You are on page 1of 18

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

Giảng viên: TS. Hồ Thị Hòa


Email: hothihoa@hvtc.edu.vn
Điện thoại: 0904743438
TÀI LIỆU
 1. Tài liệu chính:
- Kinh tế môi trường, Học viện Tài chính, năm 2013.
 2. Tài liệu tham khảo:
- Kinh tế và Quản lí môi trường, trường ĐH Kinh tế
quốc dân, năm 2003.
- Kinh tế tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia
Hà Nội, năm 2005
 3. Trang web:
Tổng cục môi trường: www.vea.gov.vn
Bộ Tài nguyên và môi trường: www.monre.gov.vn
Chương trình môi trường của LHQ: www.unep.org
MỤC TIÊU MÔN HỌC
 - Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kinh
tế học trong lĩnh vực môi trường; quan điểm phát triển
bền vững và các nguyên tắc ứng xử với môi trường.

- Lí giải được các nguyên nhân kinh tế làm cạn kiệt tài
nguyên và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường; qua đó đề ra
các biện pháp nhằm làm chậm lại, chấm dứt hoặc đảo ngược
tình trạng cạn kiệt tài nguyên và suy giảm chất lượng môi
trường.
NỘI DUNG MÔN HỌC
 Chương 1. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên
cứu Kinh tế Môi trường

 Chương 2. Môi trường và phát triển

 Chương 3. Kinh tế học về tài nguyên thiên nhiên

 Chương 4. Kinh tế học về chất lượng môi trường

 Chương 5. Đánh giá tác động môi trường đối với các dự
án đầu tư phát triển

 Chương 6. Quản lí nhà nước về môi trường


CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ MÔI
TRƯỜNG
1.1.Khái quát lịch sử ra đời và phát triển của môn KTMT

1.2.Đối tượng nghiên cứu của KTMT

1.3.Nhiệm vụ môn học

1.4.Các phương pháp nghiên cứu KTMT


1.1. Khái quát sự ra đời và phát triển KTMT
- Môi trường là tiền đề, là
nguồn lực cơ bản để phát
triển ?

- Con người cần cân nhắc,


tính toán về sự phát triển?
NGUY CƠ CẠN KIỆT TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN
Thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21: Nguy cơ cạn kiệt toàn
bộ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. (có tác động tích
cực và tiêu cực tới môi trường ở quy mô và tốc độ lớn)

Câu hỏi: Nguyên nhân kinh tế làm suy thoái tài nguyên
môi trường?
Môn KTMT ra đời những năm 70 của thế kỷ XX.

Đòi hỏi sự ra đời của các môn


khoa học nhằm nghiên cứu và
giải quyết khoa học, hợp lý và
triệt để mâu thuẫn giữa bảo vệ
môi trường và phát triển kinh tế
xã hội
Kinh tế môi trường
 “Kinh tế môi trường là môn khoa học nghiên cứu các
vấn đề môi trường trên phương diện kinh tế nhằm
tìm ra phương thức phân phối các nguồn tài nguyên,
môi trường khan hiếm cho các mục đích sử dụng có
tính cạnh tranh”
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM?

 Thực trạng môi trường ở Việt Nam hiện nay?


- Rừng bị thu hẹp
- Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng nghiêm trọng
- Ô nhiễm sông ngòi
- Bãi rác công nghệ và chất thải
- Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp
- Ô nhiễm từ các làng nghề
- Khai thác khoáng sản
- Ô nhiễm không khí….
Kinh tế môi trường là một môn khoa học kinh tế

 Môn học ứng dụng các lí thuyết


kinh tế học để nghiên cứu cách
thức khai thác, sử dụng tối ưu tài
nguyên thiên nhiên và kiểm soát
ô nhiễm môi trường hiệu quả
nhất.
 Kinh tế môi trường đi sâu vào
nghiên cứu về thất bại của thị
trường và cách thức Nhà nước
điều chỉnh các thất bại đó nhằm
khai thác, sử dụng tối ưu tài
nguyên thiên nhiên, duy trì và cải
thiện chất lượng môi trường.
1.2. Đối tượng nghiên cứu của KTMT

Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế môi trường là môi trường
sống với các mối quan hệ tương tác, phụ thuộc và qui định lẫn
nhau giữa kinh tế và môi trường
 Nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, liên tục, bền vững trên cơ
sở bảo vệ môi trường và lấy con người làm trung tâm.
(1)
MT PT

(1) Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về môi trường, về phát triển KT-XH, đặc biệt
là mối quan hệ biện chứng giữa môi trường và phát triển, nhằm tạo ra sự phát
triển bền vững.
(2)

(1)
MT PT

(2) Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khoa học trong việc đảm bảo khai thác,
sử dụng hợp lí, tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành
phần môi trường.
(2)

(1)
MT PT

(3)

(3) Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khoa học nhằm ngăn ngừa, giảm
thiểu các tác động tiêu cực trở lại của phát triển tới môi trường.
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu của KTMT

(1) Nghiên cứu và từng bước hoàn thiện các vấn đề cơ bản về lí luận
và phương pháp của khoa học Kinh tế môi trường để phục vụ các
hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
(2) Phổ biến sâu rộng các lí luận, phương pháp và đặc biệt là các
kinh nghiệm trong KTMT cho mọi đối tượng.
(3) Đánh giá những tác động của các hoạt động phát triển đến môi
trường. Tiếp cận phân tích kinh tế của những tác động tới môi
trường.
(4) Góp phần thẩm định các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển
thông qua phân tích chi phí – lợi ích và phân tích chi phí - hiệu
quả.
(5) Góp phần hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển,
những phương thức quản lí môi trường hợp lí.
1.4. Phương pháp nghiên cứu của KTMT
 Phương pháp hệ thống

 Phương pháp phân tích cận biên.

 Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí.


Câu hỏi ôn tập

1. Lịch sử ra đời và phát triển của môn KTMT


2. Đối tượng nghiên cứu của KTMT
3. Nhiệm vụ môn học KTMT
4. Các phương pháp nghiên cứu KTMT

You might also like