You are on page 1of 80

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

TÍNH TOÁN PHỤ TẢI VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ CHO HỆ


THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TẦNG 2, 4, 6 TÒA NHÀ VĂN
PHÒNG TRƯƠNG QUỐC DUNG

Sinh viên thực hiện: TRẦN ĐĂNG KHOA


Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆT
Niên khóa: 2018 - 2022

Tháng 06/2022
TÍNH TOÁN PHỤ TẢI VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG ĐIỀU
HÒA KHÔNG KHÍ TẦNG 2, 4, 6 TÒA NHÀ VĂN PHÒNG
TRƯƠNG QUỐC DUNG

Tác giả

TRẦN ĐĂNG KHOA

Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt

Giáo viên hướng dẫn:


ThS. Nguyễn Nam Quyền

tháng 06 năm 2022

i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CƠ KHÍ - CÔNG NGHỆ ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
----------------------------------- -------------------------------------
Ngày … tháng …. năm 20…

NHIỆM VỤ TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA: CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ


BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
Họ và tên sinh viên: Trần Đăng Khoa , MSSV: 18137024
1. Tên tiểu luận: Tính toán phụ tải và lựa chọn thiết bị cho hệ thống điều hòa không khí
tầng 2, 4, 6 tòa nhà văn phòng Trương Quốc Dung.
2. Nhiệm vụ giao (ghi rõ nội dung phải thực hiện):
- Tìm hiểu chung về hệ thống điều hòa không khí và thông gió.
- Khảo sát công trình.
- Tính toán phụ tải.
- Lựa chọn thiết bị.
- Lập bản vẽ thiết kế.
3. Ngày giao: 14/3/2022
4. Ngày hoàn thành:
5. Họ và tên người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Nam Quyền
Nội dung hướng dẫn

Nội dung và yêu cầu của tiểu luận đã được thông qua Bộ môn.

Ngày .. tháng .. năm 20


Trưởng Bộ Môn Người hướng dẫn
Ký tên, ghi rõ họ và tên

ThS. Nguyễn Nam Quyền


PHẦN DÀNH CHO KHOA:
- Người duyệt:
- Ngày bảo vệ:

ii
CẢM TẠ

Lời đầu tiên, em chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Nam
Quyền đã luôn tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện để em có cơ hội được tìm hiểu,
trao đổi kiến thức liên quan giúp em vững chắc hơn để hoàn thành tiểu luận này.

Em chân thành cảm ơn cố vấn học tập lớp DH18NL ThS. Lê Quang Giảng đã luôn
hỗ trợ, quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho em và tập thể lớp trong quá trình học tập.

Em chân thành cảm ơn quý giảng viên Khoa Cơ khí Công nghệ trường Đại học
Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm cho em trong
suốt những năm học vừa qua.

Cảm ơn các bạn lớp DH18NL cùng những anh chị khóa trên đã luôn giúp đỡ em
trong quá trình học tập.

Cuối lời, em kính chúc giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Nam Quyền, cố vấn
học tập lớp DH18NL ThS. Lê Quang Giảng, toàn thể giảng viên Khoa Cơ khí Công nghệ
trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, các anh chị khóa trên và tập thể lớp DH18NL
nhiều sức khỏe, thành công trong cuộc sống.

Trong quá trình thực hiện tiểu luận còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự
nhận xét và ý kiến của quý thầy cô để được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Thành phố Thủ Đức, ngày 30 tháng 06 năm 2022


Sinh viên thực hiện
Trần Đăng Khoa

iii
TÓM TẮT

Đề tài: “Tính toán phụ tải và lựa chọn thiết bị cho hệ thống điều hòa không khí
tầng 2,4,6 tòa nhà văn phòng Trương Quốc Dung” được thực hiện từ ngày 14 tháng 03 năm
2022 đến ngày 30 tháng 06 năm 2022 gồm có 5 chương với các nội dung tóm tắt như sau:

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề, trình bày mục đích nghiên cứu, giới thiệu đối tượng nghiên cứu, nội
dung thực hiện từ khi nhận nhiệm vụ.

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN

Giới thiệu tổng quan về hệ thống điều hòa không khí và thông gió. Giới thiệu tổng
quan về công trình thực hiện nghiên cứu.

CHƯƠNG 3 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trình bày về các nội dung đã thực hiện theo yêu cầu của nhiệm vụ được giao trong
phạm vi tiểu luận. Nêu rõ cơ sơ lý thuyết của các phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận.

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Tính toán tải bằng hai phương pháp là phương pháp Carrier và phần mềm
Trace700 để so sánh và thực hiện chọn thiết bị cho công trình.

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận và kiến nghị các giải pháp hữu ích.

iv
MỤC LỤC
CẢM TẠ ............................................................................................................................. iii
TÓM TẮT............................................................................................................................ iv
MỤC LỤC ............................................................................................................................ v
MỤC LỤC HÌNH ............................................................................................................. viii
MỤC LỤC BẢNG ................................................................................................................ x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.4 Nội dung thực hiện ...................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ................................................................................................. 3
2.1 Tổng quan về điều hòa không khí và thông gió .......................................................... 3
2.1.1 Khái niệm về điều hòa không khí và thông gió ........................................................... 3
2.1.2 Lịch sử hình thành ....................................................................................................... 3
2.1.3 Tầm quan trọng ............................................................................................................ 4
2.1.4 Phân loại hệ thống ....................................................................................................... 5
2.2 Tổng quan về công trình ............................................................................................. 7
2.2.1 Vị trí công trình ........................................................................................................... 7
2.2.2 Quy mô công trình ....................................................................................................... 8
2.2.3 Bản vẽ kiến trúc của công trình ................................................................................... 9
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 11
3.1 Nội dung .................................................................................................................... 11
3.1.1 Lựa chọn cấp điều hòa cho công trình....................................................................... 12
3.1.2 Lựa chọn hệ thống điều hòa cho công trình .............................................................. 12
3.1.3 Lựa chọn sơ đồ làm lạnh ........................................................................................... 13
3.1.4 Điều kiện thiết kế ngoài nhà ...................................................................................... 13
3.1.5 Điều kiện thiết kế trong nhà ...................................................................................... 14
3.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 15

v
3.2.1 Phương pháp Carrier.................................................................................................. 15
3.2.2 Phần mềm Trace700 .................................................................................................. 19
3.2.3 Dùng phần mềm VRV Xpress ................................................................................... 25
3.2.4 Tính toán chọn kích thước ống gió và louver gió tươi .............................................. 29
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 30
4.1 Kết quả theo phương pháp Carrier ............................................................................ 30
4.1.1 Nhiệt hiện bức xạ qua kính Q11 ................................................................................. 30
4.1.2 Nhiệt hiện truyền qua kết cấu bao che Q2 ................................................................. 33
4.1.2.1 Nhiệt hiện truyền qua mái Q21 ................................................................................ 33
4.1.2.2 Nhiệt hiện truyền qua vách Q22 .............................................................................. 33
4.1.2.3 Nhiệt truyền qua sàn Q23 ........................................................................................ 35
4.1.3 Nhiệt hiện tỏa ra do máy móc Q3 .............................................................................. 36
4.1.4 Nhiệt hiện và ẩn do người tỏa ra Q4 .......................................................................... 37
4.1.5 Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào QN................................................................ 38
4.1.6 Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt Q5h và Q5â ....................................................................... 38
4.1.7 Các nguồn nhiệt khác Q6 ........................................................................................... 39
4.1.8 Xác định phụ tải lạnh Q0 ........................................................................................... 39
4.2 Kết quả theo phần mềm Trace700 ............................................................................ 42
4.2.1 Thiết lập các thông số ban đầu .................................................................................. 42
4.2.2 Nhập dữ liệu chi tiết của công trình .......................................................................... 43
4.2.3 Kết quả tính tải của phần mềm Trace700 .................................................................. 51
4.3 So sánh kết quả tính toán phụ tải .............................................................................. 53
4.4 Lựa chọn các thiết bị của hệ thống............................................................................ 53
4.4.1 Chọn dàn lạnh ............................................................................................................ 53
4.4.2 Chọn thêm phụ kiện cho dàn lạnh ............................................................................. 55
4.4.3 Tính chọn ống gió ...................................................................................................... 56
4.4.4 Chọn VCD (Volume control damper) ....................................................................... 55
4.4.5 Tính chọn louver gió tươi .......................................................................................... 56
4.4.6 Chọn dàn nóng bằng phần mềm VRV Xpress .......................................................... 56

vi
4.4.7 Chọn bộ chia ga bằng phần mềm VRV Xpress ......................................................... 60
4.4.8 Chọn ống ga bằng phần mềm VRV Xpress .............................................................. 61
4.4.9 Chọn ống nước ngưng ............................................................................................... 62
4.4.10 Chọn bọc cách nhiệt cho ống ga và ống nước ngưng .............................................. 63
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 64
5.1 Kết luận ..................................................................................................................... 64
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 66
PHỤ LỤC 1: BẢN VẼ THIẾT KẾ .................................................................................... 67
PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH THỰC TẾ TẠI CÔNG TRÌNH ............................................... 68

vii
MỤC LỤC HÌNH

Hình 2.1 Vị trí công trình..................................................................................................... 7


Hình 2.2 Công trình đang trong quá trình xây dựng............................................................ 8
Hình 2.3 Bản vẽ mặt bằng tầng 2......................................................................................... 9
Hình 3.1 Minh họa hệ thống VRV. .................................................................................... 12
Hình 3.2 Sơ đồ tính các nguồn nhiệt hiện và nhiệt ẩn của phương pháp Carrier. ............. 15
Hình 3.3 Giao diện phần mềm Trace700. .......................................................................... 20
Hình 3.4 Thiết lập đơn vị đo và mở rộng bản đồ. .............................................................. 20
Hình 3.5 Cập nhật thời tiết tại khu vực công trình. ........................................................... 21
Hình 3.6 Tạo mẫu thông tin. .............................................................................................. 22
Hình 3.7 Thông tin cần nhập cho phòng. ........................................................................... 22
Hình 3.8 Chọn hệ thống phân phối gió. ............................................................................. 23
Hình 3.9 Chỉ định phòng vào hệ thống phân phối gió. ...................................................... 23
Hình 3.10 Chọn mục cần tính toán. ................................................................................... 24
Hình 3.11 Chọn mục cần xem kết quả. .............................................................................. 24
Hình 3.12 Giao diện phần mềm VRV Xpress. .................................................................. 25
Hình 3.13 Thiết lập các thông số cần dùng. ...................................................................... 25
Hình 3.14 Chọn hệ thống. .................................................................................................. 26
Hình 3.15 Chọn dàn lạnh và nhập thông số thiết kế. ......................................................... 27
Hình 3.16 Nhập thông số thiết kế và kết nối dàn lạnh với dàn nóng. ................................ 27
Hình 3.17 Chọn vị trí và nhập chiều cao chênh lệch. ........................................................ 28
Hình 3.18 Phần mềm xuất tên bộ chia ga và kích thước ống ga. ...................................... 28
Hình 4.1 Thiết lập đơn vị đo và mở rộng bản đồ. .............................................................. 42
Hình 4.2 Cập nhật thời tiết tại khu vực công trình. ........................................................... 42
Hình 4.3 Khai báo thông tin............................................................................................... 43
Hình 4.4 Chọn khu vực thời tiết ứng với vị trí công trình. ................................................ 43
Hình 4.5 Nhập các thông số nguồn nhiệt bên trong. ......................................................... 44
Hình 4.6 Nhập thông số của gió. ....................................................................................... 45
Hình 4.7 Nhập nhiệt độ thiết kế. ........................................................................................ 45
Hình 4.8 Chọn kết cấu của công trình. .............................................................................. 46
Hình 4.9 Tổng hợp lại các thông số đã thiết lập. ............................................................... 46

viii
Hình 4.10 Nhập các thông số về tường.............................................................................. 47
Hình 4.11 Các thông số của phòng. ................................................................................... 48
Hình 4.12 Thông số mái che. ............................................................................................. 48
Hình 4.13 Thông số tường bao. ......................................................................................... 49
Hình 4.14 Thông số nhiệt bên trong phòng. ...................................................................... 49
Hình 4.15 Thông số gió. .................................................................................................... 50
Hình 4.16 Thông số vách ngăn và sàn. .............................................................................. 50
Hình 4.17 Chọn hệ thống phân phối gió. ........................................................................... 51
Hình 4.18 Chỉ định hệ thống thông gió cho phòng............................................................ 51
Hình 4.19 Kết quả tính toán của phòng 1. ......................................................................... 52
Hình 4.20 Kết quả tính toán cho phòng 2. ......................................................................... 52
Hình 4.21 Dàn lạnh loại âm trần thổi đa hướng. ............................................................... 53
Hình 4.22 Bộ nạp gió loại khoang có ống nối chữ T. ........................................................ 55
Hình 4.23 Ống gió kiểu tròn xoắn. .................................................................................... 57
Hình 4.24 VCD loại tròn điều chỉnh bằng tay vặn. ........................................................... 56
Hình 4.25 Louver vuông. ................................................................................................... 56
Hình 4.26 Chọn thông tin dàn lạnh trên phần mềm. .......................................................... 57
Hình 4.27 Điều chỉnh số lượng dàn lạnh. .......................................................................... 58
Hình 4.27 Kết nối và chọn thông số thiết kế dàn nóng...................................................... 58
Hình 4.28 Chọn vị trí đặt dàn nóng và nhập chiều cao so với dàn lạnh. ........................... 59
Hình 4.29 Dàn nóng ghép. ................................................................................................. 59
Hình 4.30 Thông số dàn nóng RXQ18TANYM. .............................................................. 60
Hình 4.31 Tên bộ chia ga và kích thước ống ga từng đoạn được xuất. ............................. 61
Hình 4.32 Bộ chia ga. ........................................................................................................ 61
Hình 4.33 Ống đồng dẫn ga ............................................................................................... 62
Hình 4.34 Ống xả nước ngưng với nhiều kích thước. ....................................................... 62
Hình 4.35 Bọc cách nhiệt Insuflex..................................................................................... 63

ix
MỤC LỤC BẢNG

Bảng 2.1. Không gian cần sử dụng điều hòa. .................................................................... 10


