You are on page 1of 126

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM


KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
––––––

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


MÔ PHỎNG TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
THIẾT BỊ TRUYỀN NHIỆT VỎ BỌC

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


SVTH: Trương Thị Lan Hương
MSSV: 2004170601
Lớp: 08DHHH4

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01/2021


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BỘ MÔN MÁY THIẾT BỊ
––––––

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


MÔ PHỎNG TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
THIẾT BỊ TRUYỀN NHIỆT VỎ BỌC

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


SVTH: Trương Thị Lan Hương
MSSV: 2004170601
Lớp: 08DHHH4

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01/2021


PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ
Họ và tên sinh viên: TRƯƠNG THỊ LAN HƯƠNG MSSV:2004170601
Lớp: 08ĐHHH4
Ngành: Máy thiết bị
I. Đầu đề (Tên đồ án)
Mô phỏng tính toán thiết kế thiết bị truyền nhiệt vỏ bọc
II. Nhiệm vụ (nội dung yêu cầu và số liệu ban đầu):
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
III. Nội dung các phần thuyết minh báo cáo:
Chương 1. Tổng quan
Chương 2. Thiết kế
Chương 3. Mô phỏng
Sơ lược thiết kế giao diện bằng App Designer
Khởi động chương trình:
Giao diện của cửa sổ App Designer
Thiết kế dao diện
Tab tính cơ cấu thiết bị
Tab Tính diện tích truyền nhiệt
Tab đáy và nắp
Tab mặt bích
Tab tai treo chân đỡ
Viết callbacks cho nút đáy nắp
Viết callbacks cho nút mặt bích
Viết callbacks cho nút tai treo chân đỡ
Mô phỏng thiết bị nồi hai vỏ
Mô phỏng đáy nắp thiết bị
Mô phỏng thân thiết bị
Mô phỏng ống dẫn sản phẩm đáy
Mô phỏng motor thiết bị
Chương 4. Chạy thử và kiểm tra
Kết luận
IV. Ngày giao:.................................................................................................................
V. Ngày hoàn thành:......................................................................................................
VI. Ngày nộp:.................................................................................................................
Tp.HCM, ngày…….tháng …….năm
TRƯỞNG BỘ MÔN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ
MINH
ĐƠN VỊ: KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BỘ MÔN: QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KHÓA LUẬN


Sinh viên thực hiện đồ án: Trương Thị Lan Hương Ký tên:2004170601
Cán Bộ hướng dẫn: Th.S Hồ Tấn Thành
Tên đề tài: Mô phỏng tính toán thiết kế thiết bị truyền nhiệt vỏ bọc

STT Ngày Nội dung hướng dẫn CBHD ký tên

01 1/9/2020 Nhận đề tài

02 5/9/2020 Định hướng và tìm tài liệu

Đánh giá lại định hướng và giải quyết


03 12/9/2020
nội dung thực hiện

Lên kế hoạch chi tiết các nội dung


04 15/9/2020 thực hiện và tổng hợp tài liệu liên
quan

05 3/10/2020 Xác định quy trình tính toán thiết kế

Xác định quy trình và hoàn thiện


06 12/11/2020
chương 1

Xác định quy trình và hoàn thiện


07 21/11/2020
chương 2

Xác định quy trình và hoàn thiện


08 25/12/2020
chương 3

Xác định quy trình và hoàn thiện


09 1/1/2021
chương 4

10 29/1/2021 Nộp và báo cáo khóa luận


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Tên sinh viên: Trương thị Lan Hương MSSV:2004170601


Nhận xét:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Điểm đánh giá:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Ngày……..tháng……..năm 2021
(ký tên, ghi rõ họ và tên)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Tên sinh viên: Trương thị Lan Hương MSSV:2004170601


Nhận xét:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Điểm đánh giá:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày……..tháng……..năm 2021
(ký tên, ghi rõ họ và tên)
Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất từ đáy lòng
đến quý thầy cô Khoa Công Nghệ Hóa Học trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm
Thành phố Hồ Chí Minh đã cùng dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể
truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, cán bộ ở Bộ môn Hóa
học cơ sở, Khoa Công nghệ Hóa học, Trường Đại học Công nghiệp Thực Phẩm Thành
phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình
nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy ThS. Hồ Tấn Thành đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn
em qua từng buổi học, từng buổi nói chuyện, thảo luận về đề tài nghiên cứu. Nhờ có
những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, em đã hoàn thành được đồ án của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

TP. HCM, ngày……..tháng……..năm 2021

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i


DANH MỤC HÌNH....................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................vi
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN........................................................................................1
1.1.Tổng quan thiết bị trao đổi nhiệt..............................................................................1
1.1.1.Khái niệm thiết bị trao đổi nhiệt............................................................................1
1.1.2.Thiết bị trao đổi nhiệt dạng nồi hai vỏ..................................................................2
1.2.Tổng quan về matlab................................................................................................3
1.2.1.Giới thiệu về matlab.............................................................................................3
1.2.2.Ứng dụng của phần mềm matlab...........................................................................4
1.2.3.Các tính năng của matlab......................................................................................6
1.3.Tổng quan về phần mềm AppDesigner....................................................................6
1.3.1.Giới thiệu chung....................................................................................................6
1.3.2.Các thành phần trong AppDesigner......................................................................9
1.4.Tổng quan về phần mềm SOLIDWORKS.............................................................12
1.4.2.Các chức năng của SolidWorks...........................................................................13
1.4.3.Các lệnh cơ bản trong SolidWorks......................................................................14
CHƯƠNG II. THIẾT KẾ..........................................................................................17
2.1.Sơ đồ tính toán.......................................................................................................17
2.2.Thông số đầu vào...................................................................................................18
2.3.Tính công nghệ......................................................................................................18
2.3.1.Thể tích nguyên liệu............................................................................................18
2.3.2.Thiết bị hai vỏ hình trụ đặt đứng.........................................................................18
2.3.3.Tính chiều dày thân thiết bị................................................................................19
2.3.4.Số vòng quay máy trộn.......................................................................................20
2.4.Tính hiệu số nhiệt độ trung bình ∆ tlog .................................................................21
2.4.1.Trường hợp chảy xuôi chiều...............................................................................21
2.4.2.Trường hợp chảy ngược chiều............................................................................21
2.4.3.Trường hợp chảy chéo........................................................................................22
2.4.4.Tính lượng nhiệt và chất tải nhiệt Q....................................................................22
2.4.5.Xác định hệ số truyền nhiệt K.............................................................................23
2.4.6.Tính diện tích bề mặt trao đổi nhiệt....................................................................28
ii

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

2.4.7.Công suất khuấy trộn..........................................................................................28


2.4.8.Chuẩn số Frud: tỉ số giữa lực quán tính và trọng trường.....................................29
2.4.9.Chuẩn số Weber: tỉ số giữa lực quán tính và sức căng bề mặt............................29
2.4.10.Thời gian đồng đều...........................................................................................29
2.4.12.Nắp thiết bị........................................................................................................30
2.4.13.Thông số kết cấu...............................................................................................30
2.4.14. Bích và đệm nối bít kín thiết bị........................................................................30
2.4.15. Tai treo Chân đỡ...............................................................................................31
CHƯƠNG III. MÔ PHỎNG.....................................................................................31
3.1.Sơ lược thiết kế giao diện bằng App Designer.......................................................31
3.1.1.Khởi động chương trình:.....................................................................................31
3.1.2.Giao diện của cửa sổ App Designer....................................................................34
3.2.Thiết kế dao diện....................................................................................................40
3.2.1.Tab tính cơ cấu thiết bị........................................................................................40
3.2.2.Tab Tính diện tích truyền nhiệt...........................................................................42
3.2.3.Tab đáy và nắp....................................................................................................43
3.2.4.Tab mặt bích.......................................................................................................44
3.2.5.Tab tai treo chân đỡ.............................................................................................45
3.3.Viết callbacks cho nút đáy nắp...............................................................................46
3.4.Viết callbacks cho nút mặt bích.............................................................................47
3.5.Viết callbacks cho nút tai treo chân đỡ...................................................................47
3.6.Mô phỏng thiết bị nồi hai vỏ..................................................................................49
3.6.1.Mô phỏng đáy nắp thiết bị..................................................................................49
3.6.2.Mô phỏng thân thiết bị........................................................................................50
3.6.3.Mô phỏng ống dẫn sản phẩm đáy........................................................................52
3.6.4.Mô phỏng motor thiết bị.....................................................................................52
CHƯƠNG IV. CHẠY THỬ VÀ KIỂM TRA..........................................................53
KẾT LUẬN................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................56
PHỤ LỤC: MÔ PHỎNG TÍNH TOÁN...................................................................57

iii

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1 Thiết bị trao đổi nhiệt nồi hai vỏ.....................................................................2
Hình 1.2 Chân dung của Cleve Moler và Jack Little (từ trái sang phải) – hai người
đồng sáng lập ra phần mềm MATLAB..........................................................................4
Hình 1.3 Biểu tượng của phần mềm MATLAB.............................................................5
Hình 1.4 Cửa sổ command window của MATLAB.......................................................6
Hình 1.5 Giao diện xây dựng app..................................................................................8
Hình 1.6 Trạng thái “Design View” trong App Designer..............................................8
Hình 1.7 Trạng thái Code View trong App Designer.....................................................9
Hình 1.8 Biểu tượng của SolidWorks..........................................................................13
Hình 3.1 Mở file MATLAB.........................................................................................32
Hình 3.2 Giao diện của phần mềm MATLAB sau khi khởi động................................33
Hình 3.3 Khởi động phần mềm AppDesigner..............................................................33
Hình 3.4 Giao diện AppDesigner.................................................................................34
Hình 3.5 Các thành phần chính trong cửa sổ...............................................................35
Hình 3.6 Các công cụ trong tab Designer....................................................................35
Hình 3.7 Các công cụ trong tab Canvas.......................................................................36
Hình 3.8 Giao diện viết chương trình...........................................................................37
Hình 3.9 Các thành phần trong giao diện viết phương trình........................................38
Hình 3.10 Các công cụ trong tab Designer..................................................................38
Hình 3.11 Các công cụ trong tab Editor.......................................................................39
Hình 3.12 Kết quả giao diện tính cơ cấu thiết bị..........................................................42
Hình 3.13 Giao diện tính diện tích bề mặt trao đổi nhiệt.............................................43
Hình 3.14 Giao diện đáy nắp.......................................................................................44
Hình 3. 15 Giao diện mặt bích.....................................................................................45
Hình 3.16 Giao diện tai treo chân đỡ...........................................................................46
Hình 3.17 Mô phỏng nắp thiết bị.................................................................................50
Hình 3.18 Thân thiết bị................................................................................................51
Hình 3.19 Ống dẫn sản phẩm.......................................................................................52
Hình 3.20 Motor và cánh khuấy thiết bi.......................................................................53

iv

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1 Bảng so sánh môi trường làm việc giữa GUIDE và App Designer...........7
Bảng 1.2 Bảng thư viện thành phần của App Designer............................................9
Bảng 1.3 Các lệnh cơ bản trong SolidWorks.........................................................14
Bảng 2.1 Giá trị K’ phụ thuộc vào hình dạng đáy..................................................18
Bảng 2.2 Các thông số lựa chọn loại cánh khuấy...................................................20
Bảng 2.3 Mối liên hệ giữa Cs và f.........................................................................26
Bảng 4.1 Bảng số liệu so sánh...............................................................................64

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, các ngành kỹ thuật đang ngày càng phát triển và phức tạp hơn. Nên con
người phải cần các công cụ để hỗ trợ việc tính toán trong công tác thiết kế, chế tạo các
loại máy móc. Các công cụ hỗ trợ để giúp con người có thể thực hiện một cách nhanh
chóng, đỡ tốn chi phí và có thể đạt đến độ chính xác cao là các phần mềm tính toán
trên máy tính. Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ tính toán trên thị trường như: C+
+, Java ... Nhưng trong đồ án này ta sử dụng phần mềm MATLAB để thực hiện tính
toán.
Phần mềm MATLAB đã ra đời từ lâu và có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực khác nhau như: xử lý tín hiệu và ảnh, thiết kế điều khiển tự động, đo lường kiểm
tra, phân tích mô hình tài chính.... Với khả năng tính toán mạnh mẽ của mình, phần
mềm MATLAB hỗ trợ con người có thể giải quyết các phép tính phức tạp một cách
nhanh chóng. Trong khi đó việc thực hiện tính toán bằng thủ công thì khiến cho chúng
ta rất mất thời gian và độ chính xác không cao.
Nội dung đồ án: “Mô phỏng tính toán thiết bị trao đổi nhiệt vỏ bọc”. Nhằm
tìm hiểu các thao tác thực hiện mô phỏng tính toán trên MATLAB, công dụng và cách
sử dụng của hàm, tạo giao diện và hiển thị các kết quả tính toán lên giao diện.
Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy cô Khoa
Công Nghệ Hóa Học và thầy ThS.Hồ Tấn Thành đã tạo điều kiện cho em thực hiện đồ
án. Trong quá trình thực hiện đồ án này chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót.
Kính mong quý thầy cô và các bạn nhiệt tình đóng góp để đề tài ngày càng hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

vi

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN


1.1. Tổng quan thiết bị trao đổi nhiệt
1.1.1. Khái niệm thiết bị trao đổi nhiệt
Thiết bị trao đổi nhiệt là phương tiện dùng để tiến hành các quá trình trao đổi nhiệt
giữa các chất tải nhiệt có nhiệt độ khác nhau.
Trong kỹ thuật, thiết bị trao đổi nhiệt được sử dụng rộng rãi và đóng vai trò quan
trọng trong các quá trình công nghệ ví dụ như: lò hơi để sản sinh hơi nước, thiết bị
ngưng tụ và bốc hơi trong thiết bị lạnh, thiết bị hồi nhiệt, tháp giải nhiệt, bình làm mát,
tủ cấp đông…
Thường phân ra hai loại: thiết bị trao đổi nhiệt liên tục (bình ngưng, calorife) và
thiết bị làm việc theo chu kỳ (nồi nấu, thiết bị sấy theo mẻ).
Đối với thiết bị trao đổi nhiệt cần đucowj thỏa mãn các yêu cầu sau:
– Đáp ứng nhu cầu công nghệ , hiệu suất truyền nhiệt cao, thiết bị có khả năng tự
điều chỉnh.
– Tăng cường trao đổi nhiệt bằng cách tăng hệ số tỏa nhiệt α và tăng sự chệnh
lệch nhiệt độ giữa các lưu thể
– Hiệu suất kinh tế cao. Vấn đề này liên quan đến việc chọn loại thiết bị nào cho
một quá trình cụ thể là phù hợp nhất và ít lãng phí nhất. Ngoài ra còn cần phải chú ý
tận dụng nhiệt thải của quá trình khác để tiến hành trao đổi nhiệt.
– Thời gian làm việc ổn định, an toàn, kết cấu gọn nhẹ, dễ vận hành lắp đặt, sữa
chữa, lau chùi và vệ sinh thuận tiện.

1.1.1.1. Phân loại thiết bị trao đổi nhiệt theo công dụng
– Thiết bị gia nhiệt dùng để gia nhiệt cho sản phẩm (Ví dụ nồi nấu, lò hơi).
– Thiết bị làm mát để làm nguội sản phẩm đến nhiệt độ môi trường (Ví dụ tháp
giải nhiệt nước, bình làm mát dầu)
– Thiết bị lạnh để hạ nhiệt độ sản phẩm đến nhiệt độ nhỏ hơn môi trường (Ví dụ tủ
cấp đông, tủ lạnh).
1.1.1.2. Phân loại thiết bị trao đổi nhiệt theo nguyên lý làm việc
– Thiết bị trao đổi nhiệt tiếp xúc (hay hỗn hợp), là loại thiết bị trao đổi nhiệt trong
đó chất gia công và môi chất tiếp xúc nhau, thực hiện cả quá trình trao đổi nhiệt và
trao đổi chất, tạo ra một hỗn hợp. Ví dụ bình gia nhiệt nước bằng cách sục 1 dòng hơi.
7

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

– Thiết bị trao đổi nhiệt hồi nhiệt, là loại thiết bị TĐN có mặt trao đổi nhiệt được
quay, khi tiếp xúc chất lỏng 1 mặt nhận nhiệt, khi tiếp xúc chất lỏng 2 mặt toả nhiệt.
Quá trình TĐN là không ổn định và trong mặt trao đổi nhiệt có sự dao động nhiệt. Ví
dụ: bộ sấy không khí quay trong lò hơi nhà máy nhiệt điện.
−¿Thiết bị trao đổi nhiệt vách ngăn, là loại thiết bị trao đổi nhiệt có vách rắn ngăn
cách chất lỏng nóng và chất lỏng lạnh và 2 chất lỏng trao đổi nhiệt theo kiểu truyền
nhiệt. Loại thiết bị trao đổi nhiệt vách ngăn bảo đảm độ kín tuyệt đối giữa hai chất,
làm cho chất gia công được tinh khiết và vệ sinh, an toàn, do đó được sử dụng rộng rãi
trong mọi công nghệ.
−¿Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống nhiệt, là loại thiết bị trao đổi nhiệt dùng ống
nhiệt để truyền tải nhiệt từ chất lỏng nóng đến chất lỏng lạnh. Môi chất trong các ống
nhiệt nhân nhiệt từ chất lỏng 1, sôi và hoá hơi thành hơi bão hoà khô, truyền đến vùng
tiếp xúc chất lỏng 2, ngưng thành lỏng rồi quay về vùng nóng để lặp lại chu trình.
Trong ống nhiệt, môi chất sôi, ngưng và chuyển động tuần hoàn, tải 1 lượng nhiệt lớn
từ chất lỏng 1 đến chất lỏng 2.
1.1.2. Thiết bị trao đổi nhiệt dạng nồi hai vỏ

Hình 1. 1 Thiết bị trao đổi nhiệt nồi hai vỏ


8

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

 Cấu tạo: vỏ ngoài được ghép chắc chắn với vỏ thiết bị bằng mặt bích (hoặc hàn
liền), giữa hai lớp vỏ tạo thành khoảng trống kín, chất tải nhiệt sẽ vào khoảng trống đó
để thực hiện đun nóng hoặc làm nguội.
Quá trình trao đổi nhiệt được thực hiện qua bề mặt vỏ trong thiết bị bao bởi vỏ
ngoài. Phần lớn các thiết bị hai vỏ dùng hơi nước nóng ngưng tụ ở không gian giữa hai
vỏ để cấp nhiệt cho dung dịch trong vỏ. cũng có thể cho nước lạnh hoặc dung dịch tải
lạnh đi qua không gian giữa hai vỏ để làm lạnh dung dịch ở trong vỏ trong. Để tăng
cường quá trình trao đổi nhiệt ta lắp thêm cánh khuấy cho dung dịch ở vỏ trong. Quá
trình làm việc của thiết bị có thể là liên tục hoặc gián đoạn.
Để thiết bị sử dụng được cho chất tải nhiệt có áp suất cao hơn ta có thể chế tạo
thành thiết bị theo cơ cấu đặc biệt. Thiết bị có ống xoắn hàn bên ngoài. Chiều cao của
vỏ ngoài không được thấp hơn mực chất lỏng trong thiết bị. Thông thường các loại
thiết bị vỏ bọc ngoài có bề mặt truyền nhiệt không quá 10 m 2, và áp suất làm việc của
hơi đốt không quá 10at
−¿Ưu điểm: Ứng dụng rộng rãi trong quá trình vừa gia nhiệt vừa khuấy, có thể
làm sạch bề mặt trao đổi nhiệt ở không gian 2 vỏ bằng cơ học.
−¿Nhược điểm: Việc bịt kín khó khăn và đắt tiền, không chịu được áp suất lớn.

1.2. Tổng quan về matlab


1.2.1. Giới thiệu về matlab
MATLAB hay còn gọi là matrix laboratory (ma trận thí nghiệm) là một môi
trường đa mô hình tính toán số và lập trình được phát triển bởi MathWorks. MATLAB
cho phép thao tác ma trận, vẽ đồ thị dựa theo công thức và dữ liệu, thực hiện các thuật
toán, sáng tạo giao diện và tương tác với chương trình được viết bởi các ngôn ngữ lập
trình khác. Mặc dù MATLAB ban đầu được dự định để tính toán số nhưng các tiện ích
tùy chọn sử dụng phần mềm tính toán số học MUPAD cho phép tiếp cận đến những
khả năng tính toán số học. Ngoài ra còn có Simulink, bổ sung mô phỏng đa miền đồ
họa và thiết kế dựa trên mô hình cho các hệ nhiệt động và nhúng.
Tính đến năm 2020, MATLAB có hơn 4 triệu người dùng trên toàn thế giới.
Người dùng MATLAB đến từ nhiều nền tảng khác nhau về kỹ thuật, khoa học và kinh
tế. MATLAB là viết tắt từ “MATrix LABoratory”, được Cleve Moler phát minh vào
cuối thập niền 1970, và sau đó là chủ nhiệm khoa máy tính Đại học New Mexico,
được phát triển bắt đầu vào cuối những năm 1970. Ông thiết kế nó để đưa cho học sinh
truy cập vào LINPACK và EISPACK mà không học Fortran. Điều này đã lan đến
những trường đại học khác và tìm thấy một lượng khán giả mạnh mẽ trong cộng đồng
9

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

toán học ứng dụng. Jack Little, một kĩ sư đã viết lại MATLAB bằng ngôn ngữ C và nó
được xây dựng thêm các thư viện phục vụ cho thiết kế hệ thống điều khiển, hệ thống
hộp công cụ (tool box), mô phỏng,… Jack xây dựng MATLAB trở thành mô hình
ngôn ngữ lập trình trên cơ sở ma trận. Steve Bangert là người đã viết trình thông dịch
cho MATLAB. Công việc này kéo dài gần 1 năm rưỡi. Sau này, Jack Little kết hợp
với Moler và Steve Bangert quyết định đưa MATLAB thành dự án thương mại – công
ty The MathWorks ra đời thời gian này – năm 1984.

