You are on page 1of 131

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Kim An

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC


KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH
VỀ MỘT SỐ GIÁ TRỊ SỐNG THEO UNESCO

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Kim An

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC


KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH
VỀ MỘT SỐ GIÁ TRỊ SỐNG THEO
UNESCO

Chuyên ngành: Tâm lý học


Mã số: 60 31 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. LÊ XUÂN HỒNG

THÀNH PHố Hồ CHÍ MINH – 2012


MỤC LỤC
TRANG PHụ BÌA
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ
GIÁ TRỊ SỐNG THEO UNESCO .......................................................................... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 6
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài ....................................................................... 6
1.1.2. Nghiên cứu trong nước ....................................................................... 7
1.2. Những vấn đề lý luận về nhận thức giá trị sống theo UNESCO của
sinh viên ........................................................................................................... 8
1.2.1. Lý luận về nhận thức ........................................................................... 8
1.2.2. Giá trị và giá trị sống theo UNESCO ............................................... 19
1.2.3. Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO ................... 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI
HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH VỀ MỘT SỐ GIÁ
TRỊ SỐNG THEO UNESCO ................................................................................. 48
2.1. Thể thức nghiên cứu ............................................................................. 48
2.1.1. Khách thể nghiên cứu ....................................................................... 48
2.1.2. Mô tả công cụ nghiên cứu ................................................................. 49
2.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên đại học Kinh tế - Tài chính TP
Hồ Chí Minh về một số giá trị sống theo UNESCO .................................. 54
2.2.1. Quan niệm của sinh viên về giá trị sống ........................................... 54
2.2.2. Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của giá trị sống ......... 55
2.2.3. Nhận thức của sinh viên về lợi ích của giá trị sống .......................... 59
2.2.4. Nhận thức của sinh viên về 4 giá trị sống ......................................... 61
2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về giá trị sống... 70
2.3. Một số biện pháp nâng cao nhận thức giá trị sống cho sinh viên ..... 78
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 89
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 ĐH KT - TC Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM

2 ĐTB Điểm trung bình

3 GTS Giá trị sống

4 GV Giảng viên

5 NXB Nhà xuất bản

6 SV Sinh viên

7 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

8 TS Tiến sĩ

10 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn


hoá của Liên Hợp Quốc

11 UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu.................................................. 48


Bảng 2.2. Quan niệm của sinh viên về giá trị sống nói chung .................... 54
Bảng 2.3. Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của giá trị sống ... 56
Bảng 2.4. Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của giá trị sống theo
phương diện ................................................................................ 58
Bảng 2.5. Nhận thức của sinh viên về lợi ích của giá trị sống .................... 59
Bảng 2.6. Mức độ nhận biết của sinh viên về 4 giá trị sống ....................... 62
Bảng 2.7. Mức độ thông hiểu của sinh viên về 4 giá trị sống ..................... 65
Bảng 2.8. Mức độ vận dụng của sinh viên về 4 giá trị sống ....................... 67
Bảng 2.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về giá trị sống
..................................................................................................... 71
Bảng 2.10. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự nhận thức của sinh viên
về giá trị sống theo các phương diện .......................................... 77
Bảng 2.11. Hiệu quả của một số biện pháp nâng cao nhận thức giá trị sống
cho sinh viên ............................................................................... 78
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Điểm trung bình mức độ cần thiết của các giá trị sống .......... 57
Biểu đồ 2.2. Điểm trung bình các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức
của sinh viên về giá trị sống ................................................... 75
Biểu đồ 2.3. Mức độ hiệu quả của nhóm biện pháp nhà trường theo điểm
trung bình của SV và GV........................................................ 83
Biểu đồ 2.4. Mức độ hiệu quả của nhóm biện pháp bản thân theo điểm
trung bình của SV và GV........................................................ 84
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Các giá trị nói chung được coi là cốt lõi của nhân cách. Nó được
hiểu là tổ hợp các thuộc tính tâm lý của nhân cách, qui định chiều hướng và
tính chất của hành vi. Giá trị được thể hiện ở vai trò, vị trí, lối sống của cá
nhân.
Giá trị sống là cơ sở để cá nhân tự đánh giá và điều chỉnh hoạt động,
hành vi ứng xử trong cuộc sống. Nó thôi thúc con người làm những điều tốt
đẹp có ích cho bản thân và cộng đồng. Ngoài ra, giá trị sống còn là động lực
thúc đẩy hành vi của con người, khơi gợi con người làm những điều tốt đẹp.
Nếu thiếu các giá trị sống nền tảng con người sẽ thiếu động cơ, mục đích
sống, không biết cách xây dựng và duy trì mối quan hệ, không biết tôn trọng
bản thân và người khác.
1.2. Sinh viên là nguồn nhân lực tương lai của đất nước, đại diện cho
lực lượng lao động có trình độ cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế. Việt Nam luôn chú trọng đào tạo
nguồn nhân lực tương lai có đầy đủ năng lực chuyên môn và những giá trị
sống cần thiết để chung sống trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, hiện nay giá
trị sống của không ít người trẻ tuổi, trong đó có sinh viên, đang thay đổi theo
hướng coi trọng các giá trị vật chất, quyền lực và sự giàu sang mà ít coi trọng
các giá trị tinh thần. Việc nghiên cứu nhận thức của sinh viên về giá trị sống
sẽ giúp người nghiên cứu phác họa bức tranh về thực trạng giá trị sống của
sinh viên, từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh
viên về giá trị sống là một điều thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Nghiên cứu về giá trị và giá trị sống đã được một số tác giả trong
và ngoài nước đề cập đến trên bình diện đưa ra các biện pháp giáo dục giá trị
sống nói chung. Chúng tôi nhận thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể
2

nhận thức của sinh viên về giá trị sống. Vì lẽ đó, tìm hiểu cụ thể mức độ nhận
thức của sinh viên về giá trị sống là cần thiết.
Từ những lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài “Nhận thức của
sinh viên Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh về một số giá trị
sống theo UNESCO”.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng nhận thức về một số giá trị sống của SV trường đại
học Kinh tế - Tài chính TP. HCM, qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm
nâng cao nhận thức về giá trị sống cho sinh viên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
Khách thể bổ trợ: giảng viên Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của sinh viên về một số giá trị sống
4. Giả thuyết nghiên cứu
4.1. Mức độ nhận thức của sinh viên về một số giá trị sống theo UNESCO ở
mức trung bình là chủ yếu.
4.2. Mức độ nhận thức của SV về một số giá trị sống theo UNESCO có sự
khác biệt
4.3. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về một số giá trị
sống theo UNESCO, trong đó chủ yếu là các yếu tố tự nhận thức của
sinh viên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận của đề tài.

5.2. NC thực trạng nhận thức của sinh viên về giá trị sống.
3

5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống cho
sinh viên đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung
Trong đề tài này người nghiên cứu tìm hiểu các nội dung chính sau đây:
- Một số vấn đề lý luận của đề tài (Quan niệm và nhận thức của sinh viên
về giá trị sống, lợi ích và các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của sinh
viên về giá trị sống).
- Nhận thức của sinh viên về bốn giá trị: trung thực, trách nhiệm, hợp tác
và khoan dung theo ba mức độ.
- Các biện pháp nâng cao nhận thức cho sinh viên về giá trị sống
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu sinh viên ba khoa: Khoa Tài chính - kinh doanh
tiền tệ, Khoa Kế toán kiểm toán, Khoa Quản trị kinh doanh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, phân tích, tổng hợp và khái quát các tài liệu khoa học có liên
quan đến đề tài làm cơ sở lý luận định hướng cho việc tìm hiểu thực tiễn.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Mục đích: Đây là phương pháp chính của đề tài. Dựa trên cơ sở lý
luận, các đề tài tham khảo có liên quan, người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi
để tìm hiểu mức độ nhận thức của sinh viên về một số giá trị sống, cụ thể là
các vấn đề sau:
- Quan niệm của sinh viên về giá trị sống
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận thức giá trị sống
- Lợi ích của giá trị sống đối với sinh viên
4

- Nhận thức của sinh viên về bốn giá trị: trung thực, trách nhiệm, hợp tác
và khoan dung
- Các biện pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về giá trị sống
Cách thức tiến hành
Thiết kế bảng hỏi: Trưng cầu ý kiến bằng câu hỏi mở, kết hợp với việc
tổng hợp cơ sở lý thuyết để thiết kế bảng hỏi sử dụng trong đề tài.
Khảo sát thử:
- Xác định thời gian cho việc trả lời bảng hỏi
- Tính toán các giá trị, độ tin cậy câu trắc nghiệm và bảng hỏi
- Tiến hành sửa chữa các mệnh đề chưa đạt yêu cầu
Điều tra chính thức
- Đưa bảng hỏi đến từng khách thể
- Khách thể hoàn thành bảng hỏi một cách độc lập với nhau trong thời
gian cho phép.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: thu thập, bổ sung và làm rõ hơn những thông tin nhận thức
về giá trị sống của sinh viên đã thu được khi khảo sát rộng.
Nội dung: đánh giá mức độ quan trọng và sự ảnh hưởng của việc nhận
thức các giá trị sống đối với sinh viên; các biện pháp nâng cao nhận thức một
số giá trị sống.
Cách thức tiến hành: phỏng vấn trực tiếp 20 sinh viên
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Mục đích: xử lý và mã hóa các thông số cần dùng trong đề tài nghiên
cứu.
Nội dung: các phép thống kê cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu:
- Phân tích thống kê mô tả: thống kê phần trăm, tần số, xếp thứ hạng.
5

- Phân tích thống kê suy luận: bảng hỏi nghiên cứu sự ngẫu nhiên, sai số
của các tập dữ liệu từ đó mô hình hóa và đưa ra các suy luận cho tổng
thể. Các suy luận có thể là kiểm định giả thuyết thống kê, mô tả sự tác
động qua lại giữa các biến số (các loại tương quan), các phương pháp
so sánh giá trị trung bình (T – test, Chi – square, Anova).
Cách thức tiến hành: sử dụng phần mềm thống kê SPSS 13.0 để xử lý
dữ liệu thu được.
8. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo
UNESCO
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. Những vấn đề lý luận về nhận thức giá trị sống theo UNESCO của sinh
viên
Chương 2: Thực trạng nhận thức của sinh viên Đại học KT – TC
TP.HCM về một số giá trị sống theo UNESCO
2.1. Thể thức nghiên cứu
2.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên Đại học KT – TC TP.HCM về một số
giá trị sống theo UNESCO
2.3. Một số biện pháp nâng cao nhận thức giá trị sống cho sinh viên
Kết luận – Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục.
6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN


VỀ GIÁ TRỊ SỐNG THEO UNESCO
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài
Trong những năm cuối thế kỉ 20, vấn đề giá trị và giá trị sống ngày
càng được nhiều nước trên thế giới quan tâm và nghiên cứu như Ba Lan, Liên
Xô, Bungari, Hungari, Nhật Bản… Các công trình nghiên cứu đã đề cập nhiều
vấn đề như nội dung giá trị, cấu trúc của giá trị, một số giá trị cơ bản, công cụ
để đo đạc và kiểm chứng giá trị. Các nghiên cứu này cũng đề cập đến những
tác động của thế giới đến sự thay đổi các giá trị nói chung, nhấn mạnh sự
khủng hoảng giá trị là vấn đề toàn cầu và cần thiết phải giáo dục giá trị sống
cho thế hệ trẻ trên thế giới.
Tại Nhật Bản, vào đầu những năm 1990 nhà giáo dục T. Makiguchi cho
ra đời cuốn sách “Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo”. Có nhiều vấn đề được
trình bày trong cuốn sách, đặc biệt là giá trị được xét ở khía cạnh giáo dục với
nhiều nội dung mới. Bên cạnh việc phân tích các loại giá trị (giá trị đạo đức,
giá trị kinh tế, giá trị thẩm mĩ,…) tác giả cũng đưa ra một hệ thống giá trị mới
lấy thiện, ích, mĩ làm chuẩn [22].
Năm 1995, một dự án nghiên cứu của UNESCO đã đưa ra 12 giá trị
sống căn bản mang tính phổ quát toàn cầu và được 186 thành viên Liên hợp
quốc thông qua. Dưới sự hỗ trợ của UNESCO và Ủy ban UNICEF Tây Ban
Nha, chương trình Giáo dục các giá trị sống (LVEP) đã được triển khai phi lợi
nhuận ở 80 quốc gia trên toàn thế giới nhằm giúp trẻ em có điều kiện khám
phá và phát triển 12 giá trị sống (hợp tác, tự do, hạnh phúc, trung thực, khiêm
tốn, yêu thương, hòa bình, tôn trọng, trách nhiệm, giản dị, khoan dung và
đoàn kết) [5], [32], [33], [34].
7

Trong khuôn khổ chương trình Giáo dục các giá trị sống, đầu những
năm 2000, tác giả Diane Tillman cho ra đời bộ sách Những hoạt động giá trị
dành cho các lứa tuổi 3-7 tuổi, 8-14 tuổi và cho những người trẻ tuổi. Ở từng
lứa tuổi, tác giả đưa ra các hoạt động khác nhau phù hợp với lứa tuổi để giáo
dục các giá trị sống cho trẻ [32], [33], [34].
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, những năm gần đây có một số tác giả quan tâm nghiên
cứu về giá trị sống và giáo dục giá trị sống cho học sinh và những người trẻ
tuổi.
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa đã phân tích các
giá trị truyền thống của con người Việt Nam và 12 giá trị sống phổ quát của
UNESCO. Từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh
phổ thông [14].
Tác giả Nguyễn Công Khanh và Nguyễn Thị Kim Liên đã nghiên cứu
và đề xuất các giá trị sống cần được ưu tiên nuôi dưỡng, giáo dục ở lứa tuổi
học sinh và các phương pháp giáo dục giá trị sống. Từ đó, hai tác giả đề xuất
xây dựng mô hình câu lạc bộ giáo dục giá trị sống và phát triển kĩ năng sống
cho học sinh trung học cơ sở [11].
Dành cho đối tượng là những nhà quản lý giáo dục, tác giả Lục Thị
Nga đi sâu phân tích công tác quản lý của hiệu trưởng trường trung học cơ sở
trong công tác giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống. Trong đó, tác giả phân
tích nội hàm 12 giá trị sống và đưa ra phương pháp bồi dưỡng giá trị sống đối
với hiệu trưởng các trường trung học cơ sở [15].
Đề tài “Nghiên cứu giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay” do Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội thực hiện, tác giả
Nguyễn Tùng Lâm chủ nhiệm đề tài. Mục tiêu của đề tài là: Xác định những
giá trị cốt lõi của người Việt Nam hiện nay để xây dựng chương trình giáo
8

dục giá trị sống cho học sinh tiểu học ở Hà Nội. Từ đó đưa ra các giải pháp
xây dựng chương trình và thực hiện giáo dục giá trị sống. Hiện nay, đề tài vẫn
đang trong giai đoạn hoàn thành và có tổ chức một số hội thảo nhằm đánh giá
những nguyên nhân cần phải tăng cường giáo dục giá trị sống cho học sinh
tiểu học ở Hà Nội. Đồng thời, đề xuất về các giá trị sống cần giáo dục cho học
sinh tiểu học, cũng như phương pháp và cách thức tiếp cận [35].
Nhìn chung, các nghiên cứu trên bước đầu là những nghiên cứu có giá
trị và đặt nền móng cho các nghiên cứu tiếp theo về giá trị sống. Tuy nhiên,
các nghiên cứu chỉ mới dừng ở việc tìm hiểu, đề xuất các giá trị sống cần thiết
cho học sinh và các biện pháp giáo dục giá trị sống hiệu quả. Chưa có đề tài
nào tập trung nghiên cứu nhận thức về các giá trị sống trên đối tượng là sinh
viên.
1.2. Những vấn đề lý luận về nhận thức giá trị sống theo UNESCO của
sinh viên
1.2.1. Lý luận về nhận thức
1.2.1.1. Khái niệm nhận thức
Theo từ điển Triết học, nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng tích
cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc con người trên
cơ sở thực hiện [25].
Theo từ điển Tiếng Việt, “nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh
và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết và hiểu
biết thế giới khách quan” [31, tr.689]. Theo sự giải thích này, nhận thức đồng
thời vừa là một quá trình phản ánh của tư duy con người đối với hiện thực
khách quan, vừa là kết quả của sự phản ánh ấy.
Theo từ điển Tâm lý học, nhận thức là hiểu được một điều gì đó, tiếp
thu được những kiến thức về điều nào đó, hiểu biết những quy luật về hiện
tượng, quá trình nào đó [6].
9

Dưới góc độ Tâm lý học, nhận thức là một trong những vấn đề được
nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu. Mỗi tác giả dưới góc độ nghiên cứu
riêng đã đưa ra các khái niệm khác nhau về nhận thức. Có thể tóm tắt hai
quan điểm sau đây: nhận thức là một quá trình và nhận thức là một hoạt động.
Quan điểm xem nhận thức là một quá trình, có một số đại diện sau:
Tác giả Roberts Feledman cho rằng sự nhận thức là quá trình tinh thần
bậc cao qua đó chúng ta hiểu thế giới, xử lý thông tin, phán đoán, quyết định
và chia sẻ hiểu biết với người khác [18, tr.317].
Hai tác giả Stephen Worchel và Wayne Shebilsue cho thấy nhận thức ở
một phạm vi rất hẹp, là một sự giải mã các thông tin “nhận thức là một quá
trình diễn dịch thông tin do cảm giác thu thập được” [19, tr.107].
Cũng xem xét nhận thức ở khía cạnh quá trình nhưng xem xét ở những
quá trình cụ thể, chia nhỏ quá trình đó thành những quá trình riêng lẻ là quan
điểm của tác giả Đặng Phương Kiệt: nhận thức là một thuật ngữ khái quát hóa
mọi dạng hiểu biết. Các quá trình hiểu biết bao gồm chú ý, ghi nhớ, suy nghĩ
và giải quyết vấn đề, tri giác và nhận biết hình mẫu [13, tr.284].
Theo tác giả Nguyễn Khắc Viện: nhận thức là một quá trình tiếp cận,
tiến gần đến chân lý, nhưng không bao giờ ngừng ở một trình độ nào, vì
không bao giờ nắm hết toàn bộ hiện thực, phải thải dần những cái sai, tức
không ăn khớp với hiện thực, đi hết bước này đến bước khác [29]. Quá trình
ấy đi từ cảm giác đến tri giác, từ tri giác đến tri thức, diễn ra ở các mức độ:
- Kinh nghiệm hàng ngày về các đồ vật và người khác, mang tính tự
phát, thường hỗn hợp với tình cảm, thành kiến, thiếu hệ thống.
- Khoa học, các khái niệm được kiến tạo một cách chặt chẽ, có hệ
thống, với ý thức về phương pháp và những bước đi của tư duy để chứng
nghiệm đúng - sai.
10

Kế thừa quan điểm từ các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ), tác giả Phạm
Minh Hạc đặt nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con
người, hai mặt còn lại là tình cảm và hành động. Trong khi hoạt động để tồn
tại trong thế giới tự nhiên và môi trường xã hội, con người phải nhận thức,
phản ánh hiện thực xung quanh và cả hiện thực của bản thân mình, để trên cơ
sở đó con người tỏ thái độ, tình cảm và hành động. Trong việc nhận thức thế
giới, con người có thể đạt tới những mức độ nhận thức khác nhau, từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp. Quá trình nhận thức gồm hai quá trình bộ phận
là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Trong đó, nhận thức cảm tính là
bước nhận thức đầu tiên với mức độ nhận thức thấp, nhận thức lý tính là bước
nhận thức tiếp sau với mức độ nhận thức cao hơn [8].
Quan điểm xem nhận thức là một hoạt động, có đại diện sau:
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng “nhận thức là hoạt động đặc
trưng của con người. Trong quá trình sống và hoạt động con người nhận thức
– phản ánh được hiện thực xung quanh, hiện thực của bản thân mình, trên cơ
sở đó con người tỏ thái độ và hành động đối với thế giới xung quanh và đối
với chính bản thân mình (tự nhận thức)” [27, tr.88]. Định nghĩa này xem xét
nhận thức ở khía cạnh là một hoạt động của con người.
Từ quan điểm và góc độ tiếp cận của các nhà nghiên cứu trên, chúng tôi
xác định rằng: nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào não
người, mang tính chủ thể, mang tính lịch sử xã hội và nhờ nhận thức con
người tỏ thái độ, hành động đối với thế giới xung quanh và với chính bản
thân mình.
Trong định nghĩa này người nghiên cứu xác định hai yếu tố sau:
− Thứ nhất, nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan. Nếu
con người có nhận thức tốt tức là quá trình phản ánh hiện thực khách
quan đúng đắn và đầy đủ.
11

− Thứ hai, nhận thức có mối quan hệ với tình cảm, thái độ và hành
động. Tức là khi con người nhận thức tốt sẽ chỉ đạo, định hướng,
điều khiển tình cảm và giúp con người tỏ thái độ phù hợp, là động
lực thúc đẩy con người hành động và đạt kết quả tốt.
Đề tài này không đi sâu nghiên cứu về bản chất của quá trình nhận
thức, mà chấp nhận, sử dụng những kết quả nghiên cứu về nhận thức trên cơ
sở có sự lĩnh hội, chọn lọc để phục vụ cho mục tiêu cụ thể của đề tài là tìm
hiểu mức độ nhận thức của một nhóm chủ thể nhận thức cụ thể về một vấn đề
cụ thể.
Đối tượng và nội dung của nhận thức trong phạm vi của đề tài gồm:
nhận thức về giá trị sống, lợi ích của các giá trị sống đối với sinh viên, yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình nhận thức các giá trị sống và các biện pháp nâng cao
nhận thức của sinh viên về giá trị sống.
1.2.1.2. Đặc điểm của nhận thức
Nhận thức là cơ sở của mọi hoạt động tâm lý người. Nhờ nhận thức,
con người mới có cảm xúc, tình cảm, ý chí và hành động. Nhận thức là tiền đề
cho các hiện tượng tâm lý khác. Nhận thức không chỉ phản ánh hiện thực
xung quanh mà còn phản ánh cả hiện thực của bản thân chủ thể; nó không chỉ
phản ánh hiện thực bên ngoài mà còn phản ánh cái bên trong, không chỉ phản
ánh cái hiện tại mà còn phản ánh cái đã qua và cái sẽ tới của hiện thực khách
quan. Đặc điểm của quá trình nhận thức bao gồm một số đặc điểm cơ bản sau:
* Nhận thức là một quá trình hoạt động
Đặc điểm nổi bật nhất của nhận thức là tri thức về hiện thực khách
quan. Nó không chỉ là tri thức về các thuộc tính bên ngoài mà còn là tri thức
về các thuộc tính bên trong. Nhận thức là cơ sở của mọi hoạt động tâm lý con
người.
12

Nhận thức là hoạt động khám phá thế giới xung quanh của chủ thể
nhằm tìm ra chân lý hay sự thật về những thuộc tính và các quy luật khách
quan của sự vật hay hiện tượng. Nhận thức đúng làm cơ sở cho tình cảm, ý
chí, quan điểm, lập trường, tư tưởng và hành động đúng.
Nhận thức thể hiện ở những mức độ khác nhau và mang lại sản phẩm
khác nhau về hiện thực khách quan.
* Nhận thức mang bản chất lịch sử, xã hội
Nhận thức bao giờ cũng phải dựa vào những tri thức đã có, kinh
nghiệm của nhân loại đã tích lũy được, tức là dựa vào kết quả nhận thức mà
xã hội loài người đã đạt được ở trình độ phát triển lịch sử lúc đó.
Nhận thức phải sử dụng các ngôn ngữ khác nhau do các thế hệ trước
sáng tạo ra với tư cách là phương tiện biểu cảm, khái quát và gìn giữ kết quả
nhận thức của loài người.
Quá trình nhận thức được thúc đẩy bởi nhu cầu của xã hội, nghĩa là ý
nghĩ của con người được hướng vào giải quyết các vấn đề cấp thiết do xã hội
đặt ra.
Nhận thức của con người mang tính lịch sử bởi bề rộng của sự khái
quát và chiều sâu của việc phát hiện ra bản chất sự vật hiện tượng; được quy
định không chỉ bởi khả năng của cá nhân, mà còn bởi kết quả của nhận thức
mà loài người đã đạt được, vào kho tàng tri thức có liên quan, vào tri thức và
trí tuệ của nhân loại.
Như vậy, tri thức của mỗi người được hình thành và phát triển trong
quá trình nhận thức tích cực của bản thân họ, nhưng nội dung và tính chất của
tri thức được quy định bởi trình độ chung, tồn tại trong một giai đoạn phát
triển xã hội lúc đó. Nhận thức là một sản phẩm của sự phát triển xã hội – lịch
sử.
13

1.2.1.3. Phân loại nhận thức


Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân loại mức độ nhận
thức.
Quan điểm đầu tiên chia nhận thức thành hai mức độ gồm: nhận thức
cảm tính và nhận thức lý tính [27, tr.88].
Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức thấp, chủ thể chỉ phản ánh
được những thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng cụ thể khi sự vật, hiện
tượng đó trực tiếp tác động vào giác quan của con người. Mức độ nhận thức
này gồm cảm giác và tri giác.
Cảm giác: Là bước nhận thức sơ khai nhất khi con người sử dụng các
giác quan sinh học để tiếp xúc với sự vật và thu được kết quả là sự nhận biết
về các đặc điểm bên ngoài của sự vật ấy. Sự nhận biết thu được từ quá trình
cảm giác chỉ phản ánh từng đặc điểm bên ngoài, từng thuộc tính riêng lẻ của
sự vật nhờ vào phản ứng trực tiếp của từng giác quan khi tiếp xúc với sự vật.
Khi sự vật không còn tác động, không gây kích thích vào các giác quan, quá
trình cảm giác kết thúc.
Tuy cảm giác là quá trình nhận thức cấp thấp nhất, đơn giản nhưng nó
lại có ý nghĩa quan trọng với con người. Cảm giác là mối liên hệ trực tiếp
giữa cơ thể và môi trường xung quanh, từ đó mà con người có khả năng định
hướng và thích nghi với môi trường. Nhờ cảm giác, con người thu thập dữ
liệu về thế giới khách quan ở dạng đơn giản nhất, trực quan nhất, cụ thể nhất.
Dựa trên những dữ liệu này, chức năng của não sẽ có cơ sở để tiến hành các
quá trình nhận thức ở cấp cao hơn. Tuy nó là mức độ nhận thức đầu tiên, đơn
giản chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ nhưng nếu không có nó thì không
có được mức độ nhận thức cao hơn. Cao hơn cảm giác là tri giác – phản ánh
trọn vẹn sự vật hiện tượng nhưng chỉ phản ánh được thuộc tính bề ngoài của
sự vật hiện tượng.
14

