You are on page 1of 30

Nhóm 7

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH

----o0o----

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

TÊN ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG 4.0 ĐẾN SINH VIÊN

NHÓM: 7
Nhóm 7

Thành phố Hồ Chí Minh, 5 tháng 07 năm 2023

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH

----o0o----

TÊN ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG 4.0 ĐẾN SINH VIÊN
Nhóm 7

Nhóm: 07 Giảng viên hướng dẫn:

Trưởng nhóm: Trần Gia Phú Phan Thị Thành

Thành viên:

1. Lê Thiên Nhy

2. Phùng Thị Kim Oanh

3. Phạm Diễm Phấn

4. Trần Thị Kim Nhung

5. Huỳnh Lê Tố Quyên

6. Hồ Xuân Phát

7. Phạm Xuân Minh Quân

8. Thái Hoàng Quân

9. Trần Minh Quang

Thành phố Hồ Chí Minh, 5 tháng 07 năm 2023

Lời cam đoan

Em/ chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận:Tác động của cách mạng 4.0 đến
sinh viên do cá nhân/nhóm 7 nghiên cứu và thực hiện.

Em/ chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.

Kết quả bài làm của đề tài Tác động của cách mạng 4.0 đến sinh viên là trung
thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác.

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

(Ký và ghi rõ họ tên)


Nhóm 7

Trần Gia Phú


Nhóm 7

PHẦN 1: MỤC LỤC

PHẦN 1: MỤC LỤC...........................................................................................3


PHẦN 2: MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................1
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu..........................................................................2
6. Kết cấu đề tài.................................................................................................2
PHẦN 3: NỘI DUNG..........................................................................................3
1. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0..............................................................3
1.1. Khái lược sự ra đời của các cuộc cách mạng công nghiệp.........................3
1.2. Bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0...................................................5
1.3. Một số thành tựu nổi bật của các quốc gia đang phát triển trên thế giới
trong kỉ nguyên 4.0............................................................................................6
2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN SINH VIÊN
...............................................................................................................................9
2.1. Tác động tích cực........................................................................................9
2.2. Tác động tiêu cực......................................................................................15
3. GIẢI PHÁP CHO SINH VIÊN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0.............................................................................17
PHẦN 4: KẾT LUẬN........................................................................................20
PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................21
PHẦN 6: PHỤ LỤC...........................................................................................22
Nhóm 7

PHẦN 2: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới chúng ta đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn trong lịch sử
đánh dấu những bước tiến quan trọng trong lịch sử. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp
đều để lại những thành quả vô cùng to lớn, là tiền đề cho những bước phát triển nhảy
vọt của nhân loại. Giờ đây chúng ta lại bắt đầu bước vào ngưỡng cửa của một cuộc
cách mạng công nghiệp mới - cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đây là cuộc cách
mạng sẽ làm thay đổi triệt để cách chúng ta sống, cách chúng ta làm việc và quan hệ
với nhau. Hiện chưa ai có thể lường trước được nó sẽ chuyển biến như thế nào, nhưng
có một điều chắc chắn rằng, chúng ta cần phảinắm bắt và định hình với cuộc cách
mạng này một cách đồng bộ, toàn diện, vớisự tham gia của tất cả các quốc gia trên thế
giới đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta hiện nay.
Cuộc Cách mạng 4.0 với nền tảng là sự hội tụ đáng kinh ngạc của những đột
phá công nghệ mới nổi, bao gồm các lĩnh vực trên quy mô rộng lớn có thể kểđến như
trí thông minh nhân tạo (AI), rô bốt, mạng lưới vạn vật kết nối internet(Internet of
things – IOT), các phương tiện không người lái, công nghệ in 3D, công nghệ nano,
công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng vàmáy tính lượng tử... đe
dọa trực tiếp tới việc làm của hàng triệu lao động. Từ những lí do đó, nhóm em đi vào
nghiên cứu đề tài: “Tác động của cách mạng 4.0 đến sinh viên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu, phân tích đặc điểm của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, chỉ ra ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng 4.0 đến sinh
viên. Từ đó, rút ra một số đề xuất giúp sinh viên đứng vững trước những tác động của
cuộc cách mạng 4.0. Đồng thời, thấy rõ được ý thức, trách nhiệm của mỗi sinh viên
hiện nay trước sự chuyển đổi của cuộc cách mạng to lớn đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động của cách mạng
công nghiệp 4.0 đến sinh viên
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu

1
Nhóm 7

Đề tài sử dụng thông tin được thu thập trêncác tài liệu, sách báo có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu. Tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu
theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài.Vận dụng sự hiểu biết cá nhân và các tài liệu tham
khảo.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Giúp sinh viên có cách tiếp cận toàn diện mới và thay đổi suy nghĩ, cách nhìn
nhận, tìm ra cách thức mới để biến những thách thức thành những tác động của kỉ
nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đặc biệt, các thế hệ trẻ hiện nay phải tiếp
tục nâng cao nhận thức và sự hiểu biết qua tất cả các lĩnh vực của xã hội, từ đó đẩy
mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước gắn với nền kinh tế tri thức hiện nay.
6. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bố cục tiểu luận đi vào tìm
hiểu 2 nội dung:
- Cách mạng công nghiệp 4.0
- Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến sinh viên

2
Nhóm 7

PHẦN 3: NỘI DUNG


1. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

1.1. Khái lược sự ra đời của các cuộc cách mạng công nghiệp.
Cách mạng công nghiệp là cách gọi của công việc phát triển khoa học kỹ thuật
đến một mức độ có thể làm thay đổi cách thức hoạt động của con người trong sản
xuất,theo hướng tích cực hơn.
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (Nửa cuối thế kỷ 18 - Nửa đầu thế kỷ
19)
Vào cuối kỷ 18 ở nước Anh, cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên trên thế
giới hạn bắt đầu xuất hiện.Thời gian này ở Anh nở rộ mô hình công nghiệp dệt may,
các máy móc hoạt động chủ yếu dựa vào sức nước làm điều đó hầu hết các nhà máy
đều được đặt ở gần sông, điều này gây ra một số bất tiện lớn, do đó vào năm 1784, một
phụ tá thí nghiệm tên JamesWatt đã phát minh ra máy hơi nước. Vào khoảng 1 năm
sau (1785) linh mục Edmund Cartwright đã sử dụng sức mạnh của máy hơi nướcđể tạo
ra máy may vải làm tăng hiệu suất sản xuất lên 40 lần.
Mặc dù động cơ hơi nước đã xuất hiện nhưng lúc này chất lượng của các
nguyên liệu sắt vẫn chưa đủ độ bền để có thể trả lời ứng dụng đang hoạt động lâu dài
của động cơ. Vào năm1885, Lò cao được Henry Bessemer phát minh có khả năng
luyện gang lỏng thành thép, một loại kim loại bền hơn so với thép và là thứ có thể đáp
ứng được các loại máy móc lúc bấy giờ.
Vào năm 1804, chiếc máy xe lửa chạy bằng hơi nước đầu tiên trên thế giới ra
đời, sau đó 3 năm, năm 1807 chiếc tàu thủy đầu tiên chạy bằng hơi nước của
RobertFulton chế tạo cũng ra đời, đánh dấu một bước tiến của ngành giao thông vận
tải.
Như vậy cuộc cách mạng công nghiệp 1.0 là đánh dấu sự ra đời của động cơ hơi
nước, thép và các loại máy móc sử dụng động cơ hơi nước. Biểu tưởng của cuộc cách
mạng này chính là động cơ hơi nước . Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp 1.0
là nó giúp con người tăng năng suất lao động, là nền tảng cho các loại máy móc hiện
đại mới ra đời.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (Thập kỷ 1860 – 1914)

