You are on page 1of 25

SỞ GD&ĐT ĐĂK NÔNG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN


NGUYỄN CHÍ THANH

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI

HỆ THỐNG PHƠI ĐỒ
THÔNG MINH
Lĩnh vực: KỸ THUẬT ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ

NGƯỜI THỰC HIỆN: Lê Đình Huy

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GV Vũ Minh Sơn

Gia Nghĩa , tháng 11 năm 2014


MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN ...............................................................................................................2

I. TÓM TẮT ..................................................................................................................3

II. GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................3

III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................4

IV. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................5

1. Kế hoạch nghiên cứu ..............................................................................................5

2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................5

V. SỐ LIỆU VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ.......................................................................6

1. Về cơ khí .................................................................................................................6

2. Mạch điện ................................................................................................................8

3. Phần mềm điều khiển ........................................................................................... 14

VI. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................... 22

VII. KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 23

1. Kết luận................................................................................................................. 23

2. Khuyến nghị ......................................................................................................... 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 24

1
LỜI CÁM ƠN
Thành công là kết quả của một quá trình làm việc, phấn đấu không ngừng.
Nhưng bên trong sự thành công đó không thể không kể đến sự giúp đỡ, ủng hộ của
gia đình, thầy cô và bạn bè. Trước tiên em xin bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc tới thầy
Vũ Minh Sơn – thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho em thực hiện đề tài
khoa học này. Em xin chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã động viên, khích lệ,
tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Sự giúp đỡ, ủng
hộ đó chính là nguồn động lực to lớn để giúp em hoàn thành đề tài này. Một lần
nữa em xin chân thành cám ơn!

Gia nghĩa, tháng 11 năm 2014


Người thực hiện đề tài

Lê Đình Huy

2
I. TÓM TẮT
Hiện nay tuy công nghệ đã phát triển rất tiên tiến các công việc nội trợ của
các mẹ các bà cũng đã vất vả hơn, nhưng mà trong các công việc đó thì việc phơi
quần áo vẫn khiến họ thấy vất vả. Hay khi đang xem một bộ phim hay, đang trầm
tư suy nghĩ một chuyện gì đó thì cơn mưa ào đến, bạn phải chạy tất tả ra sân để thu
dọn quần áo, chưa kể trong quá trình đó lỡ như có quần áo rớt và nó bị bẩn thì bạn
sẽ phải giặt lại. Hoặc bạn ở phòng trọ chẳng hạn, vào các ngày mưa bạn không thể
vừa đi học vừa ở nhà trông đồ được. Và nó đặt ra 1 câu hỏi là tại sao ta không phát
mình ra một cái phơi đồ có khả năng tự động thu đồ lại khi trời mưa và che lại, sau
đó lại mang đồ ra phơi tiếp khi trời nắng, mà không cần con người chạm tay vào.

II. GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


Ngày nay khoa học kĩ thuật đã phát triển hết sức mạnh mẽ, đã có rất rất
nhiều thiết bị phục vụ cho cuộc sống dựa trên các ứng dụng của khoa học công
nghệ như máy giặt, tủ lạnh, ti vi, máy điện thoại… tuy nhiên bên cạnh đó em nhận
thấy vẫn còn nhiều công việc có thể áp dụng khoa học công nghệ nhưng lại chưa
được áp dụng, sử dụng rộng rãi. Một ứng dụng nhỏ trong đó mà em nhận thấy vẫn
chưa được chế tạo sử dụng đó là một hệ thống phơi đồ thông minh có thể tự động
thu quần áo khi trời mưa, phơi lại quần áo khi trời nắng; thu quần áo khi trời tối và
tiếp tục phơi khi trời sáng… Từ tình hình thực tế trên em đã hình thành một ý
tưởng để thực hiện công việc trên đó chính là “hệ thống phơi đồ thông minh”.

