You are on page 1of 84

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CHO NHÀ HÀNG
LAN, QUẬN 2, TP.HCM

Họ và tên sinh viên: LÊ NGÔ CHÍ

Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆT

Niên khóa: 2019-2023

Tháng 7/2023
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CHO NHÀ HÀNG
LAN, QUẬN 2, TP.HCM

Tác giả

LÊ NGÔ CHÍ

Tiểu luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng kỹ sư ngành
Công Nghệ Kỹ Thuật Nhiệt

Giáo viên hướng dẫn:


Th.S Nguyễn Nam
Quyền

Tháng 7 năm 2023

i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦNGHĨA
VIỆT NAM KHOA CƠ KHÍ - CÔNG NGHỆ ĐỘC LẬP – TỰ DO –
HẠNH PHÚC

Ngày … tháng …. năm 2022

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


KHOA: CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆT
Họ và tên sinh viên: CAO HOÀNG THIỆN , MSSV: 18137040
1. Tên đề tài:
TÍNH PHỤ TẢI VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG
KHÍ TẦNG 8,9,10 TÒA NHÀ VĂN PHÒNG TRƯƠNG QUỐC DUNG.
2. Nhiệm vụ giao (ghi rõ nội dung phải thực hiện):
- Tìm hiểu chung về hệ thống điều hòa không khí và thông gió.
- Khảo sát công trình.
- Tính toán phụ tải.
- Lựa chọn thiết bị.
- Bản vẽ thiết kế.
3. Ngày giao:

4. Ngày hoàn thành:

5. Họ và tên người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN NAM QUYỀN

Nội dung hướng dẫn


Nội dung và yêu cầu của khoá luận đã được thông qua Bộ môn.
Ngày .. tháng .. năm 2022
Trưởng Bộ Môn Người hướng dẫn
Ký tên, ghi rõ họ và tên

PHẦN DÀNH CHO KHOA:


ii
- Người duyệt:
- Ngày bảo vệ:

iii
CẢM TẠ

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM và đặc biệt là quý thầy cô khoa Cơ Khí – Công Nghệ đã truyền đạt cho
chúng em rất nhiều kiến thức trong suốt 4 năm học tập ở trường và tạo điều kiện tốt
nhất cho chúng em học tập và tiếp thu kiến thức ở trường.

Em xin gửi lời cảm ơn Thầy ThS. Nguyễn Nam Quyền đã hướng dẫn tận tình
và giúp đỡ cho em trong quá trình hoàn thành tiểu luận. Gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp
DH18NL đã cùng nhau gắn bó và học tập trong suốt khoảng thời gian vừa qua.

Trong quá trình hoàn thành tiểu luận, do còn hạn chế về kiến thức chuyên môn
và kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung không tránh khỏi những thiếu sót mong thầy cô
thông cảm bỏ qua và đóng góp ý kiến để em có thể bổ sung và hoàn thiện bài tiểu luận
hơn.

Đại học Nông Lâm Tp.HCM, ngày tháng 7 năm 2022


Sinh viên

Cao Hoàng Thiện

iv
TÓM TẮT
Hệ thống điều hòa không khí giữ vai trò quan trọng trong đời sống và sinh hoạt
hằng ngày của con người, giải quyết các vấn đề về cân bằng nhiệt độ và ẩm độ trong
không gian sống và làm việc. Hiện nay hệ thống điều hòa không khí đã có mặt ở khắp
mọi nơi từ các hộ gia đình đến các quy mô lớn như tòa nhà, văn phòng làm việc…
Đề tài “ Tính phụ tải và lựa chọn thiết bị cho hệ thống điều hòa không khí tầng
8,9,10 tòa nhà văn phòng Trương Quốc Dung” được thực hiện từ tháng 3/2022 đến
tháng 7/2022 với nội dung gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

v
MỤC LỤC
CẢM TẠ......................................................................................................................iii
TÓM TẮT.................................................................................................................... iv
MỤC LỤC..................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC HÌNH.........................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG..........................................................................................ix
Chương 1....................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề............................................................................................................ 1
1.2 Mục đích nghiên cứu...........................................................................................1
1.3 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................1
1.4 Nội dung thực hiện..............................................................................................1
Chương 2....................................................................................................................... 2
TỔNG QUAN................................................................................................................ 2
1.5 Phạm vi giới hạn..................................................................................................2
2.1 Tổng quan về điều hòa không khí và thông gió...................................................2
2.1.1 Khái niệm về điều hòa không khí và thông gió............................................2
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển...................................................................2
2.1.3 Tầm quan trọng của điều hòa không khí và thông gió..................................3
2.2 Tổng quan về công trình......................................................................................4
2.2.1 Giới thiệu công trình....................................................................................4
2.2.2 Quy mô công trình........................................................................................5
2.2.3 Mặt bằng tầng 8,9,10....................................................................................6
2.3 Một số hệ thống điều hòa không khí phổ biến hiện nay.......................................7
2.3.1 Máy điều hòa không khí cục bộ( 2 cục)........................................................7
2.3.2 Hệ thống điều hòa không khí VRV..............................................................8
2.3.3 Hệ thống điều hòa không khí trung tâm water chiller...................................8
2.4 Giới thiệu các phương pháp tính tải lạnh.............................................................9
2.4.1 Phương pháp truyền thống:..........................................................................9
2.4.2 Phương pháp Carrier..................................................................................10
2.4.3 Phương pháp dùng phần mềm Heatload.....................................................11
Chương 3..................................................................................................................... 12

vi
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................12
3.1 Nội dung thực hiện............................................................................................12
3.1.1 Tìm hiểu về điều hòa không khí và thông gió............................................12
3.1.2 Khảo sát công trình.....................................................................................12
3.1.3 Tính toán phụ tải........................................................................................12
3.1.4 Chọn thiết bị...............................................................................................12
3.1.5 Bản vẽ thiết kế............................................................................................12
3.1.6 Chọn thông số tính toán trong nhà..............................................................12
3.1.7 Chọn cấp điều hòa cho công trình..............................................................13
3.1.8 Chọn thông số tính toán ngoài nhà.............................................................14
3.1.9 Chọn phương án thiết kế............................................................................14
3.1.5 Chọn phương pháp tính tải lạnh.................................................................14
3.2 Phương pháp thực hiện......................................................................................14
3.2.1 Tính tải bằng phần mềm HeatLoad............................................................14
3.2.2 Tính tải bằng phương pháp Carrier.............................................................18
3.2.3 Tính chọn dàn nóng và bộ chia gas bằng phần mềm VRV Xpress.............25
3.2.4 Tính chọn quạt bằng phần mềm Fantech....................................................25
Chương 4..................................................................................................................... 26
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................................26
4.1 Tính tải lạnh của dự án bằng phần mềm Heatload.............................................26
4.1.1 Thông số thiết kế đầu vào...........................................................................26
4.1.2 Nhập thông tin và khu vực thời tiết của dự án............................................26
4.1.3 Nhập và khai báo các dữ liệu, thông số liên quan trong Room Data..........27
4.1.4 Kết quả tính tải...........................................................................................33
4.2 Lựa chọn thiết bị cho hệ thống..........................................................................34
4.2.1 Lựa chọn dàn lạnh......................................................................................34
4.2.2 Lựa chọn miệng cấp và hồi lạnh.................................................................35
4.2.3 Lựa chọn đường kính ống gió mềm............................................................38
4.2.4 Lựa chọn dàn nóng, đường kính ống gas và bộ chia gas............................40
4.2.5 Lựa chọn đường kính ống nước ngưng.......................................................44
4.2.6 Chọn bọc cách nhiệt cho ống gas và ống nước ngưng................................44
4.2.7 Hệ thống điện.............................................................................................44
4.3 Hệ thống cấp gió tươi........................................................................................45

vii
4.3.1 Tính toán lưu lượng gió tươi......................................................................45
4.3.2 Tính chọn louver gió tươi...........................................................................45
4.3.3 Tính tổn thất áp suất trong hệ thống...........................................................46
4.3.4 Tính chọn quạt cấp gió tươi........................................................................47
4.4 Tính cân bằng nhiệt bằng phương pháp Carrier.................................................49
4.4.1 Nhiệt truyền qua kính Q11......................................................................... 49
4.4.2 Nhiệt hiện truyền qua kết cấu bao che........................................................50
4.4.3 Nhiệt truyền qua nền Q23........................................................................... 51
4.4.4 Nhiệt tỏa do đèn chiếu sáng Q31................................................................ 51
4.4.5 Nhiệt hiện tỏa do máy móc Q23................................................................. 52
4.4.6 Nhiệt hiện và ẩn tỏa ra do người Q4........................................................... 52
4.4.7 Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi mang vào QNh và QNâ........................52
4.4.8 Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió lọt Q5h và Q5â............................................ 52
4.4.9 Xác định phụ tải lạnh..................................................................................53
Chương 5..................................................................................................................... 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................54
5.1 Kết luận.............................................................................................................54
5.2 Kiến nghị...........................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................55
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 56
PHỤ LỤC 1 : THÔNG SỐ DÀN LẠNH DẤU TRẦN NỐI ỐNG GIÓ......................56
PHỤ LỤC 2: THÔNG SỐ DÀN NÓNG.....................................................................57
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHẢO SÁT TẠI CÔNG TRÌNH......................58

viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2. 1 Hình ảnh công trình tòa nhà Trương Quốc Dung..........................................4
Hình 2. 2 Vị trí và hướng công trình trên bản đồ..........................................................5
Hình 2. 3 Mặt bằng tầng 8.............................................................................................6
Hình 2. 4 Mặt bằng tầng 9.............................................................................................6
Hình 2. 5 Mặt bằng tầng 10...........................................................................................7
Hình 3. 1 Tổng năng suất lạnh Q0 được tính theo phương pháp Carrier.....................10
Hình 3. 2 Giao diện phần mềm Heatload....................................................................15
Hình 3. 3 Khai báo thông tin dự án.............................................................................15
Hình 3. 4 Một số chức năng trong Room Data............................................................16
Hình 3. 5 Nhập số liệu.................................................................................................17
Hình 4. 1 Thông số thiết kế đầu vào tính tải theo HeatLoad.......................................26
Hình 4. 2 Nhập thông tin cho dự án............................................................................26
Hình 4. 3 Nhập nhiệt độ và độ ẩm tương đối cho mùa hè...........................................27
Hình 4. 4 Nhập và khai báo dữ liệu cho tầng 8...........................................................28
Hình 4. 5 Cửa sổ kính tầng 8 hướng Tây.....................................................................29
Hình 4. 6 Khai báo nhiệt độ và độ ẩm cho không gian điều hòa.................................30
Hình 4. 7 Nhập dữ liệu trong tab Schedule.................................................................31
Hình 4. 8 Nhập dữ liệu trong tab Others.....................................................................31
Hình 4. 9 Khai báo nhiệt hiện và nhiệt ẩn ở người......................................................33
Hình 4. 10 Kết quả tính tải lạnh cho tầng 8,9,10.........................................................34
Hình 4. 11 Ảnh minh họa dàn lạnh Daikin giấu trần nối ống gió................................35
Hình 4. 12 Cài đặt thông số miệng gió........................................................................36
Hình 4. 13 Nhập khai báo lưu lượng gió và tính ra kết quả.........................................37
Hình 4. 14 Ảnh minh họa miệng cấp 4 hướng.............................................................38
Hình 4. 15 Ảnh minh họa miệng hồi 1 lớp..................................................................38
Hình 4. 16 Kích thước ống gió mềm máy FXMQ100PAVE.......................................39
Hình 4. 17 Kích thước ống gió mềm máy FXMQ125PAVE.......................................39
Hình 4. 18 Chọn thông số dàn lạnh trong phần mềm VRV Xpress.............................40
Hình 4. 19 Kết nối dàn lạnh với dàn nóng...................................................................41
Hình 4. 20 Nhập chiều dài ống gas và số co................................................................41
Hình 4. 21 Ảnh minh họa dàn nóng RXQ16AYM......................................................42
Hình 4. 22 Ảnh minh họa bộ chia gas.........................................................................43
Hình 4. 23 Sơ đồ kết nối dàn nóng với các dàn lạnh tầng 8........................................44
Hình 4. 24 Cáp điện CADIVI CV-6 mm2 (7/1.04) – 450/750V..................................44
Hình 4. 25 Kết quả tính chọn Louver bằng DuctChecker............................................46
Hình 4. 26 Bảng tính nhanh tổn thất áp theo kinh nghiệm..........................................46
Hình 4. 27 Thông số quạt tầng 8,9,10.........................................................................48
Hình 4. 28 Ảnh minh họa quạt mã AP0314AP10/14..................................................48
Hình 4. 29 Đường đặc tính của quạt............................................................................49

ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2. 1 Không gian làm điều hòa không khí..............................................................5
Bảng 3. 1 Thông số vi khí hậu tiện nghi ứng với trạng thái lao động..........................12
Bảng 3. 2Thông số tính toán ngoài nhà các cấp điều hòa............................................14
Bảng 3. 3 Thông số vật liệu của tường........................................................................21
Bảng 4. 1 Tường giáp không gian ngoài trời...............................................................28
Bảng 4. 2 Thông số vật liệu của tường........................................................................29
Bảng 4. 3 Diện tích cửa sổ kính giáp không gian ngoài trời........................................29
Bảng 4. 4 Tường giáp không gian bên trong không có điều hòa.................................30
Bảng 4. 5 Lượng gió tươi cần cho một người..............................................................32
Bảng 4. 6 Mật độ định hướng số mét vuông sàn cho một người.................................32
Bảng 4. 7 Nhiệt tỏa ra từ cơ thể người(W/m2).............................................................33
Bảng 4. 8 Kết quả tính tải lạnh tầng 8,9,10.................................................................34
Bảng 4. 9 Thông số của các dàn lạnh..........................................................................35
Bảng 4. 10 Kết quả tính toán chọn số lượng miệng gió...............................................37
Bảng 4. 11 Thông số dàn nóng tầng 8,9,10.................................................................42
Bảng 4. 12 Bộ chia gas dàn lạnh tầng 8,9,10...............................................................42
Bảng 4. 13 Đường kính ống gas..................................................................................43
Bảng 4. 14 Lưu lượng gió tươi tầng 8,9,10.................................................................45
Bảng 4. 15 Các tổn thất trên tuyến ống gió tươi tầng 8,9............................................47
Bảng 4. 16 Kết quả tổn thất áp hệ gió tươi..................................................................47
Bảng 4. 17 Hệ số tác động tức thời của lượng bức xạ mặt trời qua cửa kính...............49
Bảng 4. 18 Nhiệt hiện bức xạ qua kính cho các phòng................................................50
Bảng 4. 19 Kết quả nhiệt truyền qua tường Q22t........................................................ 50
Bảng 4. 20 Nhiệt truyền qua kính cửa sổ.....................................................................51
Bảng 4. 21 Kết quả nhiệt truyền qua vách Q22........................................................... 51
Bảng 4. 22 Nhiệt hiện tỏa do đèn chiếu sáng tầng 8,9,10............................................52
Bảng 4. 23 Bảng kết quả tải lạnh tầng 8,9,10..............................................................53

x
Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề


Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, ngành
điều hòa không khí đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc và quan
trọng trong đời sống mọi người.
Để thiết kế một hệ thống điều hòa không khí hoạt động hiệu quả chúng ta cần
nắm được kiến thức chuyên môn, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và lựa chọn phương án
thiết kế phù hợp với công trình, mục đích sử dụng.
Nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức đã học để tính toán cũng như tìm
hiểu sâu hơn và làm quen với công việc thực tế. Do đó, đề tài “ Tính phụ tải và lựa
chọn thiết bị cho hệ thống điều hòa không khí tầng 8,9,10 tòa nhà văn phòng Trương
Quốc Dung” được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy ThS. Nguyễn Nam Quyền.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lại những kiến thức đã học, kết hợp với tài liệu tham khảo bên ngoài
cùng với yêu cầu của công trình và với sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn để tính
toán phụ tải và lựa chọn thiết bị phù hợp với công trình.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là tòa nhà văn phòng Trương Quốc Dung, phạm vi
nghiên cứu dựa theo kiến trúc công trình tính toán phụ tải và chọn thiết bị cho hệ
thống điều hòa không khí tầng 8,9,10 của tòa nhà Trương Quốc Dung.
1.4 Nội dung thực hiện
˗ Khảo sát công trình.
˗ Tính toán phụ tải
˗ Chọn thiết bị.
˗ Bản vẽ thiết kế.

1
Chương 2
TỔNG QUAN

1.5 Phạm vi giới hạn


Thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 03/2022 đến tháng 07/2022.
Giới hạn: đề tài chỉ tính toán và chọn thiết bị cho hệ thống điều hòa không khí
tầng 8,9,10 tòa nhà văn phòng Trương Quốc Dung.
2.1 Tổng quan về điều hòa không khí và thông gió
2.1.1 Khái niệm về điều hòa không khí và thông gió
 Điều hòa không khí
Điều hòa không khí( điều tiết không khí) là quá trình tạo ra và duy trì ổn định
các thông số vi khí hậu của không khí trong phòng theo một chương trình định sẵn
không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài.
Không gian điều hòa luôn chịu tác động của nhiễu loạn bên trong và bên ngoài
làm cho các thông số của nó luôn có xu hướng xê dịch so với thông số yêu cầu đặt ra.
Vì vậy nhiệm vụ của hệ thống điều hòa không khí là phải tạo ra và duy trì chế độ vi
khí hậu trong không gian mà nó đảm nhận.
 Thông gió
Thông gió là sự chuyển động của các dòng không khí từ bên ngoài vào bên
trong phòng. Không khí thông gió theo định nghĩa của hiệp hội các kỹ sư nhiệt lạnh và
điều hòa không khí của Mỹ trong tiêu chuẩn ASHRAE 62.1 là dòng không khí được
sử dụng để cung cấp không khí bên trong với chất lượng chấp nhận được.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
 Giai đoạn hình thành máy điều hòa
Từ thời xa xưa, con người đã tìm nhiều cách khác nhau để làm mát không khí.
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, chiếc máy điều hòa không khí đầu tiên xuất hiện.
Năm 1902, mô hình máy điều hòa không khí hiện đại đầu tiên vận hành bằng
năng lượng điện được phát minh bởi Willis Carrier (1875-1950) tại Buffalo, New
York. Hệ thống này được thiết kế và sử dụng cho một nhà máy in, do đó phát minh
của ông không chỉ kiểm soát được nhiệt độ mà còn kiểm soát được cả độ ẩm không
khí của nhà máy.

2
Tuy nhiên, hệ thống điều hòa không khí đầu tiên có kích thước rất lớn, chi phí
tốn kém và còn nguy hiểm do dùng amoniac làm chất sinh hàn, đây là một loại hợp
chất có độc tính cao.
 Giai đoạn cải tiến và phát triển tiếp theo của máy điều hòa
Năm 1911, Willis Carrier giới thiệu công thức làm lạnh với tỷ lệ độ ẩm hợp lý
cho hội kỹ sư cơ khí của Hoa Kỳ. Phương pháp làm lạnh này được áp dụng cho đến
ngày nay.
Năm 1922, Carrier tiếp tục tạo nên 2 bước tiến đột phá cho ngành công nghiệp
sản xuất máy điều hòa. Thay thế chất sinh hàn độc amoniac bằng hợp chất dielene.
Bên cạnh đó, kích thước của máy điều hòa đã được ông giảm thiểu tối đa và cho ra đời
những chiếc máy điều hòa gọn gàng hơn.
Năm 1928, một kỹ sư người Mỹ Thomas Midgley đã lần đầu tiên sản xuất
thành công khí Freon làm chất sinh hàn trong công nghệ làm lạnh được sử dụng rộng
rãi cho các thế hệ máy lạnh đến năm 1994.
Năm 1931, Schultz và Sherman chế tạo thành công máy điều hòa có kích thước
nhỏ gọn đặt trên bệ cửa sổ và làm mát một căn phòng.
Thời gian tiếp theo, máy điều hòa tiếp tục được cải tiến về kích thước, hiệu suất
làm lạnh và đặc biệt là sử dụng các phương pháp làm lạnh mới vượt trội và thân thiện
với môi trường.
 Lịch sử phát triển thông gió
Sự phát triển của thông gió ra đời khi mọi người tin vào thuyết khí độc của các
căn bệnh, ở những nơi không khí tù đọng được cho là nguồn lây lan bệnh tật. Phương
pháp thông gió đầu tiên là việc sử dụng một ngọn lửa thông thoáng gần lỗ thông hơi sẽ
ép không khí trong tòa nhà lưu thông. Kỹ sư người Anh John Theophilus Desaguliers
đã cho thấy ứng dụng đầu tiên của dạng này khi đặt các ngọn lửa thông gió trong các
ống gió trên mái nhà của hạ viện.
2.1.3 Tầm quan trọng của điều hòa không khí và thông gió
 Điều hòa không khí
Điều hòa không khí giúp tạo ra môi trường không khí phù hợp, kiểm soát được
nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc gió trong phòng nằm trong phạm vi ổn định phù hợp với
cảm

3
giác nhiệt cơ thể con người. Làm cho cơ thể con người dễ chịu, thoải mái tinh thần,
phát huy được năng suất lao động trong học tập và công việc.
 Thông gió
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là những hệ lụy về ô nhiễm môi
trường. Những khí thải như carbon dioxide, khói, bụi là những tác nhân gây ra các
bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Một trong những giải pháp
giúp loại bỏ không khí ô nhiễm trong không gian làm việc chính là hệ thống thông gió.
Hệ thống này có khả năng kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm và loại bỏ mùi hôi, hơi
nóng,.. Nó được sử dụng cho nhà ở, nơi làm việc và nhiều công trình khác.
Hệ thống thông gió có vai trò quan trọng trong việc tuần hoàn, lưu thông lượng
oxy đẩy vào không khí thay thế cho lượng khí bị ô nhiễm, giữ cho không khí trong
không gian phòng luôn sạch, thoáng mát.
2.2 Tổng quan về công trình
2.2.1 Giới thiệu công trình

Hình 2. 1 Hình ảnh công trình tòa nhà Trương Quốc Dung
Tên công trình: tòa nhà văn phòng Trương Quốc Dung.

4
Vị trí công trình: số 02 Trương Quốc Dung, phường 8, quận Phú Nhuận, thành
phố Hồ Chí Minh.

Hình 2. 2 Vị trí và hướng công trình trên bản đồ


2.2.2 Quy mô công trình
Tòa nhà văn phòng Trương Quốc Dung được xây dựng theo phong cách hiện
đại và khá đầy đủ tiện nghi.
Tổng diện tích xây dựng khoảng 450 m2 gồm: 2 tầng hầm, 1 tầng trệt, 1 tầng kỹ
thuật và 9 tầng lầu.
Bảng 2. 1 Không gian làm điều hòa không khí

Tầng Phòng Diện tích (m2) Chiều cao (m)

Tầng 8 Văn phòng 235 2,65

Tầng 9 Văn phòng 235 2,65

Tầng 10 Văn phòng 235 2,65

5
2.2.3 Mặt bằng tầng 8,9,10

Hình 2. 3 Mặt bằng tầng 8

Hình 2. 4 Mặt bằng tầng 9

6
Hình 2. 5 Mặt bằng tầng 10
2.3 Một số hệ thống điều hòa không khí phổ biến hiện nay
2.3.1 Máy điều hòa không khí cục bộ( 2 cục)
Là hệ thống điều hòa gồm có 2 cục riêng biệt: trong nhà và ngoài trời. Cục
trong nhà gồm: dàn lạnh, bộ điều khiển, quạt li tâm. Cục ngoài trời gồm: máy nén,
động cơ và quạt hướng trục. Hai cục được nối với nhau bằng đường ống gas đi và về.
 Ưu điểm:
˗ Lắp đặt nhanh, dễ dàng và không đòi hỏi kỹ thuật cao.
˗ Giá thành tương đối rẻ, phù hợp cho phòng nhỏ, nhà dân.
˗ Bảo dưỡng, sửa chữa đơn giản độc lập từng máy.
˗ Giảm tiếng ồn trong nhà rất phù hợp với yêu cầu tiện nghi nên được sử dụng
rộng rãi trong các hộ gia đình.
 Nhược điểm:
˗ Hệ số tiêu thụ điện năng lớn.
˗ Cần cung cấp thêm khí tươi cho phòng để duy trì trạng thái không khí cho phù
hợp.
˗ Hiệu suất hoạt động của máy bị ảnh hưởng lớn bởi nhiệt độ bên ngoài.
˗ Khi lắp đặt thường dàn lạnh cao hơn dàn nóng nhưng chiều cao không nên vượt
quá 3m và chiều dài ống gas không vượt quá 10m.