Hình 1. 2 Chân dung của Cleve Moler và Jack Little (từ trái sang phải) – hai người
đồng sáng lập ra phần mềm MATLAB

1.2.2. Ứng dụng của phần mềm matlab


MATLAB là phần mềm cung cấp môi trường tính toán số và lập trình, do công
ty MathWorks thiết kế. MATLAB cho phép tính toán số với ma trận, vẽ đồ thị hàm
số hay biểu đồ thông tin, thực hiện thuật toán, tạo các giao diện người dùng và liên kết
với những chương trình máy tính viết trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác.

10

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Hình 1. 3 Biểu tượng của phần mềm MATLAB

Thư viện Toolbox, MATLAB cho phép mô phỏng tính toán, thực nghiệm nhiều
mô hình trong thực tế và kỹ thuật.
MATLAB được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm xử lý tín hiệu và ảnh,
truyền thông, thiết kế điều khiển tự động, đo lường kiểm tra, phân tích mô hình tài
chính, hay tính toán sinh học. Với hàng triệu kĩ sư và nhà khoa học làm việc trong môi
trường công nghiệp cũng như ở môi trường hàn lâm, MATLAB là ngôn ngữ của tính
toán khoa học. 
Ứng dụng MATLAB được xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình MATLAB. Ứng
dụng thường xuyên sử dụng trong MATLAB liên quan đền việc sử dụng “Command
Window” như là một vỏ toán học tương tác hoặc những tệp tin thực thi có chứa các
lệnh MATLAB. Các ứng dụng của MATLAB bao gồm:
‒ Tính toán số: Tính toán số xử lý những giá trị kiểu số và dựa vào những tính
toán vector và ma trận. Nó cũng sử dụng rộng rãi đồ họa máy tính, bao gồm các giải
trình đồ họa tương tác với các thuật toán số.
‒ Phân tích dữ liệu và trực quan hóa : Nó cho phép phân tích và trực quan hóa dữ
liệu trong một bộ phận. Dữ liệu từ những tệp tin khác nhau có thể được truy cập đồng
thời khi sử dụng phần mềm này. ‒ Phát triển chương trình và thuật toán: Đó là chương
trình máy tính cấp cao được cân nhắc tốt hơn cho việc sáng tạo ra những ngôn ngữ thế
hệ thứ 3 như C,C++ và Java. Bạn có thể viết và phát triển những phần mềm nhanh hơn
bằng việc sử dụng vector và ma trận. Điều này có thể cho kết quả ngay lập tức thông
qua việc kết hợp tương tác.
11

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

‒ Phát triển ứng dụng: Những ứng dụng và thành phần có thể được triển khai cho
nhiều nền tảng khác nhau. Sử dụng các hàm MATLAB, giao diện gười dùng đồ họa có
thể được tạo rất dễ dàng. Có thể tạo một ứng dụng có giao diện tích hợp.

Hình 1. 4 Cửa sổ command window của MATLAB

1.2.3. Các tính năng của matlab


MATLAB là ngôn ngữ lập trình cao cấp, cho phép tính toán các con số, hình
dung và phát triển ứng dụng.
– Cung cấp môi trường tương tác để khảo sát, thiết kế và giải quyết các vấn đề.
– Cung cấp thư viện lớn các hàm toán học cho đại số tuyến tín, thống kê, phân
tích Fourier, bộ lọc, tối ưu hóa, tích phân và giải các phương trình vi phân bình
thường.
– MATLAB cung cấp các đồ thị được tích hợp sẵn để hiển thị hình ảnh dữ liệu
và các công cụ đệ tạo đồ thị tùy chỉnh.
– Giao diện lập trình của MATLAB cung cấp các công cụ phát triển để nâng cao
khả năng bảo trì chất lượng mã và tối đa hóa hiệu suất.
– Cung cấp các công cụ để xây dựng các ứng dụng với các giao diện đồ họa tùy
chỉnh.
– Cung cấp các hàm để tích hợp các thuật toán dựa trên MATLAB với các ứng
dụng bên ngoài và các ngôn ngữ khác như C, Java, NET và Microsoft Excel.
1.3. Tổng quan về phần mềm AppDesigner
1.3.1. Giới thiệu chung
MATLAB đề xuất đến người dùng 2 môi trường thiết kế tương tác cho việc xây
dựng các ứng dụng: App Designer và GUIDE (Môi trường thiết kế GUI). App
Designer cho ra mắt vào năm 2016 với phiên bản R2016a để cải thiện một số vấn đề từ
12

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

GUIDE cũng như trong tương lai gần GUIDE sẽ biến mất trong các phiên bản mới của
MATLAB. App Designer cho phép sáng tạo các ứng dụng chuyên nghiệp mà không
cần các nhà phát triển phần mềm chuyên nghiệp. Kéo và thả các thành phần trực quan
để bố trí thiết kế giao diện người dùng đồ họa (GUI) và sử dụng trình chỉnh sửa tích
hợp để nhanh chóng lập trình trạng thái của nó.
Bảng 1. 1 Bảng so sánh môi trường làm việc giữa GUIDE và App Designer

Môi trường thiết kế GUIDE AppDesigner


Thư viện đối tượng √ √
Công cụ kiểm tra thuộc tính √ √
Tìm kiếm đội tượng √ √
Chia sẽ callback √ √

Quản lý tệp tin riêng lẻ cho mã code và



giao diện người dùng

Hiện đại √

Máy tính để bàn dựa trên Toolstrip √

Tương tác nhiều khung vẽ √

Chỉnh sửa mã nhúng √

Quản lý siêu dữ liệu ứng dụng √

Trình soạn thảo và quy trình làm việc



mạnh mẽ

Bắt đầu hướng dẫn tương tác nhanh √

Hỗ trợ khung thử nghiệm ứng dụng √

Thêm biểu mẫu √ √

13

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

App Designer sử dụng một môi trường tích hợp để bố trí giao diện người dùng và
viết mã cho trạng thái ứng dụng.
Về xây dựng ứng dụng, App Designer tích hợp hai nhiệm vụ cơ bản của việc xây
dựng ứng dụng là thiết kế giao diện các thành phần của giao diện đồ họa dành cho
người dùng và lập trình các đối tượng ứng dụng.

Hình 1. 5 Giao diện xây dựng app

Về thiết kế giao diện người dùng, giữ và kéo thành phần trực quan đến khung vẽ
và sử dụng gợi ý canh chỉnh để có được bố cục chính xác. Trình thiết kế ứng dụng tự
động tạo mã hướng đối tượng chỉ định bố cục và thiết kế của ứng dụng.

Hình 1. 6 Trạng thái “Design View” trong App Designer

14

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Về cách định nghĩa trạng thái ứng dụng, sử dụng phiên bản tích hợp MATLAB
Editor để định nghĩa cho trạng thái ứng dụng của bạn. App Designer có thể kiểm tra tự
động những vấn đề về mã code bằng cách sử dụng Code Analyzer. Người dùng có thể
xem được cảnh báo và tin nhắn báo lỗi về mã code khi đang viết và dựa vào những
cảnh báo lỗi đó để chỉnh sửa ứng dụng.

Hình 1. 7 Trạng thái Code View trong App Designer

1.3.2. Các thành phần trong AppDesigner


1.3.2.1. Thư viện thành phần
Xây dựng ứng dụng với những thành phần chuẩn bao gồm nút, hộp kiểm, nhánh và
danh sách. App Deisgner cũng cung cấp các đối tượng kiểm soát như thiết bị đo, đèn,
núm vặn và công tắc cho phép sao chép giao diện và hành động của bảng điều khiển.
Người dùng cũng có thể sử dụng các thành phần bộ chứa, chẳng hạn như tab, bảng và
bố trí lưới để sắp xếp giao diện người dùng của bạn.
Bảng 1. 2 Bảng thư viện thành phần của App Designer

Thành phần Biểu tượng Nhiệm vụ

Nút Hồi đáp lại người dùng khi


nhấn nút và thả chúng ra. Bằng
cách thay đổi những giá trị
thuộc tính, người dùng có thể

15

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

điều chỉnh sự xuất hiện và hành


vi của nút. Sử dụng dấu chấm
để ám chỉ một giá trị và thuộc
tính cụ thể
fig = uifigure;
b = uibutton(fig);
b.Text = 'Plot';

Hộp kiểm Sử dụng để dánh dấu tick (thực


thi) vào và có thể check nhiều ô
để thực thi. Sử dụng dấu chấm
để ám chỉ một giá trị và thuộc
tính cụ thể
fig = uifigure;
cb = uicheckbox(fig); cb.Text =
'Show value';

Danh sách Mở danh sách các lựa chọn khi


người dùng nhấp chuột vào.
Chỉ chọn được 1 mục trong
danh sách các mục. Sử dụng
dấu chấm để ám chỉ một giá trị
và thuộc tính cụ thể
fig = uifigure;
dd=uidropdown(fig);
dd.Items={'Red','Green','Blue'};

Ô điền chữ Là nơi cho phép người sử dụng


đánh vào các giá trị dạng ký tự
trong một ứng dụng. Sử dụng
dấu chấm để ám chỉ một giá trị
và thuộc tính cụ thể
. fig = uifigure;

16

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

ef = uieditfield(fig);
ef.Value = 'New sample';

Ô điền số Là nơi cho phép người sử dụng


đánh vào các giá trị dạng số
trong một ứng dụng. Sử dụng
dấu chấm để ám chỉ một giá trị
và thuộc tính cụ thể.
fig = uifigure;
ef = uieditfield(fig,'numeric');
ef.Value = 20;

Bảng biểu Hiển thị hàng và cột của giá trị


trong ứng dụng. Hàm uitable
tạo ra thành phần bảng UI và
cài đạt bất kỳ những thuộc tính
nào trước khi hiển thị nó. Bằng
cách thay đổi những giá trị
thuộc tính của một đối tượng
Table người dùng có thể điều
chỉnh chắc chắn các khía cạnh
bên ngoài và hành vi. Sử dụng
dấu chấm để ám chỉ một giá trị
và thuộc tính cụ thể.
fig = uifigure;
uit = uitable(fig,'Data',[1 2 3; 4
5 6; 7 8 9]);
uit.FontSize = 10;

Hệ thống nút chọn Giống như Check Box nhưng


thường được sử dụng để tạo sự
lựa chọn duy nhất, tức là 1 lần
chỉ được chọn 1 trong số các
nhóm nhiều nút. Khi một ô
17

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

được chọn thì các ô còn lại


trong nhóm bị bỏ chọn.
fig = uifigure;
bg = uibuttongroup(fig);
rb = uiradiobutton(bg);
rb.Text = 'One';
1.3.2.2. Những tương tác thành phần
Thêm các callbacks thành phần và các tương tác chuột bàn phím tùy chỉnh thực khi
người dùng tương tác với ứng dụng của mình. Sử dụng các đồ thị 2D và 3D cũng như
bảng biểu, trong ứng dụng cho phép người dùng khám phá dữ liệu một cách tương tác.
1.4. Tổng quan về phần mềm SOLIDWORKS
1.4.1. Giới thiệu chung về SolidWorks
SolidWorks phần mềm thiết kế ba chiều được sử dụng rất rộng rãi trong các lĩnh
vực khác nhau như xây dựng, kiến trúc, cơ khí… được sử dụng các công nghệ mới
nhất về lĩnh vực đồ họa máy tính. Phần mềm SolidWorks do công ty SolidWorks phát
triển là một trong những phần mềm thiết kế uy tín nhất trên thế giới. Phần mềm này
cho phép người sử dụng xây dựng các mô hình chi tiết 3D, lắp ráp chúng lại với nhau
thành một bộ phận máy (máy) hoàn chỉnh, kiểm tra động học, cung cấp thông tin về
vật liệu… Phần mềm SolidWorks cũng cho phép nhiều phần mềm ứng dụng nổi tiếng
khác chạy trực tiếp trên môi trường của nó. SolidWorks có thể xuất ra các file dữ liệu
định dạng chuẩn để người sử dụng có thể khai thác mô hình trong môi trường các phần
mềm phân tích khác như ANSYS, ADAMS, Pro-Casting…Trước sự phát triển lớn
mạnh của phần mềm CAD SolidWorks, hiện nay nhiều phần mềm CAD/CAM đã viết
thêm các modul nhận dạng trực tiếp file dữ liệu SolidWorks…

18

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Hình 1. 8 Biểu tượng của SolidWorks

SOLIDWORKS PDM hoạt động dựa trên hệ thống mạng giúp kết nối các bộ
phận trong doanh nghiệp hoặc giữa các đối tác/doanh nghiệp.
Hoạt động dựa trên nguyên tắc phân quyền. Người nắm quyền quản trị hệ thống
SOLIDWORKS PDM sẽ phân các quyền được truy cập dữ liệu thiết kế, chỉnh sửa, phê
duyệt thiết kế hoặc xóa thiết kế.
Quản lý dữ liệu: SOLIDWORKS PDM cung cấp cho người dùng thông tin đầy
đủ nhất về một tập tin đã có như tập tin được thiết kế khi nào, ai thiết kế, được dùng ở
đâu, bao nhiêu lần. Nếu tập tin có sự thay đổi, nó sẽ tự động cập nhật phiên bản mới
nhất đồng thời ghi nhận lại do ai thay đổi và luôn tạo ra một bản sao để người dùng có
thể truy xuất ngược lại khi cần thiết. Dữ liệu sẽ được quản lý an toàn và bảo mật.
Khả năng tra cứu, tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng: Tra cứu dữ liệu nhanh chóng là
một yêu cầu quan trọng trong nền sản xuất công nghiệp mới khi mà thời gian và vấn
đề hợp tác kết nối được đặt lên nhiệm vụ hàng đầu.
SOLIDWORKS PDM hỗ trợ tất cả các định dạng CAD và các dạng file tài liệu
thông thường: Word, Excell, PPT, AI…
1.4.2.Các chức năng của SolidWorks
Chức năng CAD: Phần mềm này có ưu điểm là giao diện đẹp, thân thiện, khả
năng thiết kế nhanh hơn các phần mềm khác rất nhiều nhờ vào sự xắp xếp và bố trí các
toolbar một cách có hệ thống và hợp lý. Phần mềm này không có nhiều modul như
Catia hay unigraphics vốn là những phần mềm lớn thiết kế trong nhiều lĩnh vực như
ôtô, hàng không, điện tử, … Solidworks chủ yếu được dùng trong cơ khí chính xác,
điện tử, ôtô, thiết kế cơ 4 khí, tạo khuôn, thiết kế kim loại tấm… nói chung, về các

19

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

chức năng này thì Solidworks tỏ ra có không thua kém Catia, unigraphics thậm chí còn
hay hơn và tốt hơn, bởi lẽ nó chỉ chuyên về những lĩnh vực đó, cùng với người anh em
Catia của mình, Solidworks trở thành một trong những phần mềm nổi tiếng thế giới
của hãng Dassault systemn.
Chức năng CAM (SolidCam): Để dùng được chức năng này, chúng ta phải sử
dụng một modul nữa của solidworks là SolidCam. Đây là modul Cam của Solid, nó
chạy ngay trên giao diện của solidworks, việc sử dụng của SolidCam quả thật vô cùng
thân thiện, hơn hẳn Mastercam và các phần mềm khác về tính dễ sử dụng. Với các tool
của SolidCam khá mạnh và phong phú: Phay (2,5D, 3D, 5 trục...), Tiện, Turn-Mill ...
Chức năng CAE: phần mềm phân tích Cosmos để tích hợp và chạy ngay trong
môi trường của solidworks. Với modul phân tích của Solidworks là cosmos, chúng ta
có thể thực hiện được những bài phân tích vô cùng phức tạp nhưng rất hay, dưới đây là
liệt kê một vài bài toán mà tôi đã dùng để tính với COSMOS:
−¿Phân tích tĩnh học.
−¿Phân tích động học.
−¿Phân tích dao động.
−¿Phân tích nhiệt học.
−¿Phân tích động lực học ( bài toán phân tích ứng suất cơ khi cơ cấu chuyển động con
lăn, di chuyển trên ray)
−¿Phân tích sự va chạm của các chi tiết.
−¿Phân tích thủy khí động học ( thông qua bài toán phân tích lượng nước chảy qua
robin và bố trí quạt thông gió cho CPU máy tính nhằm tản nhiệt tốt hơn).
−¿Phân tích quá trình rót kim loại lỏng vào khuôn và mức độ gia nhiệt cần thiết cho
quá trình quá độ.
1.4.3.Các lệnh cơ bản trong SolidWorks
Bảng 1. 3 Các lệnh cơ bản trong SolidWorks

Lệnh Biểu tượng Chức năng nhiệm vụ


Extrude boss/Base Tạo thể tích bằng cách
quét tiết diện theo phương
vuông góc

20

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Extruded cut Để tạo lỗ các loại trên chi


tiết: lỗ khoan, lỗ cạn, lỗ
suốt, lỗ bậc, lỗ ren,…

Revolved boss/base Vẽ các chi tiết dạng tròn


xoay, chi tiết được tạo ra
bằng cách quay tiết diện
quanh một trục.

Revolved cut Dùng để bỏ đi một phần


vật liệu

Fillet Dùng để bo tròn các cạnh


của khối 3D

Chamfer Dùng lệnh để vát mép các


cạnh của khối 3D

Shell Lệnh dùng để tạo thành


mỏng các khối đặc 3D
theo biên dạng của khối.

Dome Lệnh sử dụng để tạo vòm


khối 3D, rất thuận tiện cho
khối trụ

Hole wizard Lệnh này dùng để đục lỗ


có ren theo các tiêu chuẩn
ANSI (hệ Inch, Met), ISO,
DIN, JIP…

Mirror Lệnh dùng để lấy đối xứng


khối 3D qua mặt phẳng

21

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Rib Lệnh này dùng để tạo gân


cho chi tiết

Helix and spiral Dùng để vẽ các đường


xoắn ốc hoặc các đường
đinh ốc trụ. Các đường này
được dùng để làm đường
dẫn 3D.

