You are on page 1of 204

Chương 3

CÔNG KỸ THUẬT
TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Bài giảng môn: “QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG”

TS. Hoàng Quốc Lâm


ĐT: 0816.231.059
Email: quoclamcb@gmail.com
 Khái quát

Công cụ kỹ thuật quản lý là công cụ thực hiện vai trò


kiểm soát và giám sát của Nhà nước về chất lượng và
thành phần MT, về sự hình thành và phân bố ONMT
Công cụ kỹ thuật có tác dụng hỗ trợ hai công cụ pháp lý
và kinh tế.
Công cụ này có thể thực hiện trong bất kỳ nền kinh tế
phát triển như thế nào.
Công cụ kỹ thuật gồm:

1. Quy hoạch MT, Quy hoạch BVMT


2. Đánh giá MT
3. Giấy phép MT
4. Kiểm toán MT
5. Đánh giá vòng đời sản phẩm
6. Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn
ISO:14001
1. QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG,
QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
 Khái quát

 Quy hoạch (Planning): là một công cụ quản lý nhà nước và được


xem là thước đo về mặt kinh tế, xã hội và MT. Quy hoạch là việc bố
trí có mục đích hướng đến không gian tương lai của một tập hợp lớn
các hoạt động trong/trên một phạm vi đất đai hay nguồn vật chất,
nguồn lực có hạn và được bố trí cụ thể trong QHKGTH.
 Quy hoạch tổng thể (Master Planning): là luận chứng, lựa chọn
phương án phát triển KTXH và tổ chức không gian các hoạt động
KTXH hợp lý trên lãnh thổ nhất định trong một thời gian xác định.
 Quy hoạch không gian (Spatial Planning): là phương thức được
sử dụng chủ yếu bởi khu vực công nhằm tác động đến sự phân bổ
các hoạt động trong tương lai trong một không gian lãnh thổ nhất
định.
 Khái quát

 Quy hoạch lãnh thổ: là quy hoạch tổng hợp, thống nhất quy hoạch phát triển
KTXH với QHKG cho ba cấp: (1) Quốc gia và vùng liên tỉnh, kể cả vùng đô thị lớn;
(2) Tỉnh; (3) Địa phương bao gồm: cấp huyện, cấp xã, cấp dự án,…
 Quy hoạch MT: là quá trình sử dụng một cách hệ thống các kiến thức để thông
báo cho quá trình ra quyết định về tương lai của MT” (Greg Lindsey, 1997).
- Là quá trình nghiên cứu, đề xuất và lựa chọn phương án sử dụng hợp lý, bảo vệ, cải
thiện & phát triển một/những MT thành phần hay những tài nguyên của MT nhằm
tăng cường một cách tối ưu năng lực, chất lượng của nó để đạt được các mục tiêu
MT xác định.
- Cụ thể hoá các chính sách/chiến lược về BVMT và là cơ sở để xây dựng các chương
trình /kế hoạch hành động MT cụ thể (GTMT, 2003).
 Quy hoạch BVMT quốc gia: là việc sắp xếp, định hướng phân bố không gian
phân vùng quản lý chất lượng MT, bảo tồn TN và ĐDSH, QLCT, quan trắc và cảnh
báo MT trên lãnh thổ xác định để BVMT, phục vụ mục tiêu PTBV đất nước cho thời
kỳ xác định (Luật BVMT, 2020).
 Một số loại hình QHMT

 Quy hoạch BVTNTN


 Quy hoạc BVMT
 Quy hoạch sử dụng đất
 Quy hoạch quản lý, sử dụng tài nguyên nước
 Quy hoạch bảo tồn ĐDSH
 Quy hoạch phòng ngừa ô nhiễm
 Quy hoạch khu vực đổ thải
 Quy hoạch môi trường đô thị
 Quy hoạch BVMT lưu vực sông
 Quy hoạch BVMT biển,….
 Nguyên tắc, cấp độ
kỳ QHBVMT
(Điều 8. Luật BVMT 2014)

1. QHBVMT phải bảo đảm các nguyên tắc sau:


- Phù hợp với ĐKTN, KT-XH; chiến lược, QH tổng thể phát triển KT-
XH, quốc phòng, an ninh; chiến lược BVMT quốc gia bảo đảm PTBV.

- Bảo đảm thống nhất với quy hoạch sử dụng đất; thống nhất giữa
các nội dung cơ bản của QHBVMT;

- Bảo đảm nguyên tắc BVMT theo quy định của Luật BVMT.

2. QHBVMT gồm 02 cấp độ là QHBVMT cấp quốc gia và QHBVMT


cấp tỉnh.
3. Kỳ QHBVMT là 10 năm, tầm nhìn đến 20 năm.
 Nội dung cơ bản của QHBVMT
(Điều 9. Luật BVMT 2014)

1. QHBVMT cấp quốc gia gồm các nội dung cơ bản sau:
- Đánh giá hiện trạng MT, QLMT, dự báo xu thế diễn biến MT và BĐKH;
- Phân vùng MT;
- Bảo tồn ĐDSH và MT rừng;
- Quản lý MT biển, hải đảo và lưu vực sông;
- Quản lý chất thải;
- Hạ tầng kỹ thuật BVMT; hệ thống quan trắc MT;
- Các bản đồ QH
- Nguồn lực thực hiện QH;
- Tổ chức thực hiện QH.
2. QHBVMT cấp tỉnh được thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của địa
phương bằng một QH riêng hoặc lồng ghép vào QH tổng thể phát triển
KT-XH.
 Trách nhiệm lập QHBVMT

1. Bộ TN&MT tổ chức lập QHBVMT cấp quốc gia.

2. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW tổ chức xây dựng nội
dung hoặc lập QHBVMT trên địa bàn (Điều 10. Luật BVMT 2014).

QHVMT phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực
hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển KT-XH
trong từng giai đoạn.
Thời hạn rà soát định kỳ đối với QHBVMT là 05 năm kể từ ngày
QHBVMT được phê duyệt .
 Quy trình QHBVMT

ý tưởng QH Thực hiện và


giám sát

Điều tra môi trường


ĐTM các dự án, Dự Giải pháp:
báo xu thế Thiết kế QH, Quản
lý & kỹ thuật
Đánh giá môi trường

Sự tham gia của


các bên liên đới
& Các vấn đề TNMT
cộng đồng then chốt

Khuôn khổ
chính sách MT
Xác định mục tiêu môi trường
2. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
Nghiên cứu tìm hiểu về đánh giá môi trường
 KHÁI QUÁT VỀ ĐÁNH GIÁ MT

 Lịch sử ra đời

 Khái quát, các khái niệm, định nghĩa về ĐTM

 Thuộc phạm trù khoa học dự báo;

 Bắt buộc phải có 2 đối tượng:

- Đối tượng gây ra tác động (A)

- Đối tượng bị tác động (B)

 Chỉ xem xét tác động một chiều


KHÁI QUÁT VỀ ĐÁNH GIÁ MT

 Là công cụ phòng ngừa các tác động xấu đối với MT

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Đánh giá môi trường

Giấy phép môi trường (GPMT)

Nghiên cứu tìm hiểu về đánh giá môi trường


Lịch sử ra đời

KH

Cuối 60 của Những năm Tại Việt Luật


thế kỷ 20 70 tại một Nam MT
xuất hiện tại số nước Anh,
Mỹ Pháp, Đức.. 1990 (1993)

QL
Lịch sử ra đời

 Hoa kỳ là quốc gia đầu tiên. Từ năm 1969, ĐTM đã quy định trong Đạo luật về chính
sách môi trường quốc gia (The National Environmental Policy Act).

 Tiếp đó, EU, Châu Á, ví dụ như Úc (1974), Thái Lan (1975), Pháp (1976); Philipines
(1978), Israel (1981) và Pakistan (1983).

 Việt Nam: 1983: Chương trình NCKH cấp nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi
trường .Tiếp đó được Luật hóa vào các năm 1993, 2005, 2014.

- Công cụ ĐTM được được rà soát điều chỉnh cho phù hợp với từng đoạn phát tiển
của đất nước

- Xu thế KHH- KTTT, các thủ tục HCNN đang ngày càng được cải cách:

+ Thời điểm đánh giá MT, ĐTM được điều chỉnh;

+ Nội dung đánh giá MT, ĐTM được thay đổi theo từng thời kỳ.

+ Thẩm quyền thẩm định: có điều chỉnh nhiều lần

+ Hoạt động sau đánh giá MT, ĐTM được điều chỉnh

+ Bản Đăng ký MT
 Khái quát

 Các DA thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá MT, ĐTM chỉ được
triển khai thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
cấp phép đầu tư, xây dựng, khai thác,….

 => Các DA đầu tư thuộc diện phải lập báo cáo ĐTM phải tuân thủ
quy định của pháp luật về báo cáo ĐTM.

 Nếu không thực hiện => bị xử lý theo quy định của pháp luật.
 Khái niệm

- Đánh giá MT là đánh giá các hậu quả môi trường (tích cực lẫn
tiêu cực) của một kế hoạch, chính sách, chương trình, hoặc các dự án
thực tế trước khi quyết định tiến hành thực hiện hay không.

- Đánh giá MT là nội dung đầu tiên trong nghiên cứu MT phục vụ
cho xây dựng các dự án KT, XH hoặc đề xuất các chính sách và biện
pháp quản lý KT, XH ở các quy mô: quốc tế, quốc gia, vùng lãnh thổ,
địa phương,…

- Đánh giá MT là một trong những hoạt động QLNN đối với MT,
đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo giải quyết một cách hài hòa
mối quan hệ giữa phát triển KT-XH và BVMT.
 Khái niệm
 ĐTM là một hoạt động được đặt ra để xác định và dự báo những tác động
đối với MT sinh - địa - lý, đối với sức khoẻ cuộc sống hạnh phúc của con
người, tạo nên bởi các dự luật, các chính sách, chương trình, đề án và thủ
tục làm việc đồng thời để diễn giải và thông tin về các tác động (Munn.R.E.
1979).

 ĐTM là sự xem xét một cách có hệ thống các hậu quả về MT của các đề án,
chính sách và chương trình với mục đích chính là cung cấp cho người ra
quyết định một bản liệt kê và tính toán các tác động mà các phương án
hành động khác nhau có thể đem lại (Clark, Brian D,1980).

 ĐTM là nghiên cứu các hậu quả tới MT của một hành động được đề nghị.
Tuỳ theo tác động và quy mô của hành động, nội dung ĐTM có thể bao gồm
các nghiên cứu về khí hậu, hệ thực vật, động vật, xói mòn đất, sức khoẻ của
con người, vấn đề di dân, công ăn việc làm; có nghĩa là tất cả các tác động
về vật lý, sinh học, xã hội học và tác động khác. Ahmad.yusuf. 1985.
 Khái niệm

 ĐTM của hoạt động phát triển (ở giai đoạn tiền khả thi, xây dựng DA,
hoạt động DA) là việc xác định, phân tích và dự báo những tác động có lợi
và có hại trước mắt và lâu dài mà hoạt động đó có thể gây ra đối với MT
và con người tại nơi có liên quan tới hoạt động phát triển, trên cơ sở đó đề
xuất các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu các tác động tiêu cực.

 ĐTM sơ bộ là việc xem xét, nhận dạng các vấn đề MT chính của DA đầu
tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực hiện
DA đầu tư (Mục 6 Điều 3 Luật BVMT 2020)

 ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến
MT của DA đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến MT
(Mục 7 Điều 3 Luật BVMT 2020) .
Các loại hình cơ bản trong đánh giá MT

2.1. Đánh giá môi 2.2. Đánh giá tác động


trường chiến lược trường (ĐTM)
(ĐMC)

2.3. Giấy phép môi


trường (GPMT)

Đánh giá ĐMC, ĐTM và GPMT là một công cụ quan trọng


trong hệ thống QLMT nhằm phát triển KT – XH bền vững.
Luật MT

Nghị định

Thông tư hướng dẫn

Tiêu chuẩn, QCKT MT

Để thực hiện ĐTM cần xem xét sự thay đổi của việc ban hành các
Thông tư, Nghị định liên quan đến DTM tại Việt Nam
VỊ TRÍ CỦA CÔNG CỤ ĐTM TRONG TIẾN TRÌNH HOẠT
ĐỘNG PHÁT TRIỂN
▪ Thông thường các nước trên thế giới tiến hành hoạt động phát triển KT-XH theo một
tiến trình từ đầu đến cuối. Dự án đã đi vào vận hành trong thực tế thường được gọi là
Cơ sở hoạt động.

Đưa dự
Xây dựng Xây dựng án đầu
chiến Xây dựng
quy tư vào
lược, dự án
chính hoạch/kế vận hành
đầu tư
sách hoạch trong
thực tế

▪ Đa số các nước áp dụng các công cụ để quản lý và BVMT trong tiến trình phát triển
nói chung như sau:
▪ Công cụ Đánh giá MT chiến lược (ĐMC) áp dụng đối với dự án về chính sách/chiến
lược, chương trình, quy hoạch/kế hoạch;
▪ Công cụ ĐTM áp dụng đối với các dự án đầu tư; và
▪ Công cụ Kiểm toán MT đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động.

ĐMC ĐTM KTMT

Chiến lược, Quy hoach, Dự án


Chính sách Kế hoạch đầu tư Hoạt động thực tế
Ở Việt Nam, ĐTM được coi như là một công cụ“vạn năng”
áp dụng cho tất cả các giai đoạn của tiến trình phát triển:

Chính Quy
sách/ Dư án Hoạt
hoạch,
Chiến kế đầu tư
động ĐTM
thực tế
lược hoạch

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)

Chiến lược, Quy hoạch, Dự án Hoạt động thực tế


Chính sách Kế hoạch đầu tư (cơ sở đang hoạt động)
ĐTM có nhiệm vụ phát hiện, đánh giá mức độ
nghiêm trọng và đề xuất biện pháp khắc phục hoặc
đình chỉ.

Tài nguyên

Môi Môi Môi


trường tự trường trường xã
nhiên nhân hội
tạo

ChÊt th¶i

Sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp phần của môi trường


 Mục đích

 ĐTM có mục đích cụ thể là góp thêm tư liệu khoa học cần thiết cho việc
quyết định phê duyệt một dự án phát triển

 Thủ tục ĐTM cụ thể là việc bắt buộc phải có báo cáo ĐTM trong hồ sơ xét
duyệt kinh tế - kỹ thuật, giúp cho cơ quan xét duyệt dự án có đủ điều kiện
để đưa ra một quyết định toàn diện và đúng đắn hơn về dự án phát triển đó.

 ĐMT cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến MT của
các chính sách, chương trình, hoạt động và của các dự án. Nó góp phần loại
trừ cách "đóng cửa" ra quyết định các DA ảnh hưởng đến MT trong các hoạt
động phát triển KT-XH.

 ĐMT tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính phù
hợp của chính sách, chương trình, hoạt động, dự án về mặt MT để ra quyết
định có tiếp tục thực hiện hay không.
 Mục đích

 Đối với các chương trình, chính sách, hoạt động, dự án được chấp nhận
thực hiện thì ĐMT tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có
thể giảm nhẹ tác động có hại tới MT.

 ĐMT tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp cho quá trình ra
quyết định thông qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra
quyết định. Công chúng có thể tham gia vào quá trình này trong các cuộc
họp công khai hoặc trong việc hoà giải giữa các bên (thường là bên gây tác
động và bên chưa tác động)

 ĐMT, toàn bộ quá trình phát triển được công khai để xem xét một cách
đồng thời lợi ích của tất cả các bên: bên đề xuất DA, Chính phủ và cộng
đồng. Điều đó góp phần lựa chọn được DA tốt hơn để thực hiện.
 Mục đích

 Thông qua ĐMT, nhiều DA được chấp nhận nhưng phải thực hiện những
điều kiện nhất định, phải đảm bảo quá trình triển khai cần đo đạc giám
sát, lập báo cáo hàng năm hoặc phải có phân tích và kiểm toán độc lập.

 Trong ĐMT phải xét cả đến các khả năng thay thế, chẳng hạn như công
nghệ, địa điểm đặt dự án phải được xem xét hết sức cẩn thận.

 ĐMT được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển
tốt hơn và trợ giúp cho tăng trưởng kinh tế.

