You are on page 1of 34

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC


---♦---♦---♦---

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG

BÀI TIỂU LUẬN HẾT HỌC PHẦN

MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VÀ KỸ NĂNG


SỐNG CHO HỌC SINH THCS

Học viên: Bùi Anh Đào

Ngày sinh: 23/06/1993

Nơi sinh: Thái Bình

Đơn vị công tác: THCS

Môn: Khoa học tự nhiên THCS

Năm 2022
MỤC LỤC
ĐỀ BÀI .................................................................................................................... 2

MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 3

NỘI DUNG .............................................................................................................. 4

I. Khái niệm giá trị, giá trị sống, giá trị truyền thống của nhân cách con người
Việt Nam và những giá trị phổ quát toàn cầu ........................................................ 4

1. Khái niệm giá trị và một số khái niệm liên quan ............................................ 4

2. Giá trị sống .................................................................................................. 7

3. Giá trị truyền thống của nhân cách con người Việt Nam. ............................ 7

4. Các giá trị phổ quát .................................................................................... 15

II. Hãy lựa chọn 1 hoặc 2 giá trị phù hợp với mục tiêu, đối tượng và điều kiện tổ
chức của lớp học để thiết kế một giáo án hoạt động giáo dục giá trị trong 1 tiết
học…................................................................................................................... 20

III. Kĩ năng mềm, kĩ năng cứng, kĩ năng sống, cho ví dụ minh hoạ. Qui trình tổ
chức hoạt động và cấu trúc bài soạn về giáo dục kỹ năng sống, lấy ví dụ minh
hoạ…................................................................................................................... 23

1.Kỹ năng mềm ................................................................................................ 23

2.Kỹ năng cứng ................................................................................................ 23

3.Kỹ năng sống ................................................................................................ 24

4. Qui trình tổ chức hoạt động và cấu trúc bài soạn về giáo dục kỹ năng sống. 25

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 33


ĐỀ BÀI
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VÀ KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH
1. Nêu khái niệm Giá trị / giá trị sống? Nêu giá trị truyền thống của nhân
cách con người Việt Nam và những giá trị phổ quát toàn cầu?
2. Hãy lựa chọn 1 hoặc 2 giá trị phù hợp với mục tiêu, đối tượng và điều kiện
tổ chức của lớp học để thiết kế một giáo án hoạt động giáo dục giá trị trong 1 tiết
học.

3. Nêu khái niệm : Kĩ năng mềm, kĩ năng cứng, kĩ năng sống, cho ví dụ minh
hoạ. Qui trình tổ chức hoạt động và cấu trúc bài soạn về giáo dục kỹ năng sống, lấy
ví dụ minh hoạ.

2
MỞ ĐẦU
Kỹ năng sống có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi người. Nhiều nghiên
cứu đã cho phép đi đến kết luận là trong các yếu tố quyết định sự thành công của
con người, kỹ năng sống đóng góp đến khoảng 85%. Theo UNESCO ba thành tố
hợp thành năng lực của con người là: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Hai yếu tố sau
thuộc về kỹ năng sống, có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản
lĩnh, tính chuyên nghiệp…
Kỹ năng sống tốt thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới,
tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân, tự mình
quyết định số phận của mình.
Kỹ năng sống giúp giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng trong mỗi
con người để hoàn thiện bản thân, tránh suy nghĩ theo lối mòn và hành động theo
thói quen trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực.
Khối lượng kiến thức của chúng ta trở nên lỗi thời nhanh chóng trong thời
đại mới. Trong môi trường không ngừng biến động con người luôn đối diện với áp
lực cuộc sống từ những yêu cầu ngày càng đa dạng, ngày càng cao trong quan hệ
xã hội, trong công việc và cả trong quan hệ gia đình. Quá trình hội nhập với thế
giới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên môn,
yêu cầu về các kỹ năng sống ngày càng trở nên quan trọng. Thiếu kỹ năng sống
con người dễ hành động tiêu cực, nông nổi. Giáo dục cần trang bị cho người học
những kỹ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn
trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, xung đột.
Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại,
xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực
trên cơ sở giúp HS có thái độ, kiến thức, kĩ năng, giá trị cá nhân thích hợp với thực
tế xã hội. Mục tiêu cơ bản của giáo dục KNS là làm thay đổi hành vi của HS,
chuyển từ thói quen thụ động thành những hành vi mang tính xây dựng tích cực và
có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển xã
hội bền vững.
Giáo dục kỹ năng sống còn mang ý nghĩa tạo nền tảng tinh thần để học sinh
đối mặt với các vấn đề từ hoàn cảnh, môi trường sống cũng như phương pháp hiệu
quả để giải quyết các vấn đề đó.

3
NỘI DUNG

I. Khái niệm giá trị, giá trị sống, giá trị truyền thống của nhân cách con
người Việt Nam và những giá trị phổ quát toàn cầu
1. Khái niệm giá trị và một số khái niệm liên quan
Theo từ điển Triết học do M.M.Rozental (Liên Xô) chủ biên (Nxb Tiến Bộ
Maxcơva, 1974), “Giá trị là những định nghĩa về mặt xã hội của các khách thể
trong thế giới chung quanh nhằm nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của khách
thể ấy đối với con người và xã hội (cái lợi, thiện, ác, cái đẹp và cái xấu nằm trong
những hiện tượng của đời sống xã hội hoặc tự nhiên). Xét bề ngoài, các giá trị là
các đặc tính của sự vật hoặc hiện tượng, không phải đơn thuần do kết cấu bên trong
của bản thân khách thể, mà do khách thể bị thu hút vào phạm vi tồn tại xã hội của
con người và trở thành cái mang những quan hệ xã hội nhất định. Đối với chủ thể
(con người), các giá trị là các đối tượng lợi ích của nó, còn đối với ý thức của nó
thì chúng đóng vai trò là những vật định hướng hàng ngày trong thực trạng vật thể
và xã hội, chúng biểu thị các quan hệ thực tiễn của con người đối với sự vật và
hiện tượng xung quanh mình”.
Theo từ điển Tiếng Việt (Nxb Khoa học xã hội), giá trị là cái mà con người
dùng làm cơ sở để xem xét một vật có lợi ích đến mức nào đối với con người; cái
mà con người dựa vào dùng để xem xét một người đáng quý đến mức nào về mặt
đạo đức, trí tuệ, tài năng; những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều
thiện của xã hội; tính chất quy ra được thành tiền của một vật trong quan hệ buôn
bán, đổi chác; độ lớn của một đại lượng, một lượng biến thiên.
Dưới góc độ Xã hội học, giá trị được quan tâm ở nội dung, nguyên nhân, điều kiện
kinh tế xã hội cụ thể trong quá trình hình thành hệ thống giá trị nhất định của một
xã hội.

4
Giá trị trong Đạo đức học luôn gắn liến với những khái niệm trung tâm như:
cái thiện, cái ác, công bằng, bình đẳng, bác ái bởi vì khái niệm giá trị thuộc phạm
vi đời sống đạo đức của con người, các quan hệ xã hội và quá trình hình thành các
chuẩn mực, quy tắc đạo đức của xã hội.
Dưới góc độ Tâm lý học, khái niệm giá trị được nghiên cứu nhằm mục đích
tìm hiểu hành vi, hoạt động của con người và dự báo sự phát triển của nhân cách.
Giá trị, theo nghĩa chung nhất, chúng ta có thể hiểu đó là cái đã làm cho một khách
thể nào đó có ích, có nghĩa, đáng quý đối với chủ thể, được mọi người thừa nhận.
Người ta có thể phân chia giá trị thành: giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị
riêng, giá trị chung, giá trị xã hội. Có quan điểm cho rằng giá trị là cái vốn có của
khách thể, nhưng mỗi chủ thể lại có thể đánh giá, xem xét nó trên những góc độ
khác nhau, đưa đến những quan niệm khác nhau về giá trị. Vì con người cũng có
nhiều điểm tương đồng trong định hướng giá trị, nên có những giá trị được số đông
chấp nhận và những giá trị này sẽ trở thành giá trị chung của xã hội. Tuy nhiên, giá
trị cũng là phạm trù có tính lịch sử.

