You are on page 1of 99

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

---------------------------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH

DẠY HỌC DÙNG PLC MITSUBISHI

GVHD: ThS. Nguyễn Thới


SVTH: Nguyễn Ngọc Long 16341013
Nguyễn Thanh Tùng 10901077

Tp. Hồ Chí Minh - 12/2019


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
---------------------------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ


HÌNH DẠY HỌC DÙNG PLC
MITSUBISHI

GVHD: ThS. Nguyễn Thới


SVTH: Nguyễn Ngọc Long 16341013
Nguyễn Thanh Tùng 10901077

Tp. Hồ Chí Minh - 12/2019


TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH ----o0o----

Tp. HCM, ngày 10 tháng 12 năm 2019

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Họ tên sinh viên:Nguyễn Ngọc Long MSSV: 16341013
Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện - Điện tử Mã ngành: 01
Hệ đào tạo: Đại học chính quy Mã hệ: 1
Khóa: 2016 Lớp: 1634101A
Nguyễn Thanh Tùng MSSV: 10901077
Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện - Điện tử Mã ngành: 01
Hệ đào tạo: Đại học chính quy Mã hệ: 1
Khóa: 2010 Lớp: 109010A
I. TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH DẠY HỌC DÙNG PLC
MISHUBISHI
II. NHIỆM VỤ
1. Các số liệu ban đầu:
Tìm hiểu khảo sát mô hình trên thực tế chọn hướng thiết kế phù hợp
Đọc và nguyên cứu tài liệu về plc mitsubishi, màn hình HMI , các module
Chọn module sử dụng phù hợp với thực tế mô hình
Ttiến hành viết luận văn
2. Nội dung thực hiện:
Thi công hệ thống panel để cắm dây thực hành
Thiết kế và thi công khung bàn sao cho dể sử dụng
Tìm hiểu hệ thống controle motion thiết kế và thi công hệ thống
Viết chương trình cho hệ thống
Chạy chương trình quay video và báo cáo
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 10/09/2019

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 10/12/2019

V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Thới

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN BM. ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH


TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
BÔ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH ----o0o----
Tp. HCM, ngày 03 tháng 09 năm 2019

LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


( cho GVHD theo dõi tiến độ)
Họ tên sinh viên 1: NGUYỄN NGỌC LONG MSSV: 16341013
Họ tên sinh viên 2: NGUYỄN THANH TÙNG MSSV: 10901077

Tên đề tài: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH DẠY HỌC DÙNG PLC MITSUBISHI

Kết quả dự kiến Xác nhận


Tuần/ngày Nội dung
GVHD
Tuần 1 (26/08 – 31/08) Nhận đề tài tốt nghiệp Đề tài
Tuần 2 (02/09 – 07/09) Viết đề cương Đề cương DATN

Tuần 3 (09/09 – 14/09) Thiết kế cơ khí Bản vẽ 3D


Tuần 4 (16/09 – 21/09) Thiết kế cơ khí Bản vẽ 3D
Tuần 5 (23/09 – 28/09) Gia công cơ khí Kết nối các chi tiết
cơ khí
Tuần 6 (30/09 – 05/10) Thiết kế, thi công hệ Bản vẽ kết nối
thống điện các thiết bị điện
Tuần 7 (07/10 – 12/10) Lập trình PLC Code PLC

Tuần 8 (14/10 – 19/10) Thiết kế giao diện Giao diện HMI


HMI,I/O,mạng vào ra giám sát
phân tán ..

Tuần 9 (21/10 – 26/10) Lắp đặt hệ thống và Lắp đặt


chạy thử nghiệm
Tuần 10 (28/10 – 02/11) Lắp đặt hệ thống và Chạy thử
chạy thử nghiệm nghiệm
Tuần 11 (04/11 – 09/11) Viết báo cáo + cân Báo cáo phần
chỉnh hệ thống cơ sở lý thuyết
Tuần 12 (11/11 – 16/11) Viết báo cáo + cân Báo cáo phần
chỉnh hệ thống tính toán
Tuần 13 (18/11 – 23/11) Viết báo cáo + cân Báo cáo phần
chỉnh hệ thống thiết kế

Tuần 14 (25/11 – 30/11) Viết báo cáo + cân Báo cáo phần
chỉnh hệ thống thực hiện

Tuần 15 (02/12 – 07/12) Viết báo cáo + cân Báo cáo phần
chỉnh hệ thống thực hiện

Tuần 16 (09/12 – 14/12) Viết báo cáo + cân Báo cáo phần
chỉnh hệ thống thực hiện

Tuần 17 (16/12 – 21/12) Hoàn thành


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài này là do nhóm tự thực hiện dựa vào một số tài liệu trước đó và không sao
chép từ tài liệu hay công trình đã có trước đó.

Người thực hiện đề tài


Nguyễn Thanh Tùng
Nguyễn Ngọc Long

-6-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM trong thời gian
3 tháng. Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, nhóm sinh viên đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ để hoàn thành luận văn này.

Trước tiên nhóm sinh viên thực hiện xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy hướng dẫn –
ThS. Nguyễn Thới đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho nhóm trong
suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.

Em chân thành cảm ơn và Thầy Trần Văn Sỹ đã góp ý và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý
báu cho em thực hiện tốt đề tài.

Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Điện- Điện tử , Trường Đại học Sư phạm kỹ
thuật TP. HCM, những người đã truyền đạt kiến thức nền tảng quý báu cho nhóm trong suốt
thời gian học tập vừa qua.

Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ nhóm
trong quá trình làm luận văn. Đồng thời xin gửi lời cám ơn đến các anh (chị) đáp viên đã
nhiệt tình trả lời câu hỏi thắc mắc giúp nhóm hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!

Người thực hiện đề tài


Nguyễn Ngọc Long
Nguyễn Thanh Tùng

-7-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
MỤC LỤC

Trang bìa ........................................................................................................................ i

Nhiệm vụ đồ án............................................................................................................. ii

Lịch trình .................................................................................................................... iii

Cam đoan .................................................................................................................... iv

Lời cảm ơn .....................................................................................................................v

Mục lục ........................................................................................................................ vi

Liệt kê hình vẽ ............................................................................................................. ix

Liệt kê bảng vẽ …………………………………………………………………… xi

Tóm tắt ....................................................................................................................... xii

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN............................................................................. 1


1.1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1

1.2. Mục tiêu ..............................................................................................................2

1.3. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................2

1.4. Giới hạn ..............................................................................................................2

1.5. Bố cục .................................................................................................................3

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................ 5


2.1 Thực trạng ...........................................................................................................5

2.2 Cơ sở lý thuyết đề tài ..........................................................................................8

2.2.1 Master station CPU ..........................................................................................8

2.2.1.2 Module QD75M4 ........................................................................................11

2.2.1.3Module IO QH42P .......................................................................................13

2.2.1.4 Module CCLink QJ61BT11N .....................................................................15

2.2.2 Màn hình HMI................................................................................................16


-8-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
2.2.3 Module chuyển đổi ADC ...............................................................................23

2.3 Cơ sở lý thuyết giảng dạy .................................................................................25

2.3.1 Quá trình thực hành ........................................................................................25

2.3.2 Một số bài thực hành trên mô hình ................................................................26

2.4 Cơ sở lý thuyết thực hành ................................................................................26

2.4.1 Kỹ năng thực hành PLC .................................................................................26

2.4.2 Kỹ năng thực hành biến tần ...........................................................................27

2.4.3 Kỹ năng thực hành cảm biến ..........................................................................27

2.4.2 Kỹ năng thực hành giao diện HMI .................................................................27

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ. ................................................ 28

3.1 Yêu cầu chung của hệ thống ..............................................................................28

3.2 Tính toán thiết kế phần khung ...........................................................................28

3.2.1 Bàn và khung giá ............................................................................................28

3.2.2 phần bảng mica và thiết bị ..............................................................................29

3.3 Tính toán và thiết kế phần giao diện điều khiển ................................................33

3.3.1 Sơ đồ khối hệ thống .......................................................................................33

3.3.2 Sơ đồ khối module CCLink ............................................................................34

3.3.3 Sơ đồ biến tần ................................................................................................34

3.3.4 Sơ đồ định vị ...................................................................................................35

3.4 Tính toán và chọn thiết bị ..................................................................................35

3.4.1 Trạm CPU .......................................................................................................35

3.4.2 Màn hình HMI ................................................................................................41

3.4.3 Bộ nguồn OMRON .........................................................................................43

3.4.4 Module ngõ vào AJ65SBTB1-16DI ...............................................................44

-9-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
3.4.5 Module ngõ ra AJ65SBTB1-16DO ...............................................................45

3.4.6 Module biến tần RF-E700 .............................................................................45

CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG ...................................................... 47


4.1 Giới thiệu. ...........................................................................................................47

4.1.1 Thi công phần khung ......................................................................................47

4.1.2 Thi công phần điện ..........................................................................................47

4.2 Thi công hệ thống ................................................................................................53

4.2.1 Thi công phần khung ........................................................................................53

4.2.2 Thi công phần điện ...........................................................................................53

4.3 Thi công mô hình ................................................................................................53

4.3.1 Thi công mô hình điều khiển bàn xoay kết hợp dùng module QD75M4 ........53

4.3.2 Thi công mô hình động cơ 3 pha dùng biến tần ...............................................54

4.4 Lập trình hệ thống ..............................................................................................54

4.4.1 Mô tả hệ thống .................................................................................................54

4.4.2 Phần mềm lập trình...........................................................................................54

4.4.2.1 Phần mềm GX work2 ..................................................................................55

4.4.2.2 Thiết kế giao diện HMI .................................................................................58

4.5 Tài liệu hướng dẫn thực hành ............................................................................63

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ_NHẬN XÉT_ĐÁNH GIÁ ................................. 79


5.1 Kết quả 1. ...........................................................................................................79

5.2 Nhận xét ..............................................................................................................79

5.3 Đánh giá ..............................................................................................................80

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN. ........................... 81


6.1 Kết luận . .............................................................................................................81

6.2 Hướng phát triển..................................................................................................81

-10-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHU LỤC ..................................................................................................................................

-11-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

LIỆT KÊ HÌNH VẼ
Hình Trang

Hình 2.1: Bộ thực PLC S7-200 ............................................................................................... 5

Hình 2.2: Bàn thực hành lập trình PLC và ZEN ...................................................... 6

Hình 2.3: Bộ thực PLC S7-300 ................................................................................. 7

Hình 2.4: CPU Q02H ................................................................................................ 8

Hình 2.5: Modun định vị QD75M4 ........................................................................ 11

Hình 2.6: Modun I/O QH42 .................................................................................... 13

Hình 2.7 Modun CC-Link QJ61BT11N ................................................................. 15

Hình 2.8: Mô tả phần cứng Màn hình HMI GOT1000 model GT1662-VNBA..... 17

Hình 2.1.1 Sơ đồ cổng com 9 chân ........................................................................ 21

Hình 3.1: Kích thước chân và mặt bàn ................................................................... 28

Hình 3.2: Kích thước khung giá.............................................................................. 29

Hình 3.3: Thiết kế bảng mica HMI ......................................................................... 30

Hình 3.4: Thiết kế bảng mica Sensor và Limit switch ........................................... 30

Hình 3.5: Thiết kế bảng mica Button và Switch ..................................................... 31

Hình 3.6: Thiết kế bảng mica Bộ nguồn ................................................................. 31

Hình 3.7: Thiết kế bảng mica Bộ chuyển đổi Digital-Analog ................................ 32

Hình 3.8: Thiết kế bảng mica Bộ đèn ..................................................................... 32

Hình 3.9: Sơ đồ chung của hệ thống ....................................................................... 33

Hình 3.10: Sơ đồ mô-đun CC-Clink ....................................................................... 34

Hình 3.11: Sơ đồ mô-đun Biến tần ......................................................................... 34

Hình 3.12: Sơ đồ mô-đun định vị ........................................................................... 35

Hình 3.13: Màn hình HMI GOT 1000 .................................................................... 41

-12-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
Hình 4.1 Thi công mô-đun Master Station ............................................................. 48

Hình 4.2 Thi công mô-đun HMI ............................................................................. 48

Hình 4.3 Thi công mô-đun Nguồn .......................................................................... 49

Hình 4.4 Thi công mô-đun Cảm biến và công tắc hành trình................................. 49

Hình 4.5 Thi công mô-đun Trạm CC-clink ............................................................ 50

Hình 4.6: Thi công mô-đun Chuyển đổi Digital sang Analog ............................... 50

Hình 4.7: Thi công mô-đun Chuyển đổi Analog sang Digital .............................. 51

Hình 4.8 Thi công mô-đun Nút nhấn và Công tắc .................................................. 51

Hình 4.9: Thi công mô-đun Đèn hiển thị ............................................................... 52

Hình 4.10: Mặt trước mô hình ............................................................................... 52

Hình 4.11: Mặt sau mô hình .................................................................................. 53

Hình 4.12: Thi công mô hình điều khiển trục dùng QD75M4 .............................. 54

Hình 4.13: Mô hình điều khiển động cơ 3 pha sử dụng biến tần............................ 54

Hình 4.14:Thiết lập PLC ......................................................................................... 55

Hình 4.15:Giao diện thiết lập mô-đun .................................................................... 56

Hình 4.16:Thiết lập mô-đun................................................................................... 57

Hình 4.17:Giao diện thiết lập thông số ................................................................... 57

Hình 4.18: Cấu hình Parameter............................................................................... 58