3
Nhóm 7

Vào cuối thế kỷ 19, nền công nghiệp bắt đầu đối đầu với việc không được cung
cấp đủ hàng hóa cho thị trường rộng lớm (có thể là các phương tiện giao thông phát
triển thuận tiện,công việc vận chuyển trở nên nhanh hơn nên hàng hóa cũng được thúc
đẩy mạnh), Dây chuyền hàng loạt sản xuất là một ý tưởng mới và nó đòi hỏi phải có
một cuộc cải cách lớn.
Các phát minh về máy tính, máy tự động, hệ thống tự động, hệ thống điều khiển
ra đời, kèm theo đó là sự xuất hiện của vật liệu độ bền cao như Polyme cũng ra đời
làm cho nền công nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn, hàng hóa được sản xuất ra nhiều vô
kể, đáp ứng được mở rộng thị trường.
Như vậy cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 đã giúp tạo ra nhiều sản phẩm hơn
nhờ vào công việc sản xuất hàng loạt và áp dụng được các tiến bộ của khoa học kỹ.
Cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 giúp các sản phẩm có giá thành rẻ hơn, bền hơn, hoạt
động tốt hơn,… Và điều đặc biệt là nó là đà để phát triển nền kinh tế mạnh mẽ.
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (Thập kỷ 1960 – 1997)
Nền công nghiệp đang trên đà phát triển mạnh nhờ vào việc đã sản xuất hàng
loạt. Tuy nhiên vẫn còn cần sử dụng rất nhiều con người dùng để vận chuyển máy
móc, chi phí vận hành vẫn rất cao và sự cố có thể xảy ra do lỗi của con người. Vào
những năm 1970, một cuộc cách mạng nữa đã xảy ra, đó là cuộc cách mạng của sản
xuất tự độngvới sự gắn kết của thiết bị điện tử, máy tính và Internet
Những năm trước đó là sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính
cá nhân và Internet. Chính sự phát triển của những tiến bộ công nghệ đã tạo tiền đề
cho cách mạng 3.0.
Đến cuối thế kỷ 20, cách mạng công nghiệp 3.0 mở rộng khắp thế giới, mang sự
kết nối thông tin mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển vượt bậc của Internet và các tiến bộ
tiến công nghệ thông tin điện tử.
Như vậy, cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 là sự đánh dấu của tự động hóa công
nghiệp và kết nối thông tin liên lạc thông suốt. Nhờ vào Internet, cuộc cách mạng này
đã trở thành tiền đề cho sự mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Đầu thế kỷ 21)
Kể từ năm 2013, từ khóa “Công nghiệp 4.0” hay “Cuộc cách mạng 4.0” bắt đầu
nổi lên như một xu hướng. Xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến

4
Nhóm 7

chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa trong ngành sản xuất mà không cần quá nhiều
sự can thiệp của con người.
Cuộc cách mạng này không phải là cuộc cách mạng “vật chất” như 3 cuộc cách
mạng trước, nó là cuộc cách mạng số, sử dụng trí tuệ nhân tạo để điều khiển và làm
kết nối máy móc với nhau. Các từ khóa như IOT (Internet vạn vật), AI (trí tuệ nhân
tạo), VR( thực tế ảo),AR (tương tác thực tế ảo), Social (mạng xã hội), điện toán đám
mây, công nghệ in 3D, di động, Big data (dữ liệu lớn),…. là công nghệ số đại diện cho
cuộc cách mạng ngày nay.
Robot sử dụng công nghệ AIsẽ thay thế được con người trong hầu hết các công
việc yêu cầu độ chính xác cao, khả năng ghi nhớ của Robot cũng rất cao do đó nó có
thể thực hiện các thao tác một cách chính xác và che chở mạnh mẽ. Thế hệ xe không
người lái xe cũng sẽ được phát triển để giúp người lái xe an toàn hơn và còn hàng trăm
công việc có thể được giải quyết theo một cách tốt hơn.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng của công nghệ. Các doanh
nghiệp sử dụng tối đa công nghệ vào doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận thấy hoạt động
của doanh nghiệp trở nên logic hơn, các thông số dữ liệu nắm bắt chính xác hơn và
hơn hết nó giúp cho doanh nghiệp giải quyết được nhiều rủi ro, tăng nhanh lợi nhuận,
dễ dàng quản lý,…
1.2. Bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0
Bản chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất
cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn
mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ
sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,...
Cuộc CMCN thứ 4 hay Công nghiệp 4.0, là xu hướng hiện tại của tự động hóa và
trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng
Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây.
Cuộc CMCN lần thứ 4 không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và
được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời là các làn sóng của
những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công
nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử.
Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các "nhà máy thông
minh" hay “nhà máy số”. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lý

5
Nhóm 7

không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật
lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con
người theo thời gian thực, và thông qua IoS thì người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi
giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này.
Tất cả những sự phát triển và công nghệ mới đều có một đặc điểm chung: đó là
tận dụng sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin. Tất cả những đổi mới
được mô tả trong chương này được kích hoạt và được tăng cường nhờ sức mạnh kỹ
thuật số. Ví dụ, việc giải mã trình tự gen không thể được thực hiện nếu thiếu tiến bộ
trong sức mạnh tính toán và phân tích dữ liệu. Tương tự vậy, những con rô bốt cao cấp
sẽ không tồn tại mà không có trí thông minh nhân tạo, mà trong đó, bản thân trí thông
minh nhân tạo lại phần lớn phụ thuộc vào sức mạnh điện toán.
Để xác định các xu thế lớn và truyền đạt cái nhìn bao quát về các yếu tố thúc đẩy
công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tôi đã chia danh sách các yếu
tố thành ba nhóm: vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cả ba nhóm đều liên quan chặt chẽ
với nhau và các công nghệ khác nhau đều hưởng lợi từ mỗi nhóm dựa trên những
khám phá và tiến bộ mà các nhóm này tạo ra.
1.3. Một số thành tựu nổi bật của các quốc gia đang phát triển trên thế giới
trong kỉ nguyên 4.0
Thứ nhất, có nhiều phương tiện tự lái khác ngày càng được ra đời baogồm: xe
hơi, xe tải, thiết bị bay không người lái, máy bay và tàu thuyền đang dần được chạy
thử nghiệm. Khi các công nghệ như những cảm biến và trí tuệ nhân tạo phát triển, khả
năng của tất cả 11 các phương tiện tự vận hành này cũng được cải thiện với tốc độ
nhanh chóng. Khi những thiết bị bay không người lái có khả năng cảm nhận và phản
ứng với môi trường (thay đổi định tuyến để tránh va chạm), nó có thể thực hiện những
nhiệm vụ như kiểm tra đường dây tải điện hoặc cung cấp vật tư y tế trong vùng chiến
tranh. Ví dụ, trong nông nghiệp, việc sử dụng thiết bị bay không người lái – kết hợp
với phân tích dữ liệu – sẽ cho phép sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và nước chính xác
và hiệu quả hơn.
Thứ hai, công nghệ in 3D hay còn được gọi là công nghệ sản xuất đắpdần
(additive manufacturing). Đó là công việc tạo ra một đối tượng vật lý bằngcách in ra
từng lớp từ một bản vẽ kỹ thuật số 3D hoặc một mô hình có trước. Công nghệ này
khác hoàn toàn so với sản xuất cắt gọt vẫn thường được dùng để chế tạo từ trước tới
nay, mà theo đó từng lớp sẽ được loại bỏ khỏi một khối vật liệu ban đầu cho đến khi