Giá trị là "những niềm tin, thái độ, mục đích, cảm xúc, lý do đã được đánh
giá, lựa chọn sau khi đã cân nhắc, xem xét, thử thách và thấm nhuần trong cuộc
sống" (Raths 1966).
Tác giả J.H.Fichter, nhà Xã hội học người Mỹ cho rằng: “Tất cả cái gì có ích
lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân và xã hội đều có một giá
trị”.
Theo tài liệu “Giáo dục giá trị” (Bộ văn hóa Thể thao Philippin), khái niệm
giá trị có thể hiểu: “Một vật có giá trị khi nó được thừa nhận là có ích và mong
muốn có được những thứ đó đã ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của con người.
Không chỉ có hàng hóa vật chất mà cả lý tưởng và những khái niệm đều có giá trị
như: sự thật, công lý, lương thiện”.
Tác giả V.P.Tugarinov (Liên Xô) lại cho rằng: giá trị là những khách thể, những
hiện tượng và những thuộc tính của chúng mà tất cả đều cần thiết cho con người
5
(lợi ích, hứng thú) của một xã hội hay một giai cấp nào đó cũng như một cá nhân
riêng lẻ với tư cách là phương tiện thỏa mãn những nhu cầu và lợi ích của họ, đồng
thời cũng là những tư tưởng và ý định với tư cách là chuẩn mực, mục đích hay lý
tưởng.
L.Dramaliev (Bungari) coi giá trị là: “một thành tố khách quan của xã hội. Nó là
một loại hiện tượng xã hội đặc biệt (một vật, một đối tượng, một liên hệ, một ý
niệm), thỏa mãn được những nhu cầu nhất định của con người. Giá trị là một phẩm
chất khách quan, một đặc tính, một khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã trở thành
rõ rệt trong quá trình quan hệ qua lại có tính chất xã hội giữa người với người trong
hành vi thực tế của họ. Với tính cách là một khách thể xã hội, giá trị không thể tách
rời khỏi những nhu cầu, những mong muốn, thái độ, những quan điểm và những
hành động của con người với tư cách là một chủ thể của các quan hệ xã hội”.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Giá trị là tính có nghĩa tích cực, đáng quý, có ích
của các đối tượng với các chủ thể”.

Còn tác giả Trần Trọng Thủy khi nghiên cứu về “Giá trị, định hướng giá trị
và nhân cách” cũng xem giá trị là một hiện tượng xã hội điển hình, biểu thị các sự
vật, hiện tượng, các thuộc tính và quan hệ của hiện thực, các tư tưởng, các chuẩn
mực, mục đích và lý tưởng, các hiện tượng của tự nhiên và xã hội được con người
tạo ra nhưng đều phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội và sự phát triển của cá nhân
con người.
Nhìn chung, theo quan điểm của các nhà khoa học hay dưới góc độ của các
ngành khoa học khác nhau, cũng như trong một số từ điển đã định nghĩa khái niệm
giá trị đều có chung một số đặc điểm như sau:
- Mức độ của một vật đáp ứng nhu cầu và thỏa mãn được khát vọng của con
người, là cái được chủ thể đánh giá, thừa nhận trên cơ sở mối quan hệ với sự vật đó

- Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội, với phí tổn cần thiết để tạo
ra cái lợi đó.

6
- Mang tính khách quan – nghĩa là sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của
giá trị nào đó không phụ thuộc vào ý thức của con người.

Được hiểu theo hai góc độ: vật chất và tinh thần. Giá trị vật chất là giá trị đo
được bằng tiền bạc dưới góc độ kinh tế, còn giá trị tinh thần tạo cho con người
khoái cảm, hứng thú và sảng khoái.

- Mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, tình cảm, hành vi của chủ thể
trong mối quan hệ với sự vật mang giá trị.

- Là một phạm trù lịch sử vì giá trị thay đổi theo thời gian, theo sự biến động
của xã hội, phụ thuộc vào tính dân tộc, tôn giáo và cộng đồng.
2. Giá trị sống
Giá trị là những điều có ý nghĩa, có ích, đáng quý, được mong đợi đối với xã
hội, tập thể và cá nhân phản ánh trong hoạt động, trong mối quan hệ xã hội, có ảnh
hưởng và chi phối đến nhận thức, tình cảm, hành vi của con người, tạo động lực
thúc đẩy con người sống theo một xu hướng nhất định và làm căn cứ để đánh giá
những sự vật, sự việc khác là có ích và đáng quý đối với bản thân.

Giá trị giống thái độ ở chỗ là cùng chỉ mức độ thích của bản thân đối với con
người, sự vật hay tư tưởng. Tuy nhiên, giá trị dựa vào quan niệm về cái gì đáng
khao khát, trong khi đó thái độ không hoàn toàn dựa vào quan niệm này. Thái độ
phản ánh thông qua các từ như "thích" và "không thích", giá trị thể hiện qua các từ
"tốt" hay "xấu".

3. Giá trị truyền thống của nhân cách con người Việt Nam.
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ người Việt
Nam đã xây dựng, bồi đắp, hun đúc nên các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp.
Các giá trị đó đã làm nên cốt cách và bản sắc văn hóa; là nền móng, sức mạnh nội

7
sinh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng đất nước
độc lập, tự do, ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
a. Lòng yêu nước, tinh thần bất khuất, ý chí tự lực, tự cường.
Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành từ rất sớm, bắt nguồn từ
tình cảm yêu mến, gắn bó tha thiết với quê hương, xứ sở, từ lòng tự hào, tự tôn dân
tộc. Tình yêu nước một cách tự nhiên của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng dần phát
triển thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành động lực tinh thần to lớn trong mỗi giai
đoạn dựng nước và giữ nước. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam có sự thống nhất chặt
chẽ giữa ý thức bảo vệ chủ quyền non sông đất nước, tinh thần độc lập dân tộc với
ý chí tự chủ, tự lực, tự cường, quyết tâm bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, không
chịu khuất phục trước các thế lực ngoại xâm. Trong hệ giá trị truyền thống của dân
tộc Việt Nam, yêu nước là giá trị nổi bật và cơ bản nhất, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt
lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Nhìn lại lịch sử, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua hàng nghìn năm chống giặc
ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Chính lòng yêu nước đã làm nên sức mạnh nội sinh, là
nguồn lực không bao giờ cạn, bảo đảm cho sự trường tồn của đất nước qua mọi
thăng trầm của lịch sử. Nhiều tấm gương sáng ngời, biểu tượng cao đẹp của lòng
yêu nước, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã được lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam ghi nhận.
b. Tinh thần đoàn kết dân tộc.
Ở Việt Nam, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng là một đặc trưng gốc rễ của làng
xã, được hình thành từ rất sớm trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong quá
trình đó, người dân Việt Nam luôn tương trợ, hợp tác, giúp đỡ nhau, tạo nên sức
mạnh tinh thần và vật chất để chiến thắng mọi kẻ thù. Cùng với quá trình phát triển
của đất nước, sự đoàn kết, đùm bọc là yếu tố tinh thần nổi bật, khắc sâu qua các thế
hệ.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, với ý chí sắt đá và sự đồng lòng của dân
tộc, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất
8
kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt
Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”, toàn Đảng, toàn quân
và toàn dân đã phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân tộc trong 9 năm kháng
chiến, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy khó khăn, gian khổ, với khát
vọng cháy bỏng “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã lãnh đạo toàn dân đoàn kết một lòng vượt qua mọi thử thách, hy sinh, gian khổ
để làm nên đỉnh cao thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975,
giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Thời kỳ xây dựng, phát triển đất nước, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
toàn thể dân tộc Việt Nam luôn đoàn kết thực hiện mục tiêu chung của đất nước.
Với vai trò hạt nhân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã không ngừng nỗ lực, góp phần
củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chiến lược của Đảng.
c. Lòng yêu thương con người, tinh thần nhân đạo, vị tha, hòa hiếu.
Giá trị đạo đức truyền thống của con người Việt Nam còn được biểu hiện ở lòng
yêu thương con người, kết thành chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn cao cả. Tinh thần
tương thân, tương ái, giúp đỡ, sẻ chia mỗi khi gặp hoạn nạn, thiên tai... được hình
thành một cách tự nhiên trong điều kiện sống với thiên nhiên khắc nghiệt, chiến
tranh kéo dài. Phát huy truyền thống “Thương người như thể thương thân”, mỗi
người dân Việt Nam luôn có cách ứng xử, yêu thương người khác như chính bản
thân mình, vừa biểu hiện sự thấu hiểu, cảm thông, hiểu mình, hiểu người vừa chứa
đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp. Tinh thần nhân đạo cao cả, sự hòa hiếu, độ lượng,
bao dung còn được thể hiện với cả kẻ thù của dân tộc: “Đem đại nghĩa để thắng
hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo”(1)...
d. Cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất
và chiến đấu.

