You are on page 1of 104

UBND TỈNH KIÊN GIANG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIÊN GIANG

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)

MÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA


HỆ THỐNG LÁI - TREO

NGHỀ: CÔNG NGHỆ ÔTÔ


TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: 159/QĐ-CĐKG ngày 27 tháng 09 năm 2019
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kiên Giang

Kiên Giang, năm 2019


i
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
ii
LỜI GIỚI THIỆU
Mô đun “Bảo dưỡng – Sửa chữa hệ thống Lái - Treo” là Mô đun thực hành
trong chương trình đào tạo bậc cao đẳng thuộc chuyên ngành Công nghệ ô tô của
Trường Cao đẳng Kiên Giang.
Mô đun “Bảo dưỡng – Sửa chữa hệ thống Lái - Treo” trang bị đầy đủ những
kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác bảo dưỡng – sửa chữa hệ thống Lái và
hệ thống Treo trên ô tô. Tài liệu đào tạo được cấu trúc gồm 2 phần, chia thành 7
bài. Cụ thề: :
Phần 1: Bảo dưỡng – Sửa chữa hệ thống Lái, gồm 3 bài
Phần 2: Bảo dưỡng – Sửa chữa hệ thống Treo, gồm 4 bài
Nội dung của các bài thể hiện 2 phần cơ bản:
+ Phần lý thuyết thể hiện: Kết cấu và nguyên lý hoạt động của bộ phận, chi
tiết trong hệ thống Lái và hệ thống Treo.
+ Phần thực hành thể hiện đầy đủ quy trình phần tháo lắp, hiện tượng hư
hỏng, nguyên nhân và xử lý hư hỏng của từng bộ phận, chi tiết trong hệ thống
Lái và hệ thống Treo.
Đây là mô đun thực hành, chưa có giáo trình chính thức được ban hành nên
tác giả tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau để hoàn chỉnh tài liệu áp dụng
giảng dạy thực tế tại trường.
Trong quá trình giảng dạy, tác giả sẽ tiếp tục cập nhật, điều chỉnh để tài liệu
giảng dạy ngày càng hoàn thiện hơn.
Cám ơn quý đồng nghiệp đã quan tâm, đóng góp nhiều ý kiến chuyên môn
để tác giả hoàn thành tài liệu này. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của
quý đồng nghiệp trong tương lai.
Chân thành cảm ơn.
Kiên Giang, năm 2019
Tham gia biên soạn
Chủ biên: Nguyễn Hoàng Dũng
iii
MỤC LỤC

trang
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. ii
BÀI 1: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI CƠ KHÍ ...................... 2
1. Bảo dưỡng- sửa chữa hộp lái, thước lái cơ khí ............................................. 2
1.1. Quy trình tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa hộp lái, thước lái cơ khí ................... 2
1.2. Bảo dưỡng – sửa chữa hộp lái, thước lái cơ khí........................................... 10
2. Bảo dưỡng sửa chữa cơ cấu dẫn động lái cơ khí ............................................ 13
2.1. Cấu tạo cơ cấu dẫn động lái ......................................................................... 13
2.2. Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu dẫn động lái.................................................. 14
BÀI 2: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI TRỢ LỰC THỦY LỰC
………………………………………………………………………………… 20
1. Bảo dưỡng- sửa chữa hộp lái, thước lái trợ lực............................................... 20
1.1. Quy trình tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa hộp lái, thước lại trợ lực ................ 20
1.2. Bảo dưỡng- sửa chữa hộp lái, thước lái trợ lực thủy lực ............................. 27
2. Bảo dưỡng- sửa chữa bơm trợ lực lái.............................................................. 30
2.1. Quy trình tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa bơm trợ lực lái ............................... 30
2.2. Bảo dưỡng- sửa chữa bơm trợ lực lái........................................................... 32
Bài 3: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI ĐIỆN ......................... 34
1. Bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống lái trợ lực điện trên trục lái ........................... 49
1.1. Quy trình tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa hệ thống lái trợ lực điện trên trục lái
………………………………………………………………………………… 49
1.2. Bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống lái trợ lực trên trục lái ................................ 50
2. Bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống lái trợ lực điện trên thước lái ........................ 60
2.1. Quy trình tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa hệ thống lái trợ lực điện trên thước lái
………………………………………………………………………………… 60
2.2. Bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống lái trợ lực trên thước lái ............................. 65
Bài 4: KIỂM TRA – ĐIỀU CHỈNH CÁC GÓC ĐẶT BÁNH XE DẪN HƯỚNG
BẰNG THIẾT BỊ CHUYÊN DỤNG .................................................................. 68
1. Giới thiệu thiết bị kiểm tra các góc đặt bánh xe ............................................. 68
iv
2. Quy trình kiểm tra – điều chỉnh các góc đặt bánh xe trên thiết bị chuyên dùng
………………………………………………………………………………… 75
BÀI 5: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO ĐỘC LẬP ............. 81
1. Quy trình bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống treo độc lập .................................... 81
2. Bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống treo độc lập.................................................... 83
BÀI 6: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO PHỤ THUỘC ....... 86
1. Quy trình bảo dưỡng- sửa chữa treo phụ thuộc............................................... 86
2. Bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống treo phụ thuộc ............................................... 89
Bài 7: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA BỘ PHẬN GIẢM XÓC ......................... 93
1. Quy trình bảo dưỡng - sửa chữa bộ phận giảm sóc ........................................ 93
2. Bảo dưỡng - sửa chữa bộ phận giảm sóc ........................................................ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………….99
1
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Bảo dưỡng – Sửa chữa hệ thống Lái - Treo
Mã mô đun: MĐ19
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:
- Vị trí: Là mô đun chuyên ngành Cơ khí Động lực bậc cao đẳng. Được
bố trí sau khi học xong các môn học đại cương; các môn học/mô đun kỹ thuật
cơ sở; mô đun bảo dưỡng - sửa chữa cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền và các chi
tiết cố định; Bảo dưỡng - sửa chữa hệ thống phân phối khí - bôi trơn và hệ thống
làm mát; Bảo dưỡng - sửa chữa hệ thống đánh lửa và nhiên liệu động cơ xăng;
Bảo dưỡng-sửa chữa hệ thống nhiên liệu Diesel; Bảo dưỡng - sửa chữa hệ thống
phun xăng điện tử; Bảo dưỡng - sửa chữa hệ thống điện ô tô; Bảo dưỡng - sửa
chữa hệ thống truyền lực.
- Tính chất: Là môn học thực hành, thuộc mô đun chuyên môn nghề bắt
buộc.
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun này là một phần không thể thiếu
trong lĩnh vực ô tô, nó có ý nghĩa thiết thực và phổ biến đối với công việc sửa
chữa ô tô, có ảnh hưởng quyết định đến tài sản và tính mạng con người.
Mục tiêu của mô đun:
- Kiến thức:
+ Củng cố kiến thức lý thuyết đã học về cấu tạo và nguyên lý hoạt động
của các bộ phận trong hệ thống Lái và hệ thống Treo;
+ Trình bày được quy trình tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa các chi tiết, cụm
chi tiết trong hệ thống lái – treo;
+ Phân tích đúng các hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và trình bày đúng
phương pháp kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng các bộ phận trong hệ thống Lái
và hệ thống Treo.
- Kỹ năng:
+ Thành thạo các thao tác tháo lắp và các bước kiểm tra khắc phục hư
hỏng của các bộ phận trong hệ thống Lái và hệ thống Treo đúng quy trình và
đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa;
+ Thành thạo trong việc sử dụng các dụng cụ tháo lắp, dụng cụ đo kiểm;
+ Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi thực hiện công việc.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Giải quyết công việc độc lập;
+ Hướng dẫn nhóm thực hiện và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của nhóm;
+ Đánh giá được kết quả thực hiện và chịu trách nhiệm kết quả công việc của
nhóm.
2
Nội dung của mô đun:
BÀI 1: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI CƠ KHÍ
*****
Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Củng cố kiến thức đã học về kết cấu và hoạt động hệ thống lái cơ khí
thông dụng hiện đang bố trí trên ô tô;
- Nắm rõ quy trình tháo lắp và tháo lắp đúng YCKT;
- Nhận diện được hư hỏng; phân tích được nguyên nhân và đề ra giải pháp
khắc phục hư hỏng đúng YCKT;
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung:
1. Bảo dưỡng- sửa chữa hộp lái, thước lái cơ khí
Mục tiêu: Bảo dưỡng- sửa chữa được hộp lái, thước lái cơ khí.
1.1. Quy trình tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa hộp lái, thước lái cơ khí
Loại trục vít đòn quay:

YÊU CẦU KỸ
TT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN DỤNG CỤ
THUẬT
I Tháo từ trên xe
- Chắc chắn
Con đội, kích chết,
1 Kê kích xe, tháo bánh xe - Tránh hư hỏng
tuýp tháo bánh xe
đai ốc
3
Tuýt, búa, cảo rô - Tránh hư hỏng
2 Tháo rô tuyn lái
tuyn … đầu rô tuyn
3 Tháo khớp nối trục lái Cle
- Chú ý làm dấu
lắp ghép giữa đòn
4 Đòn quay đứng Cle, tuýp
quay đứng và trục
đòn quay đứng
5 Tháo bu lông bắt hộp tay lái Tuýp - Nới đều đối xứng
Lấy hộp tay lái khỏi xe, vệ
6 - Sạch sẽ
sinh

1. Trục đòn quay đứng; 2. Chốt quay; 3. Trục lái; 4. Đòn quay đứng; 5.
Vòng bi; 6. Trục vít; 7. các tấm đệm điều chỉnh

YÊU CẦU KỸ
TT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN DỤNG CỤ
THUẬT
II Tháo ra chi tiết
Tháo nắp che đòn quay - Nới đều đối xứng,
1 đứng, lấy đòn quay đứng ra Cle, tuýp chú ý jont, phốt làm
ngoài kín
4
- Nới đều đối xứng,
Tháo nắp che trục lái, lấy
2 Cle, tuýp chú ý jont, phốt làm
đệm, bạc đạn ra ngoài
kín
Lấy phốt làm kín trục quay
3 Cây lói, búa - Tránh hư hỏng
đứng và trục lái ra ngoài
4 Vệ sinh chi tiết Dầu - Sạch sẽ
II Lắp: Thực hiện ngược bước
I tháo
Lưu ý:
- Lắp phốt đúng
1 - Lắp phốt, jont
chiều, jont kín
- Siết đều đối xứng
2 - Các mặt lắp ghép
các mặt lắp ghép
Chú ý làm dấu lắp ghép giữa
3 đòn quay đứng và trục đòn - Đúng dấu
quay đứng

Loại trục vít – thanh răng:


5

YÊU CẦU KỸ
TT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN DỤNG CỤ
THUẬT
Tháo thước tay lái từ trên
I
xe
- Chắc chắn
Con đội, kích chết,
1 Kê kích xe, tháo bánh xe - Tránh hư hỏng
tuýp tháo bánh xe
đai ốc
Tuýt, búa, cảo rô - Tránh hư hỏng
2 Tháo rô tuyn lái
tuyn … đầu rô tuyn
3 Tháo khớp nối trục lái Cle
- Tránh hư hỏng
Tháo ống dẫn dầu (nếu thước đai ốc
4 Cle
tay lái trợ lực - Bịt kín ống dẫn
dầu
- Tránh hư hỏng
5 Tháo 2 giá đỡ thước tay lái Cle, Tuýt
đai ốc
6 Lấy thước tay lái ra ngoài Tay Vệ sinh sạch sẽ
6

II Tháo ra chi tiết


- Đánh dấu trên đai ốc hãm Vạch dấu, clê dẹt 22 - Dấu rõ ràng
với thanh đòn cuối.
- Tháo đai ốc hãm ra.
- Tháo thanh cuối ra.
1

- Tháo bọc cao su bảo vệ Tuốc nơ vít Không làm rách


thanh răng. Lấy bọc cao su hai cạnh bọc
2 ra ngoài. cao su
7
Tháo đai giữ . Búa, Đục nhọn, dẹp Tránh hư hỏng
miếng khóa

- Tháo đòn ngang bên, khớp clê chuyên dùng Tránh xoắn thanh
cầu và vòng đệm. thước
- Kẹp chặt dòn ngang lên
êtô. - Tháo khớp nối. - Đưa
đệm, đòn ngang ra.

- Kẹp hộp lái lên êtô. Ê tô hàm mềm, Clê Chọn vị thích hợp,
- Nới lỏng và tháo đai ốc tròng 42, kẹp tránh hư hỏng thân
hãm ra. chuyên dùng. thước

- Tháo đai ốc điều chỉnh độ Tay, Kìm nhọn - Tránh xước bạc,
rơ ngang cong lò xo và biến
- Lấy nắp lò xo dẫn hướng dạng
6
thanh răng, lò xo dẫn hướng,
dẫn hướng và đế dẫn hướng
thanh răng
8

-Tháo gối đỡ bạc ra tháo vòng Tuýp Tránh hư hỏng phốt


làm kín đầu xi lanh ra. dầu

Lấy thanh răng ra khỏi vỏ Tay - Đặt vào khay

9 Vệ sinh chi tiết Dầu - Sạch sẽ


II Lắp:
I
Thực hiện ngược bước tháo
Lưu ý:
1 Vệ sinh chi tiết Dầu, giẻ lau - Sạch sẽ
2 Lắp phốt đúng chiều - Đúng chiều lắp
Dấu trên đai ốc hãm với - Đúng dấu
3
thanh đòn cuối.
Bôi dầu trợ lực vào các phốt Dầu trợ lực - Tránh trầy xước
4
làm kín phốt
9
Kiểm tra chi tiết:

 Kiểm tra thanh răng


- Dùng đồng hồ so, kiểm tra độ đảo thanh răng,
mịn hay hỏng

- Độ đảo cực đại: 0.3mm

- Kiểm tra mặt lưng của thanh răng xem có bị


mịn hay hỏng khơng.

