You are on page 1of 74

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC VÀ THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN NƯỚC CẤP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC


CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT
500m3/ngày đêm
GVHD: TS. Nguyễn Thái Anh
Khoá: 2019
Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
SVTH:
1. Trần Anh Thy 19150038
2. Nguyễn Ngọc Thiên 19150034

Tp. Thủ Đức, tháng 6 năm 2021


Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM


KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
---oOo---
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thái Anh
Họ và tên sinh viên thực hiện: MSSV
1. Trần Anh Thy 19150038
2. Nguyễn Ngọc Thiên 19150034
Tên đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG
NGHIỆP NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm
1. Nhận xét về nội dung các phần thuyết minh
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
2. Nhận xét về các bản thiết kế
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
3. Nhận xét về quá trình thực hiện thiết kế của sinh viên (kỹ năng, thái độ):
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
4. Điểm số
1……………………………………………… Điểm: …………………
2……………………………………………… Điểm: …………………
5. Kết luận (cho phép bảo vệ/không cho phép bảo vệ):
Tp.Thủ Đức, ngày tháng năm

TRƯỞNG BỘ MÔN Giảng viên hướng dẫn

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
2
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM


KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
---oOo---
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Giáo viên hướng dẫn:
Họ và tên sinh viên thực hiện: MSSV
1. Trần Anh Thy 19150038
2. Nguyễn Ngọc Thiên 19150034
Tên đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG
NGHIỆP NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm
1. Nhận xét về nội dung các phần thuyết minh
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
2. Nhận xét về các bản vẽ thiết kế
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
3. Nhận xét về quá trình thực hiện thiết kế của sinh viên (kỹ năng, thái độ):
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
4. Điểm số
1……………………………………………… Điểm: …………………
2……………………………………………… Điểm: …………………
Tp.Thủ Đức, ngày tháng năm
TRƯỞNG BỘ MÔN Giảng viên phản biện

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
3
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện đồ án, chúng em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Thái Anh, người đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình làm đồ án.

Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô đang giảng dạy tại trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Công nghệ
Kỹ thuật Môi trường đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức cần thiết, giúp chúng
em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong suốt quá
trình học tập.

Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên chúng em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
đồ án.

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
4
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................7

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN...................................................................9


1.1 Lý do chọn đề tài....................................................................................................9
1.2 Mục tiêu của đồ án...............................................................................................10
1.3 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................10

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP...............11


2.1 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước.......................................................11
2.2 Thành phần chất lượng nguồn nước cấp...........................................................18

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ


NƯỚC CẤP CHO NHÀ MÁY NƯỚC GIẢI KHÁT....................................................22
3.1 Chất lượng nước sạch cho công nghiệp nước giải khát....................................22
3.2 Đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nước giải khát...................................................25

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ..........................................28


4. 1 Lưu lượng cần lấy mỗi ngày................................................................................28
4.2 Bể keo tụ tạo bông(TK-03)...................................................................................31
4.3 Bể lắng đứng(TK-04)...........................................................................................38

4.4 Bể chứa trung gian(TK-05).................................................................................48


4.5 Bồn lọc áp lực than hoạt tính (TK-06)................................................................59
4.6 Lọc màng 2𝝁𝒎(TK-07).................................................................................59
4.7 Thiết bị RO (TK-08).............................................................................................61
4.8 Thiết bị tiệt trùng UV(TK-09)..............................................................................66

4.9 Bể chứa nước sạch(TK-12)...................................................................................66

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................70

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
5
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Chỉ tiêu chất lượng nguồn nước mặt...........................................................................................21

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu cảm quan của nước.............................................................................................24

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu hoá lý..................................................................................................................25

Bảng 3.3: Đối với nước giải khát không cồn...............................................................................................25

Bảng 3.4: Đối với các loại nước giải khát có độ cồn thấp...........................................................................26

Bảng 3.5: Chỉ tiêu cho tính phóng xạ...........................................................................................................26

Bảng 4.1: Tiết diện và hệ số của thanh β song chắn rác..............................................................................32

Bảng 4.2: Các kích thước thiết kế song chắn rác.........................................................................................33

Bảng 4.3: Lượng phèn để xử lý nước đục....................................................................................................34

Bảng 4.4: Các thông số thiết kế bể keo tụ....................................................................................................37

Bảng 4.5: Các thông số thiết kế bể tạo bông................................................................................................37

Bảng 4.6: Các thông số của bể lắng đứng....................................................................................................47

Bảng 4.7: Các chỉ tiêu về vật liệu lọc và tốc độ lọc của bể lọc áp lực.........................................................47

Bảng 4.8:Các thông số thiết kế của cột lọc tinh 2μm...................................................................................58

Bảng 4.9: Thông số đèn UV diệt khuẩn công nghiệp 45GPM Ecomax Water............................................65

Bảng 4.10: Các thông số bể chứa nước sạch................................................................................................67

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
6
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền công nghiệp nước ta ngày càng phát triển và đạt
được nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt là trong ngành công nghiệp nước giải khát, nước
giải khát đang được ưa chuộng hiện nay với một số giá trị dinh dưỡng cần thiết và phù
hợp với rất nhiều đối tượng khách hàng. Tại Việt Nam, ngày nay do nhu cầu thị trường,
chỉ trong một thời gian ngắn, ngành sản xuất nước giải khát có những bước phát triển
mạnh mẽ thông qua việc đầu tư, mở rộng, nhập khẩu và xây dựng các nhà máy nước giải
khát mới thuộc trung ương và địa phương. Chính vì vậy, công nghệ xử lý nước cấp là
khâu vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp nước giải khát.

Qua trình xử lý nước cấp cho nhà máy nước giải khát không chỉ đơn thuần là loại
bỏ các chất có hại trong nước cấp mà đó là một quá trình công nghệ, đòi hỏi chất lượng
nước sau khi xử lý phải đạt được tiêu chuẩn nước uống dành cho người tiêu dùng, tiêu tốn
ít năng lượng và chi phí vận hành thấp. Do đó việc tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước
cấp cho nhà máy nước giải khát trong công nghiệp là rất cần thiết.

Trong học kì này, nhóm chúng em thực hiện đồ án môn học với đề tài: “ Thiết kế
hệ thống xử lý nước cấp trong ngành công nghiệp nước giải khát 500m 3/ ngày đêm’’, dưới
sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thái Anh. Với đề tài đồ án này giúp chúng em tìm hiểu sâu
hơn về các công nghệ xử lý nước, một số chất lượng nước dành cho người tiêu dùng và
cách thiết kế một quá trình công nghệ xử lý nước trong công nghiệp.

Với công việc thiết kế, tính toán các công nghệ xử lý nước phụ thuộc rất nhiều vào
các số liệu thực nghiệm. Tuy nhiên, do điều kiện không cho phép nên các số liệu tính toán
trong phạm vi đồ án này là nhóm tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu như báo, sách cũng
như quá trình tìm hiểu thực tế. Cấu trúc đồ án của nhóm chúng em bao gồm các phần sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài đồ án

Chương 2: Tổng quan các phương pháp xử lý nước cấp

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
7
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Chương 3: Tổng quan và đề xuất phương án công nghệ xử lý nước cấp cho nhà máy
nước giải khát

Chương 4: Tính toán các công trình đơn vị

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
8
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN


1.1 Lý do chọn đề tài
Tại Việt Nam, công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng có đóng góp to lớn cho ngân
sách nhà nước, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao,
đồng thời góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng
năng suất và nâng cao đời sống của nhân dân. Một số ngành công nghiệp đã có bước phát
triển nhanh chóng trong suốt nhiều thập kỷ qua tiêu biểu như ngành công nghiệp nước
giải khát.

Theo thống kê của Hiệp hội Bia rượu - Nước giải khát Việt Nam, bình quân một người
Việt tiêu thụ trên 23 lít nước giải khát mỗi năm và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
Vì vậy thị trường nước giải khát thời gian qua luôn diễn ra các cuộc cạnh tranh quyết liệt
giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Các doanh nghiệp đã tích cực đầu tư, nhập khẩu, mở rộng và xây dựng các nhà máy
nước giải khát thuộc trung ương và địa phương. Đồng thời nghiên cứu để cho ra đời thêm
nhiều dòng sản phẩm đa dạng, đáp ứng những nhu cầu về thức uống của người tiêu dùng
như: Giải tỏa cơn khát, cung cấp nguồn năng lượng cùng hàm lượng khoáng chất dồi dào,
khơi lại hứng khởi, xua tan mọi cảm giác mệt mỏi, căng thẳng và nhất là phải đảm bảo an
toàn sức khỏe.

Trong đời sống hiện đại ngày nay, có thể thấy người tiêu dùng ngày một khó tính hơn,
họ sẽ ưu tiên sử dụng thức uống tốt cho sức khỏe, thành phần rõ ràng, tự nhiên cũng như
có các yêu cầu khắt khe về nguồn gốc nhãn mác, nguyên liệu và vấn đề an toàn vệ sinh
thực phẩm là vấn đề được quan tâm bậc nhất. Các ngành công nghiệp nước giải khát có
nhu cầu về nguồn nước cho sản xuất rất lớn và nguồn nước là yếu tố đầu tiên quan trọng
nhất. Do đó, trong ngành công nghiệp nước giải khát thì công nghiệp xử lý nước cấp cho
nhà máy nước giải khát là khâu quan trọng hàng đầu.

Qua trình xử lý nước cấp cho ngành công nghiệp nước giải khát đòi hỏi chi phí thấp,

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
9
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm
tiêu tốn năng ít năng lượng và phải ngăn ngừa các vi sinh vật hoặc hóa chất gây hại có thể
làm

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
1
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

nhiễm bẩn thành phẩm hoặc thiết bị lưu trữ, sản xuất và vận chuyển. Quá trình này có
đảm bảo , đúng chất lượng thì sản phẩm nước giải khát cung cấp ra thị trường mới đạt yêu
cầu. Chính vì vậy, việc thiết kế hệ thống xử lý nước cấp trong ngành công nghiệp nước
giải khát là vấn đề hết sức cần thiết.

Với những lý do trên cùng mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về công nghiệp xử lý
nước đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và cách thiết kế một quá trình công nghệ xử lý
nước trong công nghiệp, nhóm chúng em quyết định thực hiện đồ án môn học với đề tài:
“Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp trong ngành công nghiệp nước giải khát”.

1.2 Mục tiêu của đồ án

Dựa trên điều kiện thực tiễn: Nước sông là nguồn nước thô được xử lý cấp liệu cho
nhà máy sản xuất. Dựa vào chất lượng nguồn nước, yêu cầu chất lượng nguồn nước sau
khi xử lý,… Nghiên cứu, phân tích đề tài, tìm hiểu các phương án thực hiện khác nhau để
đánh giá và so sánh chọn ra giải pháp thích hợp để thiết kế hệ thống xứ lý nước cấp trong
ngành công nghiệp nước giải khát .

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu tổng quan đề tài bằng cách đọc tài
liệu tham khảo do giáo viên hướng dẫn cung cấp, ngoài ra nhóm nghiên cứu thêm tài liệu
khác ở thư viện, internet,…

Phương pháp phân tích: Tính toán thông số kỹ thuật, dựa trên số liệu đã tính, đề
xuất công nghệ xử lý và thiết kế chi tiết cho các bể.

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
1
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP


Nước mặt là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng
như trong quá trình sản xuất công nghiệp. Trong sinh hoạt, nước cấp dùng cho nhu cầu ăn
uống, vệ sinh, các hoạt động giải trí, các hoạt động công cộng như cứu hỏa, phun nước,
tưới cây, rửa đường,…

Trong các hoạt động công nghiệp, nước cấp được dùng cho các quá trình làm lạnh,
sản xuất thực phẩm như đồ hộp, nước giải khát, rượu, bia… Hầu hết mọi ngành công
nghiệp đều sử dụng nước cấp như là một nguồn nguyên liệu không gì thay thế được trong
sản xuất. Trong đó, nhóm chúng em lựa chọn sông Sài Gòn làm nguồn nước xử lý chính.

