You are on page 1of 43

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


---------------------------------------

ĐỒ ÁN NHẬP MÔN KĨ THUẬT CNKT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG


NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ MẠCH ĐÈN LED SỬ DỤNG MẠCH


ARDUINO

CBHD: TS. TỐNG VĂN LUYÊN


NGƯỜI THỰC HIỆN: NHÓM 6 LỚP ĐTTTA01

Hà Nội – Năm 2023


BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI Độc lập – Tự Do - Hạnh phúc

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN NHẬP MÔN KỸ THUẬT

Ngành: CNKT Điện tử viễn thông


Khoá: K17
Lớp: 2022DTTTA01
Người thực hiện: nhóm 6
Thành viên nhóm:

Tên Mã sinh viên

Nguyễn Văn Quân 2022602268

Nguyễn Thị Khánh Linh 2022606445

Đặng Minh Hoàng 2022607879

Nguyễn Minh Tuấn 2022601702

Tên đề tài: thiết kế mạch đèn LED sử dụng bo mach Arduino


Mục tiêu đề tài:
- Vận dụng kiến thức đã học để thiết kế một mạch điện đơn giản
bằng bo mạch Arduino đáp ứng yêu cầu: hoạt động tốt, an toàn,
đẹp mắt về hình thức.
- Áp dụng giao tiếp bằng văn bản và bằng đồ họa trong môi trường
kỹ thuật và phi kỹ thuật, lựa chọn và sử dụng tài liệu tham khảo phù
hợp để trình bày tổng quan về đề tài đồ án, báo cáo quá trình thiết
kế và thực hiện thi công sản phẩm của đồ án.

1
Kết quả dự kiến (Phần này liệt kê các nội dung, kết quả chính cần đạt
được của ĐA/KLTN và phải bám sát mục tiêu đề tài)
1. Mô hình/Modul mạch thiết kế/Bộ chương trình liên quan đến sản
phẩm của đề tài.
2. Báo cáo tổng hợp quá trình thực hiện đồ án được trình bày theo các nội
dung:
- Kế hoạch thực hiện đồ án;
- Mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài;
- Tổng quan cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu đề
tài;
- Thiết kế và mô phỏng mạch/modul/chương trình;

- Phân tích, giải thích kết quả thực nghiệm;

- Phân tích tính năng và hiệu quả sử dụng của sản phẩm thiết kế;

đồng thời phân tích tính ứng dụng, mức độ an toàn và tác động
của sản phẩm thiết kế tới môi trường, kinh tế và xã hội.
- Hướng dẫn sử dụng sản phẩm thiết kế; - Kết luận và hướng phát
triển của đề tài;
- Danh mục các tài liệu tham khảo
3. Slide thuyết trình đồ án tốt nghiệp
- Thời gian thực hiện: từ 10/12/2022 đến 09/01/2022

NGƯỜI HƯỚNG DẪN TRƯỞNG KHOA

TỒNG VĂN LUYÊN

2
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Cuộc sống ngày càng phát triển, Điện tử đã trở thành một phần
không thể thiếu đối với xã hội loài người. Những sản phẩm điện tử có mặt
ở khắp mọi nơi với những máy móc từ đơn giản như đèn điện đến phức
tạp, tinh vi như điện thoại di động, máy tính tạo nên những giá trị vật chất
cho con người đến những con chip có thể điều khiển cả một hệ thống.
Xuất phát từ ý tưởng có một sản phẩm điện tử nhỏ mà đẹp làm đồ
trang trí trong phòng học hoặc trong các dịp lễ, sự kiện, cùng với những
kiến thức cơ bản về điện tử trong môn Nhập Môn cơ bản, nhóm em đã
quyết định thực hiện đề tài ĐÈN LED MỜ. Đây là một sản phẩm sử dụng
những linh kiện khá phổ biến, thân thuộc nên phù hợp với những sinh viên
bắt đầu học về điện tử như chúng em.
Là một sinh viên xa nhà, chắc hẳn các bạn đều háo hức để về quê
đón Tết Nguyên Đán cùng với gia đình. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, một
trong những đồ vật trang trí ngoài cây đào, cây quất, cây mai… ra không
thể nào thiếu được những dải đèn Led để tạo nên những ánh sáng, những
điểm nhấn cho ngôi nhà. Chính vì vậy, xuất phát từ nhu cầu này của mọi
người mọi nhà, nhóm chúng em đã quyết định tạo ra 1 sản phẩm LED
trang trí với những dải Led nhiều hình thù màu sắc sẽ khiến mọi người
phải chú ý tới.
Phạm vi nghiên cứu:
Với giới hạn của đề tài và phạm vi kiến thức được tích lũy nên phạm
vi nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề chính cần nghiên cứu là:
- Tìm hiểu về Arduino Uno
- Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn led
- Tìm hiểu cách kết hợp Arduino Uno và đèn led
- Tìm hiểu về phần mềm lập trình Arduino IDE
Đối tượng:
Sau khi tìm hiểu thông tin về đề tài, cùng với những hiểu biết sẵn có
và tìm kiếm thông tin liên quan, em xác định các đối tượng cần nghiên cứu
là:
- Arduino Uno: Các thông số, năng lượng, các chân năng lượng, bộ
nhớ, các cổng vào/ra

3
- Phần mềm lập trình Arduino IDE: Ngôn ngữ lập trình, cách gửi
lệnh và nhận tín hiệu từ mạch Arduino, …
- Đèn led: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
Mục đích:
Nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu của mỗi người.

