You are on page 1of 72

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG


KHÍ ĐỘNG VẬN CHUYỂN TRẤU
NĂNG SUẤT 3 TẤN/GIỜ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN


Th.S Trần Văn Nhã Nguyễn Tuấn Nguyên (MSSV: 1117660)
Ngành: Cơ Khí Chế Biến – Khóa: 37

Tháng 12/2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG


KHÍ ĐỘNG VẬN CHUYỂN TRẤU
NĂNG SUẤT 3 TẤN/GIỜ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
Th.S Trần Văn Nhã Nguyễn Tuấn Nguyên (MSSV: 1117660)
Ngành: Cơ Khí Chế Biến – Khóa: 37

Tháng 12/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ

PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


HK 1 - NĂM HỌC: 2014-2015

1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Tuấn Nguyên MSSV: 1117660


Ngành: Cơ Khí Chế Biến Khóa: 37

2. Tên đề tài: Tính toán, thiết kế hệ thống khí động vận chuyển trấu năng suất 3 tấn/giờ

3. Thời gian thực hiện: Học kỳ 1 – Năm học 2014 – 2015

4. Cán bộ hướng dẫn: ThS. Trần Văn Nhã

5. Địa điểm thực hiện: Khoa Công Nghệ - Trường Đại Học Cần Thơ

6. Mục tiêu của đề tài:

 Mục tiêu tổng quát: Tính toán, thiết kế hệ thống khí động vận chuyển trấu.
 Mục tiêu cụ thể: _ Khảo nghiệm các máy hiện có ở đồng bằng Sông Cửu Long.
_ Lập bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết.

7. Giới hạn của đề tài: Do giới hạn về kinh phí nên đề tài chỉ nằm trong phần tính toán
và thiết kế

8. Các yêu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài: Các phương tiện thí nghiệm tại khoa
Công Nghệ

9. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài: …. đồng

Bộ môn Cán bộ hướng dẫn Sinh viên


(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Trần Văn Nhã Nguyễn Tuấn Nguyên


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

1. Cán bộ chấm phản biện: Th.S Trần Văn Nhã


2. Đề tài: Tính toán, thiết kế hệ thống khí động vận chuyển trấu năng suất 3 tấn/giờ
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tuấn Nguyên
4. Lớp: Cơ Khí Chế Biến Khóa: 37
5. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét tình hình thức tập thuyết minh của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b. Nhận xét về bản vẽ của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
c. Nhận xét về nội dung của LVTN:
 Các nội dung và công việc đã đạt được:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
d. Nhận xét sinh viên:
.............................................................................................................................
..............................................................................................................................
e. Kết luận và đề nghị:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
6. Điểm đánh giá: ……………..
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

Th.S Trần Văn Nhã


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ CHẤM PHẢN BIỆN

1. Cán bộ chấm phản biện:


2. Đề tài: Tính toán, thiết kế hệ thống khí động vận chuyển trấu năng suất 3 tấn/giờ
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tuấn Nguyên
4. Lớp: Cơ Khí Chế Biến Khóa: 37
5. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét tình hình thức tập thuyết minh của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b. Nhận xét về bản vẽ của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
c. Nhận xét về nội dung của LVTN:
 Các nội dung và công việc đã đạt được:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
d. Nhận xét sinh viên:
.............................................................................................................................
..............................................................................................................................
e. Kết luận và đề nghị:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
6. Điểm đánh giá: ……………..
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Cán bộ chấm phản biện
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ CHẤM PHẢN BIỆN

1. Cán bộ chấm phản biện:


2. Đề tài: Tính toán, thiết kế hệ thống khí động vận chuyển trấu năng suất 3
tấn/giờ.
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tuấn Nguyên
4. Lớp: Cơ Khí Chế Biến Khóa: 37
5. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét tình hình thức tập thuyết minh của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b. Nhận xét về bản vẽ của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
c. Nhận xét về nội dung của LVTN:
 Các nội dung và công việc đã đạt được:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
d. Nhận xét sinh viên:
.............................................................................................................................
..............................................................................................................................
e. Kết luận và đề nghị:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
6. Điểm đánh giá: ……………..
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Cán bộ chấm phản biện
LỜI CẢM TẠ

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn đến quý thầy, cô bộ môn Kỹ Thuật Cơ Khí – Khoa Công
Nghệ trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình chỉ dạy em trong suốt quá trình học tập tại
trường cũng như trong khoảng thời gian em làm luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn thầy Trần Văn Nhã đã tận tình giúp đỡ, dẫn dắt em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp. Em xin chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe
và thành công trong chặn đường giảng dạy của mình.
Xin chân thành cám ơn quý thầy Phòng Thí Nghiệm Máy & Chế Biến Lương
Thực Thực Phẩm đã tạo điều kiện cho chúng em được tiếp cận thực tế với các máy móc,
thiết bị giúp em học hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm từ quý thầy! Xin gửi lời cám ơn
sâu sắc nhất đến thầy Phạm Phi Long người đã tận tình chia sẽ những kiến thức của mình
cho chúng em để hoàn thành tốt bài luận văn và những kiến thức về máy móc sẽ là hành
trang sau này để chúng em ra trường.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè bên cạnh những người đã luôn ủng hộ, động viên
em trong quá trình học tập.
Bằng sự nỗ lực và cố gắng của bản thân trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện,
nhưng chắc chắn vẫn không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng
góp quý báo của quý thầy cô!

Nguyễn Tuấn Nguyên

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên i


TÓM TẮT ĐỀ TÀI

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Đề tài “Tính toán, thiết kế hệ thống khí động vận chuyển trấu năng suất 3
tấn/giờ” được thực hiện tại khoa Công Nghệ - Trường Đại Học Cần Thơ, thời gian thực
hiện từ ngày 18/08/2014 đến ngày 28/11/2014. Với mục tiêu nghiên cứu, tính toán và
thiết kế hệ thống khí động vận chuyển trấu nhằm đưa ra một giải pháp thay thế quá trình
vận chuyển trấu thủ công tốn nhiều thời gian và chi phí, hơn nữa đề tài cũng góp phần
cơ giới hóa trong khâu vận chuyển trấu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Đề tài được thực hiện bằng phương pháp khảo sát và tìm hiểu trên thực tế đặc
điểm một số loại máy hiện có cũng như khảo sát địa hình vận chuyển và điều kiện khí
hậu tác động đến vận chuyển trấu, từ đó phân tích đưa ra phương án thiết kế phù hợp
nhất cho hệ thống. Các thông số kỹ thuật tính toán được dựa trên cơ sở lý thuyết về vận
chuyển vật liệu rời, kết hợp với phương pháp thiết kế kỹ thuật, phân tích và tra cứu tài
liệu hiện có.

Kết quả đạt được sau quá trình thực hiện đề tài: hiểu rõ được cấu tạo và nguyên
lí hoạt động của hệ thống vận chuyển khí động, biết được đặc tính cơ lý của vật liệu trấu,
phân tích, đánh giá và lựa chọn được phương án thiết kế tối ưu cho hệ thống vận chuyển,
thiết kế và tính toán các bộ phận của hệ thống vận chuyển khí động như: cyclone, đường
ống, quạt, airlock, đầu hút,…Lập được bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết của máy.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên ii


MỤC LỤC

MỤC LỤC
------
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... i

TÓM TẮT ĐỀ TÀI ......................................................................................................ii

MỤC LỤC BẢNG BIỂU............................................................................................ vii

MỤC LỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................viii

CHƯƠNG I: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VẬN CHUYỂN TRẤU Ở MỘT SỐ NHÀ
MÁY XAY XÁT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .............................. 1

1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long .................................... 1

1.2. Khảo sát khâu vận chuyển trấu ở các nhà máy.................................................... 3

1.2.1. Địa bàn khảo sát .......................................................................................... 3

1.2.2. Khảo sát tình hình vận chuyển ..................................................................... 3

1.2.2.1. Địa hình vận chuyển............................................................................. 3

1.2.2.2. Phương tiện vận chuyển ....................................................................... 4

1.2.2.3. Điều kiện khách quan và phạm vi ứng dụng ......................................... 6

1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ......................................................................... 7

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU RỜI .................. 8

2.1. Đặc tính của vật liệu rời ..................................................................................... 8

2.2. Các phương pháp vận chuyển vật liệu rời ........................................................... 9

2.2.1. Vận chuyển cơ học ...................................................................................... 9

2.2.1.1. Băng tải ................................................................................................ 9

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên iii


MỤC LỤC

2.2.1.2. Gàu tải ............................................................................................... 11

2.2.1.3. Vít tải ................................................................................................. 13

2.2.2. Vận chuyển bằng khí nén ........................................................................... 14

2.2.2.1. Khái niệm........................................................................................... 14

2.2.2.2. Phân loại ............................................................................................ 15

2.3. Vật liệu vỏ trấu ................................................................................................ 18

2.3.1. Cấu tạo ...................................................................................................... 18

2.3.2. Các đặc tính đặc trưng của trấu .................................................................. 18

2.4. Lựa chọn các phương án thiết kế ...................................................................... 19

2.4.1. Phân tích ưu, nhược điểm của các phương án vận chuyển hiện có ............. 19

2.4.1.1. Yêu cầu thiết kế.................................................................................. 19

2.4.1.2. Phân tích lựa chọn .............................................................................. 20

2.4.2. Chọn sơ đồ vận chuyển thích hợp .............................................................. 21

2.4.2.1. Cấu tạo ............................................................................................... 21

2.4.2.2. Nguyên lý làm việc ............................................................................ 22

CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG................................................ 24

3.1. Các thông số thiết kế ban đầu ........................................................................... 24

3.2. Xác định vận tốc dòng khí và chọn đường kính ống dẫn .................................. 24

3.3. Tính toán thiết kế đường ống hút và ống dẫn .................................................... 26

3.4. Tính toán thiết kế bộ phận Cyclone lắng .......................................................... 29

3.4.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc ................................................................... 29

3.4.2. Xác định kích thước Cyclone ..................................................................... 30

3.4.2.1. Các số liệu ban đầu ............................................................................ 30

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên iv


MỤC LỤC

3.4.2.2. Tính toán Cyclone .............................................................................. 31

3.5. Tính toán tổn hao áp lực của toàn hệ thống ...................................................... 33

3.6. Tính toán và lựa chọn quạt ............................................................................... 35

3.6.1. Nhiệm vụ ................................................................................................... 35

3.6.2. Cấu tạo ...................................................................................................... 35

3.6.3. Nguyên lý làm việc .................................................................................... 36

3.6.4. Số liệu ban đầu .......................................................................................... 36

3.6.5. Lựa chọn quạt ............................................................................................ 36

3.7. Thiết kế airlock ................................................................................................ 37

3.8. Thiết kế van tăng tốc ........................................................................................ 42

3.9. Thiết kế đầu hút vật liệu ................................................................................... 43

3.10. Tính toán bộ truyền ........................................................................................ 44

3.10.1. Chọn loại xích ......................................................................................... 45

3.10.2. Chọn số răng của đĩa xích ........................................................................ 45

3.10.3. Định bước xích t ...................................................................................... 45

3.10.4. Định khoảng cách trục A và số mắc xích X ............................................. 46

3.10.5. Tính đường kính vòng chia của đĩa xích .................................................. 47

3.10.6. Tính lực tác dụng lên trục ........................................................................ 47

3.11. Thiết kế Cyclone tách trấu cuối đường ống đẩy .............................................. 48

3.12. Thiết kế khung máy ........................................................................................ 49

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 50

4.1. Kết luận ........................................................................................................... 50

4.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 50

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên v


MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 52

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên vi


MỤC LỤC BẢNG BIỂU

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 2.1 – So sánh hai phương pháp vận chuyển ...................................................... 20
Bảng 3.1 – Thông số kỹ thuật của quạt ly tâm ............................................................ 36
Bảng 3.2 – Kích thước kỹ thuật của quạt ly tâm ......................................................... 37
Bảng 3.3 – Thông số động cơ giảm tốc bánh răng TECO ........................................... 40
Bảng 3.4 – Kích thước kỹ thuật của động cơ giảm tốc bánh răng TECO .................... 41
Bảng 3.5 – Thông số của then lắp bánh xích .............................................................. 42
Bảng 3.6 – Kích thước chủ yếu của xích ống con lăn một dãy (theo ҐOCT 10947-64)46

