You are on page 1of 11

I.

Câu hỏi lý thuyết


1. Phân biệt Luật môi trường và Luật bảo vệ môi trường? Nêu ý nghĩa của
việc phân biệt giữa định nghĩa môi trường theo nghĩa rộng và môi trường
theo Luật bảo vệ mổi trường?
Khái niêm:
- Luật môi trường (LMT) là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai
thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.
- Luật bảo vệ môi trường (LBVMT) là một lĩnh vực pháp luật gồm các quy
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trước các hoạt động và tác động xấu đến
môi trường.
Đối tượng điều chỉnh:
- Đối tượng điều chỉnh của LMT chính là các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp
trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT.
- Đối tượng điều chỉnh: Điều 2.
Nguyên tắc:
- Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một môi
trường trong lành, phát triển bền vững, phòng ngừa, người gây ô nhiễm phải trả
tiền môi trường là một thể thống nhất.
- Nguyên tắc: Điều 4.
2. Phân tích nguyên tắc phát triển bền vững và cho ý kiến bình luận về sự
thể hiện của nguyên tắc này trong các quy định của pháp luật Việt Nam.
- Theo khoản 4, Điều 3, Luật BVMT, phát triển bền vững được định nghĩa là:
“phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ,
hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.
- Nói cách khác, phát triển bền vững chính là phát triển trên cơ sở duy trì được
mục tiêu và cơ sở vật chất của quá trình phát triển. Muốn vậy cần phải có sự
tiếp cận mang tính tổng hợp và bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu;
kinh tế-xã hội-môi trường.
- Cơ sở xác lập nguyên tắc này được xác lập trên những cơ sở sau:
+ Tầm quan trọng của MT và phát triển.
+ Mối quan hệ tương tác giữa MT và phát triển.
- Yêu cầu của nguyên tắc:Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm
tiến bộ xã hội và BVMT (báo cáo Brundland, nguyên tắc 13 của tuyên bố
Stockholm, nguyên tắc 5 của tuyên bố Rio De Janeiro).
Hoạt động trong sức chịu đựng của trái đất
3. Phân biệt ngtac phòng ngừa vùa nguyên tắc thận trọng

4. So sánh tiêu chuẩn mt và quy chuẩn kỹ thuật môi trường

5. So sánh hoạt động đánh giá mt chiến lược với hd đánh giá tác động mt
Phân biệt ĐMC và ĐTM
ĐMC là từ viết tắt của đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo
tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa
ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được
tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục
tiêu phát triển bền vững (khoản 22 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014).

ĐTM là từ viết tắt của đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo
tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi
trường khi triển khai dự án đó (khoản 23 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014).
Đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường là một công
cụ quan trọng trong hệ thống quán lý môi trường nhằm phát triển kinh tế xã hội
bền vững. Dưới đây là một số điểm khác biệt của ĐMC và ĐTM:

Tiêu ĐMC ĐTM


chí

Đối Quy hoạch, chiến lược phát triển Dự án thuộc thẩm quyền quyết
tượng các vùng kinh tế trọng điểm, hành định chủ trương đầu tư của
thực lang kinh tế, vành đai kinh tế, khu Quốc hội, Chính phủ, thủ
hiện công nghiệp, khu kinh tế, khu chế tướng chính phủ; sử dụng đất
xuất, khu công nghệ cao, khai thác khu bảo tồn, vườn quốc gia,
sử dụng tài nguyên quy mô liên khu di tích lịch sử – văn hóa,
tỉnh,… (khoản 1 Điều 13 LBVMT khu di sản thế giới…; có nguy
2014) cơ tác động xấu đến môi
trường (khoản 1 Điều 18
LBVMT 2104)

Chủ Cơ quan được giao nhiệm vụ Chủ dự án đầu tư (khoản 1


thể (khoản 1 Điều 14) điều 19)
thực
hiện

Nguyê Thực hiện đồng thời với quá trình Thực hiện trong giai đoạn
n tắc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế chuẩn bị (khoản 2 điều 19)
thực hoạch. (khoản 2 Điều 14)
hiện

