You are on page 1of 97

1 BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG

CUỐN THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: TÍNH KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG


KHÍ VRV III-Q

Sinh viên thực hiện:

Huỳnh Tiến Lộc Vắn Vĩnh Phú

Nguyễn Thành Tâm Huỳnh Liêu Trí Thiện

Phan Nguyễn Bảo Trâm

Lớp: CĐ NL 18B

Khóa: 2018 - 2021

Tháng 7 năm 2021


1
BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG

CUỐN THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: TÍNH KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG


KHÍ VRV III-Q

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Chí Thiện

ThS Nguyễn Trần Trọng Tuấn

KS Nguyễn Trọng Tín

Sinh viên thực hiện: Huỳnh Tiến Lộc Vắn Vĩnh Phú

Nguyễn Thành Tâm Huỳnh Liêu Trí Thiện

Phan Nguyễn Bảo Trâm

Lớp: CĐ NL 18B

Khóa: 2018 – 2021

2
BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG CĐ KỸ THUẬT CAO THẮNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHOA: CÔNG NGHỆ NHIỆT - LẠNH ---------------------------------

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Họ và tên sinh viên:
STT MSHSSV HỌ TÊN SV STT MSHSSV HỌ TÊN SV
1 0304181162 Vắn Vĩnh Phú 4 0304181141 Huỳnh Tiến Lộc
Phan Nguyễn Bảo Huỳnh Liêu Trí
2 0304181194 5 0304181180
Trâm Thiện
Nguyễn Thành
3 0304181174
Tâm
Khoá: CĐNL18 Ngành: Kỹ Thuật Nhiệt
1. Tên đồ án:
‘‘TÍNH KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VRV III-Q”
Các số liệu và dữ liệu ban đầu:
- Địa điểm tính toán thiết kế: Showroom Homeflow 212 Nguyễn Văn Linh, Quận 7,
TpHCM
- Công suất kiểm tra: 52 kW
- Môi chất sử dụng: R410a
2. Nội dung của đồ án:
2.1. Tổng quan về điều hòa không khí VRV.
2.2. Tính toán, thiết kế
2.2.1. Tính toán nhiệt thừa, ẩm thừa
2.2.2. Tính toán và lựa chọn thiết bị lạnh (bản vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ hệ
thống).
2.2.3. So sánh kết luận (công suất của hệ thống phù hợp)
2.3. Vận hành khảo nghiệm
2.3.1. Xây dựng quy trình và lắp đặt
2.3.2. Vận hành thử nghiệm
- Xác định thông số vận hành

3
- So sánh ảnh hưởng nhiệt độ cài đặt đến tiêu hao điện năng
- So sánh tiêu hao điện năng khi máy chạy chế độ đầy tải
- So sánh ảnh hưởng lưu lượng gió đến tiêu hao điện năng
- So sánh thời gian làm lạnh và tiêu hao điện năng ở các chế độ làm lạnh khác
nhau (chế độ dry và cool, auto)
2.3.3. Nhận xét
2.3.4. Xây dựng qui trình bảo dưỡng
2.4. Kết luận kiến nghị
3. Họ và tên giảng viên hướng dẫn:
- ThS. Nguyễn Chí Thiện
- ThS. Nguyễn Trần Trọng Tuấn - KS. Nguyễn Trọng Tín
4. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 07/06/2021
5. Ngày hoàn thành đồ án: 03/07/2021
TP.HCM, ngày tháng năm 2021
Ban Giám Hiệu Khoa Công Nghệ Nhiệt- Lạnh Bộ môn Điện Lạnh

GVHD

4
Hội Đồng Chấm Bảo Vệ:

(Trưởng Ban)

(Thành Viên) (Thành Viên)

(Thành Viên) (Thành Viên)

(Thành Viên) (Thành Viên)

(Thành Viên) (Thành Viên)

5
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG
KHOA CÔNG NGHỆ NHIỆT – LẠNH

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

I. NHẬN XÉT

1. Về hình thức trình bày & tính hợp lý của cấu trúc cuốn thuyết minh:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

2. Về nội dung
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

III. ĐỀ NGHỊ VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Đề nghị (cho phép bảo vệ hay không): ....................................................................

2. Điểm đánh giá (theo thang điểm 10): ......................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2021


Giảng viên hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)

6
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG
KHOA CÔNG NGHỆ NHIỆT – LẠNH

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

I. NHẬN XÉT

1. Về hình thức trình bày và tính hợp lý của cấu trúc đề tài
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

2. Về nội dung
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

III. ĐỀ NGHỊ VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Đề nghị (cho phép bảo vệ hay không): ....................................................................

2. Điểm đánh giá (theo thang điểm 10): ......................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2021


Giảng viên phản biện
(Ký & ghi rõ họ tên)

7
LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép nhóm em được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học
tập và nghiên cứu đề tài.
Trước hết chúng em xin gửi tới các thầy cô khoa Công nghệ Nhiệt – Lạnh trường
Cao đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu
sắc. Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay chúng em
đã có thể hoàn thành đồ án, đề tài: "Tính kiểm tra hệ thống điều hoà không khí VRV III-
Q".
Đặc biệt nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy giáo ThS. Nguyễn
Chí Thiện, ThS. Nguyễn Trấn Trọng Tuấn, KS. Nguyễn Trọng Tín đã quan tâm giúp
đỡ, hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt đồ án này trong thời gian qua.
Nhóm em xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng,
các Khoa Phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ chúng em trong suốt
quá trình học tập.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên, đồ án này
không thể tránh được những thiếu sót. Nhóm em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng
góp ý kiến của các thầy cô để nhóm em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình,
phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
Xin chân thành cảm ơn!

8
MỤC LỤC Trang
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VRV ...............................1
1.1. Tổng quan về các hệ thống điều hòa không khí ....................................................1
1.1.1. Phân loại các hệ thống điều hòa không khí ...................................................1
1.1.2. So sánh hệ thống điều hòa không khí ............................................................6
1.2. Các loại điều hòa trung tâm VRV phổ biến ..........................................................9
1.2.1. Điều hòa trung tâm VRV H ...........................................................................9
1.2.2. Điều hòa trung tâm VRV A .........................................................................10
1.2.3. Điều hòa trung tâm VRV IV-Q ...................................................................11
1.2.4. Điều hòa trung tâm VRV IV-W ..................................................................11
1.2.5. Điều hòa trung tâm VRV IV-S ....................................................................12
1.2.6. Điều hòa trung tâm VRV III-Q ...................................................................12
1.3. Kết cấu và địa điểm lắp đặt ..............................................................................14
1.3.1. Giới thiệu công trình ..............................................................................14
1.3.2. Chọn cấp điều hòa và thông số tính toán ...............................................16
1.4. Giới thiệu các tiêu chuẩn tính toán thiết kế .....................................................18
1.4.1. Tiêu chuẩn TCVN ..................................................................................18
1.4.2. Tiêu chuẩn ASHRAE ............................................................................19
1.4.3. Tiêu chuẩn Smacna ................................................................................19
1.4.4. Các tiêu chuẩn thiết kế khác ..................................................................21
1.5. Kết luận ............................................................................................................22
CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỒNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ .......23
2.1. Tính toán nhiệt thừa, nhiệt ẩm ............................................................................23
2.1.1. Tính toán nhiệt cho phòng trưng bày (Showroom) .....................................24
2.1.2. Tính toán lượng ẩm thừa .............................................................................31
2.1.3. Thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí........................................33
2.2. Tính toán và lựa chọn thiết bị lạnh......................................................................38
2.2.1. Chọn dàn lạnh ..............................................................................................40
2.2.2. Chọn dàn nóng .............................................................................................47
2.2.3. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý ...............................................................................48
2.3. So sánh và kết luận .........................................................................................48
CHƯƠNG 3. LẮP ĐẶT MÔ HÌNH..............................................................................50
3.1. Xây dựng quy trình và lắp đặt .............................................................................50
3.1.1. Lắp dàn lạnh ................................................................................................50
9
3.1.2. Lắp đặt hệ thống điện ..................................................................................51
• Kết nối dây điện. ..............................................................................................52
3.1.3. Lắp đặt đường ống .......................................................................................52
3.1.3.1. Đường ống dẫn môi chất lạnh. .................................................................52
3.1.3.2. Đường ống nước ngưng. ...........................................................................54
3.1.4. Hút chân không............................................................................................56
3.1.5. Nạp bổ sung gas cho hệ thống. ....................................................................57
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VẬN HÀNH, THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH ...........................58
4.1. Hướng dẫn vận hành hệ thống điều hòa không khí VRV III-Q .....................58
4.1.1. Kiểm tra trước khi vận hành. .......................................................................58
* Một số mã lỗi phát sinh: .....................................................................................58
4.1.2. Trình tự vận hành ........................................................................................58
4.2. Xác định thông số vận hành ...........................................................................61
4.3. So sánh ảnh hưởng nhiệt độ cài đặt đến tiêu hao điện năng...........................62
4.4. So sánh ảnh hưởng lưu lượng gió đến tiêu hao điện năng .............................62
4.5. Nhận xét..........................................................................................................64
4.6. Xây dựng quy trình bảo dưỡng ...........................................................................65
4.6.1. Tiến hành bảo dưỡng dàn lạnh ....................................................................65
4.6.2. Tiến hành bảo dưỡng dàn nóng ...................................................................65
4.6.3. Tiến hành bảo dưỡng điều hòa VRV đến hệ thống điện điều khiển và quạt
thông gió ................................................................................................................65
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................66
5.1. Kết luận ..........................................................................................................66
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................66
PHỤ LỤC THÔNG SỐ VẬN HÀNH ...................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................84

10
DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG TRANG

Bảng 1.1. So sánh máy lạnh cục bộ và hệ thống Multi .............................................. 7

Bảng 1.2. So sánh hai hệ thống điều hòa không khí Multi và VRV .......................... 7

Bảng 1.3. So sánh hai hệ thống điều hòa không khí VRV và trung tâm nước .......... 8

Bảng 1.4. Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình tháng và năm (0C) ...................... 67

Bảng 1.5. Độ ẩm tương đối của không khí trung bình tháng và năm (%) ................ 68

Bảng 1.6. Thông số vi khí hậu ưu thích ứng với các trạng thái lao động ................69

Bảng 1.7. Thông số tính toán trong và ngoài nhà ...................................................... 22

Bảng 2.1. Nhiệt của từng loại máy trong phòng ........................................................ 69

Bảng 2.2. Nhiệt tỏa ra từ người đàn ông trưởng thành, W/người .............................. 69

Bảng 2.3. Mật độ định hướng số mét vuông sàn cho 1 người ................................... 69

Bảng 2.4. Lượng bức xạ mặt trời lớn nhất xâm nhập qua cửa kính

cơ bản vào phòng, W/m2 ............................................................................................ 70

Bảng 2.5. Giá trị định hướng hệ số truyền nhiệt k qua kết cấu bao che .................... 71

Bảng 2.6. Hệ số hấp thụ bức xạ mặt trời εs của các bề mặt kết cấu bao che ............. 72

Bảng 2.7. Hệ số kinh nghiệm ξ .................................................................................. 73

Bảng 2.8. Lượng ẩm tỏa qn của một người, g/h.người .............................................. 73

Bảng 2.9. Các điểm trên sơ đồ điều hòa không khí ................................................... 73

Bảng 2.10. Công suất lạnh của từng phòng ............................................................... 73

Bảng 2.11. Lượng không khí yêu cầu ........................................................................ 73

Bảng 2.12. Các điểm trên sơ đồ điều hòa không khí ................................................. 75

Bảng 2.13. Công suất lạnh từng phòng ...................................................................... 38

11
DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG

Hình 1.1. Máy điều hòa không khí dạng cửa sổ ........................................................ 1

Hình 1.2. Cấu tạo máy điều hòa không khí dạng cửa sổ ........................................... 1

Hình 1.3. Máy điều hòa 2 cụm................................................................................... 2

Hình 1.4. Máy điều hòa nhiều cụm ............................................................................ 3

Hình 1.5. Hệ thống điều hòa trung tâm nước Water Chiller ..................................... 4

Hình 1.6. Điều trung tâm VRV H .............................................................................. 10

Hình 1.7. Điều hòa trung tâm VRV A ....................................................................... 10

Hình 1.8. Điều hòa trung tâm VRV IV-Q.................................................................. 11

Hình 1.9. Điều hòa trung tâm VRV IV-W ................................................................ 11

Hình 1.10. Điều hòa trung tâm VRV IV-S ................................................................ 12

Hình 1.11. Điều hòa trung tâm VRV III-Q ................................................................ 13

Hình 1.12. Mặt bằng công trình ................................................................................. 15

Hình 2.1. Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp ............................................................... 34

Hình 2.2. Biểu diễn sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp lên đồ thị I – d ...................... 37

Hình 2.3. Dàn lạnh FXSQ .......................................................................................... 39

Hình 2.4. Bản vẽ 3D hệ thống VRV III-Q ................................................................. 49

Hình 2.5. Bản vẽ mặt bằng hệ thống VRV III-Q ....................................................... 49

Hình 3.1 Lắp đặt dàn nóng......................................................................................... 50

Hình 3.2 Lắp đặt ty treo ............................................................................................. 51

Hình 3.3 Đường ống nước ngưng .............................................................................. 55

Hình 3.4 Ống nước ngưng ......................................................................................... 56

Hình 4.1 Remote BRC1E63....................................................................................... 60

12
Hình 4.2 Ảnh hưởng nhiệt độ cài đặt đến tiêu hao điện năng ................................... 62

Hình 4.3 Ảnh hưởng lưu lượng gió đến tiêu hao điện năng ...................................... 63

Hình 4.4 Chênh lệch nhiệt độ gió hồi và nhiệt độ gió ra dàn .................................... 64

13
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VRV
1.1. Tổng quan về các hệ thống điều hòa không khí

1.1.1. Phân loại các hệ thống điều hòa không khí


1.1.1.1. Máy điều hòa cửa sổ

Là loại máy ĐHKK nhỏ nhất cả về năng suất lạnh, kích thước cũng như khối lượng.
Toàn bộ các thiết bị như máy nén, dàn ngưng, dàn bay hơi, quạt, các thiết bị điều khiển,
phin lọc gió cũng như các thiết bị khác được lắp đặt trong một vỏ gọn nhẹ.

Hình 1.1. Máy điều hòa không khí dạng cửa sổ

Hình 1.2. Cấu tạo máy điều hòa không khí dạng cửa sổ
Ưu điểm:
- Gọn, nhẹ, dễ lắp đặt, giá thành rẻ, thích hợp cho các phòng nhỏ.
- Có khả năng lấy gió tươi qua cửa lấy gió.
Nhược điểm:

1
- Độ ồn cao, khả năng làm sạch không khí kém.
- Phải đục 1 khoảng tường rộng bằng máy điều hòa hoặc phải cắt cửa sổ để bố trí
máy. Không thể lắp cho phòng không có tường trực tiếp bên ngoài.
1.1.1.2. Máy điều hòa tách

• Máy điều hòa 2 cụm

- Cụm trong nhà: dàn lạnh, bộ điều khiển và quạt dàn lạnh.
- Cụm ngoài trời: máy nén, động cơ và quạt dàn nóng. Hai cụm được nối với nhau bằng
đường ống gas đi và về

Hình 1.3. Máy điều hòa 2 cụm

Ưu điểm:
- Thiết kế đẹp, đa dạng kiểu dáng, mẫu mã, công suất.
- Được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến, nhiều tính năng hiện đại và tiện lợi như công
nghệ Inverter tiết kiệm điện, công nghệ thanh lọc không khí, nhiều chế độ làm mát và
sưởi ấm, hẹn giờ bật tắt...
- Giảm được tiếng ồn trong nhà, ít phụ thuộc vào kết cấu không gian lắp đặt, đỡ tốn
diện tích.
2
Nhược điểm:
- Không lấy được gió tươi nên cần phải có quạt lấy gió tươi
- Giá thành thường cao hơn so với máy lạnh 1 khối.
- Ống dẫn gas dài hơn, dây điện tốn nhiều hơn.

• Máy điều hòa nhiều cụm


Điều hòa Multi gồm 1 dàn nóng làm nhiệm vụ cấp lạnh cho cùng lúc nhiều dàn
lạnh. Số lượng từ 2 - 5 dàn lạnh, nhưng không thể quá nhiều và công suất quá cao như
điều hòa trung tâm.

Hình 1.4. Máy điều hòa nhiều cụm


Ưu điểm
- Tiết kiệm không gian, đảm bảo tính thẩm mỹ
- Tiết kiệm điện; tiết kiệm chi phí lắp đặt, bảo trì
- Hoạt động độc lập, tính linh hoạt cao
Nhược điểm
- Chi phí đầu tư khá cao
- Do chỉ sử dụng 1 dàn nóng cho nhiều dàn lạnh nên trong quá trình sử dụng, nếu dàn
nóng gặp vấn đề thì các dàn lạnh ở các phòng phải tạm dừng hoạt động hết. Và ngược

3
lại, nếu dàn lạnh nào ở các phòng gặp vấn đề hư hỏng thì buộc phải tạm dừng tất cả các
phòng trong quá trình sửa chữa.
1.1.1.3. Hệ thống điều hòa trung tâm nước Water Chiller

Là hệ thống sử dụng nước lạnh 70C để làm lạnh không khí qua các dàn trao đổi
nhiệt FCU và AHU. Hệ thống điều hòa trung tâm nước chủ yếu gồm:
• Cụm trung tâm nước Water Chiller.
• Hệ thống đường ống nước lạnh và bơm nước lạnh.
• Hệ thống tải sử dụng Trực Tiếp: AHU, FCU,...
• Hệ thống tải sử dụng gián tiếp: bao gồm các đường ống gió, các van điều chỉnh
ống gió, miệng gió: VAV, damper,...
• Hệ thống bơm và tuần hoàn nước qua Cooling Tower đối với Chiller giải nhiệt
nước.

Hình 1.5. Hệ thống điều hòa trung tâm nước Water Chiller
Ưu điểm:
- Có vòng tuần hoàn an toàn nên không sợ ngộ độc hoặc tai nạn do rò rỉ môi chất lạnh
ra ngoài, vì nước không độc hại.
- Công suất dao động khá lớn: từ 5 ton đến hàng nghìn ton

4
- Thích hợp cho các tòa nhà như khách sạn, văn phòng với mọi tiêu chuẩn cao và mọi
kiến trúc không phá vỡ cảnh quan.
- Ống nước so với ống gió nhỏ hơn nhiều do đó tiết kiệm được nguyên vật liệu xây
dựng.
- Có khả năng xử lí độ sạch không khí cao, đáp ứng mọi yêu cầu đề ra.
- Hệ thống hoạt động, vận hành rất ổn định, bền, ít phải bảo dưỡng sửa chữa.
- Giúp tiết kiệm điện năng và chi phí.
Nhược điểm:
- Vì dùng nước làm chất tải lạnh nên bị tổn thất năng suất lạnh.
- Cần phải bố trí hệ thống lấy gió tươi cho các FCU.
- Cách nhiệt cho đường ống nước lạnh khá phức tạp đặc biệt do đọng ẩm vì độ ẩm ở
Việt Nam quá cao.
- Thi công, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa khó khăn.
- Đòi hỏi công nhân vận hành lành nghề.

1.1.1.4. Máy điều hòa VRV, VRF

VRV là viết tắt của từ tiếng Anh “Variable Refrigerant Volume”. Hệ thống điều hòa
trung tâm VRV là kiểu hệ thống máy lạnh dành cho các tòa nhà cao tầng, các công trình
diện tích sử dụng lớn và có sự hạn chế về vị trí đặt các dàn nóng giải nhiệt riêng rẽ.
Hệ thống điều hòa VRV được phân ra thành 4 loại bao gồm:
• Hệ thống điều hòa trung tâm VRV castle âm trần.
• Hệ thống điều hòa trung tâm VRV âm trần nối ống gió.
• Hệ thống điều hòa trung tâm VRV đặt sàn.
• Hệ thống điều hòa trung tâm VRV treo tường.
Ưu điểm:
- Hệ thống thông thường điều hoà không khí cho toàn bộ toà nhà, trái lại hệ VRV thích
hợp làm lạnh riêng lẻ cho từng phòng. Do đó rất lý tưởng cho việc bố trí đối với từng
loại cao ốc điển hình. Hơn thế nữa, có thể điều khiển chính xác theo từng mức độ phù
hợp với điều kiện của mỗi phòng. Điều khiển riêng biệt tạo ra tính kinh tế và hiệu quả
hơn cho hệ thống.
- Tiết kiệm năng lượng kết hợp sử dụng HRV để thông gió, cải thiện đáng kể hiệu quả
năng lượng.

