You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT


----------

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM


Đề Tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Lài


Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Lê Thanh Xuân - K194131714
2. Phan Thị Kiều Oanh - K194131689
3. Nguyễn Đại Thành - K204131850
4. Chung Thị Diễm - K204151941

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 09 năm 2021


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU............................................................................................................4
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu....................................................................4
2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................4
3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................5
5. Kết cấu..................................................................................................................... 5
PHẦN II: NỘI DUNG......................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THỜI KỲ CÔNG
NGHIỆP 4.0...................................................................................................................5
1.1. Công nghiệp 4.0................................................................................................5
1.2. Giáo dục 4.0......................................................................................................6
1.3. Vai trò của giáo dục Đại học trong cách mạng công nghiệp 4.0 đối với xã
hội ...........................................................................................................................8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG THỜI
KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0.....................................................................9
2.1. Khái quát chung về nền giáo dục Đại học hiện nay.......................................9
2.1.1. Bối cảnh trong nước....................................................................................9
2.1.2. Bối cảnh Quốc tế.......................................................................................11
2.2. Quá trình cách mạng công nghiệp ở Việt Nam hiện nay.............................12
2.3. Tác động của công nghiệp 4.0 đến giáo dục Đại học ở Việt Nam...............13
2.3.1. Công nghệ 4.0. đã tác động đến giáo dục như thế nào...............................14
2.3.2. Một số mặt tiêu cực của việc sử dụng công nghệ trong giáo dục...............17
2.4. Đánh giá tình hình phát triển giáo dục Đại học thời kỳ công nghiệp 4.0...18
2.4.1. Thành tựu..................................................................................................18
2.4.2. Hạn chế và thách thức...............................................................................20
CHƯƠNG 3:  GIẢI PHÁP , KIẾN NGHỊ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT
NAM TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0..............................22
3.1. Định hướng giáo dục Đại học Việt Nam thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
.........................................................................................................................22
3.1.1. Mục tiêu đào tạo........................................................................................22
3.1.2. Triển khai các hoạt động đào tạo...............................................................22
3.2. Giải pháp cho sự phát triển giáo dục Đại học thời kỳ cách mạng công
nghiệp 4.0..................................................................................................................23

2
3.2.1. Cơ sở vật chất............................................................................................23
3.2.2. Phương pháp giảng dạy.............................................................................23
3.2.3. Giảng viên.................................................................................................24
3.2.4. Sinh viên....................................................................................................24
3.2.5. Đổi mới mô hình kết nối giữa trường đại học và doanh nghiệp.................25
3.3. Kiến nghị.........................................................................................................25
PHẦN III: KẾT LUẬN..................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................28

3
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã có những tác động to lớn về kinh tế, xã
hội và môi trường Việt Nam. Các tác động này mang đến rất nhiều tính tích cực, tuy
nhiên cũng tạo ra rất nhiều thách thức cần tất cả các ngành phải điều chỉnh, đuổi kịp tiến
độ càng sớm càng tốt. Trong đó, giáo dục và đào tạo cũng không ngoại lệ. Cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo những thách thức song hành với
các thời cơ, buộc phải thực hiện những công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện để có thể
bước kịp với xu hướng thời đại, nhất là giáo dục đại học. Giáo dục đại học nước ta đang
từng bước chuyển đổi để phù hợp với những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0. Bước đầu các trường đại học ở nước ta đã thực hiện đổi mới trong cách dạy và học
thông qua hệ thống E-learning. Thông qua hệ thống E-learning, chúng ta có thể lưu trữ
các tài liệu học tập dưới nhiều hình thức khác nhau. Học viên có thể thảo luận, nộp bài
tập, làm các bài kiểm tra mà không cần phải gặp mặt giáo viên như phương pháp học
truyền thống trước đây.
Đại dịch covid-19 đã làm cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra nhanh
chóng hơn. Khi mà ở trong đại dịch covid-19 là nhiều hoạt động của con người bị gián
đoạn trong đó có giáo dục. Điều này làm cho giáo dục buộc phải nhanh chóng có sự đổi
mới nhắm bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặc biệt là giáo dục Đại học. Tuy
nhiên vì phải nhanh chóng thay đổi khiến làm cho mô hình giáo dục ở các trường Đại học
trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 còn gặp phải nhiều khó khăn và còn nhiều hạn
chế đang tồn tại.
Đứng trước thực tế đó, nghiên cứu thực trạng giáo dục trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 ở các trường Đại học trong nước ta hiện nay, tìm ra các giải pháp nhằm hạn
chế những khuyết điểm và tiếp tục phát huy những ưu điểm hướng tới xây dựng một nền
giáo dục trong thời kỳ này trở nên hoàn thiện hơn là công việc hết sức cấp thiết.
Với ý nghĩa đó, nhóm chúng em lựa chọn vấn đề “ Thực trạng và giải pháp cho
giáo dục Đại học ở Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0” làm đề tài
nghiên cứu cho bài tiểu luận của nhóm.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống giáo dục Đại học của Việt Nam trong
thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
3. Mục tiêu nghiên cứu

4
Dựa trên những thông tin tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng của giáo dục Đại
học trong cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, nhóm chúng em sẽ nêu ra những
thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại. Từ đó, chúng em mạnh dạn đề
xuất một số giải pháp góp phần giúp cho giáo dục Đại học trong thời kỳ cách mạng công
nghiệp 4.0 khắc phục được những tồn tại và trở nên hoàn thiện hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này chúng em sử dụng:
- Tham khảo tài liệu liên quan đến cách mạng công nghiệp, giáo dục.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích.
- Thu thập thông tin.
5. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì phần nội dung của đề tài được chia làm 3
chương chính:
Chương 1: Tổng quan về giáo dục Đại học thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
Chương 2: Thực trạng giáo dục Đại học Việt Nam trong thời kỳ cách mạng
công nghiệp 4.0
Chương 3: Giải pháp, kiến nghị cho giáo dục Đại học Việt Nam trong thời kỳ
cách mạng công nghiệp 4.0
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP
4.0
1.1. Công nghiệp 4.0
Khái niệm “Công nghiệp 4.0” được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2011 tại Hội chợ
Hannover - Hội chợ Công nghệ và Công nghiệp hàng đầu thế giới - được tổ chức hàng
năm tại Đức. Năm 2012, thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” được đề cập trong một tài liệu đề
xuất Chính phủ Liên bang Đức thu thập các khuyến nghị nhằm triển khai các sáng kiến
chiến lược của “Công nghiệp 4.0” nhằm đảm bảo sự phát triển trong tương lai của ngành
sản xuất Đức do nhóm công tác về Công nghiệp 4.0 thực hiện với sự tài trợ của Bộ Giáo
dục và Khoa học Liên bang.
Khái niệm “Công nghiệp 4.0” lần đầu tiên được đề cập và cũng là chủ đề của Diễn
đàn Kinh tế lần thứ 46 được tổ chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2016 tại Davos-Klosters,
Thụy Sĩ. Tuy nhiên, những tác động của Công nghiệp 4.0 đã được nhận thấy ở nhiều nước
trên thế giới vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, đặc biệt là ở các nước phát triển.

5
Khác với các cuộc cách mạng trước, Công nghiệp 4.0 không gắn với sự ra đời của
một công nghệ cụ thể mà là kết quả tổng hợp của nhiều công nghệ khác nhau như công
nghệ tiên tiến về năng lượng thải, sử dụng nhiên liệu thay thế và tái tạo để giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, tác động của các công nghệ đã qua sử dụng đến môi trường, các vấn
đề về môi trường, trong đó công nghệ Nano, sinh học và công nghệ thông tin - truyền
thông hoặc vật liệu tiên tiến là trung tâm. Một dự án khá tham vọng mang tên
NEURALINK.
Dự án do một tỷ phú người Mỹ tài trợ kết nối não người với máy tính để tạo ra siêu
trí tuệ nhân tạo so với trí thông minh của con người. Nhà tương lai học, doanh nhân và tác
giả người Mỹ Raymond Kurzweil đã dự đoán rằng: Những người máy có kích thước
Nano ở những năm 2030 được cấy vào não người sẽ khiến con người có năng lực giống
như Chúa. Nếu dự đoán của Raymond Kurzweil là đúng và dự án đầy tham vọng
NEURALINK của Elon Musk thành công, tầm nhìn về con người do robot quản lý có thể
sẽ trở thành sự thật trong trường hợp các tiến bộ công nghệ không được sử dụng một cách
thích hợp. Bản chất của Công nghiệp 4.0 là sự hình thành của thế giới kỹ thuật số, về cơ
bản là sự phản ánh sinh động và tồn tại cùng với thế giới vật chất; đời sống kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội của con người. Việc số hóa vừa giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, vừa làm chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa
giúp cho ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng với tốc độ không thể đoán trước
được.
1.2. Giáo dục 4.0
Giáo dục 4.0 - giáo dục ra đời để đáp ứng nhu cầu của thị trường công nghiệp 4.0,
giáo dục phổ biến ở những nơi mà con người, vật thể và máy móc được kết nối với nhau
để tạo ra quá trình học tập cá nhân.
Qua các cuộc cách mạng công nghiệp ta thấy ngành giáo dục ngày càng được cải
cách và thay đổi các phương pháp giảng dạy cũng như là hệ thống quản lý, cụ thể như
sau:
 Giáo dục 1.0: Người học muốn học phải đến trường. Trên lớp, người dạy đọc,
người học chép, kiến thức được truyền tải một chiều. Tài liệu học tập chủ yếu là từ các
bài giảng và sách giáo khoa, cách dạy này được gọi là giảng dạy trực tiếp.
 Giáo dục 2.0: Việc dạy và học được đánh dấu bằng việc sử dụng mạng Internet để
mở rộng không gian đào tạo trực tuyến nhằm phục vụ cho việc dạy và học có thể thực
hiện mọi lúc, mọi nơi. Việc bổ sung tài liệu học tập từ giáo viên và sách giáo khoa đã trở