7
2.3.2 Hệ thống điều hòa không khí VRV
Hệ thống điều hòa không khí VRV( Variable Refrigerant Volume) gồm một
dàn nóng kết hợp với nhiều dàn lạnh, làm lạnh trực tiếp không khí trong phòng thông
qua dàn bay hơi. Hệ thống điều hòa không khí VRV thường được dùng cho các tòa
nhà cao tầng, các công trình có diện tích sử dụng lớn và có sự hạn chế về vị trí đặt các
dàn nóng giải nhiệt riêng lẻ.
 Ưu điểm:
˗ Giảm độ ồn do dàn nóng thường đặt cách xa khu làm việc( thường đặt trên tầng
thượng đối với công trình nhiều tầng).
˗ Tiết kiệm điện năng do công nghệ máy nén biến tầng( Inverter).
˗ Có thể tự vận hành mà không cần đến nhân viên vận hành trong thời gian dài.
Kết nối được với hệ thống điều khiển trung tâm tại tòa nhà, tạo điều kiện cho
việc sửa chữa và bảo trì một cách dễ dàng.
˗ Sự cố ở một dàn lạnh nào đó không làm gián đoạn ảnh hưởng đến cả hệ thống.
 Nhược điểm:
˗ Không dùng được trong các tòa nhà quá cao vì bị giới hạn bởi độ cao chênh
lệch giữa cụm dàn nóng và dàn lạnh cực đại là 90m.
˗ Công suất thấp hơn so với hệ thống điều hòa trung tâm giải nhiệt nước.
˗ Số lượng dàn lạnh bị giới hạn khoảng 64 dàn lạnh cho một hệ thống.

2.3.3 Hệ thống điều hòa không khí trung tâm water chiller
Là hệ thống dùng nước lạnh để làm chất tải lạnh trung gian. Nước lạnh được
làm lạnh ở bình bay hơi từ 12℃ xuống 5÷8℃ rồi được bơm đưa đến các dàn lạnh
FCU hoặc AHU để làm lạnh phòng.
 Ưu điểm:
˗ Thích hợp với các công trình lớn, tòa nhà cao tầng.
˗ Hệ thống đường ống nước lạnh có thể dài tùy ý, đáp ứng được yêu cầu thực tế.
˗ Năng suất lạnh hầu như không hạn chế.
˗ Hệ thống có nhiều cấp giảm tải, cho phép điều chỉnh công suất theo phụ tải bên
ngoài.
 Nhược điểm:

8
˗ Lắp đặt và vận hành tương đối phức tạp, yêu cầu thợ có chuyên môn và tay
nghề cao.
˗ Một số hệ thống phải mất không gian vị trí đặt máy dưới hầm.
˗ Vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng tương đối phức tạp.
˗ Phải có phòng máy riêng.

2.4 Giới thiệu các phương pháp tính tải lạnh


Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, việc tính tải lạnh cho các
công trình điều hòa không khí rất đa dạng về các phương pháp, thuật toán tính toán và
các phần mềm hỗ trợ tính toán phụ tải lạnh ngày một nhanh và chính xác hơn. Có 3
phương pháp thường được dùng trong việc tính phụ tải lạnh: phương pháp truyền
thống, phương pháp Carrier và dùng phần mềm tính tải Heatload.
2.4.1 Phương pháp truyền thống:
Phương pháp tính tải lạnh truyền thống gồm 7 bước sau :
˗ Bước 1: Xác định các nguồn nhiệt tỏa vào phòng từ các nguồn nhiệt khác nhau
như do người, máy móc, thiết bị, chiếu sáng, bức xạ nhiệt của mặt trời, thẩm
thấu qua kết cấu bao che,…
˗ Bước 2: Xác định các nguồn ẩm thừa trong phòng điều hòa.
˗ Bước 3: Xác định tia quá trình ε ( còn gọi là hệ số góc tia quá trình).
˗ Bước 4: Xác định sơ đồ điều hòa không khí với các thông số trạng thái của
không khí trong nhà T, ngoài nhà N, hòa trộn H và thổi vào V như: enthalpy,
nhiệt độ, lưu lượng không khí, khối lượng riêng, độ chứa hơi.
˗ Bước 5: Xác định năng suất gió của hệ thống.
˗ Bước 6: Xác định năng suất lạnh của hệ thống điều hòa không khí.
˗ Bước 7: Tính lượng ẩm ngưng tụ trên dàn bay hơi.

Nhược điểm của phương pháp này là độ chính xác tương đối và tốn nhiều thời
gian để tra đồ thị t – d của không khí ẩm để có được các thông số tính toán, hiểu biết
về các trạng thái không khí của quá trình điều hòa mới xác định được tải lạnh để chọn
công suất phù hợp. Cách tính tải này sẽ gây ra bất tiện khi tính cho các công trình lớn
như bệnh viện, khách sạn, tòa nhà văn phòng,…

9
2.4.2 Phương pháp Carrier
Phương pháp tính tải lạnh Carrier chỉ khác phương pháp truyền thống ở cách
xác định năng suất lạnh Q0 mùa hè và năng suất sưởi Qs mùa đông bằng cách tính
riêng tổng nhiệt hiện thừa Ght và nhiệt ẩn thừa Qat của mọi nguồn nhiệt tỏa và thẩm
thấu tác động vào phòng điều hòa.

Q0 = Qt = ∑ Qht + ∑ Qat

Nhiệt tổn thất do bức xạ Q1 , bao che Q2 nhiệt tỏa Q3 chỉ có nhiệt hiện, riêng
nhiệt tỏa người Q4, gió tươi Q5 và gió rò lọt Q6 gồm 2 thành phần hiện và ẩn.

Hình 3. 1 Tổng năng suất lạnh Q0 được tính theo phương pháp Carrier
Các phương pháp lập sơ đồ điều hòa mùa hè, mùa đông cũng như các sơ đồ
thẳng, tuần hoàn 1 cấp, 2 cấp và phun ẩm bổ sung trong không gian máy đều giống
như phương pháp truyền thống. Khác biệt duy nhất là tất cả tiến hành trên đồ thị t-d
của không khí ẩm theo Carrier.
Đối với phương pháp Carrier, khi tính tổng nhiệt ta tính cả lượng nhiệt của
không khí từ ngoài trời mang vào phòng và lượng nhiệt thừa nên tổng nhiệt này chính
là công suất lạnh của không gian cần điều hòa.
Ưu điểm của phương pháp này là việc tính bức xạ qua kính và mái đơn giản
hơn so với phương pháp truyền thống. Khi xác định năng suất lạnh của máy điều hòa
ta không cần dùng đến đồ thị không khí ẩm, rút ngắn thời gian khi tính cho công trình
có nhiều không gian cần điều hòa.
10
2.4.3 Phương pháp dùng phần mềm Heatload
Phần mềm Heatload của Daikin là một trong các phần mềm rất dễ sử dụng, có
kết quả tính toán khá chính xác và đáng tin cậy.
Các chức năng của phần mềm Heatload:
˗ Tính tải nhiệt cho từng loại không gian phòng với kết quả có độ tin cậy cao.
˗ Đưa phần mềm vào nhiều loại dữ liệu có thể nhập, xuất; hỗ trợ in kết quả dưới
dạng biểu đồ trực quan.
˗ Dễ dàng thao tác trên laptop, máy tính.

11
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung thực hiện
3.1.1 Tìm hiểu về điều hòa không khí và thông gió
Dựa vào các kiến thức đã học kết hợp với các sách, tài liệu về điều hòa không
khí và thông gió.
3.1.2 Khảo sát công trình
Tiến hành đến khảo sát thực tế công trình tại địa chỉ số 02 Trương Quốc Dung,
phường 8, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.3 Tính toán phụ tải
Sử dụng 2 phương pháp tính tải bằng phần mềm Heatload và tính tải theo Carrier
thực hiện.
3.1.4 Chọn thiết bị
Dựa vào kết quả tính tải bằng phần mềm Heatload ta chọn thiết bị.
3.1.5 Bản vẽ thiết kế
Tiến hành vẽ đặt máy, bố trị miệng gió,… trên bản vẽ mặt bằng có sẵn.
3.1.6 Chọn thông số tính toán trong nhà
Theo TCVN 5687 – 2010 [3] ta có thông số vi khí hậu tiện nghi ứng với trạng
thái lao động được cho ở bảng 2.2:
Bảng 3. 1 Thông số vi khí hậu tiện nghi ứng với trạng thái lao động

Mùa đông Mùa hè

Thứ Trạng Nhiệt Độ ẩm Vận tốc Nhiệt Độ ẩm Vận tốc


tự thái lao độ tương đối gió độ tương gió
động t(oC) φ(%) v(m/s) t (oC) đối v(m/s)
φ(%)

Nghỉ
1 ngơi tĩnh 22 – 24 60 – 70 0,1 – 0,2 25 – 28 60 – 70 0,5 – 0,6

Lao
2 động 21 – 23 60 – 70 0,4 – 0,5 23 – 26 60 – 70 0,8 – 1,0
nhẹ

12
Lao
3 20 – 22 60 – 70 0,8 – 1,0 22 – 25 60 – 70 1,2 – 1,5
động
vừa

Lao
4 18 – 20 60 – 70 1,2 – 1,5 20 – 23 60 – 70 2,0 – 2,5
động
nặng

Vì công trình là văn phòng nên trạng thái lao động thường ở trạng thái nghỉ
ngơi hoặc lao động nhẹ, dựa vào tiêu chuẩn bảng trên ta chọn thông số để tính toán
trong nhà là: tT = 24oC và φT = 60%.
3.1.7 Chọn cấp điều hòa cho công trình
Cấp điều hòa được phân loại theo mức độ quan trọng của hệ thống điều hòa
không khí đối với công trình:
˗ Điều hòa không khí cấp 1: hệ thống điều hòa không khí phải duy trì được các
thông số trong nhà ở phạm vi biến thiên nhiệt ẩm ngoài trời( phạm vi sai lệch là
0h), dùng cho các công trình đặc biệt quan trọng.
˗ Điều hòa không khí cấp 2: hệ thống điều hòa không khí phải duy trì được các
thông số trong nhà ở phạm vi sai lệch không quá 200h/năm, dùng cho các công
trình không quá quan trọng.
˗ Điều hòa không khí cấp 3: hệ thống điều hòa không khí phải duy trì được các
thông số trong nhà ở phạm vi sai lệch không quá 400h/năm, có độ tin cậy thấp.

Hệ thống điều hòa không khí cấp 1 tuy có mức độ tin cậy cao nhất nhưng chi
phí đầu tư, lắp đặt và vận hành hệ thống rất lớn nên chỉ sử dụng cho các công trình đặc
biệt quan trọng. Điều hòa không khí cấp 2 dùng phổ biến cho các khách sạn, văn
phòng, nhà ở, bệnh viện, trường học,… Điều hòa không khí cấp 3 dùng cho các công
trình không đòi hỏi cao về chế độ nhiệt ẩm như căn hộ, nhà ở, các phân xưởng… mà
thông gió cơ khí không đảm bảo được các thông số trong nhà yêu cầu.
Đối với công trình tòa nhà văn phòng Trương Quốc Dung ta chọn hệ thống điều
hòa không khí cấp 2 là phù hợp.

13
3.1.8 Chọn thông số tính toán ngoài nhà
Bảng 3. 2Thông số tính toán ngoài nhà các cấp điều hòa [1, 21]

Mùa hè
Cấp điều hòa không khí
t (℃) φ (%)
Cấp 1 t max
φ13−15
Cấp 2 0,5. ( t max + t tbmax )
Cấp 3 t tbmax

˗ Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất: t tbmax = 34,6℃ [2, 35]
˗ Nhiệt độ cao nhất t max = 40℃ [2, 39]
Với cấp điều hòa không khí cấp 2, chọn nhiệt độ ngoài trời:
t N = 0,5. (t max + t tbmax ) = 0,5. (40 + 34,6) = 37,3℃
˗ Độ ẩm tương đối không khí ngoài trời: φN = 78%. [2, 57]
3.1.9 Chọn phương án thiết kế
Qua quá trình phân tích mặt bằng kiến trúc công trình, các thông số khí hậu
cùng với việc phân tích những ưu và nhược điểm của các hệ thống điều hòa không khí
hiện nay, nên chọn hệ thống điều hòa không khí VRV cho công trình tòa nhà văn
phòng Trương Quốc Dung. Vì công trình có diện tích không quá lớn( 10 tầng) nên nếu
chọn hệ thống điều hòa trung tâm giải nhiệt nước là không phù hợp, gây tốn kém chi
phí rất cao. Nếu sử dụng điều hòa 2 cục thì sẽ không đảm bảo tính thẩm mỹ cho công
trình và khả năng làm lạnh không đồng đều.
Vì vậy, lựa chọn hệ thống điều hòa không khí VRV cho tòa nhà văn phòng
Trương Quốc Dung là phù hợp, đảm bảo tính thẩm mỹ và chi phí phù hợp.
3.1.5 Chọn phương pháp tính tải lạnh
Tiến hành tính tải lạnh bằng 2 phương pháp: tính bằng phần mềm HeatLoad và
tính tay bằng phương pháp Carrier để so sánh 2 kết quả với nhau.
3.2 Phương pháp thực hiện
3.2.1 Tính tải bằng phần mềm HeatLoad
Sử dụng phần mềm HeatLoad để tính tải lạnh cho công trình:
 Giao diện phần mềm Heatload

14
Sau khi cài đặt xong phần mềm Heatload, ta khởi động phần mềm Heatload,
giao diện của Heatload như sau:

Hình 3. 2 Giao diện phần mềm Heatload


Trong giao diện phần mềm Heatload gồm có 4 bước:

 Bước 1: Khai báo thông tin dự án.


