You are on page 1of 61

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


------OoO------

BÀI TẬP BLENDED 1 MÔN CÔNG NGHỆ DỆT KIM

LỚP: L01_NHÓM 5
NGÀY: 18/11/2022
Giảng viên hướng dẫn: ThS. PHAN NGỌC HƯNG

Sinh viên thực hiện MSSV


Mai Thị Kim Hằng 2011161
Lê Thu Hằng 2013100
Nguyễn Thị Thúy Hiền 2011202
Phạm Mai Huyên 2013342
Trần Trịnh Thanh Trúc 2014904
Nguyễn Lê Anh Thư 2014676
Nguyễn Hồng Xuân 2015129

Thành phố Hồ Chí Minh, 11/2022


BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN ........................................................................................................................... 1
1.1. Tổng quan về dệt kim tròn và dệt tất ........................................................................................ 1
1.1.1. Điểm tương đồng giữa dệt kim tròn thông thường và dệt tất ......................................... 1
1.1.2. Điểm khác biệt giữa dệt kim tròn thông thường và dệt tất ............................................. 2
1.2. Phân tích công nghệ Seamless trong thiết bị dệt kim ngang hiện đại: ................................... 2
1.3. Phần mềm sử dụng trong thiết kế 3D: ...................................................................................... 3
Chương 2: SO SÁNH THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ............................................................................... 4
DỆT KIM NGANG TRÊN MÁY PHẲNG VÀ MÁY TRÒN ................................................................. 4
2.1. Giống nhau: ...................................................................................................................................... 4
2.2. Khác nhau: ....................................................................................................................................... 4
2.2.1. Hình dạng máy: ......................................................................................................................... 4
2.2.2. Phân loại: ................................................................................................................................... 4
2.2.3. Thiết bị công nghệ:.................................................................................................................... 5
Chương 3: PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ SEAMLESS TRONG THIẾT BỊ DỆT KIM NGANG
HIỆN ĐẠI. ................................................................................................................................................... 7
3.1. Sự biến đổi cấu trúc trên thiết bị dệt tất 3D một giường kim: ..................................................... 7
3.1.1. Giường kim, cam dệt: ............................................................................................................... 7
3.1.2. Kim:............................................................................................................................................ 7
3.1.3. Khác biệt về sinker (platin): ..................................................................................................... 8
3.1.4. Khác biệt về cơ cấu tiếp sợi: ..................................................................................................... 8
3.2. Công nghệ ứng dụng trong biến đổi cấu trúc trên thiết bị dệt tất 3D một giường kim: ........... 8
3.3. Cấu tạo thiết bị dệt tất Lonati GK616F: ........................................................................................ 9
3.3.1. Cấu tạo máy: ............................................................................................................................. 9
3.3.2. Bộ phận dệt:............................................................................................................................... 9
3.3.3. Bộ phận liên kết mũi tất: ........................................................................................................ 12
Chương 4: CÔNG NGHỆ DỆT KIM SEAMLESS 4.0 TRONG DỆT TẤT........................................ 14
4.1. Phần mềm thiết kế cấu trúc tất: ................................................................................................... 14
4.1.1. Phần mềm Atlat: ..................................................................................................................... 14
4.1.2. Phần mềm QuasarL: ............................................................................................................... 14
4.2. Phần mềm thiết kế hoa văn jacquard trên tất:............................................................................ 26
4.2.1. Nguyên lý thiết kế: .................................................................................................................. 27
4.2.2. Một số hoa văn phổ biến: ....................................................................................................... 29

GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG


BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Chương 5: QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ 3 MẪU TẤT TRÊN MÁY DỆT TẤT GK616F....................... 32
5.1. Thiết kế mẫu tất số 1 – Mẫu tất có hoa văn là logo trường Đại học Bách Khoa TPHCM ...... 32
5.1.1. Thiết kế cấu trúc tất ................................................................................................................ 32
5.1.2. Thiết kế hoa văn tất ................................................................................................................ 35
5.1.3. Hoàn tất chương trình dệt tất ................................................................................................ 42
4.2. Thiết kế mẫu tất số 2 – Mẫu tất có hoa văn là logo Bộ môn Dệt May – trường Đại học Bách
Khoa TPHCM ....................................................................................................................................... 44
5.3. Thiết kế mẫu tất số 3 – Mẫu tất có hoa văn bất kỳ ..................................................................... 51
Chương 6: KẾT LUẬN............................................................................................................................. 56
6.1. Kết luận: ......................................................................................................................................... 56
6.2. Những thế mạnh và hạn chế cùng đề xuất phát triển công nghệ Seamless trên máy GK616F:
................................................................................................................................................................ 56
6.2.1. Thế mạnh: ................................................................................................................................ 56
6.2.2. Hạn chế: ................................................................................................................................... 57
6.2.3. Đề xuất phát triển: .................................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 58

GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG


BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về dệt kim tròn và dệt tất


Theo nguyên lý dệt kim ngang, vải hình thành nhờ sợi ngang được uốn cong thành
những vòng sợi liên tiếp nhau tạo hàng sợi ngang, vòng sợi mới lồng qua vòng sợi
cũ tạo liên kết nhất định giữ cho cấu trúc vải ổn định và tạo độ co giãn cho vải. Để
sản xuất vải với cấu tạo đặc trưng đòi hỏi máy dêt kim đan ngang phải có cơ cấu,
công nghệ phù hợp. Ta có thể dựa vào cấu tạo giường kim để phân biệt các loại máy
dệt kim đan ngang trên thị trường hiện nay. Đối tượng của bài tiểu luận này là máy
dệt kim tròn đường kính nhỏ. Loại máy này sử dụng chủ yếu được sử dụng để dệt
bít, tất với các kiểu dệt đa dạng như: một mặt phải (Single jersey), hai mặt trái (Purl),
hai mặt phải (Rib, Interlock,…),…

1.1.1. Điểm tương đồng giữa dệt kim tròn thông thường và dệt tất
Dệt kim tròn thông thường và dệt tất đều dựa trên nguyên lý dệt kim đan ngang với
các cơ cấu chính hỗ trợ quá trình tạo vải như: giá, bộ phận dẫn sợi, tổ tạo vòng, cơ
cấu cuộn vải.
Cụ thể, giá dùng để treo búp sợi cấp vào máy dệt tích hợp với một số cơ cấu đảm
bảo sức căng.
Bộ phận dẫn sợi, dẫn sợi vào tổ tạo vòng đồng thời duy trì sức căng ổn định tránh
gây tổn thương sợi, phát hiện một số lỗi trên sợi, stop motion.
Tổ tạo vòng là những cơ cấu không thể thiếu của máy dệt kim gồm: đặt sợi, kim,
giường kim, sinker, cam. Tổ tạo vòng đảm nhận quá trình hình thành, liên kết và ổn
định các vòng sợi.
+ Đặt sợi: cấp sợi vào miệng kim trong quá trình tạo vòng
+ Kim: không thể thiếu trên máy dệt kim. Kim được lắp trên rãnh giường kim, tùy
vào cấu tạo máy và cách thức tạo vòng mà kim được gắn cứng để di chuyển đồng
loạt hoặc lắp lỏng để linh hoat di chuyển. Có 3 loại kim chính: kim móc (bearded
needle), kim lưỡi (Latch needle), kim kép (Compound needle). Trong quá trình dệt,
kim thực hiện
+ Giường kim: có các rãnh trên bề mặt để lắp đặt và dẫn hướng kim chuyển động.
+ Sinker: chủ yếu được sử dụng trên máy dệt kim tròn một giường kim.
+ Cam: dẫn hướng chuyển động kim đan trong quá trình tạo vòng với nhiều biên
dạng cam khác nhau nhằm tạo các vòng dệt, vòng chập, vòng bỏ, vòng chuyển phù
hợp với thiết kế. Trên một số thiết bị dệt kim có hệ thống sinker, cam còn giúp điều
khiển chuyển động sinker.
1
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

1.1.2. Điểm khác biệt giữa dệt kim tròn thông thường và dệt tất

Dệt kim tròn Dệt tất


Sợi cấp vào Không quá khác biệt về Nhiều loại sợi khác nhau,
thành phần và thông số thay đổi theo từng vùng
sợi cấp vài (gần như tất, cấp sợi theo từng bộ
tương đồng) phân riêng biệt nên có thể
thay đổi thông só
Bộ phận cấp sợi + Giàn cấp lớn chứa toàn + Giàn cấp nhorddur để
bộ lượng sợi cấp. chứa cuộn sợi
+ Bộ phận cấp sợi đơn + Tương tự dệt kim tròn
giản, cấp, điều chỉnh nhưng có cấu tạo phức tạp
thông số đồng loạt hơn để điều chỉnh thông
số cấp cho từ sợi riêng
biệt
Ngón tay đặt sợi Cố định cho từng tổ tạo + Linh hoạt ở từng bộ
vòng phận tất
+ Có thể hoạt động riêng
biệt phù hợp với sợi cấp
Kim dệt + Độ cao lớn + Độ cao nhỏ
+ Khác nhau vị trí gót kim + Khác nhau độ dài gót
kim
Giường kim Giường kim lớn, nhiều tổ Giường nhỏ, kim hoạt
tạo vòng, số lượng kim động riêng biệt, số lượng
nhiều kim ít
Cam + Số tổ cam ứng với số tổ + 1 đến 4 tổ cam.
tạo vòng
+ Tối đa 4 tầng cam + Thường chỉ lắp 1 tầng
cam

1.2. Phân tích công nghệ Seamless trong thiết bị dệt kim ngang hiện đại:
Từ những hiểu biết đã tích lũy đước từ việc học tạp trên lớp, tìm hiểu tài liệu học
thuật và tài liệu tham khảo được giáo viên hướng dẫn cung cấp nhóm tiến hành phân
tích những cơ cấu, bộ phận đặc trưng trên thiết bị dệt tất hiện đại mà cụ thể là thiết
bị dệt tất GK616F. Qua đó phân tích những điểm khác biệt trên thiết bị để tạo điều
kiện thuận lợi cho công nghệ Seamless. Đồng thời đưa ra những nhận xét ưu điểm
cũng như hạn chế của thiết bị để đề suất một số phương hướng phát triển cải thiện
mới.