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên vii


MỤC LỤC HÌNH ẢNH

MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Trang
Hình 1.1 – Thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long................................................ 1
Hình 1.2 – Mô hình phân bố chung các nhà máy (kho chứa) ........................................ 4
Hình 1.3 – Vận chuyển trấu ở một số nhà máy ............................................................. 4
Hình 1.4 – Vận chuyển trấu vào lò đốt ......................................................................... 6
Hình 2.1 – Máy vận chuyển dạng băng tải ................................................................. 10
Hình 2.2 – Gàu tải...................................................................................................... 11
Hình 2.3 – Vít tải ....................................................................................................... 13
Hình 2.4 – Hệ thống vận chuyển bằng khí nén ........................................................... 14
Hình 2.5 – Thiết bị vận chuyển khí nén kiểu hút với áp suất thấp và trung bình ......... 16
Hình 2.6 – Thiết bị vận chuyển bằng khí với áp suất cao ........................................... 17
Hình 2.7 – Vỏ trấu ..................................................................................................... 18
Hình 2.8 – Hệ thống khí động hút trấu ....................................................................... 23
Hình 2.9 – Sơ đồ đường đi của trấu trong hệ thống khí động...................................... 23
Hình 3.1 – Nguyên lý hoạt động của Cyclone lắng..................................................... 30
Hình 3.2 – Các kích thước của Cyclone tính theo đường kính ống thoát Dt ................ 31
Hình 3.3 – Bản vẽ kỹ thuật......................................................................................... 37
Hình 3.4 – Airlock ..................................................................................................... 39
Hình 3.5 – Động cơ giảm tốc bánh răng TECO .......................................................... 41
Hình 3.6 – Van tăng tốc ............................................................................................. 42
Hình 3.7 – Cấu trúc của đầu hút ................................................................................. 43
Hình 3.8 – Đai siết ..................................................................................................... 44
Hình 3.9 – Khung máy ............................................................................................... 49

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên viii


CHƯƠNG I: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VẬN CHUYỂN TRẤU Ở MỘT SỐ NHÀ MÁY XAY
XÁT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

CHƯƠNG I

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VẬN CHUYỂN TRẤU Ở MỘT SỐ NHÀ MÁY
XAY XÁT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất nước
ta, với diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50%, bình quân lương thực đầu người
gấp 2,3 lần so với lương thực trung bình cả nước và hằng năm đóng góp cho cả nước
khoảng 90% sản lượng gạo xuất khẩu.

Hình 1.1 – Thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 1


CHƯƠNG I: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VẬN CHUYỂN TRẤU Ở MỘT SỐ NHÀ MÁY XAY
XÁT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Sản lượng lúa cả năm 2013 ước đạt 44,1 triệu tấn, tăng 338,3 nghìn tấn so với
năm 2012. Riêng vụ Thu - Đông 2013 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long lại tăng cả về
diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích gieo trồng đạt 626,4 nghìn ha, tăng 99 nghìn
ha, năng suất đạt 51,7 tạ/ha, tăng 1,3 tạ/ha; sản lượng đạt 3,2 triệu tấn, tăng 578,8 nghìn
tấn. Trong khi đó, nhờ chủ động trong luân canh trồng lúa, diện tích gieo trồng lúa mùa
của cả nước trong năm 2013 đạt 1985,4 nghìn ha, tăng 7,6 nghìn ha so với vụ mùa năm
2012. Tuy nhiên, sản lượng lúa mùa ước tính đạt gần 9,4 triệu tấn, giảm 104,4 nghìn tấn
do năng suất chỉ đạt 47,3 tạ/ha.
Tại các địa phương phía Bắc, sản lượng lúa mùa đạt 5677,2 nghìn tấn, giảm 181,3
nghìn tấn. Sản lượng lúa mùa của các địa phương phía Nam đạt 3706,3 nghìn ha, tăng
76,9 nghìn tấn, riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng 67,6 nghìn tấn.
Theo số liệu kiểm tra mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vùng
đồng bằng sông Cửu Long hiện có hơn 12.230 máy gặt lúa, trong đó gần 8.700 máy gặt
đập liên hợp, chiếm 71% diện tích lúa được gặt bằng máy cả vùng đạt 56%. Ngoài ra,
toàn vùng có trên 10.000 máy sấy (công suất quy đổi đạt 6 tấn/mẻ), sấy khô chủ động
được 42% sản lượng lúa Hè - Thu.
Năm 2013, cả nước đã xuất khẩu gần 6,6 triệu tấn gạo, giảm hơn 1,4 triệu tấn (tức
giảm 17,76%) so với năm 2012, kim ngạch đạt gần 2,93 tỷ USD, giảm 20,36%, đây là
mức xuất khẩu thấp nhất trong 3 năm qua. Với kết quả này, Việt Nam đã giảm xuống
xếp thứ 3 sau Ấn Độ và Thái Lan trên bảng tổng xếp xuất khẩu gạo không đáp ứng được
mục tiêu xuất khẩu gạo đã đề ra 7,5 triệu tấn hồi đầu năm 2013; xuất khẩu gạo Việt Nam
sụt giảm là do áp lực cạnh tranh cao và sụt giảm nhu cầu của các thị trường truyền thống
như Malaysia, Philippines và Indonesia. Năm 2014, Việt Nam phấn đấu xuất khẩu 7 triệu
tấn gạo và dự đoán sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo
truyền thống và đối thủ mới nổi.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 2


CHƯƠNG I: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VẬN CHUYỂN TRẤU Ở MỘT SỐ NHÀ MÁY XAY
XÁT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1.2. Khảo sát khâu vận chuyển trấu ở các nhà máy

1.2.1. Địa bàn khảo sát

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước. Năm 2013
sản lượng lúa đạt trên 24 triệu tấn với năng suất như vậy thì sản lượng trấu trên toàn
vùng do các nhà máy xay xát thải ra mỗi năm khoảng 4 triệu tấn chiếm khoảng 20% tổng
sản lượng lúa toàn vùng. Lượng trấu thải ra hằng năm là rất lớn, chính vì thế việc thu
gom trấu, vận chuyển đến nơi tập trung để sử dụng vào nhiều mục đích là rất cần thiết.

* Các điểm quan sát:

- Nhà máy xay xát lúa gạo tại ấp Ninh Thạnh I, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, tỉnh
Bạc Liêu.
- Nhà máy xay xát Vạn Phước (Đ/c: 18/6 Ấp Tân Hưng, Xã Tân Thạnh, Huyện Long
Hồ, Tỉnh Vĩnh Long).
- Nhà máy xay xát Thuận Thành (Đ/c: 3/5 Ấp Tân Hưng, Xã Tân Thạnh, Huyện Long
Hồ, Tỉnh Vĩnh Long).

1.2.2. Khảo sát tình hình vận chuyển

1.2.2.1. Địa hình vận chuyển

Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi kênh, rạch chằng chịt, tạo thành
một mạng lưới giao thông đường thủy thuận tiện cho việc vận chuyển lương thực cho
toàn vùng, chính vì sự thuận tiện đó các nhà máy xay xát và chế biến lúa gạo chủ yếu
phân bố gần những con sông lớn.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 3


CHƯƠNG I: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VẬN CHUYỂN TRẤU Ở MỘT SỐ NHÀ MÁY XAY
XÁT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Đường Nhà máy


Sông
giao thông (kho chứa)

Sông Nhà máy Đường


(kho chứa) giao thông

Hình 1.2 – Mô hình phân bố chung các nhà máy (kho chứa)

1.2.2.2. Phương tiện vận chuyển

Qua khảo sát và hỏi ý kiến các cơ sở xay xát, hầu hết các chủ nhà máy lớn đều
muốn có máy móc để vận chuyển trấu nhằm giảm bớt chi phí thuê mướn một lượng lớn
nhân công, tiết kiệm thời gian trong khâu vận chuyển đồng thời cũng tránh được những
phiền toái xã hội mà một số lao động phổ thông này gây ra ở các nhà máy xay xát, nhưng
phải phù hợp với quy mô sản xuất của họ, tất cả đều cho biết khi vào thời điểm của vụ
thu hoạch thì giá thuê mướn nhân công lại rất cao, có khi lại không có người để mướn.

Hình 1.3 – Vận chuyển trấu ở một số nhà máy

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 4


CHƯƠNG I: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VẬN CHUYỂN TRẤU Ở MỘT SỐ NHÀ MÁY XAY
XÁT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

* Kết quả khảo sát từ các chủ nhà máy:

- Số lượng nhân công: 2 ÷ 5 người cho một nhà máy, tùy theo công suất nhà máy và
thời vụ.

- Khả năng làm việc của công nhân: Khả năng làm việc của công nhân phụ thuộc vào
khoảng cách đoạn đường vận chuyển xa hay gần từ nhà máy xuống phương tiện vận
chuyển – chủ yếu vận chuyển bằng ghe (tàu) và một số ít lại vận chuyển bằng xe tải, trấu
được cho vào “cần xế” sau đó gánh xuống ghe hoặc được đóng bao rồi chất lên xe tải
sau đó được đưa đến nơi sử dụng.

- Giá thành trấu: Trong vụ Đông - Xuân và Hè - Thu, giá vỏ trấu chỉ trên dưới 150
đồng/kg nhưng trong vụ Thu - Đông, giá vỏ trấu đã tăng lên gấp đôi. Hiện tại, giá dao
động từ 450 – 500 đồng/kg, tăng trên dưới 300 đồng/kg, nguyên nhân chính là do vụ Thu
- Đông sản lượng lúa thấp hơn nhiều so với vụ Đông - Xuân và Hè - Thu nên làm cho
nguồn nguyên liệu vỏ trấu khan hiếm, không đủ nguồn cung ứng cho nhiều cơ sở sản
xuất củi trấu và các lò đốt: lò sấy, lò gạch,… trong khu vực.

Thường thì mỗi nhà máy xay xát lúa gạo có đầu tư thêm lò sấy lúa, nhằm tận dụng
nguồn nguyên liệu trấu có sẵn tại chỗ và cũng thuận tiện cho việc sấy lúa khi các chủ
ghe thu mua lúa ướt vận chuyển lên sấy mà không cần phải sấy ở các lò khác. Để cung
cấp đủ trấu cho lò đốt hoạt động tốt, thường thì người ta sử dụng hệ thống băng tải vận
chuyển, để trấu có thể lên được băng tải thì người ta thiết kế thêm một trục vít nằm ngang
nhằm đảm bảo tính liên tục cho lò đốt.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 5


CHƯƠNG I: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VẬN CHUYỂN TRẤU Ở MỘT SỐ NHÀ MÁY XAY
XÁT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Hình 1.4 – Vận chuyển trấu vào lò đốt

1.2.2.3. Điều kiện khách quan và phạm vi ứng dụng

Vùng đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng cận xích đạo nên có hai mùa
mưa và mùa khô. Lượng lúa tập trung nhiều ở các nhà máy xay xát chủ yếu tập trung
vào hai vụ lúa chính là Đông - Xuân và Hè - Thu.
Mực nước ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long biến đổi theo mùa, mực nước
tăng cao vào mùa mưa khoảng 2m , còn vào mùa khô thì mực nước thấp xuống khoảng
0,8m so với mực nước trung bình. Đây là vấn đề cần chú ý trong khi tính toán và thiết
kế để làm thế nào mà trong quá trình hệ thống hoạt động thì sự thay đổi của mực nước
sông không làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển vật liệu.