9
Với điều kiện sinh tồn đầy khó khăn, khắc nghiệt, con người Việt Nam
không thể tồn tại nếu không cần cù, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động. Chính
mảnh đất giàu tài nguyên nhưng nhiều thiên tai, khí hậu khắc nghiệt đã rèn giũa,
hình thành tính cách chịu thương, chịu khó, biết trân trọng thành quả lao động của
mình, của người khác, linh hoạt trong sản xuất. Xuất phát từ đòi hỏi của sự sinh tồn,
tinh thần quả cảm và sự linh hoạt, sáng tạo đã giúp dân tộc Việt Nam ứng phó, tồn
tại trong bất cứ thử thách nào. Bên cạnh đó, trải qua các cuộc đấu tranh vệ quốc,
con người Việt Nam đã thể hiện sự dũng cảm, thông minh khi chiến đấu chống lại
kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần.
e. Yêu chuộng hòa bình.
Yêu chuộng hòa bình là giá trị được kết tinh từ lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc. Chính những mất mát, đau thương của chiến tranh đã khiến dân
tộc Việt Nam thấu hiểu hơn hết ý nghĩa, giá trị của hòa bình bởi nỗi đau chiến
tranh càng lớn thì khát vọng hòa bình càng mãnh liệt. Những người dân nước Việt
luôn coi “việc binh là việc bất đắc dĩ” - chỉ cầm súng khi kẻ thù buộc phải chiến
đấu để giữ đất, giữ làng; chiến đấu để bảo vệ hòa bình, để có hòa bình, để rồi “súng
gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến
đạo đức và quá trình tu dưỡng đạo đức của người cách mạng. Sự nghiệp cách mạng
của Hồ Chí Minh gắn liền với sự phát triển và xây dựng đạo đức cách mạng mà
Người là biểu tượng sáng ngời.

