠI NHÀ MÁY XLNT KCN BIÊN HÒA 2
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG

2.1.1. Nguồn tiếp nhận

Nhà máy xử lý nước thải khu Công nghiệp Biên Hòa 2 tiếp nhận xử lý nước
thải từ khu Công nghiệp Biên Hòa 1 và khu Công nghiệp Biên Hòa 2. Tại các nhà
máy, nước thải thải ra được xử lý cục bộ để đạt chuẩn nước thải đầu vào mà nhà
máy xử lý nước thải yêu cầu.

2.1.2. Tính chất, thành phần nước thải

Nước thải đầu vào của nhà máy có thành phần giới hạn tiếp nhận như sau:

Bảng 2.1: Chỉ tiêu nước thải đầu vào

STT Thông số Đơn vị Giới hạn tiếp nhận

1 Nhiệt độ 0
C 45

2 pH -
5-10

3 Độ màu (ở pH=7) Co-Pt 50

4 BOD5 (200C) mg/l 500

5 COD mg/l 800

6 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 300

7 Asen mg/l 0.2

8 Thủy ngân (Hg) mg/l 0.1

9 Chì (Pb) mg/l 0.099

10 Cadimi (Cd) mg/l 0.0495

11 Crom VI (Cr6+) mg/l 0.25

STT Thông số Đơn vị Giới hạn tiếp nhận

8
12 Crom III (Cr3+) mg/l 1.0

13 Đồng (Cu) mg/l 1.98

14 Kẽm (Zn) mg/l 2.97

15 Niken (Ni) mg/l 0.198

16 Mangan (Mn) mg/l 1.0

17 Sắt (Fe) mg/l 4.0

18 Tổng Xianua (CN) mg/l 0.0693

19 Tổng Phenol mg/l 0.099

20 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 20

21 Clo dư mg/l 5.0

22 PCBs mg/l 0.00297


Hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu
23 mg/l 0.297

Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu
24 mg/l 0.0495

25 Sunfua (S) mg/l 0.5

26 Florua (F) mg/l 4.95

27 Clorua (Cl) mg/l 800

28 Amoni (Tính theo Nitơ) mg/l 20

29 Tổng photpho (tính theo P) mg/l 12

30 Coliform MPN/100ml Không giới hạn

31 Tổng Nitơ mg/l 40

32 Tổng hoạt độ phóng xạ ⍺ Bq/l 0,1

33 Tổng hoạt độ phóng xạ 𝛽 Bq/l 1.0

9
2.1.3. Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý

Nước thải sau khi được xử lý được lưu tại hồ hoàn thiện và xử lý Javen sau đó
chảy ra suối Bà Lúa. Chất lượng nước thải đầu ra đạt chất lượng loại A của quy
chuẩn QCVN40-2011/BTNMT.

Bảng 2.2: Chỉ tiêu nước thải đầu ra

STT Thông số Đơn vị Giới hạn tiếp nhận

1 Nhiệt độ 0
C 40

2 pH - 6-9

3 Độ màu (ở pH=7) Co-Pt 50

4 BOD5 (200C) mg/l 30

5 COD mg/l 75

6 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 50

7 Asen mg/l 0.05

8 Thủy ngân (Hg) mg/l 0.005

9 Chì (Pb) mg/l 0.099

10 Cadimi (Cd) mg/l 0.0495

11 Crom VI (Cr6+) mg/l 0.05

12 Crom III (Cr3+) mg/l 0.2

13 Đồng (Cu) mg/l 1.98

14 Kẽm (Zn) mg/l 2.97

15 Niken (Ni) mg/l 0.198

16 Mangan (Mn) mg/l 0.5

STT Thông số Đơn vị Giới hạn tiếp nhận

10
17 Sắt (Fe) mg/l 1.0

18 Xianua (CN) mg/l 0.0693

19 Phenol mg/l 0.099

20 Dầu mỡ khoáng mg/l 5.0

21 Clo dư mg/l 1.0

22 PCBs mg/l 0.00297

Hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu


23 mg/l 0.297

Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu


24 mg/l 0.0495

25 Sunfua (S) mg/l 0.2

26 Florua (F) mg/l 4.95

27 Clorua (Cl) mg/l 500

28 Tổng Photpho (tính theo P) mg/l 4

29 Tổng Nitơ mg/l 20

30 Amoni (tính theo Nitơ) mg/l 5

31 Coliform MPN/100ml 3000

32 Tổng hoạt độ phóng xạ ⍺ Bq/l 0.1

33 Tổng hoạt độ phóng xạ 𝛽 Bq/l 1.0

2.2. CÔNG NGHỆ XLNT CỦA NHÀ MÁY XLNT KCN BIÊN HÒA 2

2.2.1. Thuyết minh công nghệ

Quy trình xử lý nước thải của nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Biên
Hòa 2 sử dụng công nghệ bùn hoạt tính với công suất 8000m 3/ngày đêm. Trong đó
sử dụng 2 hệ thống:

11
- Hệ thống Unitank của Bỉ với công suất 4000m3/ngày đêm, được áp dụng vận
hành vào năm 1999.
- Hệ thống C-Tech của Áo với công suất 4000m 3/ngày đêm, được áp dụng vận
hành vào năm 2011.

12
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải tại nhà máy

13
a. Công đoạn tiền xử lý :

Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp Biên Hòa 1 và Biên Hòa 2 sẽ
được thu gom về hố gom B01. Tại đây có bố trí song chắn rác thô S0101, giữ lại rác
có kích thước lớn hơn 10mm. Đầu vào hố thu có lắp đặt máy đo pH online hoạt
động liên tục để kiểm soát pH của nước thải. Từ đây, nước thải được 2 bơm chìm
hoạt động theo nguyên tắc phao luân phiên bơm nước lên sàng lọc rác tinh S0102
(700m3/h). Ở sàng quay lọc rác tinh, rác có kích thước lớn hơn 5mm bị giữ lại và tự
động rơi xuống thùng chứa rác. Từ sàng quay, tùy thuộc vào đặc tính nước thải tại
B01:

- Nước thải có đặc tính tốt (pH dao động trong khoảng từ 6.8 đến 7.4 và
không có độc tính) sẽ được đưa vào bể điều hòa B02 thông qua van
V01S0205-van sàng quay tới bể điều hòa. Tại đây nước thải được sục khí
bằng máy sục khí I0201 và I0202 để tránh quá trình yếm khí xảy ra và đảo
trộn đều.
- Nước thải có đặc tính xấu (pH<6 hay pH>9; nước thải về có màu sắc khác
thường: đen, trắng đục, xanh) sẽ được chảy về bể báo động B03 để được xử
lý hóa lý.

b. Công đoạn xử lý hóa lý:

Nước thải sau khi phát hiện có độc tố đối với vi sinh vật được đưa đến bể
báo động B03, tại đây nước thải được 2 bơm chìm (công suất 128m3/h/bơm) bơm
đến công đoạn xử lý hóa lý. Công đoạn xử lý hóa lý gồm bể keo tụ A04 và bể lắng
sơ cấp B04. Tại bể keo tụ các hóa chất được sử dụng là FeCl3, NaOH, và chất trợ
keo tụ Polymer Anion nhằm mục đích trung hòa pH, keo tụ các kim loại nặng.