6
nên phổ biến hơn. Học tập cũng được mở rộng thông qua tương tác với các học sinh khác,
không chỉ với giáo viên.
 Giáo dục 3.0: Giáo dục phục vụ kinh tế tri thức. Giáo dục 3.0 được đánh dấu bằng
việc hình thành các khóa học trực tuyến khá phổ biến và rộng rãi ở các trường. Vì vậy
giáo dục được xã hội hóa trên toàn cầu, không giới hạn đối với những người tham gia cụ
thể. Các phương pháp dạy và học cũng thay đổi rất nhiều từ các lớp học truyền thống sang
giáo dục kết hợp và đảo ngược. Phương pháp kết hợp kết hợp trực diện với dạy và học
trực tuyến để tối đa hóa thời gian và không gian. Các lớp học đảo ngược thay đổi hoàn
toàn quy trình đào tạo truyền thống. Người học tiếp thu kiến thức cơ bản bên ngoài lớp
học từ tài liệu trực tuyến của tổ chức, hệ thống mở như Wikipedia, Youtube, v.v. Trong
lớp, học cách áp dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, giao tiếp với giáo viên và với những
người bạn cùng nhóm. Vai trò của giáo viên cũng thay đổi theo. Giáo viên đóng vai trò là
người thúc đẩy và hỗ trợ quá trình học tập diễn ra, họ không chỉ truyền đạt kiến thức cho
học sinh.
 Giáo dục 4.0: Giáo dục phục vụ nền kinh tế sáng tạo. Giáo dục 4.0 sẽ được đánh
dấu bằng sự thay đổi lớn về mục tiêu đào tạo, từ việc chuyển giao kiến thức thông qua
khai thác các nguồn lực (trao quyền, năng lực và động lực) và trao quyền đổi mới cho
từng cá nhân. Trong khi đào tạo theo từng cá nhân ngày càng được nâng cấp, sứ mệnh
Công nghiệp 4.0 và con người trong xã hội 4.0 đã mang lại nhiều thách thức cho giáo dục
để đáp ứng nhu cầu phát triển của mọi nền giáo dục ở các nước tiên tiến hiện đang ở mức
3.0 và các nước này cũng đang xây dựng cơ sở hạ tầng Các nước Đông Nam Á, như
Malaysia, Thái Lan, từng ở trình độ phát triển tương tự như Việt Nam, đã và đang tích
cực cải thiện nền giáo dục quốc dân để đón đầu Công nghiệp 4.0. Trong khi đó, nền giáo
dục quốc dân Việt Nam vẫn ở mức 2.0. Để có thể thích ứng với những thay đổi nhanh
chóng của thị trường lao động và nhu cầu giải quyết các vấn đề phức tạp. Các vấn đề liên
quan đến đa ngành mà các hệ thống thông minh như robot không thể giải quyết, giáo dục
Đại học cần xây dựng một môi trường tương thích, dựa trên mục tiêu truyền cảm hứng
cho sự sáng tạo của cá nhân. Môi trường này nên tích hợp cả hai hệ thống trường học, nơi
giảng viên trao đổi và hướng dẫn trực tiếp với sinh viên và hệ thống trực tuyến đáp ứng
nhu cầu tự học của sinh viên mọi lúc mọi nơi và sẵn sàng cho việc học của mình. Môi
trường cần tạo điều kiện cho Sinh viên tự tin giao tiếp, phản biện, kết nối và cộng tác.
Phát huy tối đa tiềm năng của mình trên con đường tìm kiếm và áp dụng kiến thức về sự
sáng tạo trong học tập.

7
Ngoài việc tự học, khả năng tiếp thu những kiến thức cũ đã lỗi thời hoặc mâu thuẫn
với các nguyên tắc vận hành của công nghệ mới là điều cần thiết để bắt kịp với tốc độ
thay đổi của công nghệ. Nâng cao kỹ năng là vấn đề quan trọng mà nhiều hệ thống giáo
dục không có. Ngoài ra, các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, đàm phán, trí tuệ cảm xúc
và tinh thần phục vụ sẽ ngày càng trở nên quan trọng.
Trình độ chuyên môn sẽ được đánh giá bằng mức độ sáng tạo và khả năng giải quyết
một vấn đề đa ngành ở mức độ phức tạp theo năng lực của mỗi sinh viên mà không phải
bằng khả năng tiếp thu một lượng kiến thức nhất định, chẳng hạn như số lượng tín chỉ
hoặc các môn học của một ngành cụ thể.
Sẽ không còn bằng cử nhân kinh tế, bằng cử nhân ngôn ngữ hay bằng cử nhân vật lý
mà là bằng cử nhân. Cũng không có bằng cử nhân về kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy
tính hoặc kỹ thuật cơ khí mà là kỹ thuật. Việc đào tạo học thuật sẽ được cá nhân hóa theo
sở thích, khả năng và đam mê của từng cá nhân. Cũng giống như đào tạo nghề, doanh
nghiệp sẽ là một bộ phận không thể thiếu trong môi trường đào tạo Đại học về các kỹ
năng và giải quyết các vấn đề thực tiễn để hội nhập vào sự tiến bộ của thế giới.
Đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường lao động tại bất kỳ thời điểm nào cũng cần
có thời gian. Một người phải mất ít nhất 16 năm để có bằng Đại học từ trẻ em đến người
lớn. Đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của thị trường cần ít nhất từ hai đến
bốn năm với điều kiện là hệ thống giáo dục cho mục đích này đang tồn tại.
1.3. Vai trò của giáo dục Đại học trong cách mạng công nghiệp 4.0 đối với
xã hội
Giáo dục Đại học thông thường sẽ được chúng ta hiểu bao gồm các hoạt động giảng
dạy, nghiên cứu và chuyển giao và áp dụng các ứng dụng công nghệ hiện đại. Trên thực
tế, khi phân tích chuyên sâu về những quan điểm của giáo dục đại học, chúng ta có thể
nghĩ đến nhiều vai trò khác nhau của giáo dục Đại học trong xã hội. Không thể phủ nhận
rằng giáo dục Đại học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực trong đời sống
xã hội, nó là nguồn cung cấp nhân lực vô cùng chất lượng và cần thiết để phục vụ các
công tác quản lý, quy hoạch, thiết kế, giảng dạy và nghiên cứu. Để trở thành một quốc gia
phát triển về khoa học công nghệ và tăng trưởng về kinh tế thì nhất định phải có cả hai
yếu tố sau: Thứ nhất đó là hệ thống giáo dục đại học và thứ hai lực lượng lao động. Việc
phát triển những ngành công nghệ bản địa cũng như năng lực trong lĩnh vực về sản xuất
nông nghiệp, các vấn đề an toàn thực phẩm và các ngành công nghiệp khác đó chính là
nhờ có một hệ thống giáo dục với trang thiết bị, cơ hạ tầng ở giáo dục Đại học mang đẳng
cấp quốc tế. Giáo dục Đại học giúp cho con người có thể học tập và sáng tạo mãi mãi, ở

8
Đại học cho phép cập nhật các kiến thức và kỹ năng thường xuyên để đáp ứng theo nhu
cầu của xã hội mà không bị lỗi thời. Qua nghiên cứu đã đưa ra một số vai trò sau:
Tích cực tìm tòi và trau dồi tri thức mới, không ngừng học hỏi và không được nản
chí trong quá trình đi tìm con đường tìm ra chân lý của đời mình. Nắm vững các kiến thức
đã học và luôn tìm kiếm, sáng tạo ra những cái mới.
Con người chính là những người giữ vai trò lãnh đạo trong các lĩnh vực đời sống.
Vì vậy việc phát hiện kịp thời và đào tạo những con người có tài năng là điều vô cùng
quan trọng và cấp thiết. Thông qua nhiều hình thức và các thức tạo môi trường giúp cho
họ trau dồi sức khỏe, phát triển năng lực trí tuệ để phát huy hết tiềm năng của mình. Đồng
thời có tài thì phải có đức cho nên họ cần phải bồi dưỡng các thái độ, các giá trị đạo đức
cũng như giá trị tinh thần sao cho đúng đắn với xã hội.
Giáo dục Đại học giúp cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động đã được đào
tạo bài bản, có ý thức và chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, nghệ
thuật, y dược, khoa học, công nghệ và nhiều ngành nghề khác.
Chất lượng sống được cải thiện và tạo ra công bằng xã hội, giảm thiểu những khác
biệt về văn hoá xã hội thông qua việc phổ cập giáo dục;
Môi trường Đại học giúp cho giảng viên và sinh viên nuôi dưỡng và khích lệ
những thái độ, giá trị cần thiết cho sự phát triển bền vững, tốt đẹp của cá nhân và xã hội.
Và từ đó những thái độ tích cực, những điều hay ý tốt sẽ được lan tỏa ra cộng đồng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG THỜI
KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
2.1. Khái quát chung về nền giáo dục Đại học hiện nay
2.1.1. Bối cảnh trong nước
Trong thời gian qua, bên cạnh nhiều thuận lợi như tình hình chính trị xã hội ổn định,
đoàn kết dân tộc được củng cố, quan hệ quốc tế không ngừng mở rộng, chúng ta cũng
phải đối mặt với nhiều thách thức. Cũng như những khó khăn, thách thức mới như sự xuất
hiện của dịch bệnh, thiên tai và diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu, khủng hoảng tài
chính, chính trị toàn cầu và lạm phát...
Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá cao. GDP bình quân qua các năm
tăng lên đáng kể. Do đó. chúng ta đã bảo đảm được sự ổn định chính trị, xã hội, quốc
phòng và an ninh, bước đầu phát huy được lợi thế của đất nước, của từng vùng và từng
ngành. Đó là những điều kiện thuận lợi để tăng đầu tư phát triển giáo dục nói chung và
giáo dục Đại học nói riêng. Cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tập

