You are on page 1of 10

lOMoARcPSD|25458256

[ Scoms][ Uehenter][ Writer] Trang BÌA

mẫu bìa (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university

Downloaded by Chau Anh Nguyen Tran


lOMoARcPSD|25458256

ĐẠI HỌC UEH


TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN
BỘ MÔN QUẢN TRỊ HỌC
NGUYỄN VĂN A

TP Hồ Chí Minh, ngày…. tháng…. năm….

Downloaded by Chau Anh Nguyen Tran


lOMoARcPSD|25458256

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ
BẢN CHẤT CON NGƯỜI............................................................................................3

1.1 Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội................3

1.1.1 Con người là một thực thể tự nhiên, là sản phẩm của tự nhiên, nhưng là sản
phẩm cao nhất của tự nhiên. Vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của tự nhiên.
3

1.1.2 Là một thực thể tự nhiên, con người cũng có những hoạt động bản năng và
nhu cầu về sinh lý như động vật khác
3

1.1.3 Mặt tự nhiên và mặt xã hội thống nhất trong con người................................. 4

1.1.4 Là sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội nên con người chịu sự chi phối của
ba hệ thống quy luật
4

1.2 Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã
hội .............................................................................................................................. 4

1.3 Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử..................................................5

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM VỀ CON


NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN.............................................................6

2.1 Ý nghĩa lý luận:....................................................................................................6

2.2 Ý nghĩa thực tiễn:.................................................................................................6

2.2.1 Trong bối cảnh đất nước Việt Nam thế kỉ XXI................................................. 6

2.2.2 Trong cuộc sống của sinh viên:...................................................................... 7

Downloaded by Chau Anh Nguyen Tran


lOMoARcPSD|25458256

Downloaded by Chau Anh Nguyen Tran


lOMoARcPSD|25458256

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN


VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

Trong quan niệm của Triết học Mác, con người là một thực thể trong sự thống nhất
biện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo
các quy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại
và phát triển của xã hội.

Luận điểm nổi tiếng về con người được C.Mác viết trong Luận cương về Phơ Bách
(1845): "Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân
riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ
xã hội."(1)

Bản chất con người được thể hiện trên những nội dung sau:

1.1 Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội:

Kế thừa quan niệm đúng đắn về con người trong lịch sử triết học, Mác với quan điểm
duy vật triệt để và phương pháp biện chứng đã phân biệt rõ hai mặt sinh vật và xã hội
thống nhất trong con người hiện thực. Theo đó:

1.1.1 Con người là một thực thể tự nhiên, là sản phẩm của tự nhiên, nhưng là sản
phẩm cao nhất của tự nhiên. Vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của tự nhiên.

Con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ sở khoa học
của kết luận này được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và
khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đác-uyn về sự tiến hóa của các loài. Vì
vậy, như Mác viết: “Giới tự nhiên - cụ thể là giới tự nhiên trong chừng mực nó không
phải là thân thể của con người - là thân thể vô cơ của con người. Con người sống bằng
giới tự nhiên.”(2)

Downloaded by Chau Anh Nguyen Tran


lOMoARcPSD|25458256

1.1.2 Là một thực thể tự nhiên, con người cũng có những hoạt động bản năng và nhu
cầu về sinh lý như động vật khác:

Đói thì phải ăn, khát phải uống, ngủ và nghỉ ngơi… và còn tồn tại nhiều điều khác
chứng minh rằng thực chất bản thân con người chúng ta vẫn còn phần “con” trong bản
thể của mình. Tuy nhiên, giải quyết những nhu cầu đó ở con người có bước tiến xa hơn
so với động vật, chúng ta có những đòi hỏi nhất định đối với cuộc sống sinh hoạt hằng
ngày của mình. Chính điều đấy đã cho thấy con người là một sinh vật có đầu đủ bản
tính sinh vật.

1.1.3 Mặt tự nhiên và mặt xã hội thống nhất trong con người

Xét từ giác ngộ nguồn gốc hình thành con người thì không phải chỉ có nguồn gốc từ sự
tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó, cơ bản
nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài
động vật để tiến hóa và phát triển thành người. Đó là một trong những phát hiện mới
của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhờ đó mà có thể hoàn chỉnh học thuyết về nguồn gốc loài
người mà tất cả các học thuyết trong lịch sử đều chưa có lời giải đáp đúng đắn và đầy
đủ.

Từ đó, ta có thể thấy được rằng thực chất mặt tự nhiên là nền cho con người, mặt xã
hội nâng mặt tự nhiên của con người lên trên động vật. Hai mặt tự nhiên và xã hội
thống nhất trong con người, hình thành nhân tố con người.

1.1.4 Là sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội nên con người chịu sự chi phối của ba
hệ thống quy luật:

Hệ thống quy luật tự nhiên: quy luật trao đổi chất, quy luật biến dị dị truyền…

Hệ thống quy luật tâm lý ý thức: sự hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí…

Hệ thống quy luật xã hội: quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng… Đây là
quy luật quan trọng nhất, bao quát nhất mọi hoạt động của con người.

Downloaded by Chau Anh Nguyen Tran


lOMoARcPSD|25458256

1.2 Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ
xã hội:

Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, Mác viết “… Trong tính hiện thực của
nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội.” (3) Không có con người trừu
tượng thoát ly khỏi điều kiện cụ thể, con người luôn tồn tại trong điều kiện lịch sử nhất
định. Họ cùng với xã hội mình khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển ý
thức.