Ý nghĩa và thực tiễn của đề tài:

Các hệ thống đèn LED trong thực tế thường có một đặc điểm chung
là chi phí khá cao, cho nên 1 số cơ sở sản xuất nhỏ hoặc các hộ gia đình
không sử dụng đèn LED để trang trí cho ngôi nhà của mình. Chính vì vậy,
chúng em thực hiện đề tài nghiên cứu này với mong muốn đưa ra giải pháp
nhằm đáp ứng được nhu cầu của mọi người, giảm giá thành sản phẩm mà
vẫn đáp ứng được chất lượng tốt đem đến cho người tiêu dùng.

Với đề tài “Thiết kế thiết kế mạch đèn LED sử dụng bo mach


Arduino” báo cáo của em gồm những nội dung sau:

Chương I: Tổng quan về đề tài


Chương II: Cơ sở lý thuyết
Chương III: Thiết kế mạch và kết quả

4
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................. 3
LỜI CẢM ƠN..................................................................................7
CHƯƠNG I: Tổng quan về đề tài....................................................8
1.1 Tổng quan về đề tài...................................................................8
1.1.1 Lịch sử phát triển của bóng đèn..............................................8
1.1.2 Giới thiệu về Đèn LED...........................................................9
1.1.3 Nguyên Tắc Hoạt động của Đèn LED..................................10
1.1.4 Ưu nhược điểm của đèn LED so với đèn truyền thống........11
1.1.5 Tính ứng dụng của đề tài......................................................12
1.2. Một số sản phẩm thực tế.........................................................15
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................16
2.1.1. Giới thiệu về mạch arduino.................................................16
2.1.2. Ứng dụng của mạch Arduino...............................................16
2.2.1. Nguyên tắc hoạt động..........................................................17
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ.................18
3.1 Thiết kết phần cứng.................................................................18
3.1.1. Giới thiệu phần cứng...........................................................18
3.1.2. Thiết kế mạch......................................................................30
3.1.3 Sơ đồ mạch nguyên lí...........................................................31
3.1.4. Sơ đồ nguyên mẫu...............................................................32
3.1.5. Mạch lắp ráp........................................................................33
Bảng 1: Thông số kĩ thuật của mạch.............................................20
Bảng 2: Tổng chi tiêu sản phẩm....................................................39
TÀI LỆU THAM KHẢO...............................................................35

5
Danh sách hình ảnh

Hình 1.1: Cha đẻ của chiếc bóng đèn Thomas Edison....................8

Hình 1.2: Bóng đèn LED.................................................................9

Hình 1.3 Nguyên tắc hoạt động của đèn LED...............................11

Hình 1.4: Ứng dụng đèn led trong công nghiệp............................14

Hình 1.5: Đèn led trong nông nghiệp – trồng thanh long..............14

Hình 1.6: Bóng đèn đường............................................................15

Hình 1.7 Đèn chiếu sáng trong khách sạn.....................................15

Hình 2.1 Ứng dụng của Arduino...................................................17

Hình 3.1 Mạch Arduino.................................................................18

Hình 3.2 Các chân mạch của Arduino...........................................22

Hình 3.3 Giao diện của Arduino IDE............................................23

Hình 3.4 Dây cáp mạch Arduino uno R3 Mega 2560...................25

Hình 3.5 Điện trở 220 Ohm...........................................................25

Hình 3.6 Đèn LED 5mm................................................................27

Hình 3.7 Breadboard cho Arduino.................................................28

Hình 3.8 Sơ đồ khối mạch điện.....................................................29

Hình 3.9 Sơ đồ mạch điện.............................................................30

Hình 3.10 Sơ đồ Nguyên Mẫu.......................................................31

Hình 3.11 Mạch breadboard gắn LED và điện trở........................32

Hình 3.12 Mạch điện hoàn chỉnh...................................................33

6
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin cảm ơn chân
thành đến toàn thể Thầy/Cô trong trường Đại học Công Nghiệp Hà
Nội và các Thầy/Cô trong khoa Điện Tử, những người đã tận tình
hướng dẫn, dạy dỗ và trang bị cho em những kiến thức bổ ích trong
bốn năm vừa qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Tống Văn
Luyên đã hướng dẫn cho em những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần có
để hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã
động viên, cổ vũ và đóng góp ý kiến trong quá trình học tập, nghiên
cứu cũng như quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu đề tài, vì kiến thức chuyên
ngành còn hạn chế nên em vần còn nhiều thiếu sót khi tìm hiểu, đánh
giá và trình bày về đề tài. Rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý
của các thầy/cô giảng viên bộ môn để đề tài của em được đầy đủ và
hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan về đề tài


1.1.1 Lịch sử phát triển của bóng đèn

Khi nhắc tới bóng đèn điện, người ta liền nghĩ ngay đến nhà sáng chế
Thomas Edison. Thế nhưng, Edison không phải là người đầu tiên sáng chế
ra thiết bị phát sáng. Ông chỉ là người có công đưa thiết bị phát sáng này từ
phòng thí nghiệm vào đời sống con người mà thôi.

