You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

VẬT LÝ 3

TRUYỀN TẢI NĂNG LƯỢNG KHÔNG DÂY


SV 1: Hồ Hữu Phát 21145232
SV 2: Võ Nguyễn Quốc Thịnh 21145285
SV 3: Trần Nguyễn Đức Tài 20145385
Khoá: 2022 – 2023
Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023


MỤC LỤC

Trang bìa.................................................................................................................
MỤC LỤC..............................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ..........................................................
CHƯƠNG 1 :........................................................................................................1
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài........................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài............................................................................................1
1.3 Nội dung nhiệm vụ đề tài :.........................................................................1
1.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................1
1.5 Kết cấu bài tiểu luận...................................................................................2
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................2
CHƯƠNG 2:.........................................................................................................3
TỔNG QUAN......................................................................................................3
2.1 Lịch sử ra đời..................................................................................................3
2.2 Khái niệm.......................................................................................................4
2.2.1 Năng lượng là gì......................................................................................4
2.2.2 Truyền tải năng lượng là gì.....................................................................4
2.2.3 Truyền tải năng lượng như thế nào.........................................................5
CHƯƠNG 3:.........................................................................................................6
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG...................................6
3.1 Cơ sở lý thuyết và các phương pháp..........................................................6
3.1.1. Phân loại các phương pháp truyền năng lượng..................................6
Hình : Sơ đồ Hệ thống WPT hai cuộn dây..........................................................9
Chương 4 :..........................................................................................................11
Ứng dụng............................................................................................................11
4.1 Những ứng dụng trong cuộc sống............................................................11
a. Sạc không giây........................................................................................11
b. Các thiết bị gia dụng:..............................................................................12
c. Các thiết bị trong y tế:............................................................................12
4.2 Lợi ích và tác hại......................................................................................13
4.2.1 Lợi ích...............................................................................................13
4.2.2 Tác hại...............................................................................................13
Chương 5:...........................................................................................................16
Kết luận và hướng phát triển..............................................................................16
5.1 Kết luận....................................................................................................16
5.2 Hướng phát triển.......................................................................................16
Tài liệu tham khảo..........................................................................................17
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1: Sơ đồ Hệ thống WPT hai cuộn dây

Hình 2 :Cấu tạo chung và nguyên lí truyền năng lựơng

Hình 3,4 : Ví dụ minh họa về sạc không dây ở điện thoại và xe ô tô

Hình 5: sơ độ các thiết bị sử dụng năng lượng truyền không dây trong phòng

Hình 6: thiết bị theo dõi nhịp tim


CHƯƠNG 1 :
MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Có thể nói rằng Điện là một trong những phát minh quan trọng nhất của nhân loại
chúng ta. Việc tạo ra điện đã giúp cho lịch sử nhân loại có những bước phát triển vượt
bậc. Hiện nay hầu hết ta thấy việc truyền tải điện năng đều thông qua việc dùng dây
dẫn điện, như vậy sẽ gây ra hao phí một lượng điện năng rất lớn do điện trở của vật
liệu làm dây dẫn gây ra (từ 20 – 30%). Giảm hiểu quả của việc truyền tải điện năng là
việc không thể tránh khỏi. Do đó, giải pháp làm giảm tồn hao điện năng luôn là một
vấn để cực kì nang giải đối với các chuyên gia hàng đầu trong ngành. Ngày nay, các
nghiên cứu để phát triển công nghệ điện vẫn luôn được quan tâm và đạt được nhiều
thành tựu, trong đó có công nghệ phát triển hệ thống truyền tải điện không dây, đây là
vấn đề quan trọng để phát triển hệ thống điện trong tương lai. Xã hội càng phát triển,
công nghệ sản xuất thiết bị điện cũng ngày càng phát triển, đặc biệt là các thiết bị điện
thông minh, nhỏ gọn. Khi đó việc phát triển các thiết bị truyền điện không dây sẽ là
một giải pháp tối ưu.

