You are on page 1of 63

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

---------------

NGUYỄN BÁ DUY

Đề tài:

NGHIÊN CỨU GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN TIẾT


KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO MẠNG CẢM BIẾN
KHÔNG DÂY
(Energy economical Routing Protocol for Wireless
Sensor Networks)

LUẬN VĂN THẠC SỸ


Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Mã ngành: 60480201

TP. HCM, tháng 7/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---------------

NGUYỄN BÁ DUY

Đề tài:

NGHIÊN CỨU GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN TIẾT


KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO MẠNG CẢM BIẾN
KHÔNG DÂY
(Energy economical Routing Protocol for Wireless
Sensor Networks)

LUẬN VĂN THẠC SỸ


Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Mã ngành: 60480201

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.LÊ ĐÌNH TUẤN

TP. HCM, tháng 7/2017


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Nguyễn Bá Duy Giới tính: Nam


Ngày, tháng, năm sinh: 02/01/1983 Nơi sinh: TP.HCM
Chuyên ngành: Công nghệ Thông tin MSHV: 1541860002

I- Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO
MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu các giao thức định tuyến tiết kiệm năng lượng cho
mạng cảm biến không dây. Đề xuất giao thức định tuyến tiết kiệm năng lượng trong
mạng cảm biến không dây.

III- Ngày giao nhiệm vụ: 27/9/2016


IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 01/7/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)
PGS.TS. LÊ ĐÌNH TUẤN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

PGS.TS. LÊ ĐÌNH TUẤN


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : ……………………………………….


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 19 tháng 11 năm 2017

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT Họ và tên Chức danh Hội đồng


1 PGS.TS. Đỗ Phúc Chủ tịch
2 TS. Nguyễn Hà Giang Phản biện 1
3 TS. Trần Minh Thái Phản biện 2
4 TS. Nguyễn Thị Thúy Loan Ủy viên
5 TS. Lê Thị Ngọc Thơ Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của riêng cá nhân
tôi, là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu khoa học từ trước đến nay. Trong
toàn bộ nội dung của luận văn, những điều được trình bày là của cá nhân tôi và được
tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng
và được trích dẫn hợp pháp.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định
cho lời cam đoan của mình.
Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Bá Duy

1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Lê Đình
Tuấn bởi nhờ sự động viên, chỉ bảo tận tình, truyền đạt những kiến thức mới cũng
như tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn Khoa CNTT, Thầy Trưởng Khoa CNTT (PGS.TS. Võ Đình Bảy) đã
tạo điều kiện, giới thiệu Thầy hướng dẫn để em có thể hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin cảm ơn quý Thầy Cô tại trường HUTECH đã truyền dạy những
kiến thức cho em trong 2 năm học qua.
Trong quá trình làm luận văn, không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.


Tp, Hồ Chí Minh, ngày tháng 07 năm 2017
Học viên Nguyễn Bá Duy

2
TÓM TẮT
Mạng cảm biến không dây (WSN) có thể hiểu đơn giản là mạng liên kết các
node với nhau bằng kết nối sóng vô tuyến, trong đó các node mạng thường là các
thiết bị đơn giản, nhỏ gọn, giá thành thấp… và có số lượng lớn, được phân bố không
có hệ thống trên một diện tích rộng, sử dụng nguồn năng lượng hạn chế và có thể hoạt
động trong môi trường khắc nghiệt (chất độc, ô nhiễm, nhiệt độ cao,…).
Các ứng dụng của mạng cảm biến thường được áp dụng trong y học, quân sự,
môi trường, giao thông,…
Mặc dù trước đây đã có nhiều giao thức định tuyến khác nhau được áp dụng
trong mạng cảm biến, nhưng hầu hết các giao thức này vẫn chưa được chú trọng đến
vấn đề vừa tiết kiệm năng lượng vừa đảm bảo độ tin cậy trong việc truyền dữ liệu,
cho nên đây vẫn là vấn đề thách thức đối với các giao thức định tuyến trong mạng
cảm biến không dây.
Chính vì vậy, mục tiêu chính của đề tài này là chúng ta sẽ nghiên cứu một giao
thức định tuyến tiết kiệm năng lượng – đảm bảo độ tin cậy truyền dữ liệu cho mạng
cảm biến không dây bằng cách đề xuất một giao thức mới dựa trên một hoặc nhiều
giao thức tiết kiệm năng lượng đã có. Quá trình nghiên cứu đề tài được thực hiện
trong 4 giai đoạn:
1) Giai đoạn 1: Nghiên cứu về các giao thức định tuyến cổ điển
2) Giai đoạn 2: Đề xuất 1 giao thức định tuyến mới dựa trên hoặc kết hợp
từ nhiều giao thức trước đó.
3) Giai đoạn 3: Chạy thực nghiệm giao thức định tuyến mới để so sánh mức
năng lượng với các giao thức cũ.
4) Giai đoạn 4: Đánh giá, kết luận và nêu ra những hướng phát triển trong
tương lai để hoàn thiện giao thức hơn.

3
ABSTRACT
Wireless Sensor Network can be simple understand a network node links with
the connection with the wireless networks, which the node are a simple units, smallly,
low value and quantity are large. They are distributed without a system on wide area,
use the limited energy and can work in the harsh environment (poison, pollution, high
temperature,...)
The applications of sensor networks are often applied in medicine, military,
environment, transportation, ...
Although many different routing protocols have been used in the sensor network
before, most of these protocols have not been focused on energy efficiency and
reliability in data transmission. So this is still a challenge for routing protocols in
wireless sensor networks.
Therefore, the main goal of this subject is to study an energy-efficient routing
protocol - ensuring data transmission reliability for wireless sensor networks by
proposing a new protocol based on one or more energy saving protocols already. The
research process is conducted in four phases:
1) Phase 1: Research on classical routing protocols
2) Phase 2: Proposed a new routing protocol based on or merged from many
previous protocols.
3) Phase 3: Run a new routing protocol experiment to compare energy levels
with old protocols.
4) Phase 4: Evaluate, conclude, and outline future developments orient to
improve the protocol.

4
MỤC LỤC

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU .............................................................................................10


1) Đặt vấn đề ....................................................................................................10
2) Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................10
3) Mục tiêu của đề tài.......................................................................................11
4) Giới hạn của đề tài .......................................................................................12
5) Đóng góp chính của đề tài ...........................................................................12
6) Bố cục của đề tài ..........................................................................................12
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ WSN & NỀN TẢNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......14
1) Giới thiệu về WSN ......................................................................................14
 Khái niệm ....................................................................................................14
 Các ứng dụng ...............................................................................................14
2) Cấu trúc mạng WSN ....................................................................................18
 Cấu trúc........................................................................................................18
 Sự khác nhau giữa mạng WSN và mạng truyền thống ...............................20
3) Các giao thức định tuyến trong mạng cảm biến không dây ........................20
 Giao thức AODV (Ad hoc On demand Distance Vector) [7]: ....................20
 Giao thức REL (Routing Protocol Based on Energy and Link Quality) [8]:
22
 Giao thức LABILE (link quAlity-based lexIcaL routing mEtric) [9]: ........23
4) Các cơ sở lý thuyết khác ..............................................................................24
 Mô hình mạng OSI ......................................................................................24
 Lớp mạng (Network) trong mô hình OSI ....................................................26
 Các nút (nodes) cảm biến là gì ....................................................................27
CHƯƠNG III: GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO
MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY .........................................................................29
1) Giới thiệu tổng quan về mô hình mạng và cơ sở lý thuyết..........................29
a) Mô hình kết nối giữa các nút mạng cảm biến không dây dựa trên cấu trúc
phẳng (các nút đồng nhất) .................................................................................29
b) Mô hình Network (Modelling network):..................................................30
c) Mô hình tiêu thụ năng lượng (Energy consumption model): ...................31

5
2) Giả sử (Assumption): ...................................................................................32
3) Mô hình năng lượng tiêu thụ sử dụng: ........................................................33
4) Giao thức eACK: .........................................................................................33
a) Mô tả: .......................................................................................................33
b) Phân tích năng lượng tiêu thụ: .................................................................34
5) Giao thức iACK: ..........................................................................................37
a) Mô tả: .......................................................................................................37
b) Phân tích năng lượng tiêu thụ: .................................................................38
6) Giao thức Combine-ACK ............................................................................41
a) Mô hình: ...................................................................................................41
b) Phân tích năng lượng tiêu thụ: .................................................................43
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ................................45
1) Môi trường thực nghiệm ..............................................................................45
2) Tiêu chí đánh giá .........................................................................................45
3) Dữ liệu thực nghiệm ....................................................................................45
4) So sánh mức năng lượng .............................................................................48
5) Nhận xét, đánh giá .......................................................................................55
6) Các nghiên cứu liên quan: ...........................................................................55
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .........................................57
1) Kết luận........................................................................................................57
2) Hướng phát triển/nâng cấp trong tương lai .................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................58

6
DANH MỤC CÁC HÌNH
 Hình 2.1 Ứng dụng trong quân sự ................................................................. 15

 Hình 2.2 Ứng dụng trong an ninh quốc gia .................................................... 16

 Hình 2.3 Ứng dụng trong bảo vệ môi trường ................................................. 16

 Hình 2.4 Ứng dụng trong thươg mại.............................................................. 17

 Hình 2.5 Ứng dụng trong y học ..................................................................... 18

 Hình 2.6 Ứng dụng trong gia đình ................................................................. 18

 Hình 2.7 Cấu trúc gói tin RREQ.................................................................... 21

 Hình 2.8 Cấu trúc gói tin RREP .................................................................... 21

 Hình 2.9 Mô hình mạng OSI ......................................................................... 26

 Hình 2.10 Cấu trúc 1 node mạng .................................................................. 28

 Hình 3.1 Mạng lưới cảm biến ........................................................................ 29

 Hình 3.2 Mô hình truyền dữ liệu các nút cảm biến ........................................ 30

 Hình 3.3 Cấu trúc gói tin ............................................................................... 31

 Hình 3.4 Mô hình truyền dữ liệu của giao thức iACK ................................... 38

 Hình 3.5 Mô hình truyền dữ liệu của giao thức Combine-ACK ..................... 42

 Hình 4.1 Biểu đồ E1, E2, E3 khi p=0,5; q=0,9 .............................................. 49

 Hình 4.2 Biểu đồ E1, E2, E3 khi p=0,5; q=0,5 .............................................. 50

 Hình 4.3 Biểu đồ E1, E2, E3 khi p=0,5; q=0,1 .............................................. 51

 Hình 4.4 Biểu đồ E1, E2, E3 khi p=0,3; q=0,9 .............................................. 52

 Hình 4.5 Biểu đồ E1, E2, E3 khi p=0,3; q=0,5 .............................................. 53

 Hình 4.6 Biểu đồ E1, E2, E3 khi p=0,3; q=0,1 .............................................. 54

 Hình 4.7 Biểu đồ so sánh mức năng lượng của EER-ACK ............................ 56

7
DANH MỤC CÁC BẢNG
 Bảng 4.1 Bảng giá trị p, q.............................................................................. 46

 Bảng 4.2 Bảng giá trị N(i,β) .......................................................................... 46

 Bảng 4.3 Bảng giá trị E1 ............................................................................... 47

 Bảng 4.4 Bảng giá trị E2 ............................................................................... 47

 Bảng 4.5 Bảng giá trị E3 ............................................................................... 48

 Bảng 4.6 Bảng so sánh giá trị năng lượng của EER-ACK ............................. 56