Nước thải sau quá trình keo tụ sẽ chảy tràn qua bể lắng sơ cấp, tại đây dầu
mỡ được tách bởi hệ thống gạt dầu, phần cặn lắng được hệ thống gạt bùn gom về hố
thu bùn và bơm về bể nén bùn B08. Nước sau khi lắng sẽ chảy tràn qua máng về bể
điều hòa B02 để đến công đoạn xử lý sinh học.

c. Công đoạn xử lý sinh học:

14
Nước thải tập trung lại bể B02 sau đó được bơm vào 2 hệ thống xử lý sinh
học hoạt động song song:

- Hệ thống Unitank: Nước được cấp vào hệ thống bể xử lý sinh học B05-B06-
B07 và đi vào quá trình xử lý sinh học sử dụng phương pháp hiếu khí kết hợp lắng-
hệ thống unitank một bậc hiếu khí. Nước thải sau khi được xử lý sinh học sẽ được
chảy tràn qua máng răng cưa xuống bể chứa nước sạch B09 và chảy ra Hồ hoàn
thiện.
- Hệ thống C-Tech: Nước được cấp vào bể C-Tech 1, C-Tech 2 và đi vào quá
trình xử lý sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục, sử dụng sinh vật hiếu
khí. Nước sau khi xử lý được chuyển đến hồ hoàn thiện.

Trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận là suối Bà Lúa và đổ ra sông Đồng Nai,
nước thải được châm javen để khử trùng.

2.2.2. Mô tả chi tiết công trình đơn vị

a. Hố gom B01:

Hình 2.3: Hố gom B01

Hình 2.2:15
Hố gom B01
16
 Các thông số:
o D x R x C: 7m x 7.3m x 7.9m
o Thể tích bể: 403.69m3
 Vai trò:
o Tiếp nhận nước thải để cung cấp cho quá trình xử lý
o Tiếp nhận nước thải đầu ra từ quá trình ly tâm bùn, nước rửa máng tràn của
bể sinh học B05 và B07.
 Nguyên tắc hoạt động:
o Một song chắn rác thô S0101 được đặt nghiêng một góc 700. Song chắn rác
là thiết bị lọc thô giữ lại các loại rác có kích thước lớn hơn 10mm để bảo vệ
các thiết bị ở giai đoạn tiếp theo.
o Một máy đo pH online giám sát chất lượng nước thải đưa về, quyết định
nước thải được đưa lên bể điều hòa B02 hay bể báo động B03.
o Hai bơm P0101 và P0102 có công suất 372m3/h hoạt động theo chế độ tự
động bằng phao để chuyển nước thải lên sàng quay lọc rác tinh.
o Bơm B1.3 bơm nước lên hồ dự trữ trong trường hợp nước chảy về quá lượng
có thể xử lý.

b. Sàng lọc thùng rác quay:

Hình 2.2: Sàng quay lọc rác tinh

 Cấu tạo: Hệ thống gồm 1 thùng quay với các lỗ lọc có kích thước 1mm được
điều khiển bằng mô tơ quay. Một ngăn chứa nước và 2 ống xả tràn.

17
 Vai trò: Lọc rác có kích thước lớn hơn 1mm trong nước thải trước khi đưa vào
hệ thống xử lý chính.
 Nguyên tắc hoạt động:
Khi bơm P0101 hoặc P0102 hoạt động thì nước thải được bơm từ B01 vào
ngăn chứa nước tiếp xúc với trống quay. Công tắc tự động mở, sàng quay sẽ
quay và nước lọt vào bên trong thông qua các lỗ lọc, rác có kích thước lớn hơn
5mm sẽ bị chặn lại bên ngoài. Nước từ trống quay sẽ rơi xuống ngăn chứa bên
dưới. Từ đây nước thải sẽ được phân phối vào 2 bể B02 và B03 theo 2 van điều
khiển V01S0205 - van sàng quay tới bể điều hòa; V01S0206 - van sàng quay
tới bể báo động.

c. Bể điều hòa B02:

 Các thông số:


o D x R x C: 20.4m x 16.5m x 5.7m
o Thể tích bể: 2356.2m3
 Vai trò: Điều hòa lưu lượng và chất lượng nước thải (pH, COD, BOD, chất
dinh dưỡng), pha loãng các độc tố và các chất ức chế đối với hoạt động của vi
sinh vật.
 Nguyên tắc hoạt động:
o Trong bể được lắp đặt 2 máy sục khí sử dụng không khí tự nhiên I0201,
I0202 có tác dụng đảo trộn nước thải tránh quá trình yếm khí xảy ra.
o Công tắc phao LICA có tác dụng đo mực nước thấp nhất trong bể điều hòa.
Khi mực nước này xuống dưới 70cm sẽ ngừng bơm để bảo vệ thiết bị.
o Thiết bị bơm liên tục đưa nước thải đến bể Unitank và C-Tech và được kiểm
soát bằng đồng hồ đo lưu lượng đo lưu lượng nước cấp vào bể sinh học.
Công suất tối đa của bơm là 250 m3/h. Thực tế vận hành ở mức 200m3/h đây
là mức công suất tối ưu để quá trình xử lý ở bể sinh học đạt hiệu quả tối ưu.
o Bể điều hòa là công trình trung gian có vai trò quan trọng trong quá trình xử
lý. Cần theo dõi các thông số pH, chế độ sục khí để đảm bảo nguồn nước đưa
vào bể sinh học là nguồn nước ổn định cả về số lượng và chất lượng.

18
d. Bể báo động B03:

 Các thông số:


o D x R x C: 20.4m x 16.5m x 5.7m
o Thể tích bể: 1,918.62m3
 Vai trò: Nước thải chứa độc tính được bơm vào bể B03. Tại đây nước thải
được bơm liên tục lên bể B04 để xử lý hóa lý.
 Nguyên tắc hoạt động:
o Hai bơm chìm P0301 và P0302
o Khi nước về có độc tính sẽ theo van V01S0206 chảy vào B03. Hai bơm chìm
trong bể B03 cũng hoạt động theo nguyên tắc mức van.

e. Bể xử lý hóa lý B04: gồm bể keo tụ tạo bông A04 và bể lắng B04.

 Các thông số:


o D x R x C: 3.45m x 3.45m x 3.5m
o Thể tích bể: 41.66m3
o Mực nước trong bể: 3m
 Vai trò:
o Xử lý các chất độc trước khi nước thải được đưa trở lại bể B02.
 Nguyên tắc hoạt động:
o Trong bể keo tụ tạo bông được trang bị máy khuấy nhanh A0401 và thiết bị
đo pH ICA04B0401 đo giá trị pH liên tục, các bơm định lượng xút NaOH
(T0401-P0404) và phèn sắt FeCl3 (T0402-P0403).
 Nước thải được trộn với hóa chất: NaOH, FeCl3, Polymer anion để điều
chỉnh pH và tạo kết tủa. Liều lượng hóa chất đưa vào được định lượng
bằng bơm P0403, P0404 và P0405.
 Khi cho FeCl3 vào nước thải, trong bể sẽ diễn ra quá trình phân ly thành
các ion hòa tan theo phương trình:
FeCl3 → Fe3+ + 3Cl-
 Ion kim loại tự do kết hợp với các phân tử nước bằng phản ứng thủy phân:

19
Fe3+ + H2O → Fe(OH)3⭣ + 3H+
o Phân tử Fe(OH)3 có chứa các ion mang điện tích dương có khả năng kết hợp
với các anion trong nước thải tạo thành các bông cặn, đồng thời nhờ sự hỗ
trợ của chất trợ keo tụ là Polime Anion, các bông cặn sẽ trở nên to hơn và
quá trình lắng nhờ trọng lực sẽ diễn ra nhanh hơn làm cho các hạt keo, cặn
bẩn, các hợp chất hữu cơ, chất gây mùi… sẽ theo các bông cặn lắng xuống
dưới, nước thải được làm sạch.
o Trong bể lắng được trang bị một cơ cấu gạt R0401/R0402, cơ chế cào này có
một cần gạt có tác dụng gạt cặn trên bề mặt và bùn dưới đáy bể. Bể lắng có
hai bơm P0401 và P0402 bơm bùn đến bể nén bùn B08.

f. Hệ thống xử lý sinh học hiếu khí:

Quá trình xử lý sinh học hiếu khí tại nhà máy xử lý nước thải KCN Biên Hòa
2 gồm 2 hệ thống hoạt động song song:

- Hệ thống Unitank: B05, B06, B07: là cụm bể được chia thành 3 ngăn. Mỗi
khoang đều được trang bị thiết bị sục khí bề măt (A0501, A0601, A0701) nhằm
cung cấp oxy hòa tan cho vi sinh vật hiếu khí sử dụng để phân hủy chất hữu cơ
trong nước, máy khuấy đáy có tác dụng đảo trộn bùn và nước thải tránh quá trình
yếm khí xảy ra.
 Các thông số:
o D x R x C:20.5m x 20.5m x 5.25m
o Thể tích nước trong bể: 1.890m3
o Mực nước trong bể: 4.5m
 Vai trò:
o Xử lý sinh học là giai đoạn xử lý chính của toàn bộ hệ thống xử lý nước
thải trong nhà máy.
 Nguyên lý hoạt động:
o Hệ thống bể xử lý sinh học hoạt động theo chu kỳ gồm 2 pha chính từ
3h đến 6h (thời gian này có thể thay đổi) và hai pha phụ (1h).

20
o Pha chính thứ nhất:
 Nước thải vào bể sinh học thông qua bơm P0201 từ bể điều hòa. Bơm
P0201 có 3 van. Khi diễn ra pha chính thứ nhất, van V02L0104 - van dẫn
nước từ bể điều hòa sang bể B05 mở. Van V02L0202 và van V02L0303-
van dẫn nước thải từ bể điều hòa tới bể B06 và B07 đóng. Máy sục khí
I0501 và I0601 và máy khuấy trộn A0501, A0601 trong bể B05 và bể B06
mở. Nước thải được khuấy liên tục, máy sục khí bề mặt hoạt động 15 phút
và tắt 10 phút (thời gian hoạt động có thể thay đổi do nhân viên vận hành
kiểm soát chỉ tiêu DO). Máy khuấy đáy hoạt động suốt pha chính 1.
 Nước thải được đưa về B05 được sục khí đồng thời hòa trộn với bùn
hoạt tính. Các chất thải hữu cơ tiếp xúc ngoài với bùn hoạt tính bằng cách
hấp phụ hay keo tụ sinh học. Quá trình này gọi là quá trình tích lũy. Ngay
khi đó hỗn hợp bùn nước theo lỗ thông qua B06. Tại đây hỗn hợp bùn-
nước tiếp tục được đảo trộn và bắt đầu xảy ra quá trình đồng hóa và dị

Hình 2.5: Quá trình sục khí bề mặt hệ thốngUnitank
hóa.
 Dị hóa là quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có khối lương phân
tử lớn, có cấu trúc phân tử mạnh thành các hóa chất mạch ngắn có khối
lượng thấp hoặc thành các đơn vị cấu thành có kích thước nhỏ có thể đi
qua được màng vào trong tế bào để chuyển vào quá trình phân hủy nội
bào ( hô hấp hay làm sạch tiếp) là quá trình đồng hóa.

21
 Cuối cùng hỗn hợp bùn-nước được đưa tới khoang B07. Lúc này B07
không sục khí cũng không khuấy trộn tạo điều kiện cho bùn lắng. Bùn
theo trọng lực lắng xuống đáy. Nước thải sau khi xử lý sinh học theo
máng tràn ra bể B09 sau đó chảy ra hồ hoàn thiện.
 Bùn và nước thải thông nhau giữa 3 bể. Để hạn chế quá trình bùn từ
bể B05, B06 thoát sang B07, cứ sau 3h-6h tiến hành đổi chiều cấp nước.
Đó là thời gian bắt đầu pha chính thứ 2.
 Để chuyển tiếp giữa pha chính thứ nhất và pha chính thứ 2 cần thiết
phải qua 1 pha phụ ngắn hơn.
o Pha phụ 1:
Nước thải cấp vào B06 thay cho cấp vào B05, van V02L0202 mở,
nước thải được bơm trực tiếp từ B02 sang B06. Bể B05 và B07 không sục
khí và không đảo trộn. Nước thải đưa vào B06 được sục khí và đảo trộn.
Chức năng của pha này là chuyển đổi khoang sục khí thành khoang lắng.
Với chức năng này pha chính tiếp theo với dòng chảy ngược lại được
chuẩn bị, đảm bảo cho dòng chảy liên tục, tách pha tốt, nước ra sạch.

Hình 2. 6: Quá trình lắng hệ thống Unitank

o Pha chính thứ 2:


Ngược chiều với pha chính 1, nước thải được cấp vào bể B07 trong
khi B05 đang làm nhiệm vụ lắng.
o Pha phụ 2:
 Ngược với pha phụ 1. Bể B07 đang sục khí bây giờ chuyển thành
khoang lắng trong khi B05 vẫn duy trì lắng và B06 đang được sục khí.

22
 Pha này chuẩn bị cho hệ thống bắt đầu pha chính thứ nhất và cũng
chính là bắt đầu một chu kỳ mới.

Hệ thống unitank một bậc hiếu khí là hệ thống xử lý sinh học, xử lý nước thải
chủ yếu dựa vào hoạt động của vi sinh vật. Vì vậy trong quá trình vận hành cần chú
ý đến chế độ dinh dưỡng cho vi sinh vật. Giám sát thông số pH, DO và các điều
kiện sống khác của các vi sinh vật (lượng nước thải, độc tính trong nước…) đảm
bảo vi sinh vật được cung cấp 1 chế độ dinh dưỡng và điều kiện hoạt động tốt nhất
để quá trình xử lý đạt hiệu quả cao nhất.

- Hệ thống sinh học C-Tech: còn gọi là bùn hoạt tính từng mẻ là bể xử lý
nước thải bằng phương pháp sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục,
vừa có khả năng phân hủy sinh học nhờ vi sinh vật hiếu khí, vừa có chức năng
lắng bùn để thu được nước ra ngoài. Có 2 bể C-tech hoạt động độc lập với nhau.
 Các thông số:
o D x R x C: 29.7 x 9.9 x 5m
o Thể tích bể: 1,470.15m3
 Vai trò: Xử lý sinh học trước khi thải ra ngoài.
 Nguyên tắc hoạt động: gồm 5 pha:
o Fill (làm đầy): 1-2 giờ đầu
Dòng nước thải được chuyển từ bể điều hòa B02 đến bể Selector:
Ngắn selector có thiết kế đặc biệt có thể tự động đảo trộn dòng nước,
tránh việc lắng cục bộ, đồng thời duy trì hàm lượng bùn ở mức độ cực
lớn.
Tạo điều kiện hết sức thuận lợi để bẻ gãy các liên kết hữu cơ khó phân
hủy thành các mạch ngắn dễ phân hủy.
Duy trì môi trường thiếu khí (yếm khí), tạo điều kiện cho quá trình
phân hủy Nitơ và Photpho diễn ra mãnh liệt.
o React (phản ứng): 1-2h đầu
Bể phản ứng được trang bị máy sục khí ngầm để tăng lượng oxy trong
nước tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính.

