You are on page 1of 54

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS Lê Thu Hoa


Email: hoalethu@neu.edu.vn
Mob. 0913043585
Phần 2: Quản lý Nhà nước về Tài
nguyên và Môi trường

Quản lý Nhà nước về TN & MT


 Chủ thể thực hiện là Nhà nước

 Khác về bản chất với những hoạt động quản lý


TN & MT được thực hiện bởi các chủ thể khác
như tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội,
cộng đồng dân cư? Tại sao?
Phần 2: Quản lý Nhà nước về Tài
nguyên và Môi trường

Quản lý Nhà nước về TN & MT là tất yếu khách


quan:
Thất bại của thị trường trước các vấn đề ngoại
ứng, tính không loại trừ của các hàng hóa chất
lượng môi trường và tài nguyên sở hữu chung
Sở hữu nhà nước về tài nguyên và môi trường
Tầm quan trọng của TN & MT, bình diện rộng và
sự phức tạp của các vấn đề TN & MT toàn cầu và
ở Việt Nam nói riêng vượt quá khả năng giải quyết
của cá nhân hay tổ chức đơn lẻ
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới
Phần 2: Quản lý Nhà nước về Tài
nguyên và Môi trường
Nội dung Quản lý Nhà nước về bảo vệ MT (Điều 139, Luật
BVMT 2020):

1. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ban
hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương
trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh
giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
4. Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi
trường; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và
kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường; tổ chức
xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
Phần 2: Quản lý Nhà nước về Tài
nguyên và Môi trường
Nội dung Quản lý Nhà nước về bảo vệ MT (Điều 139, Luật
BVMT 2020):

5. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động
bảo tồn đa dạng sinh học; quản lý chất thải; kiểm soát ô
nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường.
6. Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi
trường.
7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ
môi trường; thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi
trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Phần 2: Quản lý Nhà nước về Tài
nguyên và Môi trường
Nội dung Quản lý Nhà nước về bảo vệ MT (Điều 139,
Luật BVMT 2020):

8. Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường; giáo
dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ
môi trường.
9. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công
nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
10. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực
hiện ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo vệ môi
trường.
11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Phần 2: Quản lý Nhà nước về Tài
nguyên và Môi trường
Nội dung Quản lý Nhà nước về TN nước (Điều 57 Luật Tài
nguyên nước):

1- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chính sách về bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát
triển tài nguyên nước; phòng chống và khắc phục hậu quả,
tác hại do nước gây ra;
2- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật,
quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về tài nguyên nước;
3- Quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước; dự
báo khí tượng thủy văn, cảnh báo lũ, lụt, hạn hán và các
tác hại khác do nước gây ra; tổ chức nghiên cứu, áp dụng
tiến bộ khoa học, công nghệ, tài liệu về tài nguyên nước;
4- Cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước;
Phần 2: Quản lý Nhà nước về Tài
nguyên và Môi trường
Nội dung Quản lý Nhà nước về TN nước (Điều 57 Luật
Tài nguyên nước):
5- Quyết định biện pháp, huy động lực lượng, vật tư,
phương tiện để phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt,
hạn hán, xử lý sự cố công trình thủy lợi và các tác hại
khác do nước gây ra;
6- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành và xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; giải quyết tranh
chấp, khiếu nại và tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về
tài nguyên nước;
7- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước; thực
hiện điều ước quốc tế về tài nguyên nước mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
8- Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ; tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về tài nguyên nước.
Hệ thống cơ quan Nhà nước QL TN & MT tại Việt Nam

Môi trường
Biến đổi
KTTV khí hậu
TN Đất TN Nước
Đo đạc, Bản Bộ TN & MT Địa chất
đồ và GIS Khoáng sản
Kiểm soát Biển &
ô nhiễm hải đảo
Bảo tồn TN Viễn thám
và ĐDSH

Sở TNMT Cấp tỉnh/ TP

Phòng TNMT Cấp quận/ huyện

Cán bộ TNMT Cấp xã/ phường


Hệ thống cơ quan Nhà nước QL TN & MT tại Việt Nam

Khung liên ngành

Chính phủ

Bộ CT Bộ GTVT Bộ TNMT Bộ XD MOFi


Bộ Ytế

Vụ KHCN/MT Vụ KHCN/MT TC MT Vụ KHCN/MT Vụ KHCN/MT


Công cụ chính sách quản lý TN & MT (1)