Hình 4.19: Cấu hình cho Servo_Parameter ............................................................ 58

Hình 4.20: Giao diện màn hình chính ..................................................................... 59

Hình 4.21: Giao diện điều khiển ............................................................................. 60

Hình 4.22: Giao diện MANUAL ............................................................................ 60

Hình 4.23: Chế độ bắt điểm .................................................................................... 61

Hình 4. 24: Giao diện JOG ..................................................................................... 61

Hình 4.25: Giao diện JOG POSITION ................................................................... 62


-13-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
Hình 4.26: Giao diện chế độ Auto .......................................................................... 63

Hình 4.27: Sơ đồ khối hệ thống .............................................................................. 64

Hình 4.28: Sơ đồ kết nối biến tần với module chủ ................................................ 64

Hình 4.29: sơ đồ kết nối nguồn của biến tần .......................................................... 65

Hình 4.30 : sơ đồ đấu dây giữa biến tần với động cơ ............................................. 65

Hình 4.31 Giao diện cho GXWork 2 ...................................................................... 66

Hình 4.32: cấu hình tham số cho moudle chủ ........................................................ 66

Hình 4.33: Chương trình cài đặt biến tần ............................................................... 67

Hình 4.34: Sơ đồ nối dây ........................................................................................ 69

Hình 4.35: Sơ đồ kết nối nhà cung cấp ................................................................... 70

Hình 4.36: Sơ đồ khối kết nối thực tế trên mô hình .............................................. 70

Hình 4.37: Chọn giao tiếp dùng mạng cclink ......................................................... 70

Hình 4.38: Cài đặt giá trị tham số ban đầu cho mạng cclink .................................. 71

Hình 4.39: Chương trình giao tiếp IO ..................................................................... 71

Hình 4.40: Sơ đồ khối hệ thống .............................................................................. 74

Hình 4.41: Sơ đồ kết nối và các tín hiệu trong QD75M4 ....................................... 74

Hình 4.42 Sơ đồ kết nối với driver trong motion.................................................... 75

Hình 4.43 Chọn vào module QD75M4 .................................................................. 75

Hình 4.44 Các thông số cơ bản QD75M4............................................................. 75

Hình 4.45 Các thông số cơ bản của các trục ......................................................... 77

Hình 4.46 Các thông số cơ bản của các trục ......................................................... 78

-14-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

LIỆT KÊ BẢNG

Bảng Trang

Bảng 3.1 Thông số Base unit Q38B ........................................................................... 36

Bảng 3.2: Thông số Power supply Q61P .................................................................... 36

Bảng 3.3: Thông số CPU Q02HCPU.......................................................................... 38

Bảng 3.4: Thông số module QD75M4........................................................................ 39

Bảng 3.5: Thông số module I/O QH42P..................................................................... 39

Bảng 3.6: Thông số module CC-Link QJ61BT11N ................................................... 40

Bảng 3.7: Thông số màn hình HMI GOT 1000 .......................................................... 42

Bảng 3.8 Mô tả phần cứng Bộ nguồn Omron S8VS-09024A ................................... 43

Bảng 3.9 Thông số Module CC-Link ngõ vào AJ65SBTB1-16D1 ........................... 44

Bảng 3.10 Thông số Module CC-Link ngõ ra AJ65SBTB1-16T1 ............................ 45

Bảng 3.11 Thông số Module Biến tần FR-E700 ....................................................... 46

-15-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

TÓM TẮT

Hiện nay, mô hình thực hành PLC đa chức năng có thể áp dụng giảng dạy lý thuyết và thực
hành trong chương trình đào tạo nhằm đáp ứng tốt nguồn nhân lực tự động hóa cho doanh
nghiệp, mang lại lợi thế cạnh tranh trong thời đại mà công nghệ chiếm ưu thế như hiện nay thì
việc đào tạo cho các nhân viên, kỹ sư tại các trung tâm đào tạo, trường học là rất cần thiết.
Qua tìm hiểu, tham khảo các tài liệu, giáo trình, nghiên cứu các chủ đề, nội dung và các
thiết bị, phần mềm liên quan đến đề tài nhóm tiến hành thiết kế phần cứng các panel cũng như
tiện ích của mô hình, thiết kế giải thuật điều khiển các chương trình DEMO phục vụ học tập,
lập trình PLC, thiết kế giao diện HMI, module I/O, mạng truyền thông, DAC, mô hình robot …
Thử nghiệm, điều chỉnh phần mềm, phần cứng cho hệ thống tối ưu, thu thập kết quả qua những
lần thử nghiệm, đánh giá tính ổn định của hệ thống.
Việc thiết kế và thi công được mô hình dạy học PLC MITSHUBISHI hoàn thiện với nhiều
mô-đun giúp khai thác nhiều chứa năng của PLC như điều khiển biến tần, mạng cc-link, định
vị,...Không những thế còn sử dụng được các phần mềm lập trình PLC MITSHUBISHI và phần
mềm thiết kế giao diện HMI cũng như thành thạo các tính năng và cài đặt được một số thiết bị
như biến tần, cảm biến, cc-clink...

Qua nghiên cứu và tìm hiểu nhóm đã thiết kế và thi công hoàn thiện mô hình dạy học để
đưa ra ứng dụng phục vụ học tập và trong thực tế, điều khiển và giám sát hoạt động của mô
hình thông qua màn hình HMI, kết nối và điều khiển được các thiết bị khác bên ngoài như điều
khiển động cơ 3 pha qua biến tần, điều khiển được động cơ sevor thông qua mô-đun định vị vị
trí. Nhìn chung mô hình đã đáp ứng được các yêu cầu đã đặt ra với đầy đủ chức năng của một
PLC và có thể nâng cấp thêm mô-đun điều khiển thiết bị thông qua mạng không dây như:
internet, bluetooth, ...để điều khiển, giám thiết bị từ xa không cần qua kết nối bằng dây dẫn.

-16-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật mà trong đó điều
khiển tự động đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật, quản
lý, công nghiệp tự động hóa. Các thiết bị như HMI, PLC, biến tần, động cơ không đồng bộ
3 pha, các bộ cảm biến, khí cụ điện... không thể thiếu trong các máy móc phục vụ sản xuất
công nghiệp cũng như dân dụng. Chính vì vậy, Mô hình thực hành PLC đa chức năng có
thể áp dụng trong giảng dạy lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo nhằm đáp
ứng tốt nguồn nhân lực tự động hóa cho doanh nghiệp, mang lại lợi thế cạnh tranh trong
thời đại mà công nghệ chiếm ưu thế như hiện nay thì việc đào tạo cho các nhân viên , kỹ sư
tại các trung tâm đào tạo, trường học…là điều cực kỳ thiết yếu. Tính riêng các trường Đại
học trong cả nước thì có khoảng hơn 30 trường đào tạo ngành tự động hóa này.
Bên cạnh đó, đã có nhiều công ty trong nước và nước ngoài chuyên sản xuất mô hình
thực hành chào bán có thể phục vụ cho việc dạy và học môn PLC. Tuy nhiên, những mô
hình này thường có giá thành tương đối cao và không sát với chương trình đào tạo của nhà
trường đồng thời việc bảo trì, nâng cấp gặp nhiều khó khăn.
Hiện tại, phòng thực tập PLC do bộ môn Tự động Điều khiển còn thiếu nhiều mô hình
thực tập, đặc biệt là những mô hình hoàn chỉnh phục vụ cho môn “Thực tập PLC”. Do đó,
gây nhiều khó khăn cho việc giảng dạy của giảng viên cũng như học tập của sinh viên. PLC
được nhiều hãng sản xuất như : Siemens , Mitsubishi , Omron, Alenbratlay... và có nhiều
chủng loại. Tuỳ theo chương trình đào tạo của từng trường mà sinh viên được giảng dạy về
các loại khác nhau. Do muốn tìm hiểu thêm về PLC Mitsubishi đồng thời nhằm mục đích
giúp các khoá học sau có điều kiện tìm hiểu thêm về PLC Mitsubishi. Chính vì vậy, mục
tiêu chính của nhóm chúng em nghiên cứu lần này là thiết kế và chế tạo hoàn chỉnh mô
hình thực tập cho môn học “Thực tập PLC” phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của
giảng viên và sinh viên chuyên ngành kỹ thuật của nhà trường đó là lí do nhóm chúng em
-17-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
chọn đề tài “THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH DẠY HỌC DÙNG PLC MITSUBISHI”.
Với mô hình này người học sẽ thực hành đầy đủ các chức năng cơ bản của một PLC như
điều khiển I/O, cảm biến, động cơ,... Hơn thế, với các tính năng vượt trội hơn so với các
mô hình khác là được tích hợp trên mô hình như cc-link, biến tần, điều khiển vị trí,... giúp
khai thác tối đa chức năng của một PLC.
1.2 MỤC TIÊU
Thiết kế và thi công hoàn thiện mô hình dạy học để đưa ra ứng dụng phục vụ học tập và
trong thực tế.
Điều khiển và giám sát hoạt động của mô hình.
Kết nối và điều khiển được các thiết bị khác bên ngoài.
Tìm hiểu và nghiên cứu phát triển sâu hơn về mô hình PLC MITSUBISHI trong thực tế.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 NỘI DUNG 1: Tìm hiểu, tham khảo các tài liệu, giáo trình, nghiên cứu các chủ đề, nội
dung và các thiết bị, phần mềm liên quan đến đề tài.
 NỘI DUNG 2: Nghiên cứu và đưa ra phương pháp thực hiện đề tài.
 NỘI DUNG 3: Thiết kế phần cứng các panel cũng như tiện ích của mô hình.
 NỘI DUNG 4: Thiết kế hệ thống điều khiển.
 NỘI DUNG 5: Thiết kế giải thuật điều khiển các chương trình DEMO phục vụ học tập,
lập trình PLC, thiết kế giao diện HMI, module I/O, mạng truyền thông, DAC, mô hình
robot …
 NỘI DUNG 6: Thử nghiệm, điều chỉnh phần mềm, phần cứng cho hệ thống tối ưu, thu
thập kết quả qua những lần thử nghiệm đánh giá tính ổn định của hệ thống.
 NỘI DUNG 7: Viết quyển báo cáo tốt nghiệp và tài liệu hướng dẫn sử dụng mô hình.
 NỘI DUNG 8: Báo cáo đồ án tốt nghiệp.
1.4 GIỚI HẠN
 Mô hình thử nghiệm có quy mô nhỏ chỉ được dùng để dạy học không dùng được trong
các ứng dụng công nghiệp.
 Mô hình thi công có kích thước:140x70 cm.
 Sử dụng PLC Q02HCPU của hãng MITSUBISHI.

-18-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
 Màn hình HMI Got 1000.
 Module định vị QD75M4.
 Module CC-link QJ61BT11N .
 Module I/O QH42P.
 Biến tần FR-E700.
 Module chuyển đổi Analog-Digital AJ65VBTCU-68ADVN.
 Bộ nguồn với RCCB 40A và Omron S8VS-09024A ngõ ra 24 VDC/ 90W.
 Bộ điều khiển CC-Link ngõ vào AJ65SBTB1-16D1 và ngõ ra AJ65SBTB1-16T1 với 16
ngõ vào/ra.
 Sử dụng 03 công tắc hành trình, 01 cảm biến sợi quang FS-V31, 01 cảm biến sợi cáp
FS-N13N, 02 cảm biến tiệm cận.
 Các nút nhấn, công tắc và đèn hiển thị.
1.5 BỐ CỤC
 Chương 1: Tổng Quan
 Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết
 Chương 3: Thiết Kế và Tính Toán
 Chương 4: Thi công hệ thống
 Chương 5: Kết Quả, Nhận Xét và Đánh Giá
 Chương 6: Kết Luận và Hướng Phát Triển
Cụ thể như sau:
 Chương 1: Tổng quan.
Chương này trình bày vấn đề dẫn nhập, lý do chọn đề tài, mục tiêu, nội dung nghiên cứu,
các giới hạn và bố cục đồ án.
 Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết.
Giới thiệu chi tiết về mô hình dạy học, đưa ra các cơ sở để chọn thiết bị, trình bày cơ sở lý
thuyết về PLC, kiến thức cơ bản PLC Mitsubishi, màn hình HMI Got 1000, Module định vị
QD75M4, CC-link QJ61BT11N, Module I/O QH42P, Biến tần FR-E700, Module chuyển
đổi Analog-Digital AJ65VBTCU-68ADVN, Bộ điều khiển CC-Link ngõ vào AJ65SBTB1-
16D1 và ngõ ra AJ65SBTB1-16T1 .

-19-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
 Chương 3: Thiết Kế và Tính Toán.

Khảo sát mô hình dạy học dùng PLC, tính toán thiết kế từng khối, đưa ra sơ đồ nguyên lí
của hệ thống.
 Chương 4: Thi Công Hệ Thống.
Thi công hệ thống, lưu đồ, đưa ra giải thuật, thiết kế giao diện màn hình HMI và viết
chương trình PLC. Sau đó viết tài liệu hướng dẫn sử dụng và thao tác trên mô hình.
 Chương 5: Kết Quả, Nhận Xét và Đánh Giá
Đưa ra kết quả đạt được sau một thời gian nghiên cứu, thực hiện.
 Chương 6: Kết Luận và Hướng Phát Triển.
Đưa ra những nhận xét, đánh giá toàn bộ hệ thống.
Trình bày những kết luận về hệ thống những phần làm rồi và chưa làm, đồng thời nếu ra
hướng phát triển cho hệ thống.

