You are on page 1of 77

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


TRƯỜNG BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM POWER


SCADA TRONG CÔNG TÁC VẬN
HÀNH, GIÁM SÁT HỆ THỐNG ĐIỆN
NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN


ThS. Phan Trọng Nghĩa Nguyễn Xuân Nghị
(MSSV: GC20T5P074)
Ngành: Kỹ thuật điện – Khóa: I - 2020

Tháng 09/2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM POWER


SCADA TRONG CÔNG TÁC VẬN
HÀNH, GIÁM SÁT HỆ THỐNG ĐIỆN
NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN


ThS. Phan Trọng Nghĩa Nguyễn Xuân Nghị
(MSSV: GC20T5P074)
Ngành: Kỹ thuật điện – Khóa: I - 2020

Tháng 09/2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN
Cần Thơ, ngày 30 tháng 09 năm 2023

PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN


HỌC KỲ 2 , NĂM HỌC: 2022– 2023
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Xuân Nghị MSSV: GC20T5P074
Ngành: Kỹ Thuật Điện Khóa: I - 2020
Email: xuannghisgc@gmail.com ĐT: 0975915935
2. Tên đề tài: Ứng dụng phần mềm Power SCADA trong công tác vận□ LVTN
hành, giám sát hệ thống điện nhà máy Đạm Cà Mau □ TLTN
3. Địa điểm thực hiện: Nhà Máy Đạm Cà Mau
4. Họ và tên người hướng dẫn khóa học: ThS. Phan Trọng Nghĩa
5. Mục tiêu của đề tài: Ứng dụng phần mềm Power SCADA trong công tác vận
hành, giám sát hệ thống điện Nhà máy Đạm Cà Mau nhằm mục đích tối ưu hóa
công việc vận hành giám sát hệ thống điện của nhà máy, nâng cao độ tin cậy giảm
thiểu rủi ro sự cố của hệ thống điện.
6. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài:
- Chương 1: Giới thiệu tổng quan hệ thống điện nhà máy Đạm Cà Mau
- Chương 2: Giới thiệu hệ thống Power SCADA nhà máy Đạm Cà Mau
- Chương 3: Nguyên lý vận hành hệ thống Power SCADA của nhà máy Đạm
Cà Mau
- Chương 5:
-Chương 6:
7. Các yêu cầu hỗ trợ việc thực hiện đề tài:
8. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài:

SINH VIÊN ĐỀ NGHỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN


(Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Xuân Nghị ThS. Phan Trọng Nghĩa

DUYỆT CỦA KHOA


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG

Luận văn này, với đề tài là: Ứng dụng phần mềm Power SCADA trong công tác vận
hành, giám sát hệ thống điện Nhà máy Đạm Cà Mau, do sinh viên Nguyễn Xuân
Nghị thực hiện theo sự hướng dẫn của giảng viên ThS. Phan Trọng Nghĩa. Luận văn
đã báo cáo và được hội đồng chấm luận văn thông qua ngày…. tháng…. năm….

Giảng viên phản biện 1 Giảng viên hướng dẫn

Chức danh. Họ và tên giảng viên ThS. Phan Trọng Nghĩa

Chủ tịch Hội đồng, giảng viên phản biện 2

Chức danh. Họ và tên giảng viên


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


1. Cán bộ hướng dẫn: ThS. Phan Trọng Nghĩa
2. Tên đề tài: Ứng dụng phần mềm Power SCADA trong công tác vận hành, giám
sát hệ thống điện Nhà máy Đạm Cà Mau
3. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Xuân Nghị MSSV: GC20T5P074
Email: xuannghisgc@gmail.com ĐT: 0975915935
4. Lớp: GC20T5P1 Khóa: I - 2020
5. Nội dung nhật xét:
a. Nhận xét về hình thức của tập thuyết minh:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
b. Nhận xét về bản vẽ (nếu có):
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
c. Nhận xét về nội dung của luận văn (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
* Các nội dung và công việc đã được (so sánh với đề cương của luận văn):
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
* Những vấn đề còn hạn chế:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
d. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung
chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
e. Kết luận và đề nghị:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
6. Điểm đánh giá (cho từng sinh viên):
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 20…
Cán bộ hướng dẫn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ CHẤM PHẢN BIỆN 1


1. Cán bộ chấm phản biện: ………………………………………………………….
2. Tên đề tài luận văn tốt nghiệp: Ứng dụng phần mềm Power SCADA trong công
tác vận hành, giám sát hệ thống điện Nhà máy Đạm Cà Mau
3. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Xuân Nghị MSSV: GC20T5P074
Email: xuannghisgc@gmail.com ĐT: 0975915935
4. Lớp: GC20T5P1 Khóa: I - 2020
5. Nội dung nhật xét:
a. Nhận xét về hình thức của tập thuyết minh:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
b. Nhận xét về bản vẽ (nếu có):
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
c. Nhận xét về nội dung của luận văn (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
* Các nội dung và công việc đã được (so sánh với đề cương của luận văn):
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
* Những vấn đề còn hạn chế:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
d. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung
chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
e. Kết luận và đề nghị:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
6. Điểm đánh giá (cho từng sinh viên):
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ CHẤM PHẢN BIỆN 2


1. Cán bộ chấm phản biện: ………………………………………………………….
2. Tên đề tài luận văn tốt nghiệp: Ứng dụng phần mềm Power SCADA trong công
tác vận hành, giám sát hệ thống điện Nhà máy Đạm Cà Mau
3. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Xuân Nghị MSSV: GC20T5P074
Email: xuannghisgc@gmail.com ĐT: 0975915935
4. Lớp: GC20T5P1 Khóa: I - 2020
5. Nội dung nhật xét:
a. Nhận xét về hình thức của tập thuyết minh:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
b. Nhận xét về bản vẽ (nếu có):
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
c. Nhận xét về nội dung của luận văn (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
* Các nội dung và công việc đã được (so sánh với đề cương của luận văn):
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
* Những vấn đề còn hạn chế:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
d. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung
chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
e. Kết luận và đề nghị:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
6. Điểm đánh giá (cho từng sinh viên):
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 20…
Cán bộ chấm phản biện
LỜI CẢM ƠN
Trong cuộc sống thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với
những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của mọi người
khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô Trường Bách
Khoa Đại Học Cần Thơ đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt
vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc
biệt, trong bài luận văn tốt nghiệp này, Khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp
cận với đề tài luận văn tốt nghiệp rất hữu ích đối với sinh viên ngành Kỹ thuật điện
cũng như tất cả các sinh viên thuộc các chuyên ngành điện khác.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô bộ môn và đặc biệt là thầy ThS.
Phan Trọng Nghĩa đã tận tâm hướng dẫn và cho em kiến thức để hoàn thành luận
văn tốt nghiệp lần này. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em
nghĩ luận văn này của em rất khó có thể hoàn thành được. Một lần nữa, em xin chân
thành cảm ơn Thầy. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của
Công ty Phân bón Cà Mau, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em tìm hiểu thực tiễn
trong Công ty.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn bên
cạnh động viên, ủng hộ và giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn.
Bài luận văn được thực hiện trong khoảng thời gian 15 tuần. Bước đầu đi vào
thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực hệ thống điện công nghiệp, kiến thức của em còn hạn
chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc
chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và
các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Xuân Nghị

i
LỜI NÓI ĐẦU

SCADA ( Supervisory Control And Data Acquisition ): Là một hệ thống


điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu, nhằm hỗ trợ con người trong quá trình giám
sát và điều khiển từ xa. Hệ thống SCADA thu thập dữ liệu từ các trạm giám sát và
các điểm kiểm soát khác nhau. Một máy tính trung tâm xử lí dữ liệu và kiểm soát
các hệ thống con khác nhau. Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong các ngành
công nghiệp hiện đại như: Tại nhà máy sản xuất, trạm biến áp trung gian, trạm dầu
mỏ và khí đốt .v.v..
Xu hướng phát triển của SCADA: Xu hướng phát triển của các PLC và phần
mềm HMI/SCADA ngày càng trở nên cần thiết và thông dụng. Vào những năm
giữa thập niên 90 của thế kỉ trước, do sử dụng các thiết bị vào/ra (I/O) thu thập dữ
liệu cũ, nên khi kết nối sẽ ưu tiên sử dụng các chuẩn kết nối phù hợp với khoảng
cách truyền dẫn như RS-485, tuy nhiên điều này lại hạn chế việc lựa chọn thiết bị
khi yêu cầu thay đổi. Do nhược điểm nêu trên mà đến cuối những năm 90, xu
hướng dịch chuyển sang sử dụng các chuẩn truyền thông mở như IEC 870-5-
101/104 và DNP 3.0 đã ngày càng phổ biến trong việc sản xuất các thiết bị cũng
như các nhà cung cấp giải pháp cho các hệ SCADA. Đến năm 2000 thì hầu hết các
nhà sản xuất thiết bị vào/ra dữ liệu đã đồng loạt chuyển sang giao thức mở như
Modicon MODBUS dựa trên chuẩn TCP/IP. Hiện nay, các hệ thống SCADA đang
trong xu hướng dịch chuyển sang công nghệ chuẩn truyền thông. Ethernet và
TCP/IP là các chuẩn cơ bản đang dần thay thế các chuẩn cũ hơn.
Hệ thống điều khiển và quản lý SCADA được sử dụng rất nhiều trong hệ
thống công nghiệp. SCADA được thiết kế với độ linh động cao, vì vậy với việc thiết
kế hệ thống sử dụng phần mềm này đều đáp ứng hầu hết với những yêu cầu của dự
án.
Dựa vào những ưu thế và đặc điểm về khả năng giám sát vượt trội hệ thống
Power SCADA của Nhà máy Đạm Cà Mau đã đáp ứng được những yêu cầu đặt ra
cho việc giám sát và khả năng mở rộng để điều khiển hệ thống điện nhà máy an
toàn, linh hoạt hiệu quả. Kiểm soát được các thông số Điện áp, dòng điện, công suất
của hệ thống rất tiện lợi, nhanh chóng chính xác linh hoạt.
Power SCADA thích hợp cho các hệ thống từ nhỏ đến lớn. Nhờ tính linh
động của hệ thống, Power SCADA sẽ giúp hệ thống họat động ổn định với độ tin
cậy cao trong việc mở rộng về sau.
Power SCADA dễ dàng sử dụng và vận hành. Các công cụ của phần
mềm như các biểu mẫu, các gienies và các ứng dụng thiết lập sẵn giúp người dùng
giảm thời gian cấu hình mà vẫn giữ được yêu cầu thiết kế trong hệ thống.

ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC HÌNH ......................................................................................................v
MỤC LỤC BẢNG ................................................................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. vii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU .............1
1.1. Giới thiệu tổng quan công nghệ sản xuất của Nhà máy Đạm Cà Mau ................1
1.1.1. Mô tả chung công nghệ sản xuất của Nhà máy Đạm Cà Mau......................1
1.1.2. Các chu trình công nghệ chính của Nhà máy: ..............................................1
1.2. Tổng quan hệ thống điện nhà máy Đạm Cà Mau. ...............................................3
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN HỆ THỐNG POWER SCADA ........9
2.1. Trạm điện mở rộng NPK được giám sát qua phần mềm Power SCADA............9
2.2. Tổng quan về hệ thống Power SCADA nhà máy Đạm Cà Mau ..........................9
CHƯƠNG 3 NGUYÊN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG POWER SCADA CỦA
NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Giám sát và vận hành của hệ thống Power SCADAError! Bookmark not
defined.
3.2. Cấu trúc phần cứng hệ thống của hệ thống Power SCADA ..............................36
3.3. Cấu trúc phần mềm hệ thống của hệ thống Power SCADA. .............................38
3.4. Hệ thống mạng dùng cho Power SCADA. ........................................................39
3.5. Nguyên lý vận hành của hệ thống Power SCADA trong trong Nhà máy Đạm
Cà Mau ......................................................................................................................40
3.5.1. Cửa sổ Faceplate ........................................................................................42
3.5.2. Hiển thị cảnh báo và tổng kết các sự kiện ..................................................42
3.5.3. Hiển thị dạng biểu đồ .................................................................................42
3.6. Mô tả các chức năng của phần mềm Power SCADA ........................................43
3.6.1. Thanh điều hướng chung trên hệ thống ......................................................44
3.6.2. Thẻ Single-lines...........................................................................................44
3.6.3. Thẻ Alarm & events (cảnh báo & sự kiện) .................................................45
3.6.4. Thẻ Analysis (phân tích) .............................................................................46
3.6.5. Biểu đồ (Phân tích trong quá khứ) .............................................................46
3.6.6. Thẻ System Supervision (giám sát hệ thống) ..............................................46
3.6.7. Thẻ Report (báo cáo) ..................................................................................46
3.6.8. User access (Người dùng truy nhập) ..........................................................46
3.6.9. Chức năng cảnh báo & sự kiện ..................................................................47

iii
3.6.10. Ghi nhận cảnh báo & sự kiện ...................................................................47
3.6.11. Alert management .....................................................................................50
3.6.12. Vị trí cảnh báo ..........................................................................................50
3.6.13. Cảnh báo SCADA (trên nền PC) ..............................................................50
3.6.14. Biểu đồ và dạng sóng ................................................................................51
3.6.15. Biểu đồ tức thời .........................................................................................51
3.6.16. Biểu đồ trong quá khứ ..............................................................................52
3.6.17. Phân tích dạng sóng thu nhận ..................................................................53
CHƯƠNG 4 CÁC BƯỚC XỬ LÝ LỖI KHI VẬN HÀNH HỆ THỐNG
POWER SCADA .....................................................................................................54
4.1. Cách khởi động hệ thống khi bị thoát khỏi chế độ runtime ...............................54
4.2. Xử lý các lỗi khi xuất hiện tín hiệu COM LOSS ...............................................54
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................61
5.1. Kết luận ..............................................................................................................61
5.2. Hướng phát triển ................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63

iv
MỤC LỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ bố trí các phân xưởng trong nhà máy ................................................2
Hình 1.2: Quy trình sản xuất tổng quát .......................................................................2
Hình 1.3: MBT TR01 lấy điện từ Nhà máy điện Cà Mau 2 .......................................3
Hình 1.4: Hệ thống SUE3000 chuyển nguồn không gián đoạn .................................6
Hình 1.5:Relay REF542Plus dùng trong ATS bảo vệ thanh cái 6,6kV và Relay
SUE3000 dùng để bảo vệ thanh cái và chuyển đổi nguồn nhanh ...............................6
Hình 1.6: Hình ảnh tụ bù trung thế 6,6kV và tụ tù hạ thế 400V .................................7
Hình 1.7: Hệ thống máy phát điện dự phòng ..............................................................7
Hình 1.8: Hệ thống giám sát thiết bị ECS ...................................................................8
Hình 2.1: Sơ đồ đơn tuyến của trạm mở rộng 22/6,6kVError! Bookmark not
defined.
Hình 2.2: Sơ đồ các phụ tải điện 6,6kV của trạm T3 12,5 MVAError! Bookmark
not defined.
Hình 2.3: Sơ đồ đơn tuyến của hệ thống Power SCADAError! Bookmark not
defined.
Hình 2.4: Sơ đồ kết nối của hệ thống tín hiệu phần mềmError! Bookmark not
defined.
Hình 2.5: Modbus RS485 với mạng trong cấu hình multi-dropError! Bookmark
not defined.
Hình 3.1: Thông số hiển thị của đồng hồ đo đếm, trạng thái của thiết bị ......... Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.2: Các tủ truyền thông của hệ thống SCADA ...............................................38
Hình 3. 3: Sơ đồ khối hệ thống điều khiển tại trạm AmoniaError! Bookmark not
defined.
Hình 3.4: Các thiết bị kết nối truyền tín hiệu internet tại tủ truyền thông SCADA
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.5: Bộ PLC tại tủ truyền thông hệ thống Power SCADA ..............................40
Hình 3.6: Màn hình thông tin chính tại máy tính SCADA .......................................41
Hình 3.7: Trang hiển thị cảnh báo hệ thống điện ...... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.8: Thông số hiển thị các chỉ số đo đếm dòng, áp, công suất,. . . ........... Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.9: Trang ghi nhận các sự kiện và cảnh báo của hệ thốngError! Bookmark
not defined.
Hình 3.10: Biểu đồ dạng sóng của hệ thống .............................................................52
Hình 4.1: Các bước khởi động hệ thống khi bị thoát khỏi chế độ runtime ..............54

v
Hình 4.2: Tìm kiếm cửa sổ Command Prompt ......... Error! Bookmark not defined.
Hình 4.3: Kết quả khi sử dụng Lệnh Ping thiết bị ...................................................55
Hình 4.4: Cửa sổ Network của máy tính ...................................................................56
Hình 4.5: Cửa sổ Check IP của Link150...................................................................56
Hình 4.6: Cửa sổ Check Serial Port của Link150 .....................................................57
Hình 4.7: Cửa sổ đọc thanh ghi từ thiết bị của Link150 ...........................................58
Hình 4.8: Giao diện chính phần mềm Mgate ............................................................58
Hình 4.9: Phần mềm Mgate sau khi Search được IP ...............................................59
Hình 4.10: Cấu hình IP cho Gateway ở Phần mềm Mgate .......................................59
Hình 4.11: Cấu hình Serial Port cho Gateway ở Phần mềm Mgate ..........................60
MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1.1: Máy biến áp phân phối 6.6kV/0.4kV ....... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.1: Quy định màu sắc đối với mỗi cấp điện áp có thể cấu hình được. ... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.2: User access(Người dùng truy nhập) ......... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.3: Ghi nhận và cảnh báo sự kiện ................... Error! Bookmark not defined.

vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt


PLC Programmable logic controller Bộ điều khiển logic có thể lập
trình được
SCADA Supervisory Control And Data Hệ thống điều khiển giám sát và
Acquisition thu thập dữ liệu
HMI Human-Machine-Interface thiết bị giao tiếp giữa người điều
hành thiết kế với máy móc thiết bị
RTU Remote Terminal Unit Thiết bị đầu cuối
LAN Local Area Network Mạng cục bộ
TCP/IP Transmission Control Giao thức điều khiển truyền nhận/
Protocol/Internet Protocol Giao thức liên mạng
DNP Distributed Network Protocol giao thức truyền thông giữa các
thiết bị trong hệ thống tự động
hóa
OLTC On load tap changer Bộ điều chỉnh áp dưới tải
UPS Uninterruptible Power Supply Hệ thống cung cấp nguồn điện
không gián đoạn
DCP Direct Current Power Hệ thống cung cấp điện một chiều
DCS Distributed Control System Hệ thống điều khiển phân tán
ACB Air Circuit Breaker Máy cắt bằng không khí
VCB Vacuum Circuit Breaker Máy cắt chân không
Recloser Máy cắt tự đóng lặp lại
ĐCM Đạm Cà Mau
VHĐ Vận hành điện
MBA Transfomer Máy biến điện áp
CB Circuit Breaker Thiết bị đóng cắt

vii
Chương 1. Giới thiệu tổng quan nhà máy đạm Cà Mau

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN NHÀ MÁY ĐẠM
CÀ MAU

1.1 Giới thiệu tổng quan công nghệ sản xuất của Nhà máy Đạm Cà Mau
1.1.1. Mô tả chung công nghệ sản xuất của Nhà máy Đạm Cà Mau
- Nhà máy Đạm Cà Mau được thiết kế với công suất:
+ Ammonia: 1350 tấn / ngày, tương đương 468,450 tấn/năm;
+ Urea: 2385 tấn / ngày, tương đương 800.000 tấn/năm.
- Công nghệ nhà máy:
+ Xưởng Ammonia: Haldor Topsoe A/S;
+ Đan Mạch và BASF - Đức (cho công đoạn thu hồi CO2);
+ Xưởng Urea: Saipem (Snamprogetti) – Italia;
+ Tạo hạt: TEC (TOYO) - Nhật.
- Nguyên liệu Nhà máy Đạm Cà Mau: Nguyên liệu chính của nhà máy Đạm
Cà Mau là khí tự nhiên nhận từ đường ống PM3 Cà Mau, với mức tiêu thụ khoảng
54.000Nm3/hr.
1.1.2. Các chu trình công nghệ chính của nhà máy:
- Xưởng Phụ trợ:
+ Xử lý nước công nghiệp để sản xuất nước khử khoáng, nước sinh hoạt,
nước cứu hỏa, nước làm mát...
+ Sản xuất hơi cho nhà máy.
+ Sản xuất khí nén và khí điều khiển.
- Xưởng Ammonia: Khí sau khi đã tách thủy ngân đi vào tháp Reforming sơ
cấp và thứ cấp để chuyển hóa khí tự nhiên thành CO2 (phần CO2 này được tách và
dùng làm nguyên liệu để tổng hợp Urea) , phần còn lại sẽ được metan hoa để loại bỏ
CO và CO2 sau đó sẽ đi vào tháp tổng hợp Amoniac để làm nguyên liệu cho phân
xưởng Urea. Xưởng Ammonia có vai trò sản xuất ra NH3 và CO2, hai thành phần
dùng để tổng hợp Urea.
- Xưởng Urea: Khí CO2 và NH3 đi vào thiết bị phản ứng tổng hợp Urea với tỷ
lệ giữa NH3 và CO2 là 3.1-3,6 qua các giai đoạn tổng hợp cao áp, phân giải trung
áp, phân giải thấp áp, cô đặc chân không để tạo ra sản phẩm dịch Urea.
- Xưởng Tạo hạt: Phân xưởng Tạo hạt Urea được thiết kế để sản xuất 2385
tấn/ngày. Phân xưởng tạo hạt được sử dụng công nghệ tạo hạt tầng sôi. Các vòi

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 1


Chương 1. Giới thiệu tổng quan nhà máy đạm Cà Mau

phun dịch Urea thành dạng sương mù bọc lên các hạt mầm đang ở trạng thái lơ lửng
(giả sôi) trong thiết bị tạo hạt. Các hạt mầm lớn dần lên khi đi từ đầu này đến đầu
kia thiết bị tạo hạt và đi ra khỏi thiết bị tạo hạt. Sơ đồ bố trí các phân xưởng được

sắp xếp như (Hình 1.1).


Hình 1-1: Sơ đồ bố trí các phân xưởng trong nhà máy
Quy trình sản xuất tổng quát được mô tả như (Hình 1.2)

Hình 1-2: Quy trình sản xuất tổng quát

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 2


Chương 1. Giới thiệu tổng quan nhà máy đạm Cà Mau

1.2 Tổng quan hệ thống điện nhà máy Đạm Cà Mau.


Hệ thống điện hiện hữu của Nhà máy được lấy từ đầu cực của 2 máy phát
điện 20/220kV 253MW-GT5 và GT6 của nhà máy nhiệt điện Cà Mau 2, và lấy 2
nguồn song song. Qua hai máy biến áp 20/6,6kV TR01 và TR02 công suất mỗi máy
là 25MVA.
- Hệ thống điện được bố trí với 4 trạm điện phân phối với 2 cấp điện áp:
6.6kV, 0.4kV.
+ Trạm Ammonia substation (trạm nhận điện chính từ NM Điện Cà Mau).
+ Trạm Urea substation.
+ Trạm Circulation cooling water substation.
+ Trạm Urea Bagging Storage substation.

Hình 1-3: MBA TR01 lấy điện từ Nhà máy điện Cà Mau 2
- Có 9 MBA cấp điện áp 6.6/0.4kV công suất lần lượt là:
+ TR3,4,5,6: 2500KA-6,6/0,42kV.
+ TR7,8,9,10: 1600KVA-6,6/0,42kV, TR11:1250KVA.

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 3


Chương 1. Giới thiệu tổng quan nhà máy đạm Cà Mau

+ Một máy phát điện dự phòng 1200KW.


- Các MBA này phục vụ các phụ tải hạ áp của nhà máy như: Motor 3 pha hạ
thế, hệ thống lạnh, hệ thống chiếu sáng…
- Có 31 Động cơ điện 6.6kV từ 220-3300kW phục vụ cho các tải bơm, quạt
và máy nén… Lấy điện trực tiếp từ các thanh cái 6,6kV.
- Có 815 Động cơ điện hạ thế 400V từ 200kW trở xuống.

STT Vị trí đặt MBA phân phối Công suất Số lượng


1 Trạm Ammonia 2500kVA 2
2500kVA 2
2 Trạm Urea
1250kVA 1
3 Trạm Circulation cooling water 1600kVA 2

4 Trạm Urea Bagging Storage 1600kVA 2


Bảng 1-1: Thống kê số lượng MBA hiện hữu

a) Các thiết bị đóng cắt chính.


❖ Máy cắt cao áp 20kV.
- Kiểu máy cắt chân không, kiểu panel chứa SF6 trong bus bar (VD4-ABB)
- Cơ cấu vận hành bằng động cơ DC110V DC
- Tần số định mức 50Hz
- Dòng điện định mức ở nhiệt độ môi trường 40°C 1250A
- Thời gian ngắt định mức 33-45ms
- Thời gian đóng định mức 55-67ms
❖ Thiết bị đóng ngắt trung áp 6,6kV.
- Máy cắt kiểu chân không VCB
- Cơ cấu vận hành bằng động cơ DC110VDC
- Tần số định mức 50Hz
- Điện áp định mức 7.2 kV
- Dòng cắt cân bằng ba pha 31.5kA (38)
- Thời gian ngắt định mức 40-60 mms
- Thời gian đóng định mức 50-70 mms
- Chu trình đóng cắt: O-0.3s-CO-15s-CO
❖ Thiết bị đóng ngắt hạ áp 0.4kV.

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 4


Chương 1. Giới thiệu tổng quan nhà máy đạm Cà Mau

- Máy cắt không khí ACB


- Điện áp định mức 400V
- Tần số 50Hz
b) Đặc tính vận hành của Nhà máy.
- Thời gian khởi động 10 - 14h.
- Công suất dao động lúc khởi động 5-21MW
- Chế độ vận hành ba ca 24/24h
- Công suất dao động lúc vận hành bình thường 17.5 - 19MW
- Công suất tiêu thụ lúc bảo dưỡng 3 - 5MW
❖ Phương thức nhận điện
- Hai nhánh song song (Auto)
+ Chế độ vận hành bình thường.
+ Ưu tiên chế độ vận hành này để đảm bảo an toàn cho nhà máy.
- Một nhánh (manual)
+ Nhà máy chỉ nhận điện từ một nhánh.
+ Sử dụng khi bảo dưỡng hoặc sự cố.
+ Có nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn.
- Chuyển đổi nguồn nhanh HSBTS
+ Sử dụng rơle SUE3000 của ABB.
+ Chuyển nguồn nhanh không mất điện trong trường hợp gặp sự cố.
+ Chuyển đổi phương thức nhận điện.

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 5


Chương 1. Giới thiệu tổng quan nhà máy đạm Cà Mau

Hình 1-4: Hệ thống SUE3000 chuyển nguồn không gián đoạn


- Hệ thống điều áp dưới tải OLTC.
- Điều chỉnh điện áp ngõ ra của 2 MBA chính sử dụng phương pháp OLTC.
c) Các hệ thống thiết bị điện chính.
❖ Hệ thống relay bảo vệ:
Là thiết bị được thiết kế để bảo vệ phụ tải, khi có sự cố relay sẽ gửi tín hiệu
để mở máy cắt, ngăn ngừa những hư hỏng xảy ra trên thiết bị. Các dạng relay sử
dụng trong nhà máy và một số hình ảnh thực tế:
- REF615: Bảo vệ Feeder;
- REM615: Bảo vệ Motor;
- RET615: Bảo vệ MBA;
- PR122: Bảo vệ thanh cái hạ thế;
- REF542 Plus: dùng trong ATS, bảo vệ thanh cái;
- SUE3000: Hệ thống HSBTS, bảo vệ thanh cái;

Hình 1-5: Relay REF542Plus dùng trong ATS bảo vệ thanh cái 6,6kV và Relay
SUE3000 dùng để bảo vệ thanh cái và chuyển đổi nguồn nhanh
❖ Hệ thống UPS và DCP
- Cấp điện 110VDC cho hệ thống máy cắt 20kV và máy cắt trung thế 6.6kV;
- Có 2 hệ thống DCP tại hai trạm điện Amo và Urea;
- Cấp điện cho hệ thống ĐK chính của nhà máy như DCS, ESD, PLC;
- Có hai hệ thống UPS chính Salicru 3 pha 2x200kVA và benning 1 pha
2x60kVA.
❖ Hệ thống tụ bù trung thế và hạ thế
- Làm giảm tổn hao công suất;
- Làm giảm sụt áp;
- Tăng khả năng mang tải của đường dây;

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 6


Chương 1. Giới thiệu tổng quan nhà máy đạm Cà Mau

- Tăng khả năng mang tải của máy biến áp;


Hình 1-6: Hình ảnh tụ bù trung thế 6,6kV và tụ tù hạ thế 400V
❖ Máy phát điện dự phòng
- Cung cấp điện cho hệ thống UPS và các thanh cái 21EM, 23EM.
- Duy trì để shutdown nhà máy an toàn và đảm bảo chiếu sáng trong tình
huống mất điện hoàn toàn.
-Chế độ hoạt động AUTO, Công suất 1500kVA.

Hình 1.1: Hệ thống máy phát điện dự phòng


❖ Hệ thống giám sát thiết bị điện ECS
- Xây dựng trên hệ thống PLC S7- 400;
- Chức năng;

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 7


Chương 1. Giới thiệu tổng quan nhà máy đạm Cà Mau

- Theo dõi vận hành;


- Giám sát thiết bị điều khiển (hạn chế);
- Lưu trữ dữ liệu.

Hình 1.2: Hệ thống giám sát thiết bị ECS

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 8


Chương 2. Giới thiệu tổng quan hệ thống power SCADA

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN HỆ THỐNG POWER


SCADA NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU
2.1 Trạm điện mở rộng NPK được giám sát qua phần mềm Power SCADA.
- Phân xưởng NPK của Nhà máy Đạm Cà Mau sản xuất phân bón phức hợp
từ Ure nóng chảy, Công suất 300.000 tấn/năm và một số dự án nguồn điện bổ xung
khác vì vậy có nhu cầu phụ tải dự kiến 12.5MVA.
- Trạm điện cung cấp điện cho xưởng NPK và một số phụ tải hiện hữu khác
của nhà máy, việc này nhằm: Để giảm tải cho TR01 và TR02, đáp ứng được phụ tải
toàn nhà máy khi chuyển tất cả các bơm dùng tua bin hơi sang sử dụng bơm dùng
động cơ điện trong điều kiện nhận điện từ 1 nhánh.
- Việc giảm tải cho TR01 và TR02 còn giúp bộ SUE3000 chuyển đổi thành
công mà không cần sa thải phụ tải (SUE3000 chỉ chuyển đổi thành công khi tổng
công suất 2 nhánh 11A và 11B không vượt 21.6MW và công suất từng nhánh không
vượt quá 10.8MW).
- Nguồn từ trạm biến áp 110kV Khánh An, 63MW, 110/22kV ngay cổng
Khu công nghiệp Khánh An, cáp sẽ đi nổi trên trụ bằng 02 mạch qua bộ recloser
24kV – 630A, qua tủ điện kế rồi đi vào tầng trệt trạm điện mở rộng, qua máy cắt
incoming J01 của thanh cái 22kV rồi qua máy cắt outgoing J02 đến máy biến thế T3
12.5MVA, 22/6.6kV.
- Tại đây điện áp giảm xuống còn 6.6kV để cấp điện cho 3 phụ tải (dự kiến là
MP21101D, MP21201C và 1 trong 2 động cơ của MP04302) và cấp sang thanh cái
6.6kV ở trạm điện NPK.
- Từ trạm điện NPK, điện áp 6.6kV sẽ được cung cấp các phụ tải (hiện vẫn
còn được cấp từ thanh cái 12A và 12B) TR08101, TR08102, E08101, E08102 và 1
trong 2 động cơ MP06101; đồng thời tiếp tục được đưa sang tủ máy cắt ở tầng MV
trạm điện Urea để cấp cho các động cơ 6.6kV là B08111, G08101 và B08105 và
máy biến áp TR08201 của xưởng đóng bao NPK.
- Có 3 máy biến áp 6.6kV/400V gồm TR08101, TR08102 (công suất
1600kVA) được đặt ở trạm điện NPK trong khu sản xuất NPK và TR08201 (công
suất 500kVA) được đặt ở trạm điện đóng bao NPK, cấp điện cho hơn 180 khay hạ
thế.
- Toàn bộ thiết bị phần cung cấp điện của trạm biến áp này được giám sát
qua phần mềm Power SCADA.
2.2. Tổng quan về hệ thống Power SCADA nhà máy Đạm Cà Mau

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 9


Chương 2. Giới thiệu tổng quan hệ thống power SCADA

Sơ đồ một sợi tổng quan là màn hình hiển thị đầu tiên khi hệ thống khởi
động. Nó cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình hệ thống phân phối điện,
cho thấy vị trí của các máy cắt, và đặc biệt, nó cho phép người vận hành một cách
nhanh chóng kiểm tra xem một thanh cái được mở điện hay không (tất cả ngăn lộ
không nhìn thấy được trong màn hình này).