5
- Tiết kiệm không gian lắp đặt: hiệu quả sử dụng không gian được nâng cao do máy
nhỏ gọn, chiều dài ống lớn và có khả năng đáp ứng một hệ thống không khí cỡ lớn chỉ
với tuyến ống đơn.
- Linh hoạt trong thiết kế.
- Đường ống cho phép linh hoạt hơn khi thiết kế hệ thống.
- Công nghệ máy nén mới loại bỏ việc cần tính toán đường ống, rút ngắn thời gian thiết
kế.
- Dễ dàng thay đổi cách bố trí do công suất dàn lạnh có thể đạt đến 130% công suất dàn
nóng.
- Chức năng tự chuẩn đoán giúp kiểm tra và phát hiện các sự cố nhanh chóng và chính
xác.
- Chức năng tự khởi động lại đảm bảo hệ thống hoạt động lại có chế độ cài đặt đã định
trước ngay cả khi làm gián đoạn hoạt động của hệ thống.
- Lắp đặt đơn giản:
- Thiết bị nhỏ gọn và nhẹ có thể được vận chuyển bằng các phương pháp nâng thông
thường.
- Số lượng ống ít hơn giúp việc bố trí đơn giản hơn, việc kiểm tra sau khi lắp đặt không
quá phức tạp.
Nhược điểm:
- Không lấy được gió tươi hay các coil xử lý gió tươi không hiệu quả. Để cấp gió tươi
cho phòng và tiết kiệm năng lượng cho hệ thống điều hoà không khí cần bố trí thêm
thiết bị thông gió thu hồi nhiệt đi kèm.
- Giá thành tương đối cao nên chủ yếu phục vụ cho điều hòa tiện nghi chất lượng cao.

1.1.2. So sánh hệ thống điều hòa không khí


Trước khi so sánh để lựa chọn giữa các hệ thống điều hòa, ta cần nắm rõ các đặc
điểm về kiến trúc của công trình văn phòng cần lưu ý khi lựa chọn hê thống điều hòa:
- Yêu cầu về điều hòa văn phòng là điều hòa tiện nghi.
- Văn phòng cao cấp được chia thành nhiều phòng và có từng nhu cầu sử dụng khác
nhau
- Có yêu cầu về thẩm mỹ, cảnh quan, kiến trúc. Là nơi làm việc và sinh hoạt của nhiều
người nên yêu cầu mức độ về an toàn cháy nổ, rò rỉ môi chất, giảm độ ồn cao.

6
Bảng 1.1. So sánh máy lạnh cục bộ và hệ thống Multi

Đặc điểm Máy lạnh cục bộ Máy lạnh Multi

Các tòa nhà có diện tích bé Các căn hộ nhỏ có diện tích bé
Diện tích sử dụng
hơn 30m vuông hơn 60m vuông

Tính ổn định Làm lạnh không đồng đều Độ ổn định nhiệt độ tương đối

Chi phí đầu tư ban


Vừa phải Tương đối lớn
đầu

Khả năng kết nối 1 dàn nóng kết nối 1 dàn 1 dàn nóng kết nối 2-5 dàn lạnh
dàn lạnh lạnh (tuỳ thương hiệu)

Công nghệ tiện ích


Đa dạng Còn nhiều hạn chế
đi kèm

Phù hợp cho thiết Nhà nhiều tầng, nhiều


Phù hợp với mọi thiết kế
kế nhà dạng phòng

Điện năng tiêu thụ Lớn Trung bình

Giá thành Tương đối Cao

Bảng 1.2. So sánh hai hệ thống điều hòa không khí Multi và VRV
Đặc điểm Hệ thống Multi Hệ thống VRV

- Điều hòa luân phiên để đạt hiệu - Điều hòa tiện nghi.
quả làm lạnh. - Có khả năng lọc bụi và khử
Mục đích
- Có khả năng lọc bụi và khử mùi, mùi, không có khả năng điều
ứng dụng
không có khả năng điều chỉnh độ chỉnh độ ẩm. Phù hợp với căn hộ
ẩm. Phù hợp với căn hộ chung cư. chung cư.

7
- Đường ống dẫn môi chất giống
- Đường ống dẫn môi chất và hệ
như VRV nhưng hệ thống điều
Lắp đặt thống điều khiển phức tạp. Thời
khiển đơn giản. Thời gian lắp đặt
gian lắp đặt lâu, công lắp nhiều.
ngắn hơn.

Không gian - Chiếm ít không gian hơn - Chiếm nhiều không gian hơn

- Đơn giản do được tự động hóa,


- Đơn giản hơn VRV bởi vì Multi không cần công nhân vận hành.
Vận hành
nhìn chung nhỏ hơn rất nhiều Bảo dưỡng dễ dàng. Chi phí dành
bảo dưỡng
cho vận hành và bảo dưỡng do
vậy nhỏ
Khả năng
điều chỉnh
- Dễ dàng sử dụng nhưng công - Dễ dàng do sử dụng máy biến
công suất,
suất hoạt động không cao tần.
làm lạnh cục
bộ

Bảng 1.3. So sánh hai hệ thống điều hòa không khí VRV và trung tâm nước
Hệ thống điều hòa trung tâm
Đặc điểm Hệ thống VRV
nước
Điều hòa tiện nghi Điều hòa công nghệ
Có khả năng lọc bụi và khử mùi, Xử lý không khí tốt nhất cả về nhiệt
Mục đích không có khả năng điều chỉnh độ độ, độ ẩm, lục bụi, khử mùi,… tuy
ứng dụng ẩm. Phù hợp với căn hộ chung cư. nhiên căn hộ chung cư tại Việt Nam
chưa đòi hỏi yêu cầu cao tới mức
này.
Đường ống dẫn môi chất và hệ Đường ống nước lạnh và nước
Lắp đặt thống điều khiển phức tạp. Thời giải nhiệt phức tạp. Tốn thời gian
gian lắp đặt ngắn hơn. lắp đặt hơn.

8
Chiếm ít không gian hơn. Không Cần có không gian phòng máy,
gian cho phòng máy, phòng AHU phòng AHU. Điều này chiếm một
Không gian
của hệ thống trung tâm nước có khoản đầu tư rất lớn do giá bất động
thể làm gara, phòng cho thuê. sản tại Việt Nam rất cao.
Đầu tư thiết Cao hơn. Thấp hơn.
bị
Đơn giản do được tự động hóa, Phức tạp hơn. Cần có công
không cần công nhân vận hành. nhân vận hành. Chi phí cho vận
Vận hành,
Bảo dưỡng dễ dàng. Chi phí dành hành và bảo dưỡng do vậy cao.
bảo dưỡng
cho vận hành và bảo dưỡng
do vậy nhỏ hơn.
Khả năng Dễ dàng do sử dụng máy biến Không có khả năng cho máy
điều chỉnh tần. chạy khi cần công suất quá nhỏ do
công suất, tổn thất quá lớn.
làm lạnh
cục bộ
Khả năng Có thể tính theo sự hoạt động của Không thể. Do vậy mỗi hộ phải
tính điện dàn lạnh. Như vậy mỗi hộ có thể trả trả chi phí sử dụng khoán theo diện
riêng cho từng chi phí theo nhu cầu sử dụng. tích phòng.
hộ

Dựa theo bảng so sánh trên ta nhận thấy đối với Showroom – Văn phòng, hệ thống
điều hòa không khí VRV có nhiều lợi thế hơn so với các hệ thống điều hòa còn lại.

1.2. Các loại điều hòa trung tâm VRV phổ biến

1.2.1. Điều hòa trung tâm VRV H


Là hệ thống điều hòa trung tâm 2 chiều, ra đời nhằm thay thế cho dòng VRV IV.
Với nhiều công nghệ, tính năng cải tiến vượt trội: Điều khiển Smart VRT bằng cách kết
hợp kiểm soát lưu lượng gió VAV (VAV: Lưu lượng gió hiệu quả) cho các dàn lạnh có
điều khiển Smart VRT. Chức năng tự động nạp môi chất lạnh sẽ tự động xác định lượng
môi chất lạnh tối ưu cần được nạp.

9
Hình 1.6. Điều hòa trung tâm VRV H

1.2.2. Điều hòa trung tâm VRV A


Dòng sản phẩm này ra mắt cùng thời điểm với hệ thống VRV H, các công nghệ,
tính năng cũng tương tự, nhưng VRV A là hệ thống điều hòa trung tâm 1 chiều.

Hình 1.7. Điều hòa trung tâm VRV A

10
1.2.3. Điều hòa trung tâm VRV IV-Q

Hình 1.8. Điều hòa trung tâm VRV IV-Q

Được thiết kế cho mục đích thay thế hệ thống cũ, VRV IV-Q là hệ thống điều
hòa không khí lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng đồng thời tiết kiệm năng lượng. Sử dụng
lại được đường ống có sẵn, tự động làm sạch bụi bẩn bên trong. Các công nghệ, tính
năng cũng tương tự như VRV A.

1.2.4. Điều hòa trung tâm VRV IV-W

Hình 1.9. Điều hòa trung tâm VRV IV-W

11
Là hệ thống điều hòa không khí riêng lẻ giải nhiệt nước thích hợp cho các tòa
nhà cao tầng. Hệ thống làm mát bằng nước VRV W là hệ thống nước lạnh 4 đường ống.
Mỗi dàn lạnh được kết nối có thể cung cấp hệ thống sưởi và làm mát độc lập để phù hợp
với yêu cầu của khu vực.

1.2.5. Điều hòa trung tâm VRV IV-S

Hình 1.10. Điều hòa trung tâm VRV IV-S

Là dòng sản phẩm thiết kế dành cho căn hộ gia đình, cửa hàng và văn phòng nhỏ.
VRV IV-S cực kì tiết kiệm không gian với dàn nóng nhỏ gọn, tận dụng tối đa không
gian lắp đặt. Hệ thống IV-S công suất từ 4HP đến 9HP, có thể nối tối đa 14 dàn lạnh.
Cho phép kết nối với dàn lạnh VRV và dàn máy lạnh dân dụng.

1.2.6. Điều hòa trung tâm VRV III-Q


Được thiết kế cho mục đích thay thế, VRV III-Q là hệ thống điều hòa không khí
lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng đồng thời tiết kiệm năng lượng.

12
Hình 1.11. Điều hòa trung tâm VRV III-Q

Với các ưu điểm sau:

* Tái sử dụng đường ống hiện hữu

- Rút ngắn thời gian lắp đặt với tính năng tự động làm sạch chất bẩn bên
trong đường ống trong quá trình nạp môi chất lạnh, loại bỏ những công
việc liên quan đến vệ sinh.
- Qúa trình thay thế diễn ra một cách nhẹ nhàng, ít ảnh hưởng đến hoạt động
của người dùng trong tòa nhà
* Tiết kiệm diện tích

- Dàn nóng nhỏ gọn đáng kể cho phép tận dụng diện tích giới hạn

13
- Dàn nóng nhỏ gọn cho phép sử dụng hiệu quả không gian dàn nóng cũ
* COP cao tiết kiệm năng lượng

- Nhờ vào những tính năng cao cấp như dàn trao đổi nhiệt, lưới tản nhiệt và
quạt DC, VRV III-Q đạt được hiệu suất năng lượng ở mức cao
* Hệ thống linh hoạt

- Một hệ thống đơn có thể kết nối với nhiều dàn lạnh hơn, cho phép kết hợp
với đường ống hiện hữu
- Số lượng dàn lạnh kết nối tăng từ 30 lên 64

1.3. Kết cấu và địa điểm lắp đặt

1.3.1. Giới thiệu công trình


Công trình Showroom Homeflow - văn phòng làm việc thi công tại 212 Nguyễn Văn
Linh, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh. Công trình có nhiều phòng bao gồm:
14
• Showroom
• Meeting room
• Director
• Cinema room
• Safe + Back Office – Technical room
Tổng diện tích công trình là 267,5 m2
Độ cao văn phòng là 4 m
Độ dày tường bao 200 mm

Hình 1.12. Mặt bằng công trình


Công trình bao gồm những không gian làm lạnh như sau:
• Showroom:
Diện tích làm lạnh F = 92 m2, điều hòa cho 15 người, 5 máy tính.
Phía nam giáp với không gian điều hòa, phía tây có ô cửa kính diện tích 18 m2.
• Meeting room:
Diện tích làm lạnh F = 13 m2, điều hòa cho 10 người, 1 máy tính bàn.
Phía bắc, tây, nam giáp với không gian điều hòa.
Diện tích tường phía đông 17,2 m2 .
• Director:
Diện tích làm lạnh F = 7 m2, điều hòa cho 3 người, 1 máy tính bàn.
Phía bắc, tây, nam giáp với không gian điều hòa.

15
Diện tích tường phía đông 9,6 m2.
• Cinema room:
Diện tích làm lạnh F = 19,8 m2, điều hòa cho 6 người.
Phía bắc, đông, nam giáp với không gian điều hòa.
Diện tích tường phía tây 21,5 m2 ,ô cửa sổ diện tích 2,8 m2.
• Safe + Back Office – Technical room:
Diện tích làm lạnh F = 90,7 m2, điều hòa cho 35 người, 35 máy tính bàn.
Phía bắc giáp với không gian điều hòa.
Diện tích tường phía đông 45,2 m2.
Diện tích tường phía tây 23 m2, tường bao dày 350 mm.
Diện tích tường phía nam 45,6 m2.

1.3.2. Chọn cấp điều hòa và thông số tính toán


1.3.2.1. Chọn cấp điều hòa

Theo tiêu chuẩn, tùy theo mức độ quan trọng của công trình mà hệ thống điều
hòa không khí được chia làm 3 cấp:
• Cấp 1: hệ thống điều hòa phải duy trì được các thông số trong nhà ở mọi phạm vi biến
thiên độ ẩm ngoài trời cả mùa đông và mùa hè (phạm vi sai lệch là 0h), dùng cho các
công trình đặc biệt quan trọng.
• Cấp 2: hệ thống phải duy trì được các thông số trong nhà ở phạm vi sai lệch là 200h
một năm, dùng cho các công trình tương đối quan trọng.
• Cấp 3: Hệ thống phải duy trì các thông số trong nhà trong phạm vi sai lệch không quá
400h một năm, dùng trong các công trình thông dụng như khách sạn, văn phòng, nhà
ở,…
Điều hoà không khí cấp 1 tuy có mức độ tin cậy cao nhất nhưng chi phí đầu tư,
lắp đặt, vận hành rất lớn nên chỉ sử dụng cho những công trình điều hoà tiện nghi đặc
biệt quan trọng trong các công trình điều hoà công nghệ.
Các công trình ít quan trọng hơn như khách sạn 4–5 sao, bệnh viện quốc tế... thì
nên chọn điều hoà không khí cấp 2.

16
Trên thực tế, đối với hầu hết các công trình như điều hoà không khí khách sạn,
văn phòng, nhà ở, siêu thị, hội trường, thư viện,... chỉ cần điều hoà cấp 3. Điều hoà cấp
3 tuy độ tin cậy không cao nhưng đầu tư không cao nên thường được sử dụng cho các
công trình trên.
Với các phân tích trên, dựa trên yêu cầu của chủ đầu tư và đặc điểm của công
trình, phương án cuối cùng được lựa chọn là điều hoà không khí cấp 3.
1.3.2.2. Chọn thông số tính toán ngoài nhà

Theo QCVN 02 : 2009/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số liệu điều kiện tự
nhiên dùng trong xây dựng ta có bảng 1.4 phụ lục trang 67.
Theo QCVN 02 : 2009/BXD ta có các thông số tính toán ngoài nhà cho địa điểm tại
thành phố Hồ Chí Minh như sau:
• Nhiệt độ: 32,3 oC
• Độ ẩm: 78 %
Từ đó ta xác định các thông số khác
4026,42 4026,42
12− 12−
Phmax = e 235,5+t =e 235,5+32,3 = 0,048 bar
0,048.78
Ph = Phmax.φ = = 0,0374 bar
100
Ph 0,037
d = 0,621. = 0,621. = 0,0242 kg/kgkkk
1−Phmax 1−0,048

I = 1,004.t + d.(2500 + 1,842.t) = 1,004.32,3+ 0,0242.(2500 + 1,842.32,3) = 94,3 kJ/kg


Như vậy ta có các thông số tính toán cho không khí bên ngoài không gian điều
hòa như sau:
• Nhiệt độ: t = 32,3 0C
• Độ ẩm: φ = 78 %
• Dung ẩm: d = 0,0242 kg/kgkkk
• Entanpy: I = 94,3 kJ/kg
1.3.2.3. Chọn thông số tính toán trong nhà

Theo TCVN-1992 các thông số vi khí hậu ứng với các trạng thái lao động khác
nhau của con người được giới thiệu trên bảng 1.6 (Phụ lục trang 69). Trong đó t – nhiệt
độ, 𝜑 – độ ẩm tương đối và 𝜔 – là tốc độ không khí.

17
Đối với văn phòng làm việc trạng thái lao động nhẹ nên ta chọn các thông số điều
hòa cho không gian trong nhà như sau:
• Nhiệt độ: 25 oC
• Độ ẩm: 60 %
Từ đó ta xác định các thông số khác
4026,42 4026,42
12− 12−
Phmax = e 235,5+t =e 235,5+25 = 0,0315 bar
0,0315.60
Ph = Phmax.φ = = 0,189 bar
100
ph 0,189
d = 0,621. = 0,621. = 0,0119 kg/kgkkk
1−phmax 1−0,0135

I = 1,004.t + d.(2500 + 1,842.t) = 1,004.25 + 0,0119.(2500 + 1,842.25)


= 55,398 kJ/kg
Như vậy ta có các thông số tính toán cho không khí bên ngoài không gian điều
hòa như sau:
• Nhiệt độ: t = 25 0C
• Độ ẩm: φ = 60 %
• Dung ẩm: d = 0,014 kg/kgkkk
• Entanpy: I = 62,1 kJ/kg

1.4. Giới thiệu các tiêu chuẩn tính toán thiết kế

1.4.1. Tiêu chuẩn TCVN


TCVN 5687 : 2010 thông gió - điều hòa không khí tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 5687:2010 thay thế TCVN 5687:1992. TCVN 5687:2010 do Trường Đại
học Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thiết kế và lắp đặt các hệ thống thông gió - điều
hòa không khí (TG-ĐHKK) cho các công trình kiến trúc nhà ở, công trình công cộng và
công trình công nghiệp.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại công trình và hệ thống sau đây: Hệ
thống TG-ĐHKK cho hầm trú ẩn; cho công trình có chứa và sử dụng chất phóng xạ,
chất cháy nổ, có nguồn phát xạ ion; cho hầm mỏ; Hệ thống làm nóng, làm lạnh và xử lý

18
bụi chuyên dụng, các hệ thống thiết bị công nghệ và thiết bị điện, các hệ thống vận
chuyển bằng khí nén; Hệ thống sưởi ấm trung tâm bằng nước nóng hoặc hơi nước.
CHÚ THÍCH: Đối với những trường hợp đặc biệt cần sưởi ấm thì hệ thống ĐHKK đảm
nhiệm chức năng này như phương pháp sưởi ấm bằng gió nóng hoặc sưởi ấm cục bộ
bằng tấm sưởi chạy ga, tấm sưởi điện, dàn ống sưởi ngầm sàn v.v... và phải tuân thủ các
yêu cầu nêu trong các Tiêu chuẩn liên quan. Khi thiết kế và lắp đặt các hệ thống nói trên
còn cần phải bảo đảm các yêu cầu nêu trong các tiêu chuẩn hiện hành khác có liên quan.