2
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

1.3. Phần mềm sử dụng trong thiết kế 3D:


Để máy dệt ra một sản phẩm hoàn chỉnh cần phải thiết kế sản phẩm ban đầu từ cấu
trúc đến kích thước, hình dạng hoa văn, vị trí hoa văn có thể dệt trên tất sao cho phù
hợp với khả năng vận hành máy mà vẫn đạt được những yêu cầu nhất định ở sản
phẩm. Chính vì vậy, ta tiến hành tìm hiểu về phần mềm Photon (phần mềm thiết kế
hoa văn trên tất), phần mềm Atlat (phần mềm thiết kế cấu trúc cơ bản của tất), phần
mềm QuasarL (phần mềm hiệu chỉnh và điều khiển từng hoạt động của máy dệt).
Song song với tìm hiểu các phần mềm ta còn làm quen với từng thao tác để tạo ra
một sản phẩm hoàn chỉnh, cách chọn kim khi tăng giảm số hàng vòng cột vòng, các
kiểu dáng tất, …. Sau cùng từ những thông tin tiến hành thiết kế một sản phẩm tất
dựa trên các phần mềm sẵn có

3
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Chương 2: SO SÁNH THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ

DỆT KIM NGANG TRÊN MÁY PHẲNG VÀ MÁY TRÒN


So sánh về công nghệ thiết bị của công nghệ đan ngang trên máy phẳng (Flat knitting
machine) và trên máy tròn(Circular knitting machine)

2.1. Giống nhau:


Cả máy phẳng (Flat knitting machine) và máy tròn (Circular knitting machine) đều
là máy dệt kim đan ngang sử dụng nguyên lý đan ngang, đều có các bộ phận:
Giá cấp sợi
Feeder: gồm bộ điều khiển sức căng; Cáp sợi; Dự trữ sợi; Stop motion
Chi tiết tạo vòng: gồm Cái đặt sợi; Kim;Giường kim;hệ thống Cam tạo vòng; Sinker
đẩy vòng sợi; Cơ cấu cuộn vải.
2.2. Khác nhau:
2.2.1. Hình dạng máy:
Flat: là máy có giường kim nằm ngang, tạo vòng theo phương pháp đan.
Circular: là máy có giường kim được bố trí xung quanh một trụ tròn.
2.2.2. Phân loại:
Flat: dựa vào cách bố trí giường kim. Được chia thành 3 loại:
+ Máy đan ngang phẳng 1 giường kim:có khả năng dệt các kiểu đan cơ bản và hoa
trên nền một mặt phải, với nhiều cấu trúc hoa văn phức tạp,…
+Máy đan ngang phẳng 2 giường kim bố trí vuông góc với nhau:có khả năng dệt
mọi kiểu đan hoa của vải đan ngang trên nền hai mặt phải
+Máy đan ngang 2 giường kim nằm cùng trên một mặt phẳng:có khả năng dệt các
kiểu đan cơ bản và hoa trên nền hai mặt trái (về nguyên tắc dệt được cả một mặt
phải, rib và interlock)
Circular: dựa vào theo đường kính máy, theo số giường kim, theo sản phẩm sản xuất
Theo đường kính máy:
Máy đan ngang tròn đường kính lớn
- Máy đan ngang tròn đường kính trung bình
4
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

- Máy đan ngang tròn đường kính nhỏ


Theo số giường kim:
- Máy 1 giường kim dệt vải một mặt phải
- Máy 2 giường kim (giường kim đĩa và xylanh bố trí vuông góc, 90o), dệt
vải hai mặt phải (rib, interlock, …).
- Máy 2 giường kim xylanh bố trí với nhau 180o, dệt bít tất, vải hai mặt trái,
hai mặt phải.
Theo sản phẩm sản xuất:
- Máy dệt kim tròn đường kính lớn dệt vải cuộn cho ngành may (Circular
fabric knitting machine);
- Máy dệt kim tròn đường kính lớn dệt vải tấm cho ngành đan (Circular
Garment Length knitting machine);
- Máy dệt kim tròn đường kính trung bình dệt sản phẩm định hình (Circular
Seamless knitting machine);
- Máy dệt kim tròn đường kính nhỏ dệt bít tất (Hosiery machine)
2.2.3. Thiết bị công nghệ:

Hình 2.1: nguyên lý cấp sợi trong dệt kim phẳng (bên trái) và máy dệt kim tròn
(bên phải)
5
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Flat knitting machine Circular knitting machines


Đan phẳng được thực hiện bằng máy dệt Đan tròn được thực hiện bằng máy dệt
kim phẳng với gauge(khổ) 2-10 kim tròn với gauge(khổ) 12-22
Có 2 luồn kim đứng yên, cái đặt sợi sẽ Giường kim quay, kim di chuyển, cái
di chuyển chung với Cam. đặt sợi đứng yên.
Latch needle(kim chốt) được sử dụng Latch needle cylinder (Chốt kim
trụ)&Sinker ring(vòng chìm) đối với
siger-jersay được sử dụng.

Cam góc của hệ thống Cam 2 chiều Hệ thống Cam góc được sử dụng cho
được sử dụng Needle & Sinker
Có thể đan từ bên trái sang bên phải và Luôn đan từ phía bên phải
ngược lại
Không có bán kính xác định Có bán kính được xác định
Garter stitch(mũi khâu): Garter stitch:
Row 1: đan tất cả các mũi hàng Round 1: đan tất cả các mũi
Row 2: đan tất cả các mũi Round: đan tất cả các mũi
Lặp lại các row 1&2 Lặp lại các round 1&2

Stockinette Stitch(đường khâu): Stockinette Stitch:


Row 1: đan tất cả các mũi hàng Row 1: đan tất cả các mũi xung quanh
Row 2: Purl (đan kim tuyến) cho tất cả Row 2: Purl cho tất cả các mũi.
các mũi Lặp lại row 1&2
Lặp lại row 1&2
Ưu và nhược điểm của Flat knitting machine & Circular knitting machine
Flat knitting machine Circular knitting machine
Ưu điểm Đan nhiều sợi trên mỗi Năng suất cao do tạo vòng
khổ máy. liên tiếp
Có thể sản xuất ra sản Đường khâu cứng cáp
phẩm may liền mạch Khổ cao, sợi dệt ra mảnh
hơn
Nhược điểm Năng suất thấp Dễ bị lệch cấu trúc vải.
Khổ máy dệt thấp, sợi
dày

6
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Chương 3: PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ SEAMLESS TRONG THIẾT BỊ


DỆT KIM NGANG HIỆN ĐẠI.

3.1. Sự biến đổi cấu trúc trên thiết bị dệt tất 3D một giường kim:
Nguyên lý dệt tất tương tự như nguyên lý dệt kim ngang trên máy tròn thông thường.
Tuy nhiên, trong dệt tất sẽ có một số biến đổi trên thiết bị để phù hợp, đạt hiệu quả
cao hơn. Những biến đổi như sau:

3.1.1. Giường kim, cam dệt:


- Trên máy dệt kim tròn một giường kim thì kim dệt lắp quanh một xylanh đứng,
còn sinker lắp hướng tâm quanh một vành nằm ngang. Đối với máy hai giường kim
dệt thì các kim dệt lắp trên một xylanh đứng và một đĩa nằm ngang. Ở máy dệt tất
thì giường kim nhỏ, ít kim hơn. Trên máy đan tròn dệt tất hoặc máy dệt Seamless,
hai giường kim xilanh bố trí với nhau góc 180 độ, giường kim có cấu tạo đặc biệt
như hình sau:

- Về cam dệt, cam dệt gồm nhiều mảnh cam ghép lại, tạo thành rãnh cho các gót kim
đi qua giúp điều khiển kim hay sinker để tạo vòng của kim
dệt hay sinker dọc theo rãnh trên giường kim. Ở máy dệt tất thì có một hoặc tối đa
bốn tổ cam, chỉ 1 tầng cam.

3.1.2. Kim:
Kim dệt trong dệt kim thường có ba loại: kim lưỡi, kim móc kim kép. Kim móc ra
đời sớm nhất, kim lắp cứng vào giường kim, tạo bằng dây thép độ mảnh cao và có
cấu trúc phù hợp với từng loại máy khác nhau. Kim lưỡi khó chế tạo về độ mảnh
hơn kim kép, kim và giường kim rời nhau, phf hợp với nhiều laoij máy khác nhau.
Kim kép phù hợp với từng loại máy, kim có gót chuyển đông riêng lẻ trên giường

7
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

kim và động trình tạo vòng ngắn, dễ tăng tốc độ máy. Ở máy dệt tất thường sử dụng
kim lưỡi và sử dụng nhiều hơn một loại kim lưỡi. Vì tất có nhiều phần có nguyên lý
dệt đặc biệt để dệt ở những bộ phận đặc biệt của tất (dệt cổ vớ (cài sợi latex hoặc tạo
cổ double); dệt ống với các kiểu hoa văn; dệt gót với chuyển động lắc; dệt bàn với
chuyển động quay; dệt mũi với chuyển động lắc.), mỗi kim khác nhau về độ dài gót
kim, độ cao nhỏ nên không thể sử dụng kim móc hoặc kim kép.