Hình 2-1: Sơ đồ tổng quan hệ thống Power SCADA


Ta có thể quan sát chi tiết các trạng thái của máy cắt bằng cách click vào biểu
tượng rờle trên trang chính, có mục hiển thị: Status (biểu thị trạng thái), Metering
(Đo đếm) chi tiết tùy thuộc vào từng loại rờ le.
Hệ thống SCADA sử dụng giao tiếp truyền thông IEC 61850 với các Relay
(IED), và Modbus TCP/IP với các đồng hồ điện năng (IED) thông qua bộ Gateway.
Gateway là các thiết bị chuyển đổi dữ liệu chuẩn Modbus serial từ các IED thành
chuẩn Modbus TCP/IP, qua đó hệ thống SCADA có thể đọc được dữ liệu của các
IED.
Hệ thống SCADA giao tiếp với phần mềm PowerSCADA Expert cài đặt tại
máy tính chủ điều hành dựa trên cấu trúc liên kết mạng TCP / IP hình sao theo thời
gian thực, là xương sống của liên kết mỗi thiết bị cấp trạm. Cấu hình sao là ứng
dụng tuyệt vời nhờ vào độ tin cậy, kết nối đơn giản và hiệu quả truyền thông nhanh
chóng.

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 10


Chương 2. Giới thiệu tổng quan hệ thống power SCADA

Tại trang giao diện “communication”, ta có thể theo dõi cấu hình hệ thống.
Các thiết bị truyền trong hệ thống truyền thông qua giao thức IEC61850, MODBUS
RTU(PM5350). Các đồng hồ này dùng để đo đến giá trị điện năng như dòng, áp,
công suất, năng lượng…Và rờle bảo vệ cho hệ thống điện trung thế (ngăn lộ vào, lộ
ra và ngăn liên lạc).
Hệ thống điều khiển và quản lí SCADA được sử dụng rất nhiều trong hệ
thống công nghiệp. Power SCADA được thiết kế với độ linh động cao, vì vậy với
việc thiết kế hệ thống sử dụng phần mềm này đều đáp ứng hầu hết với những yêu
cầu của dự án giám sát vận hành thiết bị điện.
Power SCADA dễ dàng sử dụng và vận hành, các công cụ của phần mềm
như các biểu mẫu, các gienies và các ứng dụng thiết lập sẵn giúp người dùng giảm
thời gian cấu hình mà.
Tại trang giao diện này, ta có thể theo dõi cấu hình hệ thống. Các thiết bị
truyền trong hệ thống truyền thông qua giao thức IEC61850 (RELAY ABB),
TCP/IP(Ellite440, PLC, Relay ABB dãy tủ12A & 12B). Hệ thống bao gồm rờ le
bảo vệ (Relay ABB, F87) và đồng hồ ( Elite 440 ).
Các đồng hồ này dùng để đo đến giá trị điện năng như dòng, áp, công suất,
năng lượng…và rờ le bảo vệ cho hệ thống điện trung thế ( ngăn lộ vào, lộ ra và
ngăn liên lạc ). Tất cả thiết bị đều được cấu hình để truyền thông để thực hiện việc
giám sát và điều khiển hệ thống. Máy tính được cài đặt phần mềm Power SCADA
để truy xuất dữ liệu thời gian thực. ( Hệ thống được kết nối như hình 2-4).
Các thông tin về các chức năng tự động hóa sẽ được hiển thị bởi các biểu
tượng đồ họa. Các biểu tượng và màu sắc sẽ cho phép phát hiện nhanh chóng các
tình trạng hoặc điều kiện bất thường. Các biểu tượng hiển thị nhóm trong màn hình
hiển thị tổng quan cũng sẽ cập nhật động tại thời điểm vận hành. Bằng cách nhấp
chuột vào thanh cái, người dùng có thể truy nhập được sơ đồ một sợi của hệ tương
ứng.
MODBUS là một hệ thống “chủ - tớ”, “chủ” được kết nối với một hay nhiều
“tớ”. “Chủ” thường là một PLC, PC, DCS, hay RTU “tớ” MODBUS RTU thường
là các thiết bị hiện trường, tất cả được kết nối với mạng trong cấu hình multi-drop
(hình 2-5). Khi một chủ MODBUS RTU muốn có thông tin từ thiết bị, chủ sẽ gửi
một thông điệp về dữ liệu cần, tóm tắt dò lỗi tới địa chỉ thiết bị. Mọi thiết bị khác
trên mạng sẽ nhận thông điệp này nhưng chỉ có thiết bị nào được chỉ định mới có
phản ứng.
Các thiết bị trên mạng MODBUS không thể tạo ra kết nối, chúng chỉ có thể
phản ứng. Nói cách khác, chúng “lên tiếng” chỉ khi được “nói tới”. Một số nhà sản

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 11


Chương 2. Giới thiệu tổng quan hệ thống power SCADA

xuất đang phát triển các thiết bị lai ghép hoạt động như các tớ MODBUS, tuy nhiên
chúng cũng có “khả năng viết”, do đó làm cho chúng trở thành các thiết bị chủ ảo
MODBUS/TCP đơn giản là MODBUS qua Ethernet. Thay vì sử dụng thiết bị
này cho việc kết nối với các thiết bị tớ, do đó các địa chỉ IP được sử dụng. Với
MODBUS/TCP, dữ liệu MODBUS được tóm lược đơn giản trong một gói TCP/IP.
Do đó, bất cứ mạng Ethernet hỗ trợ MODBUS/IP sẽ ngay lập tức hỗ trợ
MODBUS/TCP.
❖ Nguyên tắc hoạt động của MODBUS RTU
Để kết nối với thiết bị tớ, chủ sẽ gửi một thông điệp gồm có:
- Địa chỉ thiết bị (device address)
- Mã chức năng (function code)
- Dữ liệu (data)
- Kiểm tra lỗi (error check)
Địa chỉ thiết bị là một con số từ 0 đến 247. Thông điệp được gửi tới địa chỉ 0
(truyền thông điệp) có thể được tất cả các tớ chấp nhận, nhưng các con số từ 1-247
là các địa chỉ của các thiết bị cụ thể. Với ngoại lệ của việc truyền thông điệp, một
thiết bị tớ luôn phản ứng với một thông điệp MODBUS do đó chủ sẽ biết rằng
thông điệp đã được nhận.
RTU thu thập các thông số đo lường theo chu kỳ đã định khoảng 2s / lần của
các thiết bị đo đếm Multimeter tại trạm, thông qua việc đấu trực tiếp ngõ vào của
các bộ cảm biến Transducer, vào mạch nhị thứ của các thiết CT (Current
Transformer), VT (Voltage Transformer) tại trạm. Đối với mạch áp VT, thì đấu
transducer song song với mạch VT; đối với mạch dòng CT, thì đấu transducer nối
tiếp với mạch CT.

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 12


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

CHƯƠNG 3 THẾT KẾ TÍNH TOÁN LỰA CHỌN CÔNG SUẤT


TRẠM ĐIỆN MỞ RỘNG TÍCH HỢP GIÁM SÁT BẰNG PHẦN
MỀM POWER SCADA

3.1 Phương án cấp điện cho dự án mở rộng tại nhà máy Đạm Cà Mau
Công ty CP phân bón dầu khí Cà Mau đang triển khai dự án “ Sản xuất phân
bón phức hợp từ Ure nóng chảy. Công suất 300.000 tấn /năm và một số dự án khác”
vì vậy có nhu cầu phụ tải dự kiến như sau:

STT Hạng mục Nhu cầu công suất Tiến độ thực Thời gian
(MW) hiện sử dụng

1 Dự án phân bón phức 5 Dự kiến đến Toàn thời


hợp từ ure nóng chảy năm 2024 gian

2 Phụ tải hiện hữu 4 Dự kiến đến


chuyển sang năm 2025

3 Các dự án khác 4 Sau năm


2025

Tổng 13
Bảng 3-1: Lựa chọn tính toán công suất máy biến áp mới
Vì vậy việc đưa ra phương án cáp điện cho các phụ tải như trên là hết sức
cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
➢ Hiện trạng dùng điện hiện hữu của nhà máy đạm Cà Mau:
Nhà máy Đạm Cà Mau được cấp điện từ khu liên hợp Điện – Đạm cạnh nhà
máy điện tua-bin khí chu trình hỗn hợp với sơ đồ như (hình 3.1)
Nhà máy điện tua-bin khí gồm trạm biến áp tăng với sáu biến áp 220/20 kV –
300-311 MVA đấu hợp bộ với bốn tua-bin khí và hai tua-bin hơi 253 MW và một
nhánh tự dùng nhà máy điện. Riêng 2GT và 3GT có nhánh rẽ cấp cho nhà máy đạm
qua biến áp 20/6,6 kV – 25 MVA.
Phía 6,6 kV dùng sơ đồ một thanh cái phân đoạn cấp cho các tải nhà máy
đạm, có dự phòng cấp tự dùng nhà máy điện.
Trạm 220/20 kV Cà Mau đấu với hệ thống qua đường dây mạch kép 220 kV
Cà Mau – Rạch Giá, Cà Mau – Sóc Trăng và Cà Mau – Ô Môn, đồng thời cấp điện
cho trạm 220 kV Bạc Liêu qua đường dây 220 kV Cà Mau – Bạc Liêu.
Đường dây 220 kV cỡ dây dài, km
Cà Mau – Rạch Giá 2xACSR 600mcm 91,55

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 13


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

Cà Mau – Sóc Trăng ACSR 400 46,0


Cà Mâu – Ô Môn 2xACSR 400 129,51
Cà Mau – Bạc Liêu ACSR 411 75,98
Loại tua-bin khí hơi
Loại máy phát đồng bộ ba pha
Điện áp định mức: 21 kV
Tần số định mức: 50 Hz

Hình 3-1: Sơ đồ đơn tuyến hiện hữu nguồn điện cấp cho nhà máy đạm Cà Mau

Công suất ra định mức, MW 253 253


MVA 296,7 296,7
Hệ số công suất định mức 0,85 0,85
Tổ đấu dây YN YN
Điện kháng đồng bộc dọc
Điện kháng quá độ dọc
Điện kháng siêu quá độ dọc 16% 16%
Tốc độ rô-to định mức, v/p 3000 3000

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 14


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

Số tổ máy 4 2

Thông số biến áp
Trạm, kV 220/20 20/6,6
Loại ba pha ngâm dầu ba pha ngâm dầu
Điện áp định mức, kV 231±8x1,25%/21 21±8x1,25%/6,6
Điều chỉnh điện áp phía 20 kV OLTC OLTC
Tần số định mức, Hz 50 50
Công suất định mức, MVA 300 25
Tổ đấu dây YNyn0d11 Dyn11
Điện áp ngắn mạch định mức 14% 10,97%
Tổn hao ngắn mạch định mức, kW 360 148
Tổn hao không tải định mức, kW 55 14,5
Dòng chịu ngắn mạch phía, 20 kV 125 kA
Dòng chịu ngắn mạch phía, 6,6 kV 31,5 kA
Số tổ máy 2 2
Thông số cuộn kháng
Loại không khí, lõi bê tông, ngoài trời
Điện áp định mức, kV 20
Tần số định mức, Hz 50
Công suất định mức, MVA 27,71
Điện kháng định mức 2%
Số lượng 2
Thông số thiết bị phân phối
Cấp điện áp, kV 6,6 20
Điện áp cao nhất của thiết bị, kV 7,2 24
Điện áp chịu tần số công nghiệp, kV 20 50
Điện áp chịu xung sét, kV-đỉnh 60 125
Tần số định mức, Hz 50 50
Dòng định mức thanh cái, A 2500 2500
Dòng định mức thiết bị, A 2500 2500
Dòng chịu ngắn mạch định mức, kA 40 40
Dòng chịu ngắn mạch đỉnh, kA-đỉnh 100 100
Thời gian chịu ngắn mạch, sec 3 3
Chu trình máy cắt 0 – 0,3 s – CO – 3min – CO
Thời gian đóng, ms ca.60 ca.60
Thời gian cắt, ms ≤45 ≤45
Thời gian cắt định mức, ms ≤60 ≤60

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 15


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

Thanh cái 6,6 kV phân đoạn, mỗi phân đoạn cấp cho một nhóm tải, phân đều
cho hai phân đoạn. Nhà máy đặt bù, đảm bảo hệ số công suất từ 0,95 trở lên. Phụ tải
hai phân đoạn khi nhà máy làm việc bình thường theo tỷ lệ bất lợi nhất 43/57:
SI = 9,321 + j3,064 MVA
SII = 12,356 + j4,061MVA
SΣ = 21,678 + j7,125 MVA
Máy cắt phân đoạn 612 thường xuyên ở trạng thái mở. Bộ tự động chuyển
đổi nguồn điện SUE3000 được đưa vào làm việc để đảm bảo khi một phân đoạn
mất điện, sẽ cắt máy cắt nguồn cấp phía 6,6 kV, đóng 612 và cấp điện trở lại cho
phân đoạn đó.
Từ thực trạng trên để nguồn cung cấp điện được tối ưu thì nhà máy đã đầu tư
thêm nguồn điện bổ sung từ lưới điện do điện lực Cà Mau quản lý.
Hiện tại Tổng Công ty Điện lực Miền Nam đang có dự án đầu từ trạm 110/22
kV Cà Mau 2 quy mô 2x63 MVA (giai đoạn 1 lắp 01 máy 63 MVA) nhận điện từ
trạm 220/110 kV Cà Mau cấp điện 22 kV cho Khu Công Nghiệp Khánh An, Nhà
máy khí và khu vực lân cận là một thuận lợi trong việc cung cấp điện cho khu phụ
tải mở rộng. Công ty đạm Cà Mau và Công ty Điện lực Cà Mau sẽ hợp đồng đầu tư
dự án điện mở rộng của nhà máy Đạm Cà Mau và được cấp điện từ trạm Cà Mau 2
nêu trên và phân cấp như sau:
Công ty Điện lực Cà Mau sẽ đầu tư tuyến đường dây trung thế đến cột đấu
nối (trước hàng rào sau cổng bảo vệ 1 nhà máy Đạm Cà Mau).
Công ty đạm Cà Mau sẽ đầu tư trạm ngắt cùng hệ thống mương cáp sau vị trí
cột đấu nối phục vụ cấp điện cho nội bộ.
Cần tính toán giảm bớt các phụ tải không quan trọng của nhà máy đạm
chuyển sang nguồn mới để giảm bớt gánh nặng về giá điện hiện tại và khắc phục
nguyên nhân sự cố không tác động của SUE 3000 hiện hữu tại nhà máy đạm. Trong
giai đoạn trước mắt để cấp điện cho khu NPK sẽ tận dụng 4 máy cắt 7,2 kV dự
phòng tại khu vực trạm Ure để cấp điện cho nhà máy NPK.
3.2 Tổng quan các thiết bị của trạm điện mở rộng
3.2.1 Phần trung thế 22 kV:
➢ Phần đường dây trên không:
Điện áp 22 kV
Số mạch 01
Loại dây 3ACV240mm+AC120mm2
Chiều dài 394,5m
Loại cột BTLT 14m -900daN
Số cột 10 vị trí (có 4 vị trị cột ghép)

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 16


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

Số móng 10 móng
Thiết bị bảo vệ phân đoạn DS24 kV-630A
Thiết bị đo đếm Lắp đặt tại trạm phân phối
➢ Phần đường dây cáp ngầm
Điện áp 22 kV
Số mạch 01
Loại dây 2 sợi cáp XLPE /PVC/Cu -240mm2 + CV
240mm2
Chiều dài 30m
Dạng bố trí trong mương cáp bê tông
Thiết bị bảo vệ phân đoạn DS24 kV-630A+LA 18 kV
3.2.2 Phần trạm ngắt:
Xây dựng trạm ngắt mới chứa các thiết bị đóng ngắt 24 kV và 7,2 kV cụ thể
như sau:

Hình 3-2 Sơ đồ đơn tuyến cấp điện cho TBA có tích hợp hệ thống Power SCADA
➢ Phía 24 kV
- Lắp mới 01 tủ ngăn lộ tổng - 24 kV-800A
- Lắp mới 01 tủ ngăn lộ ra - 24 kV - 630A

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 17


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

- Lắp mới 02 tủ ngăn đo đếm - 24 kV


➢ Phía 7,2 kV (tại trạm ngắt mới)
- Lắp mới 01 tủ ngăn lộ tổng - 7,2 kV-2500A
- Lắp mới 02 tủ ngăn lộ ra - 24 kV - 800A
- Lắp mới 01 tủ ngăn đo đếm - 24 kV
➢ Phía 7,2 kV (tại trạm Ure hiện hữu)
- Lắp mới 01 tủ ngăn lộ tổng - 7,2 kV-1250A
- Lắp mới 05 tủ ngăn lộ ra - 24 kV - 800A
- Lắp mới 01 tủ ngăn đo đếm - 24 kV
➢ Phần hạ thế và tự dùng
- Lắp 01 tủ AC 380/220 V
- Lắp 01 tủ DC 110 V
- Lắp một giàn acccu 110VDC-150Ah + tủ sạc
- Lắp đặt hệ thống chiếu sáng và điều hòa cho trạm ngắt.
➢ Phần trạm biến áp
- Xây dựng mới trạm biến áp 22/6,6 kV-12,5 MVA cấp điện cho khu mở rộng
và phụ tải hiện hữu.
- Xây dựng mới trạm biến áp 6,6/0,4 kV-1,6MVA cấp điện cho khu NPK.
3.2.3 Phần cáp ngầm trung thế 22kV và 7,2 kV:
- Xây dựng mới cáp ngầm trung thế 24 kV từ 22/6,6 kV-12,5 MVA đến tủ J03
xây dựng mới dài 24m (cáp XLPE/Cu/PVC-3x2(1x240mm2+Cu/PVC 300
mm2).
- Xây dựng mới cáp ngầm trung thế 7,2 kV từ 22/6,6 kV – 12,5 MVA đến G01
mới dài 26m (cáp XLPE/Cu/PVC-3x4(1x500mm2+ Cu/PVC 300 mm2).
- Xây dựng mới cáp ngầm trung thế 7,2 kV từ trạm ngắt xây dựng mới đến tủ
G05 lắp mới tại xưởng Ure dài 447m (cáp XLPE/Cu/PVC-
3x2(1x300mm2+Cu/PVC 300 mm2).
- Xây dựng mới cáp ngầm trung thế 7,2 kV tử G07 lắp mới đến máy biến áp
22/0,4 kV – 1,6 MVA lắp mới tại xưởng Ure dài 19m (cáp XLPE/Cu/PVC-
(3x120mm2)
3.3 Các giải pháp tính toán lắp đặt thiết bị cho trạm điện mở rộng có tích hợp
hệ thống Power SCADA
3.3.1 Chọn cấp điện áp
Hiện tại nhà máy đạm Cà Mau có cấp điện áp 20 kV; 6,6 kV và 0,4 kV.

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 18


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

Dự án dự kiến sẽ được đấu nối từ lưới điện quốc gia ở cấp điện áp 22 kV.
Cấp điện áp 6,6 kV được chọn để phù hợp với điện áp phân phối hiện hành tại nhà
máy.
3.3.2 Chọn công suất trạm :
Căn cứ vào phụ tải dự kiến đã trình bày ở phần trên, công suất dự kiến cho
khu mở rộng nhà máy đạm có tính cả phần hiện hữu chuyển sang khoảng 13 MW.
Có hai phương án xem xét: Lắp đặt 2 máy 22/6,6 kV-12,5 MVA và phương án lắp
01 máy 22/6,6 kV – 12,5 MVA.
Việc lắp đặt 2 máy biến áp có ưu điểm độ tin cậy cung cấp điện cao, có thể
chuyển tải qua lại tuy nhiên chi phí đầu tư lớn vì vậy chọn phương án lắp đặt 01
máy biến áp 12,5 MVA sẽ đáp ứng nhu cầu phụ tải và tính kinh tế hơn.

Hình 3-3: Máy biến áp 12,5 MVA cấp điện cho trạm mở rộng nhà máy
➢ Thông số máy biến áp chon như sau:
STT Thông số Chú giải
3 pha, 2 cuộn dây, ngâm trong dầu, làm
1 Chủng loại
việc ngoài trời
2 Tần số 50Hz
3 Điện áp danh định cao áp 22±9x1.78% kV

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 19


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

4 Điện áp danh định hạ áp 6.6kV


5 Công suất danh định 12500kVA
6 Sơ đồ nối dây Dyn11
Cao áp cách ly
7 Phương thức nối đất
Hạ áp nối đất trung tính trực tiếp
8 Kiểu làm mát ONAN, ONAF
Khả năng chịu dòng ngắn
9 Cao áp và hạ áp: 25kA/1s
mạch đỉnh của các cuộn dây
TCVN 6306-2006 hoặc IEC 60076-
10 Khả năng chịu quá tải
7:2000
Không tải: P0=6160W
Dòng điện không tải: I0=0.125%
11 Tổn hao Tổn hao có tải ở nấc chính (nấc 3), nhiệt
độ cuộn dây 750C, công suất 10MW:
Pk=71823W
Ở tần số và điện áp định mức, ở nấc
Điện áp ngắn mạch giữa cuộn
12 chính (nấc 3), nhiệt độ cuộn dây 750C,
dây cao áp – hạ áp
công suất 10MW: Uk = 7.79%
13 Dầu cách điện Nynas Nytro Gemini X/ Bỉ
Nguồn tổng được cấp từ khay SW21B-
03-H, cấp vào tủ AC, nguồn điện phụ
14 Nguồn điện phụ trợ trợ của T3 lấy từ CB F04.
- Xoay chiều 220/380VAC – 50Hz
- Một pha 220VAC – 50Hz
- Số lượng: 2
- Thông số: 400V±10% D/Y,
15 Quạt làm mát 50Hz 630/440W, 70 độ C,
1.25/0.72A, 900/720rpm, cosφ =
0.72
16 Điện áp và dòng điện định mức:
Dây quấn Điện áp (kV) Dòng điện (A)
Vị trí nấc: 1 24.475 294.9
Vị trí nấc: 2 24.2 298.2
Cao áp
Vị trí nấc: 3 23.925 301.6
Vị trí nấc: 4 23.650 305.2

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 20


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

Vị trí nấc: 5 23.375 308.7


Vị trí nấc: 6 23.1 312.4
Vị trí nấc: 7 22.825 316.2
Vị trí nấc: 8 22.55 320
Vị trí nấc: 9 22.275 324
Vị trí nấc: 10 22 328
Vị trí nấc: 11 21.725 332.2
Vị trí nấc: 12 21.45 336.5
Vị trí nấc: 13 21.175 340.8
Vị trí nấc: 14 20.9 345.3
Vị trí nấc: 15 20.625 349.3
Vị trí nấc: 16 20.35 354.6
Vị trí nấc: 17 20.075 359.5
Vị trí nấc: 18 19.8 364.5
Vị trí nấc: 19 19.525 369.6
Hạ áp 6.6 1039.5
Bảng 3-2: Thông số kỹ thuật của MBA trạm điện mở rộng
Dựa vào bảng thông số của MBA ta tính được phần trăm tải khi máy vận
hành tương ứng với dòng điện phía sơ cấp và thứ cấp theo công thức:
Sđm =√3Uđm.Iđm
Phần trăm tải 30% 50% 70% 100% 120%
Iđm sơ (A) 98,4 164 229,6 328 393,6
Iđm thứ (A) 311,85 519,75 727,65 1039,5 1247,4
Trong đó: Sđm: Công suất định mức của MBA
Uđm: Điện áp định mức phía sơ cấp và thứ cấp MBA
Iđm: Dòng điện định mức phía sơ và thứ cấp MBA
Thông số kỹ thuật của các biến dòng chân sứ cách điện.

Biến dòng Số Dây Tỷ số biến dòng S2n, Cấp chính Mục


lượng quấn VA xác đích
thứ cáp sử
số dụng

Phía 22 kV 3 Cuộn 1 400-800/5 30 0,5FS10 Đo


lường

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 21


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

Biến dòng Số Dây Tỷ số biến dòng S2n, Cấp chính Mục


lượng quấn VA xác đích
thứ cáp sử
số dụng

Cuộn 2 400-800/5 30 5P20 Bảo


vệ

Cuộn 3 400-800/5 30 5P20 Bảo


vệ

Phía 6,6 3 Cuộn 1 1000-1500-2500/5 30 0,5FS10 Đo


KV lường

Cuộn 2 1000-1500-2500/5 30 5P20 Bảo


vệ

Cuộn 3 1000-1500-2500/5 30 5P20 Bảo


vệ

Ghi chú : Có thêm 01 biến dòng sử dụng cho mục đích đo nhiệt độ cuộn dây có tỷ
số biến dòng, công suất và cấp chính xác đảm bảo chỉ thị chính xác nhiệt độ cuộn
dây biến áp trong các chế độ vận hành.
+ Tủ điều khiển, kiểm soát tại chỗ
+ Các van để rót dầu, xả dầu và lấy mẫu dầu.
+ Các van rơ-le hơi và bình dầu.
+ Các móc dùng để kích kéo biến áp.
+ Dụng cụ đo mức dầu hạ thấp có tiếp điểm báo tín hiệu.
+ Rơ-le hơi có tiếp điểm tín hiệu, thiết bị kiểm tra và truyền tín hiệu cắt máy
cắt.
+ Dụng cụ đo nhiệt độ dầu có tiếp điểm báo hiệu và truyền tín hiệu cắt máy
cắt.
+ Ống hút ẩm.
+ Hộp đấu dây của mạch dụng cụ đo nhiệt độ dầu.
+ Hộp đấu dây có bộ sấy phía 22 kV gồm chống sét van cho phía 22 kV
+ Hộp đấu dây có bộ sấy phía 6,9 kV
+ Có giá đỡ định vị cáp và kẹp cáp phù hợp để cố định cáp theo chiều thẳng
đứng từ bên dưới hộp cáp.
+ Bộ điều chỉnh điện áp không tải
+ Bộ chỉ báo vị trí đầu phân áp.
+ Bộ báo tín hiệu cuộn dây.

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 22


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

+ Bộ tản nhiệt mạ kẽm nhúng nóng, có van đóng.


+ Thiết bị giảm lực (phòng nổ) và các tiếp điểm tín hiệu.
+ Các phụ kiện khác kèm theo của nhà chế tạo.
3.3.3 Chọn sơ đồ nối điện chính
➢ Phía 22 kV
Trạm ngắt sử dụng sơ đồ một hệ thống thanh cái 22 kV sử dụng sơ đồ 01
thanh cái cụ thể như sau:
Ngăn lộ tổng 1
Ngăn lộ ra 1
Ngăn biến điện áp 1
Tổng 3

Hình 3-4: Các máy cắt hợp bộ 22kV đầu tuyến tại trạm điện mở rộng
➢ Phía 7,2 kV
Trạm ngắt sử dụng sơ đồ một hệ thống thanh cái 7,2 kV sử dụng sơ đồ 01
thanh cái thanh cái cụ thể như sau:
Khu vực trạm ngắt Khu vực Ure
Ngăn lộ tổng 1 1
Ngăn lộ ra 2 5

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 23


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

Ngăn biến điện áp 1 1


Tổng 4 7

3.3.4 Xác định dòng điện định mức của tuyến đường dây dự kiến lắp thiết bị
đóng cắt
- Dòng làm việc lớn nhất:
S max
I lv max =
3U min
Trong đó:
Umin : Điện áp làm việc nhỏ nhất, lấy bằng 0,9Un,kV
Ilvmax : Dòng làm việc lớn nhất, A
Smax : Công suất tải lớn nhất. kVA
3.3.5 Xác định dòng ngắn mạch lớn nhất của thiết bị xét từ thanh cái nguồn
đến điểm lắp thiết bị

Ik = Utt/(3*ZHT)
Với ZHT= Utt//(3*IN(3))+ L*Rđv
✓ Trong đó:
Ik, kA Dòng ngắn mạch tính toán tại điểm lắp đặt thiết bị.
Utt, kV Điện áp danh định của hệ thống.
ZHT, ohm Tổng trở của hệ thống xét đến điểm lắp thiết bị.
(3)
IN , kA Dòng ngắn mạch ba pha tại thanh cái 22kV trạm nguồn.
L, km Chiều dài tuyến đường dây xét từ nguồn đến điểm lắp thiết bị.
Rđv, ohm/km Điện trở đơn vị của dây dẫn.
✓ Kết quả tính ngắn mạch cho kết quả như sau:
Ngắn mạch lớn nhất tại thanh cái 22 kV trạm ngắt xây dựng mới: 18,7 kA
Ngắn mạch lớn nhất tại thanh cái 6,6 kV trạm ngắt xây dựng mới: 23,41kA
Chọn thiết bị như sau:
Phía 22 kV: 25 kA/3s
Phía 6,6 kV: 25 kA/3s
3.3.6 Chọn quy cách kỹ thuật thiết bị điện
Từ kết quả tính ngắn mạch, chọn quy cách kỹ thuật thiết bị các phía như sau:
➢ Phía 22kV
Dòng ngắn mạch cực đại (ở cấp điện áp 22 kV), kA 18,7
Dòng điện cắt danh định, kA/3sec 25
Loại thiết bị Trong nhà
Điện áp cao nhất của thiết bị, kV 24
Điện áp chịu đựng tần số công nghiệp
+ Khô trong 1 phút, kV 50

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 24


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

+ Ướt trong 10 giây, kV 50


Điện áp chịu xung sét, kV- đỉnh 125
➢ Quy cách kỹ thuật thiết bị phân phối 22 kV
Quy cách kỹ thuật tủ 22 kV ngăn lộ tổng
Máy cắt Chân không hoặc SF6
Kiểu lắp đặt Hợp bộ trong nhà
Số pha 3
Điện áp cao nhất của thiết bị, kV 24
Dòng điện định mức, A 800
Dòng điện cắt cực hạn (3 giây), 25
Biến dòng 3 cuộn dây
Tỷ số biến dòng, A/A 400-600-800/5-5
Cấp chính xác – công suất định mức tải thứ cấp, VA
Cuộn đo lường (1) CL 0,5 – 20
Cuộn bảo vệ (2) 5P20/5P20 – 20/20
Hệ bảo vệ
Quá dòng quá hướng cắt nhanh và có thời gian (67/67N).
Quá dòng 2 cấp cắt nhanh và có thời gian (50/51).
Quá dòng chạm đất hai cấp và có thời gian (50N/51N).
Bảo vệ dòng thứ tự nghịch (F46, F46BC)
Hệ tự động
Tự động đóng lại đường dây có kiểm tra đồng bộ một lần (79S).
Rơ-le kiểm tra hòa đồng bộ (25)
Giám sát mạch cắt (74)
Chống trạng thái máy cắt từ chối tác động (50BF).
Dụng cụ đo
A-pe kế (ba pha), A 0-5
W-kế hai chiều (dương và âm) 5A; 110VAC
Var-kế hai chiều (dương và âm) 5A; 110VAC
Cosφ-kế 5A; 110VAC
Công-tơ điện năng tác dụng (loại hai chiều, phía âm ba giá)
5A; 110VAC
Công-tơ điện năng phản kháng (loại hai chiều)
5A; 110VAC
Cơ cấu thao tác Tại chỗ và từ xa, có thiết bị chỉ thị vị trí.
Đóng Bằng cơ cấu truyền động động cơ lò xo nén.
Cắt Từ xa và tại chỗ
Nguồn cấp động cơ, VAC 220

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 25


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

Điện áp định mức cuộn đóng/cắt, VDC 110


Bảo vệ chống quá điện áp LA
Điện pháp phóng điện pha-đất, kV 18
Dòng diện phóng, kA 10
Các phụ kiện lắp đặt trọn bộ
➢ Quy cách kỹ thuật tủ 22 kV ngăn lộ ra
Máy cắt Chân không hoặc SF6
Kiểu lắp đặt Hợp bộ trong nhà
Số pha 3
Điện áp cao nhất của thiết bị, kV 24
Dòng điện định mức, A 630
Dòng điện cắt cực hạn (3 sec), kA 25
Biến dòng 3 cuộn dây
Tỷ số biến dòng, A/A 300-600/5-5
Cấp chính xác – công suất định mức tải thứ cấp, VA
Cuộn đo lường (1) Cl 0,5 – 20
Cuộn bảo vệ (2) 5P20/5P20 – 20/20
Hệ bảo vệ
Quá dòng quá hướng cắt nhanh và có thời gian (67/67N).
Quá dòng 2 cấp cắt nhanh và có thời gian (50/51).
Quá dòng chạm đất hai cấp và có thời gian (50N/51N).
Bảo vệ dòng thứ tự nghịch (F46, F46BC)
Hệ tự động
Rơ-le kiểm tra hòa đồng bộ (25)
Giám sát mạch cắt (74)
Chống trạng thái máy cắt từ chối tác động (50BF).
Dụng cụ đo
A-pe kế (ba pha), A 0-5
W-kế hai chiều (dương và âm) 5A; 110VAC
Var-kế hai chiều (dương và âm) 5A; 110VAC
Cosφ-kế 5A; 110VAC
Công-tơ điện năng tác dụng (loại hai chiều, phía âm ba giá)
5A; 110VAC
Công-tơ điện năng phản kháng (loại hai chiều)
5A; 110VAC
Cơ cấu thao tác Tại chỗ và từ xa, có thiết bị chỉ thị vị trí.
Đóng Bằng cơ cấu truyền động động cơ lò xo nén.
Cắt Từ xa và tại chỗ
Nguồn cấp động cơ, VAC 220
Điện áp định mức cuộn đóng/cắt, VDC 110
Các phụ kiện lắp đặt trọn bộ

➢ Quy cách kỹ thuật tủ 22 kV biến điện áp

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 26


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

Biến điện áp Trong nhà.


