You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


----------

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ

HỌC PHẦN: VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NỀN


KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Giảng viên: ThS Nguyễn Thị Kim Thanh

Họ tên: Trần Thị Thu Hiền

Mã sinh viên: 20032081

Đề tài: Đạo đức môi trường và các nhân tố ảnh hưởng tới việc
xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay

Hà Nội, 2023
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng
viên bộ môn cô Nguyễn Thị Kim Thanh đã giảng dạy tận tình, chi tiết để em có
đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến
thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía cô để bài tiểu
luận được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh
phúc.

2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 4
NỘI DUNG ........................................................................................................... 5
I. Một số khái niệm cơ bản về đạo đức môi trường .......................................... 5
1. Đạo đức ..................................................................................................... 5
2. Môi trường ................................................................................................ 6
3. Đạo đức môi trường .................................................................................. 7
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam
......................................................................................................................... 10
1. Xu thế toàn cầu hóa................................................................................. 10
2. Kinh tế thị trường .................................................................................... 10
3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa................................................................ 11
4. Tập quán lối sống, truyền thống văn hóa ................................................ 12
TỔNG KẾT ......................................................................................................... 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 15

‘-

3
MỞ ĐẦU
Nhân loại đang đối mặt với nhiều vấn đề toàn cầu, trong đó có vấn đề suy
thoái về môi trường. Và vấn đề này đang đe dọa đến sự phát triển cũng như sự
tồn vong của xã hội loài người. Để giải quyết cần rất nhiều nguồn lực như tài
chính, kỹ thuật, công nghệ, pháp luật, văn hóa, đạo đức, và đóng vai trò quan
trọng nhất chính là yếu tố con người. Đạo đức môi trường là một phẩm chất đạo
đức con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng. Vậy thì với việc
phẩm chất đạo đức càng ngày càng trở nên quan trọng, thì việc con người phải
có đạo đức môi trường là một điều ai cũng cần phải có. Tuy nhiên ở nhiều
nguyên nhân, hiện nay đạo đức môi trường dường như vẫn chưa được hiệu quả.

Bên cạnh việc khai thác tài nguyên môi trường, còn cần phải gia tăng phát
triển và bảo vệ. Mỗi người cần phải nâng cao đạo đức môi trường, thực hiện
nhiều giải pháp như tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, ý thức tự giác
bảo vệ môi trường của mỗi người dân và doanh nghiệp, xây dựng lối sống văn
hóa môi trường.

4
NỘI DUNG

I. Một số khái niệm cơ bản về đạo đức môi trường


1. Đạo đức
Con người ngay từ khi mới hình thành đã sống thành xã hội. Để đảm bảo
sự ổn định và phát triển trong đời sống xã hội của mình, con người có nhiều
phương thức điều chỉnh hành vi, trong đó có đạo đức. Đạo đức điều chỉnh hành
vi của con người một cách tự giác, thông qua phong tục tập quán, thói quen,
lương tâm và trách nhiệm.

Là một hiện tượng thuộc đời sống xã hội, đạo đức đã hình thành phát triển
và đồng hành cùng với sự phát triển của xã hội loài người.

Ở Việt Nam có nhiều quan niệm về đạo đức. Giáo trình Đạo đức học xuất
bản năm 2000, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia có viết “ Đạo đức là một hình
thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực xã hội
nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau
và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền
thống và sức mạnh của dư luận xã hội ”.

Trong từ điển Tiếng Việt khẳng định “ Đạo đức là những tiêu chuẩn,
những nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của
con người đối với nhau và đối với xã hội ”.

Qua các ý kiến khác nhau có thể đi đến khẳng định, đạo đức là một hình
thái ý thức xã hội, bao gồm hệ thống các quan điểm, quan niệm, nguyên tắc,
chuẩn mực xã hội, để điều chỉnh hành vi và cách ứng xử của con người, được
thực hiện bởi niềm tin, trách nhiệm, lương tâm của mỗi cá nhân, bởi phong tục
tập quán và dư luận xã hội nhằm tạo nên sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi
ích của cộng đồng và xã hội, đảm bảo hạnh phúc cho con người và tiến bộ xã
hội, là một lĩnh vực hoạt động của đời sống tinh thần xã hội.
2. Môi trường
Môi trường là khái niệm rộng, bao quát nhiều nội dung và được sử dụng
trong rất nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, giáo dục…

Thông thường môi trường hiểu là “ toàn bộ nói chung những điều kiện tự
nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối
quan hệ với con người hay sinh vật ấy ”.