Hình 1.1: Cha đẻ của chiếc bóng đèn Thomas Edison

Vào năm 1800, nhà phát minh người Italia Alessandro Volta đã phát triển
phương pháp thực tiễn đầu tiên làm phát ra điện, đó là cột volta. Đến
năm 1809, Humphrey Davy lần đầu tiên biểu diễn đèn hồ quang carbon
tại Viện Hoàng Gia ở London. Đèn hồ quang xuất hiện đúng vào thời điểm
lịch sử khi mà điện đã rời bỏ phòng thí nghiệm đi vào cuộc sống thường
ngày. Đối với nhiều người, đèn hồ quang là một thiết bị điện đầu tiên mà
họ nhìn thấy.
8
Mãi đến năm 1879, tại phòng thí nghiệm của mình, Thomas Edison đã chế
tạo bóng đèn điện sợi đốt đầu tiên và chính thức đưa vào sử dụng trong
cuộc sống cho tới ngày nay. Có thể thấy rằng, Edison không phải là người
đầu tiện có ý tưởng về một thiết bị chiếu sáng nhưng chính ông là người
đầu tiên tìm ra được chất liệu làm nên thiết bị có thể duy trì được nguồn
sáng bền lâu và tiện lợi nhất.

1.1.2 Giới thiệu về Đèn LED

Loại bóng đèn LED công suất thấp đầu tiên được phát triển vào đầu thập
niên 1960, và chỉ tạo ra ánh sáng ở bước sóng màu đỏ, tần số thấp của
quang phổ. Năm 1968, các loại đèn LED thương mại đầu tiên được ra mắt:
Màn hình LED của công ty Hewlett-Packard được phát triển bởi Howard
C. Borden, Gerald P. Pighini, và kỹ sư người Ai Cập Mohamed M. Atalla
và đèn LED chỉ thị của Công ty Monsanto Tuy nhiên, đèn LED ban đầu
không hiệu quả và chỉ có thể hiển thị màu đỏ đậm, khiến chúng không phù
hợp cho việc chiếu sáng thông thường; do vậy, chúng chỉ được dùng ở màn
hình hiển thị số và đèn báo chỉ thị.

Hình 1.2: Bóng đèn LED

9
Đèn LED độ sáng cao màu xanh lam đầu tiên được Nakamura Shuji thuộc
công ty Nichia Corporation giới thiệu vào năm 1994 Nhờ việc đèn LED
xanh lam và đèn LED hiệu suất cao được phát minh, đã dẫn đến sự phát
triển của 'đèn LED trắng' (white LED) đầu tiên, sử dụng lớp phủ phosphor
để chuyển đổi một phần ánh sáng xanh lam phát ra thành ánh sáng có tần
số đỏ và xanh lục, tạo ra ánh sáng có màu trắng Akasaki Isamu, Amano
Hiroshi, và Nakamura Shuji sau đó đã được trao giải Nobel Vật lý năm
2014 cho việc phát minh ra đèn LED xanh lam.

1.1.3 Nguyên Tắc Hoạt động của Đèn LED

LED dựa trên công nghệ bán dẫn. Hoạt động của LED giống với nhiều
loại điốt bán dẫn. Khối bán dẫn loại p chứa nhiều loại lỗ trống tự do mang
điện tích dương nên khi ghép với khối bán dẫn n (Chứa các điện tử tự do)
thì các lỗ trống này có xu hướng chuyển động khuyếch tán sang khối n.
Cùng lúc khối p lại nhận thêm các điện tử (điện tích âm) từ khối n chuyển
sang. Kết quả là khối p tích điện âm (thiếu hụt lỗ trống và dư thừa điện tử)
trong khi khối n tích điện dương (thiếu hụt điện tử và dư thừa lỗ trống). Ở
biên giới hai bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi
chúng tiến lại gần nhau, chúng có xu hường kết hợp với nhau tạo thành các
nguyên tử trung hòa. Quá trình này có thể giải phóng năng lượng dưới
dạng ánh sáng (hay các bức xạ điện từ có bước sóng gần đó).

Tùy theo mức năng lượng giải phóng cao hay thấp mà bước sóng ánh sáng
phát khác nhau (tức màu sắc của LED sẽ khác nhau). Mức năng lượng (và
màu sắc của LED) hoàn toàn phụ thuộc vào cấu trúc năng lượng của các
nguyên tử chất bán dẫn. - LED thường có điện thế phân cực thuận cao hơn
điốt thông thường, trong khoảng 1,5 đến 3V. Nhưng điện thế phân cực
nghịch ở LED thì không cao. Do đó LED rất dễ bị hư hỏng do điện thế
ngược gây ra.

