You are on page 1of 114

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Thiết kế quy trình công nghệ hàn chế tạo


bồn ngưng tụ KNOCK-OUT DRUM
TRẦN QUANG HUYNH
Huynh.tq184925@sis.hust.edu.vn

NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ


Chuyên ngành Công nghệ Hàn

Giảng viên hướng dẫn: TS. Hán Lê Duy


Chữ ký của GVHD

Giảng viên phản biện: ………………..


Chữ ký của GVPB

Khoa: Cơ khí chế tạo máy


Trường: Cơ khí

HÀ NỘI, 08/2023
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CƠ KHÍ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


(Ngành kỹ thuật cơ khí)
1. Thông tin về sinh viên:
Họ và tên SV: Trần Quang Huynh Lớp: Cơ khí ĐT: 0975927243
Email (đại diện): huynh.tq184925@sis.hust.edu.vn
Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ khí
Đồ án tốt nghiệp được thực hiện tại: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thời gian làm ĐATN: Từ ngày 20/3/2023 đến 28/07/2023

2. Tên đề tài:
Thiết kế quy trình công nghệ hàn chế tạo bồn ngưng tụ KNOCK-OUT DRUM
(Thông số đề tài)

- Các số liệu ban đầu:


 Chiều dày phôi tấm: nhỏ 6 – 30 mm.
 Kích thước khác theo bản vẽ kỹ thuật.
 Vật liệu SA516 và A36/ SS275

2
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2023
Giáo viên hướng dẫn

TS. Hán Lê Duy

3
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CƠ KHÍ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


(Dành cho Giáo viên hướng dẫn)

Tên đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ hàn chế tạo bồn ngưng tụ KNOCK-
OUT DRUM
Họ và tên SV: Trần Quang Huynh Lớp: Cơ khí 10
Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ khí – Công nghệ Hàn
Giáo viên hướng dẫn: TS. Hán Lê Duy

NỘI DUNG NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


I. Tác phong làm việc
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
II. Những kết quả đạt được
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

III. Hạn chế của đồ án


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

IV. Kết luận


Người hướng dẫn đề nghị cho phép sinh viên (không) được bảo vệ đề tài tốt nghiệp
trước Hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp.
Đánh giá: ……… điểm

Hà Nội, ngày tháng năm 20


Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

4
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CƠ KHÍ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


(Dành cho Giáo viên phản biện)

Tên đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ hàn chế tạo bồn ngưng tụ KNOCK-
OUT DRUM
Họ và tên SV: Trần Quang Huynh Lớp: CK10
Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ khí – Công nghệ Hàn

NỘI DUNG NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

I. Những kết quả đạt được


………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

II. Hạn chế của đồ án


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
III. Kết luận
Người duyệt (không) đồng ý để sinh viên được bảo vệ đề tài tốt nghiệp trước Hội
đồng chấm đồ án tốt nghiệp.
Đánh giá: ……… điểm
Hà Nội, ngày tháng năm 20
Giáo viên phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)

5
LỜI CẢM ƠN

Công nghiệp hóa là mục tiêu đặt ra với nhiều nước đang phát triển, nhằm hướng tới
cơ cấu kinh tế hiện đại. Trong đó, ngành cơ khí đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình phát triển đó. Hệ thống các ngành cơ khí thì, công nghệ hàn là một
trong những công nghệ gia công kim loại được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực sản xuất và xây dựng như: Chế tạo máy, xây dựng, lắp ráp công trình, giao thông
vận tải, hóa chất... Ngày nay, khi con người đang đứng trước sự phát triển như vũ
bão của khoa học công nghệ. Vì vậy để bắt nhịp được với xu hướng phát triển đó, đòi
hỏi chúng ta phải có sự tìm tòi và nghiên cứu một cách cụ thể. Việc ứng dụng những
lý thuyết vào thực tế sản xuất là một trong những khâu rất quan trọng. Chính vì vậy,
là một sinh viên chuyên ngành Hàn, thấy được tầm quan trọng của ngành hàn, em
quyết định chọn một đề tài về Hàn để nghiên cứu và hoàn thành học phần Đồ án tốt
nghiệp của mình.
Với đề tài: “Thiết kế quy trình công nghệ hàn chế tạo bồn ngưng tụ KNOCK-OUT
DRUM”. Em thấy đây là một đề tài rất hay, có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu, khai
thác. Do vốn kiến thức vẫn còn hạn hẹp nên trong khi làm đồ án còn có phần lúng
túng. Tuy vậy, trong thời gian thực hiện đồ án, tác giả đã nhận được nhiều sự trợ
giúp, đóng góp ý kiến và chỉ dạy nhiệt tình của thầy cô, gia đình, bạn bè
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Hán Lê Duy – Giảng viên tại Nhóm
chuyên môn Hàn và Công nghệ kim loại, Khoa Cơ khí Chế tạo máy, Trường Cơ Khí
- Đại học Bách Khoa Hà Nội đã hướng dẫn, đưa ra các lời khuyên cho tác giả trong
suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
Tác giả xin cảm ơn các thầy cô trong Trường Cơ Khí – Đại học Bách Khoa Hà Nội
nói chung, các thầy cô trong Bộ môn Hàn và Công nghệ kim loại nói riêng đã dạy dỗ
cho tác giả kiến thức đại cương, cơ sở ngành nói chung cũng như chuyên ngành, tác
giả có được cơ sở lí thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học
tập.
Cuối cùng tác giả xin cảm ơn chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè luôn tạo điều kiện,
quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án
được giao.

6
LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan ngoại trừ các số liệu, hình ảnh, quy định, tiêu chuẩn được trích
dẫn từ tài liệu tham khảo đã được đính kèm thì nội dung còn lại là do tự tác giả
nghiên cứu và tính toán, các số liệu tính toán là trung thực. Nếu sai tác giả xin chịu
trách nhiệm.

Sinh viên thực hiện


Ký và ghi rõ họ tên

Trần Quang Huynh

7
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................5


LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................6
MỤC LỤC...................................................................................................................7
DANH MỤC HÌNH VẼ..............................................................................................9
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................11
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BÌNH KNOCK - OUT DRUM.........................13
1.1 Giới thiệu về Knock – out drum.....................................................................13
1.2 Các phần chính của Knock out drum..............................................................15
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ BÌNH KOD...................16
2.1 Điều kiện làm việc..........................................................................................16
2.2 Phân tích lựa chọn vật liệu cơ bản..................................................................16
2.2.1 Lựa chọn vật liệu cơ bản..................................................................16
2.2.2 Thành phần hoá học và cơ tính của các vật liệu cơ bản..................17
2.2.1 Đánh giá tính hàn của các vật liệu...................................................19
2.3 Tính toán và thiết kế của bình ngưng tụ.........................................................21
2.3.1 Dữ liệu ban đầu................................................................................21
2.3.1 Tính toán và thiết kế bình ngưng tụ.................................................22
CHƯƠNG 3. SẢN XUẤT, CHẾ TẠO BÌNH NGƯNG TỤ..................................32
3.1 Phân tích kết cấu hàn và chế tạo phôi.............................................................32
3.1.1 Phân tích kết cấu hàn.......................................................................32
3.1.2 Lựa chọn phôi..................................................................................39
3.1.3 Yêu cầu về chất lượng và phương pháp kiểm tra phôi nhập...........39
3.1.4 Nắn phôi trước khi lấy dấu và cắt....................................................41
3.1.5 Lấy dấu vạch dấu để cắt phôi :........................................................42
3.1.6 Cắt phôi............................................................................................45
3.1.7 Lựa chọn phương pháp và thiết bị tạo mép hàn...............................47
3.2 Lựa chọn phương pháp hàn và vật liệu hàn....................................................49
3.2.1 Lựa chọn phương pháp hàn.............................................................49
3.2.2 Chọn vật liệu hàn.............................................................................51
3.3 Tính toán chế độ hàn và phê chuẩn quy trình hàn..........................................54
3.3.1 Nhóm liên kết N01 (GTAW+SAW)................................................54

8
3.3.2 Nhóm liên kết N02 (GTAW+FCAW).............................................60
3.3.3 Nhóm liên kết N05 (FCAW)...........................................................64
3.3.4 Lựa chọn các thông số hàn bổ sung.................................................67
3.3.5 Tổng hợp thông số các quá trình hàn...............................................67
3.3.6 Đề xuất phê chuẩn và lựa chọn thiết bị hàn phù hợp.......................68
3.4 Đề xuất phê chuẩn quy trình hàn đồng thời phê chuẩn thợ hàn......................77
3.4.1 Xây dựng các bản quy trình hàn sơ bộ (pWPS)..............................77
3.4.2 Kiểm tra chạy phê chuẩn các pWPS đã xây dựng...........................83
3.4.3 Mẫu kiểm tra....................................................................................84
3.4.4 Tiêu chuẩn chấp nhận cho phê chuẩn quá trình hàn........................87
3.5 Đề xuất phê chuẩn thợ hàn..............................................................................87
3.5.1 Điều kiện chấp nhận về thời hạn chứng chỉ.....................................87
3.5.2 Đánh giá tay nghề thợ hàn và cấp chứng chỉ cho thợ hàn mới........88
3.6 Biện pháp thi công và sản xuất.......................................................................92
3.6.1 Phân tích, lựa chọn / Thiết kế mới đồ gá hàn..................................92
3.6.2 Thi công và sản xuất........................................................................95
3.7 Xử lý nhiệt hàn...............................................................................................97
CHƯƠNG 4. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ NGHIỆM THU SẢN PHẨM...99
4.1 Quy trình thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm (ITP)...............................99
4.1.1 Thanh tra vấn đề an toàn sản xuất...................................................99
4.1.2 Kiểm soát lựa chọn, thanh tra vật liệu...........................................100
4.1.3 Thanh tra việc lựa chọn và lắp ráp thiết bị hàn, dụng cụ...............100
4.1.4 Kiểm soát lựa chọn phê chuẩn thợ hàn có năng lực......................100
4.1.5 Kiểm soát chất lượng hàn..............................................................100
4.1.6 Thanh tra, giám sát việc bảo quản vật tư, thiết bị hàn...................102
4.2 Nghiệm thu sản phẩm chế tạo.......................................................................102
4.2.1 Kiểm tra ngoại dạng (Visual Inspection).......................................102
4.2.2 Kiểm tra chụp ảnh phóng xạ..........................................................103
4.2.3 Kiểm tra lần cuối...........................................................................104
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN......................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................106
PHỤ LỤC................................................................................................................107

9
DANH MỤC HÌNH VẼ

CHƯƠNG 1.

Hình 1.1 Hệ thống xử lý khí thải Flare system...........................................................13


Hình 1.2 Một dạng bình KOD....................................................................................14
Hình 1.3 Kết cấu tổng thể của bình KOD...................................................................15
Hình 2.1 Xác định hệ số kéo.......................................................................................24
Hình 2.2 Bảng tra mặt bích ống thoát nước................................................................25
Hình 2.3 Bảng tra mặt bích cửa ra vào khí.................................................................26
Hình 2.4 Bảng tra mặt bích cửa thăm.........................................................................26
Hình 2.5 Kết cấu cửa ra vào khí.................................................................................27
Hình 2.6 Kết cấu cửa thăm.........................................................................................27
Hình 2.7 Kết cấu cửa thoát nước................................................................................28
Hình 2.8 Lựa chọn chân đế.........................................................................................29
Hình 2.9 Kết cấu tai nâng...........................................................................................31
Hình 3.1 Tấm đáy.......................................................................................................34
Hình 3.2 Kích thước chân đế......................................................................................34
Hình 3.3 Yêu cầu đối với độ phẳng của phôi nhập.....................................................40
Hình 3.4 Yêu cầu đối với độ thẳng của phôi nhập......................................................41
Hình 3.5 Nguyên lý cán thép......................................................................................42
Hình 3.6 Máy Nắn Cắt Phẳng – AMECO Vietnam....................................................42
Hình 3.7 Sơ đồ bố trí và lấy dấu tấm thân 1...............................................................42
Hình 3.8 Sơ đồ bố trí và lấy dấu tấm thân 2...............................................................43
Hình 3.9 Sơ đồ bố trí và lấy dấu tấm thân 3...............................................................43
Hình 3.10 Sơ đồ bố trí và lấy dấu tấm thân 4.............................................................43
Hình 3.11 Sơ đồ bố trí và lấy dấu tăng cứng và cổ nối...............................................44
Hình 3.12 Sơ đồ bố trí và lấy dấu cụm chân đế..........................................................44
Hình 3.13 Sơ đồ bố trí và lấy dấu tấm đáy.................................................................44
Hình 3.14 Sơ đồ bố trí và lấy dấu lót đáy và tai nâng.................................................45
Hình 3.15 Nguồn cắt plasma HiFocus 360i neo.........................................................46
Hình 3.16 Cổng VHP-2060........................................................................................46
Hình 3.17 Máy vát mép thép, tôn tấm tự động...........................................................47
Hình 3.18 Máy mài góc Makita GA7020R01.............................................................48
Hình 3.19 Sơ đồ vị trí mối hàn...................................................................................49
Hình 3.20 Mô tả nhóm mối hàn N01..........................................................................50
Hình 3.21 Mô tả nhóm mối hàn N02..........................................................................50
Hình 3.22 Mô tả nhóm mối hàn N03.........................................................................51

10
Hình 3.23 Thiết kế cho nhóm mối hàn N01...............................................................54
Hình 3.24 Mối hàn sau quá trình GTAW...................................................................55
Hình 3.25 Đồ thị hệ số đắp khi hàn bằng nguồn hàn DCEP.......................................57
Hình 3.26 Đồ thị hệ số đắp khi hàn bằng nguồn hàn DCEP.......................................59
Hình 3.27 Mối hàn sau quá trình hàn GTAW.............................................................60
Hình 3.28 Đồ thị hệ số đắp khi hàn bằng nguồn hàn DCEP.......................................61
Hình 3.29 Đồ thị hệ số đắp khi hàn bằng nguồn hàn DCEP.......................................63
Hình 3.30 Hình minh hoạ cho mối hàn N05...............................................................65
Hình 3.31 Đồ thị hệ số đắp khi hàn bằng nguồn hàn DCEP.......................................66
Hình 3.32 Máy hàn Optimarc AC/DC 350 – TP........................................................71
Hình 3.33 Máy hàn đa quy trình Flextec 650X..........................................................71
Hình 3.34 Bộ hỗ trợ đẩy dây NA-3S..........................................................................73
Hình 3.35 Bộ phụ trợ cấp dây của NA-3S..................................................................74
Hình 3.36 Đầu cấp dây LN-25X.................................................................................74
Hình 3.37 Magnum® PRO Curve™ 300 Welding Guns...........................................75
Hình 3.38 Bố trí vị trí cắt mẫu kiểm tra......................................................................85
Hình 3.39 Kích thước mẫu tension-reduced section...................................................86
Hình 3.40 Kích thước mẫu side bend test...................................................................86
Hình 3.41 Bộ dung dịch kiểm tra PT..........................................................................89
Hình 3.42 Rounded Indication Charts........................................................................91
Hình 3.43 Máy vê chỏm cầu Faccin...........................................................................92
Hình 3.44 Máy uốn lốc tôn 3 trục...............................................................................93
Hình 3.45 Bộ gá quay tựa lựa.....................................................................................94
Hình 3.46 Hệ thống hàn tự động CB-MATIC: COLUMN AND BOOMS................94
Hình 3.47 Đồ gá đảm bảo độ tròn...............................................................................95
Hình 3.48 Thực tế trong quá trình thi công................................................................95
Hình 3.49 Sản phẩm sau khi hàn xong.......................................................................97

11
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các chi tiết chính của bình KOD.................................................................15


Bảng 2.1 Lựa vật liệu chế tạo các chi tiết chính của bình..........................................17
Bảng 2.2 Thành phần hoá học của thép A516-60N....................................................17
Bảng 2.3 Tính chất cơ học của thép A516-60N..........................................................18
Bảng 2.4 Thành phần hoá học của thép A350-LF2....................................................18
Bảng 2.5 Tính chất cơ học của thép A350-LF2..........................................................18
Bảng 2.6 Thành phần hoá học của thép A36..............................................................18
Bảng 2.7 Tính chất cơ học của thép A36....................................................................19
Bảng 2.8 Đánh giá tính hàn của vật liệu.....................................................................20
Bảng 2.9 Dữ liệu thiết kế............................................................................................22
Bảng 2.10 Thông số phần chân đế..............................................................................30
Bảng 3.1 Bảng dung sai kích thước...........................................................................32
Bảng 3.2 Các chi tiết thân...........................................................................................33
Bảng 3.3 Cụm chi tiết chân đế....................................................................................35
Bảng 3.4 Cụm chi tiết cửa thăm.................................................................................36
Bảng 3.5 Cụm chi tiết cửa ra vào khí........................................................................37
Bảng 3.6 Cụm chi tiết cửa thoát nước........................................................................38
Bảng 3.7 Cụm chi tiết tai nâng...................................................................................38
Bảng 3.8 Danh sách phôi nhập...................................................................................39
Bảng 3.9 Tiêu chí chấp nhận khi kiểm tra độ phẳng và thẳng của phôi tấm..............40
Bảng 3.10 Thông số kỹ thuật của máy Ameco CTL – 1500 – 50..............................41
Bảng 3.11 Thông số kỹ thuật của nguồn HiFocus 360i neo.......................................46
Bảng 3.12 Thông số kỹ thuật của cổng VHP-2060....................................................47
Bảng 3.13 Thông số kỹ thuật của máy vát mép ABM – 28........................................48
Bảng 3.14 Thông số kỹ thuật của máy mài góc Makita GA7020R01........................49
Bảng 3.15 Phân loại nhóm liên kết hàn......................................................................50
Bảng 3.16 Thành phần hoá học của Merit-JG-56.......................................................51
Bảng 3.17 Cơ tính mối hàn của Merit-JG-56.............................................................51
Bảng 3.18 Khuyến cáo về dòng điện sử dụng............................................................52
Bảng 3.19 Thành phần hoá học của BF-1...................................................................52
Bảng 3.20 Thành phần hoá học của M12K................................................................52
Bảng 3.21 Cơ tính mối hàn ® BF-1/ ® M12K...........................................................52
Bảng 3.22 Khuyến cáo về dòng điện sử dụng:Thích hợp cho dòng DCEP và AC....53
Bảng 3.23 Thành phần hoá học Primacore V-71........................................................53
Bảng 3.24 Cơ tính mối hàn.........................................................................................53
Bảng 3.25 Khuyến cáo dải dòng điện.........................................................................54
12
Bảng 3.26 Thông số quá trình hàn GTAW.................................................................54
Bảng 3.27 Mật độ dòng điện.......................................................................................55
Bảng 3.28 Trị số N......................................................................................................55
Bảng 3.29 Mật độ dòng điện.......................................................................................57
Bảng 3.30 Trị số N......................................................................................................58
Bảng 3.31 Thông số quá trình hàn GTAW.................................................................60
Bảng 3.32 Trị số N......................................................................................................61
Bảng 3.33 Trị số N......................................................................................................63
Bảng 3.34 Trị số N......................................................................................................65
Bảng 3.35 Thông số quá trình hàn GTAW.................................................................68
Bảng 3.36 Thông số quá trình hàn SAW....................................................................68
Bảng 3.37 Thông số quá trình hàn FCAW.................................................................68
Bảng 3.38 Thông số kỹ thuật của máy hàn Optimarc AC/DC 350............................70
Bảng 3.39 Thông số của Flextec 650X.......................................................................72
Bảng 3.40 Thống kê các dụng cụ, thiết bị phụ trợ và trang bị lao động.....................75
Bảng 3.41 Danh sách các quy trình hàn sơ bộ............................................................77
Bảng 3.42 AME - pWPS – N01..................................................................................78
Bảng 3.43 AME-pWPS-N02......................................................................................80
Bảng 3.44 AME – pWPS – N05.................................................................................82
Bảng 3.45 Loại và số lượng kiểm tra..........................................................................85
Bảng 3.46 Phê chuẩn thợ hàn 6G................................................................................88