2.1 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước

2.1.1 Biện pháp cơ học


Song chắn rác
Cấu tạo: song chắn rác gồm các thanh chắn bằng thép không gỉ, sắp xếp cạnh nhau
và hàn cố định trên khung thép, được đặt trong ngăn tiếp thu nước thải,trước khi vào bể
gom.
Nhiệm vụ: chắn rác có tiết diện hình chữ nhật Song chắn rác thô có khoảng cách
giữa các thanh từ 60 ÷ 100 mm. Song chắn mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 ÷ 25
mm. Song chắn rác là hạng mục công trình xử lý sơ bộ đầu tiên nhằm ngăn giữ rác bẩn
thô có kích thước lớn gồm giấy, bọc nylon, chất dẻo, cỏ cây, vỏ đồ hộp, gỗ, vỏ trái cây.
Nếu không loại bỏ rác có thể gây tắc nghẽn đường ống,hư hỏng bơm. Rác phải thường
xuyên được cào đi bằng phương pháp thủ công. Nguyên tắc hoạt động: Nước thải được
thu gom từ các công ty rồi tự chảy vào mạng lưới thoát nước thải cống dẫn và đưa đến
trạm xử lý tập trung. Tại đây nước được tách khỏi một lượng rác đáng kể và tiếp theo
nước được chuyển tới bể gom nước thải

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
1
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

 Bể lắng đứng

Là loại nước chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên, còn các hạt
cặn rơi ngược chiều với chiều chuyển động của dòng nước từ trên xuống. Khi xử lý nước
không dùng chất keo tụ, các hạt keo có tốc độ rơi lớn hơn tốc độ dâng của dòng nước sẽ
lắng xuống được. Còn các hạt keo có tốc độ rơi nhỏ hơn hoặc bằng tốc độ dâng của dòng
nước, sẽ chỉ lơ lửng hoặc bị cuốn theo dòng nước lên phía trên bể. Khi sử dụng nước có
dùng chất keo tụ, tức là trong nước có các hạt cặn kết dính, thì ngoài các hạt cặn có tốc độ
rơi bân đầu lớn hơn tốc độ rơi của dòng nước lắng xuống được, còn các hạt cặn khác cũng
lắng xuống được. Nguyên nhân là do quá trình các hạt cặn có tốc độ rơi nhỏ hơn tốc độ
dòng nước bị đẩy lên trên, chúng đã kết dính lại với nhau và tăng dần kích thước, cho đến
khi có tốc độ rơi lớn hơn tốc độ chuyển động của dòng nước sẽ rơi xuống. Như vậy lắng
keo tụ trong bể lắng đứng có hiệu quả lắng cao hơn nhiều so với lắng tự nhiên.

Tuy nhiên hiệu quả lắng trong bể lắng đứng không chỉ phu thuộc vào chất keo tụ,
mà còn phụ thuộc vào sự phân bố đều của dong nước đi lên và chiều cao vùng lắng phải
đủ lớn thì các hạt cặn mới kết dính với nhau được. Bể thường có dạng hình vuông hoặc
hình tròn được xây bằng gạch hoặc bê tông cốt thép. Được sử dụng cho những trạm xử lý
có công suất nhỏ hơn 3000m3/ ngày đêm. Ống trung tâm có thể là thép cuốn hàn điện hay
bê tông cốt thép. Bể lắng đứng hay bố trí kết hợp với bể phản ứng xoáy hình trụ.

Cấu tạo bể: vùng lắng có dạng hình trụ hoặc hình hộp ở phía trên và vùng chứa nến
cặn ở dạng hình nón hoặc hinh chóp ở phía dưới, cặn tích lũy ở vùng chứa nén cặn được
thải ra ngoài theo chu kì bằng ống và van xả cặn .
Nguyên tắc làm việc bể: đầu tiên nước chảy vào ống trung tâm ở giữa bể, rồi đi xuống
dưới qua bộ phận hãm là triệt tiêu chuẩn động xoáy rồi vào bể lắng. Trong bể lắng đứng,
nước chuyển động theo chiều đứng từ dưới lên trên, cặn rơi từ trên xuống đáy bể. Nước
đã lắng trong được thu vào máng vòng bố trí xung quanh thành bể và được đưa sang bể
lọc.
GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh
SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
1
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

 Bể lọc áp lực
Bể lọc áp lực là một loại bể lọc nhanh kín, thường được chế tạo bằng thép có dạng
hình trụ đứng ( cho công suất nhỏ) và hình trụ ngang ( cho công suất lớn).
Bể lọc áp lực được sử dụng trong dây chuyền xử lí nước mặt có dùng chất phản ứng khi
hàm lượng cặn của nước nguồn đến 50mg/l độ màu đến 80o với công suất trạm xử lý đến
3000m3 /ngày đêm, hay dùng trong dây truyền khử sắt khi dùng ezecto thu khí với công
suất nhỏ hơn 500m3 /ngày đêm và dùng máy nén khí cho công suất bất kì. Bể lọc áp lực
có thể chế tạo sẵn trong xưởng. Khi không có điều kiện chế tạo sẵn có thể dùng thép tấm
hàn, ống thép … để chế tạo bể. Nước được đưa vào bể qua 1 phễu bố trí ở đỉnh bể, qua
lớp cát lọc, lớp than hoạt tính vào hệ thống thu nước trong, đi vào đáy bể và phát vào
mạng lưới. Khi rửa bể, nước từ đường ống áp lực chảy ngược từ dưới lên trên qua lớp cát
lọc và qua phễu thu, chảy theo ống thoát nước rửa xuống mương thoát nước dưới sàn.
 Cột lọc tinh
Hay còn có một tên gọi khác đó là lõi lọc giấy xếp. Đây là loại lõi lọc thường được
làm từ chất liệu PP (Polypropylen) hoặc PE (Polyetyle). Chúng có khả năng lọc được các
hạt cặn với kích thước rất nhỏ.
Tùy từng cấp độ lọc khác nhau mà kích thước hạt cặn lọc được cũng khác nhau. Ví
dụ như lõi lọc tinh 0.1 micron có thể lọc được hạt cặn kích thước 0.1 micron trở lên hay
loại lõi lọc 0.2 micron có thể lọc được hạt cặn kích thước 0.2 micron trở lên,...
Tính năng của lõi lọc tinh:
- Được làm hoàn toàn từ PP hoặc PE (Polyetyle) nên có độ bền cao
- Diện tích bề mặt tiếp xúc cao hơn 0.5m2
- Hiệu quả lọc tốt, có thể lọc được cả các hạt cặn có kích thước rất nhỏ
- Vỏ ngoài của lõi lọc rất tốt, bền
- Có khả năng chịu nhiệt tốt, vận hành tối ưu trong cả nhiệt độ nóng và lạnh
- Có thể hoạt động trong cả các môi trường hóa chất
- Không bị biến đổi chất nên có độ an toàn sinh học cao

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
1
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

- Có thể kết nối để phù hợp với các loại vỏ lõi lọc tiêu chuẩn khác
- Lõi lọc tinh được cấu tạo từ các sợi hữu cơ tổng hợp có đặc tính cơ học bền vững và
chống chịu được khả năng ăn mòn của các hóa chất trong nước
Thông số kỹ thuật của lõi lọc tinh:
- Kích thước vật lọc: 0.1 micron, 0.2 micron, 0.3 micron,…
- Nhiệt độ tối đa: 0 – 55 0C
- Kích thước: 5 inch, 10 inch, 20 inch, 30 inch, 40 inch
- Đường kính trong: 25mm – 28mm
- Đường kính ngoài: 63mm – 69mm
- Thời điểm sử dụng: Sau giai đoạn lọc thô
- Thời gian sử dụng: 3 – 6 tháng

 Hệ thống lọc RO
Công nghệ lọc nước RO thẩm thấu ngược (Tiếng Anh là Reverse Osmosis) là
phương pháp lọc nước sử dụng màng lọc thẩm thấu để loại bỏ mọi phân tử có kích thước
lớn hơn nước (H2O), nước sẽ được đẩy qua màng lọc nhờ áp lực thẩm thấu, màng lọc
thẩm thấu sẽ giữ lại tất cả các tạp chất bẩn bao gồm tạp chất có trong nước, hóa chất độc
hại, vi rút vi khuẩn,… và được đưa ra khỏi màng lọc qua đường nước thải. Nước sau lọc
qua màng RO sẽ đạt tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng
- Về công suất
Một hệ thống lọc nước công suất lớn 1000 lít/giờ, 1200 lít/ giờ, 2500 lít/giờ, 3000
lít/giờ,…. Bao gồm các thành phần cơ bản:
Hệ thống lọc thô
Hệ thống lọc nước tinh khiết RO
Thiết bị lọc tinh, khử trùng, diệt khuẩn
Hệ thống chiết rót, đóng bình
- Ưu điểm của hệ thống RO

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
1
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Công nghệ RO là công nghệ lọc nước tiên tiến và triệt để nhất hiện nay. Vì các khe
hở màng lọc RO có kích thước 0,0001nicronmet giống như cơ chế hoạt động của thận
người sẽ cho ra sản phẩm nước hoàn toàn tinh khiết.
Nước sau khi qua lọc uống được ngay, nước có vị ngon, ngọt, tinh khiết vô trùng.
Sử dụng phù hợp với nhiều nguồn nước nhà nước giếng khoan, nước máy, nước
sông, nước lợ…. đều có thể mang đến nguồn nước tinh khiết. Nước lọc RO cũng là nguồn
nước đảm bảo an toàn, giúp bạn tăng cường sức khoẻ, cải thiện sức khoẻ hệ tiêu hoá, chức
năng thận. Vì đặc điểm này mà máy lọc nước RO đang được ưa chuộng rộng rãi và phổ
biến đến ngày nay.
- Nhược điểm của hệ thống RO
Nước tinh khiết từ công nghệ lọc RO thường không giữ lại khoáng chất vi lượng
khoáng tự nhiên tốt cho cơ thể như canxi, magie…. Nước lọc qua RO thường có tính axit
sử dụng nước tinh khiết lâu dài không tốt cho sức khỏe. Lý do là vì nước qua lọc đã loại
bỏ các khoáng chất khiến độ pH của nước thường sẽ nằm trong khoảng 5.0 – 6.0 pH.
Đây là

mức nước có tính axit nhẹ so với nước trung tính có pH ở ngưỡng 7.0.

Cần áp lực nước lớn đẩy qua màng RO, vì vậy phải sử dụng điện nên đôi khi gây ra hiện
tượng chập điện, tiêu hao điện và không an toàn cho người sử dụng.

2.1.2 Biện pháp lý hoá


2.1.2.1 Keo tụ - tạo bông

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
1
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Keo tụ là quá trình bổ sung các ion mang điện tích trái dấu (điện tích dương) vào
để trung hòa điện tích của các hạt keo trong nước, làm tăng thế zeta, phá vỡ độ bền của
hạt, ngăn cản sự chuyển động hỗn loạn của các ion trong nước.

Các chất keo thụ thông thường sử dụng trong thực tế là Phèn nhôm, phèn sắt,
PAC.. Các chất keo tụ sẽ được trộn đều trong bể keo tụ. Nhằm tăng quá trình keo tụ, trong
một số trường hợp người ta thêm vào hòa chất trợ keo tụ để quá trình keo tụ diễn ra nhanh
hơn, hiệu quả hơn. Khi chất keo tụ cho nào nước thì dưới tác dụng của cánh khuấy sẽ làm
cho hóa chất keo tụ tiếp xúc trực tiếp, hoàn toàn với các hạt keo có trong nước.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ:

- Ảnh hưởng của pH

- Nhiệt độ nước

- Loại nồng độ chất keo tụ và trợ keo tụ

- Tốc độ khuấy

Tạo bông là quá trình liên kết các bông cặn sau quá trình keo tụ lại với nhau dưới
tác động của phương pháp khuấy với tốc độ nhỏ nhằm tăng kích thước và khối lượng của
các bông cặn để các bông cặn có thể dễ dàng lắng xuống.

Quá trình tạo bông: là quá trình liên kết các bông cặn với nhau sau khi quá trình
keo tụ xảy ra. Để thực hiện quá trình này, trong thực tế người ta sử dụng phương pháp
khuấy, với tốc độ cánh khuấy nhỏ. Qua đó nhằm tăng kích thước, khối lượng bông cặn để
bông cặn có thể thắng được trọng lực và lắng xuống.