Tri giác: Là bước nhận thức tiếp theo sau cảm giác. Cũng như cảm
giác, quá trình tri giác bắt đầu khi có tác động trực tiếp của sự vật hiện tượng
đến các giác quan của con người. Kết thúc quá trình tri giác, sản phẩm thu
được là tổng hợp các thuộc tính bên ngoài của sự vật. Không như cảm giác
cho kết quả là các thuộc tính riêng lẻ, rời rạc, tri giác cho kết quả là hình ảnh
bên ngoài trọn vẹn, hoàn chỉnh của sự vật. Nói như vậy, không có nghĩa phản
ánh của tri giác là phép cộng dồn những kết quả phản ánh của cảm giác. Mà ở
tri giác có sự tham gia của tư duy, ngôn ngữ và nhiều chức năng tâm lý khác
để có thể phản ánh một cách đầy đủ nhất, toàn diện nhất những thuộc tính bên
ngoài của sự vật hiện tượng.
Tri giác chưa cho phép con người phản ánh được tính chất bên trong
của sự vật hiện tượng. Nhưng nhờ tri giác, con người có những định hướng
nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới, giúp con người phản ánh có lựa
chọn và mang tính ý nghĩa. Hình ảnh - sản phẩm của tri giác tham gia vào
hoạt động tư duy trực quan hình ảnh và là một bộ phận trong các thao tác của
hành động trực quan. Một phần giống với cảm giác, tri giác cung cấp cho con
người nguyên liệu để tiến hành các bước nhận thức ở mức độ cao hơn, nhưng
khác với nguyên liệu do cảm giác đem đến, còn ở dạng rời rạc, nguyên liệu do
tri giác đem đến đã ở dạng hoàn chỉnh.
Như vậy, quá trình nhận thức cảm tính là sự phản ánh về sự vật hiện
tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan. Nội dung phản ánh của
nhận thức cảm tính là những thuộc tính trực quan, cụ thể, bên ngoài của sự vật
hiện tượng, những mối liên hệ và quan hệ đơn giản chứ chưa phải là những
thuộc tính bản chất, bên trong, những mối quan hệ và liên hệ có tính quy luật
của sự vật hiện tượng thế giới khách quan.
Cao hơn quá trình nhận thức cảm tính là quá trình nhận thức lý tính.
Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao trong nhận thức của con người. Ở
15

mức độ này con người có khả năng phản ánh được những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ, quan hệ mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà con
người trước đó chưa biết. Đồng thời, nhờ phản ánh cái bản chất mà nhận thức
lý tính phản ánh khái quát hàng loạt sự vật, hiện tượng có chung bản chất xét
về một phương diện nào đó, đấy là mức độ phản ánh cao nhất và rất quan
trọng của con người. Quá trình này gồm hai quá trình bộ phận là tư duy và
tưởng tượng.
Tư duy: là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối quan hệ và liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Tư duy
sử dụng sản phẩm của cảm giác, tri giác làm nguyên liệu được lưu giữ trong
trí nhớ để tiến hành các thao tác tư duy và cho ra sản phẩm là cái vừa toàn
vẹn, hoàn chỉnh, vừa đi sâu vào bản chất. Các thao tác của quá trình tư duy
tiến bộ vượt bậc xét về chất so với phương thức nhận thức cảm tính. Quá trình
cảm giác, tri giác của nhận thức cảm tính chỉ được kích hoạt và diễn ra khi sự
vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người. Còn
quá trình tư duy được kích hoạt và diễn ra ngay cả khi sự vật, hiện tượng
không còn trực tiếp tác động vào con người, mà tư duy nảy sinh trong hoàn
cảnh con người có một “vấn đề”, một mâu thuẫn cần phải giải quyết. Do đó,
tư duy hướng con người vào việc tìm kiếm cái mới chưa từng được biết trước
đây, cái có thể được xem là giải pháp cho việc giải quyết vấn đề, giải quyết
mâu thuẫn.
Tưởng tượng: Tưởng tượng cũng được xếp vào quá trình nhận thức lý
tính cùng với tư duy. Tưởng tượng là quá trình phản ánh những cái chưa có
trong kinh nghiệm cá nhân, kinh nghiệm xã hội bằng cách xây dựng những
hình ảnh mới trên cơ sở những hình ảnh, những biểu tượng đã có.
Tưởng tượng có phần giống tư duy là phản ánh sự vật, hiện tượng một
cách gián tiếp, khái quát, cho ra những cái mới. Tuy nhiên, nếu tư duy giúp
16

con người nhận thức được bản chất, mối liên hệ có tính quy luật của sự vật,
hiện tượng thì tưởng tượng cho ra sản phẩm là các biểu tượng có tính chắp
ghép, kết hợp, điển hình hóa, loại suy, nhấn mạnh với những thuộc tính có khi
không phải là bản chất và không phải là quy luật.
Quan niệm thứ hai, theo Benjamin S.Bloom chia lĩnh vực nhận thức
thành 6 mức độ hoạt động tri thức, theo một tiến trình liên tục từ dễ đến khó,
mỗi mức đặc trưng cho một hoạt động trí tuệ [3, tr.37].
Mức 1. Sự hiểu biết: chủ yếu là sự ghi nhớ và tái hiện được các sự kiện,
khái niệm cơ bản và các câu trả lời, cũng bao gồm việc có thể xác định, miêu
tả, gọi tên, phân loại, nhận biết một sự vật, hiện tượng, khái niệm, hoặc mô
phỏng, bắt chước một thao thác.
Mức 2. Sự lĩnh hội: hiểu nghĩa, có thể tóm tắt nội dung hoặc diễn giải
khái niệm, có thể biến đổi tương đương, hoặc chứng minh sự hiểu biết về các
sự kiện và ý tưởng bằng cách so sánh, đối chiếu, có thể nêu ví dụ minh họa.
Mức 3. Sự áp dụng: có thể sử dụng thông tin hay khái niệm trong tình
huống mới, biết thiết lập, thực hiện, tạo dựng, mô phỏng thao tác và các quy
tắc theo một cách khác, có thể giải quyết vấn đề bằng cách áp dụng kiến thức
đã thu được, dự đoán các sự kiện tiếp theo dựa trên dữ kiện đã có.
Mức 4. Sự phân tích: biết phân chia thông tin, khái niệm thành những
bộ phận, nhận ra mối quan hệ giữa những bộ phận ấy; biết xem xét động cơ
hoặc nguyên nhân của sự vật, hiện tượng, biết suy luận và tìm bằng chứng
cho những nội dung khái quát.
Mức 5. Sự tổng hợp: biết chắp ghép các thành phần với nhau, khái quát
hóa để tạo nên nội dung mới, biết tái cấu trúc để tạo thành tổng thể mới, biết
kết hợp các thông tin với nhau theo những cách khác nhau hoặc đề xuất các
giải pháp thay thế.
17

Mức 6. Sự đánh giá: có thể nhận xét, nhận định, phê bình ý nghĩa hoặc
giá trị của sự vật, hiện tượng dựa trên sự xem xét lược sử trình tự vấn đề, có
thể lượng định các dữ kiện để khẳng định hoặc bác bỏ một luận điểm.
Hai mức đầu là nhận thức ở mức thấp. Bốn mức sau là nhận thức ở
mức cao vì chúng đề cập đến các thao tác tư duy phức tạp hơn, huy động ba
thao tác phân tích, tổng hợp, đánh giá.
Thành công của hệ phân loại này đã giúp nhiều nhà sư phạm tìm thấy
các nấc thang đánh giá nhận thức dễ sử dụng, cho phép họ đào sâu các mục
tiêu giảng dạy, phù hợp với nhận thức của người học với mức độ từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong công tác đào tạo từ nấc thang nhận thức
thấp lên nhận thức cao đều cần được coi trọng, cần vượt qua từng bậc thang
để đạt tới bậc thang cao hơn. Hạn chế trong cách phân loại của Benjamin
S.Bloom là ba mức sau: mức phân tích, mức tổng hợp và mức đánh giá rất
khó tách bạch trong nhận thức, do vậy rất khó đo đâu là phân tích, tổng hợp,
đánh giá.
Từ cách phân chia của Benjamin S.Bloom xuất hiện quan niệm thứ ba
chia các mức độ nhận thức thành ba mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận
dụng [12, tr.178].
Mức độ nhận biết: tức là có thể nhận lại, thậm chí nhắc lại các tài liệu,
các tri thức theo trình tự nhất định đã được tiếp nhận. Ở mức độ này con
người hiểu được hình thức của tài liệu chứ chưa hiểu được nội dung tài liệu
hoặc hiểu một cách hời hợt. Mức nhận biết giúp con người phân biệt được sự
vật, hiện tượng trên cơ sở những dấu hiệu bề ngoài. Nhận biết được biểu hiện
qua các dấu hiệu: nhận ra vấn đề, nhận biết được hình thức bên ngoài của các
khái niệm, nhận biết được một số biểu hiện cụ thể, gọi tên được sự vật và hiện
tượng, nhớ lại sự vật, hiện tượng.
18

Mức độ thông hiểu: tức là nắm được nội dung tài liệu, có thể trình bày
được nội dung của tài liệu nhưng chưa vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể. Thông
hiểu có các mức độ: hiểu một cách chung chung, hiểu quá rộng hoặc quá hẹp,
nắm được các biểu hiện qua lại của khái niệm.
Mức độ vận dụng: là khả năng vận dụng tài liệu đã tiếp thu vào hoàn
cảnh điều kiện cụ thể. Để giải quyết được những vấn đề, những tình huống
phức tạp. Vận dụng là tiêu chí quan trọng nhất trong nhận thức. Vận dụng có
nhiều mức độ: mức độ trừu tượng và cụ thể hóa. Vận dụng trở thành tiêu chí
để xem xét con người hiểu hay không hiểu vấn đề đó. Vận dụng có những
biểu hiện sau: vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn; tổng hợp
lại tạo ra cái khác; phê phán, bình luận, đánh giá; điều khiển hành vi của con
người.
Các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng của nhận thức có liên quan
chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng qua lại với nhau. Nhận thức không đơn thuần là
quá trình tiếp nhận đơn giản những tri thức đã có mà là quá trình hiểu và tư
duy tích cực để con người lựa chọn, vận dụng, hiểu biết, giải quyết các vấn đề
thực tiễn đặt ra, biến những tri thức kinh nghiệm thành những tri thức cho bản
thân và xã hội.
Trong đề tài này, chúng tôi khảo sát mức độ nhận thức của sinh viên
dựa theo quan điểm thứ ba để đánh giá nhận thức của sinh viên về giá trị sống
với ba mức độ sau đây:
Mức độ nhận biết: sinh viên phải nhận ra định nghĩa về giá trị sống.
Mức độ thông hiểu: sinh viên gọi tên được giá trị sống thể hiện trong
tình huống cụ thể.
Mức độ vận dụng: sinh viên vận dụng để giải quyết tình huống thực tế
phù hợp với các giá trị.
19

Đây là một quan niệm phù hợp với tiến trình nhận thức của người học
đi từ nhận biết đến thông hiểu và cuối cùng là vận dụng. Mặt khác, đối với
chúng tôi, việc lựa chọn quan điểm này còn thể hiện sự phù hợp với nội dung
của đề tài.
1.2.2. Giá trị và giá trị sống theo UNESCO
1.2.2.1. Giá trị
a. Khái niệm giá trị
Khái niệm giá trị được nhiều ngành khoa học nghiên cứu như Triết học,
Xã hội học, Tâm lý học, Văn học… dưới nhiều bình diện, khía cạnh khác
nhau tùy theo sự hình thành, tồn tại, nội dung, cấu trúc cũng như ý nghĩa của
nó đối với cá nhân và xã hội.
Dưới góc độ Triết học, có nhiều quan điểm khác nhau. Ở đây người
viết đề cập theo quan điểm của Triết học Mác-Lênin. Giá trị là những hiện
tượng xã hội đặc thù, mọi giá trị đều có nguồn gốc từ lao động sáng tạo của
con người. Nói đến quan điểm giá trị bao giờ cũng nói đến mối quan hệ giữa
khách thể và chủ thể. Các giá trị đều được nhận thức và kiểm nghiệm bằng
thực tiễn [21].
Dưới góc độ Xã hội học, giá trị được quan tâm ở nội dung, nguyên
nhân, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong quá trình hình thành hệ thống giá
trị nhất định của một xã hội [21].
Giá trị trong Đạo đức học luôn gắn liền với những khái niệm trung tâm
như: cái thiện, cái ác, công bằng, bình đẳng, bác ái. Bởi vì khái niệm giá trị
thuộc phạm vi đời sống đạo đức của con người, các quan hệ xã hội và quá
trình hình thành các chuẩn mực, quy tắc đạo đức của xã hội [21].
Dưới góc độ Tâm lý học, khái niệm giá trị được nghiên cứu nhằm mục
đích tìm hiểu hành vi, hoạt động của con người và dự báo sự phát triển của
nhân cách, cụ thể ở một số chuyên ngành sau [21]:
20

Tâm lý học hoạt động xác định: Giá trị là cái được chủ thể đánh giá,
thừa nhận trên cơ sở mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng đó. Các nhà tâm lý
học nghiên cứu khái niệm giá trị nhằm mục đích tìm hiểu hành vi, hoạt động
của con người và dự báo phát triển nhân cách. Trong đó chuyên ngành tâm lý
học nhân cách đề cập đến giá trị như là một bộ phận cấu thành nên tâm lý,
nhân cách con người.
Tâm lý học xã hội nghiên cứu giá trị trong cộng đồng, đồng thời giải
thích vai trò của chúng trong sự hình thành và phát triển của các hiện tượng
tâm lý xã hội như: tâm lý dân tộc, nhu cầu, thị hiếu, tập quán, lối sống của các
nhóm xã hội này.
Giá trị theo nghĩa chung nhất, chúng ta có thể hiểu đó là cái đã làm cho
một khách thể nào đó có ích, có nghĩa, đáng quý đối với chủ thể, được mọi
người thừa nhận.
Có thể kể đến một số quan niệm phổ biến về giá trị của các tác giả nước
ngoài như:
Tác giả J.H.Fichter (Hoa Kỳ) cho rằng: “Tất cả cái gì có ích lợi, đáng
ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân và xã hội đều có một giá trị”
[14, tr.8].
Tác giả V.P.Tugarinov (Liên Xô) lại cho rằng: “giá trị là những khách
thể, những hiện tượng và những thuộc tính của chúng mà tất cả đều cần thiết
cho con người (lợi ích, hứng thú) của một xã hội hay một giai cấp nào đó
cũng như một cá nhân riêng lẻ với tư cách là phương tiện thỏa mãn những nhu
cầu và lợi ích của họ, đồng thời cũng là những tư tưởng và ý định với tư cách
là chuẩn mực, mục đích hay lý tưởng” [28, tr.56].
L.Dramaliev (Bungari) coi giá trị là: “một thành tố khách quan của xã
hội. Nó là một loại hiện tượng xã hội đặc biệt (một vật, một đối tượng, một
liên hệ, một ý niệm), thỏa mãn được những nhu cầu nhất định của con người.
21

Giá trị là một phẩm chất khách quan, một đặc tính, một khả năng thỏa mãn
những nhu cầu đã trở thành rõ rệt trong quá trình quan hệ qua lại có tính chất
xã hội giữa người với người trong hành vi thực tế của họ. Với tính cách là
một khách thể xã hội, giá trị không thể tách rời khỏi những nhu cầu, những
mong muốn, thái độ, những quan điểm và những hành động của con người
với tư cách là một chủ thể của các quan hệ xã hội” [28, tr.57].
Tác giả Makiguchi cho rằng “giá trị của sự vật là cái được chủ thể thừa
nhận, trên cơ sở mối quan hệ của sự vật đối với chúng ta là có tầm quan trọng
trong cuộc sống” [22, tr.108].
Theo tài liệu “Giáo dục giá trị” (Bộ văn hóa Thể thao Philippin), khái
niệm giá trị có thể hiểu: “Một vật có giá trị khi nó được thừa nhận là có ích và
mong muốn có được những thứ đó đã ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của
con người. Không chỉ có hàng hóa vật chất mà cả lý tưởng và những khái
niệm đều có giá trị như: sự thật, công lý, lương thiện” [14, tr.8].
Tác giả Nguyễn Đức Thạc cho rằng: giá trị là tính có nghĩa tích cực, tốt
đẹp, đáng quý, có ích của các đối tượng nào đó với các chủ thể. Chủ thể ở đây
có thể là một nhóm người, một giai tầng, một dân tộc hoặc một thời đại [20,
tr.49].
Gần với quan niệm của tác giả Nguyễn Đức Thạc là quan niệm của tác
giả Phạm Minh Hạc “Giá trị là tính có nghĩa tích cực, đáng quý, có ích của
đối tượng với chủ thể” [7, tr.301].
Tác giả Trần Trọng Thủy khi nghiên cứu về “Giá trị, định hướng giá trị
và nhân cách” cũng xem giá trị là một hiện tượng xã hội điển hình, biểu thị
các sự vật, hiện tượng, các thuộc tính và quan hệ của hiện thực, các tư tưởng,
các chuẩn mực, mục đích và lý tưởng, các hiện tượng của tự nhiên và xã hội
được con người tạo ra nhưng đều phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội và sự phát
triển của cá nhân con người [23, tr.11].
22

Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn, giá trị của một sự vật hay hiện tượng
đều được thừa nhận một cách khách quan dựa vào mối quan hệ giữa chủ thể
và nhu cầu đối với sự vật hiện tượng đó [26, tr.64].
Từ những phân tích ở trên, theo người nghiên cứu, giá trị có thể được
hiểu là những cái cần, có ích, có ý nghĩa của sự vật hiện tượng, gắn liền với
nhu cầu của cá nhân con người hay nhóm người.
Giá trị có chung một số đặc điểm như sau:
- Mức độ của một vật đáp ứng nhu cầu và thỏa mãn được khát vọng của
con người, là cái được chủ thể đánh giá, thừa nhận trên cơ sở mối quan
hệ với sự vật đó.
- Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội, với phí tổn cần thiết để
tạo ra cái lợi đó.
- Mang tính khách quan - nghĩa là sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của giá
trị nào đó không phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau, phổ biến là hiểu theo hai góc
độ: vật chất và tinh thần. Giá trị vật chất là giá trị đo được bằng tiền bạc
dưới góc độ kinh tế, còn giá trị tinh thần tạo cho con người khoái cảm,
hứng thú và sảng khoái.
- Mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, tình cảm, hành vi của chủ
thể trong mối quan hệ với sự vật mang giá trị.
- Là một phạm trù lịch sử vì giá trị thay đổi theo thời gian, theo sự biến
động của xã hội, phụ thuộc vào tính dân tộc, tôn giáo và cộng đồng.
b. Phân loại giá trị
Tùy thuộc vào mục đích tiếp cận mà các tác giả nêu lên các căn cứ
phân loại khác nhau. Tuy nhiên, tóm tắt lại các tác giả phân chia giá trị theo
những cách như sau:
23

Cách phân chia nhiều người biết nhất là căn cứ trên sự thỏa mãn nhu
cầu vật chất hay nhu cầu tinh thần của con người, giá trị được chia thành giá
trị vật chất và giá trị tinh thần. Giá trị vật chất như giá trị sử dụng, giá trị kinh
tế. Giá trị tinh thần như giá trị khoa học, chính trị, đạo đức, pháp luật, lối
sống, tôn giáo…[21].
Dựa vào các giá trị chi phối hệ thống hành vi của con người, giá trị chủ
yếu gồm giá trị tồn tại sinh học, các giá trị tính cách, các giá trị văn hóa và
các giá trị xã hội [26, tr.58].
Căn cứ trên lĩnh vực hoạt động của con người, tác giả Huỳnh Khái
Vinh chia thành các nhóm là giá trị nhân văn, giá trị đạo đức, giá trị văn hóa,
giá trị chính trị, pháp luật, giá trị kinh tế [30, tr.60].
Mỗi cách phân loại giá trị thể hiện mỗi khía cạnh khác nhau và không
có cách phân loại nào thể hiện đầy đủ mọi phương diện giá trị vốn dĩ rất
phong phú trong cuộc sống. Điều quan trọng là khi xem xét các giá trị cần xác
định chúng trong một hệ thống – cấu trúc, đặt chúng theo các thứ bậc và chú ý
tính đa dạng trong các biểu hiện sinh động của từng giá trị.
Trong đề tài này chúng tôi phân loại giá trị dựa trên mức độ nhu cầu
của con người, theo đó, giá trị sống là một trong những nhóm giá trị tinh thần
quan trọng, chi phối hành vi và lối sống của con người.
c. Hệ giá trị, thang giá trị, chuẩn giá trị
* Hệ giá trị
Hệ giá trị (hay còn gọi là hệ thống giá trị) là một tổ hợp giá trị khác
nhau được sắp xếp, hệ thống lại theo những nguyên tắc nhất định, thành một
tập hợp mang tính toàn vẹn, hệ thống, thực hiện các chức năng đặc thù trong
việc đánh giá của con người theo những phương thức vận hành nhất định của
giá trị. Các hệ giá trị có vị trí độc lập tương đối và tương tác với nhau theo
những thứ bậc phù hợp với quá trình thực hiện các chức năng xã hội trong
24

mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể. Do vậy, hệ thống giá trị luôn mang tính lịch sử xã
hội và chịu sự chế ước bởi lịch sử - xã hội. Trong hệ thống giá trị có chứa
đựng các nhân tố của quá khứ, của hiện tại và có thể cả những nhân tố trong
tương lai, các giá trị truyền thống, các giá trị thời đại, các giá trị có tính nhân
loại, tính dân tộc, tính cộng đồng, tính giai cấp, tính lý tưởng và tính hiện
thực.
* Thang giá trị
Thang giá trị (thước đo giá trị) là một tổ hợp giá trị, một hệ thống giá
trị được sắp xếp theo một trật tự ưu tiên nhất định.
Thang giá trị biến đổi theo thời gian, theo sự phát triển, biến đổi của xã
hội loài người, cộng đồng và từng cá nhân. Trong quá trình biến đổi đó, thang
giá trị của xã hội, của cộng đồng và của nhóm chuyển thành thang giá trị của
từng người, cứ thế qua từng giai đoạn lịch sử của con người.
Thang giá trị là một trong những động lực thôi thúc con người hoạt
động. Hoạt động được tiến hành theo những thang giá trị cụ thể sẽ tạo nên
những giá trị nhất định, phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người. Chính
trong hoạt động tạo ra những giá trị lại góp phần khẳng định, củng cố, phát
huy, bổ sung, hoàn thiện hoặc hay đổi thang giá trị.
* Chuẩn giá trị
Chuẩn giá trị là những giá trị giữ vị trí cốt lõi, chiếm vị trí ở thứ bậc
cao hoặc vị trí then chốt và mang tính chuẩn mực chung cho nhiều người. Khi
xây dựng các giá trị theo những chuẩn mực nhất định về kinh tế, chính trị, đạo
đức, xã hội, hay thẩm mỹ sẽ tạo ra các chuẩn giá trị. Mọi hoạt động của xã
hội, của nhóm cũng như của từng cá nhân được thực hiện theo những chuẩn
giá trị nhất định sẽ bảo đảm định hướng cho các hoạt động và hạn chế khả
năng lệch chuẩn mực xã hội, đồng thời tạo ra những giá trị tương ứng đảm
bảo sự tồn tại của con người.
25

1.2.2.2. Giá trị sống


a. Khái niệm giá trị sống
Mặc dù khái niệm giá trị sống mới được nhắc đến những năm gần đây,
thật ra, từ xưa tới nay, loài người luôn quan tâm, đề cao giá trị sống và đề cập
dưới nhiều góc độ khác nhau.
Trước tiên là quan niệm về Đức trong tư tưởng Nho giáo. Quan niệm
về “đức” của Khổng Tử trong “Luận ngữ” rất sâu sắc và phong phú. Đức
không chỉ là thiện đức mà chủ yếu là hành động, là lời nói đi đôi với việc làm.
Khổng Tử quan niệm đức với tài phải đi đôi với nhau, nhưng đức phải là gốc.
Lòng tin mãnh liệt vào thiện, đức của con người chính là cơ sở của đường lối
đức trị Khổng Tử. Những quan niệm đó thể hiện lòng tin ở tính thiện của con
người và chủ trương bồi dưỡng, phát huy thiện đức của con người. Quan niệm
về đức của Khổng Tử không chỉ có ý nghĩa đối với xã hội cổ đại đương thời
mà còn có ý nghĩa đối với xã hội ta ngày nay [15].
Gần với tư tưởng Nho giáo là tư tưởng nhân văn của đạo Phật: con
người sống trên đời quý ở tấm lòng, do đó cần phải tu tâm dưỡng tính. Thực
chất là đánh giá cao giá trị sống hơn là kỹ năng sống, bởi không có giá trị
sống đúng đắn thì con người có thể dùng kỹ năng sống để làm điều ác. Tu tập
cái tâm chính là tạo dựng cho bản nhân những giá trị sống chân chính [15].
Cũng trên tư tưởng lấy đức làm gốc nhưng phải coi trọng cả đức và tài
là tư tưởng của Hồ Chí Minh. "Có tài phải có đức, có tài mà không có đức -
tham ô, hủ hoá thì có hại cho đất nước. Có đức mà không có tài chẳng làm
được gì, thì không giúp ích được cho ai [15].
Kế thừa, giữ gìn và phát huy các quan điểm trên, các nhà giáo dục
đương đại Việt Nam đã đưa ra một số quan điểm khác nhau về giá trị sống.
Tác giả Phạm Minh Hạc gọi giá trị sống là những “Giá trị bản thân”.
Ông coi đây là một nét mới của “tư duy” trong thời kỳ đất nước phát triển với
26