Bảng 3.1. Cấp điều hòa không khí. .................................................................................... 14
Bảng 3.2 Thông số vi khí hậu tiện nghi ứng với trạng thái lao động. ............................... 14
Bảng 4.1. Diện tích các mặt bao che của không giân cần sử dụng điều hòa. .................... 32
Bảng 4.2. Bức xạ mặt trời và hệ số tức thời của công trình............................................... 33
Bảng 4.3. Chi tiết thông số của cửa ra vào mỗi phòng. ..................................................... 35
Bảng 4.4. Số người trong mỗi phòng đã làm tròn. ............................................................. 37
Bảng 4.5 Thống kê nhiệt thành phần và phụ tải phòng 1 .................................................. 40
Bảng 4.6 Thống kê nhiệt thành phần và phụ tải phòng 2. ................................................. 41
Bảng 4.7. Thông số dàn lạnh.............................................................................................. 54
Bảng 4.8. Thống kê số lượng dàn lạnh đảm bảo công suất cho không gian. ..................... 54
Bảng 4.9. Thống kê số lượng dàn nóng. ............................................................................ 60
Bảng 4.10. Các bộ chia ga sử dụng cho công trình. ........................................................... 61
Bảng 4.11. Kích thước các ống ga sử dụng cho công trình. .............................................. 62

x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Ý nghĩa


ĐHKK Điều hòa không khí
VRV "Variable Refrigerant Volume" là hệ thống điề u hòa trung tâm
IU "Indoor Unit" là dàn lạnh trong nhà
OU "Outdoor Unit" là dàn nóng bên ngoài nhà
FCU "Fan coil unit" là dàn lạnh của hệ thống lạnh
AHU "Air handling unit" là dàn lạnh của hệ thống lạnh
N Ngoài nhà (oC)
T Trong nhà (oC)
i Ethanpy (kJ/kg.kkk)
d Ẩm dung (g/kg.kkk)
tb Trung bình
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
kk Không khí
uPVC "unplasticized Polyvinyl Clorua" là loại nhựa tổng hợp
Ø Đường kính

xi
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề


Ngày nay, điều hòa không khí là một phần rất quan trọng trong sinh hoạt, giúp các
nhu cầu về tiện nghi, hoạt động sản xuất, giải quyết các vấn đề ô nhiễm không khí trong
không gian của con người thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng .
Tại một nước đang phát triển, có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm như Việt Nam
thì điều hòa không khí lại càng có ý nghĩa vô cùng to lớn cho nhu cầu hướng tới một cuộc
sống thoải mái, tiện nghi, đảm bảo sức khỏe cho còn người.Việt Nam dù đã trải qua thời
gian khó khăn vì đại dịch Covid-19 nhưng tốc độ phát triển của kinh tế Việt Nam vẫn đang
phát triển rất nhanh. Các tòa nhà cao ốc, chung cư, trung tâm thương mại,… vẫn tiếp tục
được xây dựng ngày càng nhiều và đồng thời nhu cầu về tiện nghi, thoải mái, lợi ích của
con người thì luôn không hề suy giảm.
Tùy theo các không gian, mục đích hoạt động, nhu cầu khác nhau thì hệ thống điều
hòa không khí cũng sẽ khác nhau về các tiêu chuẩn.Với mong muốn áp dụng các kiến thức
đã học và tìm hiểu ứng dụng phần mềm Trace 700 để tính tải lạnh vào thực tế, em đã thực
hiện đề tài tính toán phụ tải và lựa chọn thiết bị cho hệ thống điều hòa không khí tầng 2, 4,
6 tòa nhà văn phòng Trương Quốc Dung dưới sự hướng dẫn của thầy Th.S Nguyễn Nam
Quyền.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nhằm mục đích giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm thực tế tính toán thiết kế hệ
thống điều hòa không khí cho công trình, tổng hợp lại các kiến thức đã học, cũng cố thêm
những kiến thức khi làm đề tài, được tiếp xúc nhiều hơn với công việc thực tế và nhằm đệ
trình yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật Nhiệt.

1
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Công trình tòa nhà Trương Quốc Dung là nhà ở kết hợp văn phòng của chủ đầu tư
Phạm Đình Chung là công trình hướng đến các khách hàng cần thuê văn phòng hoặc làm
nhà ở.
1.4 Nội dung thực hiện
 Tìm hiểu về hệ thống điều hòa không khí và thông gió.
 Khảo sát công trình.
 Tính tải công trình.
 Lựa chọn thiết bị.
 Lập bản vẽ thiết kế.

2
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về điều hòa không khí và thông gió


2.1.1 Khái niệm về điều hòa không khí và thông gió
Điều hòa không khí: là quá trình duy trì ổn định trạng thái không khí (nhiệt độ, độ
ẩm, vận tốc gió và độ trong sạch của không khí) trong không gian cần điều hòa ở trong
vùng qui định nào đó mà nó không thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của điều kiện khí hậu
bên ngoài hoặc sự biến đổi của phụ tải bên trong.
Thông gió: là quá trình thay thế không khí trong không gian nào đó nhằm cung cấp
không khí có chất lượng tốt hơn. Với mục đích kiểm soát nhiệt độ, bổ sung oxi hoặc thải
loại bỏ hơi ẩm, hơi nóng, mùi hôi, khói bụi,…
2.1.2 Lịch sử hình thành
Thời cổ đại, người Ai Cập đã tạo ra mô hình làm mát bằng treo cây lau sậy lên cửa
sổ rồi phun nước lên nhằm cho gió thổi vào phòng mang theo hơi ẩm và làm mát. Người
La Mã cổ đại đã có hệ thống ống nước bao quanh tường nhà cùng với tháp gió để làm mát
không khí trong nhà.
Thế kỷ 17, Cornelis Drebble ( 1572-1633) đã nghĩ ra cách làm mát bằng cách cho
thêm muối vào nước, tạo ra hệ thống “ Biến mùa hè thành mùa đông ” để giới thiệu cho
vua nước Anh.
Năm 1758, nhà phát minh John Hadley (1731-1764) đã nghiên cứu và phát hiện ra
mối liên hệ giữa sự bay hơi của chất lỏng và quá trình làm lạnh không khí.
Năm 1820, nhà hoá học người Anh Michael Faraday (1791-1867) đã thành công
khi cho nén và hoá lỏng khí amoniac. Ông nghiên cứu được rằng khi bay hơi, khí amoniac
có khả năng làm lạnh không khí xung quanh.
Đó là cơ sở đầu tiên để năm 1842 bác sĩ người Scotland John Gorrie (1803 - 1855)
tạo nên cỗ máy tạo băng làm mát cho cả một toà nhà lớn.Năm 1851, kỹ sư James Harrison

3
chế tạo thành công cỗ máy làm nước đá đầu tiên. Năm 1855, ông được trao bằng sáng chế
hệ thống tủ lạnh nén khí ete.
Cuối thế kỷ 19, người ta sử dụng hệ thống làm lạnh từ các đường ống dẫn không
khí ẩm đi vòng quanh một toà nhà. Hệ thống này giúp bảo quản một số thực phẩm, làm mát
bia và một số thức uống.
Năm 1911, Carrier giới thiệu “công thức làm lạnh với tỷ lệ độ ẩm hợp lý” cho hội
kỹ sư cơ khí của Hoa Kỳ. Phương pháp làm lạnh này được áp dụng cho tới ngày nay.
Đến năm 1930: hãng DuPontde Nemours và Co (Mỹ) đã sản xuất ra môi chất lạnh
Freon.
Năm 1982: hãng Daikin (Nhật) phát minh một loại máy điều hòa không khí mới,
điều chỉnh năng suất lạnh theo kiểu điều chỉnh môi chất lạnh nén qua máy nén với tên gọi
là Variable refrigerant volume (VRV).
Ngày nay, điều hòa không khí đang được phát triển mạnh mẽ, ngày càng cải tiến
thêm các hệ thống, máy móc hiện đại, đa dạng, tiết kiệm năng lượng để phục vụ cho nhu
cầu ứng dụng lớn trong hầu hết các ngành.
2.1.3 Tầm quan trọng
Ngày nay kỹ thuật điều hòa không khí và thông gió đã trở thành một ngành khoa
học độc lập phát triển vượt bậc và bổ trợ đắc lực cho nhiều ngành khác.

Ứng dụng phổ biến không chỉ làm mát, làm ấm tăng sự tiện nghi, thoải mái cho
con người mà còn được dùng trong nhiều lĩnh vực như:
Trong công nghiệp: Bảo quản, làm mát, khử ẩm cho các thiết bị điện tử sinh nhiệt,
máy chủ máy tính hay để bảo quản lưu trữ các sản phẩm trưng bày, tác phẩm nghệ thuật…
Trong nông nghiệp: Bảo quản chất lượng sản phẩm, tạo ra được khí hậu thích hợp
thúc đẩy các loại cây trái mùa,…
Trong y tế: Tạo môi trường sạch, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp để bảo quản các công
cụ, thuốc men,…Tạo môi trường phù hợp cho người bệnh cho sự thoải mái giúp sức khỏe
bệnh nhân được ổn định và hồi phục tốt hơn,…

4
Điều hòa ngày càng trở nên quen thuộc đặc biệt trong các ngành y tế, văn hóa, thể
dục thể thao, vui chơi giải trí và du lịch…. Hiện nay, ngành điều hòa không khí nói riêng
và ngành lạnh nói chung đã trở thành một ngành có đóng góp và ý nghĩa hết sức quan trọng
trong sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.

