You are on page 1of 116

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT


CAO THẮNG

QUYỂN THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY ATISO


BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY BƠM NHIỆT
KẾT HỢP ĐIỆN TRỞ

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN XIRIN ĐỖ THỊ NGỌC HƯƠNG
NGUYỄN MINH TÚ PHẠM HOÀNG TUYÊN
HUỲNH PHÚ THỌ
Lớp: CĐNL18A
Khóa: 2018 – 2021
Tháng 11 năm 2021
BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT


CAO THẮNG

QUYỂN THUYẾT MINH


TỐT NGHIỆP

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY ATISO


BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY BƠM NHIỆT
KẾT HỢP ĐIỆN TRỞ

Giảng viên hướng dẫn: Ths. LÊ ĐÌNH TRUNG


Ks. ĐẶNG THỊ TRÚC LINH
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN XIRIN ĐỖ THỊ NGỌC HƯƠNG
NGUYỄN MINH TÚ PHẠM HOÀNG TUYÊN
HUỲNH PHÚ THỌ
Lớp: CĐNL18A
Khóa: 2018 – 2021
Tháng 11 năm 2021
BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHOA: CÔNG NGHỆ NHIỆT - LẠNH ---------------------------------

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Họ và tên sinh viên:
STT MÃ SỐ STT MÃ SỐ
HỌ VÀ TÊN HỌ VÀ TÊN
HSSV HSSV
1 0304181103 NGUYỄN VĂN XIRIN 4 0304181095 PHẠM HOÀNG TUYÊN
2 0304181037 ĐỖ THỊ NGỌC HƯƠNG 5 0304181083 HUỲNH PHÚ THỌ
3 0304181096 NGUYỄN MINH TÚ

Khoá: CĐNL18 Ngành: Kỹ Thuật Nhiệt


1. Tên đồ án:

“TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY ATISO BẰNG


PHƯƠNG PHÁP SẤY BƠM NHIỆT KẾT HỢP ĐIỆN
TRỞ”
Các số liệu và dữ liệu ban đầu:
- Sản phẩm: Atiso
- Công suất: 10 kg/mẻ
2. Nội dung của đồ án:
2.1. Tổng quan.
2.1.1. Tổng quan về đối tượng sấy
2.1.2. Tổng quan về phương pháp thiết bị sấy (trong và ngoài nước)
2.1.4. Kết luận và đề xuất
2.2. Tính toán thiết kế máy sấy bơm nhiệt
2.2.1. Tính toán nhiệt quá trình sấy
2.2.2. Lập sơ đồ máy sấy và tính toán lựa chọn thiết bị
2.2.3. Tính toán – lựa chọn thiết bị điện
2.3. Chế tạo và lắp đặt máy sấy bơm nhiệt
2.3.1. Xây dựng mô hình máy sấy bơm nhiệt

I
2.3.2. Xây dựng quy trình và lắp đặt máy sấy bơm nhiệt
2.3.3. Vận hành thử nghiệm mô hình
2.3.3.1. Đánh giá hiệu quả làm việc của mô hình máy sấy bơm nhiệt
Hội Đồng Chấm Bảo Vệ:

(Trưởng Ban)

(Thành Viên) (Thành Viên)


TRƯỜNG CAO ĐẲNG
KỸ THUẬT CAO
THẮNG
(Thành
KHOAViên) (Thành Viên)
CÔNG NGHỆ NHIỆT – LẠNH

(Thành Viên) (Thành Viên)

(Thành Viên) (Thành Viên)

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

I. NHẬN XÉT
1. Về hình thức trình bày và tính hợp lý của cấu trúc quyển thuyết minh
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2. Về nội dung (đánh giá chất lượng đề tài, ưu/khuyết điểm và giá trị thực tiễn)

II
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
........................................................................................................................................... .
..........................................................................................................................................
III. ĐỀ NGHỊ VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Đề nghị (cho phép bảo vệ hay không): ..........................................................................
2. Điểm đánh giá (theo thang điểm 10): ............................................................................
Tp. HCM, ngày …. tháng …. năm 2021
Giảng viên hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG


KHOA CÔNG NGHỆ NHIỆT – LẠNH

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

I. NHẬN XÉT
1. Về hình thức trình bày & tính hợp lý của cấu trúc đề tài
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2. Về nội dung (đánh giá chất lượng đề tài, ưu/khuyết điểm và giá trị thực tiễn)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
III
...........................................................................................................................................
II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
........................................................................................................................................... .
..........................................................................................................................................
III. ĐỀ NGHỊ VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Đề nghị (cho phép bảo vệ hay không): ..........................................................................
2. Điểm đánh giá (theo thang điểm 10): ............................................................................
Tp. HCM, ngày …. tháng …. năm 2021
Giảng viên hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, nhóm em xin được bày tỏ
lòng biết ơn đến tất cả các thầy, cô ở Khoa Công nghệ Nhiệt - Lạnh đã luôn luôn quan
tâm đồng thời tạo mọi điều kiện và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình tìm hiểu,
nghiên cứu thực hiện đồ án này cũng như trong khoảng thời gian từ lúc chúng em
được bắt đầu học tập tại trường đến nay. Song song đó, các thầy, cô ở các Khoa khác
và các cán bộ công, nhân viên trong Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng cũng đã
luôn giúp đỡ sinh viên tụi em rất tận tình. Đặc biệt hơn là trong thời gian nước ta có
dịch bệnh bùng phát như vừa qua, Nhà trường và Khoa không chỉ chăm lo việc học
hành của sinh viên mà còn chăm lo cho cả chất lượng cuộc sống như sức khỏe, tinh
thần lẫn tình trạng kinh tế của từng sinh viên đang theo học tại trường.
Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo và những tình cảm quý báu mà các thầy,
cô đã dành cho chúng em nên sau khoảng thời gian hơn ba năm được học tập tại
trường mà tụi em đã có thể phát triển tốt đẹp, trưởng thành hơn trong đời sống lẫn
chuyên môn nghề nghiệp.

IV
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Đình Trung và cô Đặng
Trúc Linh – hai người đã trực tiếp giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn tụi em hoàn thành tốt
bài báo cáo đồ án tốt nghiệp lần này trong thời gian qua.
Bước đầu đi vào thực tế của nhóm còn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ nên không tránh
khỏi những thiếu sót, sai lầm nên từng thành viên trong nhóm rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để chúng em có thể hoàn thiện tốt
phần kiến thức chuyên ngành của bản thân.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

LỜI NÓI ĐẦU


Vấn đề dùng các thực phẩm bổ sung để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho
cơ thể ngoài những bữa ăn chính trong khẩu phần thường ngày của con người đã
không còn xa lạ với chúng ta. Đặc biệt là sau khoảng thời gian dài mà Đất nước ta phải
gồng mình chống chịu với đại dịch Covid vừa qua thì vấn đề sức khỏe đã được quan
tâm cao nhất và chú trọng nhất của mỗi người. Bên cạnh các loại thực phẩm bổ sung
thường thấy trên thị trường như viên uống bổ sung vitamin (A, D, C…), khoáng chất
tổng hợp… rồi đến Đông trùng hạ thảo hay Yến sào thì các loại trà hoa có các công
dụng hỗ trợ khác nhau cũng đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ người tiêu dùng
như trà tâm sen, trà hoa cúc hay trà từ nhụy hoa Nghệ tây (Saffaron). Cùng với đó mà
không thể không kể đến trà hoa Atiso – một loại trà với nhiều công dụng nổi bật như
đào thải tất cả các độc tố trong gan, giúp mát gan, trị mụn nhọt rồi cải thiện chất lượng
giấc ngủ hay cả giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, giảm cholesterol;
V
giúp ổn định, điều hòa huyết áp giảm tình trạng đột ngụy với những người bị huyết áp
tăng hay giảm đột ngột. Nếu dùng trà hoa atiso mỗi ngày sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt
động tốt hơn, lợi tiểu, cải thiện chức năng của túi mật.
Từ những yếu tố trên cùng với chuyên ngành đang theo học, chúng em quyết
định nghiên cứu về cách và thiết bị để làm ra loại trà với nhiều công dụng tuyệt vời
này. Sau khi tìm hiểu, nhóm nhận thấy rằng để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong và
ngoài nước thì chất lượng sản phẩm phải tuân thủ theo những nguyên tắc thương mại
quốc tế nhằm giúp sản phẩm lưu hành trên thị trường và được xuất khẩu ra nước
ngoài, đồng thời còn phải luôn đảm bảo về số lượng sản phẩm được tung ra thị trường.
Người làm ra sản phẩm phải đảm bảo rất nhiều yếu tố cần thiết như chất lượng dinh
dưỡng có trong sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng hay thời hạn sử dụng của sản
phẩm, trực tiếp nhất là độ sạch đẹp của chính sản phẩm đó. Mà cách tốt nhất để đáp
ứng hết thảy các yêu cầu trên thì người sản xuất phải tìm ra được cách làm phù hợp và
đầu tư những thiết bị cần thiết.
Việt Nam là một trong các nước có nền sản xuất công nghiệp đang phát triển.
Hiện nay công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế nước ta, cụ thể
hơn tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo và ứng dụng công nghệ cao đã tăng lên,
song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nguyên nhân chủ
yếu là do khâu thu hoạch, bảo quản và chế biến tại Việt Nam hiện nay được thực hiện
chưa khoa học. Điều đó làm giảm giá trị sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Phần
lớn nông dân trồng hoa Atiso tại nước ta đều bị động tại khâu phơi sấy, một số có đầu
tư cho sân phơi nhưng lại phụ thuộc vào thời tiết ảnh hưởng đến dược tính có trong
nông sản. Để cải thiện vấn đề này, trong khâu bảo quản ta nên sử dụng phương pháp
sấy là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả nhất vì có thể đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm, bảo quản được lâu, vận chuyển dễ dàng và tăng giá trị của sản
phẩm.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế đó và nhận được sự phân công của Bộ môn
Điện – Lạnh thuộc Khoa Công nghệ Nhiệt – Lạnh tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao
Thắng cùng với sự hướng dẫn của quý thầy cô Ths. Lê Đình Trung, Ks. Đặng Thị Trúc
Linh, nhóm em tiến hành thực hiện đề tài: “TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY

VI
ATISO BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY BƠM NHIỆT KẾT HỢP ĐIỆN TRỞ” với công
suất 10 kg/mẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài bao gồm những nội dung sau:
1 – Tổng quan
2 – Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt kết hợp điện trở
3 – Chế tạo và lắp đặt máy sấy bơm nhiệt kết hợp điện trở
4 – Kết luận và kiến nghị.

MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN.....................................................III
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN........................................................IV
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................V
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................VI
DANH SÁCH CÁC KÍ HIỆU......................................................................................X
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................XIII
DANH SÁCH CÁC BẢNG......................................................................................XIV
DANH SÁCH CÁC HÌNH.........................................................................................XV
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN..........................................................................................
1.1.Tổng quan về đối tượng sấy....................................................................................
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố cây hoa atisô..................................................................1
1.1.2. Đặc điểm của hoa atisô......................................................................................1
1.1.3. Giá trị dinh dưỡng..............................................................................................2
1.1.4. Giá trị kinh tế......................................................................................................4
1.2. Tổng quan về phương pháp, thiết bị sấy...............................................................
1.2.1. Tác nhân sấy (TNS) [6].......................................................................................4
1.2.2. Phương pháp sấy................................................................................................5
1.2.3. Thiết bị sấy (TBS)...............................................................................................7
1.3. Tình hình nghiên cứu các phương pháp sấy atisô trong nước.............................
1.4. Tình hình nghiên cứu các phương pháp sấy atisô ở ngoài nước.........................
1.5. Kết luận và đề xuất.................................................................................................
1.5.1. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến VLS trong quá trình sấy........................9
1.5.2. Phân tích, lựa chọn phương pháp sấy và TBS phù hợp.....................................11
CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY SẤY BƠM NHIỆT..........................17
2.1. Tính toán nhiệt quá trình sấy...............................................................................17
2.1.1. Xác định và tính toán kích thước buồng sấy.....................................................17
2.1.2. Tính toán quá trình sấy lý thuyết.......................................................................19

VII
2.1.3. Tính toán quá trình sấy thực.............................................................................23
2.2. Lập sơ đồ máy sấy và tính toán lựa chọn thiết bị...............................................32
2.2.2. Tính toán lựa chọn thiết bị................................................................................36
2.2.3. Tính toán – lựa chọn các thiết bị điện và dây dẫn điện:...................................53
CHƯƠNG 3 : CHẾ TẠO LẮP ĐẶT MÁY SẤY BƠM NHIỆT...............................65
3.1 Xậy dựng mô hình hệ thống sấy bơm nhiệt.........................................................65
3.1.1 Thiết kế hệ thống sấy.........................................................................................65
3.2. Xây dựng quy trình và lắp đặt máy sấy bơm nhiệt............................................69
3.2.1. Quy trình lắp đặt mâm của hệ thống.................................................................69
3.2.2. Quy trình lắp đặt điện hệ thống........................................................................69
3.2.3 Quy trình lắp đặt máy sấy..................................................................................70
3.2.4. Thử kín, hút chân không và nạp gas hệ thống...................................................70
3.2.5. Vận hành:........................................................................................................73
3.3.1.2. Thí nghiệm sấy Atiso trên mô hình sấy bơm nhiệt kết hợp điện trở...........77
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm:....................................................................................78
3.3.2. Xác định chế độ làm việc thích hợp của mô hình máy sấy bơm nhiệt........85
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ..................................................................86
4.1. Kết luận:................................................................................................................86
4.2. Kiến nghị...............................................................................................................86
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................89

VIII
DANH SÁCH CÁC KÍ HIỆU
Kí hiệu Đơn vị Chú thích
G kg/mẻ Năng suất
t Giờ Thời gian sấy
1 % Độ ẩm ban đầu của vật liệu sấy

2 % Độ ẩm yêu cầu của vật liệu sau khi sấy


m kg Khối lượng riêng của vật liệu sấy
Vvl/khay m3 Thể tích vật liệu sấy mỗi khay
Mvl/khay kg Khối lượng vật liệu sấy mỗi khay
Lvl/khay mm Chiều dày lớp vật liệu sấy trên khay
Hkhay mm Chiều cao khay sấy
Bkhay mm Chiều rộng khay sấy
Lkhay mm Chiều dài khay sấy
h mm Khoảng cách mỗi khay
Hbuồng mm Chiều cao buồng sấy
Bbuồng mm Chiều rộng buồng sấy
Lbuồng mm Chiều dài buồng sấy
Htủ mm Chiều cao tủ sấy
Btủ mm Chiều rộng tủ sấy
Ltủ mm Chiều dài tủ sấy
P bar Áp suất hơi bão hòa
d0 kg/kgkkk Dung ẩm của không khí
 % Độ ẩm của không khí
I0 kJ/kg Entanpy của không khí ẩm
t1 o
C Nhiệt độ TNS sau dàn lạnh
t2 o
C Nhiệt độ vào buồng sấy
t3 o
C Nhiệt độ ra buồng sấy
Ltt kg/h Lượng không khí khô tuần hoàn trong quá trình sấy
l0 kg/h Lượng không khí khô cần thiết để làm bay hơi 1kg ẩm
W kg/h Lượng ẩm thoát ra trong quá trình sấy
∆dlt kg/kgkkk Lượng ẩm ngưng tụ
IX
qklt kJ/kg Nhiệt lượng dàn nóng cung cấp để gia nhiệt 1kg không
khí

Qklt kJ/kg Nhiệt lượng (dàn nóng sấy) cung cấp cho TNS để sấy 1
mẻ

Qksay kW Nhiệt lượng cần gia nhiệt cho TNS trong 1s( Công suất
dàn nóng sấy)

q0lt kJ/kg Lượng nhiệt dàn lạnh thu được để làm lạnh 1kg không
khí

Q0lt kJ/kg Lượng nhiệt dàn lạnh thu được trong 1 mẻ sấy
Glt kg/s Lưu lượng khối lượng không khí khô tuần hoàn trong
quá trình sấy

V1 m3/s Lưu lượng thể tích không khí khô tuần hoàn trong quá
trình sấy

Q J Nhiệt lượng cung cấp để gia nhiệt tác nhân sấy


tm1 o
C Nhiệt độ của vật liệu sấy trước khi vào máy sấy
tm2 o
C Nhiệt độ của vật liệu sấy sau khi ra máy sấy
G1 kg Khối lượng VLS trước khi vào máy sấy
G2 kg Khối lượng VLS sau khi ra máy sấy
C1 kJ/kg.độ Nhiệt dung riêng của VLS trước khi vào máy sấy
C2 kJ/kg.độ Nhiệt dung riêng của VLS sau khi ra máy sấy
Qm kJ Nhiệt tổn thất do VLS
Qvc kJ Nhiệt tổn thất do thiết bị vận chuyển
QBC W Nhiệt lượng tổn thất ra môi trường
t0 o
C Nhiệt độ bên ngoài buồng sấy
∆t o
C Độ chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài buồng
sấy
Fxq m2 Diện tích xung quanh buồng sấy
𝛼1 W/m2.K Hệ số tỏa nhiệt
tk o
C Nhiệt độ ngưng tụ
qo kJ/kg Năng suất lạnh riêng
l kJ/kg Công nén riêng
X
qk kJ/kg Năng suất thải nhiệt riêng

Vtt m3/s Thể tích hơi hút vào xi lanh


Ns kW Công nén đoạn nhiệt
Ni kW Công suất chỉ thị
Ne kW Công suất hữu ích
Nel kW Công suất tiêu thụ
Nđc HP Công suất động cơ
Qkc W Phụ tải nhiệt yêu cầu của thiết bị ngưng tụ
Q0 kW Năng suất lạnh
tw1dn o
C Nhiệt độ không khí vào trong dàn ngưng
tw2dn o
C Nhiệt độ không khí ra khỏi dàn dàn ngưng
tw1dbh o
C Nhiệt độ không khí vào trong dàn bay hơi
tw2dbh o
C Nhiệt độ không khí ra khỏi dàn dàn bay hơi
N kW Công suất của quạt
Iđm A Dòng điện định mức
Uđm V Điện áp định mức

XI
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu Chú thích
TBNT Thiết bị ngưng tụ
MN Máy nén
TBBH Thiết bị bay hơi
TNL Tác nhân lạnh
HTL Hệ thống lạnh
BCCA Bình chứa cao áp
VTL Van tiết lưu

XII
DANH SÁCH CÁC BẢNG
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
Bảng 1. 1 Bảng thành phần giá trị dinh dưỡng trong 100g atisô .................................... 2
Bảng 1. 2 So sánh ưu, nhược điểm của sấy tự nhiên và sấy nhân tạo .......................... 11
Bảng 1. 3 So sánh ưu, nhược điểm của sấy nóng và sấy lạnh ...................................... 12
CHƯƠNG 2 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY SẤY BƠM NHIỆT
Bảng 2. 1 Thông số trạng thái TNS ở các điểm nút ...................................................... 22
Bảng 2. 2 Bảng thông số các điểm nút trong quá trình sấy thực .................................. 30
Bảng 2. 3 Nhiệt độ tương ứng với các chế độ làm việc của hệ thống .......................... 34
Bảng 2. 4 Bảng các thông số tại các điểm nút của chu trình ........................................ 36
Bảng 2. 5 Bảng thông số kỹ thuật máy nén QK164PCA .............................................. 37
Bảng 2. 6 Thông số kỹ thuật dàn nóng EMTH model FNH-1.7/6 – 1HP .................... 39
Bảng 2. 7 Thông số kỹ thuật của dàn lạnh Kewely model FNF-0.9/4.0 ....................... 42
Bảng 2. 8 Thông số kỹ thuật dàn nóng Kewely model FNA-0.25/1.1 ......................... 43
Bảng 2. 9 Bảng kích thước đường kính ống hút thấp áp .............................................. 48
Bảng 2. 10 Bảng đường kính ống đẩy thấp áp .............................................................. 49
Bảng 2. 11 Bảng thông số kĩ thuật van điện từ ............................................................. 49
Bảng 2. 12 Bảng thông số kĩ thuật van chặn ................................................................. 50
Bảng 2. 13 Thông số phin sấy lọc DAS 307 ................................................................. 50
Bảng 2. 14 Bảng thông số kĩ thuật của bình chứa cao áp ............................................. 51
Bảng 2. 15 Thông số kĩ thuật kính xem gas DANFOSS .............................................. 52
Bảng 2. 16 Chế độ vận hành trong khi vận hành máy sấy ............................................ 54
Bảng 2. 17 Bảng thông số kĩ thuật Contactor ............................................................... 58
Bảng 2. 18 Bảng thông số kĩ thuật CB tổng ................................................................. 61
Bảng 2. 19 Bóc tách khối lượng .................................................................................... 62
CHƯƠNG 3 CHẾ TẠO VÀ LẮP ĐẶT MÁY SẤY BƠM NHIỆT
Bảng 3. 1 Danh sách các phần chính trong thiết kế máy sấy ........................................ 66
Bảng 3. 2 Danh mục các thiết bị ................................................................................... 67
Bảng 3. 3 Bảng dụng cụ lắp đặt thiết bị sấy .................................................................. 67