10
Hình 1.3 Nguyên tắc hoạt động của đèn LED

1.1.4 Ưu nhược điểm của đèn LED so với đèn truyền thống

Hiện nay, có rất nhiều loại đèn có thể phát sáng tốt
Nhưng đèn LED có nhiều ưu điếm vượt trội hơn.
+) Ưu điểm

 Đèn led giúp người dùng tiết kiệm điện năng đến 70 – 80% so
với các loại đèn truyền thống.
 Đèn led có tuổi thọ khá cao, mới thời gian sử dụng trung bình là
50.000 giờ hoặc hơn thế.
 Mỗi Watt đèn led phát ra ánh sáng nhiều hơn so với đèn truyền
thống.
 Trong một chiếc đèn có thể phát ra nhiều chế độ sáng vô cùng
tiện dụng.
 Là loại đèn lý tưởng sử dụng trong những ứng dụng đòi hỏi
thường xuyên bật, tắt hiện nay. Và có khả năng sáng lên rất
nhanh, chỉ một vài phần triệu của giây.
 Đèn có độ bền cao rất khó bị hư hỏng do tác động của ngoại lực
khi bị rung sốc, khác với đèn truyền thống thông thường
 Sản phẩm không gây cháy nổ, nhức mỏi mắt… Đèn led bị mờ
dần theo thời gian, không hỏng bất ngờ như nhiều loại đèn truyền
thống
 Đèn led không chứa thủy ngân, được thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng

11
sử dụng trong bảng mạch.

12
+) Tuy được sản xuất với công nghệ hiện đại, tuy nhiên đèn led cũng
có một vài nhược điểm như:
 Chi phí đầu tư ban đầu khá lớn: Đây là nhược điểm làm cho
người tiêu dùng e ngại nhất khi sử dụng đèn led. Điều này cũng
dễ hiểu vì như đã đề cập, đèn led được sản xuất bằng công nghệ
hiện đại nhất hiện nay, cho nên giá thành sẽ có sự chênh lệch hơn
so với các dòng đèn truyền thống.
 Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài tổng thể chi phí điện năng và chi
phí bảo trì thì sản phẩm đèn led lại có lợi hơn. Do tuổi thọ đèn
dài và không mất chi phí bảo dưỡng, hơn nữa đèn cũng tiết kiệm
khá nhiều điện năng trong quá trình sử dụng.
 Nhiều thương hiệu kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả: Vì đèn
led hiện nay đang rất được ưa chuộng nên ngày càng có nhiều
thương hiệu sản xuất hàng kém chất lượng ra đời, kèm theo tình
trạng hàng nhái, hàng giả xuất hiện rất nhiều trên thị trường.
 Đèn led không hoạt động trong nhiệt độ thấp: Đèn led không hoạt
động được trong môi trường nhiệt độ quá thấp; hoặc quá lạnh đặc
biệt những nơi có tuyết; do đèn led không tạo ra nhiệt khi hoạt
động. Vì vậy, đối với những khu vực quá lạnh hay có tuyết khi
lắp đặt đèn led người ta buộc phải thêm phụ kiện tạo nhiệt ở đèn;
điều đó giúp tránh việc ánh sáng đèn bị tuyết che lấp không thể
chiếu sáng. Vậy nên mọi người có thể hoàn toàn an tâm bởi với
khí hậu của nước ta thì việc sử dụng đèn Led là vô cùng phù hợp.

1.1.5 Tính ứng dụng của đề tài


1.1.5.1. Ứng dụng trong chiếu sáng và trang trí nhà ở
Có thể nói, đèn led hiện nay là sự lựa chọn hàng đầu cho các hộ gia
đình; công ty và mọi không gian khác. Bởi nó không chỉ có khả năng
chiếu sáng cực tốt mà còn có tính thẩm mỹ cực kỳ cao. Bên cạnh đó,
13
nó có

14
nhiều mẫu mã; cùng với nhiều công suất phù hợp với nhiều mục đích
khác nhau.
Không chỉ có công dụng chiếu sáng, tạo nên sự lung linh; rực rỡ cho
không gian sử dụng mà nó còn vô hại đối với mắt.
+ Ánh sáng trắng: giúp bạn dễ dàng làm việc, hoạt động, vui chơi…
+ Ánh sáng trung tính / vàng: tạo nên cảm giác ấm cúng, lãng mạn…
Ứng dụng của đèn led trong gia đình có rất nhiều loại như: đèn led âm
trần, đèn led ốp trần, đèn quạt trang trí, đèn led gắn tường trang trí…
1.1.5.2. Ứng dụng của đèn led trong công nghiệp

Hình 1.4: Ứng dụng đèn led trong công nghiệp


Đèn led sử dụng trong công nghiệp với cường độ chiếu sáng cao giúp
quá trình làm việc diễn ra dễ dàng trong mọi hoàn cảnh. Các loại đèn
led được sử dụng trong công nghiệp như đèn led pha, đèn nhà xưởng…
đem lại hiệu quả cao trong công việc.
Các loại đèn led được ứng dụng trong công nghiệp thường có không
gian chiếu sáng rộng, chịu được môi trường ẩm ướt, khói bụi, côn
trùng… và thời gian chiếu sáng lâu, ổn định để công việc không bị gián
đoạn.