6
Nhóm 7

thu được hình dạng mong muốn. Ngược lại, công nghệ in 3D bắt đầu với vật liệu rời
và sau đó tạo nên một vật thể dưới dạng ba chiều từ một mẫu kỹ thuật số. Công nghệ
này đang được sử dụng trong một loạt các ứng dụng, từ những ứng dụng với kích
thước lớn (tua-bin gió) đến nhỏ (cấy ghép yhọc). Hiện nay, nó chủ yếu bị giới hạn
trong các ngành công nghiệp chế tạo máy móc tự động, hàng không vũ trụ và y tế.
Không giống như các loại hàng hóa được sản xuất hàng loạt, các sản phẩm in 3D có
thể được tùy chỉnh dễ dàng. Khi mà những hạn chế hiện tại về kích thước, chi phí và
tốc độ đang dần được khắc phục,công nghệ in 3D sẽ trở nên phổ biến hơn, áp dụng đổi
với cả các thành phần điệntử tích hợp như bảng mạch in và thậm chí cả các tế bào và
cơ quan của con người.

Hình 1.3.1 Công nghệ in 3D trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu nghiên cứu về công nghệ 4D, một quá trình tạo
ra một thế hệ mới các sản phẩm có khả năng tự biến chuyển để đáp ứng với những
thay đổi môi trường như nhiệt độ và độ ẩm. Công nghệ này có thể được sử dụng trong
sản xuất quần áo và giày dép, cũng như những sản phẩm liên quan đến sức khoẻ như
các mô cấy được thiết kế để thích ứng với cơ thể con người.
Thứ ba, một trong những cây cầu chính kết nối các ứng dụng vật lý và kỹ thuật
số được tạo ra bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là mạng lưới vạn vật kết nối
Internet (IoT) – đôi khi được gọi là “Internet kết nối vạn vật”. Ở dạng đơn giản nhất,
nó có thể được mô tả như một mối quan hệ giữa các sự vật (các sản phẩm, dịch vụ, địa

7
Nhóm 7

điểm, v.v) và con người, thông qua các công nghệ kết nối và các nền tảng khác nhau.
Trong quá trình đó, mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT) sẽ có những tác động biến
đổi trên tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất đến cơ sở hạ tầng cho tới chăm sóc
sức khỏe. Xem xét việc giám sát từ xa – một ứng dụng phổ biến của IoT. Bất kỳ một
kiện, pa-lét hay container nào giờ đâu cũng có thể được trang bị một thẻ cảm ứng, máy
phát hoặc thiết bị nhận dạng tần số sóng vô tuyến (RFID) cho phép công ty có thể theo
dõi nó đang di chuyển đến đâu trong chuỗi cung ứng – nó hoạt động như thế nào, được
sử dụng như thế nào... Tương tự, khách hàng có thể liên tục theo dõi (hầu như là ở thời
gian thực) tiến độ của gói hàng hay tài liệu mà họ đang mong đợi. Đối với các công ty
đang kinh doanh có chuỗi cung ứng dài và phức tạp, đây là sự đổi mới. Trong tương lai
gần, những hệ thống giám sát tương tự cũng sẽ được áp dụng trong việc di chuyển và
theo dõi con người.

8
Nhóm 7

Hình 1.3.1 Các phát minh của thế giới


Thứ tư, đó là những sáng kiến trong lĩnh vực sinh học – và đặc biệt tronglĩnh
vực di truyền – đều vô cùng ngoạn mục. Trong những năm gần đây, chúngta đã và
đang đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm chi phí và ngàycàng dễ dàng hơn
trong giải mã trình tự gen, và gần đây, là việc kích hoạt haychỉnh sửa gen. Phải mất
hơn 10 năm, với chi phí 2,7 tỷ đô la, để hoàn thành Dựán Bộ Gen người. Ngày nay,
một bộ gien có thể được giải mã chỉ trong vài giờvà chi phí không tới một ngàn đô la.
Với những tiến bộ trong sức mạnh máy tính, các nhà khoa học không còn phải giải mã
bằng các phép thử đúng sai; thay vào đó, giờ đây, họ thử nghiệm cách thức các biến dị
gen gây ra các bệnh lý đặc thù.
Hiện tại, hệ thống siêu máy tính Watson của IBM có thể giúp đưa ra khuyến
nghị, chỉ trong vài phút, về các phương pháp điều trị cá nhân cho các bệnh nhân ung
thư bằng cách so sánh lịch sử bệnh lý và quy trình điều trị, kết quả chụp cắt lớp và dữ
liệu di truyền với (gần như) tất cả những kiến thức y học cập nhật trên toàn cầu. Trở lại
với vấn đề chỉnh sửa di truyền, mà hiện nay được thực hiện dễ hơn với việc xác định
bộ gen người ngay trong phôi sống, có nghĩa là chúng ta có thể thấy sự ra đời của các
em bé “được thiết kế” trong tương lai – những em bé sở hữu những nét đặc thù hoặc
có khả năng kháng một loại bệnh cụ thể. Không cần phải nói, các cuộc tranh luận về
cơ hội và thách thức của những khả năng này đang diễn ra. Đáng chú ý, vào tháng 12
năm 2015, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia và Học viện Y khoa Quốc gia của Mỹ,
Viện Khoa học Trung Quốc và Hội Hoàng gia Anh đã triệu tập một Hội nghị thượng
đỉnh quốc tế về chỉnh sửa gen người. Dù có các cuộc thảo luận như vậy, chúng ta vẫn
chưa sẵn sàng đối mặt với thực tế và hậu quả của những kỹ thuật di truyền mới nhất
này, cho dù nó đang xuất hiện. Những thách thức về xã hội, y tế, đạo đức và tâm lý mà
nó đặt ra là rất lớn và cần phải được giải quyết, hoặc ít nhất, là phải được đề cập đến
mộtcách thích đáng.
2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN SINH VIÊN
2.1. Tác động tích cực
Đối với sinh viên
Vì bản chất của cuộc cách mạng này là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết
nối và dữ liệu lớn, nên trong giáo dục, những yếu tố này hoàn toàn có khả năng được
áp dụng một cách có hiệu quả nếu các nhà quản lí giáo dục, đội ngũ giảng viên biết sử
dụng hợp lí những tác động tích cực của cuộc cách mạng này. Trên thế giới, người

