You are on page 1of 31

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH

CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP TỈNH


DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Năm học: 2020-2021

DỰ ÁN

Lĩnh vực dự thi: HỆ THỐNG NHÚNG

Bình Định tháng 12 năm 2020

1
Contents
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................3
1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................3
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................4
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................................4
Chƣơng 2: THIẾT KẾ ..............................................................................................................6
2.1. Giới thiệu .............................................................................................................6
2.2. Thiết kế:................................................................................................................6
2.3. Thiết kế các khối ..................................................................................................8
2.3.1. Khối xử lý trung tâm ............................................................................................8
2.3.2. Khối điểu khiển: truyền phát tín hiệu bằng sóng RF.............................................9
2.3.3. Khối động cơ:.........................................................................................................11
2.3.4. Khối điều khiển động cơ ........................................................................................12
2.3.5. Khối cảm biến.........................................................................................................13
2.3.5. Khối nguồn .............................................................................................................19
Chƣơng 3: Các phần mềm sử dụng cho đề tài. ............................................................22
Chƣơng trình Arduino IDE...........................................................................................22
Chƣơng 4: THI CÔNG ...........................................................................................................24
4.1. Giới thiệu. ..........................................................................................................24
4.2. Thi công. ............................................................................................................24
Chƣơng 5: Kết quả và hƣớng phát triển. ................................................................................29
5.1. Kết quả: .........................................................................................................................29
a. Điều khiển thùng rác di chuyển bằng Remote ...........................................................29
b.Tự đóng mở thùng rác bằng cảm biến màu ..................................................................29
c. Cảm biến khi gas MQ2: ..............................................................................................29
d. Cảm biến lửa ................................................................................................................29
e. Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm ........................................................................................30
g. Cảm biến ánh sáng .......................................................................................................30
5.2. Hạn chế ..........................................................................................................................30
5.3. Hƣớng phát triển............................................................................................................30
Tài liệu tham khảo: .......................................................................................................31

2
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài

Quản lý chất thải là một trong những vấn đề nóng hổi mà thế giới phải đối mặt không phân
biệt đó là nƣớc phát triển hay đang phát triển. Vấn đề chính là trong việc quản lý chất thải,
thùng rác ở nơi công cộng đƣợc luôn luôn trong tình trạng đầy và quá tải trƣớc khi đƣợc xe
rác tới lấy và đƣa lƣợng rác đó ra một vị trí tập trung lƣợng rác lớn khác để xử lý. Việc
thùng rác nơi công cộng luôn đầy và tràn ra lần lƣợt dẫn đến nhiều mối nguy hiểm khác
nhau nhƣ bốc mùi, ô nhiễm môi trƣờng cảnh quan và đó cũng là gốc rễ, nguyên nhân chính
gây ra những căn bệnh lây nhiễm. Điều này cũng đang dần xuất hiện trong môi trƣờng học
đƣờng khi xuất phát từ chính trong ý thức của mỗi học sinh chúng ta- thùng rác đã đầy
nhƣng chúng ta vẫn bỏ rác vào gây ra tình trạng rác văng ra ngoài. Để tránh tất cả nguy hiểm
và duy trì sự sạch sẽ công cộng và sức khỏe cộng đồng trong trƣờng học cũng nhƣ là ngoài
xã hội, chúng ta cần phải thiết kế ra đƣợc một thùng rác mà nó có thể kiểm soát đƣợc lƣợng
rác và đồng thời đƣa ra những xử lý cần thiết nhằm giảm thiểu hiện trạng trên.

Những thùng rác đƣợc sử dụng ngoài trời sẽ có nhiều không gian và thời gian hơn để xử lý
những tác vụ tự động, chẳng hạn nhƣ: khi rác đầy nó báo động để ta có thể thu gom xử lý
hoặc điều khiển dễn nơi tập kết rác Do đó, việc thiết kế ra “Thùng rác thông minh” ứng
dụng ở ngoài trời và có thể điều khiển di chuyển bằng remote là một nhu cầu hết sức cần thiết
và đây chính là lý do mà nhóm chúng em quyết định chọn đề tài này. Đề tài này không những
là một thực tại khách quan mà nó còn đóng vai trò quan trọng thực sự trong tƣơng lai sau
này, đặc biệt là có thể ứng dụng rất tốt trong môi trƣờng trƣờng học và những nơi công cộng.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Sử dụng vào sự truyền phát không dây bằng sóng RF điều khiển qua Remote để di
chuyển và điểm đến cho thùng rác.