1.2 Mục tiêu đề tài


Tạo cơ hội tìm hiểu thiết thực với những nội dung lý thuyết và ứng dụng của công
nghệ truyền tải năng lương lượng không dây. Hiểu rõ cấu tạo, phương thức hoạt động
của một số ứng dụng hiện có của cộng nghệ trong cuộc sống. Năm rõ và ứng dụng
được công nghệ vào một phần của cuộc sống.

1.3 Nội dung nhiệm vụ đề tài :


Trong tiểu luận giới thiệu về công nghệ truyền điện không dây (WPT) đang được
nghiên cứu hiện nay, tập trung trình bày một số cơ sở lý thuyết và nguyên tắc hoạt
động.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu nhóm chúng em đã dùng các phương pháp sau:
 Phương pháp nghiên cứu về các cơ sở lý thuyết.
 Phương pháp thống kê và so sánh.
1
 Phương pháp phân tích.
 Phương pháp đưa ra kết luận

1.5 Kết cấu bài tiểu luận


Bao gồm 3 phần:
a) Phần mở đầu
b) Phần nội dung
c) Phần kết luận

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Tạ Đình
Hiến. Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Vật Lý 3, chúng em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hưỡng dẫn tâm huyết và tận tình của thầy. Thầy đã giúp
chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được bài
tiểu luận về công nghệ truyền năng lượng không dây. Trong quá trình làm bài chắc
chắn khó tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, chúng em kính mong nhận được những
lời góp ý của thầy để bài tiểu luận của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2
CHƯƠNG 2:

TỔNG QUAN
2.1 Lịch sử ra đời

Từ đầu thế kỷ 1900, nhà phát minh người Serbia Nikola Tesla đã đưa ra ý tưởng
về việc chuyển tải năng lượng điện trước khi hệ thống lưới điện trở nên phổ biến rộng
rãi. Tesla đã mơ ước về một thế giới không cần dùng các dây dẫn điện phức tạp, thay
vào đó sử dụng một hệ thống truyền điện và năng lượng không dây đến mọi ngóc
ngách trên thế giới. Để thực hiện ý tưởng này, Tesla đã xây dựng tháp Wardenclyffe
cao 29m ở New York. Tháp này được xem là bước cuối cùng trong hệ thống truyền
năng lượng không dây của Tesla và kết hợp với phát minh máy thu năng lượng vũ trụ.
Nếu thành công, ý tưởng này sẽ đem lại việc sử dụng điện miễn phí và không giới hạn
chỉ thông qua một cái anten thu năng lượng ở đầu cuối.

Năm 1961, Brown đề xuất truyền năng lượng bằng vi ba và sau ba năm, ông trình
diễn mô hình máy bay trực thăng thu năng lượng từ chùm tia vi ba để bay ở tần số 2,45
GHz, thuộc dải tần ISM. Công suất vài chục kW được thử nghiệm không dây vào năm
2001 bởi công ty Splashpower ở Anh.

Năm 2004, phương thức truyền công suất cảm ứng phổ biến, mang về doanh thu
khoảng 1 tỷ USD từ các lĩnh vực bán dẫn, LCD và plasma.

Năm 2006, nhà khoa học tại MIT giả định việc sử dụng sóng điện từ "phù du"
không phát xạ để truyền năng lượng không dây. Họ thử nghiệm thành công vào năm
2007 với hai cuộn dây và bóng đèn 60W, thắp sáng với hiệu suất lên đến 40% từ
khoảng cách 2m.

Năm 2008, Intel lặp lại thí nghiệm của Tesla và giáo sư John Boys, cấp điện
không dây cho một bóng đèn với hiệu suất 75%.

Năm 2010, Haier trình diễn TV hoàn toàn không dây tại CES 2010 dựa trên
nghiên cứu về truyền năng lượng không dây của nhóm Marin Soljacic ở MIT.