Swept boss/base Dùng để tạo chi tiết bằng


cách quét biên dạng theo
một hoặc nhiều đường
dẫn.Đường dẫn có thể là
đường thẳng hay đường
cong bất kỳ, các đường
dẫn có thể hở hoặc kín

22

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

CHƯƠNG II. THIẾT KẾ


2.1. Sơ đồ tính toán

Thông số đầu vào

Tổ chức dòng chảy

Thiết bị nồi hai vỏ có Thiết bị nồi hai vỏ có


vỏ bọc trơn vỏ bọc ống xoắn

Thể tích thiết bị Thể tích thiết bị

Chiều cao thiết bị Chiều cao thiết bị

Diện tích bề mặt trao Diện tích bề mặt trao


đổi nhiệt đổi nhiệt

Công suất thiết bị Công suất thiết bị

Tính toán cơ khí


Tính toán cơ khí

23

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

2.2. Thông số đầu vào


− Các thông số cần đưa:
− Nhiệt độ dòng nóng vào và ra: t1d, t1c
− Nhiệt độ dòng lạnh vào và ra: t2d, t2c
− Lưu lượng dòng vào: G1
− Đường kính trong vỏ trong thiết bị: Dtrtr
− Đường kính cánh khuấy: Dck
− Thời gian làm việc: t
− Áp suất làm việc:p_lv
2.3. Tính công nghệ
2.3.1. Thể tích nguyên liệu
Gnl
V nl = (m3) (2.1)
ρnl

Trong đó: Gnl : lượng nguyên liệu ban đầu nạp vào thiết bị
ρnl: khối lượng riêng của nguyên liệu (kg/m3)
2.3.2. Thiết bị hai vỏ hình trụ đặt đứng
−¿ Đường kính vỏ trong của thiết bị hai vỏ hình trụ đặt đứng


V
D= 3
π ,m (2.2)
K +K'
4
Trong đó:
H
K= lấy theo cấu tạo
D
K’: tỷ số phụ thuộc vào hình dạng đáy

Bảng 2. 1 Giá trị K’ phụ thuộc vào hình dạng đáy

Hình dạng đáy K’

Đáy phẳng 0

Đáy nón π
tagα 0
4
Đáy cầu 0,071

24

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

− Chiều cao vỏ trong thiết bị


H=K.D ;m (2.3)

− Chiều cao mức chất lỏng


π '
H 0=H . α c − K . D. (1−α c ) ;m (2.4)
4
Trong đó:
H: chiều cao vỏ trong (m)
α c :hệ số chứa đầy
K’ : hệ số tra bảng trên
D: đường kính vỏ trong (m)
2.3.3. Tính chiều dày thân thiết bị
− Áp suất thủy tĩnh
ptt = ρL .g. H 0 (2.5)
Trong đó:
ρL: khối lượng riêng trung bình của chất lỏng trong tháp (kg/m3)
H 0: chiều cao mực chất lỏng (m)
− Nếu thân chịu áp suất trong:
p. D
S= +C (2.6)
2,3 . φ . σ cp − p
Trong đó:
S: chiều dày thân thùng, m
p: áp suất tính toán bằng áp suát làm việc, N/m2
σ cp: ứng suất cho phép của vật liệu làm thùng, N/m2
C = C1 + C2 (2.7)
C1: lượng dư kể tới ăn mòn ; C1 = 0,01.τ
τ : thời hạn sử dụng thiết bị, năm
C2: lượng dư kể tới sai lệch
− Nếu S – C ≤ 0,01m lấy C2 = 0,003 m
− Nếu S – C ≤ 0,02m lấy C2 = 0,002 m
− Nếu S – C ≤ 0,03m lấy C2 = 0,001 m
− Nếu S – C > 0,03m lấy C2 = 0m
φ : hệ số bền mối hàn
− Chiều dày thân chịu áp suất ngoài
S = D(2,2-1.m.p.E-1)1/3 + C (2.8)
Trong đó:
25

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

S: chiều dày thân thùng (m)


D: đường kính trong vỏ trng thiết bị (m)
E: modun đàn hồi của vật liệu làm thùng (N/m2)
p: áp suất làm việc của thiết bị (N/m2)
m: hệ số an toàn ổn định, thường lấy m = 4
− Chiều dày tương đương của vỏ bọc loại ống xoắn nửa ống

( )
−1
l
Std = ( 0.5 .l 2 +l N ) . 2 +lnp (2.9)
2. S
p=( b N + √ b 2N + S 2) . S−1 (2.10)

b N =0,5. ( t −l 2) (2.7)

l 2=2. r o . √ 2. A1−1 (2.11)


Trong đó:
S: chiều dày tường, m;
to: khoảng cách tâm của hai ống liền nhau, m;
ro: bán kính nửa ống, m
2.3.4. Số vòng quay máy trộn
20 . v th
n= (vòng/phút) (2.12)
dk
Trong đó:
vth: vận tốc đầu cánh thích hợp (m/s)
dk: đường kính cơ cấu khuấy (m)
Bảng 2. 2 Các thông số lựa chọn loại cánh khuấy

Thể tích Độ nhớt Vận tốc vòng


Cơ cấu
khuấy chất lỏng thích hợp của Phạm vi sử dụng
khuấy
(m3) (Pas) đầu cánh (m/s)

26

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

≤ 10 0,001 – 4 2 – 1,5 Khuấy chất lỏng nhớt và


4–8 1,5 – 1,0 nặng; tăng cường quá trình
trao đổi nhiệt; chống bám
8 – 15 1,0 – 0,5
cặn bẩn vào bề mặt gia
Mỏ neo nhiệt; huyền phù hóa chất
lỏng nhớt

≤ 50 0,001 – 5 12 – 7,5 Hòa tan và nhũ tương hóa


5 – 15 7,5 – 5,2 các chất lỏng; huyền phù
hóa với nồng độ tới 80%;
15 – 25 5,2 – 2,5
huyền phù hóa các vật liệu
Tuabin hở dạng sợi với nồng độ tới
5%; khuấy đảo các hạt rắn
có nồng độ tới 5%; khuấy
đảo các chất rắn có nồng
độ tới 60% và kích thước
hạt tới 1,5mm; san bằng
≤ 50 0,001 – 5 10 – 7 nhiệt độ chất lỏng; khuấy
5 – 15 7–5 trộn các chất lỏng nhớt.

15 – 25 5 – 3,5
25 – 40 3,5 – 2,5

0,001 – 0,1 16 – 10 Hòa tan và nhũ tương hóa


Chân vịt các chất lỏng; huyền phù
hóa với nồng độ tới 50%

27

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

2.4. Tính hiệu số nhiệt độ trung bình ∆ tlog [2]


2.4.1. Trường hợp chảy xuôi chiều
∆t đ - ∆t c ∆t đ - ∆t c
∆tlog= = (2.13)
∆t ∆t
2,3lg đ ln đ
∆t c ∆t c

Trong đó:
∆tđ = t1đ – t2đ : hiệu số nhiệt đầu
∆tc = t1c – t2c : hiệu số nhiệt độ cuối
2.4.2. Trường hợp chảy ngược chiều
∆t đ −∆ t c ∆ t đ −∆ t c
∆ tlog= = (2.14)
∆ tđ ∆ tđ
2,3lg ln
∆ tc ∆ tc

Hiệu số nhiệt độ nào lớn hơn làm ∆tđ và ngược lại nhỏ hơn làm ∆tc
− Trường hợp 1: t1đ – t2c < t1c – t2đ
∆tđ= t1c – t2đ
∆tc = t1đ – t2c
− Trường hợp 2: t1đ – t2c > t1c – t2đ
∆tđ= t1đ – t2c
∆tc = t1c – t2đ
2.4.3. Trường hợp chảy chéo
∆ t đ −∆t c
∆ tlog=ε ∆ t (2.15)
∆t đ
2,3 lg
∆ tc
Hệ số ε ∆ t phụ thuộc vào tỷ số nhiệt độ của các chất tải nhiệt, theo P và R
t 2 c −t 2 đ
P=
t 1 đ −t 1 c

t 1 đ −t 1 c
R=
t 2 c −t 2 đ

2.4.4. Tính lượng nhiệt và chất tải nhiệt Q [2]


2.4.4.1. Không chuyển pha

28

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Lượng nhiệt lưu thể nóng mất đi giảm từ t 1đ đến t1c đúng bằng lượng nhiệt lưu
thể lạnh tăng lên t2đ đến t2c
Q=G 1 ×C 1 × ( t 1 đ −t 1 c )=G2 ×C 2 ×(t 2đ −t 2 c ) (2.16)
Trong đó:
Q: nhiệt lượng (W)
C1,C2: nhiệt dung riêng của chất lỏng (J/Kg.độ)
G1,G2: lượng chất lỏng nóng, nguội chảy qua bề mặt trao đổi nhiệt (kg/s)
2.4.4.2. Chuyển pha
Q=D × r=G 2 ×C 2 ×(t 2đ −t 2 c ) (2.17)
Q=D 1 × ( I 1−i 1 )=G 2 ×C 2 ×(t 2 c −t 2 đ ) (2.18)

Trong đó:
(I1-i1) = r : nhiệt ngưng tụ
D1,D2: lượng chất tải nhiệt khi truyền nhiệt thay đổi trạng thái (kg/s)
G1,G2: : lượng chất tải nhiệt khi truyền nhiệt không thay đổi trạng thái (kg/s)
C1,C2:Nhiệt dung riêng tương ứng với G1,G2 (J/Kg.độ)
I1,I2: nhiệt hàm của hơi (J/Kg)
i1,i2: nhiệt hàm chất lỏng (J/Kg)
t1,t2: nhiệt độ của 2 chất tải nhiệt (oC)
2.4.5. Xác định hệ số truyền nhiệt K [2]
1
K= (2.19)
1 λi 1
+∑ +
α1 δi α2
Trong đó:
K: hệ số truyền nhiệt (W/m2.độ)
λi: hệ số dẫn nhiệt kim loại (W/m.OC)
δi: bề dày thiết bị truyền nhiệt (m)
2.4.5.1. Tính α1
B1: Giả sử tT1 bằng 1 giá trị bất kỳ [1]
B2: Tính Nu1
Cấp nhiệt trong bình phản ứng cánh khuấy mái chèo
- Tính theo Re

29

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

2,86.102≤Ref ≤2.58.105

( )
0,14
0,62 0,33 μf
Nu = 0,87 . ℜf . Pr f . (2.20)
μω
20≤Ref ≤ 4000

( )
0,24
2 /3 1 /3 μf
Nu = 0,145 . ℜf . Pr f . (2.21)
μω
Trong đó:
Pr: chuẩn số Prant của dòng tính theo nhiệt độ trung bình của tường, các thông số
khác tính theo nhiệt độ trung bình dòng
μf : độ nhớt của chất lỏng ở bề mặt truyền nhiệt.
μw : độ nhớt của chất lỏng ở nhiệt độ trung bình ttb=(tt+td)

Cấp nhiệt trong bình phản ứng cánh khuấy mỏ neo


− Trường hợp dòng nóng
Nu = 0,33.(Re.Pr0,5 +4000)2/3 (2.22)
Pr: chuẩn số Prant của dòng tính theo nhiệt độ trung bình của tường, các thông số khác
tính theo nhiệt độ trung bình dòng
− Trường hợp dòng lạnh
Nu= 0,23.(Re.Pr0,5 +4000)2/3 (2.23)
Pr: chuẩn số Prant của dòng tính theo nhiệt độ trung bình của tường, các thông số khác
tính theo nhiệt độ trung bình dòng
α×D ρ× n ×d 2 Cp × μ
Nu= ℜ= Pr= (2.24)
λ μ λ
Trong đó:
D: Đường kính thiết bị (m)
λ: Hế số dẫn nhiệt của lưu chất (W/m.độ)
ρ: khối lượng riêng (kg/m3)
n: số vòng quay cánh khấy trong 1 giây (vg/s)
d: đường kính cánh khuấy (m)
Cp: nhiệt dung riêng đẳng áp (J/kg.độ)
µt: độ nhớt chất lỏng ở nhiệt độ bề mặt truyền nhiệt
µ: độ nhớt của chất lỏng ở nhiệt độ trung bình ttb=(tt+td)
Cấp nhiệt trong bình phản ứng cánh khuấy chân vịt, có ống xoắn truyền nhiệt
dành cho chất lỏng Newton
0,4 0,32
d μ
Nu = 0,55 . ℜ0,64
f . Pr 0,3
f .( ) .( f ) (2.25)
D μω
30

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Trong đó:
Pr: chuẩn số Prant của dòng tính theo nhiệt độ trung bình của tường, các thông số
khác tính theo nhiệt độ trung bình dòng
μf : độ nhớt của chất lỏng ở bề mặt truyền nhiệt.
μw : độ nhớt của chất lỏng ở nhiệt độ trung bình ttb=(tt+td)
d: đường kính cánh khuấy (m)
D: Đường kính thiết bị (m)
ρ× n ×d
2
Cp × μ
ℜ= Pr= (2.26)
μ λ

Cấp nhiệt khi sôi


− Toả nhiệt khi sôi màng


3
4 λ h . ρ h . r hh . ( ρf - ρh ) .g
α=0,677. (2.27)
μh .Δt.H

− Tỏa nhiệt sôi bọt

( )
2 1 /3
λ 2
α =b . . Δt (2.28)
υ . σ .T s

[ ( )]
2 /3
3,4. ρh
b=0,075. 1+10. (2.29)
ρf −ρh

Trong đó:

λ: Hế số dẫn nhiệt của chất mang nhiệt (W/m.độ)


ρh: khối lượng riêng của hơi (kg/m3)
ρf: khối lượng riêng của chất lỏng (kg/m3)
σ : sức căng bề mặt chất mang nhiệt
H: chiều cao thân thiết bị
rhh: nhiệt ẩn hóa hơi của chất mang nhiệt
∆t = tv – ts
tT: nhiệt độ thành phía tiếp xúc với chất lỏng.
ts : nhiệt độ sôi của chất lỏng
B3: Tính q1
q 1=α 1 ×(t 1−t T 1) (2.30)

31

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

B4: Tính tT2


λ
q T = ×(t T 1−t T 2 ) (2.31)
δ

B5: Tính α2 [1]


2.4.5.2. Tính Nu2

Cấp nhiệt vỏ ngoài thiêt bị


α N =C s . λ N . ( Gr . Pr )f . H −1
T (2.32)
3 −2
Gr = g. H . β N . ( t N −t Ntb ) . v
T N (2.33)
Pr = v N . C N . ρN . λ−1
N (2.34)
Trong đó:
Cs và f: hệ số tra bảng 4.3
HT chiều cao phần vỏ trụ bọc (m)
λ N : độ dẫn nhiệt của chất mang nhiệt (W/moC)
v N : độ nhớt động học của chất mang điện (m2 . s−1 ¿
C s : nhiệt dung riêng của chất mang điện (J/kgoC)
ρ N : khối lượng riêng của chất mang nhiệt (kg/m3)
β N : hệ số nở thể tích vì nhiệt của chất mang nhiệt (℃−1 ¿
Bảng 2. 3 Mối liên hệ giữa Cs và f

Gr.Pr Cs f

≤103 0,450 0
103 −¿ 5.102 1,180 0,125
5.102 −¿2.107 0,540 0,125
>2.107 0,135 0,330

3
Gr.Pr = H T . ( t T −t Ntb ) . ∆

Trong đó:
∆ : hệ số đối với nước
2 −1
∆=¿ g. β N . ρ N .C N . ( ηN . λ N )

Cấp nhiệt từ hơi ngưng tụ ở trong vỏ bọc trơn đến thành thùng khuấy
0,25 0,25
α N =1,15 [ λ N . ρN . ( ρ N −ρ ' N ) . g . r N ] [ ηN (t N −t ' N ) H T ] (2.35)
32

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Trong đó:
t N : nhiệt độ ngưng tụ, ℃
ρ N , ρ' N : khối lương riêng của nước ngưng và hơi bão hòa, kg/m3
η N : độ nhớt động lực học của nước ngưng, W/moC
rN: nhiệt hóa hơi của hơi bão hòa, J/kg
g: gia tốc trọng trường, m/s2
t ' N = 0,5(t Ktb +t N ¿
t Ktb : nhiệt độ trung bình của môi trường khuấy

Cấp nhiệt từ chất lỏng trong vỏ bọc loại ống xoắn


α N =0.232 . λ N .η 0.14 0.8
N . ε N . ℜ . Pr
0.33
. d−1
rd . ( ηNT )
−0.14
(2.36)

Re= ρ N . v N . d td . η−1
N

Pr=C N . η N . λ−1
N

−1
ε N =1+3,6. dtd . D

Trong đó:
C s : nhiệt dung riêng của chất mang nhiệt (J/kgoC)
ρ N ,: khối lương riêng củachất mang nhiệt (kg/m3)
λ N : độ dẫn nhiệt của chất mang nhiệt (W/moC)
η N : độ nhớt động lực học của nước ngưng (W/moC)
D: đường kính thiết bị (m)
dtd: đường kính tương đương (m)
vN : vận tốc chất lỏng đi trong thiết bị (m/s)
Vận tốc thiết bị đi trong vỏ bọc loại nửa ống xoắn hoặc ống xoắn:
V SN
vN = (2.37)
SN
Trong đó:
S N :diện tích tiết diện chảy, m2
V SN : lưu lượng chất mang nhiệt, m3/s
− Đối với với xoắn
2
SN = 0,25.π.no . do (2.38)
− Đối với vỏ bọc
S N =0,5.r o . [ l 2−l 2 .( 1− A1 ) ] (2.39)
Trong đó:

33

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

do: đường kính ống xoắn (m)


no: số ống xoắn
ro: bán kính nửa ống
l1, l2: chiều dài cung và chiều dài dây cung của ống (m)
l 1=r o . √ 8. A 1+5,3. A −1 (2.36)
1

l 2=2. r o . √ 2. A1−1 (2.37)


ho
A1 = (2.40)
ro

Trường hợp ngưng hơi trên bề mặt vỏ áo


Nu = 1,15 . (Ga.Pr.K)1/4 (2.41)
Trong đó:
Ga: Chuẩn số Galie của nước ngưng
H3 . ρ2 .9,18
Ga = (2.42)
μ2
Trong đó:
H: Chiều cao thiết bị (m)
ρ: khối lượng riêng (kg/m3)
µ: độ nhớt của hơi bảo hòa ở nhiệt độ trung bình ttb = (tt+td)
Pr: chuẩn số Prant của dòng tính theo nhiệt độ trung bình của tường, các thông số
khác tính theo nhiệt độ trung bình dòng.
K: Chuẩn số ngưng
r
K=
CP.∆t
Với:
Cp: nhiệt dung riêng của nước ngưng J/kg.độ
Cấp nhiệt từ hơi ngưng tự trong vỏ bọc loại nửa ống xoắn hoặc ống xoắn đến
tường thiết bị

√ ( )
−0,5
Fr N −0,3
0,1
α N =2,5. λ N Q . ρ N . ρ . l 0,35
N . . ( g . ρ'N .σ N ) . d−0,25
td (2.43)
ηN
Trong đó:
Q :lượng nhiệt cần truyền trong một đơn vị thời gian, J/s;
λ N , ρ N , η N , σ N : độ dẫn nhiệt, khối lượng riêng, độ nhớt động lực học và sức căng
bề mặt của nước ngưng
rN: nhiệt ngưng tụ của chất mang nhiệt ở nhiệt độ tN (J/kg);
g: gia tốc trọng trường (m/s2)
34

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

'
ρ N : khối lượng riêng của hơi bão hòa (kg/m3)
lN: chiều dài của dòng mang nhiệt
với vỏ bọc loại nửa ống xoắn l N =π . ( D+2. S ) . nV
với ống xoắn: l N = π . D x . n x
Ở đây: S: chiều dày thùng khuấy;
nx: số vòng xoắn
dtd: đường kính tương đương
B6: Tính q2
q 2=α 2 ×(t T 2−t 2) (2.44)
B7: So sánh q1 với q2 sai số 5% , nếu sai số lớn hơn 5% thì giả sử lại tT1 và tính lại
|q 1−q 2|
%q= .100
q 1 + q2 (2.45)
2
2.4.6.Tính diện tích bề mặt trao đổi nhiệt
Q=K . F . ∆ tlog (2.46)
Q
¿ ≫ F= (2.47)
K . ∆tlog
2.4.7.Công suất khuấy trộn
N= K N . ρ. n3 . d 3k (2.46)
Trong đó:
N: công suất khuấy trộn, W
KN: chuẩn số công suất
N
K N= 3 5
ρ .n . d k
2.4.8.Chuẩn số Frud: tỉ số giữa lực quán tính và trọng trường
n . d2
Fr = (2.48)
g
Trong đó:
n: vận tốc của cánh khuấy, m/s
g: gia tốc trọng trường, m/s2
d: đường kính thiết bị, m;
2.4.9.Chuẩn số Weber: tỉ số giữa lực quán tính và sức căng bề mặt
2 3
n .ρ.d ck
We= (2.49)
σ
σ : sức căng bề măt chất lỏng được khuấy, N/m
2.4.10. Thời gian đồng đều
35

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

τ . n=Kn (2.50)
Trong đó: n: số vòng quay cánh khuấy, (vòng/s)

( )
5 /3
D −1/ 3
K τ =6,7 . . Kn (2.51)
dk
2.4.11. Đáy thiết bị
Chiều dày của đáy nón làm việc dưới áp suất trong

( p
S= 2. φ . σ −p .
cp cos α
+C ) D
(2.52)

Trong đó
D: đường kính đáy lớn, m
α : nửa góc đỉnh
Đáy nón chịu áp suất ngoài thì chiều dày đáy nón tăng lên 1,4 lần
Chiều dày đáy khum và đáy elip

( p
S= 2. φ . σ −0,5. p . 4. h +C
cp đ
) D
(2.53)

Trong đó
h đ : chiều cao của đáy, m
D :đường kính đáy, m
Tăng bền cho lỗ

d o =2.
[ ( S−C )
Sv ]
−0,875. √ Dt . ( S−C )−C (m) (2.54)

Trong đó:
Sv = S-C-C’
Dt: đường kính tình toán
D D2
Với hình trụ Dt = D, với đáy nón Dt = , với đáy khum hoặc elip Dt =
cos α 2.h d
2.4.12. Nắp thiết bị
[ σ]
.φ h (2.55)
p
[ σ ]: ứng suất cho phép khi kéo, N/mm2
φ h: hệ số bền mối hàn
p: ấp suất tính toán trong thiết bị
[σ ]
Nếu 4,5 ≤ φ ≤25
p h
' p. R t
S= (2.56)
2. [ σ ] . φ h -p

36

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

[σ]
Nếu φ ≥ 25
p h
p . Dt
S' = (2.57)
2. [ σ ] . φ h
Rt: bán kính cong bên trong của đỉnh, mm
Nếu nắp phẳng

S=
k .D
ko
.
√p
σ cp
+C (2.58)

Trong đó
D: đường kính nắp, m
C: lượng dư kể tới ăn mòn và sia lệch do chế tạo
p: áp suất tính toán, lấy bằng áp suất làm việc, N/m2
σ cp: ứng suất cho phép của vật liệu, N/m2
2.4.13.Thông số kết cấu
a. Độ gọn thiết bị
F
g= (2.59)
V
b. Suất tiêu hao kim loại
G
b= (2.60)
F
2.4.14. Bích và đệm nối bít kín thiết bị
‒ Chọn loại bích liền không cổ bằng thép CT3
‒ Theo ([4], Bảng XIII.27/417), cho kiểu bích liền bằng thép CT3 (Kiểu I) với thiết bị
đáy nắp
‒ Theo ([4], Bảng XIII.31/433), tương ứng với ([4], Bảng XIII.27/417).
2.4.15. Tai treo Chân đỡ
Thiết bị làm bằng thép thép không rỉ (X18H10T), có khối lượng riêng ρ = 7.9 × 103
(kg/m3 )
a. Khối lượng của nắp và đáy.
‒ Ta có khối lượng của đáy và nắp là như nhau.
‒ Tra ([4], Bảng XIII.11/384)có khối lượng của đáy và nắp là như nhau.
b. Khối lượng thân thiết bị
π. D2n π. D2t
m 1 =( - ).H.ρ (2. 61 )
4 4
Trong đó:
Dn: đường kính ngoài thiết bị(m)

37

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Dt: đường kính trong thiết bị (m)


H: chiều cao thiết bị (m)
ρ: khối lượng riêng của thép (kg/m3 )
c. Khối lượng bích ghép

m2=n . ( 4

4 )
π . D2b π . D 2t '
. H . ρL (2. 62 )

Dt: đường kính trong thiết bị (m)


H′: chiều cao thiết bị (m)
ρL: khối lượng riêng của chất lỏng trong thiết bị (kg/m3 )
d. Khối lượng của chất lỏng trong thiết bị
F m.g
F1 = = (2. 63 )
n n
n: số chân và tai treo
e. Tổng khối lượng thiết bị
m = m1 + m2 + m 3 (2.64)

CHƯƠNG III. MÔ PHỎNG


2.
3.1. Sơ lược thiết kế giao diện bằng App Designer
3.1.1. Khởi động chương trình:
Bước 1: Sau khi đã cài đặt xong phần mềm MATLAB (phiên bản có phần mềm
AppDesigner), tạo Shortcut ra màn hình hoặc vào ổ có chứa tệp tin thư mục

MATLAB. Có 2 cách khởi động giao diện: nhấn vào biểu tượng hoặc chuột
phải Open.