1.4.2. Tiêu chuẩn ASHRAE


Tiêu chuẩn ASHRAE 62.2: Nội dung của ASHRAE 62.2 tập trung vào “Tiêu
chuẩn thiết kế về thông gió và đảm bảo chất lượng không khí tối thiểu cho các tòa nhà
dân cư thấp, công trình dân dụng“.
Phạm vi sử dụng
Tiêu chuẩn ASHRAE cho đến nay được xây dựng mở rộng hơn về các tiêu chuẩn
lọc khí, điều hòa không khí, làm lạnh, giữ ẩm, hút ẩm, sấy lạnh,…vv cho các quy trình
đóng gói thực phẩm, dược phẩm, các hệ thống kho lạnh, phòng sạch, các công trình tự
động hóa trong môi trường sạch, máy nén lạnh, máy ngưng tụ, các công trình tại cảng
biển, tàu biển, các hệ thống HVACR,…vv Cho tới nay, tiêu chuẩn này được áp dụng
rộng rãi tại mọi Quốc gia. Nhìn vào đây, chúng ta thấy chuẩn mực tối thiểu về mọi yếu
tố liên quan tới lọc khí, điều hòa không khí và làm lạnh cho các công trình. Nhưng tại
các quốc gia, người ta thường bổ sung hoặc tùy chỉnh theo thiết kế để phù hợp với các
yếu tố như lượng người trong công trình đó, môi trường, độ nguy hại của nguồn ô nhiễm
xung quanh hoặc yêu cầu khác của nhà thầu.

1.4.3. Tiêu chuẩn Smacna


Một định nghĩa của thanh tra là "xem xét chặt chẽ và nghiêm khắc." Trong xây dựng
công trình, thuật ngữ "kiểm tra" mang đến lưu ý đến nhiều điều khoản khác: tính đầy
đủ, sự tuân thủ, sự phù hợp, đảm bảo chất lượng, thiếu sót trong thiết kế, giám sát, bỏ
qua, thay thế trái phép, lỗi và thiếu sót, danh sách đục lỗ, gọi lại và giữ lại thanh toán.
Trong mọi trường hợp, người kiểm tra hệ thống cơ khí đóng một vai trò quan
trọng trong việc tuân thủ hợp đồng hoặc xác minh tuân thủ mã. Kiến thức và tính hợp lý
là điều kiện tiên quyết để được tuyển dụng với tư cách này. Hướng dẫn này dựa trên giả
định rằng các tiêu chuẩn xây dựng ống dẫn SMACNA và các khuyến nghị lắp đặt được

19
liên kết với hợp đồng hoặc tuân thủ mã. Đây là một hướng dẫn hành chính để kiểm tra
hệ thống ống dẫn. Nó có thể phục vụ như một hướng dẫn học tập cho những cần giới
thiệu về chức năng của hệ thống ống dẫn, bản chất của hệ thống ống dẫn và các tài liệu
SMACNA nó xem trước. Nghiên cứu các văn bản hoàn chỉnh của các phiên bản được
trích dẫn là cần thiết và được khuyến khích. Quen thuộc với tất cả của các tài liệu quy
định việc lắp đặt hệ thống ống dẫn sẽ cho phép người kiểm tra phát triển danh sách kiểm
tra của riêng họ và thiết lập các thang đo mức độ quan trọng phù hợp với nhiệm vụ của
họ.
LƯU Ý: Các điều khoản ở đây không nhằm mục đích cấu thành các yêu cầu của hợp
đồng trong và của chính chúng. SMACNA hướng dẫn sử dụng mà hướng dẫn này đề
cập đến chứa nhiều cấu trúc thay thế. Chúng cũng chứa nhiều chi tiết bắt buộc. Các chi
tiết khác được để cho sự đánh giá thận trọng của nhà thầu. Vì vậy, tài liệu này không
thể thay thế cho quen thuộc với tất cả các điều khoản trong các sách hướng dẫn khác.
Phạm vi sử dụng
Đưa ra các lý do để kiểm tra hệ thống xử lý không khí, cung cấp các phác thảo có
thể được sử dụng để tổ chức và tiến hành kiểm tra, và danh sách kiểm tra kêu gọi sự chú
ý đến các tính năng cơ bản của ống dẫn và các hạng mục được đặt trong hệ thống ống
dẫn. Nó giả định rằng các tiêu chuẩn xây dựng của SMACNA được sử dụng làm cơ sở
tuân thủ, cho dù chúng được viện dẫn rõ ràng trong các tài liệu hợp đồng hoặc trong các
mã. Không có nỗ lực nào được thực hiện để tách biệt việc kiểm tra của nhà thiết kếnghĩa
vụ của các quan chức quy tắc.Nó chủ yếu được chuẩn bị cho các hệ thống HVAC thương
mại; tuy nhiên, các nguyên tắc tương tự sẽ được áp dụng cho việc kiểm tra công trình
dân dụng hoặc công nghiệp. Hơn nữa, nó giả định rằng các thông số kỹ thuật theo toa
áp dụng hơn thông số kỹ thuật hiệu suất. Thông số kỹ thuật hiệu suất thường yêu cầu hệ
thống HVAC duy trì kiểm soát môi trường trong phạm vi dung sai nhất định. Hệ thống
ống dẫn có lưu lượng gió được chỉ định hay không, duy trì nhiệt độ không khí, độ ẩm,
mức độ sạch sẽ, v.v. hoặc liệu nó có kiểm soát chuyển động không khí trong phòng và
chênh lệch áp suất liên quan đến các không gian lân cận là các vấn đề riêng biệt về thiết
kế và thử nghiệm và cân bằng đã được đề cập trong nhiều cuốn sổ tay và tiêu chuẩn.
Tổng quan về các chức năng của hệ thống ống dẫn được nêu trong Phụ lục A. Cuối cùng,
mặc dù tài liệu này bao gồm một số mục liên quan đến an toàn, tài liệu này không phải

20
là hướng dẫn kiểm tra an toàn. Người ta cho rằng mã và thiết kế hệ thống cho phép sử
dụng.

1.4.4. Các tiêu chuẩn thiết kế khác

• QCXDVN 02:2009/BXD: về điều kiện vật lí thời tiết tự nhiên cho ngành xây
dựng.
• QCXDVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh.
• QCXDVN 06-2010 BXD: Quy chuẫn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà
và công trình.
• QCXDVN 05: 2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam nhà ở công trình công
cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe.
• QCXDVN 08: 2009/BXD: Quy chuẫn kỹ thuật quốc gia công trình ngầm đô thị
phần 2.
• QCXDVN 09: 2013/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây
dựng sử dụng năng lượng hiệu quả
• QCXDVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
• TCVN 4088 – 1997: Dữ liệu khí hậu cho thiết kế xây dựng.
• TCVN 4605 – 1988: Kỹ thuật nhiệt – Kết cấu ngăn che – Tiêu chuẩn thiết kế
• TCVN 5687: 2010: Ventilation-air conditioning – Design standards/ Tiêu chuẩn
thiết kế thông gió – điều hòa không khí
• ASHRAE 90.1-2007: Tiêu chuẩn năng lượng cho tòa nhà trừ tòa nhà dân cư thấp
tầng.
• ASHRAE 62.1-2010: Thông gió cho chất lượng không khí trong nhà có thể chấp
nhận được
• 2008 ASHRAE Handbook: Cẩm nang hệ thống và thiết bị.
• 2009 ASHRAE Handbook: Cẩm nang cơ sở cho hệ thống nhiệt,thông gió và điều
hoà không khí.
• 2010 ASHRAE Handbook: Cẩm nang về hệ thống lạnh
• 2011 ASHRAE Handbook: Cẩm nang về hệ thống lạnh – ứng dụng.ISO
• 22002-1:2009: Phần 6 – Gió, nước & năng lượng.

21
• Air-conditioning and Refrigeration Institute (AHRI)/ Hiệp hội Lạnh và điều hòa
không khí (AHRI)
• NFPA 90A: Lắp đặt hệ thống điều hòa không khí và thông gió.
• NFPA 92A: Hệ thống điều khiển khói
• SMACNA Sheet: Tiêu chuẩn chế tạo và thi công ống gió cho hệ thống thông gió
và điều hòa không khí – ống kim loại và ống mềm.
• CIBSE: Viện Chartered của dịch vụ Xây dựng Kỹ sư.

1.5. Kết luận

Công trình Showroom – Văn phòng làm việc được thi công tại Quận 7, TP Hồ
Chí Minh. Dựa trên yêu cầu của chủ đầu tư và đặc điểm của công trình, phương án cuối
cùng được lựa chọn là điều hoà không khí cấp 3. Sử dụng hệ thống VRV III – Q và tái
sử dụng đường ống VRV II trước đó để tiết kiệm chi phí đầu tư. Các thông số tính toán
trong và ngoài nhà như sau:
Bảng 1.7. Thông số tính toán trong và ngoài nhà

Thông số t, 0C φ, % d, kg/kgkkk I, kJ/kg

Trong nhà 25 60 0,0119 62,1

Ngoài nhà 32,3 78 0,0242 94,3

22
CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỒNG ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ
2.1. Tính toán nhiệt thừa, nhiệt ẩm

Phương trình cân bằng nhiệt tổng quát:

Theo tài liệu [1] nhiệt thừa được xác định như sau:

Qt = Qtỏa + Qtt , W

Trong đó:
Qt : Nhiệt thừa trong phòng, W;

Qtỏa : Nhiệt toả ra trong phòng, W;

Qtt : Nhiệt thẩm thấu từ ngoài vào qua kết cấu bao che do chênh lệch nhiệt độ, W.

Cụ thể, nhiệt tỏa trong phòng và nhiệt thẩm thấu được xác định như
sau:

Qtỏa = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 + Q6 + Q7 + Q8 , W

Ttong đó:
Q1 : Nhiệt toả từ máy móc;

Q2 : Nhiệt toả từ đèn chiếu sáng;

Q3 : Nhiệt toả từ người;

Q4 : Nhiệt tỏa từ bán thành phẩm;

Q5 : Nhiệt tỏa từ bề mặt thiết bị trao đổi nhiệt;

Q6 : Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua cửa kính;

Q7 : Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua bao che;

Q8 : Nhiệt tỏa do rò lọt không khí qua cửa;

Qtt = Q9 + Q10 + Q11 + Qbs , W


Trong đó:
Q9 : Nhiệt thẩm thấu qua vách;
23
Q10 : Nhiệt thẩm thấu qua trần mái;

Q11 : Nhiệt thẩm thấu qua nền;

Qbs : Nhiệt tổn thất bổ sung do gió và hướng vách;

Theo tài liệu [1] ẩm thừa được xác định như sau:

Wt = W1 + W2 + W3 + W4 , kg/s
Trong đó:

W1: Lượng ẩm do người toả vào phòng, kg/s;

W2: Lượng ẩm bay hơi từ bán thành phẩm, kg/s;

W3: Lượng ẩm do bay hơi từ sàn ẩm, kg/s;

W4: Lượng ẩm do hơi nước nóng toả vào phòng, kg/s;

2.1.1. Tính toán nhiệt cho phòng trưng bày (Showroom)


2.1.1.1. Nhiệt tỏa từ máy móc Q1
Theo tài liệu [1] nhiệt tỏa từ máy móc được xác định như sau:
1
Q1 = ∑ 𝑁đ𝑐 . 𝐾𝑡𝑡 . 𝐾đ𝑡 . ( − 1 + 𝐾𝑇 ), W
𝜂

Trong đó:
Nđc: Công suất đặt của động cơ, W;
Ktt: Hệ số phụ tải, bằng tỉ số giữa công suất làm việc thực tế với công suất đặt của động
cơ, ktt = NLV/Nđc.

Kđt : Hệ số đồng thời, kđt = ∑Ni.τi/∑Ni

Với Ni là công suất của động cơ thứ i làm việc trong thời gian tương ứng .

KT : Hệ số tải nhiệt, động cơ làm việc ở chế độ biến điện năng thành cơ năng đều lấy
KT = 1.
η: Hiệu suất làm việc thực tế của động cơ, η= ηđ.khc. Ở đây ηđ là hiệu suất của động cơ
theo catalog, Khc – là hệ số hiệu chỉnh theo phụ tải.
Đối với các máy móc, thiết bị thông dụng, các thông số được thể hiện trong bảng
2.1 (Phụ lục trang 69)

24
Công trình của ta là văn phòng làm việc, phòng trưng bày, do dó không có những
máy móc tỏa nhiệt lớn trong không gian điều hòa, nhiệt tỏa từ 5 máy tính để bàn
1
Q1 =∑ 𝑁đ𝑐 . 𝐾𝑡𝑡 . 𝐾đ𝑡 . ( − 1 + 𝐾𝑇 )
𝜂

1
= 5.450.0,8.1. = 2400 W
0,75

2.1.1.2. Nhiệt tỏa từ đèn chiếu sáng Q2


Theo tài liệu [1] nhiệt toả từ đèn chiếu sáng được xác định như sau:
Q2 = Ncs = q.F, W
Trong đó:
Ncs: Tổng công suất của tất cả các đèn chiếu sáng, W
F: Diện tích sàn, 92 m2
Đối với văn phòng làm việc có thể tính công suất chiếu sáng theo m2 sàn. Bình thường,
theo tiêu chuẩn chiếu sáng lấy q = (10÷12) W/m2 diện tích sàn cho văn phòng
Tính cho Showroom có diện tích làm lạnh 92 m2 ta có :
Q2 = 92 . 12 = 1104 W

2.1.1.3. Nhiệt tỏa từ người Q3


Theo tài liệu [1] nhiệt tỏa từ người được biểu diễn như sau:
Q3 = n.q, W
Trong đó:
q: số nhiệt tỏa từ 1 người, W/người
n: số người
Với Showroom trạng thái làm việc là lao động nhẹ nên q =125 W/người (Bảng 2.2 phụ
lục trang 69)
Số người trong phòng được xác định với mật độ như sau: 6 m2/người => 92 m2 là 15
người. (Bảng 2.3 phụ lục trang 69)
Q3 = 15.125 = 1875 W

2.1.1.4. Nhiệt tỏa từ bán thành phẩm Q4


Theo tài liệu [1] nhiệt tỏa ra từ bán thành phẩm được xác định như sau:

𝑄4 = 𝐺4 . 𝐶𝑝 (𝑡2 − 𝑡1 ) + 𝑊4 . 𝑟, W

Trong đó:
25
G4 : Khối lượng bán thành phẩm đưa vào, kg/s;

Cp : Nhiệt dung riêng bán thành phẩm, kJ / kgK;

t2 - t1 : Nhiệt độ ra vào của bán thành phẩm

W4 : Lượng nhiệt tỏa ra (hoặc ngưng tụ ) bán thành phẩm;

r : Nhiệt ẩn hóa hơi của nước, r = 2442 kJ / kg (ở 250C).

Với công trình văn phòng, phòng trưng bày không có bán thành phẩm thải ra nhiệt
thừa như các phân xưởng chế biến sản xuất.
=> Q4 = 0 W

2.1.1.5. Nhiệt tỏa từ bề mặt trao đổi nhiệt Q5


Theo tài liệu [1] nhiệt tỏa ra từ bề mặt trao đổi nhiệt được xác định như sau:
𝑄5 = 𝛼𝑡𝑏 . 𝐹𝑡𝑏 (𝑡𝑡𝑏 − 𝑡𝑇 ), W

Trong đó:

𝛼𝑡𝑏 : Hệ số tỏa nhiệt đối lưu và bức xạ từ vách thiết bị trao đổi nhiệt lấy gần đúng 10
W/m2K;

𝐹𝑡𝑏 : Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt m2;

𝑡𝑡𝑏 − 𝑡𝑇 : Hiệu nhiệt độ từ thiết bị và nhiệt độ trong phòng.

Với công trình văn phòng, phòng trưng bày không có các thiết bị trao đổi nhiệt
trong không gian điều hòa ( trừ dàn lạnh của máy điều hòa không khí )
=> Q5 = 0 W

2.1.1.6. Nhiệt tỏa bức xạ mặt trời qua cửa kính Q6


Theo tài liệu [1] nhiệt từ bức xạ mặt trời qua cửa kính được xác định theo công
thức :
Q6 = Isđ.Fk.τ1.τ2.τ3.τ4, W
Trong đó:
Isd: Cường độ bức xạ mặt trời trên mặt đứng, phụ thuộc hướng địa lý, W/m2
Fk: Diện tích cửa kính chịu bức xạ tại thời điểm tính toán, m2
τ1: Hệ số trong suốt của cửa kính, với kính 1 lớp τ1 = 0,9
τ2: Hệ số bám bẩn, với kính 1 lớp đặt đứng τ2 = 0,8
26
τ3: Hệ số khúc xạ, với kính 1 lớp khung kim loại τ3 = 0,75
τ4: Hệ số tán xạ do che nắng, với kính rèm che trong τ4 = 0,6
Ta có :
τ1.τ2.τ3.τ4 = 0,9.0,8.0,75.0,6 = 0,324
Tính cho phòng trưng bày có 4 ô cửa kính diện tích 18 m2 ở phía tây
Công trình xây dựng ở TP Hồ Chí Minh vĩ độ 100 Bắc nên Isd = 517 W/m2 (Bảng 2.4 phụ
lục trang 70)
Q6 = 517.0,324.18 = 3015 W

2.1.1.7. Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua bao che Q7


Theo tài liệu [1] ta có công thức:
Q 7 = 0,055. k. F. εs . Is
Trong đó:
k: Hệ số truyền nhiệt qua kết cấu bao che, W/m2K;
F: Diện tích bề mặt nhận bức xạ, m2;
εs : Hệ số hấp thu bức xạ mặt trời của bề mặt nhận bức xạ;
Is : Cường độ bức xạ mặt trời, W/m2;
• Nhiệt bức xạ qua mái:
Vì trần là xi măng, bê tông nên k = 1,88 (Bảng 2.5 phụ lục trang 71)
Với F = 92 m2; Is = 789 W/m2, εs = 0,42 (Bảng 2.6 phụ lục trang 72)
Q 7 mái = 0,055. k. F. εs . Is = 0,055.1,88.92.0,42.789 = 3152,4 W
• Nhiệt bức xạ qua tường:
Vì tường bằng gạch xây 200 mm có trát vữa nên k = 1,48 (Bảng 2.5 phụ lục trang 71)
Mặt tường phía tây với F = 28 m2, Is = 517 W/m2, εs = 0,55
Q 7 tây = 0,055. k. F. εs . Is = 0,055.1,48.28.0,55.517 = 648 W
Mặt tường phía đông với F = 15 m2, Is = 517 W/m2, εs = 0,55
Q 7 đông = 0,055. k. F. εs . Is = 0,055.1,48.15.0,55.517 = 347 W
Tổng nhiệt bức xạ qua bao che:
Q 7 = 3152,4 + 648 + 347 = 4147,4 W

2.1.1.8. Nhiệt tỏa do rò lọt không khí vào phòng Q8


Theo tài liệu [2] nhiệt tỏa do lò lọt không khí qua cửa được tính theo biểu thức:
Q 8 = L8 . (IN − IT ) , W
27
Trong đó:
L8: Lượng không khí lò lọt qua cửa mở hoặc khe cửa, kg/s;
IN, IT: entanpy không khí ngoài nhà và trong nhà, J/kg;
Tuy nhiên, lưu lượng không khí rò rỉ L thường không theo quy luật và rất khó xác định.
Nó phụ thuộc vào độ chênh lệch áp suất, vận tốc gió, kết cấu khe hở cụ thể, số lần đóng
mở cửa,...vv. Vì vậy trong các trường hợp này có thể xác định theo kinh nghiệm
Q 8h = 0,335. (t N − t T ). V. ξ , W
Q 8W = 0,84. (dN − dT ). V. ξ , W
Trong đó:

V: Thể tích phòng, m3; V = F.H

F: diện tích phòng, 92 m2;

H: chiều cao phòng, 4 m.


