You are on page 1of 4

https://baotiengdan.

com/2021/10/26/bao-cao-dieu-tra-ve-tap-doan-formosa-di-den-dau-
lam-hai-moi-truong-va-nhan-quyen-den-do/
https://kenh14.vn/ho-so-huy-hoai-moi-truong-cua-formosa-tren-the-gioi-kinh-khung-nhu-
the-nao-2016042614305577.chn
https://xemtailieu.net/tai-lieu/phan-tich-ngoai-tac-tieu-cuc-thuc-chung-tu-formosa-
1340429.html?fbclid=IwAR1iQju8TvaC1pRj5-B0kNQazHVT54hsam4zshamCz-
g4Urw0299Fc7B-
1c_aem_AUxqymCXcvfmc5kg_4d8ZwZZURfNiOaN9VmZLswP25loWJQixIEK_p0I2h
9M0ljATVEigK_PBU0JgY7Hp09Z5oB1#pf5

 Lịch sử thành tích về môi trường của công ty FOMOSA


Vào năm 1995, một vụ bê bối liên quan đến hối lộ đã làm rúng động tập đoàn Formosa.
Phó chủ tịch của một công ty con thuộc tập đoàn này bị tố cáo đã chi ít nhất 50.000 USD
cho các chiến dịch vận động tranh cử của quan chức địa phương ở các bang South
Carolina, Texas và Louisiana. Mục đích của việc này là nhằm nhận được ưu đãi pháp lý
và thông qua các dự án đầu tư.
Năm 1996, một vụ án khác liên quan đến Formosa cũng được đưa ra ánh sáng. Chủ tịch
một hạt tại bang Louisiana bị kết tội nhận hối lộ từ công ty này trong quá trình cấp phép
và cấp đất cho dự án của một doanh nghiệp hóa chất thuộc Formosa.
Năm 1998, Formosa đã gây ra một thảm họa môi trường kinh hoàng tại Campuchia. 3000
tấn rác thải độc hại nhiễm thủy ngân được "xuất khẩu" từ Đài Loan sang Campuchia trên
con tàu Chang-Shun và cập cảng Sihanoukville.
 Rác thải được đóng thành những khối nén, bọc trong bao nhựa dày. Người dân địa
phương, vì thiếu hiểu biết, đã thu gom những bao nhựa này về để sử dụng làm tấm
lợp nhà. Họ dùng dao, tay, thậm chí cả răng để bóc các bao nhựa, vô tình tiếp xúc
trực tiếp với chất độc thủy ngân nguy hiểm.
 Chỉ sau vài ngày, nhiều người bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sốt, tiêu chảy.
Một công nhân bến cảng tham gia dọn dẹp hầm tàu Chang-Shun thậm chí đã tử
vong ngay sau khi nhập viện. Khi thông tin về việc rác thải chứa thủy ngân được
lan truyền, người dân địa phương vô cùng phẫn nộ và đã tiến hành đập phá các
công sở để bày tỏ sự phản đối.
Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ) “phạt dân sự” số tiền
là 2,8 triệu USD, đồng thời bị buộc phải bỏ ra 10 triệu USD để khắc phục các vấn đề gây
ô nhiễm môi trường tại các bang Texas và Louisiana.
Tại Đài Loan, các nhà khoa học ĐH Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất
gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin.
Người dân Đài Loan đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối Formosa vì vi phạm môi
trường. (Nhật báo Đài Bắc, 24/2/2014).
Năm 2015: Formosa Ha Tinh Steel Corporation (FHS) bị cáo buộc xả thải trái phép ra
biển gây ô nhiễm biển nghiêm trọng tại Hà Tĩnh, Việt Nam. Gây ra sự cố môi trường
nghiêm trọng, thảm họa cá chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, ảnh hưởng
xấu đến đời sống người dân tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam.
Formosa là nhà sản xuất nhựa PVC lớn nhất thế giới. Do sử dụng thủy ngân trong quá
trình sản xuất ra chất xút để dùng cho sản xuất PVC, họ có thể đã tích lũy lại hàng ngàn
tấn rác độc mà không nơi nào nhận chứa chấp.
Giải pháp khu vực công trên cơ sở vận dụng lý thuyết (vận dụng lý thuyết ngoại tác vào
xử lí )
Quy định? Nêu ưu nhược điểm nếu có
 Kiểm soát trực tiếp bằng mức chuẩn thải:
Đây là phương pháp quản lý ô nhiễm môi trường bằng cách đặt ra giới hạn cho phép về
lượng chất thải mà các nhà máy được phép thải ra môi trường. Mức chuẩn thải được dựa
trên các tiêu chí khoa học về khả năng chịu tải của môi trường và mức độ ảnh hưởng đến
sức khỏe con người.
Theo cách này, mỗi nhà sản xuất sẽ được cấp phép một mức độ ô nhiễm tối đa, gọi là