38

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Hình 3. 1 Mở file MATLAB

Bước 2: Sau khi khởi động xong, giao diện MATLAB hiện ra như hình ảnh phía
dưới đây

Hình 3. 2 Giao diện của phần mềm MATLAB sau khi khởi động

Bước 3: Gõ chữ appdesigner vào khung command window. Lưu ý chỉ có thể đánh
“appdesigner” không thể đánh cách khác vì MATLAB quy định chữ viết thường và

39

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

viết in hoa khác nhau. Nhấn Enter

Hình 3. 3 Khởi động phần mềm AppDesigner

Bước 4: MATLAB sẽ thực thi lệnh mở cửa sổ của appdesigner. Sau khi khởi động
xong, sẽ thấy có cửa sổ appdesigner hiện lên trên màn hình.

Hình 3. 4 Giao diện AppDesigner

3.1.2. Giao diện của cửa sổ App Designer

40

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

3.1.2.1. Giao diện thiết kế


‒ Trong cửa sổ này gồm có các thành phần chính sau
1. Giao diện thiết kế: cho phép thực hiện các thao tác kéo và thả các chi tiết để thiết
kế giao diện cho ứng dụng. Cho phép đặt tên các chi tiết theo ý muốn của người sử
dụng và tìm kiếm chi tiết tại ô tìm kiếm (phần Component Browser). Ngoài ra cho
biết các thuộc tính của chi tiết (phần Component Properties).
2. Thư viện thành phần: cho phép lựa chọn các chi tiết để thiết kế cho ứng dụng của
mình
3. Giao diện viết chương trình: là phần sau khi thực hiện thiết kế bên ngoài ứng
dụng của người sử dụng xong sẽ viết các lệnh bên trong cho mỗi đối tượng để thực
thi theo ý muốn của người dùng.
4. Cửa số thiết kế: thiết kế ngoại quan cho giao diện của ứng dụng

Hình 3. 5 Các thành phần chính trong cửa sổ

‒ Ở cửa sổ thiết kế, sẽ có 2 tab là Designer và Canvas.


a. Tab Designer

Hình 3. 6 Các công cụ trong tab Designer

41

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

‒ New : mở thêm file AppDesigner (.mlapp). Lưu ý đối với AppDesigner mở file
không thể di chuyển Tab, không tách thành 2 cửa sổ được trừ khi mở thêm một cửa sổ
MATLAB nữa

‒ Open : cho phép mở tệp tin gần đây để xem hoặc chỉnh sửa

‒ Save : có 3 chế độ là Save (lưu tệp tin đang mở) , Save As (lưu với một tên
khác đè lên tên file cũ, file mới hiện lên, file cũ đóng) và Save Copy As ( giữ nguyên
file cũ, sau khi đổi tên file mới, file mới sẽ nằm trong thư mục)

‒ Run : chạy và kiểm tra chương trình đã viết, có 2 chế độ chạy: 1 là chạy hết
toàn bộ chương trình, 2 là chạy đến điều kiện đầu vào đã đưa ra.
b. Tab Canvas

Hình 3.7 Các công cụ trong tab Canvas

‒ Align : canh chỉnh lề cho các chi tiết đã chọn gồm có canh trái , canh
giữa , canh phải , canh thẳng hàng ở phía trên chi tiết , canh thẳng hàng dựa
vào trung điểm của các chi tiết theo chiều ngang , canh thẳng hàng ở phía dưới chi
tiết .

‒ Same size (Arrange) : Sắp xếp các đối tượng có cùng kích cỡ với nhau, có 3
chế độ sắp xếp: theo chiều rộng và chiều cao giữa 2 chi tiết, theo chiều cao của chi tiết,
theo chiều rộng của chi tiết.

‒ Grouping (Arrange) : Nhóm các chi tiết với nhau, phím tắt Ctrl + G, có thể
thêm chi tiết mới vào group bằng Add to Group hoặc bỏ chi tiết ra khỏi group bằng
Remove from Group. Hủy không tạo group giữa các chi tiết với nhau Ungroup (Ctrl +
Shift + G).
42

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

‒ Space : chỉnh khoảng cách giữa tiêu đề chi tiết với chi tiết, có thể áp dụng
cho hàng ngang (Apply Horizontally) hoặc hàng dọc(Apply Vertically).

‒ View : xem chế độ dạng lưới (tick vào ô Show Grid) hoặc không xem
(bỏ tick vảo ô Show Grid), xem trợ giúp về canh chỉnh (Show alignment hints), xem
trợ giúp về chỉnh kích cỡ giao diện (Show resizing hints)

‒ Run : chạy và kiểm tra chương trình đã viết, có 2 chế độ chạy: 1 là chạy hết
toàn bộ chương trình, 2 là chạy đến điều kiện đầu vào đã đưa ra.

‒ : Nút ẩn các công cụ của 2 tab Designer và Canvas

3.1.2.2. Viết giao diện chương trình


‒ Để chuyển từ phần xem giao diện thiết kế (Design view) sang giao diện viết
chương trình (Code view), click vào thanh chuyển chọn Code view. Sau khi bấm sẽ
hiện giao diện như hình dưới đây.

Hình 3. 8 Giao diện viết chương trình

‒ Trong cửa sổ này có:

43

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

1. Phần tìm kiếm mã code: cho phép tìm kiếm các câu lệnh đã viết trong ứng dụng
bao gồm các Callbacks, Functions và Properties.
‒ Các callbacks là phần mã code viết cho các chi tiết (thường là các chi tiết lớn như
Button Pushed)
‒ Functions là các hàm thực hiện có trong ứng dụng, có 2 kiểu Functions: riêng tư
(Private) và công cộng (Public).
+ Chế độ riêng tư (Private): chia sẻ các functions sử dụng chỉ trong nội bộ app
+ Chế độ công cộng (Public): chia sẻ các functions sử dụng từ app này sang app
khác (hay nói cách khác là bên ngoài app)
‒ Properties là các giá trị sử dụng trong app, có 2 kiểu Properties: riêng tư (Private) và
công cộng (Public).
+ Chế độ riêng tư (Private): chia sẻ các properties sử dụng chỉ trong nội bộ app.
+ Chế độ công cộng (Public): chia sẻ các properties sử dụng từ app này sang app
khác (hay nói cách khác là bên ngoài app)
2. Phần cho phép nhìn thấy bố cục ứng dụng: cho phép người thiết kế vừa thiết kế
vừa theo dõi bố cục app đã viết mà không cần phải bấm về chế độ Design view.
3. Phần tìm kiếm chi tiết: Tìm kiếm các code tương ứng với các chi tiết, chèn các
code của chi tiết vào khi viết chương trình
4. Phần thuộc tính của chi tiết: thể hiện các thuộc tính đặc trưng của chi tiết như
phông chữ, tương tác với chi tiết, vị trí trong giao diện…

Hình 3.9 Các thành phần trong giao diện viết phương trình

44

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

‒ Ở cửa sổ này cũng có 2 tab giống nhau phần thiết kế giao diện cho ứng dụng
gồm Designer và Editor.
a. Tab Designer

Hình 3.10 Các công cụ trong tab Designer

‒ New : mở thêm file AppDesigner (.mlapp). Lưu ý đối với AppDesigner mở file
không thể di chuyển Tab, không tách thành 2 cửa sổ được trừ khi mở thêm một cửa sổ
MATLAB nữa

‒ Open : cho phép mở tệp tin gần đây để xem hoặc chỉnh sửa

‒ Save : có 3 chế độ là Save (lưu tệp tin đang mở) , Save As (lưu với một tên
khác đè lên tên file cũ, file mới hiện lên, file cũ đóng) và Save Copy As ( giữ nguyên
file cũ, sau khi đổi tên file mới, file mới sẽ nằm trong thư mục)

‒ Run : chạy và kiểm tra chương trình đã viết, có 2 chế độ chạy: 1 là chạy hết
toàn bộ chương trình, 2 là chạy đến điều kiện đầu vào đã đưa ra.
b. Tab Editor

Hình 3.11 Các công cụ trong tab Editor

‒ Save : có 3 chế độ là Save (lưu tệp tin đang mở) , Save As (lưu với một tên
khác đè lên tên file cũ, file mới hiện lên, file cũ đóng) và Save Copy As ( giữ nguyên
file cũ, sau khi đổi tên file mới, file mới sẽ nằm trong thư mục).

45

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

‒ Callback (Insert) : chèn thêm callbacks vào trong ứng dụng.

‒ Function (Insert) : chèn thêm function vào trong ứng dụng, tùy chọn dạng
chèn private hoặc public.

‒ Property (Insert) : chèn thêm properties vào trong ứng dụng, tùy chọn dạng
chèn private hoặc public.
‒ Go to (Navigate) : điều hướng con trỏ tới vị trí dòng cần tìm + Go to
(Navigate) : điều hướng con trỏ tới code cần tìm.
‒ Comment (Edit) : lệnh comment cho phép người dùng ghi chú mà
không bị ảnh hưởng đến các lệnh thực thi của chương trình, lệnh xóa comment cho
phép người dùng ngưng thao tác lệnh comment.
‒ Indent (Edit) :canh chỉnh tất cả câu lệnh có trong app và theo các tầng
(class) của nó , canh chỉnh 1 dòng câu lệnh về phía bên phải , canh chỉnh 1 dòng câu
lệnh về phía bên trái
‒ : cho phép hiển thị những cảnh báo khi sai câu lệnh
3.2. Thiết kế dao diện
Kéo và thả chi tiết Tab Group vào trong cửa sổ thiết kế. Đồng thời kéo Label vào
trong cửa sổ. Thực hiện các thay đổi sau:
‒ Tab → Tính cơ cấu thiết bị
‒ Tab 2 → Tính diện tích bề mặt truyền nhiệt
‒ Tab 3 → Tính bích nối
‒ Tab 4 → Tính đáy nắp
‒ Tab 5 → Tính tai treo chân đỡ
3.2.1. Tab tính cơ cấu thiết bị
Kéo và thả 2 Panel vào trong cửa sổ thiết kế. Đồng thời kéo và thả thêm 5 Drop
Down và 14 Edit Field vào trong 1 Panel. Panel thứ 2 thêm vào2 Edit Field và 5 Edit
Field. Thực hiện các thay đổi sau:
3.2.1.1. Đối với Panel 1
‒ Đổi tên Panel → Thông số nhập liệu
‒ Vào Penel Properties → Backround Color → Đổi màu cho Panel
‒ Đổi tên Edit Field → Nhiệt độ dòng nóng vào
‒ Đổi tên Edit Field 1 → Nhiệt độ dòng nóng ra

46

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

‒ Đổi tên Edit Field 2 → Nhiệt độ dòng lạnh vào


‒ Đổi tên Edit Field 4 → Nhiệt độ dòng lạnh ra
‒ Đổi tên Edit Field 5 → Áp suất làm việc của thiết bị
‒ Đổi tên Edit Field 6 → Thời gian làm việc của thiết bị
‒ Đổi tên Edit Field 7 → Lưu lượng nhập liệu
‒ Đổi tên Edit Field 8 → Đường kính vòng xoắn
‒ Đổi tên Edit Field 9 → Chiều dài vòng xoắn
‒ Thay đổi các Option trong Drop Down như sau:
+ Option 1→ Thiết bị vỏ bọc trơn
+ Option 2 → Thiết bị vỏ bọc ống xoắn
‒ Thay đổi các Option trong Drop Down 1 như sau:
+ Option 1→ Thép CT3
+ Option 2 → Thép 15K
+ Option 3→ Thép 20K
+ Option 4 → Thép 25K
+ Option 5 → Thép 15XM
+ Option 6 → Thép 12XM
+ Option 7 → Thép 1X18H9T
‒ Thay đổi các Option trong Drop Down 2 như sau:
+ Option 1→ Đáy hum
+ Option 2 → Đáy elip
+ Option 3→ Đáy nón
‒ Thay đổi các Option trong Drop Down 3 như sau:
+ Option 1→ H2O
+ Option 2 → Methanol
+ Option 3→ Acetone
+ Option 4 → Ethanol
+ Option 5 → Cacbon tetra Chloride

+ Option 6 → CacbondiSunfide
+ Option 7 → Trichchloroethylene
+ Option 8→ Dichloroethane
+ Option 9 → AcetalDehyde
+ Option 10→ Acid Acetic
+ Option 11 → Acetamide
+ Option 12 → Ethylene Glycol
47

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

+ Option 13 → PropionicAcid
‒ Thay đổi các Option trong Drop Down 4 như sau:
+ Option 1→ Dòng nóng trong thiết bị
+ Option 2 → Dòng nóng ngoài thiết bị
‒ Thay đổi các Option trong Drop Down 5 như sau:
+ Option 1→ H2O
+ Option 2 → Dầu máy biến áp
+ Option 3→ Hơi bão hòa

3.2.1.2. Đối với Panel2


‒ Đổi tên Panel → Kết quả tính toán
‒ Vào Penel Properties → Backround Color → Đổi màu cho Panel
‒ Đổi tên Button → Kết quả
‒ Đổi tên Button 1 → Làm mới
‒ Đổi tên Edit Field → Thể tích thiết bị
‒ Đổi tên Edit Field 1 → Chiều cao thân thiết bị
‒ Đổi tên Edit Field 2 → Chiều cao vỏ thiết bị
‒ Đổi tên Edit Field 3 → Đường kính thân thiết bị
‒ Đổi tên Edit Field 4 → Đường kính vỏ thiết bị

3.2.1.3. Sắp xếp các đối tượng


‒ Sắp xếp các đối tượng cho logic và thao tác dễ dàng với người sử dụng. Kết quả nào
trước để trước, kết quả có sau để sau.
‒ Kéo kích cỡ cửa sổ lại vừa vặn với các đối tượng cũng như dễ dàng khi mở lên.
‒ Dùng Align > Canh thẳng hàng để chỉnh các nút Button nằm thẳng hàng với nhau.

48

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Hình 3. 12 Kết quả giao diện tính cơ cấu thiết bị

3.2.2. Tab Tính diện tích truyền nhiệt


Kéo thả đối tượng Edit Field, DropDow và Button vào cửa sổ thiết kế. Thực hiện các
thay đổi sau:
‒ Đổi tên Button → Kết quả

‒ Đổi tên Button 1 → Làm mới


‒ Vào Penel Properties → Backround Color → Đổi màu cho Tab
‒ Thay đổi các Option trong Drop Down 1 như sau:
+ Option 1→ Xuôi chiều
+ Option 2 → Ngược chiều
+ Option 3→ Vuông góc
‒ Thay đổi các Option trong Drop Down 2 như sau:
+ Option 1→ Cánh khuấy mái chèo
+ Option 2 → Cánh khuấy mỏ neo
+ Option 3→ Cánh khuấy turbin
+ Option 4→ Cánh khuấy chân vịt
‒ Đổi tên Edit Field → Đường kính cánh
‒ Đổi tên Edit Field 1 → Nhiệt lượng
‒ Đổi tên Edit Field 2 → Hệ số truyền nhiệt
‒ Đổi tên Edit Field 3 → Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt
49

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

‒ Sắp xếp các đối tượng cho logic và thao tác dễ dàng với người sử dụng. Kết quả
nào trước để trước, kết quả có sau để sau.
‒ Kéo kích cỡ cửa sổ lại vừa vặn với các đối tượng cũng như dễ dàng khi mở lên.
‒ Dùng Align > Canh thẳng hàng để chỉnh các nút Button nằm thẳng hàng với nhau

Hình 3. 13 Giao diện tính diện tích bề mặt trao đổi nhiệt

3.2.3. Tab đáy và nắp


Kéo thả đối tượng Edit Field, Axex và Button vào cửa sổ thiết kế. Thực hiện các thay
đổi sau:
‒ Đổi tên Button → Kết quả
‒ Vào Penel Properties → Backround Color → Đổi màu cho Tab
‒ Đổi tên Button 1 → Làm mới
‒ Đổi tên Edit Field 1 → Bề dày đáy trong
‒ Đổi tên Edit Field 2 → Bề dày đáy ngoài
‒ Đổi tên Edit Field 3 → Bề dày nắp

50

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Hình 3. 14 Giao diện đáy nắp

3.2.4. Tab mặt bích


Kéo thả đối tượng Edit Field, Axex và Button vào cửa sổ thiết kế. Thực hiện các thay
đổi sau:
‒ Vào Penel Properties → Backround Color → Đổi màu cho Tab
‒ Đổi tên Button → Kết quả
‒ Đổi tên Button 1 → Làm mới
‒ Đổi tên Edit Field 1 → D
‒ Đổi tên Edit Field 2 → Db
‒ Đổi tên Edit Field 3 → Z
‒ Đổi tên Edit Field 4 → h

51

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Hình 3. 15 Giao diện mặt bích

3.2.5. Tab tai treo chân đỡ


Kéo thả đối tượng Edit Field, Axex và Button vào cửa sổ thiết kế. Thực hiện các
thay đổi sau:
‒ Vào Penel Properties → Backround Color → Đổi màu cho Tab
‒ Đổi tên Button → Kết quả
‒ Đổi tên Button 1 → Làm mới
‒ Đổi tên Edit Field 1 → G
‒ Đổi tên Edit Field 2 → F
‒ Đổi tên Edit Field 3 → q
‒ Đổi tên Edit Field 4 → L
‒ Đổi tên Edit Field 5 → B
‒ Đổi tên Edit Field 6 → B1
‒ Đổi tên Edit Field 7 → B2
‒ Đổi tên Edit Field 8 → H
‒ Đổi tên Edit Field 9 → h
‒ Đổi tên Edit Field 1 → s
‒ Đổi tên Edit Field 2 → l
‒ Đổi tên Edit Field 3 → d

52

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Hình 3. 16 Giao diện tai treo chân đỡ

3.3. Viết callbacks cho nút đáy nắp


% duong kinh trucc khuay
Mx=(1.5*app.Ndc)/app.n
Dtr=(((16*Mx)/(pi*app.t*app.us))^3)^(1/3)
%nắp

S_n=(app.ptt/(2*app.hsb*app.us-app.ptt))*(app.Dtrtr/cos(app.emphaC_d))+app.C
% tang ben cho lo
d0=2*((app.S_t/(app.S_t-app.C))-0.875*(sqrt((app.Dtrtr*(app.S_t-
app.C)))))
% tinh day than
if strcmp(app.CD.Value,'Đáy khum')
app.Sd=app.Dtrtr*(sqrt((app.ptt*0.25)/app.us))
app.Fd=pi*(app.Dtrtr^2/2)
elseif strcmp(app.CD.Value,'Đáy nón')

app.Sd=(app.ptt/(2*app.hsb*app.us-app.ptt))*(app.Dtrtr/cos(app.emphaC_d))
+app.C
app.Fd=pi*(app.Dtrtr^2/2)*sqrt((app.Dtrtr^2/2)^2+(app.hd)^2)
elseif strcmp(app.CD.Value,'Đáy cầu')
app.Sd=(app.ptt/((2*app.hsb*app.us)-
(0.5*app.ptt)))*(app.Dtrtr/(4*app.hd))+app.C
app.Fd=2*pi*(app.Dtrtr2/2)
end
53