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của đèn led công nghiệp,
chính là ứng dụng trong đèn đường để chiếu sáng đường đi. Giúp tăng
hiệu suất và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với dòng đèn phổ thông.
15
Giúp chiếu sáng an ninh khu vực kho bãi, cảng tàu

16
Dòng đèn metal hay helogen thường xuyên hư hỏng gây ảnh hưởng đến
an ninh khu vực kho bãi hay cảng tàu thì dòng đèn led lại có tuổi thọ
hay độ bền cao hơn hẵn nên rất thích hợp sử dụng cho mục đích này.
Thắp sáng bảng hiệu, bảng quảng cáo
Hiện nay việc sử dụng đèn led cho việc chiếu sáng bảng hiệu hay
quảng cáo chiếm 80% so với sử dụng các dòng đèn khác vì đèn có độ
hoàn màu cao (CRI>80) giúp hình ảnh có màu sắc bắt mắt; rõ ràng hơn
qua đó tăng hiệu quả quảng cáo cho bảng hiệu.
1.1.5.3 Ứng dụng của đèn led trong nông nghiệp

Hình 1.5: Đèn led trong nông nghiệp – trồng thanh long
Ngày nay, trong nông nghiệp cũng cần sự hỗ trợ rất nhiều từ đèn led.
Trong nông nghiệp đèn led giúp tăng tốc độ tăng trưởng của cây trồng.
Giúp giảm lượng nước bốc hơi từ cây trồng và đặc biệt giúp tiết kiệm
điện năng hơn rất nhiều so với các loại đèn truyền thống.
Bổ sung ánh sáng cho cây trồng
Cây trồng thường hấp thụ thụ được một dải ánh sáng nhất định ( ánh
sang đỏ, vàng, tím v….v..) chứ không hấp thụ toàn bộ ánh sáng. Nên
việc sử dụng đèn led bổ sung ánh sáng cho các loại cây trồng nông
nghiệp sẽ giúp các loại cây trông hấp thu ánh sáng cần thiết tốt hơn.
Đèn led giúp tăng năng suất cây trồng
Đèn led có thể cung cấp nguồn năng lượng, ánh sáng giúp tạo sự quang
hợp cho cây trồng phát triển mạnh. Có rất nhiều ứng dụng của đèn led
đã được đưa vào sử dụng trong nông nghiệp.

17
Như đèn led chiếu sáng được đưa vào để thúc đẩy sản xuất cây xà lách.
Ánh sáng đỏ của đèn led tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của cây
thanh long.

1.2 Một số sản phẩm thực tế

Hình 1.6: Bóng đèn đường

Hình 1.7 Đèn chiếu sáng trong khách sạn


18
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1. Giới thiệu về mạch arduino
Arduino Uno là một board mạch vi điều khiển được phát triển bởi
Arduino.cc, một nền tảng điện tử mã nguồn mở chủ yếu dựa trên vi
điều khiển AVR Atmega328P. Với Arduino ta có thể xây dựng các ứng
dụng điện tử tương tác với nhau thông qua phần mềm và phần cứng hỗ
trợ. Trong những năm qua, Arduino là bộ não cho hàng ngàn dự án
điện tử lớn nhỏ, từ những sản phẩm ra đời ứng dụng đơn giản trong
cuộc sống đến những dự án khoa học phức tạp.

2.1.2. Ứng dụng của mạch Arduino


+ Tổng quan ứng dụng mạch Arduino:
- Thiết kế điều khiển thiết bị thông qua cảm biến ánh sáng, đo nồng độ
hóa chất, khí ga và xử lý thông qua cảm biến nồng độ và cảm biến khí,
làm 1 con robot mini, quản lý tắt mở thiết bị điện trong nhà, điều khiển
motor, nhận dạng ID, Khó hơn xíu là làm một máy CNC hoặc máy in
3D mini, máy bay không người lái (Flycam) một hệ thống thu thập dữ
liệu thông qua GSM, xử lý ảnh, điều khiển vạn vật thông qua internet
giao tiếp với điện thoại thông minh...
+ Trong dự án mạch điện điều khiển đèn LED

 Sử dụng ngôn ngữ lập trình Arduino dựa trên sơ đồ, hệ thống thiết
kế, thông qua phần mềm Arduino IDE, để thực hiện những yêu cầu
đó đưa về bộ phận xử lý trung tâm (Arduino). Có thể điều chỉnh đèn
tạo hiệu ứng nhấp nháy theo yêu cầu. làm Robot. Arduino có khả
năng đọc các thiết bị cảm biến, điều khiển động cơ, … nên nó
thường được dùng để làm bộ xử lý trung tâm của rất nhiều loại robot.
 Game tương tác: Arduino có thể được sử dụng để tương tác với
Joystick, màn hình, … khi chơi các game như Tetris, phá gạch,
Mario…
 Máy bay không người lái.
 Điều khiển đèn tín hiệu giao thông, làm hiệu ứng đèn Led nhấp nháy
trên các biển quảng cáo…
 Điều khiển các thiết bị cảm biến ánh sáng, âm thanh.
 Làm máy in 3D

19
 Làm đàn bằng ánh sáng
 Làm lò nướng bánh biết tweet để báo cho bạn khi bánh chín.

Hình 2.1 Ứng dụng của Arduino


2.2.1. Nguyên tắc hoạt động
- Arduino hoạt động dựa trên nguyên tắc thực thi những dòng lệnh
nhập vào trước đó và truyền điện áp đã được tính toán vào các thiết bị
đầu ra.