Nội – Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của – Xuất xứ của dự án, chủ dự


dung nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy án, cơ quan có thẩm quyền phê
báo hoạch, kế hoạch.– Phương pháp duyệt dự án; phương pháp
cáo thực hiện đánh giá môi trường đánh giá tác động môi
chiến lược.– Tóm tắt nội dung trường.– Đánh giá việc lựa
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.– chọn công nghệ, hạng mục
Môi trường tự nhiên và kinh tế – xã công trình và các hoạt động
hội của vùng chịu sự tác động bởi của dự án có nguy cơ tác động
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.– xấu đến môi trường.– … (điều
… (điều 15) 22)

Hình Được xem xét tích hợp vào nội Hình thức báo cáo đánh giá tác
thức dung chiến lược, quy hoạch, kế động môi trường
thể hoạch (khoản 3 Điều 14)
hiện
kết
quả

6. Tại sao nói hệ thống tiêu chuẩn môi trường và hệ thống quy chuẩn kỹ
thuật môi trường là hệ thống chuẩn mực làm căn cứ xác nhận môi trường
có bị ô nhiễm hay không?
- 2 thang đo này xuất phát từ khoa học kỹ thuật, thực nghiệm, phân tích
II. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
1. Chỉ có những dự án đầu tư có vốn đầu tư nc ngoài mới phải thực
hiện/tiến hành đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Sai
Điều 30. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của
Luật này.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp
theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác
động môi trường.
Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I, bao gồm:
+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải
nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi
trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm
về môi trường;
+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với
quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc
với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên
nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
- Một số dự án đầu tư nhóm II, bao gồm:
+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc
với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung
bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
2. Chủ dự án đầu tư bắt buộc phải tự mình thực hiện ĐTM đối với dự
án của mình
Sai có thể tự thực hiện hoặc thông qua đvi tư vấn có đủ đk thực hiện.
Người khác thực hiện nhưng trách nhiệm vẫn thuộc về chủ đầu tư
Điều 31. Thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông
qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường
được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài
liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án
3. Lập báo cáo ĐTM chính là thực hiện ĐTM
Sai theo K7 Đ3 và K1 Đ31 phân tích đánh giá báo cáo là 1 phần của ĐTM
Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là cơ sở để doanh nghiệp biết
rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường của mình từ đó có thể đề ra các biện
pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả nhằm đạt các Tiêu chuẩn môi trường theo
quy định
Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự
báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu
tác động xấu đến môi trường.
(Khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020)
4. Chỉ có bộ tài nguyên mt mới được thẩm định báo cáo ĐTM
Sai Bộ TNMT không phải chủ thể thẩm định, thẩm định là cv của các
chuyên gia thuộc hội đồng thẩm định theo K3 Đ34. Báo cáo ĐTM được
thẩm định bới HDTD => thẩm quyền thẩm định báo cáo DTM được thẩm
định bởi BTNMT => thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM
- ĐTM chấm dứt trước khi vận hành dự án
Theo khoản 2,3 Điều 35
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư,
quyết định đầu tư của mình.
5. Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM mang ý nghĩa là dự án đầu tư
được phê duyệt
Sai vì theo khoản 1 Đ36 đây đâychir là 1 trong các căn cứ để cơ quan có thẩm
quyền thực hiện công việc phê duyệt, cấp giấy phép
1. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường là một trong các căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thực hiện các việc sau
đây:
a) Cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án đầu tư khai
thác khoáng sản;
b) Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án đầu tư
thăm dò, khai thác dầu khí;
c) Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư theo phương thức
đối tác công tư;
d) Kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư xây
dựng;
đ) Cấp giấy phép môi trường;
e) Cấp giấy phép nhận chìm ở biển; quyết định giao khu vực biển;
g) Quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng quy định tại
các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này.
6. Quá trình thực hiện ĐTM kết thúc khi chủ dự án đầu tư nhận được
quyết định phê duyệt dự án đầu tư
Sai ĐTM chấm dứt trước khi vận hành dự án, ĐTM thực hiện trong giai đoạn
tiền dự án
7. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là một hình thức
trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Đúng
8. các tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường đều
mang tính bắt buộc áp dụng
Sai. Căn cứ Khoản 1 Điều 23 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006
quy định:
Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện; toàn bộ hoặc một phần
tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản
quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.
Căn cứ Khoản 1 Điều 38 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 quy
định:
Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
Như vậy, không phải quy chuẩn nào cũng bắt buộc áp dụng mà có những tiêu
chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện.
9. Bộ trưởng BTNMT có thẩm quyền ban hành danh mục phế liệu được
phép nhập khẩu vào việt nam
Sai. Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Theo đề
nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm
nguyên liệu sản xuất
10. Các vụ tranh chấp môi trường xảy ra ở lãnh thổ việt nam áp
dụng pháp luật việt nam và giải quyết tại tòa án
Tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường có yếu tố nước ngoài tại Việt
Nam, thông thường, đều thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam dựa
trên các nguyên tắc của TPQT Việt Nam. Cụ thể, khoản 1(đ) Điều 469
BLTTDS năm 2015 quy định thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam đối với
tranh chấp khi việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam,
đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được
thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, về nguyên tắc, các tranh chấp bồi
thường thiệt hại về môi trường tại Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án Việt Nam. Tuy nhiên, khoản 1(c) Điều 470 BLTTDS năm 2015 quy
định về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam dựa trên sự lựa chọn của
các bên tranh chấp. Điều này có nghĩa là nếu các bên tranh chấp lựa chọn Tòa
án Việt Nam là cơ quan giải quyết tranh chấp thì Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường có yếu tố nước
ngoài nhưng nếu các bên tranh chấp lựa chọn tòa án nước ngoài thì lúc này, Tòa
án Việt Nam sẽ không có thẩm quyền.
Việc quy định về thẩm quyền riêng biệt nêu trên là chưa hợp lý. Bởi vì, với quy
định này phán quyết của tòa án nước ngoài có thể không được công nhận và cho
thi hành tại Việt Nam (theo khoản 4 Điều 439 và khoản 1 Điều 440 BLTTDS
năm 2015). Điều này gây khó khăn cho tòa án nước ngoài được các bên lựa
chọn trong việc xét xử khi sự kết nối giữa tranh chấp và yếu tố lãnh thổ có thể
rất ít hoặc thậm chí là không có, đặc biệt là khó khăn do tính chất phức tạp của
tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường có YTNN. Ngoài ra, quy định này
có thể sẽ gây khó khăn cho việc công nhận và cho thi hành phán quyết của tòa
án nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt đối với các tranh chấp mà phán quyết
được tuyên bởi tòa án của quốc gia không thừa nhận tranh chấp có thoả thuận
lựa chọn tòa án là tranh chấp thuộc thẩm quyền riêng biệt.
11. Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt là một
điều kiện bắt buộc để được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Đúng
Theo Điều 9 và Điều 10.1 VBHN 09/VBHN-BTNMT, tổ chứccó dự án xử lý
CTNH lập hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý CTNH khi đã hoàn thành các công
trình BVMT theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
và đáp ứng các điều kiện sau:
1.Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
2. Địa điểm của cơ sở xử lý CTNH (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động
đồng xử lý CTNH) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải.
3. Các hệ thống, thiết bị xử lý (sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng),
bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương
tiện vận chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý.
4. Có các công trình BVMT tại cơ sở xử lý CTNH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và
quy trình quản lý .
5. Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom,
vận chuyển (nếu có) và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng
lượng) CTNH.
6. Có phương án bảo vệ môi trườngkèm theo các nội dung về: Kế hoạch kiểm
soát ô nhiễm và BVMT; kế hoạch ATLD và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng
ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ; chương trình quan
trắc môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH.
7. Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt
động.
12. Thẩm quyền tổ chức xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
thuộc về UBND các cấp.
Sai theo Đ35 Theo đó người đứng đầu cơ quan sau có thẩm quyền ra quyết định
phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với
từng dự án theo quy định nêu trên:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

You might also like