Phần này chúng ta điền các thông tin tổng quan về dự án như: Tên dự án, địa
điểm xây dựng, vật liệu xây tường và các thông số nhiệt liên quan.

Hình 3. 3 Khai báo thông tin dự án

15
 Bước 2: Nhập dữ liệu chi tiết từng phòng
Đây là mục quan trọng nhất trong phần mềm. Là mục mà chúng ta cần điền các
thông số chi tiết cho không gian điều hòa cần tính toán. Việc tải lạnh có được tính toán
chính xác hay không chính là ở mục này. Sau khi chọn vào Room Data sẽ hiện một số
chức năng như sau:

Hình 3. 4 Một số chức năng trong Room Data


Trong đó:
˗ Add: Thêm phòng mới để tính tải nhiệt.
˗ Change: Thay đổi thông số của phòng mà ta đã thiết lập từ trước.
˗ Delete: Xóa phòng mà ta đã thiết lập trước đó.
˗ Insert/Copy: Nhân đôi phòng mà ta đã thiết lập từ trước.
˗ Main Menu: Chức năng quay về menu chính để tính tải lạnh.
Trong các chức năng này thì chức năng Add vẫn là chức năng chính. Sau khi
chúng ta click vào chức năng Add thì giao diện sẽ hiện ra như sau:

16
Hình 3. 5 Nhập số liệu
Tại đây chúng ta sẽ có tổng cộng 7 mục phụ cần phải hoàn thành. Bao gồm các mục
sau:
˗ O.H.T.C: Nơi cài đặt các thông số liên quan đến diện tích, hướng phòng, hệ
thống thông gió cho gian phòng, các vật liệu làm tường bao che…
˗ Temp&Humid: Là nơi cài đặt nhiệt độ và độ ẩm thiết kế vào mùa hè và mùa
đông của phòng.
˗ Schedule: Nơi cài đặt các thông số về thời gian mà con người, máy móc hoạt
động trong không gian này.
˗ Others: Nơi cài đặt các thông số khác như lưu lượng cấp khí tươi cho người
trong phòng, nguồn nhiệt phát ra từ thiêt bị đèn chiếu sáng, phương pháp
tăng/giảm độ ẩm,…
˗ Canopy: Là mục để chúng ta cài đặt kích thước của mái hiên cho các cửa sổ(
nếu có).
˗ Material II: Là nơi chúng ta thiết lập lại vật liệu xây dựng của không gian
phòng chi tiết hơn.
˗ Extension: Là nơi cài đặt các mục mở rộng khác như nhiệt tỏa ra từ con người,

17
sự ảnh hưởng các gian phòng đặc biệt bên cạnh( nếu có).

18
 Bước 3: Sum/Print
Đây là bước để chúng ta tính tổng tải lạnh và in kết quả báo cáo. Phần này rất
đơn giản, chỉ cần trở về Main Menu và click vào Sum/Print. Một cửa sổ mới sẽ hiển
thị kết quả tính toán được.

 Bước 4: Thoát khỏi phần mềm Heatload( lưu ý: cần lưu


lại trước khi nhấn vào Exit)
3.2.2 Tính tải bằng phương pháp Carrier
 Nhiệt hiện bức xạ qua kính:
Nhiệt hiện do bức xạ mặt trời qua kính vào phòng:
Q11 = nt . Q′ 11 [1,143] (3-1)
Trong đó:
nt: hệ số tác dụng tức thời
Q11

= F . RT . εc . εđs . εmm . εkh . εm . εr [1,143] (3-2)
Trong đó:
Q11

: lượng nhiệt bức xạ tức thời qua kính vào phòng.
F: diện tích về mặt kính cửa sổ có khung thép, m2, nếu là khung gỗ lấy bằng
0,85F.
RT: nhiệt bức xạ mặt trời qua cửa kính vào trong phòng, W/m2.
εc: hệ số ảnh hưởng của độ cao so với mặt nước biển, tính theo công thức:
H
ε=1+
c 1000 . 0,023 [1,143] (3-3)
Do chênh lệch độ cao giữa Thành phố Hồ Chí Minh so với mặt nước biển không
đáng kể nên chọn εc = 1.
εđs: hệ số ảnh hưởng của độ chênh giữa nhiệt độ đọng sương của không khí quan
sát so với nhiệt độ đọng sương của không khí ở trên mặt nước biển là 20℃, xác định
theo công thức:
33−20
εđs (t −20) . 0,13 = 1 − . 0,13 = 0,831. (3-4)
= 1 − s 10 10
ts : nhiệt độ động sương của không khí ngoài trời(℃) với tN = 37,3 ℃ và φN
= 78% tra đồ thị t-d được ts = 33℃.

19
εmm: hệ số ảnh hưởng của mây mù, khi trời không mây ε mm= 1, trời có mây
εmm= 0,85. Khi tính toán lấy lớn nhất là không có mây mù nên εmm= 1
εkh: hệ số ảnh hưởng của khung, khung gỗ lấy εkh= 1, khung kim loại εkh= 1,17.
Do khung kim loại nên chọn εkh= 1,17.
εm: hệ số ảnh hưởng của kính. Theo bảng 4.3 [1, 153] chọn εm = 0,94.
εr: hệ số mặt trời. Công trình sử dụng kính cường lực và có rèm che bên trong.
Do đó công thức sẽ thay đổi εr= 1 và RT được thay bằng nhiệt bức xạ vào phòng khác
kính cơ bản RK:
Q11

= F . RK . εc . εđs . εmm . εkh . εm [1,144] (3-5)
Trong đó:
R K = [0,4 . αk . τk . (αm + τm + ρk . ρm + 0,4 . αk . αm )]. R N (3-6)

R
RN = 0,8T8 (3-7)
RN: bức xạ mặt trời đến bên ngoài mặt kính.
RT: bức xạ mặt trời qua cửa kính vào trong không gian điều hoà.
αk , τk , ρk , αm , τm , ρm : hệ số hấp thụ, xuyên qua, phản xạ của kính và màn che.
Theo bảng 4.3 và bảng 4.4 [1, 153]: ak = 0,15 ; ρk = 0,08 ; τk = 0,77 ; am =
0,09 ; ρm = 0,77 ; τm = 0,14.
Vì hệ thống điều hòa hoạt động từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều( trong các giờ có
nắng) nên ta chọn RT = RTmax [1, 143].

 Nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ và do ∆𝐭 : Q21


Mái của phòng điều hòa có 3 dạng:
˗ Phòng điều hòa năm giữa các tầng trong một tòa nhà điều hòa, nghĩa là bên trên
cũng là phòng điều hòa, khi đó Δt = 0, nên Q12 = 0.
˗ Phía trên phòng điều hòa đang tính toán là phòng không điều hòa, khi đó lấy k
lấy ở bàng 4.15 [1, 170], và Δt = 0,5 (tN - tT).
˗ Trường hợp mái có bức xạ mặt trời, đối với tòa nhà có nhiều tầng, đây là mái
bằng tầng thượng thì nhiệt truyền vào phòng gồm 2 thành phần, do ảnh hưởng
của bức xạ mặt trời, do chênh lệch nhiệt độ giữa không khí trong nhà và ngoài
trời.

20
Dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, mái dần dần nóng lên do hấp thụ nhiệt. Một
phần lượng nhiệt tỏa ngay vào không khí ngoài trời bằng đối lưu và bức xạ. Một phần
truyền qua kết cấu mái vào trong phòng điều hòa và tỏa vào lớp không khí trong phòng
cũng bằng đối lưu và dẫn nhiệt.
Q21 = k. F. ∆ttđ , W [1, 162] (3-8)
Trong đó:

Q21: Dòng nhiệt đi vào không gian cần điều hòa do sự tích nhiệt của các kết
cấu mái và do độ chênh nhiệt độ của không khí giữa bên ngoài và bên trong.
k: Hệ số truyền nhiệt qua mái. Tra bảng 4.9 [1, 163] với trần bê tông dày 300
mm lớp vữa xi măng cát dày 25 mm, trên có lớp bitum 797 kg/m2, có trần giả làm bằng
thạch cao 12 mm nên ta được: k = 1,28 W/m2 độ.
Fm là diện tích mái = 235m2.
Δttđ là hiệu nhiệt độ tương đương, được tính theo công thức [1, 162]:

∆ttđ RN
= tN.ef − t T = tN + ε s . −t T = (tN − tT ) + εs . RN (3-9)
αN α
N
Như vậy hiệu nhiệt độ tương đương bao gồm hai thành phần: (tN – tT) là độ
chênh lệch nhiệt độ giữa không khí ngoài và trong nhà và s.RN/N là phần hiệu chỉnh
do bức xạ mặt trời tác dụng lên mái:
tN: là nhiệt độ ngoài trời, tN = 37,3
oC. tT: là nhiệt độ trong nhà, tT
=24oC.
RT
R =
N 0,88

RT: Nhiệt bức xạ qua kính vào phòng theo hướng mặt nằm ngang. Tra bảng 4.1
[1, 148] ở vĩ độ 10o Bắc vào tháng 11 lúc 12 giờ ta được RT= 662 W/m2
RT 662
R = = = 752,27 W/m2
N 0,88 0,88
εs: hệ số hấp thụ bức xạ mặt trời bề mặt mái. Tra bảng 4.10 [1, 164] Fibrô
ximăng, mới, màu trắng ta có: εs= 0,42.
αN: hệ số tỏa nhiệt đối lưu của không khí bên ngoài: αN = 20 (W/m2độ) [1,

21
166]. αN = 20 W/m2 độ.
RN 0,42 .752,27
Suy ra: ∆t . = (37,3 − 24) + = 29 ℃.
tđ = (t N − t T ) + ε s αN 20

22

Nhiệt truyền qua vách Q22
Vách bao che chung quanh cũng có nhiều dạng: tường, cửa ra vào và cửa sổ.Tuy
nhiên công thức chung tính nhiệt truyền qua vách vẫn được tính bằng biểu thức:
Q22 = ∑ Q2i = kiFi∆t = Q22t + Q22c + Q22k , W [1, 166] (3-10)
Q2i: nhiệt truyền qua tường, cửa ra vào, cửa sổ…
ki: hệ số truyền nhiệt tương ứng của tường, cửa, kính,
W/m2độ. Fi: diện tích tường, cửa, kính tương ứng, m2.
a) Nhiệt hiện truyền qua tường
Theo công thức tính cho tường ta có:
Q22t = kt. Ft . t, W [1, 166] (3-11)

Trong đó:
kt là hệ số truyền nhiệt của tường được xác định theo biểu thức [1, 166]:
1 1
kt = =
1+∑ , W/m2 K (3-12)
1+ ∑ δi 1
1 + αT
αN λi + αT R i
αN
Trong đó:
N = 20 W/m2K khi tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời hoặc N = 10
W/m2K khi tường tiếp xúc gián tiếp với không khí bên ngoài [1, 166].
T là hệ số tỏa nhiệt phía trong nhà, T = 10 W/m2 K [1, 166].
t là độ chênh lệch nhiệt độ, t= tN - tT = 13,3 ℃.
I là độ dày lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường, m.
i là hệ số dẫn nhiệt lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường, W/m2K, được chọn
theo bảng 4.11 [ 1, 166].
Ft là diện tích tường bao quanh, m2.
Tra bảng 4.11[1,166], ta có bảng sau :
Bảng 3. 3 Thông số vật liệu của tường

Hệ số dẫn nhiệt
STT Vật liệu Chiều dày
λ (W/m độ)
1 Vữa xi măng 0,01 0,93
2 Gạch rỗng 0,09 0,58

23
k = 1 = 1
t δi 1 2.0,01 2.0,09 1 = 2,08 W/m2độ.
1 1 + + +
+∑ + 20 0,93 0,58 10
αN λ i αT
b) Nhiệt truyền qua cửa ra vào Q22c
Vì cửa ra vào văn phòng tầng 8,9,10 nằm bên trong nên không tiếp xúc trực tiếp
với không khí bên ngoài trời nên Q22c = 0.
c) Nhiệt truyền qua kính cửa sổ
Nhiệt truyền qua kính cửa sổ tính bằng biểu thức sau:
Q22k = ∑ k k . Fk . ∆t , W [1, 169] (3-13)
Fk: Diện tích cửa sổ, m2.
∆t: Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà. Đối với cửa tiếp xúc trực tiếp với không
khí bên ngoài trời thì : ∆t = tN – tT = 37,3 – 24 = 13,3 oC.
kk: Hệ số truyền nhiệt qua kính, W/m2độ.
k =k = 1 = 1
= 6,13 W/m2độ.
k c 1 δ 1 1
+
0,01
+
1
+ + 20 0,76 10
αN λ αT
( Vì kính cửa sổ có độ dày δ = 10 mm ).

