You are on page 1of 75

BỘ CÔNG AN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – HẬU CẦN CAND

LÊ THỊ PHƯƠNG

TẬP BÀI GIẢNG

TOÁN KỸ THUẬT

DÙNG CHO ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC


HỆ CHÍNH QUY
(Ban hành theo Quyết định số: ………. ngày … tháng … năm ….
của Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND)

LƯU HÀNH NỘI BỘ

BẮC NINH, 2020


THAM GIA BIÊN SOẠN
1. Chủ biên:
ThS Lê Thị Phương, Giảng viên khoa Điện tử Viễn thông
Nội dung biên soạn: Chương 2, Chương 4
2. Tham gia biên soạn:
ThS Đỗ Thị Hậu, Giảng viên khoa Điện tử Viễn thông
Nội dung biên soạn: Chương 1, chương 3

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH


Tập bài giảng Toán kỹ thuật dùng cho bậc Đa ̣i ho ̣c, ngành Kỹ thuật
điện tử, truyền thông, trong Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần
CAND
(Thành lập theo Quyết định số .../..., ngày ... tháng ... năm ...
của Hiệu Trưởng Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND)

TT Họ và tên Chức vụ Đơn vị Trách nhiệm


trong hội đồng
1 1 TS Nguyễn Văn Căn Phó Hiệu trưởng Trường T36 Chủ tịch
2 2 TS Vũ Văn Tâm Trưởng phòng Trường T36 Phản biện 1
3 3 TS Đặng Văn Tuyên Trưởng Khoa Trường T36 Phản biện 2
4 4 ThS Nguyễn Văn Tài Cán bộ P1 Trường T36 Ủy viên
5 5 ThS Nguyễn Đăng Hiếu Giáo viên K3 Trường T36 Ủy viên
6 6 ThS Trương Việt Phúc Cán bộ P1 Trường T36 Ủy viên
7 7 ThS Nguyễn Xuân Tiến Cán bộ P7 Trường T36 Ủy viên thư ký
LỜI NÓI ĐẦU

Tập bài giảng Toán kỹ thuật được biên soạn nhằm phục vụ công tác giảng dạy
học phần Toán kỹ thuật cho các lớp đại học thuộc ngành Kỹ thuật điện tử, truyền
thông của Trường Đại học Kỹ thuật Hậu cần CAND. Tập bài giảng bao gồm 4
chương. Mỗi chương chứa đựng các nội dung được coi là các công cụ toán học đắc
lực, hiệu quả cho sinh viên đi sâu vào lĩnh vực viễn thông.
- Chương 1. Đại số logic.
- Chương 2. Hàm biến số phức.
- Chương 3. Phép biến đổi Laplace và phép biến đổi Fourier.
- Chương 4. Các hàm số và phương trình đặc biệt.
Mỗi chương chứa đựng các nội dung được coi là các công cụ toán học đắc lực, hiệu
quả cho sinh viên đi sâu vào lĩnh vực viễn thông. Nội dung giáo trình đáp ứng đầy đủ
những yêu cầu của đề cương chi tiết môn học đã được ban hành. Cuối mỗi chương
đều có hệ thống câu hỏi ôn tập và bài tập. Nội dung này được chia làm hai loại: Loại
trắc nghiệm dưới dạng: đúng - sai nhằm kiểm tra trực tiếp mức độ hiểu bài của học
viên; loại bài tập tổng hợp giúp học viên vận dụng kiến thức một cách sâu sắc hơn.
Đặc biệt phần phụ lục gồm một số ví dụ về việc tính toán dựa trên phần mềm Matlab.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và sự phức tạp về mặt toán học của môn học
nên không thể tránh khỏi sai sót trong việc biên soạn tài liệu này. Nhóm tác giả rất
mong nhận được sự đóng góp của các nhà chuyên môn để chúng tôi hoàn hiện tốt hơn
tập bài giảng này.
KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

i
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................i


DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................................vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
DANH MỤC KÝ HIỆU TOÁN HỌC......................................................................... viii
Chương 1. ĐẠI SỐ LOGIC .............................................................................................1
1.1. CƠ SỞ ĐẠI SỐ BOOLE ......................................................................................1
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................1
1.1.2. Các phép toán logic cơ bản .............................................................................2
1.1.3. Các tính chất cơ bản của đại số logic.............................................................. 2
1.2. HÀM LOGIC ........................................................................................................3
1.2.1. Khái niệm và biểu diễn hàm logic ..................................................................3
1.2.2. Dạng chuẩn tắc của hàm logic ........................................................................5
1.3. RÚT GỌN HÀM LOGIC ...................................................................................6
1.3.1. Sự dư thừa và khái niệm về rút gọn hàm logic ...............................................6
1.3.2. Rút gọn hàm logic bằng phương pháp đại số .................................................7
1.3.3. Rút gọn hàm logic bằng bìa Karnaugh ...........................................................7
1.4. ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN HÀM LOGIC ............................................................8
1.4.1. Đạo hàm riêng hàm logic ................................................................................8
1.4.2. Các tính chất đạo hàm riêng hàm logic ..........................................................8
1.4.3. Tính đạo hàm riêng hàm logic ........................................................................8
1.4.4. Đạo hàm toàn phần hàm logic ......................................................................10
1.4.5. Vi phân toàn phần hàm logic ........................................................................10
Chương 2. HÀM BIẾN SỐ PHỨC ...............................................................................14
2.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ..............................................................................14
2.1.1. Số phức .........................................................................................................14
2.1.2. Mặt cầu phức ................................................................................................ 19
2.1.3. Lân cận, miền................................................................................................ 19
2.1.4. Hàm biến phức .............................................................................................. 20
2.1.5. Giới hạn hàm biến phức................................................................................21
2.1.6. Hàm liên tục, hàm khả vi ..............................................................................22
2.2. CÁC HÀM PHỨC SƠ CẤP CƠ BẢN ............................................................... 23

ii
2.2.1. Hàm lũy thừa w  zn , n nguyên dương  2 ..............................................23
2.2.2. Hàm căn w  n z ..........................................................................................23
2.2.3. Hàm logarit w=Ln z ......................................................................................23
2.2.4. Hàm lượng giác............................................................................................. 24
2.3. PHÉP BIẾN HÌNH BẢO GIÁC .........................................................................24
2.3.1. Định nghĩa.....................................................................................................24
2.3.2. Một số phép biến hình cơ bản .......................................................................25
2.3.3. Nguyên lý tổng quát của phép biến hình bảo giác ........................................28
2.4. LÝ THUYẾT CHUỖI PHỨC .............................................................................29
2.4.1. Khái niệm......................................................................................................29
2.4.2. Chuỗi lũy thừa .............................................................................................. 30
2.4.3. Chuỗi Taylor .................................................................................................31
2.4.4. Chuỗi Laurent và điểm bất thường ............................................................... 32
2.5. PHÉP BIẾN ĐỔI Z ............................................................................................. 33
2.5.1. Định nghĩa.....................................................................................................33
2.5.2. Miền xác định của biến đổi Z .......................................................................34
2.5.3. Phép biến đổi Z ngược ..................................................................................35
Chương 3. PHÉP BIẾN ĐỔI LAPLACE VÀ PHÉP BIẾN ĐỔI FOURIER ................39
3.1. PHÉP BIẾN ĐỔI LAPLACE .............................................................................39
3.1.1. Định nghĩa.....................................................................................................39
3.1.2. Điều kiện tồn tại............................................................................................ 39
3.1.3. Các tính chất của phép biến đổi Laplace ......................................................40
3.1.4. Biến đổi Laplace của hàm tuần hoàn ............................................................ 43
3.1.5. Ảnh của tích chập .........................................................................................43
3.2. BIẾN ĐỔI LAPLACE NGƯỢC .........................................................................44
3.2.1. Khái niệm về biến đổi Laplace ngược ..........................................................44
3.2.2. Tính duy nhất ................................................................................................ 44
3.2.3. Điều kiện để tồn tại biến đổi Laplace ngược ................................................45
3.2.4. Phương pháp tìm hàm ngược ........................................................................45
3.3. PHÉP BIẾN ĐỔI FOURIER ..............................................................................47
3.3.1. Công thức tích phân Fourier .........................................................................47
3.3.2. Định nghĩa phép biến đổi Fourier .................................................................48
3.3.3. Tính chất của phép biến đổi Fourier ............................................................. 49
3.3.4. Định lý Parseval và định lý năng lượng Rayleigh ........................................50
3.3.5. Biến đổi Fourier của các hàm đặc biệt..........................................................50
iii
3.4. PHÉP BIẾN ĐỔI FOURIER RỜI RẠC ............................................................. 51
3.4.1. Định nghĩa.....................................................................................................51
3.4.2. Tính chất .......................................................................................................52
Chương 4. CÁC HÀM SỐ VÀ PHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT ...................................55
4.1. CÁC HÀM SỐ TÍCH PHÂN ĐẶC BIỆT ..........................................................55
4.1.1. Khái niệm......................................................................................................55
4.1.2. Khai triển thành chuỗi lũy thừa và biến đổi Laplace của các hàm tích phân
đặc biệt ....................................................................................................................55
4.2. HÀM GAMMA ...................................................................................................56
4.2.1. Định nghĩa hàm Gamma ...............................................................................56
4.2.2. Tính chất .......................................................................................................57
4.2.3. Biểu diễn hàm Gamma qua tích phân Cauchy .............................................57
4.3. CÁC HÀM BESSEL ...........................................................................................58
4.3.1. Phương trình Bessel ......................................................................................58
4.3.2. Các hàm Bessel loại I và loại II ....................................................................58
4.3.3. Tính chất .......................................................................................................61
4.3.4. Khai triển theo chuỗi ....................................................................................62
4.3.5. Ứng dụng ......................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................65

iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Bảng chân lý biểu diễn hàm logic 3 biến .........................................................3
Bảng 3.1 Tính chất của phép biến đổi Fourier .............................................................. 49

v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Biểu diễn hình học hàm logic 1 biến ................................................................ 5
Hình 1.2 Biểu diễn hình học hàm logic hai biến .............................................................5
Hình 1.3 Biểu diễn hình học hàm logic ba biến .............................................................. 5
Hình 1.4 Bìa Karnaugh của hàm f(X) .............................................................................9
Hình 2.1 Mặt phẳng phức .............................................................................................. 16
Hình 2.2 Mặt cầu phức ..................................................................................................19
Hình 2.3 Phép biến hình nghịch đảo .............................................................................27

vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

vii
DANH MỤC KÝ HIỆU TOÁN HỌC

viii
Chương 1. ĐẠI SỐ LOGIC

Trong chương này sẽ đưa ra những vấn đề cơ bản của Đại số logic (hay đại số
Boole): Định nghĩa, các phép toán, tính chất cơ bản của đại số logic. Đồng thời trong
nội dung chương cũng trình bày về: đạo hàm và vi phân hàm logic - Một trong những
công cụ có thể sử dụng để đánh giá chất lượng cũng như độ tin cậy của hệ thống số.

1.1. CƠ SỞ ĐẠI SỐ BOOLE


1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Định nghĩa 1.1. Đại số Boole
Tập hợp khác rỗng S cùng với các phép toán ký hiệu nhân (.), cộng (+), lấy bù
(’) được gọi là một đại số Boole nếu các tiên đề sau đây được thoả mãn với mọi a, b, c S.
1. Tính giao hoán:
a) a.b = b.a,
b) a+b = b+a.
2. Tính kết hợp:
a) (a.b).c = a.(b.c),
b) (a+b)+c = a+(b+c).
3. Tính phân phối:
a) a.(b+c) = (a.b)+(a.c),
b) a+(b.c) = (a+b).(a+c).
4. Tồn tại phần tử trung hoà: Tồn tại hai phần tử khác nhau của S, ký hiệu là 1
và 0 sao cho:
a) a.1 = 1.a = a,
b) a+0 = 0+a = a.
1 gọi là phần tử trung hoà của phép . và 0 gọi là phần tử trung hoà của phép +.
5. Tồn tại phần tử bù: Với mọi a S, tồn tại duy nhất phần tử a’ S sao cho:
a) a.a’ = a’.a = 0,
b) a+a’ = a’+a = 1.
a’ gọi là phần tử bù của a.
Định nghĩa 1.2. Đại số logic
Đại số lôgic là một đại số Boole, trong đó S là tập hợp các mệnh đề, các phép
toán  (hội),  (tuyển),  (phủ định) tương ứng với . , +, ’, các hằng đ (đúng), s (sai)
tương ứng với các phần tử trung hoà 1, 0.
Trạng thái logic: Trạng thái của một thực thể. Xét về mặt logic thì một thực
thể chỉ tồn tại ở một trong hai trạng thái đối lập.
Ví dụ : Sáng – tối, tắt – bật, đóng – mở, cao – thấp, trên – dưới, ….
Biến logic: là 1 đại lượng có thể biểu diễn bằng 1 ký hiệu nào đó, về mặt giá trị
chỉ lấy giá trị 0 hoặc 1.
Hàm logic: là biểu diễn của nhóm các biến logic, liên hệ với nhau thông qua
các phép toán logic, về mặt giá trị cũng lấy giá trị 0 hoặc 1.
1
Tổ hợp biến: Do mỗi biến logic có thể nhận một trong hai giá trị (0 hoặc 1) nên
với n biến logic ta sẽ có N = 2n tổ hợp biến khác nhau.
Ví dụ: 1 biến có 1 tổ hợp, 2 biến có 4 tổ hợp, 3 biến có 8 tổ hợp, …..
1.1.2. Các phép toán logic cơ bản
Đại số logic nghiên cứu các mối liên hệ (hay các phép tính cơ bản) giữa các
biến logic. Vì các biến logic chỉ nhận một trong hai giá trị 0 hoặc 1 nên kết quả các
phép toán logic cũng chỉ nhận các trị số 0 hoặc trị số 1.
Trong đại số logic có 3 phép tính cơ bản, bao gồm:
+ Phép phủ định ( đảo ) : 0  1 ; 1  0
+ Phép cộng logic ( tuyển ) : 0 + 0 = 0 ; 0+ 1= 1; 1+ 0 = 1; 1+1 = 1.
+ Phép nhân logic ( hội ) : 0.0 = 0 ; 0.1 = 0; 1.0 = 0 ; 1.1 = 1
1.1.3. Các tính chất cơ bản của đại số logic
Một số tính chất cơ bản của đại số logic như sau:
- Tính giao hoán : A+ B= B+ A
A.B = B.A
- Tính chất kết hợp: A+B+C = (A+B)+C = A+(B+C)
ABC = (AB)C = A(BC)
- Tính chất phân phối: A(B+C) = AB+AC
A+BC = (A+B)(A+C)
- Tồn tại các phần tử trung hòa, ký hiệu 0 và 1, sao cho :
A+ 0 = A
A.1 = A
- Với mọi phần tử A, tồn tại phần tử bù, ký hiệu A , sao cho :
A A 1
A. A  0

- Luật hoàn nguyên ( phủ định hai lần ) : A  A


- Luật đồng nhất giữa phép cộng và phép nhân logic :
A+A=A
A.A = A
- Quy tắc giữa biến và hằng :
A+1=1
A .0 = 0
- Luật nuốt (tính chất loại trừ ) :
A.( A + B ) = A
A + ( A. B ) = A
- Luật dán : A.( A + B ) = A. B
A+ A.B=A+B

2
- Định lý DeMorgan:
Định lý 1: Phủ định của 1 tổng bằng tổng các phủ định:
A  B  A.B
Định lý 2: Phủ định của một tích bằng tổng các phủ định:
AB  A  .B
- Một số công thức thường dùng khác :
A.B + A = A
(A+ B) (A + B ) = A
A.B + A .C +B.C = A.B + A .C
1.2. HÀM LOGIC
1.2.1. Khái niệm và biểu diễn hàm logic
Định nghĩa 1.3. Hàm logic
Hàm logic là biểu diễn của nhóm các biến logic, liên hệ với nhau thông qua các
phép toán logic, về mặt giá trị cũng lấy giá trị 0 hoặc 1.
Đối với các loại đại số khác (đại số cổ điển) việc chuyển đổi giữa các dạng hàm
số của chúng với nhau rất phức tạp và cần rất nhiều các điều kiện kèm theo dựa trên
các định lý toán học. Mặc dù vậy khi chuyển đổi được đôi khi vẫn có sai số kèm theo.
Nhưng không phải phương trình toán học nào chúng ta cũng có thể tìm được phương
trình đương tương của nó biểu diễn dưới dạng khác. Nhưng đối với hàm logic thì công
việc đó lại hoàn toàn khác, chúng ta có thể chuyển đổi dễ dàng một hàm logic từ dạng
này sang dạng khác mà không cần bất kỳ một điều kiện nào và kết quả nhận được
hoàn toàn chính xác.
1.2.1.1. Phương pháp lập bảng trạng thái
Bảng trạng thái của một hàm f với n biến được biểu diễn bởi bảng hai chiều có
n+1 cột và 2n hàng. Trong đó: n cột biểu thị giá trị của n biến; 1 cột biểu thị giá trị của
hàm f, và 2n hàng ứng với mỗi tổ hợp biến. Tại mỗi dòng ứng với mỗi tổ hợp giá trị
biến ghi giá trị của hàm tương ứng. Bảng này còn được gọi là bảng chân lý hay bảng
chức năng.
- Ví dụ: Bảng chân lý của hàm f(X) gồm ba biến X1 , X 2 , X 3 như sau:
Bảng 1.1 Bảng chân lý biểu diễn hàm logic 3 biến
X3 X2 X1 f(X)
0 0 0 0
0 0 1 0
0 1 0 1
0 1 1 1
1 0 0 0
1 0 1 0
1 1 0 0
1 1 1 1
3
1.2.1.2. Dạng biểu thức toán học f(X)
Vẫn từ bảng chức năng biểu diễn f(X) như bảng 1.1 thì hàm f(X) còn có thể
được biểu diễn dưới dạng biểu thức toán học. Dạng biểu diễn này gồm hai dạng: Dạng
chuẩn tắc tuyển và dạng chuẩn tắc hội (Sẽ được trình bày trong nội dung tiếp theo)
Ví dụ: Dạng biểu thức toán học của hàm f(X) theo chuẩn tắc tuyển:
  
f (X1 , X 2 , X3 )  X1 X 2 X3  X1X 2 X3  X1X 2X3
1.2.1.3. Dạng mã số với các giá trị (0,1)
Tương ứng với ví dụ trên, hàm ba biến có thể biểu diễn dưới dạng các giá trị
(0,1) như sau:
f (X1,X2 ,X3 )    010 110 111 
1.2.1.4. Dạng giá trị con số nhị phân
Ứng với cách biểu diễn hàm logic dưới dạng (0,1) thì nó có các giá trị của con
số kèm theo như sau:
f (X1 , X2 , X3 )    2, 6, 7 