9
Nhóm 7

máy hay trí tuệ nhân tạo đã được sử dụng trong giáo dục hòa nhập cho trẻ em tự kỉ, mở
ra một kỉ nguyên mới trong lĩnh vực này.
Việt Nam là quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ nguồn lực internet. Việc truy
cập internet hiện nay trở nên rất thông dụng đối với mọi người, đây là điều kiện dễ
dàng nhất để tìm kiếm kho dữ liệu thông tin khổng lồ trên thế giới và ở Việt Nam, là
điều kiện rất thuận lợi cho giáo dục tại các trường đại học hiện nay. sinh viên cũng có
thể dễ dàng tìm kiếm những tri thức cần có thông qua thiết bị bắt wifi, di động thông
minh, laptop, máy tính bảng... để tự tìm hiểu kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV và
hoàn thành được mục tiêu giáo dục của mình.
Hơn nữa, đây cũng là nhân tố đạt được mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà
nước ta đề ra, nhằm xây dựng một nền giáo dục đại học “đào tạo và tự đào tạo. Hơn
nữa, ngoài nguồn kiến thức vô cùng rộng lớn đó, sinh viên tiếp cận được những tài liệu
bằng tiếng nước ngoài để có những góc nhìn sâu sắc, đa chiều về vấn đề tiếp cận. Điều
này hình thành sinh viên kĩ năng tìm kiếm và chọn lọc các thông tin, xây dựng kĩ năng
tư duy phản biện. Nguồn tài liệu phong phú, đa chiều sẽ phục vụ đắc lực cho việc học
tập của sinh viên hiện nay.
Xu thế cách mạng công nghệ hiện nay đòi hỏi sinh viên phải là người chủ động,
tích cực học tập và rèn luyện bản thân, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của
mình. Việc quản lí của giáo viên đối với sinh viên không còn bị gò bó, thậm chí GV
chỉ là người hướng dẫn, định hướng việc học tập của sinh viên. Phương pháp học tập
của chính sinh viên cần phải thay đổi để thích ứng với thời đại số, dữ liệu và vạn vật
kết nối. Các em có thể học tập, lĩnh hội kiến thức bằng những phương pháp mở rộng,
tự do, sáng tạo và vô cùng linh hoạt, chủ động học ở bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu,
như vậy sẽ kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng của sinh viên hơn là việc học
thuộc lòng để “trả bài” một cách hình thức. Xây dựng một phương pháp học tập phù
hợp với xã hội hiện đại là điều kiện để các em tiếp cận với nhiều tri thức khoa học
trong cùng một thời gian học tập. Nội dung học tập của sinh viên cũng cần thay đổi,
không còn gò bó, khép kín trong đề cương môn học nặng về lí thuyết; được bổ sung,
hoàn thiện và luôn luôn đổi mới, đáp ứng được sự thay đổi về tri thức khoa học trên
thế giới và ở Việt Nam. Đây cũng là một trong những yếu tố khác biệt mà CMCN 4.0
đem lại cho giáo dục, mở rộng, tối đa các lĩnh vực giáo dục, tạo điều kiện cho việc
thay đổi phương pháp và nội dung học tập của sinh viên.

10
Nhóm 7

Tác động rõ ràng nhất của CMCN 4.0 là trí tuệ nhân tạo và sự xuất hiện của
robot có thể thay thế con người về khả năng tính toán, ghi nhớ, phân tích cùng hiệu
suất công việc cao. Theo đó, nhu cầu về nguồn nhân lực có tay nghề cao, tư duy sáng
tạo, thực hiện những công việc phức tạp, làm chủ máy móc lại tăng lên. Điều này sẽ
tác động trực tiếp tới nguồn lao động trong những năm tới - chính là những sinh viên
đang học tập hôm nay.
Một trong những tác động của CMCN 4.0 đến sinh viên là sự lựa chọn ngành
nghề theo học. Để thích ứng với thời đại CMCN 4.0 thì nhu cầu nhân lực về công nghệ
thông tin, an ninh mạng, công nghệ sinh học... sẽ tăng cao. Điều này là cơ hội cũng
như là thách thức đối với sinh viên, đòi hỏi sự nỗ lực cao của chính họ, bởi vì ngoài
kiến thức chuyên ngành, các em còn cần trang bị thêm các kĩ năng liên quan khác,
đồng thời phải thích ứng với những phương pháp học tập mới. Bên cạnh đó, những
nhóm ngành về xã hội - nhân văn, sáng tạo nghệ thuật... cũng có nhiều cơ hội phát
triển vì robot khó có thể thay thế hoàn toàn con người trong những lĩnh vực này.
CMCN 4.0 đã tác động mạnh đến nền giáo dục ở mỗi nước khiến ranh giới giữa
các ngành học sẽ không còn rõ ràng mà phải hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau. Vì vậy, đây
là cơ hội để sinh viên chủ động tích lũy tri thức, làm chủ công nghệ, cập nhật kịp thời
những ứng dụng tiến bộ của khoa học kĩ thuật mới nhất để có thể cạnh tranh về
việc làm trong kỉ nguyên toàn cầu hóa. Ngoài ra, trau dồi ngoại ngữ là một yêu cầu
không thể thiếu trong thời kì CMCN 4.0, giúp sinh viên dễ dàng tìm kiếm cơ hội
học tập và việc làm hấp dẫn, nhất là trong xu thế “đa quốc gia hóa” của các công ty lớn
như hiện nay. Đây là cơ hội để mở rộng sự hiểu biết cũng như quan hệ trong và
ngoài nước, giúp các em có nhiều trải nghiệm để hoàn thiện bản thân, trở thành
“những công dân toàn cầu” năng động, sáng tạo và tràn đầy nhiệt huyết.
Đối với môi trường học tập của sinh viên và phương thức giảng dạy cho
sinh viên.
Vai trò và sứ mạng
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ, làm thay đổi vai trò của
các trường đại học trong xã hội. Các trường đại học đang chuyển từ vai trò là nền tảng
cung cấp tri thức cho xã hội sang vai trò phải thích ứng với xã hội, giải quyết các vấn
đề của xã hội. Các Trường đại học phải trang bị cho sinh viên về kiến thức chuyen
ngành cùng các kỹ năng giải quyết vấn đề (problem solving), kỹ năng ra quyết định
(decision making)... và cho phép họ tham gia vào môi trường làm việc thực để họ có