Nhiệt truyền qua nền Q23
Nhiệt truyền qua nền được tính theo biểu thức [1, 170]:
Q23 = kn. Fn. ∆t, W (3-14)
Trong đó:
Fn là diện tích nền, m2.
Kn là hệ số truyền nhiệt qua nền hoặc sàn, W/m2K, được chọn theo bảng 4.15
[1, 170].
Vì sàn nằm giữa hai phòng điều hòa Q23 = 0.

Nhiệt tỏa do đèn chiếu sáng Q31
Nhiệt hiện tỏa ra từ đèn led được tính như sau:
Q = ∑ 1,25N = ∑ 1,25q đ . F [1, 171] (3-15)
N: tổng công suất ghi trên bóng đèn.
F (m2) là diện tích sàn.

24
qđ là công suất định hướng chiếu sáng trên 1m2 sàn. Toàn bộ hệ thống đèn
chiếu sáng cho toàn bộ các phòng là đèn Led công suất định hướng 10 ÷ 12 (W/m2sàn)
[2]. Chọn qđ = 12 (W/m2sàn).
Nhiệt tỏa do chiếu sáng cũng gồm hai thành phần: Bức xạ và đối lưu, phần bức
xạ cũng bị kết cấu bao che hấp thụ nên nhiệt tác động lên tải lạnh cũng nhỏ hơn giá trị
tính toán được. Vì vậy phải nhân thêm hệ số tác dụng tức thời và hệ số tác dụng đồng
thời.
Q31 = ηt . ηđ . Q , W [1, 171] (3-16)
Trong đó:
ηt: Hệ số tác dụng tức thời của đèn chiếu sáng, giả sử đèn bật 10h/1 ngày. Tra
bảng 4.8 [1, 158] ta được: ηt = 0,87.

Nhiệt hiện tỏa do máy móc Q32
Nhiệt tỏa do máy và dụng cụ điện như tivi, radio, máy tính, máy sấy tóc, bàn
là… trong gia đình hoặc văn phòng, là các loại không dùng động cơ điện có thể tính
theo nguồn nhiệt tỏa của chúng:
Q32 = ∑ Ni , W (3-17)
Trong đó:
Ni là công suất điện ghi trên dụng cụ.

Nhiệt hiện và ẩn tỏa ra do người Q4
Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do người tỏa ra vào phòng chủ yếu bằng đối lưu và bức
xạ, được xác định theo công thức:
Q4h = n. nđt. qh, W (3-18)
Trong đó:
n là số người có trong phòng điều hòa.
nđt là hệ số tác dụng không đồng thời. Đối với nhà cao tầng công sở nđt = 0,75 ÷
0,9.

qh là nhiệt hiện tỏa ra từ một người, W/người, được tra theo bảng 4.17 [1, 174].
Q4â = n. qâ, W (3-19)
Trong đó:
qâ là nhiệt ẩn do một người tỏa ra, W/người, được tra theo bảng 4.17 [1, 174].
Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi mang vào QNh và QNâ
25
Phòng điều hòa luôn phải được cung cấp một lượng gió tươi để đảm bảo đủ oxy
cần thiết cho người ở trong phòng. Ký hiệu gió tươi ở trạng thái ngoài trời là N, do gió
tươi ở trạng thái ngoài trời với nhiệt độ t N, ẩm dung dN và entanpy IN lớn hơn trạng
thái không khí ở trong nhà với nhiệt độ t T, ẩm dung dT và entanpy IT. Vì vậy, khi đưa
gió tươi vào phòng nó sẽ tỏa ra một lượng nhiệt, bao gồm nhiệt hiện Q Nh và nhiệt ẩn
QNâ, được tính bằng các biểu thức [1, 176]:
QNh = 1,2. n. l. (tN - tT), W (3-20)
QNâ = 3,0. n. l. (dN - dT), W (3-21)
Trong đó:
dN, dT là ẩm dung không khí ngoài nhà và trong nhà, kg/kgkk.
tN, tT là nhiệt độ không khí ngoài nhà và trong nhà, ℃.
l là lượng không khí tươi cần cho 1 người trong 1 giây, l/s

Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió lọt Q5h và Q5â
Không gian điều hòa được làm kín để chủ động kiểm soát được lượng gió tươi
cấp cho phòng nhằm tiết kiệm năng lượng nhưng vẫn có hiện tượng rò lọt không khí
qua khe cửa sổ, cửa ra vào khi mở cửa do người ra vào. Hiện tượng này xảy ra cực
mạnh khi chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời càng lớn. Khí lạnh có xu hướng
thoát ra ở bên dưới cửa và khí nóng ngoài trời lọt vào phía trên cửa. Nhiệt hiện và ẩn
do gió lọt được xác định theo công thức [1, 177]:
Q5h = 0,39. (tN - tT). . V , W (3-22)
Q5â = 0,84. (dN - dT). . V , W (3-23)

trong đó:
V là thể tích phòng, m3.
ξ là hệ số kinh nghiệm được xác định theo bảng 4.20 [1, 177].

Các nguồn nhiệt khác
Ngoài những nguồn nhiệt đã tính toán được ở trên còn có các nguồn nhiệt khác
ảnh hưởng tới phụ tải lạnh. Có thể là nhiệt ẩn, nhiệt hiện tỏa ra từ các đường ống dẫn
môi chất nóng đi qua phòng điều hòa hoặc nhiệt tỏa từ quạt, nhiệt tổn thất qua đường
ống dẫn gió vào làm cho không khí lạnh trong phòng điều hòa nóng lên. Trong đó
nhiệt tổn thất do nhiệt tỏa từ quạt và nhiệt tổn thất qua đường ống dẫn gió là các nguồn

26
nhiệt

27
ảnh hưởng chủ yếu tới phụ tải lạnh. Còn các nguồn khác là không đáng kể. Tuy nhiên
trong không gian điều hòa quạt gió làm tăng nhiệt độ nhưng nhỏ và đường ống được
bọc cách nhiệt và đường gas đi, về được quấn sát với nhau nên nhiệt xâm nhập vào
không gian điều hòa là không đáng kể nên ta có thể bỏ qua Q6 (Q6 = 0).
3.2.3 Tính chọn dàn nóng và bộ chia gas bằng phần mềm VRV Xpress
Ta sử dụng phần mềm VRV Xpress của hãng Daikin để hỗ trợ chọn dàn nóng,
bộ chia gas phù hợp.
3.2.4 Tính chọn quạt bằng phần mềm Fantech
Sử dụng phần mềm Fantech để hỗ trợ chọn quạt cho hệ thống cấp gió tươi của
công trình.

28
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tính tải lạnh của dự án bằng phần mềm Heatload
4.1.1 Thông số thiết kế đầu vào

Hình 4. 1 Thông số thiết kế đầu vào tính tải theo HeatLoad


4.1.2 Nhập thông tin và khu vực thời tiết của dự án
Với thông số nhiệt độ và độ ẩm ở chương 2 và các hướng dẫn bước tính toán ở
chương 3, tiến hành nhập thông số để tính toán tải lạnh cho tầng 8 của dự án Tòa nhà
văn phòng Trương Quốc Dung.

Hình 4. 2 Nhập thông tin cho dự án


˗ Nhập tên dự án( Project Name):nhập “Toa nha van phong Truong Quoc Dung”.
˗ Chọn thành phố/quốc gia: chọn Viet Nam cho Country và Ho Chi Minh cho
city.

29
˗ Địa chỉ( Address): nhập “Quan Phu Nhuan, Tp HCM”.
˗ Vật liệu xây tường( Outer Wall Assemblies): chọn Nomal Concrete.

Hình 4. 3 Nhập nhiệt độ và độ ẩm tương đối cho mùa hè


˗ Click vào “Design Data”, tại đây chúng ta chọn “Design Temp & Humid”.
˗ Chọn nhiệt độ vào mùa hè( Temp in Summer): 24℃.
˗ Chọn độ ẩm vào mùa hè( Humid in Summer): 60%.
˗ Nhiệt độ và độ ẩm mùa đông ta để mặc định.

4.1.3 Nhập và khai báo các dữ liệu, thông số liên quan trong Room Data
 Tại mục Room Data, chọn “Add”, một tab mới sẽ xuất hiện như hình bên dưới:

30
Hình 4. 4 Nhập và khai báo dữ liệu cho tầng 8
˗ Nhập tên phòng( Room Name): 8F- VAN PHONG.
˗ Công năng phòng( Usage of Room): chọn Office(văn phòng).
˗ Hệ thống gió: chọn Vent Fan.
˗ Diện tích sàn( Floor area): 235m2.
˗ Chiều cao trần( Ceiling Height): 2.7m.
˗ Nhiệt hiện do thiết bị tỏa ra(Equipments Sensible Heat): vì không gian điều hòa
là văn phòng nên việc sử dụng máy tính là không thể thiếu nên ta chọn công
suất nhiệt trung bình của một máy tính là 200 W/PC. Ước tính mật độ người là
8m2/người tính được tổng số người là 30, mỗi người một PC nên suy ra được
nhiệt hiện thiết bị là 6000 W.
˗ Chiều dài tường ngoài( Outer Wall Length):
Bảng 4. 1 Tường giáp không gian ngoài trời

Hướng Bắc Đông Nam Tây

Chiều dài(m) 24,7 12 9,2 8

31
Bảng 4. 2 Thông số vật liệu của tường [7]

Hệ số dẫn
Khối lượng
Kết cấu Vật liệu Độ dày (mm) nhiệt (
riêng (kg/m3)
W/m.℃)
Gạch 100 0,81 1800

Gạch 100 0,81 1800

Vữa ngoài 15 0,93 1800


Tường ngoài
Vữa trong 15 0,93 1800

Vữa giữa 10 0,93 1800

Sơn nước 4 0,72

Gạch 100 0,81 1800

Vữa ngoài 15 0,93 1800

Tường trong Vữa trong 15 0,93 1800

Vữa giữa 10 0,93 1800

Sơn nước 4 0,72

˗ Diện tích cửa sổ kính giáp không gian ngoài trời( Window area on Outer Wall):
Bảng 4. 3 Diện tích cửa sổ kính giáp không gian ngoài trời

Hướng Đông Tây Nam Bắc


Diện tích (m2) 32,4 7,02 0 0

Hình 4. 5 Cửa sổ kính tầng 8 hướng Tây

32
˗ Chiều dài tường ngoài giáp với không gian bên trong không có điều hòa( Inner
Wall Length for Non-Cond. Space):

Bảng 4. 4 Tường giáp không gian bên trong không có điều hòa

Hướng Đông Tây Nam Bắc


Chiều dài (m) 0 0 14,6 0

 Trong mục Change Std Data, chọn Temp & Humid : khai báo nhiệt độ và độ ẩm
cho không gian điều hòa lần lượt là 24℃ và 60%. Ta chỉ tính cho mùa hè nên
không nhập mùa đông.

