You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÁO CÁO KIẾN TẬP


NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU
CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA 2

Giảng viên hướng dẫn: ThS. LÊ THIẾT HÙNG


Sinh viên thực hiện: PHAN NỮ NGỌC ÁNH
MSSV: 18099261
Lớp: DHHO14ATT
Khoá: 2018 - 2022

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Nhà máy xử lý nước thải KCN Biên
Hòa 2, đã tạo cơ hội và điều kiện cho em được tham quan và tìm hiểu thực tiễn về Nhà máy. Em
cũng vô cùng cảm ơn sự hướng dẫn tận tâm và nhiệt tình của Cán bộ Công nhân viên trong Công
ty, giúp em được hiểu biết đến các quy trình sản xuất của Nhà máy.
Em xin chân thành cảm ơn Trường Đại Học Công nghiệp TP.HCM và Ban lãnh đạo Khoa
Công nghệ Hóa Học, đã tạo cơ hội cho em được trang bị kiến thức ở trường và đồng thời được
trang bị thêm các kiến thức bổ sung của doanh nghiệp.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Đoàn Văn Đạt, TS. Văn Thanh
Khuê và ThS Lê Thiết Hùng, đã đồng hành và giúp đỡ em trong hành trình tham quan và hoàn
thành báo cáo kiến tập chuyên môn này một cách tốt đẹp nhất.
Qua buổi kiến tập đã giúp em học hỏi và rút được nhiều kinh nghiệm vô cùng bổ ích cho
quá trình học tập và làm việc tiếp theo. Do kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình kiến
tập, hoàn thiện chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những
ý kiến đóng góp từ quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 6 năm 2021


Sinh viên thực hiện

PHAN NỮ NGỌC ÁNH

i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
….…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Phần đánh giá:
 Thái độ thực hiện:………………………………………………………………………...

 Nội dung thực hiện:………………………………………………………………………

 Kỹ năng trình bày:………………………………………………………………………..

 Tổng hợp kết quả:.………………………………………………………………………..

Điểm bằng số:……………… Điểm bằng chữ:…………………………………………………..

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 20…

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


(Ký và ghi rõ họ tên)

ii
Mục lục
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY 1

1.1. Thông tin chung 1

1.2. Giới thiệu: 1


1.2.1. Giới thiệu KCN Biên Hòa 2: 1
1.2.2. Giới thiệu Nhà máy xử lý nước thải: 2

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 5

2.1. Giới thiệu chung: 5


2.1.1. Nguồn tiếp nhận: 5
2.1.2. Tính chất, thành phần nước thải: 5

2.2. Quy trình công nghệ xử lý nước thải: 8


2.2.1. Sơ đồ xử lý nước thải: 8
2.2.2. Thuyết minh quy trình công nghệ: 9
2.2.3. Thiết bị sử dụng trong công nghệ xử lý: 10

