You are on page 1of 95

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN HÀ NỘI

GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: TÍNH TOÁN KẾT CẤU HÀN
NGÀNH/NGHỀ: HÀN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐCĐ-ĐT


ngày…….tháng….năm ................... của Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội)
(Fonst chữ Times New Roman cỡ chữ 14 chữ thường in nghiêng)

HÀ NỘI - NĂM 2017

1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu môn học: Tính toán kết cấu hàn thuộc loại giáo trình nên các
nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục
đích đào tạo hoạc làm tài liệu tham khảo khác. Mọi mục đích khác mang tính lệch
lạc hoặc sử dụng với mục đích mang tính kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm
cấm.

2
LỜI GIỚI THIỆU

Tập bài giảng “Kết cấu hàn” được biên soạn dựa theo chương trình môn học
Kết cấu hàn dùng cho đào tạo bậc Cao đẳng Công nghệ Hàn tại Trường CĐ Cơ
Điện Hà Nội được Bộ LĐTB&XH ban hành. Tập bài giảng được sử dụng để làm
tài liệu giảng dạy cho giáo viên giảng dạy, là tài liệu học tập cho sinh viên đang
theo học ngành hàn và làm tài liệu tham khảo cho các kỹ sư cơ khí.
Tập bài giảng “Kết cấu hàn” đã đề cập đến những vấn đề cần thiết, phương
pháp vận dụng kiến thức của một số môn học khác như “Lý thuyết hàn”, “Sức bền
vật liệu”, “Nhiệt kỹ thuật” để tính toán, sử lý các kết cấu hàn, tạo điều kiện cho
việc lựa chọn và xác định quá trình công nghệ cho kết cấu. Vì vậy để nâng cao
được chất lượng bài giảng, giáo viên cần dựa vào tính chất của từng bài giảng mà
tham khảo thêm kiến thức của mốt số môn học có liên quan để hướng dẫn cho sinh
viên biết vận dụng các kiến thức đó giải quyết các vấn đề của kết cấu hàn.
Tập bài giảng “Kết cấu hàn” nhằm trang bị những kiến thức cần thiết để
người học có điều kiện lựa chọn phương án công nghệ được chính xác hơn. Vì vậy
nó cũng thường xuyên được bổ sung, đổi mới theo cùng với mức độ phát triển của
khoa học công nghệ trong khu vực cũng như trên thế giới.
Để tăng giá trị sử dụng của tài liệu rất mong sự đóng góp ý kiến của các
đồng chí giáo viên bộ môn, các bạn đồng nghệp, bạn đọc. Có thể góp ý bằng văn
bản hay gặp trực tiếp văn phòng Khoa Cơ khí.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2017


Giáo viên biên soạn

Chủ biên: Th.s. Nguyễn Trọng Điệu.


1. K. sư. Phạm Quang Tuấn.
2. K. sư Đỗ Quang Khải.

3
MỤC LỤC
GIÁO TRÌNH 1
BÀI 1: MỘT SỐ KIẾN THỨC BỔ TRỢ...............................................................9
1. VẬT LIỆU CHẾ TẠO KẾT CẤU HÀN:........................................................9
1.1. Thép các bon.................................................................................................9
1.2. Thép hợp kim..............................................................................................14
1.3. Kim loại màu và hợp kim của chúng..........................................................17
1.4. Que hàn (Xem lại phần Vật liệu Hàn)........................................................23
1.5. Một số nguyên tắc khi lựa chọn vật liệu cho kết cấu..................................28
1.6. Tiêu chuẩn vật liệu của các nước................................................................31
2. CÁC DẠNG MỐI HÀN:................................................................................31
2.1. Phân loại theo vị trí của mối hàn trong không gian....................................31
2.2. Phân loại theo mặt cắt ngang của mối hàn:................................................32
3. PHƯƠNG PHÁP THỬ KÉO - NÉN LIÊN KHẾT HÀN...........................33
BÀI 2: TÍNH ĐỘ BỀN CỦA MỐI HÀN..............................................................35
1. TÍNH TOÁN KẾT CẤU HÀN THEO TRẠNG THÁI GIỚI HẠN VÀ
ỨNG SUẤT CHO PHÉP:...................................................................................35
1.1. Khái niệm về mối hàn:................................................................................35
1.2. Tính toán kết cấu hàn theo trạng thái giới hạn và ứng xuất cho phép:.......35
2. TÍNH TOÁN KẾT CẤU MÁY THEO ỨNG SUẤT CHO PHÉP:.............36
3. MỐI HÀN VÀ ĐỘ BỀN CỦA MỐI HÀN:...................................................36
4. TÍNH TOÁN MỐI HÀN GIÁP MỐI:...........................................................37
5. TÍNH TOÁN MỐI HÀN GÓC:.....................................................................38
6. TÍNH TOÁN MỐI HÀN TỔNG HỢP:.........................................................39
BÀI 3: TÍNH ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG KHI HÀN....................................41
1. CÁC DẠNG ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG HÀN – BIỆN PHÁP GIẢM
ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG HÀN:................................................................41
1.1. Khái niệm về nội ứng suất:.........................................................................41
1.2. Ứng suất và biến dạng khi hàn:..................................................................41
4
1.3. Xác định lực tác dụng:................................................................................48
2. TÍNH ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG KHI HÀN ĐẮP VÀO MÉP TẤM:.51
3. TÍNH ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG KHI HÀN GIÁP MỐI:....................54
3.1. Xác định nội lực dọc và mô men uốn:........................................................55
3.2. Ứng suất và biến dạng theo phương ngang do co dọc khi hàn giáp mối:...59
3.3. Ứng suất và biến dạng do co ngang khi hàn giáp mối:...............................61
4. TÍNH ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG KHI HÀN GIÁP MỐI:....................63
4.1. Nội ứng suất và biến dạng khi hàn góc chữ L:...........................................63
4.2. Nội ứng suất và biến dạng khi hàn chồng:..................................................64
4.3. Nội ứng suất và biến dạng khi hàn liên kết chữ T:....................................67
4.4. Nội ứng suất và biến dạng khi hàn dầm chữ I:...........................................71
BÀI 4: TÍNH TOÁN KẾT CẤU DẦM VÀ TRỤ.................................................73
1. KHÁI NIỆM DẦM:........................................................................................73
2. TÍNH TOÁN ĐỘ CỨNG VÀ ĐỘ BỀN CỦA DẦM:...................................73
2.1. Dầm phải thỏa mãn điều kiện cứng:..........................................................73
2.2. Dầm thỏa mãn điều kiện bền:.....................................................................74
2.3. Tính toán và thiết kế mối hàn ở dầm:.........................................................76
3. KHÁI NIỆM TRỤ:.........................................................................................77
4. TÍNH TOÁN ĐỘ CỨNG VÀ ĐỘ BỀN CỦA TRỤ:....................................78
4.1. Tính toán độ ổn định của trụ có mặt cắt liên tục:.......................................78
4.2. Tính toán và thiết kế mối hàn ở trụ:............................................................82
BÀI 5: TÍNH TOÁN KẾT CẤU DÀN..................................................................84
1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI DÀN:...........................................................84
1.1. Khái niệm:..................................................................................................84
1.2. Phân loại dàn:..............................................................................................85
2. TÍNH TOÁN ỨNG LỰC CỦA DÀN:...........................................................86
2.1. Xác định ứng lực trong các thanh của dàn bằng phương pháp tách nút và
phân ly dàn:........................................................................................................86
2.2. Xác định ứng lực bằng phương pháp mặt cắt:............................................87
3. TÍNH TOÁN ĐỘ BỀN CỦA NÚT DÀN:.....................................................89
5
3.1. Các yêu cầu chung:.....................................................................................89
3.2. Tính mối hàn: (Tính nút dàn như hình vẽ)..................................................89
4. TÍNH TOÁN THÙNG CHỨA HÌNH TRỤ ĐỨNG:....................................93
4.1. Thân thùng:.................................................................................................93
4.2. Đáy thùng:...................................................................................................94
4.3. Nắp thùng:...................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................96

6
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN

Tên môn học: Tính toán kết cấu hàn.


Mã môn học: MH - 34
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:
* Vị trí: Tính toán kết cấu hàn là môn học chuyên môn nghề trong chương
trình đào tạo nghề hàn. Môn học được bố trí giảng dạy sau khi sinh viên đã học
xong các môn học kỹ thuật cơ sở và các mô đun chuyên môn MĐ – 20; MĐ – 21;
MĐ – 23 hoặc song song với MĐ – 22; MĐ – 24; MĐ – 25; MĐ – 26; MĐ – 27;…
* Tính chất của môn học: Tính toán kết cấu hàn là môn học chuyên ngành
hàn mang tính lý thuyết và bài tập thực hành giúp sinh viên tiếp thu và thực hiện
các kỹ năng tính toán kết cấu.
* Ý nghĩa và vai trò của môn học: Trang bị cho học các kiến thức cơ bản
để tính toán, xác định được tuổi thọ của kết cấu sau khi hàn.
Mục tiêu của môn học:
* Kiến thức:
- Được đánh giá qua kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp đạt các yêu cầu sau:
- Liệt kê đầy đủ các loại vật liệu chế tạo kết cấu hàn.
- Tính toán chích xác vật liệu chế tạo kết cấu hàn.
- Trình bày rõ các công thức tính toán độ bền, ứng suất và biến dạng khi hàn.
- Giải đúng các bài toán nghiệm bền và tính ứng suất biến dạng khi hàn của
các kết cấu hàn đơn giản.
- Trình bày được các kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường, sử dụng năng
lượng và tài nguyên hiệu quả.
- Xác định được vị trí của các thiết bị tiết kiệm điện trong sơ đồ, quy trình
luyện tập.
* Kỹ năng:
- Nhận biết đúng các loại vật liệu chế tạo các kết cấu hàn.
- Tra bảng, tính toán vật liệu hàn chính xác.
- Tính toán được sự biến dạng của kết cấu hàn sau khi hàn từ đó đưa ra được biện
pháp giảm ứng xuất và biến dạng hợp lý.
- Kiểm tra đánh giá đúng công việc tính toán các kết cấu hàn.
- Áp dụng được những biện pháp bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài
nguyên hiệu quả.
- Lựa chọn và sử dụng được các thiết bị tiết kiệm điện trong quá trình luyện
tập.
- Lập được kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình luyện tập.
- Đóng góp, xây dựng được một môi trường học tập, làm việc sạch, tiết kiệm
năng lượng và hạn chế rác thải nguy hại.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

7
- Tích cực, tự giác trong học tập, cẩn thận, chính xác, biết bảo quản các loại dụng
cụ và đảm bảm an toàn, vệ sinh công nghiệp trong thực tập.
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực
sáng tạo trong học tập.

8
BÀI 1: MỘT SỐ KIẾN THỨC BỔ TRỢ
Mục tiêu:
- Nhận biết và giải thích được ký hiệu các loại vật liệu thường dùng để chế
tạo kết cấu hàn.
- Phân loại được mối hàn.
- Trình bày được nguyên lý thử kéo, nén liên kết hàn.
- Tính toán được vật liệu gia công kết cấu hàn chính xác, đạt hiệu suất sử
dụng vật liệu cao.
- Có tính kỷ luật cao, cẩn thận, chính xác trong thực tập và sản xuất
Nội dung chính:
1. VẬT LIỆU CHẾ TẠO KẾT CẤU HÀN:
Nghiên cứu vật liệu hàn để tìm ra tính năng, tác dụng của từng loại vật liệu
hàn và khả năng có thể cung cấp nó, từ đó mới lựa chọn được vật liệu phù hợp cho
từng dạng kết cấu hàn.
1.1. Thép các bon:
1.1.1. Khái niệm thép các bon:
Thép các bon là hợp kim trên cơ sở sắt và các bon với hàm lượng các bon
nhỏ hơn 2,14%. Trong thực tế, thép các bon không phải là hợp kim chỉ gồm Fe và
C. Do điều kiện nấu luyện còn nhiều các nguyên tố lẫn với thép với hàm lượng nhất
định, nhỏ hơn giới hạn cho phép. Đó là các tạp chất. Tạp chất thường có như Mn,
Si, P, S, H2, N2, các tạp chất ngẫu nhiên như Cr, Ni, Cu, Mo, Ti,..
Giới hạn cho phép của các tạp chất rất khác nhau, tuy nhiên đều thỏa mãn
nguyên tắc: sự có mặt của tạp chất không gây ảnh hưởng đáng kể tới tổ chức và
tính chất của thép, kể cả ảnh hưởng có lợi. Thành phần của thép các bon thông
thường, ngoài Fe ra còn được giới hạn như sau: C < 2%, Mn  0,5  0,8 %, Si  0,3
 0,6 %, P  0,05  0,06 %, S  0,05  0,06 %.
1.1.2. Phân loại thép các bon:
1.1.2.1. Phân loại theo hàm lượng cacbon:
- Thép có hàm lượng cácbon thấp (C < 0,25%) nói chung độ bền, độ dẻo dai,
độ cứng thấp hiệu quả hóa bền bằng nhiệt luyện không cao, nên chủ yếu được sử
9
dụng làm các chi tiết dập nguội và kết cấu xây dựng. Đây là loại thép có tính hàn
tốt.
- Thép có hàm lượng cácbon trung bình (C = 0,25 ÷ 0,5%) có cơ tính tổng
hợp tương đối cao, do vậy thường được sử dụng làm các vật liệu kết cấu như các
chi tiết chịu tải trọng tĩnh, va đập nhẹ (như trục, bánh răng,…) với kích thước nhỏ.
Đây là loại thép có tính hàn trung bình.
- Thép có hàm lượng các bon tương đối cao (C = 0,55 ÷ 0,70%) có độ cứng,
độ đàn hồi cao nhất. Đây là loại thép có tính hàn hạn chế.
- Thép có hàm lượng các bon cao (C > 0,7%) có độ cứng và tính chống mài
mòn cao thường được sử dụng làm các khuôn dập nguội, dụng cụ cắt có tốc độ
thấp. Đây là loại thép có tính hàn xấu
1.1.2.2 Theo tổ chức trên giản đồ pha Fe-C:
- Thép trước cùng tích (C < 0,8 %), thành phần gồm peclit + ferit
- Thép cùng tích (C = 0,8%), thành phần gồm peclit
- Thép sau cùng tích (C > 0,8%), thành phần gồm peclit + Xê mentit II
1.1.2.3 Phân loại theo chất lượng:
Căn cứ vào mức độ đồng nhất của các thành phần hóa học, tổ chức và đặc
biệt là mức độ tạp chất có hại như P và S, người ta chia thành các loại:
Thép các bon chất lượng thường có 0,06 % S và 0,07% P
Thép các bon chất lượng tốt, không cho phép lớn hơn 0,04% S và 0,035% P
Thép các bon chất lượng cao, không cho phép vượt quá 0,025% mỗi nguyên
tố
Thép các bon chất lượng đặc biệt, có hàm lượng 0,15% S và 0,25% P
1.1.2.4. Phân loại theo công dụng:
1) Thép cácbon chất lượng thường:
Loại này cơ tính không cao, chỉ dùng để chế tạo các chi tiết máy, các kết cấu
chịu tải trọng nhỏ. Thường dùng trong ngành xây dựng, giao thông. Nhóm thép

10
thông dụng này hiện chiếm tới 80% khối lượng thép dùng trong thực tế, thường
được cung cấp ở dạng qua cán nóng (tấm, thanh, dây, ống, thép hình: chữ U, I, thép
góc, ...). Nhóm thép này có các mác thép sau:
Theo TCVN 1765-75 nhóm thép này được ký hiệu bằng chữ CT (C: là
Carbon, T: thường) với con số tiếp theo chỉ giới hạn bền kéo tối thiểu.
Ví dụ: CT38, CT42,…(Bảng 1. 1)
Ngoài ra người ta còn chia nhóm thép này thành ba phân nhóm nhỏ:
Phân nhóm A: chỉ quy định về cơ tính mà không quy định về thành phần hóa
học
Phân nhóm B: chỉ quy định về thành phần hóa học mà không quy định về cơ
tính. Thép thuộc nhóm này ký hiệu thêm chữ B trước chữ CT, ví dụ: BCT31
Phân nhóm C: được quy định cả về cơ tính và thành phần hóa học (bao gồm
cả nhóm A và nhóm B). Ký hiệu thêm chữ C vào trước chữ CT, ví dụ CCT31.
Bảng 1. 1 Cơ tính quy định của mác thép phân loại theo nhóm A
Số hiệu thép
Nga Việt Nam 0,2 (MPa) b (MPa) %
CT0 CT31 - >320 18 - 20
CT1 CT33 - 320 – 400 28 – 33
CT2 CT34 220 - 190 340 – 420 26 – 31
CT3 CT38 240 – 220 380 – 470 21 – 27
CT4 CT42 260 – 240 420 – 520 19 – 25
CT5 CT51 280 – 260 500 – 620 15 – 21
CT6 CT61 310 – 300 600 – 720 11 – 16
Bảng 1. 2 Thành phần hóa học của mác thép phân nhóm B

Si trong thép, % P, % S, %
Mác
C, % Mn, % Nửa
thép Sôi Lặng Không quá
lặng
BCT31 ≤ 0,23 - - - - 0,06 0,06
0,06 - 0,25 - 0,05 - 0,12 -
BCT33 0,05 0,05 0,04
0,12 0,50 0,17 0,30
11
0,09 - 0,25 - 0,05 - 0,12 -
BCT34 0,05 0,05 0,04
0,15 0,50 0,17 0,30
0,14 - 0,30 - 0,05 - 0,12 -
BCT38 0,07 0,05 0,04
0,22 0,65 0,17 0,30
0,18 - 0,40 - 0,05 - 0,12 -
BCT42 0,07 0,05 0,04
0,27 0,70 0,17 0,30
0,27 - 0,50 - 0,05 - 0,15 -
BCT51 - 0,05 0,04
0,37 0,80 0,17 0,30
0,38 - 0,50 - 0,05 - 0,15 -
BCT61 - 0,05 0,04
0,49 0,80 0,17 0,30
2) Thép cácbon kết cấu:
Là loại thép có hàm lượng tạp chất S, P rất nhỏ, củ thể: S ≤ 0,04%, P ≤
0,035%, tính năng lý hoá tốt thuận tiện, hàm lượng cácbon chính xác và chỉ tiêu cơ
tính rõ ràng. Theo TCVN 1766-75, nhóm thép này được ký hiệu bằng chữ C với
con số chỉ lượng cácbon trung bình theo phần vạn. Ví dụ: thép C40 là thép cácbon
kết cấu với lượng cácbon trung bình là 0,40%. Thép cácbon kết cấu dùng để chế
tạo các chi tiết máy chịu lực cao như các loại trục, bánh răng, lò xo v.v... Loại này
thường được cung cấp dưới dạng bán thành phẩm với các mác thép sau: C08, C10,
C15, C20, C30, C35, C40, C45, C50, C55, C60 C65, C70, C80, C85.
3) Thép cácbon dụng cụ:
Là loại thép có hàm lượng cácbon cao (0,70÷1,3%), có hàm lượng tạp chất P
và S thấp (< 0,025%). Thép cácbon dụng cụ tuy có độ cứng cao sau khi nhiệt luyện
nhưng chịu nhiệt thấp nên chỉ dùng lamf các dụng cụ như đục, dũa hay các loại
khuôn dập, các chi tiết cần độ cứng cao. Theo TCVN 1822-76, nhóm thép này
được ký hiệu bằng chữ CD với con số chỉ lượng cácbon trung bình theo phần vạn.
Ví dụ: CD70 là thép cácbon dụng cụ với 0,70% C. Loại thép này gồm các mác
thép: CD70, CD80, CD90, ...CD130 tương đương với thép Liên xô là: Y7, Y8,
Y9, ...Y13.
4) Thép cácbon có công dụng riêng:
12
Thép đường ray cần có độ bền và khả năng chịu mài mòn cao đó là loại thép
cácbon chất lượng cao có hàm lượng C và Mn cao (0,50 ÷ 0,8% C, 0,6 ÷ 1,0%
Mn). Ray hỏng có thể dùng để chế tạo các chi tiết và dụng cụ như đục, dao, nhíp,
dụng cụ gia công gỗ,... Dây thép các loại: dây thép cácbon cao và được biến dạng
lớn khi kéo nguội (d = 0,1 mm), giới hạn bền kéo có thể đạt đến 400 ÷ 450
kG/mm2. Dây thép cácbon thấp thường được mạ kẽm hoặc thiếc dùng làm dây điện
thoại và trong sinh hoạt. Dây thép có thành phần 0,5 ÷ 0,7% C dùng để cuốn thành
các lò xo tròn.
Trong kỹ thuật còn dùng các loại dây cáp có độ bền cao được bện từ các sợi
dây thép nhỏ. Thép lá để dập nguội: có hàm lượng cácbon và Si nhỏ (0,05÷0,2% C
và 0,07÷0,17% Si). Để tăng khả năng chống ăn mòn trong khí quyển, các tấm thép
lá mỏng có thể đượng tráng Sn (gọi là sắt tây) hoặc tráng Zn (gọi là tôn tráng kẽm).
1.1.2.5. Phân loại theo phương pháp luyện ra thép:
Trong lò chuyển: không khống chế được thành phần của thép, lẫn nhiều tạp
chất. Ít sử dụng
Thép luyện trong lò Mác-tanh chất lượng thép tốt hơn nhưng giá thành cao.
Thép luyện trong lò điện cho chất lượng tốt nhất, nhưng giá thành cao hơn.
1.1.2.6. Phân loại theo mức độ khử ôxy:
Thép sôi: mức độ khử ôxy không triệt để, chất lượng thép thấp, thép hay bị
giòn nguội. Loại thép này thường dùng cho các kết cấu có nhiệt độ dương.
Thép bị nứt nóng dẫn đến kết cấu khi hàn cho chiều sâu ngấu nhỏ
Ưu điểm: rẻ tiền
Thép lặng: mức độ khử ôxy triệt để, chất lượng tốt hơn so với thép sôi.
Thép nửa sôi:
1.1.2.7. Phân loại theo độ bền:
σ0,2 giới hạn chảy quy ước – là ứng suất dưới tác dụng của nó sau khi bỏ lực
thử kéo mẫu bị biến dạng dư 0,2% so với chiều dài ban đầu

13
Ví dụ: Thép CT 38 có σb = 320  420 Mpa; σ0,2 = 210  220 Mpa
Thép CT 42 có σb = 420  540 Mpa; σ0,2 = 240  260 Mpa
1.2. Thép hợp kim:
1.2.1 Khái niệm:
Thép hợp kim là loại thép mà ngoài sắt, cácbon và các tạp chất ra, người ta
còn cố ý đưa vào các nguyên tố đặc biệt với một lượng nhất định để làm thay đổi tổ
chức và tính chất của thép để hợp với yêu cầu sử dụng. Các nguyên tố đưa vào gọi
là nguyên tố hợp kim thường gặp là: Cr, Ni, Mn, Si, W, V, Mo, Ti, Nb, Cu,...với
hàm lượng như sau:
Mn: 0,8 - 1,0%; Si: 0,5 - 0,8%; Cr: 0,2 - 0,8%; Ni: 0,2 - 0,6%;
W: 0,1 - 0,6%; Mo: 0,05 - 0,2%; Ti, V, Nb, Cu > 0,1%; B > 0,002%.
Trong thép hợp kim, các tạp chất có hại như S, P và các khí ôxy, hyđrô, nitơ
là rất thấp so với thép cácbon. Về cơ tính thép hợp kim có độ bền cao hơn hẳn so
với thép cácbon đặc biệt là sau khi nhiệt luyện. Về tính chịu nhiệt: Thép hợp kim
giữ được độ cứng cao và tính chống rão tới 600 0C (trong khi thép cácbon chỉ đến
2000C), tính chống ôxy hoá tới 800-10000C. Về các tính chất vật lý và hoá học đặc
biệt: thép cácbon bị gỉ trong không khí, bị ăn mòn mạnh trong các môi trường axit,
bazơ và muối,...Nhờ hợp kim hoá mà có thể tạo ra thép không gỉ, thép có tính giãn
nở và đàn hồi đặc biệt, thép có từ tính cao và thép không có từ tính, ...
Vì vậy thép hợp kim có nhiều chủng loại và được sử dụng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực công nghiệp (chiếm 10%). Đặc biệt cần trong trường hợp các kết
cấu chịu tải trọng lớn, các kết cấu phải làm việc trong các môi trường đặc biệt và
yêu cầu giảm về khối lượng và kích thước.
Khi thành phần hợp kim có mặt càng nhiều thì tính hàn càng giảm (trừ một
số trường hợp đặc biệt).
Giá thành thép hợp kim cao.

