You are on page 1of 113

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


NGÔ HỒNG PHƯƠNG

-----------------------------------------

NGÔ HỒNG PHƯƠNG


NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ


XỬ LÝ CHẤT THẢI, ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THUỶ SẢN
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC


KHOÁ: 2006-2008

HÀ NỘI - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------------

NGÔ HỒNG PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ


XỬ LÝ CHẤT THẢI, ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THUỶ SẢN
TẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS.TS ĐẶNG KIM CHI

HÀ NỘI - 2008
MỤC LỤC

Mở đầu Trang
Chương I: Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý chất thải tại Việt
Nam
I.1. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải
I.1.1. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải đô thị
I.1.2. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải công nghiệp
I.1.2.1. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp
I.1.2.2. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải một số ngành
công nghiệp
I.2. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý khí thải công nghiệp
I.2.1. Công nghệ xử lý bụi
I.2.2. Công nghệ xử lý hơi, khí độc
I.3. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn và chất thải nguy
hại
I.3.1. Công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị
I.3.2. Công nghệ xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại
I.4. Đánh giá chung về công nghệ xử lý chất thải tại Việt Nam
Chương II: Phương pháp luận đánh giá công nghệ xử lý chất thải
II.1. Hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải trên thế giới
II.2. Hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải tại Việt Nam
II.2.1. Khái niệm về đánh giá công nghệ xử lý chất thải
II.2.2. Hiện trạng hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải tại Việt
Nam
II.2.3. Ý nghĩa của hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải
II.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải
II.3.1. Định nghĩa về tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải
II.3.2. Nguyên tắc lựa chọn, định hướng các tiêu chí đánh giá
II.3.3. Đề xuất các tiêu chí đánh giá
II.3.4. Lượng hoá các tiêu chí đánh giá
Chương III: Công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến thuỷ sản
III.1. Hiện trạng sản xuất ngành chế biến thuỷ sản và các vấn đề môi
trường
III.1.1. Hiện trạng sản xuất ngành chế biến thuỷ sản
III.1.2. Hiện trạng môi trường ngành chế biến thuỷ sản
III.2. Công nghệ xử lý chất thải ngành chế biến thuỷ sản
III.2.1. Công nghệ xử lý khí thải
III.2.2. Công nghệ xử lý chất thải rắn
III.2.3. Công nghệ xử lý nước thải
Chương IV: Áp dụng các tiêu chí đánh giá cho công nghệ xử lý
nước thải của nhà máy chế biến thuỷ sản
IV.1. Xây dựng các tiêu chí đánh giá
IV.1.1. Đề xuất các tiêu chí đánh giá
IV.1.2. Lượng hoá các tiêu chí đánh giá
IV.2. Giới thiệu công nghệ xử lý nước thải của các nhà máy chế biến
thuỷ sản được đánh giá
IV.2.1. Công nghệ xử lý nước thải của Xí nghiệp đông lạnh 8, Công ty
cổ phần xuất nhập khẩu An Giang
IV.2.2. Công nghệ xử lý nước thải của Xí nghiệp đông lạnh Cà Mau 2,
Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu Cà Mau
IV.2.3. Công nghệ xử lý nước thải của Công ty cổ phần thuỷ sản và
Xuất nhập khẩu Long An
IV.3. Áp dụng các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nước thải cho các
nhà máy
IV.4. Nhận xét về kết quả đánh giá tại ba nhà máy
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
1

MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm đổi mới (1986-2008), nền kinh tế của nước ta đã đạt
được những thành tựu nổi bật, phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, ổn định.
Bên cạnh những lợi ích kinh tế xã hội, sự phát triển cũng đã, đang và sẽ sinh
ra một lượng lớn chất thải, thành phần chất thải ngày càng phức tạp, khó xử
lý. Nếu không áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa, khống chế ô nhiễm
một cách thích hợp và hiệu quả thì các chất thải này sẽ là nguyên nhân gây ra
những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và sức khoẻ của cộng đồng.
Công nghệ môi trường phát triển như là một nhu cầu cho công tác bảo
vệ môi trường nói chung và xử lý, phòng ngừa ô nhiễm nói riêng. Nếu có thể
lựa chọn được công nghệ thích hợp thì có thể giảm thiểu được các đe dọa tiềm
tàng cho xã hội, kinh tế và tác động môi trường. Vì vậy hoạt động đánh giá
công nghệ môi trường có thể giúp cho các nhà quy hoạch, các nhà quyết định
chính sách và các đơn vị, cơ quan có chức năng, các cơ sở, nhà máy sản xuất
xác định được các tác động tiềm tàng của các công nghệ xử lý chất thải thay
thế trước khi xảy ra bất cứ các vấn đề liên quan đến môi trường hoặc sự cố
môi trường.
Đánh giá công nghệ môi trường được sử dụng để kiểm tra các qui trình
và đánh giá hoạt động của các công nghệ tiên tiến, hiện đại có sẵn hoặc có
nhiều tiềm năng sử dụng trong thực tế để bảo vệ sức khỏe của con người và
môi trường, thúc đẩy việc đưa các công nghệ môi trường mới vào thị trường
giúp cho các cơ sở, nhà máy sản xuất lựa chọn các công nghệ phù hợp trong
việc quản lý chất lượng môi trường tại cơ sở mình theo tiêu chuẩn môi trường
quốc gia.
Theo nguồn từ Cục Bảo vệ môi trường, công nghệ môi trường là tổng
hợp các biện pháp vật lý, hoá học, sinh học nhằm ngăn ngừa và xử lý các chất
thải phát sinh từ quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Công nghệ
2

môi trường bao gồm các chi thức dưới dạng nguyên lý, quy trình và các thiết
bị kỹ thuật thực hiện nguyên lý và quy trình đó. Theo định nghĩa công nghệ
môi trường là một khái niệm rộng, bao gồm:
- Các biện pháp ngăn ngừa phát sinh chất thải như sản xuất sạch, sản
xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng (giảm thiểu tại nguồn);
- Các biện pháp xử lý chất thải như tái chế, tái sử dụng, tái sinh, tiêu
huỷ, chôn lấp (xử lý cuối đường ống).
Tuy nhiên, Việt Nam hiện mới ở giai đoạn tập trung vào khâu xử lý chất
thải cuối đường ống. Do đó, công nghệ xử lý chất thải đóng vai trò quyết định
hiệu quả bảo vệ môi trường, nội dung của luận văn này sẽ tập trung vào
nghiên cứu, đề xuất các tiêu chí để đánh giá công nghệ xử lý chất thải và áp
dụng các tiêu chí này đánh giá công nghệ xử lý nước thải cho nhà máy chế
biến thuỷ sản tại Việt Nam.
3

CHƯƠNG I
HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI VIỆT NAM
I.1. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải
I.1.1. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải đô thị
Quá trình xử lý nước thải được thực hiện theo nhiều bước, thực hiện
ngay tại nơi hình thành nước thải (xử lý cục bộ), tại trạm xử lý nước thải tập
trung và trong sông, hồ, nguồn tiếp tiếp nhận. Các bậc xử lý liên quan đến
mức độ xử lý cần đạt được theo các tiêu chuẩn môi trường. Có thể phân loại
các bậc xử lý thành: xử lý sơ bộ, xử lý bậc I, xử lý bậc II, xử lý bậc III (xử lý
triệt để) theo nguyên tắc sau đây (hình I.1).
Trong nội dung xử lý nước thải luôn bao gồm hai phần chính: xử lý
nước thải và xử lý bùn cặn. Nội dung chính của quá trình xử lý nước thải bao
gồm:
- Xử lý các vật chất lơ lửng vào keo.
- Xử lý các vật chất tan (chủ yếu là các chất hữu cơ).
- Xử lý các chất dinh dưỡng (N, P...)
- Diệt các vi sinh vật gây bệnh...
4

Nước thải sinh hoạt Nước thải bệnh viện Nước thải sản xuất

Xử lý bậc I
(Xử lý sơ bộ ) Khử trùng, diệt vi khuẩn gây
bệnh dịch (các biện pháp hoá
học hoặc vật lý)

Khử chất độc hại và đảm bảo điều kiện


Tách rác, cát và cặn lắngtrong làm việc bình thường cho các công trình
nước thải xử lý sinh học (các biện pháp cơ học, hoá
(các biện pháp cơ học) học hoặc lý hoá)

Tách chất hữu cơ và một số chất


Xử lý bậc II vô cơ trong nước thải (biện
pháp sinh học)

Xử lý bậc III Khử các chất dinh dưỡng (N,P) và khử


(Xử lý triệt để) trùng NT (các biện pháp sinh hoá, hoá
học hoặc hoá lý)

Tự làm sạch Xả nước thải ra nguồn và tăng cường


nguồn nước quá trình tự làm sạch của nguồn nước

Hình I.1. Sơ đồ nguyên tắc xử lý nước thải


Công nghệ xử lý nước thải được lựa chọn cho mỗi trường hợp cụ thể
phụ thuộc vào hai yếu tố chính: thành phần, tính chất và các điều kiện đầu vào
khác của nước thải, tiêu chuẩn chất lượng nước thải đầu ra. Sơ đồ chung của
một trạm xử lý nước thải có thể biểu diễn thông qua hình I.2 dưới đây:
N­íc th¶i
M«i tr­êng
Xö lý n­íc th¶i
tiÕp nhËn
CÆn l¾ng cña
n­íc th¶i

N¬i sö dông
Xö lý bïn cÆn
hoÆc th¶i bá

Hình I.2. Sơ đồ chung của một trạm xử lý nước thải.


5

Một số sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay ở Việt Nam:
1. Trạm xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Trạm xử lý nước thải có công suất 8125 m3/ngày được thiết kế theo
nguyên tắc xử lý sinh học điều kiện tự nhiên trong hệ thống hồ ổn định 3 giai
đoạn. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải được nêu trên hình I.3.
Nước thải thành phố Buôn Ma Thuột (chủ yếu là nước thải sinh hoạt
Nước thải được qua lưới chắn rác để tách các tạp chất phân tán thô, lớn sau đó
được phân lưu về hai hồ kị khí A1 và A2 có chiều sâu 6,0 m. Tại đây bắt đầu
xử lý sinh học nước thải và bùn kị khí lắng ở đáy hồ sẽ được định kỳ nạo vét
bằng máy bơm. Nước thải được tiếp tục xử lý trong hệ thống hồ tuỳ tiện
(facultative) hai bậc (có chiều sâu 2,0 m). Tận dụng độ chênh cao địa hình,
người ta đã bố trí các thác làm thoáng kiểu bậc để cung cấp ô xy cho hồ. Sau
khi được xử lý bằng phương pháp ô xy hoá sinh hoá, nước thải tiếp tục qua hệ
thống hồ xử lý triệt để (hồ maturation). Với chiều sâu lớp nước nhỏ (1,0 m),
hồ sẽ tiếp nhận bức xạ ánh sáng mặt trời và các loại vi khuẩn gây bệnh sẽ bị
tiêu diệt. Số coliform của nước thải sau hệ thống hồ này sẽ nhỏ hơn 10.000
MPN/100 ml. Nước thải sau quá trình xử lý đáp ứng TCVN 5945-1995 cột B
được xả ra suối và tái sử dụng để tưới cà phê.
6

Nước thải Lưới chắn rác Bể phân lưu

Hồ A1 Hồ A2

Hồ kị khí
Tháp làm thoáng 1

Hồ F1.1 Hồ F1.2

Tháp làm thoáng 2

Hệ Hồ F2.1 Hồ F2.2
thống
hồ
Tuỳ
tiện Bể phân lưu

Hệ thống hồ M

Bể phân lưu

Sử dụng tưới cà phê Xả ra suối

Hình I.3. Sơ đồ dây chuyền công nghệ XLNT thành phố Buôn Ma Thuộ t- [5]
2. Trạm xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Trạm xử lý có công suất 2000 m3/ngày, nước thải từ các bể tự hoại từ
các nhà vệ sinh được tách từ các tuyến cống chung trong khu vực chảy về trạm
bơm, sau đó bơm về bể xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính (bể
aeroten). Ô xy được cấp nhờ máy sục khí chìm dạng Jet. Tại đây diễn ra các
7

quá trình ô xy hoá sinh hoá các chất hữu cơ và nitrat hoá. Bùn hoạt tính theo
nước thải được tách trong bể lắng đợt hai dạng lớp mỏng (lamen), một phần
được bơm tuần hoàn về bể aeroten và phần dư được lên men trong bể ủ bùn.
Nước thải sau khi xử lý sinh học được khử trùng bằng nước dung dịch
hypoclorid và xả ra môi trường bên ngoài.

Nước thải
tách từ cống Các trạm bơm nước thảI khu vực
thoát nước
chung

Bể Aeroten

Bể ủ
bùn Bể lắng đợt hai
(dạng bể lamen)

Máng trộn-khử trùng

Xả ra nguồn nước

Hình I.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ XLNT đô thị thành phố Hạ Long - [5]
I.1.2. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải công nghiệp
I.1.2.1. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp
Thành phần và tính chất nước thải công nghiệp tùy thuộc vào quy mô
khu công nghiệp cũng như các loại hình ngành nghề trong khu công nghiệp.
Nhìn chung trong nước thải của các khu công nghiệp hàm lượng các chất hữu
cơ như COD, BOD, N, P đều cao. Ngoài ra các thành phần kim loại nặng như
Pb, Cu, Zn, Ni, Cr,... đều ở mức khá cao, đặc biệt là tại các cơ sở sản xuất cơ
8

khí như mạ, cán thép,... do đó nếu không xử lý triệt để trước khi thải ra môi
trường bên ngoài thì đây là nguồn gây ô nhiễm rất lớn.
Một số sơ đồ công nghệ XLNT khu công nghiệp hiện nay tại Việt Nam:

Nứơc thải

Máng lắng cát Sân phơi cát

SCR thô

Hố thu
Máy nén khí
Song chắn tinh
ồi
Bể chứa dầu
Bể tuyển nổi
và bọt

Máy thổi khí Bể điều hòa

Máy thổi khí Bể Aêrôten

Bể Lắng đợt 2 Bể nén bùn


b ứ
Hồ sinh vật Polymer
Máy ép bùn
NaOCl
Bể tiếp xúc Bùn thải

Kênh Việt Thắng Bãi chôn lấp Bón cây

Hình I.5. Sơ đồ dây chuyền công nghệ XLNT khu công nghiệp Bắc Thăng
Long - [4]
9

Nước thải từ các nhà máy

Bể lắng cát/song chắn rác Sân phơi cát


thô
Máy nén khí Hố thu

Bể khuếch tán Bể tuyển nổi

Bể điều hòa

Bể SBR

Bể tuyển nổi kết hợp


Bể nén bùn
keo tụ

NaOCl Bể tiếp xúc Máy ép bùn Polymer

Xả vào sông Đồng Nai Bùn thải

Hình I.6. Sơ đồ công nghệ XLNT khu công nghiệp Biên Hòa II -[4]

Nước thải từ cống chung Song chắn rác Bể điều hoà Bể điều chỉnh pH

Bể lọc sinh học Bể sục khí bùn hoạt tính Bể lắng Khử trùng

Kênh Bình Hoà

Hình I.7. Sơ đồ công nghệ XLNT khu công nghiệpViệt Nam – Singapor - [4]
I.1.2.2. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải một số ngành công
nghiệp
Nguồn gốc nước thải phát sinh chủ yếu tại Việt Nam là từ các nhà máy
chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, sản xuất giấy bột giấy, chế biến cao su, ....
Trong thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng các công nghệ xử lý
nước thải được chế tạo tại Việt Nam hay ngoại nhập. Tuy nhiên thực tế hoạt
10

động cho thấy, trừ một số hệ thống xử lý tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, hầu hết các hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả chưa cao do
trình độ thiết kế, chế tạo, chất lượng thiết bị, trình độ công nhân vận hành, ý
thức của chủ doanh nghiệp chưa cao.
Một số công nghệ xử lý nước thải được áp dụng tại Việt Nam hiện nay:
1. Hệ thống xử lý nước thải tại Công ty giấy Bình Minh, tỉnh Bắc Ninh
Công suất: 30 m3/h
Nước thải sau xử lý đạt TCVN 5945-1995, loại B.

Hệ thống
cấp khí

Nước thải vào


Bể điều Bể tuyển Hồ sinh Nước thải
hoà nổi học ra sông

Thu hồi
bột giấy

Hình I.8. Sơ đồ công nghệ hệ thống XLNT Công ty giấy Bình Minh -[7]
2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Công ty Liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng
Công suất: 600 m3/ngày.
Nước thải sau xử lý đạt TCVN 5945-1995, loại B.
11

Nước thải

Bể cân bằng

Bể trung hoà

Bể keo tụ

Bể tạo bông

Bể lắng bậc 1 Bể nén bùn

Bể trung hoà

Bể dinh dưỡng Máy ép bùn Bùn khô

Bể Aeroten

Bể lắng bậc 2 Hố thu bùn

Bể trung gian

Bể lọc áp lực

Bể trung gian Hệ thống thoát nước

Hình I.9. Sơ đồ công nghệ XLNT Công ty Liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng -
[7]
12

3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Xí nghiệp cơ khí mạ Đà Nẵng


Công suất: 30 m3/h
Nước thải sau xử lý đạt TCVN 5945-1995, lọai B.

Hoá chất Hoá chất


điều chỉnh pH keo tụ

Nước thải Bể Nước sau


Bể trung hoà Bể keo tụ lắng xử lý
sản xuất

Xử lý Bùn
bùn thải

Hình I.10. Sơ đồ công nghệ XLNT Xí nghiệp cơ khí mạ Đà Nẵng - [4]


4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt
Nam – VIFON
Công suất: 1.000 m3/ngày.
Nước thải sau xử lý đạt TCVN 5945-1995, loại B.
13

Nước thải

Lọc rác

Bể cân bằng

Bể keo tụ

Bể tạo bông

Bể lắng sơ bộ

Bể sinh học
theo mẻ Bể nén bùn Máy ép bùn

Bùn khô đi
Nguồn tiếp nhận chôn lấp

Hình I.11. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực
phẩm Việt Nam – VIFON - [7]
I.2. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý khí thải công nghiệp
Công nghệ xử lý bụi và khí độc hại, một số cơ sở sản xuất cũ quy mô
vừa và nhỏ có áp dụng các phương pháp xử lý đơn giản như: buồng lắng bụi,
xiclon, lọc bụi túi vải, tháp rửa khí, tháp hấp thụ bằng vật liệu rỗng tưới nước.
Nhìn chung các loại thiết bị và hệ thống xử lý khí ở khu vực này còn ở mức
thấp do trình độ thiết kế, chế tạo, trình độ công nhân vận hành chưa được nâng
14

cao, cộng vào đó là ý thức của các chủ doanh nghiệp chưa thật sự tự giác trong
việc lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý khí thải nhằm hạn chế phát thải ô
nhiễm, bảo vệ môi trường.
Riêng đối với một số ngành công nghiệp quan trọng như: xi măng, nhiệt
điện và nhất là các cơ sở công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì hệ thống
xử lý khí thải tương đối quy mô và đồng bộ, bao gồm cả thiết bị lọc bụi
xiclon, túi vải và tĩnh điện kết hợp với tháp hấp thụ bằng dung môi hay thiết bị
hấp phụ bằng than hoạt tính, ... Các cơ sở này thường kết hợp xử lý bụi cũng
như khí thải chung trong một hệ thống.
I.2.1. Công nghệ xử lý bụi
Tuỳ theo đặc thù của ngành công nghiệp, các cơ sở sản xuất thường áp dụng
các công nghệ xử lý bụi như lọc bụi tĩnh điện, lọc túi vải, cylon hay bằng các
dung môi, ....
I.2.2.3. Công nghệ xử lý khí thải và bụi
Một số sở đồ công nghệ xử lý bụi được áp dụng tại Việt Nam:

OÁ ng khoù i

Thieá t bò loï c buï i


tuù i vaû i

Quaï t
Buï i
Caù c chuï p huù t

Hình I.12. Sơ đồ công nghệ xử lý bụi dùng thiết bị lọc bụi túi vải - [4]
15

OÁng khoùi
Loïc buïi
tónh ñieän

Caùc chuïp huùt Buïi


Quaït

Hình I.13. Sơ đồ công nghệ xử lý bụi dùng thiết bị lọc bụi tĩnh điện - [4]

Thieát bò Xyclon
Thieát bò loïc buïi
OÁng khoùi
tuùi vaûi

Caùc chuïp huùt


Quaït
Buïi Buïi

Hình I.14. Sơ đồ công nghệ xử lý bụi tại các cơ sở chế biến gỗ - [4]
I.2.1. Công nghệ xử lý hơi, khí độc
Hiện nay tại các khu công nghiệp phần lớn các loại khí thải từ quá trình
đốt nhiên liệu, hơi, khí thải từ các quá trình sản xuất đều được xả thải trực tiếp
ra môi trường xung quanh mà không qua xử lý. Đây là nguồn gây ô nhiễm
trầm trọng cho không khí, nhất là vào giai đoạn bắt đầu của quá trình cháy.
Với các nguồn ô nhiễm từ quá trình sản xuất thì số lượng doanh nghiệp
có hệ thống xử lý không nhiều. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng đã có những nhà
máy, công ty đã quan tâm đầu tư trong việc thiết kế lắp đặt các hệ thống xử lý
khí thải. Các hệ thống xử lý này bước đầu đã góp phần đáng kể trong việc
khống chế, giảm thiểu ô nhiễm.
16

Một số sơ đồ công nghệ xử lý hơi, khí thải được áp dụng tại Việt Nam:

Hình I.15. Công nghệ xử lý khí thải đốt phụ phẩm nông nghiệp - [4]
Thaù p Thaù p
haá p thuï haá p phuï OÁ ng khoù i

Quaï t
Nöôù c
Caù c chuï p huù t

Hình I.16. Sơ đồ công nghệ xử lý khí độc hại áp dụng tại các cơ sở sản xuất thuốc
trừ sâu - [4]

