You are on page 1of 22

Học viện công nghệ bưu chính viễn thông

Khoa công nghệ thông tin I


----------

Báo cáo Bài Tiểu luận cuối kỳ

Bộ môn: IOT và ứng dụng

Giảng Viên: TS. Nguyễn Tài Tuyên

Sinh viên thực hiện: Phan Thiên Hưng

MSV: B19DCCN329

Đề tài: Nhà thông minh: Cảnh báo đột nhập bằng cảm biến hồng ngoại

Hà Nội, tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................2
PHẦN I: MỞ ĐẦU......................................................................................................................................3
1. Đặt vấn đề và lý do chọn đề tài............................................................................................................3
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................................3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................................................................4
1. Giới thiệu về IoT.................................................................................................................................4
1.1. Một số khái niệm về IoT...............................................................................................................4
1.2 Cơ sở kỹ thuật của IoT...................................................................................................................4
1.3 Xu hướng phát triển của thế giới với IoT.......................................................................................5
1.4 Ứng dụng của IoT..........................................................................................................................6
1.5 Thách thức trong việc nghiên cứu và triển khai IoT......................................................................6
2. Hệ thống cảnh báo đột nhập................................................................................................................7
3. Phần mềm Adruino IDE......................................................................................................................7
4. Ứng dụng Blynk..................................................................................................................................8
PHẦN III: CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG.......................................................................................................9
1. Kit Arduino Wemos D1 R2.................................................................................................................9
2. Cảm biến PIR....................................................................................................................................10
3. Relay và còi báo................................................................................................................................13
3.1. Relay...........................................................................................................................................13
3.2. Còi báo.......................................................................................................................................15
PHẦN IV: THIẾT KẾ HỆ THỐNG..........................................................................................................16
1. Sơ đồ khối chức năng của hệ thống...................................................................................................16
2. Sơ đồ khối hệ thống...........................................................................................................................17
3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống.....................................................................................................17
4. Thiết kế mạch và thiết lập hệ thống với Blynk..................................................................................18
4.1. Thiết kế mạch.............................................................................................................................18
4.2. Thiết lập hệ thống với Blynk......................................................................................................19
5. Mã nguồn: file mã nguồn...................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................20
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm trở lại đây, khi thế giới đang dần tiến vào kỷ nguyên Internet of Things
(IoTs), nhà thông minh trở thành một xu hướng công nghệ tất yếu và là tiêu chuẩn
của nhà ở hiện đại. Mặc dù đều dựa trên nên tảng IoT, tuy nhiên có rất nhiều cách
tiếp cận khác nhau trong việc thiết kế các mô hình nhà thông minh. Một số cách có
thể kể đến là sử dụng các máy tính nhúng như Raspberry PI3, Orange Pi One, PIC,
hoặc Arduino. Trong đề tài này em nghiên cứu : “Nhà thông minh: cảnh báo
chống đột nhập sử dụng Arduino với cảm biến chuyển dựa trên thân nhiệt”. So với
các cách tiếp cận khác thì tiếp cận này đơn giản, giá thành rẻ hơn, và nhiều tài liệu
nghiên cứu. Ngoài việc hoàn thành môn học với những công việc trên thì còn có ý
nghĩa sâu sắc đối với những sinh viên thực hiện. Sinh viên được thực hành những
kiến thức đã học được từ ghế nhà trường. Từ những lần tiến hành thực hiện đề tài
thì đã giúp cho sinh viên làm quen hơn với những thiết bị những cảm biến mà
trước giờ chỉ nằm trên giấy, từ đó tăng thêm niềm đam mê, kích thích cho sinh
viên nghiên cứu và sáng tạo.
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài, em đã hoàn thành được
đề tài được giao. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Ban giám hiệu, cán bộ
công nhân viên Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông đã giúp đỡ em trong
suốt thời gian học tập tại trường. Ban lãnh đạo viện và các thầy cô trong khoa công
nghệ thông tin I đã dạy em những kiến thức cơ bản và chuyên ngành. Đặc biệt xin
cảm ơn đến thầy T.S Nguyễn Tài Tuyên, người trực tiếp hướng dẫn đề tài đã hỗ
trợ cho em rất nhiều về kiến thức, tài liệu và cơ sở vật chất để em có thể hoàn
thành tốt đề tài. Thầy đã rất nhiệt tình hướng dẫn sinh viên trong những buổi giảng
dạy trên lớp để sinh viên có thể hoàn thành tốt nhất bài tập của mình. Thầy đã tạo
ra những chủ để giúp cho sinh viên tiếp cận được những đề tài sát với thực tế nhất.
Trong quá trình hoàn thành sản phẩm, em không tránh khỏi được những sai sót,
mong nhận được những lời góp ý của thầy để có thể rút ra kinh nghiệm trong
những đề tài tiếp theo. Cuối cùng, em chúc thầy ngày càng thành công trong sự
nghiệp giảng dạy của mình cũng như dìu dắt thêm nhiều thế hệ sinh viên nữa.