Về pháp lý, môi trường được định nghĩa “ là hệ thống các yếu tố vật chất
tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người
và sinh vật ”. Từ cách định nghĩa này của Luật Bảo vệ môi trường có thể hiểu
môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con
người và nó có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động sống của con người như: sinh
hoạt, học tập, sản xuất… Nghĩa là con người là trung tâm của mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên. Thành phần của môi trường “ là yếu tố vật chất tạo
thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các
hình thái vật chất khác ”.

Có thể hiểu định nghĩa môi trường theo nghĩa rộng là môi trường bao gồm
tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho hoạt động sinh hoạt, lao động,
sản xuất của con người: nước, không khí, đất, ánh sáng… Còn theo nghĩa hẹp
không xét tới tài nguyên thiên nhiên môi trường chỉ bao gồm các nhân tố tự
nhiên và xã hội tác động trực tiếp tới chất lượng cuộc sống con người.

Môi trường sống của con người có thể chia thành:

Môi trường tự nhiên bao gồm ánh sáng mặt trời, núi sông, biển, không khí,
động – thực vật, đất, nước,… chúng tồn tại bên ngoài ý muốn của con người,
nhưng không phải như vậy mà không chịu sự tác động của con người mà ngược
lại chúng vẫn chịu ít nhiều.

Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người bao gồm:
luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định… ở các cấp khác nhau: quốc gia,
6
tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, tổ chức đoàn thể, gia đình,… Môi trường xã hội
giúp cho hoạt động con người được đi theo một khuôn khổ nhất định, từ đó dần
hình thành sức mạnh tập thể to lớn tạo thuận lợi cho sự phát triển.

Ngoài ra còn có môi trường nhân tạo là tất cả các nhân tố do con người tạo
ra thành những tiện nghi phục vụ cho cuộc sống như khu đô thị, khu công
nghiệp, khu vui chơi, nhà ở,..

Từ đó có thể hiểu môi trường sống là tất cả những gì có xung quanh con
người, đem lại cho con người điều kiện, cơ sở để tồn tại, để sống và phát triển.
C. Mác trong Bản thảo kinh tế - triết học ( 1884 ) đã trình bày “ Giới tự nhiên là
thân thể vô cơ của con người, và chính nó là giới tự nhiên trong chừng mực của
bản thân nó không phải là thân thể con người. Con người sống dựa vào tự nhiên.
Như thế nghĩa là tự nhiên là thân thể của con người; để khỏi chết, con người
phải ở trong quá trình giao dịch thường xuyên với thân thể đó. Sinh hoạt vật
chất và tinh thần của con người liên hệ khăng khít với tự nhiên, điều đó chẳng
qua chỉ có nghĩa là tự nhiên liên hệ khăng khít với bản thân tự nhiên, vì con
người là một bộ phận của tự nhiên ”.

3. Đạo đức môi trường


Thuật ngữ đạo đức môi trường đề cập từ thời cổ đại với vai trò thể hiện ở
tình yêu thương của con người với thiên nhiên, với cỏ cây hoa lá và vạn vật
xung quanh tại nơi sinh sống. Cho đến khi nền kinh tế thị trường hình thành và
phát triển cùng với các cuộc cách mạng khoa học công nghệ đem theo sự ra đời
ngày càng nhiều các loại máy móc hiện đại từ đó làm cho đời sống của con
người ngày càng cao, đòi hỏi nhiều hơn là những gì sẵn có ở tự nhiên. Con
người bắt đàu khai thác nhiều hơn, sâu hơn vào tài nguyên thiên nhiên để tìm ra,
tạo ra những vật liệu phục vụ cho cuộc sống, lâu dần làm cho nguồn tài nguyên
thiên nhiên cạn kiệt dẫn tới môi trường tự nhiên không thể tự điều chỉnh, tự cân
bằng, gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường. Với tình trạng ô nhiễm môi trường
hiện nay việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của từng quốc gia, của toàn cầu.
7
Ph. Ăngghen phân tích “ Khi đốt rừng trên các triền núi và lấy số phân tro
đủ để bón cho một đời cây cà phê đem lại một số thu hoạch rất lớn, thì những
người chủ đồn điền Tây Ban Nha ở Cu Ba có cần gì phải suy nghĩ rằng sau này,
những trận mưa rào ở vùng nhiệt đới sẽ cuốn sạch lớp đất bên trên không có sự
che chở và chỉ để lại những lớp đá trơ trụi ”. Có thể thấy từ trong lịch sử con
người vì lợi ích kinh tế cũng đã bất chấp những hành động tàn phá tự nhiên.

