You are on page 1of 79

CUỘC THI KHOA HỌC, KỸ

THUẬT CẤP TRƯỜNG

vectorstock.com/15041552

Ths Nguyễn Thanh Tú


eBook Collection

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KĨ THUẬT DỰ ÁN ÁP


LỰC HỌC TẬP VỚI HỌC SINH THPT TRONG
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LĨNH VỰC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ HÀNH VI
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo


Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến


Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
1

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KĨ THUẬT

DỰ ÁN
ÁP LỰC HỌC TẬP VỚI HỌC SINH THPT
TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LĨNH VỰC: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI

Hưng Yên, tháng 11 năm 2021


1

TÓM TẮT

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã mang lại nhiều lợi ích
cho nhân loại. Trực tiếp giải bài toán về nhân công lao động. Nhưng bên cạnh
đó, cuộc CMCN 4.0 còn đặt ra nhiều thách thức rủi ro đối với con người
trong đó có thể kể đến lứa tuổi học sinh THPT. Học sinh THPT rất năng
động, nhạy bén và tiếp thu cái mới rất nhanh. Các bạn đã nhận thức rất rõ
những thách thức cũng như những tiến bộ mà khoa học mang lại để biến
những tiến bộ khoa học đó thành công cụ đắc lực trong học tập của mình.
Thế nhưng vì tâm lí lo lắng và chưa có biện pháp hữu hiệu nên các bạn tạo
cho mình những áp lực năng nề. Những áp lực học tập mà cuộc CMCN 4.0
mang lại dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho học sinh:Ảnh hưởng đến sự
phát triển tâm sinh lí, ảnh hưởng đến bản thân, thậm chí rối loạn hành vi dẫn
đến tự tử của nhiều học sinh.
Thông qua khảo sát, phỏng vấn trực tiếp học sinh, thầy cô, chuyên gia
quản lí, theo dõi, nhóm nghiên cứu nhận thấy phần lớn các bạn học sinh còn
chưa nhận thức thấu đáo về cuộc CMCN 4.0. Các bạn còn rất mơ hồ về sự
phát triển và lợi ích mà cuộc CMCN 4.0 mang lại cho con người hiện nay.
Chính vì sự hiểu biết mơ hồ đó đã tạo ra những áp lực không hề nhỏ cho học
sinh. Qua khảo sát 625 khách thể thì có đến 625 khách thể đều chịu đựng
những áp lực từ học tập với những hình thức khác nhau. Áp lực học tập từ
cuộc CMCN 4.0 mang đến những hậu quả nặng nề cho học sinh. Ảnh hưởng
lớn nhất đó chính là kết quả học tập. Áp lực học tập lâu ngày không được giải
tỏa làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển tâm sinh lí của học sinh, dẫn
đến rối nhiễu tâm lí rối loạn hành vi, gây mất ngủ, trầm cảm, stress, thậm chí
có rất nhiều trường hợp học sinh tự tử để giải thoát. Tất cả những ảnh hưởng
đó sẽ dẫn đến chất lượng cuộc sống con người, chất lượng giáo dục không
cao. Chính vì thế, nghiên cứu “Áp lực học tập với học sinh THPT trong cuộc
CMCN 4.0” là điều cần thiết, từ đó tìm nguyên nhân và hậu quả nặng nề để
có những biện pháp giảm thiểu là một điều cấp bách hiện nay. Các giải pháp
sẽ giúp đỡ các bạn tháo gỡ những khó khăn trong học tập để góp phân nâng
cao chất lượng học tập của học sinh, của giáo dục với mục tiêu cao cả đào
tạo nhân lực, phát triển nhân tài với đầy đủ 6 phẩm chất, 10 năng lực như
mục tiêu đề ra của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
2

MỤC LỤC
Tóm tắt
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Lời cảm ơn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 6
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 9
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................... 9
4. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 10
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 10
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 10
8. Cấu trúc đề tài .................................................................................................... 11

PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1. Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0 .......................................................... 12
1.2. Khái niệm áp lực học tập ................................................................................ 12
2. Một số đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
2.1. Lịch sử cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. ............................................ 12
2.2. Cơ hội đi kèm thách thức, rủi ro toàn cầu ...................................................... 13
2.3. Công nghệ số ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội việt nam ................................... 13
3. Vai trò của học sinh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
3.1. Đặc điểm phát triển tâm sinh lí của học sinh thpt trong cuộc CMCN 4.0 ..... 13
3.2. Đặc điểm học tập và định hướng nghề nghiệp ............................................... 15
3.3. Vai trò của học sinh trong cuộc CMCN 4.0 ................................................... 17
3.4. Áp lực học tập của học sinh trong cuộc CMCN 4.0 ...................................... 20
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3

1. Thực trạng áp lực học tập của học sinh thpt trong cuộc CMCN 4.0
2. Nguyên nhân gây nên áp lực học tập của học sinh thpt trong cuộc CMCN 4.0
2.1. Nguyên nhân chủ quan .........................................................................31
2.2. Nguyên nhân khách quan .....................................................................32
3. Những ảnh hưởng tiêu cực từ áp lực học tập đến học sinh trong cuộc CMCN 4.0.
3.1. Ảnh hưởng tích cực. ....................................................................................... 38
3.2. Ảnh hưởng tiêu cực: ....................................................................................... 38
3.2.1. Học tập của học sinh ................................................................................... 38
3.2.2. Sức khỏe của học sinh ................................................................................. 38
3.2.3. Phát triển tâm lí ........................................................................................... 39
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vài nét về khách thể nghiên cứu ........................................................................ 41
2. Qui trình nghiên cứu .......................................................................................... 42
3. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 42
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THPT KHẮC PHỤC NHỮNG
ÁP LỰC HỌC TẬP TRONG CUỘC CMCN 4.0
1. Giải pháp thứ nhất: Rèn luyện sức khỏe ......................................................... 46
2. Giải pháp thức hai: Giải trí lành mạnh ............................................................ 47
3. Giải pháp thứ ba: Phương pháp học tập hợp lí ................................................ 48
4. Giải pháp thứ tư: Rèn luyện kỹ năng sống ...................................................... 52
5. Giải pháp thứ năm: Định hướng và lựa chọn nghề nghiệp ............................ 54
6. Giải pháp thứ sáu: Nhờ sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lí, tổ tư vấn tâm lí học
đường ................................................................................................................. 57
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận......................................................................... .................................... 66
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 68
2.1. Học sinh ......................................................................................................... 68
2.2. Gia đình ......................................................................................................... 69
2.3. Nhà trường ...................................................................................................... 70
2.4. Sở Giáo dục và Đào tạo .................................................................................. 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nội dung từ viết tắt


THPT Trung học phổ thông
CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0
Nghị quyết 29-
Nghị quyết 29 - Nghị quyết - Trung ương
NQ-TW
CHY Chuyên Hưng Yên
CLB Câu Lạc Bộ
ReC Reported Club - Câu lạc bộ Truyền Thông
CHY Sport Club - CLB Thể Thao trực thuộc
CSC
đoàn trường THPT Chuyên Hưng Yên
Dance Club of CHY - CLB nhảy trực thuộc
NON Crew
đoàn trường THPT Chuyên Hưng Yên
Cuộc thi âm nhạc thường niên của Câu lạc bộ
UP
ReC
GDNN Giáo dục nghề nghiệp
Lesbian (Đồng tình ái nữ) - Gay (Đồng tính
LGBT ái nam) - Bisexual (Song tính luyến ái) -
Transgender (Chuyển giới)
DEPY 5919 Câu lạc bộ nhảy trường THPT Hưng Yên
5

LỜI CẢM ƠN!

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu ảnh hưởng của
áp lực học tập trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến học sinh THPT”,
nhóm nghiên cứu đã được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của quý thầy, cô
giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn học sinh. Nhân dịp hoàn thành đề tài,
với tình cảm chân thành, nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám
hiệu, quý thầy giáo, cô giáo và các bạn học sinh của trường THPT Chuyên
Hưng Yên, THPT Hưng Yên, trong thời gian qua đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp
đỡ, cung cấp những ý kiến quý giá, giúp đỡ nhóm nghiên cứu trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Đặc biệt nhóm nghiên cứu xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo
của trường THPT Chuyên Hưng Yên - THPT Hưng Yên đã tận tình chỉ bảo,
khích lệ, cung cấp những tri thức sâu rộng và giúp nhóm nghiên cứu trong suốt
quá trình nghiên cứu để hoàn thành đề tài.
Trong quá trình hoàn thiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song thời
gian nghiên cứu còn hạn chế, bản thân nhóm nghiên cứu trình độ kiến thức và
sự hiểu biết còn hạn chế. Mặt khác, nhóm nghiên cứuvừa học tập vừa nghiên
cứu nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô
dạy bảo, góp ý để đề tài nghiên cứu của nhóm nghiên cứu được hoàn thiện và
nhóm nghiên cứu rút ra nhiều kinh nghiệm hơn.
Nhóm nghiên cứu xin trân trọng cảm ơn!
Hưng Yên, ngày 10 tháng 11 năm 2021
Nhóm nghiên cứu

Nguyễn Khánh Linh

Nguyễn Thị Kiều Diễm


6

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, các ngành kinh tế sản xuất chủ yếu bằng
thủ công, thế nhưng hiện nay Việt Nam đã trở thành một nước có nền kinh tế công
nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nền công nghiệp phát triển, nước ta đang khẳng định
vị thế của mình trên đấu trường quốc tế. Trước thành công đó, chúng ta sung
sướng tự hào vì những thành quả đã đạt được. Hòa bình hiện tại là hạnh phúc của
toàn dân tộc. Vì thế, trách nhiệm bảo vệ những thành quả ông cha để lại của mỗi
cá nhân là rất lớn. Bên cạnh bảo vệ, ta còn phải kế thừa, phát huy và nâng cao
hiệu quả xây dựng đất nước, đặc biệt trong giai đoạn nền công nghiệp phát triển
như vũ bão, đất nước đang hòa mình vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
(CMCN 4.0). Xã hội càng hiện đại thì con người càng tiên tiến hơn trước. Đó
cũng là một qui luật tất yếu trong lịch sử xã hội loài người. Xã hội càng hiện đại
thì càng phải phát triển hơn nữa. Điều đó làm mọi thứ thay đổi nhanh chóng và
ngay chính chúng ta cũng nhanh chóng thay đổi để bắt kịp thời đại, bắt kịp công
nghệ. Vai trò quan trọng nhất để làm nên một đất nước hùng mạnh về mọi mặt
trong tương lai gần đó chính là tầng lớp thanh niên mà cụ thể là học sinh THPT.
Học sinh THPT là lực lượng lao động chủ yếu để phát triển đất nước, đưa đất
nước hòa nhịp vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Nghị quyết 29-NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được hội nghị Trung ương 8
(khóa XI) thông qua. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ
trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục & đào
tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo
nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng,
hiệu quả giáo dục, đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát
triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá
7

nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Đối
với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,
năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp
cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý
tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng
thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học,
khuyến khích học tập suốt đời.
Hiện nay, đất nước ta đang chuyển mình để phù hợp với thời đại công
nghệ số hóa 4.0. Một thời đại đòi hỏi sự tư duy và khối óc con người. Sự sáng tạo
của con người trong quá trình chiếm lĩnh và sáng tạo công nghệ để phục vụ nhu
cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần và vật chất của con người. Một thời đại mà
nếu ta không cố gắng tìm tòi, học hỏi không ngừng thì sẽ bị tụt lại phía sau. Như
vậy, để thích nghi với một xã hội hiện đại thời Công nghiệp 4.0 - còn gọi là thời
đại Công nghệ số, đòi hỏi mỗi cá nhân mà cụ thể là học sinh THPT phải luôn nỗ
lực để có thể theo kịp thời đại.
Học sinh THPT ngày nay phải mang trên mình rất nhiều trọng trách. Họ
chính là niềm tin, sự hi vọng, kì vọng của gia đình, bố mẹ. Sự hi sinh của bố mẹ
chỉ là mong muốn con cái ngày một giỏi giang, đạt nhiều thành tích, thành đạt
trong cuộc sống. Cha mẹ luôn một lòng hướng về con với những khát khao cháy
bỏng, những ước mơ đổi đời, địa vị, danh tiếng, và sự giàu sang. Những ước
mong đó có khi thầm kín khi bộc lộ, nhưng luôn mãnh liệt của những thế hệ đi
trước. Họ luôn kì vọng vào con cháu của mình. Vì họ luôn quan niệm cổ hủ: Đi
học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, mục tiêu của cuộc đời, của dòng họ,
của xóm làng... Chính vì sự kì vọng quá lớn con mình sẽ trở thành “ông này bà
nọ” trong xã hội, đôi khi cha mẹ áp đặt vào con cái, gây sức ép nặng nề lên con
cái. Mặt khác, xã hội luôn luôn phát triển không ngừng. Mỗi phút trôi qua có
hàng nghìn lượng thông tin, hàng tấn sản phẩm được thành phẩm, những mặt
hàng không ngừng đổi mới... tất cả những điều đó đều là trách nhiệm của thanh
niên học sinh. Các học sinh phải sống trong một sự gò bó, áp lực đè nặng, những
8

trọng trách quá lớn đôi khi quá tải, quá sức chịu đựng ở độ tuổi học sinh.
Hậu quả là có rất nhiều học sinh vì chịu nhiều áp lực học tập dẫn đến chán
nản, vì các bạn không được tự chủ, tự do, không được làm những điều mình thích,
theo đuổi những đam mê mà mình nuôi dưỡng... Không những thế, có học sinh vì
áp lực quá lớn, không thể chia sẽ cùng ai dẫn đến sự ức chế về tinh thần dẫn đến
trầm cảm. Nặng hơn có bạn vì muốn giải thoát mà làm hại đến thân thể. Như vậy,
chẳng những không hoàn thành được sự kì vọng của bố mẹ mà vô hình chung các
bạn biến bố mẹ trở thành tội nhân phải ăn năn đến suốt đời. Như vậy, học sinh
THPT với áp lực học tập trong cuộc CMCN 4.0 là điều không thể tránh khỏi. Và
hậu quả của những áp lực đó thật đáng sợ. Trước hết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến
việc học của các bạn. Các bạn không những không thể học tốt trong một tâm
trạng bị đè nén, ức chế mà ngược lại với những áp lực đó việc học ngày càng sa
sút. Học tập sa sút đồng nghĩa với sự lo lắng, ăn không ngon ngủ không yên, sức
khỏe giảm sút, thậm chí có bạn còn hành động dại dột là kết liễu đời mình vì sợ
không làm tròn kì vọng của bố mẹ.
Thực tế, học sinh ở các thành phố lớn của nước ta đã có biểu hiện tiêu cực
nảy sinh vì áp lực học tập quá lớn. Để khắc phục và loại bỏ những hiện tượng
trên, nhà nước và ngành giáo dục cũng đã có những biện pháp hữu hiệu để hạn
chế vấn nạn này. Thế nhưng kết quả chưa thật sự mong muốn, đâu đó vẫn diễn
ra hàng ngày tình trạng học sinh tự hủy bản thân, vi phạm pháp luật. Và ngày
càng tăng lên vì áp lực. Gia đình vẫn đang đặt quá nhiều kì vọng khiến con cái
chịu nhiều ức chế. Sự đầu tư của gia đình chưa phù hợp, hệ thống giáo dục phần
nào chưa phù hợp với từng vùng miền... Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng với áp lực
học tập trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến học sinh THPT là điều cần
thiết. Mục đích giúp các bạn học sinh, các bậc phụ huynh nhận thức rõ vấn đề: đâu
là nguyên nhân và hậu quả của những áp lực học tập để từ đó có những biện pháp
khắc phục, phòng tránh để tạo môi trường học tập trong lành cho con em. Học
sinh nhận thức được vai trò của bản thân trong thời đại mới để từ đó tạo cho
mình một tâm thế hợp lí, một thái độ sống thích hợp và đặc biệt hơn là phòng
9

tránh những hậu quả tai hại khôn lường của những áp lực học tập mang lại. Với
đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu mong muốn góp phần thúc đẩy việc học
tập và rèn luyện của học sinh Việt Nam ngày một tốt hơn để trang bị những điều
kiện cần có cho một tương lai tươi sáng. Các bạn sẽ bước vào đời với một tâm
thế thoải mái, làm chủ được bản thân, làm chủ đất nước, làm chủ công nghệ vì
các bạn đã có một sự đầu tư học tập thích hợp, hiệu quả.
Xuất phát từ lí luận và thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu chọn đề tài “Áp
lực học tập với học sinh THPT trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 -
Thực trạng và giải pháp”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của áp lực học tập trong cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0 đến học sinh THPT.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những ảnh hưởng của áp lực học tập đến học sinh THPT trong cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0
3.2. Khách thể nghiên cứu
Tổng số lượng khách thể nghiên cứu: 625 khách thể học sinh.
Trong đó chủ yếu là học sinh trường THPT Chuyên Hưng Yên, trường THPT
Hưng Yên em chọn nghiên cứu 380 khách thể.
Tại trường THPT Hưng Yên , em lựa chọn khách thể ngẫu nhiên ở cả 3 khối:
Khối 10, khối 11, khối 12 để làm tăng tính khách quan và đa dạng của kết quả
nghiên cứu.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nhu cầu học tập của học sinh trung học phổ thông trong cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0 rất đa dạng.
10

Mức độ hiểu biết về những điều kiện cần thiết của một công dân thời đại
cách mạng công nghiệp 4.0 của học sinh THPT.
Những học sinh trung học phổ thông đang chịu rất nhiều áp lực từ việc học
tập trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 và đang gánh chịu rất nhiều hậu quả
nặng nề.
Phần lớn khách thể vẫn còn nhận thức chưa đầy đủ ảnh hưởng tiêu cực của áp
lực học tập và chưa tìm ra cách giải quyết thỏa đáng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận về áp lực học tập của học sinh trung học phổ thông
thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0.
Nghiên cứu ảnh hưởng tiêu cực của áp lực học tập thời đại Cách mạng công
nghiệp 4.0 của học sinh trung học phổ thông.
Đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai tuyên truyền giáo dục nhận thức
về ảnh hưởng tiêu cực của áp lực học tập thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 của
học sinh tại cơ sở.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Các trường THPT trên địa bàn Tp Hưng Yên (02 trường).
Phạm vi đối tượng: Nghiên cứu ảnh hưởng của áp lực học tập trong cuộc Cách
mạng Công nghiệp 4.0 đến học sinh THPT của học sinh tỉnh Hưng Yên.
Phạm vi về thời gian: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 10 năm 2021
7. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, nhóm nghiên cứu đã vận dụng nhiều phương pháp. Dưới
đây là những phương pháp chủ yếu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tài liệu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
- Phương pháp quan sát khoa học.
11

8. Cấu trúc của đề tài


Cấu trúc của đề tài gồm 3 phần:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương II: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương III: Giải pháp.
Chương IV: Kết quả nghiên cứu.
- Phần kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục đính kèm
12

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

I. Cơ sở lí luận của đề tài


1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1. Khái niệm Cách mạng công nghiệp 4.0
“Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ
giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần thứ 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản
xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần thứ 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để
tự động hóa sản xuất. Và bây giờ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4(Công
nghiệp 4.0) đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần thứ 3, nó kết hợp các công nghệ lại
với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.”(Nguồn Internet)

1.2. Khái niệm “áp lực học tập”


Áp lực học tập của học sinh THPT trong cuộc CMCN 4.0 là những yêu cầu,
thách thức của những tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ đòi hỏi con người
phải đáp ứng, thích nghi. Học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường có nhiều trọng
trách nặng nề, là thế hệ kế tiếp kế thừa và phát huy những tiến bộ của nền khoa học
đó. Muốn đạt được điều đó buộc học sinh phải học tập không ngừng nâng cao kiến
thức, kỹ năng. Vì vậy, Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra những sức ép lớn đến
việc học tập của học sinh THPT.
2. Một số đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
2.1. Lịch sử cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Dưới sự phát triển bùng nổ của thời đại Internet, công nghiệp 4.0 trong thời đại
này đã tạo ra những phát minh thay đổi hoàn toàn cách các doanh nghiệp vận hành
thông qua các công nghệ. Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là:
Trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối-Internet of Things (I0T) và dữ liệu lớn (Big
Data). Ngoài ra, còn có Cloud (Điện toán đám mây), In 3D (Công nghệ bồi đắp vật
liệu), Data mining, Augmented Reality (AR), điện toán đám mây (Cloud), tự động
quy trình robotic (RPA). (Nguồn Wikipedia)

Hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển
13

như Mỹ, Châu Âu và một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng
công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt.

