You are on page 1of 7

Đề cương triết học

Câu 1: trình bày vấn đề cơ bản của Triết học? Cơ sở để phân


biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học?
 vấn đề cơ bản của triết học
- theo Ăng-ghen: vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc
biết là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy
với tồn tại.
- vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt:
+ Mặt thứ nhất: “Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước,
cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?” việc trả lời này
phân định thành hai khuynh hướng triết học đối lập
nhau:chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
+ Mặt thứ hai: con người có khả năng nhận thức được thế
giới hay không?- lí luận nhận thức
Câu 2: Phân tích quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng về
mqh giữa vật chất và ý thức. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận?
 Quan điểm của CNDVBC về mqh giữa vật chất và ý thức:
- Khái niệm vật chất, ý thức
+ Vật chất: là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
+ Ý thức: là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ
óc của còn người một cách năng động, sáng tạo
- Mối quan hệ:
+ Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc,
quyết định ý thức
+ Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt
động thực tiễn của con người
 Ý nghĩa phương pháp luận
- phải có quan điểm khách quan trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn
- trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải biết xuất phát
từ thực tiễn khách quan, tôn trọng quy luật khách quan
- ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại hoạt động
thực tiễn, nên cần phát huy tính chủ động, sáng tạo của ý
thức
Câu 3: Phân tích cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện trong
phép biện chứng duy vật? Ý nghĩa phương pháp luận của quan
điểm này?
 Cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện- nguyên lí về mối
liên hệ phổ biến
- Trong phép biện chứng, mối liên hệ dùng để chỉ sự quy
định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật,
hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật,
hiện tượng trong thế giới
- mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối
liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới
- tính chất của mối liên hệ:
+ tính khách quan
+ tính phổ biến
+ tính đa dạng phong phú
 ý nghĩa phương pháp luận
- nguyên tắc toàn diện
+ quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và thực tiễn
cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mqh biện chứng
qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt
chính của sự vật, hiện tượng khác
+ trong nhận thức và thực tiễn phải có trọng tâm, trong
điểm, không dàn đều một cách chung chung
Câu 4: trình bày nguyên lí về sự phát triển trong phép biện
chứng duy vật? Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu
nguyên lí này?
 Nguyên lí về sự phát triển:
- Phát triển là quấ trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là khuynh
hướng chung của thế giới và có tính phổ biến
- Tính chất của phát triển:
+ tính khách quan của sự phát triển
+ tính phổ biến
+ tính kế thừa trong sự phát triển
+ tính đa dạng, phong phú nhiều vẻ
+ tính phức tạp của sự phát triển
- nguồn gốc của sự phát triển: nằm bên trong sự vật hiện
tượng, do mâu thuẫn bên trong sự vật hiện tượng quy định
 ý nghĩa phương pháp luận
- nguyên tắc phương pháp luận phát triển
+ trong hoạt động nhận thức và thực tiễn đặt sự vật. hiện
tượng trong sự vận động, phát triển
+ nhận thức sự phát triển là một quá trình vận động, được
trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ đơn giản đến phức
tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
Câu 6: phân tích quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập? Ý nghĩa phương pháp luận?
 Nội dung quy luật
- vị trí, vai trò của quy luật: chỉ ra nguồn gốc, động lực của
sự phát triển
- mặt đối lập: là những mặt có đặc điểm, những thuộc tính,
những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược
nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và
tư duy.
- Mâu thuẫn biện chứng là trạng thái mà các mặt đối lập liên
hệ, tác động qua lại lẫn nhau, bài trừ phủ định lẫn nhau
- sự “thống nhất” của các mặt đối lập
- sự “đấu tranh” của các mặt đối lập
- mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển
 ý nghĩa phương pháp luận
- mâu thuẫn khách quan, phổ biến, là cái vốn có của các sự
vật, hiện tượng, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển
của mâu thuẫn
- để thúc đẩy sự vật phát triển, t phải tìm mọi cách để giải
quyết mâu thuẫn, không được điều hòa mâu thuẫn
Câu 7: thực tiễn là gì? Trình bày vai trò của thực tiễn đối với
quá trình nhận thức của con người? Ý nghĩa phương pháp luận?
 thực tiễn và nhận thức
- thực tiễn: là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang
tính lịch sử xã hội nhằm cải tạo tưj nhiên và xã hội
- nhận thức: là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng
tạo thế giới khách quan vào bộ óc của con người trên cơ sở
thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách
quan đó
 vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức:
- thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở của nhận thức
- thực tiễn là động lực của nhận thức
- thực tiễn là mục đích của nhận thức
- thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lí
 ý nghĩa phương pháp luận
- phải quán triệt quan điểm thực tiễn: việc nhận thức phải
xuất phát từ thực tiễn
- nghiên cứu lí luận phải đi đôi với thực tiễn: học phải đi đôi
với hành
- xa rời thực tiễn dẫn đến bệnh chủ quan, giáo điều, máy
móc, quan liêu
Câu 8: trình bày quá trình nhận thức của con người? mối quan
hệ biện chứng của quá trình nhận thức?
 Quá trình nhận thức của con người
- nhận thức cảm tính
+ cảm giác
+ tri giác
+ biểu tượng
- nhận thức lí tính
+ khái niệm
+ phán đoán
+ suy luận
 mối quan hệ biện chứng của quá trình nhận thức
- nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính tồn tại trong mối
quan hệ biện chứng liên quan mật thiết với nhau
- nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính thống nhất với
nhau, cơ sở thống nhất đó là thực tiễn
Câu 9: Trình bày nội dung của quy luật về sự phù hợp của quan
hệ sx với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. vận dụng
quy luật này trong thời kì đổi mới ở VN hiện nay?
a. nội dung quy luật QHSX phù hợp với trình độ pt của
LLSX:
 khái niệm QHSX, LLSX:
- quan hệ sản xuất: là qh giữa người với người trong quá
trình sx vật chất
- lực lượng sản xuất: là sự kết hợp giữa người lao động với
tư liệu sx
 nội dung quy luật:
- LLSX quyết định QHSX:
+LLSX là yếu tố động, QHSX là yếu tố tương đối ổn định.
QHSX hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng quyết định
của LLSX, phụ thuộc vào trình độ pt của LLSX
+ khi trình độ LLSX pt đến một mức độ nhất định nào đó
sẽ mâu thuẫn với QHSX hiện có, đòi hỏi phải hình thành
một qhsx mới phù hợp với LLSX phát triển
- QHSX tác động trở lại LLSX
+ nếu QHSX phù hợp với trình độ pt của LLSX sẽ tạo đk
chi LLSX phát triển, ngược lại, sẽ kìm hãm sự pt của LLSX
+ QHSX quy định mục đích sx, ảnh hưởng đến thái độ lao
động của người sx(LLSX)
b. sự nhận thức và vận dụng quy luật này trong quá trình dổi
mới ở nước ta
 nhận thức được sai lầm trước đổi mới, vận dụng đúng quy
luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. cụ
thể:
- thừa nhận sự tồn tại tất yếu của nền ktế nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN
trong thời kì quá độ
- ptriển LLSX hiện đại gắn với xd QHSX trên 3 mặt: sở hữu,
quản lí, và phân phối
- phát triển LLSX phải thông qua công nghiệp hóa- hiện đại
hóa gắn liền với ktế thị trường theo định hướng XHCN,
gắn với phát triển ktế tri thức
- thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại rộng mở, hòa nhập,
gắn chặt việc xd nền ktế độc lập tự chủ với chủ động hội
nhập ktế quốc tế
- giải phóng mạnh mẽ và phát triển LLSX

You might also like