* Những khó khăn thực tế:

Hiện nay các nhà máy xay xát hầu hết sử dụng người lao động trong khâu vận
chuyển trấu, chính vì thế thường dẫn đến các tệ nạn tiêu cực giữa các công nhân, hơn
nữa trong quá trình vận chuyển trấu có nhiều bụi nhưng người lao động lại không có vật
dụng bảo hộ an toàn, chính vì thế họ thường mắc phải những bệnh liên quan đến đường
hô hấp. Hơn thế nữa, đoạn đường vận chuyển từ nhà máy xuống các phương tiện vận
chuyển (ghe) lại không đảm bảo an toàn và hầu hết đoạn đường vận chuyển đều băng

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 6


CHƯƠNG I: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VẬN CHUYỂN TRẤU Ở MỘT SỐ NHÀ MÁY XAY
XÁT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

qua những tuyến quốc lộ giao thông làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông các phương
tiện cơ giới qua lại dẫn đến các tai nạn như té ngã, sây sát ngoài da,… thậm chí còn ảnh
hưởng đến tính mạng của người lao động. Thời tiết, khí hậu ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long luôn biến đổi thất thường gây khó khăn trong công việc vận chuyển trấu,
người lao động chỉ có thể vận chuyển lúc trời nắng còn lúc mưa thì không thể làm việc
được, nếu trời nắng quá gắt thì họ cũng không thể nào làm việc để đạt được hiệu suất
cao. Dù khối lượng cho một lần khuân vác không lớn lắm nhưng người lao động phải
làm việc với tần suất cao cùng với đoạn đường vận chuyển xa không đảm bảo an toàn
làm cho người lao động thường mắc phải các bệnh về xương khớp về sau. Chính từ
những khó khăn khi sử dụng nguồn lao động thủ công các chủ nhà máy thường rất ngại
khi sử dụng trong việc vận chuyển trấu.

1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

Từ những yêu cầu thực tế và khó khăn trong công tác vận chuyển trấu ở các nhà
máy xay xát, chính vì thế việc tìm ra phương pháp xây dựng mô hình thiết bị vận chuyển
trấu đến nơi sử dụng là rất cần thiết, nhưng phải phù hợp với địa hình, điều kiện làm
việc, quy mô, chi phí đầu tư và đặc biệt là quá trình sử dụng phải mang lại hiệu quả và
đơn giản cho người sử dụng. Chính vì vậy, đề tài “Tính toán, thiết kế hệ thống khí
động vận chuyển trấu năng suất 3 tấn/giờ” nhằm đưa ra một giải pháp thay thế quá
trình vận chuyển trấu thủ công tốn nhiều thời gian và chi phí cho chủ đầu tư.

Từ mục tiêu đặt ra nhiệm vụ của đề tài chính là tính toán và thiết kế ra thiết bị vận
chuyển bằng khí động gọn nhẹ, không cồng kềnh giúp cho công việc vận chuyển trấu
được nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời hạn chế sử dụng nhiều lao
động và đáp ứng hoạt động ngay cả trong thời tiết bất lợi với điều kiện làm việc.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 7


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU RỜI

CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU RỜI

2.1. Đặc tính của vật liệu rời

Các tính chất cơ - lý và các thông số của hàng hóa có ảnh lớn tới việc chọn và
tính toán kết cấu vận chuyển. Tất cả vật liệu được chia ra theo các dạng khác nhau: rời,
miếng, chiếc, lỏng.
Mật độ của các vật liệu rời ρ được xác định theo công thức:

ρ= kg/m3 (2.1)

Trong đó: m - khối lượng các hạt của vật liệu rời (kg)
V - thể tích các hạt (m3)
Mật độ xếp của vật liệu rời ρ1 được xác định theo công thức:

ρ = kg/m3 (2.2)

Trong đó: m1 - khối lượng vật liệu rời (kg)


V1 - thể tích vật liệu rời (m3)
Góc nghiêng tự nhiên φ là góc tạo nên giữa bề mặt phẳng nằm ngang và bề mặt
nghiêng tự do của vật liệu rời. Có sự khác nhau giữa góc nghiêng tự nhiên của vật liệu
rời ở trạng thái tĩnh φ và ở trạng thái chuyển động φđ ≈ 0.7φ.
Gọi hệ số trượt bên trong của vật liệu rời (phụ thuộc vào độ ẩm, kích cỡ hạt và
nhiệt độ...) là tgφ.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 8


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU RỜI

Hệ số ma sát của nguyên liệu rời f đối với các vật liệu khác nhau (thép, gỗ, caosu)
cần phải biết để tính toán góc nghiêng của tường phễu nạp liệu cho các máy vận chuyển,
có liên quan tới góc ma sát: f = tgα.
Trong đó: α - góc ma sát giữa nguyên liệu chuyển dời và vật liệu.
Độ ẩm của nguyên liệu rời:

W= % (2.3)

Trong đó: W1 - khối lượng ẩm chứa trong nguyên liệu (kg)


G1 - khối lượng nguyên liệu khô tuyệt đối (kg)
Có sự khác nhau giữa khối lượng xếp đầy tự nhiên, khối lượng nguyên liệu rời G
và khối lượng nén chặt Gn. Tỷ số G/Gn được gọi là hệ số dính kết của nguyên liệu, nó
dao động trong khoảng 1,05 ÷1,52.

2.2. Các phương pháp vận chuyển vật liệu rời

2.2.1. Vận chuyển cơ học

2.2.1.1. Băng tải

Trong các máy vận chuyển liên tục thì băng tải là loại máy được dùng nhiều nhất.
Băng tải là một máy vận chuyển vật liệu rời theo phương ngang bằng cách cho vật liệu
nằm trên một mặt băng chuyển động. Vật liệu sẽ được mang từ đầu này tới đầu kia của
băng và được tháo ra ở cuối băng.
Băng tải gồm một băng bằng cao su hoặc vải hoặc bằng kim loại được mắc vào
hai puli ở hai đầu. Bên dưới băng là các con lăn đỡ giúp cho băng không bị chùng khi
mang tải. Một trong hai puli được nối với động cơ điện còn puli kia là puli căng băng.
Tất cả được đặt trên một khung bằng thép vững chắc. Khi puli dẫn động quay kéo băng
di chuyển theo. Vật liệu cần chuyển được đặt lên một đầu băng và sẽ được băng tải mang
đến đầu kia. Trong nhiều trường hợp cần phải tháo liệu giữa chừng có thể dùng các tấm

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 9


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU RỜI

gạt hoặc xe tháo di động. Thông thường puli căng là puli ở vị trí nạp liệu, còn puli dẫn
động ở phía tháo liệu vì với cách bố trí như vậy nhánh băng phía trên sẽ là nhánh thẳng
giúp mang vật liệu đi dễ dàng hơn. Để tránh hiện tượng trượt, giữa puli và băng cần có
một lực ma sát đủ lớn, do đó băng cần phải được căng thẳng nhờ puli căng được đặt trên
một khung riêng có thể kéo ra phía sau được.

Hình 2.1 – Máy vận chuyển dạng băng tải


a- Với băng tải nằm ngang; b- Với băng tải hình máng;
1- Trục căng; 2- Băng tải; 3- Xe dỡ liệu; 4- Trục lăn; 5- Khung;
6- Trục dẫn; 7- Bộ truyền động; 8- Động cơ; 9- Cơ cấu làm căng

a. Ưu điểm

 Do vật liệu không chuyển động tương đối với mặt bằng không làm hỏng vật liệu.
 Có thể vận chuyển vật liệu rời và đơn chiếc theo các hướng nằm ngang, nằm
nghiêng và kết hợp (ngang – nghiêng).
 Vận chuyển được khoảng cách tương đối xa có cấu tạo đơn giản, độ bền cao, an
toàn trong quá trình sử dụng.
 Hiệu quả kinh tế cao, tiêu thụ năng lượng ít.
 Dễ vận hành và bảo dưỡng, chế độ làm việc ổn định.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 10


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU RỜI

b. Nhược điểm

 Chiếm diện tích và không gian lắp đặt.


 Khó có thể vận chuyển vật liệu dẻo và kết dính.
 Độ dốc cho phép không cao (thường 160 – 240 tùy theo tính chất vật liệu cần vận
chuyển)
 Không thể vận chuyển theo đường cong được.

2.2.1.2. Gàu tải

10

Hình 2.2 – Gàu tải


1- Bộ phận kéo; 2- Gàu; 3- Vỏ gàu tải;
4- Tang căng; 5- Miệng nạp liệu;
6- Guốc hãm; 7- Ống tháo liệu;
8- Đầu dẫn động; 9- Tang dẫn động
10- Dây đai.
Gàu tải dùng để vận chuyển lên cao các dạng vật liệu rời (dạng bột, hạt,…) theo
phương thẳng đứng hoặc nghiêng trên 500. Được sử dụng rộng rãi trong một số ngành
công nghiệp lương thực thực phẩm và xây dựng.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 11


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU RỜI

Cấu tạo của gàu tải gồm có hai puli đặt trong một thân làm bằng thép mỏng. Một
đai dẹt trên đó có bắt các gàu múc được mắc vào giữa hai puli. Puli trên cao được truyền
động quay nhờ động cơ điện thông qua hộp giảm tốc, còn puli dưới được nối với bộ phận
căng đai có nhiệm vụ giữ cho đai có đủ độ căng cần thiết bảo đảm đủ lực ma sát giữa đai
và puli. Vật liệu được mang lên cao nhờ các gàu múc di chuyển từ dưới lên. Gàu múc
vật liệu từ phía chân gàu đi lên phía trên và đổ ra ngoài theo hai phương pháp chủ yếu là
đổ nhờ lực ly tâm và nhờ trọng lực. Ở phương pháp ly tâm, gàu chứa đầy vật liệu khi đi
vào phần bán kính cong của puli trên sẽ xuất hiện lực ly tâm, có phương thay đổi liên
tục theo vị trí của gàu. Hợp lực của trọng lực và lực ly tâm làm cho vật liệu văng ra khỏi
gàu và rơi xuống đúng vào miệng ống dẫn vật liệu ra. Lực ly tâm sinh ra phụ thuộc vào
vận tốc quay của puli, nếu số vòng quay của puli lớn, lực ly tâm lớn làm vật liệu văng ra
ngoài sớm hơn, rơi trở lại chân gàu. Nếu quay chậm, lực ly tâm nhỏ vật liệu ra khỏi gàu
chậm và không văng xa được, do đó vật liệu không rơi đúng vào miệng ống dẫn vật liệu.
Số vòng quay của puli phải phù hợp mới có thể đổ vật liệu đúng vào miệng ống dẫn vật
liệu ra.

a. Ưu điểm

 Cấu tạo đơn giản, kích thước chiếm chỗ nhỏ.


 Có khả năng vận chuyển lên độ cao khá lớn 50 – 70 m.
 Năng suất cao (đến 700 m3/h).

b. Nhược điểm

 Không thể vận chuyển vật liệu có kích thước lớn.


 Dễ bị quá tải và cần nạp liệu một cách đều đặn.
 Độ kín không đảm bảo nên bụi dễ phát sinh lúc vận chuyển.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 12


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU RỜI

2.2.1.3. Vít tải

Vít tải được dùng để vận chuyển các nguyên vật liệu rời theo hướng mặt phẳng
ngang và nghiêng với khoảng đến 40m. Chi tiết chính của vít tải là cánh vít xoắn chuyển
động quanh một vỏ kín có tiết diện độ tròn ở dưới, khi cánh vít chuyển động nó đẩy vật
liệu di chuyển trong vỏ. Khi vận chuyển vật liệu không bám vào cánh xoắn mà nhờ trọng
lượng của nó và lực ma sát giữa vật liệu và vỏ máng, do đó vật liệu chuyển động trong
máng theo nguyên lí truyền động vít – đai ốc. Trong các vít tải vật liệu được dịch chuyển
tương tự như một đai ốc chuyển động dọc theo một đinh ốc quay.

Hình 2.3 – Vít tải


1 - Dẫn động điện; 2 - Ổ đầu mút ; 3 - Cửa quan sát;
4 - Ổ giữa; 5 - Vít ; 6 - Ông tháo liệu; 7 – Máng

a. Ưu điểm

 Ít chiếm chỗ và giá thành vận chuyển thấp hơn các máy vận chuyển khác.
 Bộ phận công tác nằm trong máng kín, do đó không bị tổn thất khi làm việc.
 An toàn và thuận tiện cho vận chuyển vật liệu nóng và độc hại.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 13


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU RỜI

b. Nhược điểm

 Chiều dài vận chuyển bị giới hạn (thường không qúa 30m với năng suất tối đa
100 tấn/h).
 Vật liệu vận chuyển bị nghiền nát một phần khi vận chuyển.
 Năng lượng tiêu tốn lớn.

