You are on page 1of 104

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths.

Vũ Việt Thắng

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ÔTÔ CHỮA CHÁY VÀ TỔ CHỨC PCCC......................................2
1.1. Khái niệm về lực lượng Phòng cháy chữa cháy.......................................................................2
1.2. Tổ chức lực lượng Phòng cháy chữa cháy................................................................................2
1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy cảnh sát Phòng cháy chữa cháy TPHCM............................................4
1.4. Khái niệm về phương tiện Phòng cháy chữa cháy...................................................................5
1.5. Công tác Phòng cháy chữa cháy................................................................................................9
1.6. Tổng quan về đề tài..................................................................................................................16
CHƯƠNG 2: CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ...................................................................................18
2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và điều kiện làm việc của ôtô chữa cháy.................................................18
2.2. Chọn phương án thiết kế.........................................................................................................19
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ BỐ TRÍ CHUNG...........................................................................................31
3.1. Bố trí chung ôtô chữa cháy, nguyên lý và thao tác chữa cháy cơ bản..................................31
3.2. Tính toán bố trí chung.............................................................................................................40
3.3. Sơ đồ bố trí chung......................................................................................................................41
3.4. Đặc tính kỹ thuật cơ bản của ôtô..............................................................................................42
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TÍNH ĐỘNG HỌC.................................................................48
4.1. Tính toán xác định trọng tâm ôtô.............................................................................................48
4.2. Kiểm tra tính ổn định của ôtô....................................................................................................52
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TÍNH ĐỘNG LỰC HỌC.......................................................53
5.1. Xây dựng đồ thị đặc tính ngoài động cơ..................................................................................54
5.2. Xác định nhân tố động lực học của ôtô....................................................................................55
5.3. Xác định thời gian tăng tốc của ôtô..........................................................................................56
5.4. Xác định quãng đường tăng tốc của ôtô...................................................................................56
5.5. Trình bày kết quả tính toán......................................................................................................57
5.6. Kiểm tra khả năng vượt dốc theo điều kiện bám của bánh xe chủ động với mặt đường.....64
CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ KĨ THUẬT....................................................................................................65
6.1. Tính toán sức bền mối lắp thùng, xitéc, PTO, bơm với sắt-xi ôtô..........................................65
6.2. Tính toán kiểm tra bền bồn nước chính...................................................................................70
6.3. Tính toán kiểm tra bền các đăng dẫn động.............................................................................78
6.4. Tính toán, kiểm tra công suất cung cấp cho bơm....................................................................82
6.5. Tính toán chọn xilanh thủy lực nâng cabin.............................................................................84
6.6. Tính toán thời gian và tầm phun xa của thiết bị.....................................................................87

Trường Đại học Bách Khoa TPHCM


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

6.7. Kiểm nghiệm các hệ thống khác của ôtô..................................................................................88


CHƯƠNG 7: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XE CHỮA CHÁY.......................................89
CHƯƠNG 8: BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG.................................................................................................91
8.1. Sắp xếp, làm sạch phương tiện.................................................................................................91
8.2. Bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên........................................................................................91
8.3. Bảo quản, bảo dưỡng sau khi chữa cháy, thực tập chữa cháy...............................................94
8.4. Bảo quản, bảo dưỡng định kỳ...................................................................................................95

Trường Đại học Bách Khoa TPHCM


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

LỜI NÓI ĐẦU

Thành Phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) với dân số vào khoảng 8,426 triệu người (số liệu
thống kê năm 2016), mật độ phân bố dân cư trung bình khoảng 3888 người/km2 (theo số
liệu đến năm 2015 của Tổng cục thống kê) và những con số này tiếp tục tăng mạnh theo
từng năm. Với dân số cũng như mật độ dân số cao nhất nước, nguy cơ xảy ra cháy nổ tại
TP.HCM là vô cùng lớn, theo thống kê của Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC)
TP.HCM, trong năm 2016 toàn TP xảy ra 2.223 tại nạn, sự cố liên quan đến cháy nổ, cứu
nạn cứu hộ. Trong đó, xảy ra 361 vụ cháy (12 vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng) và
16 vụ cháy do tự đốt. Hậu quả, làm chết 8 người, 27 người bị thương, ước thiệt hại
khoảng 260 tỉ đồng.
Theo những số liệu thống kê trên, việc phát triển công tác PCCC là rất cần thiết đối với
một thành phố lớn và đặc biệt hơn nữa là việc trang bị các phương tiện tối tân cũng như
các trang thiết bị phục vụ công tác PCCC cho các cơ quan chuyên ngành. Một trong
những phương tiện giữ vài trò quan trọng và chủ đạo hỗ trợ công tác PCCC là xe chữa
cháy.
Nhận thấy được tầm quan trọng và tính thực tiễn của xe chữa cháy, nhóm chúng em thực
hiện đề tài luận văn tốt nghiệp: thiết kế ô tô chữa cháy. Chúng em xin chân thành cảm ơn
Trường Đại học Bách Khoa, Ban chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật giao thông, Bộ môn Kỹ thuật
Ôtô - Máy động lực và thầy Vũ Việt Thắng đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho chúng em
hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn !

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 3


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ÔTÔ CHỮA CHÁY VÀ TỔ CHỨC PCCC


1.1. Khái niệm về lực lượng Phòng cháy chữa cháy
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và
CNCH) là một bộ phận thuộc lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Cơ quan này
có nhiệm vụ quản lý, tổ chức, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa
cháy trên toàn quốc, góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Điều 43 Luật PCCC quy định:
"Lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng
cháy và chữa cháy của toàn dân bao gồm:
1. Lực lượng dân phòng;
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy."
1.2. Tổ chức lực lượng Phòng cháy chữa cháy
Điều 15 Thông tư số 66/2014/TT-BCA Tổ chức hoạt động của lực lượng dân
phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành:
a) Tổ chức, biên chế đội dân phòng, tổ dân phòng:
Đội dân phòng có biên chế từ 10 người đến 20 người, trong đó 01 đội trưởng và 01
đội phó; biên chế trên 20 người đến 30 người được biên chế thêm 01 đội phó. Đội
dân phòng có thể được chia thành các tổ dân phòng; biên chế của tổ dân phòng từ
05 đến 10 người, trong đó có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó
b) Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ
không chuyên trách:
- Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có dưới 10 người thường xuyên làm
việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và
chữa cháy cơ sở và do người lãnh đạo cơ sở, chỉ huy phương tiện giao thông cơ
giới đó chỉ huy, chỉ đạo;
- Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có từ 10 người đến 50 người thường
xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 10
người, trong đó có 01 đội trưởng.
- Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 50 người đến 100 người
thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối
thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó.
- Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 100 người thường xuyên làm
việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 25 người,
trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 4


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

- Phương tiện giao thông cơ giới, cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm
việc độc lập hoặc làm việc theo ca thì mỗi bộ phận, phân xưởng, mỗi ca làm việc
có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy
cơ sở tối thiểu từ 05 đến 09 người, do đội trưởng hoặc đội phó kiêm tổ trưởng.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp, quản lý cơ sở, phương tiện giao
thông cơ giới ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội phòng cháy và chữa
cháy cơ sở.
c) Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ
chuyên trách:
- Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ
chuyên trách, phải bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở và phù
hợp với tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở đó. Người đứng đầu
cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở xem xét, quyết định về tổ chức, biên chế
của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách. Đội
phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách làm việc theo
ca, bảo đảm thường trực 24/24 giờ trong ngày. Ban lãnh đạo đội gồm có 01 đội
trưởng và các đội phó giúp việc.
- Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho đội phòng cháy và chữa
cháy cơ sở được thực hiện theo quy định của Bộ Công an; cơ quan Cảnh sát phòng
cháy và chữa cháy hướng dẫn về nghiệp vụ chữa cháy.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 5


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy cảnh sát Phòng cháy chữa cháy TPHCM

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 6


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

1.4. Khái niệm về phương tiện Phòng cháy chữa cháy


1.4.1. Điều 38 Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định:
1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy
móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy và
chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo
Nghị định này.
2. Phương tiện chữa cháy cơ giới của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
gồm xe, tàu, máy bay chữa cháy.
3. Xe chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy gồm xe phun chất
chữa cháy, xe chở lực lượng và phương tiện chữa cháy, xe chở nước, xe thang chữa
cháy và các phương tiện giao thông cơ giới khác sử dụng vào mục đích chữa cháy
và phục vụ chữa cháy.

1.4.2. PHỤ LỤC V Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31
tháng 7 năm 2014 của Chính phủ  quy định danh mục phương tiện PCCC như
sau:
1. Phương tiện chữa cháy cơ giới:
a) Các loại xe chữa cháy thông thường: Xe chữa cháy có téc, xe chữa cháy không
téc (xe bơm).
b) Các loại xe chữa cháy đặc biệt: Xe chữa cháy sân bay, xe chữa cháy rừng, xe
chữa cháy hóa chất, xe chữa cháy chống biểu tình gây rối...
c) Máy bay chữa cháy; tàu, xuồng chữa cháy.
d) Các loại xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy: Xe thang, xe nâng, xe chỉ huy, xe
thông tin ánh sáng, xe trạm bơm, xe chở nước, xe chở phương tiện, xe chở quân, xe
chở hóa chất, xe cấp cứu sự cố, xe cứu nạn, cứu hộ, xe hút khói, xe kỹ thuật...
đ) Các loại máy bơm chữa cháy: Máy bơm khiêng tay, máy bơm rơmoóc, máy bơm
nổi.
2. Phương tiện chữa cháy thông dụng:
a) Vòi, ống hút chữa cháy.
b) Lăng chữa cháy.
c) Đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, Ezectơ.
d) Giỏ lọc.
đ) Trụ nước, cột lấy nước chữa cháy.
e) Thang chữa cháy (thang 3, thang 2, thang hộp, thang móc, thang khác).
g) Bình chữa cháy (xách tay, có bánh xe): Bình bột, bình bọt, bình khí...
3. Chất chữa cháy: Nước, bột chữa cháy, khí chữa cháy, thuốc bọt chữa cháy.
4. Vật liệu và chất chống cháy:
a) Sơn chống cháy.
b) Vật liệu chống cháy.
c) Chất ngâm tẩm chống cháy.
5. Trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân:

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 7


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

a) Trang phục chữa cháy: Quần, áo, mũ, ủng, găng tay, thắt lưng, khẩu trang chữa
cháy; ủng và găng tay cách điện; quần áo cách nhiệt; quần áo chống hóa chất; quần
áo chống phóng xạ.
b) Mặt nạ phòng độc lọc độc, mặt nạ phòng độc cách ly, khẩu trang lọc độc, máy
san nạp khí cho mặt nạ phòng độc.
6. Phương tiện cứu người: Dây cứu người, đệm cứu người, thang cứu người (thang
dây, thang xếp...), ống cứu người, thiết bị dò tìm người...
7. Phương tiện, dụng cụ phá dỡ:
a) Máy cắt, máy kéo, máy banh, máy kích, máy nâng vận hành bằng khí nén, thủy
lực, bằng điện hoặc bằng động cơ.
b) Kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng...
8. Thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy gồm:
a) Bàn chỉ huy chữa cháy, lều chỉ huy chữa cháy.
b) Hệ thống thông tin hữu tuyến.
c) Hệ thống thông tin vô tuyến.
9. Hệ thống báo cháy, chữa cháy:
a) Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động.
b) Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động (bằng khí, nước, bột, bọt), hệ thống
họng nước chữa cháy trong nhà, hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà.
1.4.3. Danh mục và định mức phương tiện PCCC cần trang bị
Bảng 1.1. Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy
ĐƠN VỊ SỐ LƯỢNG TỐI NIÊN HẠN
STT DANH MỤC
TÍNH THIỂU SỬ DỤNG
Khóa mở trụ nước (trang bị cho địa
1. Chiếc 01 Hỏng thay thế
bàn có trụ cấp nước chữa cháy đô thị)
Theo quy định
2. Bình bột chữa cháy xách tay loại 8kg Bình 05 của nhà sản
xuất
Theo quy định
Bình khí CO2 chữa cháy xách tay loại
3. Bình 05 của nhà sản
5kg
xuất
4. Mũ chữa cháy Chiếc 01 người/01 chiếc 03 năm
5. Quần áo chữa cháy Bộ 01 người/01 bộ 02 năm
6. Găng tay chữa cháy Đôi 01 người/01 đôi Hỏng thay thế
7. Ủng chữa cháy Đôi 01 người/01 đôi Hỏng thay thế
8. Đèn pin chuyên dụng Chiếc 02 Hỏng thay thế
9. Câu liêm, bồ cào Chiếc 02 Hỏng thay thế
10. Dây cứu người Cuộn 02 Hỏng thay thế
Hộp sơ cứu (kèm theo các dụng cụ
11. Hộp 01 Hỏng thay thế
cứu thương)
12. Thang chữa cháy Chiếc 01 Hỏng thay thế
13. Loa pin Chiếc 02 Hỏng thay thế

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 8


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

14. Khẩu trang lọc độc Chiếc 01 người/01 chiếc Hỏng thay thế
Bảng 1.2. Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho đội phòng
cháy và chữa cháy cơ sở, cụ thể như sau:
ĐƠN VỊ SỐ LƯỢNG NIÊN HẠN
STT DANH MỤC
TÍNH TỐI THIỂU SỬ DỤNG
- Vòi chữa cháy có đường kính
Cuộn Vòi: 06 Hỏng thay thế
66mm, dài 20m
1. - Lăng chữa cháy A (trang bị cho
cơ sở có trụ cấp nước chữa cháy Chiếc Lăng: 02 Hỏng thay thế
ngoài trời)
Khóa mở trụ nước (trang bị cho
2. cơ sở có trụ cấp nước chữa cháy Chiếc 01 Hỏng thay thế
ngoài trời)
Theo quy định
Bình bột chữa cháy xách tay loại
3. Bình 05 của nhà sản
8kg
xuất
Theo quy định
Bình khí CO2 chữa cháy xách tay
4. Bình 05 của nhà sản
loại 5kg
xuất
01 người/01
5. Mũ chữa cháy Chiếc 03 năm
chiếc
6. Quần áo chữa cháy Bộ 01 người/01 bộ 02 năm
7. Găng tay chữa cháy Đôi 01 người/01 đôi Hỏng thay thế
8. Ủng chữa cháy Đôi 01 người/01 đôi Hỏng thay thế
01 người/01
9. Khẩu trang lọc độc Chiếc Hỏng thay thế
chiếc
10. Đèn pin chuyên dụng Chiếc 02 Hỏng thay thế
11. Câu liêm, bồ cào Chiếc 02 Hỏng thay thế
Theo quy định
12. Bộ đàm cầm tay Chiếc 02 của nhà sản
xuất
13. Dây cứu người Cuộn 02 Hỏng thay thế
Hộp sơ cứu (kèm theo các dụng
14. Hộp 01 Hỏng thay thế
cụ cứu thương)
15. Thang chữa cháy Chiếc 02 Hỏng thay thế
16. Loa pin Chiếc 02 Hỏng thay thế

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 9


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

Bảng 1.3. Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho đội phòng
cháy và chữa cháy chuyên ngành, cụ thể như sau:
ĐƠN VỊ SỐ LƯỢNG NIÊN HẠN SỬ
STT DANH MỤC
TÍNH TỐI THIỂU DỤNG
Thực hiện theo
quy định của tiêu
chuẩn, quy chuẩn Theo quy định
1. Phương tiện chữa cháy cơ giới Chiếc
kỹ thuật về phòng của nhà sản xuất
cháy và chữa
cháy
- Vòi chữa cháy có đường kính
Cuộn Vòi: 06 Hỏng thay thế
66mm, dài 20m
2. - Lăng chữa cháy A (trang bị cho
cơ sở có trụ cấp nước chữa cháy Chiếc Lăng: 02 Hỏng thay thế
ngoài trời)
Khóa mở trụ nước (trang bị cho cơ
3. sở có trụ cấp nước chữa cháy ngoài Chiếc 01 Hỏng thay thế
trời)
Bình bột chữa cháy xách tay loại Theo quy định
4. Bình 05
8kg của nhà sản xuất
Bình khí CO2 chữa cháy xách tay Theo quy định
5. Bình 05
loại 5kg của nhà sản xuất
01 người/01
6. Mũ chữa cháy Chiếc 03 năm
chiếc
7. Quần áo chữa cháy Bộ 01 người/01 bộ 02 năm
8. Găng tay chữa cháy Đôi 01 người/01 đôi Hỏng thay thế
9. Ủng chữa cháy Đôi 01 người/01 đôi Hỏng thay thế
01 người/01
10. Khẩu trang lọc độc Chiếc Hỏng thay thế
chiếc
11. Đèn pin chuyên dụng Chiếc 02 Hỏng thay thế
12. Câu liêm, bồ cào Chiếc 02 Hỏng thay thế
Theo quy định
13. Bộ đàm cầm tay Chiếc 02
của nhà sản xuất
14. Dây cứu người Cuộn 02 Hỏng thay thế
Hộp sơ cứu (kèm theo các dụng cụ
15. Hộp 01 Hỏng thay thế
cứu thương)
16. Thang chữa cháy Chiếc 02 Hỏng thay thế
17. Quần áo cách nhiệt Bộ 02 Hỏng thay thế
Quần áo chống hóa chất (trang bị
18. cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh Bộ 02 Hỏng thay thế
hóa chất)

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 10


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

Quần áo chống phóng xạ (trang bị


19. Bộ 02 Hỏng thay thế
cho cơ sở hạt nhân)
20. Mặt nạ phòng độc lọc độc Bộ 03 Hỏng thay thế
21. Mặt nạ phòng độc cách ly Bộ 02 Hỏng thay thế
22. Loa pin Chiếc 02 Hỏng thay thế