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [9, tr.7].
Tiếp nối ý tưởng đó, tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng “Phạm trù giá trị
sống được tạo nên bởi kỹ năng sống thành thạo trên nền tảng quan điểm sống
đúng đắn. Đất nước nào xây dựng và giúp cho thế hệ trẻ thực hiện được hệ giá
trị bản thân đúng đắn và phù hợp, thì đất nước đó sẽ có các giờ học tốt, nhà
trường tốt, hệ thống giáo dục và nên giáo dục tiên tiến không lạc hậu, lạc điệu
với thời đại” [2, tr.73]. Nếu các giá trị sống được phát triển bền vững thì nhân
cách cũng trưởng thành vững vàng, có bản lĩnh, bản sắc riêng.
Theo tác giả Lục Thị Nga “Giá trị sống là tất cả những điều chúng ta
cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi con
người, khiến mỗi con người mong muốn lĩnh hội và thể hiện ra để cuộc sống
của mình trở nên tốt đẹp hơn và góp phần cải thiện cuộc sống chung”.
Tác giả Nguyễn Công Khanh cho rằng: “Giá trị sống là những thứ được
cá nhân nhận thức là rất quan trọng, rất cần thiết, rất có ý nghĩa, luôn mong
đợi, chúng có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình cảm, hành vi của một
cá nhân trong cuộc sống hàng ngày”. Không chỉ tài sản, mà cả tri thức, sức
khỏe, tình yêu thương, sự trung thực, danh dự… cũng được coi là một giá trị
sống của cá nhân [11, tr.93].
Theo Chương trình Giáo dục các giá trị sống của UNESCO thì giá trị
sống (hay còn gọi là “giá trị cuộc sống”, “giá trị của cuộc sống”) là “những
điều mà một con người cho là tốt, là quan trọng, phải có cho bằng được và vì
thế giá trị sống là cơ sở của hành động sống, nó chi phối hành vi hướng thiện
của con người” [5, tr.2].
Tóm lại, từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu ngắn gọn rằng: giá
trị sống là những giá trị được cá nhân nhận thức là quan trọng, cần thiết, có
ý nghĩa đối với bản thân; những giá trị này có khả năng chi phối thái độ, tình
27

cảm, hành vi của người đó trong cuộc sống và được xã hội chấp nhận.
b. Phân loại
Theo cách phân loại của tác giả Nguyễn Công Khanh, các giá trị sống
cần được nuôi dưỡng và giáo dục cho tuổi trẻ hiện nay là tình yêu thương,
trung thực, biết quan tâm đến người khác, ham học hỏi, siêng năng, sống tôn
trọng pháp luật, yêu hòa bình, biết nhận lỗi và biết tha thứ, sống chủ động và
tự tin, chấp nhận thử thách và luôn vượt khó…[11, tr.94]
Tác giả Phạm Minh Hạc khi bàn về giá trị sống và giáo dục giá trị sống
có nêu ra 10 giá trị sống cơ bản cần hình thành cho con người Việt Nam, nhất
là thanh, thiếu niên [9]:
- Lòng yêu nước và tinh thần - Khoa học, tác phong công nghiệp
dân tộc - Chính trực: Chân thật, đúng đắn,
- Trách nhiệm với cộng đồng liêm khiết
- Dân chủ - Lương thiện
- Hợp tác - Gia đình hiếu thảo
- Chăm học, chăm làm - Sáng tạo.
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa phân chia thành các
giá trị truyền thống của nhân cách con người Việt Nam và các giá trị toàn cầu.
Những giá trị truyền thống như lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao
động cần cù và sáng tạo, lạc quan, vì nghĩa, tinh thần nhân đạo, lòng yêu
thương và quý trọng con người… Các giá trị phổ quát mang tính toàn cầu là
hòa bình, tôn trọng, yêu thương, hạnh phúc, trung thực, khiêm tốn, trách
nhiệm, giản dị, khoan dung, hợp tác, tự do, đoàn kết [14, tr.18-20].
Bên cạnh các giá trị mang tính bản sắc, đặc trưng cho mỗi dân tộc,
vùng miền, có những giá trị mang tính nhân loại, không phân biệt màu da,
quốc tịch, vị trí địa lý… mọi con người đều cùng hướng về những giá trị đó.
Để nghiên cứu xem những giá trị phổ quát là những giá trị nào, năm 1995,
28

một dự án quốc tế về giá trị sống đã được triển khai trên hơn 100 nước và 186
thành viên của Liên hợp quốc đã chọn ra và thông qua 12 giá trị cốt lõi nhất
mang tính phổ quát toàn cầu. Gồm có: hòa bình, tôn trọng, yêu thương, hạnh
phúc, trung thực, khiêm tốn, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, hợp tác, tự do,
đoàn kết. Hiện nay, chương trình Giáo dục các giá trị sống của UNESCO
cũng chọn và dạy theo cách phân loại 12 giá trị này. 12 giá trị sống phổ quát
chủ yếu hướng vào những giá trị tinh thần mà không đề cập đến các giá trị vật
chất như tiền bạc, giàu sang… Trong đó, hai giá trị sống chung là hòa bình, tự
do; sáu giá trị phẩm chất nhân cách bản thân là khoan dung, khiêm tốn, giản
dị, trung thực, yêu thương, hạnh phúc và bốn giá trị quan hệ liên nhân cách
với nhóm, với cộng đồng là tôn trọng, hợp tác, đoàn kết, trách nhiệm. Các giá
trị cốt lõi này đều đã có trong mỗi con người bất kể sự khác nhau về quốc
tịch, màu da và văn hóa. Khi mọi người cùng vươn tới những giá trị đó, họ sẽ
xích lại gần nhau, chia sẻ, thông cảm với nhau và cuộc sống của tất cả mọi
người trên trái đất đều thống nhất với nhau trong thế giới hòa bình, tôn trọng,
hạnh phúc [5].
Trong đề tài này người nghiên cứu lựa chọn cách phân chia cuối cùng
để đi sâu tìm hiểu nhận thức của sinh viên về 12 giá trị đó. Việc sử dụng
những giá trị phổ quát làm thang giá trị chủ đạo sẽ giảm được sự phức tạp
trong quá trình định chuẩn và tránh được những hậu quả do chọn phải những
giá trị lạc hậu làm chuẩn để nghiên cứu.
Nội dung tóm tắt của 12 giá trị như sau:
a. Hòa bình
Nói đến hòa bình, chúng ta nghĩ ngay đến từ trái nghĩa là chiến tranh.
Điều đó có nghĩa là hòa bình tức là không có chiến tranh, không có súng đạn
và không có chết chóc, thương tổn. Hòa bình có một số biểu hiện sau đây:
+ Hòa bình là khi chúng ta đang sống hòa thuận và không có sự đấu đá
29

lẫn nhau. Nếu mỗi người trong thế giới được yên ổn, đó sẽ là một thế giới hòa
bình.
+ Hòa bình còn có nghĩa là đang sống với sự yên bình của thế giới nội
tâm. Hòa bình là tình trạng bình tĩnh và thư thái của trí óc.
Hòa bình bắt đầu từ mỗi người chúng ta. Thông qua sự thinh lặng và sự
suy nghĩ đúng đắn về ý nghĩa của hòa bình, chúng ta có thể tìm được nhiều
cách mới mẻ và sáng tạo để tạo thuận lợi cho sự hiểu biết về các mối quan hệ
và sự hợp tác với tất cả mọi người.
b. Tôn trọng
Tôn trọng được thể hiện hai khía cạnh, thứ nhất tôn trọng có nghĩa là có
lòng tự trọng - nhận biết được những phẩm chất của bản thân, biết cách gìn
giữ, thể hiện và mong muốn sự đánh giá, nhìn nhận của người khác đối với
bản thân mình. Thứ hai, tôn trọng thể hiện trong việc nhận biết và coi trọng
các giá trị của người khác, chấp nhận sự khác biệt giữa bản thân và người
khác. Có sự tôn trọng con người sẽ hình thành sự tin tưởng lẫn nhau.
Khi chúng ta tôn trọng chính mình, thì dễ dàng tôn trọng người khác.
Những ai biết tôn trọng người khác sẽ nhận đuợc sự tôn trọng. Mỗi người đều
có giá trị và khi thừa nhận giá trị của người khác thì cũng nhận được sự tôn
trọng của người khác đối với mình.
Tuy nhiên, nếu sự tôn trọng càng được đo lường dựa vào những gì
thuộc bề ngoài thì mong muốn được người khác thừa nhận càng lớn. Mong
muốn (được thừa nhận) càng lớn thì người ta càng dễ là nạn nhân và mất sự
tôn trọng bản thân.
c. Yêu thương
Albert Enstein nói: “Nhiệm vụ của chúng ta là phải nhân rộng ra xung
quanh ta lòng trắc ẩn và nó bao trùm tất cả cuộc sống của con người và thiên
nhiên. Yêu người khác nghĩa là bản thân chúng ta muốn điều tốt cho họ. Yêu
30

là biết lắng nghe; yêu là chia sẻ”. Khi yêu thương trọn vẹn, giận dữ sẽ tránh
xa. Tình yêu là giá trị làm cho mối quan hệ giữa chúng ta trở nên tốt hơn. Lev
Tolstoi viết: “Luật của cuộc sống ở trong sự tử tế của tâm hồn chúng ta. Nếu
con tim của chúng ta trống rỗng thì không có luật nào hay tổ chức nào có thể
lấp đầy.”
Giá trị yêu thương có vai trò như là một chất xúc tác tạo nên sự thay
đổi, phát triển và thành đạt. Yêu thương sẽ làm cho con người trở nên tốt hơn,
thế giới sẽ tốt đẹp hơn. Yêu thương mang tính phổ quát không có biên giới
hoặc sự thiên vị, tình yêu lan tỏa đến tất cả mọi người.
Như vậy, giá trị yêu thương có thể bao gồm những biểu hiện sau: nhìn
nhận mỗi người theo cách tốt đẹp hơn; tha thứ với những lỗi lầm của người
xung quanh; sự quan tâm, hiểu biết đối với người khác; không có những hành
vi ghen tị cũng như kiểm soát người khác.
d. Khoan dung
Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ, tôn trọng và thông cảm với
người khác; biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
Khoan dung còn thể hiện sự cởi mở và sự chấp nhận vẻ đẹp của những
điều khác biệt. Người khoan dung biết rút ra những điều tốt nơi người khác
cũng như trong các tình thế. Khoan dung là nhìn nhận cá tính và sự đa dạng
trong khi vẫn biết hóa giải những mầm mống gây chia rẽ, bất hòa và tháo gỡ
ngòi nổ của sự căng thẳng được tạo ra bởi sự dốt nát. Nếu hòa bình là mục
tiêu thì khoan dung là phương pháp để thực hiện mục tiêu đó.
Nguyên nhân của việc không khoan dung là sự sợ hãi và thiếu hiểu biết.
Hạt giống của khoan dung là tình yêu thương; nước để nó nảy mầm là lòng
trắc ẩn và sự quan tâm, chăm sóc. Khi thiếu đi tình yêu thương sẽ thiếu đi
lòng khoan dung. Những ai biết đánh giá điều tốt trong mọi người và trong
những tình huống là những người có lòng khoan dung.
31

e. Trung thực
Trung thực có nghĩa là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải;
sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm
Trung thực là sự thật. Trung thực có nghĩa là không có sự mâu thuẫn và
trái ngược nhau trong suy nghĩ, lời nói hay hành động. Trung thực là sự nhận
thức về những gì là đúng đắn và thích hợp trong vai trò, hành vi và các mối
quan hệ của một người.
Khi trung thực ta cảm thấy tâm hồn trong sáng và nhẹ nhàng. Một
người trung thực và chân chính thì xứng đáng được tin cậy.
Trung thực thể hiện trong tư tưởng, lời nói và hành động thì đem lại sự
hòa thuận. Trung thực là sử dụng tốt những gì được ủy thác cho mỗi con
người. Trung thực là cách xử sự tốt nhất. Đó là một mối quan hệ sâu sắc giữa
sự lương thiện và tình bạn.
f. Khiêm tốn
Khiêm tốn là không khoe khoang, phô trương. Khiêm tốn gắn liền với
lòng tự trọng. Khi quân bình được giữa tự trọng và khiêm tốn, con người có
được sức mạnh tâm hồn để tự điều khiển và kiểm soát chính mình. Khiêm tốn
cho phép mình sống với phẩm giá và lòng chính trực, không cần đến những
bằng chứng của một thể hiện bên ngoài. Khiêm tốn làm cho một người trở
nên vĩ đại trong trái tim của nhiều người. Khiêm tốn tạo nên một trí óc cởi
mở. Bằng khiêm tốn chúng ta có thể nhận ra sức mạnh của bản thân và khả
năng của người khác. Khiêm tốn bao gồm các biểu hiện sau đây:
+ Khiêm tốn thệ hiện trong việc nhận biết khả năng, uy thế của bản
thân nhưng không khoe khoang, phô trương
+ Một người khiêm tốn tìm được niềm vui khi lắng nghe người khác và
biết chấp nhận người khác
+ Khiêm tốn còn thể hiện trong việc nói năng và làm việc nhẹ nhàng,
32

đơn giản mà đem lại hiệu quả.


+ Khiêm tốn cho phép một sự nhẹ nhàng trong việc đối mặt với các
thách thức
g. Hợp tác.
Hợp tác là làm việc cùng nhau với mục tiêu chung trên nguyên tắc tôn
trọng và trợ giúp qua lại lẫn nhau. Như vậy, hợp tác xuất hiện khi mọi người
biết làm việc chung với nhau và cùng hướng về một mục tiêu chung. Hợp tác
phải được chỉ đạo bởi nguyên tắc về sự tôn trọng lẫn nhau.
Hợp tác có nghĩa là:
+ Có những suy nghĩ và cảm giác tốt đẹp về những người cộng tác và
nhiệm vụ
+ Phải biết là điều gì là cần thiết, điều gì là nên làm trong khi làm việc
cùng nhau
+ Thừa nhận giá trị về sự đóng góp của mỗi người và có một thái độ
tích cực.
+ Tôn trọng sự khác biệt trong suy nghĩ và đánh giá của bản thân và
người khác.
Một người biết hợp tác sẽ nhận được sự hợp tác. Khi có yêu thương thì
có sự hợp tác. Khi nhận thức được những giá trị của cuộc sống, ta có khả
năng tạo ra sự hợp tác. Sự can đảm, sự quan tâm, sự chăm sóc, và sự đóng
góp là sự chuẩn bị đầy đủ cho việc tạo ra sự hợp tác.
h. Hạnh phúc
Hạnh phúc là sự hài lòng bên trong, bình an của tâm hồn khiến con
người không có những thay đổi đột ngột hay bạo lực. Khi hài lòng với chính
mình, con người sẽ cảm nhận được hạnh phúc. Như vậy, hạnh phúc thể hiện
qua:
+ Sự hài lòng trong tâm hồn của con người
33

+ Nói những lời tốt đẹp về mọi người và mang tính xây dựng đem lại
hạnh phúc nội tâm
+ Những hành động trong sáng và quên mình sẽ đem đến hạnh phúc..
i. Trách nhiệm
Trách nhiệm là chấp nhận những đòi hỏi và thực hiện nhiệm vụ với khả
năng tốt nhất của mình. Trách nhiệm không chỉ là một cái gì đó ràng buộc con
người, mà còn là điều gì đó cho phép con người đạt được những gì họ mong
muốn. Trách nhiệm bao gồm hai lĩnh vực: trách nhiệm đối với bản thân và đối
với các công việc cộng tác chung với người khác. Trách nhiệm bao gồm các
biểu hiện sau:
+ Nhận thức được thế nào là phải, là đẹp, là đúng, nhận ra được điều gì tốt
để góp phần trong công việc
+ Thực hiện tốt nhất phần đóng góp của mình vào công việc
+ Sử dụng toàn bộ nguồn lực đang có để tạo ra một sự thay đổi tích cực.
+ Lãnh trách nhiệm và sửa chữa cho những sai sót của bản thân trong các
công việc tham gia
j. Giản dị
Giản dị là sống một cách tự nhiên, không giả tạo. Khi chúng ta quan sát
thiên nhiên sẽ biết giản dị là như thế nào. Giản dị là điều đầu tiên cho sự phát
triển bền vững.
Giản dị là đẹp. Giản dị là thư giãn. Giản dị là chấp nhận hiện tại và
không làm mọi điều trở nên phức tạp. Người giản dị thích suy nghĩ và lập
luận rõ ràng. Giản dị dạy chúng ta biết tiết kiệm - biết thế nào là sử dụng tài
nguyên, tiềm năng một cách khôn ngoan; biết hoạch định đường hướng cho
tương lai. Giản dị giúp con người kiên nhẫn, làm nảy sinh tình bạn và khả
năng nâng đỡ.
Giản dị là hiểu rõ giá trị của những vật chất dù nhỏ bé nhất trong cuộc
34

sống. Giản dị là cảm nhận vẻ đẹp bên trong và nhận ra giá trị của tất cả mọi
người, ngay cả những người nghèo và khó khăn nhất. Giản dị là vui thích với
một tâm trí và trí tuệ ngay thẳng, mộc mạc. Giản dị kêu gọi mọi người suy
nghĩ lại những giá trị của mình.
Giản dị đặt ra câu hỏi rằng chúng ta có nên giảm mua những sản phẩm
không cần thiết hay không. Những cám dỗ thèm muốn về mặt tâm lí tạo nên
những nhu cầu giả tạo. Những mong muốn được kích thích bởi những nhu
cầu cần có những thứ không cần thiết tạo ra các xung đột giữa giá trị với sự
phức tạp hóa bởi lòng tham, sự sợ hãi, áp lực bạn bè và cảm giác sai lệch về
bản sắc. Trong khi sự đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho phép có một cuộc sống
thoải mái, thì những sự thái quá và thừa thãi có thể dẫn tới hư hỏng và lãng
phí.
Giản dị giúp giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo
bằng cách thể hiện tính logic của một nguyên lí kinh tế đúng đắn: kiếm tiền,
tiết kiệm và chia sẻ sự hi sinh và thịnh vượng có thể để có một cuộc sống có
chất lượng hơn cho tất cả mọi người, bất kể họ sinh ra ở đâu.
k. Tự do
Tự do có thể bị hiểu lầm là một cái ô rộng lớn và không có giới hạn,
tức là cho phép “làm những gì tôi muốn, khi nào tôi muốn, với bất kì ai tôi
muốn”. Khái niệm này mang tính chất đánh lừa và lạm dụng sự lựa chọn.
Xâm phạm các quyền của một hay nhiều người để có tự do cho bản thân, gia
đình hoặc dân tộc là một sự lạm dụng tự do. Loại lạm dụng này thường phản
tác dụng; áp đặt một điều kiện cản trở, và trong một số trường hợp là sự áp
bức cho những người lạm dụng và người bị lạm dụng.
Như vậy, tự do được thể hiện khi:
+ Mỗi người có bổn phận tôn trọng quyền lợi của những người khác.
+ Các quyền được cân bằng với trách nhiệm, và sự chọn lựa được cân
35

bằng với lương tâm.


+ Giải phóng khỏi những lầm lẫn và phức tạp trong tâm trí, trí tuệ và
trái tim vốn nảy sinh từ những điều tiêu cực, là sự trải nghiệm khi ta có những
suy nghĩ tích cực đối với tất cả người khác, kể cả với bản thân mình.
l. Đoàn kết
Đoàn kết là sự hòa thuận ở trong và ở giữa các cá nhân trong một
nhóm, một tập thể. Đoàn kết thể hiện:
+ Xây dựng, chia sẻ các mục tiêu, niềm hy vọng và viễn tưởng tương
lai.
+ Sự chấp nhận và hiểu rõ giá trị của mỗi người, cũng như biết đánh giá
đúng sự đóng góp của họ đối với tập thể.
Khi đoàn kết, nhiệm vụ lớn dường như trở nên dễ dàng thực hiện. Sự
thiếu tôn trọng dù là nhỏ có thể là lý do làm cho mất đoàn kết. Đoàn kết tạo
nên kinh nghiệm về sự hợp tác, làm gia tăng sự hăng hái trong nhiệm vụ và
tạo ra một bầu không khí thân thiện. Đoàn kết tạo ra cảm giác hạnh phúc êm
ái và gia tăng sức mạnh cho mọi người.
Tính ổn định của tình đoàn kết bắt nguồn từ tinh thần bình đẳng và
thống nhất. Sự vĩ đại của đoàn kết là ở chỗ tất cả mọi người đều được tôn
trọng. Đoàn kết được giữ vững bởi việc tập trung năng lượng, chấp nhận và
đánh giá giá trị của đội ngũ đông đảo những người tham gia và sự đóng góp
độc đáo mà mỗi người có thể thực hiện, và bởi việc duy trì lòng trung thành
không chỉ đối với nhau mà còn đối với cả nhiệm vụ.
c. Vai trò của giá trị sống
Bên cạnh việc học chuyên môn, nghề nghiệp nhằm chuẩn bị cho cuộc
sống tương lai của mình, sinh viên cũng cần phải biết làm thế nào để ứng phó
trước các tình huống gặp phải, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử,
giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ, những biến động của cuộc đời. Đặc
36

biệt trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh khốc liệt hiện nay nếu không được
trang bị giá trị sống sinh viên khó có thể ứng phó tích cực nhất khi phải đối
mặt với những tình huống cám dỗ, thử thách, hoặc dễ bị sa ngã, bị ảnh hưởng
tiêu cực bởi môi trường sống. Sinh viên thiếu nền tảng giá trị sống dẫn tới
động cơ học tập, rèn luyện không đúng, không biết tôn trọng bản thân và
người khác, không biết cách xây dựng và duy trì tình đoàn kết, hợp tác tương
trợ lẫn nhau, đôi khi đưa đến hành vi thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỷ cá
nhân.
Hiện nay giá trị sống của không ít học sinh, sinh viên đang thay đổi
theo chiều hướng mỗi ngày một phù phiếm. Nguyên nhân đầu tiên chính là sự
bùng nổ công nghệ thông tin và truyền thông. Vì vậy, để các bạn trẻ, các em
học sinh, sinh viên xét đoán, nhận diện, thẩm định đúng đâu là giá trị cuộc
sống có vai trò đặc biệt quan trọng.
Thứ nhất, giá trị sống là những điều quan trọng đối với cuộc sống của
con người, nó thôi thúc con người làm điều gì đó tốt đẹp, có ích cho bản thân
và cộng đồng. Giá trị sống có thể là tình yêu thương, lòng kính trọng, sự bình
yên, sự hợp tác, tình bằng hữu. Nhân cách bao gồm những nét đặc trưng riêng
của mỗi con người, bao gồm động cơ hành động, khí chất, thái độ, những
thuộc tính thể chất. Kỹ năng sống là những hoạt động chúng ta thực hiện một
cách thành thạo, có năng lực, có tài. Chính vì vậy giá trị sống định hướng tư
duy, nhân cách và hành động của các cá nhân.
Thứ hai, giá trị sống là động lực bên trong thúc đẩy hành vi, giữ vai trò
và phát khởi hành vi, nó thôi thúc con người thực hiện hành vi trong cuộc
sống. Vì vậy, nhằm tạo dựng các hành vi có giá trị của mỗi cá nhân phải dựa
trên cơ sở sự hiểu biết về hệ giá trị chuẩn của cộng đồng xã hội mà cá nhân đó
sinh sống. Để có được nhận thức về hệ giá trị chuẩn của cộng đồng thì giáo
dục giữ vị trí trung tâm trong quá trình nhận thức.
37

Thứ ba, giá trị sống đóng vai trò duy trì hành vi, nó thể hiện ở chỗ
trong quá trình nhận thức, hành động theo hệ giá trị sẽ chịu tác động của các
quan niệm và hành động lệch giá trị. Vì vậy, giá trị sống hình thành cho chủ
thể về sự kiên cường, ý chí, định hướng trong nhận thức và hành động. Việc
giáo dục giá trị sống cho sinh viên ngay trong nhà trường đồng nghĩa tạo
dựng, nhận thức, định hướng, bản lĩnh hành động cho quá trình tương tác xã
hội hiện tại và tương lai của sinh viên.
Thứ tư, giá trị sống có vai trò củng cố hành vi. Khi thực hiện hành vi để
đáp ứng một mục tiêu chuẩn về giá trị nào đó, nếu hành vi đó đem lại sự thoả
mãn thì hành vi đó được thực hiện tiếp tục trong các lần sau với cường độ và
tần suất cao hơn. Vì lẽ đó giáo dục giá trị sống đồng nghĩa với việc tạo các
tiềm năng cho hành vi có giá trị của học sinh, sinh viên. Giáo dục giá trị sống
phải đi song hành và là nền cho giáo dục kỹ năng sống.
Như vậy, giá trị sống trở thành động lực giúp con người nỗ lực phấn
đấu đạt được nó. Giá trị sống có nguồn gốc hình thành, duy trì và biến đổi
theo những quy luật xã hội như mọi giá trị khác nói chung. Nhưng khi đánh
giá giá trị sống, người ta chủ yếu hướng vào bình diện cá nhân, bởi vì giá trị
sống là sống với từng giá trị chứ không phải chỉ nói về giá trị đó.
d. Một số khái niệm liên quan
* Kỹ năng sống
Theo nghĩa chung nhất, “kỹ năng” là khả năng thao tác, thực hiện một
hoạt động nào đó. Kỹ năng sống theo Tổ chức Y tế Thế giới: Kỹ năng sống là
năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách
thức của cuộc sống hằng ngày [16, tr.5].
* Lối sống
Khi nói đến lối sống là nói đến phương thức hoạt động của cá nhân
trong cộng đồng người. Phương thức hoạt động ấy được phản ánh, nhận thức
38

thông qua các hoạt động, các quan hệ đa dạng của chủ thể đối với chúng. Rõ
ràng, không thể có một lối sống chung cho mọi thời đại, mọi xã hội, vì vậy lối
sống phản ánh tính chất, điều kiện lịch sử xã hội, giai cấp.
Như vậy, lối sống là phương thức hoạt động đã xác định của con người,
bao gồm tất cả những dạng hoạt động sống mà con người đã lựa chọn trong
những điều kiện chủ quan và khách quan nhất định [4, tr.32].
* Giá trị đạo đức
Giá trị đạo đức nằm trong hệ thống giá trị tinh thần, đóng vai trò là một
yếu tố cấu thành nên diện mạo của một thời đại, một xã hội, một dân tộc, một
nền văn hóa. Có thể hiểu một cách chung nhất: giá trị đạo đức là những tiêu
chuẩn lối sống được con người hay nhóm người thừa nhận và áp dụng trong
hệ thống hành vi, thái độ của mình một cách có ích đối với các mối quan hệ
trong đời sống xã hội, được lương tâm đồng tình và dư luận biểu dương [1,
tr.18].
1.2.3. Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
1.2.3.1. Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Hệ thống giá trị sống được sinh viên tiếp thu qua nội dung học tập
trong tất cả các môn học ở nhà trường phổ thông trước đây và trường đại học
bây giờ. Đặc biệt thông qua các nhân vật lịch sử, các bài học đạo đức… Các
hoạt động lao động xã hội, sinh hoạt tập thể…cũng là điều kiện cho sự phát
triển cá nhân. Qua đó các em hình thành được khái niệm về các giá trị. Hay
nói cách khác, nhận thức có sản phẩm là các tri thức về giá trị sống. Tri thức
này tồn tại dưới hai dạng. Dạng kinh nghiệm (tri thức thông thường về cái
thiện, cái ác về cách ứng xử đáp ứng các yêu cầu thông thường về chuẩn mực
đạo đức, đây là điều kiện không thể thiếu đối với tất cả mọi người để gia nhập
vào đời sống xã hội, nó đáp ứng nhu cầu điều chỉnh đạo đức các mối quan hệ
của người với người trong cuộc sống) và dạng lý luận (tri thức tồn tại dưới
39

dạng tư tưởng, khái niệm, học thuyết, các phát biểu, các quan điểm…những
tri thức này không hình thành tự phát như những tri thức mang tính kinh
nghiệm mà nó là kết quả của việc nghiên cứu và học tập nghiêm túc).
Tuổi trẻ nói chung và sinh viên nói riêng luôn có nhu cầu muốn khẳng
định, muốn được thể hiện, luôn mong muốn khám phá các năng lực của bản
thân và muốn phát huy những năng lực, sở trường của mình về một số lĩnh
vực nào đó. Giá trị sống của mỗi người được hình thành bởi chính quá trình
tìm kiếm, khám phá và trải nghiệm thực tế.
Các yếu tố lý tưởng, nhận thức, tình cảm, một khi được hình thành và
phát triển sẽ chuyển thành động cơ của hoạt động, đồng thời đó cũng chính là
quá trình “tách mình ra khỏi cái tôi”, gọi là quá trình tự ý thức, tạo nên hệ
thống thái độ. Trong đó có thái độ đánh giá, bao gồm: đánh giá bản thân, đánh
giá thế giới xung quanh: đánh giá cái gì cần cái gì chấp nhận (tức tạo nên
thước đo giá trị), cái gì tuân thủ, theo hệ thống chuẩn mực nào, cái gì có ý
nghĩa cho hoạt động của mình, cái gì hơn, cái gì kém (tức tạo nên thang giá
trị), sắp xếp các chuẩn mực như thế nào, hoạt động sắp tới theo hướng nào
(tức tạo nên việc định hướng giá trị).
Như vậy, nhận thức của sinh viên về các giá trị sống trong đề tài được
hiểu là quá trình phản ánh các giá trị sống vào não bộ, từ đó bản thân sinh
viên tỏ thái độ, hành động đối với thế giới xung quanh và với chính bản thân
mình.
1.2.3.2. Vai trò của nhận thức với việc hình thành giá trị sống
Nhận thức, thái độ và niềm tin là cơ sở và điều kiện để sinh viên lĩnh
hội các giá trị sống và rèn luyện nhân cách bản thân. Trong đời sống tâm lý
của con người, nhận thức, thái độ và niềm tin là những hiện tượng tâm lý có
vai trò rất lớn; ảnh hưởng đến hành vi, hoạt động, định hướng và điều khiển
hoạt động con người phù hợp với yêu cầu, động cơ, mục đích, phù hợp với
40

điều kiện môi trường sống.