Trên thực tế đã có một số sản phẩm tương tự đề tài này, nhưng qua tham
khảo em nhận thấy rằng những sản phẩm đó đang còn rất nhiều hạn chế như: Tính
linh động của sản phẩm, tính “thông minh” của sản phẩm đó là có thể thu vào khi
trời mưa, nhưng lại không thể tự mang phơi khi trời nắng, không thu đồ khi trời
tối.. từ những hạn chế trên em đã đưa ra một hệ thống hoàn toàn mới, “thông minh”
thật sự. Hệ thống phơi đồ thông minh là một sản phẩm hoạt động dựa trên sự kết
hợp hoàn hảo giữa kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật điện và kĩ thuật lập trình vi xử lý. Đảm
bảo thực hiện các yêu cầu cơ bản mà chúng ta mong muốn đó là bảo vệ quần áo
trước mưa gió, sương. Ngoài việc đạt được những yêu cầu của hệ thống phơi đồ thì
chỉ cần một vài cải tiến nhỏ thì thiết bị có thể triển khai thành hệ thống kéo rèm cửa
tự động, hệ thống tưới nước, vòi nước cảm ứng, thiết bị hẹn giờ, robot…

- Ý nghĩa khoa học của đề tài:

+ Góp phần nhỏ vào tiến trình công nghiệp hóa hiện đại đất nước.
3
+ Thấy được lợi ích của khoa học kỹ thuật trong cuộc sống.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Mọi người luôn cảm thấy yên tâm khi phơi quần áo mà không sợ trời mưa,
tối. Quần áo luôn được bảo vệ khỏi mưa và sương.
+ Tiết kiệm sức lao động
+ Phát triển hệ thống tư duy, sáng tạo để từ đó có thể nghiên cứu, triển khai
các hệ thống khác phức tạp hơn.
- Khả năng nghiên cứu:
Là một người đam mê nghiên cứu khoa học, ham thích sáng chế, đồng thời
có năng lực quan sát thực tiễn. Đồng thời với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên
hướng dẫn, em tin tưởng rằng đề tài sẽ mang lại nhiều kết quả khả quan.
- Phương tiện nghiên cứu:
Chủ yếu qua các vật liệu về điện tử và cơ khí được tìm kiếm mua từ cửa
hàng, nơi bán sắt vụn; cộng với kiến thức về lập trình C.

III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


- Mục đích:
+ Giúp mọi người luôn thỏa mái khi phơi quần áo.
+ Bảo vệ quần áo trước mưa, gió và sương.
+ Tiết kiệm sức lao động.
- Mục tiêu:
+ Mục tiêu chung: Chế tạo hệ thông phơi đồ thông minh dựa trên bộ vi xử lý
trung tâm 89V51RD2 kết hợp với hệ thống cảm biến ánh sáng, cảm biến mưa để
bảo vệ quần áo trước mưa gió và sương.
+ Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu và chế tạo thành công “hệ thống phơi đồ
thông minh”. Sau khi hoàn thành thành công mô hình dự án, nhân rộng đưa vào
sản xuất để phục vụ cho cuộc sống.

4
IV. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Kế hoạch nghiên cứu

Đề tài này liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi phải có một kế
hoạch cụ thể để thực hiện. Với thời gian khoảng 3 tháng (10/2014 – 12/2014) em
đã đặt ra cho mình một kế hoạch để thực hiện đề tài cụ thể như sau:
- Từ 01/10 – 08/10: lên mô hình tổng quát của sản phẩm trong đề tài, những
yêu cầu cần có cho sản phẩm.

- Từ 09/10 - 15/10: Thiết kế mô hình cơ khí của sản phẩm.

- Từ 16/10 – 29/10: Tìm hiểu về các linh kiện điện tử như điện trở, tụ điện,
IC, vi điều khiển…; thiết kế mạch điện điều khiển của sản phẩm.

- Từ 30/10 – 12/11: Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình C cho Vi điều khiển.

- Từ 13/11 đến khi tham gia kì thi: Kết hợp giữa các phần cơ khí, điện tử, lập
trình với nhau thành 1 sản phẩm thống nhất, thử nghiệm trong điều kiện thực tế;
Khắc phục những vấn đề phát sinh từ đó đưa ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

2. Phương pháp nghiên cứu

Hệ thống được thực hiện dựa trên nghiên cứu lý thuyết kết hợp thực nghiệm:

- Nghiên cứu lý thuyết: tìm cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của mạch điện
tử, của vi điều khiển, động cơ. Nghiên cứu và tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình C.
- Xây dựng mô hình thử nghiệm.
- Thử nghiệm, hoàn chỉnh các vấn đề phát sinh.
- Đưa vào sử dụng trong thực tế.
2.1. Hệ thống cơ khí
Sử dụng các vật liệu thông dụng là sắt, inox để đảm bảo tính thông dụng cũng
như chắc chắn của sản phẩm và sản được thiết kế trên mô hình của các thiết bị phơi
đồ thủ công thông thường nhưng có cải tiến một số phần để phù hợp. Trong hệ
thống thu kéo đồ khi trời mưa, trời tối được thực hiện thông qua 02 động cơ 12V; 2
động cơ này có khả năng hoạt động linh hoạt, chính xác nhờ hệ thống điều khiển thiết