Vphòng = 92.4 = 368 m3
tT, tN: Nhiệt độ của không khí tính toán trong nhà và ngoài trời, 0C
dT, dN: dung ẩm của không khí tính toán trong nhà và ngoài trời, g/kg.kk
ξ: Hệ số kinh nghiệm (Bảng 2.7 phụ lục trang 73)
Ta có:
Q 8h = 0,335. (t N − t T ). V. ξ = 0,335. (32,3 − 25). 368.0,7 = 630 W
Q 8W = 0,84. (dN − dT ). V. ξ = 0,84. (24,2 − 11,9). 368.0,7 = 2661 W
Tổng lượng nhiệt do rò rỉ không khí:
Q8 = Q8h + Q8W
= 630 + 2661 = 3291 W
2.1.1.9. Nhiệt thẩm thấu qua vách Q9
Theo tài liệu [1] nhiệt thẩm thấu qua vách được xác định như sau:
Q 9 = ∑ k i . Fi . ∆t i , W
Trong đó:

ki: Hệ số truyền nhiệt qua vách, W/m2K; (Bảng 2.8 phụ lục trang 73)

Fi: Diện tích vách, m2;


∆t i : Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà của kết cấu bao che thứ i, K.
∆t i = 32,3 − 25 = 7,3 K
28
Hướng đông với F = 15 m2
Q 9 đông = k. F. ∆t = 1,48.15.7,3 = 162,06 W
• Hướng nam giáp với không gian có điều hòa không khí:
∆t = 0 ⇒ Q9 nam = 0 W
• Hướng tây với F = 28 m2
Q 9 tây = k. F. ∆t = 1,48.28.7,3 = 302,51 W
Tổng nhiệt thẩm thấu qua vách Q9 = 162,06 + 302,51= 464,6 W

2.1.1.10. Nhiệt thẩm thấu qua trần Q10


Nhiệt thẩm thấu qua trần được xác định giống như vách:

Q10 = k10 . F10 . ∆t10

Trong đó:

k10: Hệ số truyền nhiệt qua kết cấu bao che, W/m2K; (Bảng 2.9 phụ lục trang 73)

F10:Diện tích bề mặt trần hoặc mái, 92 m2;

∆t10 : Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà, 7,3 K


Q10 = k10 . F10 . ∆t10 = 1,88.92.7,3 = 1262,6 W

2.1.1.11. Nhiệt thẩm thấu qua nền Q11


Theo tài liệu [1] ta có biểu thức sau:
Q11 = ∑ k i Fi ∆t11

ki: Hệ số truyền nhiệt qua nền, W/m2K;

Fi: Diện tích vách, m2;


∆t11 : Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà, K.
Nền đặt trực tiếp trên nền đất lấy ∆t11 = t N − t T nhưng áp dụng phương pháp tính theo
dải nền rộng 2 m tính từ ngoài vào trong phòng với hệ số truyền nhiệt quy ước cho từng
dải, cụ thể:
• Dải 1 rộng 2 m theo chu vi buồng với k = 0,47 W/m2K;
• Dải 2 rộng 2 m tiếp theo với k = 0,23 W/m2K;
• Dải 3 rộng 2 m tiếp theo với k = 0,12 W/m2K;
• Dải 4 là phần còn lại của buồng với k = 0,07 W/m2K;
29
Diện tích của các dải được xác định như sau:

Phân chia dãy nền


• Dải 1: F4 = 2(2a + 2b) = 4(a + b) trong đó a là chiều rộng, b là chiều dài
• Dải 2: F3 = 2[2(a − 4) + 2(b − 8)] = 4(a + b) − 48 = F4 − 48
• Dải 3: F2 = 2[2(a − 8) + 2(b − 12)] = 4(a + b) − 80 = F4 − 80
• Dải 4: F1 = (a − 12). (b − 12)
Ta có công thức như sau:
Q11 = (k1 . F4 + k 2 . F3 ). (t N − t T ) = (0,47.77,2 + 0,23.29,2). (32,3 − 25) = 314 W
Trong đó:

F4 = 4(a + b) = 4(10,7 + 8,6) = 77,2 m2

F3 = F4 − 48 = 77,2 − 48 = 29,2 m2

2.1.1.12. Tổng nhiệt thừa của công trình

Q tỏa = Q1 + Q 2 + Q 3 + Q 4 + Q 5 + Q 6 + Q 7 + Q 8 + Q 9 + Q10 + Q11


Trong đó: Q4 = Q5 = 0
Vậy ta có với mỗi đối tượng:
Q tỏa = Q1 + Q 2 + Q 3 + Q 6 + Q 7 + Q 8 + Q 9 + Q10 + Q11
= 2400 + 1104 + 1875+ 3015 + 4147,4 + 3291 + 464,6 + 1262,6 + 314
= 17873,6 W = 17,874 kW

2.1.1.13. Tính kiểm tra động sương trên vách


30
Để không xảy ra hiện tượng đọng sương, hệ số truyền nhiệt thực tế kt của vách phải nhỏ
hơn hệ số truyền nhiệt cực đại kmax tính theo các biểu thức sau đây:

Điều kiện đọng sương: kt < kmax

Với tường bao bằng gạch xây 200 mm có trát vữa thì kt = 1,48 W/m2K
tN −tsN
Mùa hè: k max = αN ,W/m2K
tN −tT

Trong đó:

αN : hệ số tỏa nhiệt phía ngoài nhà, bề mặt ngoài tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài
trời, αN = 20 W/m2K

t sN : Nhiệt độ đọng sương bên ngoài, với tN = 32,3 oC, φN = 78 % thì t sN = 28 oC

32,3−28
=> k max = 20. = 11,8 W/m2K
32,3−25

Vậy kt < kmax nên kết cấu bao che đảm bảo không đọng sương.

2.1.2. Tính toán lượng ẩm thừa


Ẩm thừa của công trình được xác định như sau :
WT = W1 + W2 + W3 + W4, kg/s
• W1: Lượng ẩm thừa do người tỏa ra, kg/s
• W2: Lượng ẩm bay hơi từ bán thành phẩm, kg/s
• W3: Lượng ẩm bay hơi đoạn nhiệt từ sàn ẩm, kg/s
• W4: lượng ẩm bay hơi từ thiết bị, kg/s
2.1.2.1. Lượng ẩm do người tỏa
Theo tài liệu [1] lượng ẩm thừa do người tỏa ra được xác định như sau:
W1 = n.q, kg/s
Trong đó:
n: số người trong không gian điều hòa
qn: lượng ẩm mỗi người tỏa ra trong một đơn vị thời gian, kg/s
Phòng trưng bày trạng thái là lao động trung bình, qn = 185 g/h.người (Bảng 2.10 phụ lục
trang 73)
Tính cho đối tượng là phòng trưng bày với số người là 15 người
W1 = n. qn = 15.185 = 2775 g/h = 7,708. 10−4 kg/s
31
2.1.2.2. Lượng ẩm bay hơi từ bán thành phẩm

Trong các phân xưởng chế biến chè, thuốc lá, sợi dệt, in ấn, các bán hành phẩm
đưa vào phòng điều hòa có thể thay đổi thủy phần. Nếu thủy phần lớn, nước từ bán
thành phẩm có thể bay hơi vào không khí, sản phẩm khô đi. Ngược lại, với bán thành
phẩm có thủy phần nhỏ, độ ẩm không khí lại cao hơn độ ẩm cân bằng, khi đó sản
phẩm hút ẩm, thủy phân tăng và sản phẩm bị ẩm thêm, Như vậy lượng ẩm tỏa vào
phòng có thể mang dấu dương hoặc âm:

𝑊2 = 𝐺2 . (𝑦1 − 𝑦2 ) kg/s.

Trong đó:

G2: khối lượng bán thành phẩm đưa vào phòng điều hòa trong một đơn vị thời gian,
kg/s;

y1, y2: thủy phân của bán thành phẩm khi vào và khi ra khỏi phòng điều hòa, kg H2O/kg
bán thành phẩm.

Do không gian tính toán là văn phòng nên không có ẩm tỏa ra từ sản phẩm:

⇒ W2 = 0 kg/s

2.1.2.3. Lượng ẩm bay hơi từ sàn ẩm

Nếu trong các phân xưởng chế biến thịt, cá, rau quả,... mà có không gian điều
hòa thì lượng ẩm bay hơi từ mặt sàn ướt được tính theo công thức như sau:

𝑊3 = 0,006. 𝐹𝑠 . (𝑡𝑇 − 𝑡ư ), kg/h.

Trong đó:

Fs: Diện tích bề mặt sàn bị ướt, m2;

tT: nhiệt độ không khí trong phòng, oC;

tư: nhiệt độ nhiệt kế ướt tương ứng 𝑡𝑇 𝑣à ,oC.

Lượng ẩm do bay hơi đoạn nhiệt được tính cho nơi thường xuyên nền nhà bị

ướt như ở khu nhà giặt, nhà bếp, nhà vệ sinh. Riêng nền ướt do lau nhà thường nhất

thời và không liên tục, nên khi tính lưu ý đến điểm này.
32
Vì phòng trưng bày thường xuyên lau sàn nên 𝑊3 sẽ được tính

Với:

- 𝐹𝑠 = 92𝑚2 ;
- 𝑡𝑇 = 25 ℃;
- 𝑡ư = 19,5 ℃, (tra đồ thị I – d).
⇒ 𝑊3 = 0,006. 𝐹𝑠 . (𝑡𝑇 − 𝑡ư )
= 0,006.92. (25 − 19,5)
= 3,03 𝑘𝑔/ℎ = 8,3. 10−4 𝑘𝑔/𝑠

2.1.2.4. Lượng ẩm do hơi nước nóng tỏa ra

Trong các phân xưởng có nồi hơi, nồi nấu, nồi cô đặc hoặc trong phòng làm việc
như ấm đun nước, bình pha cà phê… đều có lượng ẩm tỏa ra từ các thiết bị này. Ở đây
phải tính toán riêng cho từng thiết bị theo sự cấp nhiệt hoặc phát nhiệt dưới dạng nhiệt
ẩn. Ví dụ trong cửa hàng ăn uống phải tính được sự phát ẩm của nồi lẩu, các đĩa thức ăn
nóng, tách cà phê,…

Do không gian tính toán không có nồi hơi, nồi nấu, ấm đun nước, bình pha cà
phê ... Nên không có ẩm do hơi nước tỏa ra.

⇒ W4 = 0 W

⇒ Tổng lượng ẩm thừa là:

𝑊 = 𝑊1 + 𝑊2 + 𝑊3 + 𝑊4
= 7,708. 10−4 + 0 + 8,3. 10−4 + 0
= 1,6. 10−3 𝑘𝑔/𝑠

2.1.3. Thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí


2.1.3.1. Lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí

Sơ đồ điều hoà không khí được thiết lập dựa trên kết quả tính toán cân bằng nhiệt
ẩm, đồng thời thoả mãn các yêu cầu về tiện nghi của con người và yêu cầu công nghệ, phù
hợp với điều kiện khí hậu. Việc thành lập sơ đồ điều hoà phải căn cứ trên các kết quả tính
toán nhiệt thừa, ẩm thừa của phòng.

33
Trong điều kiện cụ thể mà ta có thể chọn các sơ đồ: sơ đồ thẳng, sơ đồ tuần hoàn
không khí 1 cấp, sơ đồ tuần hoàn không khí 2 cấp. Chọn và thành lập sơ đồ điều hoà không
khí là một bài toán kĩ thuật, kinh tế. Mỗi sơ đồ đều có ưu điểm đặc trưng, tuy nhiên dựa
vào đặc điểm của công trình và tầm quan trọng của hệ thống điều hoà mà ta quyết định lựa
chọn hợp lý.
Sơ đồ tuần hoàn 1 cấp được sử dụng rộng rãi nhất vì hệ thống tương đối đơn giản,
đảm bảo được các yêu cầu vệ sinh, vận hành không phức tạp lại có tính kinh tế cao. Sơ đồ
này được sử dụng cả trong lĩnh vực điều hoà tiện nghi và điều hoà công nghệ như hội
trường, rạp hát, nhà ăn, tiền sảnh, phòng họp…
Qua phân tích đặc điểm của công trình, ta nhận thấy đây là công trình điều hoà
không đòi hỏi nghiêm ngặt về chế độ nhiệt ẩm, do đó chỉ cần sử dụng sơ đồ tuần hoàn
không khí 1 cấp là đủ đáp ứng các yêu cầu đặt ra.

2.1.3.2. Sơ đồ tuần hoàn 1 cấp


Sơ đồ nguyên lý điều hòa không khí một cấp được minh họa trên hình

Không khí ngoài trời có trạng thái N (tN, N) qua cửa lấy gió đi vào buồng hoà
trộn 2. Ở đây diễn ra quá trình hoà trộn giữa không khí ngoài trời và không khí tuần hoàn
có trạng thái T (tT, T)
Không khí sau khi hoà trộn có trạng thái C (tC, C) được xử lí trong thiết bị cho
đến trạng thái O  V và được quạt thổi không khí vào trong phòng.

34
Không khí ở trong phòng có trạng thái T được quạt hút qua thiết bị lọc bụi, một
phần không khí được tái tuần hoàn trở lại, phần còn lại được thải ra ngoài.

2.1.3.3. Tính thông số các điểm trên sơ đồ điều hòa không khí
Trên sơ đồ tuần hoàn không khí ta có các điểm cần xác định sau:
• Điểm N: Trạng thái không khí ngoài trời
• Điểm T: Trạng thái không khí trong không gian cần điều hòa;
• Điểm C: Trạng thái không khí tại điểm hòa trộn;
• Điểm O: Trạng thái không khí sau khi được xử lý nhiệt ẩm;
• Điểm V: Trạng thái không khí thổi vào không gian điều hòa.
Trong các điểm trên cần xác định trên đồ thị I – d trên, ta đã biết trạng thái của hai
điểm T và N với các thông số như sau:
• Điểm N:
o Nhiệt độ tN = 32,30C
o Độ ẩm φN = 78 %
o Dung ẩm dN = 0,0242 kg/kgkkk
o Entanpy IN = 94,3 kJ/kg
• Điểm T:
o Nhiệt độ tT = 250C
o Độ ẩm φT = 60%
o Dung ẩm dT = 0,014 kg/kgkkk
o Entanpy IT = 62,1 kJ/kg
Sau khi đã biết thông số không khí trong và ngoài không gian điều hòa, chúng ta
cần xác định trạng thái điểm không khí sau xử lý O được coi như có cùng trạng thái với
điểm không khí thổi vào không gian điều hòa V (O ≡ V):
Để đảm bảo yêu cầu vệ sinh, ta xác định đường tia quá trình ε dựa vào nhiệt thừa và ẩm
thừa của công trình, chọn điểm O nằm trên đường tia quá trình và có tO nhỏ hơn tT
khoảng 100C.
Hệ số góc tia quá trình:
QT 17,874
ε𝑇 = =
WT 1,6. 10−3

= 11171,3 kJ/kg = 2669 kcal/kg

35
Dựa vào hệ số góc tia quá trình ε 𝑇 vừa tìm được, ta lựa chọn thông số phù
hợp nhất với điểm thổi vào O thỏa mãn điều kiện vệ sinh (tV = tT – a)

Giả thuyết cho điểm O ≡ V ta xét điều kiện vệ sinh:

tT – tV < 10 => 25 – 16 = 9 < 10

=> Thỏa điều kiện vệ sinh nên giả thuyết O ≡ V đúng

• Điểm O ≡ V:
o Nhiệt độ tO = 160C
o Độ ẩm φO = 95 %
o Dung ẩm dO = 0,0107 kg/kgkkk
o Entanpy IO = 43,5 kJ/kg
• Xác định trạng thái điểm hòa trộn C:
Với phòng làm việc ta có lượng gió tươi cần cung cấp theo tiêu chuẩn TCVN 5687:2010
là 30 m3/h.người. (Bảng 2.11 phụ lục trang 73)
Vậy phòng làm việc có 15 người nên lượng gió tươi cần cung cấp là:
1,2
GN = 15 . 30 = 450 m3/h = 450. = 0,15 kg/s
3600

Điểm hòa trộn C nằm trên đoạn NT và vị trí được xác định theo tỉ lệ hòa trộn như sau:
TC GN GN
= =
CN GT G − GN
Trong đó:
GN: Lưu lượng gió tươi cần cung cấp, kg/s;
G: lưu lượng gió tổng tuần hoàn qua thiết bị xử lý không khí, kg/s;
QT 17,874
G= = = 0,96 kg/s
IT − IV 62,1 − 43,5
Ta có:
TC GN GN 0,15
= = = = 0,185
CN GT G − GN 0,96 − 0,15
Suy ra: TC = 0,185 CN
Vậy các thông số điểm C được xác định trên đồ thị I – d như sau:
• Điểm C:
o Nhiệt độ tC = 26,50C
o Độ ẩm φC = 65 %

36
o Dung ẩm dC = 0,0145 kg/kg
o Entanpy IC = 62,8 kJ/kg
Như vậy ta đã xác định được các điểm trên sơ đồ điều hòa không khí tuần
hoàn 1 cấp như sau: (Bảng 2.12 phụ lục trang 75)

Các điểm trên sơ đồ điều hòa không khí được thể hiện trên đồ thị I – d.

Hình 2.2. Biểu diễn sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp lên đồ thị I - d
• Công suất lạnh của thiết bị xử lí không khí:

Q0 = G.(IC - IO) = 0,96.(63,2 – 43,5) = 18,5 kW

37
Sử dụng phần mềm Heat Load Calculation HKGSG để tính toán tải cho
Showroom ta được Q0 = 18,7 kW sai số so với tính toán bằng phương pháp truyền thống
là 1,07% không quá 10% nên lấy mẫu từ Showroom, ta tính ra Q0 cho tất cả các phòng
còn lại bằng phần mềm Heat Load Calculation HKGSG. Ta được bảng sau:

Bảng 2.13. Công suất lạnh của từng phòng

Phòng Diện tích (m2) Số người Q0 (kW)


Showroom 92 15 18,5
Meeting room 13 10 3,42
Director 7 3 1,61
Cinema room 19,8 6 3,76
Sale + Back Office –
90,2 35 23,5
Technical room
Tổng công suất lạnh: Qo = 50,8 kW

2.2. Tính toán và lựa chọn thiết bị lạnh

38
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại như: Daikin, Mitsubishi, LG,
Trane, Carrier.... Daikin là một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới về ĐHKK,
cũng là hãng đầu tiên phát triển hệ thống VRV, điển hình là sự ra đời của các hệ thống
VRV-I, VRV-II, VRV-III và VRV-IV với các tính năng ưu việt. Các hãng khác sau
này cũng phát triển hệ thống VRV của riêng mình với các tên khác nhau, nhưng nhìn
chung đều dựa trên các thành tựu của Daikin. Về chất lượng sản phẩm, Daikin luôn
khẳng định đẳng cấp hàng đầu. Hơn nữa với hệ thống chi nhánh, đại lý phân phối rộng
khắp và chuyên nghiệp sẽ đáp ứng kịp thời các thiết bị và dịch vụ trong thời gian ngắn
nhất. Sau khi phân tích và cân nhắc chúng em lựa chọn hệ thống điều hoà VRV-IIIQ
của Daikin.
* Theo công trình thi công dựa trên những yếu tố thiết yếu ta chọn loại Daikin VRV
FXSQ ( giấu trần nối ống gió hồi sau )

Hình 2.3. Dàn lạnh FXSQ

Áp suất tĩnh ngoài trung bình và thiết kế thanh mảnh cho phép thiết kế linh hoạt hơn
trong lắp đặt
• Sử dụng một động cơ quạt DC, áp suất tĩnh ngoài có thể được điều khiển trong
giới hạn 30 Pa đến 150 Pa
30 Pa - 150 Pa đối với FXSQ20-40PAVE
30 Pa - 150 Pa đối với FXSQ50-125PAVE
50 Pa - 140 Pa đối với FXSQ140PAVE
• Tất cả các model có độ dày chỉ 245 mm, kiểu dàn lạnh có thể lắp đặt ở những
tòa nhà có không gian hẹp.
• Bơm nước xã được lắp sẵn với độ nâng đường ống là 850 mm.

39
• Điều khiển lưu lượng gió từ 2 bước lên 3 bước.
• Độ ồn thấp.
• Hiệu quả năng lượng.
• Dễ dàng bảo trì

Máng nước xả dễ dàng được tháo lắp để vệ sinh. Máng nước sử dụng một lớp
kháng khuẩn bằng ion bạc, có tác dụng chống lại sự phát triển của rêu mốc, nguyên
nhân gây tắc và hen rỉ máng nước.