11
Nhóm 7

thể áp dụng và thử nghiệm các kết quả học tập và nghiên cứu của mình để vừa nâng
cao kiến thức và kinh nghiệm, vừa giải quyết các vướng mắc trong thực tế.
Sự thay đổi về thứ tự ưu tiên các ngành nghề, ảnh hưởng của toàn cầu hóa, sự
thay đổi nhanh chóng của công nghệ đang tạo áp lực lớn đòi hỏi các trường đại học
phải xem lại vai trò của họ và những giá trị mà họ mang lại cho các sinh viên và cho
toàn xã hội.
Đây có thể là một trong những mô hình của đại học trong tương lai được gọi là
Đại học 4.0 (University 4.0). Trong giai đoạn này các trường đại học sẽ kết nối mạnh
mẽ với các doanh nghiệp và cộng đồng xung quanh và làm tốt nhất những gì có thể
cho các sinh viên, doanh nghiệp và cho toàn xã hội
Đại học phải thích ứng với các yêu cầu của xã hội
Các trường đại học trong tương lai sẽ tạo điều kiện cho sinh viên có thể học trực
tuyến ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào và cố gắng thỏa mãn các yêu cầu chính đáng của
người học. Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, sinh viên có thể học kết hợp nhiều phương
thức khác nhau từ học tập trung, kết hợp học tập trung với học qua mạng hoặc học
hoàn toàn qua mạng.
Trong tương lai, các trường đại học sẽ hướng tới cung cấp nhiều bằng cấp cùng
một lúc với thời gian học tập ngày càng rút ngắn. Đồng thời trang bị thêm cho sinh
viên nhiều các kỹ năng khác để vừa hoàn thành tốt công việc được giao nhưng cũng
sẵn sàng để thay đổi công việc khi cần. Các trường đại học sẽ phối hợp với các doanh
nghiệp để thiết kế nội dung học tập nhằm đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng các yêu
cầu của ngành nghề và người lao động. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên vẫn tiếp tục được
bồi dưỡng, cập nhật kiến thức ở trường đại học để đáp ứng yêu cầu hiện tại và tương
lai thông qua các phương thức khác nhau và thông qua mạng lưới các cựu sinh viên
của trường.
Trường đại học là hạt nhân cho sự hợp tác
Các trường đại học sẽ phải phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để nghiên
cứu giải quyết các vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp. Trường đại học không chỉ là
các trung tâm nghiên cứu, trang bị kiến thức mà còn là nơi gắn nhu cầu và lợi ích của
các doanh nghiệp, các nhà tư vấn, nhà đầu tư và các cơ quan của chính phủ. Thông qua
mối quan hệ chặt chẽ này các ý tưởng sáng tạo được thực hiện và áp dụng vào thực

12
Nhóm 7

tiễn một cách nhanh nhất. Cũng thông qua mối quan hệ này mà sinh viên ra trường
luôn có các kỹ năng phù hợp với yêu cầu của công việc trong tương lai.
Chẳng hạn như bạn là một sinh viên IT của một trường trong thành phố, bạn sẽ
được học tập trong một môi trường thực tế kết nối số giống như "phòng thí nghiệm
sống", nó cho phép bạn thử nghiệm áp dụng các kiến thức học được vào ngay cho việc
qui hoạch, xây dựng thành phố thông minh. Sinh viên ngành thể thao có thể tham gia
cùng mọi hoạt động của các vận động viên chuyên nghiệp trong luyện tập, thu thập và
phân tích dữ liệu và đưa ra các giải pháp luyện tập để nâng cao thành tích và sức khỏe.
Ngày nay, mối quan hệ giữa của Nhà nước, các doanh nghiệp và các trường đại
học đã thay đổi nhiều. Sự thay đổi như vũ bão của khoa học và công nghệ đang đặt ra
những yêu cầu mới đối với lực lượng lao động. Chỉ những trường nào thay đổi để đáp
ứng với yêu cầu của cách mạng (đại học số) sẽ tồn tại trong môi trường cạnh tranh ở
cả trong nước và quốc tế. Sự thay đổi này cần phải diễn ra ở mọi lĩnh vực từ giảng dạy,
nghiên cứu khoa học, cho đến quản lý hành chính.
Giảng dạy trong đại học 4.0
Sinh viên thời đại 4.0 là sản phẩm của thế hệ số. Họ có thể kết nối học tập qua
mạng xã hội, truy cập điện toán đám, khai thác dữ liệu lớn bằng điện thoại di động
24/7. Người học không phụ thuộc vào không gian và thời gian, điều đó cho phép họ
chủ động học tập một cách linh hoạt. Ngày nay có rất nhiều các phương thức học mới
như E-books, mô phỏng máy tính, video tương tác và game online phục vụ cho học
tập. Nhờ đó mà sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách trực giác thông qua mô
phỏng các quá trình phức tạp và đánh giá các kết quả một cách dễ dàng.
Toàn cầu hóa đã giúp các trường đại học có thể phổ biến các nội dung giảng
dạy của họ đến đông đảo các đối tượng người học khác nhau thông qua Internet. Ngày
nay, bất cứ trường đại học nào cũng có thể trở thành đại học toàn cầu, họ không chỉ
thu hút sinh viên trong nước mà còn có khả năng thu hút nhiều sinh viên quốc tế.
Cá nhân hóa việc học tập cũng là một đặc điểm nổi trội trong kỷ nguyên số hóa.
Thông qua E-learning, một sinh viên có thể chọn lựa những môn học phù hợp thay vì
phải tiếp thu một khối lượng kiến thức nặng nề, bắt buộc trong các khóa học truyền
thống. Hơn nữa, thông qua học trực tuyến, cá nhân có thể điều chỉnh tiến độ học tập
cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình. Các trường đại học phải hướng đến
việc thỏa thuận với sinh viên về kế hoạch học tập sao cho phù hợp với từng người và

13
Nhóm 7

hướng dẫn họ thực hiện từng bước cho đến hết khóa học. Dùng trí tuệ nhân tạo AI
phân tích hồ sơ và kết quả học tập trước đây của sinh viên, nhà trường có thể đưa ra lộ
trình học tập vừa phù hợp với hoàn cảnh hiện tại vừa có thể chuẩn bị cho việc học tập
tiếp theo trong tương lai. Các khóa học luôn có sự kết hợp giữa E-learning và học
truyền thống, trong đó vai trò của giảng viên sẽ thay đổi từ vị trí một chuyên gia cung
cấp kiến thức sang vai trò là người hướng dẫn khoa học và người điều phối việc học
tập của sinh viên.
Nghiên cứu trong đại học 4.0
Trong đại học 4.0, giảng viên và sinh viên có thể tiến hành nghiên cứu khoa học
ở mọi lúc, mọi nơi với nhiều cách thức mới. Đại học số cho phép kết nối các nhà khoa
học ở các trường đại học, viện nghiên cứu khác nhau để hình thành nên những nhóm
nghiên cứu có cùng một mối quan tâm. Các nhóm nghiên cứu ảo này sẽ tuyển dụng
các ứng viên thích hợp, phân công trách nhiệm, đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu qua
mạng Internet. Việc trao đổi học thuật, chia sẻ tài liệu, thậm chí các trang thiết bị thí
nghiệm qua môi trường mạng sẽ làm đơn giản hóa việc đầu tư và đẩy nhanh quá trình
nghiên cứu. Thông qua Internet, không chỉ các dữ liệu đã qua xử lý mà cả dữ liệu thô
cũng đều được chia sẻ rộng rãi giữa các nhà nghiên cứu. Sử dụng mạng Internet và các
công cụ IT khác cho phép quản lý tốt và hiệu quả các dự án nghiên cứu lớn, phức tạp.
Quản lý trong các đại học 4.0
Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động nhanh chóng về ngành
nghề, số lượng và chất lượng của lực lượng lao động liên tục thay đổi thì việc thu thập,
phân tích dữ liệu để đưa ra các thông tin phục vụ cho quá trình đào tạo là cực kỳ quan
trọng. Các trường đại học nhất định phải có CIO (Chief Information Officer) or CDO
(Chief Digitizing Officer). Đây là những người điều hành chiến lược số hóa và áp
dụng CNTT, xây dựng hạ tầng CNTT, thu thập dữ liệu, phân tích và xử lý dữ liệu để
phục vụ công tác quản lý, hỗ trợ cho tất cả các nhóm cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên
cứu, quản lý đào tạo và các công việc khác (hỗ trợ sinh viên, tài chính, hành chính
quản trị…).
Quá trình số hóa sẽ tác động vào mọi mặt hoat động của nhà trường từ sự thay
đổi về văn hóa công sở, cách thức quản lý và phối hợp trong công việc của các phòng
ban khoa, trình độ công nghệ thông tin của cán bộ giảng dạy nghiên cứu cho đến hạ
tầng công nghệ phục vụ đào tạo. Các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, hiện đại
hóa nhờ áp dụng công nghệ dữ liệu lớn và công nghệ trí tuệ nhân tạo. Đây là một quá