2.2.2. Vận chuyển bằng khí nén

2.2.2.1. Khái niệm

Vận chuyển vật liệu bằng không khí dựa trên nguyên lí khả năng chuyển động
của dòng khí trong các ống dẫn. Với tốc độ nhất định để mang vật liệu từ chỗ này đến
chỗ khác dưới trạng thái lơ lửng. Theo lý thuyết thì có thể dùng không khí vận chuyển
vật liệu rời có khối lượng riêng và kích thước hạt bất kỳ. Nhưng vì năng lượng để vận
chuyển tiêu tốn nhanh rất nhiều lần so với trọng lực của hạt vật liệu rời, cho nên trong
thực tế phạm vi ứng dụng của phương pháp vận chuyển bằng không khí còn hạn chế.
Thiết bị vận chuyển bằng khí nén có năng suất lớn đến 800 tấn/h với khoảng
chuyển dời đến 1800m hoặc lớn hơn, độ cao vận chuyển lên đến 100m.

Hình 2.4 – Hệ thống vận chuyển bằng khí nén

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 14


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU RỜI

Nguyên liệu hạt được ôtô hoặc tàu chở tới, đổ vào thùng chứa rồi được hút theo
ống dẫn vào buồng lắng hạt. Tại đây do vận tốc dòng khí giảm, hạt lắng xuống đáy
buồng, sau đó được tháo ra nhờ bộ phận tháo liệu lắp ở đáy buồng. Không khí được dẫn
vào cyclone lắng rồi vào túi lọc vải để làm sạch bụi. Từ máy lọc không khí sạch được
hút vào quạt và ra ngoài trời. Để có thể lấy nguyên liệu tại nhiều vị trí khác nhau cần có
các đoạn ống mềm. Nhờ hệ thống này có thể hút nguyên vật liệu từ nhiều vị trí trong
cùng một lúc.
Muốn làm cho hỗn hợp không khí và các hạt vật liệu vận chuyển được trong các
ống dẫn thì cần phải tạo được sự chênh lệch áp suất giữa hai đầu ống, nói cách khác là
phải tạo ra áp lực. Áp lực được tạo thành bằng cách giảm áp suất của không khí hút hoặc
tăng áp suất của không khí đẩy. Vận tốc của dòng khí thường bằng hoặc lớn hơn vận tốc
thăng bằng của hạt rắn.

2.2.2.2. Phân loại

Theo tổn thất áp suất được tạo thành có thể chia hệ thống vận chuyển khí động
làm 3 loại:
 Các hệ thống áp suất thấp, trong đó tổn thất áp suất thấp không vượt quá 5.103
N/m2.
 Các hệ thống áp suất trung bình, trong đó tổn thất áp suất thấp lớn nhất không
vượt quá 104 N/m2.
 Các hệ thống áp suất cao, trong đó tổn thất áp suất lớn hơn 104 N/m2.

a. Hệ thống vận chuyển bằng khí động ở áp suất thấp và trung bình

 Nguyên lý: Vật liệu được cấp vào và vận chuyển trong đường ống nhờ có độ
loãng (độ chân không của không khí trong ống dẫn), hệ thống này còn được gọi là hệ
thống chân không.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 15


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU RỜI

Hình 2.5 – Thiết bị vận chuyển khí nén kiểu hút với áp suất thấp và trung bình
Vật liệu (1) được hút từ đống vật liệu qua một hoặc nhiều vòi hút (2), ở tại đầu
hút không khí và vật liệu được hòa trộn tạo thành hỗn hợp (bao gồm không khí và vật
liệu) gọi là hỗn hợp khí. Hỗn hợp khí chuyển động thành một dòng liên tục trong ống
mềm (3). Hỗn hợp từ đường ống dẫn đi vào bộ phận dỡ liệu (4), tại đây do diện tích mặt
cắt lớn nên tốc độ chuyển động của dòng hỗn hợp khí giảm xuống đột ngột, cùng với tác
dụng của trọng lượng bản thân của các phần tử mà vật liệu được lắng xuống, đi qua van
(6), còn không khí lẫn bụi tiếp tục đi vào bộ phận lọc bụi (7), không khí được lọc sạch
bụi, không khí sạch đi qua quạt gió (8) ra ngoài môi trường.

 Đặc điểm: Các thiết bị kiểu hút có kết cấu đơn giản, trọng lượng không lớn, kích
thước nhỏ, nhược điểm của chúng là năng suất không lớn, khoảng cách và độ cao vận
chuyển nhỏ do hạn chế trị số chân không trong hệ thống.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 16


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU RỜI

b. Hệ thống vận chuyển bằng khí động với áp suất cao

Hình 2.6 – Thiết bị vận chuyển bằng khí với áp suất cao
 Nguyên lý: Trong hệ thống này cấp vật liệu và vận chuyển vật liệu nhờ lực đẩy
của dòng không khí chuyển động trong đường ống dẫn.

Vật liệu đi từ phễu cấp liệu qua van quay vào ống dẫn nhờ vào áp lực không khí do
máy nén tạo ra, vật liệu được di chuyển theo đường ống dẫn đi vào bộ phận dỡ liệu, ở
đây có tiết diện lớn nên tốc độ chuyển động của dòng khí giảm xuống đột ngột cùng với
tác dụng của trọng lực bản thân các phần tử vật liệu lắng xuống rồi qua van chuyển
hướng rồi xuống phiễu chứa, không khí chứa bụi vào bộ lọc bụi và đưa khí sạch ra môi
trường bên ngoài.

 Đặc điểm: So với hệ thống vận chuyển theo kiểu hút thì vận chuyển theo kiểu
đẩy có những ưu điểm như: có khả năng vận chuyển vật liệu đi xa hơn và vận chuyển
vật liệu với nồng độ hỗn hợp cao hơn. Nhưng nó không thể hút được tại các vị trí nạp
liệu.

Để đảm bảo cho các hệ thống vận chuyển bằng không khí làm việc không bị ngưng
trệ và đáng tin cậy, cần chọn tốc độ không khí như sau:

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 17


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU RỜI

 Trường hợp vận chuyển hạt trong các ống dẫn thẳng đứng lấy v = 22 m/s khi nồng
độ là µ ≤ 4 kg/kg và v = 25 m/s khi µ > 4 kg/kg.
 Trường hợp vận chuyển hạt trong các ống dẫn nằm ngang khi µ = 1 ÷ 4 kg/kg
v ≥ 18 ÷ 22 m/s.

2.3. Vật liệu vỏ trấu

2.3.1. Cấu tạo

Vỏ trấu là lớp vỏ ngoài cùng của hạt lúa và được tách ra trong quá trình xay xát.
Vỏ trấu do hai lá của gié lúa là vảy lá và mày hoa tạo thành. Cả hai phần này được
ghép liền với nhau theo nếp dọc bằng một nếp gấp cài vào nhau. Phần trên của hai mảnh
của vỏ trấu chuyển thành đoạn cuối của vỏ trấu và cuối cùng kết thúc thành một cái râu.

Hình 2.7 – Vỏ trấu

2.3.2. Các đặc tính đặc trưng của trấu

 Tuỳ theo từng loại trấu mà trấu có chiều dài từ 5 – 10 mm, chiều ngang bằng 1/2
- 1/3 chiều dài.
 Góc nghỉ của trấu từ 350 – 500 tuỳ theo ẩm độ và điều kiện nhiệt độ môi trường.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 18


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU RỜI

 Thành phần thực tế của vỏ trấu thay đổi tùy theo giống lúa và có liên quan tới các
điều kiện đất đai mà cây lúa được trồng.
 Khối lượng riêng của vỏ trấu là 130 kg/m3 do đó đòi hỏi không gian lớn để lưu
trữ và vận chuyển.
 Khối lượng thể tích của vỏ trấu khoảng 0,1 tấn/m3. [11]
 Độ ẩm vật liệu 13 ÷ 14%.
Độ ẩm Mwb % của hạt tính theo cơ sở ướt là phần trăm của trọng lượng ẩm (nước)
chứa trong toàn bộ khối hạt ẩm. Độ ẩm của hạt tính theo cơ sở ướt thường được sử dụng
phổ biến trong sấy, chế biến và mua bán nông sản gạo. [2, tr.22]
Trọng lượng nước trong hạt W −W W
M %= . 100 = . 100 = . 100 (2.4)
Trọng lượng hạt ẩm W W
Trong đó:
Ww – trọng lượng khối vật liệu ẩm
Wđ – trọng lượng chất khô (phần không phải là nước của hạt)
Do đó Ww – Wđ là trọng lượng nước chứa trong vật liệu.

2.4. Lựa chọn các phương án thiết kế

2.4.1. Phân tích ưu, nhược điểm của các phương án vận chuyển hiện có

2.4.1.1. Yêu cầu thiết kế

 Dạng vận chuyển: đổ đống (rời).


 Phương tiện vận chuyển: ghe hoặc xe tải.
 Vận chuyển không phụ thuộc thời tiết.
 Tiêu tốn chi phí năng lượng thấp, dễ sử dụng và điều chỉnh theo yêu cầu, bảo trì
dễ dàng.
 Hư hại đường ống ở mức thấp nhất do ma sát vật liệu với thành ống.
 Không chiếm diện tích lớn khi hoạt động.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 19


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU RỜI

2.4.1.2. Phân tích lựa chọn

Dựa vào đặc tính của vật liệu cần vận chuyển, kết hợp với việc khảo sát địa hình
và các thiết bị vận chuyển hiện có ở khu vực, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác vận
chuyển, nhu cầu thực tế và phạm vi ứng dụng của thiết bị vận chuyển, phương pháp vận
chuyển bằng khí động được lựa chọn như một cách tối ưu.
Phương pháp vận chuyển bằng gàu tải chỉ thích hợp vận chuyển theo phương
thẳng đứng và phương nghiêng trên 500, phương pháp này thật sự không phù hợp với
điều kiện địa hình hiện có, bởi lẽ các nhà máy thường phân bố cách tương đối xa con
sông.
Phương pháp vận chuyển bằng vít tải không phù hợp với yêu cầu đặt ra do khoảng
cách vận chuyển vít tải không quá 30m.
Còn lại hai phương pháp vận chuyển bằng không khí và vận chuyển bằng băng
tải thích hợp cho vận chuyển trấu:
Bảng 2.1 – So sánh hai phương pháp vận chuyển
Vận chuyển không khí Vận chuyển băng tải
 Khoảng cách vận chuyển đến 1800m.  Khoảng cách vận chuyển không xa.
 Độ cao vận chuyển lên đến 100m.  Độ cao vận chuyển thấp.

 Năng suất cao (đạt tới 300 tấn/giờ).  Năng suất cao.

 Góc nghiêng của ống hút và đẩy có  Góc nghiêng của băng không cao từ
thể lên tới 900. 16 - 240.

 Không chiếm diện tích lắp đặt lớn.  Chiếm diện tích lắp đặt lớn.

 Chế tạo khá phức tạp.  Chế tạo đơn giản.

 Vận chuyển cả trời mưa và nắng.  Không thể vận chuyển khi trời mưa.

 Tiêu thụ năng lượng khá nhiều.  Tiêu tốn năng lượng ít.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 20


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU RỜI

Từ Bảng 2.1 cho thấy giải pháp vận chuyển bằng không khí có thể đáp ứng yêu
cầu đã đặt ra do phù hợp với yêu cầu địa hình, thời tiết ở khu vực,…Mặc dù phương
pháp vận chuyển bằng khí động tiêu thụ năng lượng nhiều hơn và chế tạo khá phức tạp
nhưng những ưu điểm mà nó mang lại đáp ứng được nhiều hơn cho khâu vận chuyển.

2.4.2. Chọn sơ đồ vận chuyển thích hợp

2.4.2.1. Cấu tạo

a. Ống dẫn

Ống vận chuyển bao gồm hai phần: ống hút và ống đẩy. Dùng để dẫn khí và trấu,
thường sử dụng loại ống bằng nhựa có chất liệu dẻo để đảm bảo độ bền sử dụng lâu dài
và linh hoạt trong quá trình hoạt động.

b. Cyclone

Dùng để tách nguyên liệu ra khỏi hỗn hợp khí (không khí – trấu), đảm bảo sao
cho các hạt nhẹ nhất phải rơi xuống.

c. Quạt li tâm

Tạo sự chênh lệch áp suất ở hai đầu ống khi vận chuyển và tạo vận tốc gió cần
thiết cần thiết để trấu có thể đi xa trong đường ống.

d. Airlock

Được lắp phía dưới cyclone lắng nhằm mục đích là làm kín ngăn không cho không
khí vào cyclone từ cửa xả liệu để đảm bảo độ chân không khi hút trấu, lượng vật liệu đi
vào qua đường ống hút được thoát xuống kịp thời, không gây ra hiện tượng ứ ngẹn vật
liệu ở van.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 21


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU RỜI

e. Bộ phận truyền động

Dùng để truyền động giữa động cơ với phận làm kính (airlock) ở đây ta dùng bộ
truyền xích.