-20-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 THỰC TRẠNG

Hiện nay có nhiều công ty chuyên sản xuất mô hình thực hành có thể phục vụ cho việc
dạy và học môn PLC với nhiều chủng loại đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, đa số các mô
hình dạy học PLC được sáng chế bởi các nước tiên tiến nên quá trình giao tiếp và điều khiển
tương đối phức tạp những mô hình này thường có giá thành tương đối cao và không bám sát
với chương trình đào tạo của nhà trường, đồng thời các mô hình này được thiết kế thành một
khối nên việc bảo trì, nâng cấp, mở rộng gặp nhiều khó khăn. Việc nghiên cứu ra một mô
hình thực tập PLC đa chức năng là rất cần thiết, không những nhỏ gọn, khai thác tối đa tính
năng của một PLC mà còn có thể mở rộng với các mô hình ứng dụng khác.

Một số mô hình dạy học PLC:

Hình 2.1. Bộ thực PLC S7-200

-21-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

Hệ thống bao gồm các module chức năng sau:

 PLC SIMATIC S7-200: CPU-224.


 8 Out Digital Module: EM-222.
 4-In/1-Out Analog Module: EM-235.
 Cáp PC-PPI/RS485: PPI-PC.
 Bộ nguồn cho thiết bị.
 Bộ nút nhấn, công tắc, đồng hồ, dây TN,…

Hình 2.2 :Bàn thực hành lập trình PLC và ZEN

Bao gồm các panel chính sau:

 Panel PLC S7-200 CPU 224.


 Panel PLC Zen gồm: 6 đầu vào số và 4 đầu ra số.
 Hệ thống nguồn và thiết bị đo gồm:Nguồn AC-DC, bảo vệ dòng rò, đồng hồ
dòng- áp.

-22-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
 01 Panel nút ấn, đèn báo, LED 7 thanh dùng để đếm sản phẩm.
 01 Panel rơ le trung gian.
 01 Panel cảm cảm biến.
 02 Panel gắn 02 công tắc tơ, mỗi panel gồm 02 bộ khởi động từ kép.

Hình 2.3 : Bộ thực PLC S7-300

Bảng thí nghiệm cho PLC, bao gồm:

 Bục nguồn:CB+ổ 220V,Bảng hộp gắn PLC+I/O Module có chốt ra.


 PLC S7-300:CPU-312+MMC 64KB.
 Module S7-300, 8 DI, 8 DO, 24V DC, 0.5A, 20 PIN.
 Module S7-300, 4 Analog Input / 2 Analog Output.
 Bộ nguồn cho PLC S7-300 120/230V, 24VDC, 2A.
 Contact Module.
 Lamp Module.
 Relay Module.
 Analog Simulator.

-23-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
 Bộ chỉ thị số 41/2 Digits cho tín hiệu Analog.

Nhìn chung, các mô hình chỉ có CPU PLC và các modun I/O nên chỉ thực hiện được một số
chức năng cơ bản như: Điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha, động cơ bước, đèn giao
thông, đọc nhiệt độ, đếm và hiển thị sản phẩm và một số chức năng cơ bản khác của một mô
hình PLC. Các mô hình này phần lớn dừng lại ở mức độ nghiên cứu và khai thác mô phỏng,
chưa tích hợp các thiết bị nâng cao như HMI, CC-link,... các mô đun được thiết kế thành một
khôi nên việc sửa chửa, nâng cấp cũng như thay thế một số thiết bị khác gặp nhiều khó khăn và
bất cập.

2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI


2.2.1 Master Station
2.2.1.1CPU Q02H

Hình 2.4:CPU Q02H

a. Tổng quan về PLC

 Định nghĩa
PLC là tên viết tắt của dòng chữ Programmable Logic Controller (Có thể hiểu một cách đơn
giản trong tiếng việt là: Thiết bị điều khiển cho phép người dùng lập trình (Khả trình)). Trong
quá khứ các bộ điều khiển chỉ được sản xuất ra để phục vụ riêng cho một mục đích điều khiển

-24-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
và không thể thay đổi (Hay còn gọi là điều khiển kết nối cứng), điều này đã tạo ra những hạn
chế và nhược điểm vô cùng lớn trong việc lập trình điều khiển nên bộ điều khiển Login khả
trình đã được ra đời (PLC). Thông qua bộ điều khiển PLC, người dùng hoàn toàn có thể thay
đổi thuật toán điều khiển thông qua việc lập trình PLC (Viết bằng ngôn ngữ lập trình)

 Cấu tạo
Thành phần chính của PLC là một bộ nhớ chượng trình( bộ nhớ RAM và có thể mở rộng qua
bộ nhớ ngoài EFROM) một bộ xử lí có cổng giao tiếp dùng cho việc ghép nối các PLC và các
module vào ra. PLC có nhiều loại khác nhau và được phân biệt dựa trên thành phần chính của
nó: như các ngõ vào ra, dung lượng bộ nhớ, bộ đếm (counter), bộ định thời (Timer), bit nhớ,
các chức năng đặc biệt, tốc độ xử lí, loại xử lý và chức năng truyền thông.

 Bộ xử lý (CPU: Central Processing Unit )


 Để đáp ứng yêu cầu thì PLC phải có CPU như một máy tính. CPU được xem là bộ não
của PLC, quyết định tốc độ xử lý cũng như khả năng điều khiển chuyên biệt của PLC.
 CPU là đọc tín hiệu ngõ vào từ khối vào, xử lý và xuất tín hiệu tới khối ra. CPU còn
chứa các khối chứa năng phổ biến như Timer, Counter, lệnh toán học,… và các hàm
chuyên dụng.
 Khối vào (Module Input) : Có hai loại ngõ vào là ngõ vào số DI (Digital Input) và ngõ
vào tương tự AI (Analog Input)
 Ngõ vào DI kết nối với các thiết bị tạo ra tín hiệu dạng nhị phân như: công tắc, nút nhấn,
công tắc hành trình, cảm biến quang, cảm biến tiệm cận,…
 Ngõ vào AI kết nối với các thiết bị tạo ra tín hiệu liên tục như: các loại cảm biến nhiệt
độ, áp suất, khoảng cách, độ ẩm,… Khi kết nối cần chú ý đến sự tương thích giữa tín
hiệu ngõ ra cảm biến với tín hiệu vào mà module AI có thể đọc được. Mỗi module AI sẽ
có khả năng đọc tín hiệu tương tự khác nhau: đọc dòng điện, điện áp, tổng trở,… Một
thông số quan trọng khác của các module AI là độ phân giải, thông số này cho biết độ
chính xác khi thực hiện chuyển đổi ADC.
 Khối ra (Module Output): Có 2 loại ngõ ra là ngõ ra số DO (Digital Output) và ngõ ra tương
tự AO (Analog Output)

-25-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
 Ngõ ra DO kết nối với các cơ cấu chấp hành điều khiển theo quy tắc On/Off như: đèn
báo, chuông, van điện, động cơ không điều khiển tốc độ,…
 Ngõ ra AO kết nối với các cơ cấu chấp hành cần tín hiệu điều khiển liên tục: biến tần,
van tuyến tính,…

b. Đặc điểm và vai trò của PLC

 Đặc điểm

 Ưu điểm
 Khả năng điều khiển chương trình linh hoạt. Đối tượng điều khiển chỉ cần thay
đổi chương trình thông qua việc lập trình.
 Chức năng lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ hiểu, dễ đọc.
 Chiếm vị trí không gian nhỏ trong hệ thống.
 Số lượng Timer, Counter, Relay trung gian,… lớn. PLC hỗ trợ nhiều khối hàm
có chức năng chuyên dụng: phát xung tốc độ cao, bộ đếm tốc độ cao, bộ điều
khiển PID,…
 Có độ mềm dẻo sử dụng rất cao, muốn thay đổi phương pháp điều khiển chỉ cần
thay đổi chương trình điều khiển.
 Cấu trúc dạng Module giúp PLC đa năng tiện ích. Người dùng dễ dàng lựa chọn
module cần thiết với yêu cầu điều khiển. Cấu trúc dạng module giúp việc mở
rộng quy mô điều khiển đơn giản, tiết kiệm, không cần phải trang bị CPU mới.
Tuy nhiên khi mở rộng cần chú ý tới khả năng kết nối tối đa của CPU.
 Khả năng truyền thông, nối mạng với máy tính hay với PLC khác
 Hoạt động với độ tin cậy cao, tuổi thọ cao, chống nhiễu tốt trong môi trường
công nghiệp.
 Khả năng tự chuẩn đoán giúp cho công việc sửa chữa được nhanh chóng và dễ
dàng.
 Công suất tiêu thụ rất thấp.
 Nhược điểm
 Phạm vi ứng dụng hạn chế do giá thành cao nên không đáp ứng các yêu cầu điều
khiển đơn giản
-26-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
 Yêu cầu người lắp đặt , lập trình phải có hiểu biết về chuyên môn PLC.

c. Vai trò
Với những ưu nhược điểm như đã nêu trên, PLC nay đã thay thế hệ thống điều khiển
tiếp điểm truyền thống trong các nhà máy, dây chuyền công nghệ. Việc thay thế này giúp
hệ thống hoạt động tin cậy và hiệu quả hơn. Bộ lập trình PLC được ứng dụng rộng rãi trong
lĩnh vực tủ bảng điện tự động hoá, phục vụ cho nhiều ngành, nhiều loại máy móc như: Cấp
nước, xử lú nước thải, giám sát năng lượng, giám sát hệ thống điện, máy đóng gói, máy
đánh sợi, máy se chỉ, máy chế biến thực phẩm, máy cắt tốc độ cao, hệ thống phân bổ giám
sát trong dây chuyền…

2.2.1.2 Modun định vị QD75M4

Hình 2.5 : Modun định vị QD75M4

"Định vị" đề cập đến di chuyển một vật chuyển động, chẳng hạn như một phôi hoặc công cụ
(sau đây, gọi chung là "phôi") tại một tốc độ đựợc xác định, và dừng lại nó chính xác ở vị trí
mục tiêu.

Tổng quan về định vị bằng cách sử dụng dữ liệu định vị được mô tả dưới đây:
-27-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
a. Điều khiển tuyến tính
 Điều khiển tuyến tính trục
Thực hiện định vị này từ địa chỉ điểm bắt đầu (vị trí trục là điểm dừng hiện tại) xác định
trên trục chỉ định vào vị trí quy định.
 Điều khiển nội suy tuyến tính 2 trục
Điều khiển nội suy theo như mục tiêu tuyến tính từ địa chỉ điểm bắt đầu (vị trí dừng hiện
tại) được xác định bởi hai trục.

 Điều khiển nội suy theo vòng


Ở đây có hai loại điều khiển nội suy theo vòng: nội suy theo vòng với điểm phụ xác định
và nội suy theo vòng với điểm giữa được xác định.
 Nội suy theo vòng với điểm phụ được xác định
Nội suy theo vòng được xác định sử ụng địa chỉ điểm kết thúc cụ thể và địa chỉ điểm
phụ (điểm vượt qua).
Hai phương pháp là có sẵn: hệ thống tuyệt đối và hệ thống gia số.

 Nội suy theo vòng với điểm giữa được xác định
Nội suy vòng được thực thi sử dụng địa chỉ điểm kết thúc xác định và địa chỉ điểm trung
tâm.
Hai phương pháp có sẵn: hệ thống tuyệt đối và hệ thống gia số.
Cũng vậy, hướng di chuyển có thể được lựa chọn theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược
chiều kim đồng hồ.

b. Các công thức liên quan

Khi lệnh tốc độ vượt quá giá trị được tính sau khi được đưa vào module định vị bằng bộ
tạo xung thủ công, lỗi servo 2035: lỗi dữ liệu (phát hiện cảnh báo) 35: lỗi tần số lệnh tại bộ
khuếch đại servo có thể xảy ra.

Công thức tính toán sau được sử dụng để đánh giá liệu có xảy ra lỗi hay không.

-28-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
Xung đầu ra của bộ tạo xung thủ công × Độ phóng đại × Thiết bị điện tử (số xung trên
mỗi vòng quay / lượng chuyển động trên mỗi vòng quay) × Số vòng quay của bộ tạo xung
thủ công trong một giây = Lệnh tốc độ pps

Khi lệnh tốc độ lớn hơn 2500000pps (2.5Mpps) , một lỗi có thể xảy ra.

2.2.1.3 Modun I/O QH42P

Hình 2.6 : Modun I/O QH42P

Module mở rộng I/O systems (PLC Input/ Output systems) là gì?

PLC Input/Output Modules (PLC I/O)

Module mở rộng I/O (Input/Output module) là trung tâm của mọi bộ lập trình điều khiển
PLCs. Module I/O là kết nối của bộ điều khiển (controllers) với thế giới bên ngoài và với
máy hoặc quá trình được điều khiển. Đầu vào của PLC có thể là điện áp hoặc dòng điện đại
diện cho các biến vật lý hoặc trạng thái của các thiết bị như công tắc, động cơ hoặc đèn.

Đầu vào và đầu ra có thể là mô-đun kỹ thuật số digital hoặc tương tự analog và mô-đun I/O
có sẵn cho loại I/O thích hợp. Việc sử dụng analog hoặc digital sẽ phụ thuộc vào nguồn đầu
vào và loại đầu ra nào là cần thiết.