1.5. Công tác Phòng cháy chữa cháy


1.5.1. Khái niệm
Điều 3, Luật PCCC quy định các khái niệm liên quan đến chữa cháy như sau:
1. Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt
hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường.
2. Khu vực chữa cháy là khu vực mà lực lượng chữa cháy triển khai các công việc
chữa cháy.
3. Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện
chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập
tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy.
1.5.2. Phân loại đám cháy, các dạng phát triển đám cháy
1. Các dạng phát triển của đám cháy
Đám cháy phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điểm cháy ban đầu, chất cháy,
tính chất của vật liệu xây dựng, hướng gió, cách bố trí xếp đặt hang hóa – chất
cháy v.v.. từ đó đám cháy có nhiều hình dạng phát triển khác nhau, thường gặp ba
trường hợp sau:
- Đám cháy phát triển theo dạng hình tròn là đám cháy mà phạm vi lan rộng của
chúng phát triển cả về bốn phía, thường xảy ra đối với những đám cháy không bị
chắn bởi bốn phía.
- Đám cháy phát triển theo dạng hình chữ nhật là đám cháy mà phạm vi lan rộng
của chúng dọc theo một phía, thường xảy ra đối với những vị trí bị chặn bởi những
vật liệu khó cháy hoặc không thể cháy được hai bên của đám cháy. Đám cháy loại
này có thể chỉ phát triển dọc theo một phía và chỉ theo một hướng, nhưng cũng có
những đám cháy phát triển theo một phía nhưng theo cả hướng xuôi và hướng
ngược lại phía đó.
- Đám cháy phát triển theo dạng hình quạt (dạng góc) là đám cháy mà phạm vi lan
rộng theo hình quạt.
2. Phân loại đám cháy
Để phòng cháy, chữa cháy đạt hiệu quả cao, cần phân loại đám cháy và gắn các
biểu tượng loại đám cháy đối với các thiết bị, dụng cụ chữa cháy. Đám cháy được
phân ra bốn loại như sau:
- Cháy chất rắn (ký hiệu là A) gồm cháy các chất rắn với quá trình cháy âm ỉ (gỗ,
giấy, cỏ khô, rơm, rạ, than, sản phẩm dệt) gọi là nhóm A1 và cháy các chất rắn,
nhưng không có quá trình cháy âm ỉ (chất dẻo) gọi là nhóm A2.
- Cháy chất lỏng (ký hiệu là B) gồm hai nhóm: nhóm B1 là cháy các chất lỏng
không tan trong nước (xăng, ete, nhiên liệu dầu mỏ); cháy chất rắn hóa lỏng

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 11


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

(paraphin); nhóm B2 là cháy các chất lỏng hòa tan trong nước (rượu, methanol,
glyxerin).
- Cháy chất khí (ký hiệu là C) như metan, hydro, propan…
- Cháy kim loại (ký hiệu là D) gồm ba nhóm: nhóm D1 là cháy các chất kim loại
nhẹ (nhôm, magie, và hợp kim của chúng); nhóm D2 là cháy các kim loại kiềm và
các kim loại đồng dạng khác (natri, kali); nhóm D3 là cháy các hợp chất có chứa
kim loại (các hợp chất hữu cơ kim loại, hydro kim loại).
1.5.3. Biện pháp chữa cháy căn bản
Điều 30 Luật PCCC quy định biện pháp cơ bản trong chữa cháy là:
1. Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy.
2. Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
3. Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.
1.5.4. Các phương pháp chữa cháy cơ bản
Có 4 phương pháp như sau
 Chữa cháy bằng phương pháp làm lạnh (thu nhiệt):
- Là hạ nhiệt độ của chất cháy xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của nó.
Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để dập đám cháy chất rắn.
- Trong thực tế, nước là chất chữa cháy có khả năng làm lạnh tốt để dập nhiều
chất cháy khác nhau. Tuy nhiên, nước có tác dụng mạnh với các kim loại kiềm,
kiềm thổ và một số chất khác, cần chú ý khi sử dụng nước khi áp dụng phương
pháp chữa cháy cơ bản trong đám cháy có những loại chất này.
 Chữa cháy bằng ngăn cách ôxy với chất cháy (cách ly):
- Là phương pháp cách ly ôxy với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi
đám cháy. Dùng thiết bị, chất chữa cháy đậy phủ lên bề mặt của chất cháy. Loại bỏ
ôxi trong không khí với vật cháy, nhanh chóng di chuyển vật cháy ra khỏi vùng
cháy.
- Phương pháp này bao hàm ý nghĩa chống cháy lan, tạo ra sự ngăn cách giữa
những khu vực đang cháy với khu vực xung quanh chứa bị cháy. Trong chữa cháy
có thể sử dụng các phương pháp cách ly bằng lớp bột chữa cháy, các sản phẩm nổ,
cả bộ phận ngăn cháy, bằng cách tạo khoảng cách.
- Phương pháp này được áp dụng để dập tắt hầu hết các dạng đám cháy, bên
cạnh đó nên cần kết hợp phun nước để loại trừ cháy quay trở lại.
 Chữa cháy bằng phương pháp kìm hãm (ức chế) phản ứng cháy:

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 12


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

- Là loại bỏ khả năng hoạt động của phản ứng cháy chuỗi bằng cách đưa chất
chữa cháy vào gốc lửa làm cho phản ứng cháy chậm lại hoặc không thực hiên
được.
- Bọt chữa cháy hoặc cát có tác dụng làm giảm nhiệt độ và lượng oxy cung
cấp cho đám cháy.
 Chữa cháy bằng phương pháp giảm nồng độ các chất phản ứng (phương
pháp làm loãng vùng cháy – làm ngạt):
- Là làm cho nồng độ của các chất tham gia phản ứng cháy giảm xuống thấp
hơn giới hạn nồng độ bốc cháy thấp của chúng.
- Phương pháp này thực chất là tạo nên một màng ngăn hạn chế sự tiếp xúc
của oxy với chất cháy cụ thể bằng cách phun nước, phun sương hơi nước, khí trơ,
bột chữa cháy, các sản phẩm cháy (khói, khí không cháy).
1.5.5. Các biện pháp chữa cháy
 Biện pháp chữa cháy theo mặt lửa:
Được áp dụng trong trong những trường hợp khi đám cháy có dấu hiệu cháy lan.
Trường hợp này người chỉ huy phải bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy ở
những phần mặt ngoài đám cháy mà đang diễn ra quá trình cháy lan. Tiến hành dập
tắt từ phía ngoài diện tích đám cháy, dần dần tiến tới dập tắt toàn bộ đám cháy.
 Biện pháp chữa cháy theo chu vi:
Được áp dụng khi ta có đủ nguồn lực dập tắt đám cháy trên toàn bộ diện tích của
nó, hoặc trường hợp đám cháy đang phát triển theo nhiều hướng và mức độ đe doạ
của đám cháy tới các hướng đó ngang nhau. Nếu không dập tắt kịp thời thì đám
cháy sẽ phát triển lớn và gây hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp này đòi hỏi
phải huy động số lượng lực lượng và phương tiện đủ lớn để có thể chữa cháy theo
chu vi của nó.
 Biện pháp chữa cháy theo diện tích:
Được áp dụng khi lực lượng chữa cháy có đầy đủ nguồn lực để phun chất chữa
cháy trên toàn bộ diện tích đám cháy.
 Biện pháp chữa cháy theo thể tích:

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 13


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

Được áp dụng khi dập các đám cháy bằng khí trơ hoặc bằng bọt hòa không khí.
Phương pháp này được áp dụng đối với các đám cháy trong hầm cáp điện hoặc
trong hầm kín, hầm ngầm có khối tích không quá lớn.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 14


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

1.5.6. Cách phối hợp chữa cháy đôi với một tiểu đội trên xe chữa cháy
Một tiểu đội trên xe chữa cháy thông dụng gồm 6-8 thành viên, trong đó có 1 tiểu
đội trưởng phối hợp với nhau thực hiện công tác chữa cháy như sau:
- Cho xe chữa cháy tiếp cận khu vực chữa cháy
- Hai chiến sĩ đảm nhiệm công tác đưa ống chữa cháy tiếp cận gần với nguồn
cháy.
- Một chiến sĩ lắp đặt hệ thống ống của máy bơm và song song đó lắp đặt cơ cấu
phân nhánh.
- Một chiến sĩ đảm nhiệm công tác điều khiển thiết bị
- Một chiến sĩ lắp đặt hệ thống tiếp nước từ trụ tiếp nước cho xe chữa cháy.
- Tiểu đội trưởng đảm nhiệm công tác chỉ huy, điều động, đánh giá tình hình đưa
ra phương án chữa cháy và hỗ trợ các trang thiết bị hỗ trợ cần thiết, tham gia vào
công tác chữa cháy.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 15


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

1.5.7. Các xe được sử dụng trong công tác PCCC


- Xe chỉ huy dẫn đầu đoàn gồm 5 người, bao gồm chỉ huy phòng:

Hình 1.1. Xe chỉ huy PC&CC


 Nhiệm vụ: Xe chỉ huy có nhiệm vụ mở đường, chuyên chở lực lượng chỉ huy
- Xe chữa cháy điện gồm 1 chỉ huy đội và 5 lính cứu hỏa:

Hình 1.2. Xe chữa cháy điện


 Nhiệm vụ: Xe chữa cháy điện có nhiệm vụ đi tiên phong sau xe chỉ huy nếu
đám cháy xảy ra là đám cháy điện, được trang bị dụng cụ để dập tắt đám cháy
điện và chuyên chở 6 người trong đó có 1 chỉ huy đội.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 16


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

- Xe chữa cháy thông dụng gồm 1 tiểu đội trưởng và 5 lính cứu hỏa:

Hình 1.3. Xe chữa cháy thông dụng


 Nhiệm vụ: Xe chữa cháy thông dụng đi tiên phong sau xe chỉ huy nếu đám
cháy xảy ra là đám cháy thông thường, được trang bị dụng cụ để dập tắt đám cháy
và chuyên chở 6 người trong đó có 1 tiểu đội trưởng.
- Xe cứu nạn, cứu hộ:

Hình 1.4. Xe cứu nạn, cứu hộ

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 17


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

 Nhiệm vụ: Xe cứu nạn cứu hộ có nhiệm vụ chuyên chở trang thiết bị phục
vụ cứu nạn cứu hộ và có thể chở thêm lính cứu hỏa lúc cần thiết.
- Xe thang:

Hình 1.5. Xe thang


 Nhiệm vụ: Xe thang có nhiệm vụ phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn cứu
hộ trên cao khi không thể tiếp cận được từ mặt đất.
- Xe tiếp nước:

Hình 1.6. Xe tiếp nước


 Nhiệm vụ: Xe tiếp nước có nhiệm vụ cung cấp nguồn nước bổ trợ khi xe
chữa cháy tiếp cận được với trụ cấp nước chữa cháy, hoặc bơm tiếp nước từ các
nguồn như sông ngồi, kênh rạch,..
1.6. Tổng quan về đề tài

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 18


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

1.6.1. Nguồn lực để chữa cháy

Tổ chức

Trang Con
Đám cháy
thiết bị người

Phương
tiện chữa
cháy

Phương tiện Ứng phó


chủ lực nhanh Hiệu quả

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 19


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

1.6.2 Tầm quan trọng của ô tô chữa cháy và loại ô tô chữa cháy thiết kế

Nhìn vào những con số thống kê về tình hình cháy nổ của nước ta nói chung cũng
như TP.HCM nói riêng, cho thấy tình trạng cháy nổ đã và đang diễn ra hết sức
phức tạp về phạm vi lẫn mức độ thiệt hại. Vì vậy, lực lượng Phòng cháy chữa cháy
(PCCC) các quận cần bổ sung, đầu tư trang thiết bị, phương tiện và cơ sở hạ tầng
để kịp thời ứng phó, khắc phục các sự cố cháy nổ trong khu vực.

Và để ngăn chặn xử lý dập tắt đám cháy hiệu quả thì phương tiện để phục vụ công
tác PCCC rất quan trọng vì phương tiện vừa có thể di chuyển nhanh chóng, vừa
chở theo con người và đồng thời được trang bị các thiết bị dụng cụ dung dịch chữa
cháy bao gồm bơm chữa cháy, vòi chữa cháy, lăng chữa cháy, bình chữa cháy, mũ
chữa cháy, quần áo chữa cháy, gang tay chữa cháy, ủng chữa cháy, khẩu trang lọc
độc, dây cứu người, quần áo cách nhiệt, …

Ngoài ra việc báo cháy sớm, kinh nghiệm phối hợp chữa cháy của các phương tiện
chữa cháy, của các cán bộ chiến sĩ phòng cháy chữa cháy và sự hỗ trợ và tương tác
của người dân gần khu vực cháy cũng rất quan trọng trong việc chữa cháy, cứu nạn
giảm thiệt hại đáng kể về người và tài sản.

Trong các phương tiện chữa cháy được sử dụng trong các Phòng cảnh sát PCCC
thì loại xe chữa cháy thông dụng như đã nêu trên là phổ biến nhất vì hiệu quả chữa
cháy đa dạng, giá thành đầu tư ban đầu hợp lý, dễ bảo dưỡng sửa chữa, phù hợp
với quy trình công nghệ sản xuất xe chuyên dùng ở Việt Nam hiện tại. Do đó, đề
tài ô tô chữa cháy mà chúng em thiết kế chính là ô tô chữa cháy thông dụng đang
được trang bị ở các Phòng cảnh sát PCCC ở các quận huyện Tp.HCM hiện nay và
có thể trang bị cho các khu công nghiệp lân cận.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 20


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

CHƯƠNG 2: CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ


2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và điều kiện làm việc của ôtô chữa cháy
2.1.1 Nhiệm vụ của ôtô chữa cháy
 Dùng để dập tắt các đám cháy có thể gây nguy hại đến tính mạng và tài sản
 Đáp ứng chữa cháy khẩn cấp các khu vực bị cháy trong khu vực quận, huyện,
thành phố
 Cứu hộ, cứu nạn con người trong đám cháy
 Hạn chế được đám cháy và chữa cháy
2.1.2 Điều kiện làm việc của ôtô chữa cháy
 Đáp ứng nhanh trong công tác PCCC
 Xe hoạt động trên đường phố, các tuyến đường chật hẹp trong khu vực quận,
huyện và các khu công nghiệp có sẵn các trụ nước, kết hợp với xe tiếp nước
 Điều kiện làm việc ở các đám cháy nhỏ, khu công nghiệp, cần có sự hỗ trợ của
xe tiếp nước hoặc nguồn nước
 Có khả năng khi cần thiết vừa di chuyển vừa chữa cháy
2.1.3 Yêu cầu của ôtô chữa cháy
 Yêu cầu chung
 Thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành của bộ giao thông vận tải
 Phù hợp với các tuyến đường nội đô tại TpHCM
 Phù hợp quy trình công nghệ sản xuất xe chuyên dùng trong nước
 Dễ vận hành, bảo trì, bảo dưỡng trong quá trình sử dụng

 Yêu cầu riêng


 Được tranng bị các thiết bị, dụng cụ, công nghệ chữa cháy thỏa mãn các quy
định, nghị định về phương tiện PCCC của Bộ công an
 Có khả năng chữa cháy các đám cháy chất rắn (ký hiệu là A) gồm cháy các chất
rắn với quá trình cháy âm ỉ (gỗ, giấy, cỏ khô, rơm, rạ, than, sản phẩm dệt) gọi là
nhóm A1 và cháy các chất rắn, nhưng không có quá trình cháy âm ỉ (chất dẻo)
gọi là nhóm A2. Không có khả năng dập tắt đám cháy nhóm B,C,D.
 Có khả năng chở được 1 tiểu đội chữa cháy (6-8 người)
 Có khả năng hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 21


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

2.2. Chọn phương án thiết kế


Trên cơ sở nhiệm vụ, điều kiện và yêu cầu làm việc của ô tô chữa cháy thì các
phương án thiết kế được lựa chọn như sau
2.2.1. Chọn xe cơ sở
Yêu cầu về xe nền:
 Xe nền có tổng tải trọng phù hợp, có khả năng chở được bồn chứa nước
 Kích thước phù hợp với đường xá đô thị ở TpHCM
 Có khả năng chở được bồn chứa nước khoảng 3000(l)-4000(l)
 Có thể cải tạo cabin thành cabin đôi
 Có thể trang bị thêm bộ trích công suất của động cơ
 Có khả năng chở được một đội cứu hỏa 6-8 người
 Tính toán sơ bộ tải trọng xe nền dựa theo dung tích bồn chứa (4000l):

STT Trọng lượng(kg)


1.Nước và foam (thể tích được chọn 3600l nước, ≤ 4040
400l foam)
2. Cabin cải tạo thêm (Phương án cabin đôi) ≤ 500
3. Bơm ≤ 150
4. Đội công tác 7 người ≤ 455
5. Xi-téc nước ≤ 1500
6. 2 lăng chữa cháy loại A + 2 loại B ≤ 20
7. Bính chữa cháy (7 cái) 56
8. Bình oxi (7 cái) 35
9. Nón 7
10. Ống chữa cháy ( 22 cái) ≤ 250
11. Trang thiết bị khác ( cuốc, xẻng, đầu nối,..) ≤ 200
Tổng cộng: ≤ 7213(kg)

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 22


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

 Từ bảng thống kê sơ bộ trên, ta thấy lựa chọn xe nên có tải trọng ≥ 7213kg là
phương án khả thi. Với tải trọng trên, thị trường Việt Nam hiện nay có các dòng
xe sau thỏa mãn tiêu chí:
Tên xe Khối Khối lượng Khối lượng Công suất Giá
lượng toàn cho phép kể bản thân động cơ ( triệu
bộ (kg) cả người (kg) (kg) (kW) đồng)
Hino 10400 7460 2940 121 760-780
FC9JESW
Isuzu FR90N 10400 7260 3140 139 830-850
Mighty đồng 10250 7545 2705 95 ≥600
vàng HD700

 Từ các thông số kỹ thuật trên, chọn xe nền Hino FC9JESW với những ưu điểm
sau:
 Tải trọng cao nhất
 Giá thành trung bình
 Chiều dài cơ sở phù hợp nên sử dụng rộng rãi trong sản xuất xe chuyên dùng
tại Việt Nam
 Lắp ráp trong nước nên dễ mua và bảo dưỡng thuận tiện, thay thế phụ tùng dễ
dàng
 Thông số kỹ thuật xe nền Hino FC9JESW:

Dòng xe Hino FC9JESW


Tổng tải trọng (kg) 10400
Tự trọng (kg) 2940
Kích thước xe
Chiều dài cơ sở (mm) 3420
Kích thước bao ngoài (mm) 6140 x 2275 x 2470
Khoảng cách từ sau Cabin đến điểm 4285
cuối chassis (mm)
Động cơ
Model J05-TE đạt tiêu chuẩn Euro 2, turbo
tăng áp khí nạp
Công suất cực đại (kW) 121kW/2500rpm
Môment xoắn cực đại (N.m) 520Nm/1500rpm
Dung tích xy lanh (cc) 5123
D x S (mm) 112 x 130
Tỷ số nén 18:1