- Phân loại rác khi cho vào thùng, thùng rác cảm nhận màu của túi rác đƣợc phân loại và
mở nắp. Các loại rác khác sẽ xử lý ở những thùng rác khác.
- Thùng rác sẽ phát ra lời chào và cảm ơn khi có ngƣời cho rác vào thùng, giúp cho
ngƣời sử dụng cảm nhận đƣợc sự thân thiện.
- Thiết kế đƣợc một chiếc thùng rác có khả năng nhận biết đƣợc rác đầy trong thùng.
- Khi phát hiện rác có ngƣời tới đổ rác, nắp thùng rác tự bật.
- Khi thùng rác phát hiện khí sinh ra vƣợt ngƣỡng cho phép nó sẽ báo động và bật nắp cho khí
thoát ra.

3
- Thùng rác có gắn cảm biến phát hiện lửa để báo sự cố cháy trong thùng rác.
- Có thể gắn thêm cảm biến nhiệt độ và độ ẩm cho thùng rác.
- Khi nhiệt độ vƣợt mức cho phép còi sẽ báo động và đèn hiệu sáng.,
- Tự động bật đèn cho thùng rác vào ban đêm.
- Tự động nạp năng lƣợng cho pin thông qua các tấm pin năng lƣợng mặt trời gắn trên
nắp thùng rác.

1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Nhƣ trình bày ở trên, đề tài đã giới thiệu một cách tổng quan về thùng rác thông minh,
qua đó nhóm đã đề ra một số giải pháp để tiến hành nghiên cứu:
- Tìm hiểu sơ bộ về cấu tạo cũng nhƣ nguyên lý hoạt động của thùng rác thƣờng hay sử
dụng tại gia đình và công cộng.
- Tìm hiểu một số thùng rác thông minh đang có trên thị trƣờng
- Phân tích các yêu cầu của một thùng rác thông minh. Trên cơ sở đó cũng lựa chọn
phƣơng án thiết kế thùng rác thông minh dễ sử dụng, thân thiện với môi trƣờng và tích
hợp nhiều chức năng thông minh.
- Tìm hiểu các phần cứng và phần mềm lập trình để phục cho đề tài.
- Viết chƣơng trình hoạt động cho từng bộ phận của thùng rác.
- Thiết kế mô hình và lắp đặt phần cứng lên thùng rác.
- Tiến hành chạy thử và điều chỉnh các thông số.
- Hoàn thành bài báo cáo và sản phẩm dự thi.

1.4. Đối tƣợng nghiên cứu

 Sử dụng Board Arduino UnoR3 để làm khối điều khiển trung tâm.
 Điều khiển đƣợc thùng rác chạy theo yêu cầu bằng Remote thông qua sóng R F .
 Thùng rác đƣợc gắn các cảm biến khoảng cách, cảm biến nhiệt độ và độ ẩm, cảm biến
khí, cảm biến lửa, để thông báo các trạng thái của thùng rác để ngƣời sử dụng biết.

 Thùng rác đƣợc gắn cảm biến màu sắc giúp ngƣời sử dụng bỏ rác vào thùng đúng theo
sự phân loại ngay từ nguồn.

 Thùng rác đƣợc gắn cảm biến âm thanh, sẽ phát lời chào và cảm ơn khi có ngƣời bỏ rác
vào thùng.

 Thùng rác có cảm biến ánh sáng, tự đọng bật đèn cho thùng rác vào ban đêm để có thể
nhận biết đƣợc vị trí thùng rác

4
 Các tấm pin năng lƣợng mặt trời cung cấp điện năng cho thùng rác hoạt động, có lắp hệ
thống ngắt mạch khi pin đủ năng lƣợng.

5
Chƣơng 2: THIẾT KẾ
2.1. Giới thiệu
Trong chƣơng này, trình bày về sơ đồ khối, lựa chọn linh kiện phù hợp với đề tài, sơ đồ
nguyên lý của các board mạch, cách kết nối giữa các module với nhau.

2.2. Thiết kế:


Với các yêu cầu đã đƣa ra, sơ đồ khối cho thùng rác nhƣ sau:

KHỐI NHẬN TÍN KHỐI XỬ KHỐI


KHỐI
HIỆUNHẬN
TỪ ĐIỀU
TÍNH HIỆU LÝ KHỐI
KHIỂN ĐỘNG
RF TRUNG ĐỘNG
CƠ CƠ
TÂM

KHỐI CẢM BIẾN KHOẢNG CÁCH,


KHÍ. LỬA, MÀU, NHIỆTN ĐỘ
VÀ ĐỘ ẨM

Hình2 .1: Sơ đồ khối của thùng rác thông minh

6
Chức năng từng khối:
 Khối nguồn: có chức năng cấp nguồn cho toàn mạch hoạt động.
* Pin sạc 18650.
* Nguồn sạc 220V chỉnh lƣu điện một chiều 12V
* Pin năng lƣơng mặt trời.
* Mạch ngắt tự động khi pin nạp đủ năng lƣợng điện
 Khối xử lý trung tâm: có chức năng nhận vào và xử lý các tín hiệu từ khối nhận tín
hiệu Remote và các cảm biến sau đó truyền các tín hiệu điều khiển ra khối điều khiển
động cơ để làm cho động cơ hoạt động.