-29-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
Một cách khác để nghĩ về module mở rộng I/O là cách nó tích hợp với PLC. Về cơ bản,
module I/O có thể được tích hợp hoặc phân phối. Ví dụ về module I/O tích hợp bao gồm các
mô-đun được tích hợp vào khung PLC hoặc trên hệ thống gắn trên giá. Ngược lại, module
I/O phân tán có thể được nhúng trong một máy và do đó gần hơn với quá trình được theo dõi
hoặc kiểm soát.

Điểm quan trọng nhất về PLC I/O modules là phải biết các yêu cầu ứng dụng, nó sẽ xác định
loại module I/O nào là cần thiết và hệ thống yêu cầu bao nhiêu điểm I/O. Các nhà sản xuất
PLC cung cấp các mô đun mở rộng I/O có thể được thêm vào PLC để xử lý nhiều loại I/O
khác nhau, có thể thay đổi khi máy phát triển để đáp ứng nhu cầu thay đổi của ứng dụng.

Có bao nhiêu loại PLC I/O module?

Có các loại PLC I/O modules sau:

- Digital modules;

- Analog modules;

- Special modules;

- Communication processors;

- Fail-safe I/O modules;

- ...

-30-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
2.2.1.4 Modun CC-Link QJ61BT11N

Hình 2.7: Modun CC-Link QJ61BT11N

a. CC-Link

CC-Link là một hệ thống bao gồm những mô đun riêng, ví dụ như mô đun I/O và mô đun
chức năng thông minh, được kết nối thông qua cáp chuyên biệt, cho phép mô đun CPU kiểm
soát các mô đun khác.

 Giao tiếp tốc độ cao

Thông tin bật/ tắt tín hiệu của I/O và các giá trị có thế được trao đổi một cách nhanh
thống ở tốc độ cao. Tính năng này cho phép cấu hình của nhiều hệ thống khác nhau.

 Hệ thống nối dây giản lược

Do mô đun có thể nằm trong các thiết bị lớn, như các băng chuyền hay máy móc, một hệ
thống nối dây giản lược có thể được thực hiện.

 Thiết kế hệ thống linh hoạt


-31-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
Nhiều thiết bị CC-Link được sản xuất bởi các đối tác đã có mặt trên thị trường. Do đó,
một hệ thống có thể được thiết kế linh hoạt tùy theo ứng dụng.

 Cấu hình của hệ thống điều phối

Bằng cách kết nối nhiều bộ điều khiển khả trình tới một hệ thống CC-Link, một hệ thống
điều phối đơn giản có thể được tạo ra. Các bộ điều khiển khả trình có thể thực hiện kết nối
dữ liệu với các trạm từ xa và các trạm thiết bị thông minh và có thể điều khiển các thiết bị
điều phối trong một hệ thống CC-Link.

b. Mô đun chủ / cục bộ

Bằng cách sử dụng các mô đun chủ / cục bộ, bộ điều khiển khả trình MELSEC- dòng Q có
thể được kết nối với hệ thống CC-Link. Các thiết bị từ xa trong hệ thống CC-Link có thể được
điều khiển như thể chúng nằm trong cùng một đơn vị cơ sở giống như mô đun chủ / cục bộ. Mô
đun hoạt động như một trạm chính hoặc trạm cục bộ trong CC-Link.

2.2.2 Màn hình HMI GOT1000 model GT1662-VNBA


a. Giới thiệu chung

Khái niệm về GOT


GOT (Graphic Operation Terminal) có thể xem là một bảng vận hành điện tử (electronic
panel) mà có thể đặt lên đó màn hình giám sát, các nút vận hành, đèn báo, vùng hiển thị dữ liệu
cùng các chức năng khác .
GOT là một Panel vận hành hệ thống điện tử, mà có thể đặt lên đó mọi thứ cần thiết cho việc
vận hành một cách linh hoạt, dễ thay đổi, dễ sửa chữa và tiết kiệm hơn so với các panel truyền
thống.
Nguyên lý hoạt động của GOT
Màn hình hiển thị trên GOT được tạo ra trên máy tính nhờ phần mềm chuyên dụng GT
Designer.
Sử dụng GT Designer ta có thể tạo ra các chức năng cho GOT bằng cách đặt vào màn hình
hiển thị các thành phần có chức năng tương ứng như: công tắc, đèn, hiển thị số,…Và các đối

-32-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
tượng khác. Sau đó, ta thực hiện cài đặt các thuộc tính, chức năng hoạt động kết nối với CPU
PLC.
Màn hình hiển thị đã được tạo ra trên PC sẽ được đổ vào GOT qua cáp RS-232C hoặc PC Card.
Thông số kỹ thuật

- Màn hình kích thước: 5,7".

- Độ phân giải: 640x480, hỗ trợ 16 màu.

- Nguồn cấp: 100-240VAC.

- Loại PLC kết nối: sử dụng cho mọi PLC Mitsubishi và nhiều PLC khác.

- Cổng giao tiếp: RS232,USB, Ethernet.

- Khả năng liên kết mạng: Modbus, Ethernet, CC-Link,...

- Bộ nhớ : 15 MB.

- Tiêu chuẩn: IP67 chống bụi chống nước.

b. Mô tả phần cứng

Hình 2.8 :Mô tả phần cứng Màn hình HMI GOT1000 model GT1662-VNBA

-33-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

c. Phần mềm thiết kế

Dưới đây là bố cục màn hình của GT Designer3.

Hình 2.9 :Giao diện phần mềm GT Designer3

1. Title bar (Thanh tiêu đề)


Hiển thị tên phần mềm, tên project, và tên tập tin.
2. 2 Menu bar (Thanh menu)
Có thể thao tác GT Designer3 từ menu kéo xuống.
3. 3 Toolbar (Thanh công cụ)
Có thể thao tác GT Designer3 bằng các nút. Bạn có thể đặt thanh công cụ ở bên trái, bên
phải, phía trên, hoặc phía dưới.
4. 4 Docking window (Cửa sổ treo)
Các cửa sổ windows có thể được treo bằng màn hình của GT Designer3.
5. 5 Editor tab (Tab chỉnh sửa)
Hiển thị các tab của cửa sổ windows và trình biên tập màn hình trên cửa sổ làm việc.
-34-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
6. 6 Work window (Cửa sổ làm việc)
Hiển thị trình biên tập màn hình, cửa sổ [Environmental Setting], cửa sổ [GOT Setup],
và các cửa sổ windows khác.
7. 7 Screen editor (Trình biên tập màn hình)
Tạo màn hình để hiển thị trên GOT bằng cách đặt hình và đối tượng trên trình biên tập
màn hình.
8. 8 Status bar (Thanh trạng thái)
Hiển thị thông tin theo như vị trí con trỏ chuột, trạng thái của hình hoặc đối tượng được
chọn.
d. Chuẩn giao tiếp RS-232

Hình 2.10 Cáp RS232


Vấn đề giao tiếp giữa PC và thiết bị ngoại vi rất quan trọng trong các ứng dụng điều
khiển, đo lường... Ghép nối qua cổng nối tiếp RS-232 là một trong những kỹ thuật được sử
dụng rộng rãi để ghép nối các thiết bị ngoại vi với máy tính. Nó là một chuẩn giao tiếp nối
tiếp dùng định dạng không đồng bộ, kết nối nhiều nhất là 2 thiết bị , chiều dài kết nối lớn
nhất cho phép để đảm bảo dữ liệu là 12.5 đến 25.4m, tốc độ 20kbit/s đôi khi là tốc độ
115kbit/s với một số thiết bị đặc biệt. Ý nghĩa của chuẩn truyền thông nối tiếp nghĩa là
trong một thời điểm chỉ có một bit được gửi đi dọc theo đường truyền.
Có hai phiên bản RS232 được lưu hành trong thời gian tương đối dài là RS-232B và RS-
232C. Nhưng cho đến nay thì phiên bản RS-232B cũ thì ít được dùng còn RS-232C hiện
vẫn được dùng và tồn tại thường được gọi là tên ngẵn gọn là chuẩn RS-232. Các máy tính
-35-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
thường có 1 hoặc 2 cổng nối tiếp theo chuẩn RS-232C được gọi là cổng Com. Chúng được
dùng ghép nối cho chuột, modem, thiết bị đo lường...Trên main máy tính có loại 9 chân
hoặc lại 25 chân tùy vào đời máy và main của máy tính. Việc thiết kế giao tiếp với cổng
RS-232 cũng tương đối dễ dàng, đặc biệt khi chọn chế độ hoạt động là không đồng bộ và
tốc độ truyền dữ liệu thấp.
 Ưu điểm của giao diện nối tiếp RS-232:
 Khả năng chống nhiễu của các cổng nối tiếp cao.
 Thiết bị ngoại vi có thể tháo lắp ngay cả khi máy tính đang được cấp điện.
 Các mạch điện đơn giản có thể nhận được điện áp nguồn nuôi qua cổng nối tiếp.
 Những đặc điểm cần lưu ý trong chuẩn RS232:

Trong chuẩn RS232 có mức giới hạn trên và dưới (logic 0 và 1) là +-12V. Hiện nay
đang được cố định trở kháng tải trong phạm vi từ 3000 ôm - 7000 ôm.

Mức logic 1 có điện áp nằm trong khoảng -3V đến -12V, mức logic 0 từ +-3V đến 12V.

Tốc độ truyền nhận dữ liệu cực đại là 100kbps ( ngày nay có thể lớn hơn).

Các lối vào phải có điện dung nhỏ hơn 2500pF.

Trở kháng tải phải lớn hơn 3000 ôm nhưng phải nhỏ hơn 7000 ôm.

Độ dài của cáp nối giữa máy tính và thiết bị ngoại vi ghép nối qua cổng nối tiếp RS232
không vượt qua 15m.

Các giá trị tốc độ truyền dữ liệu chuẩn hay dùng : 9600, 19200, 28800, 38400....

56600, 115200 bps

Các mức điện áp đường truyền

RS232 sử dụng phương thức truyền thông không đối xứng, tức là sử dụng tín hiệu điện
áp chênh lệch giữa một dây dẫn và đất. Do đó ngay từ đầu tiên ra đời nó đã mang vẻ lỗi
thời của chuẩn TTL, nó vẫn sử dụng các mức điện áp tương thích TTL để mô tả các mức
logic 0 và 1. Ngoài mức điện áp tiêu chuẩn cũng cố định các giá trị trở kháng tải được đấu
vào bus của bộ phận và các trở kháng ra của bộ phát.
-36-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
Mức điện áp của tiêu chuẩn RS232C ( chuẩn thường dùng bây giờ) được mô tả như sau:

+ Mức logic 0 : +3V , +12V

+ Mức logic 1 : -12V, -3V

Các mức điện áp trong phạm vi từ -3V đến 3V là trạng thái chuyển tuyến. Chính vì từ -
3V tới 3V là phạm vi không được định nghĩa, trong trường hợp thay đổi giá trị logic từ
thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp, một tín hiệu phải vượt qua quãng quá độ trong một
thơì gian ngắn hợp lý. Điều này dẫn đến việc phải hạn chế về điện dung của các thiết bị
tham gia và của cả đường truyền. Tốc độ truyền dẫn tối đa phụ thuộc vào chiều dài của dây
dẫn. Đa số các hệ thống hiện nay chỉ hỗ trợ với tốc độ 19,2 kBd .

 Cổng RS232 trên PC

Hầu hết các máy tính cá nhân hiện nay đều được trang bị ít nhất là 1 cổng Com hay cổng
nối tiếp RS232. Số lượng cổng Com có thể lên tới 4 tùy từng loại main máy tính. Khi đó
các cổng Com đó được đánh dấu là Com 1, Com 2, Com 3...Trên đó có 2 loại đầu nối được
sử dụng cho cổng nối tiếp RS232 loại 9 chân (DB9) hoặc 25 chân (DB25). Tuy hai loại đầu
nối này có cùng song song nhưng hai loại đầu nối này được phân biệt bởi cổng đực (DB9)
và cổng cái (DB25)

Ta xét sơ đồ chân cổng Com 9 chân:

Hình 2.11: Sơ đồ cổng com 9 chân

-37-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
Trên là các kí hiệu chân và hình dạng của cổng DB9
Chức năng của các chân như sau:
+ chân 1 : Data Carrier Detect (DCD) : Phát tín hiệu mang dữ liệu
+ chân 2: Receive Data (RxD) : Nhận dữ liệu
+ chân 3 : Transmit Data (TxD) : Truyền dữ liệu
+ chân 4 : Data Termial Ready (DTR) : Đầu cuối dữ liệu sẵn sàng được kích hoạt bởi bộ phận
khi muốn truyền dữ liệu
+ chân 5 : Singal Ground ( SG) : Mass của tín hiệu
+ chân 6 : Data Set Ready (DSR) : Dữ liệu sẵn sàng, được kích hoạt bởi bộ truyền khi nó sẵn
sàng nhận dữ liệu
+ chân 7 : Request to Send : yêu cầu gửi,bô truyền đặt đường này lên mức hoạt động khi sẵn
sàng truyền dữ liệu
+ chân 8 : Clear To Send (CTS) : Xóa để gửi ,bộ nhận đặt đường này lên mức kích hoạt động
để thông báo cho bộ truyền là nó sẵn sàng nhận tín hiệu
+ chân 9 : Ring Indicate (RI) : Báo chuông cho biết là bộ nhận đang nhận tín hiệu rung chuông
 Quá trình dữ liệu:
 Quá trình truyền dữ liệu
Truyền dữ liệu qua cổng nối tiếp RS232 được thực hiện không đồng bộ. Do vậy nên tại
một thời điểm chỉ có một bit được truyền (1 kí tự). Bộ truyền gửi một bit bắt đầu (bit start)
để thông báo cho bộ nhận biết một kí tự sẽ được gửi đến trong lần truyền bit tiếp the . Bit
này luôn bắt đầu bằng mức 0.. Tiếp theo đó là các bit dữ liệu (bits data) được gửi dưới dạng
mã ASCII (có thể là 5,6,7 hay 8 bit dữ liệu) Sau đó là một Parity bit ( Kiểm tra bit chẵn, lẻ
hay không) và cuối cùng là bit dừng - bit stop có thể là 1, 1,5 hay 2 bit dừng.
 Tốc độ Baud
Đây là một tham số đặc trưng của RS232. Tham số này chính là đặc trưng cho quá trình
truyền dữ liệu qua cổng nối tiếp RS232 là tốc độ truyền nhận dữ liệu hay còn gọi là tốc độ
bit. Tốc độ bit được định nghĩa là số bit truyền được trong thời gian 1 giây hay số bit truyền
được trong thời gian 1 giây. Tốc độ bit này phải được thiết lập ở bên phát và bên nhận đều
phải có tốc độ như nhau ( Tốc độ giữa vi điều khiển và máy tính phải chung nhau 1 tốc độ
truyền bit)
-38-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
Ngoài tốc độ bit còn một tham số để mô tả tốc độ truyền là tốc độ Baud. Tốc độ Baud
liên quan đến tốc độ mà phần tử mã hóa dữ liệu được sử dụng để diễn tả bit được truyền còn
tôc độ bit thì phản ánh tốc độ thực tế mà các bit được truyền.Vì một phần tử báo hiệu sự mã
hóa một bit nên khi đó hai tốc độ bit và tốc độ baud là phải đồng nhất
Một số tốc độ Baud thường dùng: 50, 75, 110, 150, 300, 600, 1200, 2400, 4800, 9600,
19200, 28800, 38400, 56000, 115200 … Trong thiết bị họ thường dùng tốc độ là 19200
Khi sử dụng chuẩn nối tiếp RS232 thì yêu cầu khi sử dụng chuẩn là thời gian chuyển
mức logic không vượt quá 4% thời gian truyền 1 bit. Do vậy, nếu tốc độ bit càng cao thì
thời gian truyền 1 bit càng nhỏ thì thời gian chuyển mức logic càng phải nhỏ. Điều này làm
giới hạn tốc Baud và khoảng cách truyền.
c) Bit chẵn lẻ hay Parity bit
Đây là bit kiểm tra lỗi trên đường truyền. Thực chất của quá trình kiểm tra lỗi khi truyền
dữ liệu là bổ xung thêm dữ liệu được truyền để tìm ra hoặc sửa một số lỗi trong quá trình
truyền . Do đó trong chuẩn RS232 sử dụng một kỹ thuật kiểm tra chẵn lẻ.
Một bit chẵn lẻ được bổ sung vào dữ liệu được truyền để ch thấy số lượng các bit "1" được
gửi trong một khung truyền là chẵn hay lẻ.

Một Parity bit chỉ có thể tìm ra một số lẻ các lỗi chả hạn như 1,3,,5,7,9... Nếu như một
bit chẵn được mắc lỗi thì Parity bit sẽ trùng giá trị với trường hợp không mắc lỗi vì thế
không phát hiện ra lỗi. Do đó trong kỹ thuật mã hóa lỗi này không được sử dụng trong
trường hợp có khả năng một vài bit bị mắc lỗi.

2.2.3 Module chuyển đổi Analog-Digital AJ65VBTCU-68ADVN và Digita-Analogl


AJ65VBTCU-68DAVN.
a. Khái niệm về chuyển đổi Analog-Digital và ngược lại

Là một hệ thống thực hiện chuyển đổi một tín hiệu analog (tín hiệu tương tự) liên tục, ví dụ
như tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất, hay loadcell,... thành tín hiệu digital (tín
hiệu kĩ thuật số). Một hệ thống chuyển đổi có thể bao gồm một bộ phận phần cứng (như một bộ
tính toán độc lập) làm nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu analog (dưới dạng điện áp hay dòng điện)
thành các giá trị số (digital) đại diện cho cường độ điện áp hay tín hiệu đó. Thông thường, tín

-39-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
hiệu số ngõ ra (digital output) mang dạng nhị phân bù 2 tỉ lệ với giá trị ngõ vào, nhưng cũng có
một số khả năng khác.

b. Các công thức liên quan

Mối quan hệ giữa cài đặt bù/ khuếch đại và giá trị đầu ra kỹ thuật số.

 Độ phân giải thu được theo công thức sau:

Độ phân giải = ( Giá trị tăng – Giá trị bù )/ 4000

 Mối quan hệ giữa độ phân giải tối đa và giá trị đầu ra kỹ thuật số
Độ phân giải tối đa của AJ65VBTCU-68ADVN được chỉ định trong đặc điểm kỹ thuật hiệu
suất.
Nếu điều sau đây được thỏa mãn từ cài đặt bù / khuếch đại, giá trị đầu ra kỹ thuật số không
tăng / giảm một.

( Giá trị tăng – Giá trị bù )/ 4000 < Độ phân giải tối đa
 Tốc độ chuyển đổi

Tốc độ chuyển đổi cho biết thời gian từ khi thay đổi kênh đến hoàn thành chuyển đổi A / D.
Tốc độ chuyển đổi trên mỗi kênh của AJ65VBTCU-68ADVN là 1ms.
Do thời gian xử lý liên kết dữ liệu của hệ thống CC-Link, có một đường truyền trì hoãn cho
đến khi giá trị chuyển đổi A / D được đọc thực sự.
Để biết thời gian xử lý liên kết dữ liệu, ta tham khảo hướng dẫn sử dụng của mô đun chủ đã sử
dụng.
Ví dụ 1: Cài đặt trạm 1 thiết bị từ xa (trạm 1 trạm tớ tương thích)
Thời gian xử lý liên kết dữ liệu được thực hiện ở chế độ không đồng bộ khi mô đun chủ là
QJ61BT11 (giá trị bình thường)
[Biểu thức tính toán]

SM + LS × 1 + thời gian xử lý trạm thiết bị từ xa

-40-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

SM: Thời gian quét của chương trình trình tự trạm chủ
LS: Thời gian quét liên kết
Thời gian xử lý trạm thiết bị từ xa: (Số kênh được sử dụng + 1) × 1ms : Thời gian xử lý nội bộ
của AJ65VBTCU-68ADVN
Ví dụ 2) Cài đặt trạm 2thiết bị từ xa (trạm 2 tương thích)
Thời gian xử lý liên kết dữ liệu được thực hiện ở chế độ không đồng bộ khi mô đun chủ là
QJ61BT11N (giá trị bình thường)
[Biểu thức tính toán]
(a) Trong trường hợp đầu vào từ xa (RX), thanh ghi từ xa (RWw)

SM + LS × 1 × m + thời gian xử lý trạm thiết bị từ xa

(b) Trong trường hợp đầu ra từ xa (RY), thanh ghi từ xa (RWr)

SM + LS × 1 × (m + 1) + thời gian xử lý trạm thiết bị từ xa


SM: Thời gian quét của chương trình trình tự trạm chủ
LS: Thời gian quét liên kết
m: Hằng số 1
Thời gian xử lý trạm thiết bị từ xa: (Số kênh được sử dụng + 1 2 ) × 1ms
1: Cài đặt tuần hoàn mở rộng là gấp bốn lần trong mô-đun này, m = 7.
2: Thời gian xử lý nội bộ của AJ65VBTCU-68ADVN
2.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
2.3.1 Quá trình dạy học thực hành

Dạy học thực hành là quá trình tổ chức các hoạt động dạy học nhằm hình thành và phát
triển hệ thống kiến thức và kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề theo mục tiêu đào
tạo nghề nghiệp tương ứng. Đây là quá trình liên kết giữa lý thuyết và thực tế, được thực
hiện đúng lịch trình kế hoạch dạy học thực hành theo chương trình chi tiết của môn học đã
được phê duyệt. Dạy học thực hành có thể được tiến hành trên lớp, ngoài thực địa, phòng thí
nghiệm, xưởng trường, phòng học chuyên dùng.
-41-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
Tất cả các bài giảng thực hành đều phải tổ chức tương ứng với chương trình chi tiết môn
học đã được phê duyệt. Đề cương và phương pháp tiến hành do giáo viên được phân công
biên soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ nhiệm khoa và tổ trưởng bộ môn.

Bài giảng thực hành phải tiến hành theo phương pháp tích cực, mọi nhiệm vụ trong việc
rèn luyện tay nghề do học viên tự giải quyết. Giáo viên giảng dạy uốn nắn theo mục tiêu yêu
cầu của bài học thực hành. Giáo viên không làm thay cho học viên.

Tất cả những nội dung thực hành bắt buộc học viên phải tự thao tác luyện tập theo một qui
trình được qui định cho từng bài học, môn học dưới sự hướng dẫn chỉ đạo thống nhất của
giáo viên giảng dạy.

Nội dung thực hành là phương tiện để kiểm tra mức độ tự luyện tập của học viên, không
được biến bài giảng thực hành thành bài giảng lý thuyết. Chủ nhiệm khoa, tổ trưởng bộ môn
và giáo viên giảng dạy được phân công phải chịu trách nhiệm về nội dung và phương pháp
tiến hành bài giảng thực hành để đạt được mục tiêu yêu cầu đã đề ra.

2.3.2 Một số bài thực hành được tích hợp sẵn trên mô hình

Bài 1: Đèn giao thông

Bài 2: Điều khiển thiết bị thông qua Cc-link

Bài 3: Biến tần điều khiển động cơ

Bài 4: Điều khiển trục bằng mô-đun định vị QD75M4

2.4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH

Thông qua mô hình người học sẽ biết cách bố trí các thiết bị điện trên tủ, panel điều
khiển. Biết cách kết nối các thiết bị với nguồn điện cho phép, ghép nối các bộ cảm biến với
các bộ chuyển đổi, ghép nối các tín hiệu vào cho các bộ điều khiển lập trình (PLC)....ghép
nối tín hiệu ra, kết nối truyền thông giữa các thiết bị điều khiển (HMI - PLC - Biến tần -
Máy tính....).

2.4.1 Kỹ năng lập trình điều khiển PLC

-42-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
Mô hình " MÔ HÌNH DẠY HỌC DÙNG PLC MISUBISHI " sử dụng PLC của
hãng MISUBISHI đã rất phổ biến trên thị trường và được nhiều cơ sở đào tạo, doanh
nghiệp sử dụng. Người học được học tập và rèn luyện kỹ năng sử dụng các phần mềm lập
trình tương ứng với các bộ PLC với các kỹ năng sử dụng chuột, sử dụng phím tắt để lập
trình. Kỹ năng chỉnh định, nhập các thông số, nhận biết các lỗi khi soạn thảo chương
trình điều khiển, nạp chương trình điều khiển cho PLC.

2.4.2 Kỹ năng cài đặt và vận hành biến tần điều khiển động cơ KĐB 3 pha
Mô hình " MÔ HÌNH DẠY HỌC DÙNG PLC MISUBISHI " sử dụng 01 bộ biến
tần FR-E720-0.1K của hãng INVT. INVT tham gia vào thị trường các thiết bị điện - tự
động hóa công nghiệp vài năm gần đây và tạo dựng uy tín trên thị trường với thế mạnh
giá cả phải chăng - kỹ thuật đảm bảo. Người học được rèn luyện kỹ năng tra cứu tài liệu
kỹ thuật, kỹ năng sử dụng phím lập trình được tích hợp trên biến tần trên cơ sở các bài
tập mẫu được tác giả nghiên cứu biên soạn. Kỹ năng vận hành an toàn các hệ biến tần -
động cơ.

2.4.3 Kỹ năng ghép nối, chỉnh định, cài đặt và chọn chế độ làm việc cho các bộ cảm
biến.
Người học được rèn luyện kỹ năng ghép nối đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho các
bộ cảm biến đúng điện áp và tải cho phép. Kỹ năng chỉnh định khoảng cách cài đặt và
khoảng cách làm việc của các bộ cảm biến quang thông thường, cảm biến thông minh tự
học màu...

2.4.4 Kỹ năng thiết kế giao diện điều khiển trên màn hình HMI và PC
Người học được rèn luyện kỹ năng thiết kế một dự án điều khiển cho màn hình HMI
để kết nối điều khiển với PLC và biến tần...trên máy tính (PC) cũng như nạp và vận hành
trên màn hình HMI. Người học biết các lựa chọn các công cụ, gán địa chỉ, sắp xếp bố trí
giao diện hợp lý về không gian, màu sắc đảm bảo tính khoa học cũng như thuận tiện cho
người sử dụng.