20
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ
3.1 Thiết kết phần cứng
3.1. Giới thiệu phần cứng
a) Giới thiệu bo mạch Arduino Uno R3
- Arduino Uno là một bo mạch vi điều khiển nguồn mở dựa trên vi điều khiển Microc

Hình 3.1 Mạch Arduino

21
- Các chân năng lượng:

 GND (Ground): cực âm của nguồn điện cấp cho Arduino UNO.
Khi bạn dùng các thiết bị sử dụng những nguồn điện riêng biệt thì
những chân này phải được nối với nhau.
 5V: cấp điện áp 5V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là
500mA.
 3.3V: cấp điện áp 3.3V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là
50mA.
 Vin (Voltage Input): để cấp nguồn ngoài cho Arduino UNO, bạn
nối cực dương của nguồn với chân này và cực âm của nguồn với
chân GND.
 IOREF: điện áp hoạt động của vi điều khiển trên Arduino UNO có
thể được đo ở chân này. Và dĩ nhiên nó luôn là 5V. Mặc dù vậy bạn
không được lấy nguồn 5V từ chân này để sử dụng bởi chức năng
của nó không phải là cấp nguồn.
 RESET: việc nhấn nút Reset trên board để reset vi điều khiển tương
đương với việc chân RESET được nối với GND qua 1 điện trở
10KΩ.

-Một vài thông số kĩ thuật của Arduino Uno R3:

22
Vi điều khiển ATmega328 họ 8bit

Điện áp hoạt động 5V DC (chỉ được cấp qua cổng USB)

Tần số hoạt động 16 MHz

Dòng tiêu thụ khoảng 30mA


Điện áp vào khuyên
7-12V DC
dùng
Điện áp vào giới hạn 6-20V DC

Số chân Digital I/O 14 (6 chân hardware PWM)

Số chân Analog 6 (độ phân giải 10bit)


Dòng tối đa trên mỗi
30 mA
chân I/O
Dòng ra tối đa (5V) 500 mA

Dòng ra tối đa (3.3V) 50 mA

32 KB (ATmega328) với 0.5KB dùng bởi


Bộ nhớ flash
bootloader

SRAM 2 KB (ATmega328)

EEPROM 1 KB (ATmega328)

Bảng 1: Thông số kĩ thuật của mạch

- Các cổng vào/ra:

23
Arduino UNO có 14 chân digital dùng để đọc hoặc xuất tín hiệu. Chúng
chỉ có 2 mức điện áp là 0V và 5V với dòng vào/ra tối đa trên mỗi chân là
40mA. Ở mỗi chân đều có các điện trở pull-up từ được cài đặt ngay trong
vi điều khiển ATmega328 (mặc định thì các điện trở này không được kết
nối).

Một số chân digital có các chức năng đặc biệt như sau:

 2 chân Serial: 0 (RX) và 1 (TX): dùng để gửi (transmit – TX) và


nhận (receive – RX) dữ liệu TTL Serial. Arduino Uno có thể giao
tiếp với thiết bị khác thông qua 2 chân này. Kết nối bluetooth thường
thấy nói nôm na chính là kết nối Serial không dây. Nếu không cần
giao tiếp Serial, bạn không nên sử dụng 2 chân này nếu không cần
thiết
 Chân PWM (~): 3, 5, 6, 9, 10, và 11: cho phép bạn xuất ra xung
PWM với độ phân giải 8bit (giá trị từ 0 → 2 8-1 tương ứng với 0V →
5V) bằng hàm analog Write(). Nói một cách đơn giản, bạn có thể
điều chỉnh được điện áp ra ở chân này từ mức 0V đến 5V thay vì chỉ
cố định ở mức 0V và 5V như những chân khác.
 Chân giao tiếp SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13
(SCK). Ngoài các chức năng thông thường, 4 chân này còn dùng để
truyền phát dữ liệu bằng giao thức SPI với các thiết bị khác.
 LED 13: trên Arduino UNO có 1 đèn led màu cam (kí hiệu chữ L).
Khi bấm nút Reset, bạn sẽ thấy đèn này nhấp nháy để báo hiệu. Nó
được nối với chân số 13. Khi chân này được người dùng sử dụng,
LED sẽ sáng.

Arduino UNO có 6 chân analog (A0 → A5) cung cấp độ phân giải tín hiệu
10bit (0 → 210-1) để đọc giá trị điện áp trong khoảng 0V → 5V. Với chân
AREF trên board, bạn có thể để đưa vào điện áp tham chiếu khi sử dụng
các chân analog. Tức là nếu bạn cấp điện áp 2.5V vào chân này thì bạn có
thể dùng các chân analog để đo điện áp trong khoảng từ 0V → 2.5V với độ
phân giải vẫn là 10bit.

Đặc biệt, Arduino UNO có 2 chân A4 (SDA) và A5 (SCL) hỗ trợ giao tiếp
I2C/TWI với các thiết bị khác.

24
Hình 3.2 Các chân mạch của Arduino

- Bộ nhớ:

Vi điều khiển Atmega328 tiêu chuẩn cung cấp cho người dùng:

 32KB bộ nhớ Flash: những đoạn lệnh bạn lập trình sẽ được lưu trữ
trong bộ nhớ Flash của vi điều khiển. Thường thì sẽ có khoảng vài
KB trong số này sẽ được dùng cho bootloader nhưng đừng lo, bạn
hiếm khi nào cần quá 20KB bộ nhớ này đâu.
 2KB cho SRAM (Static Random Access Memory): giá trị các biến
bạn khai báo khi lập trình sẽ lưu ở đây. Bạn khai báo càng nhiều
biến thì càng cần nhiều bộ nhớ RAM. Tuy vậy, thực sự thì cũng
hiếm khi nào bộ nhớ RAM lại trở thành thứ mà bạn phải bận tâm.
Khi mất điện, dữ liệu trên SRAM sẽ bị mất.
 1KB cho
EEPROM (Electrically Eraseble Programmable Read Only Memor
y): đây giống như một chiếc ổ cứng mini – nơi bạn có thể đọc và ghi
dữ liệu của mình vào đây mà không phải lo bị mất khi cúp điện
giống như dữ liệu trên SRAM.