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

% tinh day vo
if strcmp(app.CD.Value,'Đáy khum')
app.Sdn=app.Dtrtr*(sqrt((app.p_ng*0.25)/app.us))
elseif strcmp(app.CD.Value,'Đáy nón')

app.Sdn=(app.ptt/(2*app.hsb*app.us-app.p_ng))*(app.Dtrtr/cos(app.emphaC_d))
+app.C
elseif strcmp(app.CD.Value,'Đáy cầu')
app.Sdn=(app.ptt/((2*app.hsb*app.us)-
(0.5*app.p_ng)))*(app.Dtrtr/(4*app.hd))+app.C
end
% hien thi ket qua
app.sn.Value=S_n;
app.sd.Value=app.Sd;
app.s_dn.Value=app.Sdn;
3.4. Viết callbacks cho nút mặt bích
Dtb_new=ceil(app.Dtrtr)
Dtb_mb=Dtb_new*10^3
v_P = [0.1 0.3 0.6 1 1.6 2.5 4 6.4]
vidx = find((app.p )< v_P,1,'first')
if ~isempty(vidx)
P2 = v_P(vidx)
end
t5=readtable('Bangsolieu.xlsx','sheet',2)
k = 1
for i = 1:size(t5,1)
if (t5{i,1} == (P2)) && (t5{i,2} == Dtb_mb)
ketqua =table2array(t5(i,:))
app.h1 = table2array(t5(i,9))
Z=table2array(t5(i,8))
app.D_bich1 =table2array(t5(i,3))
app.d_b=table2array(t5(i,4))
k = k+1
end
end
app.h.Value=app.h1;
app.db.Value=app.D_bich1;
app.D_b.Value=app.d_b;
app.z.Value=Z;
3.5. Viết callbacks cho nút tai treo chân đỡ
%khoi gluong than thiet bi
ro_thep=7900;

54

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

m1=(((pi*(app.Dngtr^2))/4)-((pi*(app.Dtrtr)^2)))*app.H*ro_thep
m2=((pi*((app.Dngng)^2)/4)-(pi*((app.Dtrng)^2)))*app.H*ro_thep
m3=app.Fd*(app.Sd*10^-3)*ro_thep
m4=app.Fd*(app.Sdn*10^-3)*ro_thep
%m5=(pi*(app.h1*(10^-3))*ro_thep*((((app.D_bich1*(10^-3))^2)-
((app.d_b*(10^-3)))^2))/4)

m5=(((pi*(app.D_bich1*(10^-3))^2)/4)-((pi*(app.d_b*(10^-3))^2)/4))*app.h1*ro_
thep
m6=app.Gnl
m=m1+m2+m3+m4+m5+m6
G=10*m

% Tai treo - chan do


t8 = readtable('bangsolieu.xlsx','sheet',6);% chan
t9 = readtable('bangsolieu.xlsx','sheet',7);%tai TREO
T8 = t8{:,:}
T9 = t9{:,:}
k = 4
G1 = G/k
if G1 <= 80000
v = sort(T8(:,1))
vidx = find(v >= G1,1,'first')
if ~isempty(vidx)
L = T8(T8(:,1) == v(vidx),:)
V_table = array2table(L)
end
sochando=k
%G=table2array(
tGt=(L(:,1))
app.fcd.Value=tGt
app.qc.Valued=(L(:,3))
app.lcd.Value=(L(:,4))
app.bcd.Value=(L(:,5))
app.b1cd.Value=(L(:,6))
app.b2cd.Value=(L(:,7))
app.hcd.Value=(L(:,8))
app.hc.Value=(L(:,9))
app.sc.Value=(L(:,10))
app.lc.Value=(L(:,11))
app.dcd=(L(:,12))
elseif G1 > 80000
k_new = 8
55

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

j = 4
ptb = k_new +j
G2 = G/ptb
v1 = sort(T9(:,1))
vidx1 = find(v1 >= G2,1,'first')
if ~isempty(vidx1)
L1 = T9(T9(:,1) == v1(vidx1),:)
V1_table = array2table(L1)
end
sotaitreo=j
while G2 > 80000
j = j+4
ptb = k_new+j
G2 = G/ptb
v1 = sort(T9(:,1))
vidx1 = find( v1 >=G2,1,'first')
if ~isempty(vidx1)
L1 = T9(T9(:,1) == v1(vidx1),:)
end
sotaitreo=j
end
end
3.6. Mô phỏng thiết bị nồi hai vỏ
3.6.1. Mô phỏng đáy nắp thiết bị
Bước 1: Chọn mặt phẳng bằng Front Plane để vẽ thiết bị, nhấp chọn biểu tượng
Circle trên thanh Sketch hoặc nhấn phím tắt C trên bàn phím rồi Enter.
Bước 2: Chọn tâm đường tròn.

Bước 3: Thay đổi đường kính tại bảng Parameters. Tại nhập giá trị bán kính
1000 sau đó nhấn Enter kết thúc.

Bước 3: Nhấn chọn biếu tượng tạo vòm khối 3D và chọn chiều cao là
600mm, nhấn Enter để kết thúc lệnh.
Bước 4: Chọn mặt phẳng Top Plane, vào Sket chọn vẽ đường tròn nhập bán kính
90 nhấn Enter để kết thúc lệnh.

Bước 5: Vào Feature chọn lệnh tạo khối đùn 3D nhập khoảng cách cần đùn
50mm, nhán Enter để kết thúc lệnh.

56

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Hình 3. 17 Mô phỏng nắp thiết bị

3.6.2. Mô phỏng thân thiết bị

Bước 1: Chọn mặt phẳng bằng Front Plane để vẽ thiết bị, nhấp chọn biểu tượng Circle
trên thanh Sketch hoặc nhấn phím tắt C trên bàn phím rồi Enter.

Bước 2: Vào Feature chọn lệnh tạo khối đùn 3D nhập khoảng cách cần đùn
1500mm, nhán Enter để kết thúc lệnh.

Bước 3: Vào Feature chọn lệnh làm rỗng thân thiết bị nhập khoảng cách
1500mm , nhấn Enter để kết thúc lệnh.

Bước 4: Chọn mặt phẳng bằng Top Plane, tại mặt phẳng sử dụng lệnh để vẽ vỏ

bọc bên ngoài thiết bị. Sau đó Vào Feature chọn lệnh tạo khối đùn 3D nhập,
nhán Enter để kết thúc lệnh.

Bước 5: Chọn mặt phẳng bằng Top Plane, tại mặt phẳng sử dụng lệnh để vẽ chân
thiết bị. Lưu ý vẽ các nét liền không tạo khoảng trống. Sau đó Vào Feature chọn lệnh

57

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

tạo khối đùn 3D nhập, nhán Enter để kết thúc lệnh.

Bước 6: Chọn mặt phẳng bằng Front Plane, tại đây sử dụng lệnh để vẽ đáy thiết
bị trên mặt phẳng 2D. Lưu ý vẽ các nét liền không tạo khoảng trống. Sau đó Vào

Feature chọn lệnh tạo khối đùn 3D nhập, nhán Enter để kết thúc lệnh.

Bước 7: Chọn mặt phẳng Top Plane, vào Sket chọn vẽ đường tròn nhập bán kính
70 nhấn Enter để kết thúc lệnh.

Bước 8: Vào Feature chọn lệnh tạo khối đùn 3D nhập khoảng cách cần đùn
900mm, nhán Enter để kết thúc lệnh.

Bước 9: Chọn mặt phẳng Top Plane, vào Sket chọn vẽ đường tròn nhập bán kính
950mm nhấn Enter để kết thúc lệnh.

Bước 10: Vào Feature chọn lệnh tạo khối đùn 3D nhập khoảng cách cần đùn
50mm, nhán Enter để kết thúc lệnh.

Bước 11: Vào Evaluate chọn lệnh vát cạnh khối vừa đùn.

58

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Hình 3. 18 Thân thiết bị

3.6.3. Mô phỏng ống dẫn sản phẩm đáy

Bước 1: Chọn mặt phẳng bằng Front Plane để vẽ thiết bị, nhấp chọn biểu tượng
vẽ ống dẫn, tiếp theo sử dụng lệnh đẻ vẽ đường cong.

Bước 2: Vào Feature chọn lệnh tạo khối đùn 3D nhập khoảng cách cần đùn
50mm, nhấn Enter để kết thúc lệnh.

Hình 3. 19 Ống dẫn sản phẩm


59

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

3.6.4. Mô phỏng motor thiết bị

Bước 1: Chọn mặt phẳng bằng Front Plane để vẽ, nhấp chọn biểu tượng Circle trên
thanh Sketch hoặc nhấn phím tắt C trên bàn phím rồi Enter.

Bước 2: Vào Feature chọn lệnh tạo khối đùn 3D nhập khoảng cách cần đùn
1000mm, nhấn Enter để kết thúc lệnh.

Bước 3: Chọn mặt phẳng bằng Front Plane, sử dụng lệnh Line vẽ hình cánh
khuấy (Cánh khuấy turbin).

Bước 4: Vào Feature chọn lệnh tạo khối đùn 3D nhập khoảng cách cần đùn
90mm, nhấn Enter để kết thúc lệnh.
Bước 5: Tại đầu còn lại của trục khuấy, chọn mặt phẳng Front Plane, nhấp chọn biểu
tượng Circle trên thanh Sketch nhập bán kính 120mm, nhấn Enter để kết thúc lệnh.

Bước 6: Vào Feature chọn lệnh tạo khối đùn 3D nhập khoảng cách cần đùn
160mm, nhấn Enter để kết thúc lệnh.

Hình 3. 20 Motor và cánh khuấy thiết bị

60

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

CHƯƠNG IV. CHẠY THỬ VÀ KIỂM TRA


‒ Nhiệt độ dòng nóng vào: 150℃
‒ Nhiệt độ dòng nóng ra: 130℃
‒ Nhiệt độ dòng lạnh vào: 20℃
‒ Nhiệt độ dòng lạnh ra: 110℃
‒ Áp suất làm việc: 1 atm
‒ Thời gian làm việc: 5 năm
‒ Lượng nhập liệu: 50kg

Bảng 4. 1 Bảng số liệu so sánh

Thông số Kí hiệu Kết quả Sai số

Thể tích thiết bị V 0.5498 0%

Chiều cao thân thiết bị H 0.9029 0%

Chiều cao vỏ thiết bị Hv 0.647 0%

Đường kính thân thiết bị Dngtr 2.074 0%

Đường kính vỏ thiết bị Dngng 2.127 0%

Đường kính cánh khuấy Dck 1.339 0%

61

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Nhiệt lượng Q 462881.42 4.23%

Hệ số truyền nhiệt K 145.9 7.25%

Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt F 45.78 4.94%

Số tai treo n 0 0%

Số chân đỡ n 8 0%

62

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

KẾT LUẬN
Quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “MÔ PHỎNG TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT NỒI HAI VỎ” đã thực hiện đúng các
mục tiêu nêu ra.
‒ Tìm hiểu về quá trình truyền nhiệt, các loại thiết bị truyền nhiệt, các phần
mềm được áp dụng trong bài học như phần mềm tính toán MATLAB, phần mềm
xây dựng chương trình AppDesigner, phần mềm mô phỏng thiết bị trao đổi nhiệt
nồi hai vỏ SolidWorks.
‒ Tổng hợp các công thức truyền nhiệt và tính toán cơ khí của tính toán thiết bị
trao đổi nhiệt nồi hai vỏ. Đồng thời nêu ra được sơ đồ tính toán chung được áp
dụng.
‒ Mô phỏng được tính toán thiết bị trao đổi nhiệt nồi hai vỏ bằng phần mềm
AppDesigner gồm có 2 nội dung: thiết kế giao diện và lập trình các đối tượng.
Chương trình cho phép tính toán thiết bị trao đổi nhiệt nồi hai vỏ 16 loại lưu chất
khác nhau. Cuối cùng, thực hiện mô phỏng được thiết bị trao đổi nhiệt nồi hai vỏ
trong môi trường SolidWorks.
Tuy nhiên bên cạnh đó đề tài còn có một số hạn chế cần phải được thực hiện
thêm vào và chỉnh sửa để có một phần mềm tốt hơn.
‒ Chưa kết hợp được các giao diện tính toán thành một giao diện duy nhất
‒ Chỉ thiết kế cho trường hợp thiết bị vỏ bọc trơn, còn những trường hợp khác
vẫn chưa hoàn thiện được.

63

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Phạm Văn Bôn, Các quá trình và thiết bị truyền nhiệt tập 5, nhà xuất bản Đại
học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2005)
[2] Nguyễn Bin, Các quá trình thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm tập
1, nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật
[3] Nguyễn Bin, Các quá trình thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm tập
2, nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật
[4] Trần Quang Khánh, Giáo trình cơ sở MATLAB ứng dụng tập 1, nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật (2013)
[5] Trần Quang Khánh, Giáo trình cơ sở MATLAB ứng dụng tập 2, nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật (2013)
[6] Phạm Xuân Toản, Các quá trình và thiết bị truyền nhiệt tập 3, nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật (2003)
[7] Nguyễn Minh Tuyển, Quá trình và thiết bị khuấy trộn trong công nghệ, Đại học
xây dựng Hà Nội
[8] Hoàng Đình Tín, Truyền nhiệt và tính toán thiết bị trao đổi nhiệt, nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật (2001)
[9] Nguyễn Văn May, Thiết bị truyền nhiệt và chuyển khối, nhà xuất bản Khoa học
và kỹ thuật

64

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

PHỤ LỤC: MÔ PHỎNG TÍNH TOÁN


A. Giao diện tính cơ cấu thiết bị:
Thông số nhập liệu

app.t1d=app.t1v.Value;

app.t1c=app.t1r.Value;

app.t2d=app.t2v.Value;

app.t2c=app.t2r.Value;

app.p=app.P_lv.Value;

app.t=app.T.Value;

app.Gnl=app.g_nl.Value;

Dk_x=app.dx.Value;

Lx=app.lx.Value;

Tính hiệu số nhiệt độ trung bình

ttb1= (app.t1d+app.t1c)/2 %oC

ttb2= (app.t2d+app.t2c)/2 %oC

Nội suy thông số vật lí của các chất


H2O

if strcmp(app.DLC.Value,'Dòng nóng trong thiết bị')

if strcmp(app.TTB.Value,'H2O')

app.ts=100;

p_nuoc=[1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1.03 1.46 2.02 2.75 3.68 4.85 6.3 8.08


10.23]; %kg/cm2

t_nuoc=[0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170


180]; %doC

65

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

ro_nuoc=[1000 1000 998 996 992 988 983 978 972 965 958 951 943 935 926
917 907 897 887]; %kg/m3

Cp_nuoc=[4.23 4.19 4.19 4.18 4.18 4.18 4.18 4.19 4.19 4.19 4.23 4.23
4.23 4.27 4.27 4.32 4.36 4.4 4.44]; %kJ/kg.do

lamda_nuoc=[55.1 57.5 59.9 61.8 63.4 64.8 65.9 66.8 67.5 68 68.3 68.5
68.6 68.6 68.5 68.4 68.3 67.9 67.5]; %W/m.do

miu_nuoc=[1790 1310 1000 804 657 549 470 406 355 315 282 256 231 212 196
185 174 163 153]; %Pa.S

B_nuoc=[-0.63 0.7 1.82 3.21 3.87 4.49 5.11 5.70 6.32 6.95 7.5 8 8.6 9.2
9.7 10.3 10.8 11.5 12.2]; %1/K

pr_nuoc=[13.7 9.25 7.02 5.42 4.31 3.54 2.98 2.55 2.21 1.95 1.75 1.58
1.43 1.32 1.23 1.17 1.1 1.05 1.01];

rhh_nuoc=[2493.1 2470.4 2448.2 2425.6 2403 2380 2356.9 2333 2310 2285
2260 2234 2207 2179 2150 2120 2089 2056 2021]; %kJ/kg

p1=interp1(t_nuoc,p_nuoc,ttb1);

app.ro1=interp1(t_nuoc,ro_nuoc,ttb1);

app.Cp1=interp1(t_nuoc,Cp_nuoc,ttb1)*1000; %J/kg.do

app.lamda1=interp1(t_nuoc,lamda_nuoc,ttb1)*10^(-2);%W/m.do

app.miu1=interp1(t_nuoc,miu_nuoc,ttb1)*10^(-6);%N.s/m2

app.B1=interp1(t_nuoc,B_nuoc,ttb1)*10^(-4);%1/do

pr1=interp1(t_nuoc,pr_nuoc,ttb1);

app.rhh1=interp1(t_nuoc,rhh_nuoc,ttb1);%J/kg

app.o1=132.67*(1-((ttb1+273)/647.13))^0.955;

Methanol

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Methanol')

app.ts=64.7;
66

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

app.ro1=(0.272*0.2719^(-(1-((ttb1+273)/512.58))^0.23))*1000;

app.Cp1=(40.152+0.31*(ttb1+273)+((-1.03)*10^-
3)*((ttb1+273)^2)+(1.46*10^-6)*(ttb1+273)^3)/32;

app.miu1=(10^(-9.0562+((1.2542*10^3)/(ttb1+273))+(2.2383*10^-
2)*(ttb1+273)+(-2.3538*10^-5)*(ttb1+273)^2))*10^-3;

app.rhh1=(52.723*(1-(ttb1+273)/512.58)^0.377)*(1000/32);

app.lamda1=10^(-1.1793+0.6191*(1-(ttb1+273)/512.58)^(2/7));

app.o1=68.329*(1-((ttb1+273)/512.58))^1.2222;

Acetone

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Acetone')

app.ts=56;

app.ro1=(0.2773*0.2576^(-(1-((ttb1+273)/508.2))^0.3))*1000;

app.Cp1=(46.878+0.627*(ttb1+273)+((-2.08)*10^-
3)*((ttb1+273)^2)+(2.96*10^-6)*(ttb1+273)^3)/58;

app.miu1=(10^(-7.2126+((9.0305*10^2)/(ttb1+273))+(1.8385*10^-
2)*(ttb1+273)+(-2.0353*10^-5)*(ttb1+273)^2))*10^-3;

app.rhh1=(49.244*(1-(ttb1+273)/508.2)^0.481)*(1000/58);

app.lamda1=10^(-1.3857+0.7643*(1-(ttb1+273)/508.2)^(2/7));

app.o1=62.2*(1-((ttb1+273)/508.2))^1.222;

Ethanol

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Etanol')

app.ts=78.37;

app.ro1=(0.2657*0.264^((1-((ttb1+273)/516.25))^0.24))*1000;

app.Cp1=(59.342+0.364*(ttb1+273)+((-1.22)*10^-
3)*((ttb1+273)^2)+(1.8*10^-6)*(ttb1+273)^3)/46;
67

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

app.miu1=(10^(-5.0177+((8.7365*10^2)/(ttb1+273))+(1.0302*10^-
2)*(ttb1+273)+(-1.0883*10^-5)*(ttb1+273)^2))*10^-3;

app.rhh1=(43.122*(1-(ttb1+273)/516.25)^0.079)*(1000/46);

app.lamda1=10^(-1.3172+0.6987*(1-(ttb1+273)/516.25)^(2/7));

app.o1=67.036*(1-(ttb1+273)/400)^1.2286;

NaCl

elseif strcmp(app.TTB.Value,'NaCl')

app.ts=465;

app.Cp1=26.445+0.0830*ttb1-(8.5459*10^(-5)*(ttb1+273)^2)+6.2288*(10^(-
8))*(ttb1+273)^3-1.6304*(10^-11)*((ttb1+273)^4);

app.ro1=(0.27127*0.10591*(-1-((ttb1+273)/3400))^0.37527)*1000;

app.miu1=(10^(-0.9169+((1.0789*10^3)/(273+ttb1))-(7.6231*10^(-
5))*(ttb1+273)-(7.62321*(10^-5)*(ttb1+273)^2)))*10^-3;

app.rhh1=(170.710*(1-(ttb1+273)/3400)^0.380)*(1000/58.5);

app.lamda1=51.6119-0.029610*(ttb1+273)+4.7053*(10^-4)*(ttb1+273);

app.o1=201*(1-((ttb1+273)/3400))^1.4978;

Cacbon Tetra Chloride

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Cacbon tetra Chloride')

app.ro1=(0.5661*0.2766^(-(1-((ttb1+273)/556.35))^0.29))*1000

appCp1=(9.671+0.934*(ttb1+273)+((-2.68)*10^-3)*((ttb1+273)^2)+(3.04*10^-
6)*(ttb1+273)^3)/154

app.miu1=(10^(-6.4564+((1.0379*10^3)/(ttb1+273))+(1.4021*10^-
2)*(ttb1+273)+(-1.4107*10^-5)*(ttb1+273)^2))*10^-3

app.rhh1=(37.890*(1-(ttb1+273)/556.35)^0.241)*(1000/154)

app.lamda1=10^(-1.8791+1.0875*(1-(ttb1+273)/556.35)^(2/7))
68

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

app.o1=66.75*(1-((ttb1+273)/556.35))^1.214

Cacbondisunfide

elseif strcmp(app.TTB.Value,'CacbondiSunfide')

app.ro1=(0.4759*0.2875^(-(1-((ttb1+273)/552))^0.32))*1000

app.Cp1=(39.938+0.236*(ttb1+273)+((-7.21)*10^-
4)*((ttb1+273)^2)+(1.04*10^-6)*(ttb1+273)^3)/76

app.miu1=(10^(-9.1108+((1.1216*10^3)/(ttb1+273))+(2.3216*10^-
2)*(ttb1+273)+(-2.2648*10^-5)*(ttb1+273)^2))*10^-3

app.rhh1=(34.997*(1-(ttb1+273)/552)^0.299)*(1000/76)

app.lamda1=10^(-1.2917+0.5809*(1-(ttb1+273)/552)^(2/7))

app.o1=79.59*(1-((ttb1+273)/552))^1.1909

Trichloroethylene

elseif strcmp(app.TTB.Value,'trichloroethylene')

app.ro1=(0.5042*0.2695^(-(1-((ttb1+273)/571))^0.29))*1000

app.Cp1=(59.916+0.473*(ttb1+273)+((-1.40)*10^-
3)*((ttb1+273)^2)+(1.84*10^-6)*(ttb1+273)^3)/131.5

app.miu1=(10^(-5.5389+((7.8313*10^2)/(ttb1+273))+(1.2849*10^-
2)*(ttb1+273)+(-1.3292*10^-5)*(ttb1+273)^2))*10^-3

app.rhh1=(46.915*(1-(ttb1+273)/571)^0.396)*(1000/131.5)

app.lamda1=10^(-2.1042+1.4428*(1-(ttb1+273)/571)^(2/7))

app.o1=72.517*((1-((ttb1+273)/571))^1.2537)