13
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ BÌNH KNOCK - OUT DRUM

2.1 Giới thiệu về Knock – out drum


Knock out drum (KOD) là một phần của hệ thống xử lý khí thải (Flare system
hình 1.1) và được sử dụng để loại bỏ chất lỏng và dầu khỏi khí đốt.
Hệ thống Flare system là một bổ sung bắt buộc cho các nhà máy lọc dầu và khí
đốt tự nhiên để đảm bảo chất thải khí được loại bỏ an toàn. Thay vì thải ra các
khí hydrocarbon độc hại được sản xuất trong một nhà máy công nghiệp trực tiếp
vào khí quyển, nó được đốt cháy trong hệ thống ngọn lửa trong một quy trình an
toàn với môi trường. Việc đốt khí thải tương tự như đốt gas để nấu ăn tại nhà.
Đốt cháy các khí này tạo ra hơi nước và carbon dioxide, cả hai đều an toàn hơn
khi thải vào khí quyển.
Trong quá trình xử lý dầu khí, hoá chất sẽ có một lượng khí đốt không thể xử lý
để bán hay sử dụng vì lý do kỹ thuật hoặc kinh tế. Lượng khí đốt này có thể chứa
một lượng nước hoặc dầu cụ thể, có thể gây ra mối nguy hiểm khi đốt. KOD là
một thiết bị sẽ loại bỏ dầu hoặc nước ra khỏi các khí đốt này. Đó là lý do tại sao
thiết bị này còn được gọi là thiết bị tách hơi-lỏng ở nhiều nơi.
- Các chất lỏng có trong khí đốt có thể gây ra:
- Gián đoạn khi đốt hoặc có thể dập tắt luôn
- Tạo ra nhiều khói ảnh hưởng đến môi trường
- Các tạp chất gây ô nhiễm môi trường, cháy không ổn định của hệ
thống xử lý
- Có lẫn dầu có thể tạo ra cơn mưa lửa bắn ra gây nguy hiểm đến những
người ở mặt đất
Vì vậy, trong hệ thống Flare system bắt buộc phải có KOD để loại bỏ những mối
nguy hiểm. KOD cũng có thể được gọi là flash drum, breakpot, hoặc knock-out
pot. [1]

Hình 1.1 Hệ thống xử lý khí thải Flare system

13
Hiện nay đã có những công ty trong nước và ngoài nước chế tạo KOD như Công
ty Cổ phần Dịch Vụ Kỹ Thuật và Thương Mại An Thành Phát,
PETROVIETNAM, …
Cả thiết kế nằm ngang và dọc đều phổ biến với bình KOD, được thiết kế theo
thông số vận hành cũng như điều kiện nhà máy. Có 6 cấu hình phổ biến thiết kế
KOD. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở cách khí vào và hướng đi của khí trong bình.
- Bình nằm ngang hơi đi vào một đầu và đi ra đầu đối diện không có
vách ngăn ở bên trong
- Bình đứng có ống dẫn hơi hướng tâm và ống xả hơi ở đỉnh của bình và
trùng với tâm của bình (có vách ngăn bên trong)
- Bình đứng có ống khí vào tiếp tuyến với vỏ bình và ống dẫn thoát hơi
ở đỉnh và trùng tâm của bình
- Bình nằm ngang ống dẫn hơi vào đi vào ở 2 đầu của bình và thoát hơi
ở 1 đầu ở trên trục nằm ngang của bình
- Bình nằm ngang với 1 đầu vào và 2 đầu ra trái ngược với bình phía
trên
- Bình kết hợp: Một bình đứng được đặt trong đế của hệ thống flare, và
một bình ngang được đặt xa hơn về phía thượng nguồn
KOD cũng được phân loại là “hai pha” nếu chúng tách khí chất lỏng ra khỏi dòng
khí và “ba pha” nếu chúng cũng tách dòng chất lỏng thành hỗn hợp dầu thô và
nước của nó. [1]
 Qua những gì tác giả tìm hiểu thì tác giả quyết định chọn đề tài thiết kế
bình ngưng tụ KOD hai pha nằm ngang với 1 đầu vào và 1 đầu ra đều nằm
phía trên của bình. Vì loại bình này có khả năng lưu trữ chất lỏng lớn, lưu
lượng khí cao, tiết kiệm hơn, và áp suất trên KOD nằm ngang thấp nhất sẽ
giảm được nguy hiểm và tiết kiệm chi phí chế tạo cho doanh nghiệp.

Hình 1.2 Một dạng bình KOD


14
2.2 Các phần chính của Knock out drum

Hình 1.3 Kết cấu tổng thể của bình KOD


Bảng 1.1 Các chi tiết chính của bình KOD

STT Tên chi tiết


1 Đáy bình
2 Cửa khí vào
3 Thân bình
4 Cửa khí ra
5 Chân đế bồn
6 Cửa xả đáy
7 Cửa thăm
8 Tai nâng

15
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ BÌNH KOD

3.1 Điều kiện làm việc


Bình KOD để lọc chất lỏng ra khỏi dòng khí đốt, có tính ăn mòn nhẹ làm việc
trong môi trường áp suất không quá lớn (< 3.5 bar) , nhiệt độ làm việc khoảng 50
̊ C. Tuy nhiên vì bình có kích thước lớn (dung tích của bình khoảng 55m3) lại là
sản phẩm quan trọng trong hệ thống xử lý khí thải. Chỉ cần lỗi thiết kế nhỏ cũng
dẫn đến tổn thất kinh tế nặng nề, ô nhiễm môi trường, hơn hết ảnh hưởng an toàn
sức khỏe. Do đó, thiết kế thiết bị xử lý chất lỏng phù hợp là cần thiết. [2]
3.2 Phân tích lựa chọn vật liệu cơ bản
3.2.1 Lựa chọn vật liệu cơ bản
Căn cứ vào điều kiện làm việc của bình đã nêu trên và khuyến cáo của tiêu chuẩn
ASME II part A, ASME VIII Div.1 và tìm hiểu thực tế có 2 nhóm thép phù hợp
và phổ biến để chế tạo bình KOD:
- Nhóm thép C
- Nhóm thép hợp kim cao không gỉ
Về nhóm thép không gỉ hoàn toàn có thể sử dụng để chế tạo kết cấu do những
đặc tính ưu việt mà chúng đem lại như độ bền cao, khả năng chịu ăn mòn cả vể
mặt hóa học lẫn cơ học đều tốt, tuy nhiên do giá thành cao mà bình KOD theo
điều kiện làm việc không cần thiết đến mức phải sử dụng nhóm vật liệu này vật
liệu này.
Đối với thép carbon tác giả ưu tiên chọn các loại thép carbon thấp và có độ bền
cao thích hợp cho việc chế tạo bình, bồn chứa, tham khảo ASME II part A tiêu
chuẩn có đưa ra khuyến cáo vật liệu cho chế tạo các sản phẩm áp lực. Có rất
nhiều loại vật liệu từ thép hợp kim cho đến thép carbon đều được ứng dụng để
chế tạo các sản phẩm chịu áp suất từ vừa cho đến cao mỗi loại đều có những đặc
tính riêng tùy vào điều kiện làm việc của sản phẩm chế tạo:
- SA-515 làm việc trong môi trường chịu nhiệt trung bình đến cao
- SA-516 làm việc trong môi trường nhiệt độ vừa hay thấp, được cải thiện
độ dai va đập khi hàn
- SA-517 thép hợp kim độ bền cao, được làm nguội và ủ, làm việc trong các
nồi hơi hàn và các bình chịu áp lực khác
- SA-537 thép thường hoá được xử lý nhiệt, nên có độ bền kéo cao hơn
nhóm SA-516 [3]
Căn cứ vào điều kiện làm việc tác giả lựa chọn vật liệu dùng để chế tạo sản phẩm
là thép SA516. Theo tiêu chuẩn ASME BPVC section II part A, loại thép này có
4 Grade là Gr55,Gr60, Gr65 và Gr70 tương ứng với cơ tính tăng dần, tác giả
chọn mác SA516 Gr60N để chế tạo toàn bộ chi tiết cấu tạo nên bồn chứa như
thân, đáy, ống nối các cửa. Các mô-đun của tấm SA516-60N được cán nóng
thường hoá giúp tinh chỉnh kích thước hạt và đồng nhất cấu trúc tế vi của thép,
được đặc trưng bởi khả năng hàn tốt và khả năng chống nứt nguội cao. Mác thép
này cung cấp độ dẻo, khả năng hàn và độ bền tuyệt vời. [4] [5]
16
Phần các mặt bích tác giả chọn thép SA350-LF2 là một loại thép carbon thấp hợp
kim được dùng để sản xuất các mặt bích, phụ kiện và được sử dụng chủ yếu cho
các thành phần ống thép ở nhiệt độ thấp, nhiệt độ môi trường. [3] [6]
Phần chân đế và tai nâng chịu tải trọng của bình nên tác giả dùng thép A36 một
loại thép kết cấu phổ biến. Thường được sử dụng trong sản xuất các bộ phận thép
kết cấu chịu lực chịu tải trọng, và còn độ dẻo cao, tính hàn tốt. [3] [7]
Bảng 2.2 Lựa vật liệu chế tạo các chi tiết chính của bình

STT Tên chi tiết Vật liệu


01 Đáy bình A516-60N
02 Thân bình A516-60N
03 Cửa khí vào A350-LF2
04 Cửa khí ra A350-LF2
05 Chân đế bồn A36
06 Cửa xả đáy A350-LF2
07 Cửa thăm A350-LF2
08 Tai nâng A36
09 Cổ nối mặt bích với thân A516-60N
bình

3.2.2 Thành phần hoá học và cơ tính của các vật liệu cơ bản
a) Thép A516-60N [5]
Bảng 2.3 Thành phần hoá học của thép A516-60N

Tỷ lệ phần trăm
Nguyên tố
(%)
Carbon (C) 0.21%
Mangan (Mn) 0.85%
Phốt pho (P) 0.025% max
Lưu huỳnh (S) 0.025% max
Silic (Si) 0.15-0.40%
Nhôm (Al) 0.02% (tối thiểu)
Crom (Cr) 0.30%
Đồng (Cu) 0.30%
Niken (Ni) 0.20%
Molybdenum (Mo) 0.08%
Titan (Ti) 0.03%
Vanadi (V) 0.02%

17
Bảng 2.4 Tính chất cơ học của thép A516-60N

Giới hạn bền kéo Giới hạn bền chảy Độ giãn dài
(Tensile strength): (Yield strength): (Elongation)
415-550 N/mm2 220 N/mm2 25%

b) Thép A350-LF2 [6]


Bảng 2.5 Thành phần hoá học của thép A350-LF2

Tỷ lệ phần trăm
Nguyên tố
(%)
Carbon (C) 0.30%
Mangan (Mn) 0.60%
Phốt pho (P) 0.04%
Lưu huỳnh (S) 0.04%
Silic (Si) 0.15%
Crom (Cr) 0.30%
Đồng (Cu) 0.40%
Niken (Ni) 0.40%
Niobi (Nb) 0.06%
Vanadi (V) 0.08%

Bảng 2.6 Tính chất cơ học của thép A350-LF2

Giới hạn bền kéo Giới hạn bền chảy Độ giãn dài
(Tensile strength): (Yield strength): (Elongation)
485–655 N/mm2 250 N/mm2 22%
c) Thép A36 [7]
Bảng 2.7 Thành phần hoá học của thép A36

Tỷ lệ phần trăm
Nguyên tố
(%)
Carbon (C) 0.26%
Mangan (Mn) 1.03%
Phốt pho (P) 0.04%
Lưu huỳnh (S) 0.05%
Silic (Si) 0.40%
Đồng (Cu) 0.20%

18
Bảng 2.8 Tính chất cơ học của thép A36

Giới hạn bền kéo Giới hạn bền chảy Độ giãn dài
(Tensile strength): (Yield strength): (Elongation)
400-550 N/mm2 250 N/mm2 20%
3.2.1 Đánh giá tính hàn của các vật liệu
Tính hàn của vật liệu đòi hỏi liên kết hàn lành lặn và có tính chất đáp ứng yêu
cầu vận hành. Độ lành lặn đánh giá chủ yếu thông qua khả năng hình thành các
vết nứt. [8]
a) Nứt nóng:
Hình thành trong quá trình mối hàn nguội từ nhiệt độ cao, ứng với dải nhiệt độ từ
nhiệt độ đường lỏng (hoặc đường đặc) cho đến nhiệt độ 900÷800 ̊ C
Xuất hiện ở trong kim loại mối hàn hoặc vùng ảnh hưởng nhiệt do sự mất khả
năng biến dạng của kim loại ở nhiệt độ cao
Đánh giá khả năng nứt nóng dựa vào hệ số UCS (Unalloyed Hot Cracking
Sensitivity):
UCS=230. %C +190.%S +75. %P+¿ 45.%Nb−12 ,3. %Si−5 , 4.%Mn−1
(1)

Khi UCS < 10 cho biết thép có khả năng chống nứt cao
Khi 10 < UCS < 30 Nguy cơ nứt nóng cao hơn đối với những đường hàn có tỷ lệ
chiều cao/rộng lớn được tạo ra với tốc độ hàn cao
Khi UCS > 30 Cho biết khả năng chống nứt nóng thấp
b) Nứt nguội
Chủ yếu do Hydro gây ra, thông thường sau khi kết thúc hàn sau 48 giờ ở trong
dải nhiệt độ thấp hơn 200÷300 ̊ C
Xuất hiện ở vùng ảnh hưởng nhiệt, trong kim loại mối hàn do :
- Hydro khuếch tán
- Tổ chức kim loại nhạy cảm
- Ứng suất kéo
- Nhiệt độ thấp
Để đánh giá khả năng nứt nguội, ta sử dụng công thức tính tương đương lượng
Carbon theo cách tính của Viện Hàn Quốc tế IIW với thép Carbon và thép hợp
kim thấp có %C > 0.16%
Mn ( Cr+ Mo +V ) ( ¿+ Cu )
C E =C+ + +
6 5 15
( 2)
Khi C E < 0,45% khó nứt nguội
c) Nứt tầng

19
Có thể phát sinh ở nhiệt độ cao (ví dụ từ các vết nứt nóng tế vi), nhưng phát triển
ở dải nhiệt độ thấp và có hình dạng đặc trưng.
Xuất hiện ở ranh giới vùng ảnh hưởng nhiệt hoặc trong kim loại cơ bản
Nguyên nhân:
- Tính chất thép theo hướng chiều dày: kích thước, hình dạng và sự phân bố
các tạp chất phi kim trong thép (liên quan đến phương pháp khử oxi và
cán tấm thép)
- Công nghệ và chế độ hàn
- Kết cấu
Tính toán thông số nhạy cảm với nứt tầng P L
HD
P L=PCM + +6 S
60
(3 )

Trong đó PCM là hệ số đặc trưng cho sự giòn vùng ảnh hưởng nhiệt do chuyển
biến pha:
Si ( Mn +Cr+Cu ) ¿ V Mo
PCM =C+ + + + + +5B
30 20 60 10 15
(4 )
H D là lượng Hydro khuếch tán tính bằng ml/100g kim loại đắp
H D=0 ,79. H IIW −1 , 4
(5 )
H IIW lượng Hydro khuếch tán tính bằng ml/100g kim loại đắp, đo theo phương
pháp sử dụng thủy ngân của Viện Hàn quốc tế.
Lấy H IIW =15. Suy ra H D=10 , 45
Thép có P L > 40 dễ bị nứt nóng
Từ các phân tích trên tác giả thay các giá trị trong Bảng 2.2, Bảng 2.4, Bảng 2.6
vào các công thức (1), (2), (3), (4), (5) cho từng loại vật liệu ta thu được bảng
2.8:
Bảng 2.9 Đánh giá tính hàn của vật liệu

Vật liệu SA516-60N A350-LF2 A36


UCS 47,94 76,215 60,818
CE 0,449 0,529 0,445
PL 0,617 0,799 0,809
Tính hàn Nhạy cảm với Nhạy cảm với nứt Nhạy cảm với
nứt nóng nóng và vứt nguội nứt nóng
Từ bảng trên ta có thể thấy được cần có biện pháp ngăn ngừa, chống nứt nóng và
nứt nguội. [8]
Biện pháp chống nứt nóng:
- Về vật liệu:

20
 Dùng VLH có chất lượng cao, chứa ít tạp chất có hại (chủ yếu là S).
 Chọn loại VLH chứa nhiều Mn, Si và chứa ít C.
- Về kết cấu:
 Khi gá lắp trước khi hàn, để đảm bảo độ lớn cần thiết của khe đáy
( khe hở hàn) có thể dùng đồ gá hoặc hàn đính. Tiết diện ngang mối
hàn đính thường bằng 1/3 tiết diện ngang mối hàn nhưng phải có độ
lớn tối đa 25 ÷ 30 𝑚𝑚2 và dài khoảng 20 ÷ 120 mm, cách nhau
khoảng 500 ÷ 800 𝑚𝑚.
- Về công nghệ:
 Tăng tốc độ nguội để giảm ứng suất của kim loại co ngót khi kết tinh.
 Làm sạch mép liên kết trước khi hàn để loại bỏ các tạp chất, oxit.
Dùng bàn chải sắt bằng thép không gỉ trong phạm vi rộng ít nhất
30mm về mối phía của mối hàn để tránh gây lẫn oxit vào trong mối
hàn.
 Khống chế năng lượng đường ở mức thấp.
 Khi hàn nhiều lớp cần chú ý các lớp sau chồng lên các lớp trước với tỷ
lệ hợp lý, mặt trên mối hàn phẳng và hơi lồi, không choán hết chiều
rộng.
 Chọn hệ số ngấu thích hợp
Biện pháp chống nứt nguội:
- Về vật liệu:
 Sử dụng que hàn, thuốc hàn thuộc hệ xỉ bazơ được sấy kỹ (ở 300 ÷
350℃) nhằm giảm mạnh lượng hydro trong kim loại mối hàn.
 Bề mặt vật hàn cần được làm sạch cẩn thận
- Về kết cấu:
 Đây thường là biện pháp khó thực hiện nhất do khó kiểm soát được độ
cứng vững của liên kết hàn.
 Trong một số trường hợp có thể thực hiện thông qua thay đổi góc rãnh
hàn, sử dụng gá hàn bằng tấm đáy cứng, cũng có thể giảm độ cứng
vững của liên kết bằng cách không gá kẹp cả hai đầu chi tiết để giảm
ứng suất nhưng lúc đó lại tăng mức độ biến dạng của chi tiết.
 Những mối hàn thực hiện trước có độ cứng vững nhỏ hơn những mối
hàn thực hiện sau.
- Về công nghệ:
 Nên ưu tiên các quá trình hàn có lượng Hydro khuếch tán trong kim
loại đắp thấp. Ví dụ: Hàn trong môi trường khí bảo vệ Ar hoặc CO 2 với
dây hàn sạch (2 ÷7 ml/100g kim loại đắp)
3.3 Tính toán và thiết kế của bình ngưng tụ
3.3.1 Dữ liệu ban đầu
Thiết kế KOD nằm ngang sẽ được tác giả tính toán trong phần này. Sau khi tham
khảo một số kích thước mẫu thiết kế bình ngưng tụ ngang của ZEECO ASIA.
Bình ngưng tụ của ZEECO ASIA được thiết kế theo tiêu chuẩn ASME sec VIII,
21
div 1, 2021. Tác giả lựa chọn bình ngưng tụ dạng trụ ngang đáy bình là elip 2:1.
[2]

Bảng 2.10 Dữ liệu thiết kế

Áp suất thiết kế Ptk 0.35 MPa


Nhiệt độ thiết kế Ttk -45 °C - 120 °C
Nhiệt độ làm việc Tlv 20 °C - 80 °C
Ăn mòi cho phép C0 3 mm
Độ nhớt khí μ 0.0083 cP
Đường kính giọt D 600 um
Khối lượng riêng chất lỏng ρl 467.80 kg/m3
ngưng tụ
Khối lượng riêng của hơi ρv 2,4204 kg/m3
Đường kính ngoài của bình D0 2800 mm
Chiều cao tối đa mức chất lỏng Hs ½ đường kính trong của bình
Lưu lượng khối lượng của dòng mv 180000 kg/h
hơi
0,85 khi hàn
Hệ số ảnh hưởng liên kết hàn E
1 khi không hàn