25
- Lập trình cho Arduino:

Các thiết bị dựa trên nền tảng Arduino được lập trình bằng ngôn riêng.
Ngôn ngữ này dựa trên ngôn ngữ Wiring được viết cho phần cứng nói
chung. Và Wiring lại là một biến thể của C/C++. Một số người gọi nó là
Wiring, một số khác thì gọi là C hay C/C++. Riêng mình thì gọi nó là
“ngôn ngữ Arduino”, và đội ngũ phát triển Arduino cũng gọi như vậy.
Ngôn ngữ Arduino bắt nguồn từ C/C++ phổ biến hiện nay do đó rất dễ học,
dễ hiểu. Nếu học tốt chương trình Tin học 11 thì việc lập trình Arduino sẽ
rất dễ thở đối với bạn.

Để lập trình cũng như gửi lệnh và nhận tín hiệu từ mạch Arduino, nhóm
phát triển dự án này đã cũng cấp đến cho người dùng một môi trường lập
trình Arduino được gọi là Arduino IDE
(Intergrated Development Environment) như hình dưới đây.

Hình 3.3 Giao diện của Arduino IDE

26
b) Cáp USB UNO R3

- Tính năng:
Dây cáp Arduino Uno R3 (dây cáp máy in) là sản phẩm dùng kết nối,
giao tiếp và nạp code cho Arduino Uno và Mega. Được thiết kế 2 đầu usb
đực- Type B đực tương thích các loại máy tính hoặc laptop.
Thông số kỹ thuật:
- Chuẩn cổng: USB 2.0 đực – USB 2.0 Type B đực
- Chất liệu vỏ: nhựa
- Màu sắc: Xanh dương trong suốt
- Lõi có bọc vỏ chống nhiễu
- Chiều dài dây: 30cm
- Tương thích sử dụng cho arduino Uno, Arduino Uno smd,
Arduino Mega2560
- Thích hợp nạp code cho arduino, dây tín hiệu cho máy in

27
Hình 3.4 Dây cáp mạch Arduino uno R3 Mega 2560

c) Điện trở:

- Điện Trở 220 Ohm 1/4W là một linh kiện điện tử thụ động có tác dụng
ngăn cản dòng điện trong mạch và thường
mắc chung với led

Hình 3.5 Điện trở


220 Ohm

Thông số kỹ thuật:

 - Model: 220R – 1W
 - Sai số: 5%
28
 - Nhiệt độ hoạt động: −55℃ − 155℃
 - Linh kiện xuyên lỗ: 0.5mm

 - Loại: Điện trở cố định

d) Đèn LED 5mm:

LED là một biến thể trên diode (điốt) cơ bản. Diode là một thành phần
điện tử chỉ dẫn điện theo một hướng. Nó xác định độ chênh điện áp nhỏ
nhất giữa Anode (+) và Cathode (-). LED là cơ bản giống như một
Diode, sự khác biệt ở đây là nó tạo ra ánh sáng khi dòng điện đi qua
Đèn LED 5mm thực tế chỉ là một chip LED DIP được bọc trong một
cấu trúc vòm epoxy để bảo vệ. Kết nối nguồn được thực hiện thông qua
hai chân nối dưới cùng
Thông số kĩ thuật :
- Chiều dài Pin: 16mm
- Đường kính: 5mm
- Dòng tiêu thụ tối đa: 20mA
- Dòng tiêu thụ khuyến nghị: 16mA – 18mA
- Điện áp tham chiếu:
Vàng: 1.8V – 2.2V

29
Hình 3.6 Đèn LED 5mm
e) Breadboard:
-Breadboard nhìn bên ngoài là những ô vuông nhỏ, đây là các lỗ cắm dây
có kích thước cạnh là 2.54mm (0.1 inch) và cách đều nhau.

Các con số trên breadboard dùng để đánh số vị trí của các ô nhỏ này. 2
thanh xanh đỏ hai bên để xác định vị trí gắn cực âm và dương. Có đi
kèm dấu tương ứng.

Có thể kết nối nhiều breadboard thông qua khớp nối 2 bên hông để mở
rộng mạch breadboard.

Bên dưới lớp nhựa là các dây điện được mắc nối với nhau theo quy tắc
chung.