3.1.3. Khác biệt về sinker (platin):


Tùy theo kiểu tất mà sử dụng loại sinker khác nhau. Những loại tất trơn thường sử
dụng sinker một cổ trong khi những loại tất xù (có hiệu ứng khăn lông phía bên trong
tất) sử dụng sinker hai cổ (tách sợi nền và sợi làm xù và tạo hiệu ứng khăn lông). Ở
sinker hai cổ, cổ phía trên lấy sợi được cấp ở vị trí cao và cổ phía dưới lấy sợi được
cấp ở vị trí thấp, khi tạo vòng sợi một sợi sẽ tạo vòng sợi bình thường một sợi sẽ tạo
vòng sợi dư tạo hiệu ứng xù lông.

3.1.4. Khác biệt về cơ cấu tiếp sợi:


Cơ cấu tiếp sợi của máy dệt kim ngang máy tròn thông thường gồm giá đỡ búp sợi,
hệ thống dẫn sợi, bộ tạo sức căng, bộ phận tiếp sợi, bộ phận dò sợi, …Cơ cấu tiếp
sợi trong máy dệt tất cũng tương tự như máy dệt kim tròn thông thường nhưng giàn
cấp sợi vừa và nhỏ hơn dệt kim tròn chỉ chứa vừa đủ số cuộn sợi theo số lượng của
ngón tay cấp sợi; bộ phận tiếp sợi có cấu tạo phức tạp hơn để đảm bảo sức căng cho
từng sợi riêng biệt tùy theo chức năng dệt của sợi đó và vị trí cấp sợi, đường đi của
từng sợi cũng khác nhau hoàn toàn…

3.2. Công nghệ ứng dụng trong biến đổi cấu trúc trên thiết bị dệt tất 3D một
giường kim:
Công nghệ ứng dụng để biến đổi cấu trúc trong dệt tất 3D một giường kim là nguyên
lý dệt Jacquard.
Nguyên lý dệt Jacquard trên máy dệt kim tròn là việc lựa chọn những kim đơn lẻ để
dệt hoa văn hoặc những điểm dệt khác biệt nên chủ yếu dựa vào nguyên lý của bộ
chọn kim.
Đối với một số máy dệt kim tròn đời cũ, việc lựa chọn kim dệt hoạt động dựa trên
nguyên lý truyền động cơ học nên hệ thống máy rất cồng kềnh và phức tạp, tạo ra
sai sót khi truyền động qua nhiều bộ phận. Vậy nên, công nghệ dệt Jacquard phát
triển qua từng thời kỳ để sử dụng nguyên lý tương tự nhưng đơn giản máy móc.
Sau thời kỳ dệt Jacquard bằng chương trình bảng đục lỗ, người ta phát minh ra việc
lựa chọn kim dệt thông qua việc sử dụng nam châm để chọn kim - hoạt động theo
8
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

nguyên lý đảo cực của nam châm. Hiện nay, công nghệ lựa chọn kim dệt đã ứng
dụng điện tử để đơn giản hóa hệ thống lựa chọn kim trong dệt kim tròn nói chung và
dệt tất nói riêng. Bộ chọn kim sẽ theo sự lập trình của máy tính và lựa chọn jack nào
sẽ đi vào cam và jack nào vẫn ở trạng thái bình thường. Bộ chọn kim gồm 8 nấc
tương ứng với 8 gót của jack, 8 nấc này luôn ở đúng vị trí của 8 gót jack, có nghĩa
là jack lúc nào cũng bị đè xuống để không chạm được vào cam tức là không thực
hiện quá trình tạo vòng. Khi các nấc của bộ chọn kim di chuyển xuống để không còn
đè jack nữa thì jack được chọn và gót của jack chạm vào cam, jack sẽ đi theo đường
rãnh của cam và sẽ truyền động cho kim thực hiện quá trình tạo vòng.

3.3. Cấu tạo thiết bị dệt tất Lonati GK616F:


3.3.1. Cấu tạo máy:

Máy dệt tất Lonati GK616F gồm 2 bộ phận chính là: bộ phận dệt và bộ phận liên kết
mũi tất. GK616F khác với máy đời cũ - chỉ dệt phần tất, còn phần liên kết mũi tất
được gia công sau đó.
3.3.2. Bộ phận dệt:

Bộ phận dệt có hai phần quan trọng chính là phần dẫn sợi và phần dệt.

Đối với phần dẫn sợi, máy có hệ thống đặt cuộn sợi phía trên bộ phận dệt (Hình 3.1)
thiết kế này giúp sợi được dẫn trực tiếp vào bộ phận dệt. Ngoài ra, người ta còn lắp
giàn đặt sợi phía sau thân máy để tăng số lượng sợi dệt. Máy GK616F có đến 27 hệ
thống cảm biến sợi (Hình 3.2), hệ thống cảm biến sẽ báo khi sợi bị đứt (mỗi ngón
tay đặt sợi (Hình 3.3) có một cảm biến riêng.

Hình 3.1: Bộ phận cấp sợi phía trên máy dệt tất GK616F

9
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Hình 3.2: Các bộ phận điều chỉnh sức căng và cảm biến sợi

Hình 3.3: Ngón tay dẫn sợi trên máy GK616F

Đối với phần dệt, máy bao gồm: giường kim (Hình 3.4), hệ thống cam và hệ thống
gập viền tất trên (gọi là dial Hình 3.5). Bao xung quanh giường kim là hệ thống cam
được điều khiển bằng khí nén, khí nén sẽ di chuyển các cam, các bộ phận trên giường
sinker, các bộ phận chuyển giao tất bán thành phẩm. Phía trên giường kim là Dial có
vai trò gập viền tất vào bên trong. Kim trong Dial nằm xen kẽ với kim trên giường

10
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

kim và thường có số lượng bằng nửa số kim trên giường kim. Phía dưới là hệ thống
Jacks và Selector có nhiệm vụ lựa chọn kim dệt theo hệ thống cam.

Hình 3.4: Giường kim – bộ phận dệt

Hình 3.5: Dial


11
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

3.3.3. Bộ phận liên kết mũi tất:

Bộ phận liên kết mũi tất bao gồm: ống giữ tất, hàm kẹp vòng sợi (Hình 3.6), cánh
tay chuyển tất và bộ phận liên kết.

Đối với ống giữ tất, bộ phận này có chiều dài khá lớn, chiếm đa phần diện tích của
bộ phận liên kết mũi tất. Ống giữ tất sử dụng khí nén để làm căng tất và cánh tay
robot để cố định tất.

Đối với hàm kẹp vòng sợi, nhiệm vụ là cố định các vòng sợi cuối cùng của tất để
kim liên kết tạo ra chiếc tất hoàn chỉnh

Hình 3.6: Hàm kẹp vòng sợi


Đối với cánh tay chuyển tất (Hình 3.7), nhiệm vụ là đưa tất chưa liên kết mũi tất đến
bộ phận liên kết, nhiệm vụ này phải đảm bảo được việc giữ đúng vòng sợi cuối cùng
khi chuyển qua hàm kẹp và phải có sự hỗ trợ của khí nén để cố định tất trên ống cố
định.

Hình 3.7: Cánh tay chuyển tất

12
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Đối với bộ phận liên kết mũi tất (Hình 3.8, 3.9), bộ phận này nằm tách biệt với bộ
phận dệt và nằm sát bên cạnh máy, nhiệm vụ là di chuyển tất đến bộ phận chưa liên
kết mũi tất.

Hình 3.8: Bộ phận liên kết mũi tất.

Hình 3.9: Bộ phận liên kết mũi tất

13
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Chương 4: CÔNG NGHỆ DỆT KIM SEAMLESS 4.0 TRONG DỆT TẤT

4.1. Phần mềm thiết kế cấu trúc tất:


4.1.1. Phần mềm Atlat:
Bước 1: Hiểu biết ban đầu về Atlat
Bước 2: Chọn loại nền tất sử dụng):
+ Xù thường (Sandwich terry)
+ Trơn thường (Plain fabric)
+ Xù dạng xuồng (Sole liner terry)
+ Trơn dạng xuồng (Sole liner plain)
Bước 3: Thiết kế từng phần tất.
Bước 4: Xác định các thông số cơ bản.
Bước 5: Kiểm tra hiệu chỉnh
Bước 6: Hoàn tất thiết kế
Bước 7: Đưa lên máy hóa
4.1.2. Phần mềm QuasarL:
Phần mềm Quasarl dùng hoàn chỉnh thiết kế ban đầu trên Atlat và chuyển thiết kế
lên máy dệt tất GK616F để dệt nên sản phẩm hoàn chỉnh.
Phần mềm QuasarL có giao diện tương đối đơn giản, điều khiển hoạt động máy dệt
tất GK616F. Trên QuasarL ta có thể tiến hành chèn hoa văn và hiệu chỉnh máy hóa
chuyển từ hình ảnh đồ họa thành thao tác thực hiện trên máy dệt tất GK616F. (Hình
4.1) cho thấy giao diện bắt đầu của máy.

14
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Hình 4.1: giao diện bắt đầu của phần mềm QuasarL.
Giao diện phần mềm gồm:
+ Phía trên: Icon các lệnh thao tác trên chương trình.
+ Bên trái: Tình trạng chương trình
+ Lề phải: Icon lệnh để thêm hoặc xóa.
+ Trung tâm (chiếm tỷ lệ nhiều nhất trên giao diện): Các câu lệnh thực hiện điều
khiển máy dệt tất GK616F.
+ Bên dưới: các bước máy dệt thực hiện để tạo nên sản phẩm tất hoàn chỉnh.
Tuy nhiên phần mềm còn một số hạn chế như chỉ thể hiện hình ảnh hay thao tác máy
bằng câu lệnh. Việc này đòi hỏi người dùng phải có hiểu biết tương đối về chương
trình cũng như một số thao tác của máy khi thực hiện dệt tạo sản phẩm.
Để hiểu được các thao tác của máy trong quá trính dệt tất người dùng cần hiểu về
từng bộ phận tất.