 Trong nhiều trường hợp, ĐMT chấp nhận sự phát thải, việc sử dụng
không hợp lý TN ở mức độ nào đấy - nghĩa là chấp nhận phát triển, tăng
trưởng kinh tế.???
 Lợi ích

 ĐMT là công cụ QLMT quan trọng (góp phần vào mục tiêu PTBV); Thông qua
ĐTM sẽ xác định được các tác động tiêu cực của DA, dưa ra các biện pháp
phòng ngừa và các biện pháp giảm thiểu, đưa dự án có hiệu quả về MT. giúp
cho các DA tuân thủ tốt các TCMTquốc gia, không phá vỡ và làm tổn hại tới MT.

 ĐMT khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn. Việc xem xét kỹ lưỡng dự án và
những dự án có khả năng thay thế từ công tác ĐGTĐMT sẽ giúp cho dự án hoạt
động có hiệu quả hơn.

 ĐMT có thể tiết kiệm được thời gian và tiền của trong thời hạn phát triển dài.
Qua các nhân tố MT tổng hợp được xem xét đến trong quá trình ra quyết định ở
giai đoạn quy hoạch mà các cơ sở và Chính phủ tránh được những chi phí không
cần thiết và đôi khi tránh được những hoạt động sai lầm, phải khắc phục trong
tương lai.
 Lợi ích

 ĐMT giúp cho Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt
chẽ hơn. Các đóng góp của cộng đồng trước khi dự án được đầu tư,
hoạt động có thể nâng cao mối liên hệ cộng đồng và đảm bảo hiệu
quả đầu tư.

 ĐTM huy động được sự đóng góp của đông đảo tầng lớp trong XH.
Góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý, của chủ DA
đến BVMT.

 ĐTM xem xét đầy đủ các tác động của DA tới MTXH nên giảm thiểu
một cách tối đa các tác động bất lợi nhất và đồng thời đưa ra được
các biện pháp giảm thiểu.
Nghiên cứu tìm hiểu về đánh giá môi trường
Các cơ quan liên quan tới lộ trình
thực hiện đánh giá MT, ĐTM
•Thủ tướng chính
Người phủ
ra quyết • Ủy ban ND cấp
Cộng đồng định tỉnh

ĐTM
(Địa bàn
thực hiện
Cơ quan tư
DA)
Cơ quan •Bộ TNMT
vấn Chủ dự
quản lý •Sở TNMT
án
MT •Phòng TNMT
Lộ trình của đánh giá MT, ĐTM

Thẩm định báo cáo


đánh giá MT, ĐTM

Lập báo cáođánh


Thực thi quyết định
giá MT, ĐTM
Thẩm quyền
thẩm định đánh giá MT, ĐTM

Dự án do Quốc hội, Chính phủ


Bộ TNMT Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
dự án liên ngành,Liên tỉnh

Bộ, cơ quan ngang bộ, Dự án thuộc thẩm quyền


Cơ quan thuộc Chính Phủ phê duyệt của mình, trừ dự án
Liên ngành, liên tỉnh

Dự án thuộc thẩm quyền


UBND cấp tỉnh quyết định của mình và HĐND
cùng cấp
PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐÁNH GIÁ MT

Lập báo cáo đánh giá môi trường


chiến lược (ĐMC)

Dự án Lập báo cáo đánh giá tác động


môi trường (ĐTM)

Giấy phép môi trường (GPMT)

Đăng ký bảo vệ môi trường


Phân nhóm dự án theo tiêu chí về môi trường
No I- nguy cơ cao
ĐTM sơ bộ→ ĐTM→ GPMT 7 năm; Bộ
TNMT

No II- nguy cơ
Nhóm II+ thẩm quyền đầu tư QH,
TTCP→ĐTM-> GP 7 -10 năm- Bộ
TNMT;
ĐTM→ GP 7 – 10 năm; UBND tỉnh

No III- ít nguy

✓ Quản lý MT tổng hợp, GP 10 năm, UBND
xuyên suốt; sàng lọc huyện
DA đầu tư
✓ KO khuyến khích DA
No IV- Ko
chiếm dụng đất lớn, tác
Đký- UBND xã
động đến DSTN, KBT
✓ Công cụ QLMT phù hợp
từng giai đoạn của DA
2.1. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
(ĐMC)
KHÁI QUÁT

 ĐMC là từ viết tắt của đánh giá MT chiến lược

 ĐMC là việc phân tích, dự báo tác động đến MT của chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác
động bất lợi đến MT, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu PTBV.
ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN ĐMC
(Điều 25 Luật BVMT 2020)

1. Chiến lược khai thác và sử dụng TN cấp quốc gia.


2. QH tổng thể quốc gia; QHKG biển quốc gia; QH sử dụng đất
quốc gia; QH vùng; QH tỉnh; QH đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3. Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp
vùng, QH ngành quốc gia và QH có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành
có tác động lớn đến MT thuộc danh mục do CP quy định.
NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐMC
(Điều 27. Luật BVMT 2020)

1. Nội dung ĐMC của chiến lược bao gồm:


a) Đánh giá sự phù hợp của chính sách có liên quan đến BVMT trong chiến
lược với quan điểm, mục tiêu, chính sách về BVMT và PTBV, điều ước quốc tế về
BVMT mà nước CHXHCNVN là thành viên và theo quy định của Luật này;
b) Đề xuất phương án điều chỉnh, hoàn thiện nội dung của chiến lược để bảo
đảm phù hợp với quan điểm, mục tiêu, chính sách về BVMT và PTBV, điều ước
quốc tế về BVMT mà nước CHXHCNVN là thành viên và theo quy định của Luật.
2. Nội dung ĐCM của quy hoạch bao gồm:
a) Các nội dung của quy hoạch có khả năng tác động đến MT;
b) Phạm vi thực hiện ĐMC;
c) Thành phần MT, di sản thiên nhiên có khả năng bị tác động bởi QH;
d) Các phương pháp ĐMC đã áp dụng;
NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐMC
(Điều 27. Luật BVMT 2020)

đ) So sánh, đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan
điểm, mục tiêu, chính sách về BVMT, chiến lược, QHBVMTquốc gia, nội dung
BVMT trong QH vùng, QH tỉnh;
e) Kết quả nhận dạng các vấn đề MT chính có tính tích cực và tiêu cực của QH;
g) Tác động của BĐKH;
h) Kết quả dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề MT chính khi
thực hiện QH; giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực
của các vấn đề MT chính;
i) Định hướng BVMT trong quá trình thực hiện QH;
k) Kết quả tham vấn các bên có liên quan trong quá trình thực hiện ĐMC;
l) Vấn đề cần lưu ý về BVMT (nếu có), kiến nghị phương hướng và giải pháp
khắc phục.
THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐMC
(Điều 26. Luật BVMT 2020)

1. Cơ quan chủ trì thẩm định quy hoạch có trách nhiệm thẩm định
kết quả ĐMC trong quá trình thẩm định QH. Cơ quan phê duyệt
chiến lược có trách nhiệm xem xét kết quả ĐMC trong quá trình phê
duyệt.
2. Bộ TN&MT có ý kiến bằng văn bản về nội dung ĐMC đối với chiến
lược, QH.
3. Kết quả ĐMC là một trong các căn cứ để cơ quan có thẩm quyền
xem xét phê duyệt chiến lược, QH.
2.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(ĐTM)
Bản chất pháp lý của ĐTM

 Góc độ quản lý: ĐTM được coi là biện pháp QLNN về MT.

 Góc độ khoa học: ĐTM là những nghiên cứu về mối liên hệ, những
tác động biện chứng giữa các chính sách, hoạt động PT và MT.

 Góc độ là khái niệm pháp lý: ĐTM là hệ thống các quan hệ PL hình
thành giữa cơ quan QLNN với các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất,
thực hiện các chính sách, hoạt động phát triển trong việc khảo sát và
đánh giá tác động của các hoạt động phát triển đó đối với các yếu tố
của MT cũng như các giải pháp giảm thiểu các tác động đó .

 Khía cạnh chủ quan của pháp luật: ĐTM là hệ thống các quy tắc
xử sự mà các chủ thể cần phải thực hiện khi tiến hành dự án phát
triển có khả năng tác động tới MT.
Mục 2: TIÊU CHÍ VỀ MT ĐỂ PHÂN LOẠI DA, ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ
ĐTM (Luât BVMT 2020)

Điều 28. Tiêu chí về MT để phân loại DA đầu tư đánh giá sơ bộ MT:

a) Quy mô, công suất, loại hình SX, KD, DV;

b) Diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển; quy mô
khai thác TNTN;

c) Yếu tố nhạy cảm về MT gồm khu dân cư tập trung; nguồn nước
được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; khu bảo tồn TN, thủy sản;
các loại rừng; di sản văn hóa vật thể, di sản TN; đất trồng lúa nước từ 02
vụ trở lên; vùng đất ngập nước quan trọng; yêu cầu di dân, tái định cư
và yếu tố nhạy cảm khác về MT.
LUẬT BVMT 2020
Điều 28. Đánh giá sơ bộ ĐTM

Đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ ĐTM là DA đầu tư

nhóm I theo quy định của Luật.

2. Thời điểm đánh giá sơ bộ ĐTM được thực hiện trong giai đoạn

nghiên cứu tiền khả thi đầu tư XD, đề xuất chủ trương đầu tư, đề nghị

chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải

đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định

của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác

công tư, XD.


3. Nội dung đánh giá sơ bộ ĐTM bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện DA với Chiến lược BVMT
quốc gia, QH BVMT quốc gia, nội dung BVMT trong QH vùng, tỉnh và QH
khác;

b) Nhận dạng, dự báo các tác động MT chính của DA đối với MT trên cơ sở
quy mô, công nghệ SX và địa điểm thực hiện DA;

c) Nhận diện yếu tố nhạy cảm về MT của khu vực thực hiện DA theo các
phương án về địa điểm (nếu có);

d) Phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án về quy mô, công nghệ SX, công
nghệ xử lý CT, địa điểm thực hiện DA và biện pháp giảm thiểu tác động MT;

đ) Xác định các vấn đề MT chính và phạm vi tác động đến MT cần lưu ý
trong quá trình thực hiện ĐMT.
ĐỐI TƯỢNG PHẢI THỰC HIỆN ĐTM
(Điều 30 Luật BVMT 2020)

Các DA đầu tư được quy định phải lập báo cáo ĐTM gồm:

Dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao (Dự
án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật BVMT 2020)

Dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ( Dự án đầu tư
nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật BVMT
2020).
ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN ĐTM
DA thuộc thẩm quyền QĐ chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ
tướng CP.

DA sử dụng đất hoặc mặt nước của vườn quốc gia, khu BTTN,
khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, công viên địa chất,
khu Ramsar, di tích lịch sử,…

DA đầu tư xây dựng sử dụng đất rừng, san lấp ao, hồ, đầm,

Đối tượng DA có nguy cơ ảnh hưởng nguồn nước mặt, nước ngầm, lưu
(Điều 30 Luât vực sông, ven biển, HST đang được bảo vệ,…
BVMT 2020)
DA xây dựng kết cấu hạ tầng khu SX, KD, DV tập trung, cụm
làng nghề, SX xi măng, gạch ngói, bê ton, tấm lợp,…

DA xây dựng mới khu đô thị, các công trình giao thông,….

DA về dầu khí, chế biến khoáng sản, nông lâm thủy sản, thực
phẩm, phân bón,….

Dự án tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đến MT,….


Điều 31. Thực hiện ĐTM

1. ĐTM do chủ DA tự thực hiện hoặc thông qua


đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. ĐTM được thực
hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả
thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả
thi của DA.

2. Kết quả ĐTM được thể hiện bằng báo cáo ĐTM.

3. Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo ĐTM.


Điều 35. Thẩm quyền thẩm định ĐTM
1. Bộ TN&MT tổ chức thẩm định ĐTM đối với các DA:

a) DA đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;

b) DA đầu tư nhóm II thuộc thẩm quyền của QH Thủ tướng CP; DA nằm trên địa bàn
từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; DA nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm
quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh; DA thuộc thẩm quyền cấp giấy phép KTKS, sử dụng
TN nước, cấp phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ TN&MT.

2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định ĐTM đối với DA thuộc bí mật nhà
nước về quốc phòng, an ninh.

3. UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định ĐTM đối với DA đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp
với UBND cấp tỉnh nơi có dự án phải thẩm định ĐTM đối với dự án đầu tư thuộc thẩm
quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình.
Điều 36. QD phê duyệt ĐTM
1. Là một trong các căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thực hiện
- Cấp, điều chỉnh giấy phép KTKS; thăm dò, khai thác dầu khí; Phê duyệt báo cáo
nghiên cứu khả thi đối với DA đầu tư xây dựng;

- Cấp giấy phép MT; cấp giấy phép nhận chìm ở biển,…;

2. QĐ phê duyệt ĐTM:

- Bộ TN&MT gửi UBND tỉnh, cơ quan liên quan; UBND tỉnh gửi cơ quan CM về MT tỉnh;
UBND huyện, xã nơi thực hiện DA; BQL KCN, KCX, khu CNC, KKT của tỉnh, TP trực thuộc

- UBND tỉnh gửi Bộ TN&MT, cơ quan CM về MT tỉnh; UBND huyện, xã nơi thực hiện DA;
BQL KCN, KCX, khu CNC, KKT của tỉnh, TP trực thuộc TW với DA thực hiện trong khu SX,
KD, DV tập trung

3. Trường hợp có thay đổi chủ DA, chủ DA đầu tư mới có trách nhiệm tiếp tục thực
hiện quyết định phê duyệt ĐTM và thông báo cho cơ quan thẩm định ĐTM, cơ quan CM về
MT tỉnh.
Điều 37. Trách nhiệm của chủ DA sau khi ĐTM được phê duyệt
- Thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt ĐTM.

- Trường hợp thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động
xấu đến MT so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt nhưng
chưa đến mức phải lập lại ĐTM, chủ DA phải giải trình với cơ quan phê duyệt
và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan phê duyệt
ĐTM.

- Tổ chức thực hiện biện pháp BVMT theo quyết định phê duyệt ĐTM.

- Phải báo cáo cơ quan phê duyệt ĐTM kết quả thực hiện các công trình
BVMT phục vụ vận hành dự án đối với DA lớn, có nguy cơ tác động xấu đến
MT do Chính phủ quy định. Những DA này chỉ được vận hành sau khi cơ quan
phê duyệt ĐTM kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT.
Điều 37. Trách nhiệm của chủ DA sau khi ĐTM được phê duyệt
- Thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt ĐTM.

- Trường hợp thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động
xấu đến MT so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt nhưng
chưa đến mức phải lập lại ĐTM, chủ DA phải giải trình với cơ quan phê duyệt
và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan phê duyệt
ĐTM.

- Tổ chức thực hiện biện pháp BVMT theo quyết định phê duyệt ĐTM.

- Phải báo cáo cơ quan phê duyệt ĐTM kết quả thực hiện các công trình
BVMT phục vụ vận hành dự án đối với DA lớn, có nguy cơ tác động xấu đến
MT do Chính phủ quy định. Những DA này chỉ được vận hành sau khi cơ quan
phê duyệt ĐTM kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT.
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐTM

 Xác định đối tượng gây tác động (Nội dung của dự án liên quan đến MT).

 Xác định phạm vi không gian ĐTM.

 Xác định đối tượng bị tác động (Các điều kiện tự nhiên, các thành phần môi
trường tự nhiên).

 Thu thập thông tin về đối tượng bị tác động (trong phạm vi không gian ĐTM).

 Xác định các phương pháp ĐTM (dựa trên cơ sở thông tin về đối tượng gây tác
động và đối tượng bị tác động)

 Đánh giá (dự báo) tác động (khi nào ? ở đâu ? mức độ nào ?)

 Đề xuất các biện pháp (duy trì tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực) –
(như thế nào ? ở đâu ? bao giờ ?)

 Đề xuất chương trình giám sát (cái gì ? ở đâu ? tần suất nào ?)
CÁC NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐTM
(Mẫu báo cáo)

1. Mở đầu: Xuất sứ DA, căn cứ pháp lý và kỹ


thuật; PP áp dụng và tổ chức thực hiện.