14
Nhóm 7

trình lâu dài, trường đại học phải xây dựng một kế hoạch xuyên suốt và lộ trình rõ ràng
cho các bước thực hiện. Nó đòi hỏi phải có sự quản lý tập trung, dữ liệu phải được
chuẩn hóa, sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu tiên tiến để đưa ra các quyết
định chính xác từ khâu tuyển sinh, quá trình đào tạo, quản lý sinh viên đã tốt nghiệp.
Vấn đề bảo mật, bản quyền dữ liệu, quyền riêng tư của cá nhân và tổ chức cũng cần
được hoàn thiện không chỉ ở các đơn vị trong trường mà cần đồng bộ hóa với các
trường, viện nghiên cứu, doanh nghiệp đối tác và các cơ quan quản lý cả trong và
ngoài nước
Chiến lược phát triển đại học 4.0
Cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra với tốc độ khác nhau ở các quốc gia trên thế
giới, nó đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của sản xuất, đời sống kinh tế xã hội. Đại
học 4.0 phải dựa trên những thành tựu của quá trình số hóa từ cơ sở hạ tầng, kết nối dữ
liệu, cho đến việc trang bị kiến thức công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý,
giảng viên và sinh viên và các đối tác. Mỗi trường đại học cần phải có một chiến lược
phát triển số hóa trong từng đơn vị của nhà trường và được tích hợp vào kế hoạch tổng
của toàn trường để xây dựng một chiến lược số hóa hoàn chỉnh. Tùy thuộc vào mô
hình của từng trường đại học mà xây dựng cho mình một chiến lược phù hợp. Một số
trường đại học định hướng tự xây dựng, một số trường lại đặt mình trong mạng lưới
các cơ sở đào tạo và nghiên cứu quốc tế, kết nối để tận dụng và chia sẻ cơ sở vật chất
và các nguồn lực. Các trường đi theo mô hình nào không quan trọng bằng việc xác
định phạm vi của chiến lược phát triển đến đâu và đặc biệt là cần phải xây dựng chuẩn
đầu ra cho các ngành nghề đào tạo, thiết lập được những năng lực cốt lõi cần thiết, đáp
ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ cách mạng 4.0. Một số nội dung các cơ sở đào
tạo cần nghiên cứu để phát triển theo mô hình đại học 4.0 bao gồm:
* Không gian học tập đáp ứng yêu cầu mọi lúc, mọi nơi (Trong trường, ngoài
trường, ở các doanh nghiệp).
* Các phương pháp giảng dạy và học tập kết hợp cả tại chỗ và qua mạng nhằm
phát huy tối đa tính tích cực, khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học.
* Chương trình đào tạo (Kiến thức vừa sâu vừa rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực,
thời gian rút ngắn lại)
* Vai trò và vị trí của Trường đại học (Chuyển từ áp đặt kiến thức đối với người
học sang việc thỏa thuận, hợp tác với người học. Trường đại học là trung tâm kết nối

15
Nhóm 7

các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý thích ứng nhu cầu của
xã hội).

Hình 2.1 Hình thức học online

2.2. Tác động tiêu cực


Ảnh hưởng tới thể chất, tinh thần.
Công nghệ Internet giúp sinh viên có thể dễ dàng điều khiển mọi hoạt động cần
thiết như học tập, quét dọn, nấu ăn… ngay cả khi đang ngồi trên ghế. Dần dần, sinh
viên sẽ ít hoạt động, tập thể dục hơn và sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe như béo phì.
Việc tiếp xúc với quá nhiều thoại thông minh và máy tính gây suy giảm thị lực
ở phần đông giới trẻ.
Việc quá quan tâm tới các mạng xã hội, các mối quan hệ ảo trên internet khiến
sinh viên xa rời thực tế, trở nên thờ ơ, vô cảm với người thân, với xã hội
Tỉ lệ thất nghiệp gia tăng
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời, kéo theo sự bùng nổ của trí tuệ nhân
tạo. Khi robot và tự động hóa lên ngôi, hàng triều người sẽ rơi vào cảnh tốt nghiệp, đặc
biệt là những sinh viên ngành vận tải, kế toán, môi giới bất động sản, hay bảo hiểm.
Một con robot có thẻ tính toán số liệu cho một công ty nhanh bằng hàng trăm nhân
viên kế toán, robot cũng có thể tổng hợp những dữ liệu về bất động sản trong vòng 10
năm chỉ trong 5s và đưa ra ra dự báo chính xác gấp nhiều lần so với một cử nhân
chuyên ngành bất động sản.

16
Nhóm 7

Không chỉ vậy, công nghiệp 4.0 cũng khiến cho con người trên khắp thế giới
kết nối với nhau, các công ty có thể thoải mái lựa chọn nhân lực hàng đầu từ khắp
quốc gia trên thế giới
Con người dần dần bị máy móc thay thế. Nhiều công việc được dự đoán sẽ biến
mất trước năm 2030 do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo:

 Công nhân trong nhà máy sản xuất dây chuyền


 Nhân viên phục vụ trong các quán ăn nhanh
 Thủ thư
 Nhân viên chăm sóc khách hàng
 Biên, phiên dịch
Khó khăn trong việc bắt kịp với thời đại, với thế giới
Thế giới trong thời đại cộng nghiệp 4.0 thay đổi chóng mặt, mỗi ngày mới lại
có những phát minh mới. Trong 10, 20 năm tới đây, con người sẽ làm những công việc
mà bây giờ họ thậm chí còn chưa biết chúng là gì. Nếu sinh viên còn ngồi trên ghế nhà
trường, phụ thuộc hoàn toàn vào những cuốn giáo trình được soạn cách đây hàng thập
kỉ, họ sẽ là ai khi bước ra thế giới đang không ngừng biến đổi ngoài kia?
Chưa có nhiều kiến thức về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Chúng ta đều cho rằng người trẻ nói chung và sinh viên nói riêng là những
người hiểu rõ nhất về thời đại 4.0 bây giờ. Sinh viên sử dụng rất nhiều công nghệ tiên
tiến, nhanh chóng cập nhật các xu hướng mới nhất. Tuy nhiên, kiến thức về những
phát minh này của họ không nhiều.
Sinh viên không thực sự nắm bắt được những xu hướng phát triển, tiềm năng
của các phát minh. Những sản phẩm được đưa vào sử dụng trong đời sống hàng ngày
đã trải qua thời gian thử nghiệm lâu dài. Trái lại, những thử nghiệm mới không thu hút
được nhiều sự chú ý. Để thực sự là người dẫn đầu, nắm bắt những chi tiết mới nhất
mới là lợi thế cạnh tranh.
Kỹ năng, kiến thức khó theo kịp sự thay đổi
Những phát minh công nghệ ra đời từng tuần, từng ngày, từng giờ, thậm chí
từng giây. Mỗi phát minh nhỏ có thể khiến bạn không chú ý đến. Nhưng từng phát
minh nhỏ kết hợp sẽ đem đến những phát minh bùng nổ, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ.
Và khi bạn nhận ra thì đã quá muộn.