5
bị trung tâm, các công tắc hành trình cũng như các cảm biến. Năng lượng cung cấp cho
động cơ hoạt động có thể là nguồn pin 12V hoặc thông qua bộ chuyển đổi adaptor.
2.2. Hệ thống điều khiển
Sử dụng mạch điện tử và bộ điều khiển trung tâm là vi xử lý (VXL)
89V51RD2. Đây là một bộ VXL thuộc họ 8X51, họ VXL được sử dụng rất rộng rãi
trong nhiều ứng dụng thực thế như mạch điều khiển nhà thông minh, mạch điện đèn
quảng cáo, robot….
Kết nối với hệ thống xử lý trung tâm là các thiết bị để nhận biết và chuyển đổi
các tín hiệu tương tự từ môi trường thành các tiến hiệu điện (hệ thống cảm biến).
Sau khi các tín hiệu được xử lý thì hệ thông điều khiển trung tâm sẽ phát tín
hiệu để điều khiển các modul động cơ hoạt động.
Bảng 1: Mô hình hoạt động của hệ thống

Hệ thống cảm Bộ xử lý trung Hệ thống thực


biến (sensor) và tâm (MCU) hiện công việc
các nút điều
khiển

V. SỐ LIỆU VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ


1. Về cơ khí

Vật liệu:
+ Sặt hộp vuông 20mm*20mm
+ Innox tròn phi 21mm
+ 2 động cơ 12V DC
+ Dây cáp, bạc đạn, trục quay, ốc vít …
Mô hình cơ khí được thiết kế đơn giản dạng hình khung có kích thước rộng 0,6m
* 1,7m dài * 1,5m cao. Trong đó có bộ phân thu kéo đồ, giàn che mưa, sương.

6
2

3
1

Hình 1: Mô hình cơ khí của sản phẩm (chưa hoạt động)


1. Động cơ thực hiện thu kéo đồ và che mưa, sương.
2. Trục quay.
3. Móc treo đồ, có thể trược dọc theo thanh ngang.
Bộ phận quan trọng nhất trong phần cơ khí chính là hệ thống truyền động. Hệ
thống truyền động trong thiết bị này là 2 động cơ một chiều DC. Động cơ 1 chiều
DC có cấu tạo từ 2 bộ phận: bộ phận đứng yên được cấu tạo từ nam châm vĩnh cửu
gọi là stato, bộ phận quay tạo từ các cuộn dây gọi là roto.
Hoạt động của động cơ DC được cho như hình 2:

Hình 2. Hoạt động của động


7
Như vậy, khi đảo chiều của dòng điện thì động cơ cũng đảo chiều quay.
Đặc tính kĩ thuật của hầu hết động cơ DC là tốc độ quay (vòng/phút) cao và
mômen ngẫu lực thấp. Nhưng cần có tốc độ quay chậm, mômen ngẫu lực lớn nên
động cơ DC được nắp thêm hộp số để giảm tốc độ cũng như tăng thêm mômen lực.

Hình 3: Mô hình cơ khí của sản phẩm (khi hoạt động)


Khi gặp trời mưa hoặc trời tối thì hệ thống cảm biến sẽ báo tín hiệu cho bộ
điều khiển trung tâm, từ đó ra lệnh cho các động cơ thực hiện nhiệm vụ thu đồ vào
đồng thời thả bạt che xuống.

2. Mạch điện

Do thiết bị hoạt động hoàn toàn tự động hoặc có thể hoạt động ở chế độ điều
khiển bằng tay, do đó mạch điện phải được thiết kế sao cho đảm bảo được tính linh
hoạt. Để làm được việc này mạch điện được thiết kế để mọi hoạt động được điều
khiển từ một bộ vi xử lý trung tâm; kết hợp với mạch công suất điều khiển động cơ
linh hoạt giữa role và fet.

8
2.1. Nguồn điện
Nguồn điện cho VXL sử dụng nguồn 12V được cung cấp từ acqui hoặc
adaptor sau đó thông qua bộ chuyển đổi là IC7805 để chuyển thành điện áp chuẩn
5V. Trong mạch có thêm các tụ để ổn định điện áp, lọc nhiễu đồng thời cũng có led
để báo nguồn hoạt động.