Hình thành Quy định Tham gia


Sử dụng
thị trường pháp lý công chúng
thị trường

Thuế/ phí môi  Quy chuẩn


trường Quyền tài
 Lệnh cấm Tham gia
Lệ phí sử sản
dụng Giấy phép/ của cộng
 Mua bán
Hệ thống đặt quota
Giấy phép đồng
cọc – hoàn trả Phân vùng,
Ký quỹ MT Hệ thống Công khai
quy hoạch
Trợ cấp/ giảm đền bù quốc
tế Trách nhiệm hóa thông tin
trợ cấp có mục pháp lý
tiêu
Nhãn sinh thái
CHÍNH SÁCH
TN & MT

Công cụ Mệnh lệnh


Công cụ Kinh tế EIs Công cụ thông tin
và Kiểm soát CAC

Luật, nghị
Thuế tài nguyên Tiếp cận thông tin
định, thông tư

Quy hoạch và Phí nước thải


Giáo dục và đào tạo
Chương trình Phí chất thải rắn…

Quỹ môi trường,


Quy chuẩn Cơ chế đặt cọc – Trao đổi thông tin
hoàn trả

Các khuyến khích


kinh tế

Công cụ chính sách quản lý TN & MT(2)


Công cụ chính sách trong QL TN & MT

1. Công cụ pháp lý


 Còn gọi là công cụ Mệnh lệnh và Kiểm soát
(CAC)

 Các qui định về hành vi mang tính bắt buộc:


Luật và các văn bản dưới Luật, tiêu chuẩn,
qui chuẩn, định mức; Qui hoạch, kế hoạch…

13
Hệ thống pháp luật về TN & BVMT

Hệ thống pháp luật về TN & BVMT

Chính sách ngành có


Pháp luật TN & MT liên quan đến BVMT

Luật, Chiến lược Luật, Chiến lược ngành

Kiểm soát Bảo tồn Biến đổi Các văn bản dưới Luật
ô nhiễm ĐDSH Khí hậu (Nghị định, Quyết định,
Thông tư, Kế hoạch…)
Công cụ chính sách trong QL TN & MT
1. Công cụ pháp lý
 Yêu cầu Giám sát và Cưỡng chế
 Ưu điểm
 Được coi là bình đẳng vì tất cả mọi người đều tuân
thủ những quy định chung như nhau
 Có khả năng quản lý chặt chẽ thông qua các quy định
mang tính cưỡng chế cao
 Hạn chế
 Cứng nhắc không mềm dẻo, không tạo cơ hội lựa
chọn hành vi
 Không tạo ra nguồn thu
 Đòi hỏi nguồn nhân lực và tài chính lớn
 Đòi hỏi hệ thống pháp luật về TN & MT phải đầy đủ
18
và có hiệu lực
Công cụ chính sách trong QLTN & MT
2. Công cụ giáo dục và truyền thông
 Là công cụ quản lý TN & MT gián tiếp, giúp nâng cao
nhận thức, ý thức sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm TN
và BVMT của toàn xã hội & cung cấp một số kỹ năng cần
thiết trong hoạt động thân thiện với TN & MT
 Giáo dục: thông qua các hoạt động giáo dục chính quy
và không chính quy giúp con người có được sự hiểu biết,
kỹ năng cần thiết để họ có thể tham gia vào quá trình phát
triển xã hội bền vững về sinh thái
 Truyền thông: quá trình tương tác xã hội nhằm giúp
những người liên quan hiểu được các vấn đề TN & MT
nhằm khuyến khích sự tham gia của họ vào quá trình 19giải
quyết những vấn đề đó
Giáo dục và truyền thông
về tài nguyên và môi trường
Công cụ chính sách trong QLTN&MT
3. Công cụ kinh tế (EIs):
• EIs: (hay công cụ dựa vào thị trường) tác động
đến chi phí và lợi ích trong hoạt động của các tác
nhân kinh tế nhằm tạo ra tác động theo hướng có lợi
đối với TN & MT
• Sử dụng EIs nhằm 2 mục đích chính
(1) điều chỉnh hành vi của các nhà sản xuất và người
tiêu dùng (tiết kiệm TN, BVMT),
(2) tạo ra nguồn tài chính cho việc cung cấp các hàng
hoá/ dịch vụ MT hoặc nguồn thu cho ngân sách
Công cụ chính sách trong QLTN&MT