XIII
Bảng 3. 4 Bảng vật tư ....................................................................................................
68

DANH SÁCH CÁC HÌNH


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
Hình 1. 1 Hoa atisô ......................................................................................................... 1
Hình 1. 2 Trà hoa atisô sấy khô ...................................................................................... 2
Hình 1. 3 Một sản phẩm hoa atisô sấy trên thị trường .................................................... 4
Hình 1. 4 Một nông dân khởi nghiệp thành công từ trồng atisô ..................................... 8
Hình 1. 5 Quy mô sấy atisô trong hệ thống lớn .............................................................. 9
Hình 1. 6 Điện trở sấy khô thanh thẳng chữ i ............................................................... 14
Hình 1. 7 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống sấy bơm nhiệt kết hợp điện trở .... 15
CHƯƠNG 2 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY SẤY BƠM NHIỆT
Hình 2. 1 Cấu tạo và kích thước của khay sấy .............................................................. 18
Hình 2. 2 Biểu diễn quá trình sấy lý thuyết trên đồ thị I - d ......................................... 19
Hình 2. 3 Quá trình cân bằng nhiệt trong sấy ............................................................... 23
Hình 2. 4 Biểu diễn quá trình sấy thực trên đồ thị I - d ................................................ 29
Hình 2. 5 Mô hình sấy 3D ............................................................................................. 32
Hình 2. 6 Sơ đồ nguyên lý bơm nhiệt ........................................................................... 34
Hình 2. 7 Đồ thị T - s .................................................................................................... 35
Hình 2. 8 Đồ thị lgP – h ................................................................................................ 35
Hình 2. 9 Máy nén xoắn ốc 1 HP .................................................................................. 37
Hình 2. 10 Dàn ngưng chính ......................................................................................... 39
Hình 2. 11 Dàn bay hơi ................................................................................................. 41
Hình 2. 12 Dàn nóng phụ .............................................................................................. 43
Hình 2. 13 Van tiết lưu Danfoss TEX 2 ....................................................................... 44
Hình 2. 14 Quạt ly tâm .................................................................................................. 48
Hình 2. 15 Van điện từ .................................................................................................. 49
Hình 2. 16 Phin sấy lọc ................................................................................................. 50
Hình 2. 17 Bình chứa cao áp ......................................................................................... 51
Hình 2. 18 Kính xem gas .............................................................................................. 52
Hình 2. 19 Rơ le áp suất kép ......................................................................................... 52
Hình 2. 20 Mạch điện máy sấy bơm nhiệt kết hợp với điện trở ................................... 57
Hình 2. 21 Contacter Chint NXC-06 ............................................................................ 58
Hình 2. 22 Rơ le nhiệt Chint NXR-25 ......................................................................... 59
Hình 2. 23 Thermostat Ewlly EW-181 ........................................................................ 59
Hình 2. 24 Rơ le thời gian Nux T48N .......................................................................... 60

XIV
Hình 2. 25 MCB BKN-2P 20A ..................................................................................... 61
CHƯƠNG 3 CHẾ TẠO VÀ LẮP ĐẶT MÁY SẤY BƠM NHIỆT
Hình 3. 2. Bản vẽ hình chiếu thiết kế máy sấy bơm nhiệt kết hợp điện trở ................. 65
Hình 3. 1. Mô phỏng Mô hình bằng hình ảnh 3D ......................................................... 65
Hình 3. 3 Sơ đồ nguyên lý máy sấy bơm nhiệt kết hợp điện trở .................................. 66
Hình 3. 4. Bố trí thiết bị trên mâm ................................................................................ 69
Hình 3. 5. Bố trí lắp đặt hệ thống điện .......................................................................... 69
Hình 3. 6. Bản vẽ lắp đặt hệ thống bơm nhiệt .............................................................. 70
Hình 3. 7. Mô hình sấy bơm nhiệt kết hợp điện trở hoàn thiện .................................... 73
Hình 3. 8. Cân sấy ẩm hồng ngoại SH-10A ................................................................. 74
Hình 3. 9. Xác định độ ẩm của Atiso sau khi sấy ......................................................... 75
Hình 3. 10 Đồng hồ đo điện AC đa năng 100A PZEM-061......................................... 76
Hình 3. 11 Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm FOX-300A-1 .............................................. 76
Hình 3. 12 Đồng hồ đo tốc độ gió hiệu Lutron ............................................................. 77
Hình 3. 13. Biểu đồ so sánh 2 chế độ sấy không tải và có tải ...................................... 79
Hình 3. 14. Biểu đồ so sánh điện năng tiêu thụ và thời gian sấy ở kiểu sấy xuyên khay
và ngang khay ................................................................................................................ 80
Hình 3. 15. So sánh đường cong sấy, thời gian sấy ở các mức vận tốc sấy ................. 81
Hình 3. 16. Biểu đồ cột so sánh điện năng tiêu thụ, thời gian sấy các mức vận tốc sấy
....................................................................................................................................... 81
Hình 3. 17. Biểu đồ cột so sánh chi phí điện năng và thời gian sấy ở các nhiệt độ sấy
khác nhau ....................................................................................................................... 82
Hình 3. 18. So sánh đường cong sấy và thời gian sấy ở các nhiệt độ sấy khác nhau ... 83
Hình 3. 20. Sản phẩm sấy ở 55℃ ................................................................................. 83
Hình 3. 19. Sản phẩm sấy ở 45℃ ................................................................................. 83
Hình 3. 21. Sản phẩm sấy ở 50℃ ................................................................................. 84

XV
XVI
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.Tổng quan về đối tượng sấy
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố cây hoa atisô

Hình 1. 1 Hoa atisô

Tên gọi của nó là sự phiên âm sang tiếng Việt của từ tiếng Pháp Artichaut. Tên
khoa học: Cynara scolymus.
Nguồn gốc: tại miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy
Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau. Những cây atisô được trồng đầu tiên ở
quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước
Pháp trong thế kỷ 16, sau đó người Hà Lan mang nó đến Anh. Atisô tiếp tục được
mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người
Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha.
Phân bố: atisô ưa khí hậu lạnh mát quanh năm. Nhiệt độ trồng thích hợp khoảng
15 – 18 oC. Ngày nay, atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Mỹ và các
nước Mỹ Latinh. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa (Lào
Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), nhiều nhất là ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Hiện tại bây giờ thì
atisô còn được phát triển trồng ở vùng đồng bằng như Hải Dương mà cây vẫn phát
triển tốt. [1]
1.1.2. Đặc điểm của hoa atisô
Hình dạng, kích thước: atisô là cây thảo mộc lớn, cao 1 – 1,2m và có thể cao đến
2m. Thân cao, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông. Lá to, dài, mọc so
le; phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông
trắng, cuống lá to và ngắn. Cụm hoa hình đầu, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ
1
nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ,
mang toàn hoa hình ống. Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng.
Mùi vị: Vị đắng là một đặc tính quan trọng của sản phẩm hoa atisô sấy. Cụm hoa
và lá bắc có phần gốc nạc, thường được dùng làm rau ăn và làm thuốc. Lá hái lúc cây
sắp ra hoa hoặc mới ra hoa, dùng làm thuốc. [1]  Tính chất vật lý của hoa atisô tươi:
- Hoa atisô có dạng hình cầu.
- Đường kính một hoa: 50 – 70 mm.
- Trọng lượng: 300 – 350 gram/cái. - Ẩm độ khi thu hoạch: 75 – 85 % .
- Ẩm độ bảo quản nhỏ hơn hoặc bằng 10 %.
- Khối lượng riêng: 170 kg/m3.

Hình 1. 2 Trà hoa atisô sấy khô


1.1.3. Giá trị dinh dưỡng

Bảng 1. 1 Bảng thành phần giá trị dinh dưỡng trong 100g atisô

Thành phần Đơn vị Hàm lượng


Khoáng chất
Na mg 296
K mg 286
Ca mg 21
P mg 73
F mg 0,61
Mg mg 42

2
Mn mg 0,22
Zn mg 0,27
Vitamin
A mcg 464
B1 mg 0,05
B2 mg 0,089
B3 mg 1,11
B5 mg 0,24
B6 mg 0,08
B9 mcg 89
C mg 7,4
E mg 0,19
K mcg 15
Chất béo g 0,2
Protein g 4,2
Carbohydrates g 11,39
Chất xơ tiêu hóa g 10,3
Nước g 84,08
Các chất chống oxy hóa (Quercetin,
Rutin, Anthocyanins,Gallic Acid,
Luteolin – Cynarin…)
Hoa atisô ăn rất tốt cho sức khỏe, nó cung cấp khoảng 9,3% carbohydrate, 1,5%
chất xơ, rất ít chất béo và protein. Năng lượng cung cấp rất thấp, chỉ khoảng 40 đến 50
kcal nhưng lại rất giàu vitamin (A, B1, C, K…) và chất khoáng như Potassium,
Phosphorus, Calcium, Sodium và Magnesium có tác dụng hỗ trợ sức đề kháng của cơ
thể, hệ cơ xương khớp còn giúp phát triển tối ưu hệ thần kinh. Đặt biệt là có các chất
chống oxy hóa Quercetin, Rutin, Anthocyanins, Gallic acid, Luteolin – Cynarin,
Caffeic acid – Chlorogenic acid, Silimarin… mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bảo
vệ cơ thể trước nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch, hỗ trợ tiết niệu, chống lão
hóa da…
[2]
3
1.1.4. Giá trị kinh tế

Hình 1. 3 Một sản phẩm hoa atisô sấy trên thị trường
- Một túi hoa atisô sấy khô 225g có giá giao động từ 150.000 – 200.000 đồng/túi.
- Atisô là loại cây chứng minh được hiệu quả kinh tế bền vững lớn nhất. Báo cáo
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho biết, tổng diện tích
trồng atisô ở địa phương khoảng 162 ha với sản lượng đạt trên 8.000 tấn.
- Tại huyện Lạc Dương, phát triển vùng dược liệu Atisô là hướng đi của địa
phương này. Từ năm 2018, UBND huyện Lạc Dương và Công ty Ladophar đã
hợp tác triển khai thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa
bàn huyện và dự kiến đến năm 2025 diện tích này đạt 100 ha.
- Việc sản xuất cây dược liệu như atisô, đảng sâm, đương quy… so với các cây
trồng như cà rốt, cải bắp, xà lách, cà phê… thì giá trị kinh tế cao hơn, giúp người
dân cải thiện nguồn thu nhập. Một cán bộ nông nghiệp so sánh, trên cùng đơn vị
diện tích, việc phát triển atisô có thể đạt lợi nhuận trên 500.000.000 đồng/ha/năm
và mức này cao hơn 190.000.000 đồng so với lợi nhuận trồng cà rốt, cao hơn
400.000.000 đồng so với trồng cải bắp. [3]
1.2. Tổng quan về phương pháp, thiết bị sấy
1.2.1. Tác nhân sấy (TNS) [6]

TNS là những chất dùng để chuyên chở lượng ẩm tách ra từ vật sấy. Trong quá
trình sấy, môi trường buồng sấy luôn luôn được bổ sung ẩm thoát ra từ vật sấy. Nếu
lượng ẩm này không được mang đi thì độ ẩm tương đối trong buồng sấy tăng lên, đến

4
một lúc nào đó sẽ đạt được sự cân bằng giữa vật sấy và môi trường trong buồng sấy và
quá trình thoát ẩm từ vật sấy sẽ ngừng lại. Do vậy, cùng với việc cung cấp nhiệt cho
vật để hoá hơi ẩm lỏng, đồng thời phải tải ẩm đã thoát ra khỏi vật ra khỏi buồng sấy.
Người ta sử dụng TNS làm nhiệm vụ này. Các TNS thường là các chất khí như không
khí, khói, hơi quá nhiệt. Chất lỏng cũng được sử dụng làm TNS như các loại dầu, một
số loại muối nóng chảy v.v… Ngoài ra ở một số quá trình như sấy bức xạ, TNS còn có
nhiệm vụ bảo vệ sản phẩm sấy khỏi bị quá nhiệt.
Trong các TNS thì không khí ẩm và khói lò hai TNS phổ biến hơn cả. Không khí
là loại tác nhân sấy có sẵn trong tự nhiên, không gây độc hại và không gây bẩn sản
phẩm sấy. Không khí là hỗn hợp của nhiều chất khí khác nhau. Thành phần của không
khí bao gồm các chất, chủ yếu là N 2, O2, hơi nước, ngoài ra còn có một số chất khí
khác như CO2, các khí trơ, H2, O3… Không khí có chứa hơi nước gọi là không khí ẩm.
Khi nghiên cứu người ta coi không khí ẩm là hỗn hợp khí lý tưởng của hai thành phần:
không khí khô và hơi nước. Ở đây không khí khô được coi như là thành phần cố định
như chất một khí lý tưởng (M =29 và số nguyên tử khí trong phân tử là 2). Thành
phần thứ hai: hơi nước là thành phần luôn thay đổi trong không khí ẩm. Do coi không
khí ẩm là hỗn hợp khí lý tưởng nên nó cũng tuân theo các định luật của khí lý tưởng.
1.2.2. Phương pháp sấy
Phương pháp sấy chia ra làm hai loại lớn là sấy tự nhiên và sấy bằng thiết bị (sấy
nhân tạo).
a. Sấy tự nhiên [6]
Là phương pháp phơi vật liệu ngoài trời. Phương pháp này sử dụng nguồn nhiệt
bức xạ của mặt trời và ẩm bay ra được không khí mang đi (nhiều khi được hỗ trợ bằng
gió tự nhiên).
b. Sấy nhân tạo
Có nhiều phương pháp sấy nhân tạo khác nhau. Căn cứ vào cách cung cấp nhiệt
có thể chia ra hai nhóm sau:
- Sấy nóng: Trong phương pháp sấy nóng TNS và vật liệu sấy (VLS) được đốt
nóng. Trong phương pháp sấy nnóng có hai cách để tạo ra độ chênh lệch phân áp
suất hơi nước giữa VLS và môi trường: cách thứ nhất là giảm phân áp suất hơi

5
nước trong TNS bằng cách đốt nóng nó và cách thứ hai là tăng phân áp suất trong
VLS. Ưu điểm là thiết bị đơn giản, chi phí đầu tư thấp, sử dụng được nhiều
nguồn năng lượng. Tuy nhiên chỉ thích hợp để sấy các loại vật liệu không có yêu
cầu đặc biệt
và chịu được nhiệt độ cao. Các phương pháp sấy nóng cụ thể có trong nhóm này
gồm:
+ Sấy đối lưu: VLS nhận nhiệt bằng đối lưu từ một dịch thể nóng mà thông thường
là không khí nóng hoặc khói lò.
+ Sấy bức xạ: VLS nhận nhiệt, từ một nguồn bức xạ để dẫn ẩm dịch chuyển từ lòng
VLS ra bề mặt và từ bề mặt vào môi trường. Ở đây người ta tạo ra độ chênh phân
áp suất hơi nước giữa VLS và môi trường bằng cách đốt nóng VLS.
+ Sấy tiếp xúc: VLS nhận nhiệt từ một bề mặt nóng. Như vậy, trong hệ thống sấy
tiếp xúc người ta tạo ra độ chênh lệch áp suất nhờ tăng phân áp suất hơi nước trên
bề mặt VLS.
+ Sấy bằng dòng điện cao tần hoặc năng lượng điện từ trường: khi VLS đặt trong
môi trường điện từ thì trong VLS xuất hiện các dòng điện và chính dòng điện này
sẽ đốt nóng VLS.
- Sấy lạnh: được hiểu là nhiệt độ sấy bằng hay thấp hơn nhiệt độ môi trường hoặc
dưới 0°C. Cơ sở của phương pháp sấy lạnh là giảm phân áp suất hơi nước trong
TNS (giảm Ph) nhờ làm giảm độ chứa ẩm d. Từ đó tạo ra độ chênh lệch phân áp
suất hơi nước trong lòng VLS và phân áp suất hơi nước trong TNS, khi đó ẩm từ
trong VLS dịch chuyển ra bề mặt và từ bề mặt dịch chuyển ra không gian xung
quanh VLS. Các phương pháp sấy lạnh cụ thể gồm:
- Sấy thăng hoa (sấy đông khô): là phương pháp sấy bằng cách hạ thấp nhiệt độ
VLS xuống dưới điểm ba thể và được đặt trong bình chân không có áp suất gần
với áp suất chân không tuyệt đối, khi đó nước thoát ra khỏi VLS ở trạng thái rắn,
tức là thăng hoa ẩm. Quá trình sấy thăng hoa gồm 3 giai đoạn: giai đoạn đông
lạnh, giai đoạn thăng hoa và giai đoạn sấy ẩm dư.
+ Sấy chân không: Phương pháp này được áp dụng bằng cách hút chân không
buồng sấy đến áp suất mong muốn để đưa nước trong VLS về nhiệt độ bốc hơi.
6
+ Sấy bơm nhiệt: là phương pháp sấy với TNS có ẩm độ thấp. TNS được quạt đưa
vào dàn lạnh và được làm lạnh dưới nhiệt độ đọng sương, nên ẩm sẽ ngưng tụ và
tách ra khỏi TNS. Dung ẩm của không khí giảm, không khí lúc này trở thành
không khí khô, không khí khô thực hiện một trong hai quy trình sau:
o Không khí khô (TNS) tiếp tục được quạt đưa vào dàn nóng và được gia nhiệt đến
nhiệt độ sấy sau đó TNS sẽ được đưa vào buồng sấy, hấp thụ ẩm của vật liệu sấy,
độ ẩm của TNS tăng lên và được quạt hút về dàn lạnh. Tiếp tục chu trình.
o TNS đi thẳng vào buồng sấy, do độ chênh áp của ẩm độ trong VLS và TNS cao,
ẩm sẽ chuyển dịch từ trong VLS ra bề mặt, hóa hơi vào TNS, độ ẩm TNS tăng
lên và được hút về dàn lạnh. Chu trình tiếp tục.
1.2.3. Thiết bị sấy (TBS)
Mỗi phương pháp sấy sẽ được thực hiện trong nhiều kiểu TBS khác nhau.
- Sấy đối lưu: TBS buồng, sấy hầm, sấy băng tải, sấy kiểu tháp, sấy thùng quay...
- Sấy bức xạ: TBS có dùng đèn hồng ngoại, dùng nhiên liệu khí, dùng dây điện
trở… - Sấy tiếp xúc: TBS tiếp xúc với bề mặt nóng, kiểu tang quay, TBS tiếp xúc
trong chất lỏng...
- Sấy chân không: TBS chân không.
- Sấy thăng hoa: TBS thăng hoa.
- Sấy bơm nhiệt: TBS bơm nhiệt.
1.3. Tình hình nghiên cứu các phương pháp sấy atisô trong nước
Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu Đề tài: “Nghiên cứu mô hình máy sấy bông
Atisô theo nguyên lý sấy bơm nhiệt”. Được thực hiện Tại trung tâm công nghệ và thiết
bị nhiệt lạnh trường Đại học Nông lâm TP.HCM, từ ngày15-02-2011 đến ngày 04-03-
2012. Mục đích đề tài nhằm nghiên cứu thiết kế chế tạo và khảo nghiệm máy sấy bông
Atisô theo nguyên lý sấy bơm nhiệt năng suất 20 kg/mẻ để tìm ra chế độ sấy hợp lý,
làm cơ sở cho việc tính toán thiết kế máy làm việc trong khu vực sản xuất. Đề tài đã
tiến hành thiết kế và chế tạo 01 máy sấy bông Atisô theo nguyên lý sấy bơm nhiệt
dạng mô hình, nghiên cứu đặc tính của bông Atisô và các lý thuyết tính toán hệ thống
sấy. Máy sau khi chế tạo hoàn chỉnh được đưa vào khảo nghiệm để kiểm tra khả năng
làm việc của máy mô hình. Từ kết quả khảo nghiệm đó, đề tài đã tiến hành quy hoạch
7
thực nghiệm nhằm xác định các thông số làm việc hợp lý cho máy sấy bông Atisô. Kết
quả thực nghiệm đã xác định được sự ảnh hưởng của nhiệt độ sấy và thời gian đảo gió
đến độ đồng đều ẩm độ sản phẩm sau khi sấy và chi phí điện năng riêng cho sấy.
W = 178,783 – 6,42775.T – 17,0709.tg + 0,11.T.tg + 0,0662.T2 + 1,655.tg
Ar = 9,46691 – 0,234756.T – 0,590199.tg + 2,15.10–3.T2 + 0,09625.tg2
Kết quả giải bài toán tối ưu đã xác định được các thông số hoạt động hợp lý của máy:
độ đồng đều về ẩm độ của sản phẩm sau khi sấy Wmin = 1.5% và chi phí điện năng
riêng cho sấy Armin = 2.3 kWh/kg-sp tại thông số hợp lý là nhiệt độ sấy 46,80C và
thời gian đảo gió 3,48 giờ.
Tiếp đó là phương pháp phơi sấy tự nhiên vẫn đang được nhiều hộ sản xuất áp
dụng. Ở phương pháp này thì hoa atisô già mới thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài
khoảng 50 ngày, bông cắt về chẻ đôi loại bỏ tim rồi dùng dao hai lưỡi thật sắc thái
mỏng 3 – 4 mm. Bông sau khi thái mỏng, phơi nắng bằng cách rải xếp một lớp mỏng
trên mái tôn hoặc tấm bạc để phơi cho đến khi đạt độ khô khoảng 14%. Người dân
phải chọn ngày nắng nhiều (6 tiếng) mới thái đem phơi, không cần đảo, sức nóng mái
tôn sẽ làm khô đều hai mặt lát hoa, chỉ cần một ngày nắng tốt bông đã gần khô (tiến
hành gom cất, tuyệt đối không được để qua đêm, không để hoa khô gặp mưa) hôm sau
chỉ cần trải lớp dày 6 – 10 cm phơi lại là đạt độ khô yêu cầu, nếu muốn trữ lại lâu dài
(vài tháng đến 1 năm) thì phải phơi thêm 1 – 2 nắng là được. Phương pháp này đơn
giản, chi phí đầu tư thấp, không đòi hỏi công nhân lành nghề, có thể phơi lượng lớn.
Nhưng người dân sẽ không kiểm soát được nhiệt độ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện
thời tiết, tốn nhiều nhân công, thời gian phơi lâu, tổn thất về số lượng nhiều, không
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do tiếp xúc với môi trường bên ngoài lâu, mặt
bằng phơi không đảm bảo vệ sinh, bụi khói bám vào, lẫn nhiều tạp chất.