 Kiểm tra vòng bi kim


- Kiểm tra vòng bi kim của vỏ thanh răng có bị
gỉ hay hỏng không

- Bôi vòng bi kim một lớp mỡ

 Kiểm tra vòng bi


- Kiểm tra chuyển động quay của vòng bi và
tiếng kêu khác thường

- Nếu vòng bi hỏng, thay bộ van điều khiển


10
1.2. Bảo dưỡng – sửa chữa hộp lái, thước lái cơ khí
Những hư hỏng và biện pháp khắc phục:
Độ rơ vô lăng quá lớn:
Kiểm tra sự lắp lỏng và mòn các khớp của chi tiết lái.
STT Kiểm Tra Nguyên nhân Khắc Phục
1 Trục lái Lỏng Sửa chữa
Độ rơ vô lăng
- Trục chính và khớp nối. Lỏng, mòn Sửa chữa hay Thay
- Dẫn động lái Lỏng, mòn Thế
2
- Vỏ cơ cấu lái Lỏng
- Khe hở ăn khớp (bi tuần hoàn) Quá lớn Xiết chặt
Điều chỉnh, sửa,
Thay
3 Vòng bi bánh xe Lỏng Điều chỉnh
4 Khớp cầu hay chốt xoay Mòn Thay
Lái nặng:
STT Kiểm Tra Nguyên nhân Khắc Phục
1 Ap suất lốp Thấp Bơm
Hệ thống lái
- Tải trọng ban đầu Quá chặt Sửa chữa hay Thay
2 - Dẫn động lái Ma sát lớn Thay chi tiết hỏng
- Vỏ cơ cấu lái Lỏng Xiết chặt
- Mức dầu cơ cấu lái ( tuần hoàn) Thấp Rò rỉ, sửa chữa, đổ
dầu
3 Khớp cầu hay trụ xoay Ma sát lớn Thay
4 Đòn treo Cong,hỏng Thay
5 Góc đặt bánh xe, chiều cao xe Sai Điều chỉnh, thay
11
Chạy chữ chi:
STT Kiểm Tra Nguyên nhân Khắc Phục
1 Ap suất lốp Sai Bơm
Hệ thống lái
- Trục chính và khớp nối Lỏng Xiết chặt
2
- Mức dầu cơ cấu lái ( tuần hoàn) Thấp Rò rỉ, sửa, đổ dầu
- Tải trọng ban đầu, khe hở Chặt, Lỏng Sửa hay Thay,
- Dẫn động lái Rơ, Masát lớn Xiết chặt
3 Vòng bi bánh xe Masát lớn, Điều chỉnh, thay
lỏng
4 Khớp cầu hay trụ xoay Masát lớn, Thay thế
lỏng
5 Đòn treo, giảm chấn Cong,hỏng Thay
6 Lò xo, nhíp Yếu Thay
7 Độ cao xe Sai Điều chỉnh, thay
8 Chiều rộng và chiều dài cơ sở Sai Điều chỉnh
9 Góc đặt bánh trước Sai Thay
Kéo sang một bên trong quá trình chạy bình thường:
STT Kiểm Tra Nguyên nhân Khắc Phục
1 Lốp và bánh xe - Cỡ lốp Sai Thay
- Áp suất Không đều Bơm
2 Phanh Bó thắng Sửa chữa
3 Khớp cầu hay trụ xoay Masát lớn Thay thế
4 Vòng bi bánh xe Masát lớn, lỏng Điều chỉnh, thay
5 Bạc, hệ thống treo, giảm chấn Mòn hay yếu Thay
6 Lò xo hệ thống treo Yếu Thay
7 Độ cao xe Sai Điều chỉnh, thay
8 Chiều rộng và chiều dài cơ sở Sai Điều chỉnh
9 Góc đặt bánh trước Sai Thay
12
Lắc tay lái:
STT Kiểm Tra Nguyên nhân Khắc Phục
1 Lốp và bánh xe
-Mòn lốp Không đều Thay
- Ap suất bơm Sai - Quá đảo Bơm - Thay
- Độ cân bằng Không cân Sửa chữa
2 Độ rơ vô lăng Quá rơ Sửa chữa, thay
Vòng bi bánh xe Lỏng Điều chỉnh, thay
3
thế
4 Khớp cầu hay chốt xoay Mòn Thay thế
5 Đòn treo, giảm chấn Cong Thay
6 Lò xo hệ thống treo Yếu Thay
7 Độ cao xe Sai Điều chỉnh, thay
thế
8 Chiều rộng và chiều dài cơ sở Sai Điều chỉnh
9 Góc đặt bánh trước Sai Thay thế
Sự nẩy ngược của vô lăng:
STT Kiểm Tra Nguyên nhân Khắc
Phục
1 Ap suất lốp Không đều Bơm lại
2 Độ rơ vô lăng Quá rơ Sửa chữa, thay
Vòng bi bánh xe Lỏng Điều chỉnh, thay
3
thế
4 Khớp cầu hay chốt xoay Mòn Thay thế
5 Đòn treo, giảm chấn Mòn hay yếu Thay
6 Lò xo hệ thống treo Yếu Thay
7 Góc đặt, độ cao xe Sai Điều chỉnh, thay
thế
13
2. Bảo dưỡng sửa chữa cơ cấu dẫn động lái cơ khí
Mục tiêu: Bảo dưỡng- sửa chữa được cơ cấu dẫn động lái cơ khí.
2.1. Cấu tạo cơ cấu dẫn động lái
Cơ cấu dẫn động lái sử dụng hộp tay lái:
Tỷ số truyền động lái là góc độ mà vô lăng phải quay để kéo hai bánh trước
chuyển động. Tỷ số truyền động càng thấp, tay lái càng nặng. Tỷ số truyền động
lái thấp gọi là tay lái nhanh thường 18 đến 20 : 1( số vòng quay vô lăng ít ), Tỷ số
truyền động lái cao gọi là tay lái chậm ( số vòng quay vô lăng nhiều ).

Vành tay lái

Trục lái

Ống lái

Tay chuyển hướng


Đòn bên
Hộp tay lái
Đòn dọc
Đòn ngang
Đòn quay Bánh xe

Dầm cầu Trục đứng

Cấu tạo và hoạt động:

Hệ thống lái cơ khí:


1. Vành tay lái 2. Cơ cấu lái 3. Trục lái
4. Đòn quay đứng 5. Thanh kéo dọc 6. Đòn quay ngang
14
7. Cần chuyển hướng 8. Thanh kéo giữa 9. Trục chuyển hướng.
Nguyên lý làm việc:
Khi người điều khiển xoay vành tay lái (1) qua lại, trục lái (3) quay theo,
cơ cấu lái (2) hoạt động làm cho đòn quay đứng (4) xoay tới lui chung quanh trục
của nó kéo theo thanh dọc (5), làm cho đòn quay ngang (6) xoay trục chuyển
hướng (9) làm tác động lên các cần chuyển hướng (7) và thanh kéo giữa (8). Như
vậy các bánh xe dẫn hướng di chuyển. Khi ngừng tác động lên vành tay lái thì
bánh xe ngưng chuyển hướng.
Cơ cấu dẫn động lái sử dụng thước tay lái:

Cơ cấu dẫn động lái loại thanh răng bánh răng:


1, 3. Các khớp cầu được nối với các cần chuyển hướng 2. Thanh răng
4. Bánh răng 5. Mặt bích được nối với trục lái.
Nguyên lý làm việc:
Khi người điều khiển tác động lực xoay vành tay lái qua lại sẽ làm cho thanh
răng di chuyển qua bên phải và qua bên trái, làm dịch chuyển các cần chuyển
hướng do đó các bánh xe dẫn hướng di chuyển.
Khi người điều khiển ngừng tác động lên vành tay lái, cũng có nghĩa là các
bánh xe dẫn hướng không còn hoạt động
2.2. Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu dẫn động lái
Quy trình tháo lắp cơ cấu dẫn động lái:
15

YÊU CẦU KỸ
TT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN DỤNG CỤ
THUẬT
I Tháo chi tiết
- Chắc chắn
Con đội, kích chết,
1 Kê kích xe, tháo bánh xe - Tránh hư
tuýp tháo bánh xe
hỏng đai ốc
- Tránh hư
Tháo phe gài, tháo đầu thanh
2 Tuyp, cle, cảo… hỏng đầu rô
nối (rô tuyn)
tuyn
- Tránh hư
Tháo phe gài, tháo thanh lái
3 Tuyp, cle, cảo… hỏng đầu rô
phụ
tuyn
- Tránh hư
4 Tháo phe gài, tháo đòn đỡ Tuyp, cle, cảo… hỏng đầu rô
tuyn
- Tránh hư
5 Tháo phe gài, tháo đòn quay Tuyp, cle, cảo… hỏng đầu rô
tuyn
Tháo phe gài, tháo ống điều Tuyp, cle, đột dấu,
6 - Dấu rõ ràng,
chỉnh búa….
II Lắp
16
Thực hiện ngược bước tháo
Chú ý:
- Kiểm tra sự
Lắp phe gài các đầu đầu
1 Kềm chắc chắn của
thanh nối (rô tuyn)
phe gài
2 Chú ý dấu ống điều chỉnh Bằng mắt - Đúng dấu
3 Bơm mở vào các rô tuyn Dụng cụ bôi mở - Đầy mở
Kiểm tra sự linh hoạt của cơ
4
cấu dẫn động lái
5 Điều chỉnh độ chụm bánh xe

Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo
dưỡng, sửa chữa dẫn động lái:
a) Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng:

TT HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN


1 Độ dơ vành tay lái lớn. - Khớp cầu mòn.
2 Tay lái nặng. - Khớp cầu kẹt do thiếu bôi trơn.

- Thanh dẫn động cong.

3 Hành trình vành vô lăng lái 2 bên - Thanh dẫn động cong.
không đều.

b) Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa:


Các khớp nối:
- Kết cấu của khớp nối cầu rất đa dạng, có loại kết cấu tự động điều
chỉnh khe hở trong quá trình làm việc, có loại ta phải điều chỉnh.
- Có thể dễ dàng phát hiện khe hở trong các khớp nối của cơ cấu dẫn
động lái bằng cách lắc mạnh đòn quay đứng trong khi xoay tay lái và nắm tay vào
các khớp kiểm tra (hình 14a).
- Nếu khe hở vượt quá qui định, hãy khắc phục bằng cách vặn các
nút có ren của khớp nối tương ứng (hình 14b).
17
Muốn vậy, phải tháo chốt chẻ ở nút ra, vặn nút vào đến hết cữ rồi lại nới
nút ra đến khi mặt đầu của nút trùng với một lỗ lắp chốt chẻ.

Loại khớp cầu tự động điều chỉnh độ rơ trong quá trình làm việc

Loại khớp cầu không tự động điều chỉnh độ rơ


1- Chốt cầu 2- Gối đỡ chốt cầu 3- Đai ốc điều chỉnh 4- Chốt chẻ
18

Kiểm tra (a) và khắc phục (b) khe hở trong các khớp nối dẫn
Kiểm tra khe hở chốt chuyển hướng:
- Để bánh xe ở vị trí thẳng.
- Kích cầu để bánh xe không tiếp đất.
- Gá đồng hồ so 1 vào dầm cầu 3, điều chỉnh để đầu đo tì vào mâm
phanh 2, xoay mặt đồng hồ để kim chỉ vị trí số “0”.
- Kiểm tra, điều chỉnh khe hở hướng trục (hình 17a).
- Dùng căn lá đo khe hở phía dưới của dầm cầu với mặt cam quay, khe
hở này phải ≤ 1,5mm. Nếu khe hở lớn hơn ta phải tháo cam quay khỏi dầu cầu và
thêm đệm mặt đầu dày hơn để giảm khe hở hướng trục.
19

Kiểm tra khe hở chốt chuyển hướng


1- Đồng hồ so 2- Mâm phanh 3- Dầm cầu

- Kiểm tra khe hở hướng kính (hình b): Hạ kích để bánh xe đứng trên
mặt đất; trị số chỉ trên đồng hồ là khe hở hướng kính ∆u. ∆u ≤ 0,75mm, nếu khe
hở lớn hơn ta phải thay bạc chốt chuyển hướng mới.
SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống lái
CÂU HỎI ÔN TẬP
- Trình bày quy trình tháo lắp hệ thống lái
- Trình bày quy trình tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa bơm trợ lực lái
- Mô tả các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng hệ thống lái
20
BÀI 2: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI TRỢ LỰC
THỦY LỰC
*****
Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Củng cố kiến thức đã học về kết cấu và nguyên hoạt động của hệ thống
lái trợ lực;
- Phân tích được các hiện tượng hư hỏng, trình bày các giải pháp khắc phục
hư hỏng và biện pháp bảo dưỡng đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Nắm rõ quy trình tháo lắp và tháo lắp đúng YCKT;
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung:
1. Bảo dưỡng- sửa chữa hộp lái, thước lái trợ lực
Mục tiêu: Bảo dưỡng- sửa chữa được hộp lái, thước lái trợ lực.
1.1. Quy trình tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa hộp lái, thước lại trợ lực
Quy trình tháo hộp tay lái trợ lực: (Trợ lực lái thủy lực loại cùng khối)

CÁC BƯỚC THỰC YÊU CẦU KỸ


TT DỤNG CỤ
HIỆN THUẬT
I Tháo từ trên xe
Tuýt, búa,
- Tránh hư hỏng đầu rô
1 Tháo rô tuyn lái cảo rô tuyn
tuyn

2 Tháo khớp nối trục lái Cle
- Tránh hư hỏng đai ốc
Tháo ống dẫn dầu đến bơm - Bịt kín ống dẫn dầu
3 Cle
trợ lực - tránh làm rơi rớt dầu
trên nền xưởng
- Chú ý làm dấu lắp ghép
4 Đòn quay đứng Cle, tuýp giữa đòn quay đứng và
trục đòn quay đứng
5 Tháo bu lông bắt hộp tay lái Tuýp - Nới đều đối xứng
21
Lấy hộp tay lái khỏi xe, vệ
6 - Sạch sẽ
sinh

1 9
1. Xylanh thủy lực
2
2: Piston thanh răng
3: Van trượt 8
4: Bánh răng rẽ quạt 4 6
7 3
5: Đai ốc bi
6: Trục vít, 7: Vỏ
5
8: Bơm, 9: Bình dầu

YÊU CẦU
TT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN DỤNG CỤ
KỸ THUẬT
II Tháo ra chi tiết
- Nới đều đối xứng,
Tháo nắp che van phân phối
1 Cle, tuýp chú ý jont, phốt làm
(Van trượt)
kín
- Không làm hư
Tháo đai ốc hãm van trượt, hỏng đai ốc
2 Cle
lấy bạc đạn chà ra ngoài
- Tránh mất chi tiết
- Tránh mất các van
3 Lấy cụm van trượt ra ngoài Tay, vít dẹp
trượt
- Nới đều đối xứng,
Tháo mặt bích lấy bánh răng
4 Cle chú ý jont, phốt làm
rẽ quạt ra ngoài
kín
Lấy cụm trục vít, piston, đai - Đặt vào khay,
5 Tay, vít dẹp
ốc bi ra ngoài tránh mất chi tiết
22
- Nới đều đối xứng,
Tháo mặt bích đuôi trục vít,
6 Cle chú ý jont, phốt làm
lấy ổ bi ra ngoài
kín
7 Tháo rãnh lắp bi vít bake - Tránh văng mất bi
8 Vệ sinh chi tiết Dầu - Sạch sẽ
Lắp: Thực hiện ngược bước
III
tháo
Lưu ý:
- Lắp phốt đúng
1 - Lắp phốt, jont Cle
chiều, jont kín
- Siết đều đối xứng
2 - Các mặt lắp ghép Cle
các mặt lắp ghép
Chú ý làm dấu lắp ghép giữa
3 đòn quay đứng và trục đòn Mắt - Đúng dấu
quay đứng
4 Lắp viên bi Tay - Đầy đủ
Kiểm tra sự linh hoạt của hộp - Nhẹ nhàng, không
5 Tay, kềm bấm
tay lái bị sượn, kẹt…
Kiểm tra góc xoay của trục - Góc xoay bên
6 Tay, kềm bấm
lái và bánh răng rẽ quạt trái và bên phải đều
Quy trình tháo lắp thước tay lái trợ lực:
YÊU CẦU
TT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN DỤNG CỤ
KỸ THUẬT
Tháo thước tay lái từ trên
I
xe
Con đội, kích - Chắc chắn
1 Kê kích xe, tháo bánh xe chết, tuýp tháo - Tránh hư hỏng đai
bánh xe ốc
Tuýt, búa, cảo - Tránh hư hỏng đầu
2 Tháo rô tuyn lái
rô tuyn … rô tuyn
3 Tháo khớp nối trục lái Cle
23
- Tránh hư hỏng đai
Tháo ống dẫn dầu (nếu thước ốc
4 Cle
tay lái trợ lực
- Bịt kín ống dẫn dầu
- Tránh hư hỏng đai
5 Tháo 2 giá đỡ thước tay lái Cle, Tuýt
ốc
6 Lấy thước tay lái ra ngoài Tay Vệ sinh sạch sẽ
I Tháo ra chi tiết
Gá thước tay lái lên ê tô
- Không kẹp chặt
quá.
1 Hàm mềm
- Tránh hư hỏng
thân thước

- Đánh dấu trên đai ốc hãm Vạch dấu, clê - Dấu rõ ràng
với thanh đòn cuối. dẹt 22
- Tháo đai ốc hãm ra.
- Tháo thanh cuối ra.
2

Tháo các ống dẫn dầu. Clê dẹt 17, 12 - Tránh hư hỏng ren
- Tháo rắc co đưa đường ống đầu đai ốc
dẫn ra.