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một người cộng sản mẫu mực, kiên
định trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với chủ nghĩa
yêu nước của dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp công
nhân. Đó là đạo đức của người kiên trì đấu tranh, dâng hiến trọn cuộc đời và sự
nghiệp của mình cho lý tưởng và mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp
công nhân, giải phóng xã hội và giải phóng con người.
10
Đạo đức Hồ Chí Minh là sự hội tụ và kết tinh đạo đức truyền thống của dân tộc
Việt Nam. Người là tấm gương mẫu mực về giữ gìn, phát huy những giá trị đạo
đức truyền thống đó để trở thành nguồn lực nội sinh của dân tộc, góp phần thúc
đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
f. Trung với nước, hiếu với dân.
Trung, hiếu là đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam nói riêng và của
người phương Đông nói chung, được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển trong điều
kiện mới. Theo Người, trung với nước là trung thành vô hạn với lợi ích quốc gia,
dân tộc, với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, làm cho đất nước “sánh vai với các
cường quốc năm châu”.
Ngay từ những ngày đầu cách mạng, khi mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ
đầu tiên ở Quảng Châu, Trung Quốc, một trong những vấn đề đầu tiên Hồ Chí
Minh quan tâm là đào tạo những người tự nguyện phấn đấu, hy sinh suốt đời cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; trung thành
với sự nghiệp cách mạng của Đảng, biết đoàn kết và tổ chức nhân dân cùng phấn
đấu vì sự nghiệp chung.
Khi Đảng được thành lập, Người luôn nhắc nhở các đồng chí của mình: “Vô
luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra
trước, lợi ích của cá nhân lại sau...”(2).
Lòng yêu nước, trung với nước là cơ sở để Hồ Chí Minh đúc rút thành thông
điệp mạnh mẽ: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ”(3).
Về chữ hiếu, theo Hồ Chí Minh là hiếu với dân. Người chỉ rõ: “Trong bầu
trời không gì quý bằng nhân dân… Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng
phục vụ lợi ích của nhân dân”(4). Hiếu với dân là “phải xứng đáng là người lãnh
đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”(5). Theo đó, Đảng lãnh đạo để
nhân dân có quyền và thực hiện quyền làm chủ; lãnh đạo phải gần dân, sát dân để
11
hiểu dân tình, dân tâm, dân nguyện; phải “kính trọng, lễ phép” với nhân dân, học
hỏi nhân dân, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí để nhân
dân hiểu và thực hiện đúng quyền và trách nhiệm. Vì vậy, “Việc gì lợi cho dân, ta
phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh.
Trung với nước, hiếu với dân kết tinh trong đạo đức đạo đức Hồ Chí Minh là lòng
yêu nước thương nòi, tự hào với truyền thống của dân tộc như Người đã khẳng
định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của
ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy càng sôi nổi, nó
kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (7); là bổn phận và
trách nhiệm của mỗi người dân với cộng đồng, với sự nghiệp cách mạng, với sự
hưng vong của đất nước; là ý chí và nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hy
sinh vì mục tiêu chung; là sự tin yêu, kính trọng nhân dân, tôn trọng và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân…
g. Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình.
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh là tấm gương cao đẹp về
tình yêu thương con người. Khi đất nước chưa được độc lập, tự do, tình yêu thương
con người, yêu nước là động lực thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu
dân. Khi tìm thấy con đường cứu nước và giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh tìm
cách khơi dậy trong con người Việt Nam lòng yêu nước, niềm tin, ý chí cách mạng
để họ đứng lên đấu tranh giải phóng mình, biến ước mơ, lý tưởng thành hiện thực.
Đất nước hòa bình, thống nhất, nhân dân bắt tay xây dựng cuộc sống mới, tình yêu
thương con người của Hồ Chí Minh là quan hệ gắn bó với nhân dân, là những quan
tâm tới đời sống vật chất, tinh thần của mọi tầng lớp trong xã hội.
Tình yêu thương, nhân ái của Hồ Chí Minh là nhân tố xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc. Hiểu thấu tâm tư, tình cảm của nhân dân, Người đã khơi gợi lòng tự hào,
tự tôn dân tộc, biến khát vọng độc lập, tự do thành mục tiêu chung của toàn dân
trong từng thời kỳ cách mạng. Lấy lòng nhân ái làm gốc, Hồ Chí Minh nhiều lần
12
kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân vượt qua mọi định kiến để phát huy tài năng, trí tuệ,
xây dựng khối đại đoàn kết: “không phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào, chính
kiến nào và trước đây đã đứng về phe nào, chúng ta hãy thật thà cộng tác, vì dân
nước mà phấn đấu để thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”(8).
h. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn đặt con người
vào vị trí trung tâm của mọi vấn đề để giải quyết. Người đã gạn lọc những nét hay,
nét đẹp trong đạo lý làm người của ông cha ta để xây dựng nên những chuẩn mực,
nhân cách mới cho con người Việt Nam thời đại mới. Đây là phẩm chất nổi bật, cơ
bản, trung tâm của đạo đức Hồ Chí Minh; gắn liền với hoạt động hàng ngày của
Người, được Người xem là nền tảng của đời sống mới, là mối quan hệ “với tự
mình”. Đây cũng là phẩm chất Người đề cập nhiều nhất trong giáo dục cán bộ,
đảng viên.
Ngay từ năm 1927, khi viết tập bài giảng Đường kách mệnh cho lớp đào tạo
cán bộ đầu tiên của Đảng, người đã yêu cầu cán bộ cách mạng “Tự mình phải: Cần
kiệm/ Hòa mà không tư/ Cả quyết sửa lỗi mình/ Cẩn thận mà không nhút nhát/ Hay
hỏi/ Nhẫn nại (chịu khó)/ Hay nghiên cứu, xem xét/ Vị công vong tư/ Không hiếu
danh, không kiêu ngạo/ Nói thì phải làm/ Giữ chủ nghĩa cho vững/ Hy sinh/ Ít lòng
ham muốn về vật chất/ Bí mật. Đối người phải: Với từng người thì khoan thứ/ Với
đoàn thể thì nghiêm/ Có lòng bày vẽ cho người/ Trực mà không táo bạo/ Hay xem
xét người. Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng/ Quyết đoán/ Dũng cảm/
Phục tùng đoàn thể”(9). Năm 1947, trong tác phẩm Sửa đổi lề lối làm việc, những
phẩm chất, tư cách đạo đức đó được Người đúc rút thành: “Nhân, nghĩa, trí, dũng,
liêm” và sau này là “Cần, kiệm, liêm, chính”.
Phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính luôn được Hồ Chí Minh nhắc đến mỗi khi
Người đề cập đến vấn đề đạo đức; coi là phẩm chất đạo đức cần thiết đối với tất cả
mọi người, càng cần thiết đối với cán bộ, đảng viên: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ,
Thu, Đông/ Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc/ Người có bốn đức: Cần,
13
Kiệm, Liêm, Chính/ Thiếu một mùa, thì không thành trời/ Thiếu một phương, thì
không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người(10).
Cần là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ; lao động có kế hoạch, sáng
tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng,
không ý lại, không dựa dẫm. Có cần thì việc gì dù khó khăn đến mấy cũng làm
được.
Kiệm là tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái
to đến cái nhỏ, từ nhiều cái to đến nhiều cái nhỏ, vì nhiều cái nhỏ cộng lại thành
cái to, không hoang phí, không bừa phô trương, hình thức. Tiết kiệm là để tích trữ
vốn, mở rộng sản xuất, không phải là keo kiệt, bủn xỉn. “Khi không nên tiêu xài thì
một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào,
cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới
đúng là kiệm…Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là
kiệm”(11).
Liêm là trong sạch, “luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”(12),
“không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”(13), “không
tham địa vị, không tham tiền tài... Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà
quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa...”(14).
Chính là ngay thẳng, đúng đắn, chính trực. Đối với mình không tự cao, tự đại; đối
với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân
thành, khiêm tốn, đoàn kết. Đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư,
việc nhà.
Chí công là rất mực công bằng công tâm; vô tư là không được có lòng riêng,
thiên vị. Muốn “chí công vô tư” phải chiến thắng chủ nghĩa cá nhân, phải kiên
quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Chủ nghĩa cá
nhân là một trở ngại cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân không phải là dày xéo lên lợi ích cá nhân, mà phải giải quyết hài hòa
quan hệ chung riêng, cần ưu tiên lợi ích chung.
14
i.Tinh thần quốc tế trong sáng.
Đây là phẩm chất đạo đức được Hồ Chí Minh thể hiện trong mối quan hệ
quốc tế ngay từ những ngày Người bôn ba tìm đường cứu nước. Đó là tình hữu ái
với những người lao động, những người vô sản các nước với tinh thần “Bốn
phương vô sản đều là anh em”; là tình đoàn kết chiến đấu với những người yêu
nước ở các nước thuộc địa và những người cộng sản trong phong trào cộng sản
quốc tế; tình hữu nghị với nhân dân các nước, đặc biệt nhân dân Pháp, Liên Xô,
Trung Quốc; ủng hộ sự nghiệp cách mạng của mỗi nước và bằng sự giúp đỡ chí
tình với tinh thần “giúp bạn cũng là tự giúp mình”.
Đạo đức Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế là sự mở rộng những quan
niệm đạo đức, nhân đạo, nhân văn của Người ra phạm vi toàn nhân loại, vì Người
là “Người Việt Nam nhất”, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế
giới.
4. Các giá trị phổ quát
Bên cạnh các giá trị mang tính bản sắc, đặc trưng cho mỗi dân tộc, vùng
miền, có những giá trị mang tính nhân loại, có nghĩa là không phân biệt màu da,
quốc tịch, vị trí địa lý… mọi con người đều cùng hướng về những giá trị đó. Hơn