Với cách biểu diễn này ta có thể đơn giản hóa cách biểu diễn hàm logic, thể
hiện gọn gàng hơn nhưng vẫn chứa đầy đủ các thông tin cần thiết.
1.2.1.5. Dạng bìa Karnaugh
Một trong những các biểu diễn hàm logic được ứng dụng nhiều nhất trong việc
biến đổi và gia công toán học là bìa Karnaugh. Đây là dạng biểu diễn rất thuận lợi cho
biến đổi hàm logic (điều này sẽ được nói kỹ trong phần rút gọn hàm logic phía sau).
Bìa Karnaugh cùa hàm logic trong ví dụ ở trên có dạng như sau:

X2 X3 00 01 11 10
X1

0 1
1 1 1

Nhìn vào bìa Karnaugh thấy có cấu tạo hai trục (Trục X1 và trục X 2 X 3 ), từ hai
trục đó tạo ra các tọa độ trong bảng, mỗi một ô trong bảng ứng với một tọa độ nhất
định. Trên hai trục có các giá trị (0,1) khi ghép chúng lại thì tạo ra tọa độ của ô đó
 
((010- X1 X 2 X 3 ) đồng thời giá trị (010) đó cũng là tổ hợp của tín hiệu vào của hệ
thống – nó cũng ứng với một tích số trong biểu thức toán học (hai trục tương ứng với
tập tín hiệu vào của chức năng), còn các ô bên trong bìa Karnaugh lấy giá trị 1 hoặc 0
(thường là ô bỏ trống) tương úng với f(X) trong bảng chức năng, đó cũng là đáp ứng ra
của hệ thống.

4
1.2.1.6. Dạng hình học của hàm logic
Miền xác định của hàm được chuyển thành miền không gian n chiều. Mỗi một
tổ hợp giá trị biến được biểu diễn bởi một điểm trong không gian đó. Hàm n biến thì
tương ưng với không gian n chiều, nghĩa là sẽ có 2n điểm.
Với cách biểu diễn này thì nếu như ở đỉnh có chấm đậm trên hình thì tương ứng
cới đáp ứng ra của hàm có giá trị 1 còn không có chấm ứng với giá trị 0.
+ n= 1 ( 1 biến ) thì có 2 khả năng tương ứng với 2 điểm trong không gian 1
chiều:
0 1 x

Hình 1.1 Biểu diễn hình học hàm logic 1 biến


+ n= 2 ( 2 biến ) thì dùng không gian 2 chiều:

Hình 1.2 Biểu diễn hình học hàm logic hai biến
+ n= 3 ( 3 biến ) thì biểu diễn trên không gian 3 chiều:

Hình 1.3 Biểu diễn hình học hàm logic ba biến


+ n= 4 ( 4 biến) thì biểu diễn trên hình 16 đỉnh.
+ n = 5 (5 biến) thì biểu diễn trên hình 32 đỉnh.
- Nhận xét : Ở phương pháp này chỉ cho phép ta biểu diễn tối đa là n= 14 vì khi
số biến tăng lên thì ta phải biểu diễn chúng theo không gian nhiều chiều, rất phức tạp.
1.2.2. Dạng chuẩn tắc của hàm logic
Một hàm logic n biến bất kỳ luôn luôn có thể biểu diễn dưới dạng chuẩn tắc
tuyển đây đủ hoặc chuẩn tắc hội đầy đủ.
- Dạng chuẩn tắc tuyển đầy đủ: Là hàm f = tổng của các tích:
+ Cách viết hàm số dưới dạng chuẩn tắc tuyển đầy đủ:
Chỉ quan tâm đến các tổ hợp biến mà hàm có giá trị bằng 1. Số lần hàm bằng 1
sẽ chính là số tích của biểu thức.

5
Trong mỗi một tích các biến có giá trị bằng 1 được giữ nguyên, còn các biến có
giá trị bằng 0 lấy phủ định, nghĩa là nếu giá trị của Xi = 1 thì trong tích sẽ được viết là
Xi còn nếu Xi = 0 thì trong tích sẽ viết là: Xi phủ định (𝑋̅𝑖 ).
Hàm f bằng tổng các tích đó.
- Dạng chuẩn tắc hội đầy đủ: Là hàm f = tích của các tổng
+ Cách viết hàm số dưới dạng chuẩn tắc hội đầy đủ:
Chỉ quan tâm đến các tổ hợp biến mà hàm có giá trị bằng 0. Số lần hàm bằng 0
sẽ chính là số tổng của biểu thức.
Trong mỗi một tổng các biến có giá trị bằng 0 được giữ nguyên, còn các biến có
giá trị bằng 1 lấy phủ định, nghĩa là nếu giá trị của Xi = 0 thì trong tích sẽ được viết là
Xi còn nếu Xi = 1 thì trong tích sẽ viết là: Xi phủ định (𝑋̅𝑖 ).
Hàm f bằng tích các tổng đó.
- Ví dụ: Ta có hàm logic cho bởi bảng sau:
X1 X2 f(X)
0 0 0
0 1 1
1 0 1
1 1 0

+ Biểu diễn dưới dạng chuẩn tắc tuyển


Đây là hàm 2 biến, ta có:
f(X) = f(0,0). X1. X 2 + f(0,1). ̅̅̅
X1 X2 +f(1,0). X1̅̅̅
X 2 +f(1,1). X1 X2
̅̅̅1 X2 +1. X1̅̅̅
= 0. X1. X 2 + 1. X X 2 +0. X1 X2
= ̅̅̅
X1 X2 + X1̅̅̅
X2
+ Biểu diễn dưới dạng CTH
f(X) = [f(00) +X1 +X2]. [f(01) +X1 +X ̅̅̅2 ].[f(10) +X ̅̅̅1 +X2]. [f(11) +X
̅̅̅1 +X
̅̅̅2 ].
= [X1 +X2]. [1 +X1 +X ̅̅̅2 ].[1 +X
̅̅̅1 +X2]. [X ̅̅̅1 +X
̅̅̅2 ].
= [X1 +X2].1.1 [X ̅̅̅1 +X ̅̅̅2 ].
= [X1 +X2] [X̅̅̅1 +X
̅̅̅2 ]
1.3. RÚT GỌN HÀM LOGIC
1.3.1. Sự dư thừa và khái niệm về rút gọn hàm logic
Rút gọn hàm logic hay quá trình tối thiểu hóa hàm logic là một quá trình biến
đổi hàm logic để được một hàm mới có số lượng số hạng và số lượng biến ít hơn mà
không thay đổi giá trị của hàm logic đó.
Hiện nay trong kỹ thuật thường dùng một trong hai cách rút gọn hàm logic sau:
- Rút gọn hàm logic bằng phương pháp đại số.
- Rút gọn hàm logic bằng phương pháp bìa Karnaugh.

6
1.3.2. Rút gọn hàm logic bằng phương pháp đại số
Bản chất của phương pháp này là sử dụng các tính chất, định lý để đưa biểu
thức về dạng tối giản.
Ví dụ: Biến đổi hàm logic sau về dạng tối giản:
Y = A𝐵̅ + C + 𝐴̅𝐶̅ D + B𝐶̅ D
= A𝐵̅ + C +C(𝐴̅D + BD)
= A𝐵̅ + C + 𝐴̅D + BD = A𝐵̅ + C + D(𝐴̅ + B)
̅̅̅̅̅ ) = A𝐵̅ + C + D
= A𝐵̅ + C + D(𝐴𝐵
1.3.3. Rút gọn hàm logic bằng bìa Karnaugh
Các bước rút gọn: Nội dung cơ bản của phương pháp này là dựa vào tính chất
hình học của bìa Karnaugh và tính chất liền kề của các ô trong bìa để rút gọn.
Để rút gọn hàm logic theo phương pháp này ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn phương pháp
+ Chuẩn tắc tuyển (với các ô có giá trị = 1 hoặc tùy ý)
+ Chuẩn tắc hội (với các ô có giá trị = 0 hoặc tùy ý)
Bước 2: Biểu diễn hàm logic bằng bìa Karnaugh
Bước 3: Nhóm các ô theo nguyên tắc:
+ Các ô cùng giá trị mới được dán với nhau
+ Các ô liền kề hoặc đối xứng nhau thì mới được dán với nhau
+ Số lượng ô trong 1 khối 2n
+ Mỗi ô được tham gia ít nhất 1 khối, khi dán thì: Số lượng khối là ít nhất,kích
thước khối là lớn nhất,không có nhóm nào bao nhóm nào.
+ Mỗi 1 ô vuông của bìa Karnaugh ứng với 1 biểu thức tính
Chú ý: Khi kích thước khối tăng lên 2 lần thì biểu thức tích sẽ giảm đi 1 biến
Bước 4: Viết biểu thức logic cho từng nhóm: Tuỳ theo giá trị của các ô được
nhóm và có hai cách viết sau:
+ Viết theo dạng tuyển: (Các ô được nhóm là các ô có giá trị 1): Với cách nhóm
này, biểu thức của nhóm có dạng tích của các biến trong đó biến nào giữ giá trị 1..
+ Viết theo dạng hội: (Các ô được nhóm là các ô có giá trị 0): Với cách nhóm
này, biểu thức của nhóm có dạng tổng của các biến trong đó biến nào giữ giá trị 0
Bước 5: Ghi kết quả rút gọn của hàm:
+ Đối với dạng tuyển: Ta lấy tổng các biểu thức đại số của các nhóm.
+ Đối với dạng hội: Ta lấy tích các biểu thức đại số của các nhóm.
Chú ý: Để rút gọn hàm logic một cách chính xác và đạt kết quả rút gọn tối
thiểu, ta cần chú ý nhóm các ô chính xác và đạt tối thiểu đồng thời xác định chính xác
các biểu thức logic của các nhóm.

7
1.4. ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN HÀM LOGIC
1.4.1. Đạo hàm riêng hàm logic
Trước khi tìm hiểu định nghĩa đạo hàm riêng hàm logic, chúng ta cần nắm vững
định nghĩa về đạo hàm hàm logic. Đạo hàm của hàm logic f(x) được định nghĩa như
sau :
df (x) 
 f (x)  f (x)
dx
_ _
Trong đó :  là phép toán cộng modun (Ví dụ : a  b  a b  a b ) ;
_ _
dx  x  x  x  1 là sự thay đổi hay biến động của biến x từ x đến x ,
Từ sự biến đổi của biến số hay gia số của biến số sẽ xuất hiện sự thay đổi của
hàm số hay gia số của hàm số là :
_
df (x)  f (x)  f (x)  f (x)
Định nghĩa 1.4: Cho f(X) là hàm logic n biến [X  x1 , x 2 ,..., x n  ] . Đạo hàm riêng của
hàm f(X) đối với biến x i (1  i  n) được định nghĩa như sau :
f (X)
 f (x1,..., x i ,..., x n )  f (x1,..., x i ,..., x n )
x i
1.4.2. Các tính chất đạo hàm riêng hàm logic
Giả sử f(X) và g(X) là các hàm logic nhiều biến với X  x1 , x 2 ,..., x n  . Đạo
hàm riêng của hàm logic có một số tính chất cơ bản như sau :
_
 f (X) f (X)
- 
Xi Xi
 2f (X)
- 0
XiXi
 2f (X)  2f (X)
- 
XiX j X jXi
 (f (X).g(X))
-  f (X)
Xi
(f (X)  g(X)) g(X) f (X) f (X) g(X)
-  f (X)  g(X)  .
Xi Xi Xi Xi Xi
 (f (X)  g(X)) f (X) g(X)
-  
Xi Xi Xi
1.4.3. Tính đạo hàm riêng hàm logic
a. Phương pháp tính theo đại số.
8
Ví dụ : Cho hàm số f (X)  f (x1 , x 2 , x 3 )  x1x 2  x 3 , tính đạo hàm riêng của
f(X) theo biến x1 .
Phương pháp tính theo đại số là áp dụng theo đúng định nghĩa đạo hàm (chú ý
dùng quan hệ cộng modun và định lý Demorgan)
df (x)
 (x1x 2  x 3 )  (x1x 2  x 3 )
dx1
 (x1x 2  x 3 )(x1x 2  x 3 )  (x1x 2  x 3 )(x1x 2  x 3 )
 (x1x 2 x 3 )(x1x 2  x 3 )  (x1x 2  x 3 )(x1x 2 x 3 )

   
 x1  x 2 x 3 (x1x 2  x 3 )  (x1x 2  x 3 ) x1  x 2 x 3  

 x1 x 3  x x  (x x
2 3 1 2 
 x 3 )  (x1x 2  x 3 ) x1 x 3 x x 
2 3

 x1x 2 x 3  x1x 3  x 2 x 3  x1x 2 x 3  x1x 3  x 2 x 3


 x1 x 2 x 3  x 1x 2 x 3  x 2 x 3
Kết quả tính toán này cũng có thể nhận được bằng phương pháp khác có tên là
phương pháp bìa Karnaugh.
b. Phương pháp bìa Karnaugh
Vẫn với ví dụ f (X)  f (x1 , x 2 , x 3 )  x1x 2  x 3 ta có :
df (x)
 (x1x 2  x 3 )  (x1x 2  x 3 )  A  B
dx1
Phương pháp bìa Karnaugh này được minh họa trên hình 1.4.
Sau khi ánh xạ A  x1x 2  x 3 và B  (x1x 2  x 3 ) vào bìa Karnaugh, ta thực
hiện cộng modun hai bìa đó lại với nhau chồng khít hai bìa Karnaugh đó lại với nhau)
sẽ thu được kết quả như ở bìa Karnaugh đáp số. Kết quả thu được giống như kết quả
tính toán theo phương pháp đại số

Hình 1.4 Bìa Karnaugh của hàm f(X)

Để tính được đạo hàm riêng của hàm f(X) theo biến x i ta còn có thể dựa vào
định lý, định lý này xuất phát từ đặc điểm của hàm Boole chí có hai giá trị là 0 và 1,
9
cho nên khi tính đạo hàm riêng của hàm f(X) theo biến x i ta có thể thay giá trị của x i
là 0 hoặc 1 vào trong công thức sau.
c. Tính theo định lý
Định lý 1.1. Đạo hàm riêng của hàm f(X) trong đó X   x1 , x 2 ,..., x n  theo biến x i với
(1  i  n) có thể được tính theo công thức sau:
df (x)
 f (x1,...,1,....,x n )  f (x1,...,0,...,x n )
dx1 i i

Định lý này dựa trên đặc điểm của hàm logiccó hai giá trị của một biến x i ( nên
x i  1 thì x i  0 ) vậy có thể thay giá trị 0 hoặc 1 của biến x i sẽ thu được công thức
như công thức của định lý.
Áp dụng công thức tính đạo hàm riêng của hàm f(X) theo biến x1 cho ví dụ đã
nêu ở trên ta có :
f (X)  f (x1,x 2 ,x 3 )  x1x 2  x 3
f (x)
 (1.x 2  x 3 )  (0.x 2  x 3 )  (x 2  x 3 )  x 3
x1
 (x 2  x 3 ).x 3  (x 2  x 3 )x 3  x 2 x 3
1.4.4. Đạo hàm toàn phần hàm logic
Định nghĩa 1.5: Cho f{X,y(X)} là hàm chuyển mạch vecto, ở đây X và y là các vecto n
và m thứ nguyên tương ứng. Đạo hàm toàn phần của hàm f đối với biến x i được định
nghĩa như sau:
df (x)
 f  x i , y(x i )   f  x i , y(x i ) 
dx i
Đạo hàm toàn phần bậc cao của một hàm Boole được định nghĩa như sau :
Định nghĩa 1.6: Cho X   X1 ,X2  đạo hàm toàn phần bậc cao của hàm f(X) đối với m
biến trong X1 được định nghĩa như sau:

df (X) d  d   df (X)   
   ...   ... 
dX1 dx1  dx 2   dx m   
Trong đó X1   x1 , x 2 ,..., x m  .
1.4.5. Vi phân toàn phần hàm logic
Trước khi nói tới vi phân toàn phần ta xét tới vi phân riêng phần hàm logic
Định nghĩa 1.7:

10
Vi phân riêng phần d xi f (X) của hàm f(X) trong đó X   x1, x 2 ,..., x n  đối với
biến x i  X(1  i  n) với số gia của f(X) theo giá trị của x i là :
d xi f (X)  f  x i ,..., x i1 , x i , x i1 ,...., x n   f  x i ,..., x i1 , x i  dx i , x i 1 ,...., x n 
Từ định nghĩa của vi phân riêng phần ta có định lý sau :
Định lý 1.2:
f (X)
d xi f (X)  dx i
x i
Ta có thể chứng minh định lý này bằng một ví dụ cụ thể
Ví dụ : Cho f3 (X)  x1x 2  x 3
Tính d x1 f3 (X)  f  x1, x 2 , x 3   f   x1  dx1  , x 2 , x 3 

  x1x 2  x 3     x1  dx1  x 2  x 3 


  x1x 2  x 3   x1dx1  x1 dx1 x 2  x 3  

  x1x 2  x 3   x1x 2dx1  x1x 2 dx1  x 3 
f 3 (X)
 x 2 x 3dx1  .dx1
x1
Định nghĩa 1.8:
Vi phân toàn phần df(X) của hàm f(X) là số gia của hàm số theo số gia dX của
biến số X được tính :
df (X)  f (X)  f (X  dX)
Một số tính chất cơ bản của vi phân toàn phần :
- da  0
- d  af (X)   adf (X)
- d  df (X)   0
- d(f (X)g(X))  f (X)dg(X)  g(X)df (X)  df (X)dg(X)
- d(f (X)g(X))  f (X)dg(X)  g(X)df (X)  df (X)dg(X)
- d(f (X)  g(X))  df (X)  dg(X)
BÀI TẬP, CÂU HỎI ÔN TẬP
1.1. Một căn nhà có ba cửa ra vào. Lập bảng chân lý cho chức năng nếu cứ có hai cửa
ra vào bị mở đồng thời thì báo hiệu.
1.2. Lập bảng chân lý cho hàm số sau :
f (x1 , x 2 , x 3 )  x1x 2 x 3  x 2 x 3x 4  x 3 x 4
1.3. Chứng minh rằng hai hàm Boole sau đây tương đương :

11

f1 (A, B,C)   A  C  B  C 

f 2 (A,B,C)   A  B  A  B  C A  B  C  
1.4. Hãy chứng minh các quan hệ sau :
a. A  A.B  A  B
b. A.B  A.C  B.C  A.B  AC
c. AB  AC  (A  C).(A  B)
1.5. Rút gọn các biểu thức sau theo tiên đề :
a. Y  A  ABC  (A  ABC)(A  ABC)
b. Y  (AB  ABC  CD)(AC  BD)
c. Y  (AC  AC)D  AC  AB
1.6. Chứng minh các đẳng thức sau :
a. (A  BC  D)  A(B  C)D

b. AB  BCD  AC  BC  AB  C


c. ABCD  ABCD  AB  BC  CD  DA 
d.  A  B. B  C  
. C  D   AB  BC  CD  DA 
1.7. Dùng phương pháp bìa Karnaugh rút gọn hàm logic sau :
a. F1 (x1 ,x 2 ,x 3 ,x 4 )  (1,3,6,7,8,12,14,15)
b. F2 (x1 ,x 2 ,x 3 ,x 4 ,x 5 )  (1,3,5,8,10,14,17,20,21,27,30,31)
X  (7,12,18,24,26)
c. F3 (x1,x 2 ,x 3 ,x 4 ,x 5 )  (0,1,3,4,5,9,12,17,21,22,24,28,30)
X  (7,8,25,26)
1.8. Dựa vào định nghĩa tính đạo hàm riêng của hàm Boole sau :
Cho f (x1 , x 2 , x 3 )  x1 x 2  x 2 x 3  x1x 3 , X  (x1,x 2 ,x 3 )
f (X) f (X) f (X)
Tính : , , .
x1 x 2 x 3
1.9. Dùng phương pháp bìa Karnaugh để tính đạo hàm riêng của hàm logic sau :
Cho f (x1 , x 2 , x 3 )  x 2  x1 x 3
f (X) f (X) f (X)
Tính : , , .
x1 x 2 x 3
1.10. Dùng phương pháp bìa Karnaugh để tính đạo hàm riêng của hàm logic sau :

12
Cho f (x1 , x 2 , x 3 , x 4 )  x1 x 2  x1x 2 x 3  x1 x 2 x 4  x 2 x 3x 4
f (X) f (X) f (X) f (X)
Tính : , , , .
x1 x 2 x 3 x 4

13
Chương 2. HÀM BIẾN SỐ PHỨC

Trong chương này chúng ta tìm hiểu những vấn đề cơ bản của giải tích phức:
Lân cận, miền, giới hạn, liên tục, đạo hàm của hàm biến phức, tích phân phức, chuỗi
số phức, chuỗi lũy thừa, chuỗi Laurent … Để nghiên cứu các vấn đề này chúng ta
thường liên hệ với những kết quả đối với hàm biến thực. Mỗi hàm biến phức tương
ứng với hai hàm hai biến thực, chuyển các tính chất giải tích của hàm biến phức về
tính chất tương ứng của hàm thực hai biến. Ngoài ra xuất phát từ những tính chất đặc
thù của hàm biến phức trình bày thêm tích phân Cauchy, khai triển hàm biến phức
thành chuỗi Taylor, chuỗi Laurent, tính thặng dư của hàm số tại điểm bất thường cô
lập và ứng dụng lý thuyết thặng dư để giải quyết những bài toán cụ thể. Cuối cùng
chương này xét phép biến đổi Z là một ứng dụng cụ thể của khai triển Laurent.

2.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN


2.1.1. Số phức
Số phức khởi đầu được sử dụng để tính toán một cách đơn giản, tuy nhiên lý
thuyết hàm biến phức ngày càng chứng tỏ là một công cụ rất hiệu quả trong nhiều lĩnh
vực của khoa học và kỹ thuật. Hầu hết các lời giải độc đáo của các bài toán quan trọng
trong lý thuyết truyền nhiệt, truyền dẫn, tĩnh điện, và thủy động lực đều được sử dụng
phương pháp các hàm biến phức. Đối với vật lý hiện đại, hàm biến phức trở thành một
bộ phận thiết yếu của vật lý lý thuyết. Chẳng hạn các hàm sóng trong cơ học lượng tử
là các hàm biến phức.
Dĩ nhiên khi thực hiện một thí nghiệm hoặc phép đo nào đó thì kết quả mà
chúng ta nhận được là các giá trị thực, nhưng để phát biểu lý thuyết về kết quả này
thường phải sử dụng đến các số phức. Có một điều kỳ lạ rằng nếu lý thuyết chính xác
thì các phân tích toán học với hàm biến phức luôn dẫn đến lời giải là thực. Vì vậy hàm
biến phức thực sự là một công cụ không thể thiếu của khoa học kỹ thuật hiện đại.
a. Dạng tổng quát của số phức
Số phức có dạng tổng quát: z = x + iy
Trong đó: x, y là các số thực: i2 = -1 .
x là phần thực của z, ký hiệu Rez.
y là phần ảo của z, ký hiệu Imz.
Khi y = 0 thì z = x: là số thực; khi x=0 thì z = iy gọi là số thuần ảo.
Số phức z= x – iy, ký hiệu z , được gọi là số phức liên hợp với số phức z.
Hai số phức z1  x1  iy1 và z2  x2  iy2 bằng nhau khi và chỉ khi phần thực và
phần ảo của chúng bằng nhau:
 x1  x2
z1  x1  iy1, z2  x2  iy2 ; z1  z2   (2-1)
 y1  y2
Tập hợp tất cả các số phức ký hiệu ℂ.
14
b. Các phép toán
Cho hai số phức z1  x1  iy1 và z2  x2  iy2 , ta định nghĩa:
- Phép cộng: tổng của hai số phức z1 và z2 , ký hiệu là z  z1  z2 .
z  ( x1  x2 )  i( y1  y2 ) (2-2)

- Phép trừ: hiệu của hai số phức z1 và z2 , ký hiệu là z  z1  z2 .


z  z1  ( z2 )  ( x1  x2 )  i( y1  y2 ) (2-3)

- Phép nhân: Tích của hai số phức z1 và z2 là số phức được ký hiệu và định
nghĩa bởi biểu thức:
z  z1z2  ( x1  iy1 )( x2  iy2 )  ( x1x2  y1 y2 )  i( x1 y2  y1x2 ) (2-4)

- Phép chia: Nghịch đảo của số phức z  x  iy  0 là số phức ký hiệu 1 hay


z
1
z 1 , thỏa mãn điều kiện zz 1  1 . Vậy nếu z  x  iy thì:
' '

 xx'  yy '  1 x y
 '  x'  2 2 ; y '  2 2 (2-5)
 yx  xy  0 x y x y
'

1 x1 x2  y1 y2 y1 x2  x1 y2
Số phức z  z1 z2  i 2 2 được gọi là thương của hai số
x22  y22 x2  y2
z1
phức z1 và z2 ký hiệu z  ( z  0) .
z2 2

Ví dụ 2.1: Cho z  x  iy , tính z 2 , z z .
Giải:

z 2  ( x  iy)2  ( x2  y 2 )  i(2 xy), z z  x 2  y 2
Ví dụ 2.2: Tìm các số thực x, y là nghiệm của phương trình:
5( x  y)(1  i)  ( x  2i)(3  i)  3 11i
Giải: Khai triển và đồng nhất phần thực, phần ảo hai vế ta được:
 2x  5 y  2  3 7
  x  3, y  .
4 x  5 y  6  11 5
 z  iw  1
Ví dụ 2.3: Giải hệ phương trình 
2 z  w  1  i
Giải: Nhân i vào phương trình thứ nhất và cộng vào phương trình thứ hai ta
được:
1  2i (1  2i)(2  i) 4  3i
(2  i) z  1  2i  z   
2i 5 5

15
1  3i  3i
 w  i( z 1)  i  
 5  5
Ví dụ 2.4: Giải phương trình z 2  2 z  5  0
Giải:z 2  2z  5  ( z  1)2  4  ( z  1)2  (2i)2  ( z  1  2i)( z  1  2i)
Vậy phương trình có hai nghiệm z1  1  2i, z2  1  2i
c. Biểu diễn hình học của số phức, mặt phẳng phức
Xét mặt phằng với hệ tọa độ trực chuẩn Oxy , có véc tơ đơn vị trên hai trục tương
ứng là i và j . Mỗi điểm M trong mặt phẳng này hoàn toàn được xác định bởi tọa độ
 x; y  của nó thỏa mãn OM  xi  y j
Số phức z  x  iy cũng hoàn toàn được xác định bởi phần thực x và phần ảo
y của nó. Vì vậy người ta đồng nhất mỗi điểm có tọa độ  x; y  với số phức z  x  iy ,
lúc đó mặt phẳng này được gọi là mặt phẳng phức.

Hình 2.1 Mặt phẳng phức


d. Dạng lượng giác của số phức
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ trực chuẩn Oxy , nếu ta chọn Ox làm trục cực
thì điểm M  x; y  có tọa độ cực  r,  xác định bởi r  OM ,   Ox, OM  ,

 x  r cos 
thỏa mãn:  , ta ký hiệu và gọi
 y  r sin 

z  r  OM  x 2  y 2
(2-6)
Argz    k 2 , k 
là môđun và argument của số phức z  x  iy

16
Góc  của số phức z  x  iy  0 được xác định theo công thức sau
 tg  y x
 (2-7)
cos   x x  y
2 2

Giá trị của Arg z nằm giữa  và  được gọi là argument chính, ký hiệu arg z
Vậy:
  arg z  
Từ công thức (2.5) ta có :
z  x  iy  cos  i sin   (2-8)
gọi là dạng lượng giác của số phức.
Sử dụng khai triển Maclaurin có thể chứng minh được công thức Euler :
ei  cos  i sin  (2-9)
Do đó :
ei  ei ei  e i
cos   ,sin   (2-10)
2 2i
Từ (2.8)-(2.9) ta có thể viết số phức dưới dạng mũ
z  z ei (2-11)
*Các tính chất của số phức:
z  z
- z1  z2  z1  z2 ; z1z2  z1 z2 ;  1   1 (2-12)
 z2  z2
zz zz
- Re z  ; Im z  ,z zz (2-13)
2 2i
 z1  z2  z1  z2
- z1  z2    (2-14)
arg z1  arg z2 Arg z1  Arg z2  k 2

2 1 z z z zz
- zz  z ,   2 , 1  1 22 (2-15)
z zz z z2 z2
17
z1 z1
- z1 z2  z1 z2 ,  , z  z  z1  z2 (2-16)
z2 z2 1 2

z 
- Arg  z1 z2   Argz1  Argz2 , Arg  1   Argz1  Argz2 (2-17)
 z2 
 x  z
- z  x  iy   và z  x  y (2-18)
 y  z
e. Phép nâng lũy thừa, công thức Moivre
Lũy thừa bậc n của số phức z là số phức z n  zz... z . Từ công thức (2.14)-(2.15)
n

ta có công thức Moivre:


zn  z  cos n  i sin n  ,
n
Argz    k 2 (2-19)

Đặc biệt, khi z  1 ta có

 cos   i sin     cos n  i sin n 


n
(2-20)

 
10
Ví dụ 2.5: Tính 1  3i
10
  2 2  20 20 
Giải:  1  3i  10 
10
 2  cos  i sin   2  cos  i sin 
  3 3   3 3 

 2 2   1 3 
 210  cos  i sin   210    i   29  i 329
 3 3   2 2 
f. Phép khai căn
Số phức  được gọi là căn bậc n của z , ký hiệu   z , nếu   z .
n n

Nếu viết dưới dạng lượng giác: z  r  cos  i sin   ,    cos  i sin   thì

 nr
 n  r 
z    n
   k 2 (2-21)
n    k 2 , k   
 n
Vì Argument của một số phức xác định sai khác một bội số nguyên của 2
nên với mỗi số phức z  0 có đúng n căn bậc n . Các căn bậc n này có cùng mô đun
là n
r , Argument nhận các giá trị     k 2 ứng với k  0,1,...., n  1 , vì vậy nằm
n n
trên đỉnh của n-giác đều nội tiếp đường tròn tâm O bán kính n
r
Ví dụ 2.6: Giải phương trình z 4  1  0

18
Giải: Nghiệm của phương trình là căn bậc 4 của 1  cos  i sin  tương ứng là:
  1 i
z0  cos  i sin  ,
4 4 2
1  i
z1  iz0  ,
2
1  i
z 2   z0  ,
2
1 i
z3  iz0  .
2
2.1.2. Mặt cầu phức
Ta đã có một biểu diễn hình học của tập các số phức bằng đồng nhất mỗi số
phức z  x  iy với điểm M có tọa độ  x; y  trong mặt phẳng vợi hệ tọa độ Oxy .
Mặt khác nếu ta dựng mặt cầu   có cực nam tiếp xúc với mặt phẳng Oxy tại
O, khi đó mỗi điểm z thuộc mặt phẳng Oxy sẽ tương ứng duy nhất với điểm  là giao
điểm của tia Pz và mặt cầu  , P là điểm cực bắc của  .
Vậy mỗi điểm trên mặt phẳng Oxy được xác định bởi một điểm trên mặt cầu
  ngoại trừ điểm cực bắc P .
Ta gán cho điểm cực bắc này số phức vô cùng . Tập hợp các số phức
thêm số phức vô cùng được gọi là tập số phức mở rộng . Như vậy toàn bộ mặt cầu
  là một biểu diễn hình học của tập số phức mở rộng .
Quy ước z    z  0  , z    z  0  , z    ,   z   .
0

Hình 2.2 Mặt cầu phức


2.1.3. Lân cận, miền
a. Lân cận
Khái niệm  - lân cận của z0  được định nghĩa hoàn toàn tương tự với  -
lân cận trong 2 , đó là hình tròn có tâm tại điểm này và bán kính bằng  .

B  z0   z  
z  z0   (2-22)

N - lân cận   : 
BN     z  z  N   

19
b. Điểm trong, tập mở
Giả sử E là một tập các điểm của mặt phẳng phức hoặc mặt cầu phức. Điểm
z0 được gọi là điểm trong của E nếu tồn tại một lân cận của  z0  nằm hoàn toàn
trong E .
Tập chỉ gồm các điểm trong được gọi là tập mở.
c. Điểm biên
Điểm z1 , có thể thuộc hoặc không thuộc E , được gọi là điểm biên của E nếu
mọi lân cận của z1 đều có chứa các điểm thuộc E và các điểm không thuộc E .
Tập hợp các điểm biên của E được gọi là biên E , ký hiệu E .
Hình tròn mở z  
z  z0  r và phần bù của hình tròn mở z   
z  z0  r là
các tập mở có biên lần lượt là z  
z  z0  r và z   
z  z0  r   .