Muốn cải tạo và biến đổi thế giới khách quan, trước hết con người phải
nhận thức về nó, hiểu biết bản chất của sự vật, hiện tượng, hình thành thái độ,
tình cảm với đối tượng, từ đó xuất hiện hành vi hoạt động để chiếm lĩnh đối
tượng.
Nhận thức được xem là nguồn khởi đầu mọi hoạt động của con người.
nếu con người nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng, hiểu được ý
nghĩa mục đích của nó, sẽ nảy sinh, hình thành tình cảm đúng. Thái độ và tình
cảm đúng đắn thúc đẩy con người nhận thức và hành động đúng, là cơ sở để
hình thành và củng cố niềm tin vững chắc của con người đối với thế giới
khách quan một cách khoa học. Nếu không có nhận thức đúng đắn và đầy đủ,
không hiểu bản chất, ý nghĩa của sự vật hiện tượng thì không thể có tình cảm,
thái độ đúng và hệ quả tất yếu sẽ hành động sai lầm dẫn tới phá vỡ niềm tin
của con người.
* Nhận thức làm cơ sở định hướng cho hành động
Không có nhận thức thì hành động chỉ là mò mẫm, không có mục tiêu,
phương hướng và vì thế không thể đạt được kết quả cao. Chỉ có trên cơ sở
nhận thức đúng đắn về giá trị sống thì sinh viên mới có thể hiểu đúng về các
giá trị đó. Ngược lại nếu nhận thức hời hợt, nông cạn, hoặc sai lệch sẽ không
phản ánh đúng bản chất vấn đề.
* Nhận thức là cơ sở của tình cảm
Đời sống tình cảm của con người được xây dựng dựa trên nhận thức và
các cảm xúc, nhận thức là cái lý của tình cảm. Nếu tình cảm không được xây
dựng trên cơ sở nhận thức đúng đắn sẽ thiếu đi sự sáng suốt và tình cảm sẽ
mất phương hướng dẫn đến việc bày tỏ thái độ không phù hợp.
* Nhận thức là thành phần quan trọng để hình thành niềm tin của con người
Niềm tin là sự hòa quyện giữa nhận thức, tình cảm và ý chí. Như vậy,
41

không thể có niềm tin nếu không có nhận thức đúng. Sinh viên chỉ thật sự
biến các giá trị sống chung ấy thành giá trị sống của riêng bản thân mình khi
tin tưởng và hành động theo các giá trị ấy.
Tóm lại, nhận thức là cơ sở, là nền tảng cho mọi sự hiểu biết của con
người. Nhờ có nhận thức mà con người mới có thể cải tạo được thế giới xung
quanh, cao hơn nữa là con người có thể cải tạo được chính bản thân, phục vụ
được nhu cầu của chính mình.
1.2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức giá trị sống của sinh viên
Khả năng nhận thức là khả năng phản ánh hiện thực khách quan, khả
năng tiếp nhận kiến thức, kỹ năng, thái độ. Quá trình phản ánh đó đúng hay
sai, nhiều hay ít, sâu sắc hay hời hợt, đầy đủ hay thiếu sót phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Ngoài yếu tố di truyền chiếm một phần rất nhỏ về mặt thể chất,
còn có các yếu tố khác như gia đình, nhà trường, văn hóa, xã hội… Các yếu tố
này có vai trò rất lớn trong việc quyết định tư tưởng, lối sống, giá trị, đạo đức,
con người [17]. Có thể kể đến các yếu tố sau đây:
a. Yếu tố chủ quan (các yếu tố bên trong)
Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Student nghĩa là
người làm việc, người tìm việc, người khai thác tri thức… [10, tr.211].
Sinh viên là những người đang chuẩn bị cho hoạt động mang lợi ích vật
chất hay tinh thần của xã hội. Các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học,
sản xuất hay hoạt động xã hội đều phục vụ và chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động
mang tính nghề nghiệp của bản thân sau khi hoàn tất quá trình học tập tại các
trường cao đẳng, đại học.
Các yếu tố bên trong có thể kể đến như các đặc điểm tâm lý lứa tuổi, sự
tự giáo dục, tự ý thức… cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức của sinh
viên.
42

* Sự phát triển về nhận thức và tình cảm


Ở mặt nhận thức, tính chủ định được phát triển mạnh mẽ ở tất cả các
quá trình nhận thức. Tri giác có mục đích đạt tới mức cao. Quan sát trở nên có
hệ thống và toàn diện. Quá trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống
tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách rời khỏi tư duy ngôn ngữ. Với sự
phát triển mạnh mẽ của tư duy lý luận cùng khối lượng tri thức lớn đã được
tiếp thu trong nhà trường, gia đình và xã hội, sinh viên bắt đầu liên kết các tri
thức riêng lẻ lại với nhau để tạo nên một biểu tượng chung thế giới quan cho
riêng mình.
Sự phát triển tự ý thức là đặc điểm nổi bật trong quá trình phát triển
nhân cách. Đặc điểm quan trọng trong tự ý thức của thanh niên là tự nhận
thức xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động, do địa vị mới mẻ của
họ. Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp, các em không chỉ nhận thức về
cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức về vị trí của mình trong
tương lai. Tuy nhiên, tự nhận thức về bản thân mình bao giờ cũng khó khăn
hơn nhận thức về người khác, vậy nên đôi khi thanh niên thường dễ có xu
hướng cường điệu khi tự đánh giá bản thân. Do đó, sinh viên rất cần có sự
nhận thức chính xác về các giá trị sống phù hợp với bản thân họ.
Ở mặt tình cảm, theo B.G.Ananhev và một số nhà tâm lý học khác, tuổi
sinh viên là thời kì phát triển tích cực nhất của tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức
và tình cảm thẩm mĩ. Loại tình cảm này mang tính hệ thống và tính bền vững so
với các thời kì trước, hơn ai hết sinh viên là người yêu vẻ đẹp thể hiện ở hành vi,
phong thái đạo đức cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ ở các sự vật hiện tượng [10,
tr.211-219].
* Các hoạt động cơ bản của sinh viên
Học tập là hoạt động chủ đạo của sinh viên. Hoạt động học tập ở bậc đại
học mang những nét sắc thái đặc thù hơn các bậc học khác, thể hiện ở tính yêu cầu
43

cao trong phẩm chất và năng lực. Bởi lẽ, nó hướng vào chuẩn bị cho nghề nghiệp
chuyên môn trong tương lai. Việc học của sinh viên không chỉ hướng vào lĩnh hội
những tri thức sẵn có mà còn bắt đầu bước vào con đường khai phá và hình thành
thêm những tri thức mới. Vì vậy, bên cạnh hoạt động học tập, họat động nghiên
cứu khoa học là một trong những hoạt động căn bản của sinh viên.
Sinh viên còn là một lực lượng xã hội quan trọng của đất nước. Ngoài
học tập và bước đầu nghiên cứu khoa học, sinh viên tham gia các hoạt động
khác như chính trị - xã hội, giải trí… Trên thực tế, các chiến dịch tình nguyện
mùa hè xanh, công tác từ thiện, các câu lạc bộ thơ văn, hội họa, âm nhạc,
khiêu vũ, thể dục thể thao… thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên.
Chính sự tham gia phong phú các dạng họat động khác nhau tạo cho
sinh viên những nét tâm lý đặc trưng như năng động, sáng tạo, nhiệt tình, bản
lĩnh, độc lập…
* Sự tự giáo dục
Tâm lý học đã chỉ ra rằng, trong quá trình hình thành và phát triển nhân
cách, hoạt động của cá nhân đóng vai trò quyết định. Những kinh nghiệm lịch
sử - xã hội loài người, nền văn hóa xã hội được cá nhân tiếp thu thông qua
hoạt động và giáo dục giữ vai trò chủ đạo, yếu tố cá nhân đóng vai trò quyết
định, trong đó có sự tự giáo dục của cá nhân.
Tự giáo dục là một hiện tượng có tính quy luật của việc phát triển cá
nhân. Do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống và của giáo dục, trong quá trình hoạt
động ý thức và tự ý thức của con người đã được hình thành. Con người đối
chiếu hứng thú và nhu cầu của bản thân với hoàn cảnh và yêu cầu của xã hội,
lựa chọn những phương tiện cần thiết của lối sống và cách cư xử.
Có thể nhận thấy sự tự giáo dục có vai trò quan trọng giúp cho cá nhân
nhìn nhận ra những ưu điểm để phát huy và hạn chế khuyết điểm để phấn đấu
nhằm đạt đến sự hoàn thiện nhất. Một cá nhân có sự phát triển về tự ý thức, tự
44

đánh giá biết định hướng và điều chỉnh bản thân như thế nào cho có ý nghĩa,
họ biết lựa chọn những gì là đúng đắn, phù hợp với chính bản thân và với xã
hội. Con người là một thực thể xã hội luôn hoạt động tích cực. Sức mạnh của
con người thể hiện ở chỗ bản thân nó có thể uốn nắn mình, phát triển và làm
cho mình mỗi ngày một tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn.
b. Các yếu tố khách quan (yếu tố bên ngoài)
* Gia đình
Mỗi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường sống, hoạt động và giao
tiếp gần nhất của mỗi cá nhân. Gia đình có chức năng nuôi dưỡng, chăm sóc,
bảo vệ và giáo dục với mỗi thành viên, đặc biệt là giáo dục các giá trị truyền
thống.
Môi trường văn hóa gia đình được tạo dựng trên cơ sở tình thương yêu,
đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên ruột thịt trong gia đình. Trong đó, những
người con cháu nhận được sự giáo dục, dạy bảo từ những người lớn trong gia
đình, dòng họ. Những suy nghĩ, tình cảm, lối sống của những người lớn trong
gia đình ít nhiều cũng có tác động đến con cái, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Các giá trị truyền thống mà mỗi người lĩnh hội được phụ thuộc vào địa
vị, kinh tế, nghề nghiệp, truyền thống, nếp sống, văn hóa của gia đình và các
thành viên trong gia đình. Cũng như những giá trị mà những người có uy tín
trong gia đình lựa chọn, như yêu thương, đoàn kết, hi sinh, tin tưởng, chia sẻ…
trong gia đình đều tác động đến sự lựa chọn giá trị sống của các thành viên trẻ
tuổi.
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, khi mà sợi dây huyết thống
nối kết các thành viên trong gia đình có phần lỏng lẻo thì điều cần thiết trong
mỗi gia đình là xây dựng văn hóa và truyền thống gia đình. Truyền thống gia
đình là một động lực, một một sức mạnh tinh thần thôi thúc mỗi cá nhân phải
phấn đấu, vững tin khi bước vào đời. Bên cạnh đó, truyền thống gia đình còn
45

có tác dụng bảo vệ và chống lại sự tha hóa của con người trong thời buổi phức
tạp hiện nay, góp phần không nhỏ trong việc giáo dục các giá trị sống cho thế
hệ trẻ.
* Nhà trường
Bên cạnh sự tác động của gia đình, nhà trường cũng tác động mạnh mẽ
đến việc nhận thức và hình thành các giá trị sống cho sinh viên.
Trước tiên, nội dung và chương trình học tập là một trong những yếu tố
ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhận thức của sinh viên. Đặc biệt là một số
môn đang được dạy ở trường Đại học Kinh tế - Tài chính như nhóm môn Kỹ
năng mềm, Kỹ năng giao tiếp, Đàm phán và thương lượng khách hàng…
Phương pháp giảng dạy và thái độ ứng xử của giảng viên cũng có tác
dụng củng cố, hình thành nên các giá trị sống cho sinh viên. Một giảng viên
giỏi, nhiệt tình trong cuộc sống và làm việc sẽ tác động tích cực đến nhận thức
của sinh viên.
Bên cạnh đó, sự gương mẫu, uy tín của thầy cô có tác dụng củng cố nhận
thức, có sức thuyết phục và góp phần hình thành những tình cảm đạo đức, niềm
tin, sự kì vọng và ngưỡng mộ nơi sinh viên.
Ngoài ra, lối sống của bạn bè, các đợt thực tập nghề nghiệp, các hoạt
động giao lưu trong trường cũng có ảnh hưởng nhất định đến nhận thức của
sinh viên về các giá trị sống.
Vì vậy, xây dựng một môi trường học tập lành mạnh, tiên tiến, thân
thiện, một bầu không khí cởi mở sẽ có những tác dụng tích cực và hiệu quả đối
với sự hình thành những giá trị sống cho sinh viên.
* Xã hội
Xã hội là môi trường rộng lớn bao quanh cuộc sống của con người. Xã
hội tác động đến từng cá nhân thông qua các hoạt động đa dạng như tuyên
truyền, vận động, biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu, phản đối những hành vi
46

vô đạo đức. Chính vai trò và nhiệm vụ như vậy nên xã hội có tác động rất lớn
đến việc điều chỉnh suy nghĩ, hành vi con người.
Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ, truyền thông, phim
ảnh, mạng internet cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến lối sống của sinh viên, cả
nặt tích cực và tiêu cực, một phần cũng xuất phát từ việc nhận thức các giá trị
sống.
Tóm lại, sinh viên thuộc lớp thanh niên có độ tuổi từ 18 đến 23-25 tuổi,
là giai đoạn chuyển từ sự chín muồi về thể lực sang trưởng thành về phương
diện tâm lý - xã hội. Lứa tuổi này được đánh giá là thời kì phát triển tích cực
nhất về tình cảm đạo đức và thẩm mĩ, là giai đoạn hình thành và ổn định tính
cách, đặc biệt là sinh viên đã có vai trò “người lớn” thực sự. Họ có kế hoạch
riêng cho hoạt động của mình, chịu trách nhiệm về hành vi và độc lập trong
phán đoán. Đây là thời kì có nhiều biến động mạnh mẽ về động cơ, về thang
giá trị xã hội. Sinh viên đã biết xác định con đường sống tương lai, tích cực
nắm vững nghề nghiệp và bắt đầu dấn thân thể nghiệm mình trong mọi lĩnh
vực của cuộc sống.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Dưới góc độ tâm lý học, có một số nghiên cứu khác nhau về giá trị sống
như đi sâu phân tích nội dung giá trị, mô hình và phương pháp giáo dục giá trị
sống hiệu quả. Tuy nhiên, những nghiên cứu nhận thức của sinh viên về giá trị
sống theo cách phân loại của UNESCO còn ít.
Nhận thức của sinh viên về giá trị sống là quá trình phản ánh các giá trị
sống vào não bộ, từ đó bản thân sinh viên tỏ thái độ, hành động đối với thế
giới xung quanh và với chính bản thân mình.
Nhận thức của sinh viên về giá trị sống trong đề tài được xác định ở 3
mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
47

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của sinh viên về giá
trị sống, trong đó chủ yếu là các yếu tố chủ quan (từ bản thân sinh viên) và
yếu tố khách quan (tác động từ môi trường xung quanh).
48

Chương 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN


ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH VỀ
MỘT SỐ GIÁ TRỊ SỐNG THEO UNESCO
2.1. Thể thức nghiên cứu
2.1.1. Khách thể nghiên cứu
Người nghiên cứu khảo sát 350 sinh viên ở ba khoa: Kế toán kiểm toán,
Quản trị kinh doanh và Tài chính kinh doanh tiền tệ. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ
thu được 307 phiếu hợp lệ, cụ thể được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu
Tiêu chí Số lượng %
Giới tính Nam 154 50.2
Nữ 153 49.8
Khoa đào Kế toán kiểm toán 94 30.6
tạo Quản trị kinh doanh 110 35.8
Tài chính kinh doanh tiền tệ 103 33.6
Trình độ Năm một 133 43.3
đào tạo Năm tư 174 56.7
Nơi ở Cùng gia đình 154 50.2
Phòng trọ 109 35.5
Người quen 35 11.4
Kí túc xá 9 2.9
Nghề nghiệp Làm ruộng 32 10.4
của gia đình Kinh doanh 146 47.6
Cán bộ viên chức 129 42.0
49

2.1.2. Mô tả công cụ nghiên cứu


Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, người nghiên cứu biên
soạn các công cụ khảo sát nhận thức về một số giá trị sống theo cách phân
loại của UNESCO của sinh viên ĐH KT-TC. Bảng hỏi chính thức được xây
dựng trên cơ sở lý luận về giá trị sống và bảng thăm dò có 8 câu hỏi mở khảo
sát trên 75 sinh viên (Xem Phụ lục 1).
Bảng hỏi gồm có hai phần: (Xem Phụ lục 2)
Phần một: Các thông tin cá nhân của sinh viên: giới tính, khoa đào tạo,
trình độ đào tạo, nơi ở hiện tại và nghề nghiệp chính của gia đình.
Phần hai: bao gồm bảy câu hỏi khảo sát về các nội dung chính của đề
tài, cụ thể:
* Câu 1:
Mục đích: Tìm hiểu quan niệm của sinh viên về định nghĩa giá trị sống.
Dựa trên việc tham khảo tài liệu và thăm dò mở, người nghiên cứu đưa ra bảy
quan niệm về giá trị sống. Đó là các quan niệm sau: giá trị sống là các chuẩn
mực đạo đức xã hội; là lí tưởng sống của cá nhân; là danh vọng của cải vật
chất mà mỗi người mong muốn có được; là lối sống; là kĩ năng sống; là
những điều mà mỗi người cho là tốt, quan trọng và cần thiết với bản thân họ;
là những giá trị được cá nhân nhận thức là quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa
đối với bản thân; những giá trị này có khả năng chi phối thái độ, tình cảm,
hành vi của người đó trong cuộc sống và được xã hội chấp nhận.
Cách tính điểm: là câu hỏi có nhiều lựa chọn, mỗi lựa chọn được thống
kê tần số và phần trăm lựa chọn.
* Câu 2: Tìm hiểu sự đánh giá của sinh viên về mức độ cần thiết của 12 giá
trị sống. Người trả lời sẽ chọn 1 trong 5 mức độ: không cần thiết, ít cần thiết,
có cũng được không cũng được, cần thiết và rất cần thiết
50

Cách tính điểm: Để có thể đo đếm và so sánh được các mức độ đó,
chúng tôi gán cho mỗi mức độ một số điểm mang tính chất ước lệ. Cách tính
điểm như sau:
Không cần thiết: 1 điểm
Ít cần thiết: 2 điểm
Có cũng được, không cũng được: 3 điểm
Cần thiết: 4 điểm
Rất cần thiết: 5 điểm
Tương ứng với mức đánh giá:
Mức 1: Không cần thiết, với ĐTB nhỏ hơn hoặc bằng 1.5
Mức 2: Ít cần thiết, với ĐTB từ 1.5 đến 2.5
Mức 3: Có cũng được, không cũng được,với ĐTB từ 2.5 đến 3.5
Mức 4: Cần thiết, với ĐTB từ 3.5 đến 4.5
Mức 5: Rất cần thiết, với ĐTB từ 4.5 đến 5.0
Đối với câu 2, người nghiên cứu tính tần số và phần trăm lựa chọn mức
độ cần thiết (bao gồm mức rất cần thiết và cần thiết), điểm trung bình, độ lệch
chuẩn; thứ hạng, kiểm nghiệm sự khác biệt theo các phương diện giới tính,
trình độ đào tạo và khoa đào tạo.
* Câu 3: Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về lợi ích của giá trị sống nói
chung, gồm 21 mệnh đề theo ba lĩnh vực tác động: trong học tập, trong chính
bản thân sinh viên và trong cuộc sống nói chung. Trong đó, lĩnh vực học tập
bao gồm các mệnh đề 1 đến 7, lĩnh vực bản thân từ mệnh đề 8 đến 14, lĩnh
vực cuộc sống nói chung bao gồm các mệnh đề còn lại (15 đến 21). Người trả
lời sẽ chọn 1 trong 5 mức độ: không đồng ý, phần lớn không đồng ý, phân
vân, phần lớn đồng ý và đồng ý.
51

Cách tính điểm: Để có thể đo đếm và so sánh được các mức độ đó,
chúng tôi gán cho mỗi mức độ một số điểm mang tính chất ước lệ. Cách tính
điểm như sau:
Không đồng ý: 1 điểm
Phần lớn không đồng ý: 2 điểm
Phân vân: 3 điểm
Phần lớn đồng ý: 4 điểm
Đồng ý: 5 điểm
Tương ứng với mức đánh giá:
Mức 1 = Không đồng ý, với ĐTB nhỏ hơn hoặc bằng 1.5
Mức 2 = Phần lớn không đồng ý, với ĐTB từ 1.5 đến 2.5
Mức 3 = Phân vân, với ĐTB từ 2.5 đến 3.5
Mức 4 = Phần lớn đồng ý, với ĐTB từ 3.5 đến 4.5
Mức 5 = Đồng ý, với ĐTBtừ 4.5 đến 5.0
Đối với câu 3, người nghiên cứu tính tần số và phần trăm lựa chọn mức
độ đồng ý (bao gồm mức đồng ý và phần lớn đồng ý), điểm trung bình, độ
lệch chuẩn, xếp hạng; kiểm nghiệm sự khác biệt theo các phương diện giới
tính, trình độ đào tạo và khoa đào tạo.
* Câu 4: Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về 4 giá trị sống, cụ thể là bốn giá
trị: trung thực, trách nhiệm, hợp tác và khoan dung. Như người nghiên cứu đã
trình bày trong phần cơ sở lý luận, lựa chọn quan điểm về mức độ nhận thức
bao gồm ba mức độ sau:
- Mức độ 1: nhận biết
- Mức độ 2: thông hiểu
- Mức độ 3: vận dụng
Với mức độ 1, người nghiên cứu đưa ra các mệnh đề định nghĩa 4 giá
trị (trung thực, trách nhiệm, hợp tác và khoan dung), mỗi giá trị có ba mệnh
52

đề, trong đó chỉ có một mệnh đề đúng, các mệnh đề còn lại sai hoặc chưa
hoàn chỉnh. Sinh viên phải chọn một mệnh đề mà theo họ là đúng nhất. Ở
mức độ này, người nghiên cứu tiến hành tính phần trăm, tần số sinh viên lựa
chọn các mệnh đề.
Với mức độ 2 và 3, người nghiên cứu đưa ra 1 tình huống, yêu cầu sinh
viên lựa chọn. Ở mức độ 2, sinh viên phải chọn 1 đáp án phù hợp nhất với nội
dung tình huống. Mức độ 3 sinh viên vận dụng các kiến thức để giải quyết
tình huống được đưa ra. Ở mức độ 2 và 3, người nghiên cứu tiến hành tính
phần trăm, tần số sinh viên lựa chọn các mệnh đề.
* Câu 5: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận thức các giá trị sống của
SV. Nội dung này người nghiên cứu đưa ra 32 mệnh đề theo bốn nhóm yếu tố
chính: xã hội, nhà trường, gia đình và bản thân. Trong đó, yếu tố xã hội từ
mệnh đề 1 đến 8, yếu tố nhà trường từ mệnh đề 9 đến 16, yếu tố gia đình từ
mệnh đề 17 đến 24, các mệnh đề còn lại (24 đến 32) thuộc về yếu tố bản thân.
Người trả lời sẽ chọn 1 trong 5 mức độ: không ảnh hưởng, ảnh hưởng rất ít,
ảnh hưởng ít, ảnh hưởng nhiều, ảnh hưởng rất nhiều.
Để có thể đo đếm và so sánh được các mức độ đó, chúng tôi gán cho
mỗi mức độ một số điểm mang tính chất ước lệ. Cách tính điểm như sau:
Không ảnh hưởng: 1 điểm
Ảnh hưởng rất ít: 2 điểm
Ảnh hưởng ít: 3 điểm
Ảnh hưởng nhiều: 4 điểm
Ảnh hưởng rất nhiều: 5 điểm
Tương ứng với mức đánh giá như sau:
Mức 1: Không ảnh hưởng, với ĐTB nhỏ hơn hoặc bằng 1.5
Mức 2: Ảnh hưởng rất ít, với ĐTB từ 1.5 đến 2.5
Mức 3: Ảnh hưởng ít, với ĐTB từ 2.5 đến 3.5
53

Mức 4: Ảnh hưởng nhiều, với ĐTB từ 3.5 đến 4.5


Mức 5: Ảnh hưởng rất nhiều, với ĐTB từ 4.5 đến 5.0
Đối với câu 5, người nghiên cứu tính tần số và phần trăm lựa chọn mức
độ ảnh hưởng nhiều (bao gồm mức ảnh hưởng rất nhiều và ảnh hưởng nhiều),
điểm trung bình, độ lệch chuẩn, xếp hạng; kiểm nghiệm sự khác biệt theo các
phương diện giới tính, trình độ đào tạo và khoa đào tạo.
* Câu 6: Tìm hiểu mức độ hiệu quả của một số biện pháp giáo dục nhằm
nâng cao nhận thức của sinh viên về giá trị sống. Đề tài đưa ra 17 biện pháp
bao gồm hai nhóm chính: nhóm biện pháp từ phía nhà trường và nhóm biện
pháp từ phía bản thân sinh viên. Người trả lời sẽ chọn 1 trong 5 mức độ:
không hiệu quả, ít hiệu quả, khi có khi không, hiệu quả và rất hiệu quả.
Tương tự câu 6, người nghiên cứu gán các mức độ với các điểm số tương ứng
sau:
Không hiệu quả: 1 điểm
Ít hiệu quả: 2 điểm
Khi có khi không : 3 điểm
Hiệu quả: 4 điểm
Rất hiệu quả: 5 điểm
Tương ứng với mức đánh giá như sau:
Mức 1: Không hiệu quả, với ĐTB nhỏ hơn hoặc bằng 1.5
Mức 2: Ít hiệu quả, với ĐTB từ 1.5 đến 2.5
Mức 3: Khi có khi không, với ĐTB từ 2.5 đến 3.5
Mức 4: Hiệu quả, với ĐTB từ 3.5 đến 4.5
Mức 5: Rất hiệu quả, với ĐTB từ 4.5 đến 5.0
Đối với câu 6, người nghiên cứu tính tần số và phần trăm lựa chọn mức
độ hiệu quả (bao gồm mức hiệu quả và rất hiệu quả), điểm trung bình, độ lệch
chuẩn, xếp hạng; kiểm nghiệm sự khác biệt theo các phương diện giới tính,
54

trình độ đào tạo và khoa đào tạo.