Hình I.17. Công nghệ xử lý khí thải đốt phụ phẩm nông nghiệp - [4]
17

I.3. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn và chất thải nguy
hại
I.3.1. Công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị
Các phương pháp xử lý chất thải rắn đang được áp dụng tại các đô thị ở
Việt Nam hiện nay tập trung vào:
- Tái chế chất thải: Việc tái chế chất thải ở Việt Nam chỉ mang tính tự
phát, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, TP.Biên Hoà… Các loại chất thải có giá trị như: thuỷ tinh, đồng,
nhôm, sắt, nhựa, giấy… được đội ngũ đồng nát thu mua ngay tại nguồn, chỉ
còn một lượng nhỏ đến được bãi rác và tiếp tục được thu nhặt tại đó. Tất cả
phế liệu thu gom được chuyển đến các làng nghề. Tại đây quá trình tái chế
được thực hiện, việc thu hồi, tái sử dụng và tái chế CTR góp phần đáng kể cho
việc giảm khối lượng chất thải đưa đến bãi chôn lấp, tận dụng được nguồn
nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất, tạo công ăn việc làm cho một
số lao động.
- Đốt chất thải: Được áp dụng để xử lý các loại chất thải khó phân huỷ,
các chất thải sau khi đã được phân loại không có giá trị hay các loại chất thải
nguy hại. Tuy nhiên, nhiều lò đốt chất thải không đạt tiêu chuẩn môi trường về
khí thải của lò đốt chất thải công nghiệp.
- Chôn lấp chất thải rắn: Chôn lấp đơn thuần không qua xử lý, đây là
phương pháp phổ biến nhất. Theo thống kê, nước ta có khoảng 149 bãi rác cũ
không hợp vệ sinh, trong đó 21 bãi rác thuộc cấp tỉnh, 128 bãi rác cấp huyện.
Được sự giúp đỡ của nước ngoài, một số bãi chôn lấp hợp vệ sinh đã được xây
dựng ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, TP.Huế, TP.Hồ Chí Minh.
- Chế biến phân hữu cơ: Phương pháp làm phân hữu cơ Compost có
ưu điểm làm giảm lượng rác thải hữu cơ cần chôn lấp, cung cấp phân bón
18

phục vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, đầu ra và chất lượng của phân compost vẫn
còn là cần được quan tâm giải quyết.
Một số công nghệ xử lý CTR hiện nay ở Việt Nam:
1. Công nghệ Tây Ban Nha tại Cầu Diễn - Hà Nội:
- Công suất: 50.000 tấn/năm.
- Sản phẩm: 13.200 tấn phân hữu cơ/năm. Sơ đồ công nghệ như sau:
19

Rác tươi Phân hầm cầu

Cân
Điện tử

Sàn tập kết

Công nhân Băng Tái chế Bể chứa


nhặt thủ công phân loại

Nghiền
Băng chuyền
Trộn
Máy xúc
Cung cấp
độ ẩm
Kiểm
soát Lên men
tự động

Thổi khí
cưỡng bức

ủ chín

Sàng phân loại

Tinh chế

Trộn phụ gia và chất Đóng bao


kích thích sinh trưởng
Hình I.17. Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải hữu cơ
20

2. Công nghệ Seraphin tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An:
Công suất 24 000 tấn/năm, toàn bộ công nghệ này bao gồm 3 nhóm quá trình
khác nhau:
- Quá trình tách loại rác thải thành các dòng vật chất hữu cơ, chất thải
dẻo và chất vô cơ;
- Quá trình xử lý rác hữu cơ theo phương pháp ủ sinh học (
Composting);
- Quá trình xử lý chất dẻo, chất vô cơ;
21

Hỗn hợp chất thải Hỗn hợp chất thải


CTRĐT
hữu cơ dễ phân hữu cơ khó phân
hỗn hợp
hủy đi ủ compost hủy đi đốt

S > 50

(2) (4) Tuyển từ -


Loại tạp chất lớn (3) S = (5;50) Loại tạp chất nhỏ S < 50 (10) (9)
Sàng rung Sàng rung Nghiền
3S 2S C2
TC TC TC TC TC TC
(1)
Tập kết rác và S < 50
nạp rác lên
dây chuyền
(2) (5) Phân loại (8) Phân loại
Loại tạp chất lớn (3) S > 50 nhựa lần 1 (6) (7) S > 50 nhựa lần 2
Sàng rung Nghiền Sàng rung
3S C1 2S
TC TC TC N1 N2 N3 N1 N2 N3

S<5

Hữu cơ tạp chất


Hỗn hợp chất thải Hỗn hợp chất thải
đi ủ compost sx
vô cơ đi đóng rắn nhựa (dễ tái chế)
giá thể trồng cây Ghi chú: Các mũi tên chỉ đường dẫn,
băng tải vận chuyện vật liệu

Sơ đồ kỹ thuật quá trình phân loại và xử lý sơ bộ rác thải hỗn hợp, công suất 200 tấn/ngày
C.ty CP Công nghệ Môi trường Xanh Seraphin. 2007

Hình I.18. Sơ đồ công nghệ của quá trình xử lý rác Seraphin - [6]
22

I.3.1. Công nghệ xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại
Qua thực tế áp dụng các loại hình công nghệ xử lý chất thải rắn công
nghiệp và chất thải nguy hại tại các nhà máy, các khu công nghiệp tập trung
hay tại các thành phố có thể thấy:
- Đối với chất thải rắn công nghiệp không nguy hại được xử lý cùng với
chất thải rắn đô thị;
- Các chất thải có chứa các thành phần có giá trị kinh tế sẽ được tái chế,
tái sử dụng, tuy nhiên các cơ sở xử lý này chủ yếu do tư nhân thực hiện với
công nghệ đơn giản, lạc hậu do đó gây ô nhiễm môi trường xung quanh;
- Các chất thải công nghiệp nguy hại hay chất thải y tế thường áp dụng
quá trình xử lý nhiệt trong các lò đốt chuyên dụng.
Sơ đồ công nghệ lò đốt chất thải CEETIA-CN150 của Trung tâm Kỹ thuật môi
trường Đô thị và Khu công nghiệp
Chất thải
Buồng đốt
Dầu
3 cấp
Không khí

Sử dụng nước nóng Tận dụng nhiệt

Chôn lấp an toàn Thiết bị khử bụi

Xử lý hoá Xử lý khí kiềm Dung dịch hấp thụ

Xử lý hoá Xử lý axit Dung dịch hấp thụ

Hoàn nguyên hoặc đốt Hấp phụ Dioxin/Furan Chất hấp phụ

Quạt khói

Ống khói

Hình I.19. Sơ đồ công nghệ lò đốt chất thải công nghiệp CEETIA-CN150 - [4]
23

I.4. Đánh giá chung về công nghệ xử lý chất thải tại Việt Nam
Có thể thấy trong thời gian qua, công nghệ xử lý chất thải của Việt Nam
đã hình thành và có những bước đi ban đầu thông qua việc phát triển các công
nghệ trong nước và tiếp nhận các công nghệ nước ngoài nhằm đáp yêu cầu về
bảo vệ môi trường. Tuy nhiên thực tế hoạt động cho thấy, trừ một số công
nghệ xử lý chất thải tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hầu hết
các công nghệ xử lý chất thải đạt hiệu quả chưa cao do trình độ thiết kế, chế
tạo, chất lượng thiết bị, trình độ công nhân vận hành, ý thức của chủ doanh
nghiệp chưa cao. Có thể đánh giá chung về công nghệ xử lý chất thải của Việt
Nam như sau - [1]
- Về loại hình: Công nghệ xử lý chất thải của Việt Nam tự thiết kế, chế
tạo đã tương đối đầy đủ các loại hình có tính phổ biến để xử lý chất thải rắn,
nước thải và khí thải.
- Về trình độ công nghệ: Các công nghệ xử lý chất thải nhìn chung xử lý
đạt yêu cầu, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, đạt trình độ trung bình
của thế giới, một số công nghệ được nghiên cứu, áp dụng trong nước đã thu
được các kết quả nhất định, được đánh giá là phù hợp như các công nghệ xử lý
rác thải đô thị Seraphin hay ASC có hiệu quả xử lý cao hơn công nghệ của
nước ngoài.
- Về vận hành, bảo dưỡng: Đáp ứng yêu cầu của Việt Nam, tự vận hành
bảo dưỡng kể cả công nghệ của nước ngoài được triển khai áp dụng tại Việt
Nam.
- Về giá thành: Giá thành đầu tư và vận hành của các công nghệ xử lý
chất thải nhìn chung thấp hơn so với công nghệ nhập ngoại (khoảng từ 1/2 đến
2/3 giá thành công nghệ nhập ngoại).
- Về tình trạng sản xuất thiết bị, công nghệ: Tình trạng sản xuất còn ở
dạng cá thể, đơn chiếc, chưa có sản xuất, chế tạo công nghệ xử lý chất thải
24

hàng loại hay là công nghiệp hoá. Các đơn vị nghiên cứu, chế tạo phần lớn là
do các Viện, các Trung tâm, các Công ty tư vấn thiết kế chế tạo theo các hợp
đồng cụ thể, chưa có các hãng sản xuất chuyên nghiệp, chưa có nhiều các
thương hiệu công nghệ môi trường Việt Nam.
25

CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI
II.1. Hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải trên thế giới
Trên thế giới hoạt động đánh giá công nghệ môi trường là hoạt động
phân tích công nghệ môi trường để xác định trình độ, giá trị và tác động của
công nghệ đối với sự phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý chất thải. Đánh giá
công nghệ môi trường ở các nước trên thế giới được sử dụng không mang tính
chất bắt buộc đối với các nhà sản xuất công nghệ hoặc người sử dụng công
nghệ, việc đánh giá hoặc đánh giá công nghệ môi trường mang tính chất tự
nguyện nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ tốt nhất, phù hợp nhất
vào trong thực tế.
Mô hình được áp dụng phổ biến trên thế giới là “Phê duyệt công nghệ
môi trường” (Environmental Technology Varification-ETV), chương trình này
được thực hiện ở hầu hết các nước phát triển (Hoa Kỳ, Vương quốc Anh,
Canada hoặc gần đây là Hàn Quốc) được chia làm 2 phần chính là: các hệ
thống quản lý và thu thập và đánh giá các dữ liệu môi trường. Trong phần hệ
thống quản lý, việc phê duyệt công nghệ môi trường được phân công và giao
nhiệm vụ tới từng phòng, đơn vị liên quan theo các ngành quản lý riêng hoặc
theo hội đồng phê duyệt công nghệ môi trường. Trong phần này, cũng bao
gồm các tiêu chí đánh giá trên giấy tờ, tài liệu cũng như trên hiện trường.
Thông thường, các tiêu chí chủ yếu để phê duyệt công nghệ môi trường là:
mức độ hiện đại của công nghệ (công nghệ mới được phát minh hay được cải
tiến từ công nghệ nước ngoài), khả năng áp dụng công nghệ, hiệu quả về giá
thành, mức độ thân thiện với môi trường, an toàn với con người, thời gian
trùng tu, bảo dưỡng công nghệ, ... Phần thu thập và đánh giá dữ liệu, tài liệu
về công nghệ được Hội đồng phê duyệt công nghệ môi trường nghiên cứu dựa
26

trên các tiêu chí, kết hợp với các điều tra, khảo sát trên thực tế để đưa ra các
kết luận cuối cùng về công nghệ môi trường được đánh giá. Nói chung, phần
thu thập và đánh giá các dữ liệu công nghệ môi trường, tập trung chủ yếu vào
phần kiểm tra, đánh giá về mặt kỹ thuật. - [6]
Liên quan đến hoạt động đánh giá công nghệ môi trường, trên thế giới
còn áp dụng mô hình “Đánh giá công nghệ sản xuất về mặt môi trường”
(Environmental Technology Essessment-EnTA), đây cũng là một xu hướng
đánh giá mới trong kiểm soát môi trường công nghiệp, là cơ sở để lựa chọn
công nghệ thân thiện môi trường và giải pháp kiểm soát ô nhiễm phù hợp.
Đánh giá công nghệ sản xuất về mặt môi trường là phương pháp đánh giá,
xem xét quan hệ của công nghệ sản xuất với các vấn đề môi trường liên quan
nhằm định hướng việc lựa chọn công nghệ sản xuất thích hợp và nhằm giảm
thiểu các tác động môi trường cũng như các hậu quả môi trường phát sinh từ
công nghệ sản xuất. - [11]
II.2. Hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải tại Việt Nam
II.2.1. Khái niệm về đánh giá công nghệ xử lý chất thải
Hiện nay, tại Việt Nam chưa có khái niệm về đánh giá công nghệ xử lý
chất thải mang tính pháp lý, các khái niệm có liên quan đến đánh giá công
nghệ chất thải có thể kể ra như sau:
- Đánh giá công nghệ môi trường là việc kiểm tra, đánh giá tính hiệu
quả của công nghệ được áp dụng thông qua phân tích, thử nghiệm thực tế bởi
quá trình đánh giá hiện trường phù hợp với thủ tục đánh giá. - [6]
- Đánh giá công nghệ là hoạt động xác định trình độ, giá trị, hiệu quả
kinh tế và tác động kinh tế - xã hội, môi trường của công nghệ. (khoản 13
Điều 3, Luật Chuyển giao công nghệ)
Trên cơ sở các khái niệm về đánh giá công nghệ môi trường trên thế giới
và thực tế hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải trong nước, khái niệm
27

đánh giá công nghệ xử lý chất thải có thể được hiểu như sau:
“Đánh giá công nghệ xử lý chất thải là việc xác định trình độ, giá trị
và hiệu quả của công nghệ xử lý chất thải đang áp dụng phù hợp với điều
kiện thực tế ở Việt Nam” - [6]
II.2.2. Hiện trạng hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải tại Việt
Nam
Hiện nay, Việt Nam chưa có quy trình đánh giá công nghệ xử lý chất
thải mang tính pháp lý và cũng chưa có các tiêu chí để đánh giá công nghệ xử
lý chất thải, cụ thể là các công nghệ xử lý chất thải công nghiệp và sinh hoạt,
chất gây ô nhiễm môi trường.
Trong thời gian vừa qua, theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ
Xây dựng chủ trì đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học
và Công nghệ tổ chức đánh giá và cấp Giấy chứng nhận công nghệ xử lý chất
thải phù hợp cho các công nghệ xử lý rác sinh hoạt là:
- Công nghệ An Sinh – ASC do Công ty cổ phần kỹ nghệ ASC nghiên
cứu hiện đang được triển khai áp dụng tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-
Huế;
- Công nghệ Seraphin do Công ty cổ phần Phát triển công nghệ Môi
trường Xanh nghiên cứu, chọn lọc hiện đang được triển khai áp dụng tại thành
phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây (cũ);
- Công nghệ MBT-CD.08 của Công ty TNHH Thuỷ lực-Máy nghiên
cứu và áp dụng tại thị trấn Đồng Văn, tỉnh Hà Nam.
Trong quá trình hoàn thiện quy trình đánh giá công nghệ xử lý chất thải
và xây dựng dự thảo Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn
trình tự, thủ tục thẩm định, đánh giá công nghệ xử lý chất thải, Cục BVMT
cũng đã tiến hành đánh giá thử nghiệm một số công nghệ xử lý chất thải như:
Công nghệ đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng do Công ty Liên doanh
28

xi măng Holcim Việt Nam thực hiện, công nghệ xử lý chất thải nguy hại của
Công ty Sao Mai Xanh, công nghệ xử lý nước thải của Xí nghiệp đông lạnh 8,
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang, …
Ngoài ra, một số tổ chức, cá nhân thiết kế và chế tạo công nghệ xử lý
chất thải cũng đã có đơn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định,
đánh giá và cấp giấy chứng nhận công nghệ xử lý chất thải phù hợp. Vì vậy đã
đặt ra nhu cầu thực tế cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý
chất thải ở nước ta nhằm phục vụ cho hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất
thải.
II.2.3. Ý nghĩa của hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải
Ở các nước phát triển công nghệ môi trường đã có lịch sử phát triển
nhiều thập kỷ qua, đã hình thành một ngành công nghiệp riêng, đã chế tạo và
sản xuất hàng loạt các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường, và các thiết bị đo
lường và phân tích các thành phần môi trường. Sự phát triển các công nghệ
môi trường tốt nhất được thông qua cơ chế thị trường, thông qua các hội chợ,
triển lãm công nghệ. Người sáng tạo, sản xuất các công nghệ môi trường hoặc
là tự công bố các chỉ thị, các thông số kỹ thuật và kinh tế của thiết bị, công
nghệ của mình, hoặc là nhờ bên thứ 3 giám định và cấp giấy chứng nhận.
Nước ta, tuy ngành công nghiệp xử lý chất thải còn rất non trẻ, cần phải
phát triển nhanh mới đáp ứng được phần nào yêu cầu xử lý và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, để theo kịp trình độ công nghệ môi trường của các nước
trong khu vực. Trong thời gian qua các nhà công nghệ và sản xuất ở nước ta
cũng đã thiết kế và chế tạo thành công một số thiết bị và công nghệ xử lý ô
nhiễm môi trường, như là các lò đốt chất thải y tế nguy hại, lò đốt chất thải
công nghiệp nguy hại, thiết bị lọc bụi xyclon, túi vải lọc bụi, thiết bị tĩnh điện
lọc bụi, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải nhà máy bia, nhà
máy giấy, công nghệ xử lý nước rác sinh hoạt, công nghệ chế biến chất thải
29

rắn hữu cơ thành phân compost ... Hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất
thải sẽ mang lại các lợi ích sau:
- Giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh (nhà tiêu dùng) có sự lựa chọn
giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm phù hợp, giảm chi phí, nâng cao nhận thức tuân
thủ pháp luật về môi trường, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ được đánh
giá vào thực tiễn.
- Tạo cho các cơ sở nghiên cứu triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và
công nghệ môi trường có điều kiện nhìn nhận khách quan về công nghệ của
mình, và phát huy khả năng sáng tạo, cải tiến, đổi mới công nghệ...
- Giúp cả nhà cung cấp và nhà tiêu dùng hiểu biết về nhau, hình thành
quan hệ cung cầu, phát triển thị trường, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá
công nghệ môi trường. Theo sơ đồ sau:
- Đồng thời giúp cho nhà nước định hướng phát triển công nhệ môi
trường phục vụ sự nghiệp bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước và hình thành công nghiệp môi trường.
Ý nghĩa của hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải có thể được
thể hiện theo sơ đồ sau:

Đơn vị cung cấp Đánh giá công Khách hàng


công nghệ XLCT nghệ XLCT (các cơ sở sản xuất
phát sinh chất thải)

Yêu cầu thực hiện Đánh giá những yêu cầu Chọn công nghệ
đánh giá công nghệ được xác định trước tốt nhất

Cải tiến, nâng cao


Đầu tư phát triển
chất lương công
nghệ XLCT

II.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải
30

II.3.1. Định nghĩa tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải:
Nhằm phục vụ cho hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải, các
tiêu chí đánh giá được đưa ra làm cơ sở để định hướng, phân tích và đưa ra các
kết luận về công nghệ xử lý chất thải được đánh giá.
Về cơ bản, các tiêu chí được đưa ra không có tính cố định mà mang tính
chất định hướng và phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm của từng quốc gia, mục
tiêu của việc xây dựng tiêu chí như sau:
- Làm cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tiến hành đánh
giá, thẩm định các công nghệ và thiết bị xử lý chất thải theo yêu cầu của các
cơ sở thiết kế, chế tạo thiết bị, công nghệ xử lý chất thải đăng ký xin thẩm
định.
- Hỗ trợ người sử dụng trong việc lựa chọn thiết bị và công nghệ xử lý ô
nhiễm môi trường phù hợp.
- Góp phần định hướng phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm xử lý chất
thải ở nước ta.
Tại Việt Nam, tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải được định
nghĩa như sau:
Tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải là các chí số, định mức
đánh giá trình độ các thiết bị, công nghệ về mức độ đạt được các tiêu chuẩn
môi trường, cơ khí hoá, tự động hoá, hiệu quả xử lý ô nhiễm, chi phí kinh
tế, kỹ năng vận hành, bảo dưỡng và tính an toàn môi trường” - [6]
II.2.1. Đề xuất các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải tại Việt Nam:
Việc xây dựng các tiêu chí để đánh giá công nghệ xử lý chất thải có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc xác định hiệu quả, trình độ của công nghệ xử
lý chất thải đang áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam.

II.2.1.1. Nguyên tắc chung của việc lựa chọn, định hướng các tiêu chí:
31

Trong hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải cùng với việc xây
dựng trình tự, thủ tục và quy trình đánh giá thì việc xây dựng, lựa chọn các
tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải được coi là quan trọng và cần thiết
nhất.
Việc xây dựng các tiêu chí để đánh giá công nghệ xử lý chất thải cần
xuất phát từ các quy định về bảo vệ môi trường, điều kiện kinh tế, hiện trạng
cơ sở vật chất và mặt bằng công nghệ, các điều kiện về sức khoẻ, an toàn, sử
dụng tài nguyên thiên nhiên. Tại Việt Nam, việc xây dựng các tiêu chí đánh
công nghệ xử lý chất thải giá dựa trên các nguyên tắc sau:
1. Các quy định của pháp luật: Theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường, giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trước khi
thải ra môi trường bên ngoài phải đạt đạt tiêu chuẩn thải theo Tiêu chuẩn Việt
Nam về môi trường. Do đó, để không vi phạm các quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường, trong quá trình hoạt động của nhà máy các hệ thống xử lý
chất thải phải đảm nảo xử lý được các chất ô nhiễm đạt TCCP hay hiệu quả xử
lý các chất ô nhiễm phải đạt yêu cầu xử lý các chất ô nhiễm đến tiêu chuẩn
thải cho phép. Vì vậy các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải phải thể
hiện được các quy định này thành các nhóm tiêu chí về hiệu quả xử lý ô
nhiễm.
2. Điều kiện kinh tế nước ta: Mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong
những năm gần đây, nhưng về cơ bản nước ta vẫn là một nước kém phát triển,
điều kiện của đất nước cũng như các doanh nghiệp còn hạn chế. Đây cũng là
nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý
chất thải nếu có thì cũng không xử lý đạt tiêu chuẩn thải cho phép do hạn chế
về nguồn lực kinh tế, ngoại trừ một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
hay liên doanh. Chính vì vậy, các công nghệ xử lý chất thải phải phù hợp của
32

với điều kiện tài chính của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp trong
nước được đánh giá theo các tiêu chí về chi phí kinh tế.
3. Điều kiện cơ sở hạ tầng: Điều kiện cơ sở hạ tầng ở đây được hiểu bao gồm
các điều kiện về cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, các điều kiện tự nhiên và
môi trường xung quanh. Các tiêu chí được đưa gia để đánh giá sự phù hợp của
công nghệ xử lý chất thải trên cơ sở về các điều kiện về hạ tầng, do đó các tiêu
chí đánh giá thể hiện nguyên tắc này thành các nhóm tiêu chí phù hợp với điều
kiện cơ sở xử lý và môi trường xung quanh.
4. Trình độ phát triển của công nghệ trong nước: Việc xem xét, lựa chọn
các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải phải được xem xét dựa trên sự
phát triển của ngành công nghệ môi trường trong nước. Nhìn chung, việc xử lý
chất thải còn dựa trên các công nghệ truyền thống, về cơ bản trình độ công
nghệ môi trường của nước ta còn ở mức thấp, công nghệ ít đổi mới, các công
nghệ và thiết bị vẫn chủ yếu được nhập khẩu chế tạo từ nước ngoài. Do đó
việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải phải đảm bảo các tiêu chí về khả năng
quản lý, vận hành, bảo trì đơn giản, phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội
và trình độ khoa học công nghệ hiện nay.
5. Phương pháp tổ chức, đánh giá công nghệ: Thông thường việc đánh giá
công nghệ xử lý chất thải được thực hiện thông qua hội đồng đánh giá, do đó
các trong quá trình xem xét đánh giá các công nghệ cụ thể các tiêu chí chung
để đánh giá sẽ không thay đổi, tuy nhiên điểm số của các tiêu chí được lượng
hoá cũng như là các tiêu chí nhánh có thể được thay đổi theo quyết định của
hội đồng cho phù hợp với đặc điểm của từng công nghệ xử lý chất thải cụ thể.
II.2.1.2. Đề xuất các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải
Trên cơ sở đó, các tiêu chí để đánh giá công nghệ xử lý chất thải có thể
khái quát thành 5 nhóm tiêu chí cơ bản sau đây:
- Hiệu quả xử lý ô nhiễm;
33