3
24
- Tháo bọc cao su bảo vệ Tuốc nơ vít Không làm rách bọc
thanh răng. Lấy bọc cao su hai cạnh cao su
4 ra ngoài.

Tháo đai giữ . Búa, Đục nhọn, Tránh hư hỏng miếng


dẹp khóa

- Tháo đòn ngang bên , khớp clê chuyên Tránh xoắn thanh
cầu và vòng đệm. dùng thước
- Kẹp chặt dòn ngang lên
êtô. - Tháo khớp nối. - Đưa
đệm, đòn ngang ra.

- Kẹp hộp lái lên êtô. Ê tô hàm mềm, Chọn vị thích hợp,
- Nới lỏng và tháo đai ốc Clê tròng 42, tránh hư hỏng thân
hãm ra. kẹp chuyên thước
dùng.
6
25
- Tháo đai ốc điều chỉnh độ Tay, Kìm nhọn - Tránh xước bạc,
rơ ngang cong lò xo và
- Lấy nắp lò xo dẫn hướng biến
thanh răng, lò xo dẫn hướng, dạng
dẫn hướng và đế dẫn hướng
thanh răng
7

Tháo cụm van phân phối. - Tuýt, kìm lấy - Dấu rõ ràng
- Nới lỏng hai đai ốc cố định phe chuyên - Tránh mất phe gài
trục với vỏ (hoặc phe gài) dùng
- Đặt vào khay
- Tháo trục chính cùng cụm - Đánh dấu vị trí
van. lên thân van
điều khiển cùng
- Tháo vòng đệm làm kín ra. bộ van điều
8 khiển

- Kẹp van phân phối lên êtô. Êtô, tuýp - Đặt vào khay
9
- Tháo đai ốc điều chỉnh ra.
26

-Tháo gối đỡ bạc ra tháo vòng Tuýp Tránh hư hỏng phốt


làm kín đầu xi lanh ra. dầu

10

Lấy thanh răng ra khỏi vỏ Tay - Đặt vào khay

11

12 Vệ sinh chi tiết Dầu - Sạch sẽ


III Lắp:
Thực hiện ngược bước tháo
Lưu ý:
1 Vệ sinh chi tiết Dầu, giẻ lau - Sạch sẽ
2 Lắp phốt đúng chiều - Đúng chiều lắp
Dấu trên đai ốc hãm với - Đúng dấu
3
thanh đòn cuối.
27
Bôi dầu trợ lực vào các phốt Dầu trợ lực - Tránh trầy xước phốt
4
làm kín
1.2. Bảo dưỡng- sửa chữa hộp lái, thước lái trợ lực thủy lực
Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa
chữa hệ thống lái trợ lực:
a. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.

TT HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN


1 Tay lái nặng cả hai phía Thiếu dầu trợ lực
Bơm trợ lực yếu
Trùng dây đai dẫn động bơm trợ lực
2 Tay lái nặng 1 phía Bạc, bis ton lái mòn
Van phân phối dầu trợ lực mòn
b. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa.

* Xác định hiệu quả của trợ lực


Để ô tô đứng yên tại chỗ, không nổ máy, đánh tay lái về hai phía cảm nhận
lực vành lái. Cho động cơ hoạt động ở các số vòng quay khác nhau: chạy chậm,
có tải, gần tải lớn nhất, đánh tay lái về hai phía cảm nhận lực vành lái.
So sánh bằng cảm nhận lực trên vành lái ở hai trạng thái, để biết được hiệu
quả của trợ hệ thống lực lái.
b1. Kiểm tra bên ngoài
Trước khi kiểm tra chất lượng của hệ thống trợ lực thủy lực cần thiết phải
xem xét và hiệu chỉnh theo các nội dung sau:
Sự rò rỉ dầu trợ lực xung quanh bơm, van phân phối, xi lanh lực, các đường
ống và chỗ nối.
Kiểm tra, điều chỉnh độ căng dây đai kéo bơm thủy lực.
Kiểm tra lượng dầu và chất lượng dầu, nếu cần thiết phải bổ sung dầu.
Kiểm tra và làm sạch lưới lọc dầu nếu có thể.
b2. Xác định hiệu quả trợ lực trên giá đỡ mâm xoay
Việc xác định hiệu quả của trợ lực còn có thể xác định trên mâm xoay. Trình
tự tiến hành theo hai trạng thái động cơ không làm việc và động cơ hoạt động ở
chế độ không tải. So sánh lực đánh lái trên vành lái
28
b3. Xác định chất lượng hệ thống thủy lực nhờ dụng cụ chuyên dùng đo
áp suất
Xác đinh chất lượng hệ thống thủy lực bằng cách dùng đồng hồ đo áp suất
sau bơm, như trên hình 56.
Dụng cụ đo chuyên dùng gồm: một đường ống nối thông đường dầu, trên đó
có bố trí đầu nối ba ngả để dẫn dầu vào đường dầu đo áp suất, đồng hồ này có 2
khả năng đo đến 150 kG/cm , phía sau là van khóa đường dầu cung cấp cho van
phân phối. Dụng cụ này được lắp nối tiếp trên đường dầu ra cơ cấu lái.

Đo áp suất bơm bằng dụng cụ chuyên dùng


+ Sau khi lắp dụng cụ vào đường dầu, cho động cơ làm việc, chờ cho hệ thống
nóng lên tới nhiệt độ ổn định (sau 15 đến 30 giây).
+ Tiến hành xả hết không khí trong hệ thống thủy lực bằng cách: đánh tay
lái về hai phía, tại các vị trí tận cùng dừng vành lái và giữ tại chỗ khoảng 2÷3
phút.
+ Để động cơ làm việc với chế độ không tải, mở hết van khóa của dụng cụ
đo chuyên dùng để dầu lưu thông. Xác định áp suất làm việc của hệ thống trên
đồng hồ (p1) tương ứng khi ô tô chạy thẳng.
+ Để động cơ làm việc với số vòng quay trung bình, đóng hết van khóa của
dụng cụ để khóa kín đường dầu. Xác định áp suất làm việc của bơm không tải trên
đồng hồ (p2).
29
+ Mở hoàn toàn van khóa, động cơ làm việc ở chế độ không tải, quay vành
lái đến vị trí tận cùng, giữ vành lái và xác định áp suất trên đồng hồ, áp suất phải
quay về trị số p2.
Ví dụ trên ô tô HINO FF các giá trị đo kiểm như sau:
2 p1 = 50±0,5kG/cm (ở 800 vòng/phút)
2 p2 = 122÷130kG/cm (ở 2000 vòng/phút)
2 p3 = 122kG/cm (ở 800 vòng/phút).Nhờ việc kiểm tra như trên có thể xác
định chất lượng bơm, van điều áp và lưu lượng, van phân phối xi lanh lực.
b4. Xác định chất lượng hệ thống thủy lực nhờ quan sát phần bị động
Xác định chất lượng hệ thống thủy lực nhờ quan sát phần bị động có thể thực
hiện bằng các phương pháp sau:
+ Cho đầu xe lên các bệ kiểu mâm xoay có ghi độ. Dùng vành lái lần lượt
đánh hết về hai phía, xác định chất lượng hệ thống thủy lực nhờ quan sát sự chuyển
động của phần bị động:
Nếu cơ cấu lái chung với xi lanh lực, quan sát sự dịch chuyển của: đòn ngang
lái (cơ cấu lái bánh răng thanh răng), đòn quay đứng (nếu cơ cấu lái trục vít ê cu
bi thanh răng bánh răng)
Nếu xi lanh lực đặt riêng, quan sát sự dịch chuyển của cần piston xi lanh lực.
+ Khi không có mâm xoay chia độ có thể tiến hành kiểm tra như sau: nâng
bánh xe của cầu trước lên khỏi mặt đường, quan sát sự chuyển động của phần bị
động như trên.
* Đối với hệ thống có trợ lực khí nén :
C1. Kiểm tra nhanh
+ Độ chùng dây đai kéo máy nén khí, liên kết máy nén khí với động cơ.
+ Theo dõi sự rò rỉ khí nén trợ lực khi xe đứng yên và khi xe chuyển động có
đánh lái.
+ Kiểm tra áp suất khí nén nhờ đồng hồ trên bảng tablo: khởi động động cơ, đảm
bảo nạp đầy khí nén tới áp suất định mức (khoảng 8 kG/cm ) sau thời gian 2 phút.
+ Kiểm tra nước và dầu trong bình chứa khí, công việc này cần kiểm tra thường
xuyên, nếu thấy lượng nước và dầu gia tăng đột xuất cần xem xét chất lượng của
máy nén khí.
C2. Kiểm tra máy nén khí và van điều áp
+ Xác định chất lượng máy nén khí bằng đồng hồ đo áp suất khí nén sau máy nén:
30
Nếu áp suất quá nhỏ (so với áp suất định mức) thì có thể do máy nén khí
chất lượng kém, hở đường ống khí nén, sai lệch vị trí van điều áp và van an toàn.
Nếu áp suất quá lớn chứng tỏ van điều áp và van an toàn bị hỏng.
C3. Xác định chất lượng hệ thống trợ lực
Xác định chất lượng hệ thống trợ lực bao gồm: cụm cơ cấu lái, van phân phối,
xy lanh lực: tiến hành nâng cầu dẫn hướng, đánh lái về các phía đều đặn, đo lực
tác dụng lên vành lái theo hai chiều, quan sát sự dịch chuyển của cần piston lực.
Nếu thấy có hiện tượng lực vành lái không ổn định, sự di chuyển của cần piston
lực. Nếu thấy có hiện tượng vành lái không ổn định, sự di chuyển của cần piston
lực không đều đặn là do cụm cơ cấu lái, van phân phối, xi lanh lực hư hỏng.
2. Bảo dưỡng- sửa chữa bơm trợ lực lái
Mục tiêu: Bảo dưỡng- sửa chữa bơm trợ lực lái.
2.1. Quy trình tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa bơm trợ lực lái

Bình chứa
dầu
Bơm trợ lực

Van điều khiển

Cơ cấu lái

YÊU CẦU KỸ
TT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN DỤNG CỤ
THUẬT
I Tháo từ trên xe
- Tránh dầu rơi ra nền
1 Xả dầu trợ lực Cle
xưởng
Nới đai ốc bắt buly bơm trợ - Tránh hư hỏng đai
2 Cle, tuyp
lực ốc
Tháo đai dẫn động bơm trợ - Tránh dầu dính dây
3 Cle, tuyp
lực lái đai
- Tránh hư hỏng đai
4 Tháo đường dẫn vào và về Cle, tuyp
ốc
31
- Bịt đường ống,
tránh dầu rơi ra nền
xưởng
Tháo bu long bắt vỏ bơm trợ
5 Cle, tuyp - Nới đều đối xứng
lực
Lấy bơm trợ lực ra ngoài, vệ
6 Tay, giẽ lau - Sạch sẽ
sinh
II Tháo ra chi tiết
1 Tháo buly bơm trợ lực Cle, cảo - Tránh hư hỏng buly

Tháo lấy then bán nguyệt ra Búa, vít dẹp, - Tránh hư hỏng then,
2
ngoài đục… - Tránh mất then
Tháo phe hãm mặt sau của Kềm mở phe, - Tránh văng phe
3
bơm vít dẹp hãm
Lấy jont làm kín, roto bơm, - Đặt thứ tự vào
4 vòng cam, các tấm cánh Tay khanh, tránh mất chi
gạt… tiết
5 Lấy trục bơm ra ngoài Tay
Tháo đai ốc van điều khiển - Đặt thứ tự vào
6 lượng, lấy jont, lo xo, van Cle khanh, tránh mất chi
điều khiển ra ngoài tiết
- Ống tuyp có đường
Tháo phốt làm kín đầu trục kính đúng với đường
7 Tuýp, búa…
bơm ra ngoài kính ngoài của phốt,
tránh hư hỏng phốt
8 Vệ sinh sạch sẽ Dầu - Sạch sẽ
Lắp: Thực hiện ngược
III
bước tháo. Chú ý:
1 Vệ sinh chi tiết Dầu - Sạch sẽ
2 Lắp phốt đầu trục - Kín, khít
3 Các cánh gạt - Đầy đủ
Lắp van điều khiển lưu
4 - Đúng chiều
lượng
32
5 Chiều lắp then bán nguyệt - Đúng chiều

2.2. Bảo dưỡng- sửa chữa bơm trợ lực lái


Kiểm tra sửa chữa bơm trợ lực:

Chú ý: Khi kẹp êtô, không đước xiết quá chặt


+ Đo khe hở dầu giữa trục bơm và bạc
- Dùng panme đo đường kính của trục và bạc.
- Khe hở tiêu chuẩn: 0.03 – 0.05 mm
- Khe hở tối đa: 0.07 mm
- Nếu vượt quá giá trị, thay vỏ trước và trục bơm
+ Kiểm tra roto và các cánh gạt
- Dùng panme, đo chiều cao, chiều dày và chiều
dài của các cánh gạt

- Chiều cao cực tiểu : 8.1 mm


- Chiều dày cực tiểu : 1.797 mm
- Chiều dài cực tiểu : 14.988 mm

- Dùng thước lá đo khe hở giữa rãnh roto và cánh


gạt
- Khe hở cực đại: 0.03 mm
- Khi khe hở vượt quá giá trị cực đại, thay cánh
gạt

+ Kiểm tra van điều khiển lưu lượng


- Bôi dầu trợ lực lên van, kiểm tra dầu rơi từ từ
vào lỗ van của vỏ trước

+ Kiểm tra van điều khiển có bị rò rỉ.


- Bằng cách bịt chặt một lỗ và thổi khí nén vào lỗ
đối diện (áp suất 4 – 5 kgf/cm2), kiểm tra không
có khí lọt ra các đầu lỗ van.

SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống lái
trợ lực
CÂU HỎI ÔN TẬP
33
- Trình bày quy trình tháo lắp thước lái trợ lực

- Trình bày quy trình tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa bơm trợ lực lái
- Mô tả các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng hệ thống lái
- Tìm hiểu một số quy trình tháo lắp thước lái trợ lực của loại xe khác
34
Bài 3: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI ĐIỆN
*****
Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Củng cố kiến thức lý thuyết đã học về kết cấu và nguyên lý của hệ thống
lái điện;
- Trình bày được quy trình tháo lắp hệ thống lái trợ lực bằng điện;
- Bảo dưỡng- sửa chữa được hệ thống lái trợ lực bằng điện;
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung:
Giới thiệu (bổ xung phần lý thuyết):
Hệ thống lái trợ lực điện – điện tử:
Trợ lực lái điện (EPS – Electric Power Steering) là một hệ thống điện hoàn
chỉnh làm giảm đáng kể sức cản hệ thống lái bằng cách cung cấp dòng điện trực
tiếp từ motor điện tới hệ thống lái. Thiết bị này bao gồm có cảm biến tốc độ xe,
một cảm biến lái (moment, vận tốc góc), bộ điều khiển điện tử ECU và một motor.
Tín hiệu đầu ra từ mỗi cảm biến được đưa tới ECU có chức năng tính toán chế độ
điều khiển lái để điều khiển hoạt động của motor trợ lực.
Nhóm này gồm có 3 kiểu trợ lực cơ bản:
 Trợ lực trên trục lái

Trục lái
Cảm biến
mômen Trục vít
bánh vít

Ly hợp điện từ

Cơ cấu lái trục răng – thanh răng

Hình 3.1. Trợ lực lái điện – điện tử với motor trợ lực bố trí trên trục lái

 Trợ lực trên cơ cấu lái


35
Kiểu này có 2 cách bố trí motor trợ lực.
– Motor rời, có trục vít ăn khớp với bánh vít trên thanh răng của cơ cấu lái.
– Motor được chế tạo liền ở cơ cấu lái.