2.2. Cơ hội đi kèm thách thức, rủi ro toàn cầu


Mặt trái của công nghệ 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt có thể
phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền
kinh tế, khi Rôbôt thay thế con người trên nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế
giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo
hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải.
2.3. Công nghệ số ảnh hưởng đến kinh tế- xã hội Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đã và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế, ứng dụng các công nghệ số tiên tiến mở ra nhiều cơ hội trong
việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh trong
chuỗi sản phẩm, tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái dịch vụ, giảm đáng kể chi phí
giao dịch, vận chuyển, tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực
công nghệ số và Internet, đồng thời cũng là cơ hội cho sản xuất công nghiệp phát
triển đến trình độ khoa học và tiên tiến. (Nguồn báo VNBUSINESS)
Tuy nhiên, “Việt Nam có thể đối mặt với một số thách thức như: sự tụt hậu về
công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh, dư thừa lao động có kỹ năng thấp gây phá
vỡ thị trường lao động truyền thống, an toàn, an ninh thông tin, xâm phạm bản
quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao”. (Nguồn sưu tầm Báo mới.com) Trước
tình hình đó, chúng ta cần hoạch định xây dựng chiến lược trong tương lai gần về
chuyển đổi số. Cần chú trọng những vấn đề như đẩy mạnh an ninh mạng và luồng
dữ liệu xuyên biên giới, tạo điều kiện sự phát triển của thương mại điện tử và tài
chính di động, tăng cường tiếp cận số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
trong kỷ nguyên số...Từ đó xu hướng số hóa trong khu vực, chiến lược hợp tác với
các công ty đa quốc gia và các công ty trong nước trong tiến trình số hóa, tiềm năng
và sự sẵn sàng đối mặt với CMCN 4.0 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các thách
thức trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực.
3. Vai trò của học sinh THPT trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
3.1. Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông thời
đại Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam
Tất cả mọi học sinh trung học phổ thông (học sinh lớn, thiếu niên lớn, đầu
thanh niên) theo cách này hay cách khác đều vấp phải cùng các vấn đề như: sự
phát triển tự ý thức, giao tiếp với bạn cùng trang lứa và sự tìm kiếm tình bạn-
14

tìnhyêu cùng những trăn trở về giới tính, sự lựa chọn nghề nghiệp và sự tự quyết
về mặt đạo đức- xã hội. Và trong CMCN 4.0 thì sự thay đổi về tâm sinh lí của
học sinh THPT cũng rất khác so với học sinh cùng lứa tuổi trước đây.

a. Đặc điểm phát triển thể lực của học sinh THPT
Tuổi đầu thanh niên là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể tuy
còn kém so với người lớn. Thời kì này chấm dứt sự phát triển dữ dội mất cân đối
của tuổi học sinh và chuyển sang thời kỳ phát triển tương đối êm ả, cân đối về
thể chất.
Bước sang tuổi thanh niên các bạn có sự cảm nhận rõ rệt rằng mình đã lớn
hay mình cũng gần giống người lớn, sắp trở thành người lớn. Trong quan hệ với
các bạn đồng trang lứa, thanh niên có xu hướng thể hiện mình như những người
lớn. Mong muốn được tự lập, tự chủ trong các giải quyết vấn đề của riêng họ.
Theo thói quen thông thường trong quan hệ con cái đã bước vào tuổi thanh niên,
các bậc cha mẹ vẫn thường xem họ như những đứa trẻ mà ít chú ý đến nhu cầu
nội tâm của chúng. Kiểu quan hệ mang tính sai khiến, áp đặt cứng nhắc hoặc
những biểu hiện tình cảm mẹ - con thái quá ở lứa tuổi này thường gây ra những
hậu quả không mong đợi. Ở lứa tuổi này các biểu hiện rối loạn nhân cách tăng
lên rõ rệt và trong phần lớn các trường hợp, chúng có nguồn gốc sâu xa trong các
mối quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ thầy - trò không thuận lợi.
b. Sự phát triển tự ý thức của học sinh THPT
Do sự phát triển về thể lực, sự hoàn thiện về trí tuệ cũng như tính xã hội hóa
ngày càng cao, nhân cách của học sinh THPT có những nét phát triển mới. Một
đặc điểm nhân cách nổi bật của lứa tuổi này là sự phát triển tự ý thức, bao gồm
khía cạnh nhận thức và tự đánh giá bản thân. Học sinh THPT đứng trước một
thách thức khách quan của cuộc sống đó là chuẩn bị lựa chọn cho mình một hướng
đi sau khi tốt nghiệp phổ thông, phải xây dựng cho mình một cuộc sống độc lập
trong xã hội. Chính vì những đặc điểm phát triển về tư duy như thế cho nên thầy
cô cần có phương pháp dạy học tích cực, tôn trọng suy nghĩ độc lập của học
sinh, phê phán sự gò ép, máy móc trong phương pháp sư phạm.
c. Sự hình thành thế giới quan
15

Thế giới quan được bắt đầu từ sự lĩnh hội thực tế những thói quen đạo
đức, những tâm thế, những thiện cảm và ác cảm xác định mà về sau sẽ ý thức và
được kết lại thành hình thức mới của những chuẩn mực và nguyên tắc nhất định
của hành vi. Với thanh niên, biểu tượng chung về thế giới có một ý nghĩa nhân
cách rất rộng, nó gắn liền với nhu cầu tìm kiếm một chỗ đứng cho riêng mình
trong xã hội, tìm kiếm một hướng đi, một nghề nghiệp, một dự định cho cuộc
sống của họ.
d. Sự phát triển nhân cách

Đặc điểm phát triển nhân cách chung của tuổi mới lớn. Bước chuyển từ
tuổi thiếu niên sang tuổi thanh niên liên quan đến sự thay đổi rõ rệt quan điểm
nội tâm, thể hiện ở chỗ: Khát vọng về tương lai trở thành xu hướng chính của
nhân cách và vấn đề lựa chọn nghề nghiệp cho đường đời sau này là trung tâm
của sự chú ý, của hứng thú và của kế hoạch học sinh lứa tuổi này. Đây là giai
đoạn nhạy cảm để hình thành các định hướng với tư cách là các cấu trúc ổn định
của nhân cách. Đây là cơ sở của quan điểm sống, thúc đẩy hình thành thế giới
quan, quan hệ với thực tại xung quanh, với cảm xúc- giá trị với bản thân.
Tóm lại: Tuổi thanh niên là một hiện tượng tâm lí xã hội. Cận trên của
thanh niên là yếu tố sinh học (dậy thì), cận dưới có nội dung về mặt xã hội (sự
trưởng thành). Đây là lứa tuổi có đời sống tâm lí rất phong phú nhưng rất phức
tạp vì nó không có giới hạn rõ ràng mà nó tùy thuộc vào gia tốc phát triển của
từng các nhân, từng xã hội.

3.2. Đặc điểm học tập và định hướng nghề nghiệp


a. Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THPT
Nội dung học tập sâu sắc và nhiều hơn, điều này đòi hỏi học sinh phải năng
động hơn, tính độc lập cao hơn và đồng thời cần phát triển tư duy sâu sắc. Bên
cạnh hoạt động học tập, ở học sinh lứa tuổi này xuất hiện nhu cầu nguyện vọng
chọn nghề nghiệp cho tương lai. Đời sống tâm lí của học sinh ở giai đoạn này chịu
sự chi phối không nhỏ bởi hoạt động này. Chính vì vậy, hoạt động học tập ở lứa
tuổi này bắt đầu mang tính hướng nghiệp. Học sinh đã bộc lộ thiên hướng, sở
trường, năng lực hoặc hứng thú với một lĩnh vực tri thức. Điều này đã ảnh hưởng
16

đến xu thế quan tâm và lựa chọn lĩnh vực học tập cũng như nghề nghiệp tương lai.
Bên cạnh đó các bậc phụ huynh cũng góp phần vào việc tạo ra xu thế học lệch, học
tủ ở con em mình khi giúp chúng định hướng nghề nghiệp tương lai.
Về thái độ học tập, các bạn ngày càng tỏ ra tích cực hơn. Các bạn ý thức
được trách nhiệm của mình trước ngưỡng cửa của cuộc đời. Vì vậy, các bạn có
những hành động học tập tích cực như tìm hiểu, phê phán, đánh giá... hầu như
các bạn đã hình thành động cơ học tập bên trong nghĩa là học vì động cơ muốn
chiếm lĩnh nội dung, kiến thức môn học nhằm nâng cao năng lực của bản thân,
nâng cao khả năng nhận thức. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng học lệch, học tủ để
thi cử và còn nhiều học sinh tin vào số phận, may rủi.
b. Ý thức nghề nghiệp và sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai

Học sinh THPT đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc sống tương lai đầy hấp
dẫn, lí thú song cũng đầy bí ẩn và khó khăn. Thanh niên học sinh có sự chuẩn bị
về tâm thế nên suy nghĩ của các học sinh chín chắn hơn khi quyết định kế hoạch
đường đời của mình. Tuy nhiên trong thực tế, việc chọn nghề quyết định đường
đời của học sinh THPT không đơn giản bởi vì ngành nghề trong xã hội rất phong
phú, mỗi ngành nghề đều yêu cầu riêng. Vì vậy, câu hỏi làm gì sau khi tốt nghiệp?
Là câu hỏi thường trực trong các bạn mà không dễ tìm được câu trả lời.
Hầu hết các bạn mơ ước được đi học đại học sau khi tốt nghiệp phổ thông.
Điều này cho thấy học sinh và các bậc phụ huynh chưa thực sự đánh giá đúng
ngành nghề, yêu cầu của ngành nghề đối với năng lực của mỗi cá nhân. Ứơc mơ
của các bạn còn quá xa với thực tế lao động, hoạt động nghề nghiệp, chưa thấy
được giá trị đích thực của các nghề. Các bạn kì vọng quá cao vào một số nghề
nhưng khi tiếp xúc với nghề nghiệp thực tế, các bạn thường thất vọng. Chọn nghề
mà hiểu biết quá ít thậm chí không hiểu nghề định chọn thì sớm muộn gì cũng sẽ
gặp trở ngại lớn trong hoạt động nghề nghiệp của cá nhân, tạo sự hẫng hụt, bi
quan, chán nản, miễn cưỡng trong lao động. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng
nhân lực lao động của xã hội.
Việc chọn nghề của học sinh THPT rất quan trọng. Vì vậy, cần có sự
hướng dẫn để các bạn chọn nghề biết kết hợp một cách lí tưởng ba yếu tố:
17

nguyện vọng, năng lực của cá nhân, những đòi hỏi của nghề nghiệp và yêu cầu
của xã hội. Việc chọn nghề sẽ liên quan đến toàn bộ kế hoạch đường đời, ý thức
chọn nghề ở lứa tuổi THPT có ý nghĩa ngiêm túc. Tuy nhiên, việc chọn nghề
nhiều khi gặp khó khăn: chọn nghề do người thân chỉ đạo, chọn nghề mình thích,
nghề phù hợp năng lực bản thân, nghề theo nhu cầu xã hội... Vì vậy, việc giúp cho
học sinh nhận thức đúng và có thể lựa chọn nghề phù hợp là vô cùng cần thiết. Xu
hướng nghề sẽ ảnh hưởng đến học tập của các bạn.

3.3. Những kỹ năng học sinh THPT cần hình thành cho mình để thích ứng với
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

* Kỹ năng tự nhận thức giá trị của bản thân:

- Tự nhận thức giá trị của bản thân là nhận biết nhân cách của bản thân, các
điểm mạnh điểm yếu, những giá trị của bản thân, những điều mình ưa thích, những
điều mình không thích.

* Kỹ năng hình thành sự tự trọng:

- Tự trọng là toàn bộ những gì liên quan đến mức độ cá nhân đánh giá về bản
thân mình, sự hãnh diện về bản thân mà cá nhân cảm nhận được, sự hữu ích mà
họ cảm nhận. Tự trọng sẽ mang đến sự tự tin cho mỗi học sinh.

* Kỹ năng đồng cảm:

- Đồng cảm là khả năng hiểu mọi người, thế giới từ quan điểm của người khác
và luôn hành động, ứng xử với người khác dựa vào nỗ lực hiểu biết đó.

* Kỹ năng kiên cường:

- Kiên cường là khả năng giúp học sinh phòng tránh, giảm thiểu và vượt qua
những tổn hại hoặc tổn thất trong cuộc sống. Khả năng này giúp mọi người thích
nghi với cuộc sống. Học sinh có thể quản lý căng thẳng và cảm xúc lo âu, không
bình an, tổn thương như bạn bè trêu chọc, bị thi trượt, bị điểm kém....
18

* Kỹ năng tư duy phê phán:

- Kỹ năng tư duy phê phán là năng lực và thái độ luôn đánh giá những ý kiến,
đưa ra những nhận định khách quan, hợp lý dựa trên lý lẽ và bằng chứng hơn là
dựa trên tình cảm hoặc các giai thoại.

* Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định:

- Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định là khả năng suy nghĩ có phê phán,
tư duy một cách sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề một cách có cân nhắc đến
mặt được cũng như mặt chưa được của từng lựa chọn, giải pháp xử lý để có thể
quyết định cuối cùng đúng đắn, phù hợp.

* Kỹ năng giải quyết xung đột:

- Trong cuộc sống học sinh không thể tránh khỏi những xung đột với người xung
quanh. Việc phải đối mặt với những tình huống khó khăn hay thử thách là trải
nghiệm thông thường của học sinh. Chúng ta cần biết giải quyết những mâu thuẫn
này một cách hòa bình thông qua các kỹ năng kiểm soát cơn giận và kỹ năng
thương lượng vì sự bình an của cả đôi bên.

* Kỹ năng kiên định:


- Học sinh THPT, kỹ năng kiên định rất quan trọng. Học sinh có thể đối mặt với
rất nhiều tình huống mà các bạn khuyến khích chúng làm điều gì rủi ro, phạm luật
hoặc không lành mạnh. Học sinh biết cách bảo vệ lập trường của mình. Nhiều bạn
làm những điều có hại cho mình và mọi người đôi khi không phải vì các bạn muốn
thế, mà bởi vì các bạn không biết cách ứng đáp, từ chối các tình huống đó. Các
bạn có thể sợ bị mất bạn, sợ bị tẩy chay, sợ bị nói là hèn...

* Kỹ năng ứng phó với stress:

- Ứng phó với stress có vai trò rất quan trọng, giúp học sinh biết làm chủ cảm
xúc, tìm ra cách ứng phó có hiệu quả, phù hợp với điều kiện bản thân, vượt qua
những khó khăn, bất trắc trong cuộc sống. Rèn luyện và phát triển kỹ năng ứng
phó với stress sẽ giúp cho mọi cá nhân có được sự bình tĩnh, cân bằng trạng thái
19

cơ thể, tinh thần để xem xét một cách sáng suốt trong hoàn cảnh có căng thẳng;
có thêm sự tự tin, bản lĩnh, dám mạo hiểm, chấp nhận khó khăn, thử thách mới;
có khả năng kiểm soát được sự thay đổi đến với mình, làm chủ bản thân; xử lý
hiệu quả các vấn đề gặp phải trong mối quan hệ với mọi người và với môi trường
xung quanh.

