You are on page 1of 10

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC


TÀI CHÍNH - MARKETING
MẪU PHIẾU LÀM BÀI TỰ LUẬN

Ngày: 22 /4/ 2021


Họ tên sinh viên

Mã số sinh viên : 2121012685………


HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊ NIN

Ngày: 23 /4 /2021
Họ tên sinh viên: ……BÙI MINH HẰNG……………………………….………………………..……...…..

Mã số sinh viên : ……2121012685…………………………………………………………….……...

Mã lớp học phần: ……2121702047744…………………………………………………………….……..

Bài làm gồm: ……6….. trang

Điểm CB chấm thi


Bằng số Bằng chữ (Ký, ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM:

Câu 1: Anh/Chị hãy cho biết dựa vào cơ sở lý luận nào mà triết học Mác - Lênin
rút ra nguyên tắc phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp với
phát huy tính năng động chủ quan? Anh/Chị hãy phân tích khái quát cơ sở lý
luận đó?
- Dựa vào mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác-Lenin rút
ra nguyên tắc phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp với
phát huy tính năng động chủ quan.
- Vật chất và ý thức là hai phạm trù triết học, chúng có quan hệ chặt chẽ với
nhau, trong đó vai trò quyết định thuộc về vật chất, mặt khác ý thức tác động
trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
+ Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
+ Vật chất quyết định nội dung của ý thức
+ Vật chất quyết định bản chất của ý thức
2

+ Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
+ Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong điều kiện tự nhiên
+ Ý thức của chúng ta là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc
của con người, nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
+ Ý thức là một hiện tượng mang bản chất xã hội
- Ý nghĩa phương pháp luận
+ Thứ nhất, nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan, có
thể thấy rằng: Khách quan là nhân tố giữ vai trò quyết định chủ quan. Do đó, khi
áp dụng trong lý luận và thực tiễn, cần phải nắm vững nguyên tắc khách quan
trước. Nguyên tắc này là một vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận đã được các triết
gia nghiên cứu nhiều thế kỷ trước. Vì vậy, khi tư duy hay hành động phải luôn tôn
trọng khách quan, xuất phát từ thực tế khách quan. Đồng thời, các chủ thể cũng
phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo chủ quan trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn.
+Thứ hai, khi nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn, cần phải lấy thực tế khách
quan làm căn cứ, cần phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Cùng
với đó, chủ thể phải tôn trọng sự thật, tránh thái độ chủ quan, nóng vội, định kiến,
thiếu trung thực. Nhận thức đúng đắn khách quan là tiền đề xác định mục tiêu,
phương hướng, nội dung, biện pháp phù hợp làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn của
chủ thể từng bước cải biến khách quan theo mục đích đặt ra.
+ Thứ ba, trong mối quan hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan, nhân tố chủ
quan luôn đóng vai trò mang tính chủ động, sáng tạo. Do đó, trong nhận thức và
thực tiễn, chủ thể phải biết dựa trên cơ sở tôn trọng khách quan để phát huy cao độ
tính năng động chủ quan. Khi tư duy và hoạt động thực tiễn cần biết phát huy tính
năng động chủ quan và đồng thời bao hàm việc phê phán, đấu tranh khắc phục tư
tưởng thụ động, ỷ lại, bó tay, phó mặc trước khó khăn của hiện thực cuộc sống.
- Phép biện chứng duy vật là “linh hồn sống”, là “quyết định” của chủ nghĩa
Mác, bởi khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ biến của hiện thực
khách quan và của nhận thức khoa học, phép biện chứng duy vật thực hiện
chức năng phương pháp luận chung nhất của hoạt đọng nhận thức và thực
tiễn
- Để xem xét, quyết định một sự vật, hiện tượng ta phải xem xét từ nhiều khía
cạnh khách quan, tuân thủ các nguyên tắc phương pháp luận trong triết học và
cần phải có phương pháp nhận thức khoa học thay vì bị những yếu tố chủ quan
chi phối thành nhiều chiều hướng lệch lạc
+ Luôn sáng tạo, đổi mới kế hoạch, phát triển trí tuệ tạo nên một sự bứt phá để
có thể đối phó với những biến đổi của quy luật khách quan
3