9
trung hơn cho những mục tiêu quan trọng về kinh tế – xã hội. Đầu tư cho cho lĩnh vực xã
hội chiếm 25,6%, trong đó giáo dục đào tạo chiếm 3,8%.
Tốc độ gia tăng dân số đang có xu hướng tăng trở lại, thể lực và phẩm chất của con
người Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
vì vậy phát triển giáo dục sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Nguồn nhân lực, gánh
nặng chuyển giao trong nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa, lợi thế của dân số so với nhân
loại.
Thị trường lao động của Việt Nam đã từng bước được phát triển. Trong những năm
qua đã hình thành hơn 200 trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm và hơn 1.000 tổ chức
giới thiệu việc làm trong các doanh nghiệp, tạo điều kiện nâng tỷ trọng lao động qua đào
tạo tăng từ 13,87% (năm 1999) lên 31% (năm 2010). Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm khá mạnh.
Năm 2001, tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 17,5%, đến năm 2010 tỷ lệ này đã giảm xuống còn
dưới 10%, trung bình mỗi năm giảm 2 %.
Mặc dù mức độ giảm nghèo khác nhau giữa các vùng, nhưng tỷ lệ nghèo chung đã
giảm. Do đó, việc cải thiện các điều kiện phát triển giáo dục ở các vùng nghèo sẽ giúp thu
hẹp khoảng cách về phát triển giáo dục trên cả nước.
Chất lượng nguồn nhân lực thay đổi, công nghệ ngày càng tiên tiến. Tích cực thực
hiện cải cách giáo dục và củng cố các thành tích về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu
học và trung học cơ sở. Quy mô các trường đại học, cao đẳng và giáo dục nghề nghiệp
tiếp tục tăng nhanh. Hệ thống trường học bình thường tiếp tục được mở rộng. Tăng cường
đầu tư cho giáo dục và đào tạo, cải thiện cơ sở vật chất. Khoa học và công nghệ có bước
phát triển mới, quy mô và lợi ích của hoạt động khoa học và công nghệ bước đầu tăng lên.
tiềm lực và trình độ khoa học và công nghệ của nước ta có bước phát triển vượt bậc.
Tuy nhiên về lĩnh vực văn hoá- xã hội cũng còn những yếu kém khuyết điểm đã ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển giáo dục.
Đó là:
Cơ chế, chính sách về văn hoá - xã hội còn chậm được đổi mới và cụ thể hoá; nhiều
vấn đề bức xúc và phức tạp chưa được giải quyết tốt. Kết quả xóa đói giảm nghèo chưa
vững chắc; việc làm còn căng thẳng. Nhiều vấn đề xã hội quan trọng (xã hội hoá giáo dục,
y tế, văn hoá; phân hoá giàu nghèo; tín ngưỡng, mê tín) chưa được nghiên cứu chu đáo.
Giáo dục - đào tạo chất lượng thấp, cơ cấu còn bất hợp lý, chưa đáp ứng tốt nhu cầu đào
tạo nhân lực, nhân tài. Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ chậm đổi mới. Quản lý Nhà
nước đối với một số lĩnh vực y tế (dược, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường…) còn
buông lỏng. Môi trường sinh thái ô nhiễm nặng; tài nguyên không được quản lý tốt, bị

10
khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí. Tội phạm và một số tệ nạn xã hội khác có mặt gia
tăng. Nạn tham nhũng, lãng phí rất nghiêm trọng. Tai nạn giao thông không giảm.
2.1.2. Bối cảnh Quốc tế
Bước sang thế kỷ 21 trên thế giới đang tiếp tục diễn ra cuộc cách mạng khoa học –
công nghệ, sự chuyển biến từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát
triển kinh tế tri thức. Sự xuất hiện của công nghệ mới và cao đã giúp các nước phát triển
thực hiện tái công nghiệp hoá, đồng thời giúp các nước đang phát triển rút ngắn con
đường công nghiệp hoá và thay đổi cơ cấu công nghiệp của nhiều nước. Thế giới đã bước
vào kỷ nguyên của xã hội thông tin. Cuộc cách mạng thông tin khai sinh ra nền kinh tế tri
thức. Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng chất lượng cao đã trở
thành lợi thế quyết định của mỗi quốc gia. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là
giáo dục đại học đáp ứng những yêu cầu mới này đã trở thành quốc sách chủ yếu của
nhiều nước trên thế giới ... Giáo dục và đào tạo cung cấp nguồn nhân lực, nhân tài cho sự
phát triển của khoa học và công nghệ, hình thành và sự phát triển của xã hội thông tin.
Kinh tế tri thức và sự phát triển tạo ra các nguồn lực cho xã hội. Khoa học và công nghệ
cũng đã tạo ra những phương tiện mới giúp cho quá trình giáo dục trở nên hiệu quả hơn.
Trong hợp tác và cạnh tranh kinh tế, thương mại và khoa học-công nghệ, thì giáo dục trở
nên bí quyết thành công của các quốc gia.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan không chỉ là quá
trình hợp tác để phát triển mà còn là quá trình đấu tranh của các quốc gia để bảo vệ lợi ích
quốc gia của mình. Xu hướng toàn cầu hoá đã sinh ra sự hội nhập của nền kinh tế các
nước vào nền kinh tế thế giới và sự ra đời của các tổ chức kinh tế quốc tế.
Nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin tạo điều kiện cho văn hoá phát triển và là
động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Mạng viễn thông và Internet đã thúc đẩy sự
giao lưu, hội nhập văn hóa giữa các quốc gia, hình thành nên một cộng đồng văn hóa.
Trong trường hợp này, các quốc gia phải xây dựng chiến lược bảo vệ các nền văn hóa yếu
và ngăn chặn nguy cơ đồng hóa các nền văn hóa mạnh.
Hội nhập văn hóa là xu thế tất yếu, buộc các quốc gia phải giải quyết mối quan hệ
giữa bản sắc dân tộc và hội nhập văn hóa, đồng thời bảo tồn và khôi phục những đặc
trưng văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc văn hóa của các nước. Hệ thống giáo dục có
vai trò bảo tồn nền văn hoá dân tộc tạo cơ sở để giao lưu, hợp tác và duy trì an ninh.
Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã làm thay đổi cơ cấu công nghiệp trong
nền kinh tế và cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động xã hội, đòi hỏi giáo dục và đào
tạo phải điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đáp ứng nhu cầu của nền

11
kinh tế. Sự thay đổi cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề của lao động xã hội đã tạo ra nhu
cầu rất lớn về đào tạo, đào tạo lại trình độ nghề cho người lao động để chuyển đổi ngành
nghề, chuyển đổi nghề nghiệp.
Cơ sở trên đã tạo ra những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất
lượng giáo dục và xây dựng nhân cách của người học đến quá trình giáo dục và tổ chức
có hệ thống. Các trường học đã thay đổi từ đóng cửa sang hoạt động công cộng, đối thoại
với xã hội, kết nối xã hội và liên quan chặt chẽ đến nghiên cứu và ứng dụng khoa học và
công nghệ. Đầu tư cho giáo dục vốn được coi là phúc lợi xã hội nay được coi là đầu tư
cho phát triển.
Vì vậy, các quốc gia đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục và
đã tiến hành đổi mới giáo dục, để đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực
tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước.
2.2. Quá trình cách mạng công nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Trong bối cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ và tác động đến nhiều quốc gia,
Chính phủ các nước rất quan tâm và chủ động ban hành các chiến lược phát triển liên
quan đến cách mạng công nghiệp 4.0 như: Đức (Industrie 4.0), Mỹ (Liên minh Internet
công nghiệp), Hàn Quốc (I-Korea 4.0), Trung Quốc (Sản xuất tại Trung Quốc 2025). Đối
với Việt Nam, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang mang lại cơ hội khi số hóa công
nghiệp giúp tăng năng suất lao động, cải thiện hệ thống kết nối thông tin, tiết kiệm chi phí
quản lý, chi phí sản xuất, mang lại lợi ích lớn cho Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu
dùng. Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi Chính
phủ và doanh nghiệp Việt Nam phải có những đổi mới mạnh mẽ: 
Xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ cho ngành công nghiệp số, chuẩn bị toàn diện
cho quá trình chuyển đổi số, bắt đầu từ nền hành chính công quốc gia đến các mô hình
kinh doanh trong lĩnh vực số và kỹ thuật số các nền kinh tế; Phát triển cơ sở hạ tầng thông
tin; Đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao; Cải cách hành chính; Nâng cao năng
lực cạnh tranh. 
Với nhiệm vụ được Chính phủ đặt ra là phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây
dựng và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ
trọng điểm của cách mạng công nghiệp 4.0. Thông qua các cuộc hội thảo, Bộ Khoa học
và Công nghệ mong muốn tiếp thu ý kiến rộng rãi của xã hội và bạn bè quốc tế. Để nắm
bắt cơ hội và vượt qua thách thức trong cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam đã, đang
và sẽ kiên trì thực hiện các quan điểm của Đảng về phát triển khoa học, công nghệ và đổi
mới sáng tạo cùng với chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự trở thành một