-43-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
CHƯƠNG 3

TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ


3.1 YÊU CẦU CHUNG HỆ THỐNG
Mô hình cần thiết kế nhỏ gọn, dễ thao tác, có tính thẩm mỹ, trực
quan, lôi cuốn người học, khai thác tối đa chức năng của PLC, đồng thời
có thể sắp xếp, thay thế các module một cách dễ dàng. Mô hình gồm 2
phần chính là phần khung cơ và phần điện – điện tử. Một số thiết bị để
mô phỏng các chức năng của mô hình được thiết kế thêm để mô hình
được trực quan hơn.
3.2 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ PHẦN KHUNG
3.2.1 Bàn và khung giá
Phần bàn và khung giá có chức năng nâng đỡ các mô-đun trong hệ
thống. Phần khung được thiết kế theo tiêu chí chiều cao vừa tầm thao tác
của sinh viên và diện tích đủ nhỏ để tiết kiệm diện tích cho phòng học.
Hình dáng và kích thước được mô tả theo các hình sau đây:

Hình 3.1: Kích thước chân và mặt bàn


-44-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
Diện tích mặt bàn được thiết kế đủ để người học thao tác dễ dàng,
phù hợp với chiều dài phần khung giá. Chân bàn có chiều cao phù hợp
với tầm ngồi của người Việt Nam.

Hình 3.2: Kích thước khung giá

Phần khung được thiết kế làm 2 tầng với kích thước phù hợp với
phần bàn và mica thiết bị.

3.2.2 Phần bảng mica của thiết bị

Bảng mica có chức năng hiển thị các chân cắm, tên các phần tử của
các mô-đun trong mô hình. Phần bảng mica được thiết kế với kích thước
đồng nhất với chiều đứng của tất cả thiết bị, vừa với khung giá đồng thời
phải nhỏ gọn chứa được thiết bị và các cổng ngõ ra.

Sau đây là một số khung mica của các thiết bị:

-45-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

Hình 3.3: Thiết kế bảng mica HMI

Hình 3.4: Thiết kế bảng mica Sensor và Limit switch


-46-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

Hình 3.5: Thiết kế bảng mica Button và Switch

Hình 3.6: Thiết kế bảng mica Bộ nguồn


-47-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

Hình 3.7: Thiết kế bảng mica Bộ chuyển đổi Digital-Analog

Hình 3.8: Thiết kế bảng mica Bộ đèn


-48-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
3.3 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ PHẦN ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐIỀU
KHIỂN
3.3.1 Sơ đồ khối chung của hệ thống

Đây là mô hình có thể hoạt động riêng biệt từng khối và cũng có
thế ghép nhiều khối lại với nhau thành một hệ thống lớn. Trong đó các
thiết bị như PLC, HMI, biến tần, máy tính, định vị sử dụng nguồn 220
VAC và các công tắc, nút nhấn, cảm biến, cc-link, đèn hiển thị, các bộ
chuyển đổi tín hiệu sử dụng nguồn 24 VDC.

HMI

CÔNG TẮC - NÚT NHẤN ĐÈN HIỂN THỊ

CẢM BIẾN ĐỊNH VỊ

PLC

CHUYỂN ĐỔI DIGITAL-ANALOG BIẾN TẦN

USB
CHUYỂN ĐỔI ANALOG-DIGITAL CC-CLINK

COMPUTER

Hình 3.9: Sơ đồ chung của hệ thống

Sau khi cấp nguồn cho mô hình, máy tính được dùng trong việc
viết chương trình nạp vào PLC, ngoài ra nó cũng được dùng để điều
khiển, giám sát hoạt động của mô hình thông qua cổng giao tiếp USB.
Màn hình HMI với thiết kế nhỏ gọn kết nối với PLC theo chuẩn RS-232
-49-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
giúp giám sát và điều khiển hoạt động của các thiết bị như: Biến tần, Cc-
link, Module định vị, đèn hiển thị,....ngoài ra, các nút nhấn, cảm biến, các
bộ chuyển đổi tính hiệu cũng có chức năng điều khiển hoạt động của mô
hình.

3.3.2 Sơ đồ mô-đun Cc-link

Hình 3.10: Sơ đồ mô-đun CC-Clink

Các thiết bị điều khiển như công tắc, nút nhấn, cảm biến,...được
kết nối vào module AJ65SBTB1-16D1 có chức năng là input của mô-đun
Cc-link QJ61BT11N sau khi xử lí sẽ xuất tín hiệu ra mô-đun output
AJ65SBTB1-16T1 điều khiển đèn, quạt, bơm,...
Mô-đun cc-link này có thể điều khiển các thiết bị ở khoảng cách
xa thông qua các trạm I/O của nó.
3.3.3 Sơ đồ mô-đun Biến tần

Hình 3.11: Sơ đồ mô-đun Biến tần

Động cơ được điều khiển bằng biến tần FR-E700 kết hợp với mô-
đun cc-clink giúp giám sát và điều khiển từ xa thông qua màn hình HMI.

-50-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
3.3.4 Sơ đồ mô-đun định vị

Hình 3.12: Sơ đồ mô-đun định vị

Khối sensor có chức năng xác định vị trí của trục. Các động cơ servo
được điều khiển bởi mô-đun định vị QD75M4 thông qua Driver được
giám sát bởi màn hình HMI.

3.4 Tính toán và chọn thiết bị


3.4.1 Trạm CPU

Với yêu cầu lớn về giá thành, chất lượng sản phẩm và khả năng
đáp ứng đa dạng các cấu hình.

PLC Mitsubishi có ưu điểm các tính năng như: Giao tiếp truyền
thông, ngõ vào ra tương tự, bộ đếm ngõ vào tốc độ cao, ngõ ra phát xung
tốc độ cao, các module đọc nhiệt độ, loadcell,...Trạm CPU gồm những
thiết bị với các thông số sau:

Mitsubishi PLC Q38B là nền tảng của hệ thống Q Series. Tất cả


các mô-đun CPU được cài đặt trên nó, cùng với một bộ cấp nguồn, I/O và
các mô-đun chức năng đặc biệt. Bên cạnh việc hỗ trợ vật lý cho các mô-
đun thành phần, Mitsubishi PLC Q38B còn cho phép truyền thông và
phân phối điện giữa các mô-đun.

-51-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
Bảng 3.1 Thông số Base unit Q38B
Đặc điểm Hình ảnh
Nhà sản xuất: Mitsubishi
Phạm vi sử dụng: Q series
Số khe cắm: 8 I/O Slots và 1
Power Supply Slot

Kích thước: 328x98x44.1


(mm)
Bộ nguồn PLC Mitsubishi Q61P thiết kế nhỏ gọn với nguồn cấp 100-
240V-50Hz công suất nguồn ra 5VDC-6A thích hợp cho các bộ lập trình PLC
Mitsubishi dòng Q như: Q02HCPU, Q00UCPU, Q002UCPU, Q03ECPU...

Bảng 3.2: Thông số Power supply Q61P


Đặc Điểm Hình
ảnh
Nguồn điện vào: 200 đến 240VAC (170
đến 264VAC)
Tần số đầu vào: 50/60Hz ±5%
Giới hạn dòng lớn nhất: 105VA

Dòng ra định mức: 6A/5VDC,


6A/24VDC
Hiêu suất tối đa 70%
Bảo vệ quá dòng: tối đa 6.6A
Bảo vệ quá áp: 5.5 đến 6.5V

Kích thước: 98 x 55.2 x 90mm, khối


lượng: 0.31 Kg

-52-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
PLC họ Q là bộ điều khiển lập trình mạnh nhất của Mitsubishi tại
thời điểm hiện nay .
PLC họ Q của Mitsubishi cho phép người dùng kết hợp và lựa
chọn tốt nhất giữa CPU, công cụ truyền thông, module điều khiển mở
rộng và I/O trên cùng một nền tảng. Điều này cho phép người dùng cấu
hình hệ thống linh hoạt và hiệu quả đúng theo yêu cầu sử dụng. Linh hoạt
và phân quyền là đặc tính thiết kế chủ chốt làm cho dòng Q thực sự là
một nền tảng tự động hóa duy nhất. Người dùng có thể điều khiển các
loại máy móc riêng lẻ cũng như có thể quản lý toàn bộ thiết bị tất cả
cùng trên một nền tảng phần cứng. Đó thật sự là một nền tảng cho công
nghệ tự động của tương lai. Q-PLC đáp ứng các yêu cầu mở rộng của các
hệ thống sản xuất. Được tích hợp các kỹ thuật mới, công nghệ mới nên
đáp đã đáp ứng các nhu cầu về truyền thông từ đó sẽ phá bỏ hạn chế của
các bộ lập trình truyền thống .Điểm nổi bật của PLC dòng Q là kỹ
thuật multi-Processor , cho phép 4 CPU cùng tham gia xử lý tại cùng 1
thời điểm trong các quá trình điều khiển máy móc, điều khiển vị
trí, truyền thông … do đó tính năng thời gian được tăng cường. Đặc biệt
các PLC dòng Q được hỗ trợ các chức năng cho phép kết nối mạng
internet, cho phép truyền các Email cảnh báo đến cấp điều khiển cao hơn
ở khoảng cách rất xa.

-53-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
Bảng 3.3: Thông số CPU Q02HCPU

Đặc Điểm Hình


ảnh
Số điểm I /O: 4096 điểm

Số điểm thiết bị I/O: 8192 điểm

Dung lượng nhớ: Overall: < 32MByte

Bộ nhớ: RAM, ROM, FLASH


Dung lượng bộ nhớ chương trình: 1008
Kbytes

Cổng kết nối ngoại vi: USB và RS-232

Thẻ nhớ IF: Thẻ SRAM, thẻ FLASH và


thẻ ATA
Chu kỳ chương trình: 34ns/log.
instruction
Kích thước: 89.3 x 27.4x 98mm , khối
lượng: 0.2 Kg

Mô-đun QD75M4 thiết lập thông qua menu trong gx works2 không
cần phải lập trình.
Nhiều trục điều khiển bởi một mô-đun duy nhất để giảm thiểu khe
cắm trên đế cắm.
Nhiều mô-đun có thể được đặt trên đế cắm, đưa ra kiểm soát hơn
hàng chục trục.
Bắt đầu đồng thời 8 trục, với thời gian trễ rất ngắn( 0.1ms).
Loạt các trục chương trình điều khiển( điểm tới điểm, tốc độ/vị trí
chuyển đổi kiểm soát).

-54-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
Bảng 3.4: Thông số module QD75M4

Đặc Điểm Hình


ảnh
Số trục điều khiển: tối đa 4 trục
2-/3-/4 trục tuyến tính nội suy, 2 trục nội
suy tròn
Kết nối với SSCNET

Sô chân kết nối: 40 chân


Đơn vị điều khiển: mm, inch, degree,
pulse
Dữ liệu định vị: 600 dữ liệu / trục
Pin dự phòng: Q6BAT, Q170HBATC

Module I/O QH42P mở rộng ngõ vào/ra cho PLC Mitsubishi dòng
Q0UCPU, Q02HCPU, Q06HCPU, Q12HCPU ...
Bảng 3.5: Thông số module I/O QH42P
Đặc Điểm Hình
ảnh
Số đầu vào: 32

Điện áp đầu vào: 24V DC

Số đầu ra: 32

Điện áp đầu vào: 12 - 24V DC


Dòng điện ra 0.1A/ cổng

Thời gian đáp ứng: 1/5/10/20/70 ms

Cấp độ bảo vệ: IP2X

Kích thước: 98(H)x27.4(W)x90(D)

-55-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
CC-Link QJ61BT11N là 1 Fieldbus cho mạng truyền thông tốc độ cao
giữa các bộ điều khiển và thiết bị trường thông minh như I/O, cảm biến và bộ
truyền động trong các mạng lưới với hơn 60 trạm, nó cung cấp khả năng truyền
thông thật sự mà không cần lặp lại. Được hỗ trợ bởi mật độ rộng của thiết bị tự
động từ nhiều nhà máy, CC-Link cung cấp yếu tố truyền thông cho sản xuất tích
hợp và hiệu quả hoặc quá trình cơ sở thông qua cáp đơn. Sự đáp ứng thời gian
nhanh là kết quả của các giao thức đơn giản và hiệu quả cao. CC-Link bao hàm
nhiều đặc tính cấp cao như tính năng stand-by master, tháo gỡ và tự động trở về
chức năng Slave cũng như tự động khôi phục từ các tính năng lỗi truyền thông.
Có khả năn kết nối tương tác với nhiều thiết bị có hỗ trợ tương tác:
+ Các khối I/O
+ Màn hình cảm ứng HMI
+ Cụm van điện từ
+ Driver Servo
+ Máy tính …
Bảng 3.6: Thông số module CC-Link QJ61BT11N
Đặc Điểm Hình
ảnh

Tốc độ truyền tải: 156kbps, 625kbps,


2.5Mbps, 5Mbps, 10Mbps

Số modules tối đa: 64

Số lượng trạm chiếm: 1 to 4 trạm

Số điểm tối đa: CC-Link Ver.2

 Điều khiển I/O (RX, RY): 8192


điểm
 Điều khiển thanh ghi (RWw):
2048 điểm

-56-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
 Điều khiển thanh ghi (RWr):
2048 điểm .

Kết nối: Bus (RS-485)

Chiều dài cáp tối đa: CC-Link


Ver.1.10
Số đầu vào ra: 32 điểm
Kích thước
(HxWxD): 98x27.4x90mm

3.4.2 Màn hình HMI

GT1000 là loại màn hình tiêu chuẩn có kích thước 3,7 inches phù
hợp với kích thước của các thiết bị khác trong mô hình, sử dụng tương tác
giữa người và máy móc thông qua hiển thị LCD và tác động cảm ứng.
Sản phẩm giúp cho công việc trở nên dễ dàng hơn đối với người lập trình
và người vận hành máy, tương thích với nhiều dòng PLC trong đó có
PLC MITSHUBISHI.