Hình tròn đóng z  z  z0  r  không phải là tập mở vì các điểm biên


z  z0  r không phải là điểm đóng.
d. Tập liên thông, miền
Tập con D của mặt phẳng phức hay mặt cầu phức được gọi là tập liên thông
nếu với bất kỳ 2 điểm nào của D cũng có thể nối chúng bằng một đường cong liên tục
nằm hoàn toàn trong D .
Một tập mở và liên thông được gọi là miền.
Miền D cùng miền D của nó gọi là miền đóng, ký hiệu D  D  D . Miền
chỉ cso một biên được gọi là miền đơn liên, trường hợp ngược lại gọi là miền đa liên.
Ta qui ước hướng dương trên biên miền là hướng mà khi ta đi trên biên theo
hướng đó thì miền D ở bên tay trái.
Miền D được gọi là bị chặn nếu tồn tại R  0 sao cho z  R, z  D .
2.1.4. Hàm biến phức
Định nghĩa 2.1. Hàm biến phức
Một hàm biến phức xác định trên tập con D của hoặc là một quy luật cho
tương ứng mỗi số phức z  D với một hoặc nhiều số phức w , ký hiệu w  f  z  , z  D .
Nếu với mỗi z chỉ cho tương ứng duy nhất một giá trị w thì f  z  được gọi là
hàm đơn vị. Trường hợp ngược lại f được gọi là hàm đa trị.
Hàm số w  f  z   z 2  3 là một hàm đơn vị, còn hàm số w  f  z   z là một
hàm đa trị.
Tập D trong định nghĩa trên được gọi là tập xác định. Ta chỉ xét tập xác định
D là một miền, vì vậy D được gọi là miền xác định.
Thông thường người ta làm cho hàm phức bằng công thức xác định ảnh f  z  ,
khi đó miền xác định D là tập các số phức z mà f  z  có nghĩa.

20
Hàm số w  f  z   z
có miền xác định là D  z z  i .
z 1
2

Ta có thể biểu diễn một hàm phức bởi hai hàm thực của hai biến  x, y  như sau:

u  u  x, y 
z  x  iy và w  f  z   u  iv thì 
 v  v  x, y 
Gọi u  x, y  là phần thực, v  x, y  là phần ảo của hàm f  z  .
u  x 2  y 2  3
Hàm số w  z 2  3   x  iy 2  3   x 2  y 2  3  i 2 xy có 
 v  2 xy
Trường hợp miền xác định D  thì ta có hàm phức biến số thực, ta ký hiệu
w  f  z  có biến số là t thay cho z .
Trường hợp miền xác định D là tập số tự nhiên thì ta có dãy số phức
zn  f  n  , n  ta thường ký hiệu dãy số là  zn n hay  zn  n 1 .

2.1.5. Giới hạn hàm biến phức


Định nghĩa 2.2. Giới hạn hàm biến phức.
Dãy số  zn  n 1 hội tụ về z0  x0  y0 , ký hiệu lim zn  z0 , nếu

n 

  0, N  0 : n  N  zn  z0   (2-23)

Dãy số  zn  n 1 có giới hạn là



, ký hiệu lim zn   , nếu
n

  0, N  0 : n  N  zn   (2-24)
Từ (2.17) suy ra rằng
 lim x  x0
 n n
lim zn  z0  x0  iy0  
n 
 lim y  y0
 n n
Định nghĩa 2.3.
Ta nói hàm phức w  f  z  xác định trong một lân cận của z0 có giới hạn là
L khi z tiến đến z0 , ký hiệu lim f  z   L nếu với mọi lân cận B  L tồn tại lân cận
zz 0

B  z0  sao cho với mọi z  B  z0  , z  z0 thì f  z   B  L  .

Trường hợp z0 , L định nghĩa trên được viết dưới dạng cụ thể sau:
lim f  z   L    0,   0 : z, 0  z  z0    f  z   L  
z  z0

Từ (2.16), (2.23), tương tự (2.26) ta có:


 lim u  x, y   u0
 x , y  x0  y0 
lim f  z   L   (2-25)
z  z0
  x , y lim v  x, y   v0
 x0  y0 

21
Trong đó z0  x0  iy0 , L  u0  iv0
2.1.6. Hàm liên tục, hàm khả vi
2.1.6.1. Hàm liên tục
Định nghĩa 2.4. Hàm phức liên tục
Hàm phức w  f  z  xác định trong miền chứa điểm z0 được gọi là liên tục tại
z0 nếu lim f  z   f  z0  . Hàm phức w  f  z  liên tục tại mọi điểm của D được gọi là
z  z0

liên tục trong D .


Từ (2.20) suy ra rằng một hàm phức liên tục khi và chỉ khi hai hàm thực hai
biến (phần thực, phần ảo) xác định bởi (2.24) là liên tục. Do đó ta có thể áp dụng các
tính chất liên tục của hàm thực hai biến cho hàm phức.
2.1.6.2. Hàm khả vi
Định nghĩa 2.5. Hàm khả vi:
Giả sử z  x  iy là một điểm thuộc miền xác định D của hàm phực đơn trị
w  f  z  . Nếu tồn tại giới hạn :

f  z  z   f  z 
lim (2-26)
z 0 z
thì ta nói hàm w  f  z  khả vi (hay có đạo hàm) tại z , còn giới hạn đó được gọi là
đạo hàm tại z , ký hiệu f '  z  hoặc w'  z 
Ví dụ 2.7: Cho w  z 2 , tính w'  z 

Giải: w   z  z 2  z 2  2 zz  z 2  w  2 z  z
z

Do đó w'  z   lim w  lim  2 z  z   2 z


z 0 z
z 0

Định lý 2.1: Nếu hàm phức w  f  z   u  x, y   iv  x, y  khả vi tại z  x  iy thì phần


thực u  x, y  và phần ảo v  x, y  có các đạo hàm riêng tại  x, y  và thỏa mãn điều kiện
Cauchy-Riemann
 u v
 x  x, y   y  x, y 
 (2-27)
 u  x, y    v  x, y 
 y x

Ngược lại, nếu phần thực u  x, y  , phần ảo v  x, y  khả vi tại  x, y  và thỏa mãn
điều kiện Cauchy-Riemann thì w = f (z ) khả vi tại z = x + iy và:
u v v u
f ' (z)  (x, y)  i (x, y)  (x, y)  i (x, y) (2-28)
x x y y

22
2.2. CÁC HÀM PHỨC SƠ CẤP CƠ BẢN
2.2.1. Hàm lũy thừa w  zn , n nguyên dương  2
w  nzn 1
Hàm số xác định và giải tích với mọi z, đạo hàm
Nếu z  r(cos  isin  ) thì w  r (cosn  isin n )
n

Vậy ảnh của đường tròn z  R là đường tròn w  R n . Ảnh của tia
Argz    k2 là tia Argw  n  k ' 2 .
2
Ảnh của hình quạt 0  arg z  là mặt phẳng w bỏ đi trục thực dương.
n
2.2.2. Hàm căn w  n z

Hàm căn bậc n: w  n z là hàm ngược của hàm lũy thừa bậc n. Mọi số phức
khác 0 đều có đúng n căn bậc n, vì vậy hàm căn là một hàm đa trị.
2.2.3. Hàm logarit w=Ln z

Hàm logarit w=Ln z  z  ew


w  Lnz  u  iv  z  ew  eu iv  eu (cosv+isinv) (2-29)

 Re w  ln z
Vậy w  Lnz  
Im w  arg z  2k
Điều này chứng tỏ hàm lôgarit phức là hàm đa trị. Ứng với mỗi z có vô số giá
trị của w, những giá trị này có phần thực bằng nhau còn phần ảo hơn kém nhau bội số
nguyên của 2π. Với mỗi
k  k 0 cố định ta được một nhánh đơn ta trị của hàm w=Ln z
w  ln z  i(arg z  k 0 2 )
Nhánh đơn trị ứng với k=0 được gọi là nhánh đơn trị chính và được ký hiệu lnz
ln z  ln z  iarg z
Trong đó ln ở vế trái là hàm biến phức, còn ở vế phải là hàm biến thực.
Một số tính chất của hàm lôgarit:
Ln(1)  ln(1)  i(arg(1)  k2 )  (2k  1) i  ln(1)  i (2-30)
Ln(z1z 2 )  Ln(z1 )  Ln(z 2 ) (2-31)
z 
Ln  1   Ln(z1 )  Ln(z 2 )
 z2  (2-32)
Lnzn  nLnz (2-33)
Các nhánh đơn trị của hàm lôgarit giải tích trên nửa mặt phẳng phức Z bỏ đi
nửa trục thực âm (x < 0).
23
2.2.4. Hàm lượng giác
2.2.4.1. Các hàm lượng giác phức
Các hàm lượng giác phức:
eiz  e  iz eiz  e  iz
cosz= , sinz= z  (2-34)
2 2i
sin z  cosz
tgz= z  (2k  1) ; cotgz= z  k (2-35)
cosz 2 sinz
Các hàm lượng giác phức còn giữ được nhiều tính chất của hàm lượng giác thực.
- Hàm cosz, sinz tuần hoàn chu kỳ 2π, hàm tgz, cotgz tuần hoàn chu kỳ π.
- Các hàm lượng giác phức giải tích trong miền xác định:
1 1
 sin z   cosz,  cosz    sin z,  tgz   ,  cotgz   2
' ' ' '
2
(2-36)
cos z sin z
cos2 z  sin 2 z  1; z 
Các công thức cộng góc, hạ bậc, tổng thành tích, tích thành tổng vẫn còn đúng.
Tuy nhiên có những tính chất của hàm lượng giác thực không còn đúng đối với
hàm lượng giác phức. Chẳng hạn hàm lượng giác thực bị chặn nhưng hàm lượng giác
phức không bị chặn (ta có thể chứng minh điều này bằng cách áp dụng định lý
Louville):
e n  en e n  en
cosni=  1, sin ni  1
cos x  1, sin x  1, x  nhưng
2 2i

2.2.4.2. Các hàm lượng giác hyperbolic phức


ez  ez ez  e z shz chz
chz  ; shz  ; thz  ; cothz  (2-37)
2 2 chz shz
Các hàm lượng giác hyperbolic phức giải tích trong miền xác định:
1 1
 shz   chz,  chz   shz,  thz   ,  cot z   2
' ' ' '
2
(2-38)
ch z sh z
chz  shz  ez ,chz  shz  ez ,siniz  ishz,cosiz=chz
ch 2z  sh 2z  1,sh2z  2chzshz,ch2z  ch 2z  sh 2z
2.3. PHÉP BIẾN HÌNH BẢO GIÁC
Nhiều vấn đề trong khoa học và thực tiễn (ví dụ bài toàn nổ mìn, bài toán thiết
kế cánh máy bay…) đưa đến bài toán: Tìm phép biến hình bảo giác biến miền D thành
miền Δ nào đó mà ta đã biết hoặc dễ dàng khảo sát hơn. Trong mục này ta đưa ra vài
nguyên lý và phương pháp tìm phép biến hình trong những trường hợp đơn giản.
2.3.1. Định nghĩa
Định nghĩa 2.6. Phép biến hình bảo giác
24
Phép biến hình w = f (z) được gọi là bảo giác tại z nếu thoả mãn hai điều kiện sau:
i. Bảo toàn góc giữa hai đường cong bất kỳ qua điểm z( kể cả độ lớn và hướng).
ii. Có hệ số co dãn không đổi tại z , nghĩa là mọi đường cong đi qua điểm này
đều có hệ số co dãn như nhau qua phép biến hình.
Phép biến hình w = f (z) được gọi là bảo giác trong miền D nếu nó bảo giác tại
mọi điểm của miền này.
Định lý sau đây cho điều kiện đủ của phép biến hình bảo giác:
Định lý 2.2 :
Nếu hàm w = f (z) khả vi tại z và f '(z) ≠ 0 thì phép biến hình thực hiện bởi hàm
w = f (z) bảo giác tại điểm z , đồng thời arg f '(z) là góc quay và f '(z) là hệ số co giãn
tại điểm z của phép biến hình đó.
Từ định lý này ta suy ra rằng nếu w = f (z) giải tích trong D và f '(z) ≠ 0, ∀z ∈ D
thì nó là một phép biến hình bảo giác trong D.
2.3.2. Một số phép biến hình cơ bản
a. Phép biến hình tuyến tính w  az  b,a  0

vì w (z)  a  0, z
'
Phép biến hình này bảo giác trong toàn miền
a  a e j w  a e j z  b
Nếu thì . Điều này chứng tỏ phép biến hình tuyến
tính là hợp của ba phép biến hình sau:

- Phép vị tự tâm 0 tỷ số
k a ,
- Phép quay tâm 0, góc quay  ,
- Phép tịnh tiến theo véc tơ b.
Vậy phép biến hình tuyến tính là một phép biến hình đồng dạng (hợp của một
phép vị tự, phép quay, phép tịnh tiến). Nó biến một hình bất kỳ thành một hình đồng
dạng với nó. Đặc biệt biến một đường tròn thành một đường tròn, biến một đường
thẳng thành một đường thẳng, một đa giác thành một đa giác đồng dạng.
Ví dụ 2.8: Tìm phép biến hình bảo giác biến tam giác vuông cân có các đỉnh
A(-7+2i), B(-3+2i), C(-5+4i) thành tam giác vuông cân có các đỉnh
A1 (2i),B1 (0),C1 (1  i) .
Giải:
Hai tam giác vuông cân bất kỳ đều đồng dạng với nhau nên tồn tại một phép
đồng dạng w = az + b, a ≠ 0 biến ΔABC thành A1B1C1 . Phép biến hình này biến A
thành A1 , biến B thành B1 , do đó a, b thỏa mãn hệ phương trình:
 i
a  
2i  a(7  2i)  b  2  w   i z 1 3 i
 
 0  a(3  2i)  b b  1  3 i 2 2

 2

25
i 3
Thay z= -5+4i ta có w   (5  4i)  1  i  1  i
2 2

1
b. Phép nghịch đảo w 
z
1
Phép biến hình w  có thể mở rộng lên mặt phẳng phức mở rộng bằng
z
cách cho ảnh của z=0 là  và ảnh của z   là w=0.
1
Đạo hàm w (z)   0, z  0 nên phép biến hình bảo giác tại mọi điểm
'

z2
z  0,  .
Hai điểm A,B nằm trên một tia xuất phát từ tâm I của đường tròn (C ) bán kính
R được gọi là liên hợp hay đối xứng qua (C) nếu IA.IB  R 2 .
1
Vì Arg 1  Argz  Argz nên z và w  cùng nằm trên một tia xuất phát từ O.
z z
1
Ngoài ra z .  1 do đó z và w  1 đối xứng nhau qua đường tròn đơn vị.
z z
1
Vậy phép biến hình nghịch đảo w  là hợp của phép đối xứng qua đường
z
tròn đơn vị và phép đối xứng qua trục thực. Phép biến hình này biến:
- Một đường tròn đi qua O thành một đường thẳng.
- Một đường tròn không đi qua O thành một đường tròn.
- Một đường thẳng đi qua O thành một đường thẳng qua O.
- Một đường thẳng không đi qua O thành một đường tròn đi qua O.
Nếu ta xem đường thẳng là một đường tròn (có bán kính vô hạn) thì phép biến
1
hình w  biến một đường tròn thành một đường tròn.
z

26
1
Ảnh của đường tròn z  R là đường tròn w  , ảnh của hình tròn r  R là
R
1
phần ngoài của hình tròn w  . Ảnh của M trên tia OB là N trên tia OB', B' là đối
R
xứng của B qua trục thực và OM.ON = 1.