8
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

IoT Internet of things Mạng các thiết bị kết nối internet


WSN Wireless Sensor Network Mạng cảm biến không dây
Định tuyến dựa vào mức năng
REL Routing by Energy and Link quality
lượng và chất lượng kết nối
Thiết bị nhận dạng bằng sóng vô
RFID Radio-Frequency IDentification
tuyến
BS Base Station Trạm trung tâm
QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ
Chỉ số cường độ tín hiệu nhận
RSSI Received Signal Strength Indicator
được
LQI Link Quality Indicator Chỉ số chất lượng liên kết
Định tuyến cự ly véc tơ theo yêu
AODV Ad hoc On demand Distance Vector
cầu tùy biến
RREQ Route Request Yêu cầu tuyến
RREP Route Reply Phản hồi tuyến
ACK Acknowledgement Tin báo nhận (tin phản hồi)
eACK Explicit acknowledgement Tin phản hồi rõ ràng
iACK Implicit acknowledgement Tin phản hồi ẩn
Energy Efficient Unicast Routing
EEURP
Protocol
LQE Link Quality Estimator Ước lượng chất lượng kết nối
Giao thức định tuyến dựa vào chất
LQRP Link Quality Routing Protocol
lượng kết nối
SNR Signal-Noise-Ratio Tỷ lệ nhiễu tín hiệu
LDR Link Delivery Ratio Tỷ lệ đường truyền
PER Packet Error Rate Tỷ lệ gói tin lỗi
PDR Packet Delivery Ratio Tỷ lệ chuyển tiếp gói tin
Comebine-
Combine Acknowledgement Tin phản hồi kết hợp
ACK
ETX Expected Transmission Số lần truyền kỳ vọng
WRP Wireless Routing Protocol Giao thức định tuyến không dây
Low Energy Adaptive Clustering Giao thức phân cấp theo cụm
LEACH
Hierarchy thích ứng năng lượng thấp
MHF Minimum Hop Field

9
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1) Đặt vấn đề

Mạng cảm biến không dây (Wireless Sensor Networks) là một mạng bao gồm
nhiều nút cảm biến (sensor nodes) có khả năng cảm biến môi trường cụ thể nào đó
như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, hình ảnh, tiếng động,…Các nút cảm biến có khả
năng giao tiếp không dây với nhau tạo thành một mạng gọi là mạng cảm biến
không dây. Mạng cảm biến không dây được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như
môi trường, thành phố thông minh, công nghiệp, y học, quân sự,…

Trước những ưu điểm đa dạng mà mạng cảm biến không dây (WSN) mang
lại vẫn còn tồn tại những thách thức trong mạng cảm biến (Sensor Networks), đó
chính là nguồn năng lượng hạn chế trong các nút cảm biến (sensor nodes). Các ứng
dụng WSN thường yêu cầu hệ thống phải đảm bảo nguồn năng lượng để duy trì
hoạt động trong thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, hoặc thậm chí nhiều năm như
các ứng dụng theo dõi cháy rừng, xử lý nguồn nước,…

Từ yêu cầu trên, đề tài này nghiên cứu và xây dựng một giao thức định tuyến
truyền dữ liệu dựa trên tiêu chí năng lượng và chất lượng kết nối (Energy-efficient
and Link Quality) cho các ứng dụng của WSNs. Để tăng độ ổn định và hiệu quả
sử dụng năng lượng, giao thức định tuyến truyền dữ liệu dựa trên xác suất chất
lượng kết nối và xác suất tin phản hồi.

2) Tính cấp thiết của đề tài

WSN đang thu hút sự chú ý đáng kể từ các trường đại học, các ngành công
nghiệp, những người dân và chính phủ cho các ứng dụng, chẳng hạn như y tế, giám
sát môi trường và các tòa nhà thông minh. WSN có thể kết nối giữa các thiết bị
thông minh mọi lúc, mọi nơi, và tất cả mọi thứ. Trong bối cảnh này, mạng cảm
biến không dây đóng một vai trò quan trọng trong việc gia tăng phạm vi của mạng

10
thông qua các thiết bị thông minh với chi phí thấp và dễ dàng triển khai. Tuy nhiên,
các nút (nodes) cảm biến lại bị hạn chế về mặt năng lượng, chip xử lý và bộ nhớ,…

Về phần cứng: Từ năm 1999 đến nay, những nhà sản xuất đã không ngừng
nghiên cứu-phát triển các công nghệ nano, nhằm giảm kích thước và hoàn thiện
hơn để tăng tốc độ xử lý, khả năng kết nối – xử lý dữ liệu và giảm thiểu việc tiêu
thụ năng lượng cũng như giảm chi phí.

Về phần mềm: Đã có không ít các nhà khoa học trên thế giới không ngừng
nghiên cứu và đưa ra những giao thức định tuyến khác nhau để cải thiện các phân
lớp trong cấu trúc mạng cảm biến, chẳng hạn như giao thức định tuyến AODV
(giao thức định tuyến vector theo yêu cầu), WRP (giao thức định tuyến không dây),
LEACH (giao thức phân cấp theo cụm thích ứng năng lượng thấp),…Nhưng cuối
cùng, những giao thức định tuyến này vẫn còn bị hạn chế về mặt năng lượng trong
các ứng dụng đòi hỏi phải nhận và gửi dữ liệu trong thời gian dài (ứng dụng theo
dõi cháy rừng), vì vậy các giao thức định tuyến này ít được triển khai rộng rãi.

Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết hiện nay là nghiên cứu một giao thức định
tuyến truyền dữ liệu dựa trên tiêu chí tiết kiệm năng lượng và chất lượng kết nối
(Routing by Energy and Link quality).

3) Mục tiêu của đề tài

 Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu chính hướng đến của đề tài là nghiên cứu
một giao thức định tuyến truyền dữ liệu dựa trên tiêu chí tiết kiệm năng lượng. Từ
đó có thể áp dụng rộng rãi trong hầu hết các ứng dụng đòi hỏi phải nhận và gửi dữ
liệu trong thời gian dài, mà không thể thay thế nguồn năng lượng thường xuyên
được.

 Mục tiêu cụ thể:

Tìm hiểu về các giao thức định tuyến truyền dữ liệu tiết kiệm năng
lượng cho mạng cảm biến không dây, đánh giá và so sánh các loại giao thức truyền
dữ liệu này.

11
Nghiên cứu giao thức định tuyến truyền dữ liệu tiết kiệm năng lượng
cho mạng cảm biến không dây bằng cách đề xuất mới dựa trên một hoặc nhiều
giao thức tiết kiệm năng lượng đã có.

Xây dựng giao thức truyền dữ liệu mới và thực nghiệm, so sánh, đánh
giá hiệu quả sử dụng năng lượng của giao thức mới so với các giao thức truyền dữ
liệu phổ biến khác.

4) Giới hạn của đề tài

Trong khuôn khổ cho phép, đề tài chỉ nghiên cứu giao thức truyền dữ liệu tiết
kiệm năng lượng trong 1 giao thức định tuyến lớn. Từ đó đề xuất 1 giao thức truyền
dữ liệu mới (Combine-ACK) tiết kiệm năng lượng hơn các giao thức truyền thống
trước đây (eACK, iACK).

5) Đóng góp chính của đề tài

Nghiên cứu và phân tích mô hình năng lượng tiêu thụ của 2 giao thức định
tuyến cho mạng cảm biến không dây là giao thức eACK và iACK.

Dựa trên mô hình năng lượng tiêu thụ của 2 giao thức trên, đề xuất giao thức
định tuyến cho mạng cảm biến không dây gọi là Combine-ACK.

So sánh và đánh giá giao thức đề xuất (Combine-ACK) với 2 giao thức eACK
và iACK. Kết quả thực nghiệm cho thấy giao thức Combine-ACK có thể tiết kiệm
năng lượng tiêu thụ đến đến 73% khi so sánh với eACK và 61,88% khi so sánh với
iACK.

6) Bố cục của đề tài

Đề tài được chia làm 5 chương chính, bao gồm nội dung tóm tắt mỗi chương
như sau:

Chương I: Mở đầu

Đặt những vấn đề liên quan đến đề tài, còn những việc chưa thực hiện được
nhưng đang là vấn đề cấp thiết hiện nay, chính vì vậy nêu những mục tiêu chính

12
của đề tài để giải quyết các vấn đề trên, giới hạn những công việc cần làm chính
yếu.

Chương II: Tổng quan về WSN và nền tẳng cơ sở lý thuyết

Giới thiệu tổng quan về mạng cảm biến không dây và các ứng dụng trong mạng
cảm biến.

Nghiên cứu về các giao thức định tuyến trong mạng cảm biến được áp dụng
trên thế giới.

Nêu khái quát về mô hình mạng OSI và các cơ sở lý thuyết khác.

Chương III: Giao thức định tuyến tiết kiệm năng lượng cho mạng cảm biến
không dây

Giới thiệu về các mô hình mạng và cơ sở lý thuyết về các giao thức định tuyến
cần nghiên cứu để cải tiến hoặc đề xuất mới.

Nghiên cứu và giới thiệu về giao thức eACK, iACK. Nêu những ưu, khuyết
điểm của 2 giao thức trên. Chứng minh hiệu quả sử dụng năng lượng của 2 giao
thức.

Từ những khuyết điểm của 2 giao thức trên, đề xuất 1 giao thức mới (Combine-
ACK) kết hợp từ 2 giao thức này để khắc phục những khuyết điểm vẫn còn tồn tại.

Chương IV: Kết quả thực nghiệm và đánh giá

Chạy thực nghiệm trên các môi trường thử nghiệm, nêu các tiêu chí so sánh và
đánh giá của 3 giao thức.

Đánh giá, phân tích các giá trị thực nghiệm

Chương V: Kết luận và hướng phát triển

Kết luận cuối cùng về giao thức định tuyến đã đề xuất, những ưu, nhược điểm
của giao thức và hướng phát triển trong tương lai để giao thức hoàn thiện hơn.

13
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ WSN & NỀN TẢNG CƠ SỞ
LÝ THUYẾT

1) Giới thiệu về WSN

 Khái niệm

- Mạng cảm biến không dây (WSN) có thể hiểu đơn giản là mạng liên kết các
node với nhau bằng kết nối sóng vô tuyến (RF connection) trong đó các node mạng
thường là các thiết bị đơn giản , nhỏ gọn, giá thành thấp ... và có số lượng lớn,
được phân bố một cách không có hệ thống (non-topology) trên một diện tích rộng
(phạm vi hoạt động rộng), sử dụng nguồn năng lượng hạn chế (pin), có thời gian
hoạt động lâu dài (vài tháng đến vài năm) và có thể hoạt động trong môi trường
khắc nghiệt (chất độc, ô nhiễm, nhiệt độ ...).

- Các node mạng thường có chức năng sensing (sensor node): cảm ứng, quan
sát môi trường xung quanh như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ... theo dõi hay định vị
các mục tiêu cố định hoặc di động ... Các node giao tiếp ad-hoc với nhau và truyền
dữ liệu về trung tâm (base station) một cách gián tiếp bằng kỹ thuật multi-hop.

- Lưu lượng (traffic) dữ liệu lưu thông trong WSN là thấp và không liên tục
(không hẳn với tracking và localization aplication). Do vậy để tiết kiệm năng
lượng, các sensor node thường có nhiều trạng thái hoạt động (active mode) và trạng
thái nghỉ (sleep mode) khác nhau. Thông thường thời gian 1 node ở trạng thái nghỉ
lớn hơn ở trạng thái hoạt động rất nhiều.

