You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA: GDQP- AN

TIỂU LUẬN
MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
(Học phần 2)

Chủ đề
BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên giảng dạy: Trần Ngọc Cảnh


Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Phạm Gia Bảo MSSV: 2151140032
2. Trần Thành Công MSSV: 2151140033
3. Lê Quốc Đạt MSSV: 2151140034
4. Nguyễn Chí Đạt MSSV: 2151140035
5. Nguyễn Văn Hoàng MSSV: 2151140040
6. Phan Tiến Phát MSSV: 2151140049
7. Trần Duy Tân MSSV: 2151140056
8. Võ Xuân Thịnh MSSV: 2151140058
9. Trần Minh Trí MSSV: 2151140060
10. Bùi Mạnh Tường MSSV: 2151140064
Lớp GDQP: AM21, CD21, CN21, CO21, CT21, DC21, DG21
Ngày thực hiện: 11/01/ 2024
PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN

TT Họ và tên Nội dung thực hiện Thái độ, trách nhiệm


làm việc nhóm
Tốt Khá TB Kém
1 Phạm Gia Bảo Phần 2.2 X
2 Trần Thành Công Phần 1.1 X
3 Lê Quốc Đạt Phần 1.1 X
4 Nguyễn Chí Đạt Phần 2.3 X
5 Nguyễn Văn Hoàng Phần 2.1 X
6 Phan Tiến Phát Phần 2.3 X
7 Trần Duy Tân Phần 1.2 X
8 Võ Xuân Thịnh Phần 1.2 X
9 Trần Minh Trí Mở đầu, Kết Luận X
10 Bùi Mạnh Tường Phần 2.2 X
Mục lục Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................. 2
1.1 Khái niệm vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ...............................2
1.2 Nguyên nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...........................3
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................ 7
2.1 Thực trạng về vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam ta
hiện nay. .................................................................................................................7
2.2 Biện pháp về phong chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Việt Nam hiện nay. ................................................................................................7
2.3 Trách nhiệm của sinh viên về việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện
nay. .......................................................................................................................10
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 13
MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về
môi trường, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi đối diện với những vấn đề phức
tạp và đa dạng liên quan đến vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong môi
trường sống ngày càng công nghiệp hóa và đô thị hóa, sự đổi mới kỹ thuật và tăng
trưởng kinh tế đồng đều đi kèm với những hậu quả nặng nề cho tài nguyên tự nhiên
và hệ sinh thái.
Để giải quyết những thách thức này, việc thiết lập và thực hiện biện pháp phòng,
chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trở thành một ưu tiên hàng đầu của
chính phủ và cộng đồng. Qua nhiều năm, Việt Nam đã đưa ra những chính sách và
biện pháp hợp lý để ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, nhằm bảo
vệ nguồn lực thiên nhiên và đảm bảo môi trường sống lành mạnh cho thế hệ hiện tại
và tương lai. Tuy nhiên, còn nhiều thách thức và khó khăn cần vượt qua để đảm bảo
hiệu quả thực sự của các biện pháp này. Đồng thời, việc tăng cường nhận thức và
cam kết từ cộng đồng là quan trọng, khi mọi người cùng nhau đóng góp vào sự bền
vững và bảo vệ môi trường. Bài tiểu luận này sẽ tập trung phân tích vào các biện
pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay,
cũng như trách nhiệm của sinh viên đối với vấn đề nay.

1
PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 Khái niệm vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Khái niệm môi trường: Môi trường là hệ thống yếu tố vật chất tự nhiên
và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng
đến đời sống, kinh tế - xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và
tự nhiên.
• Môi trường tự nhiên: Bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên trên trái đất
như không khí, khoáng sản, đất,…. Môi trường tự nhiên mang không gian và
điều kiện để con người có thể sinh sống và tồn tại.
• Môi trường nhân tạo: Bao gồm các yếu tố vật chất do con người tạo ra,
làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở,
các khu dân cư, đô thị, …
Khái niệm tội phạm về môi trường:
• Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ Luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp
nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quy
định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, xâm phạm đến các yếu tố của môi
trường làm thay đổi trạng thái, tính chất của môi trường gây ảnh hưởng xấu
tới sự tồn tại, phát triển con người và sinh vật, mà theo quy định phải bị xử
lý hình sự.
• Tội phạm về môi trường trước hết phải là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, có tác động tiêu cực và gây tổn hại ở mức độ đáng kể đến các yếu tố của
môi trường, tài nguyên, gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến tính mạng,
sức khỏe, tài sản của con người, đến sự sống của động vật, thực vật sống trong
môi trường đó.