Hình 2.3 Phép biến hình nghịch đảo


az  b
c. Phép biến hình phân tuyến tính w  ;c  0,ad  bc  0
cz  d
az  b
Ta có thể mở rộng hàm phân tuyến tính w  lên mặt phẳng phức mở
cz  d
d a
rộng bằng cách cho ảnh của z   là ∞ và ảnh của z = ∞ là w  .
c c
ad  bc d
Đạo hàm w ' (z)   0, z   ,  nên phép biến hình bảo giác tại
(cz  d) 2
c
d
mọi điểm z   ,  .
c
az  b acz  bc a(cz  d)  bc  ad a bc  ad 1
w     .
cz  d c(cz  d) c(cz  d) c c cz  d
Do đó phép biến hình phân tuyến tính là hợp của 3 phép biến hình:
- Phép biến hình tuyến tính: z cz  d
1
- Phép nghịch đảo: cz  d
cz  d
1 bc  ad 1 a
- Phép biến hình tuyến tính: . 
cz  d c cz  d c
Vì các phép biến hình tuyến tính và nghịch đảo biến một đường tròn thành một
đường tròn và bảo toàn tính đối xứng của 2 điểm đối xứng qua đường tròn, nên phép
biến hình phân tuyến tính cũng có tính chất đó.
ad  bc
Phép biến hình w  ,c  0 có thể viết lại:
(cz  d)2

27
a b
z
w c c  a1z  b1 hoặc z  b2
w  k
z
d z  d1 z  d2
c
Vì vậy chỉ phụ thuộc 3 tham số. Do đó một hàm phân tuyến tính hoàn toàn
được xác định khi biết ảnh w1 ,w 2 ,w 3 của 3 điểm khác nhau bất kỳ z1 ,z 2 ,z 3 . Để xác
định 3 tham số a1,b1,d1 ta giải hệ phương trình sau đây:
a1z1  b1 a z  b1 a z  b1
w1  , w2  1 2 , w3  1 3
z1  d1 z 2  d1 z3  d1
Hoặc hàm phải tìm có thể xác định bởi phương trình:
w - w1 w 2  w1 z  z1 z 2  z1
.  .
w - w 3 w 2 - w 3 z  z3 z 2  z3

Đặc biệt nếu w(z 0 )  0 và w(z1 )   , theo (2.44) ta có: w  k z  z0


z  z1
2.3.3. Nguyên lý tổng quát của phép biến hình bảo giác
a. Sự tồn tại của phép biến hình
Định lý 2.3 (Định lý Riemann):
Nếu D và Δ là hai miền đơn liên (không phải là mặt phẳng phức mở rộng hay
mặt phẳng phức mở rộng bỏ đi một điểm) thì tồn tại phép biến hình w = f (z) giải tích,
bảo giác đơn trị hai chiều biến D thành Δ .
Hơn nữa nếu cho trước z 0  D , w 0   và  0  thì chỉ có duy nhất w = f (z)
thoả mãn w 0  f (z0 ),Argf (z 0 )  0 .
'

Định lý Riemann chỉ cho ta biết sự tồn tại của phép biến hình chứ không cho ta
cách tìm cụ thể phép biến hình này. Trong thực hành, để tìm phép biến hình biến miền
D thành miền Δ người ta tìm phép biến hình biến D, Δ về hình tròn đơn vị z < 1 hay
nửa mặt phẳng trên. (Các phép biến hình này có thể tìm trong các sổ tay toán học).
♦ Nếu ζ = f (z) biến hình đơn trị hai chiều biến D lên hình tròn ζ < 1,
♦ Nếu ζ = g(z) biến hình đơn trị hai chiều biến Δ lên hình tròn ζ < 1.
b. Sự tương ứng biên
Định lý 2.4:
Cho hai miền đơn liên D và Δ có biên là ∂D, ∂Δ . Giả sử ∂D, ∂Δ là đường trơn
từng khúc, Δ bị chặn. Nếu w = f (z) giải tích trong D và liên tục trong D , biến hình 1-1
∂D lên ∂Δ sao cho khi z chạy trên ∂D theo chiều dương, tương ứng w chạy trên ∂Δ
cũng theo chiều dương, thì hàm w = f ( ) z biến hình bảo giác đơn trị hai chiều từ D lên
Δ.
c. Sự bảo toàn miền
Định lý 2.5:

28
Nếu hàm w = f (z ) giải tích, khác hằng số trên miền D thì ảnh Δ = f (D) cũng là
một miền.
Một vài chú ý khi tìm phép biến hình bảo giác trong các trường hợp thường gặp
sau:
- Đối với hai miền đồng dạng ta dùng phép biến hình tuyến tính w = az + b,
a≠0.
- Biến một cung tròn thành một cung tròn hay đường thẳng ta dùng hàm phân
az  b
tuyến tính w  ;c  0,ad  bc  0
cz  d
- Biến một góc thành nửa mặt phẳng, ta xét w  zn
- Biến một băng song song với trục thực lên nửa mặt phẳng ta dùng w  en .
2.4. LÝ THUYẾT CHUỖI PHỨC
2.4.1. Khái niệm
Cho dãy số phức u n n 0 , ta định nghĩa một cách hình thức u n n 0 là một
chuỗi các số phức mà số hạng thứ n là un .
Tổng Sn  u 0  u1  ...  u n được gọi là tổng riêng thứ n của chuỗi trên.
Nếu dãy các tổng riêng Sn n 0 có giới hạn hữu hạn là S thì ta nói chuỗi
 

 u n hội tụ và S được gọi là tổng của chuỗi, ký hiệu S   u n .


n 0 n 0

Trong trường hợp ngược lại, dãy Sn n 0 không có giới hạn hoặc có giới hạn

bằng  thì ta nói chuỗi phân kỳ.



Tương tự (2.27), mỗi chuỗi phức u
n 0
n
hội tụ khi và chỉ khi hai chuỗi số thực
    
tương ứng  a n ,  bn hội tụ và
n 0 n 0
 u n   a n  i bn ; trong đó u n  a n  ibn .
n 0 n 0 n 0

Với nhận xét này, ta có thể áp dụng các kết quả đã biết đối với chuỗi số thực
cho các chuỗi số phức. Chẳng hạn:

- Điều kiện cần để chuỗi u
n 0
n
hội tụ là lim u n  0
n 

 
- Nếu chuỗi các modun | u n | hội tụ thì chuỗi
n 0
u
n 0
n
cũng hội tụ. Khi đó ta
 
nói chuỗi u
n 0
n
hội tụ tuyệt đối. Nếu chuỗi u
n 0
n
hội tụ nhưng chuỗi các modun

| u
n 0
n | không hội tụ thì ta nói chuỗi bán hội tụ.

29
2.4.2. Chuỗi lũy thừa
Chuỗi có dạng:

c n (z  a) n , với c n ,z,a  (2-39)


n 0

Được gọi là chuỗi luỹ thừa tâm a . Khi cho z một giá trị cụ thể ta được một
chuỗi số phức, chuỗi số phức này hội tụ hoặc phân kỳ. Miền hội tụ của chuỗi là tập
hợp các giá trị z mà chuỗi này hội tụ.
Rõ ràng rằng mọi chuỗi luỹ thừa tâm a bất kỳ có thể đưa về chuỗi luỹ thừa tâm
0 bằng cách đặt ξ = z - a :

c  n
n
, với cn , 
n 0

Vì vậy để đơn giản, trong các trường hợp sau ta chỉ xét sự hội tụ của chuỗi lũy
thừa tâm 0.

Một ví dụ đặc biệt của chuỗi lũy thừa là chuỗi cấp số nhân z n 0
n
, có tổng

1  z n 1
riêng là tổng của các số hạng của cấp số nhân Sn  1  z  z  ...  z  2
với n

1 z
z  1, do đó:
 1

 khi z  1
 z   1 z
n
(2-40)
n 0 phan ky khi z  1

Định lý 2.6. Định lý 2.6 (Định lý Abel):

- Nếu chuỗi (2.40) hội tụ tại z 0 thì hội tụ tuyệt đối trong hình tròn  z  z0  .
- Từ đó suy ra rằng nếu chuỗi phân kỳ tại z1 thì phân kỳ tại mọi điểm z:
z  z 1

Định nghĩa 2.7 Định nghĩa 2.8: Số R(0  R  ) thỏa mãn một trong những điều kiện
sau được gọi là bán kính hội tụ của chuỗi (1.61):
- Nếu chuỗi hội tụ tại mọi z=0 thì ta đặt R  
- Nếu chuỗi chỉ hội tụ tại z=0 thi ta đặt R  0
- Chuỗi hội tụ khi z  R , phân kỳ khi z  R
cn 1 
Định lý 2.7: Nếu   lim ( tiêu chuẩn D’Alembert) Hoặc   lim n cn (
n  cn n 

tiêu chuẩn Cauchy) thì:

30
0  

1
R 0   (2-41)
 
   0
Là bán kính hội tụ của chuỗi (2.40)
Nhận xét: Định lý trên cho ta cách xác định bán kính hội tụ của chuỗi (1.61).
Để tìm miền hội tụ của chuỗi này ta chỉ cần xét thêm sự hội tụ của chuỗi trên đường
tròn z  R .
Định lý 2.8:

a) Nếu chuỗi có bán kính hội tụ R thì tổng của chuỗi f (z)   cn z n là một hàm
n 0

giải tích trong hình tròn hội tụ z  R , đạo hàm f ' (z)   ncn z n 1 .
n 1

cn n 1
b) F(z)   z là một nguyên hàm của f(x)
n 0 n  1
 
cn n 1
c)  ncn z n 1, 
n 1 n 0 n  1
z cũng có bán kinh hội tụ là R.

2.4.3. Chuỗi Taylor


Định nghĩa 2.8. Định nghĩa 2.9: Chuỗi lũy thừa có dạng:

f (n) (a)

n 0 n!
(z  a) n (2-42)

Được gọi là chuỗi Taylor của hàm f(z) tại a.


Định lý 2.9:
1) Chuỗi luỹ thừa bất kỳ là chuỗi Taylor của hàm tổng của nó trong hình tròn
hội tụ.
2) Ngược lại, mọi hàm f (z) giải tích tại a thì có thể được khai triển thành chuỗi
Taylor trong lân cận z  a  R . Có thể chọn R là số thực dương lớn nhất sao cho f (z)
giải tích trong lân cận z  a  R .
Nhận xét: Nếu hàm f (z) giải tích tại a thì hàm có thể khai triển duy nhất thành
chuỗi luỹ thừa tâm a , đó chính là chuỗi Taylor của f (z) tại a . Vì vậy, nếu có thể bằng

một phương pháp khác, ta có khai triển f (z)   cn (z  a) n thì:
n 0

f (n) (a) 1 f (z)


cn 
n!
cn 
2 i  z  a
C
n 1
dz (2-43)

Chuỗi Taylor tại điểm a = 0 được gọi là chuỗi Mac Laurin

31
2.4.4. Chuỗi Laurent và điểm bất thường
Có thể xảy ra trường hợp hàm f (z) không giải tích tại a nhưng giải tích trong
một lân cận của a bỏ đi điểm a : 0  z  a  R hoặc giải tích trong hình vành khăn
0  z  a  R . Trong trường hợp này hàm f (z) không thể khai triển thành chuỗi luỹ
thừa (chuỗi Taylor) tại a . Tuy nhiên, có thể khai triển được dưới dạng chuỗi Laurent
tại a như sau.
a. Chuỗi Laurent
Định nghĩa 2.9Định nghĩa 2.10: Giả sử hàm f(z) giải tích trong hình vành khăn
K  {z | r  z  a  R}; 0  r  R   . Khi đó chuỗi:
 1 f (z)
c
n 
n (z  a)n , với cn  
2 i C  z  a n 1
dz (2-44)

được gọi là chuỗi Laurent của hàm đó tại a, trong đó C là đường cong kín bất kỳ nằm
trong K bao quanh a .
 
c n
Tổng f1 (z)   cn (z  a) được gọi là phần đều và f 2 (z) 
n
 z  a
n 1
n được
n 0

gọi là phần chính của chuỗi Laurent (1.66)


Định lý 2.10 ( Định lý tồn tại và duy nhất của chuỗi Laurent)
- Mọi hàm f(z) giải tích trong hình vành khăn K  {z | r  z  a  R}; đều có
thể khai triển thành chuỗi Laurent (1.66)

- Ngược lại, chuỗi bất kỳ có dạng c
n 
n (z  a)n hội tụ trong hình vành khăn

K  {z | r  z  a  R}; 0  r  R   có hàm tổng là f(z) thì chuỗi này là chuỗi


Laurent của hàm tổng f(z) trong hình vành khăn K.
1
Ví dụ 2.9: Khai triển hàm f (z)  thành chuỗi Laurent có tâm tại z=1.
 z  1 z  2 
Giải:
Rõ rãng rằng hàm f(z) không giải tích tại 1 và 2. Vì vậy, khi khai triển theo
chuỗi Laurent tâm tại 1 thì chỉ khai triển được trong hai miền 0  z  1  1 và
z  1  1.
- Khai triển Laurent trong miền 0  z  1  1 :
1
1 z  2 dz
Chọn đường cong kín L1 bao quanh 1 nằm trong miền này. cn  
2 i L1  z  1n  2

- n  2  0  cn  0 ( theo định lý 1.7)

32
1
1 z  2 dz  1
2 i L1
- n  1  c n 1   1
z 1 z  2 z1
 n 1
1  1  1 (1) n 1 (n  1)!
- n  0  cn    1
 n  1!  z  2  z 1
 n  1! (1)n 2
 
Vậy f (z)   cn  z  1     z  1
n n

n  n 1

b. Điểm bất thường cô lập


Định nghĩa 2.10Định nghĩa 2.11: Nếu hàm f (z) giải tích trong hình vành khăn
0  z  a  R và không giải tích tại a thì a được gọi là điểm bất thường cô lập hay kỳ dị
cô lập của hàm f (z) .
Theo định lý 2.9 có thể khai triển thành chuỗi Laurent của hàm trong hình vành
khăn ứng với điểm bất thường cô lập. Có ba trường hợp xảy ra:
Th1: Nếu khai triển Laurent của hàm chỉ có phần đều, nghĩa là:
f (z)  c0  c1 (z  a)  c2 (z  a) 2  ...
Thì tồn tại limf (z)  c0 . Do đó nếu đặt f (a)  c0 thì f(z) giải tích trong hình
za

tròn z  a  R . Vì vậy a được gọi là điểm bất thường bỏ được.


Th2: Nếu phần chính chỉ có một số hữu hạn các số hạng, nghĩa là:
c n c1
f (z)   ...   c0  c1 (z  a)  c 2 (z  a) 2  ...
z  a za
n

Trong đó c  n  0 thì a được gọi là cực điểm và n được gọi là cấp của cực điểm.
Cực điểm cấp 1 được gọi là cực điểm đơn.
Th3: Nếu phần chính có vô số số hạng thì a được gọi là điểm bất thường cốt
yếu.
z3 z5 z 7 sin z z 2 z 4 z6
Ví dụ: sin z  z     ...   1     ...
3! 5! 7! z 3! 5! 7!
Vậy z=0 là điểm bất thường bỏ được
1
Hàm f (z)  trong ví dụ 1.19 có z=1 là cực điểm cấp 1
 z  1 z  2 
1
1 1 1
Hàm e  1 
z
 2
 ...   ... có z=0 là điểm bất thường cốt yếu.
z 2!z n!z n
2.5. PHÉP BIẾN ĐỔI Z
2.5.1. Định nghĩa
Định nghĩa 2.12: Biến đổi Z của dãy tín hiệu x(n)n  là hàm phức:
33
 
X(z)  
n 
x(n)z  n   x(n)(z 1 ) n
n 
(2-45)

Miền hội tụ của chuỗi là miền xác định của biến đổi Z
Trường hợp dãy tín hiệu x(n)n  chỉ xác định với n  0 , nghĩa là x(n)=0,
n  0 , khi đó biến đổi Z của tín hiệu này được gọi là biến đổi một phía.
2n   n  3
Ví dụ: Tìm biến đổi Z của tín hiệu x(n)  
0 n 3
Giải:
 3 1
8 4 2
X(z)  
n 
x(n)z  n   2n z  n 
n  z 3

z 2

z
 1  
n 
2n z  n

Đổi m=-n vào chuỗi cuối cùng vế phải ở trên ta được:


1   m
z
1   2 z  1   2 z      1  2 với z  2
n n m m

m 0  2  z 2z
n  m 1
1
2
8 4 2 2
Vậy X(z)     với 0  z  2
z3 z 2 z 2  z
2.5.2. Miền xác định của biến đổi Z
Để tìm miền xác định của phép biến đổi Z ta có thể áp dụng tiêu chuẩn Cauchy
hoặc tiêu chuẩn D'Alembert.
Ta tách chuỗi vô hạn hai phía thành tổng của 2 chuỗi:
 
X(z)   x(n)z
n 
n
  x(n)(z 1 ) n  X1 (z)  X 2 (z)
n 
 1 
Trong đó X1 (z)   x(n)  z 1  , X 2 (z)   x(n)  z   x(m)z
n 1 n m
( đặt
n 0 n  m 1
m=-n)
Có hai tiêu chuẩn sau về miền xác định của X (z) :
x(n  1) 1 x(n)
♦ Tiêu chuẩn D'Alembert: Nếu r  lim và  lim thì
n  x(n) R n x(n  1)
X(z) xác định khi r  z  R .
1
♦ Tiêu chuẩn Cauchy: Nếu r  lim n x(n) và  lim  n x(n) thì X(z) xác
n  R n
định khi r  z  R .
Ví dụ: x(n) = 0, n  3 => r=0
x(n) 2n 1
x(n)  2 , n  3 
n
 
x(n  1) 2n 1 2
34
1
Hoặc x(n)   n 2n  , n  0 => R=2
n
2
Vậy biến đổi Z có miền xác định 0  z  2
2.5.3. Phép biến đổi Z ngược
Mỗi hàm phức X(z) giải tích trong hình vành khăn r  z  R,(0  r  R  )
đều có thể khai triển thành chuỗi Laurent:
 1 X(z)
2 i C z n 1
X(z)   c n z với cn 
n dz (2-46)
n 

C là đường cong kín bao quanh gốc O và nằm trong hình vành khăn r  z  R
 1
Đặt x(n)  c  n thì X(z)   cn z n với x(n) 
n 

2 i C
z n 1X(z)dz

Ta có x(n)n  xác định duy nhất bởi X (z) được gọi là biến đổi ngược của
biến đổi Z của X (z) .
Tương tự khai triển Laurent, do tính chất duy nhất của khai triển hàm số giải
tích trong hìnhvvành khăn r  z  R thành tổng của chuỗi lũy thừa nên ta có thể sử
dụng phương pháp tính trực tiếp theo công thức hoặc các phương pháp khai triển thành
chuỗi lũy thừa để tìm biến đổi ngược của phép biến đổi Z .
1
z2 z2  1
Ví dụ: Hàm X(z)  2   2  giải tích tại mọi
2z  7z  3 2(z 2  7 z  3 ) z  1 z  3
2 2 2
1
z  ,3 . Vì vậy ta có thể biến đổi ngược trong 3 miền sau:
2
1
a. Miền z  :
2
1 1 
1  zn
X(z)    2 z   n
n n

1  2z 3(1  z ) n 0 3 n 0 3
3

 1  0
 1 
   2n  n 1  z n    2 n   n 1  z  n
n 0  3  n   3 
 n 1
2   n 1   n  0
Vậy: x(n)   3

