You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

TIỂU LUẬN

NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN

ĐỀ TÀI: CÔNG DÂN SỐ


Họ và tên sinh viên: Hoàng Khánh Linh

Mã sinh viên: 23031439

Lớp: LIP1050_12

Giáo viên: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

Hà Nội, ngày 30/11/2023


Lời cảm ơn

Đ
ầu tiên, em xin cảm ơn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã đưa
bộ môn Nhập môn năng lực thông tin vào quá trình giảng dạy. Thật vinh dự
cho chúng em khi ngay kì đầu tiên của năm nhất được học môn này dưới sự
giảng dạy của giảng viên Nguyễn Thị Ngọc Thảo. Dù học phần chỉ kéo dài trong 10 tuần
ngắn ngủi với 2 tín chỉ nhưng chúng em rất trân trọng khoảng thời gian đó. Trong thời
gian học tập, giảng viên đã giúp đỡ chúng em rất nhiều, dạy cho chúng em rất nhiều kỹ
năng mới mà trước giờ em chưa từng được biết đến. Nhờ cô mà em đã biết sử dụng phần
mềm Mendeley để quản lý và định dạng các trích dẫn, giúp việc làm tài liệu tham khảo
trở nên tiện lợi hơn. Bài tiểu luận, đề tài: Công dân số của em chắc chắn sẽ không hoàn
thành nếu như không có sự dẫn dắt và các nguồn tài liệu tham khảo quý báu mà cô cung
cấp. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng bài tiểu luận vẫn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót và nhiều chỗ chưa chính xác, em kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu
luận của em trở nên hoàn thiện hơn. Em xin chúc cô luôn dồi dào sức khỏe và ngày càng
thành công hơn trong sự nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn cô!
MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG...............................................................................................................................2
1. Khái quát về các thời đại công nghệ trên thế giới.......................................................................2
2. Sơ lược về công dân số...................................................................................................................3
2.1 Nguồn gốc của tên gọi “Công dân số”.........................................................................................3
2.2 Khái niệm công dân số.................................................................................................................4
3. Đặc điểm của công dân số.............................................................................................................4
3.1. Am hiểu về thế giới ảo và nền văn hóa số.....................................................................................4
3.2. Người sở hữu kiến thức sâu rộng về internet................................................................................5
3.3. Có trình độ nhất định về mặt công nghệ.......................................................................................5
3.4. Làm tốt trách nhiệm và đạo đức thông tin.....................................................................................6
3.5. Hiểu biết về luật truyền thông số và cẩn trọng trong giao tiếp......................................................7
3.6. Tích cực với truyền thông xã hội đa phương tiện..........................................................................7
3.7. Nhận thức được sự tôn trọng đối với quyền riêng tư trong việc tranh luận...................................8
4. Các kỹ năng của công dân số........................................................................................................8
4.1: Quản lý thời gian tiếp xúc với thiết bị thông minh.......................................................................8
4.2: Quản lí về vấn đề an ninh mạng....................................................................................................9
4.3: Quản lí vấn đề bạo lực mạng......................................................................................................10
4.4: Quản lí vấn đề bảo mật...............................................................................................................10
4.5: Danh tính của công dân kỹ thuật số............................................................................................11
4.6: Tư duy phê phán.........................................................................................................................11
5. Bạn có phải là một công dân số?.................................................................................................12
6. Làm thế nào để trở thành một công dân số thời đại mới..........................................................13
6.1 Đừng chỉ tiêu thụ thông tin........................................................................................................13
6.2 Học và thực hành các phần mềm...............................................................................................13
6.3 Xây dựng mối quan hệ trên mạng xã hội...................................................................................14
PHẦN III. KẾT LUẬN...........................................................................................................................14
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Khi mà khoa học công nghệ hiện đại 4.0 xâm chiếm, thay thế các thiết bị
xưa cũ, thế giới đòi hỏi con người phải có kiến thức về kĩ thuật số hóa, có rất
nhiều khái niệm mới mẻ được sinh ra trong thời đại này như: năng lực số, công
dân số, danh tính số, dấu chân số,... Mỗi khái niệm đều là minh chứng cho sự đổi
mới, phát triển vượt bậc của thời đại công nghệ hiện đại. Vì lẽ này mà mọi công
dân phải không ngừng trau dồi, học hỏi để trở thành những công dân thế hệ số
thực thụ. Nắm bắt được xu hướng đó, tôi đã chọn khái niệm “công dân số” là đề
tài chính cho bài tiểu luận này. Công dân số không còn là khái niệm xa lạ với thế
hệ ngày nay, tuy nhiên, trong bài tiểu luận dưới đây, tôi sẽ làm rõ cho các bạn các
vấn đề xoay quanh cụm từ “công dân số”.

2. Mục đích nghiên cứu

Công dân số là cụm từ rất phổ biến trong thời đại ngày nay, đâu đâu chúng ta cũng
bắt gặp nó, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được ý nghĩa của cụm từ này. Tôi
muốn bạn có thêm các góc nhìn về đề tài này, trước hết là để hiểu, sau là nhận biết rõ
và tự ý thức về kỹ năng số của bản thân. Bài tiểu luận sẽ giúp các bạn có thêm thông
tin để nhận biết một công dân số thực thụ. Trong bài tiểu luận này, tôi sẽ giúp bạn trả
lời các câu hỏi sau đây:

 Công dân số là gì?


 Đặc điểm của công dân số là gì?
 Các kỹ năng cần thiết của một công dân số
 Làm thế nào để trở thành một công dân số thực thụ?