Hình 4. 6 Khai báo nhiệt độ và độ ẩm cho không gian điều hòa


 Trong mục Change Std Data, chọn Schedule:

33
Hình 4. 7 Nhập dữ liệu trong tab Schedule
˗ Thời gian hoạt động: do không gian điều hòa là văn phòng làm việc, công việc
giờ hành chính sẽ kéo dài:
Buổi sáng: Bắt đầu từ 7h đến 11h.
Buổi chiều: Bắt đầu từ 13h đến 17h.
Vì vậy ta sẽ chọn thời gian làm điều hòa từ 7h sáng đến 17h chiều mỗi ngày.
Trong mục Change Std Data, chọn Others :

Hình 4. 8 Nhập dữ liệu trong tab Others


34
˗ Mật độ gió tươi ( m3/h.người ) [1, 176]:
Bảng 4. 5 Lượng gió tươi cần cho một người

Lượng gió tươi cần cho một người


Không gian điều hòa
l/s m3/h
Công sở, văn phòng 7,5 27
Cửa hàng bán lẻ 5 18
Cửa hàng tạp hóa 3,5 12,6

Dựa vào bảng 4.4 Lượng gió tươi cần cho một người( Fresh Air Intake): chọn
27 m3/h.người cho dự án vào mùa hè.
˗ Nhiệt toả từ đèn chiếu sáng: đối với phòng làm việc, phân xưởng sản xuất,
khách sạn, văn phòng có thể tính công suất chiếu sáng theo m 2 sàn. Theo tiêu
chuẩn chiếu sáng có thể lấy 10 – 12 W/m2 diện tích sàn cho văn phòng, khách
sạn, công xưởng,…[1, 103]
Chọn nhiệt tỏa ra từ đèn chiếu sáng theo m2 sàn( Lighting Fluorescent Lamp):
12 W/m2.
˗ Loại rèm( Blind Type): chọn màu trung tính (Neutral color).
˗ Mật độ người m2/người:

Bảng 4. 6 Mật độ định hướng số mét vuông sàn cho một người [1, 104]

Loại không gian điều hòa Văn phòng Nhà hàng Cửa hàng Vũ trường
Mật độ, m2/người 6 - 20 2 1 – 1,5 0,5
Do đặc điểm văn phòng làm việc ở Việt Nam không gian làm việc không quá
rộng rãi nên ta chọn theo bảng 4.6 mật độ là 8 m 2/người cho dự án. Ứng với phòng có
diện tích 235 m2 ước tính được tổng số người cho một phòng là 30 người.
 Trong mục Change Std Data, chọn Extension :

35
Hình 4. 9 Khai báo nhiệt hiện và nhiệt ẩn ở người

˗ Nhiệt từ cơ thể người:


Bảng 4. 7 Nhiệt tỏa ra từ cơ thể người(W/m2), [1, 175]

Nhiệt độ phòng cần


Nhiệt tỏa điều hòa, ℃
Mức độ hoạt Nơi hoạt ra của Nhiệt tỏa
24
động động nam giới trung bình
qh qa

Hoạt động
văn phòng Văn phòng 140 130 70 60

4.1.4 Kết quả tính tải


Qua các bước nhập thông số vào phần mềm Heatload để tính tải lạnh cho dự án,
ta được thông số kết quả phụ tải lạnh và các thông số khác của tầng 8 tòa nhà văn
phòng Trương Quốc Dung. Ta tiến hành các bước nhập thông số vào phần mềm tương
tự như các bước trên để tìm ra kết quả phụ tải lạnh và các thông số khác của tầng 9,10.
 Tầng 9:
˗ Diện tích cửa sổ kính ngoài( Window area on Outer Wall): hướng đông 32.4
m2, hướng tây 11.7 m2 .

36
˗ Các thông số và dữ liệu còn lại tương tự tầng 8.
 Tầng 10:
˗ Do tầng 10 là tầng cuối cùng và phía trên là sân thượng nên ta nhập vào mục
Roof & Non – Cond Ceiling Area ( không gian phía trên không có điều hòa) và
chọn Flat Roof( phía trên là mái bằng) nhập 235m2.
Ta được bảng kết quả tính tải như sau:

Hình 4. 10 Kết quả tính tải lạnh cho tầng 8,9,10

Bảng 4. 8 Kết quả tính tải lạnh tầng 8,9,10

Tầng Loại Diện tích (m2) Chiều cao (m) Tải lạnh (W)

Tầng8 Văn phòng 235 2,7 44042

Tầng 9 Văn phòng 235 2,7 44409

Tầng 10 Văn phòng 235 2,7 47687

4.2 Lựa chọn thiết bị cho hệ thống


4.2.1 Lựa chọn dàn lạnh
Từ những kết quả tính toán được ở trên, ta dựa vào catalogue VRV-A của
Daikin để chọn dàn lạnh cho công trình như bảng [4] :

37
Bảng 4. 9 Thông số của các dàn lạnh

Lưu lượng
Tầng Model Số lượng Công suất
không
lạnh (kW)
khí( m3/s)
Tầng 8 FXMQ100PAVE 4 11,2 0,45
Tầng 9 FXMQ100PAVE 4 11,2 0,45
FXMQ125PAVE 1 14,0 0,55
Tầng 10
FXMQ100PAVE 3 11,2 0,45

Hình 4. 11 Ảnh minh họa dàn lạnh Daikin giấu trần nối ống gió
4.2.2 Lựa chọn miệng cấp và hồi lạnh
Không gian điều hòa là văn phòng làm việc sử dụng trần la phong nên ta sẽ
chọn miệng cấp 4 hướng có kích thước mặt là 600x600 mm và miệng hồi 1 lớp có kích
thước mặt là 600x600 mm để phù hợp với ô trần la phong và thuận tiện sửa chữa bảo
trì.
 Đối với miệng gió cấp 4 hướng có các thông số như sau:
˗ Kích thước mặt cách kích thước cổ 150mm.
˗ Vận tốc chọn từ 1,5 – 2,5 m/s.
˗ Diện tích phần trống: 60%.
 Đối với miệng hồi 1 lớp có các thông số như sau:
˗ Kích thước mặt cách kích thước cổ: 50mm.
38
˗ Đề hồi gió lạnh chọn từ 1 – 2 m/s

39
˗ Diện tích phần trống: 75%.
Sử dụng phần mềm Duct Checker để chọn số lượng miệng gió:

Hình 4. 12 Cài đặt thông số miệng gió


Sau khi cài đặt các miệng gió hoàn tất, ta tiến hành tính toán chọn số lượng miệng
gió.
Ví dụ: Tính toán chọn miệng cấp 4 hướng cho máy lạnh có model là
FXMQ100PAVE với lưu lượng gió 1620 m3/h. Đối với miệng gió 4 hướng có kích
thước mặt 600x600 mm nên kích thước cổ sẽ là 450x450 mm. Ta sẽ chọn sao cho vận
tốc tại mặt từ 1,5 đến 2,5 m/s.
˗ Chọn loại miệng 4 hướng.
˗ Nhập lưu lượng 810 m3/h( ước tính 2 miệng nên ta chia đôi lưu lượng từ 1620
m3/h còn 810m3/h).
˗ Chọn kiểu tính bằng tay Properties of…
˗ Nhập size kích thước cổ 450x450.
˗ Kiểm tra vận tốc 1,85 m/s thỏa yêu cầu từ 1,5 đến 2,5 m/s.

40
Hình 4. 13 Nhập khai báo lưu lượng gió và tính ra kết quả
Tiếp tục như vậy ta tiến hành nhập và tính số lượng miệng gió cho tất cả các
máy còn lại. Ta được bảng kết quả như sau:
Bảng 4. 10 Kết quả tính toán chọn số lượng miệng gió

Lưu lượng Số lượng Số lượng


Tầng Kí hiệu
gió miệng cấp 4 miệng hồi 1
(m3/h) hướng lớp
Tầng 8 FXMQ100PAVE 1620 2 2
Tầng 9 FXMQ100PAVE 1620 2 2
FXMQ125PAVE 1980 2 2
Tầng 10
FXMQ100PAVE 1620 2 2

41
Hình 4. 14 Ảnh minh họa miệng cấp 4 hướng

Hình 4. 15 Ảnh minh họa miệng hồi 1 lớp


4.2.3 Lựa chọn đường kính ống gió mềm
Đối với máy FXMQ100PAVE có 2 miệng cấp 4 hướng với lưu lượng mỗi
miệng là 810 m3/h, dựa vào phần mềm DuctChecker ta chọn được đường kính ống gió
mềm là 250mm.

42
Hình 4. 16 Kích thước ống gió mềm máy FXMQ100PAVE
Tương tự, đối với máy FXMQ125PAVE có 2 miệng cấp 4 hướng với lưu lượng
mỗi miệng là 990 m3/h, dựa vào phần mềm DuctChecker ta chọn được đường kính ống
gió mềm là 300mm.

Hình 4. 17 Kích thước ống gió mềm máy FXMQ125PAVE

43
4.2.4 Lựa chọn dàn nóng, đường kính ống gas và bộ chia gas
Từ các dàn lạnh đã chọn ở bảng trên, ta sử dụng phần mềm VRV Xpress của
Daikin để nhập thông số dàn lạnh, xuất ra dàn nóng và bộ chia gas phù hợp với dàn
lạnh đã chọn.

Hình 4. 18 Chọn thông số dàn lạnh trong phần mềm VRV Xpress
Sau khi chọn được thông số trong Tab Indoor Units, ta chọn Outdoor Units để
tiếp tục nhập thông số dàn nóng. Kéo dàn lạnh trong ô Available indoor units thả vào
dàn nóng trong tab System.

44
Hình 4. 19 Kết nối dàn lạnh với dàn nóng

Hình 4. 20 Nhập chiều dài ống gas và số co


45
Sau khi đã thực hiện xong phần nhập thông số trong tab Outdoor units phần
mềm sẽ xuất ra dàn nóng và bộ chia gas phù hợp với dàn lạnh ta nhập trước đó và ta có
thông số dàn nóng và bộ chia gas như sau:
Bảng 4. 11 Thông số dàn nóng tầng 8,9,10

Công suất Điện năng


Tầng Model Môi chất Lưu lượng
làm tiêu thụ
lạnh gió( m3/phút)
lạnh( kW) ( kW)
8 RXQ16AYM R410A 257 45 12,9
9 RXQ16AYM R410A 257 45 12,9
10 RXQ16AYM R410A 257 45 12,9

Hình 4. 21 Ảnh minh họa dàn nóng RXQ16AYM


Bảng 4. 12 Bộ chia gas dàn lạnh tầng 8,9,10

Tầng Ký hiệu Số lượng


KHRP26A72T 2
Tầng 8
KHRP26A33T 1
KHRP26A72T 2
Tầng 9
KHRP26A33T 1

46
KHRP26A72T 2
Tầng 10
KHRP26A33T 1

Hình 4. 22 Ảnh minh họa bộ chia gas


Ống dẫn gas là một trong những bộ phận không thể thiếu khi lắp đặt máy lạnh.
Vì vậy, ống dẫn gas được sử dụng trên chất liệu bằng đồng để đảm bảo việc lưu thông
gas tốt hơn, ta chọn đường kính ống gas như sau:
Bảng 4. 13 Đường kính ống gas

Đường kính ngoài, mm


Ống lỏng Ống hơi
15,9
9,5
22,2
19,1
12,7 28,6
15,9 28,6

47
Hình 4. 23 Sơ đồ kết nối dàn nóng với các dàn lạnh tầng 8
4.2.5 Lựa chọn đường kính ống nước ngưng
Theo Catalogue của Daikin [4] ta chọn đường kính ống nước ngưng là ∅25 mm.
Cứ bốn ống ∅25 mm thì ta được một ống ∅32 mm, tương tự với bốn ống ∅32 mm thì
ta tăng đường kính lên là ∅40 mm.
4.2.6 Chọn bọc cách nhiệt cho ống gas và ống nước ngưng
Ta chọn bọc cách nhiệt Maxflex ít nhất 13mm hoặc tương đương.
4.2.7 Hệ thống điện
Tất cả dàn nóng của VRV đều sử dụng điện nguồn 380-415V/ 3 pha/ 50Hz nên
ta chọn loại cáp điện CADIVI CV-6mm2 (7/1.04) – 450/750V ( TCVN 6610-3:2000).

Hình 4. 24 Cáp điện CADIVI CV-6 mm2 (7/1.04) – 450/750V


Tất cả dàn lạnh của VRV đều sử dụng điện nguồn 220-240V/ 1 pha/ 50 Hz nên
ta chọn dây điện CADIVI 2x1C2, 5mm2 + E2, 5mm2 ( TCVN 6610-3:2000).