23
o Settle (lắng) (giờ thứ 3):
Quá trình diễn ra trong môi trường tĩnh không có khuấy. Đây là giai
đoạn khử Nitơ diễn ra với hiệu suất cao.
o Draw (Rút nước) (giờ thứ 4):
Nước sau khi qua giai đoạn lắng sẽ được tháo nước nhờ thiết bị
decanter. Decanter hoạt động tự động theo chu kỳ, sử dụng động cơ nâng
hạ, tránh hiện tượng bùn hoạt tính tràn vào.

Hình 2.3: Bể C-Tech


o Idle (Ngưng):
Chờ đợi để nạp thêm mẻ mới, thời gian chờ tùy thuộc vào thời gian
vận hành của bể còn lại.

Trong bể phản ứng của cả 2 công nghệ Unitank và C-tech xảy ra phản ứng
nitrat hóa, nitrit hóa, oxi hóa chất hữu cơ, loại bỏ COD, BOD.

NH4+ + (Nitrosomonas)→ NO2-

NO2- + VSV → NO3-

NH4 + 3/2O2 + (Nitromonas)→ NO2- + H2O +2H+

NO2- + 1/2O2 → NO3-

Đây là giai đoạn hấp thụ photpho và Nitơ và sinh khối.

g. Bể nén sinh khối B08:

24
 Các thông số:
o D x R x C: 8m x 8m x 5.25m
o Thể tích bể: 336m3
 Vai trò: Tách nước khỏi sinh khối dư.
 Nguyên tắc hoạt động:
o Bùn tách ra từ 2 hệ thống Unitank và C-Tech được đưa về bể nén sinh khối
B08. Từ B08 bùn được bơm lên máy ép bùn, khuấy trộn cùng với Polymer
Anion để keo tụ tạo bông, thúc đẩy quá phân tách bùn thải khỏi nước. Hỗn
hợp sau đó được quay ly tâm tách nước và tiếp tục chuyển sang quá trình ép
bùn-tách nước. Bùn sau khi ép được đưa về khu xử lý chất thải Quang Trung.
o Nước tách ra khỏi bùn được chảy tràn qua máng về hố thu B01 thông qua
đường ống.

Hình 2.8: Khu vực ép bùn

h. Bể chứa nước sạch B09 và hồ hoàn thiện:

 Nước sau khi qua xử lý sinh học sẽ chảy tới bể nước sạch B09, lưu lượng được
đo và ghi lại bằng thiết bị FIRA10K1001. Từ đây nước được đưa ra hồ hoàn
thiện. Tại B09 có lắp đặt một bơm P0901 (264m3/h).

25
Hình 2.9: Bể nước sạch B09
 Hồ hoàn thiện có 3 ngăn với 3 chức năng làm sạch nước thải. Ngăn thứ nhất
và thứ hai là giai đoạn xử lý tiếp theo nhờ sinh vật thủy sinh và ánh sáng mặt
trời.
 Một phần vi khuẩn trong nước sẽ bị khử bởi ánh sáng mặt trời. Hệ thống thực
vật thủy sinh: lục bình, bèo tấm, tảo… có khả năng phân hủy các hợp chất của
N, P góp phần làm ổn định chất lượng nước.
 Nước sau khi qua 2 ngăn của hồ hoàn thiện sẽ được châm javen và được xả ra
nguồn tiếp nhận.

2.2.3. Các sự cố trong nhà máy và cách xử lý

a. Hỏng kỹ thuật


 Hỏng hóc về bơm: Nhà máy luôn được trang bị bơm dự phòng nên bất kỳ bơm
nào bị hư đều được thay bơm dự phòng ngay sau đó và mang đi sửa chữa.
 Hỏng máy sục khí:
o Oxi là nguyên tố quan trọng nhất của phản ứng sinh khối. Nếu nguồn cung
cấp oxi bị cắt hay hạn chế, nhu cầu về oxi sẽ cao hơn lượng oxi cấp vào. Bùn
hoạt tính sẽ chuyển sang màu sẫm hơn, có mùi khó chịu, từ đó chất lượng
nước thải đầu ra kém. Chính vì vậy, cần phải giảm lượng nước thải vào phù
hợp với lượng oxi cung cấp hoặc ngưng hẳn để sửa chữa.
o Sau khi vận hành lại máy sục khí, sinh khối phải được sục khí mạnh mà
không nạp nước thải mới rồi mới cung cấp một lưu lượng cấp nước thải vừa

26
phải, tăng lên từ từ. Theo dõi quá trình Nirate hóa chặt chẽ, đến mức đạt yêu
cầu mới có thể tăng thêm lượng cấp nước thải vào.
o Các vấn đề oxi cần phải được giải quyết càng sớm càng tốt để tránh làm gián
đoạn quá trình.
 Hỏng các van tự động:
o Van xả nước đã xử lý: Cố định chu kỳ chính, lấy van sửa càng nhanh càng
tốt, nếu để lâu sinh khối tích lũy nhiều trong khoang lắng (Unitank) sẽ có vấn
đề.
o Van cấp nước thải vào: Nếu 1 trong những van cấp nước thải vào không mở
thì nước thải sẽ được cấp đến B05 qua kênh chảy tràn cấp cứu (Unitank).
o Các van sinh khối dư không đóng, mở: Nếu sinh khối dư không được lấy ra
thì hàm lượng MLSS sẽ tăng lên, điều này có thể chấp nhận được trong vài
ngày. Nếu hàm lượng MLSS cao sẽ làm cho quá trình tách sinh khối – nước
trở nên khó hơn nên cần phải tiến hành sửa chữa trong thời gian sớm nhất.
b. Quá trình xử lý gặp trục trặc

Bảng 2.3: Một số sự cố và cách khắc phục

Biểu hiện Nguyên nhân Kiểm tra Giải pháp

27
Váng bọt
màu nâu đen
bền vững
trong bể C-
Nếu F/M nhỏ
Tech mà Tăng lượng bùn thải để
hơn nhiều so
phun nước tăng F/M. Tăng lên ở tốc
với F/M thông
vào cũng F/M quá thấp độ vừa phải và kiểm tra
thường thì đây
không thể cẩn thận, giảm bùn hồi
chính là nguyên
phá vỡ. (Nếu lưu.
nhân.
không gây ra
sự cố thì
không làm gì
cả)

Biểu hiện Nguyên nhân Kiểm tra Giải pháp

Bùn nổi trên Nếu DO tại đầu cuối bể


mặt nước phản ứng < 1.5mg/l, tăng
trong pha Vi sinh vật lượng khí thổi vào bể
Nếu SVI<100,
lắng dạng sợi phản ứng để DO cuối bể
có thể không
(Filamentous) lớn hơn 2mg/l.
phải do nguyên
chiếm số lượng
nhân này. Giảm F/M
lớn trong bùn
Giảm hoặc dừng việc
thải bùn

Quá trình Kiểm tra nồng Tăng DO


Denitrat hóa độ nitat ở dòng
Tăng F/M (Tăng thời
xảy ra quá vào của hệ
gian xả bùn)
mạnh trong thống, nếu bằng

28
Giảm lưu lượng nước
thải nếu sự tăng DO và
F/M không hiệu quả.

pha lắng, các 0 thì không phải


bóng khí nitơ nguyên nhân
xâm nhập vào bên.
hạt bùn và kéo
bùn nổi lên
trên mặt nước.