Đến vành lái

Cảm biến mô Côn điện từ


men

Cơ cấu trục răng thanh

Hình 3.2. Motor trợ lực lắp ở cơ cấu lái

Hình 3.3. Trợ lực lái điện – điện tử với motor trợ lực bố trí trên trục lái
Motor trợ lực cùng cơ cấu giảm tốc trục vít- bánh vít được bố trí ở trục lái
chính (trước đoạn các đăng trục lái). Tại đây cũng bố trí cảm biến moment lái.
Cạnh đó là ECU trợ lực lái điện – điện tử (Gọi tắt là EPS ECU).
36

Hình 3.4. Cơ cấu trợ lực lái điện – điện tử trợ lực trên trục lái
a, Bố trí tổng quát b, Cụm motor trợ lực
37
Hệ thống được điều khiển theo sơ đồ tổng quát hình 4 và 5 trên đó có thể
nhận thấy các tín hiệu đầu vào của EPS ECU gồm 4 nhóm tín hiệu chính:
1- Nhóm tín hiệu (2 hoặc 4 tín hiệu) từ cảm biến moment lái
2- Tín hiệu tốc độ ôtô: Tín hiệu này có thể gửi trực tiếp về EPS ECU hoặc
thông qua ECU truyền lực và mạng điều khiển vùng (CAN – Controller
Area Network) và các giắc nối truyền tới EPS ECU.
3- Tín hiệu tốc độ động cơ (xung NE từ cảm biến trục khuỷu) thông qua ECU
động cơ và mạng CAN truyền tới EPS ECU.
4- Nhóm dữ liệu cài đặt và tra cứu thông qua giắc kết nối dữ liệu DLC3 (Data
Link Connector) để truy nhập các thông tin cài đặt và tra cứu thông tin làm
việc của hệ thống và báo lỗi hệ thống.

Hình 3.5. Sơ đồ tổng quát của hệ thống lái điện trợ lực trên trục lái
Những sự cố trong quá trình vận hành hệ thống được ghi lại trong bộ nhớ
của EPS ECU và cảnh báo bằng đèn P/S trên táplô (Hình 6)
Motor trợ lực lái có thể được điều khiển theo 2 cách:
+ Điều khiển điện áp
+ Điều khiển dòng điện
38

Đèn báo trợ lực

Bảng táplô

Trục lái

- Cảm biến mômen

ECU điều khiển


trượt

Hình 3.6. Bố trí các cụm và Taplô thể hiện đèn báo lỗi P/S

Trợ lực trên cơ cấu lái: (trợ lực đặt trên thước tay lái)
Phương pháp điều khiển motor riêng được lắp ở cơ cấu lái (Hình 7) cũng
tương tự như cách điều khiển motor trên trục lái chính đã trình bày ở trên.
Phương án tối ưu nhất là motor trợ lực được chế tạo liền với cơ cấu lái và
là một bộ phận cấu thành của cơ cấu lái. Phương án này rất gọn, tuy nhiên giá
thành hệ thống cao. Phương án này đang được áp dụng cho dòng xe Lexus đời
2006.
Phần kéo dài của thanh răng được chế tạo dưới dạng trục vít và trục vít này
ăn khớp với ruột của rôto motor trợ lực lái thông qua các viên bi tuần hoàn (Rôto
rỗng ruột và có các rãnh ren vít hình 9).
39
Để điều khiển chế độ trợ lực (Điều khiển motor trợ lực) cảm biến moment
lái gửi tín hiệu giá trị moment về EPS ECU (Hình 10) EPS ECU sẽ tính toán chế
độ trợ lực theo chương trình đã được cài đặt sẵn và điều khiển motor trợ lực bằng
chuỗi xung để tạo ra các mức điện áp khác nhau tùy theo việc cần trợ lực mạnh
hay yếu.
Hình 3.7. Sơ đồ trợ lực lái điện – điện tử trên cơ cấu lái.

Hình 3.8. Các bộ phận của motor và cảm biến góc quay
40

Hình 3.9. Cụm motor và trục vít, thanh răng và cảm biến góc quay

Toàn bộ hệ thống điều khiển được mô tả trên hình 3.10.

Hình 3.10. Sơ đồ điều khiển tổng quát của hệ thống trợ lực trên cơ cấu lái
41
Trong hệ thống điều khiển này để tăng độ nhạy chấp hành và giảm kích
thước, trọng lượng motor điều khiển EPS ECU có thêm mạch tăng thế, nâng điện
áp điều khiển lên gấp đôi (24V). Các tín hiệu từ động cơ, hệ thống phanh thông
qua mạng CAN gửi về EPS ECU, còn các tín hiệu từ các cảm biến khác được gửi
trực tiếp về EPS ECU. EPS ECU sẽ tính toán và đưa ra lệnh điều khiển motor lực,
trong đó tín hiệu của cảm biến moment đóng vai trò quan trọng nhất (Hình 11)
Hình 3.11. Tín hiệu quan trọng để điều khiển motor trợ lực lái

Cảm biến trong hệ thống trợ lực lái Điện – Điện tử:
Các cảm biến trong hệ thống lái trợ lực điện – điện tử gồm: Cảm biến
moment lái, cảm biến tốc độ đánh lái (Tốc độ quay vô lăng lái), cảm biến tốc độ
ôtô
 Cảm biến tốc độ đánh lái có 2 loại:
Loại máy phát điện (Hình 12) được dẫn động từ trục lái thông qua các cặp
bánh răng tăng tốc làm tăng tốc độ quay và phát ra điện áp 1 chiều tuyến tính tỉ lệ
với tốc độ quay của trục lái. Tín hiệu của máy phát phát ra được hiệu chỉnh và
khuyếch đại thông qua 1 bộ khuyếch đại
42

Thanh xoắn
Trục vào

Biến thế Bánh răng trung gian


vi sai Điện áp ra
Máy phát 1 chiều

Cơ cấu cam
Lõi thép trượt

Trục răng

Tai

Tốc độ đánh lái

Hình 3.12. Cấu tạo và tín hiệu của cảm biến tốc độ đánh lái

Loại cảm biến tốc độ đánh lái loại hiệu ứng Hall (Hình 13):
Rô to nam
Vỏ
châm Ổ bi

Nhựa
từ Giắc
tính điện

Hình 3.13. Cảm biến tốc độ đánh lái (góc đánh lái) loại Hall
a- Cấu tạo; b- Xung của cảm biến
43
Có cấu tạo đơn giản hơn, dễ lắp đặt và đặc tính ra là dạng xung số. Vì vậy
các xe ngày nay thường sử dụng loại cảm biến này.
Cấu tạo của cảm biến gồm 1 rôto nam châm nhiều cực gắn với trục lái. Một
IC Hall được đặt đối diện với vành nam châm (Cách 1 khe hở nhỏ: 0,2 ÷ 0,4 mm).
Cảm biến được cấp nguồn điện 12v một chiều. Khi đánh tay lái, vành nam châm
sẽ quay và từ trường của nam châm tác động vào IC Hall tạo ra chuỗi xung vuông
0v ÷ 5v. Số xung tăng dần theo góc quay trục lái. Tín hiệu này sẽ được gửi về EPS
ECU và phân tích thành góc quay trục lái và tốc độ đánh lái (nếu đặt vào mạch
đếm thời gian)
 Cảm biến moment lái có 3 loại:
Loại lõi thép trượt (Hình 14): Gồm 1 lõi thép được lắp lỏng trượt trên trục
lái, trên đó có 1 rãnh chéo, rãnh này sẽ được lắp với 1 chốt trên trục lái. Phía ngoài
lõi thép là 3 cuộn dây quấn: 1 cuộn sơ cấp và 2 cuộn thứ cấp. Cuộn sơ cấp được
cấp 1 nguồn điện xoay chiều tần số cao. Tùy thuộc vào vị trí của lõi thép mà suất
điện động cảm ứng ra trong hai cuộn dây thứ cấp khác nhau. Tín hiệu của 2 cuộn
thứ cấp được chỉnh lưu và đưa về mạch so sánh để biến đổi thành điện áp tuyến
tính tỉ lệ với góc xoắn của 1 thanh xoắn đặt giữa trục lái và cơ cấu lái.3 trạng thái
của rãnh chéo và chốt và lõi thép tương ứng với các trường hợp quay vòng phải,
vị trí trung gian và quay vòng trái cũng được thể hiện trên hình.
Lái Trung Lái
phải gian trái

Điện áp ra

Cuộn sơ cấp Cuộn thứ cấp

Lõi thép Cuộn thứ


Mômen lái
trượt
44
Hình 3.14. Sơ đồ đặc tính, vị trí làm việc của cảm biến moment lái loại lõi
thép trượt
Loại lõi thép xoay (hình 15): Gồm trục vào (gắn với phần trên trục lái),
trục ra (gắn với phần nối tiếp của trục lái tới cơ cấu lái), giữa trục vào và trục ra
được liên kết bằng 1 thanh xoắn. Trên trục vào lắp 1 vành cảm ứng số 1 có các
rãnh để cài với các răng của vành cảm ứng số 2. Còn vành cảm ứng số 3 cũng có
các răng và rãnh được lắp trên trục ra. Phía ngoài các vòng cảm ứng là các cuộn
dây được chia ra các cuộn dây cảm ứng và cuộn dây bù. Sơ đồ nguyên lý của cảm
biến và đặc tính được trình bày trên hình 15.

Vành cảm ứng 2

Vành cảm ứng 1

Vành cảm ứng 3

Hình 3.15. Cấu trúc và đặc tính của cảm biến moment lái loại lõi thép xoay
Loại 4 vành dây (Hình 16)
Trục chính

Thanh xoắn
Vành 1

Vành 1

Vành 2
Trục răng Vành 1

Hình 3.16. Cảm biến moment lái loại 4 vành dây


Cảm biến gồm 2 phần:
- Phần stato có 2 vành dây, các dây được cuốn trên các răng thép định hình
45
- Phần rôto có 2 vành dây: 1 vành được gắn với trục răng, phần thứ 2 được
gắn với cácđăng trục lái. Giữa vành thứ nhất và thứ hai có thể xoay lệch
nhau 1 góc bằng góc xoắn của thanh xoắn (Khoảng 7 độ 58 phút)
Sơ đồ bố trí các cuộn dây và xung của cảm biến được trình bày trên hình
17.

Cuộn kích Cuộn

phát xung

Hình 3.17. Sơ đồ nguyên lý và xung của cảm biến moment lái loại 4 vành
dây
 Cảm biến tốc độ ôtô:
Gồm 4 loại:
- Loại công tắc lưỡi gà
- Loại từ điện
- Loại quang điện
- Loại mạch từ trở MRE
- Loại công tắc lưỡi gà (hình 18): Gồm 1 tiếp điểm lá đặt trong một ống
thủy tinh nhỏ và đặt cạnh một mâm nam châm quay. Mâm nam châm được dẫn
động bởi dây côngtơmét. Khi ô tô chuyển động, thông qua bánh vít- trục vít ở trục
thứ cấp hộp số làm cho dây côngtơmét quay và làm quay mâm nam châm. Từ
trường của nam châm làm cho công tắc lưỡi gà đóng, mở theo nhịp quay của mâm
nam châm và tạo ra chuỗi xung vuông. Cảm biến này thường được lắp ngay sau
công tơ mét (đồng hồ tốc độ ôtô) ở bảng táplô.
46

Từ - điện

PS ECU

Hình 3.18. Ba loại cảm biến tốc độ ôtô


- Loại từ - điện (hình 18): Gồm 1 cánh phát xung được lắp ở trục thứ cấp
hộp số và 1 cuộn phát xung với 3 phần tử: Lõi thép, nam châm và cuộn dây. Được
đặt cách cánh phát xung một khe hở 0,5 ÷ 1,0 mm. Mỗi lần cánh phát xung lướt
qua đầu cuộn phát xung thì ở cuộn dây sẽ cảm ứng ra 1 cặp xung xuay chiều. Tần
số xung xuay chiều tỉ lệ với tốc độ ô tô.
47
- Loại quang điện (hình 18): Được lắp ngay sau đồng hồ côngtơmét. Nó
gồm 1 cánh xẻ rãnh được dẫn động quay từ dây côngtơmét. Cánh xẻ rãnh quay
giữa khe của đèn LED và phototransistor (Transistor quang). Tốc độ quay của
cánh sẻ rãnh tỉ lệ với tốc độ ô tô và lần lượt che và thông luồng ánh sáng từ đèn
LED sang transistor quang để tạo nên chuỗi xung vuông 0V – 5V tỷ lệ với tốc độ
quay của trục thứ cấp hộp số phản ảnh tốc độ ôtô.
- Loại mạch từ trở MRE (hình 19)

Hình 3.19. Cảm biến tốc độ ôtô loại MRE

Cảm biến được lắp ở trục thứ cấp hộp số. Cảm biến gồm 1 vòng nam châm
nạp nhiều cực lắp trên trục của cảm biến. Khi vòng nam châm quay, từ trường sẽ
tác động lên mạch từ trở MRE và tạo ra các xung xoay chiều tại 2 đầu mút 2 và 4
của mạch MRE. Các xung đưa tới bộ so và điều khiển tranzito để tạo xung 0V –
12V ở đầu ra của cảm biến. Tần số xung tỉ lệ với tốc độ ôtô. Tín hiệu ra của cảm
biến được đưa tới đồng hồ côngtơmét để báo tốc độ ôtô và đưa tới các ECU như
PS ECU, ECT ECU . . . để điều khiển các cơ cấu chấp hành (ví dụ van điện từ
trong hệ thống lái trợ lực thủy lực điều khiển điện tử hoặc motor trợ lực lái).
48
Sơ đồ mạch điện điều khiển hệ thống EPS:

Sơ đồ mạch điện hệ thống lái trợ lực điện trên xe TOYOTA – 2007
49
Phần thực hành:
1. Bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống lái trợ lực điện trên trục lái
Mục tiêu: Trình bày được quy trình và thực hiện được việc tháo lắp- kiểm tra- sửa
chữa hệ thống lái trợ lực điện trên trục lái.
1.1. Quy trình tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa hệ thống lái trợ lực điện trên trục
lái
Quy trình tháo lắp hệ thống lái trợ lực điện trên trục lái:

YÊU CẦU KỸ
TT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN DỤNG CỤ
THUẬT
Tháo thước tay lái từ trên
I
xe
- Tránh hư hỏng các
1 Tháo dây dẫn điện liên quan Tay
giắm cắm, đứt dây điện
Tháo bulong bắt khớp
2 Cle - Làm dấu lắp ghép
cardang trục lái
Tháo 2 bulong giá đỡ bắt trục
3 lái với khung xe, lấy trục lái Cle, Tuýt - Tránh hư hỏng đai ốc
lái ra ngoài
50
II Tháo ra chi tiết:
Tách khoen gài trên vỏ trục
- Tránh hư hỏng khoen
1 lái, lấy khớp cardang trung Vít, búa
gài
gian trục lái ra ngoài
Tháo bulong nắp bánh vít,
- Tránh hư hỏng vòng
2 tách trục lái, cụm motor ra Cle
sin
ngoài
Tháo 2 bulong tách cụm - Tránh hư hỏng vòng
3 Cle
motor với trục vít ra ngoài sin
Tháo đai ốc khóa và đai ốc
Mỏ lết răng, - Tránh hư hỏng đai ốc
4 điều chỉnh sự ăn khớp giữa
cle điều chỉnh
trục vít và bánh vít ra ngoài
Lất trục vít cùng ổ bi trên
5 Tay - Tránh rơi rớt
trục vít ra ngoài
6 Vệ sinh chi tiết Giẻ lau - Tránh rơi rớt chi tiết
Lắp: Thực hiện ngược
III
bước tháo. Chú ý:
- Lắp cảm biến, cơ cấu giảm
1 - Đúng vị trí, Chắc chắn
tốc đúng vị trí,
2 - Lắp các dây điện - Đúng vị trí, chắc chắn
1.2. Bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống lái trợ lực trên trục lái
Do sự phát triển về công nghệ rất đa dạng, phong phú và quan trọng nhất
là bản quyền thiết kế của những hãng xe trên thế giới. Do đó, hệ thống EPS trên
ô tô cũng không phải ngoại lệ, nó có rất nhiều chủng loại, phương pháp điều khiển
cũng rất đa dạng theo từng năm sản xuất của từng hãng ô tô.
Để việc kiểm tra chẩn đoán hệ thống EPS được chính xác, ta cần chú ý nhận
diện đúng hệ thống EPS thuộc hãng xe nào, loại xe và cụ thể là năm sản xuất xe.
Vì vậy, ở quyển giáo trình này, tác giả cũng tập trung mô tả những vấn đề
rất cơ bản và chỉ đi vào chuyên sâu cho từng chủng loại ô tô cụ thể như: Toyota
yaris, toyota prius, toyota vios, toyota lexus…
KIỂM TRA TỒNG QUÁT
Hiệu chỉnh điểm “0” của cảm biến mô men:
51
Hiệu chỉnh điểm “0” của cảm biến mômen không phải lúc nào chúng ta
cũng thực hiện, mà chỉ thực hiện hiện hiệu chỉnh điểm “0” khi:
- Thay mới cụm thước lái hoặc trục lái có chứa cảm biến mô men
- Thay mới ECU điều khiển hệ thống lái EPS
- Thay mới vô lăng lái
- Thay mới cơ cấu lái
- Có sự sai khác về lực giữa lực đánh lái sang trái và phải
Hiệu chỉnh điểm “0” với thiết bị chẩn đoán (Intelligant tester):
Khi tiến hành khởi tạo điểm “0” và hiệu chỉnh ta cần chú ý thực hiện như
sau: Vô lăng lái phải ở vị trí trung tâm vả bánh xe dẫn hướng phải thẳng về phía
trước, không chạm vào vô lăng trong thời gian hiệu chỉnh.
Hình 3.20. Kết nối thiết bị chẩn đoán

Các bước thực hiện:


- Kết nối thiết bị kiểm tra với giắc chẩn đoán DLC3
- Mở công tắc máy và thiết bị kiểm tra
- Khởi tạo điểm “0” và thực hiện hiệu chỉnh điểm “0” thao tác theo hướng
dẫn trên màn hình của thiết bị chẩn đoán
- Xác định mã tín hiệu ngõ ra của thiết bị chẩn đoán nếu không có báo mã hư
hỏng thì quá trình được hoàn thành.
- Nếu thiết bị chẩn đoán có báo một trong những mã chẩn đoán (bảng 2.1),
thì quá trình khởi tạo chưa được thực hiện.
Những mã lỗi có thể xuất hiện khi khởi tạo điểm không
TT Mã lỗi Điều kiện được phát hiện Vùng bị Sự cố
- Hiệu chỉnh lại điểm “0”
của cb mô men.
1 C1515/15 - Điểm “0” chưa được khởi tạo - Cụm trục lái và cb mô
men
52
- Quá trình hiệu chỉnh
điểm “0” của cảm biến mô
- Hiệu chỉnh điểm “0” chưa
2 C1516/16 men thất bại.
hoàn thành
- Cụm trục lái và cb mô
men
3 C1531/31 - Mạch điện EPS ECU có sự cố
4 C1532/32 - Mạch điện EPS ECU có sự cố
5 C1533/33 - Mạch điện EPS ECU có sự cố ECU trợ lực lái có sự cố
6 C1534/34 - Mạch điện EPS ECU có sự cố
7 C1535/35 - Vô Lăng lái lỗi vị trí
53
Quy trình thực hiện trên thiết bị kiểm tra:
a. Khởi tạo điểm “0”
DIAGNOSTIC ZERO POINT INIT
MENU ECU: EMPS

EMPS

1: DATA LIST COMPLETED

2: DTC INFO
(5) (Enter

CAUTION ZERO POINT INIT


ECU: EMPS
(Yes)
If the ECU has been
exchanged, execut
Please execute:
ZERO POINT INIT
- Turn IG SW OFF
(Enter
(Enter
TORQUE SENSER ZERO
POINT ADJUSTMENT ZERO POINT INIT

ECU: EMPS ECU: EMPS

1: ZERO POINT Please execute:


(1)

ZERO POINT INIT


ECU: EMPS

Do you wish to start


54
b. Hiệu chỉnh điểm không:

DIAGNOSTIC CAUTION
MENU Confirm:
EMPS - Vehicle stopped
1: DATA LIST - IG SW ON
2: DTC INFO - Engine off
(5) (Enter

CAUTION ZERO POINT ADJ


ECU: EMPS
(Enter
If the ECU has been
exchanged, execut
Do you wish to start
ZERO POINT INIT (Yes)
(Enter
ZERO POINT ADJ
TORQUE SENSER ZERO
ECU: EMPS
POINT ADJUSTMENT

ECU: EMPS
COMPLETED

1: ZERO POINT
(2)

CAUTION

When executing
ZERO Point
ADJUST, there can
be no DTCs other
55
Điều chỉnh điểm “0” khi không có máy chẩn đoán:
Khi tiến hành khởi tạo điểm “0” và hiệu chỉnh ta cần chú ý thực hiện như
sau: Vô lăng lái phải ở vị trí trung tâm vả bánh xe dẫn hướng phải thẳng về phía
trước. không chạm vào vô lăng trong thời gian hiệu chỉnh.
a. Khởi tạo điểm “0”:
- Xe đứng yên và công tắc máy
ngắt.
- Sử dụng SST (đoạn dây dẫn điện)
kết nối giắc TS và CG trong giắc
DLC3
- Sử dụng SST kết nối giắc TC và
CG trong giắc DLC3
- Mở công tắc máy Hình 3.21. Sơ đổ chân giắc chẩn
- Ngắt kết nối và kết nối lại chân
đoán
TC
tại giắc DLC3 từ 20 lần trở lên trong vòng 20 giây.
- Kiểm tra lại mã lỗi C1515/15: Nếu có xuất hiện thì quá trình khởi tạo điểm “0”
chưa thực hiện được. Nếu không có mã lỗi C1515/15 thì quá trình hoàn tất.
b. Hiệu chỉnh điểm “0”:
Trước khi hiệu chỉnh ta kiểm tra xem bất kỳ mã chẩn đoán nào có thể xảy ra ngoại
trừ mã chẩn đoán C1515/15.
Các bước thực hiện như sau:
- Xe đứng yên và công tắc máy ngắt.
- Sử dụng SST kết nối giắc TS và CG trong giắc DLC3 (xem hình 2.2), đồng
thời mở công tắc máy.
- Chờ sau 7 giây đèn P/S sáng nhấp nháy với tần số 4Hz (theo chu kỳ 0,25
giây, tức đèn P/S sáng 0,125 giây và tắc 0,125 giây)
- Ngắt kết nối TS và CG
- Kiểm tra xác định lại mã lỗi: C1515/15; C1516/16; C1531/31; C1532/32;
C1533/33; C1534/34; C1535/35
56
Kiểm tra chẩn đoán hư hỏng:
Kiểm tra chẩn đoán với máy chẩn đoán:
- Kết nối thiết bị kiểm tra với giắc chẩn đoán DLC3
- Mở công tắc máy và khởi động thiết bị kiểm tra
- Đọc mã lỗi chẩn đoán phát ra từ thiết bị kiểm tra
Chú ý: Xem hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất thiết bị kiểm tra để quá
trình kiểm tra được chính xác.
Kiểm tra chẩn đoán khi không có máy chẩn đoán:

- Sử dụng SST kết nối chân TC và CG trong giắc DLC3


- Mở công tắc máy
- Đọc mã lỗi từ đèn cảnh báo P/S trên đồng hồ tablo
Chú ý: Nếu hệ thống phát hiện từ 2 sự cố trở lên, thì đèn P/S sẽ hiển thị
theo thứ tự từ thấp đến cao. Nếu đèn P/S không nhấp nháy bất kỳ một lỗi
nào kể cả chế độ bình thường thì kiểm tra lại mạch hiển thị của đèn.
57
Cách đọc mã lỗi xuất ra từ đèn cảnh báo P/S:
- Đèn cảnh báo P/S nằm trên bảng tablo của xe khi
có sự cố thì đèn P/S sáng lên.
- Khi chúng ta gọi mã lỗi theo phương pháp chẩn
đoán không có thiết bị chẩn đoán thông minh thì
đèn P/S sẽ báo lỗi theo sự nhấp nháy của đèn theo trình tự từ mã lỗi thấp
đến cao theo chu kỳ như sau:

 Bình thường (không có sự cố): Đèn P/S nhấp nháy đều theo chu kỳ 0,5
giây
 Có sự cố:
- Thời gian nhấp nháy giữa hàng chục và hàng đơn vị là 1,5 giây
- Thời gian nhấp nháy giữa hai mã lỗi là 2,5 giây
- Khi báo lần lược hết các lỗi đèn sẽ trở về báo lỗi thấp nhất, thời
gian giữa mã lỗi cuối cùng và mã lỗi đầu tiên là 4 giây
58
BẢNG MÃ LỖI CHẨN ĐOÁN
Trả lại
Đèn
Mã lỗi Thiết bị lỗi Vùng hư hỏng bình
P/S
thường
- Bộ cảm biến Mở lại công
C1511/11 Cb mô men 1 Sáng
- ECU EPS tắc máy

Mạch điện cb mô - Bộ cảm biến Mở lại công


C1512/12 Sáng
men - ECU EPS tắc máy

Mạch điện cb mô - Bộ cảm biến Mở lại công


C1513/13 Sáng
men - ECU EPS tắc máy

Mạch nguồn cb - Bộ cảm biến Mở lại công


C1514/14 Sáng
mômen - ECU EPS tắc máy
- Hiệu chỉnh lại điểm
0 của cảm biến mô Sau khi
C1515/15 - Điểm 0 chưa Sáng
men. khởi tạo
được khởi tạo
- Cụm trục lái và cb hoàn thành
mô men
- Quá trình hiệu
chỉnh điểm 0 của
- Hiệu chỉnh điểm cảm biến mô men Sau khi hiệu
C1516/16 Sáng
0 chưa hoàn thành thất bại. chỉnh
- Cụm trục lái và cb
mô men
- Bộ cảm biến Mở lại công
C1517/17 Cb mo men Hold Sáng
- ECU EPS tắc máy

- Bộ cảm biến, motor Mở lại công


C1524/24 Motor trợ lực Sáng
- ECU EPS tắc máy

- Mạch điện EPS - ECU EPS Mở lại công


C1531/31 Sáng
ECU có sự cố tắc máy
- Mạch điện EPS - ECU EPS Mở lại công
C1532/32 Sáng
ECU có sự cố tắc máy
- Mạch điện EPS - ECU EPS Mở lại công
C1533/33 Sáng
ECU có sự cố tắc máy
59
- Mạch điện EPS - ECU EPS Mở lại công
C1534/34 Sáng
ECU có sự cố tắc máy
- Vô Lăng lái lỗi vị - ECU EPS Mở lại công
C1535/35 Sáng
trí tắc máy
- Cảm biến
- Mạch điện đk Mở lại công
C1541/41 Cb tốc độ xe Sáng
- Đồng hồ tablo tắc máy
- ECU EPS
- Cảm biến
- Mạch điện đk Trở lại bình
C1542/42 Cb tốc độ xe Tắt
- Đồng hồ tablo thường
- ECU EPS
- Cầu chì nguồn IG
Mở lại công
C1551/51 Nguồn IG - Mạch cấp nguồn IG Sáng
tắc máy
- ECU EPS
- Cầu chì PIG ECU
- Mạch điện cấp Mở lại công
C1552/52 Nguồn PIG Sáng
nguồn tắc máy
- ECU EPS
Khi đang Set lại - Mạch nguồn IG,
điện áp xe đang PIG Mở lại công
C1553/53 Sáng
hoạt động trên tắc máy
- ECU EPS
đường
- Cầu chì EPS
Mở lại công
C1554/54 Rơ le EPS - Mạch nguồn PIG Sáng
tắc máy
- EPS ECU
Mở lại công
C1555/55 Rơ le motor EPS - EPS ECU Sáng
tắc máy
- Cảm biến
Cb tốc độ xe có sự Mở lại công
C1571/71 cố ở chế độ test - Mạch điện đk tắc máy
Sáng
mode - Đồng hồ tablo
60
- ECU EPS

Assist Map Un- - ECU EPS Mở lại công


C1581/81 Sáng
writing tắc máy

Hộp đk thông tin - ECM Mở lại công


Sáng
U0073 tắc máy
off - Hệ thống CAN

Mất thông tin từ - ECM Mở lại công


Sáng
U0105 tắc máy
ECM - Hệ thống CAN

Mất thông tin từ - ABS ECU Mở lại công


Sáng
U0121 tắc máy
hộp đk ABS - Hệ thống CAN

2. Bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống lái trợ lực điện trên thước lái
Mục tiêu: Trình bày được quy trình và thực hiện được việc tháo lắp- kiểm tra- sửa
chữa hệ thống lái trợ lực điện trên thước lái.
2.1. Quy trình tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa hệ thống lái trợ lực điện trên
thước lái
Quy trình tháo lắp hệ thống lái trợ lực điện trên cơ cấu lái (thước tay
lái):
Tháo thước tay lái từ trên xe: Tương tự như tháo lắp cơ cấu lái loại trục
vít – thanh răng (thước tay lái cơ khí) (phần 3, bài 1)
Tháo ra chi tiết:
61

-Tránh hư hỏng bộ
Tháo khối điều khiển trên điều khiển .
1 Cle, tay
thước tay lái.
- Tránh dính dầu, mở
Tháo bộ moto điện, lấy bánh
2 Cle, tay - Đặt vào khay
răng khuyếch đại ra ngoài
-Tránh hư hỏng bộ
Tháo bộ cảm biến xoắn, lấy điều khiển .
3 Cle, tay
bánh răng ra ngoài
- Tránh dính dầu, mở
Gá thước tay lái lên ê tô

- Không kẹp chặt quá.


4 Hàm mềm - Tránh hư hỏng thân
thước
62
- Đánh dấu trên đai ốc hãm với Vạch dấu, - Dấu rõ ràng
thanh đòn cuối. clê dẹt 22
- Tháo đai ốc hãm ra.
- Tháo thanh cuối ra.
5

Tháo các ống dẫn dầu. Clê dẹt 17, - Tránh hư hỏng ren đầu
- Tháo rắc co đưa đường ống 12 đai ốc
dẫn ra.

- Tháo bọc cao su bảo vệ thanh Tuốc nơ vít Không làm rách bọc
răng. Lấy bọc cao su ra ngoài. hai cạnh cao su
7

Tháo đai giữ . Búa, Đục Tránh hư hỏng miếng


nhọn, dẹp khóa

- Tháo đòn ngang bên , khớp clê chuyên Tránh xoắn thanh thước
9
cầu và vòng đệm. dùng
63
- Kẹp chặt dòn ngang lên êtô. -
Tháo khớp nối. - Đưa đệm, đòn
ngang ra.