Máng nước xả được xử lý bằng một lớp ion bạc kháng khuẩn, ngăn ngừa sự
phát triển của nấm mốc và vi khuẩn gây tác nghẽn và mùi hôi. (Tuổi thọ của ống ion
bạc tùy thuộc vào điều kiện sử dụng, nhưng cần được thay thế 2 hoặc 3 năm 1 lần)

2.2.1. Chọn dàn lạnh


Dựa vào năng suất lạnh yêu cầu Q 0YC đã tìm được, sử dụng catalogue cung cấp
bởi hãng sản xuất ta tiến hành lựa chọn sơ bộ các dàn lạnh tương ứng với từng không
gian điều hòa của hệ thống. (Phụ lục trang 76)
Ví dụ đối với phòng trưng bày có Q 0YC = 18,5 kW
Dàn lạnh lựa chọn: Loại giấu trần nối ống gió.
• Model: FXSQ32PAVE
Q oTC = 3.6 kW
Số lượng: 1 dàn
• Model: FXSQ63PAVE
Q oTC = 7.1 kW
Số lượng: 1 dàn
• Model: FXSQ80PAVE
Q oTC = 9 kW
Số lượng: 1 dàn
40
Tương tự ta chọn dàn lạnh cho các phòng điều hòa khác, ta được bảng sau:

Q oTC Q oYC
Phòng Loại (kiểu máy) Model Số lượng
(kW) (kW)
FXSQ32PAVE 1 3,6
Showroom Giấu trần nối ống gió FXSQ63PAVE 1 7,1 18,5
FXSQ80PAVE 1 9,0
Meeting room Giấu trần nối ống gió FXSQ32PAVE 1 3,6 3,42
Director Giấu trần nối ống gió FXSQ25PAVE 1 2,8 1,61
Cinema room Giấu trần nối ống gió FXSQ40PAVE 1 4,5 3.76
Sale+Back Cassette âm trần FXFQ80AVM 3 9,0
Office– 23,5
Treo tường FXAQ25AVM 1 2,8
Technical room
 Tốc độ gió tất cả được áp 2,5 m/s theo Tiêu chuẩn Australia (201)
+ Shoroom

- MODEL: FXSQ32PAVE

- Có lưu lượng gió cao nhất: L = 570 m3/h tính kích thước miệng gió và đường ống gió
bằng phần mềm Duct Checker:

- Bố trí 2 miệng gió cấp và 2 miệng gió hồi:

+ Vậy 1 miệng có lưu lượng L=285 m3/h

41
+Vậy chọn miệng gió slot KTC 1000x100

-Chọn 4 ống gió mền D150 kết nối với miệng gió

- MODEL: FXSQ63PAVE

- Có lưu lượng gió cao nhất: L = 1260 m3/h tính kích thước miệng gió và đường ống
gió bằng phần mềm Duct Checker:

- Bố trí 2 miệng gió cấp và 2 miệng gió hồi:

42
+ Vậy 1 miệng có lưu lượng L=630 m3/h

+Vậy chọn miệng gió slot KTC 1400x100

- Chọn ống gió cứng 400x250, kết nối trực tiếp với miệng gió thổi ngang

- MODEL: FXSQ80PAVE

- Có lưu lượng gió cao nhất: L = 1380 m3/h tính kích thước miệng gió và đường ống
gió bằng phần mềm Duct Checker:

- Bố trí 2 miệng gió cấp và 2 miệng gió hồi:


43
+ Vậy 1 miệng có lưu lượng L=690 m3/h

+Vậy chọn miệng gió slot KTC 1400x100

- Chọn ống gió cứng 400x250, kết nối trực tiếp với miệng gió thổi ngang

+ Meeting room

- MODEL: FXSQ32PAVE

- Có lưu lượng gió cao nhất: L = 570 m3/h tính kích thước miệng gió và đường ống gió
bằng phần mềm Duct Checker:

44
- Bố trí 1 miệng gió cấp và 1 miệng gió hồi:

+ Vậy 1 miệng có lưu lượng L=570 m3/h

+Vậy chọn miệng gió slot KTC 1200x120

- Chọn 2 ống gió mền D150 kết nối với miệng gió

+ Diretor room

- MODEL: FXSQ25PAVE

- Có lưu lượng gió cao nhất: L = 540 m3/h tính kích thước miệng gió và đường ống gió
bằng phần mềm Duct Checker:
45
- Bố trí 1 miệng gió cấp và 1 miệng gió hồi:

+ Vậy 1 miệng có lưu lượng L=540 m3/h

+Vậy chọn miệng gió slot KTC 1000x120

- Chọn ống gió mềm D250

+ Cinema room

- MODEL: FXSQ40PAVE

- Có lưu lượng gió cao nhất: L = 900 m3/h tính kích thước miệng gió và đường ống gió
bằng phần mềm Duct Checker:

46
- Bố trí 2 miệng gió cấp và 2 miệng gió hồi:

+ Vậy 1 miệng có lưu lượng L=450 m3/h

+Vậy chọn miệng gió slot KTC 1000x100

- Chọn ống gió cứng 300x250

2.2.2. Chọn dàn nóng


- Sử dụng phần mền VRV-Xpress ta chọn được cụm dàn nóng : RQQ20PY1 (Phụ lục
trang 76)
- Chọn bộ chia gas, remote có dây, mặt nạ dàn lạnh cassette (Phụ lục trang 77)
- Chọn cỡ dây nguồn dàn nóng (Phụ lục trang 77)
47
2.2.3. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý

2.3. So sánh và kết luận


Công trình Showroom Homeflow - văn phòng làm việc thi công tại Quận 7, TP. Hồ
Chí Minh. Công trình có nhiều phòng bao gồm:
• Showroom
• Meeting room
• Director
• Cinema room
• Safe + Back Office – Technical room
Tổng diện tích làm lạnh là 222 m2.
Với công suất kiểm tra dự kiến là 52 kW. Qua tính toán nhệt thừa, nhiệt ẩm ta có
được tổng công suất lạnh yêu cầu của từng phòng là 50,8 kW. Sai số của tính toán so với
công suất kiểm tra là 2,3%. Nên công suất của hệ thống có thể chấp nhận được.
- Đề xuất ý kiến:
Đề xuất thi công mô hình thí nghiệm ở phòng F4.8 trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao
Thắng gồm một dàn nóng VRV IIIQ 12HP và ba dàn lạnh ( một dàn lạnh âm trần 5 HP,
một dàn lạnh âm trần 1HP và một máy treo tường 2,5 HP).
- Kết quả mong muốn:
+ Lập được quy trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống VRV IIIQ nêu trên.
+ Đo đạc được các thông số vận hành cơ bản của hệ thống ( điện năng, nhiệt độ, tốc độ
gió,…)
+ So sánh được sự ảnh hưởng của nhiệt độ cái đặt đến sự tiêu hao điện năng.
48
+ So sánh được sự ảnh hưởng của lưu lượng gió đến sự tiêu hao điện năng.
+ Từ mô hình thử nghiệm thực tiễn có thể đọc được bản vẽ và thi công lắp đặt các hệ
thống lớn hơn sau khi hoàn thành chương trình học.

Hình 2.4. Bản vẽ 3D hệ thống VRV III-Q

Hình 2.5. Bản vẽ mặt bằng hệ thống VRV III-Q

49
CHƯƠNG 3. LẮP ĐẶT MÔ HÌNH
3.1. Xây dựng quy trình và lắp đặt

3.1.1. Lắp đặt dàn nóng


- Đọc và phân tích bản vẽ, xác định vị trí và kích thước dàn nóng cần lắp đặt.
- Tiến hành đo đạc kích thước đế chân dàn nóng, để thiết kế đế bằng sắc V để đặt dàn
nóng lên.
Khung thép với khoảng cách đúng theo yêu cầu kỹ thuật, sử dụng đệm cao su
chống rung, bánh xe cao su và các bu lông, đai ốc định vị dàn nóng.
Sau khi xác định đúng vị trí đặt dàn nóng xong ta tiến hành kết nối đường ống
gas, dây điện động lực, dây điều khiển đúng yêu cầu kỹ thuật.

Hình 3.1. Lắp đặt dàn nóng


3.1.2. Lắp dàn lạnh
Công việc 1: Đọc và phân tích bản vẽ, khảo sát vị trí thi công :

Bước 1: Đọc bản vẽ thi công.

Bước 2: Khảo sát vị trí lắp đặt.

Công việc 2: Lắp đặt dàn lạnh:


Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt:
– Dựa vào bản vẽ xác định chính xác vị trí lắp đặt dàn lạnh.
Bước 2: Lắp ty treo sắt U:
– Xác định kích thước, khoảng cách giữa các ty.

50
– Lấy dấu khoang bắt tắc kê
– Bắt ty treo theo bản vẽ.
Bước 3: Lắp ty treo dàn lạnh:
– Dựa vào bản vẽ lấy dấu vị trí các ty treo trên thanh sắt U.
– Đục lỗ thanh sắt U theo vị trí vừa lấy.
– Lắp và cố định sắt U vào ty treo sắt U.
– Lắp ty treo dàn lạnh vào các vị trí đã đục lỗ

Hình 3.2. Lắp đặt ty treo


Bước 4: Lắp đặt dàn lạnh
– Bắt đai ốc cố định chống rung dàn lạnh khi treo lên phải luôn có đai ốc khóa cố
định để tránh hiện tượng tự tháo gây rung lắc nguy hiểm và không an toàn cho người
sử dụng.
– Cân chỉnh dàn lạnh đảm bảo độ cân bằng chắc chắn, đúng cao độ theo bản vẽ.

3.1.3. Lắp đặt hệ thống điện


Nguồn điện yêu cầu:
– Đối với dàn nóng nguồn điện yêu cầu là dòng điện 3P U=380V ± 10%
– Đối với các dàn lạnh dòng điện yêu cầu là dòng điện 1P U=220V ± 10%
Các yêu cầu về lắp đặt hệ thống điện:
+ Các dây điện động lực cho dàn nóng (6mm2), dàn lạnh(2,5mm2), dây điện điều
khiển (1,5mm2) và dây remote (0,75mm2) phải đảm bảo an toàn và phải đúng các thông
số ghi trên bản vẽ.

51
+ Tủ điện cấp nguồn chính: bao gồm tất cả các aptomat nguồn của thiết bị, các
thiết bị đo lường, báo hiệu. Các thiết bị này phải được lắt đặt đúng kỹ thuật tại các vị trí
an toàn dễ thao tác, đảm bảo an toàn.
+ Cáp điện, dây điện từ tủ đến các thiết bị phải đảm bảo về mặt kỹ thuật.
+ Sau khi đấu nối cáp điện tại các hộp nối và toàn bộ hệ thống cần kiểm tra thông
mạch, điện trở cách điện của từng dây.
• Kết nối dây điện.
Bước 1: Xác định vị trí cần kết nối.
Bước 2: Lấy dấu và cắt bấm cos dây điện.
Bước 3: Kết nối dây điện khiển, remote vào máy đảm bảo chắc chắn an toàn.

3.1.4. Lắp đặt đường ống


Hệ thống đường ống ở đây bao gồm các đường ống dẫn môi chất lạnh, đường ống nước
ngưng.
Khi tiến hành lắp đặt các đường ống này phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật
sau:

3.1.4.1. Đường ống dẫn môi chất lạnh.


Các ống dẫn môi chất lạnh ở đây là các ống đồng, kích thước của các ống được
cho trên bản vẽ.
Ống đồng khi đưa vào sử dụng phải được làm vệ sinh bằng nhiều phương pháp
khác nhau như: dùng khí nén áp lực cao, dùng bàn chải, giẻ lau . . . để tránh tồn tại bụi
bẩn trong đường ống. Sau khi làm sạch phải dùng các băng dính nilong hay các đầu bịt
bằng nhựa để bịt vào các đầu ống để tránh bụi bẩn hay nước rơi vào trong ống.
Khi cắt các ống đồng phải dùng các thiết bị chuyên dụng như dao cắt ống, hoặc
khi đường ống xa ta cần phải nối đường ống thì ta phải loe các đầu ống bằng các bộ
nong ống, kìm nong ống hay các chày nong ống tiêu chuẩn. Sau đó các đường ống được
hàn lại với nhau bằng cách hàn thau hay hàn bạc.
– Quy trình kết nối ống dẫn môi chất:
Bước 1: Xác định vị trí cần kết nối.
– Xác định vị trí các đầu rắc co, bộ chia gas và các co.
Bước 2: Uốn ống đồng vào vị trí cần kết nối.
– Dùng dụng cụ uốn ống để uốn những đoạn rẽ vào máy.

52
– Những đoạn ống lớn không thể uốn thì chúng ta dùng co để kết nối.
Bước 3: Lấy dấu cắt ống đồng.
– Dựa vào bản vẽ để lấy dấu kích thước đoạn ống cần sử dụng và dùng dao cắt ống
đồng để cắt.
Bước 4: Làm sạch đường ống và loe ống
– Dùng nạo bavia và khăn làm sạch, dùng bộ lã lã ống.
Bước 5: Kết nối đường ống vào máy.
– Sử dụng đúng loại khóa hoặc mỏ lết để kết nối và dùng vừa đủ lực.
Bước 6: Vệ sinh gọn và chờ thử áp.
– Vệ sinh 5S xung quanh hệ thống.
*Quy trình hàn ống dẫn mỗi chất

Bước 1: Kết nối lại ống đồng theo sơ đồ


– Cắt đường ống và làm sạch bavia ngay vị trí hàn
– Kết nối đúng sơ đồ đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
Bước 2: Hàn ống đồng.
– Điều chỉnh Nitơ và mở bình Nitơ tiến hành hàn đến khi nào kín mối hàn.
– Điều chỉnh Nitơ áp suất 0,2 bar đảm bảo Nitơ mở khi hàn.
Bước 3: Làm nguội mối hàn.
– Làm nguội mối hàn từ ngoài vào vị trí hàn. Sau đó làm nguội hoàn toàn thì khóa bình
Nitơ.
– Làm nguội chậm nếu không mối hàn bị vỡ, khóa Nitơ trước khi làm nguội sẽ bị oxy
hóa.
Thử kín đường ống: Đường ống sau khi làm sạch phải được thử kín để đảm bảo không
bị rò rỉ môi chất ra ngoài trong quá trình hoạt động: bịt kín các đầu lại, ta nén khí Nitơ
vào đường ống cho đến áp suất khoảng 38 bar thì dừng lại. Sau đó để trong thời gian

53
khoảng 24h, nếu áp suất giảm xuống khoảng 5% thì đạt yêu cầu, nếu giảm hơn nữa thì
cần phải kiểm tra lại chỗ rò rỉ và tìm cách khắc phục.
Đường ống sau khi kiểm tra thấy đạt yêu cầu thì phải tiến hành bọc cách nhiệt cho đường
ống bằng bảo ôn cách nhiệt. (dày 13mm)
Sau khi hàn và kết nối hệ thống ống dẫn môi chất thì ta tiến hành thử kín, thử bền
cho hệ thống. Quy trình thử kín thử bền cụ thể như sau:
Bước 1: Kết nối chai Nitơ có van giảm áp vào hệ thống thông qua đồng hồ áp suất
– Cần lựa chọn đồng hồ áp suất phù hợp.
Bước 2: Mở van trên chai Nitơ, điều chỉnh van điều áp.
Bước 3: Mở van đồng hồ áp suất cho Nitơ vào hệ thống để tiến hành thử kín, thử bền.
– Quá trình thử kín:
o Nạp vào hệ thống đến 10 bar hai đường ống dẫn môi chất, sau đó đóng chai Nitơ,
nếu áp suất trên đồng hồ giảm quá 5% thì ta tiến hành kiểm tra vị trí các mối hàn
và các đầu rắc co kết nối, đánh dấu vị trí xì và tiến hành xả bỏ toàn bộ khí trong
hệ thống để khắc phục vị trí bị xì. Nếu hệ ấp suất không giảm quá 5% thì ta tiến
hành nạp thêm Nitơ đến 20 bar và thực hiện lại công việc kiểm tra đường ống
như trên.
– Quá trình thử bền:
o Sau khi thử kín hệ thống thì ta tiến hành thử bền cho hệ thống. Nạp vào hệ thống
35 bar khí Nitơ và tiến hành ngâm trong 24h. Sau đó kiểm tra lại áp suất trên đồng
hồ. Nếu áp suất giảm hơn 5% thì ta tiến hành kiểm tra các mỗi hàn và các kết nối
rắc co để xác định vị trí bị xì. Sau đó tiến hành xả bỏ khí và khắc phụ vị trí xì sau
đó tiến hành quy trình thử kín lại từ đầu. Nếu áp suất trên đồng hồ giảm không quá
5% thì tiến hành hút chân không cho hệ thống.
* Lưu ý: sử dụng chai Nitơ có van điều áp. Thao tác xả bỏ Nitơ phải dứt khoát, để dòng
khí Nitơ thoát ra liên tục kéo theo các bụi bẩn trong hệ thống đường ống dẫn môi chất.
Bước 4: Vệ sinh công nghiệp.
3.1.4.2. Đường ống nước ngưng.
Hệ thống đường ống nước ngưng được lắp bằng các ống nhựa PVC có đường kính
được cho trên bản vẽ.
Đường ống này cũng được bọc cách nhiệt bằng bảo ôn (dày 10 mm) để đảm bảo
không bị đọng sương trên đường ống.
54
Đường ống được treo bằng các ty treo và các cùm treo ống, phải đảm bảo đường
ống không bị cong, vênh để nước ngưng thoát ra dễ dàng. Các ống nước ngưng từ các
dàn lạnh được đưa ra trục chính và đưa xuống đường ống thoát nước chung.
Bước 1: Đọc và phân tích bản vẽ đường ống nước ngưng:
– Xác định vị trí lắp đặt, tiêu chuẩn đường ống và chiều dài đường ống nước ngưng.
Bước 2: Lấy dấu, lắp đặt ty treo giá đỡ.
– Xác định vị trí lắp ty treo.
– Lấy dấu, khoan lỗ, bắt tắc kê.
– Lắp ty và cùm vào vị trí.
Bước 3: Chuẩn bị đường ống nước ngưng.
– Cắt ống theo chiều dài đã xác định dựa theo bản vẽ.
– Bọc bảo ôn cách nhiệt, quấn simily. Đường kính ống nước ngưng phải phù hợp với
máy do nhà sản xuất đưa ra.
Bước 4: Lắp đặt đường ống nước ngưng.
– Cố định đường ống nước ngưng vào cùm.
– Đường ống nước ngưng phải được cố định chắc chắn. Đường ống nước ngưng
không quá dài gây tụ nước khi máy hoạt động.
Bước 5: Kết nối vào máy.
– Kết nối bằng các ống nhánh vào máy cố định bằng keo dán ống nước, ở những nơi
máy có vị trí khó thi công thì ta kết nối bằng ống mềm cố định bằng cổ dê. Và kết
nối vào ống chính bằng keo dán ống nước.
– Đợi keo khô kiểm tra xem có bị rò rỉ nước không có thể đổ nước vào để kiểm tra.
– Đường ống nước ngưng khi lắp phải có độ dốc, thông thường độ dốc khoảng 1%.
* Lưu ý:
– Làm bẫy nước đối với trường hợp ống nước ngưng thoát ra nhưng vị trí có mùi như
cống rãnh nhà vệ sinh. Phải sử dụng lót cùm tại vị trí lót cùm.

Hình 3.3. Đường ống nước ngưng


55
Sau khi lắp đặt các đường ống xong ta có thể kiểm tra khả năng thoát nước của đường
ống bằng cách đổ nước từ từ vào đường ống, nếu nước thoát ra ngoài tốt có nghĩa là
đường ống không bị tắc.