3.3.1 Tính toán và thiết kế bình ngưng tụ


Từ bảng dữ liệu 2.9 ta có thể xác định các kích thước của bình ngưng tụ như sau:
a) Xác định chiều dày thân bình
Theo MANDATORY APPENDIX 1 của ASME sec VIII, div 1, 2021 ta có công
thức tính chiều dày thân bồn hình trụ như sau: [9]
P . R0
t= ( mm )
S . E+ 0 , 4. P
(5 )
Trong đó:
- P áp suất của bình (Mpa)
- R0 bán kính ngoài của bình (m)
- S giá trị ứng suất tối đa cho phép của vật liệu (Mpa)
Áp suất P của bình sẽ được tính bằng áp suất thiết kế cộng với áp suất do lượng
chất lỏng ngưng tụ ở đáy bình sinh ra( static liquid head). Khi mực nước cao nhất
thì áp suất đầu tĩnh = 0.14 MPa: [2]
P=P tk + Pt =0 , 35+0 , 14=0,364( MPa)
S tra bảng 1A trong tiêu chuẩn ASME sec II part D của vật liệu SA-516 60N là
118 MPa [10]
Thay các giá trị vào (5) ta được:

22
0,364.1400
t= =5 , 07(mm)
118.0 , 85+0 , 4.0,364
Bổ sung lượng ăn mòn cho phép tt = 5,07 +3= 8,07 mm
 Chọn tt = 10 mm
b) Xác định chiều dày đáy bình ngưng tụ
Theo MANDATORY APPENDIX 1 của ASME sec VIII, div 1, 2021 ta có công
thức tính chiều dày đáy bồn hình Elip như sau: [9]
P. D0 . K
t= ( mm )
2 S . E+2. P ( K −0 , 1 )
(6 )
Với K ta tra bảng 1-4-1 trong tiêu chuẩn với đầu bình hình elip có tỷ lệ 2:1 nên
hệ số K=1 [9]
E đầu bình được chế tạo bằng phương pháp không hàn nên E=1
Thay các giá trị vào (6) ta được:
0,364.2800 .1
t= =4 , 31(mm)
2.118.1+2.0,364 (1−0 , 1)
Bổ sung phần ăn mòn cho phép tđ = 4,31 +3 = 7,31
 Chọn tđ = 10 mm
c) Xác định chiều dài phần trụ của bình và các phần mặt bích
Theo API 521 đối với bình ngưng tụ để các giọt chất lỏng tách ra khỏi dòng khí
thì cần 2 điều kiện:
- Khi thời gian lưu trú của hơi (khí) ở trong bình bằng hoặc lớn hơn thời
gian cần thiết để các hạt chất lỏng với vận tốc rơi ra di chuyển theo hướng
thẳng đứng xuống dưới đáy bình
- Khi vận tốc khí (hơi) đủ thấp để cho phép giọt chất lỏng rơi xuống. [11]
Chiều dài phần trụ của bình được tính theo công thức: [12]
L=Lmin +ln
( 7)
Lmin Chiều dài tối thiểu của phần trụ bình
Vận tốc rơi ra của hạt chất lỏng được tính bằng công thức:

uc =1.15
√ g . D . ( p l− pv )

( 8)
pv .C

Trong đó: [11]


- g: Gia tốc trọng trường ( 9,8 m/s2)
- ρl là khối lượng riêng của chất lỏng ở các điều kiện vận
hành, (kg/m3)
- ρv là khối lượng riêng của hơi ở các điều kiện vận hành,
(kg/m3)
- C hệ số cản (xác định ở hình 2.1)

23
Hình 2.4 Xác định hệ số kéo

C(Re) theo công thức: [11]


8 3
2 0 , 13.10 . ρv . D . ( ρl −ρv )
C ( ℜ) =
μ2
(9 )
Thay các giá trị vào( 9 ) ta được :
−6 3
0 , 13.10 .2,4204 . ( 600. 10 ) . ( 467 ,8−2,4204 )
8
2
C ( ℜ) = 2
=45912.97
0,0083
Với C ( ℜ )2=45912.97ta tra đồ thị ra C ≈ 0 , 67
Thay các giá trị vào ( 8 ) ta được:

uc =1 , 15
√ 9 , 8.600 . 10−6 . ( 467 , 8−2,4204 )
2,4204.0 , 67
Diện tích dòng khí chạy trong bình (chất lỏng trong bình đạt cao nhất):
m
=1 , 5( )
s

2
1 2 π .1,390 2
A= π R = =3,0349 (m )
2 2
Lưu lượng thể tích dòng hơi:
mv 180000
( )
3
m
Qv = = =74367 , 87
ρv 2,4204 h
Vận tốc của dòng hơi:
Qv 74367 , 87 m
u v= = =6,8066 ( )
A 3,0349.3600 s
Thời gian rơi của hạt chất lỏng (trường hợp mực chất lỏng max): [2]
R 1,390
t rơi (θ)= = =0,9267 (s )
uc 1 , 5
Chiều dài tối thiểu của bình được xác định theo công thức: [11]
Lmin =uv . θ . N
( 10 )
N là số dòng khí chảy trong bình (N=1), thay các giá trị vào (10) ta được:

24
Lmin =uv . θ=6,8067.0,929=6,3075 m
Trong công thức (7) chiều dài Ln:
Ln ≥2 ( d nv +d no )
( 11 )
d nv đường kính tối thiểu của cửa vào và cửa ra khí: [12]

d nv ≥
√ 4∗Qv
π∗60
( 12 )
∗√ ρ v

Thay các giá trị vào (12) ta được:

d nv ≥
√ 4∗74367 , 87
π∗60∗3600
∗√ 2.4204=0,8258 (m)

d no đường kính tối thiểu ống thoát chất lỏng. Tác giả chọn NPS 3 #150 Flange
trong tiêu chuẩn ASME B16.5 có thông số như sau: [13]

Hình 2.5 Bảng tra mặt bích ống thoát nước

Từ bảng ta có được: d no=78 mm=0,078(m)


Thay các giá trị vào (11) ta được:
ln=2∗( 0,8258+0,078 ) =1,8077 ( m )
Thay các giá trị vào (7) ta có chiều dài của bình là:
L=1,8077+ 6,3075=8,1152 ( m )
Chọn L = 8200 mm
Với đường kính tối thiểu d nv =0,8258 (m) Mặt bích của cửa vào và ra khí tác giả
chọn NPS 30 #150 Series A trong tiêu chuẩn ASME B16.47 có thông số như
Hình 2.3: [14]

25
Hình 2.6 Bảng tra mặt bích cửa ra vào khí

Chi tiết cửa thăm là chi tiết có đường kính lỗ lớn để đảm bảo người có thể dễ
dàng chui vào, ra để sửa chữa cũng đồng thời làm nhiệm vụ nhập xuất khí ga
trong bồn. Mặt bích cửa thăm tác giả chọn NPS 24 #150 Flange trong tiêu chuẩn
ASME B16.5 có thông số như sau: [13]

Hình 2.7 Bảng tra mặt bích cửa thăm

26
d) Các phần ống nối thân với mặt bích

Hình 2.8 Kết cấu cửa ra vào khí

Hình 2.9 Kết cấu cửa thăm

27
Hình 2.10 Kết cấu cửa thoát nước

Chi tiết gồm phần bích và phần nắp được nhập trực tiếp từ bên thứ 3 để đảm bảo
tính lắp ghép chính xác
e) Xác định kích thước phần chân đế
Phần chân đế tác giả chọn dựa trên các kích thước tham khảo phần “DESIGN
SADDLE” Pressure Vessel Handbook (Hình 2.10) [15]

28
Hình 2.11 Lựa chọn chân đế

29
Với D=2800 mm ( ≈ 9ft-3in) Tác giả chọn kích thước phần chân đế như sau:
Bảng 2.11 Thông số phần chân đế

Thông số Kích thước (mm)


A 2500
B 1900
C 260
D 600
E 1000
Đường kính lỗ bắt vít 35
G 30
H 14
K 14
Góc ôm tăng cứng 132 ̊

f) Xác định kích thước tai nâng


Thể tích của bình ngưng tụ:
V =V trụ +V elip
2 2
π . d . L π . 2780 .8 ,2
V trụ = = =49.7729 ( m3 )
4 4
4 π . a . b . c 4 π .1 , 39.1 ,39.0,695
V elip = = =4 , 45 ( m 3 )
3 4
V =49,7729+ 4 , 45=54,2229 ( m3 )
Xác định khối lượng bồn chứa:
Khối lượng bồn chứa gồm phần dung tích khí, phần chất lỏng ngưng tụ và
phần vỏ bồn cộng thêm khối lượng người khi trèo lên bồn và các chi tiết
phụ.
Khối lượng khí trong bồn khi mực chất lỏng lớn nhất là:
1 1
m khí = V . ρv= .54,2229. 2,4204=65.6205 kg
2 2
Khối lượng chất lỏng trong bồn khi mực chất lỏng lớn nhất là:
1 1
m cl = V . ρl= . 54,2229. 467 , 80=12682.7363 kg
2 2
Thể tích của phần vỏ bồn
2 2
V trụ =π . 1 , 4 .8 , 2 – π . 1.39 .8 ,2=0,7187 ( m3 )
4 2
V elip = π .(1 , 4 ¿ ¿ 2 .0 , 7 – 1 , 39 .0,695)=0,1222 ( m 3 ) ¿
3
V =0,7187+0,1222=0,8409 ( m3 )
Khối lượng của phần vỏ bồn :
m=0,8409 .7850=6601.065 Kg

30
Khối lượng của người và các chi tiết phụ khoảng 200kg .
Tổng khối lượng của bồn chứa : 19549,4218 kg qui đổi tương đương với
43095.32 lb.
Từ khối lượng tổng của bình ngưng tụ và tham khảo phần “ LIFTING
LUG” trong Pressure Vessel Handbook 12th tác giả chọn kích thước của tai
nâng như sau: [15]

Hình 2.12 Kết cấu tai nâng

31
CHƯƠNG 4. SẢN XUẤT, CHẾ TẠO BÌNH NGƯNG TỤ

4.1 Phân tích kết cấu hàn và chế tạo phôi


4.1.1 Phân tích kết cấu hàn
Theo khả năng lắp ráp kết cấu, tác giả lựa chọn cấp dung sai m (Medium),kích
thước được cho theo bảng 3.1

Bảng 3.12 Bảng dung sai kích thước

Bình ngưng tụ tác giả chia ra các cụm chi tiết chính: thân bình, đáy bình, chân đế,
cửa thăm, cửa ra vào và ống thoát nước, tai nâng
a) Thân bình
Thân bình có hình trụ chia thành 4 phần rỗng được lốc từ phôi tấm kích thước
như sau:

32
Bảng 3.13 Các chi tiết thân

Chi Số Hình ảnh


tiết lượng (chiều dày các tấm =10mm)
T.1 1

T.2 1

T.3 1

T.4 1

b) Đáy bình
Đáy bình sẽ được chia làm 2 phần riêng miết sau đó ghép vào nhau như sau:

33
Hình 3.13 Tấm đáy

Đáy bồn là hình elip được dập tạo thành từ phôi tấm. Dùng phương pháp bảo
toàn thể tích để xác định kích thước phôi khai triển: Thể tích của đáy bồn bằng
thể tích phần elip cộng với thể tích phần dài thêm của mép.
4
V = . π ( Rng .h ng−Rtr .h tr ) +40 π ( Rng −R tr )
2 2 2 2
3
Rng=1400 mm h ng=700 mm

Rtr =1390 mm htr =695 mm

V=125778897 mm3
 Từ đó với chiều dày phôi là 10mm ta tính được bán kính phôi khai triển là

R=
√ V
10 π
=2000 mm

c) Phần chân đế

Hình 3.14 Kích thước chân đế


Bảng 3.14 Cụm chi tiết chân đế

34
Chi Số Hình ảnh Chiều
tiết lượng dày
S.1 2 14mm

S.2 4 14mm

S.3 4 14mm

S.4 2 14mm

S.5 2 30mm

d) Cổ nối và tấm tăng cứng cửa thăm

35
Bảng 3.15 Cụm chi tiết cửa thăm

Chi Số Hình ảnh Chiều


tiết lượng dày

M.1 1 14mm

M.2 1 14mm

e) Cửa ra, vào khí

36
Bảng 3.16 Cụm chi tiết cửa ra vào khí

Chi Số Hình ảnh Chiều


tiết lượng dày

L.1 2 14mm

L.2 2 14mm

f) Cửa thoát chất lỏng

37
Bảng 3.17 Cụm chi tiết cửa thoát nước

Chi Số Hình ảnh Chiều


tiết lượng dày
D.1 2 14mm

D.2 2 14mm

g) Tai nâng
Bảng 3.18 Cụm chi tiết tai nâng

Chi Số Hình ảnh Chiều


tiết lượng dày
A.1 4 30mm

A.2 4 14mm

38
4.1.2 Lựa chọn phôi
Đối với các chi tiết chế tạo từ thép SA516 - 60N, theo như nhà cung cấp quy
cách thép tấm này là : Độ dày 3-220mm, Chiều ngang 1000-3000mm, Chiều dài
tối đa 12000mm có thể cắt theo yêu cầu.
Các chi tiết chế tạo từ thép A36 có quy cách là : Độ dày 2-500mm, rộng 500-
3000 mm, chiều dài 6m-9m-12m hoặc cắt theo yêu cầu.
Căn cứ vào mục khai triển phôi cho các chi tiết hàn ở trên cùng với catalog của
nhà sản xuất tác giả tiến hành lựa chọn phôi nhập tất cả đều là thép tấm có
phương pháp chế tạo là cán nóng, thường hoá như sau :
Bảng 3.19 Danh sách phôi nhập

STT Kích thước Số Mác thép


(dài x rộng x dày lượng
mm)
1 12000x3000x10 1 SA-516-60N
2 9000x2000x10 3 SA-516-60N
3 9000x3000x10 1 SA-516-60N
4 5000x1500x14 1 SA-36
5 5000x2500x14 1 SA-516-60N
6 3000x520x30 1 SA-36
4.1.3 Yêu cầu về chất lượng và phương pháp kiểm tra phôi nhập
Khi nhập vật tư, phải yêu cầu nhà sản xuất cung cấp chứng chỉ (Certificate) cho
lô thép đó. Sau đó phải kiểm tra những thông tin trong chứng chỉ vật tư các thông
tin có phù hợp với tiêu chuẩn và yêu cầu đặt hàng hay không. Những thông tin đó
bao gồm :
- Mã số chứng chỉ (Certificate No.) và ngày cấp (Date of Issue)
- Tiêu chuẩn của thép (Spec & Type). Ví dụ, SA240-304L
- Loại phôi (tấm, ống, thanh định hình)
- Mã sản phẩm (Product No.)
- Mã số mẻ vật liệu dùng để luyện ra phôi đó (Heat No. ) với phôi tấm hoặc
mã số loạt sản xuất (Lot No.) với phôi ống
- Kích thước phôi.
- Với phôi tấm thì kích thước được ghi trực tiếp trên chứng chỉ cũng như
trên tấm phôi, có thể kiểm tra lại bằng thước đo.
- Với phôi ống thì kích thước được ghi bằng ký hiệu theo tiêu chuẩn, sau đó
cần phải kiểm tra bản Báo cáo kiểm tra kích thước (Dimension
Examination Record) xem có phù hợp với tiêu chuẩn hay không.
- Khối lượng và số lượng phôi.
- Cơ tính (giới hạn bền, giới hạn chảy, độ dai va đập, độ giãn dài, độ thắt)
và thành phần hóa học xem có đáp ứng với những yêu cầu của tiêu chuẩn
hay không.
- Dạng nhiệt luyện (Thường hóa, tôi, ram,...)

39
- Các chứng chỉ kiểm tra NDT, tiêu chuẩn để tiến hành bài kiểm tra đó và
tiêu chí chấp nhận kết quả kiểm tra (UT, RT).
- Ngoài ra, trên bề mặt phôi không được tồn tại các vết lõm do va đập, nếu
như có các vết cắt lõm thì không nhập phôi đó và trả lại phôi cho nhà cung
cấp phôi.
- Đối với thép tấm cần kiểm tra độ phẳng (Flatness), độ thẳng (Straightness)
- của thép tấm khổ lớn; nếu như các giá trị vượt mức cho phép thì tiến hành
trả lại phôi tấm cho nhà cung cấp.
Tác giả áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 13920 để tiến hành kiểm tra và đánh giá độ
phẳng và độ thẳng, cách kiểm tra và tiêu chí chấp nhận như sau:

- Độ phẳng : Khoảng cách lớn nhất giữa mặt phẳng thực và mặt phẳng
áp(Hình 3.2)
- Độ thẳng : Khoảng cách lớn nhất giữa đường thẳng thực và đường thẳng
áp (Hình 3.3)
Tiêu chí chấp nhận, tác giả áp dụng mức F Table 3.4 theo tài liệu ISO 13920
Bảng 3.20 Tiêu chí chấp nhận khi kiểm tra độ phẳng và thẳng của phôi tấm

Cấp Dãy các kích thước danh nghĩa l, mm


dun Trên Trê Trê Trên Trên Trên Trên Trên Trên Trên
g sai n n 1000 200 4000 8000 1200 16000 2000
30
đến 12 400 đến 0 đến đến 0 đến đến 0
120 0 đến 2000 đến 8000 12000 1600 20000
đến 100 400 0
40 0 0
0
Dung sai t,mm
E 0,5 1 1,5 2 3 4 5 6 7 8
F 1 1,5 3 4,5 6 8 10 12 14 16
G 1,5 3 5,5 9 11 16 20 22 25 25
H 2,5 5 9 14 18 26 32 36 40 40

Hình 3.15 Yêu cầu đối với độ phẳng của phôi nhập.

40
Hình 3.16 Yêu cầu đối với độ thẳng của phôi nhập

4.1.4 Nắn phôi trước khi lấy dấu và cắt


Với những phôi không đạt sai số (độ thẳng, phẳng, song song ) cần phải tiến
hành nắn hoặc chỉnh sửa trước khi lấy dấu và cắt
- Phôi tấm : Quan trọng nhất đối với phôi tấm là độ phẳng của phôi, nếu
như độ phẳng của phôi không đạt trong giới hạn dung sai cho phép cần
tiến hành nắn phẳng phôi bằng các biện pháp như: dùng búa, hoặc dùng
ngọn lửa khí cháy để nắn cục bộ, dùng máy cán để nắn toàn bộ phôi.
Tuy nhiên trong Đồ án tác giả sử dụng máy cán để nắn toàn bộ phôi vì :
- Dùng búa nắn phôi tấm dày( 30mm) là khó khăn.
- Dùng ngọn lửa khí cháy có thể làm thay đổi tính chất, cơ tính của phôi.
Nguyên lý cán như sau (Hình 3.4) : Trên máy cán sẽ có nhiều trục cán đặt so
le nhau tạo thành hai bề mặt trên và dưới, phôi sẽ được đưa vào giữa các trục
cán này, khoảng cách giữa hai bề mặt có thể điều chỉnh được để phù hợp với
chiều dày của phôi.