1
3. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng thiết bị điện tử kết nối internet để tìm kiếm các nguồn tin sẵn có về công dân
thế hệ số, liên hệ với thực tế.

Tham khảo các nguồn tài liệu có uy tín như sách, báo, nghiên cứu của chuyên gia để
làm rõ vấn đề.

Nêu lên suy nghĩ, đánh giá của bản thân dựa trên những trải nghiệm, bài học đã được
tiếp thu, từ đó đưa ra kết luận.

PHẦN II: NỘI DUNG


1. Khái quát về các thời đại công nghệ trên thế giới
Thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc cách mạng công nghệ làm ảnh hưởng
đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Chúng ta đang sống trong thời đại công
nghệ 4.0 tức cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, để đi đến cuộc cách mạng
được coi là thành công và mang bước đột phá này thì trước đó, thế giới trải qua 3
cuộc cách mạng khác quan trọng không kém, chứng kiến nhiều đổi mới.
Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất diễn ra trong lĩnh vực sản xuất,
làm thay đổi cơ bản các vấn đề kinh tế - xã hội, văn hóa và kỹ thuật. Đặc trưng của
thời kì này là việc đưa cơ khí máy móc chạy bằng hơi nước và sức nước vào sản
xuất, thay thế nền lao động chân tay thủ công. Việc nay đã chuyển nền kinh tế đơn
giản, lao động chân tay, quy mô nhỏ sang nền kinh tế tự động, đạt hiệu suất cao.
Tuy nhiên, thời đại ngày nay, các máy móc chạy bằng hơi nước, sức nước gần như
bị thay thế hoàn toàn, thay vào đó là các thiết bị chạy bằng điện có tính ứng dụng
cao hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ra đời có ý nghĩ to lớn khi tạo
điều kiện phát triển nền kinh tế từ nông nghiệp và thủ công nghiệp sang nền kinh
tế công nghiệp, làm tiền đề cho thời đại mới – cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ hai.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai sử dụng năng lượng điện và động
cơ điện để tạo dây truyền sản xuất có tính chuyên môn cao. Công nghệ luyện
gang, thép ngày càng hoàn thiện và mở rộng với quy mô lớn. Các ngành công

2
nghiệp khác như đóng tàu, sản xuất ô tô, dầu khí, hóa chất... được chú trọng hơn.
Cuộc cách mạng này chuyển nền công nghiệp từ cơ khí sang điện – cơ khí và sang
giai đoạn tự động hóa cục bộ sản xuất. Nó cũng đã tạo dựng tiền đề và là cơ sở để
các nền công nghiệp khác phát triển.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 còn được gọi là cách mạng kỹ thuật
số, là thời kỳ chuyển đổi từ các thiết bị cơ điện tử sang công nghệ số. Trải qua gần
5 thập niên, cuộc cách mạng này đã để lại nhiều thành tựu lớn lao còn ứng dụng
trong đời sống ngày nay. Tiêu biểu phải kể đến sự xuất hiện của internet, công
nghệ di động, social media, điện toán đám mây, máy trò chơi,... Máy tính là thiết
bị đầu tiên chiếm được nhiều sự quan tâm của các gia đình, dần dần internet ra đời
đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điện thoại di động cũng là một trong các sản
phẩm hữu ích được phát minh trong thời kì này. Điện thoại đã được tích hợp cả
các chức năng đơn giản như nhắn tin, nghe gọi. Theo tạp chí The Bank Chuyên gia
tài chính của bạn (số ra ngày 19/08/2022), những lợi ích của internet khiến cho 3
tỷ người trên thế giới đã sử dụng internet vào năm 2012. Điện toán đám mây trở
thành xu hướng vào đầu những năm 2010. Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 3 đã
ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất và kinh doanh truyền thông. Năng suất
lao động ngày càng tăng, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 bùng
nổ[5].
Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 bắt đầu vào năm 2011 bắt nguồn từ
nước Đức do một nhóm nhà khoa học người Đức giới thiệu lần đầu tiên, tuy nhiên,
đến năm 2013, cụm từ “Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4” mới được sử dụng
rộng rãi. Cuộc cách mạng được đánh dấu bằng những đột phá trong các tiến bộ
khoa học – kỹ thuật, nổi bật trong các lĩnh vực như: robotics, tự động hóa, công
nghệ AI, công nghệ nano, phương tiện vận tải không người lái, in 3D, công nghệ
sinh học, điện toán phân tán,... Công nghệ AI và sự điều khiển cho phép con người
kiểm soát từ xa giúp thao tác nhanh hơn và tiết kiệm thời gian hơn. Thời đại này
thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh.
Các dây chuyền sản xuất ra đời, thay thế một phần công việc của con người trong
một các công đoạn sản xuất nặng nhọc.

