You are on page 1of 15

Tên : Nguyễn Thành Tuấn Gmail: 0302181224@caothang.edu.

com
Nhóm động cơ Toyota 3A
Ngày 11 tháng 06 năm 2021
SDT: 0923261450
CHƯƠNG 3 : Trục Khuỷu
3.1 Giới thiệu, điều kiện làm việc, vật liệu và phương pháp chế tạo
3.1.1 Giới thiệu trục khuỷu
- Trục khuỷu là một trong những chi tiết máy rất quan trọng, nó có cường độ làm việc
lớn nhất và có giá thành cao nhất của động cơ đốt trong.
- Cộng dụng của trục khuỷu là tiếp nhận lực tác dụng từ pit-tông truyền qua thanh
truyền và biến chuyển động tịnh tiến của pit-tông thành chuyển động quay của trục
để đưa công suất ra ngoài.
- Khối lượng của trục khuỷu chiếm từ 7-15% khối lượng của động cơ, giá thành của
trục khuỷu chiếm từ 20-30% giá của động cơ
3.1.2 Điều kiện làm việc
- Chịu các lực tác dụng gây ra ứng suất và xoắn trục.
- Chịu dao động dọc và dao động xoắn
- Các lực tác dụng trên còn làm hao mòn lớn lên các bền mặt ma sát lớn như cổ khuỷu
và chốt khuỷu
3.1.3 Vật liệu chế tạo trục khuỷu
- Loại vật liệu thường dùng để chế tạo trục khuỷu hiện nay thường là thép cacbon có
thành phần cacbon trung bình như các loại thép từ 40 đến 50 .Trong các động cơ tốc
độ cao hay động cơ chịu tải trong lớn thì vật liệu chế tạo trục khuỷu thường là thép
hợp kim như 45T, 45T2, 50T, 40X, 25HB,…
- Vật liệu chế tao trục khuỷu thường là thép cacbon nhiều hơn thép hợp kim vì chúng
có nhiều ưu điễm như sau:
• Hệ số ma sát của thép cacbon lớn hơn thép hợp kim
• Thép cacbon có giá thành rẻ hơn thép hợp kim
- Ngoài thép ra, ngày nay còn dùng gang graphit cầu có tổ chức peclit để đúc trục
khuỷu

1
- Một số ưu điểm của gang graphit cầu : tính lưu động tốt hơn thép cacbon nên dể đúc
hơn, gang rẻ tiền hơn do đó có thể giảm giá thành của trục khuỷu, hệ số ma sát của
gang lớn nên dể dập tắc các dao động xoắn của trục khuỷu tốt hơn, gang có tính giữ
dầu tốt hơn và tính chịu mài mòn tốt hơn thép cacbon, gang ít nhạy cảm với ứng
suất tập chung…
3.1.4 Phương pháp chế tạo

Có 2 phương pháp chủ yếu để chế tao phôi trục khuỷu : rèn tư do hoặc đúc

- Rèn tự do : Thường dùng cho các loại thép cacbon và thép hợp kim để rèn. Phương
pháp này được sử dụng cho sản suất hàng loạt đối với loại trục khuỷu nhỏ. Phôi rèn
khuôn trước khi đem gia công cần được ủ và thường hóa để khử nội lực. Trước khi
mài phải tôi và ram để đảm bảo tính năng cơ học của trục khuỷu. Phương pháp tạo
phôi bằng cách rèn tự do có nhược điểm là lượng dư gia công lớn, khi gia công cắt
gọt, thớ kim loại của trục khuỷu bị cắc đứt, không liên tục, do đó ảnh hưởng đến
sức bền của trục khuỷu.
- Đúc : vật liệu dùng để đúc trục khuỷu thường là thép cacbon, thép hợp kim và gang
graphit cầu, phương pháp này có rất nhiều ưu điểm nên được sử dụng trong thực tế
rất nhiều :
• Trọng lượng phôi và lượng gia công nhỏ
• Có thể đúc được những kết cấu phức tạp của trục khuỷu
• Có thể phân bố kim loại bên trong trục khuỷu theo ý muốn để đạt được sức
bền cao nhất