 0 n0
1
b. Miền  z 3
2
35
1 1
1   n  n 1  z n  0
X(z)     2 z   n   2 z   3n 1 z  n
n n
1 z
2z(1  ) 3(1  ) 2z n 0 3 n 0 3 n 1 n 
2z 3
3n 1   n  0
Vậy: x(n)    n
 2 n0

c. Miền 3  z
1
1   n  n 1  n  n
1  
X(z)     2 z   3 z   2 z   3n 1 z  n
n n
1 3
2z(1  ) z(1  ) 2z n 0 z n 0 n 1 n 1
2z z

 0   n  0
Vậy: x(n)   n 1 n
3  2 n 1

BÀI TẬP, CÂU HỎI ÔN TẬP


2.1. Rút gọn các biểu thức sau :
a. 2(5-3i) – 3(-2+i) +5(i-3)
1 1
b. 
1  3i 1  3i
1 i 
10

c.  
1 i 
(1  i)(2  3i)(4  2i)
d.
(1  2i)3 (1  i)
2.2. Giải các phương trình sau :
a. z2  z  1  0
b. z  2z  4  0
3

2.3. Tính :
a. 3
1  i
b. 3
4 2  4 2i
2.4. Tính phần thực và phần ảo của các hàm số sau :
a. w  z3
1
b. w 
1 z

36
c. w  e
3z

2.5. Chứng minh rằng hàm :


a. w  z
4

1
b. w  ,z  i
z2  1
'
thỏa mãn điều kiện Cauchy-Riemann. Tính w (z) trong mỗi trường hợp trên.
2.6. Tìm hàm phức giải tích w = f (z) = u(x, y) + iv(x, y) biết phần thực:
a. u(x, y)  x  3xy
3 2

b. u(x, y)  x  y  2x
2 2

2.7. Tìm hàm phức giải tích w = f (z) = u(x, y) + iv(x, y) biết phần ảo:
y
a. v(x, y) 
 x  1  y2
2

b. v(x,y)  2xy  3x
1
2.8. Tìm ảnh của các đường cong sau đâu qua phép biến hình w 
z
a. x  y  4
2 2

b. y=x
c.  x  1  y 2  1
2


2.9. Tìm ảnh của đường thẳng nằm trên tia Argz   k qua phép biến hình
3
1 z
w .
1 z
2.10. Cho phép biến hình tuyến tính w=(1+i)z – 1
a. Tìm ảnh của đoạn thẳng nối z1  1  i và z 2  i
b. Tìm ảnh của đường tròn z  1  i   2
2.11. Tìm miền hội tụ của các chuỗi sau :

zn
a.  2 n
n 1 n 2


(z  1)3n
b.  n
n 0 3  n

z 1
2.12. Khai triển Laurent của hàm số w 
z2  z  2
37
a. Trong hình vành khăn 1  z  2
b. Trong hình tròn z  1
c. Trong miền ngoài của hình trong z  2
2.13. Tìm biến đổi Z của các dãy tín hiệu sau :
 na
a. x(n)  ne u(n)
b. x(n)  a u(n  1)
n

c. x(n)  2 rect N (n)


n

4 1
2.14. Tìm biến đổi Z ngược của hàm giải tích X(z)  trong miền z  .
z3 (2z  1) 2

38
Chương 3. PHÉP BIẾN ĐỔI LAPLACE VÀ PHÉP BIẾN ĐỔI FOURIER

Nhiều vấn đề trong kỹ thuật, trong điện tử viễn thông, trong lý thuyết mạch…,
đưa về giải các phương trình, hệ phương trình chứa đạo hàm, tích phân của các hàm
nào đó, nghĩa là phải giải các phương trình vi phân, tích phân hay phương trình đạo
hàm riêng. Việc giải trực tiếp các phương trình này nói chung rất khó. Hai phép biến
đổi Laplace và Fourier sẽ được trình bày chi tiết trong chương này.

3.1. PHÉP BIẾN ĐỔI LAPLACE


3.1.1. Định nghĩa
Kỹ sư Heaviside là người đầu tiên đã vận dụng phép biến đổi Laplace để giải
quyết các bài toán liên quan đến mạch điện.
Phép biến đổi Laplace biến mỗi hàm gốc theo biến t thành hàm ảnh theo biến s.
Với phép biến đổi này việc tìm hàm gốc thoả mãn các biểu thức chứa đạo hàm, tích
phân (nghiệm của phương trình vi phân, phương trình tích phân, phương trình đạo hàm
riêng…) được quy về tính toán các biểu thức đại số trên các hàm ảnh. Khi biết hàm
ảnh, ta sử dụng phép biến đổi ngược để tìm hàm gốc cần tìm.
Trong nội dung chương giải quyết hai bài toán cơ bản của phép biến đổi Laplace là tìm
biến đổi thuận, biến đổi nghịch và một vài ứng dụng của nó. Các hàm số trong chương
này được ký hiệu là x(t), y(t),…thay cho f(x), g(x),…vì x(t), y(t) được ký hiệu cho các
tín hiệu phụ thuộc vào thời gian t .
Định nghĩa 3.1: Giả sử là hàm số thực xác định với mọi t>0 . Biến đổi Laplace của hàm
số được định nghĩa và ký hiệu:

L x(t)  X(s)   e st x(t)dt ()
0

Phép biến đổi Laplace của hàm số x(t) gọi là tồn tại nếu tích phân (3.1) hội tụ
với giá trị s thuộc miền nào đó. Trường hợp ngược lại ta nói phép biến đổi Laplace của
hàm x(t) không tồn tại. Phép biến đổi Laplace là thực hay phức nếu biến số s của hàm
ảnh X(s) là thực hay phức.
Theo thói quen, người ta thường ký hiệu các hàm gốc bằng các chữ thưởng x(t),
y(t),… còn các biến đổi của nó bằng các chữ in hoa X(s), Y(s),… Đôi khi cũng được
ký hiệu bởi x(s), y(s),...
3.1.2. Điều kiện tồn tại
Định nghĩa 3.2. Hàm biến thực x(t) được gọi là hàm gốc nếu thỏa mãn 3 điều kiện sau :
- x(t) = 0 với mọi t<0
- x(t) liên tục từng khúc trong miền t  0 . Điều này có nghĩa là trên nửa trục
thực t  0 hàm chỉ gián đoạn loại 1 nhiều nhất tại một số hữu hạn các điểm. Tại các
điểm gián đoạn, hàm có giới hạn trái và giới hạn phải hữu hạn.

39
- x(t) không tăng nhanh hàm mũ khi t   . Nghĩa là tồn tại M  0, 0  0 sao
cho:
x(t)  Me 0 t , t  0
(3.2)
 0 được gọi là chỉ số tăng của x(t).

Rõ ràng  0 là chỉ số tẳng khi mọi số 1   0 cũng là chỉ số tăng.


Ví dụ 3.1: Hàm bước nhảy đơn vị:
0 t  0
 (t)  
1 t  0 (3.3)
Hàm bước nhảy đơn vị  (t) liên tục với mọi t  0 , không tăng hơn ở mũ với chỉ số
tăng  0  0 .
Ví dụ 3.2: Các hàm sơ cấp cơ bản x(t) đều liên tục và không tăng nhanh hơn hàm mũ.
Nhưng vẫn chưa phải hàm gốc vì không thỏa mãn điều kiện 1 của định nghĩa 3.2. Tuy
nhiên hàm số sau:
 0 t0
x(t) (t)  
 x(t) t  0 (3.4)
Là một hàm gốc.

Định lý 3.1: Nếu x(t) là hàm gốc với chỉ số tăng


 0 thì tồn tại biến đổi Laplace:

L x(t)  X(s)   e st x(t)dt
0

lim X(s)  0
Xác định với mọi số phức s    i sao cho    0 và Rs(s) .
Hơn nữa hàm ảnh X(s) giải tích trong miền Re(s)   0 với đạo hàm:

X (s)   ( t)e st x(t)dt
'

Nhận xét:
- Theo định lý trên thì mọi hàm gốc đều có ảnh qua phép biến đổi Laplace. Tên
gọi “hàm gốc” do vai trog của nó trong phép biến đổi này.
- Từ ví dụ 3.2, công thức (3..4) suy ra rằng mọi hàm sơ cấp cơ bản x(t) đều có
biến đổi Laplace.
lim x(t)  x(0)
- Ta quy ước các hàm gốc liên tục phải tại 0. Nghĩa là t 0

.
3.1.3. Các tính chất của phép biến đổi Laplace
a. Tính tuyến tính

40
Định lý 3.2 : Nếu x(t), y(t) có biến đổi Laplace thì mọi hằng số A,B, Ax(t)+By(t) cũng
có biến đổi Laplace và :
LAx(t)  By(t)  ALx(t)  BL y(t) (3.5)
5 4
Ví dụ 3.3: L5  4sin t  5L1  4L sin t   2
s s 1
5 4
 5L1  4Lsin t   2
s s 1
b. Tính đồng dạng
Định lý 3.3Định lý 3.3 : Nếu X(s)  Lx(t) thì a  0 ,

1 s
Lx(at)  X   (3.6)
a a
1 1 
Ví dụ 3.4 : Lsin  t  .  2
 s    1 s   2
2

c. Tính dịch chuyển ảnh


Định lý 3.4Định lý 3.4 : Nếu X(s)  Lx(t) thì với mọi a  ,

Leat x(t)  X(s  a) (3.7)

   
Ví dụ 3.5: L eat  L eat .1 
1
sa
;

 
Leat .sin  t  
(s  a)  
2 2
(s  a)2   2
d. Tính trễ
Định lý 3.5 Định lý 3.5 : Nếu X(s)  Lx(t) thì với mọi a  ,a  0 ,
L  (t  a)x(t  a)  e sa X(s) (3.8)

 0 t0

Ví dụ 3.6: Tìm biến đổi Laplace của hàm xung x(t)  sin t 0  t  
 0 t 

Ta có : x(t)   (t)sin t   (t   )sin t   (t)sin t   (t   )sin(t   )
1 e  s 1  e  s
Vậy : Lx(t)  2  
s  1 s2  1 s2  1
e. Biến đổi của đạo hàm
'
Định lý 3.6Định lý 3.6 : Giả sử hàm gốc x(t) có đạo hàm x (t) cũng là hàm gốc.
Nếu X(s)  Lx(t) thì :

41
L x ' (t)  sX(s)  x(0) (3.9)
Tổng quát hơn, nếu x(t) có đạo hàm đến cấp n cũng là hàm gốc thì :
Lx (n) (t)  s n X(s)  s n 1x(0)  s n 2 x ' (0)  ...  s n 1 (0) (3.10)


 sin  t  
'
 1  s
Ví dụ 3.7: Lcos t  L     .s.  sin 0 
      s  s2   2
2 2

f. Biến đổi Laplace của tích phân
Định lý 3.7Định lý 3.7: Nếu hàm gốc x(t) có X(s)  Lx(t) thì hàm số
t
 (t)   x(u)du cũng là hàm gốc và :
0

t  X(s)
L   x(u)du   (3.11)
0  s
g. Đạo hàm ảnh
Định lý 3.8Định lý 3.8 : Giả sử x(t) là một hàm gốc có X(s)  Lx(t) thì :

Lt x(t)   1 n X(s)


n dn n
(3.12)
ds
d n  1  n!
Ví dụ 3.8 : L t    1  
n n

ds n  s  s n 1
h. Tích phân ảnh
x(t)
Định lý 3.9Định lý 3.9 : Giả sử là một hàm gốc (chẳng hạn x(t) là một hàm
t
x(t)
lim
gốc và tồn tại t 0

t hữu hạn). Đặt X(s)  Lx(t) , s  thì :

 x(t) 
L    X(u)du (3.13)
 t  s
sin t 1
Ví dụ 3.9 : Vì lim  1 và Lsin t  2
t 0 t s 1
=> L  sin t   du   1
  2  arctgu   arctgs  ar cot gs  arctg
 t  s
u 1 s 2 s

42
t
sin u
Hàm tích phân sin : sin t   du, t  0 có biến đổi Laplace
0
u
 t sin u  1 1
L  du   arctg .
0 u  s s
3.1.4. Biến đổi Laplace của hàm tuần hoàn
Định lý 3.10 : Giả sử x(t) là một hàm gốc tuần hoàn chu kỳ T>0 thì :
T

e
 st
x(t)dt
X(s)  Lx(t)  0
(3.14)
1  esT
Ví dụ 3.10 : Tìm biến đổi Laplace của hàm gốc tuần hoàn chu kỳ 2a > 0 sau:

e  1
 as 2
2a a 2a  st a  st 2a
e e
e x(t)dt   e st dt   e st dt 
 st
 
0 0 a
s 0
s a
s
as
 e  1  1 .1  e
as as
 as 2  sh
 as
1 e e 2 2
1 1 as
=> X(s)   . as  . 2  .th
s 1  e  s 1  e 2as  as as
s 2  s ch as s 2
e e 2
2
3.1.5. Ảnh của tích chập
Định nghĩa 3.3 : Tích chập của hai hàm số x(t), y(t) ; t  0 là hàm số được ký
hiệu và xác định bởi công thức :
t
x(t) * y(t)   x(u)y(t  u)du (3.15)
0

Tính chất :
- x(t) * y(t)  y(t) * x(t) ( tích chập có tính giao hoán).
- Nếu x(t), y(t) là hai hàm gốc thì tích chập của chúng x(t) * y(t) cũng là hàm
gốc.
Định lý 3.10Định lý 3.11 : Nếu X(s)  Lx(t) , Y(s)  Ly(t) thì :

L{x(t) * y(t)}  X(s)Y(s) (3.16)


Ngoài ra nếu x ' (t), y' (t) là hai hàm gốc thì ta có công thức Duhamel :

43
L{x(0)y(t)  x ' (t) * y(t)}  L x(t)y(0)  x(t) * y ' (t)  sX(s)Y(s) (3.17)
Ví dụ 3.11 :
1 1 1 1 1
L{t *sin t}  Lt.Lsin t  . 2  2 2  2 2  Lt  sin t
s s  1 s (s  1) s s  1
2

3.2. BIẾN ĐỔI LAPLACE NGƯỢC


3.2.1. Khái niệm về biến đổi Laplace ngược
Phép biến đổi Fourier hữu hạn được phát triển trên ý tưởng của khai triển hàm
số tuần hoàn thành chuỗi Fourier, trong đó mỗi hàm số hoàn toàn được xác định bởi
các hệ số Fourier của nó và ngược lại. Có ba dạng của chuỗi Fourier: dạng cầu
phương, dạng cực và dạng phức. Phần 1 của mục này sẽ trình bày ba dạng này của
chuỗi Fourier, các công thức liên hệ giữa chúng và kèm theo lời nhận xét nên sử dụng
dạng nào trong mỗi trường hợp cụ thể. Trường hợp hàm không tuần hoàn phép biến
đổi Fourier rời rạc được thay bằng phép biến đổi Fourier, phép biến đổi ngược duy
nhất được xây dựng dựa vào công thức tích phân Fourier.
Khi các hàm số biểu diễn cho các tín hiệu thì biến đổi Fourier của chúng được
gọi là biểu diễn phổ. Tín hiệu tuần hoàn sẽ có phổ rời rạc, còn tín hiệu không tuần
hoàn sẽ có phổ liên tục.
Đối số của hàm tín hiệu là thời gian còn đối số của biến đổi Fourier của nó là
tần số, vì vậy phép biến đổi Fourier còn được gọi là phép biến đổi biến miền thời gian
về miền tần số.
Phép biến đổi Fourier rời rạc được sử dụng để tính toán biến đổi Fourier bằng
máy tính, khi đó các tín hiệu được rời rạc hoá bằng cách chọn một số hữu hạn các giá
trị mẫu theo thời gian và phổ cũng nhận được tại một số hữu hạn các tần số. Tuy nhiên
để thực hiện nhanh phép biến đổi Fourier rời rạc, người ta sử dụng các thuật toán biến
đổi Fourier nhanh.
Định nghĩa 3.4: Cho hàm X(s), nếu tồn tại x(t) sao cho Lx(t)  X(s) thì ta
nói x(t) là biến đổi ngược của X(s), ký hiệu x(t)  L1 X(s) .
3.2.2. Tính duy nhất

Định lý 3.11Định lý 3.12: Nếu x(t) là một hàm gốc với chỉ số tăng
 0 và
Lx(t)  X(s) thì tại mọi điểm liên tục t của hàm x(t) ta có :
 i
1
x(t)  
2 i  i
est X(s)ds (3.18)

Trong đó tích phân ở vế phải được lấy trên đường thẳng Re(s)   theo hướng
từ dưới lên, với  là số thực bất kỳ lớn hơn  0 .
Công thức (3.18) được gọi là công thức tích phân Bromwich.
Công thức Bromwich cho thấy biến đổi Laplace ngược nếu tồn tại thì duy nhất.

44
3.2.3. Điều kiện để tồn tại biến đổi Laplace ngược
Định lý 3.1 cho thấy không phải mọi hàm phức giải tích nào cũng có biến đổi
ngược. Chẳng hạn hàm X(s)  s 2 không thể là ảnh của hàm gốc nào vì
lim X(s)  
Rs(s) 

Định lý sau đây cho ta một điều kiện đủ để hàm giải tích có biến đổi ngược.
Định lý 3.12Định lý 3.13: Giả sử hàm phức X(s) thỏa mãn 3 điều kiện sau:
- X(s) giải tích trong nửa mặt phẳng Re(s)   0 ,
- X(s)  M R với mọi s thuộc đường trong s  R và lim M R  0 ,
R 
  i
- Tích phân 
  i
X(s)ds hội tụ tuyệt đối.