Số dây quấn thứ cấp 2
Điện áp cao nhất của thiết bị, kV 24
Tỷ số biến điện áp, kV 22/ ; 0,11/ ; 0,11/3
Tổ đấu dây YNyn0dhở11.
Cấp chính xác
Cuộn đo lường CL0,5 – 50
Cuộn bảo vệ 3P – 50
Hệ bảo vệ
Bảo vệ điện áp thấp (27).
Bảo vệ quá điện áp (59).
Hệ tự động
Tự động sa thải tải theo tần số (81) 4 cấp.
Dụng cụ đo
Vôn-kế kèm chuyển mạch, VAC 0-110
Tần số kế, VAC 110
➢ Tủ 7,2 kV (ngăn lộ tổng)
Máy cắt Chân không hoặc SF6
- Kiểu lắp đặt Hợp bộ trong nhà
- Số pha 03
- Điện áp cao nhất của thiết bị 7,2kV
- Tần số 50 Hz
- Dòng điện định mức thanh cái 2500A
- Dòng điện danh định máy cắt 2500A
- Dòng điện cắt ngắn mạch 25kA (trị hiệu dụng)
- Khả năng ổn định nhiệt trong 3s 25 kA (trị hiệu dụng)
- Khả năng ổn định động 62,5 kA (đỉnh)
- Khả năng đóng ngắn mạch 62,5 kA (đỉnh)
- Khả năng đóng dòng dung định mức theo tiêu chuẩn IEC
- Số chu kỳ thao tác đóng cắt (C-O)
ở dòng điện định mức mà không cần bảo trì 10.000 lần
- Số chu kỳ thao tác đóng cắt (C-O)
ở dòng điện 25 kA mà không cần bảo trì 50 lần
- Điện áp điều khiển máy cắt 110VDC
- Điện áp mô tơ nạp lò xo 220VAC

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 27


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

- Chu kỳ thao tác đóng cắt O-0,3ms-CO-3min-CO


- Chống sét van 18kV-10kA 03 bộ
- Biến dòng 3 cuộn dây, có tỷ số 400-800-1200/5-5-5A
- Cấp chính xác
+ Cuộn đo lường CL0,5 -20VA
+ Cuộn bảo vệ 5P20/5P20 -20VA/20VA
- Thiết bị bảo vệ: thiết bị bảo vệ tích hợp có các chức năng sau :
+ Bảo vệ quá dòng quá dòng pha và quá dòng chạm đất có hướng
(67 và 67N)
Bảo vệ quá dòng 2 cấp cắt nhanh và có thời gian (50/51).
Bảo vệ quá dòng chạm đất cắt nhanh và có thời gian (50N/51N).
Bảo vệ điện áp thấp ( 27) và quá điện áp (59)
Bảo vệ tần số (81)
Giám sát mạch cắt (74) và chống từ chối tác động của máy cắt (50BF).
Đo lường:
Ameter
Varmet, Watt met.
Điện năng hữu công, điện năng vô công (loại công tơ điện tử 3 giá, hai
chiều)
Cấp chính xác: điện năng hữu công (0.5) Điện năng vô công (2)
Cơ cấu thao tác Tại chỗ và từ xa, có thiết bị chỉ thị vị trí.
Kèm theo phụ kiện trọn bộ.
➢ Tủ 7,2kV (lộ ra):
Máy cắt Chân không hoặc SF6
Kiểu lắp đặt Hợp bộ trong nhà.
Điện áp cao nhất của thiết bị 7,2kV.
Tần số 50 Hz
Dòng điện định mức thanh cái 2500 A
Dòng điện danh định máy cắt 800A.
Dòng điện cắt ngắn mạch 25kA (trị hiệu dụng)
Khả năng ổn định nhiệt trong 3s 25 kA (trị hiệu dụng)
Khả năng ổn định động 62,5 kA (đỉnh)
Khả năng đóng ngắn mạch 62,5 kA (đỉnh)

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 28


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

Khả năng đóng dòng dung định mức theo tiêu chuẩn IEC
Số chu kỳ thao tác đóng cắt (C-O)
Ở dòng điện định mức mà không cần bảo trì 10.000 lần
Số chu kỳ thao tác đóng cắt (C-O)
Ở dòng điện 25 kA mà không cần bảo trì 50 lần
Điện áp điều khiển máy cắt 110 VDC
Điện áp mô tơ nạp lò xo 220 VAC
Chu kỳ thao tác đóng cắt O-0,3ms-CO-3min-CO
Biến dòng 2 cuộn dây, có tỷ số 400-800/5-5A.
Cấp chính xác:
Cuộn đo lường CL0,5 – 20VA.
Cuộn bảo vệ 5P20 – 20VA.
Thiết bị bảo vệ, thiết bị bảo vệ tích hợp có các chức năng sau :
Bảo vệ quá dòng quá dòng pha và quá dòng chạm đất có hướng (67 và 67N)
Bảo vệ quá dòng 2 cấp cắt nhanh và có thời gian (50/51).
Bảo vệ quá dòng chạm đất cắt nhanh và có thời gian (50N/51N).
Bảo vệ điện áp thấp (27) và quá điện áp (59)
Bảo vệ tần số (81)
Bảo vệ đức dây 46/46BC
Giám sát mạch cắt (74) và chống từ chối tác động của máy cắt (50BF).
Đo lường:
Ammeter.
Var met, Watt met.
Hệ số công suất.
Điện năng hữu công, điện năng vô công (loại công tơ điện tử 3 giá,
hai chiều)
Cơ cấu thao tác Tại chỗ và từ xa, có thiết bị chỉ thị vị trí.
Kèm phụ kiện trọn bộ.
➢ Tủ 7,2kV (biến điện áp):
Kiểu lắp đặt Trong nhà.
Điện áp cao nhất của thiết bị 7,2kV.
Tỷ số biến điện áp 6,6/3 ; 0,11/3 ; 0,11/3kV.
Tổ đấu dây Ynyn-0-d11.
Cấp chính xác
Cuộn đo lường CL0,5 – 50VA.
Cuộn bảo vệ 3P – 50VA.
Bảo vệ:

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 29


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

Tự động sa thải phụ tải theo tần số (81) 4 cấp.


Bảo vệ điện áp thấp (27).
Bảo vệ quá điện áp (59).
Đo lường: Volt mét kèm chuyển mạch, tần số kế.

Hình 3-5: Các máy cắt ngăn lộ 6,6kV của trạm điện mở rộng
3.3.7 Giải pháp cho hệ thống bảo vệ, đo lường điều khiển
Thông số trạng thái của hệ thống sẽ được đọc được từ các thiết bị đo lường
tại các ngăn, và từ SCADA như sau:
Tất cả các ngăn lộ đường dây và máy biến áp 22kV: Sử dụng chức năng đo
lường của bộ đo đếm điện năng hoặc bộ điều khiển mức ngăn đo A, V, W, Var, Pf,
Wh, Varh, f. Các bộ đo lường và đo đếm phía tổng MBA 110kV có cấp chính xác là
Cl.0,2; đo lường phía 22kV còn lại có cấp chính xác là Cl. 0,5.
Phía tổng 7,2kV: Sử dụng chức năng đo lường của bộ điều khiển mức ngăn
đo A, W, Var, Pf, Wh, Varh, f có trang bị cổng liên lạc với hệ thống máy tính điều
khiển trung tâm, SCADA/EMS. Bộ đo lường và đo đếm điện năng phía 22kV có
cấp chính xác Cl. 0,5.
Nguồn tự dùng: Đo điện áp và dòng điện hạ thế xoay chiều và một chiều. Đo
điện năng tiêu thụ phía hạ thế phục vụ mua bán điện tự dùng.

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 30


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

3.3.8 Phương thức bảo vệ rơ le và tự động


Bảo vệ các ngăn lộ sử dụng các loại rơle kỹ thuật số có độ nhậy cao, thời
gian tác động nhanh, có khả năng giao tiếp với máy tính, hệ thống SCADA/EMS.
Giao tiếp với hệ thống điều khiển trạm bằng cáp quang.
Ngoài ra sử dụng rơle giám sát (74) cho tất cả các mạch cắt máy cắt và rơle
bảo vệ chống sự từ chối tác động (50BF) cho các máy cắt.
Toàn bộ thiết bị bảo vệ rơ le được thiết kế lắp đặt trong tủ Bay Control Unit
và lắp đặt trong phòng Bay. Tất cả tìn hiệu của các Bay Control Unit sẽ đưa về tủ
Master Kiosk và giao tiếp với hệ thống máy tính. Các giao tiếp trên đều sử dụng
đường truyền tín hiệu bằng cáp quang.
- Bảo vệ máy biến áp chính gồm:
+ Bảo vệ chính: rơle được tích hợp các chức năng 87T, 49, 64( theo
nguyên lý tổng trở thấp), 50/51, 50/51N…
+ Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây 7,2 kV: rơle được tích hợp các chức
năng 50/51, 50/51N/51G, 50BF, 74

Hình 3-6: Các loại rơ le số bảo vệ MBA trạm điện mở rộng


+ Các rơle trong máy biến áp như rơle hơi 2 cấp (96-1, 96-2), rơle hơi bảo vệ
bộ đổi nấc (96OLTC), rơle nhiệt 2 cấp (26-1, 26-2), rơle áp suất (63), rơle
mức dầu thấp (33) và (71).
- Bảo vệ lộ tổng 22 kV, 7,2kV:

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 31


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

Bảo vệ chính: Rơle được tích hợp các chức năng bảo vệ 67/67N,
50/51, 50/51N, 81, 79, 50BF, 86, 74 …
- Bảo vệ các lộ ra 22kV, 7,2kV :
Bảo vệ chính : Rơle được tích hợp các chức năng bảo vệ 67/67N,
50/51, 50/51N, 81, 79, 50BF, 46/46BC, 86, 74 …
- Liên động : Tất cả các máy cắt, dao nối đất phía phải được liên động theo
đúng sơ đồ nhằm tránh việc điều khiển, thao tác sai để đảm bảo an toàn cho
người vận hành cũng như thiết bị.
- Báo tín hiệu:
Các trạng thái làm việc bình thường của thiết bị và các thông số đo
lường sẽ được hiển thị trên màn hình của hệ thống máy tính. Các tín hiệu bất
thường và sự cố từ các phần tử sẽ được lập lại qua I/O unit để tập hợp về
máy tính chủ và sẽ hiển thị trên màn hình kết hợp tín hiệu âm thanh phát ra
từ bộ server.
- Tự động:
+ Điều chỉnh điện áp dưới tải của MBA (90-OLTC)
+ Quạt mát máy biến áp
+ Tự động sa thải phụ tải theo tần số khi cần thiết tại thanh cái
7,2kV để tác động đi cắt các đường dây không quan trọng (81)
3.3.9 Giải pháp điều khiển trạm ngắt
Phòng điều khiển trung tâm dùng hệ thống điều có cấu trúc 3 cấp :
Mức 1 –mức trạm
Mức 2 – mức ngăn
Mức 3 – mức thiết bị
Mức 1: mức trạm (station level)
- Trạm được trang bị RTU/Gateway
- Cổng kết nối của RTU /Gateway có ít nhất 1 cổng: 01 cổng về trung tâm
điều khiển chung.
- RTU/Gateway có khả năng trích xuất dữ liệu về HMI lưu động khi cần thiết.
Theo đó, khi cô lập HMI này thì hệ thống vẫn làm việc bình thường.
- Các rơ le bảo vệ được nối với nhau bằng hệ thống cáp quang trong mạch
đơn có độ dự phòng cao kể cả bộ chuyển mạch - Switch trung thế)
- Tất cả các thiết bị phải liên kết vận hành bằng mạng cáp quang Ethernet
10/100 Mbps hoặc cao hơn. Mạng LAN phải có độ dự phòng cao đảm bảo hệ
thống mạng hoạt động liên tục ngay trong trường hợp có bất kỳ một phần tử
đơn lể nào của hệ thống mạng bị sự cố ( kể cả trong trường hợp hỏng cáp
quang hoặc hư hỏng Ethernet Switch).
- Mạng LAN phải trợ giúp các thủ tục TCP/IP, FPT và Telnet

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 32


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

- Các tín hiệu cảnh báo phải được thu thập về máy tính RTU/Gateway để lưu
trữ và hiển thị
Mức 2: mức ngăn (bay level) hoặt tủ bảng điện
- Các thiết bị 22 kV được trang bị các rơ le có chức năng BCU có chức năng
điều khiển (liên động) và thu thập, xử lý các tín hiệu số (đo lường, trạng thái,
điều khiển) trong một ngăn lộ.
- Mỗi ngăn lộ 7,2 kV được trang bị các rơ le có chức năng BCU có chức năng
điều khiển (liên động) và thu thập, xử lý các tín hiệu số (đo lường, trạng thái,
điều khiển) trong một ngăn lộ
- Các BCU được trang bị màn hình thể hiện các giá trị đo lường, dơ dồ một sợi
ngăn. Ngoài ra các nút điều khiển, các nút báo động, các khóa cứng để phân
mức điều khiển tại chổ / từ xa, liên động / không liên động.
- Giao thức kết nối IEC 61850
Mức 3: mức thiết bị
- Việc điều khiển, giám sát tại các thiết bị được thực hiện thông qua các khóa
điều khiển, nút bấm, dụng cụ lắp đặt tại tủ điều khiển của thiết bị.
- Mức điều khiển này chỉ thực hiện trong việc thử nghiệm, bảo trì thiết bị
Phương án thực hiện tóm tắt như sau:
- Trang bị thiết bị đầu cuối RTU có hỗ trợ các giao thức IEC 61850, Modbus
TCP, Modbus RTU, DNP 3, IEC 60870-5-101, IEC 60870-5-103, IEC
61850-5-104 …, hỗ trợ chức năng lập trình, có 2 cổng giao tiếp trở lên (để
giao tiếp HMI tại trạm).
- Trang bị phần mềm và license cần thiết để cấu hình các tín hiệu cần thu thập.
Trang bị phần mềm giao tiếp người – máy (HMI) tại trạm.
- Trang bị các thiết bị kết nối, biến đổi khác.
- Lắp đặt, đấu nối, cấu hình, thí nghiệm hiệu chỉnh toàn bộ hệ thống.
- Nghiệm thu và đưa công trình vào vận hành.
➢ Thông số của RTU/GATE WAY điều khiển trạm
Yêu cầu chung
RTU là một thiết bị được cấu tạo bởi các modun (các vỉ/card), hoạt động độc
lập dựa vào mạch vi xử lý thông minh, có khả năng vừa thu thập dữ liệu vừa xử lý
dữ liệu tại chỗ trên cơ sở bộ vi xử lý có tốc độ ≥ 32bit.
RTU cần phải có khả năng giao tiếp với các tín hiệu vào tương tự, tín vào số,
tín hiệu điều khiển và sự kết hợp của các lọai tín hiệu này. Các bo mạch (card)
vào/ra trong RTU có thể được thay thế mà không cần phải lập trình lại hay đấu nối
lại.
Các chức năng bao gồm:
- Xử lý tín hiệu vào ra độc lập.
- Hỗ trợ thu thập các loại tín hiệu vào/ra:

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 33


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

Đầu vào tương tự (Analog Input)


Đầu vào số - trạng thái (Digital Input - Status)
Đầu vào số - tích lũy xung (Digital Input - Pulse Accumulator)
Đầu ra số - Điều khiển thiết bị hai trạng thái (Digital Output - Two State
Device Control)
Đầu ra số - Điều khiển thiết bị chuyển nấc (Digital Output - Jog Control).
Điều khiển giá trị đặt (Analog output - Set point)
Các tín hiệu được lấy từ các thiết bị điện tử thông minh (IED)
- Ghi nhận dữ kiện tuần tự SOE:
RTU phải bao gồm khả năng báo cáo theo dạng dữ kiện tuần tự với độ phân
giải cao SOE. Khi phát hiện sự thay đổi trạng thái của các tín hiệu SOE, cần
ghi nhận lại thời gian thay đổi với độ phân giải 1 ms theo đồng hồ trong của
mình, và báo cáo tất cả các dữ liệu SOE về Trung tâm điều khiển khi có yêu
cầu.
Nhằm đảm bảo dữ liệu SOE không bị mất hay bị ghi đè cho đến khi Trung
tâm điều khiển thừa nhận đã nhận được dữ liệu, RTU phải có khả năng lưu
trữ ít nhất 512 sự kiện SOE.
- RTU phải có chức năng hỗ trợ ghép nối với các thiết bị điện tử thông minh
(IED). Để trao đổi dữ liệu giữa RTU và các IEDs, RTU phải hỗ trợ các giao
thức sau: IEC 61850
- RTU phải có chức năng hỗ trợ ghép nối với các thiết bị đo lường đa chức
năng (Multi-meter) theo các giao thức sau: Modbus/RS485.
- RTU phải có chức năng hỗ trợ kết nối tại chỗ với các máy tính PC theo giao
thức IEC 61850 thông qua công cụ phần mềm hoặc sử dụng giao diện WEB.
Cho phép người sử dụng quan sát, thu thập thông tin từ RTU.
- Card CPU : 2 Card, đáp ứng vận hành ở chế độ reduncancy.
- Nguồn cung cấp : 2 Card, đáp ứng chế độ vận hành hot-standby.
Cấu hình và đặc tính kỹ thuật
Dựa trên số lượng tín hiệu SCADA cần thu thập, hệ thống RTU sẽ có cấu
hình và đặc tính như sau:
➢ Yêu cầu chung
- Thời gian đáp ứng của tín hiệu
Đối với tín hiệu TSS, TSD: 10ms
Đối với giá trị đo lường TM: 2s
- Sai số đo lường của hệ thống SCADA  1% trên toàn dải đo
Độ trễ của tín hiệu TSS, TSD, TM không vượt quá 4s

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 34


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

- Các thay đổi trạng thái đều phải được truyền theo nhãn thời gian, loại đầy đủ
năm-tháng-ngày giờ-phút giây-mili giây (CP56 Time2a của thủ IEC 60870-
5-101), phản ánh chính xác thời gian diễn ra sự thay đổi trạng thái
- Phải có bộ nhớ trung gian (buffer) đủ lớn để có thể duy trì các thông tin thay
đổi trạng thái trong trường hợp mất kết nối với các Trung tâm Điều độ trong
thời gian ít nhất là 10 ngày. Các thông tin này sẽ được truyền sau khi kết nối
được phục hồi.
- Bộ nhớ Cơ sở dữ liệu của RTU phải đảm bảo duy trì được tối thiểu 30 ngày
trong điều kiện RTU không được cung cấp điện. Nếu mất điện trong khoảng
thời gian 30 ngày, RTU phải khởi động lại mà không cần nạp lại CSDL
- Các mạch đo lường của hệ thống SCADA phải dùng chung mạch TU, TI với
mạch đo lường tại TBA
➢ Yêu cầu chi tiết
- Là một thiết bị dạng modun độc lập và có chức năng như một thiết bị Center
Controller. Được cấu tạo bởi các vỉ (card) phần cứng, một RTU phải được
hợp thành từ tối thiểu các card phần cứng sau:
+ Card xử lý trung tâm (Card xử lý số liệu) với bộ vi xử lý 32bit
hoặc cao hơn.
+ Card CPU : 2 Card, đáp ứng vận hành ở chế độ reduncancy.
+ Card thu thập số liệu vào/ra Analog/Digital .
+ Card nguồn có giải điện áp đầu vào 48VDC hoặc 110VDC.
+ Nguồn cung cấp : 2 Card, đáp ứng chế độ vận hành hot-standby.
- Phải có tính năng bảo trì tư xa: Giám sát, chẩn đoán sự cố, nạp CSDL,…
- Độ phân giải ADC tối thiểu : 11 bit và 1 bit dấu
- Đồng bộ thời gian: RTU được đồng bộ thời gian với máy tính chủ tại Trung
tâm Điều độ
- Mức độ dự phòng cho tín hiệu vào/ra : Ít nhất là 20% cho mỗi loại tín hiệu.
- Điều kiện môi trường: Phù hợp với điều kiện khí hậu nơi lắp đặt
➢ Cấu hình phần cứng
- Cổng truyền tin và giao thức:
+ Cổng Ethernet LAN 10/100BaseTx (RJ45): ≥ 1 cổng
+ Cổng truyền tin Modbus RTU/RS485:  08 cổng.
+ Cổng SCADA IEC 60870-5-101:  01 cổng.
+ Cổng thu nhận tín hiệu đồng bộ thời gian
- Nguồn cung cấp: 48VDC hoặc 110VDC
❖ Thông số của Ethernet Switch :
+ Chuẩn công nghiệp
+ Cổng Fast Ethernet : >= 04 cổng.
+ Cổng Gigabit Ethernet : >= 12 cổng

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 35


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

+ Hỗ trợ tính năng VLAN, routing


+ Nguồn cung cấp: tự có nguồn nuôi
+ Hỗ trợ tính năng RING và Redundant.
+ Hỗ trợ LED hiển thị trạng thái.
+ Đạt tiêu chuẩn IEC 61850-3, IEEE 1613.
+ Nhiệt độ hoạt động : -10 đến 60oC
3.4 Giám sát và vận hành của hệ thống điện trạm mở rộng bằng ứng dụng
Power SCADA
Thông tin vận hành của cả nhà máy sẽ được hiển thị trong màn hình hiển thị
tổng thể. Nó sẽ cung cấp phương tiện để lựa chọn các nhóm, trang màn hình, thời
gian biểu và biểu đồ thông số. Tại trang giao diện, ta có thể quan sát được trạng thái
của các máy cắt trung thế. Tất cả các máy cắt đều hiển thị trạng thái đóng-cắt-trip.
Tất cả thiết bị đều được cấu hình để truyền thông để thực hiện việc giám sát và điều
khiển hệ thống. Máy tính được cài đặt phần mềm Power SCADA để truy xuất dữ
liệu thời gian thực.
Với đồ hồ đo đếm, ta cũng lick vào biểu tượng để quan sát chi tiết các giá trị
như dòng, áp, công suất, sóng hài và năng lượng tiêu thụ,…

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 36


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

Hình 3-7: Thông số hiển thị của đồng hồ đo đếm, trạng thái của thiết bị
3.5 Cấu trúc phần cứng hệ thống của hệ thống Power SCADA
❖ Các tủ truyền thông của hệ thống SCADA
- Tủ truyền thông server SCADA được đặt tại trung tâm điều khiển, kết nối
truyền thông với rơ le, đồng hồ điện năng phòng điện 22kV MV Switchgear.
- Tủ truyền thông 6.6kV AMONIA kết nối truyền thông với rơ le, đồng hồ
điện năng phòng điện 6.6kV AMONIA MV Switchgear.
- Tủ truyền thông 6.6kV NPK kết nối truyền thông với rơ le, đồng hồ điện
năng phòng điện 6.6kV NPK MV Switchgear.
- Tủ truyền thông 6.6kV UREA kết nối truyền thông với rơ le, đồng hồ điện
năng phòng điện 6.6kV 12A, 12B MV Switchgear hiện hữu.
- Các tủ này kết nối với các thiết bị bảo vệ / đo đếm, tủ server sẽ có 1 mô-đun
PLC điều khiển chuyên dụng, truyền thông Ethernet và các phụ kiện đấu dây.
- Các tủ này có nhiệm vụ điều khiển, giám sát, đo đạc và thu thập dữ liệu tại
các trạm biến áp và tủ điện. Hệ thống SCADA sử dụng giao tiếp truyền thông IEC

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 37


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

61850 với các Relay (IED), và Modbus TCP/IP với các đồng hồ điện năng (IED)
thông qua bộ Gateway. Gateway là các thiết bị chuyển đổi dữ liệu chuẩn Modbus
serial từ các IED thành chuẩn Modbus TCP/IP, qua đó hệ thống SCADA có thể đọc
được dữ liệu của các IED.

Hình 3-8: Các tủ truyền thông của hệ thống SCADA


3.6 Cấu trúc phần mềm hệ thống của hệ thống Power SCADA.
Hệ thống SCADA giao tiếp với phần mềm Power SCADA Expert cài đặt tại
máy tính chủ điều hành dựa trên cấu trúc liên kết mạng TCP/IP hình sao theo thời
gian thực, là xương sống của liên kết mỗi thiết bị cấp trạm. Cấu hình sao là ứng
dụng tuyệt vời nhờ vào độ tin cậy, kết nối đơn giản và hiệu quả truyền thông nhanh
chóng.
❖ Máy tính chủ điều hành:
Máy tính chủ điều hành nằm tại Trung tâm điều khiển và giám sát và được sử
dụng bởi người điều hành để điều khiển, giám sát & đo đếm toàn bộ các thông số ở
tất cả các các thiết bị.
Phần mềm ứng dụng giao diện người máy HMI trong các máy tính chủ điều
hành là PowerSCADA Expert. PowerSCADA Expert là một ứng dụng giao diện

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 38


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

HMI chạy trên nền Microsoft Windows đặc biệt cho các ứng dụng điều khiển và
giám sát hệ thống điện phân phối.
Máy tính chủ với chức năng điều hành là công cụ chính để người điều hành
điều khiển, giám sát và đo lường trên hệ thống phân phối điện. Với chức năng này
người điều hành có thể theo dõi hệ thống điện thông qua các dữ liệu như tình trạng
máy cắt hiện tại, giám sát báo động, biểu đồ, v.v.
Schneider sử dụng phần mềm tự động hóa với độ tin cậy cao đã được chứng
minh thực tế, linh hoạt tối đa và khả năng mở rộng cao là PowerSCADA Expert cho
ứng dụng giao diện người máy HMI.
PowerSCADA Expert là phần mềm ứng dụng HMI của Schneider Electric
được thiết kế để phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp công nghiệp lớn và nhỏ, sử
dụng một hệ thống tích hợp duy nhất nhưng vẫn duy trì được hiệu suất và độ tin cậy
cao. Hệ thống SCADA giao tiếp với phần mềm giao diện (HMI) của máy chủ điều
hành thông qua PowerSCADA Expert I/O server. Giao tiếp bằng cách sử dụng
mạng TCP/IP.
Dữ liệu trực tiếp từ Relay, đồng hồ năng lượng sau đó được phân loại cho
các ứng dụng hiển thị tại màn hình của máy trạm tính chủ điều hành. Tất cả dữ liệu
đã được xử lý trong các I/O máy chủ sẽ được phân phối dễ dàng cho các màn hình
hiển thị PowerSCADA Expert thông qua mạng lưới chính.
3.7 Hệ thống mạng dùng cho Power SCADA.
Mạng đường trục truyền thông của hệ thống SCADA để giao tiếp với các
thiết bị chính bằng cách sử dụng giao thức TCP / IP đã được chứng minh, đáng tin
cậy và linh hoạt. Bộ điều khiển giao tiếp với giao diện người dùng (HMI) trong
phòng điều khiển thông qua mạng TCP / IP

Hình 3-9: Các thiết bị kết nối truyền tín hiệu internet tại tủ truyền thông SCADA

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 39


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

Ưu điểm của việc sử dụng giao thức TCP/IP là "tính linh hoạt" của nó. Nó có
nghĩa là tất cả các dữ liệu từ cấp mạng lưới của nhà máy có thể được tích hợp vào
dữ liệu thời gian thực của hệ thống và chia sẻ đến cấp độ cao hơn như giao diện
HMI và mạng văn phòng. Như các giao thức tiêu chuẩn truyền thông "trên thực tế",
sự tích hợp này có thể đạt được mà không cần phần cứng giao tiếp bổ sung. Dữ liệu
trực tiếp từ cấp mạng nhà máy có thể được tích hợp hoàn toàn trong OPC chủ - tớ
và ứng dụng internet như web, mạng nội bộ và hệ thống email.
Trong các hệ thống điều khiển mới, giao tiếp giữa PLC cũng là thông qua
mạng hình sao. Tất cả các hệ thống điều khiển được cung cấp hoàn chỉnh với các
mô-đun truyền thông.
Trên đường trục chính, các bộ chuyển mạch mạng chất lượng cao đã được
cấu hình. Bộ chuyển mạch mạng đã được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong môi
trường công nghiệp. Nó hỗ trợ giao thức ethernet 10 MBit/s và ethernet 100 Mbit/s
tốc độ cao. Nó có thể quản lý băng thông web và hỗ trợ SNMP, đồng thời hỗ trợ
tiêu chuẩn IEEE 802.3.

Hình 3-10: Bộ PLC tại tủ truyền thông hệ thống Power SCADA


3.8 Nguyên lý vận hành của hệ thống Power SCADA trong trong Nhà máy
đạm Cà Mau
❖ Hiển thị tổng quan của phần mềm Power SCADA
Sơ đồ một sợi tổng quan là màn hình hiển thị đầu tiên khi hệ thống khởi
động. Nó cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình hệ thống phân phối điện,

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 40


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

cho thấy vị trí của các máy cắt, và đặc biệt, nó cho phép người vận hành một cách
nhanh chóng kiểm tra xem một thanh cái được mở điện hay không (tất cả ngăn lộ
nhìn thấy được trong màn hình này như hình 3-11).

Hình 3-11: Màn hình thông tin chính tại máy tính SCADA
Các thông tin về các chức năng tự động hóa sẽ được hiển thị bởi các biểu
tượng đồ họa. Các biểu tượng và màu sắc sẽ cho phép phát hiện nhanh chóng các
tình trạng hoặc điều kiện bất thường. Các biểu tượng hiển thị nhóm trong màn hình
hiển thị tổng quan cũng sẽ cập nhật động tại thời điểm vận hành.
Bằng cách nhấp chuột vào thanh cái, người dùng có thể truy nhập được sơ đồ
một sợi của hệ tương ứng.
Thông tin vận hành của cả nhà máy sẽ được hiển thị trong màn hình hiển thị
tổng thể. Nó sẽ cung cấp phương tiện để lựa chọn các nhóm, trang màn hình, thời
gian biểu và biểu đồ thông số.
Sơ đồ một sợi với chức năng giám sát theo thời gian thực và điều khiển các
thiết bị, các đối tượng và các điểm phân phối. Mỗi sơ đồ hiển thị trạng thái của các
thanh cái, lộ vào, lộ ra và đường cáp. Nó cho phép:
- Hiển thị trạng thái của tất cả các thiết bị.