14
Do vậy khi tính toán thiết kế kết cấu hàn cần phải lựa chọn nhiều phương án
để từ đó rút ra phương án tối ưu.
1.2.2 Phân loại:
1.2.2.1 Phân loại theo công dụng:
1) Thép hợp kim kết cấu:
Trên cơ sở là thép cácbon kết cấu cho thêm các nguyên tố hợp kim. Thép
hợp kim kết cấu có hàm lượng cácbon khoảng 0,1÷0,85% và lượng phần trăm
nguyên tố hợp kim thấp. Thép này phải qua thấm than rồi nhiệt luyện thì cơ tính
mới cao. Loại thép này được dùng để chế tạo các chi tiết chịu tải trọng cao, cần độ
cứng, độ chịu mài mòn, hoặc cần tính đàn hồi cao v.v...Các mác thép hợp kim kết
cấu thường gặp: 15Cr, 20Cr, 40Cr, 20CrNi, 12Cr2Ni4, 35CrMnSi; các loại có hàm
lượng cácbon cao dùng làm thép lò xo như 50Si2, 60Si2CrA v.v...
Ký hiệu mác thép biểu thị chữ số đầu là hàm lượng cácbon tính theo phần
vạn, các chữ số đặt sau nguyên tố hợp kim là hàm lượng của nguyên tố đó, chữ A
là loại tốt. Ví dụ: thép 12Cr2Ni4A trong đó có 0,12% C, 2% Cr, 4% Ni và là thép
tốt.
2) Thép hợp kim dụng cụ :
Là loại thép dùng để chế tạo các loại dụng cụ gia công kim loại và các loại
vật liệu khác như gỗ, chất dẻo v.v...Thép hợp kim dụng cụ cần độ cứng cao sau khi
nhiệt luyện, độ chịu nhiệt và chịu mài mòn cao. Hàm lượng cácbon trong thép hợp
kim dụng cụ cao từ 0,7÷1,4%; các nguyên tố hợp kim cho vào là Cr, W, Si và Mn.
Thép hợp kim dụng cụ sau khi nhiệt luyện có độ cứng đạt 60 ÷ 62 HRC. Có một số
mác thép chuyên dùng như sau:
Thép dao cắt: dùng chế tạo các loại dao cắt như dao tiện, dao bào, dao phay,
mũi khoan như 90CrSi, 140CrW5, 100CrWMn, hoặc một số thép gió như
80W18Cr4VMo, 90W9V2, 75W18V các loại thép gió có độ cứng cao, bền, chịu
mài mòn và chịu nhiệt đến 6500C.

15
Thép làm khuôn dập: đối với khuôn dập nguội thường dùng 100CrWMn,
160Cr12Mo, 40CrSi. Đối với khuôn dập nóng thường dùng các mác thép:
50CrNiMo, 30Cr2W8V, 40Cr5W2VSi.
Thép ổ lăn: là loại thép dùng để chế tạo các loại ổ bi hay ổ đũa là loại thép
chuyên dùng như OL100Cr2, OL100Cr2SiMn. Các ổ lăn làm việc trong môi
trường nước biển phải dùng thép không gỉ như 90Cr18 và làm việc trong điều
kiện nhiệt độ cao phải dùng thép gió loại 90W9Cr4V2Mo. Các ký hiệu của thép
hợp kim dụng cụ cũng được biểu thị như các loại thép hợp kim khác trừ thép ổ lăn
là có thêm chữ OL ban đầu.
3) Thép hợp kim đặc biệt:
Trong công nghiệp cần thiết phải có những loại thép đặc biệt để đáp ứng yêu
cầu của công việc. Có các loại thép:
Thép không gỉ: là loại thép có khả năng chống lại môi trường ăn mòn.
Thường dùng các mác thép: 12Cr13, 20Cr13, 30Cr13, 12Cr18Ni9, 12Cr18Ni9Ti,...
Thép bền nóng: là loại thép làm việc ở nhiệt độ cao mà độ bền không giảm,
không bị ôxy hoá bề mặt. Ví dụ 12CrMo, 04Cr9Si2 chịu được nhiệt độ 300÷500 0C;
loại bền nóng 10Cr18Ni12, 04Cr14Ni14W2Mo chịu được nhiệt độ 500÷7000C;
hoặc là thép Ni-Crôm chuyên chế tạo dây điện trở 10Cr150Ni60.
Thép từ tính: là loại thép có độ nhiễm từ cao. Thép hợp kim từ cứng thường
dùng các thép Cr, Cr-W, Cr-Co hoặc dùng hợp kim hệ Fe-Ni-Al, Fe-Ni-Al-Co để
chế tạo các loại nam châm vĩnh cữu bằng phương pháp đúc và qua một quá trình
nhiệt luyện đặc biệt trong từ trường. Thép và hợp kim từ mềm có lực khử từ nhỏ độ
từ thẩm lớn dùng làm lõi máy biến áp, stato máy điện, nam châm điện các
loại,...Thường dùng: sắt tây nguyên chất kỹ thuật (<0,04% C), thép kỹ thuật điện
(thép Si) có 0,01÷0,1% C và 2÷4,4% Si; có thể dùng hợp kim permaloi có thành
phần 79% Ni, 4% Mo còn lại là Fe.
Thép không từ tính: là loại vật liệu không nhiễm từ như 55Mn9Ni9Cr3

16
Phần này đã được đề cập đến trong chương trình vật liệu hàn. Ở đây chỉ nêu
lên những vật liệu cơ bản hay dùng trong các kết cấu hàn như thép cácbon, thép
hợp kim, que hàn.
1.2.2.2. Phân loại theo tổng lượng các nguyên tố hợp kim:
Thép hợp thấp có tổng lượng thành phần hợp kim < 2,5%
Thép hợp kim trung bình có tổng lượng thành phần hợp kim <10%
Thép hợp kim cao có tổng lượng thành phần hợp kim >10%
1.2.2.3. Phân loại theo nguyên tố hợp kim chủ yếu:
Thép Mn: thành phần thép gồm nguyên tố Cr và Mn
Thép Si: thành phần thép gồm Cr và Si
Thép Cr: thành phần thép gồm Cr và Si
1.3. Kim loại màu và hợp kim của chúng:
1.3.1. Đồng và hợp kim đồng dùng trong kết cấu hàn:
1.3.1.1. Đặc điểm và phân loại hợp kim đồng:
Tính dẫn nhiệt và dẫn điện cao. Về tính dẫn điện Cu chỉ đứng sau Ag.
Chống ăn mòn khá tốt trong các môi trường thường gặp như khí quyển,
nước, nước biển hay kiềm, axit hữu cơ.
Tính dẻo rất cao do có mạng A1 nên rất dễ biến dạng nóng và nguội, dễ chế
tạo thành các bán thành phẩm dài, tiện cho sử dụng.
Ở trạng thái ủ tuy có độ bền không cao nhưng sau khi biến dạng dẻo độ bền
tăng rất mạnh. Với đồng và hợp kim, biến dạng nguội là biện pháp hoá bền rất quan
trọng.
Tính hàn của đồng khá tốt song khi hàm lượng tạp chất đặc biệt là ôxy tăng
lên, ưu điểm này giảm đi rõ rệt.
Tuy nhiên đồng có nhược điểm sau: khối lượng riêng lớn, tính gia công cắt
kém do phoi quá dẻo, không gãy, để cải thiện thường cho thêm Pb vào, tính đúc
kém, tuy nhiệt độ nóng chảy là 1083oC song độ chảy loãng nhỏ.

17
1.3.1.2. Phân loại:
1) Đồng nguyên chất:
Các loại đồng nguyên chất để dẫn điện phải có ít nhất 99,9%Cu được sản
xuất theo 3 phương pháp khác nhau.
- Đồng điện phân: chứa khoảng 0,04%O2. Trong đồng, ôxy hầu như không
hoà tan chỉ tạo ra Cu2O nên không giảm tính dẫn điện. Tuy nhiên loại này nhạy
cảm với hydro khi nhiệt độ > 400oC (H2 khử Cu2O tạo nên bọt nước, gây nứt ở biên
hạt). Do vậy loại này chỉ dùng để gia công
- Đồng sạch ôxy là loại nấu chảy các catod đồng trong khí quyển hoàn
nguyên, có ít nhất 99,95% Cu, lượng ôxy nhỏ hơn 0,003% nên không nhạy cảm với
hydro.
- Đồng được khử ôxy là loại được khử ôxy triệt để bằng phôtpho, toàn bộ
ôxy ở dưới dạng P2O5. Nếu lượng P tự do trong đồng <0,005% thì hầu như không
làm giảm tính dẫn (nhưng với 0,04%P tính dẫn chỉ bằng 85% của loại đồng sạch
ôxy) do sạch ôxy nên có thể biến dạng nóng.
2) Latông: (đồng thau)
Latông là hợp kim của đồng mà nguyên tố hợp kim chính là Zn
Giản đồ pha Cu-Zn là loại rất phức tạp, tạo nên rất nhiều pha, song trong
thực tế chỉ dùng loại có ít hơn 45%Zn ên chỉ gặp hai pha  và β.
Pha  là dung dịch rắn thay thế của Zn trong Cu với mạng lưới A1, nó có thể
chứa tối đa 39%Zn ở 454oC. Đó là pha cơ bản của latông và là pha duy nhất của
latong chứa ít Zn, do đó nó quyết định quan trọng các tính chất cơ bản của latong.
Khi Zn hoà tan vào Cu không những nâng cao độ bền mà cả độ dẻo của dung
dịch rắn, đồng thời có hiệu ứng hoá bền biến dạng cao. Do vậy nói chung cơ tính
cảu latông một pha cao hưon và rẻ hơn Cu. Độ dẻo cao nhất ứng với khoảng
30%Zn. Ngoài ra khi pha thêm Zn, màu đỏ của đồng nhạt dần và chuyển dần thành
vàng.
18
Pha β là pha điện tử ứng với công thức CuZn có thành phần dao động trong
khoảng 46-50%Zn. Khác với , β cứng và dòn hơn, đặc biệt ở nhiệt độ thấp
(<457oC) khi nó bị trật tự hoá thành pha β’. Do vậy không thể dùng latông quá
45%Zn với tổ chức hoàn toàn là β’. Trong thực tế thường dùng ≤40%Zn với hai
loại pha  và hai pha  +β.
3) Brông: (đồng thanh)
Brông là hợp kim của Cu với các nguyên tố không phải là Zn như Sn, Al,
Be…và được gọi là brông thiếc, brông nhôm…Riêng hợp kim Cu-Ni không gọi là
brông.
a) Brông thiếc:
Cu-Sn:Với hàm lượng Sn nhỏ hơn 13,5% sau khi kết tinh chỉ có 1 pha  là
dung dịch rắn thay thế của Sn trong Cu kiểu mạng A1 dẻo và tương đối bền do cơ
chế hoá bền dung dịch rắn. Vì khoảng kết tinh lớn, quá trìnhthiên tích xảy ra khá
mạnh nên ngay với hàm lượng Sn khá nhỏ (<8%) trong điều kiện đúc thông thường
đã xuất hiện pha β. Khi làm nguội tiếp, pha này chuyển thành γ rồi sau đó thành
pha δ.
Ở nhiệt độ thường các hợp kim chứa ít hơn 8%Sn sau khi ủ có tổ chức một
pha đồng nhất, khá dẻo chịu biến dạng tốt. Khi lượng Sn vượt quá 8%, nhất là khi
lớn hơn 10%, hợp kim có tổ chức hai pha  +δ. Hàm lượng Sn dùng trong các
brông công nghiệp không vượt quá 16%.
b) Brông nhôm
Các hợp kim chứa ít hơn 9,4%Al có tổ chức chỉ là dung dịch rắn thay thế của
Al trong Cu có mạng A1 khả dẻo và bền. Do bề mặt có lớp Al 2O3 nên hợp kim Cu-
Al chịu đựng tốt trong khí quyển công nghiệp hay nước biển.
Brông Al 1 pha (với 5-9%Al) được sử dụng rộng rãi như chi tiết bơm, hệ
thống trao đổi nhiệt…

19
Brông 2 pha (>9,4%Al) với sự xuất hiện của pha β (hợp chất điện tử mạng
A2 là Cu3Al) chỉ ổn định ở trên 565oC và chịu biến dạng tốt. Ở 565oC có chuyển
biến cùng tích β  [ +γ2 ]. Nếu làm nguội nhanh β β’ (mạng sáu phương) cũng
có tên là mactenxit, nhưng không cứng, khi ram ở 500 oC, γ2 tiết ra ở dạng nhỏ mịn,
làm tăng mạnh độ bền, lại ít gây ra dòn nên các brông nhôm chứa 10-13%Al được
tôi ram cao và có cơ tính cao.
4) Hợp kim Cu-Ni và Cu-Zn-Ni:
Hai nguyên tố Cu và Ni hoà tan vô hạn vao nhau nên luôn có vùng tổ chức 1
pha và kiểu mạng A1. Ni hoà tan vô hạn vào Cu làm tăng mạnh độ bền, độ cứng,
tính chống mài mòn trong nước biển. Hợp kim Cu-Ni với 10-30%Ni được dùng
làm bộ ngưng tụ của tàu biển, ống dẫn nước biển, trong công nghiệp hoá học.
Hợp kim Cu với 17-27%Zn và 8-18%Ni được dùng làm biến trở với tổ chức
là dung dịch rắn nên có điện trở suất rất cao và có màu bạc như của Ni.
1.3.2. Nhôm và hợp kim nhôm dùng trong kết cấu hàn:
Về phương diện sản xuất và ứng dụng, nhôm và hợp kim nhôm chiếm vị trí
thứ 2 sau thép. Sở dĩ như vậy vì vật liệu này có các tính chất phù hợp với nhiều
công dụng khác nhau, trong một số trường hợp đem lại hiệu quả kinh tế lớn.
1.3.2.1 Đặc tính của nhôm nguyên chất:
Khối lượng riêng nhỏ (2,7g/cm3) bằng 1/3 thép. Chính vì ưu điểm này mà
người ta ưu tiên sử dụng khi phải giảm nhẹ tối khối lượngcủa hệ thống hay kết cấu.
Tính chống ăn mòn nhất định trong khí quyển nhờ luôn có lớp màng oxit
(Al2O3) xít chặt bám chắc vào bề mặt. Để tăng tính chống ăn mòn trong khí quyển
người ta làm cho lớp bảo bệ này dày lên bằng cách anod hoá. Nhờ đó nhôm và hợp
kim nhôm có thể dùng trong xây dựng, trang trí nội thất mà khôngcần bảo vệ.
Dẫn điện cao: tuy bằng 62% của đồng nhưng do khối lượng riêng chỉ bằng
1/3

20
Tính dẻo rất cao, dễ biến dạng dẻo nhất là khi kéo sợi, dây và cán mỏng
thành tấm, lá băng, màng ép, ép chảy thành các thanh dài với các biên dạng khác
nhau .
Nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp (660oC) một mặt làm dễ dàng cho nấu
chảy khi đúc, nhưng cũng làm nhôm và hợp kim không sử dụng được ở nhiệt độ
cao hơn 300400oC
Độ bền, độ cứng thấp, ở trạng thái ủ b=60Mpa, 0,2=20Mpa, HB25. Tuy
nhiên có kiểu mạng A1 nó có hiệu ứng hoá bền biến dạng lớn, nên đối với nhôm và
hợp kim nhôm, biến dạng nguội với lượng ép khác nhau là biện pháp hoá bền
thường dùng.
Để ký hiệu mức độ biến cứng đơn thuần (tăng bền nhờ biến dạng nguội)
thường dùng các ký hiệu H1x, trong đó x là số chỉ mức tăng độ cứng (x/8)
1 - mức tăng ít nhất (1/8)
2 - mức tăng thêm 1/4
4 - mức tăng thêm 1/2
8 - mức tăng thêm 4/4 hay 100%, ứng với mức độ biến dạng =75%
9 - mức tăng thêm tối đa (cứng nhất) ứng với mức độ biến dạng >75%
Như thế cơ tính của nhôm và hợp kim ở dạng bán thành phẩm phụ thuộc rất
nhiều vào trạng thái biến dạng này.
Trong sản xuất cơ khí thường dùng các hợp kim nhôm qua nhiệt luyện và
biến dạng dẻo có độ bền không thua kém gì thép cacbon.
1.3.2.2 Hợp kim nhôm và phân loại hợp kim nhôm:
Để có độ bền cao, người ta phải hợp kim hoá nhôm và tiến hành nhiệt luyện.
Vì thế hợp kim nhôm có vị trí khá quan trọng trong chế tạo cơ khí và xây dựng.
Hợp kim Al biến dạng là hợp kim với ít hợp kim (bên trái điểm CC’) tuỳ
thuộc nhiệt độ có tổ chức hoàn toàn là dung dịch rắn nền nhôm nên có tính dẻo tốt,

21
dễ dàng biến dạng nguội hay nóng. Trong loại này còn chia ra hai phân nhóm là
không và có hoá bền được bằng nhiệt.
Phân nhóm không hóa bền được bằng nhiệt luyện là loại chứa ít hợp kim hơn
(bên trái F), ở mọi nhiệt độ chỉ có tổ chức là dung dịch rắn, không có chuyển biến
pha nên không thể hoá bền được bằng nhiệt luyện, chỉ có thể hoá bền bằng biến
dạng nguội mà thôi.
Phân nhóm này chứa các nguyên tố hợp kim như Si, Mn, Mg. Các nguyên tố
này làm tăng độ bền thông qua sự hình thành các dung dịch đặc hoặc các pha phân
tán. Trong các nguyên tố kể trên Mg là nguyên tố có hiệu quả cao nhất, do đó hợp
kim Al-Mg có độ bền cao cả trong thạng thải ủ. Mọi hợp kim nhôm thuộc nhóm
không thể nhiệt luyện được đều biến cứng (kèm theo suy giảm tính dẻo) khi bị biến
dạng ở trạng thái nguội. Hợp kim thuộc các hệ Al-Mg, Al-Mn đều dễ hàn. Sau khi
ủ, chúng có thể trở lại cơ tính ban đầu. Hợp kim nhôm loại này nếu được hàn sau
khi đã biến cứng nguội, có thể có độ bền vùng ảnh hưởng nhiệt thấp như của kim
loại cơ bản sau khi ủ. Nhôm, hợp kim Al-Mg và hợp kim Al-Mn đều dễ hàn trong
môi trường khí bảo vệ bằng cả điện cực nóng chảy lẫn điện cực không nóng chảy
(riên với hợp kim đúc Al-Si thì còn cần phải sử dụng các quy trình đặc biệt).
Phân nhóm hoá bền được bằng nhiệt luyện là loại chứa nhiều hợp kim hơn
(từ điểm F đến C hay C’), ở nhiệt độ thường có tổ chức hai pha (dung dịch rắn +
pha thứ 2) nhưng ở nhiệt độ cao pha thứ 2 hoà tan hết vào dung dịch rắn, tức có
chuyển pha, nên ngoài biến dạng nguội có thể hóa bền thêm bằng nhiệt luyện. Như
vậy chỉ hệ hợp kim với độ hoà tan trong nhôm biến đổi mạnh theo nhiệt độ mới có
thể có đặc tính này.
Hợp kim nhôm có thể nhiệt luyện có chứa các nguyên tố hợp kim Cu,Mg,Zn
và Si dưới dạng đơn hoặc dưới dạng kết hợp. Trong trạng thái ủ, độ bền của chúng
phụ thuộc vào thành phần hoá học tương tự như với các hợp kim không thể nhiệt
luyện được.

