You are on page 1of 15

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI

CUỘC THI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KĨ THUẬT


DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
TRẠNG THÁI CHẤT THẢI BỂ KHỐT

LĨNH VỰC: KĨ THUẬT CƠ KHÍ


A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với cuộc sống sinh hoạt thường ngày của con người, cùng với việc sản
xuất đã thải ra lượng lớn chất thải hằng ngày với một lượng lớn, nếu các chất
thải ấy thải trực tiếp ra bên ngoài môi trường sẽ làm ô nhiễm cảnh quan thiên
nhiên cũng như ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người.
Bể phốt lại là nơi chứa nhiều chất thải, bốc mùi hôi, thối vì thế hệ thống bể
phốt phải kín, cho nên việc đi kiểm tra dung tích bể phốt thường xuyên gây
nhiều trở ngại, việc hút chất thải trong bể khốt thường được các gia đình, trường
học… thực hiện khi đã bị quá đầy, gây tắc và bốc mùi gây ô nhiễm. trong thực tế
chưa có các thiết bị hỗ trợ kiểm tra dung tích bể phốt báo cho con người xử lí
trước khi gây tắc và gây ô nhiễm.
Trong thời đại hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển, việc sử dụng hệ
thống cảm biến dễ dàng giải quyết vấn đề được đặt ra một cách hiệu quả mà giá
thành không quá đắt, vì vậy nhóm nghiên cứu chúng em đã đưa ra ý tưởng tạo ra
một “HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TRẠNG THÁI CHẤT THẢI BỂ PHỐT ” có
thể đưa ra thông báo cho người sử dụng về tình trạng chứa của bể phốt kịp thời
xử lý tránh gây tắc đường nước thải và gây mùi ô nhiễm.
Thông qua các thông tin tìm hiểu được qua tài liệu, trên mạng Internet
cùng sự giúp đỡ của giáo viên trong nhà trường, chúng em đã tìm ra nguyên lý,
cách để lập trình và tích hợp cùng các cảm biến đo khoảng cách vào mạch mã
nguồn mở ARDUINO UNO 3 để giải quyết vấn đề, sản phẩm dễ dàng sử dụng
trong các hộ gia đình.

B. VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU


1. Mô tả thực tế, vấn đề cần nghiên cứu
Bởi nhu cầu sử dụng của người dân ngày càng lớn, vậy nên chất thải ngày
càng nhiều vậy nên bể phốt hay bể tự hoại- nơi chứa chất thải sinh hoạt hằng
ngày của con người rất dễ trong tình trạng đầy mà hộ gia đình sử dụng không
hay biết dẫn tới tình trạng tràn bể phốt gây ô nhiễm.
Vì là hệ thống xử lý chất thải khép kín nên việc kiểm tra là rất bất tiện.
Ngày nay, nhiều khu đô thị, xí nghiệp ngày càng nhiều. cơ sở hạ tầng hệ
thống thoát nước hạn chế nên khi có mưa nhiều, nước ngập sẽ tràn vào các hệ
thống nước thải gia đình, cơ quan, xí nghiệp làm nước thải bể khốt tràn ngược ra
bên ngoài gây ô nhiễm.
Thông qua quá trình khảo sát ở 45 hộ gia đình:

Thông qua biểu hiện ( mùi Sử dụng biện pháp thủ Sử dụng công
hôi, bồn cầu nước xuống công ( dùng thước đo nghệ
chậm) thông thường)
Hộ gia đình 41 4 0

Thông qua quá trình khảo sát ở các hộ gia đình: Có tới hơn 90% hộ gia
đình nhận biết bể phốt đã đầy thông qua các biểu hiện như bốc mùi, nước xả
chậm,.. Còn lại là sử dụng biện pháp đo thủ công (sử dụng thước đo, ống đo

1
thông thường). như vậy chưa có hộ gia đình nào sử dụng công nghệ để nhận biết
thông tin trạng thái mức chất thải.
Do đó ứng dụng công nghệ kĩ thuật điện tử để thiết kế hệ thống tự động đo
mức chất thải trong bể phốt báo cho người sử dụng biết để xử lý là rất cần thiết
đặc biệt là ở những nơi có dân cư đông đúc tránh gây hiện tượng tràn bể phốt
ảnh hưởng tới cảnh quan xung quanh, cũng như chính sức khỏe của con người.