 Khối cảm biến khoảng cách: có chức năng cung cấp cho hệ thống khả năng đọc khoảng
cách tới vật cản.

 Khối cảm biến khói: có chức năng cung cấp cho hệ thống khả năng đọc đƣợc khói hoặc
khí sinh ra reong thùng rác vƣợt ngƣợc cho phép.

 Khối cảm biến lửa: có chức năng cung cấp cho hệ thống khả năng phát hiện lửa bên
trong và gần thùng rác.

 Khối cảm biến màu sắc: có chức năng phân loại rác theo túi đựng rác.

 Khối cảm biến nhiệt độ và độ ẩm:có chức năng báo quá nhiệt và độ ẩm bên trong
thùng rác.

 Khối âm thanh: có chức năng phát ra lời chào và cảm ơn khi có rác đƣa vào thùng.

 Khối điều khiển động cơ: giúp cho dễ dàng trong việc xử lý các thao tác điều khiển
độc lập các motor, đồng thời cho phép khối xử lý trung tâm điều khiển đƣợc nhiều động cơ
hơn.

 Khối động cơ: Bao gồm các motor đảm nhiệm công việc giúp xe di chuyển.Trong để
tài sử dụng 2 động cơ bƣớc công suất lớn để di chuyển thùng rác. 3 động cơ giảm tốc
MG995 để đóng mở nắp.

7
2.3. Thiết kế các khối
2.3.1. Khối xử lý trung tâm
Có chức năng nhận vào và xử lý các tín hiệu từ Remote, các cảm biến màu sắc,
khoảng cách, phát hiện khói, phát hiện lửa, phát hiện mƣa... Sau đó truyền các tín hiệu
điều khiển ra khối điều khiển động cơ để làm cho động cơ hoạt động theo cách ngƣời sử
dụng lập trình.

Về việc thiết kế khối xử lý trung tâm thì thị trƣờng hiện nay đáp ứng cho chúng ta
rất nhiều các phƣơng án khác nhau.

Trong đề tài đã sử dụng chip trung tâm là Arduino Uno R3. Đây là vi điều khiển có
giá thành thấp vì vậy sẽ giảm chi phí cho đề tài.

Hình 2.2: Bo mạch Arduino Uno R3

Sơ đồ chân của Arduino.

8
.

Hình 2.3. Sơ đồ chân của Arduino Uno R3

2.3.2. Khối điểu khiển: truyền phát tín hiệu bằng sóng RF
a. Sơ đồ khối

Hình 2.4: Sơ đồ khối mạch điều khiển từ xa bằng sóng RF

b. Chức năng và nhiệm vụ của từng khối


 Khối nguồn:

9
Khối nguồn tạo ra dòng điện và điện thế ổn định cung cấp an toàn cho mạch. Do dùng
nguồn có sẵn 12VDC nên ta dùng IC ổn áp 7805 để tạo nguồn 5V để cung cấp cho
mạch.

Hình 2.5: Sơ đồ khối nguồn.


 Khối phát
Khối phát tín hiệu để cung cấp cho khối thu .Khối dùng ic 2262 tạo mã hóa và sử dụng
module phát RF 315Mhz để truyền đi.

Hình 2.6: Sơ đồ khối phát.

 Khối thu:

Khối dùng để thu tín hiệu từ khối phát sau đó đƣa về PT 2272 để giải mã và cho ra tín hiệu
điều khiển.

10
Hình 2.7: Sơ đồ khối thu.

2.3.3. Khối động cơ:


Bao gồm 2 motor đảm nhiệm công việc giúp xe di chuyển.
Với yêu cầu là để chạy xe với công suất vừa và tốc độ trung bình nên có thể lựa chọn
các động cơ DC. Động cơ DC không chỉ có độ thông dụng cao, giá thành rẻ mà còn dễ dàng
trong lập trình điều khiển để làm các mô hình. Ở đây lựa chọn loại động cơ DC giảm tốc
JGA25-370 12V-250RPM.

Hình 2.8: Một số hình ảnh về động cơ DC.