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 23


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

2.2.2. Chọn phương pháp trích công suất (PTO) :


 Trích công suất từ bánh đà:
 Sử dụng cho thiết bị chuyên dùng yêu cầu công suất thường trực
 Moment xoắn đầu ra của trục cao
 Trích công suất cả khi xe đứng yên hoặc chuyển động
 Trích công suất từ hộp số (có cơ cấu ly hợp):
 Cơ cấu ly hợp đóng ngắt đường truyền công suất khi cần thiết
 Moment xoắn đầu ra của trục thấp hoặc trung bình
 Trích công suất khi xe đứng yên
 Trích công suất từ trục các- đăng :
 Cơ cấu ly hợp đóng ngắt đường truyền công suất khi cần thiết
 Moment xoắn đầu ra của trục cao, có thể thay đổi tốc độ và moment của
trục nhờ vào việc thay đổi tỷ số truyền của hộp số.
 Trích công suất khi xe đứng yên và cả khi di chuyển
 Chọn phương án trích công suất:
Dựa vào các yêu cầu cụ thể về cách thức trích công suất của ôtô chữa cháy
cũng như tham khảo thực tế, yêu cầu về PTO của xe cứu hỏa như sau:
 Đóng ngắt đường truyền khi cần thiết
 Moment xoắn đầu vào yêu cầu của bơm phải đạt mức cho phép
 Công tác chữa cháy diễn ra thường xuyên khi xe đứng yên, một vài
trường hợp vừa hoạt động vừa di chuyển (công tác chống bạo động).
Cho nên ta thấy phương án trích công suất từ các-đăng là phù hợp.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 24


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

2.2.3. Chọn công nghệ chữa cháy:


 Công nghệ CAFS :
Đặc điểm của công nghệ CAFS:
Độ giãn nở bọt tích cực của hỗn họp bọt-nước qua khí nén áp suất cao, với tỷ lệ
giãn nở bọt khí thông thường gấp 8 lần (1:8) và có thể lên đến 22 lần (1:22)
• Khả năng chữa cháy trong môi trường thực tế điện áp 35KV (đã được kiểm định)
• Khoảng phun xa và độ cao phun được nâng cao hơn nhiều nhờ khí nén hoạt động
tích cực so với quy trình bọt khí thông thường (độ giãn nở bọt thụ động)
• Vòi chữa cháy nhẹ hơn và dễ dàng sử dụng hơn nhờ trọng lượng khí lớn trong
hỗn hợp bọt khí nén.
• Hiệu quả bám dính mạnh cả trên bề mặt thẳng đứng nhờ cấu trúc bọt đồng nhất.
• Bảo vệ gần như tuyệt đối việc bùng phát lại đám cháy
Ưu điểm chữa cháy:
• Chữa cháy nhanh chóng, hạn chế tuyệt đối khả năng tái bùng phát đám cháy nhờ
tác dụng làm mát nhanh và độ bao phủ bền vững của bọt khí nén
• Khả năng chữa cháy được nhân lên nhiều lần nhờ tăng khả năng giãn nở của bọt
• Hỗ trợ chữa cháy đúng mục tiêu, chính xác nhờ sử dụng bọt khí nén như là điểm
chỉ báo đối với các điểm nóng
• Độ tiếp xúc cao nhờ việc phân nhỏ của hạt nước từ bọt khí nén trong quá trình
thâm nhập ngọn lửa
• Hiệu quả chữa cháy cao nhờ vào sự tiêu thụ rất ít nước và thời gian chữa cháy
nhanh.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 25


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

 Công nghệ One Seven:


Đặc điểm của công nghệ One- Seven:
 Một-Bảy là hệ thống bọt được nén tự động tạo nên bọt tốt nhất mà không phụ
thuộc vào hình thức phun.
 Công nghệ Một-Bảy sử dụng rất ít nước và bọt (foam), tạo ra được một thể tích
bọt gấp 8 lần so với nước.
 Những hạt bọt này với kích thước đồng đều nhau tạo lên một màng bọt phủ lên
đám cháy.
 

Ưu điểm chữa cháy:


 Có thể được sử dụng trong tất cả loại đám cháy
 Có thể được sử dụng chữa cháy trên hiệu điện lên tới 35 000V
 Làm hạ nhiệt cực kỳ nhanh (10,3°C/giây, trong khi đó nước chỉ là 1,5°C/giây)
 Là phương pháp chữa cháy hiệu quả cao sử dụng lượng nước và bọt tối thiểu
 Một-Bảy có thể được sử dụng trong tất cả loại đám cháy.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 26


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

 Công nghệ chữa cháy foam+nước:


Đặc điểm:
Nước và foam được trộn lẫn vào nhau theo một tỷ lệ nhất định (từ 3% - 6%), khi
hỗn hợp được xịt về phía đám cháy thì sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề
mặt vật cháy, tách vật cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa sẽ bị dập tắt.
Ưu điểm chữa cháy:
 Công nghệ chữa cháy đơn giản nhưng hiệu quả phù hợp với quy trình công nghệ
sản xuất xe chuyên dùng trong nước
 Chi phí đầu tư thấp
 Tính linh hoạt cao
 Dễ dàng vận hành sử dụng và bảo dưỡng sửa chữa
 Chọn phương án công nghệ chữa cháy:
Trên cơ sở ưu tiên lựa chọn loại xe phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất trong
nước, chi phí đầu tư ban đầu thấp, dễ vận hành sử dụng thì nhóm chúng em chọn
công nghệ chữa cháy dạng foam + nước (tỷ lệ 3%-6%).
2.2.4. Chọn phương án thiết kế cabin:
 Xe chữa cháy có cabin đơn:
 Dùng cho xe chữa cháy vừa và nhỏ, dùng chữa cháy trong các khu vực có đường,
hẻm nhỏ hẹp.
 Thường dùng cho xe bơm, xe tiếp nước, xe thang
 Khả năng triển khai nhanh chóng, bảo trì bảo dưỡng ít phức tạp
 Cần không gian lớn để bố trí thùng tích nước

Hình 2.1. Xe chữa cháy trên nền xe hino có cabin đơn

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 27


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

 Ôtô chữa cháy có cabin kép:


 Dùng cho ôtô chữa cháy trung bình, lớn
 Đảm bảo mang theo đủ nguồn nhân lực để chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn tốt
(thường một xe đi kèm 6-8 người )
 Ôtô trang bị nhiều thiết bị chữa cháy, cần nguồn nhân lực vận hành lớn để
tiếp cận đám cháy dễ dàng hơn

Hình 2.2. Ôtô chữa cháy trên nền xe hino 5T trang bị cabin kép

 Chọn phương án thiết kế ca-bin


Dựa vào yêu cầu riêng của ôtô chữa cháy phải đảm bảo:
 Ôtô trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác chữa cháy
 Có khả năng chở được nhiều người, tham gia vận hành toàn bộ máy móc
thiết bị để xử lý đám cháy, mang đủ nguồn lực để tham gia cứu hộ cứu
nạn kịp thời
Cho nên chúng em chọn phương án thiết kế là cabin kép.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 28


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

2.2.4. Chọn phương án thiết kế xitéc:


❖ Ôtô chữa cháy có mặt cắt téc hình elip.
(Thường dùng trong xe chở dầu mỏ LPG, xe chở nước và các loại chất lỏng)
 Hạ thấp trọng tâm xe, tăng độ ổn định của xe
 Khó chế tạo
 Khó bố trí các thiết bị chữa cháy đi kèm

Hình 2.3. Ôtô chữa cháy có téc chứa nước hình trụ elip

❖ Ôtô chữa cháy có mặt cắt téc hình tròn


(Thường dùng trong xe chở dầu mỏ LPG)
● Áp suất được phân bố đều trên chu vi tiết diện téc
● Khó chế tạo
● Khó bố trí các thiết bị chữa cháy đi kèm

Hình 2.3. Ôtô chữa cháy có téc chứa nước hình trụ tròn

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 29


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

❖ Ôtô chữa cháy có mặt cắt téc hình chữ nhật hoặc hình vuông
 Dễ chế tạo
 Áp suất chất lỏng phân bố không đều
 Tận dụng được không gian để trang bị các thiết bị chữa cháy
 Tận dụng được hình dạng téc, phù hợp thiết kế thân xe dạng hộp để tăng
diện tích sử dụng

Hình 2.4. Ôtô chữa cháy có téc chứa nước hình chữ nhật hoặc vuông

❖ Ôtô chữa cháy có mặt cắt téc hình thang, đáy cong ( được sử dụng nhiều)
● Tận dụng được chiều ngang của xe
● Trọng tâm bồn khi đầy nước thấp, cho phép tăng độ ổn định của ôtô
● Kích thước dài, rộng, cao bằng với bồn kiểu elip thì bồn hình thang có
dung tích lớn hơn
● Cho phép rút ngắn chiều dài bồn so với các loại tiết diện khác, dễ bố trí
trên xe để đạt được vị trí trọng tâm hợp lí và phân bố tải trọng lên các cầu
● Phù hợp với ôtô cơ sở có cabin vuông
Với những ưu điểm trên, chọn phương án thiết kế téc có mặt cắt hình thang,
đáy cong là hợp lý.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 30


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

2.2.5. Chọn phương án vật liệu:


❖ Vật liệu chế tạo téc chứa nước và foam:
● Téc nước chế tạo từ thép không rỉ SUS 304 đảm bảo dễ bảo trì, bảo
dưỡng, đảm bảo chất lượng theo thời gian.
● Téc chưa foam chế tạo từ thép không rỉ SUS 304 đảm bảo việc chống ăn
mòn do hóa chất, dễ bảo trì bảo dưỡng.
❖ Vật liệu chế tạo thùng phụ trước và sau:
● Chế tạo bằng các khung nhôm hợp kim (Aluminum profile )
● Có ưu điểm nhẹ, bền, chắc chắn
❖ Vật liệu chế tạo khoang chứa dụng cụ, phương tiện chữa cháy:
● Khung chịu lực được chế tạo bằng thép gia cưởng phủ sơn lót chống rỉ và
sơn phủ bề mặt
● Bề mặt xung quang chế tạo từ các tấm thép
● Sàn và các giá đỡ từ hợp kim nhôm chống trượt A3031
2.2.6. Chọn phương án bơm
Hiện nay trên thị trường, bơm ly tâm được ứng dụng rộng rãi vì nhiều ưu điểm
nổi trội hơn so với bơm piston có cùng sản lượng. Đặc biệt là loại bơm ly tâm
tự mồi. Bơm tự mồi là thuật ngữ dùng để chỉ các máy bơm ly tâm có khả năng
sử dụng hỗn hợp giữa nước và không khí để tự đạt đến trạng thái được mồi
nước đầy đủ. Hiện nay trên các bơm ly tâm hiện đại các bơm mồi được tích
hợp với bơm chính.
 Nguyên lý hoạt động:
Đầu tiên, nước và không khí sẽ bị trộn lẫn bằng cánh bơm, rồi được đẩy vào
buồng chứa nước. Tại đây, không khí và nước sẽ chia thành hai phần vì tỉ
trọng khác nhau. Theo thời gian, nước sẽ dần chiếm toàn bộ không gian và lấp
đầy buồng chứa, không khí lúc này đã bị đẩy ra hoàn toàn, quá trình bơm bắt
đầu.
Khi lượng nước được bơm đi đủ lớn để không khí chiếm một phần trong
buồng chứa, chu trình mồi được lặp lại cho đến khi nước đủ để được bơm đi.
Lưu ý rằng khi sử dụng bơm tự mồi lần đầu, bạn không thể cấp nguồn để bơm
ngay được. Bạn cần cung cấp một lượng nước nhất định vào buồng chứa để
bơm có thể bắt đầu chu trình mồi. Bơm tự mồi nghĩa là bản thân bơm có thể
lặp lại quá trình mồi nước như lần đầu tiên mà không cần can thiệp bên ngoài.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 31


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

Hình 2.5. Bơm ly tâm

 Ưu điểm của bơm ly tâm


 Có lưu lượng đều và ổn định với cột áp không đổi.
 Kích thước nhỏ gọn và trọng lượng bé hơn so với bơm piston.
 Cho phép nối trực tiếp với động cơ cao tốc không qua hộp giảm tốc (Trị số
vòng quay có thể đạt đến 40,000 vòng/phút).
 Thiết bị đơn giản.
 An toàn lúc làm việc.
 Ít nhạy cảm với chất lỏng có chứa các loại hạt rắn.
 Khối lượng sửa chữa thường kỳ nhỏ vì ít các chi tiết động.
 Điều chỉnh lưu lượng đơn giản.
 Nhược điểm của bơm ly tâm
 Không có khả năng tự hút (Trước khi khởi động bơm cần điền đầy chất lỏng
vào bánh cánh và đường ống hút) nên làm tăng giá thành và thiết bị của bơm
thêm phức tạp.
 Hiệu suất thấp khi vòng quay nhỏ.
 Hiệu suất của bơm giảm nhiều khi độ nhớt của chất lỏng cần bơm tăng lên.
 So với bơm piston, kích thước đường ống hút của bơm ly tâm đòi hỏi lớn
hơn.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 32


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

 Có sự phụ thuộc giữa hiệu suất của bơm đến chế độ làm việc của nó.
2.2.7. Chọn phương án bố trí súng phun trên thùng
Hiện nay trên đa số các ô tô chữa cháy đều được trang bị súng phun nước cố
định, nhằm mục đích tăng cường sự cơ động trong công tác chữa cháy. Bên
cạnh đó, súng phun nước cố định còn được sử dụng để kiểm soát đám đông,
chống bạo động.
Súng phun cố định với áp suất cao, khoảng cách phun xa thường được đặt trên
nóc xe với ưu điểm có khả năng tiếp cận các đám cháy trên cao, các chung cư
4-5 tầng, các đám cháy có phương án tiếp cận từ xa.
Vì vậy, nhóm chúng em chọn phương án có bố trí súng phun trên thùng xe.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 33


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ BỐ TRÍ CHUNG


3.1. Bố trí chung ôtô chữa cháy, nguyên lý và thao tác chữa cháy cơ bản
Do ô tô chữa cháy có rất nhiều thiết bị dụng cụ đồng thời có kết cấu đặc biệt từ
việc chọn cơ sở và cách trích công suất cho nên chúng ta cần có một số giải pháp
kỹ thuật cần lưu ý khi thiết kế bố trí chung để đảm bảo việc phân bố tải trọng và
vận hành sử dụng trong quá trình chữa cháy
3.1.1 Mô tả một số giải pháp kỹ thuật
a. Thay đổi chiều dài các đăng từ đầu ra hộp số
Tháo trục các-đăng tại đầu ra của hộp số (01) và đồng thời tháo bỏ ổ bi treo (02) lắp
trên dầm ngang (03) của ô tô cơ sở.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 34


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

b. Lắp hộp trích công suất lên ôtô cơ sở


Lắp hộp trích công suất (03) và bơm chữa cháy (09) lên ô tô cơ sở.

- Lắp hộp trích công suất (03) lên ô tô cơ sở sao cho phù hợp các thông số lắp của
các-đăng truyền động (05) như: khoảng cách từ tâm chữ thập phía trước đến tâm cầu
sau, góc nghiêng của hộp trích công suất so với sát-xi ô tô cơ sở bằng với góc
nghiêng của hộp số so với sát-xi ô tô cơ sở, …
- Liên kết hộp số (01) và hộp trích công suất (03) bằng một trục các-đăng khác (02)
giống y các các-đăng (05), các-đăng (06), các-đăng (08) được nhập đồng bộ.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 35


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

c. Lắp các-đăng truyền động bơm chữa cháy

Lắp một đầu các-đăng truyền động bơm (06) vào đầu ra thứ 2 của hộp trích công
suất (03), lắp các-đăng truyền động bơm (08) vào giữa các-đăng truyền động bơm
(06) và bơm chữa cháy (09) sao cho đường tâm của các-đăng (06) và (08) trùng với
đường thẳng nối từ tâm của chốt chữ thập ở đầu ra của hộp trích công suất (03) và
đầu vào của bơm chữa cháy, lắp ổ bi treo (07) để cố định các đăng (06) và (08).

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 36


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

d. Nguyên lý hoạt động của hộp trích công suất

Trường hợp 1:
Đầu vào (02) và đầu ra 1 (07) ăn khớp với nhau, lúc này tỉ số truyền giữa đầu vào
(02) và đầu ra 1 (07) của hộp trích công suất là 1:1 (truyền thẳng cùng chiều), đầu ra
2 (04) đứng yên.
Trường hợp 2:
Đầu vào (02) với đầu ra 2 (04) ăn khớp với nhau, lúc này tỉ số truyền giữa đầu vào
và đầu ra 2 (04) của hộp trích công suất là 1:1,541 , khi đó đầu ra 1 (06) đứng yên.
Trong trường hợp này, xe được đỗ đứng yên, kéo thắng tay, cài số và điều chỉnh ga
bắt đầu cho bơm hoạt động để phụ vục công tác chữa cháy.
Trường hợp 3:
Đầu vào (02) cùng ăn khớp với đầu ra 1 (04) và đầu ra 2 (07) ăn khớp với nhau, lúc
này tỉ số truyền giữa đầu vào và đầu ra của hộp trích công suất lần lượt là 1:1 và
1:1,541.
Trong trường hợp này, xe có thể vừa di chuyển, vừa chữa cháy, giúp cho công tác
chữa cháy được cơ động và hiệu quả.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 37


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

e. Cải tạo cabin đơn thành cabin đôi


Cắt đuôi cabin cơ sở, nối dài đoạn thân cabin. Kết nối phần cắt với phần thân nối dài
bằng phương pháp hàn.