Tuy nhiên phương pháp đúc cũng có những nhược điểm như

• Thành phần kim loại đúc khó đồng đều. Khi đúc thép kết tinh không đều,
tinh thể phía trong thô hơn tinh thể phía ngoài
• Do gang graphit cầu có nhiều graphit nên khó mài bóng
• Dễ xảy ra khuyết tật như rỗ ngót, rổ khí,…vì vậy việc đúc trục khuỷu bằng
gang graphit chưa được ứng dụng nhiều và rộng rãi

2
- Còn một phương pháp chế tao trục khuỷu có độ chính xác cao và có thể tạo ra được
những cấu trúc phức tạp bên trong trục khuỷu dựa vào những máy móc thiết bị hiện
đại ngày nay đó là phương pháp sử dụng máy CNC để tao ra trục khuỷu có độ chính
xác cao và có thể tạo ra trục khuỷu từ nhiều loại vật liệu khác nhau tuy nhiên vì khối
lượng phôi quá lớn, chỉ có thể sản suất đơn lẻ, giá thành sản xuất cao, đỏi hỏi người
thợ phải có chuyên môn cao và cần có công nghệ khoa học tiên tiến. Chính vì có
nhiều nhược điểm như vậy nên phương pháp này chỉ sử dung cho các nhà mày thử
nghiệm, các nhà máy chế tạo tàu thủy có công suất vận tải lớn hay các đội đua xe
thử nghiệm cho xe đua mới có thể sử dụng phường pháp này để chế tạo trục khuỷu.
3.2 Kết cấu trục khuỷu
3.2.1 Yêu cầu và đặc điểm của kết cấu của trục khuỷu
- Hình dạng kết cấu của trục khuỷu phụ thuộc vào số xilanh, cách bố trí xilanh, số kỳ
của động cơ và thứ tự làm việc của xilanh
- Kết cấu của trục khuỷu phải đảm bảo các yêu cầu như sao:
• Giúp cho động cơ làm việc cân bằng đồng đều, ít dao động. Biên độ dao động
của monmen xoắn tương đối nhỏ
• Ứng suất sinh ra do dao động xoắn nhỏ
• Có sức bền lớn, độ cứng vững lớn, trọng lương nhỏ
• Có độ chính xác gia công cao, bề mặt làm việc của trục cần có độ bóng và độ
cứng cao và ít bị mòn
• Công nghệ chế tạo đợn giản, giá thành rẻ
- Khi thiết kế trục khuỷu cần phải cố gắng dùng mọi biện pháp để thu ngọn kích thước
trục khuỷu nhưng phải chú ý đến độ cứng vững, sức bền của trục khuỷu cũng như
phải chú ý đến điều kiện làm việc của các ổ trục.

3
Hình 3.1 : Trục khuỷu nguyên

- Trục khuỷu nguyên là loại trục khuỷu có các bộ phân cổ trục, trục khuỷu…làm liền
với nhau thành một khối. Loại trục khuỷu này thường sử dụng trong các loại đông
cơ cở nhỏ và trung bình.
- Loại trục khuỷu ghép thường chế tạo riêng từng bộ phận: cổ trục, chốt khuỷu, má
khuỷu…ghép lại với nhau. Hoặc làm cổ trục riêng rồi ghép với trục khuỷu. Đôi khi,
nhất là trong đông cơ cở lớn, trục khuỷu được chế tao thành từng đoạn rồi ghép lại
với nhau nhờ mặt bích.
- Mối ghép có thể dùng kiểu ghép chặc, không cần then. Khi lắp, trục khuỷu được
đung nóng lên đến 200-5000C, độ dôi thường trong khoảng (1/700 - 1/900 )d. trục
khuỷu ghép thường dùng cho động cơ cở lớn như động cơ tàu thủy, và tỉnh tại,
nhưng cũng thường dung cho đông cơ cỡ nhỏ như động cơ môtô, động cơ xăng cỡ
nhỏ.