* Kỹ năng hợp tác:

Khi hợp tác nhóm sẽ tạo cho mỗi thành viên động lực trong quá trình làm
việc. Động lực làm việc sẽ giúp học sinh có cái nhìn khách quan hơn trong
cuộc sống, làm cho học sinh có thêm niềm tin và nghị lực để tiếp tục hoàn
thành các nhiệm vụ của bản thân. Bên cạnh đó kỹ năng hợp tác còn giúp học
sinh thêm năng động và ngày càng tích cực, sáng tạo trong công việc, tạo cơ hội
cho học sinh thỏa mãn những nhu cầu của bản thân, được đón nhận và thể hiện
tiềm năng của mình. Ngoài ra, kỹ năng hợp tác còn giúp học sinh phát triển kỹ
năng ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp. Đó chính là những kỹ năng cần thiết cho
một người lao động trong cuộc CMCN 4.0.
* Kỹ năng thương lượng/ thuyết phục:
- Kỹ năng thương lượng là một kỹ năng quan trọng trong mối quan hệ giữa các
cá nhân với nhau hoặc giữa tổ chức này với tổ chức kia. Thương lượng liên quan
đến tính kiên định, sự cảm thông, cũng như khả năng thỏa hiệp những vấn đề
không liên quan đến nguyên tắc của bản thân. Kỹ năng thương lượng sẽ giúp cho
học sinh tự tin, biết lắng nghe, thấu hiểu, biết đặt mình vào vị trí của người khác
và biết am hiểu các vấn đề, diễn đạt mạch lạc và khôi hài…
* Kỹ năng thiết lập và thực hiện mục tiêu:
- Việc đặt ra mục tiêu giúp chúng ta sống có định hướng và không có những ảo
tưởng và tham vọng. Kỹ năng thiết lập mục tiêu giúp chúng ta tiếp cận tới mục
tiêu đề ra một cách cụ thể và thực tế. Mục tiêu sẽ giúp chúng ta sống có mục đích,
có sự chuẩn bị sẵn cho tương lai những định hướng và việc thực hiện những định
hướng đó một cách tốt nhất.
* Kỹ năng học tập và định hướng nghề nghiệp:
- Kỹ năng định hướng tốt cho học tập nghề nghiệp trong tương lai sẽ giúp các
20

bạn học sinh đưa ra những hoạt động cho bản thân nhằm trau dồi kiến thức chuyên
môn cũng như các kỹ năng hỗ trợ để mang lại thành công trong công việc mình
lựa chọn sau này. Kỹ năng định hướng tốt cho nghề nghiệp trong tương lai còn có
thể giúp các bạn tiết kiệm hơn công sức, tiền bạc của gia đình, xã hội. Lượng vật
chất các bạn bỏ ra sẽ không phí phạm và vô ích. Điều đặc biệt mà các bạn có được
đó chính là không bị lãng phí nhiều thời gian trong cuộc đời, để trong tương lai,
các bạn không phải hối tiếc về quãng thời gian tươi đẹp cũng như không phải hối
hận về việc đã lựa chọn con đường mình sẽ đi.
Qua khảo sát thực tiễn, nhóm nghiên cứu thu được kết quả như sau:
3.4. Áp lực học tập của học sinh THPT trong cuộc cách mạng công nghiệp
4.0.
Xã hội ngày càng hiện đại càng đòi hỏi môi trường làm việc văn minh. Thế
hệ trẻ cần hình thành cho mình nhiều kĩ năng cần thiết để thích nghi. Muốn hình
thành kỹ năng cần thiết, mỗi một người học sinh cần phải ra sức học tập và tu
dưỡng đạo đức.
Còn về phía gia đình, cha mẹ luôn mong muốn con cái học hành thành
đạt. Vì thế hệ đi trước như các bậc phụ huynh bây giờ rất khó theo kịp thời đại
công nghệ số hóa 4.0. Điều mong mỏi duy nhất là họ gửi gắm vào con cái.
Chính vì thế, cha mẹ luôn tạo điều kiện đầy đủ, thuận lợi để con học tập. Họ kì
vọng rất lớn vào các bạn học sinh. Có phụ huynh còn chọn cả nghề ngiệp cho
con, buộc con phải làm theo mặc dù các bạn không thích, không đáp ứng được.
Sự kì vọng quá lớn tạo nên trách nhiệm cho học sinh. Trách nhiệm cao gây ra áp
lực. Tất cả đều một mình học sinh gánh chịu. Học sinh chịu nhiều sức ép khá lớn
từ nhiều phía khiến các bạn luôn luôn căng thẳng.
Bên cạnh đó, nền giáo dục nước ta đổi mới không ngừng để đáp ứng nhu
cầu của xã hội. Thầy cô giáo cũng phải cố gắng để truyền đạt những kiến thức
cần thiết cho học sinh. Vô hình chung, chính gia đình, nhà trường lại là nguyên
nhân tạo nên áp lực cho học sinh. Ở lứa tuổi các bạn học sinh sự phát triển tâm
sinh lí chưa ổn định, áp lực học tập quá sức chịu đựng. Áp lực sẽ gây nên hậu quả
nghiêm trọng đè nặng tâm lí các bạn. Các bạn luôn phải gồng mình để không phụ
21

lòng bố mẹ, thầy cô và chế ngự sự lo sợ thất nghiệp trong tương lai của bản thân.
Chính sự phát triển tâm lí chưa ổn định đồng thời những thách thức của cuộc
Cách mạng 4.0 quá lớn, các bạn chưa kịp hình thành những kỹ năng cần thiết để
ứng phó phù hợp.
Đó là điều đáng lo ngại của gia đình, nhà trường và xã hội. Cho nên, việc
tìm hiểu nguyên nhân gây ra áp lực học tập để tìm giải pháp khắc phục, giúp học
sinh vừa thoải mái học tập vừa tiếp thu kiến thức hiệu quả, vừa hoàn thành khát
vọng của bản thân, vừa đáp ứng kì vọng của cha mẹ, thầy cô là một điều rất cần
thiết trong thời đại CMCN 4.0 đang diễn ra xung quanh chúng ta.
*Kết luận chương I:
Qua việc tìm hiểu nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề " Áp lực học tập
với học sinh THPT trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0- Thực trạng và
giải pháp”, nhóm nghiên cứu đã rút ra được một số kết luận sau:

Cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, một
phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, CMCN 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại
nhiều thách thức phải đối mặt. Với những tiến bộ vượt bậc, máy móc hiện đại dần
thay thế sức lao động của con người.

Bên cạnh đó, cuộc CMCN 4.0 mang đến những thách thức, rủi ro. Công
nghệ số ảnh hưởng đến kinh tế- xã hội Việt Nam. Sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật có thể sẽ làm cho một bộ phận lao động có nguy cơ bị thất nghiệp. Chính vì
thế, nó tạo ra nhiều áp lực cho học sinh THPT trong quá trình học tập.
Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ, có
nhiều thay đổi, song cũng là lứa tuổi có nhiều mâu thuẫn về tâm lí: Dễ bắt chước,
dễ kích động, đồng thời các bạn học sinh chưa hình thành cho mình đầy đủ những
kỹ năng cần thiết để hòa nhập với cuộc CMCN 4.0. Mặt khác, các học sinh chịu
nhiều áp lực từ gia đình, nhà trường, xã hội. Trọng trách trên vai các bạn khá lớn.
Việc học tập để chiếm lĩnh tri thức đối với các bạn dường như quá sức. Điều đó
tạo nên những hậu quả ngoài mong đợi. Cho nên, việc tìm hiểu nguyên nhân gây
ra áp lực học tập để tìm giải pháp khắc phục, giúp học sinh vừa thoải mái học tập
vừa tiếp thu kiến thức hiệu quả, vừa hoàn thành khát vọng của bản thân, vừa đáp
22

ứng kì vọng của cha mẹ, thầy cô là một điều rất cần thiết. Hiểu được sự cần thiết
của thực trạng vấn đề, nhóm nghiên cứu mạnh dạn đề xuất những giải pháp từ
chính kinh nghiệm học tập của bản thân và thực tế tìm hiểu nguyện vọng của các
bạn để phần nào giúp đỡ các bạn học sinh hòa nhập với cuộc CMCN 4.0 với một
tâm lí thoải mái nhất.
II. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1. Thực trạng áp lực học tập của học sinh THPT trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0.

Như đã tìm hiểu và nghiên cứu cơ sở lí luận, chúng ta nhận thấy một điều
rất rõ rằng học sinh đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của
nước nhà trong tương lai gần. Học sinh không đơn thuần chỉ học để biết như
trước đây quan niệm mà giờ đây trách nhiệm học tập của các học sinh rất lớn.
Mục đích thật sự của việc học tập đó chính là “Học để biết, học để làm, học để
chung sống, học để tự khẳng định mình” như tổ chức UNESCO đã đề xướng.
Mục đích học tập này đáp ứng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đào tạo, giáo dục
con người trong thời đại ngày nay. Đây là mục đích học tập không phải dành
riêng cho học sinh, sinh viên mà còn dành cho tất cả mọi người và có tính chất
toàn cầu.
Mục tiêu đào tạo nhân lực, phát triển nhân tài cho đất nước hiện nay của
giáo dục nước ta là đào tạo con người với đủ 10 năng lực và 6 phẩm chất.
Sự phát triển của công nghiệp và những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đặt
ra rất nhiều thách thức cho con người. Con người không còn quan niệm cũ kĩ,
lạc hậu là sống dựa vào sức lao động tay chân thân thể của mình mà buộc phải
thay đổi, học tập không ngừng để đáp ứng với nhu cầu của xã hội đặt ra. Chính
vì điều đó mà bản thân mỗi học sinh phải không ngừng nỗ lực học tập, sáng tạo
để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Theo khảo sát thống kê, nhóm nghiên cứu
nhận thấy phần lớn học sinh chịu nhiều áp lực trong quá trình học tập:
23

HỌC
TẬP

TỰ SỨC
TỬ KHỎE
EE

TRẦM
CẢM TÂM
HỌC SINH LÍ

HÀNH
VI TỰ Ý
THỨC

THẾ
NHÂN
GIỚI
CÁCH
QUAN

Hình ảnh tóm tắt những hậu quả mà học sinh phải đối mặt
khi chịu nhiều áp lực trong học tập
Dựa trên thực tiễn của bản thân và bạn bè, nhóm nghiên cứu đã thực hiện
khảo sát và điều tra những khó khăn, áp lực cuả học sinh THPT bằng việc sử dụng
phiếu khảo sát. (Phụ lục 1)
Kết quả nhóm nghiên cứu thu được:
24

Hình ảnh khảo sát về những khó khăn trong quá trình học tập
Từ kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy những áp lực đó trước hết
xuất phát điểm từ thời gian học tập đòi hỏi quá nhiều. Những yêu cầu cần thiết của
một công dân toàn cầu, hay những yêu cầu cần thiết của một công dân thời đại
công nghệ số hóa. Hay những hành trang mà học sinh chuẩn bị để bước vào thời
đại mới bằng việc lựa chọn, định hướng nghề nghiệp phù hợp, vốn tri thức, sức
khỏe, hoặc hình thành những kỹ năng sống cần thiết...Chính vì những yêu cầu quá
lớn như thế mà vô hình chung cuốn học sinh vào một guồng quay có tính tất yếu.
Nếu học sinh không cố gắng, nỗ lực thì sẽ bị đào thải. Sự thay đổi có tính bắt
buộc phần nào tạo nên nhiều thách thức và áp lực cho học sinh. Bởi từ xưa đến
nay, học sinh Việt Nam mặc dù rất thông minh nhạy bén nhưng lại có những thói
quen chưa tốt như học lệch, học vẹt, học chay, học tủ, học thụ động... Phần lớn các
bạn vẫn còn rơi rớt nhưng suy nghĩ lạc hậu: “Trời sinh voi trời sinh cỏ”, hay
“Nước tới chân mới nhảy”, phụ thuộc cha mẹ, người thân, thói quen ỷ lại, tính
độc lập chưa cao, còn rập khuôn, máy móc chưa phát huy tính tích cực, chủ động
sáng tạo trong học tập và lao động.
Qua khảo sát thực tiễn và phỏng vấn trực tiếp, nhóm nghiên cứu thu được
những kết quả cụ thể sau:
(Câu hỏi phỏng vấn cho học sinh-Phụ lục 2)
25

Qua nội dung phỏng vấn, đã phản ánh một phần đánh giá của học sinh,
giáo viên về tình hình thực tế hiện nay mà học sinh THPT vấp phải trong quá
trình học tập để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong cuộc CMCN 4.0. Thực tế,
trong quá trình học tập các bạn học sinh còn chịu rất nhiều áp lực khác từ gia
đình, xã hội để từ đó âm thầm gánh chịu dẫn đến những hậu quả không mong
muốn: thời gian học quá nhiều, sự kì vọng của bố mẹ, chương trình học luôn
luôn đổi mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội, sự kém hiểu biết về tình hình kinh
tế- xã hội của một bộ phận học sinh. Ngoài ra, học sinh biết rõ về cuộc CMCN 4.0
cũng tự tạo nhiều áp lực cho bản thân. Khảo sát sự nhận thức của học sinh về
những nhu cầu cần thiết của một công dân thời đại công nghệ số hóa qua thời
gian học tập của học sinh hàng ngày kể cả trên trường và ở nhà.

Đi sâu phân tích từng nội dung đã khảo sát, chúng ta sẽ thấy được những áp
lực mà học sinh chịu đựng trong cuộc CMCN 4.0. Trước tiên là thời gian dành
cho việc học tập của học sinh hiện nay. Trong quá trình khảo sát khách thể, để
khách quan, nhóm nghiên cứu đi khảo sát những khách thể trong trường mình
đang học và những trường bạn đều có điểm chung đó chính là thời gian học tập
quá nhiều. Với nội dung này, nhóm nghiên cứu thống kê có đến 680 đáp án được
chọn trên 654 khách thể về thời gian học tập. Để cụ thể hơn, em trình bày thành
biểu đồ như sau:
26

Câu hỏi: Hiện nay, bạn dành khoảng bao nhiêu thời gian học tập cho một ngày?
Bảng số liệu thống kê cụ thể: (Phiếu khảo sát cho học sinh-Phụ lục 1)

Hình ảnh khảo sát về thời gian học tập của học sinh

Những nội dung các bạn lựa chọn đều là đáp án mở. Thời gian học tập 10,
14 tiếng hay chiếm trọn thời gian, học ở trường cũng đều rất nhiều đối với học
sinh. Như ta đã biết, hiện nay hầu hết các trường đều cố gắng tổ chức học ngày 2
buổi. Mỗi buổi có từ 4 đến 5 tiết học. Như vậy, một ngày học ở trường khoảng 8
tiết. Bắt đầu buổi sáng 7 giờ cho đến kết thúc một ngày học tập 17 giờ. Khoảng 8
tiếng trên một ngày cho việc học chính khóa, sau đó học sinh còn học thêm các
môn vào ca ba. Điều đó cũng gây ra sự mệt mỏi cho học sinh. Chính vì thời gian
học quá nhiều cộng với sự lo sợ, sự hiểu biết mơ hồ về cuộc CMCN 4.0 cho nên
có rất nhiều bạn đã tự tạo áp lực cho mình bằng một thời gian học không còn
phút nghỉ ngơi, thư giản. Nhìn vào biểu đồ và số liệu thống kê trên cơ sở các phiếu
điều tra khách thể, ta có thể nhận thấy hầu hết học sinh chịu nhiều áp lực học tập
một cách nặng nề. Thời gian học tập chiếm trọn quỹ thời gian trong một ngày
của các bạn. 10 tiếng mỗi ngày cho việc học tập là đáp án các bạn lựa chọn nhiều
nhất. Điều đó cũng đồng nghĩa là khoảng thời gian dành cho học tập rất nhiều.
27

Ngoài thời gian học chính khóa ở trường, học thêm, các bạn còn tự học. Chỉ có
9.8% số lượng ý kiến phản ánh quá tình học tập của bản thân chỉ trừ thời gian ăn
và ngủ, thậm chí chỉ học bài trên lớp mà không có thời gian tự học cho bản thân.
Chính sự tác động của xã hội và sự phát triển kinh tế hiện nay, học sinh tự tạo áp
lực cho bản thân mình bằng khoảng thời gian học tập quá mức, không nghỉ ngơi,
thư giãn.
Thời gian học tập quá nhiều, quá tải như hiện nay phần lớn là vì các bạn
học sinh theo đuổi ngành nghề yêu thích, ngành nghề xã hội cần trong hiện tại và
tương lai gần. Đó cũng chính là hành trang mà học sinh cố gắng trang bị cho mình.
(Phiếu khảo sát cho học sinh - Phụ lục 1)

Biểu đồ thể hiện kết quả chuẩn bị hành trang bước vào cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0 ở học sinh THPT

Có đến 368 ý kiến trên tổng 370 khách thể có tìm hiểu về cuộc cách mạng
4.0 ý thức được những khó khăn, thách thức cũng như chuẩn bị hành trang khi
bước sang thời đại mới. Chính vì tâm lí e sợ dù chưa biết rõ về cuộc CMCN 4.0
nhưng các bạn vẫn cố gắng tạo cho mình ý thức học tập. Hầu hết các bạn học sinh
28

không quay lưng lại với những khó khăn, thách thức của cuộc CMCN 4.0 mà các
bạn chọn cho mình con đường cố gắng rèn luyện để hình thành những kỹ năng cần
thiết, học tập, tìm hiểu để ứng phó với cuộc CMCN 4.0. Vì lẽ đó mà dẫn đến việc
học tập quá tải. Các bạn luôn lo sợ không hòa nhập nên cố gắng hòa nhập, lo sợ
không theo kịp nên cố gắng theo đuổi, lo sợ lạc hậu nên cố gắng hiện đại. Vô hình
chung cuối cùng các bạn thất bại tất cả vì mục tiêu quá lớn, quá xa vời với thực tế
bản thân. Xu hướng chọn nghề hiện nay của học sinh phần nào cũng nói lên mục
tiêu học tập trước mắt.
Với nội dung khảo sát: Nghề nghiệp tương lai, bạn chọn theo xu hướng nào?
Việc chọn nghề trong tương lai của bạn do ai quyết định?
(Phiếu khảo sát cho học sinh - Phụ lục 1)
Nhóm nghiên cứu thu về kết quả như trình bày bảng thống kê số liệu sau:

Biều đồ biểu thị xu hướng chọn lựa nghề nghiệp của học sinh THPT
29

Tỉ lệ % trên
Việc chọn nghề trong tương lai của Tổng số phiểu Số lượng tổng số đáp
bạn do ai quyết định? được chọn từng đáp án án đươc
chọn
Bản thân 162 31.2%

Bố mẹ 10 2%
Bản thân chọn nghề dựa trên định
519
hướng tư vấn của bố mẹ, thầy cô, anh 339 65.3%
chị, bạn bè,...