Biểu hiện Nguyên nhân Kiểm tra Giải pháp

Có bùn nhỏ Bể phản ứng bị Kiểm tra DO Giảm sự khuấy trộn
trong nước khuấy trộn quá trong bể phản trong bể bằng cách điều
thải sau xử mạnh ứng chỉnh van, máy thổi khí.
lý-SVI thì tốt
Bùn bị oxy hóa Quan sát màu Tăng lượng thải bùn,
nhưng dòng
quá mức bùn nếu bùn trở tăng thời gian bơm xả
ra thì đục
nên có màu nâu bùn để tăng F/M.
tối, đen hơn
bình thường thì
có thể bùn bị
già

29
Tăng DO trong bể
Tình trạng yếm
Kiểm tra DO thông khí đến ít nhất 1
khí trong bể C-
trong bể C-Tech đến 1.5mg/l ở dòng ra bể
Tech
C-Tech.

Phân lập lại vi sinh vật


nếu có thể
Nước thải đầu Kiểm tra lại
vào có chứa những ngày gần
các chất độc đây có thải chất Dừng thải bùn
hại độc không
Hồi lưu lại toàn bộ bùn
trong bể bùn để thiết lập
lại quần thể vi sinh.

Biểu hiện Nguyên nhân Kiểm tra Giải pháp

MLSS quá Giảm bùn thải để tăng


Kiểm tra MLSS
thấp MLSS, giảm F/M

Lớp sóng bọt Nếu mức MLSS


Sự có mặt của
trắng dày là thích hợp,
những chất
trong bể C- nguyên nhân có Giám sát những dòng
hoạt động bề
Tech thể là do sự có thải mà có thể chứa các
măt không
mặt của chất chất hoạt động bề mặt
phân hủy sinh
hoạt động bề
học
mặt

Bùn trong bể Sự thông khí Kiểm tra DO Tăng sự thông khí bằng

30
cách đặt thêm máy thổi
khí khác vào hỗ trợ.

Giảm tải trọng bằng


cách đặt thêm một bể
thông khí khác để hỗ trợ.
không đủ, tạo trong bể phản
phản ứng có Kiểm tra hệ thống ống
vùng chết và ứng và độ mở
xu hướng trở thông khí bị rò rỉ.
bùn nhiễm van máy thối
nên đen
khuẩn thối khí. Rửa sạch những đầu
phân phối khí bị tắc hoặc
lắp thêm những đầu khác
nếu có thể.

Tăng công suất máy


thổi khí.

Biểu hiện Nguyên nhân Kiểm tra Giải pháp

Lưu lượng
nước thải phân Kiểm tra lưu
Điều chỉnh van để điều
phối tới các bể lượng tới mỗi
hòa lưu lượng phân phối.
C-Tech không bể
Nồng độ
đều nhau
MLSS ở 2 bể
C-Tech khác Sự phân phối
nhau Kiểm tra cài đặt
lưu lượng bùn
thời gian bơm Điều chỉnh lại thời gian
thải ở các bể
bùn thải của bơm bùn thải
C-Tech không
mỗi bể C-Tech
bằng nhau

31
Kiểm tra lại   Nếu bơm bùn hồi lưu
Tốc độ bùn hồi
công suất bơm gặp sự cố, thay một bơm
lưu không đủ
bùn hồi lưu khác để chạy.

Đệm bùn quá


dày trong pha Thiết lập lưu lượng ở
lắng của C- điều kiện cân bằng hoặc
Tech và có Nếu tổng lưu mở rộng hệ thống.
thể trôi theo lượng và tải
Lưu lượng tăng
dòng ra lượng vào bể C-
quá cao làm
Tech quá cao so Thay đổi chế độ vận
quá tải
với công suất hành của hệ thống. Có

thiết kế thể thay đổi chu kỳ xử lý


từ 4h-3h

Biểu hiện Nguyên nhân Kiểm tra Giải pháp

Có rất nhiều Rửa sạch hoặc thay thế


bọt hoặc một các đầu phân phối khí,
Một số phân Kiểm tra kỹ các
số vùng trong kiểm tra lại khí cấp, lắp
phối bị tắc đầu phân phối
bể C-Tech bị đặt những bộ lọc khí ở
hoặc bị vỡ khí.
bọt kết thành đầu vào máy thổi khí để
khối giảm việc tắc từ khí bẩn.

pH trong bể Sự Nitrat hóa Kiểm tra NH3 Tăng F/M bằng cách
C-Tech thấp xảy ra và tính dòng ra, độ tăng việc thải bùn.

32
kiềm trong kiềm dòng vào Bổ sung kiềm vào nước
nước thải thấp và dòng ra thải đầu vào.

Tăng lưu lượng bơm


kiềm

hơn 6.7, bùn


trở nên loãng
Nước thải có Xác định nguồn và
hơn Kiểm tra pH
tính axit cao đi dừng việc bơm nước thải
dòng vào
vào hệ thống có tính axit cao đi vào bể
C-Tech dòng đi vào hệ
thống nếu thực hiện
không hiệu quả.

Biểu hiện Nguyên nhân Kiểm tra Giải pháp

Nồng độ bùn Kiểm tra nồng


hồi lưu thấp Tốc độ hồi lưu độ bùn hồi lưu, Giảm tốc độ hồi lưu
(thấp hơn bùn quá cao kiểm tra khả bùn
6000mg/l) năng lắng (SVI)

Sự sinh trưởng Kiểm tra bằng Tăng DO, tăng pH, bổ
của vi sinh vật kính hiển vi, đo sung Nitơ và FeSO4
dạng sợi Do, pH, nồng
filamentous độ Nitơ

33
Kiểm tra bằng Bổ sung sắt nếu tỉ lệ
Vi sinh vật
kính hiển vi, hòa tan ít hơn tỷ lệ
Actinomycete
phân tích thành BOD:N:P:Fe=100:5:1:0,5
chiếm ưu thế
phần sắt hòa tan không đảm bảo.