Bản chất con người được quy định bởi tất cả các mối quan hệ xã hội hay còn có thể
được gọi là mối quan hệ giữa người với người bao gồm các mối quan hệ về vật chất,
quan hệ về kinh tế, quan hệ về tinh thần… Song có ý nghĩa quyết định nhất là các quan
hệ kinh tế mà trước hết là các quan hệ sản xuất, bởi vì các quan hệ này đều trực tiếp
hoặc gián tiếp chi phối các quan hệ xã hội khác.

Bản chất con người không phải là cái ổn định, hoàn chỉnh, bất biến sau khi xuất hiện,
mà nó là một quá trình luôn biến đổi theo sự biến đổi của các quan hệ xã hội mà con
người gia nhập vào.

Bản chất con người vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại. Thời đại nào con
người ấy.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, luận đề khẳng định bản chất con người của Mác không có
nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiên của con người. Luận đề trên chỉ muốn nhấn mạnh sự
khác biệt giữa con người và loài vật trước hết là ở bản chất xã hội của con người. Bên
cạnh đó cũng chỉ rõ sự biểu hiện phong phú ở mỗi cá nhân về phong cách, nhu cầu, lợi
ích trong cộng đồng xã hội.

1.3 Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử:

Với tư cách là thực thể xã hội, qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào tự
nhiên, cải biến tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội. Trong quá
trình đó, họ cũng làm nên lịch sử của mình. Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã
hội, con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ
thấp lên cao, phù hợp với mục tiêu và thực tiễn do con người đặt ra.

Downloaded by Chau Anh Nguyen Tran


lOMoARcPSD|25458256

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN


ĐIỂM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

2.1 Ý nghĩa lý luận:

Một là, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì không thể chỉ đơn
thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của nó mà phải là từ phương diện bản tính xã
hội của nó, từ những quan hệ kinh tế – xã hội của nó.

Hai là, động lực cơ bản của sự tiến bộ và sự phát triển của xã hội chính là năng lực
sáng tạo lịch sử của con người, vì vậy phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người,
vì con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát
triển của xã hội.

Ba là, do giữa con người và hoàn cảnh lịch sử có mối quan hệ biện chứng với nhau
nên cần phát triển môi trường học tập và làm việc trong sáng, lành mạnh, nhân văn để
phát triển bản chất con người theo hướng tốt đẹp.

Bốn là, trong cuộc sống nên có sự cân bằng giữa những nhu cầu sinh học và rèn luyện
phẩm chất, tránh việc chạy theo những ham muốn bản năng tầm thường.

Năm là, vì bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội, cần xây dựng
mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, có nhận thức đúng đắn về bản thân trong tất
cả các mối quan hệ để tránh rơi vào tình trạng quá đề cao cái tôi cá nhân hay cái chung
của cộng động. Hơn nữa, “hòa nhập nhưng không hòa tan” cũng là một tiêu chí sống
cần thiết của con người ở mỗi quốc gia trong thời đại hội nhập quốc tế hiện nay.

2.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người cùng với những
ý nghĩa lý luận vừa rút ra được, ta có thể dễ dàng đưa những điều đó áp dụng vào:

2.2.1 Trong bối cảnh đất nước Việt Nam thế kỉ XXI:

Một là, cần đào tạo con người có chiều sâu lấy tư tưởng Mác - Lênin làm nền tảng như
trong Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định:
6

Downloaded by Chau Anh Nguyen Tran


lOMoARcPSD|25458256

"Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là
nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước.”

Hai là, cần bài trừ những hủ tục lạc hậu, bỏ đi những yếu tố lỗi thời để đưa đất nước
ngày một tiến gần hơn đến quá trình “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” (4), học
hỏi thêm nhiều điều tiến bộ từ các nước bạn. Tuy nhiên, cần biết chắt lọc để tìm ra
những phương pháp thực sự phù hợp với đất nước ta và giữ gìn những tinh hoa văn
hóa mà ông cha ta để lại.

Ba là, phải biết vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin một cách khoa học, hợp lý và sáng
tạo để đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội mới nếu muốn tồn tại và vươn lên một
tầm cao mới. Tránh rơi vào tình trạng máy móc, giáo điều mà phải biết vận dụng một
cách linh hoạt và hợp lý.

2.2.2 Trong cuộc sống của sinh viên:


Sinh viên được xem như lớp người trẻ tuổi đang đi trên con đường rèn luyện phục vụ
cho Tổ quốc mai sau. Để đạt được những thành công đó, việc chuẩn bị cho bản thân
một hành trang kiến thức và nhân cách thật vững chắc là điều quan trọng hơn hết. Áp
dụng những lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người chúng ta rút ra được:

Hai là, lựa chọn môi trường sống lành mạnh, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè
và mọi người xung quanh, tránh xa các thói hư tật xấu, tích cực nâng cao các kỹ năng
mềm, rèn luyện đạo đức và thể chất trong xu thế hội nhập để tìm được cho mình một
chỗ đứng vững chắc.

Ba là, sinh viên chúng ta thuộc lớp thanh thiếu niên trong thế kỷ XXI nên cần chủ
động, sáng tạo trong mọi hoàn cảnh nhận thức và thực tiễn, biết chủ động lập kế hoạch
học tập và làm việc hợp lý, tham gia các phong trào Đoàn Đội để tiếp thu kiến thức.
Tránh rơi vào tình trạng lười biếng, thụ động.

Bốn là, rèn luyện trí tuệ phải đi đôi với rèn luyện đạo đức, không nên quá tập trung
vào cái này mà quên đi những giá trị thiết thực của cái kia. Như Bác Hồ đã từng nói:
“Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó.”(5)

Downloaded by Chau Anh Nguyen Tran


lOMoARcPSD|25458256

Downloaded by Chau Anh Nguyen Tran

You might also like