nữa, sử dụng những giá trị phổ quát làm thang giá trị chủ đạo sẽ giảm được sự
phức tạp trong quá trình định chuẩn và tránh được những hậu quả khôn lường do
chọn phải những thang giá trị lạc hậu làm chuẩn cho xã hội.
Để nghiên cứu xem những giá trị phổ quát là những giá trị nào, năm 1995, một dự
án quốc tế về giá trị sống đã được triển khai trên hơn 100 nước, và các nhà nghiên
cứu đã đưa ra kết quả với 12 giá trị sau:
a. Giá trị Hòa bình
Hòa bình - chúng ta được hiểu đó cũng chính là sự bình an, vui vẻ không có đổ
máu, chiến tranh, khủng bố, cướp bóc, bóc lột và ta như nhận thấy được mỗi một
con người được sống trong môi trường tự do hạnh phúc. Ngược lại với hòa bình đó
chính là chiến tranh, một cuộc hỗn chiến giữa hai bên và có đổ máu. Đó chính là
15
cảnh tang thương và không ai mong muốn xảy ra trên thế giới này. Ta như nhận
thấy được rằng hòa bình luôn là biểu tượng của sự bình yên, là niềm mơ ước của
tất cả mọi người chúng ta. Chúng ta được sống trong môi trường hòa bình ngày
hôm nay cũng được coi như chính là niềm hạnh phúc của chúng ta.
Tuy nhiên, hòa bình không đơn giản chỉ là không có chiến tranh. Hòa bình là
khi chúng ta đang sống hòa thuận và không có sự đấu đá lẫn nhau. Nếu mỗi người
trong thế giới được yên ổn, đó sẽ là một thế giới hòa bình.
Hòa bình còn có nghĩa là đang sống với sự yên bình của thế giới nội tâm. Hòa bình
là tình trạng bình tĩnh và thư thái của trí óc.
Hòa bình bắt đầu từ mỗi người chúng ta. Thông qua sự thinh lặng và sự suy
nghĩ đúng đắn về ý nghĩa của hòa bình, chúng ta có thể tìm được nhiều cách mới
mẻ và sáng tạo để tạo thuận lợi cho sự hiểu biết về các mối quan hệ và sự hợp tác
với tất cả mọi người.
b. Giá trị Tôn trọng
Tôn trọng trước hết là tự trọng – là biết rằng tự bản chất tôi có giá trị. Một phần
của tự trọng là nhận biết những phẩm chất của chính tôi. Tôn trọng là lắng nghe
người khác. Tôn trọng là biết người khác cũng có giá trị như tôi. Tôn trọng sẽ hình
thành sự tin cậy lẫn nhau.
Khi chúng ta tôn trọng chính mình, thì dễ dàng tôn trọng người khác. Những ai
biết tôn trọng sẽ nhận đuợc sự tôn trọng. Hãy biết rằng mỗi người đều có giá trị và
khi thừa nhận giá trị của người khác thì thế nào cũng chiếm được sự tôn trọng của
người khác đối với mình.
Một phần của sự tôn trọng là ý thức rằng tôi có sự khác biệt với người khác trong
cách đánh giá.
Tuy nhiên, nếu sự tôn trọng càng được đo lường dựa vào những gì thuộc bề
ngoài thì mong muốn được người khác thừa nhận càng lớn. Mong muốn (được
thừa nhận) càng lớn thì người ta càng dễ là nạn nhân và mất sự tôn trọng bản thân.
c. Giá trị Yêu thương
16
Khi yêu thương trọn vẹn, giận dữ sẽ tránh xa. Tình yêu là giá trị làm cho mối
quan hệ giữa chúng ta trở nên tốt hơn. Lev Tolstoi viết: “Luật của cuộc sống ở
trong sự tử tế của tâm hồn chúng ta. Nếu con tim của chúng ta trống rỗng thì không
có luật nào hay tổ chức nào có thể lấp đầy.”
Trong một thế giới tốt đẹp, quy luật tự nhiên là yêu thương; và trong một con
người tốt, bản chất tự nhiên là sự thương yêu. Tình yêu mang tính phổ quát không
có biên giới hoặc sự thiên vị, tình yêu lan tỏa đến tất cả mọi người. Tình yêu ở
quanh ta và ta có thể cảm nhận được nó. Giá trị của tình yêu là ở chỗ nó như là một
chất xúc tác tạo nên sự thay đổi, phát triển và thành đạt. Tình yêu là nhìn nhận mỗi
người theo cách tốt đẹp hơn. Tình yêu thật sự luôn bao hàm lòng tốt, sự quan tâm,
hiểu biết và không có những hành vi ghen tị cũng như kiểm soát người khác.
d. Giá trị Khoan dung
Khoan dung là sự cởi mở và sự chấp nhận vẻ đẹp của những điều khác biệt.
Khoan dung là tôn trọng qua sự hiểu biết lẫn nhau. Hòa bình là mục tiêu, khoan
dung là phương pháp. Có khoan dung, bạn sẽ trở nên cởi mở và chấp nhận sự khác
biệt với những vẻ đẹp của nó. Người khoan dung thì biết rút ra những điều tốt nơi
người khác cũng như trong các tình thế. Khoan dung là nhìn nhận cá tính và sự đa
dạng trong khi vẫn biết hóa giải những mầm mống gây chia rẽ, bất hòa và tháo gỡ
ngòi nổ của sự căng thẳng được tạo ra bởi sự dốt nát.
Nguyên nhân của việc không khoan dung là sự sợ hãi và thiếu hiểu biết. Hạt
giống của khoan dung là tình yêu thương; nước để nó nảy mầm là lòng trắc ẩn và
sự quan tâm, chăm sóc.
e. Giá trị Trung thực
Trung thực là sự thật. Trung thực có nghĩa là không có sự mâu thuẫn và trái
ngược nhau trong suy nghĩ, lời nói hay hành động. Trung thực là sự nhận thức về
những gì là đúng đắn và thích hợp trong vai trò, hành vi và các mối quan hệ của
một người.
Khi sống trung thực, bạn có thể học và giúp người khác học cách biết trao tặng.
17
Tính tham lam đôi khi là cội rễ của sự bất lương và của sự không trung thực. Sự
tham lam là đủ cho những người cần, nhưng không bao giờ thỏa mãn cho kẻ tham
lam. Khi nhận thức được về mối quan hệ này với nhau, chúng ta nhận ra được tầm
quan trọng của lòng trung thực.
f. Giá trị Khiêm tốn
Khiêm tốn là ăn ở, nói năng, làm việc một cách nhẹ nhàng và đơn giản mà lại
có hiệu quả. Khiêm tốn gắn liền với tự trọng. Khiêm tốn là khi bạn nhận biết khả
năng, uy thế của mình, nhưng không khoe khoang.
Khiêm tốn là giữ được sự ổn định và duy trì sức manh bên trong, và không cần
phải kiểm soát từ phía ngoài. Khiêm tốn cho phép mình sống với phẩm giá và lòng
chính trực, không cần đến những bằng chứng của một thể hiện bên ngoài. Khiêm
tốn cho phép một sự nhẹ nhàng trong việc đối mặt với các thách thức. Khiêm tốn
loại trừ những sở hữu tạo nên các bức tường của tính tự cao tự đại. Sự kiêu ngạo
làm thiệt hại hay hủy hoại việc đánh giá tính độc đáo của người khác và vì vậy, đó
là một sự vi phạm tinh vi các quyền cơ bản của họ.
g. Giá trị Hợp tác.
Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng hướng về một
mục tiêu chung.
Một người biết hợp tác thì có những lời lẽ tốt đẹp và cảm giác trong sáng về
người khác cũng như đối với nhiệm vụ. Việc hợp tác đòi hỏi thừa nhận giá trị về sự
đóng góp của mỗi người và có một thái độ tích cực.
Khi hợp tác, cũng cần phải biết là điều gì là cần thiết, điều gì là nên làm. Đôi
khi chúng ta cần một ý tưởng mới, đôi khi cũng cần để cho ý tưởng của chúng ta
trôi đi. Đôi khi chúng ta cần phải dẫn dắt theo ý tưởng của mình, nhưng đôi khi
chúng ta cần phải đi theo ý tưởng của những người khác. Hợp tác phải được chỉ
đạo bởi nguyên tắc về sự tôn trọng lẫn nhau.
Sự can đảm, sự quan tâm, sự chăm sóc, và sự đóng góp là sự chuẩn bị đầy đủ cho
việc tạo ra sự hợp tác.
18
h. Giá trị Hạnh phúc
Hạnh phúc là trạng thái bình an của tâm hồn khiến con người không có những
thay đổi đột ngột hay bạo lực. Khi trao hạnh phúc thì nhận được hạnh phúc. Khi
bạn hy vọng, đó là lúc hạnh phúc. Khi tôi yêu thương sự bình an nội tâm và hạnh
phúc chợt đến ngay.
Nói những lời tốt đẹp về mọi người và mang tính xây dựng đem lại hạnh phúc
nội tâm. Những hành động trong sáng và quên mình sẽ đem đến hạnh phúc. Hạnh
phúc lâu bền là trạng thái của sự hài lòng bên trong.
Hạnh phúc sinh ra hạnh phúc. Buồn rầu tạo ra buồn rầu.
i. Giá trị Trách nhiệm
Trách nhiệm là thực hiện phần đóng góp của mình. Trách nhiệm là chấp nhận
những đòi hỏi và thực hiện nhiệm vụ với khả năng tốt nhất của mình. Trách nhiệm
không chỉ là một cái gì đó ràng buộc chúng ta, mà còn là điều gì đó cho phép
chúng ta đạt được những gì chúng ta mong muốn.
Trách nhiệm đối với toàn cầu đòi hỏi sự kính trọng đối với toàn thể nhân loại.
Trách nhiệm là sự sử dụng toàn bộ nguồn lực của chúng ta để tạo ra một sự thay
đổi tích cực.
Như là một người có trách nhiệm, bạn làm nhiều hơn những điều/việc xứng
đáng để góp phần với người khác. Một người có trách nhiệm thì biết thế nào là
phải, là đẹp, là đúng, nhận ra được điều gì tốt để góp phần. Quyền lợi gắn liền với
trách nhiệm. Trách nhiệm là đang sử dụng tiềm lực, tài nguyên của chúng ta để tạo
ra những thay đổi tích cực.
j. Giá trị Giản dị
Giản dị là sống một cách tự nhiên, không giả tạo. Khi bạn quan sát thiên nhiên
bạn sẽ biết giản dị là như thế nào. Giản dị là điều đầu tiên cho sự phát triển bền
vững.
Giản dị là đẹp. Giản dị là thư giãn. Giản dị là chấp nhận hiện tại và không làm
mọi điều trở nên phức tạp. Người giản dị thì thích suy nghĩ và lập luận rõ ràng.
19
Giản dị dạy chúng ta biết tiết kiệm – biết thế nào là sử dụng tài nguyên, tiềm năng
một cách khôn ngoan; biết hoạch định đường hướng cho tương lai. Giản dị giúp
bạn kiên nhẫn, làm nảy sinh tình bạn và khả năng nâng đỡ.
Giản dị giúp giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo bằng cách thể
hiện tính logic của một nguyên lí kinh tế đúng đắn: kiếm tiền, tiết kiệm và chia sẻ
sự hi sinh và thịnh vượng có thể để có một cuộc sống có chất lượng hơn cho tất cả
mọi người, bất kể họ sinh ra ở đâu.
k. Giá trị Tự do
Tự do có thể bị hiểu lầm là một cái ô rộng lớn và không có giới hạn, tức là cho
phép “làm những gì tôi muốn, khi nào tôi muốn, với bất kì ai tôi muốn”. Khái niệm
này mang tính chất đánh lừa và lạm dụng sự lựa chọn.
Tự do là một món quà quý giá. Chỉ có thể tự do thật sự khi các quyền lợi quân bình
với những trách nhiệm. Có tự do thực sự khi mọi người có được quyền bình đẳng.
l. Giá trị Đoàn kết
Đoàn kết là sự hòa thuận ở trong và ở giữa các cá nhân trong một nhóm, một
tập thể. Đoàn kết được tồn tại nhờ sự chấp nhận và hiểu rõ giá trị của mỗi người,
cũng như biết đánh giá đúng sự đóng góp của họ đối với tập thể.
Việc tạo dựng nên tình đoàn kết trên thế giới đòi hỏi mỗi cá nhân phải xem cả
nhân loại như gia đình của mình và tập trung vào những đường hướng và giá trị
tích cực. Một dấu hiệu thiếu tôn trọng có thể làm cho tình đoàn kết bị đổ vỡ. Việc
ngắt lời người khác, đưa ra những phê phán liên tục và thiếu tính xây dựng, theo
dõi người khác hoặc kiểm soát người khác đều là những âm thanh rất khó nghe đập
mạnh vào các mối quan hệ.