30
Hình 3.7 Breadboard cho Arduino

31
3.1.2. Thiết kế mạch

KHỐI NGUỒN

KHỐI XỬ LÍ TRUNG TÂM

THIẾT BỊ

Hình 3.8 Sơ đồ khối mạch điện

-Khối nguồn: đưa nguồn điện vào để cấp ngồn cho thiết bị
- Khối xử lí trung tâm (mạch arduino): được cấp điện để chạy code đã
nạp sẵn điều khiển thiết bị kết nối với mạch (ở đây là đèn LED)
-Khối thiết bị: gồm đèn LED chạy và phát sáng theo code đã được nạp
vào mạch arduino: sáng lần lượt tùng đèn sau đó lặp lại và phát sáng
hơn lần trước

32
3.1.3 Sơ đồ mạch nguyên lí

Hình 3.9 Sơ đồ mạch điện

-Khối nguồn: đưa nguồn điện vào để cấp ngồn cho thiết bị
- Khối xử lí trung tâm (mạch arduino): được cấp điện để chạy code đã
nạp sẵn điều khiển thiết bị kết nối với mạch (ở đây là đèn LED)
-Khối thiết bị: gồm đèn LED chạy và phát sáng theo code đã được nạp
vào mạch arduino: sáng lần lượt tùng đèn sau đó lặp lại và phát sáng
hơn lần trước

33
3.1.4. Sơ đồ nguyên mẫu

Hình 3.10 Sơ đồ
Nguyên Mẫu

34
3.1.5. Mạch lắp ráp

Hình 3.11 Mạch breadboard gắn LED và điện trở

35
Hình 3.12 Mạch điện hoàn chỉnh

36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Website tham khảo: http://arduino.vn/
Sách tham khảo:
+ Lập trình điều khiển với Arduino, NXB Khoa học kĩ thuật

37
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Trong quá trình thực hiện nhờ sự chỉ bảo của thầy Tống
Văn Luyên, em đã hoàn thành đồ án của mình. Đề tài của
em khá đơn giản, dễ thiết kế, có thể ứng dụng vào cuộc
sống sinh hoạt thực tiễn của người tiêu dùng, ngoài ra chi
phí thiết kế mạch không cao.
Tuy nhiên, sản phẩm này chỉ có thể làm đèn trang trí, chưa
có ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Sau khi hoàn thành đề
tài này, em sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm của mình lên cao
hơn, mở rộng hơn chức nặng của đề tài như: điều khiển tắt
mở đèn bằng điện thoại thông minh qua Wifi để có thể ứng
dụng vào trong ngôi nhà thông minh IOT. Trong quá trình
thực hiện đề tài đồ án có gì sai sót kính mong thầy góp ý và
chỉnh sửa cho em để hoàn thiện và phát triển đề tài.

Em xin chân thành cảm ơn!

38
Phụ lục
Phụ lục 1: Code chương trình điều khiển
int led1=3;
int led2=5;
int led3=6;
int led4=9;
int led[]= {3,5,6,9};
int i;
int a;
void setup() {
pinMode(led1, OUTPUT);
pinMode(led2, OUTPUT);
pinMode(led3, OUTPUT);
pinMode(led4, OUTPUT);
for(i=0; i<4; i++)
{pinMode(led[i], OUTPUT);}
}

void loop() {

digitalWrite(led1, HIGH);
digitalWrite(led2, LOW);
digitalWrite(led3, LOW);
digitalWrite(led4, LOW);
delay(3000);
digitalWrite(led1, LOW);
digitalWrite(led2, HIGH);
digitalWrite(led3, LOW);
digitalWrite(led4, LOW);
delay(3000);
digitalWrite(led1,LOW);
digitalWrite(led2, LOW);
digitalWrite(led3, HIGH);
digitalWrite(led4, LOW);
delay(3000);
digitalWrite(led1, LOW);
digitalWrite(led2, LOW);
digitalWrite(led3, LOW);
digitalWrite(led4, HIGH);
delay(3000);
digitalWrite(led1, LOW);
39
digitalWrite(led2, LOW);
digitalWrite(led3, LOW);
digitalWrite(led4, LOW);
delay(3000);
for(i=0; i<4; i++){
for(a=0; a<255; a++){
analogWrite(led[i],a);
delay(3);
}
for(a=255; a>0; a--){
analogWrite(led[i],a);
delay(3);}

40
Phụ lục 2: Hướng dấn sử dụng

Cách dùng sản phẩm khá đơn giản: sử dụng pin dự phòng kết nối trực
tiếp với sản phẩm sau đó để sản phẩm ở nơi cần trang trí và tránh ẩm
ướt
- Các lỗi khuyến cáo và cảnh báo:
+ Chọn nguồn pin dự phòng phù hợp
+ Tránh các nơi ẩm ướt
+ Không nên tác động vật lý quá mạnh
- Chỉ dẫn các tình huống:
+ Có thể do người dùng đã cấm nhầm đầu chân hoặc lỏng chân. Trong
trường hợp này chỉ cần kkieemr tra các đầu chân xem có bị lỏng hay
không
+ Khi kiểm tra chân xong nhưng sản phẩm vẫn không sáng thì kiểm tra
lại nguồn pin dự phòng xem đã hết điện hay chưa
- Thông tin liên hệ, hỗ trợ:
+Nếu có bất kì câu hỏi hay vấn đề cần trao đổi vui lòng gọi tới đường dây
nóng được in trên bao bì sản phẩm để được giải đáp một cách nhanh chóng.

41
Bảng dự toán thiết kế mạch
Tên linh Số lượng Giá thành 1 Tổng giá
kiện chính sản phẩm thành

Arduino 1 239,000 239.000


Uno + dây VND VND
nạp
Bread board 1 25,000 25.000
VND VND
Đèn 4 1,000 VND 4.000 VND

Dây cắm 3m 7,000 VND 7.000 VND

Điện trở 4 500 VND 2.000 VND

Bảng 2: Bảng chi tiêu cho sản phẩm

42

You might also like