Tháng 3 năm 2015, các nhà khoa học Nhật Bản truyền năng lượng không dây
thành công bằng sóng viba, cung cấp 1,8 kW qua không khí tới một mục tiêu ở khoảng
3
cách 55m. Điều này mở ra tiềm năng sản xuất năng lượng từ ngoài vũ trụ và truyền về
Trái Đất bằng năng lượng mặt trời.

2.2 Khái niệm

Truyền năng lượng không dây là quá trình chuyển đổi và truyền tải năng lượng từ
nguồn gốc đến thiết bị tiêu thụ mà không cần sử dụng dây dẫn vật lý. Phương pháp
này thường sử dụng các phương tiện không dây như sóng điện từ, sóng vi ba, hoặc các
công nghệ khác để truyền tải năng lượng từ nguồn đến điểm sử dụng một cách không
cần liên kết trực tiếp. Các ứng dụng của truyền năng lượng không dây có thể bao gồm
sạc điện không dây cho điện thoại di động, thiết bị y tế hoặc công nghệ không dây
trong công nghiệp và gia đình. Điều quan trọng là năng lượng được truyền tải từ nguồn
đến thiết bị mục tiêu mà không cần có sự tiếp xúc vật lý hay kết nối dây điện.

2.2.1 Năng lượng là gì

Năng lượng là khả năng làm việc hoặc tạo ra sự thay đổi trong một hệ thống. Nó
không thể tạo ra hoặc bị mất mà chỉ có thể chuyển đổi từ một dạng sang dạng khác.
Năng lượng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như năng lượng điện, nhiệt, ánh sáng, cơ
học, hóa học, và năng lượng hạt nhân, và nó có vai trò cực kỳ quan trọng trong các quá
trình tự nhiên, công nghiệp, và cuộc sống hàng ngày của chúng ta.\

Và năng lượng trong truyền năng lượng không dây thường được đại diện bằng
các dạng khác nhau như điện, nhiệt, ánh sáng được chuyển đổi từ nguồn gốc sang
dạng năng lượng cần thiết cho các thiết bị tiêu thụ. Trong các hệ thống truyền năng
lượng không dây, năng lượng thường được chuyển đổi và truyền tải từ nguồn gốc (ví
dụ như nguồn điện) tới thiết bị tiêu thụ (như điện thoại di động, thiết bị y tế...) thông
qua các phương tiện không dây như sóng điện từ, sóng vi ba hoặc các công nghệ
không dây khác. Điều quan trọng là quá trình truyền tải năng lượng này diễn ra mà
không cần sự tiếp xúc vật lý trực tiếp hoặc kết nối dây điện trực tiếp giữa nguồn cung
cấp và thiết bị tiêu thụ.

2.2.2 Truyền tải năng lượng là gì

Truyền tải năng lượng là quá trình chuyển đổi và truyền tải năng lượng từ một
nguồn đến một điểm sử dụng. Ví dụ truyền năng lượng giữa hai trụ điện khi ở giữa là
vực sâu. Việc truyền tải năng lượng sẽ gặp khó khăn khi tiên hành công trinh để kéo
4
dây cáp dẫn rất nguy hiểm đến thường được nối vòng tránh khỏi vực sâu để có thể
truyền từ trụ này qua trụ kia. Như vậy việc truyền tải năng lượng không dây là điều rất
tiện liện và cần thiết dối với những khu cực có địa hình hiểm trở cũng như việc truyền
tải điện không bị suy yếu vì sử cản trở dòng điện.

2.2.3 Truyền tải năng lượng như thế nào

Đối với truyền năng lượng không ta có thể dùng các thiết bị đặc thù như máy
khuếch đại và máy thu nhận để việc truyền nhận từ xa diễn ra dễ dàng hơn ví dụ như
truyền năng lượng cho từ một tòa nhà tới tòa nhà khác cách nhau 2km mà không dùng
dây cáp dẫn.