- Chi chí về kinh tế;


- Trình độ công nghệ xử lý;
- Phù hợp với điều kiện Việt Nam;
- An toàn về môi trường.
Các nhóm tiêu chí được diễn giải cụ thể như sau:
1. Hiệu quả xử lý ô nhiễm
Đây có thể được coi là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để
đánh giá công nghệ xử lý chất thải, là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ công
nghệ xử lý chất thải nào. Các công nghệ xử lý chất thải phải đảm bảo xử lý các
chất ô nhiễm đạt TCCP theo quy định tại thời điểm đó theo yêu cầu trước khi
thải ra môi trường bên ngoài.
Khi đánh giá về hiệu quả xử lý ô nhiễm của công nghệ xử lý chất thải
cần xét riêng cho từng loại công nghệ như công nghệ xử lý khí thải, xử lý
nước thải hay chất thải rắn. Hiệu quả xử lý đối với một chất ô nhiễm được
tính:
Hàm lượng trước xử lý - Hàm lượng sau xử lý
Hiệu quả xử lý = 100%
Hàm lượng trước xử lý

- Đối với xử lý nước thải công nghiệp nồng độ các chất sau xử lý phải
đảm bảo đạt TCVN 5945:2005 - Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải
Các quá trình xử lý nước thải công nghiệp được chia thành các công
đoạn chính sau:
+ Xử lý cấp I: Gồm các quá trình xử lý sơ bộ lắng và lắng, công đoạn
này có nhiệm vụ loại bỏ các vật rắn có kích thước lớn, các tạp chất có thể lắng
ra khỏi nước thải. Hầu hết các chất rắn lơ lửng lắng ở bể lắng cấp I, ở đây
thường gồm các quá trình lọc qua song chắn rác, lắng, tuyển nổi, tách dầu mỡ,
trung hoà.
34

+ Xử lý cấp II: Gồm các quá trình sinh học (có thể bao gồm cả quá trình
hoá học) cí tác dụng khử hầu hết các chất hữu cơ hoà tan bằng quá trình sinh
học, đó là các quá trình: hoạt hoá bùn, lọc sinh học, phân huỷ yếm khí, ....
+ Xử lý cấp III: Thường gồm các quá trình vi lọc, kết tủa hoá học, dông
tụ, trao đổi ion,... các quá trình khử các chất dinh dưỡng, clo, ozon hoá,... các
công đoạn này có mục đích khử triệt để các chất dinh dưỡng sau xử lý thứ cấp,
loại bỏ các vi sinh vật,..
Hiệu suất làm sạch của các công đoạn là khác nhau trong hệ thống xử lý
nước thải, tuy nhiên quá trình xử lý đạt hiệu suất chính ở công đoạn II, đây
cũng được coi là khâu quan trọng nhất, quyết định hiệu quả xử lý của toàn hệ
thống.
- Đối với xử lý khí thải nồng độ các chất sau xử lý phải đảm bảo đạt các
tiêu chuẩn sau:
+ TCVN 5939:2005 - Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công
nghiệp đối với đối với bụi và các chất vô cơ.
+ TCVN 5940:2005 - Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công
nghiệp đối với đối với một số chất hữu cơ.
- Còn đối với công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt: Hiệu quả xử lý được
đánh giá ở từng công đoạn:
+ Công đoạn phân loại, sơ chế ban đầu: phân tách các chất hữu cơ, vô
cơ, nilông, kim loại, thuỷ tinh, ....
+ Công đoạn ủ chất hữu cơ tạo phân compost, tỷ lệ chất thải hữu cơ
được chế biến thành phân, tỷ lệ chất thải loại ra và cách giải quyết
+ Công đoạn đốt, hay xử lý các chất khó phân huỷ, ...
- Đối với công nghệ đốt chất thải nguy hại: Nhiệt độ buồng đốt sơ cấp,
thứ cấp. thời gian lưu khí
35

Ngoài ra khi đánh giá hiệu quả xử lý của công nghệ cũng cần phải quan
tâm đến vấn đề khả năng xử lý các chất thải thứ cấp. Việc xử lý chất thải
thông thường sẽ sinh ra các chất thải thứ cấp, vì vậy nếu không có các giải
pháp rất có thể xử lý ô nhiễm lại gây ra ô nhiễm thứ cấp
- Đối với xử lý nước thải: Xử lý mùi hôi của hệ thống xử lý, phương án
giải quyết bùn cặn, ....
+ Mùi hôi của hệ các công trình xử lý nước thải chủ yếu sinh ra do quá
trình phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ có trong nước thải. Để giảm mùi hôi
phát sinh, ngoài bể xử lý hiếu khí Aeroten, bể điều hoà hay bể cân bằng cũng
cần đảm bảo thông thoáng bằng quá trình sục khí hay đảo trộn nước thải trong
bể, đối với bể xử lý yếm khí cần đảm bảo các điều kiện yếm khí, tránh rò rỉ
khí biogas,...
+ Đối với bùn cặn trong các công trình xử lý nước thải, để xử lý và giảm
ô nhiễm có thể sử dụng nhiều các quá trình khác nhau như thiết bị nén bùn, bể
ổn định bùn, ... bùn cặn sau khi xử lý có thể được sử dụng làm phân bón,
mang đi chôn lấp, ...
- Đối với bãi chôn lấp chất thải: Hiệu quả thu gom, xử lý khí thải, nước
rác, mùi hôi....
- Đối với lò đốt chất thải nguy hại: Hiệu quả xử lý khí thải, nước thải từ
quá trình hấp thụ khí thải, phương án giải quyết tro xỉ, ...
2. Chi phí về kinh tế
Cùng với tiêu chí về hiệu quả xử lý chất ô nhiễm, chi phí về kinh tế
được coi là tiêu chí quan trọng nhất nhằm đánh giá công nghệ xử lý chất thải,
theo đó chi phí về kinh tế càng thấp càng tốt, lợi ích kinh tế mang lại càng
nhiều càng tốt.
Hiệu quả về mặt kinh tế của của công nghệ xử lý chất thải đóng vai trò
quan trọng trong việc lựa chọn công nghệ xử lý, đặc biệt là đối với các nước
36

đang phát triển như Việt Nam với nguồn vốn đầu tư còn hạn chế. Một công
nghệ xử lý chất thải có nhiều ưu điểm, hiện đại, có hiệu suất xử lý cao, giảm
thiểu phát thải ô nhiễm môi trường ở mức tốt nhất nhưng lại có giá thành cao
chưa chắc đã phù hợp với điều kiện áp dụng ở các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, cũng cần đánh giá đúng đắn và chính xác về chi phí kinh tế
lâu dài cũng như tuổi thọ của công nghệ loại này so với các công nghệ có giá
thành thấp hơn nhưng tuổi thọ và các yêu cầu vận hành khác không đảm bảo.
Một công nghệ có giá thành cao nhiều khi xét về lâu dài lại có lợi ích kinh tế
lớn hơn so với các công nghệ có giá thành thấp. Khi đánh giá về mặt kinh tế
của các công nghệ xử lý chất thải cần xem xét tới giá thành đầu tư, các chi phí
vận hành, tiêu hao năng lượng, bảo trì, bảo dưỡng,...
Dưới đây là các chỉ tiêu nhằm xem xét chi phí về kinh tế khi khi đánh
giá công nghệ xử lý chất thải:
a) Suất đầu tư (hay chỉ số đầu tư): Đặc trưng bằng tổng kinh phí đầu tư
của dự án xây dựng hệ thống XLCT tính cho một đơn vị công suất xử lý trong
một ngày đêm.
Tổng chi phí đầu tư
Suất đầu tư =
Tổng lượng chất thải được xử lý (công suất trong một ngày đêm)
Đơn vị : Triệu đồng/m3 (tấn) chất thải trong một ngày đêm)
b) Chỉ số vận hành: Chỉ số vận hành tính bằng tổng chi phí vận hành và
bảo dưỡng bao gồm chi phí sửa chữa lớn lấy từ định mức khấu hao hàng năm,
chi phí lương công nhân và quản lý trực tiếp hệ thống XLCT, chi phí hoá chất,
chi phí điện năng và các loại năng lượng khác, chi phí sửa chữa nhỏ thường
xuyên ... để xử lý được 1 m3 ( hoặc tấn chất thải) thải đáp ứng yêu cầu.
Chỉ số vận hành :
Tổng chi phí vận hành
=
Tổng lượng chất thải được xử lý (công suất trong một ngày đêm)
37

Đơn vị: 1.000đồng/m3 (tấn) chất thải trong một ngày đêm
Ngoài ra, nếu công nghệ có thu hồi, tận dụng, tái sử dụng được các vật
liệu hữu ích từ quá trình xử lý thì chỉ số thu lợi sản phẩm được tính
Chỉ số thu lợi sản phẩm :
Tổng tiền thu lợi
= (1000đ/m3 hoặc tấn chất thải)
Tổng lượng chất thải được xử lý
Khi xem xét các tiêu chí về kinh tế, đối với các công nghệ xử lý đòi hỏi
yêu cầu diện tích mặt bằng lớn ta cần quan tâm đến chỉ số sử dụng đất. Chỉ số
này tính bằng tổng diện tích đất dùng để xây dựng cơ sở xử lý chất thải trên
tổng công suất của hệ thống xử lý. Đối với doanh nghiệp mà quỹ đất không
đảm bảo cho việc xây dựng các công trình xử lý, việc chiếm nhiều đất để xây
dựng hệ thống xử lý cũng sẽ làm tăng chi phí đầu tư do phải trả tiền thuê đất,
đền bù giải phòng mặt bằng.
Chỉ số sử dụng đất:
Tổng diện tích đất để xây dựng hệ thống xử lý
= (m2/m3 hoặc tấn chất thải)
Tổng lượng chất thải được xử lý
3. Trình độ công nghệ xử lý
Nhóm tiêu chí này để đánh giá mức độ tiên tiến của công nghệ được so
sánh với các công nghệ tương tự ở nước ngoài, công nghệ nhập khẩu hay công
nghệ trong nước. Trình độ công nghệ xử lý chất thải được đánh giá theo khả
năng cơ khí hoá tự động hoá hay bán tự động toàn bộ dây truyền hay từng
khâu trong đó. Tuy nhiên cũng phải chú ý đến mức độ thuận tiện trong quản
lý, điều kiện vận hành và bảo dưỡng các công trình, thiết bị và khả năng đào
tạo, chuyển giao công nghệ.
- Mức độ cơ khí hoá, tự động hoá sẽ quyết định thời gian xử lý của thiết
bị, giảm số lượng các quy trình, giảm tiêu hao nguyên liệu, và sức lao động
cũng như giảm thất thoát chất thải của hệ thống xử lý ra môi trường bên ngoài.
Mức độ cơ khí hoá, tự động hoá càng cao thì khả năng kiểm soát quy trình của
38

hệ thống xử lý càng tốt, đây có thể coi là tiêu chí cơ bản để đánh giá trình độ
phát triển của các công nghệ xử lý chất thải.
- Mức độ thuận tiện trong quản lý, vận hành và bảo dưỡng nhằm đảm
bảo cho người vận hành, điều khiển đễ dàng thao tác, theo dõi các quá trình,
năm bắt được quy trình công nghệ của các công đoạn và toàn bộ hệ thống xử
lý chất thải. Ngoài ra các linh kiện, thiết bị trong dây truyền xử lý là các linh
kiện phổ biến hoặc được sản xuất trong nước nhằm dễ dàng thay thế, bảo
dưỡng khi cần thiết.
4. Phù hợp với điều kiện Việt Nam
Việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải phù hợp có ý nghĩa quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường, các công nghệ được áp dụng phải dựa trên nhu
cầu thực tế từ quá trình phát triển kinh tế xã hội và điều kiện Việt Nam. Các
công nghệ được ưu tiên sẽ là các công nghệ trong nước có giá thành đầu tư,
vận hành thấp, không chiếm nhiều mặt bằng, dễ dàng quản lý và vận hành đơn
giản, phù hợp với điều kiện cụ thể của cở sở xử lý. Việc áp dụng các công
nghệ phù hợp có thể giảm được chi phí đầu tư, nghiên cứu, giảm được rủi ro
trong quá trình lắp đặt, vận hành quá trình hoạt động ổn định, hiệu quả xử lý
cao. Các định hướng để lựa chọn các công nghệ xử lý chất thải phù hợp với
điều kiện Việt Nam bao gồm:
- Công nghệ các thiết bị trong dây truyền phù hợp với quy mô của nhà
máy, đặc tính, tính chất của loại chất thải cần xử lý:
+ Có thể thấy với năng lực sản xuất của các nhà máy tại Việt Nam thì
các công nghệ xử lý có quy mô vừa và nhỏ sẽ chiếm ưu thế, được áp dụng phổ
biến và phù hợp hơn so với các công nghệ có quy mô lớn.
+ Đối với từng ngành sản xuất, các công nghệ xử lý cũng cần áp dụng
linh hoạt cho phù hợp như đối với nước thải của ngành chế biến thực phẩm do
có hàm lượng chất hữư cơ cao nên việc áp dụng công nghệ xử lý sinh học là
39

phù hợp. Đối với xử lý chất thải rắn sinh hoạt cần có công đoạn phân loại hiệu
quả trước khi có giải pháp xử lý đối với từng loại chất thải.
- Công nghệ phù hợp với các điều kiện như đặc điểm tự nhiên như: địa
hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, khí hậu, thời tiết,.... và các điều
kiện kinh tế, xã hội như: giao thông, cung cấp điện nước, mặt bằng, ... Thông
thường các công trình xử lý chất thải thường đặt ở vị xa khu dân cư, khu vực
sản xuất, cuối hướng gió, gần nguồn tiếp nhận các điểm xả thải chung.
5. An toàn về môi trường
Nhóm tiêu chí này để đánh giá công nghệ và thiết bị xử lý về mặt an
toàn đối với môi trường, vệ sinh lao động, phòng ngừa tai nạn, sự cố môi
trường.
Mức độ thân thiện với môi trường bao gồm: Sử dụng các vật liệu tự nhiên, ít
dùng hoá chất và năng lượng.
Không gây tác động xấu đối với môi trường xung quanh được hiểu bao
gồm:
- Đảm bảo chất lượng môi trường không khí xung quanh
- Không gây tác hại đối với môi trường nước mặt và nước ngầm
- Không gây ô nhiễm tiếng ồn
- Không gây ô nhiễm môi trường đất
- Điều kiện vệ sinh môi trường nội vi phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh
- Mức độ rủi ro đối với môi trường (sự cố cháy nổ và tai nạn lao động).
Ngoài ra, khi đề cập đến tiêu chí an toàn của công nghệ xử lý chất thải,
cần phải xem xét về mức độ an toàn về sức khoẻ người vận hành, cộng đồng
và môi trường xung quanh như: cháy, nổ, các sự cố xảy ra và các biện pháp
nhanh chóng khắc phục sự cố, ... hoặc mức độ an toàn sinh học của các công
nghệ sinh học. Hay nói cách khác, đó là mức độ an toàn của toàn bộ hệ thống
40

công nghệ xử lý chất thải và mức độ an toàn cho con người trong quá trình
vận hành, sử dụng hệ thống công nghệ, thiết bị xử lý chất thải.
II.2.2. Lượng hoá các tiêu chí
Để thuận tiện cho việc đánh giá công nghệ xử lý chất thải hệ thống năm
tiêu chí được lượng hoá bằng diểm số cụ thể, Tuỳ theo tầm quan trọng của
mỗi tiêu chí mà tiêu chí có số điểm khác nhau. Để lượng hoá các tiêu chí đánh
giá công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường số điểm đánh giá đề nghị là 100 điểm
để dễ cho điểm và nhận biết.
Cho rằng hai tiêu chí hiệu quả xử lý ô nhiễm và chi phí về kinh tế là
quan trọng nhất, mỗi tiêu chí được lượng hoá 30 điểm, tiếp theo tiếp theo là
các tiêu chí có tầm quan trọng ít hơn và được lượng hoá bằng điểm số như
sau: tiêu chí 3 – về trình độ hiện đại của công nghệ xử lý được lượng hoá là 10
điểm, tiêu chí 4 – Phù hợp với điều kiện Việt Nam được lượng hoá là 10 điểm,
và tiêu chí 5 – An toàn về môi trường, cũng được lượng hoá là 20 điểm.
Lượng hoá các tiêu chí đánh giá theo các tiêu chí được thể hiện trong
bảng dưới đây:
Bảng II.1. Điểm tối đa của các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải
TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa
1 Hiệu quả xử lý ô nhiễm 30
2 Chi phí về kinh tế 30
3 Trình độ công nghệ xử lý 10
4 Phù hợp với điều kiện Việt Nam 10
5 An toàn về môi trường
0B 20

Tổng số 100
41

Điểm số của các tiêu chí đánh giá có thể được thay đổi tuỳ thuộc vào
đặc thù của từng công nghệ xử lý chất thải, căn cứ vào tổng số điểm của công
nghệ được đánh giá có thể chia ra các công nghệ xử lý chất thải như sau:
- Loại A: Tổng số điểm đánh giá ≥ 75 điểm và mỗi tiêu chí đánh giá
phải đạt trên 50% điểm tối đa của mỗi tiêu chí đó – công nghệ khuyến khích
áp dụng.
- Loại B: Tổng số điểm đánh giá 50÷75 điểm – công nghệ áp dụng có
điều kiện.
- Loại C: Tổng số điểm đánh giá ≤ 50 điểm – công nghệ không nên áp
dụng.
42

CHƯƠNG III
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN
III.1. Hiện trạng sản xuất ngành chế biến thủy sản - [8]
Trong những năm qua, ngành thủy sản đã đóng góp một tỷ lệ quan
trọng vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đứng thứ ba, sau
ngành dầu khí và dệt may. Chế biến thủy sản xuất khẩu của nước ta đã phát
triển rất nhanh. Giá trị xuất khẩu thủy sản đã tăng từ 2,3 tỷ USD năm 2003,
lên 3,31 tỷ USD năm 2006, tăng 24,91% so với năm 2005. Tính đến hết tháng
11 năm 2007, đã xuất khẩu được 3,4 tỷ USD và là ngành đứng thứ 4 trong các
ngành xuất khẩu ở Việt Nam (sau xuất khẩu dầu thô, dệt may, da giầy). Song
chính sự phát triển nhanh của ngành trong hai mươi năm qua đã làm nảy sinh
những vấn đề bức xúc về tài nguyên và môi trường đang là những thách thức
lớn đối với sự phát triển bền vững của ngành. Chính Bộ Thủy sản (nay là Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng nhận thấy tốc độ tăng trưởng của
ngành còn “chưa vững chắc”, và “càng hội nhập càng bộc lộ rõ hơn mâu thuẫn
giữa thực trạng của nền sản xuất nhỏ, phân tán với yêu cầu cao của nền sản
xuất hàng hoá lớn đối với sản phẩm, nhất là vấn đề chất lượng, vệ sinh an
toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái”. Điều này cần được giải quyết
một cách hệ thống, nhằm cùng một lúc đạt đựợc hiệu quả kinh tế, bảo tồn tài
nguyên và bảo vệ môi trường.
Hiện nay, cả nước có gần 500 cơ sở chế biến thủy sản, trong đó có 320
nhà máy chế biến đông lạnh với tổng công suất thiết kế 4.262 tấn/ngày. So với
năm 2006, công suất của các cơ sở chế biến hải sản tăng khoảng 40%, riêng
năng lực chế biến xuất khẩu tăng khoảng 20%. Trong đó nhiều cơ sở sản xuất
đã đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và được cấp giấy chứng nhận
xuất khẩu vào Châu Âu (245 cơ sở), Hàn Quốc (336 cơ sở). Bên cạnh các
doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản tư nhân cũng đã
43

phát triển mạnh trong những năm qua. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã có giá
trị kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD trong năm 2003. Các doanh
nghiệp đã chủ động chuyển hướng thị trường, vừa giữ được các thị trường
truyền thống, vừa mở rộng, phát triển các thị trường mới.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng bình quân 8,97%/năm, giá trị kim
ngạch xuất khẩu tăng bình quân 10,5%/năm. Năng lực sản xuất toàn ngành
tiếp tục nâng cao, đời sống của cộng đồng ngư dân ngày càng được cải thiện.
Năm 2005, các lĩnh vực về khai thác, chế biến, tiêu thụ đã đạt được bước
chuyển biến rõ rệt, khai thác hải sản tiếp tục tăng, sản lượng khai thác hải sản
năm 2005 đạt hơn 1,8 triệu tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2004 và bằng
103,4% kế hoạch năm. Nhiều mô hình mới về hợp tác xã khai thác hải sản trên
biển đã xuất hiện, phát huy tác dụng tốt, thích ứng được với việc nhiên liệu
tăng giá, đồng thời hỗ trợ ngư dân ứng cứu lẫn nhau khi gặp rủi ro, tai nạn trên
biển. Cũng trong năm 2005, ngư dân tiếp tục đóng mới tàu đánh bắt xa bờ,
tổng số tàu thuyền đóng mới đến cuối năm 2005 là 90.880 chiếc, với tổng
công suất là 5.317.447 CV, tăng 23% về số lượng và tăng 64% về công suất so
với năm 2000. Cùng với đó, các tỉnh ven biển đã triển khai nhiều hoạt động
tuyên truyền, hướng dẫn, thực hiện phân cấp quản lý tàu cá, công tác đăng ký,
đăng kiểm tàu cá được thực hiện khá đồng bộ. Nuôi trồng thủy sản cũng đã
chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, có sự tăng trưởng cả về sản
lượng và giá trị. Năm 2005, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt hơn 1,4 triệu
tấn, bằng 105,69% kế hoạch năm, tăng 19,53% so với năm 2004.
Nổi bật trong xuất khẩu thủy sản năm 2005 là việc thủy sản Việt Nam
vượt qua rào cản thuế quan và phi thuế quan trên 2 thị trường lớn là Mỹ và EU
một cách ngoạn mục, góp phần đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong
năm tăng mạnh, đạt 2,65 tỷ USD, tăng 10,38% so với năm 2004, nâng tổng giá
44

trị kim ngạch xuất khẩu của cả kỳ kế hoạch 5 năm (2001-2005) lên hơn 11
triệu USD, tăng 132,15% so với cùng kỳ kế hoạch 1996-2000.
Hiện nay, do việc đầu tư các thiết bị hiện đại còn hạn chế nên các sản
phẩm chưa tìm được nhiều thị trường ở các nước Châu Âu, đây cũng là khó
khăn trong quá trình tìm kiếm và thâm nhập các thị trường lớn. Không những
thế, quy trình công nghệ chế biến thủy sản lạc hậu cũng là nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm do mùi hôi, nước thải và chất thải rắn. Kết
quả điều tra một số nhà máy cho thấy trình độ công nghệ chế biến có sự chênh
lệch rất lớn. Các nhà máy có đầu tư dây truyền công nghệ chế biến có xuất sứ
từ các nước phát triển (Châu Âu, Mỹ, Nhật …) thì tải lượng ô nhiễm sẽ thấp
hơn so với các nhà máy có dây truyền sản xuất thủ công. Cụ thể khi lấy mẫu
phân tích các thông số cơ bản sau dây chuyền chế biến (trước hệ thống xử lý)
tại 5 nhà máy có công nghệ hiện đại và 5 nhà máy có công nghệ thủ công, kết
quả đưa ra như sau.
Bảng III.1. Kết quả phân tích các thông số tại các nhà máy CBTS
Chỉ tiêu đánh giá Nhà máy có công nghệ Nhà máy có công nghệ
hiện đại (mg/l) thủ công (mg/l)
BOD5 1.000 – 1.200 1.400 – 1.600
COD 1.400 – 2.000 1.700 – 2.400
SS 200 - 250 500 - 800
Tổng N 60 - 110 90 - 150
Kết quả phân tích cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm của các nhà máy
có dây chuyền công nghệ hiện đại luôn nhỏ hơn nhà máy có công nghệ thủ
công. Do các nhà máy có dây chuyền công nghệ hiện đại trong dây chuyền
chế biến có thiết bị thu hồi cặn thải với hiệu suất cao nên đã giảm được một
phần tải lượng các chất ô nhiễm. Để hiểu rõ về nguồn gốc gây ô nhiễm trong
chế biến thủy sản, có thể xem xét một số quy trình chế biến thủy sản điển
hình: cá phi lê, cá nguyên con, tôm bóc vỏ, mực, bạch tuộc cắt khúc
45

