You are on page 1of 22

MÔI TRƯỜNG

CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẤP


BÁCH Ở VIỆT NAM

NHÓM 7
- Nguyễn Danh Huy
- Đỗ Đinh Minh Dương
-
- Phan Mạnh Đạt
- Đào Tiến Dũng
- Trần Quốc Mạnh
NỘI DUNG
I. Vấn đề về sự phát triển và xử lý nước thải ở các khu, cụm công
nghiệp
II. Hoạt động khai thác khoáng sản thiếu sự quản lý chặt chẽ
III. Tỷ lệ thu gom và xử lý còn thấp; Khí thải, bụi phát sinh không được
kiểm soát chặt chẽ
IV. Chất thải từ khu vực nông thôn không được thu gom, xử lý đúng
quy cách, hợp vệ sinh; tình trạng sử dụng phân bón tràn lan; Ô
nhiễm môi trường tại các làng nghề khó kiểm soát
V. Tình trạng công nghệ lạc hậu, chất thải dưới hình thức phế liệu
nhập vào Việt Nam diễn biến phức tạp
VI. Đa dạng sinh học bị suy thoái và đe dọa nghiêm trọng; số lượng loài
có nguy cơ tuyệt chủng cao vẫn tiếp tục gia tăng

3 03/07/2023 Add a footer


I. Sự phát triển các khu, cụm công nghiệp không đồng bộ với các điều kiện hạ
tầng kỹ thuật về môi trường; nhiều khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư hệ
thống xử lý nước thải tập trung, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

1. Sự phát triển các khu, cụm công nghiệp không đồng bộ với các điều kiện hạ tầng kỹ
thuật về môi trường
• Tính đến tháng 9/2012, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước đã có 283 khu công
nghiệp (KCN) với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 80.000 ha trên phạm vi 58 tỉnh, thành phố,
trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 52.000 ha, chiếm khoảng 65% tổng
diện tích.
• Việc phát triển các khu, cụm công nghiệp diễn ra khá nhanh song lại chưa đi đôi với đầu tư cơ sở
hạ tầng về môi trường

4 03/07/2023 Add a footer


5 03/07/2023 Add a footer
2. Nhiều khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung,
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
• Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỷ lệ các KCN có trạm xử lý nước thải
tập trung chỉ chiếm khoảng 66%. Một số KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng
tỷ lệ đấu nối nước thải của các cơ sở còn thấp hoặc không vận hành, vận hành không hiệu quả,
xuống cấp nhanh. Ước tính, có khoảng 70% trong tổng số hơn một triệu m3 nước thải ngày đêm
phát sinh từ các KCN xả thẳng ra nguồn tiếp nhận không qua xử lý.

6 03/07/2023 Add a footer


II. Hoạt động khai thác khoáng sản ở nhiều địa phương thiếu sự quản lý chặt
chẽ làm gia tăng các điểm nóng về ô nhiễm môi trường
• Chỉ tính riêng từ năm 1999 đến nay, ở Trung ương đã cấp 786 giấy phép thăm dò khoáng sản,
490 giấy phép khai thác khoáng sản tại các địa phương đã cấp 747 giấy phép thăm dò khoáng
sản, 4.398 giấy phép khai thác khoáng sản.
• Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phát triển khá nhanh song cũng bộc lộ không ít hạn
chế, hiệu quả kinh tế không cao, gây ô nhiễm môi trường, trong đó nổi lên là: công nghệ khai
thác, chế biến khoáng sản nói chung còn lạc hậu vừa ít tạo ra giá trị gia tăng, vừa gây tổn thất tài
nguyên và gây nhiều tác động xấu đến môi trường. Quá trình khai thác, chế biến khoáng sản nói
chung còn gây ô nhiễm và tác động xấu tới môi trường và cộng đồng dân cư.
• Năm 2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành giám sát chuyên đề về tình hình thực hiện
chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, qua đó đã chi
ra tình trạng thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xảy ra
thường xuyên ở hầu hết các dự án khai thác khoáng sản.