4
Hình 3.2 : Trục khuỷu ghép

- Hình dạng chung của trục khuỷu còn phụ thuộc vào số cổ trục. Có loại trục khuỷu
đủ cổ trục, tức là số cổ trục khuỷu z nhiều hơn số cổ truyền (z = i+1)
- Loại trục khuỷu này có độ cứng vững khá lớn nên thường dùng cho động cơ điezen
- Trong đông cơ xăng của ôtô máy kéo và đông cơ điêzen công suất nhỏ do phụ tải
tác dung lên ổ trục nhỏ nền dùng loại trục khuỷu thiếu cổ, tức là số cổ trục bằng hay
nhỏ hơn số cổ truyền
- Kết cấu của trục khuỷu dạng này có khích thước nhỏ gọn nên có thê rút ngắn được
chiều dài của thân máy và giảm nhẹ khối lương của động cơ
- Loại trục khuỷu thiếu cổ có độ cứng vửng kém vì vây khi thiết kế cần chú ý cố gắng
tăng kích thước cổ trục, chốt khuỷu đồng thơi tăng chiều dày và chiều rộng của má
khuỷu đễ tăng độ cứng vững của trục khuỷu

5
Hình 3.3 : Trục khuỷu thiếu cổ

3.3 Kết cấu các phần của trục khủy


Trục khuỷu bao gồm các phần : đầu trục khuỷu, cổ trục khuỷu, chốt khuỷu, má
khuỷu và đuôi trục khuỷu.
3.3.1 Đầu trục khuỷu
- Đầu trục khuỷu (đầu tư do của trục khuỷu) thường dùng để lắp bánh răng dẩn động
bơm nước, bơm dầu nhờn, bơm cao áp, bánh đai, để dẩn động quạt gió và đai ốc
khởi động để khởi động động cơ bằng tay quay. Các bánh răng chủ động hoặc bánh
đai đẩn động lắp trên đầu trục khuỷu theo kiểu lắp căng hoạt lắp trung gian và đều
có then bán nguyệt. Đai ốc khởi động hãm chặt bánh đai, các chi tiết máy khác như
phớt chắn dầu, ổ chắn dọc trục … củng đều lắp trên đầu trục
- Ngoài các bộ phận thường găp kể trên, trong một số đông cơ, người ta còn lắp bộ
giảm dao động xoắn của hệ trục khuỷu ở đầu trục khuỷu, bộ giảm dao đông xoắn có
tác đụng thu năng lượng sinh ra do các monmen kích thích trong hệ trục khuỷu. Dập
tắc dao động xoắn của các dao động đó. Bộ giảm dao đông xoắn phải đặt ở nơi có
biên độ dao đông lớn nhất vì vây người ta thường đặc ở đầu truc khuỷu là nơi có
biên độ dao động lớn nhất

6
Hình 3.4 : Kết cấu phần đầu trục khuỷu
3.3.2 Cổ trục khuỷu
- Các cổ trục khuỷu thường có chung một kích thước đường kính. Đường kính cổ trục
chọn theo kết quả tính toán sức bền, điều kiện hình thành màng dầu bôi trơn quy
đinh thời gian sử dung, và số lần sửa chửa lớn của động cơ
- Trong một số động cơ, đường kính cổ trục làm lớn dần theo chiều từ đầu đến đuôi
trục để đảm bảo sức bền và khả năng chịu lực của cổ khuỷu được đồng đều hơn.
Tuy nhiên đường kính cổ trục khác nhau sẽ gây ra nhiều phiền phức khi sửa chửa
củng như khi gia công, lắp ráp nên ngày nay không dùng
- Khi tăng đường kính cổ trục độ cứng vững của trục khuỷu tăng. Mặc khác, do
moonmen quán tính độc cực của tiết diện trục khuỷu tăng lên, nên độ cứng chống
xoắn của trục cũng tăng mà khối lượng chuyển đông quay của hệ thống trục khuỷu
vẩn không thay đổi nhiều lắm.
- Tuy vây khi tăng kích thước của cổ khuỷu, khích thước ổ trục sẻ tăng theo đồng
thời trọng lượng của truc khuỷu củng lớn lên nên ảnh hưởng đến tần số dao động
của toàn hệ trục, có thể sảy ra hiên tượng công hưởng nguy hiểm.