2
• Tội phạm về môi trường phải xâm hại đến các quan hệ được luật hình
sự bảo vệ. Đó là sự trong sạch, tính tự nhiên của các yếu tố môi trường, sự cân
bằng sinh thái, tính đa dạng sinh học,… tạo nên điều kiện sống, tồn tại và phát
triển của con người và sinh vật.
1.2 Nguyên nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Thứ nhất: Nguyên nhân, điều kiện khách quan
Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách ưu
đãi để phát triển kinh tế mà không quan tâm đến bảo vệ môi trường Đất nước ta
trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm thu hút
đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi, nhập khẩu máy móc, phương tiện, thiết bị
phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng công tác kiểm tra, kiểm soát và
quản lý xuất nhập khẩu chưa chặt chẽ để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành
vi vi phạm pháp luật về môi trường. Việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo
điều kiện phát triển cho các ngành công nghiệp, khai thác khoáng sản, xuất nhập
khẩu, sản xuất hàng hóa sẽ có điều kiện phát triển, song cũng sẽ phải đối mặt với
một thách thức đó là các hành vi gây ô nhiễm, huỷ hoại môi trường, khai thác
cạn kiệt tài nguyên môi trường, vi phạm các chế độ về bảo vệ môi trường … với
tính chất, mức độ ngày càng phức tạp và đa dạng. Các doanh nghiệp nước ngoài
sẽ lợi dụng những hạn chế trong công tác quản lý môi trường, sơ hở của pháp
luật, thiếu kinh nghiệm, non kém về kiến thức khoa học - kỹ thuật hoặc lợi dụng
những cán bộ thoái hóa biến chất ký cấp phép các dự án mà không chú trọng các
cam kết bảo vệ môi trường.
Áp lực tăng trưởng kinh tế. Các cơ quan ở địa phương mới chỉ quan tâm
đến lợi ích kinh tế trước mắt, chưa chú trọng đúng mức đến công tác bảo vệ môi
trường, thậm chí nhận thức không đầy đủ về công tác bảo vệ môi trường đã kêu
gọi đầu tư dàn trải, cấp phép kinh doanh ồ ạt, không quan tâm đến việc thẩm
định ảnh hưởng của các dự án đối với môi trường. Bên cạnh đó, việc giải quyết
“mâu thuẫn” giữa phát triển tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, an
3
sinh xã hội với công tác bảo vệ môi trường là một “bài toán” hết sức nan giải
chưa thể giải quyết một sớm một chiều đối với nhiều cấp, nhiều ngành.
Công tác quản lý nhà nước về môi trường. Việc phân định chức năng quản lý
nhà nước và phân công trách nhiệm giữa các Bộ, ban ngành trong công tác bảo
vệ môi trường nói chung, bảo vệ các thành phần môi trường nói riêng còn chồng
chéo, trùng dẫm về chức năng nhiệm vụ hoặc mỗi một Bộ lại quản lý một khâu,
một hoạt động nên việc thống nhất quản lý xuyên suốt có sơ hở, để cho các đối
tượng lợi dụng thực hiện tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường.
Thứ hai: Nguyên nhân, điều kiện chủ quan
Nhận thức của một số bộ phận các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường chưa cao, ý thức bảo vệ môi trường của các cơ quan, doanh nghiệp
và công dân còn kém, chưa tự giác, vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan
tâm chú trọng đúng mức. Chính quyền các cấp, các ngành chỉ chú trọng phát
triển kinh tế chưa coi trọng công tác bảo vệ môi trường; thực hiện các biện pháp
thu hút đầu tư, cấp phép dự án nhưng chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện các cam
kết bảo vệ môi trường, đầu tư hệ thống hạ tầng đảm bảo cho công tác xử lý chất
thải, rác thải.
Các cơ quan chức năng chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong
phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đây là những thiếu sót
thuộc về chủ quan của các ngành, các cấp trong toàn xã hội dẫn đến vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường có điều kiện còn tồn tại và phát triển. Trước hết đó là
những tồn tại, thiếu sót của lực lượng trực tiếp phòng, chống vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường.
Đội ngũ cán bộ chiến sỹ trực tiếp đấu tranh phòng chống vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường còn thiếu, chưa đủ biên chế ở các cấp Công an, dẫn
đến công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng có điều kiện, khả năng phạm tội
về môi trường còn có những thiếu sót, bất cập, một số địa bàn còn bỏ trống, đối
4
tượng đi đâu, làm gì chưa nắm bắt. Vì vậy, dẫn đến các hành vi vi phạm hành
chính về môi trường ngay từ ban đầu còn chưa kịp thời phát hiện, giải quyết triệt
để đã trở thành tội phạm.
Bên cạnh đó, phần lớn cán bộ trong lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng,
chống còn thiếu các kiến thức chuyên sâu về môi trường, đặc biệt là trong các
lĩnh vực quản lý môi trường, công nghệ môi trường, xử lý chất thải. Một số được
tuyển dụng từ ngành ngoài vào, có kiến thức về môi trường song lại hạn chế về
năng lực nghiệp vụ, dẫn đến những bất cập trong phát hiện, xử lý các hành vi
phạm tội và vi phạm pháp luật về môi trường.
Thứ ba: Nguyên nhân thuộc về phía đối tượng vi phạm
Vi phạm pháp luật về môi trường nói chung phần lớn đều có động cơ,
mục đích tư lợi cá nhân, đặc biệt là đối tượng phạm tội về môi trường. Hầu hết
các tội phạm cụ thể trong lĩnh vực môi trường đều có động cơ, mục đích vụ lợi,
đều nhằm mục đích thu lợi bất chính về kinh tế. Các đối tượng vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường trong từng lĩnh vực cụ thể nhằm mục đích làm sao để kiếm
được nhiều lợi nhuận nhất và chi phí bỏ ra ít nhất như trong các lĩnh vực gây ô
nhiễm, suy thoái môi trường. Phần lớn các đối tượng đều biết song do chi phí
cho xử lý chất thải thường tốn kém nên giá thành sản phẩm sẽ cao, không cạnh
tranh được trên thị trường nên các đối tượng không đầu tư, chấp nhận bị xử phạt
còn rẻ hơn là đầu tư xử lý chất thải.
Ý thức coi thường pháp luật, sống thiếu kỷ cương không tuân thủ các
quy tắc, chuẩn mực xã hội cùng với việc ý thức sai lệch về cách thỏa mãn nhu
cầu cá nhân là yếu tố chủ quan dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường của các đối tượng. Do đó, việc tăng cường công tác tuyên truyền,
giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về công tác bảo vệ môi trường,
về ý thức tuân thủ pháp luật cũng như những chuẩn mực của cuộc sống sẽ góp