2. Chương 1. Mô tả tóm tắt DA.

3. Chương 2. Điều kiện tự nhiên, MT, KTXH.

4. Chương 3. Đánh giá tác động MT

5. Chương 4. Các biện pháp giảm thiểu các tác


động xấu; Phòng ngừa, ứng phó sự cố MT

6. Chương 5. Chương trình quản lý và giám sát


MT

7. Chương 6. Tham vấn ý kiến cộng đồng.

8. Kết luận và kiến nghị


08 NỘI DUNG (Topic)
CẦN ĐƯỢC ĐƯA VÀO ĐTM

 (i) Ô nhiễm (Pollution)

 (ii) Các chất độc và nguy hại (Toxic and Hazardous Substances)

 (iii) Các nơi cư trú tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học (Natural habitats
and Biodiverity Conservation)

 (iv) Tài sản văn hóa vật thể (Physical cultural property)

 (v) Các cộng đồng bị ảnh hưởng tực tiếp (Directly afected communities);

 (vi) Các nhóm dễ bị tổn thương (Vulnerable groups);

 (vii) Chiếm dụng đất và tái định cư (Land accquisition and resettlement);

 (viii) Sức khỏe và an toàn của công nhân (Worker health and safety).
 Tiếp cận đánh giá, dự báo
tác động MT
 Tiếp cận theo mô hình DPSIR

 Tiếp cận theo các dự án tương tự đã hoạt động.

 Tiếp cận theo mô hình vòng đời sản phẩm (LCA)

 Tiếp cận theo phân tích cân bằng vật chất

 Tiếp cận theo dòng vật chất, vật liệu


 Tiếp cận theo mô hình DPSIR

 Tiếp cận theo mô hình DPSIR: Mô tả mối quan hệ tương hỗ


giữa:
- Động lực – D (Phát triển KT-XH, nguyên nhân sâu xa của
các biến đổi môi trường).
- Áp lực – P (Các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy
thoái MT).
- Hiện trạng – S (Hiện trạng chất lượng môi trường).
- Tác động – I (Tác động của ONMT đối với sức khỏe cộng
đồng, hoạt động phát triển KT-XH và MT sinh thái).
- Đáp ứng – R (các giải pháp BVMT).
Tiếp cận theo mô hình DPSIR

Khung sử dụng các chỉ thị môi trường


 Tiếp cận theo mô hình vòng đời sản phẩm (LCA)

 Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) là một công cụ mạnh nhằm
cung cấp thông tin về các tác động MT trong suốt các giai đoạn phát
triển khác nhau của sản phẩm và được mô tả theo vòng đời sản phẩm.
 Có 4 giai đoạn chính của một cuộc đánh giá vòng đời sản phẩm :
- Xác định mục tiêu và phạm vi: Mục tiêu và phạm vi của LCA phải
được xác định rõ ràng trước khi thực hiện LCA.
- Bản thống kê vòng đời sản phẩm: Bản kê tất cả các Khía cạnh MT
thuộc phạm vi đã xác định cần được thiết lập.
- Đánh giá tác động vòng đời sản phẩm: Tính toán tác động MT của
mỗi khía cạnh MT đã được nhận biết tại giai đoạn thống kê vòng đời
sản phẩm.
- Đánh giá cải tiến: Việc giảm bớt các gánh nặng MT có thể thực hiện
được trong suốt vòng đời sản phẩm.
 Tiếp cận theo phân tích cân bằng vật chất và
năng lượng

 Cân bằng vật chất và năng lượng là công cụ thống kê ghi lại một
cách định lượng nguyên liệu và năng lượng sử dụng tại mỗi công đoạn
SX.
 Căn cứ trên số liệu cân bằng và kiểm chứng trong phần đặc trưng dòng
thải ta sẽ có số liệu về chi phí mất theo dòng thải.
 Cân bằng vật chất có thể được thể hiện dưới một trong hai hình thức
sau:
+ Cân bằng tổng thể: Dùng cho tất cả các dòng nguyên liệu vào dây chuyền
SX. Cân bằng được tiến hành qua từng công đoạn với sự biến đổi của
tất cả các thành phần tham gia vào dây chuyền SX.
+ Cân bằng từng phần: Chỉ dùng cho một loại nguyên liệu hoặc từng phần
có giá trị.
Trên cơ sở các số liệu đã tính toán, lựa chọn và đề xuất các cơ hội
SXSH, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
 Tiếp cận theo dòng vật chất, vật liệu

 Kế toán chi phí dòng nguyên vật liệu (MFCA) là một trong các
phương pháp quản lý môi trường của kế toán quản trị môi
trường (EMA - environmental management accounting).
 Đây là phương pháp hiệu quả giúp các nhà quản trị quản lý tốt
được chi phí, thỏa mãn đồng thời 2 mục tiêu "Giảm tác động
môi trường" và "Nâng cao hiệu quả kinh doanh".
 Bản chất của MFCA là phản ánh, theo dõi sự lưu chuyển các
dòng nguyên vật liệu đầu vào được đưa vào quá trình sản xuất
và đo lường các sản phẩm và chất thải (do sự mất mát nguyên
vật liệu) dựa trên tính cân bằng của phương trình:

Nguyên vật liệu đầu vào = Nguyên vật liệu trong sản phẩm
đầu ra + Nguyên vật liệu trong chất thải.
 Một số thuật ngữ cần chú ý

 Hệ sinh thái: Là một hệ thống các quần thể sinh vật, sống chung, và phát
triển trong một MT nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với MT đó.
 Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật
(động vật, thực vật, vi sinh vật...) và hệ sinh thái tự nhiên.
 Chỉ tiêu MT hoặc chỉ thị MT (factors, Indicators) là những đại lượng biểu
hiện các đặc trưng của MT đó tại một trạng thái xác định.
 Thông số MT (Parameters): Là những đại lượng vật lý, hóa học, sinh học
cụ thể đặc trưng cho MT nói chung và MT đất nói riêng có khả năng phản
ánh tính chất của MT ở trạng thái nghiên cứu (kể cả đất và đất đai).
 Ô nhiễm MT: là sự biến đổi các thành phẩn MT không phù hợp với TCMT
gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật
 Chỉ số MT (Indices, Indexes): Là giá trị được tính toán trong một điều
kiện MT nào đó (khí, nước, đất) theo một số thông số MT có ở MT đó. Giá
trị các thông số MT này thu được nhờ các phép đo liên tiếp trong một
khoảng thời gian dài hoặc một số phép đo đủ lớn.
 Một số thuật ngữ cần chú ý

 Suy thoái MT là sự suy giảm về chất lượng và số lượng các thành phần MT
gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.

 Chất gây ô nhiễm là chất ở vật thể rắn, lỏng, khí được thải từ SX, KD, DV
sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.

 Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại trừ từ quá trình SX hoặc tiêu dùng
được thu hồi để làm nguyên liệu SX.

 Chất thải là vật liệu ở thể rắn, lỏng, khí được thải từ SX, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.

 Chất thải nguy hại là chất thải chứa các yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại
khác
 Một số thuật ngữ cần chú ý

 Sức tải của MT là giới hạn cho phép mà MT có thể tiếp nhận và hấp thu
các chất gây ô nhiễm.

 Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.

 Quan trắc MT là quá trình theo dõi có hệ thống về MT, các yếu tố tác động
nhằm cung cấp thông tin phụ vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng
MT và các tác động xấu đối với MT.

 Thông tin về MT bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần MT; về trữ
lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
về các tác động đối với MT; về chất thải; về mức độ MT bị ô nhiễm, suy
thoái và thông tin về các vấn đề MT khác.
Trình tự rà soát loại dự án với các
Thực hiện theo
mức độ yêu cầu ĐTM
trình tự ĐTM

Phải
ĐTM

Lập KHBVMT

Xác Kiểm tra


Mô tả Lược
định MT ban
dự án duyệt
nhu cầu đầu
Cho phép
thực hiện
Không
cần
ĐTM
Phát triển kinh tế

Lập kế hoạch hành động

Mô phỏng quy Dự báo thay đổi môi trường


trình thực hiện
ĐTM Nguy cơ ảnh hưởng đến sức
khỏe con người và hệ sinh thái

Kế hoạt đo đạc, quan trắc và


quản lý môi trường

Dự án khả thi

Các hoạt động của


Quan trắc
dự án

Thay đổi môi Thanh tra môi


trường trường

Đánh giá ảnh


Các ảnh hưởng
hưởng
Phải ĐTM

Xác định phạm vi

Tham gia của công đồng

Đánh giá: Xác định tác động, phân tích, dự báo, mức
độ đáng kể của tác động

Biện pháp giảm thiểu: Thiết kế lại, lập kế hoạch quản lý tác
động

Lập báo cáo

Thẩm định

Tham gia cộng đồng

Ra quyết định

Đưa trình Phê duyệt


lại từ đầu Không phê duyệt
Kiếm soát, monitoring,
quản lý tác động

Thiết kế QUY TRÌNH THỰC HIỆN


lại Kiểm toán và DTM
ĐTM
CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG ĐTM
Tùy theo thông tin sẵn có - để thực hiện một ĐTM. Thông
thường phải sử dụng tổ hợp các phương pháp cơ bản sau:
1. Phương pháp liệt kê số liệu môi trường: Ad-hoc

2. Phương pháp danh mục kiểm tra (Liệt kê); Checklist

3. Phương pháp sơ đồ mạng lưới: Network

4. Phương pháp đánh giá nhanh (của WHO, USEPA): rapid assessment

5. Các phương pháp mô hình hóa (khi thông tin cho phép): Environmental modeling

6. Phương pháp chập bản đồ (khi thông tin cho phép): Map overlay

7. Phương pháp ma trận (Ma trận định tính, định lượng, bán định lượng).

8. Hệ thống đánh giá môi trường: Environmental assessment system (Battelle)

9. Phân tích hệ thống chỉ thị và chỉ số môi trường

10. Phương pháp chi phí lợi ích: Analysis of cost-benefits

11. Các PP chuẩn/Standard Methods để khảo sát, đo đạc, lấy mẫu ngoài thực địa; phân
tích trong phòng thí nghiệm …)
1. PHƯƠNG PHÁP LIỆT KÊ SỐ LIỆU MT (Adhoc method)
Ví dụ minh họa phương pháp liệt kê số liệu về môi trường của một hệ thống thủy lợi

• Phương
Phương án pháp này liệt
TT Thông số môi trường kê đơn giản
A B C những thông
số MT liên
1 Số hồ chứa trong hệ thống Diện
tích mặt nước, (km2) Đường ven
4
850
1
130
0
0
quan đến việc
thực hiện DA.
2 hồ, (km) 190 65 0 •
3 Diện tích tưới, (ha) 40 12 0 Phương
4 Diện tích đất bị thu hẹp, (ha) 000 000 0 pháp này tuy
5 Di tích khảo cổ bị ngập 10 2000 0 còn sơ sài,
6 000 13 0 nhưng nó có
7 Hạ mức xói mòn, (cấp)
11 1 0 ích cho bước
8 Nâng mức khai thác thủy văn, 4 1 vừa 0 đánh giá sơ
9 (cấp) Chống lũ 4 tốt cấp 1 0 bộ về tác
10 Tạo ổ dịch bệnh cấp 4 200 0 động đến MT
11 Biên chế quản lý (người) 1000

Lập bảng kê các hoạt động phát triển lên các thành phần Mttheo hướng tích cực hay tiêu cực . Nếu là
tác động tiêu cực thì chia tháng các mức nhẹ, trung bình hoặc mạnh.
2. PHƯƠNG PHÁP DANH MỤC MT (checklist).
Nhận dạng các nguồn và đặc tính tác động của Dự án khai thác, chế
biến quặng Bauxit

Giai đoạn xây dựng cơ bản Các vấn đề môi trường và xã hội
- Đào, đắp, đổ thải đất đá, chặt phá -Làm thay đổi cơ cấu dân cư khu vực (tăng cơ học dân
cây rừng. số, thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế trong XH, làm
- Hoạt động san nền mặt bằng công xáo trộn đời sống KTXH, phong tục tập quán của nhân
trình. dân)
- Hoạt động giao thông. - Thu hẹp diện tích đất trồng trọt và đất rừng; Làm
- Khai thác các mỏ đá, đất phục vụ xây biến dạng địa mạo và cảnh quan khu vực.
dựng các hồ chứa.
- Ô nhiễm bụi, khí thải do quá trình thi công, san gạt,
- Xây dựng các công trình (nhà máy,
hệ thống điện, khu dân cư…) vận chuyển vật liệu xây dựng (CO, SOx, NOx,…)
- Lắp đặt thiết bị (các thiết bị khai - Ô nhiễm tiếng ốn, độ rung máy thi công, phương tiện
thác, xưởng sửa chữa, đường dây điện, vận chuyển; Nước thải, rác thải sinh hoạt của công
đường dây thông tin, hệ thống khí ép,
… và các thiết bị phụ trợ khác) và mở nhân xây dựng, nước mưa chảy tràn,…
vỉa khoáng sàng (xây dựng hệ thống - Làm ảnh hưởng tới tính ĐDSH (Động thực vật trên
đường hào ra vào mỏ, tạo ra các tuyến
công tác đầu tiên, bóc khối lượng đất cạn, dưới nước) khu vực do các hoạt động phát triển
đá ban đầu) DA,…

Danh mục được chia ra thành các loại dựa vào các đặc trung và sự phức tạp của các nhân
tố MT
Thời kỳ Hoạt động phát triển Công nghệ thực hiện

Xây dựng mỏ
Chuẩn bị mặt VệVệ sinh
sinh Thu Di dời Tháo khô
bằng dự án dọn
dọn
Thu Tháo khô

Sơ đồ hoạt động tổng quát của dự án khai thác mỏ lộ thiên


San gạt
Xây dựng San gạt Lắp đặt
Xây dựng
công nghiệp thiết bị

Mởsàng
Mở vỉa khoáng vỉa Mở đường ra vào mỏ
khoáng sàng và bãi thải

Bóc một phần


Tháo khô đất đá phủ
Khai thác mỏ
và thoát nước
mỏ Tạo mặt bằng
công tác đầu tiên
Bóc đất đá phủ Khoan nổ

Xúc bóc
Thu hồi
Khoan nổ
Khoáng sản
Vận tải
Xúc bóc
Thải đá
Vận tải
Gia công chế biến Loại bỏ tạp
tại mỏ chất
Chất kho Nghiền đập
thành phẩm
Phân loại
Nạo vét tận thu tài Thủ công kết hợp cơ
Đóng cửa mỏ nguyên giới

8/10/2017 San lấp


Phục hồi cảnh quan Tháo dỡ xây đắp Trồng c ây
3. PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN
Nguyên tắc cơ bản của PP

Sử dụng thuốc sâu, phân hoá học


Là phối hợp sự liệt kê

Vận chuyển nguyên liệu thô


Các hoạt động

Trang trại trồng Kenif


các hoạt động của dự
án với sự liệt kê những

Tạo việc làm


dự án

Nước thải
Xây dựng

Cấp nước

Rác thải

Khí thải
nhân tố MT có thể bị
ảnh hưởng trên một ma Thành phần
trận.
Thường được sử dụng môi trường

để xác định ĐTM các


quy hoach khôn gian Chất lượng nước mặt * * * *
lãnh thổ Thuỷ văn nước mặt *

Biểu thị mối quan hệ Chất lượng không khí * *

giữa nhân tố tác động Thuỷ sản * *


Môi trường sống của sinh vật cạn *
và nhân tố chịu tác
động trong ma trận. Sinh vật cạn *
- Trục tung liệt kê các Mô hình sử dụng đất *

thành phần MT. Đường cao tốc / đường sắt *

- Trục hoành là các Cung cấp nước * *


Nông nghiệp *
hoạt động phát triển
Cung cấp nhà ở *
Sức khoẻ * *
Điều kiện kinh tế - xã hội *
Ma trận môi trường đơn giản (Simple matrix)
Nhân tố nào chịu tác động gây ra bởi các hoạt động nào thì được đánh dấu vào
giao điểm của tung độ và hoành độ tương ứng của hoạt động và nhân tố đó.

Nổ Xúc Vận Gia công Thoát Tiêu


Khoan bóc tải Thải đá chế biến nước
mìn thụ
Môi trường nước X x x
Môi trường không
khí x x x x x

Môi trường đất x x X


Thảm thực vật X x
Động vật x x
Cảnh quan khu vực x X
Sức khoẻ cộng đồng x x x x

Việc đánh giá được thực hiện trong các hoạt động trước, trong giai đoạn chuận bị thi
công, giai đoạn xây dựng và cả giai đoạn hoạt dộng
3. PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN

Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản,


không đòi hỏi nhiều số liệu MT nhưng lại
có thể phân tích một cách rõ ràng các tác
động của nhiều hành động khác nhau lên
cùng một nhân tố, nó thể hiện được rõ
ràng và dễ hiểu mối quan hệ giữa phát
triển và MT.