7
- Kích thước cổ trục khuỷu của động cơ xăng thường nằm trong phạm vi dct = (0,65-
0.80). D, Ict=( 0.5-0.6). dct. kích thước cổ khuỷu của đông cơ thường nằm trong
phạm vi dtc =(0,7-0,85)D. trong đó D là đường kính xilanh
3.3.3 Chốt khuỷu
- Đường kính chốt khuỷu có thể lấy bằng đường kính cổ trục,( nhất là đối với đông
cơ cao tốc) hoặc có thể lấy nhỏ hơn đường cổ khuỷu mốt chút
- Để giảm trọng lượng, chốt khuỷu thường làm rổng ( đôi khi cả cổ trục cũng vậy).
Chốt khuỷu rổng có tác dụng chứa dầu bôi trơn bạc lót đâu to thanh truyền. Lỗ rỗng
trong chốt khuỷu có thể bố trí đồng tâm hoặc lệch tâm so với trục khuỷu. Đường
dẩn dầu bôi trơn bề mặt chốt khuỷu tùy thuột vào công nghệ gia công.

Hình 3.5 : Chốt khuỷu rổng và đường dẩn dầu bôi trơn
3.3.4 Má khuỷu
- Là bộ phận nối liền giửa cổ trục và chốt khuỷu. Hình dạng má khuỷu chủ yếu phụ
thuột vào loại đông cơ, trị số của áp suất khí thể và tốc độ quay của trục khuỷu. Khi
thiết kế má khuỷu của động cơ tốc độ cao cần cố gắng giảm trọng lương phần không
cân bằng của má. Hình dạng và kết cấu của má khuỷu có rất nhiều kiểu khác nhau.
Loai má khuỷu dạng tròn và hình chử nhật có kết cấu đơn giản nhất dể chế tạo nhất.
Loại má khuỷu ovan có hình dạng khá phức tạp nhưng loại má hình chữ nhật phân

8
bố và lợi dung vật liệu không hợp lý, do đó tăng phần khối lượng không cân bằng
của trục khuỷu. Vì vậy để khỏi lãng phí vật liệu, ta cân vát bớt các góc của má hình
chữ nhật để tạo thành má hình lăng trụ hoặc gọt tròn các góc để tạo thành hình dạng
mà có các cung tròn tiếp tuyến, má hình ôvan

Hình 3.6 : Các dạng má khuỷu

- Má khuỷu có dạng hình tròn có ưu điểm : sức bền cao, có khả năng giảm chiều dày
của má do có thê tăng chiều dài của cổ trục và chốt khuỷu để giảm mài mòn cho cổ
trục và chốt khuỷu. Mặt khác má tròn rất dể gia công. Tuy vậy về mặt ứng suất, má
khuỷu loại ôvan có ứng suất phân bố đồng đều nhất, trong động cơ tốc độ cao để
giảm tải trong do lưc quán tính giảm mài mòn của cặp pit-tông xilanh, người ta có
su hướng giảm tỉ số S/D suống. Đồng thời tăng sức bền và độ cứng vững của trục
khuỷu người ta thường tăng đường kính của cổ trục và chôt khuỷu có độ trùng điêp
giửa cổ và chốt.
- Đối với trục khuỷu thiếu cổ, má khuỷu chung của hai chốt khuỷu của hai xilanh kề
nhau thường không gia công cơ khí và thường có dạng phức tạp. Khi thiết kế loại
má này cần chú ý đảm bảo trong tâm của má khuỷu nằm gần tâm quay của trục
khuỷu hoặc trùng tâm quay của truc khuỷu.