2. Xác định các tiêu chí cho giải pháp


- Căn cứ kích thước chiều sâu bể khốt, xác định mức độ đầy của chất thải,
mức độ cạn của bể khốt.
- Để nhận biết được chất thải trong bể khốt đang ở mức nào, sử dụng cảm
biến đo khoảng cách kết nối bo mạch chủ Arduino đã lập trình sẵn.
- Để hiện thị kết quả đo và cảnh báo cho người sử dụng biết mức độ chất
thải, sử dụng các đèn led màu khác nhau bật sáng (hoặc còi kêu) và hiển thị
khoảng cách và thông báo trên màn hình LCD ở các mức độ:
+ Mức cạn.
+ Mức an toàn.
+ Mức sắp đầy.
+ Mức đầy.
- Khi báo bể đã đầy, kích hoạt rơ le máy bơm. Nếu đã có phương tiện chở
chất thải đi xử lý thì nhấn công tắc nối tiếp rơ le để máy bơm hoạt động thực
hiện bơm chất thải ra khỏi bể phốt, nếu không thì không ấn công tắc để không
bơm. Hệ thống máy bơm tự động ngắt cũng như đèn báo tắt khi bể đã cạn.
- Thiết kế nhỏ gọn, sử dụng được cho mọi bể khốt của các gia đình, cơ
quan, xí nghiệp.
- Giá thành thiết bị rẻ, phù hợp nhu cầu người sử dụng.

3. Lí giải về tính cấp thiết


- Ở lĩnh vực này, hiện trên thị trường chưa có nhiều giải pháp ưu việt, mới
chỉ có những biện pháp đơn giản như sử dụng que đo độ cao ống chất thải hữu
cơ tại bể phốt, sử dụng vi sinh,..Gây khó khăn cho các hộ gia đình, người sử
dụng trong quá trình sinh hoạt.
- Tình trạng tràn, đầy bể phốt hiện còn đang diễn ra ở nhiều nơi, chưa có
biện pháp xử lý thích hợp, gây ô nhiễm cảnh quan xung quanh.
- Đồng thời chất thải khi tràn ra ngoài chứa nhiều loại vi khuẩn gây các
bệnh về hệ tiêu hóa, nhiều khí độc hại như SO2, H2S, CH4 gây hại cho sức khỏe
con người cụ thể là gây hại cho đường hô hấp.
- Tình trạng đầy bể phốt kéo dài không còn không gian để chứa các chất xả
thải. Thì đường ống dẫn thải sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng tắc nghẽn, ứ
đọng các chất thải sau khi sử dụng. Gây hư hỏng hệ thống bể phốt.
- Bể phốt tràn, dễ dẫn tới tắc nghẽn đường ống phát tán nước đã qua xử lý.
- Môi trường đang bị ảnh hưởng nặng nề, hiện tượng tràn bể phốt cũng một
phần gây nên những tác động lớn với môi trường.
Từ những lý do trên nhóm em đã đưa ra ý tưởng nghiên cứu, chế tạo HỆ
THỐNG KIỂM SOÁT TRẠNG THÁI CHẤT THẢI BỂ PHỐT.