8
Hình 1. 4 Một nông dân khởi nghiệp thành công từ trồng atisô
thu nhập 300 triệu/ năm
1.4. Tình hình nghiên cứu các phương pháp sấy atisô ở ngoài nước
Li Jin Goh, Mohd Yusof Othman và các cộng sự đã tiến hành "Đánh giá các hệ
thống bơm nhiệt cho ứng dụng sấy khô " [9]. Khi máy sấy bơm nhiệt hoạt động lượng
khí gas lạnh được mấy sấy khô công nghiệp bơm lên dàn nóng ở áp suất cao. Khi đó
dàn nóng sẽ có quá trình trao đổi nhiệt với VLS, hút đi hơi ẩm và hơi lạnh của VLS và
truyền ra môi trường bên ngoài thông qua dàn lạnh. Quá trình này hoạt động liên tục sẽ
làm khô VLS. Máy sấy bơm nhiệt được cài đặt thông minh, tự động ngắt khi VLS đạt
đến độ khô cần thiết. Một số ưu và nhược điểm của công trình này :
- Ưu điểm:
+ Tỷ số COP cao.
+ Nhiều điều kiện sấy khô vô trùng.
+ Khả năng kiểm soát điều kiện sấy tốt.
+ Tiết kiệm thời gian và năng lượng sấy.
- Nhược điểm:
+ Cần bảo trì thường xuyên.
+ Khả năng rò rỉ môi chất lạnh.
+ Chi phí vốn đầu tư cao hơn.

9
Hình 1. 5 Quy mô sấy atisô trong hệ thống lớn

1.5. Kết luận và đề xuất


1.5.1. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến VLS trong quá trình sấy
Thông tin chi tiết về VLS gồm có:
- VLS: Lá và hoa atisô già, sau khi thu hoạch về tiến hành chẻ đôi loại bỏ tim hoa
rồi dùng dụng cụ như dao sắc hay máy cắt thái mỏng khoảng 3 – 4 mm.
- Độ ẩm ban đầu của VLS: w1 = 75 %.
- Yêu cầu độ ẩm VLS sau khi sấy: w2 = 10 %.
- Khối lượng riêng: ρtl = 170 kg/m3.
- Thời gian sấy: 6 giờ/ mẻ.
- Nhiệt độ TNS (không khí) vào buồng sấy là 50 ºC và độ ẩm là φ = 10 %.
- Nhiệt độ TNS (không khí) ra khỏi buồng sấy là 23,3 ºC và độ ẩm là φ = 88 %.
- Vật liệu sau khi sấy phải đảm bảo [5] + Tiêu chuẩn về cảm quan: o Màu: Trắng,
vàng, xanh xám.

o Hình dáng bên ngoài: nguyên lát đều, tạp chất không quá 1,5 %. Các lát atisô

mềm dẻo bóp không nát vụn.

o Mùi: thơm nồng đặc trưng của atisô, không có mùi chua.

o Vị: đắng, hậu ngọt thơm.

o Tạp chất khác: không lẫn tạp chất, không bị mốc, sâu bọ.

10
+ Tiêu chuẩn về lý, hóa: o Ẩm độ: thấp hơn hoặc bằng 10
%. o Hàm lượng chất dinh dưỡng phải được giữ nguyên
vẹn.

o Độc chất: không có độc tố và các chất bảo quản.

Chất lượng sản phẩm hoa atisô sấy luôn bị tác động bởi nhiều yếu tố ảnh hưởng
trước, trong và sau quá trình sấy. Trong đó các yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất luôn diễn
ra trong quá trình sấy. Một số yếu tố ảnh hưởng quan trọng như:
a. Nhiệt độ sấy
Khi nhiệt độ sản phẩm sấy lớn hơn 60ºC thì Protein sẽ biến tính. Các chất chống
oxy hóa như Cynarin, Cyanidin, Luteolin… sẽ giảm dần hoặc không còn tác dụng nếu
nhiệt độ sấy sản phẩm trên 70ºC [10]. Quá trình sấy còn phụ thuộc vào tốc độ tăng
nhiệt độ của VLS. Nếu tốc độ tăng quá nhanh thì bề mặt VLS sẽ bị khô cứng và ngăn
quá trình thoát ẩm. Ngược lại, nếu tốc độ tăng chậm thì cường độ thoát ẩm yếu.
b. Độ ẩm TNS
Độ ẩm của TNS ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng sản phẩm sấy. Độ ẩm
TNS càng thấp thì quá trình sấy càng nhanh nhưng tạo ra lớp vỏ khô trên bề mặt sản
phẩm. Độ ẩm TNS càng cao sẽ làm giảm tốc độ sấy, tăng thời gian sấy lên. Do đó
người ta điều chỉnh độ ẩm không khí bằng cách điều chỉnh tốc độ lưu thông phù hợp
với lượng sản phẩm ở trong buồng sấy. Có hai cách để làm giảm độ ẩm tương đối:
- Tăng nhiệt độ TNS lên bằng cách dùng calorife.
- Giảm độ ẩm trong TNS bằng cách dùng máy hút ẩm. c. Lưu lượng
TNS
Trong quá trình sấy, không khí có hai dạng lưu thông là tự nhiên hoặc cưỡng
bức. Nếu để không khí lưu thông tự nhiên thì tốc độ lưu thông khoảng dưới 0,4 m/s
làm xảy ra tình trạng lưu lượng TNS ít sẽ gây kéo dài thời gian sấy, tăng chi phí sấy.
Do đó người ta lắp thêm quạt thông gió cưỡng bức tốc độ lưu thông của không khí
trong khoảng 0,4 – 4,0 m/s nhằm tăng lưu lượng TNS lên để hạn chế các nhược điểm
như khi để TNS lưu

11
thông tự nhiên. Nếu tốc độ lưu thông lớn (trên 4,0 m/s) sẽ gây tổn thất năng lượng.
d. Độ dày vật liệu
Lớp VLS càng mỏng thì quá trình sấy xong VLS diễn ra nhanh chóng nhưng làm
giảm năng suất của máy sấy, đối với những VLS đặc biệt khi cắt lát mỏng thì sẽ rất
khó lấy ra khay vì bị dính trên khay sấy. Ngược lại, nếu VLS quá dày sẽ làm tăng thời
gian thoát ẩm có trong vật liệu gây kéo dài thời gian sấy, không đảm bảo được năng
suất sản phẩm như mong muốn.
1.5.2. Phân tích, lựa chọn phương pháp sấy và TBS phù hợp
a. Phân tích phương pháp sấy:
Bảng 1. 2 So sánh ưu, nhược điểm của sấy tự nhiên và sấy nhân tạo
Sấy tự nhiên Sấy nhân tạo
- Không tốn chi phí đầu tư thiết bị sấy. - Thời gian sấy nhanh.
- Giá thành thấp. - Có thể kiểm soát thời
gian sấy, nhiệt độ sấy, chất
lượng sản phẩm.
Ưu điểm
- Thời gian bảo quản dài.
- Không phụ thuộc vào
thời tiết.
- Năng suất cao.
Nhược - Cần diện tích lớn để phơi, sử dụng - Đầu tư thiết bị Sấy.
điểm nhiều nhân công. - Giá thành cao
- Thời gian sấy lâu, không kiểm
soát được chất lượng sản phẩm.
- Thời gian bảo quản ngắn, phụ
thuộc vào điều kiện thời tiết.
- Năng suất thấp, không tiệt trùng,
dễ nhiễm khuẩn, nấm độc.
- Không thể tham gia chuỗi tự
động hóa, năng suất thấp, không tiệt
trùng. - Không đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm (đặc biệt là sản phẩm
xuất khẩu).
12
Bảng 1. 3 So sánh ưu, nhược điểm của sấy nóng và sấy lạnh
Ưu điểm Nhược điểm
- Giá thành thấp, dễ lắp đặt. - Không sấy được những
- Chi phí vận hành bảo dưỡng rẻ. vật liệu nhạy cảm với nhiệt độ
cao.
- Tuổi thọ TBS thấp do
sấy ở nhiệt độ cao.
Sấy nóng - Chất lượng sản phẩm
màu sắc kém hơn so với sấy
lạnh.
- Giá thành sản phẩm rẻ.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm
thấp.
- Sản phẩm sấy giữ nguyên - Giá thành thiết bị cao.
chất lượng màu sắc, không gây phá - Vận hành phức tạp.
hủy, biến đổi các tính chất, thành - Rất khó đảm bảo độ kín
phần dinh dưỡng của nó. cho một hệ thống chân không
Sấy lớn.
Sấy - Sấy được các vật liệu sấy
chân
lạnh
không khô chậm khó sấy.
- Có thể sấy ở nhiệt độ thấp
hơn nhiệt độ môi trường.
- Rút ngắn thời gian sấy.
- Chất lượng thành phẩm rất - Giá thành thiết bị cao,
tốt, bảo toàn hầu hết các giá trị dinh khó chế tạo gia công.
Sấy dưỡng, cấu trúc, màu sắc và hương
- Vận hành phức tạp,
thăng
vị của VLS. người vận hành cần có trình
hoa
độ kỹ thuật cao, tiêu hao điện
- Lượng tiêu hao năng lượng năng lớn.
để bay hơi ẩm ít.

13
- Quá trình có thể tái tuần - Đầu tư ban đầu khá cao. -
hoàn toàn bộ tác nhân sấy. Tiêu hao điện năng do trong
- TNS được tuần hoàn hoàn quá trình sấy đốt nóng thanh
Sấy toàn trong TBS nên đảm bảo vệ điện trở.
bơm sinh. - VLS được sấy ở nhiệt độ
nhiệt trung bình đổ xuống nên có thể giữ
được mùi vị, màu sắc của VLS.
- Sản phẩm thu được sau khi
sấy có chất lượng rất cao.
Sau khi nhóm phân tích các phương pháp sấy thì nhóm thấy phương pháp sấy
lạnh là phù hợp với sấy hoa atisô. Phương pháp sấy nóng thì không thể dùng được vì
atisô là một vật liệu nhạy cảm với nhiệt độ cao nên nếu sấy ở nhiệt độ cao thì sẽ làm
mất dưỡng chất, mất màu, mất tính dược phẩm và giảm mùi vị đặc trưng của atisô.
Trong đó phương pháp sấy chân không và sấy thăng hoa do giá đầu tư thiết bị và
lượng tiêu hao năng lượng lớn sẽ làm tăng giá thành sản phẩm nên ta chỉ áp dụng các
phương pháp này cho các sản phẩm quý hiếm, có giá trị cao.
Vì vậy, phương pháp sấy bơm nhiệt là phương pháp thích hợp nhất để sấy bông
atisô. Trong nguyên lý hoạt động của sấy bơm nhiệt có đặc trưng là có thể sấy các
VLS với TNS có nhiệt độ thấp và ẩm độ thấp hơn ẩm độ của VLS.
b. Đề xuất thiết bị sấy
Sấy bằng hệ thống sấy bơm nhiệt với TNS là không khí. Phương pháp sấy này có
đặc điểm là sấy với TNS có ẩm độ thấp. TNS được quạt đưa vào dàn lạnh và được làm
lạnh dưới nhiệt độ đọng sương, nên ẩm sẽ ngưng tụ và tách ra khỏi TNS. Dung ẩm của
không khí giảm, không khí lúc này trở thành không khí khô, không khí khô được thực
hiện một trong hai quy trình sau:
- Không khí khô tiếp tục được quạt đưa vào dàn nóng và được gia nhiệt đến nhiệt
độ sấy sau đó không khí khô sẽ được đưa vào buồng sấy, hấp thụ ẩm của vật liệu
sấy, độ ẩm của TNS tăng lên và được quạt hút về dàn lạnh. Tiếp tục chu trình.

14
- Không khí khô đi thẳng vào buồng sấy, do độ chênh áp của ẩm độ trong VLS và
TNS cao, ẩm sẽ chuyển dịch từ trong VLS ra bề mặt, hóa hơi vào TNS, độ ẩm
TNS tăng lên và được hút về dàn lạnh. Chu trình tiếp tục.
Do thiết bị sấy là thiết bị sấy buồng nên nhiệt độ và độ ẩm thay đổi theo thời gian
sấy và chế độ nhiệt là không ổn định [6] nên ta kết hợp thêm thiết bị điện trở nhằm ổn
định nhiệt độ trong buồng sấy để đảm bảo được năng suất hoạt động của máy.

Hình 1. 6 Điện trở sấy khô thanh thẳng chữ i

Điện trở sấy là một thiết bị điện có vai trò chuyển đổi từ điện năng sang nhiệt
năng để làm nóng lò xo điện trở từ đó có thể làm nóng nước, sấy khô… Sử dụng điện
trở sấy trong máy sấy sẽ giúp tỏa nhiệt làm khô hoa quả, trái cây… Phương pháp này
sử dụng nhiều trong công nghiệp sấy và hoàn toàn không có sự tác động của các chất
xúc tác (hóa chất). Đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường và không gây ảnh hưởng
đến sức khỏe con người. Hầu hết các kim loại đều dẫn điện nhưng mức độ dẫn điện sẽ
khác nhau do bản chất khác nhau của các kim loại. Các kim loại dẫn điện tốt như
nhôm, đồng, vàng đặc biệt là bạc. Kim loại dẫn điện càng tốt thì càng ít cản trở dòng
điện, càng ít tỏa nhiệt, dây dẫn không bị nóng, còn vật liệu dẫn điện kém thì tỏa nhiều
nhiệt, vật không dẫn điện thì cản trở hoàn toàn dòng điện đi qua.
Thanh điện trở được cấu tạo gồm ba phần chính: dây điện trở, vật liệu cách điện
và thân. Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện
tốt thì điện trở nhỏ sinh ra nhiệt lượng nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn sinh ra
nhiệt lượng lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn và không sinh ra nguồn nhiệt.

15
Vật liệu cách điện có tên gọi: MAGNESIUM OXIDE – MgO (Cát cách điện). Phần
thân thường dùng vật liệu chịu nhiệt cao, dễ định hình và có tính ổn định như inox
304, đồng, thép, thủy tinh…Bên cạnh đó còn có bộ phận phụ là cánh tản nhiệt làm từ
chất liệu inox. Khi đặt điện áp vào hai đầu của điện trở, nhiệt được sinh ra và truyền ra
bề mặt rồi trao đổi với TNS thông qua cánh tản nhiệt.
Với mỗi loại điện trở khác nhau sẽ có mức điện trở suất khác nhau, khi đó điện
trở toàn phần của một tiết diện hoặc các đoạn của thanh điện trở được tính theo công
thức:
L
R  ρ (Ω) (1.1) [11]
S
Trong đó: R là tổng trở của toàn bộ đoạn, ρ là
điện trở suất (phụ thuộc vào loại vật liệu),
L là chiều dài,
S là tiết diện của dây điện trở.
Như vậy, điện trở suất càng lớn thì tổng trở càng lớn, chiều dài càng lớn, tổng trở
càng lớn, tiết diện dây càng lớn, tổng trở càng nhỏ. Do đó, sử dụng dây có tiết diện lớn
sẽ không bị nóng như sử dụng dây có tiết diện nhỏ cho cùng một công suất tiêu thụ.
 Nguyên lý sấy bơm nhiệt kết hợp điện trở:

Hình 1. 7 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống sấy bơm nhiệt kết hợp điện trở

16
VLS được xếp vào các khay và được đưa vào tủ sấy. Trước khi vận hành, cần
kiểm tra các thiết bị, cài đặt các thông số (nhiệt độ, thời gian…) theo yêu cầu cần thiết
trong quá trình sấy. Sau đó, thực hiện quá trình khởi động thì quạt sẽ chạy trước. Lần
lượt các thiết bị của bơm nhiệt, điện trở sẽ hoạt động. Khi TNS đạt nhiệt độ sấy yêu
cầu thì ngắt các thiết bị của bơm nhiệt và điện trở. Sau đó, khởi động lại các thiết bị
này khi nhiệt độ TNS giảm, không còn ở mức nhiệt độ sấy yêu cầu. Khi quá trình sấy
kết thúc ta ngắt các thiết bị bơm nhiệt, điện trở rồi sau một thời gian đã cài đặt quạt sẽ
tắt.

17
CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY SẤY BƠM NHIỆT
2.1. Tính toán nhiệt quá trình sấy
2.1.1. Xác định và tính toán kích thước buồng sấy
Theo dữ liệu đầu bài:
- Năng suất: G1 = 10 kg/mẻ.
- Thời gian sấy: t = 6 h.

- Độ ẩm ban đầu của vật liệu : 1 = 75 %.


- Yêu cầu độ ẩm vật liệu sao khi sấy: 2 = 10 %.
- Khối lượng riêng của atisô: = 170 kg/m3.
- Chọn tủ sấy gồm 8 khay.
- Khối lượng atisô mỗi khay là:
G 10
MVLS/khay  
1,3 kg (2.1)
8
- Thể tích atisô trên mỗi khay:

M (2.2)
VVLS/khay  VLS/khay   7,65.10-3 m3
ρ 170

- Chọn chiều rộng của vật liệu trên khay: BVLS = 500 mm.
- Chiều cao vật liệu sấy trên khay: HVLS = 20 mm.
- Nên chiều dài lớp vật liệu trên khay là:
V 7,65.103 (2.3)
LVLS/khay  VLS/khay  3  0,765 m

BVLS.HVLS 0,5.20.10

Vậy kích thước của khay là: Lkhay Bkhay Hkhay 80554022 mm.

Trong đó:
- Chiều dài: Lkhay = LVLS/khay+Lvk = 765+40 = 805 mm. (2.4)
- Chiều cao: Hkhay = HVLS/khay+2 = 22 mm. (2.5)
- Chiều rộng: Bkhay = Bvl/khay+Bvk = 500+40 = 540 mm. (2.6)
- Khoảng cách mỗi khay là: h = 100 mm.

18
Hình 2. 1 Cấu tạo và kích thước của khay sấy

Nên kích thước của buồng sấy là:


- Chiều cao buồng sấy là:
Hbuồng = 8.Hkhay+9.h = 8.22+9.100 = 1076 mm. (2.7)
- Chiều rộng buồng sấy là:
Bbuồng = Bkhay+10 = 540+10 = 550 mm. (2.8)
- Chiều dài buồng sấy là:
Lbuồng = Lkhay+2.Lkênh gió+20 = 805+2.120+20 = 1065 mm. (2.9)
Vậy kích thước lọt lồng của buồng sấy là:

LbuồngBbuồngHbuồng = 10655501076 mm.


Chọn vách buồng sấy có chiều dày δvách 32 mm gồm 3 lớp:

+ Lớp ngoài cùng là inox 304 dày: 1 mm.


+ Lớp cách nhiệt là Polyurethane: dày 30 mm. +
Lớp trong cùng là inox 304 dày: 1 mm.
- Chiều dài tủ sấy:
Ltủ = Lbuồng+2.δvách= 1065+2.32 = 1129 mm. (2.10)

- Chiều rộng tủ sấy:


Btủ = Bbuồng+2. δvách = 550+2.32 = 614 mm. (2.11)

- Chiều cao tủ sấy:


Htủ = Hbuồng+2. δvách = 1076+2.32 = 1140 mm. (2.12)
Vậy kích thước phủ bì của tủ sấy: LtủBtủHtủ = 11296141140 mm.