2.4.2.2. Nguyên lý làm việc

Vật liệu được hút từ đống vật liệu qua một hoặc nhiều vòi hút, ở đầu hút (1) không
khí và vật liệu được hòa trộn thành hỗn hợp, do dòng không khí cuốn xoáy làm tơi các
loại vật liệu và kéo chúng chạy theo vào đường ống dẫn (2), dòng hỗn hợp khí và vật
liệu từ ống dẫn đi vào bộ phận cyclone (3), ở đây vật liệu tách ra khỏi dòng hỗn hợp khí
và lắng xuống, sau đó đi qua airlock (4) rồi rơi xuống đầu ống của đoạn ống đẩy (6). Cần
lưu ý rằng bộ phận dỡ liệu của ở đoạn hệ thống hút chính là phiễu cấp liệu cho hệ thống
đẩy, không khí còn lẫn bụi vào cyclone lắng, vào đường ống dẫn đi vào bơm (5), bơm
thổi không khí vào đường ống dẫn (6) đẩy vật liệu theo đường ống, rồi đi vào cyclone
tháo liệu (7).

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 22


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU RỜI

2
6

5
4

Hình 2.8 – Hệ thống khí động hút trấu


Sơ đồ đường đi của trấu trong hệ thống vận chuyển khí động:

Trấu Ống hút Cyclone lắng

Airlock

Cyclone
thoát liệu Ống đẩy

Hình 2.9 – Sơ đồ đường đi của trấu trong hệ thống khí động

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 23


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

CHƯƠNG III

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

3.1. Các thông số thiết kế ban đầu

Qua thực tế khảo sát địa hình ở một số nhà máy xay xát khu vực đồng bằng sông
Cửu Long, ta có được thông số ban đầu cần thiết cho tính toán và thiết kế hệ thống vận
chuyển khí động.
Năng suất vận chuyển: G = 3 tấn/giờ. Máy được thiết kế sử dụng cho các nhà máy
xay xát khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hiện nay hầu hết các nhà máy xay xát đều
có năng suất xay xát trung bình 3  3,5 tấn/giờ, tương đương lượng trấu sản sinh ra mỗi
giờ khoảng 0,7 tấn.
Đoạn đường vận chuyển: l = 35 m. Đoạn đường vận chuyển này tương đối phù
hợp với việc phân bố các nhà máy xay xát, từ kho chứa đến ghe vận chuyển. Do hệ thống
kết hợp hai phương pháp hút và đẩy, nên ta chọn độ dài đường ống hút là l1 = 5m và độ
dài đường ống đẩy là l2 = 30 m.
Chiều cao vận chuyển: H = 5 m, thiết kế đường ống đẩy có thể băng qua đường
quốc lộ (chiều cao an toàn cho phép) mà không ảnh hưởng đến quá trình lưu thông các
phương tiện giao thông.

3.2. Xác định vận tốc dòng khí và chọn đường kính ống dẫn

 Chọn sơ bộ vận tốc dòng khí: V0 = 18 m/s [10, tr.78]


 Trọng lượng riêng của không khí: = 1,2 kG/m3 [3, tr.308]
 Năng suất yêu cầu của hệ thống là: G = 3 tấn/giờ. Để đảm bảo khả năng hoạt động

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 24


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

ổn định của hệ thống, chúng ta sẽ tính toán hệ thống với năng suất lớn hơn yêu cầu
khoảng 30 - 40%, tức là:
Gtt = a.G tấn/giờ (3.1)

Với a là hệ số xét tới mức độ vận chuyển vật liệu không đều đặn trong công tác
vận chuyển bằng không khí và mức độ cơ giới hóa của quá trình công nghệ sản xuất.
Vận chuyển giữa các phân xưởng hoặc bốc dỡ liệu từ các đoàn tàu (xe lửa, xà lan,
tàu thủy,…) lấy a ≥ 1,2 ÷1,5. Chọn a = 1,3. [13, tr.117]
Vậy: Gtt = 1,3.3 = 3,9 tấn/giờ
Lượng tiêu hao thể tích của không khí: [9, tr. 262]

Q= m3 /s (3.2)
, . .

Trong đó:
Gtt – năng suất tính toán (là lượng vật liệu được vận chuyển trong một đơn vị thời
gian) (tấn/giờ)
γ - khối lượng riêng của không khí (m3/s)
μ – Hệ số nồng độ: Khi lựa chọn sơ đồ vận chuyển như trên, ta sẽ cần tới lượng
không khí rất lớn nên nồng độ hỗn hợp giảm kết hợp với việc lựa chọn kiểu vận
chuyển hạt rắn bằng không khí trong dòng loãng theo phụ lục ta chọn nồng độ
không khí cho hệ thống là μ = 2.
Vậy:
3,9
Q= = 0,45 m /s
3,6.1,2.2
Đường kính ống dẫn:
Diện tích mặt cắt ống dẫn F (m2)

F= (3.3)

Trong đó: Q – lượng tiêu hao không khí trong 1 giây (m3/s).
V0 – tốc độ làm việc trung bình của không khí (m/s).

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 25


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Ta có :
π. D
F=
4
Vậy ta có:

4. Q 4.0,45
D= = = 0,178 m
π. V π. 18

Ta chọn: D = 0,18 m

3.3. Tính toán thiết kế đường ống hút và ống dẫn

Trong các tính toán thực tế thường lấy nhiệt độ của không khí là 200C, áp suất khí
quyển là 760mm cột thủy ngân trong độ ẩm tương đối 50%. Không khí này được gọi là
khí “tiêu chuẩn”. Tỉ trọng của nó γ = 1,2 kG/m3. [3, tr.308]
Giá trị của hệ số vật lý độ nhớt với khí “tiêu chuẩn” :
kG. s
μ = 18,3. 10
m
Tỉ khối của khí tiêu chuẩn:
γ 1,2 kG. s
ρ= = = 0,1228
g 9,81 m
Hệ số độ nhớt động học của khí tiêu chuẩn:
μ
v = = 14,9. 10 m /s
ρ
Chuyển động của khí thật trong đường ống có kèm theo tổn thất của áp suất toàn
phần, các tổn thất này tỉ lệ thuận với áp suất tốc độ: [3, tr.316]
v v
h =ξ ; ΔP = ξ ρ (3.4)
2g 2
Trong đó:
- hệ số tỉ lệ, trị số tỉ lệ, trị số của nó phụ thuộc vào các lực cản
v - tốc độ trung bình của dòng

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 26


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

g - gia tốc trọng trường


Ta lấy các ký hiệu sau:
τ - lực ma sát của khí (chất lỏng) trên một đơn vị bề mặt thành ống
U - chu vi của ống (của tiết diện không tròn bất kỳ)
π.D - Chu vi của ống tròn có đường kính trong D
F - diện tích tiết diện ống
.
- Diện tích tiết diện ống tròn có đường kính trong D

Diện tích bề mặt bên trong của ống có chu vi U và chiều dài dl bằng U.dl; diện
tích bề mặt bên trong của ống tròn có đường kính D và chiều cao dl bằng π.D.dl.
Lực ma sát theo chiều dài thành ống dl gây ra tổn thất dh’ cho nên:
τ .U.dl = F.dh’
Từ đó:
τ U
dh’ = . . dl
γ F
Trên cơ sở công thức (3.4), sau khi biến đổi ta có:
v 78,48τ l v
h =ξ = . . (3.5)
2g γ. v D 2g
,
Tỉ số ta ký hiệu là λ:
.

Hệ số λ ta biểu thị do ma sát trong đường ống:


Việc xác định hệ số bằng lý thuyết chỉ có thể đối với các ống nhẵn ở chế độ chảy
tầng. Đối với các ống thật (có độ nhám) và chuyển động rối thì giá trị được xác định chỉ
bằng thí nghiệm. Người ta đã đưa ra nhiều công thức để xác định, trong số đó người ta
sử dụng công thức của Blerxơ. [3, tr.319]

0,0011
λ = 0,0125 + (3.6)
D

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 27


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

0,0011
=> λ = 0,0125 + = 0,0186
0,18
Trong đó: D là đường kính ống, (m).
Tổn thất áp suất trong ống hút do ma sát:
l . γ. V 5.1,2. 18
H =λ = 0,0186. = 10,24 mm cột nước (3.7)
D. 2g 0,18.2.9,81
Trong đó:
Hh – tổn thất áp suất tính bằng milimet cột nước
D – đường kính ống với tiết diện tròn
- hệ số ma sát thực nghiệm
l1 – chiều dài đường ống hút
- trọng lượng riêng không khí
Vk - tốc độ không khí (hỗn hợp)
g - gia tốc trọng trường
Tương tự, tổn thất đường ống đẩy do ma sát là:
l . γ. V 30.1,2. 18
H =λ = 0,0186. = 61,43 mm cột nước (3.8)
D. 2g 0,18.2.9,81
Trong đó: l2 – là chiều dài đường ống đẩy
Ngoài tổn thất do ma sát vào thành ống còn phải tính đến lực cản chuyển động
cục bộ của không khí ở khuỷu, chỗ thoát, ống nối, van,…
Thực nghiệm cho thấy rằng lực cản ở các phần tử này tỉ lệ thuận với áp suất tốc
độ:
V 18
H =ξ γ = 1. . 1,2 = 39,8 mm cột nước (3.9)
2g 2.9,81
Trong đó:
Hbc – lực cản cục bộ
vk – tốc độ không khí trực tiếp sau chỗ cản cục bộ
– trọng lượng riêng của không khí

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 28


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

g – gia tốc trọng trường


– hệ số kinh nghiệm, đặc trưng cho lực cản cục bộ
(lấy ξ = 1, theo bảng tra [3, tr.328])
Lực cản ma sát với thành ống:
l v 35 18
H = λ . γ = 0,0186. . = 59,72 mm cột nước (3.10)
D 2g 0,18 2.9,81
Áp suất thành phần bị mất trong đường ống:
γ. v γ. v
H = + H + H = + H + Hđ + H (3.11)
2g 2g
1,2. 18
H = + 10,24 + 61,43 + 39,8 = 131,3 mm cột nước
2.9,81
Trong đó:
.
- áp suất tốc độ

∑H – tổng áp suất ma sát với thành ống


∑H – tổng lực cản cục bộ
Công sinh ra để thắng lực ma sát trong đường ống:
Lms = V . Hms = 0,18 . 59,72 = 10,75 kG.m/s2 (3.12)

3.4. Tính toán thiết kế bộ phận Cyclone lắng

3.4.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Cyclone là thiết bị lọc trong đó hình thành lực ly tâm để tách hạt rắn ra khỏi không
khí.
Không khí mang hạt rắn được đưa vào phần trên của cyclone bằng ống lắp theo
phương tiếp tuyến với vỏ ngoài hình trụ của cyclone.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 29


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Hình 3.1 – Nguyên lý hoạt động của Cyclone lắng

Nhờ thế, dòng không khí sẽ có chuyển động xoắn ốc bên trong vỏ hình trụ và hạ
dần về phía dưới. Khi gặp phần đáy hình phễu dòng không khí bị đẩy ngược trở lên,
trong khi đó nó vẫn giữ chuyển động xoắn ốc và thoát ra ngoài qua ống thoát khí. Trong
quá trình chuyển động xoắn ốc, các hạt rắn chịu tác dụng của lực ly tâm làm cho chúng
có xu hướng tiến dần về phía vỏ hình trụ hoặc đáy hình phễu rồi chạm vào thành thiết bị
và rơi xuống dưới.