Thông số kỹ thuật:
- Điện áp hoạt động: 6-12V.
- Dòng điện tiêu thụ: 340mA – 370 mA.
- Số vòng/phút: 250 vòng/ phút khi không có tải

11
2.3.4. Khối điều khiển động cơ
Với yêu cầu của đề tài là điều khiển nhiều động cơ DC 12V và không cần thiết đảo
chiều quay (để làm cho xe chạy lùi) thì ở đây có thể lựa chọn giải pháp là sử dụng các
module mạch cầu H để điều khiển. Trên thị trƣờng hiện nay thì có rất nhiều các mạch điều
khiển động cơ DC nhƣ Module DC L298, L293, L9110, hay các dòng mini DRV8833, H1,
TB6612… Tuy nhiên để có thể giao tiếp dễ dàng với board Arduino Mega 2560 và điều
khiển đồng thời 2 động cơ DC theo từng cặp theo yêu cầu ở đề tài này thì việc lựa chọn sử
dụng mạch điều khiển động cơ L298 là một giải pháp thích hợp.

Hình 2.9: Hình ảnh và sơ đồ chân module L298

12
Sơ đồ kết nối với Arduino

Hình 2.10: Kết nối module L298 với Arduino và động cơ

2.3.5. Khối cảm biến.


2.3.5.1. Khối cảm biến khoảng cách
a. Giới thiệu
Khi tạo ra robot tự hành, một trong những yếu tố chủ yếu là phải phát hiện và tránh đƣợc vật
cản. Một cảm biến có thể phát hiện đối tƣợng, để cho phép robot tránh và di chuyển về
hƣớng định sẵn. Để đƣợc nhƣ vậy, cảm biến phải nhỏ, tổn hao ít và dễ dàng chế tạo và phải
sử dụng đƣợc trong nhiều ứng dụng. Một cảm biến có rộ tin cậy cho những yêu cầu trên là
cảm biến siêu âm

13
b. Module cảm biến siêu âm .HC-SR04

Hình 2.11: Module cảm biến siêu âm HC-SR04

Cảm biến siêu âm HC-SR04 đƣợc sử dụng ở đây để đo khoảng cách từ 2m đến 400cm với
độ chính xác 3mm. module cảm biến gồm có bộ truyền, bộ nhận siêu âm và mạch điều
khiển.

Nguyên lý làm việc của cảm biến siêu âm nhƣ sau:


 Tín hiệu mức cao đƣợc gửi trong vòng 10us sử dụng chân Trigger
 Module gửi tín hiệu tự động 40kHz. Và sau đó dò xung đƣợc nhận hay không
 Nếu tín hiệu dƣợc nhận, sau đó nó có dạng mức cao. Thời gian ở mức cao là khe giữa
việc truyền và nhận tín hiệu

 Khoảng các đƣợc tính toán sử dụng công thức trên . Biểu đồ thời gianđƣợc xác định
nhƣ hình dƣới.

c. Hoạt động của HC- SR04

Hình 2.12: Nguyên lý hoạt động của cảm biến siêu âm

14
Để đo khoảng cách, ta sẽ phát 1 xung rất ngắn (5 microSeconds ) từ chân trig. Sau đó,
cảm biến sẽ tạo ra 1 xung HIGH ở chân echo cho đến khi nhậnlại đƣợc sóng phản xạ ở pin
này. Chiều rộng của xung sẽ bằng với thời gian sóng siêu âm đƣợc phát từ cảm biển và quay
trở lại.
Tốc độ của âm thanh trong không khí là 340 m/s (hằng số vật lý), tƣơng đƣơng với 29,412
microSeconds/cm (106 / (340*100)). Khi đã tính đƣợc thời gian, ta sẽ chia cho 29,412 để
nhận đƣợc khoảng cách.

2.3.5.2 Khối cảm biến khói(Cảm biến Gas )


a. Giới thiệu
Cảm biến Gas đƣợc sử dụng rộng rãi để phát hiện rò rỉ khí LPG, i-Butane, Propane, Methan,
Alcohol, Hydrogen và khói bên trong nhà xƣởng hay nhả ở. Cảm biến gia đƣợc cấu tạo từ
ống nhôm oxit micro AL2O3. Lớp cảm ứng Tin Dioxide, điện cực và bộ đo nhiệt đƣợc đặt
trong một linh kiện. Tính dẫn của lớp cảm ứng gas sẽ thay đổi khi có khí gas bị rò rỉ, điều
này sẽ làm thay đổi điện áp tại ngõ ra.

Hình 2.13: Module cảm biến khói MQ-2

b. Hoạt động
Điện áp mà cảm biến đầu ra thay đổi tƣơng ứng với mức khói / khí tồn tại trong khí quyển.
Cảm biến xuất ra một điện áp tỷ lệ với nồng độ khói / khí.
Nói cách khác, mối quan hệ giữa hiệu điện thế và nồng độ khí nhƣ sau:
Nồng độ khí càng lớn thì điện áp ra càng lớn
Nồng độ khí càng thấp, điện áp đầu ra càng thấp

15
Hình 2.14: Hoạt động của module cảm biến khói MQ-2
Đầu ra có thể là tín hiệu tƣơng tự (A0) có thể đƣợc đọc bằng đầu vào tƣơng tự của Arduino
hoặc đầu ra kỹ thuật số (D0) có thể đƣợc đọc bằng đầu vào kỹ thuật số của Arduino.
Kết thúc
Cảm biến khí MQ-2 cho phép bạn phát hiện nhiều loại khí trong môi trƣờng. Nó rất hữu ích
để xây dựng một đầu báo khói tại nhà.