3. Công cụ kinh tế (EIs):


• EIs thường liên quan đến:

 các dòng chuyển dịch tài chính (ví dụ như thuế, phí,
chi trả, hỗ trợ tài chính…)

 hoặc đến việc tạo ra những thị trường mới (ví dụ thị
trường giấy phép xả thải...)
Công cụ kinh tế trong QLTN&MT

23
Công cụ kinh tế trong QLTN&MT
Công cụ kinh tế trong QLTN&MT

Thuế môi trường là khoản thuế mà người gây ô nhiễm phải trả
cho chất thải hoặc sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm MT
 Ưu điểm:
 Thuế là công cụ truyền thống của Nhà nước
 Tận dụng được bộ máy của ngành Thuế
 Hạn chế:
 Thuế áp dụng trên sản phẩm (mà không phải là chất thải) sẽ
không phân biệt giữa doanh nghiệp có công nghệ sạch và
không sạch  Kém tính khuyến khích việc áp dụng công nghệ
mới và công nghệ giảm thải
 Thuế chất thải chỉ áp dụng khi kiểm soát ô nhiễm do loại chất
thải có liên quan đến 1 hay 1 số ít sản phẩm (VD: ô nhiễm
phóng xạ, chì trong không khí); không thể áp dụng để kiểm
soát ô nhiễm bụi, ô nhiễm hữu cơ nguồn nước… 25
Công cụ kinh tế trong QLTN&MT

Phí môi trường là khoản tiền mà người gây ô


nhiễm phải trả cho mỗi đơn vị thải của mình

 Phí đánh vào lượng chất thải gây ô nhiễm


 Ưu điểm: cho phép doanh nghiệp chủ động lựa chọn
mức thải có lợi nhất cho doanh nghiệp

 Hạn chế: Không quản lý chặt được mức thải nên


không thích hợp với các dạng chất thải độc hại
26
Công cụ kinh tế trong QLTN&MT

• Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng


– làgiấy phép do cơ quan quản lý ban hành, cho phép
doanh nghiệp thải 1 lượng xác định 1 loại chất thải vào
môi trường. Giấy phép xả thải có thể trao đổi, mua bán
tùy theo nhu cầu và khả năng giảm thải của các doanh
nghiệp
– Cơ chế vận hành
• Bước 1: Cơ quan quản lý xác định tổng số lượng giấy phép xả thải
• Bước 2: Cơ quan quản lý phát hành giấy phép xả thải cho các
doanh nghiệp
• Bước 3: Doanh nghiệp quyết định việc mua, bán giấy phép tùy
theo điều kiện của DN  hình thành thị trường giấy phép xả thải
• Bước 4: Cơ quan quản lý điều tiết sự hoạt động của thị trường
27
giấy phép
Công cụ kinh tế trong QLTN&MT

Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng


Ưu điểm:
Đạt hiệu quả về chi phí (đạt được mục tiêu MT với chi
phí thấp nhất ) nhờ tạo cơ chế linh hoạt cho doanh
nghiệp
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư giảm thải để
có thể bán giấy phép
Giá giấy phép tự động điều chỉnh với những biến động
của thị trường
Hạn chế:
Đòi hỏi thị trường phát triển để có nhiều người mua/
bán giấy phép  thị trường giấy phép cạnh tranh
Khó áp dụng được với các loại chất thải độc hại 28
Công cụ kinh tế trong QLTN&MT