12
của ba đột phá chiến lược. Trong quá trình triển khai các chương trình hành động, giải
pháp nhằm đưa Việt Nam tiếp cận sâu hơn với cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta cũng
cần thêm ý kiến đóng góp của các chuyên gia, diễn giả đến từ các cơ quan, tổ chức trong
nước và quốc tế. Hy vọng với sự đóng góp đó, Việt Nam sẽ hiểu được bước đi, diễn biến
của cuộc cách mạng này và có những chính sách phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, phù hợp với xu thế chung của cộng đồng quốc tế. Ngoài ra, để phục vụ các nhà
khoa học, doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng, làm chủ và chuyển giao công nghệ 4.0,
làm cơ sở để nhân rộng kết quả ra khối doanh nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng
đang nghiên cứu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện. 
Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay đổi căn bản nền sản
xuất thế giới, bằng cách tận dụng triệt để sức lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, đến nay, nhận thức về cách mạng công nghiệp 4.0 trong cán bộ, đảng viên, các
nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và xã hội nói chung còn hạn chế. Chưa có
nghiên cứu khoa học có hệ thống về bản chất, tác động cũng như cơ hội và thách thức của
cuộc cách mạng công nghiệp này. Có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò và ảnh hưởng
của cuộc cách mạng này đối với đời sống xã hội, trong đó có ý kiến tích cực và cũng có ý
kiến phản biện nhấn mạnh mặt tiêu cực. Bên cạnh những lợi ích to lớn nói trên, cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra những thách thức và nguy cơ mới. Tại hội thảo nhiều
chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về
những vấn đề lý luận và thực tiễn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ chế, chính
sách quản lý nhà nước trong bối cảnh cách mạng 4.0. Ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công và chính phủ điện tử; Đổi mới mô hình phát
triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam; Ứng dụng công nghệ thông tin vào
quản lý, khai thác và vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng của nền kinh tế; Hội nhập kinh tế
quốc tế và phát triển xuất khẩu bền vững; Phát triển nông nghiệp bền vững với các sản
phẩm thân thiện với môi trường; Đổi mới mô hình kinh doanh, quản trị doanh nghiệp,
chiến lược kinh doanh, quản trị rủi ro, văn hóa kinh doanh, tài chính, kế toán, chuỗi cung
ứng toàn cầu; Đầu tư và quản lý cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, công nghệ thông tin của
doanh nghiệp; Chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo và đào tạo lại, phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao. 
2.3. Tác động của công nghiệp 4.0 đến giáo dục Đại học ở Việt Nam
Trong hàng thế kỷ qua, sự phát triển công nghệ, khoa học kỹ thuật luôn là xu hướng
đi đầu của nhân lại. Các công nghệ mới bắt đầu thâm nhập vào quá trình giáo dục, cả giáo

13
viên và sinh viên đều tiếp cận sử dụng những công nghệ theo những cách cơ bản nhất, gọi
là Giáo dục 2.0.
Khi công nghệ phát triển hơn, sự thâm nhập hàng loạt của Internet càng có nhiều
người dùng hơn, tiếp cận nhiều hơn, tạo ra sự đổi mới cho giáo dục và hình thành Giáo
dục 3.0.
Ngày nay, sự toàn cầu hóa phát triển bước sang nền công nghiệp 4.0 đã tạo ra những
thay đổi to lớn đến giáo dục. Sinh viên tự do lựa chọn việc học tập cho bản thân, giảng
viên dễ dàng truyền tải các kiến thức thông qua các công cụ hiện đại. Giảng viên và sinh
viên dễ dàng kết nối với nhau, quyền truy cập thông tin tự do, đầy đủ tạo ra nhiều cách
tiếp cận độc đáo đến học tập và giảng dạy. Từ đó hình thành nên Giáo dục 4.0.
2.3.1. Công nghệ 4.0. đã tác động đến giáo dục như thế nào
Công nghệ phát triển không mất đi bản chất của giáo dục hay biến đổi nền giáo dục
mà nó cải thiện giáo dục. Nhiệm vụ của nó là tạo ra các công cụ hỗ trợ giảng dạy từ xa;
Ứng dụng trong quản lý, giảng dạy và học tập; Số hóa tài liệu, giáo trình; Xây dựng, chia
sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập trực tuyến…
Năm 2020, Bộ GD&ĐT áp dụng mạnh mẽ việc chuyển đổi số giáo dục. Ngành giáo
dục đã số hóa cơ sở dữ liệu ngành và gắn mã định danh cho 53 nghìn trường học, hồ sơ
của 24 triệu học sinh và 1,4 triệu giáo viên. Cấp bậc Đại học, Cao đẳng đã áp dụng số hóa
dữ liệu sinh viên giảng viên, sự liên lạc trao đổi thông tin giữa giảng viên và sinh viên đều
thông qua hệ thống số, thư viện trực tuyến, trang web giảng dạy trực tuyến vẫn đảm bảo
chất lượng nhất là trong thời gian “giãn cách xã hội” do COVID19 hiện nay. 
Chuyển đổi mô hình giáo dục từ truyền thống sang kỹ thuật số
Trong cách dạy và học truyền thống, sinh viên khó hiểu được hết các khái niệm, trừu
tượng. Việc chuyển đổi số có thể mô phỏng lại các mô hình, giúp sinh viên hiểu hơn và
nắm bắt nhanh hơn các vấn đề khó.
Đối với giảng viên, có nhiều vấn đề nằm ngoài ranh giới và khó giải thích, việc sử
dụng các công cụ công nghệ thể hiện bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng, mô
phỏng 3D cũng là một trong những chiến lược dạy học hiệu quả để giảng viên truyền đạt
những kiến thức và sự mới mẻ đến sinh viên.
Hiện nay, không chỉ việc dạy học mà nhiều ngành học, công việc hoàn toàn phụ
thuộc vào công nghệ kỹ thuật số như thiết kế, công nghệ thông tin, dữ liệu,... và có nhiều
công việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số rất lớn, cho nên việc tiếp cận các mô hình giáo
dục kỹ thuật số là một ưu thế để bổ trợ cho các sinh viên những kỹ năng và tầm nhìn
tương lai.

14
Đối với tình hình dịch bệnh do COVID19 hiện nay thì cho phép ta áp dụng linh hoạt
hoàn toàn giáo dục trực tuyến tạm thời để đảm bảo sức khỏe mà không ảnh hưởng đến
tiến độ của giáo dục.
Cải thiện kỹ năng giao tiếp và tương tác
Giao tiếp là một phần thiết yếu trong bất kỳ hoạt động nào, việc truyền thông không
hiệu quả cần được cải thiện. Cho dù là mô hình dạy học trực tiếp hay trực tuyến, áp dụng
công nghệ đều cải thiện nâng cao vấn đề giao tiếp của sinh viên và tương tác giữa giảng
viên với sinh viên, giữa sinh viên với nhau.
Việc thuyết trình đứng trước đám đông của sinh viên sẽ bớt nhàm chán và người
thuyết trình sẽ tự tin hơn khi sử dụng các công cụ vào bài học, các hiệu ứng gây thu hút
hơn và việc ngại giao tiếp không còn là rào cản đối với sinh viên. Hoặc trong các buổi học
trực tuyến thì việc tương tác giữa người với người không còn là khoảng cách địa lý, thiếu
hụt sự định vị trong giao tiếp; Sự tương tác nhờ các công cụ từ các phần mềm giúp ta thấy
mới mẻ, thú vị, gần gũi và tiếp thu kiến thức theo một cách độc đáo hơn, chất lượng giảng
dạy vẫn đảm bảo.
Nghiên cứu nâng cao
Ngày nay, việc lưu trữ đã đám mây đã giúp ích rất nhiều cho giảng viên và sinh
viên. Các trường đại học đã tích hợp lưu trữ dữ liệu, tài liệu khoa học, học thuật lên các
hệ thống thư viện trực tuyến giúp cho việc tìm kiếm tài liệu của sinh viên dễ dàng nhanh
chóng, không phải lục lọi từng chồng sách vở, giúp cải thiện các bài tập và dự án của
mình. 
Các công cụ tìm kiếm khổng lồ như Google, Bing,... cũng giúp tiết kiệm thời gian
rất nhiều, sinh viên có thể thu nhận các giải pháp khác nhau, kết hợp thông tin và kiến
thức của mình, đây chính là một trong những lợi ích rõ ràng nhất mà sinh viên nhận được.
Đánh giá hiệu quả
Mô hình giáo dục 4.0 hiện nay, với sự trợ giúp của các mô hình kỹ thuật số, giảng
viên không chỉ chuẩn bị bài một cách hiệu quả mà còn biết được quá trình học tập, sự tiến
bộ của sinh viên.
Sử dụng các phần mềm có sẵn, giảng viên có thể đánh giá sinh viên của mình.
Thông qua việc sử dụng các phần mềm thiết lập các bài học, cài đặt lịch hẹn, đặt ra các
nhiệm vụ, mục tiêu cho sinh viên của mình, từ đó đánh giá mức độ tiến bộ của sinh viên
cũng như đánh giá thành tích của sinh viên trong môn học. Đánh giá đúng năng lực của
sinh viên, giảng viên có thể đưa ra các hướng dẫn, định hướng cho sinh viên của mình cần
phát triển hơn trong tương lai.