Hình 4: Khối nguồn của VĐK


2.2. Khối xử lý trung tâm
Phần quan trọng nhất trong mạch điện đó chính là chip xử lý trung tâm
89V51RD2 (do hạn chế của đề tài nên xin phép không trình bày chi tiết về cấu tạo
cũng như hoạt động của chip xử lý này). Hình dưới là sơ đồ nguyên lý của khối
trung tâm với các đường tín hiệu vào ra.

9
Hình 5: Khối VXL trung tâm
2.3. Cảm biến
Có 2 loại cảm biến được sử dụng:
- Cảm biến mưa: được chế tạo bằng cách lấy sợi dây đồng quấn song song
với nhau quanh một miếng nhựa cứng, khi gặp mưa thì nước sẽ làm dẫn điện giữa 2
dây làm điện áp vào chân 2 của IC LM324 tăng lên.
- Cảm biến sáng: dùng một quang trở, khi trời tối thì điện áp vào chân 2 của
IC LM324 cũng tăng lên.
IC LM324 là một IC so sánh, cho ra 2 mức tín hiệu. Nếu điện áp chân 3 >
chân 2 thì chân 1 cho ra điện áp 5V (tưng ứng mức 1), nếu điện áp chân 3 < chân 2
thì chân 1 cho ra điện áp  0V (tương ứng mức 0). Tín hiện đưa ra ở chân 1 sẽ
được đưa tới bộ xử lý trung tâm để điều khiển các hoạt động tương ứng.

10
Hình 6: Khối cảm biến
2.3. Khối công suất (điều khiển động cơ)
Để có thể đảo chiều của động cơ, cũng như tận dụng được ưu điểm băm
xung PWM của 89V51RD2 (điều tốc động cơ bằng cách cung cấp các tín hiệu
không liên tục) thì thiết kế được chọn đó là sử dụng kết hợp giữa ROLE và FET.
Để đảm bảo an toàn cho hệ thống thì giữa khối xử lý trung tâm và khối công
suất được ngăn cách với nhau bởi khối cách li quang (thông các các opto), sau đó
tín hiện được kích lên nhờ IC ULN2803.

Hình 7: Khối cách li quang

11
Hình 8: Khối điều khiển động cơ

Hình 9: Khối nguồn và khối trung tâm thực tế

12
Hình 10: Khối công suât

Hình 11: Mạch cảm biến

13
3. Phần mềm điều khiển

3.1. Lưu đồ thuật toán


Để điều khiển thiết bị, ta dùng phương pháp lập trình máy trạng thái. Điều
kiện chuyển trạng thái có thể từ chương trình điều khiển chính hoặc từ tín hiệu từ
nút nhấn hoặc cảm biến. Lưu đồ máy trạng thái tổng quát:

Kéo lên
Kéo vào
Nhả
Phím,
Nhấn
Kéo xuống CTHT Nhấn phím Kéo ra
phím kéo vào
kéo lên
Nhả Nhấn phím
Nhả phím kéo ra
Phím,
Nhấn phím CTHT Nhả
SẴN SÀNG Phím,
kéo xuống
(DỪNG) CTHT

Chạm
Mưa, tối CTHT
Nắng, sáng
Chạm
CTHT
Kéo lên +
Kéo xuống
kéo ra
+ kéo vào

3.2. Phương pháp điều biến độ rộng xung


Để điều khiển tốc độ động cơ một cách linh hoạt, ta dùng phương pháp điều
biến độ rộng xung. Dòng cấp cho động cơ không liên tục mà có dạng xung, giá trị
trung bình của xung sẽ tỉ lệ với tốc độ động cơ.