• Đặt cọc-hoàn trả


– Là công cụ buộc người tiêu dùng phải trả thêm 1 khoản
tiền “đặt cọc”, và sẽ được “hoàn trả” tiền đặt cọc khi
chuyển giao phần còn lại của sản phẩm sau tiêu dùng về
đúng những nơi quy định đế tái chế/ xử lý
– Mục đích: tăng cường thu gom chất thải sau tiêu dùng
(đặc biệt là chất thải độc hại) để tái chế, tái sử dụng hoặc
xử lý một cách triệt để, an toàn với con người và môi
trường
 Đặc biệt thích hợp với hoạt động quản lý chất thải rắn
– Yêu cầu: cần xác định mức đặt cọc đủ lớn để tạo ra động
cơ kinh tế cho người tiêu dùng chuyển giao phần còn lại
của sản phẩm về đúng nơi quy định; đồng thời phải có
mạng lưới thu gom rộng rãi (có thể sử dụng mạng lưới
bán lẻ) 29
Công cụ kinh tế trong QLTN&MT

 Ký quỹ môi trường


 Các doanh nghiệp/ dự án có tiềm năng gây ô nhiễm, suy
thoái môi trường phải ký gửi 1 khoản tiền vào Quỹ MT
hoặc một tài khoản ngân hàng bị kiểm soát bởi cơ quan
quản lý Nhà nước; nếu thực hiện xong việc phục hồi MT,
khoản tiền ký quỹ sẽ được trả lại cho doanh nghiệp; nếu
không, khoản tiền ký quỹ sẽ bị tịch thu để phục vụ việc
khắc phục hậu quả
 Mục đích của ký quỹ môi trường là khuyến khích doanh
nghiệp thực hiện các biện pháp phòng ngừa tác hại xấu
tới môi trường do hoạt động của doanh nghiệp
 Yêu cầu: Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với chi
phí khắc phục hậu quả nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm
hoặc suy thoái môi trường 30
Công cụ kinh tế trong QLTN&MT

 Quỹ môi trường


 Là một thể chế hoặc một cơ chế được thiết kế để
nhận tài trợ vốn từ các nguồn khác nhau, và từ đó
phân phối các nguồn này để hỗ trợ quá trình thực
hiện các dự án hoặc các hoạt động cải thiện chất
lượng môi trường
 Hỗ trợ do Quỹ cung cấp:
– Trợ cấp không hoàn lại
– Vay ưu đãi
– Hỗ trợ/ bảo lãnh lãi suất tiền vay 31
Công cụ kinh tế trong QLTN&MT

 Quỹ môi trường


Nguồn thu của Quỹ môi trường
 Phí, lệ phí môi trường

 Đóng góp tự nguyện của cá nhân, tổ chức

 Tài trợ của Nhà nước

 Tài trợ của các tổ chức quốc tế

 Tiền lãi hoặc các khoản thu từ hoạt động của
Quỹ
 Tiền xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT

32
Công cụ kinh tế trong QLTN&MT
 Trái phiếu xanh
 Là loại trái phiếu mà nguồn vốn thu được từ
phát hành TP sẽ chỉ được sử dụng để tài trợ
hoặc tái cấp vốn, một phần hoặc toàn bộ,
cho các dự án xanh mới và/ hoặc có sẵn đủ
điều kiện về tiêu chí xanh (Green Bond
Principles – GBP)
 Là phương tiện hữu hiệu huy động vốn từ
khu vực tư nhân cho các dự án có lợi ích về
môi trường và xã hội
 Đã được phát hành ở hơn 30 quốc gia.Thị
trường lớn nhất: Mỹ, Canada, Pháp, Anh,
Trung Quốc.
 Tập trung vào các ngành có liên quan đến
giảm nhẹ biến đổi khí hậu, thích ứng với
BĐKH, giao thông vận tải, năng lượng, tái 33
chế, xây dựng và xử lý nước, rác thải GSS: Green, Social, Sustainability
Công cụ kinh tế trong QLTN&MT
 Tín dụng xanh
 Là những khoản tín dụng được ngành
Ngân hàng hỗ trợ các dự án sản xuất -
kinh doanh không gây rủi ro môi trường,
hoặc nhằm mục đích bảo vệ môi trường,
góp phần bảo vệ sinh thái chung
 Tại Việt Nam, tín dụng xanh được cấp
cho các dự án đầu tư:
(i) Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;
(ii) Ứng phó với biến đổi khí hậu;
(iii) Quản lí chất thải;
(iv) Xử lí ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường;
(v) Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên;
(vi) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
(vii) Tạo ra lợi ích khác về môi trường.
(Điều 149 Luật Bảo vệ môi trường 2020) 34
Công cụ kinh tế trong QLTN&MT