 Các ứng dụng

- Sự hội tụ của internet, thông tin vô tuyến và kỹ thuật thông tin đã tạo cho công
nghệ cảm biến sự phát triển đầy tiềm năng. Phần cứng WSN, đặc biệt là các vi xử
lý giá thành thấp, cảm biến nhỏ gọn, phần thu phát vô tuyến tiêu thụ công suất thấp
trở thành các tiêu chuẩn chung.

14
- Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về WSN đã đạt được bước phát
triển mạnh mẽ, các bước tiến từ các nghiên cứu hứa hẹn tác động lớn đến các ứng
dụng rộng rãi trong các lĩnh vực an ninh quốc gia, chăm sóc sức khỏe, môi trường,
năng lượng, sản xuất,... Sau đây là các ứng dụng phổ biến của WSNs:

 Ứng dụng trong quân sự và an ninh quốc gia

· Giám sát chiến trường

· Bảo vệ an ninh cho các công trình trọng yếu

· Ứng dụng trong quân đội

· Thông tin, giám sát, điều khiển

Hình 2.1 Ứng dụng trong quân sự

· Theo dõi mục tiêu

· Phát hiện phóng xạ hạt nhân

· Giám sát dưới nước, trên không

15
· Hệ thống radars

· Rà soát bom mìn

Hình 2.2 Ứng dụng trong an ninh quốc gia

 Ứng dụng trong bảo vệ môi trường

· Phát hiện hoạt động núi lửa

· Giám sát cháy rừng

· Giám sát dịch bệnh

· Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên

· Cảm biến dùng trong nông nghiệp

· Phát hiện động đất

Hình 2.3 Ứng dụng trong bảo vệ môi trường

 Ứng dụng trong thương mại

· Điều khiển không lưu

· Quản lý cầu đường

· Quản lý kiến trúc và xây dựng

· Điều khiển nhiệt độ

· Quản lý tải trong tiêu thụ điện năng

16
· Hệ thống tự động

· Cảm biến các chất hóa học, sinh học, nguyên tử

· Thu thập dữ liệu thời gian thực

· Các hệ thống nhận dạng bằng sóng radio (RFID tags)

· Quản lý năng lượng

· Điều khiển nhiệt độ

· Quản lý sản xuất

· Robot tự hành

· Đo lượng khí gas, nước, điện,…

· Hệ thống xử lý vật liệu (hóa học, gas, nhiệt,…)

Hình 2.4 Ứng dụng trong thươg mại

 Ứng dụng trong y học

· Cảm biến gắn trực tiếp lên cơ thể người

· Chăm sóc sức khỏe

· Phản ứng với dịch bệnh

· Phân tích sức khỏe cá nhân

· An toàn thực phẩm

· Phân tích nồng độ các chất

· Giám sát bệnh nhân, nhân viên y tế

17
Hình 2.5 Ứng dụng trong y học

 Ứng dụng trong gia đình

· Điều khiển từ xa các thiết bị điện trong nhà

· Hệ thống tự động trong gia đình, cảnh báo an ninh

· Giám sát an ninh

Hình 2.6 Ứng dụng trong gia đình

2) Cấu trúc mạng WSN

 Cấu trúc

18
- Một node trong mạng WSN thông thường bao gồm 2 phần: phần cảm biến
(sensor) hoặc điều khiển và phần giao tiếp vô tuyến (RF transceiver). Do số lượng
node trong WSN là lớn và không cần các hoạt động bảo trì, nên yêu cầu thông
thường đối với 1 node mạng là giá thành thấp (10 - 50 usd) và kích thước nhỏ gọn
( diện tích bề mặt vài đến vài chục cm2).

- Do giới hạn về nguồn năng lượng cung cấp (pin...), giá thành và yêu cầu hoạt
động trong một thời gian dài, nên vấn đề tiêu thụ năng lượng là tiêu chí thiết kế
quan trọng nhất trong mạng cảm biến:

 Lớp vật lý (physical layer) tương đối đơn giản, gọn nhẹ do ràng buộc về kích
thước và khả năng tính toán của node. Kỹ thuật điều chế tín hiệu số : O-QPSK,
FSK cải thiện hiệu suất bộ khuếch đại công suất. Các kỹ thuật mã hóa sữa sai
phức tạp như Turbo Codes, LDPC không được sử dụng, kỹ thuật trãi phổ được
sử dụng để cải thiện SNR ở thiết bị thu và giảm tác động của fading của kênh
truyền...

 Lớp MAC: kỹ thuật đa truy cập TDMA hoặc CSMA-CA hiệu chỉnh với mục
đích giảm năng lượng tiêu thụ.

 Routing layer: "power aware" Routing Protocol, geography routing ...

- WSN thường được triển khai trên một phạm vi rộng, số lượng node mạng lớn
và được phân bố một cách tương đối ngẫu nhiên, các node mạng có thể di chuyển
làm thay đổi sơ đồ mạng... do vậy WSN đò hỏi 1 sơ đồ mạng (topology) linh động
(ad-hoc, mesh, star ...) và các node mạng có khả năng tự điều chỉnh, tự cấu hình
(auto-reconfigurable).

- Trong một số WSN thông dụng (giám sát, cảm biến, môi trường ...) địa chỉ ID
các node chính là vị trí địa lý và giải thuật routing dựa vào vị trí địa lý này gọi là
Geography routing protocol (GRT). Đối với mạng với số lượng lớn các node, sơ
đồ mạng không ổn định ... GRT giúp đơn giản hóa giải thuật tìm đường, giảm dữ
liệu bảng routing (routing table) lưu trữ tại các node. GRT phù hợp với các WSN

19
cố định, tuy nhiên đối với các node di động (địa chỉ ID node thay đổi) giao thức
routing trở nên phức tạp và không ổn định.

- Cluster hoá: phân chia mạng diện rộng (hàng trăm, hàng ngàn node) thành các
clusters để ổn định topology của mạng, đơn giản hóa giải thuật routing, giảm đụng
độ (collission) khi truy cập vào kênh truyền (medium acess) nên giảm được năng
lượng tiêu thụ , đơn giản hóa việc quản lý mạng và cấp phát địa chỉ cho từng node
mạng (theo cluster).

- Do giới hạn khả năng tính toán của từng node mạng cũng như để tiết kiệm
năng lượng, WSN thường sử dụng các phương pháp tính toán và xử lý tín hiệu phi
tập trung (giảm tải cho node gần hết năng lượng) hoặc gửi dữ liệu cần tính toán
cho các base station (có khả năng xử lý tín hiệu mạnh và ít ràng buộc về tiêu thụ
năng lượng).

 Sự khác nhau giữa mạng WSN và mạng truyền thống

- Đặc trưng cơ bản nhất để phân biệt 1 mạng cảm biến (WSN) và 1 mạng truyền
thống khác chính là giá thành, mật độ node mạng, phạm vi hoạt động, cấu hình
mạng (topology), lưu lượng dữ liệu, năng lượng tiêu thụ và thời gian ở trạng thái
hoạt động (active mode).

3) Các giao thức định tuyến trong mạng cảm biến không dây

 Giao thức AODV (Ad hoc On demand Distance Vector) [7]:

- AODV là một trong những giao thức định tuyến theo cơ chế phản ứng (theo
yêu cầu) trong hệ thống mạng MANET. AODV dựa trên các phần của bảng
định tuyến để phát gói tin RREP về nút nguồn và nút nguồn dùng thông tin đó
để gửi dữ liệu đến đích. Để đảm bảo rằng thông tin trong bảng định tuyến là
mới nhất thì AODV sử dụng kỹ thuật Sequence Number (kỹ thuật này dùng
để nhận ra các con đường đi không còn giá trị trong quá trình cập nhật bảng
định tuyến) để loại bỏ những đường đi không còn giá trị trong bảng định tuyến.
Mỗi nút sẽ có một bộ tăng số Sequence Number riêng cho nó. Quá trình định

20
tuyến của AODV cũng bao gồm hai giai đoạn chính: khám phá lộ trình và duy
trì lộ trình.

- Khám phá lộ trình sẽ được thiết lập khi một nút nguồn có nhu cầu trao đổi
thông tin với một nút khác trong hệ thống mạng mà trong bảng định tuyến của
nó không có thông tin định tuyến đến nút đích đó. Trong hệ thống mạng
MANET hoạt động theo giao thức AODV, mỗi nút trong hệ thống mạng luôn
duy trì 2 bộ đếm: Bộ đếm Sequence Number và Bộ đếm REQ_ID. Cặp thông
tin <Sequence Number, REQ_ID> là định danh duy nhất cho một gói tin
RREQ. Giá trị của cập thông tin này sẽ bị thay đổi như sau:

o Đối với Sequence Number:

Trước khi một nút khởi động tiến trình khám phá lộ trình, điều này nhằm
chống sự xung đột với các gói tin RREP trước đó.

Khi nhận được một gói tin RREP gửi từ nút đích để trả lời gói tin RREQ,
nó sẽ cập nhật lại giá trị Sequence number lớn nhất của một trong 2 giá trị:
Sequence number hiện hành mà nó lưu giữ đối với Sequence number trong gói
RREQ.

o Đối với REQ_ID:

Khi có một sự thay đổi trong toàn bộ các nút lân cận của nó dẫn đến sẽ có
một số tuyến đường trong bảng định tuyến sẽ không còn hiệu lực. Số REQ_ID
sẽ được tăng lên khi nút khởi động một tiến trình khám phá lộ trình mới.

Hình 2.7 Cấu trúc gói tin RREQ

Hình 2.8 Cấu trúc gói tin RREP

21
Trong quá trình khám phá lộ trình, một nút có thể nhận cùng lúc nhiều gói
RREP, khi đó nó sẽ chỉ xử lý gói RREP có số Destination Sequence number
lớn nhất, hoặc nếu cùng số Destination sequence number thì nó sẽ chọn gói
RREP có số Hop-count nhỏ nhất. Sau đó nó sẽ cập nhật các thông tin cần thiết
vào trong bảng định tuyến của nó và chuyển gói RREP đi.

 Giao thức REL (Routing Protocol Based on Energy and Link Quality) [8]:

- Giao thức REL đề xuất cơ chế định tuyến đầu-cuối (end-to-end) dựa trên thông
tin các lớp với chi phí tối thiểu. Để đạt được hiệu quả năng lượng, các nút gửi
thông tin năng lượng còn lại của mình đến các nút lân cận theo cơ chế yêu cầu
ngược, ngoài ra REL còn sử dụng cơ chế cân bằng tải để tránh các vấn đề tiêu
hao năng lượng.

- Giao thức REL tận dụng chất lượng kết nối và nguồn năng lượng còn lại của
các nút trong quá trình định tuyến để tăng độ ổn định cho hệ thống và bảo đảm
hỗ trợ cơ chế QoS trong các ứng dụng IoT. Và cơ chế sự kiện (event-driven
mechanism) để bổ sung cân bằng tải và giảm thiểu khả năng chết sớm của các
nút mạng.

o Đánh giá chất lượng kết nối

Để đánh giá chất lượng kết nối, ta sử dụng thước đo RSSI hoặc LQI, tuy
nhiên không thể truyền tải dữ liệu theo mọi hướng để đến nút đích được vì như
thế sẽ nhanh chóng cạn kiệt nguồn năng lượng giữa các nút và tăng độ trễ nhận
dữ liệu.

Chính vì vậy, giao thức REL đề xuất cơ chế sử dụng bộ lọc WeakLinks,
cài đặt ngưỡng LQI để loại bỏ các tuyến có chất lượng kết nối yếu, từ đó đảm
bảo dữ liệu được truyền ổn định, sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả hơn.

o Chọn tuyến và cân bằng tải

22
Phương pháp chính của chế độ cân bằng tải là lựa chọn các tuyến khác
nhau để truyền dữ liệu (nhưng phải đảm bảo trên ngưỡng LQI).