2
C. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Các giải pháp đã biết
Thông qua việc tìm hiểu thực tế và trên mạng Internet và kết hợp với cuộc
khảo sát nhỏ nhóm nghiên cứu chúng em nhận thấy, các đề tài về lĩnh vực này
hiện chưa có những giải pháp tối ưu, mà chỉ nhận biết hiện trạng của bể phốt
thông qua các biểu hiện của các hệ thống vệ sinh, ngoài ra còn có một số biện
pháp như:
Hút bể phốt: đây là biện pháp hữu hiệu nhất, và hiện được sử dụng rất phổ
biến tuy nhiên ở các hộ gia đình chỉ đơn thuần dựa vào một vài biểu hiện mà cho
rằng bể phốt đã đầy.
Bổ sung lợi khuẩn: có thể bổ sung lợi khuẩn nhằm giúp chất thải tự tiêu
hủy. Từ đó có thể giảm chất thải và tạo thêm không gian chứa trong bể. Tuy
nhiên bạn phải thực hiện thường xuyên để bể phốt rơi vào tình trạng đầy không
mang lại hiệu quả về giá trị kinh tế buộc người dùng phải thường xuyên kiểm tra
dẫn tới nhiều bất tiện.
Ngoài ra còn xử lý bể phốt đầy bằng cách thả cá lóc vào bể : đây là biện
pháp thủ công trước khi phát minh ra dụng cụ hút bể phốt. Hạn chế của biện
pháp này là sự hạn chế về mặt kinh tế, cũng như thời gian, hệ thống khá lớn việc
thả cá vào bể mất nhiều chi phí đồng thời không thể duy trì trong thời gian dài,
hệ thống bể phốt là hệ thống khép kín vì thế thả cá buộc người dùng phải mở
nắp từ đó nhiều loại khí bay ra, bốc mùi hôi thối và nhiều loại khí độc hại ảnh
hưởng tới sức khỏe cũng như cảnh quan xung quanh.
=> Các biện pháp trên hầu hết chỉ mang tính giải quyết tạm thời, chưa phải
là giải pháp hiệu quả nhất, Từ những biện pháp nêu trên, nhóm em nhận thấy các
biện pháp trên còn chưa hợp lý, chưa đem lại hiệu suất cũng như hiệu quả cao.
Thông qua việc tìm hiểu cũng như kiến thức của bản thân nhóm em đã tích hợp
tìm ra giải pháp thiết kế hệ thống cảnh báo tình trạng tràn, đầy bể phốt tích hợp
cùng hệ thống bơm trực tiếp tránh gây tràn bể phốt.

2. Tìm hiểu cách giải pháp để giải quyết vấn đề


Vì đề tài hướng tới nghiên cứu hệ thống đo trong môi trường kín vì thế cần sử
dụng loại cảm biến thích hợp với mục đích đo khoảng cách
Phương án 1: Chế tạo hệ thống kiểm soát sử dụng cảm biến tiệm cận
- Ưu điểm: + Giá thành của cảm biến rẻ.
+ Nhỏ gọn.
- Nhược điểm: + Khoảng cách đo được chỉ trong khoảng 30mm
Với khoảng cách này, cảm biến tiệm cận chỉ sử dụng trong trường hợp đo gần,
còn đối với khoảng cách bể phốt thì chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng
Phương án 2 : Sử dụng cảm biến hồng ngoại
- Ưu điểm: + Giá thành rẻ.
+ Độ nhạy bén cao.
- Nhược điểm: + Góc quét có điểm chết.
+ Dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ khắc nghiệt, chất lỏng cắt,
hóa chất.

3
Tuy cả biến có độ chính xác cao, nhưng cần có yếu tố nhiệt độ, khoảng
cách chưa đảm bảo được yêu cầu sử dụng .
Phương án 3 : Sử dụng cảm biến laser
- Ưu điểm + Độ chính xác rất cao
+ Đo được rất xa
- Nhược điểm + Giá thành cao
+ Việc sản xuất các thiết bị về laser rất phức tạp.
Với mục đích hướng tới người tiêu dùng những thiết bị an toàn, rẻ, chất
lượng, nhưng vì giá thành quá cao, trình độ đòi hỏi kỹ thuật cao nên sử dụng
loại cảm biến này cần cân nhắc.
Phương án 4 : Sử dụng cảm biến siêu âm
- Ưu điểm:
+ Có thể đo khoảng cách mà không cần tiếp xúc với vật chất cần đo.
+ Có thể đo mức chất lỏng có độ ăn mòn cao như acid hoặc xăng, dầu,…
+ Độ chính xác của cảm biến siêu âm gần như là tuyệt đối, sai số trung
bình khoảng 0,15%
- Nhược điểm:
+ Cảm biến siêu âm chịu ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ và áp suất
+ Một nhược điểm khác là cảm biến siêu âm rất dễ bị nhiễu tín hiệu nên
khi lắp đặt, bạn cần phải lắp theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Tuy nhiên nhiệt độ và áp suất trong bể phốt không quá cao vì vậy cảm
biến siêu âm vẫn có thể sử dụng được.