Hình 3.4. Ống nước ngưng

3.1.5. Hút chân không

Gồm các bước:


❖ Kiểm tra đầu hút, đầu đẩy của dàn nóng
❖ Dùng đồng hồ đo áp suất (3 dây), khóa tất cả 2 tay van lại.
Dây vàng nối vào máy hút chân không.
Dây xanh nối vào van ty nạp đầu hút (nạp gas) của dàn nóng.
Dây đỏ nối vào van ty của đầu đẩy.
❖ Cắm điện và bật máy hút chân không chạy.
Bắt đầu mở tay van bên đồng hồ hạ áp (bên màu xanh).
Bắt đầu mở tiếp tay van bên đồng hồ cao áp (bên màu đỏ).
56
Khi đồng hồ về đến 760 mmHg là được, cứ tiếp tục cho máy chạy khoảng kéo dài 10-
15 phút sau đó khóa cả hai van đồng hồ lại và tiến hành ngâm với áp suất chân không.
➔ Sau hệ thống đã hút chân không xong thì ta tiến hành nạp bổ sung gas cho hệ thống

3.1.6. Nạp bổ sung gas cho hệ thống.

Tháo máy hút chân không và gắn bình gas vào vị trí dây vàng. Nhưng nên chú ý
trước khi nạp gas thì phải xả không khí trong đường ống của hai dây ra vì chúng ta
không thể để gas vào không khí lẫn vào nhau và cùng chạy vào hệ thống được, nếu có
không khí lẫn vào hệ thống sẽ giảm độ lạnh máy, hao tốn điện năng, máy chạy lâu hay
xảy ra tình trạng nghẹt tiết lưu, dễ hư hỏng làm giảm tuổi thọ máy nén.

Sau khi nạp đủ cho gas (11,3 kg) thì khóa van ở bình gas trước, rồi khóa van ở
giàn nóng rồi tiếp đến mới khóa van ở đồng hồ đo để tránh sự thất thoát gas trong hệ
thống và tránh sự rò rỉ gas ra môi trường làm độc hại đến tầng ozone.
Trong quá trình cân chỉnh gas cho hệ thống thì phải mở cho hệ thống hoạt động để
gas được luân chuyển thì việc cân chỉnh gas mới chính xác được. Sau khi cân chỉnh gas
xong thì cứ để máy chạy test khoảng 30 – 60 phút cho máy chạy ổn định lại các thông
số nhiệt động vừa mới thay đổi.

57
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VẬN HÀNH, THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH
4.1. Hướng dẫn vận hành hệ thống điều hòa không khí VRV III-Q
4.1.1. Kiểm tra trước khi vận hành.
✓ Kiểm tra nguồn điện cung cấp:
• Dàn nóng đủ 380V và được phép chênh lệch ±10% ( tức là 342V – 418V~)
đủ 3 pha và dây trung tín.
• Dàn lạnh đủ 220V và chỉ được chênh lệch ±10% ( tức là 198V – 242V~)
✓ Kiểm tra sự đúng thứ tự của các pha . khi có sự ngược pha máy tự báo lỗi (U1
trong bảng hiển thị ở remote) và tắt máy.
✓ Kiểm tra dây nguồn và dây khiển của các dàn lạnh.
✓ Kiểm tra xem đã mở các van chặn gas chưa.
✓ Kiểm tra hệ thống điện trong tủ điện phải đảm bảo hoạt động tốt.
✓ Đọc kỹ hướng dẫn và nhật ký vận hành.

* Một số mã lỗi phát sinh:


Lỗi Nguyên nhân Khắc phục

E3, E4, F3, F4, UH - Van service chưa mở. - Mở van service.

U1 - Ngược pha - Đấu lại pha

- Mất nguồn một hay


U1, U4, LC - Kiểm tra lại nguồn điện.
nhiệu dàn lạnh.

UF - Dây tín hiệu kết nối sai. - Kiểm tra lại kết nối
E3, F6, UF - Thừa gas - Kiểm tra và xả bớt gas.
- Kiểm tra và tính toán lại
E4, F3 - Thiếu gas
lượng gas và nạp gas bổ sung

4.1.2. Trình tự vận hành


Trình tự khởi động:
Có thể tiến hành vận hành hệ thống ĐHKK theo trình tự sau:

• Bật Aptomat tổng (MCCB) của hệ thống


• Đặt các chế độ nhiệt độ, tốc độ gió,… trên remote điều khiển.
• Bật Aptomat (CB) dàn nóng và dàn lạnh.
58
• Nhấn nút ON/OFF trên bộ diều khiển khi thấy đèn đỏ sáng là Indoor unit đã
được khởi động.
• Sau khoảng vài phút sau các bộ vi xử lý sẽ lệnh cho Outdoor unit được khởi
động.
• Ghi lại toàn bộ các thông số hoạt động của hệ thống. So sánh đánh giá lại các số
liệu: Điện áp nguồn, dòng điện của các thiết bị, nhiệt độ đầy đẩy, đầu hút và
nhiệt độ ở tất cả các thiết bị, áp suất đầu đẩy, đầu hút, tốc độ gió,…
Trình tự ngừng máy:
• Nhấn nút ON/OFF trên bộ điều khiển khi thấy có đèn đỏ tắt là Indoor unit đã
được tắt.
• Khi tắt hết Indoor unit trong một tổ hợp thì Outdoor unit của hệ thống đó tự tắt.
• Khóa các van chặn khi hệ thống dừng hoàn toàn.
• Ngắt Aptomat của các thiết bị trừ Aptomat tổng và Aptomat cho dàn nóng luôn
luôn được dùng 24/24 để sấy dầu bôi trơn hệ thống.
• Đóng cửa tủ điện.
Lưu ý:
• Hàng ngày trước khi vận hành cần kiểm tra sơ bộ bên ngoài các dàn nóng và dàn
lạnh, các đường dây điện cấp nguồn và điều khiển, đường ống thoát nước của các
máy điều hòa không khí khi có điều khác thường hơn trước đó, như bị các vật
cản che lấp hay ngăn cản sự hoạt động của thiết bị, bị xô lệch hay gãy, vỡ, que
gậy chui vào trong máy, bị chuột cắn đứt dây,… phải xử lý ngay trước khi vận
hành.
• Nếu tại dàn nóng và dàn lạnh không có bất kì sự cố nào thì hệ thống sẽ bắt đầu
hoạt động bình thường. Sau khi dàn lạnh hoạt động thì kiểm tra dàn nóng và
không khí thổi ra ở dàn lạnh.
• Các dàn lạnh có thể điều khiển độc lập.
• Không được ngắt aptomat để tắt dàn lạnh hoặc dàn nóng khi hệ thống đang hoạt
động. Trường hợp lý do nào đó bị cắt nguồn đột ngột khi dàn nóng hoặc dàn lạnh
đang chạy hệ thống sẽ báo lỗi dừng, cần thiết phải cấp nguồn cho dàn lạnh và dàn
nóng để máy trở lại trạng thái ban đầu, sau đó thực hiện lại qui trình tắt máy.

59
• Việc kiểm tra rất cần thiết, khi các việc kiểm tra trên đều không có vấn đề gì và
đáp ứng yêu cầu thì mới được vận hành các thiết bị máy điều hòa không khí.
• Để các thiết bị điện tử như tivi, máy tính,… cách xa dàn lạnh tối thiểu 1m.
• Các dàn lạnh phải hoạt động chung một chế độ làm lạnh (COOL) hoặc chế độ
sưởi ấm (HEAT), tuyệt đối cấm trong một hệ thống lựa chọn có dàn lạnh chạy
chế độ khác nhau.
• Đóng kín các cửa ra vào và cửa sổ để tránh tổn thất nhiệt.
• Nếu hệ thống gặp sự cố, khi sửa chữa thiết bị cần thiết nếu vượt qua khả năng,
nên có sự tư vấn hoặc mời chuyên gia của nhà cung cấp bởi người có chuyên
môn.
• Trong quá trình vận hành phải thường xuyên kiểm tra và ghi lại nhật kí vận hành.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG REMOTE BRC1E63

Hình 4.1. Remote BRC1E63


(1) Nút chọn chế độ chạy/mode: các chế độ chạy còn phụ thuộc vào model FCU.

(2) Nút điều chỉnh gió: hiển thị tốc độ gió/quạt, hướng gió. Còn phụ thuộc vào model
FCU cửa điều kiển BRC1E63

(3) Nút MENU/ENTER: Dùng để vào Menu chính, hoặc dùng như nút Enter để mở
các cài đặt đã chọn

(4),(5),(6),(7) - Nút lên: tăng nhiệt độ, thay đổi các lựa chọn trong menu.

60
- Nút xuống: giảm nhiệt độ, thay đổi các lựa chọn trong menu

- Nút trái: Trở lại menu danh sách trước đó

- Nút phải: Lựa chọn menu, hiển thị trang tiếp theo của menu

(8),(9) Nút nhấn ON/OFF dùng để tắt/bật máy

Đèn hoạt động: đèn sáng thì bình thường, đèn nháy là báo lỗi.

(10) Nút Cancle/hủy: trở về màn hình trước đó

(11) Màn hình hiển thị: Màn hình nền sẽ sáng 30s khi bấm nút, trừ nút ON/OFF. Nếu
có 2 remote trên 1 FCU thì chỉ remote nào bấm trước mới sáng đèn.

4.2. Xác định thông số vận hành


Thông số vận hành của hệ thống được xác định bao gồm các thông số sau:
- Dàn nóng:
+ Điện áp (V)
+ Dòng điện (A)
+ Nhiệt độ gas đầu đẩy (oC)
+ Áp suất ngưng tụ (Psi)
+ Nhiệt độ môi trường (oC)
+ Nhiệt độ gió vào dàn nóng (oC)
+ Nhiệt độ gió ra khỏi dàn nóng (oC)
+ Tốc độ gió tại dàn nóng (m/s)
- Dàn lạnh:
+ Áp suất bay hơi (Psi)
+ Nhiệt độ gas vào dàn lạnh (oC)
+ Nhiệt độ gas ra dàn lạnh (oC)
+ Nhiệt độ phòng điều hòa (oC)
+ Nhiệt độ gió hồi (oC)
+ Nhiệt độ gió thổi ra (oC)
+ Tốc độ gió trung bình tại dàn lạnh (m/s)

61
+ Xác định lưu lượng không khí (m3/h)
Thông số vận hành được xác định trong phần phụ lục trang 78
4.3. So sánh ảnh hưởng nhiệt độ cài đặt đến tiêu hao điện năng
Dựa vào bảng thông số vận hành phần phụ lục trang 78 ta được đồ thị sau:

Hình 4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ cài đặt đến tiêu hao điện năng

* Nhận xét:

Từ đồ thị ta thấy rõ sự chênh lệch điện năng tiêu thụ phụ thuộc vào nhiệt độ cài
đặt. Cụ thể:

- Ở nhiệt độ cài đặt 260C thì điện năng tiêu thụ trung bình là 0,474 kW.h;

- Ở nhiệt độ cài đặt 240C điện năng tiêu thụ trung bình là 0,549 kW.h;

- Ở nhiệt độ cài đặt 220C thì điện năng tiêu thụ trung bình là 0,587 kW.h.

- So sánh giữa các nhiệt độ cài đặt ta thấy: Điện năng tiêu thụ ở nhiệt độ cài đặt 220C là
lớn nhất, lớn hơn 6,5% so với điện năng tiêu thụ ở nhiệt độ cài đặt 240C và lớn hơn
19,3% so với nhiệt độ cài đặt 260C.

Vậy nhiệt độ cài đặt càng thấp thì điện năng tiêu thụ càng cao. Chính vì thế nên
cài đặt nhiệt độ ở 260C để vừa đủ mát, vừa giúp tiết kiệm điện và chi phí tiền điện.

4.4. So sánh ảnh hưởng lưu lượng gió đến tiêu hao điện năng
Dựa vào bảng thông số vận hành phần phụ lục trang 81 ta được đồ thị sau:

62
Hình 4.3. Ảnh hưởng lưu lượng gió đến tiêu hao điện năng

* Nhận xét:

- Điện năng tiêu thụ ở lưu lượng gió cao có xu hướng tăng dần từ 0,448 kW.h đến 0,509
kW.h;

- Điện năng tiêu thụ ở lưu lượng gió trung bình tăng từ 0,317 kWh đến 0,339 kW.h;

- Điện năng tiêu thụ ở lưu lượng gió thấp không thay đổi nhiều nằm ở mức 0,539 kW.h.

Dựa vào các số liệu trên thì ta thấy lưu lượng gió thấp lại tiêu tốn điện năng hơn các
lưu lượng gió còn lại và lưu lượng gió cao lại có mức điện năng tiêu thụ trung bình. Vì
lưu lượng gió sẽ ảnh hưởng đến thời gian làm lạnh, đối với lưu lượng gió thấp thì thời
gian làm lạnh để đạt nhiệt độ yêu cầu là lớn nhất nên hệ thống phải hoạt động với thời
gian dài để nhiệt độ phòng đạt đến mức yêu cầu. Mặt khác lưu lượng gió càng cao thì
tốc độ làm lạnh càng nhanh tuy nhiên lưu lượng gió cao sẽ có 1 số ảnh hưởng đến sức
khỏe cho người sử dụng như dễ bị cảm, gây khô da mất nước. Vì thế tùy theo nhu cầu
của người sử dụng chọn lưu lượng cho phù hợp.

4.5. So sánh độ chênh lệch nhiệt độ gió hồi và nhiệt độ gió ra dàn lạnh

63
Hình 4.4. Chênh lệch nhiệt độ gió hồi và nhiệt độ gió ra dàn
* Nhận xét: Ta thấy độ chênh lệch nhiệt độ gió hồi và nhiệt độ gió ra khỏi dàn
lạnh của mỗi dàn có sự khác nhau, cụ thể:
- Dàn lạnh giấu trần 1 với lưu lượng gió 1616 m3/h độ chênh lệch ∆t nằm trong khoảng
6,10C
- Dàn lạnh giấu trần 2 với lưu lượng gió 378 m3/h độ chênh lệch ∆t nằm trong khoảng
12,60C
- Dàn lạnh treo tường với lưu lượng gió 822 m3/h độ chênh lệch ∆t nằm trong khoảng
100C
Vậy ta thấy độ chênh lệch giữa nhiệt độ gió hồi và nhiệt độ gió ra dàn lạnh còn
chịu ảnh hưởng của lưu lượng không khí qua dàn. Với lưu lượng không khí qua dàn
càng cao thì sự trao đổi nhiệt càng nhanh và ngược lại.
4.6. Nhận xét
Khi khởi động máy, ta chỉ nên chọn mức nhiệt độ cần làm lạnh mong muốn,
sau đó chọn bổ sung chức năng làm lạnh nhanh thể hiện trên thiết bị điều khiển từ xa
mà thực chất là tăng tốc độ quạt đối lưu ở giàn lạnh. Nên tránh đặt nhiệt độ ở mức thấp
nhất của máy vì việc này không giúp đạt được nhiệt độ mong muốn nhanh hơn, mà chỉ
làm tiêu tốn điện năng hơn do máy phải hoạt động đến khi đạt đến nhiệt độ thấp nhất
mới có thể dừng lại.

Để tiết kiệm điện, ta nên chọn nhiệt độ vừa phải. Nhiệt độ môi trường mà cơ thể
con người thích nghi trong khoảng 24 – 27°C. Do đó, chọn nhiệt độ 26°C là đảm bảo
sự thoải mái trong sinh hoạt mà lại tiết kiệm điện.

64
4.7. Xây dựng quy trình bảo dưỡng

4.7.1. Tiến hành bảo dưỡng dàn lạnh

• Vệ sinh bụi bẩn, dị vật dính trên phần mặt nạ, lưới lọc và màn nước ngưng. Mục
đích là làm sạch dàn lạnh.
• Kiểm tra và vệ sinh phần nước ngưng. Nhất là phần tiếp xúc của nguồn điện với
dàn lạnh kiểm tra xem phần tiếp xúc dây tín hiệu.
• Tiến hành kiểm tra và đánh giá tình trạng dàn lạnh xem có các bộ phận nào cần
thay thế báo với khách hàng

4.7.2. Tiến hành bảo dưỡng dàn nóng

• Kiểm tra, phân tích và đánh giá các bộ phận như: cảm biến nhiệt, cảm biến áp
suất, phân tích áp suất, áp suất đẩy, bộ gas và các khớp nối...
• Tiến hành vệ sinh phần dàn nóng. Có thể dùng nước với áp lực để loại bỏ hết
phần bụi bẩn và dị vật bám trên dàn nóng.
• Kiểm tra phần tiếp xúc của nguồn điện trên dàn nóng. Cần thực hiện cực kì cẩn
thận vì dàn nóng sử dụng điện 3 pha nên rất nguy hiểm.
• Tiến hành kiểm tra đến hệ thống dây tín hiệu và khả năng truyền tín hiệu về dàn
nóng của máy lạnh.
• Kiểm tra lại phần khớp nối giữa các ống, băng cách nhiệt, siết lại các bu-lông ở
vị trí nối.
• Tiến hành kiểm tra và xử lý rung động cho các thiết bị trong quá trình vận hành.
• Vệ sinh phần dàn ngưng với dụng cụ kỹ thuật chuyên dụng.
• Nên cho hệ thống điều hòa chạy thử xem xét các thông số của dàn nóng và tiến
hành hiệu chỉnh đạt tiêu chuẩn.

4.7.3. Bảo dưỡng điều hòa VRV đến hệ thống điện điều khiển và quạt thông gió

• Kiểm tra hệ thống điện điều khiển bao gồm các bộ phận như: aptomas, hệ thống
dây dẫn, dây nối đất.
• Kiểm tra phần hệ thống quạt thông gió và đánh giá tụ điện, ổ bi động cơ, cánh
quạt giá treo quạt...
• Vệ sinh phần phía bên trong của tủ điện cũng như những cầu đấu điện.
• Cuối cùng cho máy chạy thử và test lại toàn bộ hệ thống điện.

65
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Đề tài đã thực hiện “Tính kiểm tra hệ thống điều hòa không khí VRV III-Q”. Với
Mô hình khảo nghiệm ở phòng F4.8 trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng gồm một dàn
nóng VRV III-Q 13HP và ba dàn lạnh (một dàn lạnh âm trần 5 HP, một dàn lạnh âm
trần 1HP và một máy treo tường 2,5HP).
- Kết quả đạt được:
+ Lập được quy trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống VRV IIIQ nêu trên.
+ Đo đạc được các thông số vận hành cơ bản của hệ thống ( điện năng, nhiệt độ, tốc
độ gió,…)
+ So sánh được sự ảnh hưởng của nhiệt độ cài đặt đến sự tiêu hao điện năng.
+ So sánh được sự ảnh hưởng của lưu lượng gió đến sự tiêu hao điện năng.
+ Từ mô hình thử nghiệm thực tiễn có thể đọc được bản vẽ và thi công lắp đặt các hệ
thống lớn hơn sau khi hoàn thành chương trình học.

5.2. Kiến nghị


Qua quá trình thực hiện đồ án chúng em nhận thấy còn gặp nhiều bất cập trong việc
sắp xếp và phân công công việc trong một số ngày đầu nhưng sau đó đã rút được kinh
nghiệm và làm việc nhóm một cách hiệu quả hơn.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành việc nghiên cứu nhưng do các điều kiện
chủ quan và khách quan nên cuốn đồ án này vẫn còn những thiếu sót, chúng em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để cuốn đồ án của chúng em
được hoàn thiện hơn. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới ThS.
Nguyễn Chí Thiện, ThS. Nguyễn Trấn Trọng Tuấn, KS. Nguyễn Trọng Tín vì sự quan
tâm, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy trong suốt thời gian chúng em thực hiện đồ án
này. Chúng em xin chân thành cám ơn!