17
Nhóm 7

Chương trình học tại các trường đại học khó lòng thích nghi với từng thay đổi
nhỏ, nhưng vì vậy, gặp khó khăn khi đáp ứng những thay đổi lớn. Việc cập nhật giáo
trình học tốn nhiều thời gian, không thể theo kịp các thay đổi. Kể cả khi đã cập nhật,
những thay đổi diễn ra từng phút sẽ khiến việc cập nhật trở nên lỗi thời.
Giáo dục bậc đại học khó có thể trang bị sinh viên với những kiến thức, kỹ năng
theo kịp thời đại. Sinh viên bước ra khỏi cánh trường đại học gặp nhiều khó khăn trong
việc thích ứng với các yêu cầu của thị trường.
3. GIẢI PHÁP CHO SINH VIÊN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động sâu rộng tới nhận thức,
cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị, quan hệ giữa các dân tộc, tạo ra những cơ hội và
những thách thức đối với mỗi quốc gia trong thời đại ngày nay. Trong đó, với vai trò
của nguồn nhân lực trẻ, sinh viên đang đứng trước cơ hội nắm bắt công nghệ để có thể
đương đầu với thách thức khi nước ta thực sự bước vào cuộc cách mạng công nghiệp,
nắm bắt chìa khóa mở ra cánh cửa bước vào sân chơi toàn cầu hóa.
Do vậy để tránh những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng 4.0, mỗi sinh viên
cần:
Một là, nhận thức sâu sắc về tác động, ảnh hưởng to lớn của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng này sẽ tạo ra động lực mới để thúc đẩy mạnh
mẽ nền kinh tế nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ chuyển sang nền kinh tế tri thức, sang xã
hội “thông minh”. Sự giao thoa và hội tụ các lĩnh vực công nghệ cao sẽ xóa mờ dần
ranh giới giữa các khâu/công đoạn, quy trình sản xuất, đặc biệt là các khâu thiết kế, gia
công, lắp ráp và chế tạo ra sản phẩm, từ đó sản xuất sẽ đạt trình độ rất cao, tối ưu hóa
cao, làm cho lợi ích kinh tế ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, cách mạng
công nghiệp 4.0 sẽ phân cực lực lượng lao động, nguy cơ thất nghiệp gia tăng không
chỉ của người nghèo và ở nước nghèo. Do đó, các quốc gia muốn tiến vào cuộc cách
mạng công nghiệp này đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng
ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng vào thực tiễn sản
xuất để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển đặt ra. Chính vì vậy, ngay từ trên giảng
đường đại học, sinh viên phải chủ động tích lũy tri thức về công nghệ thông tin, chủ
động cập nhật kịp thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất của thế
giới vào học tập, công tác và cuộc sống.

18
Nhóm 7

Hai là, ứng dụng thành tựu của cách mạng 4.0 trong học tập, nghiên cứu: Kết
nối internet toàn cầu mang lại cho mỗi cá nhân nguồn tài nguyên khổng lồ, vô vàn cơ
hội tìm kiếm thông tin, tư liệu, sách trực tuyến. Đối với các môn học thuộc bộ mộn Lý
luận chính trị và khoa học xã hội nhân văn, Pháp luật, Tâm lý, Tin học, Ngoại ngữ,...
sinh viên hoàn toàn có thể chủ động tìm kiếm và lưu trữ các nguồn tài liệu tham khảo,
kiến thức bổ sung, ứng dụng các phần mềm trên điện thoại, máy vi tính, laptop để thực
hiện bài tập một cách khoa học, sáng tạo, sinh động và dễ nhớ, dễ hiểu. Thậm chí
trong các môn học Nghiệp vụ, công nghệ đã được ứng dụng vào thư viện nghiệp vụ
của Nhà trường, nhờ đó sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm giáo trình, sách, tư liệu, tài
liệu,.. trên hệ thống phần mềm lưu trữ. Vì kiến thức là vô tận và ngày càng hoàn thiện,
nên chỉ có sự kết nối tri thức toàn nhân loại mới là thư viện lớn nhất, đáp ứng yêu cầu
tìm tòi, nghiên cứu của người học. Mấu chốt chính là sự khác biệt giữa việc lựa chọn
học tập chủ động hay thụ động, ứng dụng một cách tích cực để cách mạng 4.0 vừa là
động lực thúc đẩy, vừa là công cụ hỗ trợ cho sinh viên thực hiện mục tiêu của mình.
Ba là, không ngừng rèn luyện, phát triển kỹ năng đáp ứng yêu cầu công tác
trong tình hình mới. Song song với nhiệm vụ học tập, nhiệm vụ rèn luyện, phát triển
toàn diện của sinh viên các trường cũng được chú trọng, và đã có nhiều thay đổi vượt
bậc cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng lần thứ 4. Đoàn thanh niên, các Câu lạc
bộ các trường đã chủ động, sáng tạo tổ chức các hoạt động ứng dụng khoa học, công
nghệ qua đó đã định hướng, lan tỏa cho sinh viên các khóa tích cực nghiên cứu, phát
triển toàn diện các kỹ năng, đồng thời tham gia các hội thi, cuộc thi quy mô lớn.
Bốn là, mỗi sinh viên cần xác định rõ những cơ hội và thách thức của sự nghiệp
bảo vệ an ninh quốc gia trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt
là các mối nguy cơ về an ninh phi truyền thống. Với những yêu cầu trong tình hình
mới đòi hỏi sinh viên phải không ngừng nâng cao trình độ để đảm bảo an ninh, phòng
chống tội phạm trên không gian mạng, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc
gia, đa quốc gia... Bên cạnh những mặt tích cực, cần trang bị hiểu biết và cách thức
nhận diện, đấu tranh, loại bỏ những tác động tiêu cực của lỗ hổng an ninh mạng, bảo
vệ bí mật nhà nước, tác động xấu từ mạng xã hội...
Năm là, phải có khả năng ngoại ngữ tốt - mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho sinh
viên: trau dồi vốn ngoại ngữ là yêu cầu mang tính cần thiết. Khả năng sử dụng ngoại
ngữ sẽ tạo cơ hội cho chúng ta tiếp cận với các tin tức, sách báo, tài liệu nước ngoài,
giao tiếp được với bạn bè quốc tế nhằm giao lưu, học hỏi văn hóa của các miền đất