Quá trình lựa chọn tuyến được thực hiện bằng cách phát đi (broadcast) các
tin RREQ và RREP để thu thập các thông tin về năng lượng còn lại và chất
lượng kết nối của các tuyến. Từ đó lựa chọn các tuyến phù hợp nhất trong việc
truyền dữ liệu đến nút đích.

- Tuy nhiên trong bài viết tác giả chưa kiểm tra và đánh giá giao thức REL trên
môi trường mở rộng, chẳng hạn trên Wisebed và SmartSantander, đồng thời
chưa quản lý được tín hiệu truyền/nhận để bổ sung thêm quá trình tiết kiệm
năng lượng.

- Ngoài ra, nhược điểm của giao thức REL khi sử dụng WeakLinks để kiểm tra
ngưỡng LQI – Link Quality Indicator cho các tuyến tại 1 thời điểm xem xét
mà không quan tâm chất lượng kết nối các tuyến trước đó, vô tình bỏ sót các
tuyến có chất lượng kết nối trước đó tốt nhưng tại thời điểm xét ngưỡng vì 1
lý do nào đó không đạt thông số ngưỡng nên bị loại bỏ.

 Giao thức LABILE (link quAlity-based lexIcaL routing mEtric) [9]:

- Giao thức LABILE, một thước đo định tuyến phức hợp, được triển khai thông
qua việc thay đổi cấu trúc RREQ và RREP của AODV để lưu lại và truyền tải
cả 2 trạng thái liên kết thông tin đến nút đích nhằm xử lý lần lượt 1 cách dễ
dàng, thông qua việc tính toán hợp ngữ và thuật toán định tuyến tương ứng, từ
đó chọn lựa được những tuyến có sẵn. Nhiều tuyến đường đại diện cho tuyến
trống thông qua mô hình chi phí đề xuất của các hop, các liên kết yếu và số
lượng nhân tố yếu trên mỗi đường truyền phụ thuộc vào ngưỡng cận trên để
lần lượt khai báo những liên kết mạnh (được sử dụng) hoặc yếu (không sử
dụng).

- Sử dụng các yếu tố yếu, thì xác suất thành công của việc truyền dữ liệu qua
các liên kết yếu hóa ra là một phần nhỏ của xác suất thành công tại liên kết
mạnh. Mô hình toán học cùng với các thí nghiệm với LABILE cho thấy rằng

23
các số liệu phức hợp và cơ chế phân tích các liên kết đó luôn vững mạnh bằng
cách vượt qua các liên kết lỗi, cũng như số lượng các liên kết yếu được giảm
tương đối trong tuyến ngữ hợp (lexical) khi so với chỉ số số lượng các hop.
Tăng khả năng truyền dữ liệu nhận được thông qua việc truyền lại trên các liên
kết lỗi.

- Định nghĩa liên kết yếu: là một kết nối không dây có giá trị LQI dưới ngưỡng
quy định LQIth

- Định nghĩa liên kết mạnh: là một kết nối không dây có giá trị từ ngưỡng LQIth
trở lên.

4) Các cơ sở lý thuyết khác

 Mô hình mạng OSI

Mô hình OSI (Open System Interconnection): là mô hình được tổ chức ISO đề


xuất từ 1977 và công bố lần đầu vào 1984. Để các máy tính và các thiết bị
mạng có thể truyền thông với nhau phải có những qui tắc giao tiếp được các
bên chấp nhận. Mô hình OSI là một khuôn mẫu giúp chúng ta hiểu dữ liệu đi
xuyên qua mạng như thế nào đồng thời cũng giúp chúng ta hiểu được các chức
năng mạng diễn ra tại mỗi lớp.

- Trong mô hình OSI có 7 lớp, mỗi lớp mô tả một phần chức năng độc lập.
Sự tách lớp của mô hình này mang lại những lợi ích sau:

- Chia hoạt động thông tin mạng thành những phần nhỏ hơn, đơn giản hơn
giúp chúng ta dễ khảo sát và tìm hiểu hơn.

- Chuẩn hóa các thành phần mạng để cho phép phát triển mạng từ nhiều nhà
cung cấp sản phẩm.

- Ngăn chặn được tình trạng sự thay đổi của một lớp làm ảnh hưởng đến các
lớp khác, như vậy giúp mỗi lớp có thể phát triển độc lập và nhanh chóng
hơn.

24
Mô hình tham chiếu OSI định nghĩa các qui tắc cho các nội dung sau:

- Cách thức các thiết bị giao tiếp và truyền thông được với nhau.

- Các phương pháp để các thiết bị trên mạng khi nào thì được truyền dữ liệu,
khi nào thì không được.

- Các phương pháp để đảm bảo truyền đúng dữ liệu và đúng bên nhận.

- Cách thức vận tải, truyền, sắp xếp và kết nối với nhau.

- Cách thức đảm bảo các thiết bị mạng duy trì tốc độ truyền dữ liệu thích hợp.

- Cách biểu diễn một bit thiết bị truyền dẫn.

Mô hình tham chiếu OSI được chia thành 7 lớp với các chức năng sau:

- Application (ứng dụng): giao diện giữa ứng dụng và mạng (Tầng 7)

- Presentation (trình bày): thoả thuận khuôn dạng trao đổi dữ liệu (Tầng 6)

- Session (phiên): cho phép người dùng thiết lập các kết nối (Tầng 5)

- Transport (vận chuyển): đảm bảo truyền thông giữa hai hệ thống. (Tầng 4)

- NetWork (mạng):định hướng dữ liệu truyền trong liên mạng.(Tầng 3)

- Data Link (liên kết dữ liệu): xác định việc truy xuất đến thiết bị. (Tầng 2)

- Physical (vật lý): chuyển đổi dữ liệu thành các bit và truyền đi. (Tầng 1)

25
Hình 2.9 Mô hình mạng OSI

 Lớp mạng (Network) trong mô hình OSI

Lớp mạng (NetworkLayer): lớp mạng chịu trách nhiệm lập địa chỉ các thông
điệp, diễn dịch địa chỉ và tên logic thành địa chỉ vật lý đồng thời nó cũng chịu
trách nhiệm gởi các gói tin (packets) từ mạng nguồn đến mạng đích. Lớp này
quyết định đường đi từ máy tính nguồn đến máy tính đích. Nó quyết định dữ
liệu sẽ truyền trên đường nào dựa vào tình trạng, ưu tiên dịch vụ và các yếu tố
khác. Nó cũng quản lý lưu lượng trên mạng chẳng hạn như chuyển đổi gói tin,
định tuyến, và kiểm soát sự tắc nghẽn dữ liệu. Nếu bộ thích ứng mạng trên bộ
định tuyến (router) không thể truyền đủ đoạn dữ liệu mà máy tính nguồn gởi
đi, lớp mạng (network) trên bộ định tuyến sẽ chia dữ liệu thành những đơn vị
nhỏ hơn, nói cách khác, nếu máy tính nguồn gởi đi các gói tin có kích thước
là 20Kb, trong khi Router chỉ cho phép các gói tin có kích thước là 10Kb đi
qua, thì lúc đó lớp Network của Router sẽ chia gói tin ra làm 2, mỗi gói tin có

26
kích thước là 10Kb. Ở đầu nhận, lớp Network ráp nối lại dữ liệu. Ví dụ ở một
số giao thức lớp này: IP, IPX,... Dữ liệu ở lớp này gọi packet hoặc datagram.

Công nghệ IP là một công nghệ tiêu biểu và ưu việt nhất của lớp mạng, cho
nên hiện tại và tương lai các công nghệ ở các lớp khác đều phải hướng đến sự
cải tiến để tối ưu trong sự liên lạc với IP.

 Các nút (nodes) cảm biến là gì

Các node (sensor nodes hay còn gọi là WNs) có khả năng liên lạc vô tuyến với
các node lân cận và các chức năng cơ bản như xử lý tín hiệu, quản lý giao thức
mạng và bắt tay với các nút lân cận để truyền dữ liệu từ nguồn đến trung tâm.
Chức năng cơ bản của các nút trong mạng WSN phụ thuộc vào ứng dụng của
nó, một số chức năng chính:

- Xác định được giá trị các thông số tại nơi lắp đặt như áp suất, nhiệt độ,
cường độ ánh sáng,...

- Phát hiện sự tồn tại các sự kiện cần quan tâm và ước lượng các thông số
của sự kiện đó; có thể dùng trong giám sát giao thông, nhận biết được sự
di chuyển của xe cộ, đo được tốc độ và hướng di chuyển của các phương
tiện đang lưu thông.

- Phân biệt các đối tượng, ví dụ như nhận biết được là xe con, xe tải hay xe
máy,...

- Theo dấu đối tượng, áp dụng trong quân sự, cập nhật được vị trí di chuyển
của đối phương khi vào vùng phủ sóng.

Các hệ thống có thể đáp ứng thời gian thực hay gần như thế, tùy theo yêu cầu
và mục đích của thông tin cần thu thập.

Các thành phần cấu tạo nên một nút (Node) :

- Một cảm biến (1 hay một dãy cảm biến).

- Đơn vị xử lý.

27
- Đơn vị liên lạc bằng vô tuyến.

- Nguồn cung cấp.

- Các phần ứng dụng khác.

Các node có khả năng liên lạc vô tuyến với các node lân cận và các chức
năng cơ bản như xử lý tín hiệu, quản lý giao thức mạng và bắt tay với các
node lân cận để truyền dữ liệu tới trung tâm.

Hình 2.10 Cấu trúc 1 node mạng

Với công nghệ cảm biến phát triển gần đây. Nút cảm biến và xử lý giai
đoạn 1999 có kích thước lớn hơn 1 đồng xu, nhưng trong các năm tiếp theo
kích thước nút đã giảm đi rất nhiều. Với sự phát triển của công nghệ nano,
kích thước MEMS giảm đi đáng kể, kèm theo giảm năng lượng tiêu thụ,
tăng thời gian sử dụng, khả năng xử lý, độ ổn định cao hơn,...Những năm
đầu 2000, kích cỡ nút cỡ 16.387 mm3 , đến 2007 là 1-mm3.

28
CHƯƠNG III: GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN TIẾT KIỆM
NĂNG LƯỢNG CHO MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY

1) Giới thiệu tổng quan về mô hình mạng và cơ sở lý thuyết

a) Mô hình kết nối giữa các nút mạng cảm biến không dây dựa trên cấu trúc
phẳng (các nút đồng nhất)

Để phát triển các thuật toán và đưa ra những đánh giá về hiệu năng của mạng
cảm biến không dây thì cần phải xây dựng mô hình toán cho mạng cảm biến không
dây. Hiện tại, nhiều mô hình cho mạng cảm biến không dây có nguồn gốc từ lý thuyết
khoa học máy tính và toán ứng dụng. Một mô hình toán được sử dụng rộng rãi đối
với mạng cảm biến không dây đó là mô hình toán học được xây dựng dựa trên đồ thị
dạng lưới. Do cấu trúc liên kết của mạng cảm biến không dây có thể được coi như
một đồ thị nên các thuật toán cho mạng cảm biến không dây thường sử dụng mô hình
toán từ đồ thị. Trong mô hình đồ thị dạng lưới, các nút cảm biến đại diện cho các
điểm giao nhau giữa cột hoành và cột tung của đồ thị.

