You are on page 1of 82

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC

---------------o0o---------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO ỐNG KHÍ ĐỘNG HỞ

GVHD: TS. Đặng Tiến Phúc

SVTH: Phan Công Tài – MSSV : 13033661

Phan Minh Mẫn –MSSV : 13013931

Võ Đình Văn – MSSV : 13032621

Sầm Văn Báo – MSSV : 13042651

TPHCM, tháng 05/2019


BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO ỐNG KHÍ ĐỘNG HỞ

SVTH : Phan Công Tài MSSV : 13033661.

Phan Minh Mẫn MSSV: 13013931.

Võ Đình Văn MSSV: 13032621.

Sầm Văn Báo MSSV: 13042651.

KHOA : CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC

GVHD : TS. Đặng Tiến Phúc

CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

NGÀY NHẬN ĐỀ TÀI : 15-09-2018

NGÀY BẢO VỆ : 26-05-2019


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC

PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN/BÁO CÁO TỐT NGHIỆP


(Dành cho giáo vên hướng dẫn)
Tên đề tài: Nghiên cứu chế tạo ống khí động hở.
Sinh viên thực hiện:
Phan Công Tài MSSV:13033661.
Phan Minh Mẫn MSSV:13013931.
Võ Đình Văn MSSV:13032621.
Sầm Văn Báo MSSV:13042651.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Tiến Phúc.
Cơ quan công tác: Đại Học Công Nghiệp TP.HCM.
PHẦN NHẬN XÉT
1. Tinh thần và thái độ thực hiện đồ án/báo cáo của sinh viên:
…………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………….
2. Kết quả thực hiện đồ án/báo cáo:
2.1. Ưu nhược điểm :
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
2.2. Điểm mới:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
2.3. Tồn tại nếu có:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
KẾT LUẬN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……ngày… tháng… năm…
GVHD
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC

PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN/BÁO CÁO TỐT NGHIỆP


(Dành cho giáo viên phản biện)
Tên đề tài: Nghiên cứu chế tạo ống khí động hở.
Sinh viên thực hiện:
Phan Công Tài MSSV:13033661.
Phan Minh Mẫn MSSV:13013931.
Võ Đình Văn MSSV:13032621.
Sầm Văn Báo MSSV:13042651.
Giáo viên phản biện:…………………………….………………………………………………
Cơ quan công tác:……………..…………………..……..….ĐT…………….……….…………

I. Ý KIẾN NHẬN XÉT


(Giảng viên phản biện ghi rõ nội dung cần chỉnh sửa và bổ sung nếu có)
1. Hình thức và tóm tắt của đồ án/báo cáo.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….…..
…………………………………………………………………………………….…….….
2. Tổng quan đồ án/báo cáo.
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………. ..
3. Nội dung của đồ án/báo cáo.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….…..
………………………………………………………………………………………….….
4. Phương pháp nghiên cứu
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………….……….
5. Kết quả và kết luân
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….……..
……………………………………………………………………………………….….….
6. Thiếu sót và việc cần thực hiện
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….……..
II. CÁC VẤN ĐỀ CẦN LÀM RÕ
(Các câu hỏi của Giáo viên phản biện)
…………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..…………...
…………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..………………...
…………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..………………...

III. KẾT LUẬN


(Giảng viên phản biện ghi rõ được bảo vệ hay không được bảo vệ )
…………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………...

TP. HCM, ngày ….tháng…. năm….


GVPB
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

LỜI CAM KẾT


Chúng tôi gồm có Phan Công Tài, Phan Minh Mẫn, Võ Đình Văn, Sầm Văn Báo, xin cam
đoan những nội dung trong đồ án tốt nghiệp “NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO ỐNG KHÍ ĐỘNG HỞ”
lá sản phẩm của chúng tôi vá chưa trình bày ở bất kỳ nơi nào khác cho bất kì cấp bậc học. Trong
trường hợp các tài liệu tham khảo đã được sử dụng có trích dẫn từ sách, báo được công bố, báo
cáo và các trang web,…
Ngày 25 tháng 05 năm 2019
Sinh viên ký tên

I
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

TÓM TẮT ĐỒ ÁN
3. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, ngày nay nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng tăng cao, cơ sở hạ tầng, đường sá giao
thông phát triển tích cực, tốc độ của các loại xe được nâng cao rõ rệt. vì vậy sự ảnh hưởng của
gió càng lớn. đề tài này nhằm tạo ra một thiết bị có khả năng mô phỏng sự ảnh hưởng của gió lên
xe khi đang chạy nhằm phục vụ cho việc chế tạo hình dạng xe phù hợp đảm bảo về độ an toàn và
kinh tế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu là ống khí động hở.


 Phạm vi nghiên cứu là chế tạo ống khí động hở và cân khí động.
5. Mục tiêu nghiên cứu

 Xây dựng thành công ống khí động, có thể thực hiện được các thử nghiệm khí động trên
mô hình.
 Chế tạo thành công cân khí động 6 thành phần.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Với ống khí động chúng ta có thể thực hiện được các thí nghiệm khí động học, nhằm xác
định được các lực tác động lên mô hình. Giúp cho việc cho việc nghiên cứu trở nên hiệu quả
hơn, có thể so sánh với các tính toán bằng máy tính đề có những kết quả chính xác hơn trong
nghiên cứu. Đặc biệt ống khí động có thể bổ trợ cho những hạn chế của máy tính.
7. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thực nghiệm.

8. Những nghiên cứu về ống khí động trong và ngoài nước

 Những nghiên cứu trong nước :


Tô Hoàng Tùng, Nguyễn Trọng Hoan (2015). Nghiên cứu mối quan hệ giữa hệ số cản khí
động với các thông số bán kính góc lượn phía đầu xe ô tô khách cỡ lớn sản xuất tại Việt Nam
bằng phần mềm ANSYS-FLUENT, Tạp chí Cơ khí Việt Nam, số 8 năm 2015, trang 102-106.
Hà Tiến Vinh, Bùi Đình Trí, Nguyễn Văn Thắng, Chu Ngọc Giao Viện Cơ học, Viện Hàn
lâm KH&CN Việt Nam: Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm ống khí động tại Viện Cơ học.

II
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

 Những nghiên cứu ngoài nước :

- Marija Samardžić, Zoran Anastasijević, Dragan Marinkovski, Dušan Ćurčić, Jovan


Isaković. External Six-Component Strain Gauge Balance for Low Speed Wind Tunnels.
Scientific Technical Review, 2014,Vol.64,No.3,pp.40-46.
9. Bố cục đồ án.

– CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.


– CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
– CHƯƠNG 3: CHẾ TẠO ỐNG KHÍ ĐỘNG VÀ CÂN KHÍ ĐỘNG.
– CHƯƠNG 4: THỬ NGHIỆM THỰC TẾ TRONG ỐNG KHÍ ĐỘNG.
– CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

III
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................1

1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................1

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................1

1.3 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................1

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................1

1.5 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................1

1.6 Những nghiên cứu về cân khí động trong và ngoài nước ...................................1

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................3

2.1Các lực khí động học ............................................................................................3

2.2Tổng các lực và mô men ......................................................................................4

2.3 Tổng quan về ống khí động .................................................................................6

2.3.1 Ống khí động. ...................................................................................................6

2.3.2Cấu tạo: ..............................................................................................................6

2.3.3 Phân loại. ..........................................................................................................7

2.4 Một số phương án bố trí và thiết kế của ống khí động. .......................................9

2.5.Cân khí động......................................................................................................10

2.5.1 Tổng quan về cân khí động ............................................................................10

2.5.2 Khái niệm: ......................................................................................................11

2.6.Về ứng dụng của cân khí động ..........................................................................11

2.6.1 Phân loại cân khí động. ..................................................................................12

CHƯƠNG 3 CHẾ TẠO ỐNG KHÍ ĐỘNG ............................................................18

IV
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

3.1 Thiết kế ống khí động. .......................................................................................18

3.2 Chế tạo ống khí động.........................................................................................19

3.2.1 Buồng ồn định. ...............................................................................................19

3.2.2 Buồng thu. ......................................................................................................19

3.2.3 Buồng thử nghiệm ..........................................................................................22

3.2.4 Phần khuếch tán. .............................................................................................24

3.2.5 Phần quạt. .......................................................................................................25

3.1 Chế tạo cân khí động. .....................................................................................25

3.1.1 Thiết kế cơ bản của cân ..............................................................................25

3.3.2 Chế tạo phần cơ khí của cân ...........................................................................28

3.3.3 Thu thập và xử lý dữ liệu ............................................................................33

CHƯƠNG 4: THỬ NGHIỆM THỰC TẾ MÔ HÌNH TRONG ỐNG KHÍ ĐỘNG46

4.1 Các trường hợp thử nghiệm ...............................................................................46

4.2 Các bước thực hiện thử nghiệm.........................................................................46

4.3 So sánh kết quả thực nghiệm và tính toán lý thuyết ..........................................50

Chương 5: Kết luận kiến nghị. ................................................................................51

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................52

V
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay số lượng xe ô tô ở nước ta ngày càng tăng, cùng với đó là nhiều đường cao tốc
được xây dựng và chất lượng đường xá cũng dần được cải thiện, do đó tốc độ di chuyển của xe
ngày càng cao. Khi tốc độ ngày càng cao thì tác động của các lực và mô men khí động học đối
với xe cũng theo đó mà tăng lên. Ngoài ra ngành sản xuất ô tô trong nước chỉ mới tập trung vào
lắp ráp, việc tối ưu hóa hay cải tiến thiết kế khí động học trên vỏ xe còn bị hạn chế. Nhằm mục
đích hiểu rõ hơn về tác động khí động học đối với ô tô, thông qua các thử nghiệm khí động học
bằng ống khí động. Nhóm em chọn đồ án “Chế tạo ống khí động hở” để có thể thực nghiệm các
thử nghiệm khí động học và so sánh các kết quả từ thực nghiệm và lý thuyết.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


 Đối tượng nghiên cứu là ống khí động hở.
 Phạm vi nghiên cứu là chế tạo ống khí động hở và các thiết bị đo đạc đùng trong thử
nghiệm.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu


 Xây dựng thành công ống khí động hở, có thể thực hiện được các thử nghiệm khí động
trên mô hình.
 Chế tạo thành công cân khí động.

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


Với ống khí động chúng ta có thể thực hiện được các thí nghiệm khí động học, nhằm xác
định được các lực tác động lên mô hình. Giúp cho việc cho việc nghiên cứu trở nên hiệu quả
hơn, có thể so sánh với các tính toán bằng máy tính đề có những kết quả chính xác hơn trong
nghiên cứu. Đặc biệt ống khí động có thể bổ trợ cho những hạn chế của máy tính.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thực nghiệm.
1.6 Những nghiên cứu về cân khí động trong và ngoài nước

 Những nghiên cứu trong nước :

1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Tô Hoàng Tùng, Nguyễn Trọng Hoan (2015). Nghiên cứu mối quan hệ giữa hệ số cản khí
động với các thông số bán kính góc lượn phía đầu xe ô tô khách cỡ lớn sản xuất tại Việt Nam
bằng phần mềm ANSYS-FLUENT, Tạp chí Cơ khí Việt Nam, số 8 năm 2015, trang 102-106.
Hà Tiến Vinh, Bùi Đình Trí, Nguyễn Văn Thắng, Chu Ngọc Giao Viện Cơ học, Viện Hàn
lâm KH&CN Việt Nam: Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm ống khí động tại Viện Cơ học.