Xúc sạch hoặc thay các


đầu phối khí-kiểm tra lại
Kiểm tra kỹ lại
Các đầu phân sự cấp khí-lắp đặt các bộ
các đầu phân
phối khí bị tắc lọc khí ở đầu máy thổi
phối khí
khí để giảm sự tắc do khí
Các điểm bẩn.
chết trong bể
Sự thông khí Tăng tốc độ thông khí
C-Tech
không đủ dẫn Kiểm tra DO để đưa nồng độ DO lên 1
đến DO thấp đến 3mg/l

Van khí được


Kiểm tra chế độ Điều chỉnh van cho
điều chỉnh
van thích hợp
không đúng

2.2.4. Hóa chất xử lý và bảo trì hệ thống

Bảng 2.4: Bảng bảo trì hệ thống

TT Tên thiết bị/công việc thực hiện Mã hiệu Số lượng

A GIAI ĐOẠN 1    

1 Hố gom B01 1

1 Vệ sinh hố gom    

  Nạo vét bùn hố bơm    

34
2 Bơm nước thải P0101/02 2

II Bể điều hòa B02  

1 Máy tách rác   1

  Kiểm tra vệ sinh tổng quát    

  Bơm mỡ bạc đạn gối đỡ    

  Thay đầu hộp số    

P0201,
2 Bơm chìm P0301/02 3

3 Máy sục khí chìm I0201/02 2

4 Đồng hồ lưu lượng FICAL0101 1

III Cụm hóa lý    

1 Motor hộp số bể phản ứng A0401 1

TT Tên thiết bị/công việc thực hiện Mã hiệu Số lượng

2 Bơm bùn P0401/02 2

3 Máy cào dầu R0401 1

  Bơm mỡ bạc đạn    

  Vệ sinh, vớt rác trong bể B04    

4 Bơm trục vít Seepex P0404/05 2

35
5 Bơm màng P0403 1

IV Hệ thống sinh học B05/06/07 3

1 HT thu hút nước răng cưa: vệ sinh, vớt rác    

2 Máy sục khí bề mặt I05/06/0701 3

3 Bơm bùn P0501/0701 2

4 Máy khuấy chìm A05/06/0701 3

VI Hệ thống xử lý bùn    

1 Bơm trục vít Seepex P0801/02 2

2 Máy ly tâm bùn S0801 1

3 Máy pha chế polyme/ tủ điện M0401/0801 2

4 Motor hộp số bể nén bùn R0801 1

VI Van khí nén- Van điện    

1 Van tự động máy tách rác   2

TT Tên thiết bị/công việc thực hiện Mã hiệu Số lượng

2 Van khí nén   13

VII Nhà hóa chất    

  Bồn chứa hóa chất, kiểm tra rò rỉ hóa chất   4

  Máy nén khí, sấy khí    

  Máy nén khí   1

36
  Máy sấy khí   1

B CÁC HẠNG MỤC KHÁC    

1 HT điều khiển tự động PCL, máy tính, PC   1

2 HT tủ điện trung tâm   1

3 HT ống dẫn, mương kỹ thuật, máng cáp   1

4 Máy phát điện dự phòng   1

5 HT chống sét, đo điện trở tiếp địa   1

6 Các bể xử lý, quét hồ dầu bên ngoài   1

7 Lan can thành bể sơn phủ ngoài   1

8 Trạm biến áp   1

9 HT đèn chiếu sáng   1

10 Bể thu nước thải sau xử lý B09 1

  Vệ sinh đập tràn và máng thu nước    

TT Tên thiết bị/công việc thực hiện Mã hiệu Số lượng

  Bơm nước thải sau xử lý P0901 1

11 Trạm xử lý Coliform    

  Bơm định lượng   2

  Tủ điện   1

12 Thiết bị đo lường    

37
  Máy DO-pH cầm tay, vệ sinh, hiệu chuẩn   2

  Máy pH online, vệ sinh, hiệu chuẩn   2

C CÁC TRẠM BƠM TRUNG CHUYỂN    

I Trạm bơm Tainan    

1 Vệ sinh hố bơm   1

  Nạo vét bùn    

2 Bơm nước thải P01-P04 4

3 Hệ thống điện   1

4 Trạm biến áp   1

II Trạm bơm Civic    

1 Vệ sinh hố bơm   1

  Nạo vét bùn    

2 Bơm nước thải   4

TT Tên thiết bị/công việc thực hiện Mã hiệu Số lượng

3 Hệ thống điện   1

4 Trạm biến áp   1

D GIAI ĐOẠN 2    

I Bơm nước thải   2

1 Bơm nước thải bể gom B1 3 1

38
2 Bơm nước thải bể điều hòa B2 2 1

3 Đồng hồ lưu lượng   1

II Hệ thống bể C-tech   2

1 Bơm bùn hồi lưu BB1.1/2.1 2

2 Bơm bùn dư BB1.2/2.2 2

3 Máy nén khí   1

4 Máy sấy khí   1

5 Máy thổi khí MTK1/2/3 3

  Bơm mỡ bạc đạn    

  Thay dây cuaroa    

6 Decanter DC1/2 2

7 Máy DO online, vệ sinh thiết bị   1

III Hệ thống xử lý bùn    

TT Tên thiết bị/công việc thực hiện Mã hiệu Số lượng

1 Máy ly tâm bùn S0802 1

2 Máy ép băng tải   1

  Bơm mỡ bạc đạn   26/tb

3 Bơm trục vít Seepex   1

4 Motor hộp số bể nén bùn MK1 1

39
IV Van khí nén-Van điện    

1 Van tự động-Van điện    

2 Van khí nén    

E CÁC HẠNG MỤC KHÁC    

1 HT điều khiển tự động PCL, máy tính, PC    

2 HT tủ điện trung tâm    

3 HT ống dẫn, mương kỹ thuật, máng cáp    

4 Các bể xử lý, quét hồ dầu bên ngoài    

5 Lan can thành bể sơn phủ ngoài    

6 Bơm bùn- BĐH 4000m3   1

7 Máy thổi khí-BĐH 4000m3   3

  Thay dây cuaroa    

8 Tủ điện điều khiển - BĐH 4000m3   1

Tất cả những máy móc thiết bị sử dụng trong nhà máy đều được bảo trì sửa
chữa định kỳ theo yêu cầu của nhà cung cấp kèm theo để đảm bảo hạn chế tối đa
nhất các sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của nhà máy.

2.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KÌ THỰC TẬP TẠI NHÀ MÁY

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần và dịch sonadezi (nhà máy xử lý
nước thải Biên Hòa 2), chúng em mở mang được tầm nhìn và hiểu rõ hơn về quá
trình xử lý nước thải công nghiệp, cũng như hiểu rõ hơn về những công nghệ , từng
bước hoạt động của nhà máy, từ nước thải đầu vào, quá trình bơm, xử lý sơ bộ, xử
lý hóa lý, xử lý sinh học, lắng, lọc bơm hút cho đến khi nước sau xử lý. Các tiêu

40
chuẩn cần thiết trong quá trình xử lý, nước thải đầu vào và đầu ra của nhà máy,
nguyên lý vận hành của nhà máy, cách đo các thông số quan trọng của nước thải,
cách bảo trì và khắc phục sự cố. Ngoài ra chúng em còn tham gia vào môi trường
thực tế, tìm hiểu và học hỏi được nhiều kĩ năng giao tiếp, tác phong làm việc.