5
phần quan trọng vào phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong
giai đoạn hiện nay

6
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng về vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt
Nam ta hiện nay.
Thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế những năm qua cho thấy, Việt Nam đã mở
ra một giai đoạn mới trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh hiệu quả về phát triển kinh tế xã hội. Việt Nam
cũng đối diện với vấn đề môi trường bị ô nhiễm, nguồn. Các khu công nghiệp, làng
nghề, khu đô thị được hình thành nhanh chóng làm cho nguồn rác thải công nghiệp
cũng như rác thải sinh hoạt đưa vào môi trường ngày càng nhiều, gây ô nhiễm không
khí, đất, nước. Hầu hết các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý môi trường tập
trung hoặc có nhưng hoạt động chỉ mang tính chất đối phó; việc các doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất xả nước thải trực tiếp ra sông, biển là khá phổ biến. Tình trạng nhập
khẩu trái phép chất thải vào nước ta dưới hình thức phế liệu làm nguyên liệu sản
xuất trong nước, kể cả thiết bị công nghệ lạc hậu dẫn đến nguy cơ biến nước ta thành
bãi thải công nghiệp. Tình trạng săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, quý hiếm xảy
ra hết sức nghiêm trọng, làm giảm tính đa dạng sinh học; số vụ ngộ độc thực phẩm,
ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật tăng nhanh làm cho tình hình tội phạm về môi
trường và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam ngày càng gia tăng,
không những ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe và tài sản của cá nhân, tổ chức mà
còn gây thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường nói chung.
2.2 Biện pháp về phong chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường ở Việt Nam hiện nay.
Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường
ở Việt Nam hiện nay, theo chúng tôi cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
Một là: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật
về tội phạm môi trường.
7
Hiện nay, chúng ta đã có Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật ở từng địa
phương và cơ sở; việc phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật bảo vệ môi
trường và phòng, chống các tội phạm về môi trường nói riêng đã thu được kết quả
nhất định. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật còn nặng về tính hình thức, hiệu quả chưa cao Do đó, cần phải thường xuyên và
đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục, trang bị những tri thức cần thiết
về bảo vệ môi trường, sinh thái cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là các doanh
nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như sách báo, phát thanh,
truyền hình… có như vậy, mới nâng cao được hiệu quả hoạt động phòng ngừa các
tội phạm về môi trường ở Việt Nam hiện nay.
Hai là: Hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm về
môi trường.
Đất nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ chế quản lý chưa
thật đồng bộ, chính sách kinh tế – xã hội còn nhiều thiếu sót. Hệ thống pháp luật của
chúng ta tuy đã có nhiều về số lượng, thay đổi về chất lượng nhưng chưa đáp ứng
được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm đặc biệt là các tội phạm về môi
trường. Vì vậy, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở
pháp lý đầy đủ cho hoạt động phòng, chống tội phạm về môi trường.
Ba là: Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường.
*Đối với Cơ quan điều tra
đề cao vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm về môi trường.
mỗi cán bộ điều tra phải tuân thủ pháp luật và nắm vững quy định của Bộ Công
an về nhiệm vụ công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng cảnh sát môi trường.
cần tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học, các chuyên đề về bảo vệ môi
trường, đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường; đồng thời tăng cường mở
8
các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đấu tranh phòng, chống tội phạm môi trường
cho đội ngũ cán bộ điều tra.
cần trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại trong công tác phòng ngừa,
phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của lực lượng Cảnh sát
nhân dân.
xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trên cơ sở đó Cơ quan điều tra cần phối
hợp chặt chẽ với Tòa án, Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các