66
PHỤ LỤC

Bảng 1.4. Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình tháng và năm (0C)

67
Tháng Năm
TT Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

37 Hoàng Sa 80,6 81,6 81,5 81,8 82,2 84,2 84,6 85,3 85,7 84,5 83,8 81,9 83,1

38 Đà Nẵng 84,2 83,9 83,5 82,6 79,5 76,5 75,3 77,2 81,9 84,5 84,8 85,5 81,6

39 Quảng Ngãi 87,5 86,6 85,2 83,3 81,1 79,7 79,1 80,3 84,7 87,6 88,4 88,5 84,3

40 Quy Nhơn 80,9 81,9 82,7 82,6 79,7 74,2 71,4 70,4 77,9 83,4 83,6 82,6 79,3

41 Tuy Hòa 84,1 84,5 83,7 82,3 78,8 74,9 74,4 75,7 81,0 86,0 86,2 84,8 81,4

42 Nha Trang 78,0 78,8 79,7 80,5 79,3 77,8 77,2 77,4 80,4 83,2 81,8 79,5 79,5

43 Cam Ranh 75,5 76,0 76,3 76,9 76,3 74,4 74,0 74,3 79,7 81,6 79,5 76,3 76,7

44 Trường Sa 85,7 84,4 81,4 78,5 78,6 81,1 82,0 83,0 82,7 82,0 84,5 86,5 82,5

45 Kon Tum 71,6 68,0 68,0 72,9 80,0 85,2 86,2 87,8 86,9 82,6 77,7 73,8 78,4

46 Pleiku 76,3 72,7 70,5 74,4 83,3 89,6 91,2 92,2 90,4 85,8 81,5 78,2 82,2

47 Buôn Ma Thuột 77,5 73,8 71,1 72,4 80,3 84,9 86,6 87,7 88,5 87,0 84,6 82,0 81,4

48 Đà Lạt 80,2 77,4 76,9 83,1 87,6 89,0 89,9 90,4 90,3 88,7 85,2 83,6 85,2

49 Phan Thiết 74,3 74,7 76,3 77,8 79,8 81,7 83,2 83,4 84,4 83,3 79,5 76,4 79,6

50 Phước Long 71,3 69,1 69,5 73,6 81,4 85,3 87,3 88,8 88,7 86,8 80,4 74,8 79,8

51 Tây Ninh 70,5 70,8 70,2 73,2 79,7 83,5 84,1 84,5 85,9 85,0 79,4 72,8 78,3

52 Tân Sơn Nhất 72,0 70,0 70,0 72,0 79,0 82,0 83,0 83,0 85,0 84,0 80,0 77,0 78,0

53 Vũng Tàu 78,3 78,5 78,6 78,1 80,5 83,6 84,8 85,4 86,1 85,7 82,1 79,9 81,8

54 Côn Sơn 77,8 79,6 79,8 79,1 80,4 81,0 80,8 80,4 82,2 84,4 81,9 79,5 80,6

55 Mộc Hóa 76,8 77,0 76,3 76,5 82,0 84,6 85,0 84,6 83,8 82,4 79,2 76,7 80,4

56 Mỹ Tho 79,4 78,3 78,2 77,8 81,4 83,4 83,9 84,2 84,9 85,5 83,3 81,5 81,8

57 Cần Thơ 81,6 80,1 78,3 79,3 84,3 87,0 86,7 87,5 87,9 87,1 84,9 82,8 84,0

58 Rạch Giá 77,9 76,9 76,6 78,3 82,8 84,6 85,3 85,8 85,1 84,3 81,6 79,3 81,5

59 Châu Đốc 78,1 79,5 77,2 77,0 82,6 83,9 84,1 83,3 83,7 82,7 79,3 77,5 80,7

60 Cà Mau 80,9 79,7 78,4 79,1 84,3 86,6 86,7 87,4 87,7 88,2 86,2 82,8 84,0

Bảng 1.5. Độ ẩm tương đối của không khí trung bình tháng và năm (%)

68
Trạng thái lao Mùa đông Mùa hè
động t, 0C 𝜑, % 𝜔, m/s t, 0C 𝜑,% 𝜔, m/s
Nghỉ ngơi 20 ÷ 24 0,1 ÷ 0,3 24 ÷ 27 0,3 ÷ 0,5
Lao động nhẹ 20 ÷ 24 60 ÷ 75 0,3 ÷ 0,5 24 ÷ 27 60 ÷75 0,5 ÷ 0,7
Lao động vừa 20 ÷ 22 0,3 ÷ 0,5 23 ÷ 26 0,7 ÷ 1,0
Lao động nặng 18 ÷ 20 0,3 ÷ 0,5 22 ÷ 25 0,7 ÷ 1,5
Bảng 1.6. Thông số vi khí hậu ưu thích ứng với các trạng thái lao động

Các thông số của máy Máy tính Máy in Tivi Thiết bị khác
Nđc, W 450 500 200 400
Ktt 0,8 0,8 0,8 0,8
Ktđ 1 0,3 0,5 0,8
KT 1 1 1 1
η 0,75 0,84 0,75 0,75
Bảng 2.1. Nhiệt của từng loại máy trong phòng

Nhiệt độ phòng, 0C 15 20 25 30 35
Tĩnh tại 125 100 80 80 80
Lao động nhẹ 135 130 125 125 125
Lao động trung bình 180 175 170 170 170
Lao động nặng 250 250 250 250 250
Phòng ăn khách sạn 175 145 125 125 125
Vũ trường 235 200 190 230 300
Bảng 2.2. Nhiệt tỏa ra từ người đàn ông trưởng thành, W/người

Loại không gian diều hòa Văn phòng Nhà hàng Cửa hàng Vũ trường
Mật độ, m2/người 6 ÷ 20 2 1÷5 0,5
Bảng 2.3. Mật độ định hướng số mét vuông sàn cho 1 người

69
Hướng
Vĩ độ Mặt
Tháng Đông Đông Tây Tây
(Bắc) Bắc Đông Nam Tây Ngan
Bắc Nam Nam Bắc
g
6 492 464 132 44 132 464 492 713
7 và 5 141 483 479 164 44 164 479 483 735
8 và 4 79 445 514 294 44 294 514 445 773
0 9 và 3 32 372 527 372 44 372 527 372 789
10 và 2 32 249 514 445 107 445 514 249 773
11 và 1 32 164 479 483 211 483 479 164 735
12 32 132 464 492 259 492 464 132 713
6 126 483 489 173 44 173 489 483 766
7 và 5 95 467 498 208 44 208 498 467 779
8 và 4 41 410 514 296 44 296 514 410 789
10 9 và 3 32 325 517 401 88 401 517 325 779
10 và 2 32 208 489 470 230 470 489 208 725
11 và 1 28 117 451 508 334 508 451 117 662
12 28 88 432 514 378 514 432 88 637
6 82 486 505 230 44 230 505 486 789
7 và 5 60 435 514 268 44 268 514 435 792
20 8 và 4 35 372 520 356 82 356 520 372 779
9 và 3 32 274 514 442 205 442 514 274 735
10 và 2 28 164 464 505 350 505 464 164 656
11 và 1 25 82 404 517 445 517 404 82 568
12 25 57 382 527 470 527 382 57 536
6 63 438 508 284 66 284 508 438 789
7 và 5 50 413 517 315 95 315 517 413 776
8 và 4 35 341 520 407 199 407 520 341 741
30 9 và 3 28 284 498 479 331 479 498 284 669
10 và 2 25 123 426 514 457 514 426 123 565
11 và 1 22 50 366 511 501 511 366 50 457
12 19 38 331 511 514 511 331 38 413
Bảng 2.4. Lượng bức xạ mặt trời lớn nhất xâm nhập qua cửa kính vào phòng,
W/m2
70
Kết cấu bao che k, W/m2K
Tường bao bằng gạch xây 200 mm không trát vữa 2,22
Tường bao bằng gạch 200 mm có trát vữa 1,48
Tường bao bằng gạch 300 mm có trát vữa 1,25
Tường bao bằng bêtông 150 mm không trát vữa 3,3
Tường bao bằng bêtông 300 mm có trát vữa 2,34
Tường gạch rỗng 250 mm không trát vữa 1,42
Tường gạch rỗng 250 mm có trát vữa 1,12
Vách ngăn bằng kính 5 mm 1 lớp 6,12
Vách ngăn bằng kính 5 mm 2 lớp 2,84
Vách ngăn bằng gạch xây 100 mm có trát vữa 2,1
Vách ngăn bằng gỗ dầy 25 mm 3,93
Vách ngăn bằng gỗ dầy 40 mm 2,95
Vách ngăn bằng gỗ dầy 50 mm 2,62
Sàn hoặc trần bằng gỗ 1,59
Sàn hặc trần bằng ximăng, bêtông 1,88
Sàn hoặc trần bằng gỗ 1,12
Sàn hoặc trần trát ximăng phẳng 1,9
Sàn hoặc trần trát vôi cát 2,44
Bảng 2.5. Giá trị định hướng hệ số truyền nhiệt k qua kết cấu bao che

STT Vật liệu và màu sắc Hệ số εs


A Mặt mái
1 Fibrô xi măng, mới, màu trắng 0,42
2 Fibrô xi măng, sau 6 tháng sử dụng 0,61
3 Fibrô xi măng, sau 12 năm sử dụng 0,71
4 Fibrô xi măng màu trắng, quét nước xi măng 0,59
5 Fibrô xi măng màu trắng sau 6 năm sử dụng 0,83
6 Tấm ép gợn sóng bằng bông khoáng 0,61
7 Giấy dầu lợp nhà để thô 0,91
8 Giấy dầu lợp nhà để thô, rắc hạt khoáng phủ mặt 0,84

71
9 Giấy dầu lợp nhà để thô, rắc cát màu xám 0,88
10 Giấy dầu lợp nhà để thô, rắc cát màu xẩm 0,90
11 Tôn màu sáng 0,8
12 Tôn màu đen 0,86
13 Ngói màu đỏ hay nâu 0,65
14 Ngói màu đỏ tươi 0,6
15 Ngói xi măng màu xám 0,65
16 Thép đánh bóng hay màu trắng 0,45
17 Thép đánh bóng hay mạ màu xanh 0,76
18 Tôn tráng kẽm mới 0,64
19 Tôn tráng kẽm bị bụi bẩn 0,90
20 Nhôm không đánh bóng 0,52
21 Nhôm đánh bóng 0,26
B Mặt quét sơn
22 Sơn màu đỏ sáng 0,52
23 Sơn màu xanh da trời 0,64
24 Sơn màu tím 0,83
25 Sơn màu vàng 0,44
26 Sơn màu đỏ 0,63
C Mặt tường
27 Đá granit mài nhẵn, màu đỏ, xám nhạt 0,55
28 Đá granit mài nhẵn đánh bóng, màu xám 0,60
29 Đá cẩm tạch mài nhẵn màu trắng 0,30
30 Gạch tráng men màu trắng 0,26
31 Gạch tráng men màu nâu sáng 0,55
32 Gạch nung màu đỏ mới 0,70÷0,74
33 Gạch nung, có bụi bẩn 0,77
34 Gạch gốm ốp mặt màu sáng 0,45
Bảng 2.6. Hệ số hấp thụ bức xạ mặt trời 𝛆𝐬 của các bề mặt kết cấu bao che

72
Thể tích
< 500 500 1000 1500 2000 2500 > 3000
V, m3
ξ 0,7 0,6 0,55 0,5 0,42 0,4 ,35
Bảng 2.7. Hệ số kinh nghiệm ξ

Kết cấu bao che k, W/m2K

Tường bao bằng gạch xây 200mm có trát vữa 1,48


Bảng 2.8. Giá trị định hướng hệ số truyền nhiệt k qua kết cấu bao che

Kết cấu bao che k, W/m2K

Sàn hoặc trần bằng xi măng, bê tông 1,88


Bảng 2.9. Giá trị định hướng hệ số truyền nhiệt k qua kết cấu bao che

Nhiệt độ
15 20 25 30 35
Trạng thái
Tĩnh tại 40 40 50 75 115
Lao động nhẹ 55 75 115 150 200
Lao động trung bình 110 140 185 230 280
Lao động nặng 185 240 295 355 415
Nhà ăn 90 90 171 165 250
Vũ trường 160 160 200 305 465
Bảng 2.10. Lượng ẩm tỏa qn của một người, g/h.người

Lượng không khí

Diện tích, ngoài yêu cầu


Ghi chú
TT Tên phòng m2/người m3/h.
m3/h.m2
người
1 2 3 4 5 6
1 Khách sạn, nhà nghỉ
Phòng ngủ 10 35 Không phụ thuộc diện

73
tích phòng.
Phòng khách 5 35
Hành lang 3 25
Phòng hội thảo 2 30
Hội trường 1 25
Phòng làm việc 12-14 30
Sảnh đón tiếp 1,5 25
Phòng ngủ tập thể 5 25
Dùng khi cần, không
Phòng tắm - - 40
thường xuyên.
Cửa hàng giặt
2 3 40
khô
3 Nhà hàng ăn uống
Phòng ăn 1,4 30
Phòng cà phê, thức
1 30
ăn nhanh
Cần lắp đặt thêm hệ
Quầy ba, cốc-tai 1 35
thống hút khói.
Phải có hệ thống
hút mùi. Tổng
lượng không khí
ngoài và gió thâm
Nhà bếp (nấu
5 25 nhập từ các phòng
nướng)
kề bên phải đủ đảm
bảo lưu lượng hút
thải không dưới 27
m3/h.m2.

4 Nhà hát, rạp chiếu bóng

2 Cần có thông gió đặc


Phòng khán giả 0,7
5 biệt để loại bỏ các

74
ảnh hưởng của quá
trình dàn dựng, ví dụ
như khâu lửa khói,
sương mù v..v...
2
Hành lang 0,7
0
2
Studio 1,5
5
3
Phòng bán vé 1,6
0
5 Cơ sở đào tạo, trường học
Phòng học 2 25
Xem thêm quy định tại
Phòng thí nghiệm
3,3 35 tài liệu của phòng thử
(PTN)
nghiệm.
Phòng hội thảo,
3,3 30
tập huấn
Thư viện 5 25
Hội trường 0,7 25
Phòng học nhạc,
2 25
học hát
Bảng 2.11. Lượng không khí yêu cầu

Điểm t (0C) φ (%) d (kg/kg) I (kJ/kg)


N 32,3 78 0,0242 94,3
T 25 60 0,014 62,1
C 26,5 65 0,0145 62,8
O≡V 16 95 0,0107 43,5
Bảng 2.12. Các điểm trên sơ đồ điều hòa không khí

75
Thông số kỹ thuật dàn lạnh FXSQ

Tên model RQQ20PY1

RQQ8PY1
Tổ hợp kết nối
RQQ12PY1

Btu/h 192000
Công suất làm lạnh
kW 55,9

Công suất điện tiêu thụ kW 15,4

Kích thước (1,680 x 930 x 765) +


mm
(Cao x Rộng x Dày) (1,680 x 930 x 765)

Độ ồn dB (A) 62

76
Lỏng 15,9
Đường ống kết nối mm
Gas 28,6

Thông số kỹ thuật dàn nóng

Model Type Model Name Qty Description

Outdoor unit RQQ8PY1 1 Cooling only VRV III

RQQ12PY1 1 Cooling only VRV III

Indoor unit FXFQ80AVM 3 VRV F(AVM) - Ceiling Mounted Cassette (Round Flow)

FXSQ25PVE 1 VRV S - Ceiling Mounted Duct

FXSQ32PVE 2 VRV S - Ceiling Mounted Duct

FXSQ40PVE 1 VRV S - Ceiling Mounted Duct

FXSQ63PVE 2 VRV S - Ceiling Mounted Duct

Branch unit BHFP22P100 1 Outdoor unit multi connection piping kit

KHRP26A22T 4 Refnet branch piping kit

KHRP26A33T 1 Refnet branch piping kit

KHRP26A72T 3 Refnet branch piping kit

Option or add-on BRC1E63 9 Wired Remote Controller (Navigation Remote Controller)

BYCQ125EAF 3 Standard panel (Fresh white)

Chọn bộ chia gas, remote có dây, mặt nạ dàn lạnh cassette

Tên model MCA (A) MCB/MCCB (A) Dây cấp nguồn


RQQ20PY1 38,9 50 4Cx10mm2 + E 10mm2
Chọn cỡ dây nguồn dàn nóng

77
PHỤ LỤC THÔNG SỐ VẬN HÀNH
Nhiệt độ cài đặt 26
Khi không vận hành: 396 V
3 phút 6 phút 9 phút 12 phút 15 phút 18 phút
Khi đang vận hành: 396 V
Độ sụt giảm điện áp: 0 V
Dòng điện (Tối đa) A 15,9 15,98 16,01 16,06 16,06 16,03
Nhiệt độ gas đầu đẩy °C 87 87 87 87 87,4 87,4
Nhiệt độ gas ra khỏi dàn nóng °C 19,20 19,2 19,3 19,3 19,2 19,8
Xác đinh điện năng tiêu thụ kW.h 0,471 0,473 0,474 0,476 0,476 0,475
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280 280
Psig
Dàn ngưng tụ Khi đang vận hành 340 340 340 340 340 340
nóng
Nhiệt độ môi trường (A) °C 30,2 30,1 30,1 30,1 30,1 30,1
Nhiệt độ gió vào dàn nóng (B) °C 30,2 30,1 30,1 30,1 30,1 30,1
Nhiệt độ gió thổi ra khỏi dàn nóng (C) °C 45,6 45,6 45,4 45,4 45,4 45,1
Nhiệt độ gió thổi ra dàn nóng (C) – Nhiệt
K 15,4 15,5 15,3 15,3 15,3 15
độ gió vào dàn nóng (B)
Tốc độ gió tại dàn nóng m/s 10,3 10,3 10,3 10,3 10,3 10,3
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280 280
Psig
bay hơi Khi đang vận hành 92 92 92 92 92 92
Nhiệt độ gas vào dàn lạnh °C 5,6 5,2 5,4 5,5 5,4 5,3
Nhiệt độ gas ra dàn lành °C 21,1 21,1 21,2 21,2 21,3 21,3
Dàn
lạnh Nhiệt độ phòng điều hòa °C 26 26 26 26,1 26 26
giấu Nhiệt độ gió hồi °C 26 26 26 26,1 26 26
trần 1
Nhiệt độ gió thổi ra °C 19,6 19,1 19,9 20 20 19,9
Nhiệt độ gió hồi – Nhiệt độ gió thổi ra K 6,4 6,9 6,1 6,1 6 6,1
Tốc độ gió trung bình tại dàn lạnh m/s 1,8 1,8 1,8 1,8 1,8 1,8
Xác định lưu lượng không khí m3/h 1616 1616 1616 1616 1616 1616
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280 280
Psig
bay hơi Khi đang vận hành 92 92 92 92 92 92
Nhiệt độ gas vào dàn lạnh °C 7,2 7,8 7,6 7,8 7,7 7,6
Nhiệt độ gas ra dàn lành °C 13,1 13,4 13,6 13,4 12,6 12,2
Dàn
lạnh Nhiệt độ phòng điều hòa °C 26 26 26 26 26 26,1
giấu Nhiệt độ gió hồi °C 26 26 26 26 26 26,1
trần 2
Nhiệt độ gió thổi ra °C 7,4 7,5 7,4 7,5 7,7 7,1
Nhiệt độ gió hồi – Nhiệt độ gió thổi ra K 18,6 18,5 18,6 18,5 18,3 19
Tốc độ gió trung bình tại dàn lạnh m/s 1 1 1 1 1 1
Xác định lưu lượng không khí m3/h 378 378 378 378 378 378
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280 280
Psig
bay hơi Khi đang vận hành 92 92 92 92 92 92
Nhiệt độ gas vào dàn lạnh °C 5,8 5,8 5,7 5,8 5,8 5,8
Nhiệt độ gas ra dàn lành °C 19,1 19 18,9 18,9 18,8 18,8
Dàn
lạnh Nhiệt độ phòng điều hòa °C 26 26 26 26 26 26
treo Nhiệt độ gió hồi °C 26 26 26 26 26 26
tường
Nhiệt độ gió thổi ra °C 15,9 15,6 15,5 15,4 15,2 15,8
Nhiệt độ gió hồi – Nhiệt độ gió thổi ra K 10,1 10,4 10,5 10,6 10,8 10,2
Tốc độ gió trung bình tại dàn lạnh m/s 2,9 2,9 2,9 2,9 2,9 2,9
Xác định lưu lượng không khí m3/h 822 822 822 822 822 822