Dưới tác dụng của cánh khuấy nhưng với tốc độ nhỏ hơn thì các bông cặn nhỏ tiến
hành liên kết với nhau tạo thành bông cặn lớn hơn. Các bông cặn có khối lượng lớn thắng
được trọng lực nên lắng được. Quá trình nầy được gọi là quá trình đông tụ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo bông:

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
1
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

- pH

- Nhiệt độ

- Tốc độ khuấy

2.1.2.2 Hấp phụ


Hấp phụ là quá trình tập trung chất lên bề mặt phân chia pha và gọi la hấp phụ bề mặt.
Khi phân tử các chất bị hấp phụ đi sâu và trong lòng chất hấp phụ, người ta gọi quá trình
này là sự hấp phụ. Trong quá trình hấp phụ có tỏa ra một nhiệt lượng gọi là nhiệt hấp phụ.
Bề mặt càng lớn tức lòa độ xốp chất hấp phụ càng cao thì nhiệt hấp phụ tỏa ra càng lớn.
Bản chất của quá trình hấp phụ: hấp phụ các chất hòa tan là kết quả của sự chuyển phân tử
của những chất có từ nước vào bề mặt chất hấp phụ dưới tác dụng của trường bề mặt.
Trường lực bề mặt gồm có: Hydrat hóa các phân tử chất tan, tức là tác dụng tương hỗ
giữa các phân tử chất rắn hòa tan với những phân tử nước. Tác dụng tương hỗ giữa các
phân tử chất rắn bị hấp phụ thì đầu tiên sẽ loại được các phân tử trên bề mặt chất rắn.
Các phương pháp hấp phụ:
Hấp phụ vật lí là quá trình hút ( hay còn gọi là quá trình tập trung của một hoặc hỗn
hợp các chất bẩn hoà tan thể khí hoặc thể lỏng trên bề mặt chất rắn).
Hấp phụ hóa học là quá trình hút các chất tan dạng khí dưới tác dụng hoá học. Nói
cách khác tức là các chất tan hấp phụ lên bề mặt và tạo phản ứng hoá học với chất rắn.
2.1.3 Phương pháp vật lý

Khử trùng bằng tia cực tím


Tia cực tím (UV) là tia bức xạ điện từ có bước sóng khoảng 4 – 400nm (nanometer).
Độ dài sóng của tia cực tím nằm ngoài vùng phát hiện, nhận biết của mắt thường. Dùng
tia cực tím để khử trùng không làm thay đổi tính chất hóa học và lý học của nước.
Tia cực tim tác dụng làm thay đổi DNA của tế bào vi khuẩn, các axit nucleic hấp thụ
năng lượng bước sóng 240 – 280 nm và kìm hãm quá trình sinh sản và phát triển của tế
bào vi khuẩn. Do đó, tia cực tím có độ dài bước sóng 254nm có khả năng diệt khuẩn cao
nhất.
GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh
SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
1
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Nhược điểm của phương pháp này là chi phí vận hành cao, độ đục của nước và chất
nhờn bám vào đèn có thể ngăn cản tia cực tím tác dụng vào vi khuẩn làm giảm hiệu quả
khử trùng
2.2 Thành phần chất lượng nguồn nước cấp

2.2.1 Các thông số của nguồn nước cấp

Nhiệt độ:
Là yếu tố liên quan đến sự tồn tại và phát triển của các sinh vật thuỷ sinh, đồng
thời là nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ sinh học các chất ô nhiễm hữu cơ trong
nước, ảnh hưởng đến nồng độ oxy hoà tan. Qua đó ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch
của nguồn nước tự nhiên nên những thay đổi của nhiệt độ ảnh hưởng nhiều mặt đến chất
lượng nước. Nhiệt độ là yếu tố quyết định loài sinh vật nào chiếm ưu thế trong môi trường
nước (ở Việt Nam nhiệt độ nước dao động từ 13 – 14o C ’’theo Trịnh Xuân Lai’’). Theo
độ sâu, nhiệt độ phân thành 3 tầng rõ rệt: Tầng mặt, tầng chuyển tiếp và tầng đáy. Trong
tầng mặt: nước có nhiệt độ cao nên tỷ khối thấp. Do ảnh hưởng của gió nên nước trong
tầng mặt xáo trộn mạnh làm cho nhiệt độ tương đối đồng đều, nồng độ oxy hòa tan cao,
tiếp nhận ánh sáng tốt nên quang hợp diễn ra mạnh mẽ. Tầng này rất thuận lợi cho quá
trình phân huỷ sinh học. Tầng chuyển tiếp có nhiệt độ giảm rõ rệt theo độ sâu. Tầng đáy,
nước không bị khuấy đảo và tách biệt với tầng mặt bởi tầng chuyển tiếp nên nồng độ oxy
hoà tan thấp, ánh sáng mặt trời không xuyên tới. Trong tầng này, quá trình phân huỷ hữu
cơ diễn ra trong điều kiện yếm khí, sản phẩm phân huỷ có mùi và độ chai H2S, NH3.
Màu sắc:
Màu của nước là do các chất tạo ra trong quá trình phân huỷ các mảnh vụn hữu cơ
như lá cây, gỗ,… hoặc các hợp chất vô cơ chứa Fe(III) khi có trong mẫu nước. Những
thành phần gây màu tự nhiên trong nước dưới dạng những hạt keo mang điện tích âm, nên
có thể loại bỏ bằng quá trình đông tụ bởi muối của các ion kim loại hóa trị III như của Fe,
Al. Màu của nước do các chất lơ lửng tạo nên loại bỏ bằng phương pháp lọc. Màu của
nước do các chất hòa tan tạo nên loại bỏ bằng phương pháp hóa lý kết hợp. Nước bị
nhiễm bẩn do nước
GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh
SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
1
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

thải sinh hoạt và công nghiệp thường có màu xanh đậm hoặc màu đen. Độ màu đo bằng
đơn vị PtCo( Platin - coban). Nước tự nhiên có độ màu nhỏ hơn 200 PtCo. Dựa vào màu
nước để quyết định mức độ xử lý và lựa chon phương pháp xử lý, hóa chất dùng trong xử
lý (theo Trịnh Xuân Lai thì nước thiên nhiên thường có độ màu thấp hơn 200 độ (ptCo).

Độ đục:

Độ đục của nước là do trong nước có nhiều loại chất lơ lửng dạng keo hoặc dạng
phân tán thô bị cuốn trôi từ bề mặt lưu vực xuống thủy vực. Độ đục xác định thông qua
khả năng lan truyền của ánh sáng qua nước. Nó phản ánh mức độ ngăn trở ánh sáng
xuyên qua nước của các chất lơ lửng vô cơ và hữu cơ. Thông qua độ đục có thể đánh giá
tình trạng nhiễm bẩn của nước... Đơn vị đo độ đục là NTU, Nước mặt có độ đục 20-100
NTU. Mùa lũ tới 500 NTU. Nước cấp cho ăn uống nhỏ hơn 5 NTU.

Mùi vị:

Nước ô nhiễm có mùi do các hợp chất hóa học chủ yếu các hợp chất hữu cơ hay
các sản phẩm từ phân hủy vật chất. Nước bị ô nhiễm nặng do các chất hữu cơ có mùi hôi
thối rất khó chịu do các khí độc hại như SO2, H2S sản phẩm từ phân hủy yếm khí.

Độ dẫn điện:

Độ dẫn điện tăng theo hàm lượng các chất khoáng hòa tan trong nước và dao động
theo nhiệt độ. Dùng để đánh giá tổng lượng các chất khoáng hòa tan trong nước, nước

tinh khiết ở 20oC là 4,2 μs/m

Tính phóng xạ:

Tính phóng xạ do sự phân hủy các thành phần có chất phóng xạ trong nước tạo nên.
Xác định thông qua tổng hoạt độ phóng xạ alpha và beta.

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
2
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Tổng số chất rắn:

Tống số chất rắn là toàn bộ các chất có mặt trong nước, xác định bằng cách sấy
mẫu nước ở nhiệt độ 103 – 105 độ, sau khi nước bay hơi hết, phần còn lại là chất rắn. Các
chất rắn có mặt trong nước gồm chất rắn hòa tan và lơ lửng, trong đó quan trọng nhất là
chất rắn lơ lửng .

Chất rắn lơ lửng:

Lượng chất rắn lơ lửng là thông số đánh giá cường độ nước thải, hiệu quả của thiết
bị xử lý. Xác định dùng phương pháp lọc mẫu nước bằng chén Gút, sau đó đo khối lượng
chất rắn có trong màng lọc của chén (mg/l).

2.2.2 Chất lượng nguồn nước

Nguồn nước: nước mặt

Công suất cấp nước: 500 m3/ngày đêm

Chỉ tiêu chất lượng nguồn nước: QCVN 08- MT:2015/BTNMT QUY CHUẨN KỸ
THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ Nước QCVN Đánh giá
nguồn 08:2015
(A1)
1 pH - 6.5-7.7 6 - 8.5
2 Nhiệt độ 0
C -
3 Mùi vị - Không có
mùi, vị lạ
0
4 BOD5 (20 C) Mg/l 2 4
5 COD Mg/l 10 10
6 TSS NTU 350 20 Xử lý
-
7 Cl Mg/l 1450 250 Xử lý
F- Mg/l 50 1 Xử lý
Bảng 2.1: Chỉ tiêu chất lượng nguồn nước mặt

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
2
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Ghi chú: A1 (Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông
thường), bảo tồn động thực vật thủy sinh và các mục đích khác)

Đánh giá chất lượng nước:

Dựa vào các số liệu đã có trên bảng, so sánh chất lượng nước thô và QCVN 08-
MT:2015/BTNMT ta thấy nguồn nước có các chỉ tiêu sau đây chưa đảm bảo yêu cầu:
TSS cao gấp 17,5 lần => cần xử lý

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
2
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ


NƯỚC CẤP CHO NHÀ MÁY NƯỚC GIẢI KHÁT

3.1 Chất lượng nước sạch cho công nghiệp nước giải khát

Nước được sử dụng trong suốt dây chuyền sản xuất và là một thành phần không
thể thiếu của các loại nước uống. Chính vì vậy, chất lượng nguồn nước sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến sự an toàn cũng như hương vị của sản phẩm. Do đó, để đảm bảo sức khoẻ của
ngừoi tiêu dùng thì nước được sử dụng cho công nghiệp nước giải khát bắt buộc phải đáp
ứng các tiêu chuẩn an toàn theo quy định.

Chất lượng nước để có thể sử dụng trong sản xuất thực phẩm được đánh giá thông
qua 5 thành phần: chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu hoá lý, tính phóng xạ và vi sinh vật. Ngoài 5
chỉ tiêu đánh giá trên, còn một số chỉ tiêu cần phải đánh giá nữa là hóa chất khử trùng và
sản phẩm phụ dành cho nước đã qua xử lý. Theo TCVN 12828-2019 Nước giải khát.

Chỉ số cảm quan:

Trong công nghệ sản xuất đồ uống, nước nguyên liệu phải đạt các yêu cầu sau:
trong suốt, không màu, không mùi , không vị.

Độ đục Nước có độ đục cao làm cho khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm. Có
thể đo độ đục bằng những cách sau: Sử dụng máy đo độ đục để xác định độ đục, lượng
hóa độ đục bằng SiO2: tiến hành với mẫu cần phân tích và mẫu đối chứng, quan sát bằng
mắt giữa mẫu đối chứng và mẫu phân tích trên nền trắng.

Độ màu Là do các hợp chất màu tan được trong nước tạo nên. Và để biết được độ
màu của nước ta có thể dùng: Phương pháp cảm quan bằng mắt, sử dụng máy so màu.

Mùi Do các hợp chất dễ bay hơi có trong nước tạo nên. Nước ở 20oC ít khi phát
hiện là có mùi lại vì các chất ít bay hơi ở nhiệt độ này. Thông thường để xác định xem
nước có mùi lại không ta thường gia nhiệt mẫu nước lên 50-60 độ C

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
2
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Vị Nước tinh khiết được xem là không có vị. Có ba nhóm chất gây mùi vị:

Nguồn gốc vô cơ: NaCl (trong nước 250mg/l-300mg/l sẽ tạo vị mặn), MgSO4 (trong nước
> 500mg/l gây vị mặn), muối đồng có vị tanh, mùi clo, mùi trứng thối H2S
Nguồn gốc hữu cơ: dầu mỡ, phenol
Nguồn gốc sinh hóa: hoạt động của vi khuẩn, rong tảo.
3.1.1 Chỉ tiêu cảm quan

Chỉ tiêu Yêu cầu

Màu sắc Đặc trưng cho sản phẩm

Mùi vị Đặc trưng cho sản phẩm

Trạng thái Dạng lỏng đồng đều, có thể chứa các phần không
đồng nhất đặc trưng cho nguyên liệu

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu cảm quan của nước

3.1.2 Chỉ tiêu hoá lý

Chỉ tiêu Yêu cầu

Hàm lượng etanol, % thể tích, không lớn hơn 0,5

Hàm lượng natri, mg/l

 Đối với nước uống điện giải, không nhỏ hơn 230

 Đối với nước uống thể thao, trong khoảng Từ 50 đến 1200

Hàm lượng kali đối với nước uống thể thao, mg/L, Từ 50 đến 250
trong khoảng

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
2
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Hàm lượng cafein đối với nước uống tăng lực có Từ 145 đến 320
chứa cafein, mg/L, trong khoảng

Hàm lượng polyphenol đối với nước giải khát có 100


chứa chè, mg/L, không nhỏ hơn

Bảng 3.2:một số chỉ tiêu hoá lý

3.1.3 Chỉ tiêu vi sinh vật

Tên chỉ tiêu Mức

Đóng chai

Tổng số vi khuẩn hiếu khí, số 102


khuẩn lạc/ml, không lớn hơn

E. Coli, con/l, không lớn hơn Không được có

Cl. Perfringens Không được có

Vi khuẩn gây nhày, Không được có


(Leuconostoc)

Nấm Men-mốc, số khóm nấm/ml, Không được có


không lớn hơn

St. Aureus Không được có

Bảng 3.3: Đối với nước giải khát không cồn

Tên chỉ tiêu Mức

Đóng chai

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
2
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Tổng số vi khuẩn hiếu khí, số khuẩn 102


lạc/ml, không lớn hơn

E. Coli Không được có

Cl. Perfringens Không được có

Vi khuẩn gây đục (quan sát bằng Không được có


mắt)

Nấm Men-mốc, số khóm nấm/ml, Không được có


không lớn hơn

St. Aureus/vi khuẩn gây bệnh đường Không được có


ruột

Bảng 3.4: Đối với các loại nước giải khát có độ cồn thấp

3.1.4 Tính phóng xạ

Nước trong rửa Nước trong trộn thực


nguyên liệu phẩm

Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa Giới hạn tối đa

Tổng hoạt độ α - 3 pCi/l

Tổng hoạt độ β - 30 Ci/l

Bảng 3.5: Chỉ tiêu cho tính phóng xạ


3.2 Đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nước giải khát
 Sơ đồ :

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
2
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Nước nguồn (nước sông Sài Gòn)

Song chắn rác


Phèn
nhôm
Bể keo tụ

Bể tạo bông
Bùn
Bể lắng đứng

Bể chứa trung gian Bể chứa bùn


CHÚ THÍCH

Lọc áp lực than hoạt tính Đường nước thải


Đường bùn
Bơm Rửa ngược
áp lực Đường hoá chất

Lọc màng 2𝜇 m

HỆ THỐNG LỌC RO

Đèn UV Bể chứa nước tinh khiết

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
2
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

 Thuyết minh sơ đồ
Nước nguồn từ sông Sài Gòn sẽ được dẫn vào bồn chứa nước nguồn. Sau đó sẽ đưa
qua song chắn rác để giữ lại vật rắn trôi nổi trong nước, nước tiếp tục được bơm vào bể
keo tụ. Tại bể keo tụ, người ta cho thêm hoá chất keo tụ để trung hoà điện tích các hạt keo
trong nước, giúp các hạt keo liên kết lại với nhau và tạo thành bông tụ, từ các bông tụ đó
có thể lắng xuống để loại bỏ một hàm lượng chất rắn lơ lửng đáng kể có trong nước.