Khác:..... 8 1.5%

Bảng thống kê số liệu xu hướng chọn nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp
của học sinh THPT
Qua biểu đồ, nhóm nghiên cứu có thể nhận thấy phần lớn học sinh có ý thức
lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Các bạn đặt việc chọn nghề quan trọng nhất trong
học tập. Thế nhưng cách chọn nghề, chọn nghề bằng cách nào dường như các bạn còn
mơ hồ, phần lớn chưa xác định đúng đắn con đường đi cho riêng mình. Phần lớn các
bạn đều có có sự tư vấn, định hướng của những người đi trước, dựa trên những điều đó

2. Nguyên nhân gây nên áp lực học tập của học sinh THPT trong cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0.

Với kết quả điều tra khảo sát trên phiếu,em nhận thấy: Hầu hết các học sinh
chưa nhận thức rõ ràng về cuộc CMCN 4.0. Các bạn học sinh chưa thể hình dung
được khái niệm CMCN 4.0 là gì? Khái niệm còn khá xa lạ với học sinh vùng sâu,
vùng đặc biệt khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số trong khi nó xuất hiện khá lâu
và phát triển ở các nước phương Tây. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự chuẩn bị
tâm thế bước vào thời đại mới của các bạn còn quá đơn giản, hành trang quá sơ
sài. Chính vì sự tiếp cận thông tin, nhận thức về cuộc CMCN 4.0 còn mơ hồ, thậm
chí có học sinh chưa biết một thông tin nào cả đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
30

học tập, hình thành kỹ năng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Một bộ
phận học sinh chưa thể hình dung ra là mình sẽ làm gì, thì trong khi đó yêu cầu
của xã hội lại đòi hỏi năng lực của con người ngày một cao.
Để khảo sát sự hiểu biết của học sinh với cuộc CMCN 4.0, nhóm nghiên cứu
đã khảo sát trên tổng số phiếu với 380 khách thể.
Kết quả thu được về những nội dung như sau:
(Phiếu khảo sát cho học sinh-Phụ lục 1)

Tổng số
Những lợi ích tốt đẹp mà cuộc Cách Tỉ lệ (%)
đáp án Số phiếu
mạng Công nghiệp 4.0 mang lại cho trên tổng
được chọn
nhân loại? số đáp án
chọn

Mang đến nhiều cơ hội phát triển kinh tế 180 27.6%

Máy móc hiện đại thay thế sức lao động


150 23.0%
của con người
Tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công 653 116

179 27.4%
nghệ sinh học, kỹ thuật số, vật lí
500

Rô bốt thay thế sức lao động của con người 136 20.8%

Những lợi ích khác: 8 1.2%

Tổng số
Những yêu cầu cần thiết của một Tỉ lệ (%)
đáp án Số phiếu
công dân thời đại công nghệ số trên tổng
được chọn
hóa? số đáp án
chọn

Sức khỏe tốt, thể chất phát triển cân đối 106 17%

Sự thông minh, óc sáng tạo, nhanh nhẹn 101 16.2%


623
Vốn tri thức ngày càng nâng cao 210 33.7%

Hình thành kỹ năng sống cần thiết 206 33.1%


31

Qua phân tích về thực trạng và việc khảo sát, phỏng vấn trực tiếp học sinh,
thầy cô giáo, nhóm nghiên cứu đã có thể rút ra được nguyên nhân gây nên những
áp lực của học sinh trong học tập. Nhìn vào kết quả khảo sát ta có thể khẳng định
việc tìm hiểu về cuộc CMCN 4.0 hiện này của học sinh rất hạn chế. Phần lớn các
bạn không biết, hay biết nhưng mơ hồ, số ít là có tìm hiểu và biết rất rõ. Từ những
đáp án các bạn học sinh lựa chọn cho những nội dung khảo sát, nhóm nghiên cứu
có thể phân ra thành các nguyên nhân dẫn đến những áp lực học tập của học sinh
THPT.
2.1. Nguyên nhân chủ quan:
Xuất phát từ chính tâm lí học tập của các bạn học sinh. Các bạn tự tạo áp lực cho
chính mình.
Bạn có tìm hiểu những thông tin về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 không?
(Phiếu khảo sát cho học sinh-Phụ lục 1)

Biểu đồ biểu thị số lượng học sinh tìm hiểu về cuộc CMCN 4.0
Việc có hay không biết một thông tin nào đã gây nên áp lực trong học tập
cũng ảnh hưởng đến việc xác định được mục tiêu học tập đúng đắn của học sinh.
Học để làm gì? Và học như thế nào? Bởi vì thế mà một bộ phận học sinh bắt chước
bạn bè, đi học cho vui, nhờ bạn bè chọn nghề giúp hay thấy mọi người chọn nghề
nên chọn theo số đông chứ bản thân các bạn không nắm rõ công việc đó sẽ như
32

thế nào? Làm gì? Và cứ như thế vô tình các bạn học tập theo xu thế, theo bạn bè,
học nhưng không cảm thấy vui, không hiểu bài... dần dần dẫn đến chán nản. Trong
số đó, một bộ phận không nhỏ là học tập vì cha mẹ, người thân. Như vậy, từ
thực tiễn khách quan và nhu cầu học tập của bản thân cũng như ý kiến chung của
các bạn học sinh thì dù biết hay không biết, biết ít hay biết nhiều thông tin về
cuộc CMCN 4.0 các bạn học sinh hiện nay cũng chịu nhiều áp lực, căng thẳng
trong học tập, trong cuộc sống. Đó cũng là lí do vì sao mà bản thân nhóm nghiên
cứu muốn tìm kiếm một giải pháp tối ưu phần nào đó giúp bản thân mình và các
bạn học sinh thoát khỏi những áp lực ấy để học tập tốt hơn, hiệu quả hơn, đón
nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong một tâm thế hứng thú, thoải mái,
thậm chí chính bản thân mình cũng sẽ góp phần phát triển những tiến bộ trong
cuộc CMCN 4.0.
2.2. Nguyên nhân khách quan:
2.2.1. Sự ra đời và phát triển của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0
CMCN 4.0 mang lại rất nhiều lợi ích tốt đẹp cho con người. Đi đôi với lợi
ích thì chính là những thách thức mà cuộc CMCN 4.0 đã đặt ra cho con người.
Cuộc CMCN 4.0 đem đến những thách thức đối với con người như thế nào?
Chính những lợi ích và những thách thức, rủi ro cuộc CMCN 4.0 mang
đến cho con người như nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và phân tích ở phần cơ sở
lí luận của đề tài đòi hỏi con người chúng ta phải có vốn tri thức nhất định. Chúng
ta phải không ngừng bồi dưỡng, nâng cao để có một vị trí cao trong xã hội, phải
điều khiển và sử dụng được máy móc một cách thông minh để biến chúng phục
vụ hiệu quả cho con người. Muốn như thế mỗi chúng ta, là học sinh THPT cần
phải rèn luyện, học tập để ngày càng hoàn thiện mình và đáp ứng tốt nhu cầu của
thời đại mới. Như vậy, những yêu cầu cần thiết của một công dân thời đại công
nghệ số hóa cũng là một trong những nguyên nhân khách quan khiến cho học
sinh căng thẳng, áp lực.
Những yêu cầu cần thiết của một công dân thời đại công nghệ số hóa là gì?
(Phiếu khảo sát cho học sinh-Phụ lục 1)
33

Biểu đồ biểu thị yêu cầu của một công dân thời đại công nghệ số hóa

623 là số đáp án lựa chọn cho câu hỏi mở: “Những yêu cầu cần thiết
của một công dân thời đại công nghiệp 4.0” đã kiểm chứng rằng cuộc CMCN
4.0 đòi hỏi và yêu cầu rất cao ở học sinh. Các bạn đã nhận thức điều đó. Và các
bạn đã cố gắng để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Thế nhưng thực tế đôi khi
hoàn toàn trái ngược hẳn. Phần lớn các bạn nhận thức được là một công dân toàn
cầu thì cần phải có vốn tri thức rộng lớn (33.7% trên 623 ý kiến chọn). Đi kèm
với vốn tri thức thì rất những kỹ năng sống phù hợp. Nó thúc đẩy quá trình tiếp
nhận công nghệ số được hiệu quả (33.1% trên 623 ý kiến chọn). Sự thông minh-
chỉ số IQ cũng vô cùng quan trọng, đôi khi còn phụ thuộc vào gen di truyền của
mỗi gia đình, sự thông minh đó là do thiên phú không phải ai cũng có được. Cốt
lõi nhất, vẫn không thể thiếu sức khỏe, thể trạng ổn định, có như vậy, mỗi một học sinh
mới nâng cao được tinh thần đóng góp và học hỏi.
Ta có thể thấy được, những yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 đối với học sinh là
một áp lực không hề nhỏ. Điều đó khiến các bạn phát triển không cân đối hoặc
không thể bắt kịp thời đại.
Như phân tích ở phần thực trạng chọn nghề của học sinh THPT, đại đa số
các bạn chọn nghề theo sở thích, đam mê, chọn theo kì vọng của bố mẹ, thầy cô
34

và chọn theo số đông, theo thị hiếu mà quên mất những khả năng vốn có của
mình, những yêu cầu thực tế xã hội, những việc tương lai cần. Qua khảo sát thực
tế, em nhận thấy rằng các bạn còn khá mơ hồ về những ngành nghề mà xã hội
thời CMCN 4.0 cần và những ngành nghề sẽ bị thay thế bởi máy móc. Ví dụ
những ngành nghề: nhân viên marketing, giáo viên, kiến trúc sư,... tương lai gần
là rất dư thừa, thậm chí có thể sẽ bị thay thế như: tiếp tân, marketing...Chính sự
mơ hồ khiến cho các bạn luôn lo lắng, không chọn đúng ngành nghề cho
bản thân.
Câu hỏi mở: Ví dụ một số ngành nghề bạn biết xã hội cần hiện nay và trong
tương lai gần?
(Phiếu khảo sát cho học sinh-Phụ lục 1)
Ví dụ một số ngành nghề bạn biết xã
Số lượng từng Tỉ lệ % trên tổng số
hội cần hiện nay và trong tương lai
đáp án đáp án đươc chọn
gần?

Công nghệ thông tin 85 13.00

Bác sĩ 61 9.33

Kỹ sư 46 7.03

Lập trình viên 40 6.12

Giáo viên 25 3.82

Du lịch 23 3.52

Quản trị 18 2.75

Thông dịch viên 24 3.67

Công nghệ sinh học 15 2.29

Cơ khí 12 1.83

Thiết kế 20 3.06

Luật sư 12 1.83

Khoa học kỹ thuật 18 2.75


35

Kiến trúc sư 10 1.53

Tiếp viên hàng không 5 0.76

Dược 10 1.53

Công nghệ ô tô 13 1.99

Maketing 7 1.07

Không biết ngành nghề gì 210 41.28

Tổng số đáp án 653 100%

Bảng thống kê các ngành nghề xã hội cần hiện nay và trong tương lai gần

Nhìn vào bảng thống kê các ngành nghề học sinh sẽ chọn, ta có thể nhận
thấy rất rõ các bạn còn rất mơ hồ về CMCN 4.0, về nhu cầu của xã hội. Các
ngành nghề các bạn chọn đều rất quen thuộc trong khi đó hiện nay những ngành
nghề mới xuất hiện và đem lại việc làm rất lớn cho con người. Những ngành
nghề mới hầu như các bạn không có khái niệm. Ví dụ như: kỹ sư an ninh mạng,
thiết kế đồ họa, hệ thống thông tin quản lí, những ngành nghề thuộc nhóm công
nghệ sinh học, chế tạo vật liệu, công nghệ nano...Sự thiếu hiểu biết trong chọn
nghề (41.28% khách thể không biết những nghề nào trong thời đại công nghệ số
hóa toàn cầu) là nguyên nhân lớn nhất đẩy các bạn vào căng thẳng, áp lực trong
học tập. Mặt khác, những ngành nghề mới các bạn khó có thể chinh phục và
thích ứng cho nên học sinh dễ tạo sự rối nhiễu tâm lí cho sinh thời nay.

2.2.2. Áp lực từ phía gia đình, nhà trường và xã hội

Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối
quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và
hoặc quan hệ giáo dục. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động
mạnh mẽ đến mỗi cá nhân và xã hội.
Ngoài những nguyên nhân đó thì nguyên nhân từ xã hội cũng không kém phần
quan trọng. Có thể nói dù là nguyên nhân đến từ bản thân hay khách quan đến từ
gia đình, nhu cầu xã hội thì việc chọn nghề là nguyên nhân quan trọng nhất
36

khiến các bạn rơi vào áp lực học tập nặng nề như hiện nay. Một lần nữa, nhóm
nghiên cứu giúp các bạn phần nào hình dung lại những nhóm ngành nghề chủ
yếu mà CMCN 4.0 đã và đang thành công được các nước áp dụng rộng rãi để
tăng trưởng kinh tế, giảm thiểu sức lao động của con người, nâng cao chất lượng
sống của con người. Những thành công và tiến bộ của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ ở các lĩnh vực. Phần nào
giúp các bạn nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân để từ đó xác định cho
mình mục tiêu học tập đúng đắn và có kế hoạch hợp lí để thự hiện mục tiêu đó.
Học sinh nếu xác định được mục tiêu, có kế hoạch học tập cụ thể thì chắn chắc
các bạn sẽ phòng tránh những áp lực và sẽ dễ dàng thành công, chiếm lĩnh khoa
học, hội nhập rất nhanh vào cuộc CMCN 4.0.
3. Những ảnh hưởng tiêu cực từ áp lực học tập đến học sinh thpt trong cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0.
Tất cả những áp lực dù chủ quan hay khách quan đều ảnh hưởng nghiêm
trọng đến việc học tập của học sinh THPT. Sự lo lắng kéo dài, học tập nhiều,
kiến thức gia tăng, yêu cầu đổi mới liên tục của giáo dục để đáp ứng nhu cầu của
thời đại mới đã đẩy các bạn học sinh đến bờ vực của sự tiêu cực. Càng cố gắng
tìm hiểu sự phát triển của CMCN 4.0 bao nhiêu các bạn càng nhận thấy mình
càng thiếu hụt kiến thức bấy nhiêu.
Ý thức điều đó, học sinh luôn cố gắng nỗ lực để học tập. Phần lớn các bạn
đã nhận ra những hậu quả nặng nề của áp lực học tập trong cuộc CMCN 4.0 như:
Áp lực quá lớn dẫn đến tâm lí chán học, muốn bỏ học và một bộ phận học sinh
đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số đã làm điều đó. Các bạn ở nhà lao
động phụ giúp gia đình với những công việc lao động phổ thông tay chân nhất
thời. Học sinh ở những thành phố lớn, ngoài thời gian học tập chỉ làm bạn với
tiến bộ công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng... các bạn rơi vào
trầm cảm, sống cô đơn, khép kín, ngại tiếp xúc với mọi người khi không giải
quyết được những mâu thuẫn xảy ra trong học tập và trong gia đình. Chịu đựng
áp lực với một thời gian dài khiến thần kinh các bạn chịu nhiều ảnh hưởng. Phần
lớn khách thể cho rằng càng cố gắng học tập bao nhiêu thì kết quả học tập càng
37

giảm sút bấy nhiêu. Và chính vì sức khỏe giảm sút, các bạn buồn chán, thậm chí
nghĩ đến tiêu cực. Ngoài ra còn rất nhiều ảnh hưởng khác nữa.
Để kết luận về những nội dung đó, nhóm nghiên cứu đã khảo sát ý kiến
khách thể và thu được kết quả chắc chắn.
Nhóm nghiên cứu khảo sát những nội dung sau: Theo bạn những áp lực
học tập gây ra hậu quả như thế nào đối với học sinh? Khi gặp những áp lực
đó bạn đã vượt những trở ngại, áp lực của mình như thế nào?
(Phiếu khảo sát cho học sinh-Phụ lục 1)
Bảng số liệu thống kê có biên bản khảo sát kèm theo:
Tổng số đáp
Hậu quả từ áp lực học tập Số phiếu chọn Tỉ lệ ( %)
án được chọn

Căng thẳng vì lượng bài tập khó,


254 46
nhiều

Áp lực quá lớn vì sự kì vọng của


84 15.2
bố mẹ
553
Áp lực vì thời gian học nhiều 213 38.5

Khác:.................... 12 0.3

Bạn đã vượt qua những trở ngại, Tổng số đáp


Số phiếu chọn Tỉ lệ ( %)
áp lực của mình như thế nào? án được chọn

Âm thầm chịu đựng 15 2.8

Bỏ học để đi làm 6 1.1

Tìm mọi cách để giải tỏa những


căng thẳng, áp lực như đi chơi 287 53.7
game...
534
Chia sẻ với người khác ( bố
mẹ, anh, chị lớn tuổi hơn, 220 41.2
bạn bè...)

Khác:.................. 6 1.2
38

Chúng ta có thể nhận thấy rất nhiều hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến học
sinh khi các bạn chịu đựng quá nhiều áp lực từ học tập. Điểm chung của các khách
thể là đều lựa chọn cho mình những đáp án đó là những hậu quả tiêu cực ảnh
hưởng từ áp lực học tập đối với học sinh THTP. Từ kết quả đó, chúng ta có thể
tổng hợp thành các nhóm ảnh hưởng như sau:
3.1. Ảnh hưởng tích cực

Chúng ta không thể phủ nhận những ảnh hưởng tích cực từ cuộc CMCN 4.0
đến với học sinh. Những tiến bộ, những thách thức của khoa học kỹ thuật đã giúp
các bạn học sinh ý thức hơn trách nhiệm của bản thân với chính mình, với gia
đình, với xã hội. Từ trách nhiệm đó, học sinh có động lực học tập để chiếm lĩnh
tri trức. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của xã hội. Học tập vì sự
tiến bộ xã hội giúp xã hội đề cao việc học, có nhiều đầu tư hợp lí hơn cho việc học
tập, cho giáo dục. Học sinh sẽ có kế hoạch hợp lí để thực hiện mục tiêu của đời
mình, chiếm lĩnh tri thức một cách tốt nhất.
3.2. Ảnh hưởng tiêu cực

3.2.1. Học tập

Kết quả học tập của bạn và các bạn của bạn khi chịu nhiều áp lực trong
học tập cao hơn hay thấp hơn? Ảnh hưởng lớn nhất từ áp lực học tập đó chính là
kết quả học tập của các bạn học sinh. Chúng ta cứ ảo tưởng rằng khi tập trung hết
thời gian, công sức, tiền của sẽ thu về những kết quả tốt đẹp. Điều đó sẽ rất đúng
với các ngành nghề khác, đặc biệt trong kinh doanh. Nhưng với học tập, bạn
càng dồn hết công sức bao nhiêu thì kết quả bạn thu về lại không như mong
muốn.
3.2.2. Sức khỏe

Có một thực trạng hiện nay ở học sinh Việt Nam mà ta thấy rõ nhất đó là
phần lớn các bạn học sinh bị bệnh về mắt. Nhiều nguyên nhân dẫn đến những
khúc xạ về mắt trong đó chủ yếu là do học tập. Việc chú ý quá nhiều đến những
con số, chữ viết đã khiến phần lớn học sinh THPT phải dùng đến sự hỗ trợ của kính
thuốc. Ngoài ra, qua quan sát, theo dõi của tôi, học sinh đi học mệt mỏi, ngủ gật,
39

thân thể gầy gò, thiếu sức sống.