2.1.4 Phân loại hệ thống


 Điều hòa không khí:
 Hệ thống điều hòa kiểu cục bộ: là kiểu máy có 2 cụm riêng biệt trong nhà và ngoài
trời. Cụm trong nhà gồm: dàn lạnh, bộ điều khiển, quạt ly tâm. Cụm ngoài trời gồm:
máy nén, động cơ và quạt hướng trục. Hai cụm được nối với nhau bằng đường ống gas
đi và về. Ống xả nước ngưng từ dàn bay hơi và đường dây điện đôi khi được bố trí dọc
theo hai đường ống này thành một búi ống. Hệ thống điều hòa cục bộ thích hợp cho căn
hộ nhỏ.
 Hệ thống điều hòa kiểu phân tán: à máy điều hòa có khâu xử lý không khí phân tán
tại nhiều nơi. Hệ thống điều hòa kiểu này có rất nhiều dàn lạnh xử lý không khí được
bố trí trong không gian điều hòa. Kiểu phân tán có 2 loại phổ biến:
 Máy điều hòa kiểu làm lạnh bằng nước (Water chiller).
 Máy điều hòa kiểu VRV/VRF VRF (Variable refrigerant volume/Variable
refrigerant flow).
 Hệ thống điều hòa trung tâm Water Chiller: là hệ thống sử dụng nước lạnh để làm
lạnh không khí qua các dàn trao đổi nhiệt.
 Ưu điểm:
 Vòng tuần hoàn là nước nên không sợ tai nạn do rò rỉ môi chất lạnh.
 Khống chế được nhiệt ẩm trong không gian điều hòa theo từng phòng riêng lẻ,
ổn định và duy trì các điều kiện vi khí hậu tốt.
 Thích hợp với mọi chiều cao, mọi kiểu kiến trúc, có thẩm mỹ bố trí.
 Khả năng xử lý tạp chất, bụi bẩn trong không khí cao.
 Năng suất lạnh gần như không bị hạn chế.
 Nhược điểm:

5
 Phải có phòng máy riêng.
 Cần bố trí hệ thống lấy gió tươi cho các FCU (Fan Coil Unit).
 Vấn đề cách nhiệt đường ống lạnh và khay nước ngưng phức tạp do đọng ẩm vì
độ ẩm ở Việt Nam cao.
 Tiêu thụ điện năng lớn.
 Hệ thống kiểu biến tần VRV/ VRF: Là kiểu hệ thống máy lạnh dành cho các tòa
nhà cao tầng, các công trình diện tích sử dụng lớn và có sự hạn chế về vị trí đặt các dàn
nóng giải nhiệt riêng lẻ.
 Ưu điểm:
 Lắp đặt, vận hành đơn giản.
 Một dàn nóng cho phép nhiều dàn lạnh kết nối; đa dạng về công suất, kích thước,
kiểu cách,…
 Có khả năng làm mát nhanh chóng cho không gian rộng.
 Có cả chế độ sưởi.
 Hạn chế được tiếng ồn, chống bám bụi tốt.
 Tiết kiệm không gian lắp đặt, tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
 Chi phí không quá cao.
 Nhược điểm:
 Khó kiểm soát được khi có sự cố rò rỉ môi chất do hệ thống đường ống gas dài.
 Thông gió:
 Thông gió tự nhiên: là sự thông gió với không khí bên ngoài mà không cần dùng
quạt hay hệ thống cơ khí khác. Hệ thống có ưu điểm tiết kiệm được năng lượng, giảm
lượng khí thải nhà kính . Tuy nhiên, để duy trì sự thoải mái về nhiệt độ mà chỉ bằng hệ
thống này trong suốt cả năm thì không mang tính khả thi cao.
 Thông gió cơ khí: là sự thông gió với không khí bên ngoài có sử dụng các hệ thống
cơ khí chủ yếu là quạt. Hệ thống này được sử dụng rất phổ biến cho việc kiểm soát chất
lượng không khí, hơi ẩm, mùi hôi, chất độc hại có thể được làm loãng hoặc trao đổi với

6
không khí bên ngoài. Tuy nhiên, sẽ cần rất nhiều năng lượng để có thể khử ẩm quá mức
từ không khí.

2.2 Tổng quan về công trình


2.2.1 Vị trí công trình

Hình 2.1 Vị trí công trình.


Tòa nhà Trương Quốc Dung tọa lạc tại 02 Trương Quốc Dung, phường 8, quận Phú
Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Tòa nhà có khuôn viên rộng rãi, mặt tiền hướng ra đường Trương
Quốc Dung, xung quanh là các quán ăn, siêu thị, công viên, trường học, và các cao ốc lớn,
đáp ứng được các nhu cầu đa dạng khác.
Tòa nhà có vị trí rất thuận lợi cho việc di chuyển nhanh chóng sang các quận 1, quận
Bình Thạnh, quận 3,… cùng với các vị trí như:
+ Cách Sân bay Tân Sơn Nhất với 11 phút đi xe.
+ Cách vòng xoay 7 Hiền với 12 phút đi xe.
+ Cách Ngã 4 Phú Nhuận với 5 phút đi xe.
7
+ Cách Công viên Hoàng Văn Thụ với 8 phút đi xe.
Ngoài ra còn gần các vị trí tiện ích, dịch vụ, bệnh viện như:
+ Bệnh viện ITO Phú Nhuận cách 650m.
+ Cà phê The HiPB cách 2m.
+ Nhà hàng Gold malt cách 72m.
+ Khách sạn Tân Sơn Nhất Hotel Saigon cách 230m.
+ Rạp chiếu phim CGV HVT cách 1,7 km.
+ Ngân hàng Công thương Việt Nam ( ViettinBank) cách 31m.
+ Ngân hàng Vietcombank – Transaction Hoang Van Thu cách 54m.
+ Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam ( BIDV) cách 110m.
Cho thấy được tòa nhà Trương Quốc Dung có vị trí thuận lợi và có tiềm năng thu
hút lớn với khách hàng có nhu cầu sử dụng tòa nhà.
2.2.2 Quy mô công trình
Tòa nhà Trương Quốc Dung là nhà ở kết hợp văn phòng của chủ đầu Phạm Đình
Chung. Đơn vị thiết kế Công ty CPTVXD Tổng hợp NAGECCO, đơn vị tư vấn giám sát
Công ty CPTVXD Độc Lập, đơn vị thi công Công ty CP-XD-TM An Phú Khang.

Hình 2.2 Công trình đang trong quá trình xây dựng.
Công trình có diện tích mặt bằng hơn 310m2 được thiết kế rất đầy đủ và hiện đại
với hầm đỗ xe, phòng ốc, sảnh đợi, sân vườn, WC, thang máy, thang cho người khuyết tật,
thang thoát hiểm…Công trình gồm có:

8
 2 tầng hầm để làm không gian đậu xe.
 Tầng trệt dùng làm sảnh đợi, có văn phòng và sân vườn.
 Ngăn giữa tầng 1 và 2 là tầng kỹ thuật.
 Tầng 2 – 8 dùng cho hoạt động văn phòng.
 Tầng 9 – 10 dùng làm khu phòng ở.
2.2.3 Bản vẽ kiến trúc của công trình
Công trình được xây dựng với quy mô lớn nhưng trong tiểu luận này chỉ được giao
nhiệm vụ tính toán thiết kế cho tầng 2,4,6 của công trình. Các tầng 2,4,6 đều có cấu trúc
mặt bằng xây dựng giống nhau. Nên khi tính toán chỉ tính cho một tầng thì sẽ có được hai
tầng còn lại.

Hình 2.3 Bản vẽ mặt bằng tầng 2.


Dựa theo bản vẽ xây dựng của công trình ta có thể nắm được kiến trúc, kết cấu của
công trình từ đó có thể có các số liệu liên quan để tính toán tải lạnh, phương hướng thiết kế
cũng như chọn hệ thống, thiết bị cho công trình.

9
Nhờ vào việc tham gia khảo sát thực tế, biết được mặt bằng của các tầng 2, 4, 6 đều
được chia làm 2 phòng cần sử dụng điều hòa không khí như hình 2.3 và có diện tích, chiều
cao như bảng 2.1.

Bảng 2.1. Không gian cần sử dụng điều hòa.

Tầng Phòng Diện tích, m2 Chiều cao, m

1 220 2,65
2,4,6
2 44 2,65

10
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung


 Tìm hiểu chung về hệ thống điều hòa không kí và thông gió giúp tổng hợp, củng cố
lại các kiến thức đã học, tìm hiểu những cái mới phù hợp với xu hướng hiện đại ngày
càng phát triển của công nghệ, tự tin hơn khi gặp phải những vấn đề trong thực tế.
Và lựa chọn những hệ thống, phương án thích hợp tùy thuộc vào điều kiện thực tế
của không gian sử dụng điều hòa không khí.
 Khảo sát công trình giúp có cái nhìn thực tiễn hơn trong quá trình làm tiểu luận, biết
được các điều kiện để thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho công trình, từ đó
đưa ra các phương án, giải pháp phù hợp trong quá trình thiết kế, có những hình ảnh
minh họa tại công trình mang tính chính xác và thực tế cao.
 Tính toán phụ tải là phương pháp nghiên cứu của tiểu luận, là phần không thể thiếu
trong việc thiết kế hệ thống điều hòa không khí. Hiện nay có rất nhiều phương pháp
để tính toán phụ tải, trong tiểu luận này chọn sử dụng hai phương pháp tính tải là
phương pháp Carrier và phần mềm Trace700 để so sánh nhằm có cái nhìn tổng thể
hơn cho việc tính toán phụ tải sau này.
 Lựa chọn thiết bị là bước quan trọng trong quá trình thiết kế hệ thống điều hòa không
khí, không chỉ giúp cho chủ đầu tư nhận thấy được những lợi ích khi vận hành, bảo
trì, thẩm mỹ mà còn là là hiệu quả về mặt kinh tế. Công nghệ ngày càng phát triển
càng đa dạng hơn về các loại hệ thống, máy điều hòa không khí. Tiểu luận chọn hệ
thống VRV và loại máy Cassette âm trần đa hướng thổi của hãng Daikin và sử dụng
phần mềm VRV Xpress cho việc lựa chọn dàn nóng, bộ chia ga và kích thước ống
ga cho công trình.
 Lập bản vẽ thiết kế dựa trên bản vẽ kiến trúc, khảo sát thực tế và các thiết bị đã lựa
chọn cho công trình nhằm định hình thiết kế hệ thống điều hòa không khí an toàn,

11
tiện lợi, thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí. Việc lập bản vẽ thiết là điều tất yếu, thuận lợi
cho việc thi công và giám sát của các bên có liên quan.

3.1.1 Lựa chọn cấp điều hòa cho công trình


Điều hòa không khí được chia làm 3 cấp độ dựa theo mức độ quan trọng của công
trình như sau:

 Cấp 1: Là cấp có độ tin cậy cao nhất, duy trì được các thông số vi khí hậu trong nhà
trong giới hạn được cho phép mà không phụ thuộc vào sự biến động của khí hậu
ngoài trời.
 Cấp 2: là cấp có độ tin cậy trung bình, duy trì được các thông số vi khí hậu trong nhà
với mức sai lệch 200 giờ trong một năm khi có biến động khí hậu cực đại ngoài trời.
 Cấp 3: là cấp có độ tin cậy thấp, duy trì được các thông số vi khí hậu trong nhà với
mức sai lệch 400 giờ trong một năm khi có biến động khí hậu cực đại ngoài trời.

Theo TCVN 5687 – 2010 [4], đối với công trình sử dụng cho công sở, văn phòng
thì sử dụng điều hòa không khí cấp 2 để duy trì được các thông số vi khí hậu trong nhà với
mức sai lệch 200 giờ trong một năm.

3.1.2 Lựa chọn hệ thống điều hòa cho công trình


Dựa theo quy mô và bản vẽ kiến trúc của công trình cùng với những ưu nhược điểm
của các hệ thống điều hòa đã tìm hiểu, chọn hệ thống điều hòa VRV của hãng Daikin để
thiết kế cho công trình này là phù hợp.

Hình 3.1 Minh họa hệ thống VRV.


12
3.1.3 Lựa chọn sơ đồ làm lạnh
 Sơ đồ thẳng: là sơ đồ không sử dụng không khí tái tuần hoàn mà 100 % không khí
vào thiết bị xử lý không khí đều là không khí tươi.
 Ưu điểm: phù hợp với không gian phát sinh nhiều chất độc hại.
 Nhược điểm: tiêu tốn nhiều năng lượng vì cần phải khử nhiệt ẩm cho toàn bộ lượng
không khí đi vào.
 Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp: là sơ đồ dùng không khí lấy ra từ không gian điều
hòa được hòa trộn với không khí tươi sau đó qua thiết bị xử lý không khí và thổi vào
phòng.
 Ưu điểm: do không khí được hòa trộn có nhiệt độ thấp (nhiệt độ phòng) nên tải
lạnh được giảm đáng kể so với sơ đồ thẳng.
 Nhược điểm: hệ thống phức tạp hơn sơ đồ thẳng, nhiệt độ không khí sau khi qua
thiết bị xử lý có thể thấp hơn nhiệt độ phòng nên phải thêm thiết bị sấy không khí.
 Sơ đồ tuần hoàn không khí 2 cấp: là sơ đồ gần giống với sơ đồ tuần hoàn một cấp
nhưng ở đây không khí sau khi ra khỏi thiết bị xử lý có nhiệt độ thấp được tiếp tục
hòa trộn với lượng không khí hồi tại buồng hòa trộn 2 để đảm bảo thông số trước
khi thổi vào phòng.
 Ưu điểm: có khả năng đảm bảo tốt các yêu cầu điều kiện vệ sinh.
 Nhược điểm: hệ thống trích gió hồi cung cấp cho hai quá trình hòa trộn trước và
sau thiết bị xử lý nhiệt ẩm làm tăng chi phí đầu tư, vận hành.
Vì công trình toàn nhà văn phòng Trương Quốc Dung không phát sinh nhiều chất
độc hại cũng không yêu cầu chính xác tuyệt đối về nhiệt độ không khí. Do đó, để đảm bảo
hiệu quả của công trình và tiết kiệm chi phí đầu tư nên chọn sơ đồ tuần hoàn không khí 1
cấp.