3.4.2. Xác định kích thước Cyclone

3.4.2.1. Các số liệu ban đầu

- Lượng khí cần thiết để làm việc trong hệ thống: Q = 0,45 m3/s
- Vận tốc khí vào Cyclone: Vk = 18 m/s

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 30


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

3.4.2.2. Tính toán Cyclone

Hình 3.2 – Các kích thước của Cyclone tính theo đường kính ống thoát Dt
Vận tốc tới hạn (vận tốc cân bằng) của vật liệu trấu: vs = 4 m/s
Tiết diện cần thiết của Cyclone:
Q 0,45
F= = = 0,1125 m (3.13)
v 4
Đường kính ống thoát:

4F 4.0,1125
D = = = 0,38 m
π π

Đường kính phần trụ ngoài: d = 3,3.Dt = 3,3.0,0,38 = 1,254 m


Chiều cao phần trụ ngoài: Lc = 1,6.Dt = 1,6.0,38 = 0,608 m
Chiều cao phần côn: Hc = 3,7.Dt = 3,7.0,24 = 1,406 m
Chiều cao ống vào tiết diện chữ nhật: h = 0,8.Dt = 0,8.0,38 = 0,304 m
Lấy tiết diện ống vào hình chữ nhật bằng 1,2 lần tiết diện ống vào hình tròn:
Fcn = 1,2.0,025 = 0,03 m2

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 31


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Bề rộng ống hình chữ nhật:


F 0,03
b= = = 0,1 m
h 0,304
Đường kính lỗ thoát liệu: d0 = 0,4.Dt = 0,4.0,38 = 0,152 m
Chiều cao phần côn phía trên phần thân trụ: ht = 0,4.Dt = 0,4.0,38 = 0,152 m
Chiều cao ống trụ trong: h1 = 2,41.Dt = 2,41.0,38 = 0,92 m
Lực ly tâm Cf tác dụng lên một phần tử rắn có trọng lượng W là:
W V
C = . (3.14)
g R
Trong đó:
V – vận tốc tiếp tuyến, m/s
g – gia tốc trọng trường, m/s2
R – bán kính quay, m
Lực tách “F” là hợp lực của Cf và W

V
F= C +W = W +1 (3.15)
g R

Gọi “S” là hệ số tác bụi:


C V
S= = (3.16)
V gR
Độ giảm áp được ước tính:
12bh
P = . Pđ (3.17)
L H
K. D . .
d d
12.0,1.0,304.19,82
=
0,608 1,406
1. 0,38 . .
1,254 1,254
= 61,35 mm cột nước
Trong đó:
d – đường kính phần thân trụ cyclone (d = 1,254m)

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 32


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Hc – chiều cao phần hình côn (Hc = 1,406m)


Lc – độ cao phần trụ (Lc = 0,608m)
b – bề rộng cửa vào (b = 0,1m)
h – độ cao cửa vào (h = 0,304m)
Dt – đường kính ống ra (Dt = 0,38m)
K – hằng số không thứ nguyên liên quan dạng cửa vào (K = 1)
Pđ – áp suất động.
γ. v 1,2. 18
Pđ = = = 19,82 mm cột nước (3.18)
2. g 2.9,81

3.5. Tính toán tổn hao áp lực của toàn hệ thống

Ở đầu của cuối của đường ống dẫn cần phải tạo được độ chênh lệch áp suất (còn
gọi là độ chênh áp). Độ chênh áp đó cần phải đủ để tạo tốc độ cần thiết cho không khí
và giá trị của nó bằng tổng các tổn hao áp lực ở các bộ phận riêng biệt các tổn hao này
sẽ được tính như sau: [6, tr.320]
Tổn thất áp lực để đưa vật liệu vào đường ống dẫn (là đại lượng chân không cần
thiết của đầu hút của ống hút đầu thiết bị), kG/m2:
P = 0,0625v (10 + 0,5μ ) (3.19)
= 0,0625.182.(10+0,5.2)
= 222,75 kG/m2
Tổn hao áp lực để vận chuyển vật liệu và không khí theo đường ống dẫn có đường
kính d trên đoạn vận chuyển có chiều dài L, theo phương pháp nằm ngang và độ cao h:
L+h 0,0011
P = 0,0625v . 1 + k . μ . 0,0125 + (3.20)
D D
Ở đây hệ số kpv phụ thuộc vào tốc độ làm việc trung bình vtb:
Khi vtb = 15 m/s thì kpv = 0,46
vtb = 20 m/s thì kpv = 0,33

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 33


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

vtb = 25 m/s thì kpv = 0,24


Chọn kpv = 0,33 với vtb = 18 m/s
Ta có: h = 5 m; L = 35 m; D = 0,18 m; μ = 2
5 + 35 0,0011
P = 0,0625. 18 . . (1 + 0,33.2). 0,0125 + = 139 kG/m
0,18 0,18
Tổn hao áp lực để nâng vật liệu và không khí lên độ cao h là:
P = 1,244. h. (1 + μ ) (3.21)
= 1,244.5. (1 + 2) = 18,66 kG/m
Tổn hao áp lực ở những đoạn gấp khúc hay chỗ rẽ nhánh:
P = 0,016. Q . v (3.22)
= 0,016.0,45. 18 = 2,333 kG/m
Tổn thất áp suất do sức cản của Cyclone:
Pcl = 61,35 kG/m2
Vậy tổng tổn hao áp lực sẽ là:
∑P = Ph + PV + Pn + Pr + Pcl (3.23)
= 222,75+ 139 + 18,66 + 2,333+ 61,35
= 444,1 kG/m2
Công suất cần thiết của bơm không khí là:
∑ P. Q 444,1.0,45
N = = = 3,27 kW (3.24)
102η 102.0,6
Trong đó:
hệ số hiệu dụng của quạt ly tâm  = 0,6  0,75
Qk – lưu lượng không khí trong đường ống (m3/s)
∑P – tổng tổn hao áp lực trong hệ thống (kG/m2)
Công suất cần thiết của động cơ là:
a. N 1,2.3,27
Nđ = = = 4,1 kW (3.25)
η 0,96.0,995
Trong đó: η = ηđ . η

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 34


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

ηđ = 0,96 – hệ số truyền động đai


η = 0,995 – hệ số truyền động trên trục qua cặp ổ lăn.
a – hệ số dự trữ, với quạt ly tâm công suất từ 2,01 ÷ 5 kW thì a = 1,2

3.6. Tính toán và lựa chọn quạt

3.6.1. Nhiệm vụ

Quạt có nhiệm vụ tạo ra sự chênh lệch áp suất của dòng khí bên trong ống dẫn,
dịch chuyển không khí này kéo theo các phần tử của hạt để chúng di chuyển đến nơi cần
thiết.
Có nhiều loại quạt như quạt hướng trục, quạt ly tâm. Ở đây ta sử dụng quạt ly tâm
vì quạt cần tạo ra không khí dịch chuyển có áp suất tương đối cao, để có thể vận chuyển
vật liệu dễ dàng.

3.6.2. Cấu tạo

Quạt ly tâm có hai bộ phận chính: bộ phận tĩnh và bộ phận động.


 Bộ phận tĩnh là vỏ quạt (vỏ xoắn ốc), có nhiệm vụ:
+ Dẫn khí từ cửa hút vào buồng động.
+ Nhận khí từ buồng động và biến động năng thành áp năng, đưa ra cửa thoát.
Vỏ quạt ly tâm có dạng xoắn ốc, nhờ vậy tiết diện của quạt mở rộng dần lên không
khí chảy điều hòa và không bị nén. Phía đối diện của cửa khí vào được liên kết với đế
máy, có lỗ để xuyên trục quạt. Vỏ quạt được chế tạo bằng tone.
 Bộ phận động gồm có guồng động (roto) và trục quay.
+ Guồng động có nhiệm vụ trực tiếp truyền chuyển động của động cơ để tạo ra
dòng áp suất chuyển dịch hỗn hợp khí – hạt đến nơi cần vận chuyển.
+ Trục quay có nhiệm vụ truyền chuyển động quay từ động cơ cho guồng quạt,
trục được nối với guồng bằng then và ốc hãm.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 35


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Ngoài các bộ phận kể trên còn có các chi tiết phụ như: các ổ trục, khung máy để
giữ cố định các chi tiết quay.

3.6.3. Nguyên lý làm việc

Dòng không khí đi vào guồng động từ ngoài vào cửa hút theo hướng song song
với trục quạt, sau khi vào guồng động chúng chuyển động theo hướng kính (vuông góc
với trục quay). Khi guồng động cơ quay với tốc độ không đổi, không khí nhận được năng
lượng với áp lực và tốc độ lớn, nhờ vậy chúng chuyển động liên tục dọc theo các khe
cánh quạt. Sau đó dòng khí thoát khỏi guồng động vào vỏ cánh quạt và dịch chuyển bên
trong đường ống dẫn. Vỏ quạt thường có tiết diện mở rộng dần vì vậy không khí dịch
chuyển không bị nén.
Đặc điểm của lực ly tâm là áp suất tăng do công của lực ly tâm vận chuyển chất
khí từ trung tâm ra bên ngoài bánh công tác.

3.6.4. Số liệu ban đầu

 Lưu lượng không khí qua quạt: Qk = 0,45 m3/s


 Vận tốc khí ở cửa ra quạt: V = 18 m/s
 Tốc độ yêu cầu của quạt: n = 3000 vòng/phút
 Tổn hao áp lực của toàn hệ thống: P = 444,1 kG/m2
 Chọn loại quạt cánh phẳng nghiêng về phía sau.

3.6.5. Lựa chọn quạt

Bảng 3.1 – Thông số kỹ thuật của quạt ly tâm


Công suất Phi cánh Tốc độ Điện áp Lưu lượng Cột áp
Model
(kW) (mm) (vòng/phút) (V) (m3/h) (mm H2O)

CPL – 5.1 – 4,5D 5,5 450 3000 380 1170 - 2500 410 - 460

www.phuonglinh.vn

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 36


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Bảng 3.2 – Kích thước kỹ thuật của quạt ly tâm

Model A B C D E F 1 2 G H

CPL – 5.1 – 4,5D 340 420 100 140 160 200 200 260 315 490

www.phuonglinh.vn

Hình 3.3 – Bản vẽ kỹ thuật

3.7. Thiết kế airlock

Ta chọn loại van xả kiểu cánh quay, với các loại van xả kiểu đĩa quay, tang quay,
kiểu trượt tới lui và kiểu băng, tuy làm việc chính xác hơn loại roto quay nhưng bộ phận
làm kín lại kém hơn . Do đó các loại van xả này khó đảm bảo yêu cầu sử dụng trong hệ
thống vận chuyển khí động.
Năng suất của airlock được tính theo công thức: [13, tr.225]
Q = 3600.F.v.k.ρ kg/h (3.26)

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 37


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Trong đó:
F – diện tích lỗ xuống liệu (m2), F = d = 0,1522 = 0,023 m2
v – vận tốc chảy trung bình của liệu qua lỗ xuống liệu, thường lấy v = 0,025 ÷ 1
m/s. Chọn v = 0,6 m/s.
k – hệ số chứa đầy của lỗ chứa liệu, thường lấy k = 0,7
ρ – khối lượng riêng của trấu, ρ = 130 kg/m3
Ta có: Q = 3600.0,023.0,6.0,7.130 = 4521 kg/h = 4,521 tấn/h
Năng suất này thoả mãn năng suất thiết kế đặt ra cho hệ thống.
Đường kính tang được tính theo công thức:
60. v 60.0,6
D= = = 0,29 m (3.27)
π. n π. 40
Chọn tốc độ quay của rôto: n = 40 vòng/phút
Chiều rộng cửa xuống liệu của tang được xác định:
1+m
a= . k . (80 + H). tgφ mm (3.28)
2m
Trong đó:

m = – tỉ số chiều dài và chiều rộng của cửa xuống liệu, với hạt m = 1 ÷ 2
Chọn m =2.
k0 – hệ số thực nghiệm với vật liệu chưa được phân loại trước lấy k0 = 2
H – kích thước lớn nhất của cục vật liệu, mm. Với trấu ta lấy trung bình khoảng
H = 10 mm.
φ – góc nghiêng tự nhiên của đống vật liệu ở trạng thái tĩnh, đối với trấu 35 ÷
500. Chọn φ = 350.
Vậy:
1+2
a= . 2. (80 + 10). tg35 = 95 mm
2.2
Chọn a = 100 mm.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 38


