You are on page 1of 19

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DÂN SỐ, TÀI

NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN


BỀN VỮNG
MỤC TIÊU

Sau khi học xong chương này, sinh viên cần nắm
được:

-Đối tượng và nội dung nghiên cứu của môn học.

- Phương pháp xây dựng được khung phân tích


PE đơn giản và khung phân tích PE trong phát
triển bền vững
NỘI DUNG CHÍNH
1. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU

 Sự cần thiết: cần xây dựng năng lực cho các


nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý
kinh tế xã hội để có khả năng nhận thức, phân
tích và lồng ghép được các vấn đề mối quan hệ
dân số, môi trường trong kế hoạch phát triển
bền vững.
1. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU

Mục tiêu: nghiên cứu cách thức mà sự khan


hiếm tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi
trường, suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí
hậu được tạo ra dưới tác động của các biến
động dân số, đặc biệt là trong bối cảnh gia tăng
bất bình đẳng, nghèo đói và phân biệt đối xử
trong xã ​hội trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu
hóa
1. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU

Nhiệm vụ môn học:


-Làm rõ cơ sở lý luận phân tích cách thức mà
các biến động dân số ảnh hưởng tác động qua
lại với tài nguyên thiên nhiên và môi trường, các
bằng chứng thực tế kiểm định các lý thuyết này
và các ngụ ý chính sách hướng tới việc nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân thông
qua phát triển kinh tế xã hội mà vẫn bảo toàn
được hệ sinh thái và nguồn tài nguyên thiên
nhiên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
- Xây dựng kỹ năng phân tích và phát hiện các
ngụ ý chính sách nhằm giải quyết các thách
thức về tài nguyên môi trường do quá trình
chuyển đổi dân số và phát triển của con người
tạo nên.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU MÔN HỌC

Một số khái niệm:

- Dân số và Tái sản xuất dân số

-Môi trường

-Tài nguyên thiên nhiên

- Hàng hóa dịch vụ Môi trường, dịch vụ Hệ sinh thái

- Phát triển bền vững


2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU MÔN HỌC

Một số khái niệm:

-Dân số và Tái sản xuất dân số:

Dân số: là “tổng số người sinh sống trên một


đơn vị lãnh thổ, một quốc gia, thành phố hay
quận, huyện, khu vực”

Tái sản xuất dân số: là quá trình biến đổi không
ngừng của một tập hợp dân cư dưới tác động
của các dạng vận động như vận động tự nhiên
thông qua sinh và chết; vận động cơ học thông
qua di dân; và vận động xã hội. Tuy nhiên, theo
nghĩa hẹp người ta chỉ hiểu tái sản xuất dân số
là sự biến đổi của tập hợp dân cư dưới tác động
của sinh và chết
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU MÔN HỌC

Một số khái niệm:

-Môi trường:
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân
tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người
và thiên nhiên." (Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).

-Tài nguyên thiên nhiên:


“Tài nguyên thiên nhiên (hay tài nguyên môi trường) là nguồn vật
chất mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho lợi ích bản
thân và xã hội”

- Hàng hóa dịch vụ Môi trường, dịch vụ Hệ sinh thái:


Hàng hóa môi trường (chất lượng môi trường) là những sản
phẩm được tạo ra hoặc tái tạo từ môi trường, có thể thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con người, và có thị trường tiêu thụ cho sản
xuất và tiêu dùng.
Dịch vụ hệ sinh thái (Ecosystem Services) là những lợi ích trực
tiếp hoặc gián tiếp mà con người được hưởng từ các chức năng
của hệ sinh thái.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU MÔN HỌC

Một số khái niệm:

- Phát triền bền vững là bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định
trong mối quan hệ với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, khai
thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và nâng cao
chất lượng môi trường sống (LHQ)
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU MÔN HỌC

Đối tượng nghiên cứu của môn học: mối quan hệ dân số và tài
nguyên môi trường trong xu thế phát triển bền vững

- Mối quan hệ Dân số và môi trường


Mối quan hệ trực tiếp tuyến tính
Mối quan hệ với các phương trình ''IPAT“
Mối quan hệ với mô hình cân bằng vật chất
Mối quan hệ tác động thông qua các bối cảnh trung gian
Quá trình phát triển tác động tới mối quan hệ dân số và môi
trường
- Mối quan hệ theo quan điểm hệ thống phức hợp
MỐI QUAN HỆ DÂN SỐ & MÔI TRƯỜNG

Khung phân tích mối quan hệ dân số và tài nguyên môi trường
trong phát triển bền vững, cách tiếp cận vĩ mô
MỐI QUAN HỆ DÂN SỐ & MÔI TRƯỜNG

Khung phân tích mối quan hệ dân số và tài nguyên môi trường
trong phát triển bền vững, cách tiếp cận vi mô
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG MÔN HỌC

3.1. Phương pháp nghiên cứu


•Phương pháp tư duy chung
•Phương pháp các môn khoa học có liên quan:
- Xã hội học, Kinh tế học
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp toán học
- Sinh học
- Địa lý
- Lịch sử
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG MÔN HỌC

3.2. Nội dung môn học


Quá trình biến động dân số, chuyển đổi thế hệ, già hóa
dân số, các nhóm dân số dễ bị tổn thương như trẻ em và
thanh thiếu niên sẽ bị ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế
nào đến mức độ và cách thức các ngành phát triển trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và từ đó tác động
đến thực trạng ngày càng trở nên khan hiếm nguồn đất,
nước, thực phẩm, năng lượng, đa dạng sinh học và
khoáng sản;
Sự thay đổi hình thái nghèo, dễ bị tổn thương và bị loại
trừ, biến đổi khí hậu trong quá trình chuyển đổi dân số
như di dân và đô thị hóa, già hóa dân số và già hóa rủi ro
sẽ ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển của các ngành
như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất và chế
biến thực phẩm, chính sách môi trường, và từ đó ảnh
hưởng đến hệ sinh thái của khu vực nông thôn và thành
thị.
TÓM TẮT CHƯƠNG

Nội dung chính:


Mục tiêu, nhiệm vụ, sự cần thiết nghiên cứu môn học
Đối tượng nghiên cứu môn Dân số, tài nguyên và Môi
trường
Phương pháp và nội dung môn học
TÀI LIỆU ĐỌC

Bài giảng Dân số, Tài nguyên và Môi trường (2016),


Chương 1.
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Chứng minh về mặt lý luận về sự tồn tại mối quan hệ
giữa Dân số và Môi trường trong Phát triển.
2. Chứng minh sự tồn tại mối quan hệ Dân số và Môi
trường, tài nguyên trong thực tế các nước Phát triển và
các nước Đang phát triển.
3. Xây dựng khung phân tích mối quan hệ Dân số và Môi
trường, Tài nguyên.

You might also like