3.1.4 Điều kiện thiết kế ngoài nhà


Theo bảng 1.9 [1,22], công trình được thi công tại Quận Phú Nhuận – TP. Hồ Chí
Minh với cấp điều hòa không khí là cấp độ 2 nên tính toán thông số không khí ngoài nhà
như sau:

13
Bảng 3.1. Cấp điều hòa không khí.

Mùa khô
Cấp điều hòa không khí
t ( 0C ) φ(%)
Cấp 1 tmax
Cấp 2 0,5(tmax + ttb max) φtháng nóng nhất
Cấp 3 ttbmax

Nhiệt độ tính toán: tN = 0,5(tmax + ttb max) = 0,5(40 + 34,6) = 37,30C


Độ ẩm tính toán: 𝜑N = φtháng nóng nhất = 55%
Dựa theo các thông số trên ta tra đồ thị t-d có được các thông số:
iN = 95.32 kJ/kgkk. dN = 22,4 g/kgkk.
3.1.5 Điều kiện thiết kế trong nhà
Theo TCVN 5687 – 2010 [4] ta có thông số vi khí hậu tiện nghi ứng với trạng
thái lao động ở bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.2 Thông số vi khí hậu tiện nghi ứng với trạng thái lao động.

Trạng thái lao Mùa đông Mùa hè


động toC 𝜑, % ω, m/s toC 𝜑, % ω, m/s
Nghỉ ngơi 22-24 60-70 0,1-0,2 25-28 60-70 0,5-0,6
Lao động nhẹ 21-23 60-70 0,4-0,5 23-26 60-70 0,8-1,0
Lao động nặng 20-22 60-70 0,8-1,0 22-25 60-70 1,2-1,5
Lao động nặng 18-20 60-70 1,2-1,5 20-23 60-70 2,0-2,5

Vì công trình nhằm mục đích hoạt động văn phòng nên ta chọn trạng thái lao động
nhẹ có các thông số dựa theo bảng 3.2.

Nhiệt độ điều hòa trong văn phòng: tT = 240C


Độ ẩm tương đối trong văn phòng: 𝜑T = 60%
Dựa theo các thông số trên ta tra đồ thị t-d có được các thông số:
iT = 51,92 kJ/kg. dT = 11,24 g/kgkk.

14
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp Carrier
Phương pháp Carrier là phương pháp tính tải chỉ khác phương pháp truyền thống
ở cách xác định năng suất lạnh bằng cách tính tổng nhiệt hiện thừa và ẩn thừa của mọi
nguồn nhiệt tỏa và thẩm thấu tác động vào không gian sử dụng điều hòa. Phương pháp này
tính cả lượng nhiệt của không khí ngoài trời mang vào phòng nên tổng nhiệt này chính là
công suất lạnh của không gian cần sử dụng điều hòa. Ưu điểm của phương pháp này là việc
tính bức xạ qua kính và mái đơn giản. Khi xác định năng suất lạnh không cần dùng đồ thị
không khí ẩm giúp rút ngắn thời gian khi tính toán cho công trình.

Phương pháp Carrier được tính theo sơ đồ sau:

Hình 3.2 Sơ đồ tính các nguồn nhiệt hiện và nhiệt ẩn của phương pháp Carrier.
 Nhiệt hiện bức xạ qua kính Q11
Q11 = nt.Q’11, W [1, 123]
Q’11 = F.RT.εc.εds.εmm.εkh.εv.εr ,W [1,123]
15
Trong đó: nt – hệ số tác dụng tức thời.
Q’11 - Lượng nhiệt bức xạ tức thời qua kính vào phòng, W.
 Nhiệt hiện truyền qua kết cấu bao che Q2
+ Nhiệt hiện truyền qua mái Q21 [1,139]

a) Phòng điều hòa nằm giữa các tầng trong một tòa nhà điều hòa, nghĩa là bên trên
cũng là phòng điều hòa, khi đó ∆t = 0 và Q21 = 0.

b) Phía trên phòng điều hòa đang tính toán là phòng không điều hòa, khi đó lấy k
là hệ số truyền nhiệt của trần hoặc sàn và ∆t = 0,5.(tN – tT). [1,139]

c) Trường hợp trần, mái có bức xạ mặt trời, đối với tòa nhà nhiều tầng, đây là mái
bằng tầng thượng thì lượng nhiệt truyền vào phòng gồm 2 thành phần, do ảnh hưởng của
bức xạ mặt trời và do chênh lệch nhiệt độ giữa không khí trong nhà và ngoài nhà.

Q = k.F. ∆ttđ , W [1,139]


Trong đó: Q – Dòng nhiệt đi vào không gian điều hòa do sự tích nhiệt, W.
k – Hệ số truyền nhiệt phụ thuộc vào kết cấu của mái, W/m2K.
F – Diện tích của trần, mái, m2.
∆ttđ – Hiệu nhiệt độ tương đương, oC.
+ Nhiệt hiện truyền qua vách Q22
Q 22 = ∑ Q 2i = k i Fi ∆t = Q 22t + Q 22k + Q 22c , W [1,142]
Trong đó : Q2i - Nhiệt truyền qua tường, kính, cửa
Fi - Diện tích tường, kính, cửa tương ứng, m2.
ki - Hệ số truyền nhiệt tương ứng của tường, kính, cửa, W/m2K.
∆t - Độ chênh lệch nhiệt độ. Đối với vách tiếp xúc với không khí
ngoài, oC.
+ Nhiệt truyền qua sàn Q23
Q 23 = ∑ k n Fn ∆t , W [1,145]
Trong đó: Fn - Diện tích sàn, m2.
kn - Hệ số truyền nhiệt qua sàn, W/m2độ.

16
∆t – Hiệu nhiệt độ trong và ngoài, oC.
 Nhiệt hiện tỏa ra do máy móc Q3
a) Nhiệt hiện tỏa ra do đèn chiếu sáng Q31
Q = ∑ 1,25N = ∑ 1,25qđ . F , W [1,146]
Trong đó: Q – Tổng nhiệt do chiếu sáng, W.
N – Tổng công suất ghi trên đèn, W.
qđ – Công suất đèn, W.
F – Diện tích sàn, m2.
b) Nhiệt hiện tỏa ra do máy Q32
Nhiệt hiện tỏa ra do máy và dụng cụ điện như tivi, máy tính, radio,….trong gia đình
hoặc văn phòng là các loại không dùng động cơ điện và được tính bằng công thức:

Q32 =∑ Ni , W [1,146]
Trong đó: Ni – Công suất điện ghi trên dụng cụ, W.
 Nhiệt hiện và ẩn do người tỏa ra Q4
Lượng nhiệt phát ra từ cơ thể con người phụ thuộc vào độ hoạt động trong không
gian điều hòa, thể hiện qua hai hình thức là nhiệt hiện và nhiệt ẩn.

Q4 = Q4h + Q4a, W [1,148]


Nhiệt hiện do người toả vào phòng chủ yếu bằng đối lưu và bức xạ được xác định
theo biểu thức:

Q4h = nđ.n.qh, W [1,148]


Trong đó: n – Số người trong phòng điều hòa, người.
nđ – Hệ số tác dụng không đồng thời.
qh – Nhiệt hiện tỏa ra từ một người.
Nhiệt ẩn do người tỏa ra Q4a được xác định theo biểu thức:
Q4a = n.qa, W [1,148]
Trong đó: n – Số người trong phòng điều hòa, người.
qa – Nhiệt ẩn do một người tỏa ra.

17
 Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào QN
Không gian điều hòa luôn phải được cung cấp một lượng gió tươi để đảm bảo oxi
cần thiết cho người ở trong không gian đó. Do gió tươi là từ ngoài trời được cấp vào không
gian điều hòa nên nó sẽ tỏa ra một lượng nhiệt gồm nhiệt hiện Qhn và nhiệt ẩn được tính
bằng biểu thức:

QN = Qân + Qhn = l.n.ρ.Cp.(tN – tT) + l.n.ρ.r.(dN – dT), W [1,150]


Trong đó: dN, dT - Dung ẩm của trạng thái không khí ngoài trời và trong
phòng, kg/kgkk
tN, tT - Nhiệt độ của trạng thái không khí ở ngoài trời và trong
phòng, ℃.
Cp – Nhiệt dung riêng, kJ/kgđộ.
r – Ẩn nhiệt của không khí, kJ/kg.
ρ – Mật độ không khí, kg/m3.
n - Số người trong không gian điều hòa.
l - Lượng không khí tươi cần cho một người, lít/s.
 Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt Q5h và Q5â
Không gian điều hòa được làm kín để chủ động kiểm soát được lượng gió tươi cấp
cho phòng nhằm tiết kiệm năng lượng nhưng vẫn có hiện tượng rò lọt không khí qua khe
cửa sổ, cửa ra vào khi mở cửa do người ra vào. Hiện tượng này xảy ra càng mạnh khi chênh
lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời càng lớn. Khí lạnh có xu hướng thoát ra phía dưới cửa
còn không khí nóng lọt vào phía trên cửa.

Tuy nhiên, lượng không khí rò rỉ thì không theo quy luật nên rất khó xác định. Nên
ở trường hợp này nhiệt hiện và ẩn do gió lọt có thể tính theo hệ số kinh nghiệm và có biểu
thức như sau:

Q5 = Q5h + Q5â = 0,39..V.(tN – tT) + 0,84..V.(dN – dT), W [1,151]


Trong đó: V - Thể tích phòng . V = F.h, m3.
tN, tT - Nhiệt độ ngoài và trong phòng, ℃.
dN, dT - Dung ẩm của trạng thái không khí, (g/kgkk).

18
 - Hệ số kinh nghiệm.
 Các nguồn nhiệt khác Q6
Ngoài những nguồn nhiệt trên còn có các nguồn nhiệt khác ảnh hưởng tới phụ tải
lạnh. Có thể là nhiệt hiện, ẩn tỏa ra từ các thiết bị trao đổi nhiệt, tổn thất nhiệt qua đường
ống gió, nhiệt tác động do quạt,…

 Xác định phụ tải lạnh Q0


Tổng phụ tải lạnh thành phần đã xác định chính là phụ tải lạnh Q0
Q = Q1+Q2+Q3+Q4+Q5+Q6+QN, W.
3.2.2 Phần mềm Trace700
Phần mềm Trace700 là một phần mềm phổ biến trong tính toán thiết kế, sản phẩm
thuộc bộ phần mềm C.D.S của hãng Trane (Mỹ) chuyên sản xuất các thiết bị điều hòa không
khí. Tính năng và các điểm đáng chú ý của Trace700 gồm có:
 Tính tải lạnh cho những công trình sử dụng điều hòa không khí.
 Tính và phân tích năng lượng tiêu thụ và ước lượng các giá trị liên quan đến kinh tế
của công trình như vốn đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động,…
 Có thư viện thời tiết được tổ chức Meteotest – Thụy Sỹ xây dựng.
 Có thể thay đổi các số liệu cho phù hợp như nhiệt hiện, nhiệt ẩn, hệ số truyền nhiệt
của tường, sàn, vách ngăn Có thể cập nhật các vật liệu như ý vào thư viện của phần
mềm.
 Công cụ Template giúp giảm thời gian tính toán các phòng hay vùng có thiết kế
giống nhau.
 Được chứng nhận là phần mềm đạt chuẩn ANSI/ASHRAE Standard 90-2004 (Tiêu
chuẩn của phương pháp kiểm tra, đánh giá chương trình máy tính phân tích năng
lượng / kinh tế công trình.

19
Hình 3.3 Giao diện phần mềm Trace700.
 Thiết lập các thông số ban đầu
- Vào file/ customized setting…/
+ Mục Units chọn “Metric” (Chọn đơn vị đo lường).
+ Mục Default map chọn “World” (Mở rộng khu vực tìm kiếm).

Hình 3.4 Thiết lập đơn vị đo và mở rộng bản đồ.