Sử dụng sóng điện từ (như trong truyền thông không dây), sóng vi ba, hoặc các
công nghệ không dây khác để truyền tải năng lượng từ nguồn đến thiết bị mục tiêu. Ví
dụ như sạc không dây cho điện thoại di động hoặc truyền tải năng lượng không dây
qua sóng vi ba.

5
CHƯƠNG 3:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT


ĐỘNG

c.1 Cơ sở lý thuyết và các phương pháp.

3.1.1. Phân loại các phương pháp truyền năng lượng.

Phương Pháp Tính năng Chi tiết


- Khoảng cách: một vài
mm
- Cảm ứng điện từ dùng để chỉ 1 từ
- Tần số:125 kHz, 13.56
trường mà tạo ra dòng mới. Một
kHz
bảng sạc cho phép tạo ra một từ
- Truyền tải điện: một vài
trường để nạp. Sau đó, môt cộng
W
dây 2 trong một thiết bị cảm ứng
- Giai đoạn phát triển:
sạc pin cho nó.
hoàn thành
Khớp nối quy - Hiệu quả truyền tải điên hơn
- Tiêu chuẩn: tiêu chuẩn
nạp điện từ 90% và công nghệ không được coi
WPC
là có
- Sử dụng: điện thoại hại cho con người. Tuy nhiên,
thông minh, máy tính khoảng cách truyền dẫn là ngắn.
bảng. - Hiện nay tiêu chuẩn hóa và áp
- Giá thành: thấp dụng cho smatphone hay máy tính
bảng.
- Hạn chế: khoảng cách
truyền ngắn

6
- Khoảng cách: 1~10m - Căn cứ vào bức xạ điên từ, công
- Tần số: 125kHz nghệ này có thể truyền tải lên đến
- Truyền tải điện: lên đến 10m, nhưng nó kém hiệu quả do
100MW. tính chất đa hướng của nó. Nâng cao
- Giai đoạn phát triển: đang sản lượng để bù đắp thiếu sót này có
được phát triển thể gây hại cho cơ thể con người.
Bức xạ điện từ
-Tiêu chuẩn: N/A - Như vậy, nó chỉ thích hợp cho các
-Sử dụng RFID, cảm biến ứng dụng như các mạng cảm biến
nhỏ không dây (WSN) và cảm biến
Hạn chế: có hại đối với con (USN) tiêu thụ mức năng lượng
người thấp.
Khớp nối cộng - Khoảng cách: một vài - Công nghệ này cho phép một cuộn
hưở ng từ mét dây phát một từ trường với tần số
- Tần số: 10MHz cộng hưởng và sau đó truyền năng
- Giá: giá hợp lý lượng cho một cuôn dây nhận với
Hạn chế: kích thước của cùng tần số cộng hưởng.
cuộn dây cần phải được - Công suất cố thể được truyền ngay
giảm. cả với những trở ngại giữa máy phát
và máy thu. Không giống như các
bức xạ điện từ, nó không được coi là
có hại cho cơ thể con người .
- Công nghệ này được phát triển bởi
Marin Soliacic tại MIT vào năm
2007 và đươc chọn là 1 trong những
tương lai công nghệ hang đầu của
MIT. Mặc dù nỗ lực để thương mai
hóa công nghệ này,nó đã được xem
là ít hiệu quả so với phiên bản khác
của của công nghệ truyền dẫn và khó
khan để thực hiện trên quy mô nhỏ
hơn. Tuy nhiên, những tiến bộ về mặt
kỹ thuật đã sẵn sang cho việc thương
7
mại hóa.
- Hiệu quả của nó là khoảng 50% ở
độ cao 2m, nếu được cài đặt trong
các phòng cá nhân, các thiết bị di
động có thể được sạc liên tục.