19
2.1.2. Tính toán quá trình sấy lý thuyết
- Vật liệu sấy: Hoa atisô

- Độ ẩm ban đầu của vật liệu : 1 = 75 %.

- Yêu cầu độ ẩm vật liệu sao khi sấy: 2 = 10 %.


- Khối lượng riêng của vật liệu ρtl = 170 kg/m3.

Hình 2. 2 Biểu diễn quá trình sấy lý thuyết trên đồ thị I - d

Thông số trạng thái của TNS được thể hiện trên đồ thị I-d như sau :
Tính toán thông số của các điểm nút:
 Điểm 0: Nhiệt độ môi trường bên ngoài

- Nhiệt độ t0  28C được chọn theo nhiệt độ trung bình của khu vực thành phố

Hồ Chí Minh hằng năm.

- Độ ẩm tương đối ωo  75%.

- Phân áp hơi bảo hòa của nước:


4026,42 4026,42 12
12

Pb0  e 225,5t0 e 225,528  0,0376 bar (2.13) [12]

Trong đó:

Pb0 : phân áp hơi bảo hòa của nước, bar; -


Dung ẩm của không khí:

d (2.14) [12]
20
= 0,622 . = 0,018 kg/kgkkk
Trong đó:

d0: dung ẩm của không khí; kg/kgkkk; φ:


độ ẩm của không khí, %;
P0: áp suất khí quyển (lấy giá trị Po= 1), bar;

- Entanpy của không khí ẩm:


I0 = t0+d0.(2500 + 1,84.t0 ) (2.15) [13]
= 28 + 0,018 . ( 2500 + 1,84 . 28 ) = 73,93 kJ/kg
Trong đó:

I0: entanpy của không khí ẩm, kJ/kg;


Từ các thông số nhiệt độ và độ ẩm không khí ngoài trời, sử dụng đồ thị I - d ta

xác định được ts = 23,15 C từ điểm O (28 C, 75%) dóng đường d = const cắt đường

φ0 = 100% , ta xác định được ts. = 23,15C

 Điểm 1: Nhiệt độ không khí sao dàn lạnh t1 = 5C


- Độ ẩm tương đối vì tác nhân sấy đến dàn lạnh ngưng tụ ẩm nên tác nhân sấy ở

trạng thái bảo hòa nên chọn φ1= 100% - Phân áp suất bảo hòa TNS:

Ph =0,00872 bar
- Phân áp hơi nước TNS: P h1 = φ . Phmax1 = 1 . 0,00872 = 0,00872 bar - Độ chứa
hơi TNS:

d kg/kgkkk
- Ta có entanpy tại điểm 1:
I1 = t1 + d1 . ( 2500 + 1,84 . t1 )
= 5 + 5,47.10-3 . ( 2500 + 1,84 . 5) = 18,73 kJ/kg
 Điểm 2: Tác nhân sấy được gia nhiệt

- Nhiệt độ: t2 = 50C


- Phân áp suất phân áp bảo hòa TNS:

Ph = 0,122 bar

21
- Dung ẩm: Do quá trình 1- 2 là quá trình gia nhiệt TNS thông qua dàn nóng của
bơm nhiệt và điện trở nên: d1 = d2 = 5,47.10-3 kg/kgkkk
- Entanpy:
I2 = t2 + d2 . ( 2500 + 1,84 . t2 )
= 50 + 5,47.10-3 . ( 2500 + 1,84 . 50 ) = 64,19 kJ/kg

- Độ ẩm tương đối:

(2.16)

%
 Điểm 3:
- Để tránh hiện tượng động sương trong buồng sấy ta phải chọn nhiệt độ t 3 > ts ( ts
= 23,15C do vậy ta chọn t3 = 30C
- Ta có quá trình 2- 3 là quá trình đẳng entanpy nên:
I3 = I2 = 64,19 kJ/kg
- Phân áp suất hơi bảo hòa:

Ph bar
- Dung ẩm:

d kg/kgkkk
- Độ ẩm tương đối:

%
 Điểm 4:
- Độ ẩm : ω4 = 100%
Quá trình 3 – 4 là quá trình đẳng dung ẩm nên d4 = d3 = 0,01335 kg/kgkkk -
Phân áp suất hơi TNS:

Ph 0,02 bar
- Nhiệt độ:

t C
- Entanpy:

22
I4 = t4 + d4 . ( 2500 + 1,84 . t4 )
= 17,5+ 0,013 . ( 2500 + 1,84 . 17,5) = 50,4 kJ/kg

Bảng 2. 1 Thông số trạng thái TNS ở các điểm nút


Điểm t (C) d (kg/kg) 𝛗 (%) I (kJ/kg)

1 5 5,47.10-3 100 18,73


2 50 5,47.10-3 7,14 64,19

3 30 0,01335 48,7 64,19

4 17,5 0,01335 100 50,4


 Xây dựng quá trình sấy lý thuyết trên đồ thị I-d:
- Năng suất: G1 = 10 kg/mẻ.
- Thời gian sấy: t = 6 giờ.
- Chọn độ ẩm ban đầu của vật liệu: ω1= 75 %.
- Độ ẩm của vật liệu sao khi sấy: 𝜔2 = 100 %.

- Lượng sản phẩm sấy sau khi ra khỏi buồng sấy:

G = 2,78 kg (2.17) [14]


Trong đó:

G1, G2: lượng sản phẩn sấy trước và sau khi ra khỏi buồng sấy, kg; -
Lượng ẩm thoát ra trong quá trình sấy:
W = G1 – G2 = 10 – 2,78 = 7,22 kg - (2.18)
Lượng ẩm bốc hơi trong 1 giờ:

Wh = 1,203 kg/h (2.19)


- Lượng ẩm ngưng tụ:

∆dlt= d3 – d2 = 0,01335– 5,47.10-3 = 0,008 kg/kgkkk (2.20)

- Lượng không khí khô cần thiết để làm bay hơi 1 kg ẩm:

l kgkkk/kg (2.21)
- Lượng không khí khô tuần hoàn trong quá trình sấy:

23
Llt = Wh .l0 = 1,203 . 125 = 150,375 kg/h (2.22)
- Nhiệt lượng dàn nóng cung cấp cho quá trình sấy để gia nhiệt 1 kg không khí:
qklt = I2 – I1 = 64,19 – 18,73 = 45,46 kJ/kg (2.23)
- Nhiệt lượng (dàn nóng sấy) cung cấp cho TNS để sấy 1 mẻ:
Qklt = Llt.qklt = 150,375.7,22. 45,46 = 49356,26 kJ/kg (2.24)

- Nhiệt lượng cần gia nhiệt cho TNS trong 1s (công suất dàn nóng sấy):

Qksay kW (2.25)
- Lượng nhiệt dàn lạnh thu được để làm lạnh 1 kg không khí:
q0lt = I3 – I1 = 64,19 – 18,73 = 45,46 kJ/kg (2.26)
- Lượng nhiệt dàn lạnh thu được trong 1 mẻ sấy:
Q0lt = Llt . q0lt = 150,375.7,22. 45,46 = 49356,26 kJ/kg (2.27)

- Nhiệt lượng dàn lạnh thu được từ TNS trong 1 giây (công suất dàn lạnh):

Q 2,28 kW (2.28)
- Lưu lượng khối lượng không khí khô tuần hoàn trong quá trình sấy:

Glt kg/s (2.29)


- Lưu lượng thể tích không khí khô tuần hoàn trong quá trình sấy:

V /s (2.30)
Trong đó:
Khối lượng riêng của không khí khô: ρ = 1,0765 kg/m3
Để đơn giản trong quá trình tínhh toán, bỏ qua tổn thất nhiệt trong quá trình sấy
như: tổn thất nhiệt do gia nhiệt sản phẩm, khay và môi trường xung quanh, tổn thất
nhiệt do sản phẩm mang đi.
2.1.3. Tính toán quá trình sấy thực
2.1.3.1. Xây dựng quá trình sấy thực tế trên đồ thị I-d

24
Hình 2. 3 Quá trình cân bằng nhiệt trong sấy
Trong đó:
- Q: là nhiệt lượng cung cấp để gia nhiệt TNS, J;

- QBC: Nhiệt lượng tổn thất ra môi trường xung quanh, J;

- tv1, tv2: nhiệt độ của VLS trước khi vào và sau khi ra khỏi máy sấy, C;

- tvc1, tvc2: nhiệt độ của khay sấy trước khi vào và sau khi ra khỏi máy sấy, C;
- CVLK1, CVLK2: nhiệt dung riêng của VLS trước khi vào và sau khi ra khỏi máy
sấy, ở đây Cv1 = Cv2, kJ/kg.độ;
- G1, G2: khối lượng của VLS trước khi vào và sau khi ra khỏi máy sấy, kg;

- Gvc : khối lượng của VLS trước khi vào và sau khi ra khỏi máy sấy, kg;  Cân
bằng nhiệt quá trình sấy:

- Nhiệt lượng mang vào:


+ Do không khí mang vào: L.I1 + (2.31)
Do vật liệu mang vào:
G1. CVLK1.tV1 = G2.CVLK2.tV1 + W.Cn.tV1 (G1 = G2 + W và C1 = C2 (2.32)
+ Do bộ phận vận chuyển mang vào: Gvc.Cvc1. tvc1 = Gvc.Cvc. tvc1. (2.33)
- Nhiệt lượng mang ra:
+ Do không khí mang ra: L.I3’ (2.34)
+ Do vật liệu mang ra: G2.C2.tV2 (2.35)
+ Do bộ phận vận chuyển mang ra: Gvc2.Cvc2. tvc2 = Gvc.Cvc. tvc2 - (2.36)
Cân bằng nhiệt:
+ Ta có phương trình cân bằng nhiệt như sau:
25
Nhiệt lượng vào = nhiệt lượng ra
Q + L.I1 + G2.CVL1tV1 + W.Cn.tV1 + Gvc.Cvc1. tvc1 = L.I3’ + G2.CVLK2.tV2 + Gvc.Cvc. tvc2 +
Qbc

 Q = L.( I3’ – I1) + G2.C2.(tV2 – tV1) + Qbc – W.Cn.tV1 + Gvc.Cvc(tvc2 – tvc1) (*) (2.37)  Qs
+ Qb = L.( I3’ – I1) + Qm + Qbc + Qvc – W.Cn.tV1
Trong đó :
- Q = Q s + Qb
- – W . Cn . tm1 : Nhiệt hữu ích do ẩm mang vào;
- Qm = G2.C2.(tV2 – tV1): Nhiệt tổn thất do VLS;
- Qvc = Gvc.Cvc(tvc2 – tvc1): Nhiệt tổn thất do thiết bị vận chuyển;
- L.( I3’ – I1): Nhiệt tổn thất do tác nhân sấy;
Nhiệt lượng tiêu hao riêng cho toàn bộ máy sấy:

qs – qa
↔ qs = l( I3′ - I1 ) + qm + qbc + qvc – qa – qb (2.38)

Trong đó:
- qm + qbc + qvc được gọi là nhiệt lượng tổn thất chung vì nó không làm mất hơi
nước trong vật liệu mà chỉ để đốt nóng vật liệu, thiết bị vận chuyển và tổn thất ra
môi trường. Ta đặt:
∆ = qa +qb - (qm + qbc + qvc) là lượng nhiệt bổ sung thực tế, vì chỉ có phần nhiệt bổ
sung này mới tham gia vào quá trình bốc hơi nước trong vật liệu sấy.
Bs = qb + qa là nhiệt lượng bổ sung chung do cung cấp ở phòng sấy và do hơi
nước mang vào.
Cuối cùng ta có : qs = l(I3 – I1) - ∆ 
Tính ∆:
- Tổn thất nhiệt ra môi trường qBC:

Nhiệt độ bên ngoài buồng sấy: tf2 = t0 = 28C. Nhiệt

độ bên trong buồng sấy: tf1= tTNS C,


Buồng sấy làm Inox 2 lớp:
+ Lớp bên ngoài là Inox:

26
Hệ số dẫn nhiệt của Inox: λ1 = λ3= 16,3 W/m.K

Chiều dày của Inox: δ1 = δ3 = 1mm

+ Lớp giữa là lớp mút cách nhiệt Polyurethane


Hệ số dẫn nhiệt của cách nhiệt : λ2 = 0,03 W/m.K

Chiều dày của lớp cách nhiệt: δ2 = 10 mm

Nhiệt lượng tổn thất ra môi trường tính theo công thức: Q BC = k . F . Δt (2.39)
Trong đó:
F: diện tích xung quanh buồng sấy, m2;
Buồng sấy có thông số kích thước: L x B x H = 1,049 x 0,574 x 1,100
Fxq = 2.(L.B + L.H + B.H) 11296141140 (2.40)
= 2.( 1,129. 0,614+ 1,129.1,13 + 0,614.1,13) = 5,386 m2
∆t: độ chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài buồng sấy.
∆t = tf1 - tf2 = 40 - 28 = 12 C;
k: Hệ số truyền nhiệt

(2.41)
Trong đó:

1: là hệ số trao đổi nhiệt đối lưu của không khí trong buồng sấy, W/m2K;

2: là hệ số trao đổi nhiệt đối lưu của không khí ngoài buồng sấy, W/m2K;
tf1: là nhiệt độ của không khí bên trong buồng sấy, C; tf2: là nhiệt độ của
không khí bên ngoài buồng sấy, C;
Để xác định α1, α2 ta dùng phương pháp lặp.
Tính hệ số tỏa nhiệt α1: [12] được xác định theo công thức kinh nghiệm do vận
tốc
sấy ω1 < 5 m/s, ta có: α1= 6,15+4,17. ω1 (2.42)
Ta chọn: ω1 = 2,62 m/s α1= 6,15+
4,17.2,62 = 17,07 W/m2K

Giả thiết ta chọn tw1= 39,52 C.


Ta có phương trình cân bằng nhiệt:

27
q=

(2.43)
q = α1. (tf1 − tw1) = 17,07. (40 − 39,52) = 8,196 W/m2

C. (2.44)
Với chế độ đối lưu tự nhiên, hệ số trao đổi nhiệt giữa bề mặt và không khí xác
định

theo công thức thực nghiệm: Nu = C. (Gr. Pr)n Các (2.45)


tiêu chuẩn đồng dạng:
(2.46) [15]

(2.47) [15]

(2.48) [15]

Nhiệt độ tính toán:

tm = 30,17 C (2.49)
Tra bảng thông số vật lý của không khí (Phụ lục 1) [15], ta được:
𝜆 = 2,67.10-2 W/m.K
v = 1,602.10-5 m2/s

Pr = 0,7
Tiêu chuẩn Grashoft:

Gr =
Ta có: Gr . Pr = 605,29.106.0,7 = 424,84.106

Tra bảng ta được: (Phụ lục 2) [15]


Nu = C . ( Gr . Pr) n

Theo tiêu chuẩn Nusselt ta có:


28
Nu = W/m2K
→ q′ = α2. (tw4 − tf2) = 2,39 (31,32– 28) = 7,94 W/m2

2,94,%
=>2,94 < 5%

Vậy ta chọn tw1 = 39,52 C.

W.m2K
Nhiệt lượng tổn thất ra môi trường:
QBC = k.F. ∆t = 0,677. 5,386. (40– 28) = 51,04 W
Nhiệt tổn thất ra trong quá trình sấy : Q BC
= 51,04. 6 . 3600 = 1102464 J

kJ/kg
Tổn thất nhiệt do VLS mang đi: Qm = G2 . CVLK . ( tv2 – tv1 ) (2.50)
Trong đó:
CV = 1,5 (kJ/kg.K) : Nhiệt dung riêng của atiso ở trạng thái khô [13] Nhiệt
dung riêng của vật liệu theo nhiệt độ:

CVLK = CVK. (1-2) + Cn. 2 = 1,5.(1-0,1) + 4,18.0,1 = 1,77 (kJ/kg.độ) t V1

= to = 28 C; tTNS = 40 oC
tv2 = tTNS – 5oC = 40 – 5 = 35 oC
Qm = G2 . CVLK . ( tv2 – tv1 ) = 2,78 . 1,77 . (35 - 28 ) = 34,44 kJ

 kJ/kg
- Tổn thất do thiết bị vận chuyển [12]

= 7930. 0,447. 10−3 = 3,544 kg


Qvc = Gvc. Cvc. (tVc2 − tVc1) = 3,544 . 0,5 . ( 35– 28 ) = 12,404 kJ

Trong đó:
Cvc = 0,5 kJ/kg; tTNS = 40oC tvc2 = tTNS –
5oC = 36,65 – 5 = 35 oC tvc1: nhiệt độ của

môi trường , tvc1 = 28C


29
 kJ/kg
- Tổn thất nhiệt do ẩm mang vào: qa = Cn.tm1

Trong đó:
Cn: nhiệt dung riêng của nước Cn = 4,18 (kJ/kg.độ)
qa = 4,18.28 = 117,04 (kJ/kg)
- Nhiệt bổ sung:
 Điểm 2’: t2’= 35C d1 = d2’ = 5,47.10-3 kg/kgkkk
I2’ = t2’ + d2’.(2500 + 1,84.t2’) = 35 + 5,47.10-3.(2500 + 1,84.35) = 49,02 kJ/kg
Phân áp suất hơi bảo hòa:

bar

 bar

Qb = Llt.(I2 – I2’) = 150,375.7,22.( 64,19 – 49,02) = 16470,2 kJ/kg

 kJ/kg

 Từ các tổn thất nhiệt trên ta xác định được:


∆ = qa +qb - (qm + qbc + qvc)
= 117,04 + 2281,2 - (4,75 + 152,7 + 1,72) = 2239,07 kJ/kg
Do ∆ >0 nên điểm 3’ trong quá trình sấy thực tế sẽ nằm bên phải điểm 3 trong
quá trình sấy lý thuyết.