Sinh viên thực hiện


Hưng
Phan Thiên Hưng

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề và lý do chọn đề tài.
Ngày nay, xã hội ngày càng hiện đại, khoa học kỹ thuật càng phát triển thì mọi
người càng mong muốn có nhiều sự thuận tiện cuộc sống để phục vụ cho sinh hoạt
và công việc của mình. Một hình thức rất phổ biến hiện nay đó là mọi người trang
bị cho ngôi nhà của mình rất nhiều các thiết bị hỗ trợ như tự động phát hiện người
lạ xâm nhập; hệ thống theo dõi sự phát triển của cây để từ đó tự động tưới nước,
chất dinh dưỡng cho cây; hệ thống cảnh báo cháy hoặc các mối nguy có thể dẫn tới
cháy nổ;... Các hệ thống này đều có các bộ giám sát và điều khiển điện tử có thể
kết nối với Internet và điện thoại di động, cho phép chủ nhân giám sát và điều
khiển vật dụng từ xa hoặc lập trình cho thiết bị ở nhà hoạt động theo lịch thời gian
đúng mong muốn.
Hiện nay với nền khoa học phát triển thì ngoài việc để điều khiển các thiết bị trong
nhà bằng cách dùng tay, bằng remote hồng ngoại, giám sát tình trạng thiết bị qua
đèn tín hiệu,… chỉ ở khoảng cách gần (chỉ một nơi cố định) thì ngày nay các thiết
bị trong ngôi nhà đã được giám sát và điều khiển qua app trên điện thoại, web,... có
thể bật tắt thiết bị khi nhiệt độ cao (thấp), khi trời sáng (tối),... dù ta ở bất cứ nơi
đâu. Vì vậy, em đã tìm hiểu, nghiên cứu, chọn đề tài “cảnh báo chống đột nhập sử
dụng Arduino với cảm biến chuyển dựa trên thân nhiệt”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về hệ thống phát hiện chuyển động và điều khiển thông minh các thiết
bị.
- Tìm hiểu về IOT, Kit Arduino Wemos D1 R2, cảm biến PIR (HC-SR501), relay,
còi báo...
- Kiểm tra, đánh giá tính ứng dụng của đề tài.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tham khảo tài liệu: bằng cách thu thập thông tin từ sách, tạp
chí về điện tử và truy cập từ mạng Internet.
- Phương pháp quan sát: Khảo sát một số mạch điện thực tế. đang có trên thị
trường và tham khảo thêm một số dạng mạch từ mạng Internet.
- Phương pháp thực nghiệm: từ những ý tưởng và kiến thức vốn có của mình
kết hợp với sự hướng dẫn từ giảng viên bộ môn, các trang điện tử trên
Youtube, Internet, em đã lắp ráp thử nghiệm nhiều dạng mạch khác nhau để
từ đó có sự chọn lọc.
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Giới thiệu về IoT
1.1. Một số khái niệm về IoT
Mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là mạng lưới thiết bị kết nối internet viết
tắt là IoT là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung
cấp một định danh riêng của mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông
tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần sự tương tác trực tiếp giữa người
với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ
không dây, công nghệ vi cơ điện tử và internet.
Nó đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với internet
và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó. Hiểu một cách đơn
giản IoT là tất cả các thiết bị có thể kết nối với nhau.
Việc kết nối có thể thực hiện qua wifi, kết nối băng rộng (3G, 4G), Bluetooth,
ZigBee, hồng ngoại… Các thiết bị có thể là đện thoại thông minh, máy máy tính
bảng, điều hòa, bóng đèn, máy giặt và nhiều thiết bị khác. Cisco, nhà cung cấp giải
pháp thiết bị hàng đầu hiện nay dự báo: Đến năm 2020, sẽ có khoảng 50 tỷ đồ vật
kết nối internet, thậm chí con số này còn gia tăng nhiều hơn nữa. IoT sẽ là mạng
khổng lồ kết nối tất cả mọi thứ bao gồm cả con người và sẽ tồn tại các mối quan hệ
giữa người và người, người và thiết bị, thiết bị và thiết bị.
1.2 Cơ sở kỹ thuật của IoT
Điểm quan trọng của IoT đó là các đối tượng phải có thể được nhận biết và định
dạng (identifiable). Nếu mọi thứ được "đánh dấu" để phân biệt bản thân đối tượng
đó với những thứ xung quanh thì chúng ta có thể hoàn toàn quản lí được nó thông
qua máy tính.
Việc đánh dấu (tagging) có thể được thực hiện thông qua nhiều công nghệ, chẳng
hạn như RFID, NFC, mã vạch, mã QR, watermark kĩ thuật số... Việc kết nối thì có