II. Hãy lựa chọn 1 hoặc 2 giá trị phù hợp với mục tiêu, đối tượng và điều kiện tổ
chức của lớp học để thiết kế một giáo án hoạt động giáo dục giá trị trong 1 tiết học.
Bài dạy: Giá trị yêu thương

Mục tiêu:

20
+ Học sinh cảm nhận tình yêu thương
+ Hiểu được ý nghĩa của yêu thương yêu người khác nghĩa là bạn muốn điều tốt
cho họ
+ Biết yêu thương là biết lắng nghe; chia sẻ.
+ Lan tỏa tình yêu thương tới mọi người, quan tâm, hiểu biết thông cảm không
kiểm soát người khác.
1. Tạo bầu không khí giá trị: (5 phút)
Cho lớp nghe nhạc về tình yêu thương, bài tập tình yêu thương, quan tâm.
Học sinh sẽ cảm nhận được yêu thương luôn có xung quang chúng ta, tình yêu
thương là kim chỉ nam cho hành động, tình yêu thương rất quan trọng trong cuộc
sống.
2. Bài tập tình yêu thương: (8 phút)
Giáo viên sẽ trình chiếu về video “người mẹ mù” cho học sinh theo dõi theo địa
chỉ link bên dưới
https://www.youtube.com/watch?v=Msw4vPd4XR0
sau khi video kết thúc, hỏi học sinh cảm nhận gì về tình cảm của người mẹ mù
dành cho con, cháu. Tình yêu thương đó được thể hiện qua những hành động nào
của người mẹ? Theo các em điều gì giúp bà mẹ vượt quãng đường dài để tới chăm
sóc đứa con của mình. Các bạn rút ra được bài học gì sau khi xem video trên. Liên
hệ thực tiễn bản thân cần làm gì để ba mẹ luôn vui lòng.
3. Thảo luận: (15 phút)
Học sinh chia sẻ, thảo luận với nhau về tình yêu thương lớn lao của mẹ dành
cho con, ý nghĩa và giá trị của yêu thương
Lựa chọn 1-2 tình huống điển hình của học sinh và đề nghị chia sẻ trước cả lớp.
4. Trò chơi giá trị: (10 phút)
Chơi trò chơi “Gắn kết yêu thương”
Cách chơi:

21
- Một số bạn đóng vai “cơn bão“ Các bạn còn lại kết thành nhóm 3;

- Quản trò hô: “Gia đình!” hai bạn trong nhóm 3 sẽ tạo hình mái nhà, còn một
bạn đóng vai “con” đứng trong nhà;

- Quản trò hô: “Bão đến! Bão đến các bạn đóng vai“cơn bão” di chuyển về phía
các nhóm và tìm cách để tách rời các“mái nhà";

- Các nhóm phải cùng nhau giữ chặt “mái nhà" Nhóm nào giữ được “mái nhà”

- Thảo luận: cảm nhận gì sau trò chơi này?


5. Hoạt động nghệ thuật: (15 phút)
Nói suy nghĩ của bản thân về tình yêu thương trên thế giới
Vẽ bức tranh về tình yêu: yêu bố mẹ, yêu quê hương, đất nước, yêu trường
lớp bạn bè.
Trình bày nội dung bức tranh.
6. Bản đồ tư duy (Mindmapping): (15 phút)
Hãy lập bản đồ tư duy về 2 thế giới yêu thương và không yêu thương: (chia
lớp thành 3 nhóm yêu thương, 3 nhóm không có tình yêu thương).
Trình bày và phân tích.
7. Liên hệ: (10 phút)

22
Làm gì để thế giới, mỗi người tràn đầy tình yêu thương?
8. Điểm suy ngẫm: (10 phút)
Yêu người khác nghĩa là bạn muốn điều tốt cho họ. Yêu là biết lắng nghe;
yêu là chia sẻ. Khi yêu thương trọn vẹn, giận dữ sẽ tránh xa. Tình yêu là giá trị làm
cho mối quan hệ giữa chúng ta trở nên tốt hơn.
9. Hát
Cả lớp hát một bài hát với giai điệu thể hiện tình yêu mạnh mẽ năng động
tràn ngập tình yêu thương, phù hợp với giá trị của tình yêu, thí dụ: bài Nơi ấy con
tìm về, nhật ký của mẹ.
Để tăng thêm không khí vui vẻ nhiệt tình cho cả lớp mời một vài bản tiêu
biểu có giọng hát hay lên trình bày ca khúc tình yêu thương trong cuộc sống.
Lưu ý: khi dạy giá trị của tình yêu; nên mở nhạc nhè nhè về các chủ đề tình yêu
thương, bài hát ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người… nên sử dụng
một số ký hiệu để nhắc nhở nếu lớp quá ồn ào.

III. Kĩ năng mềm, kĩ năng cứng, kĩ năng sống, cho ví dụ minh hoạ. Qui
trình tổ chức hoạt động và cấu trúc bài soạn về giáo dục kỹ năng sống, lấy ví
dụ minh hoạ.

1.Kỹ năng mềm


Kỹ năng "mềm" (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí
tuệ cảm xúc (EQ) của con người như: một số nét tính cách (quản lý thời gian, thư
giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói
quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc theo nhóm… Đây là những yếu tố
ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan hệ với người khác. Những kỹ năng này là
những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến
thức chuyên môn, không thể sờ nắm, nhưng không phải là kỹ năng đặc biệt mà phụ
thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm
việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.

2.Kỹ năng cứng


Những kỹ năng “cứng” (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản
lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.
Kỹ năng này liên quan đến chỉ số thông minh (IQ) của cá nhân. Bạn nghĩ rằng
23
người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các
kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó
thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn
còn cần phải có cả những kỹ năng “mềm” vì thực tế cho thấy người thành đạt chỉ
có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi
những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là
bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.