30
Hình 2. 4 Biểu diễn quá trình sấy thực trên đồ thị I - d

Đồ thị I-d trong trường hợp sấy thực tế được biểu thị như sau:
- Điểm 1: Trạng thái không khí sau dàn lạnh.
- Điểm 2: Trạng thái không khí sau dàn nóng.
- Điểm 3’: Trạng thái không khí sau thiết bị sấy trong trường hợp sấy thực tế.
- Điểm 4’: Điểm đọng sương trong trường hợp sấy thực tế.
- 1-2: Quá trình gia nhiệt trong dàn nóng.
- 2-3’: Quá trình sấy thực tế trong thiết bị sấy.
- 3’-4’-1: Quá trình làm lạnh không khí và ngưng tụ ẩm trong dàn lạnh trong
trường hợp sấy thực tế.
2.1.3.2. Tính toán quá trình sấy thực tế
Thông số tại các điểm nút của đồ thị:
- Điểm 1,2:
Thông số tại các điểm 1,2 không thay đổi so với quá trình sấy lý thuyết.
Phân áp suất hơi bảo hòa:

bar

bar

31
- Điểm 3’ : t3 = t′3 = 30 C

kJ/kg

kg/kgkkk

Với nhiệt độ t′3 = 30 C


Phân áp suất hơi bảo hòa:

bar

bar

- Điểm 4’:
d′4 = d′3 = 0,02 kg/kg bar

φ′4 = 100% → Ph4′ = p′hmax4 = 0,031 bar

Với p′hmax4 = 0,031 bar

C

= 24,7 + 0,026. (2500 + 1,84.24,78) = 90,88 kJ/kg


Bảng 2. 2 Bảng thông số các điểm nút trong quá trình sấy thực
Điểm t (C) d (kg/kg)  (%) I (kJ/kg)
1 5 5,47.10-3 100 18,73
2 50 5,47.10-3 7,14 64,19
2’ 35 5,47.10-3 15,57 49,02
3’ 30 0,021 73,8 82,1
4’ 24,7 0,031 100 90,88
- Lượng không khí cần thiết bay hơi:

kg/kg (2.51)
- Lưu lượng không khí khô tuần hoàn trong quá trình sấy:
Ltt = W. ltt = 7,22.68,82 = 496,9 kg/mẻ (2.52)

32
- Lưu lượng không khí tuần hoàn trong 1 giây:
kg/s (2.53)
- Lưu lượng tác nhân sấy tính theo thể tích:

/s (2.54)
- Nhiệt lượng dàn nóng cung cấp cho quá trình sấy làm bay hơi 1 kg ẩm:

qk = ltt. (I2 − I1) = 68,82. (64,19 − 18,73) = 3128,55 kJ/kg - (2.55)


Nhiệt lượng dàn nóng cung cấp để sấy một mẻ:

Qk = W. qk = 7,22.3128,55 = 22588,1 kJ (2.56)

- Năng suất nhiệt của dàn nóng thiết bị sấy


kW (2.57)
- Lượng ẩm ngưng tụ:

∆d = d′3 − d1 = 0,02 − 5,47. 10−3 = 0.014 kg/kgkkk (2.58)

- Lượng nhiệt thu được ngưng tụ 1 kg:


qnttt = ltt. (I3′ − I1) = 68,82. (82,1 − 18,73) = 4361,1 kJ/kg - (2.59)
Lượng nhiệt dàn lạnh thu được:

Qnttt = W. qnttt = 7,22.4361,1 = 31487,14 kJ - (2.60)


Năng suất dàn lạnh:
W (2.61)

2.2. Lập sơ đồ máy sấy và tính toán lựa chọn thiết bị


2.2.1. Lập sơ đồ máy sấy

33
Hình 2. 5 Mô hình sấy 3D
2.2.1.1. Thuyết minh sơ đồ nhiệt
Hơi sinh ra từ thiết vị bay hơi là hơi bảo hòa khô được máy nén hút về và nén lên
thành hơi quá nhiệt. Tại đây đầu đẩy của máy nén được chia ra 2 đường một đường
vào thiết bị dàn nóng chính, đường còn lại vào dàn nóng phụ tại 2 thiết bị tụ này môi
chất sẽ nhả nhiệt cho môi trường tại dàn nóng phụ và nhả nhiệt cho TNS tại dàn nóng
chính để ngưng tụ thành lỏng cao áp. Sau đó lỏng cao áp đến phin lọc để lọc ẩm và cặn
bẩn có trong môi chất, môi chất tiếp tục qua mắt xem gas để xem trạng thái môi chất
để đưa vào tiết lưu giảm áp và giảm nhiệt. Tại đây môi chất ở trạng thái lỏng hạ áp đi
vào dàn lạnh thu nhiệt của TNS sôi và hóa hơi đi vào bình tách lỏng để tách lỏng sau
đó được máy nén hút về. Chu trình cứ thế tiếp tục.
2.2.1.2. Thuyết minh sơ đồ hệ thống
TNS ban đầu sẽ bằng với nhiệt độ môi trường sau đó được quạt hút qua dàn lạnh.
Tại đây ẩm của TNS sẽ mất nhiệt và ngưng tụ lại tại dàn và được thải ra ngoài qua ống
dẫn nước ngưng, TNS tiếp tục qua dàn nóng tại đây TNS được gia nhiệt để đưa vào
buồng sấy nhờ quạt. Tại đây TNS nhận ẩm và gia nhiệt cho VLS. Sau đó TNS sẽ được
hút về qua dàn lạnh ngưng tụ, chu trình tuần hoàn cứ thế tiếp tục đến khi mẻ sấy kết
thúc.
2.2.1.3. Tính toán chu trình bơm nhiệt
34
 Xác định chế độ làm việc:
- Nhiệt độ ngưng tụ:
Dàn ngưng của bơm nhiệt có nhiệm vụ gia nhiệt cho không khí nên môi trường
làm mát dàn ngưng chính là tác nhân sấy. Do chọn thiết bị ngưng tụ làm mát bằng
không khí theo:

tk = t2′ + ∆tk = 35 + 10 = 45C (2.62)


Trong đó:

t2′: nhiệt độ không khí ra khỏi dàn ngưng, 35C; ∆tk:

hiệu nhiệt độ ngưng tụ yêu cầu. Chọn ∆tk = 10 C; -


Nhiệt độ bay hơi:
Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh có thể lấy như sau:
t0 = tb – ∆t0 = 5 – 10 = - 5oC (2.63)
Trong đó:

tb: nhiệt độ không khí sau dàn bay hơi, 5 C;


∆t0: hiệu nhiệt độ giữa nhiệt độ sôi của môi chất lạnh và nhiệt độ không khí. Đối

với dàn lạnh bay hơi trực tiếp ∆t 0 = 8 ÷ 15 C. Chọn ∆t0 = 10C;
- Nhiệt độ quá lạnh:
Nhiệt độ quá lạnh là nhiệt độ môi chất lỏng trước khi đi vào van tiết lưu. Nhiệt
độ quá lạnh càng thấp năng suất lạnh càng lớn, vì vậy người ta cố gắng hạ nhiệt độ quá
lạnh xuống càng thấp càng tốt.
tql = tk - (2 ÷ 5)C => tql = 45 – 5 = 40 C (2.64)
Nhiệt độ quá nhiệt:
Nhiệt độ quá nhiệt là nhiệt độ của hơi môi chất trước khi vào máy nén. Nhiệt độ
quá nhiệt bao giờ cũng lớn hơn nhiệt độ bay hơi của môi chất.
Để đảm bảo máy nén không hút phải lỏng, người ta bố trí bình tách lỏng và phải
đảm bảo hơi hút vào máy nén nhất thiết phải là hơi quá nhiệt.

tqn = t0 + (5 ÷ 15) C => tqn = - 5 + 10 = 5 oC (2.65)

35
Bảng 2. 3 Nhiệt độ tương ứng với các chế độ làm việc của hệ thống
Trạng thái Nhiệt độ
Nhiệt độ bay hơi t0 = - 5 oC
Nhiệt độ ngưng tụ tk = 45 oC
Nhiệt độ quá lạnh tql = 40 oC
Nhiệt độ quá nhiệt tqn = 10 oC
 Tính toán chu trình:

Hình 2. 6 Sơ đồ nguyên lý bơm nhiệt

Chọn chu trình: Với nhiệt độ bay hơi t 0 và nhiệt độ ngưng tụ tk đã chọn, tra bảng
tính chất nhiệt động của R22 ở trạng thái bão hòa ta có áp suất bay hơi và ngưng tụ
tương ứng t0 = -5 ºC => p0 = 4,25 bar tk = 45 ºC => pk = 17,32 bar

Như vậy ta có tỷ số nén : (2.66)


Với = 4,07 <12 nên ta chọn chu trình máy nén 1 cấp

36
Hình 2. 8 Đồ thị lgP – h

Hình 2. 7 Đồ thị T - s

 Nguyên lý làm việc (Phụ lục 3)


Hơi môi chất sau khi ra khỏi thiết bị bay hơi là hơi bảo hòa khô có trạng thái (1)
được quá nhiệt thành trạng thái (2) rồi được hút về máy nén. Hơi này được hút về và
được nén đoạn nhiệt trong máy nén từ áp suất bay hơi p 0 lên áp suất ngưng tụ pk là hơi
quá nhiệt có trạng thái (3). Hơi cao áp này sẽ được đi vào thiết bị ngưng tụ, nhả nhiệt
đẳng áp cho tác nhân sấy, ngưng tụ thành lỏng bảo hòa có trạng thái (4) rồi được quá
lạnh thành trạng thái (5). Sau đó, lỏng này đi vào van tiết lưu giảm áp suất xuống áp
suất bay hơi p0 là hơi bảo hòa ẩm có trạng thái (6) rồi đi vào thiết bị bay hơi nhận nhiệt
của tác nhân sấy vừa ra khỏi buồng sấy, hóa hơi đẳng áp đẳng nhiệt thành hơi bão hòa
ẩm và chu trình lại tiếp tục. ẩm và chu trình lại tiếp tục.

Bảng 2. 4 Bảng các thông số tại các điểm nút của chu trình
Điểm Trạng thái Áp suất Nhiệt Enthapy Entropi Thể tích
(bar) (kJ/kg) (kJ/kg.K) riêng
độ

(C) (m3/kg)
1 Hơi bảo hòa khô 4,25 -5 404 1,76 -
2 Hơi quá nhiệt 4,25 5 408,67 1,785 0,056
3 Hơi quá nhiệt 17,32 77 446,47 1,785 0,017
4 Lỏng sôi 17,32 45 256 - -

5 Lỏng chưa sôi 17,32 40 250 - -

37
6 Hơi bảo hòa ẩm 4,25 -5 257,7 - 0,0175
2.2.2. Tính toán lựa chọn thiết bị
2.2.2.1. Tính chọn máy nén
Với môi chất R22 ta chọn loại máy nén roto xoắn ốc.
- Năng suất lạnh riêng:
qo = h6 – h5= 404 – 257,7 = 146,3 kJ/kg - (2.67)
Lưu lượng khối lượng môi chất:

kg/s (2.68)
- Thể tích hơi thực tế hút vào xy-lanh:
Vtt = m.v1 = 9,91.10-3.0,056= 5,55.10-4 m3/s - (2.69)
Công nén riêng:

l = h2 – h1= 446,47 – 408,67 = 37,8 kJ/kg - (2.70)


Năng suất thải nhiệt riêng:

qk = h2 – h3 = 446,47 – 256 = 190,47 kJ/kg Từ (2.71)


các thông số đã tính trên, ta có:

- Tỉ số nén:
Với = 4,07 < 12 nên ta chọn chu trình máy nén 1 cấp.
- Công nén đoạn nhiệt: Ns = m.l (2.72)
=9,91.10-3.37,8 = 0,374 kW

- Công suất chỉ thị: N (2.73)


- Hiệu suất chỉ thị có thể xác định bằng công thức: i = λw + b.t0 (2.74) Trong đó:
λw = 0,95; b
= 0,0025; t0
=0

 Ni kW
- Công suất hữu ích: Ne = Ni + Nms (2.75) Trong đó:

38
Nms = Pms. m.v1 Với (2.76)
Pms là lực ma sát bên trong bằng 39 kPa cho máy nén Freon thẳng dòng.
Ne = Ni + Nms
= 0,39 + 39. 9,91.10-3.0,056 = 0,41 kW

- Công suất tiêu thụ: Nel = 1,1. Ne= 1,1. 0,35 = 0,453 kW - (2.77)
Công suất động cơ lắp đặt:

Nđc = 1,1.Nel = 1,1. 0,0453 = 0,498 kW = 0,66 HP (2.78)


Vậy ta chọn máy nén có công suất động cơ 1 HP

Hình 2. 9 Máy nén xoắn ốc 1 HP

Bảng 2. 5 Bảng thông số kỹ thuật máy nén QK164PCA


Model QK164PCA
Hãng sản LG
xuất
Công suất 1 HP
điện
Gas lạnh R22
Nguồn 220V/1P/50Hz
điện
Xuất xứ Thailand

39
2.2.2.2. Tính chọn dàn ngưng chính (Dàn nóng của TBS)
Ta chọn loại dàn ngưng giải nhiệt bằng không khí đối lưu cưỡng bức. Cấu tạo
gồm một dàn ống trao đổi nhiệt ống đồng có cánh nhôm bên ngoài, bước cánh nằm
trong khoảng 3 – 10 mm.
Chọn ống cho dàn ngưng: do môi chất là Freon R22 nên ta chọn ống đồng cánh
nhôm để làm ống dẫn môi chất trong dàn ngưng.
- Năng suất gia nhiệt Qkn = 1,05 kW.
- Nhiệt độ không khí xung quanh: tN = 5 C.
- Nhiệt độ hơi ngưng tụ: tk = 45 C.
- Lãnh chất sử dụng: R22.
Thông số của cánh và ống:
- Đường kính trong của ống: d1 = 0,009 m.
- Đường kính ngoài của ống: do = 0,01 m.
- Đường kính cánh tròn: Dc = 0,015.
- Bước cánh: Sc = 0,003.
- Chiều dày của chân cánh: c = 0,7 mm.
- Chiều dày ở đầu cánh: d = 0,5 mm.
Ống bằng thép, cánh bằng nhôm, chùm ống bố trí so le với bước ống như sau:
- Bước ngang dòng: S1 = 0,015 m.
- Bước dọc: S2 = 0,03 m.

Tính diện tích: chọn TBNT làm mát bằng không khí đối lưu cưỡng bức.
TBNT này có ưu điểm là tiết kiệm nước làm mát bình ngưng, không phải xây
dựng các tháp làm mát nước tuần hoàn, giảm hiện tượng bám bẩn bề mặt trao đổi
nhiệt…Tuy nhiên nó có nhược điểm là gây tiếng ồn khi vận hành (do quạt).
Phụ tải nhiệt của thiết bị ngưng tụ chính (lượng nhiệt cần cung cấp để gia nhiệt
TNS trong quá trình sấy) Qkc được xác định:
Qkc = k. Fk. Δtk (2.79)

Nên diện tích bề mặt trao đổi nhiệt Fk:


Trong đó:
Qkc: Phụ tải nhiệt yêu cầu của thiết bị ngưng tụ, W;
k = 30 W/m2.K: Hệ số truyền nhiệt, W/m2.K;

40
Δtk: Độ chênh lệch nhiệt độ trung bình, C;
Ta có:

ΔTtb = 21,64 K
+ Lấy nhiệt độ không khí vào : tw1dn = 5 C;
+ Lấy nhiệt độ không khí ra : tw2dn = 35 C;
ΔT𝑚𝑎𝑥 = tk – tw1 = 45 – 5 = 40 K
ΔT𝑚𝑖𝑛 = tk – tw2 = 45 – 35 = 10 K

+ Nhiệt độ ngưng tụ tk = 45 C;

Suy ra:
Vậy ta chọn dàn nóng của hãng EMTH model FNH-1.7/6 – 1HP

Hình 2. 10 Dàn ngưng chính

Bảng 2. 6 Thông số kỹ thuật dàn nóng EMTH model FNH-1.7/6 – 1HP


Model FNH-1.7/6 – 1HP
HP 1
Công suất lạnh
KW 1,7
Diện tích trao đổi m2 2,5
nhiệt

Kích thước mm 470x180x360

41
2.2.2.3. Tính chọn dàn bay hơi
Dàn bay hơi ở đây có tác dụng làm lạnh không khí nên ta chọn loại dàn bay hơi
làm lạnh không khí đối lưu cưỡng bức. Do làm lạnh không khí đến điểm sương nên
dàn bay hơi có máng hứng nước ngưng ở dưới.
Chọn ống cho dàn bay hơi:
Để phù hợp với môi chất R22, ta chọn ống đồng cánh nhôm hình vuông làm ống
dẫn môi chất trong dàn. Các thông số của ống chọn như sau:
- Năng suất lạnh: Qo = 1,45 kW.
Ống đồng có cánh tấm bằng nhôm với thông số:
- Đường kính ngoài: dng = 10 mm.
- Đường kính trong: dtr = 9 mm.
- Bước ống: S1 = 35 mm.
S2 = 30 mm.
- Bước cánh: Sc = 3 mm.
- Chiều dày cánh:
c 0,5 mm.
- Nhiệt độ không khí vào: 1= 100%.
t1 = 5 oC; t3’
- Nhiệt độ không khí ra: =30 oC; 3’=82,1%.
- Nhiệt độ của dòng không khí đi qua dàn lạnh:
tk = 0,5. (t3’ +t1) = 0,5. (30 + 5) = 17,5oC (2.80)

Tính diện tích:


Chọn TBBH làm lạnh không khí. Kiểu dàn lạnh quạt trao đổi nhiệt bằng đối lưu
cưỡng bức không khí. Ngày nay, dàn quạt được sử dụng rất rộng rãi vì chúng có nhiều
ưu điểm hơn so với dàn tĩnh: Có thể bố trí ở trong buồng hoặc ngoài buồng lạnh, ít tốn
thể tích bảo quản sản phẩm, nhiệt độ đồng đều, hệ số trao đổi nhiệt lớn, ít tốn nguyên
vật liệu.
Nhưng chúng củng có nhược điểm là ồn và tốn thêm năng suất lạnh cho động cơ
quạt gió. Độ ẩm trong buồng lạnh thấp, khó duy trì độ ẩm cao theo yêu cầu bảo quản,
độ khô hao sản phẩm tăng lên do nhiệt độ bay hơi thấp.

Ta có: (2.82)
Trong đó:
42
k: Hệ số truyền nhiệt, W/m2.K;

Δt: Hiệu nhiệt độ, C;


Ta có:

ΔTtb = 20 K
+ Lấy nhiệt độ không khí vào : tw1dbh = 30 C;
+ Lấy nhiệt độ không khí ra : tw2dbh = 5 C;
ΔT𝑚𝑎𝑥 = tw1 – t0 = 30 – (-5) = 35 K
ΔT𝑚𝑖𝑛 = tw2 – t0 = 5 – (-5) = 10 K
Suy ra diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị bay hơi là:

Vậy ta chọn dàn lạnh của hãng Kewely model FNF-0.9/4.0

Hình 2. 11 Dàn bay hơi

Bảng 2. 7 Thông số kỹ thuật của dàn lạnh Kewely model FNF-0.9/4.0


Model FNF-0.9/4.0

HP 0,6
Công suất lạnh
W 900

Diện tích trao đổi nhiệt m2 4

43
Kích thước mm 300x120x235

2.2.2.4. Dàn nóng phụ


Ta có năng suất nhiệt của TBNT bơm nhiệt là :
Q0 = 1,45 kW
L = m.l = 9,91.10-3.37,80 = 0,374 kW
QkBN = Q0 + L = 1,45 + 0,374 = 1,824 kW
Nên năng suất nhiệt thừa cần thải ra môi trường ( TB ngưng tụ ngoài) Q kp
= QkBN – Qkc = 1,824 – 1,05 = 0,774 kW
Trong đó:
QkBN: Năng suất nhiệt của TBNT bơm nhiệt Q kc:
Công suất nhiệt của dàn ngưng TBS
Qkp: Công suất giải nhiệt của dàn ngưng phụ
L: Công nén
Q0: Công suất nhiệt của dàn bay hơi TBS
Ta chọn loại dàn ngưng giải nhiệt bằng không khí đối lưu cưỡng bức. Cấu tạo
gồm một dàn ống trao đổi nhiệt ống đồng có cánh nhôm bên ngoài, bước cánh nằm
trong khoảng 3 – 10 mm. Cấu tạo của thiết bị như dàn ngưng chính.
Chọn ống cho dàn ngưng:
Do môi chất là R22 nên ta chọn ống đồng cánh nhôm để làm ống dẫn môi chất
trong dàn ngưng.
- Năng suất giải nhiệt Qkp = 0,774 kW
- Nhiệt độ không khí xung quanh: tN = 28oC
- Nhiệt độ hơi ngưng tụ: tk = 45oC
- Môi chất sử dụng: R22
- Thông số của cánh và ống:
+ Đường kính trong của ống: d1 = 0,009 m
+ Đường kính ngoài của ống: do = 0,01 m
+ Ống bằng thép, cánh bằng nhôm, chùm ống bố trí so le.
Tương tự, năng suất nhiệt thừa Qkp được xác định:
Qkp = k. Fkp. Δtk; kW

ΔT = 10 K
44
+ Lấy nhiệt độ không khí vào : tw1 = 28 C;
+ Lấy nhiệt độ không khí ra : tw2 = 40 C;
ΔT𝑚𝑎𝑥 = tk – tw1 = 45 – 28 = 17 K
ΔT𝑚𝑖𝑛 = tk – tw2 = 45 – 40 = 5 K
Nên diện tích bề mặt trao đổi nhiệt Fkp:

Vậy ta chọn dàn nóng phụ của hãng Kewely model FNA - 0.25/1.1

Hình 2. 12 Dàn nóng phụ

Bảng 2. 8 Thông số kỹ thuật dàn nóng Kewely model FNA-0.25/1.1


Model FNA - 0.25/1.1
Công suất lạnh HP 1/2
KW 0,37
Diện tích trao đổi m2 1,1
nhiệt

Kích thước mm 195x450x210


2.2.2.5. Tính chọn van tiết lưu:

45
Hình 2. 13 Van tiết lưu Danfoss TEX 2 -

Công suất lạnh: Q0 = 1,26 kW.

- Nhiệt độ bay hơi: t0 = -5 C.

- Nhiệt độ ngưng tụ: tk = 45 C.


- Độ chênh áp suất:
∆P = (Pk – P0) – (∆P1 + ∆P2 + ∆P3 + ∆P4 + ∆P5) (2.83)
= (17,32 – 4,25) – (0,1+0,2+0,7+0,5+0,5) = 11,07 bar.
Trong đó:
pk: áp suất ngưng tụ, bar;
p0 : áp suất bay hơi, bar;
∆P1: tổn thất áp suất của dàn ngưng tụ lấy, bar;
∆P2: tổn thất áp suất ở ống dẫn lỏng, van khóa, phin sấy lọc, mắt xem gas, van
điện từ, áp suất thủy tĩnh của dàn bay hơi đặt cao hơn bình chứa, bar;
∆P3: tổn thất áp suất ở đầu chia lỏng và đoạn ống dẫn đến dàn bay hơi được, bar;
∆P4: tổn thất áp suất trong dàn bay hơi và ống góp hơi, bar;
∆P5: tổn thất áp suất trên đường ống hút, bar;
Tra bảng số liệu, cataloge van tiết lưu nhiệt cân bằng ngoài của Danfoss:
Vậy chọn loại tiết lưu nhiệt cân bằng trong TEX2(01)
- Bầu nhiệt độ làm bằng thép không gỉ để có thể lắp đặt dễ dàng và có thể truyền
nhiệt độ từ vị trí cảm biến tới van tiết lưu một cách nhanh nhất.
- Chiều dài dây cảm biến: 1.5m

46
- Nhiệt độ làm việc lớn nhất của bầu cảm biến: 100 C.