Hình 12: Minh hoạt phương pháp điều biến độ rộng xung
14
- Chu kỳ Tp không đổi, còn chu kỳ làm việc tc sẽ thay đổi. Chu kỳ làm việc
tc tương ứng với việc động cơ được cấp nguồn. Như vậy, thay đổi chu kỳ làm việc
tc sẽ làm thay đổi được tốc độ động cơ. (Theo hình minh họa (hình 12), chu kỳ làm
việc tc1 ứng với việc động cơ quay nhanh hơn chu kỳ làm việc tc2)

- Phương pháp điều biến độ rộng xung có thể được thực hiện bằng phần mềm
(chạy theo ngắt thời gian của hệ thống) như sau (hình 13):

Hình 13: Minh họa giải thuật điều khiển động cơ theo phương
pháp điều biến độ rộng xung.
3.3. Chương trình điều khiển
Chương trình điều khiển được viết bằng ngôn ngữ C, đây là một ngôn ngữ
trực quan, tương đối dễ sử dụng.
Nội dung bài lập trình điều khiển:
#include<reg51f.h>
#include<stdio.h>
#include<math.h>
// khai bao dong co
#define dong_co_vr CCAP2H //dong co vao ra
#define dong_co_lx CCAP1H //dong co len xuong
sbit ro_le_vr = P1^2; //dieu khien dao chieu dong co vao ra
sbit ro_le_lx = P1^3; //dieu khien dao chieu dong co len xuong
sbit cambiensang = P0^1;
15
sbit cambienmua = P0^0;
sbit coi = P3^4;
// khai bao nut bam
sbit nut_keo_len = P2^0;
sbit nut_keo_vao = P2^1;
sbit nut_keo_ra = P2^2;
sbit nut_keo_xuong = P2^3;
sbit ht_keo_len = P2^4;
sbit ht_keo_ra = P2^5;
sbit ht_keo_xuong = P2^6;
sbit ht_keo_vao = P2^7;

unsigned int k, tudong;


//ham delay
void delay (unsigned int t)
{
unsigned int i;
for(i=0;i<=t;i++);
}

void coi_keu (void) //ham coi thong bao


{
coi = 0;
delay(10000);
coi = 1;
}

// Chuong trinh dieu khien bang tay


void keo_vao (void)
{
delay(10000);
if ( ht_keo_vao == 0 || nut_keo_vao == 1)
{
ro_le_vr = 1;
dong_co_vr = 0;
}
else
{
ro_le_vr = 1;
delay(1000);
dong_co_vr = 250;

16
}
}

void keo_ra (void)


{
delay(10000);
if ( ht_keo_ra == 0 || nut_keo_ra == 1)
{
ro_le_vr = 1;
dong_co_vr = 0;
}
else
{
ro_le_vr = 0;
delay(1000);
dong_co_vr = 255;
}
}

void keo_len (void)


{
delay(10000);
if ( ht_keo_len == 0 || nut_keo_len == 1)
{
ro_le_lx = 1;
dong_co_lx = 0;
}
else
{
ro_le_lx = 0;
delay(1000);
dong_co_lx = 255;
}
}

void keo_xuong (void)


{
delay(10000);
if ( ht_keo_xuong == 0 || nut_keo_xuong == 1)
{
ro_le_lx = 1;

17
dong_co_lx = 0;
}
else
{
ro_le_lx = 1;
delay(1000);
dong_co_lx = 255;
}
}

void keo_vao_tu_dong (void)


{
if ( ht_keo_vao == 0)
{
ro_le_vr = 1;
dong_co_vr = 0;
}
else
{
ro_le_vr = 1;
dong_co_vr = 250;
}
}

void keo_xuong_tu_dong (void)


{
if ( ht_keo_xuong == 0)
{
ro_le_lx = 1;
dong_co_lx = 0;
}
else
{
ro_le_lx = 1;
delay(1000);
dong_co_lx = 255;
}
}

void keo_ra_tu_dong (void)


{

18
if ( ht_keo_ra == 0)
{
ro_le_vr = 1;
dong_co_vr = 0;
}
else
{
ro_le_vr = 0;
delay(1000);
dong_co_vr = 255;
}
}

void keo_len_tu_dong (void)


{
if ( ht_keo_len == 0)
{
ro_le_lx = 1;
dong_co_lx = 0;
}
else
{
ro_le_lx = 0;
delay(1000);
dong_co_lx = 255;
}
}

void chay_bang_tay (void)


{
if (nut_keo_vao == 0 & nut_keo_ra == 1)
{
keo_vao();
}
if (nut_keo_vao == 1 & nut_keo_ra == 0)
{
keo_ra();
}
if (nut_keo_len == 0 & nut_keo_xuong == 1)
{
keo_len();

19
}
if (nut_keo_len == 1 & nut_keo_xuong == 0)
{
keo_xuong();
}
}

void chay_tu_dong (void)