15
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Viền tất (Welt):


Bảng 4.1.2.1: Các kiểu viền tất cơ bản:
Kiểu viền tất Minh họa
Double welt 1f begin nylon
and pattern

Double welt 1f with picot


and pattern

Short double welt 1 feed

Plain double welt elastic at


end

16
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Double welt 1feed

Double welt 1f with elastic


beginning

Turned double welt with


pattern and picot

Single welt 1F

Roll-top

17
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Double welt 1f begin nylon


and pattern + double welt
with heel terry 1f

Double welt 1f begin nylong


and pattern + double welt
with small heel terry

Các kiểu viền tất trên bảng là các kiểu cơ bản trong Atlat. Khi đưa vào QuasarL ta
có thể chỉnh sửa (thêm bớt các bước) hay thay đổi kiểu viền. Nhưng hầu hết các loại
tất thông thường dệt sử dụng các loại cổ tất trên.
Phần cổ tất phải thực hiện uốn mép đan vào bên trong tất. Để thực hiện uốn mép
máy sẽ thực hiện các thao tác sau:
Khi bắt đầu dệt, giường Dial hạ xuống, kim giường Cylinder xen kẽ kim cao và thấp
tạo khoảng trống để kim Dial xen kẽ với kim Cylinder trong quá trình dệt.
Khi dệt xong sợi trên cổ tất được kim Dial giữ lại.
Khi dệt thân tất (chưa nối phần viền vào thân tất), kim dial giữ vòng sợi sẽ được thu
vào trong dial đến khi quá trình dệt phần viền hoàn tất, sau đó kim Dial sẽ đưa ra để
kim dệt có thể lấy vòng sợi trong Dial và thực hiện quá trình gấp viền tất (double
welt).

18
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Thân tất (leg+ankle):


Sử dụng kiểu dệt Single Jersey hay biến thể Single Jersey không quá phức tạp. Bên
cạnh đó còn có thể dùng Rib trên thiết bị có 2 giường kim. Riêng đối với máy
GK616F chỉ có 1 giường kim nên chỉ bàn tới kiểu dệt Single Jersey và biến thể của
nó.
Ở một số kiểu biến thể, cấp sợi không thay đổi trong khi kim dệt được bộ chọn kim
lựa chọn để thực hiện thao tác. Cùng với đó hoa văn phần thun (elastic pattern) cũng
dệt theo nguyên lý ban đầu, chỉ khác ở việc sợi elastane luôn được chèn dạng in-lay.
Một số đặc điếm cấu trúc bề mặt tất:
Vị trí vòng bỏ (miss) chèn sợi elastane kiểu in-lay sẽ không có vòng sợi nổi lên và
ngược lại. Nên dễ nhầm lẫn sang vải Rib.
Vị trí nổi phồng: Vừa dệt vừa chèn sợi elastane
Vị trí chìm: không dệt (kim không được chọn để nhận sợi từ đặt sợi) nhưng chèn sợi
elastane
Bảng 4.1.2.2: Các kiểu cài chun Elastane thông dụng.
Kiểu elastic Hình ảnh minh họa
Kiểu 1-1 (kim chẵn)

Kiểu 1-1a (Đổi chiều quay


giường kim mỗi 2 vòng)

19
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Kiếu 1-1D (kim lẻ)

Kiểu 1-2

Kiểu 1-3

Kiểu 2-2

Kiểu 3-1

20
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Kiểu 4-2

Kiểu 5-1

Kiểu 5-2

Kiểu 7-1

Kiểu 7-2

21
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Có thể điểu chỉnh theo ý muốn số kim nhận sợi (needles up) vá số kim không nhận
sợi (needles down) trên phần mềm thiết kế và cơ cấu thực hiện là bộ chọn kim. Đồng
thời có thể chèn thêm hoa văn đa được thiết kế từ trước. Cuối phần thân tất (phần
mắt cá chân) là phần chuyển giao sang phần gót (heel).
Gót (heel):
Đây là phần đặc biệt khi dệt tất. Phần gót tất có cấu tạo gấp khúc khi duỗi ra trên
mặt phẳng chứ không thẳng như dệt kim ngang thông thường. Để dệt bộ phận có cấu
tạo đặc biệt gấp khúc, người ta chỉ dùng một nửa giường kim để dệt, nửa còn lại
không chuyển động như trong (Hình 4.2). Giường kim chỉ dệt một nửa và thực hiện
đảo chiều sau khi dệt xong một nửa số kim. Phần dệt tạo gót tất, phần giữ nguyên
giữ phần phía trên tất.
Trên máy GK616F chưa thể dệt hoa văn trên phần gót tất (heel pattern) vì khi dệt
giường kim chỉ quay nửa vòng gần bộ cấp sợi chính, các bộ cấp sợi màu rải đều khắp
giường kim. Để dệt hoa văn phần gót đòi hỏi các kim dệt phải đi qua các đầu cấp sợi
màu. Hiện nay trên thị trường rất ít tất có hoa văn phần gót nên các máy có khả năng
dệt hoa văn phần gót vẫn còn hạn chế nhiều dù ta có thể thiết kế hoa văn phần gót
tất bằng phần mềm.
Bộ kiểm soát sức căng khi dệt phần gót cũng có sự khác biệt. Mỗi nửa vòng quay
của giường kim bộ kiểm soát sức căng sẽ tự điều chỉnh về mặc định bất kể sợi cấp
vào. Chính vì vậy, ta nên đảm bảo sợi sử dụng phải có thông số phù hợp khi dệt.
Hình dạng phần gót tất khi chưa nối phần gấp khúc được chiếu lên mặt phẳng 2D
thể hiện trong bảng 4.1.2.3.
Bảng 4.1.2.3: Một số cấu tạo gót tất.
Gót bình Gót cao Gót rộng Gót chữ Y
thường

22
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Hình 4.2: Giường kim khi dệt gót tất.


Phân tích chuyển động kim Hình 4.2.
Vị trí từ 2 đến 4-Phần 1: một nửa giường kim không thực hiện dệt, kim được đẩy ra
khỏi cam và nâng lên cao hơn hẳn các kim còn lại.
Ví trí 3, 1, 10-Phần 2: kim vẫn còn trong cam và thực hiện quá trình dệt.

Hình 4.3: Các phần gót thông thường.


Lấy ví dụ để dệt gót tất kiểu thông thường ta phải chia gót tất thành 2 phần như (Hình
4.3).
Phần từ A đến B: sau mỗi nửa vòng quay giường kim, kim ở 2 biên phần 2 sẽ bị đẩy
dần ra khỏi cam và nâng cao lên hợp chung với nhóm kim phần 1 (tăng dần số kim
không dệt, giảm dần số kim dệt). Việc giảm kim dệt này làm số cột vòng ở 2 biên
giảm dần (do mỗi kim phụ trách 1 cột vòng).
23
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Phần từ B đến C: lần lượt 2 kim trở lại dệt sau đó một kim trở lại lên cao. Mục đích
thực hiện dệt phức tạp như trên nhằm: tạo gấp khúc gần như 90 độ tại gót và gia cố
cột sợi tại vị trí gấp khúc. Việc này làm số kim dệt tăng dần lại đến khi số kim không
dệt bằng số kim dệt. Từ đó số cột vòng tăng dần lên khi dệt từ B đến C. Hình 4.4
cho thấy thành phẩm gót tất sau khi đã được liên kết.

Hình 4.4: Chuyển động kim tạo thành phẩm gót tất.
Thân bàn chân (foot):
Chiều dài bằng chiều dài bàn chân, có diện tích bề mặt lớn nên thường được dùng
chèn hoa văn lên. Quá trình dệt trên máy được tiến hành dựa trên thiết kế có sẵn.
Trên QuasarL chủ yếu lá các câu lệnh thêm bớt số hàng vòng (Hình 4.5). Số hàng
vòng quyết định chiều dài tất.

Hình 4.5: Câu lệnh dệt thân tất foot.

24
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Phần này chủ yếu chỉ cần điều chỉnh số hàng vòng. Khi chèn hoa văn sẽ chiếm số
lượng hàng vòng nhất định vậy nên khi cài đặt ta phải lấy số hàng vòng ban đầu
(economizers) trừ đi số hàng vòng của hoa văn.
Về nguyên lý, khi dệt phần thân tất máy vẫn điều khiển kim như bình thường dựa
theo cấu trúc đã thiết kế trên phần mềm).
Mũi tất (toe):
Tương tự phần gót cả về nguyên lý dệt phần mũi tất hướng lên trên hay xuống dưới,
sử dụng một nửa giường kim khi dệt, bộ phận điều chỉnh sức căng và 4 cấu tạo gót
cũng được áp dụng khi dệt mũi tất. Điểm khác biệt là mũi tất được dệt sau cùng và
có thể để rời hoặc liên kết lại.
Khi hoàn thành dệt mũi tất, vòng sợi còn nằm trên kim dẹt vẫn giữ nguyên vị trí tới
lúc cánh tay lấy tất đến chuyển tất đến bộ phận liên kết mũi. Trong bộ lấy tất có chứa
các miếng trút vòng. Các miếng này có xẻ rãnh ở đầu và vừa khít thân kim dệt. Khi
thực hiện chuyển giao tất, tất cả kim dệt đều đi lên vị trí cao nhất để trút vòng sợi ra
ngoài lưỡi gà (sử dụng kim lưỡi) xuống thân kim. Khi này, miếng trút vòng trong bộ
chuyển giao sẽ tiến vào ôm sát thân kim và tiến dần lên phía trên đóng lưỡi gà và
dẵn vòng sợi khỏi kim và cố định trên bộ chuyển giao.
Khi bộ chuyển giao tất di chuyển tất ra khỏi khu vực dệt, máy dệt tiếp tục thực hiện
quy trình dệt một chiếc tất mới. Khi tất cũ đang dược liên kết mũi thì tất mới đã bắt
đầu dệt nhằm tiết kiệm thời gian sản xuất, nâng cao năng suất ban đầu.
Liên kết mũi tất (linking):
Gồm 4 cơ cấu chính: cánh tay lấy tất, bộ cố định tất, bộ phận khâu mũi tất, hệ thống
khí nén vận chuyển thành phẩm. Hình 4.6 cho thấy tổng quan bộ phận liên kết mũi
tất.