9
- Trường hợp hai khuỷu lệt nhau 1800, phần nối tiếp chốt khuỷu với má khuỷu phải
có bán kính góc lượng lớn để tránh ứng suất tâp trung nhưng bán kính góc lượn càng
lớn thì chiều dài bề mặt làm viêc càng nhỏ
3.3.5 Đối trọng
Đối trọng lắp trên trục khuỷu có 2 tác dụng chủ yếu
- Cân bằng các lực và các lưc mômen quán tính không cân bằng của đông cơ, chủ
yếu là lực quán tính ly tâm, nhưng đôi khi còn dùng để cân bằng lực quán tính
chuyển động tịnh tiến như trong một số đông cơ chữ V có góc giửa hai hàng xylanh
là 900
- Giảm phụ tại cho cổ trục : nhất là cổ trục của động cơ 4, 6, 8, xilanh, vì những động
cơ này tuy các lực quán tính và mômen lực quán tính tự cân bằng nhưng các cổ trục
ở giửa thì phải chịu ứng suất rất lớn. Khi dùng đối trọng các mô men lực quán tính
nói trên được cân bằng nên cổ trục giữa không chịu ứng suất uống do các mô men
lực quán tính gây ra.
- Mặc khác trục khuỷu không phải là một chi tiết máy có độ cứng vững tuyệt đối, và
thân máy trong thức tế cũng bị biến dạng, nên trong động cơ phải sử dung đối trọng
để cân bằng, khiến cho động cơ ít bị rung động.
- Tuy vây khi dùng đối trọng, mô men quán tính của khối lượng thu gọn của hệ trục
khuỷu sẽ tăng lên rất nhiều và do đó làm giảm tần số dao động riêng của trục khuỷu,
vì vậy để sảy ra cộng hượng có hại
- Khi thiết kế cần cố gắng giảm kích thước của đối trọng nhưng không làm tăng kích
thước của cate. Thông thường muốn giảm khối lượng của đối trọng, phải bố trí đối
trọng cách xa tâm quay, nhưng càng xa tâm quay, phạm vi chuyển đông của đối
trọng càn lớn do đó ảnh hưởng đên kích thước của cacte động cơ. Vì vậy khi xác
định kích thước, khối lượng và vị trí đặc đối trọng cần phải xem sét đến vị trí tương
quan của các bô phận khác, sao cho khi làm việc đối trọng không va đập với thanh
truyền pít-tông, bạc lót xylanh…khi pít-tông ở điễm chết dưới.
Đối trong lắp với má khuỷu theo những phương pháp sao đây

10
- Đối trọng làm liền với má khuỷu. Loại này thường gặp trên động cơ ô tô máy kéo
và ô tô loại nhỏ
- Đối trọng làm riêng rồi hàng với má khuỷu. Loại này ít dùng vì sao khi hàn trục
khuỷu dể bị biến dạng
- Đối trọng làm riêng rồi kết nối với má khuỷu bằng bulong. Loại này thường gặp
nhiều trên đông cơ điêzen tỉnh tại và động cơ ô tô máy kéo

