You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Mô tả môn học

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của con
người và tác động của con người đến môi trường, mối tương tác giữa con người và môi
trường, từ đó có thái độ tích cực về mối quan hệ tác động qua lại giữa môi trường và con
người; hướng đến ý thức bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức về con người và sự phát triển của con người,
mối tương tác giữa con người và môi trường. Môn học cũng đề cập và nhấn mạnh các tác
động của con người đối với môi trường và ngược lại trong quá trình tiến hóa, phát triển kinh
tế - xã hội. Đồng thời môn học sẽ giới thiệu cho người học các khái niệm cơ bản về sinh thái,
tài nguyên, môi trường.

Sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức về chính sách, công cụ và biện pháp cơ bản để bảo
vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững – một sự kết hợp
hài hòa và tối ưu cho sự phát triển của con người trong khi vẫn bảo vệ được môi trường tự
nhiên và xã hội.

Môn học còn cung cấp cho sinh viên cách thức liên kết các mối quan hệ về môi trường và tài
nguyên phục vụ chuyên ngành của mình, giúp người kỹ sư ra trường có ý thức cao và nắm
được các vấn đề môi trường trong công việc sau này.

2. Tài liệu học tập

[1]. Lê Thị Thanh Mai (2009). Giáo trình Môi trường và con người. ĐHQG Tp.HCM
[2]. Cunningham W. P. and Saigo, B. W. (2001), Environmental Science: A Global Concern,
Boston, McGraw-Hill, 646 pp.
[3]. Bài giảng môn Con người và Môi trường – Khoa Môi trường và Tài nguyên – Trường
ĐHBK – ĐHQG Tp.HCM

3. Mục tiêu môn học

Môn học giúp cho SV:

- Hiểu được mối liên hệ giữa con người và quá trình phát triển
- Hiểu được các khái niệm cơ bản của khoa học môi trường
- Nhận thức/phát hiện được dấu hiệu các yếu tố nguy cơ và những ảnh hưởng của nó
đến con người và môi trường
- Đề xuất được giải pháp can thiệp phù hợp để giảm thiểu các tác hại của yếu tố nguy
cơ đến môi trường và con người
- Hiểu và nắm vững được thước đo phát triển bền vững kinh tế - xã hội
- Phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: thuyết trình, thảo luận, làm việc nhóm,
trình bày

4. Nội Dung

CHƯƠNG 1: CON NGƯỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN


1.1. Các hình thái kinh tế của loài người
1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến đời sống và sự phát triển của con người
1.2.1 Ảnh hưởng của phương thức sống và thức ăn
1.2.2 Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu
1.2.3 Ảnh hưởng của môi trường địa hóa
1.3. Dân số và các vấn đề về dân số
1.3.1 Quan điểm về dân số học
1.3.2 Quá trình tăng dân số và đô thị hóa
1.3.3 Dân số với sự tồn tại và phát triển xã hội
1.3.4 Dấu chân sinh thái (Eco-footprint)
CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG, SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN
2.1. Môi trường
2.1.1 Định nghĩa
2.1.2 Các thành phần môi trường
2.1.3 Chức năng môi trường
2.1.4 Các khái niệm liên quan về môi trường
 Ô nhiễm môi trường
 Sức chịu tải của môi trường
 Sự cố môi trường
 Suy thoái môi trường
 Khủng hoảng môi trường
 Đạo đức môi trường
 Phát triển bền vững
2.2. Hệ sinh thái
2.2.1 Định nghĩa
2.2.2 Các chu trình sinh-địa-hóa
 Chu trình carbon
 Chu trình Nitơ
 Chu trình photpho
 Chu trình lưu huỳnh
2.3. Tài nguyên thiên nhiên
2.3.1 Phân loại tài nguyên thiên nhiên
2.3.2 Vai trò của tài nguyên cho quá trình phát triển
2.3.3 Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên
CHƯƠNG 3: TƯƠNG TÁC GIỮA CON NGƯỜI VÀ TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG
3.1. Mối tương tác giữa con người và tài nguyên - môi trường
3.2. Tác động của con người đến tài nguyên
3.2.1 Giảm đa dạng sinh học
3.2.2 Cạn kiệt tài nguyên
3.2.3 Biến đổi khí hậu
3.3. Tác động của con người đến môi trường
3.3.1 Ô nhiễm môi trường nước
3.3.2 Ô nhiễm môi trường không khí
3.3.3 Ô nhiễm môi trường đất
3.4. Tác động của ô nhiễm môi trường tới đời sống và sự phát triển con người
3.4.1 Tác động đến sức khỏe

 Các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước

 Các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí

 Các bệnh liên quan đến ô nhiễm rác thải

3.5.1. Tác động đến các hoạt động phát triển KT-XH
3.5.2. Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, văn hóa,....
CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH, CÔNG CỤ VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
4.1 Chính sách MT&TN
4.1.1 Khái niệm quản lý MT
4.1.2 Khái niệm công cụ quản lý MT& TN
4.2 Chu trình chính sách
4.2.1 Chính sách môi trường
4.2.2 Chính sách môi trường tại Việt Nam
4.2.3 Hệ thống QLNN về MT&TN Việt Nam
4.3 Các công cụ quản lý MT&TN
4.3.1 Công cụ ra lệnh & kiểm soát
4.3.2 Công cụ kinh tế
4.3.3 Công cụ truyền thông
4.3.4 Công cụ khoa
THUYẾT TRÌNH (BÁO CÁO KẾT QUẢ BÀI TIỂU LUẬN): MÔI TRƯỜNG VÀ
NGÀNH NGHỀ

 Các vấn đề môi trường trong công nghiệp chế biến thực phẩm/xây dựng/dệt may/địa chất –
dầu khí/cơ khí/giao thông/vật liệu…

 Các tác động và giải pháp bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực tương ứng (hóa – chế biến
thực phẩm/xây dựng/địa chất – dầu khí/ cơ khí-chế tạo/giao thông vận tải/vật liệu/…)

You might also like