3. Xác định lựa chọn giải pháp phù hợp


Dựa trên cơ sở đã phân tích, nhóm lựa chọn phương án 4 là sử dụng cảm
biến siêu âm, cảm biến siêu am khá nhạy đồng thời có thể đo được các loại chất
lỏng khác nhau giá thành phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của hệ thống bể phốt.

4. Các tiêu chí của giải pháp lựa chọn


- Đo được khoảng cách chất thải trong môi trường kín
- Thiết kế mạch điện khoa học, đảm bảo an toàn điện.
- Hoạt động chính xác, tự động cảnh báo thông báo cho người sử dụng biết được
các mức độ chất thải đầy, cạn… để có thể xử lý.
- Hệ thống nhỏ gọn, giá thành thấp.

5. Phát triển nguyên mẫu


a. Nguyên mẫu 1:
* Cấu tạo thiết bị
- Arduino Uno R3
- LCD 16x02 và Module I2C LCD
- 1 Đèn led 5mm
- Cảm biến siêu âm SRF 04
- Dây dẫn

4
* Sơ đồ lắp đặt

* Cách lắp đặt


- Thiết kế hộp chứa các linh kiện
- Ở mặt trước hộp, ta đặt màn hình LCD và 12C LCD
- 1 đèn led được đặt ở mặt trước ( dưới LCD)
- Mạch Arduino và mạch điện lắp đặt sau mặt trước của hộp
* Nguyên lý hoạt động
- Lắp đặt hệ thống cảm biến, LCD kết nối cùng với bo mạch chủ Arduino
uno R3 được lập trình sẵn. sóng siêu âm từ đầu phát đến mặt chất cản rồi phản
xạ lại đến đầu thu của cảm biến nhận, qua xử lý của Arduino sẽ báo lên màn
hình LCD cho người sử khoảng cách trong bể phốt. Khi bể đã đầy, đèn led sẽ
bật sáng và màn hình LCD sẽ hiện thị khoảng cách và báo tình trạng bể đã đầy.
* Một số hạn chế của nguyên mẫu 1:
Người dùng chỉ biết được khi nào bể phốt đầy, chưa thể nắm rõ khoảng
trống còn trong bể là bao nhiêu và dung tích chứa còn lại có lớn hay không.
b. Nguyên mẫu 2:
Từ hạn chế nêu ra ở nguyên mẫu 1 ta đưa ra giải pháp ở nguyên mẫu 2
* Cấu tạo thiết bị
- Arduino Uno R3 - LCD 16x02 và Module I2C LCD
- 4 Đèn led 5mm - Cảm biến siêu âm SRF 04
- Dây dẫn
* Sơ đồ lắp đặt