Dichloethane

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Dichloethane')

app.ro1=(0.4123*0.2653^(-(1-((ttb1+273)/523))^0.29))*1000

69

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

app.Cp1=(57.325+0.56*(ttb1+273)+((-1.81)*10^-
3)*((ttb1+273)^2)+(2.56*10^-6)*(ttb1+273)^3)/99

app.miu1=(10^(-3.8388+((5.9046*10^2)/(ttb1+273))+(8.0953*10^-
3)*(ttb1+273)+(-9.9210*10^-6)*(ttb1+273)^2))*10^-3

app.rhh1=(42.180*(1-(ttb1+273)/523)^0.367)*(1000/99)

app.lamda1=10^(-1.7265+0.993*(1-(ttb1+273)/523)^(2/7))

app.o1=72.11*((1-((ttb1+273)/523))^1.253)

Acetal Dehyde

elseif strcmp(app.TTB.Value,'AcetalDehyde')

app.ro1=(0.2821*0.26^(-(1-((ttb1+273)/461))^0.28))*1000

app.Cp1=(45.056+0.449*(ttb1+273)+((-1.66)*10^-
3)*((ttb1+273)^2)+(2.70*10^-6)*(ttb1+273)^3)/44

app.miu1=(10^(-6.6171+((6.8123*10^2)/(ttb1+273))+(1.9979*10^-
2)*(ttb1+273)+(-2.5563*10^-5)*(ttb1+273)^2))*10^-3

app.rhh1=(44.950*(1-(ttb1+273)/461)^0.594)*(1000/44)

app.lamda1=10^(-1.4826+0.9821*(1-(ttb1+273)/461)^(2/7))

app.o1=67.66*((1-((ttb1+273)/461))^1.194)

Acid Acetic

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Acid acetic')

app.ro1=(0.3518*0.2695^(-(1-((ttb1+273)/592.71))^0.27))*1000

app.Cp1=(-18.944+1.1*(ttb1+273)+((-2.89)*10^-
3)*((ttb1+273)^2)+(2.93*10^-6)*(ttb1+273)^3)/60

app.miu1=(10^(-3.8937+((7.8482*10^2)/(ttb1+273))+(6.6650*10^-
3)*(ttb1+273)+(-7.5606*10^-6)*(ttb1+273)^2))*10^-3

app.rhh1=(11.575*(1-(ttb1+273)/592.71)^-0.650)*(1000/60)

70

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

app.lamda1=10^(-1.2836+0.5893*(1-(ttb1+273)/592.71)^(2/7))

app.o1=57.05*((1-((ttb1+273)/592.71))^1.0703)

Acetamide

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Acetamide')

app.ro1=(0.2813*0.2191^(-(1-((ttb1+273)/761))^0.29))*1000
app.Cp1=(-42.231+1.13*(ttb1+273)+((-2.37)*10^-
3)*((ttb1+273)^2)+(1.92*10^-6)*(ttb1+273)^3)/59

app.miu1=(10^(-15.0576+((3.0478*10^3)/(ttb1+273))+(2.4646*10^-
2)*(ttb1+273)+(-1.5506*10^-5)*(ttb1+273)^2))*10^-3

app.rhh1=(67.370*(1-(ttb1+273)/761)^0.183)*(1000/59)

app.lamda1=10^(-2.1785+1.9059*(1-(ttb1+273)/761)^(2/7))

app.o1=90.94*((1-((ttb1+273)/761))^1.314)

Ethylene Glycol

elseif strcmp(app.TTB.Value,'EthyleneGlycol')

app.ro1=(0.325*0.255^(-(1-((ttb1+273)/645))^0.17))*1000

app.Cp1=(75.878+0.642*(ttb1+273)+((-1.65)*10^-
3)*((ttb1+273)^2)+(1.69*10^-6)*(ttb1+273)^3)/62

app.miu1=(10^(-16.9728+((3.1886*10^3)/(ttb1+273))+(3.2537*10^-
2)*(ttb1+273)+(-2.4480*10^-5)*(ttb1+273)^2))*10^-3

app.rhh1=(88.2*(1-(ttb1+273)/645)^0.397)*(1000/62)

app.lamda1=10^(-0.5918+0*(1-(ttb1+273)/645)^(2/7))

app.o1=106.49*((1-((ttb1+273)/645))^1.2222)

Propionic Acid

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Propionic Acid')

app.ro1=(0.3228*0.2592^(-(1-((ttb1+273)/604))^0.28))*1000

71

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

app.Cp1=(29.869+0.946*(ttb1+273)+((-2.56)*10^-
3)*((ttb1+273)^2)+(2.78*10^-6)*(ttb1+273)^3)/74

app.miu1=(10^(-5.0177+((8.7365*10^2)/(ttb1+273))+(1.0302*10^-
2)*(ttb1+273)+(-1.0883*10^-5)*(ttb1+273)^2))*10^-3

app.rhh1=(41.271*(1-(ttb1+273)/604)^0.241)*(1000/74)

app.lamda1=10^(-1.2207+0.4764*(1-(ttb1+273)/604)^(2/7))

app.o1=58.465*((1-((ttb1+273)/604))^1.1793)

Hơi bão hòa

elseif strcmp(app.NTB.Value,'Hơi bão hòa')

t_hoinuoc=[100 110 120 130 140 150 160 170 180 190 200 210 220 230 240
250 260 270 280 290 300 310 320 330 340 350 360 370]; %oC

ro_hoinuoc=[0.598 0.826 1.121 1.496 1.966 2.547 3.258 4.122 5.157 6.394
7.862 9.588 11.62 13.99 16.76 19.98 23.72 28.09 33.19 39.15 46.21 54.58
64.72 77.10 92.76 113.6 144 203]; %kg/m3

Cp_hoinuoc=[0.510 0.520 0.527 0.539 0.553 0.572 0.592 0.617 0.647 0.682
0.722 0.764 0.814 0.868 0.927 0.993 1.067 1.15 1.25 1.36 1.5 1.7 1.96
2.36 2.95 3.88 5.5 13.5]; %

lamda_hoinuoc=[2.04 2.14 2.23 2.31 2.4 2.48 2.59 2.69 2.81 2.94 3.05 3.2
3.35 3.52 3.69 3.88 4.13 4.39 4.72 5.01 5.39 5.88 6.46 7.10 8 9.2 11.0
14.7]; %kcal/m.h.do

miu_hoinuoc=[1.22 1.27 1.31 1.35 1.38 1.42 1.46 1.5 1.54 1.59 1.63 1.67
1.72 1.77 1.81 1.86 1.92 1.97 2.03 2.1 2.17 2.24 2.33 2.44 2.57 2.71
2.97 3.44]; %kg.s/m2

pr_hoinuoc=[1.08 1.09 1.09 1.11 1.12 1.16 1.18 1.21 1.25 1.30 1.36 1.41
1.47 1.54 1.61 1.68 1.75 1.82 1.90 2.01 2.13 2.29 2.5 2.86 3.35 4.03
5.23 11.10];

rhh_hoinuoc=[539.0 532.6 526.1 519.3 512.3 505 497.4 489.5 481.3 472.6
463.5 453.9 443.7 433.0 421.7 409.8 396.8 383.2 368.5 352.6 335.4 316.5
295.7 272.2 245.3 213.3 171.9 104.7]; %kcal/kg

72

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

app.ro1=interp1(t_hoinuoc,ro_hoinuoc,ttb1); %kg/m3

app.Cp1=interp1(t_hoinuoc,Cp_hoinuoc,ttb2)*4186; %J/kg.K

app.lamda1=interp1(t_hoinuoc,lamda_hoinuoc,ttb2)*4.186*0.2778*10^(-2);
%W/m.K

app.miu1=interp1(t_hoinuoc,miu_hoinuoc,ttb2)*9.807*10^-5; %N.s/m2

pr1=interp1(t_hoinuoc,pr_hoinuoc,ttb2);

app.rhh1=interp1(t_hoinuoc,rhh_hoinuoc,ttb2)*4186; %J/kg

Dầu máy biến áp

elseif strcmp(app.NTB.Value,'Dầu máy biến áp')

t_dau=[0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120]; %oC

ro_dau=[892.5 886.4 880.3 874.2 868.2 862.1 856.0 850 843.9 837.8 831.8
825.7 819.6];%kg/m3

Cp_dau=[1.549 1.620 1.666 1.729 1.788 1.846 1.905 1.964 2.2026 2.085
2.144 2.202 2.261];%kJ/kg.do

lamda_dau=[0.1123 0.1115 0.1106 0.1098 0.1090 0.1082 0.1072 0.1064


0.1056 0.1047 0.1038 0.1030 0.1022];%W/m.do

miu_dau=[692.8 335.5 198.2 128.5 89.4 65.3 49.5 38.6 30.8 25.4 21.3 18.1
15.7];%Ns/m2

B_dau=[6.8 6.85 6.9 6.95 7 7.05 7.1 7.15 7.2 7.25 7.3 7.35 7.40];%1/K

pr_dau=[866 484 298 202 145 111 87.8 71.3 59.3 50.5 43.9 38.8 34.9];

app.Cp2=interp1(t_dau,Cp_dau,ttb2)*1000;%J/kg.oC

app.lamda2=interp1(t_dau,lamda_dau,ttb2);%W/m.oC

app.miu2=interp1(t_dau,miu_dau,ttb2)*10^-4;%Ns/m2

pr2=interp1(t_dau,pr_dau,ttb2);
73

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

app.B2=interp1(t_dau,B_dau,ttb2)*10^-4;%1/K

app.ro2=interp1(t_dau,ro_dau,ttb2);%kg/m3

app.rhh2= (-1.467e-15*ttb2^9 + 8.509e-13*ttb2^8 + -2.058e-10*ttb2^7 +


2.692e-08*ttb2^6 + -2.066e-06 *ttb2^5 + 9.442e-05*ttb2^4 + -
0.002492*ttb2^3 + 0.03406*ttb2^2 + -2.428 *ttb2 + 2493)*1000; %J/kg

Tính thể tích thiết bị

Vnl=app.Gnl/app.ro1

app.emphaC=0.09275;

V=Vnl/app.emphaC;

Đường kính thân thiết bị

for K=0.1:0.01:10

if strcmp(app.CD.Value,'Đáy khum');

k=0;

app.emphaC_d=0.5;

elseif strcmp(app.CD.Value,'Đáy nón')

k=(pi/4)*tan(app.emphaC);

phi0=[90];

phi_non=[20 40 60 80 100];

emphaC_non=[0.001 0.0085 0.0285 0.065 0.125];

app.emphaC_d=interp1(phi_non,emphaC_non,phi0);

app.hd=(app.Dtrtr/2)/tan(phi0/2);

elseif strcmp(app.CD.Value,'Đáy cầu')

k=[0.071];

74

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

phi0=[200];

phicau=[100 140 160 180 200 220 240 260 280 300 320 340 ];

emphaCcau=[0.286 0.3815 0.5 0.61 0.731 0.804 0.878 0.934 0.971 0.991
0.998 1];

app.emphaC_d=interp1(phicau,emphaCcau,phi0);

app.hd=((0.25*app.Dtrtr)+(2*app.S_t))

end

app.Dtrtr=(V/((pi/4)*K+k))^(1/3);

Tính chiều cao thiết bị

if strcmp(app.CD.Value,'Đáy khum');

app.H=(V*pi)/app.Dtrtr;

elseif strcmp(app.CD.Value,'Đáy nón')

app.H=((V*pi)/app.Dtrtr)+app.hd;

elseif strcmp(app.CD.Value,'Đáy cầu')

app.H=((V*pi)/app.Dtrtr)+app.hd;

end

K2=app.H*app.Dtrtr;

kt=(abs(K-K2)/((K+K2)/2))*100;

kt<0

break

end

Tính chiều cao mực chất lỏng


Ho=(app.H*app.emphaC_d)-((pi/4)*k*app.Dtrtr*(1-app.emphaC_d))
Tính chiều cao vỏ thiết bị
75

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

if strcmp(app.CD.Value,'Đáy khum');

Hv=Ho+(Ho*1/3)+0.045;

elseif strcmp(app.CD.Value,'Đáy nón')

Hv=Ho+(Ho*1/3)+0.045+app.hd

elseif strcmp(app.CD.Value,'Đáy cầu')

Hv=Ho+(Ho*1/3);

end

Nội suy tính chất vật liệu

t_thep=[20 100 200 300 400 500];

if strcmp(app.CVL.Value,'Thép CT3')

T_CT3=[20 200 240 260 280 300];

us_CT3=[130 117 107 103 98 94];

E_CT3 = [2.505*10^5 1.96*10^5 1.88*10^5 1.75*10^5 1.61*10^5 1.4*10^5];

lamda_CT3=[54.52 49.88 46.40 41.76 37.12 33.65];

E=interp1(T_CT3,E_CT3,ttb1)*10^6;

app.us=interp1(t_thep,us_CT3,ttb1) ;

app.lamda=interp1(t_thep,lamda_CT3,ttb1);

elseif strcmp(app.CVL.Value,'Thép 15K')

us_15K=[133 127.7 121 97 73 30];

lamda_15K=[54.52 49.88 46.40 41.76 37.12 33.65];

E_15K=[2.505*10^5 1.96*10^5 1.88*10^5 1.75*10^5 1.61*10^5 1.4*10^5];

app.us=interp1(t_thep,us_15K,ttb1);

76

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

app.lamda=interp1(t_thep,lamda_15K,ttb1);

E=interp1(t_thep,E_15K,ttb1)*10^6;

elseif strcmp(app.CVL.Value,'Thép 20K')

us_20K=[147 140.8 133 105 80 30];

lamda_20K=[54.52 49.88 46.40 41.76 37.12 33.65];

E_20K=[2.505*10^5 1.96*10^5 1.88*10^5 1.75*10^5 1.61*10^5 1.4*10^5];

app.us=interp1(t_thep,us_20K,ttb1);

app.lamda=interp1(t_thep,lamda_20K,ttb1);

E=interp1(t_thep,E_20K,ttb1)*10^6;

elseif strcmp(app.CVL.Value,'Thép 25K')

us_25K=[160 151.1 140 115 87 30];

lamda_25K=[2.505*10^5 1.96*10^5 1.88*10^5 1.75*10^5 1.61*10^5 1.4*10^5];

E_25K=[2.505*10^5 1.96*10^5 1.88*10^5 1.75*10^5 1.61*10^5 1.4*10^5];

app.us=interp1(t_thep,us_25K,ttb1);

app.lamda=interp1(t_thep,lamda_25K,ttb1);

E=interp1(t_thep,E_25K,ttb1)*10^6;

elseif strcmp(app.CVL.Value,'Thép 15XM')

us_15XM=[150 145 140.61 133 120 90]

lamda_15XM=[47.54 44.010 40.75 37.50 34.99 32.48];

E_15XM=[2.1*10^5 2*10^5 1.99*10^5 1.98*10^5 1.9*10^5 1.76*10^5 ];

app.us=interp1(t_thep,us_15XM,ttb1);

app.lamda=interp1(t_thep,lamda_15XM,ttb1);

77

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

E=interp1(t_thep,E_15XM,ttb1)*10^6;

elseif strcmp(app.CVL.Value,'Thép 12XM')

us_12XM=[150 145 140.61 133 120 97];

lamda_12XM=[47.54 44.010 40.75 37.50 34.99 32.48];

E_12XM=[2.1*10^5 2*10^5 1.99*10^5 1.98*10^5 1.9*10^5 1.76*10^5];

app.us=interp1(t_thep,us_12XM,ttb1);

app.lamda=interp1(t_thep,lamda_12XM,ttb1);

E=interp1(t_thep,E_12XM,ttb1)*10^6;

elseif strcmp(app.CVL.Value,'Thép 1X18H9T')

t_1X18=[20 400 500 600];

us_1X18=[130 127.22 123.74 120 116 100];

E_1X18=[2.05*10^5 1.82*10^5 1.62*10^5 1.34*10^4];

lamda_1X18=[14.5 16.12 17.56 19 20.525 22.05];

app.us=interp1(t_thep,us_1X18,ttb1);

app.lamda=interp1(t_thep,lamda_1X18,ttb1);

E=interp1(t_1X18,E_1X18,ttb1)*10^6;

end

Áp suất tính toán

p_tt=app.p

if strcmp(app.DLC.Value,'Dòng nóng ngoài thiết bị')

if ttb1>100

app.p_ng=app.ro2*Hv*9.81*(10^-6)

78

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

elseif ttb1<100

app.p_ng=1

end

elseif strcmp(app.DLC.Value,'Dòng nóng trong thiết bị')

app.p_ng=1

end

Tính chiều cao thân thiết bị

app.hsb=0.95;

if strcmp(app.TTB.Value,'H2O') & strcmp(app.NTB.Value,'H2O')

app.ptt=app.p;

for C2=0:0.001:0.003;

C1=0.01*app.t;

app.C=C1+C2;

app.S_t=((app.Dtrtr*app.ptt)/((2.3*app.hsb*app.us)-app.ptt))+app.C;

app.a=app.S_t-app.C

if app.a<= 0.01;

C2=0.003;

elseif app.a<=0.02

C2=0.002;

elseif app.a<=0.003

C2=0.001;

elseif app.a<=0.03

79

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

C2=0;

end

break

end

elseif strcmp(app.NTB.Value,'Hơi bão hòa')

if p_tt>=app.p_ng

app.ptt=p_tt

for C2=0:0.001:0.003;

C1=0.01*app.t;

app.C=C1+C2

app.S_t=((app.Dtrtr*app.ptt)/((2.3*app.hsb*app.us)-app.ptt))+app.C;

if app.a<= 0.01;

C2=0.003;

elseif app.a<=0.02

C2=0.002;

elseif app.a<=0.003

C2=0.001;

elseif app.a<=0.03

C2=0;

end

end

elseif p_tt<app.p_ng

80

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

app.ptt=app.p_ng

for C2=0:0.001:0.003;

C1=0.01*app.t;

app.C=C1+C2

app.S_t=app.Dtrtr*((2.2^-1)*4*app.ptt*(E^-1))^(1/3)+app.C

app.Dngtr=app.Dtrtr+app.S_t;

app.Dtrng=app.Dngtr+0.1;

if app.a<= 0.01;

C2=0.003;

elseif app.a<=0.02

C2=0.002;

elseif app.a<=0.003

C2=0.001;

elseif app.a<=0.03

C2=0;

end

end

else app.p_tt< app.p_ng

app.ptt=app.p_ng

for C2=0:0.001:0.003;

C1=0.01*app.t;

app.C=C1+C2;

81

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

app.S_t=app.Dtrtr*((2.2^(-1))*4*app.ptt*(E^(-1)))^(1/3)+app.C

if app.a<= 0.01;

C2=0.003;

elseif app.a<=0.02

C2=0.002;

elseif app.a<=0.003

C2=0.001;

elseif app.a<=0.03

C2=0;

end

end

end

end

if p_tt>=app.p_ng

app.ptt=p_tt

for C2=0:0.001:0.003;

C1=0.01*app.t;

app.C=C1+C2;

app.S_t=((app.Dtrtr*app.ptt)/((2.3*app.hsb*app.us)-app.ptt))+app.C

if app.a<= 0.01;

C2=0.003;

elseif app.a<=0.02

82

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

C2=0.002;

elseif app.a<=0.003

C2=0.001;

elseif app.a<=0.03

C2=0;

end

end

else p_tt<app.p_ng

app.ptt=app.p_ng;

for C2=0:0.001:0.003;

C1=0.01*app.t;

app.C=C1+C2;

app.S_t=app.Dtrtr*((2.2^-1)*4*app.ptt*(E^-1))^(1/3)+app.C

if app.a<= 0.01;

C2=0.003;

elseif app.a<=0.02

C2=0.002;

elseif app.a<=0.003

C2=0.001;

elseif app.a<=0.03

C2=0;

end

83

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

end

Tính đường kính thân thiết bị

app.Dngtr=app.Dtrtr+app.S_t

Tính đường kính vỏ thiết bị

app.Dtrng=app.Dngtr+0.1

Bề dày vỏ thiết bị

% be day vo thiet bi

if strcmp(app.CTB.Value,'Thiết bị vỏ bọc trơn')

app.S_v=(app.Dtrng*app.p_ng)/((2.3*app.us*app.hsb)-app.p_ng)+app.C

elseif strcmp(app.CTB.Value,'Thiết bị vỏ bọc ống xoắn')

ro=Dk_x/2

So=(app.ro1*ro)/(0.8*app.us)+app.C

app.S_v=(2*ro*sqrt(app.p_ng/(2*0.8*app.us))) +
((app.Dtrtr*app.p)/(4*app.us*app.hsb)) +app.C

end

Hiển thị kết quả

app.vTB.Value=V;

app.H_t.Value=app.H;

app.H_v.Value=Hv;

app.dngng.Value=app.Dngng;

app.dtrtr.Value=app.Dtrtr

Làm mới

84

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

app.vTB.Value=0;

app.H_t.Value=0;

app.H_v.Value=0;

app.dngng.Value=0;

app.dtrtr.Value=0;