3.Kỹ năng sống


“Kỹ năng” là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó. Có nhiều
điều ta biết, ta nói được mà không làm được. Như vậy, luôn có một khoảng cách
giữa thông tin, nhận thức và hành động. Biết thuốc lá có hại nhưng bỏ thuốc lá rất
khó vì rất khó thay đổi một hành vi, biết tập thể dục là rất tốt cho sức khỏe nhưng
để có hành vi tập thể dục đều đặn thì là cả vấn đề.
Trong cuộc sống, ta thường khen hành vi của một ai đó, thí dụ: em viết chữ thật
đẹp, bạn thuyết trình thật hay; cậu ấy sửa máy móc giỏi lắm… Điều này có nghĩa
chúng ta đang nói về những cá nhân ấy đã biết sử dụng kiến thức học được vào
thực hiện thành thục các nhiệm vụ khác nhau của cuộc sống. Với kỹ năng sống
cũng vậy, nếu bạn có đầy đủ các kiến thức trong cuộc sống, thế nhưng bạn lại chưa
có kỹ năng cuộc sống (bao gồm rất nhiều kỹ năng) và biết sử dụng linh hoạt các kỹ
năng này thì không đảm bảo được là bạn sẽ có thể đưa ra quyết định hợp lý, giao
tiếp có hiệu quả hay có mối quan hệ tốt với những người khác. Vì vậy bạn cần phải
có các kỹ năng đặc biệt cho cuộc sống và được gọi là “Kỹ năng sống”.
Kỹ năng sống (life skills) là cụm từ được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi
trong mọi lĩnh vực hoạt động.
Kỹ năng sống đề cập đến mọi lĩnh vực hoạt động từ học tập để chuẩn bị vào
nghề, cách học ngoại ngữ, kỹ năng làm cha mẹ đến tổ chức trại hè. Tuy nhiên một
số tác giả phân biệt giữa những “kỹ năng để sống còn” (livelihood skills, survival
skills) như học chữ, học nghề, làm toán … tới bơi lội … với “kỹ năng sống” theo
nghĩa mà tài liệu này đề cập. Đó là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó
với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày, mà đặc biệt tuổi trẻ rất
cần để vào đời.
Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực cho
phép mỗi cá nhân đối mặt với những thức thách của cuộc sống hàng ngày.
Vào đầu thập kỷ 90, các tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) như WHO (Tổ chức Y tế
Thế giới), UNICEF (Quỹ cứu trợ Nhi đồng LHQ), UNESCO (Tổ chức Giáo dục,
khoa học và văn hóa LHQ) đã chung sức xây dựng chương trình giáo dục Kỹ năng
sống cho thanh thiếu niên. “Bởi lẽ những thử thách mà trẻ em và thanh niên phải
đối mặt là rất nhiều và đòi hỏi cao hơn là những kỹ năng đọc, viết, tính toán tốt
nhất” (UNICEF).
Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng thống nhất trên nội dung cơ bản.
- Theo WHO (1993) “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có
24
hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của
một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua
các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và
môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc
phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng
sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này. Đó là năng lực tâm
lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống
hằng ngày.

- Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành
vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ, hành
vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta
đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, shay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành
động (làm gì, và làm như thế nào).

4. Qui trình tổ chức hoạt động và cấu trúc bài soạn về giáo dục kỹ năng
sống
a. Mục tiêu của hoạt động (gợi ý chung)
- Học sinh hiểu được bản chất và ý nghĩa của kỹ năng này đối với cuộc sống
và công việc của chính chúng.
- Học sinh thấy hứng thú khi tham gia và quá trình học tập và có thái độ tích
cực trong lĩnh hội, rèn luyện cũng như vận dụng vào cuộc sống.
- Học sinh thực hành và trải nghiệm được với kỹ năng (theo chủ đề) và các
kỹ năng liên quan.
b. Ý nghĩa của kỹ năng sống đối với cuộc sống cá nhân và xã hội
Trong phần này, cần chỉ rõ ý nghĩa của kỹ năng đối với cá nhân. Thí dụ: kỹ
năng lắng nghe tốt sẽ giúp bạn hiểu hơn về người khác và về chính mình, nó là cơ
sở để bạn hình thành khả năng đồng cảm và chia sẻ và nó làm cho bạn trở nên thú
vị hơn đối với mọi người. Bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công khi bạn biết lắng
nghe… (người soạn nên viết phần này đầy đủ nhưng súc tích).
c. Tài liệu và phương tiện hoạt động
Người soạn hãy liệt kê đầy đủ tất cả những thứ cần cho hoạt động, thí dụ như: giấy
A0, bút màu, thẻ, kê bàn ghế, tài liệu cho các hoạt động…
d. Hướng dẫn tổ chức hoạt động
Mọi hoạt động được tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu đề ra:
Hoạt động 1: khám phá kỹ năng sống (kỹ năng cụ thể cần hình thành) là gì?
- Bước 1: khai thác kinh nghiệm của người học để xử lý vấn đề đặt ra thông
qua hoạt động nhóm.
- Bước 2: phản hồi, chia sẻ những cách xử lý theo thói quen, kinh nghiệm cũ
của các nhóm trong phạm vi lớp/ nhóm lớn.
25
- Bước 3: thống nhất cách hiểu về kỹ năng này.
Hoạt động 2: trang bị cho người học cách thức hình thành kỹ năng sống đó
Giới thiệu qui trình, các bước hoặc kỹ thuật hình thành kỹ năng bằng các
phương pháp như thuyết trình, hoạt động nhóm, trò chơi…
Hoạt động 3: trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng sống đó
Đưa ra các tình huống hoặc cơ hội thực tế để người học vận dụng kỹ năng
sống đã tiếp thu ở hoạt động 2 vào xử lý các tình huống mới.
Mỗi hoạt động lại được cấu trúc theo lôgic sau:
- Mục tiêu của hoạt động
- Cách tiến hành hoạt động
- Kết luận rút ra sau hoạt động
Hoạt động 2: trang bị cho người học cách thức hình thành kỹ năng sống đó
Giới thiệu qui trình, các bước hoặc kỹ thuật hình thành kỹ năng bằng các
phương pháp như thuyết trình, hoạt động nhóm, trò chơi…
Hoạt động 3: trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng sống đó
Đưa ra các tình huống hoặc cơ hội thực tế để người học vận dụng kỹ năng
sống đã tiếp thu ở hoạt động 2 vào xử lý các tình huống mới.
Mỗi hoạt động lại được cấu trúc theo lôgic sau:
- Mục tiêu của hoạt động
- Cách tiến hành hoạt động
- Kết luận rút ra sau hoạt động

BÀI SOẠN VỀ TỰ NHẬN THỨC

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

+ Học sinh hiểu được thế nào là kỹ năng tự nhận thức và sự cần thiết của kỹ
năng tự nhận thức trong các tình huống của cuộc sống.
+ Học sinh biết cách làm thế nào để thể hiện sự tự nhận thức trong những
tình huống
2. Thái độ

+ Học sinh có thái độ tích cực trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng.
+ Học sinh có được thái độ tự nhận thức trước các vấn đề trong cuộc sống

26
3. Kỹ năng sống

+ Học sinh biết vận dụng kỹ năng tự nhận thức và một số kỹ năng hỗ trợ
trong các tình huống khác nhau để sống an toàn, lành mạnh và thay đổi
hành vicủa người khác.
+ Học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thương thuyết, thuyết phục

+ Học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo.

+ Học sinh rèn luyện kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề.

4. Ý nghĩa

Trong cuộc sống tự nhận thức giúp chúng ta hiểu được vấn đề, những vẫn đề
phức tạp chúng ta có thể giải quyết nhanh chóng.

Tự nhận thức giúp chúng ta phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Không phụ
thuộc và dựa dẫm vào người khác.

II. Tài liệu và phương tiện

Các tình huống đòi hỏi thể hiện kỹ năng kiên định

Sơ đồ các bước của kỹ năng tự nhận thức

III. Hướng dẫn tổ chức hoạt động

Hoạt động 1: Tự giới thiệu về bản thân

HS tự giới thiệu bản thân theo gợi ý sau:

- Tôi ưa thích


- Tôi không thích
- Tôi giỏi về
- Tôi khác biêt
- Tôi nổi bật

27
- Tôi cần cố gắng
- Hoạt động 2: Hình thành và phát triển kỹ năng tự nhận thức
- Phân tích truyện “MIẾNG BÁNH MÌ CHÁY”
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh
mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa
tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy
xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi
xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.
Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như
những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông
hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: "Em à, anh
thích bánh mì cháy mà."
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích
bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:
"Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy
chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho
người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy."
Rồi ông nói tiếp: "Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo
và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng
hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người
khác.
Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai
sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá
quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững
con ạ.