Chọn máy nắn phôi(Hình3.5): Máy cắt – nắn tôn Ameco CTL – 1500 – 50 của
Công ty cổ phần công nghiệp Ameco Việt Nam sản xuất.
Thông số kỹ thuật của máy được cho dưới bảng sau:
Bảng 3.21 Thông số kỹ thuật của máy Ameco CTL – 1500 – 50

Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị


Khổ thép gia công mm 3500 ׿ )
Số lượng trục cán 9
Đường kính trục cán phẳng mm 280
Vận tốc cán m/phút 12 ÷36
Công suất kW 5 , 5÷ 100

41
Hình 3.17 Nguyên lý cán thép

Hình 3.18 Máy Nắn Cắt Phẳng – AMECO Vietnam

4.1.5 Lấy dấu vạch dấu để cắt phôi :


Để vạch dấu trên phôi (Marking), có rất nhiều phương pháp như sử dụng mũi
đột, mũi vạch dấu, compa, các loại thước đo, dưỡng kiểm, máy cắt CNC... Nhận
thấy phương pháp sử dụng máy cắt CNC laser có ưu thế về độ chính xác cao,
đường cắt đẹp nhỏ nhờ kỹ thuật định vị, lập trình cũng như có phần mềm tối ưu
hóa việc sắp xếp phôi nên tác giả quyết định lựa chọn phương pháp này để vạch
dấu phôi (nghĩa là vạch dấu bằng cách lập trình trên máy tính).
Khi cắt, vị trí bắt đầu đặt mỏ cắt cũng hết sức quan trọng. Tuyệt đối không được
đặt mỏ bắt đầu cắt ngay trên đường cần cắt hoặc trong diện tích cần cắt mà phải
cắt từ rìa mép vào. Với phôi các chi tiết bắt buộc phải cắt từ phía trong, tác giả sử
dụng chức năng đột lỗ của máy cắt CNC, tức tạo lỗ dẫn ở phần diện tích không
cần cắt, sau đó đặt mỏ cắt ở lỗ dẫn và tiến hành cắt theo biên dạng đã định.
Hệ số sử dụng vật liệu được xác định bằng tỉ lệ phần trăm giữa phần diện tích vật
liệu sử dụng trên toàn bộ tấm phôi.
a) Thân bình

Hình 3.19 Sơ đồ bố trí và lấy dấu tấm thân 1

Hệ số sử dụng vật liệu tấm 1:

42
14515050
⟹ η 1= =80 , 63 %
18000000

Hình 3.20 Sơ đồ bố trí và lấy dấu tấm thân 2

Hệ số sử dụng vật liệu tấm 2:


26391000
⟹ η 2= =97 , 74 %
27000000

Hình 3.21 Sơ đồ bố trí và lấy dấu tấm thân 3

Hệ số sử dụng vật liệu tấm 3:


15262795
⟹ η 3= =84 ,79 %
18000000

Hình 3.22 Sơ đồ bố trí và lấy dấu tấm thân 4

Hệ số sử dụng vật liệu tấm 4:


15262795
⟹ η 4= =84 , 79 %
18000000
b) Các tấm tăng cứng và cổ nối

43
Hình 3.23 Sơ đồ bố trí và lấy dấu tăng cứng và cổ nối

Hệ số sử dụng vật liệu tấm 5:


6525822 , 86
⟹ η 5= =52.20 %
12500000
c) Nhóm chấn đế

Hình 3.24 Sơ đồ bố trí và lấy dấu cụm chân đế

Hệ số sử dụng vật liệu tấm 6:


7500000−1928245.67
⟹ η 6= =74 , 30 %
7500000
d) Đáy bình

Hình 3.25 Sơ đồ bố trí và lấy dấu tấm đáy

44
Hệ số sử dụng vật liệu tấm 7:
36000000−10867258.93
⟹ η 7= =69 , 82 %
36000000
e) Tai nâng và tấm lót chân đế

Hình 3.26 Sơ đồ bố trí và lấy dấu lót đáy và tai nâng

Hệ số sử dụng vật liệu tấm 8:


1406780.74
⟹ η 8= =90 ,17 %
1560000
=> Một số khi cắt xong còn lại nhiều phần dư (tấm số 5,7,…) sẽ được lưu kho và
bảo quản để sử dụng cho các dự án sau.
* Kỹ thuật lấy dấu:
- Dùng thước thẳng đo kích thước trên phôi nhập, rồi dùng mũi đột để vạch dấu.
Sau khi vạch dấu, tiến hành pha phôi theo đường vạch dấu.
- Đo đạc, lấy dấu cho từng chi tiết đảm bảo trị số mạch nối.
- Để cắt được phôi hàn có kích thước như mong muốn cần chú ý một số điểm
sau:
+ Trên một tấm phôi cần cắt phải lấy dấu và đánh dấu đủ số lượng chi tiết cần
cắt sau đó ta sử dụng máy cắt để cắt một lần là được đủ số chi tiết cần cắt trên
một miếng phôi.
+ Thiết bị sử dụng phải có dung sai nhỏ hơn dung sai của chi tiết hàn cần cắt.
+ Khi tiến hành cắt có thể để đầu mỏ cắt đi từ ngoài mép phôi để đi vào theo
một hướng nhất định hoặc cũng có thể khoan một lỗ tại một điểm phía trên
phôi ở ngoài đường bao của chi tiết cần cắt (gọi là khoan lỗ dẫn) nhưng cần cố
gắng bố trí vị trí đặt đầu mỏ cắt hợp lý nhất để tiết kiệm thời gian cắt và giá
thành nguyên vật liệu).
4.1.6 Cắt phôi
Đối với phôi tấm, Do chi tiết có hình dáng đơn giản, kích thước lớn, vật liệu cơ
bản là thép SA516-60N nên tác giả chọn phương pháp cắt phôi bằng plasma.
Lựa chọn máy cắt phôi phù hợp
Để cắt được phôi dày lớn nhất 14mm, tác giả chọn nguồn cắt plasma HiFocus
360i neo của hãng KJELLBERG. (Hình 3.14)

45
Bảng 3.22 Thông số kỹ thuật của nguồn HiFocus 360i neo

Thông số kỹ thuật Giá trị


Mains voltage 3x 400 V, 50 Hz
Cutting current at 100 % 360 A
duty cycle
Marking current 5 - 50 A
Cutting range 0.5 - 80 mm
Piercing up to 50 mm
Dimensions (L x W x H) 1030 x 680 x 1450 mm
Mass 517 kg

Hình 3.27 Nguồn cắt plasma HiFocus 360i neo

Hình 3.28 Cổng VHP-2060

46
Để thực hiện được chuyển động của đầu mỏ cắt chính xác ta sử dụng máy Plasma
dạng cổng VHP – 2060: (Hình 3.16)
Bảng 3.23 Thông số kỹ thuật của cổng VHP-2060

4.1.7 Lựa chọn phương pháp và thiết bị tạo mép hàn


Lựa chọn phương pháp và thiết bị

Do các chi tiết được chế tạo từ thép tấm có độ dày 10mm và 14mm nên ta có thể
dùng máy vát mép thép, tôn tấm tự động (Model: ABM – 28).
Đặc điểm của máy là: Vát mép điều chỉnh liên tục trong phạm vi ± 600 mà không
cần lật phôi; điều chỉnh tốc độ liên tục, đáp ứng được nhu cầu sử dụng trên các
mác thép khác nhau; vát mép được cả hai hướng chuyển động tịnh tiến.

Hình 3.29 Máy vát mép thép, tôn tấm tự động

47
Bảng 3.24 Thông số kỹ thuật của máy vát mép ABM – 28

Đặc điểm Thông số


Điện áp 220 240 V ,50 60 Hz
Công suất 1600W
Tốc độ quay trục chính không tải 2780 vòng/phút
0
Góc vát 60 đến−60
Chiều dày vát mép lớn nhất 35mm
Tốc độ vát 250 500 mm/ phút
Khối lượng (máy và 1 thanh ray) 53,5kg
*Cắt sửa lại phôi sau khi tạo hình:
- Phương pháp tiến hành kiểm tra phôi đã tạo hình (kích thước, hình dáng,
dung sai):
 Kiểm tra bằng mắt thường với việc sử dụng các loại thiết bị chuyên
dụng như: nivo, thước thẳng, dưỡng góc… Nếu phôi, mép hàn không
đạt được yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 13920 thì có thể tiến hành lốc lại
nếu là thân bình hay vát hoặc mài lại nếu là bề mặt vát mép, trường hợp
bị hụt kích thước thì cần loại bỏ và tiến hành làm chi tiết khác thay thế.
 Khi cần phải mài lốc lại ta sẽ vẫn sử dụng máy lốc tôn đã dùng nhưng
cần chú ý về các yêu cầu kỹ thuật để tránh làm sai hỏng phôi.
 Với các mép hàn sau khi vát mép cần phải làm sạch bằng máy mài. Đặc
biệt là với các mối hàn tự động dưới lớp thuốc.
- Lựa chọn máy (thiết bị) chỉnh sửa phôi/mép hàn:
 Để mài lại mép hàn tác giả chọn máy mài góc Makita GA7020R01 của
hãng Makita Việt Nam

Hình 3.30 Máy mài góc Makita GA7020R01

48
Đặc điểm của máy: Tay cầm quay 90 0; Hệ thống tự cân bằng giảm 50% độ rung;
Hệ thống làm mát động cơ bằng gió và có chổi than quét bảo vệ motor.
Bảng 3.25 Thông số kỹ thuật của máy mài góc Makita GA7020R01

Ký hiệu máy Makita GA7020R01


Nguồn 220/50Hz
Công suất nguồn(W) 2200
Vận tốc không tải (vòng/phút) 8500
Đường kính đá mài (mm) 180
Khối lượng (Kg) 4,7
4.2 Lựa chọn phương pháp hàn và vật liệu hàn
4.2.1 Lựa chọn phương pháp hàn
Độ bền và độ tin cậy khi làm việc của bình ngưng tụ phụ thuộc rất nhiều vào liên
kết hàn. Vì vậy việc chọn kiểu mối hàn, phương pháp hàn, chế độ hàn, quy trình
công nghệ hợp lý sẽ quyết định tới chất lượng của bình ngưng tụ. Dựa vào kết
cấu của bình ngưng tụ tác giả chia ra các liên kết hàn điển hình (Hình 3.19)
Vật liệu sử dụng cho việc chế tạo bình ngưng tụ là thép A516-60N, là loại thép
có tính hàn tốt, bởi vậy có thể áp dụng được nhiều quy trình hàn như SMAW,
SAW, MAG, FCAW… Tuy nhiên, khi xem xét điều kiện chế tạo kết cấu của
bình cũng như khả năng để thi công các mối hàn thì việc lựa chọn quy trình hàn
phù hợp sẽ giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí, tăng khả năng thi công
các mối hàn một cách dễ dàng hơn, giúp đạt hiệu quả cao trong việc chế tạo cũng
như giúp công nhân thi công được dễ dàng, đồng thời không ảnh hưởng đến chất
lượng liên kết hàn yêu cầu.

Hình 3.31 Sơ đồ vị trí mối hàn

49
Từ những nhận định trên, tác giả quyết định sử dụng các loại quá trình hàn như
sau:
Bảng 3.26 Phân loại nhóm liên kết hàn

ST Mối hàn Quy Quá trình hàn Tư thế hàn


T trình
hàn
1 L.W.L-1 ~ L.W.L-4 N01 GTAW + SAW 1G
2 C.W.L-6 , C.W.L-7 N02 GTAW + FCAW 1G
3 C.W.L-1 ~ C.W.L-5 N01 GTAW + SAW 1G
4 BW1,BW2,BW3 N03 GTAW + FCAW 1G,2G
5 FW3,FW6,FW7 N04 GTAW + FCAW 5G
6 FW1,FW2,FW4, N05 FCAW 2F,3F,4F
FW5,FW8

- Nhóm N01: Mối hàn nối đường sinh của thân và nối các đoạn thân với
nhau và nối thân với đáy bình. Cặp vật liệu : SA516-60N và SA516-60N

Hình 3.32 Mô tả nhóm mối hàn N01

- Nhóm N02: Mối hàn nối mảnh đáy bình với nhau. Cặp vật liệu : SA516-
60N và SA516-60N

Hình 3.33 Mô tả nhóm mối hàn N02

- Nhóm N03: Mối hàn đường sinh của ống cổ nối và nối mặt bích với cổ
nối. Cặp vật liệu SA516-60N và A350-LF2

50
Hình 3.34 Mô tả nhóm mối hàn N03

4.2.2 Chọn vật liệu hàn


a) Quá trình hàn GTAW
Kim loại cơ bản là thép cacbon với quá trình hàn TIG nên ta áp dụng tiêu chuẩn
AWS A5.18 để chọn loại điện cực hàn dùng cho thép cacbon. Thép A516, A350
có ứng suất kéo tối thiểu là 400 (MPa) vì vậy cần chọn kim loại bổ sung cho độ
bền của mối hàn và liên kết hàn tương đương hoặc lớn hơn không quá nhiều.
Dựa vào chỉ tiêu cơ tính, và thành phần hóa học để đảm bảo liên kết hàn có độ
bền tương đương kim loại cơ bản, tác giả chọn kim loại bổ sung thích hợp là
ER70S-6. [5] [6] [16]
Tác giả chọn que hàn TIG của hãng Lincoln Electric với tên thương mại là Merit-
JG-56 với các ưu điểm:
 Ứng dụng nhiều lĩnh vực đóng tàu, công nghiệp ống, hàn tấm mỏng và
đặc biệt là trong bình bồn áp lực
 Hàn được mọi vị trí có chất lượng mối hàn cao, đặc biệt tốt cho lớp lót
Thành phần hoá học và cơ tính dựa theo Catalog của nhà sản xuất như sau:
Bảng 3.27 Thành phần hoá học của Merit-JG-56

Merit JG-56 C Si Mn S P Cu
Yêu cầu theo 0,06 0,8- 1,4- ≤ 0,035 ≤ 0,025 ≤ 0 ,5
tiêu chuẩn - 1,15 1,85
0,15
Giá trị điển hình 0,07 0,83 1,48 0,015 0,015 0,12

Bảng 3.28 Cơ tính mối hàn của Merit-JG-56

Merit JG-56 Shieldin Yield Tensile Elongation CVN


g Gas strength strength (%) Impact(J)
(Mpa) (Mpa) (Mpa) At -30 ̊ C
Yêu cầu 100% Ar ≥ 400 ≥ 480 ≥ 22 ≥ 27
theo tiêu
chuẩn
Giá trị điển 460 550 30 160
hình

51
Bảng 3.29 Khuyến cáo về dòng điện sử dụng

Diameter 1,2x100 1,6x1000 2,0x1000 2,4x1000 3,2x100 4,0x1000


x Length 0 0
(mmxmm)

Dải dòng 120-180 140-200 160-240 180-260 220-280 240-300


điện (A)

Ngoài ra khí bảo vệ tác giả dùng 100% Ar theo khuyến cáo của nhà sản xuất que
hàn TIG và điện cực W-thori
b) Quá trình hàn SAW
Quá trình hàn SAW để phủ lên các lớp hàn TIG trước đó. Dựa vào kim loại cơ
bản là A516 và A350 và đường hàn nối các bản lại với nhau nên yêu cầu chất
lượng cao. Tính hàn tốt do vậy không yêu cầu nhiệt luyện sau hàn. Dây hàn cần
chọn loại có tính khử oxi tốt
Tác giả áp dụng tiêu chuẩn AWS A5.17, tác giả chọn cặp thuốc hàn – dây hàn
F7A4-EM12K, sử dụng với sản phẩm của hãng Lincoln [21] với các mác thương
mại là: [16]
 Mác thương mại của dây hàn: PREMIERWELD ® M12K
 Mác thương mại của thuốc hàn: PREMIERWELD ® BF-1
Thành phần hoá học và cơ tính dựa theo Catalog của nhà sản xuất như sau:
Bảng 3.30 Thành phần hoá học của BF-1

Thuốc hàn Thành phần hóa học, %


Si Al2O3 Na2O MgO MnO CaF2 P S
O2
PREMIERWELD 22,7 20,5 2,1 25 4,1 19,6 0,029 0,015
® BF-1
Bảng 3.31 Thành phần hoá học của M12K
Dây hàn Thành phần hóa học, %
C Mn Si P S Cu
Dây hàn có hàm lượng mangan trung bình
Giá trị tiêu chuẩn 0,05- 0,80– 0,10- ≤ 0 , 03 ≤ 0 , 03 ≤ 0 , 35
AWS EM12K 0,15 1,25 0,35

PREMIERWEL 0,09 1,02 0,28 0,01 0,01 0,08


D ® M12K
Bảng 3.32 Cơ tính mối hàn ® BF-1/ ® M12K

Dây hàn – Thuốc Độ bền kéo, Giới hạn chảy, Độ dãn dài, Charpy V
hàn MPa MPa % ở -29℃ , J
® BF-1/ ® M12K 520 420 28 120

52
Bảng 3.33 Khuyến cáo về dòng điện sử dụng:Thích hợp cho dòng DCEP và AC

Đường 2.0 2.4 3.2 4.0 4.8


kính

Dòng điện (A) 300 – 400 350 – 450 425 – 525 475 – 575 525-625

Điện áp (V) 26 – 29 27 - 30 27 – 30 27 – 30 27 – 30

Vận tốc hàn 5–6 5.5 – 6.5 6–7 6.5 – 7.5 6.5 – 7.5
(mm/s)

c) Quá trình hàn FCAW


Dùng để đắp lớp phủ và đề hàn các vị trí chịu tải trọng chân đế và tai nâng. Vật
liệu cơ bản là A516, A36 nên tác giả áp dụng tiêu chuẩn AWS A5.20 chọn vật
liệu hàn là E71T-1C. Vật liệu hàn của hãng Lincoln Electric với tên thương mại
là Primacore V-71 [5] [7] [16]
Thành phần hoá học và cơ tính dựa theo Catalog của nhà sản xuất như sau:
Bảng 3.34 Thành phần hoá học Primacore V-71

Primacore V-71 C% Mn% Si% S% P%


Yêu cầu theo tiêu ≤ 0 ,12 ≤ 1 ,75 ≤0,9 ≤ 0 , 03 ≤ 0 , 03
chuẩn
Giá trị điển hình 0,07 0,83 1,48 0,015 0,015
(100% CO2)

Bảng 3.35 Cơ tính mối hàn

Merit JG-56 Shielding Yield Tensile Elongation CVN


Gas strength strength (%) Impact(J)
(Mpa) (Mpa) (Mpa) At -30 ̊ C

Yêu cầu 100% Ar ≥ 390 490-670 ≥ 22 ≥ 27


theo tiêu
chuẩn
Giá trị điển 500 580 30 90
hình

53
Bảng 3.36 Khuyến cáo dải dòng điện

4.3 Tính toán chế độ hàn và phê chuẩn quy trình hàn
Toàn bộ quá trình tính toán thông số hàn của tác giả được tham khảo theo tài liệu
[17] Tinh toan Che do han MIG-MAG, FCAW, SAW của thầy Vũ Đình Toại
biên soạn.
4.3.1 Nhóm liên kết N01 (GTAW+SAW)

Hình 3.35 Thiết kế cho nhóm mối hàn N01

a) Quá trình GTAW


Các thông số của quá trình hàn GTAW tác giả chọn theo khuyến cáo theo Bảng
3.18 của nhà sản xuất và kinh nghiệm thực tế của tác giả khi đi thực tập:
Bảng 3.37 Thông số quá trình hàn GTAW

Pass Dia(mm) Type Range Volt Travel


Current Current speed
mm/min
Root 2.4 DCEN 100~120 12~14 80~100
Hot 2.4 DCEN 170~180 13~15 110~130
Fill 2.4 DCEN 190~200 13~16 110~130

54
Hình 3.36 Mối hàn sau quá trình GTAW

Diện tích cần đắp của quá trình hàn SAW khoảng 80.8 mm 2
Tính toán thông số hàn SAW
Chọn đường kính dây hàn và cường độ dòng điện ở lớp thứ nhất:
d=4mm; Ih=600A
Khi đó mật độ dòng điện trong dây hàn là :
4. I sb 4.600 2
j= 2
= 2
≈ 47 ,77 (A /mm )
π .d π .4
Bảng 3.38 Mật độ dòng điện

Đường kính dây 2 3 4 5 6


hàn d(mm)
Mật độ dòng cho 65÷200 45÷90 35÷6 30÷50 25÷45
phép [j] (A/mm2) 0
2
j=47 , 77( A /mm ) nằm trong giới hạn cho phép 35÷60
Bảng 3.39 Trị số N

d(mm) 2 3 4 5 6

N(A.m/h).103 8÷12 12÷1 16÷20 20÷25 25÷30


6

Với d=4 mm ta có N=(16÷20) .103(A.m/h):


Tính tốc độ hàn:
3
A (16 ÷ 20). 10 m
v h= = =26 , 67 ÷ 33 , 3( )
Ih 60 0 h
Chọn V h=28 ,8 [m/h ]= 0,8 [cm/s]
Điện áp hàn được tính theo công thức:
−3
50. 10
U h =20+ 0 ,5
. I h ±1
d
( 13 )

55
Thay d=4 (mm) và Ih=600 (A) vào (13) ta có:
−3
50. 10
U h =20+ 0 ,5
.600± 1=34 ÷36 (V )
4
Chọn U h =36[V ]
Tính năng lượng đường:
Tính toán dải năng lượng đường tối ưu :