- Nhiệt độ làm việc thấp nhất của bầu cảm biến: -60 C.
- Áp suất kiểm tra lớn nhất: 38 bar.
- Áp suất làm việc lớn nhất: 34 bar.
- Đường kính ống kết nối van tiết lưu danfoss TEX 2 là: 3/8″ x 1/2″ 2.2.2.6. Tính
chọn quạt ly tâm
a. Tính toán trở lực
 Tính toán đường ống dẫn tác nhân sấy
Theo sơ đồ bố trí của hệ thống, ta cần phải chế tạo hệ thống dẫn không khí từ
quạt vào buồng sấy. Diện tích mặt cắt được xác định theo công thức:
2
V
F=, m ω

Trong đó :
F : Diện tích tiết diện đường ống dẫn, m2

V : Lưu lượng không khí trong đoạn ống, m 3/s :


Tốc độ không khí trong ống, m/s
Chọn 
Để lựa chọn tốc độ gió thích hợp là một bài toán kinh tế kỹ thuật phức tạp.
- Khi chọn tốc độ lớn thì đường kính ống nhỏ, chi phí cho đầu tư thấp, tuy nhiên
trở lực của hệ thống lớn và độ ồn do khí động của dòng không khí cao.
- Khi chọn tốc độ thấp thì đường kính ống lớn, chi phí cho đầu tư lớn, khó khăn
cho lắp đặt nhưng độ ồn giảm
- Để phù hợp với hệ thống ta chọn tốc độ gió trong kênh dẫn gió là 2,5 m/s 
Tính lưu lượng không khí.
Trong chương 2 ta đã tính toán được lưu lượng không khí tuần hoàn trong 1 giây
là Gkk = 0.023 kg/s. Với nhiệt độ trung bình trong buồng sấy là 40oC, ta có khối lượng

riêng của không khí ở 40oC,  = 1,168 kg/m3. Khi đó ta có:

Gkk0,023 0,02 m3/s


V  
 1,168
47
2
V 0,02
Vậy:F=  F  
0,01m ω 2,62

Đường kính ống dẫn không khí:

= 370,7 mm
 Tổn thất áp suất trên đường ống gió.
Tổn thất ma sát: Tổn thất ma sát được tính theo công thức:

l 2.
pms  . , mmH2O d
2
Trong đó:

: Hệ số tổn thất ma sát; l: Chiều dài ống, được xác định dựa vào sơ đồ bố trí hệ
thống. Theo tính toán sơ bộ thì chiều dài tổng cộng đường ống gió của hệ thống
từ bộ xử lý không khí đến miệng thổi vào buồng sấy khoảng l = 1,076m. d:
Đường kính trong tương đương của ống, d = 0,12m; w: Tốc độ không khí trong
ống. w = 2,62 m/s;

 : Khối lượng riêng của không khí tại nhiệt độ 40 oC [14] ta có


 = 1,168 kg/m3; v = 1,7.10-5 m2/s
Khi đó:

Re .d  21,7.10,62.0,-126 184941,1

5
Với ống tôn mỏng bề mặt trong láng, tiết diện tròn và Re <10 thì:
= 0,0032 + 0,221Re-0,237=0,0032 + 0,22. 184941,1-0,237= 0,0156 [16] Vậy:

l..2 2,152.1,168.2,622 2

m O
pms  2.d  0,0156 2.0,37 0.364 N / = 0,037mmH 2

 Tổn thất cục bộ


- Hệ thống đường ống gió sơ bộ gồm có: [15]
- 2 cút tiết diện hình chữ nhật cong đều lớn (H =25, W =100) ta có ξ = 0,57
- 2 cút tiết diện hình chữ nhật cong đều lớn (H =50, W =100) ta có ξ = 0,52
48
- 2 cút tiết diện hình chữ nhật cong đều lớn (H =75, W =100) ta có ξ = 0,48
- 2 cút tiết diện hình chữ nhật cong đều nhỏ (H = 100, W = 100) ta có ξ = 0,44
Tổn thất cục bộ được tính theo công thức: [15]

.2 1,168.2,52
pcb . 2  (2.0,57  2.0,52  2.0,48  2.0,44) 2 14,67
mmH 2O

Vậy tổng tổn thất trên đường ống gió:

P1  Δpms  Δpcb  0,037 14,67 14,707 mmH 2O

 Tổn thất qua các thiết bị của hệ thống


Trở lực của buồng xử lý không khí, buồng sấy.
Trở lực qua buồng xử lý không khí được tính theo công thức:


.2

P' 30  70


2
Suy ra trở lực qua buồng xử lí không khí :

P mmH2O
Vậy: P2 = 200,44 mmH2O
Như vậy tổng tổn thất trở lực của hệ thống sấy là:

PP1 P2  200,44 14,707  215,147 mmH2O


 Chọn quạt
Công suất của quạt:

N V.0.P ;kW
102..q

Trong đó:

3
V - lưu lượng ở nhiệt độ trung bình của tác nhân sấy, m /h
P - tổng cột áp quạt phải thực hiện, mmH2O

49
 q - hiệu suất của quạt, q  (0,40,6) Chọn q = 0,4;
q

3
 - khối lượng riêng của không khí tại nhiệt độ 40oC ,  = 1,168 kg/m
0: khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn, kg/m3,
ρo = 1,293 kg/m3
0.0467
N  0,24kW

Công suất động cơ :


Nđc= k.N = 0,24.1,1 = 0.26 kW

Trong đó:

k - hệ số dự phòng, k =(1,1  1,2), chọn k = 1,1


Từ công suất động cơ quạt N, lưu lượng V và cột áp P [16]chọn quạt KVC120
với các thông số như sau:

3
Lưu lượng của quạt: V = 330 m /h
Cột áp của quạt: 350 mmH2O
Công suất động cơ: N = 300W
Số vòng quay: n = 2900 vòng/phút

Hình 2. 14 Quạt ly tâm


2.2.2.7. Tính chọn điện trở Ta
có:
Wh = 1,203 kg/h
Ltt = Wh . ltt = 1,203 . 94,96 = 114,23 kg/h
QĐT = Ltt.(I2 – I2’) = 114,23.(64,19 - 49,02) = 1732,86 kJ/h = 0,48 kW
50
Vậy công suất điện trở là 0,48 kW
2.2.2.8. Tính toán lựu chọn kích thước đường ống dẫn môi chất
Việc tính chọn đường ống hệ thống phụ thuộc vào cách bố trí
a. Đường kính ống hút thấp áp

dh m
Trong đó:
- Lưu lượng môi chất vào đầu hút máy nén thấp áp: G = m = 9,91.10-3 kg/s
- Thể tích riêng của môi chất: v1 = 0,056 m3/kg
- m: lưu lượng môi chất qua máy nén (kg/s) = 8,61.10-3 kg/s
- Tốc độ dòng chảy thích hợp với môi chất R22, ω = (7 - 15) m/s, chọn ω = 12 m/s
Theo kích thước ống đồng tiêu chuẩn, ta lựa chọn ống có thông số sau:
Bảng 2. 9 Bảng kích thước đường kính ống hút thấp áp

Đường kính Đường kính Đường kính Áp suất làm Hãng


trong (mm) ngoài (mm) việc (at)
danh nghĩa
(mm)
7,94 9,34 15,88 4,98 Hailiang
b. Đường kính ống đẩy

dđta m
Trong đó :
- Lưu lượng môi chất vào đầu đẩy máy nén thấp áp: G = m = 9,91.10-3 kg/s
- Thể tích riêng của môi chất: v2 = 0,017 m3/kg
- Tốc độ dòng chảy trong ống ω = 15 m/s
Theo kích thước ống đồng tiêu chuẩn, ta lựa chọn ống có thông số sau :
Bảng 2. 10 Bảng đường kính ống đẩy thấp áp
Đường kính Đường kính Đường kính Áp suất làm Hãng
danh nghĩa trong (mm) ngoài (mm) việc (at)

(mm)
4,76 6,16 9,53 4,98 Hailiang

51
2.2.2.9. Tính chọn thiết bị phụ
Các thiết bị phụ như bình tách lỏng, đường ống, tiết lưu, phin lọc, mắt gas,...
được chọn đồng bộ theo năng suất lạnh và công suất động cơ của máy nén. a. Van
điện từ

Hình 2. 15 Van điện từ


Trong hệ thống để kiểm soát dòng môi chất ta dựa vào nguyên lí đóng mở tự động.
Theo yêu cầu cấp dịch của hệ thống và dựa vào áp suất ngưng tụ, áp suất bay hơi,
nhiệt độ và đường ống dẫn lỏng môi chất trong hệ thống. Ta chọn van điện từ cấp dịch
Model 1020/3
Bảng 2. 11 Bảng thông số kĩ thuật van điện từ
Model 1020/3
Đường kính kết nối 6mm
Xuất xứ China
Lưu lượng 0.2 m3/h
b. Van chặn
Khi vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cần thiết phải cô lập một thiết bị ra
khỏi hệ thống
Bảng 2. 12 Bảng thông số kĩ thuật van chặn
Hãng model Đường kính ống

BL-03  6mm

52
BL-02  10mm

c. Phin sấy lọc


Để loại trừ cặn bẩn và ẩm ra khỏi vòng tuần hoàn môi chất khi hệ thống hoạt
động ta bố trí phin sấy lọc trên đường dẫn lỏng trước van tiết lưu và những thiết bị tự
động

Hình 2. 16 Phin sấy lọc

khác để đề phòng tắc bẩn. Dựa vào đường kính ống dẫn lỏng 6mm trong hệ thống ta
chọn phin sấy lọc.

Bảng 2. 13 Thông số phin sấy lọc DAS 307


Hãng - Model DAS 307
Kiểu kết nối hàn
Đường kính mm  6mm
d. Bình chứa cao áp

Bình chứa cao áp có chức năng chứa lỏng nhằm cấp dịch ổn định cho hệ thống,
đồng thời giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt cho thiết bị ngưng tụ. Theo chức năng bình
chứa, dung tích BCCA phải đáp ứng các yêu cầu. Khi hệ thống đang vận hành, lượng
lỏng còn lại trong bình ít nhất phải là 20% dung tích bình. Khi sữa chữa bảo dưỡng,
bình có khả năng chứa hết toàn bộ môi chất trong hệ thống và chỉ chiếm 80% dung
tích bình. Dung tích BCCA chiếm khoảng 1,25 tới 1,5 thể tích môi chất lạnh của hệ
thống là đạt yêu cầu.

53
Thể tích bình chứa cao áp cấp lỏng từ dưới

VCA 1,2 = 1,45Vd


Trong đó
- VCA là thể tích bình chứa cao áp
- 1,2 là hệ số an toàn
- Vd= L.v là thể tích hệ thống bay hơi (dàn tĩnh và dàn quạt) Với v là dung tích của
1m ống (m3/m)

v
L là tổng chiều dài đường ống dàn bay hơi (m) dtr
là đường kính trong ống của dàn

L= = 141,5 m
Trong đó F là diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của dàn lạnh , F= 4 m2

Từ đó, thể tích bình chứa cao áp cấp lỏng từ dưới

VCA 1,2 = 1,45.Vd= 1,45. 141,5.6,36.10-5 = 0,01 m3 = 10 lít

Hình 2. 17 Bình chứa cao áp


Bảng 2. 14 Bảng thông số kĩ thuật của bình chứa cao áp
Model: 31-039110
Thể tích bình: 1 lít
Loại kết nối: hàn
Kích thước: 230mm
Đường kính: 91mm
Xuất xứ: Trung Quốc
e. Kính xem gas

54
Kính xem gas được lắp sau phin sấy lọc, trước van tiết lưu để quan sát chất lượng
của môi chất. Dựa vào mục đích sử dụng và đường kính ống dẫn lỏng ɸ10 ta chọn kính
xem gas danfoss-đan mạch model 014-018

Hình 2. 18 Kính xem gas

Bảng 2. 15 Thông số kĩ thuật kính xem gas DANFOSS


Hãng - Model Danfoss 014-0182

Kiểu kết nối hàn

Đường kính (mm) 6


f. Rơ le áp suất
Để bảo vệ máy nén khi có sự cố áp suất ta sử dụng rơ le áp suất kép. Rơ le áp
suất kép có chức năng ngắt điện cho máy nén lạnh khi áp suất cao vượt qua mức cho
phép và khi áp suất thấp hạ xuống quá mức cho phép.
Model: 060-124391(Rơ le DANFOSS)

Hình 2. 19 Rơ le áp suất kép


Hãng sản xuất: DANFOSS ( Đan Mạch )
TYPE: KP 15
Đường kính ống: 6 mm (1/4″)
Kiểu kết nối: Rắc co (Flare)
Áp suất làm việc LP: – 0.7 đến 4 bar
Chức năng Reset: Tự động (Auto)
Áp suất làm việc HP: 8 đến 32 bar
Chức năng Reset: Chỉnh tay (Manual) – Max

55
Trọng lượng: 0.5 Kg (GW) – 0.43 Kg (NW)
Xuất xứ: Ba Lan (Poland)
2.2.3. Tính toán – lựa chọn các thiết bị điện và dây dẫn điện:
2.2.3.1. Thiết kế mạch điện
 Yêu cầu điều khiển
- Máy nén cùng điện trở hoạt động sau Quạt ly tâm
- Tự động kết thúc vận hành khi đủ thời gian sấy
- Hút kiệt pump down
- Sự cố chung có reset (sự cố quá nhiệt, áp suất cao)
- Ngắt cấp nguồn điện trở khi tác nhân sấy đủ nhiệt độ.
 Trước khi vận hành
- Vệ sinh sạch sẽ tủ điện và thiết bị. Kiểm tra các hư hỏng vật lý nếu có
- Kiểm tra cách điện của từng động cơ, phụ tải, các thiết bị điều khiển. Lập biên
bản đo cách điện của các thiết bị điện
- Kiểm tra các domino tiếp điện đảm bảo các vị trí kết nối chắc chắn, dây dẫn
không bị rò rĩ điện
- Kiểm tra công tắc Emergency đảm bảo đóng ngắt tức thời khi cần thiết
- Bật CB cấp nguồn cho mạch điều khiển, đồng hồ Vôn kế sẽ hiển thị hiệu điện thế
của nguồn không được sai lệch định mức 5%, Themostar có nguồn hiển thị màn
hình.
- Tiến hành ghi nhận biên bản.

 Trong khi vận hành


Bảng 2. 16 Chế độ vận hành trong khi vận hành máy sấy
Chế độ Trạng thái thiết bị khí cụ điện (mạch điện Trạng thái phụ tải
vận hành điều hiển)
(mạch động lực)

Khởi Quạt ly tâm, quạt dàn


- Nhấn ON, cuộn dây rơ le trung gian
động ON nóng phụ hoạt động.
K1A có được cấp nguồn, các tiếp điểm
thường mở K1A thay đổi trạng thái để duy trì
mạch và cấp nguồn cho K1T, K1, K2, SV1,
56
K2T.
- K1T bắt đầu đếm thời gian sấy đồng
thời contactor K1, K2 có nguồn làm đóng tiếp
điểm động lực K1, K2. Đèn báo L2, L3 sáng.
- Ở khối van điện từ cấp dịch, lúc cuộn Máy nén và điện trở bắt
đầu hoạt động
dây SV1 có điện thì mở cấp dịch môi chất
cho hệ thống. Hệ thống thoát khỏi chế độ hút
kiệt nên tiếp điểm LP sẽ đóng lại. K2T đếm
khoảng thời gian trễ được cài đặt sẵn để cấp
nguồn cho contactor điều khiển máy nén và
điện trở.

- Sau khi đủ thời gian trễ, tiếp điểm


thường mở đóng chậm của K2T đóng lại giúp
cho cuộn dây contactor máy nén và điện trở
được cấp nguồn đồng thời các tiếp điểm động
lực của contactor K3, K4 đóng. Đèn báo L4,
L5 sáng.

Đạt nhiệt Máy nén, quạt ly tâm,


độ sấy - Khi buồng sấy đủ nhiệt độ sấy thì quạt dàn nóng phụ vẫn
thermostat B1 sẽ cảm biến đo được nhiệt độ
hoạt động.
và đóng tiếp điểm thường mở của B1 để cấp
nguồn cho K3A làm tiếp điểm thường đóng Điện trở ngừng hoạt
của K3A ở cụm máy nén - điện trở hở ra làm động.
ngắt nguồn contactor K4. Đèn L5 tắt.

57
Ngừng Máy nén, điện trở
- Khi đủ thời gian sấy được cài
hoạt đặt sẵn ở ngừng hoạt động.
động K1T thì tiếp điểm thường đóng mở chậm của
OFF K1T mở ra hoặc khi ta nhấn OFF (chế độ vận
hành bằng tay) cho ngừng hệ thống sẽ làm
cuộc dây K1A mất nguồn, các tiếp điểm của
K1A thay đổi trạng thái từ đóng sang mở.

- Ở khối van điện từ cấp dịch SV1


sẽ bắt đầu hút kiệt. Hệ thống hút kiệt đến khi
áp suất môi chất xuống dưới áp suất LP được
cài đặt thì tiếp điểm LP sẽ mở ra, contactor
K3, K4 mất nguồn. Đèn L3, L4 tắt.
- Lúc này contactor K1, K2 sẽ mất Quạt ly tâm và quạt
nguồn, làm cho các tiếp điểm động lực của
dàn nóng phụ bị ngắt
K1, K2 hở ra. Đồng thời đèn L2, L3 cũng sẽ
tắt. nguồn và ngừng hoạt
động.Hệ thống ngắt
nguồn toàn
bộ
Sự cố - Khi xảy ra sự cố áp suất cao HP Lúc này toàn bộ các
thiết bị hệ thống sẽ
thì tiếp điểm F1 sẽ thay đổi trạng thái. Tương
ngưng hoạt động.
tự, khi xảy ra sự cố quá nhiệt tại Máy nén thì
tiếp điểm FR cũng tự động thay đổi trạng
thái.

- Song song đó, cuộn dây K2A


được cấp nguồn làm tiếp điểm thường đóng
mở ra đảm bảo cho hệ thống luôn được ngắt
khi xảy ra bất kì sự cố nào. Bên cạnh đó thì
còi báo và đèn báo sự cố L1 cũng được cấp
nguồn để còi hú và đèn phát sáng báo sự cố.

58
Tiến hành nhấn Stop S2 để tắt còi và khắc Hệ thống tiến hành hoạt
phục sự cố. Sau đó nhấn Resert S1. động lại.
 Sau khi vận hành

59
-
Khi hệ thống dừng lại hoàn toàn thì tiến hành ngắt nguồn MCCB ở mạch
động lực và CB ở mạch điều khiển
- Kiểm tra trực quan các thiết bị điện lại và ghi nhận
- Đóng của tủ điện, hoàn tất vận hành điện hệ thống.