Nhược điểm: Phương pháp này khó xác


định được các tác động chưa xét đến
diễn biến theo thời gian của các hoạt
động và các nhân tố nên khó phân biệt
được các tác động lâu dài và tác động
tạm thời.
4. PHƯƠNG PHÁP CHỒNG, CHẬP BẢN ĐỒ VÀ HỆ
THỐNG ĐỊA LÝ (GIS)

Để thực hiện PP này cần có đủ số liệu về thành phần MT vùng DA và vùng


có thể bị ảnh hưởng do DA (Thích hợp với các phương án sử dụng đất)

 Cách làm

 Bước 1: Từng thành phần MT đươc thực hiện trên bản đồ đơn tính, có cùng
tỷ lệ (địa hình, thổ nhưỡng, thủy vực, thảm thực vật, sử dụng đất, phân bố dân
cư, …. In trên giấy bóng.

 Bước 2: Vẽ các bản đồ DA (Vị trí DA, sơ đồ mặt bằng, các hoạt động,…) cùng
tỷ lệ như các bản đồ MT đơn tính ở trên và In trên giấy bóng.

 Bước 3: Chồng bản đồ DA lên từng bản đồ đơn tính; Sử dụng PP chồng bản
đồ sẽ giúp việc xem xét rỗ ràng hơn các tác động MT của DA đến khu vực.
4. PHƯƠNG PHÁP CHỒNG, CHẬP BẢN ĐỒ VÀ HỆ
THỐNG ĐỊA LÝ (GIS)

Phương pháp cho phép mô


phỏng các lớp thông tin MT
khác nhau trên cùng một địa
hình.

Người ta thường dùng các màu


sắc khác nhau thể hiện đặc
trưng cho mỗi đơn vị.
Đồng thời, với các sắc độ của từng màu có độ đậm nhạt khác nhau để thể hiện
cho độ nhạy cảm của từng đơn vị.

Việc chồng các lớp trong suốt các đơn vị môi trường cho phép chúng ta làm rõ
các vùng có độ nhạy cảm khác nhau. Các vùng có độ nhạy cảm lớn cần phải tránh
khi xây dựng và bố trí công trình. Ngược lại, các vùng có độ nhạy cảm yếu cho
phép tiếp nhận dự án mà ít gây nhiễu loạn đến môi trường tiếp nhận.
5. PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI

Phương pháp này có mục đích phân tích các tác động song song và
nối tiếp do các hành động của hoạt động gây ra.

 Cách làm: Liệt kê toàn bộ các hành động trong hoạt động và xác
định mối quan hệ nhân quả giữa những hành động đó. Các quan hệ
đó nối các hành động lại với nhau thành một mạng lưới. Trên mạng
lưới có thể phân biệt được các tác động bậc 1 do 1 hành động trực
tiếp gây ra, rồi tác động bậc 2 do tác động bậc 1 gây ra và lần lượt
tác động bậc 3, bậc 4…

 Các chuỗi tác động đó cuối cùng dẫn về các tác động cuối cùng, có
lợi hoặc hại cho tài nguyên và MT.
Xác định các nguồn gây tác động

 Người ta thường chia quá trình hoạt động dự án làm 2 giai


đoạn là giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành. Mỗi
giai đoạn có những hoạt động khác nhau và gây ra những
tác động khác nhau.
Di dân

San lấp, Di chuyển tải sản


chuẩn bị
mặt bằng
Khai thác nhanh
tài nguyên

Xây
dựng cơ
Giai đoạn xây sở hạ ….
dựng tầng

Vận
chuyển
thiết bị

Lắp ráp

Vận hành thử


Mô phỏng các nguồn tác động tới môi trường của dự án
xây dựng nhà máy Giấy
Xây dựng Bụi và các vật
nhà máy liệu dạng hạt

Chất thải khí

Vận hành,
Sản xuất bảo Chất thải hóa
Giấy dưỡng học

Chất thải rắn

Tạo việc làm


Trang trại
Phân bón

Xói mòn đất


Mạng lưới nhận dạng tác động của dự án nạo vét sông
8/10/2017 71
Tiếng ồn đến
người dân

Quá trình mai


Chất thải rắn
táng cho người
phát sinh
quá cố

Nước thải từ
các mộ

Rác thải, chất


thải rắn
Quá trình
Khi dự án đi
thăm viếng
vào hoạt động
người đã khuất
Nước thải sinh
hoạt

Hoạt động cai Phát sinh chất


táng cho người thải rắn nguy
đã mất hại

Sự cố môi
Sạt lở đất do
trường (mưa,
nước cuốn trôi
bão)
6. PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA

Sử dụng các mô hình tính toán để dự báo lan truyền các chất ô nhiễm trong
MT, từ đó xác định mức độ, phạm vi ONMT do các hoạt động của DA gây ra

PP này phức tạp, phải dùng các PP và kỹ thuật hiện đại bao gồm việc xây dựng
hoặc sử dụng các mô hình mô phỏng toán học hoặc các mô hình vật lý thu nhỏ
khu vực dự án để đánh giá định lượng tác động của DA tới MT.

Các mô hình toán thông dụng cho ĐTM:

- Mô hình chất lượng không khí: Model SC-ST3, Model AERMOD

- Mô hình chất lượng nước: MIKE, DELTA


7. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH

Phương pháp này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập và được
Ngân hàng Thế giới (WB) phát triển thành phần mềm IPC nhằm dự báo
tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, CTR).

Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm tuỳ theo từng ngành sản xuất và các
biện pháp BVMT kèm theo, phương pháp cho phép dự báo các tải lượng
ô nhiễm về không khí, nước, chất thải rắn khi dự án triển khai.

WHO đã xây dựng bảng tính tải lượng ô nhiễm cho hàng trăm ngành công
nghiệp, dịch vụ theo các loại hình công nghệ khác nhau (dựa trên hệ số phát
thải)

Ví dụ hệ số phát thải bụi: Nổ mìn: K = 0,37Kg/tấn; Đổ thải: K = 0,26Kg/tấn;

Giao thông: K = 1,6g/Km.xe,….


8. PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ

 Số liệu thống kê khí tượng, thủy văn, KTXH tại khu vực DA từ
các trung tâm nghiên cứu khác đã được phê duyệt.

- Số liệu sử dụng đã được các tổ chức nhà nước phê duyệt, có thể sử
dụng cho các báo cáo khoa học trong nước.

 Số liệu đánh giá nồng độ hơi khí độc trong khu vực xây dựng –
đã được đo đạc thực tế tại một số công trường xây dựng trong điều
kiện hoạt động bình thường, có thể áp dụng để đánh giá ô nhiễm cho
DA.

- Số liệu sử dụng đã được các tổ chức nhà nước phê duyệt, có thể sử
dụng cho các báo cáo khoa học trong nước.
9. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HỆ THỐNG

 PP phân tích hệ thống được áp dụng khá phổ biến trong MT. Ưu
điểm của phương pháp này là đánh giá toàn diện các tác động, rất hữu
ích trong việc nhận dạng các tác động và nguồn thải.

 PP này được ứng dụng dựa trên cơ sở xem xét các nguồn thải,
nguồn gây tác động, đối tượng bị tác động, các thành phần MT,… như
các phần tử trong một hệ thống có mỗi quan hệ mật thiết với nhau, từ
đó, xác định, phân tích và đánh giá các tác động,…
10. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH (PP TỔNG HƠP)

Đây là PP tổng hợp, dựa trên kết quả của các phương pháp
đánh giá trên;
- Kết quả điều tra khảo sát thực địa.
- Kết quả điều tra khảo sát xã hội học.
- Kết quả từ các trạm QTMT cấp quốc gia và địa phương;
- Các tài liệu, số liệu, bản đồ từ tổng cục thống kê, tổng cục bản đồ;
- Kết quả của các công trình nghiên cứu, các ấn phẩm đã từng công
bố và báo cáo hàng năm,….

PP này có tính khái quát rất cao, có thể đánh giá cả về mặt
định tính và định lượng, áp dụng có hiệu quả đối với các dự án.
THAM VẤN TRONG ĐTM
✓ Đối tượng
⁺ tổ chức, cá nhân chịu tác động trực tiếp ✓ Hình thức
⁺ Cơ quan, tổ chức liên quan: ⁺ Đăng website
⁺ UBND, MTTQ cấp xã ⁺ Họp lấy ý kiến
⁺ BQL, chủ hạ tầng khu SXTT, CCN ⁺ Văn bản
⁺ CQ quản lý công trình thủy lợi
⁺ CQ quản lý yếu tố nhạy cảm (KBT, DSTN..) ✓ ND: vị trí, tác
⁺ Bộ QP, CA, chỉ huy QS cấp tỉnh, CA cấp tỉnh động, giảm thiểu,
quản lý, gsat,
✓ Đăng website phòng ngừa UPSC
✓ ND tham vấn
⁺ thông tin dự án đầu tư + BC ĐTM (trừ TT bí mật)
khác
⁺ Website của cơ quan thẩm định ít nhất 15 ngày; ⁺ Cải tạo PHMT
⁺ Bồi hoàn
✓ Họp lấy ý kiến ĐDSH
⁺ Niêm yết tại trụ sở UBND xã: BC ĐTM, thời gian, địa điểm trước 5
ngày

✓ Bằng văn bản


⁺ Gửi tới cơ quan, tổ chức liên quan
⁺ 15 ngày. Không phải hồi coi như thống nhất nội dung tham vấn.

✓ Trường hợp đặc thù


⁺ Lưu lượng lớn; bồi lắng, xói lở, xâm nhập mặn; đất DSTN;
⁺ DA liên tỉnh, liên huyện; vùng biển
⁺ DA trong KCN, CCN
Các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về ĐTM

Trách nhiệm kỷ luật: Áp dụng chủ yếu đối tập thể, cá nhân lợi dụng chức vụ
quyền hạn để thực hiện các hành vi vi phạm PLtrong hoạt động ĐTM (chịu
hình kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, thuyên chuyển công tác hoặc buộc thôi
việc; phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có; Việc áp dụng trách nhiệm kỷ
luật được thực hiện bởi cơ quan tổ chức nơi có người vi phạm pháp luật trong
hoạt động ĐTM đó
Trách nhiệm hành chính: Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường, mức xử phạt chính được quy định là cảnh cáo hoặc phạt
tiền tối đa là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối
với tổ chức. Ngoài phạt tiền, các cơ sở vi phạm còn có thể bị đình chỉ hoạt
động từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm (NĐ 45/2022/NĐ-CP
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT)
.
Các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về ĐTM

Trách nhiệm dân sự: Dựa trên cơ sở có hành vi trái PL trong hoạt động ĐTM; Đây
là loại trách nhiệm được đặt ra khi chủ thể vi phạm PL trong hoạt động ĐTM có lỗi
và gây hậu quả (có thiệt hại xảy ra trên thực tế, có mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi vi phạm với thiệt hại xảy ra và lỗi của người vi phạm.
Trách nhiệm hình sự: Bộ luật Hình sự 2015 chưa có điều luật nào quy định cụ thể
tội danh cho hành vi vi phạm PL trong hoạt động ĐTM. Tuy nhiên, trong Bộ luật
lại có quy định về Tội gây ONMT (Điều 235) => cá nhân có liên quan trong
hoạt động ĐTM khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ
các nội dung cam kết thực hiện trong báo cáo ĐTM thì có thể phải chịu trách
nhiệm hình sự do thực hiện các hành vi này. Mức khung hình phạt cao nhất đối
với các tội danh này là phạt tù, ngoài ra có thể bị phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong một khoảng thời gian.
Vai trò, trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức trong ĐTM/ĐMC

1. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường


2. Các chủ dự án
3. Các cơ quan tư vấn, chuyên gia
4. Cộng đồng
5. Các tổ chức tài trợ quốc tế
6. Các trường đại học và các viện, trung tâm nghiên cứu
Cơ quan QLNN về ĐTM
▪ Sàng lọc tác động MT của các dự án.

▪ Tư vấn về quy trình đánh giá cho chủ DA.

▪ Thông qua đề cương ĐTM.

▪ Điều hành việc thẩm định các báo cáo ĐTM (Thành lập HĐ, lấy ý kiến
chuyên gia,…).

▪ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kết quả thẩm, phê duyệt và
các kiến nghị có liên quan đến ĐTM (Phê duyệt ĐTM, điều chỉnh, thay đổi nội

dung,…).

▪ Thẩm tra việc thực hiện các biện pháp BVMT sau khi ĐTM được
duyệt (xác nhận công trình BVMT trước khi vận hành, xác nhận hoàn thành công
trình, phương án BVMT, thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện DA,….)
Chủ dự án

▪ Có trách nhiệm toàn diện về DA

▪ Cung cấp các thông tin khoa học và kỹ thuật cần thiết cho tất cả các
bước của quá trình ĐTM.

▪ Có trách nhiệm thực hiện các nội dung, biện pháp BVMT đã được
ĐTM phê duyệt (Niêm yết công khai ĐTM tại UBND xã nơi thực hiện DA; Lập hồ sơ
phương án KHBVMT, Kế hoạch vận hành thử nghiệm, đề nghị kiểm tra, xác nhận, ...)

▪ Có các biện pháp, giải pháp giảm thiểu và phải tiến hành giám sát
MT,….(Nếu xảy ra sự cố phải dừng ngay các hoạt động để khắc phục, hợp tác với cơ
quan QLNN về MT trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra,….)


Cơ quan tư vấn, chuyên gia
▪ Giúp chủ dự án thực hiện ĐTM.

▪ Chủ dự án giao cho các chuyên gia thực hiện các công việc ĐTM.

▪ Từ chuẩn bị đề cương ĐTM chi tiết.

▪ Nghiên cứu MT.

▪ Đề xuất thiết kế các biện pháp giảm thiểu, chuẩn bị báo cáo ĐTM,
đến lập kế họach quản lý và giám sát MT,

▪ Giải trình các thắc mắc của Hội đồng thẩm định.

Ngoài ra, các chuyên gia MT có thể là thành viên hội đồng thẩm định
ĐTM.
Các tổ chức quốc tế

▪ Trợ giúp về mặt kỹ thuật ĐTM cho các nước

▪ Cung cấp chuyên gia ĐTM

▪ Cung cấp tài liệu kỹ thuật, các phương pháp, chuẩn cứ


để đánh giá

▪ Trao đổi và chuyển tải kinh nghiệm về ĐTM


Cộng đồng

▪ Tham gia vào suốt qúa trình ĐTM

▪ Những ý kiến của cộng đồng là cơ sở để chủ dự án hạn


chế các tác động

▪ Cộng đồng còn là nơi giám sát các tác động của chính dự
án

▪ Ngoài ra, sự tham gia của cộng đồng càng sớm trong
ĐTM thì hiệu quả công tác ĐTM càng cao
Các Viện, trường đại học,
trung tâm nghiên cứu

▪ Đào tạo nhân lực cho công tác ĐTM

▪ Cung cấp chuyên gia thực hiện ĐTM

▪ Có thể là thành viên Hội đồng thẩm định


Các điểm mới liên quan đến ĐTM
Cần lưu ý
1. Đối tượng phải thực hiện ĐTM: Được rà soát
2. Thời điểm phải được QĐ phê duyệt ĐTM: Trước khi QĐ chủ trương đầu tư
3. Một DA đầu tư: Chỉ 01 báo cáo ĐTM
4. Hình thức thẩm định báo cáo ĐTM (Khoản 1 Điều 24 Luật BVMT; Điều 14 NĐ
18/2015/NĐ-CP; Điều 5 - 8 TT 25/2029/TT-BTNMT): Họp HĐ hoặc lấy ý kiến.
5. Cơ cấu, thành phần HĐTĐ: 30% có chuyên môn về ĐTM.
6. Nội dung thẩm định ĐTM: Phải phù hợp ĐMC.
7. Việc ủy quyền cho BQL các KCN thẩm định báo cáo ĐTM
8. Các trường hợp phải lập lại báo cáo ĐTM: Chủ DA đề nghị.
9. Đối tượng phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình BVMT phục vụ giai đoạn vận
hành dự án: Theo tính chất DA.
10. Thời hạn cấp giấy xác nhận hoàn thành các công trình BVMT: 5 ngày kiểm tra HS, 15
ngày xem xét cấp hồ sơ không bao gồm thời gian lấy mẫu nếu có.
11. Báo cáo ĐTM phải lập lại trong các trường hợp: (i) Thay đổi địa điểm thực hiện DA; (ii)
Không triển khai thực hiện DA trong thời gian 24 tháng, kể từ thời điểm có quyết định
phê duyệt ĐTM; (iii) Thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ làm gia tăng mức độ
tác động xấu đến MT hoặc phạm vi chịu tác động do những thay đổi này gây ra.
BÀI TẬP
Lập báo cáo ĐTM Dự án sản xuất bột giấy công suất thiết kế
1000 tấn/ngày tại xã Phong Châu, Phù Minh, tỉnh Phú Thọ