- Vào Libraries/ Weather. Xuất hiện hộp thoại Weather Library chọn Import. Tìm
chọn file thời tiết HoChhour.tm2 (khu vực TP. Hồ Chí Minh) để thêm vào thư viện
thời tiết của Trace700.
20
Hình 3.5 Cập nhật thời tiết tại khu vực công trình.
 Nhập dữ liệu công trình

a) Khai báo thông tin dự án

b) Chọn khu vực thời tiết

c) Tạo mẫu thông tin công trình


Gồm có 5 mục chính:
 Internal loads (Các nguồn nhiệt bên trong): người, chiếu sáng, thiết bị. Với các
nguồn nhiệt này phần mềm đã cho sẵn các mẫu theo tiêu chuẩn ASHRAE, nên có
thể sử dụng theo mẫu hoặc cũng có thể chỉnh sửa theo yêu cầu công trình.
 Airflows (Lưu lượng gió): phần này phụ thuộc vào mục đích hoạt động của không
gian sử dụng điều hòa.
 Thermostat (Nhiệt độ): Phần này chỉ định các thông số về nhiệt độ thiết kế trong
phòng.
 Construction (Kết cấu): tạo mới loại kết cấu giống với công trình hoặc có thể chọn
loại kết cấu gần giống có sẵn trong thư viện của phần mềm.
 Room (Phòng) : phần này tổng là nơi tổng hợp các templates đã tạo trước đó theo
đặt tính của từng loại phòng có trong công trình.

21
Hình 3.6 Tạo mẫu thông tin.

d) Nhập thông tin cho từng phòng


Trước tiên phải khai báo tên của mỗi phòng và chọn mẫu (Templates) thích hợp
cho không gian. Sau đó nhập số liệu cho các mục chính tiếp theo như: Rooms, Roofs, Wall,
Int.Loads, Airflows, Part/Floor theo thứ tự từ trái sang .Trong đó các thông số được khai
báo ở phần tạo dựng các mẫu (Templates) sẽ được tự động cập nhật ở phần này. Tường
(Wall), mái (Roof) là các bề mặt bao che tiếp xúc trực tiếp với không gian bên ngoài. Vách
ngăn (Partition) là vách bên trong ngăn giữa không gian điều hòa và không gian không có
điều hòa.

Hình 3.7 Thông tin cần nhập cho phòng.


22
e) Tạo hệ thống phân phối gió
- Phần System category thường chọn Constant Volume – Non-mixing nghĩa là lưu
lượng gió cấp ổn định không thay đổi vì hầu hết các hệ thống dùng FCU, AHU hiện
nay đều là loại này, loại trừ một số hệ thống như VAV Box để thay đổi lưu lượng
gió, dùng VSD cho quạt AHU thì khi ấy cần chọn loại hệ thống là Mixing.
- Phần System type có thể chọn 2 hệ thống phổ biến hiện nay như: Fan Coil (FCU) và
Variable Temperature Constant Volume (AHU).

Hình 3.8 Chọn hệ thống phân phối gió.

f) Chỉ định các phòng vào hệ thống phân phối gió


Để chỉ định phòng nào vào hệ thống hoặc khu vực mong muốn, ta dung động lác
kéo thả phòng mong muốn bên cửa sổ trái vào hệ thống hoặc khu vực bên cửa sổ bên phải
như hình 3.9.

Hình 3.9 Chỉ định phòng vào hệ thống phân phối gió.

23
g) Tạo hệ thống thiết bị

h) Chỉ định hệ thống gió vào hệ thống thiết bị

i) Xác lập các thông tin kinh tế


Vì trong tiểu luận này chỉ tìm hiểu phần mềm Trace700 cho việc tính phụ tải công
trình nên các mục g, h, i của mục nhập dữ liệu là không cần thiết nên không cần nhập dữ
liệu cho các mục này.

j) Tính toán và xem kết quả

Sau khi đã nhập các thông tin dữ liệu cho công trình thì chỉ cần cho phần mềm tính
toán và xuất ra những gì người dùng cần muốn biết như hình 3.10 và 3.11.

Hình 3.10 Chọn mục cần tính toán.

Hình 3.11 Chọn mục cần xem kết quả.


24
3.2.3 Dùng phần mềm VRV Xpress
Với việc chọn hệ thống VRV của hãng Daikin để làm điều hòa không khí thì việc
chọn sử dụng phần mềm VRV Xpress để chọn dàn nóng, bộ chia ga và kích thước ống ga
là điều tất yếu mang lại sự chính xác cho các thiết bị dùng cho công trình.

Hình 3.12 Giao diện phần mềm VRV Xpress.


 Thiết lập thông số

Vào Preferences và thiết lập các thông số cần dùng như hình 3.13

Hình 3.13 Thiết lập các thông số cần dùng.


25
 Nhập thông tin dự án

Nhập lần lượt các thông tin của dự án vào Project name (Tên dự án), Cilent name
(Tên khách hàng) trên giao diện để dễ kiểm soát.

 Chọn hệ thống
Tùy theo việc chọn kiểu hệ thống VRV hay Split để cho ra các loại máy điều hòa
mà ta cần trong hệ thống đó.

Hình 3.14 Chọn hệ thống.


 Chọn dàn lạnh
Sau khi đã tính toán được tải lạnh không gian và chọn được model, số lượng dàn
lạnh theo catalogue của hãng phù hợp với không gian sử dụng điều hòa. Thực hiện chọn
dàn lạnh và nhập các thông số thiết kế để phần mềm nhận biết.

26
Hình 3.15 Chọn dàn lạnh và nhập thông số thiết kế.
 Chọn dàn nóng
Chọn mục Outdoor Units tại giao diện phần mềm, chọn Edit Outdoor Unit
Selection để kết nối các dàn lạnh đã chọn tại Available indoor units với dàn nóng tùy thuộc
vào sự phân chia của người thiết kế tại System. Lựa chọn và nhập các thông số thiết kế phù
hợp như ví dụ hình 3.16.

Hình 3.16 Nhập thông số thiết kế và kết nối dàn lạnh với dàn nóng.

27
Tại Piping chọn kiểu vị trí đặt và chiều cao của dàn nóng so với dàn lạnh để phần
mềm đề xuất dàn nóng phù hợp.

Hình 3.17 Chọn vị trí và nhập chiều cao chênh lệch.


 Chọn bộ chia ga và kích thước ống ga
Chọn mục Piping tại giao diện phần mềm sẽ xuất hiện kiểu kết nối, tên bộ chia ga
và kích thước ống ga của hệ thống. Người dùng chỉ cần nhập thêm độ dài của đường ống
ga, điều chỉnh kiểu kết nối của hệ thống phù hợp với bản vẽ thiết kế để phần mềm có thể
xuất ra được tên bộ chia ga hay kích thước ống ga chính xác hơn.

Hình 3.18 Phần mềm xuất tên bộ chia ga và kích thước ống ga.
28
3.2.4 Tính toán chọn kích thước ống gió và louver gió tươi
Trong điều hòa không khí, việc cấp gió tươi luôn là điều cần thiết giúp cho con
người trong không gian sử dụng điều hòa được cung cấp đầy đủ oxi, mang lại sự thoải mái,
tiện nghi cho không gian. Việc tính toán kích thước của ống gió và louver gió tươi luôn là
cần thiết.

Tính tiết diện ống gió có công thức:


Q
A= , m2
v

Trong đó: Q - Lưu lượng gió đi qua ống, m3/s.


v - Vận tốc gió trong ống, m/s.
A – Tiết diện ống gió, m2.
Tính tiết diện louver có công thức:

Llouver
Flouver = , m2
vlouver . α
Trong đó: Flouver – Tiết diện louver, m2.
Llouver – Lưu lượng gió của louver, m3/s.
vlouver – Vận tốc gió tại louver, m/s.
α – Hệ số hiệu chỉnh.

29
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả theo phương pháp Carrier


4.1.1 Nhiệt hiện bức xạ qua kính Q11
Q11 = nt.Q’11, W [1, 123]
Q’11 = F.RT.εc.εds.εmm.εkh.εv.εr ,W [1,123]
Trong đó: nt – hệ số tác dụng tức thời.
Q’11 - Lượng nhiệt bức xạ tức thời qua kính vào phòng, W.
F - Diện tích kính của cửa sổ có khung kim loại, m2.
RT - Nhiệt bức xạ mặt trời qua cửa kính vào trong phòng, W/m2
c - Hệ số ảnh hưởng độ cao công trình so với mặt nước biển, tính theo
công thức:
H
εc = 1 + .0,023 [1,124]
1000
H - Chiều cao TP. Hồ Chí Minh so với mặt nước biển (m).Vì độ cao công
trình so với mặt nước biển là rất nhỏ, nên ta chọn: c = 1
đs - Hệ số kể đến độ chênh lệch giữa nhiệt độ đọng sương quan sát tS (℃)
và nhiệt độ đọng sương của không khí ở mực nước biển là 20℃, tính theo
công thức:
(ts −20)
εđs = 1 - .0,13 [1,124]
10
tS - Nhiệt độ đọng sương của không khí ngoài trời (oC) với tN= 37,3oC và
N = 55%, tra đồ thị t - d ta có được tS = 26,68oC.
(26,68 − 20)
εđs = 1 - . 0,13 = 0,91
10
mm - Hệ số ảnh hưởng của mây mù, khi tính toán lấy trường hợp lớn nhất
là lúc trời không có mây mù: mm = 1. [1,124]

30
kh - Hệ số ảnh hưởng của khung cửa kính, khung kim loại nên: kh =1,17.
m - Hệ số ảnh hưởng của kính: 10 mm, có hệ số kính: m = 0,57 [1,124]
Theo bản vẽ và bảng 4.11 [1,143] , công trình có tường bao dày 250mm chọn 𝜌sT
= 1800kg/m3, trần và sàn là bê tông cốt thép trộn sỏi dày 180mm cùng lớp gạch lót dày
50mm chọn 𝜌sBT = 2400kg/m3 và 𝜌sG = 1800kg/m3, tường kính và cửa sổ kính dày 10mm
chọn 𝜌sK = 2500kg/m3, phần vách ngăn là gạch có lớp vữa hai bên dày 100mm để ngăn
phòng. Riêng phòng 2 có một đoạn vách bê tông trộn sỏi dày 250mm ghép với vách gạch
có lớp vữa hai dày 100m bên chọn 𝜌sBT = 2400kg/m3 và 𝜌sG = 1800kg/m3.
Ta có: gs = (G’ + 0,5G’’)/Fs , kg/m2 [1,138]
Trong đó: gs – Khối lượng bình quân của các bề mặt tạo nên không gian cần
điều hòa trên 1m2 sàn.
G’– Khối lượng tường tiếp xúc với bức xạ mặt trời và của sàn nằm
trên mặt đất, kg.
G’’– Khối lượng tường có mặt ngoài không tiếp xúc với bức xạ
mặt trời và của sàn không nằm trên mặt đất, kg.
Fs – Diện tích sàn, m2.

31
Bảng 4.1. Diện tích các mặt bao che của không giân cần sử dụng điều hòa.
Diện tích mặt
Phòng Hướng Bao che Diện tích bao che, m2
2
bằng, m
Đông Tường kính 22,26
Tường bao 19,4
Tây
1 220 Cửa sổ 3,12
Nam Vách ngăn 68,55
Tường bao 65,9
Bắc
Tường kính 5,3
Đông Tường kính 10,6
Vách ngăn 4,4
Tây
2 44 Vách bê tông 6,2
Tường bao 23,85
Nam
Tường kính 5,3
Bắc Vách ngăn 29,15

Vậy khối lượng bình quân của các bề mặt tạo nên không gian cần điều hòa trên
1m2 sàn phòng 1 gs1 và phòng 2 gs2 là:
gs1=[(19,4+65,9).0,25.1800+(22,26+3,12+5,3).0,1.2500+0,5.(68,55.0,1.1800+220
.2.0,18.2400+220.2.0,05.1800)]/220 = 759,38 kg/m2 > 700kg/m2
gs2=[23,85.0,25.1800+(10,6+5,3).0,1.2500+0,5.(29,85.0,1.1800+4,4.0,1.1800+6,2
.0,25.2400+44.2.0,18.2400+44.2.0,05.1800)]/44 = 968,59 kg/m2 > 700kg/m2.
Vì gs1,gs2 đều > 700kg/m2 và không gian điều hòa phục vụ cho hoạt động văn phòng
nên chọn thời gian sử dụng văn phòng là 12/24 (khoảng thời gian có nắng từ mốc 6 giờ đến
18 giờ) cùng gs > 700kg/m2, ta chọn lượng bức xạ mặt trời qua kính RT = RTmax và hệ số tác
dụng tức thời nt . TP. Hồ Chí Minh có vị trí ở 10o10’ – 10o38’ vĩ độ Bắc nên có được tháng
11 là tháng có nhiệt độ lớn nhất theo phụ lục 5 [1, 466]. Theo tài liệu bảng 7.11 [2,249] và
bảng 7.12c [2,252] ta được bảng 4.2 như sau:

32
Bảng 4.2. Bức xạ mặt trời và hệ số tức thời của công trình.
Hướng Giờ RTmax (W/m2) nt
Đông 8 451 0,71
Tây 17 451 0,72
Nam 13 334 0,77
Bắc 9 28 0,96

Ta có Q11 = nt.Q’11 = nt.1.0,91.1,17.0,57.F.RTmax = nt.0,606.F.RTmax.