3.2.3. Phát triển tâm lí


Áp lực học tập quá lâu khiến học sinh bị ảnh hưởng thần kinh, tâm lí phát triển
không bình thường, các bạn hay ảo tưởng về mình. Chính vì vậy mà dẫn đến kết
quả học tập không cao, việc chọn nghề không hiệu quả, gây chán nản trong học
tập hiện tại, thất nghiệp trong tương lai. Và một điều dể dàng nhận thấy, các bạn
có cùng điểm chung trong học tập là sự lo lắng cho tương lai, cho việc mình sẽ
làm gì? Mình sẽ như thế nào? Và mình sống làm sao?...Chính vì sự kì vọng của
bản thân, bố mẹ quá nhiều nên khi kết quả không cao, học sinh thường mang mặc
cảm tội lỗi.
( Phiếu khảo sát cho học sinh-Phụ lục 1 )

Hình ảnh khảo sát về thời gian học tập của học sinh

Với 410 câu trả lời trên tổng số đáp án được chọn, có 50.5% học sinh
khẳng định rằng hiện nay đang chịu nhiều áp lực trong học tập vì sự kì vọng của
bố mẹ, vì nghề ngiệp tương lai và vì nhu cầu của xã hội. Điều đó cũng khẳng
định rằng học sinh THTP trong cuộc CMCN 4.0 đang nỗ lực, cố gắng hết mình
để học tập và đáp ứng cầu của xã hội.
40

Hình ảnh biểu thị tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng
của học sinh trường THPT Chuyên Hưng Yên trong thời đại CMCN 4.0
41

CHƯƠNG II. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ nói chung và Hưng Yên nói riêng cho đến nay
vẫn là vùng đất chứa nhiều tiềm năng kinh tế và nhiều giá trị văn hóa đặc sắc
chưa được khám phá hết , đã và đang từng bước chuyển mình để bước vào cuộc
CMCN 4.0 với nhiều thay đổi lớn lao. Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại
hóa toàn cầu đã tác động không nhỏ đến văn hóa và các giá trị văn hóa nơi đây.
Tuy nhiên, trong sự phát triển hiện nay, nơi này đang đối diện với nhiều thách
thức cũng như không ít sự cản ngại. Vì thế, trách nhiệm để cho một Hưng Yên
hội nhập với xu thế toàn cầu là của thế hệ trẻ, trong đó học sinh THPT đóng
vai trò quan trọng nhất. Và trường THPT Chuyên Hưng Yên là ngôi trường mà
em đang theo học và cũng là nơi mà học sinh chịu nhiều áp lực học tập nhiều
nhất.

Trên cơ sở số học sinh của hai trường và trong khuôn khổ của đề tài, nhóm
nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên 380 khách thể thuộc cả ba khối lớp của
cả hai trường trung học phổ thông với số lượng như sau:

Thống kế số lượng khảo sát:


Đối tượng khảo sát Số lượng khảo sát
THPT Chuyên Hưng Yên 237
THPT Hưng Yên 143
Tổng 380

Nhìn chung, các bạn đều gánh vác rất nhiều trọng trách, nhiều kì vọng
của thầy cô, gia đình. Các bạn đều chịu nhiều áp lực trong quá trình học tập.
Điều đó gây nên những hậu quả không mong đợi.
42

2. Quy trình nghiên cứu


Thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan đề tài nhằm củng cố cơ sở lý
luận và định hướng nghiên cứu thực tiễn.
Để thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực tiễn
thông qua phiếu khảo sát gồm 14 câu với hai loại câu hỏi là câu hỏi đóng
(dạng câu hỏi với đáp án yêu cầu học sinh xác định) và câu hỏi mở (những
đáp án mở để phát huy tính hợp tác và chia sẻ của học sinh về đề tài) liên
quan đến đề tài để các bạn học sinh tìm hiểu trả lời.
Trong phiếu khảo sát có yêu cầu ghi rõ những thông tin cá nhân cần thiết
và đảm bảo yêu cầu bí mật thông tin cho các bạn. Các bạn có thể điền họ và
tên và có thể không nếu muốn.
Tổ chức nghiên cứu thực tiễn:

+ Thời gian: Từ tháng 09/2020 đến 12/2020.

+ Địa điểm: Hai trường Trung học Phổ Thông trên địa bàn TP. Hưng Yên.

+ Cách tiến hành: Bằng hai hình thức khảo sát trực tiếp và trực tuyến.

Khảo sát trực tiếp thông qua hình thức phát phiếu khảo sát với 116 phiếu cho 116
học sinh thuộc trường THPT Hưng Yên (46 phiếu), THPT Chuyên Hưng Yên (70
phiếu).

Khảo sát trực tuyến thông qua hình thức phiếu online với 264 phiếu cho 264 học
sinh thuộc trường THPT Hưng Yên (103 phiếu), THPT Chuyên Hưng Yên (161
phiếu).
3. Các phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về cuộc CMCN 4.0, áp lực học tập của học sinh hiện nay, xu
hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài
liệu, các bài báo đã có về cuộc CMCN 4.0, áp lực học tập của học sinh và xu hướng
lựa chọn nghề nghiệp của học sinh hiện tại
- Nghiên cứu tổng hợp những tài liệu liên quan đến thực trạng của áp lực học tập của
43

học sinh, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp của học sinh hiện nay trên thế giới, ở
Việt Nam và cụ thể tại 2 trường trọng điểm trên địa bàn TP Hưng Yên và trường
THPT Chuyên Hưng Yên, tìm các giải pháp giúp học sinh THPT tại nơi thí điểm có
thể giảm thiểu các áp lực trong việc học tập, định hướng, lựa chọn nghề nghiệp phù
hợp với bản thân và xã hội.
3.2. Phương pháp điều tra.
- Sử dụng các mẫu phiếu điều tra trước nghiên cứu và sau nghiên cứu bằng phương
thức trực tiếp , trực tuyến tại tất cả các lớp trong trường THPT Chuyên Hưng Yên và
THPT Hưng Yên.
- Sử dụng các phiếu điều tra online qua đường link được tạo bởi google form:
“https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScw5kvlNibrh2FqScesvETCB2FWOI
TWTJqEUFDGgEgNskoGmA/viewform”
3.3. Phương pháp thống kê toán học
- Sử dụng thống kê toán học để thu thập số liệu, xử lý số liệu thu thập được, tính tỉ lệ
phần trăm, vẽ biểu đồ, lập bảng phân tích, tổng hợp kết quả.
3.4. Phương pháp thực nghiệm
- Thực nghiệm các giải pháp đưa ra với tất cả học sinh trong trường THPT Hưng
Yên, trường THPT Chuyên Hưng Yên và đưa ra kết luận.
3.5. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp quan sát khoa học
- Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học

*Kết luận chương 2


Để nghiên cứu áp lực học tập của học sinh THPT trong cuộc CMCN 4.0,
nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu thực tiễn trong thời gian từ ngày
09/2020 đến ngày 12/2020 với tổng cộng mẫu khảo sát là 380 học sinh. Quy
trình nghiên cứu được tiến hành đúng trình tự, khách quan, đảm bảo tính khoa
44

học, trung thực, không gian lận.


Đề tài nghiên cứu sử dụng phối hợp hệ thống các phương pháp sau: Phương
pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều
tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp xử lý số liệu bằng
thống kê toán học để thu được kết quả khách quan và đáng tin cậy, đồng thời
kết hợp với phương pháp quan sát khoa học để kiểm chứng kết quả đáng tin
cậy nhất.
45

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THPT KHẮC


PHỤC NHỮNG ÁP LỰC HỌC TẬP TRONG CUỘC CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Dựa trên kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn hơn một năm qua,
nhóm nghiên cứu nhóm nghiên cứu xin được đề xuất một số giải pháp
nhằm giảm thiểu áp lực học học tập cho học sinh THPT trong thời đại
cách mạng công nghệ 4.0. Nhóm nghiên cứu xin được kháí quát giải
pháp qua sơ đồ tóm tắt dưới đây:

SỨC KHỎE

PHƯƠ NG
PHÁP
HỌC GIẢI
TẬP TRÍ

HỌC SINH THPT

KỸ TƯ
NĂNG VẤN
SỐNG TÂM LÍ

CHỌN NGHỀ
46

1. Giải pháp thứ nhất: Rèn luyện Sức khỏe


Để đáp ứng yêu cầu học tập trong thời đại công nghệ số hóa, học sinh cần
phải rèn luyện bản thân bằng những bài tập thể thao thông qua những tiết học thể
dục ở nhà trường và những môn thể thao yêu thích ngoài giờ học tập. Hiện nay,
hầu hết các trường cấp 3 trên địa bàn thành phố đều có những sân chơi thể thao
cho học sinh có thể rèn luyện sức khỏe .Tại trường THPT Chuyên Hưng Yên, học
tập không phải là điều duy nhất ta thấy, các hoạt động thể thao luôn được quan
tâm song hành, là nhân tố thúc đẩy chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiện tại,
trường THPT Chuyên Hưng Yên có trang bị 2 sân bóng rổ , sân cầu lông trong
nhà, bàn bóng bàn, sân bóng chuyền, cũng như từng có trang bị bể bơi, trường
THPT Hưng Yên có sân bóng rổ, sân bóng chuyền, khu nhà tập đa năng với bàn
bóng bàn và sân cầu lông... Học sinh trường THPT Chuyên Hưng Yên và THPT
Hưng Yên còn được nhà trường cho phép sự hoạt động của các CLB mang tính
rèn luyện, khơi gợi sự năng động và sáng tạo như CSC (CHY Sport Club - CLB
Thể Thao trực thuộc đoàn trường THPT Chuyên Hưng Yên ), NON Crew (Dance
Club of CHY – CLB nhảy trực thuộc đoàn trường THPT Chuyên Hưng Yên
),DEPY 5919 (CLB nhảy trường THPT Hưng Yên )... Từ đó, học sinh có thể giải
tỏa các áp lực sau những giờ học mệt mỏi. Chính vì sự ủng hộ của phía nhà
trường, các câu lạc bộ còn có thể tự xây dựng lên các giải đấu quy mô, từ các giải
đấu trong trường đến cả các giải giao lưu trong và ngoài tỉnh. Việc tham gia CLB
thể thao, không những có thể giúp học sinh giải tỏa áp lực, nâng cao sức khỏe,
tinh thần phấn chấn và sảng khoái hơn mà đồng hành trong các CLB còn rèn giũa
tính tự giác, phát triển và củng cố các kĩ năng của bản thân, cách hoạt động nhóm,
hoạt động tập thể sao cho hiệu quả. Tham gia CLB CSC, học sinh có thể đăng kí
các bộ môn phù hợp với bản thân như: Bóng rổ, cờ vua, cầu lông, bóng bàn, bóng
đá,... học sinh có thể được ganh đua một cách lành mạnh và vui vẻ. Tham gia
CLB NON Crew, học sinh không những có thể xua tan những áp lực từ những giờ
học căng thẳng mà còn được tiếp tục phát huy với niềm đam mê nghệ thuật của
bản thân, đó cũng chính là lí do khiến cho học sinh của trường THPT Chuyên
47

Hưng Yên THPT Hưng Yên có thể trở nên vui vẻ, năng động và sáng tạo hơn hẳn
so với học sinh các trường khác. Năng suất học tập cũng được nâng cao.
Những môn thể thao phù hợp với lứa tuổi các bạn như học sinh nam có
thể sẽ là: bóng đá, nhảy cao, đá cầu, bóng rổ,bơi lội.... Các bạn nữ có thể là:
nhảy dây, cầu lông, nhảy Aerobic...Và cả nam và nữ nên có những bài tập gym
để thân hình săn chắc, khỏe mạnh. Các bạn học sinh nên cố gắng dành khoảng
30 phút mỗi ngày để tập luyện, giải phóng năng lượng dư thừa đồng thời giúp
cơ thể cân đối, khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái cho một ngày học tập hiệu quả.
Phụ lục 3 : Hình ảnh về giải pháp thứ nhất - Rèn luyện sức khỏe
2. Giải pháp thứ hai: Học sinh cần phải có sự giải trí lành mạnh sau
những giờ học căng thẳng.
Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay cần phải dứt khoát từ bỏ những thói quen và
tác phong học tập, làm việc cũ kĩ lạc hậu, phải biết tiếp thu và rèn luyện cho
mình những thói quen tốt, phù hợp với cuộc sống hiện tại. Bên cạnh học tập,
học sinh cần phải có những nhu cầu giải trí lành mạnh như đọc sách, nấu ăn
hay tham gia các hoạt động thiện nguyện nhằm có thể nuôi dưỡng tâm hồn...
Điều này thì CLB Sách và Hành Động của trường THPT Chuyên Hưng Yên đã
làm rất tốt. Câu lạc bộ đã phối hợp với nhà trường để tổ chức các hoạt động
mượn và trả sách hàng tuần, học sinh còn được cộng điểm thi đua cho bản thân
và cho lớp. CLB Sách và Hành Động của đoàn trường THPT Chuyên Hưng
Yên không chỉ giúp cho học sinh lưu giữ được thói quen đọc sách trong thời
đại công nghệ 4.0, nơi mọi thứ có thể được tìm thấy trên Internet mà còn có
những hoạt động thiện nguyện quyên góp sách vở, thăm gặp và quyên góp giúp
đỡ những mảnh đời còn kém may mắn. Hoạt động của CLB đã giúp học sinh
có thể thư giãn sau những giờ học căng thẳng mà còn tạo nên một thế hệ “biết
yêu thương”. Khi sự vô cảm ngày càng được tìm thấy nhiều hơn trong thế giới
hiện đại, khi mà thời đại 4.0 giúp chúng ta dễ dàng kết nối với nhau qua
Internet nhưng lại khiến chúng ta mất kết nối với nhau ở thế giới bên ngoài.
“Em nghĩ xem, sau những tiết học mệt mỏi, được ngồi chụm đầu lại với đám
bạn chỉ để cùng đọc chung 1 trang sách còn vết gập đánh dấu, được cùng nhau
48

nói chuyện về những cuốn sách hay, những nội dung mà bản thân yêu thích với
những người bạn cùng chung sở thích thì còn gì bằng nữa” - Đây là ý kiến chia
sẻ của anh Nguyễn Đức Mạnh, học sinh lớp 12 Tin, thủ khoa lớp Toán Tin
khóa 2018-2021, một trong những thành viên của CLB Sách và Hành Động.
Có thể thấy chắn chắn một điều rằng tham gia những trò chơi, những hoạt
động thể thao giải trí lành mạnh sẽ giúp cho tinh thần chúng ta được sảng
khoái. Vì vậy hãy lắng nghe một bài hát khi tâm trạng ta mệt mỏi, sẵn sàng bật
nhạc nhảy một điệu chacha khi bài học căng thẳng hay vẽ một bức tranh về
ngôi nhà tương lai của bạn, hoặc nấu một món ăn theo sở thích, đọc một bài
báo, xem tin tức trên truyền hình... Những việc như vậy chiếm rất ít thời gian
trong quĩ thời gian của bạn nhưng nó giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi. Bạn
sẽ cảm thấy yêu đời hơn, năng lượng sống tích cực dồi dào hơn, điều đó cũng
sẽ khiến cho việc học tập tiếp theo trở nên vui vẻ và hiệu quả hơn, việc tiếp thu
các kiến thức từ đó cũng trở nên dễ dàng hơn
Phụ lục 4: Hình ảnh về giải pháp thứ hai - Giải trí lành mạnh
3. Giải pháp thứ ba: Học sinh cần có phương pháp học tập hợp lí.
Đối với học sinh trong thời đại công nghiệp kĩ thuật số như hiện nay. Điều
quan trọng nhất là cần phải lên kế hoạch học tập hợp lí với thời khóa biểu sao cho
phù hợp. Một điều cần phải nhắc đến là khả năng tự học của học sinh hiện nay chưa
đạt đến mức độ tự giác và thường xuyên. Nhiều học sinh không hiểu rằng trong qui
trình học tập thì số lượng kiến thức thu được ở nhà trường là sơ đẳng, ít ỏi, còn số
lượng kiến thức tiếp thu từ việc học tập qua sách vở và cuộc sống mới là vô hạn.
Cho nên họ chưa tạo cho mình thói quen đọc sách - một thói quen tốt vô cùng cần
thiết và quan trọng. Chăm đọc sách, đọc có mục đích, có định hướng sẽ giúp chúng
ta không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, làm giàu kho tàng kiến thức, để từ đó có
khả năng ứng xử và làm việc tốt hơn.
Để có thể học tập một cách hiệu quả mà không bị áp lực, học sinh có thể tự
tạo ra các niềm vui trong học tập như:
* Việc học nhóm cùng bạn bè: Triển khai học tập và làm việc theo nhóm
cũng là một trong những cách làm thường thấy của các giáo viên nói chung và giáo
49