15
Học tập theo tốc độ riêng 
Được học tập theo tốc độ riêng, nhịp độ tự giác của bản thân là một lợi thế lớn đối
với sinh viên. Khi gặp phải một vấn đề khó khăn nào của bản thân họ không cần phải bỏ
qua chúng vì được tự do tìm hiểu trong thời gian của bản thân, khác với tốc độ học trực
tiếp trên lớp, sinh viên có thể tự học mà không bị ràng buộc bởi tập thể.
Mặc dù một số sinh viên có khả năng học, tiếp thu và thích nghi nhanh chóng với
kiến thức mới nhưng lại có những sinh viên lại mất rất nhiều thời gian để thích ứng với
những khái niệm đó nên khó bắt kịp nhịp độ chung với tập thể. Thật may mắn vì bây giờ
sự phát triển công nghệ đã giúp họ bắt kịp với các sinh viên khác trên lớp khi có thể tự
học các bài giảng trực tuyến, các tài liệu điện tử trên các hệ thống E-learning, hay đăng ký
các khóa học bổ dành riêng cho bản thân. 
Giảng dạy và học tập vui hơn
Thực tế thấy rằng một sinh viên học được lý thuyết nhiều hơn việc được hành. Sử
dụng công nghệ cho môn học sẽ giúp sinh viên cảm thấy thú vị hơn bao giờ hết, công
nghệ có thể mô phỏng lại các hành động, khái niệm, ý tưởng từ đó tạo nguồn cảm hứng
cho sinh viên.
Không chỉ hoạt động giảng dạy, giảng viên có thể đan xen các hình thức giải trí, các
hoạt động ngoại khóa cho môn học thêm sinh động, mới mẻ và hứng thú hơn. Khiến cho
viên học tập không còn thiếu thu hút, nhàm chán kể cả khi học tương tác trực tuyến hay
học tương tác trực tiếp truyền thống.
Cộng tác nhóm trực tuyến
Một trong những kỹ năng quan trọng của sinh viên là làm việc nhóm, công nghệ mở
ra một tài nguyên dồi dào về dữ liệu và làm việc cho sinh viên, các ý tưởng học nhóm
được mở ra trong thế giới mạng. Giờ đây sinh viên không cần phải tìm kiếm tập hợp một
nhóm, chỉ cần thông qua hệ thống học tập, mạng xã hội là có thể thiết lập ra một nhóm
làm việc với những chuyên môn, chức năng làm việc phù hợp với các thành viên trong
nhóm. Sinh viên có thể làm các dự án cùng nhau thông qua việc thảo luận, chia sẻ, ghi
chú, làm việc trực tuyến cùng nhau mà không cần họp mặt. Sinh viên có thể làm việc bất
cứ đâu, năng suất công việc cao hơn. 
Ngoài ra còn mở ra cho sinh viên các tổ chức học tập liên kết, cộng tác làm việc với
những tổ chức trong nước và ngoài nước, từ đó sinh viên có thể tích lũy được nhiều kinh
nghiệm và kiến thức. 
Giáo dục mở

16
Trong thời đại cách mạng công nghệ này, có rất nhiều các khóa học, lựa chọn miễn
phí từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Bất kể bạn ở đâu, làm gì, chỉ cần kết
nối Internet bạn đều có thể đăng ký, tìm kiếm các khóa học phù hợp với bản thân.  
Công nghệ đã bỏ đi các rào cản giúp mọi người được học tập, kiến thức có thế đến
với bất kỳ ai nếu bạn có chí cầu tiến, ham học hỏi.
Một số điểm tích cực khác
Sinh viên thích thú hơn khi học; Những sinh viên bận rộn có thể sắp xếp học trực
tuyến theo thời gian của bản thân; Tập huấn cho sinh viên sử dụng những công nghệ mới,
bổ trợ những kỹ năng về công nghệ; Nguồn tài liệu chuyển đổi số sẽ giúp giảm thiểu đi
lượng giấy sẽ bảo vệ môi trường hơn. (“green revolution” ).
2.3.2. Một số mặt tiêu cực của việc sử dụng công nghệ trong giáo dục
Ngoài các tác động tích cực cải thiện giáo dục của công nghệ, có một số ý kiến cho
rằng việc áp dụng công nghệ quá nhiều sẽ dẫn tới một số tác động tiêu cực không mong
muốn khác, một số ảnh hưởng tiêu cực không ảnh hưởng nhiều. 
Làm giảm đi kỹ năng viết tay
Việc sử dụng các phím tắt, micro, đánh máy quá nhiều làm cho kỹ năng viết của
sinh viên giảm đi. 
Ngày nay, việc phụ thuộc quá nhiều vào truyền thông kỹ thuật số mà sinh viên quên
việc cải thiện khả năng viết tay của bản thân.
Sự cố gian lận trong thi cử
Sự phát triển các máy tính đồ họa, đồng hồ thông minh hay các phần mềm được
dùng để gian lận trong thi cử. Sinh viên chỉ cần thực hiện một số thao tác hoặc sử dụng
các công cụ tinh vi hơn là có thể dễ dàng gian lận trong kỳ thì mà không bị phát hiện bởi
các hệ thống chống gian lận từ các phòng thi.
Sự thiếu tập trung
Giới trẻ ngày nay thường dành rất nhiều thời gian cho mạng xã hội, xem phim, chơi
game, một số quá đà dẫn đến tiêu tốn thời gian. Đối với một số sinh viên không có tính tự
giác cao thì các dễ mất tập trung hơn. Đôi lúc nhàm chán trong việc học trực tuyến hoặc
trong lúc học tập có những tiện ích, trò chơi giải trí khác làm các sinh viên trở nên sao
nhãng, lơ là và mất tập trung. Có nhiều sinh viên có các hành động chống đối bằng nhiều
cách nhưng các hành động hầu như không ảnh hưởng đến tập thể, những việc làm đó sẽ
ảnh hưởng đánh thành tích học tập của sinh viên.
Một số bất lợi khác đối với sinh viên

17
Việc phát triển công nghệ đòi hỏi phải có những thiết bị cao cấp hơn từ đó gây tốn
kém các chi phí trang bị hoặc cài đặt các phần mềm mất phí. Đôi khi gây tốn thời gian, sử
dụng các thiết bị điện tử trong thời gian lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. khả năng tư duy
và trí tưởng tượng của sinh viên có thể bị suy giảm.
2.4. Đánh giá tình hình phát triển giáo dục Đại học thời kỳ công nghiệp 4.0
2.4.1. Thành tựu
Hội nhập và tiếp cận chuẩn mực quốc tế
Theo nhận định của Giáo sư - Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc
gia Hà Nội, có thể thấy chưa bao giờ giáo dục Việt Nam đổi mới nhanh và mạnh mẽ, tiếp
cận các chuẩn mực quốc tế như những năm qua, minh chứng cho nhận định này là kết quả
trong việc kiểm định chất lượng giáo dục, xếp hạng đại học.
Đến nay, hầu hết các cơ sở giáo dục đại học đều đã có đơn vị chuyên trách về đảm
bảo chất lượng. Có 5 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục được thành lập và cấp phép
hoạt động; 5 đợt tuyển chọn và cấp thẻ kiểm định viên; 346 người đã được cấp thẻ kiểm
định viên chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; 218 cơ sở
giáo dục đại học, 33 trường cao đẳng, trung cấp sư phạm hoàn thành báo cáo tự đánh giá;
117 cơ sở giáo dục đại học và 3 trường cao đẳng sư phạm đã được công nhận đạt tiêu
chuẩn chất lượng; 10 chương trình công nhận đạt kiểm định theo chuẩn Việt Nam; 111
chương trình công nhận kiểm định theo chuẩn quốc tế.
Theo số liệu của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo, đã có 6 trường được tổ chức kiểm định
quốc tế công nhận, trong đó 5 trường được công nhận bởi HCERES (Hội đồng Cấp cao về
Đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp); 2 trường được công nhận bởi AUN-QA
(Mạng lưới bảo đảm chất lượng các trường đại học ASEAN).
Các cơ sở giáo dục đã thay đổi cách nhìn nhận về công tác quản lý và chỉ đạo, tăng
cường năng lực quản lý nhà trường và quản lý dạy, học. Kiểm định chất lượng giáo dục
tạo động lực cho công tác đánh giá nói chung, góp phần quan trọng thúc đât nâng cao chất
lượng giáo dục và hội nhập với thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam,
năm 2018 ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh được xếp hạng
1000 trường hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng QS; 5 trường của Việt Nam trong top
350 của QS xếp hạng các trường đại học Châu Á 2018; 6 trường của Việt Nam trong xếp
hạng đại học URAP (University ranking by Academic Performance).
Nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao

18
Giáo dục đại học Việt Nam đang có sự chuyển biến và đột phá chuyển biến về chất
lượng theo các yêu cầu và chuẩn trình độ quốc tế. Chất lượng đội ngũ giảng viên và chất
lượng người học ở bậc đại học và sau đại học đã có những bước nhảy vọt, đột phá.
Hiện nay, đào tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ đòi hỏi người học về ngoại ngữ và
chuyên môn cao hơn so với trước đây. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo còn yêu cầu
phải trang bị kiến thức về công nghệ thông tin và các kỹ năng mềm cho người học. Các
hoạt động đào tạo gắn với nghiên cứu được nhiều trường đại học quan tâm, các trường đại
học chú trọng xây dựng các nhóm nghiên cứu để tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa
học và công bố quốc tế.
Theo báo cáo Bộ Giáo dục- Đào tạo, tính đến hết năm 2017 trong các trường đại học
có 945 nhóm nghiên cứu, một trường đại học có trung bình 7 nhóm nghiên cứu, một số cơ
sở đào tạo có nhiều nhóm nghiên cứu như: Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học
quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,...
Hiện 80% các nghiên cứu sinh trọng lĩnh vực Khoa học tự nhiên- công nghệ của Đại
học quốc gia Hà Nội, trường đại học Tôn Đức Thắng, trường đại học Duy Tân và nhiều
trường đại học khác khi bảo vệ luận án tiến  sĩ đều đã có công bố quốc tế ISI.
Thống kê chưa chính thức từ năm 2017 đến tháng 6-2018, riêng các công bố quốc tế
của 30 trường đại học Việt Nam đạt 10515 bài, trong khi cả giai đoạn 2011-2015 toàn bộ
các trường đại học Việt Nam chỉ có hơn 10000 bài.
Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài
Bên cạnh các chương trình đào tạo chuẩn, Bộ Giáo dục - Đào tạo còn chỉ đạo các
trường đại học tích cực triển khai các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, chất lượng
cao để đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Chương trình tài năng đào tạo cử nhân, kỹ sư có
năng khiếu trong lĩnh vực khoa học cơ bản (cử nhân tài năng) và kỹ thuật công nghệ (kỹ
sư tài năng). Chương trình đào tạo tiên tiến là các chương trình đào tạo bậc đại học, áp
dụng cho các ngành khoa học tự nhiên-công nghệ, sử dụng toàn bộ chương trình, giáo
trình của một đại học nước ngoài, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, do Bộ Giáo dục -
Đào tạo phê duyệt và cấp kinh phí triển khai thực hiện. Đội ngũ giảng viên tham gia
chương trình là của Việt Nam và một số giảng viên nước ngoài, nhằm phát triển quốc tế
hóa chương trình đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực toàn cầu. Bên cạnh đó, với chương
trình 911, 322, chúng ta đã cử đi đào tạo hàng nghìn trí thức trẻ, ưu tú ở nước ngoài.
Giáo dục Đại học Việt Nam bước đầu đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề phù
hợp nhằm hướng tới đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao
trong giai đoạn mới. Năm học 2016-2017, tổng quy mô sinh viên (SV) đại học là hơn 1,7

19
triệu SV, quy mô SV cao đẳng sư phạm giảm 14,3%, chỉ còn 47.800 SV. Phần lớn SV tập
trung theo học các ngành thuộc Khối ngành V, III: Toán và thống kê; Máy tính và công
nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng,
Nông lâm và thuỷ sản; Thú y và khối ngành: Kinh doanh quản lý, Pháp luật.
Một số ngành mới khác như: an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, robotic,
khoa học dữ liệu, công nghệ hàng không vũ trụ đã được mở ở Đại học Quốc gia Hà Nội;
Các ngành tự động hóa, công nghệ thông tin, khoa học máy tính, an toàn thông tin, trí tuệ
nhân tạo, công nghệ nano,... được giảng dạy và đào tạo ở nhiều trường đại học trong cả
nước, cho thấy ngành giáo dục đại học của Việt Nam đang bắt nhịp được với xu thế của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 đang diễn ra trên thế giới.
2.4.2. Hạn chế và thách thức
Trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ  tư, các nước trên thế giới, trong đó
có Việt Nam đều coi đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho sự phát triển, là quốc
sách hàng đầu. Giáo dục Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn, thách thức khi đang
chuyển đổi nền giáo dục sang Giáo dục 4.0.
Cơ sở vật chất
Trong những năm gần đây, quy mô giáo dục phát triển, số lượng các trường cao
đẳng, đại học tăng mạnh trong khi đó đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất thiếu thốn, trang
thiết bị, phòng thí nghiệm, công nghệ kỹ thuật chưa đáp ứng đủ trong nhu cầu giảng dạy
và học tập.
Theo thống kê của bộ lao động, Thương binh và Xã hội năm 2018, hơn 100000 cử
nhân thất nghiệp, vẫn còn 70800 người trình độ cao đẳng chưa có việc làm, 41% doanh
nghiệp không tuyển dụng được đủ lao động có trình độ tay nghề cao. Đây thực sự là thách
thức đối với phát triển giáo dục Việt Nam. 
Chất lượng giáo dục
Chất  lượng  giáo  dục  và  đào  tạo chưa  đáp  ứng  yêu  cầu  phát  triển,  nhất là đào
tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế. Mặc dù ngành giáo dục trong những 
năm  đổi  mới  có  nhiều  bước  phát triển, nhưng chúng ta còn quá tập trung vào việc 
tăng  số  lượng,  quy  mô  đào  tạo  mà chưa thật sự chú ý đến chất lượng. Chương trình,
nội dung và phương pháp dạy học là yếu tố quyết định nhất đến việc nâng cao trình độ
dân trí cũng như chất lượng của nguồn nhân lực. Song, cả chương trình, nội dung và
phương pháp dạy học vẫn còn lạc hậu. Chúng ta quá chú trọng đến dạy kiến thức mà
không quan tâm nhiều đến việc dạy kỹ năng, tác phong, văn hóa, đạo đức... cho người lao
động. Mặc dù chúng ta cũng có nhiều nỗ lực để đổi  mới  phương  pháp  dạy  học, khuyến

20
khích sử dụng phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, nhưng vì
nhiều lý do mà phương pháp truyền thống vẫn chiếm ưu thế, phương pháp mới chưa tạo
ra sự chuyển biến. Tất cả những hạn chế đó của ngành giáo dục và đào tạo thể hiện rõ nét
trên sản phẩm của nó, đó chính là chất lượng của nguồn nhân lực còn thấp. So với các
nước trong khu vực, thứ hạng về chất lượng nguồn nhân lực của nước ta là rất thấp. Nếu
tính thang điểm 10 thì chất lượng nguồn  nhân  lực  Việt  Nam  chỉ  đạt  3,79 điểm, trong
khi Hàn Quốc là 6,91 điểm; Ấn Độ là 5,76 điểm; Trung Quốc là 5,73 điểm; Malaysia là
5,59 điểm.
Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giáo viên thiếu và chưa đồng bộ. Giảng viên  đóng vai trò quyết định chất
lượng giáo dục và đào tạo, nhưng thực tế khi quy mô sinh viên tăng nhanh đã gây nên sự
bất cập giữa quy mô phát triển giáo dục với đội ngũ giáo viên ở bậc đại học. Sự hẫng hụt
về giáo viên trình độ cao ở các trường đại học ngày càng gia tăng.
Quản lý
Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém, bất cập chưa theo kịp
sự đổi mới trên các lĩnh vực của đất nước. Một số thực trạng trên cho thấy, quá trình phát
triển giáo dục và đào tạo ở nước ta thời gian qua đã có được những kết quả thành công
không thể phủ nhận. Song, Việt Nam hiện nay đang thiếu một chiến lược tổng thể về xây
dựng, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực quốc gia. Trong đó, hạn chế lớn nhất là các
chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược phát triển nhân lực không đồng hành với nhau.
Các cơ quan hoạch định chiến lược kinh tế và cơ quan hoạch định chiến lược xã hội chưa
thực sự cùng nhau đi trên một con đường, thiếu những quyết sách đồng bộ, hợp lý ở tầm
vĩ mô để thúc đẩy phát triển giáo dục; một số chính sách về giáo dục còn chủ quan, xa
thực tế, thiếu sự đồng thuận của xã hội. Tư duy giáo dục chưa theo kịp yêu cầu đổi mới,
phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 
Phương pháp đào tạo 
Thực trạng việc đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học cần cần đổi mới tích cực hơn, trong
khi chương trình đào tạo hiện tại còn quá nặng nề về lý thuyết, việc thiết kế dạy học theo
xu hướng mở còn chậm, chưa thực sự tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại trong
dạy học. Cần đổi mới, phát triển trong việc kiểm tra, thi cử để đánh giá sinh viên được
đúng hắn hơn và tạo sự công bằng giữa các sinh viên hơn. 
Sinh viên
Sinh viên chưa thực sự chủ động trong việc học tập và nghiên cứu, chỉ có một số ít.
Các bạn sinh viên cần sự tự giác ở bản thân hơn là việc cần được nhắc nhở trong quá trình

21
học tập của bản thân. Phần lớn các bạn sinh viên coi thời gian học đại học để nghỉ ngơi,
trải nghiệm khám phá nhiều thứ khác hơn là trong việc học tập. Sự chủ động trong học
tập cân bằng với những việc khác là vấn đề khó khăn đối với các bạn sinh viên, để lựa
chọn việc đi làm thêm nhiều hơn việc học hay học mà không cần đi làm thêm, một số mối
quan hệ cá nhân khác đã làm chểnh mảng đi việc tích cực tìm tòi nghiên cứu ở các sinh
viên. Do đó thách thức, khó khăn trong giáo dục không những ở các yếu tố bên ngoài mà
còn là các yếu tố bên trong của nền giáo dục.
CHƯƠNG 3:  GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
3.1. Định hướng giáo dục Đại học Việt Nam thời kỳ cách mạng công nghiệp
4.0
Việc định hướng giáo dục đại học cho thời kỳ 4.0 nhằm cung cấp cho thị trường lao
động những lao động chất lượng cao, am hiểu khoa học – công nghệ, làm nền tảng cho
đất nước bền vững và phát triển là nhiệm vụ hàng đầu, bởi “hiền tài là nhân khí của quốc
gia” (Thân Nhân Trung), vậy ta nên cơ bản định hướng bước đi của giáo dục đại học như
thế nào?
3.1.1. Mục tiêu đào tạo
Các trường đại học đào tạo sinh viên theo nhiều cách khác nhau, song việc đáp ứng
các yếu tố về: năng lực chuyên môn, khả năng thuyết trình, khả năng ngôn ngữ, thành
thạo trong sử dụng các thiết bị công nghệ là những kết quả cơ bản cần đạt được… từ đó
nâng cao thêm các yếu tố đặc biệt như: khả năng làm việc nhóm hiệu quả, khả năng quản
trị, dẫn dắt, khởi nghiệp, đón đầu xu thế… Có thêm được yếu tố trên sinh viên sẽ vững
vàng bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
3.1.2. Triển khai các hoạt động đào tạo
Thực hiện đổi mới nội dung và chương trình giáo dục đào tạo theo hướng phát triển
năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên
tục thay đổi và phát triển; đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số: Dạy
học theo hướng phát triển năng lực: người học chứng minh mức độ nắm vững kiến thức
của mình thông qua những hoạt động cụ thể: các hoạt động nghiên cứu khoa học, các
cuộc thi học thuật, các cuộc thi startup quy mô nhỏ; Người học tự do sáng tạo bằng cách
học đối thoại 1-1 với giáo viên, làm teamwork với những đề tài quen thuộc đến lạ lẫm;
Giáo viên kèm bài tập về nhà cho sinh viên với yêu cầu thực hiện dựa trên việc sử dụng
công nghệ 4.0. Tạo ra một công dân có đầy đủ yếu tố đáp lại công nghệ 4.0 là một phần
của giáo dục 4.0. Giáo viên kết hợp bài giảng với kiến thức thực tiễn, ví dụ hãy cập nhật