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 41


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

- Hiển thị công suất, dòng và áp cấp bởi các lộ vào cũng như tiêu thụ tại các
lộ ra.
- Hiển thị tần số máy phát lộ vào.
- Điều khiển các thiết bị bằng nút nhấn điều khiển.
- Hiển thị các vấn đề tiềm ẩn như mất kết nối truyền thông hay không xác
định được nguồn cấp.
- Hiển thị các thành phần đang hoạt động nhờ vào hệ thống tô màu động
(thanh cái, cáp)
3.8.1 Cửa sổ Faceplate
Faceplate là các cửa sổ bật lên, xuất hiện nếu người điều hành nhấp vào điểm
trong màn hình hiển thị. Cửa sổ Faceplate chứa thông tin chi tiết về của điểm đã
nhấp. Mỗi faceplate được xác định bởi một số và một tiêu đề mô tả. Bất kỳ điểm
nào của hệ thống đều có thể cấu hình trên màn hình hiển thị nhóm.
Tóm lại, ít nhất là các thông tin hoạt động dưới đây được hiển thị trong biểu
đồ dạng thanh và số cho các điểm tín hiệu tương tự:
- Biến quá trình;
- Thiết bị kỹ thuật;
- Giới hạn cảnh báo.
3.8.2 Hiển thị cảnh báo và tổng kết các sự kiện
Kiểu hiển thị này sẽ thể hiện cho người điều hành tất cả các báo động hiện
có, khả năng đảm bảo thu thập đến 20 cảnh báo chưa được đưa về trạng thái bình
thường hoặc đã không được xác nhận. Báo động sẽ được hiển thị với ngày, giờ xảy
ra, tên biến, mô tả có liên quan.
Các trang cảnh báo có thể sắp xếp, lọc và in bằng các đặc tính chức năng.
Cấu hình cụ thể xuất hiện cảnh báo bằng cách thay đổi màu sắc của một biểu tượng
trên trang.
3.8.3 Hiển thị dạng biểu đồ
Hiển thị dạng biểu đồ, hiển thị trực quan để theo dõi và phân tích các giá trị
trong quá trình vận hành. Hiển thị biểu đồ sẽ giúp người vận hành:
- Để giám sát giá trị đã định theo thời gian liên tục
- Phân tích trên bất kỳ thông số đo được, cho phép người điều hành nhận ra
tình trạng có thể dẫn đến nhiễu loạn hệ thống.
- Hiển thị quá khứ cảnh báo chính xác đến phần nghìn giây và biểu đồ để
giúp xác định các chuỗi sự kiện giúp phân tích được nguyên nhân gây sự cố.

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 42


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

- Kết hợp biểu đồ và dữ liệu cảnh báo để phân tích và nhìn nhận các nhiễu
loạn của hệ thống.
- Xem và trích dạng sóng để phân tích sự kiện.
Phần mềm PowerSCADA Expert HMI trên máy trạm điều hành với màn
hình LCD đơn 23.8" đặt tại Trung tâm điều khiển. Máy tính chủ điều hành sẽ giúp
người điều hành giám sát toàn bộ tình trạng các thiết bị trong hệ thống dễ dàng.
Người điều hành sẽ có thể kiểm soát toàn bộ hệ thống.
Thông qua các ứng dụng trên máy tính chủ điều hành như: màn hình hiển thị
đồ họa, faceplate, hiển thị biểu đồ và hiển thị cảnh báo, người vận hành sẽ theo dõi
và kiểm soát các khu vực hệ thống điện.

Hình 3-12: Trang hiển thị các sự kiện của hệ thống


Phần mềm Power SCADA Expert HMI cho phép cung cấp khả năng mở
rộng, điều khiển đáng tin cậy và giám sát hệ thống để giảm chi phí điều hành, nâng
cao năng suất và chất lượng điện năng.
3.9 Mô tả các chức năng của phần mềm Power SCADA
PowerSCADA Expert tích hợp đầy đủ giao diện HMI (Human Machine
Interface)/SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition), giải pháp giúp cung
cấp hệ thống có khả năng mở rộng, điều khiển và giám sát đáng tin cậy.

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 43


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

Công cụ cấu hình dễ sử dụng và tính năng mạnh mẽ cho phép các kỹ sư hệ
thống nhanh chóng phát triển và triển khai các giải pháp cho bất kỳ ứng dụng nào.
Trong hệ thống này, phần mềm PowerSCADA Expert được sử dụng để cấu
hình và lập trình hệ thống HMI SCADA.
Phần mềm PowerSCADA Expert cung cấp các tính năng điều khiển, giám sát
theo thời gian thực và đo lường trên hệ thống phân phối điện.
3.9.1 Thanh điều hướng chung trên hệ thống
Phần mềm PowerSCADA Expert sẽ hiển thị:
- Thông tin đăng nhập cho người dùng truy nhập
- Một biểu ngữ hiển thị cảnh báo, hiển thị 5 cảnh báo hiện hành và chưa được
xác nhận mới nhất.
- Trên thanh menu cấp 1 có 6 thẻ tùy chọn:
+ Single-lines: hiển thị giám sát thời gian thực / giao diện điều khiển
+ Alarm/events: hiển thị cảnh báo / sự kiện
+ Analysis: hiển thị biểu đồ và dạng sóng từ các tín hiệu đo đếm
+ System Supervision: Hiển thị giao diện màn hình giám sát hệ thống
+ Report: được dùng để ghi nhận các dữ liệu tương tự trên các thiết bị vào
bất kỳ thời điểm định trước nào.
- Trên thanh menu cấp 2, có thể truy cập hiển thị chi tiết.
3.9.2 Thẻ Single-lines
PowerSCADA Expert dành riêng để theo dõi thời gian thực tất cả các thiết bị
phân phối điện của hệ thống.
PowerSCADA Expert sẽ giao tiếp với tất cả các thiết bị tại khu vực và theo
dõi tất cả các dữ liệu có sẵn của các thiết bị, bao gồm cả dữ liệu thời gian thực và
thông tin chuyên sâu như dữ liệu theo thời gian hoặc dạng sóng.
Sơ đồ một sợi sẽ chuyển đổi động với:
- Trạng thái của thiết bị
- Đo đếm giá trị tín hiệu tương tự
- Tô màu động thanh cái: thanh cái thay đổi màu sắc theo trạng thái của
nguồn cấp, thiết bị và mức điện áp trên thanh cái.
Màu sắc của thanh cái và thiết bị sẽ phụ thuộc vào trạng thái và mức điện áp.
Bên dưới là ví dụ về cấu hình màu sắc thanh cái ( như bảng 3-3).

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 44


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

Trạng thái CB Mức điện áp 1 Mức điện áp 2 Mức điện áp 3


Mở Đen Đen Đen
Đóng Xanh lá Xám Xanh
Lỗi Đỏ Đỏ Đỏ

Thanh cái / dây


biến đổi Mức điện áp 1 Mức điện áp 2 Mức điện áp 3
Cắt điện (bao
gồm nối đất Đen Đen Đen
Cấp điện Xanh lá Xám Xanh
Lỗi Đỏ Đỏ Đỏ
Bảng 3-3: Quy định màu sắc đối với mỗi cấp điện áp có thể cấu hình được.
Mỗi thiết bị phân phối điện, chẳng hạn như một máy cắt (CB), được định
nghĩa là một đối tượng và theo dõi theo thời gian thực:
- Trạng thái Máy cắt: mở, đóng, trung gian, lỗi
- Thông tin Máy cắt: trạng thái kết nối, trong/ngoài, tại chỗ/từ xa, cắt sự cố,
trạng thái bình thường
- Trạng thái cảnh báo.
Các đối tượng có thể thay đổi theo thời gian thực, tức là tình trạng của nó và
các thông tin đo đếm.
Bằng cách nhấp vào đối tượng, người sử dụng có thể truy cập vào cửa sổ bật
lên. Từ cửa sổ, người sử dụng có thể truy cập các biểu đồ hoặc các cửa sổ cấp kế
tiếp, hiển thị các thông tin đầy đủ có sẵn cho các thiết bị này.
Thanh chuyển hướng có thể được thực hiện thông qua thanh menu thứ cấp
hoặc trực tiếp trên sơ đồ một sợi bằng cách nhấp vào liên kết hoạt động trên trang.
3.9.3 Thẻ Alarm & events (cảnh báo & sự kiện)
Một số loại cảnh báo và các trang sự kiện sẽ có sẵn, thông qua thanh menu
thứ cấp:
- Hiển thị sự kiện
- Hiển thị cảnh báo hiện hành (hiện hành và chưa được xác nhận)
- Hiển thị các cảnh báo chưa được xác nhận
- Tắt hiển thị cảnh báo
❖ Phần hiển thị thêm cho cảnh báo có thể tùy chỉnh
- Trên mỗi trang hiển thị, chuyển hướng danh sách sẽ được thực hiện bởi nút
lên/xuống trang (page up/down).
- Mỗi trang hiển thị cho phép lọc danh sách với mỗi cảnh báo, người dùng sẽ:

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 45


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

+ Truy cập tới sơ đồ một sợi liên quan


+ Có thể Xác nhận/huỷ bỏ cảnh báo
+ Truy cập tới bất kỳ dạng sóng nào có liên quan
+ Truy cập tới các thông tin chi tiết của các thiết bị liên quan
3.9.4 Thẻ Analysis (phân tích)
- Tab này sẽ hiển thị các biểu đồ theo thời gian thực và biểu đồ trong quá
khứ. Có thể lựa chọn và giám sát các thẻ dữ liệu quá khứ.
- Chức năng hiển thị biểu đồ có các đặc điểm sau đây:
+ Biểu đồ tức thời (phân tích theo thời gian thực)
+ Khả năng lưu trữ và in ấn một biểu đồ tức thời
+ Khả năng lưu trữ/xuất dữ liệu biểu đồ để sử dụng trong Excel hay Word.
+ Thời gian lấy mẫu được cấu hình khi chạy.
3.9.5 Biểu đồ (Phân tích trong quá khứ)
- Khả năng hiển thị biểu đồ trong quá khứ
- Khả năng hiển thị cảnh báo
- Khả năng lưu trữ biểu đồ.
3.9.6 Thẻ System Supervision (giám sát hệ thống)
Màn hình hệ thống có thể cho phép người dùng giám sát hệ thống mạng kết
nối truyền thông.
3.9.7 Thẻ Report (báo cáo)
Màn hình thẻ Report được dùng để ghi nhận các thông số trên thiết bị vào bất
kỳ thời điểm định trước nào. Có 4 loại báo cáo chính:
- Mức sử dụng của một thiết bị;
- Mức sử dụng của nhiều thiết bị;
- Báo cáo biểu đồ;
- Báo cáo dạng bảng.
3.9.8 User access (Người dùng truy nhập)
Việc người dùng truy cập sẽ được kiểm soát bằng cách cấu hình quyền truy
cập. Hệ thống PowerSCADA Expert cấp một ma trận để có thể cấu hình theo nhu
cầu của công nghệ. Quyền truy cập có thể được định nghĩa để mô tả các quyền truy
cập của một người vận hành/kỹ sư/quản trị viên ở mỗi khu vực.
Theo mặc định, Power Logic SCADA system được xác định với các cấp đặc
quyền sau đây:
- Điều khiển Máy cắt, dao cách ly;
- Xác nhận các cảnh báo;

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 46


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

- Cấu hình cảnh báo cơ sở;


- Quản trị hệ thống;
- Dừng hệ thống.
Từ những đặc quyền, hệ thống PowerSCADA Expert phải xác định tiêu
chuẩn quyền điều hành bằng sự kết hợp của các đặc quyền này. Mỗi người dùng sau
đó có thể được xác định là một trong những quyền điều hành đó:
Người Người
Quản trị hệ
Truy cập an toàn điều hành điều hành Kỹ sư
thống
L1 L2
Điều khiển Máy cắt, dao cách X X X
ly
Xác nhận các cảnh báo X X X X
Cấu hình cảnh báo cơ sở X X
Quản trị hệ thống (thêm bớt
X
người dùng)
Dừng hệ thống X X
Bảng 3-4: User access (Người dùng truy nhập)
3.9.9 Chức năng cảnh báo & sự kiện
PowerSCADA Expert sẽ quản lý các cảnh báo và sự kiện cho hệ thống phân
phối điện, một sự kiện sẽ được gán nhãn thời gian xảy ra.
Một cảnh báo là một tình huống không bình thường xảy ra cần người điều
hành xác nhận xác nhận.
- Cảnh báo trên khu vực: Cảnh báo do các thiết bị IED ghi nhận với dạng
thời gian mili giây.
- Cảnh báo cơ sở: Cảnh báo tạo ra khi phần mềm SCADA dựa trên logic định
trước như:
+ Cảnh báo tín hiệu tương tự (sử dụng vùng bình thường);
+ Cảnh báo tín hiệu số (đã kiểm tra trạng thái);
+ Tình trạng hệ thống;
+ Tình trạng kết nối.
3.9.10 Ghi nhận cảnh báo & sự kiện
- Hệ thống PowerSCADA Expert sẽ bao gồm một số báo động/sự kiện với
các chức năng sau:
- Hiển thị sự kiện:
+ Một hiển thị thống nhất cho tất cả các sự kiện / cảnh báo đã ghi nhận.
- Hiển thị cảnh báo:

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 47


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

+ Khung cảnh báo;


+ Hiển thị 5 cảnh báo hiện hành và chưa được xác nhận xác nhận gần nhất;
+ Có thể hiển thị trên tất cả các trang;
+ Hiển thị cảnh báo hiện hành;
+ Hiển thị tất cả cảnh báo hiện hành và chưa được xác nhận;
+ Hiển thị cảnh báo chưa được xác nhận;
+ Tắt hiển thị cảnh báo;
+ Có thể tắt cảnh báo riêng lẻ.
- Tính năng hiển thị cảnh báo/sự kiện:
+ Cảnh báo / sự kiện được đánh dấu thời gian.
+ Sắp xếp theo trình tự nào đó.
+ Khả năng lọc nâng cao.
+ Hỗ trợ in ấn.
- Hiển thị đầy đủ.
- Đã sắp xếp hay đã lọc.
+ Bố trí, sắp xếp trong khi thời gian hoạt động (chỉ người quản trị)
- Thêm / bớt cột.
- Thay đổi kích thước cột:
+ Cấu hình màu sắc dựa trên một vài cảnh báo.
- Menu bật lên truy cập từ mỗi cảnh báo để:
+ Liên kết đến sơ đồ một sợi liên quan đến thiết bị.
+ Hiển thị chi tiết các thiết bị liên quan.
+ Thay đổi điểm đặt cảnh báo (giới hạn) trong thời gian vận hành.
+ Xác nhận xác nhận cảnh báo.
+ Tắt cảnh báo.
+ Xem dạng sóng của thiết bị được hỗ trợ có liên quan.
- Truy cập cảnh báo / sự kiện bảo đảm:
+ Sự kiện không thể xóa và thay đổi.
+ Xác nhận cảnh báo.
- Quyền của người dùng được kiểm tra.
- Hành động của người dùng được ghi nhận lại.
+ Tắt cảnh báo.
- Quyền của người dùng được kiểm tra.

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 48


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

- Hành động của người dùng được ghi nhận lại.