- Kẹp hộp lái lên êtô. Ê tô hàm Chọn vị thích hợp, tránh
- Nới lỏng và tháo đai ốc hãm mềm, Clê hư hỏng thân thước
ra. tròng 42,
kẹp chuyên
dùng.
10

- Tháo đai ốc điều chỉnh độ rơ Tay, Kìm - Tránh xước bạc, cong
ngang nhọn lò xo và biến
- Lấy nắp lò xo dẫn hướng dạng
thanh răng, lò xo dẫn hướng,
dẫn hướng và đế dẫn hướng
thanh răng

11

12 Lấy trục vít ra ngoài


64
Tháo mặt bích lấy xoay thanh Cle, búa - Làm dấu mặt lắp ghép
thước từ từ theo chiều vặn ra, - Chú ý sin làm kín, các
13 lấy thanh thước ra khỏi vỏ thước
viên bi (91 viên bi) tránh
lái hư hỏng mặt lắp ghép
Tháo mặt lắp ghép lấy roto từ Cle, búa - Làm dấu mặt lắp ghép
trường ra khỏi vỏ thước lái - Chú ý sin làm kín, các
14
viên bi (91 viên bi) tránh
hư hỏng mặt lắp ghép
Tháo đai ốc giữ ổ bi trên roto từ Mỏ lếch - Tránh hư hỏng đai ốc, ổ
15 trường, đóng lấy ổ bi ra khỏi răng bi
roto từ trường
Tháo đai ốc dẫn hướng bi trên Dụng cụ - Tránh hư hỏng đai ốc
16 roto từ trường chuyên
dùng
17 Vệ sinh chi tiết Dầu - Sạch sẽ
II Lắp:
I
Thực hiện ngược bước tháo
Lưu ý:
Vệ sinh chi tiết Dầu, giẻ - Sạch sẽ
1
lau
Lắp các viên vào đai ốc dẫn Tay - Đầy đủ bi
2 hướng, lắp thanh răng vào đai - Thanh răng xoay nhẹ
ốc trước khi lắp các chi tiết khác nhàng
3 Lắp đúng dấu mặt lắp ghép - Đúng dấu lắp
Dấu trên đai ốc hãm với thanh - Đúng dấu
4
đòn cuối.
Bôi dầu trợ lực vào các phốt làm Dầu trợ lực - Tránh trầy xước phốt
5
kín
Lắp bộ điều khiẻn, moto, cảm - Đúng vị trí
6
biến xoắn đúng vị trí…
65
2.2. Bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống lái trợ lực trên thước lái
KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG EPS
Kiểm tra cảm biến mô men:
- Sơ đồ mạch điện:
Cảm biến mô men ECU - EPS

TRQV TRQV

TRQ1 TRQ1

TRQ2 TRQ2

TRQG TRQG
- Mô tả các chân:
TRQV: Nguồn cấp cho cảm biến 5 Volt
TRQ1: Tín hiệu ra thứ nhất của càm biến
TRQ2: Tín hiệu ra thứ 2 của cảm biến
TRQG: Nối mass của cảm biến
- Phương pháp kiểm tra:
Sử dụng vôn kế để kiểm tra điện áp các chân của cảm biến mô men. Giá trị
điện áp phải nằm trong giá trị cho phép của điện áp tiêu chuẩn.
Ký hiệu chân Tình trạng cảm biến Điện áp tiêu chuẩn
TRQV - TRQG Mở công tắc máy ON 7,5 – 8,5 V
- Công tắc máy ON, không đánh lái 2,3 – 2,7 V
- Công tắc máy ON
- Đánh lái sang trái 0,3 – 2,5 V
TRQ1 – TRQG - Xe đứng yên
- Công tắc máy ON
- Đánh lái sang phải 2,5 – 4,7 V
- Xe đứng yên
- Công tắc máy ON, không đánh lái 2,3 – 2,7 V
- Công tắc máy ON
- Đánh lái sang trái 0,3 – 2,5 V
TRQ2 - TRQG - Xe đứng yên
- Công tắc máy ON
- Đánh lái sang phải 2,5 – 4,7 V
- Xe đứng yên
66
Kiểm tra điện áp chân hộp EPS - ECU:
BẢNG ĐIỆN ÁP TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN EPS ECU
Ký hiệu (số) Mô tả ký hiệu Tình trạng Điều kiện
chân tiêu chuẩn
PIG - PGND Cầu chì EPS Thường trực 11 – 14V
PGND - Mass thân Mass thân xe
Thường trực < 1 Ohms
xe
- IG/SW on, đánh
lái sang trái. 11 – 14 V
M1 - PGND Motor trợ lực
- IG/SW on, đánh <1V
lái sang phải
- IG/SW on, đánh
lái sang trái. <1V
M2 - PGND Motor trợ lực
- IG/SW on, đánh 11 – 14 V
lái sang phải
108 – 132
CANH - CANL CAN BUS IG/SW tắt
Ohms
IG - PGND Cầu chì IG ECU IG/SW on 11 – 14 V
TS - PGND DLC3 IG/SW on 11 – 14 V
IG/SW on, đánh lái
TRQ1 - PGND Cảm biến mô men 0,3 – 4,7 V
sang trái và phải
IG/SW on, đánh lái
TRQ2 – PGND Cảm biến mô men 0,3 – 4,7 V
sang trái và phải
TRQV - PGND Cảm biến mô men IG/SW on 7,5 – 8,5 V
TRQG - PGND Cảm biến mô men Thường trực < 1 Ohms
Dùng máy đo
SIL - PGND DLC3
xung
IG/SW on Dùng máy đo
SPD - PGND Tín hiệu tốc độ xe
xung
BẢNG ĐIỆN TRỞ TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN GIẮC CHẨN ĐOÁN DLC3
Ký hiệu (số) Mô tả ký hiệu Tình trạng Điều kiện
chân tiêu chuẩn
67
SIL - SG Bus + Line During transmission Máy đo xung
CG - Mass thân xe Mass thân xe Thường trực < 1 Ohms
SG - Mass thân xe Mass tín hiệu Thường trực < 1 Ohms
BAT - Mass thân xe + Ắc quy Thường trực 11 – 14 V
CANH - CANL CAN BUS line IG/SW tắt 54 – 69 Ohms
CANH - CG Hight can bus line IG/SW Off >200 Ohms
CANL - CG Low can bus line IG/SW Off >200 Ohms
CANH - BAT Hight can bus line IG/SW Off >6 K.Ohms
CANL - BAT Low can bus line IG/SW Off >6 K.Ohms
Nếu không đúng điện trở tiêu chuẩn cho trên bảng ta tiến hành sửa chữa
hoặc thay mới giắc chẩn đoán DLC3.
SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống lái
điện
CÂU HỎI ÔN TẬP
- Trình bày quy trình tháo lắp hệ thống lái điện
- Các bước kiểm tra- chẩn đoán hư hỏng
- Tìm hiểu thêm một số trợ lực lái điện của nhiều loại xe
68
Bài 4: KIỂM TRA – ĐIỀU CHỈNH CÁC GÓC ĐẶT BÁNH XE
DẪN HƯỚNG BẰNG THIẾT BỊ CHUYÊN DỤNG
*****
Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng :
- Củng cố kiến thức lý thuyết đã học về kết cấu của các góc đặt bánh xe
- Phân tích được đặc tính của các góc đặt bánh xe
- Hiểu rõ chức năng và cách vận hành thiết bị chuyên dùng
- Nắm rõ quy trình kiểm tra, điều chỉnh các góc đặt bánh xe đúng yêu cầu kỹ thuật
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung:
1. Giới thiệu thiết bị kiểm tra các góc đặt bánh xe
Mục tiêu: Giới thiệu được các thiết bị kiểm tra các góc đặt bánh xe.
Lý do kiểm tra – điều chỉnh góc đặt bánh xe: Sau thời gian sự dụng các chi
tiết hệ thống treo bị mòn sẽ làm các góc đặt bánh xe thay đổi dẫn đến 1 số các
trường hợp như:
- Không ổn định hướng lái khi xe chạy thẳng

- Xe bị xô lệch khi quay vòng

- Lốp xe mòn không đều

- Tay lái nặng…

Cần phải kiểm tra và điều chỉnh lại các góc đặt bánh xe dẫn hướng.
Một số loại thiết bị kiểm tra các góc đặt bánh xe:
Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe công nghệ Robot tự dò R.E.M.O.
COMPACT - Ý
69

Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe 3D - Sicam / Ý


70
Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe 3D Corghi – Ý

Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe 3D Bosch - Đức


71
Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe và bộ phụ kiện cân chỉnh 3D – Bosch

Máy cân chỉnh góc đặt bánh xe 3D – Bosch


72
Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe cho xe du lịch Model: i-geoliner Gold2 –
Mỹ

Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe cho xe du lịch Model: i-geoliner Platinum3
– Mỹ

Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe công nghệ 3D Model : Fox3D- Ấn Độ
73

Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe công nghệ 3D Model: Fox3D Auto Boom -
Ấn Độ

Model: Fox3D Auto Boom


74
Hãng sản xuất : Manatec - Ấn Độ
Camera dịch chuyển tự động lên theo cầu nâng
Tủ máy tính riêng biệt
Fox 3D Auto Boom – trên cầu nâng
Thiết bị FOX 3D Auto Boom sử dụng công nghệ hình ảnh kỹ thuật số mới
nhất cho việc thu thập dữ liệu
Phần mềm Phiên bản tiếng Việt duy nhất trên thế giới, các hãng khác
không có
Thiết kế dễ dàng cho việc bảo dưỡng tối ưu làm cho FOX 3D Auto
Boom đặc biệt phù hợp cho các xưởng sửa chữa.
Thiết bị sử dụng camera hình ảnh kỹ thuật độ phân giải cao kết hợp với
phần mềm “Align+” tương thích với windows 7
Đặc điểm:
Hiệu suất cao nhờ công nghệ camerakỹ thuật 3D
Phần mềm Align + độc đáo.
Chương trình tương thích với hệ điều hành window7
Bù đảo đồng thời 4 bánh bằng cách kéo – đẩy (không cần kích xe lên)
Cho phép nhập thêm cơ sở dữ liệu của xe từ bàn phím máy tính (tạo lập
dữ liệu người dùng)
Cho phép nhiều người dùng đăng nhập trên 1 cùng một máy.
Phần mềm quản lý dữ liệu cho phép ghi nhớ các kết quả kiểm tra.
Dữ liệu không giới hạn cho thông số kỹ thuật của các xe trên toàn thế
giới.
Hướng dẫn hiệu chỉnh bằng mô phỏng 3D
Có chương trình đo nhanh cho bánh xe
Thông số kỹ thuật thiết bị kiểm tra 3D
Góc Camber (Trước / Sau)- Dải đo: ± 15° 00' - Độ chính xác: ± 00° 02'
Góc Caster - Dải đo: ± 28° 00' - Độ chính xác: ± 00° 05'
Góc Kingpin - Dải đo: ± 25° 00' - Độ chính xác: ± 00° 05'
Độ chụm (Trước / Sau) - Dải đo: ± 20° 00' - Độ chính xác: ± 00° 02'
Độ chụm tổng phần - Dải đo: ± 40° 00' - Độ chính xác: ± 00° 04’
75
Độ chụm khi quay vòng - Dải đo: ± 25° 00' - Độ chính xác: ± 00° 05'
Góc Setback (Trước / Sau) - Dải đo: ± 25 mm - Độ chính xác: ± 2 mm
Góc Thrust - Dải đo: ± 05° 00' - Độ chính xác: ± 00° 02'
Độ đảo - Dải đo: ± 10° 00' - Độ chính xác: ± 00° 02'
Góc Included - Dải đo: ± 40° 00' - Độ chính xác: ± 00° 05'
Sai số trùng vết - Dải đo: ± 300 mm - Độ chính xác: ± 5 mm
Nguồn cấp: 230V AC, 50Hz
Công suất tiêu thụ cho Autoboom: 600W (không tính máy in)
Nhiệt độ làm việc: 0º - 50ºC
Phụ kiện tiêu chuẩn:
Tấm đo: 04 tấm
Kẹp bánh xe (12" - 24"): 04 cái
Đĩa xoay (2 tấn): 02 cái
Khóa vô lăng: 01 cái
Khóa phanh: 01 cái
Con chặn bánh xe: 02 cái
Máy tính để bàn, màn hình, chuột, bàn phím
Phần mềm quản lý Align+ và dữ liệu
2. Quy trình kiểm tra – điều chỉnh các góc đặt bánh xe trên thiết bị chuyên
dùng
Mục tiêu: Trình bày được quy trình và thực hiện được việc kiểm tra – điều chỉnh
các góc đặt bánh xe trên thiết bị chuyên dùng.
YÊU CẦU KỸ
TT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN DỤNG CỤ
THUẬT
Trước khi đưa xe vào kiểm
tra trên thiết bị, phải chắc
chắn đã kiểm tra và sửa chữa - Chắn chắn đã kiểm
1
xong hệ thống treo. Ví dụ tra, khắc phục xong
như: áp suất lốp xe, độ rơ của
rô tuyn lái, dộ rô vô lăng…
76
- 2 bánh xe trước đúng
Đưa xe vào vị trí, chèn bánh Cao su chèn
2 tâm đĩa xoay trên thiết
xe và kéo phanh tay bánh xe
bị
Đặt vô lăng ở vị trí hướng - 2 bánh xe trước ở vị trí
3 Tay
thẳng thẳng
- Chắn chắn tuyệt đối,
- Tuyệt đối không để
Gá thiết bị phản quang (thiết
Thiết bị nhận thiết bị rơi rớt
4 bị nhận tín hiệu) vào 4 mâm
tín hiệu - Tránh để dầu nhớt dính
xe
vào mặt thiết bị phản
quang
Kiểm tra sự chắc chắn sau
Tay lắc thiết bị
5 khi lắp thiết bị phản quang - Chắc chắn
nhận tín hiệu
vào mâm xe
Quan sát bằng
- Bọt nước nằm cân
6 Cân bằng thiết bị phản quang mắt bọt nước
bằng, không bị lệch
trên thiết bị
Máy tính đã
Mở phần mềm điều chỉnh - Đúng phần
7 cài đặt phần
trên máy tính mềm chuyên dùng
mềm
Quan sát màn hình sẽ hiện
8 Bằng mắt
thị hệ thống treo
- Nhận đủ 4 thiết bị
phản quang đã lắp ở 4
Kiểm tra camera trên màn
bánh xe. Lưu ý không
hình máy tính xem đã nhận
có vật cản che lắp phía
đầy đủ thiết bị phản quang đã Dùng mắt
trước các thiết bị phản
9 lắp ở 4 bánh xe hay chưa? quan sát trên
quang ở 4 bánh xe. Sau
Nếu chưa nhận đủ thì ấn màn hình
khi màn hình máy tính
phím “Pape up” hoặc phím
hiện đầy đủ 4 thiết bị
“Pape down”
phản quang ở 4 bánh xe
mới tiến hành kiểm tra
Chọn loại xe và thị trường xe - Chọn chính xác loại xe
10 Máy tính
trên phần mềm và thị trường
77
Xem thông số tiêu chuẩn các
góc đặt của bánh xe (độ - Quan sát thông số tiêu
11 Máy tính
chụm, góc camber, cater, chuẩn
kingpin)
- Bánh xe hướng thẳng
- Vô lăng khóa cứng
Thiết bị khóa
12 Khóa vô lăng - Đảm bảo các tấm phản
cứng vô lăng
quang nằm trong tầm
quan sát trên màn hình
Nhập biển số xe vào phần
13 Máy tính - Chính xác biển số xe
mềm
Khai báo vào phần mềm
14 những chi tiết nào đã được Máy tính - Chính xác
sửa chữa, thay thế
15 Xả phanh tay
Kiểm tra độ bù đảo: Đẩy xe
- Quan sát thực hiện
16 lùi hoặc tiến theo yêu cầu Tay
đúng theo hướng dẫn
của màn hình hướng dẫn.
Thiết bị khóa
17 Khóa phanh chân, phanh tay - Chắc chắn
phanh chân
Rút chốt khóa tấm chèn tại 2
bánh xe trước. Nếu 4 bánh xe
18 Tay
chủ động thì rút chốt khóa
tấm chèn cả 4 bánh xe
19 Xả khóa vô lăng Tay - Chốt rút khỏi vị trí
- Không lên xe khi xoay
vô lăng sang trái hoặc
Đánh lái đo góc carter và góc sang phải 10 độ.
20 kingpin theo yêu cầu của Tay - Khi xoay vô lăng tuyệt
màn hình đối không được chạm
hay che lắp tấm phản
quang tại các bánh xe
Chỉnh vô lăng cho 2 bánh xe - Chính xác hướng
21 Tay, mắt
hướng thẳng thẳng
78
Thiết bị
22 Khóa vô lăng cứng - Khóa cứng
chuyên dùng
Xem thông số trên màn hình
- Quan sát thông số trên
- Thông số độ chụm màn hình.
23 - Góc camber Mắt - Lưu ý thông số màu đỏ
- Góc cater là thông số cần điều
chỉnh lại
- Góc kingpin