 Những nghiên cứu ngoài nước :


- Marija Samardžić, Zoran Anastasijević, Dragan Marinkovski, Dušan Ćurčić, Jovan
Isaković. External Six-Component Strain Gauge Balance for Low Speed Wind Tunnels.
Scientific Technical Review, 2014,Vol.64,No.3,pp.40-46.
DESIGN, CONSTRUCTION, AND TESTING OF AN OPEN ATMOSPHERIC
BOUNDARY LAYER WIND TUNNEL By Harold Sherwood Boudreau III
1.7 Bố cục đồ án.
– CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
– CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
– CHƯƠNG 3: CHẾ TẠO ỐNG KHÍ ĐỘNG.
– CHƯƠNG 4: THỬ NGHIỆM THỰC TẾ TRONG ỐNG KHÍ ĐỘNG
– CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Các lực khí động học
Dòng khí chuyển động xung quanh xe tác dụng lực và mô men lên xe ảnh hưởng lớn đến
hiệu suất và tính ổn định khi chuyển động. Ngoài ra dòng khí này còn ảnh hưởng đến các vấn đề
khác như thông gió, tản nhiệt vv. Lực cản khí động học D, cũng như các thành phần lực và mô
men khí động lực học khác, tỉ lệ thuận với bình phương vận tốc xe V.


D  CA A V 2 (2.1)
2
Trong đó CD là hệ số cản khí động học tùy theo hình dạng xe, A là diện tích mặt chính diện
của xe và ρ là khối lượng riêng của không khí.
Do đó lực cản khí động học D của một chiếc xe được quyết định bởi diện tích mặt chính
diện A, hình dạng và tính chất khí động học của nó được mô tả bằng hệ số cản CD. Nói chung
kích thước của xe và diện tích mặt chính diện được quyết định bởi các yêu cầu thiết kế, yếu tố
này ảnh hưởng đến không gian bên trong xe, nên việc giảm lực cản được tập trung vào giảm hệ
số CD.
Khi không có lực cản sóng và lực cản cảm ứng, thì lực cản toàn thể là lực cản hình dạng,
gồm có lực cản ma sát và lực cản áp suất.

Hình 2.1 Đường lưu tuyến của không khí dọc theo mặt cắt giữa của chiếc Mercedes-Benz CLA-
Class

3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

2.2Tổng các lực và mô men


Ngoài các lực cản, các lực và mô men khác tác động lên xe được thể hiện trong trong hình
2.2 (hệ trục tọa độ xyz và có gốc tọa độ tại trọng tâm xe). Trong dòng khí đối xứng (β = 0) lực
cản D kèm theo một lực nâng L, mô men dọc M đối với trục y.

Hình2.2:Sơ đồ các lực và mô men tác dụng lên xe


Trong điều kiện có gió ngang (β ≠ 0), tồn tại một dòng khí bất đối xứng xung quanh xe.
Trong trường hợp này, ngoài lực và mô men đã được đề cập đến, còn có lực ngang Y , mô men
ngang R đối với trục x và mô men hướng N đối với trục z.
Để các kết quả từ thử nghiệm trên mô hình cũng có giá trị như với xe có tỉ lệ thật thì hệ số
Reynolds của các trường hợp phải giống nhau và tốc độ chuyển động dưới âm, hệ số Mach M∞ ≤
0,3.

V l
Rel  (2.2)

V
Ma  (2.3)
a

Trong đó:

4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

V∞ : vận tốc dòng khí chuyển động qua xe


l : chiều dài thân xe
ν : hệ số nhớt động học
a∞ : vận tốc truyền âm thanh trong không khí
Các kết quả từ thử nghiệm sẽ độc lập với kích thước nếu nó được xây dựng tương tự như hệ
số cản.

L
Hệ số nâng: CL  (2.4)
 2
V A

2

D
Hệ số cản: CD  (2.5)
 2
V A

2

Y
Hệ số lực ngang: CY  (2.6)
 2
V A

2

M
Hệ số mô men dọc: CM  (2.7)
 2
V Al

2

N
Hệ số mô men hướng: CN  (2.8)
 2
V Al

2

R
Hệ số mô men ngang: CR  (2.9)
 2
V Al

2

Tất cả các hệ số này được dựa trên áp suất động lực dòng tự do 𝜌𝑉∞2 /2 và diện tích mặt
chính diện A của thân xe. Ngoài ra, một kích thước đặc trưng như tổng chiều dài l xe được sử

5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

dụng trong hệ số mô men. Các hệ số khí động học chỉ phụ thuộc vào các tham số của dòng khí ví
dụ: số Reynolds hoặc góc lệch β. Dựa vào những hệ số này ta có thể xác định được các tính chất
khí động học của xe, cũng như tính ổn định của nó. (Các phương trình 2.1; 2.2 ; 2.3; 2.4 tham
khảo từ tài liệu “Aerodynamics of Road Vehicles From Fluid Mechanics to Vehicle Engineering
Edited by Wolf-Heinrich Hucho”)
2.3 Tổng quan về ống khí động
2.3.1 Ống khí động.

Hình 2.3 Ống khí động


Là một trang thiết bị tạo ra dòng khí động cho phép nghiên cứu thực nghiệm các hiệu ứng
khi có sự chảy của dòng khí trên các bề mặt vật thể (máy bay, ô-tô, tàu thủy, cầu, tòa nhà, …) và
để nghiên cứu thực nghiệm các hiện tượng khí động lực học khác.
2.3.2Cấu tạo:

6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 2.4 cấu tạo ống khí động.


a) Thân ống khí động.
b) Quạt gió. Cơ cấu trong hình là hệ thống nhiều quạt nhỏ.
c) Đối tượng cần xác định đặc tính khí động.
d) Cơ cấu thu thập dữ liệu tính toán và hệ thống điều khiển.
e) Đầu vào ống khí dạng hình chop.
f ) Tấm chắn vào hình tổ ong.

2.3.3 Phân loại.


Ống khí động hiện nay có thể được chia ra làm hai loại chính:
 Ống khí động dạng hở: có hai đầu hở, dòng khí đi từ môi trường bên ngoài qua cửa hút
sau đó qua khoang thử nghiệm rồi được thổi ra lại môi trường bên ngoài.
 Ống khí động kín: dòng không khí phần lớn lưu thông trong một mạch kín, là một quy
trình khép kín.

7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 2.5: a) ống khí động hở; b) ống khí động kín
Kích thước, hiệu suất và chất lượng của một ống khí động chủ yếu được xác định bởi các
yếu tố sau:
- Khoang thử nghiệm
- Ống hội tụ và buồng ổn định dòng không khí
- Quạt và động cơ
Về đặc điểm hai loại ống khí động này đều có những ưu điểm riêng:

 Vận tốc: Ống khí động hở cho phép đạt vận tốc cao hơn ống khí động kín khi
so sánh cùng một công suất quạt. Đó là do dòng khí trong ống khí động hở
được thổi hoặc hút trực tiếp tới buồng thí nghiệm.

8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

 Độ ổn định và phân bố trường vận tốc: Ống khí động kín cho độ ổn định cao
hơn cũng như một trường phân bố vận tốc đều hơn cả ở hai vùng biên.
 Giá thành và kích thước: Ống khí động kín có giá thành đắt hơn rất nhiều so
với ống khí động hở có cùng vận tốc. Hơn thế ống khí động kín đòi hỏi một
diện tích rất lớn.

2.4 Một số phương án bố trí và thiết kế của ống khí động.


Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, có rất nhiều phương án cải
tiến và bố trí ống khí động đảm bảo kết quả đo được chính xác bằng cách
hướng tác động cho việc ổn định dòng khí với những cách khác nhau.

Hình 2.6 Một số kiểu ống khí động.

9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 2.7: Ống khí động PN20D và cân khí động 3 thành phần

2.5.Cân khí động


2.5.1 Tổng quan về cân khí động

Các nhà khí động học sử dụng các ống khí động để thử nghiệm đặc tính khí động học các mô
hình. Trong quá trình thử nghiệm, mô hình được đặt trong khoang thử nghiệm của đường ống và
không khí được tạo ra để chảy qua mô hình. Nhiều loại thiết bị được sử dụng để xác định các lực
và mô men do dòng không khí tác dụng mô hình. Loại dụng cụ cơ bản nhất là cân khí động.
Cân khí động được sử dụng để đo trực tiếp các lực và mô men tác dụng lên mô hình. Cân
khí động đơn giản nhất dùng để đo một thành phần lực. Loại cân khí động ba thành phần có thể
đo được lực cản, lực nâng và thêm một mô men. Loại cân khí động sáu thành phần có thể đo
được ba thành phần lực (lực cản, lực nâng, lực ngang) và ba thành phần mô men (mô men dọc,
mô men ngang, mô men hướng). Ngoài những yêu cầu về số thành phần lực cần đo thì giới hạn
độ lớn của lực cũng được quan tâm.
Bên cạnh phân loại cân khí động bằng số lượng thành phần lực và mô men có thể đo được,
ngoài ra còn có thể dựa vào vị trí đặt cân để phân loại. Nếu chúng được đặt ở trong mô hình khảo
sát gọi là cân khí động trong (Internal balance) và khi đặt bên ngoài mô hình hoặc ống khí động
gọi là cân khí động ngoài ( External balance). Cả hai loại cân đề có ưu và nhược điểm riêng tùy
thuộc vào mô hình và đặc tính của ống khí động.

10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

2.5.2 Khái niệm:


Cân khí động là dụng cụ đo lực và mô men tác dụng lên mô hình, khi nó được đặt trong
buồng thử của ống khí động có dòng khí chuyển động trong ống.
Mục đích chính của hệ thống đo lường trong ống khí động là đo các thành phần lực và mô
men. Trong đó hơn 70% các thí nghiệm trong ống khí động là để đo lực, trước đây dụng cụ đo
đơn thuần là cơ khí và cơ chế của cân cũng tương tự như các cân đo bình thường. Ngày nay
những cân này thường dựa vào những bộ chuyển đổi hay thông qua một thanh dẫn kim loại từ đó
tác động lên cảm biến . Tất cả những cân này đều có một cảm biến nhỏ cho mỗi thành phần được
đo.
2.6.Về ứng dụng của cân khí động
Là thiết bị đi đôi với ống khí động, do đó những ứng dụng của cân khí động cũng đi kèm với
những ứng dụng của ống khí động .Cụ thể như sau:
Nhiệm vụ của ống khí động là tạo ra dòng khí chuyển động thẳng đều, muốn vậy thì hình
dạng ống và các bộ phận trong ống phải được lắp đặt phù hợp. Sau khi tạo được dòng khí thẳng
đều, vật mẫu thí nghiệm được đặt bên trong ống sẽ chịu tác dụng của dòng khí thổi qua và sẽ
sinh ra các lực nâng, lực cản tương ứng. Khi đó, cân khí động sẽ chịu trách nhiệm đo đạc các lực
tác dụng đó, tùy vào các điều kiện khác nhau của dòng khí. Với nhiệm vụ đó, ống khí động đã
được ứng dụng trong nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đối với các nhà nghiên cứu về lĩnh vực hàng không, không gian, mục đích chính của họ khi
sử dụng ống khí động là để thiết kế, chế tạo ra nhiều loại máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ, tàu con
thoi… đảm bảo hoạt động được trong các yêu cầu khác nhau: tốc độ bay dưới âm, trên âm, siêu
âm; giảm tối đa lực cản của không khí, nâng cao đặc tính khí động cho các
thiết bị đó. Dần dần họ cải tiến các thế hệ máy bay sao cho thế hệ sau có nhiều tính năng ưu việt
hơn thế hệ trước.
Đối với các nhà kiến trúc, khi họ có dự án xây dựng một tòa nhà hay một khu nhà cao tầng,
họ cần chế tạo các mô hình có kích thước thu nhỏ và đưa các mô hình đó vào trong ống khí
động. Sau đó họ đánh giá ảnh hưởng của không khí, gió mưa, các điều kiện thiên nhiên lên mô
hình thông qua các thí nghiệm trong ống khí động, để từ đó đánh giá được kết cấu thực tế của tòa
nhà, khu nhà sao cho phù hợp. Đặc biệt khi họ xây nhà trong những khu vực thường xuyên xảy