- Công nghệ này sử dụng song


- Khoảng cách lên đến
cực ngắn để gửi tín hiêu thông qua
100km
một ăng ten trên một khoảng cách
- Tần số: một vài GHz
dài.
(5.8GHz)
- Một nghiên cứu được tiến hành
- Truyền tải điện: công
trong những năm 1960 bỡi NASA
suất cao
Sóng cực cho các vệ tinh năng lượng mặt trời
- Giai đoạn phát
(SPS) dự án truyền tải điện năng
ngắn triển: được phát triển
lượng mặt trời đến trái đất.
- Tiêu chuẩn: N/A
- Nó đòi hỏi ăng ten khổng lồ, và
- Sử dụng: hàng không
năng lượng có thể được hấp thụ bởi
vũ trụ
không khí hoặc bị cản trở bởi môi
Hạn chế: có hại đối với
trường.Năng lượng được tạo ra lớn
con người
nên nó cũng có hại cho con người.

3.1.2 Các cơ sở lý thuyết

Hệ thống WPT (Wireless Power Transfer) làm việc dựa trên nguyên lý cảm
fíng từ, nguyên lý làm việc giống như máy biến áp chỉ khác là khớp nối giữa hai
cuộn dây là lỏng lẻo (2 cuộn dây tách rời).

8
Hình 1: Sơ đồ Hệ thống WPT hai cuộn dây

- Hiện nay, các nghiên cứu về công nghệ truyền điện không dây trường gần
sử dụng hai vùng tần số cho các fíng dụng khác nhau. Với các ứng dụng cần truyền
không dây công suất lớn (hàng chục đến vài trăm kW) và khoảng cách truyền ngắn
(dưới 25cm) như sạc không dây cho ô tô điện, xe bus điện, cấp điện cho tàu điện…
tần số làm việc thường được chọn từ vài chục kHz đến vài trăm kHz. Ở tần số làm
việc thấp, hệ thống WPT với hai cuộn dây phía sơ cấp và thứ cấp được sử dụng
cùng với các tụ điện cộng hưởng được đưa thêm vào. Với công nghệ hiện tại, công
suất của hệ thống này có thể đạt tới hàng MW (hiệu suất trên 90%). Nhưng do
tần số làm việc thấp nên khoảng cách truyền không dây chỉ đạt mức xung quanh
20cm, và kích thước các cuộn dây rất lớn.

3.2 Cấu tạo và nguyên lí hoạt động

Hình 2 :Cấu tạo chung và nguyên lí truyền năng lựơng


- Cấu trúc chung của hệ thống truyền điện không dây
- Khối nguồn: Khối này sử dụng nguồn nuôi là 12V DC lấy từ máy biến áp hạ áp
(220V AC - 12V DC) hoặc nguồn ác quy 12V DC.

Khối mạch chỉnh lưu AC/DC: Khối này biến đổi dòng năng lượng điện xoay
chiều thành dòng một chiều đơn giản. Khi chỉ dùng một diode đơn lẻ để chỉnh lưu
dòng điện xoay chiều, bằng cách khóa không cho phần dương hoặc phần âm của dạng
sóng đi qua mạch điện, thì mạch chỉnh lưu được gọi là chỉnh lưu nữa chu kỳ hay chỉnh
lưu nữa sóng. Trong các bộ nguồn một chiều người ta hay sử dụng các mạch chỉnh lưu
nhiều điốt (2 hoặc 4 điốt) với các cách sắp xếp khác nhau để có thể biến đổi từ xoay
chiều thành một chiều bằng phẳng hơn trường hợp sử dụng một diode riêng lẻ.
- Trong mạch phát này ta sẽ sử dụng mạch chỉnh lưu một pha sơ đồ cầu.
9
- Mạch nghịch lưu Khối DC/AC: Khối này biến đổi dòng điện một chiều thành
dòng điện xoay chiều có tần số cao cấp tới mạch cộng hưởng. ra có thể thay đổi được
và làm việc với phụ tải độc lập. Nguồn một chiều thông thường là điện áp chỉnh lưu,
ắc quy và các nguồn một chiều độc lập khác. Trong mạch này ta dùng mạch nghịch
lưu độc lập nguồn dòng sơ đồ cầu một pha.
- Khớp nối cộng hưởng: bên phát và bên thu. Tụ C được nối thêm với cuộn dây
phát và cuộn dây thu tạo thành mạch cộng hưởng. Năng lượng được truyền đi với tần
số là tần số cộng hưởng. Cuộn dây bên mạch phát phát ra một từ trường với một tần số
cộng hưởng và sau đó truyền năng lượng cho cuộn dây bên mạch thu với cùng tần số
cộng hưởng. Công suất có thể được truyền ngay cả với những trở ngại giữa mạch phát
và mạch thu. Không giống như các bức xạ điện từ, nó không được coi là có hại cho cơ
thể con người.
- Tải: Bóng đèn