CHƯƠNG 3: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 16

3.1. Hệ thống an toan lao động, bảo toàn lao động và các quy định về an toàn của nhà máy: 16

3.2. Vấn đề môi trường: 16

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17

4.1. Kết luận: 17

4.2. Kiến nghị: 17

iii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
1.1. Thông tin chung
Tên KCN: Khu Công Nghiệp Biên Hòa 2
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Sonadezi Long Bình
Địa chỉ: Số 1, đường 3A, KCN Biên Hòa 2, TP. Biên Hòa, Đồng Nai
Điện thoại: 0251.3834700 Fax: 0251.3835164
Website: http://www.szb.com.vn Email: info@szb.com.vn
Người đại diện: Bà Lương Minh Hiền Chức vụ: Tổng Giám Đốc
Cán bộ môi trường: Ông Trần Phương Nam Chức vụ: Nhân viên Môi trường
Nhà máy xử lý nước thải KCN Biên Hòa 2 thuộc sự quản lý của Công ty Cổ phần Dịch
vụ Sonadezi với tổng công suất thiết kế là 8.000m3/ngày đêm, trong đó:
- Hệ thống Unitank của Bỉ với công suất 4000m3/ngày đêm được đầu tư và đi vào
hoạt động vào năm 1999.
- Hệ thống C-Tech của Áo với công suất 4000m3/ngày đêm được đầu tư và đi vào
hoạt động vào năm 2011
1.2. Giới thiệu:
1.2.1. Giới thiệu KCN Biên Hòa 2:
1.2.1.1. Tổng quan
Khu công nghiệp Biên Hòa 2 tỉnh Đồng Nai là một trong những khu công nghiệp hình
thành sớm nhất trong thời kỳ mở cửa (1990-2000) thu hút các doanh nghiệp đầu tư trong và
ngoài nước của tỉnh Đồng Nai.
KCN Biên Hòa 2 có vị trí địa lý chiến lược, nằm ở ngay cửa ngõ đầu mối giao thông khu vực tứ
giác kinh tế sôi động nhất cả nước Việt Nam là Đồng Nai – Bình Dương – Vũng Tàu – TP.HCM
và đáp ứng đầy đủ về các dịch vụ tiện ích ngay trong KCN Biên Hòa 2. Ngoài ra, còn nằm trên
đầu mối giao thông quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có nhiều
điều kiện thuận lợi cả về đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không để thu hút đầu tư, phát
triển kinh tế - xã hội.
KCN Biên Hòa 2 được thành lập năm 1995, thuộc địa phận phường Long Bình Tân – Tp. Biên
Hòa, có tổng diện tích được quy hoạch là 365 ha. Hiện tại năm 2019, KCN Biên Hoà 2 đã được
khai thác và lấp đầy 100% diện tích với hơn 130 dự án, thu hút các nhà đầu tư nổi tiếng như
Nestle, Hisamitsu, Mabuchi, Aqua, Cargill, Meggit…với tổng vốn FDI 2.252 triệu USD.
1.2.1.2. Vị trí và quy hoạch KCN Biên Hòa 2:
Đường bộ KCN Biên Hòa Có vị trí thuận lợi:
- Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 25 km
- Cách trung tâm Thành phố Vũng Tàu 20 km
- Cách sân bay Quốc tế Long Thành 25 km
- Cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất TPHCM 35 km
- Cách Cảng Đồng Nai 02 km
- Cảng Cát Lái 26 km
1
- Cảng Phú Mỹ 49 km
1.2.1.3. Cơ sở hạ tầng:
Khu công nghiệp Biên Hòa 2 đã được đầu tư trang bị hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh và đồng
bộ, có nhà máy xử lý nước thải công suất 8.000 m3/ngày đêm với công nghệ xử lý tiên tiến từ
Châu Âu, KCN Biên Hòa 2 là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư tại tỉnh Đồng Nai.
Hệ thống cấp nước:
- Nguồn cấp từ Công ty Cấp nước Đồng Nai, công suất 25.000 m3/ngày.
- Đơn giá nước hiện hành: theo quy định, có thể tra cứu trực tiếp tại website của nhà cung
cấp nước sạch là: www.dowaco.vn.
- Hệ thống cấp điện cho kcn biên hòa 2 được lấy từ nguồn cấp từ nguồn điện lưới quốc
gia.
- Giá bán điện hiện hành: chi tiết theo QĐ số 4495/QĐ-BCT ngày 30/11/2017 quy định
về giá bán điện của Bộ Công thương.
- Hệ thống thông tin liên lạc: đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hành lang kỹ
thuật cho các dịch vụ viễn thông ADSL, FAX …
- Hệ thống xử lý nước thải: với tổng công suất: 8.000 m3/ ngày, công nghệ xử lý sinh học
kết hợp hóa lý.
- Nước thải sau xử lý theo tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột A.
- Phí xử lý nước thải (chưa có VAT): 0,33 USD/m3
1.2.2. Giới thiệu Nhà máy xử lý nước thải:
1.2.2.1. Tổng quan về nhà máy:
Nhằm hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức quản lý, ngày 01.7.2017, Công ty Cổ phần
Sonadezi Giang Điền chính thức được thành lập, qua đó tập trung nguồn lực sẵn có vào những
lĩnh vực thế mạnh mũi nhọn nhằm đem lại những lợi ích thiết thực cho khách hàng.
Nhà máy xử lý nước thải KCN Biên Hòa 2 thuộc sự quản lý của Công ty Cổ phần Dịch
vụ Sonadezi với tổng công suất thiết kế là 8.000m3/ngày đêm, trong đó:
- Hệ thống Unitank của Bỉ với công suất 4000m3/ngày đêm được đầu tư và đi vào hoạt
động vào năm 1999.
- Hệ thống C-Tech của Áo với công suất 4000m3/ngày đêm được đầu tư và đi vào hoạt
động vào năm 2011
Công nghệ xử lý nước thải KCN Biên Hòa 2 áp dụng là công nghệ bùn hoạt tính. Đây là
một trong những hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ hiện đại của tỉnh Đồng Nai nhằm
mục đích thu gom, xử lý nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 2 và một
phần nước thải từ KCN Biên Hòa 1 dẫn về. Sonadezi tự hào là doanh nghiệp nhà nước tiên
phong trong việc cam kết phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột A.[Bảng 2.2]