Nguyên liệu Nguyên liệu

Rửa Nước thải


Rửa Nước thải

Tách phi lê – bỏ da Chất thải rắn


Bỏ da và nội tạng Chất thải rắn

Rút xương, vanh sữa Chất thải rắn

Rửa nhanh Nước thải


Rửa lần 1 Nước thải

Vanh sữa
Phân cỡ hạng

Rửa lần 2 Nước thải Phân cỡ, xếp khuôn

Xếp khuôn Cấp đông

Cấp đông
Ra đông

Ra đông
Ra đông, mạ băng
Ra đông, mạ băng

Đóng thùng
Đóng thùng

Hình III.1. Quy trình sản xuất cá phi lê Hình III.2. Quy trình chế biến mực
46

Nguyên liệu Nguyên liệu

Rửa Nước thải Nước thải


Rửa, sơ chế
Chất thải rắn
Bóc vỏ Chất thải rắn
Phân cỡ, kiểm tạp

Rửa lần 1 Nước thải


Luộc, làm nguội Nước thải

Phân cỡ hạng
Cắt miếng, phân cỡ
Rửa lần 2 Nước thải
Rửa 3 lần Nước thải
Kiểm tra, cân

Cấp đông
Nhúng lạnh

Cân, mạ băng
Cấp đông

Bao gói
Ra đông

Ra đông, mạ băng Rà kim loại

Đóng thùng Đóng thùng

Hình III.3. Quy trình chế biến tôm bóc vỏ Hình III.4. Quy trình sản xuất bạch tuộc cắt khúc
47

Nguyên liệu

Rửa Nước thải

Ngâm lạnh

Phân cỡ, xếp khuôn Nước thải

Đông lạnh

Ra đông mạ băng

Đóng thùng

Hình III.5. Quy trình sản xuất cá nguyên con


Trong quy trình công nghệ, hầu hết các công đoạn đều có sử dụng năng
lượng điện. Điện được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua việc
sử dụng nước, chiếu sáng và thông gió cho sản xuất. Trong khâu nhập liệu,
chủ yếu là sử dụng nước và nước đá để ướp sản phẩm ban đầu, nước được sử
dụng chủ yếu cho việc làm vệ sinh. Vì vậy, điện năng được sử dụng cho bơm
nước cấp và nước đá cây (mua từ bên ngoài). Nước đá được dùng để bảo quản
nguyên liệu nhằm đảm bảo nhiệt độ yêu cầu ≤ 4OC.
Các khâu chế biến, phân cỡ, xếp khuôn được thực hiện trong xưởng sản
xuất với sự kiểm soát quá trình theo yêu cầu công nghệ của từng sản phẩm. ở
đây, cũng sử dụng nước và nước đá (đá vẩy). Sản phẩm sau khi được vào
khuôn được đưa vào cấp đông. Trong qui trình sản xuất, cấp đông là công
đoạn tiêu thụ nhiều năng lượng nhất. Thời gian cấp đông của các máy cũng
khác nhau. Đối với các tủ đông tiếp xúc thời gian đông cho 1 mẻ (1 tấn sản
phẩm) là 2h15’, trong khi thời gian đông của tủ đông gió là 3h30’ (cho 3 tấn
sản phẩm).
48

Tách blốc, mạ băng là khâu ít tiêu tốn năng lượng, ở đây sử dụng nước
và nước đá. Tuy nhiên, nước sau khi tách blốc có nhiệt độ thấp (10OC) được
hòa trộn với nước xả tủ cấp đông với nhiệt độ tương đương và hiện nay được
thải bỏ. Khâu đóng gói được thực hiện với các máy hàn bao điện trở. Sau khi
sản phẩm được mạ băng thì được đóng gói, xếp vào thùng các-tông rồi đưa
vào kho trữ lạnh chờ xuất bán. Khâu trữ đông là khâu cuối cùng trước khi xuất
bán sản phẩm. Sau khi cấp đông, sản phẩm đạt nhiệt độ tâm sản phẩm là -
18OC, sản phẩm được đưa vào kho trữ, nhiệt độ cài đặt cho kho là - 20OC.
Thời gian trữ phụ thuộc vào lượng sản phẩm xuất ra bên ngoài.
Nguyên liệu và sản phẩm
Nguyên liệu cho chế biến thủy hải sản xuất khẩu là các loại tôm, cá,
cua, ghẹ, mực, bạch tuộc.... Các loại nguyên liệu được đánh bắt trực tiếp từ
biển hoặc được người dân nuôi. Việt Nam có tiềm năng lớn về thuỷ hải sản do
có diện tích đánh bắt rộng, diện tích nước mặt cho nuôi trồng thủy sản lớn.
Nguồn nguyên liệu cho chế biến thuỷ hải sản tập trung chủ yếu ở các tỉnh
duyên hải các vùng trong cả nước Bắc, Trung, Nam.
Máy, thiết bị chủ yếu
Các máy, thiết bị chủ yếu là hệ thống máy lạnh cấp đông bảo quản sản
phẩm, hệ thống băng truyền, máy bơm nước, nồi hơi, máy xay, nghiền....
III.2. Hiện trạng môi trường ngành chế biến thủy sản - [8]
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của của mình, ngành chế biến thuỷ sản
cũng làm phát sinh không nhỏ các chất gây ô nhiễm môi trường. Các nguồn
gây ô nhiễm môi trường không khí của các cơ sở chế biến thủy sản chủ yếu là
khói lò từ hệ thống nồi hơi và các loại khí độc, mùi hôi tanh từ quá trình sản
xuất. Phạm vi và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố gây ô nhiễm không khí
này rất khác nhau, tùy thuộc vào loại hình, trình độ công nghệ chế biến cũng
như các điều kiện vệ sinh công nghiệp.
49

Khí thải và mùi từ các nguồn sau: do chất đốt, mùi hôi tanh của nguyên
liệu từ khu vực sản xuất chế biến khác nhau; đối tượng nguyên liệu khác nhau
cũng tạo ra khí thải và mùi đặc trưng; khí thải từ các máy phát điện dự phòng,
từ than củi dùng đốt lò hơi (đồ hộp, agar), lượng khí gas hoặc than củi để sấy
thuỷ sản (hàng khô), lượng than củi dùng để nấu phá bã (nước mắm)… sinh ra
các chất khí độc. Độ ẩm không khí trong môi trường làm việc cũng được xem
là một trong những yếu tố môi trường cần quan tâm. điều kiện lạnh ẩm của
môi trường lao động ở xí nghiệp đông lạnh thường làm cho người lao động dễ
mệt mỏi, giảm hiệu quả lao động và thường mắc các bệnh nghề nghiệp như :
bệnh khớp, bệnh sưng bắp chân và sưng cổ chân, bệnh giãn tĩnh mạch chân.
Ngoài ra, môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với nguyên liệu, hoá chất làm cho công
nhân dễ mắc các bệnh ngoài da…
Do đặc điểm ngành nghề và công nghệ của mình, ngành chế biến thủy
sản đông lạnh sử dụng khá nhiều nước trong quá trình sản xuất, chế biến. Vì
vậy nguồn nước thải tạo ra cho môi trường xung quanh là khá nhiều, hơn nữa
ngành này đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển, công nghệ sản xuất ở một
số nhà máy chưa đồng bộ, khép kín, nhiều cơ sở còn nằm gần khu dân cư hoặc
đô thị.
Với những đặc trưng phát triển như vậy nên có mâu thuẫn giữa nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu về bảo vệ môi trường ngày càng sâu sắc,
lượng chất thải (nhất là về nước thải) của ngành này thải vào môi trường ngày
càng tăng lên cả về số lượng, thành phần. Đây là vấn đề ảnh hưởng nghiêm
trọng đến quá trình nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt và đời sống nhân dân mà
thực tế hầu như đa số các nhà máy chế biến thủy sản, chiết xuất chitin từ đầu
vỏ tôm đều chưa có hệ thống xử lý các chất thải nhất là nước thải trước khi xả
vào môi trường. Trong quá trình sản xuất của ngành chế biến này cũng tạo ra
áp lực lớn cho môi trường nếu không có biện pháp xử lý. Nước thải của một
50

số xí nghiệp chế biến thủy sản gồm có: Nước sản xuất, nước thải vệ sinh công
nghiệp và nước thải sinh hoạt.
- Nước thải sản xuất là loại nước thải để rửa tôm hoặc cá trong sản xuất.
Theo số liệu thống kê đánh giá thì lưu lượng nước này sử dụng thải ra từ 30-
70m3/tấn thành phẩm tùy theo công nghệ và loại sản phẩm mà nhà máy sản
xuất ra.
- Nước thải vệ sinh công nghiệp là loại nước dùng để vệ sinh tay chân
công nhân trước khi vào ca sản xuất, nước dùng để rửa dụng cụ chế biến, thiết
bị, máy móc và sàn nhà phân xưởng mỗi ngày...
- Nước thải sinh hoạt từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên
trong các xí nghiệp. Đây cũng là lượng nước thải rất đáng kể vì trong xí
nghiệp chế biến thủy sản thường có số lượng công nhân khá đông, do đó nhu
cầu nước cho các hoạt động sinh hoạt khá lớn.
Chính vì vậy tải lượng ô nhiễm do các xí nghiệp ngành chế biến thủy
sản gây ra là rất lớn nếu không được xử lý sẽ góp phần làm gia tăng mức độ ô
nhiễm môi trường trên sông rạch, ở các khu vực nhà máy sản xuất. Ô nhiễm
nước thải chế biến thủy sản nhiều khi chưa phát hiện ngay do lúc đầu các kênh
rạch còn khả năng pha loãng và tự làm sạch nhưng với lượng thải được tích tụ
ngày càng nhiều thì dần dần nó làm xấu đi chất lượng nguồn nước mặt ở sông
rạch, ao hồ và khu dân cư. Ngoài ra nước thải của ngành chế biến còn khả
năng lan truyền dịch bệnh từ các xác thủy sản bị chết, thối rữa...
Do tính chất khá nghiêm trọng như thế, mặc dù lợi ích kinh tế xã hội
của ngành này đem lại không nhỏ, nhưng muốn ngành này phát triển bền
vững, bảo vệ sức khỏe nhân dân, người lao động và những người sản xuất ra
nguyên liệu cho nhà máy, thì bản thân các xí nghiệp phải biết bảo vệ họ, phải
áp dụng các biện pháp xử lý các chất thải trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận
đạt tiêu chuẩn môi trường quy định.
51

Nước thải sản xuất trong chế biến thủy sản chiếm 85-90% tổng lượng
nước thải, chủ yếu từ các công đoạn: rửa trong xử lý nguyên liệu, chế biến,
hoàn tất sản phẩm, vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ, thiết bị… Lượng nước thải
tính trên một đơn vị sản phẩm của một số dạng công nghệ chế biến thủy sản
được nêu trong bảng.
Bảng III.2. Lượng nước thải trung bình cho 1 tấn sản phẩm của một số dạng
công nghệ
TT Công nghệ chế biến Lượng nước thải,
m3/tấn sản phẩm
1 Sản phẩm đông lạnh: 30 – 80
- Cá đông lạnh nguyên con 30 – 40
- Tôm, mực, cá phile, cua, ghẹ, sò 40 – 80
2 Sản phẩm ăn liền xuất khẩu: 25 – 100
- Surimi 40 – 45
- Sashimi 25 – 35
- Mực ống nhồi, ghẹ nhồi mai,… (từ nguyên 90 – 100
liệu tươi)
3 Đồ hộp cá 35 – 50
4 Sản phẩm khô dùng cho
- xuất khẩu 20 –25
- Nội địa 3–6
5 Sản xuất bột cá chăn nuôi 6,9 (nước ép cá: 1,9 m3)
6 Sản xuất nước mắm 0,5 – 2
7 Sản xuất Agar 3.000
Nhìn chung, nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản có hàm lượng
các chất hữu cơ cao và tất cả các chỉ tiêu đều vượt quá tiêu chuẩn TCVN
5945-1995 (B) nhiều lần.
52

Chất thải rắn trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản thường phát sinh từ rất
nhiều công đoạn sản xuất trong quá trình chế biến thuỷ sản. Tuỳ thuộc từng
chủng loại sản phẩm sản xuất và bước công nghệ, tính chất của nguyên liệu
(loại nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu…), trình độ tay nghề của công nhân
mà lượng và thành phần các chất thải rắn thải ra môi trường rất khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn chung, chất thải rắn trong các Nhà máy Chế biến thủy sản
thường xuất phát chủ yếu từ quá trình chế biến trong nội bộ xưởng (phế thải):
bao gồm các loại đầu vỏ tôm, vỏ nghêu, da – mai mực, dè mực, nội tạng mực
và cá…. Các loại chất thải rắn này thường là các chất hữu cơ với thành phần
đạm cao, giàu canxi và phốtpho. Đặc điểm của loại chất thải này là dễ lên men
thối rữa, phân huỷ nhanh dưới điều kiện thời tiết nóng ẩm (nhiệt độ thường
vào khoảng 27 oC và độ ẩm khoảng 80%). Do đó, nếu không được thu gom
hợp lý và đổ thải đúng quy trình, thì sự phân huỷ các chất hữu cơ trong chất
thải rắn này có thể gây mùi hôi (đặc trưng cho các xí nghiệp chế biến thuỷ
sản). Lượng phế liệu trung bình trên một tấn sản phẩm được trình bày trên
bảng sau.
Bảng III.3. Lượng phế liệu trung bình trên 1 tấn sản phẩm của một số dạng
công nghệ CBTS
TT Loại sản phẩm Lượng phế thải, T/TSP
1 Sản phẩm đông lạnh:
- Tôm 0,75
- Cá 0,6
- Cá philê 1,85
- Mực 0,45
- Mực philê 1,5
- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 4,0
2 Đồ hộp
53

- Cá 1,7
- Tôm 1,2
3 Sản phẩm khô:
- Tôm, cá 1,6
- Mực 0,7
4 Nước mắm 0,28
5 Agar 6,0

Phế liệu động vật thủy sản có thành phần chủ yếu là các hợp chất hữu
cơ: protein, lipit, hydratcacbon,… Hệ số ô nhiễm của các hợp chất hữu cơ như
sau: Protein: 1,03 Kg BOD/kg; Chất béo: 0,89 Kg BOD/kg; Hydratcacbon:
0,65 kg BOD/kg. Như vậy, với lượng tạp chất rắn có trong nước thải trung
bình từ 3 – 5% tổng lượng chất thải rắn từ qúa trình chế biến sẽ làm gia
tăngđáng kể các thành phần hữu cơ gây ô nhiễm môi trường nước. Các vụn
phế liệu dễ bị phân hủy sinh học, làm phát sinh các hơi khí độc hại như
ammoniac, indol, scatol, suufuahydro, mercaptan,… gây ô nhiễm môi trường
không khí và bất lợi cho sức khỏe con người.
Số liệu điều tra năm 2002 cho thấy, cứ sản xuất 1 tấn tôm nõn đông lạnh
xuất xưởng sẽ thải ra môi trường 0,75 tấn phế thải (đầu, vỏ, nội tạng) các filet
đông lạnh 0,6 tấn, nhuyễn thể chân đầu 0,45 tấn, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ đông
lạnh > 4 tấn, riêng với chế biến nước mắm đã bã chượp ước khoảng 0,3 tấn/1
tấn sản phẩm. Tỷ lệ chất thải trung bình cho 1 tấn sản phẩm ở các nhà máy rất
khác nhau, dao động từ 0,07-1,05 tấn cho sản phẩm vì nó phụ thuộc vào mặt
hàng chính của mỗi xí nghiệp. Lượng chất thải cũng phụ thuộc vào mùa vụ
khai thác hải sản, chất lượng nguyên liệu (lúc mùa cá rộ thì sản xuất nhiều nên
phế thải nhiều nhưng lúc hết vụ cá thì chế biến ít dẫn tới chất thải ít, nguyên
liệu tốt thì càng ít phế thải)... kết hợp của 2 yếu tố này đã gây hiện tượng lúc
54

quá nhiều chất thải, lúc lại rất ít và đó cũng là một khó khăn cho các nhà quản
lý xí nghiệp khi muốn xây dựng cho riêng mình một hệ thống xử lý chất thải
có công suất phù hợp.
Lượng chất thải lỏng trong chế biến thủy sản được coi là quan trọng
nhất, các nhà máy chế biến đông lạnh thường có lượng nước thải lớn so với
các cơ sở chế biến hàng khô, nước mắm, đồ hộp, bình quân khoảng 50.000
m3/ngày... Mức ô nhiễm của nước thải từ các nhà máy chế biến tùy thuộc vào
loại mặt hàng chủ yếu mà nhà máy đó sản xuất. Một số rất ít nước thải từ chế
biến surimi có các chỉ số BOD5 lên tới 3.120 mg/l, COD tới 4.890 mg/l nước
thải từ chế biến Agar có chứa các hóa chất như NaOH, H2SO4, Javen, Borax
nhưng liều lượng không cao và tải lượng cũng nhiều, tuy nhiên nếu loại nước
thải này không được pha đủ loãng mà trực tiếp thải ra môi trường có thể gây
hại cho môi trường.
Nước thải từ các nhà máy chế biến thủy sản có các chỉ số ô nhiễm cao
hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B dùng cho nuôi
trồng thủy sản (TCVN 5945-1995) như BOD5 vượt từ 10-30 lần, COD từ 9-19
lần, Nitơ tổng số từ xấp xỉ tiêu chuẩn đến cao hơn 9 lần. Tuy nhiên cũng phải
nói là mức ô nhiễm dù có ở mức cao nhất trong các công đoạn chế biến thủy
sản cũng vẫn ở mức ô nhiễm trung bình so với các loại nước thải từ các ngành
công nghiệp khác như dệt, nhuộm, da giày... Mức ô nhiễm của nước thải chế
biến thủy sản về mặt vi sinh hiện vẫn chưa có số liệu thống kê, nhưng có thể
khẳng định là chỉ số vi sinh vật như Cloform sẽ vượt xa tiêu chuẩn cho phép
bởi vì các chất thải từ chế biến thủy sản phần lớn có hàm lượng Protein, lipit
cao là môi trường tốt cho sinh vật phát triển đặc biệt là trong điều kiện nóng
ẩm như ở Việt Nam.
Các số liệu thống kê cho thấy nước thải từ quá trình chế biến thuỷ sản
có một số đặc tính chung sau:
55

- pH thường nằm trong khoảng giới hạn từ 6,5 đến 7,5 do có quá trình
phân huỷ đạm và thải amoniac. Độ pH thường tự nó không gây ô nhiễm
nhưng đóng vai trò quan trọng vì cho biết mức độ nhiễm bẩn và xác định sự
cần thiết phải điều chỉnh trước khi xử lý bằng phương pháp sinh học.
- Có hàm lượng các chất hữu cơ dạng dễ phân huỷ sinh học cao (đại
diện bởi thông số BOD5 và COD). Giá trị BOD5 thường có dao động lớn và
nằm trong khoảng 800 mg/l đến 1.500 mg/l. Giá trị COD nằm trong khoảng từ
1.500-3.000 mg/l.
- Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao (từ 150-400 mg/l).
- Chứa hàm lượng lớn các protein và chất dinh dưỡng, thể hiện ở 2
thông số là tổng Nitơ (50-100 mg/l) và tổng Phốtpho (10-40 mg/l). Để xử lý
được chất ô nhiễm này triệt để cần phải có hệ thống xử lý bậc 3 (xử lý chất
dinh dưỡng). Điều này làm cho khối tích công trình xử lý tăng lên rất nhiều và
chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rất lớn.
- Thường có mùi hôi do có sự phân huỷ các axit amin, prôtêin.
- Ngoài ra, trừ nước thải của các quá trình nấu, thanh trùng ở các xí
nghiệp đồ hộp hoặc các phân xưởng sản xuất hàng chín (hấp, luộc), nước thải
từ các xí nghiệp khác có nhiệt độ không cao hơn nhiệt độ môi trường.
Trong các nhà máy chế biến thủy sản động lạnh còn có một lượng nhỏ
Clorine dùng để làm vệ sinh nhà xưởng khi sử dụng sẽ sinh Cl2 tán phát vào
không khí có thể gây hại về đường hô hấp cho người lao động, tuy nhiên
lượng sử dụng cũng không nhiều, khoảng 60 tấn/năm.
Tải lượng ô nhiễm do các xí nghiệp chế biến thủy sản gây ra là rất lớn
nếu không được xử lý nó sẽ là một trong những thành tố làm tăng mức ô độ
nhiễm môi trường trên sông rạch và khu vực xung quanh khu chế biến. Ô
nhiễm nước thải chế biến thủy sản nhiều khi chưa nhận ra ngay do lúc đầu
kênh rạch còn khả năng pha lỏng và tự làm sạch nước; với lượng thải được
56

tích tụ ngày càng nhiều thì dần dần nó làm xấu đi chất lượng nguồn nước mặt
của sông, rạch, ao, hồ và cuộc sống khu dân cư xung quanh.
III.3. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý chất thải trong ngành chế biến
thủy sản - [8]
III.3.1. Hiện trạng xử lý khí thải, độ ồn, chất thải rắn
1. Công nghệ xử lý khí thải, mùi hôi
Ô nhiễm không khí thường tập trung ở các cơ sở chế biến hàng khô, bột
cá. Những cơ sở có công nghệ lạc hậu, thiếu các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, quá trình phơi, sấy… là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm
môi trường không khí xung quanh.
Biện pháp xử lý khí thải và mùi thường được các cơ sở chế biến hàng
khô, bột cá, nước mắm áp dụng là kết hợp giữa giải pháp công nghệ và giải
pháp quản lý, trong đó giải pháp công nghệ là quan trọng (chọn công nghệ
khép kín trong chế biến bột cá, đưa ống khói lên cao, hạn chế chế biến bột cá
dạng thủ công…). Ngoài ra, để xử lý khí thải và mùi một số cơ sở chế biến
thuỷ sản còn sử dụng hệ thống hấp phụ khí thải, tuy nhiên chi phí cho hệ
thống xử lý này rất tốn kém, thiết bị cồng kềnh mà hiệu quả xử lý lại không
cao.
Nhiều cơ sở đã chú trọng các giải pháp khử mùi ở ngay cả hệ thống xử
lý nước thải. Các cơ sở chế biến nước mắm phía Bắc trong những năm gần
đây đã hạn chế việc nấu phá bã chượp để giảm ô nhiễm môi trường do khí
thải. Nhiều cơ sở chế biến đồ hộp, sản phẩm ăn liền, đồ khô đã thay thế nguồn
nhiên liệu than, củi bằng dầu DO và khí gas vừa nâng cao chất lượng sản
phẩm vừa giảm lượng khí thải tạo ra từ sản xuất.
Một số cở chế biến thuỷ sản đã thiết kế phòng vệ sinh khử trùng dụng
cụ riêng, biệt lập hoặc dùng bơm hút, quạt hút khí thải để tránh khí Clo
khuyếch tán ra môi trường nơi có nhiều công nhân làm việc.
57