Vậy nhiệt hiện bức xạ qua kính vào phòng 1 Q111 và phòng 2 Q112 là:
Q111 = 0,606.(22,26.0,71.451+5,3.0,96.28+3,12.0,72.451) = 5019,78W
Q112 = 0,606.(10,6.0,71.451+5,3.0,77.334) = 2882,91W
4.1.2 Nhiệt hiện truyền qua kết cấu bao che Q2
4.1.2.1 Nhiệt hiện truyền qua mái Q21
Theo kiến trúc của công trình, tầng điều hòa trên cùng là tầng 10 nên chỉ có tầng
này chịu ảnh hưởng của nhiệt truyền qua mái bằng bức xạ, không ảnh hưởng ảnh hưởng
đến không gian điều hòa tầng 2, 4, 6.
Vậy Q21 = 0 W.
4.1.2.2 Nhiệt hiện truyền qua vách Q22
Nhiệt truyền qua vách Q22 gồm hai thành phần:
+ Chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và trong nhà ∆t = tN - tT.
+ Bức xạ mặt trời vào tường, tuy nhiên khi tính toán lượng nhiệt này được coi
như bằng không.
Ở đây tạm định nghĩa theo kết cấu của công trình để tính toán: tường bao là các
mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời của không gian có sử dụng điều hòa, vách ngăn là
được xây bằng gạch tiếp xúc gián tiếp với ánh mặt trời của không gian có sử dụng điều
hòa.
Vì công trình được thiết kế và xây dựng với mặt trước công trình là tường kính,
tường bao còn lại của công trình là bằng gạch rỗng có trát vữa dày 250mm; phần vách ngăn
là gạch xây có trát vữa dày 100mm để ngăn phòng 1 và phòng 2, riêng phòng 2 có một đoạn
33
vách ngăn bê tông. Nên nhiệt truyền ở đây ta sẽ tính theo các thành phần là nhiệt truyền
qua tường kính, tường bao bằng gạch rỗng có trát vữa, vách ngăn bằng gạch xây có trát vữa
tại phòng 1 và phòng 2, riêng phòng 2 có thêm một đoạn vách bê tông.
Biểu thức chung tính nhiệt truyền qua vách:
Q 22 = ∑ Q 2i = k i Fi ∆t = Q 22t + Q 22k + Q 22c , W [1,142]
Trong đó : Q2i - Nhiệt truyền qua tường, kính, cửa
Fi - Diện tích tường, kính, cửa tương ứng (m2).
ki - Hệ số truyền nhiệt tương ứng của tường, kính, cửa
∆t - Độ chênh lệch nhiệt độ. Đối với vách tiếp xúc với không khí ngoài
trời: ∆t = tN - tT = 37,3 – 24 =13,3 ℃
a) Hệ số truyền nhiệt qua tường và vách ngăn Q 22t
1
Ta có: kt = 1 δ 1 , W/m2độ [1,142]
+∑ t +
αN t αT

Trong đó: N = 20 (W/m2độ) – Hệ số tỏa nhiệt phía ngoài tường khi tiếp xúc trực
tiếp với không khí ngoài trời.
N = 10 (W/m2độ) - Hệ số tỏa nhiệt phía ngoài vách ngăn khi tiếp xúc
gián tiếp với không khí ngoài trời.
T = 10 (W/m2độ) - Hệ số tỏa nhiệt phía trong nhà.
i - Độ dày lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường (m).
i - Hệ số dẫn nhiệt lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường (W/mđộ).
Do vách tường điều hòa không quá phức tạp nên theo bảng 3.4 [1,97], tường bao
bằng gạch rỗng có trát vữa dày 250mm có hệ số truyền nhiệt ktb = 1,12W/m2độ, vách ngăn
bằng gạch xây có trát vữa dày 100mm có hệ số truyền nhiệt kvn = 2,1W/m2độ.
Đoạn vách bê tông tại phòng 2 có bề dày bt = 250mm chọn bt = 1,55 W/mđộ theo
bảng 4.11 [1,143].
Hệ số truyền nhiệt của vách ngăn bê tông được xác định:
1 1
k bt = 1 δbt 1
= 1 0,25 1 = 2,76 W/m2độ
+ + + +
αN λbt αT 10 1,55 10

34
b) Hệ số truyền nhiệt qua kính Q22k
Vì cửa sổ và tường kính sử dụng cùng một loại kính dán 2 lớp khoảng cách giữa
hai lớp kính là 100 mm, độ dày δk = 0,01m, chọn hệ số truyền nhiệt 𝑘k = 3,15 W/m2đô ̣
theo bảng 4.13 [1,144].
c) Hệ số truyền nhiệt qua cửa Q22c
Cửa ra vào của 2 phòng đều làm bằng kính có độ dày khác nhau
Bảng 4.3. Chi tiết thông số của cửa ra vào mỗi phòng.

Phòng 1 2

Diện tích cửa, m2 3,18 1,9

Độ dày cửa δk , m 0,015 0,04

Hệ số dẫn nhiệt λk ,
0,76
W/mđô ̣
Hệ số truyền nhiệt cửa cửa kính phòng 1 kck1 và phòng 2 kck2 được xác định:
1 1
kck1 = 1 δck 1
= 1 0,015 1 = 4,55 W/m2đô ̣
+ + + +
10 0,76 10
αN λck αT

1 1
kck2 = 1 δck 1
= 1 0,04 1 = 3,95 W/m2đô ̣
+ + + +
10 0,76 10
αN λck αT

Vậy nhiệt hiện truyền qua vách của phòng 1 Q221 và phòng 2 Q222 là:
Q221= [1,12.(19,4+65,9)+2,1.(68,55 – 29,15)+3,15.(3,12+5,3+22,26)+4,55.3,18].13,3
= 3848,85W
Q222 = [1,12.23,85+(10,6+5,3).3,15+2,1.4,4+2,76.6,2+3,95.1,9].13,3 = 1471,7 W
4.1.2.3 Nhiệt truyền qua sàn Q23
Nhiệt truyền qua sàn được tính theo công thức:
Q 23 = ∑ k n Fn ∆t , W [1,145]
Trong đó: Fn - Diện tích sàn (m2).
kn - Hệ số truyền nhiệt qua sàn (W/m2độ).
∆t – Hiệu nhiệt độ trong và ngoài

35
Vì các tầng 2,4,6 của công trình nằm giữa các tầng đều có sử dụng điều hòa nên
Q23 = 0W.
4.1.3 Nhiệt hiện tỏa ra do máy móc Q3
a) Nhiệt hiện tỏa ra do đèn chiếu sáng Q31
Nhiệt tỏa ra do đèn chiếu sáng (đèn huỳnh quang) tính theo biểu thức:
Q = ∑ 1,25N = ∑ 1,25qđ . F , W [1,146]
Trong đó: Q – Tổng nhiệt do chiếu sáng, W.
N – Tổng công suất ghi trên đèn, W.
qđ – Công suất đèn, W. Vì chưa biết tổng công suất đèn nên ta chọn qđ =
12W/m2 sàn định hướng theo tiêu chuẩn 10 – 12 W/m2 sàn.
F – Diện tích sàn, m2.
Nhiệt tỏa ra do chiếu sang gồm bức xạ và đối lưu. Phần bức xạ bị kết cấu bao che
hấp thụ nên nhiệt tác động lên tải lạnh cũng nhỏ hơn trị số tính toán được:
Q31 = nt.nđ.Q, W [1,146]
Trong đó: nt – Hệ số tác dụng tức thời của đèn chiếu sáng. Với thời gian sử dụng đèn
là 12giờ nên chọn nt = 0,26 theo bảng 4.8 [1,136].
nđ – Hệ số tác dụng đồng thời. Vì công trình được xây dựng để phục vụ
cho mục đích hoạt động văn phòng nên ta chọn nđ = 0,85 theo [1,146].
Vậy nhiệt hiện tỏa ra do chiếu sáng của phòng 1 Q311 và phòng 2 Q312 là:
Q311 = 0,26.0,85.1,25.12.220 = 729,3 W
Q312 = 0,26.0,85.1,25.12.44 = 145,86 W
b) Nhiệt hiện tỏa ra do máy Q32
Nhiệt hiện tỏa ra do máy và dụng cụ điện như tivi, máy tính, radio,….trong gia
đình hoặc văn phòng là các loại không dùng động cơ điện và được tính bằng công thức:
Q32 =∑ Ni , W [1,146]
Trong đó: Ni – Công suất điện ghi trên dụng cụ, W.
Vì công trình được xây dựng với mục đích hoạt đông văn phòng nên máy móc ở
đây sử dụng chủ yếu là máy tính, máy photocopy, máy in, máy fax, máy điện thoại bàn,
máy điện thoại di động làm việc liên tục trong khoảng thời gian văn phòng hoạt động. Tuy

36
nhiên, thời gian sử dụng máy photocopy và máy điện thoại di động là rất ít nên ta có thể bỏ
qua. Máy vi tính có công suất 250W, điện thoại bàn có công suất 9W, máy in có công suất
300W và máy fax có công suất 360W .Chọn 1 người/1 máy tính và 1 điện thoại bàn, 6
người/1 máy in, 1 máy fax. Chọn mật độ 6m2/người.
Bảng 4.4. Số người trong mỗi phòng đã làm tròn.
Phòng 1 2
Diện tích, m2 220 44
Số người, người 36 6

Vậy nhiệt hiện tỏa ra do máy móc phòng 1 Q321 và phòng 2 Q322 là:
Q321 = 36.(250+9)+36/6.(300+360) = 13284 W.
Q322 = 6.(250+9)+6/6.(300+360) = 2214 W.
4.1.4 Nhiệt hiện và ẩn do người tỏa ra Q4
Lượng nhiệt phát ra từ cơ thể con người phụ thuộc vào độ hoạt động trong không
gian điều hòa, thể hiện qua hai hình thức là nhiệt hiện và nhiệt ẩn.
Q4 = Q4h + Q4a, W [1,148]
a) Nhiệt hiện do người toả vào phòng chủ yếu bằng đối lưu và bức xạ được xác định theo
biểu thức:
Q4h = nđ.n.qh, W [1,148]
Trong đó: n – Số người trong phòng điều hòa, người.
nđ – Hệ số tác dụng không đồng thời. Đối với nhà cao tầng công sở chọn
nđ = 0,9.
qh – Nhiệt hiện tỏa ra từ một người. Với nhiệt độ điều hòa là 24oC cho
văn phòng, chọn qh = 70W/người theo bảng 4.18 [1,149].
b) Nhiệt ẩn do người tỏa ra Q4a được xác định theo biểu thức:
Q4a = n.qa, W [1,148]
Trong đó: n – Số người trong phòng điều hòa, người.
qa – Nhiệt ẩn do một người tỏa ra. Với nhiệt độ điều hòa là 24oC cho văn
phòng, chọn qa = 60W/người. theo bảng 4.18 [1,149].