viên trường THPT Chuyên Hưng Yên nói riêng. Khi học tập theo nhóm, học sinh có
cơ hội chia sẻ kiến thức với người khác. Đồng thời nhận lại được rất nhiều điều mới,
các thành viên có cơ hội được bổ sung kiến thức cho nhau. Qua đó, các học sinh sẽ
nắm vững những điều đã học ở lớp học hơn. Bên cạnh đó, học nhóm còn giúp học
sinh giải quyết những thắc mắc của môn học mà khi trên lớp chưa tìm được đáp án
hợp lý nhất. Mỗi cá nhân lại có một điểm mạnh nhất định, có bạn trội toán, có bạn
giỏi văn, có những học sinh lại am hiểu về công nghệ, trong nhóm sẽ có những bạn
có thể đứng trước đám đông và thuyết trình một cách tự tin nhất, nhưng có những
bạn lại ngược lại. Và đó là quy luật bù trừ của những người trong cùng một nhóm.
Từ đó, học nhóm sẽ giúp học sinh nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân so với
những người bạn cùng nhóm để có thể khắc phục. Không chỉ vậy, phương pháp học
tập được nhiều giáo viên giáo viên triển khai này còn là một bước đệm quan trọng
cho kỹ năng làm việc tập thể của học sinh trong tương lai, hoà nhập tốt với môi
trường tập thể là điều hết sức quan trọng để tạo ra hiệu quả cao nhất. Học và làm
việc theo nhóm là một phương pháp được cả giáo viên và học sinh ưa thích sử dụng,
không chỉ xóa đi những căng thẳng và áp lực khi phải học tập một mình của học sinh
mà đây còn là một phương pháp học tập vô cùng hiệu quả và hợp lí!
* Tạo ra những niềm vui nho nhỏ trong việc học tập với cách lồng ghép
các trò chơi ô chữ, trò chơi giải đố, điều này không những giúp học sinh có thể
thư giãn đầu óc, củng cố các kiến thức mới và đã học mà còn tăng sự tương tác,
tập trung của học sinh trong những tiết học có phần mệt mỏi. Khơi dậy tinh thần
vui vẻ và mong muốn được kết nối của học sinh với giáo viên cũng với như bài
giảng.
Dưới đây là những phưng pháp hiệu quả đã được nhiều thầy cô khuyến
khích và nhiều học sinh sử dụng:
+ Tạo niềm tin tích cực cho bản thân.
Niềm tin tích cực cho ta một động lực mạnh mẽ để thực hiện mục tiêu. Thực
hiện một việc khi bạn có lòng tin và sự tích cực sẽ không khiến cho tâm trạng bị áp
lực và khó chịu
Nếu gia sử bạn có sơ xuất gì mà không đạt được những kết quả mà bạn đã đề
50

ra, đừng bỏ cuộc và hãy học hỏi từ những sai lầm của bạn và làm lại cho tới khi
thành công.
+ Đặt mục tiêu phấn đấu cụ thể, rõ ràng
Những học sinh giỏi luôn đặt ra những mục tiêu cụ thể và rõ ràng và trên tất cả
là chúng biết mình muốn gì trong cuộc sống. Những mục tiêu là nguồn động lực to
lớn thúc đẩy bản thân có tinh thần và thái độ chăm chi để làm việc, học tập chăm
chỉ trong khi những người khác lại bị phân tâm bởi những việc khác ngoài việc học
tập.Hãy cố gắng hết sức thực hiện thành công từng kế hoạch nhỏ trong kế hoạch lớn
và coi đó là những nấc thang để đi đến được thành công cuối cùng của bạn
+ Quản lý và tận dụng thời gian
Đây là bước quan trọng mà bạn cần phải để ý tới. Thời gian rất quý giá nó có
thể cho bạn mọi thứ hoặc không cho bạn bất cứ thứ gì. Hãy biết quan lý thời gian
của bạn một cách thông minh, cân đối thời gian vui chơi, giải trí, học tập, dành cho
gia đình, bạn bè. Nếu bạn không biết cách quản lý thời gian thì bạn sẽ rơi vào trạng
thái bối rối và bỏ đi những công việc mà bạn muốn thực hiện từ trước và như thế bạn
sẽ không đạt được bất kỳ điều gì mà bạn mong muốn trong cuộc sống. Những người
như thế thường hay nói những câu như “Để mai rồi tính” hay “Mình sẽ làm việc đó
khi có thời gian”
+ Phương pháp đọc nhanh
Để có được phương pháp học tập hiệu quả thì việc thu thập thông tin, dữ liệu
từ sách giáo khoa, sách tham khảo là điều vô cùng quan trọng. Nhưng có nhiều bạn
đã tốn không ít thời gian để làm những công này mà vẫn cảm thấy chưa đủ bởi vì họ
đọc rất chậm. Vậy bí quyết giúp bạn đọc nhanh là gì ?
_Đọc phần tóm tắt trước
_Đọc câu hỏi trước rồi mới tra cứu thông tin trong bài đọc
_Đọc với cây bút dẫn đường
_Đọc cùng lúc 5-7 cụm từ
Phương pháp này sẽ giúp bạn thu thập được vô vàn thông tin giá trị trong
một khoảng thời gian ngắn mà bạn vẫn có thừa thời gian để làm những công việc
khác.
51

+ Cách lọc thông tin chính


Hãy là một người thông minh khi chúng ta biết cách lọc những thông tin chính
của một vấn đề nào đó. Những bạn học sinh kém luôn có gắng ghi nhớ tất cả những từ
trong một bài viết thay vì vậy hãy đánh dấu những từ khóa quan trọng và việc này
giúp bạn ôn lại kiến thức nhẹ nhang hơn bất kỳ học sinh nào khác.
+ Kỹ thuật ghi nhớ nhanh
Làm thế nào để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Nhớ tất cả các sự kiện lịch
sử trong sách? Bạn có thể thử qua các cách như :
_Vẽ sơ đồ tư duy
_Nhẩm trong đầu
_Chép ra giấy
Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt
phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học
bằng trí nhớ mà không cần mở sách.
+ Ứng dụng kiến thức để thực hành
Rất hiếm khi gặp những câu hỏi trong bài kiểm tra hay bài thi được ra giống
hệt trong sách giao khoa và chỉ cần thay số vào để làm đúng chính xác. Vì thế mới
có chuyện học sinh học vẹt rất ít khi đạt được điểm cao trong các bài kiểm tra hay
các kỳ thi của nhà trường.Sở dĩ các bạn học sinh xuất sắc đạt nhiều điểm mười là bởi
vì họ biết cách ứng dụng linh hoạt kiến thức vào những dạng câu hỏi và đề bài cụ
thể. Học sinh giỏi biết rằng mỗi đơn vị kiến thức có một số dạng câu hỏi và bài tập
nhất định. Các bạn học sinh giỏi sẽ làm quen với tất cả các dạng câu hỏi có thể ra thi
(từ các nguồn tài liệu cũ, các đề đã thi ,..) và học các bước để đưa câu trả lời tốt nhất
có thể.
+ Ôn lại nội dung
Ôn lại mỗi bài học là phương pháp rất hiệu quả bạn không bị quên đi những
kiến thức mà bạn đã nạp được trong ngày. Các học sinh giỏi luôn biết ôn lại nội
dung đã học bằng cả 2 bán cầu não để khi cần họ có thể đánh thức được toàn bộ kiến
thức mà họ đã được học trước đó.
+ Kỹ năng làm bài thi
52

Phương pháp cuối cùng là học và áp dụng các kỹ năng thi cử khi làm bài thi.
Những người học hành hiệu quả biết cách thư giãn trước giờ thi, khi vào phòng thi
rồi thì biết cách trình bày bài ngắn gọn, xúc tích và quản lý thời gian hiệu quả để
hoàn thành bài thi tốt nhất trong ngày quan trọng này.Việc có tâm lí thoải mái trong
giờ thi cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả.
+Phương pháp học tập trực tuyến trong thời đại CMCN 4.0:
Trong thời kì tình hình dịch bệnh đang hoành hành như hiện nay, học trực
tuyến là một giải pháp cấp bách và vô cùng cần thiết. Ưu điểm việc học trực tuyến là
khả năng giảm thiểu chi phí đi lại, tiết kiệm được thời gian và không gian học tập...
Học sinh có thể truy cập vào các khóa học trực tuyến tại bất kỳ nơi đâu: ở nhà, nơi
làm việc hay các địa diểm mạng internet công cộng và vào bất ký thời gian nào thích
hợp khi người học muốn. Tuy nhiên, học trực tuyến cần sự tự giác 1 thì học trực
tuyến cần sự tự giác gấp 10 làn, cần chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi bài đầy
đủ. Tích cực suy nghĩ, thảo luận và phát biểu xây dựng bài. Giúp đỡ bạn bè cùng
nhau tiến bộ. Khi ở nhà: tích cực làm bài luyện tập, đọc sách,trau dồi kiến thức của
bản thân. Rèn luyện ý thức tự giác trong học tập là trách nhiệm của mỗi học sinh.
Chỉ có tinh thần tự giác mới giúp học sinh học tập không biết mệt mỏi, hướng đến
tương lai tươi sáng.
Phụ lục 5 : Hình ảnh về giải pháp thứ 3 - Phương pháp học tập hiệu quả
4.Giải pháp thứ tư: Tham gia các khóa học, câu lạc bộ rèn kỹ năng
sống, kỹ năng ứng phó với các tình huống xấu đặc biệt là ứng phó với
stress là một phương thức giúp học sinh giảm bớt áp lực.
Kỹ năng sống là một trong những yếu tố làm nên giá trị của con người. Việc
rèn luyện kỹ năng sống sẽ hình thành nơi bạn những phẩm chất và năng lực tốt đẹp.
Có thể kể đến kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng giải quyết vấn
đề, kỹ năng ứng phó với stress, kỹ năng đồng cảm,...tất cả đều mang đến lợi ích
cho học sinh nếu các bạn tích cực rèn luyện chúng. Đặc biệt, trong thời đại công
nghiệp 4.0, có thêm được một kỹ năng sẽ giúp bạn “tồn tại” bền vững trong xã hội
mới, vậy bạn đã rèn luyện và hình thành cho mình những kỹ năng sống nào chưa?
Trải qua quá trình khảo sát, tìm hiểu về vấn đề trên nhóm nghiên cứu đã đưa
53

ra một số kết quả như sau:


Dựa trên những nhu cầu của học sinh, các câu lạc dần được thành lập và hoạt
động rộng rãi nhằm tạo môi trường phát triển toàn diện, tìm kiếm không gian giải
trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Có thể kể đến việc thành lập câu lạc
bộ Dấu hỏi xanh hay còn gọi là câu lạc bộ tâm lý học, bởi nó xoay quanh những
vấn đề về sức khỏe-tâm lý-tình cảm. Khi tham gia câu lạc bộ, học sinh được trực
tiếp tổ chức các sự kiện từ nhỏ đến lớn, từ đó học hỏi cách xây dựng kế hoạch
hoạt động chuyên nghiệp. Hơn vậy, câu lạc hướng học sinh đến những vấn đề của
tuổi trẻ, của lứa tuổi học sinh từ đó triển khai tổ chức các buổi tọa đàm trực tiếp,
những workshop hữu ích. Riêng trong năm 2020, câu lạc bộ đã tổ chức thành
công rất nhiều sự kiện như buổi tọa đàm về tình dục an toàn,..... Các sự kiện được
học sinh đón nhận, hưởng ứng nhiệt tình, tham gia trả lời nhận phần quà hay đặt
câu hỏi trực tiếp cho khách mời.
Ngoài ra, câu lạc bộ Truyền thông ReC cũng được thành lập, trên tinh
thần phát triển kĩ năng giao tiếp, đối ngoại, bổ sung các khóa học mới. Câu lạc
bộ ra mắt được học sinh hướng ứng tham gia và ngày càng phát triển ghi nhận
nhiều sự thay đổi. Hoạt động trong câu lạc bộ truyền thông giúp cho các bạn học
hỏi được kĩ năng xây dựng hồ sơ sự kiện, kĩ năng lãnh đạo, tư duy độc lập. Trải
qua rất nhiều năm hoạt động, câu lạc bộ đã tổ chức thành công rất nhiều sự kiện,
gây ấn tượng với lớp thế hệ sau bằng những cuộc thi ấn tượng. Tiêu biểu có thể
kể đến cuộc thi âm nhạc UP được tổ chức thường niên mang đến sân chơi rèn
luyện và giao lưu cho các bạn học sinh trong toàn tỉnh Hưng Yên. Một số khác
được tổ chức hướng đến các em nhỏ như Trung thu cho em, Xuân yêu thương,....
Đến với câu lạc bộ học sinh được trải nghiệm thực tế, học hỏi nhiều điều thú vị
và bồi đắp lên những kĩ năng thiết yếu.
Từ đó, ta thấy được vai trò của việc rèn luyện kỹ năng sống. Những kỹ
năng ấy sẽ giúp mỗi người học sinh thích ứng rất nhanh, hòa nhập rất nhanh vào
cuộc CMCN 4.0 và giúp ích rất nhiều cho các bạn trong học tập cùng quá trình
hình thành phát triển nhân cách. Đồng thời, có được kỹ năng sống tốt sẽ giúp các
bạn dễ thành công trong học tập và vượt qua những khó khăn, trở ngại trong
54

cuộc sống.
Phụ lục 6 : Hình ảnh về giải pháp thứ 4 - Phát triển kỹ năng sống
5. Giải pháp thứ năm: Định hướng và lựa chọn nghề nghiệp hợp lí đáp
ứng nhu cầu xã hội trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Chọn nghề là quá trình học sinh tìm hiểu, đối chiếu, so sánh những đặc điểm,
tính chất và yêu cầu của một nghề với những điều kiện cụ thể của bản thân, hình
dung về công việc mà cá nhân sẽ làm trong tương lai, trên cơ sở đó lựa chọn một
lĩnh vực phù hợp với hứng thú, sở trường của bản thân và nhu cầu của xã hội. Như
vậy, chọn nghề nghiệp phù hợp là một trong những điều kiện quan trọng thúc đẩy
quá trình học tập của học sinh giúp học sinh có định hướng rõ ràng về một cách
sống cho tương lai, chọn một con đường sống cho mai sau. Điều đó sẽ giúp học
sinh có hứng thú trong học tập, tiếp thu bài tốt và đặc biệt, học sinh sẽ lên kế
hoạch cụ thể để học tập và chiếm lĩnh nghề nghiệp đã chọn. Để đạt được điều đó,
học sinh cần phải tìm hiểu tình hình kinh tế, xã hội, sự phát triển và tiến bộ của
khoa học kỹ thuật. Các bạn cần phải nghiên cứu khá kỹ thị trường lao động, những
ngành nghề trong tương lai gần mà xã hội có nhu cầu rồi tư đó lựa chọn và lựa
chọn sao cho phù hợp với năng lực, sở trường và điều kiện kinh tế gia đình. Trong
quá trình chọn nghề, học sinh cần lưu ý: Thái độ đối với việc chọn nghề, những
thành kiến về tiếng tăm của nghề, chọn nghề do ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
của bạn bè cùng trang lứa, sự say mê chỉ xuất phát từ phía bên ngoài hay một mặt
nào đó của nghề nghiệp. Học sinh thường thiếu tri thức, kinh nghiệm, thông tin về
nghề nghiệp, không đánh giá đầy đủ về các đặc điểm thể chất, năng lực của bản
thân, có biểu hiện lỗi thời về tính lao động trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Vì
vậy khi chọn nghề, các bạn nên cần đến sự hướng dẫn, tư vấn, định hướng của thầy
cô sao cho việc chọn nghề của các bạn kết hợp được cả ba yếu tố: nguyện vọng,
năng lực, những yêu cầu của nghề nghiệp, những yêu cầu của xã hội đặc biệt
trong thời đại CMCN 4.0 khi mà lao động dần được thay thế bởi máy móc, Robot
Nhận thức vai trò của việc xác định nghề nghiệp, trường THPT Chuyên Hưng
Yên, THPT Hưng Yên đã triển khai dạy nghề tại các cơ sở GDNN cho học sinh
THPT đặc biệt là các bạn khối 11. Với các môn tin học văn phòng, điện dân dụng
55

các bạn học sinh đã có thể rèn luyện cho mình kĩ năng, bổ sung tri thức phục vụ cho
nhu cầu lao động của xã hội trong tương lai. Hơn vậy, nhà trường còn quyết định
thành lập các câu lạc bộ để giúp học sinh có thể gắn kết, trao đổi và học hỏi bạn bè,
anh chị những kinh nghiệm và kĩ năng định hướng nghề nghiệp. Hiểu được nhu cầu
của các bạn học sinh đứng trước ngưỡng cửa của sự lựa chọn nghề nghiệp sau khi ra
trường, nhóm nghiên cứu nhóm nghiên cứu bày tỏ mong muốn CLB Dấu hỏi xanh tổ
chức tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho các bạn học sinh, từ đó giúp cho việc lựa
chọn được dễ dàng hơn. Trải qua một thời gian hoạt động, CLB đã tổ chức nhiều
hoạt động có ý nghĩa cho học sinh, trong đó đã có hoạt động định hướng nghề
nghiệp. Tiêu biểu đó là buổi talkshow “Hướng nghiệp dưới góc nhìn của cựu học
sinh”. Với sự tham dự của các anh chị cựu học sinh của trường THPT Chuyên Hưng
Yên, buổi talkshow mang tính thực tiễn, thuyết phục và thu hút hơn. Thông qua buổi
họp mặt, trao đổi ấy học sinh ý thức được vai trò của việc định hướng nghề nghiệp,
biết cách chọn lọc và có lối đi tiêng cho bản thân.
Không đơn giản mà CLB Dấu hỏi xanh lại có những bước phát triển nhanh như
vậy, một trong những nhân tố tạo nên thành tích đáng nể của CLB này đó là ngay từ
khi thành lập, CLB đã xây dựng một kế hoạch hoạt động khoa học, rõ ràng, cụ thể,
định hướng cho học sinh trong trường nội dung, cách thức thực hiện. Dưới đây, nhóm
nghiên cứu xin đưa ra một kế hoạch hoạt động cụ thể năm 2019 của CLB.
56

ĐOÀN TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN Hưng Yên, ngày 08 tháng 10 năm 2019
CLB DẤU HỎI XANH
Số 08/ KH-DHX

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 2019 -2020

STT Thời gian Nội dung Ghi chú


Tư vấn : Tình dục an toàn Mỗi khối/ buổi
1 Tháng 10/2019
- Tuyển gen 3
- Tọa đàm:
Khách mời: Cựu
2 Tháng 11/2019 LGBT - Ánh nhìn khác, suy
HS
nghĩ khác
Gian hàng đồ tái
3 Tháng 12/2019 Ngày hội: Vì Môi trường
chế
Tư vấn - giao lưu:
Khách mời: Cựu
4 Tháng 2/2020 Hướng nghiệp dưới góc nhìn
HS
cựu học sinh (mùa 2)
Tọa đàm chủ đề tình cảm gia
5 Tháng 3/2020 Mỗi khối/ buổi
đình: Bông hồng cài áo
Tọa đàm: Nâng cao ý thức của
6 Tháng 4/2020
Người trẻ
Sinh hoạt CLB: Chia tay HS
7 Tháng 5/2020
khối 12