3
2. Sơ lược về công dân số
a) Nguồn gốc của tên gọi “Công dân số”
Thời đại công nghệ chiếm lĩnh, kỹ thuật số phủ sóng hầu khắp thế giới, con
người phải không ngừng đổi mới, trau dồi các kỹ năng cần thiết để theo kịp
thời đại. Có rất nhiều thiết bị, phần mềm tiện ích được tạo ra dựa trên lợi ích
của người dùng. Các chuyên gia đã gọi những người sống trong thời kỳ này, có
kiến thức về kỹ thuật số với cái tên “công dân số”. Mặc dù, cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 3 đã đánh dấu sự du nhập của công nghệ số, tuy nhiên,
phải đến thời đại 4.0, cụm từ “công dân số” mới trở nên phổ biến và sử dụng
rộng rãi. Công dân số như một cách đánh dấu sự thay đổi của thời đại, sự tiến
bộ và thông thái của con người.
b) Khái niệm công dân số
Công dân số là cách gọi chỉ những công dân có kiến thức, khả năng sử
dụng công nghệ thông tin để vận dụng vào đời sống, công việc,... ở mọi lĩnh
vực, ngành nghề, mọi giai cấp, tầng lớp, mọi lứa tuổi.
Công dân số là cụm từ đánh dấu sự du nhập mạnh mẽ của khoa học - kỹ
thuật vào nước ta, cho thấy con người thông minh và thông thạo các phương
tiện truyền thông đại số.
3. Đặc điểm của công dân số
Công dân số không nhất thiết phải là người biết sử dụng internet và đương
nhiên, người biết dùng internet chưa chắc đã phải là một công dân số thực thụ.
Trong thế giới số, các công dân số có đầy đủ quyền và nghĩa vụ kèm theo. Công
dân thế hệ số là những người thỏa mãn được các đặc điểm sau:

3.1. Am hiểu về thế giới ảo và nền văn hóa số


Công dân số phải phân biệt được thế giới thật và thế giới ảo. Thế giới ảo
được thiết lập, phác họa, phát triển dựa trên những bối cảnh, đặc điểm của thế giới
thật, từ đó cho chúng ta cái nhìn chi tiết và sinh động hơn. Các thiết bị di động kết
nối internet (điện thoại, máy tính bảng, laptop, máy ảnh,...) là công cụ không thể
thiếu của công dân số giúp họ kết nối với không gian ảo trên các trang mạng xã
hội.

4
Công dân thường xuyên truy cập, tiếp cận công nghệ số, tuy nhiên họ vẫn
phải đảm bảo các quy tắc, luật lệ và giữ vững nền văn hóa số. Để sử dụng thông
tin một cách đúng đắn và hợp pháp, bạn cần nắm được các vấn đề: khi nào là đạo
văn, thế nào là trích dẫn, tại sao phải trích dẫn nguồn, xác định các yếu tố thư mục
cần thiết để trích dẫn nguồn một cách chính xác, chọn kiểu trích dẫn thích hợp. Có
nhiều phần mềm, ứng dụng hỗ trỡ chúng ta check đạo văn, trình bày đúng quy
cách hơn (Đỗ et al., 2022) Mọi công dân thời đại số phải đảm bảo các yếu tố như
đúng đạo đức, quy cách, nhận thức, tư duy,... để nền văn hóa số trở nên văn minh,
hiện đại. Nền văn hóa số ngày nay đứng trước nhiều thách thức khi bị một bộ phận
thiếu ý thức không tuân thủ quy tắc dẫn đến cái nhìn tiêu cực về công nghệ thông
tin. Đây cũng là lời nhắc nhở cho các thế hệ đã, đang và sẽ tham gia vào môi
trường số.

3.2. Người sở hữu kiến thức sâu rộng về internet


Internet là hệ thống liên mạng mà ở đó các máy tính có thể kếi nối, trao đổi
trược tiếp với nhau. Internet còn là cội nguồn, là gốc rễ để đưa khoa học – kỹ thuật
lên một bước tiến mới. Có thể nói internet là một điều không thể thiếu trong thời
đại ngày nay. Internet giúp ta truy cập, kết nối với mọi người xung quanh. Nó còn
giúp ta tra cứu thông tin, phục vụ cho vấn đề học tập, công việc,... cũng là nơi
cung cấp các dịch vụ giải trí. Tầm quan trọng của internet là thế nên công dân số
nhất định phải là người am hiểu về internet dù là ít hay nhiều. Internet là khởi
nguồn của tất cả để con người đạt được những thành tựu tốt đẹp hơn.

Công dân thời đại số phải trang bị các kỹ năng cần thiết, kiến thức sâu rộng,
kỹ năng tra cứu thuần thục, sử dụng thành thạo các phần mềm để phục vụ cho các
mục đích học tập, giao lưu trên môi trường số.

3.3. Có trình độ nhất định về mặt công nghệ


Công nghệ là một lĩnh vực mới mẻ, vận dụng các kỹ thuật mới vào sản suất
và đời sống hàng ngày. Có thể nói khoa học - công nghệ đang xâm chiếm toàn cầu.
Chúng ta không thể cùng một lúc nắm bắt toàn bộ sơ đồ vận hành của các sản
phẩm công nghệ tuy nhiên công dân số là người biết sử dụng công nghệ, truyền
đạt và áp dụng công nghệ vào đời sống từ cấp trung ương đến địa phương và trên
5
toàn cầu ít nhất là trên không gian số. Trong thời đại 4.0, các sản phẩm từ công
nghệ cũng được nâng cấp, tiên tiến hơn với phương thức tiếp cận từ đơn giản đến
phức tạp nhưng đa phần các thành tựu này đều đem đến những giá trị, tiện lợi nhất
định, có thể kể đến như: máy bay không người lái, thiết bị họp trực tuyến, robot
giúp việc nhà, các loại máy móc hiện đại: máy hút bụi, máy sấy, máy rửa bát,... Có
trình độ nhất định không có nghĩa người sử dụng phải đạt đến một trình độ cao
siêu, giỏi giang nhưng những công dân số phải có các kiến thức cơ bản đủ để tiếp
cận và ứng dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực trong đời sống.