22
Hợp kim Al-Mg-Si là hợp kim dễ hàn. Nhiều hợp kim thuộc nhóm Al-Zn có
tính hàn kém nhưng khi có thêm Mg, tính hàn của chúng có thể được cải thiện. Hợp
kim Al-Cu đòi hỏi có quy trình hàn đặc biệt và liên kết hàn có tính dẻo.
Hợp kim nhôm đúc là hợp kim với nhiều hợp kim hơn (bên phải điểm C, C’)
có nhiệt độ chảy thấp hơn, trong tổ chức có cùng tinh nên tính đúc cao. Do có nhiều
pha thứ 2 (thường là hợp chất hoá học) hợp kim giòn hơn, không thể biến dạng dẻo
được. Khả năng hoá bền bằng nhiệt luyện của nhóm này nếu có cũng không cao vì
không có biến đổi mạnh của tổ chức khi nung.
VD: Hợp kim 2014T6 là hợp kim nhôm với đồng dưới dạng dung dịch đặc
đã được nhiệt luyện và hoá già nhân tạo.
Một số hợp kim nhôm và thành phần hoá học tiêu biểu
Ký Tính chất Thành phần (%)
hiệu
1060 Không thể nhiệt luyện ≥99,6Al
1100 Không thể nhiệt luyện 0,12Cu; ≥99Al
2219 Có thể nhiệt luyện 6,3Cu;0,3Mn;0,18Zr;0,1V;Al còn
lại
… … …
7075 Có thể nhiệt luyện. Độ bền 1.6Cu; 2,5Mg;0,3Cr;5,6Zn;Al còn
cao lại
TCVN 1659-75 có quy định cách ký hiệu hợp kim nhôm được bắt đầu bằng
Al và tiếp theo lần lượt từng ký hiệu hoà học của nguyên tố hợp kim cùng chỉ số %
của nó, nếu là hợp kim đúc sau cùng có chữ Đ.
AlCu4Mg: hợp kim nhôm chứa 4%Cu, 1%Mg
Với nhôm sạch bằng Al và số chỉ phần trăm của nó như Al99, Al99,5
1.4. Que hàn: (Xem lại phần Vật liệu Hàn)
1.4.1. Que hàn thuốc bọc:
1.4.1.1 Cấu tạo:

23
Điện cực để hàn hồ quang tay (hàn thép, gang, nhôm...) thường dùng là điện
cực nóng chảy (gọi là que hàn). Que hàn gồm có lõi là những đoạn dây kim loại có
chiều dài từ 250  450 mm tương ứng với đường kính từ 1  12 mm.
Lõi que hàn làm nhiệm vụ dẫn điện và khi nóng chảy thì đóng vai trò là kim
loại phụ để bồi đắp vào kim loại mối hàn. Tùy từng nước người ta có thể chế tạo
các loại que hàn với nhiều đường kính khác nhau. Thông thường người ta chế tạo
que hàn có đường kính từ 2  4 mm. Chiều dài từ 250  450 mm.

2
1

D
d

25 15 1
L

Hình 1: Que hàn thuốc bọc: 1. Lõi que; 2. Lớp thuốc bọc
Thuốc bọc que hàn:
Bọc bên ngoài lõi que hàn là lớp thuốc hàn. Đó là hỗn hợp các hoá chất, các
khoáng chất, các ferô hợp kim và chất kết dính.
Thuốc bọc que hàn cần thoả mãn các yêu cầu sau:
Phải có tính ổm định và ion hoá tốt để đảm bảo cho hồ quang cháy ổn định.
Tạo khí để bảo vệ kim loại lỏng không bị ảnh hưởng của các tác nhân môi
trường xung quanh (H2, N2, O2) nhưng không gây ra khí độc khi hàn.
Có khả năng tạo xỉ, xỉ lỏng đều và phủ đều trên bề mặt kim loại mối hàn, để
bảo vệ mối hàn và làm giảm tốc độ nguội của mối hàn, đồng thời xỉ phải dễ bong.
Có khả năng khử ôxi trong quá trình hàn.
Có khả năng hợp kim hóa kim loại mối hàn để nâng cao cơ tính của mối hàn.
Bảo đảm độ bám chắc của thuốc lên lõi que và bảo vệ lõi que không bị ôxi
hoá.
Các thành phần của thuốc bọc que hàn: Có 6 thành phần sau:
24
- Thành phần ổn định: Là các vật chất mà nguyên tử của nó dễ bị ion hóa hay
nói cách khác nó có điện thế ion hóa thấp, do đó nó giữ cho hồ quang cháy bền
vững ngay cả khi hàn với dòng điện xoay chiều.
Thành phần này thường được lấy từ những khoáng vật tự nhiên như đá hoa
cương hoặc từ những hợp chất hóa học như: K2CO3, KOH, CaCO3
- Thành phần bảo vệ: Là những khoáng vật tự nhiên có chứa những ôxít kim
loại ở dạng quặng như quặng titan, mangan, đá hoa cương. Trong đó quặng titan,
mangan làm tăng khả năng đông đặc của xỉ, ứng dụng tốt cho hàn leo, hàn trần, hàn
ngang .
Quặng titan còn làm giảm khả năng liên kết của xỉ với mối hàn
Đá hoa cương làm tăng khả năng cháy của hồ quang và làm tăng độ chảy
loãng của xỉ
- Thành phần tạo hơi: là những chất tham gia vào thành phần thuốc bọc để
khi cháy tạo ra được khí CO2. Người ta cho vào thành phần của thuốc bọc những
chất hữu cơ như bột giấy, bột gỗ...
- Thành phần khử Ôxy của các ôxit: là những chất tham gia vào thành phần
thuốc bọc, nó có khả năng khử ôxy của các ôxít. Tạo thành các muối nổi lên và đi
vào xỉ. Hợp chất này thường là các quặng như pheromangan, phero silic, nhôm
- Thành phần hợp kim hóa: là những chất tham gia vào thành phần thuốc
bọc, nó đóng vai trò là thành phần hợp kim. Thành phần này gồm có pheromangan,
pherosilic và crôm. Người ta thường dùng pheromangan vì nó có trong thành phần
thuốc vừa đóng vai trò là chất khử, vừa là chất hợp kim hóa.
- Thành phần liên kết:
Là những chất đóng vai trò liên kết tất cả các thành phần của thuốc bọc với
lõi que hàn. Thông thường người ta dùng thủy tinh lỏng.
1.4.1.2. Phân loại:
1) Theo công dụng:

25
Que hàn được chia thành các nhóm sau:
- Que hàn để hàn thép cácbon và thép hợp kim kết cấu.
- Que hàn để hàn thép hợp kim chịu nhiệt.
- Que hàn để hàn thép hợp kim cao và có tính chất đặc biệt
- Que hàn đắp
- Que hàn gang,...
2) Theo chiều dày lớp vỏ bọc, căn cứ vào tỷ số D/d quy ước:
- Loại vỏ thuốc mỏng: D/d ≤ 1,2
- Loại vỏ thuốc trung bình: 1,2 < D/d ≤ 1,45
- Loại vỏ thuốc dày: 1,45 < D/d ≤ 1,8
- Loại vỏ thuốc đặc biệt dày: D/d > 1,8
3) Theo tính chất chủ yếu của vỏ thuốc:
Que hàn loại vỏ thuốc hệ Axit (ký hiệu là A): thuốc làm vỏ bọc loại que hàn
này được chế tạo từ các loại oxit (Sắt, Mangan, Silic), Ferômangan,.. que hàn vỏ
thuốc loại này có tốc độ chảy lớn, cho phép hàn bằng cả hai loại dòng điện xoay
chiều và một chiều, hàn ở hầu hết các vị trí khác nhau trong không gian. Nhược
điểm của nó là mối hàn dễ có khuynh hướng nứt nóng, nên rất ít dùng để hàn các
loại thép có hàm lượng lưu huỳnh và cácbon cao.
Que hàn loại vỏ thuốc hệ bazơ (B): trong vỏ thuốc chủ yếu là các hệ thành
phần như canxicacbonat, manhêcacbonnat, huỳnh thạch, feromangan, silic, titan, ...
Khi hàn sẽ tạo ra khí bảo vệ là CO và CO2 do phản ứng phân ly của cácbonnat.
Que hàn thuộc hệ bazơ thường chỉ sử dụng với dòng điện hàn một chiều nối
nghịch. Mối hàn ít bị nứt kết tinh, nhưng rất dễ bị rỗ khí. Có thể sử dụng que hàn
loại này để hàn các loại thép có độ bền cao, các loại kết cấu hàn quan trọng.
Que hàn loại vỏ thuốc hệ hữu cơ (ký hiệu là O hay C): loại que hàn này có
chứa nhiều tinh bột, xenlulô, ... để tạo ra môi trường khí bảo vệ cho quá trình hàn.
Muốn tạo xỉ tốt thường cho thêm vào hỗn hợp thuốc một số tinh quặng titan,

26
mangan, silic và một số ferô hợp kim. Đặc điểm của loại que hàn này là tốc độ
đông đặc của vũng hàn nhanh nên có thể sử dụng để hàn đứng từ trên xuống, thích
hợp hàn với dòng một chiều cũng như xoay chiều.
Que hàn loại vỏ thuốc hệ Rutin (ký hiệu là R): trong thuốc bọc có các thành
phần như: Ôxit titan, Graphít, Mica, trường thạch, Canxi và Manhê cácbonat, fêro
hợp kim... Que hàn loại này sử dụng được đối vối cả dòng điện một chiều và xoay
chiều, hồ quang cháy ổn định, mối hàn hình thành tốt, ít bắn toé, nhưng dễ bị rỗ khí
và nứt kết tinh trong mối hàn.
Ngoài ra, ở một số nước còn có một số loại que hàn khác với thành phần vỏ
bọc đặc biệt hoặc là hỗn hợp của bốn loại nêu trên.
1.4.1.3 Bảo quản que hàn:
Do que hàn có xu hướng hấp thụ hơi ẩm, nên để đảm bảo chất lượng mối hàn
que hàn cần được bảo quản thích hợp và có thể phải sấy lại trước khi sử dụng.
Nếu dùng que hàn bị ẩm, các khuyết tật hàn sẽ xảy ra nhiều hơn, làm giảm
chất lượng mối hàn
Que hàn được lưu trữ trong thời gian dài sau khi sản xuất, do vậy khi que hàn
được đưa ra dùng ở ngoài trời đều hấp thụ ẩm. Sự hấp thụ này tuỳ thuộc vào kiểu
que hàn. Ngay cả nếu một lượng nhỏ độ ẩm được hấp thụ vào que hàn loại Hyđrô
thấp, loại thường dùng để hàn thép dày hoặc thép hợp kim thấp, cũng có xu hướng
gây nứt mối hàn. Do đó, phải sấy que hàn trước khi sử dụng trong trường hợp các
que hàn không phải Hyđrô thấp (loại trừ que hàn kiểu xenlulô) cũng phải sấy trước
khi hàn.
Để sấy cần phải xác định cẩn thận nhiệt độ, thời gian, và số chu kỳ sấy, nhiệt
độ sấy quá cao hoặc quá thấp có thể gây ra các vấn đề, nếu nhiệt độ sấy quá cao có
thể làm giảm tác nhân tạo khí và chất khử ôxy hoá trong hỗn hợp thuốc bọc, tạo ra
các bọt khí trong mối hàn, làm giảm độ bền và độ dai va đập. Nếu nhiệt độ sấy quá
thấp sẽ không loại hết lượng ẩm đã bị hấp thụ. Số lần sấy có thể lặp lại ba lần theo

27
công việc hàn. Que hàn sẽ không thay đổi đặc tính nếu sấy đến 5 lần liên tiếp,
nhưng nếu sấy quá nhiều lần sự liên kiết của lớp thuốc bọc có thể bị hư hại và bị
phân rã trong khi hàn. Do đó cần phải xác định được trước số lượng que hàn được
sử dụng trong ngày và chỉ sấy lượng que hàn cần dùng. Số que hàn dư ra có thể
dùng cho ngày hôm sau nhưng phải sấy lại. Khi que hàn bị ẩm, các vấn đề sau đây
có thể xảy ra với tính công nghệ và tính hàn:
Hồ quang trở nên mạnh hơn và không ổn định
Kim loại bị bắn toé ra nhiều hơn
Độ ngấu mối hàn trở nên sâu hơn và có thể gây nứt ở đáy
Lớp xỉ phủ mặt không đều trong khi hàn do đó mặt mối hàn trở nên thô hơn
Lớp xỉ khó bong hơn
Có thể xẩy ra nứt mối hàn
Có thể tạo ra nhiều bọt khí
Gây ra sự giòn hyđrô do tăng lượng hyđrô trng mối hàn.
Khi lưu giữ que hàn cần phải thực hiện các nguyên tắc sau:
Lưu giữ que hàn trong điều kiện thông gió tốt, để que hàn cách xa nền và
tường nhà. Ghi rõ ngày tiếp nhận và sắp xếp theo trật tự sao cho que hàn cũ được
dùng trước.
Ghi rõ kiểu, loại đường kính que hàn
Không xếp các que hàn chồng đống lên nhau
Trên đây là ví dụ điển hình về điện cực nóng chảy (que hàn). Ngoài ra trong
hàn kết cấu người ta có thể sử dụng dây hàn trần, dây hàn lõi thuốc,…
1.5. Một số nguyên tắc khi lựa chọn vật liệu cho kết cấu:
1.5.1 Thỏa mãn yêu cầu về sử dụng:
Vật liệu để chế tạo kết cấu hàn phải đảm bảo độ bền, độ ổn định, độ cứng
vững.
Khối lượng và khả năng làm việc trong môi trường nhất định
σ  σch = f1 (E,…)
28
f  [f] = f2 (A/E)
Nếu E càng nhỏ thì giới hạn chảy càng bé dẫn đến khả năng mất ổn định của
kết cấu dễ xảy ra.
Enhôm = 1/3 Ethép
1.5.2 Thỏa mãn điều kiện về công nghệ:
Vật liệu phải có tính công nghệ tốt, đặc biệt phải có tính hàn xác định.
Tính hàn: là tổ hợp các tính chất của vật liệu mà cho ta các liên kết hàn với
yêu cầu mong muốn.
1.5.2.1Vật liệu có tính hàn tốt:
Bao gồm các loại vật liệu cho phép hàn được bằng nhiều phương pháp hàn
khác nhau, chế độ hàn có thể điều chỉnh được trong một phạm vi rộng, không cần
sử dụng các biện pháp công nghệ phức tạp (như nung nóng sơ bộ, nung nóng kèm
theo, nhiệt luyện sau khi hàn…) mà vẫn đảm bảo nhận được liên kết hàn có chất
lượng cao, có thể hàn chúng trong mọi điều kiện. Thép cácbon thấp và phần lớn
thép hợp kim thấp đều thuộc nhóm này.
1.5.2.2Vật liệu có tính hàn trung bình:
So với nhóm trên, nhóm này chỉ thích hợp với một số phương pháp hàn nhất
định, các thông số của chế độ hàn chỉ có thể dao động trong một phạm vi hẹp, yêu
cầu về vật liệu hàn chặt chẽ hơn. Một số biện pháp công nghệ như nung nóng sơ
bộ, giảm tốc độ nguội và sử lý nhiệt sau khi hàn,…có thể được sử dụng. Nhóm này
có một số thép hợp kim thấp, thép hợp kim trung bình.
1.5.2.3Vật liệu có tính hàn hạn chế:
Gồm những loại vật liệu cho phép nhận được các liên kết hàn với chất lượng
mong muốn trong các điều kiện khắt khe về công nghệ và vật liệu hàn. Thường
phải sử dụng các biện pháp sử lý nhiệt hoặc hàn trong những môi trường bảo vệ
đặc biệt (khí trơ, chân không…) chế độ hàn nằm trong một phạm vi rất hẹp. Tuy

29
vậy, liên kết hàn vẫn có khuynh hướng bị nứt và dễ xuất hiện các khuyết tật khác
làm giảm chất lượng sử dụng của kết cấu hàn.
Nhóm này có các loại thép cácbon cao, thép hợp kim cao, thép đặc biệt (như
thép chụi nhiệt, thép chụi mài mòn, thép chống gỉ).
1.5.2.4 Vật liệu có tính hàn xấu:
Thường phải hàn bằng các công nghệ đặc biệt, phức tạp và tốn kém. Tổ chức
kim loại mối hàn tồi, dễ bị nứt nóng và nứt nguội. Cơ tính và khả năng làm việc của
liên kết hàn thường thấp hơn so với vật liệu cơ bản. Gồm các loại gang và một số
hợp kim đặc biệt.
Trước đây, người ta nghĩ rằng có một số vật liệu không có tính hàn, tức là
không thể hàn được. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học công nghệ hàn, ngày
nay chúng ta có thể khẳng định rằng tất cả vật liệu đều có tính hàn dù chất lượng
đạt được rất khác nhau. Sự xuất hiện các loại vật liệu mới, những loại liên kết hàn
mới đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên cập nhật kiến thức, nghiên cứu và hoàn
thiện các công nghệ thích hợp để tạo ra các kết cấu hàn có chất lượng cần thiết.
1.5.3 Chủng loại vật liệu:
Trong quá trình chọn lựa kết cấu hàn, nếu chọn lựa chủng loại vật liệu một
cách thích hợp ta sẽ tiết kiệm được kim loại và tăng độ bền của kết cấu và giảm giá
thành của sản phẩm cho dù đó là thép tấm hay các loại thép hình
Vật liệu chịu nén và uốn ta chọn y
thành mỏng
Vật liệu chịu kéo ta chọn thành
x x x x
dày

Ta thấy Jx >> Jy  rx = √ Jx
F

lx y
λx=
r x ;  càng giảm,  tăng
x

30
N
σ= ≤[σ ]
ϕ . F1

1.5.4 Giá thành sản phẩm:


Khi chọn kết cấu hàn phải đảm bảo được các tiêu chí về kinh tế - kỹ thuật
nghĩa là lựa chọn vật liệu dùng trong kết cấu phải có giá thành phù hợp nhưng phải
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của toàn bộ công trình (trong đó có kết cấu hàn)
1.6. Tiêu chuẩn vật liệu của các nước:
60°-120° II
1.6.1. Phạm vi quốc tế:
Tiêu chuẩn: ISO
1.6.2. Phạm vi các nước:
Tiêu chuẩn của Liên xô: GOCT
Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN
Tiêu chuẩn Trung Quốc: GB
Tiêu chuẩn của Mỹ: ANSI H×nh 8.7 S¬ ®å vÞtrÝmèi hµn trong
kh«ng gian
Tiêu chuẩn chung châu Âu: DIN, BS, AFNOR…
I. VÞtrÝhµn sÊp II. VÞtrÝhµn ®øng
III. VÞtrÝhµn trÇn (hµn ngöa)
Tiêu chuẩn của Nhật: JIS
Theo nhu cầu hiện nay, trong nhiều trường hợp cần phải tìm ra loại vật liệu
thay thế. Xuất phát trên cơ sở so sánh về thành phần hóa học, tổ chức tế vi, cơ tính
của vật liệu và điều kiện làm việc của kết cấu.
2. CÁC DẠNG MỐI HÀN:
2.1. Phân loại theo vị trí của mối hàn trong không gian:
Trong kết cấu hàn ngoài mối hàn sấp ra, còn nhiều loại mối hàn ở những vị
trí khác nhau trong không gian (hình vẽ 8.7). Người ta phân biệt những mối hàn đó
như sau:
- Hàn sấp là hàn những mối hàn phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc
từ 0 - 600
- Hàn đứng là hàn những mối hàn phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc
từ 60 - 1200 theo phương bất kỳ (trừ phương nằm ngang).
- Hàn ngang là hàn những mối hàn phân bố trên các mặt phẳng nằm trong
góc 60 - 1200 mà phương của chúng song song với mặt phẳng nằm ngang.

31
- Hàn trần là hàn những mối hàn phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc
120 - 1800 mà khi hàn người thợ thường phải ngửa mặt về phía hồ quang nên còn
gọi là hàn ngửa.
2.2. Phân loại theo mặt cắt ngang của mối hàn:
a) Phân loại mối hàn theo lắp ghép:
- Mối hàn giáp mối:
- Mối hàn góc:
+ Mối hàn góc chữ L
+ Mối hàn góc chữ T
+ Mối hàn chồng nối.