5
* Cách lắp đặt
- Thiết kế hộp chứa các linh kiện
- Ở mặt trước hộp, ta đặt màn hình LCD và 12C LCD
- 4 đèn led, với 4 màu khác nhau được đặt ở mặt trước ( dưới LCD)
- Mạch Arduino và mạch điện lắp đặt sau mặt trước của hộp
* Nguyên lý hoạt động
Tương tự như nguyên mẫu 1 nhưng ở nguyễn mẫu 2 ta bổ sung thêm hệ
thống đèn led báo hiệu cho người sử dụng ở các mức độ khác nhau:
+ Đèn led màu trắng: biểu thị ở mức cạn của bể phốt
+ Đèn led màu xanh dương: biểu thị ở mức an toàn
+ Đèn led màu vàng: biểu thị ở mức sắp đầy.
+ Đèn led màu đỏ: biểu thị ở mức đầy của bể phốt.
Khi đèn báo hiệu từng màu khác nhau tương ứng trên LCD đồng thời hiển
thị trạng thái, khoảng cách ứng với từng mức độ.
- Hạn chế: tuy đã khắc phục được những hạn chế ở nguyên lý 1 tuy nhiên
vấn đề cần đặt ra, khi bể phốt quá đầy lúc này ta thiết kế thêm một hệ thống bơm
trực tiếp có kiểm soát để “cứu nguy” tránh tình trạng bể phốt bị tràn gây ảnh
hưởng tới cảnh quan xung quanh.
c. Nguyên mẫu 3 (sản phẩm):
* Cấu tạo thiết bị
- Arduino Uno R3 - LCD 16x02 và Module I2C LCD
- 4 Đèn led 5mm - Cảm biến siêu âm SRF 04
- Dây dẫn - Máy bơm mini 12V
- Công tắc - 1 Relay( rơ le) 5V
- 1 Đèn led báo relay( rơ le)
* Sơ đồ lắp đặt

* Cách lắp đặt


- Thiết kế hộp chứa các linh kiện
- Ở mặt trước hộp, ta đặt màn hình LCD và 12C LCD
6
- 4 đèn led, với 4 màu khác nhau được đặt ở mặt trước ( dưới LCD)
- Mạch Arduino và mạch điện lắp đặt sau mặt trước của hộp
- Relay được nối với mạch của Arduino ở phía sau.
- Lắp công tắc nối tiếp với relay
- Bổ sung thêm đèn led để báo trạng thái hoạt động của relay (bật, tắt)
* Nguyên lý hoạt động
- Tương tự nguyên mẫu 1 và 2 nhưng ở nguyên mẫu này được trang bị
thêm hệ thống bơm, thêm 1 đèn led báo mở, tắt relay và công tắc nối tiếp relay
với bơm, khi bể phốt có dấu hiệu đầy, nếu ta nhấn công tắc, relay đã hoạt động
sẽ được nối điện tới bơm, đèn báo cũng sáng, bơm hoạt động để nước thải có thể
được bơm ra ngoài cho tới khi đèn tắt hệ thống bơm sẽ tự động ngắt tức bể đã
đầy.

D. THỰC HIỆN VÀ KIỂM TRA


1. Cấu tạo thiết bị
a. Cảm biến siêu âm SR04
 Thông số kỹ thuật:
- Điện áp hoạt động: 5VDC
- Dòng tiêu thụ: 10~40mA
- Tín hiệu giao tiếp: TTL
- Chân tín hiệu: Echo, Trigger
(thường dùng) và Out (ít dùng).
- Góc quét:<15 độ
- Tần số phát sóng: 40Khz
- Khoảng cách đo được: 2~450cm (khoảng cách xa nhất đạt được ở điều
khiện lý tưởng với không gian trống và bề mặt vật thể bằng phẳng, trong điều
kiện bình thường cảm biến cho kết quả chính xác nhất ở khoảng cách <100cm).
- Sai số: 0.3cm (khoảng cách càng gần, bề mặt vật thể càng phẳng sai số
càng nhỏ).
- Kích thước: 43mm x 20mm x 17mm
b. Mạch Arduino R3
 Một vài thông số của Arduino UNO R3
- Vi điều khiển: ATmega328 họ 8bit
- Điện áp hoạt động: 5V DC (chỉ được cấp
qua cổng USB)
- Tần số hoạt động: 16 MHz
- Dòng tiêu thụ: khoảng 30mA
- Điện áp vào khuyên dùng: 7-12V DC
- Điện áp vào giới hạn: 6-20V DC
- Số chân Digital I/O: 14 (6 chân hardware
PWM)
- Số chân Analog: 6 (độ phân giải 10bit)
- Dòng tối đa trên mỗi chân I/O: 30 mA
- Dòng ra tối đa (5V): 500 mA