Chương 4 :

Ứng dụng
4.1 Những ứng dụng trong cuộc sống

Truyền tải năng lượng không dây đã có nhiều ứng dụng tiềm năng đang được
nghiên cứu và phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các ứng dụng tiêu biểu như:

a. Sạc không giây

10
Các dạng sạc không dây: sạc không dây cho điện thoại di động(thay vì sử dụng
dây cáp để sạc, người dùng có thể đặt điện thoại lên một bộ sạc không dây và năng
lượng sẽ được truyền từ bộ sạc đến điện thoại thông qua sóng điện từ), sạc không dây
cho xe điện(hệ thống sạc không dây cho xe điện cho phép xe tự động nhận năng lượng
từ một nguồn truyền tải được cài đặt dưới mặt đường hoặc trong các bãi đỗ xe, giảm
sự phiền toái của việc phải sạc xe bằng cách cắm cáp và tạo ra một hệ thống sạc),…

Hình 3,4 : Ví dụ minh họa về sạc không dây ở điện thoại và xe ô tô

b. Các thiết bị gia dụng:

Lò vi sóng(chuyển đổi tín hiệu điện thành tín hiệu vi sóng có thể được truyền tải
đến đầu tải hoặc đầu thu theo cách đơn hướng, tín hiệu vi sóng này sau đó được
chuyển đổi thành tín hiệu điện. Một ăng-ten chỉnh lưu chuyển đổi vi sóng thành tín
hiệu điện), tia laser(chuyển đổi tín hiệu điện thành tín hiệu laser để tạo ra chùm tia
laser có độ phân giải cao),…

11
Hình 5: sơ độ các thiết bị sử dụng năng lượng truyền không dây trong phòng

c. Các thiết bị trong y tế:

Các thiết bị y tế như nhịp tim nhân tạo, bộ theo dõi sức khỏe hoặc các thiết bị y tế
di động có thể được sạc không dây, giúp người dùng tiện lợi hơn và tránh các vấn đề
liên quan đến sự rối loạn của dây cáp.

Hình 6: thiết bị theo dõi nhịp tim

4.2 Lợi ích và tác hại

4.2.1 Lợi ích

-Về mặt vật chất:

Tiện lợi và linh hoạt: loại bỏ việc sử dụng dây cáp vật lý tạo môi trường sạch sẽ
và gọn gàng, giúp người dùng tiện lợi hơn và tăng tính linh hoạt trong việc sử dụng

12
các thiết bị điện tử. Không cần phải mắc kẹt với dây sạc, người dùng có thể tự do di
chuyển và sử dụng thiết bị trong khi vẫn nhận được năng lượng.

Tiềm năng cho tự động hóa: truyền tải năng lượng không dây có thể hỗ trợ tự
động hóa trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ, trong công nghiệp, việc sử dụng truyền tải năng
lượng không dây giúp cung cấp năng lượng cho các thiết bị tự động hóa mà không cần
sử dụng dây cáp, tạo ra một môi trường làm việc an toàn và tiết kiệm thời gian trong
việc cài đặt và duy trì hệ thống

-Về tinh thần và sức khoẻ

Sạc và cung cấp năng lượng cho các thiết bị y tế: thiết bị giám sát sức khỏe, thiết
bị y tế di động và những thiết bị y tế nhúng…đảm bảo rằng các thiết bị này luôn có đủ
năng lượng để hoạt động hiệu quả.