3.4. Làm tốt trách nhiệm và đạo đức thông tin


Không chỉ ở thế giới thật mà ở thế giới ảo, người truy cập cũng mang trong
mình những trách nhiệm riêng biệt. Hướng tới việc xây dựng chuẩn mực đạo đức,
ứng xử hành vi và tạo thói quen thích cực trên không gian mạng, Bộ quy tắc xử sự
cũng được phân loại, sắp xếp tùy theo từng cơ quan bộ phận. Theo đó có 3 nhóm
đối tượng chính gồm: Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động làm việc trong cơ quan nhà nước; các nhà cung cấp dịch vụ mạng tại Việt
Nam; các tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội. Theo Bộ thông tin và truyền
thông, Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (số ra ngày 08/12/2021) đã
nêu những quy tắc chung cho mọi đối tượng là:

1. Quy tắc tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tôn trọng các quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Quy tắc lành mạnh: Hành vi ứng xử, thái độ trên không gian mạng phải
phù hợp với tuyền thống tốt đẹp, với thuần phong mĩ tục của dân tộc
Việt Nam.
3. Quy tắc an toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định về an toàn số
và có ý thức tự quản lí, bảo vệ thông tin của bản thân cũng như của
người khác, không tò mò, đánh cắp hay tiết lộ thông tin của ai đó khi
chưa được cho phép hay có sự đồng ý.
4. Quy tắc trách nhiệm: Chịu trách nhiệm với hành vi xử sự trên mạng xã
hội; thông tin kịp thời cho cơ quan chứng năng nếu phát hiện hành vi vi
phạm để xử lí nghiêm theo đúng quy định pháp luật.
6
Quy tắc số 2 nêu trên chính là nội dung của mục này mà tôi hướng đến.
Ngôn từ trên không gian mạng phải mang tính xây dựng, hòa bình, không gây thù
hận, kích đọng, bạo lực. Để thực hiện được điều này cũng không phải là điều dễ
dàng. Công dân phải hình thành thói quen chắt lọc ngôn từ, lựa chọn hành vi cho
phù hợp để tạo nên một thế giới ảo văn minh, lịch sử.

3.5. Hiểu biết về luật truyền thông số và cẩn trọng trong giao tiếp
Các môi trường, cơ quan, tổ chức đều có những luật lễ riêng đảm bảo các
thành viên, người có liên quan phải tuân thủ và chấp hành tốt. Kỹ thuật số cũng
vậy, nó cũng chứa đựng những quy tắc riêng đòi hòi công dân thế hệ số phải am
hiểu, nắm rõ và chấp hành. Mọi thao tác, click để lại trên các trang mạng đều được
ghi nhớ, hay còn gọi là “dấu chân số”. Dựa theo “dấu chân số”, nếu người truy cập
có các xử sự không chuẩn mực, tung tin tiêu cực, tin tặc, tài liệu độc hại, vi phạm
an ninh quốc gia, chia rẽ nội bộ,.... sẽ bị cảnh báo thậm chí bị loại bỏ khỏi trang
công nghệ.

Khi đề cập đến kỹ thuật số thông tin liên lạc, mọi người thường nghĩ về
Internet là ví dụ phổ biến nhất. Tuy nhiên, thời đại kỹ thuật số đã mang lại cho xã
hội nhiều công cụ giao tiếp số hơn. Đặc biệt sự phát triển của mạng xã hội và các
nền tảng mới đã mang lại nhiều cơ hội và không gian giao tiếp cho công dân số
(Đỗ & Phan, 2022). Truyền thông số ra đời thay đổi rất nhiều trong việc trao đổi
thông tin giữa người với người. Các hộp thư điện tử do đó mà xuất hiện rất nhiều,
phải kể đến như: e-mail, zalo, messenger,... Công dân số là người cẩn thận, thận
trọng, cử xử văn minh trên không gian mạng. Người dùng có thể tạo thành các
nhóm, các tổ chức liên hệ, giao tiếp với nhau. Trong quá trình giao tiếp cũng phải
chú ý ngôn từ, văn cảnh.

3.6. Tích cực với truyền thông xã hội đa phương tiện


Hiện nay có rất nhiều trang mạng xã hội được tạo ra như Facebook,
Youtube, Twitter, Tik Tok, LinkedIn.... Công dân số là người sử hữu ít nhất một tài
khoản mạng xã hội. Công dân thế hệ số phải cập nhật, khai thác thông tin từ chúng
với thái độ tích cực. Tích cực ở đây là thái độ thiện chí, sử dụng truyền thông đa
phương tiện vào các mục đích tốt đẹp, khai thác triệt để thông tin và giúp môi
7
trường mạng xã hội văn minh. Công dân số không nhất thiết phải thường xuyên
cập nhật trạng thái hoạt động hay đăng các bài viết thu hút tương tác bởi điều này
còn tùy thuộc vào sở thích, phong cách và định hướng thương hiệu cá nhân của
mỗi người.

Mạng xã hội là một phần không thể thiếu để khẳng định sự tồn tại vững
mạnh của công nghệ thông tin. Việc công dân chấp nhận và tham gia vào các
mạng xã hội là minh chứng to lớn cho sự thừa nhận cũng như lời cảm ơn đến các
nhà phát minh đã có công tìm tòi và tạo ra chúng. Thông qua truyền thông đa
phương tiện, công dân thế hệ số truyền tải các thông điệp ý nghĩa đến mọi người
xung quanh và bạn bè thế giới.