vụ án về các tội phạm về môi trường để đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật.
*Đối với Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân với chức năng là cơ quan kiểm sát hoạt động tư pháp
và thực hành quyền công tố. Nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các
tội phạm về môi trường, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải tăng cường thực hiện tốt vai trò thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, để đẩy mạnh việc phát hiện kịp
thời và xử lý nghiêm các tội phạm về môi trường, góp phần đảm bảo cho pháp luật
được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
* Đối với Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân có vị trí trung tâm và hoạt động xét xử là trọng tâm trong các
hoạt động cải cách tư pháp, nhiệm vụ chủ yếu của Tòa án là phải nâng cao chất lượng
xét xử, chống oan sai và bỏ lọt tội phạm, việc áp dụng pháp luật đúng đắn trong công
tác xét xử các vụ án về tội phạm về môi trường là một vấn đề quan trọng.
-Bốn là: Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong
phòng, chống tội phạm về môi trường; trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị kỹ thuật
hiện đại và kinh phí phục vụ công tác phòng, chống tội phạm về môi trường.
Năm là: Tăng cường ký kết hoặc gia nhập các công ước quốc tế trong lĩnh vực
tội phạm về môi trường.
9
Sáu là: Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm về môi trường.
Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. Do đó, Nhà nước cần có những
chính sách phù hợp để đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng
ngừa và đấu tranh chống tội phạm về môi trường.
2.3 Trách nhiệm của sinh viên về việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam
hiện nay.
1. Để phòng và chống được những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường
điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là bản thân sinh viên chúng ta phải hiểu rõ về
các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tuân thủ đúng chính sách và pháp
luật của nhà nước về bảo vệ môi trường. Do đó mỗi cá nhân, mỗi sinh viên đều nên
được giáo dục về pháp luật môi trường, có thể là được giáo dục từ phía gia đình và
nhà trường, song song theo đó là sinh viên phải chủ động tìm hiểu, học tập, nghiên
cứu, tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường diễn ra tại địa phương,
khu vực sinh sống để kết quả là có thể nắm rõ, nắm vững các quy định về phòng,
chống vi phạm pháp luật về môi trường.
2. Thói quen như là một con dao hai lưỡi nhưng nếu chúng ta biết lợi dụng nó
cho những mục đích tốt đẹp và ý nghĩa thì đó chính là mặt lợi của nó. Vậy cho nên
xây dựng cho bản thân một ý thức, trách nhiệm đối với môi trường cụ thể là trong
những hoạt động bảo vệ môi trường như sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách
thông minh, giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng và nước, thay đổi thói quen ăn uống,
đi lại để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như thay đổi không gian sống
của bản thân để thân thiện hơn với môi trường…Và đó sẽ là những điều rất tốt nếu
như chúng ta chuyển hóa những ý thức đó dần dần trở thành thói quen tốt.
3. Học tập và rèn luyện thói quen trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường không
chỉ từ bản thân mà chúng ta phải tuyên truyền, vận động cho mọi người xung quanh
ta để họ cũng nắm vững và hiểu rõ về pháp luật về bảo vệ môi trường. Song song
theo đó chính là giúp mọi người xây dựng ý thức tự giác giữ gìn và bảo vệ môi
10
trường trong phạm vi rộng lớn hơn như trường học, khu dân cư, nơi sinh hoạt, học
tập và công tác... phải hiểu rằng bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của mình,
của tất cả những người quanh mình, của toàn xã hội.
4. Chúng ta không những học tập, rèn luyện và xây dựng ý thức về bảo vệ môi
trường mà còn nên tích cực, năng nổ tham gia những hoạt động, phong trào bảo vệ
môi trường sau khi đã hiểu rõ và nắm vững những quy định về vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường. Những phong trào, hoạt động xanh như trồng cây gây rừng, phủ
xanh đồi trọc thì nên phổ biến và được tổ chức nhiều hơn chứ không chỉ tổ chức vào
những ngày lễ nhất định.
5. Sống thân thiện với môi trường, chẳng hạn như, khi đi siêu thị hay đi chợ,
thay vì nhận những bao ni lông từ các của hàng chúng ta nên tự chuẩn bị cho bản
thân những túi giấy hoặc túi vải thân thiện với môi trường và có thể tái sử dụng nhiều
lần để tránh việc xả thải túi bóng nilong quá nhiều.