Cabin trước và sau cải tạo

Cabin trước và sau cải tạo

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 38


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

3.1.2 Tổng thể bố trí chung


+ Chuyển đổi cabin đơn thành cabin đôi (giữ nguyên phần khóa mở cabin phía sau
cabin nguyên thủy)
+ Lắp PTO ở các đăng đầu ra hộp ra hộp số (PTO phải ngắt truyền động tới cầu chủ
động khi bơm chữa cháy làm việc)
+ Giữ nguyên vị trí của các đăng thứ 2 (các đăng đến cầu chủ động)
+ Chuyển đổi phanh tay từ đuôi hộp số ra phía sau PTO (để có thể phanh tay khi xe
đứng yên mà bơm chữa cháy vẫn làm việc)
+ Dẫn động PTO lên bơm chữa cháy (bố trí bơm chữa cháy phía sau xe)
+ Sau cabin đôi bố trí thùng phụ trước chứa thiết bị
+ Thùng nước và thùng foam bố trí sau thùng phụ trước
+ Thùng phụ sau bố trí sau thùng nước và để chứa thiết bị
+ Bố trí cầu thang, sung phun, ống tiếp nước trên nóc thùng
+ Bố trí các thiết bị PCCC trên các khoang trống sao cho thuận tiện khi sử dụng

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 39


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

3.1.3 Mô tả nguyên lý hoạt động


Ôtô chữa cháy được thiết kế trên cơ sở lắp xi-téc chứa nước và foam có dung tích
3600 (lít), bơm chuyên dùng chữa cháy, vòi phun, hệ thống đường ống, van đóng mở
và các trang thiết bị khác lên sát-xi ôtô tải hiệu HINO FC9JESW
Việc dẫn động nước được thực hiện thông qua hệ thống bơm nước, và các đường
ống, các van đóng mở, các vòi phun cầm tay, súng phun đặt trên nóc xi-téc chứa.
Nguồn dẫn động bơm nước được dẫn động từ động cơ, làm việc theo nguyên lý như
sau:

V1 - Van nước từ xi téc ra bơm FV3 - Van khóa đường dẫn cấp foam
V2 … V5 Van nước từ bơm ra ống mềm, lăng tay FV4 - Van xả đáy xi téc foam
V6 … V7 Van nước ra súng phun cao áp WT - Xi téc nước
V8 - Van nước giải nhiệt động cơ FT - Xi téc foam
V9 - Van nước giải nhiệt hồi lưu PT - Cụm bơm chữa cháy
V10 - Van xả đáy bơm MT - Súng phun cố định (lăng giá)
V11 - Van xả đáy xi téc nước LGM - Cụm lăng tay bên trái
EV1 - Van điện - khí nén mở nước về xi téc RGM - Cụm lăng tay bên phải
EV2 - Van điện - khí nén mở nước lên lăng giá CB1 - Khớp nối mềm ống nước về xi téc
TrườngFV1
Đại -Học
VanBách
mở foam
KhoatừTPHCM
xi téc ra bộ trộn foam 40
FV2 - Van mở ống tiếp foam ngoài
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

+ Nguyên lý làm việc:


* Nạp nước vào xi-téc:
- Khi không sử dụng bơm: Nối cửa nạp nước với nguồn cung cấp nước.
- Khi sử dụng bơm nước: Nối đường hút của bơm với nguồn nước. Đóng các van từ
V2 đến V7; đóng van EV2, mở EV1. Vận hành bơm nước hút nước từ nguồn nước
vào xi téc.

* Xả nước ra khỏi xi-téc:


- Mở van V11 để xả nước ra khỏi xi téc.

* Phun nước chữa cháy:


- Mở van FV3, FV1 để foam vào bơm; Mở van V1 để nước từ xi téc vào bơm
- Mở các van từ V2 đến V7 để phun nước + foam qua các súng phun cầm tay
- Mở van EV2 để phun nước + foam qua lăng giá

3.1.4 Mô tả kết cấu


Xi-téc chứa nước được tạo dáng và thiết kế đảm bảo thể tích chứa 3600 (lít). Các
mặt hông, nóc, đáy xi-téc được ghép từ INOX SUS 304 dày 3 mm và 4 mm dập hình
tạo dáng và tăng khả năng chịu lực. Bên trong xi-téc có bố trí các tấm chắn ngang và
sóng dọc để giảm dao động sóng của nước trong xi-téc đảm bảo tăng tính ổn định
của ôtô khi di chuyển. Xi-téc chứa foam thiết kế đảm bảo thể tích chứa 400 (lít), chế
tạo từ INOX SUS 304 dày 3 mm và nằm bên trong xi-téc nước. Liên kết xi-téc nước
và foam với sát-xi ôtô qua 10 bulông quang M18. Ngoài ra, ôtô chữa cháy còn có bộ
trí các trang thiết bị khác: khoang thùng phụ tùng, vè chắn bùn, hành lang thao tác,

3.1.5 Các bước công nghệ thực hiện
Việc thực hiện thi công ôtô chữa cháy được thực hiện theo các bước sau:
B1-Cải tạo cabin cơ sở;
B2-Gia công và lắp xi-téc chứa lên sát-xi ôtô;
B3-Lắp bơm nước, lắp hộp trích công suất lên sát-xi ôtô;
B4-Gia công và lắp hệ thống đường ống, súng phun và các van điều khiển;
B5-Lắp các thiết bị phụ: khoang thùng phụ, vè chắn bùn;
B6-Kiểm tra toàn bộ;
B7-Sơn hoàn thiện;

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 41


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

3.1.6 Thao tác chữa cháy cơ bản

- Cho ôtô chữa cháy tiếp cận khu vực chữa cháy.
- Hai chiến sĩ đảm nhiệm công tác đưa ống chữa cháy và các trang thiết bị cần thiết
tiếp cận với nguồn cháy.
- Một chiến sĩ lắp đặt hệ thống ống của máy bơm và song song đó lắp đặt cơ cấu phân
nhánh.
- Một chiến sĩ đảm nhiệm công tác điều khiển trên buồng lái, thao tác thực hiện:
 Dừng xe, kéo phanh tay
 Chuyển PTO sang chế độ ON ( truyền động ra cầu sau bị ngắt, trục truyền động
ra bơm hoạt động)
 Vào tay số 6 ( số truyền động trực tiếp, tỷ số truyền 1 ), từ từ nhả ly hợp cho bơm
hoạt động.
- Một chiến sĩ lắp đặt hệ thống tiếp nước từ trụ tiếp nước cho ôtô chữa cháy.
- Tiểu đội trưởng đảm nhiệm công tác chỉ huy, điều động, đánh giá tình hình đưa ra
phương án chữa cháy và hỗ trợ các trang thiết bị hỗ trợ cần thiết, tham gia vào công
tác chữa cháy.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 42


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

3.2. Tính toán bố trí chung


 Bố trí chung khối lượng

Phân bổ Phân bổ
Ký Giá trị Tọa độ
Thành phần khối lượng lên trục lên trục
hiệu Gi (kG) x
1 2

Khối lượng ô tô sát-xi tải HINO


GSX 2940 1187 1920 1020
FC9JESW
Khối lượng phần cabin cải tạo
Gcb 650 835 492 158
thêm
Khối lượng thùng foam + khung Gtf 150 1890 67 83
Khối lượng thùng phụ trước 350 1890 157 193
Khối lượng khung + thùng nước Gtn 680 3050 74 606
Khối lượng khung + thùng phụ
500 4450 -150 650
sau
Khối lượng thùng phụ giữa +
150 2500 40 110
khung
Khối lượng sung phun Gs 10 3420 0 10
Khối lượng bộ trích công suất và
GPTO 150 2200 54 96
các phụ kiện kèm theo,
Khối lượng bơm chữa cháy và
GPk 300 4000 -50 350
phụ kiện kèm theo
Khối lượng không tải 5880 2604 3276
Khối lượng người ngồi ở hàng
Gkl1 195 0 195 0
ghế trước
Khối lượng người ngồi ở hàng
GKl2 260 860 195 65
ghế sau
Khối lượng nước mang theo Qn 3600 3050 390 3210
Khối lượng Foam QF 440 1904 195 245
Khối lượng đầy tải G 10375 3579 6796
Khả năng chịu tải lớn nhất trên
10400 3600 6800
từng trục của ôtô cơ sở

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 43


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

3.3. Sơ đồ bố trí chung

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 44


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

3.4. Đặc tính kỹ thuật cơ bản của ôtô

Các nội dung


TT
Ôtô chữa cháy
1 Thông tin chung Ôtô cơ sở HINO
FC9JESW
1.1 Loại phương tiện Ôtô sát-xi tải Ôtô chữa cháy
1.2 Nhãn hiệu, Số loại của phương tiện HINO FC9JESW
1.3 Công thức bánh xe : 4x2
2 Thông số về kích thước
2.1 Kích thước bao : Dài x Rộng x Cao
6140x2275x2470
(mm)
2.2 Chiều dài cơ sở (mm) 3420
2.3 Vệt bánh xe trước/sau (mm) 1770/1660
2.4 Vệt bánh xe sau phía ngoài (mm) 2130
2.5 Chiều dài đầu xe (mm) 1145
2.6 Chiều dài đuôi xe (mm) 1575 1935
2.7 Khoảng sáng gầm xe (mm) 225
2.8 Góc thoát trước/sau (độ) 27/22 27/15
2.9 Chiều rộng cabin (mm) 2355
2.10 Chiều rộng thùng hàng (mm) - 2300
3 Thông số về khối lượng
3.1 Khối lượng bản thân (kg) 2940 5880
3.1.1 Phân bố khối lượng lên từng trục xe
1920/1020 3579/6796
(kg)
3.2 Khối lượng hàng chuyên chở cho - 10400
phép tham gia giao thông không

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 45


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

phải xin phép (kg) :


3.3 Khối lượng hàng chuyên chở theo
- 10375
thiết kế (kg) :
3.4 Số người cho phép chở kể cả người
3 7
lái (người)
3.5 Khối lượng toàn bộ cho phép tham
gia giao thông không phải xin phép - 10400
(kg)
3.5.1 Phân bố lên từng trục xe (kg) - 3600/6800
3.6 Khối lượng toàn bộ theo thiết kế
10375
(kg)
3.7 Khả năng chịu tải lớn nhất trên từng
3600/6800
trục của xe cơ sở (kg)
4 Thông số về tính năng chuyển động
4.1 Tốc độ cực đại của xe (km/h) 102 84
4.2 Độ dốc lớn nhất xe vượt được (%) 36 39,3
4.3 Thời gian tăng tốc của xe từ lúc
khởi hành đến khi đi hết quãng - 23,49
đường 200m(giây)
4.4 Góc ổn định tĩnh ngang của xe (độ) -
4.5 Bán kính quay vòng theo vết bánh
6,0
xe trước phía ngoài (m)
5 Động cơ
5.1 Tên nhà sản xuất và kiểu loại động
HINO, J05E TE

5.2 Loại nhiên liệu Diesel,4 Kỳ, tăng áp, 6 xi lanh thẳng
hàng, làm mát bằng nước
5.3 Dung tích xi lanh (cm3) 5123
5.4 Tỉ số nén 18

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 46


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

5.5 Đường kính xi lanh x Hành trình


112x130
piston
5.6 Công suất lớn nhất (kW)/ Số vòng
118/2500
quay ( vòng/phút)
5.7 Mô men xoắn lớn nhất (N.m) / Số
515/1500
vòng quay (vòng/phút)
5.8 Phương thức cung cấp nhiên liệu Phun nhiên liệu trực tiếp
5.9 Vị trí bố trí động cơ trên khung xe Phía trước
6 Ly hợp
6.1 Kiểu 1 đĩa ma sát khô
6.2 Dẫn động thủy lực, trợ lực khí nén
7 Hộp số chính, hộp số phụ 6 số tiến, 1 số lùi
7.1 Tỷ số truyền các tay số 8,19 1,84
5,072 2,981 1,343 1,000
0 8
7.2 Tỷ số truyền tay số lùi 7,619
8 Trục các đăng (trục truyền động) 2 trục
9 Cầu xe: Cầu sau chủ động; tỷ số truyền: 4,333
10 Vành bánh xe và lốp trên từng
trục

10.1 Bánh trước Đơn

10.2 Lốp trước 8.25-16, Áp suất 650 kPa

10.3 Bánh sau Kép

10.4 Lốp sau 8.25-16, Áp suất 650 kPa

11 Mô tả hệ thống treo trước/ sau :


Treo trước: Phụ thuộc, nhíp lá
Treo sau: Phụ thuộc, nhíp lá
Giảm chấn trục trước: Thủy lực

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 47


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 48


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

12 Mô tả hệ thống phanh trước/sau

12.1 Phanh công tác (phanh chân): Hệ thống phanh thủy lực điều khiển bằng khí
nén

12.2 Phanh đỗ xe (phanh tay) : Tang Phanh đỗ xe (phanh tay) : Tang


trống, tác động lên trục thứ cấp hộp trống, tác động lên đuôi PTO truyền
số, dẫn động cơ khí. động ra các-đăng dẫn động bánh sau

13 Mô tả hệ thống lái :

13.1 Kiểu Trục vít ê-cu bi tuần hoàn

13.2 Tỷ số truyền cơ cấu lái 18,6

13.3 Dẫn động lái Cơ khí có trợ lực thủy lực

14 Mô tả khung xe: Khung sắt xi chị lực/ cabin kiểu lật

15 Hệ thống điện : 24V

15.1 Ắc quy : 2 bình 12 V, 75 Ah

15.2 Máy phát điện : 24V/50A

15.3 Động cơ khởi động : 24 V

15.4 Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu :


Đèn chiếu sáng phía trước, màu trắng, số lượng 02;
Đèn tín hiệu rẽ, màu vàng, số lượng 04;
Đèn tín lùi, màu trắng, số lượng 01;
Đèn tín hiệu phanh và kích thước sau, màu đỏ, số lượng 02;
Đèn biển số, màu trắng, số lượng 01;
Đèn quay ưu tiên 2 màu xanh-đỏ, số lượng 1 bộ (dài 1,2m);
Bộ âm li phóng thanh và còi hụ, số lượng 1 bộ.
16 Mô tả ca bin kiểu lật, 03 người, 02 cửa kiểu lật, 07 người, 4 cửa

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 49


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

17 Mô tả hệ thống chữa cháy và các thiết bị sử dụng:

17.1 Xi téc chứa

Kích thước bao của xi téc nước và foam,


mm

Thể tích xi téc chứa nước, lít 3600

Thể tích xi téc chứa foam, lít 400

17.2 Bơm chữa cháy


- Nhãn hiệu: Rosenbauer NH-35
- Công suất trên trục bơm: 95kW
- Lưu lượng: 3500 lít/phút
- Dẫn động: P.T.O
- Chiều cao cột hút lớn nhất: 3m
- Chiều cao cột áp lớn nhất: 161m

17.3 Súng phun trên nóc xe


- Áp suất phun lớn nhất: 10 bar
- Lưu lượng phun: 3000 lít/phút
- Góc quay lớn nhất: 360 °
- Góc nâng hạ lớn nhất: −50 ° đến +80 °
- Tầm xa lý tưởng: 80m
- Khối lượng: 10kg
- Điều khiển: bằng tay

17.4 Bơm thủy lực nâng cabin


- Bơm piston
- Lưu lượng: 3,6 lít/phút
- Điều khiển bằng tay

17.5 Bộ trích công suất


- Nhãn hiệu: Omsi 450 2AV
- Mô men: 700N.m
- Tỷ số truyền: 1/1,541
- Điều khiển: đóng ngắt bằng công tắc điện

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 50


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

17.6 Xilanh thủy lực nâng cabin


- Số loại: CDH
- Đường kính trong/ngoài: ∅ 50/∅ 35
- Tỷ số truyền: 1/1,541
- Áp suất làm việc: 33kg/cm2
- Áp suất lớn nhất: 50kg/cm2

17.7 Trục các-đăng dẫn động bơm, bộ trích công suất được nhập đồng bộ từ nước
ngoài

17.8 Hệ thống đường ống nước, van điều khiển được nhập đồng bộ từ nước ngoài

17.9 Đèn ưu tiên


- Tên gọi: đèn quay
- Nước sản xuất: Đài Loan
- Điện áp sử dụng: 24V

17.10 Hệ thống điều khiển


- Công tắc đèn
- Công tắc loa
- Công tắc chỉnh áp suất thấp
- Công tắc mở van nước vào bồn
- Công tắc điều chỉnh giảm tốc độ vòng quay
- Công tắc điều chỉnh tăng tốc độ vòng quay
- Công tắc chỉnh tỷ lệ foam/nước
- Công tắc ngắt PTO
- Công tắc khởi động PTO
- Chỉ thị tỷ lệ foam
- Nút tắt khẩn cấp
- Chỉ thị tỷ lệ nước
- Chỉ thị số vòng quay
- Đồng hồ áp suất chân không
- Đồng hồ áp suất thấp
- Đồng hồ áp suất cao

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 51


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TÍNH ĐỘNG HỌC


4.1. Tính toán xác định trọng tâm ôtô

Phân bổ Phân
Ký Giá trị Tọa độ
Thành phần khối lượng lên trục bổ lên
hiệu Gi (kG) x
1 trục 2

Khối lượng ô tô sát-xi tải


GSX 2940 1187 1920 1020
HINO FC9JESW
Khối lượng phần cabin cải tạo
Gcb 650 835 492 158
thêm
Khối lượng thùng foam +
Gtf 150 1890 67 83
khung
Khối lượng thùng phụ trước 350 1890 157 193
Khối lượng khung + thùng
Gtn 680 3050 74 606
nước
Khối lượng khung + thùng phụ
500 4450 -150 650
sau
Khối lượng thùng phụ giữa +
150 2500 40 110
khung
Khối lượng sung phun Gs 10 3420 0 10
Khối lượng bộ trích công suất
GPTO 150 2200 54 96
và các phụ kiện kèm theo,
Khối lượng bơm chữa cháy và
GPk 300 4000 -50 350
phụ kiện kèm theo
Khối lượng không tải 5880 2604 3276
Khối lượng người ngồi ở hang
Gkl1 195 0 195 0
ghế trước
Khối lượng người ngồi ở hang
GKl2 260 860 195 65
ghế sau
Khối lượng nước mang theo Qn 3600 3050 390 3210
Khối lượng Foam QF 440 1904 195 245
Khối lượng đầy tải G 10375 3579 6796
Khả năng chịu tải lớn nhất trên
10400 3600 6800
từng trục của ôtô cơ sở
4.1.1. Tọa độ trọng tâm ôtô theo chiều dọc

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 52


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

+Khi đầy tải:


Khoảng cách từ trọng tâm ôtô đến tâm cầu trước

Trong đó:
Z2 - Khối lượng phân bố lên trục sau ôtô
G - Khối lượng toàn bộ ô tô
L - Chiều dài cơ sở
Khoảng cách từ trọng tâm ôtô đến tâm cầu sau:
b = L - a = 3420 – 2240 = 1180 (mm)
+Khi không tải: tính toán tương tự ta có

a = 1905 (m)
b = 1515 (m)