25
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Hình 4.6: Hình chụp tổng quan bộ phận liên kết mũi tất.
Cánh tay lấy tất: vận chuyển tất sau khi dệt đến bộ khâu mũi tất để khâu thành phẩm.
Việc vận chuyển này yêu cầu cố định các vòng sợi cuối để khi khâu mũi tất phần
mũi sẽ không bị nổi cộm.
Bộ cố định tất: Gồm các kim có bộ phận hỗ trợ đặc biệt giúp cố định vòng sợi trên
ổ liên kết khi cánh tay lấy tất chuyển giao tất đến bộ phận khâu mũi tất. Sau khi cố
định tất, ổ liên kết gập đôi lại, các kim liên kết thực hiện việc liên kết.
Bộ phận khâu mũi tất: gồm hai kim vòng cung để liên kết hai sợi cấp vào, liên kết
các vòng sợi cuối của mũi tất với nhau. Vòng sợi sau khi được cố định trên ổ liên
kết được 2 kim vòng cung dẫn 2 sợi đan xen vào nhau nhằm liên kết các vòng sợi
cuối với nhau.
Hệ thống khí nén vận chuyển thành phẩm: Tất sau khi liên kết mũi sẽ được hệ thống
khí nén hút và dẫn ra ngoài theo đường ống.
4.2. Phần mềm thiết kế hoa văn jacquard trên tất:
Các bước tiến hành:
Bước 1: Lên ý tưởng.
Bước 2: Tìm hiểu, sử dụng phần mềm Photon.
Bước 3: lựa chọn kiểu hoa văn trong 5 loại:

26
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

+ Hoa văn gót (heel pattern)


+ Hoa văn điều khiển bằng mô-tơ stitch cam (motorized stitch cams pattern)
+ Hoa văn thường (pattern)
+ Hoa văn được tạo từ stitch cam (stitch cams pattern)
+ Hoa văn chồng (superposed pattern)
Bước 4: Căn chỉnh kích thước để hoa văn vừa trên vớ.
Bước 5: Hiệu chỉnh hoa văn trên 2 tab để phù hợp với cơ cấu thiết bị máy dệt tất:
+ Tab Plane Drum -> Chọn kim.
+ Tab Yarnfingers and stich cams -> Chọn ngón tay cấp sợi.
Bước 6: thực hiện một số công đoạn hoàn tất hoa văn.
Bước 7: Đưa thiết kế sang câu lệnh máy hóa dệt tất.Phần mềm Photon.
4.2.1. Nguyên lý thiết kế:
Phần mềm photon: Phần mềm giúp chuyển từ bản thiết kế ban đầu sang thiết kế phù
hợp với phù hợp với cơ cấu máy dệt tất sử dụng. Phần mềm chủ yếu dùng các câu
lệnh để lựa chọn và điều khiển ngón tay dẫn sợi và chọn kim khi dệt Jacquard. Khi
sử dụng cần lưu ý lựa chọn đời máy phù hợp trên phần mềm để không xảy ra sai sót
khi máy thực hiện dệt.
Nguyên lí thiết lập kích thước và vị trí hoa văn:
+ Xác định thông số chiều dài, rộng ban đầu của hoa văn và tiến hành nhập liệu
(Hình 4.7). Hoa văn sẽ chiếm một lượng hàng vòng nhất định trên tất nên hoa văn
càng lớn thì tất càng dài để tất chứa được toàn bộ hoa văn thiết kế.

Hình 4.7: Thông số chiều dài chiều rộng nhập vào.

27
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

+ Không như chiều dài, chiều rộng tất phụ thuộc vào số kim có trên mỗi đời máy.
Mỗi cột ô vuông ứng với 1 kim trên máy dệt.
+ Xác định thông số chiều dài, rộng ban đầu của hoa văn là đưa từ dạng 3D trên sản
phẩm về dạng 2D trên phần mềm thiết kế. Đồng thời ước lượng số cột vòng hàng
vòng của hoa văn và của tất để căn chỉnh chính xác trên phần mềm ứng với cơ cấu
máy dệt tất.
Nguyên lý lựa chọn đặt sợi trong bộ cấp sợi màu:
+ Số lượng sợi màu cấp cho hoa văn không cố định mà tùy vào thiết kế. Màu sắc
trên phần mềm không nhất thiết phải giống màu sợi dệt nhưng đó là quy định lựa
chọn đặt sợi, quy luật chèn sợi (sợi màu, sợi elastane). (Hình 4.8)

Hình 4.8: Minh họa sự khác biệt màu sắc giữa các tab.
+ Công dụng 2 tab hình trên:
Tab Plane Drums: thiết kế hình dạng và ấn định số lượng màu sợi sử dụng.
Tab Yarnfingers and Stitch Cams: lựa chọn cái đặt sợi trên bộ cấp sợi màu để đặt sợi
vào vị trí cần thiết.
+ 2 tab có cách quy định và số màu sắc khác nhau. 2 màu sắc mặc định: đen (vòng
bỏ), xanh lá (vòng dệt đồng thời làm nền tất). Trước khi thiết kế phải tạo nền cho
tất.
+ Mặc định: ngoài màu xanh lá và đen thì từ màu 1 đến 6 chỉ tổ cấp sợi màu. (Hình
4.9)

28
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Hình 4.9: Mặc định màu cho các bộ phận điều khiển kim.
+ Trên máy GK616F còn có thêm 1 tổ sợi chính và 1 tổ sợi elastane để chèn vào tất,
tổng cộng 8 tổ sợi điểu khiển bằng 8 bộ điểu khiển kim ứng với mỗi tổ cấp và 1 bộ
chọn kiểu dệt, chập, bỏ. Ngoài ra phần mềm còn quy định rõ hoạt động của kim (kim
lên, xuống) như hình ….
+ Quay lại tab Yarnfingers and Stitch Cams quy định màu cho mỗi cái đặt sợi. Máy
GK616F có 3 cái đặt sợi trên mổi tổ cấp sợi màu, vậy nên ta có 18 màu quy định cho
từng cái đặt sợi. Khi vận hành cái đặt sợi có 2 trạng thái: thấp (Low-dùng để cấp
sợi), cao (High-không cấp sợi).
+ Còn ở tab Plane Drum dùng để thiết kế hình dáng và màu sắc cho hoa văn thông
qua việc mã hóa từ hình dáng thiết kế sang các chấm tượng trưng cho hành động
nâng, hạ của cái đặt sợi.
4.2.2. Một số hoa văn phổ biến:
Trên máy GK616F chưa thể dệt hoa văn trên gót và hoa văn điều khiển bằng moto
stichs cam do thiếu cơ cấu. Chỉ có thể áp dụng hoa văn thường, stich cam, chồng.
Hình 4.10 cho thấy các kiểu hoa văn có thể dệt trên máy GK616F.

29
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Hình 4.10: Các loại hoa văn có thể áp dụng trên máy dệt tất GK616F.
+ Hoa văn thường sử dụng nguyên lý cũ để dệt.
+ Hoa văn thường, hoa văn stich cam có những điểm khác nên lưu ý như:
• Hoa văn thường: vị trí cổ hoặc mu bàn chân, kiểu đơn giản hay phức tạp đều
phải thiết kế phù hợp với số lượng màu sợi trên máy.
• Mỗi tổ cấp sợi chỉ có thể dệt một hoa văn do mỗi tổ gồm 3 cái đặt sợi với
khoảng cách gần sát nhau nên khó dệt những hoa vă phức tạp chứa quá nhiều
màu trên tất.
• Khi thiết kế hoa văn dệt bằng sợi elastane phải thiết kế trên tab Plane Drum,
chọn configuration 2 với 2 màu quy định: xanh lá (nền tất), hồng (điểm chèn
chun elastane). (Hình 4.11)

Hình 4.11: Giao diện hoa văn elastane.

30
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

• Với hoa văn Stich cam: chỉ dùng tab Yarnfingers and Stitch Cams do nguyên
lý tạo hoa văn thông qua điều chỉnh kích thước vòng sợi bằng nâng hạ giường
cam. Phương pháp này tạo hoa văn chìm trên tất. Chỉnh hai câu lệnh: Kích
hoạt stitch cam (cho nền), vô hiệu stitch cam (cho phần hoa văn).
• Với hoa văn chồng: tương tự hoa văn thường, thường dùng làm nền cho hoa
văn thường.

31
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Chương 5: QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ 3 MẪU TẤT TRÊN MÁY DỆT TẤT
GK616F

5.1. Thiết kế mẫu tất số 1 – Mẫu tất có hoa văn là logo trường Đại học Bách
Khoa TPHCM
Trước hết, ta cần phải xác định kiểu tất mà mình sẽ thiết kế. Với mẫu đầu tiên, chúng
ta sẽ lựa chọn kiểu tất phổ biến nhất. Hoa văn thiết kế đơn giản đó là logo trường đại
học Bách Khoa nằm ở giữa mu bàn chân và 2 logo nhỏ nằm ở vị trí cổ chân.
5.1.1. Thiết kế cấu trúc tất
Đầu tiên, ta phải thiết kế được cấu trúc tất để làm nền cho việc chèn hoa văn hoặc
chỉnh sửa. Ta khởi động chương trình Atlat như sau:
Bảng 5.1: Các bước khởi động chương trình Atlat
Các bước Hình ảnh minh họa

Bước 1: Vào tập tin chứa các file thiêt kế


Lonati App GR6 D3+

Bước 2: Chọn Icon có tên START (Thật ra


đây là phần mềm Big Bang – file gốc của các
thiết kế dệt tất).