3.7. Nhận thức được sự tôn trọng đối với quyền riêng tư trong việc tranh luận
Tự do ngôn luận là một quyền công dân cơ bản và quan trọng. Nhưng trên
không gian mạng, trước khi bày tỏ cảm xúc hay để lại bình luận dưới các bài đăng,
người dùng cần xem xét, suy nghĩ kĩ trước khi đăng tải bởi mỗi góp ý của bạn đều
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến một các nhân hay tổ chức nào đó. Việc sử
dụng thiết bị công nghệ để ghi âm, quay phim, chụp hình một ai đó khi chưa có sự
cho phép lại là hành vi vi phạm pháp luật. Chỉ khi có sự ủng hộ, cho phép của đối
phương thì công dân mới được thực hiện. Bên cạnh đó, tất cả các hành vi xuyên
tạc, bôi nhọ, vu khống gây ảnh hưởng đến danh dự, thân thể người khác đều bị xử
lí nghiêm minh, đúng pháp luật. Chúng ta tôn trọng, chia sẻ các quan điểm mang
tính góp ý, xây dựng vấn đề sẽ giúp các chủ tài khoản có thêm nhiều góc nhìn,
nhiều con đường đi mới, chỉ khi ta thực sự tôn trọng, không coi thường, chỉ trích
ai thì ta sẽ nhận được những điều xứng đáng tương tự, không gian mạng của ta
cũng văn minh, sạch sẽ hơn.

4. Các kỹ năng của công dân số


Để tồn tại trong một môi trường nhất định, các cá thể trong môi trường đó
phải trang bị các kỹ năng cần thiết để thích nghi và chung sống. Mạng xã hội
không hoàn hảo, nó vẫn sẽ chứa đựng những rủi ro, tiêu cực buộc con người ta

8
nhất định phải “mặc” cho mình những năng lực cốt lõi nhất để tích cực đón nhận
các sản phẩm, thành tựu của công nghệ thông tin. Tiêu biểu phải kể đến:

4.1: Quản lý thời gian tiếp xúc với thiết bị thông minh
Thời gian của mỗi người là như nhau ( 24 tiếng/ ngày). Tuy nhiên sử dụng
chúng vào các mục đích nào lại phụ thuộc vào cá nhân mỗi người. Do đó đây được
coi là kỹ năng quan trọng và cần thiết nhất. Chúng ta không thể dành toàn bộ sự
tập trung vào thiết bị công nghệ mà bỏ qua các hoạt động ngoài đời thực. Theo báo
điện tử VTV News (số ra ngày 28/04/2022), Tiến sĩ Brailovskaia cho biết: "Không
cần thiết phải từ bỏ hoàn toàn điện thoại thông minh để cảm thấy cuộc sống tốt
hơn. Bạn có thể có thời gian sử dụng hàng ngày một cách tối ưu"[8].
Nhiều trường hợp người dùng quá mải mê, tập trung xây dựng hình ảnh
trên mạng xã hội mà bỏ bê đời sống thực tại. Các mối quan hệ, vòng bạn bè người
đời thu hẹp, tạo khoảng cách với gia đình, người thân. Cách phòng tránh và xử lí
duy nhất là tự bản thân mỗi người phải điều chỉnh thời gian tiếp xúc với thiết bị
thông minh một cách hợp lí nhất phù hợp với công việc và sở thích mỗi người. Sử
dụng thiết bị điện tử không xấu, việc ta dùng nó như thế nào, dùng vào mục đích
gì và thời gian sử dụng ra sao mới là vấn đề đáng quan tâm.

4.2: Quản lí về vấn đề an ninh mạng


Nhà Nước đã ban hành một bộ luật riêng dành cho những người tham gia
không gian mạng. Luật an ninh mạng luôn được đề cao và quản lí nghiêm ngặt.
Công dân thời đại số phải biết tự bảo vệ thông tin cá nhân của bản thân bằng cách
thiết lập mật khẩu để đảm bảo như: khóa vân tay, Face ID hay cách nhập mật khẩu
truyền thống. Công dân cần tránh tham gia vào các cuộc tranh cãi trên mạng, chia
sẻ hay bày tỏ cảm xúc dưới những bài đăng mang tính phản động, bạo loạn, những
thông tin sai sự thật, dẫn dắt dư luận bởi nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định
pháp luật.

Mọi công dân phải nắm được những điều luật cốt lõi của luật an ninh mạng
để không phạm phải rồi bị xử lí. Trước khi bày tỏ cảm xúc, bình luận, chia sẻ một
thông tin nào đó, công dân phải tìm hiểu, tham khảo từ nhiều nguồn hoặc chia sẻ
trực tiếp từ những trang web, báo điện tử uy tín có thể kể đến như: Báo Thanh niên
9
Online, Báo Lao động Online, Cổng thông tin điện tử Chính phủ,... hay các trang
mạng chính thống có đuôi truy cập sau: chinhphu.vn, quochoi.vn, nhandan.vn,
dangcongsan.vn,.... Tự ý thức bảo vệ danh tính, thông tin và kiểm tra nguồn gốc
thông tin để giữ mình trên không gian mạng là ý thức chủ quan của người dùng.
Điều này sẽ giúp đảm bảo sự văn minh trên mạng.