2.3.5. 3.Khối cảm biến biến cháy (Flame Sensor)


a. Giới thiệu

Hình 2.15: Cảm biến báo cháy


 Cảm biến cháy có thể đƣợc sử dụng để phát hiện lửa hay những sóng ánh sáng khác
có độ dài tại 760-1100 nm. Những ngọn lửa nhỏ nhƣ lửa của đèn có thể đƣợc phát hiệt từ
0.8m. Góc phát hiện khoản 600 và cảm biến đặc biệt cảm nhận quang phổ cháy.

 Nhiệt độ của cảm biến cháy hoạt động từ -25 tới 850C. Hơn nữa, cần lƣu ý rằng
khoảng cách từ ngọn lửa không quá gần cảm biến để tránh hƣ hỏng. Khoảng cách ngắn

16
nhất là 80cm, nếu nguồn lửa lớn hơn, cảm biến cần đƣợc kiểm tra ở khoản cách xa hơn

 Đây là loại cảm biến chuyên dùng để phát hiện lửa , thƣờng đƣợc sử dụng trong hệ
thông báo cháy. Tầm phát hiện trong khoảng 80cm, góc quét là 60 độ. Có thể phát hiện
lửa tốt nhất là loại có bƣớc sóng từ 760nm - 1100nm. Mạch đƣợc tích hợp IC LM393 so
sánh để tạo mức tín hiệu => ta có thể chỉnh độ nhạy bằng biến trở.
2.3.5.4 .Khối cảm biến nhiệt độ và độ ẩm

Hình 2.16: Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm DHT11


DHT11 là một cảm biến bốn chân (PIN) (hình 3.11) có thể dùng để đo nhiệt độ trong
khoảng từ 0 đến 500C và độ ẩm từ 20 đến 95%. Cảm biến sử dụng giao thức truyền thông 1-
Wire (một giây) để giao tiếp với Arduino và điện áp làm việc tại 3.3 – 5V.

Hình 2.17: Kết nối giữa MCU với DHT11

Thông số kĩ thuật
Điện áp hoạt động: 3-5.5V DC
Ngƣỡng độ ẩm: 20 - 90%
Sai số độ ẩm: ± 5%
Ngƣỡng nhiệt độ: 0 - 55oC
Sai số nhiệt độ: ± 2oC
2.3.5.5. Khối cảm biến ánh sáng.
Chức năng: Tự động bật đèn cho thùng rác vào ban đêm.
Giới thiệu:

17
Hình 2.18: Module cảm biến ánh sáng
 Cảm biến ánh sáng là các thiết bị quang điện chuyển đổi năng lƣợng ánh sáng
(photon) cho dù ánh sáng nhìn thấy đƣợc hay tia hồng ngoại thành tín hiệu điện
(electron). Vậy cảm biến ánh sáng là gì? Cùng Testostore.vn tìm hiểu nhé?
 Một cảm biến ánh sáng tạo ra tín hiệu đầu ra cho biết cƣờng độ ánh sáng bằng
cách đo năng lƣợng bức xạ tồn tại trong một dải tần số rất hẹp về cơ bản đƣợc gọi là
“ánh sáng” và tần số từ “Hồng ngoại” đến “Có thể nhìn thấy” tới ” Tia cực tím ”quang
phổ ánh sáng.
 Cảm biến ánh sáng đƣợc thấy rõ là khi đèn năng lƣợng có thể tự động bật, tắt khi
trời sáng, trời tối rất tiện lợi, giúp ngƣời dùng sử dụng dễ dàng hơn (đặc biệt là với
những ngƣời cao tuổi, trẻ nhỏ), không cần mất công hàng đêm bật đèn cũng nhƣ tắt khi
không sử dụng vào ban ngày.
2.3.5.6. Khối cảm biến màu.
 Chức năng: Dùng phân loại rác vô cơ, hữu cơ
 Giới thiệu:

Hình 2.19: Cảm biến màu TCS3200

Cảm biến màu TCS3200 là một bộ phát hiện màu hoàn chỉnh, gồm có chip cảm biến TAOS
TCS3200 RGB và LED 4 màu. Nó có thể dò và đo lƣờng một khoảng cách gần màu sắc thấy
đƣợc. Ứng dụng của TSC3200 gồm có đọc dãi màu, sắp xếp bằng màu sắc, cảm nhận ánh

18
sáng và định chuẩn môi trƣờng xung quanh, và so sánh màu.
Cảm biến màu TCS3200 có thể phát hiện nhiều màu sắc khác nhau dựa trên bƣớc sóng của
chúng. Cảm biến này đặc biệt hữu ích cho các dự án nhận dạng màu sắc nhƣ kết hợp màu,
phân loại màu, đọc dải thử nghiệm và hơn thế nữa.