Hình 3.1 Mạng lưới cảm biến

29
Transmission range (0,1) = d√2

b) Mô hình Network (Modelling network):

Hình 3.2 Mô hình truyền dữ liệu các nút cảm biến

 Gọi 𝑝̅ là xác suất truyền gói tin từ nút i đến nút i+1 với 0 ≤ p ≤1

vì p luôn luôn ≤ 1 nên 𝑝̅ = 1 - 𝑝

Do đó 𝑝 là tỷ lệ gói tin bị mất khi truyền từ nút i đến nút i+1

 Gọi 𝑞 là xác suất nhận gói tin từ nút i+1 về nút i với 0 ≤ q ≤1

và q luôn ≤ 1 nên 𝑞 = 1 - 𝑞

Do đó 𝑞 là tỷ lệ gói tin bị mất khi nhận từ nút i+1 về nút i

Để truyền trải dữ liệu 1 cách tin cậy, nhiều nút áp dụng các giao thức send-
andwait (SW), hop-by-hop (HBH), automatic repeat request (ARQ) với explicit
acknowledgement (eACK), khi mà eACK được gửi tự động đến lớp MAC (MAC
layer).

Để độ tin cậy xuyên suốt các nút trong mạng, chúng ta cần mỗi 𝑁( ) thỏa mãn

() /
1-𝑝 ≥𝛽

30
c) Mô hình tiêu thụ năng lượng (Energy consumption model):

 Mục tiêu của chúng ta là xác định mức tiêu thụ năng lượng bằng cách xác định
tổng số năng lượng cần thiết cho việc chuyển một bit dữ liệu thành công, không có
lỗi và giữa hai nút cảm biến. Trong phần tiếp theo, chúng ta phân tích cấu trúc gói tin
trong hệ thống thông tin liên lạc. Sau đó, chúng ta phân tích các thành phần tiêu thụ
năng lượng của một đơn vị thu phát. Chúng ta tiếp tục tính toán mức tiêu thụ điện
năng trung bình cho giao thức MAC và S-MAC. Cuối cùng, chúng ta xác định tổng
mức năng lượng cần thiết cho việc chuyển một bit dữ liệu thành công.

 Định dạng chung của một cấu trúc gói tin trong các hệ thống thông tin liên lạc
được hiển thị trong hình sau:

Hình 3.3 Cấu trúc gói tin

Chúng ta giả định rằng tổng số bit trong một gói tin là Lp và mỗi gói tin mang H bit
của phần header với các thông số truyền dẫn cần thiết. OPHY là tín hiệu vật lý ở trên
cho việc thu hồi và theo dõi (ước lượng kênh, đồng bộ hóa,...) và NPHY là tải vật lý.
Dữ liệu MAC bao gồm NMAC và OMAC bao gồm: khung kiểm soát, trường địa chỉ và
các số thứ tự.

 Tổng số bit trong 1 gói tin là Lp, được thể hiện trong công thức

Lp = RrTp
với Rr là tỷ lệ bit thô

 Số bit dữ liệu mỗi gói tin là NMAC với công thức

31
NMAC = RATP
với RA là tỷ lệ sau khi bỏ phần header và phần trên được định nghĩa như sau:

 Tổng xác suất thành công là (1 - p), khi p là xác suất lỗi và số bit dữ liệu cung
cấp cho lượng dữ liệu nhận được là NS = NMAC(1 – p)

 Tổng năng lượng truyền tải thành công trên một bit

khi P là mức tiêu thụ năng lượng trung bình

TDATA là khoảng thời gian chuyển từ nút i đến nút i+1 có phát sinh dữ liệu

2) Giả sử (Assumption):

Chúng ta giả sử khi nguồn nhận thất bại thì phụ thuộc vào không gian nhưng
lại độc lập về thời gian. Phụ thuộc vào không gian có nghĩa là tiếp nhận một đường
truyền từ nút i ≥ 1 tại nút i + 1 có liên quan với sự thu nhận tại nút i - 1. Cụ thể, mỗi
lần truyền từ nút i ≥ 1, công thức ri biểu thị xác suất có điều kiện sau đây:

Độc lập về thời gian có nghĩa là: sự thất bại khi tiếp nhận một sự truyền dẫn
từ nút i tại thời điểm t là độc lập với sự thất bại khi tiếp nhận một truyền dẫn khác từ
cùng một nút i tại thời điểm t1 ≠ t. Lưu ý rằng để phân tích hiệu suất, xác suất các gói
tin bị lỗi là vấn đề chủ yếu chứ không phải là sự kết nối vô tuyến.

32
3) Mô hình năng lượng tiêu thụ sử dụng:

Trong mạng cảm biến gồm h nút (node), nút nguồn được xem là nút đầu tiên
(source) của mạng cảm biến (i = 0), nút cuối (sink) là nút cuối cùng tiếp nhận thông
tin được truyền đi. Với 1 mạng cảm biến có h nút thì sẽ có h – 1 số lần truyền.

X(i) là số lần truyền dữ liệu từ nút i đến nút i + 1

Y(i) là số lần truyền tin phản hồi (ACK) từ nút i + 1 về nút i

với 0 ≤ i ≤ h-1

Mô hình năng lượng tiêu thụ được tính theo [16] với năng lượng tiêu hao khi
truyền và nhận gói tin theo công thức sau:

(, ) (, )
EX = N(i,β) (1 − 𝑝̅ 𝑞) +∑ 𝑘( 𝑝̅𝑞 ) (1 − 𝑝̅𝑞)

EY = 𝑝̅ E(X)

với EX là năng lượng tiêu thụ khi truyền DATA từ nút i đến nút i+1

EY là năng lượng tiêu thụ khi phản hồi ACK từ nút i+1 về nút i

 E(β) là mức năng lượng tiêu thụ của tổng số lần truyền dữ liệu (E(X + Y)) từ nút
nguồn đến nút đích (bao gồm DATA và ACKs) thành công với xác suất β.

4) Giao thức eACK:

a) Mô tả:

Để đảm bảo cho việc truyền dữ liệu, các nút sử dụng cơ chế gửi và đợi – send
and wait (SW), hop by hop (HBH), automatic repeat request (ARQ) sử dụng giao
thức phản hồi rõ ràng – explicit acknowledgement (eACK), là giao thức tin cậy cổ
điển được sử dụng trong hầu hết WSN, đảm bảo độ tin cậy trong mỗi bước nhảy. Nếu
nơi gửi nhận được một tin phản hồi (ACK) từ nút phía dưới trước khi timeout xảy ra,
nó sẽ truyền tiếp 1 gói tin mới. Nơi nhận sẽ truyền một tin phản hồi (ACK) cho mỗi
gói tin nó nhận thành công, bao gồm cả gói tin trùng lặp. Cần lưu ý rằng khi một gói

33
tin được nhận thành công lần đầu tiên, nó được chuyển tiếp đến nút phía dưới bất
chấp kết quả ACK như thế nào, các gói tin trùng lặp sẽ được loại bỏ.

Vì yêu cầu về độ tin cậy β <1 (không tuyệt đối), nên số lần truyền lại trong mỗi
hop có thể bị giới hạn bởi một số N (β). Việc tìm ra N (β) là quan trọng nhất để tiết
kiệm năng lượng. Đây là một sự khác biệt chính giữa giao thức đề xuất và các giao
thức ARQ cổ điển.

trong đó h: số lượng nút trong mạng

β: là xác suất đảm bảo truyền dữ liệu thành công từ nút nguồn (source)
đến nút đích (sink)

N (i,β): số lần truyền dữ liệu để bảo đảm nút đích nhận thành công với
xác suất β.

Do tỷ lệ lỗi tương đối cao trong các liên kết WSN; SW, HBH và ARQ với giao
thức eACK là một ứng cử viên hấp dẫn. Nhưng khả năng tiết kiệm năng lượng cũng
có tầm quan trọng cao trong WSN, nên một giao thức khác là iACK - cung cấp hiệu
suất năng lượng tốt hơn bằng cách giảm truyền tin phản hồi (ACK) sẽ là 1 ứng viên
sáng giá.

b) Phân tích năng lượng tiêu thụ:

Phân tích:

34
Trong giao thức eACK, X1(i) được xác định là biến ngẫu nhiên phân phối giá
trị tự do của hình học bị chặt cụt với xác suất thành công của 𝑝 𝑞 nằm trong phạm
vi {1,...,N(i,β)}. Ta có:

( ) (, )
E[X1(i)] = (1)

Khi tin phản hồi(ACK) được gửi đi cho mỗi gói tin nhận thành công tại nút
thứ i, thì:

E[Y1(i)] = 𝑝 E(X1(i)) (2)

Từ (1) và (2) suy ra giá trị năng lượng của tổng X 1(i) và Y1(i) tại nút thứ i là:

( ) (, )
E1[X1(i) + Y1(i)] = ∑ (1 + 𝑝 ) (3)

Chứng minh:

Dữ liệu được truyền từ nút i cho đến khi nút i +1 nhận được với xác suất 𝑝̅ . Nếu
tin phản hồi ACK không nhận được trong khoảng thời gian cho phép thì dữ liệu sẽ
được truyền lại. Số lần tối đa truyền lại dữ liệu là N, khi truyền dữ liệu thành công
đến nút i + 1 với xác suất 1 - 𝑝 .

Để độ tin cậy đồng đều trong các nút mạng cảm biến, mỗi N phải thỏa mãn:
/
1-𝑝 ≥𝛽
/
 1-𝛽 ≥𝑝
/
 log(1 - 𝛽 ) ≥ log(𝑝 )
/
 log(1 - 𝛽 ) ≥ 𝑁. log 𝑝

log(1 − / )
 N≤

35
Trong các protocol (kể cả eACK), Ni là số lần truyền dữ liệu lớn nhất để đảm bảo nút
cuối (sink) nhận thành công với xác suất β . Do đó:

( / )
N(i,β) =

Với X1(i) là biến ngẫu nhiên 𝑝 𝑞 nhận giá trị trong khoảng {1,2,3,....,∞}, nhưng trong
bài chỉ xét trong phạm vi của hình học bị chặt cụt nên giá trị được xét trong khoảng
{1, 2,...,N(i,β)}.

Khi k chạy từ 1 đến N(i,β) -1 thì xác suất kỳ vọng ngẫu nhiên là:
(, )
Pr[X1(i)=k] = ∑ 𝑘(𝑝 𝑞 )(1 − 𝑝 𝑞 )
(, ) (, )
= 𝑝 𝑞 [∑ (1 − 𝑝 𝑞 ) + ∑ (1 − 𝑝 𝑞 ) +
(, )
∑ (1 − 𝑝 𝑞 ) + .....]

( )
= 𝑝 𝑞 [( )+ + +⋯]

= 1 + (1- 𝑝 𝑞 ) + (1 − 𝑝 𝑞 ) + ...

Tại k = N(i,β) thì xác suất kỳ vọng được tính như sau:
(, )
Pr[X1(i)= N(i,β)] = ∑ ( , ) 𝑘(1 −𝑝𝑞)

(, )
= 𝑁(𝑖, 𝛽) (1 − 𝑝 𝑞 )

( ) (, )
=

Như vậy, giá trị năng lượng E[X1(i)] của giao thức eACK là tổng xác suất kỳ
vọng ngẫu nhiên trên.

36
(, ) (, )
E[X1(i)] = N(i,β)(1 − 𝑝 𝑞 ) +∑ 𝑘(𝑝 𝑞 )(1 − 𝑝 𝑞 )

( ) (, )
= +

( ) (, )
=

Ưu điểm:

Đối với giao thức eACK – là giao thức có độ tin cậy cao trong việc truyền dữ
liệu, giảm tỷ lệ lỗi tương đối cao trong các liên kết không dây, đảm bảo an toàn dữ
liệu trên kênh truyền, thích hợp sử dụng trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc
ứng dụng dự báo thời tiết.