2
1.2.2.2. Cơ sở hạ tầng:
Cung cấp điện: Nguồn điện cung cấp cho toàn bộ KCN Biên Hòa 2 là lưới điện Quốc gia
thông qua 04 trạm biến áp trung gian gồm 03 trạm 110/22kV-63MVA và 01 trạm 110/kV-
40MVA.
Cung cấp nước: Nguồn nước lấy từ Công ty TNHH MTV Xây dựng – Cấp nước Đồng
Nai dẫn vào hệ thống cấp nước của KCN với công suất là 25.000 m3/ngày.đêm.
Giao thông nội bộ: Công ty Cổ phần Sonadezi Long Bình đã đầu tư xây dựng hoàn thiện
hệ thống giao thông nội bộ.
Công trình bảo vệ môi trường:
- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế và xây dựng tách riêng với hệ thống thu gom
nước thải. Các tuyến thoát nước được bố trí dọc theo các trục đường, xả trực tiếp ra sông,
suối theo địa hình tự nhiên. Hệ thống thu gom nước mưa chung của KCN bao gồm các
tuyến ống bê tông cốt thép, đường kính cống từ ϕ800 - ϕ1.500, với tổng chiều dài 33
669.08 m.
- Hệ thống thu gom nước thải sử dụng cống bê tông cốt thép và cống PVC, đường kính
cống từ ϕ200 - ϕ600, với tổng chiều dài đường ống 18.871 m, thu gom toàn bộ nước thải
của các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 2 và đấu nối về nhà máy XLNT tập trung
KCN.
- Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Biên Hòa 2 với tổng công suất: 8.000
m3/ngày.đêm, chia làm 02 giai đoạn hoạt động độc lập với nhau, trong đó:
Giai đoạn 1 là 4.000 m3 /ngày.đêm (vận hành từ năm 1999)
Giai đoạn 2 là 4.000 m3 /ngày.đêm ( vận hành từ quý III/2011)
- Trạm quan trắc tự động một số thông số đặc trưng tại đầu ra nhà máy xử lý nước thải
tập trung của KCN Biên Hòa 2 (pH, TSS, DO, COD, Amoni,NO3- ). Thông tin liên lạc:
các đơn vị thông tin liên lạc (VNPT, Viettel…) đã lắp đặt đường truyền tín hiệu dọc theo
các tuyến đường của KCN và cung cấp dịch vụ đến các doanh nghiệp.
1.2.2.3. Lịch sử phát triển:
Công ty Cổ phần Sonadezi Giang Điền – tiền thân là Xí nghiệp Dịch vụ KCN Giang Điền,
là chi nhánh của Tổng Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp được thành lập vào năm
2011.
Ngay khi thành lập, xí nghiệp được giao nhiệm vụ đầu tư, phát triển, tiếp thị và quản lý
KCN Giang Điền tại xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích là
529.2 ha.
Trong hơn 5 năm hoạt động, xí nghiệp từng bước khẳng định uy tín và vai trò của mình
đối với khách hàng, nhà đầu tư, đối tác cũng như nhận được sự tin tưởng và giao thêm trọng
trách quản lý, kinh doanh các dự án như KCN Biên Hòa 1, Khu dân cư An Bình, Cao ốc
Sonadezi.

3
1.2.2.4. Hệ thống tổ chức:
Các phòng chức năng xí nghiệp gồm Phòng Kinh doanh, Phòng Kỹ thuật, Phòng Hành
chính nhân sự và Phòng Kế toán hoạt động, phối hợp thông suốt, hiệu quả dưới sự điều hành
trực tiếp của Ban Giám đốc Xí nghiệp đã phát huy được những thế mạnh vốn có, đạt được những
thành quả đáng ghi nhận trong sản xuất, kinh doanh.
Bộ máy công ty được sắp xếp và làm việc như sau:

Sơ đồ bộ máy làm việc

4
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
2.1. Giới thiệu chung:
2.1.1. Nguồn tiếp nhận:
Nhà máy xử lý nước thải khu Công nghiệp Biên Hòa 2 tiếp nhận xử lý nước thải từ khu
Công nghiệp Biên Hòa 1 và khu Công nghiệp Biên Hòa 2. Tại các nhà máy, nước thải thải ra
được xử lý cục bộ để đạt chuẩn nước thải đầu vào mà nhà máy xử lý nước thải yêu cầu.
2.1.2. Tính chất, thành phần nước thải:
a. Nước thải đầu vào của nhà máy có thành phần giới hạn tiếp nhận như sau:
Bảng 2.1: Chỉ tiêu nước thải đầu vào