thể thực hiện qua wifi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G), Bluetooth, ZigBee,
hồng ngoại...
Ngoài những kĩ thuật nói trên, nếu nhìn từ thế giới web, chúng ta có thể sử dụng
các địa chỉ độc nhất để xác định từng vật, chẳng hạn như địa chỉ IP. Mỗi thiết bị sẽ
có một IP riêng biệt không nhầm lẫn. Sự xuất hiện của IPv6 với không gian địa chỉ
cực kì rộng lớn sẽ giúp mọi thứ có thể dễ dàng kết nối vào Internet cũng như kết
nối với nhau.
1.3 Xu hướng phát triển của thế giới với IoT
Mặc dù đã có từ lâu nhưng kỷ nguyên Internet of Things chỉ thực sự được chú ý và
bùng nổ trong những năm gần đây, sau sự phát triển của smartphone, tablet và
những kết nối không dây,… Và ngay sau khi nhận được sự chú ý của cộng đồng,
IoT đã cho thấy tiềm năng của mình với những số liệu đáng kinh ngạc.
Là “một trong những phát kiến quan trọng và quyền lực nhất của loài người”,
Cisco IBSG, nhà cung cấp giải pháp và thiết bị mạng hàng đầu hiện nay dự báo:
Đến năm 2020, sẽ có khoảng 50 tỷ đồ vật kết nối vào Internet, bao gồm hàng tỷ
thiết bị di động, tivi, máy giặt, … Để thấy được sự phát triển của lĩnh vực này, họ
cũng đưa ra số liệu vào năm 1984, khi mà Cisco mới thành lập mới chỉ có khoảng
1.000 thiết bị được kết nối mạng toàn cầu, đến năm 2010, con số này đã lên mức
10 tỷ.
Intel, đơn vị mới tham gia vào thị trường sản xuất chip cho các thiết bị thông minh
phục vụ IoT cũng đã thu về hơn 2 tỷ USD trong năm 2014 từ lĩnh vực này, tăng
trưởng 19% so với năm 2013.
Internet of Things đến năm 2020 dự kiến sẽ đạt đến: 4 tỷ người kết nối với nhau, 4
ngàn tỷ USD doanh thu, hơn 25 triệu ứng dụng,hơn 25 tỷ hệ thống nhúng thông
minh và 50 ngàn tỷ Gigabytes dữ liệu Tác động của IoT rất đa dạng, trên các lĩnh
vực: quản lý hạ tầng, y tế, xây dựng và tự động hóa, giao thông….
Cụ thể với lĩnh vực sản xuất - chế tạo, hiện theo thống kê của PwC, đã có 35% nhà
sản xuất sử dụng cảm biến thông minh, 10% dự kiến sẽ sử dụng và 8% có kế hoạch
sử dụng các thiết bị thông minh này trong 3 năm tới.
Trong lĩnh vực dầu khí, khai thác mỏ, dự kiến sẽ có 5,4 triệu thiết bị IoT được triển
khai tại các cơ sở khai thác tới năm 2020. Chủ yếu sẽ là các bộ cảm biến kết nối
Internet giúp cung cấp thông tin về môi trường. Dầu khí là một trong những ngành
công nghiệp chủ chốt ứng dụng IoT trên diện rộng tới năm 2020.
Trong khi đó, xe hơi kết nối đang là xu hướng nổi bật của thiết bị IoT hiện nay. Dự
tính tới năm 2020, sẽ có hơn 220 triệu xe kết nối lưu thông trên đường.
Về bảo hiểm, 74% lãnh đạo trong ngành bảo hiểm tin rằng IoT sẽ thay đổi cơ bản
chính sách bảo hiểm trong 5 năm tới, 74% có kế hoạch đầu tư phát triển và thực
hiện các chiến lược về IoT - theo một nghiên cứu của SMA Research.
Còn với quốc phòng, chi tiêu cho các thiết bị bay không người lái dự kiến sẽ đạt
8,7 tỉ USD vào năm 2020. Ngoài ra, theo dự báo của Frost & Sullivan, sẽ có
khoảng 126.000 robot quân sự sẽ được triển khai vào năm 2020.
Lĩnh vực nông nghiệp cũng không nằm ngoài vòng xoáy IoT. Dự kiến sẽ có 75
triệu thiết bị IoT được triển khai trong lĩnh vực này vào năm 2020, với tỉ lệ tăng
hàng năm đạt 20%. Chủ yếu đó sẽ là những bộ cảm biến đặt trong lòng đất để theo
dõi độ axit, nhiệt độ và các thông số giúp canh tác vụ mùa hiệu quả hơn.
Vì thế, Internet of Thing đang là chìa khóa của thành công trong tương lai. Bên
cạnh đó, công nghệ không dây đáp ứng đa tiêu chuẩn đang giúp giảm giá thành các
mặt hàng thiết bị kết nối không dây và những giao thức Internet mới đã giúp hiện
thực hóa việc kết nối hàng tỷ thiết bị vào mạng lưới Internet.
Hiện trên thị trường đang có ngày càng nhiều thiết bị di động giá rẻ, sự cải thiện về
điều kiện kinh tế của nhóm khách hàng Châu Á đã dẫn đến sự gia tăng theo cấp số
nhân về sử dụng thiết bị di động ở khu vực này.
1.4 Ứng dụng của IoT
IoT có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tự động hóa ngôi
nhà, mua sắm thông minh, quản lí các thiết bị cá nhân, đồng hồ đo thông minh,
phản hồi trong các tình huống khẩn cấp, quản lí môi trường.
Hiện nay nhiều hãng, công ty, tổ chức trên thế giới đang nghiên cứu các nền tảng