Truyền tải dữ liệu: các thiết bị giám sát sức khỏe có thể truyền dữ liệu về các chỉ
số sức khỏe và thông tin quan trọng khác tới các hệ thống giám sát từ xa hoặc hồ sơ
điện tử y tế, cung cấp dữ liệu y tế liên tục và chính xác.

Giảm các rủi ro về vấn đề an toàn: việc loại bỏ dây cáp và giảm thiểu các thiết bị
không cần thiết sẽ hạn chế các nguy cơ về nhiễu điện từ hay rối loạn từ của các thiết bị
y tế cũng như của hệ thống giám sát y tế. đảm bảo các thiết bị hoạt động ổn định và
chính xác, tăng tính an toàn cho bệnh nhân.

4.2.2 Tác hại

-Về mặt vật chất:

Hao tổn năng lượng: quá trình truyền tải năng lượng không dây có thể gây mất
điện năng trong quá trình truyền tải. Điều này có thể xảy ra do sự sao lưu và truyền tải
không hiệu quả của sóng điện từ, gây ra sự lãng phí năng lượng và giảm hiệu suất tổng
thể của hệ thống.

Khoảng cách truyền tải còn hạn chế: sóng điện từ giảm dần theo khoảng cách, do
đó, hiệu suất truyền tải năng lượng giảm khi khoảng cách tăng lên. Điều này có thể
làm hạn chế sự linh hoạt và tầm ảnh hưởng của các ứng dụng truyền tải năng lượng
không dây.

13
Tính ổn định: việc duy trì sự ổn định của năng lượng trong quá rtinhf truyền tải
chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố. Nhiễu điện từ, môi trường và các yếu tố khác có
thể ảnh hưởng đến hiệu suất truyền tải và gây ra sự gián đoạn hoặc mất kết nối

Chi phí và hạ tầng: Xây dựng hệ thống truyền tải năng lượng không dây có thể
đòi hỏi chi phí đáng kể và hạ tầng phức tạp. Việc triển khai cơ sở hạ tầng và thiết bị
phù hợp để truyền tải năng lượng không dây có thể là một thách thức kỹ thuật và tài
chính.

-Về tinh thần và sức khoẻ

Truyền tải năng lượng không dây, đặc biệt là qua sóng điện từ, có thể gây ảnh
hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Sóng điện từ ảnh hưởng đến nhiều cơ
quan trong cơ thể, đặc biệt là não. Tác hại của sóng điện từ đối với não bộ có thể kể
đến một số vấn đề như rối loạn chức năng nhận thức, thiếu tập trung, rối loạn giấc ngủ,
mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, triệu chứng trầm cảm, cáu gắt, kích động, bồn
chồn…

Một vài tác hại khác

+ Bị suy giảm hàm lượng hormone: tiếp xúc với sóng điện từ trong thời gian dài
và thường xuyên sẽ làm suy giảm nồng độ hormone steroid, thần kinh và insulin. Hệ
lụy của điều này chính là tình trạng rối loạn nội tiết tố.

+ Tổn thương gốc tự do, stress oxy hóa dẫn đến sự xuất hiện của các bệnh lý mạn
tính.

+ Làm chết rụng tế bào dẫn đến vô sinh và gây nên bệnh thoái hóa thần kinh.

+ Sản xuất quá mức canxi nội bào gây ra bệnh lý tim mạch, rối loạn tiêu hóa, sỏi
thận, suy giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.

