You are on page 1of 4

UBND TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ CÔNG THƯƠNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 177/BC-SCT Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 27 tháng 10 năm 2017

BÁO CÁO
Đánh giá thực trạng các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Để bổ sung hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết ban hành chính sách hỗ trợ di
dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2025.
Sở Công Thương báo cáo, đánh giá thực trạng các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi
trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như sau:
1. Công tác quản lý môi trường
Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh luôn coi trọng nhiệm
vụ bảo vệ môi trường, xác định đây là một trong những mục tiêu cơ bản của phát
triển bền vững. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần
thứ VI, nhiệm kỳ 2015-2020 (Nghị quyết số 09-NQ/ĐH ngày 23-10-2015) đã xác
định quan điểm phát triển tỉnh trong 5 năm tới là thực hiện mô hình kinh tế theo
chiều sâu, có hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Để
tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh
trong 05 năm tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU
ngày 27/10/2016 về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, trong đó
xác định cụ thể 09 chỉ tiêu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững phải đạt được
đến năm 2020. Ngày 31/5/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1404/QĐ-
UBND về phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Ban Thường vụ
Tỉnh ủy, trong đó, UBND tỉnh đã giao các ngành, địa phương và các đơn vị liên
quan triển khai thực hiện các nhiệm liên quan đến bảo vệ môi trường đến năm
2020.
Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền, công tác quản
lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh thời gian qua được tăng cường về
nhiều mặt. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường được chú trọng,
1
điển hình là lập quy hoạch khu xử lý chất thải tập trung 100 hecta tại xã Tóc Tiên
huyện Tân Thành. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về môi
trường được quan tâm nhiều hơn. Hàng năm, thường xuyên tổ chức các lớp tập
huấn triển khai văn bản pháp luật mới ban hành, tập huấn lại các văn bản đang
được áp dụng nhằm góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm về BVMT của các tổ
chức, cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, đã hình thành
được hệ thống tổ chức làm công tác bảo vệ môi trường; thành lập quỹ bảo vệ môi
trường của tỉnh; tăng cường năng lực về quan trắc môi trường nhằm theo dõi, dự
báo những diễn biến môi trường; thực hiện chặt chẽ quy định về đánh giá tác động
môi trường của các dự án đầu tư; thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi
phạm pháp luật về môi trường. Những tiến bộ nêu trên đã góp phần hạn chế được
mức độ gia tăng ô nhiễm và từng bước kiểm soát chất lượng môi trường,
2. Thực trạng cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bà
Rịa- Vũng Tàu
Hoạt động của các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh, đã góp phần không nhỏ
vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động. Tuy nhiên, qua thời gian phát triển của cơ sở sản xuất, việc phát triển của các
đô thị, khu dân cư, phát triển nhanh chóng… nên hầu hết các cơ sở sản xuất nằm
đan xen trong các khu dân cư, một số cơ sở sản xuất chưa được xử lý môi trường
triệt để, đã gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân
xung quanh. Hiện nay, qua tổng hợp báo cáo của UBND các huyện và thành phố có
9.162 cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm môi trường nằm trong các khu dân
cư cần di dời vào các khu, cụm công nghiệp và khu tập trung trên địa bàn tỉnh. Cụ
thể: Vũng Tàu 445 cơ sở; Bà Rịa 174 cơ sở; Châu Đức 157 cơ sở (chủ yếu cơ sở
chăn nuôi); Long Điền 237 cơ sở; Tân thành 32 cơ sở; Xuyên Mộc 66 cơ sở; Côn
Đảo 2 cơ sở.
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước
thải nên ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh do các
cơ sở sản xuất kinh doanh gây ra đang ở mức báo động. Các đô thị, khu dân cư về
cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải chưa đáp ứng yêu cầu về bảo
vệ môi trường... Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ.
Công tác BVMT trên địa bàn tỉnh tồn tại các điểm nóng về môi trường chưa có
chuyển biến rõ nét như tình trạng ô nhiễm môi trường tại Khu chế biến hải sản tại
xã Tân Hải, huyện Tân Thành; Hoạt động chế biến hải sản tại huyện Long Điền
(khu vực xã An Ngãi, Phước Hưng, Phước Tỉnh và khu vực ao Hải Hà); Hoạt động
2
chế biến hải sản tại thành phố Vũng Tàu (khu vực Phường 5, 10, 11 và 12); Các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Hoạt động của các trang trại, cơ sở chăn
nuôi heo; Hoạt động của các cơ sở chế biến cao su; Hoạt động của các cơ sở chế
biến tinh bột mỳ; Hoạt động nghề truyền thống Long Kiên, thành phố Bà Rịa....
3. Nguyên nhân của những sự việc trên.
- Nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách
nhiệm của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất. Do đặt nặng mục tiêu lợi nhuận,
không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác chế biến, góp phần đáng kể
gây ô nhiễm môi trường. Hầu hết các cơ sở sản xuất nằm ngoài các khu, cụm công
nghiệp là các cơ sở tồn tại lâu đời và thuộc doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên
không có nhiều khả năng về tài chính để đầu tư hệ thống xử lý chất thải theo quy
chuẩn.
- Sự quản lý chưa chặt chẽ trong việc bảo vệ môi trường của nhà nước.
Những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và
việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Hệ thống các văn bản này vẫn
còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình
trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ
biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các
hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường.
- Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội
còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.
4. Đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ di dời
Nhằm khắc phục, cải thiện và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trong
các khu vực dân cư, khu đô thị gắn với việc chỉnh trang và phát triển đô thị, thì việc
di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư để tập trung vào các khu, cụm công
nghiệp, khu tập trung là rất cần thiết. Việc di dời này cần sự hỗ trợ của Nhà nước
để tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất mạnh dạn đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị,
công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, qua đó sẽ giúp cho hoạt động sản xuất của cơ
sở sản xuất ổn định và phát triển bền vững.
Việc xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất gây ô
nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, nhằm hỗ trợ một phần kinh phí cho các cơ sở
sản xuất phải di dời vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu tập trung

3
của tỉnh, để giúp cho cơ sở sản xuất sớm ổn định và phát triển sản xuất; Đồng thời
tạo cơ sở pháp lý, để cho các địa phương và các cơ quan chức năng áp dụng trong
việc triển khai công tác di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu
dân cư tập trung vào các khu, cụm công nghiệp của tỉnh. Qua đó giúp cho việc
quản lý được thuận lợi và chặt chẽ, đồng thời thuận tiện cho việc cung cấp các dịch
vụ hạ tầng;
Trên đây là báo cáo đánh giá thực trạng các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi
trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm phục vụ công tác xây dựng Nghị
quyết ban hành chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2018-2025
Sở Công Thương kính báo cáo./.
Nơi nhận: GIÁM ĐỐC
- TTr HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- Ban KTXH (HĐND tỉnh);
- GĐ và các PGĐ sở;
- Lưu VT, QLCN.

Bùi Thị Dung

You might also like