Để đảm bảo sự cân bằng, hài hòa giữa con người với tự nhiên thì con
người không chỉ khai thác mà cần phải bảo vệ tự nhiên, bảo vệ môi trường.
Muốn vậy phải có những hành động bảo vệ môi trường: vứt rác đúng nơi quy
định, không xả nước thải ra môi trường khi chưa qua xử lí, không chặt cây phá
rừng bừa bãi, không săn bắt trái phép động vật trong danh sách bảo tồn,… Và
những hành động này phải được xuất phát từ suy nghĩ, nhận thức và thái độ của
mỗi người, hành động phải mang tính tự nguyện tự giác. Đó là cơ sở để hình
thành và ra đời cách ứng xử mới đối với môi trường thuộc về phạm trù đạo đức
– đạo đức môi trường.

Về đạo đức môi trường, có thể định nghĩa như sau: Đạo đức môi trường là
một hệ thống bao gồm các quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức để trên
cơ sở đó con người sẽ tự điều chỉnh những hành vi của bản thân một cách tự
giác, tự nguyện, không cần ai chỉ đạo với môi trường nhằm hướng đến sự phát
triển hài hòa, ổn định và bền vững giữa con người với môi trường tự nhiên.

Từ định nghĩa đó có thể chú ý đến những nội dung cơ bản sau:

Đạo đức môi trường là một hệ thống các quan điểm, quy tắc, chuẩn mực
đạo đức để hướng dẫn con người và điều chỉnh hành vi của con người đối với
môi trường nhằm thực hiện mục đích của mình với môi trường nhưng vẫn bảo
vệ môi trường để tạo ra sự phát triển hài hòa và bền vững giữa con người với
môi trường.

8
Trên cơ sở nguyên tắc thì chuẩn mực đạo đức con người đã tự giác và chủ
động điều chỉnh hành vi của mình với môi trường cho phù hợp với chuẩn mực
đạo đức môi trường.

Đạo đức môi trường thể hiện trách nhiệm của mỗi con người với môi
trường, vừa khai thác vừa kiến tạo và vừa bảo vệ.

Có thể coi đạo đức môi trường là một sự đánh giá mang tính hệ thống các
mối quan hệ đạo đức giữa con người và môi trường tự nhiên xung quanh con
người. Từ đó xác lập các chuẩn mực nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên theo hướng hài hòa lợi ích giữa con người và tự nhiên. Đạo
đức môi trường là sự thể hiện hành vi của con người thông qua ý thức của họ
đối với môi trường, vừa mang tính tất yếu mà vừa tự giác.

Tính tất yếu ở chỗ đạo đức môi trường là chuẩn mực cho tất cả mọi người,
chuẩn mực mang tính cộng đồng và xã hội vì môi trường là của tất cả mọi người.
Vì vậy việc có các hành vi với môi trường theo những chuẩn mực đó được coi à
trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với môi trường, xuất phát từ ý thức
và suy nghĩ.

Tính tự giác ở việc bản thân tự có những hành vi hành động đối với môi
trường, không do một tác động nào khác ép buộc thực hiện. Hành động con
người đối với môi trường xuất phát từ lương tâm, nếu người yêu môi trường họ
sẽ có những hành động bảo vệ môi trường. Vì vậy có thể nhận thấy một người
có yêu môi trường hay không có thể thông qua những hành động của họ.

Việc thực hiện đạo đức môi trường đòi hỏi con người phải tranh bị những
tri thức khoa học về môi trường, những lĩnh vực khác để phát huy và thực hiện
những hành động khai thác và bảo vệ tự nhiên sao cho hợp lí, đồng thời cũng
phải có tinh thần trách nhiệm đạo đức về bảo vệ môi trường.