7
- Dòng ra tối đa (3.3V): 50 mA
- Bộ nhớ flash: 32 KB (ATmega328) với 0.5KB dùng bởi bootloader
- SRAM: 2 KB (ATmega328)
- EEPROM: 1 KB (ATmega328)
c. LCD 16x2 và giao tiếp I2C LCD
 Thông số kĩ thuật ( Module I2C LCD)
- Điện áp hoạt động: 2.5-6V DC.
- Hỗ trợ màn hình: LCD1602,1604,2004 (driver
HD44780)
- Giao tiếp: I2C.
- Địa chỉ mặc định: 0X27 (có thể điều chỉnh bằng
ngắn mạch chân A0/A1/A2).
- Tích hợp Jump chốt để cung cấp đèn cho LCD hoặc ngắt.
- Tích hợp biến trở xoay điều chỉnh độ tương phản cho LCD.
 Thông số kỹ thuật LCD 16×2
- LCD 16×2 được sử dụng để hiển thị trạng thái
hoặc các thông số.
- LCD 16×2 có 16 chân trong đó 8 chân dữ liệu
(D0 – D7) và 3 chân điều khiển (RS, RW, EN).
- 5 chân còn lại dùng để cấp nguồn và đèn nền
cho LCD 16×2.
- Các chân điều khiển giúp ta dễ dàng cấu hình
LCD ở chế độ lệnh hoặc chế độ dữ liệu.
- Chúng còn giúp ta cấu hình ở chế độ đọc hoặc ghi.
d. Bóng đèn LED 5mm
Dùng để thông báo mực nước
 Thông số kĩ thuật:
- Điện áp: 3,4 V
- Dòng điện: 20mA
e. Bơm nước 12V (dùng mô phỏng cho hoạt động bơm của hệ thống)
 Thông số kỹ thuật Động cơ bơm 12V R385:
- Loại động cơ: R385.
- Điện áp: DC / 12V.
- Dòng định mức: 0.25A.
- Công suất: 3W.
- Tốc độ dòng: 1~2 L / phút.
- Chiều cao tối đa: 5m.
- Thời gian làm việc liên tục tối đa: 120h.
- Nhiệt độ nước 5℃ - 45℃
f. Relay 2 kênh 5v
 Thông số kĩ thuật:
- Điện áp tải tối đa: AC 250V-10A / DC 30V-10A
- Điện áp điều khiển: 5 VDC
- Dòng kích Relay: 5mA
- Trạng thái kích: Mức thấp (0V)
8
- Đường kính Lỗ ốc: 3.1 mm
- Kích thước: 50 * 26 * 18.5 mm

g. Công tắc ấn
- Gồm 2 cực nối với Relay và máy bơm

2. Sơ đồ hệ thống
a. Sơ đồ khối của thiết bị

b. Sơ đồ mạch điện

9
c. chương trình code nạp Arduino:

d. Sản phẩm đã hoàn thiện và hệ thống mạch

3. Hoạt động của thiết bị


- Căn cứ vào thực tế bể khốt của từng hộ gia đình, cơ quan… sẽ đặt kích
thước khoảng cách các mức đầy (dưới mặt nắp bể khốt), mức cạn (chiều sâu đáy
bể khốt). các mức khác căn cứ vào dung tích bể và 2 khoảng cách trên sẽ chọn
phù hợp sao cho kịp sử lý khi đầy.

10
- Trong thử nghiệm mô hình đã thiết kế có chiều sâu bể là 22cm sẽ đạt cho
mức cạn từ 20 đến 22cm, khoảng cách từ cảm biến đến mặt trên bể là 10m sẽ đặt
mức đầy là <12cm; mức sắp đầy từ 12 đến <15cm; mức an toàn từ 15 đến < 20
cm. Chất thải sau sử dụng sinh hoạt sẽ được dẫn xuống bể khốt, khi đó:
+ Nếu chất thải dưới bể khốt trong khoảng dâng cách cảm biến từ 15 đến <20
cm thì màn hình LCD sẽ hiển thị tình trạng là: “An toàn” và hiển thị khoảng
cách đo được, lúc đèn led màu xanh sẽ sáng.