Trong công nghiệp chế biến thuỷ sản có sử dụng các môi chất lạnh,
trong đó có các môi chất Freon thuộc một trong các nhóm chất gây thủng tầng
ozon. Hiện nay, các cơ sở chế biến thuỷ sản ở miền Bắc và miền Trung đã
định hướng thay thế môi chất HCFC 22 bằng NH3 và HCFC 141B trong qúa
trình mua sắm thiết bị đông lạnh mới hoặc nâng cấp thiết bị này. Giải pháp
quy hoạch các cơ sở sản xuất được coi là tích cực nhất trong việc quản lý môi
trường trong đó có quản lý khí thải và mùi. Một số cơ sở khi xây dựng không
chú ý đến vấn đề quy hoạch đã đặt sai vị trí đã được di dời.
Từ kết quả phân tích thành phần khí thải tại các cơ sở chế biến thuỷ sản,
nhóm nghiên cứu rút ra một số nhận xét sau:
Chỉ tiêu bụi lơ lửng (mg/m3): Theo TCVN 5937 - 1995 giới hạn cho
phép của bụi lơ lửng là <0,3 mg/m3. Phần lớn kết quả đo đạc chất lượng môi
trường không khí tại các khu vực có gia nhiệt thuộc các cơ sở chế biến hàng
khô, nước mắm đã đáp ứng được tiêu chuẩn, hàm lượng bụi lơ lửng đo được
trong không khí tại các cơ sở chế biến thuỷ sản thuộc miền Bắc và miền Trung
dao động trong khoảng từ 0,09 - 0,416 mg/m3, chỉ một số khu vực nấu chượp
trong chế biến nước mắm chỉ tiêu này vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng không
đáng kể. Hàm lượng bụi lơ lửng đo được thấp là do hầu hết các cơ sở đã chú
trọng đổi mới công nghệ sản xuất: không nấu phá bã trong chế biến nước
mắm, sử dụng khí gas thay cho dầu, than củi trong chế biến hàng khô; sử dụng
dây chuyền khép kín trong chế biến bột cá, bê tông hoá đường nội vi và trồng
cây xanh…
Chỉ tiêu CO (mg/m3): Theo TCVN 5937 - 1995 giới hạn cho phép của
CO là < 40 mg/m3. Trong qúa trình đo đạc, khảo sát hàm lượng CO trong
không khí ở các cơ sở chế biến thuỷ sản miền Bắc và miền Trung dao động
trong khoảng từ 0,009 - 5 mg/m3. Trước đây, ở một số cơ sở chế biến thuỷ sản
đông lạnh chỉ tiêu này rất cao (vượt 20 - 40 lần so với tiêu chuẩn cho phép) do
58

sử dụng số lượng lớn nhiên liệu đốt lò hơi trong chế biến sản phẩm chín. Tuy
nhiên gần đây các cơ sở này đã thay đổi công nghệ mới nên hàm lượng CO đã
đảm bảo nằm trong phạm vi tiêu chuẩn cho phép.
Chỉ tiêu NO2 (mg/m3): Theo TCVN 5937 - 1995 giới hạn cho phép của
NO2 là < 0,4 mg/m3. Trong qúa trình đo đạc, khảo sát cho thấy hàm lượng
NO2 trong không khí ở các cơ sở chế biến thuỷ sản miền Bắc và miền Trung
rất thấp, không vượt quá 0,05 mg/m3.
Chỉ tiêu SO2 (mg/m3): Giới hạn cho phép của SO2 là < 0,5 mg/m3.
Trong qúa trình đo đạc, khảo sát cho thấy hàm lượng SO2 trong không khí ở
các cơ sở chế biến thuỷ sản miền Bắc và miền Trung dao động trong khoảng
từ vết đến 0,03 mg/m3, nhưng cá biệt có cơ sở hàm lượng SO2 trong không khí
đo được là 27 mg/m3.
Chỉ tiêu NH3 (mg/m3): Theo TCVN 5938 - 1995 giới hạn cho phép của
NH3 là < 0,2 mg/m3. Kết quả đo đạc, khảo sát cho thấy hàm lượng NH3 trong
không khí ở các cơ sở chế biến thuỷ sản miền Bắc và miền Trung thường cao
hơn, một số nơi vượt vài chục đến hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép.
Khí thải và thành phần khí thải đo được tại các cơ sở chế biến thuỷ sản
nhìn chung chưa phải là vấn đề môi trường nghiêm trọng vì hầu hết các cơ sở
chế biến có sản sinh ra khí thải đã có những giải pháp giảm thiểu khí thải có
hiệu quả.
Tuy nhiên, kiểm soát các khí thải độc hại như NH3, Cl2… cần được
quan tâm thường xuyên, đặc biệt là khí Clo. Việc sử dụng hoá chất khử trùng
được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng quy cách sẽ giúp các cơ sở chế biến
thuỷ sản giảm thiểu được mùi hoá chất mà vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm và bảo vệ môi trường.
2. Xử lý tiếng ồn:
Tiếng ồn phát sinh do các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị
59

trong thời gian hoạt động. Để hạn chế tiếng ồn các doanh nghiệp đã áp dụng
các phương pháp sau: đầu tư mới cho các phương tiện vận chuyển; thay đổi
công nghệ sản xuất nước đá cây bằng công nghệ sản xuất nước đá vảy để giảm
tiếng ồn từ các thiết bị xay đá; sử dụng nhiên liệu đúng chủng loại; rải bê tông
hoặc nhựa hệ thống đường giao thông nội vi; gia cố nền móng chắc chắn cho
các thiết bị; cách ly hợp lý khu vực lắp đặt máy với các phân xưởng khác; thay
thế các máy móc cũ, lạc hậu gây ồn bằng máy mới; trang bị thiết bị chống ồn
cho công nhân trực tiếp vận hành máy…
Qua khảo sát đo đạc tiếng ồn ở các cơ sở chế biến thuỷ sản hầu hết nằm
trong tiêu chuẩn cho phép chỉ có một số ít cơ sở là chỉ số này hơi vượt quá
TCCP.
3. Xử lý độ ẩm:
Vấn đề độ ẩm không phải là vấn đề ô nhiễm môi trường lớn trong các xí
nghiệp chế biến thuỷ sản (chỉ liên quan đến chế biến thuỷ sản đông lạnh)
nhưng đứng về góc độ an toàn lao động thì nó có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ
của người lao động, nhằm hạn chế đến mức có thể độ ẩm tại phân xưởng chế
biến thuỷ sản đông lạnh, đáp ứng yêu cầu độ ẩm cho phép tại nơi làm việc của
công nhân là độ ẩm thấp hơn 80%, điều đó có thể được cải thiện bằng cách
giảm lượng ẩm trong qúa trình sản xuất như: thay thế phương pháp xử lý, bảo
quản nguyên liệu bằng phương pháp ướt sang phương pháp khô; tiết kiệm
nước trong phân xưởng, áp dụng sản xuất sạch hơn trong qúa trình sản xuất,
chế biến; thông gió thoát hơi ẩm khi cần.
Tại nơi làm việc của công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh thường cao
hơn 85% do làm việc trong môi trường lạnh, thường xuyên tiếp xúc với nước -
đây vừa là thực tế, vừa là thách thức đối với các cơ sở chế biến thuỷ sản đông
lạnh vì rất khó có thể đạt được tiêu chuẩn quy định là độ ẩm nơi làm việc phải
nhỏ hơn 80%.
60

4. Công nghệ xử lý chất thải rắn:


Chất thải rắn trong các cơ sở chế biến thuỷ sản mang đặc trưng của từng
loại hình công nghệ chế biến, thường có khối lượng lớn do tỷ lệ phế thải trên
một đơn vị thành phẩm cao; ảnh hưởng bởi tính mùa vụ do nguyên liệu phải
phụ thuộc vào sản phẩm từ nuôi trồng hoặc khai thác thuỷ sản; khối lượng và
chủng loại của chất thải rắn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như năng lực,
công suất của nhà máy, loại nguyên liệu được sử dụng, chất lượng của nguyên
liệu; phụ thuộc vào trình độ chế biến của cơ sở sản xuất, yêu cầu của sản phẩm
cuối cùng, vào tay nghề công nhân, vào mức độ thực hiện các chương trình
quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng sản xuất sạch hơn,
vào mức độ kiểm soát ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp…
Các bước xử lý chất thải rắn ở các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản
thường áp dụng là:
- Thu gom chất thải rắn: cần có nhân lực, phương pháp thu gom và dụng
cụ thu gom phù hợp và hợp vệ sinh;
- Phân loại chất thải rắn, bảo quản và vận chuyển đúng cách;
- Có giải pháp xử lý chất thải rắn thu được phù hợp (chế biến tận dụng;
bán làm thức ăn cho người, gia súc, dùng chế biến bột cá, làm mắm hoặc loại
bỏ…)
Đối với chất thải rắn trong xưởng sản xuất: hầu hết các doanh nghiệp
đều có phương án tận dụng tại chỗ các chất thải này để sản xuất các sản phẩm
phụ (bột canh tôm, bột cá, thức ăn gia súc, thức ăn nuôi tôm, cá…) hoặc thu
gom (các loại đầu vỏ của mực, tôm, các loại nội tạng mực và cá...) để bán cho
các cơ sở chế biến thức ăn gia súc hoặc bột cá. Đầu vỏ tôm thường được bán
với giá 100 - 200 đồng/kg; phế thải từ chế biến cá basa 1.000 - 1.500 đồng/kg;
bã chượp cá cơm từ 200 - 300 đồng/kg, bã chượp các loại cá khác từ 100 - 200
đồng/kg. Nhiều cơ sở chế biến cá đã biết tận dụng thời điểm để giết mổ cá,
61

bán phế thải được giá cao hơn. Đối với các xí nghiệp chế biến Agar, phế liệu
từ rong câu có thể được sử dụng để sản xuất giấy, bã mắm từ các cơ sở sản
xuất nước mắm thường được bán làm phân bón cho cây công nghiệp (cà phê,
hạt tiêu). Phế thải từ cơ sở chế biến sản phẩm khô được sử dụng để chế biến
thức ăn gia súc hoặc làm mắm. Tuy nhiên, do lợi nhuận do thu gom các loại
phế thải này không nhiều và cũng đa phần là do ý thức của công nhân chưa tốt
nên vẫn còn một lượng lớn chất thải rắn đi vào nước thải, gây ô nhiễm nước
thải và thuỷ vực tiếp nhận nước thải.
Do yêu cầu cao trong công tác đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn
thực phẩm nên tại các cơ sở chế biến thuỷ sản việc thu gom phế thải được tổ
chức chặt chẽ, có kế hoạch và quy định cụ thể, có dụng cụ chứa đựng đảm bảo
vệ sinh và phế thải sau khi thu gom được vận chuyển nhanh chóng ra khỏi khu
vực sản xuất để tránh ứ đọng và ô nhiễm. Lượng phế thải trong các xí nghiệp
chế biến thuỷ sản trung bình từ 0,1 - 0,5 tấn/ngày. Hầu hết các cơ sở chế biến
thuỷ sản đã sử dụng thùng chứa phế thải có nắp đậy kín, hợp vệ sinh để chứa
đựng phế thải sản xuất.
Ngoài ra, ở nhiều địa phương có nguồn nguyên liệu tôm lớn, các cơ sở
chế biến tôm thường ký hợp đồng với các đại lý thu mua hoặc cơ sở sản xuất
chitin. Hiện nay ở Việt Nam chỉ mới có 1 doanh nghiệp đóng tại tỉnh Sóc
Trăng có hệ thống thu gom và xử lý đầu vỏ tôm thành chitin - chitosan phục
vụ mục đích y tế.
Đối với các loại phế phẩm khác như bao bì hỏng, các chất thải rắn sinh
hoạt được thu gom, phân loại và xử lý theo mức độ tận dụng. Các loại túi
nilông, thùng carton hỏng, vỏ hộp, chai lọ… được tận dụng để bán cho các cơ
sở tái chế. Phần chất thải không tận dụng được sẽ được thu gom vào thùng rác
sau đó chuyển cho công ty vệ sinh môi trường đô thị chuyển đến nơi quy định.
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy hiện các công ty đều có hợp đồng với Xí
62

nghiệp môi trường đô thị tại địa phương định kỳ tới thu gom và vận chuyển tới
bãi rác sinh hoạt chung.
Xỉ than của các cơ sở chế biến hàng khô, nước mắm (ở miền Bắc và
miền Trung), đồ hộp, agar, bột cá do mức độ ô nhiễm không cao được đổ vào
khu đất yếu hoặc đưa đến bãi rác tập trung.
Thực tế cho thấy việc xử lý chất thải rắn ở các cơ sở chế biến thuỷ sản
tương đối đơn giản, các cơ sở đều có khả năng tự giải quyết, trong qúa trình
xử lý và tận dụng thậm chí còn mang lại nguồn thu đáng kể cho doanh nghiệp,
đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở nên các
cơ sở chế biến thuỷ sản công nghiệp đã làm tốt việc thu gom và xử lý chất thải
này, do đó vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn gây ra tại các cơ sở chế
biến thuỷ sản là vấn đề không lớn.
Tuy nhiên, đối với những cơ sở chế biến thuỷ sản thu mua nguyên liệu
ở dạng đã sơ chế từ các đại lý, các làng nghề…khi mà các điều kiện thu gom
và xử lý chất thải rắn ở các khu vực này còn chưa đảm bảo vệ sinh đã làm tăng
thêm mức độ ô nhiễm môi trường của các làng nghề; kết hợp với việc phát
triển các sản phẩm truyền thống, của nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ xen lẫn với
khu dân cư đã làm tăng thêm vấn đề ô nhiễm môi trường vốn đã ít được cải
thiện ở các địa phương… nhiều địa phương đã kiến nghị việc tăng cường quản
lý và cải thiện môi trường của làng nghề, vùng nghề, vì đây đang là vấn đề
khó khăn, phức tạp và là vấn đề ô nhiễm môi trường lớn ở nhiều địa phương.
Chất thải rắn trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản với cách tổ chức
thu gom như hiện nay sẽ có mức độ ô nhiễm không cao. Việc xử lý chất thải
rắn đơn giản, hầu hết các xí nghiệp đều có các phương tiện, dụng cụ thu gom
và tổ chức làm tốt công việc thu gom, xử lý chất thải này. Các biện pháp xử lý
chất thải rắn hợp lý đã được áp dụng phần nào đã cải thiện đáng kể hiện trạng
môi trường ở các xí nghiệp chế biến thuỷ sản.
63

III.3.2. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải


Các công nghệ xử lý nước thải chế biến thuỷ sản
1. Phương pháp cơ học: Qúa trình lọc thường ít được sử dụng đối với hệ
thống xử lý nước thải thuỷ sản, tuy nhiên có thể sử dụng cát để lọc nước
nhưng vấn đề rửa cát tốn kém và tạo mùi khó chịu, xử lý ít hiệu quả nên ít
được dùng.
2 .Phương pháp hoá học: Thường sử dụng phương pháp kết tủa, tạo bông
trong xử lý nước thải thuỷ sản. Hoá chất thường sử dụng là phèn nhôm, phèn
sắt… có tác dụng kết dính các chất khuyếch tán trong dung dịch nước thải
thành các hạt có kích thước và tỷ trọng lớn hơn, dễ lắng xuống nhằm loại chất
ô nhiễm ra khỏi nước thải. Việc lựa chọn chất tạo bông hoặc keo tụ phụ thuộc
vào thành phần và tính chất của nước thải cũng như chất khuếch tán cần loại.
Trong một số trường hợp có sử dụng các chất phụ trợ nhằm điều chỉnh pH của
nước thải tối ưu cho qúa trình tạo bông và keo tụ. Nếu kết hợp sử dụng một số
chất phụ trợ khác còn có thể loại bớt màu của nước thải.
3. Phương pháp hoá lý: Có 2 phương pháp thường sử dụng trong xử lý nước
thải thuỷ sản là phương pháp keo tụ và tuyển nổi.
a) Keo tụ: Được sử dụng để xử lý các chất lơ lửng và các hạt keo trong
nước có kích thước nhỏ, các chất keo này không thể lắng và xử lý bằng
phương pháp cơ học. Hoá chất nthường dùng là phèn sắt, phèn nhôm và gần
đây còn sử dụng chất keo tụ không phân ly. Các yếu tố ảnh hưởng đến qúa
trình keo tụ bao gồm: pH, bản chất của hệ keo, sự có mặt của các ion khác
trong nước, thành phần của các chất hữu cơ có trong nước, nhiệt độ nước thải.
b) Tuyển nổi: Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong các xí
nghiệp chế biến cá nhằm loại các chất rắn lơ lửng mịn, đặc biệt là loại bỏ dầu
mỡ ra khỏi nước thải. Qúa trình tuyển nổi được sử dụng khi qúa trình lắng xảy
ra chậm hoặc rất khó thực hiện. Các chất lơ lửng, dầu mỡ sẽ được nổi lên trên
64

bề mặt của nước thải dưới tác dụng nâng lên của bọt khí, bọt khí được tạo ra
rừ thiết bị máy nén tạo bọt khí. Các bông bùn và các chất lơ lửng (dầu mỡ, cặn
nhẹ…) được nổi lên nhờ các bọt khí này. Bông bùn và các bọt khí kết dính với
nhau tạo thành các mảnh bông lớn. Hỗn hợp khí và chất rắn nổi lên tạo thành
màng váng trên bề mặt sẽ được vớt đi, nước thải sau khi đã loại bớt dầu sẽ
được xử lý tiếp. Tuyển nổi được coi là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi tiến
hành xử lý sinh học.
4. Phương pháp sinh học: Do thành phần nước thải thuỷ sản có chứa các chất
hữu cơ giàu đạm nên sử dụng phương pháp sinh học để xử lý nước thải là
thích hợp. Các phương pháp xử lý hiếu khí thường hay sử dụng cho xử lý
nước thải thuỷ sản là phương pháp bùn hoạt tính, sục khí, ao ổn định hiếu
khí… Trong đó, phương pháp ao ổn định đòi hỏi phải có mặt bằng rộng, hiệu
suất xử lý thường thấp, chi phí tốn kém. Các phương pháp kỵ khí thường được
sử dụng là: kỵ khí kiểu tiếp xúc, bể phản ứng kỵ khí, kỵ khí kiểu đệm bùn
dòng chảy ngược; trong đó phương pháp bể phân huỷ kỵ khí thường được sử
dụng trong xử lý nước thải thuỷ sản. Hồ sinh học là một trong những phương
pháp xử lý đơn giản nhất, ít tốn kém nhất và dễ vận hành nhất tuy nhiên
phương pháp này chỉ thích hợp với nước thải có lưu lượng nhỏ, mức độ ô
nhiễm không cao và có mặt bằng lớn.
Như đã đề cập ở trên, thành phần nước thải tại các cơ sở chế biến thủy
sản thường khácnhau, tùy thuộc vào mặt hàng chế biến, trình độ công nghệ…
Việc lựa chọn công nghệ xử lý sinh học kỵ khí hay hiếu khí tùy thuộc vào
mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước thải. Tuy nhiên, đại đa số các hệ thống xử
lý nước thải chế biến thủy sản hiện nay đều áp dụng công nghệ xử lý sinh học
hiếu khí theo sơ đồ sau :
Nước thải → Bể điều hòa → Bể lắng I/Bể tuyển nổi → Bể Aerotank →
Bể lắng II → Bể khử trùng → Thải ra nguồn.
65

Nước thải
Song chắn rác
Bể điều hòa

Bể lắng I/Bể tuyển


nổi

Ngăn chứa bùn


Bể Aerotank

Bể lắng II

Bể khử trùng

Thải ra nguồn

Hình III.7. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của cơ sở chế biến thuỷ sản
Thật ra, sơ đồ trên đây chỉ áp dụng hiệu quả đối với nước thải có BOD5
< 1.000 mg/l, cùng với các yêu cầu vận hành nghiêm ngặt khác như: nồng độ
bùn trong bể xục khí, thời gian lưu bùn, lượng không khí cung cấp… Vì vậy,
có rất nhiều hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản không hoạt động hiệu
quả do không thỏa mãn các yêu cầu này. Thống kê một số hệ thống xử lý nước
thải chế biến thủy sản trong bảng sau chứng minh điều đó :
Bảng III.4. Hiện trạng áp dụng công nghệ sinh học xử lý nước thải thủy sản
tại một số nhà máy
TT Tên nhà máy Địa phương Công nghệ/Công suất Tình trạng thực
tế
1. XN đông lạnh Quảng Ngãi Sinh học hiếu khí bùn Chưa đạt TCVN5
66