Hình 3.7 : Đối trọng và cách lắp đối trọng với má khuỷu

3.3.6 Đuôi trục khuỷu


- Đuổi trục khuỷu đông cơ thường được lắp với các chi tiết máy của cơ cấu truyền
đẩn công suất ( bánh đà, khớp nối, bánh đai truyền…).
- Trục khuỷu và trục thu công suất nối với nhau bằng khớp nối mềm đàng hồi hoặc
khớp nối thủy lực, khớp nối ma sát…khi trục thu công suất lắp song song với đường
tâm trục khuỷu, phải dùng đai truyền và bánh đai lắp trên phía đuôi trục khuỷu để
dẩn động trục thu công suất.
11
- Vì vậy để dẩn động trục thu công suất đuôi trục khuỷu thường lắp mặt bích hay mặt
côn để lắp bánh đà
- Dùng mặt bích trên đuôi trục khuỷu để lắp bánh đà có ưu điểm là rất dể tháo lắp và
mối ghép rất chắc. Tuy vậy nếu đuôi trục khuỷu có mặt bích thì không thể dùng loại
phôt vòng để bao kính cacte để tránh hiện tượng chảy nhớt mặt dù phớt vòng là loại
phớt tốt nhất. Khi lăp bánh đà lên đuôi trục khuỷu cần phải chú ý định vị bánh đà
đồng thời chú ý hãm chặc các bulong lắp ghép bằng chốt đệm để các bulong lắp
ghép không bị cắt đứt bởi mô men xoắn khi lắp bánh đà với mặt bích người ta còn
dùng chốt định vị để các chốt này chịu lực cắt thay cho bulong. Các chốt định vị
thường được chết tao đối xứng ki sửa chữa không lắp nhầm vị trí bánh đà
- Ngoài phần kết cấu dùng để lắp ghép với bánh đà trên đuôi trục khuỷu còn có thể
có các bộ phân sao đây
• Bánh răng dẩn dộng các cơ cấu phụ: trong một vài đông cơ, do đặc điễm liên
kết cần phải bố trí dẩn động cơ cấu phụ bằng bánh răng lắp với trục khuỷu
nên trên phần đuôi trục khuỷu phải có mặt bích để lắp bánh răng, ro bánh
răng dẩn động phải lồn qua phần đuôi trục khuỷu để lắp lên mặc bích nên
phần đuôi trục khuỷu lắp với bánh đà không có mặt bích
• Vành chắn dầu : vành chắn dầu trên đuôi trục khuỷu có tác dụng không cho
dầu nhờn chảy ra khỏi cacte, khi dầu nhờn gặp vành chắn dầu trên ổ trục
khuỷu sẻ bị chặn lai rồi vung ra xung quanh, sao đó theo ống dẩn dầu về lại
cacte, đôi khi còn dùng làm ổ chắn để ngăn sự dịch chuyển dọc trục của trục
khuỷu, vành chắn dầu có thề làm liền trên trục nhưng củng có thê làm riêng
rồi lắp lồng lên
• Ren ốc hồi dầu: để ngăn không cho dầu nhờn lọt ra khỏi cacte người ta còn
dùng ren ốc hồi dầu, ren ốc có chiều trái với chiều quay của trục khuỷu nên
khi các hạt dầu lọt vào ren ốc các hạt dầu sẽ men theo rảnh ren chở về cacte,
ren chắn dầu thường được bố trí sao vành chắn dầu
• Ổ chẳn: dùng để khống chế độ dịch chuyển chiều trục của trục khuỷu ( do
giản nở nhiêt và dẩn động cơ cấu phụ gây ra) .
12
Hình 3.8 : Đuôi trục khuỷu có mặt bít để lắp bánh đà

3.4 Biên pháp nâng cao sưc bền của trục khuủy
- Trục khuỷu là một chi tiết máy chịu tải trọng lớn và thay đổi theo chu kỳ nên trong
quá trình làm việc, trục khuỷu chịu ứng suất rất phứt tạp vị vậy trục khuỷu thường
bị hư hỏng do vật liệu bị mỏi, thiếu sức bềnh và độ cứng vững…
- Để có thê nâng cao sức bền của trục khuỷu có thể sử dụng các biên pháp cả về kết
cấu và về công nghệ chế tạo
3.4.1 Biện pháp kết cấu
- Lưa chon hợp lý và biện pháp có hiệu quả nhất để tăng sức bềnh và tuổi thọ của trục
khuỷu, kết cấu trục khuỷu phải đảm bảo ứng suất phân bố đều, tranh ứng suất tập
chung.
3.4.2 Tăng độ trùng điệp giửa cổ khuỷu và chốt khuỷu
- Khi tăng độ trùng điệp giửa cổ khuỷu và chốt khuỷu sức bền mỏi tăng lên rất nhiều
3.4.3 Tăng bán kinh góc lượng giữa cổ trục, chốt khuỷu và má khuỷu
- Tăng bán kính góc lượng sẽ giảm ứng suất tập chung do đó tăng được sức bền của
trục khuỷu, nhưng khi tăng bán kính góc lượn, chiều dài của bề mặt làm việc của cổ
trục và chốt khuỷu sẽ bị giảm. Vì vậy để đảm bảo tăng được sức bền mà bề mặt làm