STT Thông số Đơn vị Giới hạn tiếp nhận

1 Nhiệt độ 0
C 45
-
2 pH 5-10

3 Độ màu (ở pH=7) Co-Pt 50

4 BOD5 (200C) mg/l 500

5 COD mg/l 800

6 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 300

7 Asen mg/l 0.2

8 Thủy ngân (Hg) mg/l 0.1

9 Chì (Pb) mg/l 0.099

10 Cadimi (Cd) mg/l 0.0495

11 Crom VI (Cr6+) mg/l 0.25

12 Crom III (Cr3+) mg/l 1.0

13 Đồng (Cu) mg/l 1.98

14 Kẽm (Zn) mg/l 2.97

15 Niken (Ni) mg/l 0.198

16 Mangan (Mn) mg/l 1.0

17 Sắt (Fe) mg/l 4.0

5
STT Thông số Đơn vị Giới hạn tiếp nhận

18 Tổng Xianua (CN) mg/l 0.0693

19 Tổng Phenol mg/l 0.099

20 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 20

21 Clo dư mg/l 5.0

22 PCBs mg/l 0.00297

23 Hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ mg/l 0.297

24 Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ mg/l 0.0495

25 Sunfua (S) mg/l 0.5

26 Florua (F) mg/l 4.95

27 Clorua (Cl) mg/l 800

28 Amoni (Tính theo Nitơ) mg/l 20

29 Tổng photpho (tính theo P) mg/l 12


MPN/100
30 Coliform Không giới hạn
ml
31 Tổng Nitơ mg/l 40

32 Tổng hoạt độ phóng xạ 𝛼 Bq/l 0,1

33 Tổng hoạt độ phóng xạ 𝛽 Bq/l 1.0

b. Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý:


Nước thải sau khi được xử lý được lưu tại hồ hoàn thiện và xử lý Javen sau đó chảy ra
suối Bà Lúa. Chất lượng nước thải đầu ra đạt chất lượng loại A của quy chuẩn QCVN40-
2011/BTNMT
Bảng 2.2: Chỉ tiêu nước thải đầu ra

STT Thông số Đơn vị Giới hạn tiếp nhận

1 Nhiệt độ 0
C 40

2 pH - 6-9

6
STT Thông số Đơn vị Giới hạn tiếp nhận

3 Độ màu (ở pH=7) Co-Pt 50

4 BOD5 (200C) mg/l 30

5 COD mg/l 75

6 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 50

7 Asen mg/l 0.05

8 Thủy ngân (Hg) mg/l 0.005

9 Chì (Pb) mg/l 0.099

10 Cadimi (Cd) mg/l 0.0495

11 Crom VI (Cr6+) mg/l 0.05

12 Crom III (Cr3+) mg/l 0.2

13 Đồng (Cu) mg/l 1.98

14 Kẽm (Zn) mg/l 2.97

15 Niken (Ni) mg/l 0.198

16 Mangan (Mn) mg/l 0.5

17 Sắt (Fe) mg/l 1.0

18 Xianua (CN) mg/l 0.0693

19 Phenol mg/l 0.099

20 Dầu mỡ khoáng mg/l 5.0

21 Clo dư mg/l 1.0

22 PCBs mg/l 0.00297

23 Hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ mg/l 0.297

24 Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ mg/l 0.0495

25 Sunfua (S) mg/l 0.2

7
STT Thông số Đơn vị Giới hạn tiếp nhận

26 Florua (F) mg/l 4.95

27 Clorua (Cl) mg/l 500

28 Tổng Photpho (tính theo P) mg/l 4

29 Tổng Nitơ mg/l 20

30 Amoni (tính theo Nitơ) mg/l 5


MPN/100
31 Coliform 3000
ml
32 Tổng hoạt độ phóng xạ 𝛼 Bq/l 0.1

33 Tổng hoạt độ phóng xạ 𝛽 Bq/l 1.0

2.2. Quy trình công nghệ xử lý nước thải:


2.2.1. Sơ đồ xử lý nước thải:
Xử lý nước thải được thực hiện theo sơ đồ như sau:

8
Hình 1: Sơ đồ công nghệ
2.2.2. Thuyết minh quy trình công nghệ:
2.2.2.1. Công đoạn tiền xử lý:
Nước thải từ các Nhà máy trong KCN Biên Hòa 2 sẽ được thu gom về Hố gom B01. Tại
đây có bố trí song chắn rác thô S0101, giữ lại rác có kích thước lớn hơn 2,5cm. Tại hố thu có
lắp đặt máy đo pH hoạt động liên tục để kiểm soát pH của nước thải. Từ đây nước thải được 2
bơm chìm (hoạt động theo nguyên tắc phao) luân phiên bơm nước lên sang quay lọc rác tinh
S0102 (700 m3/h). Ở sàng quay lọc rác tinh, rác có kích thước lớn hơn 5mm bị giữ lại và tự động
rơi xuống thùng chứa rác. Từ sàng quay, tùy thuộc vào đặc tính nước thải tại B01:

9
 Nước thải có đặc tính tốt (pH dao động trong khoảng từ 6.8 đến 7.4 và không có
độc tính) sẽ được đưa vào bể điều hòa B02 thông qua van V01S0205- van sàng quay tới bể
điều hòa. Tại đây nước thải được sục khí bằng máy sục khí I0201 và I0202 để tránh quá
trình yếm khí xảy ra và đảo trộn đều.
 Nước thải có đặc tính xấu (pH<6 hay pH>9; nước thải về có màu sắc khác thường:
đen, trắng đục, xanh) sẽ được chảy về bể báo động B03 để được xử lý hóa lý.
2.2.2.2. Công đoạn xử lý hóa lý:
Nước thải sau khi phát hiện có độc tố đối với vi sinh vật được đưa đến bể báo động B03,
tại đây nước thải được 2 bơm chìm (công suất 128m3/h/bơm) bơm đến công đoạn xử lý hóa lý.
Công đoạn xử lý hóa lý gồm bể keo tụ A04 và bể lắng sơ cấp B04. Tại bể keo tụ các hóa chất
được sử dụng là FeCl3, NaOH, và chất trợ keo tụ Polymer Anion nhằm mục đích trung hòa pH,
keo tụ các kim loại nặng. Nước thải sau quá trình keo tụ sẽ chảy tràn qua bể lắng sơ cấp, tại đây
dầu mỡ được tách bởi hệ thống gạt dầu, phần cặn lắng được hệ thống gạt bùn gom về hố thu bùn
và bơm về bể nén bùn B08. Nước sau khi lắng sẽ chảy tràn qua máng về bể điều hòa B02 để đến
công đoạn xử lý sinh học.
2.2.2.3. Công đoạn xử lý sinh học:
Nước thải tập trung lại bể B02 sau đó được bơm P0201 (250 m3/h) bơm vào bể xử lý sinh
học B05-B06-B07 và đi vào quá trình xử lý sinh học sử dụng phương pháp hiếu khí kết hợp
lắng- hệ thống unitank một bậc hiếu khí.
Nước thải sau khi được xử lý sinh học sẽ được chảy tràn qua máng răng cưa xuống bể
chứa nước sạch B09 và chảy ra Hồ hoàn thiện. Trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận là suối Bà Lúa
và đổ ra sông Đồng Nai nước thải được châm javen để khử trùng.
2.2.3. Thiết bị sử dụng trong công nghệ xử lý:
2.2.3.1. Hố gom B01:
 Vai trò:
- Tiếp nhận nước thải để cung cấp cho quá trình xử lý tiếp theo
- Tiếp nhận nước thải đầu ra từ quá trình ly tâm bùn, nước rửa máng tràn của bể xử
lý sinh học B05 và B07.
 Kích thước: L x W x H = 7m x 7.3m x 7.9m
- Mực nước trong bể: 3.3m
- Thể tích nước chứa trong bể: 165 m3
 Các thiết bị trong bể và nguyên tắc hoạt động:
- Một song chắn rác thô S0101 kích thước 1m x 1.6m, bằng inox được đặt nghiêng
một góc 700. Song chắn rác có vai trò quan trọng, đây là thiết bị lọc thô giữ lại các loại
rác có kích thước >2,5cm để bảo vệ các thiết bị ở giai đoạn xử lý tiếp theo.
- Hai bơm P0101 và P0102 công suất 372 m3/h. Hai bơm này hoạt động theo chế độ
tự động bằng phao.

10
- Một máy đo pH, khoảng cách đầu dò với đáy bể là 50cm. Đây là thiết bị quan
trọng trong quá trình giám sát chất lượng nước thải đưa về và quyết định xem nước thải
sẽ được đưa lên xử lý hóa lý hay được bơm thẳng vào bể điều hòa B02.
2.2.3.2. Sàng lọc rác thùng quay:
 Vai trò: Lọc rác có kích thước >5mm trong nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý
chính.
 Cấu tạo:
- Hệ thống bao gồm một trống quay với các lỗ lọc có kích thước 5mm được điều
khiển bằng mô tơ quay. Một ngăn chứa nước và hai ống xả tràn.
 Nguyên tắc hoạt động:
- Khi bơm P0101 hay P0102 hoạt động, nước thải được bơm từ B01 vào ngăn chứa
nước tiếp xúc với trống quay. Công tắc tự động mở, sàng quay sẽ quay và nước lọt vào
bên trong thông qua các lỗ lọc, rác có kích thước >1mm sẽ bị chặn lại bên ngoài. Nước
từ trống quay sẽ rơi xuống ngăn chứa bên dưới. Từ đây nước thải sẽ được phân phối vào
2 bể B02 và B03 theo 2 van điều khiển V01S0205 - van sàng quay tới bể điều hòa;
V01S0206 - van sàng quay tới bể báo động.
2.2.3.3. Bể điều hòa B02:
 Vai trò:
- Điều hòa lưu lượng và chất lượng nước thải (pH, COD, BOD, chất dinh dưỡng),
pha loãng các độc tố và các chất ức chế đối với hoạt động của vi sinh vật.
 Kích thước: 20.4m x 16.5m x 5.7m
- Mực nước trong bể: 5.5m
- Thể tích nước trong bể: 1800 m3
 Các thiết bị và nguyên tắc hoạt động của bể
- Trong bể được lắp đặt 2 máy khuấy đáy sử dụng không khí tự nhiên có tác dụng
đảo trộn nước thải tránh quá trình yếm khí xảy ra.
- Công tắc phao LICA có tác dụng đo mực nước thấp nhất trong bể điều hòa. Khi
mực nước này xuống dưới 70cm sẽ ngừng bơm để bảo vệ thiết bị.
- Đồng hồ đo lưu lượng FICA02L0101 đo lưu lượng nước cấp vào bể sinh học.
Công suất tối đa của bơm là 250 m3/h. Thực tế vận hành ở mức 200 m3/h đây là mức
công suất tối ưu để quá trình xử lý ở bể sinh học đạt hiệu quả tối ưu.
- Bể điều hòa là công trình trung gian có vai trò quan trọng trong quá trình xử lý. Vì
vậy cần theo dõi: thông số pH, chế độ sục khí để đảm bảo nguồn nước đưa vào bể sinh
học là nguồn nước ổn định cả về số lượng và chất lượng.
2.2.3.4. Bể báo động B03:
 Vai trò:
- Nước thải chứa độc tính được bơm vào bể B03. Tại đây nước thải được bơm liên
tục lên bể B04 để xử lý hóa lý.