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Hình 3.4 – Airlock


Suy ra b = m.a = 2.100 = 200 mm
Số ngăn của airlock: Z = 6
Công suất trên trục của airlock: [13, tr.226]
Nt = 0,005.P.F.D.n.tanφ.k1 (3.29)
Trong đó:
k1 – hệ số tính đến sự nghiền vỡ sản phẩm, chọn k1 = 1
P – áp suất riêng của hạt trên bề mặt
P = ρ.g.h = 130.9,81.0,6 = 765,18 N/m2
h – chiều cao của lớp vật liệu, m
F – diện tích cửa tháo liệu, F = a.b = 0,1.0,2 = 0,02 m2
D – đường kính tang, D = 0,29 m
n – số vòng quay roto, n = 40 vòng/phút
– góc nghiêng tự nhiên của khối vật liệu khi chuyển động = 20 ÷ 650
Hệ thống hoạt động với năng suất tương đối nhỏ. Ta chọn trục gắn cánh có đường
kính d = 45 mm, do cánh ngoài làm kín còn dùng để gạt vật liệu với tải nhẹ, mặc khác
để dễ gia công chế tạo ta chọn vật liệu làm cánh là thép lá có bề dày là L’ = 5 mm.
Chiều dài của cánh quay ta lấy bằng chiều dài của cửa tháo liệu L = 200 mm.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 39


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Từ các điều kiện trên, ta tính tiết diện mặt cắt ngang của 1 rãnh:
1 π. D π. d
f= − − 6. L. L (3.30)
6 4 4
1 π. 0,29 π. 0,045
f= − − 6.0,15.0,005 = 0,01 m
6 4 4
N = 0,005.765,18.0,02.0,29.40.tan350 = 0,622 kW
Công suất truyền động được tính theo công thức:
k 1,1
N=N. = 0,622. = 0,72 kW (3.31)
η 0,96.0,995
Trong đó:
k3 – hệ số kể đến các tổn thất ma sát trên tang, k3 = 1,1 ÷ 1,3. Chọn k3 = 1,1
η = ηđ . η – hiệu suất truyền động
ηđ = 0,96 – hệ số truyền động xích
η = 0,995 – hệ số truyền động trên trục qua cặp ổ lăn.
Chọn động cơ giảm tốc bánh răng TECO:

Bảng 3.3 – Thông số động cơ giảm tốc bánh răng TECO

Công suất Tốc độ Tỉ số Điện áp Tần số


Model Kiểu lắp
(HP) (vòng/phút) truyền (V) (Hz)

TA7 1 1500 1 ÷ 30 220/380 50 Chân đế

http://www.motorteco.com

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 40


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Hình 3.5 – Động cơ giảm tốc bánh răng TECO

Bảng 3.4 – Kích thước kỹ thuật của động cơ giảm tốc bánh răng TECO

Đầu ra trục
Model A AG B C D E F G L M N
d a b p

TA7 503 271 210 200 125 170 150 20 55 223 15 31,5 10 35 56

http://www.motorteco.com/web/uploads/file/GEAR_MOTOR_TECO.pdf

* Chọn gối đỡ cho trục airlock:

Chọn đường kính ngõng trục lắp ổ bi là 40 mm, chọn ổ bi ký hiệu 208 Bảng 14P
[5, tr.337], chọn ổ cỡ nhẹ với chiều rộng B = 18 mm, đường kính ngoài D = 80 mm.

* Chọn then lắp bánh xích:


Đường kính trục lắp bánh xích d = 31,5 mm. Tra Bảng 9.1a [14, tr.173], ta có
thông số của then ở Bảng 3.5.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 41


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Bảng 3.5 – Thông số của then lắp bánh xích


Kích thước tiết Bán kính góc lượn của
Đường Chiều sâu rãnh then
diện then rãnh r
kính trục
mm b h Trên trục t1 Trên lỗ t2 Nhỏ nhất Lớn nhất

31,5 10 8 5 3,3 0,25 0,4

3.8. Thiết kế van tăng tốc

Vật liệu sau khi qua airlock sẽ tiếp tục rơi xuống van tăng tốc, tại đây trấu gặp
lượng không khí áp suất cao từ quạt đi ra, đồng thời do đặc điểm cấu tạo thay đổi tiết
diện của van tăng tốc. Vì thế, sau khi rời khỏi airlock trấu có động năng lớn hơn đủ để
thắng được lực quán tính của khối vật liệu rơi xuống, ngoài ra tránh được hiện tượng rò
ngược khí từ dưới thổi lên cyclone hút.
Ø220 Ø8
Ø180

100
310 252
650

Ø8 54
40
202

230

Hình 3.6 – Van tăng tốc

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 42


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

3.9. Thiết kế đầu hút vật liệu

Máy được thiết kế dưới dạng di động có năng suất nhỏ, nên người sử dụng sẽ trực
tiếp thao tác trên đầu hút.
Cấu tạo của đầu hút được thể hiện trên Hình 3.7, tiết diện đầu hút vật liệu có hình
chữ nhật đảm bảo vận tốc hút lớn không đổi và lượng trấu được hút đều (không bị nghẹt)
trong quá trình hoạt động, chiều dài đầu hút l = 800 mm phù hợp với cánh tay người sử
dụng.

20

Ø180

300
80

500 300

240
200

Hình 3.7 – Cấu trúc của đầu hút

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 43


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

* Đai siết:

Để đảm bảo độ khít giữa các chỗ nối ống với nhau ta dùng đai siết để siết các
đoạn ống lại với nhau, thiết bị được làm từ inox và có bulông để siết chặt.

Hình 3.8 – Đai siết

3.10. Tính toán bộ truyền

Các số liệu ban đầu:


- Công suất làm việc: N = 0,72 kW
- Số vòng quay trục airlock: n = 40 vòng/phút
- Số vòng quay động cơ giảm tốc: nđc = 50 vòng/phút
- Tỉ số truyền động: i = 1,25

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 44


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

3.10.1. Chọn loại xích

Chọn loại xích ống con lăn, vì loại này rẻ hơn loại xích răng, mặt khác không yêu
cầu bộ truyền phải làm việc êm, không ồn.

3.10.2. Chọn số răng của đĩa xích

Chọn số răng đĩa xích nhỏ Z1 (bảng 6-3 [4]): Z1= 30


Số răng đĩa xích lớn: Z2= i . Z1= 1,5. 30 = 37,5
Chọn Z2 = 38

3.10.3. Định bước xích t

Hệ số điều kiện sử dụng k:


K = kđ.kA.ko.kđc.kb.kc (3.32)
= 1.1.1.1,25.1,5.1,25 = 2,344
Trong đó :
kđ = 1 : Hệ số xét đến tính chất tải trọng (tải trọng êm)
kA = 1 : Hệ số xét đến chiều dài xích (Giả sử A = (30÷ 35).t )
ko = 1 : Hệ số xét đến cách bố trí bộ truyền (đường nối 2 tâm đĩa xích làm với
đường nằm ngang một góc nhỏ hơn 600)
kđc = 1,25 : Hệ số xét đến khả năng điều chỉnh lực căng xích (trục không điều
chỉnh được và cũng không có đĩa hoặc con lăn căng xích)
kb = 1,5 : Hệ số xét đến điều kiện bôi trơn (bôi trơn định kỳ)
kc = 1,25 : Hệ số xét đến chế độ làm việc của bộ truyền (làm việc 2 ca).
Công suất tính toán Nt :
Nt = k.kZ.kn.N = 2,344.0,8333.1,25.0,72 = 1,8 kW (3.33)
Trong đó :
N = 0,72 kW - Công suất danh nghĩa.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 45


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

k = = = 0,8333 - Hệ số răng đĩa dẫn.

k = = = 1,25 - Số vòng quay đĩa dẫn (lấy n01= 50 vòng/phút là số


vòng quay cơ sở (bảng 6.4 – [5]).
Bước xích được chọn theo bảng 6-4 [5], thỏa điều kiện:
Nt ≤ [N]
=> Với no1 = 50 vòng/phút. Chọn được xích ống con lăn một dãy (ҐOCT 10947- 64).
ta có:
Bước xích: t = 12,7 mm
Diện tích bản lề: F = 50,3 mm2
Với loại xích này, theo bảng 6 – 1 [5] , ta được:
Các kích thước chủ yếu của xích:
Bảng 3.6 – Kích thước chủ yếu của xích ống con lăn một dãy (theo ҐOCT 10947-64)
Diện tích
Bước Tải trọng Khối lượng
bản lề
xích C D l1 b d l phá hỏng 1 mét xích
F = d.l
t Q (N) q (kg)
(mm2)

12,7 7,75 8,51 20,9 11,81 4,45 11,30 50,3 18000 0,71

Kiểm nghiệm số vòng quay của đĩa xích dẫn theo điều kiện: nđc ≤ ngh
Với ngh – số vòng quay giới hạn, phụ thuộc bước xích và số răng đĩa xích. Tra
bảng 6-5 [5] => ngh = 2600 vòng/phút
=> Thỏa mãn điều kiện n1= 50 ≤ ngh = 2600 vòng/phút .

3.10.4. Định khoảng cách trục A và số mắc xích X

Chọn khoảng cách trục sơ bộ: A= (30÷ 50)t => Chọn A= 40t
Số mắc xích X :

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 46


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

2
Z  Z 2 2 A  Z 2  Z1  t
X 1   .
2 t  2  A
2
(3.34)
30  38 2.40t  38  30  t
   .  115
2 t  2  40t
Lấy số mắc xích X = 115
Z1 .nđc 30.50
Số lần va đập trong một giây của bản lề xích u : u =   0,87
15. X 15.115
Theo bảng (6- 7), số lần va đập cho phép trong một giây [u]= 35
Điều kiện u ≤ [u] thỏa.
Tính chính xác khoảng cách trục A theo số mắc xích đã chọn X = 115

t  Z 2  Z1  
2 2
Z1  Z  Z1  Z 2 
A  X  X    8. 
4 2  2   2  
 
(3.35)
12,7   38  30  
2 2
30  38  30  38 
 115   115    8.   514mm
4  2  2   2  
 
Để đảm bảo độ võng bình thường, tránh cho xích khỏi bị căng quá. Ta giảm
khoảng cách trục A một khoảng ∆A= 0,003A= 1,54 mm
Lấy A= 512 mm

3.10.5. Tính đường kính vòng chia của đĩa xích

Đường kính vòng chia đĩa dẫn :


t 12,7
dc1= 0
  121,5 mm (3.36)
180 180 0
sin sin
Z1 30

Đường kính vòng chia đĩa bị dẫn :


t 12,7
dc2= 0
  153,8 mm (3.37)
180 180 0
sin sin
Z2 38

3.10.6. Tính lực tác dụng lên trục

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 47


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Lực R tác dụng lên trục:


6. 10 . k . N 6. 10 . 1,15.0,72
R ≈ k .P = = = 2607,9 N (3.38)
Z. t. n 30.12,7.50

3.11. Thiết kế Cyclone tách trấu cuối đường ống đẩy

Do trấu có đặc điểm là gồm rất nhiều mảnh vụn nên khi vận chuyển trấu bằng
phương pháp khí động, môi trường làm việc sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều do nồng độ bụi
cao. Để hạn chế ảnh hưởng xấu này chúng ta cần phải sử dụng cyclone có khả năng làm
sạch cao, nhằm loại bỏ triệt để các hạt bụi và mảnh trấu có trong hỗn hợp thoát ra môi
trường xung quanh.
Tính toán cyclone BTИ theo phương pháp chọn: [8, tr.522]
Tốc độ quy ước của cyclone: v = 2,2 ÷ 2,5 m/s. Chọn v = 2,5 m/s
Đường kính cyclone được xác định theo công thức:

V
D= (3.39)
0,785. v

Trong đó:
V – lưu lượng của không khí đi vào cyclone, m3/s

0,45
=> D = = 0,48 m
0,785.2,5

Kích thước cơ bản của cyclone theo bảng III.3 [8, tr.522].
Đường kính cơ bản của Cyclone lấy theo tiêu chuẩn: D = 500 mm
Chiều rộng ống vào: a = 0,17D = 85 mm
Chiều cao ống vào: b = 0,68D = 340 mm
Đường kính ống ra: d = 0,66D = 330 mm
Chiều cao phần hình trụ: H = 0,8D = 400 mm
Chiều cao phần hình nón: L = 0,86D = 430 mm.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 48


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG

3.12. Thiết kế khung máy

Dựa vào thực tế và tải trọng tác dụng lên khung, ta dùng thép chữ L (40x40x4)
làm khung đỡ cho cyclone, khung đỡ cho máy ta dùng thép ống vuông (60x60x1.2) ngoài
ra bốn bánh xe được thiết kế với khung để đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống (do chiều
dài đoạn hút có giới hạn), đồng thời có thêm bánh xe phụ phía trước để dễ dàng thay đổi
hướng đi của máy mỗi khi muốn di chuyển.