TT Tên nhà máy Địa phương Công nghệ/Công suất Tình trạng thực
tế
QuảngNgãi hoạt tính lơ lửng, loại B
2. Công ty Agrex Sài TP. Hồ Chí Sinh học hiếu khí bùn Đạt TCVN 5945-
Gòn (Chế biến thủy Minh hoạt tính lơ lửng, 350 1995 loại B
sản) m3/ngày
3. XN chế biến TP. Hồ Chí Sinh học hiếu khí bùn Đạt TCVN 5945-
thựcphẩm xuất khẩu Minh hoạt tính lơ lửng, 1995 loại A
Tân Thuận(thủy hải
sản)
4. Công ty Chế TP. Hồ Chí Sinh học hiếu khí bùn Chưa đạt TCVN5
biếnthủy sản xuất Minh hoạt tính lơ lửng loại B
khẩu TrungSơn
5. Công ty TNHH thực Khánh Hoà Sinh học hiếu khí bùn Chưa đạt TCVN5
phẩm Anh Đào hoạt tính lơ lửng loại B
6. Công ty Chế biến Khánh Hoà Sinh học hiếu khí bùn Chưa đạt TCVN5
thủy sản xuất khẩu hoạt tính lơ lửng, 400 loại B do quá tải
NhaTrang m3/ngày
7. Cảng cá Phan Thiết Bình Thuận Sinh học hiếu khí bùn Chưa đạt TCVN5
hoạt tính lơ lửng, 500 loại B
m3/ngày
8. Nhà máy thủy Bình Thuận Sinh học hiếu khí bùn Chưa đạt TCVN5
sảndđông lạnh Hải hoạt tính lơ lửng loại B
9. Công ty Cổ phần Sinh học hiếu khí bùn Đạt TCVN 5945–
XNK Thủy sản An hoạt tính lơ lửng, 1.600 1995 loạiA
Giang -AGIFISH m3/ngày
10. Công ty Cà Mau Sinh học hiếu khí bùn Chưa đạt TCVN5
CAVIMEX–nghiệp hoạt tính lơ lửng, 1.200 loại B do quá tải
đông lạnh Cà Mau 2 m3/ngày
11. Công ty Cà Mau Sinh học hiếu khí bùn Đạt TCVN 5945–
CAVIMEX–nghiệp hoạt tính lơ lửng, 740 1995 loạiB
67

TT Tên nhà máy Địa phương Công nghệ/Công suất Tình trạng thực
tế
đông lạnh Cà Mau 4 m3/ngày
12. Công ty Cổ phần Cà Mau Sinh học hiếu khí bùn Đạt TCVN 5945–
chếbiến thủy sản hoạt tính lơ lửng, 2.000 1995 loạiB
XK Minh Hải m3/ngày
13. Công ty đông lạnh Bến Tre Sinh học hiếu khí bùn Chưa đạt TCVN5
thủy sản Bến Tre hoạt tính lơ lửng loại B

Công nghệ kết hợp hai quá trình yếm khí và hiếu khí để xử lý nước thải
chế biến thuỷ sản trong điều kiện khí hậu nóng ấm ở nước ta là hợp lý, trong
đó quá trình yếm khí được coi là giai đoạn tiền xử lý của bước xử lý hiếu khí.
Xử lý yếm khí làm giảm được phần lớn các chất hữu cơ trong nước thải, giảm
nhẹ tải trọng cho giai đoạn hiếu khí tiếp sau, chuyển hoá các chất gây ô nhiễm
về đến trạng thái bền vững đối với môi trường tự nhiên.
Đặc thù của nước thải trong các xí nghiệp chế biến thủy sản có thành
phần gây ô nhiễm cao, phải được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.
Nhưng do phần lớn các xí nghiệp được xây dựng trước khi Luật Bảo vệ môi
trường ra đời, điều kiện tài chính hạn hẹp, trong khi công nghệ và thiết bị xử
lý lại đắt tiền, mặt khác do công tác tư vấn, quản lý môi trường chưa làm tốt,
chưa nghiêm... nên hiện tại chỉ có hơn 50 cơ sở chế biến thủy sản là có hệ
thống xử lý nước thải. Trong đó, chỉ có khoảng hơn 20 cơ sở có hệ thống xử lý
nước thải có thể đạt yêu cầu bảo vệ môi trường.
Sở dĩ như vậy một phần là do việc phát triển và áp dụng các công nghệ
môi trường vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh nhận thức về bảo vệ môi trường
chưa cao, các công nghệ lạc hậu, kinh phí đầu tư xử lý môi trường thấp,...
nhiều khi các công ty, doanh nghiệp chưa chủ động hoặc chưa được tư vấn
đúng đắn về các công trình, thiết bị giảm thiểu, phòng chống ô nhiễm môi
68

trường. Bên cạnh đó các nhà phát triển, sản xuất, chế tạo công nghệ môi
trường trong nước còn gặp nhiều khó khăn trong việc đưa các công nghệ môi
trường này vào thị trường công nghệ do nhiều lý do khách quan và chủ quan.
Một trong các lý do các công nghệ môi trường ít được áp dụng rộng rãi ở nước
ta nói chung và ngành chế biến thủy sản nói riêng là thị trường công nghệ môi
trường còn nhiều hạn hẹp, các công nghệ trên thị trường chưa đảm bảo độ tin
cậy và lòng tin của người sử dụng.
Do đó, việc xây dựng các tiêu chí và hướng dẫn áp dụng các tiêu chí đó
nhằm đánh giá công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản là hoạt
động cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến thủy sản có thể lựa
chọn được công nghệ xử lý nước thải phù hợp cũng như thúc đẩy sự sáng tạo,
phát triển của các nhà chế tạo, sản xuất công nghệ đưa vào áp dụng trong thực
tế.
69

CHƯƠNG IV
ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHO
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THUỶ SẢN
IV.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nước thải cho nhà máy
chế biến thuỷ sản
Các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nước thải cho nhà máy chế biến
thuỷ sản về nguyên tắc không tách rời với các tiêu chí chung về đánh giá công
nghệ xử lý chất thải chung, tuy nhiên cần phải chú ý tới đặc thù của cơ sở chế
biến thuỷ sản. Nước thải của ngành CBTS có những đặc tính cơ bản sau - [10]
- Mức độ ô nhiễm hữu cơ rất cao với nồng độ cao của các thông số cơ
bản là BOB và COD trong nước thải. Nồng độ BOD5 thường dao động trong
khoảng 800÷1.500 mg/l và COD trong khoảng 1.500÷3.000 mg/l.
- Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao với giá trị dao động khoảng
150÷400mg/l.
- Ô nhiễm do các chất dinh dưỡng là khá cao với giá trị tổng nitơ dao
động trong khoảng 50÷100 mg/l và tổng phospho trong khoảng 10÷40 mg/l.
- Ô nhiễm vi sinh vật được thể hiện qua thông số tổng coliform rất cao,
giá trị có thể lên tới 270.106 MPN/100ml.
- Ngoài ra, nước thải CBTS thường có mùi hôi do sự phân huỷ của các
prôtêin và axit amin của các thành phần trong nước thải.
Từ các tiêu chí chung để đánh giá công nghệ xử lý chất thải, ta cụ thể
hoá các tiêu chí đó bằng cách chia ra các tiêu chí nhánh cho phù hợp với đặc
thù của nước thải ngành CBTS. Thông thường để quá trình đánh giá công
nghệ được chi tiết và chính xác thì các tiêu chí chung cũng cần được chia ra
thành nhiều tiêu chí nhánh cụ thể. Tuy nhiên do đặc thù quy mô của các công
nghệ xử lý nước thải CBTS cũng như công nghệ xử lý chất thải chung trong
nước chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ, do đó nếu các tiêu chí chung được chia ra
70

làm quá nhiều tiêu chí nhánh thì sẽ rất khó để xác định được các giá trị, định
lượng của các tiêu chí này để cho điểm đánh giá. Ngoài ra để quá trình đánh
giá và cho điểm của các tiêu chí đối với các công nghệ xử lý nước thải được
đánh giá trong luận văn này sẽ bỏ qua một số giá trị như tiêu chí về sử dụng
đất, giải phóng mặt bằng, …..
Theo đó các tiêu chí sẽ được phân thành các tiêu chí nhánh như sau:
IV.1.1. Hiệu quả xử lý ô nhiễm:
Tiêu chí này được phân chia thành 2 tiêu chí nhánh là:
1. Kết quả xử lý so với TCCP:
Kết quả xử lý của hệ thống XLNT nhà máy chế biến thuỷ sản được đánh
giá theo các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng là: pH, COD, BOD5, SS, tổng N, tổng
P, dầu mỡ và coliform, ...
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sau xử lý phải đáp ứng TCVN
5945:2005 - Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải
- Đối với nguồn tiếp nhận là các vực nước thường được dùng làm nguồn
nước cho mục đích sinh hoạt, giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm
phải đảm bảo giá trị giới hạn quy định tại cột A.
- Đối với nguồn tiếp nhận là các vực nước nhận thải khác trừ các thuỷ
vực quy định tại côt A thì giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm
phải đảm bảo giá trị giới hạn quy định tại cột B
- Đối với nguồn tiếp nhận là các nơi được quy định như hồ chứa nước
thải được xây riêng, cống dẫn đến nhà máy xử lý nước thải tập trung thì giá trị
các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm phải đảm bảo giá trị giới hạn quy
định tại cột C.
2. Giải pháp xử lý chất thải thứ cấp:
Khi đánh giá hiệu quả xử lý ô nhiễm của hệ thống xử lý nước thải nhà
máy chế biến thuỷ sản cũng cần phải chú ý đến các giải pháp xử lý các chất
71

thải thứ cấp như: khả năng hạn chế mùi hôi của nước thải, lượng bùn cặn tạo
thành và các phương pháp xử lý chúng, ...
IV.1. 2. Chi phí về kinh tế:
Nhóm các tiêu chí về kinh tế cần được xem xét khi đánh giá công nghệ
xử lý nước thải ngành chế biến thuỷ sản đó là:
1. Chỉ số đầu tư:
Đặc trưng bằng tổng kinh phí đầu tư của nhà máy xử lý nước thải tính
cho một đơn vị công suất của hệ thống
Tổng chi phí đầu tư
Chỉ số đầu tư = ( triệu đồng/m3 ngày đêm)
Công suất xử lý(m3/ngày đêm)
2. Chỉ số vận hành
Chỉ số vận hành tính bằng tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng bao
gồm chi phí sửa chữa lớn lấy từ định mức khấu hao hàng năm, chi phí lương
công nhân và quản lý trực tiếp hệ thống XLNT, chi phí hoá chất, chi phí điện
năng và các loại năng lượng khác, chi phí sửa chữa nhỏ thường xuyên ... để xử
lý được 1 m3 nước thải đáp ứng yêu cầu. Chỉ số vận hành ở đây còn bao gồm
cả chi phí để xử lý các chất thải thứ cấp
Tổng chi phí vận hành
Chỉ số vận hành = (1.000đ/m3 ngày đêm)
Công suất xử lý(m /ngày đêm)
3

IV.1. 3. Trình độ công nghệ xử lý:


Tiêu chí được chia thành 2 tiêu chí nhánh gồm:
1. Mức độ cơ khí hoá, tự động hoá:
Mức độ cơ khí hoá được thể hiện các công đoạn của hệ thống xử lý
được thực hiện bằng các thiết bị, máy móc, giảm thiểu các công đoạn phải sử
dụng lao động thủ công, tiếp xúc trực tiếp với chất thải. Công nghệ tự động
hoá là tập hợp các phương pháp và kỹ thuật tiên tiến nhằm tạo ra các thiết bị,
hệ thống thiết bị và quá trình sản xuất được điều khiển tự động để thay thế
hoặc giảm nhẹ lao động trực tiếp của con người, đồng thời nâng cao năng suất
72

lao động, chất lượng của sản phẩm và hiệu quả hoạt động của con người trong
các loại hình công việc khác nhau.
2. Mức độ yêu cầu trong quản lý, vận hành, bảo hành, bảo dưỡng:
Tiêu chí này dùng để đánh giá công nghệ về khả năng vận hành dễ dàng,
đơn giản, tuổi thọ của thiết bị trong dây truyền xử lý, khả năng thay thế, bảo
dưỡng thuận tiện, các phụ tùng, trang thiết bị được sản xuất trong nước (tỷ lệ
nội địa hoá cao)
IV.1.4. Phù hợp với điều kiện của cơ sở xử lý
1. Công nghệ phù hợp với yêu cầu xử lý nước thải:
Như đã đề cập ở trên, thành phần nước thải tại các cơ sở chế biến thủy
sản thường khác nhau, tùy thuộc vào mặt hàng chế biến, trình độ công nghệ…
Việc lựa chọn công nghệ xử lý sinh học kỵ khí hay hiếu khí tùy thuộc vào
mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước thải. Tuy nhiên, đại đa số các hệ thống xử
lý nước thải chế biến thủy sản hiện nay đều áp dụng công nghệ xử lý sinh học
theo sơ đồ sau:
Nước thải ---> Bể điều hòa ---> Bể lắng I/Bể tuyển nổi ---> Bể Aerotank ---
> Bể lắng II ---> Bể khử trùng ---> Thải ra nguồn.
Sơ đồ trên áp dụng hiệu quả đối với nước thải có BOD5 ≈ 1.000 mg/l,
cùng với các yêu cầu khác như: nồng độ bùn trong bể xục khí, thời gian lưu
bùn, lượng không khí cung cấp… Vì vậy, có rất nhiều hệ thống xử lý nước
thải chế biến thủy sản không hoạt động hiệu quả do không thỏa mãn các yêu
cầu này.
Đối với nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm cao BOD5 ≥ 1.000 mg/l
công nghệ kết hợp hai quá trình yếm khí và hiếu khí để xử lý nước thải chế
biến thuỷ sản trong điều kiện khí hậu nóng ấm ở nước ta là hợp lý, trong đó
quá trình yếm khí được coi là giai đoạn tiền xử lý của bước xử lý hiếu khí. Xử
lý yếm khí làm giảm được phần lớn các chất hữu cơ trong nước thải, giảm nhẹ
73

tải trọng cho giai đoạn hiếu khí tiếp sau, chuyển hoá các chất gây ô nhiễm về
đến trạng thái bền vững đối với môi trường tự nhiên. Sơ đồ công nghệ này như
sau:
Nước thải ---> Bể điều hòa ---> Bể lắng I ---> Bể yếm khí (UASB) ---> Bể
Aerotank ---> Bể lắng II ---> Bể khử trùng ---> Thải ra nguồn.
Đối với sơ đồ công nghệ này việc vận hành bể UASB cần đảm bảo các
yêu cầu nghiêm ngặt, khó kiểm soát được quá trình, thời gian lưu lớn. Ngoài
ra, giá thành xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải như vậy cũng sẽ
cao.
2. Phù hợp với điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng
Tiêu chí này để đánh giá sự phù hợp của công nghệ với các điều kiện tự
nhiên như: địa chất, địa hình, khí tượng thuỷ văn, … các điều kiện về hạ tầng
như: cung cấp điện nước, mặt bằng, ….
Cụ thể:
- Hệ thống xử lý nước thải đặt ở vị trí thích hợp của nhà máy, việc cung
cấp điện nước thuận lợi, điểm xả nước thải đầu ra ở vị phí phù hợp cho việc
tiêu thoát nước.
- Không tốn nhiều diện tích xây dựng, diện tích chiếm đất, khả năng hợp
khối các công trình.
- Các bể, thiết bị xử lý được bố trí hợp lý, có thể tận dụng khả năng tự
chảy của nước thải, …
IV.1.5. An toàn về môi trường
1. Công nghệ thân thiện môi trường:
Tiêu chí an toàn và thân thiện đối với môi trường được đánh giá theo
các khía cạnh là trạm XLNT không gây mùi hôi và ô nhiễm môi trường không
khí xung quanh. Trạm XLNT phải hoạt động an toàn, ít bị sự cố và bị dò rỉ
nước thải và giảm nguy cơ gây ô nhiễm đất, nguồn nước ngầm và nước mặt
74

trong khu vực. Trong quá trình XLNT lượng hoá chất sử dụng, đặc biệt là các
loại hoá chất dễ gây tổn hại đến hệ sinh thái, phải được hạn chế đến mức tối
đa. Sự phát sinh các chất thải thứ cấp như mùi hôi, bùn cặn… phải ít nhất.
Trạm XLNT có thể bố trí được xa khu dân cư và các vùng sinh thái nhạy cảm.
Sự an toàn của dây chuyền công nghệ XLNT còn phải tính đến điều
kiện vệ sinh và điều kiện lao động trong trạm đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh
do Bộ Y tế ban hành.
2. Các giải pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố, giảm thiểu tác động xấu đến
cộng đồng và cảnh quan sinh thái:
Khi đề cập đến tiêu chí an toàn của công nghệ xử lý chất thải, cần phải
xem xét về mức độ an toàn về sức khoẻ người vận hành, cộng đồng và môi
trường xung quanh như: cháy, nổ, các sự cố xảy ra và các biện pháp nhanh
chóng khắc phục sự cố, ... hoặc mức độ an toàn sinh học của các công nghệ
sinh học. Hay nói cách khác, đó là mức độ an toàn của toàn bộ hệ thống công
nghệ xử lý chất thải và mức độ an toàn cho con người trong quá trình vận
hành, sử dụng hệ thống công nghệ, thiết bị xử lý chất thải.
IV.2. Lượng hoá các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nước thải nhà máy
chế biến thuỷ sản
IV.2.1. Hiệu quả xử lý ô nhiễm:
Tiêu chí này được phân thành 2 tiêu chí nhánh là 1.1 - Kết quả xử lý so
với TCCP và 1.2 - Giải pháp xử lý chất thải thứ cấp. Trong tiêu chí này tiêu
chí nhánh 1.1 được coi là quan trọng nhất và được lượng hoá bằng điểm đánh
giá là 20 điểm, tiêu chí nhánh 1.2 ít quan trọng hơn có số điểm đánh giá là 10
điểm.
IV.2.2. Chi phí về kinh tế:
Tiêu chí này có 2 tiêu chí nhánh là 2.1 - chỉ số đầu tư và 2.2 - Chỉ số
vận hành, 2 tiêu chí này được đánh giá ngang nhau và có số điểm đánh giá tối
75

đa là 15 điểm.
IV.2.3. Trình độ công nghệ xử lý:
Tiêu chí này chia ra 2 tiêu chí nhánh 3.1 - Mức độ cơ khí hoá, tự động
hoá và 3.2 - Thuận tiện trong quản lý, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng, điểm
đánh giá của của 2 tiêu chí này cùng được lượng hoá là 5 điểm
IV.2.4. Phù hợp với điều kiện của cơ sở xử lý:
Tiêu chí bao gồm 2 tiêu chí nhánh là 4.1 - Công nghệ, thiết bị phù hợp
với yêu cầu xử lý nước thải và 4.2 - Phù hợp với điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ
tầng, điểm đánh giá của 2 tiêu chí này cùng là 5 điểm
IV.2.5. An toàn về môi trường:
Tiêu chí này có tổng điểm đánh giá là 20 điểm được chia thành 2 tiêu
chí nhánh là 5.1 – Công nghệ thân thiện với môi trường và 5.2 - Các giải pháp
phòng ngừa, khắc phục sự cố, giảm thiểu tác động xấu đến cộng đồng và cảnh
quan sinh thái, điểm tối đa của môi tiêu chí nhánh này là 10 điểm.
Điểm đánh giá của các tiêu chí được thể hiện trong bảng dưới đây:
76

Bảng IV.1. Điểm đánh giá tối đa của các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý
nước thải CBTS

TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa

1 Hiệu quả xử lý ô nhiễm 30


1.1 Kết quả xử lý so với TCCP 20
1.2 Giải pháp xử lý chất thải thứ cấp 10
2 Chi phí về kinh tế 30
2.1 Chỉ số đầu tư (triệu đồng/m3 nước thải) 15
2.2 Chỉ số vận hành (đồng/m3 nước thải) 15
3 Trình độ công nghệ xử lý 10
3.1 Mức độ cơ khí hoá, tự động hoá 5
3.2 Thuận tiện trong quản lý, vận hành, sửa chữa và bảo 5
dưỡng
4 Phù hợp với điều kiện của cơ sở xử lý 10
4.1 Công nghệ, thiết bị phù hợp với yêu cầu xử lý nước 5
thải
4.2 Phù hợp với điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng 5
5 An toàn về môi trường
1B 20
5.1 Công nghệ thân thiện với môi trường
2B 10
5.2 Các giải pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố, giảm thiểu
3B 10
tác động xấu đến cộng đồng và cảnh quan sinh thái
Tổng số 100
77

IV.3. Giới thiệu công nghệ xử lý nước thải của các nhà máy chế biến thuỷ
sản được đánh giá
Để đánh giá công nghệ xử lý chất thải cần có hồ sơ thuyết minh công
nghệ trong đó giới thiệu về công nghệ và kết quả đánh giá hiện trường của
công nghệ sau một thời gian hoạt động, tuy nhiên trong khuôn khổ của luận
văn này học viên chỉ nêu ra tóm tắt về các công nghệ xử lý chất thải của 3 nhà
máy chế biến thuỷ sản để đánh giá thử nghiệm trên cơ sở áp dụng các tiêu chí
đánh giá đã đề xuất ở trên.
IV.2. 1. Hệ thống xử lý nước thải Xí nghiệp đông lạnh 8, Công ty Cổ phần
xuất nhập khẩu An Giang (công nghệ 1)
Công nghệ này do Công ty công nghệ môi trường Thăng Long thiết kế
xây dựng và chuyển giao công nghệ, hệ thống được hoàn thành và đưa vào sử
hoạt động vào năm 2005.
- Công suất thiết kế: 700 m3 /ngày.đêm
- Giá thành của hệ thống xử lý: 3.200.000.000 VNĐ
- Chỉ số đầu tư: 4,57 triệu/m3 nước thải
- Chi phí xử lý cho 1m3 nước thải (chỉ số vận hành): 3.200 VNĐ/m3
nước thải
Các thông số nước thải đầu vào:
78

Bảng IV.2. Các thông số đầu vào của hệ thống xử lý nước thải của nhà máy
TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị TCVN
5945:2005
cột A
1 pH - 7,3 6÷9
2 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 550 50
3 Tổng Nitơ mg/l 150 15
4 Tổng phôtpho mg/l 50 6
5 Dầu mỡ mg/l 420 5
6 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5) mg/l 1.150 30
7 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/l 1.420 50
8 Coliform MPN/100 ml 18.000 3.000

(Nguồn: Trung tâm Khoa học và Công nghệ môi trường 2006)
Theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu của nhà máy, chất lượng nước thải
đầu ra của hệ thống xử lý phải đảm bảo TCVN 5945:2005 cột A (nước thải
đầu ra đổ vào khu vực dân cư). Có thể thấy nước thải của nhà máy so với
TCCP vượt rất nhiều lần, đặc biệt các chỉ tiêu về dầu mỡ, N, COD và BOD5
do đó, việc áp dụng công nghệ xử lý sinh học là cần thiết để xử lý nước thải có
hàm lượng chất hữu cơ cao, trong đó cần áp dụng khâu xử lý để giảm nhẹ tải
trọng trước khi chuyển qua giai đoạn hiếu khí.
79

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cho nhà máy

Nước thải

Bể cân bằng

Bể tuyển nổi

Bể Anaes Bể nén bùn Máy ép bùn

Bể trung gian Bùn thải

Bể lọc áp lực

Bể nước sạch

Bể khử trùng

Nước sau xử lý

Hình IV.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Xí nghiệp đông lạnh 8, Công
ty Cổ phần xuất nhập khẩu An Giang
80

Thuyết minh công nghệ xử lý:


Nước thải từ các phân xưởng sản xuất theo mương dẫn chảy tự nhiên về
trạm bơm, trên mương dẫn thải sẽ lắp đặt thiết bị lọc rác thô tự động dạng
thanh để tách các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn.
Thông thường trong quá trình sản xuất, lưu lượng nước thải trong các
chu kỳ khác nhau cũng khác nhau, do đó mục đích của việc xây dựng bể cân
bằng là nhằm cho nước thải trước khi chảy vào hệ thống xử lý luôn được giữ
ổn định cả về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Để hòa
trộn đều nước thải và tránh gây mùi do phân hủy yếm khí trong bể cân bằng,
không khí được sục vào từ các máy thổi khí và được phân bố đều nhờ các đĩa
phân phối đặt chìm dưới đáy bể. Từ bể chứa kết hợp cân bằng, nước thải được
bơm sang hệ thống tuyển nổi áp lực để tách chất lơ lửng và dầu mỡ.
Do đặc thù nước thải của ngành chế biến thủy sản (sản xuất cá tra và cá
basa) có lẫn một lượng lớn dầu mỡ tồn tại ở cả 2 dạng là cặn lơ lửng và huyền
phù lơ lửng nên lượng mỡ cá này không thể tách ra khỏi nước thải bằng
phương pháp lắng thông thường. Trong trường hợp này, đã sử dụng phương
pháp tuyển nổi áp lực. Sau khi qua cụm thiết bị tuyển nổi nồng độ chất rắn lơ
lửng và mỡ trong nước thải giảm đến 90%. Do cuối mỗi ca sản xuất, công
nhân thường dùng một lượng lớn xà phòng để rửa các dụng cụ và các thiết bị
chế biến nên trong nước thải cũng chứa một lượng lớn phốt pho. Với việc sử
dụng thêm chất keo tụ trong quá trình tuyển nổi sẽ xảy ra quá trình đông tụ
phốt pho trong nước thải.
Quá trình xử lý sinh học hiếu khí theo công nghệ ANAES diễn ra tại bể
tiếp theo. Đây là một bể gồm 3 ngăn nối tiếp nhau A-B-C. Những ngăn này
được thông với nhay bằng một khe giữa các tường ngăn. Mỗi ngăn được lắp
182 đĩa thổi khí và được sục khí từ các máy thổi khí theo chu kỳ. Các ngăn ở 2
đầu (A và C) được lắp thêm đập tràn răng cưa để thu nước thải sau khi lắng.
81

Hai ngăn ở 2 đầu đảm nhiệm đồng thời 2 chức năng: vừa là bể phản ứng sinh
học, vừa là bể lắng. Nước thải được đưa vào từng ngăn theo chu kỳ. Bùn hoạt
tính dư sinh ra trong quá trình xử lý được lấy ra ở 2 ngăn đầu, ngược lại với
chu kỳ nước thải vào hệ thống.
Hệ thống bể ANAES hoạt động liên tục và hoạt động theo từng chu kỳ,
trong đó mỗi chu kỳ bao gồm 2 giai đoạn chính và 2 giai đoạn trung gian trong
một chuỗi cân bằng.
Giai đoạn chính 1: nước thải được đưa vào ngăn A để hòa trộn với bùn
hoạt tính. Các chất hữu cơ trong nước thải được hòa trộn và phân hủy thành
các hợp chất hữu cơ vô hại (CO2 và nước) dưới tác dụng của bùn hoạt tính. Từ
ngăn A, hỗn hợp nước thải-bùn hoạt tính tiếp tục chảy sang ngăn thổi khí B,
tại đó bùn hoạt tính tiếp tục phân hủy các hợp chất hữu cơ. Từ ngăn B, hỗn
hợp bùn-nước thải tiếp tục được chảy sang ngăn C. Tại ngăn C không diễn ra
bất kỳ quá trình thổi khí cũng như quá trình khuấy trộn nào. Lúc này, ngăn C
đóng vai trò là ngăn lắng trong nước thải. Bùn hoạt tính trong ngăn C sẽ lắng
xuống đáy bằng trọng lực, nước thải sau khi lắng trong tại ngăn lắng C tràn
qua đập tràn răng cưa và chảy sang bể khử trùng. Lượng bùn dư tại ngăn lắng
C được bơm sang bể nén bùn.
Giai đoạn chính 2: giai đoạn chính thứ 2 cũng giống như giai đoạn
chính 1, ngoại trừ hướng của dòng chảy được thay đổi theo chiều ngược lại.
Trong giai đoạn chính thứ 2 nước thải được đưa vào và xử lý ở ngăn A bằng
bơm.
Ngoài 2 chu kỳ chính, hệ thống được thiết kế có hai chu kỳ trung gian
được gọi là chu kỳ trung gian thứ nhất và thứ hai. Chu kỳ trung gian thứ nhất
diễn ra trong khoảng thời gian giữa chu kỳ chính thứ nhất và chu kỳ chính thứ
hai. Ngược lại, chu kỳ trung gian thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian giữa
hai chu kỳ chính thứ hai và chu kỳ chính thứ nhật. Chu kỳ trung gian là
82

khoảng thời gian cần thiết để thay đổi hướng của dòng chảy giữa các chu kỳ
chính.
Chu kỳ trung gian thứ nhất: tại chu kỳ này, dòng nước thải tiếp tục được
đưa vào hệ thống bể ANAES nhưng là ở ngăn giữa (ngăn B) và quá trình thổi
khí chỉ diễn ra ở ngăn này. Nước thải sau xử lý tiếp tục chay ra ngăn C, trong
khi ngăn A đang lắng và chuẩn bị chuyển sang đóng vau trò bể lắng trong chu
kỳ chính thứ 2.
Chu kỳ trung gian thứ hai: chu kỳ trung gian thứ hai cũng diễn ra tương
tự như chu kỳ trung gian thứ nhất nhưng theo chiều ngược lại.
Nước thải sau khi lắng trong tại các ngăn A và C của bể ANAES theo
ống dẫn chảy sang bể chứa trung gian. Từ bể này, nước thải tiếp tục được bơm
vào bể lịc áp lực. Mục đích của lọc áp lực là để tách triệt để các cặn lơ lửng
(thực chất là các tế bào vi sinh vật) ra khỏi dòng nước thải. Nước thải sau khi
lọc được chứa trong bể nước sạch trước khu chuyển sang bể khử trùng.
Trong quá trình lọc, các cặn trong nước được giữ lại trên bề mặt lớp vật
liệu lọc. Sau một thời gian do lượng cặn trên bề mặt nhiều, làm cản trở quá
trình lọc nên phải tiến hành quá trình rửa lọc. Nước rửa lọc được lấy từ bể
chứa nước sạch và được bơm vào bể lọc theo chiều từ dưới lên, cặn trên bề
mặt lớp lọc theo nước rửa lọc chảy về bể cân bằng để tái xử lý.
Tại bển khử trung, dung dịch chất khử trùng được châm vào thiết bị tiêu
thụ thông qua 2 bơm định lượng. Nước thải sau khi khử trùng bằng chlorine
theo ống dẫn thoát ra ngoài môi trường.
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý này đạt tiêu chuẩn môi trường
Việt Nam TCVN 5945-2005 cột B.
Bùn cặn sinh ra từ hệ thống xử lý được bơm về bể nén bùn, Bùn sau khi
nén tới nồng độ 22.000-25.000 mg/l sẽ được đưa vào máy ép bùn băng tải để
ép thành bánh. Giải pháp này cho phép tiết kiệm diện tích và bùn sau khi ép có
83

độ khô cao. Các bánh bùn sau khi ép được sử dụng làm nguồn phân bón hữu
cơ cho cây trồng.
Các thông số nước thải sau xử lý:
Bảng IV.3. Các thông số nước thải của nhà máy sau xử lý
TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị TCVN
5945:2005 cột A
1 pH - 7,1 6÷9
2 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 6 50
3 Tổng Nitơ mg/l 36 15
4 Tổng phôtpho mg/l 6 6
5 Dầu mỡ mg/l 2 5
6 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5) mg/l 22 30
7 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/l 30 50
8 Coliform MPN/100 ml 1.300 3.000

(Nguồn: Trung tâm Khoa học và Công nghệ môi trường 2006)
Nhận xét về công nghệ xử lý của nhà máy:
- Hệ thống xử lý nước thải của nhà mày nhìn chung đạt hiệu quả xử lý
cao, cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn thải của Việt Nam theo TCVN
5945:2005 cột A, ngoại trừ giá trị tổng Nitơ vẫn còn ở mức cao hơn tiêu chuẩn
này.
- Các chất thải thứ cấp cũng đã có các giải pháp xử lý phù hợp, không
gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Đây là công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản có nhiều tính ưu
việt, đáp ứng được các yêu cầu về mặt công nghệ, kỹ thuật, kinh tế và môi
trường. Phù hợp với đặc tính nước thải và các điều kiện của nhà máy.
- Toàn bộ quá trình vận hành của hệ thống được điều khiển bằng các
thiết bị tự động, vận hành ổn định. Các thiết bị được lắp đặt đảm bảo dễ dàng
84

khi tháo lắp, bảo dưỡng.


- Vị trí xây dựng của hệ thống xử lý nước thải đã được nhà máy quy
hoạch từ trước lên đảm bảo phù hợp với cảnh quan, hạ tầng chung của nhà
máy.
- Nhìn chung, công nghệ xử lý này rất phù hợp với các doanh nghiệp chế
biến thủy sản, có nhiều tính ưu việt và có tính khả thi để phổ biến áp dụng
rộng rãi.
IV.2.2. Công nghệ xử lý nước thải của Xí nghiệp đông lạnh Cà Mau 2 –
Công ty Cổ phần chế biến thuỷ sản và xuất nhập khẩu Cà Mau (công nghệ
2)
Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy do Công ty Cổ phần kỹ thuật
công nghệ Sài Gòn xây dựng, chuyển giao công nghệ và đưa vào vận hành
năm 2000.
- Công suất thiết kế ban đầu: 1000 m3 /ngày.đêm.
- Công suất hoạt động hiện nay: 1.200 m3 /ngày.đêm.
- Giá thành của hệ thống xử lý: 3.000.000.000 VNĐ
- Chỉ số đầu tư: 2,5 triệu /1m3 nước thải
- Chi phí xử lý cho 1m3 nước thải (chỉ số vận hành): 2.700 VNĐ/1m3
nước thải
Các thông số nước thải đầu vào:
85

Bảng IV.4. Các thông số nước thải đầu vào của công ty
TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị TCVN
5945:2005
cột B
1 pH - 7,5 6÷9
2 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 400 100
3 Tổng Nitơ mg/l 150 30
4 Tổng phôtpho mg/l 55 6
5 Dầu mỡ mg/l 320 5
6 Nhu cầu oxy sinh học mg/l 1.050 50
(BOD5)
7 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/l 1.340 80
8 Coliform MPN/100 ml 17.000 5.000

(Nguồn: Báo cáo quan trắc Công ty năm 2006)


Theo yêu cầu chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống xử lý phải đảm
bảo TCVN 5945:2005 cột B (nước thải đầu ra đổ vào hệ thống nước thải
chung của thành phố). Có thể thấy nước thải của nhà máy so với TCCP vượt
rất nhiều lần, đặc biệt các chỉ tiêu về dầu mỡ, N, COD và BOD5 do đó, việc áp
dụng công nghệ xử lý sinh học là cần thiết để xử lý nước thải có hàm lượng
chất hữu cơ cao.
Sơ đồ công nghệ xử lý
Hệ thống xử lý nước thải này được được thiết kế cho nhà máy trong
giai đoạn đầu hoạt động, tuy nhiên hiện nay do nhà máy được mở rộng tăng
công suất chế biến nên lưu lượng và hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước
thải cũng tăng. Do đó hệ thống bị quá tải, nước thải đầu ra không đạt TCCP.
86

Nước thải

Bể điều hoà,
lắng sơ bộ

Bể Aeroten Bể xử lý bùn Bể nén bùn


Bùn tuần
hoàn Bùn dư
Bể lắng 2 Bùn thải

Khử trùng

Nước sau xử lý

Hình IV.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Xí nghiệp đông lạnh Cà Mau
2 – Công ty Cổ phần chế biến thuỷ sản và xuất nhập khẩu Cà Mau
Thuyết minh công nghệ xử lý:
Nước thải từ các công đoạn sản xuất của công ty sau khi qua song chắn
rác được chảy vào bể điều hoà nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ các chất ô
nhiễm trước khi qua các công đoạn xử lý tiếp theo, ngoài ra tại đây cũng diễn
ra quá trình lắng sơ bộ nước thải.
Nước thải từ bể điều hoà được dẫn vào bể xử lý hiếu khí Aeroten, tại
đây các chất ô nhiễm tiếp tục được ôxy hoá hiếu khí, sau khi xử lý hiếu khí
nước thải được được đưa qua bể lắng rối được khử trùng trước khi thải ra bên
87

ngoài, bùn dư từ bể Aeroten và từ bể lắng được đưa sang bể mêtan xử lý bùn,


bùn cặn từ thiết bị này được thu gom đưa ra ngoài đi chôn lấp.
Nước thải sau xử lý:
Bảng IV.5. Chất lượng nước thải sau xử lý
TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị TCVN
5945:2005
cột B
1 pH - 7,0 6÷9
2 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 86 100
3 Tổng Nitơ mg/l 35 30
4 Tổng phôtpho mg/l 10 6
5 Dầu mỡ mg/l 12 5
6 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5) mg/l 65 50
7 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/l 90 80
8 Coliform MPN/100 ml 1.500 5.000

(Nguồn: Báo cáo quan trắc Công ty năm 2006)


Nhận xét:
- Hệ thống xử lý nước thải của công ty xử lý nước thải đầu ra nhìn
chung không đạt TCCP theo TCVN 5945:2005 cột B;
- Công nghệ xử lý hiếu khí bằng bể Aeroten của nhà máy là phù hợp
với đặc tính nước thải của nhà máy, tuy nhiên do nước thải có hàm lượng chất
ô nhiễm cao lên hệ thống bị quá tải, nước thải đầu ra không đạt TCCP.
- Dây truyền thiết bị trong hệ thống được xây dựng đã lâu lên trình độ
của công nghệ lạc hậu, mức độ cơ khí hoá, tự động hoá không cao.
- Vị trí của hệ thống xử lý nước thải nhìn chung ở vị trí phù hợp trong
khuôn viên nhà máy, đầu ra của nước thải sau xử lý thuận lợi cho việc tiêu
thoát nước.
88

IV.2.3. Công nghệ xử lý nước thải của Công ty Cổ phần thuỷ sản và Xuất
nhập khẩu Long An (công nghệ 3)
Hệ thống xử lý nước thải của công ty do công ty tự thiết kế và thi công
lần đầu vào năm 1996, được cải tạo và nâng cấp vào năm 2000 với các thông
số chất lượng nước đầu vào như sau:
- Công suất thiết kế: 160 m3/ngày.đêm
- Giá thành của hệ thống: Hệ thống xử lý do công ty tự thiết kế và xây
dựng, ước tính giá thành xây dựng, mua trang thiết bị khoảng 300.000.000
VNĐ (tính cả giá thành cải tạo năm 2000)
Chỉ số đầu tư: 1,875 triệu/m3 nước thải
- Chi phí xử lý (ước tính): Do hệ thống không sử dụng các máy móc
thiết bị, chủ yếu nước thải tự chảy qua các bể xử lý nên chi phí xử lý rất nhỏ,
ước tính 1.200VNĐ/m3 nước thải.
Các thông số chỉ tiêu nước thải đầu vào như sau:
Bảng IV.6. Các thông số nước thải đầu vào của công ty
TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
7B TCVN
5945:2005
cột B
1 pH - 6,8 6÷9
2 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 420 100
3 Tổng Nitơ mg/l 130 30
4 Tổng phôtpho mg/l 40 6
5 Dầu mỡ mg/l 50 5
6 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5) mg/l 320 50
7 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/l 500 80
8 Coliform MPN/100 ml 21.000 5.000

(Nguồn: Báo cáo quan trắc Công ty năm 2006)


89

Theo quy định nước thải của công ty phải đảm bảo TCVN 5945:2005
cột B trước khi thải ra môi trường bên ngoài (thải vào hệ thống thoát nước
chung của thị xã Tân An trước khi đổ ra sông Vàm Cỏ), các thông số đều vượt
TCCP, đặc biệt các chỉ tiêu SS, tổng N, tổng P vượt quá nhiều lần.
Sơ đồ công nghệ xử lý
Nước thải

Bể lắng và Mỡ vớt,
vớt mỡ bùn thải

Bể thổi khí

Bể xử lý
hoá chất

Hồ xử lý sinh
Bùn thải
học 1

Hồ xử lý sinh
Bùn thải
học 2

Hồ xử lý
Bùn thải
sinh học 3

Bể khử trùng

Nước sau xử lý
90

Hình IV.3. Sơ đồ hệ thống công nghệ xử lý nước thải của Công ty Cổ phần
thuỷ sản và Xuất nhập khẩu Long An
Thuyết minh công nghệ xử lý:
Nước thải từ khu vực sản xuất được tập trung về hệ thống cống ngầm,
sau khi qua song chắn rác để loại bỏ các loại tạp chất có kích thước lớn được
tập trung vào bể lắng và vớt mỡ, tại bể này các chất thải lắng xuống dưới cùng
các chất nổi trên bề mặt bể sẽ được thu gom đem đi xử lý cùng với chất thải
rắn.
Sau khi qua bể này nước thải được chảy qua Bể thổi khí, tại bể này nước
thải được cung oxy cho quá trình phân giải các chất hữu cơ. Sau công đoạn
này nước thải được đưa qua bể xử lý hoá chất nhằm tăng cường sự đông tu các
chất prôtid, tạo quá trình lắng lọc. Các hồ xử lý sinh học được nuoi cấy lục
bình nhằm tăng cường khả năng lọc nước thải, sau các công đoạn này nước
thải được khử trùng bằng vôi bột trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
Trong hệ thống xử lý này ngoài các bể lắng, bể thổi khí và bể xử lý hoá chất
được xây bằng xi măng, còn lại các hồ xử lý sinh học là các ao tự nhiên.
Bùn thải từ quá trình xử lý được định kỳ nạo vét và được đưa đi xử lý cùng
với chất thải rắn của nhà máy.
Chất lượng nước thải sau xử lý:
91

Bảng IV.7. Các thông số chất lượng đầu ra nước thải của công ty
TT Chỉ tiêu Đơn vị
8B Giá trị TCVN
5945:2005 cột B
1 pH - 7,3 6÷9
2 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 120 100
3 Tổng Nitơ mg/l 42 30
4 Tổng phôtpho mg/l 25 6
5 Dầu mỡ mg/l 12 5
6 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5) mg/l 55 50
7 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/l 96 80
8 Coliform MPN/100 ml 5.500 5.000

(Nguồn: Báo cáo quan trắc Công ty năm 2006)


Nhận xét về công nghệ của công ty:
- Việc dùng công nghệ sinh học để xử lý nước thải là phù hợp với đặc
tính nước thải của nhà máy, công nghệ tận dụng được hệ thống ao hồ có sẵn
có trong nhà máy, chi phí xử lý thấp
- Do công nghệ còn đơn giản lên nhiều khi chất lượng nước sau xử lý
còn chưa đạt TCCP, các công trình xử lý đều là công trình hở Gây ảnh hưởng
đến môi trường xung quanh như mùi hôi, và nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm
- Các công trình xử lý này cũng gây tốn rất nhiều diện tích mặc dù đây
là đất của nhà máy nhưng về cơ bản hệ thống này không kinh tế.
IV.3. Áp dụng các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá
cho các công nghệ trên:
Trên cơ sở thuyết minh công nghệ, hiệu quả xử lý và chi phí của 3 công
nghệ trên, ta tiến hành đánh giá, cho điểm của các công nghệ như sau:
92

IV.3.1. Hiệu quả xử lý ô nhiễm:


IV.3.1.1. Kết quả xử lý so với TCCP
Tiêu chí được đánh giá dựa trên kết quả xử lý nước thải của công nghệ
thể hiện ở các thông số của nước thải sau xử lý so sánh với TCCP theo TCVN
5945:2005 cột B (đổ vào khu vực không dùng làm nguồn nước cho mục đích
sinh hoạt). Công nghệ nào xử lý đạt TCCP ở tất cả các tiêu chí sẽ được điểm
đánh giá tối đa, trường hợp không đạt, tuỳ theo mức độ vượt quá TCCP điểm
đánh giá sẽ giảm xuống theo tỷ lệ.
1. Công nghệ 1:
Chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống xử lý của công ty đạt TCVN
5945:2005 cột A theo yêu cầu đặt hàng của nhà máy (ngoại trừ giá trị về hàm
lượng nitơ) do đó tiêu chí về kết quả xử lý công nghệ này được đánh giá điểm
tối đa 20 điểm.
2. Công nghệ 2
Chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống không đạt TCCP theo TCVN
5945:2005 cột B (chủ yếu là các thông số COD và BOD5) do đó điểm cho tiêu
chí này của công nghệ được đánh giá 12 điểm.
3. Công nghệ 3
Các thông số trong nước thải đầu ra của hệ thống cũng vượt quá TCCP
theo TCVN 5945:2005 cột B, tiêu chí này của công nghệ được đánh giá 10
điểm.
IV.3.1..2. Giải pháp xử lý chất thải thứ cấp
Các chất thải thứ cấp phát sinh trong quá trình xử lý nước thải bao gồm:
rác thô từ lưới lọc rác, bùn thải từ bể lắng, bùn cặn từ bể lên men, các mùi hôi
phát sinh, …
Tiêu chí này để đánh giá về sự phù hợp của phương pháp xử lý, và khả
năng giảm thiểu các chất thải thứ cấp này.
93