Người lập
Xác nhận của BCH Đoàn trường
CT CLB

Nguyễn Thị Phương Mai


57

Phụ lục 7 : Hình ảnh về giải pháp thứ 5 - Định hướng nghề nghiệp
6. Giải pháp thứ sáu: Khi bị áp lực, học sinh cần nhờ sự giúp đỡ từ chuyên
gia tâm lí, tổ tư vấn tâm lí học đường.
Hiện nay, tổ tư vấn tâm lí học đường đã được thành lập tại hầu hết các
trường học và hoạt động rất hiệu quả. Đặc biệt, các trường thành phố còn có cả
các chuyên gia tâm lí, bác sĩ tâm lí hỗ trợ cho học sinh. Hỗ trợ tâm lí trong trường
học đã tập trung vào ba mảng nội dung: Phòng ngừa, phát hiện sớm và can thiệp.
Tổ chức các hoạt động phòng ngừa trong nhà trường là vận dụng tri thức, kinh
nghiệm vào thiết kế triển khai và đánh giá nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các
nguy cơ gặp khó khăn, rối nhiễu tâm lí ở học sinh. Để từ đó, thầy cô vận dụng tri
thức kinh ngiệm trợ giúp, can thiệp kịp thời. Tư vấn học đường sẽ giúp học sinh
nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập, quan
hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp. Thầy cô sẽ phát hiện sớm và triển khai các
chương trình phòng ngừa, can thiệp thích hợp. Hỗ trợ cha mẹ học sinh giải quyết
các vấn đề vướng mắc trong đời sống tâm lí của học sinh.
Tại trường THPT Chuyên Hưng Yên đã triển khai về vấn đề tâm lý rất
tốt, thể hiện ở việc thành lập câu lạc bộ Dấu hỏi xanh. Dưới sự dẫn dắt của cô
giáo Nguyễn Thị Phương Mai, câu lạc bộ gây nhiều ấn tượng bởi các sự kiện
hướng đến giải quyết vấn đề tâm lý, sức khỏe cho học sinh, có thể kể đến như tư
vấn giáo dục LGBT, tọa đàm an toàn tình dục,...Câu lạc bộ cũng là nơi đón nhận
các câu hỏi thắc mắc và chia sẻ của các bạn, đó là cơ hội để mọi người bày tỏ
những câu chuyện riêng, những nỗi niềm riêng,....
Như vậy, trong quá trình học tập và rèn luyện nếu các bạn học sinh gặp
những khó khăn, áp lực thì các bạn cần tìm đến và chia sẻ với thầy cô, nhờ thầy
cô giúp đỡ. Không nên tự mình âm thầm chịu đựng, tìm mọi cách giải quyết. Nếu
các bạn e ngại, không nhờ sự giúp đỡ, can thiệp thì về lâu dài sẽ rất ảnh hưởng
đến sự phát triển tâm sinh lí của các bạn. Thậm chí đã có rất nhiều trường hợp
đáng tiếc xảy ra khi áp lực học tập quá lớn.
Phụ lục 8: Hình ảnh về giải pháp thứ 6 - Phòng tư vấn, chuyên gia tư vấn,
CLB tâm lý học đường
58

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Mục đích thực nghiệm


Mục đích thực nghiệm là kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của việc thực
hiện các giải pháp tuyên truyền mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra trong đề tài.
2. Tổ chức thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành tại trường Trung học phổ thông Chuyên Hưng
Yên và trường Trung học phổ thông Hưng Yên đối với 380 học sinh thông qua phỏng
vấn và phiếu điều tra trực tiếp.
a) Điều tra qua phỏng vấn
*Kết quả phỏng vấn học sinh
Sau khi tuyên truyền, đến tháng 2-3/2021, nhóm nghiên cứu đã tổ chức phỏng
vấn 18 học sinh thuộc hai trường THPT Chuyên Hưng Yên và THPT Hưng Yên nhằm
kiểm nghiệm kết quả triển khai giải pháp.

Hình ảnh phỏng vấn học sinh kết quả triển khai giải pháp
Kết quả: Từ việc phỏng vấn, nhóm nghiên cứu nhận thấy sau một năm tuyên
truyền giải pháp giảm thiểu áp lực học tập, 18 học sinh đã có sự thay đổi tích cực: hạn
chế được căng thẳng, tinh thần thoải mái, sức khỏe ổn định, rèn luyện được thêm
nhiều kĩ năng nhờ việc tham gia các câu lạc bộ.

*Kết quả phỏng vấn giáo viên:


Nhóm nghiên cứu kiểm nghiệm kết quả triển khai giải pháp một cách khách
59

quan bằng việc phỏng vấn các giáo viên đã trực tiếp giảng dạy tiếp xúc với học sinh
trong năm qua.

Kết quả: Từ việc phỏng vấn cụ thể giáo viên dạy học, nhóm nghiên cứu nhận
thấy giải pháp giảm thiểu áp lực học tập có hiệu quả cao, được khuyến khích áp dụng
cho học sinh THPT. Nhờ vậy đã cải thiện được kết quả, tinh thần học tập: học sinh
hăng hái, tích cực
*Kết quả phỏng vấn chuyên gia:
Nhóm nghiên cứu kiểm nghiệm kết quả dựa trên đánh giá của chuyên gia về mức độ
hiệu quả của những giải pháp, từ đó đưa đến kết luận chung nhất.
Theo bác Hương - Nguyên trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Hưng Yên: “Dù đã
nghỉ hưu lâu rồi, tôi không còn tiếp xúc nhiều với thế hệ trẻ học sinh. Nhưng với tư
cách là một người đã có con theo học các trường, khi đọc được những đánh giá báo
cáo về kết quả triển khai giải pháp giảm thiểu áp lực học tập, tôi nhận thấy được giá
trị mà nó đem lại cho học sinh ngày nay, đặc biẹt trong thời đại công nghệ số và đại
dịch Covid toàn cầu. Nhận thấy, những giải pháp đều mang tính thiết thực, hấp dẫn,
dễ dàng triển khai, áp dụng để cải thiện tinh thần học tập và kết quả điểm số cho học
sinh.”
60

b) Điều tra qua phiếu điều tra


Bước 1: Phát phiếu điều tra.
Nhóm nghiên cứu điều tra kết quả triển khai giải pháp tại trường THPT Chuyên
Hưng Yên và THPT Hưng Yên và thu thập dữ liệu thông qua: “Phiếu điều tra kết
quả triển khai giải pháp” đối với 380 học sinh.
- Đối tượng: 380 học sinh các lớp trong toàn trường.
- Nội dung điều tra: Phiếu điều tra kết quả triển khai giải pháp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
*******

PHIẾU ĐIỀU TRA KẾT QUẢ TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP

Đề tài: Áp lực học tập với học sinh THPT trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0-
Thực trạng và giải pháp

Họ và tên:………………………………………………………………………...... … ..
Trường:... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. .. .. .. .. . Lớp:.... .. .. .. .. .. …
Số điện thoại:…………………………………………………………………………...
Kính gửi các bạn!
nhóm nghiên cứu là thành viên của dự án nghiên cứu Khoa học Kĩ Thuật - Lĩnh vực Khoa
Học Xã hội Hành vi “Áp lực học tập với học sinh THPT trong cuộc Cách mạng Công nghiệp
4.0-Thực trạng và giải pháp”. Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang tiến hành một cuộc khảo sát
về kết quả triển khai giải pháp giúp học sinh THPT trên địa bàn TP.Hưng Yên khắc phục
những áp lực học tập trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Thông tin được chia sẻ từ
anh/chị/bạn rất cần thiết để đề tài nghiên cứu của nhóm nghiên cứu được thành công.
------------------------------------------------------------------
Câu 1: Theo bạn việc rèn luyện sức khỏe có cần thiết hay không?

A. Không cần thiết B. Bình thường C.Cần thiết D.Rất cần thiết

Câu 2: Hãy cho biết một hoạt động thể thao bạn đã tham gia?
A. Bóng đá B. Cầu lông C. Bơi lội Khác:.......................
.................................
Câu 3: Theo bạn, hoạt động giải trí lành mạnh như đọc báo, nghe nhạc,.... có cần
thiết không?
A. Không cần thiết B. Bình thường C. Cần thiết D. Rất cần thiết

Câu 4: Phương pháp học tập hợp lý có góp phần nâng cao kết quả học tập hay không?

A. Không B. Một phần C. Nhiều D. Rất nhiều


61

Câu 5: Việc học tập các kỹ năng sốngtheo bạn có cần thiết đối với thế hệ trẻ thời đại
4.0 hay không?
A. Không cần thiết B. Bình thường C. Cần thiết D. Rất cần thiết

Câu 6: Hãy kể tên một kỹ năng sống mà bạn đã từng tìm hiểu?

A. Kỹ năng giao B. Kỹ năng ứng phó C. Kỹ năng thuyết Khác:.......................


tiếp Stress trình .................................

Câu 7: Các hoạt động tư vấn nghề nghiệp có góp phần định hướng nghề nghiệp tương
lai của bạn không?
A. Không B. Một phần C. Nhiều D. Rất nhiều

Câu 8: Nếu cần tư vấn định hướng nghề nghiệp, bạn sẽ tìm nguồn hỗ trợ nào?
A. Thầy cô B. Bạn bè C. Người thân D. Tổ tư vấn tâm lý
học đường của nhà
trường
Câu 9: Khi bị stress bạn thường làm gì?
A. Đọc sách B. Nghe nhạc C. Chia sẻ với mọi D. Nhờ sự tư vấn
người của chuyên gia

Câu 10: Trong các giải pháp sau đây, theo bạn giải pháp nào góp phần quan trong
nhất giảm thiểu áp lực học tập cho học sinh THPT trong thời đại công nghệ 4.0?

A. Rèn luyện sức khỏe


B. Giải trí lành mạnh
C. Học tập theo phương pháp hiệu quả
D. Học tập kỹ năng sống
E. Thamgia các buổi tư vấn định hướng nghề nghiệp
F. Nhờ sự giúp đỡ của tổ tư vấn, chuyên gia tư vấn học đường

Cảm ơn các bạn đã tham gia trả lời phiếu điều tra kết quả giải pháp!

Bước 2: Thu phiếu và xử lí kết quả


a) Kết quả
Để kiểm chứng cho đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập
62

dữ liệu thông qua “Phiếu điều tra kết quả triển khai giải pháp” và thu được bảng số
liệu sau:
BẢNG SỐ LIỆU

Đáp án
Câu
A B C D
8 (2.1%) 279 (73.4%) 93 (24.5%)
1
Bình thường Cần thiết Rất cần thiết
3 (0.8%) 278 (72,15%) 99 (27.05%)
3
Bình thường Cần thiết Rất cần thiết
85 (22,3%) 277 (72.9%) 18 (4.8%)
4
Một phần Nhiều Rất nhiều
10 (2.6%) 240 (63.2%) 130 (34.2%)
5
Bình thường Cần thiết Rất cần thiết
105 (27.6%) 208 (54.7%) 67 (17.7%)
7
Một phần Nhiều Rất nhiều

b) Xử lí số liệu:

Câu 1: Theo bạn việc rèn luyện sức khỏe có cần thiết hay không?
63

Câu 3: Theo bạn, hoạt động giải trí lành mạnh như đọc báo, nghe nhạc,.... có cần thiết
không?

Câu 4: Phương pháp học tập hợp lý có góp phần nâng cao kết quả học tập hay không?

Câu 5: Việc học tập các kỹ năng sốngtheo bạn có cần thiết đối với thế hệ trẻ thời đại 4.0
hay không?

Câu 7: Các hoạt động tư vấn nghề nghiệp có góp phần định hướng nghề nghiệp tương
64

lai của bạn không?

3. Kết quả thực nghiệm


 Kết quả từ việc xử lí số liệu
Kết quả thu được sau khi thực hiện các giải pháp tuyên truyền và khảo sát ý kiến
của học sinh, nhóm nghiên cứu cho ra đánh giá số liệu như sau:
Có tổng 211 ý kiến học sinh đánh giá giải pháp tuyên tuyền cần thiết ở mức độ
bình thường, có ích một phần. Có tổng 1282 ý kiến học sinh cho rằng các giải pháp có
hiệu quả và cần thiết đối với bản thân. Và có tổng 407 ý kiến nhận xét các giải pháp
tuyên truyền rất cần thiết cho học sinh THPT nhằm giảm thiểu áp lực học tập.
Như vậy, việc thực hiện các giải pháp có vai trò quan trọng làm giảm thiểu áp
lực học tập cho học sinh THPT. Từ đó, ta thấy được học sinh đã có nhận thức cao về
việc áp dụng các giải pháp hỗ trợ giảm áp lực, nâng cao chất lượng học tập và sinh
hoạt.
Để kiểm chứng được hiệu quả của các giải pháp trong việc làm giảm áp lực học
tập và cải thiện điểm số, nhóm nghiên cứu thu thập các dữ liệu thông tin nhận thức
của học sinh THPT hai trường và thống kê theo bảng dưới đây:
65

Trước khi thực hiện giải Sau khi thực hiện giải
pháp pháp
Số học Số học Số học Số học Số học Số học
sinh sinh sinh sinh sinh sinh
nhận nhận nhận nhận nhận nhận
thức thức thức thức thức thức
tầm tầm tầm tầm tầm tầm
Khối THPT Số HS quan quan quan quan quan quan
trong trong trong trong trong trong
của giải của giải của giải của giải của giải của giải
pháp ở pháp ở pháp ở pháp ở pháp ở pháp ở
mức độ mức mức rất mức độ mức mức rất
bình cần cần bình cần cần
thường thiết thiết thường thiết thiết
Tổng 380 876 809 215 211 1282 407
Bảng thống kê kết quả thăm dò ý kiến
Từ kết quả thu được, nhóm nghiên cứu thể hiện trên biểu đồ để thấy được sự
thay đổi rõ rệt về nhận thức của học sinh trước và sau khi thực hiện giải pháp.

Kết luận:
Từ kết quả thu được sau quá trình xử lý số liệu (thông qua bảng thống kê và
biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhận thức của học sinh), cho phép kết luận đề tài nghiên
cứu “Áp lực học tập với học sinh THPT trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0-
Thực trạng và giảii pháp” của nhóm nhóm nghiên cứu đã góp phần nâng cao nhận
thức và hiểu rõ hơn về việc áp dụng các giải pháp giảm thiểu áp lực trong học tập.
66

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận.

Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn khảo sát khách thể của
đề tài, nhóm nghiên cứu rút ra một số kết luận sau:
CMCN 4.0 đã mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại. Nó mang đến một
nền kinh tế tiên tiến, nhiều lợi nhuận cho các nước phát triển. Trực tiếp giải bài
toán về nhân công lao động. Máy móc hiện đại, rô bốt thay thế sức lao động
của con người đã giúp cho tuổi thọ con người ngày càng tăng cao, đời sống con
người ngày càng tốt đẹp hơn. Nhưng bên cạnh đó, CMCN 4.0 còn đặt ra nhiều
thách thức rủi ro đối với con người. Cuộc CMCN 4.0 gây ra sự bất bình đẳng
trong lao động, hàng triệu lao động có thể bị thất nghiệp. CMCN 4.0 làm cho
tình hình chính trị bất ổn, lạm phát kinh tế leo thang ở hầu hết các nước, làm
nảy sinh sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt. Đặc biệt, CMCN 4.0 ảnh hưởng sâu
sắc đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. CMCN 4.0 đặt lao động Việt Nam vào những thách thức mới mà
trong đó có thể kể đến lứa tuổi học sinh THPT. Các bạn học sinh đang phải đối
mặt với rất nhiều rủi ro trong đó có những áp lực nặng nề từ nền giáo dục, từ
việc học tập của học sinh.
Học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng cả nước nói
chung đều rất năng động, nhạy bén và tiếp thu cái mới rất nhanh. Các bạn đã
nhận thức rất rõ những thách thức cũng như những tiến bộ mà khoa học mang
lại. Các bạn đã tiếp cận và sử dụng máy móc hiện đại, công nghệ thông tin một
cách thành thạo. Biến những tiến bộ khoa học đó thành công cụ đắc lực trong
học tập của mình. Học sinh đã ý thức được vị trí, vai trò của mình trong thời
đại mới. Thế nhưng vì tâm lí lo lắng, vì chưa có kế hoạch cụ thể, chưa có biện
pháp hữu hiệu nên các bạn tạo cho mình những áp lực năng nề. Những áp lực
học tập mà cuộc CMCN 4.0 mang lại dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho học
sinh, nguy hiểm nhất đó là khi áp lực kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm
sinh lí, ảnh hưởng đến bản thân, thậm chí rối loạn hành vi dẫn đến tự tử của
67

nhiều học sinh.