+ Mọi phương hướng hoạt động phải căn cứ vào điều kiện khách quan hay quy
luật khách quan, lựa chọn phương pháp hoặc từng cách thức phù hợp để đảm
bảo cho sự phát triển của đối tượng tác động, đảm bảo các hoạt động diễn ra
hiệu quả và không bị các yếu tố chủ quan cản trở. Từ đó, hoạt động đi theo
đúng ý thức của mỗi người
+ Có kế hoạch điều chỉnh mục tiêu của bản thân cho phù hợp khi điều kiện
khách quan có sự biến đổi để phát huy ý thức của bản thân luôn nhạy bén và
năng động trong mọi điều kiện khách quan.
+ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì ý thức không thụ động
mà nó có tính độc lập, tương đối với hoạt động thực tiễn của con người và vật
chất tác động qua lại lẫn nhau . Bản chất của ý thức mang tính năng động, sáng
tạo
Câu 1: Hãy vận dụng ý nghĩa phương pháp luận này vào việc lập kế hoạch học
tập một khóa học/một học phần/ chuyên ngành của bản thân
- Tôi sẽ sắp xếp kế hoạch học một cách hợp lí, phù hợp với năng lực và sức
khỏe của bản thân. Chọn những khóa học mà mình cần bổ sung hay cần
thiết đối với chuyên ngành mình học để vạch ra mục tiêu phấn đấu chính
xác.
- Cân bằng giữa việc học hoặc làm thêm hay giờ giải trí với bạn bè để có thể
ổn định cuộc sống hàng ngày. Không đặt nặng vấn đề đi làm thêm để kiếm
thêm thu nhập mà là đi để trau dồi thêm kinh nghiệm va chạm với xã hội
trong tương lai gần. Mỗi ngày tôi luôm tìm tòi, học hỏi những kiến thức
mới, kĩ năng mềm cần thiết, thu nạp thêm nhiều vốn từ Tiếng Anh liên quan
đến những môn học chuyên ngành
- Lên lớp tham gia tiết học đầy đủ, tuân thủ quy định nhà trường, đăng kí vào
câu lạc bộ hay đội nhóm để trải nghiệm nhiều hoạt động mới mẻ, bổ ích, có
thể mở rộng các mối quan hệ ở ngoài trường thay vì chỉ mối quan hệ trong
lớp học

Câu 2: Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định: “để có thể giải thích các hiện
tượng ý thức, tinh thần của xã hội thì cần căn cứ vào điều kiện hiện thực xã
hội - căn cứ vào các yếu tố thuộc về tồn tại xã hội”, Anh/Chị hãy:

a) Phân tích cơ sở lý luận của luận điểm nêu trên


- Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất
của xã hội. Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là một kiểu vật
chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ánh. Trong đsó,
quan hệ giữa con người với con người và quan hệ giữa con người với tự nhiên là
những quan hệ cơ bản nhất.
4

+ Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức sản xuất vật chất,
điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh đia lý… Phương thúc sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản
nhất vì theo lời tựa cuốn Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị C.Mác viết:
“Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quán trình sinh hoạt xã hội,
chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại
của họ mà tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ.
- Ý thức xã hội là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng để giải
quyết vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực xã hội. Nói cách khác, ý thức xã hội
là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành của văn hóa tinh thần của
xã hội.
+ V.I.Leenin viết: “ Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, đó là học thuyết của
Mác”. Tuy nhiên, sự phản ánh này không phải là sự phản ánh thụ động, bất động mà
là một quá trình nghiên cứu phức tạp, kết quả của mối quan hệ hoạt động, tích cực của
con người đối với hiện thực.
+ Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội một cách đa dạng, phức tạp, bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố trung gian (lợi ích, tình cảm…). Khi những điều kiện tồn tại
xã hội thay đổi thì một số yếu tố cụ thể trong ý thức xã hội sẽ thay đổi theo.
+ Ngoài ra ý thức xã hội có thể tác động mạnh mẽ trở lại tồn tại xã hội; nó
có thể thúc đẩy sự phát triển của tồn tại xã hội khi phản ánh đúng quy luật vận
động của tồn tại xã hội; thậm chí kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội khi phản
ánh không đúng quy luật vận động của tồn tại xã hội.
b) Rút ra ý nghĩa phương pháp luận để lý giải truyền thống tôn trọng phụ nữ
trong truyền thống văn hóa Việt Nam.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Tồn tại xã hội, quy định ý thức xã hội
+ Tính độc lập tương đối và sự tác động ngược trở lại của ý thức xã hội
+ Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội cũng gây ảnh hưởng tới
tồn tại xã hội
+ Sự tác động ngước trở lại của ý thức xã hội lên tồn tại xã hội
- Lý giải truyền thống tôn trọng phụ nữ:
+ Giáo sư Trần Quốc Vượng từng khẳng định: “Xã hội Việt Nam cổ truyền
đã thừa hưởng và vẫn bảo lưu một truyền thống vững chắc và tốt đẹp: đó là
vai trò quan trọng của người đàn bà, người mẹ, trong gia đình, ngoài xã hội”.
Khác với nhiều xã hội cổ xưa, Việt Nam, khi chuyển dịch từ xã hội nguyên
thủy theo chế độ mẫu hệ sang xã hội có giai cấp theo chế độ phụ hệ, người
phụ nữ vẫn giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt xã hội. Trong gia đình, họ
là người mẹ, người vợ, có nhiệm vụ điều khiển hầu hết công việc trong nhà.
5

