You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA : KINH TẾ



BÀI CÁ NHÂN

MÔN : KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CĂN BẢN

Đề tài : Ảnh hưởng ngoại vi tiêu cực

GIẢNG VIÊN : PGS.TS ĐẶNG THANH HÀ

LỚP : THỨ 5 - CA 2- PV 335

0
Nguyễn Thị Trúc Quỳnh – DH22KT – 22120151

I. ĐẶT VẤN ĐỀ :

Để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, con người đã khai thác, sử dụng tài nguyên và
thải vào môi trường các loại chất thải độc hại. Việc làm này đang dần hủy hoại môi trường,
nơi cung cấp sự sống cho con người. Khi môi trường bị hủy hoại nó sẽ tác động ngược trở lại
đến đời sống, sản xuất của con người như: ảnh hưởng tới sức khỏe, thiên tai, bão lũ, hạn hán,
sóng thần. .. và các tài nguyên phục vụ cho đời sống sản xuất ngày càng cạn kiệt. Như vậy,
giữa phát triển kinh tế - xã hội với môi trường có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại
với nhau. Vì vậy, không cần một thứ tự ưu tiên giải quyết vấn đề nào trước, mà tất cả đều là
vấn đề cần được giải quyết song hành. Và điều quan trọng hơn là chúng ta biết rằng các yếu
tố ngoại vi tiêu cực từ hoạt động kinh tế ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, từ
đó có cách xử lý hiệu quả để giảm những tác động này .

II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH :


1. Khái niệm :

-Ảnh hưởng ngoại vi tiêu cực: Ngoại ứng tiêu cực xảy ra khi mà hoạt động bên trong của hệ
kinh tế gây nên những tác động xấu lên hệ môi trường (ngoài hệ kinh tế), hoặc gây nên các
tác động bất lợi cho các chủ thể ngay trong hệ kinh tế.

2. Trường hợp ảnh hưởng ngoại vi tiêu cực trong thực tế :


2.1. Giới thiệu :

Ngày 13 tháng 9 năm 2008, đoàn kiểm tra liên ngành đã bắt quả tang Công ty Vedan đóng tại
huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị
Vải. Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải tới 5.000 m3/ngày ra sông.Việc lắp đặt hệ
thống xả dịch thải của Công ty Vedan là vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường.

1
Nguyễn Thị Trúc Quỳnh – DH22KT – 22120151
Hình ảnh Vedan “giết “ sông Thị Vải

2.2. Mô tả ảnh hưởng ngoại vi


Ngày 19 tháng 9, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra 10 sai phạm
của Vedan, bao gồm:
1) Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy sản xuất tinh
bột biến tính của công ty.
2) Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy sản xuất
bột ngọt và lysin của công ty.
3) Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy khác của
công ty.
4) Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan
khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
5) Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường đối với trại chăn nuôi heo.
6) Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình
vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng sản xuất xút- axit từ
3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng.
7) Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình
vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất các nhà máy bột ngọt từ 5.000
tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000
tấn/tháng, lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng, bột gia vị cao cấp 20
tấn/tháng, PGA 700 tấn/năm, phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn), 280.000 tấn/năm
(lỏng).
8) Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế
môi trường.
9) Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
10)Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép.
2.3. Nguyên nhân gây ra ảnh hưởng ngoại vi
- Chi phí xử lý lượng nước thải ra môi trường quá lớn
- Không chú trọng về bảo vệ môi trường mà chỉ trọng vào yếu tố sản xuất tạo ra
lợi nhuận
2
Nguyễn Thị Trúc Quỳnh – DH22KT – 22120151
- Công tác bảo vệ môi trường chưa được coi trọng,chưa có biện pháp xử lý gắt
gao về các vấn đề môi trường.
2.4. Hậu quả của ảnh hưởng ngoại vi :
- Thủ phạm gây ra ảnh hưởng là : CÔNG TY CP HỮU HẠN VEDAN VIỆT
NAM
- Nạn nhân bị ảnh hưởng là :
 Người dân các huyện Nhơn Trạch, Long Thành (tỉnh Đồng Nai) và Tân
Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu)
 Môi trường sông Thị Vải và khu vực lân cận.
 Hệ sinh thái dưới sông Thị Vải
 Môi trường đất , nước và không khí

-Hậu quả :

 Chất thải của các nhà máy công nghiệp này thải xuống sông và các lưu vực đã
ảnh hưởng trực tiếp làm biến động môi trường của sông và các kênh rạch, làm
chết các loài tôm cá, làm giảm sút nghiêm trọng sản lượng thủy hải sản khai
thác, ảnh hưởng môi trường và đời sống của người dân nơi đây.
 Nước bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối cả ngày
lẫn đêm, cả khi thủy triều. Theo kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, giá trị DO ở đây thường xuyên dưới 0,5 mg/l, có nơi chỉ 0,04 mg/l.