5) Giao thức iACK:

a) Mô tả:

So với eACK thì giao thức iACK sẽ tiết kiệm năng lượng hơn, do cơ chế iACK
có những đặc điểm riêng biệt, đó là không sử dụng tin phản hồi ACK khi truyền đối
với các nút mạng, ngoại trừ nút cuối cùng (nút sink). Rõ ràng, giao thức iACK sẽ tiết
kiệm được năng lượng hơn khi các tin phản hồi ACK hầu như không có. Khi khoảng
cách và cảnh quan giữa một nút và các nút lân cận gần như giống nhau, thì chất lượng
tiếp nhận thông tin dự kiến sẽ đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, có một vấn đề tiềm ẩn với
các tuyến nhiều hop được minh họa cụ thể trong hình dưới đây:

37
Hình 3.4 Mô hình truyền dữ liệu của giao thức iACK

Một gói tin được gửi từ Nút 0 đến Nút 1 và sau đó được chuyển tiếp đến Nút 2
(không cần tin phản hồi ACK), việc chuyển tiếp gói tin đến Nút 2 dựa trên cơ chế
iACK. Khi Nút 2 nhận được gói tin đã chuyển tiếp từ Nút 1 nhưng Nút 0 không biết
được sự chuyển tiếp này có thành công hay không, thì khi hết thời gian (timeout) nó
sẽ truyền lại gói tin tới Nút 1 lần 2. Nút 1 lại tiếp tục chuyển tiếp gói tin đến Nút 2,
vô tình gây ra sự truyền lại không cần thiết từ Nút 1 đến Nút 2, điều này không thể
tránh được vì Nút 2 không biết Nút 1 đã nhận được iACK trước đó của mình hay
không. Những lần truyền lại không cần thiết này tiếp tục xảy ra cho đến nút cuối cùng
(nút sink) tạo nên hiệu ứng “thác đổ“.

b) Phân tích năng lượng tiêu thụ:

Phân tích:

Trong giao thức iACK(hay còn gọi là Pure-iACK), X 2(i) là số lần truyền dữ
liệu từ nút i với i < h. Y2(i) là số lần truyền dữ liệu từ nút i đến khi nút i + 1 nhận
thành công và nút i nhận lại tin phản hồi tương ứng.

X2(i) = max{𝑋 (𝑖 − 1), 𝑌 } với 0 < i < h (4)

Khi 𝑋 (𝑖 − 1) là số lần truyền gói tin từ nút i -1 đến khi nhận được tại nút i

38
Một gói tin được chuyển tiếp từ nút i tới nút i + 1 có thể không được nghe
thấy bởi nút i – 1. Do đó, nó sẽ được truyền lại từ nút i - 1. Những sự kiện này được
tính toán dựa vào giá trị không gian ri.

Với 0 < i < h, giá trị kỳ vọng của X2(i) được xác định bởi (4). Giả sử thiết lập
thời gian chờ thích hợp, truyền từ nút i, truyền cho đến khi: (a) dữ liệu được nhận
thành công bởi cả hai nút: nút i-1 và nút i + 1; và (b) truyền chuyển tiếp từ nút i + 1
được nghe bởi nút i, nhưng không nhiều hơn N (i, β).

Xác suất của (a) và (b) là 𝑝 𝑞 𝑟 và giá trị tự do của nó được xác định là dạng
mặt cắt hình học phân phối như sau:

( ) (, )
E[X2(i)] = (5)

với

trong đó 𝑟 là xác suất sự kiện không gian khi truyền thành công

Đối với nút cuối (nút sink), tức là i = h, nó cần truyền lại một eACK. Giống
như SW HBH ARQ truyền eACK, được xác định bởi công thức:

( ) ( , )
E[X2(h)] = x𝑝 (6)

Từ (5) và (6) suy ra giá trị năng lượng của E2(β) là:

( ) (, ) ( ) ( , )
E2(β) = ∑ + x𝑝 (7)

Chứng minh:

Để chứng minh giao thức iACK tiết kiệm năng lượng hơn giao thức eACK, ta
giả sử rằng giá trị phụ thuộc không gian ri = 1, công thức (7) sẽ trở thành:

39
( ) (, ) ( ) ( , )
E2(β) = ∑ + x𝑝 (8)

So sánh với công thức (3), giá trị năng lượng của E1[X1(i) + Y1(i)] được triển
khai như sau:

( ) (, )
E1[X1(i) + Y1(i)] = ∑ (1 + 𝑝 ) (3)

( ) (, ) ( ) ( , )
= ∑ (1 + 𝑝 ) + (1 + 𝑝 )

( ) (, ) ( ) ( , )
=∑ (1 + 𝑝 ) + (1 + 𝑝 )

( ) (, ) ( ) (, ) ( ) ( , )
=∑ + ∑ 𝑝 +

( ) ( , )
+ 𝑝

Từ 2 công thức trên , ta lấy giá trị của (3) trừ giá trị (8) còn lại các giá trị sau
đây:

( ) (, ) ( ) (, )
E1[X1(i) + Y1(i)] - E2(β) = ∑ + ∑ 𝑝 +

( ) ( , ) ( ) ( , ) ( ) (, )
+ 𝑝 - ∑ +

( ) ( , )
x𝑝

( ) (, ) ( ) ( , )
=∑ 𝑝 + >0

 Từ công thức trên ta thấy được giá trị năng lượng E1 lớn hơn E2, do đó giao
thức eACK sẽ tiêu hao nhiều năng lượng hơn giao thức iACK, hay nói cách khác
giao thức iACK tiết kiệm năng lượng hơn giao thức eACK.

Ưu điểm:

40
Với giao thức iACK, ta có thể hiệu suất tiêu thụ năng lượng chiếm nhiều lợi
thế so với giao thức eACK vì nó không cần thêm thông tin của kênh ACK, tính
phản hồi tín hiệu nhanh chóng, có thể ứng dụng trong các dịch vụ theo dõi nhiệt
độ môi trường hoặc cảnh báo nhiệt độ rừng trong 1 thời gian dài.

6) Giao thức Combine-ACK

Với những ưu điểm về độ tin cậy cao trong việc truyền dữ liệu của giao
thức eACK, tuy nhiên hiệu suất năng lượng cũng đóng vai trò quan trọng không hề
kém so với tính toàn vẹn dữ liệu, thì eACK lại không thể đáp ứng được vì cơ chế của
eACK luôn luôn truyền lại tin phản hồi (ACK) cho mỗi gói tin, bao gồm cả gói tin
trùng lặp. Mặt khác, thông qua iACK, ARQ sử dụng phương pháp kênh nghe không
dây. Ưu điểm của giao thức iACK là hiệu suất năng lượng cao, vì nó không đòi hỏi
thêm thông tin ACK. Tuy nhiên giao thức iACK cũng có một số khuyết điểm đó là khi
chuyển tiếp gói tin không thành công hoặc nút gửi không nghe thấy gói tin đã được
chuyển tiếp, trong trường hợp này việc truyền lại gói tin và các vấn đề về hiện tượng
“thác đổ“ sẽ làm tăng sự chậm trễ tổng thể và năng lượng của các nút bị suy giảm.

Từ những khuyết điểm trên, ta có thể thấy 2 giao thức không thể đáp ứng
các yêu cầu về độ tin cậy (reliability), sự chậm trễ (delay) và tiêu thụ năng lượng
cùng một lúc. Để đảm bảo các dịch vụ đáng tin cậy trong WSN, việc sử dụng các cơ
chế ARQ là không thể thiếu, mặc dù hầu hết các giao thức đều có nhược điểm.

Để giải quyết những vấn đề này, bài viết đề xuất một giao thức kết hợp
được 2 ưu điểm của eACK và iACK, đó là giao thức Combine-ACK.

a) Mô hình:

Trong giao thức Combine-ACK, tất cả các gói tin được gửi đi ở chế độ quảng
bá (broadcast) và giao thức eACK sẽ được áp dụng tùy theo số lần truyền lại
(restranmission) tại mỗi nút (trừ nút đầu và nút cuối cùng). Không giống như Pure-
iACK, giao thức Combine-ACK sử dụng một bit đếm sẽ được thêm vào mỗi gói tin.
Nếu bit đếm trong một gói tin là zero, thì gói tin truyền đi là một iACK (bao gồm cả

41
dữ liệu), ngược lại nó sẽ là một eACK. Giao thức truyền Combine-ACK được minh
họa trong hình dưới đây:

Nút Nút Nút Nút Nút Nút Nút


0 1 i -1 i i+1 h-2 h-1
iACK iACK iACK
eACK eACK
X
Nút Nút Nút Nút Nút Nút
1 i -1 i i+1 h-2 h-1

iACK eACK
eACK iACK iACK

Nút Nút Nút Nút Nút Nút


1 i -1 i i+1 h-2 h-1

iACK iACK eACK


X
Nút Nút Nút Nút Nút
i -1 i i+1 h-2 h-1

Hình 3.5 Mô hình truyền dữ liệu của giao thức Combine-ACK

Khi nút 0 truyền gói tin đến nút 1, trước khi nút 1 chuyển tiếp gói tin đến nút 2
thì đồng thời, nút 1 gửi một tin phản hồi eACK về nút 0 để xác nhận lần đầu tiên. Sau
khi đã gửi tin xác nhận đầu tiên xong, nút 1 tiếp tục chuyển tiếp gói tin đến nút 2, rồi
nút 2 chuyển tiếp gói tin đến nút 3,...., chuyển tiếp cho đến nút h-1, lúc này bit đếm
được cài đặt mặc định là 0.

Nếu trong quá trình chuyển tiếp gói tin từ nút i đến nút i + 1 mà nút i + 1 không
nhận được hoặc nút i – 1 không nghe thấy, lúc đó nút i – 1 sẽ truyền lại gói tin đến
nút i đồng thời bit đếm được bật là 1. Khi nút i nhận được gói tin với bit đếm là 1 thì

42
sẽ gửi lại một eACK về cho nút i -1 rồi mới tiếp tục chuyển tiếp gói tin cho nút i + 1.
Quá trình truyền gói tin sẽ tiếp diễn như vậy cho đến nút cuối cùng h-1.