2.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên đại học Kinh tế - Tài chính TP
Hồ Chí Minh về một số giá trị sống theo UNESCO
2.2.1. Quan niệm của sinh viên về giá trị sống
Để tìm hiểu quan niệm của sinh viên về giá trị sống, chúng tôi tiến
hành trưng cầu ý kiến của 75 sinh viên. Trong lần khảo sát thử, sinh viên trả
lời câu hỏi “Theo bạn, giá trị sống là gì”. Những ý kiến mà sinh viên đề cập
nhiều nhất được tổng hợp và sử dụng trong lần khảo sát chính thức.
Quan niệm của sinh viên về giá trị sống được thể hiện chi tiết trong
bảng 2.2 theo thứ tự từ cao xuống thấp:
Bảng 2.2. Quan niệm của sinh viên về giá trị sống nói chung
Nội dung Tần % Thứ
số Lựa chọn hạng
Những giá trị được cá nhân nhận thức là quan trọng, cần thiết, 215 70.0 1
có ý nghĩa đối với bản thân; những giá trị này có khả năng chi
phối thái độ, tình cảm, hành vi của người đó trong cuộc sống
và được xã hội chấp nhận
Lý tưởng sống của từng cá nhân 156 50.8 2
Kỹ năng sống 135 44.0 3
Các chuẩn mực đạo đức xã hội 115 37.5 4
Những điều mà mỗi người cho là tốt, quan trọng và cần thiết 103 33.6 5
với bản thân họ
Lối sống của mỗi người 103 33.6 5
Danh vọng, của cải vật chất mà mỗi người mong muốn có được 64 20.8 6
Kết quả khảo sát quan niệm của sinh viên về giá trị sống cho thấy,
trong bảy nội dung được đưa ra, có hai nội dung được hơn một nửa sinh viên
lựa chọn, đó là những giá trị được cá nhân nhận thức là quan trọng, cần thiết,
có ý nghĩa đối với bản thân; những giá trị này có khả năng chi phối thái độ,
tình cảm, hành vi của người đó trong cuộc sống và được xã hội chấp nhận
55

(70% sinh viên lựa chọn) và lý tưởng sống của từng cá nhân (50.8% sinh viên
lựa chọn). Qua đó chúng ta thấy rằng sinh viên quan niệm giá trị sống là
những giá trị tinh thần, có ý nghĩa đối với bản thân và được xã hội chấp nhận.
Bên cạnh đó vẫn có một số lượng nhỏ SV cho rằng giá trị sống chính là
những của cải vật chất mà mỗi người có được, cụ thể là có 20.8 % SV lựa
chọn giá trị sống là danh vọng, của cải vật chất mà mỗi người mong muốn có
được.
Có hơn 40% sinh viên quan niệm rằng giá trị sống là kĩ năng sống. Đây
là sự nhầm lẫn, sinh viên đã đồng nhất giá trị sống với kỹ năng sống. Giá trị
sống là những giá trị tinh thần có ý nghĩa đối với bản thân mỗi người và được
xã hội thừa nhận. Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có
được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý
những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Như vậy, nếu xem giá trị sống là gốc thì kỹ năng sống là phần ngọn.
Thông qua kết quả phân tích trên, chúng tôi thấy rằng sinh viên đã đồng
tình với khái niệm giá trị sống mà người nghiên cứu đã lựa chọn trong phần
cơ sở lý luận. Từ đó chúng tôi kết luận bước đầu sinh viên có quan niệm đúng
về giá trị sống.
2.2.2. Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của giá trị sống
Kết quả khảo sát nhận thức của sinh viên ĐH KT - TC TP. HCM về
mức độ cần thiết của 12 giá trị sống được thể hiện chi tiết ở bảng sau, theo thứ
tự từ cao xuống thấp:
56

Bảng 2.3. Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của giá trị sống
Nội dung Mức độ Điểm Độ Thứ
Cần thiết TB lệch hạng
Tần số % chuẩn
Tôn trọng 304 99.0 4.70 0.48 1
Yêu thương 302 98.4 4.62 0.52 2
Hòa bình 297 96.7 4.57 0.63 3
Hạnh phúc 292 95.1 4.57 0.62 3
Trách nhiệm 289 94.1 4.52 0.63 4
Tự do 280 91.2 4.45 0.70 5
Trung thực 280 91.2 4.39 0.68 6
Đoàn kết 265 86.3 4.19 0.72 7
Hợp tác 265 86.3 4.15 0.71 8
Khoan dung 264 86.0 4.10 0.67 9
Khiêm tốn 215 70.0 3.82 0.74 10
Giản dị 166 54.1 3.53 0.91 11

Kết quả khảo sát ở bảng 2.3 cho phép người nghiên cứu rút ra một số
nhận xét mang tính khái quát như sau:
Tất cả 12 giá trị sống người nghiên cứu đưa ra đều được sinh viên đánh
giá ở mức cần thiết và rất cần thiết đối với họ (ĐTB rải đều từ 3.53 đến 4.70).
Sự đánh giá mức độ cần thiết của sinh viên về các giá trị sống không có
sự chênh lệch lớn. Tôn trọng là giá trị được cho là cần thiết nhất (ĐTB: 4.70
và 99% sinh viên lựa chọn mức độ đồng ý) trong khi đó giản dị được cho là
có sự cần thiết thấp nhất (ĐTB: 54.1 và có gần 50% sinh viên cho rằng không
cần thiết).
Những giá trị được sinh viên cho là cần thiết nhất gồm có tôn trọng,
yêu thương, hòa bình, hạnh phúc và trách nhiệm (ĐTB từ 4.5 trở lên). Đây
chủ yếu là các giá trị trong nhóm các giá trị về phẩm chất nhân cách bản thân.
57

Những giá trị sống được sinh viên cho là cần thiết ở mức thấp nhất gồm
khiêm tốn và giản dị (ĐTB dưới 4.00).

Thông qua kết quả trên, thấy rằng các giá trị mà sinh viên lựa chọn
nghiêng về các giá trị trong mối quan hệ liên nhân cách với nhóm và cộng
đồng (tôn trọng, trách nhiệm…). Các giá trị về phẩm chất nhân cách bản thân
(giản dị, khoan dung, khiêm tốn…) ít được sinh viên quan tâm.
Biểu đồ 2.1. Điểm trung bình mức độ cần thiết của các giá trị sống

Khi so sánh mức độ cần thiết của 12 giá trị sống theo các phương diện
giới tính, năm thứ và khoa đào tạo, người nghiên cứu thu được kết quả như
sau:
58

Bảng 2.4. Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của giá trị sống
theo phương diện
Phương diện Giá trị Điểm TB Kiểm nghiệm
Nam Nữ F T
Giới tính Hòa bình 4.53 4.61 8.84 0.00
Khiêm tốn 3.73 3.90 4.50 0.03
Hạnh phúc 4.44 4.70 17.29 0.00
Trách nhiệm 4.42 4.62 19.37 0.00
Đoàn kết 4.18 4.19 4.00 0.04
Năm 1 Năm 4 F T
Năm thứ Hòa bình 4.63 4.52 6.70 0.01
Yêu thương 4.68 4.57 10.77 0.00
KTKT QTKD TCKDTT F P
Khoa Hòa bình 4.71 4.42 4.60 5.54 0.00
Trung thực 4.51 4.26 4.41 3.53 0.03
Khiêm tốn 3.82 3.67 3.96 4.18 0.01
Hạnh phúc 4.68 4.62 4.42 5.10 0.00
Ghi chú: T, F: kiểm nghiệm; P: xác suất
Với mức xác suất α = 0.05. Nếu T > Tα hay P < 0.05: có sự khác biệt ý nghĩa
Với mức xác suất α = 0.05. Nếu F > Fα hay P < 0.05: có sự khác biệt ý nghĩa

* Về phương diện giới tính: có sự khác biệt về mặt đánh giá mức độ
cần thiết ở các giá trị hòa bình, khiêm tốn, hạnh phúc, trách nhiệm và đoàn
kết. Xem xét, thấy ĐTB của nữ cao hơn so với nam. Từ đó cho thấy nữ đánh
giá mức độ cần thiết của các giá trị sống cao hơn so với nam. Điều đó có thể
do sự khác biệt về đặc điểm tâm lý, giới tính giữa nam và nữ. Nữ giới thường
có xu hướng thể hiện bản thân và tỏ ra là những người có tinh thần hợp tác,
đoàn kết trong các mối quan hệ liên nhân cách trong nhóm và cộng đồng.
59

* Về phương diện trình độ đào tạo: có khác biệt ý nghĩa trong các giá
trị hòa bình, yêu thương. Sinh viên năm thứ nhất có ĐTB cao hơn sinh viên
năm thứ tư ở các nội dung này. So với năm nhất thì sinh viên năm tư có nhiều
sự trải nghiệm trong các mối quan hệ, học tập, làm thêm; cũng như những va
chạm trong cuộc sống nên ít chú trọng đến sự cần thiết của các giá trị hòa
bình, yêu thương.
* Về phương diện khoa đào tạo: có khác biệt ý nghĩa ở các giá trị hòa
bình, trung thực, khiêm tốn. Nhìn chung, sinh viên khoa KTKT đánh giá mức
độ cần thiết của các giá trị trên cao hơn sinh viên các khoa khác.
2.2.3. Nhận thức của sinh viên về lợi ích của giá trị sống
Từ nghiên cứu mức độ cần thiết của các giá trị sống đối với bản thân
sinh viên, người nghiên cứu tiến hành tìm hiểu sâu hơn nhận thức của sinh
viên về lợi ích của giá trị sống. Kết quả cụ thể được thể hiện trong bảng 2.5:
Bảng 2.5. Nhận thức của sinh viên về lợi ích của giá trị sống
Lợi ích Mức độ Điểm Độ Thứ
đồng ý TB lệch hạng
Tần số % chuẩn
Đối với học tập 4.06 0.51 3
Mở rộng tầm hiểu biết 259 84.3 4.20 0.81 1
Biết tôn trọng ý kiến riêng của bạn bè 257 83.7 4.09 0.79 2
Chấp nhận và hợp tác khi làm việc nhóm 251 81.8 4.08 0.74 3
Biết cách kiểm soát và giải tỏa căng thẳng, lo âu 231 75.2 4.04 0.85 4
trước những thử thách gặp phải trong học tập
Hình thành tư duy tích cực trong học tập 250 81.4 4.02 0.80 5
Thực hiện tốt các hoạt động nhóm 245 79.8 4.01 0.78 6
Hứng thú và hiệu quả học tập được tăng cao 236 76.8 3.98 0.88 7
Đối với bản thân 4.14 0.55 1
60

Hiểu bản thân, biết cách tôn trọng và tin 266 86.7 4.29 0.76 1
tưởng vào chính mình
Có định hướng rõ ràng cho cuộc đời mình 255 83.1 4.27 0.89 2
Biết chấp nhận những khuyết điểm của bản 263 85.6 4.26 0.74 3
thân và biết cách khắc phục
Biết kiểm soát suy nghĩ của bản thân trước khi 255 83.1 4.10 079 4
hành động nên có thể dễ dàng giải quyết những
tình huống khó khăn
Tìm thấy các giá trị tiểm ẩn của bản thân 231 75.2 4.07 0.88 5
Giúp tôi luôn làm chủ bản thân 250 81.5 4.06 0.81 6
Không bị lôi cuốn bởi những giá trị tầm 218 71.0 3.92 0.84 7
thường trong việc định hình mục đích sống
Đối với cuộc sống 4.06 0.54 2
Cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn 266 86.6 4.27 0.84 1
Tự tin với chính hành động của bản thân đối 248 80.7 4.18 0.79 2
với cuộc sống
Dễ thích ứng hơn với những khó khăn trong 246 80.1 4.09 0.79 3
cuộc sống
Hình thành hành vi ứng xử tích cực 247 80.5 4.07 0.79 4
Biết cách tôn trọng và chấp nhận người khác 250 81.5 4.06 0.80 5
Hình thành cái nhìn lạc quan và tích cực về 231 75.2 4.01 0.88 6
cuộc sống
Tin tưởng vào những người xung quanh và 195 63.5 3.76 0.97 7
cuộc sống này

Kết quả khảo sát bảng 2.5 cho thấy, trong 3 nhóm lợi ích người nghiên
cứu đưa ra (trong học tập, bản thân và cuộc sống nói chung) sinh viên nhận
thấy giá trị sống có lợi ích nhiều nhất đối với chính bản thân họ (ĐTB: 4.14,
ứng với mức độ phần lớn đồng ý). Các giá trị sống giúp họ hiểu bản thân, biết
61

cách tôn trọng và tin tưởng chính mình; có định hướng rõ ràng cho cuộc đời
mình; biết chấp nhận những khuyết điểm của bản thân và biết cách khắc
phục, tìm thấy các giá trị tiểm ẩn của bản thân, giúp tôi luôn làm chủ bản
thân, không bị lôi cuốn bởi những giá trị tầm thường trong việc định hình
mục đích sống.
Nhóm lợi ích sinh viên xếp thứ hai là nhóm lợi ích trong học tập và
cuộc sống (ĐTB 4.06). Một số lợi ích nổi bật trong cuộc sống là: Cảm thấy
cuộc sống có ý nghĩa hơn, tự tin với chính hành động của bản thân đối với
cuộc sống, dễ thích ứng hơn với những khó khăn trong cuộc sống, hình thành
hành vi ứng xử tích cực… Việc nhận thức đầy đủ các giá trị sống còn giúp
sinh viên mở rộng tầm hiểu biết, biết tôn trọng ý kiến riêng của bạn bè, chấp
nhận và hợp tác khi làm việc nhóm…
Người nghiên cứu đã tiến hành so sánh nhận thức lợi ích của giá trị
sống trên các nhóm khách thể khác nhau (giới tính, trình độ đào tạo và khoa
đào tạo), kết quả không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm khách thể trên.
(xem phụ lục 6.1, 6.2, 6.3)
Từ việc phân tích kết quả trên, người nghiên cứu nhận thấy sinh viên
trường ĐH KT - TC có nhận thức khá đầy đủ về lợi ích của giá trị sống. Đây
là một kết quả khả quan, nó cho phép người nghiên cứu hi vọng cao về bức
tranh nhận thức của sinh viên về giá trị sống của sinh viên – được trình bày
trong phần 2.2.4.
2.2.4. Nhận thức của sinh viên về 4 giá trị sống
2.2.4.1. Mức độ nhận biết của sinh viên về 4 giá trị sống
Để tìm hiểu mức độ nhận biết về định nghĩa một số giá trị sống của
sinh viên, người nghiên cứu đưa ra ba mệnh đề cho các giá trị (trung thực,
trách nhiệm, hợp tác, khoan dung) và đề nghị sinh viên lựa chọn một mệnh đề
mà họ cho là đúng nhất. Kết quả được thể hiện trong bảng 2.6.
62

Bảng 2.6. Mức độ nhận biết của sinh viên về 4 giá trị sống
Giá Nội dung Tần số % lựa
trị lựa chọn chọn
a. Không tham lam đối với những thứ không thuộc về 49 16.6
mình
Trung b. Sự công bằng và khách quan khi đánh giá đối tượng 91 29.7
thực nào đó.
c. Luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống 158 53.7
ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình
mắc khuyết điểm
a. Sự kính trọng đối với người khác 34 11.1
b. Phần việc mà cá nhân phải gánh vác, phải nhận lấy về
Trách mình và thực hiện với lòng trung thực 183 59.6
nhiệm c. Sự đáp ứng của bản thân đối với những yêu cầu, đòi
hỏi của người khác 90 29.3
a. Sự nể trọng và yêu thương người khác khi làm việc
chung 11 3.6
Hợp b. Làm việc cùng nhau với mục tiêu chung trên nguyên
tác tắc tôn trọng và trợ giúp qua lại lẫn nhau 204 66.4
c. Sự liên kết giữa các đối tượng và mang lại lợi ích cho
cả đôi bên 92 30.0
a. Rộng lòng tha thứ, tôn trọng và thông cảm với người
khác; biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và
Khoan sửa chữa lỗi lầm 190 61.9
dung b. Luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều
bạn tốt 44 14.3
c. Yêu thương và quan tâm tới những người xung quanh 73 23.8

Trung thực: Hai mệnh đề trung thực là sự công bằng và khách quan
khi đánh giá đối tượng nào đó và không tham lam đối với những thứ không
thuộc về mình có tỉ lệ sinh viên lựa chọn lần lượt là 29.7% và 16.6%. Sự công
bằng, khách quan khi đánh giá đối tượng hay không tham lam chỉ là những
biểu hiện của trung thực chứ chưa phải định nghĩa của giá trị trung thực. Đáp
án đúng mà người nghiên cứu đưa ra là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân
lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc
63

khuyết điểm. Đáp án này có 53.7% sinh viên lựa chọn. Kết quả này cho thấy
hơn nửa sinh viên được khảo sát đạt mức độ nhận biết về định nghĩa giá trị
trung thực.
Trách nhiệm: có 59.6% sinh viên đạt mức độ nhận biết về định nghĩa
giá trị trách nhiệm. Bằng chứng là 59.6% sinh viên đã chọn trách nhiệm là
phần việc mà cá nhân phải gánh vác, phải nhận lấy về mình và thực hiện với
lòng trung thực. Các lựa chọn còn lại: sự đáp ứng của bản thân đối với những
yêu cầu, đòi hỏi của người khác; sự nể trọng và yêu thương người khác khi
làm việc chung có hơn 40% sinh viên chọn lựa.
Hợp tác: Có 30% sinh viên cho rằng hợp tác là sự liên kết giữa các đối
tượng và mang lại lợi ích cho cả đôi bên, đây là một biểu hiện của sự hợp tác
nhưng chưa phản ánh đầy đủ định nghĩa của giá trị hợp tác. Ngoài ra còn có
3.6% sinh viên cho rằng hợp tác là sự nể trọng và yêu thương người khác khi
làm việc chung. Tuy nhiên, hợp tác chính là làm việc cùng nhau với mục tiêu
chung trên nguyên tắc tôn trọng và trợ giúp qua lại lẫn nhau, lựa chọn này có
66.4% sinh viên đồng ý. Hợp tác là một giá trị rất cần thiết trong đời sống và
học tập của sinh viên, do đó lựa chọn được mệnh đề đúng nhiều hơn các giá
trị khác. Từ đó người nghiên cứu kết luận có 66.4% sinh viên trường ĐH KT
- TC đạt mức độ nhận biết ở nội dung này.
Khoan dung: Đối với định nghĩa khoan dung, có 61.9% sinh viên đạt
mức độ nhận biết. Số sinh viên còn lại chỉ lựa chọn một vài biểu hiện của
khoan dung như là yêu thương, quan tâm đến mọi người xung quanh…
(23.8%). Thực chất khoan dung chính là rộng lòng tha thứ, tôn trọng và thông
cảm với người khác; biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa
lỗi lầm.
Như vậy chỉ có khoảng 60% sinh viên được nghiên cứu đạt mức độ
nhận biết đối với định nghĩa của 4 giá trị sống trong bài luận. Các giá trị sống
64

chưa được truyền tải đến sinh viên như một nội dung chính thống, các kiến
thức chưa được cung cấp một cách hệ thống, do đó sinh viên chưa được tiếp
cận nhiều đối với các định nghĩa về giá trị nên nhận thức của họ ở mức độ này
còn hạn chế.
2.2.4.2. Mức độ thông hiểu của sinh viên về 4 giá trị sống
Để đánh giá mức độ thông hiểu của sinh viên về 4 giá trị sống được lựa
chọn trong đề tài, chúng tôi đưa ra 4 tình huống có trong thực tế, thể hiện 4
giá trị và yêu cầu sinh viên gọi tên được giá trị trong từng tình huống. Kết quả
thu được thể hiện trong bảng 2.7.
Có hơn 50% sinh viên đã lựa chọn đúng đáp án mà người nghiên cứu
đưa ra trong các tình huống, cụ thể:
* Tình huống 1: “Trong buổi thuyết trình của nhóm 1 môn Kĩ năng
mềm, Vân nhận ra rằng bài thuyết trình chưa đạt yêu cầu vì còn nhiều thiếu
sót về kiến thức, phương pháp thuyết trình chưa sinh động, sự phản biện ý
kiến chưa tốt. Tuy nhiên, khi giáo viên đưa phiếu yêu cầu đánh giá phần
thuyết trình của nhóm 1 Vân đã đánh giá chung chung, qua loa, lấy lệ, không
nêu rõ các khuyết điểm của bài thuyết trình như Vân đã nhận thấy vì nhóm
trưởng nhóm 1 là bạn rất thân của Vân”. Đáp án đúng của tình huống này là
Vân thiếu trung thực trong đánh giá.
Ở tình huống này, khi trả lời câu hỏi “Theo bạn, sự đánh giá của Vân
đối với bài thuyết trình thể hiện điều gì?” có 66.4% sinh viên chọn đáp án
thiếu trung thực trong đánh giá, 19.2% sinh viên chọn đáp án tôn trọng đối
với công sức của bạn và 6.2% sinh viên chọn đáp án đoàn kết trong tập thể
lớp. Như vậy, có 66.4% sinh viên đạt mức độ thông hiểu trong nội dung này
(giá trị trung thực).
65

Bảng 2.7. Mức độ thông hiểu của sinh viên về 4 giá trị sống
Tình Nội dung Tần số % lựa
huống lựa chọn chọn
Tình a. Thiếu trung thực trong đánh giá 204 66.4
huống b. Tôn trọng đối với công sức của bạn 59 19.2
1 c. Đoàn kết trong tập thể lớp 19 6.2
Tình a. Nam thiếu nhiệt tình trong công việc 67 21.8
huống b. Đó chỉ đơn giản là một rủi ro 24 7.8
2 c. Nam thiếu trách nhiệm trong công việc 210 68.4
Tình a. Hai người chưa hiểu nhau 23 7.5
huống b. Thiếu sự hợp tác để thống nhất mục tiêu 220 71.7
3 chung của nhiệm vụ
c. Cái tôi cá nhân quá lớn 57 18.6
Tình a. Thiếu trung thực trong việc đánh giá con 24 7.8
huống người mới của Bảo
4 b. Không yêu thương Bảo 22 7.2
c. Thiếu sự khoan dung, tha thứ đối với lỗi 252 82.1
lầm trước đây của Bảo

Ngoài các đáp án trên, có một số ý kiến khác nhận xét rằng: Vân để
tình cảm chi phối sự trung thực của bản thân, không tôn trọng mọi người
trong lớp, sợ mất lòng bạn, lo ngại khi cho ý kiến riêng sẽ làm mất lòng nhau
nên chọn như cách làm của Vân để giữ hòa khí trong các mối quan hệ.
Để tìm hiểu sâu hơn, người nghiên cứu phỏng vấn sinh viên và nhận
đước ý kiến cho biết rằng: “hiện nay, tình trạng này đang khá phổ biến trong
các giờ thuyết trình theo nhóm có đánh giá chéo giữa các nhóm. Một là để
“giúp nhau” gỡ điểm cho lần thi kết thúc học phần vì thuyết trình thường dễ
lấy điểm. Hai là không muốn mất lòng bạn bè. Ba là gần như tất cả các bạn
trong lớp đều làm như thế, nếu mình đánh giá thẳng thắn và trung thực quá
các bạn sẽ ghét và cảnh giác với mình”.
* Tình huống 2: “Nam được giao nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý máy
chiếu cho buổi thuyết trình của lớp. Theo quy định của trường, người mượn
phải bảo quản và trả thiết bị sau khi sử dụng. Nhưng khi nhóm Nam kết thúc
66

bài thuyết trình thì Nam xin phép ra về vì có việc gấp mà không bàn giao máy
chiếu cho các nhóm khác. Cuối cùng, máy chiếu bị mất. Bộ phận quản trị thiết
bị đã quy trách nhiệm cho Nam (vì Nam là người đi nhận máy) và yêu cầu
Nam bồi thường cho trường. Nam không đồng ý vì cho rằng mình không phải
là người làm mất, mà các nhóm còn lại thuyết trình xong phải có nhiệm vụ trả
máy cho trường”. Đáp án đúng của tình huống này là Nam thiếu trách nhiệm
trong công việc.
Kết quả lựa chọn các đáp án của sinh viên như sau: thiếu nhiệt tình
trong công việc (21.8%), đó chỉ đơn giản là một rủi ro (7.8%), thiếu trách
nhiệm trong công việc (68.4%). Như vậy có 68.4% sinh viên hiểu đúng ở nội
dung này (giá trị trách nhiệm).
* Tình huống 3: “Lan và Huệ được giáo viên phân cùng nhóm làm bài
tập nghiên cứu hết môn. Lan đề xuất thời gian đầu hai người chia nhau tìm tài
liệu, đọc tài liệu, sau đó trao đổi với nhau, tổng hợp và viết bài. Nhưng Huệ
không đồng ý vì cho rằng điều đó không cần thiết và mất thời gian, đi lại vất
vả, tốn kém; mà nên phân chia bài tập cho mỗi người tự giải quyết phần việc
của mình, đến cuối kì cả hai ráp thành một bản hoàn chỉnh và thuyết trình.
Nhưng Lan cũng không đồng ý vì như thế bài tập sẽ không logic và không thể
hiện tinh thần làm việc của nhóm”. Đáp án đúng của tình huống này là thiếu
sự hợp tác để thống nhất mục tiêu chung của nhiệm vụ.
Trong tình huống này có 71.7% sinh viên lựa chọn đáp án đúng - thiếu
sự hợp tác để thống nhất mục tiêu chung của nhiệm vụ.
* Tình huống 4: “Bảo là người từng phạm tội gây rối trật tự công
cộng. Do thành tích cải tạo tốt Bảo được ân xá và trở về địa phương. Bảo tỏ
vẻ rất hối lỗi về những hành động trước đây của mình nhưng nhiều người
trong khu phố vẫn không giao tiếp với Bảo vì cho rằng Bảo là người hư
67

hỏng”. Đáp án đúng của tình huống là thiếu sự khoan dung, tha thứ đối với lỗi
lầm trước đây của Bảo.
Có 82.1% sinh viên chọn lựa đáp án “thiếu sự khoan dung, tha thứ đối
với lỗi lầm trước đây của Bảo”, các đáp án còn lại “thiếu trung thực trong
việc đánh giá con người mới của Bảo” có 7.8%, “không yêu thương Bảo” có
7.2%.
Qua kết quả khảo sát, người nghiên cứu thấy rằng có trên 70% sinh
viên trường ĐH KT-TC đạt mức độ thông hiểu đối với 4 giá trị sống trong đề
tài.
2.2.4.3. Mức độ vận dụng của sinh viên về 4 giá trị sống
Để đo mức độ vận dụng của sinh viên về 4 giá trị sống, người nghiên
cứu tiếp tục sử dụng những tình huống trên để tìm hiểu khả năng vận dụng
kiến thức về giá trị sống trong các tình huống bằng cách chọn lựa cách xử lý
tình huống đó. Mỗi tình huống tùy từng chủ thể sẽ có cách xử lý khác nhau.
Trong nghiên cứu này, người nghiên cứu đã đưa ra ba cách xử lý, trong
đó có một cách xử lý mong đợi, phù hợp với bản chất của giá trị đó. Kết quả
thu được từ bảng khảo sát chỉ là một phần kết quả tự đánh giá của sinh viên
trước những tình huống tiêu biểu mà người nghiên cứu đưa ra, chưa thể phản
ánh hết được thực trạng nhận thức của sinh viên về giá trị sống.
Bảng 2.8. Mức độ vận dụng của sinh viên về 4 giá trị sống
Tình Nội dung Tần số %
huống lựa chọn lựa chọn
a. Đánh giá giống như Vân 25 8.1
Tình b. Bạn nêu rõ các ưu điểm, khuyết điểm, góp 192 62.5
huống ý các nội dung cần chỉnh sửa
1 c. Đánh giá chung trong phiếu nhưng sẽ gặp 84 27.4
riêng nhóm 1 để góp ý
68

a. Cùng suy nghĩ và hành động giống Nam 8 2.6


Tình b. Đề nghị các nhóm khác cùng chịu trách 29 9.4
huống nhiệm với bạn
2 c. Nhận trách nhiệm về sự sai sót trên, cùng 266 86.6
với lớp và nhà trường tìm biện pháp giải
quyết
a. Đồng ý với cách làm của Lan 58 18.9
Tình b. Đồng ý với cách làm của Huệ 19 6.2
huống c. Đề nghị cùng ngồi lại và xem xét mục tiêu 222 72.3
3 của hoạt động này
a. Đồng tình với hành động của những người 12 3.9
Tình dân trên
huống b. Giải thích cho mọi người biết sự tiến bộ 235 76.5
4 của Bảo và vận động mọi người cho Bảo
cơ hội thể hiện sự tiến bộ
c. Không bận tâm đến sự trở về của Bảo và 54 17.6
sự ứng xử của mọi người

Tình huống 1: Khi được hỏi “Nếu là Vân, bạn sẽ làm gì?” có 8.1%
sinh viên lựa chọn cách đánh giá giống như Vân, 62.5% sinh viên lựa chọn
cách nêu rõ các ưu điểm, khuyết điểm, góp ý các nội dung cần chỉnh sửa và
Đánh giá chung trong phiếu nhưng sẽ gặp riêng nhóm 1 để góp ý là 27.4%
sinh viên lựa chọn. Kết quả cho thấy, phần lớn sinh viên lựa chọn cách xử lý
nêu rõ các ưu điểm, khuyết điểm, góp ý các nội dung cần chỉnh sửa. Đây là
cách xử lý phù hợp với xu hướng mà người nghiên cứu đã đưa ra trong đề tài.
Điều đó cho thấy, sinh viên đã hiểu giá trị trung thực và thể hiện giá trị ấy
trong tình huống này.
69