Thông qua phương pháp phát phiếu điều tra khảo sát ý kiến học sinh,
phỏng vấn trực tiếp học sinh, thầy cô, chuyên gia quản lí, theo dõi, nhóm
nghiên cứu nhận thấy phần lớn các bạn học sinh còn chưa nhận thức thấu đáo
về cuộc CMCN 4.0. Các bạn còn rất mơ hồ về sự phát triển và lợi ích mà cuộc
CMCN 4.0 mang lại cho con người hiện nay. Đồng thời, các bạn học sinh chưa
nhận thức được những rủi ro, thách thức mà CMCN 4.0 mang đến đó là ảnh
hưởng trực tiếp các bạn trong tương
lai. Chính vì sự hiểu biết mơ hồ đó đã tạo ra những áp lực không hề nhỏ cho học
sinh. Học sinh học tập, lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân chưa hợp lí. Qua khảo
sát 500 khách thể thì có đến 380 khách thể (76%) đều chịu đựng những áp lực từ
học tập với những hình thức khác nhau. Có bạn áp lực vì quá hiểu biết về
CMCN 4.0 nên dẫn đến tâm lí lo lắng, dành hết thời gian học tập không ngừng
nghỉ. Có bạn lại mơ hồ, không nhận thức rõ ràng, chạy theo số đông bạn bè, theo
sự áp đặt của bố mẹ, người thân...
Áp lực học tập từ cuộc CMCN 4.0 mang đến những hậu quả nặng nề cho học
sinh. Ảnh hưởng lớn nhất đó chính là kết quả học tập. Từ kết quả học tập
không như mong đợi khiến cho học sinh có những hành vi không mong đợi
như làm hại bản thân vì nghĩ rằng mình không làm tròn kì vọng của cha mẹ. Áp
lực học tập lâu ngày không được giải tỏa làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát
triển tâm sinh lí của học sinh, dẫn đến rối nhiễu tâm lí rối loạn hành vi, gây mất
ngủ, trầm cảm, stress, thậm chí có rất nhiều trường hợp học sinh tự tử để giải
thoát.
Tất cả những ảnh hưởng đó sẽ dẫn đến chất lượng cuộc sống con người
không cao. Học sinh chịu nhiều áp lực mà chưa có biện pháp giải tỏa sẽ vô tình
trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Điều đó sẽ tác động mạnh mẽ đến
sự phát triển của kinh tế nước nhà. Áp lực học tập của học sinh kéo dài sẽ dẫn
đến chất lượng giáo dục không cao, lao động cốt cán của nền công nghiệp sẽ
không còn nhanh nhạy, thông minh, ngược lại còn dôi dư, thất nghiệp. Thế hệ
68

trẻ của đất nước phát triển không cân đối, vô hình chung sẽ cản trở sự phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì thế nên “Nghiên cứu ảnh hưởng của
áp lực học tập trong cuộc CMCN 4.0 đến học sinh THPT” là điều cần thiết.
Nghiên cứu thực trạng áp lực đối với học sinh hiện nay từ đó truy tìm nguyên
nhân và hậu quả nặng nề để có những biện pháp giảm thiểu là một điều cấp
bách hiện nay. Qua kinh nghiệm từ chính bản thân tôi, qua khảo sát, phỏng vấn
trực tiếp, nhóm nghiên cứu xin đề ra những giải pháp phần nào đó sẽ giúp đỡ
các bạn nhận thức rõ ràng về những tiến bộ, lợi ích cũng như những thách thức
rủi ro của cuộc CMCN 4.0 để từ đó có kế hoạch, biện pháp cụ thể trong việc
học tập cũng như định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong hiện tại và tương
lai. Các giải pháp sẽ giúp đỡ các bạn tháo gỡ những khó khăn trong học tập để
góp phân nâng cao chất lượng học tập của học sinh, của giáo dục với mục tiêu
cao cả đào tạo nhân lực, phát triển nhân tài với đầy đủ 6 phẩm chất, 10 năng
lực như mục tiêu đề ra của Bộ giáo dục.

2. Kiến nghị.

Để những giải pháp đề xuất được khách quan dựa trên khảo sát ý kiến các
khách thể và từ chính bản thân trong học tập, nhóm nghiên cứu đã khảo sát đúng
phương pháp, qui trình và tôn trọng sự thật. Những giải pháp phần nào sẽ giúp
đỡ các bạn giảm thiểu những áp lực trong quá trình học tập để đáp ứng nhu cầu
của thời đại CMCN 4.0
Thông qua khảo sát, phỏng vấn trực tiếp thầy cô, học sinh, nhóm nghiên
cứu nhận thấy các bạn học sinh có rất nhiều kiến nghị với gia đình, nhà trường
về việc học.
2.1 Về phía học sinh.

Học sinh cần xác định rõ mục tiêu học tập đúng đắn. Lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội. Cần có kế hoạch cụ thể
để thực hiện mục tiêu đời mình bằng phương pháp học tập cụ thể. Các bạn cần
phải cập nhật thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội hằng ngày để tìm
69

hiểu sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật. Trang bị những kiến thức
cần thiết về cuộc CMCN 4.0 những thách thức cũng như những ưu điểm để từ
đó hòa nhập một cách dễ dàng. Học sinh cần rèn luyện hình thành cho mình
những kỹ năng sống cần thiết, sức khỏe đảm bảo, tâm hồn trong sáng, tâm lí
thoải mái để học tập tốt hơn. Cần dành thời gian thư giãn, giải trí, nghỉ ngơi hợp
lí để phòng tránh áp lực học tập. Nếu áp lực quá lớn các bạn không thể giải
quyết thì nên trao đổi thẳng thắng với bố mẹ, nhờ thầy cô giúp đỡ để tránh những
kết quả ngoài mong đợi. Học sinh cần rèn luyện cho mình phương pháp tự học, tự
nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp cận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải
quyết nhiệm vụ học tập đề ra trong bài học. Các bạn nên dành nhiều thời gian cho
hoạt động luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của
mình, học ngoại ngữ và công nghệ thông tin cho thành thạo để đáp ứng nhu cầu
học tập và lao động của thời đại CMCN 4.0 như hiện nay.
2.2 Về phía gia đình.

Cha mẹ học sinh cần trang bị kiến thức cơ bản về sự phát triển tâm sinh lí
lứa tuổi THPT của học sinh để từ đó hiểu được sự phát triển tự nhiên của học
sinh. Từ hiểu biết đó mà cha mẹ học sinh có sự giao tiếp phù hợp, tránh những
điều không mong muốn xảy ra trong quá trình giao tiếp với con cái. Cha mẹ
không nên tạo áp lực bằng cách đặt hết kì vọng của bản thân vào con cái, mà chỉ
là người định hướng, giúp đỡ học sinh thực hiện ước mơ chứ không phải là
người đề ra ước mơ để ép buộc học sinh phải thực hiện.
Nghề nghiệp tương lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sức khỏe, tố chất,
kinh tế, sở thích, nhu cầu xã hội... Nếu bố mẹ tự quyết định nghề nghiệp cho con
mà không cần sự đồng ý của con thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc ép buộc,
tạo áp lực, sự căng thẳng khiến học sinh chán nản, lơ là trong học tập, thậm chí
nghỉ bỏ học. Ngạn ngữ có câu “Học vấn là chùm rễ đắng cay nhưng hoa trái lại
ngọt ngào”, chính vì thế, cha mẹ phải là người hiểu, thông cảm cho học sinh,
không nên chửi mắng, trách phạt khi kết quả các em chưa thật sự như mong
muốn. Bố mẹ nên nhẹ nhàng động viên, khích lệ, vừa tạo điều kiện tốt nhất cho
70

học sinh học tập vừa vui chơi, giải tỏa áp lực đè nặng. Quan trọng nhất, cha mẹ
cần đánh giá đúng đắn điểm mạnh, điểm yếu của con em mình để có sự định
hướng nghề nghiệp đúng đắn. Đừng đặt hết kì vọng của bản thân vào con cái mà
cha mẹ hãy để ước mơ của các bạn được bay cao, bay xa trong niềm hân hoan
của các bạn thì ước mơ đó sẽ dễ trở thành hiện thực. Bố mẹ không nên so sánh,
so bì hơn thua với con nhà người ta. Vô hình chung, bố mẹ sẽ khiến con em
mình mặc cảm, tự ti thua kém bạn bè. Phụ huynh tránh tâm lí quan niệm bằng
cấp, nghề nghiệp, địa vị trong xã hội để không tạo ra một xã hội cào bằng, bằng
cấp dẫn đến hiện tượng ngồi “nhầm chỗ”, trào lưu mua bằng, chạy điểm trong xã
hội. Vì như thế, vô tình phụ huynh đã làm cho tri thức và sự học trở nên rẻ mạt.
Một xã hội như thế không thể phát triển văn minh và tiến bộ bởi con người trong
xã hội đó phải đối mặt với nguy cơ mài mòn về tư duy.
2.3. Về phía nhà trường.

Tạo môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực là mục tiêu đề
ra của nền giáo dục nước nhà. Cần hướng đến một môi trường giáo dục năng
động, thiết thực. Thầy cô cần phải giúp đỡ học sinh hình thành những năng lực
và kỹ năng cần thiết trong học tập và rèn luyện. Áp dụng triệt để và hiệu quả
những phương pháp dạy học tích cực - lấy học sinh làm trung tâm. Áp dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy hiệu quả kích thích sự sáng tạo và khả năng
ứng phó của học sinh vào từng hoàn cảnh cụ thể trong những tiết học và hoạt
động ngoài giờ lên lớp. Nhà trường cần trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục
vụ học tập và giảng dạy theo thời đại mới. Dạy học gắn với thực tiễn, nghiên
cứu khoa học, ứng dụng lí thuyết vào thực hành. Cần tuyên truyền, hỗ trợ cho
học sinh những kiến thức liên quan đến sự phát triển của Cách mạng công
nghiệp 4.0.
Thầy cô giáo đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập và
rèn luyện hình thành nhân cách của học sinh. Vì thế cho nên mỗi thầy cô là
một tấm gương sáng về đạo đức, nghị lực. Thầy cô kịp thời động viên, nhắc nhở,
khích lệ khi học sinh vi phạm và khi học sinh học tốt. Thầy cô cũng không
71

ngừng học tập để bồi đắp tâm hồn, nâng cao kiến thức, đáp ứng đầy đủ điều
kiện của một người thầy trong thời đại CMCN 4.0. Thầy cô phải am hiểu mọi
lĩnh vực, phải hòa nhập với cuộc CMCN 4.0 thì đó mới là người thầy mà học
sinh tin tưởng, nỗ lực noi theo. Thầy cô cần phải nhạy bén nắm bắt tình hình và
yêu cầu của xã hội hiện đại. Nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi con người phải năng động, sáng tạo. Bên cạnh
đó, ngành nghề hiện nay cũng rất đa dạng, nên việc tư vấn, hướng nghiệp cho
học sinh cần phải linh động, phù hợp. Định hướng nghề nghiệp hợp lí với mỗi
học sinh là trách nhiệm của nhà trường. Vì thầy cô chính là người cha, người
mẹ thứ hai của học sinh. Là người có thể hiểu tính cách phát triển của mỗi học
sinh, hiểu được sở trường và thậm chí là người ươm mầm ước mơ cho các em,
thầy cô giúp các em nhận ra chính mình, vị trí của mình trong xã hội và xác định
bản thân mình sẽ làm gì trong tương lai. Thầy cô nên đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy và học để tiết học ngày càng sinh động hơn.
Nhà trường nên thành lập những câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng sống
cho học sinh và nên hoạt động hàng tháng để giúp các học sinh cải thiện các
mối quan hệ bạn bè trong học tập. Câu lạc bộ sẽ là một sân chơi bổ ích, là nơi
học sinh có thể tìm thấy sự thoải mái trong tâm hồn sau những giờ học căng
thẳng. Câu lạc bộ tổ chức các trò chơi tập thể, rèn luyện thể chất, phát huy khả
năng sáng tạo, tư duy của học sinh. Câu lạc bộ còn là nơi để học sinh trải
nghiệm, thể hiện bản lĩnh, trao đổi phương pháp học tập. Từ đó, thầy cô sẽ giúp
học sinh hình thành những kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu học tập đồng
thời tự mình giải quyết những vướng mắc, khó khăn, áp lực nảy sinh trong quá
trình học tập.
Thành lập tổ tư vấn tâm lí học đường và cần hoạt động hiệu quả hơn.
Các thầy cô làm công tác tư vấn, tham vấn tâm lí cần được bồi dưỡng, học tập,
nâng cao kiến thức tâm lí sư phạm, tâm lí lứa tuổi. Kịp thời phát hiện, can thiệp,
hướng dẫn học sinh, giúp học sinh tháo gỡ những vướng mắc, những căng thẳng,
những áp lực trong học tập. Giúp học sinh nhận thức chính mình, biết mình là ai?
72

Và sẽ như thế nào? Đây chính là nơi tin cậy nhất để các học sinh trải lòng nhằm
phòng tránh những hậu quả đáng tiếc.
Nhà trường nên thường xuyên lồng ghép các tiết học ngoại khoá vừa
tham quan học tập vừa giúp học sinh tiếp cận trực tiếp: Tham quan bảo
tàng, nhà máy, xí nghiệp, công ti... để học sinh hình dung môi trường làm việc
trong tương lai. Tiếp cận các tiến bộ khoa học, máy móc hiện đại sẽ kích thích trí
tò mò, óc sáng tạo, niềm đam mê để từ đó hình thành động lực phấn đấu trong
học tập của học sinh. Đây chính là môi trường giáo dục mở mà hiện nay hầu hết
các nước tiên tiến trên thế giới đáng áp dụng. Các tiết học không còn công thức,
lí thuyết nhàm chán nữa, thay vào đó là kết hợp với thực hành, trải nghiệm thực
tế, nghiêng về nghiên cứu nhiều hơn. Học sinh được trải nghiệm thực tế sẽ khắc
sâu kiến thức bài học đồng thời kích thích sự hứng thú học tập của học sinh.
Học mà chơi chơi mà học, một tâm lí thoải mái, kiến thức thầy cô truyền đạt hiệu
quả, học sinh tích cực hơn. Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa sang hướng hoạt động trải nghiệm sáng
tạo, khuyến khích tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.
Cần áp dụng mô hình dạy học STEM vào trường học. Học tập kết hợp
với nghiên cứu khoa học sẽ phát huy khả năng sáng tạo, tích cực, chủ động của
học sinh. Xây dựng bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích
cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt
động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài giờ học. Nhà trường nên chú trọng
giúp đỡ học sinh trong việc tiếp cận những công nghệ hiện đại, những tiến bộ
khoa học kĩ thuật của các nước tiên tiến. Chú trọng phát triển năng lực ứng dụng
của học sinh và phát triển tư duy sáng tạo, phát triển ngôn ngữ đặc biệt là những
giờ học ngoại ngữ cần hiệu quả hơn.
Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ
thông, đổi mới nội dung phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong
trường phổ thông, phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn,
73

hướng nghiệp. Trang bị những kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh các trường
phổ thông. Hướng các học sinh việc chọn nghề đúng đắn trong cuộc đời mình để
từ đó học sinh có động lực hơn trong học tập và các em sẽ xác định được mục
tiêu học tập của đời mình. Từ đó, thúc đẩy quá trình học tập, thúc đẩy sự phát
triển của giáo dục.
2.4. Sở Giáo dục & Đào tạo
Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, thanh kiểm tra việc tổ chức dạy và học tại các trường
học về trang thiết bị, về mô hình dạy học mở, mô hình dạy học STEM, thành lập các
phòng tư vấn tâm lí học đường tại các trường học. Cần tạo điều kiện để các thầy cô
giáo làm công tác kiêm nhiệm tư vấn tâm lí được học tập, bồi dưỡng, nâng cao tâm lí
sư phạm để hỗ trợ, giúp đỡ và can thiệp kịp thời cho học sinh trong quá trình học tập.
74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết 29- NQ- TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo của Bộ
giáo dục và Đào tạo
2. Thông tư 58/2011/TT- BGDĐT

3. Tài liệu tập huấn về công tác chủ nhiệm trường trung học phổ thông của Bộ giáo
dục và đào tạo năm 2011
4. Hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học, Nguyễn
Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Tài liệu tập huấn giáo viên trung học phổ
thông, Hà Nội, 2012
5. Giáo dục kĩ năng sống, Nguyễn Thanh Bình, NXB ĐHSP Hà Nội, 2007

6. Chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Bộ GD & ĐT,2002

7. Hành trang vào thế kỉ mới; Sưu tầm Internet, Báo mới.com

8. Giáo trình tâm lí học phát triển, Trương Thị Khánh Hà, NXB Đại học Quốc Gia,
2013
9. Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên trung học
phổ thông hạng II, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, NXB Đại học sư phạm,
2017
DANH MỤC PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM

STT Phụ lục Nội dung


Phiếu khảo học sinh, giáo viên,
1 Phụ lục 1
phụ huynh học sinh
2 Phụ lục 2 Câu hỏi phỏng vấn
Hình ảnh về giải pháp thứ nhất:
3 Phụ lục 3 Rèn luyện sức khỏe

Hình ảnh về giải pháp thứ hai : Giải trí


4 Phụ lục 4 lành mạnh

Hình ảnh về giải pháp thứ ba: Phương


5 Phụ lục 5
pháp học tập hiệu quả

Hình ảnh về giải pháp thứ 4: Phát triển


6 Phụ lục 6 kĩ năng sống

Hình ảnh về giải pháp thứ 5: Định


7 Phụ lục 7 hướng nghề nghiệp

Hình ảnh về giải pháp thứ 6: Tổ tư vấn,


8 Phụ lục 8 chuyên gia tư vấn và CLB tư vấn học
đường
Phiếu điều tra kết quả triển
9 Phiếu điều tra
khai giải pháp
Video, bản ghi phỏng vấn học
sinh, giáo viên, phụ huynh và
chuyên gia
10 Video, bản ghi
Video tọa đàm “Tình dục an toàn”
Video hoạt động rèn luyện sức khỏe
của học sinh THPT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU


VÀ BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Tt Họ và tên Công việc Thời gian

Nguyễn Thị Kiều Diễm Lựa chọn đề tài, xây dựng lên kế hoạch
1. Tháng 9/2020
Nguyễn Khánh Linh thực hiện đề tài nghiên cứu KHKT.

Nguyễn Thị Kiều Diễm


Thu thập tài liệu nghiên cứu. Tháng
2.
Nguyễn Khánh Linh 10,11/2020

Nguyễn Thị Kiều Diễm Lập kế hoạch, xây dựng đề cương, lập
Từ ngày
3.
giả thiết. 11,12/2020

Thu thập dữ liệu, tổng hợp minh chứng


cho giải pháp 1,2,3: rèn luyện sức khỏe,
Tháng
4. Nguyễn Khánh Linh giải trí lành mạnh và các phương pháp
1,2/2021
học tập hiệu quả trong thời đại CMCN
4.0.
Thu thập dữ liệu, tổng hợp minh chứng
Nguyễn Thị Kiều Diễm Tháng 1,
5. cho giải pháp 4,5,6: kĩ năng sống, định
2/2021
hướng nghề nghiệp, tư vấn học đường.

Phỏng vấn học sinh và phụ huynh học Tháng


6. Nguyễn Thị Kiều Diễm
sinh. 2,3/2021

Tháng
7. Nguyễn Khánh Linh Phỏng vấn giáo viên, chuyên gia.
2,3/2021
Nguyễn Thị Kiều Diễm Tháng
8. Thu thập và xử lí dữ liệu.
Nguyễn Khánh Linh 2,3,4/2021

Nguyễn Thị Kiều Diễm Tháng 3 đến


9. Kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
Nguyễn Khánh Linh 8/2021

Nguyễn Thị Kiều Diễm Tháng


10. Thống nhất, hoàn thiện nội dung.
Nguyễn Khánh Linh 8,9,10/2021

Nguyễn Thị Kiều Diễm Tháng


11. In ấn, đóng quyển.
Nguyễn Khánh Linh 11/2021

Nguyễn Thị Kiều Diễm Tháng


12. Báo cáo kết quả nghiên cứu.
Nguyễn Khánh Linh 11/2021

You might also like