Tìm hiểu các phương pháp sử dụng trong quá trình xử lý nước thải của nhà
máy:

- Phương pháp xử lý hóa lý


- Phương pháp xử lý sinh học

41
CHƯƠNG 3: PHẦN MỞ RỘNG ĐỀ TẠI THỰC TẬP
3.1. Các thông số quan trọng trong xử lý nước thải

a. Hàm lượng oxi hòa tan (DO):

Là oxi cung cấp cho vi sinh vật trong quá trình trao đổi chất sinh ra năng
lượng cho sinh trưởng sinh sản và quá trình tái sản xuất. Giá trị DO trong nước phụ
thuộc vào tính chất vật lý, hóa học và các hoạt động sinh học xảy ra. Nồng độ oxi
trong nước nằm trong khoảng 8 – 10 ppm. Khi nồng độ DO thấp các loài sinh vật
trong nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Phân tích DO cho ta đánh giá được mức độ
ô nhiễm nước và kiểm tra quá trình xử lý nước thải.

b. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD):

Nhu cầu oxi sinh hóa là lượng oxi cần cho lượng sinh vật tiêu thụ để oxi hóa
sinh học, các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời
gian, phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học có trong mẫu nước
trong môi trường nước khi quá trình oxi hóa sinh học xảy ra thì các sinh vật sử dụng
oxi hòa tan vì vậy xác định liều lượng oxi hòa tan cần thiết cho quá trình phân hủy
sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của dòng thải đối với dòng
nước.

Tỷ số BOD/COD của nước thải cho chúng ta biết về khả năng phân hủy sinh
học của nước thải:

BOD/COD ≥ 0,5: nước thải dễ phân hủy sinh học.

BOD/COD < 0.5: nước thải khó phân hủy sinh học hơn.

42
Bảng 3.1: Các khoảng giá trị BOD

Mức BOD mg/l Chất lượng nước

1–2 Tốt – không có chất hữu cơ trong nước

3–5 Sạch ở mức độ vừa phải

6–9 Hơi ô nhiễm – vi sinh vật đang phân hủy chất thải

10 trở lên Rất ô nhiểm chứa nhiều chất hữu cơ

c. Nhu cầu oxi hóa học COD

Nhu cầu oxi hóa học, đây là lượng oxi cần thiết để oxi hóa các hợp chất vô cơ
và hữu cở trong nước.

Là lượng oxi cần thiết để oxi hóa toàn bộ các chất hóa học trong nước, trong
khi đó BOD là lượng oxi cần thiết để oxi hóa 1 phần các hợp chất hữu cơ dễ phân
hủy bởi vi sinh vật. Toàn bộ lượng oxi sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ
oxi hòa tan trong nước (DO) do vậy nhu cầu oxi hóa học và sinh học cao sẽ làm
giảm nồng độ DO trong nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nói chung.
Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hóa chất là tác nhân tạo ra giá trị
BOD và COD cao của môi trường nước. COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá
mức độ ô nhiểm của nước (nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt) vì nó cho biết hàm
lượng chất hữu cơ có trong nước là bao nhiêu. Hàm lượng COD trong nước cao thì
trong nước cho chứa nhiều chất hữu cơ gây ô nhiểm. Các điều kiện để xác định các
chỉ số COD, BOD trong nước. Điều kiện pH, nhiệt độ, các chất có trong nước.

( A−B )∗N∗8000
COD = , mg/l
ml mẫu

A: thể tích dung dịch FAS tiêu tốn cho chuẩn độ dung dịch trắng, ml

43
B: thể tích dung dịch FAS tiêu tốn cho chuẩn độ dung dịch mẫu, ml

N: nồng độ đương lượng của dung dịch FAS

8000 là hệ số chuyển đổi kết quả sang mgO2/l

d. Tổng chất rắn lơ lửng TSS

Là thông số chỉ tổng chất rắn lơ lửng đo bằng máy đo độ đục. Độ đục gây ra
bởi hiện tượng tương tác giữa ánh sáng và chất lơ lững trong nước như cát, đất sét,
tảo và những vi sinh vật và những chất hữu cơ có trong nước. Các chất rắn lơ lửng
phân tán ánh sáng hoặc hấp thụ chúng hoặc phát xạ trở lại với cách thức tùy thuộc
vào kích thước, hình dạng và thành phần của các hạt lơ lửng và vì thế cho phép thiết
bị đo độ đục ứng dụng để phản ánh sự thay đổi về loại, kích thước và nồng độ của
các loại hạt trong mẫu.

m kh ô c ặn ,l ọ c (g ) x m b ộ l ọ c(g )
TSS = x 1.000 .000 mg/L
ml mẫ u

e. Chỉ số thể tích bùn SVI

Để đo đặc tính bùn lắng trong hỗn hợp bùn và nước hoặc bùn hoạt tính bằng
thể tích của chất lắng rắn hổn hợp chia cho nồng độ chất rắn hổn hợp:

- SVI < 100 bùn già : có thể trên bề mặt có bùn nhỏ như mủi kim, đầu ra sẽ bị
đục
- 100 < SVI < 250 bùn hoạt động tốt: lắng tốt, đầu ra ít bị đục
- SVI > 250: bùn khó lắng, đầu ra bị đục
- SVI > 300: bùn không lắng

Tuy nhiên thông thường thì 100 < SVI < 220 là tốt nhất

Sau khi biết được bệnh của bùn thì với từng trường hợp sẽ có cách xử lý phù hợp

f. Chỉ số MLSS:

Là hàm lượng chất rắn lơ lửng trong bùn nhỏ, hay chính là nồng độ chất rắn có
trong bể bùn hoạt tính được xác định là lượng cặn lắng trong bể ở môi trường tĩnh là
1 khoảng thời gian nhất định, cách xác định là:

44
MLSS nằm khoảng 800 – 4000 mg/L, thường trong thiết kế bể Aerotank
thường chọn 3000 mg/L

g. Tỷ lệ F/M:

Là tỷ lệ thức ăn cho vi khuẩn trong bùn hoạt tính và các vi sinh vật trong các
bể hiếu khí

F
=
BOD ( ) mg
L
∗lưu lượng nước thải (
m3
day
)

MLVSS (
l )
M mg m 3
∗thể tích bể hiếu khí ( )
day

MLVSS: lượng sinh khối trong bể Unitank

h. Thời gian lưu trung bình của sinh khối(ngày): MCRT

MCRT=
MLSS
( kgm ) x thể tích toàn bộ
3

kg
sinh khốilấy ra hàng ngày ( )
ngày

3.2. So sánh 2 công nghệ Unitank và C-Tech

Bảng 3.2: So sánh công nghệ Unitank và công nghệ C-Tech

SBR Unitank

Ưu - Xử lý chất hữu cơ triệt để - Xử lý triệt để chất hữu


điểm - Hiểu quả xử lý ô nhiễm cao, khử N, P cao cơ

- Phù hợp với mọi hệ thống và công suất - Cấu tạo đơn giản dễ
vận hành
- Linh hoạt trong quá trình hoạt động
- Hiệu quả cao
- Toàn bộ quá trình xử lý sinh học chỉ diễn ra
trong một bể, không cần xử dụng bể lắng và
chu kỳ xử lý diễn ra ngắn gọn, 4h/1 mẻ.