 Nhãn sinh thái (Eco-label)


 Là một loại “nhãn hiệu” được cấp cho các sản phẩm
không gây ra ô nhiễm/ tác hại đến môi trường trong quá
trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng sản
phẩm đó
 Các sản phẩm được dán nhãn sinh thái sẽ có sức cạnh
tranh cao hơn khi người tiêu dùng có nhận thức cao về
bảo vệ môi trường
 Là công cụ kinh tế, khuyến khích người sản xuất đầu tư
bảo vệ môi trường nhằm được công nhận và dán nhãn
sinh thái
 Nhiều quốc gia áp dụng thành công, trước hết với các
chính sách “mua sắm công xanh”
35
36
Công cụ kinh tế trong QLTN&MT

 Ưu điểm của công cụ kinh tế


 Tăng hiệu quả chi phí
 Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới
 Tạo ra nguồn thu được sử dụng đầu tư cho các hoạt
động bảo vệ môi trường
 Hạn chế của công cụ kinh tế
 Không sử dụng được trong trường hợp phải xử lý
khẩn cấp chất thải độc hại
 Không phát huy được hiệu quả khi thị trường không
hoàn hảo
 Đòi hỏi thông tin về lợi ích – chi phí liên quan đến
chính sách môi trường phải đầy đủ
37
Công cụ kinh tế trong QLTN&MT

Xu hướng tăng cường sử dụng EIs- 6 lý do


 Hiệu quả hạn chế của các công cụ điều tiết trực tiếp (CAC)
 Xu hướng “phân quyền” hay cải cách các lĩnh vực hoạt
động hành chính
 Sự tìm kiếm các công cụ chính sách có hiệu quả hơn về
mặt kinh tế
 Sự tìm kiếm các nguồn tài chính cho ngân sách chung
hoặc cho các chương trình QL Tn & MT nói riêng
 Nhu cầu “lồng ghép” có hiệu quả giữa các chính sách kinh
tế và chính sách Tn & MT
 EIs như là những điều kiện bảo đảm cho phát triển bền
vững
 nguyên tắc PPP: Người gây ô nhiễm môi trường, suy thoái
tài nguyên phải trả chi phí bồi hoàn và tái tạo
 và nguyên tắc BPP: Người sử dụng, hưởng lợi từ tài
nguyên và môi trường phải trả chi phí
Công cụ kinh tế (EIs) đang được sử dụng ở Việt Nam

EIs trong quản lý chất


EIs trong quản lý tài
thải và kiểm soát ô
nguyên thiên nhiên
nhiễm

 Thuế/ Phí/ lệ phí MT


 Thuế/ phí khai thác và  Quỹ môi trường
sử dụng tài nguyên  Ký quỹ môi trường
 Phí du lịch  Đặt cọc – hoàn trả
 Trách nhiệm mở rộng của
 Chi trả dịch vụ môi
nhà sản xuất (EPR)
trường rừng (PFES)
 Nhãn xanh
 Phạt
 Tài trợ/ trợ cấp
 Đầu tư
EIs đang được sử dụng ở Việt Nam

Thuế tài nguyên


Thuế suất
Nhóm, loại tài nguyên Nghị định 68/ 1998 Luật Thuế TN 2009
Thông tư 152/2015
1 Khoáng sản kim loại 1-8 10 - 18
2 Khoáng sản phi kim loại 1-8 3 -22
3 Dầu mỏ 6-25 7 - 29
4 Khí đốt 0-10 1 - 10
5 Sản phẩm rừng tự nhiên 1-40 5 - 35
6 Thủy sản tự nhiên 1-10 2 - 10
7 Nước thiên nhiên 0-10 0 -8
8 Tài nguyên thiên nhiên khác 0-20 10 - 20
EIs đang được sử dụng ở Việt Nam

Chi trả dịch vụ môi PFES: Nghị định 99/2010/ND-


trường rừng (PFES) CP (ngày 24.9.2010) áp dụng
Thí điểm theo Quyết trên toàn quốc & mở rộng loại
định 380/ 2008/ QĐ-TTg Người dân vùng cao dịch vụ MT; có hiệu lực từ 2011
(Sơn La. Lâm Đồng) Nghị định 147/2016/ND-CP
(ngày 2.11.2016), sửa đổi một
số quy định của NĐ 99
• Tiền: 20đ (36đ)/Kwh;
40đ (52đ)/ m3 nước;
0,5 – 2% doanh thu du lịch)