32
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Bước 3: Chọn loại máy dệt mà ta sẽ thiết kế


G616 và chọn Program - Tập tin này luôn
chứa file *.SOK

Bước 4: Trên góc trái màn hình phía trên, ta


chọn Guided Creation – Đây là bước để vào
chương trình Atlat.

Sau khi khởi động chương trình Atlat theo các bước trên, ta chọn các dòng mã sau
để cấu tạo nên cấu trúc tất chung.

33
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Hình 5.1: Lưu đồ cấu trúc mẫu tất số 1


34
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Sau khi chọn xong cấu trúc tất theo kiểu thông dụng, ta chọn OK. Một cửa sổ khác
sẽ bật lên thống kê tất cả những lệnh mà ta đã chọn và cung cấp cho bạn một số thiết
lập về số kim, đường kính giường kim, và cấp kim của stitch cam. Tuy nhiên, do cấu
tạo máy GK616F chưa có hệ thống motor stitch cam nên việc đưa ra thông số cấp
kim stitch cam là vô nghĩa.

Hình 5.2: Cấu trúc tất thông dụng sau khi chọn lệnh Atlat.
Sau đó, ta chọn OK và lưu lại cấu trúc tất mà ta đã tạo. Sau khi lưu xong, ta tắt cửa
sổ Atlat đi và ta sẽ nhận được file mà ta đã lưu trong thư mục Program.
Điều này có nghĩa là ta đã thực hiện xong bước đầu tiên của việc tạo cấu trúc cho
tất. Cấu trúc mặc định của tất luôn luôn được dệt ở kiểu Single Jersey (đối với máy
có giường kim đơn), trừ khi ta tạo hoa văn và điều khiển kim hoặc cam khác so với
mặc định thì mới có sự thay đổi về kiểu dệt.
5.1.2. Thiết kế hoa văn tất
Như đã giới thiệu, mẫu tất sẽ là mẫu thông dụng và hoa văn gồm logo trường Đại
học Bách Khoa ở mu bàn chân và 2 logo nhỏ trường Đại học Bách Khoa ở vị trí cố
tất, nằm 2 bên phía trong và ngoài ống chân.
Ta sẽ thiết kế hoa văn logo trường Đại học Bách Khoa ở chính giữa mu bàn chân
trước. Đầu tiên, ta thực hiện các bước sau

35
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Bảng 5.2: Các bước khởi động chương trình Photon


Các bước Hình ảnh minh họa

Bước 1: Vào tập tin


chứa các file thiêt kế
Lonati App GR6 D3+

Bước 2: Chọn Icon có


tên Photon

Bước 3: Chọn loại máy


và hoa văn thiết kế

Sau khi thực hiện xong 3 bước, ta có 2 lựa chọn để thiết kế hoa văn hình logo: Một
là ta tự vẽ toàn bộ (khá mất thời gian); Hai là ta trích xuất hình ảnh logo vào trực
tiếp phần mềm và chỉnh sửa trên hoa văn đã trích xuất. Thông thường ta sử dụng
cách 2.

36
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Bảng 5.3: Các bước trích xuất hình ảnh


Các bước Hình ảnh minh họa

Bước 1: Chọn File →


Import

Bước 2: Cửa sổ Import


hiện lên và chọn Next

Bước 3: Thiết lập đường


dẫn cho hình logo

37
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Bước 4: Tạo file thiết kế


mới

Bước 5: Thiết lập số kim


và số hàng vòng cho hoa
văn

Bước 6: Thiết lập thông


số kích thước

38
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Bước 7: Chọn màu thể


hiện hoa văn

Bước 8: Chọn Finish

Sau khi trích xuất hình ảnh logo vào chương trình Photon, ta cần phải chỉnh lại chính
xác từng ô rappo vì trích xuất dạng hình ảnh rất dễ bị lệch màu do máy không tự
nhận diện được.
Ta hiệu chỉnh Tab Plane Drum trước.
Do tỷ lệ kích thước của hoa văn là dạng hình vuông nên khi ta điều chỉnh kích thước
số kim là 156 thì chiều dài cũng sẽ là 156. Nếu để nguyên hoa văn như vậy mà đưa
lên cấu trúc tất thì hoa văn sẽ nằm bao quanh tất. Nhưng ta đang muốn thiết kế hoa
văn nằm giữa mu bàn chân. Vậy theo phần giới thiệu ở chương trước, ta cần phải
thu nhỏ hoa văn lại sao cho hoa văn chỉ nằm từ sau kim 39 đến trước kim 117.
Do số lượng màu ở logo này tối đa là 3 màu: 2 màu ở 2 phía của logo và màu chữ.
Ta chọn cấp 2 màu (vì màu của chữ trùng với màu của 1 trong 2 cánh của logo):
chọn ngón tay cấp sợi số 1 – tổ 1 cho màu thứ 1 và ngón tay cấp sợi số 1 – tổ 2 cho
màu thứ 2. Màu xanh lá là màu đặc trưng cho nền tất.

39
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Hình 5.3: Giao diện thiết kế logo trường Đại Học Bách Khoa TPHCM
Sau khi hiệu chỉnh Tab Plane Drum, ta hiệu chỉnh ở Tab Yarnfingers and Stitch
Cam để điều khiển bộ chọn kim tương ứng với từng tổ từng sợi màu. Ở tab này, ta
chấm 2 điểm ở góc trái màn hình để thông báo cho máy dệt biết đến điểm này, 2
ngón tay cấp sợi sẽ tự động hạ xuống để cấp sợi màu. Tuy nhiên, theo như hình thì
sợi màu được cấp trước 3 hàng vòng mới đến hoa văn. Việc này không ảnh hưởng
đến quá trình dệt của máy vì không có kim nào thực hiện việc lấy sợi màu.

Hình 5.4: Giao diện Tab Yarnfingers and stitch cam của hoa văn logo trường

40
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Như vậy là ta đã thiết kế xong phần logo đặt ở giữa mu bàn chân. Ta thiết kế tiếp
phần hoa văn là 2 logo nhỏ đặt ở 2 bên cổ tất.
Tương tự ta cũng trích xuất hình ảnh và thu nhỏ hoa văn như trên. Nhưng ở việc
thiết kế 2 logo nhỏ nằm ở 2 phía của cổ tất, ta phải xác định vị trí của hoa văn bằng
cách tính số kim. 2 logo nhỏ nằm 2 bên phía cổ tất thì sẽ có 2 hoa văn: 1 nằm ở vị
trí mà kim 39 là đường đối xứng của hoa văn và hoa văn còn lại nằm ở vị trí kim
117 là đường đối xứng. Do hoa văn nhỏ nên việc dệt chữ trở nên khó khăn và nếu
có dệt được thì cũng rất khó đọc hoặc thể hiện trên bề mặt của tất. Do đó, ta bỏ bớt
phần chữ, chỉ giữ lại phần hình ảnh chính của logo.

Hình 5.5: Giao diện thiết kế 2 hoa văn nhỏ nằm 2 bên cổ tất
Các phần thiết lập còn lại tương tự như phần trước.

41
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Hình 5.6: Giao diện Tab Yarnfingers and stitch cam của 2 hoa văn nhỏ
Vậy ta đã thiết kế xong cấu trúc tất cơ bản và 2 hoa văn cho mẫu tất đầu tiên với hoa
văn là logo trường Đại Học Bách Khoa TPHCM. Việc tiếp theo là ta kết hợp cấu
trúc tất và hoa văn, hay nói cách khác là chèn hoa văn vào nên tất cơ bản.
5.1.3. Hoàn tất chương trình dệt tất
Để chèn hoa văn vào chương trình mà ta đã tạo ra từ bước đầu tiên, ta khởi động
chương trình Big Bang, sau đó chọn Program mà ta đã tạo. Cửa sổ QuasarL hiện lên
thể hiện các dòng lệnh đối với từng mã cấu trúc mà ta đã chọn.
Vậy câu hỏi đặt ra là chúng ta nên chèn hoa văn ở vị trí nào giữa các dòng lệnh dày
đặc này? Thông thường hoa văn thường được chèn ở vị trí từ cổ tất (Leg) đến trước
phần gót (Heel) và từ sau phần gót đến trước phần ngón chân (Toe).

Hình 5.7: Giao diện phần bước của mẫu tất vừa tạo

42
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Vùng khoanh đỏ trên hình là vùng chứa các bước dệt và từng bộ phận của tất. Ở đây,
ta nên chèn hoa văn 2 logo nhỏ trong vùng từ bước 28 đến bước 42. Tuy nhiên, mỗi
bước là một lệnh khác nhau hoặc là sự kết hợp của nhiều lệnh (vd như ở bước 1 có
rất nhiều lệnh). Vậy ta chỉ có thể chèn hoa văn bằng cách tạo một bước riêng biệt tại
vùng có lệnh dệt các hàng vòng (economization).
Vùng khoanh đỏ là vùng mà ta đã chèn hoa văn (Hình 5.17). Cửa sổ cạnh bên là hình
ảnh cho ta thấy vị trí hoa văn thể hiện trên tất. Hoa văn được chèn thêm ở bước 35
đến 39 nên ta thấy vùng “Leg with terry” có thêm 4 bước nữa và kéo dài các bước
của tất. Tuy nhiên, chiều dài của tất không phụ thuộc vào số lượng bước mà nó phụ
thuộc vào số lượng economization của mỗi bước. Ở đây có nghĩa là tất ở phần cổ tất
này đã dài thêm một khoảng là 30 hàng vòng – tương ứng với số hàng vòng chứa
hoa văn.