+ Nếu chất thải trong bể phốt dâng lên cách nắp bình từ 12 đến <15 cm thì
màn hình LCD sẽ hiển thị tình trạng là: “Sắp đầy” và hiển thị khoảng cách đo
được. Lúc này đèn led màu vàng sẽ sáng.

+ Nếu chất thải trong bể phốt dâng lên cách nắp bình dưới 12 cm thì màn
hình LCD sẽ hiển thị tình trạng là: “Đã đầy” và hiển thị khoảng cách đo được.
Lúc này đèn led màu đỏ sẽ sáng.

Khi LCD và đèn led báo mức đã đầy thì đồng thời relay (rơ le) được kích hoạt,
lúc này đèn led màu xanh sẽ sáng để cho ta biết rằng relay đã hoạt động.
. Nếu không nhấn công tắc thì dù relay đã kích hoạt nhưng bơm vẫn chưa
hoạt động
. Nếu nhấn công tắc thì bơm hoạt động và bơm chất thải ra ngoài bình chứa
mang đi xử lý. Khi máy bơm đã bơm hết chất thải đến mức cạn thì Relay sẽ
tự động ngắt để tắt bơm, đồng thời LCD sẽ hiển thị tình trạng là: “Đã cạn” và
hiển thị khoảng cách đo được. Lúc này đèn led màu trắng sáng.

4. Kết quả thử nghiệm trên mô hình.


a. Thử nghiệm 1:
+ Đo khoảng cách từ vị trí cảm biến đến đáy bình
chứa (bể khốt) là 22cm, so sánh kết quả đo được
với hiển thị trên LCD
+ Kết quả: Đạt yêu cầu tiêu chí. Hiển thị khcách
22cm, Tình trạng: Da can

11
b. Thử nghiệm 2:
+ Xả nước vào bình chứa (bể khốt), kiểm tra mức nước so với kết quả hiển
thị trên LCD ở các mức, đồng thời kiểm tra xem các đèn led có bật sáng
đúng màu với từng mức đã lập trình hay không. Nếu đúng với từng mức thì
đánh giá đạt yêu cầu.
+ Kết quả:

Đạt yêu cầu tiêu chí.


. Hiển thị khcách 15cm, Tình trạng: An toàn ; đèn xanh lam bật
. Hiển thị khcách 12cm, Tình trạng: Sắp đầy; đèn vàng bật
. Hiển thị khcách 9cm, Tình trạng: Đã đầy; đèn đỏ và đèn xanh lá bật
c. Thử nghiệm 3:
+ Khi mức nước ở mức đầy, kiểm tra Rơ le, và thử 2 chế độ nút bấm
+ Kết quả:
Đạt yêu cầu tiêu chí.
. Hiển thị khcách 9cm, Tình trạng: Đã đầy; đèn đỏ và đèn xanh lá bật và rơ
le được kích hoạt. nếu không nhấn nút bấm thì không bơm, nếu nhấn nút
bấm thì bơm hoạt động đến mức cạn thì tự động tắt rơ le.

6. Kết quả nghiên cứu.


- Thiết kế mạch điện hoạt động tốt, đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật.
- Lập trình, nạp chương trình cho Arduino thành công.
- Kết nối với cảm biến hoạt động tốt, đảm bảo yêu cầu đo khoảng cách.
- Hệ thống đèn Led hoạt động tốt, báo đúng chế độ đã cài đặt.

12
- Màn hình LCD hiển thị đầy đủ, chính xác thông số đã được lập trình.
- Hệ thống rơ le, công tắc, máy bơm hoạt động tốt, tự động ngắt sau khi bể
báo cạn.