• Quyền tài sản

• Hỗ trợ marketing
Người sử dụng dịch vụ
Chi trả
(Nhà máy thủy điện, công ty
cấp nước, công ty du lich)
EIs đang được sử dụng ở Việt Nam
Mức thuế
Đơn vị
STT Hàng hoá (đồng/1 đơn vị
tính
hàng hoá)
Thuế BV I Xăng dầu
1 Xăng các loại Lít 1.000 – 4.000
môi 2 Nhiên liệu bay Lít 1.000 – 3.000
trường 3 Dầu diesel Lít 500 – 2.000
4 Dầu hoả Lít 300 – 2.000
5 Dầu mazut Lít 300 – 2.000
Quốc 6 Dầu nhờn Lít 300 – 2.000
7 Mỡ nhờn Kg 300 – 2.000
hội thông II Than Tấn
qua 15/11/ 1 Than nâu 10.000 – 30.000
2 Than đá 10.000 – 30.000
2010 3 Than antraxit 10.000 – 30.000
4 Than mỡ 10.000 – 30.000
III Dung dịch HCFC Kg 1.000 – 5.000
Hiệu lực IV Túi ni lông thuộc diện chịu thuế Kg 30.000 – 50.000
1/01/2012 V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng 500 – 2.000
VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng Kg 1.000 – 3.000
VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn Kg 1.000 – 3.000
chế sử dụng
VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại HCSD Kg 1.000 – 3.000
EIs đang được sử dụng ở Việt Nam
Phí nước thải
– Nghị định 67/NĐ-CP về thu phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải (2003)
– Phí nước thải sinh hoạt: không quá 10% giá bán
nước sạch
– Phí nước thải công nghiệp: Dựa theo số liệu về nước
thải thực tế của cơ sở SXKD:
F = Q.CBOD.RBOD + Q.CCOD.RCOD + Q.CTSS.RTSS
+ Q.CHg.RHg + Q.CPb.RPb

F: số phí;
Q: lưu lượng nước thải;
R: mức phí
EIs đang được sử dụng ở Việt Nam
Phí nước thải
– Nghị định 154/2016/NĐ-CP về thu phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải (2016)

– Phí nước thải sinh hoạt: 10% giá bán nước sạch

– Phí nước thải công nghiệp: F = f + C


F: số phí phải nộp;
f: mức phí cố định 1.500.000 – 4.000.000 đồng/ năm;
C: phí biến đổi, tính theo:
• Tổng lượng nước thải ra;
• Hàm lượng thông số ô nhiễm; và
• Mức thu phí đối với mỗi chất
Mức phí đối với các chất gây ô nhiễm
nước thải công nghiệp

TT Thông số ô nhiễm tính phí Mức phí (đồng/kg)


1 Nhu cầu ô xy hóa học (COD) 2.000

2 Chất rắn lơ lửng (TSS) 2.400

3 Thuỷ ngân (Hg) 20.000.000

4 Chì (Pb) 1.000.000

5 Arsenic (As) 2.000.000

6 Cadmium (Cd) 2.000.000


EIs đang được sử dụng ở Việt Nam
Ký quỹ BVMT trong nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất
(Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường)

 Mục đích: bảo đảm tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế
liệu chịu trách nhiệm xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi
trường có thể phát sinh từ lô hàng phế liệu nhập khẩu
 Nhập khẩu sắt, thép phế liệu:
 <500 tấn: ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng
 từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn: ký quỹ 15%
 từ > 1.000 tấn: ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng
 Nhập khẩu giấy phế liệu và nhựa phế liệu:
 <100 tấn: ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng
 từ 100 tấn đến dưới 500 tấn: ký quỹ 18%
 > 500 tấn: ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng

**Ký quỹ cải tạo, phục hồi MT trong khai thác khoáng sản???
Quỹ Bảo vệ Môi trường
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR)