13
việt của cổ trục và chốt khuỷu không giảm nhiều người ta dùng bán kính góc lượn
khác nhau ở phần chuyển tiếp giữa má khuỷu cổ trục hay chốt khuỷu
3.4.4 Tăng chiều dày và chiều rông của má khuỷu
- Tăng chiều dày và chiều rông của má khuỷu thường bị han chế bởi kích thước giửa
hai đường tâm xilanh, má khuỷu càng dày cổ trục và chốt khuỷu càn ngắn, điều đó
ảnh hưởng xấu đến điều kiện bôi trơn cổ trục và chốt khuỷu do áp suât trên bề mặt
chốt và cổ trục tăng lên
3.4.5 Khoét rổng chốt khuỷu và cổ khuỷu
- Khoét rổng chốt khuỷu và cổ khuỷu để giảm lực ly tâm và để ứng suất phân bố
không đồng đều do đó sức bền mỏi của trục cũng tăng lên
3.4.6 Khoét bỏ những vùng kim loại chịu ứng suất
- Khoét bỏ những vùng kim loại chịu ứng suất nghiệm trọn nhất kiến cho đường sức
phân bố trong trục khuỷu đồng đều.
3.4.7 Bố trí lỗ dầu bôi trơn
- Bố trí lỗ dầu bôi trơn trên bề mặt làm việt của chốt khuỷu nên bố trí lệt khỏi mặt
phẳng khuỷu môt góc nào đó để giảm ứng suất tại mép lỗ.

Hình 3.9 : Bố trí góc lượn

14
3.5 Biên pháp công nghệ
- Ngoài những biện pháp về kết cấu ra, người ta còn dùng biện pháp công nghệ để gia
tăng sức bền cho trục khuỷu
- Mục đích của biện pháp cộng nghệ là làm tăng độ cứng, độ bóng bền mặt, khự các
vết nứt, tăng độ dẻo bên trong trục khuỷu chịu được ứng suất mỏi và ít bị mòn.
Các biện pháp công nghệ thường dùng là
3.5.1 Dùng phương pháp rèn khuôn hoạt đúc
- Các thớ kim loại của phôi sẽ liên tục không bị cắt đức khi gia công cắc gọt do đó
tăng được độ bền cho truc khuỷu
3.5.2 Làm chai bề mặt trục khuỷu
- Làm chai bề mặt trục khuỷu bằng cách phun bi thép, phun các thạch anh hoặt lăn
cán bề mặt làm việc của trục khuỷu để tao lớp kim loai bề mặt có ứng suất nén dư
để tăng sức bền mỏi
- Lăn cán bề mặt còn có tác dụng khử các vết nức trên bề mặt để khử các điễm tập
chung ứng suất
3.5.3 Dùng phương pháp nhiệt luyện
- Dùng phương pháp nhiệt luyện như tôi cao tần đảm bảo cho bề mặt làm việc của
trục khuỷu có kết cấu kim loại tương đối tốt do dó tăng được sức bền của bề mặt
làm việc.
3.5.4 Mài bóng bề mặt
- Mài bóng bề mặt để giảm ma sát và mài mòn, đồng thời mài bóng bề mặt cũng có
tác dụng hạn chế kích thước các vết nhấp nhô trên bề mặt do đó tắng được ứng suất
bền mỏi cho trục khuỷu

15

You might also like