giúp xây dựng nhanh ứng dụng dành cho IoT. Đại học British Columbia ở Canada
hiện đang tập trung vào một bộ toolkit cho phép phát triển phần mềm IoT chỉ bằng
các công nghệ/tiêu chuẩn Web cũng như giao thức phổ biến. Công ty như ioBridge
thì cung cấp giải pháp kết nối và điều khiển hầu như bất kì thiết bị nào có khả năng
kết nối Internet, kể cả đèn bàn, quạt máy...
1.5 Thách thức trong việc nghiên cứu và triển khai IoT
IoT vẫn còn một số trở ngại như chưa có một ngôn ngữ chung. Ở mức cơ bản nhất,
Internet là một mạng dùng để nối thiết bị này với thiết bị khác. Nếu chỉ riêng có
kết nối không thôi thì không có gì đảm bảo rằng các thiết bị biết cách nói chuyện
nói nhau. Để các thiết bị có thể giao tiếpvới nhau, chúng sẽ cần một hoặc nhiều
giao thức (protocols), có thể xem là một thứ ngôn ngữ chuyên biệt để giải quyết
một tác vụ nào đó. Chắc chắn bạn đã ít nhiều sử dụng một trong những giao thức
phổ biến nhất thế giới, đó là HyperText Transfer Protocol (HTTP) để tải web.
Ngoài ra chúng ta còn có SMTP, POP, IMAP dành cho email, FTP dùng để trao
đổi file... Những giao thức như thế này hoạt động ổn bởi các máy chủ web, mail và
FTP thường không phải nói với nhau nhiều, khi cần, một phần mềm phiên dịch
đơn giản sẽ đứng ra làm trung gian để hai bên hiểu nhau. Còn với các thiết bị IoT,
chúng phải đảm đương rất nhiều thứ, phải nói chuyện với nhiều loại máy móc thiết
bị khác nhau. Đáng tiếc rằng hiện người ta chưa có nhiều sự đồng thuận về các
giao thức để IoT trao đổi dữ liệu.
2. Hệ thống cảnh báo đột nhập
Trước đây, nói đến công tác bảo vệ an ninh cũng như chống đột nhập thì chúng ta
chỉ liên tưởng đến một điều là thuê người làm bảo vệ hay là nhờ đến những vật
nuôi để bảo vệ, ...
Ngày nay với sự phát triển về công nghiệp cũng như kỹ thuật điện tử, tự động hóa,
nhấ là kỹ thuật điện tử số, con người đã tạo ra đượng những phát minh mới về lĩnh
vực chống đột nhập. Về nguyên tắc của một bộ chống trộm gồm ba phần chính :
Các sensor, bộ sử lý trung tâm và các thiết bị cảnh báo. Các sensor chính là các
cảm biến thu thập tín hiệu sau đó đưa về bộ xử lý trung tâm (có rất nhiều loại
sensor như: sensor khói, sensor từ, sensor nhiệt, sensor hồng ngoại, sensor quang,
sensor cơ học, sensor áp suất, sensor âm thanh, sensor điện...). Ở hệ thống này sử
dụng cảm biến hồng ngoại để phát hiện chuyển động.
Bộ xử lý trung tâm là bộ phận các thông tin từ sensor gửi về sau đó sẽ xử lý, tùy
theo người lập trình mà nó có thể đưa ra các phản ứng khác nhau khi nhận tín hiệu.
Hầu hết các phản ứng của bộ điều khiển trung tâm được đưa ra các thiết bị thông
báo để thông báo tình huống cho người sử dụng. Ở đây bộ xử lý trung tâm được sử
dụng là module ESP8266Wifi
Thiết bị thông báo là loa, còi, điện thoại, đèn báo...
Hiện nay các bộ chống trộm hiện đại tích hợp rất nhiều chức năng phụ như nguồn
dự phòng, mật khẩu điều khiển, tắt bật từ xa qua điện thoại, tắt bật hệ thống điện
và kết nối tới các hệ thống thông minh khác.
3. Phần mềm Adruino IDE
Môi trường phát triển tích hợp Arduino IDE là một ứng dụng đa nền tảng được viết
bằng Java, và được dẫn xuất từ IDE cho ngôn ngữ lập trình xử lý và các dự án lắp
ráp. Nó bao gồm một trình soạn thảo mã với các tính năng như làm nổi bật cú
pháp, khớp dấu ngoặc khối chương trình, thụt đầu dòng tự động và cũng có khả
năng biên dịch và tải lên các chương trình vào board mạch với một nhấp chuột duy
nhất.
Một chương trình hoặc mã viết cho Arduino được gọi là"sketch".
Chương trình Arduino được viết bằng C hoặc C++. Arduino IDE đi kèm với một
thư viện phần mềm được gọi là "Wiring" từ dự án lắp ráp ban đầu, cho hoạt động
đầu vào/đầu ra phổ biến trở nên dễ dàng hơn nhiều. Người sử dụng chỉ cần định
nghĩa hai hàm để thực hiện một chương trình điều hành theo chu kỳ.
Khi các chúng ta bật điện bảng mạch Arduino, reset hay nạp chương trình mới,
hàm setup() sẽ được gọi đến đầu tiên. Sau khi xử lý xong hàm setup(), Arduino sẽ
nhảy đến hàm loop() và lặp vô hạn hàm này cho đến khi tắt điện board mạch
Arduino.
Dưới đây là giao diện của Adruino IDE