Việc sử dụng bit đếm trong giao thức Combine-ACK sẽ giúp giảm thiểu được
hiện tượng “thác đổ“ như giao thức iACK, dẫn đến tiết kiệm được 1 số nguồn năng
lượng do phải truyền lại nhiều lần, và đảm bảo độ tin cậy dữ liệu như giao thức eACK.

b) Phân tích năng lượng tiêu thụ:

Phân tích:

- Với i = 0, nút nguồn truyền gói tin đến nút 1, nếu nút 1 chưa nhận được gói
tin và truyền lại một tin phản hồi eACK thì nút 0 sẽ truyền lại gói tin cho đến khi
nhận được eACK từ nút 1, sau đó nút 1 sẽ chuyển tiếp gói tin đến nút 2. Xác suất của
sự kiện này là 𝑝 𝑞 và được phân phối theo dạng cắt hình học với giá trị mong đợi
như sau:

( ) ( , )
E[X3(0) + Y3(0)] = (1 + 𝑝0 ) (9)

trong đó X3(0) là số lần dữ liệu truyền từ nút 0 đến nút 1

Y3(0) là số eACK truyền ngược lại từ nút 1 về nút 0

- Với 0 < i < h – 1, giả sử thiết lập thời gian thích hợp, nút i - 1 truyền một iACK
đến nút i và tiếp tục chuyển tiếp gói tin đến i + 1 với bit đếm là 0, nếu quá trình truyền
bị lỗi hoặc i -1 không nghe thấy thì i - 1 sẽ truyền lại 1 eACK đến i với N(i,β). Xác
suất phụ thuộc không gian (𝑟 ) sẽ được phân phối dưới dạng hình học chặt cụt với giá
trị như sau:

( )
E[X3(i)/(X3(i) + Y3(i))] = (10)

- Với i = h – 1, nút cuối cùng của mạng sẽ truyền về một eACK, như vậy giá
trị năng lượng của nút cuối (sink) sẽ là:

43
( ) ( , )
E[X3(h-1)] = 𝑝ℎ−1 (11)

Từ công thức (9), (10) và (11) suy ra giá trị năng lượng của giao thức Combine-ACK
E3(β) như sau:

E3(β) = E[X3(0) + Y3(0)] + E[X3(i)/(X3(i) + Y3(i))] + E[X3(h-1)]

( ) ( , ) ( )
= (1 + 𝑝 ) + ∑ ( )+

( ) ( , )
𝑝 (12)

44
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ

1) Môi trường thực nghiệm

Các giao thức được tiến hành chạy thực nghiệm bằng phần mềm matlab, excel
2013 trên hệ điều hành window 10, chạy trực tiếp trên máy tính cá nhân với cấu hình
như sau: Intel Core i5-3330, RAM 8 GB.

2) Tiêu chí đánh giá

Để so sánh giao thức nào sẽ tiết kiệm năng lượng hiệu quả hơn, ta sẽ lần lượt
cho các giá trị p,q, β ngẫu nhiên bất kỳ, giả định số lượng các nút mạng (h) từ 2 đến
9 nút.

Từ các giá trị trên sẽ tính được số lần truyền dữ liệu lớn nhất (N) để đảm bảo
nút cuối nhận thành công. Với giá trị N tìm được sẽ tính được mức năng lượng tiêu
thụ (E) trong mỗi giao thức khi truyền dữ liệu.

Với những kết quả đã có ta sẽ so sánh các giá trị năng lượng tiêu thụ với nhau
để biết được giao thức nào tiết kiệm năng lượng hiệu quả hơn.

Còn về tính đảm bảo độ tin cậy khi truyền dữ liệu thì trong cơ chế vận hành
Combine-ACK đã bao gồm cả 2 giao thức eACK và iACK nên đương nhiên giao
thức Combine-ACK sẽ có độ tin cậy dữ liệu cao như eACK đồng thời cũng tránh
được hiện tượng “ thác đổ“ như giao thức iACK.

3) Dữ liệu thực nghiệm

 Để tiến hành so sánh giá trị năng lượng của 3 giao thức định tuyến (eACK,
iACK, Combine-ACK) và đảm bảo tính khách quan nhất, ta giả sử giá trị phụ thuộc
không gian r của giao thức iACK và Comebine-ACK là 1 (r = 1), cho ngẫu nhiên xác
suất β = 0,9.

 Các giá trị p, q được cho ngẫu nhiên như sau:

p q 𝑝̅ 𝑞
0,5 0,9 0,5 0,1

45
0,5 0,5 0,5 0,5
0,5 0,1 0,5 0,9
0,3 0,9 0,7 0,1
0,3 0,5 0,7 0,5
0,3 0,1 0,7 0,9
Bảng 4.1 Bảng giá trị p, q

với p: tỷ lệ gói tin bị mất khi truyền từ nút i đến nút i+1

𝑝̅: xác suất truyền thành công gói tin từ nút i đến nút i+1
q: tỷ lệ gói tin bị mất khi nhận từ nút i+1 về nút i

𝑞: xác suất nhận thành công gói tin từ nút i+1 về nút i
do đó, N(β) là số lần truyền dữ liệu lớn nhất để đảm bảo nút cuối nhận thành công
với xác suất β.

( / )
N(i,β) =

p h 2 3 4 5 6 7 8 9

0,5 4,28 4,86 5,27 5,58 5,84 6,06 6,26 6,42

0,3 2,47 2,8 3,03 3,21 3,36 3,49 3,6 3,7

Bảng 4.2 Bảng giá trị N(i,β)

Lần lượt tính các giá trị E1, E2, E3 theo công thức, ta có kết quả như sau:

( ) (, )
E1[X1(i) + Y1(i)] = ∑ (1 + 𝑝 )

h
p,q 2 3 4 5 6 7 8 9
p=0,5 5,91 13,24 21,3 29,88 38,85 48,06 57,68 67,36
q=0,9

46
p=0,5 4,25 9,04 14,04 19,16 24,4 29,7 35 40,4
q=0,5
p=0,5 3,07 6,3 9,57 12,84 16,15 19,44 22,75 26,08
q=0,1
p=0,3 3,99 8,94 14,37 20,16 26,3 32,58 39,06 45,76
q=0,9
p=0,3 3,18 6,8 10,62 14,56 18,55 22,68 26,81 30,96
q=0,5
p=0,3 2,47 5,06 7,71 10,36 13 15,66 18,34 21,04
q=0,1
Bảng 4.3 Bảng giá trị E1

( ) (, ) ( ) ( , )
E2(β) = ∑ + x𝑝

h
p,q 2 3 4 5 6 7 8 9
p=0,5 5,91 10,8 16,42 22,28 28,37 34,65 41,12 47,64
q=0,9
p=0,5 4,25 7,44 10,87 14,35 17,87 21,43 25,02 28,62
q=0,5
p=0,5 3,07 5,23 7,43 9,64 11,84 14,05 16,27 18,48
q=0,1
p=0,3 3,99 6,89 10,3 13,85 17,53 21,34 25,23 29,21
q=0,9
p=0,3 3,18 5,31 7,65 10,01 12,42 14,86 17,31 19,79
q=0,5
p=0,3 2,47 3,99 5,57 7,14 8,72 10,3 11,88 13,46
q=0,1
Bảng 4.4 Bảng giá trị E2

E3(β) = E[X3(0) + Y3(0)] + E[X3(i)/(X3(i) + Y3(i))] + E[X3(h-1)]

( ) ( , ) ( ) ( ) ( , )
= (1 + 𝑝 ) + ∑ ( )+ 𝑝

47
h
p,q 2 3 4 5 6 7 8 9
p=0,5 5,91 9,59 11,31 12,84 14,25 15,6 16,91 18,16
q=0,9
p=0,5 4,25 6,93 8,19 9,36 10,48 11,58 12,66 13,72
q=0,5
p=0,5 3,07 5,18 6,24 7,28 8,3 9,32 10,33 11,35
q=0,1
p=0,3 3,99 7,1 8,63 10,02 11,33 12,6 13,82 15,01
q=0,9
p=0,3 3,18 5,71 6,94 8,09 9,21 10,3 11,38 12,45
q=0,5
p=0,3 2,47 4,55 5,6 6,64 7,67 8,69 9,7 10,71
q=0,1
Bảng 4.5 Bảng giá trị E3

4) So sánh mức năng lượng

Với E1 là năng lượng tiêu thụ của giao thức eACK

E2 là năng lượng tiêu thụ của giao thức iACK

E3 năng lượng tiêu thụ của giao thức Combine-ACK

Energy Efficiencies là mức năng lượng tiêu thụ

Route Length là độ dài các nút mạng

Sau khi chạy thực nghiệm bằng phần mềm matlab và excel để có được giá trị
năng lượng của 3 giao thức trên, ta tiến hành so sánh các kết quả sau:

48
Hình 4.1 Biểu đồ so sánh mức năng lượng E1,E2,E3 khi p=0,5, q=0,9

 Phân tích:

- Với p=0,5 và q=0,9; khi số lượng các nút mạng (h) ít hơn 4 thì năng lượng tiêu
thụ của 3 giao thức có sự chênh lệch ít nhưng không đáng kể , cụ thể khi h=3 thì E1=
13,24; E2= 10,8; E3=9,59; ta nhận thấy rằng giá trị năng lượng của giao thức
Combine-ACK (E3) tiết kiệm hơn giao thức eACK (E1) 27.57%, và tiết kiệm hơn
giao thức iACK (E2) 11,21%.

- Nhưng khi h=4 trở lên thì ta thấy giá trị năng lượng của 3 giao thức bắt đầu có
sự chênh lệch khá lớn, cụ thể nhất khi h=9 thì E1= 67,36; E2=47,64; E3= 18,16; rõ
ràng năng lượng tiêu thụ của giao thức Combine-ACK (E3) tiết kiệm đáng kể so với
E1 là 73%, so với E2 là 61,88%.

- Vậy khi giá trị p=0,5; q=0,9 và số lượng các nút mạng càng lớn thì sự chênh
lệch về năng lượng tiêu thụ của giao thức Combine-ACK so với eACK và iACK càng
nhiều, chứng tỏ Combine-ACK càng tiết kiệm năng lượng hơn so với eACK và iACK.

49
Hình 4.2 Biểu đồ so sánh mức năng lượng E1,E2,E3 khi p=0,5, q=0,5

 Phân tích:

- Với p=0,5 và q=0,5; thì giá trị năng lượng tại mỗi độ dài h cũng gần giống như
p=0,5; q=0,9; chỉ khác một ít ở E3 khi mà năng lượng tiêu thụ có phần tăng cao hơn.

- Cụ thể khi h=3 thì giá trị năng lượng của 3 giao thức là E1= 9,04; E2= 7,44;
E3= 6,93; ta thấy rằng giá trị năng lượng của E3 chỉ còn tiết kiệm hơn E1 là 23,34%
và tiết kiệm hơn E2 là 6,85%. Khi h=9 thì E1= 40,4 ; E2= 28,62; E3= 13,72; năng
lượng tiêu thụ của E3 tiết kiệm hơn so với E1 là 66%, so với E2 là 52,06%.

- Vậy khi giá trị p=0,5 và q=0,5 thì năng lượng tiêu thụ của giao thức Combine-
ACK (E3) có tăng lên nhưng vẫn tiết kiệm nhiều so với 2 giao thức eACK (E1) và
iACK (E2).

50
Hình 4.3 Biểu đồ so sánh mức năng lượng E1,E2,E3 khi p=0,5, q=0,1

 Phân tích:

- Với p=0,5 và q=0,1; thì điểm khác biệt duy nhất ở cặp giá trị này là khi h = 3,
mức năng lượng tiêu thụ của E3 đã gần như bằng với E2.

- Lợi thế tiêu thụ năng lượng của E3 chỉ được thể hiện khi số lượng nút cảm
biến trong mạng từ 4 trở lên, nhưng khoảng cách chênh lệch của Combine-ACK (E3)
và iACK (E2) có phần thu hẹp hơn so với 2 thử nghiệm ở trên.

- Tại h = 9, năng lượng tiêu thụ của E1= 26,08; E2= 18,48; E3= 11,35; rõ ràng
lợi thế năng lượng của E3 chỉ tiết kiệm hơn so với E1 là 56,48%, so với E2 là 38,58%.

51
Hình 4.4 Biểu đồ so sánh mức năng lượng E1,E2,E3 khi p=0,3, q=0,9

 Phân tích:

- Với p=0,3 và q=0,9 thì sự chênh lệch về mức năng lượng tiêu thụ của E3 so
với E1 và E2 gần như tương đương với cặp giá trị thử nghiệm p=0,5; q=0,1.