28
Cuộc đời rất ngắn ngủ để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu
quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm
được điều đó."
Thảo luận nhóm
- Qua bài học bạn cần phải biết cách cảm thông đối với điểm yếu , hạn chế
của người khác hay không?
- Sự cảm thông có phải là bí quyết nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình không?
- Cảm thông với cuộc sống, tính cách của mọi người trong gia đình, bạn bè,
vợ chồng...sẽ có cuộc sống dung hòa xung quanh hay không
- Em tự rút ra điều gì về sự cảm thông sau khi đọc truyện trên?
Hoạt động 3: Tự đánh giá bản thân

Tự đánh giá bản thân theo các bước sau

- Nhóm 1: tự đánh giá bằng cách vẽ mặt cười vào cột điểm mạnh, mặt mếu
vào cột cần cố gắng .
- Nhóm 2: Liệt kê các dặc điểm của em theo từng nội dung càn cố gắng ( mỗi
nội dung chọn 2 điểm rõ nét nhất)
- HS làm việc cá nhân khi tự đánh giá vào ô tương ứng trong vở bài tập

- Một số Hs nêu phần tự tự đánh giá bản thân

-> GV kết luận Các em tự đánh giá đều có điểm mạnh điều cần cố gắng. Chúng ta
cần phát huy điểm mạnh, tốt đẹp, đáng tự hào.. Cần biết hạn chế điều cần cố gắng

Tổng kết

Người học trả lời:

− Những thông điệp nào được rút ra từ chủ đề này?

− Những kỹ năng sống nào được sử dụng trong chủ đề này?

29
Giáo viên chốt lại:

Những điều cần ghi nhớ trong chủ đề này:

− Kỹ năng tự nhận thức là khả năng con người nhận biết được những gì
mình muốn/ hay không muốn, tại sao lại muốn / hay không muốn và
khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình muốn
trong những hoàn cảnh cụ thể và luôn dung hoà được giữa quyền và nhu
cầu của mình với quyền và nhu cầu của người khác.

− Kỹ năng tự nhận thức thể hiện sự tình yêu thương, cảm thông, chia sẻ, thấu
hiểu luôn dung hoà được giữa quyền và nhu cầu của mình với quyền và nhu
cầu của người khác

Những kỹ năng sống được sử dụng trong chủ đề này

− Kỹ năng giao tiếp khi thảo luận nhóm.

− Kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo khi phân tích các tình huống.

− Kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề khi giải quyết các tình huống.

30
KẾT LUẬN

Chúng ta đều biết: cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn để cho con người
vượt qua, những mất mát để con người biết yêu quý những gì đang có. Vì vậy, mỗi
con người cần có những kỹ năng nhất định để tồn tại và phát triển. Là những nhà
giáo dục, những người luôn đồng hành với quá trình phát triển của học sinh, chúng
ta càng thấy rõ sự cần thiết giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bởi giáo dục kỹ
năng sống chính là định hướng cho các em những con đường sống tích cực trong
xã hội hiện đại trong ba mối quan hệ cơ bản: con người với chính mình; con người
với tự nhiên; con người với các mối quan hệ xã hội. Nắm được kỹ năng sống, các
em sẽ biết chuyển dịch kiến thức – “cái mình biết” và thái độ, giá trị - “cái mình
nghĩ, cảm thấy, tin tưởng”…thành những hành động cụ thể trong thực tế - “làm gì
và làm cách nào” là tích cực và mang tính chất xây dựng. Tất cả đều nhằm giúp
các em thích ứng được với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ
và vững vàng, tự tin bước tới tương lai.

Trong quan hệ với chính mình: Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh biết
gieo những kiến thức vào thực tế để gặt hái những hành động cụ thể và biến hành
động thành thói quen, rồi lại gieo những thói quen tích cực để tạo ra số phận cho
mình.

Trong quan hệ với gia đình: Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh biết kính
trọng ông bà, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân khi ốm đau,
động viên, an ủi nhau khi gia quyến có chuyện chẳng lành…

Trong quan hệ với xã hội: Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh biết cách
ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên, với cộng đồng như: có ý thức giữ gìn
trật tự an toàn giao thông; giữ vệ sinh đường làng, ngõ phố; bảo vệ môi trường
thiên nhiên…Từ đó, góp phần làm cho môi trường sống trong sạch, lành mạnh,
bớt đi những tệ nạn xã hội, những bệnh tật do sự thiếu hiểu biết của chính con

31
người gây nên; góp phần thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực để hài
hoà mối quan hệ giữa nhu cầu – quyền lợi – nghĩa vụ trong cộng đồng.

Tăng cường phối hợp với chính quyền, với các đoàn thể chính trị – xã hội ở
địa phương trong công tác giáo dục kỹ năngsống: Theo K. Marx: “Hoàn cảnh đã
sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con người đã sáng tạo ra hoàn cảnh”.
Trong việc giáo dục cho trẻ có sự tác động, ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh xã
hội. Chính vì thế, cần gắn chặt từng bước việc học tập, sinh hoạt, giáo dục rèn
luyện KNS cho trẻ với thực tiễn cải tạo xã hội, xây dựng môi trường. Cần phải có
sự thống nhất trong phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường - gia đình - xã hội
để tránh xảy ra mâu thuẫn không đáng có. Đó cũng là một con đường để giáo dục,
phát triển nhân cách cho học sinh.

Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất cần thiết phù hợp với mục
tiêu giáo dục, nhằm góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí,
thể, mĩ” để học sinh được phát triển toàn diện đáp ứng những yêu cầu mới của xã
hội.

Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã
hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những
kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực,
vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để bước vào đời
tự tin hơn.

32
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông (Biên soạn Nguyễn
Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đại học Quốc Gia Hà Nội trường Đại học giáo
dục, 2010).

2.Tâm lí học lưa tuổi và tâm lí học sư phạm ( Biên soạn ThS. Đỗ Văn Thông –
Đại học An Giang, 2008).
3.Tình huống tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm ( Tác giả Đỗ Thị Châu
– NXB GDHN, 2005).
4.Rèn kỹ năng sống cho học sinh THCS ( Tác giả Nguyễn Thanh Lâm, Nguyễn
Tú Phương – NXB ĐH QGHN, 2014).
5.Rèn kỹ năng sống dành cho học sinh ( Tác giả Lệ Nguyễn Khánh Hà – NXB
ĐHSP, 2016).
6.Ngôn ngữ cơ thể( Dịch giả Lê Huy Lâm – NXB Tổng hợp TPHCM, 2017).
7. Tổ chức cuộc sống từ A đến Z (Tác giả Lệ Hằng – NXB Tuổi trẻ năm, 2005).
8. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ (Tác giả Thùy Chi – NXB Lao động năm,
2009)
9. Nhập môn kỹ năng sống (Tác giả TS. Huỳnh Văn Sơn – NXB Giáo dục, 2010)
10. Khi yêu thương là tôi có thể (Nhiều tác giả Lệ Hằng – NXB Kim Đồng, năm
2009)
11. Kỹ năng sống để làm chủ bản thân (Tác giả Phương Liên, Minh Đức – NXB
Trẻ, năm 2006)
12. http://thcsthuonglam.edu.vn/n/sang-kien-kinh-nghiem/mot-so-bien-phap-
nang-cao-hieu-quagiao-duc-ky-nang-song-cho-hoc-sinh-thcs
13. http://thso1dongson.donghoi.edu.vn/tin-tuc-thong-bao/giang-day-hoc-
tap/giao-duc-ky-nang-song-cho-hoc-sinh-hien-nay.-vai-tro-va-bien.html

33

You might also like