Hình 3.9 – Khung máy

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 49


CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

CHƯƠNG IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Qua 15 tuần thực hiện đề tài “Tính toán thiết kế hệ thống khí động vận chuyển
trấu năng suất 3 tấn/giờ” đã hoàn thành đúng với nội dung và thời gian quy định.
Qua quá trình tính toán và thiết kế, nhận thấy máy có một số ưu điểm: dễ vận
hành và bảo dưỡng, việc di chuyển máy khá dễ dàng, kết cấu máy vững chắc và bền bỉ,
an toàn cho người vận hành sử dụng.
Năng suất máy phù hợp với yêu cầu vận chuyển ở các nhà máy xay xát khu vực
đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc phải
thuê mướn nhân công bốc vác, rút ngắn thời gian vận chuyển.
Với bộ bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết khá đầy đủ, kết quả của đề tài có thể đưa vào
chế tạo phục vụ trong sản xuất.

4.2. Kiến nghị

Trong quá trình thực hiện, do đề tài chỉ nằm giới hạn trong việc tính toán và thiết
kế, vì thế muốn đưa máy hoạt động vào thực tế cần:
 Nên đưa đề tài vào chế tạo và khảo nghiệm trên thực tế để có những đánh giá
một cách toàn diện về máy để đáp ứng vào nhu cầu sử dụng của khu vực.
 Mở rộng nghiên cứu thiết kế với máy có công suất cao hơn nhằm đáp ứng tốt hơn
khâu vận chuyển ở một số nhà máy lớn.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 50


CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 Trong một số trường hợp có thể thay thế động cơ điện bằng động cơ diesel khi
nguồn điện gặp sự cố.
 Cần nghiên cứu thêm để máy có thể vận chuyển các loại nguyên liệu đa dạng
khác nhau như: lúa, đậu nành, bắp(ngô), cà phê,…

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 51


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Bồng, (2008). Bơm Quạt & Máy Nén. Khoa Công Nghệ - Trường Đại
Học Cần Thơ.
2. Nguyễn Bồng, (2010). Kỹ Thuật Sấy Và Bảo Quản Nông Sản. Khoa công Nghệ -
Trường Đại Học Cần Thơ.
3. Nguyễn Hồng Ngân và Nguyễn Danh Sơn, (2004). Kỹ Thuật Nâng Chuyển – Tập
2; Máy Vận Chuyển Liên Tục. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ
Chí Minh.
4. Nguyễn Tấn Đạt, (2009). Nghiên Cứu Thiết Kế Máy Vận Chuyển Trấu Bằng
Phương Pháp Khí Động. Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Trường Đại Học Nông
Lâm – Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Trọng Hiệp và Nguyễn Văn Lẫm, (2007). Thiết Kế Chi Tiết Máy. Nhà
xuất bản Giáo Dục.
6. Nguyễn Văn Hợp, Phạm Thị Nghĩa và Lê Thiện Thành, (2000). Máy Trục Vận
Chuyển. Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải.
7. Tôn Thất Minh, (2010). Giáo Trình Máy Và Thiết Bị Chế Biến Lương Thực. Nhà
xuất bản Bách Khoa - Hà Nội.
8. TS Trần Xoa và TS Nguyễn Trọng Khuông, (2006). Sổ Tay Quá Trình Và Thiết
Bị Công Nghệ Hóa Chất – Tập 1. Nhà xuất bản Khoa Học Và Kỹ Thuật.
9. Th.S Phạm Đức, (2010). Máy Vận Chuyển Liên Tục. Nhà xuất bản Giao Thông
Vận Tải.
10. Trần Công Tạo, (2012). Nghiên Cứu Thiết Kế Máy Hút Lúa Hạt. Luận văn tốt
nghiệp Đại Học. Khoa Công Nghệ - Trường Đại Học Cần Thơ.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 52


TÀI LIỆU THAM KHẢO

11. Trần Đức Trung và Ngọ Văn Toản, (2003). Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phụ Gia
Tro Trấu Và Phụ Gia Siêu Dẻo Đến Tính Chất Của Hồ, Vữa Và Bê Tông. Đồ án
tốt nghiệp. Trường Đại học Xây dựng.
12. Trần Hùng Dũng, Nguyễn Văn Lục, Vũ Bá Minh và Hoàng Minh Nam, (2005).
Các Quá Trình Và Thiết Bị Công Nghệ Hóa Chất Và Thực Phẩm – Tập 1; Các
Quá Trình Và Thiết Bị Cơ Học – Quyển 2; Phân Riêng Bằng Khí Động, Lực Ly
Tâm, Bơm Quạt, Máy Nén Tính Hệ Thống Đường Ống. Nhà xuất bản Đại Học
Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
13. Trần Văn Nhã, (2006). Máy & Thiết Bị Chế Biến Lương Thực. Khoa Công Nghệ
- Trường Đại Học Cần Thơ.
14. Trịnh Chất và Lê Văn Uyển, (2006). Tính Toán Thiết Kế Hệ Dẫn Động Cơ Khí
Tập 1 & 2. Nhà xuất bản Giáo Dục.
15. Võ Văn Mạnh và Nguyễn Bá Xuyên, (2010). Thiết Kế Hệ Thống Vận Chuyển Từ
Ghe Lên Kho Chứa. Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Khoa Công Nghệ - Trường
Đại Học Cần Thơ.

SVTH: Nguyễn Tuấn Nguyên 53


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ
*********
Cần Thơ, ngày 7 tháng 8 năm 2014

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Năm học: 2013 – 2014

1. Tên đề tài thực hiện: Tính toán, thiết kế hệ thống khí động vận chuyển trấu
năng suất 3 tấn/giờ

2. Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Tuấn Nguyên

3. Họ và tên cán bộ hướng dẫn: Th.S Trần Văn Nhã

4. Đặt vấn đề (giới thiệu chung):

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn
nhất nước ta, với diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50%, bình quân
lương thực đầu người gấp 2,3 lần so với lương thực trung bình cả nước và hằng
năm đóng góp cho cả nước khoảng 90% sản lượng gạo xuất khẩu. Năm 2013 sản
lượng lúa đạt trên 24 triệu tấn với năng suất như vậy thì sản lượng trấu trên toàn
vùng do các nhà máy xay xát thải ra mỗi năm khoảng 4 triệu tấn chiếm khoảng
20% tổng sản lượng lúa toàn vùng.
 Trước đây do ít có những nghiên cứu và quan tâm cần thiết, nên chỉ có một
lượng nhỏ trấu được tái sử dụng chủ yếu để dùng đun nấu trong gia đình, đa phần
còn lại được xả thẳng xuống kênh rạch, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường
nước ở đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, việc ứng dụng trấu đã khá rộng rãi
và đa dạng, trấu không chỉ được dùng để làm chất đốt mà còn để làm vật liệu xây
dựng, thiết bị lọc nước,... Trấu có ưu thế rất lớn về nguồn nguyên liệu và giá thành
nên việc nghiên cứu sử dụng trấu vào sản xuất luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao,
tiết kiệm chi phí và có lợi cho môi trường. Yêu cầu đặt ra là làm thế nào để thu
gom trấu một cách hiệu quả, năng suất cao và không tốn quá nhiều chi phí, hiện
nay đa phần việc thu gom bằng cách thủ công như thúng, bao tải,... Cách làm này
có ưu điểm là rẻ tiền, đơn giản, phù hợp với xay xát nhỏ nhưng có khuyết điểm
là tốn công lao động và đặc biệt không hiệu quả khi lượng trấu vận chuyển lớn.
 Từ đó, đòi hỏi một phương pháp vận chuyển đơn giản, hiệu quả hơn và
phương pháp vận chuyển khí động đã đáp ứng được yêu cầu này nhờ vào tốc độ
làm việc, sự gọn nhẹ, khả năng tự động hóa hoàn toàn, đơn giản và linh hoạt trong
vận hành và sử dụng. Tuy nhiên nó cũng có một số hạn chế nhất định đó là chi
phí năng lượng, tốc độ mài mòn cao và không thích hợp khi vận chuyển vật liệu
ẩm.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Tính toán, thiết kế hệ thống khí
động vận chuyển trấu năng suất 3 tấn/giờ” nhằm đưa ra một giải pháp thiết kế hệ
thống khí động vận chuyển trấu để tăng năng suất, giảm chi phí lao động và thời
gian vận chuyển so với những phương pháp thủ công thông thường.

5. Mục tiêu của đề tài

a. Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu, tính toán, thiết kế hệ thống khí động vận chuyển trấu.

b. Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu, khảo sát tình hình vận chuyển trấu ở một số nhà máy
đồng bằng sông Cửu Long.
- Phân tích đặc tính của vật liệu cần vận chuyển (trấu).
- Lựa chọn phương án và xây dựng, thiết kế hệ thống vận chuyển khí
động.
- Hoàn thiện bản vẽ cho toàn hệ thống.

6. Địa điểm và thời gian thực hiện

Địa điểm: Xưởng Cơ Khí - Khoa Công Nghệ


Thời gian: Học kỳ I – Năm học 2014 – 2015

7. Giới thiệu thực trạng có liên quan đến vấn đề trong đề tài

Nhờ những ưu điểm của phương pháp vận chuyển bằng khí động nên ngày
nay phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực trên thế
giới. Ở Việt Nam sử dụng các phương pháp này còn rất hạn chế, đặc biệt là trong
lĩnh vực vận chuyển trấu. Việc đi sâu nghiên cứu và chế tạo những thiết bị này
vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Hiện nay ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng có nhiều loại máy vận
chuyển trấu nhưng chủ yếu là do nông dân chế tạo, đáp ứng một phần nào nhu
cầu sử dụng trong khu vực, tuy nhiên những loại máy này còn chưa phát huy được
hết những ưu điểm của nó, những máy của nước ngoài chế tạo thì giá thành lại rất
cao.

8. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài

a. Nội dung chính

Đề tài bao gồm 4 chương:


- Chương I: Khảo sát tình hình vận chuyển trấu ở một số nhà máy xay
xát khu vực đồng bằng sông Cửu Long
1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long
1.2. Khảo sát khâu vận chuyển trấu ở các nhà máy
1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
- Chương II: Cơ sở lý thuyết về vận chuyển vật liệu rời
2.1. Đặc tính của vật liệu rời
2.2. Các phương pháp vận chuyển vật liệu rời
2.3. Vật liệu vỏ trấu
2.4. Lựa chọn phương án thiết kế
- Chương III: Tính toán thiết kế hệ thống
3.1. Các thông số thiết kế ban đầu
3.2. Xác định vận tốc dòng khí và đường ống dẫn
3.3. Tính toán, thiết kế đường ống hút và ống dẫn
3.4. Tính toán, thiết kế bộ phận Cyclone lắng
3.5. Tính toán tổn hao áp lực của toàn hệ thống
3.6. Tính toán và lựa chọn quạt
3.7. Thiết kế airlock
3.8. Thiết kế van tăng tốc
3.9. Thiết kế đầu hút vật liệu
3.10. Tính toán, thiết kế bộ truyền xích
3.11. Thiết kế Cyclone tách trấu cuối đường ống đẩy
3.12. Thiết kế khung máy
- Chương IV: Kết luận và kiến nghị

b. Giới hạn của đề tài: Do giới hạn về kinh phí nên đề tài chỉ nằm trong
phạm vi tính toán và thiết kế, không chế tạo.

9. Phương pháp thực hiện đề tài

 Phân tích, xử lí, tra cứu số liệu thu được


 Khảo nghiệm, phân tích, đánh giá các máy hiện có ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long
 Tính toán, thiết kế kỹ thuật

10. Kế hoạch thực hiện

Tuần
Nội dung
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đăng ký đề tài
Viết đề cương
Chương I

Chương II

Chương III

Chương IV
Hoàn thành bản vẽ

SINH VIÊN THỰC HIỆN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Nguyễn Tuấn Nguyên Th.S. Trần Văn Nhã

DUYỆT CỦA BỘ MÔN DUYỆT CỦA HDLV & TLTN

You might also like