Ở bể tạo bông với sự khuấy trộn của cánh khuấy trong nước các hạt keo trong lúc
bị khuấy sẽ thu nạp thêm các cặn lơ lửng có trong nước và tạo thành các bông cặn lớn
hơn, các vi sinh vật có trong nước cũng bám vào các bông cặn đó làm giảm lượng vi sinh
vật có trong nước. Nước từ bể tạo bông chuyển qua bể lắng đứng ở đây có lắp đặt hệ
thống hút, đẩy bùn ra ngoài. Nước được đẩy từ dưới lên trên với trọng lực của các bông
cặn trong bể nó sẽ bị lắng xuống và được đưa qua bể chứa bùn. Và lúc này nước sau khi
loại bỏ một số chất sẽ chứa ở bể trung gian để điều chỉnh lưu lượng đầu vào hợp lý.

Sau đó nước tiếp tục bơm vào bể lọc áp lực than hoạt tính nhằm loại bỏ hàm lượng
cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa thực hiện được, cùng với than hoạt tính nó sẽ loại
bỏ Clo cũng như các vấn đề về mùi, vị giúp đảm bảo độ trong cần thiết trước khi đưa vào
nguồn xử lý tiếp theo. Tiếp đến các cột lọc tinh nó sẽ khử dần các tạp chất trong nước có
kích thước lớn để bảo vệ lõi lọc tinh phía sau.

Lúc này tại hệ thống lọc nước RO với nguyên tắc thẩm thấu ngược (reverse
osmosis) chúng sẽ loại bỏ 95-99% các khoáng chất và hoá chất có trong nước. Nước qua
màng lọc RO sẽ đạt tiêu chuẩn tiêu chuẩn an toàn đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu
dùng(Nguồn nước sông trước tiên cần được xử lý đạt chuẩn nước ăn uống của Bộ y tế
QCVN 01-2009- BYT, và sau đó cần đạt chuẩn nước giải khát TCVN 12828-2019 chính
vì lí do đó mà nhóm sử dụng hệ thống lọc RO để nước phù hợp với TCVN 12828-
2019).Sau khi nước được đi qua hệ thống RO sẽ chuyển đến hệ thống đèn cực tím(UV)
như một cơ chế bổ sung để tiêu diệt vi khuẩn.Cuối cùng là đưa ra bể chứa nước sạch và đi
vào ống dẫn của nước. Đạt TCVN-12828 – 2019 Nước giải khát.

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
2
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

4. 1 Lưu lượng cần lấy mỗi ngày:

Thông số Hệ thống lọc RO công nghiệp: Màng lọc nước LG BW 400 AFR
Chọn tỷ lệ nước sạch qua RO là 60%. Vậy lưu lượng cần lấy vào hệ thống mỗi ngày là:

Q = 500/0.6=833.33 (m3/ngày. Đêm)

Ngoài ra còn cần thêm lượng nước phục vụ cho việc rửa bể lọc áp lực và bể lắng khoảng
5%-10% lượng nước cấp vào:

(Được phép lấy thêm 5- 10% tổng lưu lượng cấp ăn uống và sinh hoạt TCXD 33-2006).

Q = 833.33+833.33×10%=916.663 (m3/ngày. Đêm)= 0.01 (m3/s)

4.1.1 Song chắn rác (TK-02)

 Vị trí: Nằm ngay vị trí dẫn nước sông


 Mục tiêu: Giúp ngăn cản được các rác thải lớn để thuận lợi cho quá trình xử
lý nước.
 Tính toán song chắn rác

Chọn:
Tốc độ nước chảy trong máng là v = 1m/s
Chiều rộng của mương b = 500mm
Độ đầy: chọn h = 0,05m
+ Chiều sâu lớp nước ở song chắn rác = độ đầy của mương dẫn: hi = h = 0,05
Q 0.01
+ Số lượng khe hở cần thiết: n = ×k = ×1.05 = 26.25 ta lấy 26 khe
V×b×hi 0.4×0.025×0.05
Trong đó:
n: Số khe hở
Q: Lưu lượng giây lớn nhất của nước thải, (m3/s)
v: Vận tốc nước chảy qua các khe hở của song chắn

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
2
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Theo (TCVN 33-2006) vận tốc này lấy trong khoảng 0.4-0.8 m/s. Khi sông nước
đục nên chọn vận tốc này nhỏ. Chọn v = 0.4 (m/s)
b: Kích thước giữa các khe hở, quy phạm từ 16 – 25mm, chọn b = 25 mm
hi: Chiều sâu lớp ở chân song chắn rác, tính bằng độ đầy nước trong mương dẫn
K: Hệ số tính tới khả năng thu hẹp của dòng chảy, thường lấy K = 1.05
+ Bề rộng thiết kế song chắn rác
Do ta chọn trường hợp số khe hở lớn hơn số song chắn rác nên:
Bs = d× (n-1) + b×n = 0.01× (26-1) + 0.025 × 26 = 0.9 m
Trong đó:
d: bề dày của thanh song chắn rác, theo quy phạm từ 8-10mm. Chọn d = 10mm
b: khoảng cách giữa các thanh. Quy phạm từ 16 - 25mm. Chọn b = 25mm
+ Tổn thất áp lực qua song chắn rác:
d4/3 2
hs = k × β × b × V a× sin α
2g

=2×1.02× 0.01 4/3 0.42


0.025
× × sin(600) = 0.00416m= 4.16mm
2∗10

Trong đó:
k: Hệ số tính đến sự tổn thất áp lực do rác vướng ở song chắn rác (k = 2 – 3), chọn k = 2.
α: Góc nghiêng song chắn rác so với phương ngang, (= 45-90o) chọn =600.
β: Hệ số phụ thuộc vào tiết diện ngang của thanh song chắn, chọn loại d có β=1.02.

Tiết diện của thanh a b c d e

Hệ số β 2.42 1.83 1.67 1.02 0.76

Bảng 4.1: tiết diện và hệ số của thanh β song chắn rác

+ Chiều dài phần mở rộng trước song chắn rác.

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
3
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

l1 =
Bs−Bm
=
0.9−0.5 =0.55 m
2×tagφ 2×tag(20)

Trong đó:
Bm: Bề rộng mương dẫn, cho Bm = 0.5m
Φ: Góc mở rộng trước song chắn rác, theo quy phạm φ=200.
Bs: Bề rộng song chắn rác, Bs=0.9m.
+ Chiều dài phần mở rộng sau song chắn rác: l2 = l1/2 = 0.027/2 = 0.0135m
+ Chiều sâu xây dựng mương đặt song chắn rác:
H = hi+hs+hbv = 0.05+0.00416+0.3=0.35 m
Trong đó:
hbv: Chiều cao bảo vệ của song chắn rác, chọn hbv=0.3m
+ Chiều dài xây dựng mương đặt SCR:
L= l1 + l2 + ls = 0.55+0.0135 +1.2=1.7635 m
Trong đó: ls: Chiều dài phần mương đặt SCR. ls = La+1m

Ta có: La= H 0.35 =0.2 m => ls = 0.2 + 1 = 1.2(m)


tag(α)=tag60

Tên thông số Kí hiệu Đơn vị Số lượng

Góc nghiêng α Độ 60

Góc mở rộng trước SCR φ Độ 20

Số khe hở SCR n Khe 26

Bề rộng khe hở b mm 25

Bề dày 1 thanh chắn D mm 10

Chiều rộng toàn bộ SCR Bs mm 900

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
3
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Chiều dài mở rộng trước l1 mm 550


SCR

Chiều dài mở rộng sau l2 mm 13.5


SCR

Chiều dài xây dựng SCR L mm 1763

Chiều sâu xây dựng H mm 350


mương sau SCR

Số lượng thanh trong SCR - thanh 25

Bảng 4.2: các kích thước thiết kế song chắn rác

4.2 Bể keo tụ tạo bông (TK-03)

 Vị trí: Sau máy bơm và trước bể lắng đứng


 Mục Tiêu:
Để thực hiện qa trình keo tụ ngừoi ta cho vào nước các chất keo tụ thích hợp như
phèn nhôm𝐴𝑙2 (𝑆𝑂4 )3 Nước sau khi trộn đều phèn và điều chỉnh pH thích hợp
dẫn vào bể cho thêm polymer để hoàn thành quá trình keo bông. Khi cho phèn
nhôm vào
nước, chúng phân ly thành các sản phẩm thuỷ phân, sau đó các ion này bị thuỷ phân
thành Al(OH)3 với pH thích hợp:
𝐴𝑙(𝐻2 𝑂)3+ <=> 𝐴𝑙(𝑂𝐻 )(𝐻2 𝑂)2+ <=> ⋯ <=> 𝐴𝑙13 𝑂4 (𝑂𝐻)7+ <=> 𝐴𝑙(𝑂𝐻 )3
6 5 24

<=> 𝐴𝑙(𝑂𝐻)−
4
Ngoài các sản phẩm thuỷ phân trên được tạo thành, các ion H + còn giải phóng ra,
các ion này sẽ được khử bằng độ kiềm tự nhiên của nước. Nếu độ kiềm tự nhiên
của nước thấp, không đủ để trung hoà ion H+ thì cần phảo kiềm hoá nước.
 Tính toán bể keo tụ tạo bông

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
3
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

4.2.1 Tính toán lượng phèn nhôm và lượng polimer cần thiết cho cụm bể keo tụ tạo
bông:

Thời gian làm việc của các công trình phía sau bể chứa được chọn là 24/24. Vậy
công suất tính toán là 38.19 (m3/h).
Ta thấy pH của nước chúng ta đang tiến hành xử lý là 6.5-7.7 nên ta sử dụng phèn
nhôm hơn nữa phèn nhôm không gây ra nguy cơ ăn mòn như phèn sắt. Trước khi cho
phèn vào ta điều chỉnh pH về 7 để phản ứng xảy ra tốt hơn.

Hàm lượng cặn của nước Liều lượng phèn nhôm(Al2(SO4)3) không chứa
nguồn(mg/l) nước (mg/l)

100 25÷35

101-200 30÷45

201-40 40÷60

401÷600 45÷70

601÷800 55÷80

801÷1000 60÷90

1001÷1400 65÷105

1401÷1800 75÷115

1801÷2200 80÷125

2201÷2500 90÷130

Bảng 4.3: lượng phèn để xử lý nước đục

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
3
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Nước mà chúng ta xử lý có tổng hàm lượng cặn lớn nhất là TSS = 350 mg/l nên chọn
hàm lượng phèn là 60mg/l (hay 60g/m3).
Lượng phèn cần cho vào nước trung bình trong 1 m3 nước cấp, Theo “Xử lí nước cấp
cho sinh hoạt và công nghiệp, Trịnh Xuân Lai)
Vậy lượng phèn Nhôm cần sử dụng trong 1 ngày là:
60g/m3 ×916.663m3/ngày =54999.78(g/ngày)=55(kg/ngày)

Dung tích bể hòa trộn phèn:

W= Q×n×Pp
= 38.19×12×55 = 0.15 m3
h
10000×b ×γ 10000×10×1.725
h
Trong đó:
Q: Lưu lượng nước xử lí (m3/h)
n: Thời gian hòa tan phèn ta lấy n = 12h (công suất từ 1200-10000 m3/ngày. đêm) (Tiêu
chuẩn TCVN, 08, 2006)
Pp: Liều lượng phèn cho vào nước (g/m3)
bh: Nồng độ dung dịch phèn trong thùng hoà trộn (%)
γ: khối lượng riêng dung dịch phèn Nhôm
Chọn bể kích thước: B×H×L = 1×1.3×1.4 (H+0.5 là chiều cao bảo vệ)
Để hòa trộn phèn, ta sử dụng một bồn nhựa PE có dung tích 0.15(m3) hòa trộn dung dịch
để dùng trong một ngày.
Theo quy phạm lấy cường độ khí nén thùng hoà trộn là 10 (l/m2)
Tính toán lượng Polymer cần sử dụng
Theo quy phạm, lượng Polymer được sử dụng như chất trợ keo tụ là 1 - 2 mg/l. Chọn
lượng Polymer cần là 1mg/l (hay 1g/m3).
Vậy lượng Polymer trong 1 ngày làm việc là:
1g/m3 × 916.663(m3/ngày) = 916.663 (g/ngày) = 1 (kg/ngày).