Ngoài cách lựa chọn các đáp án trên, trong câu hỏi ý kiến khác, sinh
viên cũng đưa ra một số cách giải quyết khác theo cách của riêng họ. Ví dụ
như: “viết ra các góp ý nhận xét với tinh thần xây dựng, tránh trường hợp chơi
xấu, hỏi khó, xăm soi”. Hoặc “vẫn đánh giá các ưu nhược nổi bật nhưng
không đi sâu vào chi tiết. Tuy nhiên cũng sẽ không gặp riêng để nói”. Có bạn
lại đưa ra cách giải quyết “kết hợp lựa chọn 2 và 3 đánh giá chung chung
nhưng sẽ gặp riêng góp ý để họ rút kinh nghiệm cho lần sau, nếu lần sau còn
tái phạm thì đánh giá trung thực”.
Tình huống 2: có 2.6% sinh viên có cùng suy nghĩ và hành động giống
Nam, 9.4% sinh viên đề nghị các nhóm khác cùng chịu trách nhiệm và nhận
trách nhiệm về sự sai sót trên, cùng với lớp và nhà trường tìm biện pháp giải
quyết là 86.6% sinh viên lựa chọn. Như vậy, có 86.6% sinh viên lựa chọn
cách nhận trách nhiệm về sự việc bị mất máy chiếu, cùng với lớp và nhà
trường tìm biện pháp giải quyết. Đây là cách giải quyết người nghiên cứu cho
là hợp lý. Khi con người gây ra hậu quả nào đó thì chính bản thân họ phải là
người nhận trách nhiệm và tìm biện pháp để giải quyết rắc rối đó.
Tình huống 3: 18.9% sinh viên đồng ý với cách làm của Lan, 6.2%
sinh viên đồng ý với cách làm của Huệ và chọn cách đề nghị cùng ngồi lại và
xem xét mục tiêu của hoạt động này là 72.3%. Đa số sinh viên được khảo sát
lựa chọn cách giải quyết cho tình huống này là đề nghị cùng ngồi lại và xem
xét mục tiêu của hoạt động chung. Điều này cho phép người nghiên cứu kết
luận rằng có hơn 70% sinh viên ĐH KT - TC có thể hiện tinh thần hợp tác
trong khi làm việc nhóm.
Ngoài ra, một số ý kiến khác cũng cho rằng “nếu như hai người không
thể thống nhất được cách giải quyết thì nên nhờ sự can thiệp của giảng viên”.
Trong tình huống này giảng viên sẽ giúp họ biết cách tổ chức và phân công
70

công việc hợp lý. Tuy nhiên, cách xử lý này chưa thể hiện được tinh thần hợp
tác để giải quyết nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm.
Tình huống 4: Trong 3 lựa chọn người nghiên cứu đưa ra, lựa chọn có
nhiều sinh viên chọn nhất là giải thích cho mọi người biết sự tiến bộ của Bảo
và vận động mọi người cho Bảo cơ hội thể hiện sự tiến bộ (76.5%), tiếp theo
là không bận tâm đến sự trở về của Bảo và sự ứng xử của mọi người (17.6%),
đồng tình với hành động của những người dân chỉ có 3.9% sinh viên lựa
chọn. Như vậy, phần lớn sinh viên lựa chọn cách giải quyết cho tình huống
này là giải thích cho mọi người biết sự tiến bộ của Bảo và vận động mọi
người cho Bảo cơ hội thể hiện sự tiến bộ. Qua đó cho thấy, có hơn 70% sinh
viên đã lựa chọn cách xứ lý phù hợp với mong đợi của người nghiên cứu.
Điều đó thể hiện sự khoan dung, tính nhân văn giữa người và người trong
cuộc sống.
Ngoài ra, có một số ý kiến khác khẳng định rằng “sẽ nói tốt về Bảo với
mọi người nếu có cơ hội” và “vẫn giao tiếp với Bảo, không để tâm đến những
người xung quanh”.
Như vậy, có khoảng 70% sinh viên được nghiên cứu có xu hướng lựa
chọn cách xử lý tình huống phù hợp với kết quả mà người nghiên cứu mong
đợi. Điều đó chứng tỏ rằng sinh viên đã thể hiện các giá trị sống (trung thực,
trách nhiệm, hợp tác, khoan dung) trong cuộc sống thực tế.
2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về giá trị sống
Bảng 2.9 dưới đây cho biết mức độ ảnh hưởng và thứ hạng của các yếu
tố trong ba nhóm yếu tố ảnh hưởng.
71

Bảng 2.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về giá trị sống
Các yếu tố Mức độ Ảnh Điểm Độ Thứ
hưởng nhiều TB lệch hạng
Tần số % chuẩn
Xã hội 3.43 0.65 4
Chuẩn mực đạo đức xã hội 220 71.7 3.96 0.90 1
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường 183 59.6 3.70 0.91 2
Dư luận, đánh giá của xã hội 170 55.4 3.60 1.04 3
Các quy định thành văn của pháp luật, xã 177 57.7 3.59 0.96 4
hội và nhà trường
Lối sống của những người xung quanh 164 53.4 3.55 1.07 5
Những câu chuyện về lối sống từ báo chí, 144 46.9 3.37 0.99 6
truyền hình, phim ảnh
Thần tượng của bản thân 101 32.9 2.86 1.28 7
Các mối quan hệ trên mạng Internet 79 25.7 2.84 1.11 8
Nhà trường 3.48 0.67 3
Những kiến thức học được từ sách vở 141 65.5 3.79 0.91 1
Bầu không khí trong trường học 184 60.0 3.67 0.93 2
Những lời dạy bảo, nhắc nhở từ thầy cô 181 59.0 3.59 1.01 3
giáo
Phong cách giảng dạy của thầy cô giáo 171 55.7 3.47 1.06 4
Lối sống của bạn bè trong trường, lớp 132 43.0 3.37 1.02 5
Các phong trào hoạt động của nhà trường 147 47.9 3.33 1.11 6
Kỉ luật trong nhà trường 142 46.3 3.32 1.05 7
Lối sống của chính thầy cô giáo 142 46.3 3.31 1.17 8
Gia đình 3.51 0.76 2
Lời dạy bảo, nhắc nhở từ các thành viên 222 72.4 3.90 0.93 1
trong gia đình
Lối sống của chính cha mẹ và người lớn 182 59.3 3.71 1.17 2
trong gia đình
Kỉ luật nghiêm khắc của cha mẹ 189 61.5 3.67 1.11 3
Điều kiện kinh tế của gia đình 187 60.9 3.63 1.09 4
Lịch sử truyền thống của gia đình 188 61.3 3.61 1.05 5
Sự áp đặtsuy nghĩ về lối sống của cha mẹ 151 49.2 3.31 1.20 6
Trình độ học vấn của cha mẹ 127 21.4 3.12 1.29 7
Nghề nghiệp của cha mẹ 124 40.4 3.10 1.27 8
72

Bản thân 4.17 0.60 1


Mục đích, ước mơ, lý tưởng sống của 275 89.6 4.37 0.74 1
mỗi người
Sự tự nhận thức, tự giáo dục và rèn luyện 263 85.6 4.28 0.80 2
của bản thân
Những trải nghiệm của bản thân trong 261 85.0 4.27 0.72 3
cuộc sống
Thái độ tiếp nhận các giá trị sống 244 79.5 4.10 0.79 4
Sự giao lưu với bạn bè và những người 242 78.9 4.08 0.82 5
xung quanh
Hứng thú cá nhân 246 80.2 4.06 0.78 6
Nhu cầu hiểu biết các giá trị sống của mỗi 231 75.2 4.03 0.83 7
cá nhân
Khả năng tư duy của mỗi người 231 75.2 4.01 0.90 8

Xét trên tổng thể bốn nhóm yếu tố (xã hội, nhà trường, gia đình, bản
thân) đều có ảnh hưởng tới nhận thức của sinh viên về giá trị sống, ở mức độ
từ ảnh hưởng ít đến ảnh hưởng nhiều (ĐTB các nhóm từ 3.43 đến 4.17).
Trong đó, ảnh hưởng nhiều nhất là nhóm các yếu tố thuộc về bản thân SV
(ĐTB: 4.17) và ít nhất là nhóm các yếu tố thuộc về xã hội (ĐTB: 3.43).
Kết quả xét trên từng nhóm yếu tố cụ thể như sau:
* Nhóm yếu tố xã hội:
Các yếu tố thuộc nhóm xã hội ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên
về giá trị sống ở mức độ ít nhất trong 4 nhóm yếu tố mà người nghiên cứu
đưa ra, ĐTB toàn nhóm là 3.43, ở mức ít ảnh hưởng. Khi xét trên từng yếu tố,
sinh viên đánh giá từ ít ảnh hưởng đến ảnh hưởng nhiều, ĐTB từ 2.84 đến
3.96. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là chuẩn mực đạo đức xã hội
(ĐTB: 3.96, 71.7% SV lựa chọn có ảnh hưởng). Yếu tố ảnh hưởng thứ hai là
sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Rõ ràng, với sinh viên đặc thù ngành
kinh tế thì sự phát triển của nền kinh tế thị trường sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới
việc nhận thức các giá trị sống của sinh viên. Các yếu tố ảnh hưởng tiếp theo
73

là dư luận, đánh giá của xã hội; các quy định thành văn của pháp luật, xã hội
và nhà trường; lối sống của những người xung quanh; những câu chuyện về
lối sống từ báo chí, truyền hình, phim ảnh…
Hiện nay với sự phát triển của Internet, truyền thông, thần tượng trên
truyền hình.v.v, xã hội đang lo ngại những yếu tố này ảnh hưởng đến sự lựa
chọn giá trị sống của thanh niên. Tuy nhiên, sinh viên ĐH KT-TC xác nhận
sự ảnh hưởng của những tác nhân này ở mức độ rất ít. Có lẽ, sinh viên có sự
chọn lọc đối với những tác động từ xã hội.
* Nhóm yếu tố nhà trường:
Tác động từ phía nhà trường được sinh viên đánh giá ở mức ít ảnh
hưởng (ĐTB: 3.48). Chủ yếu tập trung ở các yếu tố kiến thức học từ sách vở,
bầu không khí trong lớp học; lời nhắc nhở, dạy bảo của thầy cô giáo. Một số
yếu tố khác sinh viên đánh giá mức ảnh hưởng không nhiều như lối sống của
thầy cô; kỉ luật nhà trường; phong trào hoạt động; lối sống của bạn bè (ĐTB
đều dưới 3.40). Trong đó, sinh viên đánh giá yếu tố kiến thức học từ sách vở
có ảnh hưởng nhiều nhất (ĐTB: 3.79, 65.5% sinh viên lựa chọn mức ảnh
hưởng) và yếu tố lối sống của thầy cô giáo có mức ảnh hưởng thấp nhất
(ĐTB: 3.31, dưới 50% sinh viên cho rằng). Qua đó cho thấy những yếu tố liên
quan trực tiếp đến hoạt động học tập hàng ngày có ảnh hưởng mạnh tới nhận
thức của sinh viên về giá trị sống, còn các yếu tố khác cũng có ảnh hưởng
nhưng không đáng kể. Điều này có thể được lý giải là do đào tạo theo hình
thức tín chỉ, sinh viên được tự do lựa chọn môn học theo kế hoạch bản thân và
lộ trình môn học được thiết kế sẵn, không được cơ cấu theo lớp học cụ thể và
không có giáo viên chủ nhiệm. Bên cạnh đó đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh
viên không còn nhiều nhu cầu gắn bó về mặt tình cảm với giáo viên như lứa
tuổi phổ thông.
74

* Nhóm yếu tố gia đình:


Sinh viên đánh giá ảnh hưởng từ phía gia đình ở mức ảnh hưởng nhiều
(ĐTB: 3.51). Nổi bật là ba yếu tố được sinh viên cho là ảnh hưởng nhiều đến
nhận thức về giá trị sống: lời dạy bảo, nhắc nhở từ các thành viên trong gia
đình; lối sống của chính cha mẹ và người lớn; kỉ luật nghiêm khắc của cha
mẹ. Các yếu tố này có điểm trung bình lần lượt là 3.90, 3.71, 3.67. Điều này
khẳng định gia đình luôn là trường học đầu đời và ông bà, cha mẹ là những
thầy cô giáo đầu tiên của mỗi cá nhân.
Các yếu tố ít ảnh hưởng tới nhận thức của sinh viên là nghề nghiệp,
trình độ học vấn của cha mẹ; sự áp đặt suy nghĩ về lối sống của cha mẹ
(ĐTB: dưới 3.50). Qua sự đánh giá này, người nghiên cứu tạm nhận định rằng
về phía gia đình, đạo đức, lối sống và cách dạy con của cha mẹ mới ảnh
hưởng mạnh nhất đến nhận thức và hình thành giá trị sống của con cái; còn
các giá trị vật chất họ kiếm được cũng như địa vị, nghề nghiệp của họ trong
xã hội chỉ có những ảnh hưởng tương đối.
* Nhóm yếu tố bản thân:
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự
nhận thức các giá trị sống của sinh viên. Bởi vì, các yếu tố khác muốn tác
động đến con người luôn phải thông qua sự tiếp nhận của bản thân chủ thể;
nếu không thích hợp, sự tác động đó sẽ không có tác dụng. Vì thế, chủ thể có
vai trò rất lớn trong việc nhận thức tính đúng sai của vấn đề để có cách tiếp
nhận hoặc đào thải phù hợp. Nhận thức đúng vấn đề trên, đa số sinh viên lựa
chọn mức độ ảnh hưởng nhiều nhất đối với các yếu tố thuộc về bản thân.
Cụ thể, tất cả các yếu tố thuộc nhóm yếu tố bản thân có ĐTB từ 4.01
đến 4.37, đều thuộc mức ảnh hưởng nhiều. Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất trong
nhóm và trong toàn bảng hỏi là mục đích, ước mơ, lý tưởng sống của mỗi
người (ĐTB: 4.37, 89.6% sinh viên lựa chọn rất ảnh hưởng và ảnh hưởng).
75

Tiếp theo là các yếu tố thuộc về sự tự nhận thức, tự giáo dục và rèn
luyện của bản thân (ĐTB: 4.28), những trải nghiệm của bản thân trong cuộc
sống (ĐTB: 4.27), thái độ tiếp nhận các giá trị sống (ĐTB: 4.10) và sự giao
lưu với bạn bè và những người xung quanh (ĐTB: 4.08).
Yếu tố có mức ảnh hưởng thấp nhất là khả năng tư duy của mỗi người
(ĐTB: 4.01). Điều đó cho thấy việc tiếp nhận các giá trị sống không phụ
thuộc nhiều vào khả năng tư duy cũng như yếu tố di truyền của mỗi người.
Như vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về giá trị sống của
sinh viên ở các mức độ khác nhau. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là
các yếu tố thuộc về cá nhân và các yếu tố thuộc về xã hội có mức ảnh hưởng
ít nhất. Kết quả này chứng tỏ rằng sinh viên lựa chọn cho mình giá trị sống
nào, xem giá trị sống nào là quan trọng và cần thiết hoàn toàn phụ thuộc vào
bản thân họ. Bên cạnh đó, nền tảng gia đình là vô cùng quan trọng. Tuy sống
trong hoàn cảnh xã hội có nhiều biến động về mọi mặt như hiện nay nhưng
nếu được sống trong một gia đình nề nếp, được giáo dục và bản thân mỗi
người biết hội nhập cho đúng với xu hướng của thời đại thì vẫn là những
người trưởng thành về mặt nhân cách và mang trong mình những giá trị quý
báu.
Biểu đồ 2.2. Điểm trung bình các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức
của sinh viên về giá trị sống
76

Khi so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến nhận thức của sinh
viên về giá trị sống theo phương diện giới tính, trình độ đào tạo và khoa đào
tạo, người nghiên cứu thu được kết quả như sau:
* Về phương diện giới tính: kết quả kiểm nghiệm cho thấy không có
sự khác biệt ý nghĩa giữa sinh viên nam và sinh viên nữ ở nhóm yếu tố gia
đình (Phụ lục 6.4).
* Về phương diện trình độ đào tạo: người nghiên cứu nhận thấy không
có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm yếu tố theo phương diện năm học. Tuy
nhiên, khi kiểm nghiệm từng yếu tố có sự khác biệt ở một vài yếu tố có vai trò
ảnh hưởng không cao lắm (Phụ lục 6.5). Chẳng hạn như sinh viên năm 1 cho
rằng họ dễ bị ảnh hưởng bởi dư luận, đánh giá của xã hội. Còn sinh viên năm
4 thì dễ bị ảnh hưởng bởi các quy định thành văn của pháp luật, xã hội và nhà
trường; lời dạy bảo, nhắc nhở từ các thành viên trong gia đình; khả năng tư
duy của mỗi người.
* Về phương diện khoa đào tạo: có sự khác biệt ý nghĩa giữa sinh viên
các khoa ở nhóm yếu tố nhà trường. Sinh viên khoa KTKT cho rằng họ dễ bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố từ phía nhà trường hơn sinh viên khoa QTKD và
TCKDTT. Cụ thể, sinh viên khoa KTKT cho rằng họ dễ bị ảnh hưởng bởi
những lời dạy bảo, nhắc nhở của thầy cô giáo và bầu không khí trong trường
học hơn sinh viên khoa QTKD và TCKDTT (Phụ lục 6.6).
77

Bảng 2.10. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự nhận thức của sinh viên về giá trị sống
theo các phương diện
Giới tính Năm thứ Khoa
Nam Nữ Năm 1 Năm 4 KTKT QTKD TCKD-TT

Xã hội ĐTB 3.52 3.35 3.38 3.47 3.47 3.33 3.51


Kiểm nghiệm F=3.747, T=0.054 F=0.220, T=0.639 F=2.375, P=0.095

Gia đình ĐTB 3.54 3.47 3.41 3.58 3.49 3.47 3.56
Kiểm nghiệm F=5.619, T=0.180 F=1.507, T=0.220 F=0.455, P=0.635

Nhà trường ĐTB 3.55 3.41 3.46 3.50 3.59 3.36 3.51
Kiểm nghiệm F=1.546, T=0.215 F=0.048, T=0.827 F=3.509, P=0.031

Bản thân ĐTB 4.20 4.13 4.12 4.21 4.12 4.11 4.27
Kiểm nghiệm F=0.446, T=0.505 F=1.084, T=0.299 F=2.089, P=0.126

Ghi chú: T, F: kiểm nghiệm; P: xác suất


Với mức xác suất α = 0.05. Nếu T > Tα hay P < 0.05: có sự khác biệt ý nghĩa
Với mức xác suất α = 0.05. Nếu F > Fα hay P < 0.05: có sự khác biệt ý nghĩa
78

2.3. Một số biện pháp nâng cao nhận thức giá trị sống cho sinh viên
Để tìm hiểu mức độ hiệu quả của một số biện pháp giáo dục nhằm nâng
cao nhận thức của sinh viên về giá trị sống, người nghiên cứu tiến hành khảo
sát sinh viên và kết quả cụ thể trong bảng 2.11.
Bảng 2.11. Hiệu quả của một số biện pháp nâng cao nhận thức giá trị
sống cho sinh viên
Nội dung Mức độ Điểm Độ Thứ
Hiệu quả TB lệch hạng
Tần số % chuẩn
Nhà trường
Xây dựng môi trường học tập tiên tiến, 1
năng động và thân thiện 260 84.7 4.19 0.77
Tạo dựng một bầu không khí hợp tác, cởi 1
mở và chia sẻ trong từng giờ học 255 83.1 4.19 0.77
Tổ chức cho sinh viên được trải nghiệm cảm 2
xúc thực tế tại các mái ấm, nhà tình thương,
cô nhi viện… 244 79.5 4.06 0.84
Lồng ghép các nội dung giáo dục giá trị 2
sống vào một số môn kĩ năng đang được
giảng dạy trong trường 240 78.1 4.06 0.90
Tổ chức các hoạt động xã hội (Mùa hè xanh, 3
tình nguyện) 230 74.9 4.00 0.92
Mở lớp học Giáo dục các giá trị sống tại 4
trường như một hoạt động ngoại khóa 183 59.6 3.70 1.02
Tổ chức các buổi nói chuyện trao đổi giữa 5
các giáo dục viên giá trị sống với sinh viên 172 36 3.62 0.99
Xây dựng các câu lạc bộ giáo dục giá trị 6
sống 172 56 3.58 1.00
Bản thân
Tham gia vào các hoạt động xã hội (đi 1
Mùa hè xanh, tình nguyện, làm từ
thiện,…) 239 77.9 4.01 0.84
Luôn lắng nghe sự chia sẻ của những 2
người xung quanh 222 72.3 3.97 8.73
Dành thời gian tự suy ngẫm về những giá trị 3
của riêng mình 211 68.8 3.91 0.94
Đặt ra các nguyên tắc sống và thường xuyên 4
kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện của
bản thân 208 67.7 3.82 1.06
79

Thường xuyên đặt những câu hỏi tự vấn 5


chính bản thân (“Tôi là ai”, “Tôi là người
như thế nào”…) 190 61.9 3.76 1.05
Tham gia các buổi nói chyện với các chuyên 6
gia về giáo dục giá trị sống 190 61.9 3.72 0.97
Đọc các loại sách, báo, tạp chí nuôi dưỡng 7
tâm hồn 183 59.6 3.67 0.97
Ghi nhật kí về những cảm xúc mà bản thân 8
vừa trải nghiệm 170 55.4 3.49 1.07
Tham gia vào các câu lạc bộ, lớp Giáo dục 9
các giá trị sống 147 47.9 3.42 0.99
Từ kết quả phân tích ở trên, trong phạm vi nghiên cứu của một đề tài
luận văn thạc sĩ, người nghiên cứu chỉ đưa ra một số biện pháp tác động từ
phía nhà trường và chính bản thân sinh viên.
* Nhóm biện pháp từ phía nhà trường:
Trong nhóm các biện pháp từ phía nhà trường, người nghiên cứu đưa ra
tám biện pháp, kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp này đều được sinh
viên đánh giá hiệu quả, ĐTB từ 3.58 đến 4.19.
Biện pháp được sinh viên đánh giá có hiệu quả nhất là xây dựng môi
trường học tập tiên tiến, năng động, thân thiện và tạo dựng một bầu không
khí hợp tác, cởi mở và chia sẻ trong từng giờ học (ĐTB: 4.19 và đều có trên
80% sinh viên đánh giá hiệu quả). Khi được học trong môi trường tiên tiến và
năng động sinh viên sẽ được tiếp cận với nhiều phương pháp dạy và học mới,
phát triển khả năng tư duy tích cực của bản thân, con người luôn năng động
và nhạy bén với những yêu cầu trong học tập và cuộc sống. Một bầu không
khí hợp tác, cởi mở, chia sẻ trong lớp học sẽ làm cho mỗi thành viên trong lớp
trở nên gần nhau hơn, thân thiện, quan tâm đến nhau, từ đó hình thành tinh
thần hợp tác và trách nhiệm trong mỗi thành viên.
Tiếp theo, sinh viên đánh giá mức hiệu quả cao một số biện pháp tổ
chức cho sinh viên được trải nghiệm cảm xúc thực tế tại các mái ấm, nhà tình
thương, cô nhi viện… (ĐTB: 4.06); lồng ghép các nội dung giáo dục giá trị
80

sống vào một số môn kĩ năng đang được giảng dạy trong trường (ĐTB: 4.06).
Việc đi thực tế tới các mái ấm, nhà tình thương, cô nhi viện, trại trẻ mồ côi…
sẽ cho sinh viên “được trực tiếp tiếp xúc với các mảnh đời bất hạnh, cơ hội để
quan tâm và chia sẻ với những người kém may mắn hơn mình, từ đó sinh viên
có được sự cảm thông, chia sẻ và biết yêu thương người khác”. Lồng ghép các
nội dung giáo dục giá trị sống vào một số môn kĩ năng đang được giảng dạy
trong trường là biện pháp cũng được sinh viên đánh giá hiệu quả cao. Hiện
nay, nhóm môn Kỹ năng là môn đại cương được giảng dạy ngay từ năm đầu
tiên cho sinh viên ở tất cả các ngành đào tạo trong trường ĐH KT-TC. Bao
gồm các môn: Kỹ năng trình bày và giải quyết vấn đề, Tư duy tích cực, Kỹ
năng viết, Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh, Kỹ năng làm việc nhóm. Đặc
trưng của nhóm môn kỹ năng mềm là tính liên hệ thực tế và ứng dụng cao.
Đồng thời, có những nội dung gần với các giá trị sống như tinh thần hợp tác,
trách nhiệm trong làm việc nhóm… Do vậy, nếu giảng viên lồng ghép, mở
rộng liên hệ các nội dung giá trị sống vào các môn học này sẽ góp phần nâng
cao nhận thức của sinh viên về giá trị sống.
Biện pháp tổ chức các hoạt động xã hội (Mùa hè xanh, tình nguyện) có
ĐTB là 4.00, xếp hạng thứ 3 trong các biện pháp. Các hoạt động xã hội như
Mùa hè xanh, tình nguyện là những hoạt động thường niên thu hút được rất
nhiều sinh viên tham gia (Mùa hè xanh năm 2012 đã có 12% tổng sinh viên
toàn trường tham gia) về những vùng sâu vùng xa. Ngoài các hoạt động của
Đoàn trường còn có hoạt động của các đội tình nguyện như đội tình nguyện
Dấu chân xanh. Thông qua hoạt động này sinh viên hỗ trợ và chia sẻ những
khó khăn với người dân địa phương, đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết,
hợp tác trong tập thể sinh viên.
Mở lớp học Giáo dục các giá trị sống tại trường như một hoạt động
ngoại khóa (ĐTB: 3.70, xếp thứ 4). Nếu lớp học được tổ chức, sẽ là nơi cung
81

cấp một cách có hệ thống, khoa học những kiến thức về giá trị sống. Đồng
thời là địa điểm để sinh viên gặp gỡ, giao lưu và trao đổi những tâm tư, suy
nghĩ cùng nhau.
Hai biện pháp được sinh viên đánh giá hiệu quả thấp hơn là tổ chức các
buổi nói chuyện trao đổi giữa các giáo dục viên giá trị sống với sinh viên, xây
dựng các câu lạc bộ giáo dục giá trị sống (ĐTB lần lượt là 3.62, 3.58). Sinh
viên cho biết họ đánh giá các biện pháp này hiệu quả không cao vì “thời gian
đầu các câu lạc bộ thường hoạt động có hiệu quả, thu hút được sự tham gia
đông đảo nhưng chỉ được trong khoảng thời gian ngắn, về sau các bạn thường
vắng mặt, nội dung sinh hoạt cũng dần nhàm chán”.
* Nhóm biện pháp từ phía bản thân sinh viên:
Trong chín biện pháp người nghiên cứu đưa ra trong nhóm biện pháp từ
phía bản thân sinh viên, kết quả cho thấy tham gia vào các hoạt động xã hội
(đi Mùa hè xanh, tình nguyện, làm từ thiện,…) được sinh viên đánh giá là hiệu
quả nhất (ĐTB: 4.01, 77.9% sinh viên đánh giá hiệu quả). Kết quả này phù
hợp với kết quả ở trên khi sinh viên cho rằng nếu nhà trường tổ chức cho sinh
viên được trải nghiệm cảm xúc thực tế tại các mái ấm, nhà tình thương, cô
nhi viện và tổ chức các hoạt động xã hội (Mùa hè xanh, tình nguyện)… thì
nhận thức của sinh viên về giá trị sống sẽ được nâng lên.
Ngoài ra, các biện pháp đọc các loại sách, báo, tạp chí nuôi dưỡng tâm
hồn; thường xuyên đặt những câu hỏi tự vấn chính bản thân; tham gia các
buổi nói chyện với các chuyên gia về giáo dục giá trị sống; đặt ra các nguyên
tắc sống và thường xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện của bản
thân; dành thời gian tự suy ngẫm về những giá trị của riêng mình; luôn lắng
nghe sự chia sẻ của những người xung quanh cũng được sinh viên đánh giá là
có hiệu quả (ĐTB từ 3.67 đến 3.97).
82

Ghi nhật kí về những cảm xúc mà bản thân vừa trải nghiệm là một cách
để lưu giữ các cảm xúc bản thân trải qua, là nơi để xem xét, nhìn nhận lại
chính mình sau các sự việc. Tuy nhiên ghi nhật kí cần có thời gian và lòng
kiên trì. Vì vậy sinh viên đánh giá biện pháp này có mang lại hiệu quả nhưng
ở mức không cao (ĐTB: 3.49).
Tham gia vào các câu lạc bộ, lớp Giáo dục các giá trị sống là những
biện pháp sinh viên cho rằng hiệu không cao lắm (ĐTB: 3.42, ứng với mức
3). Với đặc thù học tập ở trường đại học, ngoài thời gian lên giảng đường,
sinh viên phải dành một khoảng thời gian để tự học, đi thư viện, làm việc
nhóm; học thêm tiếng Anh, tin học; đi làm thêm… Do đó, sinh viên có ít thời
gian để tham gia các hoạt động này. Kết quả này một lần nữa cho thấy việc
xây dựng các câu lạc bộ hay các lớp ngoại khóa hiện nay không được sinh
viên đánh giá cao như các biện pháp khác.
Để khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp nêu trên, người nghiên
cứu tiến hành khảo sát đánh giá của 25 giảng viên đang giảng dạy tại ĐH KT-
TC (Phụ lục 3). Kết quả đánh giá của giảng viên được thể hiện trong (Phụ lục
6.7).
Đa số các biện pháp người nghiên cứu đưa ra được giảng viên đánh giá
có hiệu quả (ĐTB từ 3.60 đến 4.48). Trong đó cao nhất là các biện pháp lồng
ghép các nội dung giáo dục giá trị sống vào một số môn kĩ năng đang được
giảng dạy trong trường, xây dựng môi trường học tập tiên tiến, năng động và
thân thiện. Tuy nhiên, có hai biện pháp được giảng viên đánh giá ở mức 3, đó
là xây dựng các câu lạc bộ giáo dục giá trị sống, ghi nhật kí về những cảm
xúc mà bản thân vừa trải nghiệm (ĐTB lần lượt là 3.36 và 3.28).
Xem xét điểm trung bình mức độ hiệu quả của các biện pháp của giảng
viên và sinh viên, kết quả thu được trong biểu đồ 2.3 và 2.4. Nhìn chung ở tất
cả các biện pháp người nghiên cứu đưa ra, GV đều đánh giá hiệu quả cao hơn
83

so với với sinh viên. Tuy nhiên, các nội dung đều không có sự chênh lệch
đáng kể giữa hai nhóm khách thể này. Điều này cho phép người nghiên cứu
khẳng định các biện pháp nêu trên có hiệu quả đối với việc nâng cao nhận
thức của sinh viên về giá trị sống.
Như vậy, thông qua kết quả phân tích biện pháp trên, người nghiên cứu
tổng kết và cho rằng các biện pháp cần được sử dụng để nâng cao nhận thức
của sinh viên về giá trị sống bao gồm 17 biện pháp từ hai phía (nhà trường và
bản thân sinh viên). Trong đó nhà trường cần chú trọng đặc biệt đến các biện
pháp: xây dựng môi trường học tập tiên tiến, năng động và thân thiện, tạo
dựng một bầu không khí hợp tác, cởi mở và chia sẻ trong từng giờ học, lồng
ghép các nội dung giáo dục giá trị sống vào một số môn kĩ năng đang được
giảng dạy trong trường. Sinh viên cần chú ý đến việc tham gia vào các hoạt
động xã hội (đi Mùa hè xanh, tình nguyện, làm từ thiện…) và lắng nghe sự
chia sẻ của những người xung quanh.