04 loại trách nhiệm của nhà sản xuất

• Trách nhiệm đối với những thiệt hại về môi


Trách
trường đã được chứng minh do sản phẩm của
nhiệm pháp
mình gây ra - được mở rộng đến việc sử dụng

và thải bỏ cuối cùng
Trách • Chi trả toàn bộ hoặc một phần chi phí cho việc
nhiệm kinh thu gom, tái chế hoặc thải bỏ sản phẩm mà họ
tế đang sản xuất
Trách
nhiệm quản
• Tham gia quản lý sản phẩm, bao bì mà
lý mình sản xuất như tổ chức thu gom, xử lý

Trách
• Cung cấp thông tin về của sản phẩm mà mình 48

nhiệm
đang sản xuất cho người tiêu dùng, nhà tái chế
thông tin
Sản phẩm, bao bì phải được tái chế
(Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

Batteries WEEEs Lubricant Tires ELVs Packaging

1) Sản phẩm, bao bì được sản xuất để xuất khẩu hoặc tạm
Không bao gồm: nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để gia công xuất khẩu.
2) Sản phẩm, bao bì được sản xuất hoặc nhập khẩu dùng
cho mục đích nghiên cứu khoa học, học tập, thử49
nghiệm.
Sản phẩm, bao bì phải xử lý
(Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

PEST
CONTROL

Packages for Industrial


Chewing products made of
pesticides and Napkins Cigarettes plastic and its
chemicals gum
packing materials

1) Sản phẩm, bao bì được sản xuất để xuất khẩu hoặc tạm nhập,
Không bao gồm: tái xuất hoặc nhập khẩu để gia công xuất khẩu;
2) Sản phẩm, bao bì được sản xuất hoặc nhập khẩu dùng cho
mục đích nghiên cứu khoa học, học tập, thử nghiệm.
3) Tổng doanh thu hàng năm dưới 15 tỷ đồng hoặc tổng lượng
nhập khẩu trong một năm dưới 5 tỷ đồng hoặc sử dụng dưới
10.000 kg nhựa nguyên sinh để sản xuất hàng hóa.
STT Sản phẩm Công ty Mã số chứng Hiệu lực Ghi chú
nhận
1 Bột giặt Tide Công tyTNHH Số 52/QĐ- 18/01/2011 - Đã hết hạn
Procter & Gramble TCMT-2011 18/01/2014
2 - Bóng đèn huỳnh Công ty Cổ phần bóng Số 1228/QĐ- 10/10/2014 -
quang compact (33 đèn Điện Quang TCMT-2014 10/10/2017
loại)
- Bóng đèn
huỳnh quang ống
thẳng (10 loại)
- Bóng đèn double
wing (3 loại)
3 Sơn phủ dùng trong Công ty TNHH Sơn Số 83/QĐ- 20/2/2014 -
xây dựng: Jotun Việt Nam TCMT-2014 20/2/2017
- Majestic Pearl Silk
- Jotashield
4 Máy in: Văn phòng đại diện Số 512/QĐ- 29/5/2014 -
- Fuji Xerox Fuji Xerox Asia TCMT-2014 29/5/2017
DocuPrint P355d Pacific Pte Ltd.
- Fuji Xerox
DocuPrint P355db
5 Sơn phủ dùng trong Công ty TNHH Sơn Số 599/QĐ- 20/6/2014 -
xây dựng: Jotun Việt Nam TCMT-2014 20/6/2017
- Majestic đẹp hoàn
hảo - bóng sang
trọng
- Majestic đẹp hoàn
hảo - mờ cổ điển
6 Bình ắc quy GS, Công ty TNHH Ắc 1634/QĐ- 01/11/2016 -
Bình ắc quy Yuasa quy GS Việt Nam TCMT-2016 01/11/2019

Nhãn Môi trường


Nghiên cứu trường hợp sử dụng công cụ chính
sách trong QLTN & MT của các nước trên Thế giới

1. Bối cảnh áp dụng chính sách?


2. Những công cụ chính sách nào đã được ban
hành và áp dụng trong thực tế?
3. Tác động của công cụ chính sách đó đến
môi trường/ hành vi của các chủ thể liên
quan đến vấn đề môi trường?
4. Liên hệ với Việt Nam: học tập và ứng dụng
kinh nghiệm này vào Việt Nam? Việt Nam
nên làm gì?

You might also like