37
Vậy nhiệt hiện và ẩn do người tỏa ra ở phòng 1 Q41 và phòng 2 Q42 là:
Q41 = 36.0,9.70+36.60 = 4428 W
Q42 = 6.0,9.70+6.60 = 738 W
4.1.5 Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào QN
Không gian điều hòa luôn phải được cung cấp một lượng gió tươi để đảm bảo oxi
cần thiết cho người ở trong không gian đó. Do gió tươi là từ ngoài trời được cấp vào không
gian điều hòa nên nó sẽ tỏa ra một lượng nhiệt gồm nhiệt hiện Qhn và nhiệt ẩn được tính
bằng biểu thức:
QN = Qân + Qhn = l.n.ρ.Cp.(tN – tT) + l.n.ρ.r.(dN – dT), W [1,150]
Trong đó: dN, dT - Dung ẩm của trạng thái không khí ngoài trời và trong phòng
(kg/kgkk) xác định được từ điều kiện thiết kế trong và ngoài nhà.
tN, tT - Nhiệt độ của trạng thái không khí ở ngoài trời và trong phòng (℃)
xác định từ điều kiện thiết kế trong và ngoài nhà.
Cp – Nhiệt dung riêng, kJ/kgđộ, là 1,01 kJ/kgđộ.
r – Ẩn nhiệt của không khí, kJ/kg là 2500 kJ/kg.
ρ – Mật độ không khí, kg/m3 là 1,2 kg/m3.
n - Số người trong không gian điều hòa.
l - Lượng không khí tươi cần cho một người, lít/s. Chọn l = 7,5 lít/s theo
bảng 4.19 [1,150].
Vậy nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào phòng 1 QN1 và phòng 2 QN2 là:
QN1 = 36.7,5.1,2.1,01.(37,3 – 24)+36.7,5.1,2.2500.(22,4 – 11,24).10-3=13391,9W
QN2 = 6.7,5.1,2.1,01.(37,3 – 24)+6.7,5.1,2.2500.(22,4 – 11,24).10-3 = 2232W
4.1.6 Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt Q5h và Q5â
Không gian điều hòa được làm kín để chủ động kiểm soát được lượng gió tươi cấp
cho phòng nhằm tiết kiệm năng lượng nhưng vẫn có hiện tượng rò lọt không khí qua khe
cửa sổ, cửa ra vào khi mở cửa do người ra vào. Hiện tượng này xảy ra càng mạnh khi chênh
lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời càng lớn. Khí lạnh có xu hướng thoát ra phía dưới cửa
còn không khí nóng lọt vào phía trên cửa.

38
Tuy nhiên, lượng không khí rò rỉ thì không theo quy luật nên rất khó xác định. Nên
ở trường hợp này nhiệt hiện và ẩn do gió lọt có thể tính theo hệ số kinh nghiệm và có biểu
thức như sau:
Q5 = Q5h + Q5â = 0,39..V.(tN – tT) + 0,84..V.(dN – dT), W [1,151]
Trong đó: V - Thể tích phòng . V = F.h, m3.
tN, tT - Nhiệt độ ngoài và trong phòng, ℃.
dN, dT - Dung ẩm của trạng thái không khí ngoài trời, trong nhà (g/kgkk).
 - Hệ số kinh nghiệm. Chọn  theo bảng 4.20 [1,151].
Vậy nhiệt hiện và ẩn do gió lọt phòng 1 Q51 và phòng 2 Q52 là:
Q51 = 0,39.0,55.583.(37,3 – 24)+0,84.0,55.583.(22,4 – 11,24) = 4669,1 W
Q52 = 0,39.0,7.106.(37,3 – 24)+0,84.0,7.106.(22,4 – 11,24) = 1080,45 W
4.1.7 Các nguồn nhiệt khác Q6
Ngoài những nguồn nhiệt trên còn có các nguồn nhiệt khác ảnh hưởng tới phụ tải
lạnh. Có thể là nhiệt hiện, ẩn tỏa ra từ các thiết bị trao đổi nhiệt, tổn thất nhiệt qua đường
ống gió, nhiệt tác động do quạt,…
Tuy nhiên trong không gian điều hòa văn phòng thì chỉ có nhiệt tỏa từ quạt và nhiệt
tổn thất qua ống dẫn gió là làm tăng nhiệt độ nhưng khá nhỏ và được hạn chế bằng vỏ bọc
cách nhiệt nên nhiệt xâm nhập vào không gian điều hòa là không đáng kể nên ta có thể bỏ
qua Q6.
Vậy Q6 = 0W
4.1.8 Xác định phụ tải lạnh Q0
Tổng phụ tải lạnh thành phần đã xác định chính là phụ tải lạnh Q0
Q = Q1+Q2+Q3+Q4+Q5+Q6+QN, W
Vậy phụ tải lạnh phòng 1 Q01 và phòng 2 Q02 là:
Q01 = 5019,78+3848,85+729,3+13284+4428+4669,1+13391,9 = 45370,93W
Q02 = 2882,91+1471,7+145,86+2214+738+1080,45+2232 = 10764,92 W

39
Bảng 4.5 Thống kê nhiệt thành phần và phụ tải phòng 1

Nhiệt thành
Thông số Phụ tải
phần
Hướng Đông Tây Bắc
Rtmax(W/m2) 451 451 28
Q1 =
nt 0,71 0,72 0,96
5019,78W
Fk (m2) 22,26 3,12 5,3
Q11 = 5019,78W
∆t(℃) Ftb(m )2
ktb(W/m độ)
2
Fk(m )2
kk(W/m2độ) FC(m2) kc(W/m2độ) Fv(m2) kv(W/m2độ)
Q2 =
13,3 85,3 1,12 30,68 3,15 3,18 4,55 39,4 2,1
3848,85W
Q22 = 3848,85W
nt nđ qđ(W/m2) F(m2)
0,26 0,85 12 220
Q31 = 729,3W Q3 =
Công suất máy/người Số người 14013,3W
369W 36 Q01 = 45370,93W
Q32 = 13284W
nđ Số người qh(W/người)
0,9 36 70
Q4h = 2268W
Q4 = 4428W
Số người qa(W/người)
36 60
Q4a = 2160W
Số người Lượng không khí tươi (l/s)
QN =
36 7,5 13391,892W
V (m3)  Q5 =
583 0,55 4669,113W

40
Bảng 4.6 Thống kê nhiệt thành phần và phụ tải phòng 2.

Nhiệt thành
Thông số Phụ tải
phần
Hướng Đông Nam
2
Rtmax(W/m ) 451 334
Q1 =
nt 0,71 0,77
2882,91W
Fk(m2) 10,6 5,3
Q11 = 2882,91W
∆t (℃) Ftb(m2) ktb(W/m2độ) Fk(m2) tk(W/m2độ) Fbt(m2) kbt(W/m2độ) Fv(m2) kv(W/m2độ) Fc(m2) kc(W/m2độ)
Q2 =
13,3 23,85 1,12 15,9 3,15 6,2 2,76 4,4 2,1 1,9 3,958
1471,7W
Q22 = 1471,7W
nt nđ qđ(W/m2) F(m2)
0,26 0,85 12 44
Q31 = 145,86W Q3 =
Công suất máy/ người Số người 2359,86W Q02=
369W 6 10764,92W
Q32 = 2214W
nđ Số người qh(W/người)
0,9 6 70
Q4h = 378W
Q4 = 738W
Số người qa(W/người)
6 60
Q4a = 360W
Số người Lưu lượng không khí tươi (l/s)
QN = 2232W
6 7,5
V(m3)  Q5 =
106 0,7 1080,45W

41
4.2 Kết quả theo phần mềm Trace700
4.2.1 Thiết lập các thông số ban đầu
- Vào file/ customized setting…/
+ Mục Units chọn “Metric” (Chọn đơn vị đo lường).
+ Mục Default map chọn “World” (Mở rộng khu vực tìm kiếm).

Hình 4.1 Thiết lập đơn vị đo và mở rộng bản đồ.


- Vào Libraries/ Weather. Xuất hiện hộp thoại Weather Library chọn Import. Tìm
chọn file thời tiết HoChhour.tm2 (khu vực TP. Hồ Chí Minh) để thêm vào thư viện
thời tiết của Trace700.

Hình 4.2 Cập nhật thời tiết tại khu vực công trình.

42
4.2.2 Nhập dữ liệu chi tiết của công trình

a) Khai báo thông tin dự án


Để dễ quản lý dữ liệu cần khai báo thông tin như hình 4.3.

Hình 4.3 Khai báo thông tin.

b) Chọn khu vực thời tiết


Chọn khu vực thời tiết TP. Hồ Chí Minh đã cập nhật như hình 4.4.

Hình 4.4 Chọn khu vực thời tiết ứng với vị trí công trình.
43
c) Tạo mẫu thông tin công trình
Gồm có 5 mục chính:
 Internal loads (Các nguồn nhiệt bên trong): người, chiếu sáng, thiết bị. Với các
nguồn nhiệt này phần mềm đã cho sẵn các mẫu theo tiêu chuẩn ASHRAE, nên có
thể sử dụng theo mẫu hoặc cũng có thể chỉnh sửa theo yêu cầu công trình như
hình 4.5
 Airflows (Lưu lượng gió): như hình 4.6.
+ Lưu lượng gió cấp vào không gian điều hòa (Ventilation) có thể lấy theo tiêu
chuẩn ASHRAE.
+ Lượng gió rò lọt (Infiltration) chỉ tính kỹ cho nhà máy dược phẩm còn không
gian bình thường thì để trống.
+ VAV Minimum là thông số chỉ sử dụng khi mình sử dụng có các thiết bị là
VAV Box, còn lại thì bỏ trống.
+ Lượng gió cấp chính (Main Supply) và lượng gió cấp phụ trợ (Auxiliary), với
điều hoà khu văn phòng thì bỏ trống.

Hình 4.5 Nhập các thông số nguồn nhiệt bên trong.


44
Hình 4.6 Nhập thông số của gió.
 Thermostat (Nhiệt độ): Phần này chỉ định các thông số về nhiệt độ thiết kế trong
phòng như hình 4.7

Hình 4.7 Nhập nhiệt độ thiết kế.

45
 Construction (Kết cấu): tạo mới loại kết cấu giống với công trình hoặc có thể chọn
loại kết cấu gần giống có sẵn trong thư viện của phần mềm như hình 4.8.
 Room (Phòng) : phần này tổng là nơi tổng hợp các templates đã tạo trước đó theo
đặt tính của từng loại phòng có trong công trình như hình 4.9.

Hình 4.8 Chọn kết cấu của công trình.

Hình 4.9 Tổng hợp lại các thông số đã thiết lập.


46
d) Nhập thông tin cho từng phòng
Trước tiên phải khai báo tên của mỗi phòng và chọn mẫu (Templates) thích hợp
cho không gian. Sau đó nhập số liệu cho các mục chính tiếp theo như: Rooms, Roofs, Wall,
Int.Loads, Airflows, Part/Floor theo thứ tự từ trái sang phải (hình 4.10 đến hình 4.16 nhập
cho phòng 1, làm tương tự với phòng 2). Trong đó các thông số được khai báo ở phần tạo
dựng các mẫu (Templates) sẽ được tự động cập nhật ở phần này. Tường (Wall), mái (Roof)
là các bề mặt bao che tiếp xúc trực tiếp với không gian bên ngoài. Vách ngăn (Partition) là
vách bên trong ngăn giữa không gian điều hòa và không gian không có điều hòa.

Hình 4.10 Nhập các thông số về tường.

47
Hình 4.11 Các thông số của phòng.

Hình 4.12 Thông số mái che.

48
Hình 4.13 Thông số tường bao.

Hình 4.14 Thông số nhiệt bên trong phòng.

49
Hình 4.15 Thông số gió.

Hình 4.16 Thông số vách ngăn và sàn.

e) Chọn hệ thống phân phối gió


- Phần System category chọn Constant Volume – Non-mixing nghĩa là lưu lượng gió
cấp ổn định không thay đổi.

50
- Phần System type có thể chọn hệ thống Fan Coil (FCU).

Hình 4.17 Chọn hệ thống phân phối gió.

f) Chỉ định các phòng vào hệ thống phân phối gió


Chỉ định hệ thống gió vào các phòng như hình 4.18.

Hình 4.18 Chỉ định hệ thống thông gió cho phòng.


4.2.3 Kết quả tính tải của phần mềm Trace700
Sau khi nhập hoàn chỉnh, phần mềm nhận lệnh Calculate and View result để tính
toán và xuất kết quả ra bảng như hình 4.17 và 4.18. Từ đó có thể biết được phụ tải của công
trình để tiền hành chọn thiết bị cho hệ thống.

51
Hình 4.19 Kết quả tính toán của phòng 1.

Hình 4.20 Kết quả tính toán cho phòng 2.


52
4.3 So sánh kết quả tính toán phụ tải
Chọn phòng 2 để làm phép tính so sánh:
11,12 – 10,76
Sai số Δ = . 100%= 3,34%
10,76

Sau khi tính toán phụ tải bằng cả hai phương pháp, nhận thấy kết quả của phần
mềm Trace700 chênh lệch với phương pháp Carrier dao động trong khoảng 2 – 4%. Sự
chênh lệch này đến từ:

 Phương pháp tính tải bằng phần mềm Trace 700 không nhân với các hệ số đồng thời
của các nguồn nhiệt tác động.
 Các vật liệu, kết cấu trong thư viện của Trace700 có sai lệch so với thực tế cụ thể
thiết kế của công trình.
 Thư viện thời tiết tại Việt Nam ít được cập nhật hơn.

Tuy nhiên, sự chênh lệch này là có thể chấp nhận được để phục vụ cho nhu cầu tính
toán tải lạnh cho các công trình tại Việt Nam nhờ sự đa năng mà phần Trace700 mang lại.