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 53


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

4.1.2. Tọa độ trọng tâm ôtô theo chiều đứng


Thành phần khối lượng Giá trị Gi (kG) Tọa độ h
hiệu

- Khối lượng ô tô sát-xi tải HINO


GSX 2940 810
FC9JESW

- Khối lượng phần cabin cải tạo thêm Gcb 650 1340

- Khối lượng thùng foam + khung Gtf 150 1820


- Khối lượng thùng phụ trước   350 1650
- Khối lượng khung + thùng nước Gtn 680 1650

- Khối lượng khung + thùng phụ sau   500 1340

- Khối lượng thùng phụ giữa + khung   150 740


- Khối lượng súng phun Gs 10 2610
- Khối lượng bộ trích công suất và các
GPTO 150 550
phụ kiện kèm theo,
- Khối lượng bơm chữa cháy và phụ kiện
GPk 300 1420
kèm theo

- Khối lượng không tải   5880 hG0


- Khối lượng người ngồi ở hang ghế
Gkl1 195 1560
trước
- Khối lượng người ngồi ở hang ghế sau GKl2 260 1560
- Khối lượng nước mang theo Qn 3600 1650
- Khối lượng Foam QF 440 1820

- Khối lượng đầy tải G 10375 hG

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 54


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

BẢNG THÔNG SỐ TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH


Ký hiệu Đơn vị Giá trị
Chiều dài cơ sở L mm 3420
Vết bánh xe trước B1 mm 1170
Vết bánh xe sau ngoài cùng Wt mm 1660
Khối lượng bản thân K kG 5880
  + Trục trước K1 kG 2604
  + Trục Sau  K2 kG 3276
Khối lượng toàn bộ G0 kG 10375
  + Trục trước  G01 kG 6796
  + Trục Sau  G02 kG 3579
Bán kính quay vòng nhỏ nhất Rqmin m 4,39

Căn cứ vào trị số khối lượng các thành phần và chiều cao trọng tâm của chúng ta có
thể xác định chiều cao trọng tâm của ôtô thiết kế như sau:
hg = ( Gi . hgi) / G
Trong đó
hg - Chiều cao trọng tâm ôtô thiết kế
Gi - Khối lượng các thành phần (Ca bin, động cơ, hộp số ...)
hgi - Chiều cao tâm các thành phần khối lượng.
G - Khối lượng toàn bộ ô tô
+Khi ôtô đầy tải: hg = 1348 (mm)
+Khi ôtô không tải: hgo = 1112 (mm)

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 55


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

4.2. Kiểm tra tính ổn định của ôtô


Trên cơ sở bố trí chung và tọa độ của trọng tâm của ôtô, có thể xác định được các
giới hạn ổn định của ôtô như sau:
+Khi ô tô đầy tải:
- Góc giới hạn lật khi lên dốc:
L = arctg (b/ hg) = 41,2 (Độ);
- Góc giới hạn lật khi xuống dốc:
X = arctg (a/ hg) = 58,96 (Độ);
- Góc giới hạn lật trên đường nghiêng ngang:
 = arctg (B/2hg) = 35,6 (Độ);
- Vận tốc chuyển động giới hạn của ôtô khi quay vòng với bán kính Rmin:
Vgh =  B . g . Rqmin / (2. hg) = 5,55 (m/s);
+Khi ô tô không tải:
- Góc giới hạn lật khi lên dốc:
L = 53,72 (Độ);
- Góc giới hạn lật khi xuống dốc:
X = 59,73 (Độ);
- Góc giới hạn lật trên đường nghiêng ngang:
 = 40,93 (Độ);
- Vận tốc chuyển động giới hạn của ôtô khi quay vòng với bán kính Rmin:
Vgh = 6,11 (m/s);
KẾT QUẢ TÍNH TOÁN
ÔTÔ Thông số
STT
THIẾT KẾ a (mm) b (mm) hg (mm) B(mm) L X  Vgh (Km/h)
1 Không tải 1905 1515 1112 1930 53,72 59,73 40,93 22
2 Có tải 2240 1180 1348 1930 41,2 58,96 35,6 19,8

NHẬN XÉT: Các giá trị về giới hạn ổn định của ô tô thiết kế phù hợp với QCVN
09:2015/BGTVT và điều kiện giao thông thực tế, đảm bảo ô tô hoạt động.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 56


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TÍNH ĐỘNG LỰC HỌC

THÔNG SỐ TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HOC KÉO ÔTÔ


Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị
Khối lượng toàn bộ ô tô G0 kG 10375
Phân bố lên cầu chủ động G0z2 kG 6796
Khối lượng bản thân G kG 5880
Bán kính bánh xe  rbx m 0,386
Hệ số biến dạng lốp  0,935
Bề rộng xe tính toán   B m 2,275
Chiều cao xe tính toán  H m 2,99
Hệ số cản không khí k 0,05
Hiệu suất truyền lực  0,89
Hệ số cản lăn   f 0,02
Động cơ
Công suất lớn nhất N (kW) 118
Số vòng quay cực đại nv (v/ph) 2500
Mô men xoắn cực đại Me (N.m) 515
Số vòng quay nm (v/ph) 1500
Hệ số chủng loại động cơ
a 0,828
b 1,040
  c 0,868

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 57


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

Tỷ số truyền hộp số
Số 1 ih1 8,190
Số 2 ih2 5,072
Số 3 ih3 2,981
Số 4 ih4 1,848
Số 5 ih5 1,343
Số 6 ih6 1,000
Tỷ số truyền Cầu chủ động ic 4,333

5.1. Xây dựng đồ thị đặc tính ngoài động cơ

[ ( ) ( ) ( )]
a. Công suất động cơ
ne ne 2 ne 3
Sử dụngNcông
e=Nthức a nghiệm
e maxthực + b của S.R.Laydecman
−c
nN nN nN

Trong đó
Nemax (ml) - Công suất hữu ích cực đại của động cơ
Ne - Công suất hữu ích động cơ ứng với số vòng quay bất kỳ của trục khuỷu
trên đồ thị đặc tính ngoài
nN (vòng /phút) – Tốc độ quay của trục khuỷu động cơ tương ứng với công
suất cực đại
ne (vòng /phút) - Tốc độ quay của trục khuỷu động cơ tương ứng với công suất Ne
a,b,c - Các hệ số thực nghiệm của động cơ được chọn tương đối theo chủng
loại động cơ.
b. Mô men xoắn trên trục khuỷu động cơ
4
10 . N e
M e=
1,047. ne

c. Tốc độ di chuyển của ôtô


n e . R bx
V =0,377
i ℎi .i 0

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 58


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

d. Lực kéo trên bánh xe chuyển động


M e . i ℎi . i 0
P K=
Rbx

e. Lực cản không khí khi ôtô di chuyển


2
PW =K . F . V

Trong đó: K = 0,05 (kgs2/m4) : hệ số cản không khí


F = B01.H = 1,93.2,99 = 5,77(m2) : diện tích cản chính diện của ôtô
V(m/s) : vận tốc tương đối giữa ôtô và không khí
f. Lực cản tổng hợp
Pc =Pψ + PW

Trong đó: PW (kg) : lực cản khí động khi ôtô di chuyển
Pψ =ψ .G

ψ=f ±i : hệ số cản tổng cộng của đường

5.2. Xác định nhân tố động lực học của ôtô


P K − PW
D=
G
Gia tốc di chuyển
(D−f )g
J=
δ

Trong đó: J (m/s2) : gia tốc của ôtô


D : nhân tố động lực học
g = 9,81m/s2 : gia tốc trọng trường
δ i : hệ số kể đến ảnh hưởng của các khối lượng quay
2
δ i=1+0,05(1+i ℎi )
i ℎi : tỷ số truyền ở các tay số

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 59


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

5.3. Xác định thời gian tăng tốc của ôtô


V2
Thời gian để ôtô tăngt= ∫ từ1J dVV1 đến V2 xác định theo công thức
tốc
V1

Trong đó J(m/s2) - Gia tốc di chuyển của ôtô


Sử dụng phương pháp đồ thị để giải tích phân này, Từ đồ thị gia tốc của ôtô, chia
đường cong gia tốc ra thành nhiều đoạn nhỏ, Giả thiết rằng trong mỗi khoảng tốc độ
ứng với đoạn đường V cong đó thì ôtô tăng tốc với một gia tốc không đổi,
i 1−V i 2 ΔV 1
Δt i = = ∗
Thời gian tăng tốc của ôtôJ itb trongJ itb
khoảng
3,6 tốc độ từ Vi1 đến Vi2 được xác định như sau:

Ở đây: Jitb = 0,5(Ji1+Ji2)


(Ji1+Ji2) - Gia tốc ứng với điểm đầu và điểm cuối khoảng tốc độ chọn
n
Thời gian tăng tốc
t=∑tổngΔtcộng
=Δt từ tốc+độ
+ Δt Δt cực
+.. .tiểu
Δt Vmin đến tốc độ V
i 1 2 3 n
i=1
(s)

5.4. Xác định quãng đường tăng tốc của ôtô


Quảng đường để Vôtô
2
tăng tốc từ vận tốc V1 đến vận tốc V2 xác định theo công
thức: S= ∫ Vdt
V1
(m)

Sử dụng phương pháp đồ thị dựa trên đồ thị thời gian tăng tốc vừa lập để giải tích
phân này, Chia đường cong thời gian tăng tốc ra nhiều đoạn nhỏ và thừa nhận rằng
trong mỗi khoảng thay đổi tốc độ ứng với từng đoạn này ô tô chuyển động đều với
tốc độ trung bình.
Vitb = 0,5(Vi2 + Vi1)
Quãng đường tăng 1
ΔS tốc
=V của
i∗Δtôtô∗ trong khoảng tốc độ từ Vi1- Vi2
itb i
3,6
(m)

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 60


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

Quãng đường tăng tốc tổng cộng từ tốc độ cực tiểu Vmin đến tốc độ V
n
S=∑ ΔS i= ΔS 1 + ΔS 2 + ΔS 3 +. .. ΔS n
i=1 (m)
5.5. Trình bày kết quả tính toán
 Bảng kết quả tính toán
ne(Vg/ph) 500 700 900 1000 1200 1400 1500 1700 1900 2100 2300 2500
Ne(kw) 23.6 34.7 46.3 52.2 63.8 75.2 80.7 91.0 100.2 107.9 114.0 118.0
Me(N.m) 451.4 473.9 491.3 498.2 508.1 513.1 513.6 511.1 503.5 490.9 473.3 450.6
Ne(ML) 32.0 47.1 62.8 70.7 86.6 102.0 109.4 123.3 135.8 146.3 154.5 159.9
Me(kG.m) 46.01 48.30 50.08 50.78 51.80 52.30 52.36 52.10 51.32 50.04 48.24 45.94
V1(km/h) 2.1 2.9 3.7 4.1 4.9 5.7 6.2 7.0 7.8 8.6 9.4 10.3
V2 3.3 4.6 6.0 6.6 7.9 9.3 9.9 11.3 12.6 13.9 15.2 16.6
V3 5.6 7.9 10.1 11.3 13.5 15.8 16.9 19.2 21.4 23.7 25.9 28.2
V4 9.1 12.7 16.4 18.2 21.8 25.4 27.3 30.9 34.5 38.2 41.8 45.4

V5 12.5 17.5 22.5 25.0 30.0 35.0 37.5 42.5 47.5 52.5 57.5 62.5

V6 16.8 23.5 30.2 33.6 40.3 47.0 50.4 57.1 63.8 70.5 77.2 84.0
Pk1(kG) 3764.9 3952.3 4098.0 4155.1 4238.1 4279.3 4284.2 4262.7 4199.3 4094.2 3947.3 3758.6
Pk2 2331.6 2447.6 2537.8 2573.2 2624.6 2650.1 2653.2 2639.8 2600.6 2535.5 2444.5 2327.7
Pk3 1370.3 1438.6 1491.6 1512.4 1542.6 1557.6 1559.4 1551.5 1528.5 1490.2 1436.7 1368.1
Pk4 849.5 891.8 924.7 937.6 956.3 965.6 966.7 961.8 947.5 923.8 890.7 848.1
Pk5 617.4 648.1 672.0 681.4 695.0 701.7 702.5 699.0 688.6 671.4 647.3 616.3
Pk6 459.7 482.6 500.4 507.3 517.5 522.5 523.1 520.5 512.7 499.9 482.0 458.9
Pw1(kG) 0.09 0.18 0.30 0.37 0.54 0.73 0.84 1.08 1.35 1.65 1.98 2.34
Pw2 0.24 0.48 0.79 0.98 1.41 1.91 2.20 2.82 3.52 4.30 5.16 6.10
Pw3 0.71 1.38 2.29 2.83 4.07 5.54 6.36 8.17 10.20 12.46 14.95 17.66
Pw4 1.84 3.60 5.96 7.35 10.59 14.41 16.54 21.25 26.54 32.43 38.90 45.96
Pw5 3.48 6.82 11.28 13.92 20.05 27.29 31.33 40.24 50.26 61.40 73.65 87.02
Pw6 6.28 12.30 20.34 25.11 36.16 49.22 56.50 72.57 90.65 110.74 132.84 156.95
Pc1(kG) 207.6 207.7 207.8 207.9 208.0 208.2 208.3 208.6 208.9 209.2 209.5 209.8
Pc2 207.7 208.0 208.3 208.5 208.9 209.4 209.7 210.3 211.0 211.8 212.7 213.6
Pc3 208.2 208.9 209.8 210.3 211.6 213.0 213.9 215.7 217.7 220.0 222.4 225.2
Pc4 209.3 211.1 213.5 214.9 218.1 221.9 224.0 228.8 234.0 239.9 246.4 253.5
Pc5 211.0 214.3 218.8 221.4 227.5 234.8 238.8 247.7 257.8 268.9 281.2 294.5
Pc6 213.8 219.8 227.8 232.6 243.7 256.7 264.0 280.1 298.2 318.2 340.3 364.4

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 61


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

D1 0.363 0.381 0.395 0.400 0.408 0.412 0.413 0.411 0.405 0.394 0.380 0.362
D2 0.225 0.236 0.245 0.248 0.253 0.255 0.256 0.254 0.250 0.244 0.235 0.224
D3 0.132 0.139 0.144 0.146 0.148 0.150 0.150 0.149 0.146 0.142 0.137 0.130
D4 0.082 0.086 0.089 0.090 0.091 0.092 0.092 0.091 0.089 0.086 0.082 0.077
D5 0.059 0.062 0.064 0.064 0.065 0.065 0.065 0.063 0.062 0.059 0.055 0.051
D6 0.044 0.045 0.046 0.046 0.046 0.046 0.045 0.043 0.041 0.038 0.034 0.029
i1 4.404 4.404 4.404 4.404 4.404 4.404 4.404 4.404 4.404 4.404 4.404 4.404
i2 2.336 2.336 2.336 2.336 2.336 2.336 2.336 2.336 2.336 2.336 2.336 2.336
i3 1.494 1.494 1.494 1.494 1.494 1.494 1.494 1.494 1.494 1.494 1.494 1.494
i4 1.221 1.221 1.221 1.221 1.221 1.221 1.221 1.221 1.221 1.221 1.221 1.221
i5 1.140 1.140 1.140 1.140 1.140 1.140 1.140 1.140 1.140 1.140 1.140 1.140
i6 1.100 1.100 1.100 1.100 1.100 1.100 1.100 1.100 1.100 1.100 1.100 1.100
J1(m/s2) 0.779 0.820 0.851 0.864 0.882 0.891 0.892 0.887 0.873 0.850 0.818 0.777
J2 0.876 0.924 0.961 0.976 0.997 1.007 1.008 1.002 0.986 0.959 0.921 0.872
J3 0.750 0.793 0.827 0.840 0.859 0.867 0.868 0.862 0.845 0.819 0.783 0.737
J4 0.505 0.537 0.562 0.571 0.583 0.587 0.586 0.579 0.563 0.540 0.509 0.470
J5 0.344 0.367 0.383 0.389 0.395 0.395 0.392 0.381 0.364 0.340 0.310 0.272
J6 0.215 0.230 0.239 0.241 0.240 0.233 0.227 0.211 0.188 0.159 0.124 0.083
t1 0.000 0.285 0.558 0.691 0.952 1.209 1.336 1.592 1.851 2.115 2.389 2.674
t2 0.000 0.409 0.799 0.989 1.362 1.729 1.912 2.278 2.648 3.026 3.418 3.828
t3 0.000 0.811 1.584 1.960 2.697 3.422 3.783 4.507 5.240 5.992 6.773 7.596
t4 0.000 1.936 3.774 4.665 6.416 8.142 9.002 10.735 12.503 14.333 16.259 18.323
t5 0.000 3.912 7.618 9.418 12.962 16.480 18.246 21.838 25.564 29.509 33.785 38.563
t6 0.000 8.372 16.328 20.219 27.982 35.875 39.932 48.458 57.818 68.565 81.738 99.775
s1 0.000 0.195 0.443 0.587 0.914 1.295 1.506 1.972 2.503 3.105 3.789 4.570
s2 0.000 0.451 1.025 1.357 2.112 2.990 3.477 4.554 5.779 7.171 8.755 10.566
s3 0.000 1.524 3.458 4.575 7.112 10.063 11.700 15.324 19.455 24.161 29.539 35.723
s4 0.000 5.865 13.285 17.562 27.283 38.609 44.906 58.904 74.969 93.447 114.832 139.843
s5 0.000 16.305 36.898 48.775 75.857 107.625 125.412 165.339 211.929 266.727 332.079 411.731
220.39 1126.31
s6 0.000 46.861 106.237 140.721 2 316.109 370.986 498.249 655.426 855.953 3 1530.159

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 62


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

 Các đồ thị biểu diễn đặc tính kéo


Từ các công thức trên ta xây dựng được các đồ thị biểu diễn đặc tính kéo sau:
 Đồ thị đặc tính ngoài của động cơ

250

225

200

175
Ne(ml)
150

125

100

75
Me(kG.m)
50

25

0
0 250 500 750 1000 1250 1500 1750 2000 2250 2500 2750 3000
n (vòng/ph)

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 63


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

 Đồ thị đặc tính kéo

4500
Pk1
4000

3500

3000
Pk2
2500

2000
Pk3
1500

Pk4
1000
Pk5
Pk6
500
Pc
0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
V(km/h)