60
Hình 2. 20 Mạch điện máy sấy bơm nhiệt kết hợp với điện trở
2.2.3.2. Tính toán – lựa chọn các thiết bị điện

61
-
Theo mạch điện thiết kế, ta có các động cơ, phụ tải như sau:
Động cơ máy nén 1HP = 750W
- Động cơ quạt ly tâm 300W
- Điện trở 480W
- Quạt dàn nóng phụ 80W
- Dòng điện định mức của các động cơ, phụ tải

IđmMN = PMN  750  4,01A U.cos 220.0,85

IđmQLT 1,6A
85
U.cos 220.0,

IđmĐT A

IđmQDNP A U.cos
220.0,85

- Tính toán - lựa chọn contactor


IcttMN = (1,2 ÷ 1,4).IđmMN = (1,2 ÷ 1,4).4,1 = (4,92 ÷ 5,74) A
IcttQLT = (1,2 ÷ 1,4).IđmQLT = (1,2 ÷ 1,4).1,6 = (1,92 ÷ 2,24) A
IcttĐT = (1,2 ÷ 1,4).IđmĐT = (1,2 ÷ 1,4).2,18 = (2,616 ÷ 3,052) A
IcttQDNP = (1,2 ÷ 1,4).IcttQDNP = (1,2 ÷ 1,4).0,43 = (0,52 ÷ 0,6) A
Bảng 2. 17 Bảng thông số kĩ thuật Contactor
Contactor Hãng Model Ampe Điện áp
Máy nén Chint NXC-06 NXR-25 6A 220V AC
Quạt ly tâm Chint NXC-06 NXR-25 6A 220V AC
Điện trở Chint NXC-06 NXR-25 6A 220V AC
Quạt dàn nóng phụ Chint NXC-06 NXR-25 6A 220V AC

62
Hình 2. 21 Contacter Chint NXC-06

63
-
Tính toán - lựa chọn Rơ le nhiệt:
IrlnMN = (1,2 ÷1,5) IđmMN = (1,2 ÷1,5).4,01 = (4,812÷6,015) A 
Chọn rơ le nhiệt Chint NXR-25 có thông số:
IrlnMN = 5,5A – 8A
Uđmrln = 220V

Hình 2. 22 Rơ le nhiệt Chint NXR-25 -


Lựa chọn thermostat:
Thermostat EW-181H với dải thông số làm việc như sau:
+ Model: EW-181H
+ Điện áp hoạt động: 220VAC ± 10%, 50Hz / 60Hz
+ Tải hiện tại: 10A / 220V / AC
+ Công suất tiêu thụ: ≤ 3W
+ Môi trường hoạt động: -10 °C ~ 50 °C RH≤90%
+ Tín hiệu đầu vào: 01 cảm biến nhiệt độ + Kiểm
soát đầu ra: 01 đầu ra cho nhiệt độ kiểm soát
+ Khoảng đo và đóng ngắt nhiệt độ: -45 °C ~ 80 °C
+ Độ chính xác: ± 1 °C- Kích thước tổng thể: 76 × 35 x 76 mm

64
-

Hình 2. 23 Thermostat Ewlly EW-181


Lựa chọn rơ le thời gian:
Tên thiết bị: Bộ đặt thời gian analog T48N-60A Hanyoung
+ Nguồn điện: 230VAC 50/60Hz
+ Dải thời gian: 60 sec/60 min/60 hour
+ Hiển thị chính xác: ±5% rdg ± 1 digit
+ Ngõ ra điều khiển: Thời gian giới hạn 1c + Hằng số 1a
+ Chức năng: Hẹn giờ bật nguồn
+ Kích thước (WxH) 48x48mm
+ Môi trường hoạt động -10~50°C, 30~85%RH

Hình 2. 24 Rơ le thời gian Nux T48N


2.2.3.3. Tính chọn CB tổng
- Công thức tính toán cường độ dòng điện cho các thiết bị đóng ngắt mạch điện:
ICB = (1,2 ÷ 1,5).Iđm
- Chọn MCB, MCCB phải thõa mãn các điều kiện sau:
IB < IN < IZ

65
-
ISCB > ISC
Trong đó:
IB: Dòng điện tải lớn nhất
IN: Dòng điện định mức của MCB, MCCB
IZ: Dòng điện cho phép lớn nhất của dây dẫn điện
ISCB: Dòng điện lớn nhất mà MCB, MCCB có thể ngắt
ISC: Dòng điện ngắn mạch
- Tổng công suất động cơ:
ΣP = PMN + PQLT = 0,75 + 0,12 + 1,7 + 0,39 + 0,9 = 3,86 kW
- Hiệu điện thế: Uđm = 220V
Cường độ dòng diện định mức của thiết bị:

Idm 20,64 A
- Cường độ dòng điện cắt định mức của CB máy nén I CB = (1,2 ÷ 1,5) × Idm=
(1,2 ÷ 1,5) × 20,64 = (24,77÷ 30,96) A
Ta chọn CB tổng với các thông số sau :
Bảng 2. 18 Bảng thông số kĩ thuật CB tổng
Mã sản phẩm MCB 2P LS BKN-2P, 20A (6kA)
Thương hiệu LS
Dòng điện 20A
Điện áp 220 V
Dòng ngắn mạch 6kA

Hình 2. 25 MCB BKN-2P 20A


2.2.3.4. Tính chọn dây dẫn
Công thức tính toán tiết diện dây dẫn 3 pha: I =S.J

66
-
Trong đó:
I: Cường độ dòng điện (A)

Iđm
Với:
P: Công suất điện của thiết bị (W) U: Hiệu
điện thế hoạt động của thiết bị (V) Cos𝜑 =
0,85 : Hệ số công suất.
S Tiết diện mặt cắt của dây dẫn (𝑚𝑚2)
J Mật độ cho phép mà dây dẫn đi qua (𝐴/𝑚𝑚2)
Đối với dây dẫn làm bằng đồng: J = 6 (𝐴/𝑚𝑚2)
Đối với dây dẫn làm bằng nhôm: J = 4,5 (𝐴/𝑚𝑚2)

67
a. Tính chọn dây nguồn cho máy nén
Cường độ dòng điện định mức của máy nén

Iđm = 4,01 (A)


Cường độ dòng điện cắt định mức của CB máy nén
ICB = (1,2÷1,5) × Iđm = (1,2÷1,5) × 4,01 = (4,8÷ 6)A
Tiết diện dây dẫn

S = 0,67( mm2 )
Chọn dây 1 ( mm2 )
b. Tính chọn dây nguồn quạt ly tâm
Cường độ dòng điện định mức của thiết bị:

Idm A
Cường độ dòng điện cắt định mức CB của quạt:
ICB = (1,2 ÷ 1,5) × Idm =(1,2÷1,5) × 1,6 = (1,92÷2,4) A
Tiết diện dây dẫn

S=
Chọn S = 0.5 mm2
c. Tính chọn dây nguồn cho CB tổng
Cường độ dòng diện định mức của thiết bị:

Idm 20,6 A
Cường độ dòng điện cắt định mức của CB máy nén:
ICB = (1,2 ÷ 1,5) × Idm= (1,2 ÷ 1,5) × 20,6 = (24,72 ÷ 30,9) A
Tiết diện dây dẫn
S = 6 ( mm2 )
Bảng 2. 19 Bóc tách khối lượng
STT Tên thiết bị Số Thông số kỹ thuật Ký hiệu
lượng

1 Quạt ly tâm 1 Mã sản phẩm: KVC - 120 QLT


Dòng điện: 1A
Điện áp: 220V
68
2 Quạt dàn 1 Mã sản phẩm: FNH – 1.7/6 QDNP
nóng phụ
Dòng điện: 2A
Điện áp: 220V
3 Máy nén 1 Mã sản phẩm: QK164PCA MN
Dòng điện: 4A
Điện áp 220V
Điện trở 1 Điện trở có cánh tản nhiệt kiểu hình chữ ĐT
4 U
Điện áp: 220V
5 Rơ le nhiệt 1 Dòng điện: 8A FR
Điện áp: 220V
6 Ampe kế 1 Điện áp 220V A
7 Áp tô mát 2 1 Mã sản phẩm: LS BKN – 2P,20A MCCB
cực
Dòng điện 20A
Điện áp 220V
8 Áp tô mát 1 1 Dòng điện 10A CB
cực
Điện áp 220V
9 Cầu chì 1 Mã sản phẩm: 6X30MM Fu
Dòng điện 10A
Điện áp 220V
10 Nút dừng 1 Mã sản phẩm: D22/ CRE-25R1/MRE- Emergency
khẩn cấp RR1R
Điện áp : 220V
11 Nút nhấn 1 Mã sản phẩm: D25/ CRF-F25M2 ON
khởi động
Điện áp : 220V
12 Nút nhấn 1 Mã sản phẩm: D25/ CRF-F25M2 OFF
dừng
Điện áp : 220V
13 Rơ le trung 3 Mã sản phẩm: JQX-10F/2Z-24VAC K1A,
gian K2A, K3A
Dòng điện định mức: 10A
Điện áp : 220V

69
14 Timer 2 Mã sản phẩm: DH48S-220V K1T, K2T

Điện áp sử dụng: 12V/DC hoặc 220V/AC


Công suất chịu tải: 5A/800W
Điện áp: 220V
15 Thermostat 1 Mã sản phẩm: B1
Thermostat Ewlly EW-181
Dòng điện: 10A
Điện áp: 220V
16 Vôn kế 1 Điện áp: 1000V V
17 Contactor 4 Mã sản phẩm: NXR-25 K1,…,K4
Dòng điện 6A
Điện áp: 220V
18 Đèn báo 5 Mã sản phẩm: D22/ YW1P-1EQM3 (R, L1,…,L5
Y, W, A)
Kích thước D22
Điện áp: 220V
19 Reset 1 Mã sản phẩm: D25/ CRF-F25M2 S1
Kích thước D25
Điện áp: 220V
20 Stop 1 Mã sản phẩm: D25/ CRF-F25M2 S2
Kích thước D25
Điện áp: 220V
21 Còi báo sự 1 Mã sản phẩm: HY-256-2, D25 H
cố
Kích thước D25
Điện áp: 220V
22 Van điện từ 1 Mã sản phẩm: 1020/3 SV
Đường kính kết nối:
10mm
Điện áp: 220V

70
23 Rơ le áp 1 Mã sản phẩm: 060-124391(Rơ le LP,HP
suất kép DANFOSS)
Đường kính kết nối: 6mm
Điện áp: 220V
CHƯƠNG 3 : CHẾ TẠO LẮP ĐẶT MÁY SẤY BƠM NHIỆT
3.1 Xậy dựng mô hình hệ thống sấy bơm nhiệt
3.1.1 Thiết kế hệ thống sấy

Hình 3. 2. Bản vẽ hình chiếu thiết kế máy sấy bơm nhiệt kết hợp điện trở

71
Hình 3. 1. Mô phỏng Mô hình bằng hình ảnh 3D

Bảng 3. 1 Danh sách các phần chính trong thiết kế máy sấy
STT Tên Gọi Số lượng
1 Bảng panel điện điều khiển 1
2 Buồng sấy 1
3 Mâm thiết bị bơm nhiệt 1
4 Buồng xử lý TNS 1
5 Máng nước ngưng 1
6 Khung đở hệ thống sấy 1
7 Bánh xe 4

8 Hộp điện 1

72
Hình 3. 3 Sơ đồ nguyên lý máy sấy bơm nhiệt kết hợp điện trở

Bảng 3. 2 Danh mục các thiết bị


STT Model
Tên thiết bị Số lượng Xuất xứ
1 Máy nén ¾ HP QK164PCA 1 Thailand

2 Dàn ngưng tụ (chính) 1 Trung Quốc


EMTH FNH-1.7/6
3 Dàn ngưng tụ (phụ) 1 Trung Quốc
FNF-0.9/4.0
4 Thiết bị bay hơi 1 Trung Quốc
FNA- 0.25/1.1
5 Van chặn NRV_10 5 Daikin

6 Phin lọc Danfoss DCB 1 Nhật bản

73
7 Danfoss SGRM 3 Nhật bản
Mắt xem gas
8 Đồng hồ áp suất cao Favor cool 1 Trung Quốc

9 Đồng hồ áp suất thấp Favor cool 1 Trung Quốc

10 Rơle áp suất kép 1 Trung Quốc


Hezhou
11 Bình chứa cao áp Hongsen 1 Trung Quốc

12 Van điện từ Hongsen 1 Trung Quốc

13 Van tiết lưu Danfoss 1 Đan Mạch

14 Quạt ly tâm Xinxang 1 Trung Quốc

15 Điện trở 1,5 kW Hàng đặt 3 Việt Nam

Bảng 3. 3 Bảng dụng cụ lắp đặt thiết bị sấy


STT Dụng cụ Số lượng
1 Thước thủy 1
2 Bộ hàn oxi-axetylen 1
3 Búa 1
4 Thước đo 1
5 Cờ lê 1
6 Mỏ lếch 1
7 Kìm bằng 1
8 Kìm mũi nhọn 1
9 Tua vít 1
10 Bút 1
11 Bộ nong-loe ống đồng 1
12 Dũa ống đồng 1
13 Dao cắt ống đồng 1
14 Giẻ lau
Bảng 3. 4 Bảng vật tư

74
STT Vật tư Số lượng Đơn vị
1 Que hàn bạc Cây
2 Bánh xe 4 Cái
3 Bulong và đai ốc
4 Lớp cách nhiệt 1 Cuộn
5 Băng keo bạc 2 Cuộn
6 Ống đồng Ø6 15 m
7 Ống đồng Ø10 10 m
8 Ống mao 1 m
9 Sơn 1 Chai
10 Giấy nhám 4 Tờ
11 Chai Nitơ
12 Gas R22 1 Bình 13kg
13 Keo silicon 3 Chai

3.1.2 Bố trí bơm nhiệt trên mâm


3.2. Xây dựng quy trình và lắp đặt máy sấy bơm nhiệt

Hình 3. 4. Bố trí thiết bị trên mâm


3.2.1. Quy trình lắp đặt mâm của hệ thống
– Bước 1: Tính toán, bố trí các thiết bị trên mâm lên máy.

75
– Bước 2: Chuẩn bị vật tư.
– Bước 3: Đánh dấu, khoan, cố định thiết bị đúng vị trí.
– Bước 4: Kết nối các thiết bị theo sơ đồ.
– Bước 5: Tiến hành kiểm tra sơ bộ và chỉnh sửa lại lần cuối.
3.2.2. Quy trình lắp đặt điện hệ thống

Hình 3. 5. Bố trí lắp đặt hệ thống điện


– Bước 1: Chuẩn bị sơ đồ mạch điện.
– Bước 2: Lên vật tư chuẩn bị dụng cụ.
– Bước 3: Đấu dây điện cho hệ mạch điện .
– Bước 4: Cấm điện chạy thử mạch xem có bị lỗi gì không.
– Bước 5: Tiến hành kết nối tủ điện với hệ thống.
3.2.3 Quy trình lắp đặt máy sấy
– Bước 1: Chuẩn bị bản vẽ.
– Bước 2: Tham khảo giá trị trường sau đó tiến hành đặt buồng sấy đúng bản vẽ.
– Bước 3: Hàn khung đỡ buồng sấy và tiến hành làm khay.
– Bước 4: Xác định đường đi ống môi chất, ống nước ngưng và dây điện của hệ thống
cho hợp lý.
– Bước 5: Tiến hành kết nối buồng sấy với tủ điện, mâm theo đúng bản vẽ.
– Bước 6: Thử kín, hút chân không, nạp gas và vận hành sơ bộ.

76
Hình 3. 6. Bản vẽ lắp đặt hệ thống bơm nhiệt
3.2.4. Thử kín, hút chân không và nạp gas hệ thống
 Thử kín hệ thống lạnh
Đối với hệ thống lạnh bảo quản hay điều hòa không khí thì việc vệ sinh dàn hay
nén thử kín ta nên dùng khí nitơ (N2),
Tuy nhiên cần lưu ý, máy nén và thiết bị đã được thử bền tại nơi sản xuất rồi nên
có thể không cần thử bền lại lần nữa, chỉ thử đường ống với mối hàn và kết nối các rắc
co.
Ta tiến hành thử kín và thử bền qua các bước:

 Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ như: Bình nitơ (N 2), đồng hồ đồng cân bằng áp
N2, đồng hồ gas, dây nén thủy lực.

 Bước 2: Tiến hành thử với áp suất 3 ÷ 5 kg/cm 2 để phát hiện các mối hàn hở ở áp
suất thấp, dùng nước xà phòng để thử các mối hàn, các rắc co. Nếu có phát hiện xì
tiến hành làm dấu vị trí các mối hở, tiến hành xả N 2 ra khỏi hệ thống và khắc phục
các vị trí đó.

 Bước 3: Nâng áp suất thử lên gần 1,5 lần áp suất làm việc 15 ÷ 18 kg/cm 2, sau đó

dùng xà phòng để thử và khắc phục như bước 2.


77
 Bước 4: Tiến hành nâng áp suất thử lên 30 kg/cm 2 và ngâm trong 24h để thử bền

cho hệ thống, sau 24h mà không thấy áp giảm thì đảm bảo việc thử kín và thử bền.

Lưu ý:

 Khi kết nối với bình N2 phải thông qua một van giảm áp suất.

 Khi thử kín và thử bền phải cô lập máy nén, rơle áp suất, đồng hồ đo áp suất, mở
thông các van trong hệ thống nếu không có thể làm hỏng thiết bị.

 Sau khi thử kín và thử bền mở thông các van để thải bụi và mạc hàn trong đường
ống của hệ thống ra ngoài.

 Chỉ sau khi thử kín và thử bền xong mới được bọc cách nhiệt.
 Thử kín hệ thống gió (tác nhân sấy)
Những ảnh hưởng của vấn đề rò rỉ trong đường ống gió thường gây ra thiệt hại
về lâu dài đối với hệ thống, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sấy của hệ
thống.
 Các phương pháp thử kín ống gió: a.
Phương pháp trực quan:

 Bằng mắt: khi lắp đặt xong hệ thống ống gió, kiểm tra bằng mắt thường toàn bộ hệ
thống, phát hiện các điểm khả nghi như mối nối, mối ghép. Nếu thấy có khả năng
rò gỉ thì đánh dấu lại trên bản vẽ và trên thực địa để kịp thời khắc phục.

 Bằng tai: dùng quạt thổi vào đường ống, sau đó lắng nghe sự hoạt động của hệ
thống. Điều này cũng có thể phát hiện được các vị trí rò rỉ vì chúng thường gây ra
tiếng động.
b. Phương pháp dùng máy kiểm tra:
Một bộ thiết bị thử kín thông thường bao gồm:
 Quạt gió có điều khiển bằng biến tần: khi hoạt động có thể điều chỉnh tốc độ vòng
quay của quạt, qua đó điều chỉnh được áp suất quạt.

 Máy tạo khói: có thể đấu nối máy tạo khói vào đường hút của quạt, qua đó khói sẽ
xông vào toàn bộ hệ thống ống gió cần phải kiểm tra. Thông thường dùng máy tạo
khói màu để dễ phân biệt bằng mắt thường.

78
 Các đầu bịt tạm thời: công tác kiểm tra ở đây là kiểm tra các đường ống chính và
ống nhánh. Các vị trí lắp đặt cửa gió, van gió thường được tách ra và thay thế bằng
các đầu bịt tạm.

 Đồng hồ đo áp suất gió: áp suất thử thông thường theo chuẩn Quốc tế là 25Pa. Khi
áp suất trong hệ thống ống gió đạt đến mức 25Pa thì giảm tốc độ quạt hoặc dừng
hẳn để duy trì áp đó và tiến hành kiểm tra các điểm phát sinh khói.

Vận hành thiết bị thử kín: sau khi đã ráp nối toàn bộ các thiết bị thử kín vào hệ
thống ống gió, tiến hành vận hành quạt và máy tạo khói để kiểm tra. Khi phát hiện
các vị trí rỏ rỉ khói trên hệ thống, cần đánh dấu lại để khắc phục sau khi kết thúc
quá trình thử. Việc thử kín ống gió có thể lặp đi lặp lại cho đến khi hoàn toàn
không còn rò rỉ.

TỔNG KẾT:

Công tác thử kín hệ thống ống gió là một công việc vô cùng quan trọng, nhằm đảm
bảo cho mục đích hoạt động lâu dài và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

 Hút chân không


Quy trình hút chân không được tiến hành gồm các bước như sau:
o Bước 1: chuẩn bị dụng cụ vật tư đầy đủ như: dây nguồn, máy hút chân
không, đồng hồ nạp gas, gas lạnh. o Bước 2: Kết nối đồng hồ nạp gas vào
máy hút.
o Bước 3: Mở tất cả các van, cho máy hút chân không làm việc cho đến khi đạt
áp suất -30 inHg, đóng van đồng hồ thấp áp và cao áp lại, dừng máy hút chân
không.
Quan sát kim đồng hồ sau 5 phút nếu :
o Đồng hồ về áp suất 0 bar thì hệ thống bị xì, cần kiểm tra mối hàn, rắc co.
o Đồng hồ hiển thị áp suất -30 inHg, hệ thống đã kín.
 Nạp gas vào hệ thống
Để đạt hiệu quả cao nhất khi nạp gas, trước tiên phải xử lý sự rò rỉ ở hệ thống.
Đồng thời khi nạp gas tốt nhất nên nạp ở thể tĩnh (không chạy máy) theo đường cấp
dịch, nạp đến áp suất cân bằng.
79
Các bước thực hiện:

 Bước 1: Chuẩn bị bản vẽ.

 Bước 2: Nối bình môi chất vào đầu dịch vụ của bình chứa cao áp qua bộ đồng hồ
áp suất, tiến hành đuổi không khí trong ống gas.

 Bước 3: Mở từ từ van nối để môi chất theo đường ống hút vào hệ thống.

 Bước 4: Nạp đến khi nào đủ lượng gas hoặc theo áp suất tĩnh.

 Bước 5: Tiến hành kết thúc nạp gas, khóa gas tháo kết nối.
 Bước 6: Vệ sinh công nghiệp.

Hình 3. 7. Mô hình sấy bơm nhiệt kết hợp điện trở hoàn thiện

3.2.5. Vận hành:

Quy trình vận hành mô hình máy sấy bơm nhiệt:


o Bước 1: Kiểm tra điện áp nguồn.

o Bước 2: Kiểm tra, xem xét bên ngoài các máy nén và những thiết bị khác

xem có gì gây trở ngại không.

o Bước 3: Kiểm tra trạng đóng mở của các van.


o Bước 4: Kiểm tình tra các thiết bị đo lường, điều khiển và bảo vệ hệ thống.