3
2. π . λ . c ρ . ( T m−T 0 )
[ q d ]=δ . w
[ cal/cm ]
( 14 )
Trong đó:
δ =10 mm=1,0 cm Chiều dày hàn 1 phía
c p=1 , 25 (cal/cm3.°C) Nhiệt dung thể tích của KLCB
λ =0,15 (cal/cm.s.°C) Hệ số dẫn nhiệt kim loại cơ bản
Tm=550 (°C) Nhiệt độ kém ổn định của Austenite
T0=25 (°C) Nhiệt độ trước khi hàn
w=1,4÷15 (°C/s) Dải tốc độ nguội tối ưu
Thay giá trị vào (14) ta được:


3
2. π .0 , 15.1 ,25. ( 550−30 )
[ q d ]=1 , 0. 1 , 4 ÷ 15
=3370 ,34 ÷11032 ,03 [ cal /cm ]

¿ 14 , 1 ÷ 46 , 2 [ kJ /cm ]
Tính toán năng lượng đường khi hàn:
η Uh Ih
q d=
vh
(15 )
Với hàn SAW thì lấy η=0 , 9 và thay các giá trị vào(15) ta được:
0 , 9.36 .600
q d= =24300 [ J /cm ]
0,8
¿ 24 , 3 ¿
¿ 5807 , 84 [cal/cm]
Năng lượng đường nằm trong dải tối ưu [q d ¿=14 , 1÷ 46 ,2 [ kJ /cm ]
Tính hệ số ngấuΨ n :
Ψ n =k ' . ( 19−0 , 01 I h ) . d . ( U h /I h )
( 16 )
Khi hàn bằng dòng một chiều cực nghịch (DCEP),
' 0,1925 0,1925
k =0,367. j =0,367. 47 , 77 =0 , 77
Thay các giá trị vào (16) ta được

56
4.36
Ψ n =0 ,77. ( 19 – 0 , 01.600 ) . =1 , 99 ∈(1, 3 ÷ 4)
600
 Hệ số ngấu thuộc dải tối ưu
Tính tiết diện ngang kim loại đắp:
αđ I h
F đ 1=
100. v . ρ
( 17 )
Trong đó:
+ ρ: là trọng lượng riêng của vật liệu, với thép: ρ = 7,85 g/cm3.
+ v = 28,8 [m/h]
+ Vớiα đ được tra theo đồ thị:

Hình 3.37 Đồ thị hệ số đắp khi hàn bằng nguồn hàn DCEP

Ứng với Ih = 600 A, ta tra được αđ = 16 [g/A.h]. Thay vào (17) ta được:
16∗600
=0,4246 [ cm ]
2
F đ 1=
100.28 , 8.7 , 85
¿ 42 , 46 [mm¿¿ 2]¿
- Diện tích tiết diện ngang phần vát mép chưa điền đầy sau mối hàn thứ
nhất:
F v 2=F v −F đ 2=80 ,8−42 , 46=38 , 34 (mm¿¿ 2)¿
Thông số đường hàn SAW thứ 2
Chọn đường kính dây hàn và cường độ dòng điện ở lớp thứ 2:
d=4mm; Ih=610A
Khi đó mật độ dòng điện trong dây hàn là :

57
4. I sb 4.610 2
j= 2
= 2
≈ 48 ,57 (A /mm )
π .d π .4
Bảng 3.40 Mật độ dòng điện

Đường kính dây 2 3 4 5 6


hàn d(mm)
Mật độ dòng cho 65÷200 45÷90 35÷6 30÷50 25÷45
phép [j] (A/mm2) 0
2
j=48 , 57( A /mm ) nằm trong giới hạn cho phép 35÷60
Bảng 3.41 Trị số N

d(mm) 2 3 4 5 6

N(A.m/h).103 8÷12 12÷16 16÷20 20÷25 25÷30

Với d=4 mm ta có N=(16÷20) .103(A.m/h)


Tính tốc độ hàn:
3
A (16 ÷ 20). 10 m
v h= = =26 , 2 ÷32 , 7( )
Ih 60 0 h
Chọn V h=32, 4 [m/h]= 0,9 [cm/s]
Điện áp hàn được tính theo công thức(13) với d=4 (mm) và Ih=610 (A) ta có:
−3
50. 10
U h =20+ 0 ,5
.610± 1=34 , 2÷ 36 , 2 (V )
4
Chọn U h =36[V ]
Tính năng lượng đường:
Tính toán dải năng lượng đường tối ưu theo công thức (14):
[ q d ]=3370 ,34 ÷ 11032 , 03 [ cal/cm ]
¿ 14 , 1 ÷ 46 , 2 [ kJ /cm ]
Tính toán năng lượng đường khi hàn theo công thức (15):
η Uh Ih
q d=
vh
Với hàn SAW thì lấy η=0 , 9 ta được:
0 , 9.36 .610
q d= =21960 [ J /cm ]
0,9
¿ 21 , 96 ¿
Năng lượng đường nằm trong dải tối ưu [q d ¿=14 , 1÷ 46 ,2 [ kJ / cm ]
Tính hệ số ngấuΨ n theo công thức (16):

58
'
Ψ n =k . ( 19−0 , 01 I h ) . d . ( U h /I h )
Khi hàn bằng dòng một chiều cực nghịch (DCEP),
' 0,1925 0,1925
k =0,367. j =0,367. 47 , 77 =0 , 77
Thay các giá trị vào ( 16 ) ta được
4.36
Ψ n =0 ,77. ( 19 – 0 , 01.610 ) . =2 , 36 ∈(1 ,3 ÷ 4)
610
 Hệ số ngấu thuộc dải tối ưu
Tính chiều sâu mối hàn:

h=0,0156.
√ qd
Ψn
=0,0156.
2 , 36√
5248 , 56
=0 , 74 [ cm ] =7 , 4 [mm]

Tính bề rộng mối hàn:


b=h . Ψ n=7 , 4.2 , 36=17 ,36 [ mm ]
Tính tiết diện ngang kim loại đắp theo công thức (17):
αđ I h
F đ 1=
100. v . ρ
Trong đó:
+ ρ: là trọng lượng riêng của vật liệu, với thép: ρ = 7,85 g/cm3.
+ v = 32,4 [m/h]
+ Vớiα đ được tra theo đồ thị:

Hình 3.38 Đồ thị hệ số đắp khi hàn bằng nguồn hàn DCEP

Ứng với Ih = 610 A, ta tra được αđ = 16 [g/A.h]. Thay vào (17) ta được
14.610
=0,3837 [ cm ]
2
F đ 1=
100.32 , 4.7 , 85

59
¿ 38 , 37[mm¿¿ 2]¿
Chiều cao của mối hàn là:
F lồi 38 ,37
c= = =2, 8(mm)
0 , 73. b 0 ,73.17 ,36
Hệ số hình dạng mối hàn là:
b 17 , 36
Ψ m . h= = =7 , 03 ∈(7 ÷10)
c 2,8
 Hệ số hình dạng mối hàn nằm trong giá trị cho phép.
4.3.2 Nhóm liên kết N02 (GTAW+FCAW)
Thông số quá trình hàn TIG tác giả chọn giống nhóm liên kết N01
Bảng 3.42 Thông số quá trình hàn GTAW

Pass Dia(mm) Type Range Volt Travel


Current Current speed
mm/min
Root 2.4 DCEN 100~120 12~14 80~100
Hot 2.4 DCEN 170~180 13~15 110~130
Fill 2.4 DCEN 190~200 13~16 110~130

Diện tích cần đắp của quá trình hàn SAW khoảng 80.8 mm 2( Hình 3.27)

Tính toán thông số quá trình hàn FCAW:


Tác giả chọn đường kính dây hàn là 1.2 mm và chọn sơ bộ I sb=200 A
4. I sb 4.200 2
j= 2
= 2
≈ 176 , 93 (A /mm )
π . 1, 2 π . 1 ,2

Hình 3.39 Mối hàn sau quá trình hàn GTAW

60
Bảng 3.43 Trị số N

Với d=1.2 mm thì ta có tốc độ hàn:

( )
3
N ( 2 ÷ 5 ) . 10 m
v h= = =10 ÷ 25
Ih 20 0 h
Chọn V h=10 ,8 [m/h ]= 0,3 [cm/s]
Điện áp hàn được tính theo công thức( 13 ) :
−3
50. 10
U h =20+ 0 ,5
. I h ±1
d
Thay giá trị với d=1.2 (mm) và Ih=200 (A) vào ( 13 ) ta có:
−3
50. 10
U h =20+ 0 ,5
.200± 1=27 29 ( V )
1,2
Chọn U=27 V
Tính tiết diện ngang kim loại đắp( 17 ):
αđ I h
F đ 1=
100. v . ρ

61
Hình 3.40 Đồ thị hệ số đắp khi hàn bằng nguồn hàn DCEP

Ứng với Ih = 200 A, ta tra được αđ = 13 [g/A.h]. Thay vào ( 17 ) ta được:


13.200
=0,3067 [ cm ]=30 ,67 mm2
2
F đ 1=
100.10 , 8.7 , 85
Tính toán dải năng lượng đường tối ưu ( 14 ):

Trong đó:
[ q d ]=δ . √ 2. π . λ . c ρ .(T m−T 0 )3
w
[ cal/cm ]

δ =10 mm=1,0 cm Chiều dày hàn 1 phía


c p=1 , 25 (cal/cm3.°C) Nhiệt dung thể tích của KLCB
λ =0,15 (cal/cm.s.°C) Hệ số dẫn nhiệt kim loại cơ bản
Tm=550 (°C) Nhiệt độ kém ổn định của Austenite
T0=25 (°C) Nhiệt độ trước khi hàn
w=1,4÷15 (°C/s) Dải tốc độ nguội tối ưu
Thay cá giá trị vào công thức ( 14 ) ta được:


3
2. π .0 , 15.1 ,25. ( 550−30 )
[ q d ]=1 , 0. 1 , 4 ÷ 15
=3370 ,34 ÷11032 ,03 [ cal /cm ]

¿ 14 , 1 ÷ 46 , 2 [ kJ /cm ]
Tính toán năng lượng đường khi hàn:
η Uh Ih
q d=
vh

Với hàn FCAW thì lấy η=1 ta được:

62
1.27 .200
q d= =18000 [ J /cm ]
0,3
¿ 18 ¿
Năng lượng đường nằm trong dải tối ưu [q d ¿=14 , 1÷ 46 ,2 [ kJ /cm ]
Vậy với thông số như trên và diện tích cần đắp là 80.8 mm2 thì sau 2 đường hàn
FCAW diện tích đắp ngang còn:
F v 2=F v −F đ 2=80 ,8−30 , 67.2=19 , 46 (mm¿¿ 2)¿

Tính toán thông số cho đường hàn FCAW cuối


Chọn sơ bộ I sb=170 A

Bảng 3.44 Trị số N

Với d=1.2 mm thì ta có tốc độ hàn:

( )
3
N ( 2 ÷ 5 ) . 10 m
v h= = =11, 76 ÷ 29 , 41
Ih 17 0 h
Chọn V h=13 ,3 [m/h]= 0,37 [cm/s]
Điện áp hàn được tính theo công thức( 13 ) :
−3
50. 10
U h =20+ 0 ,5
. I h ±1
d
Thay các giá trị với d=1.2 (mm) và Ih=170 (A) vào ( 13 ) ta có:
−3
50. 10
U h =20+ 0 ,5
.170± 1=26 28 ( V )
1,2
Chọn U=28 V
Tính tiết diện ngang kim loại đắp ( 17 ):
αđ I h
F đ 1=
100. v . ρ

63
Hình 3.41 Đồ thị hệ số đắp khi hàn bằng nguồn hàn DCEP

Ứng với Ih = 170 A, ta tra được αđ = 12,5 [g/A.h]. Thay vào ( 17 ) ta được :
12 , 5.170
=0,2035 [ cm ]=20 , 35 mm 2
2
F đ 1=
100.13 , 3.7 , 85
Tính toán dải năng lượng đường tối ưu ( 14 ):

Trong đó:
[ q d ]=δ . √ 2. π . λ . c ρ .(T m−T 0 )3
w
[ cal/cm ]

δ =10 mm=1,0 cm Chiều dày hàn 1 phía


c p=1 , 25 (cal/cm3.°C) Nhiệt dung thể tích của KLCB
λ =0,15 (cal/cm.s.°C) Hệ số dẫn nhiệt kim loại cơ bản
Tm=550 (°C) Nhiệt độ kém ổn định của Austenite
T0=25 (°C) Nhiệt độ trước khi hàn
w=1,4÷15 (°C/s) Dải tốc độ nguội tối ưu
Thay giá trị vào (14) ta được:


3
2. π .0 , 15.1 ,25. ( 550−30 )
[ q d ]=1 , 0. 1 , 4 ÷ 15
=3370 ,34 ÷11032 ,03 [ cal /cm ]

¿ 14 , 1 ÷ 46 , 2 [ kJ /cm ]
Tính toán năng lượng đường khi hàn( 15 ) :
η Uh Ih
q d=
vh
Với hàn FCAW thì lấy η=1 thay vào ( 15 ) ta được :
1.28 .200
q d= =15135 [ J /cm ]
0 , 37
64
¿ 15,135 ¿
Năng lượng đường nằm trong dải tối ưu [q d ¿=14 , 1÷ 46 ,2 [ kJ /cm ]
4.3.3 Nhóm liên kết N05 (FCAW)
Các mối hàn của nhóm liên kết N05 đều là mối hàn góc và mối hàn chồng đóng
vai trò chịu tải trọng nên không yêu cầu ngấu hoàn toàn (Hình 3.27)
Tác giả chọn hàn tam giác 8 nên diện tích đắp của một phía là:
8.8 2
Fđ= =32[mm ]
2
Tính toán thông số quá trình hàn FCAW:
Tác giả chọn đường kính dây hàn là 1.2 mm và chọn sơ bộ I sb=200 A
4. I sb 4.200 2
j= 2
= 2
≈ 176 , 93 (A /mm )
π . 1, 2 π . 1 ,2

8
8
8

0~2

Hình 3.42 Hình minh hoạ cho mối hàn N05


Bảng 3.45 Trị số N

Với d=1.2 mm thì ta có tốc độ hàn:

( )
3
N ( 2 ÷ 5 ) . 10 m
v h= = =10 ÷ 25
Ih 20 0 h

65
Chọn V h=10 ,1[m/h]= 0,28 [cm/s]
Điện áp hàn được tính theo công thức( 13 ) :
−3
50. 10
U h =20+ 0 ,5
. I h ±1
d
Thay số với d=1.2 (mm) và Ih=200 (A) vào ( 13 ) ta có:
−3
50. 10
U h =20+ 0 ,5
.200± 1=27 29 ( V )
1,2
Chọn U=27 V
Tính tiết diện ngang kim loại đắp( 17 ):
αđ I h
F đ 1=
100. v . ρ

Hình 3.43 Đồ thị hệ số đắp khi hàn bằng nguồn hàn DCEP

Ứng với Ih = 200 A, ta tra được αđ = 13 [g/A.h]. Thay vào ( 17 ) ta được:


13.200
=0,3279 [ cm ]=32 ,79 mm 2
2
F đ 1=
100.10 .1 .7 , 85
Tính toán dải năng lượng đường tối ưu ( 14 ):

Trong đó:
[ q d ]=δ .√2. π . λ . c ρ .(T m−T 0 )3
w
[ cal/cm ]

δ =10 mm=1,0 cm Chiều dày hàn 1 phía


c p=1 , 25 (cal/cm3.°C) Nhiệt dung thể tích của KLCB
λ =0,15 (cal/cm.s.°C) Hệ số dẫn nhiệt kim loại cơ bản
Tm=550 (°C) Nhiệt độ kém ổn định của Austenite

66
T0=25 (°C) Nhiệt độ trước khi hàn
w=1,4÷15 (°C/s) Dải tốc độ nguội tối ưu
Thay giá trị vào (14) ta được:


3
2. π .0 , 15.1 ,25. ( 550−30 )
[ q d ]=1 , 0. 1 , 4 ÷ 15
=3370 ,34 ÷11032 ,03 [ cal /cm ]

¿ 14 , 1 ÷ 46 , 2 [ kJ /cm ]
Tính toán năng lượng đường khi hàn( 15 ) :
η Uh Ih
q d=
vh

Với hàn FCAW thì lấy η=1 vào ( 15 ) ta được:


1.27 .200
q d= =19285 , 71 [ J /cm ]
0 , 28
¿ 19 , 28 ¿
Năng lượng đường nằm trong dải tối ưu [q d ¿=14 , 1÷ 46 ,2 [ kJ / cm ]
4.3.4 Lựa chọn các thông số hàn bổ sung
a) Quá trình hàn GTAW
- Cực tính của điện cực: DCEN
- Điện cực wolfram: ø 2.4mm Ewth-2
- Khí bảo vệ : 99,99% Argon
- Lưu lượng khí :10~15 l/min
- Quỹ đạo dao động ngang của que hàn khi hàn: quỹ đạo zic zac biên độ
tối đa là 10mm
- Góc nghiêng của điện cực theo các phương trong quá trình hàn:
nghiêng 0 o ÷ 10o so với phương pháp tuyến của bề mặt cần hàn
b) Quá trình hàn SAW
- Cực tính điện cực: DCEP(DC+)
- Loại thuốc hàn: thuốc hàn gốm hệ bazơ
- Chế độ sấy thuốc hàn: Sấy nhiệt độ khoảng 300 350 ℃ trong vòng 2
giờ.
- Tầm với điện cực:
L ’=5.d +5=5.3 , 2+ 5=21 mm
Nhưng do trong phương pháp hàn này thì tầm với điện cực nhỏ hơn 1,5÷2
lần nên ta có
L ≤(L’ /2 ÷ L ’ /1 , 5)=10 , 5÷ 14
-Chọn L = 12~13mm.
-Góc nghiêng mỏ hàn: Vuông góc với bề mặt hàn (góc 90 ° so với
phương ngang)
- Quỹ đạo dao động ngang: Không cần dao động ngang
c) Quá trình hàn FCAW
- Cực tính điện cực: DCEP

67
- Khí bảo vệ: 99,99% CO2
- Lưu lượng khí: 15~22 l/min
- Hàn có dao động ở các lớp Fill và Cap
- Tầm với điện cực: 15~20 mm
4.3.5 Tổng hợp thông số các quá trình hàn
Các thông số chế độ hàn đầy đủ của từng nhóm mối hàn được thống kê trong các
bảng sau:

Bảng 3.46 Thông số quá trình hàn GTAW

Đườn d Cực tính I U Vh Khí Lưu


g (mm) điện cực (A) (V) (mm/min bảo vệ lượng
) (l/min)
1 2.4 DCEN 100~12 12~14 80~100 99,9%Ar 10~15
0
2 2.4 DCEN 170~18 13~15 110~130 99,9%Ar 10~15
0
3 2.4 DCEN 190~20 13~16 110~130 99,9%Ar 10~15
0

Bảng 3.47 Thông số quá trình hàn SAW

Đường d I U Vh Cực Loại Chế độ Góc


(mm) (A) (V) (cm/s) tính thuốc sấy nghiêng
điện hàn mỏ hàn
cực
1 4.0 600 36 0,8 DC+ Bazo 320 ÷ 350℃ 90
0

2h
2 4.0 610 36 0,9 DC+ Bazo 320 ÷ 350℃ 90
0

2h

Bảng 3.48 Thông số quá trình hàn FCAW

Liên Đường d Cực tính I U Vh Lưu


kết (mm) điện cực (A) (V) (cm/s) lượng
(l/min)