Hình 2.20: Kết nối cảm biến màu với vi điều khiển

2.3.5.7. Khối ghi phát âm thanh ISD1820.

Hình 2.21: Mạch thu phát âm thanh ISD 1820


 Chức năng: Thùng rác sẽ phát lời chào và cảm ơn khi có ngƣời cho rác vào thùng.
 Giới thiệu: Mạch ghi phát âm thanh ISD1820 (20s) đƣợc dùng để ghi và phát âm
thanh đƣợc ngƣời dùng ghi vào. Đoạn ghi âm đƣợc lƣu vào bộ nhớ của chip, dữ liệu
có thể lƣu trữ đến 100 năm và có thể ghi / xóa lên đến 100.000 lần và ghi đƣợc trong
tối đa 20s.
Mạch ghi âm thanh ISD1820 dễ sử dụng, điều khiển trực tiếp bằng các nút nhấn trên
board, hoặc có thể điều khiển thông qua các chip vi điều khiển nhƣ arduino, STM32,
STM8, hoặc các chip xử lý khác. Dùng các chip để điều khiển các chức năng nhƣ thu
âm, phát, hay lặp lại.
2.3.5. Khối nguồn
2.3.5.1. Pin và mạch nạp pin
Pin 18650 là loại pin sạc sử dụng công nghệ Li-ion, viên pin có điện áp 3.7V, đƣờng kính
1.8cm và chiều dài 6.5cm. Khi sạc đầy, điện pin có thể đạt 4.2V và đạt dƣới 3V khi pin yếu.
Tuổi thọ pin có thể đạt tới là 500 xả và sạc đầy.

19
Hình 2.22: Hình ảnh pin 18650

Trong đề tài sử dụng 3 cell pin 18650, mỗi viên có dung lƣợng 4000mAH, tạo ra nguồn điện
DC khoảng 12V cung cấp cho robot.

Mạch nạp pin:


Sử dụng adapter chuyên dụng để sạc pin cho robot.
- Điện thế AC vào dải rộng từ 100-240v.
- Điện thế ra DC 12,6v.
- Dòng sạc ổn định 2A.
- Có bảo vệ quá điện áp, bảo vệ ngắn mạch và bảo vệ phân cực ngƣợc.

Hình 2.23: Sơ đồ nguyên lý của adapter


b. Nguyên lý hoạt động:
Khi kết nối bộ nạp, nếu điện áp pin dƣới 11V, dòng điện từ LM317 chảy qua diode D5 và
điện trở R5 vào pin. Tại thời điểm này diode zener D6 phân cực thuận, BD139 không dẫn.

20
Diode D5 làm nhiệm vụ chống phân cực ngƣợc khi kết nối pin với bộ nạp.

Khi điện áp pin tăng lên 12.6V, quá trình nạp dừng lại và diode zener D6 phân cực ngƣợc
làm cho BD139 dẫn, chân ADJ của LM317 ở mức thấp, không có điện áp ra từ LM317, quá
trình nạp bị ngắt.

2.3.5.2. Tấm pin năng lƣợng mặt trời


Pin năng lƣợng Mặt trời hay pin mặt trời hay pin quang điện (Solar panel) bao gồm nhiều tế
bào quang điện (solar cells) – là phần tử bán dẫn có thành phần chính là sillic tinh khiết – có
chứa trên bề mặt một số lƣợng lớn các cảm biến ánh sáng là điốt quang, thực hiện biến đổi
năng lƣợng ánh sáng thành năng lƣợng điện. Các tế bào quang điện này đƣợc bảo vệ bởi
một tấm kính trong suốt ở mặt trƣớc và một vật liệu nhựa ở phía sau. Toàn bộ nó đƣợc đóng
gói chân không trong thông qua lớp nhựa polymer càng trong suốt càng tốt.
Cƣờng độ dòng điện, hiệu điện thế hoặc điện trở của pin mặt trời thay đổi phụ thuộc bởi
lƣợng ánh sáng chiếu lên chúng. Tế bào quang điện đƣợc ghép lại thành khối để trở thành
pin mặt trời (thông thƣờng 60 hoặc 72 tế bào quang điện trên một tấm pin mặt trời).

Hình 2.24: Nguyên lý chuyển hóa quang năng thành điện năng

Hình 2.25: Tám pin năng lượng mặt trời.