7 03/07/2023 Add a footer


8 03/07/2023 Add a footer
III. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR), chất thải y tế, nước thải sinh
hoạt và công nghiệp đúng quy chuẩn còn thấp; Khí thải, bụi phát sinh từ hoạt
động giao thông vận tải, xây dựng, cơ sở sản xuất không được kiểm soát chặt
chẽ đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các thành phố lớn,
lưu vực song
1. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR), chất thải y tế, nước thải sinh hoạt và
công nghiệp đúng quy chuẩn còn thấp
• Hiện nay, CTR phát sinh từ các đô thị chiếm khoảng 46% tổng lượng CTR của cả nước và
tăng trung bình 10 - 16% mỗi năm. Việc xử lý và quản lý CTR chưa hợp lý, không hợp vệ sinh
đã không những gây ảnh hưởng tới môi trường mà còn ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã
hội và sức khỏe người dân.
• Bên cạnh đó, CTR y tế đặc biệt là CTR y tế nguy hại phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết
các địa phương, tại các thành phố lớn dẫn đến nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh và hóa chất độc
cho con người.

9 03/07/2023 Add a footer


10 03/07/2023 Add a footer
2. Khí thải, bụi phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, cơ sở sản xuất không
được kiểm soát chặt chẽ đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các thành
phố lớn, lưu vực song
• Tại hầu hết các đô thị đều chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. Ở một số đô thị đã
có một số trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung thì tỷ lệ xử lý còn rất thấp so với yêu cầu. Tổng
lưu lượng nước thải tại các đô thị hiện nay đều tăng qua từng năm và ước tính khoảng 2.000.000
mở ngày đêm vào năm 2009.
• Báo cáo Môi trường quốc gia 2010 cho thấy, chất lượng môi trường không khí tại các đô thị lớn
như TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ngày càng suy giảm. Vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu là
bụi cũng đang có chiều hướng gia tăng, một số khu vực có biểu hiện ô nhiễm CO, SO2, và tiếng ồn
cục bộ.

11 03/07/2023 Add a footer


IV. Chất thải từ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn
không được thu gom, xử lý đúng quy cách, hợp vệ sinh; tình trạng sử dụng phân bón
hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan dẫn đến ô nhiễm môi trường nông thôn ngày
càng gia tăng, một số nơi rất nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề vẫn
khó kiểm soát, xử lý và khắc phục, có nơi ngày càng trở nên trầm trọng
1. Chất thải từ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn không
được thu gom, xử lý đúng quy cách, hợp vệ sinh
• Mỗi năm tại khu vực nông thôn ở nước ta phát sinh trên 6,6 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 14.000
tấn bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón các loại, 76 triệu tấn rơm rạ và khoảng 47 triệu tấn
chất thải chăn nuôi, chưa kể một khối lượng lớn các loại chất thải làng nghề khu vực nông thôn
trong khi tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt chỉ vào khoảng 40 - 55%.
• Việc thu gom, xử lý chất thải từ bao bì, chai lọ hóa chất bảo vệ thực vật hiện cũng còn nhiều hạn
chế. Các loại vỏ bao bì, vỏ chai hóa chất bảo vệ thực vật thường bị vứt bừa bãi tại ruộng, góc vườn
hoặc nguy hiểm hơn, có trường hợp còn vứt ngay đầu nguồn nước sinh hoạt, gây ra nhiều ảnh
hưởng nguy hiểm tới sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

12 03/07/2023 Add a footer


2. Tình trạng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan dẫn đến ô nhiễm
môi trường nông thôn ngày càng gia tăng, một số nơi rất nghiêm trọng.
• Hiện tượng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại
thuốc đã gây nên nhiều vụ ngộ độc, mất an toàn vệ sinh thực phẩm gia tăng. Thực trạng trên đã
và đang tạo ra những rào cản lớn trong việc thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới văn
minh, hiện đại.

13 03/07/2023 Add a footer


3. Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề vẫn khó kiểm soát, xử lý và khắc phục, có nơi
ngày càng trở nên trầm trọng
• Hoạt động của các làng nghề cũng đã và đang gây áp lực rất lớn đến chất lượng môi trường tại
các khu vực làng nghề. Hầu hết các làng nghề không có cơ sở thu gom, xử lý chất thải đạt quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả nước
cho thấy 46% trong số đó có môi trường bị ô nhiễm nặng (về không khí hoặc nước hoặc đất
hoặc cả ba dạng), 27% ô nhiễm vừa và những đánh giá trong thời gian gần đây cho thấy mức độ
ô nhiễm của các làng nghề không giảm mà còn có xu hướng gia tăng.