 NHÓM 1: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, NHẬN DIỆN NHỮNG TÁC ĐỘNG,
CỦA DỰ ÁN GIAI ĐOẠN TIỀN KHẢ THI

 NHÓM 2: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG, ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP,


CÔNG TRÌNH BVMT GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG

 NHÓM 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG, ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP,


CÔNG TRÌNH BVMT GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH

 NHÓM 4: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ CHẤT


THẢI CỦA NHÀ MÁY TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH
Thảo luận

ĐMC

ĐTM

Mối liên quan,


Sự khác nhau giữa ĐMC và ĐTM????
MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐMC VÀ ĐTM

Xây dựng chiến lược,


Kế hoạch kế hoạch
DA và chương trình

Kế hoạch, chiến Kế hoạch và


lược và chương các DA, công
trình bền vững trình cụ thể

ĐTM
ĐMC
SỰ KHÁC NHAU GIỮA ĐMC VÀ ĐTM

Chiến lược
➢ Đánh giá tác động
tích luỹ, tương hỗ
ĐMC
➢ Hài hoà phát triển Quy hoạch
kinh tế, xã hội và môi
trường, đ ảm bảo sự
phát triển bền vững.
Kế hoạch

ĐTM ✓Đánh giá tác động


trực tiếp Các dự án
✓Bảo đảm đạt TCMT
SỰ KHÁC NHAU GIỮA ĐMC VÀ ĐTM
§TM §MC
1. Lµ qu¸ tr×nh ph¶n øng l¹i víi mét ®Ò Lµ qu¸ tr×nh cïng ho¹t ®éng vµ cung cÊp th«ng tin
xuÊt ph¸t triÓn cho ®Ò xuÊt ph¸t triÓn.
2. §ưîc sö dông ®Ó ®¸nh gi¸ t¸c ®éng 2. §ưîc sö dông ®Ó ®¸nh gi¸ t¸c ®éng cña c¸c ®iÒu
cña 1 ®Ò xuÊt ph¸t triÓn ®Õn ®iÒu kiÖn vÒ kiÖn MT & KT-XH hiÖn h÷u ®Õn c¸c c¬ héi vµ h¹n
MT & KT-XH chÕ vÒ ph¸t triÓn.
3. Liªn quan ®Õn mét dù ¸n cô thÓ 3. Liªn quan ®Õn c¸c vïng, khu vùc hoÆc lÜnh vùc
(ngµnh) ph¸t triÓn
4. Cho kh¶ n¨ng nhËn d¹ng c¸c t¸c ®éng 4. Cho kh¶ n¨ng x©y dùng ®ưîc mét khung ®Ó trªn
cña mét dù ¸n cô thÓ c¬ së ®ã c¸c t¸c ®éng tÝch cùc vµ tiªu cùc cã thÓ ®o
lưêng ®ưîc
5. Cã ®iÓm b¾t ®Çu vµ ®iÓm kÕt thóc râ 5. Lµ mét qu¸ tr×nh nh»m x©y dùng 1 khung tÝnh
rµng vµ tËp trung cung cÊp th«ng tin bÒn v÷ng ®Ó cung cÊp th«ng tin cho qu¸ tr×nh ra
phôc vô cho ra mét quyÕt ®Þnh cô thÓ ë 1 quyÕt ®Þnh liªn tôc cho c¶ mét thêi kú.
thêi ®iÓm cô thÓ.
6. TËp trung vµo lµm gi¶m nhÑ c¸c t¸c 6. TËp trung vµo viÖc duy tr× mét møc ®é ®îc lùa
®éng tiªu cùc vµ còng cè c¸c t¸c ®éng chän vÒ CLMT vµ c¸c ®iÒu kiÖn KT-XH (vÝ dô,
tÝch cùc th«ng tin qua viÖc x¸c ®Þnh c¸c giíi h¹n biÕn ®æi cã
thÓ chÊp nhËn ®ưîc
7. Cã viÔn c¶nh hÑp vµ ®ßi hái møc ®é 7. Cã viÔn c¶nh réng vµ ®ßi hái chi tiÕt thÊp ®Ó t¹o
chi tiÕt cao ra 1 khung cã tÇm nh×n xa, toµn diÖn
Thảo luận

Xã hội
Môi trường

Tài nguyên
Kinh tế không tái tạo

Hãy nhận dạng các tác động MT của DA ????


- TĐMT của DA có thể coi là tổng tác động tất cả các tác động MT của
DA trước và sau khi DA hoạt động.
- Khi đánh giá ĐTM điều quan trọng trước tiên là phải phân tích và nhận
biết được các tác động đó mới có thể lựa chọn phương pháp đánh giá,
dự báo thích hợp.
1. Tác động MT theo từng cặp đối nghịch:
 Tác động tích cực – tác động tiêu cực
 Tác động trực tiếp – gián tiếp
 Tác động trước mắt – tác động lâu dài
 Tác động tiềm tàng – tác động thực
 Tác động tích lũy – tác động không tích lũy theo KG, thời gian.
 Tác động có thể đảo ngược – tác động không thể đảo ngược
 Tác động trong vùng dự án – tác động ngoài vùng dự án
 Tác động trong phạm vi quốc gia – tác động xuyên biên giới
2. Nhận dạng các tác động môi trường theo yếu tố MT bị tác động: Có
thể nhận dạng theo nhóm tùy theo yếu tố MT bị tác động. Như nhóm các
tác động tới MT vật lý, nhóm các tác động tới MT sinh thái và nhóm các
tác động tới MT KT-XH …
3. GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Công cụ chủ yếu


của quản lý môi trường
 GPMT là một loại giấy phép của nhà nước (do Trung ương hoặc địa
phương) cấp cho cơ sở SX trước khi đi vào vận hành chính thức. Như vậy, cơ
sở SX chỉ được phép hoạt động khi có GPMT, hay nói cách khác GPMT là một
trong những thủ tục bắt buộc đối với cơ sở SX muốn hoạt động.

 Mục đích của GPMT là xác định một cách minh bạch và tin cậy các yêu
cầu ràng buộc về pháp lý đối với các nguồn gây ảnh hưởng đến MT nhằm
bảo vệ sức khỏe người dân và MT nói chung.

 Nội dung của GPMT bao gồm: các giới hạn phát thải chất ON vào không
khí, nước và quản lý các CT và các điều kiện MT khác đối với cơ sở SX, đồng
thời khuyến khích các cơ sở SX BVMT hiệu quả. GPMT cũng có thể cung cấp
các thông tin để tính các phí MT, thuế MT phải trả. Các nội dung này có
thể được điều chỉnh trong quá trình hoạt động của cơ sở SX để phù hợp với
điều kiện phát triển. GPMT có giá trị suốt quá trình hoạt động, tuy
nhiên có thể bị đình chỉ, bị thu hồi như những giấy phép khác nếu cơ sở SX
có những hành vi vi phạm.
Các nguyên tắc áp dụng GPMT

 Áp dụng GPMT đối với tất cả các cơ sở có khả năng ON lớn. GPMT như một điều kiện
tiên quyết để hoạt động;
 Đăng ký vận hành nếu các tác động MT là nhỏ;
 Liên hệ chặt chẽ với ĐTM;
 Các yêu cầu của GP phải rõ ràng và thực hiện cùng với các hướng dẫn kỹ thuật chi tiết;
 Đảm bảo công bằng trong cạnh tranh kinh tế trong nước và quốc tế;
 Các quy định quản lý khác nhau đối với các nguồn ô nhiễm chính và phụ;
 Có các cơ quan cấp phép phù hợp và đảm bảo thận trọng trong xem xét;
 Quy trình cấp phép rõ ràng, minh bạch;
 Sự tham gia tích cực của cộng đồng và các bên liên quan;
 Có giá trị đủ lâu và các quy tắc chấm dứt, thay đổi phải rõ ràng;
 Có khả năng khiếu nại.
GIẤY PHÉP MT

Điều 39. Đối tượng phải có GPMT

Các DA đầu tư được quy định phải có GPMT (DA có phát sinh nước thải, bụi,
khí thải xả ra MT phải được xử lý hoặc phát sinh CTNH phải được quản lý)

Điều 40. Nội dung GPMT

Gồm thông tin chung về DA đầu tư, cơ sở, khu SX, KD, DV CCN; nội dung
cấp phép MT (nguồn phát sinh nước thải, bụi, khí thải, chất thải,…); yêu cầu về
BVMT; thời hạn của GPMT; nội dung khác (nếu có).

Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành mẫu GPMT


Có 2 loại GPMT: GPMT đơn là loại GP đối với từng thành phần, thông số (ví dụ:
GPMT đối với khí thải, nước thải…). GPMT tổng hợp là loại giấy phép chung đối với các
thành phần, thông số.
GIẤY PHÉP MT

Điều 41. Thẩm quyền cấp GPMT

1. Bộ TN&MT:

- Đối tượng được Bộ TN&MT phê duyệt kết quả ĐTM;

- DA thuộc thẩm quyền ĐTM của Bộ TN&MT nằm trên địa bàn 2 tỉnh trở lên
hoặc nằm trên vùng biển không thuộc UBND tỉnh quản lý, cơ sở nhập khẩu phế
liệu làm nguyên liệu SX, cơ sở xử lý CTNH;

2. Bộ QP, Bộ CA với các DA, cơ sở thuộc bí mật NN về QP, an ninh.

3. UBND cấp tỉnh:

- DA không thuộc thẩm quyền của Bộ TN&MT;

- DA năm trền địa bàn 2 huyện trở lên;

4. UBND huyện: Đối với DA không thuộc thẩm quyền Bộ TNMT, tỉnh.
GIẤY PHÉP MT

- Thời điểm cấp GPMT, Công trình BVMT và vận hành thử nghiệm

công trình xử lý chất thải của DA sau khi được cấp GPMT

- Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi GPMT;

- Phí thẩm định cấp GPMT; Quyền, nghĩa vụ của chủ DA, cơ sở được

cấp GPMT; Trách nhiệm của cơ quan cấp GPMT,….

Nghiên cứu tài liệu


ĐĂNG KÝ MT

Điều 49. Đăng ký MT

1. Đối tượng phải đăng ký MT:

- DA phát sinh CT không thuộc đối tượng phải có GPMT;

- Cơ sở SX,KD, DV hoạt động trước khi Luật này có hiệu lực có phát sinh CT
không thuộc đối tượng phải có GPMT.

2. Đối tượng được miễn đăng ký MT gồm:

- DA, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về QP, AN;

- DA đi vào vận hành và cơ sở SX, KD, DV không phát sinh chất thải hoặc chỉ
phát sinh CT khối lượng nhỏ, được xử lý bằng công trình xử lý tại chỗ hoặc được
QL theo quy định của chính quyền địa phương và Đối tượng khác.

Danh mục dự án đầu tư, cơ sở được miễn đăng ký MT quy định tại Phụ
lục XVI ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
ĐĂNG KÝ MT

Điều 49. Đăng ký MT

* Thời điểm đăng ký MT:


- DA thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM phải đăng ký MT trước khi vận hành
chính thức;

- DA không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM phải đăng ký MT trước khi cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc trước khi xả chất thải ra MT
đối với trường hợp không phải có giấy phép XD;

* UBND cấp xã có trách nhiệm: Tiếp nhận đăng ký MT; Kiểm tra và xử lý vi
phạm PL về BVMT của tổ chức, cá nhân đăng ký MT; Hướng dẫn và giải quyết
kiến nghị về BVMT đối với nội dung đã được tổ chức, cá nhân đăng ký MT;
4. KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG
 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

▪ Theo Viện thương mại Quốc tế ICC (International Chamber of Commerce),


1998: “ Kiểm toán MT là một công cụ quản lý bao gồm sự ghi chép một cách
khách quan, công khai các tổ chức MT, sự vận hành các thiết bị, cơ sở vật chất
với mục đích QLMT bằng cách trợ giúp quản lý, kiểm soát các hoạt động và
đánh giá sự tuân thủ các chính sách của công ty bao gồm sự tuân thủ theo các
tiêu chuẩn MT”.

▪ Theo EPA: “Kiểm toán MT là sự xem xét có mục đích, theo định kỳ, có hệ
thống và được chứng minh bằng tư liệu bởi sự tồn tại có nguyên tắc các hoạt
động của đơn vị và những vấn đề thực tiễn có liên quan đến việc tuân thủ
nguyên tắc MT”.
 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

▪ Theo Luật BVMT năm 2014 “ Kiểm toán MT là công cụ quản lý bao gồm một quá
trình đánh giá có tính hệ thống, định kỳ và khách quan được văn bản hóa về việc làm
như thế nào để thực hiện tổ chức MT, QLMT và trang thiết bị MT hoạt động tốt”.

▪ Theo tiêu chuẩn ISO 14010:1996: “Kiểm toán MT là một quá trình thẩm tra có hệ
thống và được ghi thành văn bản, bao gồm việc thu thập và đánh giá một cách khách
quan các bằng chứng nhằm xác định những hoạt động, sự kiện, hệ thống quản lý liên
quan đến MT hay các thông tin về những kết quả các quá trình này cho khách hàng”.

▪ ISO 14010:1996 Là quá trình kiểm tra có hệ thống và được ghi thành văn bản; Tiến
hành một cách khách quan; Thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán; Xác định
vấn đề xem xét có phù hợp với tiêu chuẩn kiểm toán hay không; thông tin các kết quả
của quá trình này cho khách hàng
 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

▪ Kiểm toán môi trường phải trả lời được các câu hỏi mà các nhà quản
lý công ty đưa ra:

▪ 1. Chúng tôi đang làm gì? Cụ thể, liệu có phải tuân thủ tất cả các luật, quy
định của Chính phủ, hướng dẫn hay không?

▪ 2. Chúng tôi có thể làm tốt hơn không? Cụ thể ở những khu vực không được
quy định, các hoạt động có thể được tăng cường để giảm thiểu tác động môi
trường?

▪ 3. Chúng tôi có thể làm điều đó với chi phí rẻ hơn không? Chúng tôi phải làm
gì nữa?
 2. MỤC ĐÍCH CỦA KIỂM TOÁN MT?

▪ Giúp các nhà quản lý nhận thức rõ những vấn đề MT đang xảy ra tại những nơi
cần quan tâm, trên cơ cở đó đề ra các biện pháp ngăn ngừa và cải thiện MT một
cách có hiệu quả.

▪ Kiểm tra và đánh giá sự tuân thủ của các cơ sở sản xuất đối với luật và chính
sách MT.

▪ Xác định giá trị hiệu quả của hệ thống QLMT sẵn có; Đánh giá mức độ rủi ro và
xác định mức độ thiệt hại từ quá trình hoạt động thực tiễn đối với việc sử dụng
các loại nguyên nhiên vật liệu đúng và không đúng nguyên tắc đã chỉ định.

▪ Nhằm cải thiện hiệu năng của hệ thống QLMT cơ bản bằng việc thẩm tra các
hoạt động quản lý trong thực tế có đúng chức năng và thích hợp hay không.
 3. Ý NGHĨA CỦA KIỂM TOÁN
MÔI TRƯỜNG?

▪ Là một yêu cầu cần thiết đối với những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh
dịch vụ và sản phẩm trực tiếp.

▪ Thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết về hiện trạng MT của cơ sở, từ đó xác
định được chính xác và nhanh chóng những rủi ro tiềm năng để tìm ra giải pháp tốt
hơn, tránh các vấn nạn về MT.

▪ Giúp các đơn vị sản xuất thực hiện tốt hơn chương trình QLMT bằng cách đánh giá hệ
thống kiểm soát nào là cần thiết, nên áp dụng kinh nghiệm quản lý thực tiễn nào cho
chức năng và phù hợp với điều kiện SX, MT,…

▪ Nâng cao uy tín cho công ty.

▪ KTMT không chỉ đơn thuần là một công cụ QLMT mà nó còn là một lựa chọn để phát
triển; Là một phương pháp đo đạc, tính toán, dự báo trước các tác động xấu tới MT.
Chỉ có giá trị khi được hình thành trong một hệ thống quản lý tổng thể.
 4. NỘI DUNG CỦA KIỂM TOÁN MT?

▪ Xem xét, đánh giá sự tuân thủ các thủ tục BVMT và các chính sách
MT của một doanh nghiệp, tổ chúc tuân theo các nguyên tắc giữ gìn
MTtrong sạch và PTBV hay không?