Giao diện của phần mềm Adruino IDE


4. Ứng dụng Blynk
Blynk là một nền tảng có ứng dụng iOS, Android cho phép điều khiển Arduino,
Raspberry Pi, ESP8266. Bạn có thể xây dựng ứng dụng điều khiển bằng cách kéo,
thả các Widget. Blynk được thiết kế cho IoT, nó có thể điều khiển phần cứng từ xa,
hiển thị dữ liệu cảm biến, lưu trữ dữ liệu và có thể làm một vài điều khác khá thú
vị.
Có ba thành phần chính trong nền tảng:
 + Ứng dụng Blynk - cho phép tạo giao diện cho các dự án bằng cách sử
dụng các widget khác nhau.
 + Blynk Server - chịu trách nhiệm về tất cả các giao tiếp giữa điện thoại
thông minh và phần cứng. Chúng ta có thể sử dụng Blynk Cloud hoặc chạy
cục bộ máy chủ Blynk riêng của mình. Nó là mã nguồn mở, có thể dễ dàng
xử lý hàng nghìn thiết bị và thậm chí có thể được khởi chạy trên Raspberry
Pi.
 + Thư viện Blynk - dành cho tất cả các nền tảng phần cứng phổ biến - cho
phép giao tiếp với máy chủ và xử lý tất cả các lệnh đến và lệnh đi. Mỗi khi
nhấn một nút trong ứng dụng Blynk, thông điệp sẽ truyền đến không gian
của Blynk Cloud, và tìm đường đến phần cứng trong hệ thống để thực hiện
các thao tác được yêu cầu