4.3: Quản lí vấn đề bạo lực mạng


Bạo lực mạng hay quấy rối mạng là hình thức bắt nạt thông qua phương
tiện điện tử. Khi công nghệ thông tin trở nên phổ biến, tình trạng bắt nạt triên
mạng diễn ra thường xuyên hơn, trở thành một vấn nạn mà mọi người cần quan
tâm. Mạng xã hội dạo gần đây ghi nhận không ít những trường hợp đáng tiếc khi
nạn nhân của bạo lực ngôn từ mạng rơi vào trầm cảm, thậm chí lựa chọn cách đau
đớn nhất là tự vẫn. Bạo lực mạng thể hiện ở nhiều hành vi, tiêu biểu là: đe dọa, vu
khống, bình phẩm ác ý hay chê bài, công khai chỉ trích người khác. Những hành
động này lặp đi lặp lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần người bị
hại.

Công dân thế hệ số là người biết được tầm ảnh hưởng khủng khiếp của bạo
lực ngôn từ trên mạng. Không ai trong ta mong muốn trở thành nạn nhân của
những trò tiêu khiển trên mạng, tuy nhiên, bạo lực ngôn từ có thể xảy ra với bất kì
ai ở mọi độ tuổi, giới tính, màu da, quốc tịch,... Luật an ninh mạng sẽ xử lí những
người cố tình gây cản trở, xúc phạm, chỉ trích người khác, tuy nhiên sẽ không thể
xử lí triệt để 100%, điều chúng ta cần làm là tránh xa tranh cãi, không tham gia
vào các cuộc bạo lực mạng, không thể để “một con sâu làm rầu nồi canh”. Để lại
bình luận an ủi rồi sau đó thông tin để cơ quan chức năng làm việc là biện pháp
hữu ích nhất mà chúng ta có thể làm cho họ - nạn nhân của các vụ bạo lực trên
mạng.

4.4: Quản lí vấn đề bảo mật


Bảo mật là vấn đề cấp thiết và quan trong bậc nhất trong việc thiết lập một
tài khoản mạng xã hội. Người dùng vui lòng không nhấp, truy cập vào các đường
link lạ. Có rất nhiều thành phần lừa đảo tạo dựng các web sai mà chỉ cần một cú
click có thể khiến ta bị lộ thông tin cá nhân, thậm chí đánh cắp tài khoản. Mọi
10
người cũng nên tránh việc cài đặt các phần mềm không rõ nguồn gốc có công
dụng không hiệu quả để tránh sự xâm nhập từ bên ngoài vào nội bộ mạng máy.
Mỗi thiết bị di động nên trang bị một phần mềm diệt virus uy tín, có kiểm định để
quét sạch những virus ngoài xâm chiếm. Đặc biệt, công dân nên lưu ý, đăng xuất
tài khoản cá nhân ngay sau khi đăng nhập vào các thiết bị công cộng. Điều này
tưởng chừng vô hại nhưng sẽ để lại những hậu quả khôn lường.

Công dân thế hệ số phải biết bảo mật thông tin cá nhân cũng như các tài
liệu riêng tư khi chia sẻ lên mạng xã hội. Việc thiết lập các mật khẩu để bảo mật là
việc làm nên được khuyến khích. Công dân tham gia không gian mạng dù không
đăng tải hay chia sẻ bất kì thông tin gì cũng cần lưu ý về vấn đề bảo mật. Không
chỉ bảo mật thông tin của bản thân mà công dân còn phải giữ bí mật thông tin của
người khác. Khi không được phép nhất định không được tiết lộ bất cứ thông tin.
Không ai muốn thông tin cá nhân của mình bị tiết lộ bởi điều này sẽ là miếng mồi
ngon cho những kẻ có ý đồ không tốt, lấy cắp thông tin để thực hiện các giao dịch,
hành vi phi pháp. Tôn trọng và bảo mật thông tin của người khác cũng là đang tôn
trọng chính bản thân mình.

4.5: Danh tính của công dân kỹ thuật số


Mỗi công dân khi tham gia vào một mạng xã hội đều phải thiết lập một
danh tính nhất định để nhận dạng. Danh tính số phản ánh toàn bộ đặc điểm có thể
khai thác của một các nhân hay tổ chức. Việc thiết lập danh tính số góp phần bảo
mật tài khoản của người dùng an toàn và cẩn thận hơn. Theo báo Luật Việt Nam
(số ra ngày 06/09/2022), ngày 06/01/2022, tại Đề án phát triển định danh và xác
thực điện tử, Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu để phục vụ việc chuyển đổi số
quốc gia ban hành kèm quyết định 06/QĐ-TTg, đề nghị năm 2022, giải quyết
100% yêu cầu tạo lập danh tính điện tử cho công dân[4]. Khi công dân vi phạm
các điều luật an ninh mạng, lực lượng chức năng sẽ dùng danh tính số để tìm kiếm
và xử lí các nhân, tổ chức vi phạm. Công dân phải tự biết quản lí danh tính của
mình cả online và offline.

11
4.6: Tư duy phê phán
Tư duy phê phán là khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá một vấn đề nào
đó dựa trên những lập luận chặt chẽ. Lời khen và lời chê là trạng thái bình thường
luôn đi song song với nhau. Khen hay chê xuất phát từ cảm quan, sở thích của mỗi
người về vấn đề nhắc đến. Tuy nhiên trước khi tán dương hay chê bai một ai, một
sự vật, sự việc nào đó, con người cần hiểu rõ bản chất, mục đích mà người, sự vật,
sự việc đó muốn truyền tải. Tư duy phê phán ở đây ta không hiểu là chê bai, chỉ
trích mà có thể hiểu là góp ý có thiện chí, đưa ra hướng giải quyết cho câu chuyện.
Trên mạng luôn đầy rẫy các thông tin và bản thân người dùng phải kiểm định
chúng.