Kiểm tra – điều chỉnh các góc đặt bánh xe:


Kiểm tra điều chỉnh độ chụm bánh xe:
C –D: 2.5 ± 2 mm
Nếu không như tiêu chuẩn, điều chỉnh đầu thanh răng
Điều chỉnh độ chụm:
- Tháo các vòng kẹp cao su chắn bụi.
- Nới lỏng đai ốc khoá đầu thanh nối.
- Xoay các đầu thanh răng phải và trái một lượng như nhau để điều chỉnh.
- Chiều dài các đầu phải và trái của thanh răng là như nhau
- Xiết các đai ốc khoá đầu thanh nối, lắp cao su chắn bụi.
Kiểm tra góc bánh xe:
- Tháo nắp các bulong hãm cam quay và kiểm tra
- Nếu các góc bánh xe khác tiêu chuẩn, điều chỉnh bằng các bulong hãm cam quay.
- Nếu góc bánh xe không thể điều chỉnh đến giá trị lớn nhất, thì kiểm tra và thay
thế các chi tiết hệ thống lái bị mòn và hỏng
Lưu Ý: Khi đánh hết vô lăng không chạm vào thân xe hoặc các ống mềm

Bánh xe bên trong 40010’


Bánh xe ngoài 36040’
79
Một số hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục hệ thống lái:
TT Kiểm Tra Nguyên nhân Khắc Phục
Không ổn định hướng lái - Cầu dẫn hướng bị biến - Thay thế
dạng
I
- Cổ trục cẩu dẫn hướng - Thay cổ trục
bị mòn lỏng (ắc cổ trục)
Cầu dẫn hướng bị lệch 1 - Nứt, gẫy trục (chốt Thay thế hoặc
II
phía bánh xe) … gia công lại
III Bánh lái bị lắc hoặc kéo
lệch sang một bên:
1 Lốp Mòn, thiếu áp suất Điều chỉnh
2 Góc đặt bánh xe Chỉnh không đúng Điều chỉnh
3 Các thanh nối hệ thống lái Lỏng hay mòn Điều chỉnh
4 Vòng bi moayơ Mòn Thay thế
5 Cơ cấu lái Lỏng, chỉnh sai Điều chỉnh
6 Chi tiết hệ thống treo Mòn Thay thế
IV Thân xe bị chúi xuống:
1 Tải trọng Quá tải Điều chỉnh
2 Lò xo Yếu Thay thế
3 Giảm chấn Mòn Thay thế
V Rung bánh xe trước:
1 Lốp Mòn, thiếu áp suất Điều chỉnh
2 Bánh xe Không cân bằng Thay thế
3 Giảm chấn Mòn Thay thế
4 Góc đặt bánh xe Không đúng Điều chỉnh
5 Khớp cầu Mòn Thay thế
6 Vòng bi bánh xe Mòn Thay thế
7 Các dẫn động lái Lỏng hoặc mòn Chỉnh, thay
8 Cơ cấu lái Chỉnh sai, lỏng Điều chỉnh
80
VI Lốp xe mòn không bình
thường
1 Lốp Mòn, thiếu áp suất Điều chỉnh
2 Góc đặt bánh xe Không đúng Điều chỉnh
3 Giảm chấn Mòn Thay thế
4 Chi tiết hệ thống treo Mòn Thay thế

SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU: Góc đặt bánh xe dẫn hướng


CÂU HỎI ÔN TẬP
- Hiểu rõ ý nghĩa các góc đặt bánh xe
- Các bước kiểm tra- chẩn đoán hư hỏng trên thiết bị chuyên dùng
- Tìm hiểu thêm một số hư hỏng do sai các góc đặt bánh xe
81
BÀI 5: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO ĐỘC
LẬP
*****
Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng :
- Củng cố kiến thức lý thuyết đã học về kết cấu và nguyên hoạt động của hệ thống
treo độc lập;
- Phân tích được các hiện tượng hư hỏng, trình bày các giải pháp khắc phục hư
hỏng và biện pháp bảo dưỡng đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Tháo lắp hệ thống treo độc lập đúng quy trình và đúng yêu cẩu kỹ thuật;
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung:
1. Quy trình bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống treo độc lập
Mục tiêu: Trình bày được quy trình bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống treo độc lập.
Các hư hỏng chung của hệ thống treo độc lập
Các hư hỏng chung
STT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Có tiếng kêu bất - Do khớp cầu nối Bổ xung mỡ bò, thay
thường ở lò xo, nhíp, giữa các khâu trong hệ bạc
giảm chấn hay các thống treo bị thiếu mỡ
khớp nối của các bôi trơn.
thanh giằng. - Các bạc hay các cao
su thanh giằng, cao su
giảm xóc bị mòn,
hỏng.
2 Các bánh xe dẫn hướng - Do áp suất hơi trong Bơm hơi, điều chỉnh
không đi theo đúng quỹ lốp không đúng. góc đặt bánh xe, thay
đạo gây mất ổn định lái. - Điều chỉnh góc đặt rô tuyn.
bánh xe không đúng
làm cho quan hệ động
học của ô tô không
đúng trong quá trình
chuyển động.
82
- Các rô tuyn trong hệ
thống lái bị mòn, rơ.
3 Lốp xe bị mòn bất - Áp suất hơi không
thường đúng như theo chỉ dẫn
của nhà sản xuất.
- Các góc đặt và độ
chụm của bánh xe dẫn
hướng không chính
xác.
Quy trình tháo lắp hệ thống treo độc lập
Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc
- Bộ dụng cụ đồ nghề tháo lắp
- Kích nâng, giá kê chèn lốp xe.
- Giá ép lò xo
Làm sạch bên ngoài cụm hệ hệ thống treo và cầu xe
- Dùng bơm nước áp suất cao và phun nước rửa sạch các cặn bẩn bên ngoài gầm
ôtô.
- Dùng bơm hơi và thổi khí nén làm sạch cặn bẩn và nớc bám bên ngoài cụm hệ
thống treo
Tháo bánh xe
- Tháo các bộ phận có liên quan (ống dầu phanh, dây điện cảm biến tốc độ
ABS,...)
- Kích kê khung vỏ xe và cầu xe
- Tháo bánh xe
Quy trình tháo
- Tháo chốt cầu và đòn đứng
- Lắp giá ép lò xo
- Tháo lò xo và giảm chấn
- Tháo giá ép lò xo
- Tháo các đòn liên kết
- Tháo thanh ổn định
Làm sạch và kiểm tra chi tiết
83
- Làm sạch các chi tiết
* Quy trình lắp
Ngược lại quy trình tháo (sau khi sửa chữa và thay thế các chi tiết hư hỏng)
Các chú ý
- Kê kích và chèn lốp xe an toàn khi làm việc dưới gầm xe.
- Tra mỡ bôi trơn các chi tiết và đổ dầu giảm chấn đúng loại và đủ mức quy
định
- Thay thế các chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng
2. Bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống treo độc lập
Mục tiêu: Thực hiện được việc bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống treo độc lập.
Hư hỏng các chi tiết trong hệ thống treo độc lập
* Chốt xoay, chốt cầu và bạc
Hư hỏng và kiểm tra
- Hư hỏng các chốt và bạc: nứt chốt và mòn chốt, mòn bạc, mòn các khớp cầu
(rô tuyn) của các đòn treo (rô tuyn trụ).
- Kiểm tra: Dùng pan me và đồng hồ so để đo độ mòn bạc và chốt (độ mòn
không lớn hơn 0,2 mm), dùng kính phóng đại quan sát để kiểm tra các vết nứt.
Sửa chữa
- Chốt và bạc mòn quá giới hạn cho phép có thể hàn đắp gia công lại kích
thưc ban đầu và thay bạc mới hoặc thay thế.
* Các đòn treo và các thanh ổn định
Hư hỏng và kiểm tra
- Hư hỏng các đòn và thanh ổn định: cong, nứt gãy và mòn các lỗ lắp chốt.
- Kiểm tra: Dùng thước cặp để đo độ mòn của lỗ chốt so với tiêu chuẩn kỹ
thuật. Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài lá nhíp và các quang
nhíp, ốp nhíp.
Sửa chữa
- Các đòn và thanh giằng (thanh hướng dẫn) mòn lỗ chốt có thể hàn đắp, doa
lại kích thước hoặc đóng sơ mi, cong có thể nắn, bị nứt có thể hàn và gia cố hoặc
thay thế nếu gỉ sét.
- Cao su của các thanh ổn định và các thanh giằng (thanh hướng dẫn) bị mòn
thì thay mới.
84
* Giảm chấn và lò xo
Hư hỏng và kiểm tra
- Hư hỏng giảm chấn: mòn pit tông, xy lanh và các đệm cao su, gãy đầu định
vị.
- Hư hỏng lò xo: nứt hoặc gãy.
- Kiểm tra: Dùng pan me, đồng hồ so để đo độ mòn của pit tông, xy lanh và
dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt của lò xo, dùng thước đo chiều cao
lò xo để so sánh với lò xo mẫu.
Sửa chữa
- Cần pit tông giảm chấn bị cong có thể nắn lại. Bị mòn xước có thể mạ phục
hồi lại.
- Các van của giảm chấn rò dầu làm giảm tác dụng có thể dùng nhám mịn rà
kín lại khi sửa chữa châm dầu phải đúng loại.
- Pit tông giảm chấn mòn thân có thể đắp, gia công lại. Xy lanh mòn thì thay
thế.
- Các phớt làm kín bị mòn, bị lão hoá (chai) mất tác dụng làm kín thì thay
mới).
- Lò xo bị mỏi có thể lăn ép phục hồi nhưng thông thường là thay thế. Lò xo bị
nứt, gãy thì thay mới.
Sửa chữa bộ giảm chấn:
* Trục pit tông, pit tông, các đầu nối và bạc dẫn hướng
Hư hỏng và kiểm tra
- Hư hỏng trục pit tông, các đầu nối và bạc dẫn hướng: cong nứt trục, mòn các
đầu nối và bạc.
- Kiểm tra: Dùng pan me và đồng hồ so để đo độ cong của trục và độ mòn của
đầu nối và bạc, dùng kính phóng đại kiểm tra các vết nứt và mòn của các phớt cao
su.
Sửa chữa
- Trục cong có thể nắn hết cong, bạc và các đầu nối mòn quá giới hạn cho
phép có thể hàn đắp gia công lại kích thước ban đầu hoặc thay thế.
- Pit tông mòn và phớt cao su mòn cần thay thế cả cụm.
* Xy lanh và các cụm van
Hư hỏng và kiểm tra
85
- Hư hỏng xy lanh và các cụm van: mòn, nứt xy lanh và mòn các van.
- Kiểm tra: Dùng đồng hồ so đo độ mòn của lỗ xy lanh so với tiêu chuẩn kỹ
thuật. Dùng kính lúp để quan sát các vết nứt của xy lanh và các van.
Sửa chữa
- Xy lanh và các van mòn đều được thay thế.
Tháo rời bộ giảm chấn
- Lắp giá ép lò xo
- Tháo các đai ốc nắp (hoặc đầu nối)
- Tháo đệm và trục pit tông
- Tháo xy lanh
- Tháo giá ép lò xo
- Tháo các cụm van

SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU: Hệ thống treo độc lập


CÂU HỎI ÔN TẬP
- Phân biệt rõ kết cấu hệ thống treo độc lập
- Quy trình tháo lắp, kiểm tra hư hỏng
- Tìm hiểu thêm hệ thống treo của một số loại xe hiện nay
86
BÀI 6: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO PHỤ
THUỘC
*****
Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng :
- Củng cố kiến thức đã học về kết cấu và nguyên hoạt động của hệ thống treo phụ
thuộc;
- Phân tích được các hiện tượng hư hỏng, trình bày các giải pháp khắc phục hư
hỏng và biện pháp bảo dưỡng đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Tháo lắp hệ thống treo phụ thuộc đúng quy trình và đúng yêu cẩu kỹ thuật;
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung:
1. Quy trình bảo dưỡng- sửa chữa treo phụ thuộc
Mục tiêu: Trình bày được quy trình bảo dưỡng- sửa chữa treo phụ thuộc.
87
Trình tự tháo lắp cơ cấu treo phụ thuộc:

TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC DỤNG CỤ YÊU CẦU KỸ THUẬT


A TRÌNH TỰ THÁO
1 Tháo bánh xe Khẩu - - Chèn an toàn vào bánh xe.
- - Đội xe trên chân kê vững
chắc.
- - Dùng con đội cá sấu để đỡ
vỏ cầu sau.
88
2 Tháo đệm giảm va đập. Khẩu Lực tháo 1,9 – 2,8 kgf-m.
3 Tháo đai ốc bắt dưới ống nhún Khẩu
sau.
4 Tháo quang nhíp và bắt đỡ Khẩu Nới đều các bu lông.
quang nhíp.
5 Tháo cụm ắc nhíp và mắt nhíp. Clê
6 Tháo nhíp sau. Clê
Tháo đai ốc và lông đền ắc
nhíp.
Tháo cụm mắt nhíp.
7 Tháo kẹp và bu lông. Clê, máy
- Giữ nhíp trên máy ép và tháo khoan
bulông giữ, kẹp và bu lông. - Không dùng lại kẹp và đinh
Khoan xuyên qua đinh tán đã tán.
tán bằng máy khoan và tháo
kẹp.
8 Kẹp nhíp lên êtô và dùng đục Etô, búa, Không dùng lại bạc.
tháo bạc lót cao su. đục.
B TRÌNH TỰ LẮP
1 Lắp bạc lót. Máy ép Dùng 1 thanh kim loại đặt lên
trên bạc lót để ép vào.
2 Lắp kẹp. Máy ép Ép chặt đinh tán.
3 Chồng các lá nhíp, siết tạm bu Clê Dấu lắp ghép ngay với nhau.
lông.
4 Siết bu lông giữ và bu lông kẹp Clê, máy ép Siết chắc chắn.
nhíp. thuỷ lực.
5 Siết tạm thời đai ốc bắt ắc nhíp. Clê
6 Siết tạm thời bộ mắt nhíp và bát Clê
đỡ quang nhíp sau.
7 Lắp quang nhíp và bát đỡ Khẩu Lực siết 18 – 24 kgf-m.
quang nhíp sau.
89
8 Lắp ống nhún sau và long đền Clê
có đai ốc.
9 Lắp đệm giảm chấn sau. Khẩu Lực siết 1,9 – 2,8 kgf-m.
10 Siết đai ốc bắt cụm ắc nhíp và Khẩu Lực siết đai ốc bắt ắc
mắt nhíp theo đúng lực quy nhip14– 19kgf-m.
định. Lực siết đai ốc bắt cụm mắt
nhíp: 9,5 – 13kgf-m .
2. Bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống treo phụ thuộc
Mục tiêu: Thực hiện được việc Bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống treo phụ thuộc.
Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa
chữa:
a) Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng:
- Bộ phận đàn hồi quyết định tần số dao động riêng của ô tô, do vậy khi hư hỏng
sẽ ảnh hưởng nhiều tới các chỉ tiêu chất lượng đã kể trên.
- Nhíp bị giảm độ cứng, hậu quả của nó là giảm chiều cao của thân xe, tăng khả
năng va đập cứng khi phanh hay tăng tốc, gây ồn, đồng thời dẫn tới tăng gia tốc
dao động thân xe, làm giảm độ êm dịu khi xe đi trên đường xấu.
- Bó kẹt nhíp do hết mỡ bôi trơn làm tăng độ cứng, hậu quả của việc bó cứng nhíp
làm cho ô tô chuyển động trên đường xấu bị rung xóc mạnh, mất êm dịu chuyển
động, tăng lực tác dụng lên thân xe, giảm khả năng bám dính, tuổi thọ của giảm
chấn trên cầu xe sẽ thấp.
- Nhíp bị gãy bộ phận đàn hồi do quá tải khi làm việc, hay do mỏi của vật liệu. Khi
gãy một số lá nhíp trung gian sẽ dẫn tới giảm độ cứng. Khi bị gãy các lá nhíp
chính thì bộ nhíp sẽ mất vai trò của bộ phận dẫn hướng.
- Vỡ ụ tăng cứng của hệ thống treo làm mềm bộ phận đàn hồi, tăng tải trọng tác
dụng lên bộ phận đàn hồi. Vỡ ụ tỳ hạn chế hành trình cũng tăng tải trọng tác dụng
lên bộ phận đàn hồi. Cả hai trường hợp này đều gây nên va đập, tăng ồn trong hệ
thống treo. Các tiếng ồn của hệ thống treo sẽ làm cho toàn bộ thân xe hay vỏ xe
phát ra tiếng ồn lớn, làm xấu môi trường hoạt động của ô tô.
- Rơ lỏng các liên kết như: quang nhíp, đai kẹp…đều gây nên tiếng ồn, xô lệch cầu
ô tô, khó điều khiển, nặng tay lái, tăng độ ồn khi xe hoạt động, dễ gây tai nạn giao
thông.
90
Xe không êm

Giàn treo yếu Ống nhún hư Thay

Nẩy theo chu Vỏ mòn không Thay


kỳ từng mặt đều
đường

Bánh và vỏ Sửa chữa cân


không cân bằng bằng

Xe chạy dằn khi Vỏ bơm quá căng Điều chỉnh


qua mặt đường
nhấp nhô Nhíp hư, gãy Thay
91

Có ti ếng k êu l ạ

Tiếng k êu có th ể sinh Nhíp gãy Thay


ra khi không ch ở nặng

Bạc lót nhíp m òn Thay

Bạc ống nhún m òn Thay b ạc v à si ết


đúng l ực

Ống nhún lỏng Thay

Tiếng k êu có th ể
sinh ra khi ch ở Bát đ ỡ nhíp mòn S ửa chữa bằng
n ặng hàn

Đệm giảm va đập Thay


và c ữ chặn h ư

Quang nhíp l ỏng Si ết lại

Ch ốt mắt nhíp siết Si ết lại đ ú ng l ực


qu á ch ặt
92
b) Phương pháp kiểm tra sửa chữa:
- Quan sát sự rạn nứt của nhíp, vặn chặt các mối ghép: quang nhíp, các đầu cố
định, di động của nhíp...
- Bôi trơn cho ắc nhíp.
- Đo độ võng tĩnh của nhíp so sánh với tiêu chuẩn, nếu không đảm bảo phải
thay mới.
- Kiểm tra độ mòn của ắc nhíp, bạc ắc nhíp.

SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU: Hệ thống treo phụ thuộc


CÂU HỎI ÔN TẬP
- Phân biệt rõ kết cấu hệ thống treo độc lập và hệ thống treo phụ thuộc
- Quy trình tháo lắp, kiểm tra hư hỏng
- Tìm hiểu thêm hệ thống treo của một số loại xe hiện nay
93
Bài 7: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA BỘ PHẬN GIẢM XÓC
*****
Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng :
- Củng cố kiến thức đã học về kết cấu và nguyên hoạt động của bộ phận giảm
chấn;
- Phân tích được các hiện tượng hư hỏng, trình bày các giải pháp khắc phục hư
hỏng và biện pháp bảo dưỡng đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Tháo lắp bộ phận giảm chấn đúng quy trình và đúng yêu cẩu kỹ thuật;
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung:
1. Quy trình bảo dưỡng - sửa chữa bộ phận giảm sóc
Mục tiêu: Trình bày được quy trình bảo dưỡng - sửa chữa bộ phận giảm sóc.
Quy trình tháo lắp ống nhúng:
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC DỤNG CỤ YÊU CẦU KỸ THUẬT
I Tháo
1 Xác định vị trí phuộc nhún. Bằng mắt - Vị trí lắp: nó thường nằm cạnh
bánh xe và được liên kết với
thân xe. Mở nắp capô và quan
sát phía bên hông ngay trên
bánh xe
2 Tháo bánh xe Cle, tuýp - Nới đều đối xứng
3 Tháo ống dẫn dầu phanh Cle - Tránh hư hỏng ốc dầu
- Tránh xoắn ống dẫn dầu
4 Tháo thanh cân bằng hệ Cle, tuýp - Tránh hư hỏng bulong
thống treo - Đặt vào khay, tránh mất mát
5 Tháo ngỗng trục ra khỏi ống Cle, tuýp, - Dùng con đội kích nhẹ bên
nhúng búa… dưới ngỗng trục để tháo dẽ
dàng
6 Tháo các đai ốc trên đầu ống Cle, tuýp, - Nới đều đối xứng 3 đai ốc
nhúng, lấy ống nhúng, lò xo búa…
ra ngoài
94
7 Nén lò xo xuống, lấy ống Cảo - Chú ý bạn cần siết đều các
nhúng ra ngoài chuyên bulông trên bộ cảo để 2 bên lò
dùng xo đều được ép như nhau
- Tránh vuột cảo khỏi lò xo
II Lắp: Thực hiện ngược bước
tháo. Chú ý
1 Nén lò xo chắc chắn khi lắp - Cảo ép lò xo nén đều 2 bên lò
ống nhúng vào lò xo xo
- Tránh cảo vuột khỏi lò so
trong quá trình nén.
2 Siết các bu long chắc chắn - Chắc chắn, đúng vị trí lắp
ghép
3 Kiểm tra Sau khi làm xong bạn nên kiểm
tra lại một lần nữa xem các chi
tiết đã được bắt đúng vị trí và
các bulông đã được siết chặt
chưa. Sau đó lái xe trên đường
và cảm nhận xem có thay đổi gì
với độ êm của xe không.

2. Bảo dưỡng - sửa chữa bộ phận giảm sóc


Mục tiêu: Thực hiện được việc Bảo dưỡng - sửa chữa bộ phận giảm sóc.
Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng:
Giảm xóc phát ra tiếng kêu “cót két”:
Khi xe di chuyển, nếu phát hiện ra những tiếng kêu cót két mỗi lần đi qua
ổ gà hay những đoạn đường xấu, thì đây chính tín hiệu cho thấy giảm xóc của
bạn đang gặp phải một số vấn đề như: giảm xóc bị méo, lò xi bị gỉ, hoặc giảm
xóc cọ vào ống bọc và thân xi lanh khiến phát ra tiếng kêu.
95

Khi phanh gấp đầu xe bị nhún mạnh:


Nếu gặp phải hiện tượng trên, thì bạn nên kiểm tra bộ giảm xóc ngay sau
đó. Đây là dấu hiệu cho thấy bộ giảm xóc bị mòn.
Giảm xóc mòn là nguyên nhân khiến đầu xe bị nhún khi phanh gấp hoặc
lắc lư khi di chuyển, khiến khả năng kiểm soát lái bị ảnh hưởng, gây nguy hiểm
khi lái xe, đặc biệt là khi di chuyển trên những đoạn đường trơn.
Giảm xóc bị chảy dầu:
Dấu hiệu nhận biết là cuối thân của giảm xóc có gỉ dầu bám hoặc khi xe đi
qua các đoạn đường xóc hoặc ổ gà xe phát ra tiêng kêu lộc cộc và cảm giác xe
nảy. Nguyên nhân là do giảm xóc bị hở phớt, dẫn đến chảy dầu ty các đường ống
dầu thủy lực.
96
Xe bị rung động tay lái:
Khi bạn lái xe mà cảm thấy được các rung động truyền đến vô lăng một
cách rõ rệt khi xe chạy ở tốc độ cao, điều đó cho thấy bộ giảm xóc không còn hoạt
động tốt.
Thông thường, thì một bộ giảm xóc tốt sẽ có thể giữ cho bánh xe tiếp xúc
tối ưu với mặt đường và sẽ không sinh ra các rung động. Gặp phải hiện tượng này
tốt nhất nên đem ngay xe tới các gara sửa chữ để kiểm tra và nên thay mới càng
sớm càng tốt.
Xe bị trượt và lệch hướng:
Việc chiếc xe của bạn bị trượt hay bị lệch hướng di chyển ngay cả khi đi
trên đoạn đường bằng phẳng, thì nguyên nhân có thể do bộ giảm xóc của xe đang
bị gặp trục trặc.
Tay lái bị lệch:
Kể cả khi xe chỉ chở đủ tải mà vẫn bị xệ một bên kèm theo tay lái không
cân bằng. Thì đây chính là hệ quả của việc một bên lò xo hoặc lò xo hai bên có
độ cứng không đều nhau hay một cán pít-tông bị cong.
Xe bị lắc lư mạnh trên những quãng đường xấu
Chức năng của bộ phận giảm xóc là giảm chấn giúp cho xe vận hành êm ái,
vì thế nếu xe bị lắc lư mạnh hơn bình thường thì nguyên nhân đầu tiên mà các bạn
có thể nghĩ tới đó chính là bộ phận giảm xóc có vấn đề.
Lốp bị mòn không đồng đều:
Khi đem xe đi bảo dưỡng, hoặc bạn tư kiểm tra lốp xe tại nhà và nhận thấy
các lốp mòn không đều nhau, điều đó đồng nghĩa với việc khả năng bám đường
của xe không tốt, cũng sẽ có liên quan trực tiếp tới bộ giảm xóc.
97
Hướng dẫn kiểm tra giảm xóc trên ô tô
Để kiểm tra được giảm xóc của ô tô, đầu tiên là các bạn cần quan sát phần
khung gầm và chui vào gầm xe để kiểm tra xe có xuất hiện các vết lõm hay rò rỉ
dầu không.
Sau khi kết thúc quá trình kiểm tra sơ, thì bạn hãy lên xe và thử di chuyển
với tốc độ 16km/h, sau đó đột ngột đạp hết hành trình bàn đạp phanh xem đầu xe
có bị nhún mạnh so với bình thường hay không? Nếu xe không có hiện tượng
nhún mạnh, tức là phận giảm xóc tốt.
Nếu như hệ thống khung gầm của xe hay nói chính xác hơn là bộ giảm xóc có
những âm thanh lạ thì cần kiểm tra lại các chi tiết như: bu-lông, đệm cao su, lò
xo, rô-tuyn…
Khi nào cần bảo dưỡng giảm xóc ô tô
Khi xe xuất hiện những dấu hiệu sau thì các tài xế nên chủ động bảo
dưỡng hoặc thay mới giảm xóc ô tô:
Xe bị nghiêng: Trong trường hợp ô tô chở đủ tải nếu thấy xe bị nghiêng
thì rất có thể lò xo giảm xóc bị gãy một bên hoặc cán pít tông bị cong.
Xe bị trượt hoặc chệch hướng khi di chuyển trên đường thẳng và chất
lượng tốt, nhất là khi có gió thì chứng tỏ giảm xóc ô tô đang có vấn đề. Lúc
này bạn nên kiểm tra và bảo dưỡng giảm xóc ô tô ngay để kịp thời xử lý.
Xe bị rung lắc mạnh hoặc bị bồng bềnh khi di chuyển trên đường xấu,
nhiều ổ gà, gập ghềnh… Khi thấy xe có dấu hiệu này các bạn không nên chủ
quan đổ lỗi cho đường xấu mà nên chủ động kiểm tra kịp thời giảm xóc của
xe.
Xe bị nhún mạnh khi phanh gấp: Nguyên nhân có thể là do bộ phận
giảm xóc bị mòn. Xe có hiện tượng nhún mạnh khi phanh gấp sẽ gây mất kiểm
soát tay lái và rất nguy hiểm khi di chuyển trên đường trơn trượt, đường ướt,
vì thế cần khắc phục ngay.
Giảm xóc phát ra tiếng kêu cót két: Nguyên nhân có thể là do thanh
xi lanh giảm xóc bị méo, lò xo bị gỉ, xảy ra cọ xát giữa các chi tiết, từ đó giảm
xóc phát ra các tiếng kêu khó chịu.
Lốp mòn không đều: Khi phát hiện lốp mòn không đều các bạn cũng
nên kiểm tra ngay giảm xóc xe ô tô. Bộ phận giảm xóc có vấn đề khiến việc
tiếp xúc của bánh xe và mặt đường không được tốt sẽ khiến lốp mòn không
đều.
98
Tuổi thọ của giảm xóc: Tuổi thọ trung bình của bộ giảm xóc ô tô
khoảng từ 80.000 – 140.000 km. Chính vì thế khi xe di chuyển trong ngưỡng
này các bạn nên kiểm tra giảm xóc ô tô nhằm kịp thời phát hiện những vấn đề
có thể gặp phải.
Khi đánh lái sang trái hoặc sang phải có hiện tượng kêu ở vị trí bi
bát bèo thì bạn nên kiểm tra bảo dưỡng.
Xe bị rung lắc mạnh trên đường xấu là dấu hiệu cảnh báo bộ phận giảm xóc
ô tô có vấn đề và cần bảo dưỡng (ảnh internet)
Quá trình bảo dưỡng giảm xóc ô tô
Quá trình bảo dưỡng giảm xóc ô tô tại Atom Auto Services:
Bước 1: Kích xe lên
Bước 2: Tháo bánh
Bước 3: Tháo các chi tiết ốc ra khỏi giảm xóc: Rotuyn trụ đứng, Rotuyn
cân bằng…
Bước 4: Dùng vam chuyên dụng để giữ lò xo lại (chú ý an toàn)
Bước 5: Tháo bi bát bèo để kiểm tra cao su, bi bát bèo, sau đó tra mỡ
vào bi
Bước 6: Kiểm tra giảm chấn
Bước 7: Lắp lại đúng kỹ thuật, chạy thử và kiểm tra lần cuối.

SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU: hệ thống giảm xóc


CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nghiên cứu về các loại ống nhúng, kết cấu và hoạt động của ống nhúng
2. Quy trình tháo lắp ống giảm xóc
3. Tham khảo thêm công tác bảo dưỡng của 1 số loại xe du lịch hiện nay
99
TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO

4.1. Chương trình chi tiết của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng
07 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4.2.Nguyễn Khắc Trai (2008), Cấu tạo ô tô, NXB KH&KT
4.3.Hoàng Đình Long (2006), Kỹ thuật sửa chữa ô tô, NXB GD
4.4 Cẩm nang sửa chữa Huyndai
4.5. Cẩm nang sửa chữa Honda
4.6. Cẩm nang sửa chữa Toyota
4.7.Cẩm nang sửa chữa Kia

You might also like