PHẦN III: CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG


1. Kit Arduino Wemos D1 R2
Kit Arduino Wemos D1 R2 là board dùng để phát triển các ứng dụng IoT thông
qua mạng WiFi đang rất phổ biến hiện nay. Đây là phiên bản được thiết kế lại bởi
Wemos theo kích thước cũng như hình dáng board Arduino Uno, tuy nhiên chip xử
lý chính của board là chip ESP8266 được nạp sẵn firmware NodeMCU để có thể
dùng được với trình soạn thảo và biên dịch Arduino IDE. [1]
Board còn tích hợp IC CP2102, giúp dễ dàng giao tiếp với máy tính thông qua
Micro USB để thao tác với board. Và có sẵn nút nhấn, led để tiện qua quá trình
học, nghiên cứu. Với kích thước nhỏ gọn, linh hoạt board dễ dàng liên kết với các
thiết bị ngoại vi để tạo thành project, sản phẩm mẫu một cách nhanh chóng.
Thông số kỹ thuật:
 + Nguồn: 5VDC qua cổng micro USB, 5 ~ 12VDC qua giắc cấp nguồn DC
tròn hoặc chân Vin.
 + Chip xử lý: ESP8266.
 + Tích hợp mạch nạp và giao tiếp UART CH340.
 + Tương thích với Arduino IDE.
 + Kích thước: 66 x 53.3 x 13.5 mm
Board Arduino Wemos D1 R2 thực tế

Sơ đồ các chân của board Arduino Wemos D1 R2


2. Cảm biến PIR
PIR sensor là chữ viết tắt của Passive InfraRed sensor (PIR sensor), tức là bộ cảm
biến thụ động dùng nguồn kích thích là tia hồng ngoại. Tia hồng ngoại (IR) chính
là các tia nhiệt phát ra từ các vật thể nóng. Trong các cơ thể sống, trong chúng ta
luôn có thân nhiệt (thông thường là ở 37 độ C), và từ cơ thể chúng ta sẽ luôn phát
ra các tia nhiệt, hay còn gọi là các tia hồng ngoại, người ta sẽ dùng một tế bào điện
để chuyển đổi tia nhiệt ra dạng tín hiệu điện và nhờ đó mà có thể làm ra cảm biến
phát hiện các vật thể nóng đang chuyển động. Cảm biến này gọi là thụ động vì nó
không dùng nguồn nhiệt tự phát (làm nguồn tích cực, hay chủ động) mà chỉ phụ
thuộc vào các nguồn nhiệt, đó là thân nhiệt của các thực thể khác, như con người
con vật… [2]
Trên mạch có cảm biến nhiệt điện tích hợp, mạch điều hòa và thấu kính Fresnel
hình vòm. Nó có một biến trở điều chỉnh thời gian trễ và biến trở điều chỉnh độ
nhạy. Tương thích với ARDUINO, RASPBERRY PI, AVR, PIC, 8051,...
Thông số kỹ thuật:
 Điện áp hoạt động: 4.5 ~ 20 VDC
 Dòng hiện tại <50uA
 Áp đầu ra: cao 3.3V / thấp 0V
 Thời gian giữ: điều chỉnh được (5 giây đến 200 giây)
 Trigger: L không thể lặp lại, H có thể được lặp lại, giá trị mặc định là H
 Dải cảm biến: <120 độ, 7m
 Nhiệt độ hoạt động: -15 ~ 70oC
 Kích thước PCB: 32mm x 24mm, khoảng cách vít khoảng cách 28mm,
đường kính ốc vít 2mm, kích thước ống kính cảm biến: (đường kính): 23mm
Tính năng, đặc điểm:
 Cảm ứng tự động: Khi một số người đi vào phạm vi cảm biến cao của nó.
 Hai chế độ kích hoạt: L không thể lặp lại, H có thể được lặp lại. Có thể chọn
jumper, mặc định là H.
 kích hoạt không thể được lặp lại: cảm biến đầu ra cao, thời gian trễ là hơn,
sản lượng sẽ tự động từ cao xuống thấp.
 Kích hoạt lặp lại: đầu ra cảm biến cao sau thời gian trì hoãn, nếu hoạt động
của con người trong phạm vi cảm biến của nó, đầu ra sẽ vẫn cao cho đến khi
sự chậm trễ để lại mức cao đi thấp (module cảm biến phát hiện cơ thể con
người mọi hoạt động sẽ được tự động mở rộng sau một thời gian trì hoãn và
thời gian của sự kiện cuối cùng điểm khởi đầu cho thời gian trì hoãn).
Với thời gian khóa cảm ứng (cài đặt mặc định: 0.2 giây): module cảm ứng, sau mỗi
đầu ra cảm biến (cao đến thấp), có thể được theo sau bởi một khối thời gian thiết
lập trong thời gian này không nhận được cảm biến Bất kỳ tín hiệu cảm biến. Tính
năng này có thể đạt được (thời gian đầu ra và sự phong tỏa thời gian cảm ứng),
khoảng thời gian giữa công việc có thể được áp dụng cho các sản phẩm kiểm tra
khoảng cách; cùng một thời điểm tính năng này có thể ức chế quá trình chuyển đổi
tải cho một loạt các can thiệp.
Tín hiệu đầu ra: dễ dàng lắp ghép với các loại mạch khác nhau.