78
Nhiệt độ cài đặt 24
Khi không vận hành: 396 V
3 phút 6 phút 9 phút 12 phút 15 phút 18 phút
Khi đang vận hành: 396 V
Độ sụt giảm điện áp: 0 V
Dòng điện (Tối đa) A 18,41 18,45 18,48 18,52 18,56 18,84
Nhiệt độ gas đầu đẩy °C 93,4 93,4 90,7 90,7 89,8 89,8
Nhiệt độ gas ra khỏi dàn nóng °C 30 30 29,8 29 28,3 28
Xác đinh điện năng tiêu thụ kW.h 0,545 0,547 0,547 0,549 0,550 0,558
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280 280
Psig
Dàn ngưng tụ Khi đang vận hành 340 340 340 340 340 340
nóng Nhiệt độ môi trường (A) °C 29,7 29,7 29,8 29,8 29,8 29,8
Nhiệt độ gió vào dàn nóng (B) °C 29,7 29,7 29,8 29,8 29,8 29,8
Nhiệt độ gió thổi ra khỏi dàn nóng
°C 48,9 48,9 48,8 48,3 48,2 47,8
(C)
Nhiệt độ gió thổi ra dàn nóng (C)
K 19,2 19,2 19 18,5 18,4 18
– Nhiệt độ gió vào dàn nóng (B)
Tốc độ gió tại dàn nóng m/s 10,3 10,3 10,3 10,3 10,3 10,3
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280 280
Psig
bay hơi Khi đang vận hành 110 108 108 111 110 110
Nhiệt độ gas vào dàn lạnh °C 15,7 15,8 15,4 14,8 14,4 14,3
Nhiệt độ gas ra dàn lành °C 16,1 14,5 14,9 16,4 16 16,1
Dàn
Nhiệt độ phòng điều hòa °C 24,9 24,9 24,9 24,9 24,9 25
lạnh
giấu Nhiệt độ gió hồi °C 24,9 24,9 24,9 24,9 24,9 25
trần 1 Nhiệt độ gió thổi ra °C 19 18,6 18,7 18,6 18,7 19
Nhiệt độ gió hồi – Nhiệt độ gió
K 5,9 6,3 6,2 6,3 6,2 6
thổi ra
Tốc độ gió trung bình tại dàn lạnh m/s 1,8 1,8 1,8 1,8 1,8 1,8
Xác định lưu lượng không khí m3/h 1616 1616 1616 1616 1616 1616
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280 280
Psig
bay hơi Khi đang vận hành 110 108 108 111 110 110
Nhiệt độ gas vào dàn lạnh °C 10,8 10,8 11,8 11,2 11 11,1
Nhiệt độ gas ra dàn lành °C 12,2 12,2 13,6 14,2 14,9 13
Dàn
Nhiệt độ phòng điều hòa °C 24,9 24,9 24,9 24,9 24,9 25
lạnh
giấu Nhiệt độ gió hồi °C 24,9 24,9 24,9 24,9 24,9 25
trần 2 Nhiệt độ gió thổi ra °C 11,9 12,1 12,7 13 12,2 12,1
Nhiệt độ gió hồi – Nhiệt độ gió
K 13 12,8 12,2 11,9 12,7 12,9
thổi ra
Tốc độ gió trung bình tại dàn lạnh m/s 1 1 1 1 1 1
Xác định lưu lượng không khí m3/h 4914 4838,4 4611,6 4498,2 4800,6 4876,2
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280 280
Psig
bay hơi Khi đang vận hành 110 108 108 111 110 110
Nhiệt độ gas vào dàn lạnh °C 9,5 9,8 9,7 10,2 10,1 10
Nhiệt độ gas ra dàn lành °C 14 14,8 14,5 16 16,9 17
Dàn
Nhiệt độ phòng điều hòa °C 24,9 24,9 24,9 24,9 24,9 25
lạnh
treo Nhiệt độ gió hồi °C 24,9 24,9 24,9 24,9 24,9 25
tường Nhiệt độ gió thổi ra °C 14,3 14,5 14,6 14,9 15 15
Nhiệt độ gió hồi – Nhiệt độ gió
K 10,6 10,4 10,3 10 9,9 10
thổi ra
Tốc độ gió trung bình tại dàn lạnh m/s 2,9 2,9 2,9 2,9 2,9 2,9
Xác định lưu lượng không khí m3/h 822 822 822 822 822 822

79
Nhiệt độ cài đặt 22
Khi không vận hành: 396 V
3 phút 6 phút 9 phút 12 phút 15 phút 18 phút
Khi đang vận hành: 396 V
Độ sụt giảm điện áp: 0 V
Dòng điện (Tối đa) A 19,87 19,86 19,84 19,82 19,84 19,79
Nhiệt độ gas đầu đẩy °C 90,7 90,7 90,7 90,7 90,7 90,7
Nhiệt độ gas ra khỏi dàn nóng °C 28,4 28,1 27,7 27,7 27,1 27,2
Xác đinh điện năng tiêu thụ kW.h 0,589 0,588 0,588 0,587 0,588 0,586
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280 280
Psig
Dàn ngưng tụ Khi đang vận hành 341 341 341 341 341 341
nóng
Nhiệt độ môi trường (A) °C 29,5 29,5 29,5 29,5 29,4 29,4
Nhiệt độ gió vào dàn nóng (B) °C 29,5 29,5 29,5 29,5 29,4 29,4
Nhiệt độ gió thổi ra khỏi dàn nóng (C) °C 48,6 48,6 48,7 48,3 48,3 48,4
Nhiệt độ gió thổi ra dàn nóng (C) –
K 19,1 19,1 19,2 18,8 18,9 19
Nhiệt độ gió vào dàn nóng (B)
Tốc độ gió tại dàn nóng m/s 10,2 10,2 10,2 10,2 10,2 10,2
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280 280
Psig
bay hơi Khi đang vận hành 109 109 109 108 108 108
Nhiệt độ gas vào dàn lạnh °C 14,8 14,6 14,4 14,2 14,1 14,2
Nhiệt độ gas ra dàn lành °C 14,9 15,1 15,4 15,5 15,4 15,1
Dàn
lạnh Nhiệt độ phòng điều hòa °C 24,7 24,7 24,7 24,7 24,7 24,7
giấu Nhiệt độ gió hồi °C 24,7 24,7 24,7 24,7 24,7 24,7
trần 1
Nhiệt độ gió thổi ra °C 18,4 18,6 18,7 18,5 18 18,1
Nhiệt độ gió hồi – Nhiệt độ gió thổi ra K 6,3 6,1 6 6,2 6,7 6,6
Tốc độ gió trung bình tại dàn lạnh m/s 1,8 1,8 1,8 1,8 1,8 1,8
Xác định lưu lượng không khí m3/h 1616 1616 1616 1616 1616 1616
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280 280
Psig
bay hơi Khi đang vận hành 109 109 109 108 108 108
Nhiệt độ gas vào dàn lạnh °C 10,8 10,8 10,6 10,8 10,8 10,6
Nhiệt độ gas ra dàn lành °C 14,5 13,7 12,6 14,3 13,9 12,8
Dàn
lạnh Nhiệt độ phòng điều hòa °C 24,7 24,7 24,7 24,8 24,8 24,9
giấu Nhiệt độ gió hồi °C 24,7 24,7 24,7 24,8 24,8 24,9
trần 2
Nhiệt độ gió thổi ra °C 11,5 10,8 10,7 11 10,6 10,7
Nhiệt độ gió hồi – Nhiệt độ gió thổi ra K 13,2 13,9 14 13,8 14,2 14,2
Tốc độ gió trung bình tại dàn lạnh m/s 1 1 1 1 1 1
Xác định lưu lượng không khí m3/h 378 378 378 378 378 378
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280 280
Psig
bay hơi Khi đang vận hành 109 109 109 108 108 108
Nhiệt độ gas vào dàn lạnh °C 9,5 9,4 9,4 9,6 9,9 9,3
Nhiệt độ gas ra dàn lành °C 12,1 12,9 13,2 12,6 10,9 11,2
Dàn
lạnh Nhiệt độ phòng điều hòa °C 24,7 24,7 24,7 24,7 24,8 24,8
treo Nhiệt độ gió hồi °C 24,7 24,7 24,7 24,7 24,8 24,8
tường
Nhiệt độ gió thổi ra °C 14,5 14,3 14,5 14,2 14,6 14,1
Nhiệt độ gió hồi – Nhiệt độ gió thổi ra K 10,2 10,4 10,2 10,5 10,2 10,7
Tốc độ gió trung bình tại dàn lạnh m/s 2,9 2,9 2,9 2,9 2,9 2,9
Xác định lưu lượng không khí m3/h 822 822 822 822 822 822

80
Lưu lượng gió cao
Khi không vận hành: 396 V
3 phút 6 phút 9 phút 12 phút 15 phút
Khi đang vận hành: 396 V
Độ sụt giảm điện áp: 0 V
Dòng điện (Tối đa) A 15,11 15,43 15,8 16,35 17,19
Nhiệt độ gas đầu đẩy °C 84 84,7 85,2 87 87,9
Nhiệt độ gas ra khỏi dàn nóng °C 31,5 31,9 30,6 31,9 32,4
Xác đinh điện năng tiêu thụ kW.h 0,448 0,457 0,468 0,484 0,509
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280
Psig
Dàn ngưng tụ Khi đang vận hành 341 341 341 341 341
nóng Nhiệt độ môi trường (A) °C 29,9 29,9 29,9 29,9 29,9
Nhiệt độ gió vào dàn nóng (B) °C 29,9 29,9 29,9 29,9 29,9
Nhiệt độ gió thổi ra khỏi dàn nóng (C) °C 47,6 47,6 47,6 47,6 47,8
Nhiệt độ gió thổi ra dàn nóng (C) –
K 17,7 17,7 17,7 17,7 17,9
Nhiệt độ gió vào dàn nóng (B)
Tốc độ gió tại dàn nóng m/s 9,9 9,9 10 10 10,1
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280
Psig
bay hơi Khi đang vận hành 123 120 120 120 118
Nhiệt độ gas vào dàn lạnh °C 16,8 16,8 16,6 16,5 16,2
Nhiệt độ gas ra dàn lành °C 19,5 19,2 19,2 19,2 19
Dàn
lạnh Nhiệt độ phòng điều hòa °C 25,5 25,6 25,5 25,5 25,5
giấu Nhiệt độ gió hồi °C 25,5 25,6 25,5 25,5 25,5
trần 1
Nhiệt độ gió thổi ra °C 21,9 21,7 21,5 21,2 21,2
Nhiệt độ gió hồi – Nhiệt độ gió thổi ra K 3,6 3,9 4 4,3 4,3
Tốc độ gió trung bình tại dàn lạnh m/s 2,6 2,6 2,6 2,6 2,6
Xác định lưu lượng không khí m3/h 2334 2334 2334 2334 2334
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280
Psig
bay hơi Khi đang vận hành 123 120 120 120 118
Nhiệt độ gas vào dàn lạnh °C 13,1 13,1 12,5 11,9 11,8
Nhiệt độ gas ra dàn lành °C 18,2 17 17,3 16,6 16
Dàn
lạnh Nhiệt độ phòng điều hòa °C 25,6 25,5 25,5 25,5 25,5
giấu Nhiệt độ gió hồi °C 25,6 25,5 25,5 25,5 25,5
trần 2
Nhiệt độ gió thổi ra °C 13,9 12,7 12,6 11,8 11,7
Nhiệt độ gió hồi – Nhiệt độ gió thổi ra K 11,7 12,8 12,9 13,7 13,8
Tốc độ gió trung bình tại dàn lạnh m/s 1,55 1,55 1,55 1,55 1,55
Xác định lưu lượng không khí m3/h 585,9 585,9 585,9 585,9 585,9
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280
Psig
bay hơi Khi đang vận hành 123 120 120 120 118
Nhiệt độ gas vào dàn lạnh °C 12,9 12,1 12,1 12,2 11,4
Nhiệt độ gas ra dàn lành °C 17,1 17,3 16,3 14,3 15
Dàn
lạnh Nhiệt độ phòng điều hòa °C 25,5 25,6 25,5 25,5 25,5
treo Nhiệt độ gió hồi °C 25,5 25,6 25,5 25,5 25,5
tường
Nhiệt độ gió thổi ra °C 17,1 17 16,8 16,6 16,5
Nhiệt độ gió hồi – Nhiệt độ gió thổi ra K 8,4 8,6 8,7 8,9 9
Tốc độ gió trung bình tại dàn lạnh m/s 4 4 4 4 4
Xác định lưu lượng không khí m3/h 1134 1134 1134 1134 1134

81
Lưu lượng gió trung bình
Khi không vận hành: 396 V
3 phút 6 phút 9 phút 12 phút 15 phút
Khi đang vận hành: 396 V
Độ sụt giảm điện áp: 0 V
Dòng điện (Tối đa) A 10,7 10,8 10,85 10,97 11,1
Nhiệt độ gas đầu đẩy °C 84 84 82,7 82 81,2
Nhiệt độ gas ra khỏi dàn nóng °C 29,5 30,8 31,1 31,6 32,6
Xác đinh điện năng tiêu thụ kW.h 0,317 0,320 0,321 0,325 0,329
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280
Psig
Dàn ngưng tụ Khi đang vận hành 340 340 340 340 340
nóng Nhiệt độ môi trường (A) °C 29,7 29,7 29,7 29,7 29,7
Nhiệt độ gió vào dàn nóng (B) °C 29,7 29,7 29,7 29,7 29,7
Nhiệt độ gió thổi ra khỏi dàn nóng (C) °C 42,3 42,3 42,7 43 43,2
Nhiệt độ gió thổi ra dàn nóng (C) –
K 12,6 12,6 13 13,3 13,5
Nhiệt độ gió vào dàn nóng (B)
Tốc độ gió tại dàn nóng m/s 10,1 10,1 10,1 10,1 10,1
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280
Psig
bay hơi Khi đang vận hành 118 120 125 130 150
Nhiệt độ gas vào dàn lạnh °C 13 11,8 13,4 14,9 15,6
Nhiệt độ gas ra dàn lành °C 22,6 22 21,5 21 20,6
Dàn
lạnh Nhiệt độ phòng điều hòa °C 25,2 25,4 25,5 25,6 25,6
giấu Nhiệt độ gió hồi °C 25,2 25,4 25,5 25,6 25,6
trần 1
Nhiệt độ gió thổi ra °C 22,9 22,3 22 21,5 21,7
Nhiệt độ gió hồi – Nhiệt độ gió thổi ra K 2,3 3,1 3,5 4,1 3,9
Tốc độ gió trung bình tại dàn lạnh m/s 2,2 2,2 2,2 2,2 2,2
Xác định lưu lượng không khí m3/h 1975 1975 1975 1975 1975
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280
Psig
bay hơi Khi đang vận hành 118 120 125 130 150
Nhiệt độ gas vào dàn lạnh °C 9,2 15,4 12,1 13,7 14,8
Nhiệt độ gas ra dàn lành °C 18,5 16,5 21,4 21,9 21,3
Dàn
lạnh Nhiệt độ phòng điều hòa °C 25,1 25,1 25,2 25,3 25,4
giấu Nhiệt độ gió hồi °C 25,1 25,1 25,2 25,3 25,4
trần 2
Nhiệt độ gió thổi ra °C 16,8 16,2 20,8 20,5 18,7
Nhiệt độ gió hồi – Nhiệt độ gió thổi ra K 8,3 8,9 4,4 4,8 6,7
Tốc độ gió trung bình tại dàn lạnh m/s 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2
Xác định lưu lượng không khí m3/h 454 454 454 454 454
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280
Psig
bay hơi Khi đang vận hành 118 120 125 130 150
Nhiệt độ gas vào dàn lạnh °C 8,9 4,8 10,4 13,6 13,5
Nhiệt độ gas ra dàn lành °C 18,5 17,1 21,6 22,1 21,4
Dàn
lạnh Nhiệt độ phòng điều hòa °C 25 25,1 25,3 25,3 25,4
treo Nhiệt độ gió hồi °C 25 25,1 25,3 25,3 25,4
tường
Nhiệt độ gió thổi ra °C 20,5 21,1 23,6 21,3 19,2
Nhiệt độ gió hồi – Nhiệt độ gió thổi ra K 4,5 4 1,7 4 6,2
Tốc độ gió trung bình tại dàn lạnh m/s 2,9 2,9 2,9 2,9 2,9
Xác định lưu lượng không khí m3/h 822 822 822 822 822

82
Lưu lượng gió thấp
Khi không vận hành: 396 V
3 phút 6 phút 9 phút 12 phút 15 phút
Khi đang vận hành: 396 V
Độ sụt giảm điện áp: 0 V
Dòng điện (Tối đa) A 18,2 18,1 18 18,3 18,2
Nhiệt độ gas đầu đẩy °C 92,3 92,4 93,4 92,3 93,4
Nhiệt độ gas ra khỏi dàn nóng °C 27,2 28 28,1 28,1 28,5
Xác đinh điện năng tiêu thụ kW.h 0,539 0,536 0,533 0,542 0,539
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280
Psig
Dàn ngưng tụ Khi đang vận hành 340 340 340 340 340
nóng Nhiệt độ môi trường (A) °C 29,7 29,7 29,7 29,7 29,7
Nhiệt độ gió vào dàn nóng (B) °C 29,7 29,7 29,7 29,7 29,7
Nhiệt độ gió thổi ra khỏi dàn nóng (C) °C 48 48,4 48,4 48,7 48,8
Nhiệt độ gió thổi ra dàn nóng (C) –
K 18,3 18,7 18,7 19 19,1
Nhiệt độ gió vào dàn nóng (B)
Tốc độ gió tại dàn nóng m/s 10,3 10,3 10,3 10,3 10,3
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280
Psig
bay hơi Khi đang vận hành 106 107 107 108 108
Nhiệt độ gas vào dàn lạnh °C 14,6 14,6 14,5 14,4 14,6
Nhiệt độ gas ra dàn lành °C 16,4 16,2 15,7 15,4 15,3
Dàn
lạnh Nhiệt độ phòng điều hòa °C 25 25 25 25 25
giấu Nhiệt độ gió hồi °C 25 25 25 25 25
trần 1
Nhiệt độ gió thổi ra °C 18,7 18,7 18,7 18,4 18,3
Nhiệt độ gió hồi – Nhiệt độ gió thổi ra K 6,3 6,3 6,3 6,6 6,7
Tốc độ gió trung bình tại dàn lạnh m/s 1,8 1,8 1,8 1,8 1,8
Xác định lưu lượng không khí m3/h 1616 1616 1616 1616 1616
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280
Psig
bay hơi Khi đang vận hành 106 107 107 108 108
Nhiệt độ gas vào dàn lạnh °C 10,7 10 10,7 10,6 10,3
Nhiệt độ gas ra dàn lành °C 14,7 15,2 12,4 13 15
Dàn
lạnh Nhiệt độ phòng điều hòa °C 24,9 24,9 25 25 25
giấu Nhiệt độ gió hồi °C 24,9 24,9 25 25 25
trần 2
Nhiệt độ gió thổi ra °C 12,4 12,4 11,6 12 12,3
Nhiệt độ gió hồi – Nhiệt độ gió thổi ra K 12,5 12,5 13,4 13 12,7
Tốc độ gió trung bình tại dàn lạnh m/s 1 1 1 1 1
Xác định lưu lượng không khí m3/h 378 378 378 378 378
Áp suất Khi không vận hành 280 280 280 280 280
Psig
bay hơi Khi đang vận hành 106 107 107 108 108
Nhiệt độ gas vào dàn lạnh °C 9,8 9,3 9,4 9,5 9,6
Nhiệt độ gas ra dàn lành °C 17,1 16,9 16,1 15,2 14,1
Dàn
lạnh Nhiệt độ phòng điều hòa °C 24,9 24,9 24,9 25,1 25,1
treo Nhiệt độ gió hồi °C 24,9 24,9 24,9 25,1 25,1
tường
Nhiệt độ gió thổi ra °C 15,1 14,8 14,5 14,6 14,5
Nhiệt độ gió hồi – Nhiệt độ gió thổi ra K 9,8 10,1 10,4 10,5 10,6
Tốc độ gió trung bình tại dàn lạnh m/s 2,9 2,9 2,9 2,9 2,9
Xác định lưu lượng không khí m3/h 822 822 822 822 822

83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu [1] Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí – Nguyễn Đức Lợi.

- Tài liệu [2] Giáo trình điều hòa không khí – Võ Chí Chính.

- Giáo trình Thông gió và điều hòa không khí, Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng

- Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 5687-2010, Thông gió điều hòa không khí.

- QCVN 02 : 2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số liệu điều kiện tự nhiên dùng
trong xây dựng.

- Catalog hãng DAIKIN.

84

You might also like