48
4.3 Hệ thống cấp gió tươi
4.3.1 Tính toán lưu lượng gió tươi
Lưu lượng gió tươi có thể tham khảo được tính bằng 10% lưu lượng gió của máy
lạnh giấu trần nối ống gió.
Tính lưu lượng gió tươi cho văn phòng tầng 8 có 4 máy FXMQ100PAVE với lưu
lượng 0,45 m3/s:
Q = 0,1.( 0,45.4) = 0,18 m3/s = 648 m3/h
Tương tự, ta tính được lưu lượng gió tươi cho tầng 9 và tầng 10:
Bảng 4. 14 Lưu lượng gió tươi tầng 8,9,10

Tầng Lưu lượng gió tươi (m3/h)

Tầng 8 648

Tầng 9 648

Tầng 10 684

4.3.2 Tính chọn louver gió tươi


Sử dụng phần mềm DuctChecker để tính chọn kích thước louver gió tươi cho
văn phòng tầng 8 có lưu lượng tính được là 648 m3/h. Đối với miệng louver gió tươi có
diện tích phần trống là 50%, kích thước mặt cách kích thước cổ 50mm, vận tốc louver
gió tươi từ 1,5 - 2 m/s. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Mở phần mềm DuctChecker, tại giao diện phần mềm, ta chọn qua mục
Diffuser, Air Line.
Bước 2: Tiến hành nhập lưu lượng gió là 648 m3/h ở ô Flow Rate.
Bước 3: Chọn kiểu tính bằng tay Properties of…
Bước 4: Nhập kích thước và hiệu chỉnh sao cho vận tốc rơi vào từ 1,5 – 2 m/s.

49
Hình 4. 25 Kết quả tính chọn Louver bằng DuctChecker
Vậy ta chọn miệng louver tầng 8,9 có kích thước là 900x200mm, tầng 10 có lưu
lượng gió là 684 m3/h nên ta chọn kích thước là 1000x200mm.
4.3.3 Tính tổn thất áp suất trong hệ thống

Hình 4. 26 Bảng tính nhanh tổn thất áp theo kinh nghiệm [6]
50
Bảng 4. 15 Các tổn thất trên tuyến ống gió tươi tầng 8,9

Lưu lượng gió tươi


Tên chi tiết Số lượng Tổn thất ( Pa)
( m3/h)

Louver 648 1 25
Giảm 648 1 1
Tiêu âm loại
648 2 18
thường
Vuông chuyển tròn 648 1 1
Giảm 468 1 1
Co 90 324 1 1
Giảm 324 1 1
Co 90 162 1 1
Vuông chuyển tròn 162 1 2
VCD 162 1 9
Ống gió mềm 162 1 2,5
Tổng 62,5

Đối với gió tươi cộng thêm 5% dự phòng:


∆Pcục bộ = 66 Pa
Tổng chiều dài nhánh chính tính toán:
∆Pma sát = 32 Pa
Tổn thất áp suất hệ gió ( gió tươi):
∆P = ∆Pcục bộ + ∆Pma sát = 66 + 32 = 98 Pa.
Bảng 4. 16 Kết quả tổn thất áp hệ gió tươi

Tầng ∆Pcục bộ, Pa ∆Pma sát, Pa ∆P, Pa


8,9,10 66 32 98

4.3.4 Tính chọn quạt cấp gió tươi


Lưu lượng tổng của hệ thống cấp gió tươi tầng 8: Q = 648 m3/h = 0,18 m3/s.
Tổn thất áp suất của hệ thống: ∆p = 98 Pa.

51
Ta có lưu lượng và tổn thất áp suất của hệ thống, sử dụng phần mềm Fantech để
chọn quạt [5] :
Hình 4. 27 Thông số quạt tầng 8,9,10

Số Lưu lượng Cột áp Công suất Đường


Tầng Model kính
lượng gió ( m3/s) ( Pa ) (kW)
(mm)

8 AP0314AP10/14 1 0,19 100 0,37 315

9 AP0314AP10/14 1 0,19 100 0,37 315

10 AP0314AP10/14 1 0,19 100 0,37 315

Hình 4. 28 Ảnh minh họa quạt mã AP0314AP10/14

52
Hình 4. 29 Đường đặc tính của quạt
4.4 Tính cân bằng nhiệt bằng phương pháp Carrier
4.4.1 Nhiệt truyền qua kính Q11
Tính cho tầng 8: TP. Hồ Chí Minh: nằm ở 10o10’ – 10o38’ vĩ độ Bắc. Tra phụ
lục 5 [1, 466], ta được tháng nóng nhất tại TP. Hồ Chí Minh là tháng 11 (nhiệt độ
39,9oC) và cửa kính của tầng 8 hướng Tây . Từ đó theo bảng 4.2 [1, 152] ta có:
RT = RTmax= 451 W/m2.
RT
R = 451
N 0,88 = = 512,5 W/m2.
0,88
R K = [0,4αk + τk ( αm + τm + ρk ρm + 0,4αk αm )]R N
= [0,4. 0,15+ 0,77. ( 0,09+ 0,14+ 0,08. 0,77+ 0,4. 0,15. 0,09)]. 512,5= 147,95 W/m2.
Tính cho văn phòng tầng 8 với diện tích bề mặt kính hướng Tây là 7,02 m2 :
Q′11 = F . R K . εc . εđs . εmm . εkh . εm = 7,02. 147,95. 1. 0,831. 1. 1,17. 0,94

= 949,21 W.
Theo bảng 4.6 [1, 156], với RTmax= 451 W/m2 vào lúc 16h hướng Tây, nên hệ
số tác động tức thời của lượng bức xạ mặt trời qua cửa kính có màn che bên trong: n t =
0,63, tương tự với hướng Đông vào lúc 8h: nt = 0,65.
Bảng 4. 17 Hệ số tác động tức thời của lượng bức xạ mặt trời qua cửa kính
53
Hướng Tháng Giờ RTmax nt
(W/m2)
Đông 11 8 451 0,65
Tây 11 16 451 0,63

Bảng 4. 18 Nhiệt hiện bức xạ qua kính cho các phòng

Diện
Tầng Phòng Hướng tích mặt RTmax RK nt Q11 Q11
kính kính (W/m ) (W/m2)
2
’ (W)
(m2) (W)
Tầng Văn Đông 32,4 451 147,95 0,65 4381,01 2847,65
8 phòng Tây 7,02 451 147,95 0,63 949,21 598
Tổng 3445,65
Tầng Văn Đông 32,4 451 147,95 0,65 4381,01 2847,65
9 phòng Tây 11,7 451 147,95 0,63 1582 996,68
Tổng 3844,33
Tầng Văn Đông 32,4 451 147,95 0,65 4381,01 2847,65
10 phòng Tây 7,02 451 147,95 0,63 949,21 598
Tổng 3445,65

4.4.2 Nhiệt hiện truyền qua kết cấu bao che



Nhiệt truyền qua mái Q21
Theo công thức (3-8), tính cho văn phòng tầng 10 vì tầng 10 giáp mái: F = 235 m2.
Q21 = 1,28. 235 . 29 = 8723 W.

Nhiệt truyền qua vách Q22
a) Nhiệt hiện truyền qua tường
Theo công thức (3-11), tính cho văn phòng tầng 8, F = 230 m2:
Q22t = 2,08. 230. 13,3 = 6362,7 W.

Tầng Phòng kt Ft (m2) Δt (℃) Q22t (W)


(W/m2độ)
Tầng 8 Văn phòng 2,08 230 13,3 6362,7
Tầng 9 Văn phòng 2,08 230 13,3 6362,7
Tầng 10 Văn phòng 2,08 230 13,3 6362,7

54
Bảng 4. 19 Kết quả nhiệt truyền qua tường Q22t
b) Nhiệt truyền qua cửa ra vào Q22c

55
Vì cửa ra vào văn phòng tầng 8,9,10 nằm bên trong nên không tiếp xúc trực tiếp
với không khí bên ngoài trời nên Q22c = 0.
c) Nhiệt truyền qua kính cửa sổ
Theo công thức (3-13), tính cho tầng 8 có 2 cửa sổ kính mỗi cửa sổ kính có Fk =
3,51 m2:
Q22k = 6,13. 7,02. 13,3 = 572 W.
Tương tự tính cho tầng 9,10:
Bảng 4. 20 Nhiệt truyền qua kính cửa sổ

Hướng kính Số lượng


Tầng kk Q2
Fk (m2)
cửa sổ cửa kính (W/m2 độ) 2k
(W)
8 Tây 2 6,33 7,02 572
9 Tây 3 6,33 10,53 858,5
10 Tây 2 6,33 7,02 572

Bảng 4. 21 Kết quả nhiệt truyền qua vách Q22

Nhiệt truyền Nhiệt truyền Nhiệt truyền Nhiệt truyền


Tầng qua tường qua cửa ra qua kính cửa qua vách
Q22t (W) vào Q22c sổ Q22k (W) Q22 (W)
(W)

8 6362,7 0 572 6934,7

9 6362,7 0 858,5 7221,2

10 6362,7 0 572 6934,7

4.4.3 Nhiệt truyền qua nền Q23


Vì sàn nằm giữa hai phòng điều hòa Q23 = 0.
4.4.4 Nhiệt tỏa do đèn chiếu sáng Q31

56
Bảng 4. 22 Nhiệt hiện tỏa do đèn chiếu sáng tầng 8,9,10

Công
Tầng Phòng Loại đèn Số Q31
suất,
lượng (W)
(W)
8 Văn phòng Đèn led Panel 600x600 48 20 960
9 Văn phòng Đèn led Panel 600x600 48 20 960
10 Văn phòng Đèn led Panel 600x600 48 20 960

4.4.5 Nhiệt hiện tỏa do máy móc Q23


Do không gian điều hòa là văn phòng, nhu cầu sử dụng máy tính khôn thể thiếu,
ta chọn công suất trong bình của mỗi máy tính là 200W/ 1PC. Phòng có 30 người nên
theo công thức (3-17):
Q32 = 30. 200 = 6000W
4.4.6 Nhiệt hiện và ẩn tỏa ra do người Q4
Theo công thức (3-18):
Q4h = 30.70.0,9 = 1890
W
Theo công thức (3-19):

Q4â = 30.60 =1800 W


=> Q4= 1890 + 1800 =3690 W
4.4.7 Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi mang vào QNh và QNâ
Theo công thức (3-20):
QNh = 1,2. 30. 7,5. ( 37,3 – 24)= 3591 W
Theo công thức (3-21):
QNâ = 3,0. 30. 7,5 ( 32,59 – 11,32)= 14357,25 W
=> QN = 3591 + 14357,25 = 17948,25 W
4.4.8 Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió lọt Q5h và Q5â
Theo công thức (3-22):
Q5h = 0,39. ( 37,3 – 24). 0,6 .634,5 = 1974,7 W
Theo công thức (3-23):
Q5â = 0,84. ( 32,59 – 11,32). 0,6. 634,5= 6801,9 W

57
=> Q5 = 1974,7 + 6801,9 = 8776,6 W

58
4.4.9 Xác định phụ tải lạnh
Thông thường sau khi xác định các phụ tải lạnh thì phụ tải lạnh chính là tổng các
phụ tải thành phần:
Qo = ∑ Qht + ∑ Qât = Q11 + Q21 + Q22 + Q23 + Q31 + Q32 + Q4 + QN + Q5 + Q6
Tính cho văn phòng tầng 8 ta có :
Q0 = 3445,65 + 6934,7 + 960 + 6000 + 3690 + 17948,25 + 8776,6 =47755 W
Tải lạnh văn phòng trên 1 m2 :
Qo 47755
qo= = = 203,2 W/m2.
F 235
Tầng 9 và tầng 10 tính tương tự:
Bảng 4. 23 Bảng kết quả tải lạnh tầng 8,9,10

Tải lạnh q0
Tầng Loại phòng Diện tích (m2) Q0 (W)
(W/m2)
Tầng 8 Văn phòng 235 47755 203,2
Tầng 9 Văn phòng 235 48440,4 206,1
Tầng 10 Văn phòng 235 56478,2 240

59
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận


Trong quá trình thực hiện tiểu luận tốt nghiệp về tính toán phụ tải và lựa chọn
thiết bị cho hệ thống điều hòa không khí tòa nhà văn phòng Trương Quốc Dung rút ra
được các bước để tính toán một hệ thống điều hòa như sau:
Bước 1: Phân tích kiến trúc, vị trí địa lý của công trình từ đó ta chọn được thông
số tính toán trong nhà, ngoài trời và cấp điều hòa cho công trình.
Bước 2: Với không gian điều hòa ở đây là văn phòng nên chúng ta sẽ chọn hệ
thống điều hòa không khí VRV sẽ phù hợp cho công trình.
Bước 3: Từ các thông số đã chọn, chúng ta tiến hành sử dụng phần mềm
HeatLoad để tính tải lạnh cho công trình.
Bước 4: Dựa vào kết quả tính được tiến hành chọn dàn lạnh, dàn nóng và các
thiết bị phụ cho công trình.
Bước 5: Tiến hành thiết kế hệ thống điều hòa không khí trên bản vẽ.
Qua các bước thực hiện trên, ta so sánh kết quả đã tính được bằng phần mềm
Heatload với kết quả tính được theo phương pháp Carrier ta thấy phương pháp tính tải
bằng Carrier có kết quả cao hơn phương pháp tính tải bằng phần mềm HeatLoad 6-
8kW.
Do đây là lần đầu làm về đề tài thực tế, việc tính toán dựa vào cơ sở lý thuyết
đã học trên nhà trường và tham khảo các tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến
chuyên ngành. Bên cạnh đó, em cũng đã tham khảo ý kiến của thầy ThS. Nguyễn Nam
Quyền nhằm đảm bảo tính toán hoàn toàn có cơ sở thực tế, phù hợp với công trình và
tính khả thi cao.
5.2 Kiến nghị
Trong quá trình thi công cần phải hiệu chỉnh, điều chỉnh sao cho phù hợp với
điều kiện thực tế ở công trình. Kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn để tăng hiệu quả
kinh tế và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hiện tượng nóng cục bộ do dàn nóng thải ra môi trường cần có phương pháp xử
lý như tận dụng nguồn nhiệt thải.
Tiến hành bảo trì, bảo dưỡng định kỳ nhằm phát hiện ra những hư hỏng, sự cố

60
cần khắc phục để hệ thống hoạt động một cách hiệu quả và ổn định.