1. Công nghệ 1:
Tiêu chí về các giải pháp xử lý chất thải thứ cấp, công nghệ này đã hạn
chế được quá trình phát sinh của mùi hôi do quá trình phân huỷ các chất trong
nước thải ngay từ bể điều hoà, rác sinh ra từ máy lọc rác được chứa trong
thùng chứa và hàng ngày được đổ ở những nơi quy định, lượng bùn cặn sinh
ra từ hệ thống cũng đã được thu gom và xử lý (bùn từ quá trình xử lý hiếu khí
được ép thành bánh làm phân bón hữu cơ cho cây trồng), do đó về tiêu chí này
của công nghệ được đánh giá 9 điểm.
2. Công nghệ 2
Về giải pháp xử lý các chất thải thứ cấp: công nghệ này không phát sinh
nhiều các chất thải thứ cấp, bùn thải cũng đã được thu gom và xử lý, tiêu chí
này của công nghệ được đánh giá 8 điểm
3. Công nghệ 3
Về các giải pháp xử lý chất thải thứ cấp, do công nghệ này tận dụng các
ao hồ có sẵn của nhà máy lên gây phát tán mùi hôi, ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh, lượng bùn cặn được nạo vét chưa được xử lý mà đem đi chôn lấp
cùng với chất thải rắn của nhà máy, tiêu chí này của công nghệ được đánh giá
5 điểm.
IV.3.2. Chi phí về kinh tế
Việc đánh giá công nghệ xử lý chất thải theo các tiêu chí về kinh tế có
thể được đánh giá dựa trên “công nghệ tốt nhất hiện có” (BAT). Tuy nhiên
việc xác định được công nghệ thực tế tốt nhất hiện có của các công nghệ xử lý
chất thải trong nước là chưa thể thực hiện ngay được.
Do đó, để đánh giá công nghệ theo tiêu chí này chúng ta tham khảo suất
đầu tư, chỉ số vận hành tại các công nghệ xử lý cùng loại từ các quá trình điều
tra, khảo sát thực tế, các công nghệ được chào bán tại các hội trợ triển lãm
94

công nghệ và thiết bị đã được tổ chức tại Việt Nam. Tuỳ theo quy mô của các
hệ thống, giá thành có thể dao động như sau:
Chỉ số đầu tư: 3,0 ÷ 5,0 triệu/ 1m3 nước thải
Chỉ số vận hành: 2.000 ÷ 4.000đ/ 1m3 nước thải
Công nghệ nào có chỉ số đầu tư ≤ 3.0 triệu/ 1m3 nước thải thì tiêu chí
về chỉ số đầu tư sẽ đạt điểm tối đa 15 điểm, nếu suất đầu tư từ : 3,0 ÷ 5,0 triệu
sẽ có điểm đánh giá là 10 ÷ 12 điểm, nếu ≥ 5,0 triệu điểm đánh giá là 7 điểm.
Chỉ số vận hành cũng sẽ được đánh giá tương tự như trên
IV.3.2.1. Chỉ số đầu tư
1. Công nghệ 1
Chỉ số đầu tư của công nghệ nhìn chung so sánh với các công nghệ
cùng loại trong nước là chấp nhận được, tuy giá thành hơi cao, điểm đánh giá
của tiêu chí này là 12 điểm.
2. Công nghệ 2
Chí số đầu tư của công nghệ so với các công nghệ cùng loại loại trong
nước là phù hợp, tiêu chí này của công nghệ là 15 điểm.
3. Công nghệ 3
Do hệ thống xử lý này tận dụng được các ao hồ sẵn có của nhà máy,
mức đầu tư là rất thấp tiêu chí này đạt điểm tối đa 15 điểm.
IV.3.2.2. Chỉ số vận hành
1. Công nghệ 1
Do quá trình vận hành của công nghệ có tính cơ khí hoá, tự động hoá
cao lên đồng thời cũng tiêu tốn nhiều năng lượng, đặc biệt là hệ thống cấp khí
cho quá trình xử lý hiếu khí, điểm đánh giá cho tiêu chí này là 10 điểm.
2. Công nghệ 2
Chỉ số vận hành của công nghệ nhìn chung là chấp nhận được, điểm
đánh giá cho tiêu chí này của công nghệ là 12 điểm
95

3. Công nghệ 3
Đối với công nghệ này điểm đánh giá là 15 điểm
IV.3.3. Trình độ công nghệ xử lý
Tiêu chí của công nghệ được đánh giá theo nguyên tắc sau:
- Tiêu chí về mức độ cơ khí hoá, tự động hoá: Công nghệ xử lý có các
công đoạn đều được điều khiển tự động hoá bằng máy móc, thiết bị điều khiển
tự động, công nghệ xử lý hiện đại, các thiết bị được sản xuất mới thì tiêu chí
này được điểm đánh giá tối đa là 5 điểm. Đối với các công nghệ vận hành bán
tự động, hay còn nhiều công đoạn thủ công, các thiết bị đã qua sử dụng thì tiêu
chí này được đánh giá 2÷4 điểm
- Tiêu chí đánh giá về quản lý, vận hành, bảo dưỡng: Đánh giá công
nghệ về mức độ thuận tiện trong quá trình vận hành, quản lý thuận lợi, các
thiết bị được thay thế và bảo dưỡng dễ dàng, khi đó điểm đánh giá đạt tối đa là
5 điểm.
IV.3.3.1. Mức độ cơ khí hoá, tự động hoá
1. Công nghệ 1
Công nghệ về cơ bản được vận hành tự động hoá bằng các máy móc,
thiết bị điều khiển, không có các công đoạn phải xử lý bằng thủ công, khả
năng tự động hoá cao.
Tiêu chí này được 5 điểm
2. Công nghệ 2
Do hệ thống được xây dựng đã lâu lên trình độ của công nghệ này đã lạc
hậu, khả năng cơ khí hoá, tự động hoá thấp, tiêu chí này của công nghệ được
đánh giá 3 điểm.
3.Công nghệ 3
Công nghệ chủ này xử lý nước thải chủ yếu bằng hệ thống các hồ sinh
học tự nhiên, không có các thiết bị, tiêu chí này của công nghệ được đánh giá
96

2 điểm.
IV.3.3.2. Thuận tiện trong quản lý, vận hành và bảo dưỡng
1. Công nghệ 1
Các thiết bị trong dây truyền chủ yếu được sản xuất và chế tạo trong
nước (ngoại trừ một số thiết bị chuyên dùng vẫn phải nhập khẩu) nên quá trình
vận hành của công nhân dễ dàng, khả năng thay thế bảo dưỡng cũng thuận lợi,
tiêu chí này của công nghệ được 4 điểm.
2. Công nghệ 2
Công nghệ của nhà máy được sản xuất trong nước, quá trình vận hành
nhìn chung đơn giản, thuận lợi, các thiết bị có khả năng thay thế dễ dàng, điểm
đánh giá 4 điểm.
3. Công nghệ 3
Công nghệ chủ yếu xử lý dựa vào quá trình tự nhiên, quá trình vận hành
bị ảnh hưởng nhiều từ tự nhiên, quá trình quản lý, vận hành và bảo dưỡng
không thuận lợi, điểm đánh giá 2 điểm.
IV.3.4. Phù hợp với điều kiện của cơ sở xử lý
Công nghệ, thiết bị phù hợp với yêu cầu xử lý nước thải:
- Đối với nước thải ngành chế biến thuỷ sản, việc áp dụng công nghệ xử
lý theo phương pháp sinh học là phù hợp, tuy nhiên tuỳ theo hàm lượng các
chất ô nhiễm trong nước thải cần áp dụng các công đoạn cho phù hợp.
- Đối với nước thải có hàm lượng chất hữu cơ lớn BOD5 ≈ 1.000 mg/l
nước thải cần phải được xử lý qua bể tuyển nổi hoặc bể xử lý yếm khí (UASB)
trước khi đến công đoạn xử lý hiếu khí
- Các công nghệ phù hợp áp dụng công nghệ trên xử lý nước thải đầu ra
đạt TCCP sẽ được đánh giá là phù hợp, điểm đánh giá theo tiêu chí IV.1 đạt 5
điểm. Nếu công nghệ xử lý cũng theo phương pháp sinh học nhưng không phù
97

hợp với đặc tính của nước thải (nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm cao),
nước thải đầu ra không đạt TCCP thì điểm đánh giá đạt 2÷3 điểm.
Phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng:
Tiêu chí này xem xét sự phù hợp của công nghệ xử lý phù hợp với điều
kiện về cơ sở hạ tầng của nhà máy như trạm xử lý đặt ở vị trí thích hợp, diện
tích xây dựng nhỏ, khả năng cung cấp điện, nước thuận lợi,…
IV.3.4.1. Công nghệ, thiết bị phù hợp với yêu cầu xử lý
1. Công nghệ 1
Việc sử dụng công nghệ theo phương pháp sinh học để xử lý nước thải
có hàm lượng các chất hữu cơ cao cho nhà máy là phù hợp, công suất thiết kế
cũng như các thiết bị phù hợp, vận hành ổn định, nước thải sau xử lý đạt
TCCP, tiêu chí này được điểm tối đa 5 điểm.
2. Công nghệ 2
Công nghệ này của nhà máy chỉ thích hợp với xử lý nước thải có hàm
lượng chất hữu cơ không qua cao, còn đối với nước thải có hàm lưọng các
chất ô nhiễm cao thì hệ thống sẽ khó đảm bảo xử lý đạt TCCP, điểm đánh giá
của công nghệ là 3 điểm.
3. Công nghệ 3
Công nghệ này của nhà máy thích hợp với xử lý nước thải có hàm
lượng chất hữu cơ nhỏ, đầu ra của nước thải sau xử lý không yêu cầu quá cao,
so với yêu cầu xử lý thì nhìn chung hệ thống xử lý này chưa đạt yêu cầu, nước
sau xử lý không đạt TCCP, điểm đánh giá của công nghệ là 3 điểm.
IV.3.4.2. Phù hợp với điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng
1. Công nghệ 1
Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy được đặt ở vị trí thích hợp, không
gây ảnh hưởng đến cộng đồng, cảnh quan, diện tích xây dựng nhỏ, khả năng
cung cấp điện nước thuận lợi, điểm đánh giá 4 điểm.
98

2. Công nghệ 2
Tương tự như công nghệ 1, điểm đánh giá của công nghệ này được 4
điểm.
3. Công nghệ 3
Nhìn chung công nghệ xử lý này là phù hợp với cơ sở hạ tầng của nhà
máy do có diện tích rộng, tuy nhiên các hồ sinh học tự nhiên của nhà máy
không phù hợp với điều kiện tự nhiên về địa chất, thuỷ văn, nằm trong khu
dân cư, điểm đánh giá của công nghệ là 3 điểm.
IV.3.5. An toàn về môi trường
IV.3.5..1. Công nghệ thân thiện với môi trường
1. Công nghệ 1
Công nghệ được xử lý theo phương pháp sinh học, về cơ bản thân thiện
với môi trường, ngoài ra các hoá chất trong quá trình xử lý cũng không gây
ảnh hưởng đến môi trường, các hệ sinh thái điểm đánh giá 9 điểm.
2. Công nghệ 2
Tương tự công nghệ 1 điểm đánh giá của công nghệ 2 đạt 9 điểm
3. Công nghệ 3
Công nghệ này về cơ bản sử dụng các quá trình tự nhiên để xử lý nước
thải, không dùng nhiều hoá chất, tuy nhiên gây ô nhiễm môi trường xung
quanh như phát tán mùi hôi, ảnh hưởng đến nước ngầm, cảnh quan sinh thái,
điểm đánh giá cho công nghệ này đạt 6 điểm.
IV.3.5..2. Các giải pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố
1. Công nghệ 1
Trong quá trình vận hành của công nghệ, nhà máy luôn quan tâm đến
các giải pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố. Các giải pháp giảm thiểu tác động
xấu đến cộng đồng và cảnh quan sinh thái cũng đã được áp dụng (không phát
99

tán mùi ra môi trường xung quanh, không gây tác động xấu đến cảnh quan nhà
máy, cộng đồng dân cư xung quanh), điểm đánh giá 9 điểm.
2. Công nghệ 2
Công nghệ cũng đã thực hiện tốt các công tác phòng ngừa, khắc phục sự
cố, các quy định về an toàn, phòng chống sự cố, điểm đánh giá 8 điểm.
3. Công nghệ 3
Các giải pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố cũng đã được áp dụng, trong
quá trình vận hành của công nghệ đã cố gắng giảm thiểu các tác động đến môi
trường, cảnh quan sinh thái nhưng bị hạn chế do xử lý bằng qúa trình tự nhiên,
điẻm đánh giá cho tiêu chí này là 7 điểm.
Kết quả đánh giá cho 3 công nghệ được thể hiện trong bảng dưới đây:
100
101

Bảng IV.8. Kết quả đánh giá của 3 công nghệ


Điểm CN1 CN2 CN3
TT Tiêu chí đánh giá
tối đa
1 Hiệu quả xử lý ô nhiễm 30 30 20 15

1.1 Kết quả xử lý so với TCCP 20 20 12 10

1.2 Giải pháp xử lý chất thải thứ cấp 10 9 8 5


2 Chi phí về kinh tế
9B 30 22 27 30
2.1 Chỉ số đầu tư 15 12 15 15
2.2 Chỉ số vận hành 15 10 12 15
3 Trình độ công nghệ xử lý 10 9 7 4
3.1 Mức độ cơ khí hoá, tự động hoá 5 5 3 2
3.2 Thuận tiện trong quản lý, vận hành, 5 4 4 2
bảo dưỡng
4 Phù hợp với điều kiện của cơ sở 10 9 7 6
xử lý
4.1 Công nghệ, thiết bị phù hợp với yêu 5 5 3 3
cầu xử lý nước thải
4.2 Phù hợp với điều kiện tự nhiên, cơ 5 4 4 3
sở hạ tầng
5 An toàn về môi trường
4B 20 18 17 13
5.1 Công nghệ thân thiện với môi
5B 10 9 9 6
trường
5.2 Các giải pháp phòng ngừa, khắc
6B 10 9 8 7
phục sự cố
Tổng số 100 88 73 68
102

Kết luận:
Qua quá trình đánh giá 3 công nghệ xử lý nước thải trên ta thấy
- Việc đánh giá công nghệ nhằm xem xét sự phù hợp của các công nghệ
này đối với từng điều kiện cụ thể của các nhà máy là hoạt động rất cần thiết.
Thông thường việc 1 công nghệ xử lý thoả mãn với tất cả các tiêu chí đánh giá
này là rất khó, khi đánh giá ta cần xem xét sự phù hợp với các điều kiện cụ thể
của từng nhà máy, từ đó có các quyết định để áp dụng lựa chọn công nghệ
thích hợp.
- Để đảm bảo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đối với
các hệ thống xử lý nước thải chưa xử lý đạt tiêu chuẩn thải cho phép cần phải
được thay đổi, nâng cấp nhằm xử lý nước thải đạt TCCP trước khi thải ra bên
ngoài.
Đối với công nghệ 1:
- Điểm đánh giá của công nghệ là 88 điểm, trong đó không có tiêu chí
nào có điểm đánh giá ≤ 50% điểm đánh giá tối đa của tùng tiêu chí, do đó có
thể coi đây là công nghệ phù hợp.
- Đây là công nghệ tương đối hiện đại, có hiệu quả xử lý, tính tự động
hoá cao, đáp ứng được yêu cầu xử lý của cơ sở, giá thành chấp nhận được
- Công nghệ này thích hợp với nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm
cao, có thể áp dụng cho các cơ sở chế biến thuỷ sản có công nghệ sản xuất
hiện đại có lượng nước thải phát sinh thấp do đó hàm lượng ô nhiễm cao.
- Để công nghệ này được đánh giá cao hơn thì nhà sản xuất cần triển
khai áp dụng rộng rãi vào thực tế, tạo sự ổn định của công nghệ và giảm giá
thành.
Đối với công nghệ 2:
- Điểm đánh giá của công nghệ này 73 điểm, về giá thành và phương
pháp xử lý của công nghệ này là phù hợp, tuy nhiên nếu chỉ áp dụng xử lý sinh
103

học bằng bể Aeroten thì hiệu quả xử lý sẽ không đáp ứng được yêu cầu đối
với nước thải có nồng độ các chất ô nhiễm cao.
- Công nghệ này chỉ thích hợp với nước thải của nhà máy có hàm lượng
các chất ô nhiễm ở mức trung bình.
- Để xử lý hiệu quả nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, do hệ thống xử
lý của nhà máy bị quá tải cả về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm nên
nhà máy cần đầu tư mở rộng thêm quy mô của hệ thống xử lý nước thải bằng
cách lắp đặt thêm các modul xử lý và thêm công đoạn xử lý yếm khí hoặc
tuyển nôi trước công đoạn xử lý hiếu khí bằng bể Aeroten.
Đối với công nghệ 3:
- Điểm đánh giá của công nghệ là 68 điểm, mặc dù giá thành xây dựng
và chi phí xử lý nhỏ, nhưng công nghệ xử lý này nhìn chung không đạt yêu
cầu về xử lý, nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải sau xử lý vượt quá
TCCP.
- Mặt khác hệ thống xử lý theo phương pháp này cũng tốn nhiều diện
tích sử dụng do các ao sinh học tự nhiên, gây ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh cũng như phát sinh các sự cố môi trường.
- Công nghệ này chỉ thích hợp với nước thải có hàm lượng các chất ô
nhiễm thấp, nhà máy có diện tích mặt bằng lớn, xa khu dân cư.
- Để đảm bảo hoạt động lâu dài và tuân thủ các quy định pháp luật về
môi trường, nhà máy cần đầu tư xây mới hệ thống xử lý nhằm xử lý đạt tiêu
chuẩn thải. Tuy có thể cải tạo hệ thống xử lý hiện có như tăng cường cấp khí
tại các hồ xử lý sinh học nhằm xử lý hiệu quả hơn các chất ô nhiễm, tránh phát
sinh mùi hôi, … nạo vét bùn thải định kỳ và khử trùng nước thải sau xử lý
trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Đẩy mạnh phát triển kinh tế một cách toàn diện với nhịp độ ngày càng
tăng nhằm nâng cao đời sông của nhân dân là một xu thế tất yếu không thể
đảo ngược, tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích kinh tế to lớn là sự đối mặt của
toàn xã hội với một thách thức gay gắt đó là chủng loại và lượng chất thải phát
sinh từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt ngày càng đa dạng với khối lượng
ngày càng lớn.
Nhằm đáp ứng nhu cầu bức bách đối với việc giảm thiểu, xử lý chất
thải góp phần bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững của đất nước,
trong những năm qua, công nghệ môi trường nói chung, công nghệ xử lý chất
thải nói riêng ở Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều loại hình
công nghệ và thiết bị xử lý chất thải đã được nhập ngoại hoặc tự sản xuất
trong nước.
Việc xây dựng các tiêu chí nhằm phục vụ cho hoạt động đánh giá công
nghệ xử lý chất thải ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết, không những là sự
đòi hỏi của thị trường công nghệ mà còn là yếu tố quan trọng góp phần hình
thành, phát triển thị trường và thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ môi
trường, bảo vệ môi trường. Đồng thời giúp cho nhà nước định hướng phát
triển công nghệ môi trường, phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước và hình thành công nghiệp môi trường.
Nhằm hoàn thiện được quy trình đánh giá công nghệ môi xử lý chât
thải phù hợp với điều kiện Việt Nam. Thông qua mô hình đánh giá thử nghiệm
tại các công nghệ xử lý chất thải của 3 cơ sở chế biến thuỷ sản, để có thể cải
thiện chất lượng của quy trình đánh giá công nghệ xử lý chất thải phù hợp,
trong tương lai cần phải bổ sung và hoàn thiện những vấn đề sau:
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí chung cho phù hợp với
điều kiện thực tế cũng như sự phát triển của khoa học và công nghệ của Việt
105

Nam. Đặc biệt xây dựng các tiêu chí dùng để đánh giá công nghệ xử lý chất
thải cho từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Xây dựng các cơ chế, chính sách để hoạt
động đánh giá công nghệ là một việc thường xuyên liên tục, nhất là đối với
các công nghệ xử lý chất thải mới được phát minh, công nghệ xử lý chất thải
nguy hại, … Có các chính sách hỗ trợ đối với các công nghệ được đánh giá là
phù hợp như:
- Cấp giấy chứng nhận
- Hỗ trợ, ứng dụng, chuyển giao công nghệ
- Nhà nước có các ưu đãi, hỗ trợ về vốn, đất đai,…
Trong nội dung của luận văn này, đã nghiên cứu và đề xuất được các
tiêu chí chung để đánh giá công nghệ xử lý chất thải tại Việt Nam, trên cơ sở
các tiêu chí chung đó đã cụ thể hoá thành các tiêu chí nhánh cũng như lượng
hoá thành điểm số để đánh giá cho công nghệ xử lý nước thải cho ngành chế
biến thuỷ sản.
Tuy nhiên, do hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải ở nước ta
còn khá mới mẻ, quy trình đánh giá vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm, do đó
một số nội dung trong luận văn này vẫn còn tương đối sơ sài, nhiều vấn đề
mới chỉ do học viên nghiên cứu, đề xuất chưa có cơ sở khoa học và thực tiễn
lên còn mang tính chất chủ quan và chưa logic. Rất mong sự xem xét, đóng
góp, giúp đỡ của các thầy cô, đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện
hơn, các tiêu chí đánh giá có tính khả thi để có thể đựoc áp dụng vào thực tế./.
106

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Bộ Công thương (2008), Tài liệu Hội thảo quốc gia về phát triển ngành
công nghiệp môi trường Việt Nam, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Quyết định bắt buộc áp dụng các
Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, Hà Nội.
3. Cục Bảo vệ môi trường (2006), Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ Điều tra, đánh
giá bình chọn các mô hình công nghệ môi trường xử lý chất thải bãi rác, làng
nghề và một số ngành công nghiệp, Hà Nội.
4. Cục Bảo vệ môi trường (2006), Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ Xây dựng cơ sở
dữ liệu công nghệ môi trường, Hà Nội.
5. Cục Bảo vệ môi trường (2006), Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ Phổ biến các
mô hình công nghệ xử lý môi trường phù hợp, Hà Nội.
6. Cục Bảo vệ môi trường (2007, 2008), Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ Hoàn
thiện và trình ban hành các quy định về quy trình xét chọn, đánh giá và thẩm
định công nghệ môi trường phù hợp với điều kiện Việt Nam, Hà Nội.
7. Cục Bảo vệ môi trường (2006), Công nghệ môi trường Việt Nam, Hà Nội.
8. Cục Bảo vệ môi trường (2007), Báo cáo chuyên đề Hiện trạng áp dụng
công nghệ môi trường trong ngành chế biến thuỷ sản, Hà Nội.
9. Cục Bảo vệ môi trường (2007), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ Đào tạo về các
công nghệ môi trường tiên tiến và sản xuất sạch hơn, Hà Nội.
10. Sở Khoa học và Công nghệ TP.Hồ Chí Minh, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và
Bảo vệ môi trường (2006), Báo cáo khoa học Nghiên cứu đề xuất giải pháp
tổng thể cải thiện tình hình môi trường cho các cơ sở chế biến thuỷ sản quy
mô vừa và nhỏ ở TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
107

11. Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, (2008), Tuyển tập báo cáo khoa
học Hội thảo Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam,
Hà Nội.
12. Phùng Chí Sỹ, Trần Hiếu Nhuệ, Nguyễn Thế Tiến, Chu Thị Sàng (2004),
Tuyển tập các báo cáo khoa học phát triển công nghệ môi trường, Hà Nội.
13. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (1999), Giáo trình công nghệ xử lý nước
thải, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
Tiếng Anh
1. Coates, J. Anticipating the environmental effects of technology. A Primer and
Workbook, Industry and Environment, United Nations Environment Programme
(UNEP), Paris, France, (1995).
2. EPA Report No. 600/R-03/021. Environmental technology verification program,
U.S. Environmental Protection Agency, (2002).
3. Workshop report. Environmental technology assessment. United Nations
Environment Programme, Division of Technology, Industry and Economics (2000).
4. Anonymous. Guide to the technology appraisal process. Published by the
National Institute for Clinical Excellence (2004).
5. Anonymous. New environmental technology evaluation (NETE) program-a guide
for applicants. Promoting the development and application of new environmental
technologies. Ministry of Environment, Canada, (2000).

You might also like