11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

ra các hiện tượng địa hình, thời tiết khắc nghiệt. Các công trình xây dựng phải được bố trí, thiết
kế sao cho kiến trúc của chúng có đặc tính khí động phù hợp với điều kiện tự nhiên, thời tiết
xung quanh. Từ đó nhà thiết kế sẽ đưa ra những phương án thiết kế thích hợp và hiệu quả.
2.6.1 Phân loại cân khí động.
Cân khí động có thể được phân biệt bởi số những thành phần lực, mô men nào được đo đồng
thời; với cách này thì cân khí động chia làm sáu loại. Hoặc sự định vị (vị trí) tại mà chúng được
đặt. Nếu chúng được đặt ở trong mô hình khảo sát gọi là Cân khí động trong (Internal balance)
và nếu chúng được định vị bên ngoài (của) mô hình hay ống khí động mà chúng được khảo sát
gọi là Cân khí động ngoài (External balance ).
a) Phân loại theo vị trí đặt cân
 Cân khí động ngoài (External balance ).
Những loại cân này đã được sử dụng từ khi bắt đầu các thí nghiệm khí động lực học. Nó
được đặt ở ngoài mẫu thử và bên ngoài ống khí động.
Về cân khí động ngoài, chúng ta có thể chia làm bốn loại chính: loại dây, loại tấm phẳng,
loại đòn gánh, loại kim tự tháp. Loại cân khí động ngoài này cần nhiều không gian để lắp đặt,
thường là phía bên ngoài ống khí động.

12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

a. Loại cân khí động dạng dây b. loại cân khí động dạng tấm phẳng

b. Loại cân đòn gánh d. Loại cân kim tự tháp


Hình 2.8 Các loại cân khí động ngoài
Trong loại cân khí động dạng dây mô hình được nối với các cảm biến lực bằng dây. Vấn đề
là các sợi dây gây ra lực cản khí động học tương đối lớn dẫn đến sai số của các thí nghiệm, nên
ngày nay chúng ít được sử dụng.

13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Ba loại cân còn lại chúng cho phép lắp đặt mô hình thử nghiệm phía trên và các cấu trúc của
cân không gây ảnh hưởng đến dòng khí trong khoang thử nghiệm.
Cân khí động dạng tấm phẳng dể dàng chế tạo và lắp đặt, tuy nhiên nhược điểm là mô men
và lực có tương tác với nhau. Loại cân dạng kim tự tháp các thành phần lực và mô men tách rời
nhau, tuy nhiên khó chế tạo và cân chỉnh.
 Cân khí động trong (Internal balance)
Loại cân khí động này cần không gian hạn chế bên trong mô hình, vì vậy nó thường có kích
thước nhỏ hơn cân khí động ngoài. Có hai nhóm cân khí động trong. Đầu tiên là nhóm cân dạng
hộp, nó có thể được cấu tạo từ một mảnh kim loại cứng hoặc tập hợp từ một vài thành phần.
Chúng thường có dạng hình lập phương, sao cho tải tác dụng được chuyền từ đỉnh đến chân của
cân; Nhóm thứ hai của cân khí động trong là dạng cần (sting balances). Chúng có dạng hình trụ,
sao cho tải tác dụng được chuyền từ đầu này đến một đầu khác theo chiều dọc hình trụ.

a. Cân dạng cần(sting) b. cân dạng hộp


Hình 2.9 Các loại cân khí động trong
Cân dạng hộp và tải được chuyển từ trên xuống dưới, như được biểu thị trong hình b. Cân
dạng cần hình a, có dạng một hình trụ và tải được chuyển từ đầu này sang đầu kia theo hướng
dọc, nó có thể được sử dụng để đo lực hoặc mô men. Ngày nay, các cân loại này được chế tạo
bằng EDM (Electrical Discharge Milling) cho phép chúng được tạo ra từ chỉ một mảnh vật liệu,
điều này rất quan trọng vì loại bỏ hiệu ứng trễ và sai lệch kết quả do qua nhiều cơ cấu.
Một lợi thế của cân khí động trong là chúng có thể loại bỏ các sai số gây ra bởi các thanh
chống đỡ mô hình đặt bên trong ống khí động.

14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

b) Theo số thành phần khí động được đo, cân khí động chia làm 6 loại:
 Cân một thành phần (1D):
Cân khí động một thành phần thường được sử dụng để đo lực cản hoặc lực nâng

Hình 2.10 Cân một thành phần


 Cân khí động hai thành phần (2D):
Đo 2 thành phần lực nâng (lift force) và lực cản (drag force).

Hình 2.11: Cân khí động 2 thành phần lực nâng và lực cản

 Cân ba thành phần(3D):


Đo lực cản lực(drag force), nâng (lift force) và mô men lắc dọc trục ( pitching moment )

15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 2.12: Cân khí động 3 thành phần lực nâng, lực cản và mô men dọc trục.

 Cân bốn thành phần (4D):


 Cân năm thành phần (5D):

16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

 Cân sáu thành phần (6D):

Hình 2.13: Cân khí động 6 thành phần

17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

CHƯƠNG 3 CHẾ TẠO ỐNG KHÍ ĐỘNG


3.1 Thiết kế cơ bản ống khí động.
Ống khí động hở được tạo thành từ 6 bộ phận chính: buồng ổn định, buồng thu, khoang thử
nghiệm, buồng thoát, quạt và cân khí động. Một vài tính toán phải được đưa ra để đạt được
những đặc tính mong muốn. Sau đây là danh sách những tiêu chuẩn cần phải đạt được khi thiết
kế đường hầm gió :
1. Chi phí thấp.
2. Dễ dàng di chuyển.
3. Dễ chế tạo.
4. Kích thước buồng thử nghiệm (L x W x H) 711 x 237 x 237 mm
5. Tốc độ dòng khí trong buồng thử nghiệm 10m/s
Kích thước của ống khí động hở:

Chiều rộng buồng thu W1=530 mm H2=W2=530 mm

Chiều cao buồng thu H1=530 mm Góc bán co 𝛼/2=120

Chiều rộng buồng thử nghiệm W3=237 mm Tỉ lệ co N=5

Chiều cao buồng thử nghiệm H3=237 mm Góc khuếch tán 𝜃 = 3.50

Chiều rộng buồng thoát W4=335 mm Tỉ lệ diện tích AR chọn bằng 2

Chiều cao buồng thoát H4=335 mm Tỉ lệ chiều dài và rộng của lưới tổ ong
L/D=6

18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

3.2 Chế tạo ống khí động.


Vì mục tiêu của đồ án và hạn chế về tài chính, nên phần thân của ống khí động sẽ được chế
tạo từ sắt tấm, mica và aluminium foam . Ống khí động được chế tạo từng phần riêng biệt sau đó
liên kết với nhau.

3.2.1 Buồng ổn định.


Buồng ổn định đặt phía trước buồng thu bên trong là lưới tổ ong, đó là phần quan trọng để
giảm độ rối của dòng khí và làm thẳng đường đi của dòng khí. Lưới tổ ong được chế tạo từ ống
hút nhựa đường kính d = 10mm, chiều dài l = 60mm. Buồng ổn định được nối liền với buồng thu
tạo thành một khối. Kích thước phần này là (L x W x H ) 317 x 530 x 530 mm. Phần viền được
gia cố bới các thanh sắt giúp chống run hay biến dạng trong quá trình thử nghiệm.

Hình 3.1 phần lưới tổ ong được làm từ ống hút


Phần lưới tổ ong được dùng ống hút nhựa với kích thước (dài 6,5 cm và đường kính 0,6 cm).
3.2.2 Buồng thu.
Phần này dùng sắt tấm có độ dày 1 mm để gia công và được nối liền với buồng ổn định.
phần này có chiều dài là 689 mm và phần có biên dạng uốn cong được tính toán theo phương
trình xác định ( lấy từ đề tài thiết kế ống khí động).

19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 3.2 buồng thu và buồng ổn định


Các mặt được ghép lại với nhau thông qua các mối hàn. Các phần hở sẽ được dán kín lại
bằng keo silicone nhằm làm kín không cho dòng khí ra ngoài.

Hình 3.3 các mối hàn giúp liên kết các tấm sắt lại với nhau

20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Các mặt bên trong được chà nhám và làm phẳng sau đó được phủ một lớp sơn lót nhằm đảm
bảo cho dòng khí đi qua được đảm bảo chất lượng tốt nhất và không bị rối trong quá trình thử
nghiệm.

Hình 3.4 mặt trong của buồng thu.

21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

3.2.3 Buồng thử nghiệm

Hình 3.5 Buồng thử nghiệm hoàn thiện.


Buồng thử nghiệm bao gồm bốn tấm mica dày 5 mm có kích thước (L x H x W) 700 x 237 x
237 mm. Các tấm mica được liên kết với nhau bằng gá chữ L và keo silicon để làm kín. Một mặt
bên của buồng thử nghiệm có thể tháo rời để gá đặt, thay đổi hay điều chỉnh mô hình cần thử
nghiệm. Cả bốn mặt của buồng thử nghiệm đều trong suốt nhằm giúp cho việc quan sát các thử
nghiệm được thuận lợi.

22
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 3.6: Các tấm mica được liên kết bằng silicone.

Hình 3.7: cửa buồng thử nghiệm được cố định bằng gá chữ L.

23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

3.2.4 Buồng thoát

Hình 3.8 Buồng thoát hoàn chỉnh.


Phần này sử dụng 4 tấm aluminium foam hình thang có kích thước dài 800mm, đáy lớn
474mm, đáy bé 237mm. Các tấm được liên kết với nhau bằng gá chữ L và keo silicon để làm
kín.

24
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

3.2.5 Quạt thổi

Hình 3.9 quạt thổi dòng khí

Thông số mô tơ và quạt:
Công suất mô tơ: 1 Hp
Tốc độ quay: 1489 vòng/p
Khung vuông: 600x600 mm
Cánh quạt: đường kính 560 mm.

3.3 Chế tạo cân khí động.

3.3.1 Thiết kế cơ bản của cân


Với mục đính là xác định được các lực do dòng khí tác dụng vào mô hình xe trong ống khí
động. Chúng em chế tạo cân khí động dựa trên mẫu cân dạng tấm phẳng. Cân có thể đo được sáu
thành phần lực và mô men. Dạng cân này dể chế tạo và nguyên lý đơn giản hơn so với các dạng
cân khác. Tuy nhiên khó khăn khi tách rời tác động của các lực và mô men với nhau. Sơ đồ cơ

25
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

bản của cân gồm một mô hình đặt lên tấm phẳng, tấm phẳng này sẽ tác dụng lực lên 6 cảm biến.
Hai tấm phẳng của cân và cảm biến sẽ được đặt ngoài buồng thử nghiệm, chỉ có mô hình đặt bên
trong. Dựa vào kết quả lực đo được từ các cảm biến, vị trí đặt cảm biến để tính lực khí động học
tác dụng lên mô hình.