Hình 3.13: Màn hình HMI GOT 1000

-57-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
Bảng 3.7: Thông số màn hình HMI GOT 1000
Mục Thông số kỹ thuật
Điện áp nguồn điện
100 đến 240VAC (+10%,-15%)
đầu vào
Tần số đầu ra 50/60Hz ±5%
39W hoặc nhỏ hơn (Khi đèn nền
Công suất tiêu thụ
tắt là 30W hoặc nhỏ hơn)
Thời gian lỗi nguồn Trong khoảng 20ms (100VAC
tức thời cho phép hoặc lớn hơn)
Điện áp chịu đựng
1500VAC trong 1 phút
được
Kích thước dây điện
0,75 đến 2 [mm2]
sử dụng
Kích thước màn hình 8,4 inch
Độ phân giải VGA: 640 x 480 [Chấm]
Màu sắc hiển thị 16 màu
Xấp xỉ 52000 giờ (Nhiệt độ môi
Tuổi thọ
trường vận hành 250C)
Bộ nhớ gắn sẵn 11MB (Để lưu dữ
Bộ nhớ
liệu dự án và hệ điều hành)
Kích thước bên
241(W) x 190 (H) x 52(D) [mm]
ngoài
Trọng lượng 1,8Kg
Gói phần mềm ứng
GT Designer3
dụng
RS-232, RS-442/485, Ethernet,
Giao diện gắn sẵn
USB

-58-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
3.4.3 Bộ nguồn Omron S8VS-09024A

Bộ nguồn xung ổn áp Omron S8VS-09024A công suất 90W, đầu


ra 24VDC - 2.5A nguồn cấp AC100-240 được thiết kế nhỏ gọn tính năng
cao cấp với màn hình LED chỉ thị các thông số: điện áp, dòng điện, thời
gian hoạt động và thời điểm cần bảo trì bộ nguồn. Dưới đây là một số
tính năng và thông số kỹ thuật của bộ nguồn xung ổn áp Omron S8VS-
09024A.

Bảng 3.8 Mô tả phần cứng Bộ nguồn Omron S8VS-09024A


Đặc Điểm Hình ảnh
Nguồn cấp: 100 - 240 VAC
(85 - 264 VAC).
Ngõ ra: 24VDC.
Công suất: 90W.
Hiệu suất:
70~80%.
Chức năng: Cấp nguồn cho
toàn bộ mô hình, bảo vệ
quá tải, quá áp.
Kiểu lắp đặt: Gá lắp mặt
trước và gá thanh ray

-59-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
3.4.4 Module CC-Link ngõ vào AJ65SBTB1-16D1

Bảng 3.9 Thông số Module CC-Link ngõ vào AJ65SBTB1-16D1


Đặc Hình ảnh
Điểm
Số điểm I /O: 4096
điểm
Số điểm thiết bị I/O:
8192 điểm
Dung lượng nhớ:
Overall: < 32MByte
Bộ nhớ: RAM, ROM,
FLASH
Dung lượng bộ nhớ
chương trình: 1008
Kbytes
Cổng kết nối ngoại
vi: USB và RS-232
Thẻ nhớ IF: Thẻ
SRAM, thẻ FLASH
và thẻ ATA
Chu kỳ chương trình:
34ns/log. instruction
Kích thước: 89.3 x
27.4x 98mm , khối
lượng: 0.2 Kg

-60-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
3.4.5 Module CC-Link ngõ ra AJ65SBTB1-16T1

Bảng 3.10 Thông số Module CC-Link ngõ ra AJ65SBTB1-16T1


Đặc Điểm Hình ảnh
Số điểm I /O: 4096 điểm
Số điểm thiết bị I/O: 8192
điểm
Dung lượng nhớ:
Overall: < 32MByte
Bộ nhớ: RAM, ROM,
FLASH
Dung lượng bộ nhớ chương
trình: 1008 Kbytes
Cổng kết nối ngoại vi: USB
và RS-232
Thẻ nhớ IF: Thẻ SRAM, thẻ
FLASH và thẻ ATA
Chu kỳ chương trình:
34ns/log. instruction
Kích thước: 89.3 x 27.4x
98mm , khối lượng: 0.2 Kg

3.4.6 Module Biến tần FR-E700

Biến tần Mitsubishi FR-E720 mạnh mẽ, công nghệ điểu khiển hiện
đại khiển chính xác không cần encoder.Khả năng quá tải tăng vượt trội
(200% 3s), chế độ cài đặt dễ dàng, vận hành hành êm ái và tuổi thọ cao là
dòng biến tần với đầy đủ các tính năng hữu ích, thân thiện với môi
trường.

-61-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
Bảng 3.11 Thông số Module Biến tần FR-E700
Đặc Điểm Hình ảnh
Số cực : 3P.

Dòng định mức: 0.8A.

Điện áp ngõ vào:


200~240VAC.
Công suất: 0.1kW
Kích thước (mm): W-W1
68-56.

Khối lượng (kg): 0.7.

Tiêu chuẩn: Tích hợp sẵn bộ


lọc EMC, PLC.
Tích hợp thêm cổng kết nối
màn hình rời, cồng USB kết
nối với PC.
Chức năng bảo vệ động cơ khi
quá tải, ngắn mạch khi đang
hoạt động.
Có thể gắn thêm card mở rộng
I/O, card truyền thông.

-62-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
CHƯƠNG 4

THI CÔNG HỆ THỐNG

4.1 GIỚI THIỆU

Sau khi đã phác thảo mô hình, tính toán thiết kế để đưa ra các linh kiện, trong phần này
nhóm sẽ tiến hành thi công thành mô hình thực tế.

Sau đây nhóm sẽ trình bày quá trình làm nhóm thi công hệ thống gồm 2 phần: Phần khung
và phần điện.

4.1.1 Thi công phần khung

Sau khi tính toán thiết kế phần khung nhóm tiến hành lắp ráp bàn và khung giá.

4.1.2 Thi công phần điện

Phần điện nhóm thục hiện các bước sau:

Bước 1: Gắn các thiết bị và chân jack vào bảng mica.

Bước 2: Hàn các chân thiết bị vào các chân jack tương ứng .

Bước 3: Đi gọn dây vào máng điện, đậy nắp máng.

Bước 4: Kiểm tra các kết nối bằng VOM để đo các phần đã thông mạch chưa.

Bước 5: Cấp điện cài đặt thông số, lập trình theo yêu cầu đặt ra. Hoàn thiện mô hình

-63-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

Hình 4.1: Thi công mô-đun Master Station

Hình 4.2: Thi công mô-đun HMI

-64-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

Hình 4.3: Thi công mô-đun Nguồn

Hình 4.4: Thi công mô-đun Cảm biến và công tắc hành trình

-65-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

Hình 4.5: Thi công mô-đun Trạm Cc-clink

Hình 4.6: Thi công mô-đun Chuyển đổi Digital sang Analog

-66-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

Hình 4.7: Thi công mô-đun Chuyển đổi Analog sang Digital

Hình 4.8: Thi công mô-đun Nút nhấn và Công tắc

-67-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

Hình 4.9: Thi công mô-đun Đèn hiển thị

Hình 4.10: Mặt trước mô hình

-68-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

Hình 4.11: Mặt sau mô hình


4.2 THI CÔNG HỆ THỐNG
4.2.1 Thi công phần khung
Phần khung sau khi được thiết kế, tính toán kích thước và tìm vật liệu phù hợp nhóm
tiến hành lắp ráp. Vật liệu làm khung và bàn phải đảm bảo chắc chắn, có tính thẩm
mỹ và độ bền cao.
4.2.2 Thi công phần điện
Các mô-đun sau khi được được thi công việc còn lại là gắn vào khung giá, các
mô-đun này có thể thay đổi vị trí cho nhau sao cho phù hợp với từng nội dung bài
học.
4.3 THI CÔNG MÔ HÌNH
Để thực nghiệm đề tài nhóm tiến hành thi công một số mô mình để kiểm tra hoạt
động và tính ổn định như:
4.3.1 Mô hình Điều khiển bàn XY kết hợp bàn xoay dùng QD75M4

-69-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

Hình 4.12: Thi công mô hình điều khiển trục dùng QD75M4
4.3.2 Mô hình điều khiển động cơ 3 pha sử dụng biến tần

Hình 4.13: Mô hình điều khiển động cơ 3 pha sử dụng biến tần
4.4 LẬP TRÌNH HỆ THỐNG
4.4.1 Mô tả hệ thống
Hệ thống gồm nhiều mô-đun hoạt động riêng lẻ hay có thể ghép nối nhiều
mô-đun lại với nhau thành một hệ thống theo yêu cầu của bài học.
4.4.2 Phần mềm lập trình

-70-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
4.4.2.1 Phần mềm GX Works2
GX Works2 là công cụ lập trình dùng để thiết kế, gỡ lỗi và duy trì chương trình trên
Window. GX Works2 quản lí các chương trình và thông số đầu vào của dự án cho mỗi CPU
điều khiển khả trình. Do đề tài có nhiều mô-đun khác nhau nên nhóm chọn 1 mô-đun để giới
thiệu các phần mềm lập trình.

Sau đây nhóm sẽ trình bày cách sử dụng phần mềm thông qua mô hình điều khiển trục
bằng mô-đun định vị QD75M4:

 Thiết lập thông số

Khởi động GX Works2, nhấn New hoặc Cttl+N để tạo Project mới, xuất hiện cửa sổ như bên
dưới, chọn loại CPU sử dụng và ngôn ngữ lập trình ,sau đó nhấn OK để tiếp tục.

Hình 4.14:Thiết lập PLC

Trong cửa sổ Navigation chọn Parameter → PLC Parameter. Sau đó chọn thẻ I/0 Assignment.
Xuất hiện của sổ sau:

-71-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

Hình 4.15:Giao diện thiết lập mô-đun

- PLC 1: nhấn Select PLC type, chọn Q02H.

- Intelligent: chọn module QD75M4

- Input : Chọn QX40

- Output : Chọn QY10

 Base setting: Nhấn Select module name

- Base name chọn: Standard type, Type name: Q38B.

- Power supply module name chọn: Standard, Type name: Q61P-A2.

-72-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

Hình 4.16:Thiết lập mô-đun

Cửa sổ I/O Assignment sau khi khai báo xong. Nhấn Check để kiểm tra lỗi, sau đó nhấn
End để kết thúc. Hình dưới mô tả sau khi đã thiết lập thông số.

Hình 4.17:Giao diện thiết lập thông số

-73-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
Sau khi thiết lập thành công thì sẽ xuất hiện module interlligent, nhấp vào đó nếu xuất
hiện như ảnh trên thì đã cấu hình thành công.

Hình 4.18: Cấu hình Parameter

Sau khi cấu hình Parameter xong thì tiến hành cấu hình cho Servo. Vào
Servo_Parameter.

Hình 4.19: Cấu hình cho Servo_Parameter

4.4.2.2 Thiết kế giao diện HMI


GT Designer3 là phần mềm hỗ trợ cho người dùng lập trình thiết kế giao diện mà hình
GOT trên máy tính. Sau đó, thực hiện việc đổ chương trình đã thiết kế từ PC vào GOT để vận
-74-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
hành. Ngoài ra GT Designer còn cho phép import dữ liệu có sẵn trên GOT vào máy tính để
chỉnh sửa hoặc import từ một project khác.

Thiết kế giao diện HMI

Bước 1: Tạo 1 new screen đặt tên “màn hình giới thiệu”.
Bước 2: Sử dụng Text để ghi các thông tin vào màn hình.
Bước 3: Tạo nút nhấn START để vào trang màn hình làm việc chính sử dụng Go To Screen
Switch. Double click vào nút nhấn vừa tạo, chọn trang màn hình cần chuyển → click “OK”.

 Màn hình giới thiệu


Màn hình giới thiệu chứa thông tin tên trường, khoa, đề tài, giáo viên hướng dẫn,
nhóm sinh viên thực hiện và một nút CONTROL để vào trang màn hình chính.

Hình 4.20: Giao diện màn hình chính

 Màn hình điều khiển


Có bảng điều khiển và bảng hiển thị trạng thái. Bảng điều khiển gồm có nút
START, STOP, MANUAL, AUTO. Nút START khởi động mô hình hoạt động. Nút
STOP dừng mô hình lại. Nút MANUAL đưa chương trình qua giao diện MANUAL
thực hiện chức năng. Nút AUTO chuyển sang giao diện màn hình AUTO thực hiện chức
năng. Bảng hiện thị trạng thái gồm các đèn thông báo các chức năng đang thực hiện.

-75-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
Như đèn QD75M4 sáng thì module đã kết nối thành công với CPU. Đèn Servo sáng thì
Motor sẳn sang hoạt động.

Hình 4.21: Giao diện điều khiển

 Màn hình MANUAL


Màn hình thể hiện vị trí và tốc độ của các trục khi mô hình hoạt động. Có các nút
nhấn như Poin, Jog, Return home, Stop. Nút Poin là chế độ điểm của trên đĩa. Với 4
vị trí đã được đánh dấu, nhấn vị trí thì trục sẽ theo vị trí đó với các cấp tốc độ khác
nhau. Nút Jog, chuyển mô hình sang giao diện Jog. Nút Return home đưa trục XY và
đĩa xoay về vị trí home. Nút nhấn Stop thì dừng mô hình lại.