- Chỉ có 1 sự thay đổi bất giờ khi h=3, giá trị E1= 8,94; E2= 6,89; E3= 7,1; trong
các thử nghiệm ở trên thì đây là lần đầu tiên năng lượng tiêu thụ của iACK (E2) tiết
kiệm hơn so với Combine-ACK (E3) là 2,95%, nhưng E3 vẫn tiết kiệm hơn so với
E1 là 20,58%. Và đây cũng là điều khác biệt duy nhất trong lần thử nghiệm cặp giá
trị p=0,3 và q= 0,9.

52
Hình 4.5 Biểu đồ so sánh mức năng lượng E1,E2,E3 khi p=0,3, q=0,5

 Phân tích:

- Với p=0,3; q=0,5 và tại h= 3 thì E1= 6,8; E2= 5,31; E3= 5,71; ta tiếp tục chứng
kiến mức năng lượng tiêu thụ của E3 cao hơn so với E2 là 7,54% nhưng tiết kiệm
hơn so với E1 là 16,02%.

- Ngoài ra tại h=4, mức năng lượng của E1= 10,62; E2= 7,65; E3= 6,94; năng
lượng tiêu thụ của E3 ít hơn E1 là 34,65% và ít hơn E2 là 9,28%, rõ ràng tại h=4,
mức năng lượng của E3 so với E2 vẫn tiết kiệm hơn nhưng đã không còn vượt trội
như trước đây.

- Khi h=9, mức năng lượng E1= 30,96; E2=19,79; E3=12,45; so với eACK (E1)
và iACK (E2) thì giao thức Combine-ACK (E3) tương ứng tiết kiệm năng lượng hơn
59,78% và 37,08%.

53
Hình 4.6 Biểu đồ so sánh mức năng lượng E1,E2,E3 khi p=0,3, q=0,1

 Phân tích:

- Với p=0,3; q=0,1; lần lượt tại h= 3 thì E1= 5,06; E2= 3,99; E3= 4,55 và h=4
thì E1= 7,71; E2= 5,57; E3= 5,6; mức năng lượng tiêu thụ của E3 tiếp tục cao hơn so
với E2 là 14,03% và 0,53%. Trong cặp giá trị p,q thử nghiệm lần này, với h=3 và h=4
thì năng lượng tiêu thụ của iACK (E2) tiết kiệm hơn so với 2 giao thức còn lại
(Comebine-ACK và eACK).

- Khi h=5 thì E1= 10,36; E2= 7,14; E3= 6,64; lần này mức năng lượng tiêu hao
của E3 lại tiết kiệm hơn so với E2 là 7%, so với E1 là 35,9%. Rõ ràng tại h=5, năng
lượng tiêu thụ của E3 có tiết kiệm hơn E2 nhưng mức chênh lệch không nhiều, còn
so với E1 thì có phần vượt trội.

- Khi h=9 thì E1= 21,04; E2= 13,46; E3= 10,71; giao thức E3 tiết kiệm hơn E2
là 20,43% và E1 là 49,09%.

- Với cặp giá trị p,q thử nghiệm lần này, ưu thế tiết kiệm năng lượng của giao
thức Combine-ACK (E3) chỉ thể hiện rõ rệt khi số nút trong mạng lớn, còn khi số nút
mạng nhỏ, thì E2 chiếm ưu thế về năng lượng hơn.

54
5) Nhận xét, đánh giá

Khi số lượng các nút mạng ít (h<5), thì với p,q bất kỳ, ta dễ dàng thấy năng
lượng tiêu thụ của 3 giao thức định tuyến truyền dữ liệu hầu như gần bằng nhau,
hoặc chênh nhau không đáng kể. Nhưng khi tăng số lượng nút cảm biến trong
mạng (h>4) thì năng lượng tiêu thụ của 2 giao thức iACK và Combine-ACK đều
tiết kiệm hơn so với eACK, trong đó Combine-ACK chiếm ưu thế về tiết kiệm
năng lượng nhất.

Trong 1 số trường hợp p, q lớn (p=0,5 và q=0,9 hoặc q=0,5) thì giao thức
Combine-ACK tiêu thụ năng lượng tiết kiệm nhất (so với eACK và iACK – hình
4.1, hình 4.2) do giảm được một lượng tin phản hồi ACK và tránh được hiện tượng
“thác đổ“ – vốn là nhược điểm lớn của giao thức iACK.

Khi p, q lớn, giao thức Combine-ACK có thể tiết kiệm năng lượng tiêu thụ lên
đến 73% (khi p= 0,5; q=0,9) khi so với eACK và đến 61,88% khi so với iACK.

6) Các nghiên cứu liên quan:

Trong các nghiên cứu gần đây cho thấy, giao thức định tuyến EER-ACK
(Energy Efficient and Reliable ARQ Scheme) [17] được sử dụng chung cơ chế
ARQ (automatic repeat request) để truyền dữ liệu so với Combine-ACK, nhưng
điểm khác biệt chính của giao thức định tuyến EER-ACK là không sử dụng giá trị
chất lượng kết nối (p,q) mà lại sử dụng thông số công suất kênh truyền, độ trễ, số
kỳ vọng trong gói dữ liệu,.... để tính giá trị năng lượng khi truyền gói tin từ nút
nguồn (source) đến nút đích (sink).

Vì vậy khó có thể so sánh chính xác giá trị năng lượng của giao thức nào tiết
kiệm hiểu quả hơn. Nhưng với kết quả thực nghiệm của giao thức EER-ACK so
với 3 giao thức eACK, NACK và iACK của chính tác giả thì có thể thấy rằng giao
thức EER-ACK có tiết kiệm năng lượng hơn so với eACK và iACK nhưng không
đáng kể, được minh họa trong bảng thống kê dưới đây:

55
Bảng 4.6 Bảng so sánh giá trị năng lượng của EER-ACK

Hình 4.7 Biểu đồ so sánh mức năng lượng của EER-ACK

56
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1) Kết luận

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu để thực hiện. Luận văn đã đạt được
những kết quả sau:

 Nghiên cứu và phân tích mô hình năng lượng tiêu thụ của 2 giao thức định
tuyến cho mạng cảm biến không dây là giao thức eACK và iACK.

 Dựa trên mô hình năng lượng tiêu thụ của 2 giao thức trên, đề xuất giao thức
định tuyến cho mạng cảm biến không dây gọi là Combine-ACK.

 So sánh và đánh giá giao thức đề xuất (Combine-ACK) với 2 giao thức eACK
và iACK.

Từ những kết quả thực nghiệm trên cho thấy, giao thức định tuyến truyền dữ
liệu Combine-ACK có thể tiết kiệm năng lượng lên đến 73% khi so sánh với eACK
và 61,88% khi so sánh với iACK. Có thể thấy giao thức Combine-ACK có nhiều
triển vọng để phát triển trong tương lai, song với những hạn chế về mặt thời gian,
số lượng mẫu thử cũng như độ phức tạp của công thức toán học trong luận văn
này, làm chúng ta chưa thấy rõ những ưu điểm nổi bật của giao thức trên.

2) Hướng phát triển/nâng cấp trong tương lai

Mạng cảm biến không dây là một mảng nghiên cứu tương đối mới mẻ và còn
rất nhiều vấn đề phát triển trong tương lai, điển hình như các ngôi nhà thông minh
và xa hơn nữa là một thành phố thông minh.

Trong khuôn khổ của luận văn này, hướng phát triển tương lai là tiếp tục
nghiên cứu để hoàn thiện giao thức Combine-ACK, viết thuật toán để chạy thực
nghiệm trên các phần mềm giả lập như NS2, OMNET, SENSE,... từ đó có thể tăng
số lượng mẫu thử để lấy được kết quả chính xác hơn, cao hơn nữa là kết hợp giao
thức truyền dữ liệu với thuật toán định tuyến để phát triển một giao thức định tuyến
mới tiết kiệm năng lượng hơn cho tương lai.

57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Duy Tân, “Đồ án tốt nghiệp đại học: Wireless Sensor Networks - Kỹ thuật,
giao thức và ứng dụng”, đồ án tốt nghiệp Đại học khoa Điện - Điện tử, Đại học Bách
Khoa TPHCM, 2009.
[2] Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn Quang Tây, Nguyễn Tiến Thịnh, “Đồ án tốt nghiệp
đại học: Wireless Sensor Networks”, đồ án tốt nghiệp Đại học khoa Điện tử Viễn
thông Hàng Không, Học Viện Hàng Không Việt Nam, 2010.
[3] Nguyễn Duy Thanh, “Đồ án tốt nghiệp đại học: Mạng cảm biến không dây”, đồ
án tốt nghiệp Đại học khoa Điện tử Viễn thông, Đại Học Công Nghệ - Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2009.
[4] Đỗ Ngọc Anh, “Đồ án tốt nghiệp đại học: CÁC ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ
CẢM BIẾN KHÔNG DÂY VÀ ĐÁNH GIÁ BẰNG MÔ PHỎNG”, đồ án tốt nghiệp
Đại học khoa Viễn Thông I, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2005.
[5] Ray-Guang Cheng, “Multihop Wireless Networks”, National Taiwan Univ. of
Science and Technology,Taipei-Taiwan.
[6] Shio Kumar Singh et al., “Routing Protocols in Wireless Sensor Networks – A
Survey”, International Journal of Computer Science & Engineering Survey,
November 2010.
[7] C. Perkins et al., “Ad hoc On-Demand Distance Vector (AODV) Routing”
University of California, Santa Barbara, June 2002.
[8] Kássio Machado et al., “A Routing Protocol Based on Energy and Link Quality
for Internet of Things Applications”, Sensors 2013, 13, 1942-1964.
[9] Butt et al., "Labile: Link Quality-Based Lexical Routing Metric for Reactive
Routing Protocols in IEEE 802.15.4 Networks" In Proceedings of the 5th
International Conference on Future Information Technology (FutureTech), Busan,
Korea, 21–23 May 2010.
[10] A. Chandrakasan, and H. Balakrishnan W. Heinzelman, "Energy efficient
Communication Protocol for Wireless Micro Sensor Networks," in 33rd Annual
Hawaii International Conf. on System Sciences, Washington, 2000.

58
[11] Ana Bildea, ”Link Quality in Wireless Sensor Networks”, Université de
Grenoble, 2013
[12] Jiming Chen et al., ”LQER - A Link Quality Estimation based Routing for
Wireless Sensor Networks”, Zhejiang University, 2008
[13] Wen Hu, Tuan Dinh Le, Peter Corke and Sanjay Jha, “Outdoor Sensornet
Deployments Sugar Farm-journal”, April–June 2012
[14] Nouha Baccour et al., ”A Comparative Simulation Study of Link Quality
Estimators in Wireless Sensor Networks”, 2012 IEEE 20th International Symposium
on Modeling, Analysis and Simulation of Computer and Telecommunication
Systems, 2009
[15] Mohammed Abo-Zahhad, Mohammed Farrag, Osama Amin and Abdelhay Ali,
“An Energy Consumption Model for Wireless Sensor Networks“, Assiut University,
Egypt, 2015.
[16] Z. Rosberg, R. P. Liu, A. Y. Dong, L. D. Tuan and S. Jha, “ARQ with Implicit
and Explicit ACKs in Wireless Sensor Networks“, School of Computer Science
UNSW, Australia, 2008.
[17] Kyungmin Kim, Jaeho Lee and Jaiyong Lee, “Energy Efficient and Reliable
ARQ Scheme (EER-ACK) for Mission Critical M2M/IoT Services“, 2014.
Internet
http://vntelecom.org/ 10/10/2016
https://en.wikipedia.org/wiki/Geometric_distribution 14/05/2017

59

You might also like