14 03/07/2023 Add a footer


V. Tình trạng công nghệ lạc hậu, chất thải dưới hình thức phế liệu nhập vào
Việt Nam diễn biến phức tạp
• Hiện nay, có nhiều trường hợp doanh nghiệp đang sản xuất tại Việt Nam, có nhu cầu nhập khẩu
thiết bị, máy móc đã qua sử dụng để bảo đảm duy trì, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tuy vậy, việc nhập khẩu các máy móc, dây chuyền công nghệ lạc hậu vào Việt Nam đã vô tình
biến loại hàng hóa này trở thành một nguy cơ lớn cho xã hội và môi trường, khiến Việt Nam có
nguy cơ trở thành điểm đến của các phế liệu thế giới. Công tác thống kê, theo dõi tình hình
nhập khẩu các loại máy móc thiết bị công nghệ cũ và các sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến môi
trường và sức khỏe cộng đồng của Việt Nam còn hết sức hạn chế. Một phần quan trọng trong
nguyên nhân của tình trạng này là thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành với
các cơ quan thống kê và hải quan.

15 03/07/2023 Add a footer


• Theo thống kê, trong cả nước có 34 tỉnh với 155 doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu
phế liệu. Số lượng các doanh nghiệp sản xuất, tái chế trực tiếp nhập khẩu phế liệu chiếm khoảng
75% (116 doanh nghiệp, doanh nghiệp nhập khẩu để phân phối chiếm khoảng 18% (28 doanh
nghiệp) và còn lại là 11 doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác.
• Hàng năm có hàng trăm triệu tấn hàng các loại nhập khẩu vào Việt Nam theo đường chính
ngạch, trong đó có nhiều mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm đến môi trường như máy móc, thiết
bị lạc hậu cũ, hỏng, hết niên hạn sử dụng, Linh kiện điện tử có chứa chất nguy hại vượt quá
ngưỡng nhiều lần, vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo vệ môi trường và Công ước Basel. Việc quản
lý, ngăn chặn tình trạng chuyển rác thải vào nước ta là vấn đề cấp bách, cần giải quyết ngay
nhằm tránh nguy cơ trở thành bãi thải công nghiệp của thế giới.

16 03/07/2023 Add a footer


VI. Đa dạng sinh học bị suy thoái và đe dọa nghiêm trọng, các loài, nguồn gen
ngày càng giảm sút và thất thoát; số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng cao
vẫntiếp tục gia tăng

1. Đa dạng sinh học bị suy thoái và đe dọa nghiêm trọng, các loài, nguồn gen ngày
càng giảm sút và thất thoát
• Trong thời gian qua, đa dạng sinh học bị suy thoái và đe dọa nghiêm trọng. Chất lượng của
các hệ sinh thái rừng, biển đất ngập nước bị suy giảm ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ
hệ sinh thái cho xã hội. Các loài, nguồn gen ngày càng giảm sút và thất thoát

17 03/07/2023 Add a footer


2. Số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng cao vẫn tiếp tục gia tăng
• Tốc độ tuyệt chủng của các loài vẫn tiếp tục gia tăng do sinh cảnh bị thu hẹp bởi việc chuyển
đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất được bảo tồn để làm thủy điện, phát triển cơ sở hạ tầng, khai
thác khoáng sản thiếu kiểm soát, việc khai thác, tiêu thụ quá mức và buôn bán trái phép động,
thực vật hoang dã nguy cấp, sự du nhập và phát triển các loài ngoại lai xâm hại. Suy giảm đa
dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái sẽ dẫn đến những hậu quả to lớn tới sự phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước.

18 03/07/2023 Add a footer


Một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng

19 03/07/2023 Add a footer


Vậy đâu là nguyên do tồn tại những vấn đề và hạn chế này

20 03/07/2023 Add a footer


Những tồn tại, hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, song chủ yếu xuất phát từ
những nguyên nhân chủ quan, đó là:
• Nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của nhiều cấp chính quyền, cán bộ quản
lý, doanh nghiệp và cộng đồng còn yếu kém.
• Tình trạng coi trọng các lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn phổ
biến.
• Nhiều quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường còn chồng chéo, mâu thuẫn, không khả thi
nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời, thực thi pháp luật chưa nghiêm.
• Vi phạm pháp luật về bảovệ môi trường ngày càng tinh vi nghiêm trọng. Hệ thống tổ chức quản
lý chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bộc lộ nhiều yếu kém trong chỉ đạo, điều hành, đội ngũ cán
bộ còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ.
• Yêu cầu bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình hoạch định
chính sách, nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi trường còn hạn hẹp.
• Việc huy động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng và vai trò giám sát thực thi pháp luật của các tổ
chức chính trị - xã hội vào bảo vệ môi trường còn hạn chế.
• Việc phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giữa Bộ Tài nguyên và Môi
trường với các Bộ, ngành, địa phương tồn tại nhiều bất hợp lý.
21 03/07/2023 Add a footer
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE

You might also like