Hình 4.22: Giao diện MANUAL


-76-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
 Chế độ poin
Nhấn nút này thì chuyển sang chế độ bắt các điểm trên đĩa, do người dùng tùy ý người dùng
muốn trục bắt theo điểm nào.

Hình 4.23: Chế độ bắt điểm

 Màn hình JOG


Giao diện điều khiển bằng tay các trục. Chọn tốc độ cho trục, nhấp JOG+ hay JOG-. Khi nhấn
JOG+ các trục sẽ chạy thuận và JOG- thì các trục sẽ chạy nghịch. Đối với trục thì JOG+ thì
xoay theo chiều kim đồng hồ, JOG- thì xoay theo chiều ngược kim đồng hồ. Nút nhấn

Hình 4. 24: Giao diện JOG

-77-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
 Màn hình JOG POSITION
Gọi data chạy với 2 cách là ABS và INC dành cho 2 trục. Ở đó người dùng có thể
cài đặt tốc độ và vị trí chạy cho 2 trục. Cài đặt xong thì nhấn jog để mô hình bắt đầu
hoạt động

Hình 4.25: Giao diện JOG POSITION

 Màn hình AUTO


Giao diện AUTO cho phép người dùng hoạt động mô hình với chế độ tự động. Để
bắt đầu hoạt động thì nhấn nút Auto để bắt đầu chế độ. Sau đó nhấn Start auto để bắt đầu
chế độ. Nhấn Stop thì dừng lại chế độ. Muốn đưa mô hình về vị trí home thì nhấn
Return home.

-78-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

Hình 4.26: Giao diện chế độ Auto

4.5 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH

Bài 1: Chương trình điều khiển biến tần

1. Mục đích
Nhằm cho sinh viên có điều kiện thực hành thực kế nắm bắt được chức năng biến tần, cách
hoạt động .
Cách cài đặt setup biến tần
Cách đấu dây nối mạch biến tần thông qua datasheet .
Cách vận hành biến tần thông qua màn hình HMI.
Cấu hình mạng cclink trong điều khiển biến tần .
2. Yêu cầu .
Bài thực hành trực quan trên mô hình thực tế yêu cầu sv phải kết nối dây theo sơ đồ, lập
trình giao tiếp với biến tần thông qua mang cclink ,đồng thời điều khiển qua HMI.

3. Chuẩn đầu ra.


Sinh viên sau khi học xong bài thực hành sẽ nắm rõ được cách kết nối với biến tần điều
khiển động cơ .

Cách thức cấu hình mang clink điều khiển thông qua màn hình HMI

-79-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
4. Nội dung thực hành
a) Hướng dẫn kết nối phần cứng và đấu dây.
 Hướng dẫn kết nối phần cứng

 Module
Biến tần
PLC
CCLINK

Hình 4.27: Sơ đồ khối hệ thống

Hình 4.28: Sơ đồ kết nối biến tần với module chủ

Việc kết nối giữa biến tần với module chủ được thực hiện thông qua các chữ viết tắt trên
mô hình.

-80-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

Hình 4.29: sơ đồ kết nối nguồn của biến tần

 Sơ đồ đấu dây

Hình 4.30 : sơ đồ đấu dây giữa biến tần với động cơ


-81-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
b) Hướng dẫn cấu hình và lập trình .
 Hướng dẩn cấu hình
Để cấu hình cho mạng cclink cho sử dụng biến tần sinh viên thực hiện các
bước bên dưới
 Mở chương trình và chọn vào mục cclink chọn cấu hình như hướng
dẫn bên dưới

Hình 4.31 Giao diện cho GXWork 2

Hình 4.32: cấu hình tham số cho moudle chủ


-82-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
 Cấu hình địa chỉ phần cứng module trong mục start IO
 Type chọn kiểu trạm thường là master stasion
 Remote input là giá trị sử dụng bắt đầu ngõ vào trong module
 Remote output là giá trị sử dụng bắt đầu ngõ ra trong module

c) Chương trình .

Hình 4.33: Chương trình cài đặt biến tần

5. Chú ý :
Không cắm trái nguồn khác với yêu cầu .
Các chân phải cắm đúng theo hướng dẫn trên .
Các panel chứa module ứng dụng phải đặt vào trên bảng thẳng hàng .

-83-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

6. Kết quả sau khi thực hành .


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Bài 2: Chương trình kết nối IO qua mạng CClink.

1. Mục đích :

Nhằm cho sinh viên có điều kiện thực hành thực kế nắm bắt được chức năng của module
CClink.
-84-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
Cách cài đặt mudule cclink với module IO.
Cách đấu dây nối mạch qua mạng cclink.
Cấu hình mạng cclink trong GX work.
2. Yêu cầu .
Giúp sinh viên hiểu rõ chức năng từng khối trong cấu hình cclink , đồng thời nắm rõ được
chức năng từng module trong kết nối , trạm chủ tớ , trạm cục bộ
 Kết nối trực tiếp cảm biến , nút nhấn thực hiện chức năng IO
 Kết nối module output với ngõ ra đến đèn nhằm thực hiện chức năng ngõ ra .
3. Chuẩn đầu ra.

Sau khi thực hành bài kết nối IO với mạng cclink sing viên sẽ có kiến thức về các module
IO và các kết nối vào ra với module này thong qua mạng cclink .

4. Nội dung thực hành :


a. Hướng dẫn kết nối phần cứng và đấu dây.
Hướng dẫn kết nối phần cứng:
Đặt module cần thí nghiệm lên bảng mô hình kết nối trực tiếp dùng giắc cắm nối các ký tự
giống nhau giữa biến tần và module trên panel.

Hình 4.34: Sơ đồ nối dây

-85-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

Hình 4.35: Sơ đồ kết nối nhà cung cấp

Module
PLC Khối IO
CCLINK

Hình 4.36: Sơ đồ khối kết nối thực tế trên mô hình

b. Hướng dẫn cấu hình và lập trình .

Hình 4.37: Chọn giao tiếp dùng mạng cclink

Vào mục cclink mở cửa sổ cấu hình ra .

-86-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

Hình 4.38: Cài đặt giá trị tham số ban đầu cho mạng cclink

c. Chương trình .

-87-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

Hình 4.39: Chương trình giao tiếp IO

5. Chú ý :
Không cắm trái nguồn khác với yêu cầu .
Các chân phải cắm đúng theo hướng dẫn trên .
Các panel chứa module ứng dụng phải đặt vào trên bảng thẳng hàng .

6. Kết quả sau khi thực hành .


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
-88-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………

Bài 3: Chương trình kết nối và sử dụng module QD75M4

1. Mục đích

Nhằm cho sinh viên có điều kiện thực hành thực kế chức năng của module control motion
Cách cài đặt ban đầu khi vận hành
Cách đấu dây từ mô hình đến bộ motion
Các bước cài đặt servo kết nối servo .
Các chức năng chuyên sâu trên module .
2. Yêu cầu .

Sinh viên phải tự đấu nối trực tiếp trên mô hình đến bộ control motion , đấu nối đến mô
hình.

Tự cấu hình được cho bộ motion điều khiển các chuyển động cơ bản , hiểu được chức năng
IO của module , các vùng nhớ cho phép điều khiển motion, các lệnh cơ bản cho chức năng
motion.

3. Chuẩn đầu ra.

Sau khi thực hành bài module QD75M4 sinh viên nắm đươc chức năng của module các
cách kết nối , hiểu được các chức năng motion trên module , sử dụng được các lệnh cơ bản .

-89-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
4. Nội dung thực hành :
a. Hướng dẫn kết nối phần cứng và đấu dây.
 Hướng dẫn kết nối phần cứng

 Module Khối motion


PLC
 QD75M4

Hình 4.40: Sơ đồ khối hệ thống

 Sơ đồ đấu dây .

Hình 4.41: Sơ đồ kết nối và các tín hiệu trong QD75M4

-90-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

Hình 4.42 Sơ đồ kết nối với driver trong motion

b. Hướng dẫn cấu hình và lập trình .


 Hướng dẩn cấu hình .
 QD75M4 là module diều khiển 4 trục hỗ trợ các chuyển động cơ bản và
các hàm nội suy như : nội suy tuyến tính nội suy cung tròn …
 Cho phép cấu hình chức năng khi sử dụng
 Hổ trợ mạng SSCNET cho phép lien kết với thiết bị bên ngoài
 Các bước cấu hình và sử dụng QD75M4

Hình 4.43 Chọn vào module QD75M4

Cấu hình các tham số cơ bản .

-91-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

Hình 4.44 Các thông số cơ bản QD75M4

 Cài đặt đơn vị chuyển động trong mục unit setting


 Số xung trên một vòng quay
 Khoảng dịch chuyển trên một vòng quay .
 Cài dặt tham số servo
 Chọn loại servo cần giao tiếp
 Chọn tốc độ cao nhất của motor .
 Set up parameter lần lượt theo nhu cầu sử dụng
 Chọn mục đếm xung hồi tiếp .
 Cài đặt tham số các trục theo yêu cầu
 Vào mục operater pattern chọn kiểu hoạt động
End là thoát sau khi xong chu trình
Cont hoạt động tiếp tục
Location hoạt động cục bộ .

-92-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI

 Mục control system chọn kiểu điều khiển bao gồm các phương pháp nội
suy .
 Mục axis interporlar : chọn trục được nội suy

Sau khi cài đặt tất cả các trục tiến hành lưu lại

c. Chương trình .

-93-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
5. Chú ý :
Không cắm trái nguồn khác với yêu cầu .
Các chân phải cắm đúng theo hướng dẫn trên .
Các panel chứa module ứng dụng phải đặt vào trên bảng thẳng hàng .
6. Kết quả sau khi thực hành .
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………

-94-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
CHƯƠNG 5

KẾT QUẢ, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

5.1 KẾT QUẢ

Sau 3 tháng nghiên cứu và thực hiện đề tài nhóm chúng em đã thực hiện được các kết
quả như sau:

- Thiết kế và thi công được mô hình dạy học PLC MITSHUBISHI hoàn thiện với nhiều
mô-đun giúp khai thác nhiều chứa năng của PLC như điều khiển biến tần, mạng cc-link, định
vị,...

- Sử dụng được các phần mềm lập trình PLC MITSHUBISHI và phần mềm thiết kế giao
diện HMI.

- Thành thạo các tính năng và cài đặt được một số thiết bị như biến tần, cảm biến, cc-
link...

5.2 NHẬN XÉT

- Ưu điểm:

+ Mô hình hoạt động ổn định với nhiều mô-đun đa dạng phong phú.

+ Đảm bảo tính thẩm mỹ, tiện lợi trong việc nâng cấp, thay thế, sữa chữa và tháo lắp dễ
dàng.

+ Người học có thể

+ Thông qua mô hình người học sẽ biết cách bố trí các thiết bị điện trên khung giá, nhận
dạng được thiết bị, quan sát và tìm hiểu trực quan về cấu trúc một bộ điều khiển lập trình
PLC.Biết cách kết nối các thiết bị với nguồn điện cho phép, ghép nối các bộ cảm biến với các
bộ chuyển đổi, ghép nối các tín hiệu vào cho các bộ điều khiển lập trình PLC....ghép nối tín
hiệu ra, kết nối truyền thông giữa các thiết bị điều khiển HMI, Cc-clink, Biến tần, Máy tính,...

- Nhược điểm:
-95-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
+ Sách hướng dẫn viết còn đơn giản.

5.3 ĐÁNH GIÁ

Nhìn chung mô hình được thiết kế và thi công đúng tiến độ, đạt được các chỉ tiêu, yêu
cầu ban đầu đề ra.

-96-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

6.1 KẾT LUẬN

Thiết kế và thi công hoàn thiện mô hình dạy học để đưa ra ứng dụng phục vụ học tập và
trong thực tế.
Điều khiển và giám sát hoạt động của mô hình thông qua màn hình HMI.
Kết nối và điều khiển được các thiết bị khác bên ngoài như điều khiển động cơ 3 pha
qua biến tần, điều khiển được động cơ sevor thông qua mô-đun định vị vị trí.
Tìm hiểu và nghiên cứu phát triển sâu hơn về mô hình PLC MITSUBISHI trong thực tế.
6.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN

- Có thể nâng cấp thêm mô-đun điều khiển thiết bị thông qua mạng không dây như:
internet, bluetooth, ...

-97-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] E-learning AC Servos-MELSERVO (hardware)


http://www.mitsubishielectric.com/fa/assist/e-learning/pdf/vie/4-
MOTION_Basics_HW_fod_vie.pdf
[2] E-learning AC Servos-MELSERVO (real mode SFC)
http://www.mitsubishielectric.com/fa/assist/e-learning/pdf/vie/4-
MOTION_Basics_Real_Mode_SFC_fod_vie.pdf

http://dl.mitsubishielectric.com/dl/fa/document/manual/servo/sh030051/sh030051g.pdf

[3] I/O Module Type Building Block User's Manual

http://dl.mitsubishielectric.com/dl/fa/document/manual/plc/sh080042/sh080042ad.pdf

[4] QCPU User's Manual (Hardware Design, Maintenance and Inspection)

http://dl.mitsubishielectric.com/dl/fa/document/manual/plc/sh080483eng/sh080483engat.p
df

http://dl.mitsubishielectric.com/dl/fa/document/manual/ssc/ib0300113/ib0300113b.pdf

[5] Qd75M4 manual

https://dl.mitsubishielectric.com/dl/fa/document/manual/ssc/ib0300062/ib0300062c.pdf

-98-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN THỚI
PHỤ LỤC

-99-

You might also like