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 64


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

 Đồ thị nhân tố động lực học

0.45
D1

0.40

0.35

0.30
D2

0.25

0.20
D3
0.15
D4
0.10
D5

0.05
D6

0.00
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110
V(km/h)

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 65


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

 Đồ thị gia tốc

1.1

1.0

0.9

0.8

0.7

0.6

0.5

0.4

0.3

0.2

0.1

0.0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
V(km/h)
 Đồ thị thời gian tăng tốc

120
t6
100

80
t(s)

60

t5
40

t4
20
t2 t3
t1
0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
V(km/h)

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 66


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

 Đồ thị quãng đường tăng tốc

s(m)
2000
1800
1600
1400
s6
1200
1000
800
600 s5
400
s4
200 s1 s2 s3
0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

V(km/h)

J1 J2 J3 J4 J5 J6 J7  
0,779 0,777 0,872 0,737 0,272 0,364 0,226  
V1 V2 V3 V4 V5 V6 V7  
2,1 10,3 16,6 28,2 45,4 47,5 50,8  
J1tb J2tb J3tb J4tb J5tb J6tb J7tb  
0,39 0,778 0,825 0,805 0,505 0,318 0,295  
∆ v1 ∆ v2 ∆ v3 ∆v4 ∆ v5 ∆ v 6  ∆ v7  
2,1 8,2 6,3 11,6 17,2 2,1 3,3  
∆t 1 ∆t 2 ∆t 3 ∆t 4 ∆t 5 ∆t 6 ∆t 7 Σ∆t
0,00 2,93 2,12 4,01 9,47 1,83 3,11 23,47
∆ s1 ∆ s2 ∆ s3 ∆s4 ∆ s 5  ∆ s 6  ∆ s 7  Σ∆s
0,00 5,04 7,93 24,92 96,81 23,67 42,42 200,79

Từ kết quả trên ta có được thời gian tăng tốc tính từ lúc khởi hành đến khi đi hết
quãng đường 200m của ôtô đầy tải là: t=23,47s < 20+0,4G=24,15s
Đảm bảo thỏa mãn yêu cầu của quy chuẩn QCVN 09:2015/BGTVT.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 67


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

5.6. Kiểm tra khả năng vượt dốc theo điều kiện bám của bánh xe chủ động với
mặt đường
Khả năng leo dốc cực đại của ôtô trên các loại đường tính theo khả năng bám của
bánh xe chủ động được tính như sau:

mφ Z φ φ
i max ≤ − f =0,53
G
mφ – Hệ số sử dụng trọng lượng bám khi kéo; mφ =1,2
Z φ – Tải trọng tác dụng lên cầu chủ động; Z φ=6796(kg)
G – Trọng lượng toàn bộ ôtô; G = 10375(kg)
φ – Hệ số bám dọc ; φ=0,7

Giới hạn áp
Thông số Giá trị
dụng

Nhân tố động lực học lớn nhất Dmax 0,413

Vận tốc Vmax tính toán (km/h) 84


≥ 60
Vận tốc Vmax thực tế theo hệ số cản của mặt đường
84
(km/h)
Khả năng vượt dốc lớn nhất imax 39,3%
Khả năng vượt dốc lớn nhất cho phép theo điều kiện ≥ 20 %
53%
bám
Thời gian tăng tốc (toàn tải) hết quãng đường 200m 23,49 ≤ 24,15

KẾT LUẬN:
Từ các kết quả tính toán trên cho thấy ôtô thiết kế có tính năng động lực học cao.
Ôtô có thể hoạt động tốt với các tuyến đường nước ta.
Đảm bảo thỏa mãn yêu cầu của quy chuẩn QCVN 09:2015/BGTVT.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 68


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ KĨ THUẬT


6.1. Tính toán sức bền mối lắp thùng, xitéc, PTO, bơm với sắt-xi ôtô
6.1.1 Tính toán mối lắp dầm phụ với sắt-xi
Dầm phụ được lắp lên sắt-xi ôtô qua 10 bulong quang M16. Việc tính toán dựa
trên cơ sở lực ép của bulong và hệ số làm việc của các chi tiết.
Điều kiện để không có sự xê dịch giữa dầm phụ và sắt-xi ôtô: Pms>Pj
Trong đó Pms=(pe.2.n+m0).f
Pj=m0.Jp/g
Với: +pe=1200(kg) – Lực ép cho phép của bulong có đường kính 16mm
+m0=6170(kg) – Trọng lượng nước, foam, cụm thùng, các xitéc, súng
phun và các chi tiết ghép khác
+n=10 – Số bulong
+f=0,3 – Hệ số ma sát khô giữa cao su vải và kim loại
(f=0,2÷0,6: Trang 523-Machinary’s handbook-Erik Oberg)
+Jp=7(m/s2) – Gia tốc phanh cực đại
Thay vào tính được: (1200.20+6170).0,3=9051>6170.7/9,81=4402,65(kg)
2
[V qv ]
Lực tác dụng lên nhất khi quay vòng: P¿ =m0 =¿ 4413(kg)
g Rminqv

Trong đó: m0= 6170kg: trọng lượng nước chính, xitéc


Vqv= 5,55m/s2 – Vận tốc cho phép khi quay vòng
Rminqv= 4,39m – Bán kính quay vòng
Tính được: (1200.20+6170).0,3=9051>4413(kg)
6.1.2 Tính toán mối lắp xi-téc với dầm phụ
Xi-téc được lắp lên dầm phụ ôtô qua 40 bulong M14. Việc tính toán dựa trên cơ sở
lực ép của bulong và hệ số làm việc của các chi tiết.
Điều kiện để không có sự xê dịch giữa xi-téc và dầm phụ ôtô: Pms>Pj
Trong đó Pms=(pe.n+m0).f
Pj=m0.Jp/g
Với: +pe=850(kg) – Lực ép cho phép của bulong có đường kính 14mm

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 69


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

+m0=4280(kg) – Trọng lượng nước chính, foam, xitéc


+n=40 – Số bulong
+f=0,3 – Hệ số ma sát khô giữa cao su vải và kim loại
(f=0,2÷0,6: Trang 523-Machinary’s handbook-Erik Oberg)
+Jp=7(m/s2) – Gia tốc phanh cực đại
Thay vào tính được: (850.40+4280).0,3=11484>4280.7/9,81=3054,02(kg)
2
[V ]
Lực tác dụng lên nhất khi quay vòng: P¿ =m0 qv =¿ 3061(kg)
g Rminqv

Trong đó: m0= 4280kg: trọng lượng nước chính, foam, xitéc
Vqv= 5,55m/s2 – Vận tốc cho phép khi quay vòng
Rminqv= 4,39m – Bán kính quay vòng
Tính được: (850.40+4280).0,3=11484>3061(kg)
6.1.3 Tính toán mối lắp giá PTO với sắt-xi
Giá PTO được lắp lên sắt-xi ôtô qua 12 bulong M12. Việc tính toán dựa trên cơ sở
lực ép của bulong và hệ số làm việc của các chi tiết.
Điều kiện để không có sự xê dịch giữa giá PTO và sắt-xi ôtô: Pms>Pj
Trong đó Pms=(pe.n+m0).f ; Pj=m0.Jp/g
Với: +pe=580(kg) – Lực ép cho phép của bulong có đường kính 12mm
+m0=150(kg) – Trọng lượng PTO và phụ kiện kèm theo
+n=12 – Số bulong
+f=0,3 – Hệ số ma sát khô giữa cao su vải và kim loại
(f=0,2÷0,6: Trang 523-Machinary’s handbook-Erik Oberg)
+Jp=7(m/s2) – Gia tốc phanh cực đại
Thay vào tính được: (580.12+150).0,3=2133>150.7/9,81=107,03(kg)
2
[V ]
Lực tác dụng lên nhất khi quay vòng: P¿ =m0 qv =¿ 107,3(kg)
g Rminqv

Trong đó: m0= 150kg: trọng lượng PTO và phụ kiện kèm theo
Vqv= 5,55m/s2 – Vận tốc cho phép khi quay vòng
Rminqv= 4,39m – Bán kính quay vòng

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 70


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

Thay vào tính được: (580.12+150).0,3=2133>107,3(kg)

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 71


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

6.1.4 Tính toán mối lắp giá bơm với bơm


Giá bơm được lắp với bơm qua 6 bulong M10. Việc tính toán dựa trên cơ sở lực ép
của bulong và hệ số làm việc của các chi tiết.
Điều kiện để không có sự xê dịch giữa giá bơm và bơm: Pms>Pj
Trong đó Pms=(pe.n+m0).f
Pj=m0.Jp/g
Với: +pe=380(kg) – Lực ép cho phép của bulong có đường kính 10mm
+m0=300(kg) – Trọng lượng bơm và phụ kiện kèm theo
+n=8 – Số bulong
+f=0,3 – Hệ số ma sát khô giữa cao su vải và kim loại
(f=0,2÷0,6: Trang 523-Machinary’s handbook-Erik Oberg)
+Jp=7(m/s2) – Gia tốc phanh cực đại
Thay vào tính được: (380.6+300).0,3=774>300.7/9,81=214,07(kg)
2
[V ]
Lực tác dụng lên nhất khi quay vòng: P¿ =m0 qv =¿ 214,57(kg)
g Rminqv

Trong đó: m0= 300kg: trọng lượng bơm và phụ kiện kèm theo
Vqv= 5,55m/s2 – Vận tốc cho phép khi quay vòng
Rminqv= 4,39m – Bán kính quay vòng
Thay vào tính được: (380.8+300).0,3=774>214,57(kg)
6.1.5 Tính toán mối lắp giá bơm với dầm phụ
Giá bơm được lắp với dầm phụ qua 16 bulong M14. Việc tính toán dựa trên cơ sở
lực ép của bulong và hệ số làm việc của các chi tiết.
Điều kiện để không có sự xê dịch giữa giá bơm và dầm phụ: Pms>Pj
Trong đó Pms=(pe.n+m0).f ; Pj=m0.Jp/g
Với: +pe=850(kg) – Lực ép cho phép của bulong có đường kính 14mm
+m0=320(kg) – Trọng lượng bơm và giá bơm
+n=16 – Số bulong
+f=0,3 – Hệ số ma sát khô giữa cao su vải và kim loại
(f=0,2÷0,6: Trang 523-Machinary’s handbook-Erik Oberg)

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 72


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

+Jp=7(m/s2) – Gia tốc phanh cực đại


Thay vào tính được: (850.16+320).0,3=4176>320.7/9,81=228,34(kg)
2
[V ]
Lực tác dụng lên nhất khi quay vòng: P¿ =m0 qv =¿ 228,88(kg)
g Rminqv

Trong đó: m0= 320kg: trọng lượng bơm và giá bơm


Vqv= 5,55m/s2 – Vận tốc cho phép khi quay vòng
Rminqv= 4,39m – Bán kính quay vòng
Thay vào tính được: (850.16+320).0,3=4176>228,88(kg)
6.1.6 Tính toán mối lắp thùng phụ trước với dầm phụ
Giá bơm được lắp với dầm phụ qua 14 bulong M14. Việc tính toán dựa trên cơ sở
lực ép của bulong và hệ số làm việc của các chi tiết.
Điều kiện để không có sự xê dịch giữa thùng hàng và dầm phụ ôtô: Pms>Pj
Trong đó Pms=(pe.n+m0).f
Pj=m0.Jp/g
Với: +pe=850(kg) – Lực ép cho phép của bulong có đường kính 14mm
+m0=350(kg) – Trọng lượng thùng phụ trước
+n=14 – Số bulong
+f=0,3 – Hệ số ma sát khô giữa cao su vải và kim loại
(f=0,2÷0,6: Trang 523-Machinary’s handbook-Erik Oberg)
+Jp=7(m/s2) – Gia tốc phanh cực đại
Thay vào tính được: (850.14+350).0,3=3675>350.7/9,81=249,74(kg)
2
[V ]
Lực tác dụng lên nhất khi quay vòng: P¿ =m0 qv =¿ 250,33(kg)
g Rminqv

Trong đó: m0= 350kg: trọng lượng thùng phụ trước


Vqv= 5,55m/s2 – Vận tốc cho phép khi quay vòng
Rminqv= 4,39m – Bán kính quay vòng
Thay vào tính được: (850.14+350).0,3=3675>250,33(kg)

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 73


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

6.1.7 Tính toán mối lắp thùng phụ sau với dầm phụ
Giá bơm được lắp với dầm phụ qua 24 bulong M14. Việc tính toán dựa trên cơ sở
lực ép của bulong và hệ số làm việc của các chi tiết.
Điều kiện để không có sự xê dịch giữa thùng hàng và dầm phụ ôtô: Pms>Pj
Trong đó Pms=(pe.n+m0).f
Pj=m0.Jp/g
Với: +pe=850(kg) – Lực ép cho phép của bulong có đường kính 14mm
+m0=500(kg) – Trọng lượng khung và thùng phụ sau
+n=24 – Số bulong
+f=0,3 – Hệ số ma sát khô giữa cao su vải và kim loại
(f=0,2÷0,6: Trang 523-Machinary’s handbook-Erik Oberg)
+Jp=7(m/s2) – Gia tốc phanh cực đại
Thay vào tính được: (850.24+500).0,3=6270>500.7/9,81=356,78(kg)
2
[V ]
Lực tác dụng lên nhất khi quay vòng: P¿ =m0 qv =¿ 357,62(kg)
g Rminqv

Trong đó: m0= 500kg: trọng lượng khung và thùng phụ sau
Vqv= 5,55m/s2 – Vận tốc cho phép khi quay vòng
Rminqv= 4,39m – Bán kính quay vòng
Thay vào tính được: (850.24+500).0,3=6270>357,62(kg)

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 74


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

6.2. Tính toán kiểm tra bền bồn nước chính


6.2.1 Kiểm tra bền vỏ bồn nước chính
Lực tác dụng lên các tấm (vách hông, vách trước, đáy) là phân bố đều
 Khi chạy trên đường thẳng:
Lực tác dụng lên mặt đáy: Pj=η.m0.g=2.4280.9,81=84000N
Trong đó: η=2: hệ số động của xe khi di chuyển
m0=4280kg: trọng lượng nước chính, xitéc
Lực phanh phân bố đều lên tấm: q=Pj/A=13,75.10-3 N/mm2
Trong đó: A=3055020mm2
 Kết quả tính toán
 Ứng suất

Ứng suất lớn nhất:


[σ ] = 154,8 Mpa < [σ ]max = 205 Mpa (ứng suất giới hạn của INOX 304)
Như vậy bồn nước chính đảm bảo điều kiện bền.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 75


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

 Chuyển vị

Chuyển vị lớn nhất y = 0,717mm

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 76


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

 Khi phanh gấp:


Lực tác dụng lớn nhất khi phanh gấp: Pj=η.m0.Jp=50400N
Trong đó: η=2: hệ số động của xe khi di chuyển
m0 = 3600kg: trọng lượng nước chính
Lực phanh phân bố đều lên tấm: q=Pj/A=24.10-3 N/mm2
Trong đó: A=2098270mm2
 Kết quả tính toán
 Ứng suất

Ứng suất lớn nhất:


[σ ] = 99,29 Mpa < [σ ]max = 205 Mpa (ứng suất giới hạn của INOX 304)
Như vậy bồn nước chính đảm bảo điều kiện bền.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 77


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

 Chuyển vị

Chuyển vị lớn nhất y = 0,8564mm

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 78


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

 Khi quay vòng:


2
[V qv ]
Lực tác dụng lên nhất khi quay vòng: F ¿=η. m0 =¿ 50520N
Rminqv

Trong đó: η=2: hệ số động của xe khi di chuyển


m0= 3600kg: trọng lượng nước chính, xitéc
Vqv= 5,55m/s2 – Vận tốc cho phép khi quay vòng
Rminqv= 4,39m – Bán kính quay vòng
Lực phân bố đều lên tấm q=FLT/A= N/mm2=31,12.10-3 N/mm2
Trong đó: A=1623464,541mm2
 Kết quả tính toán
 Ứng suất

Ứng suất lớn nhất:


[σ ] = 164,9 Mpa < [σ ]max = 205 Mpa (ứng suất giới hạn của INOX 304)
Như vậy bồn nước chính đảm bảo điều kiện bền.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 79


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

 Chuyển vị

Chuyển vị lớn nhất y = 0,9412mm

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 80


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

6.2.2 Kiểm tra mối hàn đầu xi-téc


Đường hàn theo như hình vẽ

Trong đó:
σ p - ứng suất cắt lớn nhất do moment uốn gây ra

a 57,8 2
σ p=M . =148488. =1,89 kg /cm
Iu 4,54.10
6

σ j - ứng suất cắt lớn nhất do lực cắt gây ra

P 2569 2
σ j= = =10,84 kg /cm
A 237
- Lực tác dụng khi phanh: P = (m0/g).Jmax = (3600/9,81).7 = 2569kg
- Moment uốn: M=P.a=2569.57,8=148488kg.cm
- Moment quán tính: Iu=a.b3/12=4,54.106 cm4
- Diện tích mối hàn: A=237cm2 (tính bằng Autocad)
σ d= √ σ 2p +σ 2j=11 kg /cm2

Que hàn sử dụng điện cực loại E35 có ứng suất cho phép
2 2
[σ ¿¿ d ]=220 N /mm >σ d =11 kg /cm ¿

Như vậy, mối hàn giữa đáy và vỏ xi-téc đảm bảo điều kiện bền.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 81


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

6.2.3 Kiểm tra mối hàn chân xi-téc


Đường hàn theo như hình vẽ

Trong đó:
σ p - ứng suất cắt lớn nhất do moment uốn gây ra

b 128,8 2
σ p=M . =221705. =1,86 kg /cm
Iu 15,35. 10
6

σ j - ứng suất cắt lớn nhất do lực cắt gây ra

P 2569 2
σ j= = =7,5 kg /cm
A 343

- Lực tác dụng khi phanh: P = (m0/g).Jmax = (3600/9,81).7 = 2569kg


- Moment uốn: M=P.a=2569.86,3=221705kg.cm
- Moment quán tính: Iu=a.b3/12=15,35.106 cm4
- Diện tích mối hàn: A=343cm2 (tính bằng Autocad)
σ d= √ σ 2p +σ 2j=7,73 kg/cm 2

Que hàn sử dụng điện cực loại E35 có ứng suất cho phép
2 2
[σ ¿¿ d ]=220 N /mm >σ d =7,73 kg /cm ¿