1 1.2 DCEP 190~205 27~29 0,28~0,32 15~22


N02
2 1.2 DCEP 190~205 27~29 0,28~0,32 15~22

68
3 1.2 DCEP 165~180 13~16 0,36~0,38 15~22
N05 1 1.2 DCEP 190~205 26~28 0,27~0,29 15~22

4.3.6 Đề xuất phê chuẩn và lựa chọn thiết bị hàn phù hợp
a) Đề xuất phê chuẩn thiết bị
Phòng chất lượng có trách nghiệm lập kế hoạch cho việc đi kiểm tra định kỳ cho
các thiết bị dụng cụ đo khi tới thời hạn kiểm định lại đối với các dụng cụ phòng
mình quản lý lưu giữ cũng như thông báo lịch kiểm định và hiệu chuẩn cho các
đơn vị sản xuất
Các thiết bị, dụng cụ đo khi mua mới phải kèm theo các tài liệu sau:
- Chứng chỉ xuất xứ, chứng chỉ chất lượng của nhà cung cấp
- Hướng dẫn sử dụng
- Giấy bảo hành
b) Lựa chọn thiết bị hàn phù hợp
Trên cơ sở tính toán, tác giả đưa ra đề xuất phê chuẩn thiết bị hàn như sau:
- Thiết bị hàn GTAW:
 I min của máy phải thỏa mãn: I min ≤100 [ A ].
 I max của máy phải thỏa mãn: I max ≥ 200[ A ].
 U min của máy sẽ chọn phải thỏa mãn: U min ≤ 10[V ].
 U max của máy sẽ chọn phải thỏa mãn: U max ≥ 16 ¿].
 Điều chỉnh vô cấp các thông số I, U, vd.
Từ các thông số trên và tham khảo qua một số hãng sản xuất thiết bị hàn. Tác giả
quyết định chọn máy hàn Optimarc AC/DC 350-TP của hãng Lincoln Electric.
Có thông số kỹ thuật (Bảng 3.38)
Ngoài ra máy hàn còn có một số đặc điểm nổi bật sau:
 Màn hình LCD độ tương phản cao đủ màu 7 inch
 Dải dòng ra rộng hơn 4-350A
 Dải xung DC 0,2-2000Hz mang lại hiệu suất hồ quang tập trung và ổn
định
 Bộ nhớ thông số gồm 10 khe thuận tiện cho thao tác tại chỗ
 Dòng khởi động có thể lên tới 200% dòng hàn cho biên dạng hạt một cách
nhất quán
 Hiệu suất gậy tuyệt vời, lực hồ quang và khởi động nóng có thể điều chỉnh
 Tuân thủ tiêu chuẩn thiết kế toàn cầu của Lincoln Electric. Vỏ ngoài chắc
chắn có thể áp dụng cho cả môi trường làm việc khắc nghiệt
Thiết bị phụ trợ:
 Mỏ hàn TIG Air cooled TIG torch, 200A, 60% duty

69
 Dây dẫn khí 8mm -5m
 Cáp làm việc với kẹp mát – 5m

Bảng 3.49 Thông số kỹ thuật của máy hàn Optimarc AC/DC 350

Thông số kỹ thuật Giá trị

3 pha, 380~400 [V] ± 10%, 50~60


Nguồn điện
[Hz]

Dòng hàn cực đại 350 [A]

40% ở 350 [A] / 34V

DC MMA 60% ở 300 [A] / 32V

100% ở 250 [A] / 30V

40% ở 350 [A] / 24V

DC TIG 60% ở 300 [A] / 22V


Chế số
làm việc 100% ở 250 [A] / 20V

60% ở 300 [A] / 32V


Square
100% ở 250 [A] / 30V
AC
MMA Sine
Triangula 100% ở 250 [A] / 30V
r

AC 60% ở 300 [A] / 22V


Square
TIG
100% ở 250 [A] / 20V

Sine 100% ở 250 [A] / 20V


70
Triangula
r

Điện áp không tải 47 [V]

Kích thước máy 540 x 340 x 800 [mm]

Trọng lượng máy 56 kg

Hình 3.44 Máy hàn Optimarc AC/DC 350 – TP

- Thiết bị hàn SAW:


 I min tải 100% của máy phải thỏa mãn : I min ≥ 500[ A ].
 U min của máy sẽ chọn phải thỏa mãn : U min ≤ 27 [V ] .
 U max của máy sẽ chọn phải thỏa mãn : U max ≥ 36 [V ].
 Điều chỉnh vô cấp các thông số I, U, vd.
Từ các thông số trên và tham khảo qua một sỗ hãng sản xuất thiết bị hàn. Tác giả
quyết định chọn máy hàn đa quy trình Flextec 650X của hãng Lincoln Electric.
Có thông số kỹ thuật (Bảng 3.40):

71
Hình 3.45 Máy hàn đa quy trình Flextec 650X

Bảng 3.50 Thông số của Flextec 650X

Thông số kỹ thuật Giá trị

Nguồn điện vào 3 pha,


380/400/460/500/570
50~60Hz, [V]

750A/44V/60%
Chu kì tải , [A]/[V]
650A/44V/100%

Dải dòng điện 10-815A

Kích thước máy, HxWxD [mm] 554 x 410 x 745

Trọng lượng máy, [kg] 74.8

Ngoài ra máy hàn còn có một số đặc điểm nổi bật sau:
 Desert Duty® Được xếp hạng cho nhiệt độ khắc nghiệt lên tới 55°C
 Khi được ghép nối với phụ kiện hỗ trợ công nghệ CrossLinc, nhiều lợi ích
sẽ được mở khóa.
 Chức năng đầy đủ mà không cần cáp điều khiển
 Cho phép cài đặt quy trình từ xa tại bộ nạp để cải thiện chất lượng mối
hàn
 Tăng thời gian hồ quang với ít chuyến đi đến nguồn điện hơn để điều
chỉnh cài đặt
 Cải thiện an toàn bằng cách giảm sự lộn xộn tại nơi làm việc
 Máy hàn đa quy trình này cung cấp dòng điện hàn lên tới 815 A cho nhiều
ứng dụng khác nhau, bao gồm xây dựng, đóng tàu và chế tạo hạng nặng.
Công nghệ nhúng CrossLinc® thúc đẩy điều khiển hàn tại hồ quang mà

72
không cần thêm cáp để tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng và nâng cao
năng suất cũng như an toàn tại nơi làm việc.
 Flextec 650X sẵn sàng trên thế giới sẽ chạy trên nhiều loại điện áp đầu
vào có sẵn và được xếp hạng IP23 cho hoạt động và lưu trữ ngoài trời.
Khả năng tương thích của bộ cấp dây rộng không phải là vấn đề – Flextec
650X sẽ hoạt động với hầu hết mọi quy trình hàn hoặc bộ cấp dây của
Lincoln Electric®.
 Đơn giản. Đáng tin cậy. Linh hoạt. Chỉ định Flextec 650X(Hình 3.28) cho
các ứng dụng nặng của bạn.
- Thiết bị hàn FCAW:
 I min tải 100% của máy phải thỏa mãn : I min ≥ 100[ A ].
 U min của máy sẽ chọn phải thỏa mãn : U min ≤ 24 [V ].
 U max của máy sẽ chọn phải thỏa mãn : U max ≥ 36 [V ].
 Điều chỉnh vô cấp các thông số I, U, vd.
Mọi thông số của máy hàn đa quy trình Flextec 650X đều đáp đứng được quy
trình hàn FCAW nên tác giả dùng luôn máy hàn Flextec 650X cho quy trình
FCAW.
Thiết bị phụ trợ cho máy hàn Flextec 650X
 Cho quá trình SAW bộ hỗ trợ đẩy dây NA-3S (Hình 3.29):
Tính linh hoạt khi vận hành: dễ dàng thích ứng với nhiều tốc độ cấp dây và
đường kính dây.
Các thiết bị nhỏ gọn với tính linh hoạt tuyệt vời. Lắp vào các thiết bị cố định đơn
giản hoặc dây chuyền sản xuất tự động phức tạp nhất.
Kết cấu chắc chắn - Giảm thiểu thời gian chết và chi phí bảo trì.
Cho quá trình FCAW bộ cấp dây LN-25X
Là bộ cấp dây trọng lượng nhẹ và linh hoạt trong các công trường, nhà xưởng
Công nghệ CrossLinc cung cấp khả năng kiểm soát điện áp trên bộ nạp khi được
ghép nối với nguồn điện tương thích CrossLinc. Không cần cáp điều khiển.
TVT bù cho sự sụt giảm điện áp trên chiều dài cáp hàn dài, cho phép bạn hàn với
điện áp bạn đặt ở bộ nạp
Bao gồm kết nối nguồn đầu vào Tweco® hoặc Twistmate®(Dinse®). Có sẵn các
mẫu lưu lượng kế và không phải dùng lưu lượng kế bên ngoài.

73
Hình 3.46 Bộ hỗ trợ đẩy dây NA-3S

Hình 3.47 Bộ phụ trợ cấp dây của NA-3S

Hình 3.48 Đầu cấp dây LN-25X

74
Súng hàn cho quá trình hàn FCAW là Magnum® PRO Curve™ 300 Welding
Guns:
 Lincoln Electric Copper Plus® Contact Tips: Đường kính và khối lượng
Contact Tip lớn hơn giúp cải thiện khả năng tản nhiệt để tăng tuổi thọ của
đầu.
 Thiết kế tay cầm Curve™ - Tay cầm Curve™ của chúng tôi nhẹ và cân
bằng, mang lại cảm giác cầm nắm thoải mái để giảm mỏi.
 Xoay ống súng và kẹp treo súng - Cho phép bất kỳ số lượng vị trí tay nào
để giảm mệt mỏi hoặc phù hợp với không gian chật hẹp.
 Lựa chọn các bộ phận có thể sử dụng được đơn giản hóa

Hình 3.49 Magnum® PRO Curve™ 300 Welding Guns


Bảng 3.51 Thống kê các dụng cụ, thiết bị phụ trợ và trang bị lao động

Loại dụng cụ, Thông số yêu Hình ảnh minh họa


TT
thiết bị bảo hộ cầu

Mặt nạ hàn
1 Kính lọc số 11
MMA

75
Loại để hàn
2 Gang tay da
MMA, SAW

3 Giầy bảo hộ Loại chống rơi

Quần áo bảo
4 Loại chịu nhiệt
hộ

Loại miếng
5 Tạp dề da
liền

6 Búa đánh xỉ Loại 1kg

76
7 Bàn chải sắt Loại sợi inox

4.4 Đề xuất phê chuẩn quy trình hàn đồng thời phê chuẩn thợ hàn
4.4.1 Xây dựng các bản quy trình hàn sơ bộ (pWPS)
Việc xây dựng quy trình hàn sơ bộ dựng trên các kiến thức được học từ các thầy
cô trên giảng đường và kinh nghiệm thực tế trong quá trình tác giả thực tập tốt
nghiệp
Trong đồ án này tác giả sử dụng mẫu WPS của tiêu chuẩn ASME BPVC 2021
Section IX để làm pWPS chạy quy trình viết WPS cho dự án. Để thuận lợi trong
quá trình sản xuất, chế tạo cho nhiều dự án nên tác giả sẽ đưa ra một bảng liệt kê
mã nhận dạng của từng pWPS [18] [19]
Bảng 3.52 Danh sách các quy trình hàn sơ bộ

pWPS AME-pWPS-N01 AME-pWPS-N02 AME-pWPS-N05


Welding procedure GTAW+SAW GTAW+FCAW FCAW
Base metal SA516-60N to SA516-60N to A36 to A36
SA516-60N SA516-60N
P number 1 1 N/A
Position 1G 1G 1G
Thickness coupon 10 10 10
test (mm)
Thickness range 1,5~20 1,5~20 1,5~20
qualified (mm)
Spec No. A5.17 & A5.18 A5.17 & A5.20 A5.20
(SFA)
Filler
metal AWS No. ER70S-6 & ER70S-6 & E71T-1C
(Class) EM12K E71T-1C
Size(mm) 2.4 & 4.0 2.4 & 1.2 1.2

77
Bảng 3.53 AME - pWPS – N01

78
79
80
Bảng 3.54 AME-pWPS-N02

81
82
Bảng 3.55 AME – pWPS – N05

83
4.4.2 Kiểm tra chạy phê chuẩn các pWPS đã xây dựng
Việc phê chuẩn pWPS được tiến hành theo trình tự như sau:

84
- Điều phối viên hàn sẽ xem xét những yêu cầu của hợp đồng và Code, tiêu
chuẩn để biết được yêu cầu cần có cho việc đánh giá WPS mới
- Điều phối viên hàn sẽ chuẩn bị các quy trình hàn sơ bộ (pWPS) bảo gồm
đầy đủ các thông số dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá quy trình hàn
- Quy trình hàn sơ bộ sẽ được chuyển giao cho bộ phận sản xuất phục vụ
việc chuẩn bị vật tư cho việc đánh giá quy trình
- Trước khi hàn mẫu thử, điều phối viên hàn sẽ xác minh lại:
 Vật liệu cơ bản: theo pWPS, kích thước, chiều dày, đảm bảo điều
kiện không bị dư hỏng…
 Vật liệu hàn: theo pWPS, kiểu loại, sấy…
 Thiết bị hàn: trong điều kiện tốt, được hiệu chỉnh phù hợp, có tem
kiểm định còn hạn
 Gá lắp: theo pWPS, kiểu vát mép, kích thước vát, khe hở,…(dụng
cụ đo có tem kiểm định còn hạn)
 Nung nóng sơ bộ (nếu yêu cầu)
 Thợ hàn: kiểm tra điều kiện an toàn lao động, xác minh danh tính
(CCCD/CMND)
- Thợ hàn dùng pWPS để hàn trên các mẫu hàn. Thanh tra hàn ghi biên bản
mọi thông số, điều kiện dùng trong quá trình hàn mẫu trên (có thể thanh
tra độc lập cũng theo dõi quá trình)
- Mẫu hàn sau khi hoàn thành kiểm tra không phá hủy (NDT) sẽ được cắt
thành mẫu nhỏ và mang đi kiểm tra phá hủy (DT) như thử uốn, kéo, tổ
chức thô đại,…
- Điều phối viên hàn soạn thảo bản phê chuẩn quy trình hàn (PQR) trong đó
ghi lại:
 Các điều kiện đã sử dụng
 Các thông số khi hàn
 Các kết quả kiểm tra NDT, DT
 Những điều kiện cho phép áp dụng trong sản xuất
 Nếu có sự tham gia của thanh tra độc lập, người đó phải ký tên vào
PQR
4.4.3 Mẫu kiểm tra
Loại và số lượng mẫu thử sẽ được kiểm tra để phê chuẩn quy trình hàn giáp mối
được đưa ra trong QW-451 [18]

85
Bảng 3.56 Loại và số lượng kiểm tra

86
Hình 3.50 Bố trí vị trí cắt mẫu kiểm tra

Kích thước cụ thể các mẫu kiểm tra

Hình 3.51 Kích thước mẫu tension-reduced section

87
Hình 3.52 Kích thước mẫu side bend test

4.4.4 Tiêu chuẩn chấp nhận cho phê chuẩn quá trình hàn
Các mối hàn phải được chấp nhận bằng kiểm tra ngoại dạng mối hàn trước khi
được kiểm tra bằng thử nghiệm kéo và uốn cạnh. [18]
Theo QW-153.1 Tensile Strength. Các giá trị tối thiểu để phê chuẩn quy trình
được thể hiện dưới cột “Minimum Specified Tensile, ksi” của Table QW/QB-
422. Để vượt qua bài kiểm tra độ căng, mẫu vật phải có độ bền kéo không nhỏ
hơn đối với mẫu thử nghiệm kéo. Mẫu thử được chấp nhận khi có độ bền kéo
không nhỏ hơn:
1) Độ bền kéo tối thiểu được chỉ định của kim loại cơ bản, hoặc
2) Độ bền kéo tối thiểu được chỉ định của kim loại có độ bền kéo yếu hơn,
nếu các kim loại cơ bản có độ bền kéo tối thiểu khác nhau được sử dụng;
3) Độ bền kéo tối thiểu quy định của kim loại mối hàn khi Phần áp dụng quy
định việc sử dụng kim loại mối hàn có độ bền ở nhiệt độ phòng thấp hơn
kim loại cơ bản;
4) Nếu mẫu bị đứt gãy trong kim loại cơ bản bên ngoài mối hàn hoặc ranh
giới bên trong kim loại mối hàn và kim loại cơ bản, thử nghiệm phải được
chấp nhận là đáp ứng các yêu cầu, với điều kiện là độ bền không quá 5%
dưới độ bền kéo tối thiểu quy định của kim loại cơ bản.

88
Theo QW-163 ACCEPTANCE CRITERIA - BEND TESTS, Mối hàn và vùng
chịu ảnh hưởng nhiệt của mẫu uốn ngang phải nằm hoàn toàn trong phần uốn của
mẫu sau khi thử nghiệm. [14]
Các mẫu thử uốn có hướng dẫn không được có khuyết tật hở trong mối hàn hoặc
vùng ảnh hưởng nhiệt vượt quá 1/8 in (3 mm), được đo theo bất kỳ hướng nào
trên bề mặt lồi của mẫu thử sau khi uốn. Các điểm khuyết tật hở xuất hiện ở các
góc của mẫu thử trong quá trình thử nghiệm sẽ không được xem xét trừ khi có
bằng chứng chắc chắn rằng chúng là kết quả của việc không nóng chảy, xỉ hoặc
các khuyết tật bên trong khác. Đối với lớp hàn phủ chống ăn mòn, không được
phép có khuyết tật hở vượt quá 1/16 in. (1,5 mm), được đo theo bất kỳ hướng nào
trong lớp phủ, và không có khuyết tật hở nào vượt quá 1/8 in (3 mm) sẽ được cho
phép dọc theo ranh giới bên trong giữa kim loại mối hàn và kim loại cơ bản.
4.5 Đề xuất phê chuẩn thợ hàn
4.5.1 Điều kiện chấp nhận về thời hạn chứng chỉ
Khi thợ hàn không tiến hành công việc hàn trong suốt khoảng thời gian 6 tháng
hoặc lâu hơn, thì chứng nhận năng lực cho thợ hàn đó sẽ không còn hiệu lực.
Nếu thợ hàn vẫn thực hiện phương pháp hàn tay hoặc bán tự động, tự động có sự
giám sát và quản lý của Đội trưởng, điều này cho phép chứng chỉ năng lực của
anh ta được gia hạn thêm 6 tháng nữa
Khi điều phối viên hàn quốc tế, nhà máy hoặc cán bộ kiểm tra được ủy quyền
nghi ngờ về khả năng của thợ hàn không thể tạo ra mối hàn đáp ứng yêu cầu của
Thông số Quy trình hàn, chứng nhận xác nhận năng lực cho phương pháp đang
sử dụng của người thợ hàn đó bị hủy bỏ. Điều phối viên hàn quốc tế, nhà máy
hoặc cán bộ kiểm tra được ủy quyền có thể yêu cầu đánh giá lại năng lực khi có
những nghi ngờ đó. Tất cả các chứng chỉ khác không bị nghi ngờ vẫn còn nguyên
hiệu lực.
4.5.2 Đánh giá tay nghề thợ hàn và cấp chứng chỉ cho thợ hàn mới
Cùng với việc phê chuẩn pWPS thì các thợ hàn và thợ vận hành máy đã đủ điều
kiện để thực hiện các mối hàn thuộc phạm vi WPS phê chuẩn. Các pWPS tác giả
đã lập phê chuẩn hết vị trí hàn cho WPS nhưng chỉ phê chuẩn được vị trí 1G cho
thợ hàn và thợ vận hành. Vậy nên để phê chuẩn cho thợ hàn các vị trí hàn còn
thiếu 2G, 3G, 3F, 4F thì tác giả dùng thêm 1 quy trình để phê chuẩn các vị trí hàn
cho thợ hàn. (Table QW-461.9 Performance Qualification — Position and
Diameter Limitations) [18]
Bảng 3.57 Phê chuẩn thợ hàn 6G

WPS No AME-WPS-001
Welding Process GTAW+FCAW
Welding Position 6G
Spec A516-60 to A516-60
Material qualified
P.No 1 to 1

89
Test Thickness 10 mm
Test diameter 2. in (50mm)
Diameter 25 mm to Unlimited
Qualified Range
Thickness 2t
Remark PT, RT

Quy trình đánh giá thợ hàn:


- Đơn vị sản xuất (công ty) sẽ xác định số lượng thợ hàn cần đánh giá năng
lực cần thiết cho mức độ công việc tại xưởng. Sau khi đưa ra được nhu
cầu cần thiết thợ hàn, Nhà máy sẽ yêu cầu Trung tâm đào tạo thợ hàn tiến
hành kiểm tra đánh giá khả năng chuyên môn thợ hàn.
- Điều phối viên hàn sẽ cung cấp thông số kỹ thuật hàn hay thông số thử
nghiệm được sử dụng và đưa ra lịch trình và chuẩn bị vật liệu mẫu thử.
- Điều phối viên hàn sẽ cung cấp thông số kỹ thuật hàn hay thông số thử
nghiệm được sử dụng và đưa ra lịch trình và chuẩn bị vật liệu mẫu thử.
- Trước khi bắt đầu hàn, điều phối viên chỉ dẫn cho thợ hàn các yêu cầu của
thông số kỹ thuật hàn. Điều phối viên hàn có thể dừng công việc hàn vào
bất kỳ lúc nào nếu như thợ hàn đó được xem là không thể hàn tốt được.
- Mẫu thử hoàn thành sẽ được xác định, kiểm tra và thử theo Code và
những yêu cầu của khách hàng, khách hàng sẽ giám sát và kiểm tra quá
trình thực hiện các hạng mục kiểm tra.
- Đánh giá khả năng chuyên môn thợ hàn bằng phương pháp kiểm tra
không phá hủy. Báo cáo kiểm tra không phá hủy sẽ được gửi tới Điều phối
viên hàn sau khi được nhận viên kiểm tra phá hủy cấp II hay cấp III chấp
nhận kết quả.
- Dựa vào kết quả của kiểm tra năng lực trên, điều phối viên hàn sẽ chuẩn bị
báo cáo kiểm tra trình độ chuyên môn thợ hàn và mã số nhận biết duy nhất
cho thợ hàn.
Tiêu chuẩn chấp nhận phê chuẩn thợ hàn [18]
Theo QW-304 Welder của ASME IX thì thợ hàn có thể được phê chuẩn bằng
volumetric NDE dựa trên QW-191 khi thực hiện mối hàn giáp mối bằng SMAW,
SAW, GTAW, PAW và GMAW (ngoại trừ chế độ đoản mạch để kiểm tra X
quang) hoặc kết hợp các quy trình này, ngoại trừ P-No. 21 đến P-No. 26, P-
Không. 51 đến P-No. 53, và P-No. 61 đến P-No. 62 kim loại cơ bản.
Quá trình kiểm tra thẩm thấu (PT) Hình 3.41
Đảm bảo diễn ra đúng quy trình, đúng vật liệu thẩm thấu và vật liệu hiển thị, các
vật liệu phải còn hạn sử dụng để tránh sai lệch kết quả.
Dung dịch làm sạch Mega Check Cleaner
Dung dịch thẩm thấu Mega Check Penetrant
Chất hiển thị Mega Check Developer

90
- Bước 1: Dùng dung dịch làm sạch Mega check Cleaner phun lên bề mặt
mối để làm sạch bề mặt mối hàn cần kiểm tra sau đó dùng khăn lau sạch
lau sạch bụi bẩn và tạp chất
- Bước 2: Phun dung dịch thẩm thấu Mega check Penetrant lên trên bề mặt
mối hàn đợi khoảng 10 ~ 15p
- Bước 3: Sau khi dung dịch thẩm thấu đã ngấm vào các vết nứt, rỗ khí,
dùng tiếp dung dịch làm sạch lau sạch dung dịch thẩm thấu ở trên mặt mối
hàn và xung quanh mối hàn (chú ý khi lau thì cần phải lau theo 1 chiều
không lau đi lau lại, lau vị trí nào sạch vị trí đó và khăn lau không được
dùng lại chỗ đã lau để lau lại tránh cho việc dung dịch thẩm thấu còn xót
lại trên mối hàn
- Bước 4: Dùng dung dịch Mega check Developer hiển thị màu phun lên bề
mặt mối hàn vừa lau khô để phát hiện được các khuyết tật mối hàn (nếu
có)

Hình 3.53 Bộ dung dịch kiểm tra PT

Quá trình kiểm tra chụp phim (RT) (QW-191.1.2.2 Qualification Test Welds)
Khi phê chuẩn thợ hàn và người vận hành hàn bằng cách RT các mối hàn trong
các cụm thử nghiệm sẽ được đánh giá là không thể chấp nhận được khi bức ảnh
chụp bức xạ cho thấy bất kỳ sự không hoàn hảo nào vượt quá các giới hạn quy
định dưới đây
- Linear Indications ( Chỉ báo dạng đường)
(1) Bất kỳ loại vết nứt hoặc khu vực nào của sự hợp nhất hoặc ngấu không
hoàn toàn
(2) Bất kỳ tạp chất xỉ kéo dài nào có chiều dài lớn hơn
(-a) 1/8 inch (3 mm) cho độ dày lên đến 3/8 inch (10 mm), bao gồm
(-b) 1/3 độ dày khi độ dày lớn hơn 3/8 inch (10 mm) đến 21/4 inch
(57 mm), bao gồm
(-c) 3 /4 inch (19 mm) cho độ dày lớn hơn 21/4 inch (57 mm)
(3) Bất kỳ nhóm xỉ nào xếp thành hàng có tổng chiều dài lớn hơn chiều
dày gấp 12 lần chiều dày đó, ngoại trừ khi khoảng cách giữa các

91
khuyết tật liên tiếp vượt quá 6L trong đó L là chiều dài của khuyết tật
dài nhất trong nhóm
Rounded Indications (chỉ báo dạng tròn)
(1) Kích thước tối đa cho phép đối với rounded indications phải là 20% độ
dày hoặc 1/8 inch (3 mm), tùy theo giá trị nào nhỏ hơn.
(2) Đối với các mối hàn mà vật liệu có độ dày nhỏ hơn 1/8 in. (3 mm), số
lượng chỉ thị làm tròn tối đa được chấp nhận không được vượt quá 12
trong chiều dài 6 in. (150 mm) của mối hàn. Số lượng chỉ dẫn làm tròn ít
hơn tương ứng sẽ được phép trong các mối hàn có chiều dài nhỏ hơn 6
inch (150 mm).
3) Đối với các mối hàn mà vật liệu có độ dày từ 1/8 inch (3 mm) trở lên,
các hình trong Hình QW-191.1.2.2(b)(4) thể hiện các loại chỉ báo làm tròn
tối đa có thể chấp nhận được minh họa theo nhóm, loại, và cấu hình phân
tán ngẫu nhiên. Các chỉ thị được làm tròn có đường kính tối đa nhỏ hơn
1/32 in. (0,8 mm) sẽ không được xem xét trong các thử nghiệm chấp nhận
chụp ảnh phóng xạ của thợ hàn và người vận hành hàn trong các phạm vi
độ dày vật liệu này.

Hình 3.54 Rounded Indication Charts

92
Kiểm tra lại thợ hàn khi mẫu thử nghiệm không đạt
Theo QW-321. RETESTS [18]
Thợ hàn hoặc người vận hành hàn không đạt một hoặc nhiều bài kiểm tra được
quy định trong QW-304 hoặc QW-305, nếu có, có thể được kiểm tra lại theo các
cách sau:
- Kiểm tra lại ngay lập tức bằng cách kiểm tra ngoại dạng. Khi mẫu không
đạt kiểm tra ngoại dạng (QW-302.4) thì thợ hàn và thợ vận hành máy phải
hàn lại trên hai mẫu liên tiếp cho mỗi vị trí thất bại. Tất cả mẫu phải vượt
qua kiểm tra ngoại dạng trước khi kiểm tra cơ học.(Chọn một trong 2 mẫu
kiểm tra ngoại dạng thành công để kiểm tra cơ học)
- Khi mẫu không đạt kiểm tra cơ học(QW-302.1), kiểm tra lại sẽ được thực
hiện bằng kiểm tra cơ học. Khi tiến hành kiểm tra lại ngay lập tức, thợ hàn
hoặc người vận hành phải thực hiện hai mẫu kiểm tra liên tiếp cho từng vị
trí mà anh ta không đạt, tất cả các phiếu này đều phải đạt yêu cầu kiểm tra.
- Khi mẫu kiểm tra không đạt theo kiểm tra không phá huỷ(Volumetric
NDE QW-302.2), thì ngay lập tức kiểm tra lại bằng chính phương pháp
NDE đã không đạt(QW-321.3)
4.6 Biện pháp thi công và sản xuất
4.6.1 Phân tích, lựa chọn / Thiết kế mới đồ gá hàn
Căn cứ vào hình dáng, kích thước và dạng liên kết hàn ta tiến hành phân tích để
lựa chọn đồ gá hàn tiêu chuẩn hoặc thiết kế đồ gá mới (đồ gá phi tiêu chuẩn) đối
với từng chi tiết hàn như sau:
Đáy bình tác giả chọn máy vê chỏm cầu Faccin có thông số kỹ thuật:
-Độ dày tấm : 6 ~ 25mm
-Đường kính tấm: 700 ~ 4000mm
-Dải bán kính vê: 25 ~ 300mm
-Tổng chiều cao vê : 700mm...

93
Hình 3.55 Máy vê chỏm cầu Faccin

Hình 3.56 Máy uốn lốc tôn 3 trục

Về phần thân bình dạng trụ lớn và dùng phương pháp hàn GTAW và SAW tác
chọn như sau:

 Chọn máy lốc thân bình từ tấm phẳng: MÁY LỐC TÔN 3 TRỤC DAVI
MCA (Hình 3.44)
 Đồ gá hàn ống lớn: BỘ GÁ QUAY TỰA LỰA (Hình 3.45)
o Có thể thay đổi được đường kính từ 500 - 4.500mm
o Được trang bị 2 gối đỡ, 01 gối đỡ chính gồm 2 động cơ được điều
khiển bằng biến tần, thay đổi tốc độ quay của bộ gá thông qua chiết áp
ở tay điều khiển dài 5m.

94
o 01 bộ gối đỡ phụ có thể đặt theo chiều dài của ống.
o Với bộ gá quay tựa lựa đã được thiết kế tính toán theo tiêu chuẩn, có
thể lựa chọn phù hợp với tải trọng và kích thước đường kính ống bộ gá
quay- 5 tấn, 10 tấn, 20 tấn đã được thiết kế tiêu chuẩn, kết cấu khung
máy cững vững chịu tải trọng lớn, chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu
của cảu dự án.
o Khi đặt ống lên bộ gá gối đỡ sẽ tự lựa theo đường kính ống, khi ấn nút
quay thuận, quay ngược bạn sẽ dễ dàng vệ sinh ống, dễ dàng hàn các
đường sinh, dễ dàng sơn ống.
 Kết hợp với bộ đồ gá quay để hàn quá trình hàn SAW với tư thế sấp thì
tác giả chọn hệ thống hàn tự động CB-MATIC: COLUMN AND BOOMS
của Lincoln Electric(Hình 3.46)

Hình 3.57 Bộ gá quay tựa lựa

95
Hình 3.58 Hệ thống hàn tự động CB-MATIC: COLUMN AND BOOMS

Hình 3.59 Đồ gá đảm bảo độ tròn

96
Hình 3.60 Thực tế trong quá trình thi công

Để đảm bảo độ tròn tác giả sử dụng đồ gá chống tâm (Hình 3.47) chuyên dụng để
đảm bảo độ tròn của thân bình không bị móp méo trong quá trình nâng chuyển
bằng cầu trục
4.6.2 Thi công và sản xuất
Trình tự thi công :
Nguyên công 1 : Thực hiện hàn đường sinh trên thân bình
Bước 1.1 . Đặt bình lên đồ gá turning roll chỉnh vị trí thân bình sao cho
mối hàn nằm ở vị trí trên cùng để đưa mối hàn về từ thế hàn 1G
Bước 2.1. Thực hiện hàn đính
Bước 3.1. Gá chống tâm
Bước 3.1. Gá chống tâm và hàn dọc đường sinh bằng hàn SAW.
Nguyên công 2: Hàn và miết đáy bồn
Bước 1.2. Hàn hai tấm đáy tạo hình tròn bán kính 4m
Bước 2.2. Mài phẳng mối hàn trước khi cho lên máy vê chỏm cầu
Bước 3.2. Miết tấm đáy tròn thành hình Elip 2:1
Nguyên công 3: Hàn 2 đáy với thân bồn
Bước 1.3. Đặt thân bình lên đồ gá đồng tâm có 3 trục định hướng
Bước 2.3. Đặt chi tiết đáy lên trên thân bình, căn chỉnh cho đúng vị trí hàn
Bước 3.3. Tiến hành hàn đinh.
Bước 4.3. Lấy chi tiết ra phương thăng đứng có thể dùng xe nâng kẹp rồi
đặt tiếp xúc với đáy còn lại. Chú ý không bỏ lực nâng kẹp để giảm áp lực
lên Đáy.
Bước 5.3. Đính nốt đáy còn lại vào thân bồn.
Bước 6.3. Gỡ chi tiết ra rồi đặt chi tiết lên đồ gá Turning roll và hàn hoàn
thiện chu vi đường hàn cả 2 đáy .

97
Nguyên công 4: Khoét các lỗ mở trên thân bồn
Bước 1.4. Xác định các vị trí vạch dấu các lỗ mở trên thân bồn
Bước 2.4. Tiến hành khoét lỗ bằng máy cắt chép hình.
Bước 3.4. Kiểm tra kích thước vệ sinh các mép lỗ.
Nguyên công 5 : Hàn cụm chi tiết cửa thăm và các ống ra và khí
Bước 1.5. Hàn đường sinh ống nối .
Bước 2.5. Vát mép phần ống nối .
Bước 3.5. Lồng bích vào ống nối và tiến hành hàn đính sau đó hàn hết chu
vi
Nguyên công 6 : Hàn cụm chi tiết chân đế
Bước 1.6. Hàn các chi tiết của chân đế
Bước 2.6. Hàn đính tấm tăng cứng với cụm chân đế
Nguyên công 7 : Hàn cụm tai móc vào thân bồn
Bước 1.7. Vát mép phần tai móc
Bước 2.7. Gá và đính tai móc vào miếng lót tai móc.
Bước 3.7. Hàn hoàn thiện chu vi đường hàn .
Bước 4.7. Do kích thước và xác định vị trí lấy đầu 2 tai móc trên thân bồn.
Bước 5.7. Tiến hành hàn đính .
Bước 6.7: Hàn hoàn thiện cụm tai nâng
Nguyên công 8: Hàn chân đế vào cụm vừa hàn ở nguyên công 6.
Bước 1.8. Đặt 2 chân đế đúng khoảng cách và thẳng hàng trên mặt phẳng .
Bước 2.8. Cẩu toàn bộ cụm chi tiết từ vị trí nằm ngang lên 2 chân đế để
xác định khoảng cách.
Bước 3.8. Hoàn thiện bằng hàn FCAW
Nguyên công 9 : Hàn cụm chi tiết cửa thăm ống nạp, cửa ra vào khí và xả đáy
vào thân bồn .
Bước 1.9. Vát mép các lỗ mở trên thân bồn.
Bước 2.9. Cắt ống cửa thăm theo biên dạng giống với biên dạng trên thân
bồn.
Bước 3.9. Đặt cụm chi tiết cửa thăm vào vị trí rồi tiến hành hàn đính (chú
ý lồng miếng tăng cứng vào ống nối trước ).
Bước 3.9. Đặt cụm chi tiết cửa ra vào khí vào vị trí rồi tiến hành hàn đính
(chú ý lồng miếng tăng cứng vào ống nối trước, các miếng tăng cứng phải
có lỗ nhỏ thoát khí).
Bước 5.9. Hàn hết chu vi ống nối với thân bồn.
Bước 6.9. Hàn hết chu vi miếng tăng cứng cửa thăm 2 phía .
Bước 7.9. Đặt ống nạp, xả liệu vào vị trí lỗ mở rồi hàn đính.
Bước 8.9. Hàn hết chu vi các ống .

98
Hình 3.61 Sản phẩm sau khi hàn xong

4.7 Xử lý nhiệt hàn


Do bình ngưng tụ được chế tạo chủ yếu là thép A516-60N và thép A350-LF2 có
số P là 1 và số nhóm lần lượt 1, 2 nên không cần nung nóng sơ bộ trước khi hàn.
Theo mục “NONMANDATORY APPENDIX R PREHEATING” ASME
Section VIII Division 1 [9]
A36 là các loại thép C thấp có tính bền cao tính hàn tốt nên việc nung nóng sơ bộ
không cần thiết
Theo QW-407 POSTWELD HEAT TREATMENT đối với vật liệu có số P từ 1
đến 6 và từ 9 đến 15F thì áp dụng theo điều kiện sau: [18]
1) Không PWHT
2) PWHT dưới nhiệt độ biến đổi thấp hơn
3) PWHT trên nhiệt độ biến đổi trên (ví dụ: chuẩn hóa)
4) PWHT ở trên nhiệt độ chuyển hóa trên, sau đó là xử lý nhiệt dưới nhiệt độ
chuyển hóa thấp hơn (ví dụ: chuẩn hóa hoặc làm nguội tiếp theo là ủ)
5) PWHT giữa nhiệt độ chuyển hóa trên và dưới
Vì vậy không cần xử lý nhiệt sau khi hàn

99
CHƯƠNG 5. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ NGHIỆM THU SẢN PHẨM

5.1 Quy trình thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm (ITP)
5.1.1 Thanh tra vấn đề an toàn sản xuất
Việc đầu tiên và quan trọng nhất trong vấn đề sản xuất và thi công đó là an toàn
lao động, chính vì vậy phải đảm bảo an toàn trước mới có thể đảm bảo chất
lượng của sản phẩm
- Trước khi ra hiện trường làm việc cần phải trang bị đầy đủ bảo hộ cá nhân
như : quần áo bảo hộ, giày bảo hộ, mắt kính, mũ bảo hộ, khẩu trang…
- Khi công nhân hay nhân viên ra ngoài công trường phải được học an toàn
dự án và được dán tem an toàn lên mũ.
- Làm việc trên cao (trên 2m) phải đeo dây an toàn, đầu móc an toàn phải
treo từ thắt lưng trở lên.
- Làm việc trong hầm sâu, khép kín cần phải bố trí ít nhất hai người làm
việc, một người quan sát, cảnh báo. Bố trí hệ thống thông gió trong hầm
sâu, khu vực khép kín.
- Khi làm việc trên xe cẩu, xe nâng phải đeo dây an toàn, tuyệt đối tuân thủ
sự điều khiển của người vận hành xe cẩu và người điều khiển tín hiệu.
- Khi hàn cắt có sử dụng khí năng lượng thì phải tuyệt đối tuân thủ quy
trình sử dụng khí năng lượng đó sao cho an toàn nhất. Ví dụ, mở van oxy
trước rồi mở van khí cháy sau, đóng van khí cháy trước rồi đóng van oxy
sau…
- Khi sử dụng các thiết bị điện cầm tay (máy hàn, máy mài, máy cắt…) phải
kiểm tra điều kiện an toàn như: dây cấp nguồn có cắm đúng vào nguồn
điện cần dùng hay không, dây cắm có bị hở hay không, tiếp mát có kẹp
vào vị trí cần hàn hay không.
- Khi đi lại cần đảm bảo an toàn, không đi lại những nơi có cạnh sắc, nơi có
biển báo cấm, nơi có rào chắn, những nơi mà cần cẩu trục đi qua hay các
mã hàng đang được cẩu trên cao, những nơi làm việc trên hành lang an
toàn của cẩu…Chỉ được đi lại những nơi, phần đường dành cho người đã
vạch sẵn, khi lên xuống cầu thang phải vịn tay vào lan can.
- Khi làm việc trong điều kiện dễ xảy ra cháy nổ như kho chứa khí cháy,
oxy cần phải đăng ký trước với người có trách nhiệm trực chữa cháy.
- Tại nơi làm việc có nguy cơ mất an toàn lao động phải báo ngay cho
người có trách nhiệm để khắc phục. Khu vực làm việc nếu có xảy ra tai
nạn lao động thì phải sơ cứu nạn nhân, thông báo cho bộ phận y tế, bộ
phận an toàn để khắc phục tai nạn.
- Khi có đám cháy xuất hiện trong xưởng sản xuất cần thực hiện các bước
sau:
 Cần nhanh chóng thông báo cho tất cả mọi người được biết.
 Ngắt cầu dao điện.
 Tham gia chữa cháy, cứu tài sản, cháy lan diện rộng cần gọi chữa
cháy.