Biểu đồ 2.3. Mức độ hiệu quả của nhóm biện pháp nhà trường theo điểm
trung bình của SV và GV
84

Biểu đồ 2.4. Mức độ hiệu quả của nhóm biện pháp bản thân theo điểm
trung bình của SV và GV

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Qua nghiên cứu nhận thức của sinh viên ĐH KT – TC TP.HCM về giá
trị sống, chúng tôi nhận thấy:
- Sinh viên quan niệm giá trị sống là những giá trị được cá nhân
nhận thức là quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa đối với bản thân; những giá trị
này có khả năng chi phối thái độ, tình cảm, hành vi của người đó trong cuộc
sống và được xã hội chấp nhận.
- Sinh viên đánh giá 12 giá trị sống mà người nghiên cứu đưa ra là
cần thiết đối với bản thân họ. Đồng thời, các giá trị sống mang lợi ích cho họ
ở 3 lĩnh vực: học tập, bản thân và cuộc sống nói chung. Trong đó, lợi ích
nhiều nhất là đối với chính bản thân sinh viên, tiếp theo là trong học tập và
với cuộc sống nói chung.
85

- Nhận thức của sinh viên về bốn giá trị sống (trung thực, trách
nhiệm, hợp tác, khoan dung) theo 3 mức độ: có khoảng 60% sinh viên được
nghiên cứu đạt mức biết về định nghĩa, 70% sinh viên đạt mức hiểu khi xác
định đúng tên giá trị thể hiện trong từng tình huống và có xu hướng lựa chọn
cách xử lý tình huống phù hợp với kết quả mà người nghiên cứu mong đợi.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của sinh viên về giá trị
sống, nhiều nhất là nhóm các yếu tố từ phía bản thân sinh viên, tiếp theo là
nhóm yếu tố thuộc về nhà trường và xã hội.
- 17 biện pháp tác động từ phía nhà trường và bản thân sinh viên
được sinh viên và giảng viên đánh giá có hiệu quả trong việc nâng cao nhận
thức của sinh viên về giá trị sống.
86

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ


1. KẾT LUẬN
1.1. Về lý luận
Nghiên cứu lý luận cho thấy, nhận thức của sinh viên về giá trị sống là
quá trình phản ánh các giá trị sống vào não bộ, từ đó bản thân sinh viên tỏ thái
độ, hành động đối với thế giới xung quanh và với chính bản thân mình.
Nhận thức của sinh viên về giá trị sống thể hiện ở ba mức độ: nhận biết,
thông hiểu và vận dụng.
1.2. Về thực tiễn
Thứ nhất, bước đầu sinh viên đã có quan niệm đúng về khái niệm giá
trị sống. Đó là những giá trị được cá nhân nhận thức là quan trọng, cần thiết,
có ý nghĩa đối với bản thân; những giá trị này có khả năng chi phối thái độ,
tình cảm, hành vi của người đó trong cuộc sống và được xã hội chấp nhận.
Bên cạnh đó, có một số sinh viên nhầm lẫn giá trị sống là kĩ năng sống.
Thứ hai, nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của các giá trị sống:
sinh viên đánh giá 12 giá trị mà người nghiên cứu đưa ra ở mức cần thiết.
Trong đó các giá trị sinh viên đánh giá cần thiết nhất là tôn trọng, yêu thương,
hòa bình. Các giá trị có điểm trung bình thấp hơn là khoan dung, khiêm tốn,
giản dị. Có sự khác biệt ý nghĩa khi so sánh theo các phương diện giới tính,
trình độ đào tạo và khoa đào tạo.
Thứ ba, nhận thức của sinh viên về lợi ích của các giá trị sống: các giá
trị sống mang lại lợi ích nhiều nhất với chính bản thân họ (nhận thức về giá trị
sống giúp sinh viên thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, tự tin với chính hành động
của bản thân đối với cuộc sống, dễ thích ứng hơn với những khó khăn trong
cuộc sống…), tiếp theo là có ích trong học tập và trong cuộc sống nói chung.
Không có sự khác biệt đáng kể khi so sánh theo các phương diện giới tính,
trình độ đào tạo và khoa đào tạo.
87

Thứ tư, nhận thức của sinh viên về 4 sống giá trị sống cụ thể (trung
thực, trách nhiệm, hợp tác và khoan dung) được người nghiên cứu tìm hiểu ở
3 mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng). Có khoảng 60% sinh
viên được nghiên cứu đạt mức độ nhận biết về định nghĩa của 4 giá trị sống
trong bài luận. Có khoảng trên 70% sinh viên được nghiên cứu đạt mức độ
thông hiểu khi xác định được đúng tên giá trị thể hiện trong từng tình huống.
Ở mức độ vận dụng, có khoảng 70% sinh viên được nghiên cứu có xu hướng
lựa chọn cách xử lý tình huống phù hợp với kết quả mà người nghiên cứu
mong đợi.
Thứ năm, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của sinh viên về giá
trị sống. Trong đó, ảnh hưởng nhiều nhất là nhóm các yếu tố từ phía bản thân
sinh viên như các yếu tố mục đích, ước mơ, lý tưởng sống của mỗi người;
những trải nghiệm của bản thân trong cuộc sống; thái độ tiếp nhận các giá trị
sống. Tiếp theo là nhóm yếu tố thuộc về gia đình, nhà trường và xã hội. Trong
đó, nhóm yếu tố thuộc về xã hội có mức độ ảnh hưởng ít nhất trong bốn nhóm
yếu tố.
Thứ sáu, từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh
viên về giá trị sống, chúng tôi đưa ra 17 biện pháp tác động từ phía nhà
trường và bản thân sinh viên nhằm góp phần nâng cao nhận thức về giá trị
sống. Các biện pháp này được cả sinh viên và giảng viên đánh giá là có hiệu
quả.
88

2. KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu trên, người nghiên cứu đề xuất những kiến nghị
nhằm tạo cơ sở để thực hiện các biện pháp nâng cao nhận thức về giá trị sống
cho sinh viên như sau:
2.1. Đối với các trường đại học
Thứ nhất, để nâng cao nhận thức của sinh viên về giá trị sống, nhà
trường cần xác định tầm quan trọng của các giá trị sống đối với sinh viên. Từ
đó xây dựng môi trường học tập tiên tiến, năng động; một bầu không khí học
tập hợp tác và cởi mở. Chủ trương lồng ghép nội dung giáo dục giá trị sống
vào trong một số môn học đang được giảng dạy trong nhà trường.
Thứ hai, các tổ chức đoàn thể trong trường (Đoàn thanh niên, Hội sinh
viên) cần tổ chức những hoạt động, phong trào tình nguyện liên quan đến
cộng đồng, xã hội một cách phong phú, sinh động, hấp dẫn sinh viên tham gia
và có tác dụng giáo dục các giá trị sống cho sinh viên.
2.2. Đối với sinh viên
Bên cạnh việc học tập là chủ đạo thì sinh viên cũng cần chủ động, tích
cực tham gia vào các hoạt động tập thể, các hoạt động liên quan đến cộng
đồng xã hội. Từ đó làm giàu vốn sống vốn sống cho tâm hồn, rèn luyện và trải
nghiệm các giá trị sống.
Cuối cùng, chúng tôi mong muốn có những nghiên cứu tiếp theo sâu
hơn để xác định mức độ nhận thức của sinh viên đối với các giá trị sống theo
nhiều mức độ nhận thức khác nhau và thực nghiệm các biện pháp giáo dục
nhằm xác nhận tính khả thi của biện pháp, góp phần giáo dục giá trị sống cho
sinh viên.
89

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Hoàng Anh (2007), Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên
sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, Đại học
Sư phạm TP. HCM, TP. HCM.
2. Đặng Quốc Bảo (2011), Kế thừa các giá trị suy ngẫm về giáo dục giá trị
cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, 01X - 12/03 - 2011 - 2, Hà Nội.
3. Benjamin S.Bloom (Đoàn Văn Điều biên dịch) (1995), Nguyên tắc phân
loại mục tiêu giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Bùi Thị Bích (2007), Thực trạng định hướng giá trị lối sống sinh viên ở
một số trường đại học tại TP. HCM, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, Đại
học Sư phạm TP. HCM, TP. HCM.
5. Chương trình giáo dục các giá trị sống (2000), Các hoạt động giá trị
dành cho thanh niên, Tài liệu giáo dục, TP. HCM.
6. Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách
khoa, Hà Nội.
7. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục
vụ phát triển kinh tế xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội
9. Phạm Minh Hạc (2011), Tâm lý học đầu thế kỷ XXI – Tâm lý học giá trị,
01X – 12/03- 2011 – 2, Hà Nội.
10. Dương Thị Diệu Hoa (chủ biên) (2008), Giáo trình tâm lý học phát triển,
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
11. Nguyễn Công Khanh (chủ biên) (2012), Xây dựng mô hình câu lạc bộ
giáo dục giá trị sống và phát triển kỹ năng sống, NXB Hà Nội, Hà Nội.
90

12. Trần Ngọc Khuê, Lê Kim Việt (2004), Tâm lý xã hội trong quá trình
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
13. Đặng Phương Kiệt (2001), Cơ sở tâm lý học ứng dụng, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa (2010), Giáo dục giá trị và kỹ
năng sống cho học sinh trung học phổ thông, Đại học Giáo dục - Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
15. Lục Thị Nga, Nguyễn Thanh Bình (2012), Hiệu trưởng trường THCS với
vấn đề giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong
quản lý, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Oanh (2010), Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên, NXB
Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
17. Đoàn Huy Oánh (2005), Tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia
TP. HCM, TP. HCM.
18. Robert S.Feldman (2003), Những điều trọng yếu trong tâm lý học, NXB
Thống kê, Hà Nội.
19. Stephen Worchel, Wayne Shebilsue (Trần Đức Hiển biên dịch) (2007),
Tâm lý học (nguyên lý và ứng dụng), NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
20. Nguyễn Đức Thạc (1999), Truyền thống dân tộc và đạo đức nhân cách
của thế hệ trẻ từ hướng tiếp cận Tâm lý học xã hội, Tạp chí Tâm lý học,
số 4/1999.
21. Hà Nhật Thăng (1998), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Tesunesaburo Makiguchi (Nguyễn Ngọc Giao biên dịch) (1994), Giáo
dục vì cuộc sống sáng tạo, NXB Trẻ, TP. HCM.
91

23. Trần Trọng Thuỷ (1993), Giá trị, định hướng giá trị và nhân cách, Tạp
chí Nghiên cứu giáo dục, 7/1993.
24. Trần Trọng Thuỷ (chủ biên) (2001), Tâm lý học đại cương, NXB GD
25. Từ điển Triết học (1986), NXB Tiến bộ Mát-xcơ-va.
26. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang (1995), Giá trị, định
hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Đề tài cấp nhà nước KX –
07 – 04, Hà Nội.
27. Nguyễn Quang Uẩn, (2005), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Đại
học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
28. Nguyễn Ngọc Vân (1995), Giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, Tạp
chí Thông tin Khoa học Xã hội, số 11/1995.
29. Nguyễn Khắc Viện, (2001), Từ điển Tâm lý, NXB Văn hóa thông tin.
30. Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá
trị xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Viện ngôn ngữ học (1997), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
Tiếng Anh
32. Diane Tillman, Diana Hsu (2008), Living Values Activities for Children
Ages 3-7, International Coordinating Office, Association for Living
Values Education International.
33. Diane Tillman (2010), Living Values Activities for Children Ages 8-14,
International Coordinating Office, Association for Living Values
Education International.
34. Diane Tillman (2008), Living Values Activities for Young Adults,
International Coordinating Office, Association for Living Values
Education International.
Trang web
35. http://husta.org.vn/Husta.aspx?Module=News&Id=396.
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng thăm dò ý kiến

Phụ lục 2: Bảng khảo sát thực trạng

Phụ lục 3: Bảng khảo sát dành cho giảng viên

Phụ lục 4: Bảng câu hỏi phỏng vấn sinh viên

Phụ lục 5: Kết quả phỏng vấn

Phụ lục 6: Bảng xử lý số liệu

Phụ lục 7: Bảng số liệu thô


Phụ lục 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

PHIẾU XIN Ý KIẾN

Các bạn sinh viên thân mến!


Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu nhận thức của sinh viên trường Đại học
Kinh tế - Tài chính Tp. HCM về một số giá trị sống, chúng tôi rất mong nhận được ý
kiến của các bạn về một số vấn đề nêu ra dưới đây.
Chúng tôi rất cảm ơn sự hợp tác của các bạn!
1. Bạn đã từng nghe nói về “Giá trị sống” (Living values) chưa? (Vui lòng
đánh dấu X vào lựa chọn của bạn)
 Đã từng biết  Chưa bao giờ
2. Theo bạn hiểu, Giá trị sống là gì? (Vui lòng cho biết cụ thể)
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
3. Những giá trị nào sau đây bạn cho là quan trọng và cần thiết đối với bạn
hiện nay (Vui lòng đánh dấu X vào lựa chọn của bạn - có thể có nhiều sự lựa
chọn).
 Hoà bình  Trung thực  Trách nhiệm

 Tôn trọng  Khiêm tốn  Giản dị

 Yêu thương  Hợp tác  Tự do

 Khoan dung  Hạnh phúc  Đoàn kết

Ngoài các giá trị trên, còn những giá trị nào khác bạn cho là quan trọng và cần thiết
đối với bạn? (Vui lòng cho biết cụ thể):
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
4. Bạn hiểu rõ nhất những giá trị nào sau đây (Vui lòng đánh dấu X vào lựa
chọn của bạn)
 Hoà bình  Trung thực  Trách nhiệm

 Tôn trọng  Khiêm tốn  Giản dị

 Yêu thương  Hợp tác  Tự do

 Khoan dung  Hạnh phúc  Đoàn kết

Ngoài các giá trị trên, bạn còn hiểu rõ nhất những giá trị nào khác? (Vui lòng cho
biết cụ thể)
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
5. Việc hiểu biết về các giá trị sống ở trên có ảnh hưởng như thế nào tới lối
sống của bạn (Vui lòng cho biết cụ thể).
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
6. Bạn thường làm cách nào để rèn luyện các giá trị mà bạn cho là quan
trọng? (Vui lòng cho biết các cách thức cụ thể).
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
7. Theo bạn, nhà trường cần làm những gì để nâng cao hiểu biết của SV UEF
về các giá trị sống? (Vui lòng cho biết cụ thể).
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
8. Theo bạn, những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc hình thành những giá trị
sống của bạn (Vui lòng cho biết cụ thể).
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn
Phụ lục 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

PHIẾU KHẢO SÁT

Thân chào các bạn sinh viên,


Chúng tôi đang nghiên cứu nhận thức của sinh viên trường Đại học Kinh tế -
Tài chính Tp. HCM về một số giá trị sống, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến của
các bạn về một số vấn đề nêu ra dưới đây. Mọi thông tin và đánh giá của các bạn đều
được giữ kín và kết quả tổng hợp chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
Chúng tôi rất mong các bạn tham gia nhiệt tình và trả lời trung thực các câu
hỏi để cuộc thăm dò thành công! Xin cảm ơn các bạn.
Phần 1: Đôi điều về bản thân(Vui lòng đánh dấu X vào lựa chọn của bạn)
1. Bạn là SV khoa:
Kế toán-Kiểm toán  Quản trị kinh doanh  Tài chính-KDTT 

2. Năm thứ: Năm 1 Năm 2  Năm 3  Năm 4 

3. Giới tính: Nam  Nữ 

4. Nơi ở hiện nay:


Cùng gia đình  Phòng trọ  Người quen  Kí túc xá 

5. Nghề nghiệp chính của gia đình:


Làm ruộng  Kinh doanh  Cán bộ công chức 

Nghề khác (Xin ghi cụ thể): ........................................................................................


.......................................................................................................................................
Phần 2: Nội dung
Câu 1: Theo bạn, giá trị sống là: (vui lòng đánh dấu X vào lựa chọn của bạn-có
thể chọn nhiều đáp án)
a.  Các chuẩn mực đạo đức xã hội
b.  Lý tưởng sống của từng cá nhân
c.  Danh vọng, của cải vật chất mà mỗi người mong muốn có được
d.  Lối sống của mỗi người
e.  Những điều mà mỗi người cho là tốt, quan trọng và cần thiết với bản thân
họ
f.  Những giá trị được cá nhân nhận thức là quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa
đối với bản thân; những giá trị này có khả năng chi phối thái độ, tình cảm,
hành vi của người đó trong cuộc sống và được xã hội chấp nhận
g.  Kĩ năng sống
Ý kiến khác (xin ghi cụ thể): ........................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 2: Bạn hãy cho biết mức độ cần thiết của các giá trị sau đối với cuộc sống
của chính bạn (vui lòng đánh dấu X vào ô tương ứng với lựa chọn của bạn)
STT Giá trị Mức độ cần thiết

Rất cần Cần Có cũng được, Ít cần Không


thiết thiết không cũng thiết cần thiết
được

1 Hoà bình

2 Tôn trọng

3 Yêu thương

4 Khoan dung

5 Trung thực

6 Khiêm tốn

7 Hợp tác

8 Hạnh phúc

9 Trách nhiệm

10 Giản dị
11 Tự do

12 Đoàn kết

Ngoài các giá trị trên, còn những giá trị nào khác bạn cho là cần thiết đối với bản
thân? .............................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 3: Sau đây là các lợi ích của việc nhận thức giá trị sống, bạn vui lòng đánh
dấu X vào lựa chọn phù hợp với bạn:

Mức độ đồng ý
STT Biểu hiện Đồng Phần Phân Phần lớn Không
ý lớn vân không đồng ý
đồng ý đồng ý
1 Thực hiện tốt các hoạt động nhóm
2 Biết tôn trọng ý kiến riêng của bạn bè
3 Chấp nhận và hợp tác khi làm việc nhóm
4 Mở rộng tầm hiểu biết
5 Hứng thú và hiệu quả học tập được tăng cao
6 Biết cách kiểm soát và giải tỏa căng thẳng, lo âu
trước những thử thách gặp phải trong học tập
7 Hình thành tư duy tích cực trong học tập
8 Tìm thấy các giá trị tiểm ẩn của bản thân
9 Hiểu bản thân, biết cách tôn trọng và tin
tưởng vào chính mình
10 Có định hướng rõ ràng cho cuộc đời mình
11 Biết chấp nhận những khuyết điểm của bản
thân và biết cách khắc phục
12 Biết kiểm soát suy nghĩ của bản thân trước
khi hành động nên có thể dễ dàng giải quyết
những tình huống khó khăn
13 Không bị lôi cuốn bởi những giá trị tầm
thường trong việc định hình mục đích sống
14 Giúp tôi luôn làm chủ bản thân
15 Biết cách tôn trọng và chấp nhận người khác
16 Tin tưởng vào những người xung quanh và
cuộc sống này
17 Hình thành cái nhìn lạc quan và tích cực về
cuộc sống
18 Hình thành hành vi ứng xử tích cực
19 Dễ thích ứng hơn với những khó khăn trong
cuộc sống
20 Tự tin với chính hành động của bản thân đối
với cuộc sống
21 Cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn

Ảnh hưởng khác: ..........................................................................................................


.......................................................................................................................................
Câu 4: Bạn hiểu như thế nào về các khái niệm sau, bằng cách đánh dấu X vào
lựa chọn phù hợp nhất
4.1. Trung thực là:
a.  Sự nhất quán giữa tư tưởng, lời nói, hành động và đem đến sự hòa thuận.
b.  Đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người, giúp ta nâng cao phẩm giá ,
làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và được mọi người tin yêu, kính
trọng.
c.  Luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà
và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
4.2. Trách nhiệm là:
a.  Việc cá nhân phải góp phần mình vào công việc chung.
b.  Phần việc mà cá nhân phải gánh vác, phải nhận lấy về mình và thực hiện
với lòng trung thực.
c.  Chấp nhận những đòi hỏi và thực hiện nhiệm vụ với khả năng tốt nhất của
bản thân.
4.3. Hợp tác là:
a.  Cùng nhau chung sống và làm việc hòa bình.
b.  Làm việc cùng nhau với mục tiêu chung trên nguyên tắc tôn trọng và trợ
giúp qua lại lẫn nhau.
c.  Đóng góp các ý tưởng cần thiết để phát triển cá nhân và tập thể, đồng thời
lắng nghe ý kiến của tập thể.
4.4. Khoan dung là:
a.  Rộng lòng tha thứ, tôn trọng và thông cảm với người khác; biết tha thứ
cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
b.  Luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
c.  Tôn trọng sự khác biệt của người khác đối với mình trong cách thức suy
nghĩ, hành động, quan niệm; không ép buộc người khác phải hành động, suy
nghĩ hay quan niệm giống như mình.
Câu 5: Bạn hãy cho biết cách xử sự của bạn trong các tình huống sau bằng
cách chọn câu trả lời phù hợp với hành vi của bạn (đánh dấu X vào 1 trong các
lựa chọn a, b hoặc c), sau đó bạn vui lòng trả lời câu hỏi phía sau.
5.1.......................................................................................................................
Trong buổi thuyết trình của nhóm 1 môn Kĩ năng mềm, Vân nhận ra rằng
bài thuyết trình chưa đạt yêu cầu vì còn nhiều thiếu sót về kiến thức,
phương pháp thuyết trình chưa sinh động, sự phản biện ý kiến chưa tốt. Tuy
nhiên, khi giáo viên đưa phiếu yêu cầu đánh giá phần thuyết trình của nhóm
1 Vân đã đánh giá chung chung, qua loa, lấy lệ, không nêu rõ ra các khuyết
điểm của bài thuyết trình như Vân đã nhận thấy vì nhóm trưởng nhóm 1 là
bạn rất thân của Vân.
Theo bạn, sự đánh giá của Vân đối với bài thuyết trình thể hiện:
a. Thiếu trung thực trong đánh giá
b. Tôn trọng đối với công sức của bạn
c. Đoàn kết trong tập thể lớp
Ý kiến khác(xin ghi cụ thể): .........................................................................................
Nếu bạn là Vân, bạn sẽ làm gì?
a. Đánh giá giống như Vân
b. Bạn nêu rõ các ưu điểm, khuyết điểm, góp ý các nội dung cần chỉnh sửa
c. Đánh giá chung trong phiếu nhưng sẽ gặp riêng nhóm 1 để góp ý
Ý kiến khác: .................................................................................................................
5.2. Nam được giao nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý máy chiếu cho buổi
thuyết trình của lớp. Theo quy định của trường, người mượn phải bảo quản
và trả thiết bị sau khi sử dụng. Nhưng khi nhóm Nam kết thúc bài thuyết
trình thì Nam xin phép ra về vì có việc gấp mà không bàn giao máy chiếu
cho các nhóm khác. Cuối cùng, máy chiếu bị mất. Bộ phận quản trị thiết bị
đã quy trách nhiệm cho Nam (vì Nam là người đi nhận máy) và yêu cầu
Nam bồi thường cho trường. Nam không đồng ý vì cho rằng mình không
phải là người làm mất, mà các nhóm còn lại thuyết trình xong phải có
nhiệm vụ trả máy cho trường.
Hành động của Nam thể hiện:
a. Nam thiếu nhiệt tình trong công việc
b. Đó chỉ đơn giản là một rủi ro
c. Nam thiếu trách nhiệm trong công việc
Ý kiến khác: .................................................................................................................
Nếu bạn là Nam, bạn:
a. Cùng suy nghĩ và hành động giống Nam
b. Đề nghị các nhóm khác cùng chịu trách nhiệm với bạn
c. Nhận trách nhiệm về sự sai sót trên, cùng với lớp và nhà trường tìm biện
pháp giải quyết
d. Ý kiến khác:
5.3. Lan và Huệ được giáo viên phân cùng nhóm làm bài tập nghiên cứu hết
môn. Lan đề xuất thời gian đầu hai người chia nhau tìm tài liệu, đọc tài liệu,
sau đó trao đổi với nhau, tổng hợp và viết bài. Nhưng Huệ không đồng ý vì
cho rằng điều đó không cần thiết và mất thời gian, đi lại vất vả, tốn kém;
mà nên phân chia bài tập cho mỗi người tự giải quyết phần việc của mình,
đến cuối kì cả hai ráp thành một bản hoàn chỉnh và thuyết trình. Nhưng Lan
cũng không đồng ý vì như thế bài tập sẽ không logic và không thể hiện tinh
thần làm việc của nhóm.
Theo bạn, cả Lan và Huệ không thống nhất được cách làm vì:
a. Hai người chưa hiểu nhau
b. Thiếu sự hợp tác để thống nhất mục tiêu chung của nhiệm vụ
c. Cái tôi cá nhân quá lớn
Ý kiến khác (xin ghi cụ thể): ........................................................................................
Nếu bạn là thành viên trong nhóm, bạn sẽ:
a. Đồng ý với cách làm của Lan
b. Đồng ý với cách làm của Huệ
c. Đề nghị cùng ngồi lại và xem xét mục tiêu của hoạt động này
Ý kiến khác: .................................................................................................................
5.4. Bảo là người từng phạm tội gây rối trật tự công cộng. Do thành tích cải
tạo tốt Bảo được ân xá và trở về địa phương. Bảo tỏ vẻ rất hối lỗi về những
hành động trước đây của mình nhưng nhiều người trong khu phố vẫn không
giao tiếp với Bảo vì cho rằng Bảo là người hư hỏng.
Hành động của những người trong khu phố thể hiện:
a. Thiếu trung thực trong việc đánh giá con người mới của Bảo
b. Không yêu thương Bảo
c. Thiếu sự khoan dung, tha thứ đối với lỗi lầm trước đây của Bảo
Ý kiến khác: .................................................................................................................
Nếu là người dân trong khu phố đó, bạn sẽ làm gì:
a. Đồng tình với hành động của những người dân trên
b. Giải thích cho mọi người biết sự tiến bộ của Bảo và vận động mọi người
cho Bảo cơ hội thể hiện sự tiến bộ
c. Không bận tâm đến sự trở về của Bảo và sự ứng xử của mọi người
Ý kiến khác ...................................................................................................................
Câu 6: Bạn hãy cho biết mức độ ảnh hưởng của những yếu tố sau tới sự nhận
thức của bạn về giá trị sống, bằng cách đánh dấu X vào các ô tương ứng với
lựa chọn của bạn:
Mức độ ảnh hưởng

STT Yếu tố ảnh hưởng Ảnh Ảnh Ảnh Ảnh Không


hưởng hưởng hưởng hưởng ảnh
rất nhiều nhiều ít rất ít hưởng

1 Dư luận, đánh giá của xã hội

2 Các quy định thành văn của pháp luật, xã hội


và nhà trường

3 Sự phát triển của nền kinh tế thị trường

4 Lối sống của những người xung quanh

5 Những câu chuyện về lối sống từ báo chí,


truyền hình, phim ảnh

6 Chuẩn mực đạo đức xã hội

7 Các mối quan hệ trên mạng Internet

8 Thần tượng của bản thân

9 Lối sống của chính thầy cô giáo

10 Những lời dạy bảo, nhắc nhở từ thầy cô giáo

11 Phong cách giảng dạy của thầy cô giáo

12 Kỉ luật trong nhà trường


13 Lối sống của bạn bè trong trường, lớp

14 Các phong trào hoạt động của nhà trường

15 Những kiến thức học được từ sách vở

16 Bầu không khí trong trường học

17 Lịch sử truyền thống của gia đình

18 Sự áp đặt suy nghĩ về lối sống của cha mẹ

19 Trình độ học vấn của cha mẹ

20 Nghề nghiệp của cha mẹ

21 Lối sống của chính cha mẹ và người lớn


trong gia đình

22 Lời dạy bảo, nhắc nhở từ các thành viên


trong gia đình

23 Kỉ luật nghiêm khắc của cha mẹ

24 Điều kiện kinh tế của gia đình

25 Khả năng tư duy của mỗi người

26 Thái độ tiếp nhận các giá trị sống

27 Hứng thú cá nhân

28 Nhu cầu hiểu biết các giá trị sống của mỗi cá
nhân

29 Những trải nghiệm của bản thân trong cuộc


sống
30 Sự tự nhận thức, tự giáo dục và rèn luyện của
bản thân

31 Mục đích, ước mơ, lý tưởng sống của mỗi


người

32 Sự giao lưu với bạn bè và những người xung


quanh

Các yếu tố khác: ...........................................................................................................