Mối hàn giáp mối Mối hàn chồng nối

Mối hàn góc chữ T Mối hàn góc chữ L

b) Phân loại theo vị trí trong không gian:


- Mối hàn bằng:
- Mối hàn leo:
- Mối hàn ngang:
- Mối hàn trần:
c) Phân loại theo hướng tác dụng lực:
- Mối hàn chính diện: Là mối hàn có trục đường hàn vuông góc với phương
tác dụng lực. (1)
- Mối hàn cạnh: Là mối hàn có trục đường hàn song song với phương tác
dụng lực. (2)
- Mối hàn chếch: Là mối hàn có trục đường hàn không vuông góc hoặc song
song với phương tác dụng lực. (3)

2 P P
1 3
32
d) Phân loại theo chiều dài mối hàn:
- Mối hàn dài: Là mối hàn có chiều dài lớn hơn 1000 mm.
- Mối hàn trung bình: Là mối hàn có chiều dài mối hàn từ 500 đến 1000 mm.
- Mối hàn ngắn: Là mối hàn có chiều dài nhỏ hơn 500 mm.
e) Phân loại mối hàn theo độ liên tục của nó:
- Mối hàn liên tục.
- Mối hàn ngắt quãng.
- Mối hàn kín.
- Mối hàn hở.
3. PHƯƠNG PHÁP THỬ KÉO - NÉN LIÊN KHẾT HÀN:
Để tìm hiểu nguyên nhân của ứng suất và biến dạng hàn, ta hãy làm thí
nghiệm sau:
- Ta cặp chặt hai đầu của một
thanh thép rồi nung nóng thì thanh thép
sẽ giãn dài ra. Nhưng vì hai đầu của nó
đã bị kẹp chặt nên thanh thép không a) b)
giãn dài ra được; trường hợp này giống H×nh 9.1 S¬ ®å thÝnghiÖm
như ta đưa sức nén vào hai đầu của a) Tr¹ ng th¸ i øng suÊt cña thanh thÐp
thanh thép, do đó trong thanh thép đã b) Tr¹ ng th¸ i biÕn d¹ ng cña thanh tthÐp

phát sinh ứng suất nén.


- Ngược lại, giả sử thanh thép được treo lên để nung nóng, thanh thép sẽ giãn
dài ra so với trước khi nung. Ngay sau đó ta lại kẹp chặt hai đầu của thanh thép lại
và để cho nó nguội đi nhanh chóng, khi đó tất nhiên thanh thép phải co lại. Nhưng
vì hai đầu của nó đã bị kẹp chặt nên thanh thép không co lại được, như vậy trong
thanh thép đã sinh ra ứng suất kéo. Nếu ứng suất kéo vượt quá giới hạn bền kéo
của vật liệu chế tạo thanh thép đó thì thanh thép sẽ bị đứt hoặc gẫy.
- Nếu khi nung thanh thép được kẹp chặt hai đầu, khi nhiệt độ vượt quá
100 C, ta nới một đầu ra để cho nó tự do dãn dài ra khi nung và khi nguội đi, tự do
0

co ngót thì khi thanh thép hoàn toàn nguội, chiều dài của thanh thép sẽ ngắn hơn
trước và sinh biến dạng.

33
BÀI 2: TÍNH ĐỘ BỀN CỦA MỐI HÀN
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước tính toán độ bền của mối hàn
- Vận dụng được vào trong thực tế để tính toán độ bền cho các mối hàn
- Có tính kỷ luật cao, cẩn thận, chính xác trong quá trình tính toán
Nội dung bài:
1. TÍNH TOÁN KẾT CẤU HÀN THEO TRẠNG THÁI GIỚI HẠN VÀ ỨNG SUẤT
CHO PHÉP:
1.1. Khái niệm về mối hàn:
Mối hàn là loại mối ghép không tháo được tuỳ vào tính chất và công nghệ
khi thực hiện mà ta có các khái niệm sau:
- Đối hàn nóng chảy mối hàn được thực hiện bằng cách nung bề mặt tiếp xúc
của 2 chi tiết đến trạng thái nóng chảy sau đó bổ xung thêm kim loại từ điện cực
vào sau khi đông đặc mối hàn được hình thành.
- Đối hàn áp lực: Mối hàn được thực hiện bằng cách nung bề mặt tiếp xúc
của 2 chi tiết đến trạng thái biến dạng dẻo sau đó dùng ngoại lực tác dụng để 2 chi
tiết sát lại với nhau tạo thành mối hàn.
- Đối hàn vẩy: Mối hàn được hình thành bằng cách nung bề mặt tiếp xúc của
2 chi tiết đến nhiệt độ biến dạng dẻo cao hơn nhiệt độ nhiệt độ nóng chảy của vẩy
hàn tư 300÷500 sau đó cho vẩy hàn nóng chẩy thẩm thấu vào bề mặt tiếp xúc sau
khi vẩy hàn đông dặc mối hàn được hình thành.
1.2. Tính toán kết cấu hàn theo trạng thái giới hạn và ứng xuất cho phép:
Khi kết cấu hàn làm việc thì người ta có thể đánh giá chúng theo 3 trạng thái:
- Trạng thái giới hạn thứ nhất: Biểu thị khả năng chịu lực của các kết cấu dặc
trưng bởi độ bền, độ ổn định hay độ bền mỏi khi chịu tải trọng động.
- Trạng thái giới hạn thứ 2: Được xác định bằng biến dạng lớn nhất mà kết
cấu có thể chịu đựng đựoc.
Ví dụ: + Uốn khi chịu tải trọng tĩnh.
+ Dao động khi chịu tải trọng động.
- Trạng thái giới hạn thứ 3: Đặc trưng bởi các hư hỏng cục bộ tối đa cho
phép.
Ví dụ: Độ lớn của các vết nứt, độ rò rỉ...
Thông thường việc tính toán các kết cấu hàn là dựa theo trạng thái giới hạn thứ
nhất túc là điều kiện bền. Về cơ bản việc tính toán theo trạng thái giới hạn thứ nhất
có thể coi như tính thoán theo sức bền tiêu chuẩn. Giới hạn chẩy của thép δ T được
coi là sức bền tiêu chuẩn. Khi xét đến sự không đồng nhất của vật liệu người ta
thay bằng sức bền tính toán bằng R thường lấy:
R= 0,9.δT
Trên cơ sở đó ta xác định ứng lực cho phép khi chịu lặc dọc trục các phần tử
tính theo công thức sau:
34
[ N ] ≤R m F ( KN )
n
Trong đó: - n là hệ số quá tải.
- m là hệ số kể đến điều kiện làm việccụ thể m = 0,8 ÷ 0,9
- F là tiết diện ngang của phần tử ta xét.
- R lấy theo bảng phụ thuộc từng vật liệu ta xét.
Để kết cấu làm việc tốtta phải có:
N≤ [ N ]
Cũng tương tự như trên mô men uốn sẽ là:
[ M ] ≤R m w
n
2. TÍNH TOÁN KẾT CẤU MÁY THEO ỨNG SUẤT CHO PHÉP:
Ứng xuất cho phép phụ thuộc vào các điều kiện sau:
- Tính chất của vật liệu.
- Độ chính xác khi tính toán.
- Loại lực tác dụng.
- Quá trình cong nghệ chế tạo kết cấu.
- Đặc tính của tải trọng.
Vậy ứng xuất cho phép xem như một thông số kinh tế kỹ thuật và chúng
cúng không ngừng được nâng cao.
Ứng xuất cho phép khi kéo [ σ ] k được làm cơ sở đẻ xác định các ứng suất cho
phép khác:
- Khi nén các phần tử ngắn mà không gây ra co dọc:
[ σ ] n =[ σ ]k
- Khi uốn các kết cấu thép:
[ σ ] u =[ σ ] k
- Khi nén các phần tử dài:
[ σ ] n=[ σ ]u . Ψ
Trong đó: Ψ là hệ số cong dọc trục phụ thuộc vào phần tử ta xét.
- Khi cắt:
[ τ ] c =0,5÷0,6 [ σ ] k
- Ứng suất cho phép khi kéo đựoc tính như sau:
δT
[ σ ]k =
k
Trong đó: k là hệ số an toàn về độ bền k thường chọn k = 1,4 ÷1,6
3. MỐI HÀN VÀ ĐỘ BỀN CỦA MỐI HÀN:
Để xác định ứng suất cho phép của mối hàn người ta chia mối hàn thánh 2
nhóm:
- Nhóm 1: Gồm những mối hàn được thực hiện bằng phương pháp hàn bán
tự động, tự động, hồ quang tay với que hàn có chất lượng cao như N42A; N50A.

35
- Nhóm 2; Gồm những mối hàn hồ quang tay với que hàn có chất lượng
thường.
Ứng suất của mối hàn được xác định trong bảng:
Ứng suất cho phép của mối hàn
Dạng quá trình công nghệ Kéo [ σ ] k Nén [ σ ] n Cắt [ τ ]
Nhóm 1 [ σ ]k [ σ ]k 0,65 [ σ ] k
Nhóm 2 0,9 [ σ ] k [ σ ]k 0,60 [ σ ] k
Trị số trong bảng là đối với thép các bon thấp, trung bình và thép hợp kim
thấp.
Ví dụ:
Thép C3 có [ σ ] k =16 KN/cm2 vậy ứng suất cho phép của mói hàn là:
- Khi hàn bán tự động, tự động .....(nhóm 1) ta có:
[ σ ] k =[ σ ]n =[ σ ]k =16 KN / cm2
[ τ ] =0 , 65 [ σ ]k =10 KN /cm2
- Khi hàn hồ quang tay (nhóm 2) ta có:
[ σ ] k =0,9 [ σ ] k =0,9 x 16=14 , 46 KN /cm 2
[ σ ] n =[ σ ]k =16 KN / cm 2
[ τ ] =0 , 60 [ σ ]k =0 , 60 x 16=9,6 KN /cm2
4. TÍNH TOÁN MỐI HÀN GIÁP MỐI:
- Khi mối hàn giáp mối chịu tác dụng của ngoại lực thì theo thiết kế nó có
thể chịu ứng lực cho phép là:
+ Khi chịu lực kéo:
N= [ σ ] k . F ( KN )
+ Khi chịu lực nén dọc:
N= [ σ ] n . F ( KN )
+ Khi chịu lực nén dọc:
M=[ σ ]k . w ( KN . cm)
Trong đó: F là tiết diện ngang của phần tử ta xét. (cm2)
w là mô đun chống uốn của tiết diện ngang. (cm3)
- Tương tự như vậy ta tính được ứng lực cho phép của mối hàn:
+ Khi chịu lực kéo:
'
N ' =[ σ ] k . F ( KN )
+ Khi chịu lực nén dọc:
'
N ' =[ σ ] n . F ( KN )
+ Khi chịu lực nén dọc:
'
M ' =[ σ ]k . w ( KN . cm)
Trong đó: F là tiết diện ngang của mối hànvà bỏ qua phần nhô lên . (cm2)
F =s.L (cm2)

36
s. là chiều dày của tấm kim loại cơ bản. (cm)
L. là chiều dài của mối hàn. (cm)
Nếu ứng lực tác dụng lên mối hàn ở nơi xung yếu là P thì ứng suất phát sinh
ở mối hàn sẽ là:
P
σ' =
F
'
Điều kiện bền là: σ ≤[ σ ]
5. TÍNH TOÁN MỐI HÀN GÓC:
Mối hàn góc thường có dạng như hình vẽ:
P
P

P P

Khi chịu tải mối hàn góc chịu cả ứng suất pháp và ứng suất tiếp (cắt) song độ
bền của ứng suất tiếp nhỏ hơn nên ta chỉ cần kiểm nghiện theo ứng suất tiếp do vậy
được tính như sau:
Khi chịu tải mối hàn góc chịu cả ứng suất pháp và ứng suất tiếp (cắt) song độ bền
của ứng suất tiếp nhỏ hơn nên ta chỉ cần kiểm nghiện theo ứng suất tiếp do vậy
được tính như sau:
'
N= [ τ ] .h. L( KN )
Trong đó: L. là chiều dài mối hàn. (cm)
h. là chiều cao mối hàn. (cm)
h= √ k =0,7 k
2
2
k. là cạnh của mối hàn và lấy bằng chièu dày của vật hàn.

37
'
Vậy: N= [ τ ] .. 0,7 . k . L( KN )
- khi mối hàn chồng nối:
+ Mối hàn ngang hàn hết chiều dài của vật hàn:
+ Mối hàn dọc mỗi mối chịu một nửa lực tác dụng:
Ví dụ: Cho liên kết hàn như hình vẽ.
- Thép C3 có [δk] = 20 KN/cm2; [τc]’= 13 KN/cm2;
- Hãy tính chiều dài của các mối hàn đảm bảo có độ bền ngang kim loại cơ
bản.

6
8

L2

L1

L3 150

Giải:
- Ứng lực cho phép đối với thanh thép là:
N = [δk].F = 20.9 = 180 (KN)
F = 0,6.15 = 9 (cm2)
N = [δk].F = 20.9 = 180 (KN)
- Theo bài ra thì ứng lực tính toán mối hàn chịu là:
P = N = 180 (KN)
- Trong đó mối hàn L1 hàn hết chiều dài và chịu ứng lực là Pn:
Pn = [τc]’.F = 13. 0,7.15.0,6 = 81,9 (KN)
- Mối hàn L2 và L3 chịu lực là Pd:
Pd = P - Pn = 180 – 81,9 = 98,1 (KN)
Pd
Trong đó ứng lực mối hàn L2 = L3 = 2
Vậy chiều dài mối hàn là:
Pd 98 , 1
= =8 , 97≈9(cm)
' 2 . 0,7 . 0. 6 . 13
L2 = L3 = 2 . 0,7 . K [τ c ]
6. TÍNH TOÁN MỐI HÀN TỔNG HỢP:
- Khi mối hàn tổng hợp ta tính theo cộng tác dụng:
+ Mối hàn ngang hàn hết chiều dài của vật hàn:
+ Mối hàn dọc lực tác dụng:
38
P2 = 0,3 P và P3 = 0,7 P
Ví dụ:
Cho liên kết hàn như hình vẽ.
L2 90x90x9
- Thép C3 có [δk] = 18 KN/cm ; 2

[τc]’= 12 KN/cm2; mối hàn có


K=9mm L1
- Hãy tính chiều dài của các mối hàn
đảm bảo có độ bền ngang kim loại cơ
bản

L3

Giải:
- Ứng lực cho phép đối với thanh thép là: N = [δk].F
Tiết diện ngang của thanh thép góc là:
F = (9.0,9 + 8,1.0,9) = 15,39
N = 18.15,39 = 277 (KN)
Theo bài ra thì ứng lực tính toán mối hàn chịu là: P = N = 277 (KN)
- Trong đó mối hàn L1 hàn hết chiều dài và chịu ứng lực là Pn:
Pn = [τc]’.F = 12. 0,7.9.0,9 = 68 (KN)
- Mối hàn L2 và L3 chịu lực là Pd:
Pd = P - Pn = 277 – 68 = 209 (KN)
Trong đó ứng lực mối hàn L2 và L3 là:
2 Pd Pd
Pd 2 = =139 KN ; Pd 3 = =70 KN
3 3
- Vậy chiều dài mối hàn là:
Pd 2 139
L2= = =18 ,38≈19(cm )
'
0,7 . K [ τ c ] 0,7 . 0 .9 . 12
Pd 3 70
L3 = = =9 , 259≈9(cm)
'
0,7 . K [ τ c ] 0,7 . 0 . 9. 12

39
BÀI 3: TÍNH ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG KHI HÀN
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được phương pháp tính toán ứng suất và biến dạng khi hàn
- Vận dụng được vào trong thực tế để tính toán ứng suất và biến dạng phát
sinh trong quá trình hàn
- Có tính kỷ luật cao, cẩn thận, chính xác trong quá trình tính toán.
Nội dung bài:
1. CÁC DẠNG ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG HÀN – BIỆN PHÁP GIẢM ỨNG
SUẤT VÀ BIẾN DẠNG HÀN:
1.1. Khái niệm về nội ứng suất:
Nội ứng suất là ứng suất còn tồn tại trong vật thể khi đã tháo bỏ ngoại lực tác
dụng. Nếu tư 1 vật thể ta tách ra 1 phần tử bất kỳ thì nội ứng suất sẽ là ngoại lựcđối
với phần tử.
- Phân loại nội ứng suất:
+ Nhóm 1; Các ứng suất phụ thuộc nguyên nhân gây ra chúng:
Ứng suất nhiệt.
Ứng suất ban đầu.
Ứng suất dư.
+ Nhóm 2: Là các loại nội ứng suất phụ thuộc vào sự tương ứng cân bằng
trong các kích thước, thể tích khác nhau:
Ứng suất loại 1 là chúng cân bằng trong tổ chức thô đại.
Ứng suất loại 2 là chúng cân bằng trong thể tióch tế vi.
Ứng suất loại 3 là chúng cân bằng trong tổ chức siêu tế vi.
+ Nhóm 3: Là nội ứng suất theo hướng của chúng trong không gian.
Ứng suất 1 chiều gọi là ứng suất đơn.
Ứng suất 2 chiều gọi là ứng suất mặt.
Ứng suất 3 chiều gọi là ứng suất khối.
Trong chương trình ta chỉ xét nội ứng suất 2 chiều.
1.2. Ứng suất và biến dạng khi hàn:
1.2.1. Trường nhiệt độ:
- Trường nhiệt độ đường: Xuất hiệnkhi hàn các chi tiết dạng thanh như khi
hàn giáp mối các cột thép trong xây dựng.
- Trường nhiệt độ phẳng: Xuất hiện khi hàn đắp hoặc hàn giáp mối các chi
tiết có chiều dày không đáng kể.
-Trường nhiệt khônh gian: xuất hiện khi hàn giáp mối các tấm có chiều dày
lớn.
Trường nhiệt độ phẳng được tạo thành khi hàn giáp mối một lượt nghĩa là
khi hàn đảm bảo ngấu sâu hết toàn bộ chiều dày của tấm kim loại.
Vậy nhiệt độ tại 1 điểm cực đại nào đó khi hàn được xác định theo công thức
sau:
40
2
0,484.q by
T max= (1− )
2.v .s.c.γ . y 2a
Trong đó: - q. Là công suất nhiệt hữu ích củ nguồn nhiệt.
q = 0,24..U.I (calo/s)
+ . Hệ số hữu ích.
Hàn điện cực than  = 0,5 ÷ 0,6
Hàn điện cực kim loại  = 0,7 ÷ 0,8
Hàn tự động  = 0,75 ÷ 0,9
+ U điện áp khi hàn. (V)
+ I Cường độ dòng điện hàn. (A)
- V Là tốc độ hàn. (cm/s)
- S. Là chiều dày vật hàn. (cm)
- C. Nhiệt dung riêng của kim loại. (calo/goc)
- . Là khối lượng riêng của kim loại. (g/cm3)
- a. Là hệ số truyền dẫn nhiệt. (cm/s)
λ
a=

- c. Là nhiệt dung riêng
- y. Là khoảng cách từ tâm mối hàn đến điểm ta xét. (cm)
- b. Là hệ số mất nhiệt.
2.k .m
b=
c .γ .s
+ k.m Là hệ số mất nhiệt bề mặt.
Đối thép k.m = 0,0008 và = 0,1
k. m
=0 ,008
Vậy: λ
Từ đó ta có:
2
0,484.q y
T max = (1−0,008 )
2.v .s.c.γ . y s
2
y
(1−0 , 008 )
Thừa số s Là sự tiêu hao năng lượng do mất nhiệt bề mặt. Nếu
toạ độ y giảm chiều dày của tấm tăng thì thừa số dần tiến đến 1.
Ví dụ: Khi hàn 2 tấm thép có s = 1cm điểm xét y = 2 cm vậy ta có:
2
y
(1−0 , 008 )=0 , 968
s
0,484.q
T max =
Vây ta có 2.v .s.c.γ . y
1.2.2 Nội ứng suất khi hàn:
Thông số quan trọng để ta xác định ứng suất và biến dạng khi hàn là mức
không đồng đều về nhiệt của vật thể trên tiết diện ngang có x = 0 ngoài ra trị số của
41
ứng suất và biến dạng khi hàn còn phụ thuộc vào tính chất cơ lý của kim loại thay
đổi khi ở nhiệt độ cao.
1.2.3. Nguyên nhân gây ra ứng suất và biến dạng khi hàn:
- Do nung nóng và làm nguội kim loại vất hàn không đều: Ứng suất bên
trong xuất hiện trong trường hợp sự dãn và co tự do của chi tiết bị cản trở bởi các
phần tử lân cận có nhiệt độ thấp hơn nên có độ co và dãn ít hơn.
- Do độ ngót của kim loại đắp: Độ ngót là sự giảm thể tích của kim loại từ
trạng lỏng sang trạng thái rắn. Điều đó có thể giải thích được kim loại ở trạng thái
đặc có mật độ cao hơn kim loại ở trạng thái lỏng vì có thể tích nhỏ hơn. Do độ co
ngót của kim loại của mối hàn nên xuất hiện ứng suất kéo ở vùng lân cận làm biến
dạng chi tiết. Kim loại khác nhau có độ co ngót khác nhaunhư:

Nhôm: 1,7 ÷ 1,8 Đồng thau: 2,06 Thép các bon thấp: 2,0
Đồng đỏ: 1,45 ÷ 1,6 Đồng: 2,1 Gang xám đúc: 0,7÷ 0,8
Ứng suất do độ co ngót làm cho chi tiết có độ dẻo đủ lớn sẽ bị biến dạng.
Nếu chi tiết có độ dẻo khong đủ lớn sẽ suất hiện các vết nứt ở vị trí yếu nhất.
Trong quá trình hàn xuất hiện sự ngót dọc, ngót ngang. Nếu trùn tâm tiết
diện ngang của mối hàn không trùng với trung tâm tiết diện của chi tiết thì sẽ xuất
hiện cong theo chiều dọc như hình vẽ:

Trước khi hàn Sau khi hàn

Trước khi hàn Sau khi hàn

Biến dạng do độ ngót dọc Biến dạng do độ ngót ngang


Nếu chi tiết bị kẹp chặt thì trong nó sẽ xuất hiện ứng suất. Đối với kim loại
có đủ độ dẻo thì ứng suất sẽ làm cho chi tiết bị biến dạng dẻo và không gây nguy
hiểm cho độ bền của kết cấu.
Độ lớn của biến dạng và mối quan hệ với ứng suất của nó phụ thuộc vào độ
lớn của vùng kim loại được nung nóng. Nếu thể tích của vùng kim loại nung nóng
càng lớn thì khả năng gây ra ứng suất và biến dạng càng lớn do vậy ứng suất và
biến dạng khi hàn là khác nhau.
- Do tổ chức kim loại đắp thay đổi: Khi thay đổi tổ chức kim loại thì kích
thước và sự săp xếp của các hạt thay đổi. Quá trình này cũng làm thay đổi thể tích
của kim loại do đó hình thành ứng suất và biến dạng bên trong. Ứng suất và biến

42
dạng bên trong có thể là rất lớn khi ta hàn kim loại có tính dễ tôi như thép các bon
cao hoặc gang.
1.2.4. Các biện pháp giảm ứng suất và biến dạng trong hàn:
a) Biện pháp kết cấu:
1. Thực hiện các mối hàn có khối lượng kim loại đắp ít nhất, bố trí các đường hàn
càng gần tâm chịu lực càng tốt. khi thực hiện mối hàn ngắt quãng thì khoảng cách
đoạn ngắt không nhỏ hơn 30 ÷ 40 (mm)
2. Hạn chế áp đặt các đường hàn trên các chi tiết làm việc dưới tải trọng động, tải
trọng va đập và các chi tiết làm việc ở nhiệt độ thấp. không nên bố trí quá nhiều
đường hàn cắt nhau và đường hàn khép kín có đường kính nhỏ để tránh ứng suất
tập trung.
3. Nên bố trí các gân tăng cứng đối xứng nhau ở cạnh mép kết cấu.
4. Nên bố trí các mối hàn giáp mối thay cho các mối hàn góc (nếu có thể) để tránh
tập trung ứng suất.
5. Có thể sử dụng phương pháp gá lắp hàn theo nhóm chi tiết sau đó lắp ráp lại. Các
chi tiết có góc nhỏ hay hình dạng phức tạp thì nên dùng phương pháp dập hoặc đúc
các phần đó rồi lắp ráp lại bằng phương pháp hàn. Như vậy sẽ đơn giản và giảm
được sự ảnh hưởng của liên kết của các chi tiết đơn lẻ bằng mối hàn.
b) Biện pháp công nghệ:
1. Ứng dụng loại que hàn để thu được mối hàn có độ dẻo lớn nhất.
2. Hạn chế sử dụng tấm lót và các tấm nối.
3. Nên dùng mối hàn có độ ngấu cao (chiều sâu nóng chẩy lớn). Thực hiện các mối
hàn bằng phương pháp hàn bán tự động, tự động dưới lớp thuốc hoặc trong môi
trường khí bảo vệ sẽ cho ta tốc độ hàn cao, yêu cầu khe hở lắp ráp nhỏ nên tốc độ
nguội của mối hàn sẽ đều hơn. Khi hàn tự động hay bán tự động thì độ lớn của biến
dạng và ứng suất nhỏ hơn khi hàn hồ quang tay
4. Ứng dụng phương pháp lắp ráp bằng các đồ gá để tạo điều kiện gá lắp được
chính xác mối hàn có tiết diện đều hơn. Nên chọn đồ gá sao cho phép chi tiết được
dịch chuyển tự do khi co ngót sẽ giảm được ứng suất phát sinh. Khi kẹp cứng chi
tiết trọng quá trình hàn sẽ phát sinh ứng suất dư sau khi tháo chi tiết ra khỏi đồ gá.
Để chi tiết được biến dạng dẻo khi có ứng suất nên dùng que hàn cho kim loại mối
hàn có độ dẻo lớn nhất có thể.
5. Chọn công suất nhiệt và chế độ nung nóng kim loại cho phù hợp. Nếu trong khi
hàn chi tiết có điều kiện di chuyển tự do hay hàn kim loại có xu hướng bị tôi thì
chọn công suất nhiệt lớn để tăng thể tích kim loại đươc đốt nóng như vậy sẽ giảm
được tốc độ nguội. Khi hàn thép dễ bị tôi hay vật hàn có chiều dày lớn hoặc hàn ở
nhiệt độ thấp để giảm tốc độ làm nguội sau khi hàn và phân bố nhiệt đều giữa vùng
được nung nóng và vùng lạnh thì phải nugn nóng toàn bộ chi tiết hay vùng lân cận
mối hàn trước khi hàn. Nhiệt độ nung nóng phụ thuộc vào tính chất của kim loại:
Đối với thép khoảng 4000C ÷ 6000C; Gang 5000C ÷ 8000C; Nhôm 2000C ÷ 27000C;

43
Đồng đỏ 3000C ÷ 4000C. Nhiệt độ nung nóng 1000C ÷ 3000C dùng cho các trường hợp
nhiệt độ môi trường thấp hoặc thép khó hàn.
6. Xác định thứ tự thực hiện các đường hàn đảm bảo các chi tiết có điều kiện biến
dạng tự do. Thí dụ khi hàn nối các tấm trước tiên thực hiện các mối hàn ngang sau
đó thực hiện các mối hàn dọc. Thứ tự các đường hàn được đánh số như hình vẽ:

12

13
14 15 16 17 18 19
3

5
4
6 7 8 9 10 11
7
1

2
7. Đối vật hàn có chiều dày lớn thì tiến hành hàn nhiều đường nhiều lớp theo
phương pháp hàn chồng núi từ giữa ra hai đầu hoặc hàn từ đầu.

Hàn chồng núi từ giữa ra hai đầu: Hàn chồng núi từ đầu:
8. Có thể tiến hành rèn nhẹ trên bề mặt mối hàn sau mỗi lớp hàn. Nhưng lớp cuối
cùng không được rèn. Phương pháp này giảm được ứng suất dư, nhưng nó gây
tiếng ồn trong khu vực làm việc nên chỉ áp dụng trong trường hợp cần thiết.
9. Với mục đích giảm sự cong vênh của vật hàn khi hàn các mối hàn:
- Các mối hàn có chiều dài nhỏ hơn 300 mm thì thực hiện một hành trình từ
đầu đến cuối đường hàn hay hàn từ giữa ra hai đầu.
Hướng hàn

Đường hàn
Hàn từ đầu đến cuối
- Các mối hàn có chiều dài từ 300 ÷ 600 mm thì hàn từ giữa ra hai đầu không
nên hàn từ hai đầu vào giữa bởi vì khi hàn từ hai đầu vào vùng giữa mối hàn sẽ tồn
tại ứng suất dư kéo dễ tạo thành vết nứt ở khu vực này.

44
Hướng hàn Hướng hàn
Đường hàn
Hàn từ giữa ra hai đầu:
- Các mối hàn có chiều dài lớn hơn 600 mm thì tiến hành phân đoạn để hàn.
Chiều hàn của mỗi đoạn hàn ngược chiều với mối hàn (hàn phân đoạn ngược).
Chiều dài của mỗi đoạn hàn có thể lấy khoảng 150 ÷ 200 mm sao cho trên mỗi
đoạn hàn thực hiện hết một hoặc hai que hàn. Nếu mối hàn thực hiện cả hai phía
(mối hàn góc chữ T) nên bố trí sao cho hướng hàn của mối thứ 2 ngược với mối
hàn thứ nhất. Như vậy sự biến dạng sẽ được giảm, biến dạng của mối trước tạo ra
sẽ được biến dạng của mối hàn thứ 2 khử bớt.
Hường hàn mối hàn 1
5 4 3 2 1
Hường hàn mối hàn
5 4 3 2 1 Trục đường hàn
Trục đường hàn Hường hàn mối hàn 2

1 2 3 4 5
Mối hàn 1 phía: Mối hàn 2 phía

10. Bố trí sắp xếp các mối hàn và thứ tự thực hiện mối hàn theo nguyên tắc: Mối
hàn sau có xu hướng tạo biến dạng khử được biến dạng do mối hàn trước nó sinh ra

45
7 5 31

2 4

3 1

2 8
4 6

Thứ tự thực hiện các đường hàn

11. Thực hiện biến dạng ngược. Trước khi hàn cần phải tạo ra sự biến dạng ngược
với xu hướng biến dạng do mối hàn sắp tới gây ra. Để thực hiện phương pháp này
yêu cầu cần phải tính toán được mức độ biến dạng do mối hàn chuẩn bị thực hiện
gây ra là bao nhiêu từ đó mới có thể gây biến dạng ngược phù hợp để sau khi hàn
chúng ta thu được chi tiết hàn có hình dạng kích thước theo yêu cầu.

Tạo biến dạng ngược.

Sau khi hàn

Thí dụ biến dạng ngược mối hàn giáp mối

12. Sử dụng phương pháp làm nguội nhân tạo chi tiết trong quá trình hàn nhằm
mục đích giảm vùng kim loại bị nung nóng từ đó giảm biến dạng. Người tacos thể
cho chi tiết ngập trong nướcchir để vị trí hàn trên mặt nước. hay dùng tấm lót có
khối lượng lớn. Khi dùng tấm lót bằng thép, đồng rất có lợi khi hàn thép không gỉ
có độ dày nhỏ. Đôi khi dùng tấm lót bằng đồng, thép có rãnh dẫn nước làm mát.

46
13. Dùng phương pháp ủ hay thường hóa chi tiết sau khi hàn nhằm loại bỏ hoàn
toàn hay một phần ứng suất bên trong chi tiết xuất hiện trong quá trình hàn.
14. Dùng phương pháp nắn nóng hay nắn nguội để phục hồi hình dạng chi tiết sau
khi hàn. Khi nắn nguội có thể dùng kích, máy ép hay đánh búa. Phương pháp này
nếu không biết xử lý đúng có thể xuất hiện vết nứt ở mối hàn hay kim loại cơ bản.
15. Nắn sửa chi tiết mỏng bằng phương pháp con lăn lên bề mặt mối hàn và vùng
lân cận sau khi hàn một khoảng rộng từ 7 ÷ 20 mm. Áp suất lăn được áp dụng theo
công thức:

Trong đó:
P0 =b .
√ 10 , 1. d . h. σ T
E
- P0 Lực nén của con lăn. (KG)
- b Chiều rộng làm việc của con lăn.
- d Đường kính con lăn.
- h là chiều dày kim loại cơ bản.
- E Mô đun đàn hồi của kim loại cơ bản.
- T Giới hạn chảy của kim loại cơ bản.
Trong quá trình cán kim loại bị biến dạng dẻo nên loại bỏ được ứng suất có
xu hướng làm cho chi tiết bị biến dạng.
16. Khi nắn nóng có thể sử dụng mỏ hàn hơi để nung nóng từng điểm sau đó tác
dụng lực hay nung tại các điểm cần xử lý đến nhiệt độ trên 650 0C sau đó làm nguội
nhanh gây kích thích biến dạng ngược với biến dạng do quá trình hàn tạo ra.
1.3. Xác định lực tác dụng:
Các bài toán về ứng suất và biến dạng trong hàn rất phức tạp. Hơn nữa trong
thực tế các kết cấu hàn thường nhiều chi tiết ghép lại nên có nhiều đờng hàn cắt
nhau. Vì vậy trong quá trình hàn chúng gây ra nhiều tác dụng tương hỗ lẫn nhau
làm cho việc tính toán ứng suất và biến dạng càng thêm phức tạp. Trong phạm vi
chương trình ta chỉ xét ứng suất và biến dạng trên cơ sở nội lực tác dụng và kết cấu
hàn đơn giảm và dựa trên các giả thuyết:
- Ứng suất dư sinh ra do quá trình nung nóng và lam nguội không đều khi
hàn phải cân bằng trong vùng tiết diện ảnh hưởng và đạt tới giới hàn chẩy.
- Tấm đốt nóng không bị ảnh hưởng của mối trường bên ngoài.
- Biến dạng của kết cấu phù hợp với tiết diện phẳng.
Giả sử ta hàn giáp mối hai tấm kim loại có kích thước như hình vẽ. Sau khi
hàn ta có câc ừng suất và biến dạng.

47
-
P/2
+

P
h0.

b0.
.
.

.
bn
.h

b2 b1 P/2

-
. ΔL
. S L.

Theo thuyết sức bền ta xác định được nội ực tác dụng:
P = h.F0
Trong đó: - h là ứng suất sinh ra khi hàn.
h = .E.T
+  là hệ số dãn nở nhiệt.
+ E là mô đuyn đàn hồi.
+ T là nhiệt độ nung nóng.
Theo thuyết sức bền ta có: h = T
- Fo là diện tích vùng ứng suất tác dụng. Nó bao gồm kim loại ở mối hàn và
phần kim loại cơ bản bị nung đến nhiệt độ biến dạng.
Phần kim loại vùng này bị nén khi nung nóng. Còn khi nguội các thớ ở vùng
ứng suất tác dụng không thể co tự do mà bị cản trở bởi các thớ bên cạnh nguội hơn.
Sau khi nguội hoàn toàn thì vùng ứng suất tác dụng sẽ bị kéo còn vùng bên cạnh sẽ
bị nén. Trên hình vẽ ta thấy:
Fo = bn.s
Trong đó: - bn là chiều rộng vùng ứng suất tác dụng. (cm)
- s là chiều dày của tấm hàn. (cm)
Vì ứng suất tác dụng trên 2 tấm là như nhau nên ở mỗi tấm ta có thể chia ra
làm 2 vùng b1 và b2 như hình vẽ.
1.3.1. Vùng ứng suất tác dụng b1:
Là khu vực hàn bao gồm kim loại mối hàn nóng chẩy và kim loại của tấm
hàn được nung đến trạng thái biến dạng dẻotức là nhiệt độ dược nung đến 550 o.
Chiều rộng của vùng b1 phụ thuộc vào công suất của nguồn nhiệt, tốc đọ hàn, khối
lượng kim loại nóng chẩy, tính chất cơ lý của của vật hàn và có thể được tính như
sau:
Từ công thức thay y bằng b1 và Tmax =550oc ta được:
0,484 .q
b1 =
2.v .s.c. γ .550
48
Trong đó: - q Công suất hữu ích của nguồn nhiệt. (calo/s)
- v tốc độ hàn. (cm/s)
- c nhiệt dung riêng.
-  khối lượng riêng của kim loại. (g/cm3)
Một cách tỏng quát:
0 ,484. q
b1 =
v .s o .c. γ .550
Trong đó so là chiều dày vật hàn được tính toán như sau:

S2
S.2
S0 = 2.S S0 = S 1 + S 2

S. 1
.S

.
S2

S1
S2
S1

S1
.
.

S0 = S 1 + S 2 S0 = S 1 + S 2

.
. S3 S0 = S 1 + S 2 + S 3

1.3.2. Vùng ứng suất tác dụng b2:


Vùng này rất khó xác định nó không chỉ phụ thuộc vào sự phân bố nhiệt theo
tiết diện ngang của tấm hàn mà còn phụ thuộc vào độ cứng vững của mối hàn và
được biểu thị bằng chiều rộng h của vật hàn và giới hàn chẩy T.
Chuẩn số để xác định đặc tính nung nóng khi hàn và sự phân bố nhiệt theo
tiết diện ngang của chi tiết chính là năng lượng riêng q o được xác định theo công
thức sau:
q
q o=
v . so
Như vậy vùng biến dạng dẻo b2 là một hàm số nhiều biến:
b2 = f.(qo.h.T)
Vậy b2 được xác định như sau:
b2 = K2.(h - b1)
Trong đó: - h. là chiều rộng tấm hàn:
+ Khi hàn tự động, bán tự động lấy: h = 300 ÷ 500 (mm)
+ Khi hàn hồ quang tay lấy: h ≤ 250 (mm)
- K2 được chọn trong biểu đồ thực nghiệm được xây dựng với 2
loại thép có T = 22 KN/cm2 và T = 28 KN/cm2.
Đối với thép có giới hạn chẩy cụ thể nào đó thì phải làm cồn tác nội suy như
sau:
49
'
' σT
K 2 =K 2 .
σT
Trong đó: - K2 là hệ số năng lượng cần tìm của thép có T
'
- K2’ là hệ số năng lượng riêng của loại thép có σ T
Ví dụ:
Tìm năng lượng riêng K2 của loại thép có T = 24KN/cm2 khi hàn với chế độ
hàn: Ih = 600A; Uh = 32V; Vh = 40m/h; chiều dày tấm s= 12 mm hàn tự động  =
0,9
Giải:
* Tính năng lượng riêng qo:
q
q o=
v . s o (1)
Trong đó: q = 0,24..Uh.Ih = 0,24.0,9.600.32
3600
Vh = m/s
- 40. 100
- so = s =1,2 cm
Thay vào (1) ta được:
0 ,24 .0,9 .600 . 32. 3600
q o= =3110 , 4 (calo/s)
40 .100 . 1,2
* Từ biểu đồ thực nghiệm ta có:
- Từ trục hoành lấy giá trị qo = 3110,4 kẻ song song với trục tung cắt
đường cong T = 28 (KN/cm2) tại điểm A.
- Từ điểm Avừa tìm được kẻ đường song song với trục hoành cắt trục
hoành tại điểm B. Từ điểm B ta xác định được hệ số năng lượng riêng K2’.
* Xác định hệ số năng lượng riêng K2
'
' σT 28
K 2 =K 2 . =0 , 21. =0 , 245
σT 24
2. TÍNH ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG KHI HÀN ĐẮP VÀO MÉP TẤM:
Nội ng suất khi hàn vào mép tấm kim loại phu thuộc vào chiều dài của tấm,
tốc độ hàn, sự kẹp chặt. Noi chung sau khi nguội và đẻ co tự do thì vật hàn đều
cong lõm về phía hàn.
Giả sử ta hàn đắp vào mép tấm kim loại có các kích thước như hình vẽ.
S. =T -2 u Tổng
h
.

bn

.
.

.
50
Khi các cạnh bị giới hạn bởi cơ cấu kẹp chặt thì không có hiện tượng cong và
ứng suất dư do lực tác dụng dọc trục gây ra sẽ phân bố theo tiết diện ngang của tấm
và vùng ứng suất tác dụng bn sẽ đạt đến giới hạn chẩy nếu.
bn≤0,5.h
- Ta có lực tác dụng dọc trục là:
P = F0. T = bn.s.T
- Theo điều kiện cân bằng ta có:
P = bn.s.T = 2. (h – bn)
Ở đây 2 là ứng suất phản kháng vậy 2 có thể xác định như sau:
σ .b n . s P
σ 2= =
(h−bn ). s F−F 0
Trong đó: F = h.s (cm2)
F0 = bn.s (cm2)
- Mô men uốn gây ra: (M)
P .h
M=
2
Nếu tấm để tự do sẽ bị uốn cong do mô men trên gây ra và độ võng dư sẽ
được xác định theo công thức sau:
2 2
M . L P . h. L
f= =
8. E . J 16 . E . J
3
s .h
J= (cm4 )
Trong đó: J được xác định 12

- Ứng suất dư gây ra do mô men uốn là:


M P.h
σ u= =
wx 2 . wx
2
s.h
wx=
Trong đó wx được xác định 6
Ví dụ: Tìm độ võng dư và ứng suất uốn khi hàn đắp vào mép tấm có kích thước
như hình vẽ. Cho trước:
2 3
σ T =25 KN /cm ; I=600 A ;U h =32 V ;V h=40 m/h ;η=0 , 75 ;C . γ=1 ,25 ; E=21. 10
b. n
180
.

h -.bn

51
Giải:
a) xác định vùng ứng suất tác dụng:
- Vùng nung nóng đến trạng thai biến dạng dẻo b1:
0 ,484 .q
b1 = (1)
v .s0 .c .γ .550
Trong đó: - S0 = S = 1,2 cm.
- q = .0,24.U.I = 0,75.0,24.32.600
40 .100
V=
- 3600
Thay số ta được:
0 , 484 .q 0 ,484 . 0,24 .600 .32 . 0,75. 3600
b1 = = =1 ,82( cm)
v .s0 .c .γ . 550 40. 100.1,2.1 ,25.550
- Vùng đàn hồi dẻo b2:
b2 = K2.(h – b1)
Xác đinhj năng lượng riêng q0:
q 0 , 75 .0 , 24 . 600 .32 .3600
q 0= = =2590(calo/cm 2
v . s 0 40 .100 . 1,2
Từ biểu đồ thực nghiệm: K2 = 0,224
Thay vào ta có:
b2 = 0,224.(18 – 1,82) = 3,62 (cm)
- Chiều rộng vùng ứng suất tác dụng là:
bn = b1 + b2 = 1,82 + 3,62 = 5,44 (cm)
- Tiết diện ngang vùng ứng suất tác dụng F0 là:
F0 = bn.S = 5,44.1,2  6,5 cm2
b) Xác định nội lực tác dụng và ứng suất phản kháng:
- Xác định nội lực tác dụng P:
P = T.F0 = 25.6,5 = 162,5 (KN)
- Ứng suất phản kháng 2:
P P 162 , 5
σ 2= = = ≈11 , 8 KN /cm 2
F−F0 (h−bn ). S (18−5 , 44 ). 1,2

c) Xác định độ võng dư f:


2
M.L
f= (2 )
8. E . J
P . h 162 , 5.18
M= = =1462, 5( KNcm )
Trong đó: 2 2
3 3
S .h 1,2. 18
J= = =583 , 2(cm 4 )
12 12

Tay vào (2) ta được:


52
2 2
M . L 1462, 5 .150
f= = =3 ,35( cm)
8. E . J 8 . 21. 103 . 583 ,2

d. Xác định ứng suất uốn gây ra:


- Ứng suất gây ra do bị uốn là:
M
σ u=
w
2
w= S . h
Trong đó: 6
1462 , 5. 6
σ u= 2
=22 , 6( KN /cm2 )
Vậy: 1,2 .18
3. TÍNH ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG KHI HÀN GIÁP MỐI:
Giả sử ta hàn giáp mối hai tấm kim loại có chiều rông bằng nhau và kích
thước như hình vẽ:

-
P/2
+

P
h0.

b0.
.
.

bn
.h

b2 b1 P/2

-
. ΔL
. S L.