7. Hiệu chỉnh thiết bị sau thử nghiệm


- Điều chỉnh hoạt động của cảm biến tránh sai số lớn
- Thiết kế thiết bị gọn, tăng tính thẩm mĩ
- Tiếp tục thử nghiệm và kiểm tra độ chính xác của sản phẩm

E. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học.
- Ý nghĩa thực tiễn: Tạo ra được một hệ thống cảm biến giúp cho các hộ
gia đình có thể biết được mực nước thải trong bể phốt và tránh được việc tràn và
đầy bể phốt hây hôi thối trong nhà. Thuận tiện và nhanh hơn trong việc hút nước
ở bể phốt.
- Ý nghĩ khoa học: Vận dụng và nghiên cứu được các kiến thức về lập
trình, các thiết bị công nghệ thời đại 4.0 và tạo ra sản phẩm.
2. Tính mới, tính sáng tạo.
- Tính mới của đề tài: Dựa vào thông tin mà chúng em đã tìm hiểu được,
nhóm nghiên cứu chúng em nhận thấy đây là một đề tài mới, hoàn toàn chưa có
mặt trên thị trường. Chúng em đã vận dụng những ứng dụng của Aduino Uno
R3 và cảm biến siêu âm SR04 phổ biến rộng rãi trên thị trường để xây dựng lên
hệ thống báo đầy, tràn bể phốt tự động và tích hợp thêm máy bơm, phù hợp với
nhu cầu của xã hội hiện nay.
- Tránh gây ra hiện trượng tràn nước thải.
- Dễ dàng sử dụng, phù hợp với mọi loại bể.
- Mang lại lợi ích về mặt kinh tế, cũng như tiết kiệm về mặt thời gian trong
quá trình kiểm tra.
3. Hướng mở rộng nghiên cứu của sản phẩm.
- Hiện nay, công nghệ phát triển, điện thoại lại là một vật “ bất li thân” đối
với mọi người vì thế nhóm em định hướng mở rộng tích hợp thông báo tới điện
thoại của người quản lý.
- Kết nối hệ thống điều khiển nhà ở thông minh, để quản lý, giám sát, điều
khiển các thiết bị sử dụng.
4. Kết luận
- Nhóm nghiên cứu chúng em đã thiết kế hoàn chỉnh hệ thống kiểm soát
trạng thái chất thải bể phốt đầy đủ các tiêu chí đã đề ra.
- Với kích thước không quá lớn, nhỏ gọn. Hệ thống mạch dễ xử lý
- Đáp ứng nhu cầu hiện nay, chi phí không quá lớn, dễ dàng sử dụng.

……………………………..

13
Tài liệu tham khảo

1. Các tài liệu sách vật lý 11, 12; Kĩ thuật điện, Kĩ thuật điện tử
2. https://www.google.com/search?q=arduino+uno+r3&oq=adui&aqs=chro
me.4.69i57j0i10i433l4j0i10l3j46i10i199i291i512j0i10i433.3492j0j7&sou
rceid=chrome&ie=UTF-8
3. https://magenest.com/vi/ngon-ngu-lap-trinh-arduino/
4. https://www.google.com/search?q=Hi%E1%BB%87n+t%C6%B0%E1%
BB%A3ng+b%E1%BB%83+ph%E1%BB%91t+%C4%91%E1%BA%A7
y&sa=X&ved=2ahUKEwjSzMiesa71AhWvGqYKHXiBBoYQ1QJ6BAg
UEAE&biw=1360&bih=635&dpr=1
5. https://www.google.com/search?q=+nguy%C3%AAn+l%C3%BD+Ardui
no+Uno+R3&biw=1360&bih=635&ei=RO3fYZC8Es6K-
Aap87WIBg&ved=0ahUKEwiQ7p3Rsa71AhVOBd4KHal5DWEQ4dUD
CA4&uact=5&oq=+nguy%C3%AAn+l%C3%BD+Arduino+Uno+R3&gs
_lcp=Cgdnd3Mtd2l6EAMyBggAEAcQHkoECEEYAEoECEYYAFAAW
ABgoQloAHACeACAAWGIAWGSAQExmAEAoAEBwAEB&sclient=
gws-wiz
6. https://www.youtube.com/results?search_query=arduino
7. https://www.youtube.com/watch?v=ZoHGVXDdY4w
8. https://www.google.com/search?q=b%E1%BB%83+ph%E1%BB%91t&o
q=b%E1%BB%83+ph%E1%BB%91t&aqs=chrome..69i57j0i271j69i61.1
0072j0j4&sourceid=chrome&ie=UTF-8

14

You might also like