.......................................................................................................................................
Câu 7: Bạn hãy cho biết mức độ hiệu quả của những biện pháp sau nhằm nâng
cao sự nhận thức của sinh viên về giá trị sống, bằng cách đánh dấu X vào các ô
tương ứng với lựa chọn của bạn:
Mức độ hiệu quả

STT Biện pháp Rất Hiệu Khi Ít Không


hiệu quả có khi hiệu hiệu
quả không quả quả

Đối với nhà trường

1 Xây dựng môi trường học tập tiên tiến, năng động
và thân thiện

2 Tạo dựng một bầu không khí hợp tác, cởi mở và


chia sẻ trong từng giờ học

3 Lồng ghép các nội dung giáo dục giá trị sống vào
một số môn kĩ năng đang được giảng dạy trong
trường

4 Mở lớp học Giáo dục các giá trị sống tại trường
như một hoạt động ngoại khóa

5 Xây dựng các câu lạc bộ giáo dục giá trị sống
6 Tổ chức các buổi nói chuyện trao đổi giữa các giáo
dục viên giá trị sống với sinh viên

7 Tổ chức cho sinh viên được trải nghiệm cảm xúc


thực tế tại các mái ấm, nhà tình thương, cô nhi
viện…

8 Tổ chức các hoạt động xã hội (Mùa hè xanh, tình


nguyện, từ thiện…)

Đối với bản thân sinh viên

9 Tham gia các buổi nói chyện với các chuyên gia về
giáo dục giá trị sống

10 Tham gia vào các hoạt động xã hội (đi tình


nguyện, làm từ thiện,…)

11 Thường xuyên đặt những câu hỏi tự vấn chính bản


thân (“Tôi là ai”, “Tôi là người như thế nào”…)

12 Đọc các loại sách, báo, tạp chí nuôi dưỡng tâm hồn

13 Dành thời gian tự suy ngẫm về những giá trị của


riêng mình

14 Đặt ra các nguyên tắc sống và thường xuyên kiểm


tra, đánh giá quá trình rèn luyện của bản thân

15 Luôn lắng nghe sự chia sẻ của những người xung


quanh

16 Ghi nhật kí về những cảm xúc mà bản thân vừa trải


nghiệm
17 Tham gia vào các câu lạc bộ, lớp Giáo dục các giá
trị sống

Các biện pháp khác: .....................................................................................................


.......................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn!
Phụ lục 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH


PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

PHIẾU XIN Ý KIẾN GIẢNG VIÊN

Kính chào Quý Thầy Cô,


Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu nhận thức về Giá trị sống của sinh viên
trường Đại học Kinh tế - Tài chính Tp. HCM, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến
của Qúy thầy cô về một số vấn đề nêu ra dưới đây. Mọi thông tin và đánh giá của Qúy
thầy cô đều được giữ kín và kết quả tổng hợp chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của
đề tài.
Chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của Qúy thầy cô để cuộc thăm dò
thành công! Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý thầy cô

1. Theo Quý thầy cô, hiện nay sinh viên UEF thường quan tâm tới các giá trị
nào sau đây (Quý thầy cô vui lòng chọn tối đa 5 giá trị).
 Hoà bình  Khoan dung  Hợp tác  Giản dị

 Tôn trọng  Trung thực  Hạnh phúc  Tự do

 Yêu thương  Khiêm tốn  Trách nhiệm  Đoàn kết

2. Theo Qúy thầy cô, có những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc hình thành giá
trị sống của sinh viên UEF?
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
3. Theo Qúy thầy cô, các biện pháp sau có hiệu quả như thế nào đối với việc
hình thành các giá trị sống tích cực cho sinh viên UEF (Quý thầy cô vui lòng
đánh dấu X vào các ô tương ứng với lựa chọn)
4.
Mức độ hiệu quả

STT Biện pháp Rất Hiệu Khi có Ít Không


hiệu quả khi hiệu hiệu
quả không quả quả

Đối với nhà trường

1 Xây dựng môi trường học tập tiên tiến, năng động
và thân thiện

2 Tạo dựng một bầu không khí hợp tác, cởi mở và


chia sẻ trong các giờ học

3 Cung cấp một cách có hệ thống, khoa học những tri


thức về giá trị sống cho sinh viên

4 Lồng ghép các nội dung giáo dục giá trị sống vào
một số môn kĩ năng đang được giảng dạy trong
trường

5 Mở lớp Giáo dục các giá trị sống tại trường như
một hoạt động ngoại khóa

6 Xây dựng các câu lạc bộ giáo dục giá trị sống

7 Tổ chức các buổi nói chuyện trao đổi giữa các giáo
dục viên giá trị sống với sinh viên

8 Tổ chức cho sinh viên được trải nghiệm cảm xúc


thực tế tại các mái ấm, nhà tình thương, cô nhi
viện…

9 Tổ chức nhiều hơn các hoạt động xã hội (Mùa hè


xanh, tình nguyện, từ thiện…)
Đối với bản thân sinh viên

10 Tham gia các buổi nói chyện với các giáo dục viên
giá trị sống

11 Tham gia vào các hoạt động xã hội (đi tình nguyện,
làm từ thiện,…)

12 Thường xuyên đặt những câu hỏi tự vấn chính bản


thân (“Tôi là ai”, “Tôi là người như thế nào”…)

13 Đọc các loại sách, báo, tạp chí nuôi dưỡng tâm hồn

14 Dành thời gian tự suy ngẫm về những giá trị của


riêng mình

15 Đặt ra các nguyên tắc sống và thường xuyên kiểm


tra, đánh giá quá trình rèn luyện của bản thân

16 Luôn lắng nghe sự chia sẻ của những người xung


quanh

17 Ghi nhật kí về những cảm xúc mà bản thân vừa trải


nghiệm

18 Tham gia vào các câu lạc bộ, lớp Giáo dục giá trị
sống

Ngoài các biện pháp trên, theo Qúy thầy cô có những biện pháp nào khác?
Nhà trường: ............................................................................................................................
................................................................................................................................................
Bản thân sinh viên: .................................................................................................................
................................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ Quý Thầy Cô
Phụ lục 4
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Câu 1: Theo bạn, giá trị sống là gì?


Câu 2: Việc hiểu biết về giá trị sống mang lại những lợi ích gì cho bạn?
Câu 3: Bạn hiểu như thế nào về các giá trị: trung thực, trách nhiệm, hợp tác và
khoan dung?
Câu 4: Theo bạn, nhà trường và bản thân sinh viên cần làm những gì để nâng
cao nhận thức cho sinh viên về giá trị sống?
a. Nhà trường:
b. Bản thân sinh viên:

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn


Phụ lục 5:

Phục lục 5.1.


KẾT QUẢ PHỎNG VẤN 1
Thời gian: 10 giờ 30 phút ngày 08/10/2012
Địa điểm: Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM. 08 Tân Thới
Nhất 17, phường Tân Thới Nhất, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người phỏng vấn: Trần Kim An
Người trả lời phỏng vấn: Nguyễn Thị Kiều H., sinh viên năm 3 khoa
Tài chính kinh doanh tiền tệ.
Câu 1: Theo bạn, giá trị sống là gì?
Giá trị sống là những điều chúng ta cho là quý, chúng ta cố gắng theo
đuổi để đạt được nó (nếu chưa có) hoặc duy trì nó (nếu đã có). Giá trị sống có
thể là một vật hữu hình nào đó (là những thứ liên quan đến vật chất), hoặc
một hành động, hoặc một thứ vô hình không nhìn thấy (những cái thuộc về
tinh thần). Giá trị sống có thể thay đổi theo thời gian trong cuộc đời của mỗi
con người. Giá trị sống của em bây giờ là mong muốn gia đình em mãi hạnh
phúc, em được bạn bè yêu quý và trở thành người thành đạt trong công việc,
mỗi ngày và em cố gắng vì mục tiêu đó (trau dồi kiến thức, kỹ năng, mở rộng
mối quan hệ,…).
Câu 2: Việc hiểu biết về giá trị sống mang lại những lợi ích gì cho
bạn?
Việc hiểu về giá trị sống giúp ta xác định được ước mơ, mục tiêu của
mình, xác định được lý do chúng ta tồn tại trên đời này. Từ đó, chúng ta cố
gắng phấn đấu để đạt được giá trị đó.
Mỗi người xác định được giá trị sống cho riêng mình sẽ giúp chúng ta
không sa đà vào những mục tiêu vô bổ, đi đúng con đường mà chúng ta đã
chọn. Việc xác định giá trị sống còn thể hiện được giá trị của bản thân. Những
người có giá trị sống cao cả, tốt đẹp thì cuộc sống của họ sẽ khác những
người có giá trị sống “ảo”, chạy theo những thứ xa hoa, thời thượng nhất
thời,…
Câu 3: Bạn hiểu như thế nào về các giá trị: trung thực, trách nhiệm,
hợp tác và khoan dung?
Trung thực là sống thật với bản thân mình, với suy nghĩ và cá tính của
mình. Người trung thực dám nói và dám làm những điều mình nghĩ, dù cho
điều đó có trái với suy nghĩ của người khác. Sống trung thực rất khó, vì chúng
ta thường xuyên bị chi phối bởi môi trường sống xung quanh, những mối
quan hệ nên đôi khi chúng ta đang làm những điều mà người khác muốn chứ
không phải là điều mình muốn.
Trách nhiệm là việc dám thừa nhận với xã hội về việc làm của mình,
dám gánh chịu và giải quyết hậu quả khi cần thiết. Sống có trách nhiệm rất
khó vì đôi khi việc chịu trách nhiệm ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta (ảnh
hưởng đến danh dự khi phải chịu trách nhiệm với xã hội, ảnh hưởng đến
lương thưởng nếu phải chịu trách nhiệm trong công việc,…). Tuy nhiên,
người dám chịu trách nhiệm sẽ được mọi người tôn trọng, tin tưởng, nhanh
chóng học hỏi được nhiều điều hay mỗi khi mắc sai lầm.
Hợp tác là cùng nhau thực hiện một công việc nào đó. Để hợp tác với
một tập thể, chúng ta phải có kiến thức, kỹ năng làm việc nhóm, mỗi người
phải tự hạ bớt cái tôi của bản thân lại để tôn trọng những người xung quanh.
Hợp tác là một kỹ năng cần thiết trong công việc của mỗi người, giúp chúng
ta hoàn thành công việc nhanh và hiệu quả hơn.
Khoan dung là sẵn sàng thông cảm và tha thứ cho người khác khi mắc
lỗi. Trong cuộc sống có nhiều cám dỗ dẫn đến sai lầm của mỗi người, nếu
chúng ta không biết khoan dung thì cuộc sống sẽ trở nên nặng nề, căng thẳng.
Sống khoan dung giúp mọi người hiểu nhau hơn, gần nhau hơn. Sau mỗi sóng
gió của cuộc sống, nhờ khoan dung mà chúng ta thông cảm và gắn kết với
nhau hơn.
Câu 4: Theo bạn, nhà trường và bản thân sinh viên cần làm những
gì để nâng cao nhận thức cho sinh viên về giá trị sống?
a. Nhà trường: Trước hết, nhà trường cần phải có những hoạt động định
hướng đúng đắn về nhận thức cho sinh viên. Cụ thể là cung cấp cho sinh viên
những kiến thức khoa học và hệ thống về giá trị sống thông qua các tài liệu
tham khảo thêm hoặc có thể lồng ghép vào một vài bài học của môn Kỹ năng
mềm có liên quan (ví dụ như giá trị Trách nhiệm và Hợp tác có thể đưa vào
nội dung Kỹ năng trình bày và giải quyết vấn đề…). Sau đó là tổ chức những
buổi nói chuyện hoặc giao lưu với các chuyên viên về giáo dục giá trị cuộc
sống. Ngoài ra cần tổ chức những hoạt động ngoại khóa để sinh viên tự nhận
ra giá trị cuộc sống cho bản thân mình (những buổi sinh hoạt văn nghệ, làm
tình nguyện, làm từ thiện,…).
b. Bản thân sinh viên: Sinh viên cần phải tự hoàn thiện bản thân, lựa
chọn cho mình những ngưười bạn tốt để cùng nhau học tập và sinh hoạt. Đọc
nhiều tài liệu, sách báo để tự nâng cao kiến thức, tham gia những buổi sinh
hoạt lành mạnh do nhà trường hoặc các tổ chức lành mạnh thực hiện để tìm ra
cho mình những giá trị sống phù hợp và đúng đắn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn
Phục lục 5.2.
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN 2
Thời gian: 15 giờ ngày 2/10/2012
Địa điểm: Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM. 08 Tân Thới
Nhất 17, phường Tân Thới Nhất, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người phỏng vấn: Trần Kim An
Người trả lời phỏng vấn: Nguyễn Quốc Th., sinh viên năm 4 khoa
Quản trị kinh doanh

Câu 1: Theo bạn, giá trị sống là gì?


Theo em, khi nói đến giá trị là những thứ có ý nghĩa, mình đề cao, coi
trọng, có tác dụng với ai đó và quý giá đối với người đó. Vậy nên giá trị sống
cũng vậy. Giá trị sống là những điều mà cá nhân mình cho là nó có ích, nó sẽ
chi phối thái độ, hành vi của bản thân trong cuộc sống.
Câu 2: Việc hiểu biết về giá trị sống mang lại những lợi ích gì cho
bạn?
Có lối sống tích cực và thân thiện, từ đó giúp mối quan hệ với người
xung quanh tốt hơn. Chính bản thân mình có trách nhiệm với chính mình, sau
đó là với những người xung quanh.
Câu 3: Bạn hiểu như thế nào về các giá trị: trung thực, trách nhiệm,
hợp tác và khoan dung?
Trách nhiệm giúp em có động lực để hoàn thành công việc của mình, nó
cũng nhưng một mục đích mà chúng ta cần đặt ra cho mỗi công việc.
Trung thực trước hết là thành thật với chính bản thân mình từ suy nghĩ
đến hành động, việc làm. Bây giờ, trung thực với sinh viên rất quan trọng.
Trung thực trong thi cử, làm bài tập, đánh giá bài tập và cho điểm các nhóm
khác khi thuyết trình tập thể.
Hợp tác là một thái độ rất cần thiết trong cuộc sống ngày nay của chúng
ta, thái độ này giúp ta có thể có kỹ năng làm việc nhóm hoàn hảo.
Khoan dung sẽ làm cho con người thấy thanh thản và nhẹ nhàng trong
tâm hồn, không thấy ghét bỏ hay phải hận thù ai. Khoan dung cũng là giúp đỡ
người khác sửa chữa và khắc phục những điều họ đã làm sai trước đây.
Câu 4: Theo bạn, nhà trường và bản thân sinh viên cần làm những
gì để nâng cao nhận thức cho sinh viên về giá trị sống?
a. Nhà trường: Theo em, nhà trường cần mở thêm nhiều buổi giao lưu
với các diễn giả nổi tiếng hơn nữa không chỉ dành cho các sinh viên vừa mới
nhập học mà cho cả sinh viên các khóa, đặc biệt là vào đầu các năm học. Như
thế sinh viên sẽ trực tiếp trao đổi với những người có kiến thức và có nhiều
câu chuyện, tình huống thú vị sẽ dễ tiếp thu hơn là việc phải học lý thuyết.
Nhà trường cũng nên tổ chức các hoạt động, phong trào giao lưu giữa
các khóa (năm nhất, năm hai, năm ba và năm cuối) để trao đổi kinh nghiệm,
tăng cường sự đoàn kết, hợp tác giữa các sinh viên.
Rất quan trọng là tổ chức các hoạt động về cộng đồng nhiều hơn như
Mùa hè xanh, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Một môi trường học
tập tiên tiến và thân thiện thì luôn cần đến các hoạt động hướng đến cộng
đồng và vì cộng đồng. Như thế em chắc rằng các hoạt động này sẽ có hiệu
quả. Hơn nữa việc cho sinh viên trải nghiệm các cảm xúc thực tế sẽ có tác
dụng gấp nhiều lần so với việc biết lý thuyết.
b. Bản thân sinh viên: Đặt ra các nguyên tắc sống và thường xuyên
kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện của bản thân. Đồng thời cần phải luôn
luôn ghi nhớ, tâm niệm những điều đó. Khi thấy mình sai cần sửa ngay.
Bên cạnh việc học để có những kiến thức về chuyên ngành thì việc tham
gia các hoạt động về học thuật và phong trào cũng rất cần thiết. Nó là sự củng
cố và chứng minh lại những kiến thức lý thuyết mà mình vừa học. Đồng thời
là sự chia sẻ và thể hiện trách nhiệm của bản thân mình với chính cộng đồng
và xã hội mà mình đang sống. Tức là cần phải có sự kết hợp cả lý thuyết với
thực tế cuộc sống.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn


Phụ lục 6
Phụ lục 6.1. Nhận thức của sinh viên về lợi ích của giá trị sống theo phương
diện giới tính
Levene's Test
for Equality t-test for Equality of Means
of Variances
Sig. (2- Mean Std. Error
F Sig. t df tailed) Difference Difference
Học Equal variances
.084 .773 1.219 305 .224 .0703 .05769
tập assumed
Equal variances
1.219 304.999 .224 .0703 .05769
not assumed
Bản Equal variances
1.674 .197 1.710 305 .088 .1061 .06205
thân assumed
Equal variances
1.710 303.479 .088 .1061 .06206
not assumed
Cuộc Equal variances
.125 .724 -.201 305 .841 -.0125 .06230
sống assumed
Equal variances
-.201 304.462 .841 -.0125 .06229
not assumed

Phụ lục 6.2. Nhận thức của sinh viên về lợi ích của giá trị sống theo phương
diện trình độ đào tạo
Levene's Test
for Equality of t-test for Equality of Means
Variances
Sig. (2- Mean Std. Error
F Sig. t df tailed) Difference Difference
Học Equal variances
4.468 .035 -4.106 305 .000 -.2332 .05680
tập assumed
Equal variances
-4.004 253.408 .000 -.2332 .05824
not assumed
Bản Equal variances 1.077 .300 -4.492 305 .000 -.2737 .06092
thân assumed
Equal variances
-4.452 274.162 .000 -.2737 .06146
not assumed
Cuộc Equal variances
.797 .373 -2.820 305 .005 -.1750 .06206
sống assumed
Equal variances
-2.829 287.266 .005 -.1750 .06188
not assumed

Phụ lục 6.3. Nhận thức của sinh viên về lợi ích của giá trị sống theo phương
diện khoa đào tạo
Sum of Mean
Squares df Square F Sig.
Học tập Between Groups .658 2 .329 1.289 .277
Within Groups 77.618 304 .255
Total 78.276 306
Bản thân Between Groups 1.336 2 .668 2.265 .106
Within Groups 89.642 304 .295
Total 90.977 306
Cuộc Between Groups .632 2 .316 1.065 .346
sống Within Groups 90.222 304 .297
Total 90.854 306

Phụ lục 6.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về giá trị sống
theo phương diện giới tính
Levene's Test
for Equality t-test for Equality of Means
of Variances
Sig. (2- Mean Std. Error
F Sig. t df tailed) Difference Difference
Xã hội Equal variances
3.747 .054 2.228 305 .027 .1633 .07331
assumed
Equal variances 2.229 298.37 .027 .1633 .07327
not assumed 2
Gia Equal variances
5.619 .180 .815 305 .416 .0708 .08692
đình assumed
Equal variances 292.45
.815 .416 .0708 .08685
not assumed 7
Nhà Equal variances
1.546 .215 1.809 305 .071 .1385 .07657
trường assumed
Equal variances 303.30
1.810 .071 .1385 .07655
not assumed 3
Bản Equal variances
.446 .505 .995 305 .321 .0689 .06930
thân assumed
Equal variances 293.14
.994 .321 .0689 .06935
not assumed 9

Phụ lục 6.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về giá trị sống
theo phương diện trình độ đào tạo
Levene's Test
for Equality of t-test for Equality of Means
Variances
Sig. (2- Mean Std. Error
F Sig. t df tailed) Difference Difference
Xã hội Equal variances
.220 .639 -1.200 305 .231 -.0892 .07440
assumed
Equal variances
-1.197 282.207 .232 -.0892 .07453
not assumed
Gia Equal variances
1.507 .220 -1.945 305 .053 -.1697 .08726
đình assumed
Equal variances
-1.957 289.988 .051 -.1697 .08675
not assumed
Nhà Equal variances
.048 .827 -.530 305 .597 -.0411 .07764
trường assumed
Equal variances
-.531 287.446 .596 -.0411 .07740
not assumed
Bản Equal variances
1.084 .299 -1.321 305 .188 -.0922 .06984
thân assumed
Equal variances
-1.275 240.259 .203 -.0922 .07231
not assumed

Phụ lục 6.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về giá trị sống
theo phương diện khoa đào tạo
Sum of Mean
Squares df Square F Sig.
XAHOI Between Groups 1.967 2 .983 2.375 .095
Within Groups 125.885 304 .414
Total 127.852 306
GIADINH Between Groups .528 2 .264 .455 .635
Within Groups 176.691 304 .581
Total 177.220 306
TRUONG Between Groups 3.130 2 1.565 3.509 .031
Within Groups 135.593 304 .446
Total 138.723 306
BANTHAN Between Groups 1.529 2 .765 2.089 .126
Within Groups 111.259 304 .366
Total 112.788 306

Phụ lục 6.7. Hiệu quả của một số biện pháp nâng cao nhận thức giá trị sống
cho sinh viên theo đánh giá của giảng viên
Nội dung Mức độ Điểm Độ Thứ
Hiệu quả TB lệch hạng
Tần số % chuẩn
Nhà trường
Lồng ghép các nội dung giáo dục giá trị 1
sống vào một số môn kĩ năng đang được
giảng dạy trong trường 23 92 4.48 0.65
Cung cấp một cách có hệ thông, khoa 2
học những kiến thức về giá trị sống cho
sinh viên 23 92 4.44 0.65
Xây dựng môi trường học tập tiên tiến, 3
năng động và thân thiện 25 100 4.36 0.48
Tạo dựng một bầu không khí hợp tác, 4
cởi mở và chia sẻ trong từng giờ học 25 100 4.28 0.45
Tổ chức cho sinh viên được trải nghiệm 5
cảm xúc thực tế tại các mái ấm, nhà tình
thương, cô nhi viện… 23 92 4.08 0.49
Tổ chức các hoạt động xã hội (Mùa hè 6
xanh, tình nguyện, từ thiện…) 19 76 4 0.7
Mở lớp học Giáo dục các giá trị sống tại 7
trường như một hoạt động ngoại khóa 13 52 3.6 0.64
Tổ chức các buổi nói chuyện trao đổi 8
giữa các giáo dục viên giá trị sống với
sinh viên 15 60 3.6 1.04
Xây dựng các câu lạc bộ giáo dục giá trị 9
sống 9 36 3.36 0.75
Bản thân
Đọc các loại sách, báo, tạp chí nuôi 1
dưỡng tâm hồn 19 76 4.08 0.75
Tham gia vào các hoạt động xã hội (đi 2
tình nguyện, làm từ thiện,…) 14 56 3.88 0.88
Đặt ra các nguyên tắc sống và thường 3
xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình rèn 16 64 3.8 0.86
luyện của bản thân
Luôn lắng nghe sự chia sẻ của những 4
người xung quanh 11 44 3.8 0.7
Dành thời gian tự suy ngẫm về những 5
giá trị của riêng mình 17 68 3.64 1.07
Thường xuyên đặt những câu hỏi tự vấn 6
chính bản thân (“Tôi là ai”, “Tôi là
người như thế nào”…) 14 56 3.64 1.03
Tham gia các buổi nói chyện với các 7
chuyên gia về giáo dục giá trị sống 17 68 3.6 0.95
Tham gia vào các câu lạc bộ, lớp Giáo 8
dục các giá trị sống 13 52 3.6 0.64
Ghi nhật kí về những cảm xúc mà bản 9
thân vừa trải nghiệm 13 52 3.28 0.93
Phụ lục 7

You might also like