▪ Rà soát có hệ thống, liên quan đến việc phân tích, kiểm tra, xác
nhận các thủ tục và thực tiễn hoạt động BVMT của các doanh nghiệp
nhằm đưa ra kết luận xem các cơ sở đó có tuân thủ theo những quy
định, các chính sách MT của nhà nước không?
 4. NỘI DUNG CỦA KIỂM TOÁN MT?

▪ Nghiên cứu, kiểm tra các tài liệu, số liệu, các báo cáo MT của các công ty,
nhà máy trong một thời gian nhằm tìm kiếm những sai sót, vi phạm trong các
hoạt động BVMT của các cơ sở đó xem cơ sở SX đã đạt được các mục tiêu
BVMT đề ra hay chưa, đồng thời đưa ra các biện pháp cải thiện một cách hợp
lý, hiệu quả.

▪ Thu thập các thông tin qua quá trình phỏng vấn các cán bộ, chủ chốt, cán bộ
nhân viên nhà máy xác nhận các hoạt động của BVMT, sự đánh về việc
thực hiện, tuân thủ các chính sách, pháp luật BVMT của các cơ sở SX.

▪ Thiết lập báo cáo kiểm toán và thông tin kết quả kiểm toán cho khách hàng
và cơ sở kiểm toán
5. PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG
Phân loại theo chủ Phân loại theo đối Phân loại theo mục
thể kiểm toán tương kiểm toán đích kiểm toán

• Kiểm toán nội bộ • Kiểm toán việc chấp • Kiểm toán pháp lý
• Kiểm toán độc lập hành các nguyên tắc. • Kiểm toán tổ chức
• Kiểm toán nhà • Kiểm toán hệ thống • Kiểm toán kỹ thuật
nước QLMT.
• Kiểm toán giảm
thiểu chất thải.
• Kiểm toán xác định
rủi ro.
• Đánh giá giá trị
bất động sản.
• Kiểm toán MT quốc
tế.

12
PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

1. Kiểm toán nội bộ

Là việc một tổ chức tự đánh giá các hoạt động và việc thi hành các
quy định về MT của mình, được thực hiện bởi các kiểm toán viên
nội bộ của chính tổ chức đó.
Mục đích:

- Tự rút ra bài học và kinh nghiệm về công tác QLMT của cơ sở mình
- Tự tìm kiếm, kiểm tra những sai sót, hạn chế trong việc quản lý MT
của đơn vị , từ đó đưa ra biện pháp khắc phục và cải thiện kịp thời.
- Chỉ ra các nguyên nhân gây ONMT để có biện pháp kiểm soát, dự
báo các rủi ro có thể xảy ra, chủ động phòng ngừa, ứng phó.
- Cải thiện hệ thống QLMT nội bộ để nâng cao hiệu quả sản xuất và
chất lượng MT.

13
PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

2. Kiểm toán độc lập

- Là loại hình hoạt động dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận hoặc
bảo hộ, được quản lý chặt chẽ bởi các hiệp hội toán môi trường
- Được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập huộc các công ty, văn
phòng kiểm toán chuyên nghiệp.
- Cuộc kiểm toán diễn ra theo yêu cầu của công ty hoặc một bên thứ 3
gọi là khách hàng đối với cơ quan kiểm toán
Mục đích:
- Đánh giá sự thích hợp của hệ thống QLMT của một cơ quan theo một
tiêu chuẩn nào đó để thừa nhận chứng chỉ MT đã được cấp cho đơn vị
đó là hợp lý
- Đánh giá độ tin cậy của 1 đơn vị có mong muốn thiết lập hay tiếp tục
thiết lập những hợp đồng kinh tế với khách hàng của họ.
- Kiểm tra hệ thống QLMT và các hoạt động thực tế của đơn vị có đạt
yêu cầu đã đưa ra trong các cuộc kiểm toán trước
14
PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

3. Kiểm toán Nhà nước

- Là một cuộc kiểm toán môi trường do các cơ quan quản lý chức
năng của Nhà nước và cơ quan kiểm toán tiến hành theo luật định

Mục đích

- Đánh giá, kiểm tra sự tuân thủ, xem xét việc chấp hành các
chính sách, luật lệ luên quan tới vấn đề môi trường của cơ quan,
nhằm nâng cao hiệu quả thi hành luật bảo vệ môi trường

15
PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG
4. Kiểm toán việc chấp hành các nguyên tắc
Kiểm toán việc chấp hành các nguyên tắc là sự xem xét có mục
đích, theo định kỳ, có hệ thống và được chứng minh bằng tư liệu
bởi sự tồn tại có nguyên tắc các hoạt động của đơn vị và những
vấn đề thực tiễn có liên quan đến việc tuân thủ nguyên tắc môi
trường

Mục đích:

Tìm hiểu xem những hoạt động nào đã được chấp hành đúng, và
xác định xem những vi phạm nào có thể xảy ra đúng lúc để có
biện pháp ứng phó.

15
PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

5. Kiểm toán hệ thống quản lý môi trường

Là việc đánh giá hệ thống QLMT của đơn vị sản xuất.


Mục đích:
• Xác định xem hệ thống QLMT của một tổ chức có phù hợp với
các tiêu chuẩn kiểm toán của các hệ thông QLMT hay không?
• Xác định xem hệ thống đó được thi hành một cách có hiệu quả
hay không, đã hoạt động chưa, được sử dụng đúng đắn trong
các hoạt động thường ngày chưa và thông báo kết quả cho
khách hàng.
• Kiểm toán hệ thống QLMT phát hiện những sai lầm mang tính hệ
thống có khả năng xảy ra mà tự thân các sai lầm đó có thể có
liên quan đến những vấn nạn MT sau này.

17
PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

6. Kiểm toán giảm thiểu chất thải

• Kiểm toán chất thải là việc quan sát, đo đạc, ghi chép các số liệu, thu
thập và phân tích các mẫu chất thải nhằm ngăn ngừa việc phát sinh ra
chất thải, giảm thiểu và quay vòng chất thải.
• Kiểm toán giảm thiểu chất thải là giai đoạn tiền đề cho công tác đánh
giá, hoạch định công tác cải tiến quy trình sx, tăng cường chất lượng.
• Công tác kiểm toán giảm thiểu chất thải nhất thiết phải được triển khai
và duy trì thường xuyên cùng với tiến trình sản xuất nhằm đáp ứng
nhu cầu thiết yếu của công tác cải thiện và bảo vệ môi trường và
mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp từ việc giảm thiểu chất thải.
• Giảm thiểu chất thải bao hàm cả 2 khuynh hướng: giảm khối lượng
chất thải và mức độ ô nhiễm hay giảm nồng độ chất ô nhiễm có trong
chất thải.
• Giảm thiểu chất thải hạn chế ON, giảm chi phí, tiết kiệm nguồn lực

18
PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

7. Kiểm toán năng lượng

Là việc xem xét, kiểm tra, xác định mức độ tiêu thụ năng lượng (điện,
dầu, than, nướctại một cơ sở sản xuất trong một giai đoạn cụ thể để đánh
giá mức độ phù hợp giữa các thông tin về năng lượng có thể định lượng
được với các chuẩn mực được thiết lập

8. Kiểm toán pháp lý


Kiểm toán pháp lý môi trường liên quan đến các vấn đề sau:
- Các mục tiêu chính thuộc chính sách môi trường của quốc gia
- Khả năng tiếp cận các mục tiêu này của pháp luật hiện hành như thế nào?
- Việc ban hành luật pháp có thể được sửa đổi tốt nhất ra sao?
Mục đích
- Xem xét, đánh giá các chính sách của Nhà nước về quyền sở hữu, sử
dụng
. và bảo vệ các nguồn TNTN, xem xét các bộ luật, văn bản luật, các quy
định về BVMTmà Nhà nước ban hành có phù hợp và hiệu quả không
19
CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ KTMT
- ISO 14000 (International Standardization Organization): Những hướng dẫn
để kiểm toán hệ thống QLMT
- ISO 14001: một phần của bộ tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến QLMT

- BS 7750 (BSI-British Standards Institute): Những đòi hỏi để thực hiện


công tác KTMT
- U.S.EPA (Environmental Protection Agency): những yếu tố để một
chương trình Kiểm Toán Môi trường có hiệu quả
- U.S.DOJ (Department of Justice): những hướng dẫn có tính pháp lý đối
với KTMT
Các tiêu chuẩn trên giúp chúng ta cải tiến chất lượng của công tác kiểm
toán, chất lượng của kiểm toán viên cũng như những người làm công tác
kiểm toán, giúp ta định nghĩa một cách rõ rang hơn về KTMT

20
 6. MỘT SỐ LĨNH VỰC KIỂM TOÁN MT

▪ Quản lý năng lượng và tiết kiệm trong việc sử dụng;


▪ Quản lý tài nguyên khoáng sản và việc chấp hành các quy định;
▪ Quản lý và sử dụng đất, rừng, thủy hải sản;
▪ Quản lý nguồn nước và tính kinh tế trong việc sử dụng;
▪ Chất thải, quản lý chất thải và tiêu hủy chất thải;
▪ Giảm ô nhiễm tiếng ồn, hệ thống đánh giá và kiểm tra tiếng ồn;
▪ Ô nhiễm không khí và chất lượng không khí;
▪ Hệ thống quản lý môi trường, phát triển bền vững,…..
 7. NGUYÊN TẮC KIỂM TOÁN MT

▪ Nhận thức và hiểu sâu sắc, đúng đắn về việc bảo quản, duy trì những
chương trình hành động và các báo cáo có liên quan đến việc tuân thủ
những quy định QLMT. Ví dụ: Sử dụng loại nguyên vật liệu A sẽ sản sinh
ra chất thải là gì, hướng giải quyết ra sao?

▪ Thanh kiểm tra toàn bộ máy móc, trang thiết bị và công nhân tại khu vực
cần kiểm toán để đánh giá xem cơ sở SX có tuân thủ triệt để những tiêu
chuẩn thể chế đã được đề ra hay không.

▪ Nộp báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý cấp cao hơn; Giải thích
những hoạt động sai sót của cơ sở và đề xuất hoạt động phù hợp.

▪ Hoạt động độc lập với tất cả mọi quá trình kiểm toán trước đó và phải
đạt trình độ ngang bằng với họ.
 8. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN MT

Lập kế hoạch

Phương pháp
kiểm toán
KT tại hiện trường
Môi trường

Đánh giá sau KT và lập báo cáo


BƯỚC 1. LẬP KẾ HOẠCH
Mục đích: Chuẩn bị tất cả các điều kiện cần thiết để cuộc KTMT diễn ra một

cách thuận lợi, đồng thời xác định trước mọi công việc cần phải làm cho toàn
bộ quá trình kiểm toán.

• Công tác lập kế hoạch kiểm toán bao gồm các nội dung chính
sau:
- Sự ràng buộc đối với cấp lãnh đạo
- Xác định mục tiêu và nhu cầu
- Tính chính xác và cần thiết phải bảo mật thông tin
- Tổ chức chương trình kiểm toán
- Thành lập đội ngũ các chuyên gia kiểm toán
- Thu thập thông tin trước khi kiểm toán tại hiện trường
- Bảng câu hỏi kiểm toán và danh mục kiểm tra
- Lịch hoạt động
24
BƯỚC 2. KIỂM TOÁN TẠI HIỆN TRƯỜNG

1 Định hướng công việc

2 Phỏng vấn trực tiếp

3 Xem xét hồ sơ, tài liệu

4 Lấy mẫu dữ liệu

5 Thanh kiểm tra tại hiện trường

33
BƯỚC 3. ĐÁNH GIÁ VÀ LẬP BÁO CÁO

Dữ liệu kiểm toán được đánh giá trong suốt 2 giai đoạn tại hiện trường

* Lần đầu dưới dạng thông tin phản hồi trực tiếp khi kiểm toán viên thu
thập thông tin. Khi kiểm toán viên thu thập thông tin tại hiện trường, việc
quan trọng không kém là phải đưa thông tin phản hồi cho người đại diện
đơn vị được kiểm toán (không đưa ra kết luận lúc này vì khó đảm bảo tính
chính xác)
* Lần thứ hai khi nhóm kiểm toán thực hiện phân tích toàn diện sau khi
đã hoàn thành các cuộc thanh kiểm tra, phỏng vấn và xem xét hồ sơ. Thể
hiện thông qua giấy tờ, sổ sách
Báo cáo kiểm tóa cần phải rõ ràng và dễ hiểu, đánh giá tách biệt giữa các
yếu tố bất ngờ và khía cạnh môi trường, liệt kê các sự thật đã tìm thấy,
không đưa ra các kết luận không chính xác hoặc bất ổn, nêu chi tiết và
chính xác bản chất của vấn đề môi trường, đề xuất giải pháp cải tiến phù
hợp.
* Vạch ra kế hoạch hành động

40
 9. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM TOÁN MT
1. Xác định mục tiêu và phạm vi KT.

2. Lựa chọn nhóm KT (đánh giá, hiểu biết về KT và MT).

3. Xây dựng kế hoạch KT.

4. Lập các thủ tục KT (Phiếu điều tra,…)

5. Nghiên cứu các tài liệu trước KT.

6. Tổ chức và chủ trì cuộc họp mở đầu cuộc KT.

7. Thực hiện KT (sự duy trì chương trình, thủ tục ứng phó, kiểm tra hệ thống
quản lý và đo đạc các số liệu cần thiết).

8. Tổ chức cuộc họp kết thúc cuộc KT.

9. Lập báo cáo KT.

10. Các hành động hiệu chỉnh.


Trình tự xây dựng báo cáo kiểm toán môi trường

Chuẩn bị báo cáo


Trình tự xây dựng báo cáo

Các bước báo cáo: 5 bước


kiểm toán môi trường

Trao đổi thông tin với cơ quan cấp cao về các


kết quả báo cáo
Xây dựng kế hoạch hành động và biện pháp
khắc phục
Kiểm toán bổ sung và xác minh các biện
pháp khắc phục đã được thực hiện

Báo cáo kết quả kiểm toán

174
CHUẨN BỊ BÁO CÁO

• Cấu trúc của một báo cáo kiểm toán

Biên soạn: Nguyễn Th ị Thanh Thuận 177


CHUẨN BỊ BÁO CÁO

Ví dụ
bảng tóm
Báo cáo
tổng quát
CHUẨN BỊ BÁO CÁO
Báo cáo kết quả kiểm toán

Báo cáo kết quả của một cuộc kiểm toán phải đáp ứng một số yêu cầu
sau:
• Đánh giá được sự tuân thủ luật pháp, chính sách môi trường của địa
điểm kiểm toán.
• Đánh giá mức độ phù hợp của chính sách môi trường nội bộ của cơ sở
kiểm toán.
• Phải đưa ra các đề xuất cho việc thực hiện các biện pháp cải thiện.