22
và yêu cầu sinh viên kinh tế cập nhật những bước chuyển động của nền kinh tế thị trường
hay những người nào đang thống lĩnh các mảng kinh tế? Câu chuyện quản trị của những
nhà quản trị 4.0…
Phát triển mạnh đào tạo nghề và hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho chuyển đổi nghề: Một
công dân 4.0 là người không chỉ am hiểu một ngành nghề chủ yếu, việc am hiểu nhiều
ngành nghề liên quan với nhau là lợi thế khi thị trường lao động đang cạnh tranh gay gắt,
việc ôm khư khư vào sách vở mà không tạo điều kiện cho sinh viên thực hành sẽ làm mất
thời gian khi ra đời sinh viên lại phải học lại.
Hình thành mạng học tập mở của người Việt Nam. Thực hiện theo lộ trình phổ cập
kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt trình độ cơ bản cho người dân và
đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, xây dựng văn hóa số trong cộng
đồng…
Cần tham khảo và học hỏi các mô hình chuyển đổi giáo dục thành công của các
nước trên thế giới như: Dự án SkillFuture của Singapore, mô hình giáo dục nền tảng sẵn
sàng trong tương lai của Phần Lan...
3.2. Giải pháp cho sự phát triển giáo dục Đại học thời kỳ cách mạng công
nghiệp 4.0
3.2.1. Cơ sở vật chất
Hiện nay, nhiều trường có phòng máy tính với không gian còn hạn hẹp, hơn nữa đã
lâu đời, chỉ sử dụng được tầm hơn nửa máy tính trong phòng; Việc dạy học bằng cách
chiếu slide trong khi màn hình chưa đủ chất lượng cũng gây khó khăn cho sinh viên học
tập; Diện tích phòng học còn khá khiêm tốn; Nhiều trường chưa thể áp dụng thư viện số
trong việc tìm sách, trả sách phục vụ sinh viên; Giải pháp cho nhiều trường là kêu gọi đầu
tư từ các nhà đầu tư hoặc cựu sinh viên, chuyển sang tự chủ tài chính nếu còn là trường
công lập.
3.2.2. Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy nên chuyển đổi từ truyền thụ kiến thức cho số đông sang
khai phóng cái tôi, tiềm năng của mỗi người học, đồng thời trao quyền sáng tạo cho họ.
Người học sẽ đóng vai trò là người chủ đạo trong buổi học, tạo ra môi trường học tập họ
mong muốn và giáo viên đóng vai trò là chất xúc tác, dẫn dắt sinh viên đi đúng hướng.
Phương pháp dạy học không còn như truyền thống nữa, không phải phải gặp nhau
mới làm ra chuyện, hiện nay, người học có thể kết nối với giảng viên ngay cả khi đang ở
nhà bằng điện thoại hoặc máy tính có kết nối internet, việc tương tác online thậm chí có
cả những mặt lợi bởi có sự trợ giúp của những công cụ tuyệt vời như bộ công cụ giáo dục

23
Google (G-Suite for Education) cung cấp miễn phí Word, Sheet, Slide, Google Docs, Ứng
dụng bảng trắng Micrisoft White, Công nghệ đám mây (Cloud) cung cấp những phần
mềm học tập trên Internet có sử dụng tài khoản…
Vận dụng các phương pháp gắn với công nghệ hiện đại như:
Dạy học trực tuyến E-learning: phương thức học ảo thông kết nối internet thông
qua máy tính hoặc điện thoại thông minh và có kết nối với máy chủ đặt ở nơi khác. Máy
chủ lưu trữ sẵn bài giảng điện tử và các phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề
trực tuyến từ xa cho sinh viên. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh thông qua
kết nối băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng cục bộ (LAN).
Lan rộng mô hình giảng dạy “Samsung smart school”: bao gồm Giảng dạy tương
tác (Interactive teaching) với các thiết bị thông minh, Quản lý học tập (Class
management) kết hợp với phương pháp học tâ ̣p theo nhóm (Team-based learning).
Phương pháp giảng dạy Kỹ thuật tạo ra ý tưởng (Brainstorming): Mục đích chính
của phương pháp này là giúp người học phá vỡ các khuôn mẫu và tạo ra một loạt các ý
tưởng thay thế. Phương pháp này phù hợp với nhóm sinh viên. 
Cách tiếp cận toàn diện trong hệ thống đào tạo nghề nghiệp ở Đức và Thụy Sĩ: Ở
Đức, đào tạo nghề được thực hiện theo “lập trình kép”, bao gồm giáo dục tại nhà trường
và đào tạo tại nơi làm việc. Hệ thống đào tạo và dạy nghề của Thụy Sĩ cũng tuân theo
tương tự, tức là 3-4 năm đào tạo kết hợp giữa học tập ở trường và làm việc với mức lương
cơ bản cho thời gian làm việc tại các doanh nghiệp.
Phương pháp CIOD - xu hướng giảng dạy hiện đại: CDIO là từ viết tắt của cụm từ
tiếng Anh: Conceive – Design – Implement – Operate, có nghĩa là: hình thành ý tưởng,
thiết kế ý tưởng, triển khai và vận hành, được nghiên cứu bởi Viện Công nghệ MIT (Hoa
Kỳ). Cho đến nay, mô hình này ngày càng được các trường Đại học, Cao đẳng trên thế
giới sử dụng. Về bản chất, CDIO là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, thiết kế
chương trình, kế hoạch đầu tạo trên cơ sở xác định đầu ra đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Quy trình này được nghiên cứu một cách khoa học, logic và có thể áp dụng cho đa dạng
các lĩnh vực đào tạo.
3.2.3. Giảng viên
Nắm bắt được hơi thở của nền công nghiệp 4.0, học tập và tập huấn để thích nghi
kịp thời với các đổi mới giáo dục.
Thay đổi phương pháp dạy, chuyển từ người truyền đạt kiến thức sang người định
hướng cho sinh viên làm chủ kiến thức. Cách dạy cũ sẽ không thể tạo ra công dân toàn
cầu.

24
Giảng viên là đầu tàu giúp đào tạo ra công dân 4.0, họ là những người “học tập suốt
đời”, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các ngành học mới, cập nhật giáo án liên tục, giảng
giải kiến thức phải đi đôi với thực tiễn.
Trong xã hội thông tin, giảng viên giúp sinh viên tìm kiếm thông tin chất lượng, là
nhà giáo dục có đầu óc sáng tạo, biết tư duy và biết phê phán. 
Giáo án điện tử, tổ chức lớp học, giao bài tập, giới hạn deadline, kiểm tra tiến độ
hoàn thành của sinh viên, cung cấp tài liệu, chấm bài... đều được tối ưu hóa bằng máy tính
với các phần mềm như Padlet, phần mềm quản lý giáo dục iA Writer, School Manager,
lectureMAKER…để tiết kiệm thời gian.
Nâng cao khả năng ngôn ngữ: Việc giảng viên thành thạo ngôn ngữ là rất cần thiết,
giảng viên có thể nghiên cứu thông tin giảng dạy của các nước trên thế giới rồi về áp dụng
cho sinh viên của mình, nghiên cứu khoa học nhờ các tư liệu của các trường đại học lớn
trên thế giới sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.
3.2.4. Sinh viên
Sinh viên không chỉ học tập trong môi trường giáo dục trên giảng đường mà còn học
tập trong môi trường toàn cầu, “học tập suốt đời”, tìm hiểu và học tập có chọn lọc các đổi
mới trong công nghiệp 4.0 để không để tự bị bài xích.
Học tập và quản lí thời gian bằng cách kết hợp với các phần mềm công nghệ như:
bộ công cụ Google: Google Calendar, Google Drive...; Trello, Pocket; App hỗ trợ vẽ
mindmap (Mindnode, Simplemind)...; làm slide với Powerpoint, Prezi, Emaze, Canva…
Rèn luyện cho mình các kỹ năng mềm: kỹ năng sáng tạo, kỹ năng Tư duy phản biện,
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề.
Thành thạo ngôn ngữ: Việc thành thạo tiếng anh và nhiều thứ tiếng hơn sẽ giúp sinh
viên có lợi thế khi ra trường phải làm việc trong môi trường toàn cầu hóa.
3.2.5. Đổi mới mô hình kết nối giữa trường đại học và doanh nghiệp
Không chỉ dừng lại ở mối quan hệ doanh nghiệp đầu tư vào trường đại học và
trường đại học giới thiệu lao động cho doanh nghiệp, nhà trường nên gắn kết chương trình
đào tạo vừa học vừa làm, hoặc vừa học vừa nghiên cứu giữa các sinh viên và nhân viên
trong doanh nghiệp; Nhà trường coi trọng việc đưa giảng viên vào tham quan, nghiên cứu,
cập nhật kiến thức công nghệ đổi mới của các doanh nghiệp hiện nay, từ đó giúp giảng
viên có những định hướng tốt hơn cho việc giảng dạy, nghiên cứu của mình; Nhà trường
cũng coi trọng đóng góp của doanh nghiệp vào giáo trình, bài giảng của trường; Thiết kế
các khóa đào tạo chuyên biệt đáp ứng nhu cầu lao động đặc biệt của doanh nghiệp.
3.3. Kiến nghị