Mô hình PIR Sensor (1)

Mô hình PIR sensor (2)


3. Relay và còi báo
3.1. Relay
Relay là một công tắc điện từ được vận hành bởi một dòng điện tương đối nhỏ có
thể bật hoặc tắt một dòng điện lớn hơn nhiều. Trái tim của relay là một nam châm
điện (một cuộn dây trở thành một nam châm tạm thời khi dòng điện chạy qua nó).
Bạn có thể nghĩ về relay như một loại đòn bẩy điện: Khi bật nó bằng một dòng
điện nhỏ và nó bật (“đòn bẩy”) một thiết bị khác sử dụng dòng điện lớn hơn nhiều.
[3]
Relay bao gồm 3 khổi cơ bản.
- Khối tiếp thu (cơ cấu tiếp thu): Có nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu đầu
vào và sau đó biến nó thành đại lượng cần thiết cung cấp tín hiệu phù
hợp cho khối trung gian.
- Khối trung gian (cơ cấu trung gian): Tiếp nhận thông tin từ khối tiếp
thu và biến đối nó thành đại lượng cần thiết cho rơ le tác động
- Khối chấp hành (cơ cấu chấp hành): làm nhiệm vụ phát tín hiệu cho
mạch điều khiển.
Ứng Dụng Của Relay
- Cách li các mạch điều khiển khỏi mạch tải hay mạch được cấp điện
AC khỏi mạch cấp điện DC
- Chuyển mạch nhiều dòng điện hoặc điện áp sang các tải khác nhau sử
dụng một tín hiệu điều khiển
- Giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp và ngắt điện máy móc nếu
đảm bảo độ an toàn
- Có thể sử dụng một vài rơ le để cung cấp các chức năng đơn giản như
AND, NOT, OR cho điều khiển tuần tự hoặc khóa liên động an toàn
Nguyên Tắc Vận Hành Của Relay
Trong khi vận hành có một số bước cơ bản xảy ra khi rơ le cơ điện được cấp điện
hay ngắt điện
- Điện được cung cấp cho cuộn dây tạo ra từ trường
- Từ trường được chuyển thành lực cơ học bằng cách hút phần ứng
- Phần ứng động đóng/mở một hoặc nhiều tiếp điểm điện
- Các tiếp điểm cho phép chuyển mạch điện sang tải như động cơ, bóng
đèn,…
- Sau khi điện áp cuộn bị loại bỏ từ trường biến mất các tiếp điểm tách
ra và trở về vị trí bình thường
- Các tiếp điểm có thể thường đóng hoặc thường mở
THÔNG SỐ KĨ THUẬT:
- Điện áp hoạt động: 5V
- Dòng kích Relay: 5mA
- Kích thước: 43mm x 17.3mm x 17mm (dài x rộng x cao)
- Trọng lượng: 15g
Đầu vào:
- Điện áp nuôi : 5VDC /12VDC
- Tín hiệu vào điều khiển: 0V
 Tín hiệu là 0: thì Relay đóng
 Tín hiệu là 1 : thì Relay mở
Đầu ra:
- Tiếp điểm relay 220V 10A (Lưu ý tiếp điểm, không phải điện áp ra)
- NC : Thường đóng
- NO: Thường mở
- COM: Chân chung
Ký hiệu nguồn:
- VCC, GND là nguồn nuôi Relay
- In là chân tín hiệu điều khiển
Relay 5V DC 1 Kênh
3.2. Còi báo
Còi chip là linh kiện thường được dùng trong các mạch điện tử với mục đích tạo ra
tín hiệu âm thanh. Với 3 loại còi chíp có điện áp khác nhau, ta có thể lựa chọn để
phù hợp với mục đích sử dụng. [4]
Thông Số Kĩ Thuật:
- Điện áp sử dụng: 5V DC
- Dòng tiêu thụ: <25mA
- tần số âm thanh: 2300H z ± 500
- Âm thanh đầu ra: Bíp bíp
- Biên độ âm thanh: > 80dB
- Nhiệt độ hoạt động: -20 đến 70 độ C
- Màu sắc: Đen
- Kích thước của còi chip 9.5x12mm: 9.5x12mm
- 2 cực: Cực âm, cực dương
- Chân dài: cực dương
- Chân ngắn: Cực âm
Còi báo