Hình 5.8: Giao diện sau khi đã chèn hoa văn 2 logo nhỏ
Tương tự ta cũng chèn hoa văn logo lớn vào vùng mu bàn chân (foot).

43
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Hình 5.9: Giao diện sau khi chèn hoa văn logo lớn
Sau khi ta điều chỉnh số lượng hàng vòng sao cho vừa với chiều dài bàn chân thì
bước cuối cùng là ta mã hóa chương trình để chạy trên máy dệt GK616F.
4.2. Thiết kế mẫu tất số 2 – Mẫu tất có hoa văn là logo Bộ môn Dệt May – trường
Đại học Bách Khoa TPHCM
Đến với mẫu này, chúng ta sẽ thiết kế kiểu dệt nền biến đổi khác so với kiểu dệt
thông thường là Single Jersey. Hoa văn ứng dụng lên mẫu tất thứ 2 này là hình logo
bộ môn Dệt May ở giữa trên mu bàn chân, 2 hoa văn hình trái tim nhỏ nằm 2 bên
giống như 2 logo trường Đại học Bách Khoa nhỏ ở mẫu 1. Cấu trúc tất sẽ tương tự
với mẫu 1 nhưng phần cổ tất ngắn hơn – không có nhiều hàng vòng như mẫu 1.
Tuy nhiên, việc thiết kế kiểu dệt nền chỉ áp dụng cho phần hoa văn, có nghĩa là phần
xù của nền tất. Do máy dệt tất GK616F được thiết kế chủ yếu để dệt kiểu sandwich
(lớp nền chính ở giữa và lớp nền hoa văn ở 2 bên), nên việc thiết kế kiểu dệt nền
khác chỉ được áp dụng trên nền của 2 lớp hoa văn ở 2 bên mà lớp nền chính ở giữa
không bị ảnh hưởng. Có nghĩa là lớp nền chính ở giữa vẫn dệt theo nguyên lý Single
Jersey trong khi 2 lớp nền 2 bên được dệt theo kiểu biến đổi.
Bởi nguyên lý dệt kiểu đặc biệt chỉ áp dụng cho lớp nền hoa văn nên tại một vị trí
(xét trên 1 kim đơn lẻ) thì ta có thể kết hợp 1 dệt 1 bỏ, nghĩa là kim có thể không lấy
44
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

sợi nền hoa văn nhưng vẫn lấy được sợi nền chính vì sợi nền chính luôn dệt theo
kiểu Single Jersey. Vị trí ngón tay dẫn sợi cách xa nhau cho phép việc bỏ sợi nền
hoa văn và lấy sợi nền chính (cấp sợi nền chính là ngón tay số 4 và ngón tay cấp sợi
nền hoa văn là vị trí số 8 – quá trình dệt đi ngược chiều kim đồng hồ nên sẽ lấy sợi
ở ngón tay số 8 trước) Các bước khởi động để vào các chương trình tương như đã
giới thiệu ở mẫu 1. Các chương trình sử dụng vẫn là Atlat, QuasarL – chương trình
tạo cấu trúc tất; Photon – chương trình tạo hoa văn. Đầu tiên, ở chương trình Atlat,
ta tạo cấu trúc tất theo dãy mã lệnh theo hình 5.19.

45
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Hình 5.10: Lưu đồ cấu trúc mẫu tất số 2


46
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Sau khi tạo cấu trúc tất và lưu lại tại thư mục Program, ta tiến hành thiết kế hoa văn
trên chương trình Photon. Do hình logo bộ môn Dệt May và hình trái tim không có
sẵn nên ta cần phải có hình ảnh bên ngoài và trích xuất vào chương trình Photon và
hiệu chỉnh. Các bước trích xuất hình ảnh và hiệu chỉnh tương tự như đã giới thiệu ở
mẫu 1.

Hình 5.11: Giao diện Photon của hình logo bộ môn Dệt May ở tab Plane drum
Logo bộ môn Dệt May nằm chính giữa mu bàn chân nên hình ảnh logo sẽ phải
nằm từ sau kim 39 đến trước kim 117. Về màu sắc thì ta chọn 2 màu: 1 màu cho
mảnh họa tiết bên trái và 1 màu cho mảnh họa tiết bên phải. Còn nền do ta đang
muốn tạo hiệu ứng dệt kiểu mesh nên ta “đổ màu” hiệu ứng mesh này.

Hình 5.12: Rappo hoa văn nền kiểu dệt mesh

47
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Hình 5.13: Giao diện chọn ngón tay cấp sợi cho hoa văn logo bộ môn Dệt May
Ngón tay cấp sợi được chọn vẫn là ngón tay 1 – tổ 1 cho mảnh họa tiết bên trái và
ngón tay 1 – tổ 2 cho mảnh họa tiết bên phải.
Hoa văn thứ 2 là 2 hình trái tim nằm 2 bên cạnh chân. Ở tab Plane drum, ta vẫn lấy
kim 39 làm đường đối xứng của trái tim thứ 1 và kim 117 làm đường đối xứng của
trái tim thứ 2.

Hình 5.14: Giao diện logo 2 trái tim ở tab Plane drum

48
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Do ta thiết kế 2 trái tim cùng màu nên ta chỉ cần cấp 1 sợi màu là đủ. Do đó, ở tab
Yarnfingers and Stitch cams, ta chỉ cho 1 ngón tay cấp sợi – tổ 1 cấp sợi màu. Kiểu
nền cũng tương tự như trước (mesh) nên ta đổ màu nền cũng theo hình 5.21.

Hình 5.15: Giao diện logo 2 trái tim ở tab Yarnfingers and stitch cams
Vậy là ta đã thiết kế xong 2 hoa văn chính trên tất. Bước tiếp theo là ta thiết kế kiểu
dệt Single Jersey biến đổi cho mẫu tất này.
Ta cũng khởi động chương trình Photon. Ở bảng chọn máy, ta chọn thiết kế hoa văn
chồng – Superposed pattern.

Hình 5.16: Bảng lựa chọn loại hoa văn thiết kế


49
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Ở bảng chọn kích thước cho hoa văn, ta điền thông số theo kiểu dệt mong muốn, ở
đây ta sẽ cho số kim là 2 và số hàng là 4.
Ta thiết kế màu sắc và rappo như hình 5.21. Ở các vị trí màu xanh lá (dệt nền) đại
diện cho ký hiệu dệt (Knit) và màu xanh lam đại diện cho ký hiệu dệt chập (Tuck).
Tuy nhiên, theo nguyên lý tại 1 vị trí chỉ có thể kết hợp 1 dệt 1 bỏ do cấu tạo máy,
kiểu dệt chập sẽ không thể thực hiện được mà thay vào đó, vòng chập và vòng bỏ là
tương tự nhau (đã chứng minh thực nghiệm).
Sau khi đã tạo 3 mẫu hoa văn (2 hoa văn trên tất và 1 hoa văn kiểu dệt), ta mở file
cấu trúc tất để chèn 3 mẫu hoa văn này. Tương tự như mẫu 1, ta có thể chèn hoa văn
vào khu vực điều chỉnh số hàng vòng (economization).

Hình 5.17: Giao diện sau khi đã chèn 3 hoa văn


Như hình trên, ta đã chèn đủ 3 loại hoa văn, trong đó hoa văn 2 trái tim ở cổ tất, 1
hoa văn logo bộ môn Dệt May ở mu bàn chân và 1 hoa văn kiểu dệt cho toàn bộ tất.
Nhưng việc thiết kế kiểu dệt nền (kiểu mesh) là cho từng phần hoa văn riêng biệt
nên khi được chèn vào tất, hoa văn từng phần sẽ được phân cách bởi 1 đường dệt
single thông thường. Mục đích chủ yếu ở đây là để thấy rõ từng phần hoa văn được
chèn vào phần nào và bước nào giữa các dòng lệnh của cấu trúc tất. Trường hợp nếu

50
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

ta muốn dệt thống nhất 1 kiểu dệt nền xuyên suốt từ đầu đến cuối thì có 2 cách làm:
1 là ta không chèn dòng hoa văn Liscio (nền single) mà sử dụng hoa văn chồng
(superpose) giữa các phần của hoa văn; 2 là ta chuyển tất cả hoa văn mà ta đã tạo về
chung 1 file thống nhất.
5.3. Thiết kế mẫu tất số 3 – Mẫu tất có hoa văn bất kỳ
Ở mẫu thứ 3, ngoài các hiệu ứng và hoa văn đã thực hiện gồm: tạo kiểu dệt nền khác
cho toàn bộ tất, hoa văn thông dụng…, ta sẽ tạo hoa văn và hiệu ứng cho vùng cổ tất
(có phần dư ở phía sau gót), tạo kiểu dệt nền khác cho 1 vùng định trước và ứng
dụng tạo hoa văn thường xuyên suốt trên nền của tất.
Đầu tiên, ta cũng tạo cấu trúc tất theo sơ đồ mã lệnh như hình 5.17.
Như vậy, dựa vào mã lệnh [6MC001] và [6MC031] là ta đã tạo được phần dư ở cổ
tất nằm ở vị trí phía sau gót. Sau khi tạo xong cấu trúc tất, ta sẽ tạo hoa văn cho tất.
Đầu tiên là hoa văn chồng (Superposed Pattern) – Hình 5.18
Các bước khởi động Photon tương tự 2 mẫu trước. Khi chọn máy và kiểu hoa văn,
ta chọn hoa văn chồng (Superposed Pattern). Việc thiết lập thông số kim và chiều
cao hoa văn phụ thuộc vào kích cỡ hoa văn mà ta sử dụng. Ở đây ta sẽ tạo hoa văn
chồng với chiều cao nền là số hàng vòng tùy ý (100 hàng vòng), số kim là 156/2 =
78 kim. Vì ta đang muốn tạo 2 sọc 2 bên tất với kiểu dệt mesh nên thay vì phải hiệu
chỉnh trên nền 156 kim thì ta chỉ cần chỉnh trên nền với lượng kim bằng 1/2 tổng số
kim sẽ tiết kiệm thời gian hơn.
Ta thiết kế kiểu dệt mesh với số lượng là 21 kim. Tốt hơn là thiết kế trên số kim lẻ
vì ta sẽ dễ dàng canh giữa hơn so với thiết kế số kim chẵn. Vị trí sọc thứ 11 của hoa
văn mesh sẽ nằm tương ứng với kim số 39 (78/2 kim). Như vậy, chỉ với việc thiết
kế 1 sọc, khi đưa hoa văn lên nền tất, phần mềm sẽ tự động lặp lại hoa văn (ở kim
thứ 79 sẽ là hoa văn lặp lại ở vị trí sọc số 1). Các phần nền còn lại do ta muốn thể
hiện hoa văn thường (pattern) nên ta phải sử dụng màu hồng đại diện cho transparent
(xuyên thấu) để hoa văn thường nổi lên. Không giống như mẫu số 2, nếu hoa văn
chồng mà ta để màu xanh lá đại diện cho background làm nền thì cho dù ta có chèn
hoa văn khác thì các hoa văn khác sẽ không được thể hiện lên nền tất.