53
Lúc đầu thớ bị nung nóng không thể tăng chiều dài tự do được vì sự cản trở
của các thớ nguội hơn ở kề bên. Vì thế các thớ bị nung nóng cao sẽ suất hiện ứng
suất nén dọc trục (Hình a). Ứng suất này nhanh chóng đạt tới giới hạn chẩy T và

+2 =0 -2
P/2 P/2
-T +T

P P

P/2 P/2

Hình a Hình b

gây ra ở phần nguội hơn ở tấm ứng suất kéo dọc trục 2. Cùng với việc tăng nhiệt
độ ở vùng ứng suất tác dụng sẽ có sự tăng ứng suất nén – dẻo. Khi tăng lớn hơn
nữa thì vùng ứng suất tác dụng sẽ chuyển sang trạng thái dẻo, ứng suất nén trong
nó mất đi, đồng thời ứng suất phản kháng trong vùng nguội của tấm cũng bị triệt
tiêu.
Ngược lại trong quá trình nguội khi phần kim loại chảy ở mối hàn trở lại
trạng thái dẻo thì phần kim loại cơ bản chuyển từ trạng thái dẻo sang trạng thái đàn
hồi. Cũng vì không có sự co tự do nên vùng ứng suất tác dụng sẽ chịu ứng suất kéo
dọc trục, tương ứng với ở vùng ngoài sẽ chịu ứng suất phản kháng nén. Nếu chiều
rộng vùng ứng suất tác dụng nhỏ hơn nửa tấm thì ứng suất kéo dư bằng giới hạn
chảy T (hình b). Hiện tượng trên chỉ đúng khi hàn tấm hàn nhỏ hay trung bình,
nghĩa là phù hợp với giả thuyết tiết diện phẳng. Đối với những tấm lớn thì ứng suất
phản kháng 2 ở những vùng càng xa trục hàn sẽ càng nhỏ dần cho đến khi bằng
không.
3.1. Xác định nội lực dọc và mô men uốn:
3.1.1. Xác định lực dọc:
- Ta có nội lực tác dụng P:
P = T.F0 = T.b0.S
Theo điều kiện cân bằngvề nội lực ta có
T.F0 = 2.(F – F0)
σ T . b0
σ 2=
 T.b0.S = 2.(h0 – b0).S  h0 −b 0

54
Pc -
bnc b2c b1c

c.
hc.
P

.
.

b.0
.

.
-2
.

.
bna b1a
b2a +T Pa
h.a

a.
h0

+
.
. S L
.

3.1.2. Xác định mô men uốn:


Điểm đặt lực P tại vùng trung tâm ứng suất tác dụng nó sẽ tạo ra lưc Pa và Pc
Vậy ta có:
a+b0 c+b0
M a =Pa . M c=P c .
2 2
Hai mô men này có dấu trái nhau khi hàn để tự do không bị chặn thì có hiện
tượng cong và mô men uốn do nội lực phản kháng và nội lực tác dụng là:
a+b0 c +b 0
Pa . Pc .
M = M a - Mc = 2 - 2
Mặt khác: Pa = 2.a.S và Pc = 2.c.S thay vào trên ta được:
σ T . S . h0 (a−c ) σ .b
M= σ 2= T 0
2 Thay h0 −b 0
P .h 0 .(a−c )
⇒ M=
2.(h 0−b0
- Khi hàn hai tấm có chiều rộng bằng nhau tức là a=c và khi đó mô men uốn
=0
- Từ trị số mô men uốn trên ta xác định ứng suất gây ra do uốn:
σ T . b0
σ 2=
h0 −b 0
3.1.3. Xác định độ co dọc:
Độ co dọc của chi tiết được tính theo công thức sau:
σ2
Δ l= L
E
Khi hàn hai tấm thép có chiều rộng khác nhau:
P = T.b0.S = T.(bna + bnc).S
55
Ở đây bna khác bnc
Nội lực phản kháng do 2 gây ra cũng khác:
Pa = 2.a.S; Pc = 2.c.S
Ta lại có: P = Pa + Pc
M 6 . P . h0 .( a−c ) 3. σ T . b 0 (a−c )
σ u= = =
w 2 .(h0 −b 0 ). S . h 20 h0 (h0 −b0 )

3.1.4. Xác định độ võng:


Do mô men uốn vật hàn bị cong theo chiều dọc. Theo lý thuyết sức bền thì
độ võng tại 1 điểm bất kỳ nào đó có tọa độ là x được xác định the công thức:
M . x .( L−x )
f ( x )=
2 . EJ

Trong đó: - x là hoành độ điểm ta xét.


- L là chiều dài của tấm ta xét.
Như vậy độ võng cực đại khi x = 0,5.L khi đó.
M.L
f ( x )=
8 . EJ
Thay giá trị M vào ta được:
2 2
P . h0 . L .(a−c ) 3 . σ T . b0 . L .(a−c )
f x= .
8. E . J .(h 0−b0 ) 4 . E . h20 (h0 −b0 )
Từ công thức trên ta thấy:
+ Khi hàn vào mép tấm (c = 0)
h0 – b0 = a
3. σ T . b0 . L2
f max = 2
Độ võng f là: 4 . E . h0
+ Còn khi hàn hai tấm có chiều rộng bằng nhau (a = c) thì độ võng f = 0.
Ví dụ:
Cho mối hàn giáp mối có kích thước như hình vẽ thép C 3 có T = 24 KN/cm2;
E = 2,1.104 KN/cm2; Hàn tự động dưới lớp thuốc với: I h = 650 A; Uh = 40 V; Vh =
35 m/h; c.γ = 1,25; ɳ = 0,85.
Tính độ võng lớn nhất khi hàn:
Pc
bnc b2c b1c
c.
.

.
.

P
b. 0
300.

.
.
120

-2
bna b2a b1a
.

+T Pa
a.

56
.15 3000
.
Giải:
- Tính nội lực dọc trục:
P = T.b0.S = T.(bna +bnc)(1)
Trong đó: - bna = b1a +b2a
- bnc = b1c + b2c
b1a và b1c được xác định theo công thức sau:
0 ,484 .q
b1 =
v . s0 .c .γ .550 (2)
Trong đó: - s0 = 2.s = 2.1,5 = 3 (cm)
- v = 35 m/h ≈ 1 (cm/s)
- q = 0,24.ɳ.U.I = 0,24.0,85.40.650 = 5304 (calo/s)
Thay vào (2) ta có:
0 ,484 .5304
b1 a =b1 c= =1,25(cm )
1 .3. 1, 25.550
Vùng đàn hồi dẻo b2 theo công thức:
b2 = k2.(h – bn1) (3)
Để xác định k2 ta xác định q0:
q 5304
q 0= = =1768 (calo/cm 2 )
v . s 0 1. 3
Từ biểu đồ thực nghiệm ta có: k’ = 0,17 đối với thép có T = 28 KN/cm2 Vậy:
σ' 28
k 2=k '2 =0 , 17 . =0,2
σT 24
+ Vùng đàn hồi dẻo b2a :
b2a = 0,2.(18 – 1,25) = 3,35 (cm).
+ Vùng đàn hồi dẻo b2c :
b2c = 0,2.(12 – 1,25) = 2,15 (cm).
Vùng ứng suất tác dụng b0:
b0 = 2.1,25 + 3,35 + 2,15 = 8 (cm)
Thay vào (1) ta được:
P = 24.8.1,5 = 288 (KN)
- Tính mô men uốn M:
P . h0 .( a−c )
M=
2(h0 −b 0 (4)
Trong đó: - h0 = ha + hc = 12 + 18 = 30 (cm)
- a = ha – (b1a + b2a) = 18 – (1,25 + 3,35) = 13,4 (cm)
- c = hc – (b1c + b2c) = 12 – (1,25 + 2,15) = 8,6 (cm)
Thay vào (4) ta có:

57
288 .30 .(13 , 4−8,6 )
M= =924 , 5( KN /cm)
2.(30−8 )
- Tính độ võng fmax:
2
M.L
f max =
Ta có: 8. E . J (5)

S .h 30 1,5. 300
J= = =3375(cm 4 )
Trong đó: 12 12

Thay vào (5)


924 ,5 . 302
f max = =0 , 15(cm)
8. 2,1 .10 4 . 3375
3.2. Ứng suất và biến dạng theo phương ngang do co dọc khi hàn giáp mối:
Để xác định sự phân bố ứng suất ngang sinh ra do co dọc ta xét chuyển
ngang ở các điểm các mối hàn:
M 1 . x ( L−x )
f ( x )=
Độ võng: 2.E.J
Trong đó: - x là khoảng cách từ tiết diện ta xét đến đầu trí của tấm.
- M1; J1 là mô men uốn và mô men quán tính của tấm đang xét
và sau khi hàn nó sẽ bị chuyển điểm x đi 1 đoạn yk vậy ta có:
M 1 . x .( L−x )
y=f ( x )− y k = −yk
2. E.J
Lấy tích phân 2 vế và rút gọn ta có:
M 1 . L2
yk=
12. E . J
- Ứng suất ngang tại 1 điểm bất kỳ có tọa độ là x ta có:
16 .σ T . b n .h 6 . x .( L−x )
σ x= 2
.( −1 )
L L2
- khi ở giữa tấm ta có:
8 . σ T .b n . h
σ c=
L2
Ví dụ:
Xác định độ co dọc và ứng suất dư khi hàn giáp mối 2 tấm kim loại có cùng
chiều rộngnhư hình vẽ thép C3 có T = 24 KN/cm2. Hàn tự động với chế độ hàn: I h
= 800 A; Vh = 28m/h; Uh = 40 V; ɳ = 0,75; Cγ = 1,25

P/2
.360

P
b0.

58
.
.
180

bn b2 b1 -2
.
.ΔL
. 12 3000
.

Giải:
- Xác định vùng ứng suất tác dụng b0:
- Vùng nung đến trạng thái biến dạng dẻo được xác định công thức:
0 ,484 .q
b1 =
v . s0 .c .γ .550 (1)
Trong đó: - s0 = 2.s
28 .100
- v = 28 m/h ≈ 3600 (cm/s)
- q = 0,24.ɳ.U.I = 0,24.0,75.40.800 (calo/s)
Thay vào (1) ta có:
0 ,484 . 0,24 .0 ,75 . 40 .800 .3600
b1 = =2,2(cm)
2.1,2.28 . 100. 1,25 .550
- Xác định vùng biến dạng dẻo b2:
Năng lượng riêng q0
q 0 , 24 . 0 ,75 . 800 . 40 .3600
q 0= = =3085( calo/cm 2 )
v . s 0 28 . 100 .2 .1,2
Từ biểu đồ thực nghiệm ta có: k’ = 0,265 đối với thép có T’ = 22 KN/cm2
'
σ 22
k 2 =k '2 =0 , 265. =0 , 243
Vậy: σT 24
Vùng đàn hồi dẻo b2 :
b2 = 0,243.(18 – 2,2) = 3,84 (cm).
Vùng ứng suất tác dụng b0:
b0 = 2.(2,2 + 3,84) = 12,08 (cm)
Tiết diện ngang vùng ứng suất tác dụng F0:
F0 = b0.S = 12,08.1,2 = 14,5 cm2
- Xác định ứng suất dư 2:
- Nội lực tác dụng P:
P = T.F0 = 24.14,5 = 348(KN)
- Ứng suất dư:
P 348
σ 2= = =12( KN /cm2 )
F−F0 18 .1,2−14 ,5
- Xác định độ co dọc Δl:
Độ co dọc mối hàn được tính theo công thức:
σ 2 . L 12. 300
Δ l= = =1,7(cm )
E 2,1. 104

59
3.3. Ứng suất và biến dạng do co ngang khi hàn giáp mối:
Độ co ngang làm giảm kích thước kim loại ở mối hàn và các vùng lân cận
mối theo phương vuông góc với trục đường hàn. Nếu như co ngang đều nhau ở tất
cả các thớ của tiết diện ngang sau khi hàn biến dạng do co ngang sẽ làm giảm kích
thước của tấm hàn mà không gây ra biến đổi về hình dạng. Nhưng trong thực tế sự
co ngang không đều nhau theo chiều dày của tấm nên nó gây ra biến dạng góc như
hình vẽ:

S.
h0.

β
.
b0. .

Sự tạo thành biến dạng và sự phân bố ứng suất do co ngang của mối hàn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố chủ yếu sau:
- Sự cứng vững của chi tiết hàn.
- Sự nung nóng và làm nguội không đều theo chiêif dà của tấm.
- Nhiệt độ nung nóng và làm nguội không đều theo chiều dầy của tấm.
- Đặc tính của sự kẹp chặt.
Khi hàn mối hàn càng dài thì thời gian hàn càng lâu làm cho tốc độ nguội
theo chiều dài của tấm càng không đều. Người ta có thể chia ra làm 3 vùng như
sau.
+ -

Phần III

- +

Phần II

Phần I
60
Phần I: Đã nguội đến trạng thái đàn hồi T0 <6000C
Phần II: Kim loại ở nhiệt độ biến dạng dẻo.
Phần III: vùng đang hàn (kim loại đang ở nhiệt độ nóng chẩy.
Δ
Độ co ngang b0 là tổng độ co ngang của các phần tử vô cùng nhỏ bé theo
phương ngang nên ta có:

Δ b =2. ∫ ε 1 .d y
0
0
ε 1=α . T ( xy )

⇒ Δb =2.∫ α .T (xy ) .d y
0
0
α q
Δb = .
0 c .γ v. S
α
=(11 ,5÷13 ,5 ).106 cm3 /calo
Đối với thép các bon thấp lấy c.γ
Biến dạng góc do co ngang của mối hàn giáp mối:
Δb
Gọi biến dạng góc là β. Độ co toàn phần bao gồm lượng co không đổi 0 =
y. max
. Δymax

β .

Δb0 Δb0
S.

. .

2b. 0

2. Δ b và lượng co biến đổi y0 = 2. Δ y


Δ
Đối với phần lớn các kết cấu thep thì chuyển biến từ trạng thái dẻo sang
trạng thái dàn hồi là khoảng 5500C÷6000C khi đó độ co tương đối của chúng là: α.T
= 0,0072
Vậy biến dạng góc sẽ là:

61
β=0 , 144 . tg ϕ
2
4. TÍNH ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG KHI HÀN GIÁP MỐI:
Trong công nghệ hàn các mối hàn góc được sử dụng khá nhiều như trong kết
cấu dàn, dầm, trụ … các dạng hàn góc cơ bản gồm: Mối hàn chồng, mối hàn góc
chữ T, mối hàn góc chữ L. Nguyên nhân gây ra ứng suất và biến dạng cũng giống
như khi hàn giáp mối song vì dạng kết cấu khác nhau nên biến dạng cũng khác
nhau.
4.1. Nội ứng suất và biến dạng khi hàn góc chữ L:
Xét mối hàn góc chữ L có kích thước như hình vẽ:
T

b1 .

.
bn
2 b2 .
2

h - bn
.

S .

Vùng ứng suất tác dụng cũng được xác định như khi hàn giáp mối
- Tiết diện ngang vùng ứng suất tác dụng F0:
F0 = 2.bn.S = 2.(b1 + b2).S
- Lực tác dụng dọc trục của mối hàn P:
P = T. F0 = T.bn.S
- Ứng suất phản kháng 2:
P σ T .b n
σ 2= =
F−F0 h−b n
- Mô men uốn M:
P1 . h
M 1=
2
Trong đó: P1 Là lực tác dụng trên 1 tấm và trong trường hợp này P 1 = P2 =
P
2.
2 . P1 . h P.h
M=2 . M 1 . Cos θ = . Cos θ = . Cos θ
2 2
Vậy: 2 2 2

62
Vậy:
+ Khi θ = 0 thì giống như hàn trên mép của tấm:
P .h
M=
2
+ Khi θ = 1800 thì giống như hàn giáp mối hai tấm kim loại có chiều
rộng bằng nhau. M = 0.
Biến dạng của mối hàn góc chữ L do mô men uốn gây ra như hình vẽ:

.
f

.
. .

- Ứng suất sinh ra do mô men uốn là:


M
σ u=
w
- Độ võng cự đại là f:
2
M.L
f=
8. E . J

4.2. Nội ứng suất và biến dạng khi hàn chồng:


Xét mối hàn chồng có kích thước như hình vẽ:

a = .5.S
S .

Q Q
Q Q

Liên kết hàn chồng

Đặc tính của liên kết hàn chồng (góc) là đồng thời hàn đắp vào mép tấm này
và bề mặt của tấm kia. Do đó vùng ứng suất tác dụng đối với một tấm giống như
nung nóng trên đường trục trên bề mặt và nhiệt sẽ lan truyền về hai phía của trục
nung. Còn đối một tấm như nung vào mép tấm nên nhiệt chỉ lan truyền sang một
phía. Vậy vùng ứng suất tác dụng như hình vẽ:
63
b02.
b22. b21.
b12. b11. b11. b12 .
bn1.
b0 . b0. b0.

Nếu phần chồng lên của hai tấm mà quá lớn thì vùng ứng suất tác dụng tách
rời nhau. Đoạn chồng lên nhau càng nhỏ thì tiết kiệm được kim loại nhưng nếu quá
ngắn sẽ dẫn đến sự lệch trục giữa hai tấm khi chịu tải trọng tác dụng. Thường lấy
khoảng chồng lên nhau bằng (4 ÷ 5)S
Độ lớn của vùng ứng suất tác dụng và biến dạng được xác định:
- Tiết diện ngang
b0 . vùng ứng suất tác dụng F0: b b0.
0.
+T +T K
2
+T
-2 F0 = (2.b11 + 2.b- 212 ).S1 + (2.b
- 2 21 + b22).S2 + 2 - 2 -2
- Lực tác dụng dọc trục của mối hàn P:
P = T. F0 = T.bn.S
- Ứng suất phản kháng 2:
P
σ 2=
F−F0
- Góc quay β:

. b
. Δb
S.

β
.

Δb = α.T.b
Trong đó: - T0 là nhiệt độ.
- b là cạnh huyền của mối hàn góc. ( thường mối hàn góc có
cạnh K = S). b=S . √ 2
Từ đó ta tính góc quay β.
2. Δ b 2 . α .T .b
β=tg β = = =2. α . T
S.√2 b
Đối với thép α =12.106 nên β = 0,0144 (rađian)

64
4.3. Nội ứng suất và biến dạng khi hàn liên kết chữ T:
Kết cấu hàn chữ T được ứng dụng khá rộng rãi trong nghành công nghiệp cơ
khí. Kết cấu chữ T gồm hai tấm kim loại hàn lại với nhau bằng hai mối hàn góc.
Khi thực hiện mối hàn này sẽ xuất hiện ứng suất tác dụng như hình vẽ:

S. 2

.
b22
h0.

b21
.
K.

S. 1
b12. b11. b11. b12.

h1. h1.

Độ lớn của vùng ứng suất tác dụng và biến dạng được xác định:

- Tiết diện ngang vùng ứng suất tác dụng F0:


F0 = 2.(b11 + b12).S1 + (b21 + b22).S2 + S1.S2 + K2
- Lực tác dụng dọc trục của mối hàn P:
P = T. F0
- Ứng suất phản kháng 2:
P
σ 2=
F−F0
- Sơ đồ nội lực P, lực phản kháng P1 và P2 và biểu đồ ứng lực như hình vẽ.

65
2

S. 2

Y. 2 T

P2
Y0.