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
3
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

4.2.2 Bể keo tụ:

Thể tích bể: V= t × Q = 120 × 0.01 = 1.2(m3)

Với:

Q là lưu lượng: 0.01 (m3/s)

t: thời gian khuấy trộn.Theo 6.58 (TCXDVN 33-2006) t = 45 ÷120(s) chọn t =120s.

Kích thước bể:

+ Chọn bể có tiết diện ngang là hình vuông

+ Chọn H=2m

Tỉ lệ chiều cao: chiều rộng = H : 2B


V
Diện tích: S= = 1.2 = 0.6 (m2)
h 2

+ Chọn bể thiết kế dạng hình vuông nên:

Chiều rộng (A) = chiều dài (B) = √S = √0.6 = 1 (m)

+ Chọn chiều cao an toàn: hbv= 0.5 (m)

+Chiều cao xây dựng thực tế: H= h + hbv = 2 + 0.5 = 2.5 (m)

Thể tích thực của bể phản ứng :

Vthực= A × B × H = 12 × 2.5 = 2.5 (m3)= 2500 ( Lít)

Tên thông số Kí hiệu Đơn vị Số lượng

Lượng phèn Nhôm kg/ngày 55


cần sử dụng trong
1 ngày

Dung tích bể hòa Wh m3 0.15


trộn phèn

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
3
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Lượng Polymer kg/ngày 1


trong 1 ngày

Diện tích S m2 0.6

Chiều rộng A A m 1

Chiều dài B B m 1

Chiều cao xây dựng H m 2.5


thực tế

Thể tích thực của bể Vthực Lít 2500


phản ứng

Bảng 4.4: các thông số thiết kế của bể keo tụ

4.2.3. Bể tạo bông:

Dùng cánh khuấy turbin với Gradient vận tốc từ 60-20s-1 nhằm tạo điều kiện cho
cặn lơ lửng kết dính với phèn Nhôm.
Chọn thời gian lưu nước 30 phút.(Quy chuẩn từ 10-30 phút).
+ Thể tích bể:
V = Q×t = 0.01×1800 = 18 (m3)
Với Q là lưu lượng: 0.01 (m3/s)
Để quá trình keo tụ tạo bông được xảy ra tốt và Gradien giảm từ đầu đến cuối bể ta
chia bể làm 3 buồng, mỗi buồng có thể tích là:
V1buồng = 18/3 = 6 m3
Chọn mỗi bể là hình vuông ta có kích thước: H×B×L = 2×2×2 nhưng cộng thêm
chiều cao bảo vệ cho H là 0.3 m nữa thì ta có
H×B×L = 2.3×2×2
Chọn loại cánh khuấy là cánh mái chèo gồm một trục quay và 2 bản cánh đặt đối
xứng.

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
3
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Đường kính cánh cách đáy: Dc= 0.3m


Đường kính mái chèo: Dg = H – 2×0.3 =2.3 – 0.6 = 1.7m
Bán kính bản cánh khuấy:
R1 = Dg/2 = 1.7/2 = 0.9 m
R2 = 0.9 – 0.2 = 0.7 m
Bể chia làm 3 ngăn bởi các tấm chắn khoang lỗ D =100-150mm
Vận tốc nước qua lỗ trên vách ngăn v=0.1 m/s
+ Ngăn phản ứng thứ nhất:
Công suất tiêu thụ của mỗi máy khuấy: P = G2×μ×V
Trong đó : G : là gradient vận tốc, chọn G = 60-1
µ : là độ nhớt động lực của nước, ở 25oC µ = 0.001 kg.m2/s
V : là thể tích khuấy trộn của máy, m3
P = 602×0.001×6 = 21.6 W
Chọn máy khuấy đường kính D = 1.1 tua bin 4 cánh nghiêng 45o hướng xuống dưới
Vòng quay của động cơ:

P 1 1
n= 21.6
K×ρ×D5 3
= 1.08×1000×1.15 = 0.23 vòng/s = 14 vòng/phút
3

Hiệu suất động cơ: 0.6


Công suất động cơ: 21.6/0.6 = 36W
+ Ngăn phản ứng thứ hai:
Công suất của máy khuấy: P = G2×μ×V
Trong đó : G : là gradient vận tốc, chọn G2 = 40-1
µ : là độ nhớt động lực của nước, ở 25oC µ = 0.001 kg.m2/s
V : là thể tích khuấy trộn của máy, m3
P = 402 ×0.001×6 = 9.6 W
Vòng quay của động cơ:

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
3
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

1 1
P
n= 3 9.6 3
= 0.17 vòng/s = 10 vòng/phút
K×ρ×D5 = 1.08×1000×1.15

Hiệu suất động cơ: 0.6


Công suất động cơ: 9.6/0.6 = 16W

+ Ngăn phản ứng thứ ba:


Công suất của máy khuấy: P = G2×μ×V
Trong đó : G : là gradient vận tốc, chọn G3 = 20-1
µ : là độ nhớt động lực của nước, ở 25oC µ = 0.001 kg.m2/s
V : là thể tích khuấy trộn của máy, m3
P = 202×0.001×6 = 2.4 W
Vòng quay của động cơ:
1 1
P
n= 3 2.4 3
= 0.11 vòng/s = 7 vòng/phút
K×ρ×D5 = 1.08×1000×1.15

Hiệu suất động cơ: 0.6


Công suất động cơ: 2.4/0.6 = 4 W
Động cơ đặt trên hành lang máy khuấy đặt cách đáy 0.3 m “Theo QC TCVN 08
2006

Tên thông số Kí hiệu Đơn vị Số lượng
Thể tích bể V m3 18
Số buồng 3
Chiều dài L m 2
Chiều rộng B m 2
Chiều cao H m 2.3
Thể tích 1 buồng V1buồng m3 6
Đường kính cánh Dc m 0.3
cách đáy

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
3
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Đường kính mái Dg m 1.7


chèo
Bán kính bản cánh R1 m 0.9
khuấy R2 0.7
Công suất của máy P1 21.6
khuấy P2 W 9.6
P3 2.4
Vòng quay của n1 14
động cơ n2 Vòng/phút 10
7
Bảng 4.5: các thông số thiết kế của bể tạo bông

4.3 Bể lắng đứng (TK-04)

 Vị trí: Nằm trước bể keo tụ tạo bông và sau bồn lọc áp lực
 Mục tiêu:
Tách các hạt cặn lơ lửng sẵn có trong nước và tách cặn từ quá trình keo tụ tạo
bông. Và nó chỉ lắng các hạt có vận tốc lắng lớn hơn vận tốc dòng nước đi lên mới
có khả năng lắng xuống đáy bể.
 Tính toán bể lắng đứng:

Thể tích phần lắng:

Chọn số bể lắng N=2

W = Q ∗ T = 0,01 ∗ 7200 = 72 (m3)

Trong đó:

Q: lưu lượng tính toán . Q=916,663 m3/ngđ = 0,01 (m3/s)

T: thời gian lưu trong bể lắng chọn T= 2 giờ = 7200 s

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
3
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Hf: chiều cao của bể phản ứng lấy bằng 0.9 chiều cao vùng lắng của bể lắng. Theo quy
phạm chiều cao vùng lắng 2.6-5m ( theo mục 6.66 TCXD 33-2006). Chọn chiều cao vùng
lắng H=4m

Hf = 0.9x4= 3.6m

Tốc độ dâng nước trong vùng lắng

H 4
Vtt =   2(m / h)  0.56(mm / s)
T 2

4.3.1 Diện tích tiết diện ngang vùng lắng

Q
F=β∗
3,6 ∗ νtt ∗
N
0,01
F = 1,5 ∗3,6∗(0,56 x = 3,72 (m2)
10−3)∗2

Trong đó:

Q: lưu lượng tính toán (m3/s)


N: số bể lắng đứng. Chọn bằng số bể phản ứng N=2
: Hệ số kể đến việc sử dụng dung tích bể lấy trong giới hạn 1,3-1,5. Nếu D/H=1 thì

=1,3, nếu D/H=1,5 thì =1,5. Chọn =1,5 ứng với tỉ số D/H=1,5

4.3.2 Diện tích ngang của tiết diện ngăn bể phản ứng xoáy hình hộp
Q∗t
f=
60 ∗ H1 ∗ N

0,01∗15
f= 60∗3,6∗2
= 0.02 (m2)

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
4
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Trong đó:
t: thời gian lưu nước trong ngăn phản ứng lấy bằng 15-20 phút, chọn t=15 phút.
H: chiều cao ngăn phản ứng lấy bằng 0,9 chiều cao vùng lắng. Chọn chiều cao vùng lắng
là 4m, vậy H= 4 x 0.9 = 3.6m

4.3.3 Đường kính bể lắng xác định theo công thức

W 4 ∗ (F + f) 4 ∗ (3,72 + 0.02)
D 1= = √ = √ = 2,18(m)
F π π

Để thuận lợi cho việc thi công, ta chọn thi công đường kính bể lắng là D = 2,18 m
2,18
Ta có tỷ lệ D = = 0,545 nhỏ hơn 1,5 thoả mãn hệ số kể đến việc sử dụng dung tích bể
H 4

H=4m chọn trong phần tính bể phản ứng xoáy hình trụ
+ Đường kính ống trung tâm là

Dtt = 0,2 * D = 0,2 * 2,18 = 0,436 (m)

+Đường kính phần lọc của ống trung tâm

Dloe = 1,35 * Dtt = 1,35 * 0,436 = 0,6 (m)

+Chiều cao phần ống loe bằng đường kính miệng loe

Hloe = Dloe = 0,6 (m)

+Đường kính tấm hắt

D hắt = 1,3* Dloe = 1,3* 0,6 =0,8(m)

+Thời gian làm việc giữa 2 lần xả cặn có thể xác định theo công thức:
WC∗ N∗δ
T= (giờ)
Q∗(Cmax− c)

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
4
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Trong đó:
π∗ D2 + d2 + D ∗ d2
hn ∗ (m 3)
Wc 2
4
= 3
Với:
hn : Chiều cao phần hình nón chứa nén cặn, tính theo công thức:
D−d2 2,18−0,2
h = = = 1,18 (m)
n 2∗ tg(900− α0) 2∗ tg(900− 500)

Để thuận tiện thi công, chọn chiều cao phần hình nón chứa nén cặn là 2,3m
α : Góc nghiêng của phần hình nón so với mặt phẳng nằm ngang (α = 50-55 ).Chọn
α = 550
d2 : Đường kính phần đáy hình nón hoặc chóp (m) lấy bằng đường kính ống xả cặn. (d =
150-200mm), chọn d = 200mm
Vậy:
π ∗ 1,9 2,182 + 0,22 + 2,18 ∗
Wc ∗ 0,2 = 2,6(m3)
= 3
4
Suy ra:
WC ∗ N ∗ δ 2,6 ∗ 2 ∗ 15000
T = Q ∗ (Cmax − = = 1,58 (giờ)
c) 38,19 ∗ (1302,5 −
10)

Trong đó:
Q = 0,01 m3/s ; N = 2 bể
Chọn hàm lượng còn lại sau khi lắng là C= 10 mg/l ( C=10-12mg/l)
chọn theo bảng 3-3 Xử lý nước cấp- Nguyễn Ngọc Dung g/m3
Hàm lượng Cmax = C0 + KP + 0,25M + v(mg/l)
Chọn hàm lượng cặn trong nước nguồn là C0 = 1200 mg/l
Chọn hệ số tinh khiết của phèn sạch là K = 1
Chọn liều lượng phèn không ngậm nước P = 90 mg/l

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
4
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm
Chọn độ màu nước nguồn M = 50 độ

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
4
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Chọn v = 0
Cmax: hàm lượng cặn trong nước đưa vào bể lắng (kể cả cặn tự nhiên và lượng hóa chất
cho vào nước). Vì ở đây xử lý không thêm hóa chất, nên hàm lượng cặn chỉ có cặn có
trong nước nguồn và hàm lượng cặn sắt hình thành sau khi làm thoáng, được xác định
theo công thức:
mg
Cmax = C0 + KP + 0,25M + v = 1200 + 1x 90 + 0,25x 50 = 1302,5 (
)
l

Lượng nước dùng cho việc xả cặn bể lắng tính bằng phần trăm lượng nước xử lý, xác định
như sau:
KP ∗ W C ∗ N 1,15 ∗ 2,6 ∗ 2
P= x 100% = x 100% = 9,91%
Q∗T 38,19 ∗ 1,58

Kp : hệ số pha loãng cặn bằng 1,2 ÷ 1,15 . Lấy Kp = 1,15


Chiều cao tổng cộng của bể lắng

= 4 + 1,18+ 0,5 = 5,68(m)