11
 Kích thước bể: 20.4m x 16.5m x 5.7m
- Mực nước trong bể: 5,5m
- Thể tích nước: 1.800 m3
 Các thiết bị trong bể và nguyên tắc hoạt động:
- Hai bơm chìm P0301 và P0302- công suất 128 m3/h
- Khi nước về có độc tính sẽ theo van V01S0206 chảy vào B03. Hai bơm chìm trong
bể B03 cũng hoạt động theo nguyên tắc mức van.
2.2.3.5. Bể xử lý hóa lý B05:
Bể xử lý hóa lý bao gồm bể keo tụ tạo bông A04 và bể lắng B04.
 Vai trò:
- Xử lý các chất độc trước khi nước thải được đưa trở lại bể B02
- Trường hợp nước thải về nhiều, sẽ được bơm vào bể B03 sau đó bơm lên bể xử lý
hóa lý nhằm kéo dài thời gian nước đi để chống tràn cho bể B02 và B03.
 Kích thước bể: 3.45m x 3.45m x 3.5m
- Mực nước trong bể: 3m
- Thể tích nước trong bể: 36m3
 Các thiết bị trong bể:
- Trong bể keo tụ tạo bông được trang bị máy khuấy nhanh A0401 và thiết bị đo
pH, các bơm định lượng xút NaOH và phèn sắt FeCl3.
- Trong bể lắng được trang bị một cơ cấu gạt R0401/R0402, cơ chế cào này có một
cần gạt có tác dụng gạt cặn trên bề mặt và bùn dưới đáy bể. Bể lắng có hai bơm P0401
và P0402 bơm bùn đến bể nén bùn B08.
 Nguyên tắc hoạt động:
- Bể keo tụ tạo bông: Tại đây nước thải được trộn với hóa chất: NaOH, FeCl3,
Polymer anion để điều chỉnh pH và tạo kết tủa. Liều lượng hóa chất đưa vào được định
lượng bằng bơm P0403, P0404 và P0405.
- Khi cho FeCl3 vào nước thải, trong bể sẽ diễn ra quá trình phân ly thành các ion
hòa tan theo phương trình:
𝐹𝑒𝐶𝑙3 → 𝐹𝑒 3+ + 3𝐶𝑙 −
- Ion kim loại tự do kết hợp với các phân tử nước bằng phản ứng thủy phân:
𝐹𝑒 3+ + 𝐻2 𝑂 → 𝐹𝑒(𝑂𝐻 )3 ↓ +3𝐻 +