25
Đánh giá kết quả dạy và học của giảng viên và sinh viên qua các ứng dụng công
nghệ 4.0:
Kết quả dạy và học là khâu cuối cùng của một quá trình dạy và học giữa giảng viên
và sinh viên, cũng là khâu quan trọng nhất, từ kết quả đánh giá người dạy, giúp làm sáng
tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học, phương pháp dạy học và trách
nhiệm của người dạy; Qua kết quả đánh giá người học, nắm bắt được tình trạng kiến thức,
kỹ năng, thái độ học tập của người học so với yêu cầu của chương trình đào tạo, yêu cầu
xã hội; Dịch bệnh Covid làm người dạy và học khó tương tác nhau hơn qua màn hình, vì
vậy việc đánh giá kết quả dạy và học thêm phần quan trọng hơn. Đánh giá kết quả thực
hiện bằng phương pháp truyền thống không đảm bảo tính bảo mật và tốn nhiều thời gian,
thời kì công nghệ 4.0 ta cần áp dụng công nghệ máy tính vào khâu đánh giá kết quả để kết
quả đánh giá được đa dạng và rút ngắn thời gian hơn.
Để đánh giá kết quả học tập của sinh viên cần tạo được một hệ sinh thái cho người
học, qua đó giảng viên và phụ huynh cũng tham gia được vào hệ sinh thái này để đánh giá
quá trình học của sinh viên. Một hệ thống là ứng dụng của các công nghệ AI, Big Data và
IoT vào dạy học, lãnh đạo nhà trường, giảng viên có thể thu thập dữ liệu, phân tích và
đánh giá chính xác về người học; Theo dõi quá trình học tập tại nhà, kiểm tra mức độ
hoàn thành bài tập và thông báo kết quả học tập tới sinh viên cũng như gia đình.
Rõ hơn, hệ thống này không chỉ dành cho nhà trường, giảng viên, sinh viên mà gia
đình cũng được tham gia để cùng theo dõi tiến độ, chất lượng học tập của sinh viên. Hệ
thống có thể được truy cập từ máy tính hoặc từ ứng dụng trên điện thoại di động, giúp
mọi người nhận được các thông tin tiện lợi, tức thì. Lịch học tại nhà của sinh viên được hệ
thống lên thời khóa biểu chi tiết 3 buổi sáng - chiều - tối cho mỗi ngày. Với từng buổi học
tại nhà, sinh viên sử dụng tài khoản riêng truy cập vào hệ thống để học tập và làm bài tập.
Hệ thống theo dõi và lưu lại chính xác thời gian, trạng thái học tập của sinh viên trong
suốt buổi học. Để giúp sinh viên không “ngủ nướng” mà quên mất việc học, Hệ thống tự
động theo dõi và nhắc nhở việc làm bài tập. Nếu quá giờ quy định mà chưa thấy sinh viên
hoàn thành việc học tập, Hệ thống sẽ thông báo tới phòng Đào tạo, giảng viên để từ đó
kịp thời nhắc nhở sinh viên. Ngay khi sinh viên hoàn thành bài tập, Hệ thống nhắc giảng
viên để chấm điểm hoặc nhận xét các bài tập, giúp sinh viên nắm được mức độ hiểu bài
của mình.
Đối với đánh giá kết quả dạy học của giáo viên, cần tạo ra phần mềm trong đó cơ
bản có các phần như:

26
 Hồ sơ người dùng: Chức năng này cho phép người dùng được cấp quyền có thể tạo,
sửa, xóa các thông tin người dùng như thông tin cá nhân, quá trình học tập, quá trình làm
việc, mức chuẩn nghề nghiệp hiện thời, các khóa học bồi dưỡng thường xuyên đã thực
hiện và kết quả...
Tự đánh giá: Chức năng này cho phép người dùng được cấp quyền có thể tạo, sửa,
xoá bản tự đánh giá của bản thân, có thể tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp và gửi cho
cấp quản lý trực tiếp để duyệt. Quy trình đánh giá phải được thiết kế để có thể cấu hình
thay đổi một cách mềm dẻo.
Đánh giá của sinh viên tham gia học tập: Sinh viên đăng nhập với tư cách người học
và đánh giá quá trình dạy học của giảng viên mình theo học theo các mẫu câu hỏi có sẵn,
thông tin sinh viên sẽ được ẩn danh và toàn bộ kết quả đánh giá sẽ được nhà trường và cơ
quan quản lý nắm bắt.
Hoạt động dạy học của giáo viên: Cung cấp dữ liệu thông tin cho biết giảng viên
vào lớp và tan lớp lúc mấy giờ (học online), giảng viên có cập nhật bài giảng lên phần
mềm học tập của sinh viên hay không và thậm chí cho biết khả năng tương tác của giảng
viên với người học như thế nào thông qua box chat hoặc bảng record (học online).
Đánh giá kết quả dạy và học thông qua ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ giúp việc đánh
giá trở nên nhẹ nhàng, nhanh chóng và tính bảo mật cao. Cần bắt kịp và áp dụng vào quá
trình dạy và học trên tất cả các trường Đại học tại Việt Nam.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và dịch bệnh covid 19 đã tạo ra những xu hướng
mới, có tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt trong đời sống xã hội hiện nay, đặc biệt là
ngành giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Chính chúng đã thúc đẩy giáo
dục đại học phải cải tiến nhanh chóng, giúp sinh viên và giảng viên dễ dàng kết nối với
nhau hơn qua hệ thống giảng dạy trực tuyến, góp phần làm cho các bài học trở nên thú vị,
độc đáo hơn nhờ ứng dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại. Đặc biệt nhất cần phải kể
đến, đó là việc giúp sinh viên hay cả giảng viên chủ động hơn về thời gian học tập, giảng
dạy. Tuy nhiên, song hành với những mặt tích cực, các biện pháp cải tiến trên còn đi đôi
với một số hạn chế nhất định. Việc học tập và thi cử online làm sinh viên suy giảm kỹ
năng viết tay, làm tăng các trường hợp gian lận trong thi cử, giảm sự tập trung của các
học viên bởi sự chi phối của môi trường xung quanh mà nhà trường hay giảng viên khó có
thể kiểm soát được, đồng thời việc sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều cũng tồn đọng
các mối nguy hại về sức khỏe và nhiều khả năng khác của sinh viên.

27
Có thể thấy qua quá trình đổi mới, giáo dục đại học ở nước ta đã đạt được những
thành tựu nhất định trong hội nhập quốc tế; Nâng cao trình độ nguồn nhân lực hiện có;
Bồi dưỡng, đào tạo nhân tài. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, có thể thấy
nước ta vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề khó khăn chưa được giải quyết. Những vấn đề có thể
kể đến như: thiếu thốn cơ sở vật chất; Chất lượng giáo dục phát triển vẫn chưa đáp ứng đủ
yêu cầu; Đội ngũ giảng viên còn thiếu và chưa đồng bộ; Hệ thống quản lý còn nhiều bất
cập; các phương pháp hiện đại còn chưa được áp dụng; Bản thân sinh viên còn chưa chủ
động trong việc tìm tòi và nghiên cứu.
Trước những tác động tiêu cực và tồn tại mà chúng em đã tìm hiểu được, chúng em
đề xuất một số giải pháp cho các trường đại học như đầu tư vào cơ sở vật chất và hoàn
thiện hệ thống thư viện số; Thay đổi từ phương thức dạy học truyền thống sang phương
thức mới giúp học viên có nhiều không gian để thể hiện bản thân nhiều hơn; Đào tạo đội
ngũ giảng viên để phù hợp hơn với phương pháp giảng dạy mới; Sinh viên nên chủ động
nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng mềm;… Với những giải pháp
nhóm đã nêu ra mong rằng nó có thể phần nào khắc phục được những tồn tại và giúp hệ
thống giáo dục Đại học trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 được hoàn thiện hơn.

28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đức, T. K. (2012). Giáo trình Đại học Việt Nam và Thế giới. Hà Nội.

2. H. Karre, M. Hammer, M. Kleindienst, and C. Ramsauer. (2017). Transition


towards an Industry 4.0 state of the LeanLab at Graz University of Technology,.
Procedia Manuf., 9, 1581–1591.

3. J.Brach. (2017). Mobility 4.0, Commercial Vehicle 4.0 and Transport 4.0
Theoretical and Practical Aspects. Res. J. Univ. Gdańsk. Transp. Econ. Logist., 74, 31-
45.

4. M. R. Cabrita, V. Cruz-Machado, and S. Duarte. (2018). Enhancing the Benefits of


Industry 4.0 from Intellectual Capital: A Theoretical Approach. in International
Conference on Management Science and Engineering Management, 206-213.

29

You might also like