Như vậy, mối hàn giữa đáy và vỏ xi-téc đảm bảo điều kiện bền.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 82


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

6.3. Tính toán kiểm tra bền các đăng dẫn động
6.3.1 Thông số của các trục các đăng lắp mới

BẢNG THÔNG SỐ TÍNH TOÁN


Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị

Thông số Đơn vị các các đăng các đăng các
hiệu
đăng 1 2 3 đăng 4
Đường kính ngoài trục các đăng D m 0,08 0,1 0,09 0,09
Đường kính trong trục các đăng d m 0,07 0,09 0,08 0,08
Chiều dài trục các đăng L m 0,44 0,74 0,82 0,63
Số vòng quay Max động cơ nemax vg/ph 2500 2500 2500 2500
0,00051 0,00051
Mô men xoắn cực đại động cơ Memax MN.m 0,000515 0,000515
5 5
Tỷ số truyền số 1 ih1   8,19 8,19 8,19 8,19
Tỷ số truyền số cuối cùng ihsc   1,00 1,00 1,00 1,00
Tỷ số truyền số phụ (hộp PTO) ip   0,66 0,66 0,66 0,66
Hệ số dự trữ ly hợp     1,8 1,8 1,8 1,8
Hiệu suất truyền lực  η   0,93 0,93 0,93 0,93
Góc nghiêng trục các đăng  q độ 4 5 7 7
MN/
Mô đun đàn hồi khi xoắn G 80000 80000 80000 80000
m2

6.3.2 Tính toán kiểm tra bền các trục các đăng dẫn động hệ thống truyền
 Số vòng quay nguy hiểm được xác định theo công thức

ni =12.10 4 √
2 2
D +d
2
L

Với: D là đường kính ngoài các đăng


d là đường kính trong các đăng
L là chiều dài các đăng
 Hệ số an toàn ở số vòng quay lớn nhất của ô tô
ni
K= i ℎsc
n emax2

Trong đó: n emax2- số vòng quay lớn nhất


i ℎsc- tỷ số truyền tay số cuối

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 83


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 84


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

 Tính ứng suất xoắn cực đại trục các đăng


M emax 2
τ=
Wx

Trong đó: M emax 2=M emax . i1 . η/cosα


M emax là mô men xoắn lớn nhất

i 1 là tỷ số truyền ở tay số 1

η là hiệu suất truyền lực

α là góc nghiêng trục các đăng


4 4
D −d
W x =π
16 D
 Tính góc xoắn trục các đăng
180. M emax 2 . L
θ= kd
π . G. J x

π ( D 4− d4)
Với J x = – mô men quán tính của tiết diện khi xoắn
64
G – mô đun đàn hồi khi xoắn

L – chiều dài trục các đăng


M emax là mô men xoắn lớn nhất

6.3.3 Tính toán kiểm tra bền các trục các đăng dẫn động bơm
 Số vòng quay nguy hiểm được xác định theo công thức

ni =12.10
4 √ D 2+ d 2
2
L

Với: D là đường kính ngoài các đăng


d là đường kính trong các đăng
L là chiều dài các đăng
 Hệ số an toàn ở số vòng quay lớn nhất của ô tô
ni
K= i ℎsc
n emax 2

Trong đó: n emax 2- số vòng quay lớn nhất

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 85


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

i ℎsc- tỷ số truyền tay số cuối

 Tính ứng suất xoắn cực đại trục các đăng


M emax 2
τ=
Wx

Trong đó: M emax 2=M emax . i1 . η/cosα


M emax là mô men xoắn lớn nhất

i 1 là tỷ số truyền ở tay số 1

η là hiệu suất truyền lực

α là góc nghiêng trục các đăng


4 4
D −d
W x =π
16 D
 Tính góc xoắn trục các đăng
180. M emax 2 . L
θ= kd
π . G. J x
4 4
π(D − d )
Với J x = – mô men quán tính của tiết diện khi xoắn
64
G – mô đun đàn hồi khi xoắn

L – chiều dài trục các đăng


M emax là mô men xoắn lớn nhất

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 86


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

6.3.4 Kết quả tính toán kiểm tra bền các trục các đăng

Kiểm tra các đăng theo số vòng quay Các đăng Các đăng Các đăng Các đăng
nguy hiểm 1 2 3 4
Số vòng quay nguy hiểm trục
vg/ph 65889,33 29482,01 21490,06 36406,94
các đăng nngh
Số vòng quay làm việc Max
vg/ph 3787,88 3787,88 3787,88 3787,88
của các đăng nmax
Hệ số dự trữ bền theo số vòng
  17,39 7,78 5,67 9,61
quay nguy hiểm nngh/ nmax

Các Các Các Các


Kiểm tra bền các đăng theo mô men xoắn
đăng 1 đăng 2 đăng 3 đăng 4
Mô men xoắn Max tác dụng lên các
MN.m 0,00393 0,00394 0,00395 0,00395
đăng Memax
Mô men chống xoắn trục
m3 4,2E-05 6,7E-05 5,4E-05 5,4E-05
các đăng Wx
Ứng suất xoắn Max tác
Mpa 94,57 58,34 73,53 73,53
dụng lên các đăng τ max

Các Các Các Các


Kiểm tra các đăng theo góc xoắn trục
đăng 1 đăng 2 đăng 3 đăng 4
Đặc trưng hình học mặt cắt ngang Jx   m4 8.31E-07 1.7E-06 1.2E-06 1.2E-06
Góc xoắn trục các đăng θ     độ 1.49 1.24 1.92 1,48

Kết luận
+ Hệ số dự trữ bền theo số vòng quay nguy hiểm nngh/ nmax > (1,2÷ 2¿
+ Góc xoắn trục các đăng θ < (3° ÷ 9° ¿
+ Ứng suất xoắn Max tác dụng lên các đăng τ max < [τ ¿=135 Mpa
Với ứng suất xoắn cho phép của các đăng là [τ ¿=135 Mpa
(thép C450L0 tiêu chuẩn AS1163)

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 87


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

6.4. Tính toán, kiểm tra công suất cung cấp cho bơm
6.4.1 Sơ đồ bố trí hệ thống

6.4.2 Tỷ số truyền hộp trích công suất


Theo tài liệu kỹ thuật: itcs=1/1,541
6.4.3 Số vòng quay, công suất của động cơ theo bơm
Tỷ số truyền chung:
i = nđc/nb = itcs
Trong đó:
nb = 3500 vg/ph : số vòng quay của bơm (tài liệu bơm)
itcs = 1/1,541: tỷ số truyền hộp trích công suất
Như vậy số vòng quay động cơ ứng với tốc độ của bơm là:
nđc=nb.itcs=3500.1/1,541=2271,25 vg/ph
Công suất động cơ tại số vòng quay 2271,25 vg/ph là 113,2 kW

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 88


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

6.4.4 Công suất tại trục ra hộp trích công suất


Công suất tại trục ra hộp trích công suất là:
Nctb=Nđc.η1 . η2 . η3 . η34 . η5=113,2.0,98.0,97.1.0,973.1=98,21kW
Trong đó:
η1=0,98 : hiệu suất ly hợp
η1=0,97 : hiệu suất hộp số
η1=1 : hiệu suất khớp nối các đăng
η1=0,97 : hiệu suất một cặp bánh răng hộp trích công suất
η1=1 : hiệu suất gối đỡ
Mô men tại trục ra hộp trích công suất là:
6
N e .9,55 .10
M e= =268( Nm)
n
Theo tài liệu kỹ thuật momen giới hạn tại trục ra của hộp trích công suất là 700Nm
Theo tài liệu kỹ thuật của bơm NH35 Rosenbauer thì công suất lớn nhất là 95kW
Như vậy, các thông số hộp trích công suất phù hợp. Bơm đạt được 100% công suất
6.4.5 Chiều cao cột áp lớn nhất của bơm
Chiều cao cột áp lớn nhất của bơm:
Nb 95
H max = = =161 m
9,81.Q 9,81.0,06
Trong đó:
- Công suất bơm là N b =95 kW

( )
3
lít m
- Lưu lượng : Q=3500 =0,06
pℎút s

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 89


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

6.5. Tính toán chọn xilanh thủy lực nâng cabin


+ Thiết kế cabin đôi dựa trên nguyên tắc dịch vách sau cabin ra phía sau, trục lật
cabin, móc giữ và hệ thống giảm chấn của cabin nguyên thủy được sử dụng lại, bố
trí thêm 2 cửa bên hông cabin, việc thiết kế trên không làm ảnh hưởng tới công tác
chăm sóc, bảo dưỡng kỹ thuật cho các hệ thống phía dưới cabin như thăm nhớt
máy, nước làm mát, bơm mỡ…
+ Bố trí điểm đặt xylanh thủy lực một đầu ở dưới dầm dọc cabin và một đầu ở sắt
xi xe cơ sở sao cho đảm bảo việc nâng hạ cabin được nhẹ nhàng, thuận tiện.
+ Qua khảo sát và chọn lựa khi thiết kế thì góc nâng cabin được chọn thiết kế trong
khoảng 450.
Lực tác dụng lên cần xilanh thủy lực cabin khi cabin nằm ở vị trí ban đầu với khối
lượng m0=850kg là F=850. sin 27=385,9 kg

Lực tác dụng lên cần xilanh thủy lực cabin khi cabin nằm ở vị trí được nâng lên
góc 45 độ với khối lượng m0=850kg là F=850. sin 45=601,04 kg
Như vậy lực lớn nhất tác dụng lên cần xilanh thủy lực cabin là khi cabin nằm ở vị
trí được nâng lên góc 45 độ
Tham khảo áp suất từ các bơm tay trên thị trường, ta chọn áp suất làm việc
p=30kg/cm2
Ta có mối liên quan giữa diện tích hữu ích xilanh, lực tác dụng và áp suất làm việc:
F 850. sin 45
A1= = =10,54 cm2
ηp 2.0,95 .30

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 90


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

Trong đó:
A1 là diện tích hữu ích của xilanh với đường kính là d (cm)

F là lực tác dụng lên cần xilanh khi nâng cabin

η là hiệu suất chuyển đổi cơ khí sang thủy lực

Ta có được đường kính xilanh tương ứng:

d=
√ 4.10,54
π
=3,66 cm

Vậy chọn đường kính cần xilanh làm việc với d = 3,5cm
2 2
π d π .3,5 2
A1= = =9,62cm
4 4
Áp suất làm việc của xilanh là
F 850. sin 45 2
p= = =33 kg /cm
η A1 2.0,95.9,62

Tính toán hành trình của xilanh


Chiều cao tối đa tính từ đuôi cabin xuống mặt đất là H=1560mm
Chiều dài xilanh thủy lực lúc không làm việc là l=720mm
Chiều dài tính từ điểm đặt xilanh thủy lực đến điểm đặt trên cabin là a=780mm
Chiều dài từ điểm đặt trên cabin đến đuôi cabin là b=2140mm
Chiều dài tối đa của xilanh lúc cabin đang nâng góc 45 độ là L=1300mm
Vậy hành trình xilanh là x=L-l=580mm

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 91


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

Chọn xilanh CDH ∅ 50/∅ 35


Thời gian cần thiết để nâng tối đa cabin là 20s
Vận tốc của xilanh thủy lực là
S 580
v= = =29 mm /s=2,9 cm/s
t 20

Ta tính được lưu lượng cần cấp vào đầu xilanh


2
π.5
.2,9
A2 . v xl
( ) ()
3
4 cm l
Q= = =59,94 =3,6
0,95 0,95 s p

Với hệ thống nâng hạ cabin có hai xilanh CDH ∅ 50/∅ 35 hành trình L = 580mm;
đường ống dẫn dầu có đường kính d ống =12 mm, chiều dài l = 1,2m thì thể tích thùng
dầu cần thiết để đáp ứng cho cơ cấu là:

( )
2 2
πD π d ống
V =k ( V 1+ V 2 )=1,5 . L+ .l
4 4

Với k = 1,5 là hệ số dự trữ hệ thống nâng hạ cabin, ta có được:


2 2
π 50 π 12
V =1,5( .580+ .1200)=1,91 lít
4 4
Vậy thể tích thùng dầu cần thiết là lớn hơn hoặc bằng 1,91 lít

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 92


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

6.6. Tính toán thời gian và tầm phun xa của thiết bị


6.6.1 Thời gian sử dụng của lăng giá cố định (súng phun) và lăng phun cầm tay
 Lăng giá cố định
Với lưu lượng phổ biến khi sử dụng 1600 lít/phút thì thời gian sử dụng
V 3600
t= = =2,25 pℎút
q 1600
Thỏa mãn yêu cầu kĩ thuật lăng giá cố định của xe hoạt động tối thiểu từ 2-3
phút (QCVN:2016/BCA)
 Lăng phun cầm tay
Với lưu lượng phổ biến khi sử dụng 150 lít/phút thì thời gian sử dụng
V 3600
t= = =24 pℎút
q 150
Thỏa mãn yêu cầu kĩ thuật lăng phun cầm tay hoạt động tối thiểu từ 20-30 phút
(QCVN:2016/BCA)
6.6.2 Tầm phun xa sử dụng của lăng giá cố định (súng phun)
Theo tác giả Dick Sylvia (Fire Service Hydraulics) 32 độ cho tầm phun xa thực tế
theo chiều ngang lớn nhất. Công thức dựa trên thực nghiệm từ các thí nghiệm của
ông dựa trên góc 32 độ.
Công thức được áp dụng cho áp lực vòi phun trên 30 psi và cho vòi phun đường
kính ¾ inch.
1
S= NP +26
2

S là tầm xa theo chiều ngang (ft)


NP là áp suất phun của vòi (psi)
Nếu đường kính vòi phun lớn hơn ¾ inch thì cộng 5 vào 26 cho mỗi lần đường
kính tăng 1/8 inch. Công thức này cho kết quả đạt yêu cầu trong áp suất làm việc
bình thường và kích cỡ vòi phun.
Tầm phun xa của súng Rosenbauer ϕ 65 áp suất lớn nhất 10 bar (145psi)
1
S= .145+14.5+ 26=168,5 ft=51,36 m
2

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 93


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

6.7. Kiểm nghiệm các hệ thống khác của ôtô


6.7.1 Đối với hệ thống treo
Do trọng lượng toàn bộ, phân bố trọng lượng lên các cầu không thay đổi so với
nguyên thủy nên hệ thống treo đủ bền, thông số vẫn giữ nguyên do không thay đổi
chiều dài và số lá nhíp.
6.7.2 Đối với hệ thống phanh
Do khối lượng quán tính không đổi, phân bố trọng lượng lên các cầu tương đương
xe nguyên thủy nên moment phanh của hệ thống phanh cũng như quãng đường
phanh, thời gian phanh vẫn giữ nguyên và hệ thống phanh đủ bền.
6.7.3 Đối với hệ thống lái
Trọng lượng phân bố lên cầu trước, chiều dài cơ sở, toàn bộ kết cấu của hệ thống
lái không thay đổi so với ô tô nguyên thủy, nên động học lái không thay đổi tính
năng và hệ thống lái đủ bền.
6.7.4 Hệ thống chuyển động
Trọng lượng toàn bộ và trọng lượng phân bố lên cầu trước và cầu sau của ô tô thiết
kế so với nguyên thủy nên hệ thống chuyển động của ô tô hoạt động bình thường
và đủ bền.
6.7.5 Độ bền của hệ thống truyền lực
Do toàn bộ động cơ, ly hợp, hộp số, hộp biến tốc, các đăng, cầu sau… đều giữ
nguyên trong khi tổng trọng lượng ô tô khi đầy tải không đổi so với trọng lượng
toàn bộ cho phép nên hệ thống truyền lực bền.
6.7.6 Đánh giá hiệu quả phanh
Do phân bố trọng lượng lên từng cầu của xe thiết kế bằng tải trọng phân bố lên
từng cầu của nhà sản xuất nên không cần tính hiệu quả phanh của xe.
6.7.7 Đánh giá sátxi
Do sát xi không cắt phía sau nên không phải kiểm tra bền sát xi
6.7.8 Đánh giá hiệu quả phanh tay
Do phanh tay bố trí ở đuôi hộp số và bố trí ở trục các đăng có tính chất tương tự
(có tỷ số truyền như sau tính từ bánh xe chủ động) vì vậy không cần kiểm tra lại
hiệu quả của phanh tay ở vị trí thiết kế mới

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 94


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

CHƯƠNG 7: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XE CHỮA CHÁY

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 95


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 96


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

CHƯƠNG 8: BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG


8.1. Sắp xếp, làm sạch phương tiện
 Sắp xếp gọn gàng, kiểm tra số lượng trang thiết bị, dụng cụ trên xe theo đúng
quy định;
 Làm sạch buồng lái, đệm, ghế ngồi, vỏ xe, gầm xe, khoang đặt bơm chữa cháy,
khoang điều khiển thiết bị, ngăn chứa thiết bị, dụng cụ phòng cháy và chữa
cháy;
 Lau sạch kính chắn gió, gương chiếu hậu, các loại đèn chiếu sáng và đèn tín
hiệu;
8.2. Bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên
1. Động cơ
 Lau sạch toàn bộ động cơ, đường ống cấp nhiên liệu, các bầu lọc khí, bơm cao
áp, kim phun; xả nước, cặn bẩn ở bầu lọc xăng, bộ chế hoà khí; đối với động cơ
xăng phải kiểm tra hệ thống đánh lửa, bugi, kiểm tra và xiết chặt các đầu dây
của bộ chia điện; kiểm tra bầu lọc xăng, bộ chế hoà khí và vệ sinh bằng chất
tẩy, rửa;
 Kiểm tra nhiên liệu, dầu, ắc quy và các bộ phận của động cơ; bổ sung nhiên liệu
trong bình chứa nếu thiếu (thùng chứa phải luôn đầy hoặc ít nhất là 4/5 dung
tích bình);
 Kiểm tra mức dầu bôi trơn, nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu trợ lực
lái, dầu trợ lực ly hợp, trợ lực phanh, dầu thủy lực của hệ thống chuyên dùng
(nếu có);
 Kiểm tra ắc quy và mức dung dịch trong các ngăn của ắc quy, nếu thiếu phải bổ
sung bằng nước tinh khiết; kiểm tra, bắt chặt các dây dẫn điện, đầu cực ắc quy;
rửa sạch bên ngoài bình bằng nước ấm và lau sạch các cọc điện;
 Kiểm tra dầu hút chân không hoặc bình nước mồi bơm chân không; bổ sung dầu
hút chân không nếu thiếu;
 Mở khóa điện; quan sát đèn, đồng hồ của bảng táp lô có tín hiệu bình thường thì
đề nổ máy; nếu có đèn báo sự cố thì phải tìm nguyên nhân để xử lý;
 Hằng ngày, phải nổ máy vận hành động cơ của các thiết bị cơ giới 15 phút;
 Cho động cơ chạy ở tốc độ vòng quay khác nhau (không tăng ga quá đột ngột);
quan sát chỉ số của các đồng hồ báo áp suất dầu bôi trơn, nhiên liệu, nhiệt độ
nước làm mát, áp suất khí nén, đồng hồ hoặc đèn báo nạp điện cho ắc quy, đèn
báo sự cố khác. Nếu phát hiện động cơ có tiếng kêu lạ hoặc nhìn đồng hồ, đèn
báo có tín hiệu nguy hiểm thì phải tắt máy ngay và báo cho bộ phận kỹ thuật để
kiểm tra, sửa chữa.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 97