9
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng đạo đức môi trường ở Việt
Nam

1. Xu thế toàn cầu hóa


Trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa được coi là một xu hướng tất yếu,
tạo điều kiện cho việc đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện môi trường,
tiếp thu lối sống văn minh, định hướng thái độ và hành vi ứng xử có đạo đức và
văn hóa với môi trường. Tác động và ý nghĩa của toàn cầu hóa làm cho Đảng và
Nhà nước ta cùng với các doanh nghiệp và người dân luôn phải hướng đến xây
dựng đạo đức môi trường bằng cách phát huy ý thức tự giác của mỗi chủ thể xã
hội trong bảo vệ môi trường. Đề thực hiện được quá trình này Đảng ta đã coi
trọng phát triển bền vững trong đó có sự phát triển đồng bộ giữa kinh tế, xã hội
và môi trường, thực hiện tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường và
giải quyết tốt vấn đề bảo vệ môi trường cũng là một phần đề giải quyết vấn đề
xã hội.

Ngoài những tác động tích cực nêu trên toàn cầu hóa còn có tác động tiêu
cực đến xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam: Trong quá trình kinh doanh
ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã khai thác nhiều tài nguyên tự nhiên để xuất
khẩu ra nước ngoài với khối lượng khai thác rất lớn, vì lợi ích kinh tế trước mắt
mà gây ra sự tàn phá rất ghiêm trọng cho tự nhiên. Thêm nữa, ở những nước
phát triển, chi phí đề xử lý rác thải rất cao nên các doanh nghiệp ở các nước đó
tìm mọi cách đề đẩy số rác này sang các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vì lợi nhuận sẵn sàng bất
chấp lợi ích chung của cộng đồng, bất chấp ô nhiễm môi trường kết hợp với
doanh nghiệp nước ngoài để tuôn rác thải vào nội địa.

2. Kinh tế thị trường


Việc nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đã và đang góp phần thay đồi bộ mặt đất nước, đời sống nhân dân được
cải thiện và từng bước được nâng cao. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
10
chủ nghĩa theo quan điểm của Đảng ta thực chất là: Nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, kinh tế thị trường ngoài những tác
động tích cực về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế thị trường đã và đang tác động
không nhỏ đến môi trường và xây dựng đạo đức môi trường ở nước ta hiện nay.

Kinh tế thị trường làm cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức đề cao
quá mức lợi ích kinh tế trước mắt, lợi ích cá nhân, đề cao quá mức đồng tiền mà
xâm hại đến tài nguyên và môi trường… điều này phản ánh sự xuống cấp về
đạo đức con người, đạo đức kinh doanh và thể hiện rõ thiếu đạo đức môi trường.

Kinh tế thị trường là xu hướng phát triển kinh tế phổ biến trên toàn cầu
hiện nay, ở đó các chủ thể kinh tế có quyền tự chủ trong lựa chọn mặt hàng sản
xuất kinh doanh, là người quyết định cách thức tác động đến môi trường và con
người. Nếu không có các chiến lược sản xuất kinh doanh bền vững các cơ sở
sản xuất kinh doanh khó có thể có lập trường kinh doanh tuân thủ nghiêm túc
các quy định của pháp luật, đồng thời khó có thể khẳng định được uy tín và
thương hiệu lâu dài đối với người tiêu dùng. Do đó, để có thể tồn tại và phát
triển hơn bao giờ hết các doanh nghiệp cần xây dựng đạo đức môi trường bền
vững và lâu dài.

3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


Ở nước ta quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khi quá trình toàn
cầu hóa và hội nhập đang diễn ra hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ, do đó
chúng ta có cơ hội để tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học - công
nghệ. Để thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất, thay đổi cách thức sản xuất, cơ
giới hóa và tự động hóa diễn ra ngày càng phổ biến, công nghiệp hóa còn tác
động tích cực: hạn chế sử dụng công nghệ cũ, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả
tài nguyên và môi trường, tạo điều kiện để tái sử dụng nguồn tài nguyên hiện có,
khai thác những nguồn năng lượng mới ít có khả năng thải độc hại ra môi

11
trường. Công nghiệp hóa cho phép nước ta chuyên đổi sang mô hình tăng
trưởng xanh theo hướng bền vững và thân thiện môi trường.