Hình 3.10 Sơ đồ cấu tạo cơ bản của cân khí động dạng tấm phẳng
Trong sơ đồ cấu tạo cân khí động dạng tấm phẳng gồm có 6 cảm biến ký hiệu từ A đến F.
Khoảng cách giữa các cảm biến được ký hiệu từ a đến d. Vị trí điểm H là nơi đặt các lực và mô
men. Lực khí động tác dụng vào mô hình, truyền đến tấm phẳng, các cảm biến sẽ bị tác động bởi
tấm phẳng. Kết hợp các lực thu được từ các cảm biến để tính ra lực và mô men khí động học tác
dụng lên mô hình. Cơ cấu cân thực tế sử dụng cũng có 6 cảm biến, đo 6 thành phần lực và mô
men.
Cấu tạo cân gồm có sáu cảm biến được đặt cố định trên một tấm phẳng phía dưới. Một tấm
phẳng còn lại để gá mô hình vào và tác dụng lực lên các cảm biến. Tấm phẳng này tựa lên các

26
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

cảm biến A, B và C thông qua ba trục chữ nhật kết nối với ba cảm biến trên, để giảm ma sát giữa
các trục đỡ và tấm phẳng, chúng được tác động với nhau thông qua một viên bi. Ba cảm biến A,
B và C dùng để xác định lực nâng, mô men dọc và mô men ngang. Ba cảm biến F, E và D chịu
tác động của tấm phẳng, dùng để xác định lực cản, lực ngang và mô men hướng.
Các lực và mô men do dòng khí tác dụng lên mô hình, sẽ được tính toán bằng các giá trị thu
được từ sáu cảm biến. Lấy điểm H làm mốc đặt các mô men và lực khí động học.
Ta có:
Lực cản (D) sẽ có giá trị bằng tổng lực tác động lên cảm biến E và D:
D=E+D
Lực nâng (L) có giá trị bằng tổng lực tác dụng lên ba cảm biến ABC trừ đi trọng lực (W) tác
dụng lên mô hình:
L=A+B+C–W
Lực ngang (Y) bằng giá trị lực tác dụng lên cảm biến F:
Y=F
Nếu không có mô men ngang (RM) thì giá trị cảm biến A = B
Mô men ngang (RM) được tính dựa vào chênh lệch lực của cảm biến A và B :
RM = (A - B) * a / 2
Trong đó a là khoảng cách giữa hai cảm biến A và B.
Mô men hướng (YM) phụ thuộc vào chênh lệch lực của cảm biến D và E:
YM = (D - E) * c / 2
Trong đó c là khoảng cách giữa hai cảm biến D và E.
Mô men dọc (PM) dựa và cảm biến C, A và B:
PM = C * b – (A + B)*d
Trong đó b là khoảng cách từ I đến cảm biến C, d là chiều dài cánh tay đòn từ I đến cảm
biến A, B.
Để xác định độ lớn cần có của các cảm biến loadcell, chúng em dựa vào công thức tính lực
cản khí động học lý thuyết, vì đây là lực lớn nhất tác dụng vào cảm biến trong quá trình thử

27
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

nghiệm thực tế đối với các mô hình có dạng gần giống xe hơi. Với mô hình là một khối lập
phương có diện tích mặt chính diện Am = 0.2 x0.2 = 0.04 m2, vận tốc dòng khí V = 27 m/s, hệ số
cản CD = 1.05, với khối lượng riêng không khí là ρ =1.29 kg/m3. Dựa vào công thức:

V 2
Dr  C D A (3.1)
2
Lực cản khí động học của mô hình lập phương trên là D = 19.75 (N). Vì vậy với loadcell có giá
trị tối đa 5kg (49.5N) có thể đáp ứng được các yêu cầu của thử nghiệm.

3.3.2 Chế tạo phần cơ khí của cân


Các chi tiết cơ khí chính của cân gồm có 2 tấm phẳng, một tấm phía dưới để cố định các
cảm biến loadcell, tấm còn lại phía trên để làm trung gian nhận lực khí động học tác dụng lên mô
hình, sau đó tấm phẳng trên truyền đến các cảm biến. Sáu cảm biến loadcell, bi giảm ma sát cho
tấm phẳng phía trên và các trụ nối cảm biến với tấm phẳng phía trên. Ngoài ra còn có các vòng
bi được gá vào tấm phẳng trên, tiếp xúc với các loadcell.
Tấm phẳng dưới có kích thước 210x260 (mm), vật liệu sử dụng là nhôm tấm có chiều dày
3mm được khoang lổ để đặt các loadcell theo các vị trí như hình 4.2. Ba loadcell ABC được đặt
nằm ngang so với tấm phẳng, ba loadcell này được nối với ba trụ hình chữ nhật bằng gá chữ L.
Các trụ này có nhiệm vụ truyền lực nâng, mô men dọc, và mô men ngang từ tấm phẳng trên đến
các cảm biến loadcell ABC. Đồng thời các trụ chữ nhật đóng vai trò là trụ đỡ để tấm phẳng trên
có thể di chuyển khi tác dụng lực vào các loadcell DEF. Phía trên các trụ chữ nhật này có một
viên bi để tấm phẳng trên có thể di chuyển dể dàng hơn nhằm giảm sai số do ma sát. Tấm phẳng
phía dưới đặt các mạch chuyển đổi adc 24 bit loadcell hx711. Tránh sai số do việc dây dẫn tín
hiệu từ loadcell đến các mạch chuyển đổi quá dài, nên các mạch này được đặt trên tấm phẳng
dưới, và được đặt trên tấm cách điện. Các cảm biến ABC có thể thay đổi chiều cao trong lúc điều
chỉnh cân.

28
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 3.11 Các cảm biến loadcell được cố định ở tấm phẳng dưới của cân
Tấm phẳng trên cũng có kích thước bằng với tấm phẳng dưới, chiều dày như nhau, được đặt
trên 3 trụ hình chữ nhật nối với loadcell ABC. Tấm phẳng trên còn có các vòng bi dùng để tác
dụng lực lên các cảm biến DEF. Mô hình cần thử nghiệm được gá vào tấm phẳng trên. Mô hình
có thể xoay các góc theo yêu cầu của thử nghiệm thông qua cơ cấu xoay. Cơ cấu này được vận
hành bằng mô tơ bước.

29
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 3.12 Các chi tiết của tấm phẳng phía trên
Tấm phẳng trên sẽ được đặt lên 3 cảm biến đo lực nâng, thông qua 1 viên bi ở mỗi trục
nhằm giảm ma sát lúc tấm phẳng dịch chuyển. Nơi đặt viên bị được chuẩn bị thật phẳng nhằm
giảm tối đa ma sát lăn, và chỉ di chuyển một khoảng rất nhỏ, bằng độ hở của các khoảng hở giữ
hai điểm tiếp xúc vòng bi của tấm phẳng trên với loadcell đo lực cản và lực ngang. Tại nơi tiếp
xúc của các loadcell DEF với tấm phẳng trên là vòng bi nhằm giảm ma sát khi lực tác dụng lớn.
Lúc này lực ngang và lực cản sẽ ít tác động với nhau.

30
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 3.13 chi tiết đỡ tấm phẳng trên và cơ cấu tiếp xúc với loadcell
Mô tơ bước dẫn động trụ gá mô hình với các góc quay được lập trình sẵn. Thông qua một bộ
truyền động đai, tỉ số truyền là 1:5. Góc quay thấp nhất mà mô tơ bước có thể thực hiện là 1.8
độ, và vẫn có thể chia nhỏ góc quay này nhưng gây nóng cho mạch điều khiển. Với tỉ số truyền
là 1:5 và góc quay thấp nhất của mô tơ là 1.8 độ, góc quay mà mô hình có thể quay là bội số của
0.36 độ.

31
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 3.14 Cơ cấu quay mô hình


Dữ liệu từ các cảm biến loadcell sẽ được thu thập và xử lý bằng Arduino. Arduino sẽ đặt
tách rời với phần cơ khí của cân, nhiệm vụ xử lý dữ liệu và xuất các kết quả ra màn hình LCD.
Các linh kiện dùng để thu nhận xử lý và hiển thị dữ liệu của cân khí động gồm có Arduino,
màn hình LCD loại 128x64, các nút bấm để điều chỉnh cân và mô tơ bước. Ngoài ra phía ngoài
hộp chứa các linh kiện còn có các jack để cắm nguồn điện 12V, cổng USB Type B nạp code
hoặc cấp nguồn cho arduino, nút vặn biến trở điều chỉnh tương phản cho LCD. Hộp điện tử và
phần cơ khí có thể tách rời và kết nối bằng các jack cắm để có thể di chuyển thuận lợi. Bên trong
hộp điện tử các linh kiện được nối với nhau bằng các dây jumper để có thể dễ dàng thay thế hay
sữa chữa và nâng cấp.

32
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 3.15 Các linh kiện bên trong hộp điện tử của cân

3.3.3 Thu thập và xử lý dữ liệu


Thu thập dữ liệu từ 6 loadcell thông qua 6 mạch chuyển đổi HX 711 đến xử lý bằng Arduino
mega 2560. Các dữ liệu về lực cản và mô men được xuất ra màn hình LCD 128x64. Tốc độ của
dòng khí cũng được thu thập, xử lý bằng Arduino Uno và hiển thị trên màn hình LCD 16x2.

33
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 3.16 Kết nối Arduino với loadcell và màn hình LCD 128x64

Hình 3.17 Kết nối arduino với cảm biến tốc độ dòng khí (Wind sensor rev.p)

Cảm biến loadcell


Các loadcell là những cảm biến lực (khối lượng, mô-men xoắn, ...).
Khi lực được tác dụng lên một loadcell, loadcell sẽ chuyển đổi lực tác dụng thành tín hiệu điện.
Các loadcell cũng được biết đến như là "đầu dò tải" (load transducer) bởi vì nó cũng có thể
chuyển đổi một tải trọng (lực tác dụng) thành tín hiệu điện.
Tín hiệu điện tử ngõ ra của loadcell có thể là một sự thay đổi điện áp, thay đổi tín hiệu dòng, tín

34
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

hiệu số hoặc thay đổi tần số tùy thuộc vào loại loadcell và mạch sử dụng, phổ biến nhất là
loadcell thay đổi điện áp.
Các loadcell có thể sử dụng điện trở (strain gauge), điện dung, kỹ thuật bù lực điện từ. Phổ biến
nhất là các loadcell dựa trên nguyên tắc thay đổi điện trở để đáp ứng với một tải áp dụng.
Một loadcell thường bao gồm các strain gauges được dán vào bề mặt của thân loadcell.
Thân loadcell là một khối kim loại đàn hồi và tùy theo từng loại loadcell và mục đích sử dụng
loadcell, thân loadcell được thiết kế có hình dạng đặc biệt khác nhau và chế tạo bằng vật liệu kim
loại khác nhau (nhôm hợp kim, thép không gỉ, thép hợp kim).

Hình 3.18: Sơ đồ cấu tạo của loadcell


Cấu tạo chính của loadcell gồm các điện trở strain gauges R1, R2, R3, R4 kết nối thành 1
cầu điện trở Wheatstone như hình bên dưới và được dán vào bề mặt của thân loadcell.