- Phân tử Fe(OH)3 ↓ có chứa các ion mang điện tích dương có khả năng kết hợp với
các anion trong nước thải tạo thành các bông cặn, đồng thời nhờ sự hỗ trợ của chất trợ
keo tụ là Polime Anion, các bông cặn sẽ trở nên to hơn và quá trình lắng nhờ trọng lực
sẽ diễn ra nhanh hơn. Do đó các hạt keo, cặn bẩn, các hợp chất hữu cơ, chất gây mùi…
sẽ theo các bông cặn lắng xuống dưới  nước thải được làm sạch.
2.2.3.6. Hệ thống xử lý sinh học hiếu khí B05, B06, B07:
 Vai trò:
12
- Xử lý sinh học là giai đoạn xử lý chính của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải trong
nhà máy. Đây là hệ thống unitank một bậc hiếu khí gồm 3 ngăn thông nhau qua các bức
tường chung.
- Mỗi khoang đều được trang bị thiết bị sục khí bề măt (A0501, A0601, A0701)
nhằm cung cấp oxy hòa tan cho vi sinh vật hiếu khí sử dụng để phân hủy chất hữu cơ
trong nước, máy khuấy đáy có tác dụng đảo trộn bùn và nước thải tránh quá trình yếm
khí xảy ra.
 Kích thước mỗi bể: 20.5m x 20.5m x5.25m
- Mực nước trong bể: 4.5m
- Thể tích nước trong bể: 1.890m3
 Nguyên tắc hoạt động của bể:
Hệ thống bể xử lý sinh học hoạt động theo chu kỳ gồm 2 pha chính từ 3h đến 6h (thời
gian này có thể thay đổi) và hai pha phụ (1h).
 Pha chính thứ nhất:
- Nước thải vào bể sinh học thông qua bơm P0201 từ bể điều hòa. Bơm P0201 có 3
van. Khi diễn ra pha chính thứ nhất, van V02L0104 - van dẫn nước từ bể điều hòa sang
bể B05 mở. Van V02L0202 và van V02L0303- van dẫn nước thải từ bể điều hòa tới bể
B06 và B07 đóng. Máy sục khí I0501 và I0601 và máy khuấy trộn A0501, A0601 trong
bể B05 và bể B06 mở. Nước thải được khuấy liên tục, máy sục khí bề mặt hoạt động 15
phút và tắt 10 phút (thời gian hoạt động có thể thay đổi do nhân viên vận hành kiểm sóat
chỉ tiêu DO). Máy khuấy đáy hoạt động suốt pha chính 1.
- Nước thải được đưa về B05 được sục khí đồng thời hòa trộn với bùn hoạt tính.
Các chất thải hữu cơ tiếp xúc ngoài với bùn hoạt tính bằng cách hấp phụ hay keo tụ sinh
học. Quá trình này gọi là quá trình tích lũy. Ngay khi đó hỗn hợp bùn nước theo lỗ thông
qua B06. Tại đây hỗn hợp bùn- nước tiếp tục được đảo trộn và bắt đầu xảy ra quá trình
đồng hóa và dị hóa.
- Dị hóa là quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có khối lương phân tử lớn, có
cấu trúc phân tử mạnh thành các hóa chất mạch ngắn có khối lượng thấp hoặc thành các
đơn vị cấu thành có kích thước nhỏ có thể đi qua được màng vào trong tế bào để chuyển
vào quá trình phân hủy nội bào ( hô hấp hay làm sạch tiếp) là quá trình đồng hóa.
- Cuối cùng hỗn hợp bùn- nước được đưa tới khoang B07. Lúc này B07 không sục
khí cũng không khuấy trộn tạo điều kiện cho bùn lắng. Bùn theo trọng lực lắng xuống
đáy. Nước thải sau khi xử lý sinh học theo máng tràn ra bể B09 sau đó chảy ra hồ hoàn
thiện.
- Bùn và nước thải thông nhau giữa 3 bể. Để hạn chế quá trình bùn từ bể B05, B06
thoát sang B07  cứ sau 3h-6h tiến hành đổi chiều cấp nước. Đó là thời gian bắt đầu
pha chính thứ 2.
Để chuyển tiếp giữa pha chính thứ nhất và pha chính thứ 2 cần thiết phải qua 1
pha phụ ngắn hơn.
13
 Pha phụ 1:
- Nước thải cấp vào B06 thay cho cấp vào B05, van V02L0202 mở, nước thải được
bơm trực tiếp từ B02 sang B06. Bể B05 và B07 không sục khí và không đảo trộn. Nước
thải đưa vào B06 được sục khí và đảo trộn. Chức năng của pha này là chuyển đổi khoang
sục khí thành khoang lắng. Với chức năng này pha chính tiếp theo với dòng chảy ngược
lại được chuẩn bị, đảm bảo cho dòng chảy liên tục, tách pha tốt, nước ra sạch.
 Pha chính thứ 2:
- Pha này ngược chiều với pha chính 1. Nước thải cấp vào bể B07 được đảo trộn và
sục khí, B05- đang làm nhiệm vụ lắng. Sau 4 giờ lắng và 5 giờ xả nước trong là pha phụ
thứ 2
 Pha phụ 2:
- Pha này ngược với pha phụ 1. Bể B07 đang sục khí bây giờ chuyển thành khoang
lắng trong khi B05 vẫn duy trì lắng và B06 đang được sục khí.
- Pha này chuẩn bị cho hệ thống bắt đầu pha chính thứ nhất và cũng chính là bắt đầu
một chu kỳ mới.
- Hệ thống unitank một bậc hiếu khí là hệ thống xử lý sinh học, xử lý nước thải chủ
yếu dựa vào hoạt động của vi sinh vật. Vì vậy trong quá trình vận hành cần chú ý đến
chế độ dinh dưỡng cho vi sinh vật. Giám sát thông số pH, DO và các điều kiện sống
khác của các vi sinh vật (lượng nước thải, độc tính trong nước…) đảm bảo vi sinh vật
được cung cấp 1 chế độ dinh dưỡng và điều kiện hoạt động tốt nhất để quá trình xử lý
đạt hiệu quả cao nhất.
2.2.3.7. Bể nén sinh khối B08:
 Vai trò: Tách nước khỏi sinh khối để quá trình ly tâm bùn đạt hiệu quả hơn.
 Kích thước bể: 8m x 8m x 5.25m
- Mực nước trong bể 4.5m
- Thể tích nước: 288m3
 Các thiết bị và quá trình diễn ra trong bể
- Bùn bơm về được cho lắng tự nhiên (quá trình sa lắng kéo dài) nhờ trọng lực đồng
thời có sự hỗ trợ của cánh khuấy đáy R0801 để bùn được lắng đều trong bể.
- Bùn lắng được đưa về máy ly tâm để ly tâm bùn.
- Nước tách ra khỏi bùn được chảy tràn qua máng về hố thu B01 thông qua đường
ống.
2.2.3.8. Bể chứa nước sạch và hồ hoàn thiện:
 Vai trò: Tách nước khỏi sinh khối để quá trình ly tâm bùn đạt hiệu quả hơn.
 Kích thước bể: 8m x 8m x 5.25m
- Mực nước trong bể 4.5m
- Thể tích nước: 288m3
 Các thiết bị và quá trình diễn ra trong bể