H1: chiều cao phần lắng, = 4m


Hn: chiều cao vùng nén bùn, =1,18m
Hbv : chiều cao bảo vệ từ mặt nước đến thành bể, chọn =0.5m
4.3.4 Máng thu nước
Máng thu nước đã lắng, dùng hệ thống máng vòng chảy tràn xung quanh thành bể và 4
máng hình răng cưa thu nước vào máng vòng.
Vận tốc nước chảy trong máng: chọn v = 0,6 (m/s).
Diện tích mặt cắt ướt của máng
m3
Q( )
0,01 = 1,93 ∗ 10−7(m2) = 0,193 (mm2)
∗86400=
s
A= v
m
0,6∗86400
(s

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
4
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

4.3.5 Máng thu nước răng cưa


Thiết kế 4 máng răng cưa hình chữ V đặt xung quanh bể lắng và được đặt từ nối ống trung
tâm đến máng vòng xung quanh
Chiều dài mỗi máng Lm = [D – (d1 + 0,05 . 2 + 0,3 . 2 + 0,1 . 2) ] / 2

= [2,18 – (0,436 + 0.05 . 2 + 0.6 + 0,2)] / 2 = 0,422m


Với D : đường kính bể lắng
d1 : đường kính ống trung tâm
0,05: độ dày ống trung tâm
0,3: bề rộng máng thu nước
0,1: chiều dày máng thu nước
Lưu lượng nước trên mỗi máng răng cưa:

Q 0,01 m3
= = 2,5 ∗ 10−3( )
qmáng =
n 4 s
Tấm xẻ khe hình chữ V có góc đáy 900 để thu nước:
Chiều cao chữ V là: h = 5cm (quy phạm: 5 – 8 cm)
Chiều cao cả tấm điều chỉnh bằng thép chọn 15 cm (quy phạm:15 – 16 cm)
Khoảng cách các chữ V là 20 cm, đáy chữ V là 10 cm
Chọn chiều cao mực nước trong khe chữ V là hv = 3m = 0,03cm
Khi đó lưu lượng nước qua khe chữ V là: q0 = 1,4 x 0,032,5 = 2,18 x 10-4 m3/s
Số khe cần thiết của 4 máng răng cưa chữa V là:

n = qmáng 2,5 ∗ 10−3


= = 11,47 khe
qo 2,18 ∗ 10−4
Suy ra mỗi máng thu bố trí:
11,47
n1 = = 5,7 chọn 6 khe
2
Máng răng cưa bằng thép không gỉ, độ dày 10 mm

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
4
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

4.3.6 Tính toán ống dẫn nước vào bể

Nước từ bể trộn vào phần bể phản ứng xoáy hình trụ (được lồng trong bể lắng) có tốc độ
nước chảy trong ống là vống = 1 m/s
Suy ra ta có đường kính ống dẫn nước vào bể phản ứng xoáy hình trụ là

Dống 4Q 4 ∗ 0,01
=√ =√ = 0,11 (m)
π ống π∗1

Với D = 110mm. Chọn ống nhựa PVC – U vơi ∅114 có PN 5 (Par) của Công ty cổ phần
nhựa Bình Minh
Miệng ống nước phun cách thành buồng phản ứng là

0,15 d1 = 0,15 0,436= 0.0654m


Đường kính miệng vòi phun:

q
v
D = 1,13 x √
v
μ x vv

: hệ số lưu lượng với miệng phun hình nón có góc nón thì  = 0.908

Chọn Vv = 3 m/s (Vv = 2÷ 3 m/s)


Suy ra :

0,01
Dv = 1,13 x √ = 0,07 (m)
0,908 x 3

Chiều dài miệng phun:

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
4
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm
Dv β
l = x ( )
miệng phun mcot = 0,07 x cot 12,5 = 0,32 = 320 (mm)
2 2

Miệng phun thiết kế bằng thép không gỉ, độ dày 10 mm


Suy ra tổn thất áp lực ở miệng vòi phun trong phần bể phản ứng xoáy hình trụ

h = 0,06 x v2 = 0,06 x 32 = 0,54 m

Vòi phun được bố trí ngập sâu trong nước 0.5 m


Đường kính ống dẫn nước vào bể là D2 với vận tốc nước từ bể trộn sang bể lắng
lấy 0.5 m/s (0.–1m/s)
Suy ra diện tích ống nước
0,01
F= = 0,02 (m2)
2
0,5

Suy ra đường kính ống

4F2 4 x 0,02
D=√ =√ = 0,16m
2
π π

Với D = 160 mm. Chọn ống nhựa PVC – U với ∅168 có PN 5 (Par) của Công ty cổ phần
nhựa Bình Minh

4.3.7 Tính toán ống xả cặn

Lượng nước dùng cho việc xã cặn bể lắng:

P= 0,5% 0,01 = 5 x 10-5 (m3/h)


Chọn vận tốc nước trong ống : v = 0,5 m/s
Chọn loại ống dẫn nước loại HDPE, đường kính ống:

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
4
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

4P −5
D=√ = √ 4 x (5 x 10 ) = 0,011m
2
πv π x 0,5

Tính lại vận tốc nước chảy trong ống:


4P 4 x (5 x 10−5) m
= 0,5 ( )
v= = π x (0,011) 2
s
πD2
Nằm trong khoảng 0.3-0.7 (TCXD 33-2006)
4.3.8 Tính toán ống dẫn nước qua bể lọc

Nước từ bể lắng vào bể lọc nhanh có tốc độ nước chảy trong ống là Vống = 2m/s
Suy ra ta có đường kính ống dẫn nước qua bể lọc

Dống 4Q 4 x 0,01
= √ = 0,08 (m)
=√
π ống π x 2

Với D = 80 mm. Chọn ống nhựa PVC – U vơi ∅90 với PN 3 (Par) của Công ty cổ phần
nhựa Bình Minh
Số lượng/
Thông số Đơn vị
Kích thước

Số lượng bể N 2 bể

Chiều cao bể Hxd 5,68 m

Đường kính bể D 2,18 m

Chiều cao hình nón hn 1,18 m

Góc nghiêng của phần nón 50 Độ

Đường kính phần đáy hình nón d2 0,2 m

Đường kính ống trung tâm 0,436 m

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
4
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Bảng 4.6: Các thông số thiết kế của bể lắng đứng


4.4 Bể chứa trung gian
 Vị trí: Được đặt trước bể lắng đứng và sau bồn lọc áp lực than hoạt tính
 Mục tiêu: nhiệm vụ chứa nước còn lại sau khi tách cặn. Nước sau khi qua bể trung
gian sẽ được bơm vào
 Tính toán bể chứa trung gian:
Chọn thời gian lưu nước tại bể: t = 30 phút = 0.5 h
Q (h) = 38,19 (m3/h)

Thể tích bể trung gian:

V = Q × t = 38.19× 0.5 = 19.1 m3

Chiều cao hữu ích của bể: 2.0 m

Chiều cao bảo vệ: 0.5 m

Tổng chiều cao bể: 2.5 m

Diện tích bể là:

F = V/h =7.64 m2

Chọn chiều rộng bể: B = 3.5 m

Chọn L = 4m

Kích thước xây dựng bể = L × B × h = 4 × 4 × 2.5

Sử dụng bơm để bơm vào bể lọc áp lực:

 Qb×ρ×g×H
N= 1000×ŋ

Trong đó

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
4
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Qb: Lưu lượng bơm cho 1 bể: 0.0035 m3/s.

ŋ: Hiệu suất bơm (η = 0,72 – 0.93) chọn 0,8

H: Tổng tổn thất áp lực của bồn lọc áp lực với bể trung gian: 1+2.5+ 11 = 14.5 (m)

0.01 × 1000 × 9.81 ×


14.5 = 1.778 (kW)
N=
1000 × 0.8

4.5 Bồn lọc áp lực than hoạt tính (TK-05)

 Vị trí: Nằm trước bể chứa trung gian và sau lọc màng 2𝜇𝑚
 Mục tiêu: Giữ lại các hạt cặn lơ lửng có kích thước lớn hơn kích thước các lỗ rỗng
tạo ra giữa các hạt lọc mà còn giữ lại keo sắt, keo hữu cơ gây ra độ đục độ màu cho
nước.
 Tính toán bồn lọc áp lực:

4.5.1 Tính toán kích thước bồn lọc


Sử dụng vật liệu lọc cát thạch anh và than hoạt tính để giữ các cặn còn lại trong nước sau
khi đi qua bể lắng để đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt.
Đặc điểm lớp vật liệu lọc Tốc độ lọc(m/h)
dmin dmax dtđ Hệ số K Chiều dày Bình Tăng
(mm) (mm) (mm) L (mm) thường cường
Cát 0.5 1,2 0.7÷0.75 2 400÷500
Than 15 20
anthacide 0.8 1.8 1.1÷1.2 2 400÷500
Bảng 4.7: Các chỉ tiêu về vật liệu lọc và tốc độ lọc của bể lọc áp lực

(Nguồn: Xử lý nước cấp_TS Nguyễn Ngọc Dung_ĐH Kiến trúc Hà Nội).


Chiều cao lớp cát thạch anh h1 = 500 mm, đường kính hiệu quả dhq = 0.7 mm, hệ số không
đồng nhất K = 2

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
5
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Chiều cao lớp than hoạt tính h2 = 500 mm, đường kính hiệu quả dhq = 1.1 mm, hệ số
không đồng nhất K = 2. Tốc độ lọc ở chế độ bình thường là 15 m/h, ở chế độ tăng cường
là 20 m/h Tổng diện tích bề mặt lọc áp lực
Q 38.19
+ Diện tích của bồn lọc: F = = = 3.819 m2
v 10
Trong đó:
Q là lưu lượng tính toán, Q = 38.19 m3/h
v là vận tốc lọc, lọc với tốc độ bình thường v = 10-15 m/h chọn là 15 m/h
+ Số bồn lọc: N = 0.5×√F=0.5×√3.819 = 0.97 bồn. Chọn N = 1 bồn
Kiểm tra lại với tốc độ lọc tăng cường khi đóng 1 bồn để rửa lọc:
N
vtc = v× = 0 m/h < 15m/h (an toàn) => Chọn 1 bồn hoạt động
N−
1
4F 4×3.819
Đường kính của 1 bồn lọc: D = √ = √ = 1.1 Chọn D = 1m
π π

Chiều cao toàn phần của bồn lọc áp lực


H = hđ + hv + hn + hbv
Trong đó:
H là chiều cao tổng cộng, (m)
hd: chiều cao lớp sỏi đỡ, chọn hd = 0.15 m (bảng 6.12 TCDVN 33-2006)
hv: chiều cao lớp vật liệu lọc
Lớp cát thạch anh 500 mm
Lớp than hoạt tính 500 mm → hv = 1000 mm = 1.0 (m)
hn: khoảng cách từ bề mặt lớp vật liệu lọc đến máng thu nước, (m)
Theo điều 6.119 – TCXDVN 33-2006 “Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình –
Tiêu chuẩn thiết kế”:
hv×e 1×50
h= + 0.3 = + 0.3 = 0.8 m
n
100 100
Với: e là độ nở tương đối vật liệu lọc (Bảng 6.13 TCXDVN 33-2006)

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
5
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

hbv: chiều cao bảo vệ, chọn hbv = 0,5 m


Vậy H = 0,15 + 1,0 + 0,8 +0,5 = 2,45 m. Chọn H = 2,5 m
4.5.2 Tính toán hệ thống dẫn nước và thu nước
Nước sau khi đi qua bể lắng sẽ vào bồn lọc áp lực thông qua phễu phân phối nước. Sau đó
nước đi qua 2 lớp vật liệu lọc và được thu lại vào các chụp thu nước ở đáy bồn lọc.
Ống dẫn nước vào bồn lọc và sau lọc
Đường kính ống dẫn nước vào bồn:

4×Q
D= √π×v
Trong đó:
Q: lưu lượng nước vào bồn lọc, m3/h
v: vận tốc nước chảy trong ống, chọn v = 15 m/h (v = 12 – 15 m/h theo điều QCVN
67:2013/BGTVT).
4×38.19
Vậy D = √ = 1.8 m
π×15

Kiểm tra lại vận tốc nước chảy trong ống:


4×Q 4×38.19
v= = = 15 m/h
π×D2 π×1.82

Chọn D = 1.8m
Tổn thất dọc đường trong đường ống
Tổn thất áp lực dọc đường trong hệ thống đường ống được tính theo công thức Darcy:

hd = λ
L v2
× D × 2g
Trong đó:
L: chiều dài đường ống, chọn L = 10m
D: đường kính ống, D = 1.8m

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
5
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm
g: gia tốc trọng trường, g = 10 m/s2

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
5
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

v: vận tốc nước chảy trong ống, v = 0.0041 m/s


λ: hệ số tổn thất, tra giản đồ Moody:
v×D 0.0041×1.8
λ = f (Re; ε ), Re = =
D μ −6 = 8257.8046
0.8937×10
Với:
ε: độ nhám tuyệt đối, ε = 0.05mm với đoạn ống thép
μ: độ nhớt động học của nước ở 25 oC, μ = 0.8937×10-6 m2/s
Tra giản đồ Moody ⇒ λ = 0.015
2
Vậy h = 0.015 × 10 × 0.0041 = 7.10−8 m
d
1.8 2×10