Kiểm tra hệ thống điện trong tủ điện, đảm bảo trong tình trạng hoạt động tốt.
80
o Bước 5: Bật Aptomat tổng của tủ điện động lực, aptomat của tất cả các

thiết bị của hệ thống cần chạy.


o Bước 6: Theo dõi dòng điện máy nén. Nếu dòng điện lớn quá thì đóng van
chặn hút lại.

o Bước 7: Ghi lại toàn bộ các thông số hoạt động của hệ thống. Cứ 30 phút ghi

1 lần.
a) Xác định độ ẩm ban đầu của Atiso:
Phương pháp: sử dụng phương pháp tủ sấy để xác định độ ẩm ban đầu của vật
liệu sấy ( theo Nguyễn Thọ 2008) thông qua công thức:

2
mh x100 m m1 x100 , %

m1 m1

Trong đó:
mh: khối lượng của ẩm trong vật liệu sấy, g. m1: khối
lượng ban đầu của VLS cần xác định độ ẩm, g m2:
khối lượng khô của vật liệu sấy sau khi sấy kiệt, g.
Thiết bị đo độ ẩm vật liệu sấy: Cân sấy ẩm hồng ngoại SH-10A

Hình 3. 8. Cân sấy ẩm hồng ngoại SH-10A

81
Hình 3. 9. Xác định độ ẩm của Atiso sau khi sấy

b. Xác định điện năng tiêu thụ

Điện năng tiêu thụ được đo trực tiếp từ quá trình thực nghiệm thông qua đồng hồ đo
điện AC đa năng lắp trên mô hình sấy.
* Thông số kỹ thuật của đồng hồ đo điện AC đa năng 100A PZEM-061:
- Điện áp đo và hoạt động: AC 80 ~ 260V / 50 - 60Hz, sai số 0,01
- Dòng điện đo và hoạt động: 0 ~ 100A, sai số 0,01
- Công suất đo và hoạt động: 0 ~ 26000W
- Năng lượng đo và hoạt động: 0~9999kWh.
- Màn hình hiển thị: LCD, đèn nền xanh dương, có thể bật tắt đèn nền.
- Kích thước màn hình: 30 x 51mm.
- Kích thước sản phẩm: 84,6 x 49,6 x 24,4mm

82
Hình 3. 10 Đồng hồ đo điện AC đa năng 100A PZEM-061

c. Xác định nhiệt độ và độ ẩm tác nhân sấy:

Nhiệt độ và độ ẩm TNS được đo trực tiếp từ quá trình thực nghiệm thông qua đồng hồ
đo nhiệt độ và độ ẩm.

Hình 3. 11 Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm FOX-300A-1

Thông số kỹ thuật điều khiển nhiệt độ và độ ẩm FOX-300A-1


• Bảo hành: 12 tháng (cảm biến không bảo hành)
• Nhiệt độ hoạt động: -55.0 ~ 99.9 °C
• Độ ẩm hoạt động: 0 ~ 100% RH
• Nguồn điện: – 100~240VAC 50/60Hz
• Lựa chọn nguồn điện khác: 12V, 24V (AC/DC)
• Cảm biến: 1 cảm biến DS4000, dây dài 3m
• Kiểu điều khiển: ON/OFF  Chức năng:

83
o Điều khiển nhiệt độ: làm nóng hoặc làm lạnh
o Điều khiển độ ẩm: tạo ẩm hoặc khử ẩm o Cân
chỉnh cảm biến
• Ngõ ra: o 1 ngõ ra nhiệt: 250V; 2A o 1 ngõ ra độ ẩm: 250V; 2A
• Trọng lượng: 470g
• Kích thước: 72mm(W) X 72mm(H) X 110mm(D)
• Xuất xứ: CONOTEC / KOREA

f. Xác định vận tốc tác nhân sấy:

Dụng cụ: Đồng hồ đo tốc độ gió hiệu Lutron của Đức, thang đo 0,1m/s, sai số

Hình 3. 12 Đồng hồ đo tốc độ gió hiệu Lutron


0,02. Model: AM-4205

3.3.1.2. Thí nghiệm sấy Atiso trên mô hình sấy bơm nhiệt kết hợp điện trở
Khảo nghiệm sấy Atiso trên mô hình sấy bơm nhiệt kiểu buồng có gia nhiệt bổ
sung bằng điện trở ở các chế độ sấy khác nhau nhằm:

- Xác định tốc độ giảm ẩm của Atiso ứng với các tốc độ TNS và nhiệt độ sấy khác
nhau

- Xác định ảnh hưởng của vận tốc và nhiệt độ tác nhân sấy đến hiệu quả sấy và
chất lượng Atiso (màu sắc, vị ) sau khi sấy.
84
* Các chế độ sấy :
- Chế độ sấy 0: chế độ không tải

- Chế độ sấy 1: sấy ở nhiệt độ 45 oC, vận tốc TNS buồng sấy 1 m/s xuyên khay

- Chế độ sấy 2: sấy ở nhiệt độ 45 oC, vận tốc TNS buồng sấy 1 m/s ngang khay

- Chế độ sấy 3: sấy ở nhiệt độ 45 oC, vận tốc TNS buồng sấy 1,5 m/s ngang khay

- Chế độ sấy 4: sấy ở nhiệt độ 45 oC, vận tốc TNS buồng sấy 2 m/s ngang khay

- Chế độ sấy 5: sấy ở nhiệt độ 50 oC, vận tốc TNS buồng sấy 1m/s ngang khay

- Chế độ sấy 6: sấy ở nhiệt độ 55 oC, vận tốc TNS buồng sấy 1m/s ngang khay

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm:


3.3.2.1. Khảo nghiệm sấy không tải:

Với mục đích kiểm tra chất lượng của máy sau khi được thiết kế, chế tạo. Chúng
tôi tiến hành kiểm tra không tải theo các nội dung sau:

- Kiểm tra chất lượng buồng sấy.

- Kiểm tra hoạt động hệ thống bơm nhiệt.

- Kiểm tra hoạt động của điện trở

- Kiểm tra hệ thống điện điều khiển

- Kiểm tra cảm biến nhiệt độ và độ ẩm tác nhân sấy

Sau khi tiến hành cho thiết bị sấy hoạt động không tải, kết quả thu được sau 20 phút
hoạt động được cho ở bảng 3.2 sau:

Bảng 0.1. Kết quả kiểm tra máy sấy làm việc không tải
STT NỘI DUNG KẾT QUẢ
1 Kiểm tra chất lượng - Khung đỡ buồng sấy chắc chắn.
buồng sấy
- Các điểm nối và các van dẫn đảm bảo kín.
- Không có tổn thất nhiệt, tác nhân sấy

85
2 Kiểm tra hoạt động hệ - Máy hoạt động êm, không có tiếng động lạ. -
thống bơm nhiệt. Áp suất bay hơi khoảng 65-75 psi, áp suất
ngưng tụ khoảng 220-240 psi

- Nhiệt độ tác nhân sấy vào buồng sấy là 370C,


độ ẩm tác nhân sấy là 40%

3 Kiểm tra hoạt động của - Bộ phát sóng làm ổn định, công suất phát sóng
điện trở có thể điều khiển được từ 0- 500W.

4 Kiểm tra hệ thống điện - Hệ thống điều khiển, bảo vệ hoạt động tốt
điều khiển

5 Kiểm tra cảm biến nhiệt - Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm hoạt động tốt.
độ và độ ẩm tác nhân sấy

Đ ồ th ị so sá nh ch ạ y không tả i ở cá c ch ế độ
50
45 43

40 38 37 37.5
35 36
35
30
25
20
15
10
5 1.02 0.447 0.65
0
CHẠY 2 DÀN NÓNG SONG SONG CHẠY NỐI TIẾP, DÀN NÓNGCHẠY NỐI TIẾP, DÀN NÓNG
CHÍNH TRƯỚC PHỤ TRƯỚC
CÁC CHẾ ĐỘ SẤY

Điện năng (kW) Độ ẩm (%) Nhiệt độ (℃)

Hình 3. 13. Biểu đồ so sánh 2 chế độ sấy không tải và có tải


Nhận xét:

Qua kết quả thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng cùng một thời gian sấy thì chế độ
chạy nối tiếp dàn nóng chính chạy trước đạt khả năng tách ẩm tốt nhất và điện năng
tiêu thụ nhỏ nhất, điều này phù hợp với lý thuyết do đó chúng em chọn chế độ sấy chế

86
độ chạy nối tiếp dàn nóng chính chạy trước để tiến hành sấy thực nghiệm do khả năng
tách ẩm tốt nhất

Kết luận:
Chọn chế độ sấy chế độ chạy nối tiếp dàn nóng chính chạy trước

Qua vận hành máy ở chế độ không tải, ta thấy máy làm việc tốt, đạt yêu cầu đề
ra. Chọn chế độ hoạt động chạy nối tiếp, dàn nóng chính chạy trước. Vì vậy, có thể
đưa máy vào tiến hành thực nghiệm có tải.

3.3.3.2. Khảo nghiệm sấy có tải:


Nhằm mục đích kiểm tra khả năng làm việc của máy ở chế độ có tải với các nội
dung sau:
- Kiểm tra và so sánh điện năng tiêu thụ, thời gian sấy ở chế độ sấy xuyên
khay và ngang khay
- Kiểm tra và so sánh điện năng tiêu thụ, thời gian sấy ở các mức vận tốc
sấy
- Kiểm tra và so sánh thời gian sấy, chi phí điện năng riêng và chất lượng
sản phẩm, màu sắc của sản phẩm sấy
a) Kiểm tra và so sánh điện năng tiêu thụ, thời gian sấy ở chế độ sấy xuyên
khay và ngang khay
9.000
7.828
8.000 7.528

7.000
6.000
5.1 5
5.000
4.000
3.000
2.000
1.000
0.000
45 °C Ở CHẾ ĐỘ XUYÊN KHAY 45 °C Ở CHẾ ĐỘ NGANG KHAY

Điện năng (kW) Thời gian (giờ)

Hình 3. 14. Biểu đồ so sánh điện năng tiêu thụ và thời gian sấy
ở kiểu sấy xuyên khay và ngang khay Nhận xét:

87
Qua kết quả thực nghiệm cho thấy rằng cùng một khối lượng VLS, nhiệt độ sấy
và cùng một vận tốc sấy thì thời gian sấy ở chế độ ngang khay có thời gian ngắn hơn so
với chế độ sấy xuyên khay. Dẫn đến lượng điện năng tiêu thụ chênh lênh nghiêng về
chế độ sấy ngang khay nhỏ hơn Kết luận:
Chọn chế độ sấy ngang khay. Bởi lẽ, chế độ sấy TNS ngang khay có mức tiêu
hao điện năng thấp và phù hợp với VLS Atiso thái lát. Từ đó, chọn chế độ sấy ngang
khay làm chế độ nền tảng kiểm tra và so sánh các dữ kiện tiếp theo.
b) Kiểm tra và so sánh điện năng tiêu thụ, thời gian sấy ở các mức vận tốc
sấy:

88
Hình 3. 15. So sánh đường cong sấy, thời gian sấy ở các mức vận tốc sấy
Nhận xét:
Qua kết quả thực nghiệm cho thấy rằng cùng một khối lượng VLS, nhiệt độ sấy
và cùng chế độ sấy ngang khay sấy thì
- Xét về điện năng thì điện năng của mẻ sấy có tốc độ 1m/s có điện năng
thấp nhất, điện năng của mẻ sấy có tốc độ 1,5 m/s có điện năng ở mức trung bình, điện
năng của mẻ sấy có tốc độ 2m/s có điện năng cao nhất.
- Xét về thời gian sấy thì thời gian sấy của mẻ sấy có tốc độ 1m/s có thời
gian sấy ngắn nhất, thời gian sấy của mẻ sấy có tốc độ 1,5 m/s có thời gian sấy ở mức
trung bình, thời gian sấy của mẻ sấy có tốc độ 2m/s có thời gian sấy dài nhất.
Kết luận:
Vận tốc thấp hơn sẽ hiệu quả hơn. Bởi vì, vận tốc sấy thấp thì ờ buồng xử lý ẩm
tại dàn bay hơi được diễn ra dài hơn thì lượng ẩm tách ra lớn dẫn tới ẩm trong TNS nhỏ
hơn, khiến động lực quá trình sấy diễn ra tốt hơn. Bên cạnh đó, vận tốc TNS lớn gây
tổn thất nhiệt lượng lơn cho hệ thống.
c) Kiểm tra và so sánh thời gian sấy, chi phí điện năng riêng và chất lượng
sản phẩm, màu sắc của sản phẩm sấy
* Điện năng, thời gian sấy

10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
45℃ 50℃ 55℃

Điện năng (kW) Thời gian (giờ)

Hình 3. 17. Biểu đồ cột so sánh chi phí điện năng và thời gian sấy ở các nhiệt độ sấy
khác nhau

89
4
3.5
3

Độ ẩm  k(-)
2.5
2
1.5
1
0.5
0
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 4.7 5

Thời gian (giờ)

45℃ 50℃ 55℃

Hình 3. 18. So sánh đường cong sấy và thời gian sấy ở các nhiệt độ
sấy khác nhau

* Chất lượng sản phẩm

Hình 3. 20. Sản phẩm sấy ở 45℃ Hình 3. 19. Sản phẩm sấy ở 55℃

90
Hình 3. 21. Sản phẩm sấy ở 50℃
Nhận xét:
Qua kết quả thực nghiệm cho thấy rằng cùng một khối lượng VLS, cùng chế độ
sấy ngang khay sấy thì
- Xét về điện năng thì điện năng của mẻ sấy nhiệt độ sấy 55℃ có điện năng
thấp nhất, điện năng của mẻ sấy nhiệt độ sấy 50℃ có điện năng ở mức trung bình,
điện năng của mẻ sấy nhiệt độ sấy 50℃ có điện năng cao nhất.
- Xét về thời gian sấy thì thời gian sấy của mẻ sấy nhiệt độ sấy 55 ℃ có
thời gian sấy ngắn nhất, thời gian sấy của mẻ sấy nhiệt độ sấy 50 ℃ và thời gian sấy
của mẻ sấy nhiệt độ sấy 45℃ có thời gian sấy ở tương đối bằng nhau
- Xét về chất lượng, màu sắc sản phẩm thì theo nhận xét cảm quan cho ta
kết quả sản phẩm của mẻ sấy nhiệt độ sấy 45℃ giữ được màu sắc, mùi vị, sản phẩm
của mẻ sấy nhiệt độ sấy 50℃ giữ được màu sắc, mùi vị nhưng có chiều hướng xẩm
màu hơn mẫu sản phẩm của mẻ sấy nhiệt độ sấy 45 ℃, ở mẻ sấy nhiệt độ sấy 55 ℃ thì
thành phẩm bị tối màu và cách hoa bị giòn dễ gãy vụng, mùi vị bị mất Kết luận:
Nhiệt độ sấy ảnh hướng đến quá trình sấy và đặt biệt là vật liệu sấy. Thích hợp Atiso
là nhiệt độ 45 ℃ nhất vì đảm bảo các tiêu chí về điện năng, màu sắc, thời gian sấy đảm
bảo không quá dài. Bởi vì, nếu nhiệt độ quá con gây hư hỏng cấu trúc sản phẩm ảnh
hưởng đến giá trị kinh tế, còn nhiệt độ 50℃ đảm bảo về mặt sản phẩm nhưng thời gian
sấy gần như tương đương và không đảm bảo tiêu chí điện năng.

91
3.3.2. Xác định chế độ làm việc thích hợp của mô hình máy sấy bơm nhiệt

Qua kết quả thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng chế độ sấy ngang khay mang lại
kết quả tốt hơn sấy xuyên khay. Đồng thời vận tốc sấy thích hợp nhất là 1,5 m/s giúp
TNS tác ẩm ra khỏi TNS hiệu quả nhất, nhiệt độ thích hợp giữ được chất lượn sản
phẩm tốt nhất, góp phần giữ được thành phần dinh dưỡng, màu sắc cho sản phẩm.
Trong thời gian gần nhất, nhóm sẽ hoàn thiện về phần hệ thống điện giúp vận hành tốt
nhất, mang lại hiệu quả kinh tế về mặt điện năng, chết lượng sản phẩm sấy

92
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận:
Với đề tài đã được giao và yêu cầu của đề tài, đồ án đạt được kết quả như sau:
Tính toán, thiết kế máy sấy Atiso bằng phương pháp sấy bơm nhiệt kết hợp với
điện trở.
Trên cơ sở lý thuyết sơ đồ hệ thống và danh mục các thiết bị đã chọn xây dựng
quy trình lắp đặt.
Đã xây dựng được hệ thống điều khiển cho mô hình sấy Atiso bằng phương
pháp sấy bơm nhiệt kết hợp điện trở, mô hình chaỵ ổn định đạt được thông số đề ra.
Thông qua thời gian thực hiện đồ án, nhóm chúng em cũng xin cảm ơn quý
thầy cô đã tận tình giúp chúng em để có thể hoàn thành đồ án này.
Do thời gian thực hiện đồ án và kiến thức còn nhiều hạn chế nên trong lúc thực
hiện đồ án còn nhiều sai sót chưa tìm ra. Kính mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để
chúng em có thể hoàn thiện tốt nhiệm vụ đồ án được giao.
4.2. Kiến nghị
Để thương mại hóa sản phẩm, nhóm kiến nghị nghiên cứu thời hạn bảo quản và
theo dõi sự biến đổi của các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh, dược tính của sản phẩm sấy Atiso
theo thời gian bảo quản, hoàn thiện quy trình sấy thực phẩm để có thể triển khai bảo
quản thực phẩm. Mở rộng, nâng cao công suất phù hợp với tính công nghiệp và đa
dạng hóa nhiều loại sản phẩm khác nhau. Hạn chế tối đa về mặt kinh tế, giúp cho người
tiêu dùng có thể tiếp cận và sử dụng sản phẩm một cách phổ biến rộng rãi.

PHỤ LỤC
1. Thông số vật lý của không khí khô

93
2. Hệ số C và n

(Gr.Pr) C n
94
<10-3 Trạng thái màng 0,50 0

10-3  5.102 Quá độ từ màng sinh tầng 1,18 1/8

5.10-2  2.107 Chảy tầng 0,54 1/4

2.107  1.1013 Chảy rối 0,135 1/3


3. Chu trình làm việc

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Thực vật Atiso https://vi.wikipedia.org/wiki/Atis%C3%B4
2. Thành phần dinh dưỡng của hoa Atiso https://thiennguyen.net.vn/atiso-vanhung-
thanh-phan-duoc-chat-tao-nen-tac-dung.html
3. Hướng đi cho cây dược liệu http://khuyennong.lamdong.gov.vn/thong-tin-
nongnghiep/trong-trot/3026-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-%C4%91i-choc
%C3%A2y-d%C6%B0%E1%BB%A3c-li%E1%BB%87u
4. Quy trình sản suất trà Atiso thái lát
https://trungtamnghiencuuthucpham.vn/quytrinh-san-xuat-tra-atiso/
5. Quy chuẩn kỹ thuật " Cơ sở chế biến trà Atiso Lâm Đồng – Điều kiện Đảm Bảo
Vệ sinh An toàn thực phẩm ", Số QCĐP 1: 2020/LĐ , Ủy ban nhân dân tỉnh
Lâm Đồng
95
6. Hoàng Văn Chước, Kỹ thuật sấy, NXB Khoa học và Kỹ thuật – 1999
7. Trần Văn Phú, Kỹ thuật sấy, NXB Giáo dục – 2008
8. Trần Văn Sang, Nghiên cứu sấy bông atisô thái lát theo nguyên lý sấy bơm
nhiệt, có đảo chiều tác nhân sấy, Tạp chí khoa học
9. Li JinGoh, Mohd Yusof Othman, Sohif Mat, HafidzRuslan, Kamaruzzaman
Sopian, Review of heat pump systems for drying application, Renewable and
Sustainable Energy Reviews, Volume 15, Issue 9, December 2011, Pages
47884796
10. Hội đồng dược điển Việt Nam, Dược điển IV, Bộ y tế, NXB Dược thư Việt Nam
2009
11. Tăng Văn Mùi, Trần Duy Nam, Sổ tay về Điện, NXB Khoa học & Kỹ thuật
12. Bùi Ngọc Hùng, Công nghệ sấy, Trường Đai học Bách Khoa TPHCM
13. Trần Văn Phú, Kỹ thuật sấy, NXB Giáo dục – 2009
14. Lê Quang Huy, Nguyễn Văn Bắc, Giáo trình Kỹ Thuật Sấy, Khoa CNKT Nhiệt
– Lạnh, Lưu hành nội bộ, 2020
15. Ngô Thị Minh Hiếu, Nguyễn Chí Thiện, Truyền nhiệt – Thiết bị trao đổi nhiệt,
Khoa CNKT Nhiệt – Lạnh, Lưu hành nội bộ, 2019
16. Võ Chí Chính, Thiết kế hệ thống điều hòa không khí, NXB Khoa học & Kỹ
thuật, 2008
17. Nguyễn Văn May, Bơm quạt máy nén, NXB Khoa học & Kỹ thuật, 2009

96

You might also like