You are on page 1of 6

Chính sách về văn hóa+ đối ngoại của đại hội 6

Văn hoá
Đại hội đưa ra các chính sách cơ bản và lâu dài là: 
− Kế hoạch hóa dân số, giải quyết việc làm cho người lao động; 
− Thực hiện công bằng và bảo đảm an toàn xã hội
− Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hóa, bảo vệ và tăng cường sức khỏe
của nhân dân;
− Xây dựng chính sách bảo trợ xã hội.
Đối ngoại
Từ năm 1986, khi nước ta bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới. Đảng đã liên tiếp
đề ra các đường lối đối ngoại đồng thời bên cạnh đó đề cao cảnh giác, tăng cường khả
năng quốc phòng và an ninh của đất nước, quyết đánh thắng các kiểu chiến tranh phá hoại
nhiều mặt của địch.
Từ năm 1990, Đảng và Nhà nước có những chủ trương đổi mới về quan hệ đối
ngoại: “Tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại theo phương châm thêm bạn, bớt thù, giữ
vững hòa bình, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Với các quan điểm phương châm đối ngoại . Từ năm 1986 đến năm 1990, nước ta
đã triển khai các hoạt động ngoại giao đa phương tại một số diễn đàn đa phương trên thế
giới đặt biệt trong đó có Liên hợp quốc nhằm từng bước cải thiện mối quan hệ, tranh thủ
sự ủng hộ và viện trợ của các nước. Đồng thời đặt cơ sở cho việc hình thành chủ trương
“đa dạng hóa quan hệ quốc tế” tạo nên bước chuyển mới trong các hoạt động ngoại giao
của Nhà nước ta.
Chính sách văn hóa đối ngoại đại hội 7
i. Văn hoá
Ở đại hội lần thứ 7 Chính sách về văn hóa chú trọng về
Về sự nghiệp giáo dục và đào tạo về một số nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ những
năm trước mắt;
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

Quan tâm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân;


Có các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình cũng như về công tác thanh
niên trong thời kỳ mới.
ii. Đối ngoại Đây là nội dung trọng tâm trong đại hội lần này
Thời kỳ (1991-1996), nước ta đang đứng trước một thời kỳ mới cần có những thay
đổi trong chính sách đối ngoại so với giai đoạn 1986-1991 trước đó. Vì sau Đại hội VII,
tình hình thế giới diễn biến phức tạp và đất nước đứng trước những thuận lợi mới và
những thách thức mới.
Hội nghị Trung ương 3 (6/1992) khẳng định mục tiêu đối ngoại của ta trong giai
đoạn này luôn là giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, tạo điều kiện
thuận lợi cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc. Để thực hiện mục
tiêu đề ra hội nghị đã thảo luận và đưa ra các quyết sách quan trọng, đúng đắn về củng
cố an ninh quốc phòng, chính sách đối ngoại và chỉnh đốn Đảng.
Đầu tiên Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ chung, phải
phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống cách mạng, để cao cảnh giác chống lại
những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, từ đó bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của đất nước.
Tiếp theo Đảng, Nhà nước chủ trương mở rộng, đa dạng hóa và đa phương hóa
quan hệ đối ngoại cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học - kỹ thuật, trên nguyên tắc
tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau.
Những chủ trương trên đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền
và môi trường hòa bình của đất nước, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối
ngoại và nhà nước ta chủ trương việc “tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đối
ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa. Việt Nam muốn làm bạn với
tất cả các nước trong cộng đồng thế giới vì độc lập, hòa bình và phát triển”.
Các thành công trong các chính sách đối ngoại của Đảng có thể kể đến như:

1
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

Từ tháng 11/1991, Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ, từng bước
khôi phục và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt; tăng cường quan hệ hữu
nghị, đoàn kết với các nước trong khu vực
trở thành thành viên đầy đủ của (ASEAN) 28/7/1995
Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ ngày 11/7/1995. Đến cuối năm
1995, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 160 nước, quan hệ thương mại quốc tế buôn
bán với trên 100 nước...
Có thể nói năm 1995 là đỉnh cao của ngoại giao Việt Nam. Chúng ta đã phá vỡ
được thế bao vây cấm vận về kinh tế, thành công trong chính sách đa phương hóa đa
dạng hóa quan hệ đối ngoại. Việc tham gia vào các hội đồng hỗ trợ cho việc thực hiện
chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, mở rộng hơn nữa quan hệ hữu nghị
hợp tác với tất cả các nước theo khẩu hiệu: “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước
trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển”.
Nhìn lại, chỉ trong một giai đoạn ngắn từ năm 1991, nước ta đã nhanh chóng triển
khai một chính sách đối ngoại đúng đắn kịp thời tích cực, giúp nước ta mau chóng lập
được mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trong khu vực về các mặt như ngoại
giao, kinh tế, chính trị, quân sự. Trên các lĩnh vực, ta đều đã đạt được nhiều thành công,
nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
b. Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm
Công tác xây dựng Đảng rất quan trọng nên việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng phải
được chỉ đạo một cách kiên quyết, có bước đi vững chắc làm từ Trung ương đến cơ sở,
bằng nhiều biện pháp . Trên cơ sở đánh giá tình hình đất nước, Đại hội VII đã rút ra năm
bài học kinh nghiệm bước đầu về đổi mới:
Một là giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới, giữ vững tư
duy độc lập và sáng tạo trong việc đề ra đường lối đổi mới phù hợp với đặc điểm tình
hình của nước ta, đáp ứng đúng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân ta.

2
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

Hai là, đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để, nhưng phải có bước đi, hình thức và
cách làm phù hợp.
Ba là, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải đi đôi với tăng cường vai
trò quản lý của Nhà nước về kinh tế - xã hội.
Bốn là, tiếp tục phát huy ngày càng sâu rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Năm là, trong quá trình đổi mới phải quan tâm dự báo tình hình, kịp thời phát hiện
và giải quyết đúng đắn những vấn đề mới nảy sinh

Điểm mới của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII so với Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI
c. Văn hoá
hai kỳ đại hội ưu tiên tập trung xác định đường lối phát triển kinh tế, ổn định xã
hội; văn hóa mặc dù được quan tâm phát triển, nhưng đều chưa được xem là vấn đề trọng
tâm. Tuy nhiên so với Văn kiện Đại hội VI, Văn kiện Đại hội VII đã có những bổ sung
các chính cụ thể và nêu được tầm quan trọng của vấn đề xã hội.

d. Đối ngoại
Quan điểm, chủ trương “thêm bạn, bớt thù” trong quá trình thực thi đã làm xuất
hiện những tình huống mới, trong đó khái niệm “bạn”, “thù” cần được hiểu rộng hơn.
Trong đại hội 7 nhận thức mới trong tư duy lý luận về nội hàm khái niệm “bạn” và “thù”
được thể hiện cụ thể trong việc thực thi nhiều chính sách. 
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VII đã đánh dấu bước tiến mới trong tư
duy về ngoại giao đa phương của Đảng, đó là mở rộng quan hệ kinh tế với nhiều nước,
nhiều tổ chức khu vực và thế giới, không phân biệt chế độ chính trị cũng như trình độ
phát triển. 
Đại hội VII có những định hướng rất cụ thể về đối ngoại đa phương, trong đó,tiếp
tục chú trọng việc thiết lập quan hệ với các thiết chế đa phương trên thế giới ở những cấp
độ khác nhau như đồng thời cũng chỉ ra cần chú trọng hơn việc mở rộng đối ngoại nhân
dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ
3
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

4
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

You might also like