35
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 3.19 Mạch cầu dán trên loadcell


Một điện áp được cung cấp cho ngõ vào loadcell ở hai góc (1) và (4) của cầu điện trở
Wheatstone và điện áp tín hiệu ra được đo giữa hai góc (2) và (3).
Tại trạng thái cân bằng (trạng thái không tải), điện áp tín hiệu ra là số không hoặc gần
bằng không khi bốn điện trở được gắn phù hợp về giá trị.
Đó là lý do tại sao cầu điện trở Wheatstone còn được gọi là một mạch cầu cân bằng.
Khi có tải trọng hoặc lực tác động lên thân loadcell làm cho thân loadcell bị biến dạng (giãn hoặc
nén), điều đó dẫn tới sự thay đổi chiều dài và tiết diện của các sợi kim loại của điện trở strain
gauges dán trên thân loadcell dẫn đến một sự thay đổi giá trị của các điện trở strain gauges. Sự
thay đổi này dẫn tới sự thay đổi trong điện áp đầu ra.

36
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 3.20 Sự thay đổi điện áp của mạch cầu khi có tải tác động lên loadcell

Sự thay đổi điện áp này là rất nhỏ, do đó nó chỉ có thể được đo và chuyển thành tín hiệu số
sau khi đi qua bộ khuếch đại của các bộ chỉ thị cân điện tử (đầu cân).
Cơ cấu cân chúng em sử dụng loadcell 5kg đủ đáp ứng được với các yêu cầu của thử
nghiệm. Các lực không vượt quá giá trị này và với các yêu cầu cao hơn về tốc độ gió hay kích
thước mô hình lớn hơn cũng có thể đáp ứng được.

37
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 3.21 Loadcell loại 5kg


Mạch chuyển đổi ADC 24bit Loadcell HX711
Mạch chuyển đổi ADC 24bit Loadcell HX711, module chuyển đổi analog sang digital 24-
bit. HX711 được thiết kế để chuyển đối tín hiệu và ứng dụng điều khiển công nghiệp để giao tiếp
trực tiếp với một cảm biến cầu.
HX711 không chỉ có một vài chức năng cơ bản, cũng có tích hợp cao, phản ứng nhanh, khả
năng chống nhiễu, và độ tin cậy cao. Do điện áp từ loadcell thu về thấp nên cần sử dụng thêm
mạch chuyển đổi ADC 24bit Loadcell HX711 để tăng điện áp thu về mà Arduino có thể đọc
được.

38
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 3.22 mạch chuyển đổi hx 711

Hình 3.23 Kết nối mạch chuyển đổi HX711 với loadcell
Dụng cụ đo tốc độ không khí
Sử dụng mạch cảm biến tốc độ không khí Wind Sensor Rev. P kết hợp với Arduino để đo
tốc độ gió. Đây là một loại cảm biến tốc độ gió dạng dây nhiệt, vì kích thước nhỏ gọn phù hợp để
đặt trong các ống khí động có kích thước nhỏ mà ít ảnh hưởng đến chất lượng dòng khí. Các chi
tiết và các thông số khác về cảm biến được thể hiện ở trang web:
https://moderndevice.com/product/wind-sensor-rev-p/

Thông số kỹ thuật của cảm biến Wind Sensor Rev. P


Điện áp nguồn: 10-12 volts
Dòng điện: ~40mA – tăng nhẹ khi tốc độ dòng khí cao
Tốc độ dòng khí có thể đo: 0 - 65m/s
Khả năng bù sai số do nhiệt độ dòng khí khác nhau

39
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 3.24 Cảm biến tốc độ gió Wind Sensor Rev. P

Hình 3.25 Sơ đồ nguyên lý cơ bản mạch đo tốc độ không khí.


Cảm biến tốc độ gió dạng dây nhiệt, không khí thổi qua dậy nhiệt sẽ làm giảm nhiệt độ dẫn
đến diện trở của dây nhiệt giảm, lúc này điện áp hai bên bên cực A, B khác nhau. Bộ khuyếch
đại sẽ điều khiển để đảm bảo nhiệt độ của dây nhiệt tăng lên và điện trở cũng tăng trở lại, làm
điện áp A và B bằng nhau và điện áp qua mạch cao hơn so với lúc không có gió thổi qua. Dựa
trên sự thay đổi điện áp này để tính ra tốc độ không khí qua cảm biến. Cảm biến tốc độ gió Wind
Sensor Rev. P được kết nối với arduino, và được cân chỉnh để xuất ra tốc độ gió chính xác.

40
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Code phương trình xác định tốc độ gió của cảm biến dựa trên điện áp thu được và tốc độ gió
tương ứng. Cần một dụng cụ chuẩn để có thể thu thập được các thông số tốc độ gió so với điện
áp. Từ các thông số này ta sử dụng phần mềm excel để hồi quy về phương trình tốc độ gió theo
điện áp cho cảm biến.
Code phương trình vận tốc gió so với điện áp thu được:
float windMPH = pow((((float)windADunits - 295.0) / 85.6814), 3.0);
Trong đó hàm pow là hàm số lũy thừa, windADunits là các giá trị điện áp mà Arduino thu
được từ cảm biến với các vận tốc gió khác nhau, 295 là điện áp thu được lúc vận tốc gió bằng 0,
295 là tín hiệu số do mạch chuyển đổi analog của điện áp sang tín hiệu số.
Arduino
Arduino là một board mạch vi xử lý được sinh ra tại thị trấn Ivrea ở Ý, nhằm xây dựng các
ứng dụng tương tác với nhau hoặc với môi trường được thuận lợi hơn. Phần cứng bao gồm một
board mạch nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR Atmel 8bit, hoặc ARM Atmel
32-bit. Những Model hiện tại được trang bị gồm 1 cổng giao tiếp USB, các chân đầu vào analog,
chân I/O kỹ thuật số tương thích với nhiều board mở rộng khác nhau.
Với các yêu cầu của đồ án chúng em sử dụng Arduino Mega 2560, là một vi điều khiển bằng
cách sử dụng ATmega2560. Với số lượng chân cắm lớn để có thể sử dụng với nhiều loadcell, các
nút bấm cũng như điều khiển mô tơ bước.

41
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 3.26 Vị trí chân cắm của Arduino mega 2560

Sau khi tiến hành kết nối các loadcell với arduino, từng loadcell sẽ được cân chỉnh để xuất
kết quả chính xác. Code dành cho arduino gồm các phần tính toán và xử lý tín hiệu loadcell, tính
toán kết quả các lực và mô men, điều chỉnh mô tơ bước và phần xuất kết quả ra màn hình LCD.
Các thông số lập trình các lực và mô men dựa trên vị trí đặt các cảm biến.
Quá trình cân chỉnh từng loadcell để cho ra kết quả chính xác, chúng em sử dụng thư viện
cân chỉnh loadcell. Đặt một mẫu vật có trọng lượng xác định trước, điều chỉnh để cho kết quả mà
loadcell đo được bằng với trọng lượng của vật mẫu.
Để đo lại hoặc cân chỉnh kết quả của cân, chúng em sử dụng các loadcell riêng lẻ khác, tác
dụng lực vào đầu trục gá mô hình.
Trong các dòng code tính lực, do kết quả thu được từ các loadcell lúc đầu là grams nên cần
nhân với gia tốc trọng trường g = 9.8066 và chia cho 1000 để đổi sang đơn vị newton.

42
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Các kết quả mà Arduino thu được từ loadcell tương ứng với sơ đồ cân hình 3.10 như sau:
Units1 – loadcel E
Units2 – loadcel D
Units3 – loadcel F
Units4 – loadcel A
Units5 – loadcel B
Units6 – loadcel C
Code tính lực cản:
D = (units1 + units2) * 9.8066 / 1000 ; // lực cản (N)
Trong đó units1, units2 là kết quả thu được ở loadcell đo lực cản và mô men hướng E và D
với giá trị là grams, nhân với gia tốc trọng trường g = 9.8066 và chia cho 1000 để đổi đơn vị
sang newton.
Code tính lực nâng:
L = (units4 + units5 + units6) * 9.8066 / 1000; //lực nâng (N)
Trong đó units4, units5, units6 là kết quả thu được từ các loadcell A,B và C. Sau khi đặt mô
hình lên cân ta cần nhấn nút chức năng để cân trừ đi trọng lượng của mô hình tác dụng lên
loadcell, lúc này màn hình kết quả sẽ cho ra kết quả là 0.
Code tính lực ngang:
S = units3 * 9.8066 / 1000 ; // lực ngang (N)
Trong đó units3 là kết quả thu được từ loadcell F.
Code tính mô men hướng:
YM = units2 * 9.8066 / 1000 * 8.2 - units1 * 9.8066 / 1000 * 8.2 ; // mô men hướng (N.cm)
Trong đó 8.2 là chiều dài cánh tay đòn, tính từ điểm tiếp xúc của loadcell C, D đến tâm trục
gá mô hình

43
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Code tính mô men ngang:


RM = units4 * 9.8066 / 1000 * 10 - units5 * 9.8066 / 1000 * 10 ; // mô men ngang (N.cm) ,
với 10 là cánh tay đòn mô men ngang (cm)
Trong đó 10 là chiều dài cánh tay đòn tính từ điểm tiếp xúc của loadcell A, B đến tâm trục
gá mô hình theo hướng ngang.
Code mô men dọc:
PM = (units4 + units5) * 9.8066 / 1000 * 11.6 - units6 * 9.8066 / 1000 * 13.1 ; // mô men
dọc (N.cm)/ 11.6 và 13.1 cánh tay đòn mô men dọc (cm)
Trong đó 11.6 và 13.1 là chiều dài cánh tay đòn tính từ điểm tiếp xúc của loadcell A,B và C
với tấm phẳng trên đến tâm trục gá mô hình theo hướng dọc.
Độ chính xác của cân phụ thuộc phần lớn vào việc xách định chiều dài cánh tay đòn của các
mô men. Bên cạnh đó để tránh ảnh hưởng đến độ bền của các cảm biến đo lực nâng, không nên
để các vật nậng lên cân trong thời gian dài, hoặc sau khi sử dụng cần sử dụng dụng cụ đỡ tấm
phẳng trên để chúng không tác dụng lực lên các loadcell.
Tiến hành lắp đặt và cân chỉnh các thông số hoạt động của ống khí động. Điều chỉnh trục gá
mẫu vật vào lổ đã khoang trên mặt sàn của buồng thử. Vặn các đai ốc trên chân của cân khí động
để tấm phẳng trên của cân song song với mặt đất và mặt sàn buồng thử. Điều chỉnh tấm phẳng
dưới của cân để hướng trục đo lực cản của cân song song với trục dọc buồng thử. Sau khi đã cân
chỉnh vị trí cân phù hợp, cố định các thanh đỡ cân, và vặn chặt đai ốc ở chân cân.

Hình 3.27 Điều chỉnh tắm phẳng dưới của cân song song với mặt sàn buồng thử

44
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 3.28 Điều chỉnh để trục đo các lực của cân song song với trục buồng thử

Hình 3.29 cân được lắp đặt vào ống khí động.