- Việc tuần hoàn và duy trì bùn làm tăng hiệu

45
suất và giảm thời gian phản ứng

- Kiểm soát sự cố dễ

SBR Unitank

- Vận hành phức tạp - Chi phí vận hành cao

- Lập trình hệ thống tự động khó khăn - Cần thêm bể lắng

- Hệ thống thổi khí dễ bị ùn tắc do bùn - Tiêu tốn nhiều năng


Nhượ
lượng cho quá trình sục
c điểm
khí bề mặt liên tục

- Diện tích thi công và


xây dựng lớn

3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình vận hành

- Các chất thải khó xử lý có thể gây ra sự thay đổi đặc tính dòng vào.
- Nồng độ MLSS trong bể không phù hợp.
- Thiếu chất dinh dưỡng
- Sự trương nở bùn, tốc độ lắng chậm và bông nhỏ
- Sự nổi bùn, bọt màu nâu hoặc đen có ván khử Nitơ ở dạng Nitrat thành khí
Nitơ
- Sử dụng muối sắt rộng rải hơn muối nhôm do pH trong nước thải trong nhà
máy từ 5 – 10 thì đạt hiệu quả cao được dùng làm chất đông tụ. Do tác dụng tốt
ở nhiệt độ thấp khoảng giá trị pH tối ưu của môi trường rộng hơn, độ bền lớn,
kích thước bông keo có khoảng giới hạn rộng của thành phần muối, có thể khử
được nhiều mùi khi có H2S.
- Chất keo tụ polime – anion được thêm vào nước thải để hấp phụ các hạt keo
để tạo thành lớp bông thuận tiện cho quá trình lắng.Tuy nhiên nếu dùng nhiều

46
thì nước thải sẽ trở nên nhớt hơn, lượng dư của polyme làm tăng chỉ số COD
làm ảnh hưởng đến chất lượng nước thải sau xử lý

3.4. Những số liệu ghi chép hằng ngày

- Chất rắn lơ lửng SS


o SS trong bể phản ứng
o SS trong nước thải sau xử lý.
- BOD, COD:
o COD, của nước thải đầu vào hệ thống
o COD của nước thải đầu vào bể phản ứng
o COD trong nước thải sau xử lý
- Oxy hòa tan (DO):
o DO trong bể phản ứng
- pH:
o Đầu vào
o Bể điều hòa
o Bể phản ứng

3.5. An toàn trong vận hành hệ thống xử lý nước thải:

3.5.1 Các trang thiết bị bảo hộ lao động:

Người công nhân vận hành hệ thống xử lý nước thải cần có một số trang thiết
bị bảo hộ lao động như:

- Quần áo bảo hộ lao động


- Giày bảo hộ lao động chống trơn trợt.
- Nón bảo hộ lao động.
- Khẩu trang, găng tay bảo hộ.

3.5.2 An toàn khi sử dụng hóa chất:

- Phải có đầy đủ các trang thiết bị khi pha hóa chất.


- Phải thực hiện đúng các bước trong quá trình pha chế hóa chất.

47
- Khi đưa hóa chất vào thùng chứa phải đổ từ từ tránh rơi vãi mọi nơi.
- Dùng nước sạch vệ sinh sạch sẽ nơi pha chế hóa chất.

3.5.3 An toàn trong quá trình vận hành:

- Cài đặt thiết bị Auto tránh trường hợp quá tải.


- Thường xuyên kiểm tra đường ống dẫn tránh trường hợp rò rỉ, ăn mòn thiết
bị.
- Kiểm tra bơm, lưu lượng nước, các thiết bị khuấy, sục,.. có hoạt động hay
không để xử lý nhanh chóng.

3.5.4 An toàn về điện:

- Tủ điện phải luôn đóng để tránh nước bắn vào.


- Tránh để các vật có khả năng gây cháy nổ gần tủ điện.
- Tránh để hóa chất tiếp xúc với tủ điện, gây ăn mòn vật liệu bảo vệ điện.
- Khi vận hành bằng tay thì tay tiếp xúc phải thật khô ráo.
- Khi có sự cố cháy nổ, chập điện phải nhanh chóng gạt công tắc điện sau đó
báo cáo ngay cho quản lý, không được tự ý sữa chữa.

3.5.5 An toàn về phòng cháy chữa cháy:

- Bồn chứa nước sạch được xây dựng và trang bị đầy đủ các dụng cụ cần
thiết để phòng cho sự cố.
- Các bình chữa cháy được đặt nơi dễ thấy, dễ lấy và những nơi có thể xảy ra
sự cố cháy.

48
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.1 KẾT LUẬN:

Sau khi thực tập tại Nhà máy xử lý nước thải KCN Biên Hòa 2, chúng em tìm
hiểu được ưu và nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải như sau:

 Ưu điểm:
Về tổ chức
 Hệ thống xử lý được quản lý chặt chẽ, nhiệm vụ được phân công rõ ràng
hợp lý
 Khắc phục sự cố nhanh chóng
 Nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao
 Môi trường làm việc tốt: trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ
 Môi trường xung quanh nhà máy thoáng mát, có nhiều cây xanh
Về kỹ thuật.
 Hệ thống xử lý nước thải hiện đại, tự động hóa điều khiển bằng máy móc
 Linh hoạt khi cần bảo trì sửa chữa hay vận hành bằng tay
 Áp dụng song song hai công nghệ xử lý hiện đại là Unitank và C-Tech
 Có trang bị máy phát điện khi gặp sự cố mất điện
Về kinh tế.
 Hệ thống C-tech giúp tiết kiệm diện tích xây dựng .
 Sử dụng ít hóa chất.
 Sử dụng ít nguồn nhân công do điều khiển bằng tự động hóa.
 Nhược điểm.
 Việc lấy rác ở song chắn rác thô gặp khó khăn khi nước thải dâng lên.
 Một số Công ty ở KCN Biên Hòa 1 và Biên Hòa hay gặp sự cố xả thải.

1.2 KIẾN NGHỊ

- Cơ khí hóa việc lấy rác ở song chắn rác thô.

49
- Lắp đặt thêm máy do DO online ở bể sinh học ( thuận tiện cho việc theo
dõi và khắc phục sự cố).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần văn Nhân – Ngô Thị Nga, Giáo trình Công nghệ xử lý nước thải, nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật, 2009.

[2] Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuôn, Phạm Xuân Toản, Sổ tay quá trình và thiết bị
công nghệ, tập 1 và 2. NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

[3] Tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN 5945: 2005), nước thải công nghiệp - tiêu chuẩn
thải.

[4] TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH: Nhà máy Xử lý Nước thải Khu Công
nghiệp Biên Hòa 2 – giai đoạn 1, 2.

[5] “Tổng quan về nhà đầu tư khu công nghiệp lớn ở Đồng Nai Sonadezi”, Internet:
http://www.records-cd.com/2017/07/06/tong-quan-ve-nha-dau-tu-khu-cong-nghiep-
lon-o-dong-nai-sonadezi/, 06/07/2017.

[6] Internet: http://news.sonadezi-sdv.com.vn/index.php?


option=com_content&view=category&layout=blog&id=82&Itemid=155,

[7] “Bảng công bố thông tin về bảo vệ môi trường KCN Biên Hòa 2 năm 2015”,
Internet: http://www.szb.com.vn/images/CONG%20BO%20THONG%20TIN
%20MOI%20TRUONG%20BIEN%20HOA%202.pdf

[8] Công Phong/TTXVN, “Đồng Nai đóng cửa Khu công nghiệp Biên Hòa I vào
cuối năm 2022”, Interet: https://bnews.vn/dong-nai-dong-cua-khu-cong-nghiep-
bien-hoa-i-vao-cuoi-nam-2022/84671.html, 15/5/2018.

[9] “Giới thiệu chung khu công nghiệp Biên Hòa 2”, Internet:
http://www.szb.com.vn/industry.php?id=6&cid=4

50

You might also like