Khi đó X(s) có biến đổi ngược là hàm gốc x(t).


3.2.4. Phương pháp tìm hàm ngược
a. Sử dụng các tính chất của biến đổi thuận và tính duy nhất của biến đổi ngược
Từ tính duy nhất của biến đổi ngược, ta suy ra rằng tương ứng giữa hàm gốc và
hàm ảnh là tương ứng 1-1 . Vì vậy ta có thể áp dụng các tính chất đã biết của phép
biến đổi thuận để tìm hàm ngược.
 1  4t 1  1  4t t 5
1
Ví dụ 3.12: L  6
e L  6e
  s  4   s  5!

 e53s  5 1  e 3s  5 4(t 3) (t  3)5


 L1  6
e L  6
e e  (t  3) .
  s  4    (s  4)  5!
b. Khai triển thành chuỗi lũy thừa
a 0 a1 a 2 a 3 a 4
Nếu X(s)       ... thì :
s s 2 s3 s 4 s5
a 2 t 2 a 3t 3 a 4 t 4
x(t)  L1 X(s)  a 0  a1t     ... (3.19)
2! 3! 4!
Ví dụ 3.13:
1 s1 1  1 1 1 1  1 1 1 1 1
e  1      ... s s 2 2!s3 3!s 4 4!s5  ...
    
s s  s 2!s 2 3!s3 4!s 4
1 s1 
1 t2 t3 t4
 x(t)  L  e   1  t     ...
     
2 2 2
 s  2! 3! 4!

        
2 4 6 8

 
2 t 2 t 2 t 2 t
1  ...  J 0 2 t
22 22 42 22 4262 22426282

45
Trong đó J 0 là hàm Besse bậc 0.
c. Sử dụng thặng dư của tích phân phức
Với điều kiện của định lý 3.13 thì X(s) có biến đổi ngược x(t) xác định bởi công
thức Bromwich.
Mặt khác giả sử hàm X(s) chỉ có một số hữu hạn các điểm bất thường cô lập
a1 ,a 2 ,...,a n trong nửa mặt phẳng Re(s)   với  nào đó   0 .
Chọn R đủ lớn sao cho các điểm bất thường này đều nằm trong phần của mặt
phẳng được giới hạn bởi đường tròn CR tâm O bán kính R và đường thẳng Re(s)   .
Khi đó:
n
x(t)  L 1
X(s)   Res est X(s);a k  (3.20)
k 1

P(s)
Đặc biệt nếu X(s)  , trong đó bậc của đa thức Q(s) lớn hơn bậc của đa
Q(s)
thức P(s). Giả sử Q(s) chỉ có các không điểm đơn là a1 ,a 2 ,...,a n và chúng không phải
là không điểm của P(s) thì ta có công thức Heavyside :
 P(s)  n P(a k ) a k t
x(t)  L1   ' e (3.21)
 Q(s)  k 1 Q (a k )


 1 s 2  3s  5 

Ví dụ 3.14 : Tìm hàm gốc x(t)  L  
  s  1 s  2  s  3 
 
Giải :
P(s) s 2  3s  5
Hàm ảnh  có các cực điểm đơn là 1, -2, -3.
Q(s)  s  1 s  2  s  3
P(s) 3 P(s) P(s) 5
'
 ;  1 ; 
Q (s) s1 4 Q' (s) s2 '
Q (s) s3 4
3 5
 x(t)  et  e2t  e3t .
4 4

d. Tìm hàm gốc của các phân thức hữu tỉ


P(s)
Mọi phân thức hữu tỉ có dạng X(s)  , trong đó bậc của Q(s) lớn hơn bậc
Q(s)
của P(s) đều có thể phân tích thành tổng các phân thức tối giản loại I và loại II.
1 1
- Các phân thức hữu tỉ loại I : hay ,a  có hàm gốc :
sa (s  a)n

46
 1  at 1  1  at t
n 1
1
L    e ,L  n 
e (3.22)
s  a   (s  a)  (n  1)!
Ms  N
- Các phân thức hữu tỉ loại II : ,M, N,a,   .
s  a    2 n
2

Sử dụng tính chất dịch chuyển ảnh ta có thể đưa các phân thức tối giản loại II
về một trong hai dạng sau :
s 1
hoặc (3.23)
s 2
 
2 n
s 2
 
2 n

- Trường hợp n=1 :


 s   1  sin  t
L1  2 2
 cos  t,L1  2 2
 (3.24)
s    s    
- Trường hợp n=2 :
 s  t sin  t 1  1  sin  t   t cos  t
L1  2 2 2
 ,L  2 2 2
 (3.25)
 (s   )  2  (s   )  2 3
- Trường hợp n=3 :

1 s  t sin  t   t 2cos t
L  2 2 3

 (s   )  8 3

  3   t  sin  t  3 t cos  t
2 2

1 1
L  2 2 3
 (3.26)
 (s   )  8 3
 3s 2  3s  2 
1
Ví dụ 3.15 : Tìm hàm gốc x(t)  L  .
  s  1  s 2
 4s  8  
Giải : Phân tích thành tổng các phân thức tối giản :
1 2s  3 1 2 s  2 1
X(s)   2   
s  2 s  4s  8 s  2  s  2   4  s  2 2  4
2


 3s 2  3s  2   2t 1 2t
1 2t
x(t)  L    e  2e cos2t - e sin 2t.
 
(3.27)

  s  1 s 2
 4s  8 

2
3.3. PHÉP BIẾN ĐỔI FOURIER
3.3.1. Công thức tích phân Fourier
Định lý 3.14 : Nếu hàm x(t) khả tích tuyệt đối trên toàn bộ trục thực
 

  x(t)dt    và thỏa mãn điều kiện Dirichlet thì có đẳng thức :
  
47
 
1
x(t) 
  d  x(u)cos (u-t)du
0 
(3.28)

Công thức (3.28) được gọi là công thức tích phân Fourier.
Vì hàm cosin là hàm chẵn và sin là hàm lẻ nên từ công thức (3.28) ta có :
  
1
x(t)   F( )d   d  x(u)cos (u-t)du
0
2  

   
1 1
 d  x(u)(cos (u-t)-isin  (u  t))du  2  d  x(u)e
 i (u  t )
 du (3.29)
2  

Công thức (3.29) được gọi là công thức tích phân Fourier phức.
Chú ý :
- Nếu x(t) là hàm chẵn thì :
 
2
x(t) 
  cos td  x(u)cosudu
0 0
(3.30)

- Nếu x(t) là hàm lẻ thì :


 
2
x(t) 
  sin  td  x(u)sin udu
0 0
(3.31)

- Các công thức tích phân Fourier, định lý 3.14 được phát biểu và chứng minh
cho trường hợp x(t) là hàm thực. Tuy nhiên do tính chất tuyến tính của tích phân nên
các kết quả trên vẫn đúng cho trường hợp hàm phức biến thực x(t) khả tích tuyệt đối
có phần thực, phần ảo thỏa mãn điều kiện Dirichlet.
- Nếu biến đổi   2 f  d  2 df , thay vào công thức (3.29) ta được :
 
 

 df  x(u)e du     x(u)e i2 fudu  ei2 ftdf
 i2 f (u  t)
x(t)  (3.32)
     
3.3.2. Định nghĩa phép biến đổi Fourier
Định nghĩa 3.5 : Giả sử hàm x(t) khả tích tuyệt đối trên trục thực và thỏa mãn
điều kiện Dirichlet. Biến đổi Fourier (viết tắt là FT) của x(t) là :
 
X(f )  Fx(t)   x(t)e
 i2 ft
dt, f (3.33)


Trong kỹ thuật, nếu x(t) là hàm dạng sóng theo thời gian thì X(f ) được gọi là
phổ hai phía của x(t), còn tham số f chỉ tần số, có đơn vị Hz.
Từ công thức tích phân Fourier (3.33) ta có công thức biến đổi ngược :

 
  

 X(f )e
1 i2 ft
x(t)  F X(f )  df (3.34)


48

Hình ảnh qua phép biến đổi Fourier X(f ) có thể viết dưới dạng cực :
 
X(f )  X(f ) ei (f ) (3.35)

   
Trong đó : X(f )  X(f )X(f ) ,  (f )   X(f ) (3.36)

Được gọi là dạng biên độ-pha của phép biến đổi.



Cặp x(t), X(f ) được gọi là cặp biến đổi Fourier.
3.3.3. Tính chất của phép biến đổi Fourier
Phép biến đổi Fourier có các tính chất được tổng kết trong bảng sau :
Bảng 3.1 Tính chất của phép biến đổi Fourier

Tính chất Hàm x(t) Biến đổi Fourier X(f )
 
1. Tuyến tính Ax1 (t)  Bx 2 (t) A X1 (f )  BX 2 (f )
1 
2. Đồng dạng x(at) X(f / a)
a

3. Liên hợp x(t) X(f )

4. Đối ngẫu X(t) x(f )

5. Trễ x(t  Td ) ei2 Td X(f )

6. Dịch chuyển ảnh ei2 f0t x(t) X(f  f 0 )
1 1
7. Điều chế x(t)cos2 f 0 t X(f  f 0 )  X(f  f 0 )
2 2
d n x(t) 
8. Đạo hàm  i2 f 
n
X(f )
dt n
t
1  1
9. Tích phân 

x(u)du
i2 f
X(f )  X(0) (f )
2

d n X(f )
 i2 f 
n n
10. Đạo hàm ảnh t x(t)
df n

49

 
11. Tích chập x1 (t) * x 2 (t)   x (u)x

1 2 (t  u)dt X1 (f ) X 2 (f )

 
12. Tích x1 (t)x 2 (t) X1 (f )  X 2 (f )

3.3.4. Định lý Parseval và định lý năng lượng Rayleigh


Nếu x1 (t), x 2 (t) là hai hàm bình phương khả tích (gọi là hàm kiểu năng lượng)
thì ta có đẳng thức Parseval :
   



x1 (t)x 2 (t)dt   X1 (f )X 2 (f )df

(3.37)

Khi x1 (t)  x 2 (t)  x(t) , ta có định lý năng lượng Rayleigh :


  

 | x(t) | dt   | X1 (f ) | df
2 2
(3.38)
 

Như vậy có thể thay thế việc tính năng lượng trong miền thời gian bằng việc
tính năng lượng trong miền tần số.
3.3.5. Biến đổi Fourier của các hàm đặc biệt
1 t  1/ 2
- Xung vuông đơn vị :  (t)   (3.39)
0 t  1/ 2
 1 f 0  1 f 0

 
1/2

 (f )   e-i 2pft dt   e-i 2pft 1/2


  sin( f )
 -i2pf f 0  f 0
 f
-1/2
 -1/2

 1 t 0

Đặt : sin c(t)   sin( t)
  t t0

Ta có : F(t)  sin c(f ) . Áp dụng tính chất ta có : Fsin c(t)  (f )

1  t t 1
- Xung tam giác : (t)   (3.40)
 0 t 1
Áp dụng quy tắc tích phân từng phần ta được :
 1 1
(f )   1  t e  i2 ft
dt  2  1  t  cos  2 ft  dt (sin c(f )) 2
1 0


Áp dụng tính chất ta có : F sin c 2 (t)  (f ) 
- Hàm Dirac hai phía  (t) là hàm suy rộng, hàm chẵn thỏa mãn tính chất :

50
0 t  0 
 (t)  
 t  0
và   (t)dt  1

(3.41)


+  f (t) (t)dt  f (0) với mọi hàm f(t) liên tục tạo 0

 
+ F (t)    (t)e
 i2 ft
dt  1   (t)  F 1
1   ei2 ft df
 

+ Nếu giả thiết  (t) là hàm chẵn thì :  (t)   ( t)  e
 i2 ft
df


1
+ Áp dụng tính đồng dạng của biến đổi Fourier ta có :  (at)   (t)
a

+ Đổi biến số lấy tích phân ta có : f *  (t 0 ) 

 f (t) (t  t 0 )dt  f (t 0 ) với mọi

hàm f(t) liên tục tại t 0 .


Hàm Dirac còn được gọi là hàm xung kim.
1 t  0 t
- Hàm bước dãy : u(t)      ( )d (3.42)
 0 t  0 

Hàm u(t) không khả tích tuyệt đối trong toàn bộ trục thực nhưng từ tính chất và
du(t) t  1 1
  (t) ta có thể mở rộng và xem : Fu(t)  F    ( )d     (f )
dt   i2 f 2
1 t0
- Hàm dấu : sgn(t)   u(t)  u(  t) (3.43)
1 t  0
 1 1   1 1  1
Fsgn(t)  Fu(t)  Fu( t)     (f )      ( f )  
 i2 f 2   i2 f 2  i f

3.4. PHÉP BIẾN ĐỔI FOURIER RỜI RẠC


3.4.1. Định nghĩa
Việc tính toán biến đổi Fourier dựa vào máy tính phải được rời rạc hoá bằng
cách chọn một số hữu hạn các giá trị mẫu theo thời gian và phổ có được cũng nhận tại
một số hữu hạn các tần số. Đó là nội dung của phép biến đổi Fourier rời rạc.
2
i
Giả sử N>0 là một số tự nhiên cho trước, căn bậc N của l:   e N
thỏa mãn
các tính chất sau:
-   n , n
Nn
(3.44)

51
N 1 N 1
-  kn  0 nếu n  lN ;
k 0

k 0
kn
 N nếu n  lN , l nguyên dương. (3.45)

- Với mọi dãy tín hiệu {x(n)} tuần hoàn chu kỳ N: x(n+N)=x(n) thì:
1 N1  N1 
x(n)    
N k 0  m 0
x(m)  mk   nk

(3.46)

Dựa vào (3.46) ta có thể định nghĩa phép biến đổi Fourier rời rạc của dãy tín
hiệu {x(n)} tuần hoàn chu kỳ N.
Định nghĩa 3.6: Biến đổi Fourier rời rạc của dãy tín hiệu {x(n)} tuần hoàn chu
kỳ N là:
 N 1
X(k)  DFT{x(n)}   x(m)  mk (3.47)
m 0

Biến đổi Fourier rời rạc ngược:


1 N1 
x(n)  IDFT{X(k)}   X(k) nk (3.48)
N k 0
3.4.2. Tính chất
2
i
-  e N
tuần hoàn với chu kỳ N (3.44), do đó phép biến đổi Fourier rời rạc

chỉ xét các dãy tín hiệu {x(n)} tuần hoàn. Ảnh {X(k)} của biến đổi Fourier rời rạc của
dãy tín hiệu {x(n)} tuần hoàn chu kỳ N cũng tuần hoàn chu kỳ N.
1
Một dãy tín hiệu hữu hạn {x(n)}M
n 0 có thể được mở rộng thành dãy tuần hoàn
chu kỳ N>M.
Để có công thức đối xứng đôi khi người ta nhân N với vế phải của (3.47) và
1
chia với vế phải của (3.48):
N
 1 N1
X(k)  DFT{x(n)}  
N m 0
x(m)  mk ,

 1 N1 
x(n)  IDFT{X(k)}  
N k 0
X(k) nk

Hầu hết các tính chất của FT cũng còn đúng với DFT.

BÀI TẬP, CÂU HỎI ÔN TẬP.


3.1. Tìm biến đổi Laplace của các hàm gốc sau:
a. sin 3 t b. cos 4 t c. e2t ch3t d. (1  te t )3
3.2. Tìm biến đổi Laplace của các hàm gốc:
a.  (t  b)cos2 (t  b)

52
 t  12 t 1
b. x(t)  
 0 0  t 1
 t 0  t 1

c. x(t)  2  t 1  t  2
 0 t2

cost 0  t  
d. x(t)  
sin t t 
3.3. Tìm biến đổi Laplace của các hàm gốc:
t
a. x(t)   u  u  e  u  du
2

0
t
b. x(t)    u  1 cosudu
0


c. x(t)  cos(t-u)e 2u du
0

1  e u
t
d. x(t)   du
0
u
 t t1  X(s)
3.4. Chứng minh rằng nếu X(s)=L{x(t)} thì L   dt1  x(u)du   2 .
 0 0  s
(2n  1)!
3.5. Chứng minh rằng: Lsin 2n 1 t  2
(s  1)...(s 2   2n  1 )
2

3.6. Chứng minh rằng: L sin 2n t    (2n)!


s(s 2  4)...(s 2   2n  )
2

3.7. Tìm hàm gốc của các hàm sau:


3s  1
a.
 s  1 (s 2  1)
1
b.
s (s3  1)
3

s 1
c.
 s  3 (s2  2s  2)
5s 2  15s  11
d.
 s  1 (s  2)2
53
0 5  t  0
3.8. Cho x(t) là hàm tuần hoàn chu kỳ 10 và x(t)  
3 0  t  5
a. Tìm chuỗi Fourier của x(t)
b. x(t) nhận giá trị bao nhiêu tại t=-5,0,5 để chuỗi Fourier hội tụ về x(t) với mọi
t   5,5
 1 n
 n0
3.9. Cho dãy tính hiệu rời rạc x(n)   3 
 0 n0

a. Tìm biến đổi Fourier của x(n)
b. Tìm biến đổi Fourier của y(n)=nx(n).
 ei2 fn0 f  f0
3.10. Tìm biến đổi Fourier ngược của X(f )   trong trường hợp
 0 f  f0
1
f0  ,n 0  4 .
4
1 T  t  T
3.11. a. Tìm biến đổi Fourier của x(t)  
0 t T
b. Áp dụng đẳng thức Parseval cho hàm x(t) ở câu a, suy ra giá trị của tích phân:

sin 2 u
0 u 2 du

54
Chương 4. CÁC HÀM SỐ VÀ PHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT

Trong chương này chúng ta khảo sát các hàm siêu việt đặc biệt thường được sử
dụng trong kỹ thuật nói chung và trong ngành điện tử viễn thông nói riêng: Các hàm
tích phân: Tích phân sin, tích phân cos, tích phân mũ; Hàm Gamma, hàm Beta; Các
hàm xác suất trong đó có hàm xác suất lỗi; Các hàm Bessel loại I, loại II là nghiệm
của phương trình Bessel. Tiếp theo, chương này trình bày khai triển Mac Laurin khảo
sát dáng điệu của hàm số, khai triển tiệm cận khảo sát dáng điệu của hàm số; từ công
thức tích phân Lommel của hàm Bessel loại I xây dựng hệ trực giao và khai triển
Fourier-Bessel.