51
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Hình 5.18: Lưu đồ cấu trúc mẫu tất số 3


52
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Hình 5.19: Giao diện hoa văn chồng


Việc hiệu chỉnh hoa văn chồng chỉ cần chỉnh ở tab Plane Drum do màu sắc thể hiện
chỉ điều khiển cho việc dệt kiểu nền mà không đề cập gì đến sợi màu. Do đó, ta
không phải hiệu chỉnh ở tab còn lại cho việc ngón tay cấp sợi màu nào sẽ cấp sợi.
Vậy là ta đã hoàn thành việc tạo hoa văn chồng cho 2 sọc chạy dọc theo thân tất.
Đây là kiểu dệt nền khác so với nền Single thông thường tại vị trí cố định đã định
trước.
Tiếp theo, ta sẽ thiết kế hoa văn bất kỳ và chạy dọc theo thân tất (giống như 2 sọc
mesh 2 bên).
Khởi động Photon, chọn thiết kế Pattern. Ta chọn số kim là 156 và số hàng vòng
ngẫu nhiên. Việc điều chỉnh số hàng vòng và số kim có thể được thay đổi trong quá
trình thiết kế nên thiết lập số hàng vòng hay số kim ban đầu là bao nhiêu không quan
trọng lắm. Ta vẫn chọn vị trí chính giữa là kim 78 và thiết kế hoa văn như hình 5.19
Màu xanh lá vẫn đại diện cho kiểu dệt nền (Single Jersey) và màu xanh dương là
kiểu hoa văn mà ta thiết kế. Nếu ta muốn dệt nhiều màu trên cùng 1 loại hoa văn thì
ta sẽ chọn các màu khác có trong bảng màu như ở mẫu 1 và mẫu 2 đã trình bày. Ở
đây chỉ là ví dụ nên ta chọn đơn giản 1 màu. Việc thiết kế mẫu hoa văn được thực
hiện trên tab Plane Drum. Do ta phải cấp sợi màu nên việc lựa chọn ngón tay cấp sợi
sẽ được hiệu chỉnh trên tab Yarnfingers and stitch cams. (Hình 5.19).

53
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Hình 5.20: Giao diện hoa văn mesh-line

Hình 5.21: Giao diện hiệu chỉnh hoa văn mẫu 3 trên tab Yarnfingers and stitch
cams

Do ta đã tạo 2 sọc chạy dọc theo thân tất kiểu mesh nên để tránh sản phẩm có thể bị
lỗi do nhiều lý do, ta sẽ cho ngón tay dẫn sợi cấp sợi ở vị trí cách hoa văn chỉnh
khoảng 3 đến 4 kim để tránh 2 sọc mà ta đã tạo ở hoa văn trước.
Vậy là ta đã thiết kế xong 2 loại hoa văn. Việc cuối cùng là ta đưa lên cấu trúc tất
mà ta đã tạo trước đó.
Khởi động chương trình QuasarL, mở tập tin file đã tạo. Việc chèn hoa văn cũng
theo nguyên tắc tương tự như 2 mẫu trước đó. Có nghĩa là chèn vào những vùng mà
có những câu lệnh tạo hàng vòng (econimization).

54
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Hình 5.22: Giao diện chèn hoa văn thường

Hình 5.23: Giao diện chèn hoa văn chồng


Sau khi chèn và hiệu chỉnh cấu trúc tất, ta lưu lại và mã hóa để chuyển đến máy dệt
GK616F. Mọi việc còn lại sẽ do máy dệt GK616F thực hiện theo các nguyên lý dệt
tất đã được đề cập ở các chương trước.

55
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

Chương 6: KẾT LUẬN

6.1. Kết luận:


Sau bài tiểu luận này, nhóm đã nắm vững những kiến thức nền cơ bản của nguyên
lý dệt kim ngang. Từ đó mở rộng sang quan sát, tìm hiểu và so sánh quy trình hình
thành vải và cơ cấu trên máy dệt kim tròn và máy dệt kim phẳng dùng chung nguyên
lý dệt kim đan ngang. Song song việc so sánh nghiên cứu còn chỉ ra được ưu nhược
điểm đặc hữu của mỗi loại máy để có được cái nhìn cụ thể và chính xác.
Khi phân tích nguyên lý cơ bản dệt kim đan ngang, nhóm tiến hành đi sâu, nghiên
cứu về công nghệ Seamless trong thiết bị dệt kim ngang hiện nay. Nghiên cứu đã
nêu rõ những ứng dụng của công nghệ Seamless mà cụ thể dùng để dệt tất, những
điểm tương đồng cũng như phần cơ cấu biến đổi trên thiết bị dêt. Bên cạnh đó còn
đưa ra ví dụ thiết bị dệt tất cụ thể GK616F để minh họa cho từng phần biến đổi trên
thiết bị so với máy dệt kim đan ngang thông thường.
Và trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện nay, để tạo ra một chiếc tất với hoa văn thì
phải cần đến công nghệ dệt kim Seamless 4.0. Việc ứng dụng phần mềm xuyên suốt
từ thiết kế cấu trúc tất đến việc lên hoa văn trên tất, hiệu chỉnh hoa văn cũng như
máy hóa để máy dệt thực hiện dệt thành phẩm hoàn chỉnh. Bài nghiên cứu của nhóm
tìm hiểu về các phần mềm như Atlat (), QuasarL (), Photon (). Phân tích từng phần
mềm giúp ta làm quen với những công nghệ tiên tiến cùng với đó hiểu được cơ bản
quy trình thiết kế ban đầu để tạo sản phẩm tất hoàn chỉnh.
Nhóm kết thúc bài nghiên cứu bằng cách tiến hành tìm hiểu quá trình tạo một chiếc
tất hoàn chỉnh từ khi hình thành ý tưởng đến thiết kế cấu trúc, kích thước tất đến
thiết kế hoa văn và hiệu chỉnh hòa tất. Qua đó nắm vững dược những nguyên tắc
cũng như phần mềm sử dụng.

6.2. Những thế mạnh và hạn chế cùng đề xuất phát triển công nghệ Seamless
trên máy GK616F:

6.2.1. Thế mạnh:


Về thiết kế trên phần mềm, đã ứng dụng được công nghệ tiên tiến rút ngắn thời gian
thiết kế nhờ vào các công cụ thiết kế từ cấu trúc đến hoa văn trên tất, đồng thời hỗ

56
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

trợ tinh chỉnh, mã hóa từ bản thiết kế sang vận hành trên máy chỉ với những nguyên
tắc thiết kế cơ bản thân thiện với người dùng.
Về cơ cấu máy đã có những biến đổi đáng kể từ…. đến…. để phù hợp với ứng dụng
dệt tất với một số hoa văn cơ bản. Máy GK616F có thêm bộ vận chuyển và liên kết
mũi tất tạo tất không đường may tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm cũng như cải thiện
cảm giác khi sử dụng sản phẩm.

6.2.2. Hạn chế:


Về phần mềm thiết kế, chỉ thể hiện thiết kế dưới dạng những câu lệnh trên hoạt động
máy chưa cho thấy trước hình ảnh mô phỏng cơ bản của cấu trúc cũng như hoa văn
trên tất thành phẩm. Việc này gây khó khăn trong thiết kế cũng như hiệu chỉnh cấu
trúc nền tất và kích thước hoa văn phù hợp trên nền.
Về cơ cấu máy, cơ cấu dệt phần gót tất còn hạn chế, tuy nhiên trên thị trường lượng
tất cần dệt phần gót không quá lớn và chỉ tập trung vào phân khúc hàng cao cấp nên
không quá đòi hỏi cải tiến.

6.2.3. Đề xuất phát triển:


Phát triển khả năng đồng bộ hóa máu sắc sợi với màu sắc thiết kế trên phần mềm để
dễ dàng thao thác phục vụ cho thiết kế sản phảm ban đầu.
Phát triển các cơ cấu dệt một số loại sản phẩm như tất có ngón, linh hoạt thiết kế để
có thể dệt thêm những sản phẩm không đường may khác như bao tay, mũ nón, quần
áo thể thao, đặc biệt là đồ lót để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về độ thoải mái khi
mặc của người tiêu dùng.

57
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG
BLENDED LEARNING 1 CÔNG NGHỆ DỆT KIM

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hướng dẫn sử dụng phần mềm. GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG cung
cấp
2. Luận văn dệt tất. GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG cung cấp
3. Chương 2: Công nghệ dệt kim ngang phần 2-A. ThS PHAN NGỌC HƯNG.

58
GVHD: ThS. PHAN NGỌC HƯNG

You might also like