Tuy nhiên, có một thực tế là nước ta cũng giống như các nước đã từng trải
qua quá trình công nghiệp hóa, đề có thể công nghiệp hóa thành công thì cái giá
phải trả đối với môi trường cũng rất lớn. Điều này được thể hiện cụ thể thông
qua những tác động tiêu cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến xây dựng
đạo đức môi trường ở nước ta như: Làm tăng nhu cầu khai thác tài nguyên thiên
nhiên và ô nhiễm môi trường, tạo áp lực cho môi trường. Thứ hai là cùng với đó
đô thị hóa làm gia tăng dân cư đô thị, sự thay đổi về lối sống đang tạo sức ép lên
tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớm
tuy nhiên thì cũng tạo ra lối sống tiêu thụ, thói quen lãng phí tài nguyên. Những
hành động này đang đi ngược lại với lối sống tiết kiệm, kìm hãm quá trình xây
dựng đạo đức môi trường.

4. Tập quán lối sống, truyền thống văn hóa


Dân tộc Việt nam có truyền thống gắn bó với thiên nhiên, dựa vào thiên
nhiên để sinh tồn, do đó đã hình thành ở mỗi người hành vi ứng xử nhân văn và
có đạo đức môi trường. Lối sống văn hóa ở người Việt từ xưa đến nay đã trở
thành nếp nghĩ và làm cũng như lối sống của người Việt đó là: tiết kiệm trong
tiêu dùng, trong sử dụng thành quả lao động, lối sống và lối tư duy gắn kết với
thiên nhiên. Đề xây dựng và phát triển cuộc sống, người nông dân luôn đề cao
tính cộng đồng trong bảo vệ môi trường, bởi các vấn đề thiên tai lũ lụt là những
vấn đề khó lường và hậu quả đề lại vô cùng nặng nề, do vậy phát huy tính cộng
đồng sẽ giảm những rủi ro thiên tai. Để quản lý tài nguyên, trong mỗi làng bản
đã hình thành hương ước, quy ước đóng vai trò là những quy định của cộng
đồng điều chỉnh hành vi của các cá nhân, góp phần nâng cao vai trò, ý thức
trách nhiệm và tính tự giác của từng người dân trong việc quản lý, bảo vệ môi
trường.
12
Ngoài những mặt tích cực, lồi sống truyền thống còn tác động tiêu cực đến
xây dựng đạo đức môi trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, điều này được
thể hiện cụ thể như việc ngư dân khai thác đánh bắt thủy hải sản bằng chất nổ,
xử lí rác thải bằng việc đốt,…

13
TỔNG KẾT
Mỗi người đều là nhân tố tác động không nhỏ đến môi trường nói riêng hệ
sinh thái nói chung. Cần phải tích cực hơn nữa trong công tác bảo vệ môi
trường của bản thân và trong công tác tuyên truyền mọi người hiểu được vị trí,
vai trò, chức năng vô cùng quan trọng của môi trường đối với cuộc sống con
người để từ đó có những hành động tích cực như: vứt rác đúng nơi quy định,
hạn chế sử dụng túi nilong, không xả thải chất sinh hoạt không đúng nơi quy
định, tiết kiệm điện, nước, tham gia tích cực vào các công tác phát triển và bảo
vệ môi trường,…

Hành vi đạo đức môi trường đó góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường,
qua đó đem lại niềm vui và hạnh phúc để chính con người được sống trong môi
trường trong lành, sạch đẹp. Để sống hài hòa với thiên nhiên con người cần
không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết về tự nhiên, qua đó điều chỉnh hành vi
ứng xử theo hướng vừa khai thác vừa bảo vệ. Đạo đức môi trường có vai trò cực
kì quan trọng trong điều chỉnh hành vi con người, hướng đến một lối sống có
văn hóa. Đạo đức môi trường là một phẩm chất đạo đức con người. Người có ý
thức đạo đức môi trường thì nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, tác
động của môi trường tới con người, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính
bản thân.

14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph. Ăngghen ( 1994 – 1995 ) Toàn tập, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

2. C. Mác ( 1962 ), Bản thảo kinh tế triết học, NXB Sự thật, Hà Nội.

3. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam ( 2003 ), NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường ( 2003 ), Tài liệu tập huấn bồi dưỡng
nâng cao nhận thức môi trường, Hà Nội.

5. Dương Văn Duyên, Nguyễn Thị Kim Thanh, Giáo trình Đạo đức học
đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Hoàng Thị Thanh ( 2017 ), Xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam
hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

7. Luật bảo vệ môi trường ( 1994 ), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15
16

You might also like