21
Chƣơng 3: Các phần mềm sử dụng cho đề tài.
Chƣơng trình Arduino IDE
Các bạn truy cập vào trang web http://arduino.cc/en/Main/Software và tải về chƣơng trình
Arduino IDE phù hợp với hệ điều hành của máy mình bao gồm Windown, Mac OS hay
Linux. Đối với Windown có bản cài đặt (.exe) và bản Zip, đối với Zip thì chỉ cần giải nén và
chạy chƣơng trình không cần cài đặt.
Bạn hãy mở trang arduino.cc chọn mục Downloads trong menu Software nhƣ hình sau:

Hình 3.1: Giao diện phần mềm arduino. IDE trên trang arduino.cc

Hoặc bạn có thể mở trực tiếp từ link này https://www.arduino.cc/en/Main/Software. Sau đó


kéo xuống tìm Download the Arduino IDE để tải ứng dụng.

Hình 3.2: Download the Arduino IDE

22
Sau khi cài đặt xong thì giao diện chƣơng trình nhƣ sau:

Hình 3.3: Giao diện arduino IDE

23
Chƣơng 4: THI CÔNG
4.1. Giới thiệu.
Trong chƣơng này là quá trình thi công mô hình thùng rác, lập trình, lắp ráp phần cứng và
test các module. Bên cạnh đó là hình vẽ đƣợc chụp từ mô hình thực của thùng rác bên ngoài,
hình chụp các kết quả chạy mà mô hình có thể có tính tới thời điểm hiện tại.

4.2. Thi công.


- Chuẩn bị vật liệu: Thƣớc, kéo, mica, khoan, ốc vít, 1 thùng rác có sẵn ở nhà làm mô
hình luôn cho tiện.

- Ban đầu đo đạc và khoan lỗ để gắn ốc vít và cố định 4 bánh xe vào phần đế và cố
định phần đế vào thùng rác:

Hình 4.1:Hình ảnh thiết kế mặt đế thùng rác.

24
Bộ xử lý trung tâm, realtime RTC DS1307 và module L298 sẽ đƣợc đặt lên phía trên mặt
của đế thùng rác và đi dây bên dƣới để cho thùng rác đƣợc gọn gàng hơn sau khi ta đăt đáy
của thùng rác lên những linh kiện điện tử đấy.

Hình 4.2: Hình ảnh thiết kế khung bánh xe rác


Sau khi hoàn thành xong khung xe rác và phần đế ta sẽ tiến hành lắp ráp thùng rác vào và
các module cảm biến.

- Các cảm biến đƣợc đặt ở những vị trí thích hợp để cảm nhận đƣợc những thay đổi cần
thiết

