You are on page 1of 2

1.4.

Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn tại Việt Nam
1.4.1. Hệ thống các cơ quan quân lý chất thái rắn tại Việt Nam
Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm đang được kiện toàn và sự phân
công tương đồi cụ thể từ cấp Trung ương đến cấp địa phương.
> Cấp Trung ương
- Ở cấp Trung ương, đã có sự phân công chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm đối
với các bộ, ngành có liên quan đến công tác quản lý CTR. Trong đó, có Bộ có trách
nhiệm trực tiếp tham gia công tác quản lý CTR bao gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Công
thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
+ Bộ Xây dựng có trách nhiệm quy hoạch quản lý CTR cấp vùng, liên tỉnh,
liên đô thị, vùng kinh tế trọng điểm; chủ trì phối hợp với các bộ, ngành khác
trong
việc xử lý CTR tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật
liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn.
+ Bộ Công thương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp
luật về BVMT và các quy định khác có liên quan đối với lĩnh vực công
nghiệp (trong đó bao gồm cả vấn đề về CTR công nghiệp); thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp - tiều thủ công nghiệp, hoạt
động khuyến công, khu - cụm - điểm công nghiệp, doanh nghiệp công
nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương.
+ Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo , hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế.
Trách nhiệm của Bộ về quản lý chất thải chủ yếu là đánh giá tác động chất thải rắn
đối với sức khoẻ con người, thanh tra, giám sát hoạt động xử lý chất thải bệnh
viện.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo , hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định có liên quan tới chất
thải nông nghiệp; xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý CTR cho các điểm dân cư nông thôn và làng nghề.
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý và
bảo vệ môi trường nói chung, chịu trách nhiệm chính quản lý CTNH và phối hợp
với các Bộ khác ban hành hướng dẫn, quy định, quy chuẩn về quản lý chất thải,
xây dựng kế hoạch quản lý chất thải hàng năm và dài hạn, xây dựng chính sách và
chiến lược, kế hoạch và phân bỏ ngân sách nghiên cứu và phát triển cho các dự án
xử lý chất thải và phê duyệt báo cáo ĐTM.
+ Các Bộ, ngành khác có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ trong công tác đầu tư
tài chính, xây dựng các cơ chế ưu đãi về kinh tế đề thúc đầy hoạt động quản lý chất
thải (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính), hướng dẫn tuyên truyền phổ cập về
quản lý chất thải (Bộ Thông tin và Truyền thông) hay phối hợp với Bộ Xây dựng tổ
chức thẳm định công nghệ xử lý CTR mới được triển khai (Bộ Khoa học và Công
nghệ).
Ngoài ra, các bộ quản lý chuyên ngành còn có trách nhiệm xây dựng định
hướng xã hội hóa công tác quản lý CTR, hướng dẫn các tiêu chí về quy mô tổ
chức, tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động của các cơ sở thực hiện xã hội hóa.

You might also like