186
 10. KIỂM TOÁN CHẤT THẢI
 KHÁI NIỆM

- Là công cụ đánh giá các hoạt động kinh tế từ góc độ MT nhằm giảm
thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm ngay từ quá trình sản xuất tại cơ sở.
- Nhằm xác lập cân bằng vật chất, năng lượng của quy trình SX và đánh
giá sự tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn MT của doanh nghiệp.
- Là quá trình rà soát, kiểm tra quá trình SX, xác định nguồn thải, khối
lượng chất thải, tính toán cân bằng vật chất nhằm đề ra chiến lược quản
lý và giảm nguồn, lượng chất thải ra MT => KTCT là lĩnh vực chuyên sâu
của kiểm toán MT được tiêu chuẩn hóa bởi ISO 14001
Các yêu cầu đối với kiểm toán chất thải:
- Thu được thông tin chính xác về nguồn gốc của chất thải ra MT của cơ sở
sản xuất, làm điều kiện tiên quyết cho việc giảm chất thải công nghiệp
một cách có hiệu quả.
- Đánh giá hiệu quả của các giải pháp giảm thiểu và quay vòng chất thải.
Tại sao phải giảm thiểu

chất thải ?
Lợi ích của KTCT: Giảm được

-Chất thải phát sinh


-Chi phí xử lý chất thải
-Chi phí nguyên nhiên vật liệu, suất tiêu hao nguyên liệu thô
-Các nguy cơ tiềm ẩn do SX gây ra cho MT
-Giảm trách nhiệm pháp lý đơn vị Sx có thể phải gánh chịu
trong tương lai
-Bảo vệ sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh, sức khỏe công
nhân và an toàn lao động
-Hiệu suất sản xuất được tăng dần
-Cải thiện lợi nhuận của đơn vị sản xuất

70
NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH KT CT

GIAI ĐOẠN NHIỆM VỤ

Giai đoạn 1: Tìm hiểu Bước 1: Liệt kê và mô tả các công đoạn sản xuất
các công đoạn sản chính
xuất Bước 2: Lập sơ đồ công nghệ sản xuất

Giai đoạn 2: Xác định Bước 3: Xác định khối lượng nguyên vật liệu đầu
lượng nguyên liệu vào
đầu vào của quá trình Bước 4: Điều tra số lượng tồn trữ và thất thoát ở các
sản xuất công đoạn
Bước 5: Xem xét việc sử dụng nguyên vật liệu
Bước 6: Xác định mức đô tái sử dụng chất thải

Giai đoạn 3: Định Bước 7: xác định lượng sản phẩm sản xuất ra theo
lượng đầu ra của quá thời gian
trình sản xuất Bước 8: Tính toán các dòng chất thải
Bước 9: Lập hồ sơ các chất thải được tồn trữ và
chuyên chở đến nơi xử lý
Biên soạn Nguyễn Th T hanh Thuận 72
NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH KT CT

GIAI ĐOẠN NHIỆM VỤ

Giai đoạn 4: Lập cân Bước 10: Tập hợp các thông tin đầu vào và đầu ra của từng
bằng vật chất và đánh công đoạn
giá các nguồn thải Bước 11: xây dựng cân bằng vật chất sơ bộ ở từng công
đoạn sản xuất
Bước 12: Đánh giá cân bằng vật chất
Bước 13: Hoàn chỉnh cân bằng vật chất

Giai đoạn 5: xây dựng Bước 14: Kiểm tra những biện pháp giảm chất thải hiện hành
các giải pháp giảm CT BướC 15: Đưa ra chỉ tiêu thực hiện đối với từng loại chất thải
Bước 16: Xây dựng các giải pháp giảm thiểu chất thải trong
dài hạn

Giai đoạn 6: Phân tích


Bước 17: Phân tích chi phí – lợi ích cho từng phương án xử
chi phí – lợi ích và lập
lý/ giảm thiểu chất thải
kế hoạch thực hiện
Bước 18: Lập kế hoạch thực hiện phương án giảm thiểu chất
Biên soạn Nguyễn Th thải phù
Thanh hợp
Thuận 73
Giai đoạn 1: Tìm hiểu các công đoạn sản xuất

• Công việc của nhóm kiểm toán trong giai đoạn


này là đi vào nhà máy và xây dựng chương trình
điều tra hợp lý tất cả các công đoạn sản xuất và
mối tương quan giữa chúng
• Nhóm cần có sự giúp đỡ của nhân viên nhà máy,
những người hiểu biết về các hoạt động hằng
ngày của nhà máy

75
Giai đoạn 1: Tìm hiểu các công đoạn sản xuất

Bước 1: Liệt kê và mô tả các công đoạn sản


xuất chính
• Liệt kê và xác định tất cả các công đoạn sản xuất với
những thông tin có liên quan
• Công đoạn sản xuất là một khu vực của nhà máy hoặc một
phần thiết bị mà ở đó nguyên liệu đầu vào và sản phẩm ra
có trạng thái, tính chất hoặc thành phần khác.
• Khảo sát toàn bộ nhà máy sẽ giúp cho nhóm kiểm toán
quyết định mô tả từng công đoạn sản xuất như thế nào.
• Trong quá trình khảo sát, nhóm KT có thể phát hiện và ghi
nhận những thiếu sót hay sai lầm trong công tác quản lý
nguyên vật liệu
• Có thể bắt đầu từ những công đoạn đơn giản.

76
Giai đoạn 1: Tìm hiểu các công đoạn sản xuất

Bước 2: Lập sơ đồ công nghệ sản xuất

Ví dụ: Trong ngành


sản xuất đường

78
Giai đoạn 2:Xác định lượng nguyên liệu đầu vào của
quá trình sản xuất
Bước 3: Xác định khối lượng nguyên vật liệu
đầu vào
Tính toán các dòng vật chất cho mỗi công đoạn, càng chi
tiết càng tốt
Các nguyên liệu đầu vào bao gồm nguyên liệu thô, hóa chất,
nước sử dụng, nhiệt năng (lò hơi) và điện năng sử dụng.
Công việc này thường được bắt đầu bằng việc kiểm tra các
hồ sơ mua nguyên vật liệu thô hàng năm của công ty.
Nếu không thể thu thập được từ các hồ sơ lưu trữ khảo
sát đo đạc

80
Ví dụ: Đầu vào của nguyên liệu thuộc da

82
Giai đoạn 2: Xác định lượng nguyên liệu đầu vào của
quá trình sản xuất
Bước 4: Điều tra số lượng tồn trữ và thất thoát
ở các công đoạn
Một khối lượng lớn chất thải có thể phát sinh trước khi quá trình
sản xuất thực sự bắt đầu
Xác định lượng này từ sự sai biệt giữa lượng mua về và lượng
mang đi sử dụng trong sản xuất
Noài ra , một phần nguyên vật liệu khác chưa được sử dụng hết
trong kỳ sản xuất và còn tồn kho cũng cần được quan tâm.

Loại Số lượng Số lượng sử Lượng Thời Ước tính


NVL mua hằng dụng trong tồn trữ gian lưu thất thoát
năm sản xuất/ năm trữ hằng năm

NVL 1
NVL 2
… n: ị n
Biên soạ Nguyễn Th Tha h Thuận 82
Giai đoạn 2: Xác định lượng nguyên liệu đầu vào của
quá trình sản xuất
Bước 5: Xem xét việc sử dụng nguyên vật liệu
Khi ghi chép khối lượng nguyên vật liệu sử dụng
vào sơ đồ công nghệ cần chi tiết ở từng công đoạn
hoặc thành lập bảng
Ví dụ: Xem xét việc sử dụng nước tại một nhà máy:
Công đoạn Rửa, tuần Lò hơi, tuần Làm lạnh, Khác, tuần sử
dụng, tái hoàn, tái sử hoàn, tái sử tuần hoàn, tái hoàn, tái sử sử
dụng dụng dụng sử dụng dụng

Công đoạn A

Công đoạn B

Đơn vị m3/năm

84
Giai đoạn 2: Xác định lượng nguyên liệu đầu vào của
quá trình sản xuất
Bước 5: Xem xét việc sử dụng nguyên vật liệu
Việc giảm và kiểm soát chặt chẽ lượng nước sử
dụng sẽ góp phần làm giảm lượng chất thải cần xử
lý, do đó tiết kiệm được các chi phí
Làm tốt công tác quản lý cũng có thể giảm lượng nước sử
dụng và giảm lượng nước thải cần xử lý
Lượng nước sử dụng tính toán thông qua đồng hồ đo nước
hoặc đo đạc ngay tại điểm sử dụng.
Sử dụng ít nước, số tiền tiết kiệm được còn lớn hơn là tiền
nước thực tế vì giảm chi phí xử lý do các hệt hống xử lý
nước thải có thể hoạt động hiệu quả hơn và yêu cầu quy mô
nhỏ hơn.

85
Giai đoạn 2: Xác định lượng nguyên liệu đầu vào của
quá trình sản xuất
Bước 6: Xác định mức độ tái sử dụng chất thải
Một số chất thải được tái sử dụng trực tiếp trong sản xuất,
nhưng một số khác có thể đòi hỏi phải sơ chế hoặc thay đổi
nào đó mới có thể tái sử dụng như là nguyên liệu
Một số có thể được sử dụng tuần hoàn và bán cho các
ngành công nghiệp khác
Kiểm toán viên cần phải định lượng chất thải được tái sử
dụng hằng năm như là việc sản xuất nguyên liệu và ghi lại
số lượng này vào sơ đồ công nghệ hoặc đưa vào bảng.
Công đoạn Loại chất thải Vị trí và số lượng chất thải tái sử Ghi chú
dụng (m3/năm)
A


Biên soạn :Nguyễ n Thị Thanh Thuận 85
Giai đoạn 2: Xác định lượng nguyên liệu đầu vào của
quá trình sản xuất
Bước 6: Xác định mức độ tái sử dụng chất thải
• Việc tách riêng từng loại chất thải ngay tại nguồn sẽ tạo
điều kiện cho việc tái sử dụng tốt hơn.
• Chất thải hỗn hợp thường gây khí khăn cho việc xử lý, đôi
khi làm cho chất thải không độc hại trở thành độc hại
• cần phải xem xét phương pháp tồn trữ và thu gom chất
thải để quyết định việc tách riêng nước thải là có thể thực
hiện được hay không. Việc làm này rất có ích cho sản xuất
và công tác xử lý chất thải của nhà máy.

87
Giai đoạn 3: Định lượng đầu ra của quá trình sản xuất
Bước 7: Xác định lượng sản phẩm sản xuất ra
theo thời gian
• Sản phẩm đầu ra có thể bao gồm cả chính phẩm, sản sơ
phẩm chế hoặc bán thành phẩm, phụ phẩm, chất thải được tái sử
dụng và chất thải cần loại bỏ.
• Sản phẩm đầu ra cuối cùng có thể được xác định từ hồ sơ của
công ty, nhưng cũng có thể được đo đạc, lấy mẫu và phân tích
ngay tại khu vực khảo sát.
Công đoạn Đầu ra tại từng công đoạn
Sản phẩm Sản phẩm
Chất thải 1
A B

Tổng số Tái sử dụng Lưu kho Loại bỏ

Công đoạn A

Công đoạn B
Biên soạn Ngu :yễn Thị Than h Thuận 87
Giai đoạn 3: Định lượng đầu ra của quá trình sản xuất
Bước 8: Tính toán các dòng chất thải
Cần lấy mẫu tổng hợp cho các nguồn nước thải
Khối lượng nước thải phát sinh từ mỗi công đoạn (xả vào
cống, tồn trữ, tái sử dụng, bốc hơi vào không khí và xử lý ở
nơi khác) có thể ước tính gần đúng từ lượng nước cấp vào
nhà máy.
Kiểm toán viên cần phải ghi chép số lượng về các loại nước
thải và nồng độ các chất ô nhiễm vào sơ đồ hoặc bảng.
Nguồn Nguồn tiếp nhận
nước thải
Cống Nước mưa Nước mặt Tái sử T ồn trữ Tổng lượng
dụng nước thải

Công đoạn
A

Biên soạn: Nguyễn Th ị Thanh Thuận 89
Giai đoạn 3: Định lượng đầu ra của quá trình sản xuất

Bước 8: Tiếp

Các chất ô nhiễm được xác định tùy thuộc vào phạm vi kiểm
toán.
Ví dụ: nếu một khu vực chuyên về xi mạ, thì cần quan tâm
đến Niken và Crom như là những chất ô nhiễm để xác định
xem sẽ mất bao nhiêu tiền khi xả nước thải vào cống hoặc
chở đi đổ bỏ
Một chất được coi là ô nhiễm nếu xả ra ở nông độ cao hơn
quy định cho phép. Nếu nhà máy không có khả năng phân
tích, thì phải hợp đồng với các phòng thí nghiệm có uy tín để
thực hiện.
Cần phải lập kế hoạch lấy mẫu và cố gắng lấy mẫu trên
toàn phạm vi nhà máy khi đang hoạt động, tức là lấy cả khi
nhà máy hoạt động hết công suất, khi khởi động, khi ngừng
sản xuất và khi làm vệ sinh
89
Giai đoạn 3: Định lượng đầu ra của quá trình sản xuất

DÒNG THẢI
KHÍ
• Xác định hình thức nguồn thải: đường, diện, điểm
• Kích thước hình học của nguồn thải (VD với ống khói
là chiều cao, đường kính miệng ống khói)
• Tiến hành kiểm toán các nguồn phát sinh khí bao
gồm: Các tham số của nguồn thải như lượng thải chất
ô nhiễm vào khí quyển trong một đơn vị thời gian, lưu
lượng khí thải, nhiệt độ khí thải.

91
Giai đoạn 3: Định lượng đầu ra của quá trình sản xuất

1. Tính toán lượng khí thải sinh ra trong quá trình đốt
cháy nhiên liệu rắn và lỏng
Cp+Hp+Np+Op+Sp+Ap+Wp=100%
• Phản ứng đốt cháy C
Khi cháy hoàn toàn
C + O2CO2
Hay 1kgC + 32/12 kg O2 44/12 kg CO2 + 8100kcal/kgC
Khi cháy không hoàn toàn
C +1/2 O2 CO
Hay 1 kgC + 16/12 kgO2 28/12 kgCO + 2440 kcal/kg C

93
Giai đoạn 3: Định lượng đầu ra của quá trình sản xuất
2. Tính toán lượng khói thải và tải lượng các chất ô nhiễm trong
khói ứng với lượng nhiên liệu rắn và lỏng tiêu thụ B, kg/h
a. Lượng khói (SPC) ở điều kiện tiêu chuẩn
Lc (m3/s)= VSPC x B/3600
b. Lượng khói (SPC) ở điều kiện thực tế t khói oC
LT (m3/s)= Lc (273+ tkhói)/273
c. Lượng khí SO2 với khối lượng riêng của SO2 là 2.926 kg/m3
chuẩn
MSO2 (g/s)= 103 x VSO2 x B x ρso2/3600
d. Lượng khí CO với khối lượng riêng của CO là 1.25 kg/m3 chuẩn
MCO (g/s)= 103 x VCO x B x ρCO/3600
e. Lượng khí CO2 với khối lượng riêng của CO2 là 1.977 kg/m3
chuẩn
MCO2 (g/s)= 103 x VCO2 x B x ρCO2/3600
f. Lượng tro bụi với hệ số tro bay theo khói α = 0.1 – 0.85
Mbụi (g/s)= 10 x α x Ap x B/3600

99
Giai đoạn 3: Định lượng đầu ra của quá trình sản xuất

3. Tính toán lượng khí thải sinh ra trong quá trình đốt
cháy nhiên liệu khí
Nhiệt năng của nhiên liệu khí được xác định như sau:
Qp= qCO x COp +qH2 x H2Sp + qCmHn x CmHnp +….. Kcal/m3
Trong đó:
q: nhiệt tỏa ra từ các phản ứng cháy của các thành phần
tương ứng trong khí đốt, kcal/m3 (bảng dưới)
COp…: thành phần làm việc của khí đốt tính theo % thể tích

101
Giai đoạn 3: Định lượng đầu ra của quá trình sản xuất

Bước 9: Lập hồ sơ các chất thải được tồn trữ và chuyên


chở đến nơi xử lý
Chất thải được chở đi xử lý hoặc đổ bỏ phải được ghi lại từ
số lượng, nồng độ các chất ô nhiễm vào sơ đồ công nghệ
hoặc vào bảng sau:
Chất thải CHẤT THẢI CÓ ĐĂNG KÝ CHẤT THẢI KHÔNG CÓ ĐĂNG KÝ

Số lượng Nồng độ Nồng độ Số lượng Nồng độ Nồng độ


CON1 CON2 CON1 CON2
A

108
Giai đoạn 4: Lập cân bằng vật chất và đánh giá các
nguồn thải
So sánh hoặc tính toán chênh lệch giữa số lượng đầu vào với
-
số lượng đầu ra

- Khối lượng toàn bộ vật chất đi vào hệ thống phải bằng khối
lượng toàn bộ vật chất đi ra khỏi hệt hống

- Trên thực tế hầu như không thể nào đạt được một cân bằng
hoàn chỉnh. Tùy vào quan điểm của từng cơ quan quản lý môi
trường hoặc đơn vị kiểm toán, thông thường một cân bằng
chênh lệch ít hơn 10% (tức đầu vào / đầu ra x 100 = 90 – 110%)
có thể được coi là đạt yêu cầu

109
Giai đoạn 4: Lập cân bằng vật chất và đánh giá các
nguồn thải
- Xác định cân bằng vật chất được sử dụng rất có hiệu quả trong
việc hiệu chỉnh những thông tin đầu ra và đầu vào tại các khu
vực mà ở đó còn thiếu thông tin hoặc chưa chính xác.

- Ví dụ: Nếu tổng lượng đầu vào sản xuất đối với nguyên liệu X là
100kg, nhưng đầu ra tính được chỉ có 50kg dữ liệu đầu ra
hoặc đầu vào không chính xác hoặc chưa thu thập đầy đủ

- Nơi nào số liệu không đầy đủ thì đòi hỏi phải có thêm nhiều cố
gắng để thu thập, điều tra.