+ Rối loạn hệ thống tuần hoàn thể hiện qua việc làm rối loạn chức năng hệ tim
mạch và hệ trao đổi chất. Theo thời gian, sóng điện từ sẽ gây nên cơn đau thắt ở tim,
thay đổi huyết áp, đau đầu, mệt mỏi,...

+ Làm tăng nhịp tim do cơ thể có phản ứng vật lý với tần số sóng điện từ nên xuất
hiện tình trạng căng thẳng khiến nhịp tim bị tăng đột biến.

14
+ Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư: u thần kinh thính giác, u ác tính tuyến nước
bọt, ung thư não,...

15
Chương 5:

Kết luận và hướng phát triển


5.1 Kết luận

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, ta đã hiểu được tổng quan về lịch sử ra
đời và phát triển của hệ thống truyền tải năng lượng không dây. Nắm rõ cơ sở lý
thuyết, nguyên lí hoạt động của truyền tải năng lượng không dây. Qua đó hiểu rõ về
công dụng cũng như những lợi ích, tác hại mà nó đem lại cho cuộc sống của chúng ta.

Công nghệ truyền tải năng lượng không dây đã mang lại những ảnh hưởng tích
cực đối với cuộc sống con người. Cung cấp những tiện ích nhằm cải thiện cuộc sống
và nâng cao chất lượng y tế, tăng tính chính xác và hiệu quả trong quá trình khám và
chữa bệnh.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý những bất cập của truyền tải năng lượng không dây.
Cần phải tuân thủ các quy định an toàn, đảm bảo tính ổn định cũng như bảo mật của hệ
thống truyền tải năng lượng không dây nhằm hạn chế hết mức các tác hại ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống sức khoẻ con người.

5.2 Hướng phát triển

Truyền tải năng lượng không dây là một trong những mục tiêu tiềm năng để
phát triển cả về khoa học công nghệ và sức khoẻ y tế.

Về khoa học, công nghệ, tập trung nghiên cứu phát triển các dạng truyền tải
năng lượng khác nhau nhằm đa dạng hoá quá trình truyền tải. Tối ưu năng lượng, giảm
hao phí trong quá trình truyền tải. Nâng cao khả năng bảo mật, hạn chế rò rỉ thông tin.

Về y học, việc áp dụng và phát triển công nghệ này vẫn đòi hỏi sự nghiên cứu
và thử nghiệm tiếp tục để đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa cho bệnh nhân và các
nhà cung cấp dịch vụ y tế.

16
Tài liệu tham khảo

[1]. Phạm Quốc Hải, Hướng dẫn thiết kế điện tử công suất, NXB Khoa Học Và
Kỹ Thuật,2009.

[2]. Trần Trọng Minh, Điện tử công suất, NXB Khoa Học Kỹ Thuật.

[3] W. C. Brown, The History of Power Transmission by Radio Waves, IEEE


Trans.
Microwave Theory and Techniques, Vol 32, No. 9, pp 1230 – 1242, Sept, 1984.

[4] S.Li and C.C.Mi, Wireless power transfer for electric vehicle applications,
IEEE Journal of emerging and selected topics in power electronic, Vol 3, No. 10,
2015, pp 4 – 17.

[5] Lịch sử truyền năng lương không dây truy cập tại :
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C4%83ng_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_kh
%C3%B4ng_d%C3%A2y.

[6] Tham khảo truyền dẫn điện không dây truy cập tại :
https://nangluongvietnam.vn/ky-nguyen-truyen-dan-dien-khong-day-da-tro-
thanh-hien-thuc-28733.html.

[7] Hiểu rõ tác hại của sóng điện từ để phòng ngừa hiệu quả truy cập tại :
https://hellobacsi.com/benh-nao-he-than-kinh/van-de-nao-than-kinh/tac-hai-cua-
song-dien-tu/.

[8] Truyền tải không dây truy cập tại :


https://www.thegioididong.com/tin-tuc/truyen-tai-dien-khong-day--giai-phap-
cho-khung-hoang-nang-luong--667498.

17
18

You might also like