+ Thay đổi điểm đặt cảnh báo (trong quá trình vận hành)
- Quyền của người dùng được kiểm tra.
- Hành động của người dùng được ghi nhận lại.
Người quản trị có khả năng thay đổi trình tự cột trong quá trình vận hành.
Các cột cơ bản có sẵn sẽ là:

Tên cột Danh sách cảnh báo Ghi nhận sự kiện


Ngày Có Có
Thời gian Có Có
Xác nhận / Chưa xác Xác nhận / Chưa xác nhận /
Tình trạng nhận / Tắt Tắt / Xuất hiện / Biến mất
Thiết bị Có Có
Mô tả Có Có
Vị trí Có Có
Người dùng Không Có
Bảng 3-5: Ghi nhận và cảnh báo sự kiện
❖ Mô tả của sự quan trọng của cảnh báo
- Mặc định, PowerSCADA Expert sẽ có 3 mức cho cảnh báo:
+ Cao (High): Cắt/nguồn cấp bị ngắt.
+ Trung bình (Medium): Cảnh báo nhằm ngăn chặn hoạt động của hệ thống,
như lỗi truyền thông, hay tình trạng không nhất quán
+ Thấp (Low): Cảnh báo không ngắt hoạt động của hệ thống, nhưng cần phải
lưu ý, ví dụ như máy biến áp đang quá tải.
- Những mức quan trọng của cảnh báo sẽ được cài đặt trong quá trình cấu
hình.
❖ Khả năng lọc cảnh báo
Power SCADA Expert sẽ có khả năng thực hiện lọc cảnh báo. Những đặc
điểm sau sẽ thể hiện trong chức năng lọc cảnh báo:
- Ngày tháng/thời gian (tất cả các cảnh báo/sự kiện nằm giữa thời gian bắt
đầu và kết thúc)
- Tình trạng : Xuất hiện/biến mất/đã xem xét (cảnh báo)/tắt (cảnh báo)
- Vị trí: Sẽ theo tên đánh dấu IEC61850
- Mức quan trọng (ít nhất 3 mức)
- Tên thiết bị

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 49


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

- Vùng (nhóm các cảnh báo)


- Mô tả
- Tùy theo người dùng
- Thuộc tính (của cảnh báo)
- Loại: Chất lượng điện, bảo vệ, hệ thống,
- Nhóm: Hiện tại, điện áp, công suất, hệ số công suất, năng lượng, v.v.
- Phân loại: Chùng/Căng, Quá/Dưới, thoáng qua, gián đoạn, v.v.
3.9.11 Alert management
Báo động sẽ được kích hoạt từ một cảnh báo.
Power SCADA Expert cung cấp khả năng, tùy vào mức độ quan trọng của
cảnh báo, để:
- Thông báo : hụ còi
- In tin thông báo trên máy in cảnh báo
- Chạy một ứng dụng khác (một đoạn mã) được điều khiển bằng sự kiện,
như báo cáo tới máy phát, hay hệ thống tin thông báo của bên thứ 3.
- Cảnh báo có thể được bỏ qua một cách dễ dàng (phím <ESC>)Mỗi tiếng
huyên náo của cảnh báo được thay thế bằng cảnh báo có độ quan trọng hơn,
ví dụ nếu một âm cảnh báo có độ quan trọng 2 đang được phát và một cảnh báo có
độ quan trọng 1 xuất hiện, nó sẽ thay thế âm cảnh báo của cảnh báo có độ quan
trọng 2 kia. Tắt âm cảnh báo sẽ tắt tất cả các âm của các cảnh báo, ví dụ trong tình
huống trên, khi tắt âm cảnh báo thì âm cảnh báo có độ quan trọng 2 sẽ không được
phát sau đó.
3.9.12 Vị trí cảnh báo
Khi một cảnh báo xuất hiện, cảnh báo đó sẽ xuất hiện ở:
- Ghi nhận sự kiện.
- Ghi nhận cảnh báo hiện hành.
- Ghi nhận cảnh báo chưa được xác nhận.
- Khung cảnh báo.
Từ bất kỳ của các bản ghi (trừ các biểu ngữ cảnh báo) có thể truy cập vào
xem đối tượng trên trang sơ đồ một sợi tương ứng.
Cảnh báo cũng có thể truy cập được từ các chi tiết tương ứng của đối tượng
trong cửa sổ pop-up.
3.9.13 Cảnh báo SCADA (trên nền PC)
- Power SCADA Expert cung cấp nhiều loại cảnh báo cơ sở
- Tiêu chuẩn bao gồm:

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 50


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

+ Mất kết nối tới thiết bị


+ Lộ vào / ra vượt khỏi vùng bình thường:
+ Định nghĩa vùng bình thường.
+ Số lộ vào có thể.
+ Mức tần số: Xác định giới hạn vùng bình thường
+ Mức điện áp:
+ Định nghĩa vùng bình thường.
+ Số mức điện áp có thể
+ Trạng thái bình thường của CB thay đổi: Định nghĩa cách thức thay đổi
trạng thái
+ Trạng thái Điều khiển tại chỗ/từ xa của thiết bị: trạng thái dạng số.
Các cảnh báo sẽ được cấu hình trong giai đoạn cấu hình.
Cảnh báo tín hiệu tương tự cơ sở sẽ được thay đổi trong quá trình vận hành
bởi người vận hành, với trang cài đặt cụ thể và quyền truy cập hạn chế: vùng bình
thường và điểm đặt có thể thay đổi bởi kỹ sư để hiệu chỉnh điểm kích hoạt cảnh
báo.
3.9.14 Biểu đồ và dạng sóng
PowerSCADA Expert sẽ cung cấp giao diện người dùng hai dạng biểu đồ:
- Biểu đồ tức thời (thời gian thực).
- Biểu đồ trong quá khứ.
3.9.15 Biểu đồ tức thời
Người điều hành có khả năng chọn bất kỳ cấu hình thời gian thực trong hệ
thống và giám sát, ví dụ giám sát một sự kiện cụ thể.
- Biểu đồ tức thời sẽ có các chức năng sau:
+ Biểu đồ tức thời sẽ chọn cho bất kỳ thẻ thời gian thực nào, được giám sát
bởi hệ thống.
+ Thời gian lấy mẫu sẽ được cấu hình trong thời gian vận hành và được định
nghĩa mặc định là 1 giây.
+ Biểu đồ tức thời có thể lưu dạng tập *.csv và xuất ra cho các ứng dụng
khác như Excel.

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 51


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

Hình 3-13: Biểu đồ dạng sóng của hệ thống


3.9.16 Biểu đồ trong quá khứ
Người vận hành có thể chọn bất kỳ một nhãn thông số định trước nào trong
hệ thống để phân tích:
Biểu đồ trong quá khứ sẽ có các chức năng sau:
- Dữ liệu để vẽ biểu đồ đã được cấu hình trong giai đoạn cấu hình cùng với
thời gian lấy mẫu
- Power SCADA Expert sẽ cung cấp những biểu đồ sau như mặc định:
+ Công suất thực.
+ Điện áp (khi có).
+ Tần số (khi có).
+ Dòng điện.
- Biểu đồ trong quá khứ sẽ có thể lưu trên ổ cứng/mặc định chu kỳ 2 năm
(bộ nhớ dạng FIFO).
- Từ cửa sổ bật lên của thiết bị, người dùng có thể định trước biểu đồ quá
khứ, như:
+ Công suất thực;
+ Điện áp (khi có);

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 52


Chương 3. Nguyên lý vận hành hệ thống power SCADA của nhà máy đạm Cà
Mau

+ Tần số (khi có);


+ Dòng điện.
3.9.17 Phân tích dạng sóng thu nhận
PowerSCADA Expert sẽ tải về dạng sóng từ các thiết bị được hỗ trợ của
Schneider Electric và đưa ra giao diện để phân tích các dữ liệu đó.
Dạng sóng sẽ được liên kết với các cảnh báo liên quan và có thể xem được từ
các trang cảnh báo.
Tất cả các dạng sóng thu nhận được sẽ được lưu trữ định dạng riêng trên ổ
cứng.
❖ Những phân tích dạng sóng.
PowerSCADA Expert sẽ cung cấp một công cụ activeX để có thể sử dụng để
hiển thị và phân tích các dạng sóng.
❖ Các tùy chọn hiển thị khác nhau sẽ bao gồm:
- Hiển thị dòng và áp pha riêng biệt.
- Hiển thị dòng của các pha chồng lên nhau.
- Hiển thị áp của các pha chồng lên nhau.
- Hiển thị áp và dòng của các pha chồng lên nhau.
- Hệ thống có khả năng phân tích phổ để xác định sóng hài.
- Hiển thị / tính toán giá trị hiệu dụng RMS.
- Nhập và hiển thị các dạng sóng đã được xuất trên ổ đĩa.
- Có một vài cách thức để ghi nhận sóng hài được hỗ trợ.
- Phóng to và thu nhỏ vùng đã được chọn (co giãn).

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 53


Chương 4. Các bước xử lý lỗi khi vận hành hệ thống Power SCADA

CHƯƠNG 4 CÁC BƯỚC XỬ LÝ LỖI KHI VẬN HÀNH HỆ


THỐNG POWER SCADA
4.1 Cách khởi động hệ thống khi bị thoát khỏi chế độ runtime
- Bước 1: Tìm kiếm Power SCADA Studio và khởi động.
- Bước 2: Nhấn vào Compile The Active Project ở vị trí số 1 → Run the
Active project (2).
- Bước 3: Đăng nhập vào phần mềm với user: admin / password: admin để có
thể xuất report và analysis.

Hình 4-1: Các bước khởi động hệ thống khi bị thoát khỏi chế độ runtime
4.2 Xử lý các lỗi khi xuất hiện tín hiệu COM LOSS
Khi xuất hiện tín hiệu COM LOSS, kiểm tra kết nối của thiết bị với hệ thống
như sau:
- Bước 1: Tại màn hình Desktop, Gõ Search “Command Prompt”.
- Bước 2: Gõ lệnh “ping IP” Sau đó nhấn Enter (IP là địa chỉ IP của thiết bị
thể hiện rõ ở sơ đồ Communication).

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 54


Chương 4. Các bước xử lý lỗi khi vận hành hệ thống Power SCADA

Hình 4-2: Tìm kiếm cửa số Command Prompt

Xảy ra lỗi Request timed out, hoặc


Destination host unreachable:
Thiết bị đã mất kết nối với hệ
Tín hiệu trả về OK, thiết bị vẫn còn kết nối với
thống → Kiểm tra lại dây cáp
hệ thống
mạng
Hình 4-3: Kết quả khi sử dụng lệnh Ping thiết bị

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 55


Chương 4. Các bước xử lý lỗi khi vận hành hệ thống Power SCADA

- Đối với thiết bị là đồng hồ (Set Gateway).


- Bước 1: Vào mục Network trong máy tính (Con Link sẽ xuất hiện trong
này)

Hình 4-4: Cửa sổ Network của máy tính

- Bước 2: Kích đúp giao diện web xuất hiện, ở đây nhập user: Administrator /
Pass: Gateway.

Hình 4-5: Cửa sổ Check IP của Link150

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 56


Chương 4. Các bước xử lý lỗi khi vận hành hệ thống Power SCADA

- Kiểm tra IP, Subnet mask, Default gateway theo dạng sau:
+ IP:192.168.1.X (X: 2 đến 255).
+ Subnet mask: 255.255.255.0.
+ Default Gateway: 192.168.1.1.

Hình 4-6: Cửa sổ check serial port của link150

- Kiểm tra cấu hình RS-485 theo dạng sau:


+ Mode: Master.
+ Physical Interface: RS-485 2-wire.
+ Transmission Mode: Automatic.
+ Baud Rate: 9600.
+ Parity: None.
+ Stop bits: 1 bit.
+ Termination: Enable.
+ Biasing: Enable.
+ Response Timeout: 10.

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 57


Chương 4. Các bước xử lý lỗi khi vận hành hệ thống Power SCADA

Hình 4-7: Cửa sổ đọc thanh ghi từ thiết bị của Link150

- Set thông số theo đúng như hình, ở mục local ID: ID của thiết bị thể hiện ở
trang communication.
Cách cấu hình Mgate:

Hình 4-8: Giao diện chính phần mềm Mgate

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 58


Chương 4. Các bước xử lý lỗi khi vận hành hệ thống Power SCADA

Nhấn Broadcast Search để tìm IP có trong hệ thống.

Hình 4-9: Phần mềm Mgate sau khi Search được IP

- Kích đúp chuột vào IP mà phần mềm dò được.

Hình 4-10: Cấu hình IP cho Gateway ở Phần mềm Mgate

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 59


Chương 4. Các bước xử lý lỗi khi vận hành hệ thống Power SCADA

Hình 4-11: Cấu hình Serial Port cho Gateway ở Phần mềm Mgate

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 60


Chương 5. Kết luận và kiến nghị

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận


SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition): Là một hệ thống điều
khiển giám sát và thu thập dữ liệu. Nhằm hỗ trợ con người trong quá trình giám sát
và điều khiển từ xa. Hệ thống SCADA thu thập dữ liệu từ các trạm giám sát và các
điểm kiểm soát khác nhau. Một máy tính trung tâm xử lí dữ liệu và kiểm soát các hệ
thống con khác nhau. Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong các ngành công
nghiệp hiện đại như: Tại nhà máy sản xuất, trạm dầu mỏ và khí đốt v.v…
Hệ thống SCADA có thể được thực hiện trên quy mô lớn trong hệ thống điện
để tăng hiệu suất, độ tin cậy và độ bền của chúng. Việc tích hợp giải pháp SCADA
sẽ giúp các hệ thống điện hoạt động cực kỳ hiệu quả và thông minh, có thể giám sát
và kiểm soát tất cả các hoạt động và quy trình liên quan. Vì vậy, có thể kết luận
rằng điều cần thiết là phải tối ưu hóa hệ thống điện của nhà máy, nhờ vào những
giải pháp công nghệ hiện đại, mà tiêu biểu ở đây chính là hệ thống giám sát thu thập
dữ liệu SCADA.
Dựa vào những ưu thế và đặc điểm về khả năng giám sát vượt trội hệ thống
Power SCADA của Nhà máy Đạm Cà Mau đã đáp ứng được những yêu cầu đặt ra
cho việc giám sát và khả năng mở rộng để điều khiển hệ thống điện nhà máy an
toàn, linh hoạt hiệu quả. Kiểm soát được các thông số Điện áp, dòng điện, công suất
của hệ thống rất tiện lợi, nhanh chóng chính xác linh hoạt.
Power SCADA thích hợp cho các hệ thống từ nhỏ đến lớn. Nhờ tính linh
động của hệ thống, Power SCADA sẽ giúp hệ thống hoạt động ổn định với độ linh
động cao trong việc mở rộng về sau. Có thể nghiên cứu và mở rộng áp dụng cho
toàn bộ hệ thống điện hiện hữu của nhà máy Đạm Cà Mau.
5.2. Hướng phát triển
Hướng phát triển trong tương lai của luận văn này có thể bao gồm các cải
tiến và mở rộng chức năng của hệ thống. Để tăng cường an toàn và đáng tin cậy hơn
cho hệ thống điện hiện hữu của nhà máy. Sau thời gian tìm hiểu và thực hiện quá
trình làm luận văn tốt nghiệp: Ứng dụng phần mềm Power SCADA trong công tác
vận hành, giám sát hệ thống điện Nhà máy Đạm Cà Mau, đã giúp em có cái nhìn
tổng quan về cấu tạo nguyên lý làm việc, cấu trúc hệ thống, phương pháp vận hành
và xử lý các sự cố của hệ thống. Đồng thời giúp em củng cố thêm về kiến thức về
các nguyên lý, cấu trúc của hệ thống…

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 61


Chương 5. Kết luận và kiến nghị

Tóm lại đây là một ứng dụng phần mềm mang tính giám sát, thu thập dữ liệu
chính sát phù hợp với yêu cầu công việc vận hành hệ thống điện cho nhà máy Đạm
hiện tại của em.
Em xin chân thành cảm ơn Trường Đại Học Cần Thơ, Trường Bách Khoa,
Khoa Kỹ thuật điện đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và thực hiện đề tài
luận văn tốt nghiệp này Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy ThS. Phan
Trọng Nghĩa đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo rất nhiệt tình trong quá trình thực hiện
đề tài luận văn tốt nghiệp này. Thầy không ngần ngại chỉ dẫn em để em hoàn thành
tốt luận văn tốt nghiệp.
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu kinh
nghiệm chuyên sâu nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, em
rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy và bạn bè để đề tài của em hoàn
thiện tốt hơn. Một lần nữa xin gửi đến Thầy, cùng các bạn lời cảm ơn chân thành và
tốt đẹp nhất. Em xin chân thành cảm ơn!

SINH VIÊN THỰC HIỆN NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Nguyễn Xuân Nghị ThS. Phan Trọng Nghĩa

DUYỆT CỦA BỘ MÔN DUYỆT CỦA HĐ LV & TLTN

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 62


Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Văn Hòa, Đặng Tiến Trung, Lê Anh Tuấn (2010), “Hệ thống
điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu”, Nhà xuất bản Bách khoa - Hà
Nội.
[2] ThS. Phạm Quang Đăng, “SCADA, DCS và ứng dụng trong công
nghiệp”, trung tâm NCTK Công nghệ cao, ĐHBK Hà Nội, 2010.
[3] https://qsystemsco.com/SCADA-trong-he-thong-dien.html, truy cập
10/2/2023.
[4] https://ptt.vn/ung-dung-SCADA-trong-nghanh-dien-substation-
automation-system-sas.html, truy cập 15/2/2023.
[5] https://mrb.hanoi.gov.vn/gioi-thieu2/-/view_content/1648442-tong-
quan-ve-he-thong-SCADA-supervisory-control-and-data-acquisition-
.html, truy cập 5/3/2023.

SVTH:Nguyễn Xuân Nghị 63

You might also like