Tư duy phê phán hình thành dưới sự quan sát, tính kỷ luật, xem xét vấn đề
một cách kỹ lưỡng, hình thành tư duy phân biệt thật giả, đúng sai: nhận biết số
điện thoại giả (lừa đảo) và số điện thoại liên lạc, những thông tin xác thực và
thông tin độc hại, những trang web có nguồn gốc rõ ràng và những trang không
đáng tin cậy, địa chỉ thật và địa chỉ liên hệ giả mạo. Công dân cần nhận biết và lên
án các trường hợp, hành vi không đúng đắn, thiếu uy tín, từ đó, tạo ra môi trường
mạng lành mạnh, phù hợp.

5. Bạn có phải là một công dân số?

Liệu các bạn có bao giờ tự hỏi “Mình có phải một công dân số hay
không?”. Tôi tin rằng đã có lúc bạn đặt ra cho mình câu hỏi trên nhưng câu trả lời
mập mờ, chưa rõ ràng. Tôi sẽ giúp bạn tìm lời giải đáp cho “bài toán” khó đó. Bạn
hãy trả lời các câu hỏi sau và xem suy ngẫm nhé.

- Nơi bạn sinh sống có sử dụng các thiết bị điện tử, sản phẩm công nghệ nào hay
không? Bạn dùng chúng vào mục đích gì?

Công dân số là người sở hữu, am hiểu về (các) sản phẩm công nghệ. Việc
bạn thường xuyên tiếp xúc, sử dụng các sản phẩm công nghệ số cho thấy
mức độ quan tâm và tiện ích của nó. Khi bạn sử dụng thiết bị điện tử vào
những mục đích tốt nghĩa là bạn đang tận dụng đúng các chức năng mà các
nhà sáng tạo muốn bạn trải nghiệm.
12
- Thiết bị điện tử của bạn có kết nối với internet không?

Đây là câu hỏi cơ bản nhất mà bạn phải trả lời để tìm ra sự thật. Sử dụng
thiết bị điện tử là một phần nhưng việc thiết bị đó của bạn có kết nối
internet hay không lại là một vấn đề khác. Công dân thế hệ số là người sử
dụng thiết bị di động có kết nối internet để dễ dàng nắm bắt thông tin và kết
nối bốn phương.

- Bạn có đang tham gia các nền tảng mạng xã hội bất kì, dù chỉ một?

Sự phát triển của các trang mạng xã hội là điều không thể phủ nhận. Việc
bạn nắm bắt và sử dụng chúng cũng là một chi tiết quan trọng để khẳng
định bạn là một công dân số thực thụ.
6. Làm thế nào để trở thành một công dân số thời đại mới
a) Đừng chỉ tiêu thụ thông tin

Ngày nay, ta có thể dễ dàng tra cứu, tiếp cận thông tin thông qua các thiết bị
kết nối internet như: điện thoại, laptop, máy tính bàn,... Thiết bị điện tử kết nối
internnet là công cụ hữu ích giúp con người truy cập và tìm kiếm thông tin mong
muốn. Ta có thể tiếp cận các tri thức mới Tuy nhiên ta không thể tiếp nhận thông
tin một cách thụ động hay sao chép y nguyên chúng, điều tất yếu chúng ta nên làm
là dựa trên nguồn thông tin tìm kiếm được tạo ra tài liệu riêng cho bản thân. Công
dân thế hệ số rất năng động, họ lợi dụng truyền thông đa phương tiện để phát huy
khả năng sáng tạo, tự tạo nội dung và kịch bản cho riêng mình. Theo VTV Báo
điện tử News (số ra ngày 21/09/2023), những năm gần đây, tại Việt Nam, tính tới
năm 2022, có khoảng 20.000 nhân sự đang hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nội
dung, với doanh thu lên tới 800 triệu USD. Trên thế giới, lĩnh vực này giúp tăng
giá trị ngành công nghiệp lên hàng tỷ USD[6].

b) Học và thực hành các phần mềm

Học tập là việc cả đời, học tập không bao giờ là thừa, nhất là trong thời đại
khoa học – công nghệ phát triển. Hiện nay CNTT gần như trở thành phương tiện
và môi trường học tập, giảng dạy không thể tách rời với quá trình giáo dục (Long,
13
2016). Công dân số phải tìm hiểu về một số phần mềm tiêu biểu và thực hành
chúng. Có rất nhiều phần mềm có thể hỗ trợ con người trong công việc và học tập.
Công dân thế hệ số là người chịu khó học hỏi, mày mò, tìm tòi để tận dụng được
hết lợi ích mà từng ứng dụng đem lại. Thực hành viết trên mạng giúp rèn luyện
khả năng đánh máy của người dùng, đồng thời bày tỏ quan điểm, sở thích, suy
nghĩ của tác giả. Viết trên mạng cũng là một hình thức giao tiếp trên mạng xã hội,
giúp kết nối, liên hệ trực tiếp với những người dùng có cùng hệ tư tưởng, chí
hướng, suy nghĩ lại với nhau. Từ đó, mở ra cơ hội và khả năng phát triển cho sự
nghiệp.