B. CHIA SẼ DỮ LIỆU TRONG APP


properties (Access = public)
t1d
t1c
t2d
t2c
Gnl
Dtrtr
miu1
ro1
Cp1
rhh1
lamda1
o1
miu2
ro2
Cp2
rhh2
lamda2
o2
t
lamda
S_t
S_v
Dtrng
H
ts
ptt
a
us
C

85

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Ndc
N
hsb
mphaC

emphaC_d

hd
p_ng
p
Fd
Dngtr
Dngng
Sd
Sdn
d_b
h1
D_bich1
B1
B2
% Description
end
C. TÍNH TOÁN DIỆN TÍCH BỀ MẶT TRAO ĐỔI NHIỆT
Tính đường kính cánh khuấy

if strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy mỏ neo')

Dck=0.45*app.Dtrtr;

if 0.001<app.miu1<4

vth=[1.75];

Cn=49;

elseif 4<app.miu1<8

vth=[1.25];

Cn=49;

elseif 8<app.miu1<15

86

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

vth=[0.75];

Cn=49;

end

elseif strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy turbin')

Dck=app.Dtrtr/5

if 0.001<app.miu1<5

vth=9.75;

Cn=800;

elseif 5<app.miu1<15

vth=12.7;

Cn=800;

elseif 15<app.miu1<25

vth=3.85;

Cn=800;

end

elseif strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy mái chèo')

Dck=app.Dtrtr*0.7

if 0.001<app.miu1<0.05

vth=2.5;

Cn=(340*app.H)/Dck

elseif 0.5<app.miu1<3

vth=3.2;

87

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Cn=(340*app.H)/Dck

end

elseif strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy chân vịt')

Dck=app.Dtrtr/5

if 0.001<app.miu1<0.1

vth=13;

Cn=(70*app.H)/Dck

elseif 0.1<app.miu1<4

vth=6.9;

Cn=(70*app.H)/Dck

end

end

Số vòng quay cánh khuấy


app.n=((20*vth)/Dck)/60 % vong/s
Tính các chuẩn số trong thiết bị

% chuan so Frud

Fr=(app.n*(Dck^2))/9.81

% chuan so Weber

We= ((app.n^2)*app.ro1*(Dck^3))/app.o1

Tính Re1
Re=(app.ro1*app.n*(Dck^2))/app.miu1
Tính công suất khuấy trộn

Kn=Cn/Re

N=Kn*app.ro1*(app.n^3)*(Dck^3)

88

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Tính công suất động cơ


app.Ndc=N/(0.725*0.875)
Thời gian lưu

Kt=6.7*((app.Dtrtr/Dck)^(5/30))*(Kn^(-1/3))

tL=Kt/app.n %s

Diện tích thiết bị

app.Dngtr=app.Dtrtr+app.S_t

Ftb=(pi/4)*(app.Dtrng^2-app.Dngtr^2)

U=(pi*app.Dtrng) + (pi*app.Dngtr)

Dtd=(4*Ftb)/U

Tính ∆ tlog

if strcmp(app.CDC.Value,'Xuôi chiều')

DeltaTmax= abs(app.t1d-app.t2d); %he so nhiet do dau

DeltaTmin= abs(app.t1c-app.t2c); %he so nhiet do cuoi

DeltaTlog= (DeltaTmax-DeltaTmin)/(2.3*log10(DeltaTmax/DeltaTmin)) %hieu


so nhiet do trung binh

elseif strcmp(app.CDC.Value,'Ngược chiều')

A=abs(app.t1d-app.t2c);

B=abs(app.t1c-app.t2d);

if A>B

DeltaTmax= A; %tMax

DeltaTmin= B; %tMin

else A<B;

89

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

DeltaTmax= B; %tMax

DeltaTmin= A; %tMin

end

DeltaTlog=(DeltaTmax-DeltaTmin)/(2.3*log10(DeltaTmax/DeltaTmin)) %hieu
so nhiet do trung binh

elseif strcmp(app.CDC.Value,'Vuông góc')

DeltaTmax= abs(app.t1d-app.t2d); %tMax

DeltaTmin= abs(app.t1c-app.t2c); %tMin

P=abs((app.t2c-app.t2d)/(app.t1d-app.t1c));

R=abs((app.t1d-app.t1c)/(app.t2c-app.t2d));

if R>=4&&0<=P&&P<=0.2;

epsilon= -2067*P^4 + 580*P^3 + -51.83*P^2 + 1.2*P + 1;

elseif 3<=R&&R<4&&0.1<=P&&P<=0.26;

epsilon= -2.486e+04*P^4 + 1.735e+04*P^3 + -4395*P^2 + 476.5*P + -17.57;

elseif 2<=R&&R<3&&0.15<=P&&P<=0.36;

epsilon= -3.368e+04*P^5 + 4.176e+04*P^4 + -2.039e+04*P^3 + 4887*P^2 + -


573.7*P + 27.34;

elseif 1.5<=R&&R<2&&0.15<=P&&P<=0.45;

epsilon= -1.644e+04*P^6 + 2.647e+04*P^5 + -1.726e+04*P^4 + 5816*P^3 + -


1067*P^2 + 100.8*P + -2.83;

elseif 1<=R&&R<1.5&&0.2<=P&&P<=0.55;

epsilon = -2540*P^7 + 1778*P^6 + 2489*P^5 + -3689*P^4 + 1929*P^3 + -


504.8*P^2 + 66.26*P + -2.47;

elseif 0.8<=R&&R<1&&0.25<=P&&P<=0.61;

90

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

epsilon= -2.636e+06*P^8 + 8.94e+06*P^7 + -1.312e+07*P^6 + 1.088e+07*P^5


+ -5.577e+06*P^4 + 1.807e+06*P^3 + -3.617e+05*P^2 + 4.085e+04*P + -
1992 ;

elseif 0.6<=R&&R<0.8&&0.3<=P&&P<=0.7;

epsilon= -1.587e+05*P^8 + 6.4e+05*P^7 + -1.119e+06*P^6 + 1.108e+06*P^5 +


-6.791e+05*P^4 + 2.635e+05*P^3 + -6.317e+04*P^2 + 8551*P + -499.1;

elseif 0.4<=R&&R<0.6&&0.35<=P&&P<=0.78;

epsilon= 1.165e+06*P^9 + -6.067e+06*P^8 + 1.391e+07*P^7 + -1.841e+07*P^6


+ 1.552e+07*P^5 + -8.631e+06*P^4 + 3.168e+06*P^3 + -7.402e+05*P^2 +
9.985e+04*P + -5924 ;

elseif 0.2<=R&&R<0.4&&0.45<=P&&P<=0.9;

epsilon= -4.092e+05*P^9 + 2.394e+06*P^8 + -6.179e+06*P^7 + 9.235e+06*P^6


+ -8.807e+06*P^5 + 5.556e+06*P^4 + -2.318e+06*P^3 + 6.17e+05*P^2 + -
9.503e+04*P + 6455 ;

else

epsilon=1;

end

DeltaTlog=
abs((epsilon*(DeltaTmax-DeltaTmin))/(2.3*log10(DeltaTmax/DeltaTmin)))

end

Tính diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị


Trường hợp dòng nóng trong thiết bị

if strcmp(app.DLC.Value,'Dòng nóng trong thiết bị')

if app.t2c<100

Q=(app.Gnl/tL)*app.Cp1*(app.t1d-app.t1c)

Re1=(app.ro1*app.n*(Dck^2))/app.miu1

91

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Pr1=(app.Cp1*app.miu1)/app.lamda1

for tT1=app.t2d:0.001:app.t1d;

if strcmp(app.TTB.Value,'H2O')

t_nuoc=[0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180];
%oC

miu_nuoc=[1790 1310 1000 804 657 549 470 406 355 315 282 256 231 212 196 185
174 163 153]; %Pa.S

miuT=interp1(t_nuoc,miu_nuoc,tT1)*10^(-6);

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Methanol')

miuT=(10^(-9.0562+((1.2542*10^3)/(tT1+273))+(2.2383*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.3538*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Acetone')

miuT=(10^(-7.2126+((9.0305*10^2)/(tT1+273))+(1.8385*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.0353*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Etanol')

miuT=(10^(-6.4406+((1.1176*10^3)/(tT1+273))+(1.3721*10^-2)*(tT1+273)+(-
1.5465*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'NaCl')

miuT=(10^(-0.9169+((1.0789*10^3)/(273+tT1))-(7.6231*10^(-5))*(tT1+273)-
(7.62321*(10^-5)*(tT1+273)^2)))*10^-3;

end

if strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy mỏ neo')

Nu1=0.33*(Re1*(Pr1^0.5)+4000)^(2/3);

elseif strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy turbin')

if 30<Re1<400

92

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Nu1=0.54*(Re1^0.67)*(Pr1^0.33)*((app.miu1/miuT)^0.14);

elseif 4*(10^3)<Re1<3*(10^5)

Nu1=0.74*(Re1^0.67)*(Pr1^0.33)*((app.miu1/miuT)^0.14);

end

elseif strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy mái chèo')

Nu1=0.36*(Re1^(2/3))*(Pr1^(1/3))*((app.miu1/miuT)^0.14);

elseif strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy chân vịt')

Nu1=0.55*(Re1^0.64)*(Pr1^0.3)*((Dck/app.Dtrtr)^0.4)*((app.miu1/miuT)^0.32);

end

empha1=(Nu1*(app.lamda1))/app.Dtrtr;

q1=empha1*(abs(app.t1d-tT1)) ;

qT=q1;

tT2=tT1-((qT*(app.S_t))/app.lamda);

if strcmp(app.CTB.Value,'Thiết bị vỏ bọc trơn')

GrPr=(app.H^3)*(tT1-
(0.5*(app.t1d+app.t1c)))*(9.81*app.B2*app.ro2*app.Cp2*(app.miu2*app.lamda2)^
(-1));

if GrPr<=10^-3

f=0;

Cs=0.45;

elseif 10^-3<GrPr<5*10^2

f=0.125;

Cs=1.180;

93

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

elseif 5*10^2<GrPr<2*10^7

Cs=0.540;

f=0.125;

elseif GrPr>2*10^7

Cs=0.135;

f=0.33;

end

empha2=Cs*app.lamda1*((GrPr)^f)*(app.H^-1);

elseif strcmp(app.CTB.Value,'Thiết bị vỏ bọc ống xoắn')

G2=(Q)/(app.Cp2*abs((app.t2c-app.t2d)));%kg/s

v2=(G2/app.ro2)/Ftb; %m/s

Re2=app.ro2*v2*Dtd*(app.Dtrtr^-1);

e=1+(3.6*Dtd*(app.Dtrtr^-1));

if strcmp(app.TTB.Value,'H2O')

t_nuoc=[0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180];
%doC

miu_nuoc=[1790 1310 1000 804 657 549 470 406 355 315 282 256 231 212 196 185
174 163 153]; %Pa.S

miuT2=interp1(t_nuoc,miu_nuoc,tT2)*10^(-6);

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Dầu máy biến áp')

t_dau=[0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120]; %oC

miu_dau=[692.8 335.5 198.2 128.5 89.4 65.3 49.5 38.6 30.8 25.4 21.3 18.1
15.7];%Ns/m2

miuT2=interp1(t_dau,miu_dau,tT2)*10^-6;%Ns/m2

94

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

end

empha2=0.023*(app.lamda2*10^3)*(app.miu2^0.14)*e*(Re2^0.33)*(Dtd^-
1)*(miuT2^-0.14);

end

q2=empha2*(abs(tT2-app.t2d));

q=(abs(q1-q2)/((q1+q2)/2))*100;

if q<5;

break

end

K= 1/((1/empha1)+((app.S_t+app.S_v)/app.lamda)+(1/empha2));

F=Q/(K*DeltaTlog);

end

elseif app.t2c>100

Q=(app.Gnl/tL)*app.rhh1

Re1=(app.ro1*app.n*(Dck^2))/app.miu1

Pr1=(app.Cp1*app.miu1)/app.lamda1

v1=app.n*app.Dtrtr*pi

for tT1=app.t2d:0.001:app.t1d

delta=abs(tT1-app.ts);

if strcmp(app.TTB.Value,'H2O')

t_nuoc=[0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180];
%oC

ro_nuoc=[1000 1000 998 996 992 988 983 978 972 965 958 951 943 935 926 917
907 897 887]; %kg/m3

95

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

roT=interp1(t_nuoc,ro_nuoc,tT1)*1000;

qs=1.4*app.rhh1*(sqrt(app.ro1))*(sqrt(sqrt(app.o1*9.81*(roT-app.ro1))));

empha1=46*(delta^2.33)*(qs^0.5);

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Methanol')

roT=(0.272*(0.2719^(-(1-((tT1+273)/512.58))^(0.23))));

b=0.075*(1+10*(roT/(abs(app.ro1-roT))))^(2/3);

empha1=b*((((app.lamda1)^2)/(v1*app.o1*app.ts))^(1/3))*(delta^2);

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Acetone');

roT=(0.2773*0.2576^(-(1-((tT1+273)/508.2))^(0.3)));

b=0.075*(1+10*(roT/(app.ro1-roT)))^(2/3);

empha1=b*(((app.lamda1)^2)/(v1*app.o1*app.ts))^(1/3)*(delta^2);

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Etanol');

roT=(0.2657*0.264^(-(1-((tT1+273)/516.25))^(0.24)));

b=0.075*(1+10*(roT/(app.ro1-roT)))^(2/3);

empha1=b*(((app.lamda1)^2)/(v1*app.o1*app.ts))^(1/3)*(delta^2);

elseif strcmp(app.TTB.Value,'NaCl')

roT=(0.27127*0.10591*(-1-((tT1+273)/3400))^(0.37527));

b=0.075*(1+10*(roT/(app.ro1-roT)))^(2/3);

empha1=b*((((app.lamda1)^2)/(v1*app.o1*app.ts))^(1/3))*(delta^2);

end

q1=empha1*(abs(app.t1d-tT1)) ;

qT=q1;

tT2=tT1-((qT*app.S_t)/app.lamda);

96

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

if strcmp(app.CTB.Value,'Thiết bị vỏ bọc trơn')

GrPr=app.H*(tT1-(0.5*(app.t1d+app.t1c)));

if GrPr<=10^-3

f=0;

Cs=0.45;

elseif 10^-3<GrPr<5*10^2

f=0.125;

Cs=1.180;

elseif 5*10^2<GrPr<2*10^7

Cs=0.540;

f=0.125;

elseif GrPr>2*10^7

Cs=0.135;

f=0.33;

end

empha2=Cs*app.lamda1*((GrPr)^f)*(app.H^-1);

elseif strcmp(app.CTB.Value,'Thiết bị vỏ bọc ống xoắn')

G2=(Q)/(app.Cp2*abs((app.t2c-app.t2d)));%kg/s

v2=(G2/app.ro2)/Ftb; %m/s

Re2=app.ro2*v2*Dtd*(app.Dtrtr^-1);

e=1+(3.6*Dtd*(app.Dtrtr^-1));

if strcmp(app.NTB.Value,'H2O')

t_nuoc=[0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180];
%doC
97

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

miu_nuoc=[1790 1310 1000 804 657 549 470 406 355 315 282 256 231 212 196 185
174 163 153]; %Pa.S

miuT2=interp1(t_nuoc,miu_nuoc,tT2)*10^(-6);

elseif strcmp(app.NTB.Value,'Dầu máy biến áp')

t_dau=[0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120]; %oC

miu_dau=[692.8 335.5 198.2 128.5 89.4 65.3 49.5 38.6 30.8 25.4 21.3 18.1
15.7];%Ns/m2

miuT2=interp1(t_dau,miu_dau,tT2)*10^-3;%Ns/m2;

end

empha2=0.023*app.lamda2*(app.miu2^0.14)*e*(Re2^0.33)*(Dtd^-1)*(miuT2^-0.14);

end

q2=empha2*(abs(tT2-app.t2d));

q=(abs(q1-q2)/((q1+q2)/2))*100;

if q<3

K= 1/((1/empha1)+((app.S_t+app.S_v)/app.lamda)+(1/empha2));

F=Q/(K*DeltaTlog);

break

end

end

end

Tính diện tích cơ cấu khuấy


Fck=(pi*(Dck^2))/4
Tính diện tích truyền nhiệt

if strcmp(app.DLC.Value,'Dòng nóng trong thiết bị')

if app.t2c<100
98

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Q=((app.Gnl*app.ro1*10^(3))/60)*app.Cp1*abs((app.t1d-app.t1c))

Re1=(app.ro1*app.n*(Dck^2))/app.miu1;

Pr1=(app.Cp1*app.miu1)/app.lamda1;

for tT1=app.t2d:0.001:app.t1d;

if strcmp(app.TTB.Value,'H2O')

t_nuoc=[0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
110 120 130 140 150 160 170 180]; %doC

miu_nuoc=[1790 1310 1000 804 657 549 470 406 355 315 282 256 231 212 196 185
174 163 153]; %Pa.S

miuT=interp1(t_nuoc,miu_nuoc,tT1)*10^(-6);

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Methanol')

miuT=(10^(-9.0562+((1.2542*10^3)/(tT1+273))+(2.2383*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.3538*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Acetone')

miuT=(10^(-7.2126+((9.0305*10^2)/(tT1+273))+(1.8385*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.0353*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Etanol')

miuT=(10^(-6.4406+((1.1176*10^3)/(tT1+273))+(1.3721*10^-2)*(tT1+273)+(-
1.5465*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'NaCl')

miuT=(10^(-0.9169+((1.0789*10^3)/(273+tT1))-(7.6231*10^(-5))*(tT1+273)-
(7.62321*(10^-5)*(tT1+273)^2)))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'CacbondiSunfide')

miuT=(10^(-9.1108+((1.1216*10^3)/(tT1+273))+(2.3216*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.2648*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'trichloroethylene')

99

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

miuT=(10^(-5.5389+((7.8313*10^2)/(tT1+273))+(1.2849*10^-2)*(tT1+273)+(-
1.3292*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Dichloroethane')

miuT=(10^(-3.8388+((5.9046*10^2)/(tT1+273))+(8.0953*10^-3)*(tT1+273)+(-
9.9210*10^-6)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'AcetalDehyde')

miuT=(10^(-6.6171+((6.8123*10^2)/(tT1+273))+(1.9979*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.5563*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Acid acetic')

miuT=(10^(-3.8937+((7.8482*10^2)/(tT1+273))+(6.6650*10^-3)*(tT1+273)+(-
7.5606*10^-6)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Acetamide')

miuT=(10^(-15.0576+((3.0478*10^3)/(tT1+273))+(2.4646*10^-2)*(tT1+273)+(-
1.5506*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Ethylene Glycol')

miuT=(10^(-16.9728+((3.1886*10^3)/(tT1+273))+(3.2537*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.4480*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Propionic Acid')

miuT=(10^(-5.0177+((8.7365*10^2)/(tT1+273))+(1.0302*10^-2)*(tT1+273)+(-
1.0883*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3 ;

end

if strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy mỏ neo')

Nu1=0.33*(Re1*(Pr1^0.5)+4000)^(2/3);

elseif strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy turbin')

if 30<Re1<400

Nu1=0.54*(Re1^0.67)*(Pr1^0.33)*((app.miu1/miuT)^0.14);
100

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

elseif 4*(10^3)<Re1<3*(10^5)

Nu1=0.74*(Re1^0.67)*(Pr1^0.33)*((app.miu1/miuT)^0.14);

end

elseif strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy mái chèo')

Nu1=0.36*(Re1^(2/3))*(Pr1^(1/3))*((app.miu1/miuT)^0.14);

elseif strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy chân vịt')

Nu1=0.55*(Re1^0.64)*(Pr1^0.3)*((Dck/app.Dtrtr)^0.4)*((app.miu1/miuT)^0.32);

end

empha1=(Nu1*app.lamda1)/app.Dtrtr;

q1=empha1*(abs(app.t1d-tT1)) ;

qT=q1;

tT2=tT1-((qT*app.S_t)/app.lamda);

if strcmp(app.NTB.Value,'H2O')

tN=[0 10 20 30 40 60 80 100 150 200];

delta=[2.64 8 15.5 27 39 68 102 147 290 493];

delta=interp1(tN,delta,ttb2)*10^9;

elseif strcmp(app.NTB.Value,'Dầu máy biến áp')

delta=9.81*app.B2*app.ro2^2*app.Cp2*(app.miu2*app.lamda2)^-1;

end

GrPr=app.H^3*(tT1-ttb2)*delta;

if GrPr<=10^3
101

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Cs=0.450;

f=0;

elseif GrPr> 10^3 & GrPr<5*10^2

Cs=1.180;

f=0.125;

elseif GrPr>5*10^2 & GrPr<2*10^7

Cs=0.54;

f=0.125;

elseif GrPr>2*10^7

Cs=0.135;

f=0.330;

end

empha2=Cs*app.lamda2*(GrPr^f)*(app.H^-1);

q2=empha2*(abs(tT2-app.t2d));

q=(abs(q1-q2)/((q1+q2)/2))*100;

if q<5;