45
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

CHƯƠNG 4: THỬ NGHIỆM THỰC TẾ MÔ HÌNH TRONG ỐNG KHÍ ĐỘNG

4.1 Các trường hợp thử nghiệm


Thử nghiệm thực tế trong ống khí động với các hình dạng và kích mẫu vật khác nhau, thay
đổi góc tấn của mẫu vật so với dòng không khí. Từ đó thu các kết quả khác nhau để đánh giá đặc
tính dòng khí của ống khí động và độ chính xác của cân khí động.
Trong điều kiện thực tế ô tô chuyển động trong môi trường không khí được coi là vô cùng
rộng. Tương tác giữa vỏ xe và không khí tạo thành vùng ảnh hưởng bao quanh ô tô (vùng nhiễu
động). Tuy nhiên trong thử nghiệm khí động học vùng không khí này bị hạn chế bởi kích thước
buồng thử nghiệm.
Khi không khí di chuyển qua mẫu thử nghiệm, mẫu vật sẽ tác động dòng không khí xung
quanh nó tạo thành vùng nhiễu động, càng ra xa mẫu vật thì tác động này càng giảm. Khi đạt một
khoảng cách nhất định thì dòng không khí sẽ không còn bị ảnh hưởng bởi tác động này nữa.
Trong ống khí động khoang thử nhiệm có kích thước hạn chế, nên có thể ảnh hưởng đến
vùng nhiễu động này, làm ảnh hưởng đến các kết quả thử nghiệm. Do đó tỉ lệ diện tích chính
diện mẫu thử Am so với diện tích tiết diện tại cửa thổi ra A0 cần nhỏ hơn 10%.
Hệ số giới hạn (blockage ratio) của các mẫu thử cần nhỏ hơn 0.1 để đảm bảo tính chính xác
của các thử nghiệm :

Am
Br   0.1
A0
Mẫu thử nghiệm dạng tấm phẳng vuông với chiều dài cạnh = 7cm. Ống khí động với diện
tích tiết diện cửa thổi ra A0 = 0.237 x 0.237 = 5.6169 (m2). Thử nghiệm với vận tốc dòng khí
trong buồng thử của ống khí động V = 10 (m/s).
4.2 Các bước thực hiện thử nghiệm
Chuẩn bị trang thiết bị thử nghiệm gồm có ống khí động, các thiết bị đo vận tốc và lực khí
động học tác động lên mẫu vật, mẫu vật cần để thử nghiệm khí động học. Cần điều chỉnh lại vị
trí gá đặt cân khí động để đảm bảo độ chính xác của cân. Mặt phẳng phía dưới của buồng thử cần

46
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

song song với mặt đất. Điều chỉnh các đai ốc ở chân cân khí động để tấm phẳng trên của cân
song song với mặt đất.

Hình 4.1 Các thiết bị cần cho thử nghiệm


Lắp đặt mẫu thử vào trục đo của cân. Vặn mẫu thử vào trục đo của cân, điều chỉnh chiều cao
của mẫu vật so với mặt phẳng dưới của buồng thử theo yêu cầu, vặn đai ốc trên trục đo để cố
định mẫu thử. Điều chỉnh hướng trục dọc của mẫu thử song song với hướng dòng khí.

47
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 4.2 Lắp đặt mẫu vật vào trục đo của cân.
Cấp nguồn cho cân khí động và các cảm biến. Cần cấp nguồn 12V cho jack cắm 1, là nguồn
cung cấp cho mô tơ bước, điều chỉnh góc quay của mẫu vật. Cấp nguồn 9V cho jack cắm 2, là
nguồn cho Arduino và các cảm biến. Trước khi cấp nguồn cần kiểm tra công tắc mô tơ bước,
bấm công tắc ở vị trí On để mô tơ không quay tự do khi Arduino đang khởi động. Khi mô tơ
bước đang hoạt động không nên tắt nguồn jack cấm 1 có thể làm hỏng driver A4988 của mô tơ.
Khi tắt các thiết bị bật công tắc mô tơ ở vị trí On sau đó mới rút nguồn jack cắm 2 rồi đến jack
cắm 1.
Điều chỉnh các giá trị của cân khí động về 0 nếu cần thiết. Khi đã gá mẫu vật vào cân và cấp
nguồn cho hệ thống. Tiến hành đặt các giá trị đo về 0 bằng cách nhấn nút bấm 2.

48
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 4.3 Các nút điều khiển và màn hình hiển thị kết quả của cân khí động
Sau khi đã điều chỉnh các thông số các cảm biến và mẫu vật, cấp nguồn cho quạt của ống
khí động.
Đọc các dữ liệu và lưu lại. Các kết quả lực và mô men được hiển thị trên màn hình LCD
128x64. Kết quả vận tốc dòng khí trong ống khí động hiển thị riêng ở màn hình LCD 16x2. Các
kết quả lực và mô men đo được từ cân khí động có thể được lưu sang file excel bằng cách chạy
một add in tên file là PLX-DAQ-v2.11.xlsm và cần có máy tính kết nối với Arduino.

49
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Hình 4.4 Dữ liệu được hiển thị trực tiếp trên excel.

4.3 So sánh kết quả thực nghiệm và tính toán lý thuyết


Lực cản khi thí nghiệm thu được với giá trị là 0.412 (N). Với khối lượng riêng không khí ρ
=1.25 kg/m3, Am = 49 (cm2), CD = 1.28, V = (10m/s) tính lực cản khí động học lý thuyết theo
công thức:


D  C D Am V 2 = (1.28 x 49 x 10-4 x 1.25 x 102)/2 = 0.392 (N)
2
Sai số lực cản lý thuyết và thực nghiệm trong ống khí động hở của tấm phẳng vuông là 0.02
(N) tương đương với 5%.

50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Chương 5: Kết luận kiến nghị.


Sau khi nhóm em hoàn thiện được mô hình và đo kết quả thực tế với mẫu vật là tấm phẳng
vuông. Có được kết quả của ống khí động hở tác dụng lên mẫu vật. Kết quả so sánh được sai số
không đáng kể so với lý thuyết. Có thể thực hiện với các mô hình lớn hơn như ô tô, máy bay,…
Hạn chế đối với nhóm em là kinh phí còn thấp chỉ thử nghiệm được với mẫu vật đơn giản.
Chưa thể thử nghiệm được trên mẫu vật hình dạng ô tô. Không có trang thiết bị tiên tiến phục vụ
cho quá trình nghiên cứu ống khí động hở.
Nếu như đủ điều kiện về công nghệ cũng như kinh phí thì nhóm em có thể thiết kế được mô
hình lớn hơn và độ chính xác cao, ứng dụng vào thực tiễn.

51
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Wolf-Heinrich Hucho. Aerodynamics of Road Vehicles. Butterworth-Heinemann. (1987)
[2] Andrew R. Coggan, Ph.D. The Coggan Low Speed Wind Tunnel: Design, Dimensions, and
Operating Characteristics.(2011)
[3] Andrej Samardzic, Jackson Gillenwaters, Thomas Cieslewski. Design of Unsteady Wind
Tunnel. (2016)
[4] Hà Tiến Vinh, Bùi Đ́nh Trí, Nguyễn Văn Thắng, Chu Ngọc Giao. Thiết kế, chế tạo và
thử nghiệm ống khí động tại Viện Cơ học. Tuyển tập Công tŕnh Hội nghị khoa học Cơ học Thủy
khí toàn quốc năm (2015) .897-904
[5] Jewel B. Barlow. William H. Rae, Jr. Alan Pope. LOW-SPEED WIND TUNNEL TESTING.
JOHN WILEY & SONS, INC.( 1999)

52
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, nhóm em xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy
trong thời gian vừa qua – Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, người
đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy TS Đặng Tiến Phúc đã tận tình hướng dẫn cho
nhóm trong thời gian thực hiện đồ án. Mặc dù trong quá trình thực hiện đồ án có những
giai đoạn khó khăn nhưng những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của Thầy đã
giúp chúng em biết cách tiến hành thực hiện đề tài một cách hợp lý, đáp ứng được trong
phạm vi nghiên cứu mà thầy đảm nhiệm hướng dẫn.
Mặc dù đã cố gắng tiếp thu nhiều kiến thức từ các thầy cô và cập nhật thêm nhiều tài
liệu liên quan, nhưng do trình độ hạn chế và thời gian thực hiện ngắn nên báo cáo không
thể nào tránh được những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô và các
bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

53
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

PHỤ LỤC

SƠ ĐỒ KẾT NỐI MẠCH ĐIỆN VÀ CODE CHO MẠCH ĐIỀU KHIỂN


1. Kết nối loadcell với HX711 và Arduino Mega 2560

Kết nối các cảm biến Loadcell với mạch HX711. Mỗi loadcell kết nối với một mạch HX711.

Loacell HX711

Dây đỏ E+

Dây đen E-

Dây trắng A-

Dây xanh lá cây A+

54
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Kết nối HX711 với Arduino

HX711 Arduino

VCC 5v

GND GND

DATA (Loadcell 1, 2, 3, 4, 5, 6) A0, A2, A4, A6, A8, A10

SCK (Loadcell 1, 2, 3, 4, 5, 6) A1, A3, A5, A7, A9, A11

2. Kết nối màn hình LCD128x64 với Arduino Mega 2560

Kết nối LCD128x64 với Arduino Mega 2560. Chân Vo được nối với chân của biến trở như
hình dùng để điều chỉnh độ tương phản cho LCD.

55
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

LCD128x64 Arduino mega

VSS GND

VDD 5V

Vo Chân biến trở

D/I 17

R/W 16

E 18

PSB GND

A(+) 3.3V

K(-) GND

3. Kết nối Arduino Uno và cảm biến tốc độ gió Wind Sensor Rev. P

Cảm biến gió Wind Sensor Rev. P Arduino Uno

GND GND

56
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

+10-12V Vin

OUT A0

TMP A2

4. Kết nối Arduino Uno với LCD 16x2

LCD 16x2 Arduino Uno

GND GND

VCC 5V

SCL SCL hoặc A5

SDA SDA hoặc A4

57
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

5. Kết nối Arduino với driver A4988 và mô tơ bước

Kết nối Arduino và driver A4988

Driver A4988 Arduino Mega 2560

DIR 8

STEP 9

VDD 5V

GND GND

58
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Chân RESET VÀ SLEEP trên driver A4988 nối với nhau. Cấp nguồn 8 – 35 V vào chân
Vmot và GND trên Driver A4988. Chân MS1, MS2, MS3 dùng để chia bước mô tơ. Chân 2A,
2B, 1A, 1B nối với chân tương ứng trên mô tơ bước.
Chân ENA trên A4988 được nối với công tắc dẫn đến chân 5V của Arduino Mega 2560
cùng với điện trở 10k để hạn dòng. Chân ENA dùng để tắt mở mô tơ. Khi công tắc trên đóng thì
mô tơ ngừng hoạt động.

6. Kết nối Arduino Mega 2560 với các nút điều khiển cân khí động và mô tơ bước
Nút Bấm Arduino mega

Chuyển hiển thị màn hình 30

Chỉnh các giá trị đo của cân về 0 31

Quay mô hình + 30 độ 32

Quay mô hình - 30 độ 33

Quay mô hình về vị trí cũ (0 độ) 34

Nút bấm gồm có hai chân, một chân nối với chân tương ứng trên Arduino mega 2560, chân
còn lại nối với điện trở 10k về GND. Khi bấm nút thì chức năng hoạt động.