{
if (cambiensang == 0)
{
keo_vao_tu_dong();
keo_xuong_tu_dong();
}
if (cambienmua == 1 & cambiensang == 1)
{
keo_ra_tu_dong();
keo_len_tu_dong();
}
if (cambienmua == 0)
{
keo_vao_tu_dong();
keo_xuong_tu_dong();
}
}

void main ()
{
CMOD = 0;
CCAPM1 = CCAPM2 = CCAPM3 = CCAPM4 = 0x42;
CR = 1;
SCON = 0x12;
TMOD = 0x55;
TR2 = 1;
IE = 0xa0;
tudong = 0;
while(1)
{
if (nut_keo_vao == 0 & nut_keo_len == 0 & nut_keo_ra == 1 &
nut_keo_xuong == 1)
{

20
delay(5000);
tudong = 1;
dong_co_vr = dong_co_lx = 0;
ro_le_vr = ro_le_lx = 1;
delay(5000);
}
if (tudong == 1 & nut_keo_vao == 1 & nut_keo_len == 1)
{
tudong = 2;
coi_keu();
delay(10000);
coi_keu();
}
if (tudong == 2)
{
chay_bang_tay();
}
if (nut_keo_vao == 1 & nut_keo_len == 1 & nut_keo_ra == 0 &
nut_keo_xuong == 0)
{
delay(10000);
tudong = 3;
}
if (tudong == 3 & nut_keo_ra == 1 & nut_keo_xuong == 1)
{
delay(10000);
tudong = 0;
coi_keu();
}
if (tudong == 0)
{
chay_tu_dong();
}
}
}

21
VI. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Quá trình hoạt động thử nghiệm đã thành công tốt đẹp, hệ thống vận hành ổn
định, chính xác.

Đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra tuy nhiên về cơ khí vẫn chưa thực sự tối
ưu, cần cải tiến để linh hoạt và thuận lợi hơn trong sử dụng.

Hình 14: Một vài hình ảnh thực tế của hệ thống phơi đồ

22
VII. KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận

Với cấu tạo và nguyên lí như trên thì hệ thống phơi đồ thông minh đã đáp ứng
được các yêu cầu ban đầu đặt ra.
Quy trình hoạt động là hoàn toàn tự động, hoặc có thể điểu khiển trực tiếp
bằng tay nên rất dễ sử dụng
Ứng dụng có thể được chế tạo để sử dụng rộng rãi do yêu cầu về thiết bị, linh
kiện không cao và giá thành thấp.
Bản thân mạch điều kiển trên có thể mở rộng để làm với nhiều mục đích khác
như: điều khiển rèm cửa, tưới nước tự động, mạch quảng cáo, nhà thông minh…

2. Khuyến nghị

Cuộc thi Nghiên cứu khoa học dành cho học sinh THPT thực sự là sân chơi
bổ ích, cuộc thi đã cho học sinh cơ hội được thể nghiệm, phát huy năng lực sở
trường của mình, thỏa mãn trí tò mò thích khám phá. Giúp học sinh giảm bớt được
sự căng thẳng khi “phải tiếp thu” các môn học nặng lý thuyết, khô khan, khó nhớ,
khó hiểu.
Đề tài nghiên cứu chế tạo “Chế tạo hệ thống phơi đồ thông minh” thành công
được mọi người ghi nhận đã tạo động lực cho em trong học tập và nghiên cứu khoa
học. Với niềm say mê nghiên cứu sáng tạo em mong muốn được tổ chức nhiều
cuộc thi như thế để học sinh chúng em có điều kiện được tìm hiểu, nghiên cứu, thể
nghiệm và khẳng định mình. Cuộc thi nghiên cứu khoa học với học sinh THPT có
thể xem như là một sân chơi lý thú và bổ ích, là quá trình tự khám phá tiềm năng
của bản thân.
Dự án của em đã thực hiện được ý tưởng nghiên cứu và chế tạo thành công
“hệ thống phơi đồ thông minh”. Em mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của
thầy cô, bạn bè….sớm đưa được ý tưởng ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống để cuộc
sống có thêm nhiều ý nghĩa.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mạng dientuvietnam.net
2. Mạng www.alldatasheet.com
3. Giáo trình lập trình C vi điều khiển, Trường Đại Học SPKT Hưng Yên, 2010.
4. Kỷ yếu cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 9 (2012-2013)
5. Tài liệu tự thiết kế và lắp ráp 50 mạch điện thông minh.

24

You might also like