K= 1/((1/empha1)+((app.S_t+app.S_v)/app.lamda)+(1/empha2))

F=Q/(K*DeltaTlog)

break

end

end

elseif app.t2c>=100

Q=(((app.Gnl/tL)*app.ro1*10^(-3))/60)*app.Cp1*(app.t1d-app.t1c)

102

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Re1=(app.ro1*app.n*(Dck^2))/app.miu1;

Pr1=(app.Cp1*app.miu1)/app.lamda1;

for tT1=app.t2d:0.001:app.t1d;

if strcmp(app.TTB.Value,'H2O')

t_nuoc=[0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180];
%doC

miu_nuoc=[1790 1310 1000 804 657 549 470 406 355 315 282 256 231 212 196 185
174 163 153]; %Pa.S

miuT=interp1(t_nuoc,miu_nuoc,tT1)*10^(-6);

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Methanol')

miuT=(10^(-9.0562+((1.2542*10^3)/(tT1+273))+(2.2383*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.3538*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Acetone')

miuT=(10^(-7.2126+((9.0305*10^2)/(tT1+273))+(1.8385*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.0353*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Etanol')

miuT=(10^(-6.4406+((1.1176*10^3)/(tT1+273))+(1.3721*10^-2)*(tT1+273)+(-
1.5465*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'NaCl')

miuT=(10^(-0.9169+((1.0789*10^3)/(273+tT1))-(7.6231*10^(-5))*(tT1+273)-
(7.62321*(10^-5)*(tT1+273)^2)))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'CacbondiSunfide')

miuT=(10^(-9.1108+((1.1216*10^3)/(tT1+273))+(2.3216*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.2648*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'trichloroethylene')

miuT=(10^(-5.5389+((7.8313*10^2)/(tT1+273))+(1.2849*10^-2)*(tT1+273)+(-
1.3292*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

103

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Dichloethane')

miuT=(10^(-3.8388+((5.9046*10^2)/(tT1+273))+(8.0953*10^-3)*(tT1+273)+(-
9.9210*10^-6)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'AcetalDehyde')

miuT=(10^(-6.6171+((6.8123*10^2)/(tT1+273))+(1.9979*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.5563*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Acid acetic')

miuT=(10^(-3.8937+((7.8482*10^2)/(tT1+273))+(6.6650*10^-3)*(tT1+273)+(-
7.5606*10^-6)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Acetamide')

miuT=(10^(-15.0576+((3.0478*10^3)/(tT1+273))+(2.4646*10^-2)*(tT1+273)+(-
1.5506*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Ethylene Glycol')

miuT=(10^(-16.9728+((3.1886*10^3)/(tT1+273))+(3.2537*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.4480*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Propionic Acid')

miuT=(10^(-5.0177+((8.7365*10^2)/(tT1+273))+(1.0302*10^-2)*(tT1+273)+(-
1.0883*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3 ;

end

if strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy mỏ neo')

Nu1=0.33*(Re1*(Pr1^0.5)+4000)^(2/3);

elseif strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy turbin')

if 30<Re1<400

Nu1=0.54*(Re1^0.67)*(Pr1^0.33)*((app.miu1/miuT)^0.14);

elseif 4*(10^3)<Re1<3*(10^5)

104

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Nu1=0.74*(Re1^0.67)*(Pr1^0.33)*((app.miu1/miuT)^0.14);

end

elseif strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy mái chèo')

Nu1=0.36*(Re1^(2/3))*(Pr1^(1/3))*((app.miu1/miuT)^0.14);

elseif strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy chân vịt')

Nu1=0.55*(Re1^0.64)*(Pr1^0.3)*((Dck/app.Dtrtr)^0.4)*((app.miu1/miuT)^0.32);

end

empha1=(Nu1*app.lamda1)/app.Dtrtr;

q1=empha1*(abs(app.t1d-tT1)) ;

qT=q1;

tT2=tT1-((qT*app.S_t)/app.lamda);

if strcmp(app.NTB.Value,'H2O')

tN=[0 10 20 30 40 60 80 100 150 200];

delta=[2.64 8 15.5 27 39 68 102 147 290 493];

delta=interp1(tN,delta,ttb2)*10^-9;

elseif strcmp(app.NTB.Value,'Dầu máy biến áp')

delta=9.81*app.B2*app.ro2^2*app.Cp2*(app.miu2*app.lamda2)^-1;

end

GrPr=app.H^3*(tT1-ttb2)*delta;

if GrPr<=10^3

Cs=0.450;
105

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

f=0;

elseif GrPr> 10^3 & GrPr<5*10^2

Cs=1.180;

f=0.125;

elseif GrPr>5*10^2 & GrPr<2*10^7

Cs=0.54;

f=0.125;

elseif GrPr>2*10^7

Cs=0.135;

f=0.330;

end

empha2=Cs*app.lamda2*(GrPr^f)*(app.H^-1);

q2=empha2*(abs(tT2-app.t2d));

q=(abs(q1-q2)/((q1+q2)/2))*100;

if q<5;

break

end

K= 1/((1/empha1)+((app.S_t+app.S_v)/app.lamda)+(1/empha2));

F=Q/(K*DeltaTlog);

end

end

elseif strcmp(app.DLC.Value,'Dòng nóng ngoài thiết bị')

if strcmp(app.NTB.Value,'Hơi bão hòa')

106

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

if app.t2c<100

Q=(((app.Gnl/tL)*app.ro1))*app.Cp1*((app.t2c-app.t2d))

Re1=(app.ro1*app.n*(Dck^2))/app.miu1;

Pr1=(app.Cp1*app.miu1)/app.lamda1;

for tT1=app.t2d:0.001:app.t1d;

if strcmp(app.TTB.Value,'H2O')

t_nuoc=[0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180];
%doC

miu_nuoc=[1790 1310 1000 804 657 549 470 406 355 315 282 256 231 212 196 185
174 163 153]; %Pa.S

miuT=interp1(t_nuoc,miu_nuoc,tT1)*10^(-6);

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Methanol')

miuT=(10^(-9.0562+((1.2542*10^3)/(tT1+273))+(2.2383*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.3538*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Acetone')

miuT=(10^(-7.2126+((9.0305*10^2)/(tT1+273))+(1.8385*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.0353*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Etanol')

miuT=(10^(-6.4406+((1.1176*10^3)/(tT1+273))+(1.3721*10^-2)*(tT1+273)+(-
1.5465*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'NaCl')

miuT=(10^(-0.9169+((1.0789*10^3)/(273+tT1))-(7.6231*10^(-5))*(tT1+273)-
(7.62321*(10^-5)*(tT1+273)^2)))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'CacbondiSunfide')

miuT=(10^(-9.1108+((1.1216*10^3)/(tT1+273))+(2.3216*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.2648*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3

107

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

elseif strcmp(app.TTB.Value,'trichloroethylene')

miuT=(10^(-5.5389+((7.8313*10^2)/(tT1+273))+(1.2849*10^-2)*(tT1+273)+(-
1.3292*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Dichloethane')

miuT=(10^(-3.8388+((5.9046*10^2)/(tT1+273))+(8.0953*10^-3)*(tT1+273)+(-
9.9210*10^-6)*(tT1+273)^2))*10^-3

elseif strcmp(app.TTB.Value,'AcetalDehyde')

miuT=(10^(-6.6171+((6.8123*10^2)/(tT1+273))+(1.9979*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.5563*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Acid acetic')

miuT=(10^(-3.8937+((7.8482*10^2)/(tT1+273))+(6.6650*10^-3)*(tT1+273)+(-
7.5606*10^-6)*(tT1+273)^2))*10^-3

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Acetamide')

miuT=(10^(-15.0576+((3.0478*10^3)/(tT1+273))+(2.4646*10^-2)*(tT1+273)+(-
1.5506*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3

elseif strcmp(app.TTB.Value,'EthyleneGlycol')

miuT=(10^(-16.9728+((3.1886*10^3)/(tT1+273))+(3.2537*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.4480*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Propionic Acid')

miuT=(10^(-5.0177+((8.7365*10^2)/(tT1+273))+(1.0302*10^-2)*(tT1+273)+(-
1.0883*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3

end

if strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy mỏ neo')

Nu1=0.33*(Re1*(Pr1^0.5)+4000)^(2/3);

elseif strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy turbin')

if 30<Re1<400

108

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Nu1=0.54*(Re1^0.67)*(Pr1^0.33)*((app.miu1/miuT)^0.14);

elseif 4*(10^3)<Re1<3*(10^5)

Nu1=0.74*(Re1^0.67)*(Pr1^0.33)*((app.miu1/miuT)^0.14);

end

elseif strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy mái chèo')

Nu1=0.36*(Re1^(2/3))*(Pr1^(1/3))*((app.miu1/miuT)^0.14);

elseif strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy chân vịt')

Nu1=0.55*(Re1^0.64)*(Pr1^0.3)*((Dck/app.Dtrtr)^0.4)*((app.miu1/miuT)^0.32);

end

empha1=(Nu1*app.lamda1)/app.Dtrtr;

q1=empha1*(abs(app.t1d-tT1)) ;

qT=q1;

tT2=tT1-((qT*app.S_t)/app.lamda);

t_nuoc=[0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180];
%doC

ro_nuoc=[1000 1000 998 996 992 988 983 978 972 965 958 951 943 935 926 917
907 897 887]; %kg/m3

lamda_nuoc=[55.1 57.5 59.9 61.8 63.4 64.8 65.9 66.8 67.5 68 68.3 68.5 68.6
68.6 68.5 68.4 68.3 67.9 67.5]; %W/m.do

miu_nuoc=[1790 1310 1000 804 657 549 470 406 355 315 282 256 231 212 196 185
174 163 153]; %Pa.S

rhh_nuoc=[2493.1 2470.4 2448.2 2425.6 2403 2380 2356.9 2333 2310 2285 2260
2234 2207 2179 2150 2120 2089 2056 2021]; %kJ/kg

109

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

roN=interp1(t_nuoc,ro_nuoc,ttb1);

lamdaN=interp1(t_nuoc,lamda_nuoc,ttb1)*10^(-2);%W/m.K

miuN=interp1(t_nuoc,miu_nuoc,ttb1)*10^(-6); %N.s/m2

rhhN=interp1(t_nuoc,rhh_nuoc,ttb1)*4186; %J/kg

tN=0.5*(ttb2+ttb1);

empha2=1.15*((lamdaN*roN*(roN-app.ro2)*9.81*rhhN)^(0.25))*((miuN*(app.t1d-
tN)*app.H)^(0.25));

q2=empha2*(abs(tT2-app.t2d));

q=(abs(q1-q2)/((q1+q2)/2))*100;

if q<5;

K= 1/((1/empha1)+((app.S_t+app.S_v)/app.lamda)+(1/empha2));

F=Q/(K*DeltaTlog) ;

break

end

end

elseif app.t2c>100

Q=(app.Gnl/tL)*app.rhh1

Re1=(app.ro1*app.n*(Dck^2))/app.miu1;

Pr1=(app.Cp1*app.miu1)/app.lamda1;

if strcmp(app.TTB.Value,'H2O')

t_nuoc=[0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180];
%doC

miu_nuoc=[1790 1310 1000 804 657 549 470 406 355 315 282 256 231 212 196 185
174 163 153]; %Pa.S

110

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

miuT=interp1(t_nuoc,miu_nuoc,tT1)*10^(-6);

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Methanol')

miuT=(10^(-9.0562+((1.2542*10^3)/(tT1+273))+(2.2383*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.3538*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Acetone')

miuT=(10^(-7.2126+((9.0305*10^2)/(tT1+273))+(1.8385*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.0353*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Etanol')

miuT=(10^(-6.4406+((1.1176*10^3)/(tT1+273))+(1.3721*10^-2)*(tT1+273)+(-
1.5465*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'NaCl')

miuT=(10^(-0.9169+((1.0789*10^3)/(273+tT1))-(7.6231*10^(-5))*(tT1+273)-
(7.62321*(10^-5)*(tT1+273)^2)))*10^-3;

elseif strcmp(app.TTB.Value,'CacbondiSunfide')

miuT=(10^(-9.1108+((1.1216*10^3)/(tT1+273))+(2.3216*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.2648*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3

elseif strcmp(app.TTB.Value,'trichloroethylene')

miuT=(10^(-5.5389+((7.8313*10^2)/(tT1+273))+(1.2849*10^-2)*(tT1+273)+(-
1.3292*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Dichloethane')

miuT=(10^(-3.8388+((5.9046*10^2)/(tT1+273))+(8.0953*10^-3)*(tT1+273)+(-
9.9210*10^-6)*(tT1+273)^2))*10^-3

elseif strcmp(app.TTB.Value,'AcetalDehyde')

miuT=(10^(-6.6171+((6.8123*10^2)/(tT1+273))+(1.9979*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.5563*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Acid acetic')

111

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

miuT=(10^(-3.8937+((7.8482*10^2)/(tT1+273))+(6.6650*10^-3)*(tT1+273)+(-
7.5606*10^-6)*(tT1+273)^2))*10^-3

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Acetamide')

miuT=(10^(-15.0576+((3.0478*10^3)/(tT1+273))+(2.4646*10^-2)*(tT1+273)+(-
1.5506*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3

elseif strcmp(app.TTB.Value,'EthyleneGlycol')

miuT=(10^(-16.9728+((3.1886*10^3)/(tT1+273))+(3.2537*10^-2)*(tT1+273)+(-
2.4480*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3

elseif strcmp(app.TTB.Value,'Propionic Acid')

miuT=(10^(-5.0177+((8.7365*10^2)/(tT1+273))+(1.0302*10^-2)*(tT1+273)+(-
1.0883*10^-5)*(tT1+273)^2))*10^-3

end

if strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy mỏ neo')

Nu1=0.33*(Re1*(Pr1^0.5)+4000)^(2/3);

elseif strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy turbin')

if 30<Re1<400

Nu1=0.54*(Re1^0.67)*(Pr1^0.33)*((app.miu1/miuT)^0.14);

elseif 4*(10^3)<Re1<3*(10^5)

Nu1=0.74*(Re1^0.67)*(Pr1^0.33)*((app.miu1/miuT)^0.14);

end

elseif strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy mái chèo')

Nu1=0.36*(Re1^(2/3))*(Pr1^(1/3))*((app.miu1/miuT)^0.14);

elseif strcmp(app.CK.Value,'Cánh khuấy chân vịt')

112

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Nu1=0.55*(Re1^0.64)*(Pr1^0.3)*((Dck/app.Dtrtr)^0.4)*((app.miu1/miuT)^0.32);

end

empha1=(Nu1*app.lamda1)/app.Dtrtr;

q1=empha1*(abs(app.t1d-tT1)) ;

qT=q1;

tT2=tT1-((qT*app.S_t)/app.lamda);

t_nuoc=[0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180];
%doC

ro_nuoc=[1000 1000 998 996 992 988 983 978 972 965 958 951 943 935 926 917
907 897 887]; %kg/m3

lamda_nuoc=[55.1 57.5 59.9 61.8 63.4 64.8 65.9 66.8 67.5 68 68.3 68.5 68.6
68.6 68.5 68.4 68.3 67.9 67.5]; %W/m.do

miu_nuoc=[1790 1310 1000 804 657 549 470 406 355 315 282 256 231 212 196 185
174 163 153]; %Pa.S

rhh_nuoc=[2493.1 2470.4 2448.2 2425.6 2403 2380 2356.9 2333 2310 2285 2260
2234 2207 2179 2150 2120 2089 2056 2021]; %kJ/kg

roN=interp1(t_nuoc,ro_nuoc,ttb1);

lamdaN=interp1(t_nuoc,lamda_nuoc,ttb1)*10^(-2);%W/m.K

miuN=interp1(t_nuoc,miu_nuoc,ttb1)*10^(-6); %N.s/m2

rhhN=interp1(t_nuoc,rhh_nuoc,ttb1)*4186; %J/kg

tN=0.5*(ttb2+ttb1);

empha2=1.15*(lamdaN*roN*(roN-app.ro2)*9.81*rhhN)^(0.25)*(miuN*(app.t1d-
tN)*app.H)^(0.25);

q2=empha2*(abs(tT2-app.t2d));

q=(abs(q1-q2)/((q1+q2)/2))*100;

113

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

if q<5;

K= 1/((1/empha1)+((app.S_t+app.S_v)/app.lamda)+(1/empha2));

F=Q/(K*DeltaTlog);

break

end

end

end

Hiển thị kết quả Tab tính diện tích truyền nhiệt

app.qtn.Value=Q;

app.ktn.Value=K;

app.ftb.Value=F;

app.D_Ck.Value=Dck;

Làm mới kết quả Tab tính diện tích bề mặt trao đổi nhiệt

app.qtn.Value=0;

app.ktn.Value=0;

app.ftb.Value=0;

app.D_Ck.Value=0;

Tính đường kính trục khuấy

Mx=(1.5*app.Ndc)/app.n

Dtr=(((16*Mx)/(pi*app.t*app.us))^3)^(1/3)

Tính đáy nắp

Tính mặt bích

114

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Dtb_new=ceil(app.Dtrtr)

Dtb_mb=Dtb_new*10^3

v_P = [0.1 0.3 0.6 1 1.6 2.5 4 6.4]

vidx = find((app.p )< v_P,1,'first')

if ~isempty(vidx)

P2 = v_P(vidx)

end

t5=readtable('Bangsolieu.xlsx','sheet',2)

k = 1

for i = 1:size(t5,1)

if (t5{i,1} == (P2)) && (t5{i,2} == Dtb_mb)

ketqua =table2array(t5(i,:))

app.h1 = table2array(t5(i,9))

Z=table2array(t5(i,8))

app.D_bich1 =table2array(t5(i,3))

app.d_b=table2array(t5(i,4))

k = k+1

end

end

Hiển thị kết quả Tab tính mặt bích

app.h.Value=app.h1;

app.db.Value=app.D_bich1;

app.D_b.Value=app.d_b;

115

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

app.z.Value=Z;

Làm mới kết quả Tab tính mặt bích

app.h.Value=0;

app.db.Value=0;

app.D_b.Value=0;

app.z.Value=0;

Tính tai treo chân đỡ

%khoi gluong than thiet bi

ro_thep=7900;

m1=(((pi*(app.Dngtr^2))/4)-((pi*(app.Dtrtr)^2)))*app.H*ro_thep

m2=((pi*((app.Dngng)^2)/4)-(pi*((app.Dtrng)^2)))*app.H*ro_thep

m3=app.Fd*(app.Sd*10^-3)*ro_thep

m4=app.Fd*(app.Sdn*10^-3)*ro_thep

%m5=(pi*(app.h1*(10^-3))*ro_thep*((((app.D_bich1*(10^-3))^2)-((app.d_b*(10^-
3)))^2))/4)

m5=(((pi*(app.D_bich1*(10^-3))^2)/4)-((pi*(app.d_b*(10^-3))^2)/
4))*app.h1*ro_thep

m6=app.Gnl

m=m1+m2+m3+m4+m5+m6

G=10*m

% Tai treo - chan do

t8 = readtable('bangsolieu.xlsx','sheet',6);% chan

t9 = readtable('bangsolieu.xlsx','sheet',7);%tai TREO

T8 = t8{:,:}

116

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

T9 = t9{:,:}

k = 4

G1 = G/k

if G1 <= 80000

v = sort(T8(:,1))

vidx = find(v >= G1,1,'first')

if ~isempty(vidx)

L = T8(T8(:,1) == v(vidx),:)

V_table = array2table(L)

end

sochando=k

%G=table2array(

elseif G1 > 80000

k_new = 8

j = 4

ptb = k_new +j

G2 = G/ptb

v1 = sort(T9(:,1))

vidx1 = find(v1 >= G2,1,'first')

if ~isempty(vidx1)

L1 = T9(T9(:,1) == v1(vidx1),:)

V1_table = array2table(L1)

end

117

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

sotaitreo=j

while G2 > 80000

j = j+4

ptb = k_new+j

G2 = G/ptb

v1 = sort(T9(:,1))

vidx1 = find( v1 >=G2,1,'first')

if ~isempty(vidx1)

L1 = T9(T9(:,1) == v1(vidx1),:)

end

sotaitreo=j

end

end

tGt=(L(:,1))

Q=(L(:,2))

q=(L(:,3))

Lcd=(L(:,4))

Bcd=(L(:,5))

B1cd=(L(:,6))

B2cd= (L(:,7))

Hcd=(L(:,8))

Hc=(L(:,9))

Scd=(L(:,10))

118

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành


Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Lc=(L(:,11))

Dc=(L(:,12))

Hiển thị kết quả Tab tính tai treo chân đỡ

app.fcd.Value=Q

app.g.Value=tGt

app.qcd.Value=q

app.lcd.Value=Lcd

app.bcd.Value=Bcd

app.b1cd.Value=B1cd

app.b2cd.Value=B2cd

app.hcd.Value=Hcd

app.hc.Value=Hc

app.lc.Value=Lc

app.dcd.Value=Dc

app.scd.Value=sochando

119

GVHD: Th.S Hồ Tấn Thành

You might also like