T
Y. 1

2 2
S.1

P
P1 P1

Giả thuyết liên kết chữ T được giới hạn bởi các cạnh biên day do đó không có biến
dạng ngang thì ta có điều kiện cân bằng của ngoại lực:
P = 2.P1 + P2
Trong đó: - P1 là nội lực tác dụng lên phần còn lại của tấm đế.
S2
P1=σ 2 .(h1 −b n − ). S 1
2
- P2 là nội lực tác dụng lên phần còn lại của tấm vách.
P2 =σ 2 .(b 2−bn 2 ). S 2
- Mô men uốn M:
M = P2.y2 – 2.P1.y1
Trong đó: y1 và y2 là khoảng cách từ điểm đặt lực P 1 và P2 đến trọng tâm
vùng ứng suất tác dụng.
Để xác định Y1 và Y2 ta phải chọn trọng tâm P được tính theo tỷ lệ tiết diện
vùng chịu ứng suất giữa tấm đế và tấm vách.
+ Tiết diện vùng ứng suất tác dụng của tấm đế là (Fđ)
Fđ = 2.(b11 + b12).S1 + S1.S2 (cm2)
+ Tiết diện vùng ứng suất tác dụng của tấm đế là (Fv)
Fv = (b21 + b22).S2 (cm2)
+ L là khoảng cách giữa 2 điểm đặt lực P1 và P2:
S1 h v−b n2
L= +bn 2 +
2 2
66

Y 1 =L.
+ Vậy ta có: F v +F đ
Y2 = L –Y1
- Ứng suất uốn u:
M. y
σ u=
J
Trong đó: - y là khoảng cách từ thớ ta xét đến trọng tâm vùng ứng suất tác
dụng.
- J là mô men quán tính của dầm chữ T.
- Độ cong f:
2
M.L
f=
8. E . J
Trong đó J là mô men quán tính của dầm chữ T và được tính:
3 3
h v . S2 S1 .b
J= +OO 22 . h v . S2 + +OO 21 . b . S 1
12 12

.
S2

O2

O .S1

O1

h v S1
O1 O2= +
2 2 (cm)
OO1 F 02 bn 2
= =
Từ tỷ số: OO 2 F 01 bn 1 ta tính được OO1 và OO2

67
Ví dụ: Cho liên kết hàn góc chữ T có các kích thước trong hình vẽ biết:
- Thép C3 có δt = 20 KN/cm2; Ih = 800A Uh =40V; Vh = 40m/h hàn tự động;
Cγ = 1,25calo/cm3; ɳ = 0,6 ; K2 = 0,2; E = 2,1.104 KN/cm2 hãy:
a) Xác định tiết diện vùng ứng xuất tác dụng bo
b) Xác định ứng xuất phản kháng δ2:
c) Xác định mô men uốn M:
15

400
3500 350 350

15
Giải:
- Xác định tiết diện vùng ứng xuất tác dụng bo:
- Tính năng lượng q:
q = 0,24.ɳ.U.I = 0,24. 0,6.800.40 =4608 (calo)
- Tính vùng ứng xuất tác dụng b1:
0 , 484 .q 0 ,484 . 4608 .3600
b1 v =b1 d = = =0 , 65(cm)
v .s o c. γ .550 40 .100 .3. 1,5 .1 , 25 .550
- Tính vùng ứng xuất tác dụng b2:
+ Tính năng lượng riêng qo
q 4608 . 3600
qo = = =921. 6
v. so 3. 1,5 . 40 .100
K2 = 0,2
+ Tính vùng ứng xuất tác dụng b2 tấm vách b2v:
b2v = K2(hv – b1) = 0,2(40 – 0,65) = 7,87 (cm)
+ Tính vùng ứng xuất tác dụng b2 tấm đế b2d:
b2d = K2(hd – b1) = 0,2(35 – 0,65) = 6,87 (cm)
- Tính vùng ứng xuất tác dụng b0:
b0 = (b1v + b2v) + 2.( b1d + b2d) = 23,56 (cm)
- Tính tiết diện ngang vùng ứng xuất tác dụng Fo:
F0 = s. b0 = 1,5.23,56 = 35,34 (cm2)
- Xác định ứng xuất phản kháng δ2:
P
δ 2=
F−F 0
P = δT.F0 = 20.35,34 = 706,8 (KN)
68
F = 70.1,5 + 40.1,5 = 165 (cm2)
706 ,8
δ 2= =5 , 45( KNcm2 )
Vậy 165−35 , 34
- Xác định mô men uốn M:
M = Pv.yv – 2Pd.yd
+ Pv =δ 2(h v−bnv ). s=5 , 45(40−0 , 65−7 ,87 ).1,5=257( KN )
+ Pd =δ 2 (hd −bnd ). s=5 , 45 (35−0 , 65−6 , 87). 1,5=225( KN )
+ Tính y1 và y2:
Khoảng cách giữa 2 điểm đặt lực là L
s h v−bnv 1,5 40−8 , 52
L= +b nv + = +8 , 52+ =25( cm)
2 2 2 2
Fd 105
y v =L =25 =16( cm)
Fv+ Fd 60+105
yd = L – yv = 25 – 16 = 9 (cm)
Thay vào ta có:
M = 257.16 – 2.225.9 = 62 (KNcm)
4.4. Nội ứng suất và biến dạng khi hàn dầm chữ I:
Ta xét trường hợp gia công dầm chữ I theo quy trình như hình vẽ. Sau khi
hàn xong hàn xong đường hàn 1 và 2 kết cấu có mô men uốn M1 và tạo độ võng f1.
M 1 . L2
f 1=
8. E.J
Trong đó: - M1 là mô men uốn gây ra bởi các nội lực xuất hiện sau khi ta
hàn 2 mối hàn 1 và 2.
- L là chiều dài của mối hàn.
- J là mô men quán tính của dầm chữ T.
Khi quay ngược dầm để hàn các mối hàn 3 và 4 dầm chịu mô men uốn M 2 và
độ võng f2.
M 2 . L2
f 2=
8. E.J
Trong đó: - M2 là mô men uốn gây ra bởi các nội lực xuất hiện sau khi ta
hàn 2 mối hàn 3 và 4.
- L là chiều dài của mối hàn.
- J là mô men quán tính của dầm chữ I.
Tính mô men M1 và M2:
M1 = P01.y1
M2 = P02.y2
Trong đó: - P01 và P02 là nôi lực tác dụng khả dĩ của các mối hàn 1;2 và 3;4
- y1 và y2 là khoảng cách từ trọng tâm vùng ứng suất tác dụng
đến trọng tâm của tiết diện ngang của dầm.

69
Để đảm bảo dầm không bị võng thì ta phải có: |f 1|=|f 2| như vậy ta có:
2
f 1 M 1 . L . 8 . E . J2 P01 . y 1 . J 2
= =
f 2 M 2 . L . 8 . E. J 1 P02 . 0,5 . h. J 1
2

Trong đó: - J1 là mô men quán tính của dầm chữ T.


- J2 là mô men quán tính của dầm chữ I.
- h là chiều cao của tấm vách.
Vậy khi hàn kết cấu dầm chữ I luôn tồn tại độ võng f0.
F0 = f 1 – f 2
Để giảm bớt sự cong vênh ta có thể tiến hành hàn kết cấu dầm chữ I theo sơ
đồ:

4 2

1 2

3 4
1 3

70
BÀI 4: TÍNH TOÁN KẾT CẤU DẦM VÀ TRỤ
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được khái niệm về kết cấu dàn, tấm vỏ
- Viết được công thức tính toán kết cấu dàn, tấm vỏ
- Phân tích được ứng suất, biến dạng và biện pháp chống ứng suất và biến
dạng phát sinh khi hàn kết cấu tấm, vỏ
- Vận dụng được kiến thức tính toán vào thực tế sản xuất linh hoạt.
- Có tính kỷ luật cao, cẩn thận, chính xác trong quá trình tính toán
Nội dung bài:
1. KHÁI NIỆM DẦM:
Dầm là 1 phần tử của kết cấu làm việc chủ yếu bị uốn ngang dùng để chế tạo
các loại khung khác nhau.
Phần lớn người ta dùng dầm có tiết diện ngang hình chữ I, hộp. Tấm thẳng
đứng được gọi là tấm vách, tấm nằm ngang gọi là tấm đế. Dầm chữ I chịu uốn tốt
nhất dầm có thể thay đổi tiết diện ngang theo chiều dài. Khi tính toán ta gặp 3 điều
kiện sau:
- Yêu cầu kiểm tra độ bền của dầm khi biết các kích thước của dầm và tải
trọng tác động lên nó. Trường hợp này ta tính ứng suất pháp và ứng suất tiếp thheo
lý thuyết sức bền.
- Cho dầm và ứng suât cho phép yêu cầu xác định tải trọng cho phép đặt lên
dầm. Khi giải các bài toán này cũng tuân theo nguyên tắc của sức bền vật liệu.
- Thiết kế dầm đảm bảo tải trọng. Đây là bài toán khó nhất. Từ các tải trọng
đã cho phải xác định được phản lực tại các gối đỡ, lập biểu đồ lực ngang Q và mô
men uốn M theo chiều dài và mô men xoắn. Khi có tải trọng di động phải vẽ đường
ảnh hưởng do phản lực do các phẩn lực gối tựa, lực ngang Q và mô men uốn M.
2. TÍNH TOÁN ĐỘ CỨNG VÀ ĐỘ BỀN CỦA DẦM:
2.1. Dầm phải thỏa mãn điều kiện cứng:
Muốn vậy ta phải xác định các kích thước tiết diện của dầm tư công thức tính
độ võng cực đại cho phép nếu ta có dầm chịu lực phân bố như hình vẽ độ võng
được xác định theo công thức:

71
q

S2
. Sb

.f
.

.hb
.

h. 1
L

h.
Dầm chịu lực phân bố đều
P

b.
L/2
. Mặt cắt ngang của dầm
L.
Dầm chịu lực tập trung

- Khi dầm chịu lực phân bố đều:


4
5. q . L
f max =
384 . E . J x
- Khi dầm chịu lực tập ttrung:
3
P.L
f max =
48. . E . J x
Trong đó: - L là chiều dài của dầm. (cm)
- q là lực phân bố.
- P là lực tập trung.
- Jx là mô men quán tính của dầm chữ I tính với trục x.
2.2. Dầm thỏa mãn điều kiện bền:
Trong thực tế chiều cao tính toán của dầm chữ I được tính theo công thức:
h=(1,3÷1,4 )

Với dầm hình hộp:


√ M
Sb . [ σ k ]

Trong đó:
h=
√ M
Sb . [σ k]
- M là mô men của dầm.
- Sb là chiều dày của tấm vách.

72
Khi thiết kế dầm thì trị số của Sb chưa biết vì vậy trước tiên ta phải chọn cho
nó một giá trị nào đó.
+ Đối kết cấu xây dựng thì chọn Sb như sau:
Khi chịu tải trọng nhẹ: Sb = 5 ÷ 10 (mm)
Khi tải trọng nặng: Sb = 10 ÷ 18 (mm)
Chiều cao từ điều kiện cứng và điều kiện bền có thể có giá trị khác nhau. Từ
2 chiều cao đó ta lấy giá trị lớn hơn rong bất cứ trường hợp nào cũng không được
chọn giá trị nhỏ hơn.
+ Đối với dầm chữ I:
M
w y=
- Tính mô men chống uốn: [ σk ]
h
J y =w y .
- Mô men quán tính yêu cầu của tiết diện: 2
- Mô men quán tính của tấm vách có chiều cao là hb và chiều dày Sb là:
3
S .h
J b= b b
12
Lấy hb gần đúng = 0,95.h.
- Mô men của 2 tấm đế:
h1
J đ =2. J 0 +2. F đ ( )2
Jđ = Jy – Jb và 2
J0 là mô men quán tính của tấm đế lấy đối với trục của nó thường là rất nhỏ
nên có thể bỏ qua.
h1 khoảng cách giữa trọng tâm của các tấm đế.
h1 = (0,95 ÷ 0,98).h
Trong đó: 2Jđ = Fđ .h12
2. J đ
F đ= 2
Vậy: h1
Để chọn được h ta phải chọn kích thước tấm đế bề rộng b chiều dày S và
chiều dày tấm vách Sb sau khi xác định được tiết diện của dầm ta phải xác định độ
lớn của ứng suất và kiểm tra các kích thước đã chọn có thỏa mãn các yêu cầu
không.
- Ứng suất uốn:
M.h
2.J [ k]
σ u= ≤σ
Ở đây: J là mô men quán tính của tiết diện đã chọn.
- Ứng suất tiếp do lực ngang Q là:
Q . St
τ= ≤[τ ]
J . Sb
+ Q là lực ngang lớn nhất của dầm.
+ St là mô men tĩnh của nửa tiết diện lấy đối với trọng tâm của dầm.
73
- Ứng suất tương đương thường được kiểm tra ở dầm khi mà trị số cực đại
của mô men M và lực ngang Q nằm trên cung 1 tiết diện.
σ td =√ σ 2t +3 . τ 2t ≤[ σ k ]
M .h b
σt=
Trong đó: - Ứng suất pháp: 2. J
Ở đây J là mô men quán tính của tiết diện đã chọn.
- Ứng suất tiếp do lực ngang là:
Q . St
τ=
J . Sb
Trong mọi trường hợp ứng suất do uốn và ứng suất tương đương không được
vượt quá 1,05. [K] thì tiết diện được coi như là hợp lý.
σ td =(0 , 95÷1, 05 ) [ σ k ]
2.3. Tính toán và thiết kế mối hàn ở dầm:

Dầm khi chưc chịu lực

P Chịu lực mén

Chịu lực kéo

Dầm chưc chịu lực P

Ta thấy đối với dầm chữ I thì liên kết giữa các tấm đế và tấm vách là các
mối hàn góc. Nếu như dầm chịu uốn ngang thì mối hàn ứng suất pháp u và ứng
suất tiếp τ. Ứng suất tiếp τ do lực ngang Q gây ra. Loại ứng suất này mặc dù trị số
tương đối nhỏ nhưng chúng đóng vai trò quan trọng.
- Trong các mối hàn cạnh là K thì ứng suất tiếp là:
Q . St
τ=
J . 2. 0,7.K
Trong đó: - Q là lực ngang tính toán tại tiết diện ta xét. (KN)
- J là mô men quán tính của toàn tiết diện. (cm3)
74
- St là mô men tĩnh của tiết diện đã lấy đối với trọng tâm của tiết
diện dầm.
Nếu tấm vách có chuẩn bị mép hàn thì ứng suất tiếp τ được xác định theo
công thức:
Q . St
τ=
J . Sb
Trong đó Sb là chiều dày tấm vách. (cm)
- Đối các mối hàn ở gân tăng cứng chỉ cần tính theo độ bền và không cần
kiểm nghiệm. K = (0,5 ÷ 1)Sb
- Tại vị trí gối tựa lực tập trung cho nên các mối hàn phải hàn liên tục.
- Khi các phần tử không đủ chiều dài thì người ta phải tiến hành nối dầm.
Các mối hàn có thể là toàn bộ các phần tử được nối ở cùng một vị trí hoặc nối từng
bộ phận có thể chỉ là tấm đế hoặc tấm vách.

Sơ đồ nối dầm
Các mối hàn được thiết kế tùy thuộc vào đặc tính của kết cấu tính toán. Độ
của các mối nối thường được tính theo mô men uốn và ứng suất uốn được xác định
theo công thức:
M
w [ k]
σ u= ≤σ
Nếu u >k thì mối hàn không đảm bảo độ bền.
3. KHÁI NIỆM TRỤ:
Trụ là các phần tử khi làm việc nó chịu nén, thường được chế tạo làm các cột
chống, khung nhà vvv. Lực đặt lên nó có thể là đúng tâm hoặc lệch tâm.
Tiết diện ngang của trụ có nhiều hình dạng khác nhau như hình vẽ:

75
Một số dạng mặt cắt của trụ
Các trục chính đi qua trọng tâm mặt cắt giao nhau gọi là các trục thực. Mặt
cắt được gọi là liên tục nếu nó chứa cả 2 trục chính .
4. TÍNH TOÁN ĐỘ CỨNG VÀ ĐỘ BỀN CỦA TRỤ:
4.1. Tính toán độ ổn định của trụ có mặt cắt liên tục:
Xét trường hợp trụ chịu nén đúng tâm:
- Độ bền và ổn định của trụ khi bị nén đúng tâm được tính theo công thức:
N
σ n= ≤[ σ n ] =[ σ k ] . ϕ
F
Trong đó: - N là lực nén.
- F là tiết diện ngang.
-  là hệ số uốn dọc.
Hệ số uốn dọc luôn nhỏ hơn 1 hệ số này dùng để đảm bảo tính ổn định của
phần tử chịu nén do uốn dọc nó phụ thuộc vào độ cong của phần tử nén.
Gọi độ cong  là tỷ số giữa chiều dài tự do l của phần tử với bán kính quán tính r
của tiết diện ngang của phần tử cong vậy ta có:
L
λ=
r

Bán kính quán tính r được tính:


J
F
r=

Trong đó: - J là mô men quán tính tĩnh của tiết diện ngang.
- F là tiết diện ngang của trụ.
- L là chiều dài tự do của tụ được xác định tùy thuộc vào trạng
thái của trụ như hình vẽ.

76
P P P
h.

.h

.h
h 2. h h
L=h ; λ= L=2 . h; λ= L=0,5 h ; λ=
r r 2. r
Khi đó  càng nhỏ thì  càng gần tới 1 ví dụ:  = 10 thì  = 0,99;  = 200
thì  = 0,19 hệ số  được chọn theo bảng thực nghiệm sau:

BẢNG TRA HỆ SỐ UỐN DỌC 

Độ cong phần tử Vật liệu


C- 3; C - 4 C-5 Hợp kim nhôm
10 0,99 0,98 0,973
20 0,97 0,96 0,946
30 0,95 0,93 0,890
40 0,92 0,89 0,770
50 0,89 0,85 0,664
60 0,86 0,83 0,542
70 0,81 0,74 0,458
80 0,75 0,67 0,387
90 0,69 0,59 0,322
100 0,60 0,50 0,280
110 0,52 0,43 0,243
120 0,45 0,37 0,213
130 0,40 0,32 0,183

77
140 0,36 0,28 0,162
150 0,32 0,26
160 0,29 0,25
170 0,26 0,21
180 0,23 0,19
190 0,21 0,17
200 0,19 0,15
Ta có thể viết:
N
σ n= ≥[ σ k ]
F.ϕ
Tích số F. gọi là diện tích quy đổi của phần tử nén để tính được F cần phải
chọn  ngược lại  phụ thuộc vào F. Vì vậy để tính được tiết diện ngang của trụ ta
dùng phương pháp gần đúng. Đầu tiên ta chọn 1 trung gian với 1 = 0,5 ÷ 0,8 để
tính diện tích F1:
N
F1 =
[σk ] . ϕ
Từ F1 ta dựng ttruj có tiết diện F2 ≈ F1 từ F2 xác định mô men quán tính cực
tiểu.
r min =

J min
F2
L
⇒ λ max =
r min có  ta tìm hệ số  theo bảng.
2
Kiểm tra lại ưng suất trong tiết diện thiết kế.
N
σ n= ≤[ σ k ]
F 2 . ϕ2
Độ sai lệch là  5% nếu quá giới hạn đó phải thay đổi lại thiết kế cho phù
hợp.
Ví dụ:
Xác định tiết diện ngang của trụ cho như hình vẽ vật liệu thép C3 có [k] = 24
KN cho trước hệ số  =0,6

P = 940 KN

250x8
h = .8m

200x8 320x10
280x10

78

Phương án 1 Phương án 2
Giải:
- Theo  =0,6 đã cho ta có F1:
N 940
F1 = = =65 , 2(cm2 )
[ σ k ] . ϕ 24 .0,6
- Phương án 1:
Theo thiết kế trụ liên kết chữ I có 2 tấm đế có kích thước 280x10 và tấm
vách 200x8 như vậy ta có F2:
F2 = 2.28.1 + 20.0,8 = 72 (cm2)
Mô men quán tính lấy với trục x Jx:

[ ]
3 3
1 .28 2 20 . 0,8
J x=2 . +(28 .1 . 10 ,5 ) + =6710(cm4 )
12 12
Mô men quán tính lấy đối với trục y Jy:
3 3
28 .1 20 . 0,8
J y =2 . + =3660( cm4 )
12 12
Bán kính cực tiểu ry là:

Độ cong :
r y=
√ 3660
72
=7 ,13 (cm)

800
λ= =112
7 ,13
Tra bảng  = 112 ta có  = 0,37
Do đó ứng suất của dầm n:
940
σ n= =35 , 3( KN /cm2 )
0 , 37 .72
Ta thấy n lớn hơn [k] như vậy ta phải chọn lại tiết diện ngang của trụ.
- Phương án 2:
Theo thiết kế trụ liên kết chữ I có 2 tấm đế có kích thước 320x10 và tấm
vách 250x8 như vậy ta có F2:
F2 = 2.32.1 + 25.0,8 = 84 (cm2)
Mô men quán tính lấy đối với trục y Jy:
3 3
32 . 1 25 . 0,8
J y =2 . + =5462(cm4 )
12 12
Bán kính cực tiểu ry là:
r y=
√5462
84
=8,1(cm)

79
Độ cong :
800
λ= =100
8,1
Tra bảng  = 100 ta có  = 0,46
Do đó ứng suất của dầm n:
940
σ n= =24 , 4 (KN /cm 2 )
0 , 46 . 84
Vậy tiết diện ngang của trụ theo phương án 2 hợp lý:
4.2. Tính toán và thiết kế mối hàn ở trụ:
Khi tác dụng lực nén lên trụ mà tại điểm đặt lực trùng với tâm của trụ thì lực
ngang Q = 0. Song trong thực tế lực đặt không thể hoàn toàn đúng tâm và như vậy
trụ sẽ bị cong đi một lương nào đó do vậy trong trụ sẽ sinh lực ngang Q. Theo thực
nghiệm lực ngang Q điều kiện có thể tính theo công thức:
- Đối thép C3; C4 và hợp kim nhôm:
Q = 0,2.F (KN)
- Còn đối với thép 10Cr Si Ni hoặc 15Cr Si Ni thì:
Q = 0,4.F (KN)
Trong đó F là tiết diện ngang của trụ được tính bằng Cm2
Ở những kết cấu trụ mà xuất hiện cả lực dọc và lực ngang Q bằng phản lực
hư hình vẽ:
e
Q = P. l
P e

C Y
l

X X

Y
S

80
Đối trụ mà lực ngang thực lớn hơn lực ngang điều kiện thi trong tính toán lấy
giá ttrij ngang bằng giá trị ngang thực.
Ở những trụ chiu lực nén có tiết diện ngang liên tục thì các phần tử được nối
bằng hàn từ lực ngang sẽ là lực thực nếu có tải trọng ngang hoặc là lực điều kiện
nếu Q thực nhỏ hơn Q điều kiện.
Ứng suất tiếp ở mối hàn se là:
Q.S t
τ=
J . 2.0,7 K
Trong đó: - Q là lực ngang (KN)
- J là mô men quán tính của toàn bộ tiết diện.
- K là cạnh của mối hàn. (Cm)
- St là mô men tĩnh của diện tích các tấm biên lấy đối với trục
đứng đi qua trọng tâm
St = F.C

81
BÀI 5: TÍNH TOÁN KẾT CẤU DÀN
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được khái niệm về kết cấu dàn, tấm vỏ
- Viết được công thức tính toán kết cấu dàn, tấm vỏ
- Phân tích được ứng suất, biến dạng và biện pháp chống ứng suất và biến
dạng phát sinh khi hàn kết cấu tấm, vỏ
- Vận dụng được kiến thức tính toán vào thực tế sản xuất linh hoạt.
- Có tính kỷ luật cao, cẩn thận, chính xác trong quá trình tính toán
Nội dung bài:
1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI DÀN:
1.1. Khái niệm:
Một hệ thống các thanh liên kết lại với nhau ở các đầu nút bằng các khớp bản
lề và bất biến về hình dáng hình học được gọi là dàn bản lề. Hệ thống được coi là
bất biến nếu như dưới tác dụng của ngoại lực mà chuyển vị của các điểm của nó chỉ
là biến dạng đàn hồi.