100
5.1.2 Kiểm soát lựa chọn, thanh tra vật liệu
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm thì quy trình thanh tra và kiểm soát chất lượng
phải được thực hiện từ việc kiểm soát chất lượng đầu vào của vật liệu
- Đảm bảo vật liệu cơ bản phù hợp với yêu cầu của sản phẩm, đúng mác
thép, số lượng chất lượng
- Truy xuất nguồn gốc của vật liệu cơ bản đem đi hàn phải phù hợp với
chứng chỉ vật liệu về nguồn gốc và chất lượng
- Kích thước phôi phải đảm bảo đúng dung sai như trong các bản vẽ thiết
kế và được đánh mã số phù hợp.
- Vật liệu hàn phải phù hợp với yêu cầu trong từng WPS cụ thể.
- Vật liệu hàn đang sử dụng phải phù hợp với dự án đang thực hiện.
5.1.3 Thanh tra việc lựa chọn và lắp ráp thiết bị hàn, dụng cụ
- Sử dụng thiết bị hàn phải phù hợp với dự án đang thực hiện.
- Thiết bị hàn phải có chứng chỉ lưu trên máy hoặc đã được hiệu chỉnh
nhưng còn thời hạn sử dụng.
- Sử dụng máy hàn, thiết bị phụ trợ phải đúng với từng quy trình hàn cụ
thể, không được nhầm lẫn
- Kiểm tra thông số của máy hàn có đáp ứng được thông số quá trình hàn
được ghi trên WPS hay không
- Các thiết bị đo phải còn hiệu chuẩn
5.1.4 Kiểm soát lựa chọn phê chuẩn thợ hàn có năng lực
- Thợ hàn hoặc thợ vận hành máy hàn phải có chứng chỉ phù hợp cho loại
mối hàn cụ thể.
- Thợ hàn hay thợ vận hành máy hàn phải có tên trong danh sách mục đăng
ký thợ hàn của từng dự án.
- Đối với từng nhóm mối hàn luôn có một WPS cụ thể, thợ hàn hay thợ vận
hành máy hàn không được sử dụng nhầm lẫn WPS. Trong trường hợp thợ
hàn hay thợ vận hành máy hàn không xác định được WPS sử dụng cho
nhóm mối hàn nào thì thanh tra hàn cần tiến hành ghi tên của WPS lên vị
trí mối hàn.
5.1.5 Kiểm soát chất lượng hàn
1) Trước khi hàn cần kiểm tra:
- Vật liệu: tuân theo bản vẽ/WPS và đảm bảo điều kiện (không hư hỏng,
lẫn tạp chất), được đánh dấu và có thể truy xuất nguồn gốc
- Quy trình hàn (WPS): được phê duyệt và luôn sẵn có cho thợ hàn (và
người kiểm tra)
- Thiết bị hàn: Trong điều kiện tốt và được hiệu chỉnh phù hợp
- Chuẩn bị mối hàn: tuân theo WPS (và/hoặc bản vẽ)
- Đánh giá thợ hàn: nhận biết thợ hàn đủ tiêu chuẩn cho mỗi WPS sử
dụng chứng chỉ thợ hàn còn hiệu lực

101
- Vật liệu hàn: sử dụng theo quy định trong WPS, được lưu trữ/kiểm
soát theo quy trình kiểm soát vật liệu hàn
- Việc gá, đính phải được thực hiện bởi
- Bề mặt: không khuyết tật, lẫn tạp chất hay bị hư hỏng
- Gia nhiệt (nếu có): nhiệt độ thấp nhất theo WPS
2) Trong khi hàn cần kiểm tra:
- Môi trường: đảm bảo thời tiết thích hợp
- Phương pháp hàn: tuân theo WPS
- Nhiệt độ giữa các lớp: nhiệt độ tối đa theo WPS
- Vật liệu hàn: theo WPS
- Thông số hàn: điện áp, dòng điện, tốc độ hàn,… tuân theo WPS
- Lớp lót: kiểm tra trực quan đạt tiêu chuẩn (cho hàn 1 phía)
- Mài hoặc thổi mặt sau: bằng phương pháp được phê duyệt và thợ có
tay nghề tốt
- Vệ sinh giữa các lớp: thợ có tay nghề tốt
- Thợ hàn: được đánh giá theo WPS được sử dụng
3) Sau khi hàn cần kiểm tra:
- Nhận biết mối hàn: Mỗi mối hàn được đánh dấu bằng số hiệu thợ hàn,
mỗi mối hàn được nhận biết theo bản vẽ hoặc sơ đồ hàn
- Ngoại dạng mối hàn: đảm bảo phù hợp cho NDT (biên dạng, vệ
sinh…), kiểm tra trực quan mối hàn và thứ tự theo tiêu chuẩn
- Kiểm tra kích thước: kiểm tra kích thước theo bản vẽ hoặc tiêu chuẩn
- Bản vẽ: đảm bảo mọi thay đổi đều được thể hiện trong bản vẽ hoàn
công
- Kiểm tra không phá hủy (NDE): đảm bảo NDE được hoàn thành và
báo cáo sẵn sàng để lưu trữ
- Sửa: kiểm soát theo quy trình
- Xử lý nhiệt nếu có (PWHT): tuân theo WPS và kiểm soát theo quy
trình
- Lưu tài liệu: đảm bảo tất cả các báo cáo được hoàn thiện và đối chiếu
như yêu cầu
4) Hàn sửa
Sửa kim loại cơ bản: Khuyết tật ở bề mặt gia công như vết hồ quang, rỗ, xỉ,
…sẽ được loại bỏ bằng cách đục hoặc mài và kiểm tra trực quan để đảm bảo
loại bỏ các khuyết trước khi hàn. Hàn theo quy trình đã được phê duyệt. Khu
vực hàn phải được mài phẳng và nhẵn bằng kim loại cơ bản. Độ dày giảm do
mài là chấp nhận được nếu tất cả các điều kiện sau đây được đáp ứng:
- Việc giảm độ dày sẽ không làm giảm chiều dày vật liệu sửa chữa và
các bề mặt liền kề bên dưới độ dày yêu cầu tối thiểu tại bất kỳ điểm
nào
- Độ dày giảm không được vượt quá 0.8mm hoặc 10% độ dày danh
nghĩa của kim loại cơ bản (chọn số nhỏ hơn)
- Việc sửa chữa bằng hàn không yêu cầu đối với các khuyết tật bề mặt
có độ sâu sau khi loại bỏ bằng hoặc lớn hơn độ dày danh nghĩa. Bề mặt
102
mài sẽ được mài nhẵn và được kiểm tra để xác minh lỗi đã được loại
bỏ bằng phương pháp tương tự như phương pháp kiểm tra được sử
dụng để phát hiện lỗi
- Bề mặt hàn sửa chữa đã hoàn thành phải được kiểm tra bằng PT hoặc
MT. PT phải được thực hiện theo yêu cầu của thiết kế tại điểm sửa
hoặc tất cả
Sửa mối hàn: loại bỏ các khuyết tật bằng thổi hoặc mài. Kiểm tra trực quan
để đảm bảo các khuyết tật được hoàn toàn loại bỏ. PT hoặc MT có thể được
thực hiện nếu cần thiết. Mối nối sẽ được hàn lại theo quy trình hàn được phê
duyệt
- Việc kiểm tra các vị trí hàn sửa phải được lặp lại theo yêu cầu cho mối
hàn ban đầu
- Xử lý nhiệt sau hàn phải được thực hiện theo yêu cầu tiêu chuẩn áp
dụng
- Sau khi hàn khu vực hàn đắp phải được xử lý đúng cách bằng cách mài
bằng để đạt được hình dạng được chỉ định
5.1.6 Thanh tra, giám sát việc bảo quản vật tư, thiết bị hàn
- Vật tư ngay trước khi sử dụng mới được đưa ra khỏi kho chứa vật liệu
hàn và phải phù hợp với dự án đang tiến hành.
- Trong quá trình hàn, vật tư sử dụng cần phải phù hợp cho những nhóm
mối hàn cụ thể, không được nhầm lẫn.
- Sau hàn, nếu vật tư sử dụng còn thừa thì cần chuyển về kho và được
đánh dấu, sấy lại (nếu cần) theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Thiết bị hàn trước khi đem đi hàn cần phải có chứng chỉ còn thời hạn
sử dụng, và phải được sử dụng đúng với quá trình hàn mà thiết bị hàn
có thể vận hành được.
- Sau khi hàn xong, cần đưa thiết bị hàn vào tủ chứa theo đúng yêu cầu
của bảng hướng dẫn.
5.2 Nghiệm thu sản phẩm chế tạo
5.2.1 Kiểm tra ngoại dạng (Visual Inspection)
- Xác nhận rằng sơn, căn dầu, nước và gỉ đã được làm sạch khỏi bề mặt
rãnh và những vùng lân cận.
- Mối hàn đính sẽ phải được thực hiện làm sạch từ mặt sau.
- Kiểm tra mối hàn đào sau:
 Thực hiện đào sau như bản vẽ và xác nhận trực quan bất cứ khuyết
tật nào cũng phải được loại bỏ hoàn toàn.
 Loại bỏ xỉ hàn từ mối hàn đào sau
- Kiểm tra hàn (Welding Inspection):
 Tất cả những mối hàn sẽ phải được thực hiện bởi thợ hàn có chứng
chỉ.

103
 Kiểm tra quá trình hàn theo phụ lục đi kèm và xác nhận rằng kích
thước nằm trong dung sai cho phép. Loại bỏ hết những vấu gá và xỉ
hàn.
 Xác nhận rằng sự biến dạng do hàn đã được khắc phục để đảm bảo
tốt cho quá trình lắp thử.
- Kiểm tra ngoại dạng:
 Tất cả các mối hàn sẽ phải được kiểm tra trực quan và được chấp
nhận. Nếu có bất kì mâu thuẫn nào giữa yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ
thuật thì yêu cầu nghiêm ngặt hơn sẽ được áp dụng.
 Kiểm tra cẩn thận nếu mối hàn và quá trình hàn đã được hoàn
thành đúng như trong bản vẽ. Nếu có bất kì vết gá đính, vết mồi hồ
quang, vết sứt sẹo…chúng sẽ được loại bỏ bằng phương pháp mài.
Nếu yêu cầu, tất cả những khuyết tật này sẽ được chữa bằng cách
hàn và kiểm tra lại bằng các phương pháp NDT phù hợp.
 Tất cả những mối hàn sẽ được kiểm tra trực quan và sẽ được chấp
nhận nếu thoả mãn những yêu cầu dưới đây:
 Rạn nứt: tất cả những vết nứt đều không được chấp nhận,
bất kể kích thước hay vị trí nào.
 Sự nóng chảy giữa kim loại cơ bản và kim loại hàn: Sự nóng
chảy hoàn toàn sẽ tồn tại ở giữa các lớp kim loại cơ bản và
kim loại hàn.
 Biên dạng mối hàn không đủ tại các điểm bắt đầu và kết
thúc hàn sẽ được điền đầy cho đúng với kích thước mối hàn
quy định trừ trường hợp các điểm đầu cuối của mối hàn góc
gián đoạn nằm ngoài phạm vi chiều dài yêu cầu.
5.2.2 Kiểm tra chụp ảnh phóng xạ
Theo UW-2 SERVICE RESTRICTIONS tất cả các mối hàn giáp mối phải được
chụp phim đầy đủ [18]
Theo UW-51 RADIOGRAPHIC EXAMINATION OF WELDED JOINTS
a) Tất cả các mối hàn được chụp X-quang phải được kiểm tra theo “ASME
Section V, Article 2”, trừ những điểm được chỉ định dưới đây.
1) Một bộ đầy đủ các hình ảnh X quang và báo cáo kiểm tra, như được
mô tả trong “ASME Section V, Article 2”, đối với mỗi bình hoặc bộ
phận bình sẽ được Nhà sản xuất giữ lại, như sau:
- Hình ảnh chụp X-quang cho đến khi Báo cáo dữ liệu của nhà sản
xuất được ký bởi Thanh tra viên
- Báo cáo kiểm tra theo yêu cầu bởi phần này
2) Thể hiện mật độ chấp nhận được trên phim đồ họa vô tuyến và khả
năng nhìn thấy hình ảnh chỉ báo chất lượng hình ảnh (IQI) theo quy
định và lỗ được chỉ định hoặc dây được chỉ định của dây IQI sẽ được
coi là bằng chứng cơ bản về việc tuân thủ “ASME Section V, Article
2”.

104
3) Các yêu cầu của “ASME Section V, Article 2, T-274.2,” chỉ được sử
dụng như một hướng dẫn cho chụp X quang dựa trên phim.
4) Để thay thế cho các yêu cầu kiểm tra bằng chụp ảnh phóng xạ ở trên,
tất cả các mối hàn mà phần mỏng hơn của các bộ phận được nối với
nhau dày từ 1/4 inch (6 mm) trở lên có thể được kiểm tra bằng phương
pháp siêu âm (UT)
b) Các dấu hiệu phát hiện bằng chụp ảnh bức xạ trong một mối hàn vượt quá
các tiêu chí sau đây là không thể chấp nhận được và do đó là những
khuyết tật. Các khuyết tật sẽ được hàn sửa chữa lại và khu vực được sửa
chữa sẽ được kiểm tra lại. Thay cho việc kiểm tra lại bằng chụp X quang,
mối hàn đã sửa chữa có thể được kiểm tra bằng siêu âm theo lựa chọn của
Nhà sản xuất.
Việc kiểm tra siêu âm này phải được ghi chú trong phần Nhận xét trên
Biểu mẫu Báo cáo Dữ liệu của Nhà sản xuất:
1) Bất kỳ dấu hiệu nào được mô tả là vết nứt hoặc vùng không ngấu
không chảy
2) Bất kỳ đường kéo dài nào trên phim chụp lớn hơn:
- 1/4 in. (6 mm) đối với t dày đến 3 /4 in. (19 mm)
- 1/3t đối với t từ 3/4 in (19mm) đến 2 ¼ in (57mm)
- 3/4 in. (19 mm) đối với t lớn hơn 21 /4 in. (57 mm)
3) Bất kỳ nhóm vết thẳng hàng nào có tổng chiều dài lớn hơn t trong
chiều dài 12t, ngoại trừ khi khoảng cách giữa các điểm không hoàn
hảo liên tiếp vượt quá 6L trong đó L là chiều dài của điểm không hoàn
hảo dài nhất trong nhóm;
Các khuyết tật, chẳng hạn như vết nứt, lỗ kim và ngấu không hoàn toàn, được
phát hiện bằng mắt thường hoặc bằng thử nghiệm thủy tĩnh hoặc khí nén hoặc
bằng các kiểm tra được quy định sẽ được loại bỏ bằng phương pháp cơ học hoặc
bằng quy trình cắt nhiệt, sau đó sẽ phải hàn lại và được kiểm tra lại.
5.2.3 Kiểm tra lần cuối
Sau khi các công đoạn hàn sửa kết thúc, phải kiểm tra lại toàn bộ bề mặt lần cuối
để chuyển sang công đoạn tiếp theo (làm sạch bằng blasting, mạ kẽm, sơn ,...)

105
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN

Sau một kỳ thực tập và thực hiện Đồ án tốt nghiệp kỹ sư với đề tài “Thiết kế
quy trình công nghệ hàn chế tạo bồn ngưng tụ KNOCK-OUT DRUM”, qua
sự tận tình chỉ dạy, hướng dẫn của thầy TS Hán Lê Duy, tác giả đã tích lũy và thu
được rất nhiều kiến thức quý báu, như:

 Có một cái nhìn tổng quát về sản phẩm bình ngưng tụ chế tạo bằng
phương pháp hàn cũng như một quy trình tính toán thiết kế để tạo ra được
một sản phẩm là bình bồn chịu áp lực theo đúng quy trình, tiêu chuẩn
ASME.
 Hiểu biết thêm về kiến thức chuyên ngành, cách tính toán thiết kế để chế
tạo ra sản phẩm, từ đó nhận ra một điều rằng những kiến thức đã học trên
lớp rất cần thiết khi đưa vào tính toán thiết k, ví dụ như môn học sức bền
vật liệu, kết cấu hàn, ứng suất và biến dạng hàn…
 Biết cách tra cứu vật liệu phù hợp cho sản phẩm chế tạo, chọn phương
pháp hàn, vật liệu hàn sao cho tối ưu và hiệu quả nhất, giúp tăng năng suất
chế tạo sản phẩm. Tính toán bình sao cho phù hợp nhất tiết kiệm nhất mà
vẫn đảm bảo được chất lượng khi sử dụng.
 Biết cách sử dụng tài liệu sẵn có trên mạng, sách vở, để củng cố thêm cho
lập luận của mình.
 Hiểu biết thêm về kiến thức chuyên ngành, lĩnh vực áp dụng thực tế, các
bước cơ bản để xây dựng một bản quy trình hàn WPS, …v.v…

Qua quá trình hoàn thành đồ án này, tác giả đã được hệ thống lại toàn bộ kiến
thức cơ khí nói chung và công nghệ hàn nói riêng. Thông qua đồ án tác giả thấy
toàn bộ quy trình để chế tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh từ thiết kế cho đến khi
cho ra một sản phẩm hoàn thiện. Sau khi hoàn thành xong tác giả cảm thấy được
bổ sung thêm rất nhiều kiến thức như vật liệu, dung sai, đồ gá, tiêu chuẩn quy
phạm liên quan. Từ việc phân tích dữ liệu đầu vào, lựa chọn vật liệu, tính toán
thiết kế sản phẩm, quy trình gá lắp-hàn, phê chuẩn quy trình hàn và phê chuẩn
thợ hàn, đến các kiểm tra cần thiết sau khi chế tạo sản phẩm dựa trên tiêu chuẩn
ASME. Toàn bộ quá trình tính toán, thiết kế đã giúp tác giả có thể đưa những
kiến thức đã được học vào một sản phẩm cụ thể, có được cái nhìn tổng hợp về
toàn bộ kiến thức đã được học cũng như kinh nghiệm ngoài thực tế, giúp tác giả
có 1 nền tảng kiến thức khi bước vào công việc thực tế sau khi ra trường.

106
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] "Knock Out Drums".


[2] "KNOCK-OUT DRUM DATA SHEET AND SIZING
CALCULATION_C".Specification project.
[3] ASME BPVC 2021 Section II part A-2 Ferrous Material Specifications 451-
end, 2021.
[4] [Online]. Available: https://www.casider.com/en/asa-516-gr60n-p-19-en.
[5] A516/A516M – 10 Standard Specification for Pressure Vessel Plates,
Carbon Steel, for Moderate- and Lower-Temperature Service, 2015.
[6] A350/A350M – 15 Standard Specification for Carbon and Low-Alloy Steel,
2015.
[7] A36/A36M Standard Specification for Carbon Structural Steel, 2015.
[8] V. Đ. Toại, Slide “Nứt và độ lành lặn của liên kết hàn”, 2020.
[9] ASME BPVC Section VIII div. 1 Rules for Construction of Pressure
Vessels, 2021.
[10] ASME BPVC Section II part D Properties (metric), 2021.
[11] "API 521 Pressure-relieving and Depressuring Systems," 7th, 2020.
[12] H. Puebla, "Parametric approach for the optimal design of knockout drums,"
2007.
[13] ASME B16.5 Pipe Flanges and Flanged Fittings, 2020.
[14] ASME B16.47 Large Diameter Steel Flanges, 2006.
[15] Pressure Vessel Handbook, 12th, 2001.
[16] ASME BPVC Section II part C-Specifications for Welding Rods,
Electrodes, and Filler Metals, 2021.
[17] V. Đ. TOẠI, Tinh toan Che do han MIG-MAG, FCAW, SAW.
[18] ASME BPVC Section IX Qualification Standard for Welding, Brazing, and
Fusing Procedures; Welders; Brazers; and Welding, Brazing, and Fusing
Operators, 2021.
[19] API RP 582 Welding Guidelines for the Chemical, Oil, and Gas Industries,
4th, 2023.

107
PHỤ LỤC

108
109
110
111
112
113

You might also like