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

2. Hệ thống điện
 Kiểm tra tình trạng hoạt động của các loại đèn, còi tín hiệu giao thông, phương
tiện phát tín hiệu ưu tiên, các loại công tắc điện. Nếu phát hiện có hư hỏng phải
báo bộ phận kỹ thuật để sửa chữa.
3. Hệ thống truyền động
 Bổ sung dầu, mỡ vào bộ phận cần kéo ly hợp, các khớp nối chữ thập, trục các
đăng, bộ truyền động của tay lái; kiểm tra phát hiện rò rỉ dầu hộp số;
 Kiểm tra ly hợp bảo đảm khi chuyển động sang số, không có tiếng kêu.
4. Hệ thống phanh
 Kiểm tra độ kín của hệ thống phanh thông qua quan sát đồng hồ áp suất hơi, qua
các đèn báo;
 Kiểm tra sự rò rỉ hơi, dầu phanh ở các tuy ô phanh, kiểm tra mức dầu ở bình dầu
trợ lực phanh;
 Cho xe tiến, lùi, đạp phanh để xác định hiệu lực của hệ thống phanh;
 Xả nước ở bình chứa hơi (nếu có).
5. Hệ thống lái
 Kiểm tra, vặn chắc các khớp nối của hệ thống tay lái
6. Hệ thống treo và khung xe
 Kiểm tra khung xe, chắn bùn, đuôi mõ nhíp, ổ đỡ chốt nhíp ở khung, bộ nhíp,
quang nhíp, quai nhíp, bu lông tâm nhíp, bu lông hãm chốt nhíp, nếu xô lệch
phải chỉnh lại, nếu lỏng phải bắt chặt; làm sạch, sơn và bôi mỡ bảo quản, bảo
dưỡng theo quy định;
 Kiểm tra giảm sóc, xiết chặt bu lông giữ giảm sóc; kiểm tra các lò xo và ụ cao su
đỡ, nếu vỡ phải thay thế;
 Kiểm tra toàn bộ lốp xe, nếu thiếu hơi phải bơm hơi tới áp suất tiêu chuẩn; gỡ
những vật cứng dắt, dính vào kẽ lốp.
7. Buồng lái và thùng xe
 Kiểm tra, làm sạch buồng lái, kính chắn gió, cánh cửa, cửa sổ, gương chiếu hậu,
đệm ghế ngồi, cơ cấu nâng lật buồng lái;
 Kiểm tra thùng, thành bệ, các móc khoá thành bệ, bản lề thành bệ, quang giữ bệ
với khung ôtô, bu lông bắt giữ dầm, bậc lên xuống, chắn bùn.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 98


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

8. Hệ thống bơm nước chữa cháy trang bị trên xe chữa cháy


 Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống bơm nước, cụ thể: Kiểm tra sự vận hành,
hoạt động, độ kín của van nước, van bọt, van khí, các đồng hồ, đèn báo; kiểm
tra, bổ sung mỡ làm kín và bôi trơn trục bơm, các cơ cấu trục xoay; kiểm tra
hoạt động của trục các-đăng truyền lực cho bơm, nếu thấy có tiếng kêu lạ phải
kiểm tra, sửa chữa ngay;
 Kiểm tra độ kín của bơm chữa cháy bằng cách đóng kín tất cả các van của bơm,
nắp đậy họng hút, thực hiện động tác hút chân không cho bơm đạt độ chân
không tối đa (tùy theo loại xe mà cách thao tác hút chân không có 9 khác nhau),
thời gian hút chân không không quá 30 giây. Ngừng hút chân không, xác định
độ kín của bơm bằng cách quan sát đồng hồ chân không, nếu trong 2 phút kim
đồng hồ trả về không quá 1 vạch (tương ứng với 0.1 Bar) là bơm đảm bảo độ
kín; nếu kim trả về nhanh hơn là bơm bị hở, phải tìm nguyên nhân để khắc phục;
 Kiểm tra khả năng làm việc của bơm chân không mồi nước bằng cách khi bơm
ly tâm kín, làm động tác hút chân không, trị số chân không phải đạt ít nhất - 0,6
bar (6/10 vạch chỉ số trên bảng đồng hồ hạ áp), nếu thấp hơn phải bảo dưỡng,
sửa chữa bơm chân không;
 Kiểm tra khả năng làm việc của trục bơm và cánh quạt li tâm bằng cách cho
bơm li tâm quay ở tốc độ thấp và trung bình (tuyệt đối không được quay với tốc
độ cao và tăng ga một cách đột ngột vì máy bơm không hút nước); kiểm tra ốc,
bu lông bắt liền máy bơm với khung xe; kiểm tra các van phun nước, phun bọt
hoà không khí, van đóng, mở nước ở két nước, đồng hồ cao áp, hạ áp, đồng hồ
vòng phút bảo đảm tốt và đúng tiêu chuẩn;
 Vòi hút phải kín, không bị cong gập, thủng, có đủ đệm lót, các đầu nối khi lắp
vào được nhẹ nhàng, kín;
 Thường xuyên kiểm tra téc nước chữa cháy, téc thuốc bọt chữa cháy, các téc
luôn phải đầy nước, bảo đảm nước sạch và không bị rò chảy; két chứa thuốc bọt
chữa cháy bảo đảm xiết chặt và không bị rò chảy;
 Kiểm tra các phương tiện, dụng cụ chữa cháy trang bị theo xe, máy bơm như
lăng, vòi, ba chạc, thang… bảo đảm đủ cơ số và chất lượng kỹ thuật.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 99


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

9. Các bộ phận của xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy


 Kiểm tra, xiết chặt các ổ tựa, hộp truyền lực, giá đỡ, cơ cấu nâng hạ;
 Rửa bầu lọc dầu của thùng chứa dầu thủy lực, xả không khí trong hệ thống thuỷ
lực; kiểm tra mức dầu trong thùng dầu, nếu thiếu phải bổ sung;
 Kiểm tra, vận hành cơ cấu thủy lực nâng, hạ, quay, cơ cấu tời, cơ cấu ra thang,
vào thang, giỏ thang, ca bin thủy lực;
 Bảo dưỡng dây cáp, cơ cấu an toàn đối với xe thang, xe cứu nạn, cứu hộ, xe cần
cẩu.
10. Đối với máy bơm chữa cháy
 Kiểm tra toàn bộ các mũ ốc, vít; bắt chặt các bộ phận, các mối liên kết, các chi
tiết, các đầu dây điện;
 Kiểm tra mức nhiên liệu, dầu bôi trơn bảo đảm đủ, sạch, không bị rò rỉ;
 Kiểm tra hệ thống điện, bắt chặt bình điện với giá đỡ, bắt chặt cầu nối ắc quy,
mức dung dịch bình điện và bắt chặt các đầu dây điện;
 Khởi động máy bơm, kiểm tra trang thiết bị chữa cháy trang bị theo máy bơm.
8.3. Bảo quản, bảo dưỡng sau khi chữa cháy, thực tập chữa cháy
1. Bảo quản, bảo dưỡng
 Mở hết các van phun nước, van ở dưới guồng bơm để thoát hết nước thừa trong
bơm ly tâm;
 Hút nước sạch vào đầy téc nước chữa cháy;
 Kiểm tra các bộ phận li hợp, phanh, hộp số, hộp trích công suất, tay lái, trục các-
đăng, cầu trước, cầu sau, mặt lốp và áp suất hơi lốp xe…;
 Kiểm tra bên ngoài xe, vặn chặt ốc, bu lông bánh xe, may ơ…;
 Kiểm tra dầu bôi trơn, dầu thủy lực, nước làm mát, nhiên liệu để bảo đảm không
bị rò rỉ; đổ thêm dầu, nước, nhiên liệu đúng tiêu chuẩn quy định;
 Kiểm tra độ chùng của dây đai quạt gió, dây đai quạt máy nén khí, tình trạng
bình điện, đèn, còi;
 Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lăng, vòi phun, vòi hút, giỏ lọc nước, thang, mặt
nạ… và lau chùi sạch sẽ các phương tiện, dụng cụ, sắp xếp đúng vị trí ở ngăn xe;
 Rửa sạch bên ngoài xe, dưới gầm, lau chùi sạch máy bơm, động cơ, ca bin của
lái xe, ca bin chiến sĩ, kính ca bin, đồng hồ, đèn chiếu sáng…;
 Giặt quần áo chữa cháy, vòi và phơi khô.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 100


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

2. Trường hợp khác


Phương tiện chữa cháy cơ giới có dùng nước mặn, nước bẩn hoặc thuốc bọt chữa
cháy thì phải lau chùi, rửa sạch các bộ phận, phương tiện sau khi chữa cháy, thực
tập chữa cháy như lăng, vòi, van thùng chứa thuốc bọt chữa cháy, hệ thống ống
dẫn thuốc bọt chữa cháy, guồng bơm li tâm, cánh quạt, phớt làm kín trục bơm bằng
nước sạch.
8.4. Bảo quản, bảo dưỡng định kỳ
Định kỳ hàng tháng phải thực hiện bảo quản, bảo dưỡng, cụ thể như sau:
1. Động cơ
 Kiểm tra và điều chỉnh khe hở chân súp páp;
 Kiểm tra các tấm đệm nắp máy, cổ hút, cổ xả của khối xi lanh, xiết chặt các đai
ốc lắp máy;
 Kiểm tra độ nén trong xilanh động cơ;
 Tháo bơm xăng, rửa sạch và kiểm tra hoạt động của bơm xăng;
 Tháo bộ chế hòa khí, rửa sạch, thổi thông các đường dẫn xăng và điều chỉnh
mức xăng trong buồng phao; thay dầu các-te của động cơ; rửa bộ lọc ly tâm,
lưới lọc bằng dầu diezen;
 Kiểm tra hoạt động của quạt gió, vỏ bơm nước, van xả, các ống dẫn nước làm
mát, két nước, bộ điều tiết nhiệt độ.
2. Gầm xe
 Kiểm tra hoạt động của phanh tay, phanh chân, điều chỉnh, xiết chặt đai ốc gắn
tay phanh trên trục bị động;
 Tháo may-ơ, kiểm tra trạng thái của má phanh, guốc phanh, lò so, ổ trục bánh
xe;
 Kiểm tra trạng thái các bánh xe và vặn chặt các đai ốc gắn bánh xe; đổi vị trí các
lốp xe (nếu cần);
 Kiểm tra trạng thái cầu trước, cầu sau và điều chỉnh độ chụm của các bánh xe;
 Xe chạy khoảng 12.000 km phải thay dầu hộp số; xe chạy trên 25.000 – 30.000
km phải thay dầu giảm sóc;
 Máy bơm ly tâm làm việc đến 200 giờ phải thay dầu ổ bi của bơm;
 Kiểm tra trạng thái ổ trục bánh xe; thay mỡ ổ trục, điều chỉnh ổ trục để bảo đảm
bánh xe không di chuyển dọc trục;
 Kiểm tra trạng thái gầm xe; bôi mỡ phấn chì lên bề mặt các lá nhíp trước và sau;
 Kiểm tra dầu tay lái, nếu thiếu phải bổ sung;
 Kiểm tra tay lái, phanh và ly hợp; bơm mỡ ổ trục các-đăng của tay lái.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 101


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

3. Hệ thống điện
 Tháo bình điện, lau sạch bề mặt bình điện, thông lỗ thông hơi, kiểm tra mức
dung dịch và nồng độ dung dịch, nếu cần thiết đổ thêm nước tinh khiết; kiểm tra
điện thế, nếu thiếu phải nạp điện bổ sung;
 Kiểm tra hoạt động của bugi, nếu có vết nứt phải thay bugi mới;
 Tháo máy phát và máy khởi động để kiểm tra hoạt động của các chổi than, cổ
góp; lau sạch bề mặt máy phát và máy khởi động;
 Tháo bộ chia điện, kiểm tra trạng thái làm việc và làm sạch tiếp điểm; điều
chỉnh khe hở tiếp điểm (đối với máy có hệ thống đánh lửa có tiếp điểm) kiểm tra
điểm đặt lửa đúng;
 Kiểm tra trạng thái cuộn dây đánh lửa và dây cao áp;
 Kiểm tra hoạt động của đèn chiếu sáng;
 Kiểm tra, bắt chặt bộ chia điện, tiết chế, nắp chụp bugi, búp báo nhiệt độ, nước,
áp suất dầu;
 Tra dầu bôi trơn vào ống lót trục cam, tấm đệm của con quay trục bộ chia điện.
4. Hệ thống bơm nước chữa cháy
 Kiểm tra các van khóa, bảo đảm kín, điều kiển nhẹ nhàng;
 Kiểm tra hoạt động của bơm; cụ thể: Mở van nước từ téc xuống bơm, mở van
nước tuần hoàn về téc, cho bơm quay ở tốc độ khác nhau để kiểm tra trạng thái
hoạt động của bơm, đóng van nước tuần hoàn về téc và tăng áp suất đến 10
kg/cm2 ; kiểm tra ốc, bu lông bắt liền máy bơm với khung xe; kiểm tra các van
phun nước, phun bọt hoà không khí, van đóng, mở nước ở téc nước, đồng hồ
cao áp, hạ áp, đồng hồ vòng phút bảo đảm hoạt động đúng theo quy định;
 Kiểm tra vòi hút, đầu nối vòi hút và gioăng, bảo đảm độ kín khi lắp vào bơm và
khi lắp các đoạn vòi hút với nhau;
 Kiểm tra độ lưu thông của hệ thống trộn bọt hòa không khí;
 Kiểm tra téc nước chữa cháy, nếu bị gỉ sét phải đánh gỉ và sơn lại.
5. Cho xe chạy một đoạn đường ngắn để kiểm tra hoạt động của xe, hệ thống,
thiết bị của xe; nếu phát hiện những hư hỏng phải khắc phục ngay.
6. Đối với các bộ phận của xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy
 Kiểm tra kết cấu cần trục, các tầng thang, mối hàn trên trục nâng, chân chống
thang; kiểm tra, điều chỉnh hoặc thay thế cho thích hợp khối trượt, đỡ và con lăn
dẫn của các tầng thang hoặc bộ phận ống lồng;
 Kiểm tra hoạt động của xích vươn ra trục thang;

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 102


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

 Kiểm tra, xiết chặt đầu nối trục dẫn động của máy bơm thủy lực; kiểm tra áp lực
bơm dầu thủy lực, tình trạng bánh răng bơm, vỏ bơm và điều chỉnh cho thích
hợp; kiểm tra, xiết chặt đai ốc ổ đỡ của trục bơm dầu thủy lực;
 Xe mới sau khi đưa vào sử dụng được 03 tháng phải tiến hành kiểm tra, xiết chặt
toàn bộ đai ốc của các thiết bị thủy lực, cơ cấu nâng hạ; xem kỹ mối hàn và
kiểm tra sàn và lan can trên giỏ thao tác thang;
 Kiểm tra làm sạch cổ góp điện của trục quay thang;
 Kiểm tra hộp nối và cầu chì, duy trì dây cáp điện của thang có tính liên kết tốt;
 Kiểm tra chức năng điều chỉnh tự động của động cơ liên kết với bơm thủy lực
của thang;
 Kiểm tra trạng thái khớp nối và cần liên kết của van điều khiển chân chống;
kiểm tra tình trạng ngắt bằng tay của van điều khiển điện; kiểm tra trạng thái cố
định của cán piston, mối hàn và ổ bi của xi lanh lực;
 Thay ruột lọc của bộ phận lọc dầu thủy lực sau 12 tháng sử dụng;
 Mở van từ dưới két dầu thủy lực để tháo nước ngưng tụ;
 Kiểm tra áp suất làm việc của van điều khiển áp lực mạch chính, mạch xoay,
mạch động lực của xe thang; áp suất bơm thủy lực mạch tời, mạch cần cẩu của
xe cứu hộ;
 Kiểm tra trạng thái của đường ống nước xe thang và tiến hành thử áp lực đường
ống;
 Kiểm tra trạng thái của vòi phun nước bảo vệ và van; mức dầu của hộp số giảm
tốc.

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 103


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Vũ Việt Thắng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. LÝ THUYẾT Ô TÔ VÀ MÁY KÉO – Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên


– Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – 1996.
2. THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN Ô TÔ VÀ MÁY KÉO – Nguyễn Hữu Cẩn,
Phan Đình Kiên – Nhà xuất bản Giáo dục – 1996.
3. TÍNH TOÁN SỨC KÉO Ô TÔ MÁY KÉO – Phạm Xuân Mai, Nguyễn
Hữu Hường, Ngô Xuân Ngát – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh – 2001.
4. SỨC BỀN VẬT LIỆU (TẬP 1,2) – Lê Hoàng Tuấn, Bùi Công Thành –
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – 1998.
5. CƠ SỞ THIẾT KẾ MÁY – Nguyễn Hữu Lộc – Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh – 2004.
6. THÔNG SỐ KỸ THUẬT XE HINO FC9JESW – Công ty LD TNHH
HINO MOTOR VIỆT NAM.
7. Quy chuẩn Việt Nam QCVN 09:2015/BGTVT.
8. Quy chuẩn Việt Nam QCVN:2016/BCA
9. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6978:2001.
10. Thông tư 30/2011/TT-BGTVT.
11. Thông tư 54/2014/TT-BGTVT.
12. Thông tư 42/2014/TT-BGTVT.
13. Fire Service Hydraulics – Dick Sylvia

Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 104

You might also like