Dàn phẳng bất biến Cơ cấu bốn khâu

- Ba thanh nối lại với nhau chính là dàn phẳng bất biến.
- Bốn thanh nối lại với nhau gọi là cơ cấu bốn khâu.
Gọi: - Số thanh của dànn là i:
- Số khớp trong dàn là K.
- Số thanh thêm vào trong dàn là i-3.
- Số khớp thêm vào trong dàn là K-3.

82
Do việc cấu tạo của dàn được thực hiện bằng cách thêm vào tam giác cơ sở 2
thanh và 1 khớp nên ta có:
i – 3 = 2.(K – 3)  i=2.K - 3
Điều đó là điều kiện để cho hệ thống không thay đổi về hình dáng hình học.
Đối với dàn đơn giản đó cũng là điều kiện cần và đủ.
Dàn liên kết bằng hàn không phải là liên kết bản lề song thực nghiệm đã
chứng minh được rằng sự phân bố lực trong các thanh của dàn là không khác nhau
so với sự phân bố lực trong các dàn ghép bằn bu lông, bản lề. Vậy việc tính toán
của các dàn hàn đựoc coi như hệ thống dàn bản lề. Các điểm nối của dàn được gọi
là nút.
1.2. Phân loại dàn:
1.2.1. Dàn tĩnh định:
Giả thiết ta có một dàn chịu tải ở nút như hình vẽ. Như vậy các phần tử có
khớp ở đầu nút sẽ không có mô men uốn M và lực ngang Q mà chỉ chịu lực dọc
thuần tuý.

0’ 1’ 2’ 3’ K’

0 1 2 3 K

- Trong hệ có i thanh nên cũng có bằng ấy lực chưa biết.

83
- Đối với mỗi nút của dàn ta có thể viết được 2 phương trình cân bằng để xác
định được các lực chưa biết trong thanh:
X = 0 và Y = 0
- Nếu số trong dàn là K thì số thanh liên kết là 2K từ đó ta xác định được lực
chưa biết trong thanh và phản lực trong gối tựa.
- Như vậy số lượng thanh của dàn là 2.K – 3 thì dàn đó là dàn tĩnh định. Khi
đó điều kiện cần thiết để dang không thay đổi hình dáng hình học trùng với điều
kiện tĩnh định của dàn là nó có 3 thanh liên kết với gối tựa ( hai thanh nối với gối
tựa bản lề cố định 2 liên kết đơn còn 1 thanh với gối tựa bản lề di động 1 liên kết
đơn)
1.2.2. Dàn siêu tĩnh:
Nếu như dàn có i>2.K – 3 thì ứng lực trong tất cả các thanh của dàn không
xác định bằng phương pháp tĩnh định nó được gọi là dàn siêu tĩnh.

Dàn có i>2.K – 3. Dàn có liên kết đơn qua 3.


Trong trường hợp này để xác định được các ứng lực trong các thanh của dàn
ta phải dùng phương trình biến dạng đàn hồi.
Chú ý: Nếu i = 2.K – 3 nhưng số gối tựa có liên kết đơn quá 3 thì đây cũng là
dàn siêu tĩnh.
2. TÍNH TOÁN ỨNG LỰC CỦA DÀN:
2.1. Xác định ứng lực trong các thanh của dàn bằng phương pháp tách nút và
phân ly dàn:
- Thay thế các thanh bằng các lực với điều kiện phần cắt cân bằng và ứng lực
kéo được coi là dương. Giả sử sau khi giải các phương trình tĩnh định để tính các
lực chưa biết mà lực mang dấu âm thì chứng tỏ dấu ban đầu của ta chọn ngược.
Việc xác định ứng lực bằng phương pháp tách nút thuận tiện trong các trường hợp
sau:

84
Hình a Hình b

+ Ở mỗi nút có 2 thanh thì ứng lực được tìm tư các phương trình: X = 0 và Y =
0. (Hình a)
+ Ở các nút có 3 thanh mà 2 thanh trong đó có chiều khác nhau thì ứng lực
trong 3 thanh nay được xác định bằng cách chiếu tất cả lên phương Y vuông góc
với 1 và 2 thanh . (Hình b)
+ Ở những nút có một thanh thì khi đó tất cả Y
các lực từ thanh thứ 3 trở đi tìm bằng phương pháp
khác.
Nếu ở nút có 3 thanh mà 2 thanh nằm dọc
X
nối tiếp nhau khi không có ngoại lực tác dụng thì
ứng lực của thanh thứ 3 bằng không. Khi tất cả các N2
lực lên phương Y vuông góc 1 và 2 thì thay Y = 0
nên ứng lực dọc ở thanh 3 bằng không (N3 =0)
N1
2.2. Xác định ứng lực bằng phương pháp mặt
cắt:
Khi xác định các ứng lực trong các thanh của dàn bằng phương pháp cắt thì
cần phải lập các phương trình dưới dạng
M1 = 0; M2 = 0; Mg = 0
Trong đó: 1,2,g là các điểm lấy mô men. Điểm lấy mô men là giao điểm của
2 trong các thanh bị cắt của dàn.

85
2’

1’(1) 3’

0 1(g) 2(2) 3 4

+ Điểm 1 là giao điểm của các thanh 1’2’ và 1’2.


+ Điểm 2 là giao điểm của các thanh 1’2 và 12.
+ Điểm g là giao điểm của các thanh 1’2’ và 12.
Nếu các thanh bị cắt song song với nhau như thanh 01 và 0 ’1’ thì giao điểm
sẽ ở vô cùng khi đó hệ phương trình sẽ được viết.
M0 = 0; M1 = 0; My = 0
Mỗi phương trình chỉ chứa 1 thành phần chưa biết.
0’ 1’ 2’ 3’ 4’

0 1 2 3 4

Ví dụ:
Xác định ứng lực trong các thanh của dàn có 2 thanh song song như hình vẽ:
P P P P P P P
I II III
0’ 1’ 2’ 3’ 4’ 5’ 6’
h.

d. α
.

0 1 2 3 4 5 866
I II III
A B
Giải:
Vì sự đối xứng và các tải trọng nên phản lực tại các gối tựa bằng nhau.
A = B = 3,5P
- Cắt khung thứ 3 của dàn bằng mặt cắt III ta viết điều kiện cân bằng của
phàn bên trái của dàn với lực A và P và các ứng lực trong các thanh 3 ’2’; 32’;23’
M 3'
theo  = 0 ta được.
3,5.P.3.d – P.3.d – P.2.d - 23.h = 0
M P.d
3'
23= =4,5
 h h
M 3'
Ở đây là tổng mô men của các lực ở phía bên trai mặt cắt lấy đối với
đíêm 3’.
Từ điều kiện cân bằngta có ∑ M 2 =0
3,5.P.2d – P.2.d – P.d + 2’3’.h = 0
−M 2 P.d
2' 3 ' = =−4
 h h
Theo điều kiện bền Y = 0 ta có:
3,5.P – P – P – P + 23’.sinα = 0
P
23' =0,5
 sin α
Tương tự như vậy khi cắt khung thứ 2 và thư nhất ta sẽ tìm được ứng lực trong các
thanh biên và thanh giằng.
* Ứng lực trong các thanh trụ đứng được xác định bằng phương pháp tách
nút:
+ Tách nút 0’ ta có:
Y = 0’0 – P = 0  0’0 = P
+ Tách nút 1 ở nút này không có lực tác dụng nên Y = 0:
Y = 11’ = 0
+ Tách nút 2 ta có:
Y = 22’ – P = 0  22’ = P
* Ý nghĩa của việc xác định ứng lực trong các thanh của dàn đối với quá trình công
nghệ hàn:
- Từ kết quả tính toán ta thấy lực phân bố trên thanh biên của dàn tăng từ gối
tựa đến khung giữa nên có thể bố trí tiết diện của thanh biên tăng dần từ gối tựa đến
khung giữa.
- Ứng lực trong các thanh giằng giảm dần từ gối tựa đến khung giữa nên bố
trí các thanh giằng có tiết diện giảm dần tư gối tựa đến khung giữa.
87
- Bố trí các thanh ttruj chính có tiết diện lớn hơn các thanh trụ phụ.
- Làm cơ sở để kiểm tra việc gá lắp các thanh của dàn tránh bị nhầm lẫn.
3. TÍNH TOÁN ĐỘ BỀN CỦA NÚT DÀN:
3.1. Các yêu cầu chung:
Việc thiết kế các nút của dàn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trục của cá thanh liên kết phải cắt nhau tại 1 điểm và làm tâm của nút.
- Cần phải đảm bảo khả năng đặt các mối hàn sao cho việc hàn các thanh
giằng và trụ với biên được chính xác và thuận tiện cho việc thực hiện các mối hàn.
3.2. Tính mối hàn: (Tính nút dàn như hình vẽ)

α. 1 α2 .

N1 N2

Để các thanh của dàn cùng nằm trên một mặt phẳng thì bản nối các thanh
biên bằng mối hàn lấp góc. Chiều dài mói hàn góc được tính như sau:
N
L= '
0,7 . K . [ τ ]
Ở các nút của dàn thường người ta làm bản nối đôi khi không cần bản nối.
Nếu có bản nối thì mối hàn giữa bản nối và thanh biên là mối hàn giáp mối
và chiều dài mối hàn giáp mối được tính.
N
L=
S . [ τ ]' Trong đó S là chiều dày vật hàn.
Việc tính mối hàn nối tấm với biên cá thể thực hiện bằng cách chiếu các ứng
lực như. Tại nút ta có Y = 0 do đó ứng lực trong các thanh giằng cần phải có dấu
khác nhau. Trong hình vẽ giả sử N1 là ứng lực kéo thì N2 là ứng lực nén. Từ điều
kiện X = 0 ta rút ra kết luận mối hàn ngang chịu lực T bằng:
T = N1.cosα1 + N2.cosα2
Ứng suất trong mối hàn sẽ là:
T
τ' = ≤[ τ ]
0,7. K . L

88
Trong đó: - L là chiều dài tính toán của mối hàn.
- k là cạnh mối hàn.
Khi tính toán mối hàn liên kết giữa bản nối và thanh giằng ta căn cứ vào ứng
lực đã được xác định ở trên. Nếu khi phải hàn các nút của dàn mà chưa xác định
ứng lực trong các thanh giằng thì phải tìm kích thước của mối hànddeer nó có tuổi
thọ tương ứng với vật liệu.

89
Ví dụ:
Cho nút dàn có các kích thước như hình vẽ. Hãy xác định kích thước của các
mối hàn để kết cấu có tuổi thọ tối ưu.
Biết vật liệu có T = 24 KN/cm2

Thép góc: 100x100x9

45°
45°

Thép tấm có S = 12

Thép góc: 50x50x5

Bài giải:
* Xác định khả năng chịu lực của thanh giằng: Thanh giằng là thép góc có kích
thước 50x50x5.
- Xác định tiết diện mặt cắt ngang của thanh giằng. (F)
F = (5 + 4,5).0,5 = 4,75 (cm2)
- Ứng suất cho phép của vật liệu là. [k]
σ T 24
[ σ k ]= = =16
k 1,5 (KN/cm2)
- Khả năng chịu lực của thanh là. (N) L1 L
3
N1 = N2 = F. [k] = 5,75.16 = 76 (KN)
* Tính toán mối hàn giữa thanh giằng và bản nối:
Hai thanh giằng đối xứng nhau qua trục của bản
nối vuông góc với thanh biên và hợp với thanh biên góc L2
45 vì vậy ta chỉ cần tính toán mối hàn của một thanh
0

thanh còn lại ta lấy tương tự.


Thanh giằng là thép góc L nên nó liên kết với
bản nối bằng 3 mối hàn chồng nối.
- Mối hàn ngang (L1) là mối hàn chịu lực chính nên nó được thực hiện hết
chiều dài (L1 = 5 cm và K1 = 0,5 cm) vậy ta có:
90
Nn = F1. [τ]’ (1)
Trong đó: - F1 = 0,7.K1.L1 = 0,7.5.0,5 = 1,75 (cm2)
- [τ]’ = 0,6. [k] = 0,6.16 = 9,6 (KN/cm2)
Thay vào (1) ta có: Nn = 1,75.9,6 = 16,8 (KN)
- Tính toán mối hàn dọc: (L2 và L3)
+ Tính ứng lực:
Ứng lực mà mối hàn 2 và 3 phải chịu là: (Nd)
Nd = N1 – Nn = 76 – 16,8 = 59,2 (KN)
1
Nd
Mối hàn L2 chịu ứng lực: Nd2 = 3
2
Nd
Mối hàn L3 chịu ứng lực: Nd3 = 3
+ Tính chiều dài mối hàn:
Chiều dài mối hàn được xác định theo công thức:
N
L=
0,7 . K . [ τ ] '
(2)
Mối hàn L2 có cạnh K = 0,5 (cm) thay vào (2) ta được.
Nd2 59 ,2
L2= '
= =5,9
0,7 . K 2 . [ τ ] 3 . 0,7 .0,5 . 9,6
(cm)
Mối hàn L3 hàn với cạnh mối hàn K3 = 0,7 cm để giảm chiều dài mối hàn
thay vào (2) ta được.
Nd 3 2. 59 ,2
L3 = '
= ≈8,4
0,7 . K 3 . [ τ ] 3 . 0,7 . 0,7 .9,6
(cm)
* Tinh mối hàn giữa bản nối và thanh biên:
- Tính ứng lực: (Nk)
2. N . cos =2 .76 . 0 , 71=108
Nk = 1 45 0 (KN)
- Tính chiều dài mối hàn: (L)
Nk 108
L= = =6,3
[ k]
σ .
'
S 16 . 0,9 .1,2
(cm)
4. TÍNH TOÁN THÙNG CHỨA HÌNH TRỤ ĐỨNG:
4.1. Thân thùng:
Phần thân hình trụ tròn gồm một số đoạn ống
ghép lại với nhau bằng các mối hàn. Chiều cao của
từng đoạn ống phụ thuộc vào chiều rộng của tấm
thép. Trên mỗi đoạn ống là một số tấm thép được nối
lại với nhau cho đủ chu vi của thùng. Các mối hàn
giáp mối được gọi là mối hàn dọc song song với thân
a =4.S

thùng.
S
91
Hình a Hình b
Các đoạn ống được nối lại với nhau bằng các mối hàn ngang sao cho các mối
hàn dọc so le với nhau.
Để thuận tiện cho việc chế tạo phần trụ của thùng được thiết kế sao cho đoạn
ống dưới có chiều dày lớn hơn so với đoạn ống trên sau đó được hàn giáp mối lại
với nhau. Các đoạn ống trên có chiều dày nhỏ hơn nên hàn chồng nối lại với nhau.
Khoảng chồng lên nhau là a≥ 4S nhưng không nhỏ hơn 25 mm. Mối hàn chồng
phía ngoài hàn liên tục mối phía trong có thể hàn gián đoạn.
+ Hình a sơ đồ hàn ống ở phía dưới có chiều dày lớn.
+ Hình b sơ đồ hàn ống ở phía trên có chiều dày nhỏ.
Chiều dày của vỏ được thiết kế thay đổi theo chiều cao để phù hợp với độ
bền tính toán. Các mối hàn dọc chịu lực chủ yếu chiều dày của vỏ thùng quyết định
độ bền của chúng.
Để tính toán được chiều dày của vỏ thùng trước
hết cần phải xác định áp lực bên trong của thùng ở độ
sâu nhất định.
- Áp lực bên trong của thùng ở độ sâu y được

L
h
xác định theo công thức:
P = ρ.y
Trong đó: - ρ là trọng lượng riêng của đơn vị
thể tích chất lỏng. (KN/cm3) N
- y là độ sâu của lớp ta xét so với
mặt thoáng. (cm)
- Tính ứng suất trong 1 vành tròn cắt từ vỏ ra có
chiều rộng là L. Cắt mặt phẳng cắt qua tâm và tại chỗ
cắt đặt các lực N. α
N = .S.L N
Trong đó: -  là ứng suất trong vành.
(KN/cm2)
- S là chiều dày của vành. (cm)
Theo phương trình cân bằng ta có: X = 0
 N = P.R
Ứng suất trong vành :
P..R '
σ= ≤[ σ k ]
S. L
Trong đó: - [k]’ là ứng suất cho phép của mối hàn. (KN/cm2)
- R là bán kính thân thùng. (cm)
- P là áp lực ta xét.
Nếu trong thân thùng có khoét lỗ để bắt ống dẫn thì vùng khoét lỗ sẽ bị yếu
đi khi đó cần phải kiểm nghiệm.

92
h

d
S
P . R hd '
S . L h d −d [ k ]
σ= . ≤σ

Trong đó: - hd là chiều cao của thân thùng tình từ mặt thoáng đến tâm lỗ
khoét.
- d là đường kính lỗ khoét.
- P;R;S là áp suất; bán kính; chiều dày của đoạn ống thân thùng.
4.2. Đáy thùng:
Thùng có đáy phẳng thường đặt trên nền cát, xi măng vì vậy trong quá trình
làm việc hầu như đáy thùng không chịu lực. Đáy thùng thường được chế tạo từ thép
tấm có chiều dày từ 4 ÷ 8 mm và phụ thuộc vào đường kính của thân thùng. Đối
với nhừng thùng có dung tích lớn thì phia biên của đáy thùng ta dùng tấm thép có
chiều dày lớn hơn so với phần giữa. Mối liên kết giữa phần thân và phần đáy là
phần quan trọng nhất. Vì tại chỗ nối xuất hiện mô men uốn M trị số của mô men
phụ thuộc vào chiều dày của tấm đứng, đáy và phần nhô ra khỏi vách đứng. Phạm
vi ảnh hưởng của mô men này tương đối hẹp. Mặt khác liên kết giữa phần đáy và
thân là 2 mối hàn (trong và ngoài) được hàn liên tục nên đảm bảo độ bền không cần
phải kiểm tra.
4.3. Nắp thùng:
Nắp thùng thường có trụ ở giữa và khung có dạng tam giác hoặc hình thang.
Khung bao gồm các thanh hướng kính và một số thanh ngang hàn lại. Các thanh có
thể là thép hình chữ I, U, T,L…
Biên ngoài của khung được hàn với phần thân của thùng còn biên trong hàn
với trụ trụng tâm. Thép bọc nắp có chiều dày khoảng 2 ÷ 3 mm. Khung nắp chịu tải
trọng thẳng đứng do người làm việc trên nắp và góc nghiêng của nắp. Các tấm làm
nắp khi tính toán độ bền coi như bị ngàm cả chu vi và lấy gần đúng như hình chữ
nhật có cạnh là a và b.
Ứng suất trong tâm là:
2
6.q.a
σ =α .
S2
Trong đó: - q là tải trọng gây ra do tự trọng. (KN/cm2)

93
- α là hệ số phụ thuộc và tỷ số a và b.
b
Khi a = b thì α = 0,192; a = 2 thì α = 0,407
- S là chiều dày tấm. (cm)
Đối với thùng có dung tích nhỏ thì không cần phải chế tạo phần trụ ở giữa để
sản xuất đơn giản.
Trong một số trường hợp người ta làm đáy hình côn hoặc chỏm cầu.
- Đối những thùng chịu áp lực cao thì đáy được dập lồi để chuyển mối hàn
góc sang mối hàn giáp mối.
- Đối những thùng chứa các chất lỏng đồng thời phải di chuyển thường
xuyên thì được đặt nằn có đáy hình tròn hoặc hình e líp như hình dưới.

94
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Dự án JICA-HIC –Robot hàn công nghiệp-NXBLĐXH-2004


[2]. Dự án ADB- Hướng dẫn sử dụng robot hàn- Hãng ABB
[3]. Đào Văn Hiệp- Kỹ thuật robot-NXBKHKT-2003
[4]. Nguyễn Thiện Phúc- Điều khiển robot hàn theo quỹ đạo định trước- Báo
cáo khoa học.
[5]. Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ Việt – Đức, “Chương trình
đào tạo Chuyên gia hàn quốc tế”, 2006.
[6]. Metal and How to weld them - the James F.Lincoln Arc Welding
Foundation (USA) – 1990.

95

You might also like