c) Xây dựng mối quan hệ trên mạng xã hội

Tạo dựng các mối quan hệ là việc làm cần thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ
hội, môi trường lao động, học tập của mỗi người. Nhiều người e ngại, không mở
lòng đón nhận các mối quan hệ cộng đồng, tuy nhiên, nó lại có ý nghĩa vô cùng to
lớn. Trước hết, ta ưu tiên làm quen, tham gia các cộng đồng, các hội nhóm, gặp gỡ
những người có chung sở thích, mục tiêu; sau đó là những người có tiếng nói và
ahr hưởng trong cộng đồng. Công dân có thể chia sẻ nội dung hữu ích và niềm nở
đón nhận những bình luận góp ý, hỗ trợ, tương tác. Con người có thể trực tiếp trò
chuyện, trao đổi với nhau thông qua các phần mềm, các công cụ kết nối. Họ có thể
chủ động xây dựng lên những tổ chức, cộng đồng có chung lí tưởng, mục đích.
Nhìn chung, MXH đã giúp con người hình thành các mối quan hệ xã hội để tương
tác,trao đổi. Các quan hệ trong môi trường này đã tạo dựng được sự tin tưởng nhất
định và từ đó đã có kỳ vọng về sự giúp đỡ khi gặp khó khăn, đặc biệt là hỗ trợ về
thông tin, tinh thần và việc làm (Phạm Thị Huyền Trang, 2021)[7].

“Bên cạnh liên kết giữa 2 cá nhân, MXH còn giúp các kết nối liên cá nhân
hay các nhóm hội. Có ít nhất 73,5% giới trẻ đang tham gia ít nhất một nhóm/hội.
Phần lớn giới trẻ tham gia từ 1 đến 5 nhóm/hội (chiếm 52,3%). Cho dù chiếm số
lượng không lớn, nhưng vẫn có một số bạn trẻ tham gia hơn 20 nhóm/hội” (Trịnh
& Lê, 2015)[1]. Họ làm quen, trao đổi, mua bán và kết bạn với nhau, làm rộng
thêm vòng bạn bè. Không chỉ trong đời sống thật mà ở thế giới ảo, con người cũng

14
có thể tìm thấy những người bạn thật sự luôn lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu với
họ. Tuy nhiên trước khi mở rộng mối quan hệ, hãy nuôi dưỡng tình cảm với những
người bạn đã biết. Đó cũng là mối quan hệ quý báu mà ta đáng để tâm. Sau khi tạo
lập cac mới quan hệ mới phải duy trì và tương tác thường xuyên. Việc ngắt kết nối
trong một thời gian ngắn có thể ảnh hưởng đến tình cảm, độ thân thiết của các mối
quan hệ.

PHẦN III. KẾT LUẬN


Công dân số luôn là đề tài đáng quan tâm của mọi người, đặc biệt là trong thời đại
công nghệ thông tin phủ sóng. Nội dung trên là những quan điểm của tôi cùng với những
nguồn tham khảo chất lượng. Mong rằng sau bài tiểu luận, bạn có thể nhận biết được đặc
điểm của một công dân số và tự trả lời được câu hỏi “Tôi có phải một công dân số hay
không?”. Tôi cũng hy vọng mỗi người trong chúng ta đều là một công dân thời đại số để
không ai bị bỏ lại phía sau.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ, V. H., Phạm, H. C., Nguyễn, T. K. D., Phan, T. Đ., Trần, Đ. H., Mai, A. T.,
&Bùi, T. T. (2022). Cẩm nang phát triển năng lực số cho sinh viên. 186.

2. Đỗ, V. H., & Phan, A. Đ. (2022). Năng lực số. 330.

3. Long, N. V. (2016). Ứ ng d ụ ng công ngh ệ thông tin trong d ạ y h ọ c ngo ạ i ng


ữ : T ừ kinh nghi ệ m qu ố c t ế đế n th ự c t ạ i Vi ệ t Nam. 2, 36–47.

4. Phạm Thị Huyền Trang. (2021). Các Nghiên Cứu Về Mạng Xã Hội Trên Thế Giới
Và Ở Việt Nam. Tạp Chí Khoa Học - Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội, 51, 69–76.

5. Trịnh, B., & Lê, L. (2015). Mạng xã hội trực tuyến của giới trẻ ở đô thị hiện nay.
Tạp Chí Xã Hội Học, 1(129), 52–59.
http://ios.vass.gov.vn/noidung/tapchi/Documents/Baitapchi/TCXHH2015/So1/
So1_2015_TrinhHoaBinh_LeTheLinh.pdf

15
6. Bộ thông tin và truyền thông, Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử
(08/12/2021), “Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, chuẩn mực đạo đức cần thiết”, truy
cập từ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, chuẩn mực đạo đức cần thiết (abei.gov.vn)
7. Luật Việt Nam (06/09/2022), “Tài khoản định danh là gì mà ai cũng cần đăng kí?”
truy cập từ Tài khoản định danh điện tử là gì mà ai cũng cần đăng ký? (luatvietnam.vn)

8. The Bank chuyên gia tài chính của bạn (19/08/2022), “Cách mạng công nghiệp lần
3 và những thành tựu thời kỳ công nghệ số” truy cập từ Cách mạng công nghiệp lần 3 và
những thành tựu thời kỳ công nghệ số (thebank.vn)

9. VTV báo điện tử news (21/09/2023) “Sáng tạo nội dung: Số lượng nhiều nhưng
chưa đáp ứng yêu cầu”, truy cập từ Sáng tạo nội dung số: Số lượng nhiều nhưng chất lượng
chưa đáp ứng yêu cầu | VTV.VN

10. VTV báo điện tử news (28/04/2022), “Vì sao bạn nên giảm sử dụng điện thoại
mỗi ngày?”, truy cập từ Vì sao bạn nên giảm thời gian sử dụng điện thoại mỗi ngày? | VTV.VN

16

You might also like