4.1. CÁC HÀM SỐ TÍCH PHÂN ĐẶC BIỆT


4.1.1. Khái niệm
Khái niệm một số hàm tích phân đặc biệt:

e t
- Tích phân mũ của x: Ei(x)   dt, x  0 (4.1)
x
t
x
sin t
- Tích phân sin của x: Si(x)  
0
t
dt, x  0 (4.2)


cost
- Tích phân cosin của x: Ci(x)   
x
t
dt, x  0 (4.3)


sin t
Ngoài ra ký hiệu: si(x)   
x
t
dt cũng đọc là tích phân sin của x (4.4)


sin t  
Vì: 
0
t
dt 
2
suy ra: Si(x)   si(x)
2
4.1.2. Khai triển thành chuỗi lũy thừa và biến đổi Laplace của các hàm tích phân
đặc biệt
sin t  t 2n x 
x 2n 1
   1
sin t
 Si(x)   dt   (1)
n n
(4.5)
t n 0  2n  1! 0
t n 0 (2n  1)!(2n  1)

  e u 
Biến đổi Laplace: L{Ei(t)}   e st   du dt , đổi biến số
0 t u 
u du
v  dv 
t t

55
  e tv  1  st  vt 
   
1 1  ln(s  1)
 L{Ei(t)}   e    st
dv  dt     e e dt  dv     dv 
0 1 v  1
v 0  1
v vs s

Tương tự :

  cosu  
  costv  ln(s 2  1)
L{Ci(t)}    e  
 st
du  dt    e  
 st
dv  dt  
0 t u  0 1 v  2s
Áp dụng phép biến đổi Laplace có thể khai triển hàm Ei(x) và Ci(x) như sau:
(1)n x n 1
 
x 2n
Ei(x)   ln x     ;Ci(x)  ln x     (1) n
(4.6)
n 1 n  1  n  1! n 1 (2n)!2n

Trong đó:   lim 1   ...   ln m  gọi là hằng số Euler


1 1
(4.7)
m
 2 m 
 
1  cos t
x
t 2n t 2n
Mặt khác, vì cost=   1   
n
nên (1)
n
dt .
n 0  2n ! n 1  2n !2n 0 t
Vậy:
1  cost
x
Ci(x)  ln x     dt (4.8)
0
t
Với x khá bé (ký hiệu x 1 ) sẽ nhận được các công thức xấp xỉ như sau:
Si(x) x, Ci(x)   ln x , Ei(x)   ln x
4.2. HÀM GAMMA
4.2.1. Định nghĩa hàm Gamma
Hàm số Gamma, ký hiệu (z) là hàm số biến số phức xác định với mọi
z  0, 1, 2,... cho vởi biểu thức:
m!m z
(z)  lim (4.9)
m z(z  1)(z  2)...(z  m)

Định lý 4.1: Hàm gamma có các dạng sau đây:


- Công thức Weierstrass:
1 z

 z   mz
 ze  1   e (4.10)
(z) m 1
 m
Trong đó  là hằng số Euler, thường lấy gần đúng
1
  ( 3 10  1)  0,5772173
2
Công thức Euler:

56

(z)   e  t t z 1dt nếu Rez  0 (4.11)
0

4.2.2. Tính chất


- (z  1)  z(z) (4.12)-
m.m!
- (1)  lim 1 (4.13)
m 1.2...(m  1)

- Với z  n  thì (n  1)  n!(1)  n! (4.14)



- (z)(1  z)  , z  0, 1, 2, 3,... (4.15)
sin  z
1
Trong (4.15) thay z bởi z  ta nhận được:
2
 1 1   1 3 5
-  z    z   , z  ,  ,  ,... (4.16)
 2 2  cos z 2 2 2
1
-     (4.17)
2
- (n)   với n  (4.18)

 1   2n  1!!
-  n    (4.19)
 2 2n
- Đặt z=n vào (4.16), từ (4.19) suy ra:
 2  
n
 1
  n    (4.20)
 2   2n  1!!
4.2.3. Biểu diễn hàm Gamma qua tích phân Cauchy
1 ez dz
2 i L z 1
Xét tích phân: I

Chu tuyến L gồm đường tròn tâm O ở gốc tọa độ với bán kính đủ bé và hai
nhánh chạy dọc theo phần âm của trục thực.


1
 e
i r(cos +i sin  ) i
Gọi I1 là tích phân theo đường tròn z  re : I1  .r  d
2 

57
Nếu Re  0 thì I1  0 khi r  0

e i e x
2 i 0 x 1
 i
Gọi I 2 là tích phân theo nửa đường dưới z  xe : I2   dx .


e  i e  x
2 i 0 x 1
i
Gọi I3 là tích phân theo nửa đường dưới z  xe : I3   dx .


sin  sin 
e x  1dx   ( ) .
x
Suy ra I  I 2  I3  
 0

sin  1
Theo công thức (4.15):  ( )  .
 (  1)
1 ez dz 1 ezdz
Mặt khác 
2 i L z 1

2 i C z 1 trong đó C là đường khép kín bao quanh O.
Do đó:
1 1 ezdz

(  1) 2 i C z 1 (4.21)

4.3. CÁC HÀM BESSEL


4.3.1. Phương trình Bessel
Phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất:
d 2 y 1 dy 2
  (1  2 )y  0 (4.22)
dz 2 z dz z
Gọi là phương trình Bessel ứng với tham số  , dưới đây thường xét với  
và thường gọi là phương trình Bessel cấp   0 .
Nghiệm riêng của phương trình (4.22) gọi là hàm Bessel cấp  . Rõ rãng nếu
J (z) và Y (z) là hai nghiệm độc lập tuyến của (4.22) thì nghiệm tổng quát của nó có
dạng:
y(z)  AJ (z)  BY (z)  Z (z) (4.23)
Trong đó A, B là các hằng số tùy ý.
4.3.2. Các hàm Bessel loại I và loại II
4.3.2.1. Hàm Bessel loại I
Ta tìm nghiệm của phương trình (4.22) theo phương pháp Frobenius bằng cách
xét các nghiệm dưới dạng chuỗi:

y(z)  z 
a z ,
r 0
r
r
a0  0

Thay vào phương trình (4.22) và đồng nhất hệ số suy ra các hằng số  và a r
(r  0,1,2,...) thỏa mãn các phương trình:

58


  2   2 a0  0


 
  1   2 a1  0
2

 ............................ (4.24)

 
    r    2 a r  a r 2  0

2

 ......................................
Giả sử a 0  0 khi đó   
a. Trường hợp thứ nhất:  
   r    2    r    2   2  r  r
2 2

a r 2
 ar  r  0 (4.25)
r(2  r)
(1) r
 a 2r 1  0 r  0,1,2,... và a 2r  a 0 , a 0 tùy ý.
r(1   )(2   )...(r   )
1
Lấy a 0  và biết rằng:
2 (1   )

(1  r   )  (1   )(2   )...(r   )(r   )


Suy ra:
 2r
z  (1) r z
y(z)        J (z) (4.26)
 2  r 0 r!(  r  1)  2 
Nếu   n  thì:
2r
(1) r  z 
n 
z
J n (z)   
2
  
r 0 r!(r  n)!  2 
(4.27)

Đặc biệt:
2r

(1) r  z 
J0   2   (4.28)
r 0 (r!)  2 

b. Trường hợp thứ hai:   


   r    2     r    2   2  r  r
2 2

Các hệ số chẵn liên hệ theo công thức:


2r(2r  2 )a 2r  a 2r 2  0 (4.29)
Các hệ số lẻ thỏa mãn:
(2r  1)(2r  1  2 )a 2r 1  a 2r 1  0

59
2k  1
- Nếu   ,k  N thì a 2r 1  0 với mọi r, khi đó tương tự như trên, chọn
2
a 0 thích hợp sẽ có:
 2r
z 
(1) r z
y(z)   
2
    J  (z)
r 0 r! (r  1   )  2 
(4.30)

2k  1
- Nếu   ,k  N (cấp bán nguyên) thì hệ số lẻ a 2r 1  0 với mọi chỉ số
2
r  k và hệ số lẻ a 2r 1  0 có thể khác không khi r  k . Tuy nhiên nếu ta chọn các hệ
số lẻ đều bằng không và chọn a 0 thích hợp vẫn được nghiệm có dạng (4.30).
Gọi J (z) và J  (z) là các hàm Bessel loại I.
Định lý 4.2:
- Nếu  không phải là số tự nhiên thì J (z) và J  (z) độc lập tuyến tính.
Trong trường hợp này nghiệm tổng quát của (4.22) có dạng:
Z (z)  AJ (z)  BJ  (z)
- Nếu   n  N thì J n (z) và J  n (z) phụ thuộc tuyến tính, hơn nữa:
J  n (z)  (1)n J n (z) (4.31)
4.3.2.2. Hàm Bessel loại II
Xét hàm số:
 cos J (z)  J  (z)
  n
Y (z)   sin  (4.32)
 lim Y (z)  n
  n

cũng là nghiệm của phương trình Bessel (4.22), được gọi là hàm Bessel loại 2.
Áp dụng quy tắc De L’Hospital nhận được:
1  J n (z) J (z) 
Y (z)    (1) n  n  (4.33)
  n n 
Nhờ vào công thức đạo hàm của hàm số ln (z) nhận được kết quả như sau:
n 2r 2r  n
2 z 1 n 1 (n  r  1)!  z  1  Snr  z 
Yn (z)  (  ln )J n (z)       (1) r   (4.34)
 2  r 0 r! 2  r 0 r!(n  r)!  2 
1 1 1 1
Trong đó: Snr  1   ...   1   ...  , r0 (4.35)
2 r 2 rn
1 1
Sno  1   ...  (4.26)
2 n
Với mọi  , các hàm J (z) và Y (z) là độc lập tuyến tính.
Theo lý thuyết của phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất cấp 2:
60
d2 y dy
2
 p(z)  q(z)y  0
dz dz
Nếu biết y1 (z) là một nghiệm thì ta có thể tìm nghiệm độc lập tuyến tính với
y1 (z) theo công thức:
 dz 
y(z)  J n (z)  A  B 2 
 zJ n (z) 
Chọn A, B thích hợp sẽ được hàm số Yn (z) Hàm số Yn (z) gọi là hàm Weber.
Đôi khi còn sử dụng hàm số độc lập tuyến tính với J (z) theo công thức:
1
N (z)   Y (z)  (ln 2   )J (z) (4.27)
2
Gọi là hàm số Neumann.
Gọi Y (z) , N (z) là các hàm Bessel loại 2.
4.3.3. Tính chất
Các công thức sau đúng với mọi   ( kể cả trường hợp   0 )
2
- J 1 (z)  J (z)  J 1 (z) (4.28)
z
---
zJ ' (z)   J (z)  zJ 1 (z) (4.29)
  0  J '0 (z)  J1 (z) chứng tỏ các không điểm của J1 (z) làm cho J 0 (z) đạt
cực đại hoặc cực tiểu.
1
- J' (z)  [J 1 (z)  J 1 (z)] (4.30)
2
- zJ ' (z)  zJ 1 (z)   J (z) (4.31)
d 
- (z J (z))  z J 1 (z) (4.32)
dz
d 
- (z J (z))  z  J 1 (z) (4.33)
dz
z z
d 
 z dz (z J (z))dz  z J (z)
 
- z J 1 (z)dz  z
z0 (4.34)
z0 0

z z
d 
z J 1 (z)dz   

(z J (z))dz  z J (z) z
z0 (4.35)
z0 z0
dz
z 


- J (z)dz  2[J 1 (z)  J 3 (z)  ...]  2  J
k 0
 2k 1 (z) (4.36)
0

61
z 
Đặc biệt  J (z)dz  2[J (z)  J (z)  ...]  2 J
0
0 1 3
k 0
2k 1 (z) (4.37)

z
Với mọi số nguyên dương m  
đặt: I m  z m J m (z)dz thì:
*

0

J m  z m J m1 (z)  (2m  1)I m1 (4.38)


z
Với mọi cặp số tự nhiên m,n  ,n  m đặt I m,n  z m J n (z)dz thì: 
0

I m,n  z m J n 1 (z)  (m  n  1)I m1,n 1 (4.39)


4.3.4. Khai triển theo chuỗi
a. Nghiệm của hàm Bessel
Xét nghiệm của phương trình J (x)  0 với x  và   1 .
Định lý 4.3: Tất cả các nghiệm của J (x)  0 đều thực
Định lý 4.4: Các nghiệm x  0 của J (x)  0 và J 1 (x)  0 xen kẽ nhau.
b. Khai triển Fourier-Bessel
Định lý 4.5: Dãy hàm  
xJ (i x) ,i  1,2,3,... trực giao trên 0,1 trong đó
1 ,..., i ,... là nghiệm của phương trình J (x)  0 .
Định nghĩa: Nếu hàm số f(x) biểu diễn dưới dạng:

f (x)   a i J (i x) (4.40)
i 1

Thì nói rằng hàm số đó khai triển được thành chuỗi Fourier-Bessel.
Từ định lý 4.5, nếu f(x) khai triển thành chuỗi Fourier-Bessel thì các hệ số của
chuỗi được tính theo công thức:
1
2
J ' (i ) 0
ai  2 x.f (x).J (i x)dx , i=1,2,… (4.41)

Gọi đó là các hệ số Fourier-Bessel.


Ví dụ: Hãy khai triển hàm số f(x)=1 thành chuỗi Fourier-Bessel trong khoảng
(0,1) theo hệ các hàm xJ 0 (i x) , i=1,2,…
1
2
J '0 (i ) 0
Theo (4.41) sẽ có: a i  2 x.J (i x)dx

1 i 
2 2 2
i J1 (i ) 0 i 0 i i2 J12 (i ) 0 0
 2 2  xJ (  x)d(  x)  xJ (x)d(x)  ; i=1,2…
i
i J1 (i )

62
2J 0 (1x) 2J 0 (2 x) 2J 0 (3x) 2J ( x)
Vậy f (x)  1     ...  0 i  ...
i J1 (i ) 2 J1 (2 ) 3J1 (3 ) i J1 (i )
4.3.5. Ứng dụng
Ứng dụng hàm Bessel tính các tích phân Fresnel.

 t2
Tích phân cosin Fresnel: C( )   cos dt (4.42)
0
2

 t2
Tích phần sin Fresnel: S( )   sin dt (4.43)
0
2
 t2
Đặt  z , nhận được:
2
 2  2
2 2
1 2 1
C( ) 
2 
0
z
cos zdz 
2 J
0

1
2
(z)dz

 2  2
2 2
1 2 1
S( ) 
2 0
z
sin zdz 
2 
0
J 1 (z)dz
2

Suy ra được:
C( )  J 1 ( ')  J 5 ( ')  J 9 ( ')  ...
2 2 2

 2
S( )  J 3 ( ')  J 7 ( ')  J 11 ( ')  ... ;  '  (4.44)
2 2 2
2

BÀI TẬP, CÂU HỎI ÔN TẬP.


4.1. Áp dụng phép biến đổi Laplace suy ra các công thức khai triển sau:
(1) n x n 1
 
(1) n x 2n
Ei(x)    ln x   ; Ci(x)    ln x  
n 0 n  1 (n  1)! n 0 2n (2n)!

4.2. Sử dụng hàm Gamma tính các tích phân sau:


 

x e x e
3 x 6 2x
a. dx b. dx
0 0

 

 
 y3
d. 34t dt
2
c. ye dy
0 0

4.3. Tính các tích phân sau:


 
dx x
a.  4 dx b. x dx
0
x  1 0
6
1
63

x2
c.  4 dx
0
x  1
4.4. Chứng minh các công thức truy toán đối với hàm Bessel
2
a. J 1 (z)  J (z)  J 1 (z)
z
b. zJ ' (z)   J (z)  zJ 1 (z)
1
c. J' (z)  {J 1 (z)  J 1 (z)}
2
d 
d. (z J (z))  z J 1 (z)
dz
4.5. Tính các tích phân không xác định
J (x )

 x J n1 (x)dx  x J1 (x)dx  x n dx


n 1
n 4
a. b. c.

64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

You might also like