110
Giai đoạn 4: Lập cân bằng vật chất và đánh giá các
nguồn thải
Bước 10: Tập hợp các thông tin đầu vào và đầu ra của từng công đoạn
- việc xem xét cân bằng vật chất chỉ có thể thực hiện sau khi đã xây dựng hệ
đơn vị đo đạc tiêu chuẩn (lit, tấn., kg) cho một ngày, một năm hay một mẻ
- Sau khi tổng hợp các số liệu đo đạc có các đơn vị tiêu chuẩn thống nhất dưới
dạng sơ đồ bằng cách sử dụng sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất, các số
liệu đầu vào và đầu ra cũng có thể lập thành bảng
Công đoạn A

Đầu vào Khối lượng hàng năm, tính theo đơn vị chuẩn
Nguyên liệu thô A Nguyên liệu thô B Nguyên liệu thô C Tái sử dụng
Nước cấp

Đầu ra Khối lượng hàng năm, tính theo đơn vị chuẩn


Sản phẩm được sản xuất
Thất thoát do tồn trữ hoặc bốc xếp
Chất thải được TSD
Phát thải vào không khí
….
Biên soạn: Nguyễn Thị Thanh Thuận 112
Giai đoạn 4: Lập cân bằng vật chất và đánh giá các
nguồn thải
Bước 11: Xây dựng cân bằng vật chất sơ bộ ở từng công đoạn sản xuất
- Đối với từng công đoạn sản xuất, sử dụng các số liệu đã
thu
thập được từ bước 1 đến bước 9 để xây dựng cân bằng vật
chất
- Có thể sử dụng sơ đồ quy trình công nghệ để xây dựng
cân
bằng
Chênhvật chất
lệch hoặcsinh
phát lập bảng
= tổngcác thông
khối tinđầu
lượng đầuvào
vào–vàtổng
đầukhối
ra để
tính
lượngtoán
đầucân
ra bằng vật chất theo công thức:
- Sau khi đã thiết lập được cân bằng vật chất đối với nguyên liệu
đầu vào và đầu ra cho từng công đoạn, tiến hành cân bằng với
các chất ô nhiêm

112
Giai đoạn 4: Lập cân bằng vật chất và đánh giá các
nguồn thải
Bước 12: đánh giá cân bằng vật chất
- Mục đích: đánh giá sự thiếu chính xác hoặc còn thiếu thông tin
- Nếu xuất hiện một sự mất cân đối lớn, đầu ra quá nhỏ so với
đầu vào thì việc điều tra thêm là cần thiết
- Một điều cũng có thể xảy ra là đầu ra lớn hơn đầu vào, có thể là
có sự sai sót trong ước tính hoặc đo đạc hoặc một số đầu vào
đã không được tính đến.
- Kiểm toán viên cần dành thời gian kiểm tra xem những nơi nào
có thất thoát mà chưa được ghi nhận.
- Mọi thao tác thực hiện khi tính toán cân bằng vật chất phải cẩn
thận để đảm bảo các yếu tố đã được khảo sát đầy đủ.

114
Giai đoạn 4: Lập cân bằng vật chất và đánh giá các
nguồn thải
Bước 13: Hoàn chỉnh cân bằng vật chất.
- Sau khi tính toán lại các phương trình cân bằng vật chất bằng
cách thêm vào những phần trước đó chưa được tính đến ở đầu
ra và chỉnh sửa lại các số liệu ở đầu vào thử lại cân bằng vật
chất
- Nếu thấy cần thiết ước tính những thất thoát để đạt được
cân bằng lý tưởng đầu vào = đầu ra
- Trong trường hợp các chất thải độc hại và đạm đặc thì việc đo
đạc chính xác là vô cùng cần thiết phục vụ cho việc nghiên
cứu giảm thiểu chất thải

115
Giai đoạn 5: Xây dựng các giải pháp giảm thiểu chất
thải
Bước 14: Kiểm tra những biện pháp giảm thiểu chất thải hiện hành
- Xem xét các biện pháp giảm thiểu đã được áp dụng trước đó để
làm cơ sở khắc phục, bổ sung hay đề xuất các giải pháp mới.
Ví dụ:
- Bít các nơi rò rỉ và điều chỉnh van trên đường ống để giảm mức
tiêu thụ nước
- Thực hiện chương trình duy tu kỹ lưỡng và đầy đủ phòng chống
rò rỉ
- Lắp thiết bị kiểm tra chông chảy tràn
- Tái sử dụng nước thải và nước rửa
- Lắp đặt bể tồn trữ tương xứng để chông chảy tràn
- …

116
Giai đoạn 5: Xây dựng các giải pháp giảm thiểu chất thải

Bước 15: Đưa ra chỉ tiêu thực hiện đối với từng loại chất thải
Cần tập trung sự chú ý với các loại chất thải có vấn đề như:
- Chi phí cao cho việc xử lý, thải bỏ
- Phát sinh từ các nguyên liệu đắt tiền
- Ảnh hưởng đến việc xử lý chung
- Được phân loại là độc hại theo quy định của nhà nước
Trên cơ sở phân tích và mô tả thêm các đặc điểm của chất thải,
cần xác định các loại chất thải này có khó giảm thiểu, tái sử dụng,
tuần hoàn, thu hồi hoặc xử lý không => đề ra chỉ tiêu thực hiện
giảm thiểu đối với từng loại chất thải

117
Giai đoạn 5: Xây dựng các giải pháp giảm thiểu chất
thải
Bước 16: xây dựng các giải pháp giảm thiểu chất thải trong
dài hạn
Những phương án giảm chất thải dài hạn đòi hỏi việc đánh
giá khả năng thay đổi quy trình công nghệ, thu hồi chất thải,
tái sử dụng.
Các thay đổi trong quy trình công nghệ có thể làm tăng hiệu
quả sản xuất và làm giảm chất thải như:
- sản xuất liên tục thay vì sản xuất theo mẻ
- Tối ưu thời gian trong một công đoạn sản xuất, nhiệt độ,
áp suất, chất xúc tác
- Thay thế nguyên nhiên vật liệu thô bằng cách sửu dụng
chất thải như nguyên liệu đầu vào và sử dụng các nguyên
liệu thô khác nhau liên quan đến việc giảm phát thải và
giảm phát sinh chất độc hại

118
Giai đoạn 5: Xây dựng các giải pháp giảm thiểu chất
thải
Bước 16 (Tiếp)

Nếu chất thải được tập trung hoặc làm sạch sau khi phát
thải, cần xem xét các cơ hội tái sử dụng chất thải
Các công nghệ như thẩm thấu ngược, siêu lọc, chưng cất,
điện phân, trao đổi ion có thể xử lý làm cho chất thải có khả
năng tái sử dụng, làm giảm hoặc loại bỏ yêu cầu xử lý chất
thải
Nếu chất thải không thể tái sử dụng nhưng cần phải xử lý,
các phương án công nghệ xử lý cần được xem xét
Trong một số trường hợp, sau khi xử lý nhà máy có thể thu
hồi lại một số chất có giá trị để tái sử dụng.
Khi các phương án thu hồi chất thải và tái sử dụng đã được
xác định, nhà máy có thể mời chuyên gia môi trường để
đánh giá công nghệ
119
Giai đoạn 6: phân tích chi phí – lợi ích và lập kế hoạch
thực hiện
Bước 17: Phân tích chi phí – lợi ích cho từng phương
án xử lý /giảm thiểu chất thải
- Một số phương án tái sử dụng hoặc xử lý lâu dài chất thải
có thể bao gồm:
Những thay đổi ở công đoạn có liên quan
Công nghệ xử lý và tuần hoàn chất thải
Thực hiện công nghệ xử lý cuối đường ống
- Việc phân tích chi phí, lợi ích của từng phương án được
tiến hành như nhau, bao gồm phân tích chi phí xử lý chất
thải hiện hữu, phân tích chi phí xử lý chất thải dự kiến và
cuối cùng là so sánh chi phí và lợi ích.

120
Giai đoạn 6: phân tích chi phí – lợi ích và lập kế hoạch
thực hiện
Bước 18: Lập kế hoạch thực hiện phương án giảm thiểu
chất thải phù hợp
• Các phương án giảm thiểu chất thải nên được thực hiện
từ từ
• Xem xét lại cái gì đã làm được và xây dựng một kế hoạch
cho tương lai.

125
• MốI quan hệ giữa KTCT với các lĩnh vực khác:

- KTCT có quan hệ mật thiết với rất nhiều lĩnh vực: QTMT,
KSONMT, thanh tra BVMT ...
- QTMT là quá trình lặp đi lặp lại hoạt động quan sát và đo
lường về tình trạng lý, hóa, sinh của MT theo thời gian và không
gian quy định.
- KSONMT là tổng hợp các hoat động, biện pháp và công cụ
nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc
nếu xảy ra thì chủ động xử lý làm giảm thiểu, loại trừ ô nhiễm.
- Tranh tra BVMT là các hoạt động thanh tra ô nhiễm, quan
trắc chất lượng MT, quan trắc tiêu chuẩn chất thải, kiểm kê, kiểm
toán, dự báo các nguồn thải, xây dựng và thực thi các kế hoạch
phòng ngừa và xử lý sự cố ONMT, các kỹ thuật và biện pháp
khắc phục hậu quả, phục hồi và nâng cao chất lượng MT.

72
Các yếu tố quyết định thành công của KTCT:

- Sự ủng hộ của lãnh đạo đơn vị và sự tham gia


hợp tác của người lao động

- Tính độc lập trong công tác KTCT

- Có mục tiêu rõ ràng

- Trình độ và số lượng người tham gia nhóm


kiểm toán

- Thời gian thực hiện

71
Một quá trình KTCT được đánh giá là đạt
yêu cầu khi:

- Xác định được các nguồn, số lượng và các loại chất thải phát sinh.

- Tổng hợp được những thông tin về công đoạn SX, sản phẩm,
nguyên liệu thô, sử dụng nước và phát sinh chất thải.
- Nêu rõ được tính kém hiệu quả của quá trình công nghệ SX và các
lĩnh vực quản lý yếu kém.
- Giúp xây dựng các mục tiêu giảm thiểu lượng chất thải
- Cho phép xây dựng chiến lược QLCT có hiệu quả về mặt kinh tế.
- Nâng cao nhận thức trong lực lượng lao động vê lợi ích của việc
giảm lượng chất thải.

- Tăng cường kiến thức về quá trình công nghệ sản xuất
5. ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA


TCVN ISO 14040:2009
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG - ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI CỦA SẢN PHẨM
(THAM KHẢO)
 ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SP (LCA)

 Mục đích:
Xác định (nhận dạng), định lượng và đánh giá hậu quả môi trường một cách
khoa học và hệ thống cho một sản phẩm nhằm giảm thiểu tác động MT và nâng
cao chất lượng sản phẩm.
 Kết quả LCA giúp cải tiến hiệu quả hoạt động MT:
- Giảm chất thải, ONMT và sự tiêu thụ nguồn tài nguyên.
- Giảm thiểu ảnh hưởng tới MT.
- Quản lý các tác động tới MT liên quan tới nguồn TN
- Thiết kế lại quy trình SX nhằm giảm tác động tới MT.
 ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SP (LCA)

 Các giai đoạn của LCA


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM

Các thành phần của giai đoạn LCIA


 ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SP (LCA)

 Ví dụ về một hệ thống sản phẩm dùng để LCA


6. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO: 14001
 KHÁI NIỆM

 ISO 14000 là gì?


Năm 1993, Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) bắt đầu xây dựng một bộ các
tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý môi trường gọi là ISO 14000. Bộ tiêu chuẩn
này gồm 3 nhóm chính:
- Nhóm kiểm toán và đánh giá môi trường.
- Nhóm hỗ trợ hướng về sản phẩm.
- Nhóm hệ thống quản lý môi trường.
 Phạm vi áp dụng ISO 14000:
- Tất cả các doanh nghiệp.
- Các khu vực như dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn, xuất nhập khẩu,
buôn bán, phân phối, lưu kho, vận tải hàng hoá, khai thác.
- Các cơ quan như trường học, các cơ quan chính phủ và các tổ hợp quân sự.
=> ISO 14001 được áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không
phân biệt quy mô, loại hình hoạt động hay sản phẩm.
 MỤC ĐÍCH

 Tổ chức/doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 nhằm:

✓ Kiểm soát các khía cạnh và tác động môi trường của các
hoạt động sản xuất/ dịch vụ của tổ chức và cải tiến liên tục để
đáp ứng các yêu cầu pháp luật cũng như các yêu cầu của
tiêu chuẩn.

✓ Chứng tỏ đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ và ngăn


ngừa ô nhiễm
 LÀM THẾ NÀO ĐỂ
TUÂN THỦ ISO:14001

 1. Tự công bố rằng tổ chức của mình đã áp dụng phù hợp với
tiêu chuẩn ISO 14001.
 2. Khách hàng hoặc các bên liên quan đánh giá sự phù hợp
với tiêu chuẩn ISO 14001.
 3. Mời tổ chức độc lập đánh giá chứng nhận sự phù hợp với
hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 (các Cty Tư vấn MT).
Các bước thực hiện ISO 14001
 CẤU TRÚC CỦA ISO:14001

- Chính sách MT (khởi đầu cho những cam kết ngăn ngừa ô
nhiễm và cải tiến liên tục các kết quả hoạt động của tổ chức).
- Lập kế hoạch (xác định các yêu cầu Pháp luật và các yêu cầu
khác mà tổ chức phải tuân thủ).
- Thực hiện và điều hành:
(i) Phân công trách nhiệm thực hiện hệ thống QLMT
(ii) Chỉ định người chịu trách nhiệm thực hiện
(iii) Cung cấp đầu đủ nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và nhân lực.
(iv) Thiết lập chính sách báo cáo và quy trình đánh giá kết quả thực
hiện
 CẤU TRÚC CỦA ISO:14001

(v) Tiến hành đào tạo


(vi) Thiết lập chính sách thông tin liên lạc nội bộ
(vii) Thiết lập chính sách và văn bản tài liệu của hệ thống QLMT
(viii)Thiết lập chính sách và văn bản tài liệu nhằm kiểm soát hoạt
động của tổ chức
(ix) Thiết lập chính sách và văn bản tài liệu nhằm chuẩn bị và ứng
phó với tình trạng khẩn cấp
- Kiểm tra và hành động khắc phục (xây dựng, vận hành và
giám sát kết quả hoạt động của hệ thống QLMT)
◼ (i) Định kỳ giám sát các thông số
 CẤU TRÚC CỦA ISO:14001

- Kiểm tra và hành động khắc phục (xây dựng, vận hành và giám sát
kết quả hoạt động của hệ thống QLMT)
(i) Định kỳ giám sát các thông số đặc trưng cho hoạt động của MT
(ii) Định kỳ đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu về pháp luật
(iii) Hiệu chỉnh các thiết bị đo theo tiêu chuẩn
(iv) Điều tra sự không phù hợp của tổ chức
(v) Thực hiện các hành động khắc phục và phòng ngừa nhằm giảm thiểu
tác động của MT.
(vi) Lưu giữ các hồ sơ MT theo quy trình và chính sách của tổ chức
(vii) Định kỳ đánh giá hệ thống tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO:14.001
 CẤU TRÚC CỦA ISO:14001

- Kiểm tra và hành động khắc phục (xây dựng, vận hành và giám sát kết
quả hoạt động của hệ thống QLMT)
(i) Định kỳ giám sát các thông số đặc trưng cho hoạt động của MT
(ii) Định kỳ đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu về pháp luật
(iii) Hiệu chỉnh các thiết bị đo theo tiêu chuẩn
(iv) Điều tra sự không phù hợp của tổ chức
(v) Thực hiện các hành động khắc phục và phòng ngừa nhằm giảm
thiểu tác động của MT.
(vi) Lưu giữ các hồ sơ MT theo quy trình và chính sách của tổ chức
(vii) Định kỳ đánh giá hệ thống tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO:14.001
 CẤU TRÚC CỦA ISO:14001

- Xem xét của lãnh đạo


(i) Đảm bảo tính phù hợp liên tục của hệ thống QLMT
(ii) Xác định tính đầy đủ
(iii) Thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống
(iv) Tạo điều kiện cải tiến liên tục của hệ thống, các quá trình và thiết bị
trong QLMT
Lưu ý: Giấy chứng nhận ISO 14001 sẽ
có giá trị trong vòng 3 năm, và mỗi năm
phải thực hiện đánh giá định kỳ 1 lần theo
tiêu chuẩn 14001;

Quy trình chứng nhận ISO 14001


Các câu hỏi
trao đổi?
Thank you

Biên soạn: TS. Hoàng Quốc Lâm

You might also like