19
Nhóm 7

trên thế giới và tiếp thu tri thức nhân loại. Giữa xu thế “đa quốc gia hóa” của các công
ty, biết ít nhất một ngoại ngữ sẽ giúp bạn nổi bật, dễ dàng nhận được công việc phù
hợp với khả năng, trình độ bản thân, việc tìm kiếm các thông tin tuyển dụng sẽ mở
rộng nhiều vị trí hấp dẫn.
Sáu là, kinh nghiệm làm việc thực tế - bí quyết gây ấn tượng với nhà tuyển
dụng: doanh nghiệp thường yêu cầu tuyển dụng ứng viên có kinh nghiệm, chính vì vậy
nhiều sinh viên ra trường thường không đáp ứng được. Trái lại, nhiều sinh viên mới ra
trường nhưng đã có bản lý lịch đẹp với kinh nghiệm khá “dày”, họ nhanh chóng thích
nghi với môi trường doanh nghiệp khi còn ở đại học. Theo đó, kỳ thực tập là một lợi
thế rất lớn giúp sinh viên vượt qua các kỳ tuyển dụng gắt gao cũng như không bị ngỡ
ngàng khi bắt tay vào việc. Bởi kỳ thực tập là thời điểm tốt nhất để sinh viên có thể
học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình quan tâm. Về cơ bản, quá trình thực tập
cũng gần giống như quá trình đào tạo cho một nhân viên mới trong công ty.
Năm là, bản thân mỗi sinh viên cần tự giác, chủ động, liên tục tìm tòi, cập nhật
những tri thức mới, sẵn sàng học hỏi và đổi mới, đặc biệt là về những tiến bộ khoa học
công nghệ và kỹ năng ứng dụng vào thực tiễn

20
Nhóm 7

PHẦN 4: KẾT LUẬN


Hiện nay, thế giới đang trong giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, rô-bốt, công
nghệ na-nô, công nghệ sinh học,… cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra cho giáo
dục những thách thức mới, đưa ra những yêu cầu đối với quá trình học tập và rèn
luyện của sinh viên ở các trường đại học hiện nay. Các cơ hội và thách thức do Cách
mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cần được coi là yếu tố bắt buộc của phân tích bối cảnh tác
động nhằm điều chỉnh các thông số của các quy hoạch phát triển quy mô lớn và vừa.
Về lâu dài, đặc biệt là các kế hoạch đầu tư hạ tầng quy mô lớn, trước hết là Internet,
thông tin, truyền thông... Trước những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
bản thân mỗi sinh viên cần tự giác, chủ động, liên tục tìm tòi, cập nhật những tri thức
mới, sẵn sàng học hỏi và đổi mới, đặc biệt là về những tiến bộ khoa học công nghệ và
kỹ năng ứng dụng vào thực tiễn, phát triển toàn diện về ngoại ngữ, kỹ năng mềm... để
trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.

Tốc độ nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay
đổi cục diện toàn cầu, mở ra một nền kinh tế thông minh, hiện đại. Tiến bộ to lớn này
đánh dấu một thời điểm quan trọng trong sự tiến bộ của con người. Tuy nhiên, nó cũng
đặt ra những trở ngại đáng kể cho nhiều quốc gia và xã hội đang phát triển trên nhiều
lĩnh vực khác nhau, các công nghệ ở các ngành có sự chênh lệch, giá thành quá cao, do
truyền thống từ trước. Do đó, nhu cầu cấp thiết đối với các cá nhân và tổ chức xã hội
tại Việt Nam trong việc định hướng và giải quyết những thách thức do cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 4 sắp diễn ra chưa bao giờ cấp bách và thiết thực hơn thế. Việt
Nam, bằng cách tận dụng các cơ hội và chinh phục các thách thức, có thể thu hẹp
khoảng cách đáng kể một cách hiệu quả, tiến bộ nhanh chóng, giành lợi thế cạnh tranh,
đạt được những tiến bộ đáng kể... khi so sánh với các quốc gia phát triển hơn để hướng
tới mục tiêu phát triển và cuối cùng sẽ đạt được mục tiêu đó.

21
Nhóm 7

PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT Số 3 tháng 3/2021
2. Đặng Quốc Bảo - Lê Thị Phương (2017). Xây dựng xã hội học tập trong thời đại
cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tạp chí Giáo dục, số 412, tr 1-3
3. Nguyễn Văn Công (2022), Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức.
4. Phan Thế Quyết và Ngô Mai Hương: “Chuyển đổi số với doanh nghiệp Việt Nam
trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Trang thông tin điện tử của Viện
nghiên cứu chiến lược - chính sách công thương
5. Phan Chí Thành (2018). Cách mạng công nghiệp 4.0 - xu thế phát triển của giáo dục
trực tuyến. Tạp chí Giáo dục, số 421, tr 43-4
6. Tô Lâm (2021). Đề cương chuyên đề “Những nhận thức mới, tư duy mới về an ninh
quốc gia trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
7. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục, Tạp chí Khoa học xã hội
Việt Nam, số 7, năm 2018.
8. https://tapchinganhang.gov.vn/nganh-ngan-hang-voi-nhung-thach-thuc-cmcn-4-
0.htm, truy cập ngày 12/07/2023
9. https://ninhthuan.dcs.vn/vptu/1307/31798/55074/285543/Khoa-hoc---Cong-,truy
cập ngày 12/07/2023nghe/Cach-mang-cong-nghiep-4-0---Co-hoi-va-thach-
thuc.aspx,truy cập ngày 12/07/2023
10. https://special.vietnamplus.vn/2019/10/02/cach-mang-40-viet-nam/,truy cập
ngày 12/07/2023

22
Nhóm 7

PHẦN 6: PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Danh mục hình ảnh

Hình Tên gọi

1.3 Công nghệ in 3D trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

1.3 Các phát minh của thế giới

2.1 Hình thức học online

23
Nhóm 7

PHỤ LỤC

Phụ lục 2. Biên bản họp nhóm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(V/v Phân công công việc /Đánh giá hoàn thành /Họp nhóm định kỳ 1 )

1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.

1.1. Thời gian:

1.2. Địa điểm: Online

1.3. Thành phần tham dự:

+ Chủ trì: Trần Gia Phú

+ Tham dự: 10

+ Vắng: 0

2. Nội dung cuộc họp

2.1. Công việc các thành viên như sau* (Bắt buộc không được để trống)

Stt Mssv Họ Tên Đóng góp Nhóm Đề tài Nhiệm vụ được Nhóm đánh
tỉ lệ % phân công giá mức độ
hoàn thành
công việc
được phân
công

1 2001210291 Phạm Xuân Minh Quân 100% 7 2 Thuyết trình

2 2005223637 Phạm Diễm Phấn 100% 7 2 Thuyết trình

3 2005223433 Trần Thị Kim Nhung 100% 7 2 Word mục mở


đầu

24
Nhóm 7

4 2005223568 Phùng Thị Kim Oanh 100% 7 2 Word 1.1,1.2,1.3

5 2028200073 Huỳnh Tố Quyên 100% 7 2 Word 2.1,2.2


6 2005223693 Trần Gia Phú 100% 7 2 Làm word theo


mẫu, chọn nd
làm pp

7 2005223551 Lê Thiên Nhy 100% 7 2 Làm pp

8 2001223920 Trần Minh Quang 100% 7 2 Làm pp

9 2005223583 Hồ Xuân Phát 100% 7 2 Làm pp

10 2001216084 Thái Hoàng Quân 100% 7 2 Làm pp

2.2. Ý kiến của các thành viên: Đề nghị ghi rõ ý kiến của từng thành viên,
đồng ý hay không đồng ý với ý kiến của nhóm trưởng, hoặc phản biện với các ý kiến
của các thành viên khác,...

2.3. Kết luận cuộc họp

Thống nhất lại nội dung cuộc họp sau khi có ý kiến của từng thành viên

Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc lúc ..20..giờ..00.. phút cùng ngày.

Thư ký Chủ trì

( Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên)

25

You might also like