14
- Bùn bơm về được cho lắng tự nhiên (quá trình sa lắng kéo dài) nhờ trọng lực đồng
thời có sự hỗ trợ của cánh khuấy đáy R0801 để bùn được lắng đều trong bể.
- Bùn lắng được đưa về máy ly tâm để ly tâm bùn.
- Nước tách ra khỏi bùn được chảy tràn qua máng về hố thu B01 thông qua đường
ống.

15
CHƯƠNG 3: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
3.1. Hệ thống an toan lao động, bảo toàn lao động và các quy định về an toàn của
nhà máy:
Tất cả nhân viên làm việc phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ và phương tiện phòng hộ
lao độn theo quy định phụ hợp với từng cương vị sản xuất.
6 tháng một lần, các nhân viên phải được học tập, kiểm tra, chấm điểm an toàn theo sổ kỹ
thuật an toàn. Nhà máy tổ chức khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghệp cho các nhân viên làm
tại phân xưởng ít nhất một năm một lần.
Bố trí hệ thống cứu hỏa, dụng cụ chống cháy ở nơi dễ thấy, dễ lấy và luôn được kiểm tra
và vệ sinh.
3.2. Vấn đề môi trường:
Lập báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc định kỳ theo quy định với tần suất 02 lần/năm.
Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm đầu tư và tuân thủ chính sách pháp luật về
bảo vệ môi trường. Thực hiện nhiệm vụ luôn giữ không khí trong lành ở những nơi làm việc.
Thực hiện việc thu gom, phân loại, lưu giữ chất thải và hợp đồng với đơn vị có chức năng
để xử lý chất thải theo đúng quy định về quản lý chất thải.
Ngoài ra, Công ty cũng đã tuân thủ công tác quản lý phòng cháy chữa cháy tại văn phòng,
như trang bị bình chữa cháy tại các vị trí trong văn phòng, các phương án phòng chống khi có
sự cố xảy ra.

16
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận:
Ngày nay, công nghệ càng phát triển đóng góp cho sự phát triển kinh tế, song hành cùng
với việc đó, các nhà máy xí nghiệp cũng ngày càng phát triển để cùng đóng góp cho sự phát
triển. Tuy nhiên lượng nhà máy xí nghiệp ngày càng nhiều cũng là một nỗi lo ngại về lượng
nước thải sinh ra. Chính vì thế, cần chú ý đến việc xây dựng các nhà máy xử lý nước thải cho
các khu công nghiệp.
Đáng chú ý là ở khu vực miền Nam, trong KCN Biên Hòa 2, hiện nay đã và đang có nhà
máy xử lý nước thải do Công ty cổ phần dịch vụ Sonadezi đầu tư. Mục đích của nhà máy xử lý
nước thải nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm do nước thải gây ra ở khu vực miền Nam nói riêng
và cả nước nói chung. Nhà máy thực hiện chính sách và yêu cầu của Nhà nước một cách nghiêm
túc và chặt chẽ, thực hiện việc kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công
nghiệp đối với KCN cho nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
4.2. Kiến nghị:
Nhà máy xử lý nước thải KCN Biên Hòa 2 đã thực hiện tốt về việc xử lý nước thải của
KCN Biên Hòa 2, tuy nhiên, nhà máy cần phát triển mạnh hơn việc xử lý nước thải toàn miền
Nam, nhằm hạn chế tối thiểu lượng nước thải rò rỉ ra môi trường, gây ảnh hưởng sức khỏe của
mọi người dân. Đồng thời nhà máy cần xây dựng cở sở vật chất ngày càng phát triển hơn để thực
hiện việc xử lý nước thải ngày càng tốt hơn.

17

You might also like