61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Đức Lợi. Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí. NXB
Khoa học và Kỹ thuật, 2005.
[2] QCVN 02 : 2009/BXD. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số liệu điều kiện tự
nhiên dùng trong xây dựng.
[3] TCVN 5687 : 2010. Thông gió – Điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế.
[4] Catalogue VRV A của Daikin .
[5] Phần mềm chọn quạt Fantech.
[6] hvacdesign.vn.
[7] QCVN 09-2017-BXD-CAC CONG TRINH XAY DUNG SU DUNG
NANG LUONG HIEU QUA.
[8] Ashrae standard 62.1-2013.

62
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 : THÔNG SỐ DÀN LẠNH DẤU TRẦN NỐI ỐNG GIÓ

Model FXMQ100PAVE FXMQ125PAVE

Điện nguồn 1 pha, 220-240V, 50Hz 1 pha, 220-240V, 50Hz

Giấu trần nối ống gió hồi sau Áp suất tĩnh cao Áp suất tĩnh cao

Công suất làm lạnh 11.2 Kw ~ 38200 BTU 14.0 Kw ~ 47800 BTU

Điện năng tiêu thụ làm lạnh 0.215 kW 0.284 kW

Vỏ máy Thép mạ kẽm Thép mạ kẽm

Lưu lượng gió 32/27/23 m3/phút 39/33/28 m3/phút

Áp suất tĩnh ngoài 50-200 Pa 50-200 Pa

Độ ồn 43/41/39 dBA 44/42/40 dBA

Kích thước 300x1000x700mm 300x1400x700mm

Trọng lượng 45kg 45kg

Ống kết nối lỏng / hơi ∅9.5/∅15.9mm ∅9.5/∅15.9mm

63
PHỤ LỤC 2: THÔNG SỐ DÀN NÓNG

Model RXQ16AYM

Điện nguồn 3 pha 4 dây, 380-415V/380V,


50Hz/60Hz

Công suất làm lạnh 45Kw ~ 154000 Btu/H

Điện năng tiêu thụ 12.9 kW

Điều khiển công suất 10-100%

Lưu lượng gió 257 m3/phút

Độ ồn 60 dB

Kích thước 1657x1240x765mm

Trọng lượng 260kg

∅12.7/∅28.6mm
Ống kết nối lỏng / hơi (Hàn)

64
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHẢO SÁT TẠI CÔNG TRÌNH

Hình 6. 1 Ảnh đi thực tế tại công trình

Hình 6. 2 Ống gió và cái lệch

65
CÔNG TRÌNH:
TÒA NHÀ VĂN
PHÒNG

Địa Điểm:
02 Trương Quốc Dung, P.8,
Quận Phú
Nhuận

BẢN VẼ THIẾT KẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC


NÔNG
LÂM TP. HỒ CHÍ
MINH

HẠNG MỤC
ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
VÀ THÔNG GIÓ
TÊN BẢN VẼ
4.0m [2] 8.1m 5.1m THIẾT KẾ HỆ THỐNG
12.7×28.6 12.7×28.6 9.5×22.2 ĐIỀU HÒA
ODU-10F KHRP26A72T KHÔNG KHÍ TẦNG
KHRP26A72T 8,9,10 TÒA NHÀ
KHRP26A33T RXQ16AYM TRƯƠNG QUỐC
DUNNG
Người NGUYỄN
TẦNG 10 NAM
3.8m [2] 3.8m [2] 6.8m [2] 10.8m [4] kiểm tra
9.5×15.9 9.5×15.9 9.5×15.9 9.5×15.9 QUY
ỀN
IDU-10F-01 IDU-10F-02 IDU-
10F-03 IDU-10F-04 FXMQ125PAVE Thiết kế CAO
FXMQ100PAVE HOÀNG
FXMQ100PAVE THIỆN
FXMQ100PAVE
4.0m [2] 8.1m 5.1m
12.7×28.6 12.7×28.6 9.5×22.2
ODU-8F ODU-9F KHRP26A72T
KHRP26A72T KHRP26A33T RXQ16AYM
RXQ16AYM

Phát hành Thiết kế


Thi công
3.8m [2] 3.8m [2] 6.8m [2] 10.8m [4] TẦNG 9 Chỉnh sửa
Ký hiệu
9.5×15.9 9.5×15.9 9.5×15.9 9.5×15.9 Hoàn công

IDU-9F-01 IDU-9F-02 IDU-9F-03 IDU-9F-04

1500
FXMQ100PAVE FXMQ100PAVE FXMQ100PAVE FXMQ100PAVE

4.0m [2] 8.1m 5.1m


12.7×28.6 12.7×28.6 9.5×22.2

3400
KHRP26A72T KHRP26A72T KHRP26A33T

3.8m [2] 3.8m [2] 6.8m [2] 10.8m [4] TẦNG 8


9.5×15.9 9.5×15.9 9.5×15.9 9.5×15.9

3400
IDU-8F-01 IDU-8F-02 IDU-8F-03 IDU-8F-04
FXMQ100PAVE FXMQ100PAVE FXMQ100PAVE FXMQ100PAVE

3400
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG ĐHKK
CÔNG TRÌNH:

TÒA NHÀ VĂN PHÒNG

Địa Điểm:
02 Trương Quốc Dung, P.8,
Quận Phú
Nhuận

247
00
20 5770 51 46 92 4 1600
40 8 00 00 00 0
7 0

250
0 33100
FAF-8F
KHOẢNG 648
LÙI 2 m FAD
m3/h; 98 300x20
0
Pa
FAD 200x200 FAD
200x15
0 BẢN VẼ THIẾT KẾ
FAL+F IDU-8F-01
11.2kW
IDU-8F-03
11.2kW
ILTER Ø250
900x2 IDU-8F-02

Ø250 FAD 11.2kW


FAD
00
150x150 Ø250 150x150

FAD 200x150
RANH Ø2 Ø2 Ø250
ĐẤT ODU-8F 50 50
45kW

Ø2 Ø250 Ø250
9700

50
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM TP. HỒ
uPVC d27

CHÍ MINH

FAD 150x150
BAN
12700

12200
CÔNG
uPVC d27

uPVC d42 uPVC d34 uPVC d27


IDU-8F-04
11.2kW
uPVC d49

uPV
C
d27
3000

WC NỮ WC NAM
HẠNG MỤC VÀ THÔNG GIÓ
uPVC
d90 ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

250
304 TÊN BẢN VẼ
50 CHỈ GIỚI XÂY
CHỈ GIỚI DỰNG (4m) THIẾT KẾ HỆ THỐNG
XÂY TẦNG 2-8 ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
2003 4900 5100 4600 4600 2000
DỰNG TẦNG 8,9,10 TÒA NHÀ
23800 TRƯƠNG QUỐC
TẦNG 1
6000 DUNNG
(6m)
4600 RANH LỘ
GIỚI ĐƯỜNG Người kiểm tra
TRƯƠNG NGUYỄN
QUỐC DUNG NAM
QUYỀN

MẶT BẰNG TẦNG 08 Thiết kế CAO HOÀNG


THIỆN

Phát hành Thiết


kế Thi
Ký hiệu công
Chỉnh
sửa
Hoàn công
CÔNG TRÌNH:

TÒA NHÀ VĂN PHÒNG

Địa Điểm:
02 Trương Quốc Dung, P.8,
Quận Phú
Nhuận

247
00
20 5770 51 46 92 4 1600
40 8 00 00 00 0
7 0

250
0 33100
FAF-8F
KHOẢNG 648 m3/h; 98
LÙI 2 m Pa
FAD
300x20
0
FAD FAD
200x20 200x15
0 0 BẢN VẼ THIẾT KẾ
FAL+F
ILTER IDU-9F-01 IDU-9F-02 IDU-9F-03
11.2kW 11.2kW 11.2kW
900x2
FAD FAD

FAD 200x150
00
Ø2 150x150 Ø2 150x150 Ø2
50 50 50
RANH Ø2 Ø2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC
ĐẤT 50 50 Ø250 NÔNG LÂM TP. HỒ
9700

CHÍ MINH
ODU-9F
45kW
Ø2 Ø2 Ø2
uPVC d27

50 50 50

FAD 150x150
BAN
CÔNG
uPVC

12200
12700

d27

uPVC d42 uPVC d34 uPVC d27


3000

WC NỮ WC NAM

uPVC uPVC
d90 d27 Ø250
uP
IDU-9F-04 11.2kW ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
Ø250 Ø250 VÀ THÔNG GIÓ

250
304 TÊN BẢN VẼ
50 CHỈ GIỚI XÂY
CHỈ GIỚI DỰNG (4m) THIẾT KẾ HỆ THỐNG
XÂY TẦNG 2-8 ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
2003 4900 5100 4600 4600 2000
DỰNG TẦNG 8,9,10 TÒA NHÀ
23800 TRƯƠNG QUỐC
TẦNG 1
6000 DUNNG
(6m)
4600 RANH LỘ
GIỚI ĐƯỜNG Người kiểm tra
TRƯƠNG NGUYỄN
QUỐC DUNG NAM
QUYỀN

MẶT BẰNG TẦNG 09 Thiết kế CAO HOÀNG


THIỆN

Phát hành Thiết


kế Thi
Ký hiệu công
Chỉnh
sửa
Hoàn công
CÔNG TRÌNH:

TÒA NHÀ VĂN PHÒNG

Địa Điểm:
02 Trương Quốc Dung, P.8,
Quận Phú
Nhuận

247
00
20 5770 51 46 92 4 1600
40 8 00 00 00 0
7 0

250
0 33100
FAF-8F
KHOẢNG 684
LÙI 2 m FAD
m3/h; 98 300x20
0
Pa
FAD FAD
200x20
0 200x15 BẢN VẼ THIẾT KẾ
FAL+F IDU-10F-02

ILTER IDU- 11.2kW 0 IDU-


1000x 10F-01 10F-03
14kW FAD Ø250 FAD 11.2k
200
Ø300 150x150 150x150 W Ø2
50

FAD 200x150
RANH Ø3 Ø2 Ø250
ĐẤT 00 50

ODU-10F
Ø300
9700

45kW Ø250 Ø250


TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM TP. HỒ
uPVC d27
12700

CHÍ MINH
uPVC d27

FAD 150x150
BAN

12200
CÔNG

uPVC d42 uPVC d34 uPVC d27


3000

WC NỮ WC NAM

uPVC
uPVC d90 d27 Ø250
uPVC d49
IDU-10F-04 11.2kW THÔNG GIÓ
Ø250 Ø250 ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ

250
304 TÊN BẢN VẼ
50 CHỈ GIỚI XÂY
CHỈ GIỚI DỰNG (4m) THIẾT KẾ HỆ THỐNG
XÂY TẦNG 2-8 ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
2003 4900 5100 4600 4600 2000
DỰNG TẦNG 8,9,10 TÒA NHÀ
23800 TRƯƠNG QUỐC
TẦNG 1
6000 DUNNG
(6m)
4600 RANH LỘ
GIỚI ĐƯỜNG Người kiểm tra
TRƯƠNG NGUYỄN
QUỐC DUNG NAM
QUYỀN

MẶT BẰNG TẦNG 10 Thiết kế CAO HOÀNG


THIỆN

Phát hành Thiết


kế Thi
Ký hiệu
công
Chỉnh
sửa
Hoàn công

You might also like