Ngoài xã hội, họ là lực lượng lao động nòng cốt đã góp phần xây dựng nên
nền văn minh lúa nước Việt Nam.
Không chỉ có vai trò xây dựng nên xã hội, trong lịch sử, không ít lần người
phụ nữ đã hi sinh cả xương máu của mình trước sự tồn vong dân tộc. “Giặc
đến nhà, đàn bà cũng đánh”, những Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Chân,… đã
trở thành tiêu biểu cho tấm gương người phụ nữ Việt Nam anh hùng trong
sự nghiệp bảo vệ dân tộc, được nhân dân tôn vinh cho đến mãi về sau.
+ Bên cạnh đời sống vật chất, cũng cần phải nhìn nhận vai trò của hình ảnh
người phụ nữ trong thế giới tinh thần. Ở nước ta, tục thờ nữ thần đã có từ lâu
đời. Những hình tượng Mẹ Âu Cơ, các Thánh Mẫu Tam Phủ, Thánh Mẫu
Tứ Phủ hay mẹ Lúa đã ảnh hưởng sâu đậm tới tâm thức và đời sống tâm linh
người Việt.
=>> Trong một nền văn hóa nông nghiệp trọng gia đình, trọng nếp nhà,
người phụ nữ Việt thực sự nắm giữ vai trò hết sức quan trọng trong xã hội.
Đó cũng là lý do trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc, dẫu Việt Nam chịu
nhiều ảnh hưởng từ các nền văn hóa nam quyền, đặc biệt là Trung Quốc,
truyền thống tôn trọng phụ nữ vẫn luôn được ông cha ta giữ gìn, trở thành
một bản sắc văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta.
c) Trong thời đại hiện nay, truyền thống tôn trọng phụ nữ cần được kế thừa
và phát huy như thế nào?
- Phụ nữ hiện nay cần phát huy tinh thần mạnh mẽ, dũng cảm, dám đứng lên đấu
tranh giành lại sự bình đẳng như câu nói “ giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Đề cao
sự chủ động, năng động, tự tin, của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay bằng
những hành động như dám nghĩ, dám làm.
- Tự tin là tin vào năng lực bản thân, chủ động và bình tĩnh giải quyết các công
việc trong cuộc sống và sự nghiệp,chịu trách nhiệm về việc mình làm, không tranh
công, đổ lỗi...
- Coi trọng phẩm giá, danh dự của bản thân, chấp hành pháp luật một cách tự giác,
đoàn kết, tương trợ lẫn nhau; có quan điểm, chính kiến rõ ràng; khi mắc lỗi, biết
mạnh dạn nhận khuyết điểm và chủ động sửa chữa khuyết điểm
- Người phụ nữ hiện đại phải chung thủy, yêu nước, biết chia sẻ, quan tâm đến lợi
ích của cộng đồng yêu lao động, làm việc có khoa học; xây dựng được mối quan
hệ tốt với họ hàng và thường xuyên quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái.
=>> Từ đó, chúng ta cũng cần phải đứng ra bảo vệ và tôn trọng, yêu thương phái
yếu khi nhiều người phụ nữ còn tư tưởng lạc hậu, bị bạo hành gia đình nặng nề, áp
lực công việc hay bị sự chì chiết của xã hội không thể sống cho chính bản than.
6

Giáo trình triết học Mác-Lenin


https://luathoangphi.vn/nguyen-tac-khach-quan-trong-triet-hoc/
https://luathungson.vn/moi-quan-he-giua-vat-chat-va-y-thuc.html
https://luathoangphi.vn/dinh-nghia-vat-chat-cua-lenin/
https://123docz.net/document/2417098-bai-hoc-ton-trong-khach-quan-phat-huy-tinh-nang-dong-
chu-quan-va-su-van-dung-o-viet-nam-hien-nay.htm
https://luatminhkhue.vn/y-nghia-phuong-phap-luan-cua-moi-quan-he-giua-khach-quan-va-chu-
quan.aspx
https://moet.gov.vn/content/vanban/Lists/VBDH/Attachments/2729/GT%20h%E1%BB%8Dc
%20ph%E1%BA%A7n%20Tri%E1%BA%BFt%20h%E1%BB%8Dc%20MLN%20(K)%20Tr
%20230-Tr274.pdf
https://luathoangphi.vn/y-thuc-xa-hoi-la-gi/
http://itdr.org.vn/mot-goc-nhin-lich-su-ve-vai-tro-cua-nguoi-phu-nu-viet-nam/
https://phunu.soctrang.gov.vn/-/phu-nu-vn-tu-tin-tu-trong-trung-hau-am-ang-
7
8
9
10

Chữ ký của sinh viên

Hằng

Bùi Minh Hằng

You might also like