7. Cân chỉnh cho các Loadcell


Bước 1: nạp code cân chỉnh loadcell vào Arduino và cắm dây tương ứng
Bước 2: đặt mẫu vật có khối lượng xác định lên loadcell
Bước 3: kết nối arduino với máy tính và mở giao tiếp Serial
Bước 4: điều chỉnh hệ số để giá trị khối lượng loadcell đo được bằng với khối lượng mẫu vật
Bước 5: lưu lại giá trị cân chỉnh của từng loadcell để nạp vào code của cân khí động
Tham khảo thêm ở video cân chỉnh loadcell.
8. Cân chỉnh cảm biến Wind Sensor Rev. P
Bước 1: Thu thập dữ liệu tốc độ gió so với điện áp cho cảm biến.
Bước 2: Sử dụng chức năng Solver trong excel để tìm phương trình tính vận tốc tối ưu cho cảm
biến dựa trên các dữ liệu thu được từ bước 1.

59
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Bước 3: Sau khi tìm được phương trình tối ưu vận tốc theo điện áp của cảm biến tiến hành điều
chỉnh lại code, và nạp cho Arduino Uno.
Tham khảo thêm ở video cân chỉnh Wind Sensor Rev. P.

9. Code

Code cân chỉnh hệ số cho loadcell:


/*
Setup your scale and start the sketch WITHOUT a weight on the scale
Once readings are displayed place the weight on the scale
Press +/- or a/z to adjust the calibration_factor until the output
readings match the known weight
Arduino pin 5 -> HX711 CLK
Arduino pin 6 -> HX711 DOUT
Arduino pin 5V -> HX711 VCC
Arduino pin GND -> HX711 GND
*/

#include "HX711.h"

HX711 scale(6, 5);

float calibration_factor = -375; // this calibration factor is adjusted


according to my load cell
float units;
float ounces;

void setup() {
Serial.begin(9600);
Serial.println("HX711 calibration sketch");
Serial.println("Remove all weight from scale");
Serial.println("After readings begin, place known weight on scale");
Serial.println("Press + or a to increase calibration factor");
Serial.println("Press - or z to decrease calibration factor");

scale.set_scale();
scale.tare(); //Reset the scale to 0

long zero_factor = scale.read_average(); //Get a baseline reading


Serial.print("Zero factor: "); //This can be used to remove the need
to tare the scale. Useful in permanent scale projects.
Serial.println(zero_factor);
}

void loop() {

scale.set_scale(calibration_factor); //Adjust to this calibration


factor

Serial.print("Reading: ");
units = scale.get_units(), 10;

60
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

if (units < 0)
{
units = 0.00;
}
ounces = units * 0.035274;
Serial.print(units);
Serial.print(" grams");
Serial.print(" calibration_factor: ");
Serial.print(calibration_factor);
Serial.println();

if(Serial.available())
{
char temp = Serial.read();
if(temp == '+' || temp == 'a')
calibration_factor += 1;
else if(temp == '-' || temp == 'z')
calibration_factor -= 1;
}
}

Code cho cảm biến tốc độ gió Wind Sensor Rev. P:


/* A demo sketch for the Modern Device Rev P Wind Sensor
Requires a Wind Sensor Rev P from Modern Device
http://moderndevice.com/product/wind-sensor-rev-p/

The Rev P requires at least at least an 8 volt supply. The easiest


way to power it
if you are using an Arduino is to use a 9 volt or higher supply on
the external power jack
and power the sensor from Vin.

Hardware hookup
Sensor Arduino Pin
Ground Ground
+10-12V Vin
Out A0
TMP A2

Paul Badger 2014


code in the public domain
*/

const int OutPin = A0; // wind sensor analog pin hooked up to Wind
P sensor "OUT" pin
const int TempPin = A2; // temp sesnsor analog pin hooked up to Wind
P sensor "TMP" pin
#include <Wire.h>
#include <LiquidCrystal_I2C.h>

LiquidCrystal_I2C lcd(0x27, 16, 2); // set the LCD address to 0x20 for
a 16 chars and 2 line display

61
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

void setup() {
Serial.begin(9600);
lcd.init(); // initialize the lcd

// Print a message to the LCD.


lcd.backlight();

void loop() {

// read wind
int windADunits = analogRead(OutPin);
Serial.print("RW "); // print raw A/D for debug
Serial.print(windADunits);
Serial.print("\t");

// wind formula derived from a wind tunnel data, annemometer and some
fancy Excel regressions
// this scalin doesn't have any temperature correction in it yet
float windMPH = pow((((float)windADunits - 288.0) / 73.4451),
3.03494);
Serial.print(windMPH);
Serial.print(" MPH\t");

// temp routine and print raw and temp C


int tempRawAD = analogRead(TempPin);
Serial.print("RT "); // print raw A/D for debug
Serial.print(tempRawAD);
Serial.print("\t");

// convert to volts then use formula from datatsheet


// Vout = ( TempC * .0195 ) + .400
// tempC = (Vout - V0c) / TC see the MCP9701 datasheet for V0c and
TC

float tempC = ((((float)tempRawAD * 5.0) / 1024.0) - 0.400) / .0195;


Serial.print(tempC);
Serial.println(" C");
lcd.setCursor(0, 0); // set cursor to first row
lcd.print("Wind Speed (m/s)"); // print out to LCD ;
lcd.setCursor(0, 1);
lcd.print(windMPH*0.44704);
lcd.print(" ");
delay(50 0);

62
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

Code cho cân khí động:

//const int OutPin = A13; // wind sensor analog pin hooked up to Wind P
sensor "OUT" pin
//const int TempPin = A14; // temp sesnsor analog pin hooked up to
Wind P sensor "TMP" pin
//#include <Wire.h>
//#include <LiquidCrystal_I2C.h>

//LiquidCrystal_I2C lcd(0x27, 16, 2); // set the LCD address to 0x20


for a 16 chars and 2 line display
//Chương trình cho mô tơ bước và cân khí động, dữ liệu được lưu trên
thẻ nhớ.
#include <Arduino.h>
#include <Wire.h> // I2c
#include "RTClib.h" // real time
RTC_DS1307 RTC;

#include <SPI.h> // SD CARD


#include <SD.h>
File logfile; //đối tượng file
const int chipSelect = 53;

// Motor steps per revolution. Most steppers are 200 steps or 1.8
degrees/step
#define MOTOR_STEPS 200
#define RPM 120
#define MICROSTEPS 1
#define DIR 8
#define STEP 9
#define ENABLE 13 // optional (just delete ENABLE from everywhere if
not used)
#include "A4988.h"
#define MS1 10
#define MS2 11
#define MS3 12
A4988 stepper(MOTOR_STEPS, DIR, STEP, ENABLE, MS1, MS2, MS3);
float x = 0;
float y = 0;
float z = 0;
char xst[5];
char yst[5];
char zst[10];

#include <HX711.h> // thư viện ADC load cell


#include "U8glib.h" // thư viện màn hình GLCD (graphic liquid crystal
display )
U8GLIB_ST7920_128X64_1X u8g(18, 16, 17); // SPI Com: SCK = en = 18,
MOSI = rw = 16, CS = di = 17 // khai báo loại màn hình và chân cắm
int count = 0; // điều chỉnh hiển thị LCD
int count1 = 0;
int button1; // nút nhấn 1 điều chỉnh LCD
int button2; // nút nhấn 2 điều chỉnh cân khí động

63
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

HX711 scale1(A0, A1 ); //HX711 scale(DT, SCK);


HX711 scale2(A2, A3);
HX711 scale3(A4, A5 );
HX711 scale4(A6, A7 );
HX711 scale5(A8, A9 );
HX711 scale6(A10, A11);

float calibration_factor1 = -378; // hệ số chuyển đổi, điều chỉnh giá


trị load cell
float calibration_factor2 = -394;
float calibration_factor3 = -378;
float calibration_factor4 = -375;
float calibration_factor5 = -369;
float calibration_factor6 = -247;

float units1; // các giá trị thu được từ các load cell (gram)
float units2;
float units3;
float units4;
float units5;
float units6;
char units1_string[10];
char units2_string[10];
char units3_string[10];
char units4_string[10];
char units5_string[10];
char units6_string[10];
float D; // lực cản
float L; // lực nâng
float S; // lực bên
float PM; // mô men dọc
float YM; // mô men hướng
float RM; // mô men lật
char Dst[10];
char Lst[10];
char Sstr[10];
char PMst[10];
char YMst[10];
char RMst[10];
//const int OutPin = A13; // wind sensor analog pin hooked up to
Wind P sensor "OUT" pin
//const int TempPin = A14; // temp sesnsor analog pin hooked up to
Wind P sensor "TMP" pin
void MOMENTANDFORCE() {
// chuyển đổi giá trị của load cell để hiển thị ra GLCD , hiển thị
lực và mô men.
u8g.setFont(u8g_font_helvR08); // chọn font chữ cho GLCD
u8g.drawStr( 0, 10, "DRAG "); // lệnh in ra màn hình (0,10,"LC1")
trong đó 0 là vị trí cột, 10 là dòng LC1 là nội dung hiển thị
dtostrf(D, 8, 3, Dst); // lệnh chuyển đổi giá trị của loadcell sang
chuổi để GLCD có thể hiển thị
u8g.drawStr(50, 10, Dst);
u8g.drawStr( 120, 10, "N");

64
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

u8g.drawStr( 0, 20, "LIFT ");


dtostrf(L, 8, 3, Lst);
u8g.drawStr(50, 20, Lst);
u8g.drawStr( 120, 20, "N");
u8g.drawStr( 0, 30, "SIDE ");
dtostrf(S, 8, 3, Sstr);
u8g.drawStr(50, 30, Sstr);
u8g.drawStr( 120, 30, "N");
u8g.drawStr( 0, 40, "YM ");
dtostrf(YM, 8, 3, YMst);
u8g.drawStr(50, 40, YMst);
u8g.drawStr( 105, 40, "N.cm");
u8g.drawStr( 0, 50, "RM ");
dtostrf(RM, 8, 3, RMst);
u8g.drawStr(50, 50, RMst);
u8g.drawStr( 105, 50, "N.cm");
u8g.drawStr( 0, 60, "PM ");
dtostrf(PM, 8, 3, PMst);
u8g.drawStr(50, 60, PMst);
u8g.drawStr( 105, 60, "N.cm");
}

void LOADCELL() {
// chuyển đổi giá trị của load cell để hiển thị ra GLCD
u8g.setFont(u8g_font_helvR08); // chọn font chữ cho GLCD
u8g.drawStr( 0, 10, "LC1"); // lệnh in ra màn hình (0,10,"LC1") trong
đó 0 là vị trí cột, 10 là dòng LC1 là nội dung hiển thị
dtostrf(units1, 8, 3, units1_string); // lệnh chuyển đổi giá trị của
loadcell sang chuổi để GLCD có thể hiển thị
u8g.drawStr(50, 10, units1_string);
u8g.drawStr( 120, 10, "g");
u8g.drawStr( 0, 20, "LC2");
dtostrf(units2, 8, 3, units2_string);
u8g.drawStr(50, 20, units2_string);
u8g.drawStr( 120, 20, "g");
u8g.drawStr( 0, 30, "LC3");
dtostrf(units3, 8, 3, units3_string);
u8g.drawStr(50, 30, units3_string);
u8g.drawStr( 120, 30, "g");
u8g.drawStr( 0, 40, "LC4");
dtostrf(units4, 8, 3, units4_string);
u8g.drawStr(50, 40, units4_string);
u8g.drawStr( 120, 40, "g");
u8g.drawStr( 0, 50, "LC5");
dtostrf(units5, 8, 3, units5_string);
u8g.drawStr(50, 50, units5_string);
u8g.drawStr( 120, 50, "g");
u8g.drawStr( 0, 60, "LC6");
dtostrf(units6, 8, 3, units6_string);
u8g.drawStr(50, 60, units6_string);
u8g.drawStr( 120, 60, "g");
}
void HELLO (void) {
// giới thiệu