11
KẾT LUẬN
Nhìn chung, việc phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Việt Nam đòi hỏi sự đồng thuận và hành động nhất quán từ tất cả các bên liên quan.
Mặc dù đã có những bước tiến tích cực trong việc thiết lập chính sách và thực hiện
biện pháp, nhưng vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt. Đối diện với sự gia tăng
của các vấn đề môi trường, chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến việc cập nhật và hoàn
thiện hệ thống pháp luật, cũng như nâng cao khả năng giám sát và xử lý vi phạm.
Hơn nữa, việc tăng cường giáo dục và nhận thức từ cộng đồng về tầm quan
trọng của bảo vệ môi trường là chìa khóa để thay đổi hành vi và thái độ của mọi
người. Cộng đồng cần nhận ra rằng sự bền vững không chỉ là trách nhiệm của chính
phủ mà còn là nhiệm vụ của từng cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức.
Trong bối cảnh quốc tế đang đặt nhiều kỳ vọng vào sự hợp tác và cùng nhau
giải quyết các vấn đề môi trường, Việt Nam có cơ hội và trách nhiệm để đóng góp
tích cực. Qua việc thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật,
chúng ta không chỉ bảo vệ môi trường mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững
và hòa bình của xã hội.
Tóm lại, sự đoàn kết và tập trung của cả xã hội, từ chính phủ đến cộng đồng,
là chìa khóa để đảm bảo môi trường sống lành mạnh và bền vững cho thế hệ hiện tại
và tương lai. Chúng ta cần nhìn nhận và đối mặt với thách thức này không chỉ như
một trách nhiệm pháp luật mà còn như một cam kết chung của cộng đồng, nhằm xây
dựng một Việt Nam xanh, sạch và bền vững.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Giáo dục Quốc phòng và An ninh Tập 1
2. Bài giảng phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường - Đại học
Giao Thông Vận Tải TPHCM

13

You might also like