4.4 Lựa chọn các thiết bị của hệ thống


4.4.1 Chọn dàn lạnh
Công trình sử dụng hệ thống điều hòa không khí VRV của hãng Daikin, dựa theo
tải lạnh đã tính toán tại phòng 1 với Q01 = 45,37kW và Q02= 10,76kW kết hợp cùng catalogue
Daikin VRV IV S Series [3] chọn được dàn lạnh kiểu Cassette âm trần đa hướng thổi với
model FXFQ125AVM và FXFQ100AVM với các thông số như bảng 4.7.

Hình 4.21 Dàn lạnh loại âm trần thổi đa hướng.


53
Bảng 4.7. Thông số dàn lạnh
Model FXDQ100AVM FXFQ125AVM
Nguồn điện 1-pha, 220-240 V/220-230 V, 50/60 Hz
Công suất làm lạnh kW 11,2 14
Điện năng tiêu thụ kW 0,158 0,178
Vỏ máy Thép mạ kẽm
Lưu lượng gió (5 cấp) m3/phút 32/29/26/23/21 33/30,5/28/25,5/21
Độ ồn (5 cấp) dB(A) 43/40,5/37,5/35/33 44/41,5/39/36,5/33
Kích thước (Cao/Rộng/Dài) 298x840x840
Lỏng Ø9,5
Hơi Ø15,9
Ống kết nối mm
VP25(Đường kính ngoài, 32
Nước xả
đường kính trong, 25)

Số lượng dàn lạnh để đáp ứng cho nhu cầu của không gian sử dụng điều hòa, đảm
bảo công suất lạnh được thống kê theo bảng 4.8.
Bảng 4.8. Thống kê số lượng dàn lạnh đảm bảo công suất cho không gian.
Phụ tải Công suất Công suất
Model Số lượng
Tầng Phòng phòng dàn lạnh lạnh của
dàn lạnh dàn lạnh
(kW) (kW) phòng(kW)
FXFQ125AVM 14 1
1 45,37 47,6
2 FXFQ100AVM 11,2 3
2 10,76 FXFQ100AVM 11,2 1 11,2
FXFQ125AVM 14 1
1 45,37 47,6
4 FXFQ100AVM 11,2 3
2 10,76 FXFQ100AVM 11,2 1 11,2
FXFQ125AVM 14 1
1 45,37 47,6
6 FXFQ100AVM 11,2 3
2 10,76 FXFQ100AVM 11,2 1 11,2
Tổng số lượng dàn lạnh có model FXFQ125AVM 3

Tổng số lượng dàn lạnh có model FXFQ100AVM 12

54
4.4.2 Chọn thêm phụ kiện cho dàn lạnh
Để đảm bảo cung cấp lượng oxi cần thiết, mang lại sự thoải mái, trong lành cho
người trong không gian điều hòa thì cần cấp khí tươi từ bên ngoài vào cho không gian đó.

Với đặc điểm thiết kế của loại dàn lạnh kiểu Cassette âm trần đa hướng thổi cho
phép chọn thêm phụ kiện để tăng cường khả năng hút không khí từ bên ngoài vào không
gian điều hòa. Vì vậy, chọn thêm phụ kiện cho dàn lạnh là bộ nạp gió tươi loại khoang có
ống nối chữ T với model KDDP55B160K theo catalogue Daikin VRV IV S Series [3] phù
hợp với loại dàn lạnh đã chọn.

Hình 4.22 Bộ nạp gió loại khoang có ống nối chữ T.


4.4.4 Chọn VCD (Volume control damper)
Để đảm bảo cho lưu lượng không khí tươi được máy hút vào nằm trong khoảng
10% lưu lượng khí tối đa của dàn lạnh, tránh việc lượng khí hút vào nhiều hơn có thể làm
tăng tiếng ồn khi vận hành và ảnh hưởng đến việc điều hòa nhiệt độ. Chọn thêm VCD loại
tròn điều chỉnh bằng tay vặn gắn kèm vào ống gió.

55
Hình 4.24 VCD loại tròn điều chỉnh bằng tay vặn.
4.4.5 Tính chọn louver gió tươi
Tính tiết diện ống gió có công thức:
Llouver
Flouver = , m2
vlouver . α
Lmaxdl 33
Trong đó: Llouver = = = 0,055 m3/s. (model FXFQ125AVM).
60.10 60.10

Chọn Vlouver = 3,5 m/s theo [7].


α – Hệ số thực tế chọn α = 70%.
0,055
Nên Flouver = = 0,022m2 mà √0,022 = 0,148m.
3,5.70%

Tương tự với máy có model FXFQ100AVM, chọn được louver có kích thước phù
hợp cũng là 150x150.

Hình 4.25 Louver vuông.


4.4.3 Tính chọn ống gió
Tính tiết diện ống gió có công thức:
Q
A= = , m2
v
Lmaxdl 33
Trong đó: Q= = = 0,055 m3/s (FXFQ125AVM).
60.10 60.10

Chọn v = 7m/s theo [7].


A – Tiết diện ống gió, m2.

56
0,055 πd2 4𝐴 4.0,0785
Nên A = = 0,0785m2 mà A = nên d = √ =√ = 0,1 m.
7 4 𝜋 𝜋

Tương tự với máy FXFQ100AVM, chọn được ống gió kiểu tròn xoắn có kích thước Ø100.

Hình 4.23 Ống gió kiểu tròn xoắn.


4.4.6 Chọn dàn nóng bằng phần mềm VRV Xpress
Dựa theo các dàn lạnh với model đã chọn, nhập thông tin và số lượng dàn lạnh theo
thiết kế vào phần mềm VRV Xpress của hãng Daikin như hình 4.26 và 4.27. Chỉ thực hiện
chọn cho tầng 2 vì thiết kế của các tầng là giống nhau, từ đó có thể suy ra được số lượng
dàn nóng, bộ chia ga, kích thước ống ga các tầng còn lại.

Hình 4.26 Chọn thông tin dàn lạnh trên phần mềm.

57
Hình 4.27 Điều chỉnh số lượng dàn lạnh.
Kết nối và chọn các thông số thiết kế phù hợp cho dàn nóng tại mục Outdoor Units
để phần mềm xuất được tên dàn nóng cần chọn như hình 4.27 và 4.28.

Hình 4.27 Kết nối và chọn thông số thiết kế dàn nóng.

58
Hình 4.28 Chọn vị trí đặt dàn nóng và nhập chiều cao so với dàn lạnh.
Theo thông tin phần mềm xuất ra, chọn được dàn nóng với model RXQ18TANYM
được ghép bởi hai dàn nóng thành phần là RXQ10TAYM và RXQ8TAYM.

Hình 4.29 Dàn nóng ghép.

59
Hình 4.30 Thông số dàn nóng RXQ18TANYM.
Bảng 4.9. Thống kê số lượng dàn nóng.
Dàn nóng thành Tổng số
Tầng Model Số lượng
phần lượng
RXQ10TAYM
2 RXQ18TANYM 1
RXQ8TAYM
RXQ10TAYM
4 RXQ18TANYM 1 3
RXQ8TAYM
RXQ10TAYM
6 RXQ18TANYM 1
RXQ8TAYM

4.4.7 Chọn bộ chia ga bằng phần mềm VRV Xpress


Tại mục Piping, điều chỉnh kiểu kết nối của dàn nóng với các dàn lạnh đồng thời
nhập các thông số về chiều dài từng đoạn ống ga mà phần mềm yêu cầu để cho ra tên bộ
chia ga và kích thước ống ga chính xác như hình 4.31.

60
Hình 4.31 Tên bộ chia ga và kích thước ống ga từng đoạn được xuất.
Bảng 4.10. Các bộ chia ga sử dụng cho công trình.

Bộ chia ga Tên bộ chia ga Số lượng

KHRP26A72T 9
Bộ chia ga dàn lạnh
KHRP26A33T 3

Bộ chia ga dàn nóng BHFP22P100 3

Hình 4.32 Bộ chia ga.


4.4.8 Chọn ống ga bằng phần mềm VRV Xpress
Nhờ sự hỗ trợ của phần mềm VRV Xpress đã xuất ra được các loại ống ga có kích
thước như hình 4.31.

61
Bảng 4.11. Kích thước các ống ga sử dụng cho công trình.
Đường kính ngoài, mm
Ống hơi Ống lỏng
15,9 9,5
19,1 12,7
22,2 15,9
28,6

Hình 4.33 Ống đồng dẫn ga


4.4.9 Chọn ống nước ngưng
Ống nước ngưng chọn loại ống nhựa uPVC Bình Minh. Theo catalogue VRV
Daikin IV S Series [3] đường kính ống nước ngưng qua dàn lạnh là Ø25, qua 4 dàn lạnh
ống nước ngưng tăng lên 1 cấp. Ống nước ngưng thông tầng xuống bể xử lí nước thải ở
tầng hầm 2 có Ø90.

Hình 4.34 Ống xả nước ngưng với nhiều kích thước.

62
4.4.10 Chọn bọc cách nhiệt cho ống ga và ống nước ngưng
Các ống ga đều phải được bọc cách nhiệt Insuflex dày 19mm. Còn ống nước ngưng
thì được bọc cách nhiệt dày 10mm.

Hình 4.35 Bọc cách nhiệt Insuflex.

63
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận


Việc tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí trong khuôn khổ của một tiểu
luận tốt nghiệp chủ yếu dựa trên cơ sở lý thuyết và thiếu kinh nghiệm thực tế. Để đảm bảo
kết quả tính toán thiết kế chính xác hơn, đòi hỏi sinh viên cần tìm hiểu nhiều hơn về kinh
nghiệm kiến thức thực tế chuyên ngành.
Sau thời gian tìm hiểu và hoàn thành tiểu luận, em rút ra được các bước tiến hành
một đề tài về điều hòa không khí như sau:
 Khảo sát thực tế công trình.
 Tìm hiểu, phân tích kiến trúc công trình từ đó lựa chọn được các thông số tính toán
ban đầu cũng như hệ thống điều hòa thích hợp.
 Lựa chọn phương án tính tải cho công trình.
 Chọn các thiết bị phù hợp với công trình.
 Tiến hành bản vẽ dựa trên những tính toán đã có.
Công trình được thiết kế với hệ thống điều hòa không khí cấp 2 kiểu VRV phù hợp,
tiện ích, đảm bảo về kỹ thuật chi phí ổn cho chủ đầu tư.
Đây là lần đầu làm đề tài thực tế, việc tính toán chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết qua
những bài học trên giảng đường và các tài liệu liên quan của chuyên ngành. Cùng với sự
giúp đỡ về ý kiến tham khảo từ thầy hướng dẫn ThS. Nguyễn Nam Quyền để số liệu tính
toán có cơ sở thực tế, có tính khả thi cao.
5.2 Kiến nghị
Tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí cần kết hợp giữa thực tiễn và lý
thuyết, nhằm đảm bảo được hiệu quả về mặt kinh tế, môi trường và sức khỏe của người sử
dụng.

64
Cần có phương pháp xử lý hoặc tận dụng nguồn nhiệt thải ra từ dàn nóng để tránh
hiện tượng nóng lên cục bộ do dàn nóng ảnh hưởng đến môi trường.
Tăng cường sử dụng dụng nguồn nguyên liệu sạch nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất
như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…để giảm bớt gánh nặng cho mạng lưới điện quốc
gia cũng như gây biến đổi khí hậu ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.

65
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Theo GS.TS. Nguyễn Đức Lợi – Giáo trình Thiết kế hệ thống điều hòa không khí,
2009 – Nhà xuất bản giáo dục.
[2]. Theo GS.TS. Lê Chí Hiệp – Kỹ thuật điều hòa không khí – Nhà xuất bản Khoa học và
kỹ thuật..
[3]. Catalogue Daikin VRV IV S Series.
[4]. Theo TCVN 5687 – 2010, Thông gió – Điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế.
[5]. https://pinsolar.net/bang-ke-cong-suat-tieu-thu-thiet-bi-dien-gia-dung.
[6]. Theo phần mềm VRV Xepress.
[7]. Theo TS Nguyễn Thanh Hào - Thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí.

66
PHỤ LỤC 1: BẢN VẼ THIẾT KẾ

67
PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH THỰC TẾ TẠI CÔNG TRÌNH

Hình ảnh thực tế tham gia hỗ trợ nối ống gió cho loại điều hòa kiểu giấu trần nối ống gió tại công trình.

Hình ảnh thực tế về một số kiến vị trí kiến trúc đặc biệt của công trình.

68

You might also like