Tổn thất cục bộ


Tổn thất áp lực cục bộ trong hệ thống đường ống được tính theo công thức:
v2
hcb = ξ×
2×g
Trong đó:
ξ: hệ số tổn thất cục bộ, phụ thuộc loại tổn thất và thường được xác định bằng thực
nghiệm. v: vận tốc nước chảy trong ống, v = 15 m/h
Chọn tổn thất cục bộ qua tất cả các van, co, cút trên đường ống dẫn nước vào là 1m.
Tổn thất áp lực qua vật liệu lọc
Tổn thất áp lực qua lớp than:
2
h = 150 (1−ε) v 1 −ε v2
μ.L
LT × × × ×
ρg ×3
ε 2 + 1.75 ε3 Ψdg
(Ψd)
Trong đó:
hLT: Tổn thất áp lực qua lớp than, m
μ: độ nhớt động học của nước ở 25 oC, μ = 0.8937×10-6 m2/s
L: Chiều cao lớp vật liệu lọc, L = h2 = 0.5 m
ρ: Khối lượng riêng của nước, ρ = 1000 kg/m3
g: Gia tốc trọng trường, g = 10 m/s2

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
5
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Ψ: Hệ số hình học, Ψ = 0.72


d: Đường kính hiệu quả của than, dhq = 1,1 mm = 1.1.10-3 m
e: Độ rỗng, e = 50%
v: Tốc độ lọc, v = 15m/h
Vậy:
h = 150 −6 2
0.8937×10 ×0.5 (1−0.5) 15 1−0.
× 5
LT × 3 × 2+
−3 × 1.75 3 ×
1000×10 0.5 (0.72×1.1×10 0.5
)
2
15 = 0.33 m
−3 2
0.72×1.1×10 ×10×3600
Tương tự, tổn thất áp lực qua lớp cát lọc
−6 2
0.8937×10 ×0.5 (1−0.5) 15
hLC = 150× × + 1.75 × 1−0.5
3
1000×10 0.5 3 × −4 2 0.5 ×
(0.82×7×10 )
2
15
−4 2 = 0.63 m
0.82×7×10 ×10×3600
Với:
Ψ: Hệ số hình học, Ψ = 0.82
d: Đường kính hiệu quả của cát, dhq = 0.7 mm = 7.10-4 m
=> Cột áp của bơm:
Hb = hd + hcb + hLT + hLC + hgh
Trong đó:
hd: Tổn thất áp lực dọc đường trong hệ thống đường ống, hd = 7.10−8m
hcb: Tổn thất cục bộ qua tất cả các van, cút trên đường ống dẫn nước, hcb = 1m
hgh: Tổn thất giới hạn của bể lọc, hgh = 6 – 8m theo TCXDVN 33:2006, hgh = 8m
hLT: Tổn thất áp lực qua lớp than, hLT = 0.33 m
hLC: Tổn thất áp lực qua lớp cát, hLC = 0.63 m
Vậy Hb = hd + hcb + hLT + hLC + hgh = 7.10−8 + 1 + 0.33 +0.63 + 8 = 9.96 m
Chọn Hb = 10 m
Công suất bơm:

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
5
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Q×Hb×ρ×g
N = 1000×ɳ
Trong đó:
Q: lưu lượng nước vào bồn lọc, Q = 38.19 m3/h = 0.01 m3/s
Hb: cột áp cần thiết của bơm, Hb = 10 m
ρ: khối lượng riêng của nước, ρ = 1000 kg/m3
η: hiệu suất của bơm (η = 0,72 – 0.93), chọn η = 0,8
0.01×10×1000×10
Suy ra, N = = 1.25 kW
1000×0.8
Suy ra, Công suất thực tế của bơm (lấy bằng 120% công suất lý thuyết):
Ntt = 1.2 × N = 1.2 × 1.25 = 1.5 kW
Vậy chọn bơm có công suất là 2.5 kW, cột áp của bơm là 8,2 m

4.5.3 Tính toán hệ thống rửa lọc.

Khi bể lọc hoạt động được một thời gian, các cặn bám lên lớp vật liệu lọc lấp đầy khoảng
trống giữa các vật liệu lọc, làm cho các khoảng trống hẹp lại. Khi nước đi qua các khoảng
trống hẹp làm vận tốc nước tăng lên, kéo theo các hạt cặn bám từ trước đi xuống lớp lọc
dưới. Như vậy có thể các hạt cặn có thế bị lôi kéo ra ngoài làm ảnh hưởng đến chất lượng
nước.
Khi tổn thất áp lực lọc đạt tới tổn thất giới hạn do cặn bẩn làm bít tắc các lỗ rỗng của hạt
vật liệu. Lúc này ta cần ngưng hoạt động và tiến hành rửa bể bằng nước thuần túy.
(Nguồn: Điều 6.106 TCXDVN 33-2006)
Chu kì lọc.
Chiều cao lớp cát thạch anh h1 = 500 mm, đường kính hiệu quả dhq = 0,7 mm, hệ số không
đồng nhất K = 2.
Chiều cao lớp than hoạt h1 = 500 mm, đường kính hiệu quả dhq = 1,1 mm, hệ số không
đồng nhất K = 2.
Tốc độ lọc ở chế độ bình thường là 15 m/h, ở chế độ tăng cường là 20 m/h
Thể tích chứa cặn trong khe rỗng vật lệu lọc bằng 1/5

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
5
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Độ rỗng e = 50%
Thể tích cặn chiếm chỗ trong lỗ rỗng hạt vật liệu lọc.
Vận tốc lọc (m/h) Thể tích cặn chiếm chỗ trong lỗ rỗng
<5 1/3
5.5-7.5 1/4
≥8 1/6-1/5
(Nguồn: Trịnh Xuân Lai – Xử lý nước cấp tập 2 - trang 223)
Chu kì lọc của lớp cát thạch anh:
Thể tích chứa cặn của lớp cát thạch anh:
V = e×h1×F = 0.5×0.5×3.819 = 0.95 m3
Trong đó: Diện tích của bồn lọc: F=3.819 m2

Thể tích cặn:


Vcặn = V/5 = 0.95/5 = 0.19 m3
Trọng lượng cặn mà 1m3 cát giữ lại được:
mc = Vcặn×60 kg/m3 = 0.19 × 60= 11.4 kg
Hàm lượng cặn sau bể lắng: C = 13 mg/l
Lưu lượng qua bồn lọc là Q= 38.19 m3/h
Lượng cặn giữ lại trong 1 giờ:
m = C×Q= 13 (mg/l) × 38190 (l/h) = 496470 mg/h = 0.496 kg/h
Chu kỳ rửa lọc:
mc 11.4 = 23 giờ
T = m = 0.496
Chu kì lọc của lớp than hoạt tính:
Tương tự tính toán cho chu kỳ rửa lọc của lớp than hoạt tính ta được:
Chu kỳ rửa lọc:
mc 11.4 = 23 giờ
T = m = 0.496
Tổng lượng nước cần cung cấp để rửa lọc cho 1 bồn lọc

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
5
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Rửa nước thuần túy trong 5 phút với cường độ 11 l/m2s.

Phân phối nước rửa lọc bằng chụp lọc, bên trên đầu chụp lọc có 1 lớp sỏi đỡ có đường
kính 2÷4 mm, dày 20 cm để ngăn ngừa cát chui vào khe (theo TCVN là 15÷20 cm).

Sàn chụp lọc


Làm bằng thép SUS304, dày 10 mm, đường kính 3.0 m.
Chụp lọc làm bằng nhựa ABS, loại chân ngắn 50mm, đường kính răng ngoài 24 mm.
(Theo điều 6.112 TCXDVN 33-2006: số lượng chọp lọc lấy không dưới 36 – 50 cái cho 1
m2 diện tích.)
Chọn số lượng chụp lọc trên 1 m2 bồn là 36 cái.
Số lượng n = 36 × diện tích bề mặt = 36 × 3.819 = 137.484 cái. Chọn n = 138 cái
Sàn gắn chụp lọc:
Vật liệu: inox không gỉ
Đường kính 3.1 m, dày 6mm
Sàn có đục lỗ để gắn các chụp có đường kính 28mm
Đường kính ống dẫn và thoát nước sau rửa lọc
4×Q
D= √
π×v

Trong đó:
Q: lưu lượng nước vào bồn lọc, q= 38.19 m3/h=0.01 m3/s
v: vận tốc nước chảy trong ống, chọn v = 1,5 m/s (v = 1,5 – 2,0 m/s theo điều 6.120
TCXDVN 33-2006).
4×0.01
Vậy D = √ = 0.09 m Chọn D là 90 mm
π×1.5

Với D = 90mm. Chọn ống nhựa PVC – U vơi ∅90 với PN 3 (Par) của Công ty cổ phần
nhựa Bình Minh
Kiểm tra lại vận tốc nước chảy trong ống:

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
5
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

4×Q 4×0.01
v= = = 1.5 m/s
π×D2 π×0.092
Phễu phân phối nước và thu nước rửa lọc
Vật liệu inox 304
Đường kính ống 1.8m
Đường kính ống dẫn và thoát nước sau rửa lọc = 0.09 m
Chiều dày của vật liệu làm phễu 2,5 mm
4.5.4 Tính bơm dẫn nước rửa lọc
Hb = hcb + hd + hv + hđ + hc +hgh
Trong đó:
Hb: cột áp cần thiết của bơm, m
hcb: tổn thất cục bộ trên đường ống
hd: tổn thất dọc đường trên đường ống
hv: tổn thất áp lực qua lớp vật liệu lọc
hđ: tổn thất áp lực qua lớp sỏi đỡ
hc: tổn thấp áp lực qua hê thống phân phối
hgh: tổn thất giới hạn của bể lọc, chọn hgh = 8 m
Tính hd (tổn thất dọc đường trên đường ống)
Tổn thất áp lực dọc đường trong hệ thống đường ống được tính theo công thức
Darcy:

hd = λ L v2
D × 2g
×
Trong đó:
L: chiều dài đường ống, chọn L = 10m
D: đường kính ống, D = 0.09 m
g: gia tốc trọng trường, g = 10 m/s2
v: vận tốc nước chảy trong ống, v = 1.5 m/s
λ: hệ số tổn thất, tra giản đồ Moody:

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
5
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

v×D 1.5×0.09
λ = f (Re; ε ), Re = = = 151057
D μ 0.8937×10−6

Với:
ε: độ nhám tuyệt đối, ε = 0.05mm với đoạn ống thép
μ: độ nhớt động học của nước ở 25 oC, μ = 0.8937×10-6 m2/s
Tra giản đồ Moody ⇒ λ = 0022
10 1.52
Vậy hd = 0.022 × × = 0.275 m
0.09 2.10
Tính hcb(tổn thất cục bộ trên đường ống)
Tổn thất áp lực cục bộ trong hệ thống đường ống được tính theo công thức:
v2
hcb = ξ×
2×g

Trong đó:
ξ: hệ số tổn thất cục bộ, phụ thuộc loại tổn thất và thường được xác định bằng thực
nghiệm. v: vận tốc nước chảy trong ống, v = 1.5 m/s
Chọn tổn thất cục bộ qua tất cả các van, co, cút trên đường ống dẫn nước vào là 1m.
Vậy hcb= 1
Tính hv(tổn thất áp lực qua lớp vật liệu lọc)
hv = (a+b×W) × L× e
Trong đó:
a, b: hệ số phụ thuộc vào kích thước hạt
Cát thạch anh: d = 0.5 – 1; a = 0.76; b = 0.017 (theo “Xử lý nước cấp” TS. Nguyễn Ngọc
Dung)
Than antraxit: d = 1 – 2; a = 0.85; b = 0.004 (theo “Xử lý nước cấp” TS. Nguyễn Ngọc
Dung)
L: chiều dày lớp vật liệu, L = 0.5
e: độ giản nở của vật liệu, e = 0.5
W: cường độ nước rửa lọc, W = 15 l/m2s

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
6
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

+ Tổn thất qua lớp cát thạch anh:


hvc = (0.76 + 0.017×15) × 0.5×0.5 = 0.2538 m
+ Tổn thất qua lớp than antraxit:
hvc = (0.85 + 0.004×15) × 0.5×0.5 = 0,2275 m
Vậy hv = 0.2538 + 0.2275 = 0.481 m
Tính hđ (tổn thất áp lực qua lớp sỏi đỡ)
hđ = 0.22×Ls×W
Trong đó:
Ls: chiều dày lớp sỏi đỡ, Ls = 0.15 m
W: cường độ nước rửa lọc, W = 15 l/m2s
Vậy hđ = 0.22×0.15×15 = 0.495 m
Tính hc (tổn thấp áp lực qua hê thống phân phối)

hc = v2
2×g×μ2

Trong đó:
v: tốc độ chuyển động của nước qua khe hở của chụp lọc, chọn v = 2 m/s
μ: hệ số lưu lượng của chụp lọc, chụp lọc khe hở μ = 0.5
g: gia tốc trọng trường, g = 10 m/s2
2
2
Vậy hc = = 0.8m
2×10×0.52
Vậy cột áp cần thiết của bơm là:
Hb = hcb + hd + hv + hđ + hc +hgh = 1 + 0.275 + 0.481 + 0.495 + 0.8 + 8 = 11 m
Công suất bơm:

Q×Hb×ρ×g
N= 1000ɳ
Trong đó:
Q: lưu lượng nước vào bồn lọc, Q = 0.01 m3/s
Hb: cột áp cần thiết của bơm, Hb = 11 m

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
6
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

ρ: khối lượng riêng của nước, ρ = 1000 kg/m3


η: hiệu suất của bơm (η = 0,72 – 0.93), chọn η = 0,8
0.01×11×1000×10
Suy ra, N = = 1.375 kW
1000×0.8
Suy ra, Công suất thực tế của bơm (lấy bằng 120% công suất lý thuyết):
Ntt = 1.2 × N = 1.2 × 1.375 = 1.65 kW
Vậy chọn bơm có công suất là 1.65 kW, cột áp của bơm là 11m

4.6 Lọc màng 2𝛍𝐦 (TK-06)

 Vị trí: Được bố trí trước bể lọc áp lực than hoạt tính và sau thiết bị lọc RO.
 Mục tiêu: Sử dụng để loại bỏ các chất cặn bã với kích thước siêu nhỏ. Nó
thường được lắp đặt ở vị trí sau trong hệ thống lọc nước.
 Tính toán cột lọc tinh:
Hệ thống lọc màng 2 μm nhằm loại bỏ những hạt cặn nhỏ còn lại sau khi qua bồn lọc áp
lực. Giúp cho nước được sạch và tốt hơn trước khi qua hệ thống lọc RO nhằm giảm thiểu
hạt cặn qua RO giúp hiệu suất lọc của RO được tốt hơn đồng thời giảm thiểu được một số
ion hòa tan có trong nước sẽ được giữ lại khi đi qua màng lọc. Đây là công đoạn quan
trong của tiền xử lí trước khi qua hệ thống lọc RO công suất lớn, giúp màng lọc RO giảm
được thời gian của chu kì rửa ngược của RO. Nhóm em chọn Lõi lọc PP 1 micron 10″-
20″- 30″- 40″ của Công Ty Môi Trường Xuyên Việt.

Thông số Đơn vị Giá trị


Vật liệu 100% pure
polypropylen(PP)
Đường kính cm (inches) 7.63 (10)
Chiều dài cm (inches) 25.77 (2,5)
Kích thước lỗ lọc μm 2
0
Nhiệt độ vận hành C(F) 70 (160)
Áp suất tối đa (200C) Psi (Bar) 50 (3,4)
Lưu lượng dòng vào lpm(gpm)/10”chiều dài 18,9 (5)

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
6
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Hiệu quả lọc % 95


Bảng 4.8: Các thông số thiết kế của cột lọc tinh 2μm
Lưu lượng nước vào Q= 0,01 (m3/s)

Lưu lượng qua 1 lõi lọc: q= 18,9 l/p (dựa vào bảng)

Số lõi lọc cần thiết:

Q 0,01 x 1000 x
N= = = 32 lõi
q 60
18.9

Mà mỗi ống lọc có 6 lõi phía trong = 32 = 5


6

Vậy ta cần có 5 cột lọc

4.6.1 Tổn thất áp lực ban đầu

Ta có:

H = Hong + Hloi

Trong đó:

Hong: Tổn thất áp lực trên đường ống, lấy Hong = 1m

Hloi: Tổn thất áp lực qua lõi lọc

0,01 x 1000 x
60 = 18.75l/p
q=
32

Tra “Flow Rate with Initial Clean Pressure Drop”


Tổn thất áp lực qua 1 lõi lọc = 0.63 bar
Tổn thất áp lực qua 1 cột lọc:

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
6
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm
Hcộtloc= 0.063 × 6 = 3.78 mmH2O
Vậy tổng tổn thất áp lực là: H = 3.78 × 5 = 18.9 mH2O

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
6
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Cần 5 bơm áp lực chạy qua lõi lọc sao cho cột áp là 18.9 mH2O

4.7 Thiết bị RO (lọc thẩm thấu ngược RO) (TK-08)

 Vị trí: Được đặt trước tháp hấp phụ than hoạt tính trước bể chứa bùn
 Mục tiêu: Nước đầu vào sau khi đã được lọc qua lõi lọc thô, nước chuyển đến
màng lọc RO. Bộ 3 lõi lọc thô đã lọc phần thô, loại bỏ những tạp chất, chất bẩn,
hấp thụ chất hữu cơ, chất độc hại… Từ đó cho nước có chất lượng tốt hơn khi đến
màng RO, bảo vệ màng tối đa.
Màng lọc này hoạt động trên cơ chế chuyển động của các phần tử nước nhờ áp lực
nén của máy bơm. Theo đó, máy bơm – bộ phận của máy lọc nước RO sẽ tạo lực
mạnh giúp nước đi xuyên qua được các màng lọc. Từ đó, đẩy các thành phần hóa
học, tạp chất, kim loại, ion kim loại, vi khuẩn, virus… có trong nước chuyển động
văng ra vùng có áp lực thấp. Sau đó sẽ trôi theo dòng nước thải ra ngoài
 Tính toán thiết bị RO:

Chọn màng lọc nước LG BW-400-AFR được sản xuát tại Hàn Quốc:
Màng lọc RO LG BW-400-AFR Công nghệ lọc nước thẩm thấu ngược Membrane của
LG. Màng lọc RO LG sử dụng công nghệ lọc nước thẩm thấu ngược để loại bỏ 99,60%
chất gây ô nhiễm có trong nước cấp, phù hợp nhất với nước lợ và các ứng dụng tái sử
dụng nước với nước cấp đầy thách thức.

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
6
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
6
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

4.7.1 CATALOGUE

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
6
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

4.7.2 Tính toán thiết bị

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
6
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

4.7.3 Điều kiện hoạt động tối ưu cho hệ thống RO

Trong thực tế khi vận hành, để đạt hiệu suất cao cho lọc RO cần tuân thủ những nguyên
tắc sau:

• Đảm bảo nước đầu vào có hàm lượng sắt < 0,3mg/l

• Duy trì đúng áp lực vận hành

• Tiền xử lý phải hoạt động tốt, kiểm tra và thay thế vật liệu lọc thường xuyên.

• Rửa hệ thống khí thấy áp lực dòng tăng cao, khoảng 10% so với với lực vận hành
ban đầu.

• Tránh để hệ thống không hoạt động trong thời gian dài để ngăn ngừa cặn bám lên
bề mặt trong ống thu nước. Nếu hệ thống ngưng hoạt động trên 48h cần thực hiện việc
bảo quản màng.

4.7.4 Rửa màng

Trong quá trình vận hành màng RO sẽ bị dơ do đóng khoáng, các chất hữu cơ hoặc bụi bẩn
nên cần phải rửa màng.

Màng phải được rửa bằng dung dịch acide và kiềm với nước sau xử lý không có chứa Clo,
vì Clo là chất oxy hóa mạnh sẽ làm hư màng. Việc rửa màng thực hiện như sau:

• Rửa bằng dung dịch kiềm NaOH 0,2% để tẩy đi các chất hữu cơ, vi sinh bám trên
màng.

• Tiếp tục rửa bằng dung dịch acide HCl 0,2%nhằm khử các chất khoáng và oxit
bám vào màng.

• Để tăng hiệu quả tẩy rửa, tất cả các dung dịch rửa màng đều pha thêm dung dịch
H2O2 0,2% với mục đích oxy hóa các cặn bẩn có thể làm tổn hại màng.

H2O2 + Cl2 = O2 + 2HCl

NaClO + H2O2 = NaCl + O2 + H2O

Bể trộn nên được làm bằng Polypropylen hoặc FRP (fiberglass – reinforced plastic). Dùng
để rửa màng bằng hóa chất sau một chu trình lọc.

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
6
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

4.8 Thiết bị tiệt trùng UV (TK-09)

 Vị trí: Đặt trước thiết bị lọc RO và sau bể chứa bùn


 Mục tiêu: Thiết bị sử dụng một đèn phát ra tia UV đi vào nước và thực hiện quá
trình khử trùng. Mục tiêu của biện pháp này nhằm cải thiện chất lượng nước nói
chung thông qua đáp ứng các điều kiện giới hạn quy định đối với tải lượng vi
khuẩn trong nước nói riêng.
 Tính toán thiết bị tiệt trùng UV:

Lưu lượng cần xử lý: Q = 38,19 m3/h

Thông số Đơn vị Giá trị

Công suất m3/h 10

Model GPM 45

Điện Volt V 110/220

Lưu lượng nước qua đèn lít/phút 166,6

Tuổi thọ bóng UV Giờ 9000

UV diệt khuẩn % 99,99

Chất liệu Inox SS304

Bảng 4.9: Thông số đèn UV diệt khuẩn công nghiệp 45GPM OTRAVIOLET của Công ty
TNHH Thương Mại Sản Xuất Ecomax Water
Để đảm bảo quá trình vận hành được thuận tiện và liên tục, khi vận hành ta cần lắp đèn
UV 45GPMn = 10 m3/h ( 2 Bóng đèn 85W)

4.9 Bể chứa nước sạch ( TK-12)

 Vị trí: Được đặt phía sau đèn tiệt trùng UV và sau trạm chứa nước .

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
7
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

 Mục tiêu: Đủ sức chịu đựng và độ rộng để có thể chứa nước sạch sau các quá
trình xử lý.
 Tính toán bể chứa nước sạch:

4.9.1 Dung tích của bể chứa

Wbc = Wđh + Wcc+Wbt ( m3)

Trong đó:

Wđh: Dung tích phần điều hoà của bể chứa

Wcc: Dung tích dự trữ cho chữa cháy

Wbt: Dung tích dự trữ dùng cho trạm xử lí

4.9.2 Dung tích điều hoà của bể chứa

Dung tích điều hoà tối thiểu của bể chứa:

Qđhth=Q x tclo = 0,01 x (15 x 60) = 9 (m3)

Trong đó:

tclo: thời gian lưu nước để tiếp xúc với clo từ 15-20 phút. Chọn tclo = 15 phút

Dung tích điều hoà của bể chứa:

Wđh = 9,1% x Qngày đêm = 9,1% x 916.663 = 83,42 (m3)

4.9.3 Dung tích dự trữ cho chữa cháy:

Wcc = qcc x tcc = 36 x 2 =72 (m3)

Trong đó:

Qcc: lưu lượng nước sử dụng chữa cháy cho 1 đám cháy, qcc = 10 l/s = 36 m3/h

tcc: thời gian xảy ra đám cháy, giả sử t = 2 giờ

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
7
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

4.9.4 Dung tích dự trữ dùng cho trạm xử lý:

Qbt = 5% x Q ngày đêm = 5% x 916.663 = 45,83 (m3)

Vậy dung tích bể chứa:

W bể chứa = 83,42 + 72 + 45,83 = 201,25 (m3)

Thiết kế 2 bể chứa, thể tích mỗi bể = 201,25 / 2 =101 (m3)

Chọn chiều cao mật nước trong bể chứa là 4m, chiều cao bảo vệ 0,5m

Diện tích bể chứa

W 101
S= = = 25,25m
H 4

Chọn kích thước của bể chứa: B x L x H = 5m x 5m x 4m

Chọn chiều cao bảo vệ: hbv = 0,5m → H’ = 4 + 0,5 = 4,5 m

Ống dẫn nước sạch vào bể chứa:

4xQ 4 x 0,01
D=√ = √ = 0,103m = 103mm
πxν π x 1,2

Trong đó:

v : vận tốc nước chảy trong ống (v = 1-1,5 m.s). Chọn v = 1,2 m/s

Chọn ống dẫn nước có d = 250 mm

Thời gian lưu nước của mỗi bể chứa nước sạch:


Wb 201,25
T= = = 5,27 giờ
Q 38,19

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
7
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

Thông số Số lượng Đơn vị Vật liệu

Số lượng bể N 2 Bể Bê tông cốt thép

Chiều rộng của bể B 5 m Bê tông cốt thép

Chiều dài của bể L 5 m Bê tông cốt thép

Chiều cao bể Hxd 4.5 m Bê tông cốt thép

Bảng 4.10: Các thông số bể chứa nước sạch

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
7
Đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT 500 m3/ngày đêm

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. http://www.lgwatersolutions.com/upload/file/swro/190529_LG_Chem_SWBW_A
pplication_Flyer.pdf
2. https://www.suezwatertechnologies.com/applications/ingredient-water-treatment
3. Trịnh Xuân Lai_Xử lý nước cấp nướccho sinh hoạt và công nghiệp_ NXB Khoa
học và Kỹ thuật
4. Trịnh Xuân Lai_Tính toán thiết kế các công trình trong hệ thống cấp nước
sạch_NXB Khoa học và Kỹ thuật
5. Trần Ngọc Dung_Xử lý nước cấp_ NXB Xây dựng Hà Nội
6. Nguyễn Ngọc Dung_Cấp nước đô thị_Đại học Kiến Trúc Hà Nội
7. Tiêu chuẩn xây dựng TCVN 33: 2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công
trình tiêu chuẩn thiết kế

GVHD: TS.Nguyễn Thái Anh


SVTH: Nguyễn Ngọc Thiên – Trần Anh
7

You might also like