- Pin sạc 18650đƣợc đặt phía trong thùng rác, và cố định chắc chắn bằng dây nhựa.
- Các cảm biến đƣợc đặt trong đế thùng và nắp rác để dễ đi dây.
- Toàn bộ mạch sau này đƣợc ứng dụng thực tế sẽ đƣợc đóng gói cẩn thận để có thể
dùng bền lâu.
Hình 4.3: Các hình ảnh thi công các thùng rác
Hình 4.4: Đang test cảm biến siêu âm điều khiển động cơ servo mở nắp thùng rác
Chƣơng 5: Kết quả và hƣớng phát triển.
5.1. Kết quả:
a. Điều khiển thùng rác di chuyển bằng Remote
Khi muốn thùng rác di chuyển, nếu không muốn dùng lực cơ ta có thể điều khiển nó
chuyển động đến các vị trí khác nhau bằng Remote thông qua sóng RF.
b.Tự đóng mở thùng rác bằng cảm biến màu
 Rác vô cơ là những loại rác không thể sử dụng và cũng không thể tái chế đƣợc, chỉ
có thể xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải nhƣ xỉ than, nilon, sành sứ, gỗ đá,
gạch vỡ hoặc không còn giá trị sử dụng. Các loại vỏ sò, vỏ trứng, vỏ ốc, Ly, chén, cốc, bình
thủy tinh vỡ, đồ cao su, đồng hồ hỏng,, sành sứ, gỗ đá, gạch, chén, đồ nhựa, đồ sắt, thủy
tinh, đồ da,, băng đĩa nhạc, radio… tất cả phế liệu không thể sử dụng.
Những loại rác vô cơ sau khi sử dụng xong không thể tái chế đƣợc và khi đó sẽ mang ra
khu chôn lấp rác thải.
 Rác hữu cơ là các loại rác cũng dễ phân huỷ nhƣ thức ăn thừa, rau củ quả, trái cây,
bã trà, cà phê, cỏ, lá cây, rơm…Các loại rau, củ, quả đã bị hƣ, thối…Cỏ cây bị xén/ chặt bỏ,
hoa rụng…Thức ăn thừa nhƣ Cơm/ canh và những thực phẩm đã bị thiu…. Các loại bã chè,
bã cafe, bã mía. ….giấy, nhà máy sợi, sợi từ nhà máy giấy, Phế thải từ những làng nghề
đƣợc chế biến tinh bột. Phế thải trong quá trình sinh hoạt và sản xuất may mặc: Vải, sợi
bông,… Xem xong thông tin trên đây có lẽ bạn đã có thể hiểu đƣợc rác hữu cơ là những loại
nào, rác hữu cơ là gì lấy từ đâu rồi đúng không ạ?
Những loại rác thải này bạn sẽ cho vào túi và đem ra giao cho các công ty thu gom rác, nếu
không có thì bạn cũng có thể dán nhãn dán “Rác hữu cơ” vào túi rác. Những loại rác thải
này sẽ đƣợc đem đi chế tạo thành phân bón. Hoặc những loại rác hữu cơ này sẽ đƣợc vận
chuyển đến các làng nghề để tái chế thành các loại sản phẩm mới.
 Khi phát hiện có ngƣời đến thùng rác và đứa túi rác trƣớc cảm biến màu. Với sự
phân rác từ nguồn, mỗi loại rác sau khi phân loại đƣợc cho vào các bì đựng rác bằng giấy có
màu khác nhau. Trong lập trình sử dụng cho đề tài túi đựng rác hữu cơ dể trong bì giấy màu
xanh. Khi đó nắp thùng rác bật mở để ngƣời bỏ rác vào thùng.
 Thời gian đợi hoàn thành công việc là 20s, sau đó thùng rác tự động đóng nắp.
 Trong thời gian hoạt động, thùng rác phát âm thanh chào và cảm ơn ngƣời sử dụng.
c. Cảm biến khi gas MQ2:
Điện áp mà cảm biến phát ra thay đổi tƣơng ứng với mức khói /khí tồn tại trong thùng rác .
Khi khí tạo ra trong thùng vƣợt ngƣỡng cho phép còi báo động và khối trung tâm sẽ điều
khiển cho nắp thùng rác bật ra để khí thải thoát bớt ra môi trƣờng.
d. Cảm biến lửa
Đƣợc lắp đặt trên thùng rác nhằm phát hiện lửa tạo ra trong thùng rác. Khi đó module cảm
biến lửa phát hiện có lửa trong thùng lập tức gởi tín hiệu đến khối trung tâm, từ đây khối
trung tâm phát lệnh cho còi phát ra âm thanh đồng thời động cơ servo hoạt động mở nắp
thùng rác để nhân viên kịp thời có biện pháp dập lửa.
Trong quá trình thử nghiệm, nhóm đã đạt đƣợc những tiêu chí đã đề ra
e. Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm
Đƣợc lắp trên nắp thùng rác để cảm nhận đƣợc nhiệt độ và độ ẩm trong thùng rác. Khi nhiệt
độ trong thùng rác cao hơn ngƣỡng cho phép, hoặc độ ẩm thùng rác quá thấp, khi đó còi báo
động và nắp thùng rác bật lên để giảm bớt độ nóng trong thùng rác.
g. Cảm biến ánh sáng
Đƣợc lắp đặt trƣớc thùng rác, khi trời tối cảm biến chuyển lệnh về khối trung tâm. Khi đó
khối trung tâm phát lệnh điều khiển đèn led bật sáng giúp ngƣời sử dụng phát hiện đƣợc
thùng rác trong đêm tối.
5.2. Hạn chế
 Quá trình di chuyển của thùng rác đƣợc điều khiển qua remote bằng sóng RF vì vậy
tầm điều khiển bị giới hạn(nhỏ hơn 50m).
 Chƣa thiết kế cho thùng rác hoạt động ở chế độ tự động.
 Chƣa thiết lập chế độ hẹn giờ đƣa rác đến nơi đổ tập trung.
 Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác.
5.3. Hƣớng phát triển.
 Đề tài là “Thùng rác thông minh” sử dụng tính năng chính là các cảm biến và đƣợc điều
khiển di chuyển bằng remote thông qua sóng RF và đƣợc sử dụng trong môi trƣờng và điều
kiện bên ngoài trời. Chính vì vậy để phát triển và nầng tầm chiếc thùng rác là rất cần thiết
để thùng rác có thể hoạt động ổn định và trở thành sản phẩm thƣơng mại. Một số hƣớng
phát triển của đề tài có thể là:
 Kết hợp thêm các cảm biến để thùng rác thực sự thông minh hơn
 Ứng dụng IOT để giao thức truyền nhận dữ liệu để giám sát, điều khiển hoạt động
của thùng rác qua Webserver hoặc qua nền tảng Android, quản lý nhiều thùng rác cùng
một lúc.
Tài liệu tham khảo:

You might also like