mức chuẩn thải. Việc vượt quá giới hạn này sẽ dẫn đến việc đóng cửa nhà máy.
Trục hoành thể hiện mức chất thải mà các nhà máy thải ra môi trường. Đường PMB là lợi
ích biên của mỗi nhà máy khi gây ô nhiễm.
Nếu chính phủ áp đặt một mức chuẩn thải, chỉ cho phép các nhà máy được xả thải đến
mức Z*, nhà máy X phải giảm mức xả thải từ Qx xuống Z*, còn nhà máy Y lại được tăng
mức thải từ QY* lên đến Z*.
Khi này đối với nhà máy X chúng ta đã kiểm soát được mức xả thải của nhà máy này.
Còn đối với hãng Y, điểm sản xuất tối ưu của nhà máy này là Q Y* vì đó là giao điểm của
PMC với SMB. Tuy nhiên sẽ có tổn thất phúc lợi xã hội đó là diện tích tam giác ABC
(với trường hợp nhà máy X) hoặc tam giác FGH (đối với trường hợp nhà máy Y)
Kiểm soát trực tiếp bằng mức chuẩn thải là một phương pháp quản lý môi trường hiệu
quả nhưng nếu không có một hệ thống cơ quan chức năng cũng như một bộ luật thật
nghiêm thì chúng ta cũng không thể quản lý được. Chính bởi vậy sau đây chúng ta sẽ
nghiên tiếp các biện pháp nhằm tăng cường lực lượng quản lý môi trường và xây dựng hệ
thống pháp luật hoàn chỉnh.
 Lệ phí xả thải
Lệ phí xả thải là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân xả thải vào môi trường phải nộp vào
ngân sách nhà nước.
Mục đích của việc thu lệ phí xả thải là:
 Bù đắp chi phí cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường.
 Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường.
 Tạo nguồn thu để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường.
Cơ quan bảo vệ môi trường cần kiểm tra và giám sát thật chặt mức xả thải để tránh cho
doanh nghiệp trốn phí. Khi doanh nghiệp trốn phí và gây ô nhiễm thì cơ quan quản lý cần
phạt thật nặng. (lớn hơn khoảng lệ phí họ muốn trốn và khoản lợi họ thu lại do việc xả
thải đem lại) để doanh nghiệp không còn động lực trôn phí và gây ô nhiễm).
Lệ phí xả thải là một công cụ quan trọng để quản lý và bảo vệ môi trường. Việc thực hiện
thu và sử dụng hiệu quả nguồn thu từ lệ phí xả thải sẽ góp phần bảo vệ môi trường, nâng
cao chất lượng cuộc sống.
 Mua bán giấy phép xả thải
Giấy phép xả thải là một văn bản do cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp, cho
phép tổ chức, cá nhân được xả thải một lượng chất thải nhất định vào môi trường nhằm
khuyến khích các tổ chức, cá nhân giảm thiểu lượng chất thải xả ra môi trường.
Năm 2006, Việt Nam bắt đầu áp dụng hệ thống giấy phép xả thải. Formosa Hà Tĩnh được
cấp giấy phép xả thải vào ngày 11/12/2013 với thời hạn 10 năm. Giấy phép này cho phép
công ty xả nước thải sau xử lý từ hệ thống xử lý nước thải công suất 45.000m3/ngày đêm
của Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh
Việt Nam áp dụng giấy phép xả thải lần đầu vào năm 2006. Giấy phép cấp ngày
11/12/2013 của Bộ TNMT có thời hạn 10 năm. Formosa được xả nước thải sau xử lý từ
hệ thống xử lý nước thải công suất 45.000m3/ngày đêm của Khu liên hợp gang thép và
cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh. Nước thải sau xử lý được bơm và dẫn theo đường
ống thép không gỉ ra đến đập quan trắc nước thải, sau đó chảy ra biển ven bờ vịnh Sơn
Dương theo phương thức tự chảy, xả giữa dòng. Chế độ nước xả thải liên tục 24 giờ/ngày
đêm.
Có 2 vị trí quan trắc nguồn nước tiếp nhận tại vịnh Sơn Dương: Vị trí cách vịt rí xả nước
thải sau xử lý 250m về phía bờ và vị trí cách vị trí xả nước thải sau xử lý 250m ở ngoài
khơi. Tần suất quan trắc 3 tháng/1 lần.
Vấn đề cần làm là có một hệ thống giám sát và kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo việc mua
bán giấy phép xả thải được thực hiện một cách minh bạch và hiệu quả nhằm đảm bảo
doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh theo giấy phép được cấp.

You might also like