65
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

u8g.setFont(u8g_font_unifont);
//u8g.setFont(u8g_font_osb18);
u8g.drawStr( 07, 15, "STEPPER MOTOR");
u8g.drawStr( 07, 30, "LOAD CELL + LCD");
u8g.drawStr( 07, 45, "ARDUINO TEST");
}
void clearLCD() {
// xóa màn hình
u8g.firstPage();
do {
} while ( u8g.nextPage() );
}
void STEPPERMOTOR() {
// chuyển đổi giá trị của góc mô tơ để hiển thị ra GLCD
u8g.setFont(u8g_font_unifont); // chọn font chữ cho GLCD
u8g.drawStr( 07, 15, "ANGLE"); // lệnh in ra màn hình (0,10,"LC1")
trong đó 0 là vị trí cột, 10 là dòng LC1 là nội dung hiển thị
dtostrf(z, 7, 3, zst); // lệnh chuyển đổi giá trị của loadcell sang
chuổi để GLCD có thể hiển thị
u8g.drawStr(07, 30, zst);
u8g.drawStr( 07, 45 , "degree");

void setup() {

/*Serial.begin(9600); //khởi chạy serial ở baudrate 9600


lcd.begin(); // initialize the lcd
lcd.backlight();
*/

Wire.begin();//khởi chạy thư viện i2c


RTC.begin(); //khởi chạy thư viện đọc tín hiệu đồng hồ
//----------------------------------------
if (! RTC.isrunning()) {
Serial.println("Thoi gian thuc không chay duoc!");
// RTC.adjust(DateTime(__DATE__, __TIME__)); // chinh thoi gian
}
//-------------------------------

Serial.println("Khoi dong the SD...");


pinMode(SS, OUTPUT);

if (!SD.begin(chipSelect)) {
Serial.println("lỗi thẻ nhớ hoặc chưa được cắm!");
//while (1) ;//dung chuong trinh
}
Serial.println("Thẻ nhớ hoạt động");

//tạo ra các file từ logger00 -> logger99.csv theo mỗi lẩn reset
board
char filename[] = "LOGGER00.CSV";
for (uint8_t i = 0; i < 100; i++) {

66
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

filename[6] = i / 10 + 0;
filename[7] = i % 10 + 0;
if (! SD.exists(filename)) {//nếu fle này chưa được tạo => tạo ra
rồi ghi

logfile = SD.open(filename, FILE_WRITE);


break; //dừng vòng lặp tìm file ok
}
}

Serial.print("Lưu dữ liệu vào file: ");


Serial.println(filename);
logfile.println("Data Logging File");
logfile.println("Date,Time,LC1,LC2,LC3,LC4,LC5,LC7,x,y,z");

u8g.firstPage();
do {
HELLO();
} while ( u8g.nextPage() );
// void setup chỉ chạy 1 lần
// flip screen, if required
// u8g.setRot180();
// set SPI backup if required
//u8g.setHardwareBackup(u8g_backup_avr_spi);
// assign default color value
if ( u8g.getMode() == U8G_MODE_R3G3B2 ) {
u8g.setColorIndex(255); // white
}
else if ( u8g.getMode() == U8G_MODE_GRAY2BIT ) {
u8g.setColorIndex(3); // max intensity
}
else if ( u8g.getMode() == U8G_MODE_BW ) {
u8g.setColorIndex(1); // pixel on
}
else if ( u8g.getMode() == U8G_MODE_HICOLOR ) {
u8g.setHiColorByRGB(255, 255, 255);
}

pinMode(30, INPUT_PULLUP); // balance


pinMode(31, INPUT_PULLUP); //balance
pinMode(32, INPUT_PULLUP); // motor
pinMode(33, INPUT_PULLUP); // motor
pinMode(34, INPUT_PULLUP); //motor
button1 = digitalRead(11);
button2 = digitalRead(12);

Serial.println("HX711 Loadcell");
scale1.set_scale(calibration_factor1); // gán giá trị chuyển đổi cho
các loadcell
scale2.set_scale(calibration_factor2);
scale3.set_scale(calibration_factor3);
scale4.set_scale(calibration_factor4);
scale5.set_scale(calibration_factor5);

67
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

scale6.set_scale(calibration_factor6);
scale1.tare(); // chỉnh giá trị loadcell về 0
scale2.tare();
scale3.tare();
scale4.tare();
scale5.tare();
scale6.tare();

stepper.begin(RPM, MICROSTEPS);
//Serial.println("CLEARDATA"); // clears sheet starting at row 2
Serial.println("CLEARDATA"); // Hiển thị dữ liệu bằng excel

Serial.println("LABEL,Date,Time,LC1(g),LC2(g),LC3(g),LC4(g),LC5(g),LC6(g),Dr
ag(N),Lift(N),Side(N),YM(N.cm),RM(N.cm),PM(N.cm),x,y,z"); //,MPH,Temp");

delay(1000); // dừng 0.5s

void loop() {
// read wind
/* int windADunits = analogRead(A13);
float windMPH = pow((((float)windADunits - 288.0) / 78), 3.36814);
// temp routine and print raw and temp C
int tempRawAD = analogRead(A14);
float tempC = ((((float)tempRawAD * 5.0) / 1024.0) - 0.400) / .0195;
lcd.setCursor(0, 0); // set cursor to first row
lcd.print("MPH"); // print out to LCD ;
lcd.setCursor(0, 1);
lcd.print(windMPH);
lcd.print(" ");
*/

units1 = scale1.get_units(), 10; // lấy dữ liệu từ loadcell


units2 = scale2.get_units(), 10;
units3 = scale3.get_units(), 10;
units4 = scale4.get_units(), 10;
units5 = scale5.get_units(), 10;
units6 = scale6.get_units(), 10;

// tính lực ra Niuton, mô men N.cm, chọn gia tốc trọng trường g =
9.8066m/s2
D = (units1 + units2) * 9.8066 / 1000 ; // lực cản (N)
L = (units4 + units5 + units6) * 9.8066 / 1000 ; //lực nâng (N)
S = units3 * 9.8066 / 1000 ; // lực ngang (N)
YM = units2 * 9.8066 / 1000 * 8.2 - units1 * 9.8066 / 1000 * 8.2 ;
// mô men hướng (N.cm) / 8.2 cánh tay đòn mô men hướng (cm)
RM = units4 * 9.8066 / 1000 * 10 - units5 * 9.8066 / 1000 * 10 ; //
mô men lật (N.cm) / 8.2 cánh tay đòn mô men lật (cm)
PM = (units4 + units5) * 9.8066 / 1000 * 8.5 - units6 * 9.8066 /
1000 * 16.5 - D * 5.8 ; // mô men dọc (N.cm)/ 8.5 và 16.5 cánh tay đòn mô
men dọc (cm) trừ đi mô men ảnh hưởng bởi lực cản

68
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

//tính các hệ số khí động học


//Cl = (lift * 2) / (rho * v * v * S);
//Cd = (drag * 2) / (rho * v * v * S);
//Cm = (Mle * 2) / (rho * v * v * S * C);

if (count == 0) {
// hiển thị kết quả lực và mô men ra GLCD
u8g.firstPage();
do {
MOMENTANDFORCE();
} while ( u8g.nextPage() );
}
if (count == 1) {
// hiển thị kết quả loadcell
u8g.firstPage();
do {
LOADCELL();
} while ( u8g.nextPage() );
}
if (count == 2) {
// hiển thị góc quay mô tơ
u8g.firstPage();
do {
STEPPERMOTOR();
} while ( u8g.nextPage() );
}

Serial.print( "DATA,DATE,TIME,"); // ghi dữ liệu bằng excel trực


tiếp bằng add on
Serial.print(units1);
Serial.print(",");
Serial.print(units2);
Serial.print(",");
Serial.print(units3);
Serial.print(",");
Serial.print(units4);
Serial.print(",");
Serial.print(units5);
Serial.print(",");
Serial.print(units6);
Serial.print(",");
Serial.print(D);
Serial.print(",");
Serial.print(L);
Serial.print(",");
Serial.print(S);
Serial.print(",");
Serial.print(YM);
Serial.print(",");
Serial.print(RM);
Serial.print(",");
Serial.print(PM);
Serial.print(",");

69
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

if (Serial.available() > 0) {
char inByte = Serial.read();

if (inByte == 't')
scale1.tare();
scale2.tare();
scale3.tare();
scale4.tare();
scale5.tare();
scale6.tare();
}
button1 = digitalRead(30);
button2 = digitalRead(31);
if (button1 == LOW) {
delay(500);
}

if (button1 == LOW) {
count++;
}
if (count > 2) {
count = 0;
}

if (button2 == LOW) {
delay(300);
}
if (button2 == LOW) {
// điều chỉnh giá trị loadcell về 0
scale1.tare();
scale2.tare();
scale3.tare();
scale4.tare();
scale5.tare();
scale6.tare();
}
count1++;
if (count1 >= 3000) { // giới hạn số bộ dữ liệu trong 3000 lần
gửi, sau đó lặp lại & lưu chồng lên dữ liệu cũ
count1 = 0;
Serial.println("ROW,SET,2"); // Bắt đầu từ Row 2 của sheet Excel
}

int nut = digitalRead(32);


int nut1 = digitalRead(33);
int nut2 = digitalRead(34);
if (nut == LOW) {
delay(500);
x = x + 90;
stepper.rotate(90);
}
if (nut1 == LOW) {
delay(500);

70
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

y = y - 90;
stepper.rotate(-90);
}
if (nut2 == LOW) {
delay(500);
stepper.rotate(-z);
x = 0;
y = 0;

}
if (x + y == 360) {
x = 0;
y = 0;
}
if (x + y == -360) {
x = 0;
y = 0;
}
z = (x + y) ;

// Serial.println("x= ");
Serial.print(x);
Serial.print(",");
// Serial.println("y= ");
Serial.print(y);
Serial.print(",");
//Serial.println("z= ");
Serial.println(z);
/* Serial.print(",");
//Serial.println("z= ");
Serial.print(windMPH);
Serial.print(",");
Serial.println(tempC);*/

//logfile.println();
DateTime now = RTC.now();
logfile.print(now.year(), DEC);
logfile.print('/');
logfile.print(now.month(), DEC);
logfile.print('/');
logfile.print(now.day(), DEC);
logfile.print(",");
logfile.print(now.hour(), DEC);
logfile.print(':');
logfile.print(now.minute(), DEC);
logfile.print(':');
logfile.print(now.second(), DEC);
logfile.print(",");
//
logfile.print(units1);
logfile.print(",");
logfile.print(units2);
logfile.print(",");
logfile.print(units3);

71
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – 05/2019 GVHD: TS.ĐẶNG TIẾN PHÚC

logfile.print(",");
logfile.print(units4);
logfile.print(",");
logfile.print(units5);
logfile.print(",");
logfile.print(units6);
logfile.print(",");
logfile.print(x);
logfile.print(",");
logfile.print(y);
logfile.print(",");
logfile.println(z);
logfile.flush();
delay(500);
}

72

You might also like