PHẦN IV: THIẾT KẾ HỆ THỐNG


1. Sơ đồ khối chức năng của hệ thống

Sơ đồ khối chức năng của hệ thống


2. Sơ đồ khối hệ thống

Sơ đồ hoạt động của hệ thống


3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống
Hệ thống phần cứng gồm 01 cảm biến PIR, 01 còi chip được nối với nguồn và
relay, các thiết bị được nối với module Arduino đã được cấp nguồn nạp chương
trình để xử lý thông tin. Hệ thống này được lắp đặt tại nơi cần đảm bảo an ninh
trong nhà như phòng nhỏ chứa két sắt…
- Người dùng bật/tắt chế độ chống đột nhập bằng công tắc trong giao diện của
Blynk.
- Khi công tắc ngắt (OFF), hệ thống không hoạt động.
- Khi công tắc mở (ON), hệ thống hoạt động:
 Nếu không phát hiện chuyển động, hệ thống không có hiện tượng gì, tín
hiệu Sensor gửi tới Arduino là LOW
 Nếu phát hiện chuyển động nhận được thông qua Sensor, Sensor sẽ gửi
tín hiệu dạng số (HIGH) tới Arduino.
 Khi Arduino nhận được tín hiệu HIGH, lúc này nó sẽ chuyển một tín
hiệu HIGH tới relay, đồng thời gửi thông báo tới Blynk báo hiệu với
người dùng là phát hiện đột nhập bất thường.
 Khi module relay nhận được tín hiệu vào là HIGH, còi báo sẽ kêu.
 Người dùng sau khi nhận được cảnh báo và nghe thấy còi báo sẽ tắt
công tắc sẽ đến kiểm tra phòng; tắt công tắc chống trộm để kiểm tra.
 Bật lại công tắc ở Blynk app để kích hoạt lại tính năng chống đột nhập
4. Thiết kế mạch và thiết lập hệ thống với Blynk
4.1. Thiết kế mạch

Thiết kế mạch biểu diễn bằng giả lập


Sơ đồ nối:
Cảm biến
ESP8266Wifi PIR HC-SR501
VIN VCC
GND GND
D4 OUT

Cơ cấu chấp hành:


ESP8266Wifi Relay 5V- DC 1 Kênh
VIN VCC
GND GND
D8 IN

Relay 5V-DC 1 Kênh Còi báo Adapter 12V-DC 2A


+ +
COM -
NC -

Cấp nguồn cho bộ xử lý ESP8266Wifi bằng nguồn 5V-DC qua cổng micro USB
hoặc 5 ~ 12VDC qua giắc cấp nguồn DC tròn.
4.2. Thiết lập hệ thống với Blynk
- Kết nối bộ cử lý với mạng Wifi
- Đăng nhập Blynk
- Tạo dashboard trên Blynk với một Button (V0)
- Bật nhận thông báo tới thiết bị.
- Copy auth_token của Blynk project để truy cập Blynk cloud.
- Khi chạy chương trình, nhấn bật Button V0 để bắt đầu chức năng cảnh báo đột
nhập.
5. Mã nguồn: file mã nguồn
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[ Hung, Phan Thien; Nhung, Pham Hong; Hieu, Nguyen Ngoc;, "Báo cáo Bài Tập Lớn giữa kỳ môn IOT
1 và Ứng dụng," 2022.
]

[ H. N. Tùng, "PIR HC-501, CẢM BIẾN THÂN NHỆT CHUYỂN ĐỘNG - Nhattungnt93," Điện tử
2 Nhật Tùng, 1 12 2019. [Online]. Available: https://dientunhattung.com/product/pir-hc-sr501-cam-bien-
] chuyen-dong-than-nhiet/. [Accessed 07 12 2022].

[ TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP PLCTECH, "RELAY LÀ GÌ? CHỨC NĂNG, ỨNG
3 DỤNG, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG |PLCTECH," TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP
] PLCTECH, 12 12 2014. [Online]. Available: https://plctech.com.vn/relay-la-gi/. [Accessed 07 12
2022].

[ N. C. Minh, "Còi Chíp 9.5x12mm Linh kiện điện tử 3M," Linh kiện điện tử 3M, 06 07 2016. [Online].
4 Available: https://chotroihn.vn/coi-chip-9-5x12mm#:~:text=C%C3%B2i%20chip%20l
] %C3%A0%20linh%20ki%E1%BB%87n,v%E1%BB%9Bi%20m%E1%BB%A5c
%20%C4%91%C3%ADch%20s%E1%BB%AD%20d%E1%BB%A5ng.. [Accessed 07 12 2022].

You might also like