2.5. Các biện pháp , chính sách của Nhà nước và địa phương :

- Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường : đối với Công ty Cổ phần Hữu hạn
Vedan Việt Nam với 12 mức phạt cho các hành vi vi phạm khác nhau. Tổng số tiền phạt là
267,5 triệu đồng. Công ty Vedan phải nộp khoản truy thu phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải công nghiệp hơn 127 tỷ đồng.

-Tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất : của Công ty Vedan (Đồng Nai) đến khi hoàn
thành biện pháp xử lý chất thải đạt quy chuẩn quốc gia về chất thải.

3
Nguyễn Thị Trúc Quỳnh – DH22KT – 22120151
-Thực hiện đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường: do hành vi gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng sông Thị Vải; chi trả chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô
nhiễm môi trường sông Thị Vải. Doanh nghiệp này cũng phải bảo đảm quyền lợi cho hơn
2.000 lao động đang làm việc tại công ty và các tổ chức cá nhân, hộ gia đình đã ký hợp đồng
kinh tế cung cấp nguyên liệu trong thời gian bị tạm đình chỉ hoạt động sản xuất do hành vi vi
phạm pháp luật của công ty gây ra.

- Doanh nghiệp này cũng bị cấm hoạt động xả chất thải lỏng không đạt tiêu chuẩn Việt
Nam về môi trường: buộc tháo gỡ toàn bộ hệ thống đường ống, cống ngầm, máy bơm và
các thiết bị khác có liên quan đã sử dụng để xả chất thải lỏng từ khu vực sản xuất trực tiếp ra
sông Thị Vải trong thời hạn một tháng kể từ khi nhận được quyết định xử phạt.

2.6. Khắc phục hậu quả :


 Công ty đã đầu tư các hạng mục công trình để khắc phục ô nhiễm môi trường với chi
phí đầu tư khoảng 33,1 triệu USD, lắp mới một hệ thống thiết bị cô đặc dịch thải lên
men TVR, đầu tư xây dựng mới 2 hệ thống xử lý nước thải công suất 2500m3/ngày,
xây mới một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 300m3/ngày; cải thiện khu
vực gom chất thải rắn; lắp mới lưu lượng kế để đo lưu lượng dung dịch CMS xuất
khẩu, lắp mới lưu lượng kế để đo lưu lượng nước giải nhiệt đảm bảo xử lý dịch thải
lên men trước khi hoàn trả nguồn nước.
 Vedan đã ngưng 100% hoạt động sản xuất của các nhà máy tinh bột mỳ tươi, nhà máy
lysine, nhà máy phát điện… Giảm công suất 40% - 60% đối với các nhà máy còn lại
như bột ngọt, tinh bột biến đổi, xút acid, phân bón hữu cơ.
 Chất lượng nước sông Thị Vải đã được cải thiện rõ rệt. Chất lượng nước dòng
chính và sông nhánh của sông Thị Vải khá tốt, nồng độ ô-xy hòa tan DO trong
nước bảo đảm tiêu chuẩn cho phép (đo liên tục dọc tuyến sông Thị Vải ngày 3 và 4
tháng 11-2009) dao động từ 4,5 mg/l đến trên 8 mg/l và có xu hướng tăng dần từ
thượng nguồn đến vùng cửa sông (Cái Mép), các thông số lý, hóa của nước và trầm
tích khác bảo đảm tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt sử dụng cho mục đích bảo
vệ thủy sinh (QCVN 08:2008/BTNMT cột A2); không còn các đoạn sông ô nhiễm
"sông chết" như trước đây.

4
Nguyễn Thị Trúc Quỳnh – DH22KT – 22120151
 Công ty Vedan đã thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm theo nội
dung, yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Ðồng Nai. Theo
cam kết đến hết tháng 12-2009, các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động đúng với công suất hoạt động của công ty. Công
ty đã nộp đầy đủ số tiền phí bảo vệ môi trường (hơn 127 tỷ đồng) và đang phối hợp
các cơ quan liên quan để giải quyết đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường cho
nhân dân.

Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên kiểm tra chất lượng xử lý nước thải của Vedan -
Ảnh Chinhphu.vn

 Vedan đã khắc phục được hậu quả tương đối do mình gây ra , sông Thị Vải
được dần hồi phục và cuộc sống người dân dần đảm bảo . Vì vậy có thể thấy
các chính sách xử lý của Nhà Nước đã có hiệu quả trong việc xử phạt công ty
này .
2.7. Đề xuất biện pháp :
 Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về các vấn đề môi trường
 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi tường
 Kiểm soát chặt chẽ và có biện pháp xử lý nghiêm minh với các hành vi gây ô nhiễm
môi tường đối với các chủ thể gây ra

5
Nguyễn Thị Trúc Quỳnh – DH22KT – 22120151
 Áp dụng công nghệ hiện đại để xử lý chất thải
 Áp dụng các công nghệ sản xuất xanh để giảm thiểu chất thải ra ngoài môi trường
 Tái chế để giảm chất thải công nghiệp
 Thuế môi trường ,phạt phí môi trường ,lệ phí xả thải

2.8. Kinh tế và Bảo vệ môi tường :

-Việc hiểu rõ về kinh tế sẽ giúp chúng ta có thể tính toán thiệt hại môi trường vì
hoạt động sản xuất . Việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động sản xuất chưa phản ánh
được giá trị thực tế của sản phẩm vì nó chưa phản ánh chí phí môi trường (MEC)
trong chi phí sản phẩm (MC) . Thất bại thị trường là do giá của sản phẩm không
phản ánh giá trị thực của nó , khi hiểu rõ về kinh tế ta sẽ biết đuọc để phản đúng
đúng của giá trị thực là bao gồm chi phí ngoại vi phải được tính vào chi phí sản
xuất ra sản phẩm đó ,khi đó ới phản ánh đúng giá trị và không gây ra thất bại thị
trường . Đứng trên góc độ nhà sản xuất thì mịuc tiêu của họ là tối da hóa lợi nhuận
bằng việc cắt bỏ những chi phí mà họ nghĩ là không cẩn thiết , và chi phí cho việc
bảo vệ môi trường là một trong những chi phí đó . Họ sẽ cứ tiếp tục sản xuất cho
đến khi nào đạt lợi nhuận tối đa( MR=MC,không bao gồm MEC) . Vì vậy để khắc
phục tình trạng này , biện pháp tốt nhất là nội hóa ảnh hưởng ngoại vi ,tức là buộc
người gây ô nhiễm phải chi trả cho chi phí đó .Việc đó có nghĩa là chi phí sản xuất
sản xuất đó sẽ bao gồm chi phí thực tế ( nguyên liệu, lao động ,....) và chi phí ngoại
vi biên ( MEC) thì khi đó kinh tế sẽ đạt hiệu quả mà giảm thiểu phá hoại môi
trường.
III. KẾT LUẬN :
Vụ việc nhà máy VEDAN đã gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường . Cho thấy
việc phất triển kinh tế và bảo vệ môi trường có quan hệ mật thiết . Nếu chỉ quan tâm
đến sản xuất và đáp ứng nhu cầu thị trường mà gây ra những hệ lụy ảnh hưởng đến xã
hội thì không phải là cách tốt nhất. Chúng ta phải biết nội hóa ảnh hưởng ngoại vi
bằng cách buộc người gây ô nhiễm chịu chi phí đó . Ngoài ra không chỉ quan tâm đến
việc tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua các yếu tố ngoại vi tiêu cực . Chúng ta phải vần
cân bằng giữa các yếu tố và các yếu tố môi trường thì kinh tế mới hiệu quả và môi
trường cũng được bảo vệ .
6
Nguyễn Thị Trúc Quỳnh – DH22KT – 22120151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) https://luanvan.co/luan-van/bai-thao-luan-muc-do-nguy-hai-moi-truong-cua-cong-ty-
vedan-26428/
2) https://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-tac-dong-ngoai-vi-tieu-cuc-va-che-do-phat-tien-
co-dinh-16468/
3) http://kinhte.saodo.edu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/anh-huong-cua-phat-trien-kinh-te-xa-
hoi-den-moi-truong-tu-nhien-194.html
4) https://tuoitre.vn/vedan-giet-song-thi-vai-278294.htm
5) https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/khang-dinh-10-vi-pham-cua-cong-ty-veda
6) https://thesaigontimes.vn/xu-ly-vedan-tam-dinh-chi-hoat-dong-nop-127-ti-dong/
7) https://baochinhphu.vn/kiem-tra-viec-vedan-khac-phuc-hau-qua-o-nhiem-song-thi-vai
8) https://nhandan.vn/cong-ty-vedan-phai-den-bu-thiet-hai-ve-kinh-te-va-moi-truong-do-
lam-o-nhiem-song-thi-vai-post559691.html#:~:text=C%C3%B4n
9) https://vneconomy.vn/quanh-viec-vedan-gay-o-nhiem-song-thi-vai.htm

7
Nguyễn Thị Trúc Quỳnh – DH22KT – 22120151

You might also like